Áo Dài
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 10 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 145 bài trong đề mục
Ướt Mi 13.06.2010 03:34:32 (permalink)

Hoa hậu Singapore nữ tính với áo dài ( 8:57 AM | 08/06/2010 )

Hoa hậu đến từ đảo quốc sư tử Pilar Carmelita Arlando đã có những bức ảnh rất dịu dàng với tà Áo dài Việt Nam.

Lần đầu tiên mang chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, Hoa Hau Singapore 2009 Pilar Carmelita Arlando Pilar Carmelita Arlando cho hay cô cảm thấy duyên dáng và nữ tính hơn.

Người đẹp Singapore từng ở chung phòng và kết thân với    Huong Giang  từ cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2009 tại Nam Phi. Kể từ sau cuộc thi, 2 người đẹp vẫn thường xuyên giữ liên lạc với nhau, khi Arlando đến Việt Nam thì 2 người đã có nhiều thời gian dành cho nhau, họ đã đi thăm qua sông nước miền Tây đến dạo phố Sài Gòn trong hơn 10 ngày Arlando ở đây.

Dưới đây là một vài hình ảnh đẹp của Hoa hậu Singapore với áo dài Việt Nam:




Photo: Quốc Huy
Make up: Hạ My
Thực hiện: Võ Thường Thanh ngọc


#61
    Ướt Mi 13.06.2010 03:39:23 (permalink)


    Áo dài thướt tha trong đêm Thành cổ ( 9:51 AM | 09/06/2010 )


    Màu xanh của tre, sắc hồng của sen và những tà Áo dài duyên dáng,… Tất cả đều mang vẻ đẹp thanh cao và đem đến cho mọi người niềm cảm xúc vô tận.
     
    Lễ hội Áo Dài với tên gọi “Vọng thiên niên” diễn ra lúc 20h ngày 8/6 tại sân Hàm Nghi, cửa Thượng Tứ – Huế không những tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với người xem bởi sự công phu, rực rỡ và sinh động mà còn vì thông điệp được gửi gắm trong một không gian đầy lãng mạn giữa lòng TP Huế.



    “Vọng thiên niên”- Một ngàn năm trôi qua nhưng vẻ đẹp ấy như không thể phai nhạt, mỗi ngày qua đi sen lại thêm tươi thắm, áo dài trở nên cao quý hơn.

    Lễ hội Áo Dài như một thông điệp gửi đến mọi người về một hành tinh xanh qua những chất liệu thân thiện với môi trường trong một không gian sắp đặt của những luỹ tre xanh. Tất cả đều thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên qua nét đẹp áo dài.

    Lễ hội có sự tham gia của 17 nhà thiết kế ở cả ba miền Bắc- Trung- Nam như: Quang Tân, Minh Minh, Sĩ Hoàng, Viết Bảo, Thương Huyền, Đức Hải, Việt Liên, Minh Hoa, Việt Hà, Anh Vũ, Bảo Ngọc, Quang Huy, Thu Giang, Thanh Danh, Xuân Hảo, Minh Hạnh.


    Đặc biệt hơn, với gần 1.000 bộ áo dài cho cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi được các người mẫu trình diễn trên nền những bản nhạc, bài hát về Hà Nội đã thể hiện tình cảm của những người thực hiện hướng về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội./.



    Ngọc Thành
    Theo VOV


    Loạt bài về "Áo dài" UM nhận được từ CNS Duy Lynh. Cháu xin châng thành cảm ơn Chú
    UM

    #62
      Thanh Vân 11.07.2010 18:02:42 (permalink)


