Thực Phẩm
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 19 bài trong đề mục
HongYen 07.06.2007 09:00:22 (permalink)
Ăn nhiều ngũ cốc nguyên vẹn giảm nguy cơ của bệnh tim mạch
Thursday, May 31, 2007
 
NEW YORK (Reuters) - Người Mỹ cần nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên vẹn (whole grains), còn nguyên cám và mầm, để giúp họ giảm những nguy cơ bị nghẽn động mạch, lên cơn đau tim và cơn đột quị, theo lời các nhà nghiên cứu.
Trong một cuộc khảo sát về 7 cuộc nghiên cứu sâu rộng, các chuyên gia thấy rằng sự tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên vẹn giúp làm giảm những nguy của bệnh tim mạch. Tính trung bình, những người lớn mỗi ngày ăn 2.5 phần (serving) thức ăn từ ngũ cốc nguyên vẹn thì giảm được khoảng 25 phần trăm sự phát sinh bệnh tim mạch so với những người hiếm khi ăn chúng.
Các chuyên gia tin rằng ngũ cốc nguyên vẹn đem lại phúc lợi cho tim bằng vài cách. Chất xơ và những chất bổ dưỡng khác trong ngũ cốc nguyên vẹn có tác dụng hạ thấp chất cholesterol, làm giảm mức của chất đường trong máu, đồng thời cải thiện chức năng của những huyết quản và giảm chứng viêm trong hệ tuần hoàn.
Nhưng cho tới nay những cuộc khảo sát cho thấy chỉ có một số ít người Mỹ nghe theo lời khuyên hãy ăn 3 phần ngũ cốc nguyên vẹn mỗi ngày, theo lời các tác giả của cuộc nghiên cứu mới. Hơn 40 phần trăm người thành niên ở Hoa Kỳ nói rằng họ không ăn những thứ ngũ cốc nguyên vẹn.
“Nhiều người trong giới tiêu thụ và những chuyên gia y tế không nhận thức về những phúc lợi của ngũ cốc nguyên vẹn đối với sức khỏe,” người cầm đầu cuộc nghiên cứu, Bác Sĩ Philip B. Mellen, thuộc Ðại Học Wake Forest University ở Winston-Salem, North Carolina, nói trong phúc trình.
Một số người cũng thiếu hiểu biết về những gì chứa đựng trong ngũ cốc nguyên vẹn. Chúng gồm có ba thành phần chính: cám (bran) và mầm (germ), là hai thứ giàu chất xơ và những chất bổ dưỡng, và nội nhũ (endosperm) có chứa tinh bột và chất đạm (protein). Ngũ cốc chế biến, như bánh mì trắng, các thứ bánh ngọt, và những thực phẩm ăn vặt (snack foods) được làm từ những thứ bột trắng đã mất cám và mầm.
Trái lại, những ngũ cốc nguyên vẹn - như lúa mạch, lúa mì nguyên vẹn, gạo lứt - còn giữ nguyên cám và mầm rất giầu chất bổ dưỡng.
Căn cứ vào những cuộc khảo sát mới nhất, Bác Sĩ Mellen và các đồng nghiệp cho rằng giới chuyên gia y tế cần nên “tăng gấp đôi” những nỗ lực của họ để thúc đẩy người ta hãy ăn ngũ cốc nguyên vẹn nhiều hơn.
Họ đã báo cáo những kết quả nghiên cứu trên bản trực tuyến của đặc san Nutrition, Metabolism... Cardiovascular Diseases (dinh dưỡng, biến dưỡng và những bệnh tim mạch).
Ðể khảo sát, Bác Sĩ Mellen và các đồng nghiệp đã thu thập những số liệu từ 7 cuộc nghiên cứu sâu rộng liên quan tới hơn 285,000 người đàn ông và đàn bà đã được theo dõi từ 6 tới 15 năm. Tính một cách tổng quát, những người nào ăn nhiều ngũ cốc nguyên vẹn nhất thì giảm được những nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ, hoặc chết vì những nguyên nhân liên quan tới tim mạch.
Ðiều này đúng sau khi đã xét tới những yếu tố sức khỏe khác, như chế độ dinh dưỡng tổng quát, tập thể dục, sức nặng của thân thể, ghiền hút thuốc lá. (n.m.)
 
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60524&z=14
 
 
#1
    HongYen 20.06.2007 08:35:57 (permalink)
    Ăn Chuối

    Link:
    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=195702&mpage=1&key=Chu%e1%bb%91i&#195858

    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>

    20 Lý do nên ăn chuối

    Nguồn tin:
    ezinearticles





     Loại quả nào cũng rất nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể nhưng tại sao bạn nên ăn chuối mỗi ngày?

    1. Khỏe não
     
    Trong chuối có nhiều kali sẽ giúp trí não họat động nhạy bén và linh hoạt.
     
    2. Nhuận tràng
     
    Chuối giàu chất xơ vì thế có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón.
     
    3. Bình tĩnh
     
    Chuối có lượng vitamin B cao nên có giúp giữ bình tĩnh rất tốt.
     
    4. Giảm bệnh thiếu máu
     
    Chuối có nhiều chất sắt vì thế giúp giảm bệnh thiếu máu bằng cách kích thích sản sinh ra hemoglobin.
     
    5. Tốt cho dạ dày
     
    Làm hỗn hợp chuối, sữa và mật ong. Chuối giúp bình ổn dạ dày và giữ lượng đường trong máu ổn định dưới tác dụng của mật ong.
     
    6. Vui vẻ
     
    Trong chuối có chứa tryptopan mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin. Ăn chuối giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thư giãn và có tâm trạng tốt hơn.
     
    7. Giàu vitamin và chất khoáng
     
    Chuối chứa nhiều vitamin B6, B12, kali, magiê…
     
    8. Giảm nguy cơ đột quỵ
     
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn chuối đều hàng ngày giảm 50% nguy cơ bị đột quỵ. 
     
    9. Giảm khó chịu buổi sáng với những người đang mang thai
     
    Ăn chuối giúp các bà mẹ đang mang thai giảm những triệu chứng khó chịu vào buổi sáng khi ngủ dậy.
     
    10. Tâm trạng tốt
     
    Điều chỉnh mức độ đường trong máu góp phần mang lại một tâm trạng tốt.
     
    11. Huyết áp tốt hơn
     
    Chuối giàu kali và có lượng muối thấp nên là loại quả rất tốt giúp huyết áp ở trạng thái ổn định.
     
    12. Giảm chứng ợ nóng
     
    Chuối có tác dụng giảm độ axit trong dạ dày nên giảm chứng ợ nóng.
     
    13. Giảm sưng phồng khi bị muỗi đốt
     
    Rất nhiều người dùng phần bên trong của quả chuối xoa lên những vùng bị muỗi đốt để giảm ngứa và sưng.
     
    14. Giảm stress
     
    Kali là một chất khoáng rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa ôxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể.
     
