TTL
-
Số bài
:
1353
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 22.02.2005
|
RE: Về 100 bài thơ hay thế kỷ
-
18.05.2007 05:49:23
Lên tiếng về 100 bài thơ hay thế kỷ (Kết) Nguyễn Văn Lục Cũng vậy, sự có mặt lần này của Lê Đạt, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán, Hữu Loan là do chỉ thị ở trên cho vào danh sách? Thay vì do độc giả bình chọn? Không thể cùng một lúc, trước đây họ bị đặt ra ngoài lề, nay cùng lúc có trong danh sách? Việc bình chọn này xem ra chẳng khác gì việc đi bỏ phiếu của dân chúng. Bầu ai thì cứ việc bầu, nhưng quyết định chọn ai thì đã có danh sách sẵn cả rồi. Cuộc bình chọn trong suốt hai năm theo như lời ông Lê Lựu, phải chăng chỉ là một trò dàn dựng, quảng cáo, đánh lừa người đọc? Trong số những nhà thơ tiếng là người ở miền Nam, nhưng thật ra, họ là người của chính quyền cộng sản. Tôi thấy không thể xếp chung họ với nhóm Nguyên Sa, Vũ Hoàng Chương được. Số nhà thơ sinh trưởng ở phía Nam, nhưng sau này đi theo Cộng sản mà tôi không thể biết chắc được tiểu sử của họ như thế nào? Đó có thể là trường hợp Lâm Thị Mỹ Dạ, Đinh Thị Thu Vân, Trần Vàng Sao, Ý Nhi, Giang Nam, Nguyễn Mỹ, Trang Thế Hy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo vv.. Tại buổi giao lưuu do Trung tâm Văn hoá Doanh nhân Việt Nam tổ chức: Kevin Bowen và Nguyễn Bá Chung (GĐ William Joiner Center và nhân viên) Nguồn: vhdn.com.vn Có trường hợp khá đặc biệt là nhà thơ Nguyễn Bá Chung, học Đại học Văn khoa Sài Gòn, trước 1975, du học Mỹ và hiện nay dạy đại học Massachussetts, đồng thời là Phó giám Đốc, phụ trách Trung tâm Joiner ở Boston. Trong phần ghi chú dưới tiểu sử của anh, tôi đọc vỏn vẹn có một dòng: Việt kiều tại Mỹ. Điều đó cho thấy, ông Lê Lựu chẳng hỏi, chẳng tiếp xúc gì với anh Nguyễn Bá Chung. Việc làm của ông Lê Lựu thật tùy tiện, tắc trách và ít trách nhiệm thay vì việc tuyển chọn nghiêm túc như ông tuyên bố. Ông chọn bài Quê hương mà không cho biết rút ra từ tập thơ nào của tác giả. Theo anh Nguyễn Bá Chung cho biết thì bài thơ trên trích từ tập thơ: Tuổi ngàn năm đến từ buổi sơ sinh, xuất bản 1999, ở trong nước Để được bình chọn thì ít ra tập thơ của Nguyễn Bá Chung phải được in ra ít nhất là trên 10 ngàn cuốn? Điều đó chắc đã không thể xảy ra rồi. Khi thấy tên anh Nguyễn Bá Chung thì việc đầu tiên là tôi nghi ngờ muốn anh xác nhận anh có phải là tác giả bài thơ Quê Hương không? Xin phép trích lá thư anh Nguyễn Bá Chung: Việc chọn thơ thật bất ngờ. Một người bạn hỏi tôi có phải là Nguyễn Bá Chung trên danh sách ấy không? Tôi trả lời quả thật tôi không biết. Bài thơ đó trích trong tập thơ: Tuổi ngàn năm đến từ buổi sơ sinh Ngày thơ Việt Nam lần thứ V giới thiệu Thanh Tâm Tuyền Nguồn: DCVOnline Tôi chỉ đặt vấn đề với ông Lê Lựu trong trường hợp này. Mà không đặt vấn đề với 100 nhà thơ được tuyển chọn. Ông