Tống Thị Quyên, một bi kịch chốn vương triều nhà Nguyễn
rongxanhag 13.06.2007 07:52:08 (permalink)

 
Tống Thị Quyên
Một Bi Kịch Chốn Vương Triều Nhà Nguyễn 
 
 I Mở đầu bi kịch :
 Nguyễn Phúc Cảnh(NPC), 4 tuổi phải rời mẹ cha, rời quê hương, theo Giám mục Bá -đa -lộc sang Pháp. Rồi Cảnh ăn ở chung với Đức Cha này & được giáo dục y như một chủng sinh thì bảo sao hoàng tử trẻ kia không mê đạo Chúa, không tiêm nhiễm tư tưởng,lối sống của người phươngTây cho được..
 
Còn nói về người thầy của NPC & cũng là vị Giám mục trên, ông là người quá sốt sắng, quá hăm hở trong việc rao truyền, phát triển đạo Thiên Chúa tại xứ sở mà đạo Nho còn đang chiếm ưu thế . Cho nên đôi lúc ông chưa thật khôn khéo, còn lắm sơ hở, để ý đồ lộ liễu quá . Như có lần ông khuyến dụ cả  Nguyễn Phúc Ánh (NPA) theo đạo (Sử triều Nguyễn chép : năm 1787, Bá-đa-lộc thuyết phục vương theo đạo, trước là để làm gương cho sĩ phu noi theo, thứ đến là nhân dân trong nước. Nhưng vương không nghe…); như ông ra sức uốn nắn vị hoàng tử vừa kể trên , mà ông tin là sẽ người kế vị , sẽ giúp ông sớm đạt được mục đích …(xin xem chú thích 1 . Nội dung trong lá thư này là một trong những nguyên do chính khiến  NPC mất ngai vàng , vợ cùng con cháu nhiều đời bị đại họa)
 
Còn NPA (Sau này là vua Gia Long .Sinh năm 1762, mất 1820  ), từ nhỏ đến khi lên ngôi báu năm 40 tuổi (1802), ông đã trải qua bao lần “cái chết trước mắt” và không biết bao nhiêu nỗi khổ nhọc khôn lường .Vừa 4 tuổi, cha mất .16 tuổi chỉ riêng mình ông chạy thoát rồi được tướng sĩ tôn làm chúa soái, thay thế Duệ tông &Mục tông bị Nguyễn Huệ (Nhà Tây Sơn )bắt rồi giết chết năm 1776.Những dịa danh như Phú Quốc, Xiêm La & nhiều tỉnh thuộc Miền Tây VN  đều có in sâu dấu chân bôn ba của ông . Ngai vàng giành lại quá khó nhọc, nên NPA luôn lo sợ , luôn dè chừng , luôn nghi kỵ kẻ khác dòm ngó, sanh tâm cũng là điều dễ hiểu ( việc giết Đỗ Thanh Nhơn , việc gián tiếp bức tử Nguyễn Văn Thành , việc giết chết Đặng Trần Thường , việc không đặt ngôi Tể tướng vì sợ bị chuyên quyền vv…Sợ sa đà vào việc khác nên tôi mong quí đọc giả tự tìm hiểu trong các sách viết về triều Nguyễn ).
 
Còn việc NPA với giám mục Bá-đa-lộc ,những viên sĩ quan người Pháp như Chaigneau & Vannier cùng một số lính đánh thuê khác mà Bá-đa-lộc tuyển mộ được , là mối tình “ có qua có lại” ,“bằng mặt chứ không hẳn bằng lòng” .Cho nên nhà vua cố che giấu ý nghĩ không ưa đạo Thiên Chúa cùng những người phương Tây,để họ dốc hết tâm sức xây dựng thành lũy, bày vẽ & huấn luyện quân sự vv…phục vụ cho công cuộc phục quốc !
 
Bởi vậy, Nguyễn vương vừa thất vọng vừa chua xót vì không nhận được chút gì từ chính phủ Pháp mà con trưởng của mình thì bị “Tây hóa” qua hành động như không chịu lạy nơi Thế miếu ,theo đạo Thiên Chúa , quá thân thiện với  người phương Tây …(2)
 
Phải chăng vì thế, dù đã lập ngôi thái tử cho NPC , là dòng chính thống , để tạm yên lòng tướng sĩ, thần dân trong buổi đầu của một đế chế non trẻ; nhưng vua vẫn ra lệnh mẹ Cảnh nhận hoàng tử Đảm làm con thứ tư của mình vào năm 1793( Nguyễn Phúc Đảm lúc ấy ,mới lên 3 tuổi ,con bà Thuận Thiên, vợ thứ . Ở đây ta đã thấy ý đồ của vua lộ rõ .Nhưng giả sử , Cảnh không mất sớm thì sao nhỉ ? sẽ có một bi kịch khác chăng ?)
Thế rồi y như trời xui khiến, NPC chết vì bệnh “đậu mùa” lúc 22 tuổi sau khi  Bá Đa Lộc mất được 18 tháng (Mẹ Cảnh sinh 3 con trai là Nguyễn phúc Cảnh ,Nguyễn Phúc Hy, Nguyễn Phúc Noãn .Và  tất cả đều mất sớm) .Thái tử bỏ lại người vợ trẻ đẹp tên Tống thị Quyên và 2 con trai là Mỹ Đường ( còn có tên là Đán ) & Mỹ Thùy( còn có tên là Kính ) .
 
