Trích đoạn: Đồng Lão
Ghẹo Bạn
Bạn hiền cứ nói đến đây vui
Thấy rượu sợ say lại trốn chui
Chỉ mấy ly quèn đưa đẩy tới
Vài ba xị nhạt thoái de lùi
Mời ăn lại chối không cầm đũa
Đã nhậu mà sao hổng thấy mùi
Cao đô bởi ngại bà nhà hứ
Chỉ dám ngồi đong nước ngọt thôi
Đồng Lão
Xin lổi tất cả các bạn vì sự lẩn thẩn của Đồng Lão ở bài Ghẹo Bạn này , do vì lổi thất niêm ở 2 câu chót rồi anh Minh Đông nhắc khéo cho Đồng Lão nhưng lại vô tình gây hiểu lầm Đồng Lão thành thật xin lổi , đồng thời xin sửa lại 2 câu chót như sau :
Ghẹo Bạn
Bạn hiền cứ nói đến đây vui
Thấy rượu sợ say lại trốn chui
Chỉ mấy ly quèn đưa đẩy tới
Vài ba xị nhạt thoái de lùi
Mời ăn lại chối không cầm đũa
Đã nhậu mà sao hổng thấy mùi
Chắc ngại về nhà nghe vợ hứ
Đành xơi nước ngọt một mình thôi
Đồng Lão
Nhà bác Minh Đông này thiệt là sáng mắt 
cám ơn nhiều nhé.
Thân chào Đồng Lão,
Nguyên tác bài Ghẹo Bạn, nếu gọi là « sai Niêm » thì đó chỉ là « sai » với phép Niêm « gò bó » trong dải số 1-8 2-3 4-5 6-7 mà hiện hầu như tất cả mọi lò thơ Đường người Việt đều áp dụng.
Còn theo tôi thì nó vẫn « đúng Niêm ». Đúng theo phép Niêm chính thống, phóng khoáng của thi nhân đời Đường.
Xin nói vắn tắt là thơ thất ngôn Tứ Tuyệt có hai phép Niêm : a/ có đôi ở giữa là 1-4 2-3 và b/ 4 câu xen kẻ nhau là : 1-3 2-4.
Thơ thất ngôn bát cú Đường Thi là 2 bài Tứ Tuyệt ráp lại. Thi nhân đời Đường cho phép hai bài Tứ Tuyệt đó được tự do mỗi bài theo phép Niêm riêng.
Bài Ghẹo Bạn của ĐL 4 câu trên là bài TT theo phép Niêm « có đôi » và 4 câu dưới là bài TT theo phép Niêm « xen kẻ », giống hệt như bài thơ sau đây của cụ Nguyễn Du :
ÐỘC TIỂU THANH KÝ
(Niêm : TT trên có đôi – TT dưới xen kẻ) Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư Cổ
kim hận
sự thiên
nan vấn
Phong
vận kỳ
oan ngã
tự cư
Bất
tri tam
bách dư
niên hậu
Thiên
hạ hà
nhân khấp
Tố Như.
Nguyễn-Du Còn đây là một bài chính thống của thi gia đời Đường cũng theo phép Niêm ấy :
ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN
(Niêm : TT trên có đôi – TT dưới xen kẻ) Lệ tận giang lâu vọng Bắc quy Điền viên dĩ hãm bách trùng vi Bình vô vạn lý hà nhân khứ Lạc nhật thiên sơn không điểu phi Cô
chu dạng
dạng hàn
triều tiểu
Cực
phố thương
thương viễn
thụ vi
Bạch
âu ngư
phủ đồ
tương đãi
Vị
tảo Sam
Thương lãn
tức ky.
Lưu Trường Khanh Tiếp theo là vài bài bát cú của thi gia đời Đường dùng hai bài TT với Niêm ngược lại :
KÝ THÔI THỊ NGỰ
(Niêm : TT trên xen kẻ - TT dưới có đôi) Uyển khê sương dạ thính viên sầu Khứ quốc trường như bất hệ châu Độc liên nhất nhạn phi Nam độ Khước tiện song khê giải Bắc lưu Cao
nhân lũ
giải Trần
Phồn tháp
Quá
khách nan
đăng Tạ
Diễu lâu
Thử
xứ biệt
ly đồng
lạc diệp
Triêu
triêu phân
tán Kính
Đình thu.
Lý Bạch ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI
(Niêm : TT trên xen kẻ - TT dưới có đôi) Phượng Hoàng Ðài thượng phượng hoàng du Phượng khứ đài không giang tự lưu Ngô cung hoa thảo mai u kính Tấn đại y quan thành cổ khâu Tam
sơn bán
lạc thanh
thiên ngoại
Nhị
thủy trung
phân bạch
lộ châu
Tổng
vị phù
vân năng
tế nhật
Trường
An bất
kiến sử
nhân sầu.
