Béo Phì
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 21 bài trong đề mục
HongYen 11.05.2007 22:06:04 (permalink)



Việt Nam tiến hành ca giải phẫu chữa bệnh béo phì đầu tiên


09/05/2007



Trong một dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang thực sự theo kịp với các nước phương Tây, một bệnh viện ở Việt Nam đã tiến hành một ca giải phẫu chữa bệnh béo phì đầu tiên.
 
Các bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội đã quấn một chiếc nẹp có thể điều chỉnh được quanh dạ dày của một bệnh nhân 38 tuổi. Qui trình này sẽ hạn chế việc nhận thức ăn của người phụ nữ này xuống 15 mililit hay 3 thìa thức ăn.
 
Bản tin hôm thứ tư của DPA trích thuật lời bác sĩ Trần Bình Giang, phó giám đốc bệnh viên, người đã tiến hành ca phẫu thuật, cho biết bệnh nhân này cao 1 mét 65 nhưng nặng 95kg. Ông nói ông hy vọng người phụ nữ này sẽ giảm được 40kg trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật.
 
Béo phì là một bệnh khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên bệnh này hầu như không được biết tới ở Việt Nam.
 
Tuy nhiên khi những người Châu Á giàu có ít vận động cùng với việc ăn những thức ăn của phương tây được chế biến sẵn và có nhiều đường thì bệnh béo phì đang ngày càng trở thành một vấn đề.
 
Ông Giang cho biết số người bị bệnh béo phì ở việt Nam đã gia tăng, đặc biệt là giới trẻ và thanh thiếu niên. Ông nói thêm rằng các bác sĩ đã chứng kiến những thiếu niên nặng hơn 100kg. Cân nặng như vậy là không bình thường và là là người bị bệnh.
 
Tại một cuộc họp của Hiệp hội Phẫu thuật Châu Á Thái Bình Dương ở Malaysia, các nhà tổ chức cho biết khoảng 1,300 các cuộc phẫu thuật giảm béo đã được thực hiện trong khu vựng trong hai năm qua.
 
http://www.voanews.com/vietnamese/2007-05-09-voa11.cfm
#1
    HongYen 11.05.2007 22:08:13 (permalink)
    Thứ Năm, 10/05/2007, 01:34 (GMT+7)

    Thắt dạ dày để chữa béo phì
     
    TT - Bệnh viện Việt-Đức, Hà Nội lần đầu tiên phẫu thuật thắt dạ dày bằng phương pháp nội soi chữa bệnh béo phì cho một bệnh nhân nữ. Bệnh nhân là một phụ nữ 38 tuổi, cao 1,65m và nặng 95kg.
     
    Các bác sĩ đã rạch bốn vết nhỏ trên bụng bệnh nhân và đưa các thiết bị nội soi vào ổ bụng để thắt dạ dày, chia dạ dày thành hai túi đựng thức ăn. Phần túi nhỏ ở phía trên có dung tích khoảng 15ml, tương đương ba thìa thức ăn. Với ngăn đựng thức ăn này, khi một lượng nhỏ thức ăn đi vào và chưa kịp trôi xuống phần còn lại của dạ dày (do đai thắt nhỏ lại), hệ thống thần kinh của người bệnh sẽ báo no, bệnh nhân sẽ không có nhu cầu ăn tiếp nữa. Vì vậy người bệnh sẽ tiêu hóa được phần năng lượng và mỡ thừa khiến trọng lượng giảm nhanh chóng.
     
    Các bác sĩ hi vọng một tháng sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ giảm 10-15kg, sau sáu tháng giảm được 40kg. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng đồng thời phải áp dụng chế độ ăn kiêng. 
     
    TTXVN
     
    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=200419&ChannelID=12
    #2
      HongYen 11.05.2007 22:19:18 (permalink)
       
      Tiến hóa
       
       
       
      Mỡ trong thành mạch máu
       
       
      Béo phì gây nhiều bệnh
       
      #3
        HongYen 13.05.2007 23:10:23 (permalink)
        Nhật Bản: Thứ trưởng Y tế mở blog giảm béo
        Thứ Hai, 04/12/2006, 07:37


        TP - Hai Thứ trưởng Bộ Y tế Nhật Bản Kkeizo Takemi và Noritoshi Ishida, đều 55 tuổi, cho biết bắt đầu hôm thứ Hai (4/12) hai ông khai trương một trang blog trên internet khích lệ công chúng thực hành lối sống lành mạnh giúp giảm béo.

        Blog này sẽ đưa cả hình ảnh chụp vòng bụng của hai ông sau từng thời kỳ cụ thể sau mỗi tuần. Nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết hai ông Thứ trưởng Y tế Nhật Bản nói trên sẽ công bố cả những biện pháp mà hai ông thực hiện để giảm béo bao gồm khẩu phần ăn, số bước chân các ông đã đi bộ, số lượng bậc cầu thang bộ đã leo lên, số lượng rượu bia đã uống.

        Cho đến nay, người Nhật Bản vẫn được coi là dân tộc có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới do khẩu phần ăn nhiều thủy sản thay vì mỡ, thịt động vật.

        Những người quá béo biểu hiện qua lớp mỡ dầy quanh bụng thường có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, lượng cholestorol trong máu cao dễ dẫn đến bệnh tim mạch và tiểu đường.

        Đ.P
        Theo Reuters

         
        #4
          HongYen 27.07.2007 21:12:19 (permalink)
          Bệnh béo phì cũng lây!
          26-07-2007 22:28:33 GMT +7
           

           
          Một nghiên cứu mới được công bố của hai giáo sư Mỹ James Fowler thuộc Đại học Harvard và Nicholas Christakis tại Đại học California phát hiện rằng, người có thể trọng bình thường dễ tăng cân khi thân cận với người béo phì.
           
          Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã theo dõi trọng lượng của 12.067 người có quan hệ gia đình hoặc bạn bè với nhau trong suốt 32 năm. Họ nhận thấy rằng một người bình thường nhưng có bạn thân béo phì sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn 57% so với khi họ chơi thân với người gầy. Tương tự như vậy, khi anh chị em trong gia đình có người béo phì thì những anh chị em còn lại có nguy cơ béo phì cao hơn 40% so với người khác. Trong hôn nhân, người có vợ hoặc chồng béo phì sẽ dễ bị béo phì hơn các trường hợp khác 37%. Tỉ lệ này còn cao hơn đối với các cặp đồng tính.
           

          Các nhà khoa học giải thích rằng có thể trong não bộ con người tồn tại một khu vực tương ứng với hành vi ăn uống và nơi này bị kích hoạt khi nhìn thấy người khác ăn uống. Chính thói quen này đã lây từ người béo phì sang người thân của họ.
           
