NinhBinh
Asin 31.08.2004 23:58:04 (permalink)
Diện tích: 1 388 km2
Dân số (2001): 891 000 người
Tỉnh lỵ: Thị xã Ninh Bình
Các huyện: Thị xã Tam Điệp; huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Hoa, H'mông, Dao...
Khí hậu của tỉnh thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,4°C. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa khô và mùa mưa.


Ninh Bình là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hoà Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa.

Địa hình phân bố khá phức tạp. Vùng đồi núi, vùng nửa đồi núi phân bố rải rác theo các vùng đồng bằng xen kẽ, Ninh Bình có 18 km bờ biển. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi.

Về kinh tế, Ninh Bình có đủ điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, có thế mạnh về trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi các loại gia súc.

Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Sơn... Vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú đặc biệt là cây chò 1.000 năm tuổi. Mảnh đất này từ xa xưa đã từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt (tên của Việt Nam xưa) từ năm 968 đến 1010. Vì vậy, vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước... Tất cả những di tích và danh lam thắng cảnh này đã trở thành những tuyến du lịch rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/07B2C81ED38944B499504D695FE41A13.gif[/image]
Attached Image(s)
#1
    Asin 31.08.2004 23:59:56 (permalink)
    TAM CỐC - BÍCH ĐỘNG
    Tam Cốc - Bích Ðộng, Hoa Lư, Ninh Bình

    Ðộng nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Ðam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Năm 1773, cụ Nguyễn Nghiễm (thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du) đã đến thăm động. Nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh ngợp mắt nên cụ đã đặt cho động một cái tên rất đẹp và mộng mơ "Bích Ðộng" (có nghĩa là Ðộng Xanh). Ðến đây du khách sau khi viếng thăm chùa, con thuyền nhỏ sẽ đưa du khách đi quanh co trong hang núi huyền ảo. Bích Ðộng đã được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam).

    Từ Bích Ðộng du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm thấy mát lạnh. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/E1768E4D542546009B178BCDCDC9DF25.bmp[/image]
    Attached Image(s)
    #2
      Asin 01.09.2004 00:01:05 (permalink)
      Ðền vua Ðinh

      Ðền toạ lạc ở làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư trên khuôn viên rộng 5 ha. Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, theo kiểu "nội công ngoại quốc". Lớp ngoài là Ngọ môn quan (cổng ngoài) có 3 gian lợp ngói. Qua một sân ngắn vào đến lớp thứ hai là đến Nghi môn (cổng trong) 3 gian dựng bằng gỗ lim kiến trúc theo 3 hàng chân cột. Bốn góc ngoài của Nghi môn nội có xây bốn cột trụ cao. Ði hết chính đạo, qua hai cột trụ lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá xung quanh chạm nổi, dài 1,8 m, rộng 1,4 m. Hai bên sập rồng có 2 con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối đẹp.



      Từ sân rồng bước lên là Bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo. Tiếp đến là Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Ðinh. Ði hết toà Thiêu hương du khách bước vào chính cung 5 gian. Gian giữa thờ tượng vua Ðinh được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu bằng đá, tạc theo kiểu yên ngựa. Gian bên phải thờ tượng Ðinh Phụng Lang (ngoài), Ðinh Ðế Toàn (trong) đều quay mặt về phía bắc, là hai con thứ của vua Ðinh Tiên Hoàng. Gian bên trái thờ tượng Ðinh Liễn quay mặt về phía nam là con trưởng của vua Ðinh Tiên Hoàng.


      Ðền Ðinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19. Ðền vua Ðinh nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tạo nên vẻ bề thế, hoành tráng tôn nghiêm của ngôi đền.

      Ðền vua Lê Ðại Hành

      Cách đền vua Ðinh chừng 500 m là đến đền thờ vua Lê Ðại Hành. Ðền nằm ở làng Trường Yên Hạ nên còn gọi là đền Hạ. Ðền soi bóng xuống mặt nhánh sông Hoàng Long. Trước mặt đền là núi Ðèn, sau lưng là núi Ðìa. Ðền cũng được xây theo kiểu "nội công ngoại quốc" nhưng qui mô nhỏ hơn đền vua Ðinh. Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3 m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay. Bên tay phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục" gồm gốc cây duối thân to có 9 núi, tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái có hòn non bộ có dáng "voi quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di".

      Theo đường chính đạo bên phải còn có hồ nước rộng. Qua Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, theo chính đạo kiến trúc đăng đối là hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy nhà vọng. ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ "Phượng ấp", bên trái là hòn non bộ "Long Mã".

      ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường cũng có long sàng bằng đá. Ðền cũng có ba toà: toà ngoài là Bái đường, toà giữa là Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng, người có công với vua Lê Ðại Hành đặt ở chính giữa. Bên phải là tượng Lê Ngọa Triều tức Lê Long Ðĩnh (con thứ 5 của vua Lê Ðại Hành). Bên trái là tượng hoàng hậu Dương Vân Nga.

      Ðiều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Ðại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Ðền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với hai ông vua đã có công lớn lao trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ thứ 10.

      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/99F4344315FF4698A9398A71D171CB78.gif[/image]
      Attached Image(s)
      #3
        Asin 01.09.2004 00:02:13 (permalink)
        NHÀ THỜ PHÁT DIỆM
        (Ninh Bình)





        Nhà thờ Phát Diệm thuộc địa phận thị trấn Phát Diệm huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 130 km về phía Nam, được xây dựng vào những năm 1875 - 1899.

        Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ đá được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục, với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Kim Sơn vốn là vùng đất mới khai khẩn, trước đây rất lầy lội, để xử lý độ lún của khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách 40 km về Phát Diệm, khách về thăm nhà thờ còn thấy núi Sọ, đấy chính là một phần của trái núi đã được dân rời về Phát Diệm.

        Ðây là một quần thể kiến trúc phương Ðông gồm có (từ hướng Nam đi vào): Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn với bốn Nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, Nhà thờ đá.

        Phương Ðình: là khu vực đầu tiên trong quy hoạch kiến trúc của nhà thờ Phát Diệm. Ðây là một công trình kiến trúc cao 25 m, rộng 17 m, dài 24 m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Nghệ thuật xây dựng Phương Ðình rất đáng khâm phục, với kỹ nghệ thủ công những người thợ địa phương đã ghép những phiến đá nặng hàng nghìn cân, mức độ chính xác rất cao. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh rất đẹp với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Mái của Phương Ðình có năm vòm, bốn vòm ở bốn góc thấp hơn, vòm cao nhất là vòm ở giữa tầng ba. Mái của Phương Ðình ở nhà thờ đá Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.

        Nhà thờ lớn: Nhà thờ lớn là nhà thờ chính được xây dựng năm 1891, có năm lối vào vòm đá được chạm trổ. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn.

        Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc theo một phong cách riêng.

        Nhà thờ đá: nhà thờ đá còn được gọi là nhà thờ dâng kính trái tim Ðức Mẹ. Gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa... Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường.

        Hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ đá Phát Diệm có 3 hang đá được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất.

        Nhà thờ đá Phát Diệm, một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ nhưng hài hòa với cảnh vật thiên nhiên, mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông.

        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/49E37981848E44B48923EE12CD3D8086.gif[/image]
        Attached Image(s)
        #4
          Asin 01.09.2004 00:03:19 (permalink)
          RỪNG CÚC PHƯƠNG
          Cúc Phương, Ninh Bình

          Ðến Cúc Phương đẹp nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, khi đã qua đi những cơn mưa rừng dữ dội. Rừng nguyên sinh Cúc Phương nằm sát vùng đồng bằng Bắc bộ, nhất là nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như Bích Ðộng, cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn... nên thuận lợi đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

          Tuy nằm ở rìa đồng bằng nhưng do địa hình núi đá vôi khá hiểm trở nên rừng Cúc Phương mới được phát hiện vào năm 1960. Ðến 1966, Cúc Phương chính thức trở thành vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam.


