Bùi Minh Tuấn
nguyễn văn dân 07.08.2007 01:15:16 (permalink)
 
Nguồn: Tiếng Dân Kêu
http://dvdvn.org/TDK/_HSNQ/HSNQ_20070728_BuiMinhTuan.htm
 
BÙI MINH TUẤN
 
Sơ lược tiểu sử
 
Bùi Minh Tuấn sinh năm 1961 tại Hà Nội.
Vượt biển tới Hồng Kông ngày 22/6/1981.
Bị giam giữ và tiếp tục trao cho Trung Cộng cầm tù tại Quảng Châu...
Sau nhiếu năm lên tiếng của cơ quan nhân quyền và sự can thiệp
của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, cho tới ngày 27/9/1991 mới được qua định cư tại Phẩn Lan.
 
Tác phẩm:
 
Tập thơ Trung Quốc: Ngục Tù và Nước Mắt
là tâm tình của Bùi Minh Quốc qua các kinh nghiệm sống trong giai đọan bị giam giữ tại Trung Cộng trước khi tìm được tự do thật sự.
Tác phẩm được Đảng Vì Dân giới thiệu trên diễn đàn Tiếng Dân Kêu
 
Tham khảo:
 
http://dvdvn.org/TDK/_HSNQ/HSNQ_20070728_BuiMinhTuan.htm
 
 
 

 
TRUNG QUỐC  


Ngục tù và nước mắt






       Bạn đọc thân mến,

   Thưa các bạn: tôi là một người Việt Nam tỵ nạn, cũng như tất cả những người Việt tỵ nạn khác. Tôi rời quê hương để ra đi tìm tự do vào ngày 31-05 1981 bằng đường biển và tới được Hồng Kông ngày 22-06-1981. Nhưng sau khi tôi tới Hồng Kông, chính quyền Hồng Kông nghi ngờ tôi là đã định cư tại Trung Quốc, vậy mà chúng giam cầm tôi hai năm rưỡi trong các nhà tù và nhà thương điên tại Hồng Kông và chúng đã hành hạ tôi bằng những loại thuốc vô cùng ghê tởm, nhằm hủy hoại hệ thần kinh của con người. Những người mà chính quyền Hồng Kông cho là trọng tội bị đưa vào nhà thương điên, đa số sau này bị mắc bệnh tâm thần. Đây là tội ác vô cùng dã man của chính quyền Hồng Kông giữa một thời đại mà nhân loại cho là văn minh này.
                                                                                                          
       Tuyệt thực,(*) chúng bảo tôi điên
     Đưa vào bệnh viện chúng tiêm, chúng hành
         Mửa ra nhớt dãi mật xanh
     Toàn thân đau đớn chúng quăng vào phòng.

(*)Tôi tuyệt thực để đòi được hưởng quy chế tỵ nạn, như tất cả những người Việt Nam tỵ nạn.
                             
         Quần áo bắt cởi hết ra
     Chân tay trói lại tưởng là đã xong
         Ngờ đâu châm ngọn lửa hồng
     Gí vào đốt trụi phần lông cuộc đời.
                                                  
     Cho tới ngày 14-12-1983, chính quyền Hồng Kông đưa tôi sang Trung Quốc. Sau khi tới biên giới Trung Quốc, tôi đã không xuống xe và nói với công an Trung Cộng rằng: Tôi là người Việt Nam, chưa từng ở qua Trung Quốc. Nhưng công an Trung Cộng đã dùng vũ lực bắt tôi phải sang xe của chúng, và chiều hôm đó chúng chở tôi tới trại giam Trung Lac Tam, cách Quảng Châu khoảng 30 cây số. Tại đây, chính quyền Trung Cộng ép tôi phải tự nhận là đã định cư tại Trung Quốc. Chúng giam tôi ròng rã hơn nửa năm trời, bắt ăn đói, nằm đất và đánh đập tôi vô tội vạ. Có lần chúng giam một người Việt gốc Hoa cùng phòng với tôi. Vì không chịu nổi sự đối xử bất nhân của chính quyền Trung Cộng, nên anh ta đã dỡ ngói bỏ trốn. Sáng hôm sau, bọn công an đem tôi ra đánh đập một cách tàn nhẫn, chúng đánh tôi ngất xỉu, người tôi bê bết máu và bầm tím vì những vết dùi cui điện. Đánh xong, chúng nói với tôi rằng: "sao mày không trốn theo nó, ở đây để chờ chết à". Ôi lũ Tàu cực kỳ vô luân và phi lý.
                                                              
         Tù giam hành hạ thân tàn
     Mỗi khi cơn đói cồn ran dạ dày
         Run, rủn mình mẩy chân tay
     Bước đi loạng choạng cuồng quay mặt mày.
                        
                       *                        
         Lắm đêm trời rét căm căm
   Không giường, không chiếu, không chăn, không màn
         Một mình trong xó phòng giam
     Tôi ngồi run rẩy thở than một mình.

                       *                        
         Ngộp thở vì cái thùng phân
     Nửa tháng mới được một lần đổ đi
         Mỗi lần mở nắp, ôi thì
     Cái mùi xú uế không gì lợm hơn.

                       *                        
          Rét ơi, ta sợ rét rồi
     Bao đêm giá lạnh ta ngồi co ro
          Ngực cổ ta rát vì ho
     Người run cầm cập ta bò thay đi.

                       *                         
         Thật thâm độc lũ ghẻ tàu
     Cắn loét da thịt xót đau vô cùng
        Chân, tay, mông, bẹn lung tung
     bộ hạ ngứa ngáy nổi khùng phát điên.

                       *                        
         Sau những trận đòn chí tử
     Người tôi bầm tím, lử đử ươn ươn
         Nhức đau mình mẩy trong xương
     Mỗi khi thời tiết bất thường đổi thay.

