Những chuyện đáng suy ngẫm
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 4 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 51 bài trong đề mục
Ngọc Trân 24.06.2007 17:14:07 (permalink)
Những chuyện đáng suy ngẫm



oOo_____________________________________________________________________________oOo


Đánh Nhau Bằng Gậy

Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha.
Bức tranh mang tên Đánh nhau bằng gậy.

Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau.
Mỗi người cầm trên tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo vệ mặt mình.
Nền trời trong xanh không để lộ một nét gì nguy hiểm sắp xảy đến.
Người ta không đoán được trời sắp dông bão hay sáng rực nữa.---

Cả lớp nhốn nháo. Ai nấy đều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên nói đây là bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: “Đấu tranh bảo tồn sinh mạng”.
Sinh viên khác: bức tranh diễn tả mục đích của con người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh. Sinh viên khác nữa lại phân tích: bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lý trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đây là thú vật có lý trí nên cắn nhau bằng gậy.---

Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát thật kỹ một lần nữa.
Cả lớp im ăng ắng.

Mãi một lúc sau ông mới chậm rãi nói: "Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây chỉ là bức tranh tầm thường như những bức tranh khác. Thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức tranh: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đang mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi đến, cát bụi đang kéo tới phủ lấp hai người đến quá đầu gối mà hai người không ai hay biết".---
Vị giáo sư ngừng lại hồi lâu rồi nói tiếp: "Goya muốn cho chúng ta thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui giáng vào nhau mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ.
Thế nhưng thay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào loài thú dữ: họ cắn xé nhau.
Bức tranh trên đây của danh họa Goya nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thay vì giúp nhau để ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, đói khổ, động đất, khủng bố, chiến tranh… thì con người lại dành giật chém giết lẫn nhau.
Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của các bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan của ta với người xung quanh.
Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại trừ người khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người.

Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ thù ấy trở thành một người bạn. Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, ta hãy liên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinh này".





Đánh nhau bằng gậy - Goya
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.10.2008 00:51:23 bởi Ct.Ly >
#1
    Ngọc Trân 24.06.2007 17:21:21 (permalink)
    Dĩ Hòa Vi Quý - Nên Chăng?


    Một người Việt Nam lớn lên vẫn không quen với rất nhiều lời răn dạy về cách sống, cách cư xử ở đời...
    Thôi thì chịu chín bỏ làm mười, một sự nhịn chín sự lành, thôi thì đóng cửa bảo nhau, thôi thì dĩ hoà vi quý...
    Tất thảy đều mang một tấm lòng khoan nhượng.
    Nhưng những tính tốt ấy có phải lúc nào cũng là một cách sống tích cực?

    Nếu nhìn vấn đề ở góc độ lịch sử, những cái đang trở thành nhược điểm của người Việt Nam hiện nay chủ yếu được hình thành trong thế kỷ 20.

    Một thế kỷ đầy biến động, chúng ta kế thừa một thứ chủ nghĩa phong kiến để chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc, và quy luật chiến tranh đè bẹp, lấn át mọi quy luật kinh tế xã hội. Ở miền Bắc hình thành cơ chế bao cấp .   Nhưng bao cấp, nhất là bao cấp kéo dài sau năm 1975 lại làm nảy sinh hai đứa con tệ hại là thói đạo đức giảthói vô trách nhiệm.

    Báo “Ong đất” của Bungari nhìn lại thời kỳ này của chính họ, đã tổng kết nên 6 nghịch lý mà ta có thể tham khảo :

    - Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.

    - Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.

    - Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.

    - Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.

    - Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.

    - Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý".

    Bây giờ cơ chế thị trường lại sinh ra hai đứa con là nóng ruột kiếm tiền cắm đầu hưởng thụ.

    Mọi nhược điểm chỉ phát huy tác dụng trong môi trường của bốn thói xấu này.

    Một câu nhịn, tốt quá. Nhưng nếu tôi vô trách nhiệm, đó là sự biện hộ cho thói vô trách nhiệm của tôi.



    Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh
    (Sưu tầm)
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2007 17:30:16 bởi Ngọc Trân >
    #2
      Ngọc Trân 24.06.2007 17:29:22 (permalink)
      Miệng Tiếng Thị Phi



      Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện với vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

      - Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

      Hứa Kính Tôn trả lời:

      - Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tả như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần cũng đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích. Cho nên ngu thần trộm nghĩ. Đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

      (Sưu Tầm )
      #3
        Mayvang 24.06.2007 17:38:09 (permalink)
        Bài viết "Đánh nhau bằng gậy" thật hay , cám ơn Ngọc Trân đã gởi vào diễn đàn nhé, MV gởi vào bài của Ngọc Trân bức tranh "Đánh nhau bằng gậy" của Goya Musée du Monde - Paris, để bổ xung thêm cho bài viết.
        Thân ái
        MV







        <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2007 17:50:32 bởi Mayvang >
        #4
          Ngọc Trân 24.06.2007 17:49:58 (permalink)
          Nói Câu "Xin Lỗi" Có Dễ Không?




          "Cho mình xin lỗi" - thật là dễ dàng để viết câu này xuống giấy. Nhưng khi phải thốt ra với một ai đấy, ta thường cảm thấy "nghẹn nghẹn" trong cổ họng, như danh ca Elton John đã từng nói: "Xin lỗi dường như là từ khó nói nhất".

          Xin lỗi là sự công nhận chúng ta đã làm một điều sai trái - dù đấy là một lời bình phẩm vô tình, một hành động nông nổi hay một cử chỉ không đẹp. Bằng lời xin lỗi, chúng ta muốn đưa ra thông điệp như sau: "Mình cảm thấy vô cùng ân hận và dày vò vì việc mình đã làm. Mong bạn hãy tha thứ cho mình!". Cũng chính vì điều này mà khi xin lỗi, chúng ta thường cảm thấy bản thân quá... "nhỏ nhoi", thấp bé", rằng xin lỗi là dấu hiệu của sự yếu đuối, của sự mất quyền lực và để cho nguời khác "nắm đầu".

          Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là "nhân vô thập toàn", không có ai trên cuộc đời này dám vỗ ngực tự hào là mình hoàn hảo cả. Cho nên, việc bạn sẵn lòng nhận lỗi lầm, đối diện thẳng thắn với nó và hành động để đưa mọi việc vào trật tự tốt đẹp như cũ, cho thấy nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao và cá tính tuyệt vời của bạn. Bạn bè (người thân, đồng nghiệp, cha mẹ v.v...) sẽ không đánh giá thấp những nỗ lực của bạn. Ngược lại, họ sẽ đánh giá bạn cao hơn, mở rộng lòng hơn cho sự tha thứ và bỏ lại đàng sau quá khứ những niềm đau, nỗi buồn.

          * Nên xin lỗi vào lúc nào?

          Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, câu xin lỗi cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để chứng tỏ sự thiện chí của bạn. Nếu cứ chần chừ biện hộ cho rằng bạn không cần xin lỗi vì chẳng có lỗi chi cả, hoặc bạn sẽ xin lỗi với một số điều kiện từ đối tượng, thì e rằng bạn đang làm vấn đề rắc rối thêm. Hãy nhớ lại những chi tiết sau đây để bạn hiểu rõ sự cần thiết và khẩn cấp của một lời xin lỗi:

          - Bạn đã phát biểu một câu nói gì đấy không được duyên dáng, êm tai cho lắm và bạn đã nhìn thấy nét đau đớn ngạc nhiên trên khuôn mặt người ấy? Như vậy là bạn đã làm tổn thương bạn mình không ít!

          - Ðã có ai la hét, gằn giọng, hạ bệ bạn bằng những ngôn từ không trau chuốt chưa? Hẳn bạn sẽ không ưa thích gì, thậm chí bực bội nữa là khác. Vậy mà bạn đã làm điều ấy cho người thân yêu của mình, thật đáng trách biết bao!

          Một số người có tâm hồn nhạy cảm hơn những người khác. Ðiều mà bạn cho là nhỏ nhoi lại có sự tác động rất lớn đến cuộc sống của họ. Hoặc khi đôi bên tranh cãi nhau, ai cũng cố đưa ra những lời nói "nặng ký" nhất để dành chiến thắng, và bạn nghĩ rằng "kẻ kia" phải hạ mình xin lỗi bạn mới đúng.
          Vấn đề cần bàn ở đây không phải là việc bạn có chủ ý làm người khác tổn thuơng, thất vọng, đau đớn hay không, mà là việc bạn đã gây ra "tội ác" ấy, dù bạn thật sự "vô tội".
          Bằng bất cứ gịá nào, bạn hãy xin lỗi và nói cho người ấy hiểu, rằng bạn không cố ý làm một việc xấu như vậy. Xin lỗi sớm trong trường hợp này chứng tỏ bạn rất dũng cảm và nhanh nhạy, còn hơn là khi bị "dồn đến mức đường cùng" rồi mới tỏ thái độ ân hận muộn màng, thì lời xin lỗi sẽ không còn giá trị lớn nữa.

          * Phải tự hoàn thiện bản thân


          Biết xin lỗi là nét sống lành mạnh của một con nguời có lòng tự trọng và biết chia sẻ với cảm xúc của những người khác. Tuy nhiên, việc lạm dụng từ "xin lỗi" quá thường xuyên sẽ bớt đi nét đẹp vốn có của nó. Nếu bạn xin lỗi mà cứ tiếp tục phạm sai lầm tuơng tự, người khác sẽ nghi ngờ mức độ thành thật của bạn. Hãy cho từ "xin lỗi" một tác động lớn hơn và kỳ diệu hơn, khi sự tự hoàn thiện bản thân chứng tỏ bạn đã để tâm và trí để cải thiện mối quan hệ theo chiều hướng tốt đẹp.

