Nha Trang, Khánh Hòa
HongYen 26.06.2007 07:43:33 (permalink)
 
Ngoạn thác Yang Ly

Yang Ly chứ không phải Yang Bay - khu du lịch mới toanh này cách Nha Trang khoảng hơn 50km về phía Tây. Khác hẳn với công viên du lịch Yang Bay đã bị biến dạng, Yang Ly còn giữ nguyên nét hoang sơ.

Suối Mẹ bắt nguồn từ trên đỉnh núi, băng qua những những mỏm núi cheo leo, tạo nên dòng thác Yang Ly hùng vĩ cao 60m (gấp đôi thác Yang Bay). Đến đồng bằng, Yang Ly chia thành 7 nhánh nhỏ. Bảy dòng suối Yang Ly như 7 cô gái, mỗi người một vẻ đẹp riêng biệt. Các dòng suối khi băng qua vô số triền đá, khe núi và những khu rừng đại ngàn âm u rậm rạp, lúc lại dịu dàng trôi trên những viên cuội tròn trĩnh, tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ ảo.

Hàng loạt chiếc lều kiểu nhà sàn, mái lợp lá cọ, ẩn mình dưới bóng những cây cổ thụ râm mát là trung tâm khu du lịch. Đây là nơi các dòng suối cùng song song chảy. Nước suối trong vắt, có thể nhìn rõ những đàn cá tung tăng, những viên sỏi đủ màu óng ánh dưới những tia nắng trời hiếm hoi. Hai bên bờ suối um tùm những loại cây rừng quen thuộc: tre, trúc, nứa, vầu, lồ ô, mác, cọ v.v… Đặc biệt, những cây cau rừng với vẻ đẹp bình dị, đung đưa những tán lá rộng hình vòng cung, soi mình xuống dòng nước xanh biếc, khiến dòng suối Yang Ly trở nên thơ mộng hơn.
 
Các loài song mây vươn những cánh tay dài loằng ngoằng ra tứ phía hoặc vắt ngang đâu đó trên các con đường mòn rợp mát, tạo thành những cái võng lý tưởng cho khách nghỉ chân trong cuộc hành trình khám phá thượng nguồn Suối Mẹ. Những chùm rễ si, xanh, rễ đa, đề… trườn, bò ngang dọc khắp mặt đất, như những con rắn hiền lành tạo nên những bậc thang thiên nhiên giản dị và vững chãi. Thỉnh thoảng, hai bên bờ suối lại xuất hiện những tảng đá rộng bằng phẳng để du khách làm nơi hạ trại. Hoặc các hốc đá kín đáo lại là chỗ tâm tình ưa thích...
 
Men theo dòng suối, cách những quãng ngắn lại có những cái hồ nhỏ, rộng khoảng vài mét vuông, nước chỉ sâu ngang ngực - nơi các cô cậu bé lặn ngụp, vui đùa thoả thích. Cuộc dạo chơi trong rừng đại ngàn, tìm hiểu các loài thực vật hoang dại, quan sát những con thú rừng nhút nhát, hít thở hương rừng tinh khiết hay ngắm những bông hoa rực rỡ sẽ là một cách thư giãn tuyệt vời.

24H.COM.VN (Theo SGTT)

http://www20.24h.com.vn/news.php/76/152517
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2007 07:46:03 bởi HongYen >
#1
    HongYen 26.06.2007 08:06:34 (permalink)
     
     
     




    Capital city:
    Nha Trang

    Area (sq km):
    5,257

    Population:
    1,066,300

    Average temp:
    26.5°C

    Ethnic data:
    Viet/Kinh, Cham, Muong, Nung, Ra Glai and Tay.

