Dược Thảo: Quả * Trái (thân cây)

Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Dược Thảo: Quả * Trái (thân cây) - 18.09.2007 21:31:12

Trị ung thư bằng vỏ quýt
12:28:00, 17/09/2007

 


Ảnh: Sky


Vỏ quýt có thể giúp ngừa một số loại ung thư. Theo Hãng tin Reuters, đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Y Dược Leicester (Anh).

Theo các chuyên gia, một hợp chất chứa trong vỏ quýt tên là Salvestrol Q40 có tác dụng tiêu hủy các tế bào ung thư ở người, vốn chứa một loại enzyme mang tên P450 CYP1B1.

Phát hiện này mở ra một triển vọng sớm tìm ra các phương pháp hữu hiệu chữa trị các bệnh ung thư như ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt và buồng trứng.

http://www2.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2007/9/17/209106.tno
H.Y
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2007 21:34:29 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái Lý - 18.09.2007 21:45:50
 
 
 
 
 
Trái lý ít thấy bán trên thị trường, vì cây trồng lâu năm và ra trái ít...
 
Lý gia đình nhà mận.
 
Lý quả tròn, cơm xốp hơn mận, vị ngon và chát khi còn xanh.
 
Lá lý non ăn như rau sống, và rau rừng (lá có thân mộc).
 
Theo y học cổ truyền.
 
Lá lý non và trái lý là một vị thuốc hiếm trị bệnh đuờng ruột rất hay.
 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái Lý - 18.09.2007 21:49:54
 
Trái Lý
 
Họ mận. Thơm và ngon hơn trái mận. Thuộc lọai quí ít khi có. Trồng để thưởng thức, không kinh tế
 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Trái Lý - 29.11.2007 07:24:47
 
Thứ ba 27.11.2007, 16:04
 

Đẹp và khỏe từ quả bơ
Nếu làm một phép so sánh giữa trái bơ và một cốc sữa, người ta sẽ nhận thấy một sự tương đương đáng ngạc nhiên như thế. Ẩn chứa đằng sau vẻ ngoài sần sùi, phần thịt quả ẩn chứa rất nhiều bất ngờ. Trái bơ rất tốt trong làm đẹp và bảo vệ sức khỏe.

Chẳng thế mà người châu Âu đã dùng trái bơ như một trong những trái cây quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của họ!
 
Giá trị dinh dưỡng của trái bơ
Trái bơ có giá trị dinh dưỡng cao, lượng protein và chất béo chưa bão hòa trong thịt quả chiếm tới 15%. Lượng chất béo chưa bão hòa đơn trong quả bơ rất tốt cho tim mạch.
 
Lượng protein, vitamin A, E, C cao trong trái bơ rất có lợi cho sức khỏe của trẻ em. Protein trong quả bơ là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh.
 
Trong trái bơ cũng có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm kali, canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, natri, kẽm, mangan và selen. Đặc biệt bơ rất giàu kali, lượng kali trong bơ cao hơn chuối tới 60%. Ngoài ra trong bơ cũng rất giàu các vitamin E, a-xit folic, vitamin B6.
 
Trái bơ cũng rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, làm chậm quá trình lão hóa. Trái bơ còn là nguồn Folate rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở và đặc biệt quan trọng đối với thai kỳ ở những tuần đầu tiên. Theo điều tra, 75% trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống là do thiếu folate từ trong bụng mẹ.
 
Ngoài ra, trái bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp.
 
Tác dụng chữa bệnh của bơ
Theo Đông y, quả bơ có vị ngọt bùi, tính mát, nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, làm cân bằng thần kinh, phục hồi sức khỏe, giúp an thai và ổn định dạ dày, gan mật.
 
Trong Đông y, có những bài thuốc từ quả bơ
Chữa đau dạ dày: Quả bơ 300g. Nghệ vàng 150g. Mật ong 50ml. Lấy thịt quả bơ hấp chín, sấy khô. Nghệ vàng phơi khô, tán nhỏ thành bột mịn, dùng mật ong luyện thành viên bằng khoảng hạt ngô, phơi khô, ngày uống hai lần, mỗi lần năm viên với nước sôi để nguội.
 
Giúp cân bằng thần kinh: Quả bơ: 200g. Hoa nhài 50g. Mật ong 30g. Thịt quả bơ hấp chín, phơi khô cùng với hoa nhài rồi tán thành bột mịn, trộn cùng mật ong viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần năm viên, uống với nước sôi để nguội.
 
Theo Tây y
Trong quả bơ chứa rất nhiều folate - một dạng vitamin B có nhiều trong gan, súp lơ, rau lá xanh đậm, bánh mỳ và ngũ cốc bổ sung. Theo nghiên cứu mới đây của Australia, chế độ dinh dưỡng giàu folate có thể chống lại bệnh ung thư vú do rượu gây nên.

Những người ăn bơ thường xuyên, được cung cấp đầy đủ folate - chất góp phần điều tiết ADN và giúp ngăn chặn những bất thường xảy ra trong gene, gây ung thư. Vitamin này có thể ngăn gene đột biến.

 
Đây là kết quả của sự nghiên cứu trên 17.000 phụ nữ trong 13 năm, trong đó có 537 người mắc bệnh ung thư vú. Hiện nay, một số nước đã bổ sung folate vào thực phẩm để ngăn ngừa các khiếm khuyết ống thần kinh. Một số nghiên cứu còn chỉ ra bơ có tác dụng chống ung thư ruột kết.
 
Tác dụng làm đẹp của quả bơ
Trái bơ là một trong những loại trái cây được dùng nhiều nhất trong các sản phẩm và công thức làm đẹp. Bơ đặc biệt rất giàu vitamin E có tác dụng bảo vệ các axit béo chống lại sự ôxy hóa, nhờ vậy làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi trẻ và săn chắc.
 
Vitamin A, Kali, Phốt pho có tác dụng lột bỏ lớp da chết, thúc đẩy việc sản xuất collagen. Dầu trái bơ cũng có vai trò trong việc tái tạo và giữ ẩm cho làn da. Dầu bơ bảo vệ làn da không bị khô và tăng khả năng đàn hồi của da.
 