          * Nói câu xin lỗi như thế nào?


          Nói câu xin lỗi là một bước quan trọng để sửa chữa lại những lỗi lầm, thiệt hại mà bạn đã gây ra thông qua hành động "trêu ngươi" vừa rồi. Thế nhưng, phụ thuộc vào mức độ thiện chí của bạn, bạn vẫn có cách hay nhất để xây dựng lại niềm tin và những cảm xúc tốt đẹp giữa đôi bên.

          - Không nên xin lỗi qua email, điện thoại, nếu như bạn có điều kiện gặp trực tiếp

          - Hãy nói câu xin lỗi bằng ánh mắt chân thành, cử chỉ thân ái, từ tốn.

          - Không nên biện luận dài dòng để "chạy tội", mà hãy nhìn thẳng vào vấn đề và nhận lãnh trách nhiệm về phía mình.

          - Thể hiện một cử chỉ đặc biệt của lòng tốt khác hẳn ngày thường, để tạo ra sự khác lạ đáng lưu ý trong cung cách ứng xử.

          -Nếu có thể thì nên tặng hoa kèm với lời xin lỗi, bạn sẽ thấy cực kỳ "ép-phê".

          - Sau khi đã xin lỗi xong, bạn cần phải biết tha thứ cho bản thân mình trước, bởi vì bạn đã công nhận sai lầm và cố gắng để sống tốt hơn. Hãy rút kinh nghiệm để trở thành một con người mới mẻ hơn, tích cực hơn, khôn ngoan hơn. Nếu không, bạn sẽ phải hối tiếc và lại phải xin lỗi 1001 lần nữa!



          (sưu tầm)

          #5
            Ngọc Trân 24.06.2007 17:55:53 (permalink)

            Trích đoạn: Mayvang

            Bài viết "Đánh nhau bằng gậy" thật hay , cám ơn Ngọc Trân đã gởi vào diễn đàn nhé, MV gởi vào bài của Ngọc Trân bức tranh "Đánh nhau bằng gậy" của Goya Musée du Monde - Paris, để bổ xung thêm cho bài viết.
            Thân ái
            MV



            Cảm ơn sis MV đã treo dùm bức tranh của Goya. Thật đẹp quá!
            #6
              Ngọc Trân 24.06.2007 18:02:00 (permalink)
              Bài Học Về Cách Chấp Nhận




              Ở một ngôi trường tiểu học nọ có tổ chức một buổi văn nghệ do chính các học sinh trong trường biểu diễn. Họ tổ chức hẳn một cuộc thi giữa các lớp để tuyển diễn viên cho các vai diễn trong vở kịch của trường, những đứa trẻ rất hăng hái tham gia.

              Cậu bé hàng xóm của tôi cũng là một trong số những đứa trẻ đó. Mẹ cậu nói với tôi rằng cậu đã rất nghiêm túc chuẩn bị cho cuộc thi này. Cậu đã đứng hàng giờ trước gương để tập luyện chỉ với mong muốn có một vai diễn phụ trong vở kịch. Hơn ai hết mẹ cậu biết rằng cậu không có khiếu đóng kịch nhưng bà vẫn ủng hộ hết lòng cho nỗ lực của đứa con trai bé nhỏ.

              Ngày diễn ra cuộc tuyển chọn tôi đã cùng mẹ cậu bé đến trường đón cậu tan học.
              Vừa thấy chúng tôi, cậu bé vội chạy đến ngay, đôi mắt sáng long lanh ngập tràn vui sướng và hãnh diện :

              _Mẹ ơi, mẹ thử đoán xem nào?

              Và như không thể chờ được, cậu bé la toáng lên bằng giọng nói hổn hển và xúc động :

              _Con được cô chọn là người vỗ tay và reo hò, mẹ ạ!

              (Sự ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu của cậu bé khiến tôi vô cùng bất ngờ, tôi cứ tưởng nó sẽ tức tối hay buồn rầu..., nhưng đổi lại như các bạn thấy đấy...hãy thử nghĩ xem liệu chúng ta có được như cậu bé trong tình huống như thế, liệu chúng ta có thể chấp nhận chỉ là người vỗ tay và reo hò???

              Với một sự nỗ lực nhất định, đôi lúc kết quả lại không được như ta mong muốn, đó là thực tế, vì sự mong đợi đôi khi vượt quá khả năng bản thân mình, vấn đề là ta có chấp nhận nó như một thực tế và bằng lòng với những gì mình có hay không mà thôi...)




              (sưu tầm)



              <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2007 18:30:45 bởi Ngọc Trân >
              #7
                Ngọc Trân 24.06.2007 18:11:36 (permalink)
                Bầy Chuột Bàn Chuyện "Tránh Mèo"



                Nó có uy đến nỗi không cần vồ, chỉ cần trừng mắt một cái thì chú chuột xấu số kia phải chết cứng. Mèo ta có tính kiên nhẫn là phục kích chuột, và có tài đánh hơi, khiến cho bầy chuột ngày đêm lo sợ.

                Một hôm, tình thế khẩn cấp, Chuột chú ra lệnh tập họp một dòng họ nhà chuột lại để bàn việc .
                Thần dân nhà Chuột có mặt đầy đủ. Chuột chúa nói:

                - Con mèo độc ác kia quả là một Sát tinh đối với chúng tạ Nó sát hại con cháu ta không biết bao nhiêu mạng. Các ngươi có kế hoạch gì để bảo tồn nòi giống ta không.

                Bầy chuột đưa mắt nhìn nhau run sợ. Bỗng có chú chuột nhắt đưa ý kiến:

                - Không gì bằng chúng ta bỏ nơi này đi đến nơi khác lập nghiệp!

                Chuột chúa lắc đầu:

                - Không dễ đâu! Dẫu gì cũng là quê hương của ta. Vả lại nơi khác chưa chắc đã không có mèo. Hơn nữa, nơi kia thức ăn có dồi dào không? Thổ ngơi có thích hợp không?

                Nghe Chuột Chúa nói thế, ai nấy đều lặng thinh. Bỗng mụ chuột già nói:

                - Cổ nhân có câu: "Một cọp khó cự bầy chồn". Mấy bác Chuột Cống, Chuột Chù bự con cần phải liên kết với nhau phục kích, bất ngờ tấn công mèo, đánh cho nó một trận chắc chắn loài độc ác đó không dám bén mảng đến nữa.

                Chuột chúa nói:

                - Mèo đánh hơi tài lắm, không phục kích nó được đâu! Vả lại một cái nhảy cao của nó cao tới trời, dẫu chúng ta có ngàn chuột cũng không làm gì được mèo!

                Bấy giờ có một chú chuột tham mưu dõng dạc nói:

                - Không cần phục kích, cũng không cần đi xa, tôi có một diệu kế.  Hãy lấy chuông đeo vào cổ mèo.  Khi ta nghe tiếng chuông là biết sát tinh đến, ta chui vào hang là xong!

                Bầy chuột nghe nói cả mừng, nắm tay nhau nhảy nhót.
                Hồi lâu chuột chúa gật đầu nói:

                - Kế hay! Nhưng ai dám đeo chuông vào cổ mèo.

                Bầy chuột nhìn nhau run sợ, không ai lên tiếng. Chuột chúa thở dài nói:

                - Nói thì dễ, thực hành thì mới là khó!




                Tác Giả Ngô Nguyên Phi

                #8
                  Ngọc Trân 24.06.2007 18:16:44 (permalink)
                  Hạnh Phúc Trong Sự Chân Thành



                  Tất cả mọi người đều chuộng sự thật, người ta thà chấp nhận một sự thật xấu xí còn hơn một sự dối trá tốt đẹp... Có thể nói ở đâu không có sự chân thành thì ở đó không có hạnh phúc đích thực.

                  Một cô gái dù xinh đẹp, sang trọng nhưng sẽ chẳng có giá trị gì và chẳng mang lại niềm vui cho ai khi cô ta luôn dối trá.

                  * Người chân thành luôn giữ được sự thanh thản trong tâm hồn. Không sợ gặp phải tai nạn, vì dối trá sẽ sợ bị "dấu đầu lòi đuôi" còn chân thành chỉ có một chân dung, không phải sợ bị phát hiện.

                  * Người chân thành bao giờ cũng được người khác tin cậy, yêu mến. Lời nói chân thành có sức thuyết phục rất cao. Một lời tỏ tình chân thành dù vụng về vẫn khiến trái tim đối tượng rung động còn hơn ngàn lời mật ngọt nhưng dối trá.

                  * Khi bạn đánh mất nhiều thứ như tiền bạc, công việc nhưng nếu được tin cậy thì bạn vẫn còn nhiều cơ hội để vươn lên. Ngày nay những nhà tuyển dụng ở các công ty rất quan tâm đến phẩm chất này. Có những nhân viên tuy thiếu hụt một số kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu nhưng cô dám nói lên sự thật ấy họ vẫn nhận vào làm và đào tạo sau.

                  * Danh ngôn có câu "Chân thành, đó là sự khôn ngoan cao cấp nhất".
                  Nhiều người cho rằng khôn ngoan khi dối gạt được người khác, thật ra họ chỉ khiến người ta tin trong khoảnh khắc còn người chân thành mới chiếm được lòng tin ở người khác lâu dài.

                  * Nhà văn Sê-khốp đã viết "Dối trá là xúc phạm người nghe và tiện hóa người nói" cho nên không nói dối khi không cần thiết. Nói dối làm mắt bạn tối lại, tim đập nhanh hơn và cử chỉ trở nên lúng túng, dáng vẻ đẩy đưa, với những kẻ tinh đời thì họ nhận ra ngay.

