Tật Khúc xạ
Asin 01.09.2004 20:18:47 (permalink)
Mắt có tật khúc xạ là mắt mà hệ quang học có độ hội tụ quá mạnh (Cận thị) hay quá yếu (Viễn thị) hoặc vừa mạnh vừa yếu (Loạn thị) so với chiều dài của trục cầu (trục nhãn cầu). Vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước hoặc sau võng mạc làm cho ảnh mờ đi và không rõ ràng.
Đối với trẻ em tuổi học đường, tật khúc xạ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong nhiều lĩnh vực như : Sự nhanh nhạy, năng động, giao tiếp xã hội, nhận biết thục tế hình thể sử dụng bàn tay...Hơn nữa, tật khúc xạ có thể dẫn đến những bệnh lý như lác mắt, nhược thị, co quắp điều tiết,...ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ.
1. Cận thị

Thế nào là cận thị?

Ở người bị cận thị, hệ quang học ở mắt có độ hội tụ mạnh hơn bình thường, do đó ảnh của một vật thể sẽ tập trung phía trước võng mạc thay vì nằm trên võng mạc. Người cận thị muốn nhìn rõ phải nhìn sát vào đối tượng.

Nguyên nhân phát sinh và phát triển cận thị?

Có nhiều yếu tố dẫn đến sự phát sinh và phát triển của cận thị, nổi bật là việc sử dụng quá mức đôi mắt trong việc nhìn gần, cụ thể là

1.1 Chương trình học tập nặng quá.

Học sinh phải học cả 3 buổi sáng, chiều và tối. Việc tập trung nhìn kéo dài tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến cận thị, nhất là học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này cơ quan thị giác chưa trưởng thành hoàn toàn cả về mặt giải phẫu và sinh lý. Điều tra cho thấy, tỷ lện cận thị mới mắc sau một năm học ở học sinh cấp 1 cao hơn 5 lần so với ở học sinh cấp 2.

1.2 Mắt phải điều tiết và quy tụ quá nhiều.

Các trò chơi điện tử, vi tính đòi hỏi có sự tập trung cao độ của mắt, chơi nhiều giờ liền có thể dẫn đến co cứng điều tiết, mỏi mắt, cận thị. Các truyện tranh, sách truyện in chữ quá nhỏ, quá mờ cũng làm tăng gánh nặng cho mắt.
1.3 Không đảm bảo vệ sinh mắt.

Một số tiêu chuẩn vệ sinh mắt thường bị vi phạm là : Bàn ghế không thích hợp với lứa tuổi, nguồn sáng không đủ, bảng viết bóng, tư thế ngồi không đúng (Chưa đảm bảo 3 thẳng : Thằng đầu, thẳng lưng, thảng chữ), dùng đèn huỳnh quang ở bàn học.

1.4 Yếu tố di truyền và gia đình.

Các yếu tố này chiếm tỷ lệ nhỏ ở trẻ em cận thị. Các cháu thường bị cận thị nặng và tiến triển không ngừng, kèm theo các tổn thương ở võng mạc, thậm chí bong võng mạc nếu cận nặng, dẫn đến việc mù loà, có thể giảm một phần tỷ lệ này bằng cách tránh lấy vợ hoặc chồng cùng bị cận thị, hạn chế sinh đẻ.

Điều trị tật cận thị : Có nhiều phương pháp điều trị tật này, mỗi phương pháp có ưu điểm và khuyết điểm riêng.
- Đeo kính ngoài : Đây là biện pháp đơn giản nhất để điều trị cận thị và cũng rất hữu hiệu để đem lại thị lực tốt nhất cho người bị cận thị. Khuyết điểm của phương pháp này là cồng kềnh, và không tiện cho việc đi chơi thể thao.
- Đeo kính tiếp xúc (Contact lenses) Phương pháp này cũng đem lại thị lực tốt cho người cận thị, khắc phục nhược điểm của phương pháp đeo kính ngoài, tuy nhiên giá thành thì khá mắc và phải đến bác sỹ theo dõi liên tục theo định kỳ 3-6 tháng. Ngoài ra, đeo kính này cũng gây tổn thương cho giác mạc, những tổn thương này nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng rất nặng nề và mù loà.

(Còn tiếp)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9