          N. Lưu (Theo AFP)
           
          http://www.nld.com.vn/tintuc/khoa-hoc/196870.asp
           
           
          #5
            HongYen 17.08.2007 13:21:01 (permalink)
            Thứ Ba, 14/08/2007, 19:02

            Italia : Người dân được trả tiền để... giảm béo
             
            TPO-  Ông thị trưởng thành phố Varallo ( Italia) hôm qua đã quyết định sẽ cung cấp tiền cho những người dân có trọng lượng quá cỡ để họ giảm cân.
             






            Italia có 35 % dân số bị béo phì hay có trọng lượng quá cỡ, ảnh: ReutersNhững người đàn ông quá cỡ sẽ nhận được 50 euro nếu họ giảm 4 kg trong vòng một tháng, những người phụ nữ cũng sẽ nhận được số tiền như vậy nếu giảm được 3 kg. Nếu như họ không lên cân nào trong 5 tháng thì sẽ nhận được thêm 200 euro.
             
            Gianluca Buonanno., thị trưởng thành phố cho biết : “ Rất nhiều người nói rằng họ thật sự cần phải giảm cân, nhưng điều đó là rất khó. Và tôi tự hỏi là tại sao chúng ta không cùng nhau làm điều đó.” Buonanno khẳng định ngay bản thân ông đã giảm được 6 kg.
             
            Chiến dịch sẽ được bắt đầu từ ngày thứ sáu tuần này tại thành phố nhỏ với 7.500 dân. Nhiều người dân cũng đã bắt đầu đăng kí tham gia.
             
            Theo những số liệu của Liên minh Châu Âu, Italia có 35 % dân số bị béo phì hay có trọng lượng quá cỡ.
            Minh Ngọc
            Theo Reuters
            #6
              HongYen 29.08.2007 11:23:40 (permalink)
               
              Tỷ lệ người béo phì tại Mỹ tiếp tục tăng
              28/08/2007
               
              Một phúc trình mới cho biết tỷ lệ người béo phì tại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng. Phúc trình do một nhóm nghiên cứu về sức khỏe thực hiện, cho thấy rằng tỷ lệ béo phì leo thang tại 31 tiểu bang và không có tiểu bang nào có dấu hiệu giảm bớt.
               
              Mississippi là tiểu bang có số người lớn béo phì đông nhất, lần thứ 3 trong 3 năm liên tiếp.

              Mississippi trở thành tiểu bang đầu tiên có tỷ lệ người béo phì vượt quá mức 30%.
               
              Thủ đô Washington có tỷ lệ trẻ em từ 10 đến 17 tuổi béo phì đông nhất nước Mỹ, với 22,8%.
               
              Người béo phì dễ bị tiểu đường, bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác. Phúc trình cũng kêu gọi chính quyền đóng một vai trò lớn hơn để ngăn chận béo phì.
               
              Phúc trình đề xuất các biện pháp như hô hào ăn uống lành mạnh, tăng cường kiểm soát các nhà hàng và tạo điều kiện dễ dàng để mọi người Mỹ có thể tham gia tập thể dục.

              http://www.voanews.com/vietnamese/2007-08-28-voa3.cfm
              #7
                HongYen 29.08.2007 11:34:46 (permalink)







                Thứ ba, 28/8/2007, 09:31 GMT+7




                Xuất hiện trẻ siêu béo phì
                 





                Cháu bé siêu béo phì đang tập đi tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: Người Lao Động.
                Một cháu bé ở 9 tuổi ở TP HCM đã được xác định là thuộc loại siêu béo phì. Cháu nặng đến 102 kg.
                 
                Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận một cháu bé ở quận 7 mắc chứng béo phì nặng đến mức không thể tự di chuyển được. Lên 5 tuổi, cháu đã nặng 45 kg, sau đó trung bình mỗi năm tăng 15 kg. Hiện cháu đã 9 tuổi nhưng nặng tới 102 kg, trong khi chiều cao chỉ là 120 cm. Theo phân loại, cháu thuộc nhóm siêu béo phì. Đây cũng là bệnh nhi siêu béo phì đầu tiên tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
                 
                Tiến sĩ Lê Thúy Tươi, Viện Y dược học Dân tộc TP HCM, cho biết cách đây 10 năm, trẻ 11 tuổi béo phì có số cân lớn nhất là 67 kg. Nhưng nay tại phòng khám và điều trị béo phì của viện, nhiều trẻ 11 tuổi đã nặng tới 99-100 kg.
                 
                Bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, cho biết nhiều bà mẹ quan niệm rằng trẻ càng bụ bẫm càng đẹp. Không ít người đưa con đến bệnh viện để điều trị chứng biếng ăn, nhưng khi khám thì bác sĩ phát hiện ra trẻ đã bị béo phì.
                 
                Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam đang ở mức báo động. Tại các phòng khám dinh dưỡng, số người béo phì đến điều trị ngày càng tăng cao.
                 
                Giáo sư Nguyễn Công Khẩn, Viện trưởng viện Dinh dưỡng, chế độ ăn và lối sống của người Việt Nam đang có sự thay đổi theo chiều hướng làm gia tăng béo phì và các bệnh mãn tính liên quan. Nhiều người có thói quen ăn rau ít, ăn thịt nhiều. Thói quen ăn uống ngoài gia đình, tăng tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia trong khi hoạt động thể lực lại ít là những yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng mập ú.
                 
                Thuốc giảm béo tác dụng không bền
                Bác sĩ Quan Vân Hùng, Trưởng khoa Nội 2, Viện Y dược học dân tộc TP HCM, cho biết hiện nay có rất nhiều loại thuốc giảm béo được quảng cáo là có thể làm giảm cân một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, các chuyên gia điều trị bệnh béo phì đều khuyên rằng đừng nên nôn nóng và trông chờ vào phép lạ vì tất cả các chúng chỉ có hiệu quả tương đối.
                Các loại thuốc đó thường giúp bệnh nhân giảm được 10% cân nặng nhưng không bền vì họ sẽ tăng cân trở lại khi ngưng thuốc và thuốc thường có tác dụng phụ, hại cho sức khỏe. Thuốc chỉ có hiệu quả tốt khi bệnh nhân thay đổi cách sống như tăng hoạt động thể lực, giảm thức ăn giàu năng lượng và chất béo, tránh thuốc lá, rượu.
                 
                Bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế TP HCM, khẳng định yếu tố quan trọng nhất trong điều trị béo phì vẫn là chế độ ăn và tập luyện, còn những phương pháp khác đang quảng cáo rầm rộ như “làm ốm siêu tốc”, các loại thực phẩm chức năng, dụng cụ giảm béo... chỉ có tác dụng hỗ trợ. Người béo phì thường mong muốn có một loại thuốc giúp họ vẫn được ăn uống thoải mái, không phải vận động nhưng lại giảm cân; đây là điều không tưởng.
                 
