Đồ Dùng Độc Hại
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
HongYen 30.05.2007 07:08:53 (permalink)
Sản phẩm dệt may Trung Quốc chứa chết gây ung thư
 Thứ Bảy, 26/05/2007, 12:02 GMT+7


Các sản phẩm dệt may của Trung Quốc có thể khiến người sử dụng tiếp xúc với những hóa chất độc hại gây ung thư.
Thợ dệt ở Tứ Xuyên  

Trong tài liệu do nhật báo Sydney Morning Herald (Úc) thu thập, một loại mền hiệu Sheridan Indulgence nhập từ Trung Quốc, đang được bày bán rộng rãi trên khắp Úc, có chứa hàm lượng formaldehyde với tỉ lệ cao gấp 10 lần cho phép của các tiêu chuẩn quốc tế.

Cơ quan kiểm tra các sản phẩm len của Úc cho biết hàm lượng formaldehyde có trong mặt hàng này là 2790 ppm (phần triệu).

Các nhà sản xuất Trung Quốc sử dụng formaldehyde này để làm mềm, chống nhăn và chống co rút các sợi vải nhân tạo dùng trong các bộ drap, gối giường ngủ, áo quần trẻ em và đồ chơi bằng vải. Từ năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người, có thể gây tác hại cho da và hệ thống hô hấp dù chỉ với một hàm lượng rất thấp cũng như các bệnh về bạch cầu, ung thư phổi...

Trước đó, ngày 22/5 Cục Bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu đã lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng thế giới đang mất lòng tin vào hàng hóa Trung Quốc sau những vụ dược phẩm giả và thức ăn vật nuôi xuất xứ từ nước này làm chết người và thú nuôi ở Panama, Mỹ. Gần đây, Panama lại phát hiện thêm diethylene glycol, hóa chất độc hại, trong mặt hàng kem đánh răng của Trung Quốc.

TH8X theo VnMedia
http://thehe8x.net/news/Thoi-Cuoc/2007/05/21/16975.php
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.06.2007 23:04:26 bởi HongYen >
#1
    HongYen 30.05.2007 07:46:36 (permalink)
    Phát hiện kem đánh răng Trung Quốc có chất độc
     
    Ngọc Lý

    titleAndStar(1276,0,false,false,"","")
    VIP

    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=272068&mpage=1&key=&#272068
    #2
      HongYen 31.05.2007 09:50:11 (permalink)
      Cảnh báo về đồ chơi Trung Quốc
      28 Tháng 5 2007 - Cập nhật 14h57 GMT
       
       
      Đồ chơi sản xuất ở Trung Quốc được xuất khẩu đi khắp thế giới
       
      Các viên chức phụ trách y tế và an toàn tại Trung Quốc cho biết hơn một phần năm đồ chơi do Trung Quốc sản xuất là có khả năng không an toàn cho trẻ.
       
      Chính phủ Trung Quốc đã hứa thực hiện thêm các điều tra và ngăn chặn các nhà sản xuất không được bày những giấy chứng nhận an toàn giả.
      Giới chức Trung Quốc tuyên bố họ vừa phát hiện một loạt những vấn đề với những đồ chơi không đạt tiêu chuẩn.
       
      Một số đồ chơi có những bộ phận sắc nhọn có thể làm tổn thương trẻ em.
      Những đồ chơi khác có những bộ phận mà các em bé có thể nuốt vào bụng.
       
      Thậm chí đã có những tin tức về đồ chơi nhồi bông của Trung Quốc được nhồi bằng đồ phế thải công nghiệp.
       
      Trung Quốc cho biết họ xuất khẩu 70% đồ chơi trên thế giới và chỉ riêng lượng đồ chơi bán sang Mỹ đã trị giá 5 tỷ đô la một năm.
       
      Trong khi hầu hết những đồ chơi không đủ tiêu chuẩn có lẽ cuối cùng đều được bán ra tại Trung Quốc nhưng cũng đã có những vấn đề tại cả những nước khác.
       
      Cả Mỹ và Liên hiệp châu Âu trong tháng này đều đã ra các cảnh báo về đồ chơi của Trung quốc.
       
      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2007/05/070528_chinesetoys.shtml
      #3
        HongYen 03.06.2007 10:13:28 (permalink)
        Mỹ ra cảnh báo về kem đánh răng Trung Quốc
        02 Tháng 6 2007 - Cập nhật 10h56 GMT
         
         
        Hàng nghìn tuýp kem đánh răng đã bị thu giữ ở Trung Mỹ
         
        Quan chức Mỹ cảnh báo người tiêu dùng không sử dụng kem đánh răng sản xuất tại Trung Quốc sau khi tìm thấy độc chất trong một lô hàng.
         
        Cơ quan quản lý dược và thực phẩm (FDA) cho hay, các tuýp thuốc đánh răng có chứa độc tố diethylene glycol, vốn là nguyên nhân dẫn tới cái chết của ít nhất 50 người ở Panama năm ngoái.
         
        FDA cho biết, các nhãn hiệu bị ảnh hưởng thường được bán tại các cửa hiệu bán lẻ nơi “có thể mặc cả”.
         
        Lời cảnh báo được đưa ra giữa lúc có một loạt scandal nhiễm độc liên quan tới mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước Trung Mỹ.
         
        Hôm thứ Năm, cơ quan y tế Nicaragua đã thu giữ 40 nghìn tuýp thuốc đánh răng do Trung Quốc sản xuất có chưa độc tố diethylene glycol (DEG).
         
        Cộng hòa Dominica, Panama và Costa Rica đã loại hàng nghìn tuýp thuốc đánh răng ra khỏi các siêu thị.
         
        FDA phát đi cảnh báo sau khi phát hiện và giữ một lô hàng thuốc đánh răng có 3% hàm lượng DEG tại biên giới Mỹ.
         
        Cơ quan này cũng tìm thấy độc tố DEG trong kem đánh răng bán tại các cửa hàng phân phối và bán lẻ.
         
        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/story/2007/06/070602_warningchinesetoothpaste.shtml
        #4
          HongYen 03.06.2007 10:26:22 (permalink)

          độc tố diethylene glycol (DEG).

