Dược Thảo: Quả * Trái (thân cỏ)
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 27 bài trong đề mục
HongYen 08.08.2007 12:16:18 (permalink)
Mướp đắng hay khổ qua

DS.LÊ VĂN NHÂN, TRẦN VIỆT HƯNG
TS NGUYỄN ĐỨC THÁI

 

Lời nói đầu:

Bài này không để các nghiên cứu vào phần tài liệu tham khảo nhưng tóm tắt các nghiên cứu này bên dưới phần tính chất để những người không có cơ hội vào được các thư viện y khoa lớn tìm tài liệu hay không vào được trang lưới các thư viện y khoa, có được khái niệm về các công trình nghiên cứu, và thấy cây này được nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới.

Giới thiệu:
Khổ là đắng, qua là dưa hay mướp. Nói văn vẻ là khổ qua, nhưng thực chất là mướp đắng. Người Mỹ gọi là bitter melon, và đôi khi gọi là bitter gourd vì chữ gourd cũng có nghĩa là quả bầu hay bí. Tên La tinh momordica dịch sang tiếng Anh là "bite" có nghĩa là cắn, ngoạm để mô tả hạt bị khuyết vào như dấu răng cắn. Từ charantia để mô tả quả mướp đắng đầu nhọn. Tên momordica còn thấy ở một số cây khác:
- Momordica cochinchinesis quả gấc
- Momordica luffa mướp hương
- Momordica grosvenori la hán quả

Hạt quả gấc lồi lõm giống như định nghĩa, nhưng hạt mướp đắng không thấy như vậy. Do đó ai rành về phân loại thực vật vui lòng cho thêm ý kiến về tên la tinh của cây này.

Mặc dầu gốc ở Á Châu, nhưng mướp đắng hiện nay có mặt khắp nơi vùng ấm như vùng biển West Indies phía dưới Florida, Phi Châu, Ấn Độ . . . Sách y học cổ truyền Trung Quốc không có mướp đắng, nhưng mấy năm gần đây trà mướp đắng khô đã được bày bán ở các chợ Việt Nam cho những người bị tiểu đường uống. Mặt khác, năm 1990, Liên Hiệp Quốc phát hành bộ tem dược thảo, mỗi con tem là một cây thuốc được Liên Hiệp Quốc cho là có giá trị chữa bệnh trên thế giới, mướp đắng được chọn làm một trong 6 cây thuốc tiêu biểu. Tem mướp đắng được phát hành ở Áo quốc. Như vậy cây này phải có giá trị trị liệu đáng cho chúng ta tìm hiểu.

Giá trị dinh dưỡng:
Người Việt Nam thường xắt lát quả mướp đắng chưa già, ngâm nước muối để giảm chất đắng, đem nấu canh hay làm món xào. Người Tàu thích nhồi thịt xay vào ruột quả mướp rồi đem hầm.
Theo tài liệu của Viện Đại Học Purdue về các loại rau quả Á Châu hội nhập vào Mỹ (Willsetal 1984), thành phần dinh dưỡng tính bằng gam trong 100g quả mướp đắng như sau:
- Phần ăn được 84
- Nước 93,8
- Protein 0,9
- Sinh tố A mg 0,04
- Sinh tố B1 0,05
- Sinh tố B2 0,03
- Niacin 0,4
- Sinh tố C 50
- Chất béo 0,1
- Carbohydrate 0,2
- Calcium mg 22
- Potassium mg 260
- Magnesium mg 16
- Sắt mg 0,9
- Zinc mg 0,

Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học toàn cây, quả và hạt được phân chất và mô tả như sau:
Glycosid: momordicin và charantin. Charantin là một hỗn hợp steroid làm hạ đường. Một glycosid khác gốc pyrimidin được tìm thấy. Ngoài ra còn có alkaloid momordicin và dầu thực vật.

Một peptid giống insulin hạ đường tên "polypeptid-P" có trong mướp đắng. Chất này được cô lập từ quả, hạt và các mô trong thân cây và có phân tử lượng 11000. Đã có nghiên cứu về tính chất hạ đường của mướp đắng.

Hạt mướp đắng chứa 32% dầu với các acid béo stearic, linoleic, oleic. Hạt cũng chứa nucleosid pyrimidin vicine. Glycoprotein alpha-momorcharin và beta-momorcharin (phá thai) và lectin. Thành phần acid amin trong hạt cũng được mô tả kỹ. Những phân tử giống insulin cũng được tìm thấy trong hạt.

Dược tính
Khả năng hạ đường huyết: Được nghiên cứu, chứng minh ở thú vật và người.
Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose.
Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.

Cơ chế đề nghị là tạo được tế bào beta, tăng hấp thụ glucose vào mô, tổng hợp glycogen trong gan và cơ bắp, tạo triglyceride trong mô mỡ và tân tạo glucose (gluconeogenesis). Một báo cáo khác đưa ra cơ chế tăng sử dụng đường trong gan thay vì tăng tiết insulin. Nghiên cứu enzym gan chứng minh hoạt động hạ đường của mướp đắng không cải thiện dung nạp đường ở chuột, nhưng ức chế thành lâp glucose trong máu do đàn áp enzym glucose-6-phosphstase và fructose-1, 6-biphosphatase, đồng thờ tăng cường oxýt hóa glucose qua lối G6PDH. Tác dụng hạ đường cũng có sự tham dự của cytochrome P450 và glutathione-S-transferase ở gan chuột bị bệnh tiểu đường. Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần.

Mướp đắng cải thiện dung nạp đường ở người. Một nghiên cứu thực hiện ở 18 người tiểu đường loại II thành công 73% khi dùng nước ép mướp đắng. Một báo cáo khác cho biết giảm 54% lượng đường sau bữa ăn, và giảm 17% lượng hemoglobin A1C ở 6 bệnh nhân dùng 15g dịch chiết mướp đắng.
 
 Thử nghiệm dùng nước ép tươi quả mướp đắng ở 160 bệnh nhân kiểm soát được bệnh tiểu đường, mướp đắng không làm insulin tiết ra nhưng tăng sử dụng carbohydrate. Phytomedicine năm 1966 mô tả tính chữa bệnh tiểu đường của mướp đắng trong ống nghiệm, trên thú vật và người, cơ chế tác dụng và thành phần hóa học của mướp đắng.

Tính kháng khuẩn: Cao rể và lá có tính kháng khuẩn.
Một nghiên cứu báo cáo cao mướp đắng có tính trụ tế bào 33,4% và momorcharin có tính chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein. Tương tự, cây ức chế sinh sản siêu vi gồm polio, herpes simplex I và HIV. Một nghiên cứu mướp đắng kháng khuẩn pseudomonas nhưng không hứa hẹn trong toàn nghiên cứu. Tính chống siêu vi cũng được tái xét.

Tính độc hại di thể (genotoxic effects):
Mướp đắng phá hoại di thể Aspergillus nudulans và độc hại tế bào ung thư máu

Tính chống thụ thai:
Một protein trong cây mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam / ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Momorcharin có khả năng làm hư thai. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng, nhưng không xảy ra ở chuột không có thai. Quả chín được bào có tính sinh kinh nguyệt.

Những tính chất khác:
Tính giảm đau và chống viêm phụ thuộc liều lượng thấy ở chuột như đầy hơi, loét, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ hay trĩ.
Chữa các bệnh ngoài da như nhọt, phỏng, nhiễm trùng, ghẻ, bệnh vẩy nến.
Mướp đắng còn dùng như là chất diệt côn trùng, và có tính hạ áp huyết.

Độc tính:
Quả mướp đắng chưa già dùng làm thức ăn. Cao mướp đắng được xem là không độc. Mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Chưa có báo cáo nào về tác dụng nguy hiểm của cao mướp đắng ở liều 50 ml. Nói chung, mướp đắng có mức độ tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về đường tiêu hóa.