                                                                                                                              
      DUY VẬT BIẾN CHỨNG


     Tôi đang sống những tháng ngày
     Chủ nghĩa duy vật đọa đày bất nhân
     Tù giam tàn tạ tấm thân
     Ăn đói, nằm đất thùng phân cạnh mình
     Mạng sống bệnh hoạn rập rình
     Thần kinh căng thẳng, thân hình còm nhom
     Bước đi chẳng thể lom khom
     Chân qùy tay chống thân còm rét run
     Lắm đêm, đói lả tay chùn
     Bò đi không nổi nó phun ra quần
     Xung quanh như thể tử thần
     Rình rập đây đó tấm thân suy tàn
     Quay cuồng mộng ảo miên man
     Mơ mơ tỉnh tỉnh mơ màng lơ mơ
     Thân bại hoại, mắt cay mờ
     Lịm đi cho tới tận giờ cơm trưa
     Mỗi khi trời đổ cơn mưa
     Mình mẩy đau nhức vết xưa bị đòn
     Ghẻ lở ngứa ngáy thân còm
     Ho hen bệnh hoạn mỏi mòn mầu tang
     Mà lòng những ước hạ sang
     Đông dài, xuân thoảng, mênh mang hạ về
     Ngờ đâu ngột ngạt tiết hè
     Ngày ruồi đêm muỗi vè vè quanh tôi
     Ngợp mùi xú uế thiu ôi(*)
     Hòa trong cơn đói làm tôi quay cuồng
     Ai ơi, muốn hiểu tận tường
     Duy vật biến chứng tôi nhường vào đây.  
(*) Phân và nước tiểu bị om lâu ngày, bốc lên cái mùi vô cùng tởm lợm. Khốn thay: 
        
Sống trong chế độ phi nhân
        Ngộp thở vì cái thùng phân của mình.
                                                                    
   Tới giữa tháng 08 năm 1984, chính quyền Trung Cộng bắt tôi ra ngoài đi làm và chúng đã đối xử với tôi vô cùng độc ác và hèn hạ. Nhiều khi, tưới phân và nước tiểu cho rau xong, chúng kêu tôi ngồi bắt sâu,mùi phân và nước tiểu bốc lên làm tôi choáng váng không sao chịu nổi. Thật không có từ ngữ nào lột tả được sự thâm độc vô luân của chính quyền Trung Cộng.
                    
         Sáng ra, chúng chẳng cho ăn
     Bắt đi bổ củi, chặt cành cưa cây
         Đói cồn cào trong dạ dày
     Mắt hoa, mình lả, chân tay rã rời.

                         *
         Trưa hè trời nắng chói chang
     Chúng bắt đi dỡ khoai lang trên đồi
         Mặt mày nhễ nhại mồ hôi
     Dừng tay uống nước chúng lôi ra làm.

                         *
         Buổi sáng lùa ngỗng ra đồi
     Trưa về quét dọn, chiều ngồi thái rau
         Tối khuya bên ngọn đèn dầu
     Tôi ngồi gục mặt vò đầu miên man.

                         *
         Nghỉ làm bởi tôi nhức đầu
     Đang ngồi ôm mặt thằng Tàu kêu đi
         Ra ngoài quát tháo xồ xì
     Bợp tai đá đít không gì tức hơn.

                         *
         Sáng ra trời lạnh hơi sương
     Long lanh ngọn cỏ, giọt vương cây cành
         Trên đường ra tưới rau, hành
     Đôi thùng nước tiểu tròng trành bờ vai.

                         *
         Những chiều cuốc đất trên đồi
     Gió đông hiu hắt, lòng tôi u sầu
         Không gian bao phủ một mầu
     Mầu đen quyền lực vò nhàu đời tôi.

                   
      CÓ NHỮNG CHIỀU 

     Có những chiều tiết trời hiu hắt
     Tưới phân xong, ngồi bắt sâu rau
     Tôi ngừng tay bởi váng đầu
     Thằng công an đứng càu nhàu không thôi

     Có những chiều trên đồi dỡ lạc
     Trời ngột ngạt, nắng rát lưng tôi
     Thân hình nhây nhớt mồ hôi
     Đương làm đứng dậy mắt tôi sa sầm

     Có những chiều tiết trời hiu quạnh
     Ngồi hái rau dưới nắng hanh vàng
     Môi rớm máu, mặt khô ran
     Chân tay nứt nẻ, ruột gan cồn cào

     Có những chiều trên đồi cuốc đất
     Trời tối sầm, gió bấc tràn qua
     Thân gầy gió tạt mưa sa
     Người run cầm cập, thịt da tím bầm

     Bao năm rồi giam cầm đánh đập
     Thể xác này bầm dập đớn đau
     Đời bao cay đắng khổ sầu
     Bấy nhiêu uất hận lũ Tàu dã man.
                    
   Trong hơn ba năm bị giam cầm tại đây, tôi đã nhiều lần viết thư nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Bắc Kinh hãy lên tiếng can thiệp- và nhiều lần viết thư yêu cầu chính quyền Trung Cộng hãy trả tôi về Hồng Kông, như chúng đã nhận tôi sang đây. Nhưng mãi tới đầu năm 1987, tôi mới được ban ngoại kiều tỉnh Quảng Đông cho hay rằng, trường hợp của tôi chỉ có hai con đường:

   1) Là họ sẽ đưa tôi ra vùng ven biển, để ghép vào một chiếc thuyền tỵ nạn đi từ Việt Nam ghé qua, sang Hồng Kông. Nếu như bị chính quyền Hồng Kông trả lại cho Trung Quốc thì chính phủ Trung Quốc sẽ không nhận.

   2) Là tiếp tục bị tù ở Trung Quốc suốt đời.

   Cho dù có bị chết trên biển, tôi đành phải chấp nhận con đường thứ nhất. Ngày 30-03 1987, công an Trung Cộng đưa tôi ra vùng biển Trạm Giang. Sau đó, chúng ghép tôi xuống một chiếc thuyền tỵ nạn đi từ Việt Nam ghé qua. Sau gần một tháng lênh đênh trên biển, ngày 24-04-1987 tôi lại tới được Hồng Kông an toàn. Sau khi tới Hồng Kông, tôi đã khai toàn bộ sự thật về trường hợp của tôi với cục di dân Hồng Kông, nhưng chính quyền Hồng Kông lại tiếp tục giam cầm tôi. Cho tới ngày 20-12-1987, chính quyền Hồng Kông lại đưa tôi sang Trung Quốc. Lần này, chúng đưa tôi sang tỉnh Quảng Tây bằng đường biển, cùng với một số người Hoa đã định cư tại nông trường của Trung Quốc.

   Sau khi tàu cặp vào cảng Bắc Hải, tôi nói với công an Trung Cộng là tôi chưa từng định cư tại bất kể nông trường nào của Trung Quốc. nhưng công an Trung Cộng lại dùng vũ lực bắt tôi phải lên xe và tối hôm đó, chúng chở tôi tới nông trường Ninh Minh, nằm gần với biên giới Việt Nam. sau khi xe về tới nông trường, cán bộ của nông trường nói với tất cả mọi người là ai ở phân trường nào thì về phân trường đó. Tôi nói với họ là tôi chưa từng định cư tại nông trường, họ bảo ngày mai họ sẽ xác minh lại.