           
          Thứ Ba, 29/05/2007, 07:57

          Thu hồi kem đánh răng Mr Cool và Exel của Trung Quốc
           
          TP - Ngày 28/5, Cục Quản lý dược Việt Nam (Bộ Y tế) đã gửi văn bản tới các Sở Y tế trên toàn quốc yêu cầu  phối hợp với Chi cục quản lý thị trường thu hồi ngay 2 loại kem đánh răng Mr Cool và Exel nếu phát hiện được trên thị trường. 
           
          >> Trung Quốc cho điều tra thuốc đánh răng có chất độc
           







          Kem đánh răng Mr. Cool  chứa độc tố diethylene glycol. Ảnh: wkm.com
          Đây là 2 loại kem đánh răng có xuất xứ từ Trung Quốc, lưu hành tại Panama và có hàm lượng chất độc tố diethylen glycol cao gấp 50 lần hàm lượng cho phép.
           
          Theo đánh giá của các nhà khoa học Việt Nam diethylene glycol là loại hóa chất nhập ngoại, sử dụng sản xuất dầu nhớt xe máy, ô tô và dùng trong chế tạo vật liệu cao phân tử. Đây là loại hóa chất này cực độc và có sức hút ẩm rất nhanh và mạnh, có thể gây bỏng nếu bị dính vào da.
           
          Chất diethylene glycol không được sử dụng trong thực phẩm, mỹ phẩm. Được biết, tới thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa phát hiện được 2 loại kem đánh răng này trên thị trường Hà Nội và Lạng Sơn.
           
          Thái Hà
           
          http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=85467&ChannelID=9
          #5
            HongYen 01.07.2007 23:25:08 (permalink)
            Chủ Nhật, 01/07/2007, 06:00 (GMT+7)

            Bồn nước inox cũng gây ung thư?
             
            TT - Hàm lượng mangan (Mn) có trong vật liệu sản xuất bồn chứa nước inox Toàn Mỹ cao gần gấp bốn lần tiêu chuẩn cho phép.
             
            Đó là kết quả mà Trung tâm Kỹ thuật 1 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đưa ra sau khi kiểm định sản phẩm này.
             
            Đội quản lý thị trường số 14 thuộc Chi cục Quản lý thị trường TP Hà Nội đã đến kiểm tra cửa hàng kinh doanh, bán và giới thiệu bồn nước inox Toàn Mỹ ở Thái Hà, Q.Đống Đa, TP Hà Nội hồi tháng năm.
             
            Tổ kiểm tra đã quyết định lấy mẫu sản phẩm là bồn chứa nước không gỉ tại cửa hàng gửi đến Trung tâm Kỹ thuật 1 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để giám định. Mẫu được gửi đi là một chiếc bồn chứa nước nhãn hiệu Toàn Mỹ kiểu nằm ngang, có ghi dung tích 500 lít.
             
            Ngày 24-5, Trung tâm Kỹ thuật 1 đã có thông báo gửi lại cho Đội quản lý thị trường số 14. Kết quả thẩm định trong thông báo là hàm lượng Mn trong vật liệu dùng để sản xuất bồn chứa nước Toàn Mỹ lên đến 7,7% ở phần chỏm cầu và 7,49% ở phần thân bồn. Trong khi đó, đối chiếu với bộ tiêu chuẩn về sản xuất bồn chứa nước bằng thép không gỉ do chính đơn vị sản xuất (Công ty TNHH TM & SX Toàn Mỹ Bình Dương) ban hành, hàm lượng Mn tối đa trong vật liệu thép không gỉ 304 chỉ được phép lên tối đa đến 2%. Như vậy, thực tế hàm lượng Mn của bồn chứa nước Toàn Mỹ đã vượt gần gấp bốn lần tiêu chuẩn công bố.
             
            Không đúng loại thép.
             





            Đội quản lý thị trường số 14 còn yêu cầu Trung tâm Kỹ thuật 1 thẩm định bồn chứa của một đơn vị sản xuất khác. Kết quả thẩm định cho thấy vật liệu chế tạo của sản phẩm này có thành phần hóa học phù hợp với loại thép không gỉ mác SUS 304. Vật liệu chế tạo phần chỏm cầu trên của bồn có thành phần hóa học phù hợp với loại thép không gỉ SUS 430LX theo tiêu chuẩn. Hàm lượng Mn trong vật liệu chế tạo của loại bồn này ở phần chỏm cầu trên chỉ là 0,033%.
            (H.T.)
            Trung tâm Kỹ thuật 1 còn khẳng định vật liệu dùng để chế tạo bồn chứa nước này không phải loại thép không gỉ mang mác SUS 304 theo tiêu chuẩn.
             
            Theo đánh giá của các nhà khoa học, Mn là một chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, nó có tác động rất nguy hiểm với thần kinh và sự phát triển trí tuệ, nhất là trẻ nhỏ. Những nguồn nước có hàm lượng Mn vượt quá mức cho phép sẽ sinh ra lượng vi khuẩn lớn ảnh hưởng đến đường ruột.
             
            GS-TS hóa học Nguyễn Quang Toản, giám đốc Trung tâm Chất lượng quốc tế, cho rằng cũng như một số nguyên tố vi lượng khác, với hàm lượng cao, Mn có rất nhiều khả năng gây ung thư cho người. GS Toản còn nói trong quá trình tư vấn cho các doanh nghiệp để họ lấy chứng nhận ISO, ông đã phát hiện một số đơn vị dùng nguyên liệu không đúng tiêu chuẩn để sản xuất bồn chứa nước.
             
            Ảnh hưởng sức khỏe
             
            GS-TS Nguyễn Quang Toản khẳng định nguyên tắc của việc sản xuất bồn chứa nước là phải dùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu dùng loại vật liệu có hàm lượng Mn quá cao chắc chắn nguồn nước chứa trong bồn sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, các muối của Mn sẽ hòa tan dần vào nước và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Hậu quả của những tác động này không thể phát hiện được trong một sớm một chiều mà phải trải qua quá trình lâu dài.
             