    Cơ thể bị stress khi mức độ kali thấp vì thế ăn chuối giúp tăng lượng kali và giảm stress.
     
    15. Loại bỏ hột cơm, mụn cóc trên da
     
    Lấy phần bên trong của vỏ quả chuối đắp lên vùng da có hột cơm rồi quấn quanh bằng dải vải. Đây là một cách để loại bỏ hột cơm, mụn cóc trên da.
     
    16. Trị ung nhọt,chỗ loét trong dạ dày
     
    Chuối mềm là loại hoa quả giúp giảm axit tại những chỗ loét trong thành dạ dày.
     
    17. Giảm thèm ăn
     
    Ăn chuối giúp giảm cảm giác thèm ăn và điều chỉnh lượng đường trong máu.
     
    18. “Hạ hỏa”
     
    Chuối được xem như loại quả có tác dụng “hạ hỏa” với những người nóng tính.
     
    19. Làm sạch giầy

     
    Làm sạch giầy của bạn bằng phần bên trong quả chuối để có màu sáng bóng.
     
    20. Ngon miệng
     
    Chuối là loại quả ngon, rẻ và bổ (cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể)


    http://www.tudienthuoc.net/tudienthuoc/news_detail.asp?id=883
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2007 08:40:37 bởi HongYen >
    #2
      HongYen 20.06.2007 09:03:41 (permalink)
      Nguy cơ lây truyền bệnh qua chuối
      NNVN - 5/9/2003
       
      Theo các chuyên gia nông nghiệp của Mỹ, trên thế giới hiện nay có tới trên 500 giống chuối khác nhau, trong đó khu vực Mỹ Latinh và châu Á được coi là những vựa chuối lớn nhất. Nhiều loại chuối cổ truyền gieo trồng bằng phương pháp hữu cơ, có quả nhỏ, hương vị thơm ngon được khách hàng ưa chuộng. Mỹ và châu Âu tiêu thụ chuối cao nhất thế giới hiện nay, trong đó giống chuối Cavendish được khách hàng tại hai khu vực này rất ưa chuộng và cũng là loại cây trồng được canh tác nhiều tại khu vực Mỹ latinh. Riêng Mỹ mỗi năm nhập khẩu trên 1 tỷ USD chuối Cavendish.
       
      Đối với các giống chuối tự bản thân chúng cũng rất dễ bị mắc phải các loại bệnh. Riêng các loại chuối hoang dã có rất nhiều hạt và tự mọc hàng loạt, trong khi đó các loại chuối thuần chủng ít hạt hơn và vệ sinh hơn, được trồng bằng cách tỉa tách ra từ những cụm chuối lớn và do không có các hỗn hợp di truyền nên khả năng chống chọi bệnh tật kém. Những năm thập niên 50 và 60 thế kỉ trước, tại Panama người ta còn thấy có một loại chuối có tên là Gros Michel, ăn ngon và ngọt hơn so với chuối Cavendish, nhưng đã bị dịch bệnh làm tuyệt chủng. Riêng chuối Cavendish lại có sức đề kháng tốt nên tồn tại đến ngày nay. Tại nhiều nơi trên thế giới hiện đang xuất hiện loại nấm có tên là Sigatoka chuyên phá hoại lá của chuối Cavendish và các loại chuối khác, nhất là ở khu vực Mỹ latinh, châu Phi, châu Á và các quốc gia đảo Thái Bình Dương.
       
      Để chống lại loại nấm Sigatoka, người ta đã phun cho chuối một loại thuốc BVTV, nhưng chi phí thuốc trừ nấm lại quá lớn, nên nhiều hộ nông dân, đặc biệt là cá thể đã không chịu nổi. Trong khi đó các trang trại trồng chuối không phun thuốc bị tổn thất từ 30-60%, thậm chí có nơi đến 80% năng suất. Hiện nay tại Panama, loại nấm này đang có nguy cơ phá hỏng chuối Cavendish, đặc biệt phá từ gốc phá ra, cho dù có phun tăng liều cũng không giải quyết được tận gốc. Giải pháp chống lại nấm cũng như các loại bệnh biến thể mới cho chuối đang được coi là vấn đề nóng bỏng ở các nước Mỹ Latinh. Một trong số giải pháp tình thế mà Quỹ Nông nghiệp Hondurat (HARF) hiện đang đưa ra đó là việc tạo ra một giống chuối mới lai tạo chịu được sâu bệnh. Tuy nhiên, việc này gặp rất nhiều khó khăn vì chuối không sinh sản như người, nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài và một khi lai tạo thành công hương vị chuối có thể giống như táo.Giải pháp tăng cường gen được coi là "ứng cử viên" sáng giá cho dự án này, lý do nhờ sự can thiệp con người, nhất là công sức gieo trồng người ta sẽ tạo ra được những giống chuối mới chịu được sâu bệnh. Tuy nhiên kĩ thuật truyền gen cũng có những mặt hạn chế khác đó là việc gây lan truyền những gen đã tăng cường sang các loại cây trồng khác hay nói vắn tắt là có thể gây độc hại cho những loại cây xung quanh giống như ngô lai Bt mà lâu nay vẫn thấy người ta nhắc tới.

       
      Phòng trừ bệnh Panama cho chuối
      Bệnh héo rũ Panama của chuối do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây.
       

      Triệu chứng
       Cây chuối bị nhiễm bệnh Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già bên dưới sau lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.
       
      Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển chung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi.
      Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho cây bị vàng héo.
      Bệnh thường gây hại nặng trên chuối xiêm, chuối dong.
       

      Biện pháp phòng trừ
       - Nên chọn đất có độ pH hoà và hơi kiềm để trồng chuối.
      - Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.
      - Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide...
      - Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất.
      - Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh.
      - Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP...
      - Vườn bị bệnh nặng nên đổi trồng các giống chuối khác không mắc bệnh như chuối cau, chuối cơm, chuối già hương...
       
      http://www.vietlinh.com.vn/langviet/toilamnd/caygi/cayanqua/chuoi_benh.htm
       
      >>>>>>>>>>>>>>>>
       
      Biết:
       
      Chuối sứ (chuối xiêm), chuối già lùn, chuối già huơng, chuối già xanh, chuối cao, chuối lá, chuối tiêu, chuối ngự, chuối lửa, chuối laba, chuối chà bột, chuối xi-mon,....
       
      Mong Quý Bạn điền thêm và ăn thêm cho giảm stress.
       
      Chúc vui với 500 loại chuối
      #3
        HongYen 20.06.2007 09:29:27 (permalink)

        Chuối sứ (chuối xiêm), chuối già lùn, chuối già huơng, chuối già xanh, chuối cao, chuối lá, chuối tiêu, chuối ngự, chuối lửa, chuối laba, chuối chà bột, chuối xi-mon,....

         
         
        #4
          HongYen 20.06.2007 09:44:15 (permalink)
          Chuối – Một thức ăn quý
          Nguồn VOV
          Ngày 27/4/2007, 14:23
           
          Chuối là loại cây dễ trồng không kén đất, có nhiều ở nông thôn. Nhưng chuối lại chịu nhiều thiệt thòi hơn các loại cây khác, khép nép ở sau vườn nên ca dao có câu: "Gió đưa bụi chuối sau hè/ Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ".

