Thực Phẩm Độc Hại

Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 61 đến 63 trên tổng số 63 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Như Ý P
  • Số bài : 717
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2008
  • Nơi: Sài Gòn
TQ: Melamine thường được cho thêm vào thức ăn gia súc - 01.11.2008 10:59:07



TQ: Melamine thường được cho thêm vào thức ăn gia súc


31/10/2008









Kỹ nghệ chăn nuôi gia súc ở Trung Quốc sử dụng Melamine để tiết kiệm chi phí sản xuất trong lúc vẫn giữ được mức Protein caoTruyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hóa chất độc hại vừa phát hiện hồi gần đây trong thực phẩm của họ, đã thường xuyên được bỏ thêm vào thức ăn gia súc.

Các bản tin phổ biến hôm thứ Năm cho là tình trạng nhiễm chất Melamine, mà gần đây đã phát hiện trong sữa và trứng gà, có thể lan rộng hơn đã tưởng.

Chất Melamine có thể làm cho thực phẩm đạt mức chứa chất đạm Protein cao hơn.

Bài xã luận trên tờ Trung Quốc Nhật báo của nhà nước nói hình như kỹ nghệ chăn nuôi sử dụng hóa chất này để tiết kiệm chi phí sản xuất trong lúc vẫn giữ được mức Protein cao, đúng yêu cầu của kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Những bản tin khác cho thấy là các quan chức đã biết về vấn đề này khoảng 1 tháng trước khi công chúng được biết.

Nhật báo Bắc Kinh Ngày Nay cho hay công ty Hanwei sản xuất trứng gà đã phát hiện chất Melamine trong thức ăn gia cầm do một nhà cung cấp giao từ hồi cuối tháng Chín.

http://www.voanews.com/vietnamese/2008-10-31-voa24.cfm
.....Như-Ý

Như Ý P
  • Số bài : 717
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2008
  • Nơi: Sài Gòn
Vụ nhiễm độc melamine TQ lan rộng - 01.11.2008 11:03:59
31 Tháng 10 2008 - Cập nhật 12h04 GMT

Vụ nhiễm độc melamine TQ lan rộng
 



Hiện đang có lo ngại là việc nhiễm độc có thể lan rộng trong hệ thống thực phẩm

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay chất hoá học melamine có lẽ thường xuyên được cho vào các hệ thống thức ăn của động vật.

Các phóng viên nói những tường thuật mới, thẳng thắn một cách bất thường, trên một số báo chí cho thấy tình trạng nhiễm melamine trên thực tế có thể đã lan rộng trong hệ thống thực phẩm.
Vụ bê bối melamine bắt đầu vào đầu tháng Chín, khi ít nhất bốn trẻ em Trung Quốc bị thiệt mạng và hàng ngàn em khác bị ốm vì uống phải sữa nhiễm melamine.
Tin này khiến các công ty trên toàn châu Á phải thu hồi sản phẩm làm từ sữa Trung Quốc.
Vấn đề này lan rộng thêm vào cuối tuần trước, khi giới chức Hong Kong cho biết họ phát hiện chất melamine trong trứng gà Trung Quốc.
Bốn loại trứng đã bị phát hiện nhiễm độc, và các quan chức nông nghiệp đoán rằng nguyên nhân là vì gà bị cho ăn thức ăn nhiễm melamine.
Melamine vốn chứa hàm lượng nitrogen cao, và chất này thường được cho thêm vào thức ăn động vật để làm cho chúng có vẻ chứa nhiều protein.

‘Bí mật ai cũng biết’
Một số tờ báo nhà nước TQ tường thuật hôm thứ Năm rằng việc cho thêm melamine vào thức ăn động vật vốn rất phổ biến.






Cho dù có chiến dịch toàn quốc, các vụ vi phạm vẫn xảy ra

Tờ China Daily viết: “Ngành công nghiệp thức ăn có vẻ đồng ý sử dụng loại hoá chất này nhằm giảm giá thành trong khi đảm bảo hàm lượng protein để qua được các cuộc kiểm tra chất lượng.
“Chúng tôi không biết chắc liệu các hoá chất này có được cho vào các loại thực phẩm khác hay không”.
Trong khi đó, tờ Nanfang Daily thì nói việc trộn melamine vào thức ăn động vật là “bí mật ai cũng biết” trong ngành.

Các quan chức Trung Quốc bị chỉ trích vì ban đầu đã che dấu vụ tai tiếng melamine - như họ đã từng làm với các vụ bê bối khác về y tế trước đây.
Cho dù giới chức đã có chiến dịch toàn quốc nhằm nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và trấn an người tiêu dùng, hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm của Trung Quốc có vẻ vẫn không phát hiện được những vụ vi phạm khi chúng xảy ra.
Giới phân tích nói các tường thuật trên báo chí hôm thứ Sáu cho thấy một động thái mới của các quan chức Trung Quốc, tương đương với việc chính phủ ngầm thừa nhận là vấn đề nhiễm độc melamine này có thể xảy ra tại rất nhiều bộ phận trong hệ thống cung cấp thực phẩm.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/10/081031_china_melamine_widens.shtml


CÁC BÀI LIÊN QUANBê bối trứng độc Trung Quốc lan rộng
30 Tháng 10 , 2008 | Thế giớiChó Trung Quốc chết vì 'ăn melamine'
21 Tháng 10 , 2008 | Thế giớiTrung Quốc ra lệnh thu hồi sữa
14 Tháng 10 , 2008 | Thế giớiVì sao ngành sữa Trung Quốc gặp bê bối?
30 Tháng 9, 2008 | Thế giớiTQ bắt 22 người trong vụ melamine
30 Tháng 9, 2008 | Thế giớiTQ ngưng bán kẹo có chất melamine
26 Tháng 9, 2008 | Thế giớiChâu Á quan ngại sữa Trung Quốc
24 Tháng 9, 2008 | Thế giới13 ngàn trẻ TQ nhập viện vì sữa độc
22 Tháng 9, 2008 | Thế giới 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.11.2008 21:50:47 bởi Ct.Ly >
.....Như-Ý