    Districts/wards:
    Cam Ranh, Dien Khanh, Khanh Son, Khanh Vinh, Ninh Hoa, Truong Sa, Van Ninh.
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2007 08:07:50 bởi HongYen >
    #2
      HongYen 26.06.2007 09:51:27 (permalink)
      Khánh Hòa


      Tỉnh Khánh Hòa



















      Địa lý

      Tỉnh lỵ
      Thành phố Nha Trang

      Miền
      Nam Trung Bộ

      Diện tích
      5.197 km²

      Các thị xã / huyện
      1 thị xã, 7 huyện

      Nhân khẩu

      Số dân (2006)
       • Mật độ
      1.300.000 người
      258 người/km²

      Dân tộc
      Việt, Ra Glai, Hoa, và Cơ Ho



      điện thoại
      58

      Mã bưu chính:
      57

      ISO 3166-2
      VN-34

      Địa chỉ Web
      [1]

      Bảng số xe:
      79
      Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh này giáp với tỉnh Phú Yên về hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đông. Quần đảo Trường Sa nằm dưới sự quản lý của tỉnh Khánh Hòa, nhưng bị tranh chấp về chủ quyền bởi một số quốc gia khác.
      Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang.






      Mục lục

      //



       Địa lý và khí hậu
      Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km2.Tỉnh Khánh Hòa hiện nay nằm ở tọa độ địa lý từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông và từ 11°42’50" đến 12°52’15" vĩ độ Bắc. Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, huyện đảo Trường Sa là nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của cả nước. Dọc theo bờ biển từ Đại Lãnh trở vào đến Ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 4 vịnh lớn. Đó là vịnh Vân Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Mỗi vịnh mỗi vẻ khác nhau nhưng vịnh nào cũng đẹp, cũng ẩn chứa tiềm năng về nhiều mặt. Trong đó có vịnh Cam Ranh với diện tích gần 200 km², có núi ngăn cách, được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới.
       
      Mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh là điểm cực đông trên đất liền của nước Việt Nam. Vịnh Cam Ranh là một địa thế quân sự quan trọng, được quân Pháp dùng làm căn cứ hải quân, quân Nga sử dụng vào chiến tranh Nga-Nhật vào đầu thế kỷ 20, quân Nhật dùng để xâm chiếm Malaysia vào Đệ nhị thế chiến, và được quân đội Hoa Kỳ phát triển thành một khu căn cứ quân sự trong thời Chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, vịnh này được cho quân đội Liên Xô thuê làm căn cứ đến năm 2004 nhưng đã được rút ngắn trước 2 năm. Giờ đây, chính phủ Việt Nam chủ trương khai thác tiềm năng của khu vực Cam Ranh để phục vụ các mục tiêu kinh tế, thương mại.
      Khí hậu ở đây ôn hòa, trung bình là 26,7°C. Mùa mưa tập trung 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tại Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài hai tháng. Độ ẩm tương đối: 80,5 %. Riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa.

       Các đơn vị hành chính
      Khánh Hòa có thành phố thuộc tỉnh, một thị xã và 7 huyện:


      Dân cư
      Tỉnh Khánh Hòa có khoảng 1.300.000 người (2006).
      Các dân tộc chính trong tỉnh gồm có Việt, Ra Glai, Hoa, và Cơ Ho.

       Lịch sử
      Trước khi trở thành một phần của nước Việt Nam, Khánh Hòa là một phần của Vương quốc Chăm pa. Vào năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Tần sai quân vào tận Phan Rang đánh chiếm đất. Vua Chăm là Bà Tấm đầu hàng và nhượng đất từ phía đông sông Phan Rang đến Phú Yên cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn chấp thuận và đặt dinh Thái Khang và chia khu vực thành hai phủ: Thái Khang và Diên Ninh.
       
      Tên tỉnh Khánh Hòa được đặt vào năm 1832 thời vua Minh Mạng, chia thành 2 phủ và 4 huyện: Phủ Diên Khánh gồm các huyện Phước Điền và Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm các huyện Quảng Phước và Tân Định.
      Trong thời Pháp thuộc sau triều Nguyễn, tỉnh lỵ được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng được chuyển đến thị xã Nha Trang vào năm 1945.
       
      Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. Vào năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp thành Thành phố Nha Trang. Quốc hội quyết định sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

      Kinh tế
      Có thể nói ngành mũi nhọn của tỉnh là du lịch và dịch vụ. Với hàng loạt danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên ban tặng, Khánh Hòa phát triển khá mạnh về du lịch và kéo theo hàng loạt dịch vụ. Nông nghiệp: Người nông dân Khánh Hòa chủ yếu trồng lúa. Tuy nhiên nông nghiệp không phải là thế mạnh của tỉnh nên hầu như sản lượng không đáng kể. Công nghiệp: Công nghiệp Thủy sản và đóng tàu. Ngoài ra Khánh Hòa còn có những tiềm năng lớn khác như: nhiều bãi cát trắng ở Đầm Môn (Ven Vinh Vân Phong) dùng để chế tạo thủy tinh, pha lê, cáp quang...Dưới các bãi cát này có khoáng sản Titan-kim loại ít bị oxi hóa có thể dùng chế tạo vỏ của tàu vũ trụ.
       
      Ngoài ra Khánh Hòa còn là xứ của Trầm hương, co Vàng non tuổi... Khánh Hòa có tiềm năng rất lớn về chu chuyển hàng hóa ra quốc tế, với 4 cảng biển lớn: Cảng Cam Ranh-Trước đây là cảng quân sự, Cảng Nha Trang-du lịch-chu chuyển hàng hóa-quân sự,Cảng Dốc Lếch-Đóng và sửa chữa tàu, Cảng Vân Phong-du lịch và tiếp dầu khí..., đặc biệt cảng này cùng với cảng kế bên là cảng Vũng Rô của tỉnh Phú Yên...rất có tiềm năng về Năng Lượng.......

       Giáo dục
      Tỉnh Khánh Hòa có 1 trường đại học chính quy là Đại học Nha Trang (trước đây là Đại học Thủy sản Nha Trang, đổi tên vào ngày 25/7/2006, theo Quyết định số 172/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), là một trường đại học đa ngành, đa cấp học với các chuyên ngành thủy sản truyền thống là mũi nhọn và thế mạnh.
       
      Ngoài ra còn có thể kể các đại học quân sự lớn như Học viện Hải quân, trường Sỹ quan không quân...
       
      Các trường Cao Đẳng: Cao đẳng sư phạm Nha Trang, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật du lịch.
       Danh lam thắng cảnh




       
       
      Tháp Chàm
      Khánh Hòa có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chămpa để lại. Tiêu biểu nhất trong các di tích này là Tháp Bà, một tháp thờ bà mẹ xứ Ponagar. Bãi biển Nha Trang là một nơi thu hút rất nhiều khách du lịch. Mộ của ông Alexandre Yersin, một nhà bác học người Pháp, cũng ở gần Nha Trang. Hòn Chồng, Đại Lãnh, Vịnh Vân Phong, v.v. là các danh lam thắng cảnh khác.
       
      Khánh Hòa có khu nghỉ dưỡng (resort) đẳng cấp cao nhất Việt Nam là Evason Hideway tại Ana Mandara (huyện Ninh Hòa) vừa được tờ báo của Anh quốc UK Sunday Times bầu là một trong 20 khu nghỉ tốt nhất thế giới.

       Đặc sản

      Ngoài ra, cùng với tỉnh bạn Phú Yên, Khánh Hòa là tỉnh có số lượng lồng nuôi tôm hùm lớn nhất nhì Việt Nam.
      Ngoài những đặc sản trên Khánh Hòa còn nổi tiếng với món Nem - Nem Ninh Hòa.

       Nem Ninh Hòa
      Nem Ninh Hòa từ lâu đã được nhiều người trong cả nước biết tiếng và thường được nhắc tới như một món ăn đặc sản khó quên của vùng đất này.
       
      Nguyên liệu chính của nem là thịt heo nhưng do cách lựa chọn thịt và cách chế biến công phu theo cách riêng nên nem Ninh Hòa có hương vị đặc biệt không giống bất cứ loại nem nào ở nơi khác.
       