          Người Việt Nam khi cất nhà thường chọn hướng xây, chọn vị trí đào ao, trồng cây: trước trồng cau, sau trồng chuối. Thời xưa, chuối không được người ta trân trọng như trầu cau trong lễ cưới, chào mời (“miếng trầu là đầu câu chuyện”), nhưng chuối quả lại là nguồn thức ăn rất bổ dưỡng không thể thiếu, từ thân chuối, bẹ chuối, lá chuối, trái chuối, đều dùng được cả. Đặc biệt trái chuối được chế biến bằng nhiều cách, ngon, bổ lại cho nhiều dinh dưỡng.

          Chuối con (cây chuối non) xắt nhỏ trộn với rau răm làm gỏi thịt gà luộc xé phay ăn rất ngon, chuối cây làm dưa ăn với mắm kho lươn rất hấp dẫn, đây là hai món ăn thường dùng ở nông thôn. Bẹ chuối, cọng chuối dùng làm dây, làm chỉ dệt vải. Lá chuối dùng để gói bánh. Bắp chuối làm gỏi trộn thịt gà, gỏi tôm gỏi tép, chấm muối, ớt, chanh ăn. Ngày xưa ông bà mình nghèo đôi khi cũng ăn củ chuối.

          Chuối có nhiều loại: Chuối xiêm, chuối ngự, chuối lá, chuối tiêu… Chuối non, già, chín đều dùng được, trái non tước vỏ xắt mỏng ăn với lươn kho mắm rất ngon; chuối chín, chuối nướng, chuối nấu, chuối chưng, chuối chiên… thì ai cũng biết, đã ăn nhiều lần. Nhưng để có hương vị đặc biệt của chuối chín cũng phải mất nhiều thì giờ và công phu mới làm thành sản phẩm ngon và thú vị. Chuối chín ngon nhất phải là chuối chín cây, loại chuối này người ở chợ hoặc thành thị thì ít có dịp thưởng thức, ở vườn người ta đốn chuối khi trái già, bán xanh hoặc dú trong lu chín rồi bán.
           
          Chuối “dú” để trong lu, phủ lá lên, đậy nắp lại đôi ba ngày chuối mới chín. Ăn chuối chín này ngon nhưng không bằng để chuối chín trên cây. Muốn ăn chuối chín cây cần phải chịu khó, chuối chín bắt đầu từ nải trên đi xuống khi hết buồng cũng mất nhiều ngày, nếu để trần như vậy chim sẽ ăn hết, muốn chuối chín chim không ăn người ta phải lấy một cái bao trùm kín buồng chuối, đợi cho chuối chín hết buồng mới chặt xuống, trái chuối vàng nghệ trông thấy hấp dẫn, ăn lại ngọt thanh, hương thơm dễ chịu. Chuối chín để vỏ vàng có chấm nâu li ti bằng hột tiêu gọi là chuối trứng quốc ăn càng ngon hơn. Khi chuối chín, người ta lột vỏ ép phơi khô, xắt nhỏ ngào đường. Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu được dùng thay bánh mứt để tiếp khách ở nông thôn. Nó có đầy đủ các hương vị, ngọt, dòn, béo, thơm ngon, nhai miếng chuối khô, uống ly nước trà mới thấy thấm thía tình đời, mới thấy gần gũi với thiên nhiên.

          Nhưng để có món chuối ăn thật ngon thì ít người biết đến món chuối (xiêm) phơi sương ăn bổ khoẻ, lên cân, mắt sáng, cười tươi, nước da hồng hào đẹp hẳn ra.

          Chuối chín từ trên cây, lựa trái mập ú, no tròn vỏ vàng đều có chấm li ti, lột vỏ để trong tô từ hai đến ba trái mỗi lần ăn, đường phèn cà nhỏ chừng hai muỗng canh, rắc đều lên chuối sau đó lấy miếng vải mùng bịt kín tô. Khi mặt trời vừa khuất, đem tô chuối này để lên chỗ cao thoáng, không khí trong lành, qua một đêm chúng ta lấy xuống ăn dùng cái muỗng xắn từng miếng nhỏ đưa vào miệng, chất ngọt đậm, nồng, hơi lạnh nuốt tới đâu nghe chạy đến đó, ngọt ngon lạ lùng. Đây là món ăn độc đáo tuyệt vời.

          Trái chuối giàu vitamin C, có vitamin B1, B2, B12 giúp ngăn ngừa thiếu máu, Vitamin A bảo vệ thị lực, Vitamin D và E. Ngoài ra chuối còn có canxi, sắt, magiê,… là loại trái cây có nhiều năng lượng dùng cho mọi lứa tuổi. Chuối được khuyên dùng cho trẻ em và người bệnh, người mỏi mệt. Chuối vừa là món ăn ngon vừa là bài thuốc quý.

          © Copyright 2004 Trung tâm Tin học - Tổng cục Du lịch (TITC)
           
          http://www.vietnamtourism-info.com/cgi-bin/news/exec/view.cgi?archive=61&num=14184
           
          >>>>>>>>>>>>>>>
           
          Biết:


          Chuối hột:
          dùng cây non, lá, bẹ, thân, hoa, cu, và nhất là chuối non làm gỏi, ăn với mắm, với thịt bò nhúng dấm.....

          <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2007 09:46:30 bởi HongYen >
          #5
            HongYen 19.07.2007 12:51:14 (permalink)
            Mỹ thành lập một ủy ban cho vấn đề an toàn thực phẩm
            19/07/2007
             
             
            Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Tony Snow
             
            Tòa Bạch Ốc đang cho thành lập một ủy ban mới để đưa ra những đề nghị về các biện pháp bảo đảm an toàn của thực phẩm và các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
             
            Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Tony Snow hôm thứ tư đã bác ý kiến cho rằng hành động này là “một cái tát vào mặt Trung Quốc”.
             
            Ông nói chính phủ cảm thấy điều quan trọng là phải theo dõi các sản phẩm từ 150 quốc gia xuất cảng thực phẩm sang Hoa Kỳ.
             
            Theo dự liệu, tổng thống Bush sẽ đưa ra tuyên bố về việc thành lập ủy ban cấp cao này.
             
            Một giới chức Trung Quốc đặc trách kiểm soát an toàn thực phẩm đã nói với báo chí Trung Quốc rằng các chuyên gia về an toàn thực phẩm của Trung Quốc và Mỹ sẽ họp với nhau vào cuối tháng này.
             
