Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 44 bài trong đề mục
Tác giả Bài
lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 06.10.2007 00:39:07
Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến




Nguồn: http://www.x-cafevn.org
Tác giả: Sophie Quinn-Judge
Người dịch: Hoài An
Diên Vỹ (từ post #5th)

Lời người dịch: Các bạn X-cafe thân mến,
Nhân chủ đề tranh luận Hồ Chí Minh có phải là Nguyễn Ái Quốc không?  (mà phát hiện Nguyễn Ái Quốc thực ra chỉ là bút danh của nhóm Ngũ Long (đứng đầu là Phan Chu Trinh, sau đó là Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, và Nguyễn Ái Quốc) nhưng sau này, anh Nguyễn Tất Thành đã lấy bút hiệu đó làm tên mình, mà đồng chí Dương Trung Quốc vừa chỉ ra), Hoài An tôi nhận thấy, trên diễn đàn X-cà phê cà pháo còn quá nhiều người mơ hồ có nhận thực sai lệch về lịch sử thực của cụ Hồ, nhưng quan điểm và hiểu lầm này có cả ở hai phía. Vì vậy Hoài An tôi xin giành chút thời gian giúp đỡ anh em biết thêm về lịch sử bằng cách dịch cuốn sách, một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, khách quan đúng với thực tế lịch sử gần đây nhất, đó là cuốn sách của Tiến sĩ Sophie Quinn Judge (đây cũng chính là Luận văn Tiến sĩ sử học của bà). Tôi sẽ dịch và đăng tải theo tuần (chuyện dài kỳ, kiểu như vậy). Lưu ý đây chỉ là bản dịch nháp của một người không chuyên. Mong được sự đóng góp của các độc giả, thành viên X-cafe, để một ngày kia, khi bản dịch hoàn thiện, tôi sẽ xin phép nhà xuất bản và Tiến sĩ Judge cũng như bác Hợp cho phép xuất bản ở Việt nam.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.02.2008 10:28:37 bởi lyenson >

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 06.10.2007 00:45:21
HỒ CHÍ MINH: NHỮNG NĂM THÁNG CHƯA ĐƯỢC BIẾT ĐẾN
(HO CHI MINH: THE MISSING YEARS)
1919-1941

Sophie Quinn-Judge Người Dịch: Hoài An

University of California Press
2002

Lời cảm tạ

Tôi xin chân thành cảm ơn John D. và Catherine T. tại quỹ McAthur vì đã tài trợ cho những nghiên cứu của mình và năm 1994 tại Moscow và Aix-en-Provence. Quỹ nghiên cứu của đại học trung tâm London đã là nơi tài trợ cho nghiên cứu của tôi ở Aix-en-Provence vào năm 1998. Tôi rất biết ơn những người quản thư tại trung bảo tồn và lưu trữ tàng thư về lịch sử cận đại của Nga, những người đã hết lòng giúp đỡ trong những điều kiện khó khăn.

Chính bạn bè của tôi tại Việt Nam, Nga, Mỹ, Anh, Pháp đã ủng hộ và khuyến khích tôi thực hiện việc nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, một dự án nghiên cứu tưởng như viển vông mà ban đầu tôi đã không lường hết được. Trong những năm tháng học tại khoa Châu Phi học của trường đại học tổng hợp London, tôi đã có được nhiều trao đổi về mặt học thuật với bạn bè qua các hội thảo về lịch sử Việt nam. Tôi cũng muốn cảm ơn chồng và hai con gái của mình vì đã hỗ trợ hết mình cho công việc nghiên cứu này.

Quyển sách này giành để tặng cho những người quá cố là Huỳnh Kim Khánh, người đầu tiên khơi gợi sự tò mò của tôi về mối quan hệ giữa Nguyến Ái Quốc và Quốc tế III; và Ralph B. Smith, một người bạn với nhiều lời khuyên chân thành, một tấm gương về sự lao động quên mình của một học giả.

Nội dung sách

Chương 1: Paris: Sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc (1919-23)
Chương 2: Gia nhập Quốc tế III (Comintern) (1923-4)
Chương 3: Thời kỳ ở Quảng Châu và sau đó (1924-8)
Chương 4: Từ con đường cũ đến con đường mới (1927-9)
Chương 5: Sóng triều cách mạng (1930-1)
Chương 6: Chết ở Hồng Kông chôn tại Moscow?
Chương 7: Sự trở lại của Hồ Chí Minh và con đường đến hội nghị tám. (1937-41)

Qui ước viết tắt trong sách

ACP: Annam Communist Party (An nam Cộng sản Đảng)
AOM: Archives d’Outre-Mer
BNTS: Hồ Chí Minh: Biên Niên Tiểu Sử
CC: Central Committee (Trung Ương)
CCP: Chinese Communist Party (Đảng Cộng Sản Trung Quốc)
CYL: Communist Youth League (Liên đoàn Thanh niên Cộng sản)
DDSCD: Đông Dương Cộng Sản Đảng
ECCI: Executive Committee of the Communist International (Ban chấp hành quốc tế cộng sản).
FCP: French Communist Party (Đảng Cộng sản Pháp)
FEB: Far East Bureau (Viễn Đông Cục)
GMD: Guomindang (Quốc Dân Đảng)
ICP: Indochinese Communist Party (Đông Dương Cộng Sản Đảng)
MAE: Ministère des Affaires Etrangères
NCLS: Nghiên cứu Lịch sử (Tạp Chí)
NXB: Nhà xuất bản
OMS: Bộ phận liên lạc quốc tế
RS: Trung tâm bảo tồn và lưu trữ tàng thư về lịch sử cận đại Nga
SHAT: Service Historique de l’Armée de Terre
SLOTFOM: Service de Liaisons avec les Originaires des Territoires de la France d’Outre-Mer.
SMP: Hồ sơ cảnh sát Thành phố Thượng Hải.
SPCE: Service de Protection du Corps Expéditionaire
VNQDD: Việt Nam Quốc Dân Đảng
VNTNCMDCH: Việt nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội

CHƯƠNG 0: GIỚI THIỆU

Huyền thoại kép

Nhân viên trong bóng tối của Quốc tế III được thế giới bắt đầu biết đến từ năm 1945 dưới cái tên là Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Việt nam nhiều năm sau ngày ông lên nắm quyền với tư cách là chủ tịch đầu tiên của đất nước mình. Trong cuộc chiến giữa Mỹ và Việt nam, ông nổi lên như một hình tượng của chủ nghĩa cộng sản “hai mặt” điển hình Á châu (nghĩa là mặt cộng sản và mặt dân tộc – ND), và đối với tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ông là một kẻ thù. Hình tượng này phần nào được dựng lên do các chiến dịch tuyên truyền thời chiến tranh lạnh, mà ở đó ông được mô tả như một kẻ cuồng tín, đam mê quyền lực, một người từng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng cuối cùng đã phản bội lại chính những người theo chủ nghĩa dân tộc phi cộng sản (1). Ông Hồ phải chịu trách nhiệm cho những khổ đau mà đất nước ông phải hứng chịu do chiến tranh và chủ nghĩa cộng sản đem lại.

Hình ảnh trên của Hồ Chí Minh được đưa ra bởi phe chống cộng ngược hẳn lại với hình ảnh được xây dựng kỹ lưỡng về ông của những người cộng sản Việt Nam trong đó ông được mô tả như một người chủ tịch, một người cha của nước Việt nam độc lập, một người sống mẫu mực, khổ hạnh như thầy tu, một người đã cống hiến trọn đời mình cho dân tộc. Từ sau năm 1945, những người cộng sản Việt nam đã sử dụng ông như một phương tiện để tạo ra một lịch sử của một Đảng cộng sản thống nhất, đoàn kết và luôn luôn sáng suốt. Ở một mức độ nào đó, bản thân ông Hồ cũng khuyến khích việc xây dựng hình tượng mình như một người yêu nước giản dị theo chủ nghĩa dân tộc. Việc sử dụng hình ảnh Hồ Chí Minh theo kiểu này càng trở nên rõ hơn sau năm 1947, khi quân đội Pháp đã tái chiếm thuộc địa và chính phủ Mỹ tỏ ra nghi ngờ tính dân tộc của Việt Minh. Trong lời giới thiệu đầu quyển sách tiểu sử đầu tiên về Hồ Chí Minh xuất hiện ở Paris 1949, đã mô tả ông như “biểu tượng của khát vọng dân tộc”; trái tim ông được cho là “cùng đập một nhịp với những người dân Việt nam”; những lời dạy của ông tràn đầy “sự nhân ái cao cả” nhưng lại “cực kỳ gần gũi giản đơn” (2). Một bài trên báo Nhân Dân số ra ngày 25 tháng 3 năm 1951 lại mô tả một vai trò khác của ông Hồ. Bài báo đó xem Hồ chủ tịch như “linh hồn của cách mạng Việt nam và cuộc kháng chiến” , trong khi đó lại xác nhận vai trò của Trường Chinh, lúc đó là tổng bí thư Đảng Cộng sản, như là “người kiến thiết và lãnh đạo cách mạng” (3).

Cho đến năm 1964, khi những người cộng sản Việt nam đang bị kéo ngày càng sâu hơn vào cuộc đối đầu với Mỹ, thì một hình ảnh thống nhất về chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử Đảng càng trở nên hết sức quan trọng. Như chúng ta đã biết, thời điểm năm 1963 là thời kỳ căng thẳng trong Đảng với cuộc đấu tranh nội bộ xem nên theo đường lối quốc tế nào (giữa theo Liên Xô và Trung Quốc – ND). Vì vậy bài báo xuất hiện trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số ra tháng 2 năm 1964 trong đó mô tả vai trò của Hồ Chí Minh trong việc hợp nhất các Đảng Cộng sản Việt năm năm 1930 mang một thông điệp quan trọng. Đó là thông điệp về một hình ảnh thống nhất về phẩm chất chính trị được xác nhận và hình tượng hoá bởi chính Hồ Chí Minh (4). Đồng thời Đảng cũng tự mô tả mình như một Đảng có sức mạnh vô địch nhờ sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Hồ Chí Minh. Mỉa mai là ở chỗ, vào thời điểm năm 1964, quyền lực cá nhân thực sự của Hồ Chủ Tịch trong Đảng lại đã bị giảm đi đáng kể (5). Trong lần xuất bản thứ 5 cuốn tiểu sử “chủ tịch Hồ Chí Minh” do Trường Chinh viết năm 1973, lần đầu tiên xuất hiện một đoạn dài nói về những “chiến lược cách mạng” của Hồ Chí Minh và một đoạn khác nói về “Đạo đức và phẩm hạnh” của ông (6). Tuy vậy cho đến năm 1989 khi khối XHCN ở Đông Âu sụp đổ, những người Cộng sản Việt nam mới bắt đầu hệ thống hoá lại “tư tưởng Hồ Chí Minh” và dùng nó như một kim chỉ nam tư tưởng hệ.

Theo quan điểm của tôi, cả hai quan điểm dập khuôn về Hồ Chí Minh như là một người cộng sản theo Machiavelli (theo thuyết “mục đích biện minh cho hành động – ND), hay là một vị thánh có tinh thần dân tộc đều gây cản trở cho việc nghiên cứu nghiêm túc một hình tượng lịch sử. Lấy ví dụ chúng có thể gây ra những cuộc tranh cãi rất vô bổ như liệu Hồ Chí Minh có phải là một kẻ mạo danh? Hay một kẻ đóng kịch? (7) (Rõ ràng là Hồ Chí Minh có thể là một người đối thoại rất trung thực và thẳng thắn, đồng thời lại có thể là một người rất xảo quyệt luôn biết tự cảnh giác). Hình ảnh quá thực tế cuộc sống của Hồ đã làm nhiều học giả nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam phóng đại quá mức về tầm quan trọng của ông trong việc tạo dựng tình hữu nghị cộng sản quốc tế. Lấy ví dụ cuốn tiểu sử viết bởi Jean Lacouture, một người ái mộ ông Hồ, đã mô tả rằng ông là một người bạn mật thiết của những trí thức cánh tả nổi tiếng của Pháp như Boris Souvarine (8). Mặc dù vậy những tài liệu từ Nga và Pháp mà chúng tôi đã nghiên cứu lại cho thấy thực ra ông Hồ là người cầu cạnh các mối quan hệ với họ chứ không phải bạn thân. Souvarine, có lẽ hầu như không có mấy quan hệ với ông Hồ cho đến tận năm 1923, vì ông ở Pháp rất ngắn sau khi bị bỏ tù vào các năm 1920, 1921, và cho đến khi ông ta bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Pháp năm 1924 (9). William Duiker thì mô tả ông Hồ như “một diễn giả chính của phương Đông và giúp làm tăng sự chú ý đến các vấn đề của nông dân” tại phiên bế mạc của hội nghị lần thứ năm của Quốc tế III năm 1924 (10). Tuy nhiên trong thực tế, ông Hồ chỉ là một diễn giả phụ nói về vấn đề thuộc địa và thậm chí không phải là đại diện của một Đảng Cộng sản Á châu nào. Charles McLane cho rằng, sau khi trở lại Moscow từ Trung Quốc năm 1927, ông Hồ đã bàn định lại chính sách đối với các nước Đông Nam Á với các nhà lãnh đạo Quốc tế III, “Thậm chí có lẽ là với chính Stalin” (11). Mặc dù vậy, hiện chưa có một bằng chứng nào cho thấy điều đó ngoài việc ông Hồ nộp một bản báo cáo cho Krestintern (Quốc Tế Nông Dân) và bàn bạc với cấp trên của mình ở ban chấp hành quốc tế Cộng sản trong khoảng thời gian ông ở Moscow năm 1927. Charles Fenn cho rằng ông Hồ là một trong hai đại diện tham dự hội nghị lần thứ 7 của Quốc tế III tham gia ủng hộ mặt trận bình dân (12). Thực ra ông Hồ không có quyền bỏ phiếu, các các chiến lược chính sách đã được Dimitrov chuẩn bị kỹ lưỡng trước dưới sự hỗ trợ của Stalin. Vai trò của một nhà tuyên truyền cách mạng của ông Hồ nhiều khi cũng bị thổi phồng một cách quá đáng. Ví dụ như trong bài báo viết về tiểu sử của ông đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 17 tháng 5 năm 1970, năm sau khi ông mất, đã mô tả tờ báo chống đế quốc Le Paria, mà ông Hồ làm chủ biên ở Paris, là “đã tạo nên một cơn gió cách mạng thổi bùng trên toàn Đông dương và các nước khác”. Theo quan điểm cá nhân của chúng tôi, đó là sự nói quá về vai trò của Le Paria trong những năm đầu thập niên 20.

Những học giả chống cộng thường có xu hướng chấp nhận một phiên bản của cách nhìn trên về tầm ảnh hưởng của Hồ Chí Minh. Tôn Thất Thiện trong bài luận có tựa đề “Sự thật và giả dối: Chuyến đi bí mật của Hồ Chí Minh đến Nga năm 1923 và sự thất sủng của ông trong Quốc tế Cộng sản III”, đã đặt vấn đề nghi ngờ về tầm ảnh hưởng của Hồ Chí Minh trong phong trào cộng sản quốc tế. Ông cho rằng bài phát biểu của ông Hồ tại đại hội 2 Đảng Cộng sản Pháp đã gây ấn tượng mạnh đối với đặc phái viên của quốc tế cộng sản 3 Dmitry Manuilsky, và ngay tại đó Hồ đã được mời tham dự Đại hội 5 quốc tế Cộng sản III tại Moscow (13). Trong thực tế, các tài liệu tại các tàng thư của Nga và Pháp lại cho thấy vấn đề phức tạp hơn một chút. Trong chương 2, chúng tôi sẽ chỉ ra rằng thực tế ban đầu ông Hồ chỉ dự định ở lại Moscow có 3 tháng và không có ý định tham dự hội nghị 5. Theo Lacouture, ông Hồ đã tham dự một hội nghị phản đế quan trọng vào đầu năm 1928 nơi ông gặp gỡ Nehru và các nhà dân tộc chủ nghĩa khác (14). Nhưng thực ra hội nghị này diễn ra tháng 2 năm 1927, trong khi ông Hồ vẫn còn đang ở Quảng Châu. Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi phát hiện ra nhiều chuyện thú vị về việc rất nhiều việc được gán cho ông Hồ nhưng thực tế ông không làm do hoặc là ông không có mặt tại địa điểm diễn ra hành động, hoặc ông không có đủ tầm ảnh hưởng để làm.

Một trong những ví dụ kiểu này là việc cho rằng ông là tác giả bài báo:”The Party’s Military Work among the Peasants” in trong tập tái bản của cuốn sổ tay Quốc tế Cộng Sản III, “Armed Insurrection”. Bài báo gốc được in vào năm 1929 dưới bút danh A. Neuberg, mặc dù đã có một bài viết với tiêu đề tương tự của Alfred Langer, xuất hiện ở Đức năm 1928. Những học giả như William Duiker và Huynh Kim Khanh đã dung bài luận này để lý giải về quan điểm của ông Hồ về nông dân và cuộc nổi dậy của Soviet Nghệ Tĩnh năm 1930-1.(15) Trong phần giới thiệu của bản in năm 1970, Erich Wollenberg, người tự nhận là một trong các tác giả gốc, đã chỉ rõ Hồ Chí Minh là tác giả của chương cuối, về khởi nghĩa của nông dân (16). Wollenberg cũng cho rằng chính Hồng quân đã cử Hồ Chí Minh đến Trung Quốc năm 1924. Việc thừa nhận ông Hồ như một chuyên gia về quân sự như nhiều tài liệu báo chí phương Tây sau này, hiện chưa được minh chứng trong các tài liệu và chứng cứ chúng tôi đã nghiên cứu. Trong Quốc tế Cộng sản III, ông Hồ chỉ hoạt động như một phiên dịch, một chuyên gia tuyên truyền và vận động cách mạng. Khi trở về Moscow từ Trung Quốc vào tháng 6 năm 1927, ông có báo cáo về phong trào nông dân ở tỉnh Quảng Đông, nhưng bài báo cáo ở dạng mô tả cụ thể chứ không có dáng điệu phân tích sâu sắc như bài báo trên. Ở Berlin năm 1928, ông đã viết bài mô tả về phong trào nông dân Pen Pai. Nhưng tại thời điểm của cuộc nổi dậy Nanchang, Sô viết Hai-Lungfeng, hay khởi nghĩa ở Quảng Châu, ông không có mặt tại đó mà những sự kiện này lại được phân tích rất kỹ lưỡng trong bài luận năm 1929 kia. Theo tài liệu của Quốc tế III, Hội đồng quân sự của ban thư ký Đông phương của quốc tế 3 đã giao nhiệm vụ cho A. Gailis, một người Litva (biệt danh là Tom khi làm việc tại Trung Quốc), và Y. Zhingur một người làm việc làm việc trong lực lượng tình báo quân đội ở Nam Trung Quốc từ năm 1926 đến 1927 nghiên cứu các chiến thuật cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Quyết định này được đưa ra trong cuộc họp ngày 22 tháng 3 năm 1928, trong khi ông Hồ vẫn còn đang ở Berlin (17). Cuốn sách của Gailis về chủ đề này đã được in ở Moscow vào ngày 20 tháng 6 năm 1929 (18). Do đó có lẽ sự xác nhận ông Hồ là tác giả bài luận cuối của lần tái bản năm 1970 có lẽ chủ ý muốn đề cao vai trò của ông Hồ như là một lý thuyết gia Cộng sản. (Sự thực thì quan điểm của bài báo cũng chính là quan điểm chính thống của quốc tế 3 năm 1928 , và cho dù ông Hồ có đồng quan điểm với nó thì cũng khó có khả năng ông Hồ lại có thể sử dụng giọng kẻ cả như vậy đối với sự thất bại của Đảng Cộng sản Trung Quốc).