          Vườn quốc gia Cúc Phương được bao bọc bởi các núi đá vôi có độ cao trung bình 300 - 400m. Ðỉnh núi cao nhất là đỉnh Mây Bạc, cao 656m. Ðến Cúc Phương, bạn được ngắm một khung cảnh thiên nhiên kỳ bí, hùng vĩ giữa rừng bướm rập rờn, tận mắt chứng kiến nhiều loại cây hàng ngàn năm tuổi như chò, chò chỉ, sấu... và những loài động vật quý hiếm như voọc quần trắng, sóc bay cùng với những đàn hươu sao, nai đã thuần dưỡng... Ðộng thực vật rừng Cúc Phương rất phong phú. Hệ thực vật có gần 2.000 loài khác nhau, rừng đã phát triển đến giai đoạn cực đỉnh với cấu trúc 5 tầng. Chỉ riêng loài động vật có xương sống đã có tới 450 loài, chiếm 38% số loài động vật trong cả nước.

          Chính vì địa hình núi đá vôi nên rừng Cúc Phương có nhiều hang động đặc thù. Ðộng Trăng Khuyết, động Con Moong, động Phò Mã, động Người Xưa... mỗi động có vẻ đẹp kỳ thú riêng. Hãy tới Quèn Voi, tương truyền đây là nơi xưa kia quân của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã tập kết trước khi thần tốc tiến về Thăng Long đại phá quân Thanh mùa xuân 1789.

          Các chương trình môi trường toàn cầu, chương trình phát triển của Liên Hiệp quốc, tổ chức quốc tế về khu hệ thực vật FFI... đã từng nghiên cứu về nét nguyên sinh điển hình của rừng nhiệt đới mưa ẩm gió mùa Đông Nam Á tại rừng Cúc Phương

          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/54BF9AB7C4044718B428107761D99965.gif[/image]
          Attached Image(s)
          #5
            Asin 01.09.2004 00:04:47 (permalink)
            LỄ HỘI TRƯỜNG YÊN - HOA LƯ - NINH BÌNH

            Hội Trường Yên diễn ra hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch ngay trên mảnh đất Cố đô Hoa Lư của nước Ðại Cồ Việt xa xưa để tưởng niệm công đức của vua Ðinh và vua Lê
            Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A đến ki lô mét 87 thì rẽ phải, đi khoảng 8 km nữa là tới Trường Yên có khu di tích Hoa Lư nổi tiếng. Hội thường kéo dài 3 ngày. Hội chính mở vào ngày 10/3. Mở đầu là lễ Rước nước, khởi hành từ đền vua Ðinh có cờ, quạt, lọng, phường bát âm, rồi đến kiệu Long Ðình trên có đặt một cái ché để đựng nước Thánh đến bên sông Hoàng Long thì dừng lại lấy nước vào ché đem về đền. Lễ tế được tiến hành vào ban đêm ở cả đền vua Ðinh và vua Lê với nội dung ca ngợi công đức của hai vị vua, sau đó khách hành hương vào thắp hương tưởng niệm và tri ân ngưỡng tượng thờ, các công trình điêu khắc và kiến trúc xưa.

            Phần hội có nhiều trò trong đó có trò cờ lau tập trận nhằm diễn tả lại những buổi tập dượt, rèn luyện của người anh hùng Ðinh Bộ Lĩnh tuổi niên thiếu và trò chơi kéo chữ.

            Trảy hội Trường Yên chính là cuộc hành hương thăm lại Cố đô xưa của một vương triều cũng là dịp để khách chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, những nét đẹp kỳ thú của toàn bộ khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư.

            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/24EDD767BA424CE4B78E3D98258EE49C.gif[/image]
            Attached Image(s)
            #6
              Asin 01.09.2004 00:05:23 (permalink)
              Hội Thi Thơ

              Vùng Hoa Lư, Ninh Bình, có phong cảnh nên thơ, hùng vĩ. Hàng năm nhân ngày hội đền vua Ðinh, để giữ gìn nếp xưa và khuyến khích dân chúng trên đường văn học, dân làng mở hội thi thơ, không những riêng cho dân sơ tại mà còn cho tất cả những ai văn hay chữ tốt, muốn được giải và muốn được tiếng tăm với mọi người.

              Ðề thơ tuỳ ban tổ chức lựa chọn. Giải thường thường chỉ đượng mấy vuông nhiễu điều, gói chè, mươi quả cau. Những người được giải hãnh diện về thơ hơn vì giải. Hàng năm có 3 giải thưởng cho cuộc thi này, vì ban giám khảo gồm các tay văn học nổi tiếng trong vùng. Có khi Van tổ chức mời cả những bậc đại khoa có danh chấm giải. Ngày xưa, thường vị tuần phủ chủ tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng chấm thơ
              #7
                Asin 01.09.2004 00:11:20 (permalink)
                Tỉnh Ninh Bình

                - Diện tích 1.382 km2 - Dân số 884.900 người - Mật độ 640 người/km2. (Số liệu tháng 4/1999 - Tổng điều tra dân số).

                - Gồm 2 thị xã Ninh Bình, Tam Điệp và 6 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Kim Sơn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô.
                - Tỉnh lỵ: thị xã Ninh Bình.

                - Vị trí địa lý:
                . Cực Bắc: 20 độ 12' VB (xã Xích Thổ - huyện Nho Quan)
                . Cực Nam: 19 độ 57' VB (xã Kim Đông - huyện Kim Sơn)
                . Cực Đông: 106 độ 9' KĐ (xã Khánh Thành - huyên Yên Khánh)
                . Cực Tây: 105 độ 2' KĐ (xã Cúc Phương - huyện Nho Quan).
                . Phía Bắc - Đông Bắc giáp tỉnh Hà Nam (huyện Thanh Liêm).
                . Phía Đông - Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định (huyện Ý Yên, Nghĩa Hưng; toàn bộ ranh giới Ninh Bình - Nam Định là dòng sông Đáy).
                . Phía Nam giáp Biển Đông (khoảng 10 km bờ biển).
                . Phía Nam - Tây giáp tỉnh Thanh Hoá (huyện Nga Sơn, Hà Trung - Bỉm Sơn - Thạch Thành).
                . Phía Nam - Bắc giáp tỉnh Hoà Bình (huyện Yên Thuỷ - Lạc Thuỷ).

                - Địa hình hình đa dạng: đồng bằng ven biển, đồng bằng châu thổ, trung du, miền núi.
                - Giao thông:
                . Đường bộ: quốc lộ 1A (đi qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Ninh Bình, Yên Mô và thị xã Tam Điệp với chiều dài khoảng 25 km); quốc lộ 10 (đi qua địa phận thị xã Ninh Bình, huyện Yên Khánh, Kim Sơn)
                . Đường thuỷ: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Lạng, ...

                - Dân tộc: Kinh, Mường, ...
                - Tôn giáo: một số theo Đạo Thiên chúa.
                - Địa hình đa dạng: đồng bằng ven biển, đồng bằng châu thổ, trung du, miền núi.
                - Hệ thống sông ngòi:
                . Sông chính: Sông Đáy (là ranh giới giữa tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình), sông Hoàng Long (chảy qua địa phận huyện Nho Quan, Gia Viễn, hàng năm gây thiệt hại về tài sản và mùa màng cho vùng chiêm trũng huyện Gia Viễn), sông Bôi (bắt nguồn từ tỉnh Hoà Bình, một đoạn ranh giới của hai huyện Nho Quan và Gia Viễn).
                . Sông khác: Sông Chanh, Sông Luồn, Sông Vạc, Sông Lạng, ...

                - Hồ lớn: Đồng Thái (Yên Mô), Yên Thắng (Yên Mô), Thường Sung (Nho Quan) và Đầm Cút (Gia Viễn).
                - Các ngành kinh tế chủ yếu: Du lịch, điện, vật liệu xây dựng, đồ hộp xuất khẩu, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ (thêu ren Ninh Hải - Hoa Lư, điêu khắc đá Ninh Vân - Hoa Lư, chiếu cói - Kim Sơn...)
                - Danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử: Di tích Vua Đinh, Lê, Tam cốc (Vịnh Hạ Long trên cạn), Bích Động (Nam thiên Đệ nhị Động), Nhà thờ đá, Vườn quốc gia Cúc Phương, ...