   Sáng ngày hôm sau, họ trả lời với tôi là họ đã nhận nhầm tôi và bảo tôi phải tự quay trở về Quảng Đông, nơi mà trước đây tôi bị giam giữ. Sau đó, họ mua cho tôi một cái vé xe lửa và viết một tờ giấy giới thiệu đến ban ngoại kiều tỉnh Quảng Đông. Hai ngày sau, tôi tới ban ngoại kiều tỉnh Quảng Đông tại thành phố Quảng Châu, đưa giấy và trình bày với họ về trường hợp của tôi. Nhưng sau khi đọc xong tờ giấy, họ bảo với tôi là họ không còn trách nhiệm trong vấn đề này nữa và đuổi tôi ra ngoài. Tôi nói với họ là hãy cho tôi một chỗ ở tạm thời, chứ tôi sống làm sao nổi. Lũ quái vật đã trả lời tôi rằng: "Nhiều người Trung Quốc còn không có nhà ở, mày chết cũng chẳng có vấn đề gì". Tôi thiết tưởng, chỉ có thứ ngôn ngữ nào đó của loài  quái vật, mới có thể tả được sự tàn ác của lũ quái vật đối với con người, và mới có thể nói lên được sự thâm độc vô luân trong cái chế độ duy vật bất nhân này.
                     
       Thân tôi đâu phải trái banh
     Mà lũ Trung Cộng tranh giành cướp nhau
         Đá qua đồi núi, biển sâu
     Quăng đi đá lại nát nhầu đời tôi.

                         *
         Đêm nay, tôi biết về đâu
     Loanh quanh ngõ vắng tới đầu nhà ga
         Thẫn thờ như một bóng ma
     Mắt vương giọt lệ hoen nhòa lối đi.

                         *
         Đêm nay, đang ngủ ngoài ga
     Dùi cui (điện) nó thúc toạc da máu trào
         Kêu thì chẳng thấu trời cao
     Cắn răng cam chịu làm sao bây giờ.

                         *
         Đêm nay, nằm dưới lùm cây
     Màn trời chiếu đất đọa đày thân tôi
         Xung quanh rác rưởi tanh hôi
     Cùng chung số phận thì thôi cam đành.

                         *
         Ban ngày đi giữa Quảng Châu
     Màn đêm buông xuống về đâu bây giờ
         Mắt tôi dòng lệ lóa mờ
     Biết rằng bãi rác đang chờ đợi tôi.

                         *
         Thương em đào liễu tấm thân
     Áo cơm, bờ bụi thế nhân trao tình
         Chợt thương cho tấm thân mình
     Lấy gì làm vốn mưu sinh qua ngày.

                                                                              
    TÔI ĐANG PHẢI SỐNG 

     Tôi đang phải sống trong những ngày tháng
                                        không thể tưởng
     Lăn lóc bơ vơ nơi xó chợ lề đường
     Vì sự bạo ngược của chính quyền
                                  Trung Cộng bất lương
     Chế độ này không một chút tình thương
     Chúng đã coi tôi như một kẻ thù giai cấp
     Hòng biến tôi thành loài thú vật
     Vì lũ cầm quyền chuyên nghề áp bức
     Tôi là người yêu chuộng tự do
     Tôi đang phải sống trong một chuỗi ngày
                                           khốn khổ âu lo
     Vất vưởng, cơ hàn, bệnh hoạn, nguy nan
     Cuộc đời tôi giờ đây chỉ còn tấm thân tàn
     Nhưng, lý tưởng tự do sẽ không thể tiêu tan.
                       
     Trong thời gian phải sống lang thang tại Quảng Châu, tôi có viết thư cho báo Đường Sống ở bên Mỹ. Rất may, họ đăng tin và sau đó gửi đi cho các cơ quan tranh đấu cho nhân quyền.

   Vào cuối tháng 04-1988, tôi nhận được một lá thư của tòa đại sứ quán Pháp tại Bắc Kinh gửi cho tôi, qua địa chỉ của một người quen mà tôi đã gửi cho Đường Sống. Trong thư nói là mang 240 đồng nhân dân tệ và hộ chiếu đến để làm thủ tục đi Pháp. Tôi đã mang lá thư này đến ban ngoại kiều tỉnh Quảng Đông và một tuần sau, tôi được chấp thuận cho vào ở tạm thời một nơi tại Quảng Châu, dưới sự quản lý của công an Trung Cộng.

   Sau khi chính quyền Trung Cộng biết rằng, không có ai là thân nhân bên Pháp đứng ra bảo lãnh tôi, chúng đã kiểm duyệt thư từ của tôi một cách khắt khe và thường xuyên dùng những thủ đoạn đê hèn nhằm khủng bố tinh thần tôi. Chúng bảo tôi là hãy tự nguyện xin ra định cư tại một nông trường Hoa Kiều trong tỉnh Quảng Đông. Nếu không, chúng sẽ trả tôi về Việt Nam qua ngả biên giới. Cho dù có bị giết, tôi không thể chấp nhận việc làm gian ma của chính quyền Trung Cộng.
                  
    TA PHẢI NÓI


     Ta phải nói lên điều sự thật
     Ê, lũ Hồng Kông và Trung Cộng bạo tàn
     Đã tám năm hành hạ ta trong ngục thất
     Tội trạng chi ? Hỡi bè lũ Hán gian
     Ta phải nói lên điều sự thật
     Ta chấp nhận nguy biến cam go
     Sẵn sàng chết vì lý tưởng tự do
     Không chung sống với loài qủy đỏ
     Ta phải nói lên điều sự thật
     Chế độ này duy vật bất nhân
     Hại người mòn mỏi bằng mùi phân
     Biến con người xuống thành con vật
     Ta phải nói lên điều sự thật
     Tiếng nói sự thật là tiếng nói của lương tri
     Dù ngày mai phải vĩnh viễn ra đi
     Lòng ta thanh thản không chút gì vướng bận
     Ta phải nói lên điều sự thật
     Này, chính quyền Trung Cộng vô luân
     Đã tám năm ta bị giam cầm
     Trong ngục tối âm thầm đày đọa
     Lũ chúng bay hèn hạ hung tàn
     Sự hung tàn chỉ hun lồng lửa oán
     Lửa trong ta, lửa thần trí Việt Nam
     Lũ chúng bay duy vật dã man
     Không thể làm ta tiêu tan lý trí
     Lũ chúng bay mặt người dạ qủy
     Sao giết được ý chí trong ta
     Ý chí ta mang hào khí ông cha
     Thà bị giết! Thề không khuất phục
     Trước kẻ thù không đội trời chung.
                     
