Tật Khúc xạ
Asin 01.09.2004 20:18:47 (permalink)
Mắt có tật khúc xạ là mắt mà hệ quang học có độ hội tụ quá mạnh (Cận thị) hay quá yếu (Viễn thị) hoặc vừa mạnh vừa yếu (Loạn thị) so với chiều dài của trục cầu (trục nhãn cầu). Vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước hoặc sau võng mạc làm cho ảnh mờ đi và không rõ ràng.
Đối với trẻ em tuổi học đường, tật khúc xạ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong nhiều lĩnh vực như : Sự nhanh nhạy, năng động, giao tiếp xã hội, nhận biết thục tế hình thể sử dụng bàn tay...Hơn nữa, tật khúc xạ có thể dẫn đến những bệnh lý như lác mắt, nhược thị, co quắp điều tiết,...ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ.
1. Cận thị

Thế nào là cận thị?

Ở người bị cận thị, hệ quang học ở mắt có độ hội tụ mạnh hơn bình thường, do đó ảnh của một vật thể sẽ tập trung phía trước võng mạc thay vì nằm trên võng mạc. Người cận thị muốn nhìn rõ phải nhìn sát vào đối tượng.

Nguyên nhân phát sinh và phát triển cận thị?

Có nhiều yếu tố dẫn đến sự phát sinh và phát triển của cận thị, nổi bật là việc sử dụng quá mức đôi mắt trong việc nhìn gần, cụ thể là

1.1 Chương trình học tập nặng quá.

Học sinh phải học cả 3 buổi sáng, chiều và tối. Việc tập trung nhìn kéo dài tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến cận thị, nhất là học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này cơ quan thị giác chưa trưởng thành hoàn toàn cả về mặt giải phẫu và sinh lý. Điều tra cho thấy, tỷ lện cận thị mới mắc sau một năm học ở học sinh cấp 1 cao hơn 5 lần so với ở học sinh cấp 2.

1.2 Mắt phải điều tiết và quy tụ quá nhiều.

Các trò chơi điện tử, vi tính đòi hỏi có sự tập trung cao độ của mắt, chơi nhiều giờ liền có thể dẫn đến co cứng điều tiết, mỏi mắt, cận thị. Các truyện tranh, sách truyện in chữ quá nhỏ, quá mờ cũng làm tăng gánh nặng cho mắt.
1.3 Không đảm bảo vệ sinh mắt.

Một số tiêu chuẩn vệ sinh mắt thường bị vi phạm là : Bàn ghế không thích hợp với lứa tuổi, nguồn sáng không đủ, bảng viết bóng, tư thế ngồi không đúng (Chưa đảm bảo 3 thẳng : Thằng đầu, thẳng lưng, thảng chữ), dùng đèn huỳnh quang ở bàn học.

1.4 Yếu tố di truyền và gia đình.

Các yếu tố này chiếm tỷ lệ nhỏ ở trẻ em cận thị. Các cháu thường bị cận thị nặng và tiến triển không ngừng, kèm theo các tổn thương ở võng mạc, thậm chí bong võng mạc nếu cận nặng, dẫn đến việc mù loà, có thể giảm một phần tỷ lệ này bằng cách tránh lấy vợ hoặc chồng cùng bị cận thị, hạn chế sinh đẻ.

Điều trị tật cận thị : Có nhiều phương pháp điều trị tật này, mỗi phương pháp có ưu điểm và khuyết điểm riêng.
- Đeo kính ngoài : Đây là biện pháp đơn giản nhất để điều trị cận thị và cũng rất hữu hiệu để đem lại thị lực tốt nhất cho người bị cận thị. Khuyết điểm của phương pháp này là cồng kềnh, và không tiện cho việc đi chơi thể thao.
- Đeo kính tiếp xúc (Contact lenses) Phương pháp này cũng đem lại thị lực tốt cho người cận thị, khắc phục nhược điểm của phương pháp đeo kính ngoài, tuy nhiên giá thành thì khá mắc và phải đến bác sỹ theo dõi liên tục theo định kỳ 3-6 tháng. Ngoài ra, đeo kính này cũng gây tổn thương cho giác mạc, những tổn thương này nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng rất nặng nề và mù loà.

(Còn tiếp)
#1
    Asin 03.09.2004 13:05:30 (permalink)
    2. Viễn thị:

    Ở người bị viễn thị, khi nhìn một vật thì ảnh của nó sẽ hội tụ ở phía sau của võng mạc. Người viễn thị nhìn rõ vật ở xa nhưng không rõ vật ở gần, điều chỉnh tật viễn thị bằng cách cho đeo kính cầu hội tụ.

    Cần phân biệt rõ viễn thị và lão thị vì cả hai tật này đều có thị lực kém khi nhìn gần và đều được điều chỉnh bằng cách cho đeo kính cầu hội tụ, nhưng viễn thị là tật khúc xạ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. còn lão thị thì chỉ xảy ra ở những người trên 40 tuổi.
    3. Loạn thị:

    Loạn thị là tình trạng độ hội tụ của hệ thống quang học mắt không đều nhau, thường nằm ở mắt loạn thị có kinh tuyến khúc xạ không đều , 1 có công xuất khúc xạ lớn, còn 1 thì kém hay rất thấp.

    Loạn thị có thể do giác mạc, do thuỷ tinh thể hoặc do cả hai trường hợp trên cùng ảnh hưởng.
    Loạn thị có thể điều chỉnh được, người ta cho bệnh nhân đeo một hệ thống trụ có công xuất khác nhau, hoặc ghép một kính cầu và một kính trụ.

