BẠN BÈ VÀ CUỘC SỐNG phan vinh
thaisan 21.06.2007 09:59:51 (permalink)
BẠN BÈ VÀ CUỘC SỐNG
phan vinh
 
 
Con người và vạn vật đã được sinh ra và lớn lên trên trái đất, đều phải có bạn bè, nếu không có bạn thì không bao giờ được tồn tại. Từ hai tới ba người trở lên, anh em ruột thịt hoặc người dưng nước lã, chơi với nhau mến nhau đều là  bạn bè của ta cả.
Tình bạn là một trong những tình cảm cao thượng vì không dính đến vật dục.
Dù ở bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào, lứa tuổi nào, đều không thể sống mà không có bạn bè, không có tình bạn người phải sống lẻ loi cô đơn, vắng bóng bạn bè không thể xem là người sung-sướng được.
 
BẠN BÈ TUỔI MẪU GIÁO ĐẾN HỌC HẾT CHƯƠNG TRÌNH CẤP I- 11.và III.
Tuổi thơ ấu lên ba lên bốn là tuổi ăn thật, nói thật. Có câu tục ngữ người xưa để lại:
-”Ra đường hỏi già về nhà hỏi trẻ” tuổi này rất hồn nhiên và chưa biết dối trá. Các em bé cũng cần có bạn, hai tới ba em chơi với nhau mới vui vẻ. Nếu không có bạn cô đơn buồn tẻ bé khóc lóc kiếm bố mẹ quấy rầy. Nên bố mẹ cháu hay gởi cho Dì Xơ “soeur” học lớp mầm, chồi, lá để tập làm quen với bạn bè. Khi các bé lên sáu tuổi đưa vào tiểu học thì các cháu đã quen với bạn bè rồi, nên dễ hòa đồng với tập thể, thi đua học tập mới tiến bộ được. Các cháu lên mười một tuổi được vào PTCS, tuổi này còn để dạy bảo, chơi với bạn bè còn hồn nhiên vui vẻ. Các cháu lên mười lăm tuổi học hết chương trình PTCS. Chuyển lên học lớp mười Phổ-Thông-Trung-H ọc, tuổi này bạn bè rất đông, ở trong trường học và ngoài đời cũng lắêm bạn bè.
Tuổi này là tuổi dạy thì, tuổi mới lớn , các Cô các Cậu tự cho mình đã khôn lớn rồi. Tính tình hơi bướng-bỉnh khó bảo, tập hút thuốc, uống rượu và tìm hiểu đủ mọi thứ trên đời vv…và vv…
-Tuổi nầy gồm có hai thành phần sau đây:
Một là: càng lớn càng khôn, có ý-thức ngoan-ngoãn thi đua học tập với bạn bè trau dồi văn-hóa đạo đức,  đạt thành-tích các kỳ thi vượt cấp được điểm cao có hạng nhất, nhì, ba, trong lớp, tối thiểu cũng được lên lớp, số học sinh nầy rất đáng khen thưởng để biểu dương và khuyến-khích tinh-thần học tập của các em.
Hai là: càng lớn càng dồn u-mê, ham ăn chơi lêu lổng, học hành thì lười biếng thua chúng kém bạn, thậm chí thi không đủ điểm còn bị ở lại lớp, đâm ra chán-nản, không muốn đi học nữa. Trong trường thì trách nhiệm của thầy cô giáo, về nhà thì các bậc phụ-huynh không theo dõi tính-tình tâm sinh lý học trò,  con cái uốn nắn lúc ban đầâu, để muộn màng hư thân trắc nết phá bĩnh rất khó trị ”Số nầy có câu nói:
-Là ngựa bất kham “.Nếu cha mẹ lo công việc làm ăn đua bơi theo đường danh lợi, không dám bỏ chút thì giờ kiểm soát dạy bảo, lầm tưởng con mình còn nhỏ và ngoan như ngày nào còn học ở cấp II, sẵn tiền bạc cho tiêu xài phung phí, đây là nói về các Cô Cậu con ông cháu cha, con nhà doanh nghiệp tỷ-phú, có một số con nhà nghèo cha mẹ lam lũ kiếm tiền nuôi ăn học cũng đua đòi đi theo bạn bè xấu. Thành phần này nếu cha mẹ không hiểu tâm lý dạy bảo cứng nhắc có thể tự ái bỏ nhà đi bụi đời với bạn bè du-đãng, hành động các việc tày trời vv…và vv… làm mất đạo đức văn hóa, mang tai tiếng liên-lụy đến thanh danh của bố mẹ, khi phát hiện thì đã muộn màng.”Trăm dâu đổ đầu tằm“. Chính người làm  cha mẹ là nạn nhân bị lãnh đủ. Có những câu tục ngữ nói rằng:
-“Mũi dại lái chịu đòn, con dại cái phải mang”.
“Con khôn cha mẹ đặng nhờ,
Con ngu cha mẹ nhuốc nhơ cuộc đời.”
                                                         Ca dao
 
