GÁNH VÀNG ÐEM ÐỔ SÔNG NGÔ
lá chờ rơi 28.06.2007 16:26:22 (permalink)










GÁNH VÀNG ÐEM ÐỔ SÔNG NGÔ trong thơ Ðường Luật

(Bài viết này đầy đủ hơn hết, nên xin dùng thay thế bài 16 kiểu Niêm cho thơ Ðường Luật, sẽ xin xóa.)

phần chính của đề tài :

* CÓ THỂ phép Niêm hiện dùng cho thơ thất ngôn bát cú Ðường Luật là còn thiếu sót
* vì KHÔNG THỂ có việc các đại gia thi hào đời Ðường lại làm nhiều bài thơ thất ngôn bát cú « thất Niêm » đến thế !

Qui ước định nghĩa cách nói gọn về những điều cần phải lập đi lập lại nhiều lần :

* Xin gọi phép Niêm hiện được áp dụng cho thơ thất ngôn bát cú Ðường Luật với dải số kiểm soát 1-8 2-3 4-5 6-7 là phép Niêm « được chọn ».
* Thơ thất ngôn Tứ Tuyệt (TT) có hai phép Niêm :
- Xin gọi là phép Niêm « liền đôi » khi hai câu 1-4 niêm với nhau và liền đôi hai câu 2-3 niêm với nhau.
- Xin gọi là phép Niêm « xen kẻ » khi hai câu 1-3 niêm với nhau và hai câu 2-4 niêm với nhau một cách xen kẻ.
* Xin nhắc lại : bài thơ Tứ Tuyệt (TT) hay Bát Cú (BC) được gọi là theo luật Bằng khi chữ thứ NHÌ của câu thứ nhất là Bằng, được gọi là theo luật Trắc khi chữ thứ NHÌ của câu thứ nhất là Trắc. (Dĩ nhiên đó là nói về những câu đúng luật NHÌ TỨ LỤC phân minh.)
* Trong bài này từ « Luật Thi » dùng chỉ những bài thơ Ðường chữ Hán, thất ngôn bát cú và tứ tuyệt, làm từ đời nhà Đường bên Trung Quốc (618-907), theo luật thơ rất có quy củ đặt ra trong thời kỳ ấy.
Và từ « Đường Luật » dùng chỉ loại thơ thất ngôn bát cú chữ quốc ngữ, làm theo loại thơ Ðường có luật vừa nói trên.

Thân bài :  

Nhận xét về phép Niêm của những bài Luật Thi :

Phần lớn những bài Luật Thi nổi danh của thơ Ðường đều dùng phép Niêm « được chọn » cho thơ Ðường Luật hiện nay.

* Phân tách ra thì thấy những bài Thất Ngôn Bát Cú ấy (TNBC) là do hai bài thất ngôn Tứ Tuyệt ráp lại. Hai bài TT này trên + dưới, đều theo phép Niêm « liền đôi » và đều cùng theo một luật Bằng hay cùng theo một luật Trắc.

* Nhưng có khá nhiều bài Luật Thi nổi danh khác, lại không theo phép Niêm này. (sẽ cho chi tiết nơi phần sau).
Không hiểu do đâu và từ lúc nào, mà giới chơi thơ Ðường Luật lại xếp những bài Luật Thi này hoặc vào loại thơ « thất niêm » hoặc vào loại thơ « cổ phong ».

Lý do đưa ra không mấy thuyết phục như sau :

KHÔNG THỂ coi chúng là thơ « cổ phong » :

Tóm lược định nghĩa thơ « Cổ Phong » trong VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU – Dương Quảng Hàm - trang 116-117 :

Số chữ và số câu trong lối thơ cổ phong.- lối này chỉ có số chữ trong câu là nhất định, hoặc ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Ngoài ra không phải theo thể lệ chặt chẽ như lối Ðường luật, nghĩa là không có niêm, luật, không phải đối (một đôi khi có đối là tùy nhà làm thơ, chứ không bắt buộc). … - lối này cũng không hạn số câu : 4, 6, 8 hay 12 câu đều được..… - được phép dùng một vần hay nhiều vần.

Vậy khi đưa ra một bài thơ cổ phong làm ví dụ, làm mẫu, đáng lẽ phải đưa ra một bài có những đặc điểm nêu trên, tức dùng nhiều vần, không đối, các chữ NHÌ TỨ LỤC chẳng theo luật Bằng Trắc, và rất cần lấy một bài có số câu khác hơn là 8.

Nhưng quyển VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU (trang 116 – 117) của Dương Quảng Hàm lại dùng bài thơ Vịnh Dế Duỗi của Tú Quỳ làm mẫu cho thơ cổ phong ! Và sau đó người khác cũng dựa vào bài này mà bảo thơ cổ phong là như thế.

Thực sự bài Vịnh Dế Duỗi là một bài thất ngôn bát cú đường luật theo dạng « lục ngôn thể », nên câu đầu chỉ có 6 chữ, phiên bản của Quách Tấn đưa ra là :

VỊNH DẾ DUỖI

Kiến chẳng kiến voi chẳng voi
Ðời sanh dế duổi cũng choi choi
Ngắn cánh lên trời không đủ sức
Co tay vạch đất cũng khoe tài
Mưa tuôn gió tạt lên cao ở
Lửa bỏng dầu sôi nhảy đến chơi
Quân tử có thương thời chớ phụ
Ðể cho bay nhảy thử mà coi.
Tú Quì

Quách Tấn xếp bài này vào loại thất niêm, do các chữ NHÌ TỨ LỤC của câu2 và câu3 trái ngược với phép niêm « được chọn » của giới chơi thơ đường luật.

VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU (trang 116-117) lấy bài này dùng làm tiêu biểu cho thơ cổ phong, tuy bản chép có khác đôi chút (chữ màu đỏ) nhưng ý chánh vẫn được bảo toàn :

DẾ DUỔI BÊN ĐÈN

Kiến chẳng phải kiến voi chẳng voi
Trời sinh dế duổi cũng choi choi
Ngắn cánh lên trời bay chẳng thấu
Co tay vạch đất cũng khoe tài
Mưa sa nước chảy lên cao ở
Lửa đỏ dầu sôi nhảy tới chơi
Quân tử có thương xin chớ phụ
Lăm lăm bay nhảy để mà coi.
Tú Quì
Tuy nhiên vì câu1 được thêm vào một chữ « phải » nơi chữ thứ ba, nên nó hoàn toàn sai luật NHÌ TỨ LỤC. Và có lẽ người ta lấy đó mà gọi bài ấy là thơ cổ phong.

Theo bản « lục ngôn thể » : kiến chẳng kiến, voi chẳng voi, chúng ta thấy rõ ràng ý tác giả muốn nói là : con dế duỗi chẳng nhỏ tí ti như con kiến, mà chẳng to lớn như con voi, thế nên nếu muốn thêm cho đủ 7 chữ, thì hợp lý nhất là thêm chữ « mà » ở giữa câu :

« kiến chẳng kiến voi chẳng voi »

Thêm chữ « mà » vào vị trí đó thì câu1 sẽ có đúng các chữ NHÌ TỨ LỤC phân minh.

Và như thế thì bài này hoàn toàn là một bài thơ TNBC Ðường Luật (dù bị cho là thất Niêm) vì bài thơ chỉ dùng tám câu, một vần, đối rất chỉnh và đẹp ở hai cặp 3-4 và 5-6, các chứ NHÌ TỨ LỤC trong mỗi câu đều phân minh, chỉ khác là cách niêm không giống như phép niêm « được chọn » của giới chơi thơ đường luật.

Bài Vịnh Dế Duỗi này so với một bài thơ Ðường Luật nào được công nhận thì chẳng khác chi một cặp song sinh, chỉ có một chút sai biệt về cách Niêm.

Việc này gợi ra những thắc mắc sau đây :

1/ Tiêu biểu cho thơ Cổ Phong, tại sao không dùng một bài với 2 vần, 6 hoặc 12 câu, hoàn toàn không có đối, NHÌ TỨ LỤC hoàn toàn không phân minh ?

2/ Vả lại thật là khó hiểu, nếu ông Tú Quì của thời đại chúng ta lại đi làm thơ cổ phong là loại thơ có trước thời Ðường ?

3/ Nếu thực sự thơ « cổ phong » là như thế, thì hóa ra Luật Thi dùng hoàn toàn 99% kỹ thuật của thơ cổ phong, chỉ với sự sửa đổi một chút xíu trong phép Niêm mà thôi !
Vậy thì tất cả những sự đề cao, những lời ca ngợi cái hay cái đẹp của thơ Ðường, tức Luật Thi, nên trả lại cho thơ « cổ phong » mới đúng. Tại sao không ai nói đến sự bất công ấy ?

« khác niêm » nhưng chẳng phải là « thất niêm » :

Quách-Tấn vẫn gọi những bài ấy là thơ « thất niêm », nhưng không đồng ý với cách giải thích :

’’ Có người trông thấy những bài thơ Thất Niêm Thất Luật phần nhiều là của các danh gia, cho nên bảo « Ðại gia văn chương bất câu Niêm Luật ». Sự thật, niêm luật đối với người đã thạo nghề chẳng khác những đường mòn trong xóm đối với người địa phương, muốn đi cho đúng có khó khăn gì. Thiết tưởng sự Thất Niêm Thất Luật kia là cố tình chớ không phải sơ ý. Tất có lý do. Nhưng dù chi chi đi nữa, chúng ta - kẻ hậu học - vẫn không nên bắt chước.’’ (trích Thi Pháp Thơ Ðường của Quách-Tấn, trang 168)

Quách-Tấn bảo « việc ấy tất có lý do » nhưng cũng không thấy cái lý do, mà chỉ khuyên ta không nên bắt chước.

Vì không thấy cái « lý do » nên Quách Tấn vẫn coi các bài thơ loại ấy là « thất niêm » và đưa ra các bài sau đây làm ví dụ :

ÐỘC TIỂU THANH KÝ

Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chươngmệnh lụy phần
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự
Bất tri tam báchniên hậu
Thiên hạnhân khấp Tố Như.
Nguyễn-Du

VĂN LÂN GIA LÝ TRANH

Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan
Sầu nhânnguyệt tứ đoan
Hốt văn họa các Tần tranh dật
Tri thị lân gia Triệu nữ đàn
Khúc thànhức song nga liễm
Điệu cấp giao liên ngọc chỉ hàn
Ngân thược trùng quan thính vị tịch
Bất như miên khứ mộng trung khan.
Từ An Trinh

NGHE ĐÀN TRANH NHÀ HÀNG XÓM

Bắc đẩu ngang trời đêm sắp tan
Buồn trong trăng sáng ý mơ màng
Chợt nghe gác họa âm Tần vọng
Mới biết nhà bên gái Triệu đàn
Khúc trọn hẳn chau đôi mắt ngọc
Điệu mau e buốt ngón tay vàng
Lắng nghe then khóa còn chưa mở
Ngủ quách may ra mộng gặp nàng.
Đinh Vũ Ngọc

HÀ TIỆN

Giàu thì ba bữa khó thì hai
Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy
Nón đổingoài quần đổi ống
Dép thay da mặt túi thay quai
Dặn vợ đừng gắp mắm
Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai
Thế gian mặc kẻ cười tiện
Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai.
Nguyễn-Minh-Triết

Những bài này bị coi là « thất niêm » nhưng không ai chỉ rõ ra được là sự « thất niêm » tạo ra khuyết điểm gì, ví dụ như kém hay ở chỗ nào, chói tai khổ độc ở chỗ nào v.v.
Vì âm điệu của toàn bài thơ vẫn đẹp đẽ hài hòa, có khi còn hay hơn một số bài theo đúng phép niêm « lựa chọn ».
Người ta coi những bài ấy là « thất niêm » chỉ vì chúng không tương ứng với dải số kiểm soát là : 1-8 2-3 4-5 6-7.
Phân tách dải số này thì thấy : 2-3 và 6-7 qui định rằng bài TT trên và bài TT dưới phải cùng dùng phép niêm « liền đôi » ; và 4-5 thì qui định rằng bài TT trên phải cùng Luật Bằng (hay cùng Luật Trắc) với bài TT dưới.

