Đồ Thờ Tự
Quang Khôi 10.08.2007 09:42:11 (permalink)
Đồ Thờ Tự
 
 
Sập thờ hổ phù
 
 
Tủ thờ khảm
 
 
 
#1
    Quang Khôi 10.08.2007 09:46:13 (permalink)

    Mỹ tài trợ dự án bảo tồn
    hiện vật tôn giáo và đồ thờ tự

    Chính phủ Mỹ, thông qua Quỹ của Đại sứ dành cho Bảo tồn Văn hoá, sẽ tài trợ gần 340 triệu đồng để Bộ Văn hoá và Thông tin Việt Nam khôi phục và bảo tồn 70 hiện vật tôn giáo và đồ thờ tự.
     
     
    Dự án này đã được ký kết chiều nay, 26-10, tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội giữa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Marine và Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Phạm Quốc Quân.
     
    Dự án sẽ kéo dài tám tháng và do các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện, nhằm khôi phục các hiện vật về trạng thái ban đầu, giúp kéo dài tuổi thọ của chúng và giảm thiểu nguy cơ bị nứt, gãy hoặc bị côn trùng phá hỏng.
     
    Bộ sưu tập 70 hiện vật đang bị xuống cấp bao gồm ngai thờ, bàn thờ, mâm thờ, bộ nghi trương, khán thờ, sập gỗ, tủ, các hoành phi, câu đối, bài vị, v.v... từ thời Lê-Nguyễn (thế kỷ 18 và 19), phản ánh phong tục thờ cúng tổ tiên có từ lâu đời của người Việt.
     
    Quỹ của Đại sứ dành cho Bảo tồn Văn hoá (gọi tắt là AFPC) được Bộ Ngoại giao Mỹ thành lập năm 2001 để giúp các nước đang phát triển bảo tồn di sản văn hoá và thể hiện sự tôn trọng của Mỹ đối với các nền văn hoà khác. Trong tài khoá 2006, Quỹ AFPC đã tài trợ 2,8 triệu USD cho 87 dự án ở 76 nước, kể cả dự án với Bộ Văn hoá và Thông tin Việt Nam. Đến nay, Quỹ AFPC đã trợ giúp 292 dự án với tổng số tiền tài trợ là 6,7 triệu đôla.
     

    http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_3/mytt_baoton.htm
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2007 09:47:57 bởi Quang Khôi >
    #2
      Quang Khôi 10.08.2007 09:54:10 (permalink)
      #3
        Quang Khôi 10.08.2007 09:58:03 (permalink)

        2.1.1 Thờ cơ sinh thực khí
         
         

        Thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào dân tộc Chăm. Cột hình tròn (linga-dương) biểu hiện cho nam, hình bệ vuông (yoni-âm) biểu hiện cho nữ.
         
        Thờ cơ sinh thực khí
         

        Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới. Nhưng khác với hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thời sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ. Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên.
         
         Các sinh thực khí còn được thấy rất nhiều ở thánh địa Mỹ Sơn vẫn còn nguyên dạng đến ngày nay. Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.
         
        http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_Vi%E1%BB%87t_Nam#Th.E1.BB.9D_c.C6.A1_sinh_th.E1.BB.B1c_kh.C3.AD
         
        #4
          Quang Khôi 10.08.2007 10:07:35 (permalink)
          #5
            Quang Khôi 10.08.2007 10:14:44 (permalink)
            Rinh “bàn thiên” đêm 30 Tết






            Written by Thiên Minh   

            Sunday, 18 February 2007


            Thiên Minh

            (Nhân dịp năm mới, tác giả xin đóng góp một kỷ niệm về chuyện “bàn thiên”. Ðây là nơi dùng để… cúng kiếng trời đất ở trước nhà, mà có lẽ đa số chúng ta cho dù có xa quê hương nhưng chắc vẫn còn nhớ đến?!)



            Hồi nhỏ ở Việt Nam tôi thấy dưới quê, nhất là các tỉnh Nam phần, hầu như gia đình nào cũng có lập một “bàn thiên” ở trước nhà. Có lẽ đây là một tập tục từ ngàn xưa do tổ tiên truyền lại. Riêng ở trên Saigon thì tôi ít thấy hơn, có lẽ vì nhà cửa ở đây chật hẹp, nên chuyện thực hiện một bàn thiên là điều không phải dễ...


            Nếu nói… đây là tập tục của tổ tiên để lại, thì thật sự tôi cũng không dám quả quyết là chính xác hay không. Vì thật ra chuyện “bàn thiên” là rất… “thịnh hành” đối với người Trung Hoa mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy. Như vậy có phải chăng tập tục này cũng là do ảnh hưởng của Trung Hoa từ cái thời Việt Nam bị người Tàu đô hộ? Lại nữa chuyện lập bàn thiên thì rất phổ biến, không những chỉ ở miền Nam (như mọi người thường nghĩ), mà thật ra “bàn thiên” cũng rất là “thông dụng” ở miền Bắc trước đây.
             