Lý Bạch Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có một bài :
DĨ HÒA VI QUÝ
(Niêm : TT trên xen kẻ - TT dưới có đôi) Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu Làm chi cho có sự đôi co Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn Ðấy rằng đấy phải đấy không thua Duật
nọ hãy
còn đua
đến bạng
Lươn
kia hầu
dễ kém
chi cò
Chữ
rằng : Nhân
dĩ hòa
vi quý
Vô
sự thì
hơn khỏi
phải lo.
Nguyễn-Bỉnh-Khiêm Và đây là những bài bát cú của thi gia đời Đường dùng hai bài TT trên và dưới đều theo phép Niêm « xen kẻ » :
CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH
(Niêm : TT trên xen kẻ - TT dưới xen kẻ) Chước tửu dữ quân quân tự khoan Nhân tình phiên phúc tự ba lan Bạch thủ tương tri do án kiếm Chu môn tiên đạt tiếu đàn quan Thảo
sắc toàn
kinh tế
vũ thấp
Hoa
chi dục
động xuân
phong hàn
Thế
sự phù
vân hà
túc vấn
Bất
như cao
ngọa thả
gia xan.
Vương Duy ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ
(Niêm : TT trên xen kẻ - TT dưới xen kẻ) Đỗ Lăng hiền nhân thanh thả liêm Đông Khê bốc trúc tuế thời yêm Trạch cận thanh sơn đồng Tạ Diễu Môn thùy bích liễu tự Đào Tiềm Hảo
điểu nghinh
xuân ca
hậu viện
Phi
hoa tống
tửu vũ
tiền thiềm
Khách
đáo đãn
tri lưu
nhất túy
Bàn
trung chi
hữu thủy
tinh diêm.
Lý Bạch Ngoài việc dùng phép Niêm khác nhau cho hai bài TT trên và dưới, thi gia đời Đường còn chấp nhận dùng hai bài TT trên và dưới theo Luật Bằng/Trắc khác nhau :
VĂN LÂN GIA LÝ TRANH
(Luật : luật Trắc TT trên - luật Bằng TT dưới) Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan Sầu nhân ỷ nguyệt tứ vô đoan Hốt văn họa các Tần tranh dật Tri thị lân gia Triệu nữ đàn Khúc
thành hư
ức song
nga liễm
Điệu
cấp giao
liên ngọc
chỉ hàn
Ngân
thược trùng
quan thính
vị tịch
Bất
như miên
khứ mộng
trung khan.
Từ An Trinh Thơ Nôm của ta cũng có một bài :
HÀ TIỆN
(Luật : luật Bằng TT trên - luật Trắc TT dưới) Giàu thì ba bữa khó thì hai Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy Nón đổi lá ngoài quần đổi ống Dép thay da mặt túi thay quai Dặn
vợ có
cà đừng
gắp mắm
Bảo
con bớt
gạo bỏ
thêm khoai
Thế
gian mặc
kẻ cười
hà tiện
Ta
chẳng phiền
ai chẳng
lụy ai.
Nguyễn-Minh-Triết Những bài thơ không theo dải số 1-8 2-3 4-5 6-7, ghi ra trên đây, đều không có khuyết điểm nào cả về âm điệu, mà có khi còn trội hơn, tùy theo lỗ tai « thẩm âm » của mỗi người.
Như bài Hà tiện trên đây, theo tôi câu «
Dặn vợ có cà đừng gắp mắm » rất là nổi bật, tác dụng của nó như một « transposition » (đổi ton) trong một bản nhạc, làm người nghe cảm thấy thích thú hơn nhiều.
Cũng như trong bài DHVQ lập lại dưới đây, câu «
Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn » làm cho nhạc thơ bốc lên, ý nghĩa của câu hóa ra « hùng biện » hơn là theo phép Niêm hoà hoản của dải số 1-8 2-3 4-5 6-7.
DĨ HÒA VI QUÝ
(Niêm : TT trên xen kẻ - TT dưới có đôi) Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu Làm chi cho có sự đôi co Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn Ðấy rằng đấy phải đấy không thua Duật
nọ hãy
còn đua
đến bạng
Lươn
kia hầu
dễ kém
chi cò
Chữ
rằng : Nhân
dĩ hòa
vi quý
Vô
sự thì
hơn khỏi
phải lo.
Nguyễn-Bỉnh-Khiêm Sở thích của mỗi người mỗi khác. Đây chỉ là ý kiến riêng. Có thể xem nhiều chi tiết hơn trong bài « Gánh Vàng Đem Đổ Sông Ngô » link :
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=279631 )
Thân chào Đồng Lão.
Lá chờ rơi
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.02.2008 18:31:50 bởi lá chờ rơi >