BẠN BÈ KHI TUỔI ĐÃ CHĨNH CHẠC VÀO ĐỜI.
 
Tuổi trưởng thành chĩnh chạc có ít vốn liếng, kinh nghiệm, kiến thức học hành phải là độ tuổi hăm bảy trở lên. Tuổi nầy vào đời làm việc cũng cần có nhiều bạn bè đủ mọi mặt, để giao-dịch với nhau công ăn việc làm.
-Nếu nông-dân chuyên về làm ruộng thì bạn điền, trồng trọt, chăn nuôi thì bạn nhà nông. Các nhà kinh-doanh buôn bán cũng đều có bạn. Có câu:
-Buôn có bạn, bán có phường, các nhà thông thái văn-học, khoa-học các ngành nghề kỹ-thuật, công-nghệ hiện-đại cũng phải có bạn để giao-lưu học hỏi  với nhau. Có câu tục ngữ nói rằng :
“Học thày không tầy học bạn”. Để trao đổi kiến thức cho nhau, mới nâng cao trình độ khoa-học lên tầm cỡ Quốc-Tế. Những bạn bè tốt có kiến-thức chỉ vẽ cho nhau học hỏi biết qúy mến bạn bè, có tinh thần yêu nước mới làm cho dân giàu nước mạnh. Đó là những bạn thông minh đạo-đức, chúng ta nên tôn trọng  học hỏi và noi gương.
-Kinh nghiệm của người xưa dạy rằng:
Nên làm tớ người khôn, chớ ham làm thầy thằng dại.
Làm tớ người khôn mình học thêm được cái hay cái đẹp, cái khôn cái khéo.
Làm thày thằng dại được cái gì? Lâu ngày chày tháng, có khi bị lây nhiễm thói hư tật xấu, mình phải mang tai tiếng vơi làng-xóm láng giềng. Làm ân thường hay mắc oán, có khi bị lừa, bị phản nữa là khác.
Thời còn trẻ tôi có nghe mệ Nậy ở làng Phú-Gia hát ru cháu rằng:
À… ơi ,,,,,,
“Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn bạn với người ngu bực mình,”
-Có một số bạn bè khi mơi quen nhau đối xử với nhau rất thân rất tốt, qua một thời gian thì thay đổi tính tình, có đôi người lợi dụng lòng tốt của bạn bè mưu cầu lợi ích riêng tư cho mình. Nếu không được bạn bè thỏa mãn theo nguyện vọng thì tự ái nói xấu bạn bè rồi chia tay, số này gồm cả bạn bè khác giới và bạn tình yêu nam nữ trong lúc đầu đang thăm dò tìm hiểu.
-Một số bạn bè thoái hóa biến chất  tham lam tranh quyền cố vị, nếu ta phát hiện nên lựa lời lẽ khuyên can đôi ba lần không nghe, vẫn tánh nào tật ấy thì nên tìm cách xa lánh càng sớm càng tốt, đừng có tiếp tục thân thiện có khi bị phản bội, làm mất thanh danh và nguy hiểm cho tính mạng của mình nữa là khác, những sự bội phản của cấp dưới cũng như bạn bè rất đáng sợ,  chúng ta cần đề cao cảnh giác phòng ngừa tối đa.
Mất bạn này chúng ta nên tìm bạn khác, để giao-hảo và hợp tác làm việc  cũng như chơi với nhau, một mình đơn lẻ thì thật là cô đơn buồn tẻ..
-Chúng ta không thể vì lẽ này lẽ nọ mà không chơi với bạn bè, mình xoè bàn tay  ra cũng có ngón vắn ngón dài, ở trên đời làm sao biết ai tốt ai xấu, cứ làm bạn chơi vơi nhau thời gian sẽ trả lời. 
“Đi  lâu mới biết đường dài,
Ở lâu mới biết lòng người có nhân.”
                                                                                              Ca dao
 -Bất cứ lúc nào, thời nào, làm việc gì, chúng ta cũng cần phải có bạn, nếu ai đó không có bạn cộng tác, sống đơn côi độc mã thì chẳng vui vẻ làm ăn phát triển gì được. Có câu tục ngữ nói rằng:
“ Giàu bởi bạn sang bởi vợ”
Nói cho cùng, thậm chí uống rượu cũng cần có bạn, nhất có mồi nhắm, nhì lắm bạn hiền hợp gu, uống mới ngon miệng vui vẻ,  chuyện trò giao-hảo  mới hứng thú.
-Chim có đàn cùng hót, tiếng hót mới hay, ngựa có bạn cùng đua nươc đua mới mạnh, huống chi chúng ta là con người mà chẳng  có bạn sao được. Những bậc hiền giả ngày xưa họ nói rằng:
-Hàng ngày mình làm vui lòng được mọi người, một ngày tìm được một người bạn thì cuộc đời chúng ta rất có ý nghĩa. Trên thế gian này không có việc gì  dễ cả, nếu chúng ta chịu đoàn kết học hỏi rút kinh nghiệm, thì bất cứ sống nơi nào cũng tốt, làm việc gì cũng được thành công và kết quả mỹ mãn..
 
