Những điều cần biết khi đi du học tại Mỹ
Ngọc Lý 10.07.2007 23:32:44 (permalink)
Những điều cần biết khi đi du học tại Mỹ (phần 1)
2007.07.07
Trà Mi, phóng viên đài RFA
 
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.


Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe



    Học sinh, sinh viên Hà Nội đang tìm hiểu thông tin đi du học. AFP PHOTO
     
    Một sự chọn lựa sai lầm sẽ khiến các bạn lãng phí nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc, mà có khi còn bị “tiền mất tật mang”, dở khóc dở cười nơi đất lạ. Làm sao có được sự hiểu biết chính xác về ngành học cũng như ngôi trường mà các bạn dự tính đăng ký theo học?

    Để tìm lời giải đáp, Trà Mi có cuộc trao đổi với tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư trường đại học Houston-Clear Lake ở bang Texas, giám đốc phụ trách các chương trình cộng tác du học giữa đại học Houston và các trường ở Việt Nam:

    Trà Mi: Là một người từng có nhiều kinh nghiệm đưa học sinh Việt Nam sang Mỹ du học, nhận xét chung của giáo sư về thị hiếu và xu hướng chọn trường của sinh viên Việt Nam khi quyết định đi du học ra sao?


    Giáo sư Trần Văn Hiển: Thường bên Việt Nam hay bị lầm khi tin vào các dịch vụ du học. Những dịch vụ này chỉ giúp tìm cho học sinh tờ đơn I-20, tức mẫu đơn nhập học của một trường nào đó. Thông thường các trường bên Mỹ cho các mẫu đơn nhập học với điều kiện rất dễ dàng.

    Với những mẫu đơn nhập học như thế, hàm ý họ muốn học sinh qua đây học tiếng Anh trước khi bước vào ngành học chính thức, nhưng lại không nêu rõ mà chỉ nói rằng nhận học sinh vào học thôi. Do đó, cho dù học sinh đăng ký một trường chất lượng mà trường đó không cho vào thẳng ngành học chính ngay thì mẫu đơn I-20 đó không đủ mạnh để các viên chức lãnh sự tin và cấp visa cho qua Mỹ du học.

    Trà Mi: Nghĩa là khi đăng ký du học cần phải chọn trường nào đề ra những yêu cầu, điều kiện rõ ràng?

    Giáo sư Trần Văn Hiển: Đúng rồi, ví dụ như đăng ký xin học cử nhân thì trường phải yêu cầu điểm TOEFL tối thiểu bao nhiêu. Đây cũng là điều kiện khiến đa số học sinh ở Việt Nam vất vả. Thường học sinh Việt Nam nghĩ rằng tiếng Anh họ khá nhưng điểm kỳ thi TOEFL lại không đủ để các trường bên này nhận vào thẳng chương trình học. Không đủ khả năng tiếng Anh thì học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi phỏng vấn xin visa.

    Trà Mi: Giáo sư nói rằng những sai lầm đầu tiên của học sinh khi đăng ký du học Mỹ từ Việt Nam là đi qua con đường dịch vụ. Thế thì làm thế nào để có thể tránh được những sai lầm đó? Lời khuyên của giáo sư như thế nào?


    Giáo sư Trần Văn Hiển: Yếu tố đầu tiên học sinh cần có mẫu I-20 được chấp nhận vào thẳng ngành học chính mà không qua các lớp học tiếng Anh. Kế đến, học sinh cần biết rõ về ngành muốn theo học, trường dự định theo học, và cần chọn những ngành học mà khi trở về Việt Nam có khả năng phục vụ và làm việc.

    Đó là những điều kiện tốt giúp đi xin visa thuận tiện. Còn nếu ứng viên mù mờ, không biết trường định theo học ra sao, tiếng Anh không giỏi, cứ học thuộc lòng mấy câu hỏi đáp thông thường khi đi phỏng vấn ở lãnh sự quán, thì nếu bị hỏi những câu khác đi thì bị rớt ngay.

    Trà Mi: Để có được sự chuẩn bị tâm lý tối thiểu như vậy, các học sinh, sinh viên Việt Nam cần tìm hiểu các nguồn thông tin ở đâu?


    Giáo sư Trần Văn Hiển: Tôi đi về Việt Nam thường xuyên nên biết rằng ở Việt Nam không có những nguồn thông tin đầy đủ, chính thức về du học. Các dịch vụ, có thể là những người ở Việt Nam hoặc những Việt kiều từ Mỹ về làm, luôn nói tốt để thu tiền khách trước mà thôi.

