Tương Tư - Việt Hải
Viet duong nhan 04.07.2007 00:20:41 (permalink)
TƯƠNG TƯ
Việt Hải

"Mối tình đầu thật đáng nhớ, tuy mang chút thơ ngây, khờ dại".
                                          G. Bernard Shaw
                
 


Năm tôi học lớp đệ tam, tức lớp 10 sau này, là năm mà tôi thật sự bước vào lứa tuổi mộng mơ thật nhiều, và cái tuổi 16 biết yêu như một nhạc phẩm trứ danh của Phượng Linh: "Khi đã yêu thì mơ mộng nhiều". Từ ngàn xưa đến ngàn sau, chủ đề "Yêu" vẫn là một đề tài muôn thưở làm cho bao con tim say đắm ngất ngây vì men yêu thương, làm tốn hao không biết bao nhiêu bút giấy để ca ngợi tình yêu, là cái đề tài không bao giờ lỗi thời và sẽ không bao giờ phai nhạt trong văn học. Chính vì "Yêu" nên đã sinh ra những nhân tài lỗi lạc từ nghệ thuật đến văn học, từ Beethoven đến Hàn Mặc Tử, từ Âu sang Á, từ cổ chí kim, từ già đến trẻ. Do đó "Yêu" là một quyền đặc miễn bởi thiên nhiên.

Dĩ nhiên khi yêu thì phải có đối tượng. Ðối tượng của tôi ở tuổi 16 là một cô bắc kỳ nho nhỏ, tuổi 15, giọng nói mang nhiều âm hưởng nhẹ nhàng của Hà Nội. Nàng không có mái tóc demi-garcon như nhạc của Phạm Duy mô tả, nhưng thay vào đó là mái tóc xõa bồng bềnh, thoạt trông giống như cô ca sĩ khả ái Thanh Lan lần đầu tiên lên sân khấu. Nàng tên là Mỹ Hạnh. Nhưng thông thường tôi có thói quen chỉ gọi là "Hạnh". Tôi quen nàng khi nàng học thêm lớp toán lý hóa tại trường tư thục Thăng Long vào buổi chiều. Trường Thăng Long nằm ở cuối đường Hồng Thập Tự và gần quảng trường Cộng Hòa có trường đại học Khoa Học và trường trung học Petrus Ký. Tôi mang phù hiệu của trường Petrus Ký, còn nàng là học sinh của trường Nguyễn Bá Tòng trên đường Bùi Thị Xuân. Vì tương đối khá và có khiếu về các môn lượng giác, hình học và đại số nên tôi thường cố vấn cho Hạnh những bài toán hóc búa mà thầy Vũ Bảo Ấu cho bài tập mang về nhà làm. Do vậy tình bạn giữa tôi và Hạnh đã sinh sôi nẩy nở mau chóng qua các bài vở học chung. Chúng tôi rất thân thiết và khắng khít thêm theo thời gian đầu ở Thăng Long. Trong lớp dạy kèm này có khoảng một phần ba là nữ sinh, phần còn lại toàn là dân đầu húi của chúng tôi. Một thiếu nữ bắc kỳ ở tuổi vừa lớn thật là tuyệt vời trong ánh mằt của tôi. Cũng vì vậy mà đóa hoa hồng này là cái mầm cho những sự xung khắc giữa các nam sinh trong lớp học. Cũng vì Hạnh mà tôi và các bạn Petrus Ký đã tả xung hữu đột với nhóm Chu Văn An. Sự ganh đua tên tuổi giữa hai trường trung học lớn của miền nam Việt Nam là Petrus Ký và Chu Văn An có lúc đưa tới sự xung đột toàn diện mà hai ban giám học nhà trường phải báo động, vì bên này đem quân sang vây hãm, lấn át bên kia. Có một dạo báo chí Sài-Gòn đã chạy tít lớn về những sự xô xát này. Học trò nam của hai trường lớn này nhiều khi va chạm chỉ vì Trưng Vương hoặc vì Gia Long. Trong trường hợp cá biệt của lớp học chúng tôi sự va chạm lại do bông hồng của Nguyễn Bá Tòng.

T
rong lớp tôi có một nam sinh tên Chương, khôi ngô tuấn tú, học Chu Văn An, rất xuất sắc về hai môn vật lý và hóa học, là những môn do thầy Phạm Huy Ngà phụ trách. Có một hôm sau giờ tan học về, tôi mục kích thấy Hạnh và Chương ngồi lại lớp học chung với nhau ở lầu hai. Những hình ảnh này là những cảnh tượng mà tôi đã không thể chấp nhận khi tim tôi đau nhói vì ganh tị, và cơn nóng giận đại hồng thủy sôi sục trong người tôi dâng lên tức tối. Chính chỗ ngồi của tôi hôm nào mà Chương đã ngang nhiên choán lấy. Hậu quả là ngày hôm sau tôi canh giờ Chương đến trường, tôi đã đổ dồn cơn đại hồng thủy vào Chương, đánh cho Chương một trận đòn trả thù, song song với sự hiệp lực của các bạn Petrus Ký. Chương rất cay cú tôi vụ này. Riêng Hạnh, nàng đã tức giận tôi vì cho rằng tôi đã quá đáng. Hạnh cố tình xa lánh tôi, nàng không muốn gặp gỡ hay liên lạc gì với tôi nữa.

C
ả mấy tuần lễ thiếu vắng Hạnh, con người tôi héo hon vì rối trí, bấn loạn tinh thần, biếng ăn và mất ngủ. Mẹ tôi nhìn đứa con trai cưng của bà xuống sắc, xanh xao và phờ phạc. Bà rất lo lắng và tra hỏi tôi lý do vì sao. Tôi đã phải nói dối bà là chỉ vì tôi thức khuya học bài vì nhà trường cho bài vở dồn dập làm mãi không hết. Vả lại năm tới lên lớp đệ nhị thi tú tài mà không học bây giờ thì sẽ trễ hết. Thế là bà cụ tin và cho là tôi hiếu học và đã lo quá đỗi. Bà chạy đôn chạy đáo vào tiệm thuốc tây hỏi mua thuốc bổ vitamines, rồi hốt những thang thuốc bắc thập đại bổ và thường xuyên nấu những loại súp hảo hạng để tẩm bổ tôi có sức mà học tiếp. Ðèn phòng ngủ tôi lúc nào cũng để sáng trưng đến đêm khuya, và bài học thì bày biện ngổn ngang chen lẫn với sách vở. Nhưng thực sự thì thời giờ của tôi đã để dành suy tư về Hạnh, để viết thư tình minh oan, và để chiêm ngưỡng bức ảnh mà Hạnh đã cho tôi. Tôi gửi thư đi cho Hạnh, thư gửi đi mà chẳng thấy cánh nhạn hồi âm. Bạn bè tôi đến nhà thăm cho biết dạo này Hạnh và Chương càng thân hơn, họ đi ciné với nhau nữa. Những tin tức "sét đánh" dồn dập như thế chỉ mang đến cho tôi những thất vọng, những buồn khổ thêm vì cô bắc kỳ nho nhỏ đã không còn đóai hoài gì đến tôi nữa. Tôi đã bỏ học, bỏ trường Thăng Long hơn một tháng trời mà chỉ lang thang, giết thì giờ trong Thảo Cầm Viên Sở Thú hay trong công viên Tao Ðàn, thay vì ở nhà thì mẹ tôi biết. Tôi không mảy may muốn vào lớp học để chứng kiến những cảnh ngộ ngang trái, chướng mắt mình vì Hạnh đã gây ra cho tôi. Tuy vậy những hình ảnh của Hạnh vẫn là một hấp lực vô biên ám ảnh trong tâm trí của tôi.

R
ồi một hôm thầy giám thị trường Petrus Ký nhắn cha tôi vào gặp ông ở trường. Thầy với cha tôi vốn là những hội viên chính trong hội Ðồng Hương Tây Ninh nên họ có những mối thâm tình với nhau. Thầy cho cha tôi biết là sức học của tôi đã sút giảm lạ thường. Ông nêu ra vấn đề là nếu không sửa đổi lại có thể tôi bị ở lại lớp. Mà sang năm thì tôi phải thi tú tài phần một, sau đó lớp đệ nhất thi phần hai và rồi thi tuyển vào các đại học nữa. Ðoạn đường còn dài đăng đẳng. Cha tôi rất ưu tư và ông hạch hỏi tôi đủ điều vì ông sợ tôi rong chơi với bạn bè và lười biếng bỏ học ngang. Thầy giám thị cho cha tôi biết là tôi vẫn hiện diện đầy đủ các giờ học, nhưng các thầy cô thì phê bình tôi là sao lãng việc học hành, bỏ bài nộp thường xuyên, và vào lớp học thì tâm trí gởi ở một phương trời nào đó, cái mà các thầy cô gọi là "hay lo ra", không tập trung, chú ý đến bài vở. Tôi phải vào trường học bù vào những ngày cuối tuần. Trường Petrus Ký vốn có truyền thống rất khó khăn, gắt gao về việc học hành, kỷ luật nhà trường rất nghiêm minh, khắt khe đối với những phần tử lười học. Do đó mà sỉ số đỗ đạt tú tài của trường năm nào cũng có thành tích rất cao và sáng chói.

T
rong khi cha tôi thường la rầy tôi, ông giảng "moral" ngày đêm về tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai của tôi thì ngược lại mẹ tôi vốn là một bậc hiền mẫu lo lắng sức khỏe cho con, bà khuyên cha tôi hãy nhẹ tay với tôi. Bà viện dẫn lý do tôi bị xanh xao, sa sút là vì thức khuya nên mất hồng huyết cầu, đuối sức là vì học nhiều quá nên sức khỏe kém, nên ảnh hưởng đến tình trạng học hành nói chung. Bà còn khuyên nhủ cha tôi hãy để tôi từ từ khôi phục lại sức khỏe trong khi bà lo lắng bồi bổ cho tôi. Trong những giờ phút lâm nguy như vậy, những bức thư tình viết rồi mà chưa gởi đi thì dược dấu kín kỹ lưỡng. Cha tôi mà biết dược những lá thư tình ngây ngô của tôi như đứa con thất tình vì gái và hay lo ra, biếng học như dưới đây chắc là tôi sẽ bị trừng phạt đích đáng:

"Hạnh ơi,

Hôm nay tan trường Petrus Ký về, Tâm không đi đường Hồng Thập Tự ngang qua trường Thăng Long nữa chỉ vì sợ thấy bóng dáng của Hạnh ngồi với người nào đó ở lầu hai. Tâm có ý định bỏ trường luôn và bây giờ thì bài vở của thầy Ấu và thầy Ngà nhiều lắm rồi phải không? Hạnh biết không, tấm hình duy nhất mà Hạnh cho Tâm chụp trước cửa nhà thờ Huyện Sĩ vẫn được Tâm giữ lấy trang trọng, nó ngự trị ngay trang đầu của quyển sách đại số mà thầy Ấu dạy? Lý ra Nguyễn Bá Tòng gần với Petrus Ký hơn là Chu Văn An, nhưng Hạnh đã quyết định chọn một con đường chông gai hơn và đi xa hơn. Lá thơ này gởi Hạnh có thể nó sẽ không làm Hạnh thay đổi ý kiến. Nhưng Tâm vẫn mong Hạnh sẽ suy nghĩ lại đi và một lúc nào đó... có thể làm Hạnh thay đổi. Rất mong như vậy. Tâm"

Hạnh vẫn im lìm không trả lới thư tôi. Những ngày cuối tuần tiếp tục buồn bã và đầy thất vọng. Tôi thấy mình cô đơn, rồi cuộn mình trong chăn, lẩn trốn trong phòng riêng, thỉnh thoảng nhìn lại sách toán có bức hình của Hạnh. Ðây là những giờ phút tôi đã thật sự tương tư và để trọn ý nghĩ tuyệt đối mộng mơ, lưu luyến và nhớ nhung về Hạnh, cô bắc kỳ nho nhỏ đã làm cuộc đời tôi khổ sở. Tôi nhìn hình nàng, nhìn mãi mà không chán, Hạnh có gương mặt bầu bĩnh và hai chiếc răng khểnh xinh xinh. Những giờ phút thiêng liêng này chỉ có tôi và cô bắc kỳ nho nhỏ mà thôi.

