Chuột Rút * Vọp Bẻ
HongYen 19.06.2007 13:04:13 (permalink)
 Chuột Rút 
Việt Báo Thứ Sáu, 6/1/2007, 12:02:00 AM
BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC .


Đang đắm mình trong giấc ngủ say, đột nhiên ông Vân thấy bắp chân co giựt liên hồi rồi đau nhức từ gót chân lên đầu gối, đau chịu không nổi, như cắt thịt đứt da.Ông nhăn nhó ôm chân la làng. Bà Vân nằm bên cạnh vội vàng nhổm dậy, kiếm hộp dầu cù là thoa thoa, bóp bóp, an ủi.

Mấy phút sau, cơn đau giảm dần nhưng bắp chuối còn mỏi. Ông bà Vân không ngủ trở lại được, bèn rủ nhau dậy nấu nước sôi pha trà Thái Nguyên uống, nhắc lại chuyện đời xưa.

Sáng hôm sau lật đật đi bác sĩ để tìm hiểu nguyên do, điều trị. Từ mấy tuần lễ nay, chân ông cứ bị đau thắt như vậy nhiều lần.

Thưa đó là ông Vân đã bị chứng “chuột rút” ở bắp thịt dưới chân.

Ông Vân chẳng phải là người duy nhất với “nửa đêm thức giấc đau chân” như vậy. Cùng lúc đó có cả triệu người khác cũng đang ôm chân nhăn nhó. Con chuột nó rút cơ bắp chuối của quý thân hữu và nó không chịu nhả ra, cơ liên tục co cứng, gây đau.

Tiếng Hồng Mao gọi là “leg cramp”, người mình gọi giản dị là “Chuột Rút” hoặc “Vọp bẻ”.

Vậy Chuột Rút là gì?
 
Chuột rút là sự co thắt đột ngột, ngoài ý muốn và gây đau ở một bắp thịt làm cho sự cử động khó khăn. 

Chuột rút có thể xẩy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường thấy ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông (cơ đùi trước và đùi sau giữa đầu gối và hông), dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Cơ co có thể chỉ lâu vài giây đồng hồ tới vài phút nhưng cũng có thể hết đi rồi co trở lại.

Bệnh thường xẩy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp lâu dài.

Bệnh thấy ở mọi giới mọi tuổi nhưng nhiều hơn ở lớp trẻ và lão niên trên 65 tuổi
 
 
Nguyên Nhân

Nguyên nhân của chuột rút chưa được biết rõ, có thể là là do vận động quá mức hoặc trong tình trạng tĩnh tại quá lâu như khi ngủ ban đêm, khi ngồi lâu cùng vị trí.
 
a-Chuột rút ban đêm có thể vì:
-Ban ngày đứng lâu trên mặt bằng cứng, cơ bắp không hoạt động, cứng nhắc
-Có tật ở bàn chân, như trường hợp không có độ cong của mu bàn chân, gót chân nằm phẳng trên mặt đất (flat-foot) khiến cho bắp thịt luôn luôn căng
-Thiếu nước trong cơ thể
-Người hơi mập, chân chịu sức nặng liên tục
-Mang giầy quá chật, gót quá cao
-Mất cân bằng chất điện giải trong máu
-Tác dụng của một số dược phẩm như thuốc statin, prednisone, thuốc lợi tiểu chữa cao huyết áp làm giảm K và magnesium trong máu,
-Thiếu K, Na. vì ói mửa, tiêu chẩy, đổ nhiều mồ hôi
-Chuột rút trong các bệnh tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu hồng cầu, bệnh tuyến giáp hoặc nội tiết, bệnh thận đang lọc máu...
-Rối loạn tuần hoàn, bệnh mạch máu chi dưới khi đi lại nhiều.

b-Chuột rút sau khi vận động thường thấy ở các bắp thịt lớn, kéo dài tới vài chục giây đồng hồ. Nguyên do có thể vì:
 
-Cơ bắp mệt mỏi
-Vận động quá lâu, quá mạnh
-Vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
-Mất chất điện giải trong cơ thể như K, magnesium, muối natri, calcium.
-Tích tụ acid lactic trong bắp thịt sau khi vận động lâu dài.
- Mới đây có giải thích cho rằng, rối loạn dẫn chuyền tín hiệu giữa cơ bắp và dây thần kinh bị rối loạn, cho nên dù não bộ muốn cơ thư giãn sau khi co nhưng cơ vẫn tiếp tục co, gây ra đau. Theo giải thích này, người ngồi làm việc lâu, ngồi không ngay ngắn đúng vị thế cũng hay bị chứng co cứng cơ đau nhức này.