                Theo tiến sĩ Lê Thúy Tươi, điều trị béo phì ở trẻ em khó gấp bội so với người lớn bởi trẻ ít chịu vận động theo chỉ dẫn của bác sĩ, và cha mẹ thường “mềm lòng” khi trẻ khóc đòi ăn. Nhiều gia đình còn coi món ăn là những phần thưởng để khen ngợi trẻ.
                 
                Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư
                Béo phì không chỉ gây bệnh tim mạch, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường tuýp 2, rối loạn hoóc môn sinh dục... Viện nghiên cứu ung thư Mỹ vừa chính thức công bố kết quả một nghiên cứu mới: Thêm cân nặng là thêm nguy cơ ung thư.
                 
                Sau mãn kinh, phụ nữ béo phì có nguy cơ ung thư vú cao gấp 1,5 lần, nguy cơ ung thư thận cao gấp 2-4 lần... so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
                 
                (Theo Người Lao Động)

                 
                http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/08/3B9F9A79/
                #8
                  HongYen 29.10.2007 09:40:18 (permalink)
                  Nam Carolina Mất 17 Tỉ Đô Vì Bệnh Kinh Niên: Béo Phì...
                  Việt Báo Chủ Nhật, 10/28/2007, 12:02:00 AM

                  (SOUTH CAROLINA) - Các căn bệnh kinh niên đã làm cho tiểu bang South Carolina tốn kém gần $17 tỷ mỗi năm vì giảm năng suất. Chi phí này còn cao hơn chi phí dùng để trị các căn bệnh này.

                  Tình hình này xảy ra trên toàn quốc, và được dự đoán là sẽ tệ hại hơn trừ phi tiểu bang South Carolina và toàn quốc tìm cách cải thiện.

                  Trong số các căn bệnh kinh niên, bệnh béo phì là yếu tố quan trọng nhất. Nếu tỷ lệ nhân viên mắc bệnh béo phì giảm, có thể tiết kiệm được đến $60 tỷ trên toàn quốc dành cho chi phí chữa trị và có thêm $254 tỷ nhờ vào việc tăng năng suất.

                  7 căn bệnh kinh niên và trầm trọng là bệnh ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh tim, các chứng bệnh phổi và bệnh thần kinh.

                  Trên toàn quốc, những ngày nghĩ việc và làm việc không có hiệu quả vì các vấn đề sức khoẻ làm thất thoát $1.3 ngàn tỷ và $1.1 ngàn tỷ mỗi năm.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2007 09:41:41 bởi HongYen >
                  #9
                    HongYen 11.11.2007 15:59:18 (permalink)
                    Lợi Hại Của Chất Béo

                    Việt Báo Thứ Sáu, 11/9/2007, 12:02:00 AM
                    BÁC SĨ NGUYỄN Ý ĐỨC 

                    Ngày 31 tháng 10, 2007 vừa qua truyền thông khắp nơi đều loan báo một tin quan trọng liên quan tới sức khỏe, bệnh tật.  Đó là “Tiêu thụ quá nhiều chất béo đưa tới nhiều bệnh ung thư”. “Chất béo đang trên đường chiếm ngôi vị số một của thuốc lá trong việc gây ra bệnh ung thư tại Hoa Kỳ”. “Dư chất béo là nguyên nhân gây ra 1/3 các trường hợp ung thư”. “Các bác sĩ và nhà dinh dưỡng đều đồng ý là có sự liên hệ giữa chất béo và ung thư”…

                    Đây là họ muốn nói đến kết quả việc làm của 21 nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, do Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên Cứu Ung Thư Thế giới tài trợ.

                    Trong 5 năm tận tụy, họ đã tỉ mỉ duyệt xét hơn 7000 nghiên cứu trên khắp thế giới kể từ năm 1960 tới nay về sự liên hệ giữa chất béo với ung thư. Kết quả phân tích dầy 517 trang “Food, Nutrition, Physical Activity and the Prevention of Cancer: a Global Perspective” được công bố tại thủ đô Washington ngày thứ Tư 31-10-2007 và được lưu trữ trên các mạng điện tử.

                    Bác sĩ Steven Zeisel, Giám Đốc viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Đại học North Carolina đồng thời cũng là nhà chuyên môn của nhóm cho biết: “Điều mới lạ của báo cáo này là các nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã duyệt xét các dữ kiện của nhiều nghiên cứu và khi tổng hợp lại, chúng tôi nhận thấy dư thừa chất béo trong cơ thể tăng rủi ro gây ra bệnh ung thư”.

                    Chính xác hơn, bác sĩ Walter C. Willett của Đại học Y tế Công Cộng Harvard tuyên bố: “Tiêu thụ chất béo quá mức độ hoặc quá số lượng hợp lý sẽ tăng rủi ro các bệnh ung thư thận, đại tràng, tuyến tụy, cuống họng, và niêm mạc tử cung và ung thư vú ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh”. Theo vị bác sĩ này, nếu chỉ ăn 600gr (18 ounces) thịt đỏ (thịt bò, heo, cừu) mỗi tuần lễ thì an toàn, nhưng cứ mỗi 55gr (1.7ounces) thịt đỏ ăn thêm thì rủi ro ung thư sẽ tăng 15%.

                    Giáo sư Sir Michael Marmot, chủ tọa nhóm khoa học gia nghiên cứu khuyên: “Chúng tôi đề nghị mọi người giữ một thân hình càng khỏe mạnh rắn chắc càng tốt và tránh quá mập phì ở tuổi trưởng thành. Điều này có vẻ như khó khăn, nhưng đấy là điều mà khoa học nói cho ta hay một cách rõ ràng hơn bao giờ”.
                    Trong thời gian từ 1990 tới 2005, tỷ lệ béo phì tại nhiều quốc gia kỹ nghệ giầu có đã tăng gấp đôi.

                    Thực ra, trước đây cũng đã có nhiều nghiên cứu nói tới sự liên hệ giữa dinh dưỡng, sức nặng cơ thể với ung thư, nhưng công bố này rất đáng thuyết phục (convincing) vì nó là đúc kết của nhiều bằng chứng khoa học về vấn đề này.

                    Các khoa học gia cũng bác bỏ ý kiến dủng supplement để phòng tránh ung thư, vì nguồn dinh dưỡng tốt nhất vẫn là từ thực phẩm nước uống tự nhiên, chứ không phải từ thực phẩm phụ thêm.
                    Trước kết quả này, tiến sĩ Randy Huffman, Phó Chủ tịch American Meat Institute, phản bác “Kết luận của bản báo cáo rất cực đoan, không căn cứ và trái ngược hoàn toàn với hướng dẫn về dinh dưỡng của chính phủ Hoa Kỳ”. Ông bảo vệ ý kiến là thịt đỏ, thịt chế biến không gây ra ung thư và cũng đề nghị mọi người nên ăn cân bằng các chất dinh dưỡng, vận động cơ thể mỗi ngày và giữ cân nặng trung bình để có sức khỏe tốt.