M
ột hôm tan học, tôi đạp xe từ Petrus Ký về ngang qua nhà thờ Huyện Sĩ trên đường Phạm Ngũ Lão, tôi bỗng tự dưng đổi hướng quẹo vào đường Bùi Thị Xuân thay vì đi thẳng luôn về nhà như mọi lần. Tình cờ tôi thấy Hạnh tan học ra, tay ôm sách trước ngực và đang đi trên vỉa hè. Lòng tôi xao xuyến vô cùng đạp xe lang thang theo sau. Tôi tìm cách gợi chuyện. Hạnh vẫn không nhìn tôi, và không trả lời những câu hỏi thăm của tôi. Tôi tiếp tục kiên nhẫn hỏi han tiếp và khai khẩu nàng. Tôi nhìn đôi mắt Hạnh bỗng long lanh, rơm rớm nước mắt và hình như sắp khóc. Tim tôi đập mạnh, tôi vội vàng xin lỗi vì tôi tưởng những lời hỏi han vô tình của mình đã làm nàng phật ý và xúc phạm đến nàng, và làm cho nàng buồn.

N
hưng không phải vậy. Cái quyết định tình cờ quẹo vào đường Bùi Thị Xuân lúc nãy là một quyết định khôn ngoan và đầy may mắn. Ðây là sự may mắn trong những sự may mắn nhất và vô cùng, vô cùng có lý. Như nhà văn Duyên Anh thường bảo trong sách vở của ông là: "Mèo mù vớ cá rán". Nàng đã thật sự khóc và tâm sự với tôi là Chương đã không còn lui tới với nàng nữa. Chương đã có cô bạn mới học Trưng Vương, và từ đó Hạnh cảm thấy cô đơn muốn gặp tôi trở lại, nhưng tôi đã nghỉ học ở Thăng Long. Tôi cười thầm trong bụng và nhớ thêm hai câu nói dí dỏm của nhà văn Duyên Anh là: "Lù khù có con cừu độ mạng" hay "Trời đãi những kẻ khù khờ". Thật sự là vậy.

T
rong lúc mải mê chuyện trò thì trước mặt chúng tôi là cửa chính của giáo đường Huyện Sĩ, Hạnh hỏi tôi muốn theo nàng vào nhà thờ cầu xin Chúa không. Tôi bảo nàng tôi là người ngoại đạo. Hạnh nhìn gương mặt xanh xao, hốc hác đến độ tội nghiệp của tôi, nàng trấn an và bảo tôi theo nàng vào cầu xin với Chúa. Tôi đi theo nàng hướng về phía trước bục giảng. Ðây là giáo đường Thiên Chúa mà lần đầu tiên tôi vào một nhà thờ lớn như vậy, khung cảnh trang nghiêm và có lối kiến trúc tây phương cổ kính. Tôi cảm thấy có một cái gì thiêng liêng đang len lỏi, xâm nhập vào tâm hồn của mình. Hạnh cúi quỳ xuống ở hàng ghế thứ hai bên phải. Ngó xung quanh khung cảnh thiêng liêng này chỉ có hai đứa chúng tôi. Tôi bắt chước Hạnh quỳ xuống bên cạnh nàng. Trong bầu không khí trang nghiêm và yên lặng, nàng nhắm mắt cầu xin những điều gì tôi không được rõ. Phần tôi thì chỉ nhìn quanh quẩn, dáo dác vì sự hiếu kỳ nhiều hơn. Cuối cùng nàng làm dấu thánh giá và tôi thoảng nghe hai tiếng "Amen". Sau đó hai đứa tôi bước ra ngoài khuuôn viên nhà thờ, vừa đi bộ tôi vừa hỏi Hạnh là nàng đã cầu xin những gì. Nàng cười một cách bí mật và rồi lại bật mí là nàng đã cầu nguyện ba điều là:

1) Xin Chúa cho tôi được bình yên và khỏe mạnh, hết bệnh.
2) Xin Chúa cho tình bạn chúng tôi trở lại như xưa.
3) Xin Chúa cho hai đứa chúng tôi sẽ học thật giỏi để thi đỗ hai kỳ tú tài.

Ðiều cầu xin Chúa quả thật là một phép lạ nhiệm màu, huyền diệu, và điều này đã đem tâm hồn tôi bừng tỉnh sống lại hăng hái hơn, lên tinh thần thêm khi nhìn về những ngày phía trước mặt. Ngày hôm sau tôi trở lại trường Thăng Long. Bạn bè trong lớp hỏi thăm lý do vì sao tôi đã vắng mặt khá lâu rồi. Tôi ngượng ngùng nại cớ giải bày vì đau ốm, và hôm nay đã khỏe lại nên trở lại lớp học. Quả thật tôi đã bị một chứng bệnh nan y về tâm lý mà cha mẹ tôi đã không thể chữa cho tôi bằng thuốc vitamines hay thuốc bắc và những chén súp bồi bổ, mà toa thuốc huyền diệu đó phải được Hạnh ra toa để chóng phục hồi lại nguồn sinh lực cho tôi. Cái bệnh của tôi là căn bệnh trầm kha mà thi sĩ Nguyễn Bính đã chẩn mạch không sai tí nào qua những lời thơ vô cùng thấm thía của ông đối với những cây si ở giáo đường Huyện Sĩ như tôi:

"Nắng mưa là bệnh của trời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng."

Chính nhờ vào liều thuốc bổ huyền diệu của Mỹ Hạnh cho tôi từ cái bầu không khí trang nghiêm của giáo đường Huyện Sĩ mà những năm sau đó cả hai đứa chúng tôi đã thi đỗ cả hai kỳ thi tú tài rất vinh dự mà điểm số của cả hai được ưu hạng. Những dòng ghi nhận này để cám ơn cô bắc kỳ nho nhỏ Mỹ Hạnh đã là một phần trong khối trí nhớ tuyệt vời của tôi vì những lời cầu xin nhiệm màu ở giáo đường Huyện Sĩ khi xưa. Amen!

Việt Hải, Los Angeles
(Gửi Mỹ Hạnh, Laguna Hills)

* Cô Bắc Kỳ dễ thương:
http://www.lmst4.com/music/?532
(Nhạc LMST, Thơ Nguyễn Vạn Thắng) 

 
Mọi liên lạc mail về : viethai712@yahoo.com
#1
    Viet duong nhan 04.07.2007 00:23:45 (permalink)
    Phượng Yêu: Người Tình Tuổi Ngọ
     
    Việt Hải

                            

    Trường và Ðức thất thểu bứơc ra khỏi Mile Square tennis court mà Ðức vẫn buông những lời lầm bầm nho nhỏ vì thua cuộc. Hôm nay hai ngừơi bạn thân đánh cặp cá độ với mấy ngừơi bạn trong nhóm tennis, nhưng hai chàng đã thua đậm, thua sạch cả một tuần lương chỉ vì cá độ.

    Trường đựơc tiếng là một tay cự phách tennis champion, đánh sân nào là thắng ở sân đọ Nhưng hôm nay chàng ra khỏi nhà mà quên xem lịch tử vi nên bị tổ trác thua te tua, láng túị Tuy vậy khi thua chàng chỉ nhoẽn miệng cừơi tĩnh bợ Do đó bạn bè thừơng ví chàng với tay cựu vô địch Jimmy Connors, ngừơi tài danh một thuỡ về môn quần vợt khi thua hay thắng vẫn khiêm nhừơng mĩm cừơi bắt tay đối phương. Hơn nửa, Trường có những cú serve giao banh rất sắc bén và thần tốc như chàng Connors, nên Trường đựơc gắn liền với cái tên lóng Trường Coonors tại những sân quần vợt có hạng. Ngựơc lại, Ðức cũng là một tay quần vợt cao thụ Khi trứơc chàng đã chiếm nhiều giải quán quân từ Dallas xuống Houston. Chỉ có điều giới thửơng ngoạn tennis nhận xét về Ðức là chàng rất giống tính John McEnroe, chàng mang bản tính Quan Công, tính nóng nẩy như lửa, mỗi khi thua là sân quần vợt bốc khóị Nên bạn bè đùa với cái tên Ðức McEnroe, nó đã phản ảnh y chang phần nào tính bồn chồn, nóng nảy của chàng. Dù vậy bạn bè cũng thấy ở Ðức một sự bén nhạy, khôn ngoan với những chiến thuật giao banh và chận banh rất đẹp mắt.

    Hôm nay về đến nhà, Cúc đã mắng Trường một chặp nên thân vì một tuần lương đã đi đoong theo cá đô Số phận của Ðức cũng không kém chị Liên vợ chàng đã càu nhàu liên liên về tính ham vui quá lố của chàng tại sân banh. Cãi vã với vợ xong Ðức cuốn gói sang nhà Trường Connors xin tị nạn. Ðức McEnroe vẫn là tay lãng tử giang hồ thích vui đùa và bất cần đờị Cúc hỏi Ðức vì sao chàng bỏ nhà ra đị Ðức nhanh nhẩu trả lời vì Liên đã về quê hương thăm thân phụ mẫu, nên chàng buồn và muốn sang ở trọ vài ngày chung vui với Trường. Cúc tỏ ra hân hoan bạn của chồng đến nhà chơi.

    Mấy hôm nay đi làm về Ðức thừơng bàn bạc to nhỏ với Trường. Cúc đã nhận xét điều khả nghi này và cảm nhận sự thay đổi gần đây của chồng. Một hôm nàng tình cờ đi ngang phòng khách và nghe thoáng những mẫu chuyện trao đổi giữa hai ngừơi như sau:

    Đức nói: "Ông tin tôi đi, em Thùy Vân rất khá, thân hình thon gọn, nhảy cao đẹp mắt mà lại chắc da chắc thịt, tôi đã đặt thử em vài lần rồi đã có lời ngaỵ Mới đây tôi đựơc biết Santa Maria mới tuyển mộ một em mới toanh từ Kansas về, tôi nghỉ mình sẽ mê bứơc nhảy của em với bộ giò rất tốt mã, chân dài Trường túc bất chi lao, em mang số 9, biệt danh là Phựơng Yêụ Nghe tên em mà lòng muốn phê rồị".
    Ðoạn chàng cho mấy ngón tay lên môi hôn gió và nói tiếp "Wow! yummy, yummy".