c-Sách Danh Từ Y Học do bác sĩ Lê Khắc Quyến:
 
Theo biên soạn có ghi nhiều chứng chuột rút liên quan tới một số nghề nghiệp khác nhau như chuột rút thợ cạo, chuột rút người đánh máy, chuột rút văn sĩ, chuột rút người hầu bàn, chuột rút điện báo viên, chuột rút người vắt sữa bò, chuột rút diễn giả...Đây là những công việc mà người thực hiện phải dùng đi dùng lại một số bắp thịt. Riêng trường hợp chuột rút nhà diễn giả, chắc là hăng say, miệng dính chặt vào micro, nói thao thao bất tuyệt, nên con chuột trong bắp thịt lưỡi mệt mỏi, co cứng.


Điều trị
 
Thường thường chuột rút không kéo dài lâu và không gây ra hậu quả trầm trọng. Tuy nhiên, khi đang lái xe, điều khiển máy móc hoặc đang bơi lội thì tai nạn có thể xảy ra. Sau đây là một số phương thức nên áp dụng để giải tỏa cơn đau:

-Nhẹ nhàng thoa bóp bắp thịt bị co
-Khi chuột rút ở bắp chuối, nhè nhẹ vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.
-Khi co cơ bắp đùi, nhờ người kéo thẳng chân ra, nâng cao gót chân đồng thời ấn đầu gối xuống.
-Khi co cơ xương sườn, nên hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt quanh ngực
-Tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt
-Thong thả đạp xe đạp chừng dăm phút trước khi đi ngủ
-Đặt một cái chăn ở cuối chân giường để các ngón và bàn chân khỏi chúi xuống trong khi ngủ. Bàn chân chúi xuống làm căng thẳng bắp chuối.
-Mang giày thích hợp, không bó chặt bàn chân, gót giày không quá cao.
-Bơi lội cũng giúp vươn duỗi cơ bắp, giảm co cứng cơ.
-Mang tất đàn hồi hơi ép vào mạch máu để tránh máu ứ đọng ở tĩnh mạch hạ chi.

Có người nói để một cục xà bông dưới khăn phủ giường để tránh chuột rút. Xin quý thân hữu áp dụng thử coi và “công bố” kết quả cho bà con biết mà làm theo.

Thuốc Quinine sulfate được coi như khá công hiệu để điều trị chuột rút, nhưng có nhiều tác dụng ngoại ý không tốt (ù tai, rối loạn thị giác, chóng mặt, buồn nôn, giảm tiểu cầu, rối loạn nhịp tim), cho nên cần được sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ khi dùng. Vì lẽ đó, từ năm 1995, Cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ cấm bán tự do các loại thuốc bổ (tonic) có chất quinine. Đang có thai, bệnh thận, bệnh tim không được dùng quinine.

Dược phẩm có hoạt chất diphenhydramine hydrochloride (benadryl), sinh tố E, thuốc thư giãn cơ (equanil, miltown), veramil hydrochloride (Calan, Isoptin, Verelan), chloroquine phosphate (Aralen Phosphate) và hydroxychloroquine sulfate (Plaquemil sulfate) cũng có đôi chút công hiệu.

Phòng ngừa
 
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cho nên xin hiến vài mẹo vặt để phòng tránh:

-Uống nước đầy đủ. Liên hệ nhân quả giữa thiếu nước và chuột rút chưa được biết rõ, nhưng khi cơ thể thiếu nước thì chuột rút xẩy ra. Vì thế, cần uống nước đầy đủ trước, trong khi và sau khi tập luyện cơ thể và trước khi đi ngủ buổi tối.
-Thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần vận động cơ thể.
-Tập vươn duỗi chân mỗi buổi sáng, trước khi ăn và trước khi đi ngủ vào buổi tối:

a-Đứng thẳng cách xa tường 15 cm, gót chân chạm đất
b-Giữ gót chân chạm mặt đất, ngả mình về phía trước, hai bàn tay chống lên tường
c-Đẩy hai bàn tay lên trên, giống như lau tường, càng cao càng tốt
d-Giữ nguyên vị trí trong 30 giây, rồi buông tay xuống, thư giãn.
Nhắc lại các động tác trên năm lần.
-Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt. Làm như vậy để máu dễ dàng lưu thông ở bắp chuối

Trước khi vận động cơ thể, nên dành mươi phút “hâm nóng” toàn thân và “vươn duỗi” cơ bắp để tránh chuột rút.