                  * Được sống bên những người chân thành cuộc sống bao giờ cũng dễ chịu, hạnh phúc, trong một không khí tràn đầy tin tưởng, không phải đối phó, đóng kịch, được bộc lộ con người thật của mình.
                  Nhìn vào mắt một người chân thành giống như soi mình vào một cái hồ nước trong trẻo, ta thấy được chiều sâu thật sự của nó và thấy được bóng dáng của chính ta .




                  Sưu tầm
                  #9
                    Ngọc Trân 24.06.2007 18:28:31 (permalink)
                    Những Dấu Chấm Câu



                    Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

                    Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.

                    Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình mà anh ta không biết, anh ta đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.

                    Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.

                    Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy.

                    Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.

                    Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy.

                    Mong bạn hãy giữ gìn những dấu chấm câu của mình, bạn nhé!


                    (sưu tầm)


                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.06.2007 23:22:20 bởi Ngọc Trân >
                    #10
                      Ngọc Trân 25.06.2007 23:28:04 (permalink)
                      Giận Dữ, Kềm Chế Hay Bộc Lộ?


                       
                      Giận dữ khiến ta sẵn sàng làm một điều gì đó cho hả cơn bực tức!

                      * Khi cơn giận dấy lên ở não, nó đẩy cao huyết áp và nhịp tim, rút máu khỏi tứ chi, đặt cơ thể vào tình trạng sẵn sàng sợ hãi hay chiến đấu?

                      Có thể chúng ta sẽ chửi mắng xối xả, gây thiệt hại nặng nề cho kẻ khác khi bị chọc giận. Nhưng một phản ứng bằng lời nói hay hành động không phải là điều không thể nào tránh được.

                      * Tất cả chúng ta đều phản ứng giống nhau trước những thái độ vô tâm và thiếu tôn trọng: NỔI GIẬN . Nhưng cách chúng ta biểu lộ cơn thịnh nộ lại hoàn toàn mang tính cách cá nhân. Sự phân biệt giữa cảm xúc và hành động rất quan trọng. Vì trong khi không thể khống chế nỗi xúc động , theo lý thuyết, ta có thể kiểm soát được hành vi của mình. Trong một số trường hợp, thì sự giận dữ rất cần thiết và có ích.

                      Nó lập ra những giới hạn để bảo vệ mình. Thí dụ, khi có người xâm phạm sự riêng tư của bạn, thì sự tức giận giúp bạn giữ kẻ đó ở một khoảng cách thích hợp. Nó cũng là một phản ứng hữu ích để phục hồi sau một sự lăng nhục về thể lý, tình dục hay cảm xúc.

                      Khi nhận ra mình không phải là một kẻ vô gía trị như mình tưởng , thì cơn thịnh nộ giúp người bị tổn thương hất tung mối nhục nhã kia và ném nó lên đầu kẻ đã xúc phạm mình. Đó là bước phục hồi đầu tiên .

                      Nhưng có lẽ tới 95% những cơn tam bành thường không có mục đích và có hại nhiều hơn là có lợi. Dù mỗi người chúng ta mích lòng theo nhiều cách khác nhau thì về cơ bản thường có 4 loại phản ứng sau:

                      * Bạn có thể :

                      1-Thừa nhận cảm xúc của bạn, và tự mình đương đầu với nó.

                      Giữ chặt lưỡi và đếm từ 1 tới 10 vẫn là biện pháp hữu hiệu để khỏi bùng nổ.

                      2-Trấn áp cảm xúc của bạn , không công nhận rằng mình đang tức giận. Và có thể sau nhiều năm kềm chế, bạn sẽ phải trả giá bằng những rối loạn tâm lý hay thể lý: loét bao tử, bệnh tim mạch, ung thư ...

                      3- Lợi dụng cơn giận để huy động mọi khả năng, hầu phản ứng một cách khôn khéo và xây dựng.

                      4- Bộc lộ, bất kể hậu quả. Đa số người trưởng thành không muốn biểu lộ cơn tức giận, vì chúng ta không những sẽ mất tự chủ - điều tự nó rất nguy hiểm - mà còn có thể làm tổn thương người khác bằng lời nói hoặc hành động. Đôi khi sự bộc lộ chỉ làm ta lúng túng. Nhưng thường nó dẫn tới những thương tổn về mặt tình cảm hoặc thể xác.

                      * Trút cơn giận lên người khác không bao giờ là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề, mà trái lại thường làm cho vấn đề thêm tệ hại ra nữa! Có một số người bộc lộ cơn giận không phải để đả thương mà để trấn áp kẻ khác. Thật vậy, nếu họ không thể thắng trong một cuộc tranh luận bằng lý lẽ hay thuyết phục, họ sẽ nổi khùng lên và dùng cơn thịnh nộ để khuất phục đối thủ.
                      Không ai muốn trở thành mục tiêu cho cơn giận dữ, nhất là của những người mình quan tâm.

                      Do đó chúng ta sẽ lảng tránh cái trách nhiệm đáng sợ đó, nhịn đi cho xong !

                      Phương pháp tốt nhất là nên bước vào phòng tắm, xả nước lên người. Làm thế hóa ra rất là dễ chịu, không can dự vào cuộc tranh chấp dễ gây tổn hại cho sức khoẻ. Nhiều nhà tâm lý đồng ý rằng TRÚT CƠN THỊNH NỘ LÊN KẺ BẠN ĐANG TỨC TỐI LÀ THIẾU KHÔN NGOAN.

                      Vì sao? Vì hai lẽ: Thứ nhất bạn không thể khống chế được ai, dù bạn có thể trấn áp người đó bằng sự giận dữ, thì bạn chỉ có thể kiểm soát được thái độ của họ đối với bạn, chứ không thể điều khiển được ý nghĩ của họ về bạn .   Thứ hai, nếu bạn nói cho người bạn đang căm giận biết cảm xúc của bạn, thì đến lượt người đó có thể cũng sẽ nổi khùng lên, và quan hệ có thể đổ vỡ vô phương hàn gắn! Rốt cuộc, chính bạn lại là người thấy cay cú, tức giận hơn.

                      Nếu tính khí bạn nóng nảy như hỏa diệm sơn thường xuyên sôi sục, thì hãy ráng canh chừng nó. Hãy lưu ý những dấu hiệu báo trước. Chẳng hạn như tay chân bạn sẽ lạnh toát, hay dạ dày sẽ co thắt trước khi bạn bùng nổ!

                      Quan trọng hơn nữa , bạn phải tự nguyện chặn đứng nó kịp lúc. Thay đổi cách suy nghĩ của bạn, thay đổi phương pháp giải quyết vấn đề. Khi nhận thức rằng sự giận dữ bắt bạn phải trả một giá rất đắt về tinh thần lẫn vật chất, rằng nó có thể phá huỷ nghề nghiệp và những quan hệ xã hội thì việc thay đổi của bạn sẽ bớt khó khăn hơn.

                      Tóm lại, phải cảnh giác với cảm xúc nội tâm, phải biết rõ khi mình sắp sửa "khùng" lên, phải chú ý tới những tín hiệu của người khác, phải kiên trì luyện tập là những gì bạn có thể làm để giúp mình vượt qua .



                      Châu Hà .
                       
                      #11
                        Ngọc Trân 28.06.2007 01:06:47 (permalink)
                        NGHE
                         
                         
                         
                        Tạo hóa cho con người có hai tai mà một miệng, là có ý dạy cho chúng ta nên biết nghe nhiều mà nói ít.
                        - Zénon.
                         
                        Người nói là vãi ra, kẻ nghe là nhặt lấy.
                        - Plutarque.
                         
                        Lời nói như một mũi tên đã buông, đã lọt vào tai ai không thể rút ra được.
                        - Lục Tài Tử.
                         
                        Miệng ngậm thì tai mở.
                        - Tục ngữ Anh.
                         
                        Người ta hối hận vì đã thốt ra lời, chứ không phải vì lặng nghe.
                        - Simonide d'Amortgos.


                        Lúc đáng nói thì mới nói, người nghe không chán.
                        Luận ngữ.


                         
                        Nghe là bản năng hằng hữu của mọi sinh vật. Ngay trong cỏ cây cũng có khuynh hướng vươn lên đến tiếng động và ánh sáng. Chức năng "nghe" của con người còn cao thâm hơn nhiều.

                        Đối với con người, sự nghe đến trước tiếng nói. Đối với trẻ sơ sinh mà mất đi sự nghe, thì trẻ không bao giờ nói được. Nên có thể nói, nghe là bậc thầy của nói.

                        Các nhà tâm lý học phân tách cho thấy, tuyệt đại đa số nhân loại thích nói hơn là thích nghe. Sở dĩ như vậy là vì họ muốn chứng tỏ họ là nhân vật quan trọng, họ muốn phô cái hiểu biết của họ cho người ta khâm phục; nếu không thì họ muốn khoe của cải hay quyền lực gì đó. Nói tóm lại, đó là chứng bệnh về "chấp ngã", đề cao cái "ta" của mình lên.

                        Nếu ta dứt ngang lời nói của họ trong lúc cao hứng thật là nguy hiểm và rồ dại. Người lịch sự không nên làm như vậy.

                        Trước nhất chúng ta phải hiểu rằng "nghe tức là học".
                        R. W. Emerson nói: "Bất kỳ người nào cũng có một điểm gì đó hơn mình, nên ta có thể học ở họ được.   A. de Vigny cũng nói như vậy.