* Bài HÀ TIỆN dùng luật Bằng cho bài TT trên và luật Trắc cho bài TT dưới nên bị vi phạm ở 4-5.
* Bài VĂN LÂN GIA LÝ TRANH dùng luật Trắc cho bài TT trên và luật Bằng cho bài TT dưới nên cũng bị vi phạm ở 4-5.
* Bài ÐỘC TIỂU THANH KÝ dùng bài TT trên theo phép niêm « liền đôi » và bài TT dưới theo phép niêm « xen kẻ » nên bị vi phạm ở 6-7.

Dải số kiểm soát 1-8 2-3 4-5 6-7 :

Dải số này ai lấy từ đâu ra ? mà được dùng làm khuôn vàng thước ngọc để qui định phép niêm cho thơ Ðường Luật ? Tại sao phải coi nó như một toa thuốc hay như một công thức toán học, hễ sai một chút là không được ?

Dải số ấy cho phép kiểm soát một hai phép niêm thường dùng cho đa số các bài Luật Thi. Nhưng nó không có khả năng để qui định rằng tất cả các phép niêm của Luật Thi đều nằm trong đó. Nếu dùng nó như thế thì là SAI !

Vì trên thực tế, khi phân tách phần kỹ thuật của các bài Luật Thi, thì thấy ngay là thi nhân đời Ðường rất là phóng khoáng, họ dùng đủ 4 phép ráp hai cách niêm khác nhau của thơ Tứ Tuyệt như sau :

1/ TT trên niêm « liền đôi » + TT dưới niêm « liền đôi »
2/ TT trên niêm « liền đôi » + TT dưới niêm « xen kẻ »
3/ TT trên niêm « xen kẻ » + TT dưới niêm « liền đôi »
4/ TT trên niêm « xen kẻ » + TT dưới niêm « xen kẻ »

Tên những bài Luật Thi và thơ Ðường Luật dùng 4 phép ráp vừa kể trên :

1/ TT trên niêm « liền đôi » + TT dưới niêm « liền đôi »
cách viết đề nghị : 1-4 2-3 + 1-4 2-3

Cách ráp nầy được dùng cho các bài :

KHÚC GIANG NHỊ THỦ (kỳ nhị) của Ðỗ Phủ
DẠ BIỆT VI TU SĨ của Cao Thích,
VĂN LÂN GIA LÝ TRANH của Từ An Trinh,
BÁN NHẬT THÔN của Tiền Khởi,
KINH NAM ÐẠO HOÀI CỔ của Lưu Vũ Tích,
KHÚC GIANG ÐỐI TỬU của Ðỗ Phủ,
TÔN PHU NHƠN QUI THỤC Xướng và Họa, thơ chữ quốc ngữ của Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị,
HÀ TIỆN, thơ chữ quốc ngữ của Nguyễn Minh Triết,

2/ TT trên niêm « liền đôi » + TT dưới niêm « xen kẻ »
cách viết đề nghị : 1-4 2-3 + 1-3 2-4

Cách ráp nầy được dùng cho các bài :

ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU - BẮC VỌNG CỐ VIÊN của Lưu Trường Khanh,
ĐỘC TIỂU THANH KÝ của Nguyễn Du

3/ TT trên niêm « xen kẻ » + TT dưới niêm « liền đôi »
cách viết đề nghị : 1-3 2-4 + 1-4 2-3

Cách ráp nầy được dùng cho các bài :

KÝ THÔI THỊ NGỰ của Lý Bạch,
ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI của Lý Bạch,
HOÀI CỔ TÍCH-KỲ NHỊ của Đỗ Phủ,
TỐNG TIỀN VỆ HUYỆN - LÝ THẨM THIẾU PHỦ của Cao Thích,
DĨ HÒA VI QUÍ, thơ chữ quốc ngữ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
VỊNH DẾ DUỖI, thơ chữ quốc ngữ của Tú Quì

4/ TT trên niêm « xen kẻ » + TT dưới niêm « xen kẻ »
cách viết đề nghị : 1-3 2-4 + 1-3 2-4

Cách ráp nầy được dùng cho các bài :

CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy,
ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ của Lý Bạch,

Khi áp dụng thêm luật Bằng Trắc :

Như trên cho thấy, nếu tính thêm luật Bằng Trắc vào hai bài TT trên và dưới thì mỗi cách ráp từ 1/ đến 4/ trên đây sinh ra 4 biến cách :

x.1 TT trên luật Bằng + TT dưới luật Bằng
x.2 TT trên luật Bằng + TT dưới luật Trắc
x.3 TT trên luật Trắc + TT dưới luật Bằng
x.4 TT trên luật Trắc + TT dưới luật Trắc

tức tổng cộng « có thể có » tất cả 16 biến cách về phép Niêm cho thơ thất ngôn bát cú Ðường Luật.

