Dị Ứng

Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Dị Ứng - 15.07.2007 17:57:01
Dị Ứng Thuốc Acetaminophen
Việt Báo Thứ Bảy, 7/14/2007, 12:02:00 AM
BS NGUYỄN TÀI MAI- BS TRẦN MẠNH NGÔ 

Hỏi: Trường hợp một bệnh nhân bị dị ứng tất cả mọi thứ thuốc. Trường hợp bệnh nhân bị ngứa khi uống nhiều thứ thuốc kể cả Acetaminophen (Paracetamol).

Đáp: Bs Nguyễn Tài Mai viết: Tôi xin thử trả lời (trying to answer) như sau. Nói "thử", bởi vì trong medicine, rất "nguy hiểm" (risky) khi "dám" trả lời một câu hỏi mà không có bệnh sử (tức là thiếu hẳn phần history - history chiếm đến 70-80 % suy nghĩ đưa đến một định bệnh đúng (History of an illness: Chief complaint, History of present illness, Past medical and surgical history, social and family history, history of previous medications taken, history of allergies). Lại thiếu luôn cả phần chính mình khám bệnh nhân (physical examination)... thì cố trả lời một câu hỏi rất là "nguy hiểm" (risky) (reaching a wrong conclusion, a wrong diagnosis). Nhưng "nghe" câu chuyện, tôi rất nghi ngờ là bnhân này dị ứng với TẤT CẢ các thứ thuốc ... Các y sĩ trong trường hợp này đã có xác quyết được là bnhân dị ứng thật hay không... Chính mắt mình có xác nhận được là có các signs cuả dị ứng không (objectively)? hay chỉ vì bnhân khai như thế (subjectively)? Nói trắng ra: Bnhân có nói thật không? Có cái gì bnhân không muốn khai ra không ? hay "dị ứng" chỉ là một cớ cho một vấn đề gì tiềm ẩn ???

Muốn xác nhận là bnhân có dị ứng thật hay không (objectively), thì không có gì khó: gửi sang Immunology/Allergy (ở HKỳ ngành này là một fellowship (subspecialty) cuả Internal Medicine, kéo dài 2-3 năm fellowship sau 3 năm residency về Internal medicine). Họ sẽ làm skin (patch) test, và sẽ gửi cho mình một kết quả là bệnh nhân dị ứng với chất gì.

Patch test khá chi tiết: họ sẽ đi từ rất tổng quát (general) (cây cỏ , bông phấn etc) cho đến rất đặc thù (thuốc). Về phiá làm blood tests thì bắt buộc phải đếm eosinophils vì allergic reaction thì phải có eosinophilia . Và đòi phòng thí nghiệm làm Serum protein electrophoresis, và immunofixation. Trong immunofixation đó: đi tìm xem IgE có tăng không. Vì igE phải tăng trong các allergic reaction. (Tại HKỳ, vì ít khi đo IgE, cho nên hematologists phải ghi rõ: IgE quantitation" thì họ mới làm (vì bình thường lab chỉ đo có các Immunoglobulins thường làm: IgG, IgA, IgM mà thôi).
Chính hematologist cũng phải xuống lab nhìn phết máu, coi eosinophils có tăng hay không. Hình thái (morphology) cuả lymphocytes và neutrophils như thế nào...Có gì nghi ngờ là một lympho-myeloproliferative disorder không? (nếu ngờ thì phải lấy tủy và làm flow cytometry) (flow cytometry - ở Hkỳ giá khoảng $500- hơn $1000 một test).

Lắm khi các y sĩ khác cũng gửi bnhân sang hematology-oncology (sau khi họ đi tìm mãi không ra bệnh gì) và câu hỏi chính :"Xin vui lòng cho biết bnhân này có ung thư tiềm ẩn không?" Đây là một câu hỏi và trả lời rất dài dòng, không có cách gì viết hết trong một bài). Vì ta cũng biết rất rõ: có ung thư tiềm ẩn lúc đầu chỉ xuất hiện là một bệnh ngoài da. Tóm lại câu hỏi rất khó trả lời vì qúa thiếu dữ kiện (cung cấp cho nguời trả lời), vì thế không có cách gì đóan mò được... Vậy xin đề nghị:

1. Y sĩ điều trị nên hỏi một bệnh sử rất cẩn thận rất chi tiết (kể cả interview gia đình, sau khi được phép của bnhân) và differential diagnoses phải gồm tất cả các bệnh nội thương cũng như các khiá cạnh tâm lý (psycho-social background). Bệnh sử này dĩ nhiên phải nếu rõ (document and specify) dị ứng với thuốc gì, sau khi dùng bao lâu, lọai dị ứng xảy ra như thế nào ..etc..