    Trường trả lời: "Gớm, em nào ông cũng bảo ngon cơm, ngon nứơc, mỗi em mỗi vẻ, mừơi phân vẹn mừơị Nhưng kỳ này là phải mếch sua, chắc ăn vì tôi bị lủng túi nặng, deadly broke rồi nhé, không thể để lủng thêm nửa, chỉ có nứơc ra đừơng làm homeless thôi!".

    Những mẫu chuyện rĩ rã như vậy đã làm Cúc hoang mang, suy tư thêm, nàng đã mất ăn, mất ngủ. Cúc nghỉ thầm phải theo dõi những chuyện hành tung ăn vụng này của chồng khi bắt quả tang tại trận.

    Tối thứ sáu Trường đi làm về mệt nên đi ngủ sớm, nàng lục soát ví của chồng, nàng bắt gặp mẫu địa chỉ làm tang chứng mang bút thự của Ðức: "Em gái Phựơng Yêu, mang số 9 lẳng lơ, brandnew ở Santa Maria, địa chỉ số...". Nàng vội ghi chép số nhà và trả lại mẫu giấy vào ví. Tối hôm đó Ðức đi chơi về trể bấm chuông, nàng từ lầu đi xuống nhà mở cửa cho Ðức, nàng ngửi đựơc mùi rựơu nặc nồng và cả mùi nứơc hoa của đàn bà. Dù bực bội nhiều về Ðức, nhưng nàng cố bấm bụng chịu đựng thêm tí nửa để hầu bắt quả tang Ðức và chồng nàng một phen. Phải kiên nhẫn để làm sáng tỏ vấn đệ Trong đêm khuya Cúc nghe tiếng mớ của chồng cứ mãi gọi tên người tình Phựơng Yêu. Những hàng lệ chảy dài trên bờ mi khi nàng cố lãng quên nhắm mắt ngủ, nàng đã thất vọng, đau khổ về những ý đồ phụ bạc và phản bội của chồng đã trao lòng cho ngừơi phụ nữ khác. Hạnh phúc của gia đình nàng đã bấp bênh kể từ khi Ðức sang ở tro Rồi có hôm Trường viện cớ làm phụ trội về nhà trể, rồi bỏ cả cơm nứơc với gia đình.

    Sáng thứ bảy hẹn hò cuối tuần đã đến, Trường bảo Cúc là chàng phải vào sở làm họp khẩn cấp với xếp và có thể về nhà trệ Chàng nhắn tiếp khi về sẽ gặp nàng bên nhà nhạc gia, bố mẹ của Cúc để đi ăn chiềụ Cúc chỉ giả vờ ậm ừ cho qua chuyện. Nàng đã có kế hoạch hành động phản công và tương kế se tựu kế.

    Xe của Ðức rời nhà lên freeway, tiếp theo là Cúc cho xe chạy theo sau theo dõi Ðức nhấn ga phóng ra freeway như một tay chạy xe đua rất bạt mạng, chàng trông rất vui vẽ, huýt gió bài hát "Pretty woman", rồi cho xe lựơn lách, chạy theo đội hình zigzag để mong đến nơi sớm. Phần Trường thì vẫn đăm chiêu, lo lắng, giử thái độ ít nói. Vợ chàng bị kẹt xa và đã mất dấu xe của Ðức, trên xa lộ Interstate 5 ngày hôm nay rất đông xe vào ngày cuối tuần.

    Hai ngừơi bạn tỏ ra phấn khởi, hừng chí với những cuộc đua cá ngựa thật hào hứng mà hôm nay Trường đựơc chiêm ngữơng tài năng của ngừơi tình tuổi ngọ Phựơng Yêu đã đựơc hai chàng o bế, bàn bạc cả tuần lễ naỵ Mỗi phút trôi qua đã chứng minh lời tiên đoán của Ðức là đúng về em Phựơng Yêu và làm tinh thần hai chàng nô nức thêm. Ðức cho hai ngón tay vào mồm huýt gió khuyến khích em Phựơng Yêu phi nứơc đạị Hai chàng reo hò mỗi khi ngừơi tình số 9 lẵng lơ vựơt trội hẳn từng đối thụ Bổng trứơc mắt Trường là sự xuất hiện đầy ngạc nhiên và bất thình lình của Cúc. Chàng tỏ vẻ lúng túng khi nghe vợ hỏi khẽ: "Anh không đi họp khẩn ả".

    Trường vội đáp gỡ gạc: "Cô thư ký gọi celphone cho anh biết buổi họp đã hủy bỏ nên Ðức rủ anh vào đây xem cho biết đó mà!".

    Cúc nạp lời tiếp: "Thế thì ngừơi tình lẵng lơ Phựơng Yêu của anh ở đâu rồỉ".

    Chàng tỏ một chút bối rối và liếc nhìn về hứơng trứơc mặt, em Phựơng Yêu mang bản số 9 đỏ đang phi nứơc rút trên sân cỏ, Trường ra dấu chỉ vợ em lẵng lơ Phựơng Yêu, ngừơi tình tuổi ngọ đang tung bay ngang mức đến, tiếng reo hò inh ỏi của ngừơi dự vang dội tại hội trứơng. Loa phóng thanh chính thức tuyên bố là em Phựơng Yêu đa chiến thắng. Ðức và Trường đập tay vào nhau theo kiểu cho năm xu chào vui mừng đồng thuận của các anh Mỹ gốc Phi châu ở New York. Xong cả hai đứng dậy giơ cao 2 ngón tay hình chữ "V" victory, chiến thắng.

    Trường xoay sang âu yếm vợ:

    "
    Anh xin lỗi em vì tuần rồi anh đã thua tennis sạch túi, nhưng hôm nay anh đã làm phụ trội gỡ gạc với mức lời gấp đôi để bù cho tuần rồi. Chiều nay mình đi ăn dinner, em nhé!".

    Rồi chàng hôn nhẹ lên tóc vợ với cử chỉ ăn năn. Cúc vuốt lại mấy sợi tóc muối tiêu thưa xõa xuống trứơc vầng trán của chồng với niềm cảm thông, vì chính nàng cũng đã bị ám ảnh nỗi buồn từ ngừơi tình tuổi ngọ lẵng lơ kia. Ðức, Trường và Cúc đi về hướng quầy cashier để lảnh giải trúng. Rồi cả ba ngừơi chuẩn bị rời đấu Trường đua ngựa Santa Maria, Ðức xoay ngừơi lại hôn gió ngừơi tình tuổi ngọ số 9 và gửi lời tạ ơn theo làn gió nhẹ cuối tuần:

    "
    Thank you, Phựơng Yêu!".

    Việt Hải, Los Angeles
    (Gửi bạn hiền VNL)


    Mọi liên lạc mail về : viethai712@yahoo.com
    #2
      Viet duong nhan 04.07.2007 00:25:57 (permalink)
       Để Quên Con Tim
      Việt Hải
      Hôm đó chiều thứ sáu, tôi cho xe cặp sát lề tòa nhà mà tôi còn nhớ là 42 đường Tú Xương là trừơng nữ trung học Regina Pacis, tôi nhìn kiếng chiếu hậu thấy bóng Nguyên, cô em gái tôi đi cùng một cô bạn gái trong đồng phục của trừơng thật xinh xắn, dễ thương. Nữ sinh Regina Pacis lớp nhỏ mặc đồng phục váy xanh đậm có nếp plies , áo sơ mi xanh rêu nhạt, áo có thêu chữ xanh dương đậm RP. RP là chữ tắt của Regina Pacis, có nghiã là "Nữ Vương Hoà Bình" theo tiếng latin. Lớp lớn như Nguyên, em gái tôi mặc áo dài trắng, có thêu chữ RP trên góc trái áo. Nguyên giới thiệu người bạn. Tên cô là Linh Chi, một cái tên thật lạ tai và đẹp như gương mặt và dáng điệu trẻ trung, quý phái của nàng. Nguyên nhờ tôi đưa Linh Chi về nhà luôn tiện. Hai cô học sinh ngồi phía sau, tôi ngó kính hậu rồi nghĩ thầm trong thoáng vui đùa:
      "Chả sao hôm nay chiều thứ sáu mình như anh ba lơ xe kiêm tài xế xe đò mà!".

      N
      hà Linh Chi là căn villa trên đừơng Công Lý, nên tôi bảo hai cô là chiều nay đưa hai cô vào khu La Cay ăn Hải Ký Mì Gia, Nguyên em tôi lúc nào cũng giỏi gài độ:
      "Phải đó anh ba hoan hô ý kiến hay!" .
      Tôi liếc kính chiếu hậu hình như Linh Chi tỏ thái độ dè dặt. Tôi mở lời tiếp tục bắt nhịp cầu câu chuyện:
      "Linh Chi đừng ngại chi hết, lâu lắm rồi anh mới về lại Sài Gòn, nên thừơng đưa mấy cô em của anh đi ăn quà vặt, vả lại khu La Cay hay Đồng Khánh về đêm rất vui, rất tấp nập. chúng ta đi nhé".
      Linh Chi tỏ ý muốn về trước 6 giờ chiều, tôi bảo không sao, chắc chắn như vậy.

      Chiều hôm đó tiệm ăn đông khách nên hết bàn bên trong, chỉ còn mấy bàn lộ thiên bên ngoài mà thôi. Chúng tôi lấy ghế ngồi và trò chuyện vui vẽ. Ngừơi bồi bàn đến ghi thực đơn, cả hai cô gọi món mì bánh xếp nước, tôi kêu diã mì xào dòn thập cẩm. Chả hiểu tại sao tôi lại mê món này kinh khủng. Linh Chi hỏi tôi làm gì trên Đà Lạt, tôi cho nàng biết vì tôi thích ngành quản trị xí nghiệp của Hoa Kỳ nên muốn theo học tại trừơng Chính trị Kinh doanh Đà Lạt với ước muốn học lên cao học tại Mỹ. Nàng thích sang Pháp vì cha nàng tốt nghiệp luật khoa Sorbonne. Tôi hỏi nàng về sở thích, nàng thố lộ nàng đam mê âm nhạc, nhất là dương cầm cũng như vĩ cầm, và lảnh vực hội họa. Tôi nhắn lại là hy vọng lần sau trở về Sài Gòn tôi ước mong đựơc đi xem nàng trình diễn hòa nhạc.
      Đưa nàng về, Nguyên kể tôi nghe nàng là ngừơi bạn thân nhất của Nguyên trong lớp, hơn nữa tính tình của nàng rất dịu dàng và trí thức. Hai cô nàng này học lớp 11, tôi sang năm xong bậc cử nhân, nếu tình hình cho phép sẽ xuất dương đi du học. Hầu như các bạn bè trong lớp tôi mang cùng mơ ước như vậy.
      Những năm 73 khi ngừơi Mỹ đưa ra kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, đất nước lo lập quỹ tái thiết hậu chiến, rồi bao nhiêu kế hoạch được vẽ ra do ông tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo từ Harvard trở về trông coi. Cái bánh vẽ đó làm bọn sinh viên chúng tôi náo nức về các kế hoạch phát triển kinh tế hậu chiến.