      Ngắm “bé” Xuân Mai duyên dáng trong tà áo dài


      Lâu nay khán giả quen thuộc với hình ảnh ca sĩ “Con cò bé bé” nhí nhảnh với trang phục đầm dễ thương nhưng trong kế hoạch cho sự xuất hiện trở lại lần này, Xuân Mai muốn gây chú ý với phong cách trưởng thành hơn, duyên dáng trong tà áo dài…Gần một năm, kể từ khi trở lại Mỹ vào tháng 8 năm ngoái, “bé” Xuân Mai lại có dịp về thăm quê hương Việt Nam. Ca sĩ Con cò bé bé ngày nào đang lên rất nhiều kế hoạch công việc như phát hành đĩa đơn vào tháng 8 tới, đi biểu diễn xuyên Việt và hoàn thành quảng cáo son môi…
      Có vẻ như Xuân Mai ngày càng trưởng thành hơn lứa tuổi 15 thiếu nữ của mình. Lâu nay khán giả quen thuộc với hình ảnh cô nhí nhảnh với trang phục đầm dễ thương. Nhưng trong kế hoạch cho sự xuất hiện trở lại lần này, Xuân Mai thực sự gây sự chú ý với phong cách chững chạc và đầy duyên dáng trong tà áo dài…
      Lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng với trang phục áo dài cổ điển bên cạnh “hotboy” Andy Dương với bối cảnh nhà thờ, bưu điện cổ, góc phố nhỏ…, bộ ảnh mới nhất của Xuân Mai khiến không ít người phải xao xuyến…
      Theo Dân Trí

























      #63
        Thanh Vân 27.08.2010 03:31:21 (permalink)
        (2Sao) - Tạm chia tay với những vũ điệu múa uyển chuyển trên sân khấu, một Linh Nga với nét đẹp cổ điển trong bộ sưu tập vương triều cũng để lại không ít ấn tượng về người đẹp múa này.

           
        Một bất ngờ mới đây rất vinh dự cho nữ diễn viên múa Linh Nga (sinh năm 1985) là cô được mời tham gia là thành viên BGK cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010, cô cũng là gương mặt ban giám khảo trẻ tuổi nhất trong lịch sử BGK Hoa hậu Việt Nam. BTC cũng cho biết rất tin tưởng vào mắt thẩm mỹ và sự đánh giá của nữ diễn viên trẻ này, bởi cô sẽ có con mắt nhìn của người trẻ tuổi. Sự hiện diện của cô gái trẻ này trong vài trò BGK có thể sẽ khiến cho cuộc thi năm nay có thêm nhiều điểm khác biệt.

         Mời các bạn chiêm ngưỡng hình ảnh mới của Linh Nga:


































        Photo: Dương Quốc ĐịnhMake up: Minh Hoàng
        Stylist: Vô ThườngTrang phục: Sĩ HoàngTâm K

        #64
          Thanh Vân 05.10.2010 16:25:29 (permalink)
          Mai Phương Thúy trình diễn áo dài 100 m



          Mặc bộ áo truyền thống được thiết kế 9 tà, mỗi tà dài 100 m, Hoa hậu VN 2006 vẫn diễn xuất tự nhiên trong đêm 'Hội trùng dương', diễn ra tối 4/10 tại TP HCM.















          <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.10.2010 16:27:15 bởi Thanh Vân >
          #65
            Thanh Vân 05.10.2010 16:50:55 (permalink)
            Hoàng Điệp, Hoàng Yến duyên dáng với với áo dài






            Trong đêm "Hội trùng dương" diễn ra ở White Palace, TP HCM vào tối 4/10, NTK Võ Việt Chung giới thiệu bộ sưu tập thời trang "Áo dài 3 miền" từ chất liệu lãnh Mỹ A nổi tiếng, bộ sưu tập "Áo dài Hoàn vũ" mà anh từng thiết kế cho cuộc thi Miss Universe 2008 và cuối cùng là bộ áo thời trang chủ đề "Màu của đất". Trong ảnh, Vũ Hoàng Điệp sang trọng với áo dài lãnh Mỹ A.





            Nữ hoàng Sắc đẹp làm duyên với kiểu áo dài cách tân khác.




            Cũng với áo dài cách tân, Á hậu Võ Hoàng Yến giữ gương mặt lạnh khi trình diễn.




            Tuy nhiên, cô không làm mất đi nét quý phái, kiêu sa của tà áo truyền thống nhờ kỹ năng trình diễn điêu luyện trên sàn.



            Ở bộ sưu tập "Màu của đất", Võ Hoàng Yến thật sự gây ấn tượng với phong cách của một siêu mẫu.




            Đêm diễn còn có sự góp mặt của Trang Nhung.