                        Cách đây hăm lăm thế kỷ, Liệt Tử đã nói: "Lời nói của một kẻ cuồng, thánh nhân còn nhìn được thay" (cuồng phu chi ngôn thánh nhân trạch yêu).

                        Nghe người đối diện nói chúng ta có được mấy điều lợi :

                        - Ta học khôn ở họ một điều gì.
                        - Chân thành nghe họ nói tức giúp cho họ một niềm vui.
                        - Giúp cho ai được điều gì chúng ta cảm thấy có một niềm sung sướng.
                        - Và tuyệt hảo nhất là chúng ta đã gây được mối thiện cảm đối với họ.

                        Đời này có gì quan trọng hơn thiện cảm?
                        Người ta hy sinh cho nhau, giúp đỡ nhau là nhờ ở thiện cảm đó.
                         
                        Sách vở kể lại một giai thoại khá thú vị. Năm 1773, Nữ Hoàng Nga Catherine II mời Diderot (nhà văn, khoa học cùng với Rond d'Alembert viết bộ Bách Khoa Toàn Thư Encyclopédie) qua Nga diễn thuyết. Nữ Hoàng hội đàm với Diderot, bà lắng tai nghe Diderot nói một cách say mê. Sự chăm chú của bà khiến Diderot càng cao hứng - những lúc như vậy ông chồm tới vỗ đùi bà "đét, đét".
                        Sau buổi nói chuyện đó, cặp đùi nõn nà của bà trở nên bầm tím!
                        Năm sau, Nữ Hoàng lại mới Diderot qua Nga lần nữa. Bà vẫn ngồi chịu trận như lần sơ kiến mà không hề than phiền. Bà viết thư cho một người bạn nói: "Vị thiên tài ấy thật là lạ lùng! Mỗi khi nói chuyện, ông ấy cứ vỗ vào đùi tôi sưng tím cả lên, nhưng lúc ấy tôi không hề biết đau".

                        Địa vị một hoàng đế nghiêm cấm, say mê nghe nhà văn nói chuyện như vậy, huống gì chúng ta.

                        Thà ngay từ đầu chúng ta đã không có chuyện ngồi lại với nhau thì thôi.
                        Biết cách nghe và gợi ý cho người ta nói là nghệ thuật thu phục nhân tâm càng được nhiều người yêu mến, ta càng thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa, nhất là tránh được sự khổ tâm vì cách đối phó.
                        Bậc thánh như đức Khổng Tử còn phải thốt: "Chín mươi chín người thương vẫn chưa đủ, một người ghét đã là nhiều".

                        Bớt lời để nghe nhiều, đó là những người có đức độ.
                        Thiện chí và thiện cảm được nảy sinh từ đó. Người tây phương nói: "Sự "thấy" lên đường đã mười năm, sự "nghe" nửa buổi đường đã theo kịp".
                         
                        Tin tức góp nhặt từ bốn phương là ở nghe chứ không phải thấy.
                        NEWS (tin tức) = N: North (Bắc); E: East (Đông); W: West (Tây); S: South (Nam)
                         
                        Câu chuyện Bá nha, Tử Kỳ cũng nói về cái nghe đó.
                        Ngày xưa có một người chơi đàn đã đến mức tuyệt kỹ, đó là Bá Nha.
                        Bá Nha may mắn kết bạn với một người rất giỏi về nghe đàn, đó là Chung Tử Kỳ. Qua tiếng đàn, Tử Kỳ hiểu ý Bá Nha trong lúc đó.
                         Về sau Tử Kỳ qua đời, Bá Nha liền đập dàn, không hề gảy nữa, cho rằng thiên hạ không còn ai là chỗ tri âm (biết nghe tiếng đàn).
                        Cứ cho rằng đây là huyền thoại, nhưng huyền thoại ấy dùng để nói lên điều gì? Đó là giá trị của sự nghe hay lắng nghe.

                        Thuần Vu Khôn là người nước Tề, nghe rộng nhớ nhiều, ông rất giỏi về việc du thuyết. Nhờ im lặng nhìn và lắng nghe mà đoán biết được ý của người đối diện. Ông vào gặp Lương Huệ Vương hai lần, chỉ nghe nhà vua nói mà không phát biểu gì cả. Cuối cùng nhà vua trách: "Quả nhân không đáng nói chuyện với khanh sao?" Bấy giờ Thuần Vu Không nói: "Lần trước tôi yết kiến nhà vua, nhà vua tuy đang bàn việc nước, nhưng óc lại nghĩ đếnchuyện cưỡi ngựa dong ruổi. Lần sau tôi gặp nhà vua, nhà vua vẫn nói chuyện, nhưng óc lại nghĩ đến thanh âm. Vì thế tôi không dám nói gì cả". Nhà vua cả sợ nói: " Ôi, Thuần Vu tiên sinh thật là thánh nhân vậy! Lần trước có người cho tôi một con ngựa hay, ta chưa kịp xem nhó thì phải bận tiếp tiên sinh. Lần này người ta cho một con hát rất hay, chưa kịp thử cũng bận tiếp tiên sinh. Lúc ấy quả nhân thật đang nghĩ về những thứ đó".

                        Sự lắng nghe mang đến thành công to lớn, làm phát triển thêm những đức tánh tốt trong mọi lãnh vực. Trong quyển Khoa Học Thực Nghiệm (Science Expérimentale), Claude Bernard nói: "Hãy lắng nghe thiên nhiên đọc cho viết". Một tác giả nổi tiếng trước nhất phải biết nghe "tiếng lòng" của mình và nghe được tiếng lòng của than nhân. Cổ nhân có câu: "Xưa nay thánh hiền đều tịch mịch" (Cổ lai tánh hiền giai tịch mịch). Không phải thánh hiền tịch mịch đâu, các vị ấy đang nghe đó! Sức nghe của họ rất sâu xa. ta thấy đó, lòng không thành thì sức nghe chưa tới.
                         
                        Ở đây chúng ta không dám mong cầu có một sức nghe cao diệu như thế, chỉ muốn xin bớt nói để chú ý lắng nghe. Bạn chỉ cần nhịn năm phút thôi, chi năm phút thôi mà! Bạn nhịn nói trong năm phút là bạn toàn thắng.
                        Bạn có thể không tin? Nhưng hãy thực hành mới thấy cái diệu dụng của nó.

                        Các điều đáng nhớ:

                        - Không nên ngắt lời trong lúc người đang nói.
                        - Nghe là học khôn ở người nói.
                        - Biết nghe là giúp cho người nói chuyện một niềm vui.
                        - Biết cách nghe và gợi ý cho người ta nói là một nghệ thuật thu phục nhân tâm.
                        - Có lý nào người ta chỉ nghe mà không nói?




                        (Trích đăng sách: Thuật Ứng Xử Thu Phục Lòng Người, tác giả Chiêm Trúc)
                         
                         
                         
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.06.2007 01:08:00 bởi Ngọc Trân >
                        #12
                          Ngọc Trân 28.06.2007 01:10:05 (permalink)
                          NÓI
                           

                           
                          Lời nói là y phục của tư tưởng.
                          - Rivarol.
                           
                          Tiếng nói là hình ảnh của tánh tình.
                          - Disraeli.
                           
                          Tiếng nói là bông hoa của sắc đẹp.
                          -Lénon d'Elée.
                           
                          Lời nói là gương mặt của tinh thần.
                          - Sénèque.
                           
                          Lời nói là hơi thở của tâm hồn.
                          - Pythagore
                           
                          Người hạnh kiểm, cái miệng nơi tim, kẻ mất nết thì tim nơi miệng.
                          - A. Wydeville.
                           
                          Lời nói là bộ mặt thứ hai.
                          - G. Bauer.
                           
                          Câu nói là tiếng của trái tim.
                          - Châu Hy.
                           
                          Ý kiến con người giống như cái đinh, càng đóng càng khuất dần. Vậy chớ bao giờ tranh cãi.
                          - A. Dumas (père).
                           
                          Nói ngọt lọt tới xương. Ngọt mật chết ruồi.
                          - Tục ngữ.
                           
                          Lời nói phải làm đã khát hơn nước mát.
                          - G. Herbert.
                           
                          Ngàn vàng dễ kiếm, lời tốt khó tìm.
                          - Tử Du
                           
                          Nói nhiều không phải là trí thức.
                          - Thalès.
                           
                          Muốn điều khiển phải biết người; muốn biết người phải nghe người nói.
                          - Detoef.
                           
                          Nói nhiều lỗi nhiều.
                          - Trung Hoa.
                           
                          Hãy dùng lời nói như tiền bạc.
                          - Lichtenberg
                           
                          Lời nói thật là lối xã giao tốt nhất, vì nó không hại người kia.
                          - Tourguenev.

                           
                           
                          Ngôn ngữ là phương tiện để diễn đạt ý nghĩ của mỗi người. Không người nào không dùng nó hàng ngày cả. Người câm không nói được thì dùng cử chỉ để thay cho lời nói. Nếu xét một cách thận trọng sẽ thấy ngôn ngữ là cái phát minh lớn nhất và sớm nhất của loài người. Về khoản này, ngôn ngữ được coi là thứ tài sản riêng của mỗi người. Người ta dùng nó trong việc giao tiếp cẩn thận không kém gì trong việc sử dụng tiền bạc (Lichtenberg). Có hiểu như vậy mới thấy, ai biết tiết kiệm tiền bạc là biết tiết kiệm lời nói.
                          Thế nhưng trên đời này vô số người vung vãi tiền bạc và lời nói một cách thả cửa! Dù sao đó cũng là cái quyền của họ.

                          Thái độ của chúng ta sẽ như thế nào khi gặp những người ham nói đó?