      Tôi trở lại ĐàLạt, thỉnh thoảng tôi biên thư thăm Linh Chi. Tháng 11 năm 74, nàng và mẹ nàng lên thăm viếng thành phố Đà Lạt. Tôi gặp lại nàng buổi chiều, tôi mời mẹ nàng và nàng ăn tối tại nhà hàng Mékong, sau đó đi dạo phố Hòa Bình. Tôi đưa mẹ nàng về nhà ngừơi bà con của nàng ở trọ ở gần trừơng Bùi Thị Xuân. Tôi xin phép mẹ nàng để đưa nàng đi uống café thủy tọa. Thực vậy cuối năm khi khí trời lành lạnh có hai điều tôi nhớ hoài về Đà Lạt là một đi tắm nước nóng ở các tiệm, xong ghé một tiệm phở bắc đớp tô phở tái nóng bốc hương phở thì quả là tuyệt dịu, thứ hai ra quán café Tùng tọa lạc ngay trên hồ Xuân Hương kêu ly cà phê sữa nóng hay ly trà lipton chanh đừơng nóng nhâm nhi, rồi lắng nghe tiếng nhạc Lê Uyên Phương hay Khánh Ly, hoặc nhạc ngoại quốc như nhạc Christophe, Art Sullivan, Lobo hay Beatles vẫn là cái hoài niệm nhớ nhiều trong tôi về cái thành phố phảng phất nét tây phương đáng yêu, mà nó hầu như đã gắn liền với cuộc đời vị bác sĩ Yersin nhận Đà Lạt làm quê hương.

      Trong cái giá lạnh của sương lạnh chiều rơi trên hồ Xuân Hương tôi nhắc Linh Chi khoác áo lạnh vào khi chúng tôi bứơc ra về. Nàng ngó về hướng xa xa có sao lấp lánh hướng đồi Cù, nàng khẽ nói:
      "Mai em muốn trở lại vẽ đôi nét cảnh vật xung quanh đây!". Tôi đồng ý, có những hôm khi đến nhà nàng, tôi đã có dịp chiêm ngưỡng khá nhiều bức tranh thiên nhiên mà nàng đã họa. Tôi bảo nàng ngày hôm ấy là tôi thích bức tranh nàng vẽ đôi chim líu lo đậu trên cành trúc đào và bức tranh khác vẽ bãi biển Thùy Dương, Vũng Tàu, vì nó gần gủi với tôi, nơi mà tôi được chào đời.

      Tôi ngồi trên bãi cỏ hứơng mắt nhìn nhà thủy tọa để cho nàng vẽ, ánh mắt đăm chiêu nhìn dòng nước phảng lặng trên hồ Xuân Hương, sáng hôm nay bầu trời thật quang đãng như để đón tiếp tình bạn hay có chăng một tình yêu nhen nhúm của hai chúng tôi, hay ít ra là của tôi. Sự dè dặt trong ý nghĩ riêng mà tôi rất ngần ngại thố lộ với nàng. Nàng xoay ngừơi như ngừơi ca sĩ sau khi chấm dứt khúc hát, nàng vui bảo:
      "Nè, xong rồi!".
      Tôi liếc mắt và trầm trồ phê bình:
      "Tuyệt lắm, tuyệt lắm! Anh không ngờ Linh Chi có biệt tài như thế ".
      Chúng tôi hướng ra xe mang theo bảng vẽ, ghế bố xếp, hộp đồ nghề đựng bút mực vẽ và giỏ thức ăn cho buổi hôm đó.

      Nàng về lại Sài Gòn cho đến khi miền nam thất thủ. Gia đình tôi kẹt lại, tôi trở về Sài Gòn, bố tôi bị đầy đi tù, danh từ hoa mỹ mà chế độ mới gọi là " học tập cải tạo". Gia đình Linh Chi đã sang Pháp. Thế là anh em chúng tôi không có tin tức về Linh Chi nữa. Năm 78 gia đình tôi vựơt biên thành công sang Mỹ. Xây dựng đời sống mới tại thành phố Aurora, Colorado một thời gian ngắn, chúng tôi dọn về thành phố Eugene, thuộc tiểu bang Oregon, tôi theo học ngành kỹ sư cơ khí tại Portland, trong khi mẹ tôi và hai cô em gái ở lại Eugene. Phải nói là hai thành phố đầu tiên mà tôi sống trong bước đầu tại Mỹ này quá lý tửơng, nếp sống thanh bình gần gũi với thiên nhiên. Mỗi ngày tôi bắt gặp thỏ rừng, sóc, chồn, nai hay chim muông nô đùa nhởn nhơ trước mặt mình. Thiên nhiên xanh tươi vào mùa xuân với hàng hà sa số thông rừng, tùng tươi xanh ngát, rồi maple thiên nhiên úa vàng về mùa thu và thiên nhiên lại bạc trắng vào mùa đông. Tóm lại hai nơi này lý tửơng cho những ai yêu thiên nhiên hay các vị có khuynh hướng lãng mạn cho thơ văn như tôi. Tuy nhiên, sau này gia đình tôi phải dọn về nam Cali vì dễ dàng kiếm công ăn việc làm dưới thời đại tổng thống Reagan. Vả lai miền nam Cali còn là nơi có tập thể ngừơi Việt đông đảo, nên hấp dẫn cho ý muốn của gia đình tôi, nhất là mẹ tôi. Tôi thích sống tại miền nam Cali nắng ấm. Vâng, dĩ nhiên quả không sai khi ngừơi ta hãnh diện cho tiểu bang golden state này. Hai cô em tôi đều lập gia đình với những người bạn Việt Nam học cùng đại học. Nguyên có chồng là Phương và cô em kia là Hiền, có chồng là Huấn. Cả hai Phương và Huấn là bạn học đều tốt nghiệp tại trừờng UC Irine. Các em dọn ra ở riêng. Tôi ở với mẹ và vẫn sống độc thân, hàng ngày vui vẽ với việc làm. Cái ưu tư của mẹ tôi mà bà thường hỏi sao không lập gia đình cho rồi, như các cô em tôi. Tôi vui đùa trả lời mẹ tôi:
      "Mẹ có biết rằng con mẹ khó tính không?".
      Thực ra trong thâm tâm tôi cũng muốn gặp người bạn gái tri kỷ nào đó. Nhưng trên xứ người này tôi chưa có cơ hội.

      Một hôm Nguyên gọi điện thoại cho tôi trong lúc bận rộn làm việc. Nguyên hẹn tôi trưa ra ăn trưa vì có tin vui. Như mọi buổi ăn trưa khác, tôi chỉ ậm ừ qua loa mà lại không hỏi gì thêm, phần vì công việc làm của tôi chồng chất khá nhiều. Giờ ăn trưa trong khu thương xá Spectrum Plaza tấp nập, chúng tôi ngồi ăn trưa trong một nhà hàng người Tàu. Nguyên cho biết cô liên lạc với các bạn RP cho biết là Linh Chi đã hoạt động tích cực cho hội Ái Hữu RP, Linh Chi đã điện đàm với Nguyên và sắp xếp chương trình sang Mỹ hai tuần vào dịp lễ cuối năm. Tuần đầu ghé Houston và tuần sau ghé nam Cali. Tôi xin Nguyên chi tiết liên lạc với Linh Chi.
      Một hôm mở hộp thơ tôi nhận đựơc bức thơ đầu tiên của Linh Chi, với bút thự quen thuộc, Linh Chi viết:

      "Paris, 24/09/96.

      Cher anh Trọng,

      LC không ngờ hơn 20 năm xa cách mà bây giờ chúng ta đã có liên lạc lại với nhau. LC đã đựơc thơ anh, thơ anh viết thật dài vẫn trìu mến, vẫn đượm nét văn chương hồn nhiên như dạo nào. Anh biết không sống tại xứ người như Paris, đựơc gọi là kinh đô hoa lệ của ánh sáng, nhưng LC vẫn thiếu cái gì đó? Hình như kỷ niệm ở quê nhà khi xưa vẫn khó phai từ Đà Lạt hoàng hôn trên bờ Thủy Tọạ của hồ Xuân Hương, hay bờ biển Thùy Vân hay Thùy Dương của Vũng Tàu có sóng vỗ nên thơ có anh ngồi làm mẫu cho LC vẽ, phố xá xưa của Sài Gòn trong ký ức vẫn hiện về đầy đủ và đẹp lắm. Hôm nay chiều thứ sáu cuối tuần, tan sở làm LC ghé bờ sông Seine ngồi một mình vẽ tranh, mà hình như lại thiếu ngừơi mẫu, LC có nhắn với Nguyên là LC đang sắp xếp sang Mỹ hai tuần, sẽ ghé hai nơi Houston và nam Cali.
      Mong gặp anh, Nguyên và cả nhà nhé.
      LC"


      Tôi mỉm cừơi sung sướng huýt sao bài hát "Gọi người yêu dấu":
      "Gọi người yêu dấu bao lần.
      Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
      Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
      Gọi người yêu dấu trong hồn.
      Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
      Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương..."

      Cuối năm chúng tôi gặp nhau lại tại phi trường John Wayne khi tôi và vợ chồng em gái tôi ra đón LC. LC và Nguyên ôm nhau mừng rỡ, xong Nguyên giới thiệu Phương, trong khi tôi chìa tay bắt tay LC. Tôi thấy nàng vẫn đẹp như xưa, không thay đổi về cá tính, sự nhút nhát cố hữu, mang một chút gì của sự dịu dàng, một chút gì của sự thành thật. Nguyên bảo cô chở LC về trú ngụ tại nhà cô nghỉ ngơi và ngày mai chúng tôi cùng nhau đưa LC đi thăm đó đây như phố Little Saigon, Disneyland và sau đó đi Las Vegas.

      Chúng tôi đến Las Vegas lúc 5 giờ chiều, trời mùa đông mặt trời lặn sớm, phố xá nơi đây đã lên đèn. LC nói khẽ: "Las Vegas đẹp quá!". Chúng tôi đi chơi kéo máy jackpot slot machine, xong đi ăn tối. Hôm đó có show ca hát của ca sĩ Neil Diamond. Chúng tôi lấy vé vào xem, hội trường chật ních khán giả. Tiếng hát Neil vẫn mạnh mẽ, vẫn lôi cuốn như xưa. Anh trình bày các tác phẩm top hits quen thuộc như: Sweet Caroline, Cracklin’ Rosie, I am I said, You don’t bring me flowers, Hello again,... , He ain't heavy, he ' s my brother ". Bài đầu và bài cuối là 2 bản nhạc cả LC và tôi đều thích. Neil tâm sự trong cuộc đời ca hát anh cho ra 40 albums với hơn 100 bài hát. Neil Diamond cất cao tiếng hát bài "America" trong tiếng reo hò vang dội của khán giả khi chấm dứt xuất hát.