có thể nào trả lời một cách vô tư, khách quan trong việc chọn bài thơ của anh Nguyễn Bá Chung? Được biết anh Nguyễn Bá Chung là người đã dịch cuốn Thời xa vắng, Temps, loin au de – hay Moment, loin de – là của chính ông Lê Lựu. Phải chăng cái mối liên hệ này như một cách trả ơn gián tiếp công việc chuyển ngữ của anh Nguyễn Bá Chung cũng như những giúp đỡ của anh ấy để ông được sang Mỹ? Việc chọn lựa 100 bài thơ hay nhất thế kỷ, phải chăng chỉ là việc trả ơn và thi ơn? Tôi mong mỏi được ông giải thích rõ ràng về vấn đề này, ngay cả trường hợp những người bạn thân của ông như Trần Đăng Khoa, Phạm Tiến Duật? Nhận xét thứ tư là tôi đã nhận ra một điều mà tôi cho là ghê tởm nhất: Tuyển tập 100 bài thơ hay nhất thế kỷ chỉ là một trò sao chép, sào xáo lại. Đối với phần đông bạn đọc phía Nam và hải ngoại thì tuyển tập này có điều gì mới lạ, một công trình sưu tập làm việc trong suốt hai năm trời, thu tập khoảng 10 ngàn ý kiến bạn đọc gửi về bình chọn. Thật ra là sai gấp 10 lần. Theo nhà thơ Bằng Việt, ông chỉ nhận được khoảng trên dưới 1000 bài thơ gửi về, có nghĩa là chỉ có khoảng 1000 người tham dự, không phải 10000 người tham dự. Và cũng theo nhà thơ, kết quả gây bất ngờ, tôi cũng không biết? Từ lúc thành lập Hội đồng vào cuối tháng 9 năm ngoái cho đến tận bây giờ, Ban tổ chức cuộc bình chọn vẫn chưa hề tổ chức một cuộc họp nào giữa các thành viên hội đồng? Cho nên, tất cả lớp lang, cái được gọi là chọn lựa của độc giả hay cái cái được gọi là ban chung khảo chỉ là hữu danh vô thực ... chỉ là trò chơi bạc giả không hơn không kém. Và để chứng minh điều này, tôi xin được đưa ra một dẫn chứng có tình cách chung thẩm như sau. Đây không phải là lần đầu tiên có những màn tuyển chọn thơ như thế này. Trước đó đã có những tuyển tập bình chọn như: Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1975, Thơ Việt Nam 1945-1960, Thơ miền Nam 1960-1970. Con số chẵn 100 bài thơ là con số ước lệ và copie lại tuyển tập thơ: Thơ Việt Nam 1945-1975, xuất bản tại Hà nội, năm 1976, in tại miền Nam. Ban tuyển chọn gồm Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên. Tôi có tuyển tập thơ này trước mặt. Cũng đúng 100 tác giả và cũng có đủ 4 tên thi sĩ trong ban tuyển tập có thơ được tuyển chọn. Và cả 4 nhà thơ đều chọn cho mình nhều bài thơ nhất. Xuân Diệu có 6 bài, Tế Hanh 5 bài, Hoàng Trung Thông 4 bài, Chế Lan Viên 5 bài. Hóa ra thời nào cũng giống nhau cả Ông Lê Lựu chỉ sao chép lại cái ước lệ đã có sẵn, 100 bài thơ thay vì 100 nhà thơ. Nếu việc chọn lựa một tuyển tập thơ do một số nhà thơ tuyển chọn thì sự giống nhau giữa tuyển tập này với tuyển tập kia, nghĩa là tuyển tập trước đó không có gì để nói. Giống nhau là chuyện bình thường Nhưng nếu do độc giả vô danh trên cả nước 83 triệu dân và hơn 3 triệu người hải ngoại chọn lựa thì sự giống nhau giữa tuyển