Logic !

Tác giả Bài
Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
Logic ! - 09.07.2007 17:57:44
1.

- Mùa hè rồi nhỉ
- Ừ, hè rồi.

- À, sắp hết hè rồi mới đúng
- Ừ, sắp hết rồi.


- Dường như em không được vui thì phải
- Làm sao anh biết cá có vui hay không?
- Phải rồi, anh biết chứ, căn cứ vào suy luận logic mà
- Cá thì liên quan gì đến logic?

- Này nhé, giả sử nước trong xanh ngọt lành, thức ăn đầy đủ
- Ừ, thế thì liên quan gì đến logic ?
- Lại nữa nhé, lúc đó cá chắc hẳn là khỏe mạnh chứ chả không à
- Ừ, nhưng vẫn không liên quan gì đến logic?
- Thì chẳng phải khỏe mạnh ắt sẽ cảm thấy thơ thới cả người không nào.
- Ừ, logic ở đâu chứ?

- Này nhé, ngược lại nước đục ngầu, bẩn và thức ăn thiếu thốn
- Ừ, có liên quan gì đến logic sao?
- Lúc đó hẳn là Cá thiếu thức ăn đến bị đói chứ chẳng chơi
- Rõ, rồi có logic ư?

- Hẳn rồi
- Ừ hẳn rồi.

- Dường như ai cũng thích đặt câu hỏi ?
- Và em chán ngán phải trả lời những thứ đại loại thế.
- Áo đỏ đẹp quá !
- Ừ, đồ mới đấy
- Mũ cũng đỏ luôn nữa chứ !
- Chuyện, phải đủ bộ mà
- Dường như nó không được mới thật sự thì phải ?
- Thì rõ rồi, bộ này mua năm ngoái đấy, rẻ lắm
- Thế sao nói là đồ mới ?
- Có phải là lần đầu thấy em diện bộ đồ này không nào
- Thì sao, liên quan gì tới chuyện em mua hồi năm ngoái
- Logíc thế còn gì
- Ừ nhỉ !
 
 
2.

- Mở Webcam lên đi
- Ừ, vậy phải đãi em một món mới được chứ?
- Phải rồi, có ngay đây, món này được đấy đúng không?
- Ừ, nhưng anh trở lại đi
- Cần thiết thế không?
- Rõ cái nhà anh này, lại chả không cần sao?

- Thế nào?
- Xa quá chứ sao?

- Xa thì liên quan gì?
- Ngớ ngẩn thật, xa thì món ăn nguội cả chứ gì
- Ừ phải nhỉ
- Lại không à, em ghét đồ nguội.

- Thế sao lại không hâm nóng lên
- Chả cần, hâm lại đồ sẽ không ngon nữa
- Ừ nhỉ
- Logic thế mà còn hỏi sao?

- Thế nhưng cần gì quay lại?
- Tại sao không cần chứ
- Thì logic mà
- Logic ra sao?
- Chẳng có ai ở trong nhà rồi lại bảo "Quay về nhà đi" bao giờ
- Phải rồi

- Thế nick là gì ?
- Bí mật mà
- Nói đi mà, rồi em bật Webcam lên cho
- Cần phải dụ dỗ người ta thế không?
- Phải mà, nói đi
- Ừ, là thế này..thế này..
- À, phải rồi 62 bài hả
- Ừ.

- Cơ mà thấy toàn xóa với xóa thôi đấy
- Thì dở tệ, không xóa để làm gì?

- Làm nick mới đi anh
- Dưng mà nick gì giờ?
- Hay là thế này, em làm nick mới đi
- Cơ mà anh thích nick nào mới được chứ
- Nick gì chẳng được, lắm chuyện
- Ừ

- Sarang được không?
- Được mà
- Anh biết nghĩa là gì không?
- Không
- Yêu
- Yêu? Yếu?
- Yêu
- Ừ yêu.
  
3.

- Rồi đó
- Ừ
- Này là user, này là password..
- Được đấy, đăng ngay nhé
- Ừ, cơ mà đăng ở đâu chứ
- Đâu chẳng được, nhiễu thật.


- Rồi đấy, đọc thử coi sao
- Ghét nhờ
- Ô hay
- Hay nhỉ?
- Chứ lại không à, trời mưa mà
- Trời không mưa, không nắng, có ô sao lại hay?
- Vẫn cứ hay như thường
- Không logic tí nào cả
- Rõ là có đấy chứ
- Có người ta bảo hâm thì logic thật
- Bậy nào
- Chứ gì nữa
- Này nhé, trời không mưa không nắng, có ô vẫn logic như thường đấy
- Logic ra sao?
- Kệ trời mưa hay nắng, có ô thì em mới có công việc tốt với tấm bằng tệ

- Cơ mà em ở nhà rồi việc cũng chẳng tốt
- Thế mới phải đi.


- Dường như phở ngon hơn cơm
- Chuyện, rõ như ban ngày
- Cái gì rõ như ban ngày?
- Phở với cơm chứ gì.

- Nào đâu, phở hơn cơm chỗ nào?
- Có gì mà hỏi
- Sao chứ?
- Ai mà ăn mãi một thứ được?
- Có chứ
- Nhưng mà ít ra thì phở vẫn ngon hơn cơm
- Vẫn logic à?
- Chứ sao nữa
- Gì nào?
- Anh ăn cơm mãi chán rồi, đổi món chả phải hơn sao
- Ừ phải.
  
4.

- Sao, thấy gì?
- Ghét chứ gì
- Ghét sao?
- Cơ mà anh có vợ hay chưa?
- Tệ quá, nói bao nhiêu lần rồi còn không nhớ nữa
- Chết thật, em vẫn không quen được với suy nghĩ anh đã có vợ
- Thế sao?
- Đã không quen, thôi thì quên luôn vậy.
- Tùy.

- Đây nhé
- Cái gì đây?
- Thì chờ đã, gấp làm gì thế
- Có hiểu gì đâu chứ
- Thì là Webcam chứ gì, nào thấy chưa chứ?
- À, rồi, rõ là thấy hiển nhiên đây, quả là tuyệt vời.

- Cơ mà sao em lại quên chuyện anh có vợ nhỉ, trí nhớ em đâu tệ thế?
- Em cố tình quên đấy
- Sao nhỉ, khó hiểu thật
- Có gì chứ, logic mà
- Logic?
- Anh đã có vợ, ai dám nói chuyện với anh?
- À
- Logic chưa ông tướng?
- Ừ, rõ là logic còn gì

- Dưng mà quên tai hại lắm
- Sao cơ?
- Logic nữa đấy
- Thế à
- Thì cơm phở lẫn lộn, lộng giả thành chân thì mệt em chứ gì.

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Logic ! - 11.07.2007 11:33:21
- Anh tham gia thị trường CK từ khi nào?
- Cũng mới thôi, chừng vài tháng
- Trong khoảng thời gian đó, anh đánh giá TTCK Việt Nam ntn?
- Có gì mà đánh giá chứ
- Sao không?
- Bởi vì không đánh giá được
- Tại sao lại thế?
- Có tí kiến thức nào đâu, đánh giá làm sao được

- Vậy tại làm sao mà anh thắng liên tục trong nhiều phiên giao dịch gần đây với việc nắm trong tay mấy loại CP thuộc dạng Blue Chip khối lượng lớn?
- Ăn may thôi mà
- Anh nghĩ đó là ăn may thôi sao?
- Lạ nhỉ, chẳng lẽ lại có thể khác được chăng
- Xem ra anh đang chơi trò phiêu lưu?
- Không hề
- Xem ra không được logic cho lắm, anh đã nói là không có kiến thức về TTCK mà?
- Chứ gì nữa, nhưng tôi có cái khác khắc phục lại
- Anh có thể bật mí được chăng?
- Tưởng gì chứ, chuyện này thì được, khó gì
- Là gì thế?
- Vốn lớn và quan hệ tốt, thêm vào là nắm được thông tin ruột
- Nhiều người cũng có vốn lớn và quan hệ tốt, cớ sao họ không thành công như anh?
- Bởi vì họ thiếu nguồn thông tin sớm nhất chứ gì.