             
            Bởi vì (mới đây) theo lời bác Kế (là người láng giềng của tôi hiện nay) thì trước lúc di cư vào Nam năm 1952 bác thấy ở quê hương ngoài miền Bắc (của bác) người ta cũng lập ra bàn thiên để “thờ” nhiều lắm. Tuy nhiên theo lời bác Kế thì bàn thiên ở ngoài đó “đơn giản” hơn trong Nam. Có nghĩa là bàn thiên ở ngoài Bắc chỉ vỏn vẹn có nhang và có… nước mà thôi. Chứ ngoài ra không có “lỉnh kỉnh” “rườm rà” như là bàn thiên ở trong Nam mà chúng ta thường thấy. Rồi ngay đến chuyện… “đánh vần” chữ “bàn thiên” thì ý kiến của các anh chị, và cả các cháu của tôi cũng không… “đồng nhất”. Có người viết là “bàn thiêng” (có G) vì ý muốn nói đến sự thiêng liêng. Có người lại quả quyết chữ “bàn thiên” là không có G thì mới đúng. Vì đó là để thờ… trời (tức là Thiên) ở ngoài sân như mọi người đều thấy.

            Thông thường trên bàn thiên người ta trưng bày các loại trái cây và hoa tươi, kế bên còn có thêm gạo và muối, cùng ba “chung”… rượu đế (đôi khi nhìn giống như là… nước lã). Ngoài ra tôi nhớ trên bàn thiên còn có một “lư hương” (chỗ cắm nhang) được đặt kế bên, thường là ở ngay chính giữa. Kích thước bàn thiên thì không lớn như bàn thờ, mặt bàn thiên chỉ to độ bằng một “tấm-gạch-tàu” (hình vuông) mỗi cạnh dài độ hai gang tay, còn chiều cao thì khoảng chừng ngang tầm ngực.  Có lẽ vì bàn thiên ở ngoài trời, nên không được chăm sóc kỹ lưỡng như bàn thờ ở trong nhà. Với lại do ở ngoài chịu cảnh mưa nắng thường xuyên, thành ra bàn thiên nhìn có vẻ “xác xơ” hơn bàn thờ. Cụ thể là ba chén rượu, cũng như dĩa muối (và gạo) thường bị hòa lẫn với nước mưa, nên trông rất là thảm hại. Ðã vậy bình hoa tươi thì rất ít khi… còn tươi mãi, vì bị héo úa mà chủ nhà chưa vứt đi, hoặc là chưa… thay bằng bó hoa tươi nào khác.

            Ngày còn nhỏ ở quê nhà, những buổi tối trời đi chơi chúng tôi thường thấy chủ nhà ra đốt nhang ở bàn thiên khi trời vừa chạng vạng tối. Họ thường van vái trời đất cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, ruộng đồng tươi tốt… Có người cầm nhang “xá” tứ phía, nghe nói xá như vậy là… xá đất trời “bốn phương tám hướng”, “trên có trời dưới có đất” không sót một ai, kể cả những “vong hồn” vất vưởng nếu có đi ngang qua cũng đều… “nghe thấy”?! Riêng đêm giao thừa thì việc cúng bái trên bàn thiên có phần trang nghiêm hơn những ngày thường khác trong năm.

            Trên đây là vài nét “đặc thù” về cái bàn thiên mà tôi còn nhớ được. Riêng ở hải ngoại này, thì tôi chưa thấy cái bàn thiên nào giống “exactly” (y hệt) như bàn thiên “chính hiệu” (original) ở Việt Nam ngày trước. Tôi nghĩ, chắc là cũng có đấy thôi, nhất là đối với những gia đình Việt Nam nào còn muốn duy trì tập tục xưa… từ ông bà truyền lại. Tôi nhớ hiện nay, mỗi ngày đi làm (tôi để ý) thấy trên đường đi có một nhà kia cũng có thờ “bàn thiên” ngay trước cửa. Nhưng kiểu bàn thiên này là màu đỏ làm bằng cao su (plastic), hình thù giống như nửa cái thùng thiếc được cắt xéo ra. “Nó” được “máng” ngay sát vách trước nhà, dưới mái hiên kế bên là cửa cái. Tôi thiết nghĩ, bàn thiên mà “modify” (sửa đổi) theo kiểu này thì… “hỏng” rồi, đâu có còn giống bàn thiên như là ở trong nước nữa. Tại vì bàn thiên ở quê nhà thì có chân đứng hẳn hoi và thường là nó nằm ở phía ngoài, cách xa cửa ra vào… ít ra cũng độ chừng vài ba thước.