Một số công thức làm đẹp từ bơ
Mặt nạ cho tóc: dùng hai tách mayonaise và ½ quả bơ chín, tán nhỏ hoặc xay nhuyễn. Trộn bơ với mayonaise, rồi vuốt đều hỗn hợp này lên tóc ẩm, để ít nhất 10 phút cho tóc ngấm dưỡng chất.
 
Bạn có thể dùng khăn nóng ẩm quấn tóc lại trong 20 phút, dưỡng chất sẽ ngấm vào tóc nhiều hơn. Xả tóc sạch với nước ấm, rồi xả qua nước lạnh, sẽ giúp tăng độ bóng của tóc.
 
Cũng có thể dùng lòng trắng trứng trộn với thịt quả bơ và dầu oliu để tạo thành một hợp chất sền sệt thoa quyện vào tóc. Sau khi bôi xong, bạn ngồi chờ khoảng 30 phút, sau đó gội đầu bằng dầu gội đầu bình thường.
 
Hoặc gội đầu sơ qua bằng nước lã, dùng khăn bông lau khô. Lựa bơ chín, xay thật nhuyễn. Dùng hai bàn tay chà nhẹ bơ lên tóc. Giữ khoảng 15 phút rồi gội đầu sạch. Làm mỗi ngày một lần, liên tục trong một tuần.
 
Mặt nạ cho da mặt: Dùng ½ quả bơ nghiền và hai muỗng yaout. Trộn phần nạc quả bơ với yaout tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp này lên mặt và vùng cổ sau khi đã rửa thật sạch.
 
Để yên như vậy khoảng 25 - 30 phút rồi dùng khăn khô lau sạch lại. Mặt nạ này rất tốt cho các loại da từ khô đến thường.
 
Một số chú ý khi dùng bơ
Bạn có thể mua quả bơ ương, sau đó, đặt bơ trong giỏ giấy ở nhiệt độ bình thường, chúng sẽ tự chín sau vài ngày.
Đừng trữ bơ trong tủ lạnh khi bơ chưa chín. Lúc chín, có thể để trong tủ lạnh 1 tuần, nhưng bạn đừng cắt nó ra vì như vậy sẽ làm khô chất dầu trong bơ.
 
Theo Tiền Phong
 
http://thoibaoviet.com/live/FrontPage06/Y-te/News-page?contentId=37795

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Dược Thảo: Quả * Trái (thân cây) - 04.01.2008 09:34:13
Tác dụng chữa bệnh của quýt
15:09:30, 03/01/2008
 






ảnh: Lê HânCây quýt có tên khoa học là citrus deliciosa tenore. Vỏ quýt (trần bì) và hạt quýt (quất hạch) đều có tác dụng chữa bệnh.
 



Vỏ quýt có tác dụng chỉ khái (làm cho hết ho), hóa đờm (làm cho long đờm và tiêu đờm), kiện tỳ (giúp tiêu hóa tốt), giảm các chứng phong tê thấp...
 
Vỏ quýt có mặt hầu hết trong các thang thuốc của nam giới. Chỉ định dùng để trị ho, ăn uống khó tiêu, buồn nôn: Dùng 4-6 gr trần bì sắc với 100 ml, bỏ thêm khoảng 15-20 gr đường (đường phèn càng tốt); sắc còn 50 ml, uống dần trong ngày (mỗi lần 1 thìa nhỏ). Chú ý vỏ quýt để khô càng lâu càng tốt. Có thể dùng quả non, bổ làm tư, phơi khô dùng thay cho vỏ quýt cũng có tác dụng tương tự.
 
Hạt quýt điều trị các chứng sưng đau tinh hoàn, kể cả quai bị. Cách dùng: hạt quýt khô: 10 - 20 gr giã giập, sắc với 100 ml nước, còn 50 ml, chia nhỏ uống 3-4 lần trong ngày. Lá quýt tươi điều trị viêm tuyến vú sau sinh: Không kể số lượng, sao nóng ấp vào vùng đau, 1-2 lần/ngày. Chỉ vài ngày sau là khỏi. Nước quả quýt chín còn có tác dụng làm giã rượu: khi bị say có thể dùng vài quả quýt chín vắt lấy nước uống sẽ mau tỉnh rượu.
 
Bảo Trân
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái Chanh - 11.01.2008 12:52:38



 Sự kỳ diệu của chanh
18:34:33, 10/01/2008
Bảo Trân









Chanh có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây chanh có tên khoa học là citrus limonia osbeck, được trồng ở nhiều nơi, nhất là vùng đồng bằng và miền trung. Hầu hết các bộ phận của cây chanh đều có tác dụng chữa bệnh.
 


Quả chanh: Nước vắt của quả chanh là một loại đồ uống có tác dụng giải khát làm cho ta thấy sảng khoái, tỉnh táo nhất, là khi lao động mệt mỏi. Sở dĩ có tác dụng như vậy vì trong nước chanh có chứa axit citric, sinh tố C, sinh tố B1, riboflavin, kali... Vì vậy những trường hợp bị tiêu chảy mất nước, khi bổ sung nước bằng cách uống, ta nên vắt vào ly nước một ít chanh, 1 thìa đường và 1 ít muối sẽ giúp bệnh nhân đỡ khát và tỉnh táo hơn. Dĩ nhiên nước chanh còn là gia vị của nhiều món ăn hằng ngày.
 
Đối với các chị em làm nội trợ nên dùng chanh để khử mùi thực phẩm bằng cách: xát chanh lên các miếng thịt, cá sẽ giúp khử hết mùi hôi, tanh  giúp cho việc chế biến ngon hơn. Quả chanh non (còn gọi là chanh bao tử hay chanh cốm) làm thuốc trị ho rất hay. Lấy một vài quả thái thành những lát mỏng hấp cách thủy với một chút đường phèn hay mật ong có thể trị các chứng ho khan, ho gió rất tốt, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già. Cách dùng: trẻ nhỏ cho uống từ 1/2 - 1 thìa cà phê, cách 1 giờ cho trẻ dùng 1 lần. Người lớn, tùy tuổi có thể dùng gấp 2 - 3 lần trẻ nhỏ.
 