                          Như những bài trước đã nói, đa ngôn ngữ cũng là một trong những bản tính tự nhiên của con người. Đó là bản tính thô sơ chưa rèn luyện kỹ, nên còn nhiều tính háo thắng. Đối diện với họ, chỉ cần bình tĩnh một chút ta sẽ thu nhiều kết quả. Có nghĩa là chúng ta quay lại vấn đề "Nghe" và "Nhìn" như đã trình bày ở đây.

                          Đặt trường hợp chúng ta là người đang nói chuyện, tức là giao thiệp một cách thông thường, chứ không phải nói trước công chúng (vì đó là thuật hùng biện khác nữa).

                          Sau đây là vài nguyên tắc cơ bản và rất đơn giản:

                          Không nên tỏ ra mình là kẻ hiểu biết nhiều hơn tất cả mọi người. Nếu bạn thích trình bày một vấn đề gì đó mà không có sự yêu cầu của kẻ khác, thì đối với người nghe sẽ không bổ ích gì cho họ, như vậy có phải nhàm chán cho đôi bên không? Giữa lúc đó mà bạn cứ thao thao bất tuyệt, thì còn tệ hơn người hùng biện trước một bụi cây. Bởi vì trong số người nghe sẽ có người ghét bạn. Bạn tuy biết vậy nhưng cứ nghĩ rằng: "Ta giúp cho họ ý này biết đâu sau này họ sẽ có lợi". Không được! Sẽ không ai tin điều đó, vì bạn không phải là nhà tiên tri. Không chừng đó là cái vạ nữa là khác.
                          Chắc bạn không quên một chuyện khá đau lòng đã xảy ra.

                          Cách đây hơn trăm năm, ông Bùi Hữu Nghĩa đang làm Tri huyện ở Trà Vinh, dưới quyền Bố chánh Truyện. Bố chánh ăn của đút lót của bọn Hoa kiều, để cho bọn đó chiếm Láng Thế. Láng Thế là vùng đất đặc ân của triều đình miễn thuế cho dân ở đây. Nguyên trước đây Nguyễn Phúc Ánh (sau này là vua Gia Long) bị quân Tây Sơn truy đuổi, Nguyễn vương đã chạy qua vùng này được dân địa phương giúp đỡ, nên sau mới được ân huệ đó.
                          Tri huyện Bùi Hữu Nghĩa nổi tiếng là thanh liêm, liền tập hợp dân vùng Láng Thế lại nói: "Nếu ai lớn hơn vua phê giấy tờ bán rạch Láng Thé cho người Hoa kiều thì các ngươi đành xuôi tay. Còn nếu ai nhỏ hơn vua mà ra lệnh ấy, các ngươi chặt đầu nó cũng không sao!"

                          Bọn Hoa kiều vẫn cậy thế làm ngang, bị dân Láng Thế giết đi mấy mạng.
                          Thế là Tổng đốc và Bố chánh làm lệnh gởi ra triều đình Huế và Bùi Hữu Nghĩa bị kết tội tử hình.

                          Một vị quan thanh liêm toàn quốc ai cũng biết tiếng, vì tấm lòng tốt mà phẩn uất nên có những lời tâm huyết và thiết thực như thế, kết qua bị kết tội tử hình. Cũng may cho ông Nghĩa, án ấy đã bất thành.

                          Tóm lại, khi cần phải nói (mặc dù không có ai đề nghị) bạn nên nói vài câu tóm gọn là đủ, bởi vì không nói cũng không thiệt hại gì cho ai kia mà.

                          Lời nói phải dịu dàng, cử chỉ khiêm tốn. Giọng nói của mỗi người biểu lộ ý nghĩ thầm kín bên trong. Thông thường lúc giận thì giọng nói có vẻ hằn học, gắt gỏng. Vì một nguyên cớ gì đó mà chúng ta cần nói chuyện trước tiên là giữ thái độ ôn hòa, dù lúc ấy có sự trái lòng ghê gớm, nhưng hãy cố nhẫn.
                          Cổ nhân nói: "Nhẫn là đại dũng". Chiết tự chữ nhẫn, kẻ cầm đao muốn chém người khác mà dằn lại được, đó là nhẫn. Huống chi lời nói dịu dàng bao giờ cũng làm mềm lòng người khác hơn là sự phẫn nộ. Một bằng chứng hùng hồn của loài người bao giờ con cũng thương mẹ hơn cha, vì mẹ bao giờ cũng có nét êm ái dịu dàng.

                          Một thế kỷ trước đây một nhà thơ tài hoa là ông Cao Bá Quát, tánh tình bất khuất, thường có ý khinh thị những người quyền chức mà bất tài, dẫu vua chúa, ông cũng khinh ra mặt. Ông Cao Bá Quát chứng kiến hai vị quan triều ấu đả với nhau, vua Tự Đức đòi ông vào khai rõ sự việc. Ông Cao Bá Quát miệng thuật, tay chỉ chỏ:

                          - Bên này nói chó (tay chỉ về mình).
                          Bên kia nói chó (tay chỉ vào nhà vua).
                          Hai bên đều chó (tay chỉ cả mình lẫn vua).
                          Họ túm lấy họ (ra bộ).
                          Thần thấy thế nguy, thần chạy!...

                          Vua Tự Đức biết Cao Bá Quát chơi xỏ mình nhưng không thể bắt bẻ gì được. Những chi tiết nhỏ nhặt tuy không thấy đâu, nhưng tích tụ lâu ngày cũng đủ thành một án tử hình!

                          Cho nên khiêm tốn nhã nhặn không phải là sự hèn hạ mà ngược lại.

                          Nhà thơ Nga, Maiakovski cũng vì sự không tế nhị, ưa khích bác thiên hạ, cuối cùng tự mình bỏ rơi mình. Những năm tiền cách mạng 17, nếu ai công kích chủ nghĩa xã hội thì ông vu cho người đó là ăn cắp, dù đối tượng là một phụ nữ, là một nông dân. Lúc nào ông cũng cho ông là hơn người. Một hôm có một người phê bình thơ ông, nói: "Thơ ngài mang nhiều chất thời sự quá nên khó để đời".
                          Maiakovski đốp liền: "Anh hãy cố sống đến ngàn năm, chúng ta lúc đó sẽ thảo luận".

                          Một lần khác, có người chất vấn: "Maiakovski! Ông cho chúng tôi là một lũ ngu sao?"
                          Maiakovski nói: "Tại sao lại lũ? Trước mặt tôi chỉ có một đứa thôi".

                          Có một người bất bình về thái độ của Maiakovski nên kêu ông ta nói: "Anh Maiakovski! Napoléon nói rằng từ cái vĩ đại đến cái lố bịch cách nhau chỉ một bước!"
                          Maiakovski ướm đo giữa khoảng cách từ người ấy đến mình rồi nói: "Đúng! Từ cái vĩ đại (lấy tay chỉ về mình) đến cái lố bịch (chỉ về người kia) chỉ một bước thôi!".

                          Trong y học người ta chứng minh, người có tánh khí hòa nhã bao giờ cũng thọ hơn người nóng nảy. Đức tánh nhã nhặn khiêm tốn có lợi đủ mọi điều.

                          Tránh sự cãi vã. Cãi vã khác với tranh luận. Cãi vã mang tính chất cục bộ, lố bịch, mạnh ai nấy nói không có kẻ nghe, luôn dành phần phải cho mình nhiều khi bất công trong ngôn ngữ. Có lẽ ai cũng chứng kiến một lần cãi vã vô ích.
                          Cứ nhường cho họ thắng, ta không thiệt thòi gì cả.
                          Nếu lý của bạn càng đúng, bạn càng nên nhịn. Sau này người kia nhận ra cái sai của họ, thì lúc đó bạn càng thấy mình có giá trị hơn.

                          Tranh luận là một sự "cãi vã" có "trí thức".
                          Cả hai đối thoại trong một tinh thần hiểu biết.
                          Tuy vậy, nhiều nhà tâm lý học phương Tây cho rằng không nên tranh luận.

                          Dale Carnegie trong quyển "How to win friends influence people" có nói một câu đại khái, câu "Mỗi chúng ta đều có một vị thần nắm vận mệnh" là câu của Shakespeare (trong Hamlet), thế mà một người nào đó nói câu đó trong Thánh kinh. Thế là hai bên cãi nhau. Sau này Dale Carnegie lấy làm ân hận, tại sao lại phải tranh luận? Theo ông, họ nói sao mặc họ, không nên đính chánh!

                          Xuyên qua câu chuyện đó, chúng ta có ý kiến thế nào?

                          Dale Carnegie là nhà tâm lý lỗi lạc của thế kỷ này, nhận xét sau cùng của ông có tánh cách thực dụng hơn, vì có chút máu Ăng lê.
                          Đối với người Đông phương thì khác.
                          Cách đây mấy năm, trong buổi tiệc họp mặt bạn bè, một nhà thơ cao hứng đọc:
                           
                          Cuộc phù sinh có bao lăm,
                          Nỡ đem ngày bạc mà lầm tuổi xanh.