    Do đó, bây giờ nếu có được những tổ chức của Việt Nam hay của Hoa Kỳ làm những website tin tức du học thì rất tốt. Một nguồn thông tin tương đối uy tín hiện nay ở Hà Nội và Sài Gòn là tổ chức gọi là IIE, tức Institute of International Education. Người nào muốn biết về những thông tin du học hoặc về các trường ở Mỹ thì nên tìm đến hai nơi này. Ngoài ra, cũng có thể tìm đến cơ quan văn hoá Hoa Kỳ có hai cơ sở ở Sài Gòn và Hà Nội để có được thông tin chính xác về du học.

    Tâm lý chung của học sinh Việt Nam khi đi xin visa thường theo kiểu “mì ăn liền”, chứ không nghĩ đến việc bỏ thời gian trao dồi tiếng Anh, tìm hiểu về các trường và ngành học, cũng như các điều kiện để có thể vào thẳng ngành học không phải qua các lớp tiếng Anh.

    Nếu không có các bước chuẩn bị này mà chỉ biết tìm đến sự giúp đỡ của các dịch vụ thì xác suất được visa rất ít. Các viên chức lãnh sự quán họ rất chuyên nghiệp, họ biết ngay đó là những người đi đối phó với mục đích là qua đến Mỹ cái đã. Cho nên, thường những trường hợp như vậy sẽ không được cấp visa. Tôi thành thật khuyên các bạn bên Việt Nam muốn đi du học mà thấy xác suất xin visa của mình không được 90% trở lên thì không nên đi xin, vì mỗi lần bị từ chối visa lần sau trở lại thì tỷ lệ thành công cũng bị giảm đi rồi, vì người ta nghĩ rằng mình là người không đáng tin.

    Trà Mi: Nhiều người đăng ký một trường cao đẳng cộng đồng thay vì xin vào đại học vì cho rằng con đường này dễ đi hơn. Sự lựa chọn này lợi hại ra sao? Khi chọn một trường du học, sinh viên cần đặc biệt lưu ý những điều gì? Các yếu tố nào phải ưu tiên cân nhắc đầu tiên? Mời quý vị theo dõi phần trao đổi tiếp theo với tiến sĩ Trần Văn Hiển trong chương trình sau.

    © 2007 Radio Free Asia
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/07/07/StudyInUsWhatVietnameseStudentsShouldKnowP1_TMi/
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.07.2007 23:34:26 bởi Ngọc Lý >
    #1
      Ngọc Lý 10.07.2007 23:37:35 (permalink)
      Những điều cần biết khi đi du học tại Mỹ (phần 2)
      2007.07.07
      Trà Mi, phóng viên đài RFA
       
      Trong buổi phát thanh trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị phần đầu cuộc phỏng vấn với tiến sĩ Trần Văn Hiển về các bước chuẩn bị cần thiết và tâm lý chọn ngành, lựa trường của sinh viên Việt Nam khi quyết định du học Hoa Kỳ.


      Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
      Tải xuống để nghe



        http://educationusa.state.gov

         
        Để chọn được một ngành học, một ngôi trường có chất lượng, xứng đáng với tiền bạc và công sức bỏ ra, các bạn sinh viên cần đặc biệt lưu ý những điều gì? Những yếu tố nào phải ưu tiên cân nhắc đầu tiên?

        Mời quý vị theo dõi phần trao đổi tiếp theo với tiến sĩ Hiển, giáo sư trường đại học Houston-Clear Lake ở Texas, kiêm giám đốc phụ trách các chương trình cộng tác du học giữa đại học Houston và các trường ở Việt Nam:

        Trà Mi: Các sinh viên Việt Nam khi quyết định du học thường có xu hướng đăng ký vào một trường cao đẳng cộng đồng thay vì trường đại học vì những yêu cầu, điều kiện dễ dãi hơn, hầu qua được đến Mỹ rồi mới tìm cách đối phó sau. Ý kiến của giáo sư về sự chọn lựa này ra sao?
         