Lá chanh: vừa là gia vị, vừa dùng để nấu nước gội đầu hay nấu nước xông khi bị cảm. Lá chanh nấu lấy nước gội đầu vừa sạch gàu, sạch tóc vừa để lại hương thơm quyến rũ. Nồi nước xông nếu thiếu lá chanh thì tác dụng sẽ kém đi nhiều (thành phần nồi nước xông thường có: lá chanh, lá tre, lá chè, tía tô, kinh giới, lương nhúc..., mỗi thứ một nắm tay).
 
Vỏ cây chanh: được coi là một vị thuốc đặc trị đối với trẻ bị ho khan, ho gió kéo dài.
- Cách làm: Cạo lấy phần vỏ xanh bên trong (bỏ đi phần bên ngoài vì có chứa nhiều bụi bẩn), số lượng khoảng 5 - 10gr bỏ vào bát sứ cùng với 5 - 10gr đường phèn và 20 ml nước, hấp cách thủy 15 - 20 phút. Cho trẻ uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 1/2 - 1 thìa cà phê (tùy trẻ lớn hay nhỏ).
 
- Chú ý: Khi cạo vỏ cây chanh không nên cạo sâu vào đến phần gỗ và cũng không nên cạo vòng quanh vì như vậy sẽ làm cho cây bị chết (vì bị cắt đứt nguồn dinh dưỡng). Chúng ta cũng không nên lấy vỏ chanh theo kiểu "mẹo" của dân gian là sáng sớm, mới ngủ dậy, chưa súc miệng leo vào vườn chanh nhà hàng xóm dùng răng gặm lấy một ít vỏ cây chanh tại phần gốc để dùng. Cách này không tốt bởi cây chanh có rất nhiều gai sẽ gây nguy hiểm cho người lấy vỏ và có thể làm cây chết.
 
Bài, ảnh: Bảo Trân
http://www1.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2008/1/11/222243.tno

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái Chanh - 11.01.2008 22:36:42
Trái chanh và phòng chống bệnh tả
Nguyễn Văn Tuấn
Đôi khi phương tiện phòng chống bệnh nằm nay trong tầm tay của chúng ta.  Trong quá trình truy tìm tài liệu tham khảo về các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng chống bệnh tả tôi “phát hiện” rằng trái chanh có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn V. cholerae rất hữu hiệu.  Nhưng các chỉ dẫn của Bộ Y tế về phòng chống bệnh tả không nhắc đến chanh!  Bài viết ngắn này giới thiệu đến các bạn và đồng hương hiệu quả của chanh, một loại trái cây mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng biết qua.
 

 
Năm 1885, nhà sinh vật học người Đức tên Robert Koch khám phá vi khuẩn Vibrio cholerae (viết tắt là V. cholerae) chính là thủ phạm gây bệnh tả.  Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn tương đối phức tạp, nhưng có thể mô tả ngắn gọn như sau: vi khuẩn V. cholerae tương tác với các protein sản sinh ra một độc tế có tên là cholera trong đường ruột để “mở cửa” các kênh ion và từ đó gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể.  Hệ quả là bệnh nhân bị tiêu chảy và ói mửa.  Một cá nhân phải tiếp thụ 2 triệu vi khuẩn mới mắc bệnh tả. 
 
            Nhưng vi khuẩn V. cholerae có thể sống trên mặt nước và trong nước giếng trong một thời gian dài, và từ đó làm ô nhiễm nguồn nước ở qui mô lớn.  Hầu hết các trận dịch tả trên thế giới đều bắt nguồn và lan truyền qua nước.  Bão lụt cũng là một phương tiện lan truyền vi khuẩn đến các vùng xa hơn.  Vi khuẩn còn tồn tại trong các loại thực phẩm như cua, ghẹ, sò, trái cây, rau cải, và gạo.  Nạn dịch tả xảy ra ở Mĩ vào thập niên 1970s bắt đầu từ sò và cua bị nhiễm vi khuẩn ở Vịnh Mexico. 
 
Tuy nhiên, vi khuẩn V. cholerae khó sống trong môi trường axít hay nhiệt độ cao.  Vi khuẩn không tồn tại trong điều kiện pH < 2.4.  Chính vì thế mà không phải ai nhiễm vi khuẩn đều mắc bệnh, bởi vì khi vi khuẩn xâm nhập vào bao tử, chúng sẽ bị axít của bao tử tiêu diệt.  Nhưng nếu một cá nhân tiếp thụ nhiều vi khuẩn (trên 2 triệu), một số sẽ sống sót, xâm nhập vào ruột non, và có khả năng gây bệnh.  Phần lớn trường hợp bệnh tả tương đối nhẹ, chỉ có khoảng 5% là nặng.  Ngày nay với y khoa hiện đại, bệnh tả có thể điều trị khỏi tương đối nhanh, và không còn là một mối đe dọa nguy hiểm cho con người.  Nhưng nếu không điều trị thì bệnh có thể gây ra tử vong cho một số trường hợp. 
 
            Phòng bệnh hơn chữa bệnh.  Lợi dụng “điểm yếu” của vi khuẩn V. cholerae (khó sống trong môi trường axít), các nhà nghiên cứu thí nghiệm sử dụng chanh để tiêu diệt vi khuẩn, và kết quả rất khả quan.  Một loạt nghiên cứu thí nghiệm cho thấy chỉ cần một hay hai trái chanh có thể dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn trong vòng vài phút.  Trong một thí nghiệm được tiến hành ở Nam Mĩ, nơi mà người dân hay ăn gạo với xốt (sauce) đậu phộng, các nhà nghiên cứu cho gạo bị nhiễm vi khuẩn và theo dõi sự tăng trưởng số vi khuẩn trong một thời gian từ 30 phút đến 24 giờ.  Sau đó họ khử trùng bằng 1, 2, và 5 trái chanh, và xem xét bao nhiêu vi khuẩn tồn tại.  Kết quả (Bảng 1).  Chỉ cần sử dụng 1 trái chanh sau 3 giờ (180 phút) không còn vi khuẩn nào tồn tại.
 





Bảng 1. Tăng trưởng của vi khuẩn V. cholerae và hiệu quả diệt khuẩn của chanh

 
......
 
Một thí nghiệm khác trên cá (bị làm cho nhiễm vi khuẩn V. cholerae) cho thấy chỉ cần khử trùng bằng một trái chanh, trong vòng 5 phút, 99,9% số vi khuẩn bị tiêu diệt.  Sau 2 giờ khử trùng, không còn một vi khuẩn nào tồn tại [2].  Tương tự, khi bắp cải và rau xà lách được khử (pha trộn) bằng chanh, trong vòng 5 phút, không còn vi khuẩn tồn tại [3].
 
            Ngoài ra, chanh còn có hiệu quả diệt các vi khuẩn gây tiêu chảy như V. vulnificus, V. mimicus, V. anguillarumV. parahemolyticus.  Một thí nghiệm từ Nhật cho thấy khi các vi khuẩn trên cho “tiếp xúc” với chanh (nồng độ pH = 2.1 đến 2.2), sau 40 phút không một vi khuẩn nào tồn tại [4].
 
            Nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của chanh ở người cũng cho thấy chanh có hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh tả đến 70%-80%.  Ngay cả cà chua cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đến 57% [1].
 
Các bằng chứng khoa học trên đây cho thấy một cách nhất quán rằng chanh có hiệu quả diệt vi khuẩn V. cholerae rất hữu hiệu.  Thế nhưng, ngạc nhiên thay, trong các văn bản chỉ dẫn phòng chống bệnh tả mà Bộ Y tế công bố không đề cập đến chanh!  Chanh là một loại trái cây rất phổ biến và thông dụng ở nước ta.  Do đó, các nghiên cứu vừa trình bày cũng có nghĩa là phương tiện phòng chống bệnh tả nằm trong tay chúng ta. 
 
            Cố nhiên, phòng chống bệnh tả không chỉ tập trung vào một yếu tố nguy cơ hay chỉ dựa vào một biện pháp.  Các biện pháp khác như nấu chín thức ăn, uống nước đun sôi, làm sạch nguồn nước bằng cholorine, rửa tay trước khi bữa ăn hay sau khi đi tiểu / tiêu, tránh ăn rau cải sống, v.v… cũng là những biện pháp thực tế mà mỗi gia đình đều có thể thực hiện được.  Nhưng cũng phải thú nhận một thực tế là rất ít người có thể suốt ngày này sang tháng nọ ăn rau luộc chín.  Trong trường hợp (hay đối với những người vẫn còn) “mặn mà” với rau sống (và mắm tôm) thì trái chanh có thể là một liệu pháp an toàn để phòng chống vi khuẩn mà đảm bảo một bữa ăn thú vị.
Chú thích và tài liệu tham khảo:
Phát biểu trên báo chí gần đây, một quan chức y tế tỏ ra ngạc nhiên rằng bệnh tả xuất hiện ở Hà Nội.  Nhưng thật ra, bệnh tả không phải mới gì ở nước ta.  Theo y văn quốc tế (do người Pháp ghi lại), năm 1850, một trận dịch tả xảy ra ở miền Trung và Nam nước ta làm cho hơn 2 triệu người mắc bệnh.  Năm 1885, một trận dịch lớn khác bộc phát làm cho nhiều lính Pháp mắc bệnh; và trong số lính mắc bệnh tỉ lệ tử vong lên đến 50%!  Toàn quyền Paul Doumer cũng từng bị chết vì bệnh tả.  Từ năm 1910 đến 1930, trung bình mỗi năm có khoảng 5000 đến 30.000 trường hợp dịch tả được ghi nhận.  Năm 1961, một nạn dịch tả lớn bộc phát ở Nam Dương, và vi khuẩn V. cholerae O1 lan truyền sang đến miền Nam nước ta làm cho 20.009 người mắc bệnh và 821 người chết.  Từ năm 1979 đến 1996, trung bình mỗi năm có khoảng 3000 trường hợp dịch tả được báo cáo (xem Bảng 2).  Phần lớn những trường hợp này xảy ra ở miền Trung và Nam, đặc biệt là các tỉnh phía nam Trung phần như Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang, v.v… Các yếu tố nguy cơ được ghi nhận qua các trường hợp này liên quan đến nguồn nước: lượng mưa nhiều, nước uống thiếu vệ sinh hay bị nhiễm trùng, và thiếu cầu tiêu, cầu tiểu.
 





Bảng 2. Số trường hợp dịch tả ở Việt Nam từ 1979 đến 1996 phân chia theo vùng

 
......
 
Nguồn: Xem tài liệu
 

[1]  Rodrigues A.  Tropical Medicine and International Health 2000; 6:418-422.
[2]  Mata L, et al., Rev Biol Trop. 1994;42:479-85
[3]  Rodigues A, et al. Am J Trop Med Hyg. 1997;57:601-4.
[4]  Tomotake H, et al. J Nutr Sc Vitaminol 2006;52:157-160.
[5]  Daksgaard A, et al. J Clin Microbiol 1999;37(3):734-741.
 
http://www.ykhoanet.com/binhluan/nguyenvantuan/dichta_nvt_071110_1.htm

 
http://www.ykhoanet.com/binhluan/nguyenvantuan/dichta_nvt_071110_1.htm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Điều ít ngờ từ trái bồ kết - 18.01.2008 10:19:49
Điều ít ngờ từ trái bồ kết
14:59:13, 15/01/2008












Ảnh: Lê Hân
Bồ kết có tên khoa học là Gléditschia australis hemsl. Ngoài tác dụng gội đầu cho sạch gàu, xanh tóc, bồ kết còn có thể dùng để trị một số bệnh rất hiệu quả.
 