            Không biết sao, bây giờ mỗi lần nói chuyện về bàn thiên, nhất là vào dịp xuân về là tôi luôn nhớ đến một kỷ niệm thuở nào (ở quê nhà) lúc tôi còn bé. Ðó là chuyện… “rinh bàn thiên” vào đêm 30 tết. Ðây phải nói là một kỷ niệm thuộc loại… “quậy” của các thiếu niên ở làng quê tôi vào một đêm tối trời… lúc giao thừa trừ tịch. Ngày đó, trong đám trẻ này còn có mặt của anh tôi cùng với dám bạn bè đồng trang lứa khác. Riêng tôi lúc đó vì còn nhỏ nên không được tham gia. Hơn nữa vì là con út nên má tôi không cho phép đi ra ngoài, cho dù đó là đêm 30 tết. Nghe đâu, đêm đó bọn trẻ rủ nhau làm một chuyện “tày trời” là đi… “chôm chỉa” đồ cúng của người ta trên bàn thiên. Không ngờ, sau đó bị phát hiện, và chúng bị nhiều chủ nhà đến “la mắng” te tua, nhất là vào ngay cái ngày hôm sau là mùng một tết...

            Như thông lệ hàng năm ở nhà tôi, chiều 30 là ngày “đón ông bà” (và cả rước ông táo lúc ban đêm) về… ăn tết. Nên chuyện cúng kiếng và ăn uống rất ồn ào, nhất là cái không khí đông vui ở gia đình chúng tôi thì cũng… rất là xôm tụ. Những người lớn thì tụ họp trong nhà, riêng đám trẻ “choai choai” thì khoái tụ tập bên ngoài nơi cái “lan-can” trước nhà mà gia đình chúng tôi ít khi dùng tới. Gia đình tôi vẫn có thói quen đi vào nhà bằng cửa sau, chứ còn riêng cái cửa sắt ra vào nơi ban-công (kể cả cái cổng sắt bị sét phía ngoài) thì ít khi nào chúng tôi dùng tới.

            Phải nói rằng kỷ niệm “rinh bàn thiên” là một “sự kiện” có một không hai, nhất là đối với anh em chúng tôi thì quả tình là không thể nào mà quên cho được. Theo anh tôi cho biết là đêm đó sau khi ăn uống xong và… hết chuyện để làm, thì đám trẻ mới nghĩ đến chuyện đi chơi. Có lẽ chúng không chịu ngồi yên, mặc dù là đêm đã khuya mà vẫn muốn kiếm chuyện gì để vui chơi, chứ còn hơn là… đi ngủ sớm. Nghe nói đêm đó khi biết bọn trẻ không chịu vào trong nhà để ngủ, nên má tôi đã để sẵn mấy chiếc chiếu qua song cửa sổ cho chúng. Trong số này có anh em thằng Quít, thằng Ngọt. Vì nhà ở tuốt miệt trong, nên chúng đến nhà tôi chơi là chuyện thường tình như là… “ăn cơm bữa”. Bên cạnh đó còn có “mấy thằng” khác thuộc đám bà con, chúng nó bao gồm Thuyết, Nam, Ðực, Lớn, Rô, và vài ba “thằng” láng giềng khác nữa. “Vai vế” bọn nó thì thấp hơn chúng tôi, vì đa số đều thuộc hàng bà con xa gần… cả em lẫn cháu.

            Nghe nói thời gian trước tết thằng Quít đã lên Thủ Ðức ở nhà anh Hai Be để phụ giúp buôn bán. Cho nên ba ngày xuân nó cũng được nghỉ phép về quê thăm gia đình. Chính vì vậy mà nó cũng có mặt tại nhà tôi vào đêm giao thừa (30 tết). Ðêm đó, nó kể lại… là lúc trưa do hấp tấp về quê, làm nó không kịp… ăn cơm. Bởi vậy trên đường vội vả ra trạm xe, và thấy trên bàn thiên người ta có chưng bày chuối chín. Thế là nó “dòm trước ngó sau” không thấy ai, nên lẹ làng “vớt” nhẹ nải chuối mang theo… để lên xe đò ngồi ăn cho đỡ… đói.

            Không dè khi nghe thằng Quít kể chuyện “ăn cắp” nải chuối lúc trưa, thì cũng là lúc cái ý tưởng “rinh bàn thiên” được bọn trẻ tán thành và đem ra thực hành ngay mà không hề do dự. Ðầu tiên là Nam lên tiếng trước:

            - Như vậy thì bây giờ mình bắt đầu từ đâu đây, hay là để tao xung phong đi ra nhà bà Cố trước?

            Tưởng sao, vừa nghe thằng Nam nói xong là thằng Ðực và Lớn đồng thanh… la lên cùng một lúc:

            - Hổng được đâu, nhà bà ngoại tao… nghèo lắm tụi bây ơi!

            À thì ra nhà bà Cố mà thằng Nam vừa đề nghị chính là nhà của bà Út, là người bà con đầu ông Nội của chúng tôi. Bà Út là bà ngoại của Ðực và Lớn. Nhà bà Út không xa nhà của chúng tôi là mấy. Má của Lớn thứ Tư, còn vú (má) của Ðực thứ Sáu, cả hai đều là con gái của bà Út. Riêng Nam và Thuyết (là anh em cô cậu) thì vai vế nhỏ hơn nên mới kêu là bà Cố. Còn chuyện bọn chúng xưng hô với nhau thì toàn là… “mầy” với “tao” tuốt luốt.