Vì tính chất hạ đường huyết, nên dè dặt khi người bệnh đã có triệu chứng đường xuống quá thấp. Hai em nhỏ đã bị hôn mê vì đường xuống thấp sau khi uống trà mướp đắng. Cả hai đều hồi phục sau khi chữa trị. Một báo cáo khác đường hạ thấp sau khi một phụ nữ 40 tuổi bệnh tiểu đường bị nguy hiểm đường xuống thấp sau khi uống chlorpropamid và ăn cà - ri (có mướp đắng trong bột cà - ri). Lớp màng đỏ bao quanh hạt mướp đắng độc cho trẻ con. Nước ép quả mướp đắng đã làm một em nhỏ bị nôn mửa, tiêu chảy và chết.

Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Thành phần hạt mướp đắng tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, sốt, đau thắt bụng và hôn mê.

Mướp đắng không nên dùng cho phụ nữ có thai vì độc hại cho hệ sinh sản, kể cả làm tử cung xuất huyết và co thắt và làm hư thai.

Tóm tắt:
Mướp đắng là một loại quả nhiệt đới dùng làm thức ăn, nhưng cũng được dùng làm thuốc ở các nước Đông Nam Á như Ấn Độ và ngay cả Phi Châu, tác dụng giảm đường huyết rõ ràng đồng thời với tính kháng khuẩn và chống sinh sản.

Mướp đắng có khả năng tiềm tàng chống ung thư và chống siêu vi như HIV và HSV. Đây là điều các bạn trẻ Việt Nam trong ngành nghiên cứu nên chú ý khai triển.

Nghiên cứu ở người cho thấy mướp đắng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Một bác sĩ tự nhiên học (Naturopathy) tại Portland Oregon cho biết dùng sản phẩm bào chế tại Đức cho kết quả tốt với người bị tiểu đường. Điều cần thiết là làm sao tiêu chuẩn hóa để các mẻ sản xuất có công hiệu giống nhau. Đây là trách nhiệm của các đại học y dược tại Việt Nam và Viện Dược Liệu Việt Nam. Hoạt chất trong mướp đắng thay đổi tùy theo thổ nhưỡng, khí hậu, giai đoạn thu hái, nên tiêu chuẩn hóa là điều cần thiết. Phải chứng minh là uống trà khô mướp đắng và dùng dịch chiết mướp đắng có gì khác biệt nhau trên phương diện lâm sàng. Có thể tác dụng hạ đường ở toàn cây hay toàn quả mướp đắng chứ không hẳn ở một hoạt chất, làm sau định dược chất nào phản ảnh trung thực nhất tiềm năng hạ đường của cây mướp đắng để tiêu chuẩn hóa.

Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưnh những nghiên cứu trên cho thấy hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gene. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai.

Chúng tôi sẽ giới thiệu trong bài kế tiếp một cây khác cũng có được tính hạ đường trong máu, mặc dầu có mặt ở Việt Nam nhưng ít người biết, và có một cơ chế rất lạ là làm mất vị ngọt của đường. Đó là cây thìa canh (Gymnema sylvestre) có trong sách tự điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chí.

http://www.pharmedicsa.com/upload/bantin/22-9/006.htm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.07.2008 00:35:45 bởi HongYen >
#1
    HongYen 08.08.2007 12:20:37 (permalink)
    Quỳnh và Thanh Long
    DS Trần Việt Hưng




    Trong bài "Quỳnh : Cây hoa , vị thuốc", chúng tôi có ghi nhận một loại Quỳnh tại Trung Hoa, vừa dùng làm cây cảnh, vừa dùng làm thuốc và thực phẩm.. Đó chính là cây Thanh Long.

    Thanh long: tên khoa học Hylocereus undatus , họ thực vật Cactaceae, thuộc nhóm Quỳnh cho hoa nở về đêm "Night blooming Cereus". Thanh long còn có các tên : Strawberry Pear, Pitaya (Tây ban Nha và còn phân biệt thành pitahaya roja hay blanca tại Mexico; pitahaya de cardón tại Guatemala).. Oeil de Dragon (Tại Việt Nam, cây còn được gọi tại một số địa phương là Tường-liên) Tên Hylocereus xuất phát từ tiếng Hy-lạp, có nghĩa là "gỗ" Undatus nghĩa là dợn sóng, không dẹp lép..

    Thanh long có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Cây đến với Hawaìi vào năm 1830 trong một chuyến tàu chở nhiều loại cây chất lên từ một hải cảng Mexico, trong một chuyến hải hành từ Boston sang Quảng Đông. Khi ghé Hawaii, đa số cây cối bị vứt bỏ vì hư hại chỉ có Thanh long là chưa chết hẳn nên được cắt thành từng đoạn và thử trồng tại Hawaii. Cây phát triển mạnh và loại xương rồng này trở thành một cây cảnh trên khắp đảo quốc ..Tại Hawaii cây cho hoa rất đẹp..nhưng ít khi cho quả...

    Thanh long thuộc loại thân leo có thể trườn dài đến 10m phân nhánh nhiều, bám vào các giá thể nhờ các rễ phụ rất phát triển. Thân và cành đều màu xanh lục, có 3 cạnh dẹp, mép có ít gai nhỏ, ngắn (2-4 chiếc ở gốc mỗi thùy răng). Hoa rất lớn mọc đơn độc trên cành, đường kính đến 30 cm, màu trắng xanh hay vàng lợt. Hoa có nhiều lá đài và cánh, dính với nhau tạo thành ống. Hoa có nhiều nhị. Quả màu đỏ tươi, hồng hay vàng , mọng nước, có nhiều gai mềm do những cánh hoa còn lại, đường kính khoảng 10 cm. Vỏ quả rất dễ bóc. Phần thịt màu trắng chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.
    Tại Việt Nam, Thanh long được trồng thành những khu vực sản xuất lớn để lấy quả tại các tỉnh miền Trung như Ninh thuận, Bình thuận..Thu hoạch trong những tháng Hè-Thu. Tại Hoa Kỳ, Thanh long được trồng khá tập trung ở Florida.

    Thành phần dinh dưỡng:
    100 gram phần ăn được chứa :
    - Chất đạm 0.159-0.229 g
    - Chất béo 0.21-0.61 g
    - Chất sơ 0.7-0.9 g
    - Calcium 6.3-8.8 mg
    - Sắt 0.55-0.65 mg
    - Phosphorus 30.2-36.1 mg
    - Beta-Carotene (A) 0.005-0.012 mg
    - Thiamine (B1) 0.028-0.043 mg
    - Riboflavine (B2) 0.043-0.045 mg
    - Niacin (B3) 0.297-0.430 mg
    - Ascorbic Acid 8.0-9.0 mg

    Vài phương thức sử dụng:

    - Khi dùng làm thực phẩm: Phần thịt của quả Thanh long màu trắng, có vị ngọt, chứa nhiều nước và rất nhiều hạt nhỏ màu đen. Thanh long thường được ướp lạnh, bổ làm đôi và dùng thìa để xúc ăn. Nước ép được dùng làm nước giải khát. Từ cả quả , các nhà chế tạo thực phẩm đã làm ra một loại si-rô dùng tạo màu cho bánh và kẹo. Nụ hoa chưa nở có thể nấu ăn như rau.

    - Theo Đông Y: Quả Thanh long có vị ngọt/nhạt, tính mát ; có những tác dụng "thanh nhiệt", "nhuận phế" chỉ khái, hóa đàm; tác dụng vào các kinh mạch thuc Phế và Vị. Thân có tác dụng "thư cân, hoạt lạc" và "giải độc". Do đó quả Thanh long được dùng để giải nhiệt và giúp nhuận trường, trị táo bón. Hoa Thanh long dùng trị sưng cuống phổi, sưng hạch bạch huyết. Thân Thanh long dùng đắp trị phỏng, ung nhọt..
    - Tại Trung hoa, Hoa Thanh long hay Jian hoa (Kiếm hoa= Sword flower), còn có những tên kỳ lạ khác như Liang tian chi hoa ( Cây hoa cai trị vũ trụ), ba wang hua (Hoa vua độc đoán)..