                           
                          Và ông ta tuyên bố đó là hai câu trong Kiều. Nhưng ông thi sĩ ấy lầm! Một anh bạn ngồi bên cạnh khều ông, nói nhỏ: "Anh dường như nhầm ấy. Hai câu đó trong Nhị Độ Mai". Nhà thơ nhún vai nói lại: "Vậy là anh nhầm đến bình phương". Anh bạn lặng thinh không nói nữa.
                          Cuối bữa tiệc anh gặp riêng nhà thơ, nhỏ nhẹ nói: "Thưa anh, không phải tôi vô lễ dám sửa sai anh. Tôi biết anh là nhà thơ nổi tiếng lại có tánh lãng đãng.
                          Trong đám anh em có mặt ở đây, ít ra cũng có vài người biết anh nhầm, nhưng họ ngại mếch lòng nêu không chịu góp ý".
                          Qua mấy ngày sau hai người đó lại gặp nhau, nhà thơ xuýt xoa cám ơn ông bạn rối rít. Ông nói: "Quả hai câu đó trong Nhị Độ Mai, nếu anh không chỉ giáo, tôi lại tiếp tục làm trò cười cho thiên hạ".

                          Ta biết đó! Nếu Dale Carnegie thì ông không điên gì nhúng môi để đính chánh việc này, cứ sẵn sàng cho là đúng, trước để lấy lòng, sau dễ kiếm việc làm. Nhưng với chúng ta, tất nhiên theo tinh thần Á Đông, với lòng vô vụ lợi, ta góp ý một cách tế nhị kín đáo, tránh giọng lên lớp hay giọng kẻ cả, và đó là lòng thành thật đối đãi nhau. Nếu đối tượng thẳng thừng khước từ, thì ta đành nhận lỗi và làm thinh vậy. Chưa có gì thật hơn bằng "quả đất tròn", thế mà Galilée đành "rằng vuông thì cũng vâng lời rằng vuông".

                          Trong khi nói phải biết mình nói gì. Vấn đề này mới nghe tưởng như nghịch lý. Thật ra việc đó rất thường xảy đến cho những người nói nhiều. Họ nói một hồi đi xa trọng tâm vấn đề, cũng bởi họ tìm nhiều câu chuyện để minh họa, và khi giật mình lại thì quên mất "thuở ban đầu".
                          Cổ nhân thường nhắc chừng "Hãy tự nghe mình trong khi nói", có ý khuyên ta nên kiểm soát trong lúc mình đang nói. Muốn làm được điều đó, ta phải nói chậm và nói ít.
                           "Nên đề phòng lúc sướng miệng" (Uông Thụ Chi), câu nói đơn giản đó không phải chỉ cho việc nói mà thôi, mà còn chỉ cho việc ăn uống nữa (Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng ngôn xuất). Ai biết nghe được những lời mình đang nói, mới đáng là người biết nói. Hiểu được lời người khác nói mới gọi là người biết nghe.
                          Thậm chí người ta còn nghe được lời của người câm nói.

                          Có lần nhà bác học lỗi lạc A. Einstein nói với nhà kịch câm Chaplin Charlot: "Ngài! Tôi nói rất nhiều mà thiên hạ không nghe được, ngài không nói lời nào mà thiên hạ nghe đến khóc được". Cho nên không phải nói nhiều người ta mới hiểu đâu.

                          Câu nói không rắc rối, trong sáng và chân thành, nên tranh thái độ châm biếm, cợt nhã, được như vậy bạn đã thành công hơn một nửa trong việc thuyết phục.

                          Chúng ta để ý những câu tục ngữ mà ta thường gặp "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Không ai sợ bạn hay trọng bạn về những lời đao to búa lớn cả. Thậm chí trong việc dùng mưu trí, lời nói đơn giản người ta càng dễ tin. Một chuyện trong sách xưa kể:

                          Tôn Tẫn và Bàng Quyên cùng học thầy Quỉ Cốc. Tiên sinh muốn biết đức hạnh và mưu trí của học trò mình, liền bắc ghế ngồi trước cửa rồi nói:
                          - Trò nào mời ta ra được ngoài cửa, trò ấy sau này có khả năng làm đến Tướng quốc.
                          Bàng Quyên xin mời trước, Quyên nói:
                          - Bạch Tổ sư! Bên ngoài kia có rồng chầu phượng múa đẹp lắm!
                          Tiên sinh mỉm cười:
                          - Hôm nay là hung nhật (ngày xấu), không có việc đó!
                          Quyên nói:
                          - Có Bạch Hạc đồng tử đến mời thầy đi đánh cờ.
                          Tiên sinh nói:
                          - Bạch Hạc đồng tử đã mời ta hôm qua rồi.
                          Quyên lại nói:
                          - Mời hoài thầy không ra, tôi phải nổi lửa đốt động, xem thầy có chịu ra không.
                          Mấy câu đó chứng tỏ rằng Bàng Quyên có tâm địa bất nhân lại còn ngoa ngôn và khinh người.
                          Đến lượt Tôn Tẫn mời tiên sinh. Tôn Tẫn quỳ xuống nói:
                          - Bạch Tổ sư! Đệ tử không có tài mời Tổ sư từ trong ra ngoài được. Nhưng nếu Tổ sư ở ngoài động, đệ tử sẽ mời được Tổ sư vào trong.
                          Tiên sinh nghe nói lấy làm lạ, liền sai đem ghế ra ngoài để Tôn Tẫn mời vào. Khi tiên sinh an vị, Tôn Tẫn vỗ tay reo:
                          - Đệ tử mời được thầy ra ngoài động rồi.
                          Tiên sinh phục Tôn Tẫn là cao kiến.
                          Về sau Tôn Tẫn cầm quân nước Tề, bách chiến bách thắng.

                          Lời nói đánh giá được con người. Nói càng khiêm tốn càng được việc. Có hai người xin việc làm vào buổi tối để kiếm tiền thêm. Một người là sinh viên trường Luật, còn một người nữa thường nhật không có việc làm.
                          Ông chủ nhà hàng gọi một trong hai người đến hỏi:
                          - Lâu nay cháu làm nghề gì?
                          - Cháu là sinh viên trường Luật.
                          - Cháu học năm thứ mấy?
                          - Năm cuối của bậc đại học.
                          Ông chủ tán thưởng:
                          - Vậy là cháu có tương lai lắm. Làm nghề chạy bàn đêm đâu kiếm được bao nhiêu tiền? Sao cháu không viết báo?
                          Cậu sinh viên trả lời:
                          - Cháu có viết nhưng người ta không đăng. Đời bây giờ không quen khó mà đăng cho lọt.
                          Ông chủ cười nhẹ nói:
                          - Không phải vậy đâu cháu ạ. Điều cháu nói đó có thể có nhưng hiếm lắm. Ai cũng muốn báo mình bán chạy tất nhiên báo phải chọn đăng những bài hay. Ví dụ ở đây, đâu cần phải quen lớn, chỉ cần người thành thật, lễ phép, nhanh nhẹn.
                          Vừa lúc ấy ở trong phòng có một cô gái chạy ra, hơi ngạc nhiên chào anh sinh viên:
                          - Ủa, chào anh Dũng! Sao anh lại đến đây? Bộ uống la de hả?
                          Cô quay sang giới thiệu với ông chủ:
                          - Ba! Anh Dũng là bạn cùng một lớp với con...!
                          Lúc ấy Dũng ngượng nghịu, nói xã giao vài câu rồi ra về.
                          Bạn có biết sao không? Là vì con gái của ông chủ đang học năm thứ hai trường Luật.
                          Không nói các bạn cũng biết, người thứ hai kia xin được việc làm.

                          Qua việc này, nói năng càng khiêm tốn thì phẩm hạnh càng cao.
                          Người xưa nói: "Năng lực của mình được mười, thì nên bớt lại vài phần". Trong việc chạy bàn cần gì phải khoe trí thức?
                          Ở những nơi cần chữ nghĩa, bằng cấp to cũng nên nói thực trình độ của mình, còn những nơi không cần, tốt hơn hết không nên khoe chữ, có khi bị hố!

                          Mấy nét chính nên nhớ:

                          - Tiết kiệm lời nói như tiết kiệm tiền bạc.
                          - Không nên tỏ mình biết nhiều hơn người.
                          - Nếu không nói mà không gây thiệt hại cho ai, thì đừng nói hay hơn.
                          - Lời nói nên ngắn gọn, trong sáng, không nên châm biếm.
                          - Lời nói dịu dàng dễ chinh phục hơn sự phẫn nộ.
                          - Không nên có những lời quá sức mình.
                          - Nên tránh cãi vã, đôi chối.
                          - Đừng ham nói nhiều mà lạc đề.
                           


                          (Trích đăng sách: Thuật Ứng Xử Thu Phục Lòng Người, tác giả Chiêm Trúc)
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.06.2007 01:11:36 bởi Ngọc Trân >
                          #13
                            Ngọc Trân 28.06.2007 16:50:14 (permalink)
                            NÉT NHÌN
                             


                             
                            Đôi mắt chứa đựng cả tinh thần, tâm hồn và thể xác.
                            - J. Joubert.
                             
                            Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn.
                            - Pháp.
                             
                            Nhìn một lần để thấy đẹp, nhưng muốn thấy đúng phải nhìn đến lần thứ hai.
                            - H. F. Amlet.
                             
                            Đối với người minh mẩn, cặp mắt là một thứ ngôn ngữ.
                            - P. Syrus

                             
                             
                            Người Trung Hoa nói: "Trong cái nhìn có cái nghe" (Mục trung hữu thính, mục trung hữu nhĩ) tưởng có lý lắm vậy.
                             
                            Một vị thầy giáo giảng bài cho học sinh, hôm nào mà các trò giữ im lặng, những ánh mắt đen lay láy, thiết tha chăm chú theo dõi từng lời của thầy, tưởng chừng như uống, như nuốt những lời đó, thì thầy giảng rất hay.

                            Ta nghe một người nói chuyện, nhất là người ấy thích nói chuyện, tuy ta giữ im lặng nghe, nhưng ánh mắt có vẻ lơ đãng, thì người nói không còn cao hứng nữa.