      Ngày hôm sau tôi đưa LC ra biển Redondo, nơi có cầu Redondo pier, tại đây có nhiều nhà hàng, có những quán bán đồ biển được luộc tại chỗ. Tôi đưa LC đi dạo quanh cầu, khung cảnh biển khá đẹp, tôi chụp cho nàng khá nhiều hình kỷ niệm. Nàng tỏ ý tiếc không có đem đồ nghề vẽ theo như thuở nào ở biển Vũng Tàu. Chúng tôi vào ăn tối tại phía dãy cuối của pier. Ngó xuyên qua cửa kiếng nhà hàng chúng tôi thấy bên trái là các cao ốc về hướng Santa Monica, phía bên phải là phần biển âm u chạy dài ngàn khơi. Trong khi ăn tối tôi bỗng hỏi:
      "LC có một giây phút nào nghĩ về cái tên kỳ diệu của mình không?"
      Nàng bật cừơi hỏi ngựơc lại tôi:
      "LC hỏi lại anh, có khi nào anh nghĩ về sự kỳ diệu của tên anh?"
      Rồi cả hai cùng phá lên cừơi thích thú. Quả thật cả hai tên chúng tôi, Linh Chi và Đỗ Trọng đều là những dược thảo kỳ diệu và bổ ích theo ngành đông y hay dược khoa phân tích tây y. Tôi giải thích cho LC về hai dược vị này:
      "Linh chi là loại nấm, có tên khoa học là ganoderma lucidum, nấm mọc trên các thân cây ở các rừng Á châu rất nhiều như Tàu, Nhật, Cao Ly, Việt Nam. Công dụng dùng để trị các bệnh ung thư vì có chứa chất germanium, trị bệnh huyết thông như cao máu, nghẽn mạch máu, cao mỡ, nói chung là bệnh về tim mạch vì nó có chứa chất selenium. Ngoài ra nấm linh chi còn trị viêm, xưng, lở loét vì có chứa chất acid garnoderic. Trong khi đỗ trọng (DT) có tên khoa học là eucommia ulmoides. DT là vỏ của một loài cây có hình thù như sọc da rắn khi phơi khô làm thuốc. DT có chứa các chất albumin, tanin, potassium, acid clorogenic, chất tinh dầu. Trong đông y, DT đụơc dùng chửa các chứng cao máu, thận suy, di tinh, mộng tinh, đau nhức hay nhức mỏi".
      LC tỏ hơi ngạc nhiên hỏi tôi học dược khoa bao giờ. Tôi nói với nàng từ khi sang Mỹ tôi nhớ đến nàng, nhất là cái tên hi hữu của nàng rồi từ đó theo đọc nhiều sách vở, tài liệu về y khoa dinh dưỡng đông y và dược thảo. Nàng cười thêm và trêu chọc tôi:
      "Vậy thì ai may mắn làm vợ anh khỏi lo về vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng, đúng không?".
      Tôi nắm lấy bàn tay phải của nàng đang đặt trên bàn xiết mạnh và hôn nhẹ lên tay nàng trong bóng đèn mờ của nhà hàng. Nàng hỏi tôi tại sao vẫn chưa có ngừơi tình. Tôi trêu lại:
      " Vâng, anh có đấy chứ, ngừơi ta chỉ mãi ở Pháp và cố tình quên anh mà thôi!".
      Khách bỏ về khá nhiều, tôi ngó đồng hồ và nói với LC: "Thôi mình về nhé", tôi khoác áo choàng cho LC trước khi ra bên ngoài, tiếng sóng vỗ liên tục đập vào nghềnh đá dưới chân cầu, những cơn gió rít thôỉ hơi lạnh thấm vào da thịt, LC nói khẽ: "Ồ, lạnh quá!", nàng đi tựa sát vào tôi, tôi choàng vai dìu bước đến parking lot trên sân thựơng. Nhìn bờ biển bao la lần cuối với khung cảnh thiên nhiên, trên trời có vạn ánh sao đêm, bên dưới pier có sóng biển rì rào, phố xá giăng đèn, LC nói với tôi:
      "Em thích nơi này, trời về đêm đẹp quá!".
      Tôi yêu LC nhiều hơn khi xưng tiếng "em", thông thường nàng chỉ dùng tên đông y dược thảo để xưng hô mà thôi, tôi nghỉ có lẽ nàng quen như vậy. Hình như với bạn bè nàng đã quen với cung cách xưng hô thân thiện như vậy. Tôi chở LC về nhà Nguyên ở Mission Veijo, đưa nàng vào tận nhà, không quên chúc nàng ngủ ngon. Tôi hôn nhẹ lên tóc nàng và bảo:
      "Sáng mai anh nghỉ buổi sáng đưa LC ra LAX về Paris, OK?".
      Nàng gật đầu xiết nhẹ tay tôi như lời cám ơn.

      Hôm sau tôi đến đón nàng, mọi hành lý sẵn sàng rồi đựơc chất lên xe, nàng đem về nhiều thứ lỉnh kỉnh mà bạn bè, thân nhân của bố mẹ nàng từ Houston đến Cali gửi biếu ông bà. Trời nam Cali hôm đó dù vào đông nhưng ánh nắng vàng rực rỡ của Golden state đã lên như tiễn đưa LC. Nàng mặc chiếc jupe đen với chiếc áo pullover thun vàng hoa cúc, đôi má nàng ửng hồng tự nhiên không son phấn. Nàng trông tuyệt đẹp.
      Hàng khách xếp hàng vào máy bay, tôi đưa nàng đến gần cổng vào phi cơ nàng nói lời cảm ơn và hôn nhẹ lên má tôi, tôi đáp lễ và nhắn với nàng:
      "Anh sẽ sang Paris hè sang năm nhé!".
      Nàng hỏi: "Anh sang tháng nào?"
      Tôi đáp: "Có thể tháng sáu của Nguyên Sa".

      Nàng cười ngầm hiểu ý tháng lãng mạn mà thi sĩ Nguyên Sa hay đưa vào thi ca của ông. Máy bay cất cánh, tôi ra về trong niềm vui sướng và nhiều ý nghĩ mông lung trong đầu.

        


      Tôi bước xuống phi trường Charles de Gaulle, nàng và mẹ nàng ra đón. Tôi bắt tay LC và chào hỏi sơ giao mẹ nàng. Bà vẫn phảng phất nét quý phái dù đã đứng tuổi. LC chỉ tôi ra ngả lấy hành lý. Tôi xách chiếc valise to, nàng phụ tôi xách chiếc cặp Samsonite nhỏ. Ngồi trên chiếc Peugeot trắng của nàng, tôi ngó cảnh Paris mà lần đầu ghé đến. Ngày xưa học sách giáo khoa Pháp văn, bọn học trò vẫn được đọc về những danh lam thắng cảnh như tour Eiffel, điện Versailles, Arc de Triomphe, bảo tàng viên Louvre, nhà thờ Notredame,... LC hứa sẽ đưa tôi đi xem hết. Tôi đưa nàng địa chỉ nhà ngừơi bác họ tôi ở Anthony, tức vùng ngoại ô Paris. Bác gái đã chuẩn bị nồi phở khá to cho ít nhất bảy tám ngừơi ăn. Hai ông bà rất hiếu khách, tính vui vẽ. Hai bác chỉ có mỗi một cô con gái, tên Quỳnh Lam, đang học dựơc khoa, chưa lập gia đình ở chung. Ngày xưa tôi còn nhớ cô bé tí này học trường mẫu giáo Aurore ở Sài Gòn, đựơc gia đình gọi là bé Bambi. LC phụ Quỳnh Lam đưa thức ăn ra bàn, mọi người ăn uống, trò chuyện rất vui vẽ.

      Tôi quen thú thức dậy sớm vì bên Mỹ tôi thường chạy bộ. Nhưng hôm nay tôi dậy và cùng nói chuyện với hai bác tôi. Cả chục năm không gặp nhau thì bây giờ có quá nhiều đề tài trao đổi lẩn nhau. Tôi được điện thoại LC gọi sang mời tôi và Quỳnh Lam ra phố Tàu ăn điểm tâm. Chúng tôi vào một nhà hàng Tàu tại quận 13 ăn tỉm sắm. Thức ăn Tàu tỉm sắm từ Quảng Đông, Hong Kong, Chợ Lớn, hay các Chinatown ở Mỹ và bây giờ là Paris vẫn có những món cơ hữu giống nhau.

      Chúng tôi ghé công trường Trocadero chụp một ít hình, rồi ghé tour Eiffel. Ngọn tháp cao sừng sững nguy nga là một biểu tượng cho nền văn minh của người Pháp, tượng trưng cho kinh đô ánh sáng Paris. Tháp được ra đời năm 1889, nghiã là gần một thế kỷ khi tôi sang, dù không dài bằng chiều dài thời gian của Kim Tự Tháp hay Vạn Lý Trừơng Thành, nhưng nó dài hơn tuổi thọ của nhiều người. Ngọn tháp sắt này cao 300 thước, toạ lạc trong quảng trường Champs de Mars bên bờ sông Seine. Tháp được chia ra làm ba tầng, từ trên tầng thứ ba được bao bọc bởi kính, chúng tôi nhìn thấy cả một kinh thành Paris rộng lớn. Rời tour Eiffel chúng tôi đi dọc bờ sông và Quỳnh Lam đề nghị lấy Tàu Ruồi. Tàu chạy trên dòng sông Seine, cái tên tức cười của nó vì con tàu có hình dáng của một chiếc hộp nhốt ruồi trong các phòng thí nghiệm sinh hóa. Tàu chạy quanh sông Seine một vòng thư thả độ 45 phút chúng tôi cùng ngắm cảnh vật chung quanh, trong khi người hướng dẫn viên giải thích từng nơi ghé qua như tour Eiffel hay điện Louvre, những thắng cảnh hai bên bờ sông làm tôi nhớ lại chuyến du hành bằng tàu quanh khu rừng Amazon thu hẹp tại Disneyland được các hướng dẫn viên lanh miệng diễn giải liên hồi.

      Xong chúng tôi đi viếng khu Arc de Triomphe gần công trường Champs-Élysées, xong ghé nhà thờ Notredame, nơi tôi được biết qua phim "Le bossu de Notredame", nói về một thanh niên bị tật bẩm sinh lưng gù yêu một thiếu nữ gypsie xinh đẹp, người gù tên là Quasimodo và cô gái gypsie tên là Esmeralda. Phim được quay theo danh tác của văn hào Victor Hugo. Đi một vòng bên trong nhà thờ cổ kính này tôi nhớ lại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn khi xưa vẫn tiềm tàng trong ký ức. Chỉ tiếc là việc trùng tu những nhà thờ, chùa chiềng hay lăng tẩm của VN không được lo kỹ lưỡng những công trình văn hóa quý báu như các nước tiền tiến như Pháp này.

