Nguyễn Xuân Nghĩa
silverbullet 21.07.2007 17:48:09 (permalink)
Cuộc biểu tình bị đàn áp và bài thơ "Tất cả vào xe rác" (click  to see the poem)



Nguyễn Xuân Nghĩa không phải là nhà thơ. Từ khi tham gia phong trào dân chủ ông mới chăm chỉ sáng tác thơ, mà toàn thơ “phản động”, lại in công khai trên các trang báo điện tử “phản động hải ngoại”. Thế mới đáng đọc.

Có thể thơ ông sống không bền trong lòng người đọc khó tính, sau này không có tên trong dòng chảy văn học Việt Nam, nhưng ít nhất nó hữu ích cho giai đoạn lịch sử hiện tại, giai đoạn mà cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền và chống thể chế chính trị độc tài toàn trị cộng sản bằng phương pháp ôn hoà đang phát triển mạnh mẽ. Từ “ Cầu nguyện cùng Cha Lý, Văn phòng Thiên Ân, đến: Những ngọn nến sáng chung, tất cả vào xe rác ... là những bài thơ bám sát các sự kiện xảy ra từng ngày, từng tháng, phục vụ kịp thời cho công cuộc đấu tranh của dân tộc chống giặc nội xâm. Tôi ủng hộ các trang báo điện tử như: thongluan, doithoai, ykien... dù các trang này không phải là trang văn chương nhưng đã đăng thơ của Nguyễn Xuân Nghĩa.

Tôi cũng là người làm thơ, thấy thơ là ưu tiên đọc trước. Bài thơ “ Tất cả vào sọt rác” lấy cảm hứng từ cuộc biểu tình đòi đất đai nhà cửa bị chiếm đoạt của đồng bào Tiền Giang và các tỉnh Nam bộ cùng việc đàn áp cuộc biểu tình của công an chính quyền cộng sản. Không gian bài thơ vào lúc 2 h đêm, khi những dân oan; người chỉ đáng dùng vũ lực cưỡng ép về quê đang trên đường về quê, có xe cảnh sát hộ tống, người đáng bắt tù đã ngồi trong đồn cảnh sát; chỉ còn lại trên quảng trường “ Thiên An Môn” nhỏ trước toà nhà Quốc hội số 2 những công an đang điềm tĩnh xoá nốt vài dấu vết còn lại của cuộc đàn áp. Sau những ngày căng thẳng và ấn tượng cho cả hai phe như vậy, không gian yên lặng lúc này quả là lý tưởng cho tư duy và cảm xúc của những người còn tư duy và cảm xúc.

Sự liên tưởng của người thẩm thơ còn có thể kéo dài thêm, dù tác giả cho tứ thơ đi thẳng vào hình ảnh chỉ cần ít trí tưởng tưởng:

“ ...
Trong xe rác thứ nhất:
ảnh Bác Hồ trợn mắt
- Sao ta lại nằm đây?
..
Trong xe rác thứ hai:
Lá cờ tổ quốc
mở mắt kinh hoàng”

Đây là hai hình ảnh của hiện thực: Khi đàn áp cuộc biểu tình, trong cảnh xua đuổi, giằng xé hỗn loạn, kinh hoàng giữa người có súng đạn, hơi cay, vòi rồng với người tay không đàn bà già yếu, ảnh Hồ Chí Minh và cờ tổ quốc rơi vãi tung toé nhào trộn lẫn rác thải sinh hoạt của hàng trăm con người màn trời chiếu đất tích tụ lại trong gần 30 ngày đêm. Khi dọn xong đám biểu tình, những công an dọn rác không thể nhặt riêng ảnh ông lãnh tụ CSVN và cờ tổ quốc “ rồi tính sau” ; lúc này ảnh Hồ chí Minh và cờ tổ quốc trở thành một thứ rác giống như các loại rác khác. Câu trả lời của những người công an dù do tác giả tưởng tượng nhưng có sẵn trong hiện thực:

“ cùng với chăn mền..
Xoá nhanh dấu vết
Chúng cháu phải cho vào xe rác”
...
“Cái đám biểu tình
Mang cả vào đây cờ Tổ quốc
Đuổi họ về
Chúng con không thể làm cách khác!”

Một bài thơ không có gì đặc sắc về nghệ thuật thể hiện, ngôn ngữ văn học, mới đọc qua thấy như một bài thơ tả thực có sử dụng phương pháp nhân hoá cổ điển. Nhưng văn chương không phải cái người ta đọc thấy mà là cái người ta cảm thấy. Qua hình tượng ảnh Hồ chí Minh và cờ đỏ sao vàng bị các nhân viên công lực vất vào xe rác, tác giả muốn gửi đi một hiện thực: Chính quyền cộng sản Việt Nam không tôn thờ Hồ Chí Minh, không tôn thờ Tổ quốc thông qua sự cung kính hai biểu tượng là hình ảnh Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng. Đối với Hồ Chí Minh, những năm gần đây người ta ít nói đến tư tưởng Mác – xít, thay vào đó là tư tưởng: xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho đất nước được xây dựng trên xương máu thiêng liêng của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đàn áp cuộc biểu tình trong ôn hoà, hợp Hiến và hợp Pháp của đồng bào Tiền Giang và 9 tỉnh Nam bộ, phải chăng Chính quyền cộng sản đã vất bỏ tư tưởng “ xã hội công bằng-Dân chủ-Văn minh” của Hồ Chí Minh và niềm tự tôn đất nước “Độc lập-Tự do- Hạnh phúc” vào xe rác trước nhãn tiền nhân loại tiến bộ.

Chính một nhà thơ cộng sản đã viết: “ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” Phải chăng cũng tương thích với những vần thơ ủng hộ phong trào dân chủ, chống chính quyền độc tài của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa?

Những bài thơ này từng gây áp lực liên tục cho ông từ phía công an Hải Phòng. Từ cổ chí kim chính quyền độc tài có bao giờ bỏ qua những vần thơ nổi loạn! Cũng may thời thế đã thay đổi, phong trào dân chủ trong và ngoài nước đã lớn mạnh, đang ở thế tiến công và cộng đồng nhân loại mới làm lễ tưởng niệm 100 triệu nạn nhân chế độ cộng sản, nên chúng ta không còn phải chứng kiến cảnh chôn sống học trò như dưới thời Tần Thuỷ Hoàng ở Trung quốc.

Hải Phòng, ngày 20 tháng 7 năm 2007.
Đỗ Bình.( CLB Văn học Núi Thiên Văn-HP)

TB: Xin gửi kèm theo bài thơ của một nhà văn trẻ -hội viên Hội nhà văn Hải Phòng viết cho ông:

Tặng chú Nguyễn Xuân Nghĩa

Ngoài 50 tuổi, trời cho khoẻ
Phải làm gì khỏi phí sức trời thêm?
50 năm đời ta từng có
sợ hãi, khổ đau và những giam cầm
Ta xin trời cho thêm nhiều bút lực
Không để yên cho chúng phân chia
mảnh đất Việt cha ông màu mỡ
lũ sâu dân, nhục nước bây giờ
Ngoài 50 ta lại là chiến sỹ
Dùng vần thơ làm vũ khí tiến công
Dùng thân già đắp lên hào luỹ
Cho lớp sau từ nơi ấy xung phong.

Đầu tháng 7 năm 2007
LC
( http://www.ptdcvn.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1243 )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.07.2007 18:12:27 bởi silverbullet >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9