            Giới chức này cũng nói với Tân Hoa Xã rằng tỉ lệ thực phẩm của Trung Quốc nhập khẩu Hoa Kỳ đã qua được kiểm tra an toàn nhiều hơn là thực phẩm của Hoa Kỳ xuất khẩu sang Trung Quốc.

            http://www.voanews.com/vietnamese/2007-07-19-voa5.cfm
            #6
              HongYen 22.07.2007 09:15:28 (permalink)







              Thứ Hai, 11/06/2007 - 7:40 AM



              6 lý do nên ăn dưa hấu
               









              (Dân trí) - Những miếng dưa hấu mát lạnh trong ngày hè oi bức không những làm bạn thoả cơn khát mà còn có nhiều công dụng hữu ích nữa đấy.
               

              1. Khoẻ hơn 
              Dưa hấu chứa nhiều  lycopene - chất chống ôxy hoá có tác dụng chống lại các bệnh tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng vốn là loại quả có chứa lượng chất lycopene, nhưng nó chỉ được “phát huy” khi nấu chín với một ít dầu ăn. Dưa hấu không cần phải nấu, và ngoài ra lượng lycopene có trong dưa hấu nhiều hơn 40% so với lượng lycopene trong cà chua.
               
              2. Cung cấp vitamin C 
              Một miếng dưa hấu to (tương đương với 2 cốc nước ép) cung cấp một nửa lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
               
              3. Chống nhiễm trùng 
              Hai cốc nước ép dưa hấu cũng cung cấp cho cơ thể ¼ lượng beta carotin cần thiết hàng ngày. Cơ thể sử dụng chất này để tạo ra vitamin A. Cơ thể thiếu beta carotin dễ bị virus xâm nhập, dễ bị nhiễm trùng và thị lực bị ảnh hưởng.
               
              4. Lành vết thương nhanh chóng 
              Dưa hấu là một trong những loại thực phẩm hiếm hoi cung cấp chất citrulin, một loại chất axit amin có tác dụng làm lành vết thương. Chất này có nhiều hơn ở phần vỏ của dưa nhưng mọi người thường hay bỏ đi.
               
              5. Giảm stress 
              Dưa hấu là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp kiểm soát huyết áp của cơ thể. Trong những buổi sum họp gia đình, dưa hấu là thức ăn hợp lý khiến mọi người thư giãn, không căng thẳng.
               
              6. Thỏa cơn khát 
              Chỉ có khoảng 96 calo trong 2 cốc nước ép dưa hấu, còn lại là hàm lượng chất lỏng cao giúp bạn thoả cơn khát. Vì thế hãy coi dưa hấu là một giải pháp tuyệt vời khi cổ họng bạn đang khát khô.
               
              Ngọc Bích
              Theo Yahoo
               
              http://www19.dantri.com.vn/suckhoe/2007/6/182785.vip
              #7
                HongYen 29.07.2007 09:41:10 (permalink)







                Thứ Bẩy, 28/07/2007 - 10:12 AM



                Lợi ích tuyệt vời của rau quả
                 









                 
                (Dân trí) - Ăn nhiều rau quả sẽ giúp hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra chúng còn bảo vệ bạn khỏi các căn bệnh ung thư, đường ruột, chống lại bệnh đục thuỷ tinh thế, và suy giảm thị lực.
                 

                Số lượng rau xanh, trái cây, cơ thể bạn cần?
                 
                Bạn vẫn thường quan niệm ăn càng nhiều rau, củ , quả càng tốt cho cơ thể, nhưng thực tế chính xác bao nhiêu thì đủ?
                 
                Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn từ 5 đến 13 phần rau xanh và hoa quả mỗi ngày, tương đương với 2.000 calo/ngày.
                 
                Khả năng phòng bệnh
                 
                Nếu cơ thể bạn luôn luôn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ rau xanh và trái cây, có thể ngăn ngừa được các căn bệnh nguy hiểm sau:
                 
                - Bệnh tim mạch: Hàng loạt các minh chứng đã cho thấy, rau, củ, quả có khả năng hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch và nhất là chứng đột quỵ.
                 
                Một cuộc khảo cứu thực hiện đối với 110.000 người (bao gồm cả đàn ông và phụ nữ) phối hợp giữa trung tâm nghiên cứu sức khoẻ và các giáo sư hàng đầu về lĩnh vực y khoa, tại Hoa Kỳ đã cho thấy một kết quả hết sức khả quan. Họ đã có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và tất nhiên rau xanh và trái cây là thành phần chủ đạo trong thực đơn của họ. Ở những người này nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch giảm xuống rõ ràng.
                 
                Mặc dù tất cả các loại rau xanh và trái cây đều tốt cho sức khoẻ nhưng trội hơn hẳn là rau diếp, rau bina, mù tạt xanh, các rau thuộc họ cải như súp lơ, cải bắp, cam, chanh, bưởi và nước ép bưởi.
                 
                - Chứng cao huyết áp và hàm lượng cholesterol: Một nghiên cứu mang tên DASH thực hiện đối với những người có chế độ ăn nhiều rau và trái cây, ít chất béo. Kết quả cho thấy người có tiền sử bị chứng huyết áp cao sau khi áp dụng chế độ ăn như trên, huyết áp tối đa đã giảm 11 mm Hg và huyết áp tối thiểu giảm xuống 6 mm Hg. Mặt khác ăn nhiều rau xanh và trái cây cũng giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Các chất xơ từ rau, quả có tác dụng hạn chế lượng cholesterol gây hại cho sức khoẻ.
                 
                - Các loại bệnh ung thư: Mới đây tổ chức nghiên cứu ung thư( thuộc tổ chức sức khoẻ thế giới WHO) đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu về mối liên hệ giữa rau canh và trái cây với các căn bệnh ung thư.
                 
                 Điều bất ngờ là một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất từ rau, củ, quả có thể bảo vệ bạn chống lại các căn bênh ung thư như ung thư vòm họng, trực tràng, thanh quản, da dày, phổi, buồng trứng, bàng quang và thận. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra được bằng chứng, chứng minh cà chua đặc biệt có công hiệu ngừa được bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
                 
                - Các bệnh về mắt: Để có một đôi mắt sáng, thị lực tốt cơ thể bạn cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ rau và trái cây.
                 
                Bởi chúng là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho mắt, ví như carot đem đến cho bạn hàm lượng vitamin A khá lớn, giúp sáng mắt. Đặc biệt, rau quả còn ngăn ngừa được bệnh đục thuỷ tinh thể và suy giảm thị lực chủ yếu xuất hiện ở những người trên 65 tuổi.
                 
                Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết rằng, tác nhân từ ánh mặt trời, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng, gây hại cho mắt, làm cho mắt kém, mờ và suy giảm thị lực. Các loại rau, củ , quả có chứa 2 loại sắc tố là lutein và zeaxanthin rất tốt cho mắt.
                 