                1. Thị xã Ninh Bình - Thủ phủ
                - Diện tích 11,6 km2 - Dân số 61.000 người - Mật độ 640 người/km2.
                - Gồm các phường: Bích Đào, Đông Thành, Nam Bình, Nam Thành, Phúc Thành, Vân Giang.
                - Giao thông:
                . Đường bộ: Quốc lộ 1A, quốc lộ 10 (đi Nam Định, Kim Sơn).
                . Đường thuỷ: sông Đáy, sông Vân.
                - Thị xã Ninh Bình nằm trong huyện Hoa Lư và giáp với huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định, ranh giới là sông Đáy).
                - Địa hình: Đồng bằng
                - Các ngành kinh tế mũi nhọn: Điện, vật liệu xây dựng, thương mại, dịch vụ ...
                - Các di tích lịch sử, danh thắng: Núi Non Nước, Ngọc Mỹ Nhân, ...
                2. Thị xã Tam Điệp - Cửa khẩu hai miền Trung - Bắc
                - Diện tích 105,8 km2 - Dân số 48.400 người - Mật độ 458 người/km2.
                - Gồm 7 phường và xã: Bắc Sơn, Đông Sơn, Nam Sơn, Quang Sơn, Trung sơn, Yên Bình, Yên Sơn.
                - Giao thông: . Đường bộ: Quốc lộ 1A, quốc lộ 12B (đi phố Rịa, Nho Quan), tỉnh lộ 492 (đi rừng Cúc Phương).
                - Thị xã Tam Điệp giáp với huyện Nho Quan, Hoa Lư, Yên Mô và tỉnh Thanh Hoá.
                - Địa hình: trung du, miền núi.
                - Các ngành kinh tế mũi nhọn: Chè, đồ hộp xuất khẩu, vật liệu xây dựng (xi măng), ...
                3. Huyện Gia Viễn - Vùng chiêm trũng
                - Diện tích 178,5 km2 - Dân số 114.800 người - Mật độ 643 người/km2.
                - Gồm thị trấn Me và 20 xã: Gia Hưng, Gia Hoà, Liên Sơn, Gia Vân, Gia Thanh, Gia Phú, Gia Vượng, Gia Xuân, Gia Trấn, Gia Lập, Gia Tân, Gia Phương, Gia Thịnh, Gia Trung, Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Minh, Gia Lạc, Gia Sinh, Gia Phong.
                - Huyện lỵ: thị trấn Me.
                - Giao thông:
                . Đường bộ: Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 477 (từ quốc lộ 1A qua thị trấn Me đến Nho quan, nối với quốc lộ 12B và tỉnh lộ 438 đi qua địa phận huyện Nho Quan), tỉnh lộ 486 (đi Nam Định).
                . Đường thuỷ: sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Đáy.
                - Huyện Gia Viễn giáp với huyện Nho Quan, Hoa Lư và tỉnh Nam Định.
                - Địa hình: Đồng bằng, sơn cước.
                - Các ngành kinh tế mũi nhọn: Nông nghiệp, thủ công nghiệp ...
                - Các di tích lịch sử, danh thắng: Địch Lộng, ...
                4. Huyện Hoa Lư - Cố Đô- Diện tích 139,7 km2 - Dân số 103.900 người - Mật độ 744 người/km2.
                - Gồm 16 xã: Ninh Giang, Ninh Khang, Ninh Khánh, Ninh Mỹ, Ninh Hoà, Trường Yên, Ninh Nhất, Ninh Xuân, Ninh Tiến, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Vân, Ninh An, Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Phúc.
                - Huyện lỵ: Hoa Lư
                - Giao thông:
                . Đường bộ: Quốc lộ 1A, quốc lộ 10, tỉnh lộ 486 (đi Nam Định).
                . Đường thuỷ: sông Chanh, sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Luồn, sông Vo, sông Vạc.
                - Huyện Hoa Lư giáp với huyện Nho Quan, Gia Viễn, thị xã Ninh Bình, Tam Điệp, huyện Yên Mô, Yên Khánh và tỉnh Nam Định.
                - Địa hình: Đồng bằng, trung du, miền núi.
                - Các ngành kinh tế mũi nhọn: Du lịch, xi măng, nông nghiệp, thủ công nghiệp ... Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tiếng: Thêu ren (Ninh Hải), Điêu khắc đá (Ninh Vân). Ngọn núi trong Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng được lấy từ hai xã nói trên. Ngoài ra còn có đồ gỗ (Ninh Phong).
                - Các di tích lịch sử, danh thắng: Đình Vua Đinh, Lê; Tam Cốc (Vịnh Hạ Long trên cạn), Bích Động (Nam Thiên Đệ Nhị Động), ...
                5. Huyện Kim Sơn - Quê hương chiếu cói
                - Diện tích 207,5 km2 - Dân số 163.500 người - Mật độ 788 người/km2.
                - Gồm thị trấn Phát Diệm, Bình Minh và 25 xã: Xuân Thiện, Chính Tâm, Chất Bình, Hồi Ninh, Kim Định, Ân Hoà, Hùng Tiến, Như Hoà, Quang Thiện, Đồng Hướng, Kim Chính, Thương Kiệm, Lưu Phương, Tân Thành, Yên Lộc, Lai Thành, Định Hoá, Văn Hải, Kim Tân, Kim Mỹ, Cồn Thoi, Kim Hải, Kim Trung, Kim Động, Yên Mật.
                - Huyện lỵ: thị trấn Phát Diệm.
                - Giao thông:
                . Đường bộ: quốc lộ 10 (đi Ninh Bình, Nga Sơn - Thanh Hoá), tỉnh lộ 508 (đi Nam Định).
                . Đường thuỷ: sông Đáy, sông Tống. Ngoài ra, huyện Kim Sơn còn có một hệ thống kênh rạch hình răng lược nối với Sông Đáy, rất thuận tiện cho việc đi lại và thoát lũ vào mùa mưa.
                - Huyện Kim Sơn giáp với huyện Yên Khánh, Yên Mô, tỉnh Nam Định, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá) và Biển Đông.
                Huyện Kim Sơn ngày càng được mở rộng về phía biển do đặc điểm phù sa bồi đắp
                - Địa hình: Đồng bằng ven biển.
                - Tôn giáo: chủ yếu là Thiên chúa giáo.
                - Các ngành kinh tế mũi nhọn: Du lịch, nông nghiệp, thủ công nghiệp, hải sản ... Mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tiếng: chiếu cói.
                - Các điểm tham quan du lịch: Nhà thờ đá ...

                6. Huyện Nho Quan - Vùng đất chiến khu cách mạng

                - Diện tích 475,2 km2 - Dân số 140.700 người - Mật độ 308 người/km2.

                - Gồm thị trấn Nho Quan và 26 xã: Xích Thổ, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thuỷ, Gia Tường, Thạch Bình, Phú Sơn, Lạc Vân, Đức Long, Lạng Phong, Đồng Phong, Yên Quang, Văn Phong, Thượng Hoà, Cúc Phương, Văn Phương, Văn Phú, Thanh Lạc, Sơn Thành, Sơn Lai, Phú Lộc, Quỳnh Lưu, Sơn Hà, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc.
                - Huyện lỵ: thị trấn Nho Quan

                - Giao thông:
                . Đường bộ: quốc lộ 12B (đi Tam Điệp, Yên Thuỷ - Hoà Bình, Thạch Thành - Thanh Hoá), tỉnh lộ 438, tỉnh lộ 477, tỉnh lộ 492 (đi Rừng Cúc Phương, Tam Điệp).
                . Đường thuỷ: Sông Bôi, sông Lạng, sông Hoàng Long, sông Mới.
                - Huyện Nho Quan giáp với huyện Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hoà Bình.
                - Địa hình: Trung du, miền núi
                - Dân tộc: Kinh, Mường.
                - Các ngành kinh tế mũi nhọn: Nông nghiệp, du lịch, thủ công nghiệp, ...
                - Các điểm tham quan du lịch: Vườn quốc gia Cúc Phương (động Người xưa, Cây trò ngàn năm...).
                7. Huyện Yên Khánh - Đồng bằng trù phú
                - Diện tích 137,8 km2 - Dân số 137.400 người - Mật độ 997 người/km2.
                - Gồm thị trấn Yên Ninh và 19 xã: Khánh Phú, Khánh Hoà, Khánh An, Khánh Cư, Khánh Hải, Khánh Vân, Khánh Tiến, Khánh Thiện, Khánh Lợi, Khánh Mậu, Khánh Cường, Khánh Trung, Khánh Ninh, Khánh Hội, Khánh Công, Khánh Thành, Khánh Thuỷ, Khánh Nhạc, Khánh Hồng.
                - Huyện lỵ: thị trấn Yên Ninh