     Cho tới ngày 27-09-1991, do sự sắp xếp của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, tôi đã đến định cư tại Phần Lan. Được cứu ra từ nỗi đau khổ tột cùng, được thoát khỏi chốn địa ngục. Tôi nguyện suốt đời đội ơn những người đã chủ trương và điều hành báo Đường Sống trước đây. Nếu như không có tình yêu thương của họ, thì chắc chắn tôi đã bị chết âm thầm trong bàn tay sắt máu của chính quyền Trung Cộng.
                                                                                                                                                                          
      ĐỜI TÔI QÚY TRỌNG
        (Kính tặng nguyệt san Đường Sống)

   Đời tôi qúy trọng nghĩa nhân
     Vì ánh sáng ấy từ tâm con người
     Tối tăm giữa cõi chợ đời
     Ánh hào quang ấy đã khơi dậy tình
     Đời tôi thoi thóp hồi sinh
     Ơn này Đường Sống ban tình yêu thương
     Giải cứu tôi khỏi đêm trường
     Thoát sự hành hạ của phường sát nhân
     Nay tôi gửi chút tình thân
     Lòng trọng nhân nghĩa kính dâng lên Người
     Thân tàn hồi lại sắc tươi
     Là nhờ Đường Sống tình Người chứa chan.
                   
     Thưa các bạn,

    Trong những năm qua sống bình yên nơi xứ người, tôi đã cố quên đi những uất nghẹn, để mong tìm được sự thanh tĩnh trong tâm hồn và làm lại cuộc đời mới. Nhưng vì những hệ lụy của hơn mười năm giam cầm, đày đọa và đánh đập của chính quyền Trung Cộng đã làm cho sức khỏe của tôi càng ngày càng bị suy yếu trầm trọng và cứ mỗi khi trái gió trở trời người tôi lại đau nhức vì những vết đòn thù.

   Nay tôi viết ra những dòng tâm sự này, để mong được chia sẻ với các bạn những điều tôi đã trải qua và cảm nhận trong cuộc hành trình tìm tự do đầy gian khổ này.

   Chúc các bạn gặp nhiều may mắn,

   Chào thân ái.

   Bùi Minh Tuấn.
                       
     TB- Vào năm 1986, trong khi tôi đang bị giam cầm tại trại giam Trung Lac Tam- Quảng Châu. Một hôm có một số cán bộ người Tàu còn rất trẻ, nói tiếng Việt thông thạo, chúng đến gặp tôi và tự giới thiệu là từ Bắc Kinh tới. Chúng bảo với tôi là chính phủ Trung Quốc trả tôi về Hồng Kông, nhưng chính quyền Hồng Kông không nhận. Nên hãy trở về Việt Nam làm việc cho chúng, chúng sẽ đưa tôi về đến Sài Gòn an toàn, có đầy đủ giấy tờ tùy thân và một cuộc sống sung túc.


     Cho dù có căm ghét chế độ Cộng Sản ở Việt Nam tới mức nào đi chăng nữa, tôi không thể chấp nhận cách hành xử vô luân phi lý của chính quyền Trung Cộng và càng không thể chấp nhận làm tay sai cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Tôi đã trả lời dứt khoát với bọn chúng là tôi không bao giờ  chấp nhận việc làm này. Chúng bảo cho tôi sáu tháng để suy nghĩ, tôi nói là tôi không cần phải suy nghĩ.


     Nhưng khoảng nửa năm sau chúng quay trở lại, biết rằng tôi không chấp nhận việc làm xấu xa của bọn chúng. Trước khi ra về chúng còn bắt tay tôi và nói với tôi rằng- hy vọng năm hai nghìn anh em mình sẽ gặp nhau ở Việt Nam. Ôi, thế mới biết lũ Tàu cực kỳ thâm hiểm.


     Cũng trong lần gặp này, sau khi chúng biết rằng tôi dứt khoát không chấp nhận việc làm bất lương của bọn chúng, chúng quay ra nói với tôi là - về làm việc cho bác Hoàng Văn Hoan. Tôi nghĩ bụng tôi đâu có biết thằng khốn kiếp ấy là ai, chúng nó tranh giành quyền lực với nhau, thằng được thì làm vua, thằng thua bỏ chạy. Tôi làm gì có loại Bác Hoan với loại Bác Hồ.






   
      SAU MỘT CUỘC HẢI TRÌNH


      Sau một cuộc hải trình đầy sóng gió
   Tôi đã đến được bến bờ tự do
   Thoát khỏi chế độ bạo quyền qủy đỏ
   Tôi sung sướng và vô cùng hớn hở
   Trước mặt tôi một chân trời rộng mở
   Trời tự do tôi vẫn hằng ước mơ
   Nhưng trời ơi! Tôi đâu có ngờ
   Bảy năm qua tôi vô cùng khổ sở
   Trong bàn tay tráo trở của Hồng Kông
   Thông đồng với lũ Trung Cộng bạo tàn
   Đã biến tôi thành món hàng đổi trao
   Bảy năm qua, vất vưởng chốn ngục lao
   Bảy năm qua, bao ức oan cay đắng
   Bảy năm qua, như câm lặng đêm dài
   Chúng đã coi tôi như loài cầm thú
   Quăng quật tôi qua mười mấy ngục tù
   Tương lai định cư tăm tối mịt mù
   Ôi cuộc đời như chiếc lá cuối thu
   Nhưng trong tôi tình quê vẫn ấp ủ
   Bao đắng cay càng căm thù Cộng Sản
   Là nguyên nhân mọi đau khổ ly tan
   Đẩy quê hương tôi xuống vực thẳm điêu tàn
   Người ở lại trong áp bức lầm than
   Kẻ ra đi mang nỗi niềm tủi hận
   Kiếp tha hương lê thân phận lưu đày
   Thượng Đế ơi! Hãy cho tôi một ngày
   Cho một ngày tương lai sáng lạn
   Trên quê hương tôi không còn Cộng Sản
   Để tất cả con Hồng cháu Lạc
   Được trở về trong lòng Mẹ Việt Nam. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1988).


      ĐÊM THA HƯƠNG


   Đêm nay giữa chốn tha hương
   Ta nằm thao thức nhớ thương quê nhà
   Nhớ em, nhớ Mẹ, nhớ Cha
   Nhớ người vun xới cho ta nên người
   Quê hương đất Mẹ đẹp tươi
   Sao ta lại phải bỏ người ra đi
   Chỉ vì Cộng Sản gian phi
   Ta đi ta mãi khắc ghi mối thù
   Cha anh bị chúng bỏ tù
   Thương gia trí thức chúng thu cửa nhà
   Ngập tràn đói khổ xót xa
   Em thơ thiếu sữa, Mẹ già thiếu ăn
   Đêm nằm thao thức năm canh
   Nghĩ về quê Mẹ sao đành người ơi
   Đêm nay khắp bốn phương trời
   Lắng tai nghe lấy những lời Mẹ than
   Xuân về quê Mẹ điêu tàn
   Đắng cay trộn với lầm than lệ nhòa
   Xuân về thiếu cả sắc hoa
   Thiếu từ tiếng pháo, thiếu qùa trẻ thơ
   Xuân về thiên hạ ngẩn ngơ
   Người người mong mỏi đợi chờ tin con
   Xuân về lòng Mẹ héo hon
   Mẹ đang mong đợi ngày con trở về.
      (Trung lac Tam- Quảng Châu- Trung Quốc 1985).