                Hãy “nạp” đủ lượng rau xanh và trái cây cần thiết cho cơ thể để có một sức khoẻ tốt, lưu ý phải luôn luôn thay đổi linh hoạt, và biết cách kết hợp hài hoà giữa các bữa ăn, không nên chỉ ăn theo kiểu “dập khuân” chỉ một loại rau hay chỉ một loại trái cây.
                                                               
                Khổng Thu Hà
                Theo BBC
                http://www19.dantri.com.vn/suckhoe/2007/7/189677.vip
                #8
                  HongYen 03.12.2007 05:41:08 (permalink)
                  Ăn trái cây, rau giúp ngừa ung thư buồng trứng
                  Wednesday, November 21, 2007
                   

                  BOSTON (Science Daily) - Một cuộc nghiên cứu mới của phòng thí nghiệm Channing Laboratory tại bệnh viện Brigham and Women's Hospital (BWH) ở Boston, thuộc trường y khoa Harvard Medical School, báo cáo rằng sự tiêu thụ thường xuyên những thực phẩm chứa nhiều chất flavonoid kaempferol, như trà và bông cải xanh, được coi là làm giảm nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy có phúc lợi đó cho những phụ nữ tiêu thụ nhiều thức ăn chứa chất flavonoid luteolin, như carrot, trái ớt ngọt và bắp cải.
                  “Ðây là một tin mừng, vì chỉ có một số ít yếu tố về lối sống mà các chuyên gia được biết là có khả năng làm giảm nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng,” lời nhà nghiên cứu Margaret Gates, thuộc bệnh viện BWH.
                  Bà nói tiếp: “Tuy cần có thêm những cuộc khảo cứu, những điều tìm thấy này ngụ ý rằng sự tiêu thụ những thực phẩm giàu những chất flavonoids có thể giúp chống bệnh ung thư buồng trứng.”
                  Cho tới nay người ta chưa biết rõ những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư buồng trứng. Ðiều đã được biết là những bệnh nhân tìm thấy bệnh này càng sớm để điều trị thì càng có nhiều triển vọng chữa khỏi. Tuy nhiên, đa số trường hợp thường được chẩn bệnh ở thời kỳ khá trễ, sau khi u bướu ung thư đã lan ra ngoài buồng trứng. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia (National Cancer Institute), tỉ lệ sống sót 5 năm sau khi tìm thấy bệnh và điều trị ở giai đoạn sớm, khi bướu ung thư chưa lan ra ngoài buồng trứng, là 92.4 phần trăm. Nhưng đáng tiếc rằng tỉ này giảm xuống chỉ còn 29.8 phần trăm nếu bướu ung thư đã lan ra ngoài.
                  Trong cuộc nghiên cứu để khảo sát sự liên quan giữa những chất flavonoids và nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng, bà Gates và các đồng nghiệp đã đo lường mức tiêu thụ năm chất flavonoids, gồm myricetin, kaempferol, quercetin, luteolin, và apigenin trong số 66,940 phụ nữ đã tham gia chương trình Nurses' Health Study (Cuộc Nghiên Cứu Sức Khỏe của Y Tá). Từ năm 1984 tới năm 2002, trong số những phụ nữ này có 347 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm.
                  Tuy các nhà nghiên cứu không biết rõ cần tiêu thụ số lượng bao nhiêu từ 5 chất flavonoid này trong thực phẩm để được hưởng phúc lợi, nhưng họ nhận thấy rằng có sự giảm 40 phần trăm nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng nơi những phụ nữ tiêu thụ nhiều chất kaempferol, so với những bà tiêu thụ chất này ở mức thấp nhất. Họ cũng tìm thấy có sự giảm bớt 34 phần trăm nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng nơi những phụ nữ tiêu thụ chất luteolin cao nhất, so với những bà tiêu thụ chất này ở mức thấp nhất.
                  Toán nghiên cứu kết luận: “Trong số những phụ nữ đã tham gia cuộc khảo sát, sự tiêu thụ trà và bông cải xanh cung cấp sự bảo vệ tốt nhất để chống bệnh ung thư buồng trứng. Những thực phẩm khác chứa nhiều những chất flavonoids, như hành, các loại đậu, rau cải quăn (kale), cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, nhưng con số những phụ nữ tham gia cuộc nghiên cứu thường tiêu thụ những thức ăn này không đủ lớn để có thể lượng giá một cách rõ ràng về chúng. Còn cần phải nghiên cứu thêm nữa.”
                  Phúc trình của cuộc nghiên cứu này đã đăng trong số đề ngày 15 Tháng Mười Một 2007 của Ðặc San Quốc Tế về Ung Thư (International Journal of Cancer). (n.m.)
                   
                  http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=69603&z=14
                  #9
                    HongYen 09.12.2007 12:24:05 (permalink)



                    BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC . Việt Báo Thứ Sáu, 11/30/2007, 12:02:00 AM



                    Thực Phẩm Chức Năng
                     
                    Trong hơn 20 năm vừa qua, dân chúng cũng như giới khoa học đã có thêm một cái nhìn nữa về thực phẩm. Thực phẩm không chỉ là để duy trì sự sống, mà còn mang thêm khả năng tăng cường sức khỏe, giảm thiểu các bệnh mãn tính do mất cân bằng dinh dưỡng. Từ đó nẩy sinh ra sự tìm hiểu và chế biến loại thực phẩm trong đó các thành phần cấu tạo có tác dụng tích cực vào những nhiệm vụ khác nhau của cơ thể. Đó là “Thực phẩm chức năng”.
                     
                    Thực phẩm chức năng được quần chúng dễ dàng đón nhận, đặc biệt là với những lời giới thiệu hấp dẫn về ích lợi từ nhà sản xuất. Thực phẩm có vẻ  như đã đáp ứng nhu cầu tự chăm sóc sức khỏe của mọi người. Tuổi thọ gia tăng, quý vị cao niên muốn có các phương thức ở trong tầm tay để giúp cuộc sống an bình, khỏe mạnh hơn. Giới trẻ muốn có “tiên dược” để phòng tránh các bệnh mãn tính mà cha ông mắc phải. Rồi lại còn chi phí khám chữa bệnh quá cao, thời gian ngồi chờ quá lâu, bảo hiểm sức khỏe nhiêu khê, khiến cho nhiều người tìm tới các phương tiện sẵn có.
                     
                    Vậy thực phẩm chức năng là gì? Có khác với thực phẩm tự nhiên không? Công dụng có như lời giới thiệu? Có cần thiết và an toàn cho cơ thể không?
                    Sau đây là ý kiến của một số các nhà chuyên môn, hữu trách.
                     
                    Định nghĩa
                    Vào thập niên 1980, chính phủ Nhật Bản tài trợ một chương trình nghiên cứu sự ích lợi của thực phẩm đối với sức khỏe.
                     
                     Năm 1991, chữ Thực Phẩm Chức Năng (Functional Food) được đưa ra với ý nghĩa ban đầu là những thực phẩm chế biến (processed foods) chứa các hoạt chất có thể giúp một vài chức năng cơ thể hoàn thành nhiệm vụ khả quan hơn, ngoài công dụng dinh dưỡng.
                     