            Ông Vương Chí Dũng, chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường TP Hà Nội, cho rằng đây mới chỉ là những nhận định bước đầu nhưng rõ ràng những gì kiểm chứng cho thấy “Toàn Mỹ đã ăn gian nguyên liệu đưa vào để sản xuất sản phẩm. Trong khi họ công bố dùng thép SUS 304 nhưng trong thực tế lại dùng loại thép khác. Và loại thép này thì Bộ Y tế đã có văn bản trả lời là có ảnh hưởng đến sức khỏe”.
             
            GS-TS Nguyễn Quang Toản nói: “Hiện nay, nếu mua đúng loại thép không gỉ dùng để sản xuất bồn chứa nước theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì giá thành sản phẩm sẽ đắt hơn ít nhất gấp hai lần giá bán hiện tại”.
             
            H.THUẬT - K.LUNG
             





            Ông Nguyễn Thế Hoán, tổng giám đốc Công ty Toàn Mỹ:
             
            Sẽ sửa lại công bố chất lượng
             
            Ngày 30-6, ông Nguyễn Thế Hoán - tổng giám đốc Công ty Toàn Mỹ - thừa nhận kết quả kiểm định mà Trung tâm Kỹ thuật 1 đưa ra. Tuy nhiên, ông Hoán không cho rằng hàm lượng Mn trong vật liệu chế tạo cao sẽ khiến hàm lượng Mn trong nước được chứa trong bồn đó cao theo.
             
            Giải thích về hiện tượng hàm lượng Mn trong vật liệu sản xuất bồn chứa nước cao hơn tiêu chuẩn, ông Hoán cho rằng Toàn Mỹ chỉ có lỗi là không chú ý đến những tiêu chuẩn do chính mình công bố. Ông nói: “Những tiêu chuẩn đó đã lỗi thời do nó được công bố từ khi sản phẩm đầu tiên ra đời. Trong điều kiện sản xuất hiện nay, không thể sản xuất tất cả sản phẩm đều có chất lượng, tỉ lệ hợp chất như nhau được. Ngoài ra, chúng tôi khẳng định rằng hiện có rất nhiều đơn vị sản xuất cùng ngành đang sử dụng loại vật liệu mà chúng tôi đang sử dụng”.
             
            Khi được hỏi liệu Toàn Mỹ có biện pháp nào để khắc phục hiện tượng trên, ông Hoán cho biết: “Toàn Mỹ sẽ tiến hành... sửa lại công bố chất lượng(?!), đồng thời sẽ gửi những mẫu nguyên liệu mà công ty đang sử dụng đến các cơ quan chuyên môn để thẩm định tác động của nó đối với người tiêu dùng”.
             
            Cùng ngày, ông Nguyễn Thế Hoán cũng ký một văn bản gửi các cơ quan thông tấn báo chí: “Chúng tôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ các thông tin cần thiết để có thể chính thức cung cấp đến người tiêu dùng những số liệu có cơ sở khoa học và phù hợp với thông lệ quốc tế trong thời gian gần nhất”.
            (H.T.)

             
            http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=208285&ChannelID=3
            #6
              HongYen 14.07.2007 21:21:28 (permalink)
              Hàng hóa TQ gây lo ngại ở Mỹ
              11 Tháng 7 2007 - Cập nhật 14h07 GMT

               
              Ngày càng có nhiều sản phẩm của Trung Quốc được nhập vào Mỹ - nhưng một loạt vụ xảy ra gần đây làm nhiều người tự hỏi chúng có an toàn không.
               
              Cái chết của 51 người tại Panama bị quy cho loại thuốc ho có chứa diethylene glycol, một chất thường dùng trong việc chống đông. Cũng hóa chất này được tìm thấy trong thuốc đánh răng của Trung Quốc bán ở Mỹ và Canada.

              Đầu năm nay, hơn 100 loại thức ăn cho chó, mèo bị thu hồi ở Mỹ sau khi nhiều con bị chết vì ăn phải thực phẩm có chứa hắc tố.

              Hôm thứ Ba, truyền thông nhà nước loan tin Cựu cục trưởng Dược và Thực phẩm Trịnh Hiểu Du đã bị xử tử.

              Ông Trịnh Hiểu Du bị kết án tử hình hồi tháng Năm, sau khi bị quy tội nhận khoản tiền hối lộ tương đương 850.000 đôla để cấp phép cho hàng trăm loại thuốc, trong đó có nhiều thuốc không.
              Vụ này cho thấy Bắc Kinh cũng muốn chứng tỏ họ xem trọng vấn đề.

              Nhưng khổ nỗi tốc độ bành trường của Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng thanh tra của nước này không theo kịp.

              ‘Đáng sợ’
               
              Từ phía Mỹ, David Acheson, thuộc cơ quan kiểm tra FDA, nói: “Chúng tôi phải tập trung kiểm tra ở những khu vực đã xác định có vấn đề. Chúng tôi không thể kiểm tra tất cả.”





              Mỹ đã áp đặt kiểm soát nhập khẩu với năm loại cá và hải sản Trung Quốc
              FDA không có đủ lực lượng để gửi nhiều thanh tra tới Trung Quốc, theo lời ông Acheson, và vì thế họ hợp tác với Trung Quốc để giải quyết vấn đề.

              Dĩ nhiên, Trung Quốc không phải là nước duy nhất có vấn đề an toàn thực phẩm. Cái khác biệt là tầm mức của vấn đề ở Trung Quốc có vẻ liên tục hơn.

              Ruth Frechman, thành viên của Hội Ăn kiêng Mỹ tại California, nói một loạt vụ việc gần đây khiến người ta lo lắng.

              Theo bà, vấn đề chính là các nhãn hiệu thực phẩm không nói rõ các chất liệu đến từ đâu – và ngay cả nhà hàng cùng người bán sỉ cũng có khi không biết.

              Bà bình phẩm: “Rất đáng sợ cho người tiêu dùng, anh không biết là sản phẩm ấy là của Trung Quốc nữa cơ…thế nên người tiêu dùng chẳng thể làm gì hơn.”