                    Chắc là sẽ còn nhiều nghiên cứu và ý kiến khác về vấn đề này.
                    Trong khi chờ đợi kết luận chung, xin cùng tìm hiểu về lợi hại của chất béo, qua các dữ kiện đã có.

                    * Chất béo là gì?
                    Về phương diện dinh dưỡng, chất béo (lipid) là một trong ba nhóm thực phẩm chính yếu và là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Chất béo là danh từ gọi chung cho mỡ động vật, dầu ăn thực vật và sáp (wax).   

                    Trong thực phẩm, mỡ và dầu có cùng cấu trúc và hóa tính nhưng lý tính khác nhau: ở nhiệt độ bình thường, dầu thì lỏng, mỡ lại đông đặc.

                    Mỗi gram chất béo đều cung cấp một số năng lượng như nhau là 9 Kcal.

                    Chất béo được cấu tạo bởi các acid béo (fatty acid). Đây là những hợp chất hữu cơ có carbon, hydrogen và oxygen. Số lượng hydrogen trong mỗi phân tử quyết định đó là chất béo bão-hòa hoặc bất- bão- hòa.

                    Acid béo nào có số lượng hydrogen tối đa thì gọi là acid béo bão-hòa (saturated).
                    Acid béo nào thiếu một vài nguyên tử hydrogen thì gọi là acid béo dạng đơn -bất-bão- hòa; thiếu trên 4 nguyên tử hydrogen thì là đa- bất- bão- hòa.

                    Ba dạng acid béo này kết hợp với glycerol để tạo thành một chất hóa học gọi là triglyceride. Triglycerids chiếm 98% tổng số acid béo trong thực phẩm có chất béo, phần còn lại là cholesterol và phospholipid.

                    Chất béo bão-hòa có nhiều trong thịt động vật, bơ, pho mát cứng, dầu cây cọ (palm), dầu dừa (coconut).

                    Chất béo đơn- bất- bão- hòa có nhiều trong dầu olive, dầu cải (canola); trái bơ (avocado), các loại hạt có vỏ cứng (nut) và hạt giống (seed).
                    Chất béo đa-bất- bão- hòa có nhiều trong ngô, dầu đậu nành, dầu cây rum (safflower), dầu cá.

                    Chất béo bão- hòa có khả năng tạo cholesterol trong máu cho nên người ta thường hạn chế.

                    Chất béo đa- bất-bão- hòa trong thực phẩm có khả năng hạ cholesterol trong máu nhưng các chất béo bão hòa lại có khả năng tăng cholesterol lên gấp đôi.

                    * Vai trò đối với cơ thể
                    Bốn phần trăm sức nặng cơ thể là chất béo, trong các bộ phận, cơ bắp, hệ thần kinh trung ương. Đó là các chất béo cần thiết (essential) vì các cơ quan này sẽ ngưng hoạt động nếu không có chất béo.

                    Nam giới nên duy trì tỷ lệ từ 8-25% chất béo, nữ từ 19-35%. Lực sĩ hơi thấp hơn, nhưng nếu xuống dưới 5% cho nam và 16% nữ thì không tốt cho sức khỏe và vận động kém đi. Người mập phì có tỷ lệ chất béo trên 30%.

                    Chất béo thường bị dư luận dân chúng cũng như một số nghiên cứu khoa học cho là thành phần không tốt đối với sức khỏe con người, nếu dùng quá nhiều.

                    Với mức tiêu thụ vừa phải, chất béo rất cần cho cơ thể với các chức năng sau đây:

                    a-Chất béo là nguồn năng lượng quan trọng cho các chức năng của cơ thể (ngoại trừ tế bào thần kinh não tủy mà đường glucose là nguồn năng lượng chính yếu). Chỉ với 20 g chất béo tồn trữ là ta có đủ năng lượng làm việc trong một ngày.

                    b-Chất béo tham dự vào nhiều phản ứng sinh hóa học trong cơ thể, cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ em, là thành phần để tạo ra testosterone, estrogens, acid mật, là màng bọc của các tế bào, làm trung gian chuyên chở các phần tử dinh dưỡng, là dung môi hòa tan nhiều loại sinh tố  như A, D, E, K và giúp ruột hấp thụ các sinh tố này.

                    c-Một acid béo rất cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được và phải được thực phẩm cung cấp là linoleic acid. Thiếu chất này, da bị viêm và khô, bong vẩy, sự tăng trưởng cơ thể giảm; nước tiêu thụ nhiều và bị ứ lại trong cơ thể và khả năng sinh sản có thể gặp rối loạn.

                    d-Về ẩm thực, con người thích ăn chất béo vì chúng làm tăng hương vị đậm đà cho món ăn, làm món ăn trông hấp dẫn hơn. Nấu nướng với một miếng thịt có nhiều vân mỡ tạo ra một món ăn mềm ngon mà không phải nêm ướp.

                    e- Chất béo lại chậm tiêu, no lâu đồng thời kích thích ruột tiết ra hóa chất cholecystokinin. Chất này tác động lên não bộ làm giảm khẩu vị, tạo ra một cảm giác no đủ, khiến cho ta không muốn ăn nữa. Vì thế, nếu giảm số lượng chất béo xuống dưới 20% tổng số năng lượng cung cấp để giảm cân, ta sẽ mau đói và sẽ ăn nhiều hơn. Hậu quả là sẽ tăng cân thay vì giảm.
                    Muốn khắc phục điều này, khẩu phần ăn cần được tăng cường chất xơ có trong rau và trái cây để làm “chất độn”.

                    g-Mô mỡ có ở dưới da bảo vệ sự thất thoát nhiệt của cơ thể; là lớp bao che và chống đỡ cho các cơ quan như mắt, thận; hiện diện trong màng tế bào, trong các thớ thịt
                    Như vậy, với các vai trò kể trên, ta thấy là chất béo cần thiết cho cơ thể.
                    Vấn đề là ta phải tổ chức các buổi ăn như thế nào để cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu của cơ thể, với một tỷ lệ chất béo hợp lý, vừa phải để tránh hậu quả của dư thừa, mập phì..

                    * Hậu quả của dư thừa chất béo
                    Chất béo chỉ trở thành có hại khi con người lạm dụng chúng hoặc ăn các chất dinh dưỡng khác quá với nhu cầu của cơ thể mà lại không vận động, tiêu dùng. Năng lượng từ các chất này sẽ tích tụ thành những lớp mỡ béo ở vùng mông, vùng bụng, đưa tới mập phì.

