Hai bà Trưng và Mã Viện - Kim Dung
vvn 10.05.2007 23:25:17 (permalink)
Hai bà Trưng và Mã Viện
Kim Dung
nguồn: Viện Việt Học
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?15,30077

Chưa bao giờ thấy 1 người Tàu nào viết về lịch sử VN với lời lẽ khiêm nhường và khách quan như Kim Dung trong đoạn văn trên.
Xin dịch ra chữ Việt cho ai không rành chữ Hán.


TS Hữu Vinh
-----------------------------------------------------------------------

Hai bà Trưng là hai vị nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam bị quân xâm lược Trung Quốc sát hại. Hai Bà là nạn nhân của chủ nghĩa Đế quốc do Hán Võ Đế phát động.

Hai Bà 2 hai chị em, chị gọi là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị, sống ở đất Mê Linh (tức vùng đất gần Hà Nội ngày nay). (Chú thích: Xem hồi thứ 24 sách Hậu Hán Thư diễn dịch của Thái Đông Phiên thì hai người này là con gái của Lạc Tướng đất Mê Linh. Giao Chỉ là vùng đất xa xôi ở cõi Nam hải, chưa đặt thành Quận huyện, do thổ dân chiếm cứ, tùy nơi khai khẩn ruộng nương). Cha là lãnh tụ dân chúng trong vùng. Chồng Trưng Trắc tên là Thi Sách, còn Trưng Nhị có chồng hay chưa thì không biết. Giao Chỉ là 1 quận thiết lập từ thời Tây Hán bao gồm một phần đất miền Bắc Việt Nam và một phần của miền Nam Quảng Tây ngày nay. Nhưng tại sao gọi là Giao Chỉ? Sách xưa có nhiều loại giải thích: 1) Có người cho rằng, người địa phương cửa vùng đất này khi nằm ngủ thì để đầu hướng ra ngoài, còn hai chân thì kẹp lại với nhau để về phía trong. 2) Có ngưòi nói rằng dân chúng ở đó có ngón chân cái quẹo ra ngoài rất nhiều, khi đứng thì 2 đầu ngón chân cái đụng lại với nhau (Chỉ là đầu ngón chân), 3) Có người lại cho rằng đó chỉ là tên vùng mà thôi. Hán Võ Đế đặt tên miền đất phía Bắc là Sóc Phương, phía Nam là Giao Chỉ, tức là “giao” lại miền đất “phúc” (Phúc chỉ có nghĩa là hạnh phúc, có phúc…) lại cho con cháu sau này. Theo tôi suy đoán thì đây chỉ là tên vùng đất mà dân chúng ở đây đặt tên cho vùng này, “Giao Chỉ” có thể là căn cứ trên âm nói địa phương mà đặt ra. Tất cả các cách giải thích trong sách xưa đều có phần miễn cưỡng, bịa đặt và gượng ép.

Sau khi bị nhà Tây Hán chiếm cứ, vua Hán phái “Thái Thú Giao Chỉ” đến cai trị. Chương “Nam Man Liệt Truyện” của sách Hậu Hán Thư ghi rằng: “Người Trung Quốc tham lam báu vật, ngày càng xâm chiếm, áp bức. Vì thế cho nên cứ một vài năm thì dân chúng nổi dậy chống đối một lần” (xem “Nam Man Tây Nam Di Liệt Truyện” trong quyển 86 sách Hậu Hán Thư của Tống Phạm Diệp). Câu này viết thật không sai chút nào. Vùng đất này có sản vật phong phú, người Trung Quốc tham lam tiền của, áp bức, bóc lột dân chúng. Dân chúng không chịu đựng nổi nên cứ vài năm lại nổi lên chống cự lại. Sách “Tư Trị Thông Giám” khi nói đến Trưng Trắc chỉ ghi đơn sơ “…Trưng Trắc là ngườ i rất dũng cảm, Thái Thú Tô Định dùng pháp luật trị tội, Trưng Trắc rất căm phẩn (Quyển 43 sách “Tư Trị Thông Giám ghi ngưyên văn như sau: Trưng Trắc, con gái Lạc Tướng đất Mê Linh Giao Chỉ ngưòi rất dũng mãnh …”).” . Trưng Trắc nổi lên chống lại bạo quyền vào năm Kiến Võ thứ 15 đời Hán Quang Võ Đế, tức vào năm thứ 39 Dương Lịch. Thế nào gọi là “dùng pháp luật trị tội”, thì dĩ nhiên là dùng luật lệ của người Hán để áp bức ngược đãi dân chúng địa phương. Đến mùa xuân tháng hai năm sau thì Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị khởi nghĩa, nổi lên chống lại bạo quyền. Các bộ lạc, dân chúng khác ở miền Nam đều nổi lên hưởng ứng theo. Hai Bà chiếm cứ được tất cả 65 thành trì của các vùng Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay), Nhật Nam (vùng Thừa Thiên ngày nay) và Hợp Phố (vùng tiếp giáp giữa Việt Nam và phần Tây Nam Quảng Đông ngày nay). Trưng Trắc lên ngôi làm vua và đóng đô ở Mê Linh. Các quan lớn Nhà Hán phái đi đánh dẹp đều chạy trốn cả, hoặc là chỉ cầm cự trong vài thành trì không dám ra đương đầu với hai Bà.,