Chuột rút bắp chân khi có thai.


Phụ nữ có thai thường hay bị chuột rút vào tháng thứ sáu của thai kỳ và kéo dài khi bụng ngày càng lớn. Khó khăn thường xảy ra vào ban đêm.
Nguyên nhân chưa được biết rõ. Có ý kiến cho là vì:

-Thiếu calcium, phospho, magnesium,
- Do các cơ ở dưới chân phải mang sức nặng quá lâu của dạ con, thai nhi nên mệt mỏi hoặc
-Thai nhi và tử cung lớn dần, cơ và dây chằng tử cung căng giãn
- Sức nặng và độ lớn của tử cung ảnh hưởng lên các mạch máu ở hạ chi.

Để tránh khó khăn này:


-Không nên đứng hoặc ngồi tréo chân quá lâu
-Vươn duỗi bắp thịt cẳng chân (bụng chân, bắp chuối) nhiều lần trong ngày và trước khi đi ngủ.
-Cử động khớp cổ chân, các ngón chân trong khi ngồi, ăn cơm, đọc sách báo hoặc coi TV
-Chậm rãi đi bộ nếu bác sĩ không cấm
-Tránh làm việc quá mệt mỏi, nằm nghỉ khi cần
-Uống nước đầy đủ.
-Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn bắp thịt

Nếu đang bị chuột rút, có thể thoa bóp bắp thịt hoặc chườm với bình nước nóng; vươn duỗi bắp chuối, kéo bàn chân và ngón chân về phía ống quyển, nhẹ nhàng đi lại để bắp thịt thoải mái, tránh chúi đầu ngón chân khi thả lỏng bắp thịt...

Có ý kiến cho là dùng thêm calcium hoặc magnesium cũng giúp giảm thiểu chuột rút, nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nếu chuột rút kéo dài, xảy ra nhiều lần thì nên đi bác sĩ để tìm ra căn nguyên và điều trị, vì đôi khi có thể là do cục máu hạ chi

Hội chứng Chân- Không -Nghỉ (Restless Leg Syndrome)

Đây là một rối loạn chuyển động của chân mà nguyên nhân chính chưa được biết rõ. Khoảng từ 3 tới 15% dân chúng bị hội chứng này.

Người bệnh than phiền có cảm giác khó chịu, rần rần như có con vật gì đó bò ở dưới da, nhất là khi nằm ngủ ban đêm hoặc ngồi lâu. Để giải tỏa khó chịu, họ phải liên tục cử động chân bằng cách đi lại, vươn duỗi chân. Bệnh nhân ngủ không yên và không ngồi lâu, như đi xa trên máy bay hoặc xe hơi.

Nguyên nhân gây ra hội chứng chưa được xác định. Có ý kiến cho là do rối loạn hệ thần kinh, thiếu hóa chất dopamine ở não bộ, do gen di truyền hoặc cơ thể thiếu khoáng sắt.

Một số yếu tố liên hệ tới hội chứng này là:
 
-Giới tính: thường thấy ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
-Tuổi tác: hội chứng tăng với tuổi: rất ít ở tuổi thiếu niên, nhiều hơn sau 65 tuổi.
-Liên hệ gia đình: 2/3 người bệnh có liên hệ gia đình và thường xẩy ra trước tuổi 40.
 
-Phụ nữ có thai:  Khoảng 20% phụ nữ mang thai than phiền bị rối loạn này, nhưng sau khi sinh con thì hết bệnh.
-Lo âu có thể gây ra sự bất an, đứng ngồi không yên tương tự như hội chứng Chân Không Nghỉ.

-Lọc máu: Nhiều người lọc máu vì thận suy cũng than phiền bị hội chứng này. Sau khi được thay thận thì hội chứng hết.