                    Mập phì là là khi cân nặng cơ thể quá mức trung bình khoảng 20%.
                    Chính xác hơn, Viện Sức Khỏe Hoa Kỳ xác định mập là khi chỉ số khối lượng cơ thể (body mass index-BMI) ở mức 30 kg/m2 hoặc cao hơn, lý tưởng là trong khoảng 21- 22 kg/m2.

                    Muốn tính BMI, chia sức nặng kilo cho bình phương chiều cao tính theo mét.
                    BMI dưới 18.5 là thiếu ký; từ 18.5- 24.9 là trung bình, từ 25- 29.9 là quá kí, trên 40 là béo phì bệnh hoạn.

                    Đo vòng bụng cũng là một chỉ dẫn béo gầy: nam từ 102cm (37 inc) trở lên, nữ từ 88cm (31.5 inc) là có nhiều rủi ro. Nên đo ở eo/ thắt lưng, ngay trên xương hông là chính xác.

                    Ngoài ra cũng có phương pháp để phân tích chất béo cơ thể như đo độ dầy của da với thước cặp (skinfold caliper) hoặc bằng luồng điện sinh học (Bioelectrical Impedance- BEI).

                    Ngoài số lượng, địa điểm mà chất béo trụ cũng quan trọng: ở nam giới chất béo thường tụ chung quanh bụng với hình dạng như trái táo; nữ giới ở vùng hông, có hình dạng như quả lê.

                    Béo phì ở vùng bụng đưa tới nhiều rủi ro bệnh tật hơn vì chúng tung những chất béo có hại vào mạch máu, đưa tới cao huyết áp, tắt nghẽn động mạch rồi bệnh tim.
                    Quá nhiều chất chất béo giữa các cơ quan trong bụng (visceral fat) là rủi ro của tiểu đường loại 2, bệnh tim và cao cholesterol trong máu.

                    JoAnn Manson, một chuyên gia Dịch Tễ tại Đại học Harvard có ý kiến là “Dù chỉ béo vừa phải cũng đưa tới nguy cơ sớm tử vong ”.

                    Người mập phì thường hay mau mệt, hụt hơi thở nhất là trong khi ngủ hoặc làm việc nặng; thiếu sức sống; đau nhức xương thịt. Họ cũng hay bị bệnh tiêu hóa, bệnh tim, tiểu đường loại 2, xơ gan, sưng phổi, viêm sỏi túi mật, giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, lâu lành vết thương, thống phong,  hiếm muộn, giảm khả năng đề kháng với bệnh tật, hội chứng Pickwickian với mập phì, đỏ mặt, hụt hơi thở và chóng mặt...
                    Mập phì cũng tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung, nhiếp tuyến, ruột già, thực quản. Riêng nguy cơ ung thư vú tăng rất cao ở phụ nữ lên cân vào tuổi đôi mươi và vào thời kỳ mãn kinh.

                    Ngoài ra cũng còn phải nói tới ảnh hưởng tâm lý, buồn bực khi bị chế diễu mập thù lù như cái cối xay lúa, không hấp dẫn hoặc kỳ thị trong việc làm, ở trường học…

                    * Phải làm gì?
                    Trở lại với vấn đề ung thư do quá nhiều chất béo trong cơ thể.
                    Sau khi trình bầy kết quả nghiên cứu, 21 khoa học gia đưa ra 10 ý kiến để phòng tránh rủi ro ung thư vì tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể:

                    1-Hãy cố gắng duy trì sức nặng cơ thể trung bình;
                    2-Hãy vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày;
                    3-Giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều calori, tránh nước uống có đường, bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, bơ gơ, thịt lườn lợn, muối bacon;
                    4-Ăn nhiều thực phẩm gốc thực vật;
                    5-Giới hạn thịt đỏ và tránh thịt chế biến như thịt nguội, bacon;
                    6-Giới hạn rượu;
                    7-Giới hạn tiêu thụ muối; tránh ngũ cốc mốc meo (có chất độc aflatoxins).
                    8-Cố gắng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng qua thực phẩm tự nhiên.
                    9-Phụ nữ trong thời kỳ sanh đẻ nên nuôi con bằng sữa mẹ vì cho con bú giảm vài hormon có liên hệ tới ung thư (báo cáo đầu tiên về ích lợi này) và giảm béo phì ở con;
                    10-Bệnh nhân thoát khỏi bệnh ung thư nên tuân theo các hướng dẫn về dinh dưỡng, sức nặng và vận động để phòng tránh ung thư mới cũng như bệnh mãn tính.

                    Mặc dù khuyến cáo này nhắm vào dân chúng tại Hoa Kỳ, nhưng các ý kiến về ăn uống và vận động có thể áp dụng cho mọi người tại mọi quốc gia. Lý do là tại các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển, dịch mập phì đều trên đường gia tăng.

                    Giáo sư Martin Wiseman, Giàm Đốc dự án nghiên cứu góp ý: “Nếu mọi người làm theo các đề nghị của chúng tôi, họ có thể tin chắc rằng đã tuân theo những lời khuyên quý giá nhất có thể có, căn cứ vào tất cả các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện cho tới thời điểm này”.

                    Chúng ta hãy thử thực hiện lời nhắc nhở của vị khoa học gia có tên Wiseman- “Người Khôn Ngoan” này, biết đâu chẳng phòng tránh được căn bệnh hiểm ác Ung thư.
                    Texas- Hoa Kỳ.




                    BÁC SĨ NGUYỄN Ý ĐỨC

                    http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=117834
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.11.2007 16:11:39 bởi HongYen >
                    #10
                      HongYen 07.02.2008 04:51:11 (permalink)
                      Cấm nhà hàng phục vụ người bị béo phì
                      16:43:00, 06/02/2008
                      H.Y
                       
                       
                      Chính quyền bang Mississippi (Mỹ) vừa đưa ra một dự luật mới cấm các nhà hàng tại đây phục vụ cho những khách hàng bị béo phì. Báo Daily Telegraph dẫn lại nguồn tin cho biết với dự luật này, các thanh tra y tế có quyền thu hồi giấy phép kinh doanh của bất cứ nhà hàng nào liên tục vi phạm dự luật trên.
                       


                      Khoảng 2/3 người lớn ở Mississippi bị thừa cân và 30% trong số này bị béo phì. Dự luật này khó có thể trở thành luật song nó đã tạo nên làn sóng quan tâm đến vấn đề nan giải vốn tiêu tốn cho hệ thống chăm sóc y tế miễn phí của bang ít nhất khoảng 220 triệu USD mỗi năm. Ted Mayhall, một trong những chính trị gia đưa ra dự luật kể trên, cho biết ông hi vọng dự luật trên sẽ thu hút sự chú ý của mọi người.
                      H.Y
                       
                      #11
                        HongYen 21.02.2008 10:50:47 (permalink)




                        Ðường nhân tạo có giúp giảm cân hay không?