- Ây dà, trời nóng quá
- Thì rõ rồi, tháng 6 chả chảy mỡ ra à !
- CP của Cty X giảm mạnh quá, không bán tống bán tháo thì chết cả nút
- Ngu à
- Ngu sao, lạ nhỉ, mấy phiên gần đây anh chả thấy gì à
- Có thấy
- Chứ sao lại bảo tôi ngu
- Có gì mà lại chẳng ngu chứ, đợi vài hôm nữa nó lại tăng thôi, lại còn tăng mạnh ấy chứ
- Không có khả năng, thị trường dạo này ảm đạm lắm
- Giữ lại đi, còn khả năng thì mua thêm vào, nhất định sẽ đẻ ra tiền
- Nhất định là không có khả năng mà
- ...
... CP của Cty X tăng kịch trần, mức giá hiện tại là...
... CP của Cty X tăng kịch trần, mức giá hiện tại là...
- ...
- Đó, kịch trần
- Sao lại thế chứ, rõ ràng là không có khả năng mà !

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Logic ! - 15.07.2007 19:44:50
Say...
 
   Uống đi, uống, uống cho quên
Say đi, say, say nữa say mềm thì thôi
Biết bao giọt đắng lên môi
Còn cay còn mặn đã rồi thú không
Đêm nay trăng ửng má hồng
Dáng đào phai tận chờ trông ích gì.

Đêm nhạt dần những ánh đèn phố thị hoang mang. Giữa thời khắc quỷ ma vần vũ có hai gã đầu xanh lê la dọc con đường thâm u lạc lõng. Chúng uống, những ai nhìn thấy cách thức mà chúng uống đều có thể nghĩ ngay rằng chúng là quỷ, bởi chỉ có quỷ mới có cách uống ấy, uống đến say chết thì thôi.

Chung quy lại, chúng vẫn không say, có lẽ cái say chưa đến và chúng vẫn cứ uống để chờ đợi. Cái thứ chất lỏng vừa cay nồng, vừa như có chút mằn mặn pha lẫn với những vị đắng của ảo vọng dẫn dắt. Chỉ còn đêm nay thôi, hà cớ gì lại không túy lúy một phen dù rằng trước đó chúng đã bao bận ngất ngưởng thiên hạ. Chúng cứ uống, uống như thể sợ rằng tình bằng hữu mai đây sẽ chẳng có cơ hội để tương phùng lần nữa.

Sớm mai thôi, còn mấy thời gian? Chúng sẽ mỗi người một nơi, kẻ ở người về, đắng lắm thay? Vẫn biết không có cuộc vui nào không tàn, chẳng có hội ngộ nào mà không có phân ly, nhưng chúng vẫn buồn, nỗi buồn như chất chứa từ biên hoang quan tái kéo dài đến nơi đô thành phồn hoa, như những cơn mưa vượt qua bao sông suối ra đại dương vời vợi.

Vừa huyên thuyên ôn lại những kỷ niệm lấm lem chung đụng, vừa rệu rã vươn vai cho những khớp những cơ tắm mình trong men, chúng không nói bằng lời, bằng những tiếng lách cách đều đặn của chén bát, bằng những vệt khói vụt qua của những chiếc xe ăn sương thi thoảng bắt gặp.

Cuối cùng, xem ra không chịu đựng được nữa, chúng đã phát thoại, những kẻ bàng quan dù có nghe ra cũng không thể hiểu chúng đang nói đến cái thứ gì, nói về ai, nơi nào...

- Về chưa hẳn là không hay, ở chưa hẳn là không tốt.
- Nhưng cơ mà vẫn phải về, quyết định thế đi.

- Được rồi, thế nhưng .... sẽ thế nào đây?
- Còn làm sao, thế nào nữa. Ít ra cô ấy cũng đã lựa chọn cho mình con đường đi.

- Vậy được, cứ về, làm thày giáo có gì không hay đâu, ít ra thì vẫn còn khá hơn ngày ngày phải hứng nắng đón bụi hết đầu phố cuối ngõ như hiện nay.
- Có sao đâu, thế mày thì sao?

- Thật tâm mà nói, tao chẳng thể làm khác rồi. Có lẽ cứ nán lại để xem có thể cứu vãn được gì không mà thôi, dẫu biết gần như không có hi vọng
- Vậy đi, chúc mày may mắn.

Cuộc vui nào cũng tàn.
Uống mãi rồi cũng phải say..
Tuy không say chết, cũng say đến trời nghiêng đất lệch.

Lẹo vẹo đi, về !


 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Logic ! - 18.07.2007 14:29:38
Người lữ khách thả mình vào dòng gió mơn man lạnh của tiết thu biên tái. Cảm khái với không gian và thời gian từng nốt nhạc trầm buồn một cách chậm rãi như than van như tiếc nuối một số phận chợt ẩn chợt hiện, rồi bất ngờ bật ra như không thể kìm nén... Cô đơn trong heo may, dường như từng làn heo may như hoá thành từng sợi máu chạy rần rần trong huyết mạch, dịu mà tê, đến tê tái. Cảm giác được nâng lên thành bức tranh sầu lắng đọng lại trong tim khách thơ mẫn tiệp, heo may đã lạnh, thêm từng làn hơi sương lam như phảng phất càng thêm lạnh. Bốn bề, từ gió, từ sương, từ cảnh cô độc thê lương đã làm không khí trở nên lạnh lẽo thê lương, nhưng đó chưa thấm gì với cái lạnh trong lòng, cái bất chợt hiện bởi xa vắng gần như vô vọng..."Như nhớ thương ai chùng tơ lòng"..

Khách cô độc, heo may, sương lam...Một con thuyền lờ lững thả trôi theo dòng nước trở về với ký ức buồn sâu lắng, nhớ ai thương ai mà buồn thế, buồn đến không tự chủ được mình? Máu cứ chảy trong huyết quản một cách lặng lẽ hay cũng lững lờ như con thuyền trên sông nước? Hay nỗi nhớ năm tháng nào chợt hiện trong nhớ thương trầm vắng, tơ lòng đã trùng lại với nỗi nhớ kia, hay cả không gian và thời gian như ngừng thở, cả cỏ cây hoa lá, cả con thuyền nhớ thương kia? Tiếng gió vi vu của cây với gió ấy dường như cũng xuất phát từ cõi mơ, cõi mơ nơi nào xa lắm, từ mãi nơi kia trở lại để hoà cùng nhịp nhớ nhịp thương này?

Thuyền ơi trôi về đâu trên con sông thương nhớ này? Thương nhớ bắt nguồn từ đâu để đưa thuyền về bến đỗ? À kia, từ cái nơi đôi tình nhân từng hẹn hò tình tự, từ những trắc ẩn mộng mị xa xưa...để rồi qua thời gian con thuyền mơ chợt hiện trong khoảng vắng của ký ức, trước toạ hoá sầu thảm của thiên nhiên hay tâm tư này. Đã biết là mơ thì lời gió than van ai oán sẽ chỉ vờn qua chiều vung vẩy của tàn cây buồn ngơ ngác.

Biết là mơ thôi, tiếc thương mong nhớ từ trắc ẩn làm sao đong đếm, con sông thương nhớ nào có thể lường vạch nông sâu? Biết là mơ thôi, buồn sao là buồn, thì thôi thuyền ơi đừng mong trở lại. Mà không bến thì cứ lờ lững trôi, trôi theo dòng thương nhớ như lục bình sống trên mặt nước, nở hoa khoe sắc rồi tàn héo theo thời gian... Ôi thê lương, ôi buồn !

Làm sao về bến mơ, làm sao về bến mơ? Làm sao đảo ngược thời gian trở lại khung cảnh cũ ngày nao, làm sao lật tung không gian để buồn vương không còn níu giữ...Chỉ đành, lướt theo chiều gió, trôi trên sông thương, trong đêm thâu chấp nhận cảnh cô lẻ tịch liêu..lạnh vắng tâm hồn !



Con Thuyền Không Bến

(Sáng tác: Đặng Thế Phong)
 
 


Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng

Trong cây hơi thu cùng heo may
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn
Ai oán thương ai tàn mơ màng

Lướt theo chiều gió
Một con thuyền, theo trăng trong
Trôi trên sông thương,
nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến

Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông thương,
nào ai biết nông sâu?
Nhớ khi chiều sương,
cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương,
thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng

Bến mơ dù thiết tha,
thuyền ơi đừng chờ mong
ánh trăng mờ chiếu,
một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la,
thuyền mơ bến nơi đâu.
 
 
 

 

 

la boi
  • Số bài : 125
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.05.2007
RE: Logic ! - 19.07.2007 02:05:10

Bến mơ dù thiết tha,
thuyền ơi đừng chờ mong
ánh trăng mờ chiếu,
một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la,
thuyền mơ bến nơi đâu.