-Hội chứng cũng thấy trong các bệnh như viêm xương khớp, tiểu đường, mập phì, nghiện rượu, thiểu năng tuyến giáp, thiếu hồng cầu, bệnh cơ bắp, thương tích não bộ tủy sống...

-Một số dược phẩm như thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, chống suyễn, chống nghẹt mũi, lợi tiểu...cũng có thể gây ra hội chứng.

-Cơ thể thiếu chất sắt, magnesium, folic acid...

-Cơ thể mệt mỏi, nhiều căng thẳng, tiếp xúc quá lâu với lạnh.

-Caffeine, nicotine, chất rượu đều có thể gây ra hội chứng.

Hậu quả của hội chứng chân luôn luôn chuyển động là mất ngủ và bệnh nhân luôn luôn ở trong tình trạng “đứng ngồi không yên”, gây ra mệt mỏi.

Bệnh có thể điều trị được. Trước hết là chữa nguyên nhân hoặc các rủi ro đưa tới bệnh.

Thuốc ropinirole (Requip) đã được chấp thuận để chữa HCCKN.
Ngoài ra các thuốc gabapentin (Neurontin), clonidine, carbidopa-levodopa, tramadol (Ultram) cũng có vài công hiệu.

Tất cả các thuốc này cần được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn cách dùng, theo dõi kết quả cũng như tác dụng ngoại ý.

Texas-Hoa Kỳ
BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=108692
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.06.2007 21:54:43 bởi HongYen >
#1
    HongYen 19.06.2007 13:10:20 (permalink)



    Xin cho biết nguyên nhân, cách phòng và trị chuột rút chân ban đêm
    Thursday, June 23, 2005












    Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
    Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.

    Chuột Rút Chân Ban Ðêm

    Hỏi: Xin cho biết nguyên nhân, cách phòng và trị chuột rút chân ban đêm. (bác Huy, Tám, Bính, Nam, Calvin)

    Ðáp: Chân bị chuột rút (vọp bẻ) vào ban đêm, tiếng Anh gọi là “nocturnal leg cramps” rất thường gặp ở người lớn tuổi và không phải là hiếm gặp ở người trẻ hơn. Tuy gây khó chịu, mất ngủ, nhưng chứng này thường không nguy hiểm. Thường thì chuột rút chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng ê đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày.
    Ở người lớn tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng bắp chuối hoặc bàn chân thường trở nên “khó chịu”, dễ bị kích thích hơn. Ðiều này làm cho bắp thịt bị co bóp và đọng chất calcium ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn, khiến cho chúng khó giãn ra hơn.
    Nguyên nhân thường gặp nhất của chứng chuột rút là không có nguyên nhân rõ ràng (idiopathic-tự phát). Ngoài ra, các nguyên nhân có thể gặp là:
    Sự thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể như calcium, magnesium, sodium, potassium. Ðiều này có thể xảy ra sau khi thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, khi có bầu (có thể do thiếu chất Magnesium.)
    Ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân (flat feet.)
    Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.
    Ðôi khi, một số bệnh thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt (myopathies), các rối loạn về thần kinh (neuropathies) cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
    Việc đầu tiên là phải xem ta có bị các yếu tố nào như đã kể trên hay không, để tránh. Việc thiếu các chất khoáng có thể xác định bằng cách thử máu. Uống sữa hoặc một hai viên calcium mỗi ngày (nhớ uống nhiều nước khi uống calcium) cũng là điều tốt ở người lớn tuổi - dễ bị loãng xương -. Ở người lớn tuổi, cảm giác khát thường giảm đi, và do đó, có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.
    Những người ít vận động có thể thử ngừa chuột rút ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ (stationary bicycle) một ít phút buổi tối trước khi đi ngủ.