      Heo được chọn phải là heo ở địa phương, vùng đất đỏ "Mây Hòn Hèo, heo đất đỏ", nghề nuôi heo từ lâu đã gắn bó với nghề làm nem. Con heo nặng cả tạ mà khi làm thịt chỉ chọn đýợc chừng hơn mười ký nạc ròng ở hai bắp đùi để làm nem. Công việc tiếp theo là giã thịt làm nem cũng là một nghệ thuật không thể thay thế bằng máy được. Thịt đang còn nóng, bỏ vào cối giã liền tay không được ngưng nghỉ, vừa giã vừa gia thêm đường, muối vừa đủ, lại phải biết tăng giảm độ giã mạnh nhẹ khác nhau vào thời điểm thích hợp để thịt nhuyễn, có độ dai và không văng ra ngoài. Da heo luộc vừa chín tới vớt ra để ráo nước, nạo sạch mỡ, lạng mỏng thành nhiều lớp cuộn lại cắt nhỏ như sợi miến, như chính sợi gân của heo. Trộn hai thứ thật nhuyễn vào nhau rồi dùng lá chùm ruột (hoặc lá vông) gói lại. Tùy theo mức độ định trước cho men lên men chua lâu, mau mà cho lớp lá dày, mỏng thích hợp.
       
      Bên ngoài nem được gói thêm lớp lá chuối hột hoặc chuối mốc, tạo màu xanh thẩm mỹ cho men rồi mới cột bằng lạt giang từng chiếc, từng chiếc kết lại thành xâu nem, trông thật ngon mắt. Nem gói ba ngày thì đủ độ chua. Ãn nem chua kèm với tép tỏi, vừa có hương vị đặc biệt, vừa có độ dai, giòn sừn sựt trong miệng là thứ đồ nhậu rất được du khách ưa chuộng.
       
      Ngoài nem chua, còn có nem nướng. Nem nướng cũng được chế biến từ thịt nạc giã nhuyễn, có thêm chút mỡ hạt lựu và một số gia vị như tỏi, đường, tiêu, muối... viên lại, mỗi chiếc bằng đầu ngón tay cái rồi xiên hoặc kẹp nướng trên than hồng. Nem nướng được cuốn bằng bánh tráng kèm thêm chút sà lách, chuối chát, khế, dưa leo, tía tô, rấp cá, hẹ... chấm vào thứ nước chấm hỗn hợp gồm tưõng trộn thịt nạc băm, đường, muối, tỏi, ớt, đậu phộng và một số gia vị khác.
       
      Nem nướng được ăn quanh năm nhưng thú nhất là khi không khí ngoài trời hơi se lạnh, ngồi cạnh bếp lửa hồng nghe những giọt mỡ chảy xèo xèo trên than lửa bốc mùi thơm ngào ngạt, chưa ăn đã thấy hấp dẫn.

      Trang web chính thức

      http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%A1nh_H%C3%B2a#.C4.90.E1.BB.8Ba_l.C3.BD_v.C3.A0_kh.C3.AD_h.E1.BA.ADu
      #3
        HongYen 26.06.2007 10:17:53 (permalink)



        Đặc sắc đàn đá Khánh Sơn

        15:18' 01/04/2003 (GMT+7)


            Khánh Sơn là một địa danh cổ, có ngữ âm Hán - Việt, do người Việt đặt cho một vùng đất có núi non hiểm trở, cây rừng rậm rạp, mà ngày nay đã trở thành một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa. Khánh Sơn - địa danh ấy - nếu ngẫm suy từ ngữ nghĩa của nó, có thể liên tưởng đến một vùng núi có loại nham thạch đặc biệt làm ra được khánh đá. Lê Quý Đôn trong sách Kiến văn tiểu lục biên soạn vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII đề cập đến loại đá kêu đó trong vùng núi phía Tây phủ Diên Khánh - Khánh Hòa.
         