Những tiểu sử đầu tiên của phương Tây về Hồ Chí Minh (như của Lacouture, Fenn) là những tiểu sử mang đậm dấu ấn của trường phái ấn tượng (ý muốn nói có nhiều điều không thật – ND), do thiếu tư liệu lịch sử. Bản thân ông Hồ cũng rất khéo léo trong việc che dấu quá khứ của mình. Trong nhiều năm thông tin về tiểu sử của mình mà ông cung cấp phần nhiều là những mẩu chuyện hư cấu với những ngày tháng lộn xộn không rõ ràng chứ không phải những sự kiện thật trong cuộc đời của ông. Cuốn tiểu sử lần đầu in tại Paris năm 1949, trước đó đã xuất hiện năm 1948 bằng tiếng Trung Quốc, sau này được in lại nhiều lần bằng tiếng Việt với tiêu đề: “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”. Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng hiện mọi người đều đã công nhận đó là tự do ông Hồ viết (19). Cuốn sách là tập hợp những khắc hoạ mờ ảo trong trí nhớ về ông của các đồng chí của ông với ngày tháng lộn xộn. Mặc dù nó có dựa trên những sự thật những sự thiếu hụt thông tin, sự trang hoàng và tiền đề thuyết phục người đọc về những phẩm chất vô sản của ông Hồ chỉ làm quyển sách này có tác dụng xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh chứ không phải là một cuốn sách có giá trị lịch sử cao. Tiểu sử Hồ Chí Minh bằng tiếng Nga của Kobelev là tác phẩm của một nhà báo hơn là của một lịch sử gia (20). Cuốn tiểu sử này phần lớn dựa trên cuốn tiểu sử viết bởi Hồng Hà, một người mà qua cách đánh giá về việc cẩn trọng trong việc sử dụng tài liệu tham khảo nên cũng được xem là một nhà báo hơn là một sử gia thực thụ (21).

Những thông tin tiểu sử về thời trai trẻ của Hồ Chí Minh trong những năm tháng đầu tiên ở Paris được phát hiện trong tàng thư của Pháp bởi, Nguyễn Thế Anh, Thu Trang Gaspard, và Daniel Hémery sau khi cuốn sách của Lacouture được in đã làm mạnh thêm quan điểm về nguồn gốc dân tộc chủ nghĩa của ông Hồ (22). Đặc biệt trong bài báo in năm 1992 của mình với tựa đề “Jeunesse d’un Colonisé genèse d’un exil, Ho Chi Minh jusqu’en 1911”, Hémery đã chỉ ra sự nghiệp của bố ông Hồ (cụ Nguyễn Sinh Huy – ND) và việc ông bị cách chức quan đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành. Cuốn tiểu sử gần đây của William Duiker đáng tiếc đã không lưu ý đến nghiên cứu này của Hémery. Duiker chỉ sử dụng những tài liệu về thời trẻ của ông Hồ được xuất bản ở Hà nội. Mặc dù Duiker cũng đưa các quan điểm ngược chiều vào cuốn tiểu sử của mình và sử dụng một số tài liệu của Quốc tế III, nhưng ông cũng cho rằng Kobelev đã hơi thổi phồng quá vai trò của ông Hồ trong Quốc tế Cộng sản III.
 



 
Tìm kiếm hình ảnh lịch sử thật của Hồ Chí Minh

Với việc Tàng thư Quốc tế Cộng sản được mở công khai năm 1992, hiện đã có thể có đủ dự kiện để phác hoạ về sự thật cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh trong những năm trước 1945, thay vì những huyền thoại như trước đây. Nghiên cứu trong cuốn sách này là về những năm tháng hoạt động chính trị của ông từ năm 1919, khi ông lần đầu tiên xuất hiện tại Paris dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc; cho đến năm 1941 trước cuộc đại chiến thế giới lần thứ 2, khi liên hệ giữa những người Cộng sản Việt Nam với Quốc tế III chấm dứt. Nghiên cứu trong cuốn sách này dựa trên nghiên cứu các tàng thư tại Trung tâm bảo tồn và lưu trữ tàng thư về lịch sử cận đại Nga, trước đây là Học viện Marx-Lenin, (23) và tại Centre d’Archives d’Outre-Mer tại Aix-en-Provence. Chúng tôi cố gắng nhất trong mức có thể giữ nguyên trạng những sự thực do chúng tôi phát hiện được trong những tàng thư này mà không biến chúng thành một chuỗi các sự kiện rời rạc. Chúng tôi có chỉnh lý những tự chuyện, hồi ký của người Việt và cố gắng so sánh với nguồn tài liệu chính thống của Đảng Cộng sản Việt nam với các tài liệu chúng tôi tìm thấy tại các tàng thư về cùng một sự kiện mỗi khi có thể. Cũng cần chú ý rằng đối với các tài liệu về thời kỳ từ năm 1941 trở về trước trong kho tài liệu của Đảng Cộng sản Việt nam, trừ các hồi ký, và những tài liệu đã được in lại trong Văn Kiện Đảng, Hồ Chí Minh Toàn Tập đều được thu thập đầy đủ từ các tàng thư của Nga và Pháp nói trên (Xem thêm chi tiết tại phần tài liệu tham khảo).

Mục đích của nghiên cứu này không phải là để huỷ hoại thanh danh của Hồ Chí Minh, mà chỉ là để làm rõ sự thực những gì ông đã làm trong thời kỳ ông làm việc cho Quốc tế III. Những năm tháng hoạt động bí mật và được cải trang kỹ lưỡng đã đưa ông Hồ trở thành một huyền thoại kiểu Phantomat. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Sự thực là mặc dù cuộc đời ông trong giai đoạn này đẫy rẫy những sự nguy hiểm, thì một trong những công việc mà ông cũng thường xuyên phải làm là ngồi gõ thật nhiều các bản báo cáo với mục đích thuyết phục người Nga cung cấp thêm nhiều tiền cho các hoạt động của ông. Ông Hồ thực sự không có cuộc sống của nhà tu hành, ông có hai mối quan hệ với phụ nữ được chứng minh bằng các tài liệu chúng tôi tìm được trong khoảng thời gian hoạt động mà cuốn sách này đề cập đến (24). Ông là một sinh vật chính trị phức tạp chứ không phải là một vị thánh. Tài liệu chính thống của Việt nam thường đặt trọng tâm vào tấm gương lãnh đạo của ông và thường xem ông như là người khởi nguồn của mọi tình huống – ông được khắc hoạ như một nhân vật đạo đức cao cả hàng đầu. Chúng tôi muốn khắc hoạ hình ảnh của ông khách quan hơn trong một ngữ cảnh rộng hơn trong đó ông chỉ là một trong số nhiều nhân vật chứ không phải là nhân vật trung tâm duy nhất.

Sự nghiệp của Hồ Chí Minh trong những năm đó đóng vai trò một cầu nối giữa Việt Nam và Quốc tế Cộng sản III. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ làm rõ tiến trình quan hệ này, bắt đầu từ việc Quốc tế III cố gắng khuyến khích và đỡ đầu các cuộc cách mạng ở các thuộc địa cho đến thời kỳ của cuộc đấu tranh giai cấp quốc tế từ năm 1928 đến 1935, và quay lại phòng trào giải phóng dân tộc bắt đầu từ đầu những năm của cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai.

Những năm tháng mà ông Hồ có ảnh hưởng nhất chính là những năm tháng của mặt trận dân tộc thống nhất. Còn trong những năm 1930s ông không có được ảnh hưởng đáng kể và do đó đã tạo điều kiện để những lãnh đạo khác như Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần Văn Giàu, Lê Hồng Phong, và Nguyễn Văn Cừ chiếm lĩnh sự ảnh huởng. Tất cả các lãnh đạo trên, trừ Nguyễn Văn Cừ, đều được học tập và huấn luyện tại Moscow. Đây có lẽ là cách tiếp cận nghiên cứu Top-down về ảnh huởng lãnh đạo, một xu hướng có phần lỗi thời trong nghiên cứu lịch sử. Nhưng trừ phi chúng ta có đầy đủ tài liệu, bằng chứng về những người và những tư tưởng đã giúp hình thành nên chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam thế kỷ 20, mà không cần đến những kiến thức về nguồn gốc kinh tế và nhân chủng học của các cuộc nổi dậy chống thực dân, thì khung lịch sử của chúng ta chỉ mang tính thuần tuý lý thuyết.

Để hiểu được mối liên quan giữa các chính sách tại Moscow và những sự kiện ở Việt nam chúng tôi đã phải nghiên cứu lại kỹ lượng các cuộc tranh luận và tài liệu chính yếu trong việc thiết lập các chính sách của Quốc tế III đối với các nước thuộc địa. Một trong những thứ quan trọng nhất đó là cuộc tranh luận về bản luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin năm 1920, năm Hồ Chí Minh gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Một cuộc tranh luận quan trọng nữa là cuộc tranh luận diễn ra từ năm 1928 đến năm 1929, mà các tài liệu về chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam thường diễn giải sai. Cuộc tranh luận về các chính sách cấp tiến hơn cho phong trào cộng sản quốc tế, thay thế các chiến thuật giành cho các nước thuộc địa mà Lenin đề ra năm 1920. Để phân tích quá trình cấp tiến hoá của phong trào cộng sản tại Việt nam những năm cuối thập niên 20, chúng ta cần xem xét trình tự thời gian mà chính sách của Quốc tế III chuyển sang “giai cấp-đấu-giai cấp” mà thường được gọi là “giai đoạn 3” của chủ nghĩa tư bản sau năm 1918. Trong chương 3, 4, và 5 chúng tôi cũng sẽ phân tích những con đường khác nhau mà những chủ nghĩa cực đoạn kia có thể đã được truyền vào Việt nam. Hơn nữa các sự kiện ở Việt nam được đặt trong một ngữ cảnh rộng hơn đó là ngữ cảnh của toàn bộ Đông Nam Á. Dường như lịch sử ít đề cập đến vai trò của Hội Đồng Nam Hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Việt Nam trong những năm cuối thập niên 20, mà trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ ra rằng nó đã tồn tại ở Việt Nam và có lẽ đã hoạt động độc lập ngoài tầm kiểm soát của Quốc tế III.

Có thể có người sẽ cho rằng, đến thời điểm này đã có thể quét sạch những thứ lịch sử bị chính trị hoá, những tuyên truyền thuần tuý về Hồ Chí Minh. Nhưng thực tế, mọi tài liệu đều có vấn đề riêng của nó và cần được diễn giải cẩn thận. Về khía cạnh tích cực mà nói, các sự kiện được đề cập đến trong các tài liệu của Quốc tế III, thường được khẳng định và minh hoạ bởi các tài liệu trong tàng thư của Pháp, nhưng để xác định tác giả, nguồn gốc, ngày tháng của các tài liệu trong tàng thư của Quốc tế III không phải là chuyện dễ dàng. Trong các bản báo cáo gửi về Moscow của mình các lãnh đạo của Đảng CS, nhất là Hồ Chí Minh, thường cố gắng tránh không sử dụng tên thật của mình. Đôi khi có thể xác định chính xác ngày viết và ngày nhận của các bản báo cáo tại Moscow nhưng không phải lúc nào cũng xác định được như vậy.

Một vấn đề khác nữa, không chỉ của riêng Nga, là không phải tất cả các tài liệu đã được bạch hoá. Lấy ví dụ phần tài liệu liên quan đến hoạt động của các bộ phận của Quốc tế III dưới sự điều khiển của NKVD (lực lượng mật vụ Sô Viết, hậu thân của Cheka) vẫn còn đóng kín. Do đó nếu chỉ dựa vào nguồn tài liệu đã bạch hoá ở Moscow, có lẽ còn quá sớm để khẳng định rằng mối quan hệ giữa Quốc tế III và những người cộng sản Việt Nam đã được làm sáng tỏ hoàn toàn. Ví dụ cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa có đủ cứ liệu về cuộc điều tra của Quốc tế III về các hoạt động của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc cho đến thời điểm ông bị bắt năm 1931. Mặc dù nguồn tài liệu phụ khác cho chúng tôi thấy, Hồ Chí Minh đã bị loại khỏi Đại hội Quốc tế III năm 1935 và trong khoảng thời gian từ năm 1934-1938. Ông “gần như không hoạt động chính trị gì” trong thời gian sống tại Moscow. Vì vậy ta chỉ có thể phỏng đoán rằng đã có một sự nghi ngờ và điều tra từ phía Quốc tế III đối với Hồ Chí Minh tại thời điểm này và có lẽ thông tin về cuộc điều tra này có trong các tài liệu còn đang chưa được bạch hoá kia. Ngay bản thân Hồ Chí Minh, khi khai báo với Quốc tế III cũng thường xuyên đưa những thông tin mơ hồ và trái nghịch về chính bản thân mình. Ví dụ khi nhập học tại trường quốc tế Lenin năm 1934, ông đã khai báo kiến thức nghề nghiệp của mình là “không có gì”. Hay như năm 1938, ông tự khai lý lịch của mình là sinh năm 1903, khoảng 10 tuổi trẻ hơn so với tuổi thật của mình. (25)

Việc sử dụng các nguồn tài liệu từ tàng thư của Pháp cũng có thể gây tranh cãi. Độ tin cậy trong những nguồn tin và phân tích của lực lượng mật vụ Pháp không có gì đảm bảo là chính xác. Hơn nữa các tài liệu tại SPCE được sử dụng ít hơn vì chúng mới chỉ được bạch hoá vào những năm 90. SPCE chỉ lưu trữ các hồ sơ chủ yếu của Phòng nhì liên quan đến các hoạt động của từng nhà cộng sản hay chủ nghĩa dân tộc đơn lẻ. Nguồn tài liệu này lưu trữ những bản cung khai vô giá lấy được của cảnh sát Pháp từ những người Cộng sản bị giam cầm, hoặc các báo cáo của các điệp viên, chỉ điểm của Pháp trong hàng ngũ những người cộng sản.

Mặc dù những nguồn tài liệu này cần được sử dụng một cách hết sức thận trọng, nhưng trong một số tình huống chúng tôi vẫn buộc phải sử dụng các nguồn tài liệu này. Chúng tôi dựa vào những khai báo trung thực đối với cảnh sát Pháp của những người cộng sản từ bỏ hàng ngũ do bất đồng và thường kiểm tra chéo bằng cách so sánh với các lời khai của những người khác về cùng một sự kiện. Điều này đặc biết có lý trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến 1931, khi mối bất đồng trong việc lựa chọn chiến lược giữa các lãnh đạo Đảng cộng sản lên đến đỉnh điểm. Đối với những điệp viên và chỉ điểm của Phòng nhì, thì rất có thể họ phóng đại những thông tin, liên hệ và hiểu biết bên trong của họ nhằm lấy lòng chủ của họ là Phòng nhì Pháp. Mặc dù vậy chúng tôi thường chỉ lựa chọn thông tin cung cấp bởi những người chỉ điểm lâu năm và dường như đã chiếm được niềm tin của Phòng nhì Pháp vì điều đó chứng tỏ tài liệu và thông tin của họ cung cấp chính xác hơn những người chỉ điểm khác.

Lấy ví dụ, một điệp viên chỉ điểm thành công nhất của Phòng nhì Pháp chính là Nguyễn Công Viên hay còn được gọi là Lâm Đức Thụ (trong cuốn Wiliam Duiker , Lâm Đức Thụ được mô tả như là một người bạn thân thiết của Nguyễn Ái Quốc, lúc đó là Lý Thuỵ, Lâm Đức Thụ cưới vợ người Hoa, và theo Hoàng Tranh chính là người cùng với vợ giới thiệu Tăng Tuyết Minh làm vợ Lý Thuỵ, Lâm Đức Thụ bị Việt Minh bắn chết năm 1945 tại quê nhà Thái Bình vì tội Việt gian – ND), người không chỉ gửi các báo cáo đều đặn đến phòng nhì về các hoạt động của Hồ Chí Minh ở Quảng Đông từ năm 1925 trở đi mà còn thường xuyên gửi các tài liệu và thư gốc. Lấy ví dụ ông ta chuyển cho Phòng nhì Pháp gần như toàn bộ các số báo Thanh Niên của Hồ Chí Minh, mà bản dịch hiện vẫn đang được lưu trữ ở tàng thư nói trên. Giá trị của các bản báo cáo này đối với các sử gia là ở chỗ ông Hồ đã cố gắng dấu kín các mối quan hệ với cả phía cộng sản lẫn không cộng sản, mà vào những năm 1950 điều này có thể nguy hiểm cho cả hai bên, nên không được bên nào nhắc tới. Điều đó cho thấy sự trái ngược với cách nhìn nhận thời kỳ chiến tranh lạnh rằng đã có sự chia rẽ sâu sắc giữa các nhà hoạt động cộng sản và phi cộng sản những năm 20 ở Nam trung hoa.