    Các bài tập đơn giản làm căng (stretch) bắp chuối cũng có thể có ích.
    Một trong những cách đơn giản có thể làm tại nhà là đứng thẳng các tường khoảng một thước, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữ ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lập lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần.
    Một số điều khác cũng có thể có ích là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần để ý mang giày vừa vặn và thích hợp. Người Việt Nam chúng ta thường mang săng đan hoặc giày ba ta đế phẳng mềm khi đi bộ, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết, cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân. Chúng ta nên dùng các loại giày đi bộ đế cứng, loại tương đối tốt.
    Khi đã bị chuột rút, lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên cũng có thể giúp ích.
    Một số phương pháp đơn giản khác đôi khi cũng có thể giúp ích là đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá
    Nếu các biện pháp trên chưa đủ hiệu quả, một số thuốc có thể giúp ích. Thuốc thường được dùng nhất là “ký ninh” (Quinine - ở Việt Nam thường được dùng trị sốt rét) dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
    Ngoài ra, một số thuốc khác cũng có thể sẽ được bác sĩ cho dùng thử. Các thuốc này có thể là thuốc làm giãn bắp thịt, vitamin E, diphenhydramine, Verapamil, Chloroquine. Gabapentin... Các thuốc này thường chỉ dùng theo kinh nghiệm, chứ chưa được chứng minh một cách khoa học bằng các nghiên cứu. Có thuốc có hiệu quả ở người này nhưng lại không có hiệu quả ở người khác.
    Ðiều quan trọng là mỗi thuốc đều có thể có các tác dụng phụ nguy hiểm (tùy theo từng trường hợp riêng biệt) và được dùng ở liều thích hợp cho từng người và từng bệnh khác nhau. Nếu không được theo dõi bởi bác sĩ, không nên tự tiện dùng thuốc (dù) mua không cần toa bác sĩ hoặc “mượn” thuốc của người quen.
    Nếu thử các biện pháp không dùng thuốc mà vẫn chưa thấy bớt, ta nên đến bác sĩ để được thăm khám, thử máu, và được kê toa thích hợp.
    Nếu không chỉ là chuột rút thỉnh thoảng vào ban đêm, mà là đau, chuột rút thường xuyên khi đi bộ, đó có thể là triệu chứng của nghẽn các động mạch đến chân. Trong trường hợp này, cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

    Thân mến,

    Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
    (714) 531-7930
    nguyentranhoang@aol.com
     




    Xin cho biết nguyên nhân, cách phòng và trị chuột rút chân ban đêm
    Thursday, June 23, 2005












    Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
    Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
     

    Chuột Rút Chân Ban Ðêm
     

    Hỏi: Xin cho biết nguyên nhân, cách phòng và trị chuột rút chân ban đêm. (bác Huy, Tám, Bính, Nam, Calvin)
     

    Ðáp: Chân bị chuột rút (vọp bẻ) vào ban đêm, tiếng Anh gọi là “nocturnal leg cramps” rất thường gặp ở người lớn tuổi và không phải là hiếm gặp ở người trẻ hơn. Tuy gây khó chịu, mất ngủ, nhưng chứng này thường không nguy hiểm. Thường thì chuột rút chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng ê đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày.
     
    Ở người lớn tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng bắp chuối hoặc bàn chân thường trở nên “khó chịu”, dễ bị kích thích hơn. Ðiều này làm cho bắp thịt bị co bóp và đọng chất calcium ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn, khiến cho chúng khó giãn ra hơn.
     
    Nguyên nhân thường gặp nhất của chứng chuột rút là không có nguyên nhân rõ ràng (idiopathic-tự phát). Ngoài ra, các nguyên nhân có thể gặp là:
     
    Sự thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể như calcium, magnesium, sodium, potassium. Ðiều này có thể xảy ra sau khi thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, khi có bầu (có thể do thiếu chất Magnesium.)
     
    Ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân (flat feet.)
     
    Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.
     
    Ðôi khi, một số bệnh thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt (myopathies), các rối loạn về thần kinh (neuropathies) cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
     
    Việc đầu tiên là phải xem ta có bị các yếu tố nào như đã kể trên hay không, để tránh. Việc thiếu các chất khoáng có thể xác định bằng cách thử máu. Uống sữa hoặc một hai viên calcium mỗi ngày (nhớ uống nhiều nước khi uống calcium) cũng là điều tốt ở người lớn tuổi - dễ bị loãng xương -. Ở người lớn tuổi, cảm giác khát thường giảm đi, và do đó, có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.
     
    Những người ít vận động có thể thử ngừa chuột rút ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ (stationary bicycle) một ít phút buổi tối trước khi đi ngủ.
     

    Các bài tập đơn giản làm căng (stretch) bắp chuối cũng có thể có ích.
     
    Một trong những cách đơn giản có thể làm tại nhà là đứng thẳng các tường khoảng một thước, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữ ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lập lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần.
     