                - Giao thông:
                . Đường bộ: quốc lộ 10 (đi Ninh Bình, Phát Diệm), tỉnh lộ 480, tỉnh lộ 508.
                . Đường thuỷ: Sông Đáy, sông Vạc.
                - Huyện Yên Khánh giáp với huyện Hoa Lư, Yên Mô, Kim sơn và tỉnh Nam Định.
                - Địa hình: Đồng bằng.
                - Tôn giáo: chủ yếu là Thiên chúa giáo.
                - Các ngành kinh tế mũi nhọn: Nông nghiệp, thủ công nghiệp,
                8. Huyện Yên Mô - Mảnh đất nghèo
                - Diện tích 144,1 km2 - Dân số 115.200 người - Mật độ 800 người/km2.
                - Gồm thị trấn Yên Thịnh và 17 xã: Khánh Thượng, Khánh Dương, Khánh Thịnh, Mai Sơn, Yên Phong, Yên Phú, Yên Hoà, Yên Thắng, Yên Hưng, Yên Từ, Yên Mỹ, Yên Thành, Yên Nhân, Yên Mạc, Yên Lâm, Yên Đồng, Yên Thái.
                - Huyện lỵ: thị trấn Yên Thịnh

                - Giao thông:
                . Đường bộ: quốc lộ 1, tỉnh lộ 480 (đi Tam Điệp, Phát Diệm).
                . Đường thuỷ: Sông Vạc.
                - Huyện Yên Mô giáp với huyện Hoa Lư, Yên Khánh, Kim Sơn thị xã Tam Điệp và tỉnh Thanh Hoá.
                - Địa hình: Đồng bằng, trung du.
                - Các ngành kinh tế mũi nhọn: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, ...
                #8
                  Asin 01.09.2004 00:13:19 (permalink)
                  Ấn tượng non nước Ninh Bình


                  Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía nam. Phía bắc và đông bắc giáp 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa; phía tây giáp với tỉnh Hòa Bình; phía đông giáp biển Đông. Tài nguyên thiên nhiên nổi bật của Ninh Bình là hàng chục tỷ mét khối đá vôi, là nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và đồng ruộng màu mỡ cho phát triển nông nghiệp.


                  Một góc cố đô Hoa Lư
                  Tiềm năng du lịch của Ninh Bình thật tuyệt vời. Đến nơi đây, bạn có thể tham quan Tam Cốc - được ví như Hạ Long cạn của Việt Nam. Xa xưa, Tam Cốc là biển cả mênh mông. Muốn vào Tam Cốc, bạn phải đi thuyền qua eo núi, qua một chiếc cầu đá nhỏ có tên là cống Rồng. Xa xa, bên tay phải là hang Múa hắt ra những tia nắng đủ bảy sắc cầu vồng xuyên rọi xuống mặt sông những ánh lung linh, hồn người chợt như hòa tan vào bức tranh thủy mặc. Hang Cả, Hang Hai và Hang Ba chìm trong những đợt sóng vỗ hàng triệu năm bào mòn núi đá, để lại thành vết lõm đều nhau chạy dọc cả một bờ núi như những kỳ quan kiệt tác. Hang Cả neo dưới một quả núi lớn vắt ngang qua hai dãy núi bên đôi bờ sông Ngô. Dòng sông như thắt mình lại, luồn qua hang với lớp nhũ đá muôn hình buông xuống như những đám mây bay. Dừng mái chèo, không gian yên ả, mát lạnh, lắng nghe âm thanh của những giọt nước tí tách rỏ xuống dòng sông như bầu sữa mẹ đem lại sinh khí. Thuyền qua 127m lòng hang, cửa hang bừng sáng như báo hiệu một thế giới mới lạ. Thấp thoáng trên triền núi cao bóng người đốn củi, những đàn dê nhở nhơ nhai lá và sắc màu của trăm ngàn cụm hoa phong lan, vạn tuế bám vào vách đá. Qua Hang Hai, Hang Ba, đi sâu hơn 4 km nữa là suối Tiên. Dưới làn nước trong vắt là những đàn cá tung tăng bơi lội, ẩn mình vào đám rong xanh. Phảng phất trong không gian là hương hoa rừng thơm ngát.


                  Đường vào Tam Cốc
                  Và đây, chùa Bích Động với lối kiến trúc cổ, mái cong lượn, đường nét trang nghiêm, đậm nét phương Đông được xây theo hình chữ Tam dọc theo sườn núi từ thấp lên cao, được mệnh danh là cảnh đẹp thứ nhì trời Nam. Núi, động và chùa đan quện hài hòa ẩn hiện giữa những cây đa cổ thụ xanh biếc như bức tranh núi rừng dát lên một phù điêu gồm ba ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong. Nhìn lên những dãy núi cao vút quanh chùa Bích Động sẽ thấy năm ngọn núi xung quanh giống như 5 cánh hoa sen. Gần đó là Động Tiên với những vòm đá cao rũ xuống dải nhũ thạch lấp lánh như những nét chạm trổ vừa phóng khoáng vừa tinh xảo và sống động tài hoa. Toàn cảnh sáng, tối kỳ ảo, hư hư, thực thực như có khói phủ, mây bay đan xen hòa quện.

                  Ninh Bình còn có khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, rừng nguyên sinh Cúc Phương. Vân Long - khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước còn hoang sơ với quần thể núi, rừng, đầm, hồ... có diện tích hơn 2.600 ha. Ngoài hệ sinh thái đất ngập nước (rộng nhất của đồng bằng Bắc Bộ hiện nay) và vùng núi đá vôi với đỉnh Ba Chon (428m) cao nhất khu vực, Vân Long còn tồn tại hệ sinh thái núi đất, đất nông nghiệp, rừng trồng và nương rẫy.... Với 457 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm, là nơi sinh sống đông nhất trên thế giới của loài voọc quần đùi trắng với hơn 40 con. Vào những ngày cuối thu những loài chim quý từ phương Bắc lại rủ nhau bay về vẫy vùng trong các đầm nước giữa những dãy núi đá vôi có tới 32 hang động với những kỳ quan do thiên nhiên ban tặng.


                  Gác chuông Thái Vi

                  Với Cúc Phương, một khu rừng đã tạo nên biết bao cảm hứng cho những sáng tác của rất nhiều nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn khi đến với địa danh này. Diện tích hơn 22.000 ha, Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, vườn có một hệ động vật, thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Di sản văn hóa này của dân tộc đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam và thế giới tiến hành khai quật động Người xưa, hang Con Moong và tìm thấy những ngôi mộ cổ, các công cụ đồ đá cùng nhiều di vật cách đây từ 7.000 năm đến 12.000 năm.

                  Tìm về lịch sử, xin đến với cố đô Hoa Lư. Sử kể rằng, từ sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong 12 sứ quân, lập nước Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư năm 967 đến khi Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) năm 1010, trong vòng 43 năm tồn tại với hai vương triều, Hoa Lư trở thành một trong những cố đô của Việt Nam, là đặc trưng về kiến trúc đá cổ với những nét họa tiết, hoa văn trên đá nổi tiếng. Đây là nơi tập trung điểm du lịch liên quan tới nguồn tài nguyên phong phú về hang động và các di tích văn hóa, lịch sử, các sông ngòi qua các vùng cảnh quan rất đẹp, làng cổ, gắn với lịch sử nhân văn thời Đinh, Lê và tôn giáo...


                  Nét hoa văn
                  Khỉ mông trắng ở Cúc Phương

                  Nét chạm khắc ở đền vua Lê


                  Ninh Bình là một trong những nơi đạo Thiên chúa đặt chân sớm nhất ở Việt Nam. Nơi đây có nhà thờ Phát Diệm, công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo nổi tiếng kiểu phương Đông được làm bằng đá với những vì kèo gỗ kết hợp hài hòa với phong cảnh kiến trúc nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Nhà thờ đá Phát Diệm từ lâu đã trở thành điểm du lịch của kiến trúc và tín ngưỡng. Thị xã Ninh Bình tuy không phải là điểm du lịch sinh thái hay leo núi, nhưng dù chỉ với hơn 1.000 ha, lại có rất nhiều địa danh, sản phẩm du lịch. Núi Non Nước hay còn gọi là Dục Thúy (tắm trong màu biếc) như hòn non bộ khổng lồ bên dòng sông Đáy hiền hòa với 147 bài thơ của vua quan, danh nhân sáng tác và khắc vào đá từ thời Lý đến thời Nguyễn...