Ví dụ lấy phép ráp số 1/ : TT trên niêm « liền đôi » + TT dưới niêm « liền đôi », rồi tính thêm luật Bằng, luật Trắc thì có :

1.1 TT trên niêm « liền đôi » luật Bằng + TT dưới niêm « liền đôi » luật Bằng.
Biến cách này  có bài :

(1.1) KHÚC GIANG NHỊ THỦ (kỳ nhị)
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Bằng + 1-4 2-3 Bằng

Triều hồi nhật nhật điển xuân y
Mỗi nhật giang đầu tận túy quy
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu
Nhân sinh thất thập cổ lai hi
Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện
Ðiểm thủy thanh đình khoản khoản phi
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển
Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.
Ðỗ Phủ

HAI BÀI THƠ TRÊN SÔNG KHÚC GIANG (bài hai)

Mỗi buổi chầu lui thường cố áo
Bên sông say khướt mới ra về
Vài ba nợ rượu đâu không có
Bẩy chục đời người dễ mấy khi
Cánh bướm vờn hoa bay thấp thoáng
Ðuôi chuồn giỡn nước kéo lê thê
Xưa nay quang cảnh cùng thay đổi
Ðược lúc vui chơi há ngại gì.
Bùi Khánh Ðản

(1.1) TÔN PHU NHƠN QUI THỤC (họa)
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Bằng + 1-4 2-3 Bằng

Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Giả mặt trời chiều biệt cõi Ðông
Khói tỏa đồi Ngô un sắc thắm
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai vaitóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh hỡi Tôn Quyền anh biết
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng.
Phan-Văn-Trị

1.2 TT trên niêm « liền đôi » luật Bằng + TT dưới niêm « liền đôi » luật Trắc
Biến cách này có bài :

(1.2) HÀ TIỆN
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Bằng + 1-4 2-3 Trắc

Giàu thì ba bữa khó thì hai
Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy
Nón đổingoài quần đổi ống
Dép thay da mặt túi thay quai
Dặn vợ đừng gắp mắm
Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai
Thế gian mặc kẻ cười tiện
Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai.
Nguyễn-Minh-Triết

1.3 TT trên niêm « liền đôi » luật Trắc + TT dưới niêm « liền đôi » luật Bằng
Biến cách này có bài :

(1.3) DẠ BIỆT VI TU SĨ
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

Cao quán trương đăng tửu phục thanh
Dạ chung tàn nguyệt nhạn quy thanh
Chỉ ngôn đề điểu kham cầu lữ
xuân phong dục tống hành
Hoàng khúc sa vi ngạn
Bạch tần biên liễu hướng thành
Mạc oán tha phương tạm ly biệt
Tri quân đáo xứ tẫn phùng nghinh.
Cao Thích

ĐÊM TỪ BIỆT QUAN TU SĨ HỌ VI

Cao quán giăng đèn bày tiệc rượu
Trăng khuya chuông vọng nhạn về mau
Tiếng chim đêm gọi như tìm bạn
Ngọn gió xuân vờn để tiễn nhau
Lấn cát Hoàng Hà dòng uốn khúc
Hướng thành Bạch mã liễu tươi màu
Chớ buồn đất khách cùng chia biệt
Anh đến nơi đâu chẳng đón chào !
Đinh Vũ Ngọc

(1.3) VĂN LÂN GIA LÝ TRANH
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan
Sầu nhânnguyệt tứ đoan
Hốt văn họa các Tần tranh dật
Tri thị lân gia Triệu nữ đàn
Khúc thànhức song nga liễm
Điệu cấp giao liên ngọc chỉ hàn
Ngân thược trùng quan thính vị tịch
Bất như miên khứ mộng trung khan.
Từ An Trinh

NGHE ĐÀN TRANH NHÀ HÀNG XÓM

Bắc đẩu ngang trời đêm sắp tan
Buồn trong trăng sáng ý mơ màng
Chợt nghe gác họa âm Tần vọng
Mới biết nhà bên gái Triệu đàn
Khúc trọn hẳn chau đôi mắt ngọc
Điệu mau e buốt ngón tay vàng
Lắng nghe then khóa còn chưa mở
Ngủ quách may ra mộng gặp nàng.
Đinh Vũ Ngọc

(1.3) BÁN NHẬT THÔN
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

Bán Nhật ngô thôn đới vãn
Nhàn môn cao liễu loạn phi nha
Hoành vân lĩnh ngoại thiên trùng thụ
Lưu thủy thanh trung nhất lưỡng gia
Sầu nhân tạc dạ tương khổ
Nhuận nguyệt kim niên xuân ý xa
Tự thán Mai Sinh đầu tự tuyết
Khước liên Phan Lệnh huyện như hoa.
Tiền Khởi

THÔN BÁN NHẬT

Ráng tỏa trời chiều Bán Nhật thôn
Chim bay liễu rủ trước nhàn môn
Ngàn trùng cây núi làn mây phủ
Vài nóc nhà bên suối nước tuôn
Ðêm trước người buồn vương nhớ mãi
Năm nay tháng nhuận ý xuân dồn
Ðã thương Phan Lệnh hoa đầy huyện
Ðầu bạc Mai Sinh lại xót hơn.
Bùi Khánh Ðản

(1.3) KINH NAM ÐẠO HOÀI CỔ
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

Nam quốc sơn xuyên cựu đế kỳ
Tống đài Lương tạ thượng y hi
cổ thụ hành nhân yết
Mạch hoang thànhtrĩ phi
Phong xuy lạc diệp điền cung tỉnh
Hoả nhập hoang lăng hóa bảo y
Ðồ sử Từ thần Dữu Khai phủ
Hàm Dương chung nhật khổ quy.
Lưu Vũ Tích

ÐẠO KINH NAM HOÀI CỔ

Ðô cũ miền Nam ở chốn này
Ðình Lương đài Tống dấu còn đây
Cây cao ngựa hí hành nhân vắng
Lúa tốt thành hoang dã trĩ bay
Lăng cũ áo bào mồi lửa đốt
Cung xưa giếng ngự lá thu đầy
Lòng quê cám cảnh Từ thần Dữu
Ở đất Hàm Dương nhớ suốt ngày.
Bùi Khánh Ðản

1.4 TT trên niêm « liền đôi » luật Trắc + TT dưới niêm « liền đôi » luật Trắc
Biến cách này có bài :

(1.4) KHÚC GIANG ÐỐI TỬU
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Trắc