              Ví dụ thành công
               
              Một bài học có thể tìm thấy qua cách làm việc của ngành công nghiệp pháo hoa, tức là họ tập trung cho vấn đề giáo dục và kiểm tra sản phẩm nghiêm ngặt ngay tại Trung Quốc.




              Sự kiểm tra an toàn với pháo hoa đã giúp Trung Quốc xâm nhập thị trường Mỹ
              Vào cuối thập niên 1980 và đầu 1990, tiêu chuẩn của pháo hoa Trung Quốc thấp đến mức 75% không qua được kiểm tra an toàn của Mỹ.

              Để giải quyết, các nhà nhập khẩu Mỹ được khuyến khích trả tiền để có hoạt động kiểm tra ở Trung Quốc. Cái gọi là Phòng thí nghiệm tiêu chuẩn pháo hoa Mỹ (AFSL) đã thanh sát hoạt động ngay từ khâu lắp ráp.

              Ít nhất ba phần tư nhà nhập khẩu pháo hoa Mỹ đã đăng ký, và phòng thí nghiệm nay có 50 kỹ thuật viên ở Trung Quốc.

              Từ 1994 trở đi, tỉ lệ thương tật trong người tiêu dùng Mỹ đã giảm hơn hai phần ba và doanh thu pháo hoa cũng tăng. Nay 99% pháo hoa ở Mỹ là có gốc Trung Quốc.

              Dĩ nhiên, đa số hàng hóa nhập từ Trung Quốc là rất an toàn – nhưng chừng nào tiêu chuẩn còn chưa được cải thiện trên toàn quốc, thì người tiêu dùng Mỹ còn phải nhờ các nhà quản lý kiểm tra rủi ro trước khi chúng gây ra tai nạn.
              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/story/2007/07/070711_china_goods_safety.shtml
               
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.07.2007 21:28:32 bởi HongYen >
              #7
                HongYen 14.08.2007 12:24:04 (permalink)



                Chủ công ty sản xuất đồ chơi Lee Der của Trung Quốc tự sát


                13/08/2007
                 
                 
                Khoảng 80 loại đồ chơi bán ở Mỹ từ tháng 5 đã bị thu hồi vì lý do an toàn, trong đó có các loại đồ chơi khá phổ biến như Big Bird, Elmo, và Dora the Explorer
                 
                Một nhật báo Trung Quốc cho hay người chủ của một công ty sản xuất ra các món đồ chơi bị ra lệnh thu hồi ở Mỹ vì vấn đề an toàn đã tự tử. 

                Hôm nay, nhật báo Đô thị Nam phương đưa tin người ta tìm thấy xác ông Trương Thư Hồng thuộc công ty Lee Der hôm thứ bảy tại nhà máy của ông ở tỉnh Quảng Đông.
                 
                Hồi đầu tháng này đại công ty đồ chơi Fisher-Price của Hoa Kỳ đã cho thu hồi gần một triệu món đồ chơi do công ty Lee Der sản xuất ra khỏi  các cửa hiệu trên khắp thế giới.
                 
                Fisher-Price, một chi nhánh của Mattel, đã ra lệnh thu hồi sau khi tìm thấy các sản phẩm đó được sơn bằng các loại sơn có chứa chì - một loại độc tố có thể làm ảnh hưởng đến não bộ của trẻ em. 
                 
                Chính phủ Trung Quốc đã đình chỉ xuất khẩu các sản phẩm của Lee Der và một công ty sản xuất đồ chơi khác có các sản phẩm đã bị thu hồi vào tháng 6 vì những lý do về an toàn. 
                 
                http://www.voanews.com/vietnamese/2007-08-13-voa23.cfm
                #8
                  Ngọc Lý 14.08.2007 12:41:27 (permalink)
                  Em có thắc mắc về nguồn tin chị Hồng Yến vừa đưa, xin chị Hồng Yến và các bạn trong thư quán giải thích hộ ;



                  Tin BBC: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2007/08/070813_toyboss_suicides.shtml

                  Theo tờ Nam Phương Đô Thị Báo và một số nguồn tin khác, ông Trương tự treo cổ chết hôm thứ Bảy.

                  Được biết ông đã tự vẫn ngay tại nhà máy.



                  Tường trình sự việc


                  Tờ Nam Phương Đô Thị Báo trích lời một đốc công của công ty nói: "Khi tôi tới hiện trường vào lúc 5 giờ chiều thì cảnh sát đã bao vây khu vực này. Tôi thấy sếp của tôi có hai vết cắt sâu trên cổ."


                  Có thể nào một người tự treo cổ rồi cắt cổ mình không ?

                  Hay tự cắt hai vết sâu trên cổ mình rồi sau đó treo cổ, cho chắc ăn ?

                  Một nhà sản xuất đồ chơi trẻ em mà phải cố gắng đến thế này cho "chết chắc" thì thảm nhỉ 

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.08.2007 12:49:06 bởi Ngọc Lý >
                  #9
                    HongYen 14.08.2007 13:14:43 (permalink)
                    Xin trả lời Ngọc Lý và Quý Bạn,
                     
                    Đây là ý kiến cá nhân chưa kiểm chứng.
                     
                    * Những người (ông Trương) tự treo cổ chết
                    đàn ông thì xuất tinh... nếu treo cổ thiệt, đàn bà thì chưa nghe nói...
                     
                    *có hai vết cắt sâu trên cổ.
                    chuyện có hai vết cắt trên cổ để Ngọc Lý hay nghiên cứu tỉ mỉ (cho thoả dạ) hay suy luận nhiều chiều; làm cho nhiều người khó tai nghe.
                     
                     
                    Nói ra điều nầy những mong Ngọc Lý và Quý Bạn chiếu cố, phân tách, rồi dủa tiếp thì có Bạn Dân hay NL cưu bồ.