                  Ninh Bình sẽ đem lại cho du khách nhiều điều lý thú và bổ ích. Như lời chị Rose Marie Lavoie đến từ đất nước Canada xinh đẹp thì: "Du lịch ở Ninh Bình thật tuyệt vời. Những mặt hàng truyền thống ở đây cũng chứng tỏ bàn tay tài hoa của người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam thật hiếu khách và rất thiện cảm. Tôi đã đi ba nước ở châu Á và Việt Nam là nước thứ 4 tôi đến nhưng đã tạo cho tôi một ấn tượng tốt đẹp nhất trong chuyến du lịch lần này".
                  #9
                    Asin 01.09.2004 00:14:09 (permalink)
                    Kỳ thú động Vân Trình


                    Từ ngã ba Gián Khẩu trên quốc lộ I, rẽ về phía tây theo đường 12B khoảng 10km đến thị trấn Me, tiếp tục đi về phía nam theo con đường Thống Nhất, khoảng 1km du khách sẽ gặp sông Hoàng Long. Từ bến thuyền sông Hoàng Long, thuyền máy sẽ đưa du khách xuôi dòng khoảng trên nửa tiếng đồng hồ để đến động Vân Trình. Động nằm trên lưng chừng một quả núi cao trên 50m. Đứng ở cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của núi rừng hoang sơ, đồng ruộng màu mỡ ẩn mình trong sương mờ tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình muôn vàn kỳ thú.

                    Diện tích của động Vân Trình rất lớn, khoảng trên 4000 m2. Vòm động chỗ cao nhất trên 100 m, sàn động bằng phẳng với nhiều vân hoa độc đáo. Trước đây, động còn có tên gọi là Giáng Tiên. Bởi lẽ những nhũ đá ở đây có hình dáng như những nàng tiên mềm mại đang nô đùa, nhảy múa. Động Giáng Tiên xưa là nơi các quan lại chức sắc trong vùng rất năng đi lại, viếng thăm để cầu tài, cầu lộc. Do phải phục dịch vất vả, hao người tốn của vì các cuộc viếng thăm này, dân chúng sở tại đã huy động lực lượng dùng đất, đá lấp kín lối vào động không cho ai đi lại, thăm viếng. Từ đó động "Giáng Tiên" mới mang tên hang Lấp và bị lãng quên trong một thời gian dài. Từ năm 2000, sau khi được ngành du lịch Ninh Bình chính thức quản lý, hang Lấp mới được đầu tư tôn tạo và được đổi tên thành động Vân Trình ngự tại thôn Vân Trình, xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

                    Sau khi chiêm ngưỡng những nàng tên giáng trần, du khách bắt gặp những nhũ đá bằng phẳng xếp thành tấm chắn thẳng hàng, cao vút lên tận vòm động, đó chính là những bình phong đá che chở cho cả một "hoàng cung" phía sau. Vào "hoàng cung" du khách có thể chiêm ngưỡng ngai vàng của vua uy nghiêm rực rỡ với những rèm che, tán lộng được tạo ra từ nhũ đá kỳ ảo lung linh, đủ sắc màu. Cả một thế giới nhũ đá hiện ra sống động hóa thân thành ông vua đang ngồi thiết triều, những vị dại thần đang nghị luận việc vương triều, chúa Giê su đang dang tay; Phật tổ từ bi nét mặt đăm chiêu,; Lã Vọng câu cá; sư tử và đại bàng: trong thế anh hùng tương ngộ, cá sấu, hải cẩu, rồng vàng, voi phục, hổ ngồi, ngựa quỳ: Sau cung vua tiếp đến khu "chợ giời" với hình ảnh Ngọc Hoàng và các vị thần tai to mặt lớn trên thiên đình đang dạo bước, trong khi những thảo dân dưới hạ giới ngưỡng vọng từ xa. Cạnh "chợ giời" có một bàn cờ tiên với các nàng tiên đứng ngồi suy nghĩ, đấu trí với Đế Thích. Một điều đặc biệt là trong động Vân Trình có nhũ đá biểu tượng "của quý" của người đàn ông mà du khách có nhu cầu cầu xin về đường con cái thường sờ tay vào. Đối diện với biểu tượng này là "cửa sinh" - một lỗ nhỏ một người chui vừa. Tương truyền nếu phụ nữ mong muốn sinh nở được dễ dàng, thì hãy chui qua đây để được các vị thần linh trợ giúp trong cơn "vượt cạn". Trên đỉnh động có một lỗ thông thiên hay còn gọi là "mắt trời"-nơi âm dương tương ngộ, đất trời giao hòa. Đi sâu vào trong động, du khách càng như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Đây là bể nước trong vắt đo những nhũ đá như những "bầu vú" của mẹ núi nhỏ xuống đêm ngày. Rải rác ở những ngóc ngách, hang tối là những vựa thóc, đun bạc, kho tiền mà du khách nào muốn tìm kiếm vận may, tài lộc có thể đến để chiêm ngưỡng và cầu xin. Đặc biệt, cao sừng sững giữa hậu cung là chiếc cột đá chống trời, có thể gọi là "kình thiên nhất trụ". Sau khi tham quan "đường lên giời", du khách tiếp tục theo "đường xuống lòng đất" thông sang bên kia núi thăm ngôi chùa hang thờ tượng phật.

                    Do ở vào địa thế không thuận lợi, đường sá đi lại khó khăn, bị lãng quên trong thời gian dài, động Vân Trình chưa có dịp đón chào những ông vua, bà chúa, những thi nhân, danh nhân nổi tiếng qua các thời kỳ lịch sử ghé thăm, ghi lại bút tích. Song hiện nay đã có nhiều người trong đó có không ít du khách nước ngoài đang tìm đến với Vân Trình. Động Vân Trình như nàng công chúa xinh đẹp bị lãng quên sau giấc ngủ dài nay đã vươn mình tỉnh giấc, đón đợi mỗi tao nhân mặc khách đến tham quan chiêm ngưỡng
                    #10
                      Asin 01.09.2004 00:15:01 (permalink)
                      Khám phá xứ "Rồng vàng"


                      Dòng sông Hoàng Long bắt nguồn từ tỉnh Hòa Bình, chảy qua địa phận hai huyện Nho Quan và Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình) để hòa cùng dòng sông Ðáy tại ngã ba Gián Khẩu (quốc lộ 1) cách Hoa Lư 10km. Ðây là dòng sông gắn liền với bao huyển sử về vua Ðinh Tiên Hoàng thuở còn là chú bé Ðinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận. Giờ đây, mỗi ngày có hàng trăm du khách ngược dòng Hoàng Long, từ Ninh Bình lên thượng nguồn để tìm lại các dấu vết xa xưa.

                      Làng Ðồng Chưa của ông Nguyễn Văn Cừ, 52 tuổi, nằm bên hữu ngạn của sông Hoàng Long, thuộc xă Gia Thịnh, huyện Gia Viễn. Mấy năm qua ông Cừ làm nghề lái đò kiêm hướng dẫn viên cho du khách đi thăm các điểm du lịch nằm dọc theo sông. Ông kể: Tất cả anh em trong tổ lái đò du lịch chúng tôi trước đây đều là thành viên của hợp tác xã vận tải thủy Thuận Phong. Bây giờ anh em chúng tôi chuyển sang chở khách du lịch đi thăm thú sông Hoàng Long. Chính chúng tôi khởi sự tour du lịch lý thú này...".

                      Từ vẻ đẹp của con sông
                      Ðầu thập niên 1990, không lâu sau khi một số du khách nước ngoài đến Ninh Bình đã lần tìm ra vẻ đẹp kỳ lạ của sông Hoàng Long, rất đông du khách đến Ninh Bình đây không chỉ để chiêm ngưỡng cố đô Hoa Lư mà còn lên tận thượng nguồn con sông để thăm suối nước nóng Kênh Gà và động Vân Trình... Ði đò còn là một cái thú, là dịp để họ quan sát cuộc sống của dân chài dọc đôi bờ sông đầy lau sậy. Vào thời điểm đó, có khoảng 30 chủ đò như ông Cừ bắt lấy cơ hội, chuyển sang chở du khách và kiêm luôn hướng dẫn viên cho khách nước ngoài dù chẳng ai biết ngoại ngữ, chỉ biết hướng dẫn bằng... tay mà khách vẫn cứ hiểu? Những chủ đò làm du lịch hoàn toàn tự phát này có lúc lấy giá 10-15 USD/khách cho một tour đi - về từ bến Ðồng Chưa lên động Vân Trình.