                    Nhật Bản có những tiêu chuẩn cho TPCN, gọi là thực phẩm dành riêng cho sử dụng y tế (Foods for Specified Health Uses), được bộ Y Tế  công nhận.
                    Sau đó, nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu để ý tới những sản phẩm với tên mới mẻ này. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một định nghĩa chính thức cho nhóm chữ TPCN. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức nghiên cứu có định nghĩa và quy luật riêng nhưng từa tựa nhau.
                     
                    Viện Y học Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm chứa các chất có khả năng tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm này bao gồm bất cứ thực phẩm chế biến hoặc thành phần nào có thể cung cấp lợi ích cho sức khỏe ngoài giá trị dinh dinh dưỡng cố hữu của thực phẩm”. 
                     
                    Trong tài liệu “Functional Foods: Opportunities and Challenges” phổ biến vào năm 2003, cơ quan Nghiên Cứu Quốc Tế Bất Vụ Lội về thực phầm, định nghĩa “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm và các thành phần thực phẩm có thể cung cấp ích lợi sức khỏe ngoài giá trị dinh dưỡng căn bản. Các thực phẩm này bao gồm thực phẩm thường dùng, thực phẩm được bổ sung, tăng cường hoặc hoàn chỉnh hơn (enhanced) và các thực phẩm phụ thêm”.
                     
                    Với giới chức y tế Canada: “Thực phẩm chức năng có hình dáng bên ngoài tương tự như thực phẩm thông thường. Ngoài khả năng dinh dưỡng cố hữu, các thực phẩm này phải được chứng minh một cách khoa học là có thể cung cấp những ích lợi sinh học và có khả năng giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh mãn tính”
                     
                    Tại Việt Nam, thông tư số 08/TT-BYT ngày 23-8-2004 của Bộ Y tế quy định: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm để hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh.”
                     
                    Giới chức y tế Hàn quốc coi thực phẩm chức năng là các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng và các chất khác dưới dạng cô đặc, có tác dụng nuôi sống hoặc sinh học với mục đích phụ thêm cho thực phẩm tự nhiên”.
                     
                    Điều cần lưu ý là trong các định nghĩa nêu ở trên, không có định nghĩa nào nói tới công dụng “chữa trị” bệnh của thực phẩm chức năng.
                     
                    Điều kiện trở thành thực phẩm chức năng
                    Theo quy định chung, một thực phẩm chức năng phải hội đủ các điều kiện như sau:
                     
                    -Các thành phần của thực phẩm phải có khả năng có tác dụng tốt đối với các chức năng sinh hóa học của cơ thể, tăng cường sức khỏe cho người tiêu thụ, ngoài giá trị dinh dưỡng cố hữu.
                    -Các khả năng này phải được chứng minh bằng các thử nghiệm khoa học.
                    -Sản phẩm phải có đầy đủ các thành phần đã nêu ra trên bao bì.
                    -Phải có chứng minh rằng các thành phần cho thêm vào sản phẩm an toàn và không gây ra các tương tác có hại.
                    -Vì không là dược phẩm nên không được giới thiệu là có thể chữa bệnh, mà chỉ có tác dụng phòng tránh, tăng cường sức khỏe, nâng cao đời sống.
                    -Phải giới thiệu bằng những từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu, không có tính cách gây hiểu lầm, lừa dối.
                    Tại Hoa Kỳ, thực phẩm chức năng được cơ quan Thực Dược Phẩm (Food and Drug Administration) kiểm soát về phẩm chất và sự an toàn. Nhà sản xuất phải được FDA công nhận là thực phẩm chức năng với các dẫn chứng khoa học về ích lợi của sản phẩm. Các điều- cho-là-đúng hoặc khẳng- định, quả-quyết (Claims) của nhà sản xuất được xét theo các tiêu chuẩn sau đây
                     
                    a.Có một đồng ý khoa học đáng kể (significant scientific agreement) đối với quả quyết của nhà sản xuất.
                    b.Mặc dù có một vài bằng chứng khoa học hỗ trợ nhưng bằng chứng đó không có tính cách kết luận.
                    c.Có vài chứng cớ khoa học gián tiếp nhắc tới quả quyết này. Tuy nhiên FDA kết luận là dẫn chứng rất giới hạn (limited) và không có tính cách kết luận
                    d.Rất ít nghiên cứu khoa học đề cập tới điều mà nhà sản xuất quả quyết. FDA kết luận rằng có rất ít bằng chứng khoa học hỗ trợ cho lời yêu cầu.
                     
                    Mới đây nhất, tháng 1 năm 2007, FDA gửi một hướng dẫn tới các nhà sản xuất thực phẩm, trong đó FDA nhấn mạnh ở hai điểm:
                    -Quà quyết sức khỏe (Health claims) mô tả mối liên hệ giữa một chất (thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm) với một bệnh hoặc một tình trạng sức khỏe. Quả quyết của thực phẩm giới hạn ở sự giảm rủi ro bệnh chứ không được quả quyết chữa lành bệnh, giảm bệnh, điều trị hoặc phòng tránh bệnh. Các quả quyết này dành cho dược phẩm.
                    -Các quả quyết của thực phẩm chức năng (Functional Food Claims) chỉ trình bầy ảnh hưởng của thực phẩm đối với cấu trúc và nhiệm vụ các bộ phận cơ thể.
                    Chẳng hạn thực phẩm tăng cường calci giúp duy trì xương lành mạnh và giảm rủi ro loãng xương; thực phẩm có chất xơ giúp đại tiện đều đặn và có thể giảm rủi ro vài loại ung thư và bệnh tim; folic acid có thể giảm rủi ro khuyết tật cột tủy sống; chất đạm đậu nành có thể giảm rủi ro bệnh tim…
                     
                    Tại Hoa Kỳ, giới sản xuất thực phẩm chức năng liên tục tranh luận với cơ quan này về điều mà họ cho là đúng để giới thiệu trên nhãn thực phẩm. Thay vì nói sản phẩm chữa được bệnh thì họ “lách”: sản phẩm có thể thay đổi chức năng và cấu trúc các cơ quan trong cơ thể, trì hoãn sự hóa già hoặc duy trì mức độ cholesterol bình thường, “cải thiện tâm trạng”, “chất bảo vệ sức khỏe”, “Tăng cường sự thư giãn”…
                     
                    Bên Anh quốc, luật pháp đòi hỏi là mọi giới thiệu trên nhãn hiệu thực phẩm phải đúng và không có tính cách gây hiểu nhầm (misleading).
                     
                    Liên Hiệp Âu châu cũng có quy luật để bảo đảm là mọi dữ kiện ghi trên bao bì thực phẩm đều rõ ràng, chính xác và có chứng minh để dân chúng dễ lựa chọn thực phẩm, nước uống và để bảo vệ sức khỏe mọi người.
                     
                    Việc kiểm soát chặt chẽ như vậy nhằm mục đích bảo vệ người tiêu thụ khỏi bị “thôi miên với các giới thiệu tốt đẹp, không phân biệt được thực hư, dễ bị nhầm lẫn”.
                     Xin đưa ra trường hợp một sản phẩm tại Việt Nam được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm cho phép với xác định: Tảo côn bố là 1 loại tảo biển có nhiều vi chất dinh dưỡng nên dùng tốt cho những người suy nhược cơ thể do dinh dưỡng không cân đối. Ngoài ra, cung cấp một luợng chất xơ tự nhiên cao giúp ổn định hoạt động của bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng”.
                     