      THỂ CHẾ TRUNG CỘNG 

      Thể chế Trung Cộng vô luân phi lý
   Cán quyền gian tham ấu trĩ hẹp hòi
   Thói gian tham đã khai ngòi tội ác
   Dìm con người trong đói khát, ngu si
   Nhân tính băng hoại đạo lý suy vi
   Xã hội này đang trên đà tự hủy. 
     (Quảng Châu- Trung Quốc 1988).


   THƯƠNG EM
      (Thương tặng tuổi thơ Trung Quốc) 


   Thương em giữa độ tuổi thơ
   Cuộc sống côi cút bơ vơ không nhà
   Trò đời sao nỡ sinh ra
   Duyên tình gượng ép khai hoa trái mùa

   Thương em biết mấy cho vừa
   Cõi trần ai vốn dư thừa đắng cay
   Hồn em trong trắng thơ ngây
   Tránh sao cạm bẫy bủa vây cuộc đời

   Thương em tâm thể rã rời
   Bán phần thơ sắc cho đời mua vui
   Áo cơm, chuốc nỗi ngậm ngùi
   Sống trong ngục tối ngợp mùi tưởi tanh

   Thương em, nín lặng sao đành
   Hỡi sấm sét đánh tan tành không gian
   Cho bao thống khổ tiêu tan
   Cho quyền lực hết thời gian tung hoành.
     (Quảng Châu- Trung Quốc 1988).


   ĐÊM NAY 

      Đêm nay, gió bấc tràn về
   Ngoài trời gió rít não nề từng cơn
   Lòng tôi chẳng ước gì hơn
   Chỉ mong được một ổ rơm để nằm

   Đêm nay, trời rét căm căm
   Quần manh áo mảnh tôi nằm sao yên
   Rũ rượi như thể người điên
   Co ro ngồi dưới hàng hiên dãy nhà

   Đêm nay, lạnh buốt thịt da
   Tôi ngồi run rẩy mong qua đêm dài
   Biết rằng cuộc sống ngày mai
   Vẫn trong đau khổ miệt mài thế thôi

   đêm nay rét qúa trời ơi
   Ngồi không ngủ được bụng tôi cồn cào
   Sống trong chế độ tù lao
   Con người con vật có nào hơn nhau

   Đêm nay, ngồi giữa Quảng Châu
   Lạc loài đất khách lòng sầu khôn nguôi
   Xa quê lúc tuổi đôi mươi
   Khổ đau đã cướp sắc tươi cuộc đời

   Đêm nay, đã bảy năm trời
   Bảy năm sóng gió cuộc đời nổi trôi
   Dạt vào xã hội tanh hôi
   Người coi như rác thì thôi cam đành. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1988).


      HITLER ƠI 

      Hitler ơi, ngươi mãi bị loài người nguyền rủa
   Sao tư tưởng của ngươi lại là hiện thực thời nay
   "Lẽ phải ở trong tay những kẻ có sức mạnh
                                                  và quyền thế"
   Cho xó trần gian này ê chề thống khổ
   Đây, chế độ lao tù chúng nói là tự do
   Cuộc sống cơ cực bần hàn chúng bảo là
                                               hạnh phúc ấm no
   Những thứ đó chúng cho là lý tưởng
   Ngụy lẽ nó bắt nguồn từ chân lý
   Và chân lý ấy thì bất di bất dịch
   Ôi, mớ lý thuyết Mác-Lê là vô địch. 
      (Quảng Châu- Trung Quốc 1988).


   BẢY NĂM QUA 

      Bảy năm qua tôi vô cùng khổ sở
   Trong bàn tay của lũ Tàu man rợ
   Bảy năm qua, chúng thay nhau đày đọa
   Chốn ngục tù biến thân tôi tàn tạ
   Sự dã man hành hạ xác thân tôi
   Nhưng sao giết được ý chí con người
   Tôi còn sống còn nuôi niềm hy vọng
   Dù chỉ là tia hy vọng mong manh.

   (Quảng Châu- Trung Quốc 1988).


     TÔI CẦU MONG 

      Nhân loại ơi! Có cảm thấy xót xa
   Dân tộc tôi đang đau khổ lệ nhòa
   Nước Việt Nam tôi triền miên trong tăm tối
   Bởi chế độ bạo tàn bê bối gian manh
   Chúng đã biến dân tộc tôi trở thành
   Thứ công cụ để thi hành tham vọng
   Cho học thuyết Cộng Sản hão huyền viển vông
   Đỉnh cao thế giới đại đồng
   Ăn ngon mặc đẹp mà không dùng tiền
   Xã hội không có chính quyền
   Giấc mơ của lũ vừa điên vừa khùng
   Chúng đã xô dân tộc tôi xuống tận cùng vực khổ
   Và muôn đời sẽ không có tự do
   Nếu tương lai bè lũ cộng nô còn thống trị
   Hỡi tất cả những phương trời tự do và công lý
   Hỡi những con người trong chế độ lương tri
   Hãy cùng nhau đồng loạt đứng lên đi
   Hãy lắng nghe một Việt Nam lâm ly bi thảm
   Hãy nhìn lũ tham tàn đang leo thang bành trướng
   Cho lý tưởng điên cuồng Cộng Sản bất lương
   Chúng đang lấy súng đạn trộn với máu xương
   Để xây dựng thiên đường ma qủy
   Hỡi nhân loại tôi cầu mong thức tỉnh
   Kẻo máu người chúng nhuộm đỏ hành tinh
   Máu đổ thây rơi suốt cuộc hành trình
   Tôi cầu mong sao thế giới hòa bình tự do công lý. 
      (Trung Lac Tam- Quảng Châu- Trung Quốc 1986).


      THẰNG VỚT TRĂNG 

      Trăng soi gương nước dễ coi
   Thằng điên nhìn thấy liền đòi vớt trăng
   Người khôn thấy vậy khuyên rằng
   Chớ nên cuồng mộng nhăn răng có ngày
   Thằng điên man rợ đáp ngay
   Ta đây đã quyết có ngày thành công
   Dù cho thây lấp đầy sông
   Thế gian phá sản và không còn người
   Địa cầu nhuốm đỏ máu tươi
   Thì ta ắt phải là người được trăng
   Nhân gian có hiểu được rằng
   Con người Cộng Sản là thằng vớt trăng. 
     (Trung Lac Tam- Quàng Châu- Trung Quốc 1987).