    Tài liệu sử dụng:
    - The Oxford Companion to Food (Alan Davidson)
    - Vegetables as Medicine ( Chang Chao-liang)
    - The Whole Foods Companion (D. Onstad)
    - Từ điển cây thuốc Việt Nam (Vỏ văn Chi)

    Trần Việt Hưng

    http://www.vuonghaida.com/VAN/Quynhvathanhlong.htm

    #2
      HongYen 15.08.2007 07:37:55 (permalink)
      Xin Mời:
       
       
       
       
       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2007 21:46:58 bởi HongYen >
      #3
        HongYen 15.08.2007 11:04:14 (permalink)
        .
         


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/CC271B827A2240438004754799FAA88A.jpg[/image]
        Attached Image(s)
        #4
          HongYen 15.08.2007 11:13:44 (permalink)
          Trái Lý
           
          Họ mận. Thơm và ngon hơn trái mận. Thuộc lọai quí ít khi có. Trồng để thưởng thức, không kinh tế
           
           
          #5
            HongYen 07.09.2007 08:55:35 (permalink)
            Bắp * Ngô

            GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ CHỮA BỆNH CỦA BẮP
             
            Lương y VÕ HÀ
             

            Bắp được xem là một loại ngủ cốc vàng vì không những nó đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm chính của con người từ thuở sơ khai mà còn là một nguồn dinh dưỡng tiềm năng góp phần ngăn ngừa những triệu chứng bệnh lý của động mạch vành dẫn tới nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch não.

            Bắp có tên khoa học là Zea Mays L. thuộc họ Hoà bản Graminae. Hạt bắp đã từng là thức ăn chính của nhiều dân tộc. Tổ tiên chúng ta cũng đã tôn xưng bắp như những hạt ngọc quý giá nên đặt tên là Thiềm Thục Ngọc. Râu bắp là một vị thuốc quen thuộc trong dân gian nhằm làm tăng sự bài tiết mật và làm tăng lượng nước tiểu trong các chứng bệnh viêm túi mật, tắt túi mật hoặc phù thủng trong những bệnh về tim thận.
             
            Mặc dù y học cổ có ghi bắp có vị ngọt, tính ấm, ích khí, điều hoà ngủ tạng, tuy nhiên hạt bắp hiếm khi được dùng như một vị thuốc. Hơn nữa từ khi nguồn thực phẩm từ lúa gạo đã dồi dào việc sử dụng bắp làm thức ăn hàng ngày cuõng rất hãn hữu. Tiếc thay, khi nhöõng hoaït caûnh "giaû gaïo ñeâm traêng" vôùi nhöõng aâm thanh khua vang cuûa "chaøy ba" "chaøy tö" töôi vui roän raõ ñaõ trôû thaønh chuyeän coå tích, khi công nghệ xay xát và chà bóng gạo phát triễn, hạt gạo càng "bắt mắt" thì cũng là chính là lúc khẩu phần ăn của con người đã thiếu đi nhiều chất dinh dưỡng quý giá vốn có sẳn trong phần vỏ ngoài của hạt gạo. Đó là những chất xơ, những sinh tố nhóm B và một số những khoáng chất quan trọng khác. Do đó việc bổ sung bằng bắp tươi, bắp nguyên hạt vào khẩu phần ăn hàng ngày là điều đáng lưu ý.
             

            Bắp giúp điều chỉnh löôïng môõ trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

            Trong quá trình tìm hiểu tập quán sinh hoạt và điều kiện sức khoẻ của những người Mỹ nguyên thuỷ - những cư dân đầu tiên sống ở Châu Mỹ - các nhà khoa học thuộc Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ đã khám phá ra rằng những người Indian nầy đã không hề bị bệnh cao huyết áp, cũng không có ai bị xơ vữa động mạch do thức ăn chính của họ thời bây giờ là bắp. Kết luận nầy hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu gần đây khi cho thấy chính các loại ngủ cốc giàu chất xơ như bắp, lúa mạch đen, gạo lứt đã cải thiện tình trạng mở trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tai biến mạch não. Khi đề cập đến chất xơ các nhà khoa học còn lưu ý rằng chỉ những chất xơ từ ngủ cốc "đen” tức ngủ cốc còn nguyên mài, nguyên võ mới mang lại hiệu quả làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Chất xơ từ trái cây và rau quả không mang lại hiệu quả nầy. Các chuyên viên nầy cho biết ở những người trung niên nếu việc ăn các loại ngủ cốc nầy kéo dài trên 9 năm sẽ có thể giảm được 21% nguy cơ bệnh tim mạch.
             
            Bắp kích thích tiêu hoá và giúp tăng cường chuyển hoá cơ bản.
             
            Thành phần của bắp nguyên hạt bao gồm nhiều sinh tố tự nhiên nhóm B như B1, B2, B6, Niacin và một số khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Đặc biệt một số vi chất đã có tỉ lệ vượt trội hơn ở bắp khi so sánh với gạo lứt. Bắp nằm trong số những nguồn Carbohydrat được khuyên dùng cho những bệnh nhân tiểu đường. Chỉ số đường huyết thấp và tỉ lệ chất xơ cao của bắp giúp tăng cường cảm giác no đồng thời làm chậm hấp thu và chuyển hoá đường. Ngoài ra những sinh tố nhóm B có liên quan đến nhiều chức năng khác nhau của cơ thể kể cả sự tăng trưởng, sự chuyển hoá năng lượng, bảo dưỡng hệ thần kinh và điều hoà hoạt động của các cơ quan. Theo Đông Y, bắp có vị ngọt, tính ấm nên có tác dụng kiện Tỳ dưỡng Vị. Bắp khô rang vàng nấu cháo là một phương thuốc rất hữu hiệu cho nhiều trường hợp Tỳ Vị suy kiệt, hư hàn, không thiết ăn uống hoặc ăn thức gì vào cũng ói ra. (Lưu ý : Bắp rang tính nóng nên người tạng nhiệt hoặc đang có chứng viêm nhiểm không nên dùng.) Những người viêm loét dạ dày, tá tràng, những bệnh nhân rối loạn tiêu hoá sẽ dễ dàng biết được giá trị kiện Tỳ dưỡng Vị của bắp khi thử ăn luân phiên và tự so sánh những bữa ăn bằng cơm trắng với những bữa ăn bằng bắp. Ngoài cơm hoặc bắp, người bệnh vẫn có thể ăn kèm một ít thức ăn vẫn ăn hàng ngày như thịt cá, rau đậu. Điều nhận thấy sẽ là sau những bữa ăn với bắp cơ thể sẽ dễ chịu hơn, thoải mái hơn vì dạ dày làm việc khoẻ, thức ăn được hấp thụ nhanh. So sánh với cùng một lượng cơm như thế nhưng cơ thể sẽ cảm thấy nặng nề hơn, đầy hơi hoặc khó chịu hơn. Những bệnh nhân nầy có thể tự chữa khỏi bệnh dễ dàng trong vòng vài tuần nếu biết thư giãn hợp lý, điều tiết ăn uống và dùng bắp hoặc gạo lứt làm thức ăn chính thay gạo trắng.
             

            Bắp tăng cường hoạt động của ruột già.

            Một trong những dân tộc nổi tiếng về sống lâu và hiếm khi bệnh tật được thế giới biết đến là những người thuộc bộ lạc Hunza sống ở phía bắc Ấn Độ và Pakistan. Đa số dân ở đây sống đến 115 tuổi hay hơn nữa. Ông Rod. Mc. Garison, một Bác sĩ người Anh đã tưng làm việc nhiều năm với ngườI Hunza đã viết : "Tôi đã không hề thấy một trường hợp viêm ruột thừa, viêm đại tràng hay ung thư nào". Chế độ ăn của người Hunza cũng là chế độ ăn có nhiều chất xơ. Thức ăn hàng ngày chủ yếu là ngủ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau và sữa dê.
            Từ lâu người ta ý thức được tầm quan trọng của những chất xơ không hoà tan có trong thực phẩm như rau trái, ngủ cốc và xem đó chính là những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa những bệnh tật của ruột già kể cả ung thư và táo bón.
             