                    Nhưng nhà sản xuất lại giới thiệu: “Tảo đặc chế bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, chống loãng xương, táo bón, trĩ, lợi tiểu. Ngăn ngừa chứng huyết khối, giảm cholesterol, phòng chống ung thư dạ dày, đại tràng, trị bướu cổ, tràng nhạc, xám da, lọc máu, thải độc, viêm gan B, giảm béo. Đặc biệt đối với người béo phì, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch”.
                     
                     Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu nhà sản xuất thu hồi sản phẩm.
                     
                    Áp dụng thực tế
                     
                    Thực ra, 500 năm trước Thiên Chúa, danh y Hi Lạp Hippocrate đã biết rõ vai trò của thực phẩm đối với bệnh và đã viết: “Hãy dùng thực phẩm như dược phẩm”.
                     
                     Từ lâu, các quan sát dịch tễ đã thấy rằng, thổ dân vài bộ lạc ở châu Phi dùng nhiều thực phẩm có chất xơ ít bị ung thư trực tràng; dân Eskimo rất ít bị bệnh tim vì ăn nhiều cá; người Nhật sống ở quê hương ăn nhiều đậu nành ít bị nhồi máu cơ tim hơn là khi chuyển cư sang Mỹ, tiêu thụ nhiều thịt động vật…
                     
                    Trong khi đó thì khoa học thực nghiệm cũng chứng minh là các thực phẩm tự nhiên mà chúng ta thường ăn đều có tác dụng tốt lên các chức năng của cơ thể. Như là hạt yến mạch (Oats) có chất xơ b-glucan làm giảm cholesterol, LDL giảm rủi ro bệnh động mạch tim; cà chua với lycopene giảm rủi ro ung thư nhiếp tuyến; tỏi với hóa chất Allium savitum có tác dụng phòng tránh ung thư, tiêu diệt vi khuẩn, giảm cao huyết áp, cao cholesterol; nước trái cây cranberry rất tốt để giảm nhiễm trùng tiểu tiện; cá có omega-3 giảm rủi ro bệnh tim và ung thư; sữa chua có nhiều vi sinh vật rất tốt cho các chức năng của ruột…
                     
                    Như vậy có nên hoặc cần dùng thêm thực phẩm chức năng hay không.
                     
                    Marion Nestle, Trưởng Bộ môn Dinh Dưỡng và Nghiên Cứu Thực phẩm tại Đại học New York có ý kiến: “DDiều e ngại của tôi là thực phẩm chức năng sẽ ngăn cản (distract) dân chúng dùng thực phẩm lành mạnh và khuyến khích các nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm vô tích sự, chỉ có một vài chất dinh dưỡng mà nói là thực phẩm tốt lành. Rau và trái cây đã có đầy đủ những chất giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim.”
                    Về sự an toàn, xin trích dẫn lời nói của Steven DeFelice, Chủ tịch Quỹ Tài trợ Canh tân Y học (Foundation of Innovation in Medicine) tại Cranford, New Jersy: “Chín mươi chín phần trăm thực phẩm chức năng chưa được thử nghiệm lâm sàng và đã đưa ra các khẳng định mà không có sự hỗ trợ của dữ kiện lâm sàng”.
                     
                    Hoặc như nhận xét của Bruce Silverglade, Giám đốc Pháp lý của Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Công cộng (Center for Science in the Public Interest): “Người ta vẫn nói rẳng dược thảo an toàn vì đã được dùng cả nhiều trăm năm. Một số dược thảo có thể an toàn. Nhưng không được thử nghiệm, không ai có thể biết một dược thảo nào đó có thể gây ra ung thư, suy thận hoặc tổn thương khác, dù là chất đó đã được dùng từ lâu”.
                     
                    Chính các nhà sản xuất cũng nhận là hiện nay trên thị trường có nhiều loại TPCN không đúng như quảng cáo, sự khuyến mãi không thực thà, sản phẩm không có bổ ích.
                     
                    Kết luận
                    Thực phẩm chức năng đang tràn ngập thị trường tại mọi quốc gia với những lời quảng cáo dễ lung lạc lòng người về ích lợi cho sức khỏe.
                     
                    Dùng hay không là tùy sự suy luận và nhu cầu của mỗi cá nhân.
                    Chỉ nên nhớ rằng thực phẩm tự nhiên đã chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần cho các chức năng của cơ thể.
                     
                    Và thực phẩm gọi là chức năng không phải là phương thuốc “bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ” để giải tỏa các các thói quen xấu. Đây cũng chỉ là thức ăn thường được chế biến, thêm bớt vài hóa chất khác nhau.
                     
                    Hơn nữa, không có thực phẩm xấu tốt mà có cách sử dụng đúng hoặc sai. Sai vì dùng quá ít hoặc quá nhiều. Như Paracelsus vào thế kỷ 15 đã có nhận xét: “Mọi chất đều có mầm độc hại. Sử dụng với số lượng thích hợp phân biệt một chất độc với liều thuốc trị bệnh”
                     
                     Mà ăn uống đúng cũng chưa đủ, còn cần có nếp sống lành mạnh, vận động đều đặn, thư giãn tâm hồn.
                     
                    Thực phẩm chức năng còn cần nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh công dụng phòng ngừa, chữa trị bệnh tật.
                     
                    Cũng như cần sự “trong sáng lương tâm” của nhà sản xuất để không đưa ra thị trường những sản phẩm “hào nhoáng bề ngoài mà nội dung nghèo nàn, đôi khi có hại”. Hoặc các nhà phân phối phóng đại lời giới thiệu sản phẩm quá mức độ so với tác dụng thực sự của chúng.
                     
                    Như ý kiến sau đây của Barbara Gollman, Hội Thực Phẩm-Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (American Dietetic Association): “Tiêu thụ quá nhiều, các chất đó sẽ gây hại cho sức khỏe. Nếu không thu lượm được điều mà ta tưởng là có thì chỉ tốn tiền vô ích”.
                    Vì liệu “Cỏ có luôn luôn xanh hơn ở phía bên kia núi” hay không!
                     
                    Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
                    Texas- Hoa K


                     BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC
                     
                    http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=119122
                    #10
                      HongYen 17.12.2007 09:01:19 (permalink)
                      6 thực phẩm quý dễ bị bỏ qua
                      Chủ nhật, 16/12/2007, 07:00 GMT+7
                       






                      Lựu tốt cho tim mạch. Ảnh: About.
                      Mải chạy theo các thực phẩm đắt tiền có chức năng "siêu việt", có thể bạn đã vô tình bỏ qua rất nhiều thức ăn tuy quen thuộc, rẻ tiền nhưng rất quý giá với sức khỏe, chẳng hạn như rau sam, lựu, hạt bí, cải bắp...
                       