BẠN TRI ÂM TRI KỶ và BẠN BÈ CÁO LÃO VỀ HƯU..
 
-Bạn tri-âm, tri kỷ: Các bậc hiền tài ngày xưa họ rất khôn ngoan, biết chọn bạn mà chơi với nhau rất chung thủy như: Trần-Phồn với Từ-Trí. Bá-Nha _ Chung-Tử-Kỳ. Dương-Tiêu-Sơ – Từ-Tử-Dữ. Dương-Khuê  và Nguyễn-Khuyến.
Tôi xin trích dẫn một ít kỷ niệm của các bậc hiền tài trên đây dể quý vị độc-giả tìm hiểu thêm. Chuyện như thế này: Trần-Phồn đời hậu Hán, có người bạn rất thân  là Từ-Trí. Phồn dành cho bạn một giường để bạn ngồi, khi bạn về thì treo giường lên không cho người khác ngồi.
-Bá-Nha có một cây đàn, chỉ dàn cho Chung-Tử-Kỳ nghe mà thôi. Khi Chung-Tử-Kỳ mất, Bá-Nha đập đàn vứt đi,  nếu để lại mà đàn thì không có ai nghe và hiểu được.
Dương-Tiêu-Sơ bị Nghiêm-Tung bắt bỏ tù, các quan sợ hãi không ai dám đến thăm chỉ có Từ-Tử-Dữ hàng ngày dến thăm còn tiếp tế cơm rượu. Tiêu-Sơ khuyên Từ-Tử-Dữ rằng: Bạn chớ nên vì tôi mà liên-lụy đếân thân. Ông Tử-Dữ trả lời thẳng-thắn rằng: Đạo bằng-hữu chỉ quý trong lúc này, nếu có liên lụy, tôi cần thiết gì quan chức đâu mà bạn phải bận tâm.
 
