Ăn không ngon không lấy tiền...
con thuyền không bến 08.09.2007 19:06:09 (permalink)
0
                                     Nem:một món ăn dân dã

Nếu kêu một tô bún chả giò, thì ngoài những sợi bún trắng nõn nà, những giọt nước mắm ngọt ngọt, mằn mặn, những miếng chả giò vàng nâu mới rán thơm phức, thì quả thực không thể thiếu món nem .
Nem là một trong những món ăn dân dã truyền thống của người Việt .



Hồi đó, mỗi lần đi ngang các quầy bán chả lụa, tôi chẳng biết những xâu thức ăn được gói cẩn thận kia là gì . Sau này mới biết là món nem . Tôi mãi không quên cái vị chua ngọt, lại vừa beo béo của thịt heo đó, thật khó làm người ta quên được .

Có rất nhiều loại nem khác nhau, tùy theo địa phương như : nem chua, nem nướng, nem bì, nem chạo, nem chay...

- Nem chua được làm thịt heo băm nhuyễn hay giã bằng chày và cối, cho mắm, muối, tiêu, đường, tỏi... trộn cùng da heo (bì lợn) thái chỉ. Sau đó đem gói bằng lá chùm ruột một lớp mỏng (có nơi dùng lá sung
, lá đinh lăng và thêm một lớp lá chuối dày bên ngoài. Để khoảng 3-5 ngày là nem chín và có thể ăn được. Ăn như vậy hay là nướng trên lửa than. Người ta thường chấm nem với tương ớt hoặc nước mắm ớt tỏi, đôi khi ăn kèm với tỏi sống.Ngày nay, ở một số khu vực thuộc Hà Nội như phố Hàng Bông, Hàng Bồ người ta còn chế biến nem chua thành một món nhậu mới là nem chua rán, nướng .
  
                            

-    Nem nướng hay nem lụi là loại thức ăn từ thịt heo còn sống và nướng ăn ngay không qua lên men .
   
                   

-  Nem bì hay nem Lạng Sơn nguyên liệu chính là bì hay da lợn thái nhỏ hay xắt nhỏ thành sợi có thể thêm thịt nạc vai chiên chín, bì và mỡ luộc sau gói lá ổi hoặc lá chuối để chua mới ăn. Miền Trung và miền Nam còn gọi là tré . 

-  Nem chạo
làm từ bì lợn luộc thái chỉ, thịt mỡ luộc thái hạt lựu, trộn với thính gạo, ăn cùng lá (hoặc quả) sung, lá đinh lăng.

-  Nem chay
làm từ hoa quả là chủ yếu, dành cho những người ăn chay.

Đã từng có một câu tục ngữ : Ông ăn chả, bà ăn nem . Ngụ ý nói sự không chung thủy giữa 2 vợ chồng ...



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/38309/BC73B62A28604E36BBFB2A1CE6005BC9.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.09.2007 19:10:01 bởi con thuyền không bến >
Attached Image(s)
#1
    con thuyền không bến 16.09.2007 17:45:30 (permalink)
    0
    Cá chình nướng muối ớt

    Nguyên liệu (cho 4 phần ăn) :
    Cá chình: 600g
    Muối: 2 muỗng cà phê
    Ớt hiểm xanh, đỏ: 5 trái

    Cách chế biến:
    Cá chình làm sạch, cắt đoạn, để ráo.
    Giã ớt với muối (có thể tăng thêm ớt nếu ăn cay).
    Dùng muối ớt ướp vào cá để thấm khoảng 10 phút.
    Nướng cá trên lửa than cho vàng đều.
    Cá chình nướng ăn với muối ớt và chanh.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.09.2007 17:52:34 bởi con thuyền không bến >
    #2
      con thuyền không bến 16.09.2007 17:51:28 (permalink)
      0
                                                                            Heo núi nướng lu

      Nằm trên một con đường "không tên" ở khu phố Ninh Tịnh, TP Tuy Hòa (Phú Yên), thế nhưng quán Hai Bầu đã được nhiều thực khách sành điệu thường xuyên lui tới nhờ tay nghề chế biến độc đáo các món heo mà "ác liệt" nhất là món heo núi nướng lu.

      Cái tên "Hai Bầu" cũng là một chuyện được nhiều người bàn tán. Khách thì đoán già đoán non: Hai Bầu nghĩa là hai bầu (can) bia hơi, hay là quán lúc nào cũng có hai... bà bầu (?); thế nhưng chủ quán bảo rằng: đó chỉ là hai trái bầu "eo" như logo của bổn quán thôi !! Món heo nướng lu tại đây nguyên liệu chính đã hẳn là... heo, nhưng mà phải là heo núi.