                            Ánh mắt chăm chú thì sức nghe mới hội tụ. Nghe giả là một sự thiếu thành thật.

                            Người đang nói về "đề phòng hỏa hoạn", người nghe lại nghĩ đến "sắp đến giờ coi bóng đá", tự nhiên ánh mắt khác đi.
                             
                            Sự chú tâm với người đối diện mới là cần thiết.

                            Trong kinh Phật có ghi một chuyện gần như ngụ ngôn như thế này: "Một pháp sư đang tụng kinh phát chẩn cho cô hồn. Cô hồn đã về đông đủ. Pháp sư vẫn tụng đúng lời kinh, nhưng lúc đó pháp sư chợt nhớ đến chiếc chìa khóa ở đâu không rõ. Thế là cô hồn nuốt toàn chìa khóa không thôi!"

                            Cho nên nghe, nhìn với sự chú tâm phải gắn bó với nhau một cách nhất quán.

                            Có lẽ ai trong chúng ta cũng có một vài lần "buổi hôm ấy mình nói chuyện rất hay". Nếu bạn hình dung lại buổi nói chuyện có duyên đó là do người nghe có cặp mắt say sưa, thán phục, chăm chú.

                            Nên có thể nói, qua cách nhìn người ta có thể đánh giá được tâm hồn của bạn, ít ra cũng trong thời điểm đó.

                            Người ta thường diễn tả "đôi mắt đẹp" là đôi mắt trong sáng, hay đôi mắt xanh với phần phụ là hàng lông mi dài, hoặc dài và cong vút, mày liễu, mày tằm mắt phụng... rất nhiều mỹ từ cực tả trong việc này.
                            Quả tình nếu bạn có cặp mắt đó thì cũng đáng mừng. Nhưng nếu một người bình thường với đôi mắt bình thường biết chăm chú nghe người khác nói, tự khắc đôi mắt bình thường kia sẽ đẹp hẳn lên, đẹp hơn "đôi mắt đẹp" kia nhiều lắm.

                            Ngày nay thuật hóa trang về "đôi mắt đẹp" đến chỗ tinh vi, gần như thật, nhưng trong mắt họ bật lên nét kiêu hãnh trong lúc nói chuyện với nhau, thì cuộc nói chuyện sẽ không đem lại kết quả gì.

                            Nét nhìn cũng biểu lộ được tính thông minh nhiều khi có hiệu quả hơn lời nói. Nhìn một cách chăm chú có sức thuyết phục không khác gì thuật thôi miên (Hypnotism). Bạn hãy vui vẻ mà thực hành sẽ thấy nhiều kết quả bất ngờ khiến bạn có nhiều hứng thú không khác gì đọc một tác phẩm hay.

                            Như trên đã giới thiệu, khi ta nghe và nhìn một cách chăm chú ta sẽ được những kết quả bất ngờ. Những lời nói hay khiến ta mau thuộc và nhớ dai, người nói chuyện với ta dù là lần đầu, ta cũng khó quên tên, quên mặt họ. Việc gọi đúng tên một người trong trường hợp sơ ngộ khiến cho người khách cảm thấy sung sướng.

                            Không gì bứt rứt bằng có một người gọi được tên mình trong khi mình không phải là một danh nhân, và người kia không phải là kẻ vô lại, thế mà mình quên bẵng đi tên của người ấy. Trường hợp này rất nhiều. Nếu gặp trường hợp như vậy, ta phải xử trí cách sao cho người kia khỏi buồn? Không gì hiệu nghiệm hơn là lòng thành thật.
                            Ví dụ ta thử nói:
                            - Thưa anh! Dường như chúng ta được gặp nhau ở đâu một lần rồi chứ?
                            - Đúng vậy! Hôm ấy tôi được tiếp chuyện anh ở trong một tiệm sách.
                            Nếu bạn vẫn chưa nhớ được tên thì nên nói:
                            - Thật là tôi quả có lỗi! Có lẽ lúc đó vì quá bối rối hay bận rộn mà quên mất đi tên anh. Xin anh tha cho cái bệnh lãng đãng của tôi một lần. Nếu có dịp gặp lại, tôi sẽ gọi đúng tên anh.
                            Nếu thành thật và cạn lời như thế, chắc chắn người ta không nỡ trách.

                            Sự chú ý nghe và có nét nhìn chăm chú, nếu bạn là sinh viên, học sinh, chắc chắn bạn rất mau thuộc bài. Nếu bạn là chủ cửa hàng, thì hàng hóa của bạn ngày càng dồi dào và tinh xảo thêm.
                            Tóm lại, một người biết nghe, biết nhìn tự khắc rút được nhiều ý kiến hay, và người đối diện với bạn càng có nhiều thiện cảm về bạn.

                            Có lẽ bạn cũng từng biết, một em bé chưa biết nói, nhưng ánh mắt của bé nói được rất nhiều đến nỗi khi bạn đi xa cũng sẽ nhớ tha thiết. Bởi đâu? Bởi vì ngôn ngữ của bé là tất cả mọi cử động, mà cử động quan trọng nhất của đứa bé là ánh mắt.

                            Qua nét nhìn, ta nhớ mấy điểm chính:

                            - Sự chú tâm với người đối diện là vấn đề cần thiết.
                            - Qua cách nhìn, người ta có thể đánh giá được tâm hồn bạn.
                            - Nét nhìn biểu lộ được tính thông minh nhiều khi có hiệu quả hơn lời nói.
                             
                             

                            (Trích đăng sách: Thuật Ứng Xử Thu Phục Lòng Người, tác giả Chiêm Trúc)
                             
                            #14
                              Ngọc Trân 28.06.2007 16:53:33 (permalink)
                              NỤ CƯỜI

                               
                               
                              Cười là đặc tính của loài người.
                              - Rabelais.
                               
                              Biết cười và chọc cười là hai đặc tính của loài người.
                              - H. Bergson.
                               
                              Khả năng cười tươi là sự chứng minh cho một tâm hồn tuyệt hảo. Nên dè dặt với những kẻ tránh cười, với những kẻ thiếu cởi mở.
                              - J. Cocteau.
                               
                              Ngày nào không cười, ngày ấy đã bị phung phí.
                              - Chamfort.
                               
                              Những kẻ nghèo khó thỉnh thoảng được cười tươi, quí như mùa đông thỉnh thoảng có mặt trời soi chiếu.
                              - A. Dumas.
                               
                              Thấy miệng cười mà mắt không cười thì chớ tin.
                              - A. d'Houdetot.
                               
                              Bạn cười, thiên hạ cùng cười vui với bạn, bạn khóc thì chỉ khóc một mình.
                              - Yiddish (Tục ngữ Anh, Ấn).
                               
                              Hài hước là sự sung sướng của kinh nghiệm.
                              - Ch. Charlot.
                               

                               
                               
                              Cười có nhiều thái độ. Điều muốn nói ở đây là nụ cười quan tâm, phải có tấm lòng ôn hòa độ lượng thì nụ cười mới duyên dáng được.

                              Người ta thường nói: "Người có nụ cười tươi, chẳng khác nào có đóa hoa gắn trên môi".   Biết cách cười cũng là một nghệ thuật.
                               
                              Hồi đầu thế kỷ này, nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh có viết bài "Gì Cũng Cười", trong đó ông có phế phán những cái cười vô ý thức. Bài viết đó có phần khắt khe: "An Nam ta có một thói lạ, gì cũng cười... Hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang". Xét cho cùng, đất nước ta kinh qua không biết bao nhiêu nỗi đau đớn, mà vẫn còn tồn tại đến hôm nay, đó cũng là nhờ ở "đất lề quê thói". Và nụ cười có sức truyền cảm bí mật, có sức đoàn kết ngấm ngầm, có một nỗi thiết tha và độ lượng, khó nói đến cùng.
                               Trong bài thơ "Ngồi tù Quảng Đông" có câu: "Mở miệng cười tan cuộc oán thù".

                              Cụ Phan Bội Châu đã tỏ ra là bậc đại nhân quân tử. Một tâm hồn độ lượng, khiến nụ cười phải rộn rã như tiếng pháo đầu xuân đuổi xua những hắc ám và u khí.

                              Nụ cười và tiếng nói đều hiện trên môi, nhưng cử động của đôi môi rất khác nhau cho mỗi trường hợp. Nụ cười lắm khi không có tiếng, nhưng đối tượng thấy mát rượi hay ấm áp còn tùy vào hoàn cảnh lúc đó.

                              Nụ cười có khi biến đổi một cảnh ngộ hiểm nghèo thành bình yên. Trong một chuyến tàu đêm từ Phú Quốc về Rạch Giá, hôm ấy nhằm lúc biển động rất mạnh. Sóng và gió mỗi lúc mỗi mạnh, thỉnh thoảng có vài đợt sóng phủ qua boong tàu, tàu chao đảo, hành khách nhốn nháo, viên tài công không hiểu sao cũng mất bình tĩnh, biển tối đen. Đèn chiếu trên tàu không hiểu sao cũng tắt ngấm, chỉ còn một chút ánh sáng yếu ớt của chiếc hải bàn phát ra.
                              Bỗng một nữ hành khách nói:
                              - Bác tài cứ bình tĩnh! Mỗi lần trời bão là mấy chú hải âu thích lắm, vì nó có dịp đọ sức với gió. Tôi xin ra ngoài trấn an mấy người kia.
                              Lúc đó anh thợ máy làm sáng lại mấy ngọn đèn. Thiếu nữ đi một hồi trở lại nói:
                              - Bác tài giỏi quá, tàu mình sắp đến Hòn Tre rồi.

