NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
I - ÐỐI TƯỢNG VÀ VỊ TRÍ CỦA NGỮ ÂM HỌC 1- Ngữ âm học và âm vị học a- Ngữ âm học : Trong cuộc sống con người luôn lu6n phải giao tếp với nhau . Sự giao tiếp diễn ra bằng nhiều hình thức : ngôn ngữ , điệu bộ cử chỉ, hội hoạ , âm nhạc,... . Trong các hình thức trên , hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức quan trọng nhất. Ðể hiểu nhau con người luôn phải nắm bắt một cái gì đó trong khi giao tiếp. Cái gì đó , đó chính là đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học và âm vị học. Các âm của ngôn ngữ có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ , do đó đã hình thành ba phân môn là : Ngữ âm học cấu âm ( Nghiên cứu các âm của ngôn ngữ theo quan điểm của người nói) , ngữ âm học thính âm (nghiên cứu các âm của ngôn ngữ theo quan điểäm của người nghe), và ngữ âm học âm học ( Nghiên cứu những đặc điểm vật lí của ngữ âm khi chúng được truyền từ miệng đến tai. Trong trường hợp này các dụng cụ như máy ghi dao động, quang phổ, đã được dùng để chuyển một âm sang một hình thức thể hiện có thể nhìn thấy được ). Vậy, ngữ âm học là môn học nghiên cứu chất liệu âm thanh của ngôn ngữ , nghiên cứu những chất liệu này trong trong những đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ và mối liên hệ giữa hình thức âm thanh và chữ viết . - Ngữ âm học nghiên cứu hình thức ngữ âm của ngôn ngữ từ những quan điểm khác nhau : * Từ những đặc trưng vật lí âm học của chúng . * Từ những hoạt động của cơ quan phát âm tương ứng của con người. - Ngữ âm học bao gồm những bộ môn nhỏ : * Ngữ âm học đại cương : nghiên cứu phần lí luận chung của ngữ âm. * Ngữ âm học miêu tả : nghiên cứu ngữ âm của một ngôn ngữ nhất định. * Ngữ âm học lịch sử : nghiên cứu sự biến đổi ngữ âm qua qúa trình lịch sử và qui luật của nó . * Ngữ âm học so sánh : nghiên cứu và so sánh ngữ âm giữa các ngôn ngữ để tìm mối quan hệ về nguồn gốc và loại hình của nó . b-Âm vị học : Là một bộ môn khoa học nghiên cứu về việc sử dụng các vai trò của các âm tố và các hiện tượng âm thanh khác trong hoạt động của ngôn ngữ như một công cụ giao tế của con người. Ðây là lĩnh vực nghiên cứu của một bộ môn riêng , hiện nay âm vị học được coi như là một bộ phận của ngữ âm học nói chung . 2- Vị trí của môn ngữ âm học Ngữ âm học có ý nghĩa thực hành lớn , nó cung cấp cho ta phương pháp đúng để dạy viết và đọc , cho ta cơ sở phát âm đúng tiếng mẹ đẻ đồng thời phát âm đúng tiếng nước ngoài, trang bị cho chúng ta cơ sở lí luận và kiến thức để tạo nên hệ thống chữ viết hợp lí , cho ta cơ sở để nghiên cứu các bệnh về lời nói có liên quan đến bộ máy phát âm và hoạt động của não ... Ngữ âm học còn được ứng dụng vào các công việc kĩ thuật khác : Kĩ thuật truyền tin , nhận diện tự động và tổng hợp lời nói một cách nhân tạo. Ngữ âm học đã có nhiều đóng góp quan trọng về mặt lí luận . Qua cơ cấu ngữ âm chúng ta hiểu ngôn ngữ là một hệ thống toàn vẹn , cân đối . Ngữ âm là nơi thí nghiệm của ngôn ngữ học vì ngữ âm thường ít thay đổi và cũng đơn giản hơn các bộ môn ngôn ngữ khác . Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Khi nói vỏ vật chất của tín hiệu được biểu thị bằng âm thanh , khi viết nó được biểu hiện bằng chữ .Chữ viết ghi lại hình ảnh âm thanh của ngôn ngữ , nhưng không phải bao giờ chúng cũng được biểu thị theo cách một âm một chữ mà đôi khi có những âm được biểu thị bằng hai hoặc ba con chữ khác nhau
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: