Dược Thảo: Củ Rễ

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 35 bài trong đề mục
Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Dược Thảo: Củ Rễ - 09.08.2007 08:05:14
Ăn tỏi sống lâu
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) cho thấy, tỏi có thể giúp kéo dài tuổi thọ của con người. Tại Jinshan, một vùng chuyên trồng tỏi của tỉnh này, có tới 35 cụ thọ trên 100 tuổi, nhiều gấp 7 lần so với với các vùng khác của Trung Quốc.
 
Cao tuổi nhất trong số họ là bà Trao, 108 tuổi, vẫn nhìn và nghe tốt, giọng nói sang sảng và đi không cần chống gậy. Những người sống cùng nhà với các "bậc đại thụ" này đều nói rằng họ rất thích ăn tỏi, đặc biệt là trứng trộn với tỏi nghiền.
 
Theo các nhà khoa học, tỏi giầu vitamin, axit amin, protein và garlicin. Sách y học cổ Trung Quốc viết rằng tỏi giúp hết lạnh, chống sưng, tiêu khí độc và tăng cường hoạt động của lách và dạ dày. Y học hiện đại cũng công nhận tỏi có thể tiêu diệt hơn 100 loại vi khuẩn gây bệnh, phòng cúm, viêm ruột và các bệnh khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này giải thích vì sao người dân sống tại các vùng trồng tỏi lại sống lâu.
 
Thu An (theo THX, 26/4)
 
http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/29_002.htm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Dược Thảo: Củ Rễ - 09.08.2007 08:20:53
Công dụng của tỏi
 
 
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Một món ăn sẽ mất hấp dẫn nếu không có mùi thơm của tỏi. Ngoài tác dụng tăng sự kích thích về khứu giác, tỏi còn có nhiều tác dụng khác...


Từ hơn 4000 năm nay, tỏi đã được sử dụng như một nguồn thực phẩm có nhiều dinh dưỡng và là loại thảo mộc có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Theo truyền thuyết của người Tây Ban Nha, từ xa xưa đã tin tưởng việc dùng tỏi để xua đuổi tà ma và để trị bệnh. Trong suốt chiến tranh thế giới lần thứ hai, tỏi được sử dụng như một vật linh để xua đi mọi xui rủi. Ngoài ra, nó còn được sử dụng thay thế penicillin.
 
Tỏi được bao bọc bởi một lớp màng mỏng (còn gọi là vỏ tỏi). Khi tỏi trổ bông hoặc vừa được cắt xuống, những enzyme có trong tỏi tích tụ lại kết hợp với những amino acid, tạo thành một chất có tên gọi là Allicin, có tác dụng vô hiệu hoá 23 loại vi khuẩn.
 
Ngoài tác dụng cầm máu, tỏi còn có tác dụng trong việc ổn định lượng cholesterol trong máu. Tỏi còn là gia vị hấp dẫn khi chế biến thức ăn. Tỏi giúp tạo mùi hương dẽ chịu, đánh vào khứu giác của người ăn.
 
Điều cuối cùng cần lưu ý: Sau khi ăn tỏi, nên đánh răng thật kỹ, nếu như bạn không muốn người đối diện phải khó chịu vị cay nồng hăng hắc của tỏi.
 
Bạn có biết?
 
Tỏi là thành phần gia vị không thể thiếu khi chế biến thức ăn. Nhưng mùi hắc của tỏi không phải ai cũng có thể chấp nhận được. Một điều thú vị là khi tỏi trổ bông lại cho mùi hương rất đặc biệt. Hình dáng và màu sắc của hoa tỏi cũng lạ. Khi mới trổ bông hoa tỏi có màu trắng và đến lúc thu hoạch, hoa tỏi chuyển sang màu tím, hình tròn rất đáng yêu.
 
Tỏi tốt hay xấu?
 
Theo truyền thuyết của người theo đạo Cơ đốc thì khi quỷ sa tăng trốn khỏi thiên đàng, hắn đã dùng tỏi để xoá dấu chân của mình. Với họ hành tây mới là lựa chọn tốt nhất.
Ở châu Âu, tỏi được xem là bùa hộ mạng, bảo vệ con người khỏi bệnh tật và bùa chú.
 
Người Trung Quốc tin rằng tỏi là một vị thảo dược rất tốt cho cơ thể và chữa được các bệnh thông thường như: cảm, sốt, đau bụng...


24H.COM.VN (theo Mỹ thuật)
http://www20.24h.com.vn/news.php/62/143586
DisplayOnPage210Banner();
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.08.2007 13:16:42 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Củ Tỏi - 09.08.2007 08:24:00
Củ tỏi - gia vị hạ cholesterol
 
Hàng nghìn năm nay, tỏi được xem là một thứ gia vị không thể thiếu được trong bữa ăn của nhiều dân tộc trên thế giới. Ngày nay, vai trò của nó trong cuộc sống đối với con người sẽ được nâng cao gấp nhiều lần, bởi vì tỏi là dược liệu quý giá có khả năng hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu xuống và vì thế nó là “vệ sĩ” vô giá để bảo vệ hệ thống tim mạch.
 
Tập hợp 13 công trình nghiên cứu về tác dụng y - dược của tỏi từ những năm 60 tới nay, các nhà khoa học của Anh thuộc Trường ĐHTH Exeter đã cho biết: Tỏi chứa một hợp chất sinh học - allicine - có khả năng tuyệt vời để bảo vệ tim mạch, do nó có thể “hoá giải” được một hàm lượng lớn cholesterol “dư thừa” trong cơ thể người và vì thế không làm cho huyết áp gia tăng. Qua phân tích cho thấy nhiều thành phần hữu cơ chứa trong củ tỏi hoạt động như là những chất hoạt huyết - chống đông đặc máu và tăng khả năng linh động của các tế bào hồng, bạch... cầu.

Một số nghiên cứu cho rằng tỏi có thể giảm lượng cholesterol trong máu xuống 12%. Trong khi đó, một số công bố khác cho rằng tỏi chỉ có khả năng tối đa hạ cholesterol xuống dưới 9%. Tuy vậy, bất luận các chỉ số trên nằm ở ngưỡng nào thì tỏi vẫn là cây thuốc vô cùng quý giá. Bởi nếu chỉ hạ nồng độ cholesterol xuống 5% thì đã loại trừ khả năng mang bệnh tim trên 20%.

Ngoài chức năng làm chất xúc tác - hoạt huyết - tỏi còn là một kháng sinh tự nhiên mà cả khoa học cổ truyền lẫn hiện đại không thể phủ nhận.

Lượng tỏi lưu thông trên thị trường quốc tế vào những năm 90 dao động ở kim ngạch từ 174 tới 223 triệu USD.

Hiện tại, một số hãng dược phẩm đang có dự án bào chế tỏi thành viên thuốc nén với mục đích chữa bệnh hạ cholesterol mà không gây ra các hiệu ứng có hại như thuốc chuyên dụng Statin.
 
Tuy vậy, loại tân dược dạng con nhộng này sẽ không mang mùi vị của thiên nhiên và nó làm giảm khả năng chữa bệnh “đa dạng” của tỏi. Cho nên các nhà y - dinh dưỡng khuyên rằng nên sử dụng tỏi như là thức ăn - thuốc uống trong các bữa ăn thường nhật là tốt nhất.
[Theo Báo Lao Động]
 
http://www.amthucvietnam.com/health/28_05_2003-5.asp

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Củ Tỏi - 09.08.2007 08:29:38

Tỏi  
 
Ds Nguyễn Ngọc Lan & Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh
 
 

Tỏi ( ail, garlic, Allium sativum) là gia vị được dùng rất rộng rãi trong ẩm thực  . Pha nước mắm, ướp thịt , ướp cá , chiên , xào rau muống , kho hay nướng muốn cho ngon, cho thơm thì không thể nào thiếu tỏi được hết. Tỏi cũng còn được ngâm giấm làm dưa để chúng ta nhâm nhi chơi trong ba ngày Tết  . Có người chỉ thích ăn tỏi sống để có thể tận hưỡng cái hương vị vừa dòn dòn vừa nồng nồng cai cai của nó mà thôi . Bên cạnh những ích lợi  về mặt dinh dưỡng, tỏi cũng còn được sử dụng như 1 vị thuốc  để phòng và trị một số bệnh tật .    
 
Con người đã biết dùng tỏi để trị bệnh từ bao giờ?    
Theo tài liệu , có lẽ tỏi đã được sử dụng để trị bệnh từ 4.000-5.000 năm về trước tại Trung Quốc, Nhật bãn, Hy lạp, La mã , Ai cập…Năm 1858, Pasteur đã chứng minh được  tính kháng khuẩn (antibacterial) của  tỏi . Trong đệ nhất thế chiến, người ta đã dùng bông gòn nhúng vào nước tỏi và đắp lên các vết thương để ngừa nó không làm độc sinh hoại thư ( gangrene) . Quân đội Nga cũng đã từng sử dụng nước tỏi để chữa trị các vết thương trong đệ nhị thế chiến vừa qua .  Tại  Việt nam từ lâu , tỏi  vẩn được xem là 1 vị thuốc vườn rất hữu ích để trị bá bệnh .  Tứ thời cãm mạo, ho hen , bị nghẹt  mũi  hay bị xổ mũi , đau bụng tiêu chãy, xổ lãi ,  bị rắn rết cắn   …thì cứ lấy tỏi mà ăn , mà uống , mà chà xát vào da , mà nhỏ vào mũi hoặc  vào tai . Từ 30 năm nay kỹ nghệ thực phẩm và dược phẩm thiên nhiên cũng đã tung sản phẩm tỏi ra thị trường và nhờ khéo quảng cáo nên họ đã gặt hái được kết quã rất mỹ mản . Ngoài ra , 1 số người sống ở vùng nông thôn các xứ Tây phương  vẩn còn mang nặng đầu óc dị đoan nên họ thường tin tưởng rằng treo các xâu tỏi trước cổng nhà là có thể trừ được tà ma  như dracula, và vampire .  
Hoạt chất của tỏi .
 
Tỏi có chứa nhiều hợp chất sulfur ,như ajoene , S-allyl cysteine và thiosulfinates trong đó allicin được xem như hoạt chất chính cũa tỏi. Allicin   được tạo ra khi chất alliin ( là 1 amino acid có sulfur) tiếp xúc với enzyme allinase lúc tỏi được nhai, bằm nhỏ hay được nghiền nát . Chất allicin tạo mùi hôi đặc biệt của tỏi. Allicin còn được xem như 1 chất kháng sinh thiên nhiên .Tỏi chứa nhiều chất chống oxyt hóa ( antioxidants) rất tốt để trung hòa các gốc tự do ( free radicals) là những chất làm tổn hại đến các tế bào . 
 
Dùng tỏi để phòng trị bệnh gì ?  
Theo giới Đông y và kỹ nghệ thuốc thiên nhiên thì tỏi được dùng để phòng và trị rất nhiều bệnh thông thường như: làm tăng sức miễn dịch, ho hen cảm cúm, đau bụng ,tiêu chãy, kiết lỵ ,nhiễm trùng , bệnh đau bao tữ , các bệnh  nhiễm nấm (như bệnh chân voi và những bệnh do nấm Candida albicans ) , tình trạng bị mụn nhọt ghẻ lỡ , giúp máu huyết lưu thông được dể dàng ,  xổ lãi , trị rắn rết cắn,  đau tai , giúp long đàm dể thở , trị phong thấp, viêm khớp , ngừa bệnh tim, ngừa tai biến mạch máu não, hạ cholesterol, hạ đường máu  , ngừa dị ứng,và 1 vài loại cancer vv… Phía Tây y cũng đã thực hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về tỏi và họ đã đưa ra kết luận là tỏi có thể có một ít tác dụng tốt trên sức khỏe mặc dù các tác dụng này còn rất khiêm tốn chớ không phải quá đáng như các giới thuốc thiên nhiên thường hay quảng cáo  . Sau đây là 1 số nhận xét cũa các nhà khoa học về tác dụng của tỏi :
-         Làm giảm thiểu tiến trình xơ cứng động mạch (atherosclerosis,) ngăn chận sự kết tụ của tế bào máu ( antiplatelet) , ngừa máu bị đóng cục  , giúp tăng sức đàn hồi  (elasticity) của động mạch và giúp máu được loãng hơn lưu thông được dể dàng.
-         Làm giảm rất ít ,  lối 6% cholesterol và triglyceride trong máu  qua  thí nghiệm ngắn hạn 3 tháng nhưng thí nghiệm trong thời gian lâu dài hơn 6 tháng thì cho kết quả không mấy  rỏ rệt .
-         Trường hợp bị cao áp huyết ở thể nhẹ , tỏi có thể giúp làm giảm áp huyết đôi chút  .
-         Chứa nhiều chất chống oxid hóa ( antioxidants) rất tốt cho sức khỏe.
-          Có ít nhiều tính năng ngăn chận sự xuất hiện của 1 vài loại cancer (antineoplastic effect) , chẳng hạn như cancer ruột , cancer tiền liệt tuyến.Đối với cancer dạ dầy  ,tuy kết quả các  thí nghiệm lâm sàng đều négatif  nhưng  1 số nhà nghiên cứu  vẩn tin tuởng rằng tỏi vẩn có ích để ngừa sự xuất hiện của loại cancer này nhờ vào khả năng kháng với 1 loại vi khuẩn đặc biệt sống trong bao tữ , đó là Helicobacter pylori ,tác nhân của bệnh loét dạ dày thường dẫn đến cancer bao tữ ..
-         Giúp tăng cường sức miễn dịch lên , ngừa cãm cúm .
-         Ngừa nhiễm trùng các loại kể cả nhiễm nấm gây nên bệnh chân voi ( athlete’s foot  hay tinea pedis ) thường thấy xảy ra tại những nơi nóng và ẩm như tại các phòng thay quần áo  ở hồ bơi . Thông thường bệnh chân voi được chửa trị bằng thuốc kháng nấm terbinafine, nhưng thí nghiệm dùng chất trích của tỏi có chứa hoạt chất ajoene cũng có thể chữa hết bệnh sau 2 tháng .
-         Vấn đề ngăn ngừa muổi mồng chích , tỏi tỏ ra không mấy hửu hiệu cho lắm  .
-         Bệnh tiểu đường , các thí nghiệm cho biết là tỏi chỉ làm giảm đường lượng 1 cách không đáng kể .  
 
Còn nhiều trở ngại để xác định chổ đứng của tỏi trong trị liệu  .
 
Mặc dù rất nhiều  công trình khảo cứu khoa học đã được thực hiện về tỏi nhưng cũng còn nhiều trở ngại nhất là việc thiếu thí nghiệm lâm sàng(clinical assay) cũng như hoạt chất của tỏi khó được định chuẩn (standardize) 1 cách dể dàng và chính xác bởi lẽ có tỏi non và có tỏi già cũng như tỏi dùng trong các cuộc thí nghiệm có thể ở dưới nhiều dạng khác nhau . Các phương pháp và quy trình thí nghiệm cũng  chưa  được đồng nhất với nhau vì vậy chúng thường cho ra những kết quả khó tiên liệu trước được. Các nhà khoa học trên thế giới  cũng chưa hoàn toàn thống nhứt ý kiến với nhau và  một số kết quả thí nghiệm về tỏi vẩn còn nằm trong vòng tranh luận. 
   
Tỏi có thể gây ra 1 vài phản ứng phụ .
 
Nói chung các phản ứng phụ đều rất nhẹ . Trước hết là mùi hôi thoát ra từ miệng, từ hơi thở , từ mồ hôi , từ da và cả lúc đi toilet nữa  nếu chúng ta ăn nhiều tỏi  và ăn quá thường xuyên . Nếu ăn nhiều tỏi sống ,đôi khi chúng ta có thể cãm thấy hơi khó chịu trong bao tữ , gây xót ruột  , hoặc ói mữa và tiêu chãy . Nước tỏi tươi dùng ngoài da có thể gây dị ứng như làm đỏ da hay phòng da ở 1 số người.  Xúc miệng thường xuyên, nhai ngò hoặc kẹo chewing gum có thể giúp hơi thở bớt hôi tỏi 1 phần nào  . 
   
Cẩn thận khi uống thuốc tỏi  
Không nên ăn quá nhiều tỏi hoặc uống thuốc tỏi nếu các bạn đang mắc các chứng bệnh về máu huyết vì tỏi có khuynh hướng làm loãng máu.
Không nên lạm dụng tỏi nếu bạn đang xài các thuốc trị bệnh tiểu đường chẳng hạn như các loại thuốc uống  làm hạ đường huyết , thuốc chích Insuline( tỏi có thể làm tăng tác dụng và làm thay đổi số lượng thuốc đang được sử dụng ), các thuốc trị Sida, hoặc bạn đang có những bệnh thuộc về đường tiêu hóa hay đang chuẩn bị để được giải phẩu trong vòng 2 tuần sắp tới  vì tỏi có thể ảnh hưởng đến thời gian đông máu . Hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ và có thể làm  cho các trẽ sơ sinh bị đau bụng  . Không nên sử dụng tỏi sau khi được ghép bộ phận vì tỏi có khuynh hướng kích thích  sự loại bỏ của bộ phận vừa mới được ghép vào
   
Tỏi có thể tương tác với những loại thuốc nào?  
Các dược phẩm và các loại thuốc thiên nhiên sau đây có thể bị làm thay đổi tác dụng  (hoặc tăng hoặc giảm ) nếu được dùng cùng 1 lúc với tỏi :
-         Thuốc trị nấm Ketoconazole ( Nizoral) và Itraconazole  (Sporanox).
-         Thuốc ngừa thai .
-         Thuốc kháng đông  và thuốc ngăn cản sự kết tụ máu : Warfarin(Coumadin) , Clopidogrel ( Plavix), Ticlopidine (Ticlid), Enoxaparin ( Lovenox) và Heparin,… : có thể  kéo theo nguy cơ bị xuất huyết .
-         Các thuốc chống đau nhức thuộc nhóm NSAIDS ( Nonsteroidal antiinflammatory Drugs) như Naproxen ( Naprosyn, Aleve, Anaprox) , Ibuprofen (Advil, Motrin) ,…….
-         Các thuốc trị bệnh tim thuộc nhóm Calcium channel blockers  như Diltiazem ( Cardizem), Amlodipine (Norvase ),Verapamil (Chronovera , Isoptin) , Nifedipine ( Adalat),….
-         Các thuốc ngăn ngừa sự loại bỏ  của bộ phận ghép, như Cyclosporine ( Neoral),…
-         Các thuốc trị dị ứng  như Fexofenadine ( Allegra) .
-         Các loại thuốc thiên nhiên có tính làm loãng máu như capsicum , Ginkgo, angelica , sâm nhung ( panax ginseng ) , horseradish , củ hành , nghệ (turmeric) , cam thảo ( Licorice ) …
-         Vitamine E được dùng với liều lượng quá cao.
-         Thuốc trị cao áp huyết như Lozartan ( Cozaar )
-         Các thuốc kháng siêu vi ( antiviral )  như Saquinavir( Fortovase, Invirase) , Ritonavir (Norvir) , Nevirapine( Viramune) ….
-         Các thuốc trị cancer như Vincristin ( Oncovin), Etoposide  (VePesid) , Paclitaxel ( Taxol) …
 
   
Các cách dùng tỏi để phòng bệnh .
  Trong thực tế rất khó ấn định  được liều lượng hữu hiệu của tỏi dùng để phòng hay để trị bệnh . Cần tuân theo lời chỉ dẩn ghi trên hộp thuốc .
Dể nhất là ăn tỏi sống, mổi ngày nên ăn 2 tép . Tỏi sống tuy có trở ngại là làm cho  hơi thở hôi , nhưng ngược lại nó có tính sát trùng và kháng khuẩn cao hơn tỏi chín .
-         Dầu tỏi (  huile d’ail, distillation à la vapeur d’eau ) 
-         Rượu tỏi ( teinture, 1:5 , 45 % éthanol ): 30-50 giọt/ngày
-         Tỏi khô  (  ail séché ) : 2-5 gr /ngày
-         Bột tỏi khô (poudre d’ail déshydraté ) :400-1.200mg/ ngày
-         Các chất trích được định chuẩn ( extrait standardisé , mỗi gram bột tỏi chứa  1,3% chất alliine có tiềm năng tạo ra từ 3,6 mg đến 5,4 mg allicine). Allicin : 2.000-5.000micrograms(mcg) / ngày
-         Thuốc mỡ ( crème)để thoa ngoài da ( có hoạt chất ajoene 0,4%- 1% )
-         Tỏi cô lãnh ( ail cryogenique, cryogenic garlic): để giử cho phẩm chất được tốt ,  chất trích của tỏi được làm cô lãnh lyophylisation, cryodessication ở 1 nhiệt độ thật thấp (-73 độ C hay -100 độ F ) và trong môi trường chân không  . Tại Canada , tỏi cryogenic được định chuẩn hóa và có tiềm năng  (allicin yield, allicin potential) tạo ra từ 900 micrograms (mcg) đến 4200mcg allicin cho mỗi viên tùy theo hiệu. Tỏi viên không có chứa allicin mà chỉ có alliine và enzyme allinase . Chính phản ứng giữa 2 chất nầy khi tỏi tan sẽ tạo ra allicin. Để tránh cho allinase khỏi bị acid của bao tữ làm hủy hoại đi , nhà bào chế đã cho áo bọc viên thuốc lại    (enrobage  entérosoluble, enteric coated tablet) và nó chỉ tan ra khi nào vào đến ruột . Với phương pháp này, allicin được hấp thụ ngay tại ruột và nhờ vậy sẽ tránh được phần nào tình trạng làm cho hơi thở có mùi hôi tỏi . Để tăng tính trị liệu, đôi khi người ta  cho trộn thêm vào thuốc tỏi  các loại thuốc thiên nhiên  sau đây :  ngò (persil) để khử mùi hôi của tỏi, échinacée + astragale để tăng thêm sức miễn dịch ngừa cảm cúm  , lécithine để  giúp làm tan mỡ và tan cholesterol trong máu ,  aubépine( hawthorn)+ ớt cayenne để giúp máu lưu thông dể dàng , vitamin C hay nhân sâm  ginseng hoặc gừng để tăng thêm sinh lực .
-         Tỏi ủ ? ( ail vieilli,  kyolic  garlic, aged garlic extract ,AGE ). Có được qua phương pháp ủ tỏi trong các thùng inox trong 1 thời gian rất dài khoãng 2 năm .  Suốt quá trình nầy chất alliine sẽ được chuyễn hóa ra thành rất nhiều hợp chất khác liên hệ đến  allicin  (allicin related compounds) ,nhưng không hẳn là chất allicin thật sự . Nhờ thế mà  hơi thở người sử dụng  khỏi bị hôi mùi tỏi  . Mặc dù không phải allicin  nhưng các hoạt chất khác của tỏi kyolic cũng có giá trị cao để bảo vệ sức khỏe , tuy nhiên chúng ta cần phải dùng đến những liều lượng thật  lớn mới mong có được kết quả mong muốn . Tỏi kyolic được bán dưới dạng viên và thường được kết hợp với các loại thuốc thiên nhiên khác .
 
Lo ngại về chất lượng của thuốc tỏi bán trên thị trường.
 
Đối với sản phẩm có ghi chú những câu như   :
-Allicin rich (Giàu chất allicin):  câu này sẽ không có ý nghĩa gì hết nếu không có kèm theo số lượng tính bằng phần triệu của gram (micrograms) allicin mà nó tạo ra .
          -Alliin amount (Số lượng alliin ): một vài loại sản phẩm có ghi nồng độ chất alliin  chứa đựng  trong viên thuốc ,nhưng nên biết rằng chỉ có từ 10% đến hơn 50%  alliin được chuyễn ra thành allicin và sự chuyễn hóa nầy còn tùy thuộc vào số lượng và hoạt tính của enzyme alliinase trong thuốc tỏi .
 
Tỏi tươi và tỏi khô : 1 gram tỏi tươi có thể tạo ra khoảng từ 1.000 đến 3.333 micrograms allicin. Một gram tỏi khô trên nguyên tắc phải cho ra 1 số allicin gấp 3 lần số trên . Tuy nhiên kết quả cũng còn tùy thuộc vào mức độ khô của tỏi .
Các chất trích ( extracts ) : Ở thể này ,trên lý thuyết số hoạt chất chứa đựng phải đậm đặc và nhiều hơn nếu so sánh với tỏi tươi hoặc với  cã tỏi khô nữa . Tuy nhiên  trong thực tế , phẩm chất của chất trích cũng không có mấy khác biệt gì với bột tỏi khô bình thường  .
Hàng dõm :  khó tránh khỏi  ! Số lượng hoạt chất ghi trên nhản hiệu chưa chắc là phản ảnh trung thực của món thuốc bên trong .
   
Kết luận
 
Tại Canada và Hoa Kỳ , thuốc tỏi chỉ được xếp vào nhóm thực phẩm bổ sung ( dietary supplements) chớ nó không được xem như 1 dược phẩm đúng nghĩa . Bởi lý do này cho nên thuốc tỏi không bị kiễm soát chặt chẻ như thuốc Tây . Giới y khoa còn rất e dè và hoài nghi về tính năng trị liệu của tỏi . Đối với một số người mình thì tỏi được xem như 1 “ dược phẩm ” nhiệm mầu, và họ có vẽ rất tin tưởng vào tỏi để giúp họ trong việc phòng trị 1 vài chứng bệnh lặt vặt . Có người còn chế ra  món tỏi ngâm rượu để uống hằng ngày nữa . Có hỏi họ thì họ trả lời là “ uống thấy cũng đở lắm ” và có người còn dám nói thêm rằng rượu tỏi là loại quý tửu thuộc loại  “ông uống bà khen ” nữa. Đúng hay sai khó có ai biết được. Tỏi rất rẻ tiền, ít có phản ứng phụ, tại sao chúng ta không thử . Hãy xem nó như 1 loại gia vị giúp cho đời thêm hương ( hay thêm hôi ?) . Nhưng dù cho bạn có ăn cã kí lô tỏi đi nữa nhưng nếu không có 1 nếp sống quân bình lành mạnh , như không bỏ thuốc ,không  bớt rượu, bớt cà phê , bớt ăn thịt , bớt mỡ dầu,  bớt ăn ngọt, bớt ăn quá mặn , không chịu ăn nhiều rau quả tươi , không chừa bỏ ba cái lăng nhăng này nọ , và cũng không  năng vận động ,tập thể dục thường xuyên mổi ngày thì chắc chắn tỏi cũng sẽ không có 1 giá trị gì để có thể cãi thiện được sức khỏe của bạn đâu. Lẽ đương nhiên  nếu trường hợp bị bệnh nặng ( cao máu hoặc  tiểu đường) thì dứt khoác là các bạn cần phải sử dụng đến các loại thuốc Tây đặc trị mới mong có thể ổn định sức khỏe  được phần nào ./.
 
   
Tham khão :
 
-         La vérité sur l ‘ail : Science et Avenir , Sept 2005
-         EllenTattelman MD : Health effects of Garlic, Albert Einstein College of Medicine of Yeshiva Univ. ,Bronx New York
-         Product Review : Garlic Supplements. ConsummerLab.com
-         Jean Yves Dionne, Pharm : Ail , PasseportSanté.net
-         Josling P : Preventing the common cold with garlic
-         Juliana Juhas,D.Pharm, Ph.D : Plants & Natural substances for Therapeutic Use . PharmEssor
-         Natural Medicines, Comprehensive Database , Compiled by the Editors of Pharmacist’s Letter & Prescriber’s Letter
 
Montreal , Dec 15 ,2005
http://www.advite.com/toi.htm 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Rượu Tỏi Tây Tạng - 09.08.2007 08:33:14
... dùng bài thuốc "Cải lão hoàn đồng của Tây Tạng" (rượu tỏi) thấy có hiệu quả tốt. ... công thức rượu tỏi có tác dụng "cải lão hoàn đồng" của Tây Tạng (có người nói ...
www.cimsi.org.vn/huyethoc/QuestionA/index.asp?nId=11 - 33k - Cached

  • Trung tâm Truyền Thông Giáo dục Sức khỏe ... dùng bài thuốc "Cải lão hoàn đồng của Tây Tạng" (rượu tỏi) thấy có hiệu quả tốt. ... công thức rượu tỏi có tác dụng "cải lão hoàn đồng" của Tây Tạng (có người nói ...www.t5g.org.vn/QA/QAView.asp?nId=11 - 20k - Cached

  • Yahoo! 360° - WELCOME TO CHOMCHOM'S VERY FIRST BLOG - 31.10.2006 (Gà ... Next Post: 01.11.2006 (Rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng & viêm xoang) Previous Post: ... Nấm Tây Tạng - P2 ... 14.11.2006 (Nấm KEFIR - Nấm Tây Tạng - P1 ...blog.360.yahoo.com/blog-CiB9Lvwyc6ljjVkCG7iy.cAIsg--?cq=1&p=93 - 48k - Cached

  • Thu Vien Hoa Sen ... tử ăn mặn, và hơn thế nữa, tại Tây-Tạng, chuyện Phật tử ăn mặn gần như luôn luôn ... Tôi đã từ bỏ thịt, rượu, tỏi, hành, và thuốc lá, và nuôi sống tôi bằng ...www.thuvienhoasen.org/Shabkar-truyenthonganchayphatgiaotaytang.htm - 82k - Cached

  • HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Rượu Tỏi Tây Tạng - 09.08.2007 08:37:40
    ĐIỀU TRỊ BẰNG RƯỢU TỎI?


    Hỏi: Tôi năm nay hơn 70 tuổi, bị bệnh thoái hóa cột sống cổ. Cách đây 6 năm tôi đã dùng bài thuốc “Cải lão hoàn đồng của Tây Tạng” (rượu tỏi) thấy có hiệu quả tốt. Nay bệnh tái phát, xin bác sĩ cho biết có nên dùng tiếp bài thuốc này không? Bài thuốc này có tác dụng phụ gì không? Vì sao một bài thuốc hay như vậy mà ngành y tế lại không phổ biến sâu rộng cho mọi người biết và sử dụng?
    (Cao Văn Hội - TPHCM)


    Trả lời: Thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa cột sống cổ nói riêng thực chất là một quá trình lão hóa của các tổ chức như sụn khớp, đĩa đệm... của cột sống. Đương nhiên quá trình này tiến triển nhanh hay chậm, nhiều hay ít, hậu quả nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, khí hậu, điều kiện sống và làm việc...
     
    Ở người vào lứa tuổi 30, hầu như không một cột sống nào còn nguyên vẹn (chưa có sự biến đổi, thoái hóa). Bởi vậy, nếu cho rằng có một thứ thuốc hoặc phương pháp nào chữa khỏi thoái hóa cột sống là hoàn toàn không có căn cứ tin cậy, có chăng chỉ làm giảm hoặc hết các triệu chứng như đau nhức, tê bì... tạm thời trong thời gian dài hay ngắn. Bài thuốc rượu tỏi mà bác sử dụng có thể cũng có khả năng điều trị triệu chứng như vậy, tuy nhiên để khẳng định tác dụng chính xác thì cần phải tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc.

    Trong mươi năm gần đây, công thức rượu tỏi có tác dụng “cải lão hoàn đồng” của Tây Tạng (có người nói của Ai Cập) đã được báo chí đăng tải và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.  
     Tuy nhiên cho đến nay, không ai dám quả quyết rằng mình biết được công thức chính xác của loại rượu này vì nguyên bản không có và tài liệu, báo chí đưa tin mỗi nơi một khác.
     
    Trong đời sống hàng ngày, tỏi là một trong những gia vị hết sức thông dụng, được dùng để chế biến khá nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Theo y học cổ truyền, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành trệ khí (làm khí được lưu thông), noãn tỳ vị (làm ấm tỳ vị), tiêu tích, giải độc và sát trùng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), đau bụng do lạnh, tiêu chảy, kiết lỵ, bách nhật khái (ho gà), ngược tật (sốt rét), mụn nhọt, vết thương do côn trùng và rắn cắn...
     
    Nghiên cứu hiện đại cho thấy tỏi có khá nhiều tác dụng như chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, hạ huyết áp, tăng sức co bóp cơ tim, chống rối loạn lipid máu, làm chậm quá trình vữa xơ động mạch, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư...
     
    Bởi vậy, việc dùng tỏi nói chung và rượu tỏi nói riêng là rất hữu ích, đặc biệt là đối với những người ở vào độ tuổi trên 70 như bác. Về loại rượu tỏi “cải lão hoàn đồng” mà bác đã dùng, theo chúng tôi, cũng là một phương thức sử dụng tỏi độc đáo, với liều lượng như vậy thì không sợ độc hại gì cả.

    Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN  


    http://www.cimsi.org.vn/huyethoc/QuestionA/index.asp?nId=11
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2007 09:47:11 bởi HongYen >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Rượu Tỏi Tây Tạng - 09.08.2007 09:51:58
    Cách làm:
    Rượu Tỏi Tây Tạng
    đang suu tầm;

    Đại loại ngâm tỏi lột vỏ trong rươu trắng hây rươự đế.  Có rượu naò ngâm rượu đó. 

    Có thể thay rượu bằng giấm nguyên chất.  Khi dùng chiết nước cốt, giống như những loại thuốc ngâm rượu khác.
     
    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>
     
    Tác dụng chữa bệnh của tỏi

    Sức mạnh của gia vị này đã được biết từ mấy nghìn năm trước. Những người xây Kim tự tháp đã ăn tỏi để lấy sức mạnh. Các chiến binh La Mã ăn tỏi để chữa bệnh cúm. Các vận động viên Olympic Hy Lạp cổ đại cũng dùng nó để cải thiện sức bền. Còn trong Thế chiến 1, nhiều người lính sử dụng tỏi như thuốc kháng sinh.
    Các nhà nghiên cứu cho rằng, tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol và giảm huyết áp.
    Trong vòng 20 năm qua, có hơn 700 nghiên cứu về tác dụng của tỏi. Viện Ung thư (Mỹ) phát hiện thấy tỏi giúp làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu khác kết luận tỏi hạn chế nguy cơ tắc động mạch vành và giảm nồng độ cholesterol có hại. Một công trình của Đại học Ohio (Mỹ) cho thấy, phụ nữ và đàn ông ở độ tuổi 50-80 nếu ăn khoảng 300 mg tỏi mỗi ngày trong 2 năm sẽ giảm 15% nguy cơ tắc động mạch chủ so với những người không ăn. Theo một nghiên cứu khác, tỏi có thể giết hoặc làm chậm sự phát triển của 60 loại nấm và 20 loại vi khuẩn. Nó cũng có ích với phụ nữ mãn kinh vì rất giàu oestrogen thực vật, giúp giảm nguy cơ ung thư và hạn chế những tác động của hội chứng mãn kinh.
    Các chuyên gia cho rằng, ở bất kỳ dạng nào, tỏi cũng đều an toàn. Khoảng 1 hoặc 2 nhánh tỏi (hoặc 600-900 mg) mỗi ngày là liều lượng phổ biến và rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thêm tỏi tươi hay tỏi bột vào các món súp, thịt, rau hay salad, thậm chí ăn sống cũng tốt.
    Nếu tỏi tươi làm bạn khó chịu, bạn có thể chọn tỏi chín, tỏi bột hay dầu tỏi. Tỏi bột thực tế là tỏi sấy khô nghiền ở nhiệt độ cao, giảm mùi hắc những vẫn duy trì được tác dụng. Nếu bạn khó chịu bởi mùi tỏi, hãy chọn loại già ngày; sử dụng những chất khử mùi như kẹo cao su, hoa quả chua.
    Một số bài thuốc từ tỏi

    Để trị cảm, viêm họng, sổ mũi, nên dùng cồn tỏi nhỏ mũi hoặc giã tỏi cho ngửi. Cũng có thể giã tỏi, đổ cồn 70 độ, đốt cháy rồi trùm chăn xông cho ra mồ hôi.
    Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng đầy chướng, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.
    Lưu ý: Tỏi kỵ mật (mật ong, mật mía).
    Một số bài thuốc có vị tỏi:
    - Trị cảm lạnh, ho gà, hen phế quản: Giã nát tỏi, xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần.
    - Ho gà: Tỏi 5 củ, bóc vỏ, giã nát, đổ vào 150 ml nước sôi để nguội, ngâm trong 6 tiếng, chắt lấy nước, cho một ít đường trắng (hoặc đường phèn) uống 2 lần trong ngày.
    - Say nắng hôn mê: Giã nát tỏi, vắt lấy nước nhỏ vào mũi, kích thích niêm mạc mũi cho hắt hơi, sẽ tỉnh.
    - Tăng huyết áp: Lấy 500 g tỏi, bóc vỏ, cho 50 g muối để muối dưa. Sau 3 ngày đem ra hong khô, cho vào lọ thủy tinh ngâm với giấm ăn, cho tí đường, ngâm 2-3 ngày là dùng được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một tí nước giấm ngâm tỏi. Ăn 15 ngày, nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp. Huyết áp sẽ hạ xuống một cách ổn định. Thuốc này cũng chữa viêm khí quản mạn tính và ho lâu ngày.
    - Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu vừng, nửa nọ nửa kia. Rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét vào.
    - Viêm, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông, sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng mà chườm. Ngày làm 2 lần sáng, tối, sẽ khỏi.
    - Lỵ, tiêu chảy: Lấy 5 củ tỏi lớn bóc vỏ, sắc cùng 2 lạng củ cải, lấy nước uống hằng ngày.
    - Chảy máu cam: Giã vài tép tỏi đắp gan bàn chân (từ gốc ngón giữa đo xuống bằng 3 đốt ngón tay giữa của bệnh nhân). Nếu chảy lỗ mũi phải, đắp gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu chảy máu cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu, bỏ tỏi, rửa chân sạch.
    - Sưng vú: Dùng 50-100 g tỏi giã nhỏ, trộn với bột mì, đường đỏ, dùng nước ấm trộn đều đắp nơi sưng, chỉ 1 ngày sẽ giảm.
    - Giun đũa, giun kim: Giã nhỏ tỏi, trước khi đi ngủ xát vào hậu môn. Hoặc sắc 25 g tỏi với 1 lít nước, đun sôi 10 phút, ngày uống 30 ml. Cũng có thể dùng 2 củ tỏi giã nhỏ, hòa với nước sôi, gạn lấy nước, thụt vào hậu môn ngay lúc giun kim đang chòi ra, rất có hiệu quả.
     
    Có thể trị các chứng đau sưng khớp, các bệnh đái tháo đường, trĩ, béo phì, bệnh ở tim mạch, phế quản, hệ tiêu hóa... bằng cách dùng rượu tỏi.
     
    Cách làm: Tỏi khô bóc vỏ 40 g, thái nhỏ, bỏ lọ, đổ vào 100 ml rượu trắng 45 độ. Sau 10 ngày dùng được. Sáng uống 40 giọt trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi đi ngủ (hòa thêm nước nguội mà uống). Ngâm uống liên tục.
     
     Lương y Minh Chánh, Sức Khoẻ & Đời Sống
     
    http://www.quangduc.com/AnChay/38raucaitridenh.html#Tác_dụng_chữa_bệnh_của_tỏi_
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2007 10:25:03 bởi HongYen >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Củ Nghệ * Bột Nghệ - 09.08.2007 09:58:06
    Củ Nghệ * Bột Nghệ
     
     
     
  • Turmeric and Curcumin: A Review by Natural Standard
  • Clinical Trials at M. D. Anderson Cancer Center
  • Frequently Asked Questions About Curcumin
  • Selected References

  • >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
     

    (Dân trí ) -Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt đối với sức khoẻ con người.
     

    4 công dụng nổi bật
     
    1. Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu.
    2. Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá.
    3. Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
    4. Có thể dùng nghệ để  khử trùng và mau lành vết thương.
     
    Sử dụng nghệ đúng cách để phát huy hết tác dụng:
     
    Đối với bệnh ung thư ruột
    Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.
    Chữa  bệnh viêm khớp
    Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
     
    Khi gặp rắc rối với tiêu hoá:
    Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hoá và giải phóng ra các emzim tiêu hoá, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
     
    Ung thư tuyến tiền liệt:
     Ăn nhiều rau xanh, kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.
     
    Bệnh tim:
    Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.
    Đối với người hút thuốc: 
    Bằng cách “nạp” vào cơ thể 1,5 g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.
     
    Khổng Thu Hà
    Theo TW
     
    http://www.tinvietonline.com/0/0/2007/6/138340/
     

     

  • HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Củ Nghệ * Bột Nghệ - 09.08.2007 10:27:10
    Cây nghệ


     
    Phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy) có thể lấy nghệ vàng, đương quy, thục địa, ngải cứu, lộc giác giao (sừng hươu) mỗi vị 1 lạng, sao khô vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân (khoảng 40 g). Dùng gừng tươi 3 lát, táo 3 quả, sắc với nước, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm.
     
    Củ nghệ vàng còn có các tên gọi như khương hoàng, vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau.
     
    Sách Đông y bảo giám cho rằng khương hoàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau), chủ trị bụng chướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng... Nhật hoa tử bản thảo cho khương hoàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, vấp ngã máu ứ, tiêu sưng độc, tiêu cơm...
     
    Một số phương thuốc dùng nghệ trong Nam dược thần hiệu:
     
    - Phòng và chữa các bệnh sau đẻ: Dùng 1 củ nghệ nướng, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khỏe mạnh).
    - Chữa lên cơn hen, đờm kéo lên tắc nghẹt cổ, khó thở: Dùng nghệ 1 lạng, giã nát, hòa với đồng tiện, vắt lấy nước cốt uống.
    - Chữa trẻ em đái ra máu hay bệnh lậu đái rắt: Dùng nghệ và hành sắc uống.
    - Trị chứng điên cuồng, tức bực lo sợ: Nghệ khô 250 g, phèn chua 100 g, tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt đậu, uống mỗi lần 50 viên với nước chín (có thể uống mỗi lần 4-8 g), ngày uống 2 lần.
    - Chữa đau trong lỗ tai: Mài nghệ rỏ vào.
    - Chữa trị lở, lòi dom: Mài nghệ bôi vào.
     
    BS Quang Minh, Sức Khoẻ & Đời Sống
     
    http://www.quangduc.com/AnChay/38raucaitridenh.html#Tác_dụng_chữa_bệnh_của_tỏi_

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Củ Nghệ * Bột Nghệ - 09.08.2007 10:29:52




    Thứ Ba, 12/07/2005, 15:41 (GMT+7)

    Bột nghệ có thể chống ung thư da
     






    Curcumin trong bột nghệ có thể ngăn cản các tế bào gây hắc tố
    TTO - Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết curcumin, một chất làm nên màu vàng đặc trưng của cà ri có thể giúp chống lại ung thư da thông qua khả năng ngăn cản các tế bào gây hắc tố.
     
    Bột nghệ không chỉ là một thứ gia vị mà còn có thể đóng một vai trò quan trọng trong chống lại bệnh ung thư. Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, curcumin, một thành phần giúp cho bột cà ri có màu vàng đặc trưng, có thể tiêu hủy các tế bào ác tính gây hắc tố, một dạng ung thư da gây chết người.
     
    Nhóm nghiên cứu do Razelle Kurzrock tại Trường ĐH Texas dẫn đầu đã thử điều trị ba dòng tế bào gây hắc tố bằng curcumin ở các liều khác nhau và trong những khoảng thời gian khác nhau.
     
    Kết quả cho thấy curcumin có khả năng ngăn chặn 2 protein mà các tế bào khối u cần để duy trì sự tồn tại lâu dài của chúng, thông qua đó giúp làm giảm các tế bào có khả năng gây hắc tố. 
     
    Một nghiên cứu tương tự cũng đã phát hiện curcumin có thể giúp ngăn chặn các tế bào gây khối u ung thư vú lây lan đến phổi ở chuột. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy curcumin, hoạt động như một chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn chặn các khối u hình thành trong phòng thí nghiệm.
     
    "Dựa vào các nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng có thể dùng curcumin để tạo ra phương thuốc điều trị hắc tố ở bệnh ung thư da", nhà nghiên cứu Bharat Aggarwal nói. Aggarwal cũng thêm rằng những người ăn nhiều nghệ có thể giảm tỷ lệ một số dạng ung thư, mặc dù nó không cho thấy có khả năng giảm nguy cơ ung thư ở người.
     
    TƯỜNG VY (Theo Reuters, Xinhua)




    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=88209&ChannelID=12
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Củ Nghệ * Bột Nghệ - 14.08.2007 13:20:40
    Bột củ nghệ có thể giúp chống bệnh Alzheimer's
    Thursday, July 19, 2007
     





    WASHINGTON (Reuters) - Một thành phần trong bột cà-ri có thể giúp kích thích những tế bào thuộc hệ thống miễn dịch có tác dụng diệt trừ những chất đạm gây bế tắc trong bộ óc và dẫn tới bệnh Alzheimer's, theo lời các nhà nghiên cứu Mỹ hôm 16 Tháng Bảy.
     
    Toán chuyên gia cho biết họ đã tách ra một hợp chất trong củ nghệ - là hương liệu chính yếu được dùng trong bột cà-ri - và nhận thấy nó có khả năng kích thích một phản ứng đặc biệt để chống bệnh Alzheimer's.
     
    Trong tương lai, có thể truyền hợp chất này vào những người mắc bệnh Alzheimer's để điều trị cho chứng bệnh thuộc bộ óc mà hiện thời là một bệnh nan y không có thuốc chữa, theo lời Bác Sĩ Milan Fiala thuộc trường đại học University of California Los Angeles (UCLA) và các đồng nghiệp.
     
    Những cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy rằng hợp chất curcumin - một chất chống oxy-hóa hiện hữu trong củ nghệ - có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của những u bướu.
     
    Viết trong đặc san khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), Bác Sĩ Fiala và toán nghiên cứu của ông nói rằng trước đây họ đã cho thấy hợp chất curcumin có thể gây ảnh hưởng lên những tế bào óc của bệnh nhân Alzheimer's. Nhưng họ muốn tìm ra yếu tố chính xác trong hợp chất curcumin.
     
    Họ đã tách riêng một chất gọi là bisdemethoxycurcumin và xác định rằng nó là thành phần chống bệnh tích cực nhất trong hợp chất curcumin.
     
    Dùng những mẫu máu từ những bệnh nhân Alzheimer's, họ nhận thấy rằng chất bisdemethoxycurcumin giúp tăng sức mạnh cho những tế bào macrophages thuộc hệ thống miễn dịch, để khiến cho chúng tiêu diệt chất đạm tên là “amyloid beta” - là chất gây bế tắc trong óc của bệnh nhân Alzheimer's và giết những tế bào óc.
     
    Macrophages là những tế bào thuộc hệ thống miễn dịch có khả năng phong tỏa và tiêu diệt những tế bào bị biến dạng và tấn công những tác nhân xâm nhập vào cơ thể, như vi khuẩn hoặc vi-rút.
     
    Toán nghiên cứu chưa biết rõ liệu người ta có thể ăn đủ hợp chất curcumin để đạt tới khả năng như trên hay không, nhưng họ nói thêm rằng người ta có thể dễ dàng dùng phương pháp truyền chất bisdemethoxycurcumin vào cơ thể bệnh nhân để đạt tới mức đó.
     
    Một số cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy những sắc dân ăn nhiều cà-ri thì có tỉ lệ mắc bệnh ung thư và bệnh Alzheimer's thấp hơn. Trong dân số của Ấn Ðộ, chỉ có 1% những người cao niên mắc bệnh Alzheimer's - đây là tỉ lệ chỉ bằng một phần tư ở Hoa Kỳ.
     
    Hiện thời các hãng dược phẩm đang nghiên cứu để bào chế một thứ thuốc chủng ngừa bệnh Alzheimer's có khả năng kích thích sự sản xuất những chất kháng thể (antibodies) để những chất này tiêu diệt đạm tố amyloid-beta trong óc. Phương pháp này sẽ kích động một loại phản ứng miễn dịch và ít gây ra những phản ứng phụ có hại, như chứng viêm trong óc, theo lời các nhà nghiên cứu.
     
    Toán chuyên gia của Bác Sĩ Fiala viết trong phúc trình: “Những kết quả của chúng tôi có thể cung cấp một đường lối hoàn toàn khác để chữa trị bệnh Alzheimer's, bằng cách sửa chữa những khiếm khuyết về chức năng của những tế bào miễn dịch macrophages, với sự sử dụng hợp chất curcumin.” (n.m.)






    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=62853&z=14
     
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Ăn rau củ cho xương chắc khỏe - 18.08.2007 11:10:08
    Ăn rau củ cho xương chắc khỏe
    16:10:06, 04/11/2006


    Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm thêm một lý do để bạn nên ăn rau củ mỗi ngày. Đó là ăn nhiều rau củ sẽ giúp xương thêm chắc khỏe, ngừa chứng loãng xương khi về già.

    Nghiên cứu này do các chuyên gia của Trung tâm Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm thuộc Đại học Surrey (Anh) thực hiện. Thử nghiệm được tiến hành trên 500 người cả nam lẫn nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa rau củ và tình trạng khoáng chất trong xương, đặc biệt là ở xương sống, xương đùi và vùng xương chậu. Nghiên cứu cũng chỉ rõ một phụ nữ lớn tuổi ăn thực phẩm có nhiều rau củ gấp đôi bình thường sẽ tăng được 5% lượng khoáng chất xương trong xương sống. Lượng khoáng chất trong xương này càng cao bao nhiêu thì xương càng chắc khỏe bấy nhiêu.

    Chứng loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi được xem là "bệnh dịch lặng lẽ", rất nguy hiểm vì chúng thường xảy ra đột ngột mà không hề có một cảnh báo nào. Cô Louisa Zhang, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng của Singapore cho rằng để đề phòng loãng xương, ngoài việc ăn nhiều rau củ, bạn còn cần tập thể dục đều đặn, không hút thuốc, không uống rượu, bổ sung đủ calcium và vitamin D cho cơ thể.


    Lan Anh
    (Theo Crienglish)

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    RE: Ăn rau củ cho xương chắc khỏe - 18.08.2007 11:15:25
    Cà Rốt, Nhân Sâm Của Người Nghèo
    NGUYỄN Ý ĐỨC
    Việt Báo Thứ Sáu, 1/5/2007, 12:02:00 AM




    Sâm là món thuốc quý trong y học đông phương mà ngày nay y học thực nghiệm Tây phương cũng phần nào công nhận. Nhưng sâm là dược thảo đắt tiền nên dân bạch đinh ít người có cơ hội sử dụng. Và các nhà y học cổ truyền đã khám phá ra một thảo mộc có giá trị tương tự như sâm để thay thế. Đó là củ cà rốt nho nhỏ, màu đỏ mà các vị lương y này coi như là một thứ nhân sâm của người nghèo.

    Có lẽ vì là “nhân sâm của người nghèo”, nên cà rốt được tạo hóa đặc biệt ưu tiên ban cho dân chúng ở vùng đất sỏi đá Afghanistan từ nhiều ngàn năm về trước để dân chúng bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

    Từ mảnh đất nghèo khó đó, cà rốt được các đế quốc La Mã, Hy Lạp khi xưa biết tới giá trị dinh dưỡng cũng như y học. Họ mang về trồng làm thực phẩm và để chữa bệnh. Các danh y hai quốc gia này như Hippocrattes, Galen, Diocorides..đã lên tiếng ca ngợi cà rốt vừa là thức ăn ngon, vừa là dược thảo tốt để chữa bệnh cũng như tăng cường khả năng tình dục.

    Trải qua nhiều thế kỷ, cà rốt du nhập tới các quốc gia khác trên khắp trái đất và là món ăn ưa chuộng của mọi người dân, không kể giầu nghèo. Người Tây Ban Nha mang cà rốt đến châu Mỹ vào thế kỷ thứ 15, rồi người Anh cũng mang theo khi họ đi chinh phục Mỹ vào thế kỷ thứ 16.

    Hiện nay, Trung Hoa đứng đầu về số lượng sản xuất cà rốt, tiếp theo là Hoa Kỳ, Ba Lan, Nhật Bản, Pháp, Anh và Đức. Mỗi năm, Hoa kỳ thu hoạch trên 1,5 triệu tấn cà rốt, hơn một nửa được trồng ở tiểu bang California.

    Cà rốt có nhiều mầu khác nhau như trắng, vàng, đỏ và tím đỏ. Loại cà rốt đầu tiên ỏ A Phú Hãn có mầu trắng, đỏ, vàng. Hòa Lan là quốc gia đầu tiên trồng cà rốt màu cam vào khoảng đầu thế kỷ 17. 

    Mầu của cà rốt tùy thuộc vào một số yếu tố như là: nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá làm giảm mầu cà rốt; cà rốt thu hoạch vào mùa Xuân và Hạ có mầu xậm hơn là vào mùa Thu và Đông; tưới nước quá nhiều và nhiều ánh sáng làm giảm mầu cà rốt...  
    Cà rốt được trồng bằng hạt từ tháng Giêng tới tháng Bảy, nẩy mầm sau hai tuần lễ và có củ trong thời gian từ hai tới ba tháng.

    Cà rốt có thể nhỏ síu bằng đầu ngón tay em bé hoặc dài tới ba gang tay, đường kính bằng cổ tay.

    Cà rốt là tên phiên âm từ tiếng Pháp carotte. Tên khoa học là Dacus carota. Người Trung Hoa gọi là Hồ La Bặc. Theo họ, loại rau này có nguồn gốc từ nước Hồ, và có hương vị như rau la-bặc, một loại cải của Trung Hoa.

    Giá trị dinh dưỡng

    Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19 mg calci, 32 mg phospho, 233 mg kali, 7 mg sinh tố C, 7 gr carbohydrat, 5 gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6.000mcg sinh tố A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol.

    Một ly (240ml) nước cà rốt lạnh nguyên chất cung cấp khoảng 59 mg calci, 103 mg phospho, 718 mg kali, 21 mg sinh tố C, 23 g carbohydrat và 18.000mcg sinh tố A. Thật là một món giải khát vừa ngon vừa bổ dưỡng.

    Cà rốt như thực phẩm
     
    Vị dịu ngọt của cà rốt rất thích hợp với nhiều thực phẩm khác, cho nên có nhiều cách để nấu nướng cà rốt.

    Cà rốt có thể ăn sống hay nấu chín với nhiều thực phẩm khác, nhất là với các loại thịt động vật. Người viết không dám lạm bàn. Chỉ xin thưa rằng: bò kho mà không có cà rốt thì chẳng phải bò kho. Cảm lạnh mà được một bát canh thịt nạc nấu với cà rốt, đậu hà lan thêm vài nhánh hành tươi, ăn khi còn nóng hổi thì thấy nhẹ cả người. Chả giò chấm nước mắm pha chua, cay, ngọt mà không có cà rốt thái sợi thì ăn mất ngon. Cà rốt cào nhỏ, thêm chút bơ ăn với bánh mì thịt nguội thì tuyệt trần đời...

    Dù ăn cách nào, sống hay chín, cà rốt vẫn giữ được các chất bổ dưỡng. Đặc biệt khi nấu thì cà rốt ngọt, thơm hơn vì sức nóng làm tan màng bao bọc carotene, tăng chất này trong món ăn. Nhưng nấu chín quá thì một lượng lớn carotene bị phân hủy.

    Cà rốt ăn sống là món ăn rất bổ dưỡng vì nhiều chất xơ mà lại ít calori. Cà rốt tươi có thể làm món rau trộn với các rau khác.

    Cà rốt đông lạnh cũng tốt như cà rốt ăn sống hoặc nấu chín, chỉ có cà rốt phơi hay sấy khô là mất đi một ít beta carotene. Cà rốt ngâm giấm đường cũng là món ăn ưa thích của nhiều người.

    Ăn nhiều cà rốt đưa đến tình trạng da có màu vàng như nghệ. Lý do là chất beta caroten không được chuyển hóa hết sang sinh tố A nên tồn trữ ở trên da, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, sau vành tai. Tình trạng này không gây nguy hại gì và màu da sẽ trở lại bình thường sau khi bớt tiêu thụ cà rốt.

    Nước vắt cà rốt là món thức uống tuyệt hảo.
     
    Rửa sạch cà rốt với một bàn chải hơi cứng, đừng bỏ hết vỏ vì sinh tố và khoáng chất nằm ngay dưới vỏ. Sau khi ép, nên uống ngay để có hương vị tươi mát. Muốn để dành nước cà rốt, nên cho vào chai đậy kín để tránh oxy hóa rồi cất trong tủ lạnh. Nên lựa cà rốt lớn, chắc nịch với mầu vàng đậm hơn là loại vàng nhạt, để có nhiều caroten.

    Có thể pha uống chung nước cốt cà rốt với nước trái cam, cà chua, dứa để tạo ra một hỗn hợp nước uống mang nhiều hương vị khác nhau.

    Lá cà rốt cũng có thể ăn được, nhưng hơi đắng vì chứa nhiều kali. Lá có nhiều chất đạm, khoáng và sinh tố. Để bớt cay, trộn một chút giấm đường. Lá có tính cách sát trùng nên nước cốt lá cà rốt được thêm vào nước súc miệng để khử trùng.

    Công dụng y học

    Cà rốt chứa rất nhiều beta carotene, còn gọi là tiền- vitamin A, vì chất này được gan chuyển thành sinh tố A với sự trợ giúp của một lượng rất ít chất béo.

    Trong 100 gr cà rốt có 12.000 microgram (mcg) caroten, có khả năng được chuyển hóa thành khoảng 6000mcg vitamin A trong cơ thể. Trong khi đó thì lượng caroten do 100gr khoai lang cung cấp là 6000 mcg, xoài là 1,200 mcg, đu đủ từ 1,200 đến 1,500 mcg, cà chua có 600mcg, bắp su có 300 mcg, cam có 50 mcg caroten...

    Nhà dinh dưỡng uy tín Hoa Kỳ Roberta Roberti đã liệt kê một số công dụng của cà rốt đối với cơ thể như: làm tăng tính miễn dịch, nhất là ở người cao tuổi, giảm cháy nắng, giảm các triệu chứng khó chịu khi cai rượu, chống nhiễm trùng, chống viêm phổi, giảm bớt mụn trứng cá, tăng hồng huyết cầu, làm vết thương mau lành, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

    Bản hướng dẫn về dinh dưỡng của Bộ Canh Nông Hoa Kỳ vào năm 1995 có ghi nhận rằng ‘Các chất dinh dưỡng chống oxy hóa trong thực phẩm thực vật như sinh tố C, carotene, sinh tố A và khoáng selenium đều được các nhà  khoa học thích thú nghiên cứu và  quần chúng ưa dùng vì chúng có khả năng giảm thiểu rủi ro gây ra ung thư và các bệnh mãn tính khác’.

    Từ thời xa xưa ở Ấn Độ, Hy Lạp và La Mã, cà rốt, nước ép cà rốt, trà cà rốt đã được dùng để trị bệnh.

    1-Cà rốt với bệnh ung thư
     
    Beta carotene có tác dụng chống ung thư trong thời kỳ sơ khởi, khi mà các gốc tự do tác động để biến các tế bào lành mạnh thành tế bào bệnh. Beta carotene là chất chống oxi hóa, ngăn chận tác động của gốc tự do, do đó có thể giảm nguy cơ gây ung thư phổi, nhiếp hộ tuyến, tụy tạng, vú và nhiều loại ung thư khác.

    Theo nhà thảo mộc học J.L.Hartwell thì cà rốt được dùng trong y học dân gian tại một số địa phương rải rác trên thế giới như Bỉ, Chí Lợi, Anh, Đức, Nga, Mỹ... để trị các chứng ung thư, mụn loét có tính ung thư, chứng suy gan và suy tủy sống.

    3.  Kết quả nghiên cứu tại Anh và Đan Mạch cho hay chất Falcarinol trong cà rốt có thể giảm nguy cơ ung thư. Bác sĩ Kirsten Brandt, giáo sư tại Đại học Newcastle và là một  thành viên của nhóm nghiên cứu cho hay, họ sẽ tiếp tục tìm hiểu coi phải dùng một số lượng là bao nhiêu để hóa chất này có tác dụng ngừa ung thư. Giáo sư Brandt cũng tiết lộ là vẫn ăn cà rốt mỗi ngày.

    2-Cà rốt với ung thư phổi
     
    Kết quả nghiên cứu của giáo sư dinh dưỡng Richard Baybutt và cộng sự tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ, cho hay chất gây ung thư benzo(a)pyrene có thể gây ra thiếu sinh tố A trong cơ thể chuột và đưa tới bệnh emphysema. Ông kết luận rằng một chế độ dinh dưỡng có nhiều sinh tố A sẽ bảo vệ cơ thể đối với ung thư phổi và khí thũng phổi (emphysema).

    4-Cà rốt với hệ tiêu hóa
    Súp cà rốt rất tốt để hỗ trợ việc điều trị bệnh tiêu chẩy, đặc biệt là ở trẻ em. Súp bổ sung nước và các khoáng chất thất thoát vì tiêu chẩy như K, sodium, phosphor, calcium, magnesium...

    Một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhận xét rằng cà rốt làm bớt táo bón, làm phân mềm và lớn hơn vì có nhiều chất xơ. Do công dụng này, cà rốt cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già

    5-Cà rốt với thị giác
     
    Cà rốt không ngăn ngừa hoặc chữa được cận thị hay viễn thị nhưng khi thiếu sinh tố A, mắt sẽ không nhìn rõ trong bóng tối. Cà rốt có nhiều beta caroten, tiền thân của sinh tố A. Ở võng mạc, sinh tố A biến đổi thành chất rhodopsin, mầu đỏ tía rất cần cho sự nhìn vào ban đêm. Ngoài ra, beta caroten còn là một chất chống oxy hóa rất mạnh có thể ngăn ngừa võng mạc thoái hóa và ****c thủy tinh thể. Đây là hai trong nhiều nguy cơ đưa tới khuyết thị ở người cao tuổi.

    Chúng ta chỉ cần ăn một củ cà rốt mỗi ngày là đủ sinh tố A để khỏi bị mù ban đêm.
    Nhiều người còn cho là cà rốt với số lượng sinh tố A và Beta Carotene lớn còn có khả năng chữa và ngăn ngừa được các chứng viêm mắt, hột cườm mắt, thoái hóa võng mạc...

    Một sự trùng hợp khá lạ là khi cắt đôi, củ cà rốt với các vòng tròn lan ra chung quanh trông giống như đồng tử (pupils)  và mống mắt (iris). Như vậy phải chăng tạo hóa đã sắp đặt để con người nhận ra giá trị của cà rốt đối với cặp mắt...

    6-Cà rốt với bệnh tim
     
    Nghiên cứu tại Đại học Massachsetts với 13,000 người cao tuổi cho thấy nếu họ ăn một củ cà rốt mỗi ngày thì có thể giảm nguy cơ cơn suy tim tới 60%. Đó là nhờ có chất carotenoid trong cà rốt.

    7-Cà rốt với cao cholesterol
     
    Bác sĩ Peter Hoagland thuộc Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cho hay chỉ ăn hai củ cà rốt mỗi ngày có thể hạ cholesterol xuống từ 10-20%. 
    Thí nghiệm bên Scotland cho thấy tiêu thụ 200 g cà rốt sống mỗi ngày, liên tục trong 3 tuần lễ, có thể hạ mức cholesterol xuống khoảng 11%.

    Các nhà nghiên cứu tại Đài Loan cũng có cùng ý kiến.

    8-Cà rốt với bệnh tiểu đường
     
    Theo S Suzuki, S Kamura, tiêu thụ thực phẩm có nhiều carotenoid có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 bằng cách tăng tác dụng của insulin.

    9-Cà rốt với phụ nữ
     
    Với phụ nữ, cà rốt có thể mang tới nhiều ích lợi như làm giảm kinh nguyệt quá nhiều, giảm triệu chứng khó chịu trước khi có kinh, bớt bị chứng viêm âm hộ và nhiễm trùng đường tiểu tiện nhất là giảm nguy cơ loãng xương sau thời kỳ mãn kinh.

    Cà rốt trong đời sống
     
    Các khoa học gia tại Đại học York bên Anh đã phân tách từ cà rốt một loại chất đạm đặc biệt có thể dùng để chế biến chất chống đông lạnh (antifreeze). Nếu thành công, chất chống đông lạnh này sẽ rất hữu dụng ở trong phòng thí nghiệm để lưu trữ tế bào cho mục đích khoa học cũng như cho việc trồng thực vật khỏi bị đông giá.
    Tại phòng thí nghiệm của Đại học Uwate, Nhật Bản, nhà nghiên cứu Hiroshi Taniguchi đã khám phá ra rằng, một vài loại rau như cà rốt ớt xanh, pumpkins...có thể được sử dụng để chế biến tia laser. Laser hiện nay dược dùng rất phổ biến trong mọi lãnh vực y khoa học.

    Trong thế chiến II, phi cơ Đức quốc Xã thường oanh tạc Luân Đôn vào ban dêm để tránh bị phòng không Anh bắn hạ. Quân đội Anh lại mới sáng chế ra máy radar để tìm bắn máy bay địch vào ban đêm. Để dấu phát minh này, giới chức quân sự Anh nói rằng phi công của họ ăn nhiều cà rốt nên phát hiện được máy bay dịch rất rõ, ngày cũng như đêm. Quân đội Đức không tìm hiểu thêm vì tại nước họ cũng có nhiều người tin như vậy. Đây chỉ là một giai thoại mà thôi.

    Lựa và Cất giữ cà rốt
     
    Mua cà rốt, nên lựa những củ còn lá xanh tươi, củ phải chắc nịch, mầu tươi bóng và hình dáng gọn gàng, nhẵn nhụi. Cà rốt càng có đậm mầu cam là càng có nhiều beta caroten. Tránh mua cà rốt bị nứt, khô teo. Nếu cà rốt không còn lá, nhìn cuống coi có đen không. Nếu cuống đen là cà rốt quá già.

    Vì đa số đường của cà rốt nằm trong lõi, nên củ càng to thì lõi cũng lớn hơn và ngọt hơn.

    Cà rốt là loại rau khỏe mạnh, chịu đựng được điều kiện thời tiết khó khăn nên có thể để dành lâu hơn nếu biết cách cất giữ.

    Trước hết là đừng để thất thoát độ ẩm của rau. Muốn vậy, cất cà rốt ở ngăn lạnh nhất của tủ lạnh, trong túi nhựa hoặc bọc bằng giấy lau tay. Đừng rửa trước khi cất tủ lạnh, vì cà rốt quá ướt trong túi sẽ mau bị hư. Chỉ rửa trước khi ăn. Cất như vậy có thể để dành được hơn hai tuần lễ.

    Đừng để cà rốt gần táo, lê, khoai tây vì các trái này tiết ra hơi ethylene làm cà rốt trở nên đắng, mau hư.

    Nếu cà rốt còn lá, nên cắt bỏ lá trước khi cất trong tủ lạnh, để tránh lá hút hết nước của củ  và mau hư.

    Trước khi ăn, rửa củ cà rốt với một bàn chải hơi cứng. Ngoại trừ khi cà rốt quá già hoặc e ngại nhiễm thuốc trừ sâu bọ, không cần gọt bỏ vỏ.

    Cà rốt có thể làm đông lạnh để dành mà vẫn ngon.

    Trước hết, phải trụng cà rốt trong nước sôi. Đây là cách để dành đông lạnh cho tất cả các loại rau. Trụng như vậy sẽ ngăn cản  tác dụng làm mất hương vị, cấu trúc của thực phẩm.do các enzym có sẵn trong rau.
    Sau khi trụng trong nước sôi độ mươi phút, lấy cà rốt ra, cho vào bao nhựa rồi để ngay vào ngăn đông đá.

    Kết luận
     
    Cà rốt là món ăn khá rẻ tiền so với lượng dinh dưỡng quý giá mà rau cung cấp. Nhiều người ít ăn cà rốt chỉ vì thiếu hiểu biết đầy đủ về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này. Mặt khác, tập quán ăn uống vốn được thành hình từ thói quen lâu ngày. Cà rốt là loại cây trồng mới được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ trước, nên đối với phần đông người Việt, nhất là những người ở xa thành phố, vẫn chưa quen thuộc với việc sử dụng cà rốt thường xuyên trong ngày.

    Xin nhắc lại một số đặc tính của cà rốt:
    -Cà rốt có hương vị thơm ngọt, có thể ăn chung với thực phẩm khác
    -Cà rốt có thể ăn sống hoặc nấu chín
    -Trẻ em rất thích ăn cà rốt vì hương vị nhẹ nhàng của cà rốt
    -Cà rốt sống mang đi cắm trại hoặc ăn giữa ngày snack rất tiện
    -Giá cà rốt tương đối rẻ, lại có sẵn quanh năm
    -Cà rốt có nhiều sinh tố A, beta caroten, sinh tố A cần cho làn da, mắt, tóc, sự tăng trưởng và phòng chống bệnh nhiễm. Beta caroten có khả năng giảm thiểu các bệnh kinh niên như tim mạch, ung thư

    -Cà rốt có nhiều chất xơ, giảm cholesterol và bệnh đường ruột
    -Cà rốt cung cấp rất ít calori, nên ăn nhiều không sợ bị mập phì

    Nếu biết tận dụng loại thực phẩm này với các đặc tính như trên, chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao tình trạng sức khỏe cũng như phòng ngừa được hầu hết các bệnh do thiếu vitamin A.

    Texas-Hoa Kỳ

    NGUYỄN Ý ĐỨC
    http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=100372

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Tỏi - 10.11.2007 09:43:47
    Nghiên cứu tại đại học UAB: Khám phá thêm tỏi có lợi cho tim
    Thursday, October 18, 2007
     
    BIRMINGHAM, Alabama (Science Daily) - Ăn tỏi là một trong những cách tốt nhất để hạ thấp áp huyết và giúp chúng ta tự bảo vệ đối với bệnh tim mạch. Một cuộc nghiên cứu mới tại trường đại học University of Alabama at Birmingham (UAB) cho thấy hiệu ứng bảo vệ này liên quan tới sự sản sinh ra hóa chất tên là hydrogen sulfide (H2S) - là chất có khả năng tương tác với những hồng huyết cầu - từ những hợp chất của tỏi.
     
    Các nhà nghiên cứu tại trường đại học UAB nhận thấy rằng sự tương tác do những hợp chất trong tỏi khiến cho hồng huyết cầu tiết ra hóa chất H2S, và chất này giúp những mạch máu trở thành thư giãn. Trong cuộc nghiên cứu này tỏi tươi đã được dùng ở mức đậm đặc (concentration) tương đương với khi ăn hai nhánh tỏi. Sự tiết ra hóa chất H2S đã giúp cho động mạch của những con chuột được thí nghiệm thư giãn tới mức 72%.
     

    Sự thư giãn này là bước đầu tiên để giúp hạ thấp áp huyết và đạt được hiệu ứng bảo vệ tim của tỏi, theo lời Bác Sĩ David Kraus, giáo sư phân khoa Departments of Environmental Health Sciences and Biology (Phân Khoa Y Tế Môi Sinh và Sinh Vật Học) của trường đại học UAB, và là người cầm đầu cuộc nghiên cứu.
     

    Toán nghiên cứu đã khảo sát những phân tử trong tỏi gọi là “polysulfides” và khả năng của chúng làm tiết ra hóa chất H2S bên trong hồng huyết cầu. Phúc trình của họ đã đăng trong đặc san Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) (Biên Bản của Viện Khoa Học Quốc Gia).
     

    Bác Sĩ Kraus nói: “Khi những phân tử này trong tỏi được chuyển hóa thành chất H2S trong hệ thống huyết quản, chất H2S tác động lên những màng huyết quản và khiến cho các tế bào ở đó trở thành thư giãn. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng gồm nhiều tỏi dẫn tới những hiệu ứng tốt, và chất H2S có thể là tác nhân chủ yếu của những hiệu ứng đó.”
     

    Những khám phá này đóng góp thêm vào một cuộc nghiên cứu khác của các Bác Sĩ John Elrod David Lefer, thuộc trường y khoa Albert Einstein College of Medicine, đã xuất bản trong đặc san PNAS, cho thấy hóa chất H2S giúp bảo vệ tim đối với sự hư hại của tế bào - thường xảy ra nơi những bệnh nhân lên cơn đau tim.
     

    Cuộc khảo sát mới - được thi hành bởi Bác Sĩ Gloria Benavides, thuộc Phân Khoa Y Tế Môi Sinh và Sinh Vật Học của UAB - là lần đầu tiên cho thấy những phân tử polysulfides trong thực phẩm giúp cho cơ thể tăng cường mức sản xuất hóa chất H2S.
     

    Hóa chất H2S là một loại khí dễ cháy và độc, gây ra mùi thối cho những trái trứng bị hư hỏng. Nó cũng được cơ thể của chúng ta tiết ra một cách tự nhiên, với những lượng nhỏ, và khi chúng ta lớn tuổi thì mức sản xuất ra chất này giảm bớt.
     

    Các nhà nghiên cứu chưa biết rõ về tiến trình bảo vệ hệ thống huyết quản của hóa chất H2S, nhưng có thể điều đó liên quan tới khả năng làm giảm sự hư hại do oxy-hóa trong những tế bào, theo lời Bác Sĩ Kraus.
     

    Ông nói thêm: “Vai trò của những hợp chất trong tỏi là ngăn chặn sự tụ tập của những tiểu huyết cầu - sự tụ tập này có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quị. Ngoài ra, những cuộc nghiên cứu trước đây đã xác nhận khả năng của chúng để làm giảm sự tăng trưởng của u bướu ung thư và giảm tiến trình của vài thứ bệnh.”
     

    Những khám phá mới này cho thấy hóa chất H2S có thể là nhân tố của những phúc lợi bảo vệ sức khỏe nói trên. Các chuyên gia dự trù sẽ nghiên cứu thêm để tìm hiểu xem cần phải tiết ra chất H2S ở mức độ nào, bằng cách tiêu thụ tỏi hoặc thuốc bổ sung từ tỏi, để được hưởng tối đa những phúc lợi này.
     

    Cuộc nghiên cứu của toán chuyên gia tại trường đại học UAB đã nhận được tài trợ từ American Heart Association (Hội Tim Mỹ) và National Institutes of Health (Viện Y Tế Quốc Gia). (n.m.)
     
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=67769&z=14
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Các loại rau củ quả chống ung thư - 03.12.2007 06:00:49







    Thứ sáu, 30/11/2007, 07:50 GMT+7




    Các loại rau củ quả chống ung thư
     





    Khoai rất tốt cho hệ miễn dịch.
    Ảnh: Sacatomato.
    Khoai, khoai tây và khoai lang chỉ đứng sau đậu tương về giá trị dinh dưỡng. Chúng cung cấp đủ các loại vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng và ngừa ung thư. Khoai nấu hoặc hấp tốt hơn là rán.
     
    Sau thời gian nghiên cứu thực phẩm trên thế giới xưa và nay, nhất là thức ăn của các dân tộc có nhiều người sống trên trăm tuổi, các nhà khoa học đã lập danh sách một số loại “siêu thực phẩm giúp con người tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh ung thư nếu dùng đều đặn:
     
    Đậu tương: Giàu đạm, khoáng và các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, đậu tương chứa nhiều axit béo linoleic - thành phần quan trọng của màng tế bào, giúp cho sự phát triển của cơ thể. Hai chất oestrogen thực vật trong đậu tương là daidzein và genistein có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư dạ dày. Đậu tương còn làm giảm cholesterol máu và chống ôxy hóa. Những người có bệnh thận nên dùng các món ăn làm từ đậu tương thay cho thịt mỡ.
     
    Đậu xanh: Làm giảm cholesterol máu. Một số thổ dân Ấn Độ ăn toàn đậu xanh và rất khỏe mạnh, sống lâu, ít bệnh tật.
     
    Ngô: Dầu ngô có tác dụng làm hạ cholesterol máu, giảm xơ vữa động mạch, cải thiện huyết khối. Người da đỏ ở Mexico dùng ngô là thực phẩm chính. Họ hầu như không bị tăng huyết áp hoặc nghẽn động mạch.
     
    Cà rốt: Chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng. Cà rốt là thức ăn bổ dưỡng cho người gầy còm, thiếu máu, khó tiêu, chữa lỵ mạn tính, trẻ em tiêu chảy, chậm lớn, răng mọc chậm.
     
    Cam: Chứa nhiều loại vitamin, nhất là vitamin C và chất khoáng.
     
    Chuối: Có nhiều chất khoáng, sinh tố, chất xơ, carbohydrat và kali.
     
    Dâu tây: Là thực phẩm chứa nhiều sinh tố C nhất, hơn cả cam, chanh.
     
    Mơ: Chứa nhiều beta caroten, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh ung thư và cũng chứa nhiều chất xơ giúp cho cơ bắp mạnh mẽ.
     
    Táo: Chứa nhiều sinh tố và chất xơ rất lợi cho cơ bắp. Nên rửa sạch lớp phấn trắng bên ngoài vỏ táo (nếu có) trước khi ăn.
     
    Quả bơ: Chứa 14 loại muối khoáng, 11 loại sinh tố và nhiều protein, dầu béo thay được mỡ và có hoạt chất kháng khuẩn. Người dân Nam Mỹ mạnh mẽ một phần là nhờ ăn nhiều quả bơ.
     
    Nấm: Các loại nấm mọc ngoài đồng hoặc trong rừng tốt hơn nấm trồng trong nhà. Nấm chứa nhiều protein, chất khoáng và sinh tố, bổ dưỡng gần như thịt. Nấm hương có nhiều tác dụng chữa bệnh như làm hạ lipid trong máu, chống ung thư, kích thích miễn dịch, bảo vệ gan.
     
    Bí đao: Có nhiều sinh tố, chất khoáng, chất xơ, đồng thời có nhiều beta caroten giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.
     