    Một số điều khác cũng có thể có ích là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần để ý mang giày vừa vặn và thích hợp. Người Việt Nam chúng ta thường mang săng đan hoặc giày ba ta đế phẳng mềm khi đi bộ, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết, cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân. Chúng ta nên dùng các loại giày đi bộ đế cứng, loại tương đối tốt.
     
    Khi đã bị chuột rút, lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên cũng có thể giúp ích.
     
    Một số phương pháp đơn giản khác đôi khi cũng có thể giúp ích là đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá
     
    Nếu các biện pháp trên chưa đủ hiệu quả, một số thuốc có thể giúp ích. Thuốc thường được dùng nhất là “ký ninh” (Quinine - ở Việt Nam thường được dùng trị sốt rét) dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
     
    Ngoài ra, một số thuốc khác cũng có thể sẽ được bác sĩ cho dùng thử. Các thuốc này có thể là thuốc làm giãn bắp thịt, vitamin E, diphenhydramine, Verapamil, Chloroquine. Gabapentin... Các thuốc này thường chỉ dùng theo kinh nghiệm, chứ chưa được chứng minh một cách khoa học bằng các nghiên cứu. Có thuốc có hiệu quả ở người này nhưng lại không có hiệu quả ở người khác.
     
    Ðiều quan trọng là mỗi thuốc đều có thể có các tác dụng phụ nguy hiểm (tùy theo từng trường hợp riêng biệt) và được dùng ở liều thích hợp cho từng người và từng bệnh khác nhau. Nếu không được theo dõi bởi bác sĩ, không nên tự tiện dùng thuốc (dù) mua không cần toa bác sĩ hoặc “mượn” thuốc của người quen.
     
    Nếu thử các biện pháp không dùng thuốc mà vẫn chưa thấy bớt, ta nên đến bác sĩ để được thăm khám, thử máu, và được kê toa thích hợp.
     
    Nếu không chỉ là chuột rút thỉnh thoảng vào ban đêm, mà là đau, chuột rút thường xuyên khi đi bộ, đó có thể là triệu chứng của nghẽn các động mạch đến chân.
     
    Trong trường hợp này, cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
     

    Thân mến,

    Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
    (714) 531-7930
    nguyentranhoang@aol.com

    #2
      HongYen 19.06.2007 13:14:26 (permalink)







      Thứ tư, 14/9/2005, 09:00 GMT+7




      Chuột rút vào ban đêm
       





      Nên bổ sung canxi để tránh chuột rút.
      Nếu bạn thỉnh thoảng bị chuột rút vào ban đêm, lại còn bị đau, bị chuột rút thường xuyên khi đi bộ thì đó có thể là triệu chứng tắc các động mạch đến chân. Hãy đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể nguy hiểm.
       
      Chuột rút ban đêm thường gặp ở người già nhưng cũng không hiếm ở người trẻ. Tuy không nguy hiểm nhưng nó cũng gây khó chịu, mất ngủ. Thường thì chuột rút ban đêm chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày. Ở người lớn tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng bắp chuối hoặc bàn chân thường trở nên "khó chịu", dễ bị kích thích hơn. Điều này làm cho bắp thịt bị co bóp và tình trạng ứ đọng chất canxi ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn, khiến cho chúng khó giãn ra hơn.
       
      Chứng chuột rút thường không có nguyên nhân rõ ràng. Các nguyên nhân có thể gặp là:
       
      - Thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể (như canxi, magiê, natri và kali). Điều này có thể xảy ra sau khi tập thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có mang...
      - Ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân.
      - Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.
       
      Đôi khi, một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh... cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
       
      Để phòng chuột rút, cần xem mình có yếu tố nào như đã kể trên hay không để tránh. Việc thiếu các chất khoáng có thể xác định được bằng cách thử máu. Uống sữa hằng ngày hoặc bổ sung một hay hai viên canxi mỗi ngày (nhớ uống nhiều nước khi uống canxi) cũng là điều tốt ở người lớn tuổi vì họ hay bị loãng xương. Ở người già, cảm giác khát nước thường giảm đi, do đó, cơ thể có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.
       
      Những người ít vận động có thể phòng ngừa chứng chuột rút ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ ít phút vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chứng này tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu, mất ngủ.
       
      Các bài tập đơn giản làm căng bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữ ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo.
       