            Từ phải qua: Hoàng Yến, Trang Nhung và Hoàng Điệp trong màn chào tổng kết cùng các người mẫu khác.


            #66
              Thanh Vân 05.10.2010 16:53:16 (permalink)




              Chân dài trình diễn đêm 'Hội trùng dương'







              Người đẹp HHTG Người Việt 2010 Thùy Linh.









              Siêu mẫu Kim Dung.

              <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.10.2010 16:54:44 bởi Thanh Vân >
              #67
                Thanh Vân 05.10.2010 16:57:13 (permalink)
                .



                Người đẹp Quỳnh Trang.






                Người đẹp Nguyễn Đỗ Bắc Linh.







                Bích Trâm, Người đẹp Tài năng tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010, e ấp trong trang phục dân tộc.




                Giải Vàng Siêu mẫu 2009 Ngọc Bích.




                Người đẹp Thanh Tuyền





                Đêm "Hội trùng dương" quy tụ nhiều "chân dài" của làng người mẫu.

                Ảnh: Lý Võ Phú Hưng


                #68
                  Thanh Vân 05.10.2010 17:03:13 (permalink)


                  Hà Phương cá tính với áo dài




                  Phan Hà Phương hiện là học sinh trung học.



                  Với chiều cao 179 cm, số đo ba vòng 85-60-87, Phan Hà Phương lọt vào top 10 Siêu mẫu châu Á vừa diễn ra đầu tháng 9 ở Trung Quốc.




                  Người đẹp cho biết, giải thưởng không làm xáo trộn nhiều cuộc sống của cô.




                  Bộ ảnh thực hiện ngay sau khi Hà Phương trở về từ Trung Quốc.





                  Dưới sự đạo diễn của nhiếp ảnh Tô Thanh Tân, trang điểm Ngọc Triệu, Hà Phương hồn nhiên thể hiện tính cách sôi nổi của mình.





                  Vào ngày 1/10, tại sân khấu Hồ Gươm, cô sẽ cùng 99 người mẫu khác trình diễn những chiếc áo dài của nhà thiết kế Ngân An, phục vụ cho chương trình "Đêm huyền ảo Hồ Gươm" chào mừng Đại lễ.





















                  Ảnh: Thiện Hùng

                  #69
                    Thanh Vân 05.10.2010 17:06:16 (permalink)



                    Mai Thu Huyền hóa thân thành tiên nữ


                    Diễn viên "Những ngọn nến trong đêm" bay bổng, thanh thoát trong những chiếc áo mớ ba mớ bẩy của nhà thiết kế Đức Hùng. Sắc hồng hoa đào trên trang phục Mai Thu Huyền mặc tượng trưng cho Hà Nội nghìn năm văn hiến.







                    Theo nhà thiết kế Đức Hùng, nói tới miền Nam phải nói đến sắc vàng của hoa mai, miền Trung màu tím đằm thắm dịu dàng còn màu hồng hoa đào tượng trưng cho miền Bắc, mà rõ nét nhất là thủ đô Hà Nội.





                    Năm 2010, Quan họ Bắc Ninh đã trở thành di sản phi vật thể của thế giới. Chính điều này làm Đức Hùng nảy sinh ý tưởng thiết kế những chiếc áo dài từ những dải lụa và chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy của các liền chị.





                    Mai Thu Huyền sẽ mặc những thiết kế này sải bước trong chương trình "Lễ hội áo dài 3 miền" tại Đêm huyền ảo Hồ Gươm tối 1/10.





                    1000 bộ áo dài sẽ xuất hiện trên sàn catwalk dài kỷ lục 350 m. Cùng với những chiếc áo dài của nhà thiết kế Minh Thư, thương hiệu Ngân An, nhà thiết kế Đức Hùng sẽ thể hiện bộ sưu tập áo dài 3 miền và xuân hạ thu đông.






                    Chương trình diễn liên tục trong 45 phút, phần kết của áo dài 3 miền sẽ là màn pháo bông đầy ngoạn mục.





                    Đức Hùng đã chuẩn bị bộ sưu tập này trong suốt 2 năm.