Nguyễn-Khuyến khi đi thi Cử-Nhân, Tiến-Sĩ kết bạn với Dương-Khuê, cả hai đỗ đạt ra làm quan cũng chơi với nhau, khi cáo lão về hưu cũng thăm viếng nhau, làm thơ trao đổi cho nhau để nâng cao trình độï văn học nghệ thuật, nên thơ của các ông rất nổi tiếng.
Lúc Dương-Khuê mất ông Nguyễn-Khuyến làm một bài thơ để phúng-điếu khóc Dương-Khuê và kể lại những kỷ niệm cuộc đời của hai ông rất hay, rất là bi thảm.
Những chuyện kể tóm tắt của bạn bè tri âm tri kỷ trên đây, chỉ có các vị cao siêu này mới làm được. Thời nay tôi nghĩ làm được như các ông ấy thật là hiếm có. Dù làm được hay không,  chúng ta cũng nên lấy đó làm gương để soi đời.
 
-BẠN BÈ KHI CAO TUỔI GIÀ YẾU.
 
Khi tuổi già sức yếu, thời gian cũng thay đổi, bạn bè nhiều người chia tay đi làm ăn xa, có một số qua đời, thậm chí các cặp vợ chồng có khi bà còn sống, ông đã qua đời, có đôi người ông còn sống bà đã mất, con cái lớn khôn có gia-đình xin ăn ở riêng, một số đủ lông đủ cánh bay cao bay xa đi làm ăn sinh sống nơi khác, bỏ lại cha mẹ già yếu cô đơn.
Mặc dầu tuổi cao chúng ta cũng phải có bạn để chuyện trò chia xẻ khi vui khi buồn,  nếu ở thành-phố các  vị nên gia nhập câu lạc bộ người cao tuổi, để tập thể thao thể dục mổi buổi sáng có huấn-luyện-viên hướng dẫn, còn ở thôn quê vùng sâu vùng xa nên rủ nhau đi bộ cho vui hoặc tụ tập một địa điểm nào đó thuận tiện tập thể dục cũng được, để giữ gìn sức khỏe.
-Cũng nên giao lưu văn hóa với nhau  nâng cao kiến thức để dạy con dạy cháu của mình, ông bà mẩu mực, con chau mới hiếâu thảo. Viết một quyển hồi ký cuộc đời ai mà không có một vài kỷ niệm đáng ghi nhớ,  hồi ký cũng dễ viết, mình lật lại những trang nhật ký thời dĩ vãng và động não nhớ lại những gì mình đã thấây,  mình đã làm ghép lại nhiều từ thành câu, nhiều câu thành đoạn, nhiều đoạn thành bài. Nếu ai có năng khiếu làm một bài thơ, viết một bài văn xuôi nghị-luận về Việt-Nam đất nước con người, thiếu gì đề tài để viết, đừng có đụng đến Tôn-Giáo, Chính-Trị thì thôi.
Tuổi già lẩm-cẩm, sức khỏe thì yếu như ngọn lá vàng trước gió không biết rơi rụng lúc nào. Nên có một ít di-chúc văn-hóa lưu lại cho con  cháu học hỏi noi gương và làm kỷ niệm.  Trên thế gian này chẳng có gì tồn tại, mình sinh ra từ cát bụi chung cuộc cũng trở về với cát bụi. Tôi nghỉ rằng:
”Hổ chết để da, người ta chết để tiếng”.
Chỉ có khoa-học, Kỹ-Thuật, văn-học, nghệ-thuật, do con người phát-minh và sáng-tác tồn tại vĩnh-cửu mà thôi.”. Các nhà văn, nhà thơ họ mất đã lâu vẫn  còn lưu danh muôn thuỡ.
-Bạn bè nên lui tới thăm viếng nhau, nếu ở xa  thư từ thăm hỏi,  nghe tin bạn bè đau yếu nên tìm đến thăm viếng an ủi mới quý,  ai có khả năng có thể giúp đỡ bằng vật chất càng tốt. Tha thứ cho nhau những việc bất đồng nếu có, nên quý mến yêu thương nhau. Nghe tin bạn mình qua đời nên đến thăm viếng phúng điếu và chia buồn với tang-quyến,  ở xa thì thư từ đăng báo phân ưu.
-Khi trẻ chúng ta chơi với nhau thân mật, lúc già nua tìm cách xa lánh, là những ngườì thiếu tình-nghĩa bạn bè, thuộc vào hạng vong ân bội nghĩa nữa là khác.
-Chúng ta nên tha thứ và quý mến nhau như ngày đầu mới quen, thật đơn giản ai làm được hai điều này, là bạn chung-thủy và tốt nhất trên đời.
 