      GIẤC MỘNG ĐÊM GIAO THỪA 

      Ôi! Đêm nay là ba mươi Tết
   Sau cả ngày mỏi mệt lang thang
   Khắp Quảng Châu nơi hang cùng ngõ hẹp
   Tôi bước đi trong cơn đói say mềm
   Giờ ngồi đây trong con hẻm vắng
   Tiết trời xuân không gian im ắng
   Màn sương đêm bao trùm dầy đặc
   Gió hiu hiu se sắt thịt da
   Tiếc thương đời ngập ngụa nỗi xót xa
   Khiến lòng tôi chạnh tưởng nhớ quê nhà
   Nhớ miền quê hương yêu dấu thiết tha
   Nhớ lũy tre xanh rủ mái nhà
   Nhớ đình làng, giếng nước, cây đa
   Nhớ người dân quê hiền hòa chất phác
   Nhớ độ xuân về ngào ngạt hương thơm
   Nhớ mùi khói bếp quyện hương rơm
   Nhớ mông lung vào giấc ngủ chập chờn
   Tôi mơ về một bữa cơm gạo trắng
   Rưới nước mắm pha tỏi, ớt, chanh
   Mấy qủa cà và một đĩa rau xanh
   Tôi đang ăn, ăn rất ngon lành
   Bỗng tiếng pháo đì đoành vọng lại
   Nỗi bàng hoàng đưa tôi về thực tại
   Cơn ngái ngủ, ôi trong mình bải hoải
   Mắt cay sè, muỗi lượn bên tai
   Người ngứa ngáy, hai bàn chân tê dại
   Niềm đơn côi, đói rét miệt mài
   Khổ đau này biết chia sẻ cùng ai
   Tạo Hóa ơi! Cho thời gian ngừng lại
   Để cuộc đời đừng có ngày mai. 
     (Quảng Châu- Trung Quốc. Mậu Thìn 1988).


THƯ GỬI MẸ 

      Mẹ ơi! Con viết thư này
   Gửi về cho Mẹ để thay nghĩa tình
   Mượn lời gửi gấm bóng hình
   Xin Mẹ tha thứ tội tình cho con
   Mong lòng Mẹ bớt héo hon
   Mẹ đừng nghĩ đến đứa con lưu đày
   Nhớ lời Mẹ dạy trước đây
   Cuộc đời tỵ nạn đắng cay tràn trề
   Tha hương kiếp sống não nề
   Xa quê mới thấu tình quê ngọt ngào
   Nhưng vì chế độ tù lao
   Con còn ở lại có nào yên thân
   Nên đành trốn Mẹ một lần
   Vượt qua biển cả muôn phần hiểm nguy
   Đâu ngờ từ buổi con đi
   Là tình mẫu tử chia ly trọn đời
   Nghĩ thương Mẹ lắm! Mẹ ơi!
   Mẹ đã đau khổ một đời vì con
   Bao năm sương gió mỏi mòn
   Sớm hôm tần tảo nuôi con nên người
   Mẹ vui những lúc con cười
   Mẹ buồn khi thấy con lười biếng ăn
   Bao nhiêu cực nhọc cam đành
   Chắt chiu bùi ngọt Mẹ dành cho con
   Ước mong con được vuông tròn
   Mai ngày khôn lớn Mẹ còn cậy trông
   Mẹ ơi! Giờ nghĩ đau lòng
   Không nghe lời Mẹ nên nông nỗi này
   Từ ngày xa Mẹ đến nay
   Đời con chứa chất đắng cay tủi sầu
   Sống trong đày đọa cơ cầu
   Dưới bàn tay của người Tàu dã man
   Giờ đây còn tấm thân tàn
   Đang trong ngục tối biết đàng nào ra
   Mẹ ơi! Đã bảy năm qua
   Con đi biết Mẹ xót xa trông chờ
   Mẹ ơi! Con có đâu ngờ
   Con đi để Mẹ từng giờ nhớ mong
   Thôi Mẹ đừng đợi, đừng trông
   Kẻo thêm héo hắt mỏi mong lệ nhòa
   Giờ đây tuổi Mẹ đã già
   Lỡ khi đau ốm thêm đà héo hon
   Mẹ ơi! Tha thứ cho con
   Bảy năm xa Mẹ mỏi mòn khổ đau
   Tim con tủi nhục vò nhàu
   Bảy năm xa Mẹ lệ sầu vương rơi. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1988).


    ĐỜI TA 

      Đời ta, từ buổi xa quê
   Dập vùi trong chuỗi lê thê ngục tù
   Ôi nay đã qúa bảy thu
   Bao nhiêu oan nghiệt, hận thù , xót xa

   Đời ta mắt lệ hoen nhòa
   Dư thừa ý chí, nhưng mà rủi ro
   Trong cơn hoạn nạn ai cho
   Một chút nhân nghĩa ta so nghìn vàng

   Đời ta đau xót ngập tràn
   Trong cơn hoạn nạn ai màng đến ta
   Thói thường ra vẻ chan hòa
   Qua cơn hoạn nạn gian tà mới hay

   Đời ta, qúa đỗi đắng cay
   Bơ vơ đất khách ngửa tay xin tiền
   Năm xu níu áo người hiền
   Gặp phải thằng ác nó liền tạt tai

   Đời ta, là chuỗi đêm dài
   Hiện tại tăm tối, tương lai mịt mù
   Sống trong chế độ lao tù
   Mưu cầu cơm áo oán thù lẫn nhau

   Đời ta, dù sống nơi đâu
   Mà thờ ơ trước niềm đau quê nhà
   Thà làm cát bụi phù sa
   Bón cho thảo mộc nở hoa dâng đời. 
      (Quảng Châu- Trung Quốc 1988).


       NIỀM ĐAU QUÊ MẸ 

      Việt Nam quê Mẹ yêu thương
   Chứa chan tình nghĩa vấn vương cõi lòng
   Dân ta dòng giống Lạc Hồng
   Tình yêu non nước mặn nồng thiết tha
   Non sông đất nước bao la
   Hòa trong cuộc sống thiết tha mặn nồng
   Quê ta gạo trắng nước trong
   Tài nguyên phong phú, ruộng đồng phì nhiêu
   Quê ta, ôi thật đáng yêu
   Xa người lòng thấy sao nhiều xót xa
   Tìm đâu những buổi chiều tà
   Hoàng hôn buông xuống chim sà ngọn tre
   Tìm đâu những buổi nắng hè
   Chiều về lộng gió ven đê thả diều
   Tìm đâu thôn xóm thân yêu
   Lòng người chan chứa tình yêu nồng nàn
   Tìm đâu mỗi độ xuân sang
   Hương hoa tỏa ngát mênh mang lòng người
   Tìm đâu ánh mắt nụ cười
   Tấm lòng chung thủy mà người ta yêu
   Quê ta đẹp biết bao nhiêu
   Giờ sao xơ xác tiêu điều tan hoang
   Bao người lìa xứ lang thang
   Kẻ còn ở lại tóc tang đọa đày
   Tuổi xuân mòn mỏi tháng ngày
   "Nghĩa vụ quốc tế" phơi thây chiến trường
   Từng đoàn nô lệ tha phương
   Si-bê-ri lạnh buốt xương lưu đày
   Xót thương bao tấm thân gầy
   "Vùng kinh tế mới" đêm ngày rẫy nương
   Xót thay quang cảnh phố phường
   Trẻ thơ nhan nhản lề đường xin ăn
   Thương bao thân phận cha anh
   Tập trung cải tạo để thành thây ma
   Đau thương đất tổ quê cha
   Cam Ranh quân đế quốc Nga trị vì
   Quê nhà tang tóc phân ly
   Khiến cho dòng lệ ướt mi Mẹ hoài
   Oán quân Cộng Sản vô loài
   Thực hiện chính sách miệt mài tang thương
   Hỡi người lưu lạc muôn phương
   Là dòng Việt tộc hãy thương quê nhà
   Đừng vì phù phiếm trăng hoa
   Tiện nghi vật chất xóa nhòa tình quê
   Đồng tâm ta vạch hướng về
   Cùng nhau thực hiện lời thề đấu tranh. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1988).


      TA NGỒI ĐÂY 

      Ta ngồi đây nghe đất trời rúng động
   Hỡi bạo quyền Trung Cộng dã man
   Dùng xe tăng nghiến nát đám dân lành
   Lũ chúng bay cho là chiến thắng
   Ta ngồi đây, chốn đọa đày thầm lặng
   Nghe tin này thắt quặn ruột gan
   Uất nghẹn hờn căm thế lực yêu gian
   Không thể câm nín trước cuồng bạo phũ phàng
   Dẫu bị giết, thân tàn đâu có hãi
   Ta muốn thét tỏ cùng nhân loại
   Ôi lũ bay một bầy chó dại
   Chuyên cắn càn, sát hại lương dân. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1989).


      NGƯỜI ƠI 

      Người ơi! Thuyết Cộng hão huyền
   Sinh ra chế độ chuyên quyền phi luân
   Cán Cộng vô học bất nhân
   Sống trên xương máu mồ hôi dân lành
   Xã hội đói khổ bạo hành
   Trai hiền sinh dữ, gái lành hóa hư
   Còn đâu duyên dáng tiểu thư
   Khi mà cuộc sống qúa ư nghèo nàn
   Làm sao giữ trọn phẩm vàng
   Sống trong xã hội phũ phàng đảo điên
   Còn đâu đức tính trai hiền
   Khi mà đói khổ bạo quyền giương cao
   Làm sao giữ vẻ thanh tao
   Ở trong chế độ tù lao đọa đày
   Xã hội nghèo đói lắt lay
   Hỏi ai giữ tấm lòng ngay cho vừa
   Bần cùng tính xấu đẩy đưa
   Sinh tồn, đạo lý lọc lừa lẫn nhau
   Người ơi! Lòng có xót đau
   Nhìn về đất Mẹ cơ mầu diệt vong
   Sao người tin tưởng chờ mong
   Cái trò đổi mới trong vòng gian ma
   Hôm nay Cộng nới lỏng ra
   Ngày mai thắt lại thế là tiêu tan
   Bản chất lũ Cộng dã man
   Hãy nhìn bài học Thiên An Môn này
   Người ơi! Thức tỉnh góp tay
   Kiên trì tranh đấu cho ngày tương lai
   Xóa bỏ chế độ độc tài
   Thiết lập đa đảng, trong ngoài hợp xây
   Một nền dân chủ từ đây
   Sẽ đưa dân tộc tới ngày phồn vinh.
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1989).


      CHẾ ĐỘ TRUNG CỘNG 

      Chế độ Trung Cộng bất lương
   Gây bao thống khổ tang thương kinh hoàng
   Chính quyền bản chất bạo tàn
   Kẻ càng gian ác thì càng thăng quan. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1990).


      VIẾNG MỘ ANH HÙNG PHẠM HỒNG THÁI 

      Nguyện noi gương chí tiền nhân
   Vì dân vì nước hiến dâng cuộc đời
   Sáng nay tôi đến viếng Người
   Đứng trước ngôi mộ vùng trời lưu vong
   Cúi xin thắp nén hương lòng
   Dâng niềm tôn kính thay vòng hoa tươi
   Tấm gương Người mãi rạng ngời
   Tiếng bom Sa-Điện muôn đời âm vang
   Lòng thương dân nước lầm than
   Quyết tử diệt lũ bạo tàn thực dân
   Ơn Người vị quốc vong thân
   Nguyện noi gương chí tiền nhân anh hùng. 
   (Hoàng Hoa Cương- Quảng Châu- Trung Quốc 1990).


      TA THỀ 

      Ta thề, noi chí tiền nhân
   Giương cao hào khí trước quân ngoại thù
   Chín năm qua bị cầm tù
   Trong nanh vuốt lũ Hán thù gian ma
   Ta mang trí tuệ ông cha
   Mang dòng hào khí tinh hoa Tiên  Rồng
   Niềm tin thắp sáng trong lòng
   Ý chí son sắt với dòng thời gian
   Chặng đường tranh đấu nguy nan
   Tinh thần chịu đựng lại càng nêu cao
   Ta thề, quyết lấy máu đào
   Phát huy truyền thống anh hào Việt Nam. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1990).


   TA MUỐN THÉT 

      Ta muốn thét vào mặt lũ cuồng điên
   Giam cầm ta nay đã một thập niên
   Tội lỗi chi ? Hỡi phỉ quyền gian ác
   Đọa đày ta tấm thân tàn xơ xác
   Tuổi ba mươi tóc điểm bạc mái đầu
   Ta đang sống và hứng trọn niềm đau
   Dưới vực sâu ta vẫn ngẩng cao đầu
   Ta đâu sá! Hỡi lũ Tàu man rợ
   Trái tim ta chùm hoa thơ vẫn nở
   Giống Lạc Hồng đâu có sợ lũ bay
   Trời đất còn đây, ta vẫn còn đây
   Mặc cho qủy dữ bủa vây tứ bề
   Ta vẫn sống và không hề nao núng
   Giữa ngục tù họng súng, dùi cui. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1991).


