Những ngày tháng qua
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 10 trang, bài viết từ 106 đến 120 trên tổng số 145 bài trong đề mục
Tung Son 07.02.2014 06:04:14 (permalink)
Ðón xuân này nhớ xuân xưa

Tôi nhớ không lầm thì trong một bài hát sáng tác ở hải ngoại có mở đầu bằng câu " Lại một mùa xuân ..." Vâng đúng vậy , theo lịch Tàu thì đúng như vậy , nhưng ở miền Bắc Texas giờ này lúc nóng lúc lạnh . Hôm nay đây 70 độ F , ngày mai rớt xuống 17 độ F . Cây cối trơ trụi cành lá sắp sửa được phủ đầy những mảng tuyết trắng dầy đặc , nên nếu không có thông báo của nhà thờ thì không biết Xuân có về hay chưa .

Mặc dù thứ Bảy tuần sau mới là đầu năm mới Tết con ngựa , nhưng giáo xứ Ki tô Vua chúng tôi tổ chức vui chơi Tết vào hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật 25, 26 tháng 1, 2014 . Như thường lệ sau thánh lễ ban chiều, giáo dân lục tục kéo vô hội trường kế bên để vui Xuân . Miền bắc Texas thời tiết bất thường lắm , khi nóng khi lạnh nên các cộng đồng người Việt tổ chức trong các hội trường . Chừng mười phút các dãy bàn ăn hình tròn được tràn đầy bởi giáo dân . Chung quanh là các gian hàng bán đồ chơi trẻ em , thảy bóng rỗ . Có chỗ dành riêng cho bầu cua , black jack (tương tợ như bài 21 điểm xì dách ) , xì phé kiểu Mỹ . Bên tay trái là những quán phở , bún bò Huế , bánh mì kẹp thịt , gỏi tôm cuốn và đặc biệt có bánh chưng chiên .

Bà nhà tôi và hai đứa con gái vừa bưng về hai tô phở bò , khói còn đang nghi ngút . Mới ăn được hai ba gắp thì bỗng nghe tiếng loa vang vang : " Xin mời quí khách đứng lên đễ chào cờ . Nghiêm . " Một giọng hát nữ cất lên bài ca Star Sprangle , tôi ngó lên đó là tiếng hát giọng nữ cao của một thiếu nữ Việt trong tà áo dài trắng . Tiếng hát vững chắc và mượt mà .

Bà nhà tôi ngó nhìn tô phở , lẩm bẩm : " Mãi thì không hát , vừa ăn được mấy miếng lại ca mới hát ." Tôi an ủi " Thì tui đứng che cho bà , bà cứ ăn phở đi . "
- Không được ông ơi ! Ai mà làm vậy , sau bài này còn bài ca nào nữa không ?
- Còn , còn bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa nữa .
- Vậy thì phở nguội hết trơn , ăn gì nữa .

Bài Quốc Ca được trình bày bởi các em thiếu nhi và đệm bằng những cây đàn vĩ cầm . Các em hát thật chậm vì nói tiếng Việt chưa thông thạo lắm . Vừa dứt tiếng chào cờ bà con giáo xứ vội vàng ngồi xuống xì xụp húp những tô phở , tô bún bò còn đang ăn dở dang . Trên sân khấu bác N. còn đứng nghiêm trang trọng : "Một phút mặc niệm bắt đầu , để tỏ lòng tri ân các chiến sĩ đã bỏ mình cho tổ quốc quê hương . "

Tôi đứng nhìn dáo dác xung quanh hội trường . Có kẻ đứng nghiêm có người ngồi " vô tư " mà xơi . Vô tư theo nghĩa mới là cứ tự nhiên thoải mái , nghĩa cũ là không cần phải suy nghĩ gì nhiều , không cần để ý tứ gì cả .

Tiếp theo là lời cha chánh xứ : " ... xin Thiên Chúa chúc lành cho bữa ăn của chúng con ... "

Một ông đứng cạnh tôi , nói khe khẽ : " Cha chưa đọc kinh cảm tạ xong , thì thiên hạ đã xơi gần hết . "

Tiếp theo chương trình là lời giới thiệu của chị Thanh Ngọc , xướng ngôn viên của đài phát thanh tiếng Việt của thành phố Dallas VAB 870 . Tiếng chị trong trẻo và ngọt ngào :
- Mời quí vị thưởng thức tiếng ca đang lên và sẽ lên nữa của ca sĩ Thanh Liêm trong bài hát Bây Giờ Tháng Mấy của nhạc sĩ Từ Công Phụng . "

Tôi thích nhất là tiếng nói ngọt ngào của chị khi chị kể chuyện cổ tích trên đài mà có lần tôi mở ra dô trên xe để nghe khi trên đi con đường vê nhà : " ... con rắn nó cắn cái cây ... "

Tôi nghĩ cái cây mà con rắn cắn được chắc phải mềm như cây chuối . Câu truyện này na ná như truyện Hoàng Tử Bé khi nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry vẽ hình một cái nón nỉ mà ông ta miêu tả là một con rắn nuốt một con voi to .

Thấy tôi còn đứng nhìn dáo dác đâu đó , bà nhà tôi khẻ bảo :
- Ông ngồi xuống cứ đứng làm gì , tìm ai vậy ?
- Ðược rồi bà .

Tôi dợm người định ngồi xuống , bỗng dưng nghe tiếng nói của một cậu trẻ :
- Không được ông ơi ! Ghế này tui dành riêng cho con vợ tui . Bả và mấy đứa em vợ sắp sửa tới bây giờ .

Và đến khi chúng tôi ra về , những chiếc ghế đó vẫn còn trống . Bà vợ và mấy cô em vợ cũng chưa xuất hiện .

Bà nhà tôi đon đả mời :

- Ông ăn phở không ? Không à ! Bún bò không ? Không à ? Bánh mì kẹp thịt ? Không à ?

Tôi lắc đầu , nói :
- Bà biết rồi mà , tui kiêng thịt bò , thịt heo . Phở với bún mà không có thịt thì ăn chả ra làm sao .
- Thế thì ăn bánh chưng chiên nhé ?

Nhìn cái bánh chưng từ thuở ngày xưa vua Hùng dựng nước vuông vắn , bây giờ nó bẹp dí như chiếc dĩa bay UFO dị kỳ .

- Thế thì ông ra mua bánh mì không mà ăn . Này ông , ông có thấy thằng bé cháu ông đầu bạc ngồi ở cái bàn kia không ? Kinh kệ nào nó cũng thuộc . Một lần tui ngồi đằng sau hai ông cháu đó , nghe tiếng đọc kinh rành rẽ của nó , tui ngạc nhiên lắm . Vậy mà tui quay qua quay lại không nghe tiếng đọc kinh nữa , ngó lên thì nó lăn đùng ra ghế ngủ mất tiêu . Kinh nào nó cũng thuộc làu làu . Chả bù với ông , chỉ thuộc có dăm ba kinh .

Cậu bé này thì tôi biết . Nó trắng trẻo đẹp trai , da mặt hồng hào , tuổi ngang ngang với thằng cháu nội của tôi . Tôi bước qua bên đó , chào hỏi hai ông bà H. xong , và quay sang hỏi nó :

- Cháu thuộc nhiều kinh lắm phải không ?

Cháu ngước mặt nhìn lên với đôi mắt trong sáng, im lặng đứng yên . Tay nó ôm chặt cánh tay ông nội nó . Ông H đỡ lời :

- Vâng , nó thuộc khá nhiều kinh lắm . Này nhé ! Kinh ăn năn tội , kinh vực sâu , kinh Lòng Thương Xót Chúa v.v… .

Tôi xoa đầu nó , khen tặng mấy lời :

- Giỏi quá hén , cháu lên mấy tuổi và đi học lớp mấy rồi ?

Nó xòe bàn tay ra , đưa ra ba ngón . Tôi mỉm cười , nói :

- Vậy khi nào , ông ngồi gần cháu mà đọc sai kinh thì chỉnh dùm cho ông nhé ! Ông H. à ! Vậy cháu nó biết đếm rồi à ! Biết làm tính cộng chưa , chớ thằng cháu nội tui đếm hay lắm một hai ba năm sáu chín mười . Cháu có biết ông ca sĩ trên kia hát bài ca Bây Giờ Tháng Mấy , thế cháu có biết bây giờ tháng mấy không ?

Cháu bé xoè tay ra , lẫm nhẫm rồi hớn hở nói :
- Tháng mười hai .
- Giỏi quá a ! Còn một tuần nữa mới Tết con ngựa . Ngày Tết Việt Nam vào mồng một tháng Giêng . Vậy mà ông kia cứ ca ngọt ngào phân vân không biết bây giờ tháng mấy rồi .


Tôi định đố một bài toán cộng đơn giản cho nó giải thử . Tập hợp các số từ 1 đến 10 , cộng lại . Nếu làm được và đúng trong vòng năm giây đồng hồ thì nó có thể là một thần đồng , còn nếu chừng độ nửa phút trở lên thì mức độ IQ , chỉ số thông minh cũng bình thường như tôi mà thôi . Nhà toán học thần đồng Carl Friedrich Gauss (1777-1855) lúc lên 10 tuổi đã giải xong một bài toán tính tổng số các số từ 1 đến 100 . Cậu ta chỉ mất vài giây để giải .

Nhưng tiếng đàn ca cộng với sự ồn ào trong hội trường , âm thanh vang dội , khó mà đẻ diễn tả bài toán nên tôi thôi . Vừa lúc ấy tôi nghe tiếng gọi ơi ới đằng sau :

- Anh Tra ! anh Tra ơi !

Tôi quay lại , à thì ra ông Ạ trưởng một ban trong Hội Ðồng Mục Vụ giáo xứ tôi .

- Chào ông ! Chúc mừng năm mới . Bác gọi tui có chuyện gì không ?

Ông Ạ người nhỏ nhắn , tuy đã gần bảy mươi nhưng bước chân vẫn nhanh nhẹn gọn gàng . Mặt ông ta tươi cười , nói :

- Anh Tra à ! Sao không lên sân khấu giúp vui ?
- Không được bác Sáu ơi ! Tui lên đó , người ta giới thiệu tui là ca sĩ Thanh Tra , mà bác Sáu biết không ! Người miền tui đọc trại là ông Thanh Tre , phiền lắm bác ơi .

- Hổng sao đâu , nhưng giờ này chú có rảnh rang qua bên gian hàng bày trò chơi bóng rỗ phụ giúp một tay .

Tôi ngó sang một góc trong hội trường . Nơi đó bày biện vài trái bóng rỗ be bé và một vành bóng rỗ . Tiền chơi một trái là một đô la . Thảy vào trong rỗ trúng được hai đô . Khoảng cách để thảy vô khoảng ba thước . Một cậu bé chừng lối mười hai mười ba tuổi nhấp thử trái bóng rồi thảy vào rỗ . Trái banh lọt vào rỗ dễ dàng , một trái hai trái rồi ba trái . Tôi khẽ khàng nói với bác Sáu :

- Bác Sáu ơi ! Lần sau đừng bày cái môn chơi bóng rỗ này nữa . Gặp cậu bé này chừng mười đứa là hết vốn .

- Không sao đâu , năm ngoái lời được vài trăm . Ðâu phải cháu nào cũng thảy rỗ hay đâu . Ðứa nào chơi hay trúng chừng hai bà trái thì mình bảo nó đi chỗ chơi .

Bên góc kia của hội trường là gian hàng bán bánh mì kẹp thịt , mà người Mỹ cứ quen gọi là Vietnamese Sandwich . cũng giống như món tiết canh , người Việt dịch cho bọn Mỹ nghe là Vietnamese pizza . Ông anh họ tôi đang đứng bán cho giáo dân , thấy tôi bèn chào mời :

- Ăn bánh mì không ?
- Dạ không anh . Ðứa bé gái cháu ngoại của anh đâu rồi ?
- À à , nó theo ba nó ra góc đằng kia rồi .
- Nghe nói anh trồng bí ra nhiều trái lắm phải không ? Bí để thật già có thể ăn qua mùa đông . Thế bí anh làm sao mà ăn ?
- Thì thì ... có nhiều cách , nấu canh bí thịt gà , mai thì nấu bí xào , mốt thì bí kho . Chú biết không ! Con bé đó cháu ngoại tôi , mẹ nó cứ gởi vợ chồng tôi . Tôi sáng sang đưa nó đi học , trưa đón về . Nấu canh bí nó ăn , nó bảo : " Ông ngoại ơi ! Thôi ông ngoại đừng nấu canh bí với thịt gà nữa . Chú biết không ! Sáng hôm sau tôi làm món gỏi bí , rồi nói với nó là gỏi xu hào . Lần trước tôi làm món này , nó khen ngon ăn hết cả chén cơm . Lần này nó ăn xong bảo tôi là nó không thích món gỏi xu hào này nữa .

Con nít dù nó còn bé dại nhưng trời sinh ra có cái lưỡi để thưởng thức thực phẩm trời ban . Như thằng cháu nội nhà tôi . Trên bàn có bày mấy trái nho giả , nó đòi ăn . Ðưa nó nhai thử , nó nhả ra và lần sau nó tới chơi . Tôi đưa thử vào miệng nó . Nó lắc đầu nguây nguảy quay mặt đi .

Vừa lúc đó một người bạn B. đi ngang qua gặp tôi hớn hở kéo tôi sang một bên hỏi chuyện :
- Sao ông có vô hội Maria Lê giô không ?
- Vô đó làm gì ?
- Thì đi đọc kinh nè , đi thăm người bệnh người ốm nè , đi thăm những người vô gia cư homeless nè ...

Tôi ngắt ngang lời :
- Cái đó thì tui thường làm mà . Chỗ tui làm có tiệm giặt . Sáng sớm chưa có khách có con mẹ da đen lững thững đi vô hỏi tui và chỉ vô cái bụng của bả : " Tao có bầu ba tháng rồi . Tao đói lắm , mày có tiền thì cho tao . " Ông biết không , Chúa dạy là phải thương yêu kẻ nghèo hèn , phải giúp đỡ họ an ủi họ . Tui bèn nói với nó : " Sáng tao đi làm , con vợ tao bới cho tao chén cơm trắng , một chút cá mòi và một trái chuối , một trái táo xanh . Thế mày có ăn cơm cá mòi thì mày ăn tao nhịn . "

Nó hỏi lại : " Thế mày không có hot dog hamburger à ? Không à ! Thế thì cho tao quả chuối với trái táo ."

Phút chốc bà ta đã xơi xong rồi xoè tay xin : " Thế mày cho tao một đô , tao qua bên kia mua nước coke uống . "
Tôi lắc đầu : " Tao không có tiền . Nước thì tao vô trong phòng vệ sinh mở vòi ra mà uống , mày có khát thì vào đó . Bà ta nguoe nguẩy bỏ đi , tiện tay vất cái vỏ chuối vô cái thùng rác gần đó . Nó trượt ra ngoài mà bà ta không thèm lượm lên , cứ vậy mà đi thẳng .

