Sinh viên Việt Nam ở California
pham 31.07.2003 06:28:52 (permalink)
Sinh viên Việt Nam ở California

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/2/Ig13697.jpg[/image]

California nổi tiếng không chỉ vì bờ biển

Tiểu bang California của Hoa Kỳ là nơi có khá nhiều trường đại học quen thuộc với người Việt Nam, là địa chỉ được nhiều sinh viên Việt Nam tìm đến theo học.

Hồi giữa tháng Bẩy, ban Việt ngữ đài BBC có phóng viên đến tiếp cận với cuộc sống của một số sinh viên Việt Nam ở California, và ghi nhận lại một vài nét tiêu biểu.

Với giảng viên đứng lớp ở các trường đại học thì thường sinh viên châu Á đều giống nhau, nhưng với cộng đồng người Việt ở California thì lại có sự phân biệt rất rõ ràng.

Ông Phó Thịnh Trương là phó chủ tịch của một hội đoàn người Việt ở Orange County, giải thích:

- Ở Orange County có rất nhiều trường đại học và đa số sinh viên là con em của những người Việt sống ở bên này. Tuy nhiên rất đông một số trường có những em du học sinh từ Việt Nam qua. Mấy em này đi theo 3 diện. Diện thứ nhất được học bổng của các trường đại học cấp. Diện thứ hai có thể nói là con ông cháu cha, tức là con của những cán bộ cộng sản ở bên nước đưa qua học. Còn thành phần thứ ba là con của những người không phải là chính quyền nhưng mà họ có tiền, họ cho con họ qua đây học.

- Làm sao mà ông có thể phân biệt được như vậy ?

- Những em giầu này, nói thật với mấy anh, là họ giầu lắm. Mấy em nghèo đi sang bên này học không có xe gì hết, đi học bằng xe buýt không. Còn những em học sinh con ông cháu cha thì đi học bằng những chiếc xe rất là mắc tiền, thí dụ như là BMW, giá một chiếc từ 40 đến 50 ngàn (đô-la Mỹ), hay Lexus giá cũng thế. Cho nên có sự phân biệt giữa du học sinh nghèo và du học sinh con ông cháu cha.

Tuy nhiên cũng có không ít sinh viên Việt Nam tự xếp họ không phải loại giầu, cũng không phải loại nghèo.

Nguyễn Anh Dũng ở Santa Monica là một trong số đó:

- Nếu mà phải xếp thì tất nhiên em không thuộc hai thành phần người mà anh vừa nói. Bởi vì sang đây thì tất nhiên là em cũng nhờ gia đình chuyển tiền sang, nhưng mà em cũng đâu có ăn chơi gì đâu. Đâm ra cái này xếp thì người khác phải xếp chứ còn em cũng không biết xếp mình vào đâu nữa.

Dũng thuê chung nhà với nhiều sinh viên Việt Nam khác để tiết kiệm tiền. Và họ phải dàn xếp với nhau những công việc chung trong nhà, ví dụ như Dũng nói chuyện trong lúc đang rửa chén cùng một cô gái.

- Vâng. Mọi thứ bọn em làm đều lên lịch hết cả. Chẳng hạn hôm nay đứa này rửa bát thì hôm sau đứa khác rửa bát. Ô-tô thì đứa nào có xe của đứa đó.

- Thế còn nấu ăn cũng phân ra nấu ăn chung ?

- Vâng. Tất nhiên là trong số bọn em có những đứa không chịu nấu ăn thì nó phải rửa chén nhiều hơn.

- Cô này thấy đang nấu ăn, chắc là thoát được rửa chén ?

- Em cũng phải rửa một ngày (cười)

- Nếu đi học về, người về sớm, người về muộn thì sao ?

- Ráng chịu (cười).


Xe ô-tô là cần thiết để giảm thời giờ đi lại
- (Dũng) Tất nhiên việc học là việc chính rồi, còn ăn uống chỉ là việc phụ. Nhiều khi bọn nó làm biếng không muốn nấu ăn thì ra ngoài ăn Burger, fast food...

- Chiên trứng.