                        20/02/2008


                        Bệnh mập phì đã trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu, ngay cả tại các quốc gia đang phát triển. Nhưng có dấu hiệu cho thấy là các loại nước uống đặc chế cho những người muốn giảm cân, và các loại thực phẩm được chế biến với các loại đường nhân tạo thay thế, dường như đã không giúp giảm sức ăn của một người. Một cuộc nghiên cứu mới được thực hiện có thể cung cấp một số chi tiết khả dĩ giúp ta giải thích tính vô hiệu quả của các loại đường nhân tạo, vốn được dùng để thay thế cho loại đường vẫn được dùng từ xưa tới nay.
                         






                        Ðường nhân tạo Splenda Trong 4 thập kỷ qua, trong bối cảnh các thành phố ngày một phát triển lớn hơn và mức thu nhập của dân chúng trên khắp thế giới cũng tăng, thì chế độ ăn uống bình thường của dân chúng trên khắp thế giới đã tăng lên ít nhất 74 calori. Một cuộc nghiên cứu do Đại Học North Carolina ở Hoa Kỳ thực hiện, quy hiện tượng ấy cho việc gia tăng sử dụng đường và các loại đường thay thế khác. Trong cùng thời kỳ, mức tiêu thụ các loại thực phẩm không có đường thiên nhiên đã tăng gấp đôi.
                         
                        Dù là gọi những loại đường thay thế là chất ngọt không có calori, chất ngọt nhân tạo, hoặc các loại đường thay thế, nhiều người trong chúng ta đều nghĩ rằng loại sản phẩm thay thế cho đường, cho ta cái vị ngon ngọt đó, cũng tốt như đường thật.
                         






                        Giáo Sư Susan Swithers thuộc Đại Học Purdue Thực tế cho thấy dường như chúng ta đã sai lầm, theo ý kiến của Giáo Sư Susan Swithers thuộc Đại Học Purdue tại thành phố Lafayette, bang Indiana.
                         
                        Giáo Sư Swithers nói: "Chúng ta rất dễ bị thuyết phục rằng chỉ bằng cách tiêu thụ một thực phẩm ít calori thôi là chúng ta sẽ tự động giảm cân và số lượng lương thực chúng ta ăn cũng sẽ giảm. Các dữ kiện của chúng tôi chứng tỏ là trên thực tế, kết quả có thể đi ngược lại với điều chúng ta thường nghĩ."
                         
                        Cuộc nghiên cứu tại Đại Học Purdue được thực hiện với hai nhóm chuột thí nghiệm. Một nhóm được cho ăn ya-ua có đường nhân tạo, và nhóm kia được cho ăn ya-ua với đường glucose, một chất ngọt thiên nhiên có nhiều calori. Kết quả là các con chuột tiêu thụ chất ngọt thay thế, hay nhân tạo, đã lên cân 20% nhiều hơn nhóm kia.
                         
                        Các nhà nghiên cứu nói đường nhân tạo, theo cách nào đó, đã làm gián đoạn khả năng của cơ thể trong việc điều hòa hoặc hấp thụ lượng calori đã tiêu thụ. Kết quả là tiến trình chuyển hóa của cơ thể bị chậm lại, và không đốt nhiều calori như bình thường.
                         
                        Giáo Sư Susan Swithers giải thích tiếp: "Khi người ta tiêu thụ một thức ăn ngọt không cung cấp số lượng calori cao như thường lệ, thì người ấy sẽ tự động tiêu thụ nhiều thực phẩm họ thường ăn hơn để bù cho số calori bị thiếu đó."
                         






                        Cố vấn y tế cho công nghiệp chế biến nước uống John ForeytCác loại nước ngọt dùng đường nhân tạo chiếm một phần lớn trong chế độ ăn uống của người dân Mỹ. Một cố vấn y tế cho công nghiệp chế biến nước uống, ông John Foreyt, nói so sánh hành vi của loài chuột với hành vi của loài người là điều sai lầm.
                         
                        Ông Foreyt phát biểu: "Suy cho cùng thì chúng ta không phải là loài chuột. Chúng ta không thể dùng kết quả của một cuộc nghiên cứu nơi loài chuột để suy diễn ra kết quả nghiên cứu đối với loài người."
                         
                        Tuy vậy, một cuộc nghiên cứu thực hiện với con người hồi năm 2005 cũng đi đến những kết luận tương tự như cuộc nghiên cứu với loài chuột. Cuộc nghiên cứu này cho thấy những người uống nước ngọt dành cho người muốn giảm cân, lên ký nhiều hơn đến 41% so với những người uống các loại nước ngọt bình thường.
                         
                        Các nhà nghiên cứu của Đại Học Purdue khuyến cáo rằng thay đổi thói quen sử dụng đường thiên nhiên sang sử dụng các loại đường nhân tạo thay thế, không phải là một giải pháp hữu hiệu, so với việc giảm bớt số lượng thực phẩm chúng ta tiêu thụ, và vận động cơ thể hay tập thể dục.
                         
                        http://www.voanews.com/vietnamese/2008-02-20-voa17.cfm

                        #12
                          HongYen 25.02.2008 06:39:15 (permalink)
                          "Thuốc" giảm béo, coi chừng!
                          18:22:00, 13/02/2008
                           




                          Thanh Tùng









                          Hai loại thuốc giảm cân đã từng bị phạt vì quảng cáo không đúng sự thật
                          Nhiều người thường mắc sai lầm trong việc giảm béo là chỉ chạy theo những sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân, mà không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, vận động...
                           


                          Hầm bà lằn "thuốc" giảm béo
                          Một dạo những loại trà giảm béo "nổi đình nổi đám" khi ồ ạt được đưa vào thị trường trong nước tiêu thụ với những lời quảng cáo có cánh giảm đến 4-5 kg cân nặng mỗi tuần (hay mỗi tháng) làm cuốn hút đối với phái nữ, nhất là những phụ nữ thừa cân, béo phì. Nhưng không lâu sau, đã có nhiều chị em phải nhập viện vì tình trạng tiêu chảy mất nước, rối loạn điện giải sau khi sử dụng trà giảm béo. Trong các loại trà giảm béo được quảng cáo có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Ba Lan, Mỹ..., loại gây chú ý nhiều nhất là trà giảm béo T.D (xuất xứ từ Trung Quốc). Bởi loại trà này được quảng bá rầm rộ, đồng thời cũng có nhiều trường hợp phải cấp cứu vì bị nguy kịch (mất nước, suy kiệt...) sau khi sử dụng sản phẩm này. Nhiều trường hợp đi tiêu mười mấy, hai mươi lần trong một ngày sau khi sử dụng trà giảm béo, trà "tạo vóc dáng"! Tiếng là trà, nhưng có giá rất đắt, mỗi đợt sử dụng phải từ tiền triệu trở lên. Sau những trường hợp biến chứng đó, nhiều người tiêu dùng đã cảnh giác, thận trọng với trà giảm béo. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, hiện vẫn còn nhiều chị em không hiểu biết, hoặc bị "mê hoặc" bởi những lời quảng cáo hấp dẫn giảm cân nhanh, nên vẫn còn lạm dụng trà giảm béo.
                           