Quả bồ kết (tạo giác): có tác dụng tiêu đờm, sát trùng, thông khiếu. Để trị chứng trúng phong, cấm khẩu (không phải do tổn thương tại não bộ như xuất huyết não...): dùng một quả bồ kết đốt cháy, hơ trước mũi bệnh nhân, hoặc nướng bồ kết cho vàng (đừng để cháy) tán thành bột mịn, lấy khoảng 0,5 - 1 gr bột thổi nhẹ vào mũi. Nếu chỉ là ngất xỉu thôi thì bệnh nhân sẽ hắt hơi và tỉnh ngay.
 
Để sát trùng không khí (người xưa thường gọi là trừ tà): dùng cả quả bồ kết, không kể số lượng (tùy theo khu vực sát khuẩn lớn hay nhỏ), nướng trên than hồng, để phía đầu gió (hoặc dùng quạt) cho hơi bồ kết phả vào trong nhà hoặc khu vực định sát trùng, sẽ có tác dụng khử được một số vi khuẩn, (được biết vừa qua, trong đợt cúm gia cầm để đề phòng cúm cho cán bộ công nhân viên và bệnh nhân, Bệnh viện Y học nhiệt đới cũng dùng phương thức này).
 
Theo bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hiệp hội Đông y Lâm Đồng thì vào mùa lạnh hay dịp xuân hè, bệnh cúm thường xuất hiện, nếu làm như trên sẽ có tác dụng phòng ngừa được cúm. Hiện nay bệnh cúm gia cầm hay xuất hiện, người dân nên áp dụng cách này, làm sao cho hơi bồ kết phả vào khu vực chăn nuôi sẽ có tác dụng làm cho đàn gia cầm tránh được cúm. Thời gian sử dụng: nên làm 2 lần/ngày (sáng và tối) và làm hằng ngày cho đến khi hết dịch.
 
Đối với người bị hen, suyễn: có hai cách dùng: Sắc uống hằng ngày: 0,5-1 gr, có thể kết hợp với một số vị thuốc khác để tăng hiệu quả; hay ngâm rượu: bồ kết 1/2 quả nướng vàng ngâm với 50 ml rượu, để chừng 30 phút, gạn lấy nước, uống một lần, áp dụng trong 3-5 ngày. Cách này rất hiệu quả, nhưng sau khi uống bệnh nhân sẽ bị say và ho khạc ra rất nhiều đờm, kéo dài hàng 3-4 giờ, người rất mệt. Vì vậy những bệnh nhân thể lực yếu, không biết uống rượu hoặc có các bệnh về tim mạch kèm theo thì không nên dùng phương thức này. Tốt nhất khi dùng cần được thầy thuốc theo dõi.
 
Sau khi uống khoảng 2-3 giờ, cho bệnh nhân ăn cháo đậu xanh loãng để giã thuốc.
Hạt bồ kết (tạo giác tử): có tác dụng thông đại - tiểu tiện, điều trị mụn nhọt. Cách dùng cho táo bón: 5-10 gr hạt bồ kết, sắc với 100 ml nước còn 50 ml, uống một lần. Có thể sao vàng, tán thành bột mịn, hòa trong 100 ml nước thụt vào hậu môn. Đối với mụn nhọt: 5-10 gr hạt bồ kết, sao vàng, tán mịn, rắc vào vết thương sau khi đã vệ sinh.
 
Gai bồ kết (tạo giác thích): có tác dụng điều trị dị ứng, phù thủng và lợi sữa. Cách dùng 5-10 gr gai bồ kết, sắc uống (có thể kết hợp với một số vị thuốc khác hoặc dùng độc vị cũng có hiệu quả).
Bảo Trân
 


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái cóc - 22.01.2008 07:49:20
Trái cóc dành cho người bị tiểu đường
22:40:33, 20/01/2008
 




Lê Hân









Ảnh: Lê Hân
Trái cóc là một loại quả có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc trái cóc dùng để ăn (có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn), lá cóc còn dùng để nấu canh chua - món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng.
 


Nhưng trái cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường "mắc phải"). Cách làm: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi). Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa bột cốc, mỗi lần 1 thìa, trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều).
 
Cần lưu ý rằng đây không phải là một loại thuốc có tác dụng điều trị tiệt căn bệnh tiểu đường. Vì vậy người bệnh vẫn nên tuân thủ chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường: Không nên ăn các loại có đường, nên bổ sung chất đạm, tốt nhất là đạm thực vật như đậu nành, đậu phụng; ăn nhiều rau có chất xơ và rèn luyện (tốt nhất là đi bộ) để tránh bị thừa cân. Vì ở bệnh nhân tiểu đường týp II rất "nhạy cảm" với tình trạng tăng cân, khi bị tăng cân thì hàm lượng đường trong máu cũng dễ tăng theo.
Lê Hân
 


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái cóc - 22.01.2008 07:58:32
Trái cóc
 
 
 
Cóc (thực vật)
 
 
Cóc là một loại cây mộc, cũng là cây ăn trái miền nhiệt đới, cùng họ với xoài.
 
Bản địa của cóc là Trung Mỹ từ Mexico xuống Peru, BrasilTây Ấn đảo nhưng đã lan rộng khắp vùng nhiệt đới như Phi châu, Ấn Độ, và Nam Dương.
Trái cóc sắc xanh lục, có vị chua và dòn. Vỏ cóc dày nhưng mềm. Cóc có thể ăn sống hay đem muối. Cóc già thì thịt nhiều . Trái cóc chấm
muối ớt là món quà rong ăn chơi phổ biến trong giới học trò tại Việt Nam.
Thủ đô nước Thái Lan Bangkok tương truyền là từ chữ "makok" (มะกอก), tiếng Thái có nghĩa là "cóc" mà ra.
 
Cóc là một loại cây mộc, cũng là cây ăn trái miền nhiệt đới, cùng họ với xoài.
 
Bản địa của cóc là Trung Mỹ từ Mexico xuống Peru, BrasilTây Ấn đảo nhưng đã lan rộng khắp vùng nhiệt đới như Phi châu, Ấn Độ, và Nam Dương.
Trái cóc sắc xanh lục, có vị chua và dòn. Vỏ cóc dày nhưng mềm. Cóc có thể ăn sống hay đem muối. Cóc già thì thịt nhiều . Trái cóc chấm muối ớt là món quà rong ăn chơi phổ biến trong giới học trò tại Việt Nam.
Thủ đô nước Thái Lan Bangkok tương truyền là từ chữ "makok" (มะกอก), tiếng Thái có nghĩa là "cóc" mà ra.
 