Ông B. cau mày lên :
- Thế ông có đi lượm vỏ chuối không ?
- Sao lại không ! Khách nó vô đạp vỏ chuối mà té . Ông chủ biết chuyện đuổi mình liền . Thôi không nói chuyện ấy nữa . Tui nghe nói ai vô hội phải tuyệt đối giữ bí mật . Chuyện tâm tình tâm sự của người bệnh không được tiết lộ với người thân , ngay cả đến người bạn đời của mình .
- Ðúng vậy .
- Thì đó . Cách đây hơn tháng có ông bạn tôi , ông C. đó bị bệnh đột quị vô nhà thương . Thế ông có đi thăm ổng không ?


Ông B. gật đầu lia lịa :
- Sao lại không ?
- Thì hôm bữa tui nói đùa với bà nhà tôi là khi nào gặp ông B. , hỏi ổng là ông C. khi sắp mất , ổng có trăn trối gì để lại cho tui không ? Bà nhà tôi la tui là ông sao nhiều chuyện quá .

Ông B. cười ngất :
- Trối trăn gì ông . Lên thăm ổng , ổng nằm trên giường bệnh trông thấy tụi tui , mừng lắm cứ ú ớ lên mấy tiếng thôi . Có nghe được gì đâu , ngoài mấy tiếng u a u ơ . Tui có cô em , chồng mới mất cũng giống như ông này . Chừng tuần sau cô em tui gọi điện thoại cho tui than thở là không biết tiền bạc ông chồng quá cố cất giấu ở đâu , cô và mấy đứa con tìm kiếm trong ngoài , trên lầu dưới gầm giường gầm tủ , ga ra trong ngoài chả thấy đâu .

Thật vậy trên đời có khi người bạn đời của mình khi mất đi , người ở lại cứ thắc mắc là tiền bạc ổng hay bả để nơi nào mà tìm kiếm mãi mà vẫn không thấy đâu .


Tung Son 11.08.2014 04:10:10 (permalink)
Ðại Hội Thánh Mẫu 2014

Ðầu tháng bảy năm nay , tự dưng bà nhà tôi hỏi tôi :
- Lâu quá nhà mình không đi Ðại Hội Thánh Mẫu trên Missouri , năm nay ông muốn đi không ?

Tôi gật đầu :
- Ði thì đi , bà hỏi xem mấy đứa con nhà mình có đứa nào muốn đi không ?

Gia đình tôi có bốn đứa , hai đứa lớn dọn ra ở riêng , còn lại hai cô .

Bà nhà tôi sốt sáng hỏi ;
- Kim , Linda có đứa nào muốn đi không ?

Hai cô con tôi lắc đầu ;
- Không , má .

Lúc chúng còn bé , dắt chúng theo ý mình . Lớn lên thường mà hỏi chúng nó đều gặp câu trả lời " Không , má " " Không , bố " .

- Thế bà muốn mua lều cắm trại như mọi người hành hương trên đó không ?
- Ông vô trong nét tìm xem giá cả một cái lều bao nhiêu ?
- Cái cao năm phít ( một mét rưỡi) chừng năm chục đô .

Bà nhà tôi nhăn mặt :
- Cái đó thấp quá , chun vô chun ra khó khăn quá ! Có cái nào cao hơn không ... như cái trần nhà mình .

Tôi nhìn lên cái trần nhà tôi , nó cũng bình thường như mọi nhà bên vùng Texas này .
- Hơ ! Như vậy thì độ trăm mấy hai trăm .

Bà nhà tôi ngẫm nghĩ đôi chút , nói :
- Thế thì mua lều cắm trại chi cho nó vất vả , phải tìm người gởi cắm lều dùm . Nằm ngủ thì đất gồ ghề nhức mình nhức mẩy , nước tắm thì không ...

Tôi vội xen vào :
- Thế mình đi mướn motel ở vậy ?

Bà nhà tội vội hỏi :
- Trên đó khách sạn còn chỗ không , giờ này tui nghĩ là không quá !
- Ðể tui tìm trên nét xem . À ! Còn một chỗ khách sạn ngàn sao à quên hai sao giá 144 đô một đêm . Ðược không ?
- Còn chỗ nào rẻ hơn không ? Chỗ khỉ ho gà gáy gì mà mắc vậy !
- Có chỗ rẻ hơn , năm chục đô một đêm , nhưng mà cách Dòng Ðồng Công một tiếng lái xe .
- Thôi ông , kiếm chỗ gần gần .

Vậy là mọi chuyện trở nên đơn giản , khi lên đường ta chỉ xách vài bộ quần áo là đủ .

Theo dự định chúng tôi sẽ lên đường vào tối thứ năm ngày 7 tháng 8 . Tới thành phố Carthage có lẽ vào sáng sớm thứ sáu . Bà nhà tôi dặn dò:
- Thôi mình vô ngủ sớm một tí rồi nửa đêm mình lên đường . Lái xe ban đêm buồn ngủ thì nguy hiểm lắm
- Bà nói có lý à .

Thường cứ 10 giờ tối là tôi lăn quay ra ngủ mất tiêu , nhưng đêm nay không hiểu sao cứ nằm trằn trọc . Mười một giờ , mười hai giờ ...
- Thôi mình lên đường bà ơi ! Nằm mãi không ngủ được thì mình đi thôi .

Chúng tôi băng qua biên giới tiểu bang Oklahoma chừng vài dặm . Ánh đèn màu rực rỡ từ những sòng bài casino chiếu sáng một vùng . Khá nhiều chiếc xe đậu dọc bên hông những khách sạn đồ sộ .

- Bà à ! Tối mai thứ sáu bà con dưới Texas chắc lên thăm đền đông dữ .
- Ðền thánh nào ở đây ?
- Thì đền casino đó . Có người chăm chỉ cầu nguyện hơn 40 tiếng .

Xe van chúng tôi đến xa lộ 44 tiến về thành phố Tulsa , thành phố này cách thành phố Oklahoma chừng 90 dặm về hướng đông bắc . Sáng thứ sáu đường xa lộ vắng tanh . Thỉnh thoảng có vài chiếc vận tải nặng chia chung tuyến đường .

Bà nhà tôi bỗng lên tiếng :
- Từ thành phố Oklahoma lên Missouri có đường này thôi à ?

Tôi gật đầu như chắc như bắp :
- Ðúng như vậy , chỉ có con đường 44 này thôi . Ngày xưa cách đây 30 năm tui và chú Hùng bán thịt bò băng qua đường này về New York .

Vừa nói xong trước mặt chúng tôi đã có bảng báo hiệu đóng đường , và nó chỉ vào một hướng đi khác . Tôi đi theo một chiếc truck chở hàng . Lòng vòng một hồi nó dẫn chúng tôi vào cổng một kho hàng tiệm bách hóa Walmart .
Thế là tôi phải lò mò quay đầu xe , rồi đi vòng lại hỏi thăm một ông thợ cầu đường .

- Ði theo thằng xe truck kia kià , Nhớ theo đường 66 mà đi .

Ðường 66 tốc độ có khúc cho chạy 30 dặm một giờ , có khúc 40 , có khúc 50 . Lại đèn xanh đèn đỏ .

Bà nhà tôi thắc mắc :
- Uả ! Ðường 66 chạy về đâu ?
- Thì nó đi về thành phố Tulsa . Mà theo con đường làng này mà tới Tulsa chắc phải tới ba giờ đồng hồ .
- Hồi nảy ông nói từ thành phố Oklahoma độc nhất chỉ có đường 44 mà .
- À à ! Lúc trước thì khác . Bà không nhớ à ! Sông có khúc người có lúc mà .
- Tui hiểu rồi . Lúc nói tào lao .

Còn tiếp
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.08.2014 21:12:59 bởi Tung Son >
Tung Son 24.08.2014 21:35:55 (permalink)
Ðại Hội Thánh Mẫu (tt)

Hơn bảy giờ sáng chúng tôi băng qua ranh giới của tiểu bang Missouri tiến về thành phố Joplin .


- Bà xem trong cuốn Nguyệt San Trái Tim Ðức Mẹ tìm exit nào đẻ vô nhà dòng .

Bà nhà tôi đang mơ màng vì thức cả đêm trò chuyện với tôi để không buồn ngủ khi lái xe xuyên bang .

- Ðợi chút coi . Cái mắt kiếng đâu rồi hả ? À ! Ðây , Vô exit 18 B , chạy mấy dặm vô ...

Vừa lúc đó cái điện thoại di động có hệ thống chỉ đường GPS báo hiệu :
- Quay đầu xe ngay lập tức , lập tức . ( U turn possible , possible )

Xe cộ lúc này thấp thoáng những chiếc xe van bên trong là những cái đầu đen . Việt Nam ta đây , cứ theo họ mà đi . Dọc theo đường Grand xuất hiện nhiều chiếc xe đậu hai bên , khách hành hương thơ thẩn đón xe buýt ra chợ Walmart mua hàng về dùng . Tới ngả tư vài ông cảnh sát đứng chỉ đường . Chúng tôi vào đậu xe bên một mảnh đất trống cạnh nhà thờ Tin Lành .
- Bây giờ chúng ta đi đâu đây . Giờ này sắp đến giờ tĩnh tâm do cha Vũ Thế Toàn giảng . .

Bà nhà tôi ngả người ra xe , mắt lim dim giọng ngái ngủ :
- Người ta lái xe tới đây có sáu tiếng rưỡi , ông lái xe kiểu gì mà đến gần tám giờ đồng hồ . Bây giờ để tui ngủ một chút . Ông có đi đâu lòng vòng tí nữa ghé về , đánh thức tui dậy rồi cùng đi .


Ðiều này làm tôi khó nghĩ băn khoăn quá . Cách đây gần hai tháng chúng tôi có tham dự Ðại Hội Trái Tim Chúa Giê su do dòng Biển Ðức Thiên Tâm tổ chức ở Keren , Texas cách nhà chúng tôi gần hai giờ lái xe . Khi lên tới nơi bà nhà tôi đi khấn đi vái đâu đó . Trong tuí áo quần tôi không có đồng ten nào , nên nhịn đói hơn tiếng đồng hồ . Lần này thì tôi có rủng rỉnh ít tiền , nhưng tới thành phố Carthage bé nhỏ này , điện thoại di động tôi không có sóng bao phủ , nên lạc nhau là cái chắc . Trên này tìm em như thể tìm chim , chim ăn biển bắc tui tìm biển Ðông . Bây giờ cứ tò tò theo chân bả thì chắc ăn .

Tôi mon men tới gần một cái lều dựng sát một gốc cây sồi . Vài bà đang cho con ăn sáng . Tôi bước tới hỏi thăm trò chuyện :
- Các chị không đi nghe cha Toàn giảng tĩnh tâm à . Cha giảng hay lắm .

Một bà có vẻ đứng tuổi hỏi lại ;
- Chúng em ở một tỉnh nhỏ lần đầu tiên đến đây , không biết cha Toàn là ai .
- Cha Toàn giảng tiếu lắm . Có lần giáo dân phê bình cha là cha chuyên môn bêu xấu chúa Giê Su .
- Vậy à ! Cha nào mà to gan vậy ?
- Cha giảng là Chúa Giê su chuyên đi ăn chực hết nhà này tới nhà khác . Này nhé , Chúa hay tới nhà hai chị em Martha ăn cơm (Luke 10:38-42) , rồi có lần Ngài đói bụng gặp ông Da- kêu thấp bé , Ngài bảo :" Hôm nay ta tới nhà ngươi . " Khi Ngài sống lại từ cõi chết , Ngài gặp ông Phê-rô , hỏi : " Ngươi có gì ăn không ?

Toi nhìn thoáng qua bóng dáng xe cửa tôi . Cửa sổ xe đã kéo lên kín . Tôi biết bà nhà tôi đã thức dậy và lò mò ra ngoài sân nhà dòng . Giaó dân hành hương đang thơ thẩn đi qua đi lại , có người ngồi nghỉ dưới các hàng cây cao bóng mát . Gặp bà nhà tôi đang mon men đâu đó . Cả hai chúng tôi bước về hướng hội trường các Thánh Tử Ðạo Việt Nam .

Bên hông nhà lầu ba tầng , một mái vòm che khổng lồ che kín khán đài tế lễ của đại hội Thánh Mẫu .

- Chắc cái vòm che này mới dựng đây bà ? Cách đây sáu bảy năm đâu có ?

- Ừ ! Chắc vậy .

Các bạn bấm vào đây để xem hình ảnh Ðại Hội Thánh Mẫu 2014 tại Missouri .

http://www.dongcong.net/NTM/2014/thu...the/index.html
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.08.2014 22:22:41 bởi Tung Son >
Tung Son 31.08.2014 21:31:47 (permalink)
Ðại Hội Thánh Mẫu 2014 (tt)

Tuốt trên cao là hai băng rôn đề chữ : " Chúa Giê su vâng lời cha me và trở về nhà . " Ðây là chủ đề của ngày Thánh Mẫu 2014 .

Bên trong hội trường các Thánh Tử Ðạo đã đầy chật người , cũng như những cánh cửa hông chen chúc người là người . Chúng tôi tìm cách len lỏi lên tầng lầu , nơi đây cũng người ơi là người . Các hàng ghế nệm không còn một chỗ nào dư . Ðàn ông đàn bà già trẻ lớn bé tìm được chỗ nào thì cũng ngồi bệt xuống . Hai vợ chồng tôi ngồi xuống thảm , ngó dáo dác tìm xem có ai bỏ ghế trống không . Bỗng dưng có ai vỗ vỗ vai tôi .

- À ! Bác Thanh hả ! Cả hai ông bà kiếm được ghế ngồi tốt thế ? Bác nói tới đây lúc hơn 8 giờ à . Hèn chi .

Vừa lúc ấy trên sân khấu hội trường , bà con giáo dân cũng ngồi vây kín mít , chỉ chừa một khoảng trống vừa đủ cho cha Vũ Thế Toàn đứng . Cha mặc một chiếc áo dòng trắng , miệng cười tươi mở đầu cho bài giảng thuyết , Khoảnh khắc Thiên Ðàng nơi địa giới .

- ... Thế thì hỏi anh chị em trên Thiên đàng có giờ không ? Ai nói không có giờ thì giơ tay xem nào . Lạy Chúa tôi ! Có những người hay vậy ... hà hà hà . Thiên Chúa vẫn có giờ của Ngài đấy chứ . Bởi vậy chúng ta vẫn thường nói : " Ðến giờ Chúa gọi rồi đấy . " Ai thích Chúa gọi thì giơ tay xem nào . " Hà hà hà !Ai cũng thích vào nước Thiên Ðàng mà bây giờ Chúa gọi thì bảo không !