2. Chụp ảnh (với thước để cạnh) (photograph with a ruler) cho thấy dị ứng như thế nào để sau này theo dõi cũng như để các y sĩ khác thấy .

3. Thử máu như nói trên.

4. Sau đó gửi sang Allergy/Immunologist hỏi ý; kiến cuả họ.

5. Sau cùng nếu không tìm ra bệnh gì: đề nghị với bệnh nhân: gửi sang oncology (xem có ung thư tiềm ẩn) và psychiatrỵ.

6. Theo dõi dài hạn (time will tell). Bs Nguyễn Tài Mai.
 


Bs Nguyễn Tài Mai viết tiếp: Xin cũng tiếp theo để tránh hiểu lầm: có khi bệnh nhân bị "rash" (mẩn ngứa) mới nhìn qua tưởng là allergic reaction, nhưng nhìn kỹ và biopsy thì có khi đó là skin lymphoma (T hay B-cell). Vì vậy ý kiến cuả một dermatologist giỏi cũng rất cần thiết, và có lúc đòi phải có biopsy (note 1)

Việc gửi sang psychiatry là một việc vạn bất đắc dĩ (cùng đuờng, bí lối), vì trong medicine, rất ngại bảo ("label") người ta bị bệnh psychiatric, trong khi đó chính mình đã không tìm ra (missed) một chứng bệnh thật sự (Sau này tìm ra bệnh thì "ăn làm sao, nói làm sao bây giờ"...

Tuy nhiên trong clinical practice, ta đã gặp những bệnh nhân khi họ lo lắng là nổi mẩn ngứa...Vì thế diagnosis này không thể bỏ qua được ...Bs Nguyễn Tài Mai

Đáp: Bs Trần Mạnh Ngô viết:  Tôi đã đọc về một trường hợp bệnh nhân bị dị ứng cho tất cả mọi thứ thuốc. Đây là một trường hợp hiếm thấy. Vì trong đời tôi, tôi chưa bao giờ gặp một trường hợp nào bệnh nhân bị dị ứng cho tất cả mọi thứ thuốc. I) Theo tôi, trước hết bệnh nhân nên ghi lại tất cả những thuốc trước đây đã từng bị dị ứng kể cả Paracetamol (Acetaminophen). II) Bệnh nhân nên ghi tất cả mọi triệu chứng dị ứng của mỗi trường hợp đã uống mỗi thứ thuốc, từ những triệu chứng nhẹ tới triệu chứng nặng.
 
Thí dụ: 1) những triệu chứng dị ứng nhẹ như: da nổi ngứa, chảy nước mắt và ngứa mắt, da bị sưng, đọng máu (congestion). Triệu chứng nhẹ chỉ thấy ở từng vùng. 2) đến những triệu chứng dị ứng trung bình như: nổi ngứa khắp nơi trong cơ thể hay khó thở. Nếu đường hô hấp bị sưng thì cũng có thể bị nghẹt thở mà chết. 3) Triệu chứng dị ứng nặng như phản vệ (anaphylaxis). Triệu chứng phản vệ thì hiếm, nhưng có thể tử vong. Khi bị dị ứng kiểu này thì trong khoảng khắc toàn thân người bị dị ứng. Lúc đầu thấy ngứa mắt ngứa mặt và chỉ một vài phút sau thấy sưng toàn cơ thể, thở không được, nuốt không được. Bệnh nhân có thể quặn đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, chóng mặt hay tâm thần thờ thẫn. Bệnh nhân phải chữa cấp cứu ngay, vì như đã nói ở trên, có thể tử vong. III) Bệnh nhân cần phải cầm theo danh sách tất cả mọi thứ thuốc đã bị từng bị dị ứng và phác họa lại tất cả mọi triệu chứng của mỗi thứ thuốc cho bác sĩ chuyên môn về dị ứng (Allergy) coi. IV) Tưởng cũng cần lưu ý là khi bị dị ứng do nhiều thứ thuốc gây ra như thế thì cũng nên coi chừng vì có thể bị dị ứng nhiều đồ ăn khác nhau, hay những vật liệu khác nhau, phấn hoa, hoặc dị ứng khi đụng phải những súc vật khác nhau như lông mèo hay chó, v…v…

Sau hết, xin lưu ý: dị ứng nhẹ thì dễ chữa, nhưng dị ứng nặng có thể tử vong. Vậy thì, trong hiện trạng, nên nghe lời bác sĩ không uống bất cứ thuốc nào. Nhưng cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa về dị ứng càng sớm càng tốt để bác sĩ chẩn bệnh, chỉ dẫn cách phòng ngừa, và điều trị. Nổi mề đay do nhiều nguyên nhân, xin đọc thêm bài dưới đây. Bs Trần Mạnh Ngô, E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời quý vị viếng thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.