            Bây giờ ngồi viết lại những dòng chữ này mà trong đầu tôi hình như còn nghe văng vẳng câu nói ngày xưa:“nhà ngoại tao… nghèo lắm… tụi bây ơi!” của Ðực và Lớn. Chính câu nói này đã được các anh tôi lập lại không biết bao nhiêu lần, làm tôi nhớ mãi... Riêng ba má tôi thì thường nhắc lại kỷ niệm này để khuyên dạy chúng tôi về “tình gia đình”. Cũng như chuyện “háo thắng” của tuổi trẻ với suy nghĩ nông cạn, đôi khi dẫn đến những hậu quả tai hại về sau… nhất là chuyện làm mất lòng bà con chòm xóm.

            Trở lại chuyện rinh bàn thiên, thì sau khi nghe Ðực và Lớn “than vãn” nhà ngoại nó nghèo, nên Thuyết mới kêu hai thằng này đi rinh bàn thiên ở nhà người khác:

            - Hay là tụi bây đi ra xóm ngoài, chỗ phía nhà của cậu Ba Lương và cô Năm Phe được chứ?

            - Ừ, như vậy cũng được, riêng tao và Thuyết thì sẽ lên xóm trên, từ nhà cô Bảy Tao đổ lên đến nhà anh Tư Tý.

            Câu này là của anh tôi, ảnh cũng “phân công” cho từng nhóm (hai đứa) đi “thu hoạch” ở những đâu, và ai sẽ mang “chiến lợi phẩm” về nhà, để mọi người được rảnh tay hầu đi “rinh bàn thiên” những nhà khác nữa. Riêng phần xóm trong, thì cả bọn đồng ý là sẽ đi cùng. Chúng đợi… “rinh” xóm ngoài, xóm trên xong rồi, thì mới đến xóm trong để “rinh” luôn những nhà còn lại.

            Lúc khuya về nhà, nghe Ðực và Lớn kể lại rằng, khi ra đến xóm ngoài, thì thấy ông Chín Kiên (là ba của cậu Ba Lương) vừa mang quả dưa hấu ra đặt trên bàn thiên. Hai đứa bèn núp sau gốc cây me gần đó để đứng chờ. Tới chừng ông Chín vừa mới quay lưng vào nhà, thì tụi nó chạy lại “tha” ngay quả dưa. Bởi vậy khi ông Chín trở ra, định cấm nhang thì phát hiện quả dưa không còn nữa. Ông tưởng nó rơi xuống đất và lăn lóc đâu đây, nên vội lấy cái đèn dầu đi vòng quanh bàn thiên để tìm kiếm. Lúc này, Lớn Ðực vẫn còn đứng núp bên cạnh gốc me, do đó chúng nhìn thấy cảnh ông Chín Kiên đang lom khom đi tìm quả dưa. Tụi nó cố nín cười, rồi sau đó thì mới chịu rút lui cùng với “chiến công” là trái dưa nhà ông Chín.

            Trong lúc đó thì ở “mặt trận” xóm trên, anh tôi và Thuyết cũng đang tiến vào nhà anh Tư Tý. Nhà anh Tư Tý bán quán, trước nhà có hàng rào bằng cây bông giấy gần chỗ bàn thiên. Trên bàn thiên anh tôi không thấy nải chuối, hay quả dưa, quả xoài nào hết như những nhà kia. Mà độc nhất là dĩa trái hồng khô, bên cạnh là khói nhang còn đang nghi ngút. Thế là anh tôi “quơ” trọn chúng cho vào túi áo, và lặng lẽ rút lui. Khi ra đến bên ngoài gặp Thuyết hỏi nhỏ có lấy được gì không? Thì anh tôi chìa ngay cho Thuyết một trái hồng khô rồi hai đứa vội bỏ vào mồm mà nhai ngấu nghiến.

            Trên đường trở lại nhà cô Bảy Tao thì anh tôi và Thuyết gặp tụi thằng Ðực, Lớn, Nam, Rô, Quít, Ngọt cũng vừa đi lên… “tiếp viện”. Tụi nó nãy giờ “thu hoạch” cũng khấm khá và đã “vận chuyển” về nhà. Thấy anh tôi và Thuyết từ hướng nhà anh Tư Tý đi ra, mà lại… tay không, nên Ðực mới hỏi:

            - Bộ nhà ổng không có gì sao, dân bán quán mà sao… trên “bàn thiên” không có chưng cái gì hết vậy?

            Thuyết nhanh nhẹn trả lời:

            - Chắc là họ chưa đem ra… thôi chờ một chút nữa đi, rồi tụi mình sẽ đi vòng trở lại.