Uyển ngoại giang đầu tọa bất quy
Thủy tinh cung điện chuyển phi vi
Ðào hoa tế trục dương hoa lạc
Hoàng điểu thời kiêm bạch điểu phi
Túng ẩm cửu biền nhân cộng khí
Lãn triều chân dữ thế tương vi
Lại tình cánh giác Thương Châu viễn
Lão đại đồ thương vị phất y.
Ðỗ Phủ

UỐNG RƯỢU TRÊN SÔNG KHÚC GIANG

Ngồi mãi bên vườn bến Khúc Giang
Thủy tinh cung điện bóng mờ gương
Hoa tơi tả rụng đào chen liễu
Chim nhởn nhơ bay trắng lẩn vàng
Chén rượu thường say người đã chán
Phiên chầu vẫn trễ tiếng còn mang
Biết rằng hoạn lộ xa tiên cảnh
Tuổi tác chưa về nghĩ tự thương.
Bùi Khánh Ðản

(1.4) TÔN PHU NHƠN QUI THỤC (xướng)
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Trắc

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Ðông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi
Ðá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Châu-Công-Cẩn
Thà mất lòng anh đặng bụng chồng.
Tôn-Thọ-Tường

Và sau đây là nguyên văn các bài Luật Thi và thơ Ðường Luật ở những cách ráp khác :

2/ TT trên niêm « liền đôi » + TT dưới niêm « xen kẻ », chưa tính thêm luật Bằng Trắc  
cách viết đề nghị : 1-4 2-3 + 1-3 2-4

Cách ráp nầy được dùng cho các bài :

(2.) ÐỘC TIỂU THANH KÝ
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Bằng + 1-3 2-4 Bằng

Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chươngmệnh lụy phần
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự
Bất tri tam báchniên hậu
Thiên hạnhân khấp Tố Như.
Nguyễn-Du

(2.) ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN
Cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Trắc + 1-3 2-4 Bằng

Lệ tận giang lâu vòng Bắc quy
Điền viênhãm bách trùng vi
Bình vạn nhân khứ
Lạc nhật thiên sơn không điểu phi
chu dạng dạng hàn triều tiểu
Cực phố thương thương viễn thụ vi
Bạch âu ngư phủ đồ tương đãi
Vị tảo Sam Thương lãn tức ky.
Lưu Trường Khanh

LÊN LẦU TRẠM TÙNG GIANG - TRÔNG VỀ QUÊ PHƯƠNG BẮC

Lầu sông lệ cạn trông về Bắc
Vườn ruộng trăm vòng chịu bủa vây
Vạn dặm đồng không người chẳng đến
Nghìn non chiều xuống chim còn bay
Thuyền đơn thấp thoáng triều se lạnh
Bến cũ xanh xanh cây mọc dày
Âu trắng ngư ông xin hãy đợi
Chưa qua hoạn nạn khó về ngay.
Đinh Vũ Ngọc

3/ TT trên niêm « xen kẻ » + TT dưới niêm « liền đôi », chưa tính thêm luật Bằng Trắc
cách viết đề nghị : 1-3 2-4 + 1-4 2-3

Cách ráp nầy được dùng cho các bài :

(3.) KÝ THÔI THỊ NGỰ
Cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Bằng + 1-4 2-3 Bằng

Uyển khê sương dạ thính viên sầu
Khứ quốc trường như bất hệ châu
Độc liên nhất nhạn phi Nam độ
Khước tiện song khê giải Bắc lưu
Cao nhângiải Trần Phồn tháp
Quá khách nan đăng Tạ Diễu lâu
Thử xứ biệt ly đồng lạc diệp
Triêu triêu phân tán Kính Đình thu.
Lý Bạch

GỬI QUAN THỊ NGỰ HỌ THÔI

Vượn khóc đêm sương xứ uyển khê
Như thuyền không buộc mãi xa quê
Nhạn đành lẻ một phương Nam đến
Suối chẳng chung đôi đất Bắc về
Hạ chỏng Trần Phồn còn lắm kẻ
Leo lầu Tạ Diễu khó trăm bề
Nơi đây lá rụng cùng chia biệt
Núi Kính Đình thu vẫn cách ly.
Đinh Vũ Ngọc

(3.) ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI
Cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Bằng + 1-4 2-3 Bằng

Phượng Hoàng Ðài thượng phượng hoàng du
Phượng khứ đài không giang tự lưu
Ngô cung hoa thảo mai u kính
Tấn đại y quan thành cổ khâu
Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
Nhị thủy trung phân bạch lộ châu
Tổng vị phù vân năng tế nhật
Trường An bất kiến sử nhân sầu.
Lý Bạch

LÊN ĐÀI PHƯỢNG HOÀNG Ở KIM LĂNG

Chim Phượng hoàng chơi lầu Phượng hoàng
Phượng bay lầu trống với trường giang
Cung Ngô hoa cỏ con đường rậm
Thời Tấn xiêm y nấm mộ tàn
Ngọn núi Tam Sơn trời xẻ nửa
Dòng sông Nhị Thủy bãi chia ngang
Ô hay mây nổi che trời sáng
Chẳng thấy Trường An sầu chứa chan.
Đinh Vũ Ngọc

LÊN ĐÀI PHƯỢNG HOÀNG Ở KIM LĂNG

Đài Phượng từ xưa Phượng lượn chơi
Phượng bay đài vắng nước sông trôi
Cỏ len hoa dại cung Ngô tối
Gấm mục rêu mờ mả Tấn phơi
Che đỉnh Tam Phong mây quyến lại
Bao cồn Bạch Lộ sóng chia đôi
Rưng sầu lòng khách trông kinh khuyết
Mây nổi thường ngăn ánh mặt trời.
Lam Giang

(3.) HOÀI CỔ TÍCH - KỲ NHỊ
Cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

