Trích đoạn: Tứ Trụ
Cõi Phù Du
Vòng xoay trái đất vốn vô ưu
Sắc thể trần gian đã muốn hưu
Cõi thế bao mùa vui, ái, khổ
Hương lòng giải thoát chớ sầu tư
Đam mê cõi thế như ngoạn cảnh
Chán ngán định lòng rỏ biết dư
Trước mắt định thần nuôi tuệ trí
Thăng trầm bỏ hết thoát phù du
Mytutru_30.7.2009
-----
Cõi Phù Du Vòng xoay trái đất vốn vô ưu Sắc thể trần gian đã muốn hưu Cõi thế bao mùa vui, ái, khổ Thăng trầm buông bỏ chớ sầu tư Luyến ái đam mê như ngoạn cảnh Định thần chán ngán biết thừa dư Trước mắt thức tâm nuôi tuệ trí Hương lòng tự tại chốn phù du. Mytutru_30.7.2009 Sửa/7.8.2009 Tặng Bác Lá Đã Sửa Niêm Luật 7.8.2009 Kính Bác Lá Tu Tru Theo sự hướng dẩn niêm luật
của Bác TuTru sửa lại cho đúng, kính Bác .
Tu Trụ
Đính kèm (1) Chào bạn Mytutru,
Xin lỗi không để ý nên góp ý chậm bài này.
Thơ bạn ngày càng tiến bộ một cách rõ rệt. Xin hoan hô sự cố gắng và tinh thần cầu tiến.
Nên xin góp ý : « Hương lòng giải thoát chớ sầu tư » là 1 câu thơ đúng Luật Bằng Trắc, đúng Niêm so với các câu khác, đúng cú pháp.
Nhưng ý nghĩa thì rất kém : « Hương lòng giải thoát »... chủ ý nói gì không rõ nên đoạn cuối « chớ sầu tư » có nghĩa rõ ràng lại giống như vô nghĩa.
Chính bạn đã nhận ra điều ấy nên đã sửa lại thành :
« Thăng trầm buông bỏ chớ sầu tư » nên câu thơ giờ có đầy đủ ý nghĩa.
Câu : « Đam mê cõi thế như ngoạn cảnh » được thay thế bằng một câu súc tích hơn là : « Luyến ái đam mê như ngoạn cảnh »
Hai câu 6 và 7 mới cũ gì cũng tương tự như nhau. Còn câu 8 sửa lại nghe hay hơn câu dùng lần trước.
Ngoài các ràng buộc : Luật Bằng Trắc của từng câu, Niêm trên dưới giữa các câu, đối chỉnh tề trong mỗi cặp 3-4 và 5-6, vần trên dưới ăn nhau, của thơ TNBC Đường Luật, còn một cái khó chung cho mọi thể thơ là sự « cấu tứ ».
Tức tìm ra những « tứ thơ » hay để diễn đạt « ý thơ ». Nói ví thì « ý thơ » giống như ta quy định một bức tường phải xây : ở đâu, cao, rộng bao nhiêu ? Còn « tứ thơ » thì giống như ta sẽ chọn loại gạch nào : to, nhỏ, dày mỏng, màu gì, cửa sổ, cửa cái v.v. để xây bức tường.
Có « tứ thơ » mới hình thành được « ý thơ ».
Thực sự với thơ, ví dụ như là : Muốn tả con sông Đà quanh co, ngọn núi Tượng cao ngất.
Cách cấu tứ 1/
Một giải sông Đà nằm uốn khúc
Nghìn thu non Tượng đứng chen mây.
Cách cấu tứ 2/
Non Tượng trời cho bao tuổi lẻ
Sông Đà ai vặn một vòng quanh.
Sau đây là một bài thơ tương tự như bài Cõi Phù Du, nhưng với tứ thơ thật dồi dào, thành ra câu thơ rất hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
LẺ LOI Ô hay ! cuộc sống như vầy hả ? Ngó trước trông sau bóng hỏi hình Một kiếp phù du vờ ấy xác Trăm khoanh huyễn hoặc giả là danh Ðược thua đi ở âu phần mệnh Phú-quí vinh hoa lọ giật giành May có duyên thơ khuây tóc bạc Sông Xuân gió dịu nguyệt long lanh ! Giản-Chi
(viết trên bến nhà Rồng trước thềm xuân Quý-Dậu 1993)
Cụ Giản Chi nghiên cứu rất nhiều về triết lý Phật. “Trăm khoanh huyễn hoặc” là cái mà đức Phật dùng khi luận về hai chữ Sắc, Không.
Thân ái chào bạn.
LCR