      Một số phương pháp khác cũng có thể làm giảm chuột rút ban đêm, đó là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp. Những người nào thường mang xăng đan hoặc giày ba ta đế phẳng và mềm khi đi b, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết. Chính điều đó cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân.
       
      Khi đã bị chuột rút, hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút, rồi sau đó nâng cao chân lên.
      Đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá.
       
      Nếu các biện pháp trên chưa đủ hiệu quả, một số thuốc có thể giúp ích. Thuốc thường được dùng nhất là Quinine (thường được dùng trị sốt rét). Kinh nghiệm cho thấy tốt nhất là dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
        (Theo Khoa Học & Công Nghệ

       
      http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/09/3B9E20BC/
      #3
        HongYen 17.06.2008 15:42:54 (permalink)





         Chân nặng, bị vọp bẻ về đêm
        23:17:42, 16/06/2008










        Suy tĩnh mạch khiến các tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo - Ảnh: Tư Liệu
        Chân có cảm giác nằng nặng, đau nhức và thường bị vọp bẻ về đêm... là một trong những biểu hiện của căn bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.
         


        Nữ mắc nhiều hơn nam
        Báo cáo của PGS-TS Phạm Nguyễn Vinh - Phó giám đốc Viện Tim (TP.HCM) tại buổi sinh hoạt chương trình tim mạch sau đại học, do Hội Tim mạch TP.HCM và Viện Nghiên cứu dược phẩm Servier tổ chức hôm 12.6 ở TP.HCM cho biết: nguyên nhân của suy tắc tĩnh mạch là do hậu quả của huyết khối tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch là do những nguyên nhân: ung thư, bất động lâu, do di truyền, thai kỳ, sử dụng thuốc ngừa thai); bất thường thành tĩnh mạch do di truyền. Tần suất mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới xảy ra ở nữ nhiều hơn nam giới (56% ở nữ, 44% ở nam), xảy ra nhiều nhất là ở người từ 50 tuổi trở đi. Và, càng lớn tuổi thì tình trạng càng nặng. Qua khảo sát hơn 4 ngàn bệnh nhân (trên 18 tuổi, thuộc cả hai giới nam và nữ) đến khám tại phòng khám của Viện Tim (TP.HCM) trong năm 2007 cho thấy: gần 50% số bệnh nhân có triệu chứng nặng ở chân, kế đến là đau chân, nhức hay căng chân, sưng chân, vọp bẻ về đêm; và nữ mắc nhiều hơn nam.  
         
        Tương tự, theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam (Đại học Y-Dược, TP.HCM), suy tĩnh mạch mãn tính là bệnh tập trung nhiều ở phụ nữ tuổi lao động (chiếm gần 70%). Suy tĩnh mạch thường xảy ra ở chi dưới là do hệ thống tĩnh mạch ở chi dưới chịu sức nặng của cơ thể khi chúng ta đứng nhiều, đứng lâu, cũng như các tĩnh mạch ở chi dưới dài, phức tạp. Nguyên nhân của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới là do các yếu tố như: chủng tộc (người da trắng và người da vàng hay bị hơn người da đen); do công việc nghề nghiệp phải đứng hay ngồi nhiều; mang thai nhiều lần; sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ; béo phì; chế độ ăn nhiều thịt và chất bột, đường, ít rau và trái cây...
         
        Hậu quả của bệnh
        Theo PGS-TS Phạm Nguyễn Vinh, hậu quả của suy tĩnh mạch sâu chi dưới (hay suy tĩnh mạch mãn tính) là nghẽn tĩnh mạch sâu, suy van tĩnh mạch. Biểu hiện lâm sàng của suy tĩnh mạch mãn tính gồm: cảm giác nặng, căng ở cẳng chân theo tư thế; phù cổ chân, bàn chân; nâng cao cẳng chân thì triệu chứng sẽ giảm; giãn tĩnh mạch nông; đau, ngứa, chàm cẳng chân; viêm tế bào dưới da.
         