 
 
Thuyền lạc bến mơ, biết đâu là bến, biết đâu là bờ. Con nước ơi, xin nhẹ đưa ta đi. Trăng huyền ơi, xin soi tỏ dùm ta. Lỡ giấc mộng vàng, xin đành như cánh lục bình tím long đong phận mình. Xin như ánh trăng vở trên sông sâu, trăng một đời u hoài soi bóng cô đơn.
 
Thuyền một đời trôi theo dòng không mong tìm được bến xưa. Rời xa bến thể đêm đêm vẫn mộng. Lưu luyến mối tình câm chỉ biết tỏ cùng trăng, cùng gió.
 
Phận mong manh, đời mong manh, tình mong manh. Bến mơ nơi nao? Thuyền trôi nơi nao?....
 
 
 
Ps. Lá bối mạn phép vào nhà Asin lưu đôi dòng, vì bài cảm nhận con thuyền không bến làm lá bối thật sự xúc động. Xin thứ lỗi cho Lá bối.

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Logic ! - 20.07.2007 15:57:58
To: Laboi
Cảm ơn đã ghé đọc và để lại vài cảm nhận
 
 
 
 
Từ  trà đá tới nhận định về văn học nghệ thuật thế hệ mới !
 
 
 


Những năm tháng còn là sinh viên, ắt hẳn không ít người từng quen với những quán cóc - trà đá, nhân trần, thuốc lá, thuốc lào...Không ai biết, quán cóc có tự khi nào, bắt đầu ở đâu, nhưng chắc có lẽ chỉ ở Việt nam thì người ta mới bắt gặp nhiều như vậy. Từ trong hẻm ra đường phố, từ ven đô tới nội thành, từ nông thôn tới thành thị ở đâu cũng có thể thấy những quán cóc, với muôn hình vạn trạng, tuy nhiên tất cả đều có một đặc điểm chung là đơn sơ, giản dị. Một ấm trà, một bao thuốc, vài cái bánh hay phong phú hơn là thêm mấy loại hoa trái thời vụ.
Nhớ lại, ai đã từng đọc Nguyễn Tuân hay Thạch Lam thì sẽ thấy đâu đó những quán cóc như vậy, ấy là những năm 30 của thế kỷ trước đã có, mà có lẽ quán cóc xuất hiện trước đó lâu lắm rồi. Ai đã từng nghe qua bài hát "Cô hàng nước" thì sẽ hiểu là quán cóc xuất hiện bất cứ đâu. Từ gốc đa đầu làng, cạnh các đình chùa miếu mạo, rồi nhà thờ...đều thấy có.
Ngày nay, ở các thành phố lớn của cả nước, chỉ cần bước chân ra khỏi nhà ta sẽ gặp ngay la liệt những quán cóc như thế, rất bình dị. Không nói thì chắc ai cũng có thể hiểu mức độ phổ biến của quán cóc trong xã hội ngày nay, những quán cóc như thế chủ yếu phục vụ tầng lớp bình dân. Chỉ 500 đồng bạn đã có ngay một cốc trà đá mát rượi, đủ đáp ứng cuống họng khô rát bỏng lúc trưa hè, một chén trà nóng đủ làm ấm giọng vào tiết giá mùa đông.
Quán cóc, là nơi tụ hội của rất nhiều luồng thông tin nói chung, cách nghĩ nói riêng, và đặc biệt cũng là nơi ta có thể góp nhặt những mảnh vụn của cuộc sống. Tại sao nói như vậy? Bởi nơi đây là một nơi bình dị, bạn có thể gặp rất nhiều loại người, từ nông dân, cửu vạn, xe ôm, người buôn bán nhỏ, trí thức, học sinh sinh viên...Và như vậy, nơi đây trở thành trung tâm điểm của vô vàn vạn mớ những câu chuyện trên trời dưới biển sau những cuộc trà dư tửu hậu.
Nhớ lại, khi còn là sinh viên, tôi với một vài người bạn cũng thường kéo nhau xà vào mấy quán cóc như thế, chúng tôi thường gọi bằng cái tên thân mật "Quán trà đá". Bất kể là mùa đông hay mùa hè, bất kể là trời mưa hay nắng, là trước hay sau khi tan lớp chúng tôi đều lấy nơi đây là "Đại bản doanh" để tán gẫu, để trao đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống. Trong nhóm bạn, có một người để lại trong tôi ấn tượng rất đậm nét, đó là bất kể thế nào khi ngồi xuống là gọi ngay một cốc trà đá và tợp liền một hơi cho đến khi chỉ còn lại nửa, trong khi cả bọn chúng tôi chỉ uống từ từ...Khi hỏi tại sao lại làm như thế, anh ta trả lời: "Tại sao phải tỏ ra từ từ tốn tốn trong khi đang khát đến cháy cả họng?". Lúc đó, hầu hết bọn chúng tôi đều không mấy quan tâm đến việc đó, nhưng giờ đây sau vài năm, khi đã ra trường, mỗi đứa có một công việc, một cuộc sống riêng thì tôi mới nhận ra, đó cũng là một triết lý sống.
Đúng thế thật, mỗi người đều có một quan điểm sống, một nhân sinh quan khác nhau và ai cũng phải lo toan với cuộc mưu sinh và tồn tại dưới nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt...Tôi rất lấy làm tâm đắc với câu trả lời của anh bạn tôi, có thể nói chính câu nói đó đã làm tôi hiểu thêm rất nhiều về chính bản thân anh ta. Không ít người trong số nhóm bạn tôi năm ấy giờ đã thành đạt, đã là ông nọ bà kia, và con đường tương lai của họ cũng rất rộng mở..có lẽ đó là thành quả của rất nhiều nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của bản thân mỗi người, điều đó không có gì phải bàn. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây khi kể lại về "Câu trả lời" của anh bạn tôi, đó là tư tưởng và nhận thức cuộc sống qua lời nói, qua cử chỉ hành vi mỗi người để từ đó nhận thức đúng đắn hơn về bản chất của sự việc và con người.
Khi tham gia vào các diễn đàn văn học nghệ thuật, tôi được đọc không ít những bài viết rất có giá trị của các tác giả khác nhau. Từ những bậc lão thành, những cây đại thụ của văn học nghệ thuật từ cổ chí kim, đến những tác giả mới nổi hiện nay, từ khắp các châu lục trên thế giới bao gồm cả đông - tây - nam - bắc. Gần đây, giới văn học nghệ thuật đã có những biến đổi lớn kể cả về tư tưởng và biểu đạt của thi ca nghệ thuật, đặc biệt là giới trẻ mà đại diện là những nhà văn, nhà thơ ở thế hệ 8x, 9x....Bởi vốn kiến thức ít ỏi về văn học nghệ thuật, nên không dám có những nhận xét mang tính chuyên môn về những gì đã đọc của thế hệ mới này, tuy nhiên tôi có thể cảm nhận rằng, giới trẻ hiện nay đang và sẽ có những tác phẩm có thiên hướng như "Câu trả lời" của anh bạn tôi đã nói ở trên.
"Tại sao phải tỏ ra thế này, trong khi ta đang ở trong một thế khác? " Dường như, đó là sự vạch trần lưng áo cho người đọc hiểu thêm, hiểu rõ hơn về cái mà họ viết, họ muốn độc giả tiếp cận và hiểu một cách xác thực hơn...Có những điều, những sự việc, dữ kiện thực tế của cuộc sống mà những lớp nhà văn, nhà thơ trước họ không nói, không viết, không đề cập tới, hoặc có đề cập nhưng cũng chỉ mang tính điểm xuyết và ý nhị vì một lý do lịch sử hay chủ quan nào đó.
Gần đây, tôi cũng có điều kiện gặp gỡ và nói chuyện với vài người khá nổi, có thơ đăng trên các tạp chí văn học, cả trên văn học truyền thống và văn học mạng, điều này giúp tôi hiểu hơn về sự chuyển mình trong cả tư duy và thể hiện của thế hệ các nhà văn nhà thơ trẻ thuộc thế hệ 8x, 9x hiện nay. Một trong số những người đó có nói "Tôi chẳng ngại gì cởi trần truồng chạy tênh hênh ngoài phố trong một lúc hưng phấn nào đó" - Xem ra có vẻ điên, nhưng đó chỉ là một cách nói, ý rằng những tác giả trẻ, thế hệ trẻ ngày nay, họ có thể bộc lộ sự trần trụi của cuộc sống qua những trang viết của họ mà chẳng ngại ngần điều gì. Có lẽ, đây đúng là phong cách của thế hệ 8x chăng?
Người đọc có thể hiểu những trang viết của họ theo nhiều khía cạnh, nhiều cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào nhận thức của họ. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng trong số không ít những người làm nghệ thuật thuộc thế hệ 8x, 9x.. còn có những khuyết điểm không thể tránh khỏi, đó là bị cuốn theo trào lưu "Hiện thực trần trụi". Họ nói, họ làm, họ viết theo sự ảnh hưởng của trào lưu này, bởi vì họ hiểu sai hay cố tình hiểu sai ý nghĩa đích thực của "Hiện thực", bởi vậy có không ít những thứ gọi là "Rác bẩn" của nghệ thuật. Họ cố tình tạo ra những tình tiết, những hoạt cảnh để hầu làm gây "Sốc" để được người ta biết đến, cầu mong sự nổi tiếng...%.
 