            Bắp có tỉ lệ chất xơ cao hơn nhiều so với gạo trắng, mì, sữa…
             
            Chất xơ không bị tiêu hoá, không bị hấp thu sẽ góp phần tạo ra chất bã, thành phần chủ yếu của phân. Khi chất xơ bã đạt tới một định lượng nhất định sẽ kích thích thành ruột sinh ra nhu động ruột. Ngoài việc thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột, chất xơ còn có khả năng tập hợp và kết dính những chất độc hại nầy để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó chất xơ đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc ruột phòng chống ung thư. Mặt khác chất xơ trong bắp cũng như trong thức ăn nói chung còn có thể kích thích các tế bào nhầy của ruột già và tạo điều kiện cho việc lên men và sinh sãn một số vi khuẩn hữu ích trong khoang ruột làm cho khoang ruột ẩm, trơn, việc di chuyển phân được dễ dàng. Theo các báo cáo y học, ở những người ăn nhiều chất xơ thời gian từ khi thức ăn vào đến khi phân thải ra khoảng 14 giờ, trong khi nếu chỉ là thức ăn tinh tế thời gian để thải phân phải đến 20 giờ. Một người ăn thức ăn nhiều chất xơ mỗi ngày thải ra khoảng 460gr phân trong khi nếu là thức ăn tinh tế chỉ thải ra độ 115gr phân.
             

            Do vị trí quan trọng của chất xơ trong việc biến dưỡng của cơ thể, đặc biệt là các chất xơ trong ngủ cốc, các chuyên gia dinh dưỡng đang lưu tâm đến bắp như một liệu pháp bổ sung khi mà hạt gạo ngày nay không đáp ứng được nhu cầu nầy. Vậy bao nhiêu chất xơ là đủ? Tính chung cả vừa ngủ cốc lẫn rau quả, các nhà khoa học cho rằng nhu cầu của một người trung bình cần khoảng 25gr chất xơ mỗi ngày. Tính ra, trong điều kiện sẳn có của thổ sản nước ta, một trái bắp và một trái chuối là đã đủ cho lượng chất xơ khuyến cáo.
             

            Chế biến và sử dụng bắp

            Công nghệ chế biến hiện nay tách ly bắp làm 4 thành phần: tinh bột, mầm bắp, chất xơ và chất đạm. Sau khi được tách ly, chất xơ và chất đạm sẽ được chế biến làm thức ăn chăn nuôi gia súc, mầm bắp được tinh lọc làm dầu bắp. Chỉ có tinh bột được sử dụng đa dạng trong chế biến thực phẩm hoặc làm bánh kẹo. Như vậy có thể thấy rằng những loại "bột bắp" làm từ tinh bột tinh chế sẽ không còn giá trị bổ dưỡng bao nhiêu vì không bao gồm thành phần chất xơ và chất đạm cũng như một số sinh tố và khoáng chất vốn dĩ có nhiều trong phần võ ngoài của hạt bắp và mầm bắp.
             
            Nhiều công nhân và bà con lao động có thói quen điểm tâm đơn giãn bằng một gói xôi bắp. Loại xôi bắp nầy đã qua một lần xay xát, tuy phần võ có bị hao hụt nhưng vẫn giữ được một phần gía trị bổ dưỡng và tốt hơn so với tinh bột bắp ở trên.
             
            Tốt nhất vẫn là bắp nguyên hạt. Bắp tươi luộc chín hoặc nướng hoặc bắp khô nguyên hạt xay lỡ nấu cháo. Những bà nội trợ ở vùng có sẳn bắp tươi có thể chế biến bắp tươi thành nhiều món ăn rất phong phú. Chọn bắp tươi vừa già tới hoặc còn hơi non, dùng dao bào xát mỏng hạt bắp để nấu chè hoặc cháo. Bắp tươi bào mỏng nấu canh với rau bồ ngót và thịt nạt băm cũng là món ăn ngon bổ.
             

            Giáo Sư Tề Quốc Lục là một người Mỹ gốc Hoa đã từng làm việc cho Tổ chức Y Tế Thế Giới. Ông đã đi nhiều nơi trên thế giới diễn giãng về dinh dưỡng và sức khoẻ. Ông đã không ngừng ca ngợi 5 loại ngủ cốc vàng, đứng đầu là bắp. Ông nói : "Ở Mỹ tôi đã kiên trì 6 năm húp cháo bắp hàng ngày. Năm nay tôi đã ngoài 70 tuổi, thể lực sung mãn, tinh thần dồi dào, giọng nói vang vang đầy khí thế. Hơn nữa mặt không có nếp nhăn. Nguyên nhân nào vậy? Do húp cháo bắp đấy. Tin hay không tuỳ bạn. Bạn cứ việc uống sữa bò, tôi cứ việc húp cháo bắp, xem ai sống lâu hơn"./.
             

             

            http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh019.htm
             
            #6
              HongYen 30.09.2007 14:35:44 (permalink)
              Trái chuối: vị thuốc rẻ mà nhiều công dụng
              Friday, September 28, 2007

              http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=66682&z=14




              Lương y Võ Hà


              Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng Potassium rất cao và cả 10 loại axid amin thiết yếu của cơ thể.

              Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già. Sau đây là một vài công dụng khác của chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm.

              Hạ áp huyết cao

              Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuối để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường đại học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết qủa này. Ăn chuối chín có thể làm hạ áp huyết cao mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp.

              Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng Potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng Potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có đến 396 mg khoáng chất này, trong khi chỉ có 1mg Sodium. Sự tương quan giữa muối Sodium và Potassium có liên quan đến việc duy trì độ PH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi Sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì Potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt Sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối Potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết.

              Vào tháng 10 năm 2000, FDA (Cơ Quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ) đã chính thức công nhận 'những loại thực phẩm giàu Potassium và ít Sodium có khả năng làm giảm nguy cơ máu cao và đột quị.' Cơ quan này cũng đánh giá chuối thuộc nhóm thực phẩm ưu tiên cho yêu cầu này vì chuối không những có hàm lượng Potassium cao, mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng khác. Có lẽ đây là lý do khiến gần đây ở phương Tây người ta đã phổ biến tiêu ngữ 'A banana a day keeps the doctor away' (Ăn một trái chuối mỗi ngày để không cần đến thầy thuốc). Căn cứ vào những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Mỹ cho rằng nhu cầu Potassium trung bình cho một người để hạn chế hoặc ngăn ngừa nguy cơ đột quị là 3gram mỗi ngày.

              Nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho hoạt động thể lực

              Theo Tiến sĩ Douglas N. Graham, chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một bữa ăn chỉ toàn bằng chuối cũng có thể cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động thể lực hàng giờ đồng hồ.

              Trong chuối có gồm đủ vừa carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo dài khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Những trường hợp nầy, đường glucose trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thì lượng đường bị hao hụt giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructose trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó.

              Đặc biệt tỷ lệ Potassium cao trong chuối còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.

              Chuối chín chữa bệnh táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già

              Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hoà tan. Chất xơ không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất xơ còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già.

              Chuối xanh chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng

              Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loài chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này.

              Kết quả trên cũng phù hợp với kinh nghiệm dân gian Việt Nam và Trung Quốc dùng chuối xanh phơi khô tán bột để trị bệnh loét dạ dày. Chuối phải phơi khô ở nhiệt độ thấp tức kỹ thuật phơi âm can (phơi trong bóng râm) của Y Học Cổ Truyền. Cách phơi khô trực tiếp dưới ánh mặt trời hoặc sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm chuối mất đi tác dụng chữa bệnh này.

              Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn của mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ăn chính, cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn chính.

              Lưu ý --- Chuối được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên những người có bệnh tiểu đường chỉ nên dùng chuối theo hướng dẫn của bác sĩ.