            À… rõ ràng là Thuyết và anh tôi đang “cố tình”… “ăn phỏng tay trên” đồng đội. Vì “hai tên” này còn “dím” (dấu) hồng khô trong túi áo kia mà. Thế mà lại không chịu chìa ra… theo đúng “luật giang hồ” là phải… “ăn cho đồng chia cho đủ” chứ!?

            Sau đó chúng thì thầm to nhỏ thêm một hồi lâu nữa, giống như thảo luận chuyện “dàn binh bố trận” với nhau trong đêm tối. Rồi cả bọn mới tiếp tục lên đường vào xóm trong, phía nhà của ông Út Truyện…

            Ðêm đó bọn chúng trở về tổ chức ăn nhậu “rình rang”, chắc là lo… “thanh toán” ba cái đồ “chôm chỉa” được từ bàn thiên đem về bày la liệt. Do đêm 30 tết tối trời nên chúng có thấy gì đâu, cứ lo tập trung “ăn tháo ăn đổ” cho hết, nhất là ba cái trái cây còn sống… xanh lè, đã vậy còn tập tành uống rượu vào thêm. Nên sau một hồi là tụi nó… “sỉn” (say) ói mửa tùm lum, rồi lăn đùn ra ngủ… nằm dài bất kể trời trăng gì hết….

            Ðến sáng hôm sau là mùng một tết, tụi nó cũng còn biết… “khôn hồn” vì sợ bị la. Tụi nó thức dậy lo “thu dọn chiến trường”, nhất là lo… “thủ tiêu” những “tàn dư” của chuyện “rinh bàn thiên” vào đêm 30 tết. Ðể thực hiện suy nghĩ này, ngoài chuyện tụi nó kêu ông Tư Tế là người có thân hình ốm yếu, nhưng ăn uống rất khỏe (dóc dáng thuộc loại… “đầu gối chí tay”) đến, để ổng ăn giùm cho… mau hết. Tụi nó còn lo tìm chỗ để cất dấu mấy nãi chuối xanh, và những trái cây còn sống. Ðịa điểm lý tưởng nhất mà tụi nó tìm được là ở dưới mấy tấm đan, dọc theo… đường mương ở nhà trước. Cũng nhờ thời tiết tốt vào dịp tết hết mưa, nên hệ thống “đường mương” rộng rãi ở xung quanh nhà tôi rất là khô ráo, sạch sẽ. Tụi nó chỉ việc giở mấy tấm đan lên là có thể cất dấu ở dưới an toàn, không sợ ai thấy. Mà nếu không ai thấy thì chuyện bị… la rầy chắc là cũng không xảy ra như những gì tụi nó… tưởng.

            Nhưng ở đời, có cái gì mà che được mắt… thế gian. Nhất là chuyện “tày trời” “rinh bàn thiên” vừa xảy ra vào tối 30 trong xóm. Nghe nói sáng mùng một tết năm đó bà con trong xóm tụ họp ở quán cô Bảy Tao và anh Tư Tý. Họ tỏ ra hoang mang rất nhiều, vì mọi nhà đều phát hiện chuyện trái cây cúng trên bàn thiên (qua một đêm) thì bỗng nhiên… biến mất. Họ thắc mắc và bàn tán xôn xao, không hiểu “ất giáp” do đâu. Nhất là tại sao lại có chuyện lạ kỳ, vì từ ngàn xưa đến giờ không hề có chuyện như thế này xảy ra trong xóm. Không những chỉ một nhà mà hầu như là nguyên cả xóm. Bao nghi vấn được đặt ra, có người dị đoan còn cho là “thần linh” đã về chiếu cố. Có người thì nghi ngờ nhà kế cận “ăn cắp” của nhau… Cho đến khi ông Tư Tế xuất hiện và “vô tình” tiết lộ với bà con:

            - Tui thấy tụi nhỏ tối qua ăn cắp trái cây rồi sợ bị la, nên tụi nó lén dấu ở dưới mấy tấm đan trước nhà thầy Tám.

            Thế là cái tin “động trời” này nhanh chóng được loan truyền từ người này qua người khác. Người ta bắt đầu “thở phào” ra nhẹ nhõm, họ hết còn thắc mắc và nghi kỵ lẫn nhau. Họ không tin nhưng đó là… sự thật. Cái tin được truyền miệng như thế này:

            - Bà con nào mất đồ cúng tối qua, thì hãy xuống chỗ “lan-can” nhà thầy Tám đi… thì sẽ rõ…

            Bởi vậy sáng hôm đó bà con trong xóm đùng đùng kéo đến nhà tôi. Họ đi thẳng từ nhà sau lên nhà trước, ngay phía ngoài chỗ cái “ban công” mà tối qua tụi “nít quỷ” (tụ họp ở nhà tôi) vừa dùng làm “tổng hành dinh” hoạt động. Trong số đó có bác Tư Trò là người “xung phong” đi đầu và tỏ ra… vô cùng bực tức.