-Nói tóm lại đời sống và làm việc ở thời điểm nào ta cũng cần có bạn, có tinh thần đoàn kết với bạn bè, đoàn thể mới làm nên việc lớn được.
-Tình bạn chơi với nhau, hoặc cộng tác, hợp tác,  đã hiểu lòng nhau cùng chung lý-tưởng và chí huớng, có một số bạn bè thề thốt nguy nan, sống chết có nhau, dù nam hay nữ, bằng hữu hay bạn đời vẫn tôn trọng quý mến chung thủy tương đối như nhau, trên đường đời xui xẻo gặp chuyện bế tắc không thể khắc phục biến hóa được. Đường cùng phải nhảy vào lửa đạn mà chết hy-sinh theo bạn bè như ông Táo bà Táo  cũng cam  lòng, đừng  tham sanh húy tử bỏ bạn bè một mình gánh chịu thì không nên. Gương chung thủy của ông bà Táo đến nay thiên hạ vẫn tôn thờ.
-Đừng  bội bạc bạn bè, khi nghèo khó bần cùng có nhau, lúc gặp thời được giàu sang phú-quý, danh-vọng cao-sang thì phãn bội bạn bè. Trên thế gian này có một số người vô đạo đức, giàu đổi bạn, sang đổi vợ, chúng ta nhìn thấy bị hơi nhiều trong thời đại ngày nay.
-Những bạn bè này sớm muộn cũng bị nguyền rủa, thiên hạ chê cười, có khi đi đến tán gia bại sản theo luật nhân-quả của  Phật-Giáo.
-Bạn xấu hay tốt, chúng ta có biết  đối nhân xử thế hay không? Nếu bạn bè có vấn đề bất đồng chớ nên nóng nẩy thì dễ xa nhau, mình ẩn-nhẫn hạ mình xuống một tí và nhìn lại mình đúng hay sai trước đã, mơi phê phán bạn mình sau,  đừng nên cãi bướng, hoặc ỷ mạnh hiếp yếu dành phần thắng về mình, để cho bạn bè phải ấm ức đau khổ,  không những bất nhân mà lại còn bất nghĩa nữa là khác. Nếu có máu anh hùng đi đánh quân địch thắng mới giỏi, thắng bạn bè được lợi gì? Thêm chạm lòng tự ái mất hết tình bằng-hữu.
-Đã chấp nhận bạn bè, phải yêu mến tôn trọng lẫn nhau, giao-hảo nên giử lễ lựa lời, dẹp cái tôi của mình di một chút thì có thể sống vui vẻ với bạn bè lâu bền, cuộc đời thấy thanh-thản, hạnh phúc có ý nghĩa hơn, lại được bạn bè và mọi người yêu quý, mến thương.
 
 
Viết xong bản thảo ngày 10-6-2007.
Tác giả PHAN-VINH.
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9