            Khánh Sơn còn là địa bàn tụ cư lâu đời của đồng bào dân tộc Raglai thuộc hệ ngữ hệ Malai - Đa đảo. Cuộc sống trước đây của người Raglai chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp phát nương, làm rẫy. Đặc biệt trong việc làm rẫy, họ đã có sáng tạo độc đáo là tìm những phiến, những thanh đá kêu nằm rải rác trên sườn núi, dưới lòng suối, rồi kết hợp với vật liệu tre nứa, dây mây, dựng nên các giàn đá kêu (patâu tulẽng) để đuổi muông thú, bảo vệ nương rẫy, mùa màng.
         
            Việc dựng các giàn đá kêu giữ rẫy đã từng phổ biến một thời. Cho đến cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX vẫn có nhiều gia đình người Raglai còn lưu giữ những thanh đá kêu giữ rẫy như là đồ gia bảo. Như gia đình cụ Catar A-choh đã lưu giữ đá kêu giữ rẫy trải qua 5 đời, ước khoảng 250 năm; cũng có những gia đình đã cất giữ qua 2 hoặc 3 đời, ước khoảng 100 - 150 năm.
         
            Khoảng thời gian lưu truyền gần 3 thế kỷ đó, có thể là giai đoạn kinh tế nương rẫy phát triển và cũng là lúc giàn đá kêu giữ rẫy thịnh hành trong cộng đồng người Raglai. Chắc rằng vào thời gian đó, việc tìm kiếm đá kêu giữ rẫy trở thành nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống, thậm chí mỗi khi tìm được đá kêu, người Raglai đều nghĩ là do "Giàng" (ông Trời) ban cho. Họ tôn vinh đá kêu giữ rẫy như là "Mã la ông bà", như là một loại nhạc cụ linh thiêng.
         
            Những đá kêu linh thiêng ấy, nhờ phân tích thạch học mà biết được chúng đều thuộc cùng một loại nham thạch có tên khoa học là lưu vân nham (rhyolite) gồm hai dạng có cấu trúc khoáng vật hơi khác nhau. Trong đó, dạng đá kêu Khánh Sơn của gia đình cụ Bo Bo Ren cất giữ có tên khoa học cụ thể là Rhyolit Porphyre; dạng đá kêu Bác Ái của gia đình cụ Catar A-choh lưu giữ có tên là Rhyodacite. Cả hai dạng đá kêu đều có nguồn gốc là nham thạch phun trào, nằm trong hệ tầng trầm tích Criêta - thuộc tầng Đơn Dương, có phạm vi phân bố tập trung trong vùng núi Khánh Sơn - Bác Ái và các vùng phụ cận như Bảo Lộc, Di Linh, Đà Lạt (Lâm Đồng)… Chúng có màu xám đen, độ cứng khá cao, thường bị tách thành dạng phiến, dạng thanh dài do tác động của kiến tạo, của nước và của thời tiết, đặc biệt khi gõ thường phát ra âm thanh vang xa và trong.
         
            Mỗi thanh đá kêu đó hầu như đều hội đủ thuộc tính của nhạc âm, đạt chuẩn mực của một phonolithe, của một khánh đá. Đặc biệt, khi đo tần số âm thanh 27 thanh đá kêu của hai gia đình cụ Bo Bo Ren và Catar A-choh, người ta đã ghi nhận chúng có tần số âm thanh khác nhau, tức có nghĩa có cao độ âm thanh không giống nhau. Điều đó hẳn chỉ rõ người Raglai khi dựng giàn đá kêu đã tính toán chọn các đá kêu có âm thanh cao thấp nhằm làm cho tiếng vang của giàn đá kêu không đơn điệu mà luôn thay đổi, khiến cho muông thú thêm phần sợ hãi, song ngược lại làm cho con người thấy vui tai, thích thú.
         
            Tuy nhiên, những âm thanh cao thấp của các đá kêu trong giàn và giữa các giàn hầu như lại chưa thể hiện rõ ràng và cũng chưa thấy một thang âm chung cho các giàn đá kêu. Có lẽ vì vậy mà các nhà nghiên cứu âm nhạc học sau nhiều lần so sánh, đối chiếu, phân tích đã chỉ có thể đưa ra dưới dạng giả thiết "có thể nghĩ rằng thang âm của các thanh đá (Khánh Sơn) theo tầm cữ dân ca, mà dân ca thời ấy có lẽ chỉ đóng khung trong một âm vực ngắn" (1).
         