            Riêng ba má tôi, tới chừng biết ra cớ sự thì cũng “tá hỏa tam tinh”. Ðành phải năn nỉ bà con, và giải thích cho mọi người hiểu hết… “sự tình”, cùng nỗi lòng… “oan khiên” của người lớn. Nhất là đầu đuôi câu chuyện của đám trẻ nghịch ngợm này, mà trong đó anh tôi là kẻ “đứng đầu” vừa tròn 14 tuổi. Theo ba má tôi, thì “con dại cái mang”, làm gì làm… thì gia đình chúng tôi cũng là nơi để bọn trẻ bày ra một trò chơi vô cùng… “phạm thượng”. Do đó, ngoài chuyện ba má tôi nói chuyện “phải quấy” với mọi người. Ba má tôi còn bắt anh tôi cùng những “đồng bọn” quậy phá này đi đến từng nhà… năn nỉ và xin lỗi người ta. Rồi chúng còn phải hứa… là từ rày về sau sẽ không bao giờ …tái phạm nữa.

            Thiên Minh

             
            http://www.viet.no/content/view/1012/96/
            #6
              Quang Khôi 10.08.2007 22:06:52 (permalink)
              Tín ngưỡng Việt Nam
              Đặc điểm của tín ngưỡng Việt Nam
               
              Tín ngưỡng Việt Nam giống như các bộ phận khác của văn hóa Việt Nam đều mang những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp.


              Phân loại tín ngưỡng Việt Nam

               Tín ngưỡng phồn thực
              Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn hóa khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi.

               Thờ cơ sinh thực khí



              Thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào dân tộc Chăm. Cột hình tròn (linga-dương) biểu hiện cho nam, hình bệ vuông (yoni-âm) biểu hiện cho nữ. Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới. Nhưng khác với hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thời sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ. Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên. Các sinh thực khí còn được thấy rất nhiều ở thánh địa Mỹ Sơn vẫn còn nguyên dạng đến ngày nay. Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.

              Thờ hành vi giao phối
              Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam còn thờ hành vi giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á.
              Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 trước Công nguyên. Ngoài hình tượng người, cả các loài động vật như cá sấu, , cóc,... cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình).
              Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí", thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cứ mối tiếng trống "tùng" thì họ lại "dí" hai vật đó lại với nhau. Phong tục "giã cối đón dâu" cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chàycối là biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ. Ngoài ra một số nơi còn vừa giã cối (rỗng) vừa hát giao duyên.

               Trống đồng - biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
              Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực.


               Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
              Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều đễ hiểu. Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Có giả thuyết cho rằng đó là do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thời xưa tại Việt Nam. Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần đó không phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu. (Xem thêm Đạo Mẫu).

              Thờ Tam phủ, Tứ phủ
              Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần: Bà Trời (hay Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (hay Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (hay Mẫu Thoải). Tứ phủ gồm ba vị Mẫu trên cộng thêm Mẫu Địa phủ. Các Mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ CôngHà Bá. Thần Mặt Trời là vị thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả các trống đồng. Việc thờ trời ở Việt Nam có trước ở Trung Quốc.[cần chú thích]

               Thờ Tứ pháp
              Tứ pháp là danh từ để chỉ các bà thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Sau này khi Phật giáo vào Việt Nam thì nhóm các nữ thần này được biến thành Tứ pháp với truyền thuyết về Man Nương Phật Mẫu. Tứ pháp gồm:

              Ảnh hưởng của Tứ Pháp ở Việt Nam rất lớn, nhiều lần triều đình nhà Lý phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu mưa.

               Thờ động vật và thực vật
              Khác với văn hóa phương tây là thờ các con vật có sức mạnh như hổ, sư tử, chim ưng,... tín ngưỡng Việt Nam thờ các con vật hiền lành hơn như trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu,... các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội nông nghiệp. Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu trưng như Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc "họ Hồng Bàng" (có nghĩa là một loài chim nước lớn), thuộc giống "Rồng Tiên". Con rồng lần đầu tiên xuất hiện ở vùng Nam Á, sau đó mới được phổ biến ở Trung Quốc rồi đến các nước phương tây. Con rồng có đầy đủ đặc tính của lối tư duy nông nghiệp: tổng hợp của cá sấu, rắn; sinh ra ở dưới nước nhưng lại có thể bay lên trời mà không cần cánh; có thể vừa phun nước vừa phun lửa. Có rất nhiều địa danh Việt Nam có tên liên quan đến rồng như Thăng Long, Hàm Rồng,...
              Thực vật được tôn sùng nhất là cây lúa, có Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,... đôi khi ta thấy còn thờ Thần Cây Đa, Cây Cau,...

               Tín ngưỡng sùng bái con người
              Ngoài phồn thực, tự nhiên, tín ngưỡng Việt Nam rất coi trọng con người.