 
 




Phân loại khoa học





Giới (regnum):
Plantae


Ngành (divisio):
Magnoliophyta


Lớp (class):
Magnoliopsida


Bộ (ordo):
Sapindales


Họ (familia):
Anacardiaceae


Chi (genus):
Spondias


Loài (species):
S. mombin







Tên hai phần

Spondias mombin
 
 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái Ổi - 10.02.2008 09:46:28
Công dụng trị bệnh của quả ổi
15:11:00, 03/02/2008 
H.Y
 
 
TNO) Theo các chuyên gia Ấn Độ, quả ổi là một loại trái cây có nhiều công dụng trị bệnh do nó chứa nhiều vitamin A, B, C và không chứa chất đường. Quả ổi còn là nguồn cung cấp phong phú chất sắt, canxi và phốt pho.

Theo các chuyên gia, hàm lượng vitamin C có trong quả ổi vượt trội so với tất cả các loại hoa quả có vị chua, với khoảng 180 mg vitamin C/100g ổi. Nước sắc từ lá quả ổi được xem giúp giải cảm và trị chứng viêm phế quản. Rễ, vỏ cây, lá và quả chưa chín thường được dùng để trị chứng viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy, bệnh lỵ và chứng nôn mửa ở bệnh nhân bị dịch tả.
H.Y
 
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
 
 
 
 
 
 
 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái Ổi - 10.02.2008 09:58:53
Các bài thuốc từ cây ổi
Saturday, 15. September 2007, 08:37:03

 
Các bệnh nhân tiểu đường có thể lấy quả ổi 250 g rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc dùng lá ổi khô 15-30 g sắc uống mỗi ngày.

Ổi có tên khoa học là Psidium guajava L., dân gian còn gọi là phan thạch lựu, thu quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử... Các nghiên cứu dược lý cho thấy, dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng.

Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng, tính ấm, có công dụng tiêu thũng, giải độc, chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua, tính ấm, có công dụng kiện vị, cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết...

Một số bài thuốc cụ thể:

1. Viêm dạ dày - ruột cấp và mạn tính:

- Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6 g, mỗi ngày 2 lần.

- Lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9 g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống.

- Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15 g, sắc uống.

2. Lỵ mạn tính:

- Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống.

- Lá ổi tươi 30-60 g sắc uống.

3. Trẻ em tiêu hóa không tốt:

- Lá ổi 30 g, hồng căn thảo (tây thảo) 30 g, hồng trà 10-12 g, gạo tẻ sao thơm 15-30 g, sắc với 1.000 ml nước, cô lại còn 500 ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn, uống mỗi ngày. Trẻ 1-6 tháng tuổi chỉ uống mỗi ngày 250 ml.

4. Tiêu chảy:

- Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20 g, búp vối 12 g, búp hoặc nụ sim 12 g, búp chè 12 g, gừng tươi 12 g, rốn chuối tiêu 20 g, hạt cau già 12 g, sắc đặc uống.

- Búp ổi 12 g, vỏ dộp ổi 8 g, gừng tươi 2 g, tô mộc 8 g, sắc với 200 ml nước, cô còn 100 ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10 ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30 ml, mỗi ngày 2-3 lần.

- Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12 g, gừng tươi 8 g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500 ml nước, cô còn 200 ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc: Búp ổi hay lá ổi non 20 g, vỏ quýt khô 10 g, gừng tươi 10 g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng. Cũng có thể lấy búp ổi 60 g, nụ sim 8 g, riềng 20 g, ba thứ sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 g với nước ấm.

- Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20 g sao vàng, lá chè tươi 15 g sao vàng, nụ sim 10 g, trần bì 10 g, củ sắn dây 10 g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10 g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn. Hoặc: Vỏ dộp ổi sao vàng 20 g, vỏ duối sao vàng 20 g, vỏ quýt sao vàng 20 g, bông mã đề sao vàng 20 g, sắc đặc uống nóng. Cũng có thể lấy bột vỏ dộp ổi 8 phần, bột gạch non 2 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10 g, mỗi ngày 2 lần.

- Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20 g, gừng tươi nướng cháy 10 g, ngải cứu khô 40 g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.

- Với trẻ em đi lỏng, dùng lá ổi tươi 30 g, rau diếp cá 30 g, xa tiền thảo 30 g, sắc kỹ lấy 60 ml, trẻ dưới 1 tuổi uống mỗi lần 10-15 ml, trẻ 1-2 tuổi uống 15-20 ml, mỗi ngày 3 lần.

5. Băng huyết: Quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9 g pha với nước ấm.

6. Đau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

7. Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.

8. Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.

Lưu ý: Không dùng ổi cho những người đang bị táo bón.

ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khoẻ & Đời Sống
 http://my.opera.com/kiendat/blog/index.dml/tag/c%C3%A2y%20thu%E1%BB%91c 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái Ổi - 10.02.2008 10:06:26







Thứ tư, 10/5/2006, 09:27 GMT+7




Trồng xen ổi để chữa bệnh vàng lá trên cây có múi
 





Mô hình trồng ổi xen cam quít ở vườn nhà ông Lê Văn Bảy. (Tuổi Trẻ)
Hai nhà khoa học trẻ thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam vừa tìm ra giải pháp khắc phục bệnh vàng lá greening trên cây có múi hết sức đơn giản: Trồng xen cây ổi vào vườn cam quít.
 
Hiện giải pháp này đã được triển khai thí điểm tại một số vườn cây cam quít ở Tiền Giang, Vĩnh Long và cho kết quả rất khả quan...
 