Nguyên một đêm không ngủ , tôi ngồi mà mắt lim dim , đầu cứ ngẩng lên gục xuống như tỏ vẻ đồng ý . Tôi đưa mắt nhìn sang hai ông bà bạn Thanh mới quen . Họ đã nhắm mắt ngủ khoèo từ lâu . Lạ nhỉ ! Hai ông bà đó tới đây từ chiều hôm qua . Ðêm đã ngủ thẳng cẳng . Giờ này ngồi ghế êm , hội trường mát lạnh , nghe cha giảng thuyết hay quá nên thiu thiu giấc mộng vàng .

- ... Chúa có giờ đấy chứ , vì Chúa nói rằng : "Ta là Alpha và Omega" . Ai mà đeo đồng hồ Omega là biết giờ của Chúa ngay . Nhớ chưa thưa anh chị em , vậy mà tí nữa hỏi lại thì quên mất rồi . Người Công giáo chúng ta hay lắm , nghe tai này qua tai kia . Rồi sao nữa , dâng hết lên Thiên Toà . Vâng thưa anh chị em , bây giờ trên Thiên Ðàng là mấy giờ rồi . À ! Anh kia , anh nói là giờ lunch . Thế thì thương anh quá ! Lạy Chúa tôi ! Sao có những người thánh thiện vậy . Mà sao ngồi có một mình vậy ? Mợ đâu rồi ? ... Ngày hôm nay khoảnh khắc của hiện tại , cửa Thiên Ðàng được mở ra cho chúng ta . Hai vị cố Giáo hoàng 23 và Ðức Hồng Y Thuận tìm được sự khôn khoan trong cách sống , mà hai vị không phải tự nhiên mà có . Họ cũng phải được vun trồng , được vun xới trợ giúp bởi những người xung quanh . Ðức Giáo Hoàng 23 xuất thân từ một gia đình đông con , bà cố sơ sơ Chúa ban cho được mười ba người con . Ngài là người con thứ ba trong gia đình và là người con trai trưởng , nên khi vừa sinh ra , ông bà cố mang ngay tới nhà thờ xin rửa tội . Hôm ấy cha chánh xứ đi vắng . Trời lại mưa , nên hai ông bà đặt ngay con trẻ mới sinh lên bàn thờ , nói : " Chúng con dâng lên Thiên Chúa đứa con này . " . Cũng như vậy Ðức cha Thuận cũng được sinh ra trong một gia đình đông con . Người con trai cả chết , nên vừa sinh ra ông bà cố nói: " Ðứa con này trong khoảnh khắc này không thuộc về chúng con nữa , mà xin dâng lên Thiên Chúa , nên ông bà đặt tên là Thuận . Thuận có nghĩa là thuận theo thánh ý của Chúa . Chính vì vậy cha mẹ đã đặt Khoảnh Khắc Thiên Ðàng cho trẻ nhỏ trong lúc đó ... Thưa anh chị em tôi nhớ một lần đi chia sẻ lời Chúa , tôi hỏi một em bé : " Lớn lên con sẽ làm gì ? " Nó trả lời ngay : " Lớn lên con muốn được giống bố con . " Tôi cứ tưởng bố cháu là một mẫu mực , một tấm gương tốt trong gia đình , bèn hỏi tiếp :" Bố con là một quân nhân can trường trong chiến trận . Nó lắc đầu . Là kỹ sư giỏi trong cơ quan , là một bác sĩ tận tâm . Nó cứ lắc đầu rồi từ từ nói : " Con muốn giống bố con , vì trong gia đình con ngày Chủ Nhật , bố con không phải đi lễ . " Thế thì vai trò của bố mẹ quan trọng không , thưa anh chị em . Vâng , quan trọng lắm . Thế thì người mẹ thì sao , mẹ cũng vậy , cho con một sự nồng ấm ẩn chứa một tình yêu . Cái khoảnh khắc thiên đàng tôi học được khi còn bé là như vầy : " Tôi trưởng thành ở thành phố nên công tử bột lắm , thưa anh chị em . Không biết được những cách xử sự vì có thể tôi được nuông chiều quá .

Mời bấm link dưới đây để xem hình DHTM ngày thứ sáu .

https://www.flickr.com/photos/509461...7646206411733/
Tung Son 22.09.2014 00:18:15 (permalink)
Thế ở đây có ai ngày xưa ở Phú Thọ Hòa không ? Có à , chào ông , thế ngày xưa ông có hay đi đua ngựa không ? Không à , tử tế quá . Khi ở Sài Gòn thì tôi ở với ông nội tôi , trên đó ông tôi kèm cho tôi học , mình cũng sáng ra một tí . Cuối tuần tôi về ở với bà tại Phú Thọ Hòa . Ở với bà thì sung sướng lắm . Nhà bà tôi có miếng đất rộng và bà tôi có nuôi một đàn gà . Cạnh đó có một cái ao rau muống , thỉnh thoảng nhảy xuống ao tắm , thích lắm anh chị em ơi ! Lần đó bà tôi nói với tôi một câu thế này : " Hôm nay bà có việc phải đi ra ngoài , con ở nhà trông nhà nhé ! " Tôi nhớ câu nói của bà tôi rõ lắm , vì câu đó làm tôi vô cùng hãnh diện . Từ bé đến giờ chưa từng có người nào bảo tôi trông nhà bao giờ . Mà bảo ở nhà trông nhà , nhất là trông mấy đứa em tôi thì tôi khiếp lắm . Bây giờ bà bảo tôi trông nhà thì tôi thích lắm , nhà có đàn gà thích con nào thì bảo người làm thịt con ấy . Luộc lên chấm nước mắm chanh, ngon tuyệt . Nhất là lại có trứng gà muốn ăn bao nhiêu thì ăn . Nhà có có chị làm công nên các chị nuông chiều tôi lắm . Tôi để ý cứ vào độ hai giờ chiều , khi các chị làm xong công việc nhà rồi ra về , có một chị xách một giỏ xem ra nặng lắm . Chị lấy tấm áo che phủ trên nó . Tôi còn ngó thấy cái giỏ thò ra mấy đuôi rau muống . Tôi tự nhủ sao chị này lấy rau cuả bà tôi lại không nói cho bà tôi biết . Thế thì tôi lấy làm hãnh diện vì đã làm được công việc bà tôi giao phó , TRÔNG NHÀ . Khi bà tôi vừa về đến nhà , chân vừa lên thềm cửa , tôi chạy lại mách :" Bà ơi ! Bà có biết gì không ? Con thấy chị ấy tay xách một cái giỏ nặng lắm . " Bà tôi giả vờ như không nghe , quay mặt sang một bên , hỏi khẽ : " Bà khát nước quá , nhà có nước chè không con . " Thằng bé tiu nghỉu , tự nhủ : " Không biết bà mình già chưa mà tai lại nghễnh ngãng . Mình đang kể chuyện lại làm mình mất hứng . Tôi vội vàng rảo bước đi rót nước chè xanh cho bà tôi uống . Tôi mới để bà tôi uống xong , vội nói : " Bà ơi bà ! " Chưa dứt lời , bà tôi ngắt : " Con ăn cơm chưa ? Thằng bé gãi đầu : " Bà bảo mình trông nhà , bà về mình báo cáo công việc mà bà chẳng chịu nghe . Ngứa người đến nơi rồi . " Thưa bà , con ăn rồi . Con nghi chị ấy mang một rỗ rau về nhà mà không hỏi bà . Rỗ rau nặng lắm . Bấy giờ bà tôi quay mặt lại nhìn tôi với một ánh mắt chăm chú . Tôi chưa bao giờ nhận được một ánh mắt vừa hiền dịu vừa tránh móc như vậy . Thế là cái đuôi của tôi cụp lại . Tôi tự nhủ không biết tôi đã làm điều gì sai trái . Ðến giờ này tôi vẫn còn nhớ câu trách cứ của bà tôi :" Con ơi ! Bà dặn con ở nhà trông nhà , bà không bảo con ở nhà trông người trong nhà . Và bà bắt đầu nói : " Con có biết điều này không ? Chị ấy có gia đình lại đông con . Chồng chị ấy không có ở đây , đi đánh trận miền xa . Con cái lam lũ và nghèo lắm . Họ chỉ có những cọng rau đó để qua bữa cơm chiều . Có lần bà thấy . Chị ấy nhìn bà với ánh mắt bẽn lẽn , ngầm xin bà cho mấy cọng rau ấy . Bà không ngần ngại bảo chị : " Lần sau chị cứ tự nhiên cắt rau về cho các cháu dùng cơm . Chị ấy cảm thấy có sự an ủi vỗ về , tự dưng nước mắt trào ra .
Tung Son 13.10.2014 03:26:27 (permalink)
Thưa anh chị em , Khoảnh khắc Thiên Ðàng Nơi Ðịa Giới là dạy con ngay từ lúc ban đầu là nhận biết được sự đau khổ kẻ khác và thương xót kẻ khác . Ðó là bài học bà tôi dạy tôi . Và cũng nhờ công phúc đó thằng bé được trở thành linh mục được đứng đây hầu chuyện quí vị đây .

Tôi kể cho anh chị em một câu chuyện khác của đức cha Nguyễn văn Thuận , Ðức hồng y có lần nói với tôi rằng : " Cơn cám dỗ lớn nhất của đời ngài là sợ bị bỏ rơi . Trong mươì ba năm cầm tù , ngaì bị cách ly với thế giới bên ngoài , không còn ai biết đến mình nữa . Những ý nghĩ đó làm ngài lo sợ . Khi ấy lại bệnh tật yếu lắm , chẳng còn hơi sức mà cầu nguyện , nói với Chúa điều này điều kia rồi lại cảm thấy tủi thân , cứ cảm thấy bị bỏ rơi . Anh chị em có cái kinh nghiệm này bao giờ chưa . Thì lúc ấy ngài chẳng còn hơi sức để cầu nguyện lâu dài , chỉ thì thầm vài chữ : " Lạy Chúa, Thuận đây ! Lạy Chúa , Thuận đây . " Ngài lại để nhừng giọt nước mắt rơi lã chã . Những nỗi tủi nhục mà ngài phải gánh chịu trong cuộc đời giam cầm vô cớ . Lúc đó ngài cảm thấy như có tiếng ai trả lời : " Thuận ơi ! Chúa đây . Lúc đó ngài nhận biết được thế nào là hạnh phúc , là Khoảnh Khắc Thiên Ðàng Nơi Ðịa Giới .

Chen chúc ra khỏi hội trường thì trời bỗng đổ mưa . Chúng tôi vội vàng đi nấp dưới những cây dù của đoàn người lũ lượt lên xuống . Tới giờ cơm trưa , chúng tôi tìm đại một cái quán ăn nào đó . Khách hành hương đã vào khá đông . Các em thiếu nhi chạy tới hăm hở phục vụ . Thực đơn để sẵn trên bàn ăn . Phở món tôi rất thích nhưng không bao giờ tôi ăn vì nhiều lý do , có thể không hợp với khẩu vị tôi . À ! Ðây rồi , có món canh rau đay , cà muối mặn , cá chiên . Ăn thử cái con cá chiên này tôi biết ngay là loại cá sandbass mà tôi vẫn thường đi câu vào đầu mùa xuân . . Tôi liếc nhìn cái bảng hiệu , thì ra quán ăn này của một giáo xứ gần nơi tôi ở . Và cá này có thể là do một người bạn cùng câu cá của tôi chăng ?

Chúng tôi lại trở về hội trường Các Thánh Tử Ðạo để nghe cha Nguyễn Khắc Hy giảng . Lên lầu lại gặp hai vợ chồng ông Thanh . Các hàng ghế vẫn còn chỗ trống . Vợ chồng chúng tôi ngồi dưới hàng ghế của hai ông bà Thanh . Tôi sắp sửa mơ giấc mộng vàng , vì cả đêm qua không ngủ , lại vừa mới ăn no bụng thì nghe tiếng vỗ tay rào rào để chào mừng cha Nguyễn Khắc Hy đến giảng thuyết . Cha Hy cao ráo đẹp trai , là cha giáo giảng dạy tại Chủng viện San Antonio Texas . Tôi có gặp ngài trong lần lần Ðại Hội Thánh Tâm Chúa Giê su năm 2013 tại Keren Texas . Trong phòng vệ sinh , tôi gặp cha , mà không biết thế nào tôi hỏi cha : " Thưa cha , cha có là người Tàu không ? . Cha ngạc nhiên , ngó tôi một cái rồi lắc đầu : Không . Rồi ngài bỏ đi . Năm nay tôi lại gặp ngài , nhưng tôi lại hỏi một câu khác không dám làm mích lòng ngài : " Thưa cha , con nghe nói là Ðức Giáo Hoàng Francisco và Thủ tướng Do Thái tranh cãi với nhau về Chúa Giê su nói tiếng gì khi ngài đi giảng đạo , tiếng Aramic hay tiếng Do Thái ? Tưởng làm khó cha , nhưng cha Hy trả lời rất thông thái và lô gích .
Tung Son 28.10.2015 07:39:23 (permalink)
Xe đạp ơi !

Một buổi chiều đầu thu , tôi lững thững đi vô Thrift Store , một tiệm bán quần áo cũ, vật dụng trong nhà cũng là hàng xài rồi . Vừa bước qua cửa tôi ngửi ngay cái mùi ngai ngái của đám quần áo cũ . Trong góc tiệm đôi khi họ bày bán vài cần câu cũ hoặc mấy cái đồ làm vườn . 

Trên một cái kệ tôi chợt trông thấy một cái nồi cơm điện hiệu Panasonic 8 cup . Nhìn bề ngoài cũng còn sạch sẽ . Tôi bèn gọi điện thoại về cho bà nhà tôi . 

- Bà à ! Ở đây có cái nồi cơm điện hiệu Panasonic tám cúp . Bà muốn mua không ? 

Tiếng bà nhà tôi rè rè trong máy : 
- Ông nhìn xem bên trong còn tốt không , có trầy trụa không ? 

- Có bà , nó tróc tróc cũng giống như cái nồi cơm nhà mình . 
- Vậy thì mua làm gì, ông thật vớ vẩn . 

Bỗng bên cạnh tôi vang lên những tiếng cạch cạch cùng với tiếng hát nho nhỏ : ... xe đạp ơi ... 

Tôi quay sang ngó nhìn . Một bà đang cố gắng ngồi đạp một dụng cụ xe đạp thể thao indoor trong nhà . Tiếng động vang mạnh lên cạch cạch như những tiếng thử nghiệm xe đạp trong phòng cơ khí làm việc của một người bạn tôi trên Biên Hòa . 

Sau khi đạp thử vài chục vòng trên chiếc xe đạp cũ , bà vợ có vẻ thích thú lắm . Ông chồng bà đang đứng tần ngần nhìn bà vợ xoay sở trên chiếc xe . 

Tôi chen vô: 
- Xe này đạp nghe cạch cạch , muốn hư rồi anh chị đừng mua .