Mặc dù quãng thời gian đề cập đến trong nghiên cứu này nằm ngoài tầm ảnh hưởng của thời kỳ chiến tranh lạnh, nó cũng bị ảnh hưởng bởi quan điểm nhìn nhận diễn giải của thời kỳ phân cực này. Do đó nhất thiết cần phải nắm vững những tập quán của “lịch sử chính tranh lạnh mới” khi xem xét lại thời kỳ đầu trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Theo quan điểm của John Lewis Gaddis, có ba điểm cần nhấn mạnh (26). Đầu tiên cần phải “thấy được đoạn sản phẩm cuả đời sau không phản ánh giai đoạn lịch sử giai đoạn trước”. Chính vì vậy mà các nguồn tài liệu hiện có về Hồ Chí Minh được chúng tôi xem xét cẩn thận kết hợp với sự nghiên cứu về mức độ kiến thức, hiểu biết trực tiếp của tác giả nguồn tài liệu về các vấn đề đề cập trong tài liệu . Quan điểm thứ hai của Gaddis là phải “ xem xét kỹ lưỡng tầm quan trọng của lý tưởng”. Điều đó buộc chúng tôi phải đặt địa vị của mình vào để hiểu được những gì diễn ra trong suy nghĩ của những người chiến đấu chống lại thực dân Pháp, và cố thấu hiểu sức mạnh của những lý tưởng Marxit-Leninit trong những năm 20 và 30 của thế kỷ trước. Để có được sự tôn trọng và duy trì được quyền lực trong phong trào quốc tế cộng sản, những nhà lãnh đạo cộng sản cần phải chứng tỏ họ nắm vững những lý tưởng này như thế nào trước Quốc tế III.

Quan điểm thứ ba của Gaddis là phải sử dụng nhiều nguồn tài liệu từ nhiều tàng thư, và chúng tôi đã cố gắng đạt được điều này thông qua việc nghiên cứu các tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh từ các tàng thư ở Nga và ở Pháp. Lẽ dĩ nhiên sẽ còn nhiều phát hiện thú vị khác về các hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này từ các tàng thư của Trung Quốc và Việt Nam khi chúng được bạch hoá đối với các nhà nghiên cứu. Thậm chí ngay cả các tài liệu còn chưa được bạch hoá ở Nga, Pháp, Anh, hay Mỹ sẽ có thể cung cấp thêm cho chúng ta những hiểu biết mới về những năm tháng mà Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc. Mặc dù vậy hy vọng rằng tài liệu này cho thấy được giá trị của nguồn tài liệu từ Quốc tế 3 và cho thấy được sự ảnh hưởng của những thay đổi trong chính sách diễn ra ở Nga lên các hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này.


____________________________

Chú thích cho chương 0

1. Thái độ này phần nào là do gán ghép về sự phản bội của Hồ Chí Minh đối với nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc Phan Bội Châu năm 1925. Vấn đề này sẽ được bàn luận trong chương 3.

2. Tran Ngoc Danh, Tiểu Sử Hồ Chủ Tịch, Paris, chi hội Liên-Việt tại Pháp, 1949, trang 6.

3. Trích trong Thai Quang Trung, Collective Leadership and Factionalism, Institute of South East Asia Studies, Singapore, 1985, trang 20.

4. Nguyen Nghia, Công cuộc hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt nam và vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, số tháng 2, năm 1964.

5. Judith Stowe, “Revisionism in Vietnam”, paper for AAS conference, Washington DC, 03/1998, trích cuộc trò chuyện với Hoàng Minh Chính tháng 2 năm 1995, về việc Trường Chinh thú nhận năm 1963 ông Hồ Chí Minh đã bị “vô hiệu hoá”.

6. Trường Chinh, Hồ Chủ Tịch: Lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt nam, Nhà xuất bản sự thật, Hà nội, 1973, trang 66.

7. Xem ví dụ trong, Pierre Brocheux, Ho Chi Minh, Paris: Presses de Sciences Po, 2000, trang 55-71.

8. Jean Lacouture, Ho Chi Minh, Hamondsworth, Penguin, 1968, trang 33.

9. Branko Lazitch, A Biographical History of the Comintern, Standford, CA: Hoover Institution Press, 1973, trang 378.

10. William J. Duiker, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, New York, 2000, trang 102.

11. Chales B. McLane, Soviet Strategies in South-East Asia: An Exploration of Eastern Policy under Lenin and Stalin, Princeton University Press, 1966, trang 137.

12. Chales Fenn, Ho Chi Minh, New York, Chales Scribner’s Sons, 1973, trang 59.

13. Ton That Thien, Vérités et Mensonges: Le voyage clandestine de Ho Chi Minh en Russie en 1923 et sa disgrâce Au Komintern en 1933-1939, in Ho Chi Minh: L’homme et son héritage, Paris: La Voie Nouvelle, 1990, trang 51-52.

14. Lacouture, sách đã dẫn trang 48.

15. William J. Duiker, The Communist Road to Power in Vietnam, Boulder, CO: West View Press, 1996, trang 21-23; Huynh Kim Khanh, Vietnamese Communism 1925-1945, Ithaca, NY: Cornell University Press, 1968, trang 168-170.

16. A.Neuberg, Armed Insurrection, London: NLB, 1970, Dịch bởi Quentin Hoare từ bản tiếng Đức năm 1928 và bản tiếng Pháp năm 1931.

17. Titerenko, Leunert et al., VKP, Komintern I Kitai (dokumenti), Vol III, 1927-1931, phần 1), Moscow Russien Center, 1999, trang 35.

18. Titarenko et al. Tài liệu đã dẫn, trang 572-574, Letter from Berzin and Sudakov to Shifres.

19. Trần Dân Tiên, Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch, NXB Chính trị Quốc gia, 1994. Việc gán ghép tác giả bản xuất hiện năm 1949 cho Trần Ngọc Danh có gì đó không rõ ràng. Sự thực Trần Ngọc Danh đã bị trục xuất khỏi Đảng Cộng Sản Đông Dương (ICP) năm 1949, có thể sự gán ghép này nhằm làm dịu những thắc mắc bên trong Đảng về tác giả thật của cuốn sách.

20. Yevgeny Kobelev, Ho Chi Minh, Moscow: Progress, 1989 dịch từ bản tiếng Nga năm 1983.

21. Hong Ha, Ho Chi Minh v Strane Sovietov (Hồ Chí Minh trên đất nước Xô viết), Moscow Polit. Literatury, 1986, dịch từ bản tiếng Việt, Hồ Chí Minh trên đất nước Lenin, Hanoi: NXB Thanh niên, 1980.

22. Xem Nguyen The Anh, ‘How did Ho Chi Minh become a Proletarian? Reality and Legend’, Asian Affairs, Vol. 16, Part II; Thu Trang Gaspa, Ho Chi Minh à Paris (1917-1923), Paris: L’Mahattan, 1992; and Daniel Hémery, ‘Jeunesse d’un colonisé, genèse d’un exil, etc.’, Approcies Asie, no. 11, 1992.

23. Trong năm 2001, Tàng thư này được đổi tên thành “Tàng thư quốc gia Nga về lịch sử chính trị xã hội”.

24. Người phụ nữ thứ nhất là “Tuyết Minh”, một cô gái sinh viên hộ lý người Quảng Châu, người bắt đầu cuộc sống vợ chồng với Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 1926. Bà không được đề cập đến trong chương 3 của cuốn sách này vì mối quan hệ đã chấm dứt ngay khi Hồ Chí Minh trốn khỏi Trung Quốc năm 1927. (Xem AOM, SPCE 367, Renseignements fournis par Lesquendieu au sujet de Tuyet Minh, femme chinoise, maitresse de Nguyen Ai Quoc, Hanoi, 28/10/1931). Người phụ nữ thứ 2 là Nguyễn Thị Minh Khai, có tầm quan trọng chính trị lớn hơn người trước (xem chương 5,6, và 7).

25. Các form khai báo hồ sơ nhân sự của ông có tại RC, 496 201/1. Năm sinh khả dĩ nhất của ông là vào khoảng năm 1892 hoặc 1893 theo lời khai của chị ông (bà Thanh) với cảnh sát Pháp năm 1920 (SPCE 364 Note conf. 711, Hue, 7/05/1920). Còn theo nguồn chính thống của Hà Nội thì ông sinh năm 1890.

26. John Lewis Gaddis, We know how: rethinking cold war history, Oxford Clarendon Press, 1997; đặc biệt chương cuối: “The New Cold War History”
 

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 06.10.2007 00:48:46
Chương 1: Sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc

1919: Con đường đến hội nghị hoà bình Paris

Mùa hè năm 1919, mật vụ Pháp bắt đầu liên tục gửi yêu cầu tới chính quyền bảo hộ tại Hà nội yêu cầu cung cấp thông tin khẩn cấp (1). Một nhà hoạt động chính trị bí ẩn mới xuất hiện ở Paris, chỉ 4 năm sau khi nước Pháp bước vào cuộc chiến nặng nề (chiến tranh thế giới lần thứ nhất –ND). Anh dường như có rất nhiều mối quan hệ với nhiều người trong cái cộng đồng người Việt Nam tạp nham tại Pháp thời điểm đó – bao gồm cả trí thức, công nhân, và binh lính bị bắt sang phục vụ mẫu quốc trong thời kỳ chiến tranh. Hầu như không có ai biết anh là ai và từ đâu đến, một con người hoàn toàn bí ẩn. Tên của anh không có trong hồ sơ lưu trữ về cư trú từ Đông Dương. Trong thời gian chờ đợi tin tức gửi từ phía Phòng Nhì tại Đông Dương, Bộ thuộc địa đã phải gấp rút cử một nhân viên điều tra về con người bí ẩn này, một nhân vật mới xuất hiện trên chính trường Paris.

Anh thường ký tên mình “Nguyễn Ái Quốc” (Nguyễn, người yêu nước) với vị trí là “đại diện cho nhóm những người Việt nam yêu nước”. Anh hành xử với một phong thái thật tự nhiên, mạnh dạn liên hệ trực tiếp với các nghị sỹ, các phái đoàn đến dự hội nghị hoà bình Paris và các chủ báo. Thậm chí tháng 9 năm 1919 anh còn trực tiếp liên hệ với Albert Sarrault, toàn quyền Pháp tại Đông Dương mới trở về nước sau khi hết hạn nhiệm kỳ (2). Thông điệp mà anh mang đến gây sốc đối với các nhà chức trách Pháp. Anh trực tiếp gửi thư thỉnh cầu với tựa đề “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới các đại biểu tham gia Hội nghị Hoà bình Quốc tế tại Paris, một diễn đàn chính trị mà ở đó 27 đoàn đại biểu họp để cùng nhau lập ra một trật tự thế giới mới sau cuộc đại chiến lần thứ nhất. Mặc dù thực sự lúc đó ít có đại biểu nào ngoài những người Pháp biết được Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới, nhưng cũng có một số đoàn đại biểu đã bỏ thời gian để thông báo cho anh về việc họ đã nhận được thỉnh nguyện thư này. Đáng chú ý là lá thư phúc đáp viết rất lịch sự và trang trọng của Đại tá House đại diện cho tổng thống Mỹ Wilson gửi, cũng như một lá thư phúc đáp khác được gửi bởi của một nhà ngoại giao Nicaragoa (3). Hội nghị hoà bình đã thu hút được sự tham gia của nhiều nhà hoạt động chính trị trên thế giới, từ Ireland đến Triều Tiên, tất cả đều bày tỏ mong muốn cho sự độc lập của quốc gia mình. Mặc dù đứng trên quan điểm của người Pháp, chuyện đòi độc lập của Việt Nam tại thời điểm đó là không tưởng, nhưng đối với những người Việt Nam yêu nước, thì đó có thể là cơ hội để có sự thay đổi. Các đế chế Nga và Phổ đã suy yếu, còn tổng thống Mỹ Wilson đã hứa sẽ chấm dứt tình trạng ngoại giao trong bí mật, trong đó những nhà quý tộc hay chính trị gia trong hoàng gia hay chính phủ các nước Châu Âu có thể tự quyết định từ xa số phận của hàng triệu người dân các nước thuộc địa.

Bản yêu sách của người dân Việt Nam kêu gọi các cường quốc chiến thắng trong đại chiến thế giới lần thứ nhất hãy giữ đúng lời hứa của họ về về một kỷ nguyên mới của “luật lệ và công bằng” cho những người dân thuộc địa. Bản yêu sách này cũng xuất hiện trong một bài báo ngắn trên trang 3 của tờ báo theo xu hướng dân chủ xã hội L’Humanité, ngày 18 tháng 6 năm 1919. Một bản báo cáo với những đòi hỏi về dân chủ và nhân quyền rất vừa phải. Đó là những đòi hỏi về:
1) Trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị trong nước.

2) Cải tổ lại hệ thống pháp luật để người dân Đông Dương được bình đẳng trước Pháp luật như đối với người Châu Âu.

3) Tự do ngôn luận và tự do báo chí.

4) Tự do lập hội.

5) Tự do di cư và ra nước ngoài cư trú.

6) Tự do mở các trường dạy kỹ thuật và dạy nghề tại các tỉnh giành cho dân bản xứ.

7) Thay thế luật cai trị bằng pháp trị.

8) Đề nghị có dân biểu do dân Việt Nam bầu ra trong nghị viện Pháp để có thể nói lên những nguyện vọng và mong muốn của nhân dân bản xứ.

Bản yêu sách này được ký: “Đại diện cho nhóm người Việt yêu nước, Nguyễn Ái Quốc”.

Tuy nhiên vào thời điểm đó giới cầm quyền tại Pháp không hề có ý định buông lỏng quyền lực kiểm soát thuộc địa cũng như mạng sống của người dân thuộc địa tại bất cứ đâu cho dù đó là người Algeria, Campuchia hay Việt Nam. Nước Pháp vừa bước ra khỏi một cuộc chiến mà miền bắc của họ đã bị tàn phá nặng nề, mà tài nguyên ở các nước thuộc địa có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển và khôi phục kinh tế Pháp sau chiến tranh. Vậy nên chính quyền Pháp cảm thấy sốc trước sự xuất hiện và bản yêu sách của một người dân thuộc địa, bất ngờ xuất hiện trong cuộc họp của những người chiến thắng, và lẽ tự nhiên chính phủ Pháp không đáp ứng lại bản yêu sách này mà xem nó như một hành động đòi lật đổ chính quyền thuộc địa. Họ công khai trên phương tiện truyền thông nhà nước xem bản yêu sách kia là một sự "báng bổ" (4). Trong hồ sơ hải ngoại Pháp (French Oversea Archives), nhiều tài liệu cho thấy chính quyền Pháp đã gần như ngay lập tức tìm cách phát hiện ra nơi cư trú của Nguyễn Ái Quốc và cử người theo dõi anh suốt thời gian ở Paris năm 1919 và cả sau này cho đến năm 1923. Đáp lại chiến dịch kêu gọi nhân quyền cho người Việt tháng 6 năm 1919, bộ phận quản lý binh lính người Việt tại Pháp thành lập bộ phận Service de Renseignerment (SR) dưới sự chỉ huy của Pierre Arnoux (5). Chỉ điểm của SR trà trộn vào nhóm bạn bè người quen của Nguyễn Ái Quốc, ghi lại và báo cáo về các buổi nói chuyện của anh (6). Họ thu thập các bài báo, thư từ mà anh định gửi về Việt Nam, việc làm của họ như thể cho anh thấy rằng cách thức duy nhất có thể chống lại chính quyền bảo hộ là hoạt động bí mật.

Vào mùa thu năm 1919, thông tin tình báo thu thập được đã cho phép chính quyền Pháp xây dựng được bức chân dung ban đầu về người Việt bí ẩn kia:

“Nguyễn Ái Quốc tự nhận mình sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, hiện đang ở cùng Phan Văn Trường, dường như đã học ở Anh và sống ở đó khoảng 10 năm, điều hành một nhóm người Việt yêu nước không được thừa nhận, dường như anh ta đã thay thế Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường trong vai trò này. Hãy cho biết những thông tin mà các ngài cần biết, cần thu thập về con người này” (7)

Một chỉ điểm người Việt khác có bí danh là “Edouard” cung cấp thông tin tên thật của Quốc là Nguyễn Văn Thành, gần đúng so với tên mà cha của Quốc gọi anh lúc trưởng thành Nguyễn Tất Thành (Nguyễn, người sẽ thành công). Phần lớn những thông tin còn lại cung cấp bởi Edouard đều sai lệch (có lẽ là do chính Quốc cung cấp) trong đó cho biết Quốc quê ở Đà Nẵng và hiện đang sống nhờ vào tiền trợ cấp từ gia đình khá giả của anh. (8) Đến tháng 12 năm 1919, mật vụ Pháp đã thường xuyên qua lại và theo dõi mọi hành động tại số 6 Villa des Goblins. Đó là một khu nhà yên tĩnh nằm trong một ngõ cụt ở phía đông nam Paris, nơi có một anh thanh niên tự xưng là Quốc ở cùng với luật sư Phan Văn Trường và nhà sĩ phu bị lưu đầy Phan Chu Trinh.

Đối với những người Việt yêu nước chống đế quốc, hai trí thức họ Phan là những người nổi tiếng đáng kính trọng, thậm chí đối với Phan Chu Trinh là sự tôn thờ. Phan Văn Trường từng bị bắt vào thời kỳ đầu xảy ra chiến tranh năm 1914 vì bị buộc tội là đã hỗ trợ và hợp tác với phòng trào đấu tranh khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp tại Đông Dương. Phan Chu Trinh cũng bị nghi ngờ là đã tham dự vào các kế hoạch nổi loạn ở Đông Dương nói trên và đã liên lạc với người Đức. Chính vì lý do đó mà Phan Chu Trinh từng bị câu lưu tại nhà tù Cherche-Midi tại trung tâm Paris. Mặc dù vậy những lời buộc tội hai nhà trí thức này đã bị dỡ bỏ chỉ sau một năm khi nhân chứng chính yếu người Việt bị tâm thần và không thể làm chứng trước toà (9). Thế nhưng chính quyền Pháp vẫn nghi rằng họ có tội (10). Đối với Phan Văn Trường, sự nghi ngờ này có thể xuất phát từ truyền thống phản kháng nổi loạn của gia đình ông. Hai người anh em của ông đã bị kết tội lưu đầy và lao động khổ sai vì đã tham gia vụ đánh bom làm chết hai sỹ quan chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ (một trong rất nhiều vụ đánh bom được thực hiện bởi những người theo Phan Bội Châu, lúc bấy giờ đang lưu vong ở nước ngoài). Chuyến đi năm 1913 của Phan Văn Trường sang Anh để gặp Joseph Thanh, một phái viên của hoàng tử Cường Để, càng làm tăng sự nghi ngờ này (11). Phía Pháp cũng rất ngại sự hiểu biết và thông tuệ của Phan Văn Trường, một người được đào tạo làm phiên dịch tại Hà Nội, nhờ những năm tháng học luật tại Paris đã trở thành người có khả năng tranh luận chính trị hết sức sắc sảo và nhạy bén.