 

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Logic ! - 09.08.2007 14:44:16
Những miền ký ức dội về !



1. Tự do trên lưng trâu

Năm đó đã qua lâu rồi, nhưng cơ bản những ký ức vẫn còn âm thầm chảy mãi trong tiềm thức, dù rằng cả những ngoan cố nhất không thay đổi hay miễn nhiễm với thời gian và ngoại cảnh cũng đã thay đổi. Ký ức vẫn âm thầm chảy mãi trong tiềm thức...

Lần đầu biết rung động trước một vẻ đẹp, dù không thể định nghĩa thế nào là đẹp, căn bản cái đẹp không có một khuôn mẫu thống nhất và cố định nào, căn bản cái đẹp là sự tùy biến của tâm trạng và sinh lý thời gian.

Lần đầu được cảm nhận sự tự do kỳ thú, trước một hỗn độn thiên nhiên, thứ mà lúc đó tôi không thể đánh giá một cách rõ ràng như bây giờ. Vùng trời rất rộng, vửa rộng lại vừa cao, như ngút ngàn tầm mắt. Đó là lúc giữa sáng, hẳn nhiên là có thể ước chừng tám hay chín giờ gì đó, buổi sáng trong lành giữa một vùng không gian rộng lớn bao la đối với một đứa trẻ mười lăm tuổi. Vẻ đẹp vừa bình dị vừa mộng mơ, những cánh diều chập chờn chao lên đảo xuống như đùa giỡn, như quấn quýt lấy những cánh tay mềm mượt của cơn gió lúc đầu thu. Cả một vùng cánh đồng mênh mông trước vụ mùa như tràn ngập bởi tiếng cười nói, chọc ghẹo chí chóe của những đàn lũ trẻ con, lũ trẻ chăn trâu chăn bò...

Mười lăm tuổi, tôi cũng giống như bao đứa trẻ khác trong làng, cũng quắt queo, cũng đen nhẻm và bẩn thỉu như ma lem, cũng những trò nghịch dại mà lúc đó không thể nghĩ rằng đó là một sự dại dột. Chúng tôi, tôi và một nhóm vài đứa cùng thôn, thường thường thì chúng tôi hay tụ tập nhau thành những ba đến bảy đứa, rong ruổi trên lưng những con trâu của hợp tác xã, nói là của hợp tác xã ấy vậy mà hầu hết thời gian trong cuộc đời chúng sống trong những gia đình như gia đình chúng tôi, bố mẹ chúng tôi nhận về nuôi giẽ. Vào thời ấy, cái lối nuôi giẽ đã là một phát kiến vĩ đại của Đảng, có sự chỉ đạo từ trên xuống, từ trung ương tới địa phương, trâu bò được phân về cho từng gia đình nuôi và chăm sóc, trong vòng vài năm nếu có sinh sản thì gia đình ấy sẽ được quyền sở hữu những lứa sau còn thì vẫn thuộc quyền sở hữu công. Bọn chúng tôi dường như thân thiết với lũ trâu bò ấy, chúng tôi chơi đùa, tắm táp và chăm sóc chúng như chăm sóc những đứa em, có lẽ đấy là vấn đề ý thức được tích lũy từ thế hệ trước, thế hệ cha anh chúng tôi.

Mỗi khi, không thường xuyên, bọn chúng tôi cũng bỏ học, bây giờ thì có một từ hoa mỹ hơn là cúp tiết, tụ tập chơi trò đánh trận, mỗi đứa cưỡi lưng một con trâu, lấy những cây muồng muồng dại làm cờ, lấy thân cây ngô sau mùa thu hoạch làm gươm giáo, lấy lá chuối làm khiên, cũng xung phong như những vị tướng trong lịch sử...Nhìn những đứa bé chúng tôi trên lưng những con trâu mộng, nghĩ lại rất hài hước, nhưng lúc đó chẳng ai có thể nghĩ gì khác hơn là nhìn thật oai phong hùng dũng.

Mãi tới sau này, dù rằng cũng không ít lần về quê, lại vẫn cưỡi trên lưng trâu, vẫn là cánh đồng với khoảng không mênh mang nắng gió, vẫn những cánh diều chao nghiêng trong sắc thu, tôi không thể tìm lại cái tôi lúc ấy, cái tôi vô tư trong sáng, cái tôi lần đầu biết cảm nhận khoảng không tự do tự tại ấy nữa...

Thời gian đã trôi qua, không có gì có thể mãi giữ lại một hương dạng cũ, như dòng sông chảy mãi không ngừng ngay khi đã đổ ra biển
 
 

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Logic ! - 09.08.2007 21:29:25
Những miền ký ức dội về !


2. Nhận thức cảm tính



Ấy vậy mà, đã trải qua mấy mùa đông, đàn trâu đã có sự đóng góp của nhiều thành viên mới. Lũ trẻ chúng tôi cũng đã có sự khác biệt trông thấy, tản mác và không thường tụ tập như trước nữa, mỗi mùa đông lại dần thiếu vắng bớt đi những chiếc nùn rơm lúi cúi nướng khoai móc trộm bên những nấm mồ mới xây của bãi tha ma đầu làng. Lũ trẻ chúng tôi đã khác, về dạng hình, về ý thức và đương nhiên bắt đầu trở nên có nhân cách hơn, nhân cách ở đây hẳn là sự bớt bồng bột với những trò dại dột lúc trước, ít trốn học hơn, thường có những khoảng thời gian mơ hồ như tư duy vậy.

Mười bảy tuổi, lũ trẻ chúng tôi đã trưởng thành hơn, ít nhiều cũng biết suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống, về hoàn cảnh và nhất là có định hướng về cuộc sống tương lai.

Mười bảy tuổi, trong số lũ trẻ chúng tôi, cũng có vài đứa tiếp tục học lên cấp ba, trong đó có tôi, còn lại phần lớn phải từ bỏ ước mơ đèn sách tạm thời để lo lắng cho kinh tế gia đình. Có đứa ở lại làng làm nông dân, có đứa phải ra thành thị làm phu phen, có đứa lại vượt cả ngàn cây số kiếm sống nơi đất lạ. Vì vậy, lũ chúng tôi đã có sự thay đổi khác biệt nhau, về suy nghĩ, về tư duy, và hơn thế là về nhận thức và quan niệm xã hội.

Mười bảy tuổi, tôi bước vào năm thứ hai trung học, vừa phải lo lắng chuyện cơm áo cùng bố mẹ, vừa phải tập trung cho việc bài vở, nên không có nhiều thời gian để gặp gỡ cùng nhau nữa. Không biết có phải tôi có duyên với các môn khoa học tự nhiên hay không, nhưng bất kể thế nào, dù lúc này hay lúc khác, dù chăm chỉ hay lười biếng thì điểm những môn ấy cũng tương đối cao. Còn lại, những môn khoa học xã hội thì ôi thôi, thật quá tệ, đến mức dường như chưa bao giờ tôi đạt được quá con số sáu của những bài văn.

Trong số gần chục môn học trung học, tôi đặc biệt thích thú với môn sinh, không biết trước đây ông bà tôi hay cha mẹ tôi có sự đam mê nào đối với môn này hay không, nói như vậy có nghĩa là thật sự không biết sự thích thú này có phải là do di truyền hay không mà tôi lại đam mê như thế. Ắt hẳn, tôi cũng đã tính đến chuyện sẽ thi vào một trường liên quan đến nó, Đại học Y hay Dược chẳng hạn. Mà cũng có lẽ, sự đam mê môn học này được truyền dẫn bởi lối giảng dạy thật sự cuốn hút tôi của cô giáo bộ môn, phải thú thật rằng cô còn rất trẻ, mới chuyển về trường tôi được hai năm, và đương nhiên là lúc đó cô chưa có chồng.