Cuộc khởi nghĩa cách đây hơn 1900 năm, chỉ do hai người con gái trẻ tuổi cầm đầu, nhưng thành công đến mức lớn lao như vậy thật là vô tiền khoáng hậu. Cho đến hôm nay, trên thế giới cũng ít có ai làm được như thế. Đáng tiếc là lịch sử để lại quá ít di tích , tài liệu, cho nên chúng ta hôm nay không làm sao hiểu rõ thêm về diện mạo, cá tính và hành động của hai Bà.

Hai Bà khởi nghĩa thành công được hai năm, Nhà Hán bó tay thua trận. Cho đến cuối năm Kiến Võ thứ 17, Hán Quang Đế mới quyết định xua quân sang đánh. Nhà Hán hiểu rằng với 1 lượng quân nhỏ nhoi thì không thể nào đánh lại được quân khởi nghĩa của hai Bà, do đó nhà Hán chuẩn bị rất chu đáo. Khắp nơi trong vùng đất từ Hồ Nam cho tới miền Bắc Việt Nam đều đóng tàu, làm xe, xây cầu, mở thêm đường sá, cất giữ lương thực. Nhà Hán phong cho tướng giỏi đương thời là Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, cho Phục Lạc Hầu Lưu Long làm phó tướng, xua quân Nam tiến. Tháng Tư năm Kiến Võ thứ 18 (năm 42) Mã Viện theo đường biển tiến vào đất liền, đánh nhau dữ dội với quân của Trưng Trắc ở dải đất trải dài từ Hà Nội cho tới Huế bây giờ. Lúc đó quân của Mã Viện ở thế rất mạnh, quân của Trưng Trắc bị thua, hai Bà chạy vào trốn trong núi. Tháng giêng năm sau đó bị quân của Mã Viện giết hại. (Sách Thủy Kinh Chú thì cho rằng “Trưng Trắc chạy vào vùng Kim Khê, ba năm sau mới bắt được”, thời gian không đúng).

Mã Viện biết rằng đi đánh Giao Chỉ là việc hiểm nguy không lường trước được nên đã để lại lời tuyệt mạng cho người nhà, nhưng may mắn lại thắng trận về quê. Có người tên là Hư Ký ra nghênh đón và ủy lạo công lao cực khổ của Mã Viện, Mã Viện dương dương tự đắc nói rằng “Làm trai nên chết ở chiến trường, da ngựa bọc thây, đem về quê chôn cất, chứ ai lại ngủ chết trên giuờng để cho con cái đem chôn”. Câu nói này làm phát sinh ra câu thành ngữ “Da ngựa bọc thây” là vậy.