BS NGUYỄN TÀI MAI- BS TRẦN MẠNH NGÔ

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=111075
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.07.2007 17:59:36 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Dị Ứng - 16.07.2007 02:48:39
Dị Ứng
 
Dị ứng nói chung là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của các "chất lạ" vào cơ thể, bằng cách sinh ra các kháng thể. Những chất lạ còn được gọi là các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể qua da, đường hô hấp (mũi, khí quản, phổi) và đường tiêu hóa. Dị ứng da thể hiện ra ngoài theo các dạng eczema, mẩn đỏ, phù da, mụn loét.
 
Những chất lạ gây dị ứng da bao gồm các hóa chất như phấn, kem bôi da để trang điểm, vải mặc tổng hợp, các thuốc pom-mát v.v..., các dược phẩm uống hoặc tiêm chích. Một số thực phẩm không thích ứng với từng người như thịt bò, tôm, cua, cá...
 
Những biểu hiện dị ứng của bộ máy hô hấp là: ho, hen, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản.
 
Những chất lạ gây dị ứng đường hô hấp có thể là phấn hoa, lông gà vịt, lông chó mèo, bụi trong nhà, ngoài đường, vi khuẩn, vi trùng, mốc.
Bộ máy tiêu hóa bị dị ứng có các biểu hiện: tiêu chảy trong thời gian ngắn hoặc tái đi tái lại, nôn ói, đau bụng kèm theo dị ứng da như mẩn ngứa. Dị ứng thêm đường hô hấp ít khi xảy ra.
 
Những chất gây dị ứng thường là thực phẩm hoặc có trong thành phần thực phẩm như chất prôtêin trong sữa bò, lòng trắng trứng, cá, thịt, các đồ biển; một số quả, lạc (đậu phộng), ngũ cốc các loại...
 
Muốn chữa trị dị ứng, bác sĩ phải hỏi bệnh nhân tỉ mỉ về nề nếp sinh hoạt, để biết được thường bệnh nhân bị dự ứng trong các điều kiện nào, ở chỗ nào, sau khi ăn gì. Từ đó truy tìm và xác định "chất lạ" là chất gì, ở đâu.
 
Ngoài ra, bác sĩ còn phải tìm "chất lạ" cả trong máu và tiến hành việc cấy vào dưới da một số chất dễ gây dị ứng để thử nghiệm. Ðối với trẻ em, việc cấy thử như vậy rất khó thu được kết quả.
 
Chữa trị dị ứng là một việc làm đòi hỏi một thời gian lâu, phức tạp dù việc làm có vẻ như đơn giản: tìm ra "chất lạ", nguyên nhân của dị ứng rồi tránh xa để đề phòng. Người ta cũng dùng phương pháp tiêm chích các thuốc chống dị ứng với liều lượng ngày một tăng.
 
Dị ứng cũng là một chứng bệnh gia truyền nên có thể biết ngay từ lúc đứa trẻ mới sinh bằng cách thử máu. Sau đó, để tránh cho các cháu khỏi có các triệu chứng của bệnh này, thì tốt nhất là cho các cháu bú sữa mẹ.
 
(Dị ứng được trình bày thêm trong các mục HEN, ECZEMA VÀ MẨN NGỨA)
 
http://www.suckhoecongdong.com/content/view/382/71/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Dị Ứng - 16.07.2007 02:53:03




Các thực phẩm nên tránh trong năm đầu đời
Written by Rachelle Vander Shaaf   



Nov 29, 2006 at 02:39 PM
 



Trong 6 tháng đầu đời, con bạn đã có thể bắt đầu biết ăn một số thức ăn của người lớn. Bạn có thể từ từ cho bé làm quen với hoa quả, sau, ngũ cốc và một số thức ăn khác. Dưới đây là một số thức ăn bạn nên tránh cho bé trong năm đầu tiên.

 
Sô cô la: Sô cô la có thể gây dị ứng, đặc biệt đối với những bé hay dị ứng thức ăn.


Đậu phộng (Lạc): Đậu phộng có nguy cơ khiến bé dưới 4 tuổi bị nghẹt thở. Một số em bé dị ứng, do đó, nếu tiền sử gia đình có người bị dị ứng với đậu phộng thì bạn nên loại bỏ tất cả những thức ăn liên quan như bơ đậu phộng.