                     
                    #10
                      HongYen 04.10.2007 08:55:02 (permalink)



                      Câu Chuyện Thầy Lang: Ngộ Độc Với Chì  
                       
                       
                      BÁC SĨ NGUYỄN Ý- ĐỨC . Việt Báo Thứ Sáu, 9/14/2007, 12:02:00 AM




                      Trong tháng vừa qua, nhiều chục triệu đồ chơi dành cho trẻ em sản xuất từ Trung quốc đã bị Cơ quan An toàn Tiêu thụ Hoa Kỳ ra lệnh thu hồi vì vi phạm tiêu chuẩn an toàn, có thể gây rủi ro sức khỏe cho các em. Các đồ chơi này được hào nhoáng làm đẹp bề ngoài với sơn có hàm lượng chì quá cao. Nhà nhập cảng tỏ vẻ rất bất mãn với việc làm cẩu thả và không đúng yêu cầu của các công ty sản xuất. Khoảng 75% đồ chơi của trẻ em trên thị trường Hoa kỳ do Trung Hoa thực hiện. Các đồ chơi này gồm có dây chuyền cổ, vòng tay, bông tai, nhẫn, trống nhỏ, phấn viết, xe và đường rầy xe lửa, đồ chơi bắng nhựa…
                      Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, các sản phẩm có quá .06% chì đều bị thu hồi.
                      Giới sản xuất biện hộ, nói lỗi là tại quý vị không chịu thanh tra kiểm soát kỹ càng các món hàng trước khi đưa ra thị trường. Ngoài ra, quý vị đặt mua đồ chơi với giá quá rẻ thì làm sao chúng tôi sử dụng nguyên liệu tốt được. Sơn không chì đắt gấp ba lần sơn pha chì. Tiền nào của nấy mà.
                      Và cũng để “ăn miếng trả miếng”, ông “siêu nhân- số” buộc tội ông “siêu- tiêu- thụ dầu- hỏa” rằng, đậu nành của quý quốc cũng gây nhiều độc hại cho giới tiêu thụ chúng tôi lắm vì có quá nhiều thuốc diệt sâu bọ, cỏ dại nguy hiểm và đôi khi lại lẫn cả đất. Họ yêu cầu Hoa Kỳ điều tra nội vụ và áp dụng các biện pháp hữu hiệu, tránh tái diễn. Hàng năm Trung quốc nhập cảng nhiều tỷ mỹ kim đậu nành từ Hoa Kỳ.
                      Vấn đề quan trọng đến nỗi vị Giám đốc một công ty chế tạo đồ chơi tại Trung quốc tự vẫn.
                      Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc George W. Bush phải trực tiếp than phiền với Chủ tịch Trung quốc Hồ Cẩm Đào tại Hội Nghị APEC tuần vừa qua tại Úc Châu.
                      Và lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ cũng yêu cầu nhà nhập cảng đồ chơi nhiễm chì ra điều trần nội vụ. Vì chì trong lớp sơn đồ chơi có thể gây ngộ độc cho trẻ em khi tiếp xúc cầm chơi lâu ngày.
                      Sơn pha chì để có độ bóng được dùng rất phổ biến cho tới thập niên 1960, giảm dần tới thập niên 1970 và hầu như không được phép dùng từ năm 1978. Nhờ đó, theo Cơ quan Kiểm soát Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC), vào năm 1978 có khoảng 13.5 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ có hàm lượng chì trong máu rất cao, trên 10µg/dl. Tới năm 2002, con số này giảm xuống còn 310.000 em sau khi có các kiểm soát, biện pháp giới hạn dùng chì trong vài ngành kỹ nghệ.
                      Trước nhiều áp lực, ngày 11 tháng 9 năm 2007, Trung quốc đã ký bản cam kết, cấm không cho dùng sơn có chì với các đồ chơi trẻ em nhập cảng vào Hoa Kỳ.
                      Thực là điều vạn hạnh, vì sức khỏe con em nơi đây được bảo vệ quá chu đáo.
                      * Chì là gì?
                      Chì là một kim loại nặng màu xám xanh có nhiều trong vỏ trái đất. Khi gặp không khí và nước, một lớp hợp kim được tạo ra, bao che chì khỏi bị gỉ sét, ăn mòn.
                      Chì hiện diện tự nhiên trong môi trường và nhất là qua sự sử dụng chì trong kỹ nghệ.
                      Chì có nhiều trong các loại ống dẫn nước hoặc hơi đốt, quả cân, đạn dược, bao dây cáp, chế tạo bình điện xe hơi, chất mầu trong sơn, thuốc nhuộm, men bóng đồ gốm. Đã có thời kỳ, xăng dầu được pha thêm chì để tăng hiệu năng và phẩm chất. Tuy nhiên, từ tháng 1 năm 1996, Hoa Kỳ đã cấm pha thêm chì vào xăng chạy xe hơi, ngoại trừ xăng dùng cho máy bay  và các xe không lưu hành trên trục lộ giao thông. Một số quốc gia đang phát triển vẫn tiếp tục pha chì trong xăng.
                      Khi vào môi trường, các phân tử chì lan tỏa rất xa trong không khí. Mưa làm chì rớt xuống mặt đất và nước.
                      Nguồn gốc ngộ độc chì
                      Nguồn gốc đưa tới nhiễm độc chì gồm có:
                      -Sơn nhà. Tại Hoa Kỳ, đa số nhà xây cất trước năm 1978 đều dùng sơn pha chì, nhưng sau đó, chính quyền liên bang đã cấm dùng. Hiện nay, vẫn còn khoảng 38 triệu căn nhà được sơn với sơn pha chì.
                      Chì bám ở tường, trần nhà, sàn nhà, khuôn cửa của các ngôi nhà cũ này. Nếu lớp sơn bị tróc, chì rơi ra ngoài và gây ngộ độc, nhất là khi trẻ em chơi dưới đất, vô tình ăn phải.
                      Theo quy luật của liên bang, người bán nhà phải cho người mua biết nếu có dư sản chì trên kiến trúc hay không.
                      -Đất chung quanh nhà nhiễm chì từ các lớp sơn cũ
                      -Bụi bậm trong nhà có chì từ sơn tường cũ hoặc đất theo giầy dép mang vào nhà.
                      -Chì trong nước nếu dùng ống dẫn nước bằng kim loại có chất chì. Từ thập niên 1980, Hoa kỳ đã cấm sử dụng ống nước có chì và hàn chì trong hệ thống dẫn nước công cộng. Các ống kim loại hàn bằng chì có thể nhả các phân tử chì vào nước.
                      - Chì có nhiều trong đất, nhất là gần trục lộ giao thông, nhà xây cất từ lâu, vườn hoang, hầm mỏ, khu kỹ nghệ, khu chứa rác, lò đốt. Làm việc hoặc sinh sống ở gần các khu vực này có thể bị nhiễm chì qua nước uống, thực phẩm, không khí.
                      -Công nhân làm việc trong kỹ nghệ luyện chì, làm dụng cụ bằng nhựa plastic, hàn cắt thép, làm bình điện xe tự động, kỹ nghệ đồ gốm, đập phá nhà cũ, tu bổ bình tản nhiệt xe hơi…ddều dễ dàng nhiễm chì.
                      -Chì trong xăng xe hơi. Đây là nguồn chì khá lớn phát ra từ ống khói xe. May mắn là từ năm 1980, Hoa Kỳ đã dần dần loại bỏ chì ra khỏi xăng dầu.
                       -Đồ chơi trẻ em, xích đu hoặc bàn ghế cũ quét với sơn có nhiều chì.
                      -Thực phẩm nước uống đựng trong bát đĩa, bình chứa phủ men bóng.
                      - Rau, trái cây đôi khi có bụi chì bám vào, nên cần được rửa sạch trước khi ăn.
                      -Rượu whisky sản xuất lậu với máy chưng cất hàn bằng chì cũng có thể có chì.
                      -Thuốc lá nhả ra một lượng chì đáng kể.
                      -Hộp kim loại hàn bằng chì để đựng thực phẩm.
                      -Trong một vài mỹ phẩm (Kohl) hoặc thuốc nhuộm tóc, keo xịt tóc sản xuất từ các quốc gia Đông Nam Á châu, Ấn độ có hàm lượng chì khá cao
                      Tại Việt Nam, ngộ độc chì là vấn đề thường thấy và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mọi người. Tuy nhiên, dường như dân chúng chưa ý thức được sự hiện diện và nguy hại của rủi ro này, vì thiếu hướng dẫn cũng như vì môi trường nơi đây còn quá ô nhiễm với mọi tác nhân gây bệnh.