    Cà chua: Cà chua đặc biệt giúp chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt và dự phòng một số loại ung thư khác.
     
    Súp lơ: Chứa chất indol glycosinolat giúp dự phòng ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư dạ dày. Không nên thái nhỏ hoặc nấu chín nhũn, nên nấu vừa chín tới để giữ được indol glycosinolat.
     
    Rau dền: Rất bổ, chứa nhiều protein, sinh tố, chất khoáng, chất xơ. Nên nấu rau dền vừa chín tới, nếu nấu chín nhũn thì mất nhiều chất bổ.
     
    Tỏi: Nghiên cứu cho thấy tỏi giúp tiêu bớt mỡ và làm giảm cholesterol trong máu, dự phòng được nhiều loại ung thư và chống nhiễm khuẩn.
    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
      http://vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/11/3B9FCD1D/

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Khoai lang - 04.01.2008 10:13:19

    Khoai, khoai tây và khoai lang chỉ đứng sau đậu tương về giá trị dinh dưỡng.

     
    Khoai lang - một vị thuốc quý
    Thứ hai, 11/10/2004, 11:48 GMT+7
     
    Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh...
     
    Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.

    Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.
     
    Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.
     
    Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:
    - Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
    - Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
    - Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
    - Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
     
    - Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
    - Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
    - Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
    - Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.
     
    Món ăn bài thuốc từ khoai lang
     
    Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:
    - Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.
    - Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.
    - Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
    - Khoai lang 1 củ (400 g), gạo 200 g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.
     
    Chữa táo bón: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:
    - Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).
    - Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.
    - Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
    - Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

    Trẻ biếng ăn: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

    Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
     
    Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
     
    Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.
     
    Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.
     
    Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

    Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

    Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

    Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

    Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.
     
    Mụt nhọt: Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.
    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
     
     
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2004/10/3B9D754B/
     

    Ct.Ly

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Khoai lang - 06.01.2008 08:58:23

    Cảm ơn Hong yến cho biết về trị bệnh bàng khoai lang nhen

    Lâu lâu tự nhiên thèm khoai lang luộc, hay nướng, kỳ hén HY

     
    Đầu năm, đầu tháng mà đuợc
    Hiệp Sĩ Hào Hoa
    viếng nhà, âu suốt năm bận rộn.


    Chúc Mừng Năm Mới.

    HY

    >>>>>>>>>>>>>>>>>>

    Trong bài Khoai lang, riêng HY học đuợc:

    - Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
     
    Và nhiều lọai vỏ lụa rất hữu ích cho cơ thể.

    Vỏ lụa như khoai lang, carrot, nho, kể cả vỏ dưa hấu... nhất là cám ở hạt gạo.

    Trước ăn đây khoai lang cả vỏ cứ sợ nguời ta cười mình nhà quê hay hà tiện.


    Chúc Vui Khỏe với vỏ luạ.


    <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.01.2008 09:08:06 bởi HongYen >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Khoai lang - 06.01.2008 08:58:25

     
     

    Khoai lang (danh pháp khoa học: Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phichâu Á.
     
    Chi Ipomoea có khoai lang, rau muống (Ipomoea aquatica) và một số loài hoa dại được gọi bằng một số tên như bìm bìm (chung với các chi khác), mặc dù từ này không được dùng để chỉ khoai lang, rau muống. Một vài giống cây trồng của Ipomoea batatas cũng được trồng như là cây trồng trong nhà.
     
    Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím.
     
     
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Khoai_lang
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.01.2008 09:16:34 bởi HongYen >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Khoai lang - 06.01.2008 08:58:25
    Khoai lang - một vị thuốc quý
     
    Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh...
     
     
     
    http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/29_405.htm
    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=289551&mpage=2&key=&#322066
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.01.2008 09:12:11 bởi HongYen >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Củ nghệ ngừa suy tim - 25.02.2008 06:28:45
    Củ nghệ ngừa suy tim
    14:54:26, 24/02/2008
     
    Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Đa khoa Toronto (Canada) cho biết củ nghệ có thể giúp phòng ngừa chứng suy tim.
     

    Theo các chuyên gia, chính chất curcumin có tự nhiên trong củ nghệ đã giúp ngừa bệnh tim. Thử nghiệm trên loài chuột có trái tim phình to, các chuyên gia nhận thấy củ nghệ có thể ngăn ngừa hoặc điều trị chứng phì đại tim, phục hồi chức năng tim và giảm việc hình thành sẹo.
     
    Khác với hầu hết các hợp chất tự nhiên với hiệu quả hạn chế, chất curcumin có tác dụng trực tiếp lên nhân tế bào bằng cách ngừa việc sản sinh quá nhiều protein bất thường. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên chỉ nên ăn nghệ ở mức độ vừa phải vì có ăn quá nhiều nghệ cũng không giúp tăng hiệu quả trị bệnh của nghệ.

    H.Y
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Nghệ đen - 29.05.2008 20:17:53



     Nghệ đen có những công dụng gì?
    22:17:46, 24/03/2008











    Một số bạn đọc hỏi Báo Thanh Niên về những công dụng chữa bệnh của loại "nghệ đen"; và nhờ nhà chuyên môn hướng dẫn cách chế biến một số bài thuốc từ nghệ đen trong chữa bệnh...
     

    - Trả lời: Trong y học cổ truyền, "nghệ đen" hiện diện trong một số phương thuốc chữa bệnh với tên gọi là "nga truật". Theo Đông y, nga truật có vị đắng, tính ấm, đi vào kinh Can. Nga truật thường được sử dụng trong các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét bao tử, kinh nguyệt không đều... Sau khi người ta đào nga truật về và bào chế bằng cách rửa sạch đất, thái mỏng, phơi khô để sắc (nấu) uống, hoặc phơi khô xay bột để dùng dần, có khi tẩm giấm, sao khô để dùng...
     
    Dùng nghệ đen trong bài thuốc trị ăn uống không tiêu, hay trướng bụng, ợ chua như sau: nga truật 12 gr, tam lăng 12 gr; trần bì (vỏ quýt) 6 gr; hương phụ 6 gr; la bặc tử 6 gr; sa nhân 6 gr; thanh bì 6 gr; chỉ xác 6 gr; hồ liên 4 gr; lô hội 2 gr; hồ tiêu 4 gr. Tất cả đem tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-8 gr, uống với nước ấm.
     
    Nghệ đen được sử dụng trong bài thuốc trị đau bụng do bế kinh như sau: nga truật 6 gr; xuyên khung 6 gr; thục địa 12 gr; xích thược 6 gr; quy vĩ 6 gr; bạch chỉ 6 gr; hương phụ 6 gr. Tất cả cũng đem tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6-12 gr với nước ấm. Hoặc có thể làm theo cách sắc uống - đem những vị thuốc trên nấu với 600 ml nước, nấu còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
     
    Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn dùng nga truật tán thành bột uống với mật ong để chữa trị viêm loét bao tử cũng có hiệu quả. Nga truật còn được chiết xuất lấy dầu, được nghiên cứu hỗ trợ điều trị ức chế và phá tế bào ung thư gan...
     
    Lương y Trần Duy Linh (TP.HCM)
     
    http://www6.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2008/3/25/231781.tno

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Nghệ đen - 29.05.2008 20:23:56
    Chi Nghệ




    Chi Nghệ


    Curcuma aeruginosa

    Phân loại khoa học





    Giới (Kingdom):
    Plantae

    Ngành (Division):
    Magnoliophyta

    Lớp (Class):
    Liliopsida

    Bộ (Ordo):
    Zingiberales

    Họ (Familia):
    Zingiberaceae

    Phân họ (Subfamilia):
    Zingiberoideae

    Chi (Genus):
    Curcuma
     
     
    Chi Nghệ (danh pháp khoa học:Curcuma) là một chi trong họ thực vật Zingiberaceae (họ Gừng) chứa các loài như nghệnga truật hay uất kim hương Thái Lan.

     Một số loài





    Curcuma alismatifolia

     Việt Nam

    Ở Việt Nam có chừng 18 loài nghệ gồm các loài: Curcuma aromatica, Curcuma cochinchinensis, Curcuma thrichosantha, Curcuma domestica, Curcuma aeruginosa, Curcuma pierreanna, Curcuma angustifolia, Curcuma zedoaria, Curcuma xanthorhiza, Curcuma elata Roxb., Curcuma rubescens, Curcuma singularis, Curcuma harmandii, Curcuma parviflora. Nhiều loài nghệ trong số này đã dược nghiên cứu ở Việt nam. Một số loài tuy có tên trong sách phân loại nhưng hiện nay không tìm thấy, ngược lại một số loài nghệ khác được tìm thấy nhưng chưa được định danh.
    • Curcuma aeruginosa: Nghệ xanh (một số nơi ở miền Bắc hay gọi nhầm là nghệ đen)Curcuma aeruginosa Roxb. có thân rễ có màu xanh ten đồng.Giữa gân lá có sọc đỏ. Nhiều hình ảnh trên mạng cũng như nhiều người lầm tưởng loài nghệ này với một loài nghệ khác có thân rễ màu xanh tím. Curcuma aeruginosa được sử dụng để trị đau bụng đi ngoài rất tốt.
    • Curcuma alismatifolia: Uất kim hương Thái Lan
    • Curcuma angustifolia Roxb.: Nghệ lá hẹp, tại Việt Nam có ở Đắc Lắc. Tại Ấn độ, củ rễ của loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột.
    • Curcuma aromatica: Nghệ rừng hay nghệ trắng, có ở Quảng bình, được dùng để trị ho.
    • Curcuma elataRoxb.: Mì tinh rừng, có ở các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.
    • Curcuma gracillima: nghệ mảnh
    • Curcuma harmandii
    • Curcuma kwangsiensis: Nghệ Quảng Tây
    • Curcuma longa Linn. hay C.domestica Valeton: Nghệ, uất kim, khương hoàng.Một số tài liệu cho đây là hai loài nghệ khác nhau. Ở Việt nam có hai loài nghệ trồng khác nhau, thường gọi là nghệ nếp và nghệ tẻ.Tại Việt Nam có ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc nông...Loài nghệ nhà đã được sử dụng từ lâu, đặc biệt tại các nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ với món cơm cari. Tại Việt Nam, nghệ được sử dụng làm gia vị: kho cá với nghệ, xào bún với nghệ; làm thực phẩm: mứt gừng, mứt nghệ,làm chất màu và dùng như một chất làm thuốc: bôi nghệ lên những vết sẹo để giúp lên da non.
    • Curcuma parviflora
    • Curcuma petiolata hay C.cordata
    • Curcuma pierreana Gagnepain: Bình tinh chét có ở Huế, Quảng Trị, Quảng bình,Quảng Nam (Việt Nam). Curcuma pierreana Gagnep. có thân rế rất nhỏ, cụm hoa màu cam, cách môi vàng mọc giữa thân có lá. Tinh dầu thân rễ loài nghệ này có chứa borneol.Tại miền Trung, trước đây loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột với tên bột bình tinh (khác với bột một loài củ khác còn được gọi là hoàng tinh)
    • Curcuma roscoeana
    • Curcuma rubescens
    • Curcuma thorelii
    • Curcuma wenyujin
    • Curcuma xanthorrhiza Có ở các tỉnh miền đông Nam bộ, có rễ con màu vàng
    • Curcuma zedoaria - Nga truật, còn gọi là nghệ đen, ngải tím.

    Trước đây, người ta dựa vào đặc điểm hình thái thực vật để phân biệt các loài nghệ. Ngày nay, ngoài đặc điểm thực vật, có thể dựa vào thành phần hóa học để giúp phân biệt các loài nghệ. Theo tài liệu Phạm hoàng Hộ Việt nam còn có một loài nghệ được gọi là Curcuma rubens Roxb. Loài nghệ này có nạc củ màu ngà, lá có sọc tía, thân lá có màu tía. cụm hoa có các chót lá hoa màu tím. Tại Tây nguyên có một loài nghệ được mô tả như loài nghệ trên. Tuy nhiên màu nạc củ của loài nghệ này thay đổi có thể có màu tím như khoai tía hoặc có màu ngà, tùy theo sự phát triển.
     
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Khoai lang - 29.05.2008 20:34:51

    Lâu lâu tự nhiên thèm khoai lang luộc, hay nướng, kỳ hén HY


    Cảm tạ Hiệp Sĩ Hào Hoa đã quá cảnh dùng tí khoai nuớng.

    Tiện đây Én xin tiếp lá khoai lang luộc.

    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>





    Khoai lang - một vị thuốc quý
    Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh...
    Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.

    Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.

    Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.
     
    Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:
    - Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
    - Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
    - Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
    - Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
    - Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
    - Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
    - Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
    - Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.
     
    Món ăn bài thuốc từ khoai lang
    Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:
    - Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.
    - Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.
    - Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
    - Khoai lang 1 củ (400 g), gạo 200 g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.
    Chữa táo bón: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối.
     