                    Đối với anh, một người con trai gốc Hà Nội, không có gì hạnh phúc bằng được khoe với bạn bè Việt Nam và thế giới bộ sưu tập, như lời tri ân với mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.






                    Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV4, HTV1, HTV9...






                    Sau Đêm huyền ảo Hồ Gươm, Đức Hùng sẽ mang bộ sưu tập của mình tham gia chương trình đêm 10/10 tại sân vận động Mỹ Đình mang tên "Thăng Long - thành phố rồng bay".

                    Ảnh: Dinh Dzu

                    #70
                      Thanh Vân 31.10.2010 21:33:33 (permalink)
                      #71
                        Ct.Ly 05.12.2010 17:49:09 (permalink)
                        #72
                          Thanh Vân 28.07.2011 03:13:48 (permalink)
                          Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ






                          Áo dài là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam - duyên dáng và đằm thắm không thể trộn lẫn. Khi áo dài Việt Nam xuất hiện ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này thì sự chú ý trở nên náo nhiệt và tưng bừng... Chưa có ai khẳng định được áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào, nhưng trải qua năm tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt. Có thể điểm qua một số thời kỳ được coi là “dấu ấn” trong quá trình hình thành và phát triển của chiếc áo dài.




                          Thế kỷ XVII – XVIII


                          Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc do năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng Vương đã yêu cầu thay đổi trang phục Việt Nam trên cơ sở kiểu áo Trung Hoa. Bộ quần áo có nút thay thế cho váy và áo xẻ ngực thắt dây. Nhưng áo dài là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt, người xưa phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ như áo tấc áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều.
                          Trong khi đó, từ đầu đến cuối quyển sách Trung Quốc Phục Trang Sử nổi tiếng, viết và minh họa về y phục Trung Hoa đời Xuân Thu cho đến những năm đầu Dân Quốc (1920), không thấy đả động gì đến bì bào (áo mặc sát vào da). Loại bì bào độc nhất ở Trung Quốc, thường gọi là áo sườn xám, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện từ Trùng Khánh và Thượng Hải trong thập niên 1930.
                          Với bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ 17, trang phục áo dài tứ thân chịu ảnh hưởng bởi nhiều quan niệm phong kiến đương thời. Điều này thể hiện qua kiểu dáng áo rộng, màu sắc đơn giản, các họa tiết trang trí trên áo hầu như không có, hơn nữa, áo dài tứ thân còn phần nào thể hiện vai trò thứ yếu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Áo dài tứ thân được sử dụng khá nhiều ở nông thôn miền Bắc cho đến những năm đầu thập niên 1930.






                          Khoảng giữa thế kỷ 17-19, áo dài ngũ thân được những người phụ nữ quyền quý ở thành thị miền Bắc và miền Nam mặc. Áo dài ngũ thân thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, và cũng là biểu tượng của ngũ hành: Kim, Mộc, thủy, Hỏa, Thổ. So với áo dài tứ thân, áo dài ngũ thân đã có nhiều khác biệt về chất liệu vải, màu sắc cũng như các họa tiết trên áo. Tuy nhiên, về kiểu dáng, áo dài ngũ thân vẫn giữ nguyên kiểu áo rộng, che phủ hình thể của người mặc.




                          Thế kỷ XIX-XX


                          Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân. Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.






                          Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 – 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ. Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba, quần may rộng vừa phải, với đũng thấp.






                          Làn sóng văn hoá Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng tới thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Điều này đã tạo ra một phong trào cách tân về kiểu dáng, biến chiếc áo dài trở thành một trang phục tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Với áo dài cách tân, địa vị xã hội của người phụ nữ dường như đã được xác lập và tạo nên phong trào bình quyền nam nữ thời bấy giờ. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Le Mur, chữ Lemur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Le Mur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn.






                          Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm. Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.




                          Những cách tân đầu tiên


                          Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội.
                          Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.






                          Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.