Bản thân Phan Chu Trinh đến Pháp năm 1911 sau khi được ân xá khỏi nhà tù vì đã tham gia vào việc ủng hộ và khuyến khích phong trào đấu tranh đòi giảm sưu thuế của nông dân trung kỳ năm 1908. Trong năm đầu ở Paris, công việc chủ yếu của Phan Chu Trinh là đấu tranh nhằm buộc chính phủ thuộc địa Pháp phải trả lại tự do cho các đồng chí của mình. Bài viết “Toàn cảnh cuộc nổi dậy của nông dân trung kỳ” lên án sự đàn áp nặng nề của thực dân Pháp đối với những người nông dân tham gia đấu tranh đòi giảm sưu thuế đã được dịch sang tiếng pháp bởi Jules Roux (một nhà hoạt động xã hội theo hướng dân chủ xã hội, người đã can thiệp và đại diện cho Phan Chu Trinh lúc ông bị bắt vào tù) (12). Chính phủ Pháp lo sợ ảnh hưởng của Phan Chu Trinh tới các sinh viên Việt Nam tại Paris thời trước chiến tranh và cố gắng cô lập ông khỏi những nhà hoạt động cách mạng người Á khác đang tập hợp tại khu phố Latin (13). Mặc dù vậy những cố gắng của chính quyền Pháp không mang lại thành công nào. Năm 1912, Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường đã thiết lập được một câu lạc bộ người Việt thường tụ tập nhau tại các quán Cafe hay quán ăn Tầu tại Montparnasse, nơi họ không chỉ nói những chuyện thông thường của cuộc sống tha hương, Trinh luôn cho rằng mình không dính dáng gì đến các âm mưu chống lại thực dân Pháp của Phan Bội Châu và hoàng tử Cường Để. Để chứng minh sự trong sạch của mình thậm chí Trinh còn gửi cho bộ thuộc địa một lá thư của hoàng tử Cường Để gửi cho ông năm 1913 (14). Những lời chứng chống lại ông có thể là do chính quyền quân sự thêu dệt nên. Nhưng chính người phiên dịch cho ông vào năm 1915 đã khai rằng "Phan Chu Trinh nhận tiền trực tiếp từ Đức của chính phủ Đức thông qua hai phái viên của hoàng tử Cường Để là Trương Duy Toàn và Đỗ Văn Ý" (15). Người chỉ điểm cũng cho biết trong trường hợp xảy ra nổi loạn tại Việt nam chính phủ Đức hứa sẽ cấp thêm tiền thông qua người của họ ở Trung Quốc. Quan điểm xem Phan Chu Trinh là một người vận động bằng lời nói và bài viết hơn là người tham gia tổ chức các kế hoạch nổi dậy trên có lẽ là quan điểm gần với sự thật nhất. Người cầm đầu nhóm điều hành Đông dương (mà Phan Chu Trinh là một thành viên) đã viết như sau lên cấp trên của mình:”Nếu có một người sinh viên hay học sinh trẻ tuổi người Đông Dương, thì đối với anh ta Phan Chu Trinh là người chỉ biết dùng lời nói để đấu tranh chứ không phải là hành động, nhất là khi nếu người sinh viên hay học sinh trẻ tuổi này có mối liên hệ với những người Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ..., những kẻ tín đồ của các phương thức đấu tranh cực đoan hơn” (16).

Việc Phan Văn Trường và Phan Chu Trinh tham dự vào những chuyện nổi dậy ở quê nhà như thế nào vẫn còn là điều chưa rõ ràng. Bằng chứng tố cáo họ cuối cùng không có sức thuyết phục vì kẻ chỉ điểm đã mắc bệnh và bị câm. Sau khi được thả khỏi tù năm 1915, trợ cấp chính phủ cho Phan Chu Trinh bị cắt và ông buộc phải tự kiếm sống bằng nghề in tráng ảnh. Sự quấy rối thường xuyên của cảnh sát Pháp làm ông không mấy tin tưởng nữa vào tầng lớp lãnh đạo của mẫu quốc (17). Phan Văn Trường thì bị bắt buộc làm việc cho quân đội với tư cách là một thông dịch viên tại kho vũ khí Toulouse và sau khi được giải ngũ năm 1918, ông bắt đầu hành nghề luật sư. Cho đến những năm cuối của cuộc chiến hai người đã thành lập nên một nhóm người Việt mới có tên là “Hội người Việt yêu nước”.

Quan hệ của Nguyễn Ái Quốc đối với hai sỹ phu họ Phan là không rõ ràng dưới con mắt của những người ngoài cuộc. Người thanh niên với cái tên này chỉ đáng tuổi con của Phan Chu Trinh và chưa cho thấy chút phẩm chất học giả nào. So với Phan Văn Trường, anh chỉ như một người dân quê lên tỉnh. Do sự khác biệt như vậy nên sau này nhiều người sau này đã cho rằng thực chất Quốc chỉ là người đưa tin, mang thông điệp và đại diện cho hai nhà hoạt động chính trị nổi tiếng hơn kia mà thôi. Nhà trí thức theo phái Trostkit Hồ Hữu Tường trong hồi ký của mình đã viết rằng, mọi ý tưởng của nhóm là do Phan Chu Trinh đưa ra, sau đó Phan Văn Trường và những người khác dịch sang tiếng Pháp, còn Quốc mang các bài viết đến các toà soạn báo. Mặc dù ông Tường không có liên hệ trực tiếp nào với nhóm trên (18), nhưng trong hồ sơ của phòng nhì Pháp cũng cho thấy một chỉ điểm người Việt có bí danh là “Chỉ điểm Jean” cũng có cùng kết luận như vậy trong một báo cáo của mình lên thanh tra Arnoux vào năm 1919. “Chỉ điểm Jean” báo cáo Arnoux rằng Quốc “chẳng qua chỉ là kẻ cầm đầu bù nhìn thông minh được ngụy trang bằng những sự bí ẩn nhằm làm tăng vẻ khả kính. Nguyên nhân là hiện Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường đang bị theo dõi bởi pháp luật nên Quốc bây giờ được đóng vai lãnh đạo” (19).

Phần lớn những bản báo cáo của cảnh sát Pháp thì lại nhìn nhận anh Quốc bí ẩn như là một người có tri thức và kinh nghiệm xã hội bên cạnh hai họ Phan chứ không phải là một chú bé ngây ngô. Vào cuối năm 1919, Chỉ huy quân đội Đông dương tại Pháp, Pierre Guesde, lại tin rằng Quốc thực sự là một nhà hoạt đống chính trị. Những bản báo cáo mà tướng Guesde có được từ những chỉ điểm của ông ta cho thấy Quốc là một người tích cực đấu tranh cho quyền con người ở Việt nam, một nhà hoạt động chính trị với tâm huyết bù vào khiếm khuyết vì không được học hành đào tạo bài bản. Các bản báo cáo cho thấy Quốc thường xuyên liên hệ với các đại biểu theo chủ nghĩa dân tộc đến dự hội nghị hoà bình từ Ireland, Trung Quốc, và Triều Tiên. Các bản ghi báo cáo về những cuộc nói chuyện của Quốc với bạn bè trong hội người Việt cho thấy anh nhận thức được rất rõ những vấn đề mà dân tộc anh đang phải hứng chịu và nhận thức này chịu sự ảnh hưởng sâu sắc các quan điểm của Phan Chu Trinh. Lấy ví dụ vào tháng 12, chỉ điểm viên người Việt “Edouard”, có lẽ là một viên chức người Việt trong bộ thuộc địa đã gửi một bản tường trình dài 11 trang về một buổi tối tại số 6 Villa des Gobelins. Phần đầu của bản báo cáo nói về cuộc nói chuyện với Nguyễn Ái Quốc về vấn chuyện toàn quyền Đông Dương mới trở về nước sau khi hết hạn nhiệm kỳ, Albert Sarraut, người sau này trở thành bộ trưởng bộ thuộc địa, và những kế hoạch cải tổ của ông ta.

Edouard viết “Quốc gần như hoàn toàn tán đồng với các chính sách ở Đông Dương của toàn quyền Sarraut đặc biệt là việc thiết lập một hệ thống giáo dục kiểu Pháp và xây dựng hệ thống đường xe lửa giúp khai thác các khu rừng ở An nam và Lào”. Anh ta viết tiếp những nhận định theo lời của Quốc:

“Quốc nói ngài Albert Sarraut đã cho xây dựng một đại học và một trường trung học ở Hà nội, điều đó tốt nhưng mới chỉ là sự khởi đầu. Với 20 triệu dân ở Đông Dương chúng ta cần không phải là 1 trường trung học mà là 20 thậm chí 30 trường trung học. Người dân cần phải được giáo dục bắt buộc, bởi vì chính họ tạo nên đông đảo tầng lớp quần chúng chứ không phải giới thượng lưu của xã hội ... nhiều người cứ vin cớ thiếu tiền bạc để giải thích về vấn đề phát triển giáo dục ở Đông Dương và họ sẽ còn sử dụng lý do này để chống lại toàn quyền kế nhiệm tiếp tục công việc mà ngài Albert Sarraut đã bắt đầu“ (20).

Khi Phan Chu Trinh đến và tham dự vào cuộc nói chuyện thì ông và Edouard tiếp tục bàn luận về chính sách tương lai và những yêu sách người dân thuộc địa có thể đòi hỏi từ toàn quyền mới, Maurice Long. Nguyễn Ái Quốc xen ngang và cho rằng người dân thuộc địa lại sẽ chẳng bao giờ được gì nếu chỉ bằng cách đưa yêu sách và chờ sự nhân nhượng của thực dân Pháp, Quốc nói: “Tại sao 20 triệu đồng bào chúng ta lại không thể làm gì để buộc cho chính quyền thực dân phải trao trả lại nhân quyền? chúng ta đều là người cả vậy phải được đối xử bình đẳng? những kẻ không chịu đối xử bình đẳng với ta thì phải coi chúng là kẻ thù“. Phan Chu Trinh quay ra quở lại Quốc vì sự bộp chộp:“Thế anh muốn đồng bào của chúng ta không tấc sắt trong tay đối đầu lại với người Tây phương với vũ khí tối tân ư?“ ông hỏi tiếp “Tại sao cứ phải đẩy người dân chết một cách vô nghĩa mà chẳng thu được kết quả nào?“ (22) Quan điểm đấu tranh bất bạo lực của Phan Chu Trinh rõ ràng đối nghịch với quan điểm bạo động của Phan Bội Châu, mà sau này Quốc đã tiếp thu, cũng như anh tiếp thu quan điểm của bậc tiền bối của mình về việc phát triển kinh tế và giáo dục. Nhưng anh nhanh chóng rời bỏ quan điểm của Phan Chu Trinh về phương pháp yêu sách đòi nhân quyền trong hoà bình một cách “nhẹ nhàng, từng bước, và bền bỉ“ (23).

Để có một bức tranh hoàn chỉnh và khách quan về con người mà sau này là Hồ Chí Minh tại thời điểm mới đến Paris, theo quan điểm của chúng tôi, chúng ta cần phải bắt đầu với các tài liệu và bằng chứng cung cấp bởi Phòng Nhì Pháp. Sau đó lần ngược trở lại những năm tháng trước từ khi anh rời Việt nam năm 1911 đến khi anh xuất hiện dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc. Sau khi cân nhắc các bằng chứng, chúng tôi cho rằng cho tới thời điểm năm 1919, ông Hồ đã là một nhà hoạt động chính trị có kinh nghiệm, và ông đã hoạt động tích cực trong khoảng thời gian đó chuẩn bị cho vai trò của mình sau này trong công cuộc giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Mặc dù rõ ràng, Phan Văn Trường là tác giả của bản tiếng Pháp bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới hội nghị hoà bình tại Paris, và là tác giả của phần lớn các bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc vào năm 1919 đó, thì Hồ có lẽ cũng là một nhân tố tích cực trong việc thúc đẩy phong trào đòi nhân quyền cho nhân dân Đông Dương vào thời điểm tháng 6 đó tại Paris. Thực tế đó cũng là lời giải thích trong cuốn tự truyện của Hồ (lấy tên là Trần Dân Tiên –ND): tác giả nói chính ông là người đưa ra các ý tưởng cho bản yêu sách, nhưng Phan Văn Trường là người soạn bằng tiếng Pháp, bởi bản thân Hồ tại thời điểm đó không có khả năng viết tiếng Pháp một cách trôi trảy. (24) Người thanh niên trẻ tự xưng là Nguyễn Ái Quốc đã chứng tỏ các kỹ năng tổ chức chính trị đối với cộng đồng người Việt vượt lên trên cả chuyện viết tuyên ngôn hay thư ngỏ.

Một trong những đầu mối của việc chứng minh kinh nghiệm chính trị của Hồ trước năm 1919 chính là việc anh đã từng có những liên hệ với đoàn Triều Tiên ở hội nghị hoà bình Paris. Chỉ điểm “Jean“ báo cáo rằng Quốc đã học được rất nhiều ý tưởng từ phong trào đòi độc lập của Triều Tiên. (25) Hội dân tộc Triều Tiên hoạt động ở Mỹ đã bắt đầu chiến dịch đấu tranh đòi độc lập từ Nhật bản gần như ngay khi tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ra bản tuyên bố 14 điểm vào tháng giêng năm 1918. Lời kêu gọi trao trả độc lập cho họ từ Nhật bản được đưa ra vào ngày 12 tháng 5 năm 1919, chỉ khoảng 1 tháng trước khi bản yêu sách của nhân dân An nam xuất hiện tại Paris. Một tờ báo Trung Quốc in ở Tianjin, tờ Yishibao, ra ngày 18 và 20 tháng 9 năm 1919 đăng bài phỏng vấn Nguyễn Ái Quốc tại Paris, giải thích rằng Quốc đã trao đổi kinh nghiệm và ý tưởng với đoàn Triều Tiên trong một chuyến anh sang thăm nước Mỹ. (26) Tác giả của bài báo, có lẽ là một Người Hoa hay Triều Tiên sống tại Mỹ mô tả Quốc như một đại diện của Việt Nam tại hội nghị hào bình tại Paris. Trong phần giới thiệu bài báo viết:

"Phóng viên tại Mỹ qua lời giới thiệu của hai đại diện của chính phủ lâm thời Triều Tiên là Kin-Tchong-Wen và Kim-Koei-Cho đã có cơ hội phỏng vấn Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc tuổi khoảng 30 trông trẻ trung và mạnh bạo; Anh có thể nói được tiếng Anh, tiếng Pháp, và cả tiếng Hoa; anh đã gặp đại diện Kim của đoàn Triều Tiên trong thời gian anh ở Mỹ, anh đã nói về các vấn đề độc lập dân tộc và tin tưởng rằng tình hình của hai nước khác nhau và do đó có thể có những cách đi khác biệt của riêng mình" (27).

Trong bài phỏng vấn này, Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ việc đưa yêu sách ra hội nghị hoà bình chỉ là bước đi ban đầu, bản tóm tắt tiếng Pháp của cuộc phỏng vấn này cũng chỉ rõ:“Bản yêu sách của anh ta tại hội nghị rút cục đã thất bại xong anh ta vẫn tiếp tục trong nỗ lực của mình để gặp gỡ nhiều nhân vật chính trị và đã gây được sự chú ý của một số“ (28) Bản tóm tắt còn trích lời Nguyễn Ái Quốc:“bên cạnh việc đưa bản yêu sách ra các nghị viên, tôi còn tích cực vận động sự ủng hộ từ nhiều nơi. Đảng dân chủ xã hội không hài lòng với các hành động của chính phủ và có ý định ủng hộ chúng tôi. Đó là hy vọng duy nhất chúng tôi có tại Pháp. Đối với sự vận động của chúng tôi với các đất nước khác thì chính nước anh (nước Mỹ) là nơi ủng hộ chúng tôi nhiệt thành nhất...“ (29)

Bộ phân SR của Pháp tại Bắc Kinh đã gửi bản dịch tiếng Pháp của bài phỏng vấn này về Paris kèm theo nhận xét sau:

“Trong điểm 9 báo cáo hôm mùng 5 tháng 6 tôi đã lưu ý các ngài về tờ báo Trung Quốc Yi Che Pao (Yishibao), trong nhiều năm với nhiều bài đã vi phạm nghiêm trọng vào quyền lợi quốc gia của Pháp và của Đông Dương. Tháng tư vừa qua tờ báo này đã cho đăng một bản tuyên ngôn của người Việt. Quá đáng hơn nữa, trong khi các hoạt động phản kháng lại quân đội Nhật Bản gần đây tại Bắc Kinh do cuộc đàm phán về Tsing-Tao gây ra, tờ báo này đã cho đăng nhiều bài báo kết tội Pháp đã bí mật cấu kết và thoả hiệp với Nhật trong thời gian chiến tranh ... „ (30)

Quan hệ của tờ báo Yishibao với phòng trào yêu nước của người Việt có thể dễ dàng nhận thấy, nhất là bản thân Hoàng tử Cường Để từng đăng nhiều bài báo trên báo này với nội dung gần giống như bản yêu sách của dân An Nam kia. Các bản copy của các bài báo trên tờ này xuất hiện trên tường của các trại công nhân Trung Hoa ở Marseille tháng 6 năm 1919 (31). Hồ nói với chỉ điểm Jean rằng anh đã bàn với đoàn đại diện Triều Tiên để gửi bản yêu sách của mình (hay của Phan Văn Trường?) để đăng trên tờ báo ở Tianjin (32). Dường như đã có sự phối hợp nào đó giữa những gì xảy ra ở Paris và những người theo phái của Cường Để, Phan Bội Châu ở Trung quốc.
 
Một trong những thách thức cần phải giải quyết đối với quan điểm nhìn nhận Hồ Chí Minh như một nhà hoạt động chính trị có kinh nghiệm năm 1919 là theo trình tự thời gian của những năm đầu bôn ba hải ngoại của ông, thì Hồ mới chỉ đến Paris vào năm 1917 và sống ở đó mà không gây nên sự chú ý nào của nhà chức trách cho đến khi xảy ra sự kiện tại Hội nghị Hoà bình Quốc tế. Hồ trước đó hoàn toàn không có vai trò gì trong nhóm người Việt yêu nước ở Pháp. Thêm một lý do cho sự nghi ngờ về giả thuyết trên là các mối quan hệ của gia đình ông Hồ và bản thân ông với Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã không được làm rõ cho đến tận năm 1992. Với sự thiếu hụt thông tin và bối cảnh như vậy, thật khó tin là một anh phụ bếp, một người lao động chân tay như trong cách tuyền truyền của Đảng cộng sản về ông Hồ thời trai trẻ lại có thể nhanh chóng biến hoá thành người đại diện cho một phong trào yêu nước. Dưới đây chúng tôi sẽ cố gắng cắt nghĩa điều này.