                      Gần đây, không chỉ khách quốc tế mà cả người Việt đi tour này ngày càng đông nên Công ty Du lịch Ninh Bình mới nhảy vào cuộc, "chiêu mộ" tất cả các chủ đò về và lập nên tổ đò du lịch. Từ đó, những chủ đò như ông Cừ hoạt động theo sự điều hành của công ty và để thu hút du khách, giả vé được giảm nhiều. Với khách trong nước giá vé là 20.000 đồng, khách nước ngoài 40.000 đồng. Nếu có khách Tây mới cần hướng dẫn viên biết ngoại ngữ, còn với khách trong nước các chủ dò kiêm luôn hướng dẫn..

                      Các thành viên tổ đò du lịch sống rất tình nghĩa với nhau. Mặc dù hằng ngày mỗi người chở được nhiều hoặc ít tour khác nhau, số lượng vé cũng khác nhau, song cuối tháng họ lại gộp chung số vé để chia bình quân đầu người.

                      Ðể làm du lịch cho tỉnh, ông Cừ cũng như các chủ đò khác phải tự lo phương tiện. Ai khá thì có thuyền lớn, dễ lái nhưng giá tới 20 triệu. Ít tiền thì mua thuyền ximăng, giá chỉ 10 triệu nhưng khó lái. Họ được Phòng giao thông huyện tập huấn và cấp bằng lái. Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu từ tháng bảy năm trước đến giáp mùa hè năm sau, dòng sông Hoàng Long lai nườm nượp khách du lịch, chủ yếu là khách nước ngoài. Mùa đông, nhất là giáp Tết nguyên đán, lượng khách Tây lên cao nhất. Những dịp như vậy các chủ đò du lịch làng Ðồng Chưa phải "chạy sô" mệt nghỉ. Cứ sau một tiếng lại có thuyền rời khỏi bến và thuyền cập bờ trả khách. Trong tổ ngoài nam giới còn có hai cô gái trẻ là Lượng, 27 tuổi và Liên, 29 tuổi, đều là con nhà sông nước, giỏi bơi lặn, giỏi chèo thuyền từ hồi nhỏ. Họ đều nổi tiếng vì đă vượt qua "cửa tử" Cồn Liêu (Nam Hà), được liệt vào hàng những người lài đò cừ khôi nhất ở vùng này.

                      Huyền thoại "rồng vàng"

                      Những người lớn tuổi như ông Cừ, ông Thiếp, ông Cảnh... có cả một kho chuyện về Ðinh Bộ Lĩnh, cả chính sử và dã sử. Còn người đến trong vùng ai cũng tin rằng nơi họ đang sống có "long mạch" thật. Họ kể trước đây có một đơn vị khi tiến hành mở rộng dòng sông Hoàng Long tại địa phận xã Gia Thịnh, khi đào xuống chỉ thấy một loại đất đỏ như máu mà họ cho đó là mình rồng. Ðầu rồng ở xã Gia Hưng, thuộc thôn Hoa Tiên bây giờ, vốn xưa là nơi Ðinh Bộ Lĩnh lấy cờ lau tập trận, nơi có hàm rồng nằm hõm sâu vào bờ sông, nước xiết Ðinh Bộ Lĩnh nhờ nhét mo cau gói xương cha vào hàm rồng mà lên ngôi vua...

                      Những câu chuyện hư hư thực thực đó càng trở nên đầy bí ẩn nhờ vẻ hoang vu với ngàn lau lách đôi bờ Hoàng Long hút hồn du khách.

                      Khi chúng tôi đến bến Ðồng Chưa mặt trời đã lên chếch bóng. Cùng xuống đò là ba vị khách nước ngoài, hai nam người Mỹ và một phụ nữ Anh còn trẻ. Họ biết đến tour du lịch sông nước này do bạn bè giới thiệu và đã dày công tìm hiểu về nó ngay khi đặt chân lên đất Ninh Bình. Chủ đò là Liêm, mới 18 tuổi, người làng Ðồng Chưa, gia nhập tổ lái đò du lịch chưa lâu nhưng đă có bằng và giấy phép lái. Học hết phổ thông, Liêm vay bố mẹ 10 triệu đồng để sắm con thuyền ximăng, hứa sẽ trả bằng nghề lái đò du lịch. Ngày nào Liêm cũng đi tour, có khi vừa mới cập bến trả khách 12 giờ trưa, bụng đói meo lại phi quay mũi thuyền chạy luôn tour khác. Là một tay lái khỏe và biết chiều khách, Liêm cho đò chạy thật chậm khi qua những chỗ du khách muốn chụp ảnh. Liêm "đọc" được nơi nào khách thích chụp. Dọc chiều dài sông từ bến Ðồng Chưa lên động Vân Trình xa 15km có nhiều cảnh đẹp, không chỉ Tây mà ta cũng mê: những đàn trâu đen gặm cỏ trên gò nổi, hàng trăm phụ nữ gò lưng đánh dậm, đàn ông ngụp đầu mò ốc, hến; rồi cảnh người dân đẩy thúng vớt rong rêu, dân xóm chài ăn trưa chen chúc trong khoang thuyền hẹp, từng đàn cò, cuốc bay xao xác khắp mặt sông hoang dã. Sông Hoàng Long có chỗ đôi bờ trải rộng mút mắt, có đoạn uốn lượn qua những dải núi đá vôi, nước trong veo như mắt mèo. Tới đâu, trẻ con và dân xóm chài cũng nhoài mình ra khỏi thuyền để vẫy tay chào du khách. Liêm kể có ngày dòng sông như mở hội vì nhiều thuyền chở du khách ngược xuôi, vui đến không biết mệt.

                      Có hai điểm đến trong tour du lịch này là Kênh Gà và động Vân Trình... Kênh Gà là một "làng lụt, bị cô lập giữa lòng sông. Cuộc sống người đến nơi đây còn cơ cực, lam lũ. Nhà cửa bằng đá, rêu phong, nhỏ bẻ. Trong làng có dòng " suối nước nóng phun lên từ lòng đất, nóng tớt trên 60oC, có thể luộc chín trứng gà. Ngược lên 5km nữa là động Vân Trình mà vào mùa lũ đò chở du khách có thể ghé tận cửa động. Trong động sâu có nhiều thạch nhũ muôn hình vạn trạng. Ðáng nhớ nhất là hình hai thiếu nữ đứng khoanh tay, chắp tay giống như tượng được tạc. Ngoài ra còn có giếng Rồng nước cuồn cuộn, lạnh buốt.

                      Theo các chủ đò, dòng sông Hoàng Long còn có nhiều điểm đến kỳ thú khác ở phía thượng nguồn nhưng ngành du lịch Ninh Bình đến nay vẫn chưa thể khai thác hết
                      #11
                        Asin 01.09.2004 00:16:30 (permalink)
                        Bánh Dứa Hưng Hiền


                        Yên Mô vốn là đất Trần Ngỗi lên ngai vàng, tức Trần Giản Định, nhà Hậu Trần. Ông giương cao ngọn cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Bởi vậy, làng Hưng Hiền, xã Yên Mỹ cũng như nhiều làng quê khác ở Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, hàng năm mở lễ hội vào tháng giêng, hai, thường làm nhiều thứ bánh để cúng thần trong đó có bánh Dứa. Bánh Dứa là ''đặc sản'' của Hưng Hiền, cũng nổi tiếng như ''quốc lủi Hưng Hiền'' - một thứ rượu đứng vào loại ''anh cả'' của Yên Mộ. Cũng có thể nói bánh Dứa là sản phẩm ''cha truyền con nối'', ''bà dạy cháu làm''.

                        Trước hết, cần chọn loại gạo nếp ngon - nếp cái hoa vàng. Hạt nếp bóng và ''mọng'', độ dẻo và hương thơm vào loại siêu hạng, các ''anh'' nếp khác không thể bì. Từng mẻ nếp được rang sao cho nở đều, mỗi hạt nở cứ đẹp như hoa ấy, không quá già, cũng không quá non. Phải chọn củi mà lên lửa để lửa bếp cháy liu riu, chứ lửa ''bốc'' quá là hỏng. Những mẻ nếp vừa rang, nóng vừa độ ấm tay, đem trộn với nước đường trắng. Loại nước đường này phải thật nhuyễn, trong suốt, không còn một hạt đường dẫu chỉ nhỏ bằng nửa cái mắt muỗi, để khi dàn ra nó không bị một chút ''sạn'' nào. Nếp trộn nước đường được dàn ra thành phên mỏng hơn bánh đa dàn trên phên nứa để phơi và chỉ được dày hơn bánh cuốn một chút. Đây là nghệ thuật dàn bánh, cái tay mách bảo thế nào là vừa.