Lòng trắng trứng: Protein trong lòng trắng trứng có thể khiến một số em bé dị ứng. Em bé có thể ăn lòng đỏ trứng khi bạn nấu chín.


Mật ong: Mật ong có thể chứa nấm độc gây ngộ độc cho em bé. Các dấu hiệu ngộ độc mật ong bao gồm táo bón, bé trở nên yếu, cơ thể nhợt nhạt và nuốt khó.


Sữa bò (Cow's milk): Sữa bò chứa một loại protein (cazein) gây kích thích bộ máy tiêu hoá (nếu bé bị dị ứng) hoặc làm mất một lượng máu nhỏ trong ruột (khiến bé dễ bị thiếu sắt). Nếu con bạn không thể bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, bạn nên cố gắng tìm loại sữa bò đã loại bỏ các protein. Các sản phẩm từ sữa khác, như sữa chua và pho mát, thường thường an toàn đối với trẻ sơ sinh, nhưng bạn cần cẩn thận tham khảo ý kiến chuyên gia nếu trong gia đình có người dị ứng với sữa.


Hoa quả thuộc họ cam quýt và nước trái cây: Cam, chanh có thể khiến em bé nôn trớ. Nếu bạn thấy rằng bé nhạy cảm với các loại hoa quả thuộc họ cam quýt, bạn không nên cho bé thử dùng lại ít nhất là trong vòng vài tuần. Bạn cũng nên tránh cho bé dùng quá nhiều các loại nước táo, lên nguyên chất; các loại nước này có thể khiến bé bị tiêu chảy. Nước nho trắng sẽ tốt cho dạ dày bé hơn.


Quá trình chế biến thực phẩm: Các loại mì, súp và rau quả đóng hộp chứa hàm lượng muối cao, không tốt cho hệ thống lọc của thận em bé.

 
http://lamchame.com/index.php?option=content&task=view&id=518&Itemid=2
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Không nên xem thường bệnh dị ứng với thực phẩm - 16.07.2007 03:00:56
Không nên xem thường bệnh dị ứng với thực phẩm
Feb 10, 2007
 
 
 
Cali Today News - Từ thuở nhỏ Frandle, một thanh niên Mỹ, tỏ ra mê ăn đồ biển. Nhưng câu chuyện trúng độc do ăn uống dị ứng của anh sẽ làm nhiều bậc phụ huynh lo ngại.

Sau khi tốt nghiệp xong Trung Học, Frandle được phép du lịch Châu Âu với 2 người bạn. Khi đến Venice, anh vào nhà hàng kêu một món ưa thích là pasta với tôm hùm. Sau này anh kể lại: “Ăn xong chúng tôi đi bộ về và các bạn nói mặt mày tôi bắt đầu đỏ ửng lên một cách bất thường. Hai tai tôi sưng tấy lên và tôi thở hỗn hển. Ngực và mặt có những vệt to như quả bóng baseball.”

Trong lúc Frandle té gục trên đường phố, các bạn anh khẩn cầu người qua lại cấp cứu. Frandle được chở cấp cứu vào một bệnh viện và may mắn là anh được cứu sống sau đó.

Bây giờ thì Frandle đã biết sợ đồ biển, nhưng dị ứng thực phẩm vẫn xảy ra thường xuyên ở Hoa Kỳ và phương pháp tốt nhất vẫn là phải biết mình kỵ món nào để tránh xa và mang theo thuốc epinephrine phòng thân. Và đã có nhiều người qua đời chỉ vì bị dị ứng thực phẩm.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho là để bảo vệ người thân, chúng ta phải biết 7 cách quan trọng sau:

1. Nếu bạn nghi ngờ con cái hay bất cứ ai trong nhà có thể bị dị ứng thực phẩm, bạn nên đưa người đó đến check tại phòng mạch một bác sĩ chuyên khoa về dị ứng (allergist).

2. Bạn cần phải có hiểu biết tối thiểu về cách dọc nhãn dán của thực phẩm. Mới đây luật Food Allergen Labeling and Consumer Protection Act yêu cầu các công ty sản xuất thực phẩm phải dùng ngôn ngữ dễ hiểu để cho biết liệu thực phẩm của họ có chứa proteins của 8 nhóm thực phẩm chánh có thể gây dị ứng hay không.

3. Cần viết ra một kế hoạch hữu hiệu đối phó trong trường hợp có xảy ra dị ứng và in ra cho mọi người trong nhà biết. Có thể chia sẻ với bạn đồng nghiệp và bạn bè biết.