        Còn theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giãn tĩnh mạch là biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch. Một khi bệnh nhân được chẩn đoán là giãn tĩnh mạch nông, khi đó bệnh đã ở giai đoạn 3 hoặc 4 theo phân loại 6 độ của Tổ chức Y tế thế giới. Có hai loại giãn tĩnh mạch: giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch nông. Giãn tĩnh mạch nông rất dễ phát hiện bằng hình ảnh các tĩnh mạch nổi lớn, ngoằn ngoèo và có khi tạo thành từng búi lớn, thường ở những bệnh nhân bị bệnh lâu năm mà không điều trị, hoặc điều trị không đúng. Còn giãn tĩnh mạch sâu, các triệu chứng thường kín đáo hơn như: phù chân khi đứng lâu, cảm giác tức nặng và nhiều hơn là đau bắp chân, thỉnh thoảng bị chuột rút nhất là vào buổi tối. Bởi các triệu chứng không rõ ràng, nên bệnh nhân dễ lầm tưởng mình bị bệnh khác và điều trị tốn kém khá nhiều nhưng không hết bệnh. Biến chứng nữa là hai chân sưng to; đau buốt mặt sau cẳng chân; viêm tắc tĩnh mạch; các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng; ở giai đoạn cuối bị giãn to toàn bộ hệ thống tĩnh mạch; ứ trệ tuần hoàn, gây loét; nhiễm trùng, chảy máu vết loét; nguy hiểm hơn, cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch di chuyển đến tim và có thể gây thuyên tắc phổi làm bệnh nhân tử vong.
         
        Việc điều trị suy tĩnh mạch mãn tính, theo PGS-TS Phạm Nguyễn Vinh là tùy trường hợp, tùy từng giai đoạn bệnh, mà bác sĩ có thể chọn một trong các phương pháp như: điều trị nội khoa; dùng băng ép; tiêm chất gây xơ; phẫu thuật; laser...
        Để phòng bệnh suy tĩnh mạch cần tránh đứng lâu, ăn uống nhiều rau quả tươi...
         
        Thanh Tùng

         
         
        http://www4.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2008/6/17/245344.tno
        #4
          HongYen 26.09.2008 23:17:45 (permalink)

          Chuột rút về đêm
          Fri, 22 Aug 2008 11:01:00











          Suy tĩnh mạch là một trong những căn bệnh quan trọng của thời đại, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.


          Nếu không được điều trị, cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông thường nổi rõ và viêm cứng.
          Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
          Chỉ có một số người thuộc nhóm nguy cơ cao là hay bị bệnh. Di truyền là mẫu số chung cho những bệnh nhân này. Trong thực hành bệnh viện hằng ngày, chúng tôi nhận thấy có một số người về di truyền dễ bị mắc bệnh hơn những người khác, nguyên nhân do những thay đổi về enzyme trong mô liên kết. Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.
          Tăng trọng quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ cao. Thuốc ngừa thai do sử dụng nội tiết tố nên cũng là một yếu tố nguy cơ như thai nghén.





          Bệnh thường gặp
          Ở các nước Âu Mỹ, bệnh lý tĩnh mạch thường gặp.
          Ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mãn tính chiếm 1% ở nam giới và 4,5% ở nữ giới tuổi trưởng thành. Ở VN, tuy chưa có thống kê nhưng theo dự đoán của các chuyên gia y tế, bệnh sẽ gia tăng.
          Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch, nhất là những phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa, các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương. Tuy nhiên gần đây tầm quan trọng của yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt.
           
          Những bệnh ăn theo chế độ ăn kiêng nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch.
           
          Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau các triệu chứng nặng dần và xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên da và các tĩnh mạch giãn dần, nổi ngoằn ngoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, môi khô, lưỡi dơ và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, bên trong lòng xuất hiện những cục thuyên tắc cứng...
           
          Việc điều trị bệnh suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, phẫu thuật và tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này.Tuy nhiên, chúng ta hãy phòng bệnh giãn tĩnh mạch bằng cách tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng tập thể dục, ăn các thức ăn giàu vitamine, nhiều chất xơ...

          BACSI.com (Theo TTO)
           
          http://news.bacsi.com/news/202/ARTICLE/16658/2008-08-22.html
          #5
            dinhbinhms 30.11.2008 21:50:55 (permalink)
            Chắc chắn chuột rút la do thiếu khoáng chất điện giải đặc biêt la Magiê, ka li ,canxi , và một số khoáng chất vi lượng khác nữa - nếu uống đều đăn nigaribi trong 1 thời gian 100% không con măc bệnh chuột rút
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9