Mã viện là kẻ có tài binh lược, thường có cùng một ý nghĩ giống y vua Hán. Tài kể chuyện của y có thể nói là rất giỏi. Người ta nói rằng Mã Viện kể chuyện thì từ hoàng tử cho tới thứ dân đều thích nghe cả. Lại có tính u mặc khôi hài, thường nói chuyện khôi hài cho vua nghe, do đó vua Hán rất yêu mến. Mã Viện đi đánh giặc thường đều thắng trận. Đối với vìệc kinh tế, Mã Viện cũng có dâng vua một vài sách lược như dùng lại đồng tiền Ngũ Chu, vua nghe lời, nhờ đó đã làm cho cuộc sống dân chúng khá hơn. Mã Viện có tầm nhìn nhạy bén, phán đoán chính xác, đáng lẽ với tài năng đó có lợi cho Mã Viện, nhưng sau này lại chết trong 1 cuộc chìến tranh xâm lược và bị vua Hán tước bỏ tước phong. Vợ con không dám đem thi hài đi chôn, bạn bè thân thuộc cũng không dám đi cúng điếu! Thế thì nguyên nhân tại sao xẩy chuyện như vậy. Nói cho cùng thì cũng vì chuyện đi đánh Viêt Nam mà ra.

Bảy năm sau khi sát hại hai Bà, Mã Viện đem quân đi đánh vùng đất bộ lạc người Mèo là Tương Tây và Nguyên Lăng. Sông nước vùng này nước chảy xiết (Đây là vùng bến sông Thanh Long nơi người yêu thương nàng Thúy Thúy chìm thuyền chết đuối trong truyện Biên Thành của Thẩm Tùng Văn), thuyền không chèo lên được, trời lại nóng bức, trong quân lại có bịnh dịch hoành hành, Mã Viện vì vậy bị bệnh chết. Vua sai Phò mã là Lương Tùng đi điều tra hư thực như thế nào. Trước kia Mã Viện có hiềm khích với Lương Tùng, hay nói xấu Phò mã làm vua Hán tức giận. Nguyên do là khi đi đánh Viêt Nam, ở xa ngoài vạn dặm Mã Viện viết thư về cho các người cháu phản đối họ học đòi theo người hào hiệp nổi tiếng là Đỗ Quý Lương (Xuất xứ của câu thành ngữ “Vẽ cọp không thành trông giống như chó” cũng phát sinh từ bức thư này mà ra). Phò mã Lương Tùng lại là bạn thân của Đỗ Quý Lương. Vua Hán biết được chuyện này nên đã giận phạt Phò mã một trận nên thân.

Ngoài chuyện này ra, còn có thêm một nguyên do nữa. Số là Mã Viện khi còn tại Việt Nam thường ăn loại hạt cốc “Ý dĩ” để tránh chướng khí. Khi thắng trận khải hoàn có đem về Hán một xe hạt cốc “Ý dĩ”. Sau khi Mã Viện chết, có người vu cáo là Mã Viện đem về một xe ngọc minh châu và sừng Tê. Vì vậy mà vua Hán tức giận không thể kiềm chế được.

...

馬援與二征王
“三劍樓隨筆”專欄  
金 庸

--------------------------------------
 
    二征王是漢光武帝所執行的大國主義的犧牲者,是被中國的侵略軍所殺死的越南民族女英雄。

  二征王是兩姐妹,姐姐名叫征側,妹妹叫做征貳,是當時交趾麊冷(音“糜零”,今河內附近)縣人(注:經查蔡東藩後漢演義第二十回,此二人為交阯麊冷縣雒將女兒。交阯僻處南海,從前未設郡縣,為土人所分據,隨地墾田。本文所用乃“趾”而非“阯”),她們的父親是地方上的領袖。征側的丈夫叫做詩索,征貳有沒有嫁人就不知道了。交阯是西漢所建立的一郡,包括越南北部及廣西南部的一部分土地。為什麼叫做交阯呢?古書上有好幾種解釋:有的說,那地方的人睡覺時頭部向外而足在內互相交叉;有的說,他們的大足趾叉得很開,雙足並立時兩個足趾相交;另有一說是趾即址字,漢武帝北置朔方,南置交址,是“交”為子孫福“址”的意思。據我猜想,這大概是當地人民稱呼這地方的名字,“交趾”恐怕是譯音。古書上的解釋或許都是牽強附會。