                      Ngoài các nguồn chì kể trên, chì còn đến từ thực phẩm thực vật như rau muống, rau rút, cần nước, ngó sen…ddược trồng ở nơi có nguồn chất thải kỹ nghệ chứa nhiều kim loại như chì, kẽm.
                      Các loại bình thiếc chứa nước, chưng cất và đựng rượu có hàm lượng chì khá cao.
                      Khói thuốc lá cũng có nhiều chì, mà bà con mình tiêu thụ thuốc lá có hạng trên thế giới.
                      Ở vùng nông thôn, các em chơi bi làm các viên bi tròn bằng chì, đánh đáo với các cục chì dẹp, đúc chì làm vật nặng kéo dây câu cá hoặc phụ việc tại các cơ sở làm bình điện xe hơi, sửa xe…thường xuyên tiếp cận với chì.Các loại đồ chơi ngoài vườn làm bằng kim loại hàn chì rồi sơn với nước sơn pha chì, các bàn ghế nhỏ cho trẻ em chơi làm bằng nhựa phủ mầu sơn chì.
                       Hàng ngày, trên các trục giao thông đô thị, xe cộ tắc nghẽn, khói xăng dầu thả ra rất nhiều bụi, khói chì vao khách qua đường, ngồi xe…
                      Mực viết cũng có chì, rồi lại còn bút chì, đồ sứ như chén đĩa ly tách mẫu mã đẹp vẽ nhiều mầu sắc rực rỡ với chất mầu có nhiều chì phụ gia. Khi tiếp xúc với thức ăn nóng, thức ăn có chất acit như dưa chua, nước hoa quả, sữa, rượu bia, chì trong bột mầu sẽ thôi ra.
                      Nhìn đâu cũng thấy chì….
                      Chì vào cơ thể bằng cách nào
                      Chì nhiễm vào cơ thể qua:
                      -Qua đường hô hấp, khi bụi bặm và không khí theo hơi thở vào phổi rồi mau chóng chuyển sang máu.
                      -Qua ăn uống thực phẩm có chì hoặc tay dính chì đưa lên miệng trong khi làm việc.
                      Hàm lượng chì hấp thụ vào máu tùy theo tuổi và tùy theo lượng thực phẩm trong dạ dày. Khi ăn no, chỉ có 6% chì chuyển sang máu, còn lúc đói bụng thì có tới 60% chì vào máu.
                      Với cùng số lượng chì ăn vào, trẻ em hấp thụ sang máu nhiều hơn người lớn.
                      -Qua lớp da, tuy ít khi xẩy ra, đặc biệt là khi da bị trầy trụa, thương tích.
                      Từ máu, chì chuyển vào các cơ quan như gan, thận, não, lá lách, cơ bắp, tim…
                      Sau vài tuần lễ, đa số chì xâm nhập xương và răng và ở đó cả vài chục năm. Phần còn lại theo nước tiểu thải ra ngoài.
                      Nếu thường xuyên tiếp cận với chì, hàm lượng chì trong cơ thể sẽ tích tụ mỗi ngày một nhiều.
                      * Ảnh hưởng của chì với sức khỏe
                      Dấu hiệu của ngộ độc chì thường thường xuất hiện rất âm thầm, khó mà sớm phát giác. Chỉ khi nào chì tích tụ tới mức độ cao, bệnh mới rõ rệt nhưng các triệu chứng cũng không có gì đặc biệt.
                       Ở trẻ em, nhiễm độc cấp tính khiến cho các em trở nên cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, dáng đi không vững, lên cơn kinh phong. Trường hợp mãn tính, các em có dấu hiệu chậm trí, hay gây gổ, lên kinh thường xuyên, đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, đôi khi có thể đưa tới tử vong.
                      Thường thường, trẻ em bị tác hại của chì trầm trọng hơn ở người trưởng thành, đặc biệt là dưới 6 tuổi vì hệ thần kinh còn non yếu và khả năng thải độc chất của cơ thể chưa hoàn chỉnh. Một số em có thể bị nhiễm ngay từ khi còn ở trong lòng mẹ hoặc bú sữa mẹ có hàm lượng chì cao. Tới khi lớn, các em tiêu thụ thực phẩm có chì, nuốt chì lẫn trong đất, bụi khi bò chơi trên mặt đất hoặc ăn các mảnh vụn sơn tường nhà cũ.
                      Khi ngộ độc chì, người lớn hay than phiền đau tê ở đầu ngón chân, tay; bắp thịt mỏi yếu; nhức đầu, đau bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, xảy thai, kém sản xuất tinh trùng…
                      Lâu ngày, bệnh trở thành mãn tính, đưa tới suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ.
                      ( Chẩn đoán
                      Thử máu là phương thức hữu hiệu để đo mức độ chì trong máu. Chỉ cần lấy một chút xíu máu ở tĩnh mạch hoặc đầu ngón tay là đủ.
                      Mức độ không an toàn của chì trong máu là từ 10mcg/dl trở lên.
                      * Điều trị
                      Điều tiên quyết trong chữa trị ngộ độc chì là phải chấm dứt tiếp cận với nguồn phát sinh ra kim loại này để giảm nồng độ chì trong máu.
                      Ngộ độc trầm trọng được điều trị với một loại thuốc đặc biệt mà khi vào cơ thể, thuốc sẽ bám vào chì để thải ra ngoài theo nước tiểu.
                      * Phòng ngừa ngộ độc chì
                      Sau đây là mấy biện pháp để giảm thiểu và bảo vệ với ngộ độc chì:
                      1. Nhờ một chuyên viên hóa chất kiểm soát coi căn nhà mình đang ở có tàn dư chì hay không, đặc biệt nếu là nhà xây cất trước năm 1978.
                      2. Nếu sinh sống tại vùng có rủi do ngộ độc chì, nên áp dụng các phương thức phòng tránh như sau:
                      -Rửa tay trước khi ăn và trước khi đi ngủ, đặc biệt là với trẻ em chơi dưới đất.
                      -Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế với khăn ướt.
                      -Đừng cho con trẻ chơi gần trục lộ giao thông, cầu cống
                      -Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhiều sắt và calci, để giảm thiểu sự hấp thụ của chì từ bao tử vào máu.
                      - Nếu trong nhà có hệ thống ống dẫn nước bằng chì, hãy để nước chẩy tự do từ 30-60 giây trước khi dùng để loại các vẩn chì. Nên uống nước lạnh từ ống, vì nước nóng hấp thụ chì nhiều hơn, nhất là không nên dùng nước nóng trong vòi nước để pha sữa cho trẻ em.
                       Ta có thể hỏi cơ quan y tế tại địa phương hoặc công ty cung cấp nước để coi xem có thể thử nghiệm chì trong nước. Trong nước, chì không cho mùi vị hoặc mầu sắc nên khó biết.
                      -Tắm rửa, thay quần áo, dày dép trước khi về nhà, nếu làm việc nơi có chì.
                      3. Tu sửa nhà cũ có sơn pha chì:
                      -Mang thiết bị và mặc quần áo bảo vệ trong khi làm việc.
                      -Không ăn uống nơi nghi có chì.
                      -Dùng giấy nhám đặc biệt để loại bỏ sơn có chì trên tường hoặc cửa.
                      * Kết luận:
                      Tiếp cận ngắn hạn với sơn có pha một số lượng rất nhỏ chì ít khi đưa đến ngộ độc. Tuy nhiên nếu tiếp cận lâu ngày dù rằng ít một, e rằng sẽ có nhiều nguy hại, đặc biệt là với trẻ em.
                      Đồ chơi trẻ em nhập cảng từ Trung quốc bị thu hồi trong thời gian vừa qua không đáp ứng đòi hỏi an toàn của Hoa Kỳ, vì được làm đẹp với loại sơn pha chì quá cao. Do đó xin các bậc phụ huynh vứt bỏ ngay các đồ chơi này. Nếu các em đã chơi với chúng từ lâu ngày, nên hỏi ý kiến bác sĩ gia đình coi có cần thử mức độ chì trong máu các em.
                      Texas-Hoa Kỳ.