- Vậy cuộc sống của các bạn thì tự kiếm tiền sống được hay gia đình phải gửi tiền sống ?

- Em gia đình gửi tiền.

- (Dũng) Em thì em cũng đi làm một chút đỉnh. Cũng đỡ được phần nào thôi. Phần chính thì ba mẹ gửi tiền sang.

- Nếu sinh viên từ Việt Nam sang đây học, nếu họ muốn vừa học đi làm kiến tiền đóng tiền học thì có thực tế hay không ?

- Cái này em nghĩ là trường hợp rất đặc biệt. Sinh viên sang bên này vừa học vừa kiếm tiền đóng tiền học thì nó hơi khó. Người ta sẽ phải trả giá. Nếu mà làm nhiều sẽ không có thời gian nhiều để học. Đó thì cũng không phải không thực hiện được. Cũng có rất là nhiều người có thể làm được việc đó, nhưng mục đích chính của bọn em sang đây học để mà có kiến thức, do đó làm chỉ là việc phụ thôi.

Đặng Linh Phương là một cô sinh viên sống ở nhà khác, nhờ mới mua được xe ô-tô mà đem quần áo tới máy giặt của khu này cho rẻ.

- Nếu như rẻ nhất thì giặt là một đồng, sấy là 75 cents.

- Vậy cuộc sống của sinh viên bên này như thế nào ?



- À, cũng tùy người. Chẳng hạn cuộc sống mà hơi khó khăn quá thì phải tự đi làm, kiếm tiền, nhưng nói chung vẫn thích hơn ở với bố mẹ, vì đi đâu không cần phải xin cả, và tự do hơn.

- Sang đây phải tự học lái xe, vậy chắc em bây giờ cũng đã thông thạo ?

- Dạ, em thì cũng chưa, vì em mới lấy cái xe đó được một tuần, cho nên chưa quen. Nhưng dạo này đi hơi nhiều, cho nên tốn tiền đổ xăng (cười).

- Lúc trước không có xe thì sao ?

- À lúc trước em đi xe buýt. Thì đó, đi đến trường 2 tiếng đồng hồ, đi về 2 tiếng đồng hồ, tổng cộng là 4 tiếng đồng hồ. Nói chung là cực khổ. Nhưng mà biết làm sao được. Đấy là mình chọn mà. Đâu có bắt buộc phải chọn cuộc sống đau khổ vậy đâu.


Để làm chương trình sinh viên Lê Hải phải tiếp xúc nhiều với giới trẻ
Như vậy, hầu hết sinh viên mà phóng viên có dịp tiếp xúc đều cho rằng nguồn tiền chủ yếu để đi học vẫn là do gia đình tài trợ, dù họ phải đi làm thêm để chi trả những khoản tiền phát sinh, hoặc mua ô-tô để giảm bớt thời gian đi lại. Tuy nhiên, họ đều cho là có nhiều chuyện mà bản thân mỗi sinh viên phải tự phấn đấu chứ không ai khác có thể giúp đỡ được. Nguyễn Quí Phước Anh giải thích:



- Trước khi đi sang Mỹ tôi đã biết cuộc sống ở Mỹ rất là tự lập. Chuyện của người nào là người đó phải tự lo, không thể nhờ vả như thường thấy ở Việt Nam. Từ khi qua đây bản thân tôi chuyện gì cũng phải tự làm cả. Tiếp xúc với những học sinh Mỹ trong trường cũng vậy. Phần lớn những người Mỹ khi nào qua 18 tuổi là họ tự ra ở riêng. Nếu những người Mỹ nào sau 18 tuổi vẫn ở chung với bố mẹ thì đó là một vấn đề hơi bất bình thường dữ lắm.

Và tính tự lập mà Phước Anh vừa nhắc cũng là một trong số những điều mà nhiều sinh viên cho biết là họ học được từ nước Mỹ, và nói là sẽ đem dùng cho tương lai, bất kể là tương lai định cư ở nước ngoài hay tương lai về Việt Nam sống.


Theo BBC
< Edited by: viviy2k -- 7/31/2003 2:31:36 AM >
Attached Image(s)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9