    Các cách khác:
    - Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).
    - Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.
    - Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
    - Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

    Trẻ biếng ăn: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

    Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

    Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
    Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.
    Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.
    Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

    Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

    Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

    Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

    Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

    Mụt nhọt: Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.
    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)










    Thảo dược
    10 thứ rau quả giúp trẻ lâu
    Bí đỏ có lợi cho sức khỏe
    Bưởi - loại quả nhiều lợi ích
    Bưởi giúp giảm béo
    Bạc hà chống ung thư
    Bạch quả trong điều trị rối loạn tuần hoàn
    Bọ cạp - vị thuốc quý giá
    Cai thuốc lá bằng mật ong
    Cam quýt giúp ngăn ngừa ung thư
    Cam thảo chống ung thư
    Cam thảo làm giảm sinh lực của nam giới
    Cam thảo đất chữa mề đay
    Chim sẻ - một vị thuốc chữa bệnh
    Chiếu xạ lương thực để loại bỏ chứng trướng bụng
    Chua me đất hoa đỏ chữa các chứng viêm nhiễm
    Chuối vàng giúp trẻ tinh mắt
    Cháo hoa cúc chữa đau mắt
    Chữa bệnh tổ đỉa
    Chữa chứng không phóng tinh
    Chữa hội chứng tiền mãn kinh
    Chữa viêm nhiễm ngoài da
    Chữa đau dạ dày

    http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/29_405.htm
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2008 20:36:58 bởi HongYen >

    Quang Khôi
    • Số bài : 618
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 14.12.2006
    • Nơi: Hà Nội Sài Gòn
    Những loại gia vị hàng đầu cho sức khỏe - 01.06.2008 11:46:49




    Những loại gia vị hàng đầu cho sức khỏe
    15:43:26, 30/05/2008
    Bảo Tâm









    Củ nghệ
    Có lẽ bạn chẳng bao giờ ngờ rằng những thứ gia vị bạn thường gặp hằng ngày lại là quà tặng tuyệt vời thiên nhiên đã ưu ái dành cho. Sau đây là 5 thứ gia vị mà bạn đừng quên thêm vào trong những bữa ăn bởi ẩn trong chúng là cả một nguồn "vô tận" các chất chống oxy hóa giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật.
     


    1. Rau ngổ (ngò om): Có chứa chất thymol, là chất kháng khuẩn rất tốt, có thể dùng làm nước súc miệng và chữa viêm họng. Ngoài ra, đây còn là loại thảo dược có khả năng chống lại một số bệnh ung thư.
     
    2. Rau húng quế: Đây là loại rau được cho là có khả năng chống oxy hóa vượt trội. Trong lá của loài thảo mộc này có chứa lượng chất chống oxy hóa nhiều gấp 42 lần so với táo tây.
     





              Rau húng quế              Rau ngổ (ngò om)
    3. Củ nghệ: Được các đầu bếp Ấn Độ gọi là "Nữ hoàng của nhà bếp". Loại củ này có khả năng chống lại việc hình thành các khối u xơ, ung thư ruột kết, viêm khớp, và cả chứng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi nữa.
     
    4. Bột quế: Loại gia vị này ngoài việc giúp cơ thể kháng khuẩn, chống lại nhiễm trùng còn có thể giúp hạ đường máu và cholesterol trong máu.
     
    5. Hạt thìa là: Là thành phần chính trong các món cà-ri Ấn Độ. Loại hạt có vị hơi cay này cũng là một "chiến sĩ" trên mặt trận chống lại bệnh ung thư. Chúng ta có thể dùng hạt thìa là để làm các loại nước xốt kho thịt cá, trộn gỏi, hoặc thêm vào món cơm chiên dương châu sẽ rất tuyệt!
    Bài, ảnh: Bảo Tâm

    http://www6.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2008/5/30/241833.tno
    ..........Sáu Tỷ
    ...

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Phát hiện mới về tỏi - 25.11.2008 11:46:55
    Phát hiện mới về tỏi 
     

    22/11/2008 22:15 







    Tỏi có thể giúp trị tiểu đường - Ảnh: AFP 
    Một loại thuốc viên được tổng hợp từ một số hóa chất có trong tỏi có thể giúp trị bệnh tiểu đường týp 1 và 2. Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Suzuka (Nhật Bản), hãng tin ANI cho hay.  Theo các chuyên gia, loại thuốc viên này được làm từ vanadium-allaxin, một hợp chất có trong tỏi. Thử nghiệm trên loài chuột mắc bệnh tiểu đường, nhóm nghiên cứu nhận thấy loại thuốc này có tác dụng giảm hàm lượng glucose trong máu, qua đó giúp trị được bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học cho biết họ sẽ sớm thử nghiệm loại thuốc này ở người.
    H.Y
     
    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200847/20081122221509.aspx

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Tỏi ngâm - 25.11.2008 11:50:34
    Tỏi ngâm  


    23/11/2008 15:09 

    * Tôi ngâm tỏi vào giấm thì dung dịch ngâm trở nên màu xanh lơ (gần như mực). Như thế dùng có hại gì cho sức khỏe không?

    - Trả lời:
    Ngày xưa ở đất nước Ai Cập, hầu như nhà nào cũng có một chai rượu tỏi, và sau này người ta nhận thấy rằng người Ai Cập sống thọ và ít mắc bệnh tật lắt nhắt. Thói quen dùng tỏi mỗi ngày rất tốt cho cơ thể, ngoài việc sử dụng tỏi làm gia vị, tỏi còn giúp cơ thể đào thải cholesterol, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ung thư, ổn định huyết áp. Ngoài ra, tỏi còn là chất kích thích tiêu hóa, điều trị chứng lỵ trực trùng, chứng sổ mũi... Tuy nhiên, trong tỏi có một hợp chất gốc lưu huỳnh, có mùi hôi, vì thế nếu dùng tỏi quá nhiều có thể dẫn tới hôi miệng và cơ thể có mùi khó chịu. Nếu bạn muốn dùng tỏi mỗi ngày để phòng bệnh, thì bạn nên ngâm tỏi trong rượu hay mật ong cũng tốt, hoặc ăn sống mỗi ngày 2-3 tép tỏi là tốt nhất. Bạn nên dùng giấm nuôi để ngâm tỏi thì tốt hơn dùng giấm công nghiệp, vì nồng độ acid citric trong giấm công nghiệp cao, có thể là nguyên nhân làm cho dung dịch tỏi ngâm giấm chuyển sang màu xanh như bạn mô tả.

    Lương y Trần Duy Linh, TP.H
     
    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200847/20081123150955.aspx
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.11.2008 11:54:50 bởi HongYen >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    RE: Các loại rau củ quả chống ung thư - 08.12.2008 11:32:27

    Công dụng của khoai lang

    Thu, 27 Nov 2008 14:48:00
     










    Khoai lang không chỉ đơn thuần là một món ăn phổ biến mà chúng còn có nhiều lợi ích sức khỏe. Ngày nay trên thị trường xuất hiện đa dạng chủng loại như khoai tím, khoai vàng, hay khoai trắng bở. Dù ở dạng nào đi chăng nữa, chúng cũng rất giàu nguồn dinh dưỡng.


    Chứa một lượng dưỡng chất khổng lồ

    Đó là vitamin A và vitamin C, hai chất chống ôxy hóa hiệu quả, rất tốt cho da, thị lực, xương và cơ chắc khỏe. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng loại bỏ các thương tổn da, chống hình thành gốc tự do, phục hồi mô và tế bào chết nhanh chóng. Vì khoai tây chứa nhiều kẽm, sắt, magiê, nên có thể chống nghẹt mũi, hen suyễn, viêm phế quản hay thấp khớp. Hơi nước khoai lang luộc sẽ làm cho các khớp thư giãn và không còn đau.

    Chữa viêm dạ dày

    Chính vì có nhiều vitamin C, B-complex, beta carotene, kali, canxi nên khoai lang mới có khả năng chữa viêm dạ dày, ngừa ung thư nhất là ung thư đại tràng, ung thư thận, biểu mô, các tuyến… và các tình trạng viêm nhiễm của ruột. Ngoài ra chất xơ của nó còn có tác dụng dễ tiêu hóa, giảm đau đớn, giảm viêm nhiễm các vết lở loét và tăng cường hệ miễn dịch.

    Chữa tiểu đường

    Vì khoai lang có nhiều vitamin A, nên rất tốt cho ổn định nồng độ đường trong máu bằng cách giúp bài tiết và thực hiện chức năng của hàm lượng insulin. Thế nhưng, không được ăn bừa bãi. Trong trường hợp bệnh nhân tụt huyết áp, thì nên ăn nhiều hơn một chút để tăng huyết áp.

    Các tác dụng khác

    Khoai lang có tác dụng cân bằng lượng nước có trong cơ thể. Do có giá trị dinh dưỡng cũng như chất khoáng, chất xơ nên lại tốt cho cả bệnh trĩ (lòi rom). Ngoài ra, chúng còn giúp người nghiện thuốc lá, nghiện rượu hạn chế đáng kể mức tiêu thụ. Khoai lang còn tốt cho động và tĩnh mạch, không bị xơ vữa động mạch.
    BACSI.com (Theo ThegioiSanhđieu)
     

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Tác dụng của khoai lang - 08.12.2008 11:37:29
    Tác dụng của khoai lang
     
    Khoai lang có tác dụng nhuận tràng rất hữu hiệu là do nhờ vào thành phần chất xơ, và các vitamin vốn có. Ngoài ra khi ăn khoai lang, bạn còn thu nạp được một lượng lớn kali và một lượng rất nhỏ muối, phòng ngừa nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp, giảm nguy cơ bị loãng xương đối với những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Đối với phụ nữ kinh nguyệt không đều nên ăn khoai lang từ 15 - 20 ngày trong một tháng, ăn trong vài tháng sẽ có hiệu quả.
     
    Lấy từ « http://thuvienkhoahoc.com/tusach/T%C3%A1c_d%E1%BB%A5ng_c%E1%BB%A7a_khoai_lang »
     

    Như Ý P
    • Số bài : 717
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 16.06.2008
    • Nơi: Sài Gòn
    Dùng tỏi chữa bệnh - 29.01.2009 11:36:12
    Dùng tỏi chữa bệnh 
     

    20/01/2009 19:38  







    Tỏi bóc vỏ -Ảnh: K.Vy 
    Thành phần chính của củ tỏi gồm có: protein 6%, chất đường bột 23,5%, các chất vitamin B1, B2, C và anlixin (là chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được xem là kháng sinh tự nhiên). Cần biết, tỏi có vỏ đỏ (tỏi tía) có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng.  Trong củ tỏi có i-ốt, selen là chất vi lượng chống oxy hóa, nên có tác dụng chống suy lão rất tốt. Ăn tỏi thường xuyên có thể đề phòng bệnh cơ tim, cao huyết áp, thiếu máu, mỡ máu... Trong tỏi còn có nguyên tố vi lượng Giecmani có tác dụng chống ung thư, do vậy ăn tỏi còn có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.
     
    Lương y Vũ Quốc Trung hướng dẫn cách dùng tỏi chữa bệnh như sau: để chữa cao huyết áp có thể dùng tỏi ngâm trong rượu bằng cách: 1 phần tỏi đã bóc vỏ lụa (100g) ngâm trong 500 ml rượu 60 độ trong 15 ngày, thỉnh thoảng lắc nhẹ để hoạt chất trong tỏi tan trong rượu.
     
    Mỗi ngày dùng 20 đến 50 giọt rượu này chia làm 3 lần trong ngày, không được uống quá nhiều, vì không những không hạ huyết áp mà còn làm tăng huyết áp. Chỉ uống rượu tỏi trong trường hợp có tăng huyết áp (huyết áp tối đa trên 140 mmHg và huyết áp tối thiểu trên 90 mmHg).
     
    Ngoài tác dụng chữa cao huyết áp, tỏi còn được sử dụng để chữa một số bệnh khác như: phòng chữa viêm ruột, kiết lỵ: mùa hè, trong mỗi bữa ăn nên dùng 1-2 tép tỏi, hoặc lúc ăn thức ăn nguội thì ăn nước tỏi ép với lượng vừa phải, có tác dụng phòng bệnh (còn khi chữa bệnh thì dùng mỗi lần 1 củ tỏi). Để chữa viêm dạ dày gây nôn ói, thì dùng 2 củ tỏi nướng chín ăn với mật ong.
     
    Để phòng cảm cúm và cảm gió, lấy tỏi lượng vừa đủ giã nhuyễn, rồi cho nước sôi (vừa phải) vào đánh đều ép lấy nước, nhỏ mũi ngày 3 lần, mỗi lần 3-5 giọt, làm liên tục 3-4 ngày. Chữa viêm khí quản mãn tính: dùng 10 củ tỏi, 200 ml giấm, 100g đường đỏ. Bóc vỏ tỏi, giã nát nhừ, cho đường vào đánh kỹ, cho vào giấm ngâm 3 ngày, lọc bỏ bã, mỗi lần uống nửa thìa canh với nước đun sôi để nguội, ngày dùng 3 lần.
     
    Chữa rụng tóc thì dùng tỏi tía, bóc vỏ cắt đôi, xát đi xát lại chỗ tóc rụng ngày làm 1-2 lần. Chữa ho kéo dài từng cơn thì lấy 16g tỏi bỏ vỏ giã nát, 60g đường trắng cho tan vào 200 ml nước sôi rồi cho vào tỏi đã giã, ngâm 24 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước, ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 10 ml.
    Khánh Vy
     
    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200904/20090120193814.aspx
    .....Như-Ý

    Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 35 bài trong đề mục