Về vấn đề ngày tháng tới Paris của Quốc, có lẽ bằng chứng đáng tin cậy nhất chính là hồ sơ của cảnh sát Pháp, ở đó ghi nhận anh đến Paris vào tháng 6 năm 1919 từ London (33). Thông tin trong hồ sơ cho biết Hồ đến Paris ngày 7 tháng 6 năm 1919 từ London, ban đầu anh ở số 10 rue de Stockholm sau đó là số 56 rue M. le Price, và tiếp theo là số 6 Villa des Gobelins. Nếu ước lượng trên báo chí Triều Tiên về cuộc gặp mặt của Hồ với đoàn đại diện Triều Tiên ở Mỹ là chính xác, thì chắc chắn đó không phải là chuyến dừng chân tại nước Mỹ của Hồ ở New York khi anh còn là một phụ bếp. Thời điểm đó là vào tháng 12 năm 1912, khi anh viết thư cho toàn quyền ở Huế để tìm cách gửi tiền cho cha mình. Mặc dù lá thư được dán tem gửi từ New York, Hồ lại ghi địa chỉ của mình là địa chỉ bưu điện tại Le Havre và nhận mình là một thuỷ thủ (34). Tại thời điểm đó Quốc chưa có đủ thời gian học tiếng Anh, anh mới chỉ rời khỏi đất nước mình có một năm rưỡi. Theo cách nhìn nhận của chúng tôi, thời điểm Quốc gặp đoàn đại diện của Triều Tiên ở Mỹ chỉ có thể là giữa năm 1917 và 1918, khi các nhóm Triều Tiên yêu nước hoạt động tích cực hơn tại Mỹ. Chưa có bằng chứng nào cho thấy Quốc sống ở Pháp trong thời gian này nhưng bản thân Quốc từng khai báo vởi Quốc tế III là anh từng làm việc cho một gia đình giầu có ở Brooklyn vào năm 1917 và 1918. Tài liệu trên của Quốc tế III cũng ghi rõ là anh đến Pháp năm 1919. Thông tin này đáng khả nghi bởi trong cùng bản khai báo trên, những thông tin khác Quốc cung cấp về mình cho Quốc tế III đều là các thông tin giả mạo, ví dụ Quốc khai mình sinh năm 1903 mẹ mình chết năm 1910 (35). Cũng có thể Quốc có đưa thông tin trên là phần sự thật để cải trang cho những thông tin giả mạo còn lại. Thông tin được đưa ra bởi nhà hoạt động cho hoà bình David Dellinger năm 1969 cũng cho thấy nhiều khả năng ông Hồ đến Mỹ sau năm 1916. Hồ Chí Minh đã nói với Delllinger rằng thời gian ở Mỹ, ông đã từng tham dự buổi diễn thuyết của Marcus Harvey ở Harlem (36). Bản thân Harvey, người lãnh đạo phong trào “trở về Phi Châu” cũng chỉ đến Mỹ từ năm 1916 từ Jamaica. Trong những năm 1917 và 1918, Harvey thường xuyên có các cuộc diễn thuyết về vấn đề chủng tộc tại Harlem, đặc biệt sau khi tổ chức Ku Klux Klan (3K - tổ chức khủng bố phân biệt chủng tộc tại Mỹ - ND) được thành lập năm 1915. Hồ Chí Minh năm 1924 đã viết một bài báo mô tả những cuộc hành hình người da đen của 3K tại miền nam nước Mỹ - có thể những thông tin mà Hồ có là từ các buổi tham dự các cuộc diễn thuyết của Harvey (37).

Nếu đúng như giả thuyết Hồ có mối liên hệ với nhóm yêu nước người Triều Tiên tại Mỹ năm 1917 hay 1918, thì nó đưa đến câu hỏi: Liệu anh thanh niên này đã tham gia vào chính trị tình cờ trên con đường bôn ba du lịch vòng quanh thế giới của mình (với tư cách là thuỷ thủ, phụ bếp –ND)? Hay anh ra nước ngoài với mục đích tìm đường cứu nước? Vào thời điểm năm 1911 và 1917 liệu anh có phải là một thành phần tham dự trong phòng trào hoạt động cách mạng đòi độc lập cho tổ quốc mình? Đối với chính quyền Pháp, họ đã có câu trả lời vào năm 1920 khi cuối cùng họ đã tìm ra anh và chị của Quốc. Nhà chức trách cuối cùng đã phác thảo ra được chân dung của một người đáng ngờ do tiền sử gia đình và các mối quan hệ của gia đình anh ta.

Cả anh và chị của Hồ Chí Minh đều đã từng bị kết án lao động khổ sai vì tham gia phòng trào đấu tranh khởi xuớng bởi Phan Bội Châu. Chị của ông nhớ lại là năm 1915 bà nhận được tin Hồ đang ở London. Anh trai Hồ thì kể rằng Hồ đã từng nhập học ở Quốc Học Huế, nhưng sau đó bỏ học ngay sau khi cha họ mất chức quan huyện. Anh thanh niên Hồ (lúc đó là Nguyễn Tất Thành –ND) sau đó đã tới Phan Thiết, làm trợ giáo tại trường tư thục Dục Thanh, được lập nên bởi một ái hữu của Phan Chu Trinh (39). Cả anh và chị của Hồ đều khai rằng Hồ có một vết sẹo ở tai do một tai nạn hồi nhỏ (vết sẹo phía trên tai trái của Hồ sau này trở thành một dấu hiệu chủ yếu để cảnh sát Pháp nhận dạng ông) (40).

Sau khi tìm ra nhà hoạt động chính trị bí ẩn Hồ là thành viên của gia đình Nguyễn Sinh Huy, người Pháp đã nhanh chóng xác định được các thông tin khác, các bản báo cáo về các thông tin liên quan đến Hồ trước năm 1919 đã cho thấy được sự biến chuyển trong con người này như thế nào. Cả Hồ và anh của ông đã bị Hiệu trưởng trường Quốc học Huế gọi lên khiển trách vì thái độ thù nghịch với người Pháp trong thời gian diễn ra các sự kiện lôn xộn tại Huế (biểu tình của nông dân –ND) năm 1908 (41). Điều này trùng khớp với thông tin cung cấp bởi chỉ điểm “Edouard”, người báo cáo với Phòng Nhì Pháp rằng Quốc từng ở Huế khi xảy ra sự kiện năm 1908 và Quốc tỏ thái độ không dung thứ với hành động của người Pháp trong sự kiện đó. “Anh ta nói rằng anh ta đã trực tiếp chứng kiến cảnh người dân Việt nam biểu tình với tay không trước toàn quyền tại Huế để phản đối việc lao động khổ sai cưỡng bức (đi sưu –ND) … và người Pháp đã xả súng bắn vào người dân để giải tán biểu tình” (42).

Các bản báo cáo này cũng cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể của sự nghiệp cụ thân sinh ra ông Hồ đến đến sự phát triển của Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc. Mặc dù ông Nguyễn Sinh Huy thi đỗ Phó Bảng năm 1901 cùng năm với Phan Chu Trinh, nhưng ông không có một sự liên hệ công khai nào với các phong trào cách mạng yêu nước dẫn đến những cuộc biểu tình đòi giảm tô, giảm thuế ở Trung kỳ năm 1908. Năm 1919, ông được bổ nhiệm làm tri huyện ở một huyện mới được khai khẩn ở tỉnh Bình Định (huyện Bình Khê –ND) (43). Thế nhưng chỉ sau vài tháng làm quan, ông đã dính vào một vụ scandal. Ông bị buộc tội đã xử đánh đòn một nông dân mà sau đó người này đã chết, có lẽ là do trận đòn quá nặng. Năm 1910, Huy bị chính quyền tỉnh giáng 4 cấp, và gần như mất nguồn thu nhập từ lương bổng. Bản thân Huy cho rằng cái chết của người nông dân kia chẳng liên quan gì đến trận đòn phạt. (44) Nhưng Phòng Nhì Pháp tại Huế báo cáo rằng Huy phạm tội ngộ sát trong lúc đang say rượu (45). Tháng giêng năm 1911, Huy xin phép để vào Sài Gòn-Gia Định kiếm sống, nhưng cảnh sát Pháp từ chối vì “nghi ngờ Huy có cảm tình và dính líu với Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh”. Đại diện mật vụ Pháp ở Huế nhận xét: ” Con trai ông ta 2 năm trước đã đột ngột biến mất, có lẽ là đang ở miền nam, có thể Nguyễn Sinh Huy vào đó với mục đích là để tìm con và gặp Phan Chu Trinh chứ không phải đơn thuần là kiếm sống” (46). Không đợi sự đồng ý của chính quyền, Huy tự tìm đến mối quan hệ với quan lại người Việt ở Huế và được cho đi nhờ bằng đường biển vào nam từ Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 2. Toàn quyền ở Huế thông báo đã có thông tin cung cấp từ phía toà án rằng: ”Mục đích chuyến đi của ông ta (Huy) không rõ ràng, có người nói rằng mục đích chuyến đi của Huy là chuyển thông tin giúp một số bạn bè của con gái ông ta . Đáng ngờ hơn đó là thời điểm chuyến đi của Huy diễn ra ngay sau các chuyến đi của con gái ông ta, gọi là cô Bạch Liên, tới Huế và Quảng Ngãi, sau nhiều năm sống tại làng quê Kim Liên” (47).

Liệu Nguyễn Sinh Huy có cảm tình hay dính lứu gì đến phong trào đòi cải tổ của Phan Chu Trinh hay phong trào bạo động của Phan Bội Châu hay không? Đây là câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời. Mặc dù vậy chúng tôi có thể khẳng định, ông đã cố gắng giữ cho lý lịch của bản thân mình hoàn toàn trong sạch trong mắt người Pháp cho tới thời điểm đó. Chúng ta cũng không thể biết rõ việc mất chức của ông ảnh hưởng đến con trai út của ông đến đâu. Mặc dù vậy, như Daniel Hemery đã chỉ ra việc mất chức này thu hẹp khả năng chọn lựa của Nguyễn Tất Thành, làm cho việc học hành trong một trường danh tiếng là Quốc học Huế của anh bị dang dở (do không có tiền đóng học –ND). Việc Nguyễn Tất Thành đến làm việc tại trường Dục Thanh, một ngôi trường được xây dựng theo khuynh hướng của Phan Chu Trinh, với việc giảng dạy kiến thức hiện đại bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ, cho thấy có lẽ Nguyễn Tất Thành đã tham gia phong trào canh tân do họ Phan khởi xướng từ năm 1909. Chủ trường Dục Thanh thậm chí còn cho thành lập nhà máy sản xuất nước mắm, theo lời kêu gọi của Phan Chu Trinh về phát triển buôn bán và tham gia thương mại đối với người bản xứ. Bằng việc đến dạy ở trường Dục Thanh, Nguyễn Tất Thành đã định hướng tương lai của mình đi theo con đường của Phan Chu Trinh, lúc này đã bị trục xuất khỏi đất nước như một tội phạm quốc gia. Cha của anh, người đã chứng kiến sự bất lực và lạc hậu của các sỹ phu đào tạo theo nền giáo dục Trung Hoa dưới sự cai trị của Pháp như thế nào, có lẽ đã là người khuyến khích anh đi theo con đường đó. Vào đầu năm 1911, Thành đã vào tới Sài Gòn, và theo học một lớp đào tạo thợ cơ khí, theo lời kể của anh của anh (49). Nếu những nghi ngờ của người Pháp là có cơ sở thì có lẽ cha của Thành đã vào đến Sài gòn vào tháng 3 và đã gặp Phan Chu Trinh trước khi họ Phan lên tầu sang Pháp vào cuối năm đó. Nhà trí thức mới được thả tù Phan Chu Trinh có thể mang thông tin về những sỹ phu bị giam cầm tại Poulo Condore, đặc biệt là nhóm sỹ phu gốc Nghệ An. Cả Daniel Hemery và Thu Trang Gaspard đều cho rằng Nguyễn Tất Thành và cha của anh đã gặp và bàn bạc với Phan Chu Trinh về kế hoạch đưa Thành ra nước ngoài học tập. (50) Tất Thành cuối cùng đã tìm được đường đến Châu Âu trên con tầu Latouche Treville, với công việc của một phụ bếp; sau khi cha anh bị bãi chức anh không có hy vọng gì trong việc xin được tài trợ từ chính phủ cho chuyến sang châu Âu của mình như đối với trường hợp của của Phan Chu Trinh. Mặc dù vậy không có lý do để tin rằng dự định đi Châu Âu của Thành chỉ là để làm phụ bếp hay lao động chân tay trên tầu vào những năm sau đó.

Vào tháng 9 (năm 1911), hai tháng sau khi đến Marseille (vào tháng 7), Thành đã có một hành động rất giống với một người theo con đường của Phan Chu Trinh. Anh gửi một lá thư đến tổng thống Pháp xin được vào học trường thuộc địa, một nơi đào tạo quan lại, chức sắc cho chính quyền ở các thuộc địa. Anh viết: ”Tôi không có tiền bạc hay của cải gì và rất ham muốn được học hỏi. Tôi muốn trở thành người có ích cho nước Pháp và với Nhân dân mình, muốn giúp đỡ người dân có được sự cai trị tốt”. Rõ ràng anh viết là thư này với sự giúp đỡ của một người rành tiếng Pháp (51). Đối với một số nhà nghiên cứu như Nguyễn Thế Anh, bức thư và lời lẽ trong đó có thể hiểu là đã bầy tỏ mong muốn của người viết được trở thành một quan lại phục vụ cho chính quyền thuộc địa, vì quyền lợi của chính quyền thuộc địa (52). Mặt khác cũng có thể hiểu nguyện vọng này nhất quán với chiến thuật mà Phan Chu Trinh thường khuyến khích các thanh niên, trí thức theo mình, đó là “đấu tranh trong sự hợp tác”, trong đó kêu gọi thanh niên, trí thức Việt Nam hãy học tập truyền thống và văn hoá dân chủ của người Pháp để phục vụ cho quyền lợi của dân tộc mình. Tại thời điểm đó Nguyễn Ái Quốc tương lai đã hy vọng rằng giới lãnh đạo cao cấp nhất của Pháp sẽ đánh giá anh dựa trên tinh thần và phẩm chất mà anh có chứ không phải anh với tư cách là con của một quan lại mới bị cách chức. Nhưng yêu cầu của anh lại bị chuyển đến toàn quyền Huế, và ông này đã chỉ ra rằng anh đã không chịu tận dụng cơ hội để được học tập ở ngay chính bản xứ (ý nói anh Thành đã tự ý bỏ trường Quốc học Huế -ND) (53).

Việc từ chối nhập học không làm tiêu tan khát vọng học hành của Hồ, nhưng làm thay đổi con đường để ông đạt được điều đó. Hiện chúng tôi cũng chưa biết rõ rằng ồng Hồ có tham gia một khoá học bài bản nào ở Anh hay không, hay ông học tiếng Anh và chính trị về thuộc địa thông qua tự học và trao đổi ngoài giảng đường. Việc phải kiếm sống trong hoàn cảnh trong tay không có gì có lẽ đã buộc anh phải tiếp tục cuộc phưu lưu trên biển trong vài năm sau đó. Tháng 11 năm 1911, anh tìm cách gửi tiền về cho cha của mình từ Clayton (54). Lá thư mà chúng tôi đề cập ở đoạn trước là lá thư gửi từ New York vào tháng 12 năm 1912. Bức thư đó anh gửi đến toàn quyền Pháp tại Huế giải thích rằng anh muốn gửi một phần lương hàng tháng của mình cho cha nhưng hiện không biết ông đang ở đâu. Anh viết: ”Tôi không biết phải làm thế nào nữa, tôi chỉ hy vọng mong ngài giúp đỡ vì ngài là người quan bảo hộ nhiệt thành với đất nước chúng tôi” (55). Giọng điệu hạ mình đối với người Pháp trong thư thể hiện thái độ khiêm nhường của một người theo khổng giáo đồng thời cũng có thể là sự khôn ngoan trong hành xử. Nếu đối chiếu với dọng điệu của anh đối với người Pháp trong các lá thư anh gửi cho Phan Chu Trinh sau đó thì có thể cho rằng thái độ hạ mình trên của anh là một sự giả vờ.

Vào năm 1913 hoặc đầu năm 1914, Hồ Chí Minh dường như đã rời bỏ cuộc sống lang thang trên biển và quyết định định cư ở Anh. Anh kể lại trong một bức bưu thiếp gửi Phan Chu Trinh ở Paris là anh “đã tìm được chỗ để học ngôn ngữ đã làm việc cho người Tây Phương được một tháng rưỡi và luôn sử dụng ngôn ngữ của họ”. Anh viết tiếp: ”Sống ở đây cũng không khác mấy ở Pháp. Cháu hy vọng rằng trong khoảng 4 đến 5 tháng nữa khi cháu gặp chú (bác?) tiếng Anh của cháu sẽ khá hơn nhiều” (56). Trong thư trên anh đề địa chỉ của mình là khách sạn Drayton Court, West Ealing, tại điểm đường sắt sang phía Tây rời khỏi London. Có thể dễ dàng chấp nhận giả thuyết anh Thành đã làm việc như một phụ bếp trong cái khách sạn đường sắt này (mặc dù vậy hiện chưa có bằng chứng nào chứng tỏ anh từng làm phụ bếp cho đầu bếp nổi tiếng Escoffier ở khách sạn Carlton, như được kể trong cuốn sách của Trần Dân Tiên). Trong một bưu thiếp khác gửi cho Phan Chu Trinh, lần này đề địa chỉ gửi là Số 8 đường Stephen, Tottenham Court Road, London, anh chứng tỏ rằng mình vẫn quan tâm và theo dõi đầy đủ các sự kiện diễn ra ở châu Á. Anh viết: ”Ngũ đại cường quốc đang tranh đấu. Chín nước đang có chiến tranh. Cháu tự nhiên nhớ lại điều cháu đã nói với chú (bác?) mấy tháng trước về một cơn bão chính trị sắp đến. Số phận sẽ cho chúng ta chứng kiến nhiều điều bất ngờ nữa sắp tới và không ai biết ai sẽ thắng trong cuộc chiến này. Các nước trung lập chưa thể hiện thái độ còn các nước tham chiến thì không đoán được dự định của họ. Trong bất kể trường hợp nào nếu một nước tham gia thì họ sẽ buộc phải chọn một bên để tham gia. [….] Có lẽ chúng ta nên bình tĩnh chờ xem” (57). Rõ ràng vào thời điểm Phan Chu Trinh bị bắt ở Paris năm 1914, tiếng Anh của Hồ Chí Minh đã đủ tốt và cho rằng anh đã có thể tự đưa ra những ý kiến của mình về tình hình chính trị thế giới, theo cách nhìn nhận của riêng mình từ London.