                       BÁC SĨ NGUYỄN Ý- ĐỨC
                       
                      http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=114488
                      #11
                        HongYen 14.10.2007 09:44:53 (permalink)



                        Thêm nhiều sản phẩm Trung Quốc bị thu hồi vì chứa chất chì quá cao


                        05/10/2007









                        Ðồ chơi chứa lượng chì quá mức có thể gây hại cho não bộ của trẻ emChính phủ Hoa Kỳ vừa ban hành lệnh thu hồi 500,000 đồ chơi do Trung Quốc sản xuất và các sản phẩm khác vì có chứa một lượng chì nguy hiểm.
                         
                        Trong số các sản phẩm bị Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng Hoa Kỳ ban lệnh thu hồi hôm thứ năm có móc chìa khóa, đồ chơi khối, chai nước aluminum, cũng như là đèn pin được làm dựa theo loạt phim 'Cướp biển vùng Caribe'.
                         
                        Một lượng chì quá mức có thể gây hại cho não bộ, thậm chí dẫn đến tử vong, nếu bị trẻ em nuốt phải.
                        Lệnh thu hồi hôm thứ Năm là lệnh mới nhất liên quan đến các sản phẩm đồ chơi được nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ.
                         
                        Công ty Mattel của Mỹ đã thu hồi nhiều triệu đồ chơi do phía đối tác Trung Quốc sản xuất vì có hàm lượng chì cao.
                        Các sản phẩm khác do Trung Quốc chế tạo bị thu hồi ở Mỹ trong năm nay là vì lí do an toàn. Trong số các sản phẩm này có thức ăn cho thú nuôi trong nhà, lốp xe, ken đánh răng và nôi trẻ em.