Cô Thắm, nói về nhan sắc, có thể lúc bấy giờ tôi chưa có ý niệm gì về cái gọi là đẹp, và chắc rằng tôi cũng không thể đưa ra nhận xét rằng cô đẹp như bây giờ nghĩ lại. Tuy vậy, ở cô toát ra vẻ thân thiện dễ mến tuyệt vời, có thể chính vì thế mà tôi có hứng thú để học và tiếp nhập những bài giảng của cô hơn, kết quả là điểm số môn học của tôi rất khá.

Một lần, cô giảng về sự giao tiếp của các loài, cô nói về cách thức nhận dạng và tìm kiếm mối liên hệ của những cơ thể sống trong quần thể, tôi thật sự thấy thích thú khi cô giảng đến chức năng của Feromon, cái mà được cho là mùi hương đặc thù hấp dẫn của giống cái. Thật không ngờ, đôi lúc tôi mường tượng rằng, sự thân thiện ở cô mà tôi nhận thấy cũng có mối tương quan mật thiết đến dạng vật chất đặc biệt đó, có khi cũng không chừng, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ mường tượng mà thôi.

Trong lớp tôi, về môn học hấp dẫn này, tôi luôn có điểm số cao nhất nhì, trong đó có sự cạnh tranh đầy tính lặng thầm giữa tôi và một cô bạn. Duyên, con gái của chủ tịch xã tôi, người nhỏ nhắn, có mái tóc dài và đen, phải nói là sẽ hoàn hảo nếu không có chỗ hơi xoăn lên như bị bò liếm. Lúc bấy giờ, thẳng thắn mà nói thì tôi không thấy có gì đặc biệt ngoài mái tóc đẹp, vóc dáng nhỏ xinh dễ nhìn và hơn cả là điểm số học tập cũng không nhường nhịn gì tôi. Điều làm tôi chú ý tới ở cô, đó là tính cạnh tranh lỳ lợm trong học tập, nói lỳ lợm thì xem ra cách dùng từ không hay, nhưng đích xác là thế, cô luôn bám đuổi tôi về điểm số, không kể môn học hấp dẫn này, mà trong hầu hết các môn học khác nữa.

Nhà Duyên ở đầu làng, làng hướng về phía bắc, nên được gọi là Bắc một, còn nhà tôi thì ở cuối làng nên gọi là Thôn hạ. Ngôi trường nằm ở ven đường tỉnh lộ, khoảng cách làng tôi tới trường ước chừng ba mươi phút đi bộ, ngày ấy làng tôi còn nghèo lắm, nên lũ học trò chúng tôi thường phải đi bộ chứ không được như bây giờ, do vậy tôi có điều kiện gặp Duyên nhiều hơn là chỉ ở trên lớp. Nhưng thường thì chúng tôi chẳng mấy khi nói chuyện với nhau nhiều, trừ những buổi tập văn nghệ mỗi dịp quan trọng nào đó.

Lần nọ, khi chia nhóm thảo luận về "Cách thức đánh dấu và quản lý lãnh địa" của côn trùng, tôi và Duyên ngẫu nhiên ở chung một nhóm. Một rừng không thể có hai hổ, cái suy nghĩ đầy háo thắng của tôi lúc bấy giờ đã thôi thúc tôi thuyết phục cô Thắm chuyển Duyên sang nhóm khác, hầu tạo nên sự cạnh tranh trong thảo luận. Chính vào thời điểm ấy, tôi chợt nhận thức rằng giữa tôi, bài vở và Duyên có một mối liên hệ phi thường nào đó, có là sự quyến rũ của feromon hay không thì tôi không chắc. Nhưng từ đó, tôi thường chú ý tới Duyên hơn, ở trường lớp, ở giữa đường, bất cứ khi nào có dịp. Dường như, giữa tôi đang có một dòng chảy nhu hoà nào đó thôi thúc, vừa thầm lặng, vừa nóng bỏng, và tôi như biến thành một cái gì đó khác tôi, đôi khi không thể điều khiển trí nhớ và thói quen thèm được hình dung ra một khuôn dạng êm đềm nào đó.

Tôi, và Duyên, giữa hai chúng tôi lúc đó thật sự chưa có một sự ràng buộc rõ ràng nào, hay nói đúng hơn chỉ có tôi muốn tạo nên một sự ràng buộc nào đó với Duyên, còn ngược lại tôi hoàn toàn không biết, và hẳn là lúc đó tôi cũng không nghĩ ra làm thế nào tôi lại rơi vào tình trạng đó. Kể từ đó, mỗi ngày tôi lại càng cảm thấy có một lực hút không thể cưỡng, lực hút ấy buộc tôi phải căng tai để nghe, mở to mắt để nhìn mỗi lúc có Duyên xuất hiện, trong một đám đông nào đó. Lúc bấy giờ, tôi cũng không có đủ trí khôn can đảm để tạo nên một hành động gây thu hút, mà chỉ có thể lắng nghe và theo dõi những cử chỉ và giọng nói của Duyên. Ngày càng lâu, đêm càng dài, và giấc ngủ thì ngắn đi. Giữa những giấc mơ chập chờn, tôi thường thấy lại những gì đã qua, đôi khi tôi còn cho phép mình hình dung ra những tình huống kỳ thú hơn là chỉ ngắm nhìn và im lặng lắng nghe ấy...Tôi, lúc đó đang bắt đầu cho một kỳ phát triển cả về tâm lý lẫn sinh lý, sự khởi đầu mới.

 

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Logic ! - 12.08.2007 13:44:50
Những miền ký ức dội về !
 
 


3. Mối tình đầu

 

Thế rồi, cuối năm ấy gia đình tôi chuyển vào vùng kinh tế mới, tôi không còn dịp gặp lại Duyên lần nữa dù chỉ là để gửi một lời chào. Cuộc sống vẫn cứ tiếp nối, thời gian vẫn cứ trôi dù bạn muốn hay không, và ai ai cũng có vô vàn thứ bận tâm cần lo lắng. Rời xa nơi chôn nhau cắt rốn, ai không đau lòng?, ai không tiếc nuối?,...
Mười bảy tuổi của tôi đã qua như thế, cái tuổi bắt đầu biết rung cảm trước những xung động của tự nhiên của tôi đã qua như thế. Nhưng những kỷ niệm lưu giữ vẫn ngày một phát triển, mức độ không quá nhanh, không quá chậm, đủ để biến tôi thành một chàng trai, đúng vào độ tuổi.

Cuộc sống mới bắt đầu với những bộn bề về nhà cửa, ruộng vườn, về những khoản thu nhập. Bố mẹ tôi trở nên bận rộn hơn, mà hầu như cả xóm mới cũng thế, xóm thành lập trong khu kinh tế mới thâu gồm đủ những người khắp các tỉnh vùng, từ nông thôn làng xã đến thị tứ phố phường. Có đôi khi, tôi cứ nghĩ, người ta đi kinh tế mới là do ở nơi cũ không thể phát triển được, nhưng không hẳn vậy, ở xóm mới, có nhiều gia đình thuộc dạng khá giả, có của ăn của để, nhưng người ta vẫn tới đây vì một nguyên nhân nào đó.

Nhà tôi, ngôi nhà được xây bằng gạch đỏ, những viên gạch công sức của mấy tháng trời nhào đất đóng khuôn, của những giọt mồ hôi hòa lẫn vào hồn đất, đẹp lung linh dưới ánh nắng, lúc ấy tôi nhận thấy, chỉ có cái đẹp bắt nguồn từ lao động mới lung linh và rực rỡ như thế, tôi yêu lao động biết nhường nào.

Nắng ở đây, kể ra gay gắt lắm, đến nỗi không ai dám ra đường vào giữa trưa kể cả đang có việc rất vội. Những tàu lá chuối cháy khô ngả màu bạc thếch, có cảm giác như nếu chỉ cần khẽ chạm vào là tan ra thành bột, hoặc chỉ cần một cơn gió hơi mạnh là sẽ tản mát đến không còn vết tích. Nếu là lúc này, thì quả thật nói ra sẽ bị cười vào mũi, bị gán cho cái mỹ danh khoác lác một tấc lên trời, ấy nhưng, vào cái thời khắc ấy thì đúng thế. Cũng có thể, do thiên nhiên khắc nghiệt quá mà người ta có hình dung thái quá lên không, chứ riêng tôi, người đã trải những bước chân trên nền đất đỏ nóng như than, rát bỏng ấy nghĩ vậy.