Năm 2004, trước dịch bệnh vàng lá greening hoành hành các vườn cây cam quít ở ĐBSCL, thạc sĩ Lê Quốc Điền và kỹ sư Đỗ Hồng Tuấn được giao nhiệm vụ tìm giải pháp khắc phục. Hai anh bắt đầu bằng việc điều tra tình hình ở các vùng kết hợp với dự án nghiên cứu về bệnh vàng lá của các chuyên gia Pháp, Australia, Nhật đang triển khai ở VN.
 
Một lần vào vườn cam của nông dân Lê Văn Bảy ở ấp Mỹ Lợi A, xã An Thới Đông (huyện Cái Bè, Tiền Giang), hai anh bất ngờ khi thấy vườn cam hoàn toàn tươi tốt, trong khi các vườn xung quanh lại èo uột. Để ý thật kỹ thì thấy vườn ông Bảy từ trước tới nay đều có trồng xen cây ổi để tận dụng đất trống.
 
Tìm hiểu thêm ở nhà ông Nguyễn Văn Sang thuộc xã Mỹ Lương bên cạnh, Tuấn và Điền thấy trước đây vườn cam của ông có trồng xen ổi thì cam tốt, lúc chặt ổi đi thì cam bệnh. Hai anh ghi nhận sự kiện này và bước đầu nhận xét: Có khả năng bọn rầy chổng cánh (tác nhân gây bệnh vàng lá greening) kỵ lá cây ổi.
 
Hai người bắt đầu thực nghiệm trên một công đất, trồng theo mật độ 60 cây cam sành xen với 60 cây ổi. Kết quả, không thấy rầy chổng cánh xuất hiện. Bước thí nghiệm tiếp theo, họ cho ngắt hết lá ổi trong vườn thì chỉ 2-3 ngày sau là rầy chổng cánh xuất hiện. Phải chờ tới khi lá ổi ra nhiều trở lại thì bọn rầy mới biến mất.
 
Tới đây thì có thể khẳng định lá ổi có khả năng đặc biệt xua đuổi rầy, Điền và Tuấn tiếp tục khảo nghiệm trên hai mô hình: vườn cam quít có xen ổi và vườn cam quít không xen ổi. Kết quả sau 11 tháng cho thấy vườn không xen ổi bị nhiễm bệnh 60%; còn vườn có xen ổi hoàn toàn không nhiễm bệnh cây nào. Hai anh kết luận: Trồng ổi xen trong vườn cây có múi có tác dụng ngăn chặn được sự xâm hại của rầy chổng cánh, từ đó phòng ngừa được bệnh vàng lá greening.
 
Từ đầu năm 2006 đến nay, giải pháp trên đã được hai nhà khoa học trẻ nhân rộng ra trên 34 mảnh vườn của nông dân các huyện Tam Bình, Bình Minh (Vĩnh Long). Kết quả cho thấy không có rầy chổng cánh xâm nhập. Trong khi đó, những cây ổi xen canh đã bắt đầu trưởng thành, dự tính sẽ cho trái vào tháng tám sắp tới. Ông Nguyễn Văn Hiểu, một chủ vườn ở Tam Bình, phấn khởi: “Trong khi chờ đợi cam quít có trái thì thu hoạch ổi bán cũng được 2.000đ/kg. Lấy ngắn nuôi dài như vầy thì nhà vườn sống được”.
 
Hiện hai nhà khoa học này đang tiến hành phân tích khả năng đặc biệt của lá ổi để xem chúng có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh như thế nào. Đồng thời họ cũng nghiên cứu sản xuất các loại bẫy có gam màu xanh tương tự như lá ổi, kết hợp ly trích hương ổi đưa vào vườn cam quít thí nghiệm. Nếu kết quả tốt, khi cây ổi lớn phải chặt đi thì có thể dùng “lá ổi nhân tạo” thay thế.
(Theo Tuổi Trẻ)

 
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/05/3B9E9933/
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái Ổi - 10.02.2008 11:38:41








Công dụng của trái ổi
(04/10/07 )



Ổi là loại trái cây phổ biến ở nước ta có tên khoa học là Psidium Guajava. Mùi thơm của ổi dễ chịu, nhất là khi ổi đã chín. Trái ổi chứa ít chất béo bão hoà, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ ăn kiêng, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan. Trái ổi không chỉ là loại trái cây được nhiều người ưa thích mà còn là loại trái cây tốt cho sức khoẻ.
 



Lợi ích về sức khoẻ
- Ổi giúp hạ cholesterol, bảo vệ tim và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhờ chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất.
- Ổi mang lại vẻ mềm mại cho làn da nhờ có chứa carotenoids, chất chống ôxy hoá giúp phục hồi sức sống cho da.
- Tại một số nước châu Á, người ta còn dùng phần nạc và lá ổi để chế ra loại trà bồi dưỡng sức khoẻ.- Vitamin C của ổi giúp kích hoạt sự sản xuất chất collgen, hoạt chất cần thiết giúp củng cố độ bền cho khớp xương sụn... Vitamin C còn giúp làm khoẻ các mạch máu, giảm thiểu sự ô nhiễm cho cơ thể từ môi trường xung quanh do xe cộ, động cơ... thải ra.- Ổi giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về da như bệnh vảy nến, chàm, phát ban nhờ có tính kháng khuẩn.- Ổi làm giảm thể trọng nhờ chứa ít chất béo.- Lá ổi được dùng làm thuốc trị tiêu chảy nhờ vào tính kháng khuẩn có chứa trong ổi. 
 Món ăn từ trái ổi1. Ổi ướp lạnh: Giúp giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng.- Lấy phần nạc của ổi, xắt nhỏ và xay nhuyễn. - Cho nước chanh tươi, rượu vodka và đường xay thêm cho đều. - Cho hỗn hợp vào tủ lạnh trong khoảng từ 45-60 phút. Ngoài ra, có thể cho hỗn hợp vào tủ làm đông để ăn như kem thông thường. 2. Ổi trộn: Giúp giảm cân và bồi dưỡng thể lực.- Gọt vỏ ổi, chỉ lấy phần nạc và xắt thành từng lát vừa ăn, cam gọt vỏ xắt từng lát mỏng, chuối xắt khoanh tròn sau đó trộn đều ba loại với nhau. - Rưới nước chanh tươi vào hỗn hợp, trộn đều. - Trước khi ăn, rưới thêm mật ong. - Bạn có thể cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ trước khi dùng. 3. Nước ép ổi: Tăng cường sức khoẻ.- Ổi bỏ vỏ, moi bỏ hạt, ép lấy nước, cho thêm ít muối và đường.- Ngon hơn khi uống lạnh.