Dao lạc thâm tri Tống Ngọc bi
Phong lưu nho nhả diệc ngô
Trướng vọng thiên thu nhất sái lệ
Tiêu điều dị đại bất đồng thì
Giang san cố trạch không văn tảo
Vân hoang đài khởi mộng
Tối thị Sở cung câu dẫn diệt
Châu nhân chỉ điểm đáo kim nghi.
Đỗ Phủ

NHỚ CHUYỆN XƯA – BÀI HAI

Tống Ngọc sầu thương cảnh rụng rơi
Phong lưu nho nhả bậc thầy tôi
Nghìn thu tưởng nhớ còn rơi lệ
Một cảnh tiêu sơ dẫu khác thời
Sông núi nhà xưa văn vẻ đó
Mây mưa đài cũ mộng mơ thôi
Thương thay cung Sở tiêu tan hết
Nơi lái thuyền xưa chỉ vẫn ngờ.
Đinh Vũ Ngọc

(3.) TỐNG TIỀN VỆ HUYỆN - LÝ THẨM THIẾU PHỦ
Cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

Hoàng điểu phiêu phiêu dương liễu thùy
Xuân phong tống khách sử nhân bi
Oán biệt tự kinh thiên ngoại
Luân giao khước ức thập niên thì
Vân khai Mấn Thủyphàm viễn
Lộ nhiễu Lương Sơn thất trì
Thử địa tòng lai khả thừa hứng
Lưu quân bất trú ích thê kỳ.
Cao Thích

TIỄN ĐƯA QUA THIẾU PHỦ - LÝ THẨM HUYỆN TIỀN VỆ

Vút giọng oanh vàng tơ liễu buông
Gió xuân tiễn khách dạ sầu thương
Chia ly ngàn dặm bao đau xót
Gắn bó mười năm mấy vấn vương
Mấn Thủy mây giăng buồm lẻ bóng
Lương Sơn ngựa chậm núi chen đường
Nơi đây ngày trước cùng vui thú
Chẳng giữ chân anh thật đáng buồn !
Đinh Vũ Ngọc

(3.) VỊNH DẾ DUỖI
Cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

Kiến chẳng kiến voi chẳng voi
Ðời sanh dế duổi cũng choi choi
Ngắn cánh lên trời không đủ sức
Co tay vạch đất cũng khoe tài
Mưa tuôn gió tạt lên cao
Lửa bỏng dầu sôi nhảy đến chơi
Quân tửthương thời chớ phụ
Ðể cho bay nhảy thử coi.
Tú Quì

(3.) DĨ HÒA VI QUÝ
Cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Trắc

thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho sự đôi co
Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn
Ðấy rằng đấy phải đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua đến bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi
Chữ rằng : Nhân hòa vi quý
sự thì hơn khỏi phải lo.
Nguyễn-Bỉnh-Khiêm

4/ TT trên niêm « xen kẻ » + TT dưới niêm « xen kẻ », chưa tính thêm luật Bằng Trắc
cách viết đề nghị : 1-3 2-4 + 1-3 2-4

Cách ráp nầy được dùng cho các bài :

(4.) CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH
Cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Trắc + 1-3 2-4 Trắc

Chước tửu dữ quân quân tự khoan
Nhân tình phiên phúc tự ba lan
Bạch thủ tương tri do án kiếm
Chu môn tiên đạt tiếu đàn quan
Thảo sắc toàn kinh tế thấp
Hoa chi dục động xuân phong hàn
Thế sự phù vântúc vấn
Bất như cao ngọa thả gia xan.
Vương Duy

RÓT RƯỢU MỜI BÙI DỊCH

Mời anh cạn chén để nguôi sầu
Tráo trở tình đời khác sóng đâu
Tóc trắng quen thân còn thủ kiếm
Cửa son hiển đạt lại cười nhau
Mưa dầm cỏ dại càng phơi phới
Gió lạnh hoa xuân chịu dãi dầu
Chuyện thế mây trôi thôi chớ hỏi
Chi bằng ăn ngủ khỏi lo âu.
Đinh Vũ Ngọc

(4.) ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ
Cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Trắc + 1-3 2-4 Trắc

Đỗ Lăng hiền nhân thanh thả liêm
Đông Khê bốc trúc tuế thời yêm
Trạch cận thanh sơn đồng Tạ Diễu
Môn thùy bích liễu tự Đào Tiềm
Hảo điểu nghinh xuân ca hậu viện
Phi hoa tống tửutiền thiềm
Khách đáo đãn tri lưu nhất túy
Bàn trung chi hữu thủy tinh diêm.
Lý Bạch

ĐỀ CHỖ Ở ẨN CỦA ĐÔNG KHÊ CÔNG

Đỗ Lăng đã nổi tiếng người hiền
Về ẩn Đông Khê trải mấy niên
Nhà cận núi xanh như Tạ Diễu
Cửa buông liễu biếc tựa Đào Tiềm
Đón xuân chim quý ca sau viện
Mời rượu hoa bay múa trước hiên
Khách đến nài nhau say một bữa
Trong mâm chỉ có muối tinh nghiền.
Đinh Vũ Ngọc

Tóm lại, trên đây chỉ có những bài thơ nêu ở 1.1 và 1.4 là theo đúng phép niêm « được chọn » của giới chơi thơ Ðường Luật.

Nhưng những bài khác nằm ở 1.2, 1.3 và 2., 3., 4. thì hoặc bị gán ép xếp vào loại thơ « cổ phong » hoặc bị coi là thơ « thất niêm ».

Như phần phân tách cho thấy phía trên, KHÔNG THỂ gọi là thơ cổ phong :
* khi những bài thơ này vừa khác quá xa định nghĩa cốt lõi của thơ cổ phong, vừa giống như hai anh em song sinh với những bài Luật Thi được công nhận.