      Hai hôm sau LC đưa tôi đến thăm bảo tàng viện Louvre ở quận nhất, gần Notredame và tour Eiffel. Chúng tôi hai đứa xếp hàng lấy vé vào cửa. Tôi bảo LC nhớ đưa tôi xem bức danh họa La Joconde của Leornardo Da Vinci. Nàng đưa tôi đến, tôi ngắm nhìn nàng Mona Lisa. LC kể tôi nghe sơ qua về nguồn gốc của ngừơi thiếu phụ người Ý này. Leonardo khởi sự vẽ bức họa này năm 1503 tại Milan. Mất gần 4 năm ông mới hoàn tất xong với nhiều lần sửa chữa cho như ý. Xuất xứ hay nguồn gốc thật sự của người thiếu phụ này vẫn là điều bí ẩn, những giả thuyết bàn tán mà thôi, mà chưa có ai nắm vững nó, ngoại trừ chỉ có chính tác giả mới biết sự thật. Tuy nhiên Leonardo vẫn giử kín cho đến khi ông tạ thế. Chính vì sự bí ẩn đó tạo bức tranh có giá trị khác lạ bên ngoài nét nghệ thuật được phối trí điêu luyện trên bức tranh. Người ta phỏng định bức tranh này mang thời giá hai triệu rưỡi mỹ kim. Khi xưa các sử gia về hội họa đã vài đặt nghi vấn xung quanh nàng kiều nữ Mona Lisa trong tranh, mà có thời vua Napoleon đem trưng tranh Mona Lisa trong phòng ngủ của mình. Các nghi vấn về người đàn bà này rằng thì là có người cho rằng đó chính là người vợ quả phu. Isabella of Aragon của công tước Milan, có người cho là người tình nhân của Giuliano dé Medici, người cho là vợ thứ ba của thương giàu có về ngành buôn bán lụa Francesco di Bartolommeo di Zanobi del Giocondo. Người ta phỏng đóan nàng chừng 24 tuổi khi được vẽ trong tranh. Dù gì đi nữa nguồn gốc của Mona Lisa vẫn không rỏ ràng. Tên tiếng Pháp của bức tranh là La Joconde, được dịch từ tiếng Ý La Gioconda, được hiểu như người đàn bà nhẹ dạ, lẳng lơ mà Leonardo đã diễn tả khéo léo qua nét vẽ từ miệng cười đến đôi mắt hầu như thu hút hay tạo sự chú ý của người xem tranh. Viện bảo tàng này thực quá rộng, ngăn nắp, có nhiều từng, chia làm nhiều khu vực, nhiều cánh khác nhau. Chúng tôi hầu như chỉ bỏ thì giờ xem tranh quý giá, vì cả LC và tôi đều thích hội họa, duy có điều khác nhau giữa hai đứa là nàng rất khéo tay, vẽ đựơc tranh, còn tôi, ôi thôi vụng về lắm, chỉ xem tranh người ta vẽ mà thôi. Vì nghiên cứu nhiều về hội họa, nàng bàn luận và giải thích tiếp trong lúc chúng tôi đi xem. Nàng cho thấy một kiến thức tổng quát về các trừơng phái hội họa như: Lập thể (Cubiste), Ấn tượng (Impressioniste), Biểu hiện (Expressioniste), Siêu thực (Surrealiste) hay Dã thú (Fauviste). Fauviste chủ trương những nét vẽ rất thiên nhiên, thô sơ, trường phái này bắt nguồn từ phái hậu ấn tượng, có những khuôn mặt sáng giá như Paul Gauguin, Albert Marquet, André Derain. Surrealiste có Jean Arp, André Masson, Pierre Roy, Paul Delvaux. Họ vẽ những bức họa như giấc mơ chỉ hiện hữu trong tiềm thức. Expressionste có Amadeo Modigliani, Franz Marc, Wassily Kandinsky. Impressioniste có Claude Monet, Édouard Manet, Pierre Auguste Renoir. Riêng trừơng phái tranh lập thể Cubiste có 2 danh họa giới thưởng ngoạn tranh nghệ thuật thường biết đến là Pablo Picasso và Georges Braque. Nét vẽ cubiste chú trọng đến không gian hai chiều trên nền phẳng. Đầu thế kỷ 20 Picasso hợp với Georges Braque sáng lập ra trường phái này. Sau đó có các họa sĩ khác gia nhập vào như Henri Matisse, Paul Cézanne,... Năm 1907 Picasso cho ra bức họa nổi danh Les demoiselles d'Avignon, 1911 Ma Jolie, 1912 Verre et botelle suze,... Ông học vẽ tại trường nghệ thuật Barcelona kể từ năm 1895 và tỏ ra rất có năng khiếu trong nét vẽ trời ban.

      Chúng tôi rời điện Louvre, LC chợt nói vì hôm nay là ngày Fête de Musique tức lễ Âm Nhạc 21/6 một truyền thống độc đáo của nước Pháp, nên rất là vui. Paris có nhiều nơi người tụ tập ca hát, dân tứ xứ ở Paris có dịp trổ tài hay khoe trương văn hóa nước mình, từ những anh gốc Phi châu, Trung đông, Ấn độ như các hindi guru đến các nghệ sĩ lang bạt giang hồ gypsies từ các xứ Đông Âu, nam bắc Mỹ châu, họ ca hát, họ nhảy múa hay biểu diễn các khí cụ âm nhạc thật lạ tai.
      Chúng tôi ghé vào khoảng đường gần bờ sông Seine và tour Eiffel, các họa sĩ thuộc các trường hội họa ngồi vẽ tranh như một đại hội văn hóa. Trong xã hội con người ngoài các yếu tố vật chất ra những nhu cầu về tinh thần, về văn hóa sẽ đem nhân loại xích lại gần nhau hơn, thông cảm nhau hơn qua ngòi bút, qua nét vẽ, qua lời ca hay tiếng đàn,... mà tôi đang suy nghỉ về ý nghiã của ngày lễ hội hôm nay, LC móc từ trong ví ra một bản nhạc bài "Paris có gì lạ không em?", một tác phẩm đã đánh dấu nhạc sĩ Ngô Thụy Miên về Paris qua thể điệu nhạc valse êm ái và LC nói những lời dặn dò mà tôi không nghe rõ, nàng dặn anh chàng lãng tử người Ba Lan đang chơi accordeon. Đoạn chàng Ba Lan dạo tiếng đàn réo rắt LC cất tiếng ca rất tự nhiên rồi xoay gót chân luân vũ điệu valse, những bộ khách đi ngang tụ họp lại vỗ tay hòa theo điệu nhạc, tôi hoà nhập vào bằng những tiếng vỗ tay nhịp nhàng và tôi diễn dịch ý nghiã bài hát cho một cập vợ chồng người Úc và một nhóm sinh viên Nhật từ Tokyo sang Paris du lịch. Xong bài hát này, chàng Ba Lan hỏi LC có thể hát một bài khác không, nàng xoay tờ copy bản nhạc sang trang kia là nhạc phẩm thứ hai là "Từ xa em", một khúc nhạc valse khác thật tuyệt vời của nhạc sĩ Phạm Anh Dũng. Lần này nàng dang tay chìa ra mời tôi cùng cất bước với nàng qua bài hát luân vũ nhịp điệu 3/4 này. Tôi rất quý nét hồn nhiên nhưng rất nghệ thuật chân thật này của LC. Tiếng vỗ tay khuyến khích chúng tôi của cặp vợ chồng người Úc, của các sinh viên Nhật bản và du khách thập phương tiếp tục, tiếng huýt gió, reo hò vang dội. Vài cặp tình nhân vui theo ra cất bước trên vỉa hè hay trên những lối đi của kinh thành Paris nàỵ Đây có lẽ là một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của tôi về LC và Paris. Khi điệu nhạc chấm dứt tôi không quên gửi lên má LC một nụ hôn thật nồng nàn của ngày vui âm nhạc.

      Ngày hôm sau LC đưa tôi đi xem cung điện Versailles lộng lẫy với lối kiến trúc cổ kính. Chúng tôi xếp nối đuôi theo hàng dài vào mua vé. Điện Versailles nằm trên lô đất rộng 17 ngàn hectares, có 400 tượng bằng cẩm thạch và đồng và 1400 vòi phun nước. Điện có 1300 căn phòng lớn nhỏ với 67 cầu thang, 1252 lò sưởi công thêm 188 căn phòng của hoàng gia ở. Vì là danh lam cổ truyền của thế giới, nên vào năm 1972 cung điện Versailles đựơc xếp vào di tích lịch sử của thế giới.

      Mùa hè đến Quỳnh Lam nghỉ hè, cô có người bạn trai ngừơi Pháp gốc miệt nam vùng biển nước Pháp lên Paris học y khoa, anh ta tên Jean rủ Quỳnh Lam, LC và tôi về thăm quê hương anh ta. Chúng tôi rất hoan hỉ nhận lời mời. Vã lại đây là điều may mắn cho tôi, trước đây tôi nghe nói về nét đẹp vùng biển phía nam Pháp mà tôi rất muốn được đến thăm viếng. Bốn người chất đồ lên chiếc van màu xám bạc của chàng sinh viên y khoa, lúc nào cũng nói liền miệng, rất vui tính, hay khôi hài. Jean giử tay lái cho tuyến đường Paris và Biarritz độ 900km. Gia đình Jean có căn villa nghỉ mát ngó ra biển tại Biarritz, nhưng bố mẹ lại ở một thành phố biển khác là Narbonne. Bố của Jean là một bác sĩ có phòng mạch tại địa phương này. Từ Paris xuống Narbonne khoảng 800Km, nghiã là gần hơn xuống Nice, khoảng 1000Km. Tuy nhiên Biarritz và Narbonne lại cách xa nhau khoảng 9 tiếng lái xe vì Biarritz nằm gần bờ Đại Tây Dương ngó sang thành phố New York, trong khi Narbonne tọa lạc ở trong vùng Địa Trung Hải, bên kia bờ là đảo Cécile của nước Ý.

      Chúng tôi đến nghỉ tại nhà nghỉ mát tại Biarritz trứơc theo sự sắp xếp của Jean, vì Félix em trai của Jean và cô bồ hẹn Jean ở đó rủ đi lặn scuba diving, sau khi ở đây 3 ngày thì chúng tôi sẽ cùng lên đường sang Narbonne 3 ngày nữa để Jean thăm cha mẹ trước khi đưa chúng tôi trở lại Paris.
      Không khí Biarritz dễ chịu của vùng biển thật thơ mộng. Hôm sau chúng tôi lên thuyền ra khơi để cho hai anh em Jean và cô đầm Monique lặn thám hiểm đáy biển. Tôi quan sát ba thợ lặn này trong trang bị người nhái và họ xem xét lần cuối bình hơi, dao găm, súng săn cá và đèn rọi của thợ lặn. LC đùa hỏi tôi có tháp tùng ba người thợ lặn này không. Tôi cười khì và trả lời nếu nhảy xuống biểu sâu như vầy tôi sẽ lặn lâu nhất, ba ngày sẽ trồi lên. LC và Quỳnh Lam cười hiểu ý tôi. Tôi nói tiếp tôi chỉ bơi trong cạn hay piscine thôi. Đại dương không là nơi tôi liều lĩnh. Khi các tay thợ lặn nhảy xuống biển sâu, tôi thấy Quỳnh Lam vác ghé bố xếp ra phía trước mũi tàu đọc sách. Trong khi LC vào trong bếp chuẩn bị thức uống và các thức ăn nhẹ, nàng bày ra trên chiếc bàn nhỏ. Chúng tôi mặc đồ tắm, đội mũ và đeo kiến mát chống nắng. Nàng trao tôi ly nước nho và điã nhỏ bánh bông lan nàng làm ở nhà mang theo. Tôi ăn loại bánh này khi nàng sang Cali, LC đã trổ tài nướng bánh này, nghe nói công thức của người bắc Phi, bánh bông lan có thêm nho, mứt cherry đỏ và chà là cắt nhỏ, bánh rất ẩm ướt do nhiều bơ, nhưng vì vấn đề phòng ngừa sức khỏe nàng thay bơ bằng đầu olive. Tôi nói với LC tôi rất thích loại bánh này. Nàng là một phụ nữ cẩn thận và thường để ý, lo lắng. Có lần tôi nói với nàng cái sở thích của tôi là uống nước nho, ăn bánh bông lan nho, bánh mì nướng với fromage Camembert và trái dâu tươi strawberry, nhìn trên bàn tôi thấy có đủ các thứ mà tôi thích ăn.