            Như vậy, nếu xét từ góc độ khoa học chặt chẽ thì những giàn đá kêu giữ rẫy của người Raglai đã có nhạc tính cao, được chủ nhân của nó gọi là "Mã la ông bà", được tôn vinh là "nhạc cụ liêng thiêng" và được M. Giromcourt xếp vào loại hình "giàn nhạc nước" (orchestre hydraulique), song trên thực tế nó chưa hội đủ các chuẩn mực cần có của bộ nhạc cụ đàn đá (lithophone). Bản thân người Raglai trong bộ nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của mình được các nhà dân tộc học liệt kê thì chỉ có mã la (sar), chiêng núm (chieq, laohi), kèn bầu (saraken), kèn môi, sáo cò (tale), kèn "tale kung", đàn ống tre (chaping hay koqtlơ). Thuật ngữ đàn đá (kapot patâu) gần đây được thấy thông dụng trong đồng bào Raglai, thực ra "chỉ mới xuất hiện từ sau khi có các cuộc sưu tầm đàn đá được tổ chức một cách rầm rộ ở Khánh Sơn và Bác Ái" (2).
         
            Người Raglai chưa hề có và cũng chưa sử dụng đàn đá như một loại nhạc cụ, thậm chí họ cũng chưa hề có sự gia công đục đẽo để sửa hình, chỉnh tiếng nhạc trên các thanh đá kêu giữ rẫy. Song có nhiều đá kêu ấy của họ, nhất là những thanh đá kêu của gia đình cụ Bo Bo Ren, Catar A-choh lại có những đặc điểm cơ bản của những thanh đàn đá (lithophone) Ndut Lieng Krak (Đắc Lắc), Bình Đa (Đồng Nai), Lộc Hòa (Bình Phước), Đinh Lạc (Lâm Đồng)… Điểm tương đồng rõ rệt nhất là chúng đều có dạng hình phiến trụ dài, cũng được chế tác bằng kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp. Đặc trưng các dấu vết ghè, vị trí ghè đẽo cũng giống nhau. Có thể nói, chúng cùng có chung một truyền thống kỹ thuật chế tác. Sự khác nhau cơ bản nhất là những thanh đá Khánh Sơn được làm từ đá rhyolite - porphyre có độ cứng cao, nhạc âm cao, âm hưởng vang xa, còn các đàn đá khác đều được làm từ nham thạch schiste métamorphique (đá phiến biến chất), chất đá mềm hơn, nhạc âm trầm hơn… Sự khác biệt đó hẳn có liên quan đến địa bàn phân bố hai loại nham thạch nói trên. Nham thạch rhyolite porphyre chủ yếu phân bố ở vùng núi phía Tây Khánh Hòa, Ninh Thuận, phía Đông Lâm Đồng. Nham thạch schiste métamorphique lại tập trung chủ yếu trong vùng trung lưu sông Đồng Nai gồm địa phận Bình Phước, Bình Dương, Tây Lâm Đồng, Bắc Đồng Nai.
         
            Cũng từ những khác biệt rõ rệt đó, khảo cổ học đã phân biệt hai loại hình đàn đá: loại hình Ndut Lieng Krak và loại hình Khánh Sơn (3). Loại hình trước được biết niên đại chung vào khoảng 3.000 - 2.500 năm cách ngày nay. Loại hình sau, mà tiêu biểu nhất là đàn đá Khánh Sơn ở Dốc Gạo, đến nay chưa có niên đại đáng tin cậy. Song điều chắc chắn là nó phải sớm hơn thế kỷ XVII - XVIII là niên đại sớm nhất của các giàn đá kêu giữ rẫy. Bởi đàn đá Khánh Sơn ở Dốc Gạo không chỉ được chế tác ngay tại đỉnh núi cùng tên, thậm chí có thể đã được sử dụng trước khi người Raglai là cụ Bo Bo Sung và con là cụ Bo Bo Ren đào lấy đem về làm giàn đá kêu giữ rẫy vào năm 1942.
         