  這地方被漢朝征服後,皇帝派了交趾太守治理。《後漢書·南蠻列傳》中說:“中國貪其珍賂,漸相侵侮,故率數歲一反(注:見南朝宋·範曄的《後漢書》卷八十六中《南蠻西南夷列傳》第七十六)。”這幾句話說得很明白,這些地方物產豐富,中國人貪財而欺侮剝削他們,當地人民忍無可忍時,相隔數年總要爆發一次起義。《資治通鑒》上提到二征王的起義只說:“……征側甚雄勇,交趾太守蘇定以法繩之,征側忿怨(注:見《資治通鑒》卷四十三,原話為“交趾麊泠縣雒將女子征側,甚雄勇……”)。”這是光武帝建武十五年(西元三十九年)的事。所謂“以法繩之”,那必定是用漢族人的法律來欺侮他們了。到第二年春天二月,征側和她妹妹征貳起義,南方各族少數民族都起來回應,九真(今越南河內以南的清華一帶)、日南(今越南順化一帶)、合浦(廣東西南部接近越南一帶)等地的六十五城都她們克復,征側自立為王,以麊冷為國都。漢朝派去的大官們有的紛紛逃避,有的堅守幾座城池不敢出來。

  兩個年輕女子領導的起義達成了這樣的規模與聲勢,在一千九百多年以前固然是空前的事,直到今天,世界史上也還沒出現過類似的例子。只可惜歷史流傳下來的記錄太少,不能令我們多知道一些這兩姐妹的狀貌、個性和言行。

  二征王起義兩年,漢朝拿她們沒有辦法。直到建武十七年年底,漢光武帝才決定大舉進攻。他知道少量的軍隊征服不了起義軍,於是做了充分的準備工作,從湖南直到越南北部,造車、造船、建設橋樑、開闢道路、儲備糧草,任命當時最能幹的軍人馬援為伏波將軍,副將是扶樂侯劉隆,大軍南下。馬援在建武十八年四月間從海道在越南登陸,從今日的河內一帶到順化,與征側大戰。這時漢朝兵力強盛,二征王打敗了,逃到山地之中,第二年正月被馬援軍所害(《水經注》說:“征側走入金溪究,三歲乃得之。”時間有誤)。

  馬援去打交趾時,知道事情兇險,曾與家人生訣,結果幸而得勝回來。有一個叫虛冀的人迎接他,慰勞他說這次辛苦了,馬援很得意地道:“男兒應當死在戰場上,用馬皮裹屍回來埋葬,那能睡在床上由兒女送終!”“馬革裹屍”的成語就是這樣出來的。

  馬援這人很有才能,軍事見解與皇帝特別投機,講故事的本領尤其好,據說他講起故事來,從王子直到普通老百姓,個個愛聽。又有幽默心,常與皇帝說笑話,皇帝非常喜歡他。他不但打仗總是勝利,而且在經濟上作了一些建議(如恢復五銖錢),皇帝採納之後,對社會經濟頗有好處。他眼光敏銳,判斷準確,本來應當能善其身,那知終於死在一場侵略戰爭之中,而且死後被皇帝削除封爵,妻子兒子不敢正式替他安葬,朋友們不敢去弔孝。到底為什麼原因呢?說來與他打越南有關。

  在殺害了二征王之後的七年,馬援又去打湘西沅淩一帶的苗族,因為水流湍急(那就是沈從文小說《邊城》中愛上翠翠的大哥翻船而死的青龍灘一帶),船不得上,天氣又很熱,軍隊中流行疫病,馬援就病死了。皇帝派駙馬梁松來調查。梁松與馬援有仇,大說他壞話,以致皇帝大怒。原來馬援在越南時,在萬里以外寫信給他的侄兒們,大大反對他們模仿一個出名的豪俠杜季良(“畫虎不成反類狗”的成語出於他這信中),而梁松是杜季良的好友。皇帝知道這事後,曾將梁松痛駡一頓。

  此外還有一個原因。馬援在越南時,常吃薏苡,以辟瘴氣。凱旋時他帶了一車薏苡回來。他死後,有人向皇帝誣告,說他帶回的是一車明珠犀角,所以皇帝的脾氣就更加不可抑制了。
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.05.2007 00:32:34 bởi vvn >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9