                          Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) trong nước cũng đã từng rút phép lưu hành đối với thuốc giảm béo có chứa Fenfluramine (hoạt chất gây biếng ăn) bởi những tác dụng phụ nguy hiểm của nó lên tim mạch và đã có nhiều nạn nhân trong và ngoài nước, trong đó có một số người bị tử vong. Vì mức lợi nhuận hấp dẫn và ngày càng có nhiều người béo phì, nên thị trường các sản phẩm giảm cân ngày càng rất đa dạng. Mỹ cũng đã từng phạt hơn 20 triệu USD đối với gần 20 nhà tiếp thị của nước này vì quảng cáo không đúng sự thật, quảng cáo quá chức năng về các loại thuốc giảm cân. Bên cạnh đó cũng đã có nhiều loại thuốc giảm béo phì bị cấm lưu hành tại các nước như: Fenfluramine, Dexfenfluramine, Ponderal, Isomeride, Anorex, Tenuate... vì gây ra tác dụng phụ, hoặc không có hiệu quả. 
                          Sau khi trà giảm béo có phần lắng xuống, thì gần đây hàng trăm loại sản phẩm "giảm cân" (thực phẩm, thuốc...) đang hiện diện trên thị trường trong nước. Một số sản phẩm đó được bán theo kiểu truyền tiêu đa cấp - người này rỉ tai chào mời người kia. Gần đây, tại TP.HCM có một số người làm thêm nghề tay trái là giới thiệu bán một loại thực phẩm B. (dạng bột) nhập khẩu bởi sức hấp dẫn về thu nhập. Chị B.T (ở TP.HCM) mặc dù tổng trạng, vóc dáng rất "OK", không béo phì, nhưng vì "thấm" lời người giới thiệu, nên chị đã mua hết mấy triệu đồng sản phẩm này để dùng thử, nhưng rồi sau khi dùng (dùng thay bữa cơm) thì... tim đập nhanh, mệt, sợ quá chị không dám dùng nữa... 
                           
                          Người béo cần biết
                          Trao đổi với PV Thanh Niên về những sản phẩm giảm cân, bác sĩ Lê Thúy Tươi - Trưởng phòng khám béo phì của Viện Y Dược học TP.HCM nói: "Việc sử dụng trà giảm béo có tính chất nhuận trường là cực kỳ nguy hiểm, bởi gây tăng tiết dịch, tiêu chảy, mất nước, rối loạn điện giải, tụt huyết áp...". Tương tự, lương y Nguyễn Công Đức (Đại học Y Dược, TP.HCM) cho rằng: "Sử dụng trà, hay thuốc có tính chất xổ để giảm béo gây đi tiêu 10-20 lần/ngày, làm rối loạn điện giải, mất nước thấy người tóp lại, nhưng rồi sau đó tình trạng béo sẽ trở lại như xưa, nếu không điều tiết chế độ dinh dưỡng"
                           






                          Để vóc dáng đẹp cần có chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý
                           

                          Theo bác sĩ Lê Thúy Tươi: "Ngoài trà giảm béo, hiện nay còn có những loại thực phẩm chức năng đã được phóng đại vai trò của nó trong điều trị béo phì. Với tôi, khi chữa trị béo phì không bao giờ đưa ra thuốc, sản phẩm nào đó sẽ làm giảm bao nhiêu kg mỗi tháng, mà tùy từng trường hợp (béo toàn thân, béo bụng, béo phì có kèm đường huyết cao...) mà tôi đưa ra thực đơn, chế độ ăn uống, sinh hoạt khác nhau. Nhiều người béo phì, nhất là phụ nữ đã quá kỳ vọng vào thuốc, trà... giảm béo, mà không chú trọng chế độ dinh dưỡng, vận động là sai cơ bản về nguyên lý chữa trị béo phì.
                           
                          Thực tế có nhiều người sử dụng thuốc, sản phẩm giảm cân nhưng ăn uống thì vẫn "vô tư", hoặc tiết chế dinh dưỡng được một thời gian ngắn, rồi sau đó lại ăn thoải mái nên tình trạng tăng cân, béo phì trở lại". Đặc biệt nguy hiểm là gần đây, thị trường trong nước xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng giảm béo được quảng bá nhập nhằng giữa thuốc và thực phẩm, không rõ xuất xứ. Bên cạnh đó là tình trạng thuốc giảm cân trôi nổi, thuốc giả, thuốc nhái theo một số loại của các hãng lớn, nhưng được ngụy trang dưới cái mác là "hàng xách tay" để đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng rất nhiều cơ sở làm đẹp, mỹ viện quảng bá những loại thuốc làm ốm siêu tốc cũng rất đáng lưu tâm.
                           
                          Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa - Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)  cho biết: "Ở lĩnh vực chữa trị béo phì cho trẻ em, chúng tôi không sử dụng thuốc giảm cân, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt. Việc chữa trị béo phì ở trẻ chủ yếu là tiết chế ăn uống; tăng hoạt động thể lực, giảm hoạt động tĩnh (xem tivi, ngồi máy tính...), phải hoạt động ngoài trời ít nhất 1 giờ/ngày, và hoạt động tĩnh phải dưới 2 giờ/ngày".
                           
                          Bác sĩ Hoa cũng cho rằng, dù là người lớn nếu có sử dụng các sản phẩm, thuốc giảm cân để chữa béo phì cũng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, vì sẽ có những biến chứng xảy ra như: tiêu chảy mất nước, hay sẽ bị chứng biếng ăn mãn tính dẫn đến suy kiệt, suy dinh dưỡng...
                          T.T

                           
                           
                          http://www1.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2008/2/14/225998.tno
                          #13
                            HongYen 16.03.2008 22:04:49 (permalink)



                            Phương cách để duy trì trọng lượng sau khi giảm cân


                            13/03/2008








                            Ðến năm 2015, ước lượng sẽ có 2 tỉ rưỡi người nặng quá khổTrong thời gian qua, chúng tôi đã đề cập đến khuynh hướng bệnh mập phì gia tăng trên toàn cầu, ngay cả tại các nước có lợi tức thấp và trung bình. Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói hàng tỉ người đang lên cân và trở nên béo phì.