            Về giá trị văn hóa lịch sử, đàn đá Khánh Sơn đã được khẳng định từ tháng 10-1979 là lúc đàn đá Khánh Sơn - Dốc Gạo được phát hiện, được nghiên cứu và được thử nghiệm. Có điều cần được xác định rõ ràng hơn tính lịch sử của đàn đá Khánh Sơn - Dốc Gạo. Tính lịch sử ấy thể hiện ở sự biến đổi về tính chất và chức năng của nó. Ban đầu nó là một đàn đá mà chủ nhân của nó chắc chắn đã từng sinh sống tại vùng núi Khánh Sơn, đã lấy đỉnh núi Dốc Gạo làm nơi chế tác đàn đá. Về sau, nó được đem dùng làm giàn đá kêu giữ rẫy của gia đình cụ Bo Bo Sung - Bo Bo Ren, dân tộc Raglai. Sự biến đổi về chức năng cộng thêm những tổn thất, mất mát về sau đã làm cho nguyên bản đàn đá Khánh Sơn - Dốc Gạo không dễ lần tìm đầy đủ manh mối. Có lẽ vì vậy mà sau 60 năm, kể từ lúc cụ Bo Bo Sung đào được đàn đá Khánh Sơn - Dốc Gạo, đến nay nhiều vấn đề khoa học - văn hóa về nó vẫn cần được tiếp tục tìm tòi nghiên cứu. Có như vậy, chúng ta mới phát huy đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn giá trị văn hóa - lịch sử của một loại hình văn hóa đặc sắc của Khánh Hòa, của những con người đã khai mở vùng núi rừng Khánh Sơn có truyền thống lâu đời, có lịch sử oai hùng.
         
        LÊ XUÂN DIỆM
         
        (1) Lưu Hữu Phước, Báo cáo tổng hợp về đàn đá Khánh Sơn - Phú Khánh 10-9-1979, trang 18.
        (2) Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam Hà Nội - Nxb KHXH 1998, trang 285.
        (3) Lê Xuân Diệm, "Kỹ thuật và nghệ thuật đàn đá" Tạp chí Khảo cổ học 1985, trang 11 - 23.


         
        http://www.baokhanhhoa.com.vn/Khanhhoa350nam/2004/01/2570/
        #4
          HongYen 26.06.2007 10:24:06 (permalink)

          Ðàn Ðá

          Nhạc khí tự thân vang, thuộc loại lithophonẹ Mỗi nhạc cụ là một bộ gồm nhiều thanh đá hợp thành. Mỗi thanh đá có hình dáng, kích thước khác nhau, được chế tác bằng phương pháp tạc đẽo thô sơ. Vật liệu để làm đàn là những loại đá sẵn có ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ: túp-rí-ôđda-xích, ri-ô-lít poóc-phi-a, đá sừng...

          Căn cứ vào dỉ chỉ khảo cổ học Bình Đa (Đồng Nai) được biết rằng việc chế tác những thanh đá này đã xuất hiện từ 3000 năm trước.

          Cho tới những năm đầu thập kỷ 90, gần 200 thanh đàn đá đã được tìm thấy rải rác ở các vùng: Đắc Lắc, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận, Sông Bé, Lâm Đồng, Phú Yên. Số lượng của thanh đá có thể từ 3 cho tới 15 thanh. Bộ đầu tiên đã tìm được ở Đắc Lắc vào năm 1945 và hiện đang được bảo quản tại một viện bảo tàng ở Paris.

          Âm thanh của đàn đá vang, trang trọng, vì vậy đàn đá thường được dùng trong các lễ hội lớn hàng năm của người Tây Nguyên.

          http://www.trucxanh.org/myvsa/htmls/vnpercussion.html
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2007 10:25:57 bởi HongYen >
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9