Và cũng KHÔNG THỂ coi là thơ « thất niêm » :

* Vì phép niêm của những bài này được tạo ra cùng một nguyên tắc với phép niêm « được chọn » là dùng hai bài Tứ Tuyệt ráp lại để làm một bài Bát Cú.
* Vả lại những bài thơ này đều là những bài thơ hay không kém những bài dùng phép niêm « được chọn » của giới chơi thơ Đường Luật.

Phải chăng đây là cái lý do ? :

Tuy chưa thấy cái lý do, nhưng Quách Tấn đã khăng khăng quả quyết là phải có một lý do chính đáng khi các đại gia làm ra những bài thơ (giống như sai niêm) như thế.

Nhưng giờ thì chúng ta đã thấy rõ ràng một việc là :

Khi ráp 2 bài Tứ Tuyệt lại để làm một bài bát cú Luật Thi, các thi gia đời Ðường chấp nhận dùng đủ mọi thể cách riêng rẻ của hai bài Tứ Tuyệt.

Có lẽ vì họ sớm nhận thấy rằng :

* bất cứ là bài Tứ Tuyệt theo phép niêm nào (« liền đôi » hay « xen kẻ »), chúng đều có những cặp NHÌ TỨ LỤC đối nhau giữa hai câu 1-2 cũng như giữa hai câu 3-4. Tính chất then chốt ấy cho phép thi nhân luôn luôn viết được những cặp THỰC và LUẬN là nét đặc thù phải có của những bài Bát Cú Luật Thi.

Và dường như là sự phóng khoáng của họ chẳng dừng lại ở số 16 phép niêm kể trên.

Bằng chứng là bài Ðằng Vương Các dưới đây của Vương Bột còn pha trộn thêm hai yếu tố khác của thơ Tứ Tuyệt là « vần Trắc » trộn với « vần Bằng » và dùng thơ TT « ba vần » thay vì « hai vần » :

ÐẰNG VƯƠNG CÁC
TT trên : 1-4 2-3 luật Bằng, 3 vần « u » thanh Trắc
+ TT dưới : 1-3 2-4 luật Bằng, 3 vần « u » thanh Bằng

Ðằng Vương cao các lâm giang chử
Bội ngọc minh loan bãi ca
Họa đống triêu phi Nam phố vân
Châu liêm mộ quyển Tây sơn
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du
Vật hoán tinh di kỷ độ thu
Các trung đế tử kim tại ?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu.
Vương Bột

ÐẰNG VƯƠNG CÁC

Bến sông cao ngất Ðằng Vương Các
Múa hát im rồi loan ngọc đâu
Nam Phố mây bay quanh cột vẽ
Tây Sơn mưa cuốn trước rèm châu
Mây trôi đầm ánh từ bao độ
Vật đổi sao dời đã mấy thu
Ðế tử không còn trơ gác vắng
Trường Giang muôn thuở chảy bên lầu.
Bùi Khánh Ðản

Cách biên soạn ra Ðường Luật :

Về việc soạn ra Ðường Luật, chắc mọi người đều đồng ý với Quách-Tấn trong phần trích dẫn sau đây :

[Ðường Luật không phải do một cá nhân hay một nhóm thi nhân cao hứng đặt ra theo sở kiến, sở thích của mình, mà chính là sự đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công, và điển chế những thành công ấy làm khuôn phép chung cho làng Thơ.]
(trích Thi Pháp Thơ Ðường của Quách-Tấn, trang 38)

Vậy CÓ THỂ là sự « đúc kết và điển chế » không được thực hiện đầy đủ và chính xác, khiến cho phép niêm của thơ Ðường Luật ngày nay rất là hạn hẹp so với số cách NIÊM áp dụng cho Luật Thi.

Số cách Niêm « khả hữu » cho thơ thất ngôn bát cú Luật Thi, tính theo phép toán là 16 cách, xin nhắc lại :
* thơ TT có 2 cách niêm : niêm « liền đôi » và niêm « xen kẻ ».
* ráp hai bài TT một trên một dưới, dùng đủ cả hai phép Niêm thì có 4 cách ráp,
* và trong mỗi cách ráp (về niêm) này, khi tính luật Bằng luật Trắc cho bài TT trên, TT dưới thì sinh thêm 4 biến cách,
* do đó nên tổng cộng có 16 cách Niêm « CÓ THỂ dùng » cho thơ thất ngôn bát cú Luật Thi là vậy.

Xét nghiệm :

Ngoài hai cách Niêm « được chọn » (1.1 và 1.4) của thơ Ðường Luật, các cách Niêm khác, trong số 16 cách nêu ra trên, qui ra theo phép toán, đều cho phép viết được những bài thơ thất ngôn bát cú, hoàn toàn đáp ứng được những đòi hỏi của thơ bát cú Đường Luật, tức là đúng luật, đúng cách gieo vần, cách ngắt nhịp, cách viết cho có đối, theo sát được bố cục, âm thanh hài hòa v.v.

Nhưng làm thơ thì đâu có ai làm theo phép toán. Mà chỉ làm theo cảm hứng ; tứ thơ ra theo cảm hứng ; ngôn từ ra theo sự diễn đạt tứ thơ ; và ngôn từ nhằm vào phép ráp nào thì dùng phép ấy. Ðược dùng nhiều hay ít, các cách ráp hai bài TT lại để làm một bài BC đều có giá trị như nhau.

Việc lựa chọn cách Niêm rất « hạn hẹp » áp dụng hiện nay CÓ THỂ là xảy ra từ thời đại khoa cử, vì lý do nào không rõ. Nhưng với lý do nào cũng thế.
Bởi vì hiện tại chúng ta không còn bị ràng buộc bởi những qui luật của khoa cử.

Và thực tế nêu trên cho thấy là phép Niêm của thơ thất ngôn bát cú Luật Thi rất rộng rãi, do hai bài thất ngôn Tứ Tuyệt ráp lại, mỗi bài Tứ Tuyệt tự do theo phép Niêm riêng và theo Luật Bằng Trắc riêng.