                          Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60. Vì nịt ngực ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài bắt đầu được may chít eo, nhiều khi rất chật, để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên hở cạp quần, gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Vào những năm 1960, vì muốn thấy cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Mẫu áo dài hở cổ lần đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được “phá cách” với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Thiết kế mới này trở thành đề tài được dư luận xã hội đánh giá theo nhiều ý kiến khác nhau. Không chỉ là thời trang, áo dài hở cổ còn là trang phục thể hiện phong cách sống tươi trẻ, tự tin của các thiếu nữ Sài Gòn.
                          Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài màu trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. Áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp.


                          Mặc dù không tồn tại lâu nhưng áo dài Hippy lại là một điểm đáng chú ý trong lịch sử áo dài. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sác màu rực rỡ đã thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại cuối những năm 1950. Tuy nhiên, trào lưu áo dài Hippy chủ yếu diễn ra tại miền Nam Việt Nam nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hoá phương Tây tác động một cách mạnh mẽ (1968).
                          Từ thập kỷ 70 đến 90, áo dài không thay đổi nhiều hơn. Thỉnh thoảng cách mặc có đổi mới, thí dụ như quần với áo đồng màu, nhưng không tạo ra được phong trào sâu đậm.
                          Năm 1989, cuộc thi Hoa hậu áo dài lần đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn, đánh dấu sự hồi sinh phát triển mạnh mẽ của áo dài với hàng loạt các thiết kế mới. Trong đó, nổi bật là hai trường phái: áo dài vẽ do họa sĩ Sĩ Hoàng khởi xướng (1989) và áo dài thổ cẩm do nhà thiết kế Minh Hạnh thực hiện trên chất liệu thổ cẩm.






                          Ngày nay, áo dài xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Những phụ nữ Việt Kiều biểu lộ tình cảm với quê hương qua chiếc áo dài. Nhiều du khách nước ngoài đã có những ấn tượng rất tốt về tà áo dài Việt Nam. Họ cảm thấy được tiếp đón rất nồng hậu khi những tà áo dài bay bay trước gió ở phi trường. Thật tiếc cho những ai đến Việt Nam mà không mang về một chiếc áo dài làm kỷ niệm và để khoe với những ai chưa từng đến Việt Nam. Áo dài trong các cuộc thi sắc đẹp lớn, trong cuộc hội nghị quan trọng của thế giới, áo dài trắng thướt tha của nữ sinh... Tất cả đều mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, vẻ đẹp rất Việt Nam....


                          Bà James Sterson, một sứ giả Mỹ đã nói rằng: Không một đất nước nào có một trang phục dân tộc vừa đẹp, truyền thống mà lại có chiều sâu văn hóa như tà áo dài Việt Nam. Thật đúng như thế, thật khó mà dịch từ “áodài” sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo dài như ở Việt Nam.




                          Nguồn:  Tạp chí Ngày nay

                          #73
                            Thanh Vân 28.07.2011 03:20:44 (permalink)
                            Áo Dài Thời Trang Quang Chánh




                            “Áo dài ôm sát thân hình của người mặc, do đó nếu người mặc có một thân hình vốn đẹp thì lại càng tăng thêm đẹp mà không hở hàng đồng thời lại nhấn mạnh đến nét dịu dàng thướt tha và quến rũ rất đặc trưng của phụ nữ Việt.”


                            Đức Hà
                            OneViet.com

                            Tuy vẽ và cắt áo dài cho mẹ và người thân từ thủa còn ở Việt Nam, nhưng Phạm Quang Chánh chỉ có dịp giới thiệu bộ sưu tập áo dài đầu tiên với khán giả và công chúng San Jose trong chương trình văn nghệ năm 2003. Lần ra mắt, chủ yếu chỉ nhằm làm tăng thêm phong phú cho một chương trình đại nhạc hội gây quỹ của truyền hình Diễn Đàn Việt Nam, đã để lại nhiều ấn tượng, nhiều ngợi khen và khuyến khích từ phía người xem nhưng lại là bước ngoạch lớn trong sự nghiệp của kỹ sư điện tử họ Phạm:
                            “Yêu thích ngành tạo mẫu và thiết kế thời trang từ lâu nhưng chưa bao giờ Quang Chánh nghĩ thời trang sẽ là nghề chính, cho đến khi giới thiệu bộ áo dài đầu tiên năm 2003 và nhận được những lời động viên nồng nhiệt từ người xem đến báo chí thì nỗi đam mê thời trang mới thực sự bùng dạy,” chàng kỹ sư điện tử của Sun Microsystems chia xẻ với OneViet.
                            Kể từ đó, thú vui giải trí, làm chơi ngoài giờ trở thành một thương hiệu khi anh cho ra đời “QC Designs.” Thật ra người ta cũng đã biết Quang Chánh như một xướng ngôn viên truyền hình, một MC, một bầu show, một nhà vẽ kiểu áo dài nhiều hơn là một kỹ sư điện tử tốt nghiệp khoa công nghệ trường UC Berkeley.