Bà vợ ông ta chẳng ngó ngàng gì đến tôi , thủng thẳng biểu chồng : 
- Anh à ! Xe này chắc nó có mấy con ốc long lỏng đâu đó . Mua về anh cứ vặn chặt vô là đảm bảo nó chạy như mới . 

Tôi không biết vặn vô vặn ra có chạy như mới hay không , nhưng tôi biết chắc là ông chồng đêm nay sẽ vất vả ngồi vặn ốc cả đêm . Một chiếc mới như thế khi bán hạ giá chừng trăm đô , bây gi vác cái xe đạp cũ cũng vài chục . 

Rồi bà ta vui vẻ hát nho nhỏ : " Nhớ khi xưa ta đạp xe , đạp xe đạp xe ..." Chắc là ông chồng bà ta đang chở bà ta trên chiếc xe đạp qua cầu Sài Gòn .

Bên cạnh đó lại có một bà Việt Nam sồn sồn ba mấy bốn chục gì đó , tay ôm một cái lẫu điện . Tôi lại có cái tật tài lanh , bước tới gần . 

- Chị ơi ! Ðằng kia có cái nồi cơm điện Panasonic 8 cúp . Muốn mua thì ra đó mà xem . 

Bà ta bước tới nhưng tay vẫn ôm chặt cái lẫu điện màu đỏ tươi . 
- Cái nồi cơm này bên trong tróc hết rồi , còn cái lẩu này không biết có còn tốt không ?


À ! Bà này hỏi ý kiến tôi . Xem chừng bà này nhìn mặt biết người . 

Tôi bình thản trả lời : 
- Dễ thôi , chị vô cái góc đằng kia kìa . Că 'm nó vô ổ điện . Nó nóng thì nó còn tốt , còn không nóng thì hư rồi .

Ông chồng bà đạp xe đạp bước tới gần bà ta , cầm lấy cái nắp lẩu điện , rồi chỉ chỉ vào một hàng chữ nho nhỏ hồng hồng viết bằng mực cây bút marker " Electric hot pot " , rồi nói : 

- Mấy ông bà biết cái chữ này nói gì không ? Không hả ? . Ðể tôi lý giải cho mà nghe . Muốn thử điện thì phải ra hỏi người coi tiệm để họ thử . Mấy ông bà mà thử nồi thử xoong chảo , họ thấy được họ chửi đấy . 

Nghe được tiếng dạy đời của ông Việt Nam
này . Tôi bây giờ quay sang nhìn ông ta cho kỹ . Tuổi chừng hơn thằng con trai tôi vài tuổi , da trắng hơn tôi , nhưng thấp hơn tôi nửa cái đầu . Xem lối nói chuyện của vợ chồng anh ta chắc qua Mỹ được vài năm . Hàng chữ tiếng Anh đơn giản như vậy mà dám loè tôi , mà dịch tầm bậy tầm bạ như vậy . 

Nói thật với các bạn , cách đây chừng vài chục năm thì tôi mắng vào mặt ngay . Bởi vì bây giờ tôi nguội tánh lắm , ai chửi cũng cười , mà cũng không dám nói kẻ ấy là ngu dốt . Vì Thiên Chúa đã nói rằng ai mắng anh em mình là kẻ ngu dốt sẽ chịu lửa Gehenna, lửa địa ngục đốt cháy đời đời .

Nhưng bây giờ nê’u ca’c bạn “đồng y’ nhâ’t tri’ “ việc làm của tôi đu’ng thì tôi lần sau mà gặp mặt hă‘n sẽ “ hồ hởi phâ’n khởi “ chửi hă‘n một trận .


HoangHac
27/10/2015
Tung Son 16.07.2016 19:34:46 (permalink)

Ra trường

Tuần trước cô con gái thứ hai nói với tôi :
- Bố à ! Thứ bảy tuần sau con ra trường , bố có thể đến dự được không ? Nhân tiện thì bố khoác khăn cho con luôn .

Tôi ngẩn người ra :
- Khăn gì con , mùa này ở Texas đang mùa hè nóng bỏ cha , mang khăn làm gì . Mà khăn gì vây con .

Con gái tôi lôi ra một bộ áo thụng màu đen , tay áo viền ba sọc xanh lá cây . một cai nón đen, và một cái khăn hình vòng tròn màu xanh lá cây , có viền màu trắng .

- À ! Cái này má mua vải về may cho con phải không ?
- Không , cái này con mua . Ðây là bộ y phục của trường học của con .


Khăn thì tôi biết một chút ít , khăn ăn , khăn mù xoa , khăn hướng đạo , khăn rằn ri của mấy bà cán bộ nằm vùng miền Nam .

Qua đây biết thêm vài thứ khăn mà mãi đến già mới biết dùng đến , khăn quàng cổ . Cái này nó dài một thước mấy , đến muà đông giá lạnh quấn vào vổ cho ấm , kẻo không lại bị cảm lạnh . Nhưng nó dài quá , quấn vào cổ lại không hết , lòng thòng bất tiện lắm . Cô con gái thứ ba của tôi rãnh rỗi ngồi đan khăn len đó thành hình vòng tròn , cư' quần vào cổ vài vòng , không sợ rớt tuột ra ngoài . Cái khăn này lạ lùng lắm , nhưng tôi đâu dám hỏi nó nhiều , sợ nó chê mình dốt .

- Vậy hôm đó bố mặc gì con ?
_ Thì bố mặc áo vét gì cũng được .

À ! Cái đó thì được . Hồi còn ở Việt Nam tôi lấy vợ , chạy đông chạy tây mượn được một bộ quần áo vét của một người cháu . Bên quê nhà miền Nam ít có người nào sắm sửa quần áo đó làm gì . Qua bên này một bộ áo vét lúc hạ giá "on sale" chừng hơn trăm đô, còn nếu mà vô mấy cái tiệm bán đồ cũ Thrift Town , Goodwill gì gì đó , một cái áo vét trông vẫn còn như mới , có khi chừng vài đô . Cho nên trong tủ áo của tôi có chừng chục cái . Cái nào hơi cu cũ thì đi câu cá cũng mặc , đi cắt cỏ cũng khoác . Tôi có một người quen ở bên Ðức , ông ta có một tiêm phở trong phố Munster , trời mùa đông băng giá , lúc nào cũng khoác một hoặc hai cái áo vét đứng múc nước lèo bán phở cho khách . Mấy đứa cháu của ổng nhìn chú của họ mặc áo vét đứng bán phở , cứ lắc đầu quầy quậy : " Nhìn chú Tấn mặc áo vét bán phở , áo thì lem luốc dầu mỡ . loang lổ cả lên . Mình mắc cười quá mà đâu dám nói chú , chú nghe được chú chửi chết ."


- Vậy mấy giờ mình đi ?
- Khoảng 8 giờ , tất cả sinh viên đều phải tập họp tại sảnh đường trường đại học TCU . Chín giờ thì bắt đầu buổi lễ .

Sáng thứ sáu hôm qua tôi gặp bác sĩ Yến cùng với hai cậu con trai lớn đi câu cá ở đập nước của hồ Ray Robert .

- Giờ này bác sĩ hổng đi làm , đi khám cho bệnh nhân à ?

Ông ta cười hềnh hệch rồi nói :
- Hôm nay cho bệnh nhân nghỉ một bữa a .

Tôi cũng cười theo , nói :
- Thì tuần rồi tôi đi khám ông bác sĩ Thăng , cháu gọi ông bằng chú đó .
- Biết nó rồi . Nó siêng làm lắm .
- Phòng khám của ổng đông khách lắm , vậy sao bác sĩ không chạy lại mướn một văn phòng kế bên ổng , thế nào cũng đông khách . Ủa sao hai cậu con trai bác sĩ không học theo nghề bố mà lại theo nghề câu của thánh Phê rô vậy ?

Ông ta cười hề hề , chỉ vào hai đứa con trai .
- Cần gì đủ sống rồi , mai mốt tôi bảo mấy thằng con đừng theo nghề bố nữa .

Tôi thắc mắc hỏi :
- Sao vậy ?
- Thì học vất vả lại mượn nhiều tiền lắm . Như tôi mượn đến ba trăm ngàn .
- Ừ , con gái tôi cũng hai trăm .
- Ủa , con gái bác cũng học ngành y à .
- Dạ , sáng ngày mai theo nó dự lễ ra trường của nó . Mai mốt nó ra chuyên khoa , bảo nó đến mở phòng mạch kế bên của bác , thế nào cũng đông bệnh nhân .

Sáng thứ bảy tại thành phố Fort Worth thời tiết thật đẹp , nhiệt độ 65 độ F . Trời trong xanh không u ám như những ngày trước . Tay con gái tôi tên Thy cầm một bộ quần áo xanh lá cây , nó hỏi :
- Ði xe bố hả ?

Tôi lắc đầu :
- Ði xe của con , xe bố toàn mùi cá .

Nó lưỡng lự một chút rồi cũng lên đề máy cho nổ . Xe Toyota Camry 2001 bây giờ lên tới 180 ngàn dặm Anh , cách đây một tháng đang chạy tới ngả tư thì chết máy , nó vội vàng gọi tôi tới giúp . Nghe vậy tôi xin phép ông xếp Mỹ chạy xe tới xem sao . Mười phút sau tôi nhìn thấy bên kia đường 10 và xa lộ 820 , xe Camry nằm chình ình giữa ngả tư, chung quanh là ba chiếc xe cảnh sát cùng một xe cứu lửa . Con tôi nói với mấy ông cảnh sát sao đó , nên họ để tôi chạy gần đó .

Lúc đầu tôi tưởng xe nó bị hết bình nên mang theo một sợi dây câu bình , nào dè một dây nối vào cọc bình bị lỏng nên xe tắt máy , đề lại không nổ . May thay có một ông Mỹ khác đi tới cho tôi mượn một cái khóa 10 mm . Thế là tôi vặn chặt dây , xe nổ .

Xe chạy vào trung tâm thành phố , rẽ vào sở thú Fort Worth, đi ngang qua khu đại học TCU . Xung quanh là những dãy nhà khang trang , tuy cũ kỷ nhưng nhờ có những hàng cây xanh bóng mát che phủ nên nhìn cũng bắt mắt . Tôi ở thành phố này trên ba mươi năm nhưng đây là lần đầu nhìn thấy và bước chân tới trường đại học TCU .
Khi ở Việt Nam thì ước ao được học trường đại học Mỹ nào đó , sang tới đây rồi nó lại nằm xa tầm tay của mình , chỉ vì miếng cơm manh áo phải đi làm cu li để sống . Bây giờ có nhiều xe đi vào trường TCU nên xe chúng tôi chạy rất chậm . Cuối cùng xe cũng đậu vào chỗ đậu xe của trường . Bên ngoài một số đông sinh viên cùng với thân nhân của họ rảo bước về khu sân vận động trường TCU .

Bên cạnh đó , một hàng dài sinh viên mặc áo thụng đen . Chúng tôi được hướng dẫn theo một đoàn khác , và sinh viên đều mặc đồng phục đen viền ba sọc xanh lá cây trên tay áo . Ðoàn người chúng tôi lẫn lộn trắng , đen, vàng . Mỹ trắng chiếm đa số, sau đến gốc Á mà dân Ấn độ cũng mười mấy mạng , Việt Nam chừng chục , Mễ và Mỹ đen rất ít . Ðứng trước tôi là một ông bố người Ấn , tôi đoán vậy , cùng với đứa con gái của ông , da ngâm đen , đôi mắt to và đẹp . Hỏi thăm mới biết ông ta từ Bangdalesh . Tôi phải lắng tai nghe mới hiểu được đôi chút . Sau tôi là hai người da trắng . Tôi nhìn cô sinh viên này dáng người đẫy đà , có vẻ đứng tuổi . Tôi tự nghĩ thầm : " Sao lại có sinh viên lớn tuổi mà chịu khó học y khoa vậy ? " . Tôi quay sang hỏi người đàn ông dáng người khá phốp pháp : :
" Thưa ông , ông chắc là bố cô này , đi quàng khăn cho cô con gái ? "

Ông ta mỉm cười , nói : " Không , tôi là chồng của bà này ."

Trời đất ơi ! Sao mình lại vô ý như thế , mình là bố đi quàng khăn cho con , gặp ai cũng tưởng người ta giống mình . Tôi mỉm cười rồi nói làm quen : " Xin lỗi bác nhé , bác chắc cũng là sinh viên trường y ? "

Ông ta cũng cười : " Không , tôi là y tá mà là y tá trưởng . "

Ông ta nói là nurse manager , tôi dịch là y tá trưởng , không biết có đúng không .

- Vậy bác trông coi bao nhiêu y tá ?
- Chừng mấy chục đứa . Lúc trước bà vợ tôi cũng là y tá . Bây giờ bả là đốc tưa .
- Vậy bác gái chọn ngành nào chưa ?
- Có , bà chọn làm i-a ( ẸR.)


Tôi thêm thắt một chút cho câu chuyện vui một chút :
- Vậy là mai mốt gặp hai bác trong chương trình ẸR trên ti vi nhé . Bác có con cái gì không ?
- Có , hai đứa . Ðứa lớn hai mươi , đứa nhỏ mười sáu . Mấy ngày nữa chúng tôi dọn nhà lên thành phố Philadelphia ở .
- Chúc mừng hai bác nhé . Tôi rất khâm phục bác gái chịu khó học hành . Còn bác nữa , bác vất vả nuôi bả ăn học thành tài .

Tôi đang định cố moi một câu chuyện nà ná nào của quê tôi về một người vợ hờ nuôi một người bạn ăn học thành tài . À ! là truyện Châu Bình Dương Lễ để kể cho vợ chồng ông ta nghe thì đoàn người bắt đầu rục rịch đi vào hội trường .

Con tie^'p
Tung Son 16.07.2016 19:36:59 (permalink)

Ra trường ( tiếp theo)

Chúng tôi từ từ bước vô sảnh đường TCU , nơi đây đã có nhiều người ngồi bên góc trái . Có lẽ là các sinh viên trường thuốc thuộc các ngành khác như PT , PA . Riêng ngành y O .D đông nhất đến 320 người lại cộng thêm thân nhân có thể gấp đôi nhân số . Tôi bước đi thật chậm và trong tâm tư tôi cố gắng ghìm nén nổi xúc động vui mừng vì được tham gia buổi lễ tốt nghiệp của cô con gái mình , nhất là được ngồi chính giữa hội trường . Trên cao xung quanh hội trường là thân nhân của các sinh viên . Các ghế được sắp xếp theo hình bậc thang . Chính giữa là các hàng ghế danh dự cho các giáo sư y khoa cùng các quí khách .