Sau khi NPC, chết Gia Long cứ dần dừ việc lập ngôi thái tử dù tuổi đã khá cao .Theo tôi nghĩ thì lúc bấy giờ, nước nhà vừa mới tạm yên binh lửa nhưng lòng dân đã yên đâu , binh mã vẫn còn ở trong tay các đại thần muốn tôn lập dòng đích .Nên lúc bấy giờ vua bận rộn lo củng cố vương quyền  , lo truy diệt tàn dư của nhà Tây Sơn ( Những bản án vua dành cho vua quan nhà Tây sơn rất tàn khốc , cũng chính là để răn đe cho bất kỳ những ai , kể cả những tâm phúc , rằng chớ có manh tâm chống lại ông  )
 
Do vậy, nhà vua đâu vội gì gây mích lòng các tướng lãnh cùng vào sinh ra tử với mình .Cả về sau này, ta thấy trước khi quyết định người kế vị , nhà vua cũng đã dè dặt hỏi ý kiến để thăm dò bụng dạ họ( chứ  lòng vua đã chọn rồi ) .Cơ khổ cho mấy ông quan võ ít học, trực tính như : Nguyễn Văn Thành , Lê văn Duyệt trả lời thẳng là : Phải lập hoàng tôn( ám chỉ Đán ), không được bỏ dòng đích ( Chính vì vô tình hay cố ý ? không hiểu thâm ý vua nên sau này 2 ông đều gặp họa lớn ) . Chỉ có Trịnh Hoài Đức , là văn thần nên trả lời một câu vừa mát bụng cha , vừa mát bụng con : “Hiểu con không ai hơn cha . Đèn nhà ai nấy biết . Xin Bệ hạ cao minh tự định đoạt lấy !”
 
Xét khi ấy , hai con của NPC là Đán & Kính, tức cháu nội vua Nguyễn , đã hai mươi ngoài tuổi , đủ sức nối ngôi ; lại được trong triều ngoài dân ủng hộ vì đấy là con của người ít nhiều cũng có công gầy dựng vương triều , lại là dòng đích rất phù hợp thông lệ truyền ngôi từ xưa ở chốn cung đình .
 
Vậy mà NPA vẫn không chọn một trong hai cháu .Gia Long giận ghét con rồi ghét giận luôn các cháu sao? Điều này, cũng có thể vì nhà vua vốn là “Khi công việc xong rồi,…ngài lấy những chuyện nhỏ nhặt , đem giết hại những người có công với mình …”(Việt Nam sử lược.tr424.Trần Trọng Kim ) .Và sâu xa hơn, chính là vì “sợ rằng tư tưởng của Bá-đa-lộc …cũng sẽ ảnh hưởng đến những đứa con của Hoàng tử Cảnh”( A. Schreiner trong Abre’ge’de l’histoire d’ Annam.Saigon , 1906 )
 
Còn hoàng tử Đảm ,vốn là người hay bài xích đạo Thiên Chúa gay gắt và không có chút cảm tình nào với người Pháp .Điều này rất hạp thâm ý muốn rủ bỏ món nợ ân tình của những người khác nòi giống đã đến giúp , nên Đảm rất được vua yêu thương .Ta thấy điều này thể hiện rõ trong bản di chúc : “... hãy đối xử tử tế với người Âu , nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của họ
Nào ngờ đứa con “ngoan” này, không hoàn toàn theo đúng tinh thần của cha trăn trối “Minh Mạng nhanh chóng tuyệt giao với người Pháp & các thừa sai; lãnh sự Pháp không được thừa nhận, đặc sứ Pháp không được tiếp kiến , thuyền trưởng Pháp không được lên bờ...và các chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa liên tiếp được ban hành ...”(Việt Nam thế kỷXIX. Nguyễn Phan Quang .Nxb T.p .) mở màn cho một chính sách “bế môn tỏa cảng” rất tai hại  cho đất nước về sau . 
 
   
Ảnh :  Chân dung hoàng tử Cảnh do họa sĩ Maupérin vẽ tại Pháp vào năm 1787.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.06.2007 04:16:09 bởi rongxanhag >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9