      Đây là giống heo có lông và da màu đen xám, dáng thon gọn, được nhiều hộ đồng bào miền núi Phú Yên nuôi thả rông quanh nhà hoặc trên rẫy; hầu như chuyện ăn uống, sinh đẻ, nuôi con của các "cô-cậu" đều tự túc, tự ý. Giống heo này, nếu có nuôi "hết cút" hơn 1 năm cũng chỉ nặng khoảng 30 kg hơi, tuy nhiên, heo để làm món nướng lu chỉ cần sinh trưởng khoảng 3 tháng, nặng cỡ 5-6 kg (gấp đôi, gấp ba con gà) là... a-lê vào chum !!!

      Theo thợ nướng của Hai Bầu, heo núi cỡ 3 tháng tuổi khi đem nướng lu thì thịt ăn không béo, vị ngọt đậm, mềm và ráo, chứ nếu để lớn "hết cỡ" thì "anh, ả" đã có nhiều mỡ, vị không ngon bằng. Với lại, đường kính cái miệng lu để nướng chỉ chừng 0,5m, đem nguyên con heo lớn "hết cỡ" bỏ vô sao lọt để xoay trở cho heo chín vàng đều ?

      Để mua được loại heo không được nuôi rộng rãi này phải cho người đi "săn" dạo khắp vùng miền núi, đặt vấn đề mua giá cao hơn lâu nay bà con bán loanh quanh tại địa phương. Nhờ vậy nhiều hộ gia đình ở miền tây Phú Yên đã chú trọng hơn đến việc bảo tồn loại heo này, bởi bắt đầu thấy có thu nhập khá, lại nuôi ít tốn kém so với các giống heo cao sản.

      Đưa vào lu nướng Bây giờ xin nói chuyện... cái lu dùng để nướng; đây là loại lu sành cao khoảng 1m, dưới đáy có kê vỉ đựng than củi, bên hông đục một lỗ nhỏ để gắn mô-tơ quạt gió cho than hừng nóng. Trong lúc thợ đang bắt heo để mổ thịt thì lu than đã được thổi bùng, đậy nắp để tạo độ nóng cao nhất. Heo nướng lu phải mổ sạch lòng, nguyên liệu ướp chủ yếu là muối hột giã nhỏ và ớt sim còn xanh, ướp chừng hơn nửa tiếng đồng hồ để thịt heo thấm gia vị là có thể đưa vào lu nướng. Thợ nướng phải dùng các loại móc chuyên dụng để con heo không đụng vào than, thịt heo chín bằng độ nóng của than đỏ bị "bưng bít" trong lu sành.

      Quá trình để thịt heo chín vàng đều, người thợ phải mở nắp trở trăn đôi ba lần; chừng một giờ là heo chín. Xin mở ngoặc, dù đậy kín nắp nhưng mùi heo nướng trong lu cứ thoảng ra ngào ngạt không cách gì... ngăn cấm được; chỉ riêng ngửi cái hương ngon ngót thơm lừng này, thực
      khách đã có thể làm được vài cốc! Chú ỉn núi khi đưa ra khỏi lu nướng có màu vàng ươm trông rất ngon mắt; thế là đầu bếp dùng dao lớn chặt đều miếng lớn xếp ra đĩa, kèm theo một ít rau húng đứng, húng dũi, hành tươi. Món này chấm với muối ớt. Miếng thịt nướng có cái giòn của da, cái ngọt của thịt, cái mềm của xương... (tôi không đủ chữ để tả!). Cuối bữa, quán sẽ "khuyến mãi" món cháo nấu từ lòng của chính chú ỉn vừa đem nướng; cháo lòng heo núi cũng có hương vị khác với cháo lòng heo... đồng bằng !

      Món heo nướng lu này thực khách có thể dùng kèm với bia hoặc rượu tùy “gu”, tùy mùa. Thế nhưng theo nhiều người thì ở Hai Bầu mà ăn món heo nướng lu với rượu Sa-kê hâm nóng thì quả là tuyệt cú... heo! Có thể khái quát, cái ngon của món heo nướng lu này chủ yếu là ở sự chọn lọc nguyên liệu và cách chế biến, không cần nhiều gia vị nhưng đã có thì phải có cho đúng bài !

      Kiểu chế biến này còn là một cách tân của truyền thống nấu nướng vùng miền núi; hương vị món này lại đậm đà rất "toàn cầu" nên nhiều khách nước ngoài thường đến quán thưởng thức cũng là điều dễ hiểu.

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.09.2007 17:53:54 bởi con thuyền không bến >
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9