So với phép Niêm dùng trong Luật Thi, thì phép Niêm « được chọn » hiện nay cho thơ Ðường Luật là 2/16, tức là chỉ có tỉ số 12,5%.
Vậy là có đến 87,5% (14/16) bài thơ thất ngôn bát cú bị loại bỏ. Chỉ vì chúng không đáp ứng được sự kiểm soát của dải số 1-8 2-3 4-5 6-7 mà mang tội « thất niêm ».

Một sự mất mát rất lớn cho kho tàng thi ca :

Xin nêu dẫn một trường hợp thực sự xảy ra, minh chứng điều vừa nói :

Bạn SM lúc mới tập tểnh vào làng thơ Ðường Luật, làm 4 bài thơ đầu tiên, tất cả đều sai với phép Niêm « được chọn » của làng thơ Ðường Luật (1-8 2-3 4-5 6-7), nên được mời « sửa lại ».
Nhưng tất cả 4 bài ấy đều trúng vào 4 phép của 16 phép niêm « có thể có được » của Luật Thi như sau :

Bài đầu tiên của Sao Mai trúng vào phép Niêm 3.2 :
TT trên, niêm « xen kẻ » luật Bằng + TT dưới, niêm « liền đôi » luật Trắc
cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Bằng + 1-4 2-3 Trắc

THỔN THỨC

Diễn đàn ai mở hội đua thi
tử gần xa ghé tức thì
Anh ra vế đối sao chắc
Chị họa vần thơthật hay !
Cách mặt Năm châu tình góp lại
Chung lòng Bốn biển nghĩa không phai !
Quê hương chạnh bóng hồn non nước
Thổn thức lòng son chút mộng này !
SM

bài thứ hai của Sao Mai trúng vào phép Niêm 4.3
TT trên, niêm « xen kẻ » luật Trắc + TT dưới, niêm « xen kẻ » luật Bằng
cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Trắc + 1-3 2-4 Bằng

LỜI CẢM TẠ

Cảm tạ tiền nhân giúp một tay
Chỉ ra Niêm Luật đã an bài
Mỗi ý mỗi lời nghe rạo rực
Từng câu từng chữ ngẫm hay !
Dám đâu tính chuyện so cao - thấp
Mạo muội mưu lòng để biết say !
Nghiêng mình đáp lại lời trìu mến
Lễ mọn vần thơ xao xuyến thay !
SM

bài thứ ba của SM trúng vào phép Niêm 1.3
TT trên, niêm « liền đôi » luật Trắc + TT dưới, niêm « liền đôi » luật Bằng
cách ghi đề nghị : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

giống như bài Ðường Thi VĂN LÂN GIA LÝ TRANH của Từ An Trinh
và bài DẠ BIỆT VI TU SĨ của Cao Thích

DUYÊN NỢ

Mắc nợ tình thơ với bạn hiền
Cũng tạo hóa khéo se duyên !
Từng câu từng chữ hồn vương đọng
Mỗi ý mỗi vần dạ khắc tên !
Non xanh suối biếc cùng vui dạo
Biển ngọc mây hồng thỏa chí riêng
Muôn dặm từ đây chung một lối
Niềm say kết nối vạn lòng vàng !
SM

Bài thứ tư của SM trúng vào phép Niêm 3.3
TT trên, niêm « xen kẻ » luật Trắc + TT dưới, niêm « liền đôi » luật Bằng
cách ghi đề nghị : 1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

giống như bài Ðường Thi HOÀI CỔ TÍCH - KỲ NHỊ của Đỗ Phủ

NGHỊCH CẢNH

Khắp chốn đua nhau tới thị thành
Nhập nhoè đèn đỏ với đèn xanh
Ưỡn ẹo đong đưa kìa mấy
Mốt âu bóng mượt nọ vài anh
Tưng bừng hội chợ bao đồ xịn
Tấp nập đường hoa lắm kẻ giành
biết gầm cầu bao đứa trẻ
Sống đời ghẻ lạnh kiếp ăn xin.
SM

Và chắc chắn là có nhiều bạn thơ khác cũng như SM. Khi mới vào chơi thơ Đường Luật, đầu óc còn hồn nhiên, chưa bị ám ảnh vì phép niêm « được chọn », nên làm ra những bài thơ lọt vào các phép niêm khác của  Luật Thi.
Những bài thơ này CÓ THỂ vẫn « hay », nhưng chỉ vì không trúng vào phép Niêm « được chọn » của làng thơ Ðường Luật, nên bị lưu ý, nhắc nhở là « thất Niêm », khiến phải sửa lại hoặc bỏ đi. Và đó là những bài thơ được viết ra từ những cảm hứng chân thật, hồn nhiên nhất.

Kết Luận :

Nếu được áp dụng cả 100% (tức tăng thêm 87,5%) 16 phép niêm của thơ thất ngôn bát cú Luật Thi thì có thể từ nay số lượng thơ Ðường Luật sẽ đột phá gia tăng lan tràn sung mãn nơi các vườn thơ Ðường Luật, với mọi kiểu thơ mà Lý Bạch, Đỗ Phủ và các thi hào đời Đường đã dùng.

Còn nếu không, thì như đã thấy : đó là một sự mất mát lớn lao phi lý cho vườn thơ Ðường Luật, chẳng khác nào GÁNH VÀNG ĐEM ĐỔ SÔNG NGÔ vậy.

Tác giả bài này làm thơ đủ loại và chỉ để vui chơi nên không thiên về một khuynh hướng nào.
Nhưng thấy sao thì nói vậy, KHÔNG THỂ không nói ra những điều rất CÓ THỂ là đáng nói ra.
Nên xin trình làng bài nhận xét này để mọi người tùy nghi nghiệm xét.

Trân trọng kính chào quý vị.

Võ Nhựt Ngộ (Lá chờ rơi)






<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.06.2007 21:57:24 bởi lá chờ rơi >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9