                      Lựu
                      Các nhà khoa học Israel đã phát hiện ra rằng những người ăn khoảng 50 g lựu mỗi ngày trong vòng một năm sẽ giảm 21% huyết áp, lượng máu tuần hoàn về tim đều đặn hơn. 100 g lựu sẽ cung cấp 50% lượng vitamin C cần thiết trong ngày cho bạn.
                      Bạn có thể mua lựu về để ép lấy nước hoặc tách hạt ăn luôn. Nếu bạn mua nước lựu đóng hộp thì hãy chọn những loại không có đường, có ghi rõ 100% là nước lựu nguyên chất.
                       
                      Hạt bí
                      Đây chính là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong mỗi quả bí ngô. Hạt bí có rất nhiều magiê. Theo những nhà khoa học Pháp, những người đàn ông có lượng magiê trong máu cao sẽ giảm 40% nguy cơ tử vong sớm so với người có lượng magiê trong máu thấp.
                      Nếu dùng được toàn bộ hạt bí thì rất tốt vì vỏ hạt cung cấp rất nhiều chất xơ. Trong 25 g hạt bí rang có 150 mg magiê. Mỗi ngày bạn cần 420 mg chất này.
                       
                      Rau sam
                      Loại rau dại này chứa rất nhiều chất béo omega-3, tốt cho tim mạch. Rau sam cũng chứa melatonin với lượng nhiều gấp 10 đến 20 lần so với các loại rau quả khác. Melatonin là một kích thích tố giúp tạo giấc ngủ, ngăn chặn quá trình phát triển tế bào ung thư.
                       
                      Quế
                      Quế có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim. Chất methylhydroxichalcon trong quế có thể tăng khả năng chuyển hóa đường của các tế bào lên 20 lần.
                      Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 nếu sử dụng 1 g quế (khoảng 1/4 thìa cà phê) mỗi ngày trong vòng 6 tuần thì không chỉ đường huyết giảm thiểu đáng kể mà cả mỡ máu cũng hạ.
                       
                      Ổi
                      Ổi có hàm lượng lycopen - một chất chống ôxy hóa có khả năng ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến - cao hơn hẳn cà chua và dưa hấu. Loại quả này cũng cung cấp nhiều kali không kém gì chuối.
                      Ổi còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Nên rửa sạch và ăn cả vỏ lẫn hạt ổi. Vỏ ổi chứa nhiều vitamin C nhiều hơn trong quả cam.
                       
                      Cải bắp
                      Một bát cải bắp chỉ chứa 22 calo nhưng có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là sulforaphan - chất kích thích sản sinh các enzym bảo vệ cơ thể, giảm nguy cơ ung thư.
                      (Theo Đẹp)
                       
                      http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/12/3B9FD4E3/
                      #11
                        HongYen 21.01.2008 07:54:21 (permalink)
                        Rau Cải Luộc, Hấp Sẽ Giữ Chất Bổ, Hơn Chiên Xào
                        Việt Báo Chủ Nhật, 12/23/2007, 12:02:00 AM
                         

                        Các nhà nghiên cứu Ý vừa khám phá phương pháp nấu chín có thể làm cho rau quả còn giữ lại được giá trị dinh dưỡng của nó, hoặc bị phóng thích đi hết so với cách ăn sống. Nghiên cứu này sẽ được công bố trên nhật báo ACS' Journal of Agricultural and Food Chemistry, số ra ngày 26-12.
                         
                        Nicoletta Pellegrini và các cộng sự của ông cho biết vẫn còn nhiều người giữ nguyên tập quán ăn rau quả sống để giữ lại chất dinh dưỡng hơn là nấu chín. Một số ít nghiên cứu đề nghị nấu chín lại có thể làm rau quả sản sinh thêm một số thành tố dinh dưỡng. Các nhà khoa học vẫn còn đang tìm kiếm các dữ liệu về phương pháp này.
                         
                        Trong một cuộc nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu đã áp dụng ba cách nấu thông thường của người Ý: luộc, hấp và chiên các loại rau quả như cà sốt, bí xanh nhỏ và bông cải để có thể giữ được chất dinh dưỡng. Luộc và hấp vẫn sẽ giữ được chất chống lão hóa trong rau cải, trong khi chiên có thể làm mất hết chất này. Đối với loai bang cải, hấp lại làm tăng thêm chất glucosin, một loại hợp chất trong thảo mộc có thể làm tăng khả năng ngừa ung thư của cơ thể.
                         
                        http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=120573
                        #12
                          HongYen 12.05.2008 04:14:21 (permalink)

                          Bảy thực phẩm giúp bạn sung sức
                          10-05-2008 16:57:43 GMT +7

                           
                          Bạn cảm thấy chán ngắt? Đậu tím, tôm hùm, hạt hướng dương, phô mai ít béo, dứa, đậu phụ và chuối sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự phấn chấn, yêu đời .

                          “Một chế độ dinh dưỡng giàu tryptophan, một loại axit amin khi vào cơ thể sẽ tạo ra serotonin, một hợp chất giúp cải thiện cảm xúc, thấy mình khỏe mạnh, hăng hái hơn”, chuyên gia sức khỏe Caroline Longmore cho biết.



                          Cơ thể không tự sản xuất ra tryptophan trừ khi chúng ta “nạp” chúng qua đường ăn uống. Chúng ta có thể bị thiếu hụt chất này, dẫn đến lượng serotonin sụt giảm, gây rối loại cảm xúc, lo âu, thèm ăn và dễ bị kích thích.

                          “Một chế độ dinh dưỡng giàu các loại thực phẩm tự nhiên chứa các chất giúp tạo ra chất serotonin sẽ giúp cải thiện cảm xúc, tiếp thêm sinh lực, tạo ra sự hài hòa, cân đối và cảm giác hạnh phúc”, TS Longmore khuyên.

                          Trên thực tế, viên uống bổ sung chứa tryptophan đã được sử dụng rộng rãi từ những năm 90 của thế kỷ 20 nhưng sau đó, do một số tác dụng phụ trên bệnh nhân nên nó đã bị thu hồi, không còn được lưu hành trên thị trường.

                          Tuy nhiên, với những thực phẩm dễ kiếm ở trên thì việc dùng vitamin bổ sung chỉ là bất đắc dĩ. Hãy bắt đầu ngày mới với 1 miếng dứa hay chuối bạn nhé!
                          Theo DT/ Agencies

                          http://www.nld.com.vn/tintuc/suc-khoe/224317.asp

                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.05.2008 04:16:00 bởi HongYen >
                          #13
                            HongYen 01.06.2008 22:44:56 (permalink)
                            Mười thực phẩm giúp bổ xương
                             



                             
                             
                             
                             
                             
                             
                             
                             
                            .....

                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.06.2008 03:19:21 bởi Ct.Ly >
                            #14
                              HongYen 02.06.2008 03:38:54 (permalink)
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 19 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9