Ở đây, tôi phải đi bộ rất xa mới đến trường, có khi phải đến cả chục cây số chứ chẳng chơi. Bình long, lúc bấy giờ mới chỉ có một trường cấp ba ở huyện, cả một dải đất giáp lào, còn bạt ngàn là rừng, nhìn xa xa cứ như là cả một đội quân xanh cầm giáo nhọn chọc thẳng lên trời, với khí thế hừng hực trước khi ra trận. Vào khu kinh tế mới, mỗi gia đình được cấp vài héc ta đất trồng đủ loại cây công nghiệp, chủ yếu là cao su và bạch đàn keo. Trước đây, khi đọc sách lịch sử, tôi thật chưa hình dung ra nỗi vất vả thế nào của phu phen trồng cao su, nhưng vào lúc đó, tôi nhận thức một cách rõ rệt về mức độ vất vả của việc trồng rừng. Cả nhà tôi, tôi và bố mẹ tôi, ra rẫy từ sáng sớm, lúc mặt trời còn chưa chịu thức, tay cày tay quốc, dao phát thúng mủng với quang gánh kĩu kịt cho tới tận trưa. Không biết bao nhiêu giọt mồ hôi đã đổ xuống mảnh đất này, từ khi bắt đầu cho tới khi được một mùa thu hoạch đầu tiên. Nỗi mừng vui, cao su năm ấy được giá, làm vơi bớt những cực nhọc và gánh nặng trên vai người chủ gia đình, bố tôi đã đen hơn, làn da từ trắng đổi thành vàng au lúc nào không rõ, tóc đã bắt đầu hiện rõ vết thời gian, tôi thương lắm. Cả mẹ tôi nữa, lúc mới vào mẹ còn tươi, tóc xanh môi đỏ, qua thời gian đối mặt với nắng gió vùng biên, mẹ xuống sắc nhanh chóng, sức cũng yếu dần, từ có thể gồng gánh chăm bẵm cả gia đình, đến mỏi mòn lao lực. Xót xa biết bao.


 


Vào năm học mới, lớp mười hai, cuối cấp, gánh nặng công việc không thể buộc bố mẹ tôi dừng việc đầu tư cho thế hệ sau, họ thay nhau liên tiếp khuyên nhủ và động viên tôi học tập, luôn không cho phép tôi nghỉ dù chỉ là một buổi học cho dù tôi có viện ra nhiều lý do để có thể ở nhà giúp đỡ họ, lúc đó tôi cảm thấy bức bối và khó chịu lắm. Nhưng cái vốn truyền thống của gia đình đã ăn vào máu thịt của tôi cũng giúp tôi nhiều thứ, việc học ở đây có khác so với khi còn ở quê cũ, tôi phải tốn thời gian cho việc di chuyển từ nhà đến trường nhiều hơn, thời gian học tập và ôn luyện ở nhà ít đi, do vậy muốn đạt được điểm số tốt tôi nghĩ ít nhất cũng phải nỗ lực rất nhiều. Điều khác biệt cơ bản ngoài sự bận rộn và nặng nề ở đây với khi còn ở quê cũ, đó là những bài kiểm tra không hiểu sao trở nên dễ hơn, và tôi dù không có nhiều thời gian để chăm chỉ vẫn có thể đạt ngưỡng điểm gần khá, đây cũng là lý do khiến tôi trở nên chủ quan hơn trong học tập. Cuối năm, tôi phải thi tốt nghiệp, lúc đó là bốn môn thi, ngoài hai môn cơ bản là Văn và Toán, còn phải thi hai môn Hóa học và Lịch sử. Những môn khoa học tự nhiên thì còn đỡ, nhưng môn Lịch sử thì tôi cảm thấy rất khó khăn, tôi không thể nhớ một cách rõ ràng và chính xác ngày tháng hay diễn biến của một mốc lịch sử, không phải là tôi lười biếng gì, có lẽ do tôi không có tố chất cũng nên...

Lớp học ở trong này cũng khác, ít học sinh hơn, ít bàn ghế hơn, và ngôi trường cũng không được đẹp và khang trang như ở quê cũ, lúc đầu tôi rất buồn mỗi khi đến lớp, có lẽ vì chưa có nhiều thời gian để hòa nhập, để tạo ra mối quan hệ bạn bè, thày trò. Tôi đến lớp khi trống điểm giờ vào, và ngay lập tức mất mặt chưa đầy phút khi tan lớp.

Tôi nhớ, nhớ làng cũ, nhớ cánh đồng xanh mướt mắt, nhớ cơn gió mơn man trên mặt, nhớ lúc tắm trâu bơi qua dòng sông bến núi,. Nhớ Duyên, nhớ ngôi trường cũ, nhớ cô Thắm, nhớ những bài giảng về Feromon, nhớ con đường ánh lên sắc thẹn mỗi khi trộm nhìn ai.

Đêm ở đây, không có đom đóm giữa một vùng trăng sáng, có lẽ ngay cả đom đóm cũng chẳng buồn lấp lóe, gió không lạnh mà mát, man mát, như gió buổi sáng ngày xưa. Đâu đó, vẳng lại tiếng rúc rích, rì rầm của thiên nhiên, của cánh rừng xanh bạt ngàn phía đằng xa, đôi lúc tôi còn tưởng tượng từ sau cánh rừng ấy, tiếng rung động của âm thanh, tiếng của những bước nhảy, những điệu múa chăm pa vượt qua biên giới tràn về. Đó chưa phải là sự thật, hoàn toàn, chỉ có sự thật hiển hiện là nỗi nhớ, tôi nhớ điệu ru của bà, cái nhí nhảnh thơ ngây của em, nhớ chao ôi là nhớ.

Một năm trôi qua, tôi cũng đủ thời gian để đánh bạn với một vài đứa trong này.

Huấn, con một gia đình thợ xây người Thái bình vào vùng này theo diện kinh tế mới như gia đình tôi. Huấn cao to, lực lưỡng, mày rậm mắt sâu, có tướng dễ sợ, nhưng Huấn lại rất hiền. Huấn học cũng không tệ, dù chẳng thể gọi là khá, ít ra thì cũng vượt mức trung bình, Huấn hay cười, răng vàng như bôi mỡ, vì Huấn hút thuốc, cái thói quen bắt chước có từ ngày còn ở Thái bình, thuốc lào tiên lãng ở Hải phòng gần bên. Có lần, tôi cũng thử hút, nhưng rồi đành từ bỏ sau lần thử ấy, lần đầu tiên, lần tôi nằm vật ra say thuốc bên bờ giếng, cái giếng trữ nước tưới cho cây.


 


Linh, không có gì đặc biệt ngoài nét hồn hậu thuần phác đặc thù của nắng và gió nơi đây, vốn xuất thân từ một gia đình tương đối khá giả, bố mẹ là giáo viên phổ thông, cô được thừa hưởng một sự giáo dục tốt. Về cơ bản, không thể nói rằng cô đẹp, nhưng cô có một nét quyến rũ rất khó mô tả, mỗi khi cười, nụ cười hàm tiếu hé lộ một chiếc răng khểnh rất ư là duyên dáng. Nếu so sánh, thì căn bản có thể so sánh sự thu hút của cô bằng nét tự nhiên của đoá hải đường trong sương sớm, dịu dàng e lệ mà đầy mị lực

Được thừa hưởng một nền giáo dục tốt, có căn bản, vào lúc đó chúng tôi, tôi và Huân đã nảy ra một định nghĩa thật đơn giản về cái gọi là "Gia đình cơ bản", với chung tôi, một "Gia đình cơ bản" có nghĩa là, gia đình ấy hoặc xuất thân nông dân, hoặc trí thức, nghĩa là có sự thuần khiết chứ không bị lai tạp từ nông dân với tiểu thương buôn bán, trí thức với tiểu thương buôn bán... Đại loại là, gia đình cơ bản trong định nghĩa của chúng tôi, tôi và Huân, hoặc là nông dân, hoặc là trí thức, tuyệt không dính dáng gì đến phường buôn thúng bán mẹt. Linh học rất tốt, có thể nói là nhất lớp của chúng tôi lúc bấy giờ, tuy vậy, Linh không hề tỏ ra kiêu căng hợm hĩnh, mà còn hoà đồng với hầu hết bạn bè trong lớp, đương nhiên cũng bao gồm cả chúng tôi, tôi và Huân.