Ngồi trước tôi là một cậu sinh viên da vàng , ngồi một mình , không có thân nhân đi kèm . Tôi thắc mắc thì cô con gái tôi giải thích : " Nó từ bên Tàu qua đây học , ba mẹ nó qua không kịp . "

Trên cổ cậu ta đeo hai sợi dây , một vàng một đỏ . Tôi hỏi thì con gái tôi cắt nghĩa dây vàng dành cho những sinh viên xuất sắc trong nhóm 25 phần trăm , còn dây đỏ 10 phần trăm .
- Nó học giỏi lắm bố , bây giờ được trường y khoa Harvard nhận vô ngành Rehab ( chỉnh hình ) .
- Con hỏi nó xem khi nào nó không cần những sợi dây đỏ vàng đó thì cho bố .
- Ðể làm gì vậy ?
- Thì xỏ cá vào dây .

Mở đầu chương trình là quốc ca Mỹ , sau đó là bài diễn văn của bác sĩ Williams viện trưởng viện đại học y khoa UNT thành phố Fort Worth . Tiếp theo là đại tá Shinglestones đọc một bài diễn văn chúc mừng sáu quân nhân Mỹ tốt nghiệp ngành y . Khi các quân nhân này đi ngang qua tôi , hình như họ mang cấp bậc trung sĩ hay hạ sĩ như tôi . Trên chính đài họ được các sĩ quan khác gắn trên cầu vai quân hàm thiếu úy . Sau đó vài lời cảm tạ của cô sinh viên thủ khoa người Mỹ . Tiếp theo là vài dòng cám ơn của một sinh viên người Việt , cô Anh Nguyen . Cô này lấy hai bằng , một là bác sĩ y khoa và một tiến sĩ về Philosophy . Nhìn cô ta ốm yếu mỏng mảnh như cành liễu mà học giỏi như thế .

Cô gái tôi nói :
- Con học bốn năm sau đại học , còn nó phải bảy năm .

Tiếp đến phần gọi tên các sinh viên ngành P.A , Physician Assistian, Phụ tá bác sĩ , ngành P.T. Physician Therapy lên chính đài . Các sinh viên từng người một bước lên chính đài để bắt tay, ôm chúc mừng của các phân khoa trưởng .

Tôi hỏi con gái tôi :
- Ngành Physician Therapy với Chiropractice khác nhau thế nào ?
- À ! Một là chuyên gia bẻ cổ bẻ đầu , còn kia thì bẻ chân bẻ tay . Nói đùa thôi , PT thì chuyên trị về các cơ bắp thịt , ai bị dập bàn tay bàn chân thì bác sĩ tập cho sử dụng lại cho đúng chức năng . Còn Chiropractice thì chuyên về nắn xương cho về đúng vị trí ban đầu , hay chỉnh xương sống cho thẳng vì khi ngủ dậy hay bị tai nạn giao thông .

Các bác sĩ PT thường treo bảng hiệu thí dụ như John Smith Therapist . Chẳng may vì thời tiết mưa bão gì đó nên bảng hiệu tách đôi thành ra : John Smith The rapist . The rapist có nghĩa là kẻ hiếp dâm .

- Còn như tuần trước bố đi câu bị lưỡi câu móc vào bàn tay phải thì đi bác sĩ chuyên khoa nào ?
- À ! Thì bố phải vào bệnh viện , bác sĩ giải phẫu tổng quát sẽ làm cho . Nhưng bố sao lại bị như vậy ?

Tôi chép miệng :
- Bố đi câu chung ghe với mấy người bạn . Tới gầm cầu bắc qua hồ , bố dùng cá shad còn sống để câu cá bass , nào dè nó bơi lăng quăng xung quanh sợi dây thừng buộc neo . Bố kéo dây neo lên , ban đêm không thấy nên lưỡi câu cắm vô bàn tay phải , thấy đau bố bỏ cái neo xuống nước . Vì thế cái neo nó nặng nó chìm xuống nước , khiến lưỡi câu ngập sâu vào trong sâu . Tay trái bố cầm giữ sợi dây neo , bàn tay phải bị lưỡi câu móc sâu nên nhờ ông bạn P. cắt phần ngạnh câu . Bố cứ lấy bàn tay trái day day mãi , mà nó vẫn không ra . Ðến sáng về nhà , hôm đó lại thứ bảy gọi hai ba phòng mạch bác sĩ họ lại đóng cửa , chỉ còn bác sĩ H. ở thành phố Arlington . Ông này là bác sĩ gia đình nhưng cái gì ổng cũng làm tuốt . Ổng chích mũi thuốc tê rồi nhổ càí lưỡi câu ra , mất có năm phút mà tính tiền bố đến 325 đô . Lúc sáng bố nhờ mấy người bạn dùng kìm mà nhổ lưỡi câu ra . Bố nói là bố cắn răng chịu đau , mấy ông cứ việc cầm kìm nhổ nó ra theo chiều mũi tên . Bố cố gắng giả bộ làm như Quan Công thời Tam Quốc nhịn đau để Hoa Ðà cạo xương lấy chất độc ra , nhưng mấy người bạn bố nhất quyết không chịu làm .
Tung Son 01.08.2016 09:44:55 (permalink)
Ra trường (tiếp theo)

Cuối cùng là tất cả sinh viên y khoa UNT đứng lên vắt những sợi dây tua vàng trên cái nón hình tám cạnh từ bên phải sang bên trái .
- Cái này cho biết từ giờ này trở đi các sinh viên được tốt nghiệp y khoa , được gọi là bác sĩ .

Tiếp đến các tân bác sĩ xếp hàng để lên chính đài bắt tay . Tôi băn khoăn không biết choàng khăn như thế nào nhưng sau một lúc quan sát các người khác thì việc này cũng dễ như ăn cơm . Khăn thì hình vòng tròn , khi đeo vào cổ nó daì gần một thước , phần nào to nhất thì nằm dưới lưng . Người nào thấp thì dài tới đít . Phần nào nhỏ nhất thì khoác vô cổ . Tuy vậy cũng có một giáo sư đứng kế để giúp và chỉnh khăn quàng cổ cho đúng . Cuối cùng con tôi cũng được gọi tên , Doctor Thy Tran . Nó bước lên chính đài , nhe răng cười và bắt tay các giáo sư dạy nó .

Tôi bước đi trở về chỗ ngồi lòng đầy vui sướng . Mình có một đứa , trong khi ông anh vợ tôi sáu đứa con thì có đến năm bác sĩ . Vô hãng ổng làm , tụi Mỹ cứ gọi ổng là Father of Doctors .

Cuối cùng thì cũng xong buổi lễ , tất cả chúng tôi từ từ bước ra khỏi sảnh đường . Ngoài hiên nắng đã lên cao , hai bố con đi tìm người nhà và người quen . Chụp xong vài ba tấm hình kỷ niệm với họ và không quên mời về nhà dùng bữa cơm thân mật gia đình . 

Khi mọi người ngồi đầy đủ xung quanh bàn ăn , tôi lên tiếng :
- Hôm nay con gái tôi mới ra trường y khoa và là người bác sĩ đầu tiên của họ Trần của chúng tôi . Các cô chú đã chúc mừng nó rồi thì xin mời vô dùng bữa ăn thanh đạm của gia đình .

Ông P. ba kế của Vân , bạn trai con gái tôi gật đầu , nói:
- Vâng , tôi chúc mừng cháu Thy , nhưng mà họ Trần dã có nhiều bác sĩ rồi .

Tôi cười :
- Tôi biết , nhưng đây là chi nhánh họ Trần trùng trục . Không biết tiếng Anh gọi là gì nhỉ . Last name hay Family name ?

Ông P. cười nói tiếp :
- Tôi nghĩ là Family tree .
- Thật ra tôi nghe các bác tôi , bây giờ họ ngủm hết rồi , họ kể là ông cố ông tổ tôi không phải họ Trần .

Cô em gái tôi ngồi đối diện bàn xen vào :
- Ủa ! Chuyện này sao em không biết ?
- Tại cô lúc đó còn bé quá . Mình không phải họ Trần con cháu của các vua Trần ngày xưa .
- Vậy mình họ gì vậy anh ?
- Họ Bạch , con cháu của Bạch Hải Ðường . 

Tôi ngừng lại một chút rồi tiếp :
- Thế cô biết Bạch Hải Ðường không ? Không à Vậy cô hỏi chú Kh . chồng cô đây .

Chú Kh. cười cười :
- Bạch Hải Ðường là tướng cướp đô

Cô em cười giả lả :
- Anh cứ hay nói đuà hoài . Nếu vậy chắc em cũng đổi họ luôn . Em đổi thành Transam hay Transcontinent .

- Cô nói vậy chứ họ Trần mình cũng có giá lắm , Người Tàu gọi là Chen, Chan như Jacky Chan . Người Hàn có Dr. Jin (Trần Hách ) .

Cô con dâu người Tàu của tôi nói với thằng Gavin , cháu đích tôn bằng tiếng Anh:
- Này Gavin , giờ đây con không được gọi cô Thy nữa , mà phải gọi là Ðốc Tưa Thy nghe không ?

Thằng cháu mới lên năm tuổi trả lời :
- No way .

Thằng cháu đích tôn Gavin của tôi mà cha Vũ Thế Toàn cứ trêu chọc gọi là cháu đít tôi vì nó cứ lẽo đẽo theo đít ông bà nội ngoại năm nay được năm tuổi . Ði học lớp Pre-K (lớp chim non) ,mỗi lần qua nhà tôi tía lia tía lịa với thằng em Jonah của nó hay với cô Kim bằng tiếng Mỹ . Thỉnh thoảng bà nhà tôi hỏi tụi nó có ăn gì không , dĩ nhiên là bằng tiếng Việt . Có lần mẹ chúng nó nói với bà nhà tôi là bà nội nói với nó bằng tiếng Mễ nên chúng nó không hiểu bà nói gì . Con nhà tông chỉ giống lông mà không giống cánh .

" Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời ..."

Bà nhà tôi đẻ ra bố nó , bố nó sinh nó ra , thế mà nó bảo bà nội nó nói tiếng lạ , nó không hiểu . 

Theo như truyền thống văn hóa người Mỹ , chỉ có những người có tước vị, học vị hay quân hàm mới được xưng trước công chúng như Tổng Thống Obama , Ông hay Bà Chủ Tịch Hạ Viện , Ðaị Tướng Smith , Bác sĩ Brown . Còn như người Việt Nam có một tí gì cũng được xướng danh , như ông Tú Xương , ông Tú Hèo (đỗ được Tú Tài), ông Bảng X (đỗ được cử nhân) , ông trùm N. trong các xứ đạo v.v...

Bà nhà tôi xen vào :
- Nói đến đây tôi mới nhớ tuần trước , ông về nhà có nói với tôi là nếu mình đi lễ có gặp ông Ổi cô Xoài thì phải gọi là ông cố Ổi , bà cố Xoài . Tôi hỏi tại sao thì ông bảo là họ đều có con mới đậu chức linh mục , bà sơ . Tôi coi báo Nguyệt San Trái Tim Ðức Mẹ họ giải thích là không bắt buộc . Thích thì gọi , không thích thì thôi .
- Vậy hôm đám hỏi thằng Bờm . Trong bữa tiệc hôm đó có chú Nguyên Thao , một nhà báo . Ông đáng tuổi chú của mình . Tôi gọi là chú Nguyên Thao thì bà ngồi kế bên nhắc khéo là tôi phải gọi là cố Nguyên Thao .
- Thì người ta gọi sao thì mình gọi vậy .
- Vậy từ giờ trở đi bà phải gọi tôi là Hạ Sĩ , à không sắp lên Trung Sĩ rồi thì Việt Cộng vô .
- À ! Nhà mình từ đây có bác sĩ bây giờ lại có Trung y Sĩ nữa .
Tung Son 26.08.2016 07:21:03 (permalink)
Ðại Hội Thánh Mẫu 2016
 
Năm nay vợ chồng dự định đi lên Missouri dự đại hội Thánh Mẫu lần thứ 39. Nhưng không đi xe nhà mà đi mướn xe để ngủ đêm trong xe vì gần tới ngày đại hội các khách sạn motel , hotel đều đầy chỗ . Vài người bạn nói mở máy lạnh ngủ qua đêm , xe không chịu nổi vì overheat , vài người lại nói không sao vì họ đã có kinh nghiệm này rồi . Tôi phân vân không biết tính sao , xe mà bị overheat mà gọi hãng cho mướn xe chắc cũng vài giờ họ mới mang xe khác đến . Thế là để chắc ăn , tôi mua một cái máy lạnh nhỏ 5000 BTU và đi mượn một máy phát điện nhỏ 2000 watt . Tôi tính sẽ đặt máy lạnh bên cửa sổ nhưng bà xã tôi không chịu vì sợ trầy xe , họ bắt đền nên đặt để ở cuối xe . Cho nên bà nhà tôi liền đi may một tấm vải để phủ đằng sau xe , và không quên khoét một cái lỗ để cho máy lạnh vào .

 Lần này tôi không đi xa lộ 35 và 44 mà theo đường 75 và 69 . Với hai lần đổ xăng chúng tôi tới nhà dòng Ðồng Công đúng 6 giờ 20 phút sáng thứ sáu ngày 5 tháng 8 năm 2016 .
Bà nhà tôi chép miệng :
- Biết thế nó ngắn hơn nhưng chút chút lại ngừng vì đèn xanh dèn đỏ . Ðường lại cong cong quẹo quẹo nhức cả đầu .
Lúc ghé vào tiệm Walmart mua vài thứ vặt vãnh , gặp vài ông đầu đen đang bàn chuyện đi đứng .
- Lúc nãy đi gần tới thành phố Joplin , tôi gặp cảnh sát xa lộ đang còng tay một ông Việt Nam , chắc là chạy quá tốc độ nên bị cảnh sát chặn lại cho giấy phạt . Ông không chịu ký tên chắc bị còng tay thôi .

Tôi đi tìm chỗ đậu xe , giờ này thứ sáu nên tìm một chỗ đậu cũng không khó lắm . Trên đường Maple cách nhà dòng hai đoạn đường .

- Trời đất ! Ông đậu xe chỗ này xa vậy ?
- Ðậu chỗ này là gần nhất rồi . Bà ngó xem , đường Grand trước mặt nhà dòng thì cảnh sát không cho vô . Ðường kế tiếp là đường Main cũng đầy chật xe . Thôi bà có đau lưng mỏi lưng thì để tui cõng vậy .

 Tôi ngó đồng hồ 11 giờ sáng , giờ này hội thảo cha Vũ Thế Toàn đã gần xong, hội trường chắc đã đầy nghẹt người .
- Thôi mình đi kiếm cái gì ăn trưa , rồi đi nghe cha Nguyễn Khắc Hy giảng thuyết .

 Trời nơi đây đầy ánh nắng nhưng không gay gắt như  thành phố tôi ở , 95 độ F . Những con đường xung quanh nhà dòng đầy những người hành hương . Già trẻ lớn bé nam nữ lão ấu có đủ . Có những vị ăn mặc đầy đủ com lê , có những cô cậu quần cộc áo thun , chân đi dép .