Như Ý P
  • Số bài : 717
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2008
  • Nơi: Sài Gòn
Rau cải độc TQ - 27.11.2008 21:10:51



Cảnh Giác Rau Độc Tq Vào Vn: Người Dân Phải Ngó, Rờ, Ngửi   Việt Báo Thứ Năm, 11/27/2008, 12:00:00 AM



Cảnh Giác Rau Độc TQ Vào VN: người Dân Phải Ngó, Rờ, Ngửi
Trong khi báo Người Lao Động kể rằng cư dân quận Ba Đình bày tỏ lên ông Chủ Tịch Quốc Hội CSVN nỗi lo ngại về ô nhiễm và an toàn thực phẩm, thì báo Hà Nội Mới cũng hôm 25-11-2008 nói rằng hầu như là phải bó tay, chỉ còn cách "người tiêu dùng sẽ phải sử dụng trực giác."

Bản tin báo Người Lao Động nhan đề "Cử tri Hà Nội lo lắng về ô nhiễm và an toàn thực phẩm" kể rằng vào "ngày 24-11, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu QH đoàn Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 4, QH khóa XII. Đa số ý kiến cử tri đề cập đến về vấn đề ô nhiễm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cử tri Nguyễn Đức Thanh (phường Vĩnh Phúc) cho rằng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động và diễn ra ở khắp nơi. Cử tri Trương Hoàng Thức (phường Kim Mã) bày tỏ lo lắng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Thức nói: "Sữa nhiễm melamine, kẹo có bột đá, tôm, cá ướp urê, hoa quả có hóa chất lạ, sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi... gây nhiều bệnh tật nguy hiểm cho người dân"…"
Bản tin cho biết là Nguyễn Phú Trọng chỉ nói đã ghi nhận và hứa hẹn…

Tuy nhiên, bản tin VTC nhan đề "Nhiều nước "bày cách" nhận biết rau Trung Quốc" đăng trên Hà Nội Mới cho biết là đừng ỷ vào cán bộ kiểm tra thị trường, mà cần xài tới trực giác… mới thoát nạn rau độc, nếu rủi ro gặp. Bản tin này viết:
"…Ngay sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin về vụ bê bối sữa nhiễm melamine của Trung Quốc, Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Australia và NewZealand lập tức đưa ra bản khuyến cáo danh mục rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc cần cảnh giác bao gồm: Các loại nấm, khoai tây, cà chua và rau diếp. Tuy kết quả kiểm nghiệm không tìm thấy độc tố nhưng cơ quan này cho biết vẫn cần theo dõi thêm các loại rau quả trong danh sách được nêu.

"Ủy ban khoa học y tế Thái Lan cũng tiến hành cuộc kiểm nghiệm đối với các loại rau củ nguồn gốc Trung Quốc và phát hiện chất Sodium Hydrosulphite tồn dư trong 5 loại rau được tiêu thụ nhiều nhất gồm: cải xoăn, cải bắp, cải thảo, đỗ đua và cải bắp trắng.

Thời gian qua, lượng rau củ từ Trung Quốc "chảy" về Việt Nam ùn ùn. Rau củ quả là mặt hàng thuộc mục kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng tổ kiểm dịch y tế cửa khẩu Tân Thanh mới thực hiện được việc kiểm tra nhanh. Vì thế chỉ xác định được hai chất phôtphat và cacbamat (thuộc nhóm hóa chất bảo vệ thực vật), nếu có các chất thuộc dư lượng thuốc kích thích tăng trưởng hay nhóm hóa chất khác thì không phát hiện được

Các thương lái cho biết: Thông thường rau Trung Quốc có những điểm khác rau ta: Bắp cải, cải thảo rất tròn và mượt, không bị nhàu, xước, đầu búp uốn vào không bị xoăn. Các rau cải làn, cải thìa, hành, thìa là, rau thơm...chủ yếu đều bó bằng nhiều sợi rơm chập vào nhau và xoắn. Rau cải mớ thường tròn, lá ngắn hơn rau của ta. Cà chua cuống xanh hoặc hơi phớt hồng trong khi bên ngoài đã tròn đỏ căng do họ dấm cả cót lớn. Các loại củ như cà rốt, củ cải và quả su su thường to hơn của ta, các rãnh củ rất nông và da trơn, sờ vào rất mát...

Người tiêu dùng sẽ phải sử dụng trực giác

Trước tình trạng không thể kiểm duyệt hết thành phần hoá học và xuất xứ của từng loại rau củ nhập về từ Trung Quốc, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, lựa chọn rau quả tươi cần chú ý đến hình dáng bên ngoài: Còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát, trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống. Cảnh giác với loại quá "mập", "phổng phao"; Về màu sắc: Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo.
 
 Chú ý các loại quả xanh và màu sắc bất thường.

Chú ý cảm giác "nhẹ bỗng" của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích tăng trưởng và hoá chất bảo vệ thực vật; Nhiều loại quả còn dính hoá chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả... có các vết lấm tấm hoặc vết trắng; Nếu lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hoá chất bảo vệ thực vật."

Có nghĩa là, quý bà nội trợ VN đi mua rau cần phải ngó xem màu sắc, rờ xem có thâm nhũn, ngửi xem có mùi hóa chất… hay không. Nghĩa là, không cần gì tới công cụ khoa học nữa.

http://vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=137689
 
.....Như-Ý

Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 61 đến 63 trên tổng số 63 bài trong đề mục