               Hồn và vía
              Người Việt xưa cho rằng con người gồm phần thể xác và phần linh hồn. Một số dân tộc Đông Nam Á coi linh hồn gồm "hồn" và "vía". Vía được hình dung như phần trung gian giữa thể xác và hồn. Người Việt cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Bảy vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích. Chúng có thể là núm có vai trò quan trọng trong nuôi con. Tuy nhiên có cách giải thích khác (xem thêm chín vía). Người Việt thường có câu nói nam có "ba hồn bảy vía" còn nữ có "ba hồn chín vía", cũng là từ các quan niệm trên mà ra.
              Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ, trường hợp hôn mê ở các mức độ khác nhau được giả thích là vía và hồn rời bỏ thể xác ở các mức độ khác nhau. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thể xác thì người đó chết. Khi người chết, hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác còn vía nặng hơn sẽ bay là là mặt đất rồi tiêu tan. Thế nên mới có những câu ngạn ngữ như: "hồn xiêu phách lạc" (phách tức là vía; ở đây muốn nói trạng thái run sợ, mất chủ động), "sợ đến mức hồn vía lên mây" ...
              Khi chết là hồn đi từ cõi dương gian đến cõi âm ty, cõi đó cũng được tưởng tượng có nhiều sông nước như ở cõi dương gian nên cần phải đi bằng thuyền nên nhiều nơi chôn người chết trong những chiếc thuyền.

               Tổ tiên
              Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo ông bà.

              Thà đui mà giữ đạo nhà
              Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ.

              (Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)
              Người phương tây coi trọng ngày sinh thì người Việt coi trọng ngày mất vì họ cho rằng người đã mất đi về nơi chín suối. Bàn thờ tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Ngày xưa khi cúng lễ bao giờ cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ khác như vàng mã. Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn -- khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất -- theo họ như thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó được cho là sự hòa quyện Nước-Lửa (âm dương) và Trời-Đất-Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc. toi hoan toan cong nhan dieu do

               Thổ công
              Thổ Công là một vị thần được thờ trong gia đình, một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện sự tích Táo Quân (hay Sự tích ba ông đầu rau). Người chồng mới là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là "vua bếp"), người chồng cũ là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán). Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.
              Thổ Công được nhiều người tin là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Tổ tiên có công sinh thành dưỡng dục nên được tôn vinh nhất. Bàn thờ tổ tiên ở giữa, vị trí quan trọng nhất, bàn thờ Thổ Công ở bên trái, quan trọng thứ hai. Nhưng khi cúng lễ tổ tiên, người ta đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về.
              Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất (đất phải về với đất), nhiều nơi còn gọi Ông Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra).

               Thành hoàng làng
              Ở phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và Thổ Công, ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành hoàng. Giống như Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng. Không có làng nào ở Việt Nam mà không có Thành hoàng.
              Những người được thờ thường là những người có tên tuổi và địa vị, có công lao đối với làng đó. Tuy nhiên một số làng còn thờ những người lý lịch không "hay ho" gì như trẻ con, ăn xin, ăn mày,... nhưng họ chết vào "giờ thiêng".

              Vua tổ
              Ở phạm vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ, đó là Vua Hùng. Nơi thờ phụng ở Phong Châu, Phú Thọ. Ngày giỗ tổ là ngày 10 tháng 3 âm lịch.

              Tứ bất tử
              Người Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng TửLiễu Hạnh.
              Tản Viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội; Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm; Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất; Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của người dân Việt Nam.

               Xem thêm


               Tham khảo


              Liên kết ngoài

              http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_Vi%E1%BB%87t_Nam#.C4.90.E1.BA.B7c_.C4.91i.E1.BB.83m_c.E1.BB.A7a_t.C3.ADn_ng.C6.B0.E1.BB.A1ng_Vi.E1.BB.87t_Nam
              #7
                Quang Khôi 11.08.2007 22:10:22 (permalink)
                Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên


                Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực tư duy là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần, tính chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hệ quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần. Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp mà là các Bà mẹ, các Mẫu.







                Trước hết, đó là Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thiết thân nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước. Về sau, tuy do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa gốc du mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá, song tục thờ bộ ba nữ thần này vẫn lưu truyền trong dân gian dưới dạng tín ngưỡng TAM PHỦ với Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Cửu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ). Mẫu Thượng ngàn và Mẫu Thoải (= thủy) - cai quản ba vùng trời-đất-nước. Nhiều nhà, ở góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên (hay bà Thiên Đài). Nhiều vùng, Bà Đất, Bà Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Bà Đất còn tồn tại dưới tên gọi Mẹ Đất (Địa Mẫu) . Bà Nước cũng tồn lại dưới tên Bà Thuỷ ( Đi liền với bà Thuỷ là bà Hoả (dương tính như lửa mà cũng là Bà, đủ biết chất âm tính của văn hoá Việt mạnh đến như thế nào ! ).