 Bà nhà tôi kéo tôi vào một cửa hàng . Bên ngoài được bày bán ô dù và nón . Trên tường có treo những tấm tranh vẽ hay in ấn gì đó về Chúa Giê Su hay Ðức Mẹ Maria . Tôi chăm chăm nhìn lên trên tường có treo một bức tranh in khá đẹp . Bà Maria tay phải bồng một hài nhi , tay trái ôm một con cừu chừng một tuổi . Con này tôi đoán chừng 10 kí lô .
- Ông ngó ai mà nhìn kỹ vậy ?

  Tôi chỉ tay lên bức tranh và nói:
- Bà nhìn thấy bức tranh đó có gì đặc biệt không ?
- Không , Ðức Mẹ bế con , có gì lạ đâu !
- Vậy là bà không thấy con chiên à ?
- Thấy chớ ! Rồi sao ?
- Thì một tay bế con , một tay bồng chiên . Ắt hẵn Mẹ Maria phải khỏe lắm .

 Cách đây hai ba tuần , vợ chồng tôi có đi đọc kinh tôn vinh Nữ Vương Hoà Bình tại nhà một người bạn . Ngoài tượng Mẹ Maria đứng trên quả điạ cầu (tượng này thuộc giáo khu Giu se) còn có vài tượng Ðức Mẹ khác . Một tượng gỗ màu nâu nhạt , trên hai tay Mẹ giăng ra , giáo dân trong khu tốt bụng treo lên năm hay sáu sợi tràng hạt . Mỗi tràng hạt thì đọc năm chục kinh . Vậy thì ý chỉ Mẹ ơi , Mẹ hãy đọc 300 kinh . Một tượng Me Sầu Bi hai tay ôm trong lòng thi hài Chúa Giê Su . Một tượng Ðức Mẹ Fatima bằng gỗ sồi . Khi đọc kinh xong , tôi hỏi bà chủ nhà :
- Chị ơi ! Hình như tượng Ðức Mẹ có cái bàn tay bị gãy .
- Ừ !
- Nhưng sao lại lấy bàn tay búp bê gắn vào hả chị ?
- Thì thì ... khi di chuyển tượng Mẹ từ nhà này sang nhà khác , vô ý làm đổ tượng nên tay Mẹ bị gãy thôi . Mình già té còn gãy tay , huống chi Mẹ .
- Sao khu của chị không thay tượng khác .

 Bà chủ nhà ngập ngừng đôi chút, nói:
- Cũng có người đề nghị mua tượng mới , nhưng mấy cụ già trong khu không bằng lòng . Họ nói tượng này linh lắm , không chịu đổi

    


<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.08.2016 07:23:53 bởi Tung Son >
Tung Son 05.09.2016 21:26:25 (permalink)
Ðai Hội Thánh Mẫu 2016 (tt)

Bà chủ nhà vói tay lấy chai nước , ngụm một tớp rồi nói tiếp :
- Hình như chú dì không ở khu Giu se tui thì phải ?
- Dạ , đúng vậỵ Tụi em ở khu Tử Ðạo .
- Vậy mà tui tưởng chú dì ở khu Mân Côi . 
- Dạ, không . Hình như khu Mân Côi họ siêng đọc kinh lắm . Mỗi tuần đều có người rước tượng Mẹ về đọc kinh .
- Bây giờ thưa lắm . Các bác các chú biết không ? Có lần tui đi đọc kinh bên đó . Lúc trước tượng Mẹ cũng nho nhỏ như tượng này . Rồi không hiểu tại sao họ lại thay tượng mới . Tượng này có Ðức Mẹ bồng con , bên cạnh có một ông thánh nào đó đang quì và mặt ngước nhìn Ðức Mẹ , lại thêm một con chó đang vẫy đuôi ngồi kế bên ông . Cho nên cái khung nền rộng cộng với tượng bằng nửa cái bàn này . Có lẽ vậy giáo dân thấy ngại không dám rước tượng về , vì muốn chuyên chở thì phải có xe van hay vận tải cỡ nhỏ .
 
Tôi mở cái phôn di động , đánh vào trang Google :"Which saint has a dog kneeling before Mary and her child" . Lập tức trên màn hình nhỏ hiện lên những hình thù lạ lùng . Trong đó có hình một ông thánh như bà chủ nhà miêu tả . Tra tìm một lúc thì được biết đó là thánh Ða minh . 

Tôi vui mừng nói :
- Bà chủ à ! Ðó là thánh Ða Minh , tương truyền là bà mẹ ông ta khi mang thai nằm mơ thấy có chó nhảy qua người .

Ông chủ nhà ngồi im nãy giờ , vội lên tiếng :
- Tui nghĩ không phải . Chắc là thánh Martin . Thuở sinh thời ngài hay chữa bệnh cho chó , nên các chú chó hay lẽo đẽo theo ngài .

Tôi cười cười nói theo :
- Có lẽ vậy , nhưng cái tượng này ông thánh da trắng , còn thánh Martin da đen mà .

Quay qua quay lại không thấy bà nhà tôi đâu, thì ra bên cạnh một cái sạp bán ô dù nón bà nhà tôi đang thử nón . 
- Ông có muốn mua nón không ? Cái nón lá tui mới mua ông đội rách rồi .
- Mới mua bao giờ vậy hả bà ?
- Mới mua chừng ... mười năm .
- Ừ mới có mười năm ! Vậy mua cho tui một cái , nhưng lựa cái nào là chiếc nón bài thơ .
- Chi vậy ?
- Ðể khi ra vườn vừa cắt cỏ vừa làm thơ .

Giờ này gần đến trưa các hàng quán đầy ắp người . Chúng tôi bước vào một quán nào đó . Vừa ngồi bàn ăn trải khăn nhựa trắng đục có một em thiếu nhi bước hỏi chúng tôi muốn ăn gì .

Bà nhà tôi liền chỉ ngón tay vào món phở :
- Còn ông ?

Nói thật khi đi bất cứ nơi đâu , tôi ngại ngùng khi gọi món phở . Phở thường là phở bò , tôi kiêng thịt bò nên không ăn . Cầm cái thực đơn lên ngó tới ngó lui thì chỉ có phở bò , cơm sườn , bún riêu, bún thịt nướng , bánh cuốn , cà ri heo rừng , bánh mì giò chả , canh chua cá kho tộ, cơm cá khô với canh rau đay . 
- Ừ cho tôi phần cơm canh chua cá kho tộ .

Bà nhà tôi ở nhà ít nấu phở cho các con , nhưng mỗi khi ra ngoài lại thèm món phở . Ăn được vài miếng bánh phở , bà nhà tôi lắc đầu rồi nói :
- Giáo xứ này hình như toàn người Bắc không , nhưng sao nêm nếm cho đẫy đường . Phở ngọt ngay ăn gì được . Tôi cười thầm trong bụng : " Cái bà này lần nào cũng vậy , đi chơi thì gọi phở , ăn thì chê . " . Tôi cũng gắp thử miếng cá kho tộ và húp món canh chua cá catfish . " Chu choa ! Cũng ngọt quá chừng . " Tới đây chẳng lẽ bỏ cũng đành xơi nốt phần cơm canh chua cá kho tộ . "

Chúng tôi chen chúc đi về hội trường Các Thánh Tử Vì Ðạo , vừa lúc đó tan buổi hội thảo của cha Vũ Thế Toàn . Hai bên cửa hông là lối ra , không cho người mới chen vô . Một ông đứng canh cửa nói :
- Xin quí vị xếp hàng ở cổng chính của hội trường . Lối này là lối ra , không vào được . Chúng tôi sẽ cho tất cả mọi người trong hội trường ra hết .

À ! Thì ra vậy . Mấy năm trước người đi nghe giảng thuyết ở lại dành chỗ cho người thân . Một người dành năm sáu chỗ cho người quen . Nhiều khi qua phân nửa giờ giảng thuyết chỗ trống vẫn còn mà người khác chen chúc nhau ngồi ngoài hành lang hay các bực thảm dưới đất . Vì vậy năm nay để cho công bằng hết giờ hội thảo các trật tự viên mời tất cả mọi người ra ngoài . 

Chúng tôi đi vòng qua cửa chính , nơi đây đã đầy ních người . Một bà sồn sồn chen ngang vào đoàn người . Có người hỏi :" Bà chen vô đây không xếp hàng bà ? . Bà ta nhe răng cười : "Tui đi tìm ông chồng tui , chắc ổng đứng xếp hàng đâu đây ." Tôi nói chen vào : " Phải cái ông Hăng Rết cao cao kia không ? , vừa nói tôi chỉ đại vào một ông cao lớn . Ông này nghe loáng thoáng nghe có bà nào tìm mình vội quay đầu lại , nhe hàm răng sún gần hết của mình ra . Bà ta nhìn thấy lắc đầu ngoe nguẩy . 

Khi cửa vừa mở thì mọi người chen đẩy nhau vào . Tôi lắc đầu ngán ngẩm , điệu này thì các chàng trai trẻ còn sung sức chứ mấy ông già bà lão chen vô không khá nổi . Cái này có thể là đức tính của Người Việt Xấu Xí đây .

Chúng tôi kiếm chỗ ngồi gần cửa ra ngoài . Ðến khi lúc cha Hy hỏi ai cần có câu hỏi là chúng tôi bước ra ngoài để đi xếp hàng tiếp nghe cha Toàn giảng thuyết .

Cũng xếp hàng chen chúc , xô đẩy nhau . Lần này không ngồi dưới mà leo lên lầu , có ghế nệm . 

Ðang mơ màng tôi nghe tiếng bà nhà tôi gọi : " Dậy ông , ông ngáy quá ." Tôi cười giả lả : " Cha giảng tới đâu rồi ? " Sắp hết rồi , ông có thắc mắc gì hỏi cha không ? " Tôi lắc đầu , hội trường cả mấy ngàn người , mấy chục người cũng có đầy thắc mắc như tôi . Làm sao mà tới phiên mình được .

Các phòng vệ sinh nam nữ cũng đầy người . Ðàn ông thì nhanh hơn . Mấy bà còn xếp hàng dài dài , nhưng tôi không thấy ai chen lấn . 

Tôi gọi điện thoại cho cô em tôi để trao cái bóp có giấy tờ tùy thân của chồng cô mà khi lái xe hôm thứ tư lại bỏ quên ở nhà . Lều của cô em tôi nằm sát mặt đường Grand , cách đó là một cái bàn dãi dài trên có những chai bia Heineken . Năm sáu ông quen quen ở nhà thờ tôi lên tiếng mời : " Ê ! Ông Anh , vô đây làm vài chai . " Tôi cười hề hề : " Bà nhà tôi đang tìm tôi , hẹn khi khác nhé ! " Cô em tôi phân bua với các bạn của chồng mình : " Ảnh không biết uống bia rượu đâu ? Các anh chị đừng mời ảnh làm gì !" Nói xong cô em tôi thò đôi đũa vào nồi đang nấu món heo rừng xào lăn cho mấy ông đang nhậu .

Trời về chiều hừng hực cái nóng của mùa hè , tuy nhiên vẫn không bằng cái nóng gắt của thành phố tôi ở . Tôi coi lại trang thời tiết Weather dot com nơi đây , ngày mai mát hơn , mưa 20 phần trăm .

Bảy giờ Thánh Lễ Ðại Trào mừng kính các Thánh Tử Ðạo Việt Nam . Trống chiên vang lừng cộng với mười ba ca đoàn tổng hợp vang vọng cả một góc trời .

http://www.dongcong.net/NTM/2016/Thu6/CTTD/index.html
Tung Son 05.09.2016 21:29:33 (permalink)
Ðại Hội Thánh Mẫu (tt)

Hết lễ chúng tôi gởi ghế xếp ở lều cô em tôi và đi tìm cái gì ăn . Chú K. em rễ tôi nói vọng theo :
- Anh chị nhớ vào quán Ðồng Hành , quán đó thức ăn ngon lắm , đông lắm .

Ðúng thế , quán Ðồng Hành của nhà thờ Các Thánh Tử Ðạo Arlington , Texas đông nghẹt người . Bên ngoài mặt tiền quán bày biện khá nhiều món ăn hấp dẫn , gà chiên , khoai chiên , bánh cuốn , bánh mì kẹp thịt , heo rừng xào lăn , bắp luộc v.v... đặc biệt có bày bán tôm khô và cà pháo mắm nêm lọ 10 lít . Lọ này bán 70 đô .


Tôi phải cầm cây cờ mang số 2 giơ cao tay lên phất phất . Một em thiếu nhi bước tới lấy order .Bà nhà tôi hỏi tôi :

- Bánh cuốn ?

Tôi lắc đầu .

- Bánh mì thịt . Không à ! Bún bò , không à . Cơm sườn , không à ! Thôi để tui chọn . " Cho hai phần cơm cá khô và canh . " 

Ở nhà tôi cả năm mới ăn cơm cá khô một lần , vì bà nhà tôi không thích cá khô , ăn chả có mùi vị gì .

Trên đĩa giấy nhựa , một phần cơm trắng , một lát cá đù khô, vài con tép , mấy miếng đồ chua và một chén canh rau đay . 

Khi chúng tôi trở về khán đài chính coi văn nghệ do Trung Tâm Asia điều khiển . Các chị MC Giáng Ngọc , Diệu Quyên duyên dáng trong áo dài màu sắc rực rỡ cùng với các ca sĩ tài năng của Asia .


Trên đường trở ra chỗ đậu xe cách đây hai khúc đường , tôi gặp anh B. cùng chung xứ đạo . Ông này cùng gia đình tới ngày thứ tư . 

- Sao khỏe không bác Bê ?

Bác Bê uể oải nói :
- Không khá bác An , chiều tối qua đi ăn món dê xào lăn , chắc không phải dê mà là " Nợn rừng xào năn " , mình ngửi thấy hơi kỳ kỳ , chỉ xơi có một miếng mà ... mà cả đêm Tào Tháo rượt .

May quá tôi ăn kiêng thịt bò , thịt heo thịt dê kể luôn lợn rừng .

Bà nhà tôi chêm vào :
- Chắc họ nấu có nước dừa , qua đêm là có mùi ngay . Tui nghe nói tuần trước bác lên phi trường rước 
con dâu lớn người Tàu ở Chợ Lớn qua , nó ra sao ngoan ngoản không ?