        Giáo sư Trần Văn Hiển: Theo tôi, vấn đề học cao đẳng cộng đồng hay đại học đều tốt cả, vì hệ thống đại học ở Mỹ rất là liên thông. Ví dụ một du học sinh đăng ký học cao đẳng cộng đồng mà muốn sau này chuyển sang học đại học, anh ta có thể đến trường đại học đó tìm hiểu xem những yêu cầu của trường đối với bằng cử nhân 4 năm đại học là gì.
        Sau đó, anh ta đăng ký những môn học trong 2 năm đầu ở trường cao đẳng cộng đồng trùng với những môn của 2 năm đầu ở trường đại học. Học xong 2 năm đầu, 2 năm sau anh ta có thể chuyển qua đại học học tiếp được. Do đó, vấn đề cộng đồng hay không cộng đồng không quan trọng.

        Tuy nhiên, nếu mình được một trường đại học nhận vào thì khi đi phỏng vấn xin visa, người ta thấy rằng mình có năng lực, có thể đi qua học thành công thì cơ hội được visa sẽ cao hơn. Nếu mình đăng ký du học ở một trường cao đẳng cộng đồng thì cơ hội sẽ không mạnh như vậy. Tôi thấy những người xin đi học cao đẳng cộng đồng thường xin trường nhận vào học các chương trình tiếng Anh (ESL) trước.

        Đại đa số các trường hợp này đều không được cấp visa. Nếu vào thẳng ngành học chính của các trường cao đẳng cộng đồng thì các điều kiện họ đòi hỏi cũng không dễ đâu. Ví dụ như trường Houston Community College ở thành phố Houston, Texas, nơi tôi đang sống, họ yêu cầu điểm TOEFL trên 550 để được chấp nhận vào thẳng ngành học chính.

        Trà Mi: Nhưng nếu đăng ký ở một trường cao đẳng cộng đồng rồi sau đó chuyển sang đại học thì có kéo dài thời gian?
         
        Giáo sư Trần Văn Hiển: Không có. Ở cao đẳng cộng đồng, ta có thể học 2 năm đầu của chương trình 4 năm đại học, khi chuyển sang đại học thì chuyển thẳng vào năm thứ 3, cho nên không mất thời gian. Trường hợp mất thời gian là những người không đủ sức xin vào học đại học mà xin giấy nhập học ở cao đẳng cộng đồng, khi vào trường, họ cho mình học các chương trình tiếng Anh trước.

        Cách các trường cao đẳng cộng đồng nhận học sinh vào rất dễ, nhưng chính điều này sẽ gây ra một phiền toái khác. Đó là đương sự không đủ sức để thuyết phục các nhân viên lãnh sự quán khi đi xin visa. Những người nhận được đơn nhập học của các cao đẳng cộng đồng là những người có trình độ tiếng Anh kém, nhận được đơn I-20 để qua học tiếng Anh chứ không phải là được nhận vào thẳng chương trình học.

        Trà Mi: Để chọn được một ngôi trường tốt, uy tín, danh tiếng, và có chất lượng cao, sinh viên đặc biệt cần phải lưu ý những điều gì? Những yếu tố nào được gọi là ưu tiên cần phải cân nhắc đầu tiên?

        Giáo sư Trần Văn Hiển: Vấn đề đầu tiên, trường đó có được kiểm định chất lượng tối thiểu hay không. Khi xin du học, mình phải lựa các trường được kiểm định chất lượng của 1 trong 6 cơ quan vùng của nước Mỹ. Ví dụ như muốn đi vùng Đông Nam thì có một hiệp hội gọi là SACS, vùng miền Tây thì có hội Western Association (bao gồm California, Oregon, Washington..)

        Ngoài ra, còn có các hiệp hội của các vùng như North Central (bao gồm Arizona, New Mexico, Oklahoma..), vùng Middle State (như Michigan, Ohio..), hiệp hội Southern Association của các vùng miền Nam (từ Texas qua đến Georgia), và một hiệp hội của vùng Đông Bắc. Tổng cộng có 6 hiệp hội. Khi bạn vào internet, gõ chữ “American University Regional Accreditation” sẽ tìm thấy 6 hiệp hội như vậy.

        Trà Mi: Các trường học có được sự chứng nhận của những hiệp hội này thì mình có thể yên tâm là có danh tiếng và chất lượng?
         
        Giáo sư Trần Văn Hiển: Không phải là danh tiếng, mà điều này nói lên rằng trường đó có chất lượng tối thiểu ở Mỹ. Những tín chỉ mình học từ những trường đó khi chuyển qua trường khác được công nhận.

        Chẳng hạn như tôi đang học ở một trường được Western Association chấp nhận là hội viên, nhưng muốn chuyển sang Texas, nếu các môn tôi đã học tương tự như bên bằng của Texas thì người ta cho tôi chuyển qua.