tập: Thơ Việt Nam 1945-1975 với 100 bài thơ hay thế kỷ 20 của ông Lê Lựu là một điều bất bình thường đến quái gở. Bởi vì chẳng những là một sự sao chép thiếu lương thiện mà còn là sự lừa dối hàng ngàn người gửi thư về bình chọn. Đó là sự gian trá, thiếu sự tôn trọng độc giả bình chọn và qua mặt 5 tác giả trong ban chung khảo. Sự giống nhau này đọc và so sánh thấy quái gở lắm. Trong số 100 nhà thơ được chọn trong Thơ Việt Nam, 1945-1975, tôi thấy có 42 nhà thơ cũng có mặt trong 100 bài thơ hay thế kỷ 20. Và bao giờ Hồ Chí Minh cũng đứng đầu danh sách, không theo thứ tự vần A, B, C... Độc giả có hàng ngàn nhà thơ để bình chọn, hà cớ gì bình chọn ngẫu nhiên, giống nhau đến gần phân nửa số nhà thơ của tập Thơ Việt Nam? Vì vậy con số 42 nhà thơ giống nhau giữa hai cuốn sách tự nó tố cáo cách bình chọn của ông Lê Lựu có điều gì không ổn. Nhất là độc giả bình chọn nếu sống ở trong Nam, khá xa lạ với tên các nhà thơ giống nhau như các thi sĩ Nguyễn Mỹ, Giang Nam, Hồng Nguyên, Hoàng Lộc, Trần Đăng Khoa, Minh Huệ, Thôi Hữu, Nông Quốc Chấn, Nguyễn Khoa Điềm, Lâm Thị Mỹ Dạ, Trần Hữu Thung v.v… Riêng cá nhân tôi, hầu như không biết gì về danh tính các nhà thơ vừa kể trên. Trong cuốn Thơ Việt Nam, 1947-1975, ít ra có lời của nhà xuất bản như sau: Phần thơ của Hồ Chủ tịch, chúng tôi kính cẩn dành riêng để mở đầu cho tập thơ, còn tất cả các tác giả khác đều được xếp theo tứ tự ABC... Ít ra bài thơ của ông Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt, bài Chúc Năm mới, 1 tháng 1 năm Đinh Hợi, 1947. Trong 100 bài thơ hay thế kỷ 20, bài thơ của ông Hồ tiếc thay lại viết bằng chữ Hán. Chữ Hán đã hẳn không phải chữ Việt và có thể nào xếp vào loại gọi là thơ hay thế kỷ 20 được chăng? Trong tuyển tập thơ, người ta có quyền kính cẩn dành riêng, vì ông Hồ thuộc loại Hors classe để chọn thơ Hồ Chí Minh, nhưng trong việc bình chọn của ông Lê Lựu, có thực sự độc giả bình chọn thơ ông Hồ không và lại chọn một bài thơ bằng chữ Hán? Đôi khi, tôi hiểu rằng, nguời miền Bắc thần phục đến chỗ mù quáng lãnh tụ của mình và thấy là rất tự nhiên để tên ông Hồ không chút ngại ngùng. Nhưng phần dân miền Nam, tâm trạng và thái độ của họ không hẳn là như thế. Thành thật mà nói, chúng tôi khó châp nhận lối thần phục lố lăng như thế. Làm lãnh tụ cả nước, làm cha già thiên hạ đã để lại di sản khổ lụy cho đên tận bây giờ, tham chi cái danh thi sĩ nữa. Có thể nào tha cho chúng tôi một lần khỏi phải đọc thơ ông Hồ không? Và vì thể, tôi cảm thấy khó chịu khi thấy tên ông Hồ trong danh sách thi sĩ hay thế kỷ 20. Vinh danh ông Hồ là một nhà thơ hàng đầu của Việt Nam là một sự xỉ nhục ông ấy, là một trò cười lố bịch. Các ông Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông chọn thơ ông Hồ là quyền của các ông ấy, nhưng đổ vào đầu trách nhiệm bình chọn thơ ông lên đầu của người