Bác Bê cười hà hà , nói :

- Coi vậy chớ nó người Tàu ăn nói cũng đàng hoàng lắm , gọi chúng tôi tía má cũng được lắm . Sáng ra nó dậy sớm gặp tôi chào xong , hỏi :
" Tía uống cà phê không để con pha ? " Tôi lắc đầu , nói : " Không cần con , bên Mỹ sáng ai muốn uống gì thì tự mà pha lấy . " Cái đến trưa nó hỏi tía có ăn cơm để con dọn ra bàn . Tôi lắc đầu nói tiếp : " Bên Mỹ cũng vậy , trưa ai muốn ăn gì thì ăn . Chỉ có buổi tối mới ăn chung bàn . " Ông Bê than thở tiếp :" Dạo này bà vợ tôi đi làm overtime quá , con dâu người Tàu nấu nhiều món lạ quá , ăn không vô . Có bữa nó làm món canh gà nấu với gừng, thổ địa phục linh gì đó, ăn ngán quá . Bữa sau lại dọn ra xơi tiếp . Tôi bảo nó , nhà này chỉ ăn món nào món nấy chỉ một bữa thôi con ạ 

Tôi nghĩ bụng chắc bác Bê này nghe thục địa thành thổ địa . Phục linh là tên của một loại thuốc bắc , trị kinh nguyệt không đều , mỏi gối , yếu thận v.v...

Tôi cười theo :
- Số bác như vậy là sướng nhất đời rồi . Con dâu nhà tui gặp bố mẹ chồng còn chưa thèm chào hỏi , chớ đừng nói mời bố mẹ uống cà phê . Còn nhà tôi nấu một món ăn ba bốn ngày . Hôm bữa bác cho hai con cá catfish . Một con kho tộ một con nấu canh chua . Bả nếm một miếng rồi chê cá catfish câu ngoài hồ không ngon bằng cá mua ngoài chợ . Tui ăn hai ba ngày rồi đổ hết .

Bác Bê cũng cười :
- Bác có phúc đấy . Có lần nó nấu canh bí tôm khô . Khi múc lên mà chia ra chắc mỗi người được một hai con . 
- Thì từ từ bác chỉ dạy nó . Lần sau mà có nấu hãy cho một kí tôm khô vào . Thôi chào bác , tụi tui đi về xe ngủ . 

Con đường trước mặt là đường Grand , người người qua lại dù bây giờ là nửa đêm . Hai đầu đường có cảnh sát Mỹ đứng canh chừng . Qua đường thứ hai là đường Main , xe vẫn đậu dài dài hai bên đường . Tới đường Maple thứ ba , tôi chỉ nhìn thấy lẻ loi chiếc xe Cherolet Traverse mướn . Bà nhà tôi thắc mắc hỏi tại sao xe chạy đi đâu hết rồi .

- Ði đâu nữa , họ chạy ra các motel , hotel ngủ cả rồi . 

Hai bên đường là nhà cửa của người Mỹ , đường đèn không có , trời đen như mực . Bây giờ mà lôi máy phát điện ra chạy rầm rầm là có chuyện ngay , thứ hai là đêm vắng người mở cốp xe sau ra , giăng màn che máy lạnh . Tên nào khùng khùng dám lôi mình ra khỏi xe . Suy đi nghĩ lại , đóng chắc cửa xe , mở máy lạnh điều hòa ra ngủ . Trong xe đầy những thứ linh kỉnh , một máy phát điện , một máy lạnh , hai bình xăng , mấy cái mền , va li quần áo , thùng đá chứa nước lạnh . Bởi vậy bà nhà tôi nằm trăn trở trên cái ghế passenger . Vậy mà tôi cũng chợp mắt được một chút . Bình thường một đêm tôi ngủ 5 tiếng là đủ, đêm nay được hai giờ ngủ . Mới ba giờ sáng , ngó ra ngoài cửa xe . Mưa đang rơi nhẹ hạt . Bà nhà tôi vẫn đang trăn trở giấc ngủ . Tôi nghĩ thầm : Vậy là không khá rồi , nằm trên ghế xe không quen . Ðêm nay ngủ được hai giờ , trông nhờ ngày mai thôi . Nằm trong này mà thức nguyên đêm cũng không khá được ." Tôi xách xe chạy ra ngoài chợ Walmart đầu đường .

Bà nhà tôi mở to mắt , hỏi :
- Ðêm khuya khoắt còn chạy đi đâu nữa ?
- Tui chạy ra ngoài chợ Walmart, nơi đó có ánh đèn có người đi qua lại .

Tôi nói bà nhà tôi khóa cửa xe lại và tôi lững thững ghé vô Walmart . Trong chợ đã có vài cậu choai choai tóc xanh tóc vàng đang gẫu chuyện . Vào đây không biết mua sắm cái gì , thôi đành mua một ổ bánh mì một đô la , vài trái chuối và chai nước Gatoradẹ Tôi ngó đồng hồ mới năm giờ sáng , nghĩ đến câu chuyện vui mà tôi đọc từ thời tấm bé . Hai cậu bé chừng 12 , 13 tuổi từ quê lên Sài Gòn sinh sống . Chúng đánh giày để kiếm sống . Một hôm cậu lớn hơn bảo thằng kia : " Tao với mày đánh giày cho khách nhưng chưa bao giờ đi giày , không biết đi êm ái ra sao , thôi tao bàn với mày như vầy . Mình mua đôi giày mới . Tao đi ban ngày mày đi ban đêm , có hợp lý không ? Thằng kia gật đầu . Cứ ban ngày ban đêm thay phiên nhau mang giày đi khắp phố . Vài tháng sau . giày há cả mỏm ra . Thằng lớn lại bảo thằng bé mua giày mới . Thằng bé đánh giày lắc đầu nguầy nguậy nói : " Ði giày cả đêm buồn ngủ quá đi thôi . "

Ra ngoài tôi gõ cửa xe , bà nhà tôi hỏi : " Có mua được gì không ? " 
- Có , một ổ bánh mì vài trái chuốị
- Ăn chưa ?
- Rồi , nhưng mỏi chân quá , buồn ngủ quá .


Trời đã rạng sáng . Tám giờ sáng , bà con người Việt ra chợ mua hàng , nào nước nào bia , dưa hấu ... Tôi quay xe trở về đường cũ và tìm được một chỗ đậu xe gần hơn chừng 50 thước . Mưa vẫn lất phất bay . Tôi nói với bà nhà tôi :
- Hôm qua trời nắng nhà dòng bán nón được , hôm nay trời mưa chắc bán được nhiều ô dù .
Tung Son 05.09.2016 21:50:41 (permalink)
Ðại Hội Thánh Mẫu (tt)

Chúng tôi bước vội vã đến nhà dòng thì lễ ban sáng vừa dứt . Mưa nặng hạt rơi rớt từ những cành cây phong . Chúng tôi len lỏi vào hội trường ba lầu .Nơi đây không đông người lắm . Hội trường chứa chừng 200 người . Cha Ngân đang thuyết trình về đề tài nào đó mà nghe có vẻ liên quan đến các công tác từ thiện tại miền thượng du Bắc Việt .

- Anh em chúng tôi già cả chả đi đến đâu , tuy vậy có các cha các thầy trẻ xông xáo mới làm việc được .Mình nói lên trên đó truyền giáo là công an tống cổ mình về ngay . Họ hỏi thì cha xứ ở trển nói là mấy anh này là người quen tới làm việc bác ái . Các anh chị em có nghe đến câu " Uống nước Gâm , không câm cũng điếc ."

Mọi người đều cười ồ lên . Cha Ngân tiếp tục nói :

Ở trển cả làng sống nhờ có cái hồ dưới núi , không biết mấy năm trước dân dùng thuốc trừ sâu làm sao đó , thuốc nó ngấm hay trôi xuống hồ hết . Cho nên rất nhiều người bị bệnh này bệnh nọ , nhứt là bị ung thư . Trai trẻ nó bỏ đi hết , còn lại mấy ông già bà lão . Có lần công an hỏi chúng tôi làm từ thiện có mang quà không , nếu có thì giao cho họ . Chúng tôi biết tẩy của họ . Quà mà trao cho chúng nó như trao trứng cho ác . Chúng tôi kín đáo lắm , chia ra nhiều phần quà nhỏ , có khi thùng mì ăn liền , chục kí gạo . Chúng tôi lập danh sách những gia đình nào cần sự giúp đỡ . Có lần một anh công an khu vực tới chúng tôi cám ơn lia lịa vì trong số những người được giúp đỡ có mẹ anh ta . Thưa các anh chi em, cuối năm nay hội Ðồng Công Tận Hiến cũng có tổ chức một cuộc bác ái từ thiện . Anh chị em nào muốn tham gia xin ghi tên trước và tiền máy bay ăn uống xin tự túc .

Một ông đứng lên thắc mắc hỏi :
- Vậy thưa cha , còn chỗ ngủ thì sao cha ?
- Thì như các cha truyền giáo thôi . Ở trển lợp vài mái nhà tranh , ngủ chiếu trải trên nền đất , ăn thì xơi mì gói , uống nước thì uống nước giếng . Nhớ là đừng dùng nước sông Gâm , không câm thì điếc .

Tôi nhìn bà nhà tôi ngẫm nghĩ : " Chắc không tới lượt mình quá , ngủ trên xe máy lạnh điều hòa mà qua hai đêm còn ngủ không được , huống gì nằm đất phơi sương .

Tìm tòi trên các trang mạng tôi được biết sông Gâm ....


Sông Gâm là con sông đẹp và nổi tiếng ở vùng đông bắc Việt Nam , nó là thủy lộ chính nối liền bốn tỉnh Cao Bằng, Hà Giang ,Tuyên Quang và Bắc Cạn . Với chiều dài 217 cây số , sông Gâm uốn mình quanh những ngọn núi cao ngất ngưởng hình thành bằng nếp gấp do những loại khoáng thạch như đá vôi , cát kết , thạch anh . Từ vực núi mang tên khe Ðá Ðổ , con sông nhỏ hẹp mở bùng ra một trời mây mênh mông , một Thủy Môn Quan sóng nước trùng trùng để các loài cá hiếm quí như Anh Vũ , Chiên ... có thể vượt thác ngàn để biến thành rồng . Chúng bay về vịnh tạo muôn ngàn đảo nhỏ mang tên Hạ Long , vươn bay cao thành kinh đô nước Việt Thăng Long . Hai bên con sông là những dãy núi chập chùng hiểm trở , tạo nên một thắng cảnh hoành tráng . Dưới nước có những đoạn có đá ngầm tạo nên những dòng nước xiết và hang động sâu thẳm , nơi trú ẩn lý tưởng cho những loài cá hiếm như cá Anh Vũ (còn gọi là cá Mõm Lợn) , cá Chiên, ca Dầm Xanh . Có một thời chúng được dâng tiến cho các quân vương .

Nhưng có trang mạng lưới khác cho biết sông Gâm bây giờ cũng bị nhiểm độc bởi nhà máy giấy Na Hang . Nhà máy này sản xuất tre đũa , bột giấy cứ thong dong đổ chất thải ra dòng suối giao thoa với con sông Gâm . Nước sông đen đục pha bọt trắng , khí thối bốc lên nồng nặc . Tôm cá chết nổi lềnh bềnh hai bên bờ sông . Hỏi làm sao mà dân ở đây sống cực khổ chừng nào . Dân có làm đơn gởi lên các cơ quan thẩm quyền huyện Na Hang và tỉnh Tuyên Quang , phản ảnh về tình trạng ô nhiễm , nhưng qua nhiều năm rồi nhà cầm quyền cứ câm như sò hến . Nhà máy giấy cứ ung dung tự toại sản xuất , tự do thải chất độc ra dòng sông .

Ngoài trời vẫn còn mưa , gần 10 giờ sáng , bây giờ tới cha Nguyễn Phi Long giảng thuyết tại hội trường ba lầu . Cha Long tướng tá cao ráo đẹp trai , ăn nói nhỏ nhẹ và hơi chậm rãi .

- Năm nay là năm của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa , nhưng mà đặc biệt ngày hôm nay tôi lại nói Ðức Maria Mẹ của Lòng Thương Xót . Khi đó sau khi được thiên thần Gabriel truyền tin thì Ðức Mẹ vội vã lên đường thăm bà Elizabeth từ thành Nazaret miền bắc xuống thành Ain-Karim , thành này cách Jerusalem khoảng 6 cây số phía tây nam . . Từ chỗ Ðức Mẹ ở tới đây khoảng 150 cây số . Quí vị có biết Ðức Mẹ đi bằng phương tiện gì không ?

Từ đám thính giả có tiếng vọng lên : " Bằng train ."

Cha Long cười khà khà :
- Không phải bằng xe lửa xe hơi . Thời kỳ đó làm gì có những thứ đó . Chủ yếu phương tiện di chuyển là lạc đà . Lừa thì đi loanh quanh thôi chứ không đi xa được . Vậy thì với khoảng đường đó Ðức Mẹ đi mất bao lâu . Tôi nghĩ cũng một tuần . Thời đó họ thường tổ chức đi theo đoàn , dọc đường họ có thể che chở nhau khỏi các nguy hiểm dọc đường .

Và cứ thế cha Long lan man về kinh Magnificat . Cuối cùng cha nói về sự tha thứ :
- Có lần tôi đi giảng tĩnh tâm ở một giáo xứ nhỏ nọ Dân ở đây nghe cha khác về là họ mừng lắm . Hỏi ra mới biết họ thích cha mới về giải tội cho họ . Cộng đoàn của họ nhỏ , giáo dân không bao nhiêu , nên khi họ vừa mở miệng xưng tội là cha xứ biết ngay là con nhà ai . Cuối cùng là một bà vô toà giảị Bà ta lên tiếng : "Thưa cha , con chẳng thấy con có tội chi cả . Tội lỗi là do thằng chồng con ngồi góc kia kìa . Ba năm nay con không hề bước tới nhà thờ cũng vì thằng chồng kia ... Tôi ngắt lời : " Chị à ! Chị vô toà xin giải tội , xin ơn tha thứ , mà chị nói là chị không có tội , không có lỗi gì thì làm sao mà tôi giải tội cho chị . Chị ta vội vàng nói : " Dạ , con có chút ít . Khi ít khi nhiều , lúc nào cũng có . Vừa giải tội cho bà kia xong thì một ông chạy xồng xộc tới toà giải tội , hỏi tôi :
- Thưa cha , bà kia hồi nãy bà ta xưng tội gì với cha vậy ?

Tôi chưng hửng hỏi lại : " Ông là ai vậy ?
- Dạ, bả là vợ con . Mấy năm con hư hỏng cũng tại bả . Bả thế này bả thế nọ ...

Tôi hỏi lại : " Thế ông vô đây xưng tội của vợ ông , còn ông , ông không có tội thì làm sao tôi giải tội được .
- Dạ, có chút chút .

Cha Long ngó đồng hồ bèn hỏi mọi ngời:
- Có ai muốn hỏi gì không ?