Trước đã nói, bởi vì tôi không mấy khi có mặt ở trường ngoài giờ học, nên tôi không có nhiều cơ hội để kịp hoà đồng với tất cả chúng bạn cùng lớp. Do đó, tôi chỉ nhận thấy sự hoà đồng và dễ thương của Linh mãi cho tới khi Huân tình cờ hỏi

- Trong lớp, bạn thấy ai dễ thương nhất, đương nhiên là bạn gái đấy nhé?
- Thật sự, mình không để ý cho lắm, theo bạn thì đó là ai, và nguyên nhân vì sao ?
- Hãy thử để ý xem, rồi cùng cho ý kiến, đồng ý không?
- Được, vậy để xem

Từ đó, tôi nhận ra rằng, nhất thiết phải biết mình đang sống và học tập như thế nào, quan hệ với ai và ra sao. Do vậy, tôi dành nhiều thời gian hơn để quan sát, lắng nghe và tiếp xúc với nhiều người hơn, tất nhiên phạm vi vẫn chỉ là mức độ bạn bè trong lớp. Dần rà, tôi cũng có nhận thức khác hơn về mối quan hệ, về giá trị cộng đồng và sự hoà nhập, tôi không còn biến mất mỗi khi tan học, chịu khó lắng nghe hầu như tất cả những ý kiến phát biểu xây dựng bài trên lớp, và phát hiện một vài người lâu nay tôi cho rằng chẳng lấy làm thú vị gì, trong đó có Linh.

Nhà Linh, một ngôi nhà tương đối khang trang, toạ lạc ngay khúc quẹo từ con đường từ nhà tôi vào thị trấn, dĩ nhiên là nằm trong khu vực hành chính của thị trấn. Lúc đầu, tôi không chú ý gì, cũng không có để tâm tìm hiểu xem nhà ai ở đâu, như thế nào. Ngoại trừ việc tôi và Huân là bạn có thể nói là bạn thân trong lớp, ở đây, do vậy tôi có một vài lần ghé qua nhà Huân khi từ trường về nhà. Tôi biết nhà Linh, đó là một dịp tình cờ, lần ấy, tôi đang trên đường trở về, trời nắng bỏng da đầu, miệng khô cháy, tôi ghé vào quán nhỏ ven đường ý định mua khẩu mía dằn giọng. Bất chợt, có tiếng vẹt đường, là tiếng trượt của bánh xe kéo lê trên mặt đường, con đường vùng nông thôn vốn toàn là đất đỏ, mới được rải thêm một lớp mạt hầu giảm bớt sự trơn trượt khi mưa đến. Tôi bất giác quay ra, như một định mệnh. Là Linh...

 
Linh nằm xõng xoài ra đất, tà áo thiên thanh nhàu nhĩ dính dầy những vụn đá và cát, tôi bật lên như một mũi tên buông từ cánh cung căng cứng đầy khí thế, ngay khi còn chưa kịp định rõ tình thế ra sao, đỡ Linh dậy và bắt đầu quan sát xem chuyện gì đã xảy ra. Chiếc Cup 50, chiếc xe đã va phải Linh giờ đây chỉ còn để lại dấu vết là một dải bụi mờ, khói đen như lấp liếm tội lỗi nhanh chóng tản mát và mất hút phía đằng xa như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Linh bị chấn thương, tôi dìu cô vào trạm xá của thị trấn, trong khi các y tá xem xét vết thương của cô, tôi lại vội vàng chạy thục mạng trở lại thông báo với gia đình cô về sự cố không may. Bố mẹ cô không có nhà, chỉ có người anh rể đang làm nghề xây dựng cách đó chừng hơn cây số, may sao hôm đó anh lại tới chơi. Tôi và anh Tuấn, anh rể Linh trở lại trạm xá, lúc này Linh đã tỉnh, đôi mắt vẫn còn lạc thần vì sợ, làn da trắng mịn màng trở nên tái xanh như mất máu, thực ra hiện trường không có vết máu, và qua khám sơ bộ cũng cho thấy Linh không bị chấn thương gì nhiều, chỉ có mấy chỗ bị trầy xước do ma sát với mặt đường.
Thế là yên tâm, không có chuyện gì lớn, tôi trở về nhà, hôm ấy tôi về muộn mất hơn tiếng đồng hồ. Bữa cơm trưa thường lệ của gia đình tôi đã dọn dẹp xong, bố mẹ tôi đã lên rẫy, thực ra gọi là rẫy cho hợp với thổ ngữ, chứ chẳng qua đó là cánh đồng ở ngoài bắc quê tôi, có chăng là cánh đồng này rộng hơn gấp mấy lần, và cũng chỉ trồng có hai loại cây, cao su và bạch đàn keo.
Tối đó, sau khi ăn cơm, pha một bình trà, trà pha bằng thứ chè thái nguyên chính hiệu mà bố giữ gìn thật kỹ khi bắt đầu vào vùng kinh tế mới, nước trà óng ánh vàng, mùi thơm nồng ngào ngạt, nhấp giọng ban đầu sẽ thấy âm ấm và hơi chát chát, khi trà qua cuống lưỡi, một chất ngòn ngọt bắt đầu lan toả, cái ngọt dịu dàng như nụ cười của mẹ, chất tanin của thứ chè thái tuyệt không có chè nơi nào có thể sánh bằng, đậm đặc và tinh thuần.
- Con trai, năm nay là năm cuối cấp rồi, con phải cố gắng học tập để đạt được kết quả tốt, để không phải thua chị kém anh, để phục vụ cho tương lai của chính con sau này.
- Vâng, thưa bố, con sẽ cố gắng hết sức
- Thế con định sẽ thế nào? Có định thi đại học hay không, và nếu có thì con tính thi trường nào?
- Thưa bố, con thích thi vào Đại học Y
- Ừ, bố biết con thích, nhưng con phải suy nghĩ và lựa chọn thật kỹ, phù hợp với khả năng và sức học của mình.
- Vâng, con tính rồi bố ạ, con sẽ thi hai trường, Đại học Y và Đại học khoa học tự nhiên.
- Đại học khoa học tự nhiên?
- Vâng thưa bố, khoa Công nghệ sinh học.

Tôi biết rằng, kể từ khi vào vùng kinh tế mới, sức học của tôi thật sự đã giảm sút rất nhiều, nhưng không thể nào khác, tôi vẫn sẽ lựa chọn và quyết tâm theo đuổi những gì mình đã nung nấu và mơ ước. Có thể nói, những bài giảng mà trước đây tôi đã được học, cô Thắm đã giúp tôi định hình về con đường phải đi, về niềm vui và đam mê trong khoa học, tôi nghĩ sẽ không thể phụ công của chính bản thân mình sau bao năm đèn sách, tôi phải nỗ lực.
Nhưng, mọi chuyện không hoàn toàn diễn ra một cách êm đềm, tôi tự nhủ phải luôn luôn cố gắng, sẽ gạt bỏ tất cả những xung động bên ngoài để dồn hết tâm trí vào bài vở, ngay cả những niềm vui trong lao động, niềm vui được giúp đỡ và chia sẻ gánh nặng với bố mẹ. Kể từ khi nói chuyện với Huấn, kể từ khi tình cờ gặp Linh trong cái ngày ấy, từ lúc dìu Linh đến trạm xá, tôi thường bị hình ảnh của cô ấy ám ảnh, không biết thật sự cảm giác lúc đó của tôi thế nào, nhưng dường như tôi chưa bao giờ lâm phải tình trạng như vậy. Đôi lúc, tôi cũng nhớ đến Duyên, không biết dạo này Duyên ra sao, học ở đâu, và liệu có còn nhớ gì đến tôi không. Nhưng dần dà, cuộc gặp gỡ định mệnh với Linh, ở cái khúc quanh ấy, con đường ấy đã làm tôi trở nên khác lạ hơn, tôi thường nghĩ đến Linh, đến ánh mắt và nụ cười mà trước đây tôi không để ý, tôi đã không còn đặt ra những hồ nghi về Duyên nữa, giờ đây hình ảnh của Linh đã choán ngập trong tâm trí tôi.
Chỉ còn hơn tháng nữa là chúng tôi bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhà trường đã bắt đầu dốc sức bồi dưỡng, ôn tập thêm cho học sinh, và tôi hầu như ngày nào cũng có mặt ở trường. Tất nhiên là thế, tôi cũng ráo riết ôn luyện, những bài vở, những kỹ năng, ước vọng của tôi lớn lao đến thế kia mà. Rõ ràng, trong những khoảng thời gian ấy, lũ học sinh chúng tôi không ai là không cố gắng tập trung, không ai là không nỗ lực phấn đấu hết mình.
Chiều nọ, trong lúc tôi đang thơ thẩn dưới gốc xà cừ, trong khuôn viên của trường thì nghe tiếng gọi phía xa:
- Mạnh ơi!
Tôi giật mình tưởng như có một luồng sét dội thẳng từ thinh không xuống đầu, chẳng hiểu sao sống lưng bỗng trở nên lạnh toát, mồ hôi rịn ra lòng bàn tay. Tiếng gọi như lạ lẫm, như quen thuộc, tôi đã có thể hình dung ra, hình như tôi đã từng chờ những âm thanh đại loại như vậy, từ một người như vậy. Là Linh..
- Trưa nay Mạnh có về nhà không?
- Không đâu Linh, chiều còn có buổi phụ đạo môn Lịch sử mà, nhưng có gì không Linh?
- À không có gì, chỉ là Linh muốn mời Mạnh ghé qua nhà ăn trưa với Linh thôi.
- Hôm nay không phải đầu tháng, không phải ngày rằm, chẳng lẽ nhà Linh có việc đặc biệt nên mời Mạnh?