4. Nếu bản thân bạn có bệnh dị ứng thực phẩm, bạn đừng bao giờ chia sẽ thực phẩm, nước uống hay đồ dùng cho bất cứ ai. Đây là cách bảo vệ bạn vì làm sao bạn biết được người đó mới vừa dùng món gì và thực phẩm nguy hại đó ( đối với bạn) có dính trên môi của họ hay không.

5. Nếu bạn phải xa nhà trong thời gian ngắn, bạn cần mang 1 túí đựng “thực phẩm an toàn cho mình”. Đừng bao giờ ăn món lạ nào mà bạn không biết chất cấu thành ra món đó và nó đã được nấu nướng ra sao.

6. Dặn con cái mới lớn cẩn thận về hun hít, nhất là hôn môi, vì chỉ cần nước bọt có chứa thực phẩm gây dị ứng cho con cái cũng trở thành nguy hiểm cho chúng. Ngay cả đánh răng ngay sau khi ăn xong cũng không phải là cách an toàn nhất đề phòng gây phản ứng.

7. Nếu bạn hay thân nhân bị bệnh dị ứng thực phẩm, bạn nên tham gia FAAN để được giúp đỡ và học các chiến lược thực tiễn để đối ứng với dị ứng.

Vấn đề dị ứng với thực phẩm khá nghiêm trọng và cơ quan National Institute of Allergy and Infectious Diseases (NIAID) cho hay sẽ cho tiến hành chương trình nghiên cứu thực phẩm gây dị ứng một cách toàn diện hơn sau này.

Munoz-Furlong của FAAN cho hay: “Đối với nhiều người, thực phẩm đồng nghĩa với sự trìu mến, chất bổ nuôi dưỡng sự sống. Còn chúng tôi thì quan niệm thực phẩm có khi là kẻ sát nhân!.”

Hồng Quang theo nguyệt san Reader’s Digest


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Dị ứng niken - 16.07.2007 03:08:23





Quần bò quá bó, thủ phạm gây dị ứng niken.
  Dị ứng niken
 

BS Thành cho biết, niken có mặt trong những vật dụng hằng ngày như hoa tai, phéc-mơ tuya, cúc quần, gọng kính, dây đồng hồ, dây chuyền... Ngày nay, dị ứng với niken là hiện tượng phổ biến nhất trong các loại dị ứng kim loại.
 
Trên thực tế, có rất nhiều bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nữ đã phải tìm đến bác sĩ da liễu vì dị ứng niken có trong phéc-mơ-tuya quần bò. Theo BS Thành, nguyên nhân khiến căn bệnh này hay gặp ở nữ giới, đó là do chị em thường mặc các loại quần quá chật, bó sát khiến niken có ở phéc-mơ-tuya, cúc quần cọ sát liên tục vào da gây dị ứng. Nhất là vào mùa hè, trời nắng nóng, mặc quần áo chật khiến mồ hôi ra nhiều thấm vào kim loại, làm kim loại bị hòa tan thấm vào da càng dễ gây dị ứng.
 
Khi dị ứng niken, triệu chứng thể hiện rất rõ ràng, khu trú. Chỉ những vùng da nào tiếp xúc với niken mới có biểu hiện. Khi đó, bề mặt da bị ngứa, đỏ, xuất hiện mụn nước. “Dị ứng niken khiến người bệnh ngứa ngáy rất muốn gãi nhưng cần lưu ý, tuyệt đối không nên gãi những nốt rộp (mụn nước) này, vì nếu những nốt này sẽ vỡ ra có thể gây bội nhiễm khiến việc điều trị khó khăn và kéo dài hơn”, BS Thành cảnh báo.
 
Tuy dấu hiệu khá điển hình, nhưng có nhiều trường hợp, do bị ngứa, mụn rộp vùng xung quanh rốn khiến nhiều người lầm tưởng là bị hắc lào nên tự mua thuốc về điều trị khiến tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng hơn.
 
Theo BS Thành, hiện chưa có biện pháp chữa trị triệt để dị ứng với niken. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng tránh đơn giản bằng cách cách ly với vật gây dị ứng. Theo đó, nếu bị dị ứng dây đồng hồ, người bệnh nếu muốn đeo đồng hồ nên bọc dây bằng nilon, chuyển sang sử dụng gọng kính, phéc-mơ-tuya bằng chất liệu nhựa, đồng…
 
Còn khi đã bị dị ứng, cần kiêng không gãi trợt các nốt mụn rộp, tránh dùng những loại kem và xà phòng có độ tẩy mạnh…  Nếu tổn thương nặng, người bệnh nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
Hồng Hải







http://www.tinvietonline.com/0/0/2007/5/132707/