Tôi giơ tay và bước đến một cái micro gần đó .
- Thưa cha , con có hai câu hỏi . Câu thứ nhất . Ðức Mẹ có phải là một phụ nữ mạnh mẽ về thể lý cũng như về tinh thần vì sáng hôm nay lúc đi ngang qua quán bán kỷ niệm con thấy một bức tranh có vẽ chân dung Ðức Mẹ tay bồng hài nhi tay bồng con chiên . Câu thứ hai là con nghe nói cha Nguyễn Ðình Anh Nhuệ là một người được bổ nhiệm viện trưởng Viện Thần Học Giáo Hoàng Bonanenture ở thành phố Roma , con xin hỏi chương trình dạy ở đó có khác gì với các viện thần học ở nơi khác hay không ?

Cha Long cười hề hề trả lời :
- Tôi nghĩ ông này hỏi câu thứ nhất mang tính khôi hài . Câu thứ hai thì tôi nghĩ các chương trình dạy thần học đều giống nhau . Tốt nghiệp cũng đều là Tiến Sĩ Thần Học thôi . Dĩ nhiên là học ở đó có tiếng hơn thôi , như mình học ở trường địa phương so với các trường nổi tiếng như Harvard , MIT chẳng hạn .

Lúc nãy tôi định bụng hỏi một câu khác như vầy : " Cha có giảng là các tượng khắc về Ðức Mẹ hay các tranh vẽ đều cho là cái miệng Ðức Mẹ rất bé và lúc nào cũng khép lại . Ý cho biết trong Kinh Thánh , Ðức Mẹ rất ít nói . Chứng tỏ là người nào miệng nhỏ đều ít nói , nhưng sao bà xã con miệng cũng nhỏ vậy mà nói nhiều lắm cha ơi . Tôi mà hỏi như vậy chắc từ đây cuộc đời còn lại của tôi sẽ không yên bình như xưa .

Một ông cụ đứng lên giơ tay hỏi :
- Thưa cha, tôi có một điều thắc mắc trong lòng mà bao lâu nay tôi không thể nào quên và tha thứ như lời Chúa dạy . 

Cha Long ngạc nhiên hỏi lại :
- Nếu cụ không tha thứ lỗi cho người khác , thì làm sao Thiên Chúa tha lỗi cho cụ .
- Dạ thưa cha, tôi cũng muốn lắm . Tha thứ cho bất cứ ai cũng được , trừ một người .

Nghe đến đây trong tâm tư tôi thầm nghĩ : " Chà ! Ai mà ác nhân ác đức quá mà khiến cho ông cụ phải thù hận dữ vậy ! ."
Bà vợ ông ta , hay là mấy ông cai tù , hay là tình địch của ông ta .

Ông lão từ từ nói tiếp :
- Ðó là HCM .

Ai nấy nghe cũng đều bật ngữa . Nơi đây là xứ Cờ Hoa tự do ngôn luận , muốn phát biểu gì cũng được , không sợ bị công an Việt Cộng tóm cổ vào tù . Rất nhiều người ở quê nhà bị đi cải tạo , tù đày vì châm biếm hay nhạo báng vị lãnh đạo này .

Cha Long xoa xoa đôi bàn tay , nói :
- Thưa cụ , con cũng biết điều này khó khăn lắm . Nhưng nếu được bắt chước tấm gương của cố hồng y Nguyễn văn Thuận . Ngài bị cộng sản giam cầm 13 năm mà không hề đưa ra xét xử , ngài còn sống vẫn tha thứ cho ho , vẫn yêu thương họ . Còn chuyện ông ta thì để Thiên Chúa xét đoán .

Ðến trưa mưa tạnh dần , tuy nhiên trời vẫn u ám . Gằn năm giờ chiều , người người dồn về chính đài để cung nghinh tượng Ðức Mẹ . Các em thiếu nhi dâng hoa trên lễ đài . Mở đầu là những chiếc xe kiệu hoa trang trí lộng lẫy bằng năm màu sắc hồng lam vàng trắng đỏ . Các giáo xứ mọi nơi giương cờ hiệu của riêng mình , có xứ từ Canada , có xứ từ Úc Châu xa vời vợi , có xứ thật gần gũi như Tulsa , Springfield . Tiếp theo đoàn rước kiệu là các em dâng hoa, các bà sơ thuộc các dòng tu Ða Minh , Mến Thánh Giá , các cha thuộc dòng Ðồng Công và một số dòng khác . Sau kiệu hoa là vị Tổng Giám Mục địa phận Springfield cùng các chức sắc khác . Khi kiệu Mẹ về là những tràng hoan hô cùng tiếng pháo nổ rang để mừng Mẹ . Trên trời hai chùm bong bóng được thả lên trời cao .

Chúng tôi đi tìm cái gì ăn tối vì một lát nữa các quán ăn sẽ chật đầy người . Buổi trưa tôi được bữa cá khô ở quán số 1 , đến tối ngó đi ngó lại cái thực đơn , tôi lại order cơm cá đù khô ở quán Ðồng Hành .

8 giờ lễ đại trào mừng kính Ðức Mẹ . Trước lễ đài mọi người tề tập đông đảo . Tuy trời đã dịu mát nhưng vẫn thấy các bà tay quạt phe phẩy . Thánh lễ trang nghiêm cùng với các ca đoàn tổng hợp hát vang một góc trời . Khi rước lễ các cha được các em thiếu nhi cầm gươm điện tử màu tím hộ tống đi cùng để mọi người thấy đèn hiệu mà tới rước mình Thánh Chúa . Kết lễ cha giám tỉnh Vũ Minh Nhiên gởi lời cảm tạ Thiên Chúa và đến mọi người . Cuối cùng không quên tuyên bố ngày Ðại Hội Thánh Mẫu lần thứ 40 sang năm 2017 .

Bà nhà tôi hỏi tôi có ở lại coi văn nghệ đêm thứ bảy không .
- Không bà ơi , bà cứ ở lại mà coi . Tôi đi về xe ngủ một tí rồi lên đường về nhà .

Ra xe đặt lưng nằm trên ghế được một tí thì nghe tiếng người nói chuyện rổn rảng . Có người tay cầm đèn pin quẹt ngang quẹt dọc để đi tìm xe . Có một số xe đậu bậy chỗ ngay các ngả tư bị bị cảnh sát cho xe kéo đi . Nằm lại một chút lại nghe tiếng đập cửa xe . Mở mắt ra thì ra bà nhà tôi .

- Ông ngủ cái gì mà tui gọi phôn không nghe , đập cửa mãi cũng không dậy .

- Thôi bà lên xe đi rồi cùng về nhà .

Tôi ngủ vỏn vẹn được nửa tiếng . Ðường về Texas bình thường đi khoảng hơn sáu tiếng một chút và lần này tôi phải mất đúng 10 tiếng đồng hồ , vì cứ hơn một tiếng tôi ghé đại vào một trạm xăng để ngủ gật gù một chút . Dù sao chúng tôi cũng cảm tạ Thiên Chúa vì chúng con về đến nhà bình an .

Thành phố Fort Worth ngày 29 tháng 8 năm 2016
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.10.2017 06:43:34 bởi Tung Son >
Tung Son 10.09.2017 21:26:01 (permalink)
Một chuyến đi Đức 2017

Chúng tôi bốn người xách hành lý ra phi trường Dallas Fort Worth để tới New York . Ba cái va li to , ba cái nhỏ . Cái nhỏ thì được miễn phí , cái lớn thì hãng American Airlines tính mỗi cái 25 đô la . Sau khi trả tiền xong thì ông nhân viên theo tôi đoán thì ông ta có lẽ từ bên Phi châu sang hỏi con gái tôi xin tiền típ . Con gái tôi ngạc nhiên cười hỏi lại , ông ta lập lại . Thấy vậy tôi móc trong túi mười đô biếu ông ta . Thật tình tôi không nghĩ tại sao một nhân viên của hãng hàng không lớn của Mỹ chỉ có việc in vé check in và boarding pass mà xin tiền hoa hồng . 

Chúng tôi xếp hàng đi vô lối có chằng dây để vào cửa rà quang tuyến . Một ông an ninh nội địa tay dắt một chú chó to đen tuyền đi theo đoàn người đang xếp hàng . Chú chó dùng mũi khịt khịt ngửi , không có gì nó lại sang người khác . Đến phiên chúng tôi đi ngang qua nó chẳng thèm ngó , cứ ngoảnh mặt ngó lên trời rồi chạy sang người khác . Tôi cười nói với bà nhà tôi :
- Trong va li mình toàn chứa bí với dưa gang không nên con chó nó không thèm ngửi .

Lần này đám cưới con của một con cháu gái bên vợ ở nước Đức , nó mời sang dự tiệc con nó và nhân tiện xách luôn những trái bí trái dưa Hàn quốc của bà nhà tôi trồng . Trong ba cái hành lý thì dưa và bí đã đầy hai cái . Một cái khoảng 23 kg ( 50 cân Anh)

Khi đến sân bay JFK chúng tôi kéo lê mấy cái hành lý qua cửa để đi chuyển tiếp qua teriminal B ghi trên vé máy bay . Tôi hỏi một ông nhân viên đường nào ra tới đó . Ông ta cười nói :

- Sân bay này chia ra 8 cái terminal một, hai, ba bốn năm sáu bảy tám . Ở đây là tám . Qúi vị phải qua terminal 4 tìm cái khu B .

Chúng tôi băng qua đường , chui xuống đường hầm , lại leo lên tìm cổng vô trạm xe điện . Tới terminal 4 nó chia ra ba khu ABC . Chúng tôi đi cùng kéo lê các hành lý tìm cổng B36 . Tôi nhìn lên cao . À ! Khu B này có 55 cổng . Mỗi gate cách nhau ba hay bốn chục mét . May là cổng 36 chứ cổng 55 chắc gãy cẳng .

Máy bay bay được một chút , tôi thấy một bà tiếp viên hàng không đưa cho mỗi người một cái khăn giấy .Tôi mới nói bà nhà tôi là nó sắp sửa cho ăn , bà nhà tôi nói làm cái gì mà nó cho ăn sớm vậy, tôi cười không nói . Chừng 10 phút sau hai bà tiếp viên hàng không đẩy hai xe dọc theo ghế và họ phân phát thức ăn . Tôi thì chọn món gà còn bà nhà tôi thì chọn món tôm xà lách .

Tới hãng hàng không United Airlines , bà nhân viên hàng không hỏi :
- Qúi vị bốn người mà gởi có ba cái sao ? Có thể gởi thêm cái nữa . 

Bà ta lựa một cái carry on xách tay nặng nhất . Bà nhà tôi lắc đầu nói với tôi :
- Ông biểu nó gởi cái kia kìa , trong đó bánh kẹo . Còn cái đó toàn dưa gang với dưa Hàn quốc . gởi theo đường hành lý thì dưa bị dập hết .

Một lần nữa chúng tôi xếp hàng vào cổng an ninh, lấy passport và vé máy bay ra thì nhà tôi bảo :
- Thôi ông vô trước đi , tui đứng bên ngoài này chờ .

Từ xưa đến nay tôi hay chiều theo ý bả , nhưng lần này thì không xong .
- Hổng được bả ơi ! Tụi tui vô là vô trỏng luôn , bà tha hồ mà đứng đợi .

Thế là bà nhà tôi im , không nói được bèn theo chúng tôi vào trong . Tôi ì ạch kéo hành lý theo . Rồi tìm cổng B , qua B1 B2 và cứ thế tới cổng chót B55 . Mỗi cổng cách nhau chừng ba chục mét . 

Trên máy bay , sau lưng ghế trước có một màn hình nhỏ để xem phim hay thông tin của chuyến bay . Theo như trên màn hình máy bay không bay thẳng theo đường chim bay , nó bay xeo xéo lên hướng đông bắc qua tiểu bang Main , qua Iceland rồi hướng về London .

Tôi bèn hỏi một bà tiếp viên gần đó . Bà ta cười và trả lời :
- Ông không biết là trái đất nó tròn sao , nó đâu có bằng phẳng . Bay như vậy là nhanh nhất .
- Vậy mà tôi cứ tưởng từ xưa đến nay nó vuông .

Bà nhà tôi nhìn vào màn hinh, suy nghĩ lung lắm rồi thắc mắc hỏi :
- Tôi nhớ có lần đi Đức hình như lợi hơn một tiếng , lúc về thì không . Ông biết tại sao không ?

Tôi đành vận dụng trí óc ra đoán mò .
- Thì thì ... Bà có đọc truyện Vòng quanh thế giới 80 ngày chưa ?
- Chưa , truyện đó ông viết hả ?
- Không , ông bên Tây nào đó . Ông nói nếu đi du lịch vòng quanh thế giới theo hướng đông thì sẽ lợi một ngày . Thí dụ như vầy trái đất quay từ tây sang đông , nếu như lật quả đất lại thì nó lại quay từ đông sang tây . Bà hiểu chưa ?
- Chưa .
- Bà chưa hiểu thì tui cắt nghĩa hơi khó .

Chúng tôi ra máy bay rồi theo dòng người đi . Tới trạm hải quan Border Control thì đa số hành khách là người Ðức họ xếp hàng bên phải . Chúng tôi bốn người qua cánh trái dành riêng cho người ngoại quốc . Trên đường về thành phố Munster cách đó gần 300 cây số , vẫn những ngọn đồi xanh mướt chập chùng . Thỉnh thoảng đường hai tuyến sửa sang nên bị kẹt xe , nên phải mất hơn ba giờ mới tới nhà bà chị vợ ở thành phố Munster .

Ngôi nhà mới của bà chị nằm cách thành phố nhỏ không xa , nó mang một vẻ dáng dấp mới , hình hộp vuông có cửa kính xung quanh . Nó có ba tầng lầu và một tầng hầm . Sân cỏ sau khá rộng ngang 15 mét dài 50 mét . Cỏ xanh Bermuda một màu trông như một tấm thảm .

Huyền cô con gái thứ của bà chị vợ , cùng là chủ hộ căn nhà hỏi tôi :
- Sân cỏ nhà chú bên Mỹ có đẹp hơn nhà cháu không ? 

Tôi lắc đầu nói :
- Sao đẹp bằng nhà chú được . Không tin cháu hỏi dì cháu xem . 

Bà nhà tôi gật đầu :
- Ðẹp lắm . Sân trước sân sau có hơn gang tay mà có đến hơn ba chục loại cỏ .

Mấy đứa cháu đang ngồi rải rác xung quanh bàn ăn ngoài trời nghe vậy ngạc nhiên hỏi lại :
- Vậy sao đẹp được chú , nó đâu có đồng nhất . Làm gì có đến mấy chục loại ? Chắc là cỏ dại .

Việt Nam ta cứ gọi là cỏ hết . Mỹ chia làm hai loại . Grass là cỏ trồng cho đẹp , như cỏ Augustine , Bermuda , Zoysia, Centipede hay thường trồng ở miền bắc Texas . Weeds là cỏ dại , loại này thì đủ thứ , mà nhà tôi không muốn trồng mà cứ đầy sân .
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 10 trang, bài viết từ 106 đến 120 trên tổng số 145 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9