              Những Bài Liên Quan:


              • Tìm Hiểu: Công dụng về thuốc của mâm ngũ quả (Thursday, February 10, 2005 12:55:34 PM)
                Mâm ngũ quả ngày Tết thường có 1 nải chuối tiêu xanh, 1 quả bưởi hay phật thủ vàng; cam, quýt chín đỏ và đôi khi có cả những quả táo ta màu xanh lục. Các trái cây này có vị thơm ngon, dinh dưỡng cao và cũng là những vị thuốc chữa bệnh...

              <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.09.2007 14:39:04 bởi HongYen >
              #7
                HongYen 14.10.2007 11:47:27 (permalink)
                Chủ nhật, 14/10/2007, 07:00 GMT+7

                Chuối hột chữa tiểu đường 



                Ảnh: CTU.

                Nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém.

                Cây chuối hột có tên khoa học là Musra barjoo sieb, có nơi gọi chuối chát.

                Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.

                Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thày thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng: Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng.

                Điều trị theo cách này, bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt.
                Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.

                Vị thuốc đa năng
                Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc”, lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân; rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng.

                Chữa sỏi thận: Lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà, liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

                Một cách khác: Dùng chuối hột một buồng già đem thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 3 thìa canh, uống liền 2-3 tháng. Hoặc quả chuối hột đã thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy 1 vốc tay (chừng 1 quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

                Ngoài ra, quả chuối hột còn xanh được dùng điều trị bệnh hắc lào: Cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi. Với trẻ táo bón, người ta lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ quả ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội cho trẻ ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được.
                (Theo Sức Khỏe & Đời Sống


                http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/10/3B9FB34E/
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.10.2007 11:49:23 bởi HongYen >
                #8
                  HongYen 14.10.2007 12:06:25 (permalink)







                  Thứ tư, 21/12/2005, 08:46 GMT+7




                  Chuối hột chữa sỏi thận
                   





                  Ảnh: SK & ĐS.
                  Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.
                   
                  Chuối hột mọc hoang và được trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.
                   
                  Cũng có thể lấy quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.
                   
                  Chuối hột còn được dùng trong các trường hợp sau:
                   
                  Chữa bệnh tiểu đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài để ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và việc đào củ phức tạp nên có thầy thuốc cải tiến cách làm và cũng thu được hết quả tốt: Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.
                   
                  Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giảm sốt và không nói mê.
                   
                  Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.
                   
                  Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.
                   
                  Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.
                  BS Vũ Nguyên Khiết, Sức Khỏe & Đời Sống

                   
                  http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/12/3B9E5433/
                  #9
                    HongYen 23.10.2007 22:44:16 (permalink)
                     
                    Vài Điều Về Trái Chuối 
                    CHU TẤT TIẾN . Việt Báo Thứ Năm, 10/18/2007, 12:02:00 AM






                    Theo một giáo sư  đại học, chuối là một trái cây mang lại nhiều ích lợi nhất trong các loại trái cây. Chuối chứa ba thứ đường (sucrose, fructose, glucose) phối hợp với chất sơ. Quả chuối đem lại năng lượng tức thì và lâu dài. Một tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ hai quả chuối là đủ cho một lần tập luyện 90 phút.  Đó là nguyên nhân tại sao các nhà thể thao thường hay dùng chuối. Nhưng năng lượng đến từ chuối  không phải là điều duy nhất mà người ta quan tâm. Chuối còn chữa được nhiều thứ bệnh nữa.
                     
                    -Bệnh căng thẳng: Theo một nghiên cứu gần đây giữa những người bị bệnh căng thẳng, rất nhiều người cảm thấy thư giãn sau khi ăn chuối. Điều đó xẩy ra là vì chuối có chất "trytophan", một loại "prôtêin" mà cơ thể sẽ chuyển sang dạng "serotonin", có tính chất làm cho người ta thư giãn, tăng cường sự hưng phấn, và thường làm cho người ta cảm thấy hạnh phúc.
                    Ngoài ra, sinh tố  B trong chuối sẽ điều hòa lượng đường trong máu, làm cho ta khoan khoái hơn.
                     
                    -Bệnh thiếu máu: Có nhiều chất sắt, chuối có thể kích thích tăng cường huyết cầu trong máu và giúp trị bệnh thiếu máu.
                     
                    -Bệnh cao huyết áp: Loại trái cây nhiệt đới này lại rất cao trong "potassium" trong khi lại thấp chất muối, cho nên thành ra thuốc trị bện cao huyết áp rất tốt. Cơ quan quản trị Thực Phẩm và Thuốc Hoa Kỳ đã cho phép kỹ nghệ chuối được chính thức loan báo điều này cho những người mắc bệnh cao máu.
                     
                    -Sức mạnh Trí não: 200 học sinh tại trường Twickenham (Middlesex)  được thử nghiệm cho ăn chuối vào buổi sáng và buổi trưa để kích thích hoạt động não bộ. Kết quả cho thấy chuối đã giúp học sinh tỉnh táo hơn.
                     
                    -Bệnh táo bón: Giầu chất sơ, nên nếu cho chuối vào trong thực phẩm ăn kiêng có thể khôi phục lại hoạt động của ruột già, giúp vượt qua cơn bệnh táo bón mà không cần đến thuốc xổ.
                     
                    -Nhức đầu, chóng mặt vì uống nhiều ruợu: Một trong những phương pháp trị cơn nhức đầu, chóng mặt vì ruợu là làm một ly kem chuối, sữa "xóc" (xay) và mật ong. Chuối sẽ làm cho dịu bao tử, và với sự trợ giúp của mật ong, sẽ tạo nên một lượng đường tan trong máu, trong khi sữa vừa làm dịu cơn đau vừa tái tạo nước trong cơ thể.
                     
                    -Đau bao tử: Chuối có tác dụng chống acít một cách tự nhiên trong cơ thể, nên nếu bạn bị lên cơn đau, cố ăn thêm chuối để dịu đau.
                     
                    -"Sốt ban sáng": Ăn chuối giữa các bữa ăn giúp lượng đường trong máu tăng lên, tránh được các cơn "sốt ban sáng" (khó chịu, bần thần vào buổi sáng).
                     
                    -Muỗi cắn: Trước khi tìm thuốc bôi muỗi cắn, thử chà nhẹ phần trong của vỏ chuối vào chỗ muỗi cắn. Nhiều người tìm thấy công hiệu lạ lùng từ phần trong vỏ chuối này.
                     
                    -Thần kinh yếu: Chuối có nhiều Sinh tố B nên có thể giúp tăng cường cho hệ thần kinh.
                     
                    -Bệnh mập phì tại sở làm: Khảo cứu tứ Viện Tâm Lý học tại Úc cho thấy rằng áp lực tại công việc thường dẫn tới sự ăn nhiều nhất là Chôcôlate và bánh. Theo dõi hơn 5000 bệnh nhân ở bệnh viện, các chuyên gia thấy rằng đa số bị mập phì vì sức ép của công việc. Khảo cứu cũng cho thấy rằng để tránh việc quá lo lắng mà trở thành ăn nhiều, người ta phải kiểm soát độ đường trong máu bằng cách ăn những thức ăn có nhiều chất carbohydrate (có nhiều trong chuối) mỗi hai giờ để cân bằng lượng đường trong máu.
                     
                    -Loét bao tử:  Chuối được dùng như là một thực phẩm ăn kiêng chống lại sự bất bình thường của cơ quan tiêu hóa vì chất sơ và sự mềm mại của chuối. Đó là một món ăn sống duy nhất có thể ăn mà không gây căng thẳng cho các vết loét. Chuối cũng cân bằng sự tiết quá nhiều acid đồng thời làm giảm sự kích thích phía trong bao tử bằng một lớp bao lại.
                     
                    -Kiểm soát nhiệt độ: Nhiều nền văn hóa cho rằng chuối là một loại trái cây có thể làm giảm bớt nhiệt độ và sự căng thẳng của người đang chuẩn bị làm mẹ. Ở Thái Lan, người ta cho người mang thai ăn nhiều chuối để giảm nhiệt độ của đứa nhỏ.
                     
                    -Những căn bệnh về thời tiết thay đổi: Chuối có thể giảm những căn bệnh này bởi vì chuối có chứa chất làm tăng cường khả năng tự chữa bệnh.
                     
                    -Cai thuốc lá: Chuối có thể giúp người cai thuốc là. Sinh tố B 6, B 12 trong chuối cũng như chất potassium và magnesium giúp cho cơ thể hồi phục sau những phản ứng của sự thiếu nicotine.
                     
                     -Căng thẳng: Potassium là một sinh tố khoáng, giúp thăng bằng nhịp tim, gửi Oxygen lên óc và điều hành lượng nước trong cơ thể. Khi chúng ta bị stress, độ metabolic tăng lên, làm giảm đi lượng potassium. Do đó, chất potassium trong chuối sẽ làm quân bằng lại sự thiếu thốn đó. 
                     
                    -Xuất huyết não (Stroke): Theo nghiên cứu của tập san The New England Journal of Medicine, ăn nhiều chuối sẽ giảm được 40% số tử vong vì xuất huyết não.
                     
                    -Mụn cóc: Đắp vỏ chuối lên chỗ mụn cóc, rồi dán lại bằng băng keo trong một thời gian sẽ làm mất mụn cóc!
                    Cho nên, chuối là một thứ thuốc công hiệu cho nhiều loại bệnh. Nếu so sánh với táo, chuối có 4 lần protêin cao hơn, 2 lần carbohydrate, 3 lần phosphorus, 5 lần sinh tố A và sắt, 2 lần các sinh tố và khoáng khác. Chuối cũng giầu Potassium và là một trong những trái cây tốt nhất cho con người.
                     
                    Vậy, ta có thể nói: Ăn một trái chuối một ngày, sẽ không cần thăm bác sĩ. (A Banana a day, keeps the doctor away!)
                     
                    (Lời người dịch: Dù cho kết quả thế nào chăng nữa, chuối vừa rẻ vừa ngon, có lười đến mấy cũng chỉ cần giơ tay, bóc một cái, là trái chuối hấp dẫn hiện ra liền, tại sao không ăn?)
                    Phỏng dịch


                     CHU TẤT TIẾN
                    http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=116516
                     
                     
                    PS. Sắc đẹp
                     
                    Quý Bạn ơi, chuối chín hay bất kỳ loại trái cây nào đắp lên mặt (tuỳ loại da) lên bàn tay sẽ tẩy chất nhờn và thẩm thấu vào da để làm làn da min màn.  Kinh nghiêm bản thân.  Mến
                    #10
                      HongYen 30.10.2007 10:40:52 (permalink)







                      Thứ ba, 30/10/2007, 09:45 GMT+7




                      4 loại quả bổ trí não





                      Ảnh: Hawaiiag.
                      Nếu bạn muốn cung cấp thật nhiều dưỡng chất cho trí tuệ thì nên thường xuyên ăn chuối. Theo truyền thuyết, đức Phật sau khi ăn loại quả này đã “bừng sáng trí tuệ” và tìm ra đạo.
                      Các loại trái cây dưới đây được các chuyên gia dinh dưỡng xem là bổ não:
                       
                      Chuối
                      Nó được gọi là "quả nguồn trí tuệ” vì theo một truyền thuyết, Phật tổ Thích Ca Mâu Ni sau khi ăn chuối đã chợt “bừng sáng trí tuệ”.
                       
                      Các nghiên cứu cho thấy chuối chứa nhiều serotonin, một chất truyền tín hiệu rất quan trọng trong não. Người có công việc đòi hỏi sáng tạo, quyết đoán nên ăn mỗi ngày 2 quả chuối.
                       
                      Ở Nhật, vận động viên ăn chuối để tăng sức mạnh cơ bắp vì chuối có tỷ lệ glucid rất cao. Hydratcarbon còn có tác dụng bổ não, cho ta trạng thái khoan khoái, yêu đời. Các cụ già ăn chuối cải thiện được chứng rối loạn trí nhớ, ít bị trầm uất, khỏi bị táo bón, tiểu đường. Chuối giàu chất dinh dưỡng nhưng năng lượng vừa phải. 
                       
                      Táo
                      Các nhà khoa học ở Đại học tổng hợp Massachusetts (Mỹ) khẳng định táo có thể bảo vệ não tránh stress, chống ôxy hóa và các bệnh mạn tính. Nó cũng được gọi là “quả trí tuệ”, được chọn làm thức ăn cho các nhà du hành vũ trụ để có tinh thần lạc quan tin tưởng.
                       
                      Táo chứa đủ lượng acetycholin - chất dẫn truyền thần kinh cần cho trí nhớ. Theo các nhà khoa học, hằng ngày nên ăn 2-4 quả hoặc uống 2-3 tách nước táo.
                      Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, người đang trong trạng thái thần kinh bị ức chế nếu ngửi mùi táo sẽ sảng khoái, phấn chấn. Người bị mất ngủ ngửi mùi táo lại thấy thư thái, đi vào giấc ngủ ngon lành.
                       
                      Bí đỏ
                      Theo nghiên cứu mới của Nhật và Trung Quốc, bí đỏ giúp chống căng thẳng thần kinh, váng đầu, đau đầu. Axit glutamic tự nhiên trong loại quả này giúp thải chất cặn bã của quá trình hoạt động não bộ. Nó có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, hay quên, khó ngủ, nhức đầu, tăng trí nhớ và sự phấn chấn.
                       
                      Nhân hạt quả óc chó (hồ đào)
                      Hồ đào đã được mệnh danh là quả cải lão hoàn đồng trường xuân bất lão. Khi dùng, cần tăng dần liều. Ngày đầu một quả, sau đó cứ 5 ngày thêm 1 quả, đến 20 quả thì bắt đầu lại. Cách dùng như vậy sẽ giúp ăn ngon ngủ tốt, đầu óc tỉnh táo minh mẫn, da tươi nhuận, tóc đen mượt, huyết mạch lưu thông, tình dục sung mãn.
                       
                      (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
                       

                      http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/10/3B9FBCDE/
                       
                      #11
                        HongYen 19.12.2007 07:44:11 (permalink)
                        Trái chuối hay hay
                        Thứ Tư, 19/12/2007, 06:12 (GMT+7)


                        TT - Chuối thuộc nhóm đứng đầu trong thực đơn hằng ngày. Nó vừa là thực phẩm vừa là dược liệu.

                        Nhớ lại trận bão Larry ở Queensland năm 2005 đã tàn phá hầu như toàn bộ các vườn chuối trên tiểu bang này (Queensland cung cấp chuối cho toàn nước Úc), khiến giá chuối tăng lên gấp mười. Lúc này, các bệnh nhân cao huyết áp lục tục rủ nhau đến dịch vụ chăm sóc y tế (medicare) để…đòi tiền mua chuối, nhưng vì chưa có ai lo xa đến tình huống này nên dịch vụ cũng đành bó tay. 

                        http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=233829

                        Chuối là một loại thực phẩm, đồng thời cũng là một dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh. So với quả táo, chuối có hàm lượng carbohydrate cao gấp hai lần, protein cao gấp bốn lần, vitamin A và sắt cao gấp năm lần, những loại vitamin và khoáng chất khác cao gấp hai lần, hàm lượng phosphorus cao gấp ba lần.

                        Trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiều loại đường thiên nhiên như fructose, sucrose, glucose, những loại đường thiên nhiên này cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể. Hai quả chuối có thể cung cấp năng lượng cho 90 phút luyện tập thể thao. Không những thế, chuối còn giúp điều trị một số bệnh nên được xếp vào hạng đứng đầu trong thực đơn hằng ngày.

                        Chuối là nguồn cung cấp fructooligosaccharides, đây là một chất quan trọng để nuôi dưỡng những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn, nhờ đó cơ thể sẽ hấp thu vitamin và các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn. Sự tăng hấp thu này sẽ đem nhiều calcium hơn tới xương, giúp bộ xương vững chắc hơn.

                        Đối với dạ dày, những hợp chất có trong quả chuối sẽ giúp nuôi dưỡng tế bào thành ruột, tạo nên một hàng rào dịch nhầy vững mạnh đủ sức để chiến đấu chống lại những loại vi khuẩn gây lở loét dạ dày.

                        Khi chúng ta tiêu chảy, chuối có thể cung cấp tức thời các chất điện giải mà cơ thể bị mất, trong đó kali là chất quan trọng nhất. Kali là một loại khoáng chất quan trọng giúp mang oxy tới não, điều hòa nhịp tim và cân bằng nước trong cơ thể.

                        Nhờ hàm lượng cao kali và hàm lượng thấp natri có trong chuối đã giúp chuối vươn lên hàng thực phẩm "vua" trong việc hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quị. Theo tạp chí The New England Journal of Medicine, ăn chuối đều đặn có thể làm giảm tần suất tử vong do đột quị tới 40%. Hiện tại, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép các công ty chuối đóng "mác" giảm huyết áp và ngăn ngừa đột quị trên các bao bì sản phẩm của họ.

                        Khi bị táo bón, ăn chuối sẽ được cung cấp chất xơ, vốn làm gia tăng chức năng ruột. Khi mắc các chứng bệnh về dạ dày, chuối cũng giúp cải thiện triệu chứng do có chứa những chất có tác dụng làm giảm độ acid (antacid)

                        Trong chuối cũng chứa một hàm lượng cao sắt, kích thích cơ thể tạo ra hemoglobin giúp ngăn chặn sự thiếu máu. Một hợp chất khác có trong chuối là trytophan, chất này vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành serotonin. Đây là một chất hóa học giúp điều hòa trạng thái cơ thể. Cùng với serotonin, những vitamin nhóm B trong chuối giúp điều hòa glucose huyết (nồng độ glucose huyết sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần).

                        Những loại đường thiên nhiên có trong chuối giúp điều hòa nồng độ đường huyết, cải thiện tình trạng stress do thực phẩm gây ra, cải thiện sức khỏe cho thai phụ. Chuối thường được "ăn giặm" sau những bữa ăn sẽ có tác dụng kiểm soát nồng độ đường huyết.

                        Chuối xay với sữa, pha chút mật ong là một phương thuốc "chữa cháy" tuyệt hảo cho mấy tay "con ngọc hoàng".

                        DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG
                        (ĐH Kỹ thuật Curtin, Úc)
                         
                        http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=234674&ChannelID=12
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.12.2007 07:50:00 bởi HongYen >
                        #12
                          HongYen 24.12.2007 05:12:46 (permalink)
                          Trái Dứa  * Trái Thơm
                          Việt Báo Thứ Sáu, 12/21/2007, 12:02:00 AM

                          BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC

                          Tại một số quốc gia trên thế giới, Trái Dứa là biểu tượng của sự hân hoan đón tiếp và lòng hiếu khách. Dứa đã được trang trí trên các cánh cửa ra vào chính, trên tường và ngay cả trong nhà, trên các kỷ vật bằng kim loại, gốm, sứ hoặc bàn ghế gỗ quý.

                          Khi mới du nhập Âu châu, Dứa được coi như quý hiếm, nên được trồng trong các phòng khách rất trân trọng. Đầu thập niên 1700, thương gia người Pháp La Cour là người tiên khởi thành công ở Âu châu khi trồng dứa trong một căn nhà kiếng, để làm cảnh cũng như để lâu lâu thưởng thức.

                          - Lịch sử
                           
                          Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ.

                          Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm Mỹ châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về triều cống nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương như Phi Luật Tân.

                          Tiếng Anh của Dứa lá Pinapple. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha thấy trái dứa nom giống như cái chóp quả thông, bèn đặt tên là “Pina”. Người Anh thêm chữ “Apple” để nói rõ hơn về tính cách ngọt dịu, ăn được của trái này.
                          Tiếng Việt còn gọi Dứa là trái Thơm, có lẽ vì hương thơm dìu dịu thoát ra từ trái dứa vừa chín tới.

                          - Trồng dứa
                          Cây dứa thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt; phía trên có một cụm lá.
                          Thực ra, trái dứa không phải là một trái đơn điệu, mà là một tập hợp của cả trăm bông hoa (sorosis) kết tụ trên một cái cuống mà thành.
                          Nông trại trồng dứa quy mô lớn đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo này dẫn đầu về sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960. Sau đó, Phi Luật Tân là nước trồng nhiều và xuất cảng nhiều nhất. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á châu cũng sản xuất một khối lượng dứa khá lớn.

                          Nhờ kỹ thuật canh tác hàng loạt nên nhu cầu dứa được cung cấp đầy đủ với giá phải chăng.

                          Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất  là vào tháng 3 tháng 7. Trung bình thời gian từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Trước khi hái, dứa được thử để ước tính lượng đường của trái.

                          Dứa thường được hái khi đã chín nên sẵn sàng để ăn.  Hái khi hãy còn xanh, dứa sẽ không chín tiếp vì không có đủ tinh bột để chuyển thành đường. Do đó, không nên để dành chờ dứa chín mà dứa sẽ hư thối dần.

                          Tại Hoa Kỳ, có hai loại dứa phổ thông là dứa Cayenne dài, vỏ mầu vàng trồng ở Hawai và dứa Red Spanish ngắn hơn vỏ nâu đỏ trồng ở tiểu bang Florida và Puerto Rico.

                          Ở Việt Nam, dứa được trồng rất nhiều ở Phú Thọ, Ninh Bình, Lâm Đồng, Long An, Kiên Giang, Cần Thơ. Dứa Bến Lức vẫn nổi tiếng khắp miền Nam.

                          Mỗi trái dứa có thể nặng khoảng từ 1/2kg tới 3 kg.

                          - Dinh dưỡng
                          Dứa có nhiều sinh tố C, chất xơ pectin và chất gum.
                          Thành phần dinh dưỡng của 100gr dứa:
                          Độ ẩm: 81.3-91.2 g
                          Tinh chất Ether: 0.03 0.29 g
                          Chất xơ: 0.3-0.6 g
                          Nitrogen: 0.038-0.098 g
                          Tro: 0.21-0.49 g
                          Calcium: 6.2 37.2 mg
                          Phosphorus: 6.6-11.9 mg
                          Iron: 0.27-1.05 mg
                          Carotene: 0.003 0.055 mg
                          Thiamine: 0.048 0.138 mg
                          Riboflavin: 0.011-0.04 mg
                          Niacin:  0.13-0.267 mg
                          Ascorbic Acid: 27.0-165.2 mg

                          Dứa còn có chất bromelain, một loại enzyme thủy phân protid giống như papain của đu đủ, có tác dụng làm mềm thịt và cho thịt vị thơm ngon. Br cũng hay gây ra dị ứng da cho người tiêu thụ. Dứa đóng hộp còn giữ được sinh tố C nhưng bromelain bị hơi nóng thiêu hủy.

                          - Ăn dứa
                          Dứa tươi có hương vị nồng ngọt, rất thích hợp để làm món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn vặt.

                          Miếng dứa phía đít, gần phía gốc thường ngon hơn phần khác, vì như kinh nghiệm của ông cha ta là  “dứa đằng đít, mít đằng cuống”.

                          Sau khi gọt vỏ, khía xéo để bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh tròn mỏng vừa phải, rắc thêm một nhúm đường, bỏ tủ lạnh độ 15 phút rồi mang ra ăn thì tuyệt hảo. Nước dứa hòa với đường ngọt húp vào lạnh mát cả người.

                          Nhiều người lại thích chấm dứa với tí muối ớt, ăn vừa ngọt, vừa mặn, hơi cay, rất thỏa mãn khẩu vị.

                          Dứa còn dùng để xào nấu với thịt cá. Món canh chua cá lóc, dứa xanh thêm vài ngọn ngổ thì cơm ba nồi cũng hết.

                          Khi nấu, hơi nóng làm mềm dứa vì chất cellulose tan rã, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt cá.