      Tôi lấy ống nhòm xem phía xa xa là bờ biển chạy dài, có hàng cây xanh trên cát trắng, những hòn đá khổng lồ nhân tạo chênh vênh gần bờ. Trên không trung những cánh hải âu cất tiếng gọi đàn. Tiếng nhạc từ chiếc máy cassette với nhạc phẩm "Bay đi cánh chim biển" rất trùng hợp với khung cảnh. Bên cạnh LC là quyển sách La Nausée do Jean Paul Sartre viết. JP Sartre là người khai sinh ra thuyết hiện sinh sau thế chiến thứ hai tại Âu châu. Người ta thấy nhiều nhà văn khác theo hệ phái này như Friedrich Nietzche,..., Albert Camus. Tôi và nàng trao đổi quan điểm hiện sinh của các tác giả và André Breton của hệ phái siêu thực surrealisme. Luận lý siêu thực đã đi xa hơn văn chương khi các họa sĩ du nhập sự vô thức vào chủ đề văn, thơ hay họa, trong khi thuyết hiện sinh lại đặt nền tảng trên ý thức hay lý trí của sự phán đoán. JP Sartre đưa ra quan niệm chính trực giác do sự nhận thức là động lực điều khiển sự vô thức.
      Thình lình Monique trồi lên mặt nứơc, sau đó là Félix và Jean, họ mang lên hai con cá ngộ thân dẹp thật to. Jean cho tàu trở vào bờ.

      Chiều hôm đó chúng tôi ghé nhà hàng của cha mẹ Monique ăn tối theo lời mời của Monique. Nàng cho người làm hai con cá mà Jean và Félix săn đựơc sáng nay. Gia đình Monique là người xứ khác đến Pháp làm ăn rồi định cư luôn tại đây. Cha nàng là gốc Hy Lạp, mẹ nàng gốc Ý, nên các món hải sản của nhà hàng gồm thức ăn Hy Lạp, Pháp và Ý. Chúng tôi khởi sự ăn các món khai vị và uống rượu vang trắng mà bố của Monique đem mời chúng tôi, ông bặt thiệp, vui miệng khoe chai rượu mời ông đã mua bên Ý cách đây 5 năm hôm nay Jean, Félix và Monique, những sinh viên y khoa từ Paris về ông muốn ăn mừng, ông không quên nói thêm ông mừng thực khách của gia đình ông là Quỳnh Lam, LC và tôi. Chúng tôi vui vẻ cụng ly nhau. Khung cảnh đèn vàng mờ nhạt của nhà hàng, cảnh biển phía trước mặt, tiếng sóng vỗ liên hồi nhắc chúng tôi đây là nhà hàng cạnh bờ biển. Ngồi đây mà hồn tôi quay về dĩ vãng của cả chục năm về trước ăn uống đồ biển trong nhà hàng Hồng Phượng ngoài Bãi Sau, Vũng Tàu. Vâng, tôi vẫn nhớ về quê hương, nhớ quê nhà nhiều lắm, lắm...

      Hết 3 ngày nghỉ ngơi tại Biarritz, bọn tôi chuẩn bị đi về Narbonne thăm gia đình Jean và Félix. Monique và Félix lái chiếc Jaguard mui trần chạy đi trước, Jean chở ba người bạn Việt Nam đi sau. Jean và Félix thỉnh thoảng liên lạc với nhau qua hệ thống CB, khi đó điện thoại di động chưa có. Đoạn đường từ Narbonne đến Biarritz thì khá xa, chúng tôi đi xa lộ mất độ 9 tiếng lái xe, đi theo chiều ngang từ hướng tây sang đông của nước Pháp. Phía băng sau LC mệt nhoài nên ngủ thiếp đi, tôi kê chiếc gối cho nàng tựa đầu vào. Tôi ngó hai bên vệ đường với cảnh phố phường, rồi cảnh biển, tiếng thì thầm trao đổi nhau giữa Jean và Quỳnh Lam về việc học và những chuyện bên lề về sở thích của cha mẹ hai bên, rồi tôi cũng thiếp đi.

      Xe dừng trước nhà ba mẹ của Jean. Đây là căn villa nằm lưng đồi có con dốc thoai thoãi, trước nhà có hàng bông giấy nở hoa, quanh đây có nhiều bông hoa đủ màu thật đẹp mắt như hoa mười giờ, các loại cúc đủ màu, tulipe và bông xứ,... Người em gái út của Jean là Yvette ra đón chúng tôi. Chúng tôi đựơc hướng dẫn vào lấy phòng tạm trú.
      Sau đó chúng tôi ra ngoài thăm phố xá và cảnh vật Narbonne. Nhà bố mẹ Jean cách biển 10 phút lái xe đi về hướng đông. Chúng tôi ghé ăn tối trong một nhà hàng Tàu. Bữa ăn có tôm hùm, nghêu sò, và có những hải vị cùng với rượu vang. Người Pháp hình như không thể sống thiếu rượu vang.

      Ánh mặt trời đã nhẹ lên bên khung cửa kiếng, tôi choàng người ngồi dậy. Ngoài sân tiếng chim ríu rít đón chào ngày mới hay đón chào sự hiện điện của tôi ở nơi này. Ngủ tại Narbonne đêm đầu tiên tôi có cái cảm giác mới lạ. Một niềm vui lâng lâng, nhẹ nhàng của vùng biển Địa Trung Hải. Yvette rủ chúng tôi đi picnic ngoài bải tắm. Chúng tôi tìm chổ cắm dù, trải ghế bố xếp ra trên bải cát trắng, mấy anh em Jean và Quỳnh Lam đi thay đồ tắm. LC và tôi quyết định ở trên bờ vì nàng sợ cái rít của muối biển. Nàng thoa kem chống năng, nàng trao tôi tube kem. Chúng tôi xuống biển tương đối sớm biển chưa đông người. Tựa lưng vào ghế bố, chúng tôi vừa ngắm biển, vừa nói chuyện, LC trao tôi ly nứơc nho đầu ngày và khúc bánh mì jambon nhỏ, nàng cũng ăn tương tự như vậy, tiếng nhạc nãy giờ tuôn ra từ chiếc máy cassette xách tay những khúc tình ca về biển khá quen thuộc như: Je fait l'amour avec la mer, J'ai entendu la mer, L'avantura, L'amour est toujours en vacances, Jamaica farewell mà sau này nhạc sĩ Đức Huy dịch bản Việt ngữ "Lời yêu thương", ... Rồi tôi được nghe một tình khúc khác của Đức Huy mà tôi rất thích là "Bay đi cánh chim biển":


      “... Bay đi cánh chim biển hiền lành
      Chẳng còn giấc mơ nào để giữ đôi chân em
      Chẳng còn tiếng nói nào để trách cứ em
      Khi mặt trời đậu trên đôi cánh vỗ
      Giấc mơ của tôi và cánh chim hải âu
      Bay ra khỏi tầm tay và tiếng sóng..."


      Trên nền trời xanh quang đãng, đôi chim hải âu lượn cánh bên nhau, tôi nắm tay LC chỉ lên hướng trời cao đó. Phải chăng khi tình yêu đến, lòng người cũng như hải âu trao nhau tiếng hót như khát vọng yêu đương bên bờ biển mộng mơ lãng mạn nhất cho những đôi tình như chúng tôi? Trước 75, tôi vốn thích bản tình ca bất hủ của Christophe là "J'ai entendu la mer", và hôm nay tôi và LC tay đan tay bên bờ biển Narbonne đầy thơ mộng để nghe tiếng sóng vỗ thì thầm, hay để hai đứa tôi trao nhau những lời thỏ thẻ tình tự của chúng tôi qua ba miền đại đương từ biển Vũng Tàu, biển Nam Cali rồi đến vùng biển nam Pháp. Chiều đến chúng tôi rời biển trở lại ngọn đồi nhà ba mẹ của Jean. Yvette hỏi tôi có thích nước Pháp không? Tôi cười và trả lời tôi rất thích nước Pháp vì có nhiều bờ biển thơ mộng mà tôi được ghé qua, từ Biarritz đến Narbonne, và tôi thích nhất nước Pháp vì nơi đây có Linh Chi. Tất cả cùng cười.

      Hôm sau Linh Chi, Quỳnh Lam và Yvette rủ tôi đi xem ciné tại Narbonne một cuốn phim do Mỹ quay. Hình như người Pháp vốn quen thuộc với nghệ thuật thứ bảy hay những phim từ Hollywood gửi sang. Đây là phim tình cảm lãng mạn giữa nhân vật nam người Mỹ, có người yêu là dân Pháp. Phim có đề tựa Anh ngữ là "The Other Side of Midnight", dưới tựa đề Pháp ngữ "Minuit a deux faces". Nam tài tử gốc Ý Ralf Vallone thủ vai chính là ông triệu phú giàu có, nữ diễn viên nữ là Marie France Pisier. Chuyện phim no’i về đời sống một cô gái quê Pháp lên thủ đô Paris để kiếm việc, rồi bị ông chủ sở khanh dụ dỗ mang bầu, rồi cô phải phá thai. Sau nỗi buồn đó cô gặp người yêu là một chàng phi công Mỹ trước đây tham dự đệ nhị thế chiến. Viên phi công này chỉ lợi dụng cô ta và rồi lại bỏ rơi cô. Chàng phi công trở về Mỹ và biến mất theo bóng chim tăm cá. Cô ta làm đủ mọi cách để sống sót ở Paris. Mục đích là cô nàng phải tìm ra cho được người phi công mà cô yêu. Kế đến cô cặp bồ với ông triệu phú và được lòng ông này. Trong thâm tâm cô vẫn theo đuổi hình bóng chàng phi công. Sau khi có tiền bạc giàu sang và có quyền lực do Ralf Vallone mang lại, cô cho người truy tìm được chàng phi công hiện sống tại Mỹ, cô tung tiền mua chuộc làm cho chàng ta mất việc ở Mỹ. Cuối cùng viên phi công phải chấp nhận về làm phi công riêng cho công ty của Vallone. Thế rồi cuộc tình của cô và chàng phi công Mỹ lại tiếp tục... Vallone khám phá ra vợ mình đang dan díu với viên hoa tiêu mà Ralf thuê, Ralf tìm cách trả thù hai người. Người vợ của chàng phi công trong chuyến đi chơi du thuyền bị mất tích ngoài khơi Hy Lạp. Ralf đổ lỗi cho cặp tình nhân đã giết và thủ tiêu bà ta. Vì không tìm được xác thì không thể buộc tội được cặp tình nhân vì nàng đã thuê một luật sư biện hộ rất tài giỏi. Nhưng vị luật sư này đã thầm kín yêu nàng. Ralf làm áp lực ép luật sư phải bắt buộc cặp tình nhân phải tự thú để được nhẹ án, ngờ đâu theo luật lệ Hy lạp qui định một khi tự thú tức là chấp nhận có tội, mà không cần bằng chứng chứng minh. Cuối cùng cặp tình nhân bị đem ra pháp trường xử bắn. Phim kết thúc cuốn phim chiếu cảnh Ralf đến một tu viện, hỏi các soeurs về một nữ tu bị mất trí nhớ, và người đó lại vợ chàng phi công đã được cứu và đưa vào ẩn náu trong tu viện mà Ralf đã âm thầm đem nàng đến tá túc. "Minuit a deux faces" đã nói lên sự bất công của sức mạnh của đồng tiền và sự trả thù ghê gớm trong tình yêu. Trên đường đi ra khỏi rạp hát chúng tôi nắm tay nhau, LC đùa khi hỏi có thực đàn ông ở Mỹ giống chàng họ Sở phi công kia không. Tôi đáp phim chỉ ám chỉ đúng với ngừời Mỹ thật thôi, còn người Mỹ gốc Việt hay Mỹ có giấy nhập tịch thì rất hiền, hiền như ông bụt thôi. Nàng cười.