                            Kể từ khi định cư tại Mỹ cách nay 32 năm, người Việt đã chen chân vào nhiều ngành nghề khác nhau kể cả các chức vụ cao cấp tại Washington D.C. cũng như ngành thời trang. Nếu các nhà thiết kế thời trang gốc Á như Chloe Đào (http://www.lot8online.com), Thiện Lê (http://www.thienle.com), Andy Thế Anh (http://www.andytheanh.com), Phillip Lim (http://www.31philliplim.com), Đinh Bá (http://www.dinhbadesign.com/), hay Barbara Bùi (http://www.barbarabui.com) đi hẳn vào mảng thời trang dòng chính phương Tây thì Ý Như, Châu Nguyễn và Quang Chánh (http://www.qcdesigns.com) tại vùng Bắc Cali lại gần gũi với người Việt qua các mẫu áo dài đa dạng, nhiều màu sắc, thường được mô tả là kín đáo nhưng rất gợi cảm.
                            Thế nhưng trong muôn vàn chiếc áo dài hiện nay, liệu người ta có thể nhận ra áo dài phong cách QC? Anh đáp:
                            “Chiếc áo dài Việt đã đến mức hoàn chỉnh rồi, cổ áo cao thấp, tay áo dài ngắn, tà áo xẻ hai xẻ ba hay quần thay đổi rộng hẹp, tùy theo năm, nhưng rất ít, sự khác biệt giữa các nhà thiết kế để có thể nói lên đường nét đặc trưng của từng người là vấn đề trang trí khéo léo và mỹ thuật trên nền áo.”
                            Theo QC, trang trí có nhiều cách như thêu, vẽ, đính hạt cườm trên áo và signature của QC Designs là vẽ trên áo.

                            “Cũng vẫn là hình ảnh của tứ lính như long lân quy phụng hay mai lan cúc trúc, nhưng hình dáng có thể từ rất cố điển đến tân thời, tất cả các mẫu vẽ đều không giống với mẫu mã người ta thường thấy ngoài thị trường,” anh khẳng định.
                            Tốt nghiệp kỹ sư, Phạm Quang Chánh có ngay việc làm tại Sun Microsystems từ 1997, nhưng tâm hồn yêu thích nghệ thuật đã thúc đẩy anh ghi danh học thêm ngành thiết kế thời trang tại trường Canada College ở Redwood City và về graphic design tại Academy of Art ở San Francisco. Rồi bằng học vấn cộng với năng khiếu vẽ bẩm sinh, anh đã tạo cho mình một đường nét rất QC và là tác giả của hơn 10 chương trình trình diễn thời trang với bảy bộ sưu tâp, mỗi bộ từ 10 đến 15 bộ áo dài kể từ 2003 đến nay.