    4. Lão thị:

    Cùng với thời gian, khả năng của mắt điều tiết ngày càng giảm dần, đến 40 tuổi thì bắt đầu bị lão thị.
    Ở người trẻ, khi nhìn một vật từ xa đến gần, mắt sẽ tự điều chỉnh để lúc nào ảnh cũng nằm trên võng mạc, nhưng đỗi với người lão thị, khả năng đó kém đi, nên ảnh có thể nằm sau võng mạc. Để nhìn rõ vật thể người lão thị phải đưa vật thể ra xa hơn.

    Để điều trị bệnh lão thị người ta cho người lão thị đeo kính được ghép bởi 2 tròng kính để có thể vừa nhìn xa vừa nhìn gần được.
    #2
      Asin 04.09.2004 08:35:28 (permalink)
      5. Người có tật khúc xạ mắt cần biết
      - Quan niệm không đeo kính sẽ không tăng độ là không đúng,
      trái lại nếu không đeo kính thì mắt sẽ phải điều tiết liên tục, gây mõi mắt,
      nhức mắt và lâu ngày có thể gây lé do điều tiết
      - Cần phải đeo kính đúng độ và đúng mục đích sử dụng, ví dụ kính lão để nhìn gần
      thì chỉ dùng để đọc sách, không thể dùng để xem truyền hình hoặc đeo khi đi
      lại.
      - Cần phải thay tròng kính mới khi tròng kính cũ đã bị trầy xướt, mờ đục, làm ảnh
      hưởng tới độ quang học của kính
      - Người có tật khúc xạ nặng khi cần đeo kính râm ( kính mát ) để đi đường có thể
      yêu cầu tiệm kính làm loại kính râm có độ tương ứng với độ khúc xạ của mình. Lưu
      ý  nên chọn loại kính có khả năng chống tia cực tím ( anti-U.V ) để hạn chế
      bớt các tác hại của tia cực tím lên mắt

      6. Xử lý sơ bộ các cấp cứu nhãn khoa

      6.1 Dị vật mắt.

      - Xảy ra trong sinh hoạt hoặc trong trong lao động, khi di chuyển trên đường.
      - Mắt đột nhiên cộm xốn, chảy nước mắt sống, đau nhức, sợ ánh sáng, đỏ mắt
      Xử trí: -Tuyệt đối không được dụi mắt vì có thể gây trầy giác mạc rất nguy hiểm
      -Rữa mắt dưới vòi nước sạch.Có thể tạm thời nhỏ mắt bằng các thuốc kháng sinh
      nhỏ mắt như Collyre Cloraxin, Collyre Gentamicin...nếu vẫn không thấy bớt thì
      phải đến khám tại BS chuyên khoa Mắt
      -Nếu thấy có dị vật trong mắt thì không được tự ý lấy ra, vì sẽ gây bội nhiễm
      mắt do dụng cụ không vệ sinh có thể dẫn đến loét giác mạc rất nghiêm trọng. Cần
      phải đến BS chuyên khoa Mắt để lấy dị vật ra

      6.2. Bỏng mắt

      - Do nước sôi: có thể tạm thời nhỏ mắt bằng các thuốc kháng sinh nhỏ mắt như collyre
      Cloraxin, collyre Gentamicin...sau đó đến khám tại BS chuyên khoa Mắt
      - Do hoá chất ( acid, xút, ...): ngay khi bị bỏng, cần phải rữa mắt ngay lập tức và
      thật nhiều dưới vòi nước sạch, sau đó chuyển ngay đến cơ sở chuyên khoa Mắt gần
      nhất
      - Trong trường hợp bỏng do vôi cục thì <u>không được rữa mắt</u> mà phải chuyển
      đến cơ sở chuyên khoa Mắt gần nhất để gắp ra
      - Một dạng bỏng mắt đặc biệt là bỏng do tia hàn điện: sau khi vô tình nhìn vào ánh hàn
      điện một thời gian, mắt đột nhiên đỏ, đau nhức, chảy nước mắt, sợ ánh sáng...Cần
      phải đến khám tại BS chuyên khoa Mắt, lưu ý khai rõ tiền sử có nhìn vào ánh hàn
      điện để BS có hướng chẩn đoán và xử trí nhanh
      - Mắt đỏ là một triệu chứng thường gặp, và là biểu hiện của nhiều bệnh lý ở mắt : viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm mống mắt, viêm thượng củng mạc, viêm tổ chức hốc mắt, dị vật mắt, tăng nhãn áp, xuất huyết dưới kết mạc
      - Mỗi bệnh lý có phương pháp điều trị khác nhau, thậm chí phương pháp điều trị của
      bệnh này lại là chống chỉ định của bệnh kia, do đó trong trường hợp bị mắt đỏ
      nên đến BS chuyên khoa Mắt khám và điều trị, <i>không nên tự ý điều trị vì có
      thể gây nên hậu quả rất đáng tiếc là mù vĩnh viễn
      - Mắt mờ cũng là biểu hiện khá thường xuyên của các biểu hiện ở mắt, có thể lành tính như do tật khúc xạ; có thể lại rất cấp tính và đòi hỏi phải xử lý nhanh như
      trong bệnh Tăng nhãn áp cấp, viêm tắc động mạch trung tâm võng mạc, bong võng
      mạc
      - Do đó trong trường hợp mắt mờ, nhất là xảy ra đột ngột và có thể kèm theo đau nhức thì phải đến BS chuyên khoa Mắt khám và điều trị ngay
      - Mắt đau nhức, nhất là có kèm theo đỏ mắt là biểu hiện không thể coi thường của bệnh mắt. Nguyên nhân có thể do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, dị vật giác
      mạc, tăng nhãn áp cấp, nhãn viêm giao cảm....vì vậy nên đến khám tại 1 BS chuyên
      khoa Mắt càng sớm càng tốt.
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9