Sưu tầm


 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Trái Ổi - 02.03.2008 14:40:13
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=169175&mpage=2&key=&#336742
>>>>>>>>>>
Đừng bỏ phí cùi và hạt bưởi  






Chất Pectin có trong cùi và vỏ hạt bưởi là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.
Bưởi là một loại trái cây ngon, nhiều vitamin rất được ưa chuộng. Thông thường chúng ta chỉ ăn múi và vứt bỏ hạt, cùi, vỏ mà không biết rằng đã bỏ phí một nguồn Pectin, chính là chất nhầy bao quanh vỏ hạt và trong cùi bưởi, có tác dụng chữa trị khá nhiều bệnh.
 
Pectin là một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt. Pectin có trong nhiều loại quả, song ở cùi và vỏ hạt bưởi có tỷ lệ cao và dễ chiết xuất nhất.
 
Trong công nghệ dược phẩm, Pectin được dùng chế thuốc uống, thuốc tiêm (bắp, dưới da) để cầm máu trước và sau phẫu thuật răng hàm mặt, tai - mũi - họng, phụ khoa, chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu. Dung dịch Pectin 5% còn được sử dụng như thuốc sát trùng H2O2 (nước oxy già) trong phẫu thuật răng hàm mặt, tai mũi họng (không gây xót và cầm máu), thấm bông vào Pectin nhét vào chỗ nhổ răng để cầm máu...





Tác dụng của Pectin:
- Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.
- Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì).
- Giảm hấp thu lipid.
- Giảm cholesterol toàn phần trong máu.
- Khống chế tăng đường huyết ở người có bệnh tiểu đường.
- Chống táo bón.
- Cầm máu.
- Sát trùng.

Sau khi ăn bưởi, ta có thể chiết xuất nguồn Pectin quanh vỏ hạt bưởi để làm thuốc phòng và chữa các bệnh nói trên.
 
Cách làm khá đơn giản:
 
- Hạt bưởi bỏ hết hạt lép (lấy khoảng 20 hạt để chế nước Pectin dùng trong 1 ngày), số còn lại đem phơi hoặc sấy thật khô (vỏ ngoài), đựng trong túi PE khô sạch (hoặc trong lọ khô sạch) để dùng dần.
 
- Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).
 
Với những giống bưởi có lượng Pectin cao có thể phải đánh hạt với nước 5-6 lần mới hết nhầy. Loại ít Pectin chỉ cần làm 3 lần là được.
Sau khi đã có nước Pectin thô, chúng ta có thể dùng để chữa một số bệnh với liều lượng như sau:
 
- Chống táo bón, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: Uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút.
- Giảm béo, ngừa tiểu đường: Uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút.
- Chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh), mỗi lần dùng 20ml, cách nhau 20 phút, trong một giờ liền. 
Sau khi chế 3 giờ, nếu không dùng hết nên cho vào tủ lạnh (có thể bảo quản được 48 giờ). Lúc này Pectin sẽ đông lại giống như thạch trắng.
 
Theo Khoa Học và Đời Sống
 
http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/29_125.htm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trái nhàu - 02.03.2008 15:04:55




Vị thuốc từ cây nhàu










Ảnh: Thiện Nhân
Cây nhàu thường được người dân trồng quanh vườn để hái hoa quả làm thuốc phòng trị bệnh. Những năm gần đây, nhiều thông tin nói về công dụng bài thuốc từ trái nhàu ủ làm rượu chữa được bệnh nan y, bệnh nhân đã tìm mua rượu nhàu ngoại nhập với giá rất cao, tốn kém nhưng bệnh không thuyên giảm.
 

Theo lương y Lê Ngọc Vân, Chủ tịch Hội Đông y TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, dùng đúng cách thì giá trị chữa bệnh từ cây nhàu rất hiệu quả. Rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh giao cảm, giảm đau nhức, hạ huyết áp; quả có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu; lá có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt.
 
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây nhàu đã được kiểm chứng qua thực tế. Chữa huyết áp cao: rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 - 40 gr nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 - 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục từ 40 - 100 ngày, huyết áp sẽ ổn định. Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng 20 ngày, trong bữa ăn uống một ly nhỏ trị được chứng bệnh hay bị đau lưng, nhức mỏi, tê bại.

Trái nhàu già rửa sạch, để ráo, ủ chín, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1 kg nhàu với 200 gr đường cát vàng, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể. Lá nhàu xắt nhỏ phơi khô, mỗi lần lấy 30 - 40 gr nấu nước uống hằng ngày điều trị các bệnh sốt rét, kiết lỵ, chứng thường nhức đầu. Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.
   Thiện Nhân
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Tác động kỳ diệu của cà phê - 17.06.2008 15:48:38
Tác động kỳ diệu của cà phê
00:13:38, 15/06/2008
 
Chỉ cần ngửi mùi thơm từ ly cà phê nóng vào buổi sáng cũng có thể giúp bạn giảm stress do mất ngủ. Đó là kết luận do nhóm chuyên gia thuộc Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đưa ra sau khi nghiên cứu tác động của cà phê đối với chuột, theo HealthDay.
 


Các chuyên gia phát hiện khi chuột ngửi mùi cà phê, trong đó một số chuột bị stress do thiếu ngủ, 11 gien trong cơ thể chuột tăng cường hoạt động và 2 gien giảm cường độ hoạt động so với chuột không ngửi cà phê.
 
 Kết quả cho thấy mùi hương tỏa ra từ hạt cà phê giảm tình trạng stress ở chuột thiếu ngủ. Các nghiên cứu trước đó cho thấy việc uống cà phê có thể giảm tình trạng trầm cảm và nguy cơ tự tử cũng như giảm stress. 
H.G