đọc là một phỉ báng họ, lại còn ngoa ngữ nói rằng: Phải nói rằng đây là một công trình tập thể của những người yêu thơ trong và ngoài nước và cũng phải nói rằng đây mới chỉ là bước đầu, cho dù đã hết sức khắt khe, nghiêm túc và minh chính … ( Trích Lời nói đầu ) Hãy đừng làm như thế nữa. Tôi xin mượn chữ của nhà thơ Nguyên Sa trong tập thơ Những năm sáu mươi, ông gọi: Nhà nước là một nhân vật buồn cười, để ám chỉ chính quyền miền Nam. Quả là buồn cười thật cái nhà nước XHCH Vì thế, tôi không tài nào hiểu được, sự chọn lựa của tuyển tập thơ và sự bình chọn của độc giả có thể trùng hợp nhau đến 42 tác giả, gần như sự ngẫu nhiên trùng hợp đến một nửa tổng số bài thơ? Điều đó không thể cách nào có được trong số hàng ngàn nhà thơ như thế? Nó chỉ có thể cắt nghĩa là chính bàn tay ông Lê Lựu mang tuyển tập thơ cũ ra, nhặt ra những tên tuổi đã có sẵn và bỏ thêm tên những nhà thơ miền Nam và đám nhà thơ nhân văn giai phẩm, cộng với đám nhà thơ bằng hữu của ông. Sự quái gở còn có thể dẫn chứng một cách hùng hồn hơn thế nữa là trong 42 nhà thơ giống nhau giữa hai tuyển tập, tôi còn lọc ra được 13 bài thơ đã được chọn trong tuyển tập trùng hợp với 13 bài thơ do độc giả bình chọn. Tỉ lệ trùng hợp là 1/3. Điều không thể xảy ra trên thực tế được Thiệt là phép lạ xảy ra giữa ban ngày để có sự trùng hợp giống nhau giữa các bài thơ của hai tuyển tập. Đó là các bài thơ của các thi sĩ Vũ Cao, Nông Quốc Chấn, Sông Hồng, Nguyên Hồng, Minh Huệ, Thôi Hữu, Hoàng Lộc, Dương Hương Ly, Tú Mỡ, Nguyễn Mỹ, Giang Nam, Hồng Nguyên, Thanh Thảo. Trong số những nhà thơ này, tôi đặc biệt mong ông Thanh Thảo đọc được bài viết này và lên tiếng giải thích lý do sự trùng hợp quái gở đến như vậy? Kết luận 100 bài thơ Nguồn: i3.tinypic.com Nếu có cái bả vinh danh vinh hoa phú quý trong cái danh sách tuyển chọn 17 vị Việt Kiều Hải ngoại nhận giải mà không biết ngượng, không biết là trò hề dàn dựng bởi cái chính quyền nhà nước là nhân vật buồn cười thì cũng một lẽ ấy, 100 bài thơ hay của thế kỷ 20 do đạo diễn Lê Lựu là 100 cái buồn cười. Chúng ta đang sống trong một xã hội với một chính quyền buồn cười với lớp người dân khờ khạo đến buồn cười. Tập thơ 100 bài thơ hay thế kỷ 20 phản ảnh sự buồn cười và khờ khạo đó. Và xin mượn lời nhà thơ Chế Lan Viên để viết rằng: Làm thơ đã là một việc phi thường, nhưng sao chép, ráp nối, lừa đảo như ông Lê Lựu thật ra chỉ là một việc bình thường ở nước ta. Viết xong bài này, tôi cũng lại có một hy vọng hão huyền là mong có một nhà thơ nào còn sống hay đã chết xin rút tên ra khỏi danh sách 100 bài thơ hay thế kỷ 20. Phần tôi, xin mạo muội thay nhà thơ Nguyên Sa, đã quá vãng, rút tên ra khỏi danh sách này, vì một lẽ dản dị, tự thâm tâm, ông không muốn là kẻ đồng hành. Dù chỉ là: Đồng Hành Trong cõi chết (trích thơ Những năm sáu mươi) Trích DCVOnline
|