                            Áo Dạ Hội


                            Nếu áo dài mặc dịp lễ hội hay áo cô dâu phải mang nét đặc biệt nổi bật giữa rừng áo dài thì áo dài dạ hội lại phải rực rỡ, thu hút bội phần và đó cũng là kiểu áo QC muốn phát huy nhiều nhứt. Nói về bộ sưu tập toàn về áo dài cách tân dùng cho liên hoan dạ tiệc đang được chuẩn bị cho lần giới thiệu show thời trang mùa hè tới, QC cho biết:
                            “Dùng những loại tơ lụa đắt tiền với trang trí kết hợp nét vẽ hoa văn, thêu, kết hoa hoặc đính cườm để tạo nên một chiếc áo vừa trang trọng vừa mới lạ hầu như chưa thấy ai thực hiện.”
                            Tuy vậy không hẳn tất cả các mẫu áo dài đều thích hợp cho mọi người, vì vậy theo lời QC, người thiết kế còn phải tư vấn cho người phụ nữ nên chọn kiểu cách nào:
                            “Ông bà ta nói ‘tốt khoe, xấu che’ vẫn còn giá trị với thời trang áo dài hiện nay và nếu chiếc áo không che được khuyết điểm và không nâng cao ưu điểm đường nét cơ thể của người mặc thì mẫu áo đó chưa được hoàn chỉnh.”
                            Anh cho hay nếu chọn lựa không khéo, chiếc áo dài có thể làm giảm giá trị của người mặc lẫn người thiết kế:
                            “Áo dài ôm sát thân hình của người mặc, do đó nếu người mặc có một thân hình vốn đẹp thì lại càng tăng thêm đẹp mà không hở hàng đồng thời lại nhấn mạnh đến nét dịu dàng thướt tha và quyến rũ rất đặc trưng của phụ nữ Việt.”

                            Còn với người không có một thân hình cân đối thì chiếc áo dài cổ cao, tay dài, quần dài sát đất giúp che khuất hết những điểm không hoàn chỉnh nhưng đặc biệt nhứt là hai tà áo tạo cho người mặc dáng cách thướt tha làm nhẹ bớt những điểm xấu.


                            Cách Tân

                            Vô nghề được vài năm nay, áo dài QC chưa được biết nhiều tuy vậy Ý Lan, Như Quỳnh, hay Diệu Hương đều đã có trong tủ áo của mình ít ra một vài bộ xuất phát từ lò thiết kế QC Designs. Vậy chiếc áo dài, sau bao đổi thay thì kiểu nào được yêu chuộng nhiều nhứt, nhà thiết kế QC phân tích:
                            “Thật ra rất khó nói tại vì mỗi áo có một vẻ đẹp khác nhau. Nhưng áo càng xưa lại có nét đẹp cổ kính. Những kiểu gần đây thì mang ý tưởng tân thời. Bản thân QC thiết kế nhiều nhất là áo dài cổ thuyền, tà dài, nhấn bốn bên, quần ống rộng. Kiểu cổ thuyền trông trẻ trung và rất “Tây.” Kiểu này trưng bày ra nét đẹp ở phần cổ và vai của người thiếu nữ. Nếu người mặc có làn da trắng cổ cao, thì mang thêm vòng chuỗi hay necklace đẹp thì càng tăng thêm vẻ độc đáo.”
                            Với thời gian, sau khi bỏ cổ, hở vai rồi rút ngắn thành mini, chiếc áo dài còn bị cắt ngắn, hoặc cắt bỏ hoàn toàn tay áo để khoe nguyên cánh tay, hoặc khoét lưng thấp đến eo là những phá cách người ta thấy rất nhiều qua các chương trình giới thiệu thời trang.

                            “Có một cách phá mà QC cho rằng đã làm mất tính cách đặc trưng của áo dài Việt là khi nhà thiết kế bỏ đi hai tà áo. Nếu mất đi hai tà áo dài thướt tha thì đâu còn là áo dài nữa,” anh nói.

                            Quang Chánh sẽ giới thiệu bộ sưu tập áo dài dạ hội và y phục nam mùa hè tại liên hoan
                            VNHelp: KIND GALA
                            Kids In Need of Dreams

                            San Jose Fairmont Hotel,
                            170 South Market Street
                            San Jose, California
                            http://vnhelp.org/
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.07.2011 03:22:33 bởi Thanh Vân >
                            #74
                              Thanh Vân 28.07.2011 03:26:28 (permalink)
                              .

                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/34101/E29DE9607BFC48FDB38BA8CA69016461.jpg[/image]

                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/34101/9441A060D8C8417980988F53E83365A2.jpg[/image]

                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/34101/3F57301004A34212A0A3A689314AA991.jpg[/image]






                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.07.2011 03:29:58 bởi Thanh Vân >
                              Attached Image(s)
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 10 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 145 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9