                Tục thờ Mặt Trời là một tín ngưỡng bắt nguồn từ vùng nông nghiệp Đông Nam Á. Không trống đồng, thạp đồng nào là không khắc hình mặt trời ở tâm; ở phương Nam, toàn dân thờ trời (bàn thờ bà Thiên Đài), ở Trung Hoa thời Kiệt - Trụ chưa thờ Trời, về sau cũng chỉ có vua (con trời) là thờ trời thôi, dân Trung Hoa không thờ trời (Kinh Xuân Thu ghi : "Dân thờ trời là đắc tội với Thiên tử"). Lễ Nam giao và lễ Tịch Điền mà trước đây triều đình thường tổ chức có thể xem là một hình thức nhà nước hoá tục Trời và thờ Đất.

                Tiếp theo trời- đất- nước là các Bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp - những hiện tượng tự nhiên có vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đến khi đạo Phật vào Việt nam, nhóm nữ thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp : Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (Thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện (Thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Lòng tin của nhân dân vào hệ thống Tứ Pháp mạnh đến nỗi vào thời LÝ, nhiều lần triều đình đã phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long cầu đảo, thậm chí rước theo đoàn quân đi đánh giặc...

                Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian. Thần không gian được hình dung theo nguyên lí Ngũ Hành Nương Nương. Ngũ Phương chi thần coi sóc trung ương và bốn hướng; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển (12 vị thần, mỗi vị coi sóc một năm theo Tí, Sửu, Dần, Mão,...). Thời gian kéo dài, bảo tồn sự sống vô tận nên 12 nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở - đó là Mười Hai Bà Mụ.

                Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên còn có việc Thờ Động vật và Thực vật . Trong khi nếp sống trọng sức mạnh của loại hình văn hóa gỗc du mục dẫn đến tục tôn thờ những con thú dữ (như chó sói, hổ, chim ưng, đại bàng....) thì nếp sống tình cảm, hiếu hòa của loại hình văn hóa nông nghiệp dẫn người Việt Nam đến tục thờ các con thú hiền như hươu, nai, trâu, cóc...; riêng loại hình nông nghiệp lúa nước của ta còn thờ một số động vật sống ở nước như : chim, nước, rắn, cá sấu.

                Chim, rắn, cá sấu chính là những loài phổ biến hơn cả ở vùng sông nước, và do vậy, thuộc loại động vật được sùng bái hàng đầu. Người Việt có câu : nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức biểu trưng : Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc "họ Hồng Bàng" và là "giống Rồng Tiên" (thành ngữ : con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên). Hồng Bàng chính là một loài chim nước lớn ("bàng" là lớn, chữ "hồng"(chữ Hán) ghép bởi chữ giang là sông nước và chữ điểu là chim). Tiên Rồng là một cặp đôi (chỉ có dân tư duy theo lối triết lí âm dương mới có vật tổ cặp đôi), trong đó Tiên được trừu tượng hoá từ giống chim (cho nên mẹ Âu Cơ đẻ trứng ! ), còn Rồng được trừu tượng hoá từ hai loại bò sát rắn và cá sấu có rất nhiều ở vùng nước Đông Nam Á.

                Hình tượng Con Rồng vốn xuất phát từ vùng Đông Nam Á - đó là điều đã được giới khoa học khẳng định. Nếp sống tình cảm hiếu hòa của người nông nghiệp đã biến con cá sấu ác thành con rồng hiền, con vật phù hộ cho người dân nông nghiệp. Hình cá sấu là mô típ trang trí khá phổ biến trong các đồ đồng Đông Sơn. Cá Sấu - Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước với tên gọi Bua Khú (Vua Sấu) ở người Mường, Long Quân, Long Vương ở người Việt. Con Rồng Việt Nam mang đầy đủ hai nét đặc trưng cơ bản của tư duy nông nghiệp là tổng hợp và linh hoạt : là kết hợp của cá sấu và rắn, sinh ra từ nước và bay lên trời, bay lên trời mà không cần phải có cánh, miệng vừa phun nước vừa phun lửa. Rất nhiều địa danh Việt Nam được đặt tên "rồng": Hàm Rồng, Hàm Long, Thăng Long, Hạ Long, Cửu Long, Bạch Long Vĩ, Long Đỗ, Long Điền, Long Môn, v.v.

                Từ vùng Đông Nam Á này, hình tượng con rồng đã được hội nhập vào văn hóa Trung Hoa và đồng thời được đưa đến những vùng xa xôi nhất của châu Âu từ rất sớm. Ở những xứ này con rồng đã bị dương tính hóa : thân hình thì thu ngắn lại và giống thú, còn tính cách thì ác độc và dữ tợn. Đến phương Tây, nó được xem như một con vật xấu xa và còn bị lối tư duy phân tích gán thêm cho đôi cánh.

                Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa : khắp nơi - dù là vùng người Việt hay vùng các dân tộc - đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,...Thứ đến các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu,...



                GS-TS Trần Ngọc Thêm
                Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP.HCM, 1996

                 
                http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=302&a=76
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.08.2007 00:14:43 bởi Quang Khôi >
                #8
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9