      Thế là hết những ngày về thăm vùng biển mạn nam nước Pháp. Chúng tôi trở lại Paris. Chiều tối kinh đô Paris lên đèn thật lộng lẫy. LC tính ngày và chợt nói khẽ rằng tôi chỉ còn 2 ngày lưu lại Pháp thôi. Trong nét thoáng buồn hiện trên gương mặt thật quyến rũ của nàng, tôi hỏi nàng nếu tôi về lại Mỹ, thì nàng có buồn không. Trong bờ mắt long lanh nàng gật đầu, tôi cuối xuống hôn lên môi nàng. Hình như nàng bỡ ngỡ và nàng trông thật sự xinh xắn trong cá tính của người phụ nữ Việt Nam e ấp. Nàng đưa tôi về nhà bác tôi ở Anthony và không quên dặn ngày mai nàng đến đưa tôi đi phố Paris lần cuối và sẽ ghé cạnh sông Seine để nàng họa cho tôi một tác phẩm kỷ niệm.

      Chúng tôi ra khu phố Tàu tại quận 13, bước vào nhà hàng Việt tọa lạc trong khu thương xá có đông cửa hiệu Việt Nam, LC rất thích các món cá nên nàng kêu món chả cá Thăng Long, tôi ăn món bún chả Hà Nội. Tôi thích thú được nghe nhạc Việt và thực khách dùng tiếng Việt quanh đây. Rời khu Chinatown, LC đưa tôi đi xem sách. Hình như người Paris thích đọc sách, chúng tôi vào một hiệu sách lớn, người đông mà sách cũng nhiều. Nàng ghé hàng sách văn chương. Tôi chết ngộp trong rừng sách, các tác giả nổi tiếng vê văn chương hay thi ca cổ điển là tôi chú ý hơn cả, nào là Charles Pierre Baudelaire, Alphonse Lamartine, Félix Arvers, Pierre Ronsard, Arthur Rimbaud, Paul Verlaine, Jacques Prévert, Francois René Chateaubriand,... tôi chọn quyển thi tập Histoires của Jacques Prévert, người đã có được danh tiếng lẫy lừng qua các tác phẩm nghệ thuật của ông cùng với kịch bản chuyển thể từ tác phẩm Notredame de Paris của Victor Hugo. LC chọn cho tôi thi tập "Romances sans paroles" của Paul Verlaine. Tôi thích những án thơ tình lãng mạn của nhà thơ này.

      Ra đến bờ sông Seine tôi vác chiếc máy cassette xách tay, ghế bố, khung giá vẽ, LC mang hộp đồ nghề và mấy thứ lỉnh kỉnh khác. Tôi kể chuyện xưa với nàng là khi trước ở Đà Lạt tôi treo hình LC vẽ tôi tại bờ hồ Xuân Hương trong phòng ngủ của tôi. Giờ đây nàng muốn vẽ tặng tôi bức họa mới, nhưng lần này tại dòng sông Seine thơ mộng của Paris. Rồi thì phòng ngủ của tôi tại Mỹ sẽ được trang trí với bức tranh nàng vẽ. Tôi ngồi xuống hứơng phía dòng sông, mắt đăm chiêu về chân trời xa xăm, nàng vẫn chăm chú vẽ. Tiếng nhạc dương cầm thu thanh những lần LC đã đi trình diễn đó đây. Nàng cho thu lại tặng tôi cuộn băng này. LC thích nhạc cổ điển tây phương, nhất là bài Concerto số 21 của Mozart viết cho piano hay Concerto số 1 của Fredéric Chopin viết cho piano và nhiều lắm tôi nhớ không hết. Ngoài ra LC hay hát bài Ave Maria của Charles Gounod và Johann Bach, nàng còn đàn vĩ cầm bài ca này, rồi Ave Maria của Franz Schubert viết cho violon. Hết cuộn băng cassette cũng là lúc nàng xong những nét vẽ cuối cùng. Như thói quen xưa nàng xoay một vòng tươi cười bảo xong rồi. Tôi nhìn hình mình trong hình với lòng ái mộ tài hội họa vẽ tranh của LC cho tôi, thích thú được nghe những bản dương cầm hay vĩ cầm mà nàng đã cho thu băng tặng. Tôi đứng lên khen hình vẽ và không quên gửi nụ hôn cảm ơn nàng.

      Chiều ngày hôm cuối tại Paris vì sáng mai 10 giờ sáng tôi phải ra sân bay về lại Mỹ, LC mời tôi đến một nhà hàng Pháp mà nàng ưa thích thức ăn tại đây. Đó là nhà hàng có nhiều nét đặc thù mang tên La CourtePaille, bên trong được trang trí rất mỹ thuật ,tất cả đều bằng gỗ đánh bóng vernis. Nồi, niêu, xoong, chảo đều treo trang trí đến tận nóc nhà. Chung quanh tường thì được bọc gỗ để mấy bức tranh và giỏ hoa rất thu hút nhãn quan thẩm mỹ. Giữa nhà hàng là một lò sưởi đốt củi thật to và thức ăn đều nướng trên lò thật thơm lừng và tôi ngửi thấy hương vị rất đặc biệt rất Tây. LC gọi món thịt bò nướng cho tôi, trong khi nànng ăn món cá nướng, đi kèm với món chính là món khoai tây lùi dưới than mà tôi chưa ăn tại Mỹ bao giờ. Khi bóc vỏ khoai ra, mùi khoai vừa chín thật bùi và thơm ngon. Điều hấp dẫn là khoai vẫn còn ẩm, không bị khô. Chúng tôi dùng bửa với rượu vang đỏ. Thịt bò barbecued mà đi kèm với vang đỏ thật là đúng điệu. Nơi này thực khách được nghe nhạc êm dịu du dương, nhẹ nhàng rót vào tai. Hôm cuối cùng này chính lòng tôi dâng những quyến luyến, những nuối tiếc cho thời gian đã trôi quá nhanh. Hình như trong tâm trí của tôi vẫn lưu luyến với Paris. Trên đường LC đưa tôi về, tôi ngó quanh nét đẹp Paris về đêm, bỗng LC cho tiếng cassette lớn hơn bản tình ca bất hủ "Để quên con tim". Tôi cảm nhận nhạc sĩ Đức Huy trong lúc này ông đã hiểu tôi hơn ai hết khi sáng tác khúc nhạc thật tuyệt vời dễ thương với những lời ca xao xuyến tim tôi.

      LC và Quỳnh Lam cùng Jean đưa tôi trở lại phi cảng quốc tế Charles de Gaulle. Chúng tôi bước vào phòng tiễn đưa, LC đến quầy vé check in hàng lý. Tôi gửi cái valise lớn vào phi cơ trứơc, và xách chiếc cặp Samsonite theo trên tay. Tôi nhìn LC trong chiếc áo chemise lụa màu blue và jupe đen tôi khen sự trang phục của nàng, và tôi cố nói chuyện thật nhiều với Jean, Quỳnh Lam và LC. Tôi muốn cám ơn ba ngừơi đã cho tôi niềm vui trọn vẹn với kinh đô Paris, với bờ biển Biarritz gần Đại Tây Dương và Narbonne gần Địa Trung Hải. Tiếng loa phóng thanh gọi tất cả hành khách vào phi cơ lần thứ hai. Tôi yêu cầu LC nhắm mắt lại và trao tôi bàn tay phải, trong nét bỡ ngỡ của LC và sự ngạc nhiên của Quỳnh Lam và Jean, họ dục nhắc tôi sớm vào phi cơ. Tôi nhìn LC nhắm mắt đúng như sự yêu cầu của tôi, tôi móc trong túi áo ra chiếc nhẫn xin hứa hôn và đeo vào tay LC. Nàng cảm động ôm chầm lấy tôi, tôi nói lời từ biệt lần cuối sau khi hôn LC, tôi vẩy tay chào Jean, Quỳnh Lam và LC rồi bước vào bên trong phi cơ, cánh cửa được đóng lại. Tôi ngồi xuống ghế, rồi ngó ra ngoài cửa kính phi cơ, lòng tôi bổng dâng lên bản tình ca muôn thuở:


      "Để Quên Con Tim"

      "Gọi thầm tên em khi nắng chiều nhạt ngoài sân
      Trở về Cali anh nghe nhớ nhung giăng sầu
      Từ ngày xa em anh bỗng trở thành lặng câm
      Ngày rời Paris anh hứa sẽ quay trở lại

      Nghìn trùng xa xôi xa vút ngàn lời chờ mong
      Bầu trời Cali hôm nay gió mưa giăng đầy
      Kỷ niệm bên em anh đã gối đầu từng đêm
      Ngày rời Paris anh đã để quên con tim.

      A
      nh đi về anh nhớ bóng dáng người ở lại,
      Paris em yêu ơi.
      Anh nhớ em thật nhiều,
      Anh nhớ em thật nhiều
      người yêu ơi.

      Buổi chiều sông Seine có gió lạnh về lập đông
      Buổi chiều Cali cô đơn từng cơn rã rời
      Từ ngày xa em thao thức trằn trọc từng đêm
      Ngày rời Paris anh đã để quên con tim."


      Ghi chú:

      "Đây là chuyện giả tưởng do nội dung hư cấu. Nếu có trùng hợp thì là ngoài ý muốn của chúng tôi. VHLA."



      Việt Hải, Los Angeles
      May 2003

      Mọi liên lạc mail về : viethai712@yahoo.com
      #3
        Admin_1 08.07.2007 05:25:22 (permalink)
        Chân thành cảm ơn chị VDN.
         
        Đã đưa vào thư viện.
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9