Một phần của một bức thư khác mà Hồ Chí Minh gửi cho Phan Chu Trinh đã được nhân chứng trích dẫn trong phiên toà xét xử Phan Chu Trinh ở Paris. Nhân chứng Cao Đắc Minh nói rằng thư anh ta trích dẫn là một bức thư Nguyễn Tất Thành trả lời thư của Phan Chu Trinh. Dường như lá thư đó đã được gửi đi sau khi Phan Chu Trinh bị bắt. Nhân chứng khai rằng rằng trong bức thư Nguyễn Tất Thành đã cam kết với Phan Chu Trinh rằng “không chỉ xót thương cho những thống khổ của đồng bào mình mà Thành nguyện sẽ đi theo và tiếp tục công việc của Phan Chu Trinh” (58).

Trong quá trình điều tra các mối liên hệ giữa những người Việt lưu vong và chính phủ Đức, cảnh sát Pháp đã phát hiện ra rằng, ngoài Tất Thành, còn có những người Việt nam yêu nước khác thuộc phái của Hoàng tử Cường Để cũng từng sống và học tập tại London. Một trong số đó là Joseph Thành, sau này được xác định là Lam Van Tu người Nam kỳ, đã đến Singapore từ Hồng Kông bằng đường biển để gặp hoàng tử Cường Để cùng với hai người Nam kỳ khác, những người sau này đều trở thành đặc phái viên đưa tin của Cường Để ở Châu Âu . Một trong hai người Nam kỳ này có tên là Truong Duy Toan từng là chủ biên một tạp chí có tinh thần dân tộc, “Lục tỉnh tân văn”. Người được cho là đã tháp tùng Phan Chu Trinh trong chuyến sang Paris (59). Còn người Nam kỳ còn lại là Do Van Y, một giáo viên ở Mỹ Tho, định cư ở Pháp và thường xuyên có mối liên hệ với Joseph Thành, trong thời gian Thành sống ở London. Chính quyền Pháp đã tịch thu được 4 bức thư của Joseph Thành gửi Đỗ Van Y năm 1914, hai trong số đó được gửi từ địa chỉ tại đường Gower (60). Hai lá thư còn lại, một đề địa chỉ gửi đi từ Constantine Road tại Hampstead, London, và một đề địa chỉ gửi từ số 3 Conquest Road, Bedford. Những bức thư này cho thầy Joseph Thành đang đợi tiền gửi đến từ Cường Để. Như chúng ta đã biết chính Phan Văn Trường cũng từng bị nghi ngờ là đã tham dự vào các hoạt động bí mật này trong phiên toàn xử ông (61).

Bị người Pháp thúc giục gửi gấp kết quả điều tra về chỗ ở và thông tin của Joseph Thành, bộ cư trú Anh quốc đã vội vàng thông báo cho Paris biết rằng Joseph Thành và Nguyễn Tất Thành là hai anh em tuổi khoảng 18,19 và rằng Tất Thành sống và học tại Bedford. Cả hai đã đăng ký vào học trường Bách Khoa Regent Street, và ở đó họ đã quen một người bạn Anh tên Gourd, người có cha mẹ hiện sống ở 12 Constantine Road. Bản báo cáo nói rằng “Tất Thành rất thân với một cô con gái nhà Gourd “và nhờ đó mà bà Gourd đã giúp anh vào học việc tại công ty Igranic Electric ở Bedford. Bản báo cáo kết luận:”Vẻ bề ngoài chẳng có gì cho thấy họ tham dự vào một âm mưu hay tổ chức chính trị bí mật nào” (62). Sau đó Phòng Nhì Pháp đã xác định rằng “anh em ruột” với Tất Thành hoá ra là họ Lâm, và rằng Lâm Văn Tú (?) tức Joseph Thành đã quay trở lại Nam Kỳ (63). Tại thời điểm đó chưa có mạng lưới chỉ điểm người Việt của Phòng Nhì Pháp ở London, do đó không rõ là bộ cư trú Anh có thực sự xác định đúng tên tuổi và các hoạt động của các thanh niên này hay không. Không có lý do gì để cho rằng việc bộ cư trú Anh nhầm lẫn Joseph Thành với Nguyễn Tất Thành là hai anh em vì cùng có chung chữ Thành trong tên, vì đó là tên riêng chứ không phải là họ. Nhưng dường như không thể có chuyện có 2 Tất Thành ở Anh tại thời điểm đó. Các mối quan hệ phức tạp này cho chúng ta sự nghi ngờ rằng Nguyễn Tất Thành là một thành viên của một nhóm ái hữu, một bản sao phương Tây của phòng trào Đông Du (64). Trong cuốn tự chuyện của mình, Trần Dân Tiên (Hồ Chí Minh) viết rằng một người đã thuật lại rằng anh cùng với Hồ Chí Minh đã tham gia một tổ chức người Việt bí mật tại Anh lúc đó là Hội Lao Động Hải Ngoại (65). Trong thời gian Thành lênh đênh trên biển thì ở nhà anh và chị của anh đã tham gia các phong trào cách mạng khởi xướng bởi Phan Bội Châu, điều đó đủ để anh trở thành một ứng cử viên cho vị trí làm phái viên của Cường Để. Liệu có phải là vào năm 1914 Cường Để đã sử dụng số tiền quyên góp được từ Việt Nam (và có lẽ cả từ người Đức) để hỗ trợ cho các du sinh người Việt ở phương Tây? Liệu có phải là ngẫu nhiên mà Nguyễn Tất Thành xuất hiện gần như cùng thời điểm với sự xuất hiện của Joseph Thành và hoàng tử Cường Để tại London?

Vào thời điểm cuối năm 1916, tự chuyện của Hồ Chí Minh viết rằng Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp để gặp Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường. Một cuộc khởi nghĩa nữa trong nước vừa bị dập tắt. Hoàng đế trẻ Duy tân đã bị lưu đầy ra đảo Réunion xa xôi. Hồ hỏi các đồng hương của mình, viết trong cuốn tự chuyện bằng một ngôn ngữ đơn giản,”Vua Duy Tân đã đứng dậy khởi nghĩa, Nhân dân Thái Nguyên cũng thế, còn chúng ta phải làm gì?”. Tác giả (Trần Dân Tiên – ND) viết tiếp: ”Nhưng sau đó không ai biết anh Ba sẽ làm gì” (66). Những năm cuối của cuộc đại chiến có lẽ là thời điểm thích hợp để các nhà yêu nước nói tiếng Anh của Á châu tìm cách liên hệ với Mỹ. Những nhà yêu nước người Hoa và cả Triều Tiên đã nhận được sự ủng hộ từ những người có tầm ảnh hưởng của nước Mỹ . Mặc dù vậy ngoài bằng chứng là bài trả lời phỏng vấn trên báo Yishibao nói trên, thì chuyến đi của Hồ đến nước Mỹ năm 1917-1918 vẫn chỉ là giả thuyết. Dấu hiệu tiếp theo về sự xuất hiện của Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc chính là tại Paris vào năm 1919.

Việc tìm kiếm các bằng chứng, tài liệu trong tàng thư khổng lồ của Pháp có thể cho thấy con đường đến với chính trường Paris của người thanh niên xuất hiện với cái tên Nguyễn Ái Quốc. Khi anh nói với chỉ điểm viên “Jean” vào tháng giêng năm 1920 rằng anh đã nghiên cứu kỹ chính sách thuộc địa của người Mỹ, người Anh, người Tây Ban Nha, anh nói với vẻ rất thành thực (67). Quan hệ thân thiết của anh và Phan Chu Trinh cũng như Phan Văn Trường có lẽ đã có từ trước cuộc chiến thế giới lần thứ nhất. Có thể một lý do kéo họ dễ dàng đến gần nhau chính là vì họ có cùng cảnh ngộ, cùng có anh, chị em, người thân đang phải nằm trong lao tù của Pháp hay đang bị lưu đầy biệt xứ. (Về mặt này có lẽ nhiều nhà nghiên cứu với quan điểm xem hai họ Phan như những học giả khả kính , những nhà cách mạng ôn hoà đối nghịch với anh thanh niên non nớt Nguyễn Ái Quốc, đã bỏ qua). Mặc dù nhiều năm sau Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc có nhiều mối bất hoà về quan điểm chính trị, nhưng họ vẫn luôn đối xử với nhau trong tình cảm tôn trọng và có trách nhiệm. Đối với Phan Văn Trường, mối quan hệ của họ trở nên rất tốt đẹp cho đến tận thời điểm họ chia tay năm 1923.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2007 00:50:39 bởi lyenson >

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 16.10.2007 17:30:47
Giải pháp cấp tiến (1920-1923)

Hội nghị hoà bình Paris kết thúc vào tháng giêng năm 1920, với sự ra đời của Liên đoàn các quốc gia. Nhưng đối với Hồ Chí Minh và đồng bào của mình thì hội nghị Paris kế thúc cũng là lúc kết thúc hy vọng của họ rằng các nước Dân Chủ phương Tây sẽ công nhận quyền độc lập của Việt Nam. Chiến dịch vận động tại Hội nghị Hoà bình Paris thất bại cũng là lúc nhóm người Việt yêu nước bắt đầu tan đàn xẻ nghé. Từ năm 1920 kinh phí hoạt động bắt đầu suy giảm đáng kể. Đã có thời điểm Hồ phải sống dựa vào nguồn tài trợ của một người sống tại số 6 Villa des Gobelins có tên là Khanh Ky, người có một cửa hàng buôn bán giấy ảnh tại Rhineland (mà cảnh sát còn nghi ngờ ông có các hoạt động đầu tư tiền tệ). Cuối năm 1919, Phan Văn Trường mở văn phòng luật tại Mayence và tham gia bào chữa cho các quân nhân người Việt và Pháp tại toà án quân sự. Ngoài ra ông cũng kiếm được tiền thông qua việc tham dự với tư cách là luật sư vào các vụ tranh chấp về thương mại giữa Pháp và Đức (68). Phan Chu Trinh cũng đóng góp vào quỹ nhóm một phần thu nhập 30 francs/ngày của ông từ nghề in tráng ảnh (69). Nhưng một nhân viên của bộ thuộc địa có tên là Phu Bay, có lẽ chính là chỉ điểm “Edouard”, đã báo cáo rằng vào thời điểm đó nhóm này thường mắc các bệnh như viêm phế quản, ho lao do “họ không có điều kiện kinh tế cho một cuộc sống đầy đủ và khoẻ mạnh” (70). Ông ta không xem nhóm này như một sự đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình, ổn định ở Đông Dương.

Hồ Chí Minh thường xuyên phàn nàn với các chỉ điểm của Phòng Nhì trong các cuộc trao đổi rằng, vào đầu những năm 20 của thế kỷ, hầu như không mấy ai biết về Đông Dương. Đối với những nhà hoạt động chính trị quốc tế mà anh tiếp xúc, người thì không biết Đông Dương ở đâu, kẻ lại cho là một tỉnh nằm giữa Trung Quốc (China) và Ấn Độ (India). Anh nói với chỉ điểm Jean: ”Chúng ta phải làm ầm ĩ lên tý để người ta biết mình là ai. Người ta biết nhiều đến Triều Tiên hơn chúng ta là vì người Triều Tiên họ đã lên tiếng nhiều hơn chúng ta”. Mặc dù vậy anh cũng nói thêm rằng anh muốn đợi một thời gian để xem các chính sách mới của tân toàn quyền Maurice Long như thế nào (71). Trong một cuộc gặp mặt quan trọng của những người trong phong trào hoà bình quốc tế tại Orient, trong đó có bài phát biểu và tham dự của phó tổng thư ký đảng dân chủ xã hội Marius Mautet và Giáo sư Félicien Challaye và đại diện của các nhóm yêu nước Triều Tiên và Trung Quốc, Quốc đã cố gắng nêu vấn đề về quyền tự do của người Việt Nam. Trong số 1000 người tham dự cuộc miting đó, mà trong đó phần lớn là người Trung quốc, có cả thanh tra Pierre Arnoux. Ông ta kể lại rằng Quốc đã phát tán các bản copy của “bản yêu sách của nhân dân An Nam” đến các thành viên tham dự, tuy nhiên khi anh muốn phát biểu thì chủ toạ đã không cho phép anh làm việc này. Arnoux viết: ”Thái độ và cách thức giành bằng được quyền phát biểu của Quốc làm nhiều người ủng hộ nhưng cũng nhiều người tham dự la ó chế riễu anh ta” (72). Sau đó chính Hồ đã tổ chức một cuộc míting và anh phát biểu với tư cách là đại diện của “Nhóm các nhà cách mạng Việt Nam”. Bài phát biểu của anh có tựa đề là ”Cuộc cách mạng xã hội của nhân dân phương Đông và yêu sách cho một nước An nam cổ đại” đã thu hút được một đám đông khoảng 70 người, những người đã vỗ tay nhiệt thành cho bài phát biểu của anh khi nó kết thúc (73). Mặc dù vậy, trong số người tham dự bài phát biểu của anh không có ai là người Việt, điều đó làm anh cảm thấy không muốn làm điều tương tự như vậy nữa sau này. Khi chỉ điểm Jean gợi ý cho Quốc rằng có thể vì cái tên “Nhóm các nhà cách mạng Việt Nam” đã làm cho kiều bào ngại ngần không muốn tham dự, Hồ đã lên tiếng bảo vệ quan điểm và cách làm của mình. Tất nhiên trong thực tế không tồn tại một nhóm nào có cái tên như vậy, nhưng Hồ nói với Jean: ”Chúng ta phải cố gắng hết sức và cũng phải dối trá một chút để gây sự chú ý” (74).

Vào thời gian đó Hồ dành nhiều thời gian của mình để đến đọc sách tại Bibliotheque St Geneviève gần Panthéon. Như một phần trong chiến dịch vận động chính trị của mình Hồ muốn in một cuốn sách mà anh dự định đặt tên cho nó là Les Opprimés. Để làm cho cuốn sách có giá trị học thuật hơn Hồ quyết định sẽ trích dẫn các nghiên cứu và sách của các tác giả Pháp khác. Mật vụ Pháp đã tìm ra danh sách khoảng 13 tài liệu Hồ đã mượn và đọc trong đó có cả bài viết của Phan Chu Trinh tường trình về các sự kiện diễn ra ở Trung kỳ năm 1908 và các tài liệu về chính sách tài chính, sưu thuế, cũng như về nông nghiệp mà người Pháp đưa ra (75). Anh tìm cách kiếm tiền để in cuốn sách của mình bằng cách tìm cách làm trợ lý thuê cho một người nào đó theo khuynh hướng dân chủ xã hội, cho đến tháng 9 anh vẫn hy vọng rằng Marcel Cachin làm việc ở tờ báo L’Humanité sẽ giúp đỡ để in cuốn sách này (76). Thế nhưng các hoạt động chính trị của anh bị đột ngột dán đoạn từ tháng 8 khi anh phải vào viện vì bị xưng tấy ở vai phải (77). Không rõ đó có phải là triệu chứng cho thấy anh đã nhiễm bệnh lao hay không, nhưng năm sau anh đã bị cửa hiệu ảnh cho thôi việc vì họ kết luận anh bị bệnh lao (78).

Khi người Pháp đã chắc chắn rằng Nguyễn Ái Quốc chính là Nguyễn Tất Thành, họ đã tìm ra được cách để kiểm soát anh. Tại Pháp, họ tìm cách ngăn cản anh tiếp xúc với những người Việt Nam khác, và cho tới mùa thu năm 1920, họ quyết định sẽ không cho anh rời khỏi nước Pháp. Chỉ huy sở phòng Nhì Đông Dương tại Hà nội, René Robin đã ra lệnh không cấp chiếu khán (hộ chiếu) cho Hồ, ông gợi ý nhà cầm quyền tại Pháp vận động Việt kiều khuyên giải Hồ nên tự khai báo nhân thân thật của mình và hứa sẽ cấp hộ chiếu và vé cho Hồ quay lại Việt Nam nếu Hồ chịu công khai thú nhận nhân thân thật của mình và chứng minh điều đó. Tuy nhiên Hồ không chịu làm theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền của Pháp. Ngày 20 tháng 9 anh đã đến đồn cảnh sát để họ chụp ảnh và lấy lời khai, nhưng ngay sau đó anh đến thẳng Hội Nhân Quyền để phản ánh rằng anh đã bị cảnh sát quấy rối, vi phạm nhân quyền (79).

Nhà cầm quyền Pháp ở Hà nội cũng tin rằng Hồ sẽ không dám quay trở lại Đông Dương vì sợ bị phạt vì tội đã vượt biên trái phép. Nhưng họ lại lo ngại rằng Hồ có thể đào tẩu sang một nước khác mà theo như M. Lacome viết trong thư gửi về Paris: ”Anh ta sẽ thoát hoàn toàn khỏi sự kiểm soát của chúng ta, một người kiên định như thế hẳn sẽ còn làm chúng ta phải bất ngờ nhiều lần. Tốt nhất là cứ để anh ta cải trang như Nguyễn Ái Quốc hiện nay và theo dõi anh ta thật sát xao” (80). Piere Guesde, tổng chỉ huy quân đội Đông Dương tại Pháp, thì muốn có biện pháp xử lý mạnh hơn đối với Hồ và các đồng chí của anh. Vào giữa năm 20, Guesde đã thu thập được đến 250 hồ sơ nghi vấn là người Việt, trong đó ông xem nhóm ở số 6 Villa Des Goblin là nhóm nguy hiểm nhất (81).