                            Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói đến năm 2015, ước lượng sẽ có 2 tỉ rưỡi người nặng quá khổ, trong số này, 700 triệu người sẽ được xếp vào thành phần mắc chứng mập phì.

                            Lên cân, xuống cân, rồi lên cân lại là một vấn đề rất phổ biến. Nhưng một cuộc nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy một trong những phương cách tốt nhất để duy trì trọng lượng cơ thể lâu dài, sau khi đã giảm cân, là làm việc với sự hướng dẫn của một người động viên mình.
                             
                            Người Mỹ gọi cái bụng phệ là  'the spare tire' 'cái bánh xơ-cua', phần mỡ dư thừa mà nhiều người phải vác quanh phần giữa thân thể của mình.  Nhưng bất kể lớp mỡ này ở đâu, vòng eo hay dưới mông, hay bất cứ nơi nào, một điều không thay đổi là rất khó có thể làm cho nó tiêu tan, một khi đã tích tụ trên cơ thể của chúng ta.
                             
                            Ông Robert Sanders là một người đã phải vật lộn với chính mình để giảm cân trong nhiều năm qua, nhưng không đạt được bao nhiêu kết quả. Ông nói:
                             
                            Ông Sanders nói: "Tôi đã theo nhiều chế độ ăn uống kiêng kem khác nhau, và với lối ăn uống kiêng cữ này, lục nào tôi cũng xuống ký. Thế nhưng lần nào cũng thế, tôi lại lên ký lại, không những lấy lại số cân đã mất, mà còn cộng thêm vài ký lô nữa, từ 2 ký rưỡi cho đến khoảng 7 ký lô."
                             
                            Ông Sanders đã ghi danh tham gia một cuộc nghiên cứu được thực hiện tại 4 dưỡng đường của Hoa Kỳ. Cuộc nghiên cứu bao gồm 1600 đối tượng.
                            Kết quả cuộc nghiên cứu đã được công bố trong tuần này trên Tạp Chí của Hội Y Sĩ Hoa Kỳ.
                             
                            Bác sĩ Laura Svetkey thuộc Trung Tâm Y Khoa Viện Đại Học Duke là tác giả của cuộc nghiên cứu đó. Bà cùng với các nhà nghiên cứu khác đã phân tích những cách thức hầu có thể giúp ông Sanders và hàng triệu người như ông giữ được trọng lượng sau khi đã giảm cân.
                             
                            Bác Sĩ Svetkey phát biểu: "Chúng tôi nói về những cách để thay đổi lối sống của mỗi người như thế nào để họ có thể duy trì thói quen ấy suốt cuộc đời của mình."
                             
                            Những thay đổi về lối sống ấy gồm có một lớp hướng dẫn về dinh dưỡng. Làm cách nào để giảm lượng calori và phần ăn hàng ngày, và thêm vào đó, vận động cơ thể như một phần tất yếu của những thói quen hàng ngày.
                             
                            Trong số các đối tượng nghiên cứu, một nhóm được yêu cầu tự giám sát lấy, một nhóm khác cung cấp các thông tin cần thiết lên một trang web tương tác, và nhóm thứ ba gặp gỡ thường xuyên với một nhà tư vấn. Bác sĩ Laura Svetky giải thích tiếp như sau:
                             
                            "Sau hai năm rưỡi theo đuổi giai đoạn duy trì tình trạng giảm cân như thế này, độ 70% đã xuống ký so với vào lúc cuộc nghiên cứu bắt đầu. Tỷ lệ ấy cao hơn trong nhóm người được nhà tư vấn cá nhân động viên."
                            Ông Robert Sanders là một đối tượng thuộc nhóm thứ 3. Ông mô tả người tư vấn ông như sau:
                             
                            "Người ấy là người động viên tinh thần tôi, người không ngớt cổ võ cho tôi."
                             
                            Cuộc nghiên cứu kết luận rằng số lượng ký lô giảm được không mấy cao, dù là có sự động viên của nhà tư vấn. Nhưng các nhà nghiên cứu nói những đối tượng thành công là những người luôn luôn quay về với thông điệp cơ bản mà bác sĩ Laura Svetkey nhắc lại sau đây:
                             
                            "Hãy thay đổi lối sống. Chứ không theo chế độ kiêng cử nào cả."
                             
                            Cuộc nghiên cứu nói rằng dù cho số cân ký giảm được không mấy cao, sự thành công này cũng đưa đến những kết quả rất tốt cho sức khỏe: áp huyết và mức cholesterol đều giảm xuống mức thấp hơn. Nhưng đây là 2 lợi ích có thể giúp ta tránh được bệnh tim, bệnh tiểu đường và ung thư.
                             
                            http://www.voanews.com/vietnamese/2008-03-13-voa13.cfm
                            #14
                              Quang Khôi 11.07.2008 11:10:51 (permalink)








                              29 Tháng 10 2004 - Cập nhật 10h44 GMT





                              Hội nghị béo phì ở Nam Phi
                               









                              Béo phì khôngchỉ ở các quốc gia phát triển

                              Mức béo phì tại Nam Phi cũng cao như tại Hoa Kỳ, theo như các bác sĩ đang tham dự hội nghị quốc tế đầu tiên về béo phì diễn ra tại Africa cho biết.
                              Hai trăm đoàn đại biểu từ khắp nơi trên thế giới, Trung Đông và Âu châu đang thảo luận về lý do làm thế nào mà bệnh béo phì lại leo thang trong khối các quốc gia đang phát triển.
                               
                              Ở Nam Phi số lượng người chết vì suy dinh dưỡng cũng nhiều như số tử vong vì các chứng bệnh liên quan đến béo phì, chẳng hạn như đái đường, đau tim và ung thư và đó là nguyên nhân vì sao hội nghị quốc tế về béo phì lại được tổ chức ở Nam Phi.
                               
                              Tại quốc gia này, cứ ba người đàn ông thì một người bị quá cân hay béo phì. Với phụ nữ thì tỉ lệ này là hơn một rưỡi.
                              Các mức này ở Nam Phi tương đương với tại Hoa Kỳ và ở các nơi khác mức béo phì cũng tăng lên.
                              Các bác sĩ tại hội nghị tranh luận rằng béo phì đã tạo ra một gánh nặng về bệnh tật gấp đôi trên khắp lục địa.
                               
                              Các quốc gia đang phát triển trong khi vẫn phải đấu tranh với tình trạng suy dinh dưỡng trong dân số thì nay lại phải điều trị cho họ cả vì béo phì.

                               

                               
                              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2004/10/041029_africaobesity.shtml

                               
                               
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 21 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9