Không biết có phải do tôi quá ngốc, những điều cần nói thì không nói, lại nói những thứ vô nghĩa như vậy, Linh đỏ mặt có vẻ hơi bối rối:
- Cũng không phải
- Thế sao, phải có lý do gì chứ?

Lại là những từ ngữ dở hơi, không thể tưởng làm sao tôi lại hỏi thế, có lẽ tôi cần tìm ra lý do, nhưng cũng lại không hẳn vậy, tôi mâu thuẫn, tôi muốn gì đây?
- Chỉ là Linh muốn cảm ơn Mạnh về việc giúp Linh bữa trước
- Chỉ thế thôi thì không cần đâu, chúng ta là bạn mà
- Ừ, nhưng Mạnh không từ chối lời mời chứ?

Rõ ràng, tôi sao lại từ chối cho đành, tôi chẳng mong đợi điều đó hay sao?. Thế là tôi đồng ý. Trưa hôm ấy, bố mẹ Linh không có nhà, chỉ có hai chúng tôi, tôi và Linh. Những món ăn Linh tự tay thực hiện, màu sắc rất tươi, vị rất thơm, ăn nghe rất ròn, ròn như tiếng cười trong trẻo của Linh vậy.
- Cảm ơn Mạnh
- Về chuyện gì thế Linh?
- Hôm trước, nếu không có Mạnh, không biết Linh sẽ thế nào nữa, thật sợ quá.
- Có gì đâu, Mạnh lại không mong có chuyện đó xảy ra mà
- Mạnh không muốn tại sao lại giúp Linh?
- Đừng hiểu lầm, chỉ là Mạnh không muốn Linh gặp chuyện không may đó thôi.
- À, ra là thế, thế mà Linh cứ tưởng..

Dừng ở đó, tôi cũng chẳng biết là Linh tưởng gì, cơ hồ tôi cũng đoán áng chừng, nhưng không lấy gì làm xác quyết lắm, đành chỉ dừng ở đấy.
Bữa ấy, tôi rất nhớ, tôi dường như chưa bao giờ được ăn những món ngon như thế, thời gian trôi qua thật nhanh, khi chúng tôi vừa ăn xong thì đồng hồ cũng điểm đúng giờ phải vào lớp, tôi và Linh vội vàng dọn dẹp cho kịp giờ.
Bất chợt,
- Xoảng...xoảng.
Thì ra, tôi luýnh quýnh thế nào mà lại làm rớt chiếc đĩa,. Tôi ngẩn người giây lát, rồi vội vàng cúi xuống, đỏ mặt, tôi lí nhí
- Xin lỗi, Mạnh ẩu quá, vỡ đĩa rồi Linh
- Không có gì đâu Mạnh, vỡ thì thôi mà..

Tôi xấu hổ ngượng ngùng, khi ngẩng mặt lên bất chợt tôi bắt gặp ánh mắt Linh, ánh mắt thật kỳ lạ, ôn nhu làm sao, ấm áp làm sao,..
 
Rõ ràng, ánh mắt ấy tôi đã từng nhìn thấy ở đâu đó, mường tượng như ánh mắt của mẹ, lại như ánh mắt của bố, cũng không phải. Thật sự tôi chưa từng bắt gặp ánh mắt nào như thế...
 
 
 


<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2007 15:09:21 bởi Asin >

 

Isan
  • Số bài : 37
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Logic ! - 21.10.2007 17:43:08
Lang thang trên mạng, đọc lại mấy bài của anh. Chết thật! Em lại quên anh đã có vợ ;))
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng

Want
  • Số bài : 118
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.07.2007
RE: Logic ! - 21.10.2007 19:34:30
Isan ah ,  theo W thì Asin ko nghĩ gì đâu , Asin viết tản văn lên đây để mọi người cùng chia sẻ đọc mà , đâu phân biệt đối tượng nào 
 
Isan cũng nghĩ vậy đi ha , thỏai mái dạo thư quán nhé
 
Chúc vui vẻ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.11.2007 16:17:21 bởi Want >

tigon_buon
  • Số bài : 29
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.10.2007
  • Nơi: viet nam
RE: Logic ! - 22.10.2007 15:41:46
 
em sẽ trở về nơi bến cũ.
đứng nép mình trong chiếc lá thoi đưa.
ngày lại ngày nhớ về thuở xa xưa.
để ôm ấp một mối tình huyền ảo.
dù biết rằng anh ra đi ko trở lại bao giờ
ở nơi đây em vẫn mong chờ
vẫn biết đó là chờ trong vô vọng

Isan
  • Số bài : 37
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Logic ! - 23.10.2007 13:21:09
1.
- Em nghe chuyện con cáo và chùm nho chưa
- Chưa. Nhưng sao.
- Không sao cả
- Con cáo và chùm nho thì có vấn đề gì
- Em tự tìm đi
- Không, em không tìm, em muốn nghe anh nói
- Thì chuyện con cáo ăn chùm nho
- Thế anh là con cáo và em là chùm nho à
- không phải như thế
- không phải thế thì là như thế nào?
- Cũng có thể. Biết thế thôi.


2.
- Có một con cáo rất đói, rất khát. Nó đã lang thang nhiều ngày trong rừng với cái dạ dày lép kẹp. Tưởng chừng như nó không chịu đựng nổi, bỗng nhiên nó nhìn thấy một dàn nho chín mọng. Nó lập tức lao đến, nghĩ rằng, cha cha, quá đã, nhưng những chùm nhou tươi ngon lại quá cao, vượt qua tầm với của nó...
- Sao nữa, sao hông kể nữa. Định để vài ngày nữa hứng thì kể hử anh.
- Em tự nghĩ đi.
- Thì con cáo sẽ tới vặt chùm nho và chén ngon lành chứ sao. Chẳng có gì cả.
- Em chưa đọc kỹ tin anh gửi cho em rồi
- Em đọc kỹ rồi
- Không, em chưa đọc kỹ
- Em đã nói là em đọc kỹ rùi. Nhiễu.
- Nếu em đọc kỹ thì em sẽ không trả lời vậy
- Thôi em chẳng nghĩ đâu, anh gửi cho em kết thúc câu chuyện
- Anh không gửi
- Anh sẽ gửi
- Không là không
- Anh gửi đi, em giận nè
- Ừ, anh gửi
- Anh hứa đi
- Ừ, anh hứa
- Anh hứa sẽ gửi tin cho em. Anh nói theo em
- Anh nói theo em....
- Anh....!
- Anh hứa sẽ gửi cho em ;))

3.
- Anh hứa sẽ gửi ngay cho em. Chúc em ngủ ngon.
- Anh. Đồ đáng ghét.
- Sao lại ghét anh
- Em thích thì em ghét, thế thôi, lắm chuyện
- Em thích anh nên em mới ghét anh phải không ;))
- Anh...
- Em biết không? Kết thúc câu c huyện sẽ biết khi em đọc kỹ lại tin nhắn của anh. Nếu không đọc kỹ anh có nói cũng sẽ thừa thãi mà thôi :P em ghét anh vì em thích,...

4.
- Thế sói có bắc ghế để vặt nho hông anh?
- Em suy nghĩ kết quả có hậu quá nhỉ? Trong rừng thì không có ghế đẩu đâu em, vả lại, sói cũng không thông minh cho lắm.
- Thế sói vặt quả thế nào? Em nghĩ mãi hông ra
- Em cứ thử đặt anh là sói, em là chùm nho em tự khác nghĩ ra
- Anh mà là sói thì chắc chắn sẽ phá tan dàn nho và cuối cùng ngồi chén nho. Nhưng em thích em là sói anh là chùm nho hơn...

5.
- ?
...


<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.10.2007 14:57:28 bởi Isan >
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng