Dược Thảo: Quả * Trái (thân cỏ)
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 27 trên tổng số 27 bài trong đề mục
HongYen 26.12.2007 10:24:59 (permalink)
Trái đu đủ






Ảnh minh họa
 
Đu đủ không chỉ là loại trái cây ngon ngọt, mát, bổ mà còn chứa nhiều carotin hơn so với các loại trái cây khác như táo, ổi, chuối.
Ngoài ra, trong đu đủ còn có một lượng lớn axit Ascorbic ( Vitamin C), Vitamin A, canxi, sắt, vitamin B, B2. Bên cạnh đó, các quý bà còn sử dụng đu đủ như một loại mỹ phẩm từ thiên nhiên.
 
“Hỗ trợ” tiêu hoá
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đu đủ có chứa một loại enzim tiêu hoá mang tên “papain”, rất tốt cho quá trình tiêu hoá. Chính bởi lý do này, nước ép của trái đu đủ xanh đã được sử dụng trong việc bào chế ra các loại thuốc với mục đích chữa trị và hỗ trợ hệ thống tiêu hoá.
 
Thần dược của phái đẹp
 
Nước ép của trái đu đủ và nhựa khô là thành phần chính trong quá trình sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc.
Vỏ của trái đu đủ xanh có thể được giữ lạnh trong tủ lạnh và sử dụng để tạo mặt nạ. Điều này cũng lý giải tại sao người dân thuộc xứ Island luôn được “sở hữu” một làn da trắng mịn, và nhất là không bao giờ lo sợ mụn trứng cá tấn công.
 
Có khả năng chống ung thư
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong trái đu đủ có chứa chất chống ung thư và giúp ngăn ngừa sỏi mật. Cho nên, bạn hãy “năng” ăn đu đủ với mục đích phòng ngừa ung thư.
 
Tác dụng giảm cân
Trong 100 gam đu đủ chỉ có chứa rất ít hàm lượng calo khoảng 32kcal. Bởi vậy, nếu bạn có ý định giảm cân, đừng quên bổ sung thêm đu đủ vào thực đơn của mình.
 
Thích hợp với bệnh nhân mắc tiểu đường
Đu đủ tuy có vị ngọt, nhưng các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng, bệnh nhân mắc tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn đu đủ mà không phải lo lắng bất cứ điều gì.
 
Điều trị các vết chai và mụn cóc
Bạn bối rối, ngượng ngùng khi thấy xuất hiện các vết chai sạm hay những nốt mụn cóc xấu xí trên da. Cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng “gỡ rối” và “trả lại” cho bạn sự tự tin.
 
Chỉ cần lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra hiệu quả khó tin.
 
Khắc phục chứng rối loạn “nguyệt san”
Rối loạn nguyên san là căn bệnh không hiếm xảy ra với các bạn gái. Không nhất thiết phải dùng đến các loại thuốc mới có thể chữa trị. Chỉ đơn giản hãy thường xuyên ăn lá còn xanh của cây đu đủ cũng có thể cải thiện tình hình. Ngoài ra, có thể uống nước siro chế biến từ cây lô hội (nha đam) cũng đem lại ích lợi tương tự.

Ngăn ngừa nhiễm trùng và mưng mủ
Sưng phồng luôn gây cho bạn cảm giác đau rát, rất khó chịu thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Trong trường hợp đó, hãy lấy nước ép của trái đu đủ xanh, đắp lên vết sưng phồng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng và mưng mủ.
 
Điều trị vết loét trên da
Để làm lành các vết loét trên da, bạn hãy trộn một chút bơ với nước đu đủ và bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.
 
Liều thuốc hạ huyết áp
Bởi lẽ trong trái đu đủ có chứa một lượng lớn kali chính vì thế đu đủ được xem là phương thuốc cực kỳ hữu ích đối với bệnh nhân huyết áp cao và cũng giúp cho tinh thần bạn luôn thăng bằng và thoải mái. Vì thế, bạn đừng quên ăn đu đủ thường xuyên.
 
Phòng tránh bệnh tim mạch
Hàng “tá” các công trình nghiên cứu đã cho hay, dưỡng chất có trong đu đủ có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hoá của cholesterol (Cholesterl chỉ có khả năng gây ảnh hưởng đến tim mạch khi bị oxy hoá). Đây cũng là bằng chứng cho thấy đu đủ có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ.
 
Giúp sáng mắt
Bạn (đặc biệt là người già) nên ăn khoảng 3 phần đủ đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hoá cũng như suy giảm thị lực
 
Rất tốt cho da
Khỏi cần xài các loại mỹ phẩm đắt tiền, bạn hãy tự chế ra các loại mặt na dưỡng da với trái đu đủ. Hiệu quả thật tuyệt vời mà nhất là không gây kích ứng cho da.
 
Bạn có thể kết hợp đu đủ với một số loại nguyên liệu khác để tạo mặt nạ như sữa tươi, sữa chua hoặc chỉ đơn giản là nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp.
 
KHỔNG THU HÀ (Theo PP)
 
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Dieu-chua-biet-ve-trai-du-du/40234066/251/
sadws("Graphic-Apps/Digital-Photo-Tools/" );
#16
    HongYen 26.12.2007 10:35:08 (permalink)

    Post #: 15  

    Trái Gấc "mật gấu treo"
     






    Tác dụng của tinh dầu hạt gấc có tác dụng chẳng kém gì các loại mật gấu, nên các lương y thường gọi đây là "mật gấu treo".
     

    Gấc là loại cây leo, phát triển tốt ở những vùng khí hậu nóng. Khi quả gấc có màu đỏ (đã chín) hái về treo gác bếp để dành, quả gấc sẽ teo nhỏ, để cả năm vẫn không bị hỏng.
     
    Quả gấc có tên khoa học là momordica cochinchinensis, được mọi người hay dùng để nấu xôi - một món ăn truyền thống. Xôi gấc có màu đỏ tươi, thơm, ngọt dịu, dẻo, béo... rất ngon, mọi người thường dùng trong những dịp đặc biệt như cúng tổ tiên, hay lễ tết, hội hè. Tuy nhiên, khi ăn xôi, ta thường bỏ hai vị thuốc quý đó là màng bọc hạt gấc và nhân hạt gấc. Màng bọc hạt gấc có chứa một vị thuốc quý là carotene (tiền sinh tố A), có tác dụng điều trị quáng gà, làm sáng mắt, giúp trẻ con mau lớn, người già thêm cứng cáp, giúp các vết thương mau liền sẹo... Viên dầu gấc đang có bán trên thị trường được chiết xuất từ màng bọc hạt gấc. Còn nhân hạt gấc là một vị thuốc rất quý có tác dụng làm tan các vết bầm do chấn thương, làm mau lành những nơi bị nhiễm khuẩn, cầm máu, làm vết thương mau lành...
     
    Theo bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lâm Đồng thì: "Tác dụng của tinh dầu hạt gấc chẳng kém gì các loại mật gấu (như gấu rừng, gấu nuôi, gấu chó, gấu mèo), nên chúng tôi hay gọi vui đây là mật gấu treo". Cách chế dầu từ màng hạt gấc theo phương pháp thủ công: sau khi lấy hết cơm để nấu xôi, ta lấy hạt gấc đựng vào rổ, xát nhẹ để trôi hết những phần cơm còn bám vào hạt gấc. Sau đó phơi khô cho đến khi màng bọc hạt gấc khô giòn, bóc lấy màng, sấy khô, tán mịn rồi hầm nóng (khoảng 60 - 70 độ C) rồi cho vào lọ đựng dầu lạc, khoảng 30 phút sau là có thể dùng được. Nếu bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát thì có thể dùng tới 30 ngày. Chỉ định dùng cho bệnh quáng gà, mắt mờ, khô da, trẻ con chậm lớn, người già yếu, vết thương lâu lành. Dùng cho trẻ em: 1-2 muỗng cà phê/ngày, chia làm 2 lần sáng chiều, nếu dùng cho người lớn thì liều dùng gấp đôi. Nếu dùng kéo dài da có thể hơi vàng, đó là do chất carotene, ngưng dùng thuốc vài ngày sẽ hết. Đối với vết thương lâu lành: rửa sạch vết thương, rồi dùng dầu gấc bôi lên vết thương 2 lần/ngày thì sẽ mau lành sẹo hơn.
     
    sadws("Information-Management/Automotive-Information-Databases/" );

    Chế dầu từ nhân hạt gấc: bỏ vỏ cứng (giữ nguyên lớp vỏ lụa màu xanh, bọc nhân) rồi thái hoặc giã nhỏ, ngâm trong cồn 70 độ hay rượu mạnh, lắc đều vài chục phút sau có thể dùng. Dùng được cho tất cả vết thương bị bầm dập, tụ máu, bị mụn nhọt, quai bị, viêm tuyến vú... Cách dùng: lấy bông gòn tẩm rượu ngâm hạt gấc bôi lên vùng chấn thương sẽ làm dịu đau và các vết bầm tan khá nhanh. Đối với vết thương bị chảy máu (nhất là đứt tay, đứt chân): lấy bông tẩm rượu ngâm hạt gấc rịt vào, vết thương sẽ cầm máu và mau lành. Chú ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì nguy hiểm.
     
    Ngoài ra rễ cây gấc cũng được bà con ta dùng làm thuốc chữa chứng phong, tê thấp rất hiệu nghiệm. Cách làm: lấy rễ gấc rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, ngâm rượu hay sắc uống. Ngâm rượu: Lượng rượu đủ ngập rễ gấc, lắc đều mỗi ngày 1 lần, sau 10-15 ngày có thể dùng được. Dùng mỗi ngày 1 ly nhỏ (50 ml) vào buổi tối. Sắc uống: rễ gấc khô 50 gr, đổ 300 ml, sắc còn 100 ml, chia làm 2 lần uống (sáng, tối).
    Bài, ảnh: Bảo Trân







    Việt Báo
    showsource("7");
    (Theo_Thanh_Nien)

     
    #17
      HongYen 27.12.2007 10:56:36 (permalink)




      Công dụng của gấc
      Gấc mọc hoang và được trồng khắp nước ta. Nhưng tác dụng của gấc tới sức khoẻ con người ra sao thì ít ai nắm được. Không phải ngẫu nhiên mà người Tây phương gọi gấc là “một loại quả đến từ thiên đường”.
       
      Gấc là loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ vào mùa xuân năm sau. Quả gấc hình bầu dục, vỏ có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Gấc còn được gọi là mộc miết, hạt gấc gọi là Mộc miết tử. Xôi gấc là món ăn khoái khẩu của nhiều người: Quả chín đem bổ, vét hạt và màng đỏ, trộn với gạo nếp rồi đem đồ.
       
      Nhưng trong trái gấc, dầu gấc mới là phương thuốc kỳ diệu và đáng kể nhất. Dầu gấc sánh, trong, màu đỏ tím đậm, mùi thơm vị ngọt, béo. Dầu gấc có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống ô xy hoá, chống lão hoá tế bào, phòng chữa bệnh tật, loại bỏ các tác động có hại của môi trường như hoá chất độc, tia xạ... giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.
       
      Trong dầu gấc, hàm lượng Beta Caroten, Lycopen, Alphatocopherol... của dầu gấc cao gấp 68 lần cà chua. Chất Lycopen có tác dụng chống lão hoá, phòng chữa sạm da, khô da, rụng tóc, da nổi sẩn… có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào, và mịn màng. Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ sử dụng 20-25 giọt và 5-10 giọt đối với trẻ em.
       
      Ở Việt Nam, người đầu tiên đặt thương hiệu cho trái gấc với tên gọi VINAGA (tức Gấc Việt Nam) là bác sỹ Nguyễn Công Suất. Sau nhiều năm nghiên cứu, bác sĩ Suất đã chế thành công viên nang Vinaga chiết xuất từ trái gấc. Sử dụng sản phẩm theo đúng các hướng dẫn cũng rất có ích cho sức khoẻ.
       

      Viên nang dầu gấc không những phòng ngừa ung thư mà còn  giúp sáng mắt và đem lại sự tươi trẻ và sắc đẹp cho phụ nữ (chữa khô da, dưỡng da). Với trẻ em, nó cung cấp vi chất giúp trẻ phát triển toàn diện. Với những người nghiện thuốc lá, nó có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật tốt hơn cà rốt và cà chua gấp hàng chục lần.
       
      Theo Báo Khuyến học và Dân trí
       
      http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/031122134.htm
      #18
        HongYen 18.01.2008 10:25:11 (permalink)

        Post #: 1

         
        Post #: 1
         





         Khổ qua chữa bệnh
        Cập nhật cách đây 4 giờ 38 phút










        Khổ qua - Ảnh: Hạ Mai
        Trong y học cổ truyền và dân gian, từ lá, dây, trái và cả hạt khổ qua đều có công dụng chữa bệnh.
         
        Dược tính của khổ qua


        Khổ qua (mướp đắng), theo y học cổ truyền có vị đắng, tính mát, không độc, có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm. Theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM), trái khổ qua chín còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết, kiện tỳ.
         
        Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; dân gian một số nơi còn dùng khổ qua (loại mọc hoang dại, trái nhỏ bằng ngón chân cái) dùng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan - bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày; dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp; hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng - bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác; người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử; dân gian thường dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn - dùng khoảng
         
        10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn; những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt... Hiện nay, khổ qua là loại dược liệu được nhiều người biết đến với công dụng hạ đường huyết - những người bệnh tiểu đường có thể dùng trái khổ qua tươi để cả hạt đem thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này.
         
        "Món ăn bài thuốc" từ khổ qua
        Món dân gian thường dùng nhất là canh khổ qua dồn thịt - theo lương y Trần Duy Linh, món này vừa có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát (khô cổ, khát nước), vừa có tính chất bồi bổ cơ thể. Nguyên liệu thường dùng để cho vào bên trong trái khổ qua trước khi đem hầm là miến Tàu, thịt heo xay, nấm mèo, hành, tiêu trộn chung, ướp gia vị. Món quen thuộc nữa là khổ qua xào trứng vịt - dùng trái khổ qua bỏ hạt, bào mỏng rồi cho vào chảo xào, khi gần chín thì đập trứng cho vào, đảo sơ qua, nêm nếm gia vị. Những người thích ăn khổ qua, nhưng không thích vị đắng, thì nên dùng món này, vì khi khổ qua xào chung với trứng vịt, thì sẽ giảm đến 80% vị đắng của khổ qua. Dùng món này vừa có tính chất mát, vừa bổ dưỡng. Món tiếp theo là khổ qua chà bông - dùng trái khổ qua bỏ hạt, thái mỏng, ướp đá lạnh khoảng 15 phút, rồi dùng chung với chà bông. Món này có tác dụng nhuận trường, đặc biệt còn có tác dụng giải độc rượu.
         
        Dân gian còn dùng món mứt làm từ trái khổ qua để giúp an thần, dễ ngủ - dùng loại khổ qua thật đắng (trái nhỏ, xanh đậm), bỏ ruột, dùng kim châm thật nhiều vào trái, và đem ngâm trong nước độ 30 phút, lấy ra cắt dày 2-3 phân, để ráo nước. Cho đường cát vào nồi bắc lên bếp đến khi đường tan, thì cho khổ qua vào để sên đường khoảng 1 giờ.
         
        Trong món luộc ngũ quả (gồm 5 loại rau quả) của người Hoa, thường có sự hiện diện của khổ qua.
         
        Tuy nhiên, lưu ý những người tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy, hay cơ thể không có thực nhiệt (không nóng trong người), thì không nên dùng thường xuyên khổ qua, vì dễ làm lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy...
        Hạ Mai
         

        #19
          HongYen 31.01.2008 21:04:17 (permalink)
          Ăn chuối, ít gặp... bác sĩ!
          14:37:16, 30/01/2008
           
           
          Ăn chuối để cải thiện sức khỏe - ảnh: AFP
           
          Đúng vậy, quả chuối chứa 3 loại đường tự nhiên gồm sucrose, fructose và glucose kết hợp với chất xơ giúp cung cấp năng lượng lâu dài...



          Ngoài việc cung cấp năng lượng, chuối còn có nhiều công dụng trị bệnh khác:
           
          * Trầm cảm
          Theo một cuộc nghiên cứu do Hiệp hội sức khỏe tinh thần quốc gia (MIND) ở Anh, những ai buồn chán sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn chuối. Nguyên do là chuối chứa nhiều tryptophan, một loại protein mà cơ thể chuyển hóa thành serotonin đem lại cảm giác thư thái, cải thiện thể trạng và giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn.
           
          * Đau bụng hành kinh
          Nên ăn chuối thay cho các viên thuốc giảm đau. Vitamin B6 có trong quả chuối giúp điều chỉnh lượng đường glucose trong máu, vốn có thể tác động đến thể trạng của bạn.
           
          * Bệnh thiếu máu
          Là nguồn phong phú chất sắt nên chuối có thể kích thích việc sản sinh ra chất haemoglobin trong máu, giúp ngừa tình trạng thiếu máu.
           
          * Cải thiện trí não
          Hai trăm học sinh tại một trường học ở Anh đã vượt qua các kỳ thi của họ nhờ việc ăn chuối vào buổi sáng, giờ giải lao và buổi trưa để tăng cường trí não. Quả chuối có thể hỗ trợ việc học bằng cách giúp học sinh luôn tỉnh táo.
           
          * Giã rượu
          Một trong những cách nhanh nhất để giã rượu là làm sữa khuấy chuối kết hợp với mật ong. Chuối giúp làm êm dạ dày và với sự trợ sức của mật ong sẽ giúp phục hồi lại lượng đường trong máu bị mất, trong khi sữa có tác dụng tái tạo lại nước cho cơ thể.
           
          * Ốm nghén
          Ăn chuối giữa các bữa ăn giúp duy trì lượng đường trong máu cao và tránh nôn ọe.
           
          * Trị vết muỗi cắn
          Trước khi dùng kem bôi vết côn trùng cắn, thử dùng bề mặt trong của vỏ chuối cọ xát lên vùng bị muỗi cắn. Nhiều người nhận thấy cách này giúp giảm vết sưng phồng và tấy ngứa.
           
          * Thần kinh
          Chuối chứa nhiều vitamin B nên giúp làm dịu hệ thần kinh.
           
          * Kiểm soát thân nhiệt
          Nhiều quốc gia xem quả chuối là loại quả "hạ nhiệt" giúp giảm nhiệt độ cơ thể cũng như giải tỏa các cơn nóng giận ở các thai phụ.
           
          * Hút thuốc lá
          Chuối có thể giúp cho những người tìm cách từ bỏ thói quen hút thuốc lá của mình không thấy khó chịu. Các vitamin B6, B12, kali và magiê giúp cơ thể tránh các ảnh hưởng của việc thiếu nicotine.
           
          * Giảm stress
          Kali là một loại khoáng chất cần thiết giúp điều chỉnh nhịp tim, cung cấp ô-xy lên não và cân bằng lượng nước trong cơ thể. Khi chúng ta bị stress, tỷ lệ trao đổi chất tăng lên vì thế làm giảm lượng kali trong cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khắc phục được nhờ việc nhâm nhi những quả chuối vốn giàu kali này.
           
          * Đột quỵ
          Theo một cuộc nghiên cứu được đăng trên Tập san Y tế New England, ăn chuối như là một phần không thể thiếu của chế độ ăn thường ngày sẽ giúp giảm khoảng 40% nguy cơ tử vong do đột quỵ.
           
          Không còn nghi ngờ gì, quả chuối thật sự là một phương thuốc tự nhiên chữa trị được nhiều chứng bệnh. Khi so sánh một quả chuối với một quả táo thì quả chuối chứa lượng protein nhiều hơn gấp 4 lần quả táo, carbohydrate gấp 2, phốt pho gấp 3, vitamin A và chất sắt gấp 5 lần và các vitamin và khoáng chất khác gấp 2 lần.
          Châu Yên
           
           
          #20
            HongYen 10.02.2008 04:19:40 (permalink)
             
             
             
            Cà Tím
             
            Tác dụng của cà tím

            Cà tím có chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn phải biết cách sử dụng chúng thì mới đạt được hiệu quả cao nhất.
             

            Lợi ích của cà tím
             

            Ưu điểm quan trọng nhất của cà tím là khả năng giúp cơ thể loại được lượng cholesterol thừa. Chính vì thế, các nhà dinh dưỡng học thường khuyên những người muốn tránh các bệnh về tim mạch nên sử dụng cà tím trong khẩu phần ăn. 

            Cà tím rất giàu các chất khoáng, trong đó có kali giúp bình ổn hoạt động của tim. 

            Ngoài ra, thực phẩm sẫm màu này còn chứa nhiều chất sắt, đồng rất có lợi cho máu và sắc mặt.  

            Trong cà tím có chứa axit ascobic, vitamin nhóm B, caroten.  

            Nước ép cà tím được coi là loại “kháng sinh tự nhiên” giúp cơ thể chống những bệnh viêm nhiễm. Chính vì thế, trong thành phần nhiều loại thuốc có sử dụng các chất được chiết xuất từ cà tím.  

            Một số đơn thuốc hiệu quả từ cà tím

            Để chứa bệnh cao huyết áp, hãy lấy vỏ cà tím hong khô và nghiền nhỏ. Mỗi ngày nên uống một thìa cà phê trước khi ăn.
             
            Đề phòng các bệnh về gan và thận, các bác sỹ khuyên nên ăn một thìa cà tim nấu mỗi ngày. 
             
            Muốn răng và lợi vững chắc nên thực hiện liệu pháp sau: 1 thìa vỏ cà tím sấy khô, nghiền nhỏ, đổ thêm nước và đun sôi lấy nước cốt. Sau đó, pha thêm một thìa nhỏ muối và súc miệng.  

            Lưu ý:

            Mặc dù cà tím rất có lợi, tuy nhiên một số người nên tránh loại thực phẩm sẫm màu này. Nếu mắc bệnh loét, viêm dạ dày nặng hoặc rối loạn dạ dày, tốt hơn cả là loại cà tím ra khỏi thực đơn.
            Hường Anh
            Theo health.rin
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2008 04:22:25 bởi HongYen >
            #21
              HongYen 10.02.2008 04:35:22 (permalink)
              Cà Tím
               
               
               
               
              Cà tím hay cà dái dê (danh pháp khoa học: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa,cà bát, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn ĐộSri Lanka. Nó là cây một năm, cao tới 40 - 150 cm (16 - 57 inch), thông thường có gai, với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10-20 cm và rộng 5-10 cm. Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3 cm ở cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm. Các giống hoang dại có thể lớn hơn, cao tới 225 cm (84 inch) và lá to (dài tới trên 30 cm và rộng trên 15 cm). Tên gọi cà tím không phản ánh đúng loại quả này, do có nhiều loại cà khác cũng có màu tím hay quả cà tím có màu đôi khi không phải tím. Tuy nhiên, tên gọi cà dái dê cũng không phản ánh đúng hình dạng của quả, do quả của nhiều giống cà tím (cà dái dê) không phải ôvan thuôn dài như dái mà lại tròn, có đường kính từ 5cm đến 8cm.
               
               
              Phân loại khoa học
               
               




              Giới (regnum):
              Plantae


              Ngành (divisio):
              Magnoliophyta


              Lớp (class):
              Magnoliopsida


              Phân lớp (subclass):
              Asteridae


              Bộ (ordo):
              Solanales


              Họ (familia):
              Solanaceae


              Chi (genus):
              Solanum


              Loài (species):
              S. melongena

               
              Cà tím là một loại rau ăn quan trọng được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống. Nó được trồng tại miền Nam và miền Đông châu Á từ thời tiền sử, nhưng chỉ được thế giới phương Tây biết đến không sớm hơn khoảng thập niên 1500. Hàng loạt các tên gọi trong tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ Bắc Phi cho nó, nhưng lại thiếu các tên gọi Hy LạpLa Mã cổ đã chỉ ra rằng nó được những người Ả Rập đưa tới khu vực Địa Trung Hải vào đầu thời Trung cổ. Tên khoa học melongena có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho một giống cà tím. Cà tím được gọi là "eggplant" tại Hoa Kỳ, AustraliaCanada. Tên gọi này có từ một thực tế là quả của một số giống ban đầu có màu trắng và trông giống như quả trứng gà. Do quan hệ họ hàng gần của nó với cà độc dược, nên đã có thời người ta tin rằng nó là một loại cây có độc tính.

               Các giống trồng
               
               
              Cà tím là một loại rau ăn quan trọng được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống. Nó được trồng tại miền Nam và miền Đông châu Á từ thời tiền sử, nhưng chỉ được thế giới phương Tây biết đến không sớm hơn khoảng thập niên 1500. Hàng loạt các tên gọi trong tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ Bắc Phi cho nó, nhưng lại thiếu các tên gọi Hy LạpLa Mã cổ đã chỉ ra rằng nó được những người Ả Rập đưa tới khu vực Địa Trung Hải vào đầu thời Trung cổ. Tên khoa học melongena có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho một giống cà tím. Cà tím được gọi là "eggplant" tại Hoa Kỳ, AustraliaCanada. Tên gọi này có từ một thực tế là quả của một số giống ban đầu có màu trắng và trông giống như quả trứng gà. Do quan hệ họ hàng gần của nó với cà độc dược, nên đã có thời người ta tin rằng nó là một loại cây có độc tính.

               Các giống trồng
              Cà tím là một loại rau ăn quan trọng được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống. Nó được trồng tại miền Nam và miền Đông châu Á từ thời tiền sử, nhưng chỉ được thế giới phương Tây biết đến không sớm hơn khoảng thập niên 1500. Hàng loạt các tên gọi trong tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ Bắc Phi cho nó, nhưng lại thiếu các tên gọi Hy LạpLa Mã cổ đã chỉ ra rằng nó được những người Ả Rập đưa tới khu vực Địa Trung Hải vào đầu thời Trung cổ. Tên khoa học melongena có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho một giống cà tím. Cà tím được gọi là "eggplant" tại Hoa Kỳ, AustraliaCanada. Tên gọi này có từ một thực tế là quả của một số giống ban đầu có màu trắng và trông giống như quả trứng gà. Do quan hệ họ hàng gần của nó với cà độc dược, nên đã có thời người ta tin rằng nó là một loại cây có độc tính.
               
              Các giống trồng


              Một quả cà tím bổ đôi. Lớp cùi thịt bao bọc các hạt đã bắt đầu bị ôxi hóa và ngả sang màu nâu chỉ vài phút sau khi bổ.Một quả cà tím bổ đôi. Lớp cùi thịt bao bọc các hạt đã bắt đầu bị ôxi hóa và ngả sang màu nâu chỉ vài phút sau khi bổ.

              Phần lớn các giống trồng hiện nay tại châu ÂuBắc Mỹ có quả dạng trứng thuôn dài, kích thước khoảng 12-25 cm dài và 6-9 cm rộng với lớp vỏ màu tím sẫm. Các giống trồng ở Ấn ĐộĐông Nam Á có hình dạng, kích thước và màu sắc đa dạng hơn. Tại khu vực này, các giống trồng tương tự như quả trứng gà về cả kích thước lẫn hình dáng được trồng rộng rãi; màu sắc cũng đa dạng, từ trắng tới vàng, lục hay tía đỏ và tía sẫm.
              aubergine là tên gọi của người Anh để chỉ quả cà tím. Tên gọi này có từ tiếng Pháp aubergine, xuất phát từ tiếng Catalan albergínia, đến từ tiếng Ả Rập al-bãdhinjãn الباذنجان, nguyên gốc từ tiếng Ba Tư بادنجان Bâdinjân.
              Hàng loạt các tên gọi khác cũng được sử dụng, nhiều tên gọi trong số này có nguồn gốc từ tiếng Phạn vatinganah, đã tạo ra nhiều tên gọi cho loài thực vật này trong các ngôn ngữ khác nhau: brinjal, badingan, melongena, melanzana, berenjena, albergínia, aubergine, brown-jolly, và mad-apple (dịch sai của từ trong tiếng Ý melanzana thành mela insana).
              Trong tiếng Anh, người ta gọi các giống hình ôvan hay ôvan thuôn dài, vỏ đen là: Harris special hibush, Burpee hybrid, Black magic, Classic, Dusky hay Black beauty còn các giống dạng quả dài, thon với vỏ màu tía-đen là: Little fingers, Pingtung longTycoon; với vỏ xanh lục là: Lousisiana long greenThai (Long) green; với vỏ trắng: Dourga. Các giống truyền thống vỏ trắng, hình trứng có CasperEaster egg. Các giống hai màu với sự chuyển dải màu có Rosa bianca, và Violetta di Firenze. Các giống hai màu với các sọc màu có Listada de GandiaUdumalapet.
              Matti Gulla hay Matti brinjal là thứ duy nhất của brinjal trồng tại làng Matti ở Udupi, quả của nó có màu lục nhạt và hình dạng tròn. Một số quả của giống brinjal này cân nặng trên 1 kg.

               Nấu ăn

              Quả tươi có mùi vị hơi không hấp dẫn, nhưng khi chế biến rồi thì nó trở thành dễ chịu hơn và có kết cấu rắn chắc, giàu hương vị. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của nó. Nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả năng hấp thụ nhiều dầu ăn/mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến được các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt; các hạt mềm và (giống như hạt cà chua) có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả cũng có thể ăn được, mặc dù nhiều người thích gọt bỏ nó đi.
              Cà tím được sử dụng trong ẩm thực của nhiều quốc gia, từ Nhật Bản tới Tây Ban Nha. Nó thường được chế biến dưới dạng thức ăn hầm, chẳng hạn như trong món ratatouille của người Pháp, hay món moussaka ở Đông Nam châu Âu, và nhiều món ăn khác nữa trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Nó cũng được đem nướng nguyên vỏ cho đến khi lớp vỏ hóa than, sau đó lấy ra lớp cùi thịt và phục vụ lạnh bằng cách trộn lẫn với các thành phần khác, chẳng hạn như trong món baba ghanouj của khu vực Trung Đông hay món melitzanosalata tương tự như vậy của người Hy Lạp. Nó cũng có thể được thái, đập và nướng kỹ để chế biến một số loại nước xốt trên nền sữa chua (yoghurt), tahini (một loại bột nhão chế biến từ hạt vừng trong khu vực Trung Đông), hay nước quả me. Nó cũng có thể nhồi với thịt, gạo hay các loại thực phẩm khác, sau đó đem nướng.
              Là một loài thực vật bản địa, nên nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực ở miền Nam Ấn Độ, chẳng hạn các món sambhar, tương ớt, cà ri hay kootus. Do bản chất đa năng và sử dụng rộng rãi, cả hàng ngày lẫn khi có lễ hội trong ẩm thực Nam Ấn, nên cà tím cũng hay được coi là 'Vua rau cỏ' tại khu vực này.
              Cà tím bỏ vỏ đem nướng và trộn lẫn với hành, cà chua cùng một số gia vị để tạo hương vị tạo thành món Baingan ka bharta (hay vangyacha bharta tại Marathi) trong ẩm thực Ấn Độ.
              Việt Nam, cà tím thường được nấu cùng tía tô và có trong các món ăn như : cà nấu bung, cà tím xào cần tỏi, cà tím om tôm thịt,...
              Đối với một số món ăn, hàm lượng nước cao của quả cà tím cần phải làm khô hay cho hấp thụ gần hết khi nấu ăn.
               
              http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_t%C3%ADm
               
              #22
                HongYen 10.02.2008 05:11:39 (permalink)
                Cà tím - Món ăn vị thuốc

                Thứ Bẩy, ngày 12/01/2008, 16:10
                 
                Cà tím không chỉ là một món ăn thông thường, nó còn là một loại rau có chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giảm bớt lượng cholesterol trong máu.
                 
                Cà tím và những căn bệnh về tim mạch
                 





                Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh rằng: Cà, đặc biệt là cà tím là loại rau củ có lượng vitamin P kỷ lục. Mỗi 1000g cà tím có chứa 7200mg vitaminh P. Đây là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu và giảm bớt lượng cholesterol. Lượng vitamin P trong cà tím có thể giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn cà tím là một trong những biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu.
                Những tác dụng chữa bệnh khác của cà tím
                Cà tím là loại quả rất giàu dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy.
                Vì lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày. Chính vì vậy mà người Hàn Quốc thường dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày còn người Nigeria thường dùng cà tím để chữa đau bụng do tiêu hóa.
                Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày.
                Ngoài ra, cà tím cũng có tác dụng lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh thận. Các thực nghiệm trên gia súc cho thấy, nước ép cà tím giúp ngăn chặn bệnh động kinh. Do đó, người dễ bị kích động tâm thần được khuyên là nên uống 1 ly nhỏ nước ép cà tím mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng.
                Một số món ăn từ cà tím có tác dụng chữa bệnh hiệu quả:
                - Chữa viêm gan vàng da: Cà tím 300g, gạo 50g. Cà tím cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo, ăn liên tục trong vài ngày.
                - Chữa viêm phế quản cấp, táo bón: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà thái dọc, tỏi và gừng nghiền nhuyễn. Tất cả trộn với nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy để ăn.
                Một số chú ý khi ăn cà tím
                Cà tím không có chất béo và cholesterol. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Úc, cà tím có đặc tính thấm dầu nhanh hơn bất cứ một loại rau nào, họ đã thấy rằng cà tím có thể thẩm thấu 83 grams chất béo trong 70 giây, bốn lần nhiều hơn khoai tây chiên, tức nhiều hơn 700 calories. Vì vậy nếu ăn nhiều cà xào sẽ làm tăng thêm lượng chất béo vào cơ thể. Tốt nhất bạn nên ăn cà ninh, hoặc hầm nhừ. Cách này sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà và giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng.
                Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà làm cho món ăn ngon hơn.



                24H.COM.VN (Theo Mỹ Phẩm)
                 
                http://www26.24h.com.vn/news.php/62/174627
                #23
                  HongYen 05.05.2008 08:22:43 (permalink)

                  Thứ sáu, 2/5/2008, 03:42 GMT+7


                  Ăn cà chua giúp trẻ lâu
                   





                  Ảnh: China Daily.
                  Cà chua từ lâu vẫn được biết đến là cắt giảm cholesterol và ngăn ngừa ung thư. Nay người ta tìm thêm 2 lợi ích khác của nó - bảo vệ da khỏi bị cháy nắng và giúp làn da tươi trẻ.

                  > Nước sốt cà chua có lợi cho tim
                  Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester và Newcastle, Anh, khuyên mọi người nên ăn 2 bữa có cà chua mỗi ngày để thu được lợi ích tối đa.
                   
                  Thực đơn có thể bao gồm một cốc nước cà chua cho bữa sáng, salad hay súp cà chua cho bữa trưa và mỳ sốt cà chua cho bữa tối.
                   
                  Để kiểm tra khả năng bảo vệ da của thứ quả này, 10 tình nguyện viên được yêu cầu ăn 5 thìa bột cà chua trộn dầu oliu mỗi ngày trong 3 tháng. 10 người khác thì ăn dầu oliu hằng ngày nhưng không có bột cà chua.
                   
                  Kết quả cho thấy những người ăn cà chua có làn da được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời tốt hơn 30%. Cà chua cũng thúc đẩy sự sản xuất collagen giúp da săn chắc. Ngoài ra, thứ quả này cũng bảo vệ mitochondria - thành phần tế bào biến thức ăn thành năng lượng, đồng thời cải thiện sức khỏe da và chống lão hóa.
                   
                  Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định cà chua không thể thay thế kem chống nắng, nhưng nó sẽ là một biện pháp bổ sung hiệu quả.
                  M.T. (theo China Daily)
                   

                  sLoDID=sLoDID.concat('1000348980').concat(',');




                  ShowArticlebanner();




                   

                  Các tin khác  
                  Mổ bỏ khối mỡ nặng nửa tạ cho một phụ nữ Nga (30/04)

                   
                  http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/05/3BA01D34/
                  #24
                    Quang Khôi 09.06.2008 22:21:18 (permalink)
                    Thứ hai, 9/6/2008, 09:35 GMT+7
                    Ăn nho đỏ sẽ sống lâu
                     






                    Ảnh: Daily Mail.
                    Từ lâu người ta vẫn biết rằng rượu vang đỏ làm từ nho tốt cho tim. Nhưng nay các nhà khoa học tuyên bố một hóa chất trong vỏ quả nho cũng giúp bạn sống lâu hơn.
                     
                    Giáo sư David Sinclair tại Trường Y Harvard, Mỹ, cho biết hóa chất này chứa một thành phần chống lão hóa gọi là resveratrol.
                     
                    Nghiên cứu cho thấy những con chuột được tiếp xúc với resveratrol trong điều kiện thí nghiệm có tuổi thọ dài hơn, hầu như được miễn dịch với tác động của tình trạng béo phì và không bị tiểu đường, ung thư hay Alzheimer.
                     
                    Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy những con chuột trong phòng thí nghiệm được tham dự một chế độ ăn kiêng đặc biệt cũng kéo dài tuổi thọ tới 30%. Chế độ ăn này kích hoạt một gene gọi là sirtuin cũng liên quan tới resveratrol.
                    M.T. (theo Daily Mail)
                    http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/06/3BA03201/
                    #25
                      HongYen 11.07.2008 00:39:05 (permalink)
                      Tuyệt vời quả chuối
                       
                       
                      http://d.yimg.com/hb/xp/tno/20080710/09/1352548738-tuy-t-v-i-qu-chu-i.jpg?x=200&y=150&sig=pqzSn9DwRlLGlEvjeVYzTw--
                       
                      Chính nhờ vào lượng kali "đáng nể" có trong quả chuối mà các bác sĩ luôn ưu tiên "kê toa" cho những bệnh nhân cần bổ sung kali cho cơ thể.
                       
                      Một trái chuối lớn, dài khoảng 15-20 cm, chứa tới 602 mg kali, 2 mg natri, 36 gr carbohydrate, 2 gr chất đạm (protein) và 4 gr chất xơ, nhưng chỉ có 140 calories. Ngoài ra, chuối còn chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất khác như trong 1 quả chuối có 13,8 mg vitamin C, 123 đơn vị quốc tế vitamin A, vitamin B các loại (0,7 mg vitamin B; 0,15 mg vitamin B2; 0,88 mg vitamin B6; 0,82 mg vitamin B3...),  9,2 mg can-xi, 44,1 mg ma-giê, một ít chất sắt và kẽm. Rõ ràng chuối là một trong những thứ trái cây giàu dinh dưỡng. Đáng chú ý là lượng vitamin và khoáng chất trong chuối sẽ tăng lên đôi chút khi được nấu chín nhưng lượng chất đạm và chất xơ thì vẫn không thay đổi.
                       
                      Vì giàu chất sắt nên chuối có thể kích thích việc sản sinh ra hồng cầu trong máu và giúp điều trị chứng thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra do chứa nhiều kali nhưng ít muối nên chuối trở thành thứ thực phẩm hoàn hảo giúp điều trị huyết áp. Theo một cuộc khảo sát mới đây của Hội Liên hiệp MIND (một tổ chức chuyên nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của Anh) dành cho những người mắc phải chứng trầm cảm thì nhiều người trong số họ đã cảm thấy tốt hơn sau khi ăn chuối. Lý do là trong chuối có chứa tryptophan, một loại protein được cơ thể chuyển hóa thành serotonin, giúp ta thư giãn, hưng phấn tinh thần và cảm thấy vui vẻ, lạc quan hơn.
                      Chuối có chứa nhiều vitamin C, A1, B6, B12, kali và ma-giê giúp cơ thể bình phục và lấy lại thăng bằng sau khi bỏ thuốc lá do thiếu hụt nicotine. Khi chúng ta bị stress, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ tăng lên, làm cho lượng kali giảm xuống. Chuối sẽ bổ sung loại khoáng chất thiết yếu giúp bình ổn nhịp tim, đưa oxy lên não và cân bằng lượng nước trong cơ thể này. Chuối thường được đưa vào thực đơn dành cho những người bị rối loạn tiêu hóa vì nó mềm và dễ nhuyễn.
                       
                      Đây là thứ trái cây tươi duy nhất mà những người bị viêm loét mãn tính có thể ăn "vô tư". Ngoài ra, chuối còn tạo nên một lớp áo bên trong dạ dày giúp trung hòa lượng a-xit dư và giảm đau...
                       
                      Bảo Tâm
                       
                      http://vn.news.yahoo.com/tno/20080710/tsc-tuyet-voi-qua-chuoi-64ef34e.html
                       
                       

                      YAHOO.EU.Messenger = new Messenger();
                      var sStoryHeadline='%0A';
                      var sStoryLink="http://vn.news.yahoo.com/tno/20080710/tsc-tuyet-voi-qua-chuoi-64ef34e.html"+'%0A';
                      var sDefaultMsg = "Xem+b%C3%A0i+n%C3%A0y+tr%C3%AAn+Yahoo%21+Tin+t%E1%BB%A9c%3A";
                      #26
                        Như Ý P 04.09.2008 11:18:58 (permalink)

                        Post #: 16

                         
                        Đu đủ - thuốc kháng sinh tự nhiên
                         

                        YAHOO.EU.Messenger = new Messenger();
                        var sStoryHeadline='%0A';
                        var sStoryLink="http://vn.news.yahoo.com/tno/20080902/tsc-du-du-thuoc-khang-sinh-tu-nhien-64ef34e.html"+'%0A';
                        var sDefaultMsg = "Xem+b%C3%A0i+n%C3%A0y+tr%C3%AAn+Yahoo%21+Tin+t%E1%BB%A9c%3A";
                        http://d.yimg.com/hb/xp/tno/20080902/18/2357099341-u-thu-c-kh-ng-sinh-t-nhi-n.jpg?
                         
                        Quả đu đủ lâu nay được dùng như một phương thuốc dân gian để trị một số bệnh truyền  nhiễm cũng như không truyền nhiễm.
                         
                        Theo báo Nigerian Tribune, quả đu đủ hiện là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để ứng dụng trong cuộc sống. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất chiết xuất từ hạt đu đủ có thể chống các vi trùng gây bệnh sốt thương hàn, bệnh tiêu chảy và một số bệnh về đường ruột khác.
                         
                        Phát hiện này đã được công bố trên Chuyên san Y tế Ethiopian năm 2008 song giới chuyên môn cho rằng cần thêm nhiều cuộc nghiên cứu trên động vật cũng như thử nghiệm lâm sàng về tính hiệu quả của hạt đu đủ trước khi sử dụng rộng rãi ở người.
                         
                        Tương tự, nhiều cuộc nghiên cứu tại Đại học Nigeria (Nigeria) cũng cho kết quả rằng chiết xuất từ quả đu đủ chín hoặc sống cũng như chiết xuất từ hạt đu đủ có tác dụng chống nhiều bệnh do vi trùng gây ra. 
                         
                        H.Y
                         
                        http://vn.news.yahoo.com/tno/20080902/tsc-du-du-thuoc-khang-sinh-tu-nhien-64ef34e.html

                        YAHOO.EU.Messenger = new Messenger();
                        var sStoryHeadline='%0A';
                        var sStoryLink="http://vn.news.yahoo.com/tno/20080902/tsc-du-du-thuoc-khang-sinh-tu-nhien-64ef34e.html"+'%0A';
                        var sDefaultMsg = "Xem+b%C3%A0i+n%C3%A0y+tr%C3%AAn+Yahoo%21+Tin+t%E1%BB%A9c%3A";
                        #27
                          Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 27 trên tổng số 27 bài trong đề mục
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9