        Còn nếu tôi học ở một trường không có kiểm định chất lượng tối thiểu như vậy, tôi xin chuyển qua họ không nhận, coi như mình bị mất phí đi thời gian học, mà nhiều khi tấm bằng ra trường cũng không được công nhận có thực chất. Còn những trường nổi danh thì lại khác, có nhiều lắm. Do đó, vấn đề đầu tiên là trường đã được kiểm định chất lượng. Nếu trường nào vào 1 trong 6 hiệp hội đó là có chất lượng tối thiểu.

        Thứ hai là vấn đề chuyên môn. Mình học ngành nào thì cần biết là trường đó có được kiểm định chất lượng chuyên môn ngành đó hay không. Ví dụ như ngành thương mại, trường đó cần phải có cái gọi là AACSB. Hiệp hội đó mà đóng dấu vào thì nghĩa là trường này có chất lượng tối thiểu để giảng dạy ngành ấy.

        Còn nếu học về các ngành kỹ sư, khoa học ứng dụng thì trường cần có cái gọi là ABET. Nếu những ngôi trường mình đăng ký cho mình thấy rằng họ là thành viên của những hiệp hội kiểm định chất lượng như thế thì trường đó có chất lượng tốt.

        Một yếu tố khác, cần xem ngôi trường đó ở một môi trường dễ sống hay không. Khi du học Mỹ, sau hai khoá học, trường sẽ cấp giấy phép cho bạn đi làm, bạn có thể tìm những việc làm trong ngành. Nếu bạn đến một thành phố thật bé, bạn muốn tìm những việc làm phù hợp với ngành học ở đó cũng khó. Cho nên, vấn đề là phải xem môi trường sống ở đó có thích hợp với mình, với hoàn cảnh kinh tế của mình hay không.

        Điều thứ ba, cần xem chuyên ngành mà bạn muốn theo học ở trường đó có cao hay không. Những yếu tố đó sẽ giúp bạn dễ có cơ hội thành công khi đi xin visa du học.

        Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian giáo sư dành cho chương trình hôm nay.
         

         
        © 2007 Radio Free Asia






        http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/07/07/StudyInUsWhatVietnameseStudentsShouldKnowP2_TMi/
        #2
          tranchauquan 12.08.2007 06:57:22 (permalink)
          Mình thấy du học ở Mỹ chi phí quá cao.
          Không cac ban khác nghĩ sao
           
          http://www.TranChauQuan.com
          #3
            Ngọc Lý 06.10.2007 22:09:40 (permalink)
            Điều kiện và lịch trình nhận đơn cho học bổng Reagan Fascell Democracy Fellows của NED
            2007.10.06

            Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
             
            Reagan Fascell Democracy Fellows là chương trình học bổng của tổ chức ngoài chính phủ ở Hoa Kỳ có tên Hổ Trợ Dân Chủ Toàn Quốc. Mục đích của học bổng là giúp những người trí thức và các nhà hoạt động hiểu sâu hơn về dân chủ, cổ vũ sự thay đổi để tiến tới một đất nước dân chủ hơn. Một người trong nước từng được học bổng này là luật sư Lê Quốc Quân.



            Trang web National Endowment for Democracy http://www.ned.org/

             
            Vào khi tổ chức Hổ Trợ Dân Chủ loan báo điều kiện và lịch trình nhận đơn cho học bổng Reagan Fascell, Thanh Trúc hỏi chuyện người phụ trách chương trình, ông Zerxes Spencer, để tìm hiểu thêm chi tiết.

            Thanh Trúc: Là người trông coi toàn bộ chương trình, trước hết xin ông vui lòng trình bày về chương trình học bổng Reagan Fascell Democracy?
             
            Ông Zerxes Spencer: Học bổng Reagan Fascell Democracy ra đời từ năm 2001, tạo điều kiện cho giới học giả, trí thức, ký giả, các nhà hoạt động dân chủ trên thế giới có điều kiện tới thủ đô Washington của Hoa Kỳ để học hỏi thêm về dân chủ, khuyến khích và cổ vũ họ thực hiện sự thay đổi để đất nước của họ được thăng tiến hơn.

            Thanh Trúc: Thưa ông chương trình học này như thế nào?
             