                          Một đĩa sà-lách trộn thập cẩm thêm vài miếng dứa thái nhỏ ăn càng ngon.
                          Nướng gà, nướng cá mà nướng kèm theo mấy lát dứa là một hỗn hợp món ăn hấp dẫn. Vừa vị ngọt của thịt vừa vị ngọt của trái cây. Dứa mau chín, cho nên đợi khi thịt cá gần chín hãy đặt dứa lên vỉ.

                          Năm 1892, một người Anh là Đại úy John Kidwell lần đầu tiên sản xuất dứa đóng hộp  Dứa thường được hái khi đã chín mùi, mà phải chuyên chở xuất cảng đi xa, mau hư nên được đóng hộp cho dễ di chuyển. Dứa đóng hộp là dứa đã chín từ dưới cuống trở lên, nên thường cần đến ba quả dứa mới được một hộp dứa có phẩm chất tốt. Dứa hộp được  thêm nước đường để bảo quản nên có nhiều calori.

                          Ngoài ra còn dứa sấy khô hoặc nước dứa ép cũng là những món ăn thức uống ngon, bổ

                          - Công dụng y học
                          Đông y coi dứa như có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.
                          -Diếu tố bromelain trước đây được lấy ra từ nước chiết dứa. Ngày nay chất này cũng được chiết ra từ cuống dứa. Diếu tố này được giới thiệu là có thể trợ giúp cho sự tiêu hóa thực phẩm, nhất là thịt cá, làm giảm sưng tế bào mềm khi bị thương tích hoặc giảm viêm sau giải phẫu.
                          -Nước rễ dứa là chất lợi tiểu tiện rất tốt.
                          -Xúc miệng bằng nước trái dứa làm giảm cơn đau viêm cuống họng.
                          -Thổ dân Indians ở Panama dùng nước dứa để tẩy ruột, loại trừ sán lải.
                          -Nước lá dứa non làm hạ nóng sốt.
                          - Cắt bổ dứa

                          Đây cũng là cả một nghệ thuật vì phải cắt làm sao cho sạch hết mắt dứa mà vẫn giữ được phần thịt ăn được của dứa.
                          Trước hết, đặt trái dứa nằm trên thớt cắt bỏ phần cuống của trái, rồi cắt bỏ một khoanh mỏng ở đầu và đít trái.
                          Dựng đứng trái, cắt dọc để bỏ phần vỏ. Gọt vừa phải để tránh mất hết thịt.
                          Trên trái dứa vẫn còn nhiều mắt cần loại bỏ. Có thể dùng dao sắc khía vòng xéo trên trái dứa hoặc dùng một dao nhọn cậy bỏ mắt dứa.
                          Sau đó, cắt dứa theo chiều ngang hoặc dọc thùy theo ý thích hoặc tùy theo định dùng vào việc gì.
                          Giữa trái dứa có phần lõi nếu mềm có thể ăn được, nhưng thường thường đều cứng, có thể cắt bỏ.

                          - Lựa, Cất giữ Dứa
                          Mua dứa tươi lựa trái to, nặng nước, toát ra mùi thơm của dứa còn tươi chứ không phải đã lên men, lá trên cuống còn xanh. Dùng ngón tay gõ, dứa phát ra một âm thanh đặc, quả dứa cầm thấy chắc tay, không chỗ nào mềm hoặc dập vỡ. Vỏ dứa có thể hơi xanh hoặc vàng tùy loại cũng không sao. Nhiều người cho rằng, khi dễ dàng kéo lá rời khỏi cuống là dứa chín tới, nhưng điều này cũng không luôn luôn đúng. Tránh mua các trái dứa nom có vẻ khô già, nhăn nheo, mắt thâm đen, lá úa vàng.

                          Mặc dù có vỏ cứng nhưng dứa rất dễ hư hao, dập nát và mau lên men nếu để ở ngoài không khí quá lâu. Do đó nên dùng sau vài ba ngày. Muốn để dành dăm ngày, bọc dứa trong túi nhựa có lỗ rồi cất trong tủ lạnh.
                          Sau khi gọt cắt mà chưa ăn, bọc kín và cất dứa trong tủ lạnh và dùng trong vòng 5 ngày.

                          Dứa hộp có thể để dành ngoài không khí, nơi mát và khô khoảng 1 năm. Nếu ăn không hết, nên để trong tủ lạnh với nước dứa phủ kín.

                          - Lưu ý

                          Dứa là món ăn rất lành và bổ dưỡng.

                          Tuy nhiên, đôi khi dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain.
                          Tại các tiệm bán “thực phẩm tốt” Health Food có bán viên Bromelain và được giới thiệu là chữa được bệnh tim, phong khớp, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiểu tiện, trật gân, bong gân và vài bệnh khác. Tuy nhiên chưa có chứng minh khoa học đối với các tác dụng này. Cũng nên nhớ bromelain là một enzyme không cần thiết.

                          Dùng chung với kháng sinh như Amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol, bromelain có thể gia tăng sự hấp thụ các kháng sinh này và làm cho mức độ thuốc trong máu lên cao.

                          Dứa có chất tyrosine. Một vài u bướu hạch nội tuyến cũng tiết ra nhiều tyrosine. Nên mấy ngày trước khi thử máu tìm u bướu này lại ăn dứa thì thử nghiệm có thể sai lệch, cho kết quả dương tính mà thực ra không có.

                          Một vài báo cáo khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.

                          Khi còn xanh, dứa không những không ăn được mà đôi khi gây ra kích thích cuống họng và tiêu chẩy.

                          Ăn quá nhiều lõi dứa có thể tạo ra cục chất xơ trong ruột.

                          Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
                          Texas-Hoa Kỳ

                          http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=120426
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2007 11:32:20 bởi HongYen >
                          #13
                            HongYen 24.12.2007 05:16:25 (permalink)
                            #14
                              HongYen 26.12.2007 02:39:16 (permalink)
                              Trái Gấc
                              Thứ sáu, 25/3/2005, 08:34 GMT+7
                               
                               
                              Dầu gấc rất hữu ích đối với những trường hợp thiếu vitamin A như trẻ con chậm lớn hay mắc bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn, mệt mỏi. Nó cũng được bôi vào vết thương, vết bỏng để giúp nhanh lên da non.
                               
                              Bộ phận dùng làm thuốc của gấc: Hạt gấc đã bóc bỏ áo hạt, phơi hay sấy khô; dầu gấc được ép từ màng hạt đã phơi hoặc sấy khô; rễ thu hái vào mùa đông rửa sạch và phơi khô.

                              Dầu gấc dùng kèm với một số vị thuốc kháng khuẩn đặc hiệu sẽ chữa được bệnh trứng cá có nhân. Dầu gấc có tác dụng nhuận tràng, thích hợp cho người táo bón. Người lớn mỗi ngày dùng 10-20 giọt, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn chính. Trẻ em 5-10 giọt mỗi ngày.
                              Hạt gấc dùng theo kinh nghiệm nhân dân chữa mụn nhọt, quai bị, sưng vú, tắc tia sữa, trĩ, lòi dom. Có nơi còn dùng chữa sốt rét có báng; chủ yếu dùng ngoài, mỗi ngày 1-2 g.

                              Các bài thuốc:
                              - Gốc dây gấc, đơn gối hạc, mộc thông, tỳ giải mỗi vị 15 g, sắc uống hoặc ngâm rượu xoa bóp cũng chữa phong thấp, sưng chân.
                              - Nhân hạt gấc mài với nước, bôi chữa mụn nhọt, ghẻ lở:
                              - Nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30-40 độ, đắp chữa vú sưng đau.
                              - Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm, gói bằng vải, đắp chữa trĩ, lòi dom, để suốt đêm.
                              - Hạt gấc và vảy tê tê hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi lần dùng 2 g hòa với rượu ấm uống lúc đói để chữa sốt rét có báng.
                              (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

                              http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/03/3B9DC902/
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2007 02:41:06 bởi HongYen >
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 27 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9