Việc Guesde xem Hồ và nhóm của anh là các phần tử nguy hiểm nhất có vẻ hơi khó hiểu. Cơ quan mật vụ Pháp đã thành công trong việc cô lập anh, bản thân anh thì vừa nghèo nàn lại bắt đầu ốm yếu bệnh tật (bệnh lao –ND). Lý do là vì nhóm Việt nam này bắt đầu có mối liên hệ với cánh cực tả trong Đảng xã hội dân chủ Pháp. Tháng 11 năm 1920, Hồ và Trần Tiến Nam đã tham dự một buổi mítting do Đảng dân chủ xã hội Pháp tổ chức để kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 3 của Liên Xô. Vào ngày 3 tháng 11, Phan Chu Trinh, Hồ và 3 người khác đang sống ở Villa Des Goblin đã tham dự buổi mítting của “Hội đồng Quốc tế III” được tổ chức bởi chi bộ 13 của Đảng cách mạng dân chủ xã hội. Vào ngày 19 cùng tháng, Hồ được mời đến tham dự một cuộc miting của cánh cực tả thuộc chi bộ 13 Liên đoàn cách mạng dân chủ xã hội. Tại cuộc gặp mặt này một buổi bỏ phiếu cho việc tham dự của liên đoàn vào quốc tế 3 tại Moscow được tiến hành (82). Mật vụ Pháp không cho biết kết quả bỏ phiếu nhưng có lẽ Hồ đã có quyết định riêng cho mình về vấn đề này từ khi anh còn ở trên tầu ngày 20 tháng 12 năm 1920 trên đường đến Tours để tham dự đại hội Đảng cách mạng dân chủ xã hội. Anh đại diện cho chi bộ 13, chi bộ cạnh đó và cả “nhóm xã hội dân chủ Đông Dương” (83). Chính tại đại hội Tours, phần lớn các đoàn đại diện đều bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế III cùng với những người Bolsevik Nga, và từ bỏ Quốc tế II theo thiên hướng xã hội dân chủ mà những người cấp tiến đã cho rằng quá dân tộc sôvanh trong đại chiến thế giới lần thứ nhất. Việc tham dự đại hội Tours đã khiến cho Hồ trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp.

Một bài báo Hồ viết đăng trên tờ L’Humanité trước khi đại hội Tours diễn ra cho thấy quan điểm của anh vào thời điểm này. (Có lẽ một lần nữa bài báo lại được viết dưới sự trợ giúp của Phan Văn Trường. Lý do là một người người bạn trong chi bộ 13 đã góp ý với Hồ rằng bản nháp bài báo của anh cần phải sửa nhiều sao cho văn phong kiểu cách hơn. Không rõ là bản chúng tôi tìm thấy trong tàng thư của Pháp là bản gốc hay bản đã được sửa chữa). Hồ đặt tên bài báo này là: ”Chính sách thuộc địa”. Bài báo này cho thầy Hồ đã nghiên cứu kỹ bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin, công bố tại đại hội Quốc tế II diễn ra vào tháng 7 năm 1920 và in trên tờ L’Humanité vào ngày 16 và 17 tháng 7. Những phân tích trong bản luận cương của Lenin về bản chất chủ nghĩa đế quốc đã giúp Hồ có luận cứ cho sự căm thù chủ nghĩa thực dân.

“Con bạch tuộc tư bản Tây phương đang vươn chiếc vòi của nó ra khắp toàn cầu, Châu Âu đã trở nên quá chật hẹp với nó, máu của những người vô sản Châu Âu không còn đủ cho nó hút. Tội ác của bọn tư bản Anh, Pháp, Đức đều như nhau cả, tồi tệ hơn cả tội ác của bọn tự bản khác bởi, đối với bọn này ít nhất chúng cũng không cố nguỵ trang cho mình bằng những khẩu hiệu mỹ miều như là “thực hiện sứ mạng khai hoá thuộc địa”. Đằng sau lá cờ ba sọc với chiêu bài Tự Do - Bình Đẳng - Bắc Ái, thực dân Pháp mang đến thuộc địa rượu, thuốc phiện, và nhà thổ cũng như mang đến cho người dân thuộc địa sự thống khổ, huỷ hoại, chết tróc và sự vơ vét để làm giầu cho mẫu quốc.

Trước những tội ác như vậy của chủ nghĩa tư bản và đế quốc, Đảng dân chủ xã hội có chính sách thuộc địa thực sự dân chủ hơn không? không, thậm chí đảng còn chưa thèm hỗ trợ các cuộc cách mạng giành độc lập ở thuộc địa. Sự án binh bất động trước các vấn đề về thuộc địa này sẽ còn tiếp tục nếu chiến tranh của phe cực hữu không bóc trần sự dối trá và đạo đức giả của nền dân chủ tư sản và nếu như không có cuộc cách mạng bạo lực tháng 10 Nga đã khuấy động lên sức mạnh của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Từ khi đại đa số thành viên của Đảng tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và từ khi Lenin trình bày bài luận cương của ông về các vấn đề thuộc địa tại đại hội 2, các đồng chính chúng ta mới bắt đầu đề cập đến các vấn đề thuộc địa …” (84)

Bài phát biểu của Hồ tại đại hội Tours có lời lẽ nhẹ nhàng hơn, song cũng nhận được những phê bình trong Đảng xã hội dân chủ. Khi phó chủ tịch đảng Jean Longuet đứng lến phản đối Hồ về việc phát biểu về vấn đề thuộc địa, Hồ đã đề nghị Jean không được ngắt lời. Mặc dù có sự phản đối nhưng rõ ràng bài phát biểu của Hồ vẫn tiếp tục với những lời lẽ mềm mỏng hơn so với bài báo của Hồ trên tờ L’Humanité nói trên. Khi kết thúc bài phát biểu ngắn của mình, Hồ kêu gọi các đại biểu của đảng, cho dù là cảnh tả hay cánh hữu, hãy ủng hộ Đông Dương. Bài phát biểu của anh được hoan nghênh nhiệt liệt và giữa những tiếng vỗ tay có cả những tiếng hét: ”Đả đảo bọn thực dân cá mập!” (85).

Bài phát biểu của Hồ không ấn tượng bằng bức ảnh chụp anh bởi một đại biểu. Bức ảnh chụp một thanh niên Việt nam với khuôn mặt mịn màng ăn mặc chỉnh tề như một cậu học sinh với comple và nơ thắt, giữa các đại biểu râu rậm, tóc mai người Pháp. Một tờ báo của cánh hữu thì mô tả anh như anh hề hút khách ở rạp xiếc được giới thiệu trong đại hội Tours bởi Marcel Cachin. Nhưng bạn của Hồ, Paul Vaillant Couturier thì lại mô tả lại sự kiện này như là: ”Bài phát biểu của anh đã nói lên một cách chính xác đến ngạc nhiên nỗi thống khổ của một quốc gia 20 triệu người” (86). Trong những năm sau này, bản thân Hồ cũng luôn muốn giữ mình ở một vị trí khiêm tốn trong các cuộc tranh luận mang tính học thuyết ở Quốc tế III. Thế nhưng có vẻ những gì mà Hồ tự nhận là mình không hiểu rõ về những vấn đề đang chia rẽ những người xâ hội dân chủ cấp tiến và phái trung dung khi ông đến dự đại hội Tours là không chính xác. Vào thời điểm Hồ tham dự đại hội Tours, anh đã có đến một năm rưỡi tham dự nhiều buổi miting và đọc nhiều bài báo của cánh tả tại Paris.

Chính tại đại hội Tours, Hồ đã cho thấy sự gia nhập và trung thành của mình với một phong trào mà ông đã theo đuổi đến trọn đời. Phong trào cộng sản thế giới sau đó đã trở thành ngôi nhà đồng thời cũng là người chủ thuê của Hồ. Vậy nhưng vào mùa đông năm 1921, phòng trào cộng sản không thể giúp gì cho những vấn đề cá nhân của riêng anh. Từ ngày 14 tháng giêng đến ngày 5 tháng 3, Hồ phải ở trong bệnh viện Cochin (Nam kỳ) để chữa ung nhọt trên vai của mình. Khi ra viện anh từ chối việc trả viện phí với lý do hiện anh đang thất nghiệp và không có thu nhập (87). Tại số 6 Villa des Goblins lúc này, Phan Chu Trinh cũng đang bị trầm cảm nặng. Con trai duy nhất của ông, Dat, đã rời Pháp về Việt nam để chữa bệnh lao và đã không qua khỏi. Bạn bè của Trinh mô tả rằng sau cái chết của con trai Trinh không còn là mình nữa (88). Bản thân ông cũng không được phép trở lại Việt Nam cho đến năm 1925. Cũng tại thời điểm đó, nhiều người sống tại Villa des Goblins đã công khai tỏ ý khó chịu với chiều hướng cấp tiến ngày càng rõ nét của Nguyễn Ái Quốc. Một bản báo cáo của phòng nhì đã cho thấy Khanh-Ky và Trần Tien Nam đã phàn nàn rằng họ đã gặp rắc rối với cảnh sát chỉ vì thái độ và cách hành xử cấp tiến của Quốc. Trần Tien Nam thì nói rằng chỉ có Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh và Vo Van Toan còn ủng hộ các quan điểm của Quốc. Anh này cũng phàn nàn rằng không hiểu tại làm sao “họ lại có thể tin tưởng một người mà ngay cả tên và nguồn gốc lý lịch cũng không rõ ràng” (89). Trong khi đó, Khanh-Ky, người kiếm tiến chính của cả nhóm, thì phàn nàn rằng ông không còn đủ tài chính để trả tiền thuê nhà cho cả nhóm vì giá thuê nhà sau cuộc chiến đã bắt đầu leo thang (90). Sau đó cả Hồ và Phan Chu Trinh phải tìm một chỗ khác để ở. Do đó Hồ buộc phải giảm bớt thời gian cho các hoạt động chính trị của mình để kiếm sống. Vào tháng 7, Hồ chuyển qua sông sen dọn đến khu Tây bắc Paris để ở trọ tại số 9 ngõ Compoint. Anh tìm được việc làm thợ tráng ảnh cho một hiệu ảnh ngay sát nhà trọ với mức lương 40 France một tuần, mức lương giành cho người học việc. Với cuộc sống tằn tiện của mình, mức lương đó đủ để anh trả tiền trọ 40 France một tháng và mua thức ăn. Vào cuối tháng 7, phòng nhì Pháp báo cáo anh đang sống một cách lặng lẽ chỉ thỉnh thoảng đi thăm bạn bè tại Villa des Goblins.” (91)

Các bài báo của Hồ trong thời kỳ này chỉ nhận được sự thờ ơ từ phía những người bạn thuộc phe dân chủ xã hội. Cuốn sách của anh viết về chủ nghĩa thực dân của Pháp đã hoàn thành từ năm 1920 nhưng vẫn chưa có nơi nào nhận in. Marcel Cachin thì từ chối khéo việc in cuốn sách trên tờ L’Humanité lấy lý do là số lượng báo bán ra đang bị giảm sau sự chia rẽ của đảng xã hội dân chủ tại đại hội Tours và do đó ông không thể trả trước Hồ tiền nhuận bút (92). Mặc dù vậy Hồ vẫn có bài viết được đăng ở các báo khác. Một bài của anh đăng trên tờ báo hàng tháng Revue Communiste vào ngày 14 tháng 4 năm 1921, và một bài khác trên tờ L’Action Coloniale vào ngày 10 tháng 6. Ở bài thứ nhất, đăng tận trang thứ 133, vẫn là điệp khúc bấy lâu nay anh vẫn thường viết đó là về sự thật bại của các Đảng Cộng sản trước vấn đề thuộc địa. Anh viết: ”sự lảng tránh này thật đáng ngạc nhiên, đặc biệt là khi không hề còn tranh cãi về vấn đề này trong một Đảng đã thuần khiết …”. Còn ở bài báo thứ 2, anh so sánh chính sách thuộc địa tương đối cởi mở của Nhật bản tại Triều Tiên và các chính sách của Pháp tại Đông Dương. Vào tháng 8 năm 1919, chính phủ thuộc Nhật đã ra sắc lệnh trao quyền tự trị cho thuộc địa của mình và công nhận quyền bình đẳng của người dân thuộc địa với người Nhật. Anh viết: ”Thật ngạc nhiên rằng, trong khi đó, chính phủ Pháp vẫn ngây thơ tin rằng có thể có được sự ủng hộ của người dân thuộc địa tại Đông Dương chỉ bằng cách tiếp tục lừa bịp bằng những lời lẽ hoa mỹ….”.

Vào mùa hè năm 1921, nhóm Người Việt yêu nước, chuẩn bị rã đám. Các chỉ điểm của thanh tra M. Devèze mật báo rằng tại số 6 Villa des Goblins thường xuyên xảy ra những cuộc tranh cãi nảy lửa. Vào đầu tháng 7, Hồ đã có một cuộc tranh luận “dữ dội” với hai tiền bối họ Phan kéo dài từ 9 giờ tối cho đến đầu giờ sáng hôm sau (93). Trong tháng 9 nhiều cuộc tranh luận tương tự đã nổ ra. Vào tháng 10, Phan Chu Trinh chuyển đến sống ở đường Pernéty. Thực sự đến giờ, chúng tôi cũng chưa biết rõ nội dung các cuộc tranh luận đó là gì và liệu đó có phải là những cuộc tranh luận do bất đồng về quan điểm chính trị. Việc họ chia tay nhau ra sống riêng và con đường chính trị tương lai của mỗi người có thể phần nào hỗ trợ cho giả thuyết rằng đó là các cuộc tranh luận chính trị. Nhưng khó có thể biết được liệu có đúng là vì những cuộc tranh cãi nảy lửa đó Hồ Chí Minh đã đoạn tuyệt với hai tiền bối họ Phan như giới học thuật lâu nay vẫn giả định hay không (94). Mặc dù trong những lá thư mà Phan Chu Trinh gửi cho Hồ vào những năm 1922 và 1923 cho thấy rõ ông không tán thành việc Hồ theo chủ nghĩa Max nhưng ông vẫn luôn tỏ ra rất tôn trọng các quyết định của Hồ và luôn quan tâm đến các hoạt động chính trị của anh cũng như tham dự các buổi miting chính trị với anh. Dường như Phan Văn Trường thì phê phán Phan Chu Trinh nặng nề hơn về thái độ có phần giao động của ông sau cái chết của con trai mình (95). Nhưng trong mắt phòng nhì, Trường vẫn luôn bị xem là một nhà chính trị cực đoan. Vào cuối tháng 2 năm 1922, phòng nhì Pháp vẫn còn nghi ngờ rằng, Nguyễn Ái Quốc vẫn đang đóng vai trò đại diện cho Phan Văn Trường, người đứng sau lưng (96).

Có lẽ những cuộc tranh cãi này cũng liên quan đến lời mời tham gia công đoàn thuộc địa quốc tế từ một giảng viên tại Malagasy (trường ngôn ngữ) có cái tên rất kêu là Stéphany Oju Oti (97). Stéphany từng tham gia làm báo Action Coloniale. Công đoàn tiến hành buổi miting ra mắt vào tháng 10 năm 1921 sau mấy tháng trời chuẩn bị. Số lượng lớn thành viên khác của liên đoàn ủng hộ Quốc tế III và liên đoàn công khai mối liên hệ mật thiết của mình với Đảng Cộng Sản Pháp. Tổ chức mời này đặt mục đích hoạt động là nghiên cứu các chính sách kinh tế và chính trị tại các nước thuộc địa và đồng thời cũng là một tổ chức tương thân tương ái. Hồ tham dự cuộc miting ra mắt này cùng với Phan Văn Trường và một người cháu họ mới chuyển tới ở tại số 6 Villa des Goblins. Tham dự buổi miting, như thường lệ, Hồ phát biểu một cách sôi nổi về chính quyền và chính sách thuộc địa của Pháp. (Phòng nhì có được báo cáo vì có một chỉ điểm tham gia cuộc miting này, nhiều khả năng chỉ điểm viên này chính là Nguyen Van Ai, có mật danh là điệp viên Villier) (98). Hồ tham gia vào ban điều hành của công đoàn cùng với 6 người khác là luật sư, thương gia cỡ nhỏ đến từ Réunion, Dahomey, Goudeloupe, Antilles, Martinique và Guyana. Anh được giao tín nhiệm làm quản lý tài chính cho liên đoàn có nhiệm vụ thu hội phí mỗi kỳ 4 tháng. Anh đã giúp công đoàn mở được văn phòng tại trung tâm khu Latin tại đường Marché des Patriarches, đồng thời giúp ra tờ báo của công đoàn Le Paria vào tháng 4 năm 1922 (99).

Công đoàn thuộc địa quốc tế trở thành cơ sở hoạt động mới của Hồ thay cho nhóm Người việt yêu nước và tổ chức có lẽ là chưa bao giờ tồn tại “Nhóm các nhà cách mạng Việt Nam”. Như vậy là bên cạnh đảng Cộng sản, Hồ đã có được sự ủng hộ của một tổ chức có đủ quyền quyền pháp lý và các hội viên đóng phí, cũng như một phòng làm việc cho riêng mình. Ban đầu Le Paria có 103 người đặt mua (100) và số lượng bản in nhanh chóng tắng lên đến 2000. (vào tháng 4 năm 1923 số lượng bản in của báo đã giảm xuống 1000 và số trang cũng bị giảm, đồng thời không có thu nhập nào từ quảng cáo). (101)

Hồ cho rằng đã có 150 người đông dương đăng ký mua báo Le Paria nhưng thật ra số người này thuộc bộ phân SR (Service de Renseignements) tại Marseille (102). Một vài số báo in roneo cũng đã được chuyển về Việt Nam và địa chỉ người đặt báo là hai thông dịch viên người Việt làm việc ở phủ toàn quyền tại Hà nội, mặc dù vậy Hồ nghi rằng hai người này thực chất làm việc cho phòng nhì Pháp (103). Sau khi tờ Le Paria ra đời, Hồ có ít thời gian để làm việc tráng ảnh mà giành phần lớn thời gian để viết báo và hoạt động chính trị. Mặc dù chủ tiệm ảnh đã cảnh cáo Hồ, nhưng anh vẫn tham dự cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 và hệ quả là anh đã bị đuổi việc (104). Sau đó anh có một thời gian kiếm sống bằng nghề sơn và trang trí cửa sổ, nhưng có lẽ nguồn thu nhập chính vẫn là từ làm việc cho tờ Le Paria. Nghiệp báo chí sau này đã trả thành nghề bên ngoài của anh trong suốt những năm tháng là nhân viên cộng sản bí mật của Quốc tế III.

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 19.12.2007 17:01:35
Ghi chú của người post bài: Từ bài này trở đi, người dịch là Diên Vỹ, thành viên X-cafevn.org/forums.
 
