Cảm ơn ĐL đã chỉ giáo, quả thực bài thơ trên em tâm đắc nhất có hai câu đầu thôi, nay được bác sửa lại em hoàn thiện như vầy bác cho ý kiến thêm nhé. Tình Viễn Xứ
Nhạn biếng về Nam chẳng vén mây
Kêu sương ai oán nhánh phong gầy
Thân riêng tình lẻ đời tha xứ
Phận hớ duyên hờ kiếp đắng cay
Nước biếc gương xưa tình cách biệt
Non xanh bóng cũ mộng vơi đầy
Mơ hồ trải dạ theo giông tố
Gửi tới quê hương phút tỏ bầy
Hobac
Em vẫn thỉnh thoảng thử nghiệm phá nhịp trong thơ đường luật bằng cách lấy câu 4-5 làm trung tâm của nhịp, các câu còn lại được đối qua trung tâm thoả mái về nhịp. nhưng vần thì không thay đổi (với ý định tăng nhạc tính và cung bậc cho nhịp thơ để có thể, thể hiện nhiều hơn các sắc thái của tình cảm) nhưng chưa thành công bác cho em ý kiến nhé!
Bạn Hobac thân , theo tôi thấy vấn đề phá nhịp của bạn nêu ra xét theo bài thơ trên thì không có gì mà không ổn , thông thường thơ đường chỉ chú trọng về lối ngắt nhịp 2-2-3 , nếu chúng ta tuân thủ theo nhịp trên thì tất cả không thành vấn đề . Chúng ta làm thơ mỗi người đều có sở thích của riêng mình , nói cho đúng ai cũng có cái quái đản không giống người khác , miễn sao bạn cảm thấy thoải mái trong lòng khi đọc thơ của mình vậy là vui rồi .
Còn 1 điều rất quan trọng mà Đồng Lão thiết nghĩ cần phải nêu ra về cách thức họa thơ đường để các bạn mới nên để ý .
Trước khi họa thơ cần phải đọc cho thật kỹ và phải nắm rõ ý của bài xướng , thông thường 1 bài thơ đường có 5 câu vần (ngoại trừ những bài câu đầu chữ thứ bảy gieo vần trắc) chúng ta cần phải giữ lấy 5 từ cuối cùng của 5 câu vần (BẤT DI BẤT DỊCH) này làm nền tản rồi sau đó mới phát họa ra bài thơ mới , ngoài ra còn phải tránh dùng cả từ thứ 6 của những câu vần này (CẦN THIẾT PHẢI NHƯ VẬY) nếu có thể khắc phục được những điều luật trên thì bài thơ họa của chúng ta mới được hoàn chỉnh và càng tăng thêm giá trị của nghệ thuật xướng họa , hy vọng các bạn đừng nên chán nản mà hãy để ý nhiều thêm nữa nhé.
Các bạn có thể tham khảo qua các bài thơ của Song Anh và Cậu Bé , xem cách của họ dùng từ cách phối hợp về thanh điệu cũng như luật định của 56 chữ trong mỗi bài thơ , hoàn toàn không có sự sơ hỡ.
Để đạt đến cảnh giới này tin rằng họ đã phối hợp rất nhiều luật lệ khác mà trong khoảnh khắc không thể nào kể hết . Đồng Lão rất mong SA và Cậu Bé bổ xung thêm ý kiến hòng giúp các bạn mới được hiểu thêm về thơ đường luật nhé . Chúc vui các bạn