                              Sóng gió ầm ầm như vậy, ai nấy đều xanh mặt, nhiều người đọc kinh cầu, riêng nữ khách ấy vẫn giữ trên môi một nụ cười an lạc, khiến bác tài thêm phấn khởi tự tin. Vào tới bờ trời vừa sáng.
                              Viên tài công nói với nữ hành khách gan dạ đó:
                              - Bão này rất lớn, các em báo không chính xác nên mới "dương" vậy đó. Cám ơn cô đã giúp sức cho chúng tôi. Anh ta cao hứng đọc hai câu thơ cũng khá hợp:

                              Dù đời ta còn đôi cánh lá,
                              Xin vì người trổ hết mùa bông!



                              Trong sự xã giao một cách tự nhiên, thì nụ cười cũng phải tự nhiên để khỏi mất tính ban đầu của nó. Người ta nói: "Chỉ có con người mới có nụ cười".
                              Trên vấn đề thân thiện, nụ cười rất có ý nghĩa theo từng thời kỳ (hay giai đoạn): nụ cười cảm thông, nụ cười khích lệ, nụ cười tán đồng... và cũng nên tránh những nụ cười có ý nghĩa tương phản: cười mỉa mai, cười châm biếm, cười mát, cười gượng...
                              Dễ hiểu, người đang đối diện với ta không phải là kẻ đối đầu, không phải là kẻ thù. Giả như bạn là người đi xin việc làm, đang nghe ông giám đốc nói chuyện, nếu thỉnh thoảng thì cứ nở một nụ cười tự nhiên, còn không cười được cũng phải cố gắng giữ nét mặt hòa hoãn, tránh cái cười gượng, cười nịnh.

                              Đối diện với người bạn gái, nếu cô bạn quá nghiêm trang, thì bạn không nên "nghiêm trang hơn", vì như vậy dễ trở thành một không khí cục bộ nặng nề, bạn phải tinh ý, tìm một vài câu nói hay cử chỉ vui nhộn, khôi hài tất cả đều cởi mở để không khí đó còn được sống động.
                              Nếu cô bạn quá náo nhiệt, sôi nổi, còn bạn thì trầm lặng, dĩ nhiên bạn không thích cái quá trớn ấy phải làm sao?
                              Bạn khoan lên tiếng phản đối, cũng đừng nhíu mày nhăn mặt, cố gắng giữ một thái độ thản nhiên. Vì nếu người đối diện là một bạn mới, chắc chắn nàng không sôi nổi quá đáng. Nếu nàng là bạn cũ thì bạn đâu có lạ gì tánh nết của nàng?
                              Cả hai trường hợp trên bạn có cùng một cách xử sự để lấy lại sự quân bình cho không khí lúc đó; nụ cười đằm thắm và ôn hòa!

                              Không ngày nào ta không thấy nụ cười của người chung quanh, nhưng nụ cười hồn nhiên, nhẹ nhàng chỉ có được ở những con người nhân hậu vô tư, nên tránh những tiếng cười "hô hô", vì nó biểu lộ tánh tự mãn, đắc thắng. Nụ cười ấy dành riêng cho các vị tướng quân thời cổ, hoặc dành cho những buổi tiệc của đám cường hào, hải tặc...

                              Bạn có thể khó tính, nhưng đừng tưởng kẻ khó tính không có nụ cười dễ dãi.
                              Cần một nụ cười đó không khó đâu. Trước nhất bạn nên tạo một nụ cười trong gia đình. Mỗi buổi sáng trước khi bước xuống giường, bạn chịu khó suy nghĩ một câu nói đùa (dù lúc đó gia đình không có tiền ăn điểm tâm) cho người thân như vợ con, hoặc cha mẹ, hoặc anh chị em. Làm hiền làm lành với người thân đâu có gì xấu hổ? Tại bạn chưa quen đó thôi. Không riêng gì người phương Tây có câu chúc vào mỗi buổi sáng, mà từ ngàn xưa người Đông phương cũng có phong tục đó. Câu "Thần tĩnh mộ khan" (sớm thăm, tối viếng) không hẳn chỉ bổn phận con cái đối với cha mẹ, anh chị em trong gia đình cũng thăm hỏi được vậy. Đây, chúng ta tập lấy những nụ cười trong sáng, thư thái, hỷ xả.

                              Nếu bạn hỏi: "Sao các nhà sư ít cười họ lại nhiều tín đồ". Đó là một trường hợp khác. Đạo hạnh của những vị ấy trang nghiêm. Họ không cười ra tiếng, nhưng họ cười qua ánh mắt, qua thần thái, qua tấm lòng hoan hỷ. Sự ung dung và độ lượng là nụ cười của họ.

                              Vui tính là một cách cười. Khôi hài là cách làm cho người khác vui và cười. Trong tuồng cải lương hay hát bộ cũng có vai mấy anh hề. Vai trò của họ không liên hệ gì với tuồng, nhưng rất quan trọng đối với thính giả. Một nụ cười tươi nhiều khi đáng giá tỷ tiền. Đọc truyện cổ Trung Quốc, chúng ta không quên nụ cười của Bao Tự. Và những câu: "Nhất tiếu thiên kim", "Nhất tiếu khuynh thành"... Không phải nụ cười của người đẹp mới giá trị.

                              Lại có một chuyện khó quên. Hồi ấy bạn tôi tham dự giải vô địch quyền tự do hạng nặng. Bạn tôi sở trường về môn Aikido. - Aikido mà đi đấu với Vovinam, Thái cực đạo, Thiếu lâm... cầm bằng "bầm dập như chơi".
                              Buổi tối hôm ấy bạn tôi bị đối thủ đánh tơi bời. Đến hiệp thứ tư mắt bạn sưng lên. Hồi lúc bắt đầu lên đài, tôi cố chen ngồi phía trước mục đích là cho bạn thấy sự có mặt của mình để cổ động tinh thần, nhưng có lẽ bạn tôi ngay từ đầu không thấy tôi. Khi lần "cho nước" thứ tư, bạn tôi thảm hại quá, tôi đứng gần đó, bạn tôi thấy kịp, tôi cười thật "ngon lành" vừa gật đầu vừa đưa ngón cái lên.
                              Hai đứa thân với nhau, nghề nghiệp cũng suýt soát, qua nụ cười "tin tưởng" ấy, bạn tôi như linh hoạt hẳn lên. "Một sức mạnh rất bí mật và một tuyệt chiêu bất ngờ", đối thủ của bạn tôi bị đo ván, sau chín tiếng đếm! Đó lời của bạn nói.
                              Nụ cười trong lúc này chẳng khác gì liều thuốc kích thích.
                              Đừng nói chi con người, kể cả loài vật cũng vậy.

                              Nhà bác hai Ngữ thường gầy giống gà chọi, một dạo có một trứng gà sanh đôi. Cả hai cùng lớn theo thời gian, đặt tên chúng là Ô anh, Ô em. Bác Ngữ săn sóc chúng rất cẩn thận. Nếu so sức đấu thì Ô em đá chính xác và thế thần hơn Ô anh; Ô anh lấn xác và lấn sức hơn Ô em. So với gà trường, anh em Ô nhỏ xác hơn chúng. Tuy vậy hai anh em Ô chưa hề bại, mỗi con đã từng ăn hai ba độ đáng giá.

                              Có một điều ít người chơi gà để ý, bác Ngữ ôm gà đi đá, không bao giờ ôm chặt một con. Vì vậy mà khi anh hoặc em vào vòng chiến, con còn lại đứng ngoài vòng nhảy nhót cổ động. Có người mở trường gà ở quận khác nghe tiếng liền mang gà đến thách bác hai đấu. Cuộc đấu này cáp độ rất lớn. Ô em ra trận, Ô em lớn chỉ bằng 8/10 so với đối thủ! Đến hiệp thứ sáu, Ô em chịu đòn như hết nổi, Ô anh ở ngoài muốn tung cánh nhảy vào. Bất ngờ nó gáy lên một tiếng thật oai vệ, Ô em như được hồi sinh! Ô em trổ đòn đá dồn dập vài tuyệt chiêu nữa. Đối phương nằm gục xuống! Trận đó Ô em thắng. Ô em về đến nhà thì chết.
                              Sau năm ngày Ô anh buồn bã chết theo. Từ đó bác hai Ngữ không nuôi gà chọi nữa.

                              Nụ cười đẹp là giúp người một niềm vui, giúp mình một thiện cảm ở người. Nụ cười vốn dĩ hồn nhiên và vô vụ lợi. Dẫu có người hiểu mình qua nụ cười, mời mình hợp tác làm ăn và dĩ nhiên nếu bạn thích thì cứ làm ăn chân chánh với họ. Có nhiều bản trẻ đẹp trai, học khá, lại có nụ cười rất có duyên. Với sức hấp dẫn bên ngoài ấy, nếu như không có chút đạo đức dễ biến mình là... kẻ bạc tình nước Sở!

                              Dù sau ta cũng nên ghi nhớ mấy điều:

                              - Nụ cười có thể biến đổi một cảnh ngộ hiểm nghèo thành bình yên.
                              - Để tập có một nụ cười hồn hậu, cần làm việc với nó ngay ở những người thân.
                              - Nụ cười một thoáng gây sự cảm mến lâu dài.
                              - Chỉ có loài người mới có nụ cười. Đừng đánh mất nó!
                              - Để phụ họa với nụ cười cho hữu hiệu, chúng ta nên có tinh thần hoạt kê.
                               

                              (Trích đăng sách: Thuật Ứng Xử Thu Phục Lòng Người, tác giả Chiêm Trúc)
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 4 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 51 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 6 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9