            Ông Zerxes Spencer: Khoá học kéo dài năm tháng, qua đó những nhà học giả, giới trí thức, những nhà hoạt động dân chủ các nước có cơ hội ngồi lại để bày tỏ ý kiến và trao đổi kinh nghiệm của mình về dân chủ, nhân quyền, nhằm cỗ vũ khuynh hướng và khả năng thay đổi ngõ hầu dân chủ được thăng tiến hơn trên chính đất nước của mình.

            Đây là dịp để người tham dự đánh giá lại tiến trình hoạt động và tranh đấu cho dân chủ mà họ đã thực hiện trong nước, đồng thời tìm phương hướng mới để công việc đang theo đuổi được hữu hiệu hơn. Mọi người sẽ có dịp trình bày quan điểm và đường hướng hoạt động của mình trước khi khoá học chấm dứt.



            Người tham dự được trả chi phí di chuyển khứ hồi, tức là phí tổn máy bay khi qua Hoa Kỳ và lúc trở về nước. Họ còn được cấp tiền chi tiêu hàng tháng trong thời gian học ở Hoa Kỳ. Ngoài ra họ còn được bảo hiểm sức khỏe suốt thời gian học tập ở đây. Nếu có nghiên cứu thì họ cũng nhận được sự hổ trợ.

            Ông Zerxes Spencer

            Thanh Trúc: Thưa ông về mặt chi phí thì học bổng Reagan Fascell Democracy cung ứng cho người học những khoản nào?
             
            Ông Zerxes Spencer: Người tham dự được trả chi phí di chuyển khứ hồi, tức là phí tổn máy bay khi qua Hoa Kỳ và lúc trở về nước. Họ còn được cấp tiền chi tiêu hàng tháng trong thời gian học ở Hoa Kỳ. Ngoài ra họ còn được bảo hiểm sức khỏe suốt thời gian học tập ở đây. Nếu có nghiên cứu thì họ cũng nhận được sự hổ trợ.

            Thanh Trúc: Xin ông trình bày những điều kiện để được nhận đơn vào chương trình học bổng này?
             
            Ông Zerxes Spencer:Tôi xin nói rõ có hai diện học bổng. Diện thứ nhất dành cho người hoạt động dân chủ, người bảo vệ nhân quyền hoặc những người gọi là đang làm việc đang cổ vũ cho dân chủ của đất nước.

            Đây là một phạm vi rộng lớn bởi có thể kể luôn những việc như chống tham nhũng, kêu gọi một thể chế tốt đẹp hơn, đòi tự do báo chí, đòi quyền lợi căn bản cho dân, cho các nhóm thiểu số hoặc những vấn đề liên quan đến phụ nữ hay người trẻ trong nước họ chẳng hạn. Đó là trường hợp thứ nhất.

            Diện thứ hai là giới trí thức mà quả tình chúng tôi không nhận được nhiều đơn lắm trong thời gian qua. Có thể kể đó là nhà văn, nghiên cứu gia, học giả, nói chung những người có học vị và đang quan tâm đến vấn đề về dân chủ .

            Cũng cần nói thêm là ứng viên phải thông thạo Anh ngữ, vì chương trình hoặc toàn bằng tiếng Anh và diễn ra tại Washington, nếu không có khả năng về Anh ngữ thì e rằng người tham dự sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong trao đổicũng như giao tiếp.

            Thanh Trúc: Xin cho biết phương thức nộp đơn xin học bổng Reagan Fascell?
             
            Ông Zerxes Spencer: Quí vị có thể vào địa chỉ on line www.ned.org , vào phần hướng dẫn nộp đơn trên mạng, vui lòng download vào trang Information and Application Forms Booklet, ở đó có những thông tin mới nhất về chuyện nộp đơn qua Internet.

            Mọi đơn từ đều phải được ghi hoặc điền tiếng Anh, gởi đi trước ngày Một tháng Mười Một 2007. Kết quả nhận đơn sẽ được thông báo vào tháng tư 2008.

            Tôi xin nhắc lại địa chỉ truy cập trên mạng về Học Bổng Reagan Fascell Democracy: www.ned.org . Quí vị cũng có thể email cho chúng tôi theo địa chỉ fellowships@ned.org .

            Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Zerxes Spencer và thời giờ của ông cho bài phỏng vấn này.