                        Nhân là hai vị thuốc dễ kiếm - thảo quả và quế chi, ''tán'' nhỏ, nhuyễn rồi đặt vào giữa bánh. Động tác tiếp theo là cuộn bánh lại, tròn như ngón tay cái, dài khoảng gần hai gang tay. Khi cuộn bánh thành hình tròn phải tròn đều như ống sáo, chứ không được chỗ to, chỗ nhỏ, chỗ phình ra, chỗ lại lép vào. Bánh Dứa không dùng chõ đồ, cũng không cho vào nồi luộc và cũng không kẹp vào vỉ thép như kiểu nướng chả mà bánh này phải sấy - sấy khô trên than hồng. Việc sấy bánh cũng đòi hỏi sự ''linh cảm'' của bàn tay, sao cho bánh khô vừa đến độ giòn. Đây là loại bánh mang ''nhãn hiệu Hưng Hiền''. Bánh được đặt trên đĩa cổ, lại đặt trong mâm quả, phủ vải điều, trịnh trọng đội lên đầu để ra đình lễ thánh. Ngày xưa, từ 13 đến 15 tháng giêng âm lịch, làng Hưng Hiền vào hội, quả là vui như tết vậy.

                        Thời ấy, hội làng có đánh đu, đánh cờ người, kéo co, chọi gà... Và, có một tiết mục đặc biệt. Mâm bánh Dứa cúng xong, mọi người đều được hưởng ''lộc thánh''. Loại bánh làm công phu, nên khi ăn bánh lại phải theo phép lịch sự - ta quen gọi là ăn có văn hóa - ấy là khi cầm bánh lên, cái bánh hơi rắn và nhè nhẹ, cứ thong thả mà ''đi'' từng miếng một, bởi nó giòn và rất ''chiều miệng con người''. Hương vị của bánh Dứa là sự kết hợp của nhiều yếu tố: Mùi hương của nếp quê, chất thơm của thảo quả; vị cay nhẹ của quế chi; cái ngọt của đường; sự giòn của tài sấy bánh. Trên vùng đất cổ, nhiều làng, nhiều vùng quê đã và đang là những ''lò'' sản xuất bánh - những thứ bánh mang nét đặc sản không thể lẫn với những nơi khác


                        Xôi trứng kiến Nho Quan


                        Nho Quan, Ninh Bình, vùng núi đá vôi lởm chởm, thường có rất nhiều loại kiến nâu làm tổ trên ngọn cây, có nơi gọi là kiến ngạt, kiến cong trôn. Cứ vào cữ rằm tháng hai âm lịch, mẹ tôi lại nhắc: Hoa xoan đã chum chúm rồi đấy, sắp bắt đầu mùa đánh trứng kiến rồi. Người dân quê tôi thường chọn một ngày nắng ráo, phải thật nắng ráo thì đánh trứng kiến mới bong; nếu thời tiết ngược lại, trứng kiến sẽ bết, khó lòng tách rời kiến mẹ ra khỏi trứng, không những thế còn khó tránh bị kiến mẹ đốt.

                        Dụng cụ mang theo đánh trứng kiến gồm một câu liêm, một dao rựa, một thúng, một sàng. Quan sát kỹ để chọn tổ, tổ nào mặt ngoài kín, nhẵn mịn, tròn căng sẽ cho nhiều trứng, tổ nào xốp, hở ngoài, không nhẵn thì lép ruột. Lấy câu liêm quặc xuống, xả tổ kiến ra từng mảng, gác hai que tre lên miệng thúng, trên đặt chiếc sàng, trong lòng sàng đựng từng mảng tổ kiến, lấy sống dao gõ cạp sàng, trứng kiến và cả mẹ kiến rơi ra lọt qua sàng xuống thúng. Ngắt ngọn cây rừng rắc vào, kiến mẹ bu kín lá cây, lấy que gảy ra, thay lá khác, công việc này được làm tiếp tục đến khi chỉ còn vài con kiến mẹ lưa thưa trong thúng.

                        Trứng kiến mang về bỏ hết kiến mẹ ra. Sau đó, dùng một chậu nước hơi ấm, đãi nhẹ cho trứng kiến thật sạch. Xong để ráo nước rồi ướp với bột canh, hành khô thái lát phi với mỡ gà vàng ươm, đổ trứng kiến vào đảo nhẹ tay cho chín tới. Lá chuối ngự hơ chín, gói trứng kiến vào trong. Gạo nếp hương vo đãi sạch, ngâm trước, đổ ra chờ ráo nước, cho gạo vào chõ xôi, đặt gói trứng kiến ở giữa (nếu không gói, mỡ sẽ chảy hết xuống nồi đáy).

                        Đặt chõ lên bếp, nấu cho xôi chín, bắc ra, mở gói trứng kiến rắc đều lên trên, dùng đũa xới nhẹ cho thật đều, đơm lên đĩa ăn nóng. Xôi nếp dẻo thơm phưng phức; trứng kiến béo ngầy ngậy, nhai chậm lắng nghe tiếng trứng kiến vỡ lép bép trong miệng, thoáng hơi mỡ gà, hành phi và hương thơm lá chuối ngự. Xôi trứng kiến quê tôi là món ăn quý của thiên nhiên ban tặng cho con người, ai một lần được thưởng thức hẳn sẽ nhớ mãi
                        #12
                          Asin 01.09.2004 00:18:18 (permalink)
                          Báo bản-Một phong tục tập quán đẹp vùng chân quê


                          Xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình là xã có phong tục Báo Bản. Thôn Nộn Khê, một trong 6 thôn của xã Yên Từ là chốn chân quê, nơi giữ gìn lâu đời phong tục đẹp này. Nộn Khê hình thành làng từ thời Lê-Hồng Đức, cách đây đã hơn 500 năm. Làng có 8 họ chính: Bùi, Đinh, Phạm, Cao, Mai, Lê, Trần, Nguyễn. Quá trình xây dựng và phát triển, 8 họ chính trên đã mở ra nhiều chi, hiện nay có đến 26 dòng họ.

                          Tục lệ Báo Bản hình thành từ lâu và được phát huy cho đến ngày nay, mà trong thời đổi mới này tục lệ đẹp càng thêm phong phú, đa dạng. Báo là báo công, báo những việc đã làm trong năm qua, bản là gốc. Vậy Báo Bản là tổ chức một cuộc lễ hội để nhớ về nguồn gốc, nhớ về tổ tiên, những người đã có công lao xây dựng làng xóm ngày nay và sự đóng góp của lớp con cháu sau này. Ngày Báo Bản là ngày hội tụ của con cháu, của tất cả các dòng họ đang công tác, học tập, lao động từ "bốn phương" về. Nhiều người từ phía Nam, đông nhất là ở TP.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh ở phía Bắc, đến ngày Báo Bản là rủ nhau về quê dự lễ hội. Ca dao về ngày này được lớp lớp cháu con thuộc lòng:

                          Dù ai muôn nẻo đó đây
                          Mười tư tháng Một là ngày hội quê
                          Dù ăn buôn bán trăm nghề
                          Nhớ ngày Báo Bản, ta về quê ta

                          Đúng ngày 14 tháng Giêng âm lịch, sau Tết, không khí mùa xuân còn đậm nét, làng tổ chức lễ hội. Đầu tiên là cuộc rước kiệu, những cỗ Bát cống, Long đình được đặt trên vai các công dân trẻ của làng, trong tiếng trống cái và điệu nhạc du dương của phường bát âm, kiệu được rước quanh làng rồi trở về đình. Một cụ già có uy tín, mũ áo chỉnh tề, hướng lên nơi thờ tổ tiên, trong ánh sáng của các cây nến và hương thơm của những cây nhang trầm, trịnh trọng, dõng dạc đọc bài văn tế. Bài văn tế được soạn công phu, nói về công ơn của tổ tiên và việc xây dựng làm xóm trong thời đại mới, những tiến bộ, những thành tích của dân làng, những nét đẹp trong tình làng nghĩa xóm, trong việc sản xuất và học hành và xin hứa với người xưa là luôn vun đắp cho cái gốc được muôn đời bền vững.