      TA PHẢI DẠY 

      Ta phải dạy cho chính quyền Trung Cộng bất lương
   Một bài học luân thường đạo lý
   Của văn hóa Lạc Việt ngời sáng lương tri
   Và truyền thống đấu tranh ngút ngàn hào khí
   Hãy lắng nghe! Hỡi tập đoàn vô luân phi lý
   Đã mười năm! Đọa đày ta chưa thỏa ý
   Giết ta đi! Hỡi bầy qủy mặt người
   Lũ bay sinh ra từ loài đười ươi khốn kiếp
   Tâm thể ta bầu nhiệt huyết Tiên Rồng
   Thịt xương ta đâu sợ xiềng gông sắt thép
   Tinh thần ta coi sấm sét tầm thường
   Trái tim ta tha thiết với quê hương
   Tấm lòng ta cảm thương nhân loại
   Đã mười năm, tù đày hãm hại
   Dưới gót thù chí khí lại càng cao
   Sự bạo cuồng giết cả giấc chiêm bao
   Nhưng chính nghĩa làm sao giết được
   Ôi lũ bay sói lang tàn ngược
   Hòng tiêu diệt cả ý tưởng tự do
   Giữa ngục tù nguy biến cam go
   Thề quyết tử vì tự do công lý
   Dòng giống Việt tâm hồn đạo sĩ
   Dùng văn thơ thay cho vũ khí
   Ta viết lên dạy lũ qủy mặt người. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1991).


     CHỚ NÊN 

      Chớ nên sùng bái cá nhân
   Vốn được sùng bái bại lần lương tâm
   Nẩy sinh tham vọng vượt tầm
   Ắt gây thế sự thăng trầm đảo chao

   Chớ nên ngạo mạn tự cao
   Nghiệp đời đã chắc ai nào hơn ai
   Làm người có lúc đúng sai
   Đối nhân đừng để đời ai oán mình

   Chớ nên mê muội ái tình
   Xem thường bầu bạn, coi khinh người đời
   Lỡ tình đương chín rụng rơi
   Ai người an ủi cho vơi nỗi sầu. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1991).


      TỈNH DẬY 

      Mười năm ta ngủ giấc say
   Giật mình thức tỉnh mới hay chuyện đời
   Mau mau tỉnh dậy người ơi
   Mười năm ta nỡ bỏ rơi quê nhà
   Mười năm thảm cảnh sơn hà
   Muôn dân đói khổ, nhà nhà ly tan
   Mười năm hờn oán ngút ngàn
   Ôi bản chất Cộng hung tàn gian manh
   Mười năm non nước tan tành
   Ta còn tâm huyết sao đành bó tay
   Nếu không trả mối thù này
   Thì đừng mơ tưởng tới ngày hồi hương
   Cũng đừng nói đến yêu thương
   Càng thêm hổ thẹn với lương tâm mình
   Người đời coi rẻ thầm khinh
   Chúng ta một lũ bạc tình vong ân
   Nên! Lòng trung hiếu rất cần
   Ta phải thể hiện tinh thần đấu tranh
   Lòng quyết gạt bỏ lợi danh
   Không thể ấu trĩ đấu tranh nửa vời
   Bởi lẽ sự nghiệp trên đời
   Đều do tâm não con người tạo nên
   Chỉ sợ tâm nhược ý hèn
   Gặp thời cũng chẳng làm nên chuyện gì
   Mười năm giấc ngủ li bì
   Mau mau ta tỉnh dậy đi hỡi người. 
   (Quảng Châu- Trung Quốc 1991).


     PHẨM ĐỜI 

      Phẩm đời muôn thủơ tại tâm
   Dòng sinh mệnh vốn thăng trầm thịnh suy
   Hương lòng đong buổi loạn ly
   Dũng khí tỏ lúc gian nguy đọa đày
   Sắt son ư ? cuộc no say
   Qua cơn khổ nạn mới hay chính tà
   Thói đời ta tự khoe ta
   Vàng thau khắc biết khi qua lửa hồng
   Đời bao ngụy tạo do lòng
   Sẽ bị đào thải theo dòng thời gian
   Ân tình nghĩa cử chứa chan
   Trước sau mãi được nhân gian ca truyền.

   (Quảng Châu- Trung Quốc 1991).


      NỖI LÒNG KẺ THA HƯƠNG

      Phần Lan trời mới vào thu
   Không gian tĩnh mịch âm u cảm buồn
   Tiết trời lành lạnh hơi sương
   Hàng cây ủ rũ, con đường vắng hoe
   Một mình lặng bước trên hè
   Thân phận viễn xứ não nề khôn nguôi
   Lạc loài giữa chốn quê người
   Hồn tôi ẩn hiện khung trời quê hương
   Quê nhà còn lắm đau thương
   Chế độ độc đảng nhiễu nhương ngập tràn
   Nỗi lòng thương nhớ miên man
   Cầu mong đất nước Việt Nam mai này
   Qua thời chuyên chính tù đày
   Cuộc sống trăm họ sum vầy bên nhau
   Yêu thương xoa dịu niềm đau
   Tạo cho non nước ngàn sau vững bền
   Đối nhân lấy đức làm nền
   Sống chan hòa đạo êm đềm nước non.

   (Helsinki- Phần Lan 1995).


      VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC

    Lũ Việt Cộng đã triều cống, tạ Tàu(*)
   Việt Nam ơi! Một niềm đau muôn thủơ
   Dòng lịch sử sẽ muôn đời nguyền rủa
   Chúng bán rẻ xương máu của tiền nhân
   Đảng Cộng Sản đã cam tâm cắt nhượng
   Một phần lãnh thổ cho giặc bắc phương
   Bộ chính trị, ôi một phường nhu nhược
   Nhục nào hơn nhục bán nước cầu vinh. 
     (Helsinki- Phần Lan 2000).

(*) Ngoài sự thần phục ra, Việt Cộng còn có ý tạ ơn và tạ lỗi Trung Cộng


     (Từ năm 1985, tôi đã gửi những bài thơ này cho báo Lửa Việt ở Canada và báo Đường Sống ở Mỹ).


   Địa chỉ liên lạc.         
      Email:   nguctuvanuocmat@yahoo.com
 


 


 
http://dvdvn.org/TDK/_HSNQ/HSNQ_20070728_BuiMinhTuan.htm
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2007 01:32:57 bởi nguyễn văn dân >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9