            © 2007 Radio Free Asia




            Các tin, bài liên quan




            Gửi trang này cho bạn

            Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ




            Giúp nghe đài RFA trên mạng »
            Tải và cài đặt Audio Player »
            Ăng-ten chống phá sóng »





            Radio Free Asia
            2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA
            202-530-4900 | vietweb@rfa.org | RFA Jobs
            © 2005 Radio Free Asia

            http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/10/06/ReaganFascellDemocracyFellowsProgram_Truc/
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2007 22:10:52 bởi Ngọc Lý >
            #4
              Ngọc Lý 22.10.2007 08:37:14 (permalink)
              Tin Tiền Phong
              Thứ Bảy, 20/10/2007, 18:19

              Hội thảo giới thiệu giáo dục Hoa Kỳ tại Việt Nam
               
               
              Đại diện của Tập đoàn SMG - tập đoàn giáo dục bao gồm 5 tổ chức giáo dục hàng đầu tại Hoa Kì - sẽ có buổi giới thiệu giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng. 
               
              Tại Đà Nẵng: Thời gian từ 17 giờ 30 đến 19 giờ 30, ngày 25/10/2007. Địa điểm: 93 Nguyến Chí Thanh.
               
              Tại Hải Phòng: Thời gian từ 17 giờ 30 đến 19 giờ 30, ngày 27/10/2007. Địa điểm: Số 8 Hồ Sen (Khách sạn Công Đoàn ), tầng 2, phòng 203.
               
              Tại Hà Nội: Thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ, ngày 28/10/2007. Địa điểm Ngõ 120/nhà 46A, Trường Chinh.
               
              SMG là tập đoàn giáo dục danh tiếng, gồm 5 tổ chức Giáo dục tại Hoa Kì - giúp học sinh Quốc tế có cơ hội tham gia các khoá học tại Hoa Kì: International Student Exchange (ISE); IntoEdventures (INTO); DM Discoveries (DMD);ASAInternational (ASA); FLS International (FLS).
               
              SMG cung cấp nhiều chương trình học từ Cao học, Đại học, Cao đẳng, PTTH. Đặc biệt, chương trình học bổng giao lưu văn hoá trên khắp miền Bắc, Nam Hoa Kỳ và các nước Châu Âu, Nam Thái Bình Dương.
               
              Chương trình học bổng giao lưu văn hoá dành cho học sinh PTTH là chương trình hàng. Đóng 5.600 USD phí quản lý chương trình, học sinh sẽ được học tại một trường công mà không phải đóng học phí và được sống cùng một gia đình người bản xứ.
               
              Chương trình Phổ thông Trung học tự túc: SMG bao gồm hệ thống các trường PTTH Andrews School, Fairmont School, Freeman Academy, Canyonville Christian Academy, Fyeburg Academy, Justin- Siena School, Lee Academy, Grand River Academy, Immaculate Heart Christian School, Marianapolis Academy….
               
              Chi phí học tập và sinh hoạt khoảng từ 17.000 USD đến 38.000 USD/năm.
               
              Chương trình Cao đẳng: Học sinh học hết lớp 11 tại Việt Nam có thể tham gia chương trình này. Kết thúc khoá học, học sinh vừa được cấp bằng tốt nghiệp trung học, vừa có bằng cao đẳng trong 2 năm. Sau đó học sinh sẽ được chuyển tiếp lên học năm thứ 3 và 4 tại một trường đại học để nhận bằng cử nhân.
               
              Chi phí chương trình khoảng 16.000 USD - 23.000 USD/năm.
              Chương trình đại học và cao học: Ước tính tổng chi phí khoảng 24.000 USD - 41.000 USD/ năm.
               
              Chương trình thực tập sinh và đào tạo nghề: Chương trình đem đến cho các sinh viên năm cuối cũng như các sinh viên đã tốt nghiệp đại học cơ hội thực hành vốn kiến thức trong nhà trường tại một công ty tại Hoa Kì.
              Yêu cầu đối với chương trình này: Là sinh viên năm cuối, đã tốt nghiệp Đại học hoặc có kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành đăng kí thực tập.
               
              - Khả năng ngoại ngữ: 500 TOEFL.
              - Độ tuổi từ 20 – 30 tuổi
              - Các ngành nghề nhận sinh viên thực tập: Kinh doanh, Truyền thông,  Công nghệ Kĩ thuật thông tin, Luật học.
               
              Mọi chi tiết xin liên hệ Trung tâmTư vấn Giáo dục và Đào tạo Quốc tế
              Địa chỉ: Ngõ 120/ Nhà 46A, Trường Chinh, Hà Nội
              Điện thoại: 04.5763294; Fax: 04.5763550
              Email: vinecovn@hn.vnn.vn;
              Website: www.duhocvineco.vn
               
              http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=99386&ChannelID=71
              #5
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9