                          Sau lễ là tổ chức yến lão, mừng các cụ vào tuổi thọ đáng kính, từ 60 tuổi trở lên. Các xóm đứng ra cáng đáng việc này. Không tổ chức ăn uống, mà làm lễ dâng hương, đọc thơ chúc mừng. Cụ Bùi Văn Mược, một cán bộ cấp úy của quân đội, vừa vào tuổi "xưa nay hiếm", vui vẻ nói với tôi:

                          - Sống trong chế độ mới, ở nông thôn, môi trường thoáng đãng, con cháu phụng dưỡng chu đáo, lại được thảnh thơi về tinh thần, nên tuổi thọ của các cụ ở Nộn Khê khá cao. Đến đầu xuân 1998 này, Nộn Khê có hơn 500 cụ đã qua tuổi 60, hơn 200 cụ từ 70 đến 79 tuổi; 80 cụ từ 80 trở lên. Bà cụ Đinh Thị Vi, thọ đến 102 tuổi, vừa qua đời tháng 4/1998. Năm nay, lễ Báo Bản có 5 ô tô chở đầy con cháu các nơi về, trong đó có TP.Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định.

                          Nộn Khê còn một nét đẹp này: thôn có chùa lại có nhà thờ, bà con theo đạo Phật, đạo Công giáo và nhiều người không theo đạo nào nhưng tất cả vẫn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất, dựng xây, học hành. Làng này, việc trị an được đảm bảo, nghề phụ phát triển, đan lát, thêu ren, cây cảnh và đặc biệt, việc học hành của các cháu được mọi người chăm lo.

                          Qua chuyện trò với bác Bùi Văn Mược và gặp mấy cụ cùng mấy anh cán bộ, tôi được biết, Nộn Khê có truyền thống về học hành. Thời xưa, Nộn Khê có 53 cử nhân và tú tài. Sau Cách mạng tháng 8-1945, làng này có một tiến sĩ, 6 phó tiến sĩ, 132 thạc sĩ và cử nhân. Năm 1997, Nộn Khê có 10 học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Đến mấy xóm nhỏ, tôi được các cụ đọc cho nghe một câu đối khá hay:

                          Bách niên văn vật thanh danh địa
                          Tứ giáp nay y quan lễ nhạc đình
                          #13
                            Asin 01.09.2004 00:19:12 (permalink)
                            Đền vực và truyền thuyết về người con gái tiết nghĩa


                            Đền Vực nằm bên bờ sông Hoàng Long, thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đền được xây dựng từ thế kỷ thử 16. Tương truyền rằng, đây là một ngôi đền rất thiêng, lại chỉ cách cố đô Hoa Lư 3 km về phía Tây Bắc và lại nằm trên đường đến khu du lịch hồ Đồng Chương bởi vậy đây cũng là một điếm dừng chân lý tưởng cho du khách khi du lịch về mảnh đất Ninh Bình.

                            Truyền thuyết kể lại rằng vào thời nhà Mạc có một vị tướng tên là Nguyễn Quyện được lệnh đưa quân về trấn thú tại Trường Yên. Ông có người con gái tên là Nguyễn Thị Niên rất xinh đẹp, giỏi văn lại giỏi cả võ nên được ông cho đi theo mình. Trong đoàn quân của Nguyễn Quyện có hai vị quận công là Quận Mỹ và Quận Kế. Trong hai người thì Quận Mỹ văn võ song toàn, tính tình lại thuần hậu khoan hoà. Còn Quận Kế thì ngược lại văn võ đều tầm thường, tính tình lại huênh hoang, hợm hĩnh hay cậy thế vương triều. Cả hai vị quận công cùng đem lòng yêu mến người con gái của Nguyễn Quyện. Sau bao lần thử thách, Nguyễn Thị Niên đã nặng lòng yêu Quận Mỹ. Còn Quận Kế cũng bao lần tìm cách quyến rũ nhưng nàng đều khéo léo từ chối. Thấy vậy Quận Kế bèn chuyển sang thuyết phục Nguyễn Quyện. Sau một thời gian bị thuyết phục, Nguyễn Quyện cũng bị xiêu lòng bởi Quận Kế. Bị cha ép gả Nguyễn Thị Niên vô cùng đau khổ không muốn cưỡng lệnh cha nhưng nàng lại thú thực rằng mình đã yêu Quận Mỹ. Và nàng xin cha cho hai người được thử tài, ai thắng thì nàng sẽ lấy làm chồng.

                            Lúc ấy ở đoạn Vực Vông có một vực xoáy lớn, hàng năm gây ngập lụt và tai họa cho dân làng. Vì vậy nơi đây có một tục lệ là mỗi năm phải cúng lễ và sau đó ném một người con gái xuống vực xoáy cho thuồng luồng ăn thịt. Nếu không làm vậy, họ nghĩ rằng thần sẽ dâng nước gây tai họa cho cả vùng. Bất bình trước tục lệ này nên nàng Niên yêu cầu hai người phải tìm ra nguyên nhân để phá bỏ nó. Sau một thời gian tìm hiểu Quận Mỹ thuê người lặn giỏi xuống vực xoáy thăm dò và tìm ra được nguyên nhân: do dòng chảy bị đá ngầm ngân làm đổi hướng. Năm nào nước lên to, vực xoáy càng chảy xiết thì thuyền bè càng có nguy cơ bị nhấn chìm, gây thiệt hại lớn cho người dân trong vùng. Chỉ cần kê đá xoay lại dòng chảy thì sẽ không còn vực xoáy nữa. Và họ đã thuê người phá đá trên núi lấp dòng chảy đối lưu. Sau đó họ còn tìm ra được tục lệ này chính là do bọn kỳ hào địa phương đặt ra để ăn hối lộ của dân.

                            Không đạt được sở nguyện lại bị bẽ mặt vì thua cuộc, Quận Kế tìm cách trả thù. Hắn ép một số người dưới quyền làm sớ tâu về triều vu Nguyễn Quyện lộng quyền, tự ý phá bỏ phong tục của dân làng. Vua nghe lời Quận Kế, triệu Nguyễn Quyện về cung để hỏi tội và cử Quận Kế lên thay chức Nguyễn Quyện. Được lên cầm quyền, nhân lúc có quân nhà Lê kéo từ Đàng Trong ra, Quận Kế bèn cử Quận Mỹ đem quân đi chặn địch. Nhân cơ hội này, Quận Kế sai một tên tử tù trà trộn vào quân địch dùng mũi tên độc bắn chết Quận Mỹ tại trận. Lúc đó, có một người lính rất yêu quý Quận Mỹ và bà Niên đến ôm xác Quận Mỹ và phát hiện ra mũi tên giết ông có khắc tên Quận Kế, người lính bèn rút tên đó mang về cho bà Niên.

                            Sau khi giết được Quận Mỹ, Quận Kế tìm cách để bà Niên xiêu lòng, hắn xin bà được kết nghĩa trăm năm. Mặc dù căm giận nhưng bà Niên vẫn nhận lời để tìm cách trả thù cho cha và chồng và yêu cầu tha cho cha nàng. Bà hẹn đoạn tang chồng và sau khi làm lễ tế chồng trên một chiếc thuyền đậu ở sông Hoàng Long thì sẽ kết hôn cùng Quận Kế. Đúng hẹn, bà mời Quận Kế xuống thuyền chuốc rượu. Đợi đến lúc hắn say, bà cho người trói hắn lại và kể tội hắn đã hại cha bà và giết chồng bà. Uất hận, bà sai chặt đầu Quận Kế đem tế chồng. Sau đó, bà nhảy xuống sông tuẫn tiết, thi hài bà trôi dạt vào vực Vông. Thương tiếc và biết ơn bà, nhân dân đã lập đền thờ bà ngay cạnh đó và gọi là đền Vực.

                            Ngày nay, khi đến Ninh Bình, ngoài việc thăm các điểm du lịch khác du khách có thể đến thăm đền Vực, thắp hương để tưởng nhớ về một người con gái tài hoa, tiết nghĩa. Đồng thời thưởng thức cảnh đẹp thanh nhã u tịch của ngôi đền.
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9