                        http://www.voanews.com/vietnamese/2007-10-05-voa22.cfm
                        #12
                          HongYen 09.11.2007 11:25:37 (permalink)




                          Trẻ em hôn mê vì đồ chơi TQ
                          08 Tháng 11 2007 - Cập nhật 13h17 GMT
                           










                          Những trẻ em nuốt phải hạt nay đã hồi phục
                          Hàng triệu đồ chơi Trung Quốc đã bị thu hồi ở Hoa Kỳ và Úc sau khi người ta phát hiện các đồ chơi này có chứa chất liên quan tới loại thuốc GHB mà những kẻ hiếp dâm hay dùng.  Năm em nhỏ đã phải tới bệnh viện sau khi chẳng may nuốt phải những hạt nhỏ có trong đồ chơi mang tên Bindeez ở Úc và Hoa Kỳ.
                           
                          Những hạt này đã được bọc bởi những chất hóa học vốn chuyển thành loại thuốc cấm GHB khi nuốt phải.
                           
                          Đây là vụ mới nhất trong một loạt các vụ về tính an toàn của đồ chơi Trung Quốc.
                          Hãng đồ chơi Mattel của Hoa Kỳ đã phải thu hồi hơn 20 triệu đồ chơi sản xuất ở Trung Quốc trong năm nay.
                           
                          Hạt màu
                          Bindeez là đồ chơi rất được ưa chuộng ở Hoa Kỳ và Úc. Trong năm 2007, Bindeez được gọi là 'Đồ chơi của Năm' ở Úc.
                          Đồ chơi này bao gồm hàng trăm hạt sáng màu mà trẻ em có thể xếp thành hình theo ý muốn và sau đó phun nước vào để định hình.
                          Những hạt này đáng ra phải được phủ một lớp chất dính không độc hại nhưng một lô hàng ở Úc được phát hiện là có chất không nằm trong công thức mẫu.
                           
                          Ở Úc, hai trẻ em tại New South Wales và một em ở Queensland phải vào viện trong hai tuần qua vì nuốt những hạt này.
                          Cả ba em nay đã hồi phục nhưng tất cả các nơi ở Úc đều đã cấm đồ chơi này.
                          Tại Hoa Kỳ, hai trẻ em bị ảnh hưởng và bị hôn mê nhưng cũng đã hồi phục.
                          Khoảng hơn bốn triệu đồ chơi Bindeez ở Mỹ và một triệu ở Úc sẽ bị thu hồi.
                          Hãng sản xuất đồ chơi Moose Enterprises có trụ sở ở Úc nói rằng những đồi chơi này được sản xuất tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
                           
                          Hãng nói trong tương lai đồ chơi sẽ được phủ bằng chất có mùi hôi để trẻ em không ăn.
                          Bộ trưởng thương mại bình đẳng của bang New South Wales của Úc, Linda Burney nói họ đang có điều tra về chuyện tại sao những hạt sản xuất ở Trung Quốc lại không đạt tiêu chuẩn.
                           
                          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2007/11/071108_chinese_toys.shtml

                           
                           
                          #13
                            HongYen 10.11.2007 09:12:16 (permalink)



                            Nam Phi, Australia, Mỹ thâu hồi đồ chơi hạt cườm của Trung Quốc


                            09/11/2007








                            Ðồ chơi Aqua Dots có thể làm trẻ em bị hôn mêNam Phi đã tham gia với Australia và Hoa Kỳ trong việc thâu hồi những đồ chơi hạt cườm do Trung Quốc sản xuất được bọc bằng một chất liệu có thể làm trẻ em hôn mê.
                             
                            Người ta tin là loại đồ chơi này đã làm ít nhất 5 trẻ em bị đau tại Australia và New Zealand, là nơi đã đưa ra lệnh thâu hồi.
                             
                            Ủy Ban An Toàn Sản Phẩm Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo tự nguyện thâu hồi đối với một sản phẩm tương tự được gọi là Aqua Dots, do công ty Spinmaster có trụ sở tại Canada phân phối.
                             
                            Khi nuốt phải thì một lớp bọc bên ngoài các hạt cườm này sẽ biến thành một chất an thần mạnh làm nhiều trẻ em bị bất tỉnh hay bị khó thở.

                            http://www.voanews.com/vietnamese/2007-11-09-voa31.cfm
                            #14
                              HongYen 11.11.2007 15:45:06 (permalink)



                              Trung Quốc xác nhận đồ chơi hạt cườm chứa chất độc hại


                              11/11/2007








                              Ðồ chơi Aqua Dots do Trung Quốc sản xuất có thể làm trẻ em bị hôn mêThông tấn xã của nhà nước Trung Quốc loan tin rằng cuộc điều tra về vấn đề kiểm tra chất lượng hàng hóa cho thấy là các hạt đồ chơi nhỏ do Trung Quốc sản xuất có chứa chất độc, và đã có ít nhất 5 trẻ em ở Australia và Hoa Kỳ bị nhiễm chất độc này.
                               
                              Theo tin của Tân Hoa Xã hôm thứ bảy, giới hữu trách Trung Quốc đã ngưng giấy phép xuất khẩu của nhà chế tạo đồ chơi này. Người ta tin rằng các hạt đồ chơi là do chính xí nghiệp, trong thành phố Thẩm Quyến ở miền nam Trung Quốc này sản xuất.
                               
                              Hôm thứ sáu, cơ quan phụ trách về an toàn sản phẩm của Trung Quốc đã ngưng xuất khẩu loại đồ chơi này. Và ba nước Hoa Kỳ, Australia và Nam Phi đã cho thu hồi chúng trên thị trường.
                               
                              Các hạt đồ chơi này được bán dưới nhãn hiệu Bendeez và Aqua Dots. Khi nuốt phải các hạt đồ chơi này chất tráng bên ngoài hạt phản ứng với chất enzyme trong bộ phận tiêu hóa tạo thành một chất an thần rất mạnh có thể gây bất tỉnh, hoặc khó thở, và nhiều trẻ em đã bị tình trạng này. Các em đều đã được chữa khỏi.
                               
                              Đây là đợt thu hồi đồ chơi gần đây nhất trong một loạt thu hồi 21 triệu món đồ chơi do Trung Quốc sản xuất trên thị trường thế giới, vì các đồ chơi này có chứa chất chì hoặc vì những yếu tố khác nguy hiểm cho trẻ.

                              http://www.voanews.com/vietnamese/2007-11-11-voa9.cfm
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9