Đến năm 1922 Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một nhà báo cộng sản thực thụ, với đề tài chính là những vấn đề thuộc địa và sự độc lập của Đông Dương. Ông tham dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng Sản Pháp tại Marseille vào tháng 12, 1921 cũng như lần hai tại Paris vào tháng 10, 1922. Trong lần sau có lẽ ông đã được vị khách mời từ Moscow, Dmitry Manuilsky[105] để ý đến. Vào tháng 4 năm 1922 ông tham dự buổi họp của Hội Đồng Nghiên Cứu Thuộc Địa vừa thành lập bởi ĐCS Pháp trong hội nghị đầu[106]. Có thể trong thời gian này ông đã gầy dựng được mối giao hảo với các sinh viên hoạt động Trung Quốc ở Paris, nơi mà vào năm 1921, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đã hợp tác một tờ báo tiếng Hoa mang tên Thanh Niên tại một chung cư gần Place d'Italie, gần Villa des Goblins. Hồ được cho là đã giới thiệu một vài người Trung Quốc thông thạo tiếng Pháp vào ĐCS Pháp, trong đó có hai con trai của nhà lãnh đạo ĐCS Trung Quốc Chen Duxiu [107] Ta không biết được là vào thời điểm này Hồ có tham gia vào Đoàn Thanh Niên Cộng Sản hay không. Đến năm 1921 những người cộng sản Trung Quốc đã thiết lập liên lạc của họ với Berlin và Moscow. Trong phần đông trong số 2.000 sinh viên Trung Quốc tại Pháp tham gia vào những chương trình thực tập, đa số sống tại các tỉnh hoặc trong các khu lao động ngoại ô Paris như Billancourt[108]. Trong khi đó Hồ đã tham gia quá sâu với những vấn đề thuộc địa và những hoạt động trong ĐCS Pháp.

Khó mà đánh giá được hiệu lực tuyên truyền của Hồ. Có rất ít bằng chứng về việc tờ Người Cùng Khổ (Le Paria) đã lưu hành tại Việt Nam, đặc biệt là trước 1925. Việc truyền đạt quan điểm của ông đến đồng bào mình ngày càng trở nên khó khăn. Số lính tráng và thợ thuyền người Việt tại Pháp đã đang vơi dần - tính đến tháng 6 năm 1920 chỉ còn 19 nghìn người Đông Dương, so với 60 nghìn trong tháng 7 năm trước. Cho đến năm 1927 chỉ còn khoảng 2.670 người chính thức là cư dân tại Pháp.[109] Bộ Thuộc Địa và nhân viên mật thám của bộ này tại Marseille là Léon Josselme, đã trở nên lão luyện trong việc chặn đứng thư từ đi bằng đường biển (mặc dù họ có thể bị qua mặt khi những thứ này được dấu bên trong sách vở bình thường). Độc giả của Hồ ngày càng giới hạn trong số những người Âu cánh tả và những đồng hương thuộc địa xa quê. Với ấn tượng về Albert Sarrat như là một Toàn Quyền cách tân, những người Pháp lẽ ra đã cảm thông với những vạch trần của Hồ cho rằng sự chỉ trích của ông đối với chính sách của Pháp là cường điệu. Vào tháng 11 năm 1921, cơ quan mật vụ tìm thấy trong phòng của Hồ một lá thư (không đề ngày tháng) của một viên chức của Liên Đoàn Nhân Quyền (Human Rights League), Gabriel Seailles. Ông ta viết rằng đã nhận được bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" mà Hồ đã gửi cho hội đồng trung ương của Liên Đoàn. Họ đã trả lời sau khi hội ý với văn phòng của Sarraut. "Họ nói rằng ông đã không đề cập đến những cải tổ của Ngài Sarraut," Seailles viết. "Chắc chắn là có một sự hiểu lầm ở đây. Những đề xướng của ông được trình bày quá tổng quát. Tốt hơn là ông nên giải bày những khiếu nại của mình một cách cụ thể." Dù sao, Seailles cho rằng việc cải tổ hệ thống công lý thuộc địa đã được tiến hành; quyền tự do báo chí đã được cho phép; tự do giáo dục là vấn đề đang quan tâm của chính toàn quyền Sarraut .[110] Trên thực tế những cách tân của Sarraut diễn tiến rất chậm, và những tự do mà người Việt được hưởng vẫn là những quyền lợi dành cho loại công dân hạng hai. Vào tháng 3 năm 1926 một bản yêu sách do Nguyễn An Ninh đưa ra tại Sài Gòn cũng đã nhắc lại một số điểm chính từ yêu sách của Hội Ái Quốc năm 1919[111].

Bản thân Phan Chu Trinh cũng nản lòng vì không thể quay về được Việt Nam. Vào đầu năm 1922 ông kết luận rằng đây là thời điểm Hồ Chí Minh nên trở về nước. Nhờ những người bạn trong Đảng Xã Hội, Trinh tìm được việc làm thợ chụp ảnh tại nhà Đấu Xảo Thuộc Địa ở Marseille. Nhưng lá thư Trinh gửi cho Hồ vào tháng 2, 1922 cho thấy rằng ông không có một ảo tưởng tốt đẹp gì vào thịnh tình của người Pháp đối với đất nước ông, hoặc khả năng thay đổi thời cuộc của mình. Người sĩ phu già cho rằng kiến thức của Hồ sẽ phí hoài nếu ông ở lại Pháp. Thời điểm để đem những bài học về chủ nghĩa Marx-Lenin về Việt Nam để thử nghiệm đã đến. Ông viết với một tinh thần hoà giải:

Vì những bất đồng giữa hai chúng ta mà anh đã gọi tôi là một "học giả bảo thủ và lạc hậu"... Tôi không giận dữ tí gì về cái danh hiệu này, vì tiếng Pháp của tôi quá tệ và tôi không hiểu được thấu đáng những gì đã làm được trên mảnh đất văn minh này. Tôi là con ngựa già mệt mỏi không còn nhấc nổi vó; anh là một con tuấn mã đang hăng máu... Tôi gửi lá thư này vì hi vọng rằng anh sẽ lắng nghe và chuẩn bị cho kế hoạch vĩ đại của mình. Từ Đông sang Tây, từ thời cổ chí kim, chưa ai hành động như anh, cứ nán lại nước ngoài viện cớ là đất nước mình có quá nhiều cạm bẩy... Để thức tỉnh mọi người, để đồng bào ta đứng lên chống lại bọn xâm lược, điều rất cần thiết là ta phải có mặt ở đó... Bằng phương pháp của mình anh đã gửi bài viết đến báo chí ở đây nhằm khuyến khích những đồng hương cống hiến sức lực và tinh thần của họ. Điều này thật vô ích vì những đồng hương của chúng ta không đọc được tiếng Pháp hoặc ngay cả chữ quốc ngữ; họ không thể nào hiểu được những bài viết của anh![112]

Khó mà biết được rằng một người theo phong cách cũ như Phan Chu Trinh, ông vẫn viết lách bằng tiếng Hán, đã có những ảnh hưởng gì đến Hồ. Nhưng người ta có thể thấy rằng sau những phê bình trên, Hồ càng cố gắng hơn bao giờ hết để đem vấn đề thuộc địa đến trước công luận. Báo cáo của mật vụ trong năm 1922 miêu tả ông làm một người "không biết mệt mỏi". "Nguyễn Ái Quốc tham gia vào hoạt động tuyên truyền cộng sản trong giới người Việt tại Paris," Pierre Guesde viết tại Hà Nội vào tháng 7; "và anh ta đã đem hết sức lực để tham gia những buổi hội họp tại thủ đô và những vùng ngoại ô."[113] Guesde còn lưu ý rằng Hồ đã gia nhập vào hội Freemason (Một hội ái hữu bí mật, có thành viên trên khắp thế giới - ND). Ông liệt kê những cuộc họp mà Hồ đã tham gia trong tuần vừa qua:

- Hai cuộc họp của Uỷ Ban Điều Hành của Đảng Xã Hội - Cộng Sản;
- Một buổi mít-ting ủng hộ cuộc Cánh Mạng Nga do Đảng Cộng Sản tổ chức tại Bagnolet;
- Hai cuộc họp của hội Club du Faubourg, Salle Printania, Ave. de Clichy;
- Một buổi tối tại Hội Masonry (Freemason - ND) tại 94 Ave. de Suffern.

Bên cạnh đó, ông còn tìm đến một số toà soạn, đáng lưu ý là tờ L'Humanité(Nhân Đạo), tờ Journal du Peuple và tờ La Bataille Syndicaliste.

Không bao lâu sau đó, Hồ và các nhà hoạt động Việt Nam bắt đầu thẩm định phương cách tiếp xúc với những thành viên đồng hương bình dân. Những bài viết trên những tờ Người Cũng Khổ và Nhân Đạo có mục đích hội tụ sự chú ý của những người trí thức Việt Nam, nhưng Phan Chu Trinh đã đúng khi chỉ ra rằng chúng chỉ vói được đến một số nhỏ trong số những người có tiềm năng ủng hộ họ. Quan điểm vận động đại trà của Quốc Tế Cộng Sản III (Commintern) và ĐCS Pháp cũng có thể đã ảnh hưởng những hoạt động của họ. Vào tháng 2 và tháng 5 năm 1923 thành phần cốt lõi của những nhà hoạt động người Việt bắt đầu thảo luận cương lĩnh mới. Đến cuối năm 1921 một trí thức trẻ người miền bắc là Nguyễn Thế Truyền đã tham gia cùng họ, Truyền nhanh chóng trở thành một trong những người hợp tác thân cận nhất của Hồ. Là con của một quan chức cấp huyện ở Nam Định, Truyền có bằng hoá học Pháp nhưng rõ ràng ông thiên về việc viết lách và báo chí hơn. Năm 1922 Truyền trở thành thành viên mới nhất của số 6 Villa des Gobelins và đến cuối năm đó bắt đầu làm việc cho tờ Người Cũng Khổ.[114]

Vào tháng 2 năm 1923 Phan Văn Trường, Hồ và Trần Tiến Nam thảo luận việc tái tạo "Hiệp Hội Huynh Đệ" ngày xưa do Trường và Phan Chu Trinh khởi lập năm 1912. Mục đích là để lôi kéo những người lao động nghèo khổ Việt Nam tại Pháp, những người mà theo Trường là "lãnh đồng lương tồi tệ, thiếu ăn, thiếu ở và đôi khi còn bị giới chủ miệt thị..."[115] Phan Văn Trường được khuyên là không nên giữ chức chủ tịch vì quá khứ chính trị của ông có thể làm những thành viên mới e dè vì sợ sẽ bị trả thù. Trên thực tế, trong một buổi họp tại Công Đoàn Thuộc Địa Quốc Tế, Trường đã phát biểu về vấn đề Việt Nam, trong đó ông khẳng định "Quyền tự do và tự quyết chỉ hiện hữu một khi tất cả mọi người hiểu được sự cần thiết của chủ nghĩa cộng sản nhằm xoá bỏ chế độ người bóc lột người và đem đến bình đẳng trong quan hệ chủng tộc."[116] Tại một cuộc họp vào tháng 4, Phan Chu Trinh được đề cử làm chủ tịch, nhưng Phan Văn Trường phản đối, một mực tuyên bố rằng ông không bao giờ làm việc chung với người đồng sự xưa của mình.[117] Vấn đề nan giải này được giải quyết ra sao thì không rõ.

Vào tháng 5 Hồ đích thân đăng quảng cáo kêu gọi đặt mua tờ báo bằng tiếng quốc ngữ có tên là Việt Nam Hồn. Tờ quảng cáo của ông hứa hẹn "Á Châu, Âu Châu, Ấn Độ và Mỹ Châu được tổng hợp trong một tờ báo. Phụ nữ và trẻ em cũng có thể hiểu được." Nó sẽ là tờ báo "bằng chính ngôn ngữ của chúng ta để đồng bào ta có thể đọc được." Số đầu tiên ra khoảng 100 ấn bản. Địa chỉ đặt báo được gửi tới số 3 rue du Marché des Patriarches, văn phòng của tờ Người Cùng Khổ.[118] Đây có thể là dấu hiệu Hồ đã thật sự lắng nghe những phê bình của Phan Chu Trinh về phong cách viết báo chỉ cho giới trí thức của mình. Dường như ông không còn thời gian dành cho dự án mới này. Vào ngày 13 tháng 6, 1923 ông đột ngột biến mất khỏi Paris, và mãi đến mùa thu nhà cầm quyền Pháp mới thấy tên ông xuất hiện trên báo chí tại Moscow. Nguyễn Thế Truyền lên làm chủ bút tờ Việt Nam Hồn.

Ta không biết được chuyến đi Moscow của Hồ được tổ chức ra sao và ai là kẻ chủ mưu. Giả thiết rằng ông được phát hiện bởi những người tuyển mộ cán bộ tài giỏi cho Quốc Tế Cộng Sản III như Manuilsky tại đại hội ĐCS Pháp năm 1922 thì cũng hợp lý. Nhưng không có vẻ việc Hồ đi Moscow như là một người được lựa chọn để phục vụ lâu dài trong Cộng Sản Quốc Tế III, như sẽ bàn đến trong chương sau. Cũng rất có thể là ông và các thành viên trong Công Đoàn Thuộc Địa Quốc Tế muốn trực tiếp tiếp xúc với Quốc Tế Cộng Sản III để nhằm thúc dục ĐCS Pháp quan tâm hơn đến những vấn đề thuộc địa. Cũng có thể chính Hồ đã khởi sự chuyến đi này nhằm tìm kiếm phương tiện để quay lại Đông Dương với hậu thuẫn của Quốc Tế Cộng Sản III (chương kế sẽ phân tích những tiếp xúc ban đầu của Hồ với Quốc Tế Cộng Sản III.) Nhưng có vẻ là những nhà ái quốc Việt Nam tại Pháp đã chuẩn bị phối hợp hành động cho một kế hoạch nào đó. Sở Liêm phóng Pháp được tin rằng Phan Chu Trinh đang tìm cách quay về Paris từ Castres, nơi ông đã dời đến sau khi đột ngột bỏ việc tại Nhà Đấu Xảo Thuộc Địa tại Marseille.[119] Trinh viết thư mượn Hồ 340 quan cho chi phí đi lại và ăn ở đến khi ông có thể tìm được việc làm tại Paris. Nhưng bản thân Hồ cũng không dư giả gì và chẳng có ai trong số những người Việt đồng hương sẵn sàng cho vay số tiền, vì thế mà Hồ Chí Minh và Phan Chu Trinh đã bỏ lỡ cơ hội gặp nhau lần cuối.[120]

Việc Hồ rời khỏi Paris đã được chuẩn bị cẩn thận. Vào đầu tháng 6 ông bắn tin rằng sẽ đi nghỉ lễ khoảng 8 ngày tại vùng Savoie với hội Club du Faubourg. Ông tâm sự với người quản gia ở số 6 Villa des Gobelins rằng ông mơ ước được đi thăm vùng núi Thụy Sĩ, nhưng không muốn bị bẽ mặt nếu bị khước từ hộ chiếu. Rồi vào ngày 15 tháng 6 mật vụ "Désiré" báo cáo rằng ngày 13 Nguyễn Ái Quốc đã rời khỏi nhà mà không mang theo hành lý. Bạn bè ông nghĩ rằng kỳ nghỉ của ông sẽ ngắn ngủi. Công việc tại Công Đoàn Thuộc Địa được đặc trách bởi Monnerville người đảo Martinique (thuộc địa của Pháp tại vùng biển Caribe -ND). Trong cuộc họp sáu người của nhóm Người Cùng Khổ vào cuối tháng 6, không ai trong họ kể cả Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền tình nguyện xúc tiến việc in báo. "Họ quyết định hoãn lại đến khi Nguyễn Ái Quốc quay về," Désiré báo cáo.[121] Vào cuối mùa hè Phan Chu Trinh viết thư cho Nguyễn Văn Ái, tên thật của mật vụ de Villier, buộc tội hắn về việc Quốc mất tích. (Ái đã trở thành một thành viên quan trọng của nhóm Người Cùng Khổ, nhưng lốt mật vụ của hắn bị Trinh khám phá.)

Cho dù Nguyễn Ái Quốc còn trẻ và thiếu chững chạc, điều này không quan trọng vì anh ấy thực lòng yêu nước. Anh ấy từ bỏ gia đình lưu vong đến tận châu Âu và Mỹ, làm việc cật lực để học hỏi mà không một ai giúp đỡ... Dù anh ấy có lỗi lầm hay không, việc ấy không thành vấn đề, bởi vì tất cả người Việt đều trân trọng tấm lòng đầy nhiệt huyết của anh ấy... Ai muốn theo anh ấy thì để họ theo, và ai không muốn thì cũng để yên cho anh ấy làm công việc của mình.

Tại sao anh lại phản bội anh ấy bằng những hành động hèn hạ và nham hiểm của mình? Anh ấy tin anh như anh em ruột... tại sao anh lại muốn gây khó khăn cho anh ấy? Tôi muốn anh nói sự thực, anh đã xúi giục anh ấy đi đâu?
[122]

Chính bản thân Albert Sarraut đã ký bức điện mật được gửi vào ngày 11 tháng 10, 1923 đến Thống Sứ Hà Nội để báo với ông này rằng đã tìm thấy dấu vết của Nguyễn Ái Quốc ở Moscow. Bloncourt, một đồng sự người Dahomey (thuộc địa của Pháp ở Tây Phi, giờ là Benin - ND) đã giúp trả chi phí chuyến đi bằng quĩ của Công Đoàn Thuộc Địa Quốc Tế, một mật vụ báo cáo.[123] Đến tháng 11 có tin đồn rằng Hồ sẽ sớm trở về Paris.[124] Phan Văn Trường đã sắp đặt để trở về Việt Nam vào giữa tháng 12 nhưng ông đã hoãn ngày đi vì hi vọng rằng Hồ sẽ quay về với tin tức mới từ Moscow. Cuối cùng vào ngày 23 tháng 12, Trường không thể chờ đợi được nữa và đã khởi hành, đem theo một số ấn bản của tờ Người Cùng Khổ.[125] Hồ Chí Minh và hai chí sĩ họ Phan không bao giờ gặp lại nhau.

Trong cuộc đời chính trị mới mà Moscow đã mở ra cho Hồ Chí Minh, ông vẫn giữ lại những yếu tố cơ bản đã giúp ông trong thời gian hoạt động tại Paris. Một trong số đó là cơ cấu Marxist-Leninist được xử dụng để ông công kích chủ nghĩa thuộc địa. Vấn đề này sẽ được bàn chi tiết ở chương sau. Nhưng ta nên nhớ rằng bên cạnh quan điểm cấp tiến mới mẻ ông vẫn mang đặc tính của tinh thần yêu nước và trách nhiệm của Khổng giáo, những đặc tính đã khiến thân phụ của ông chống đối người Pháp trước đây. Hồ đang bước vào môi trường chủ nghĩa quốc tế của Cộng Sản Quốc Tế III, nhưng ông vẫn bắt rễ vào truyền thống yêu nước của người Việt - những tình cảm gia đình và quê hương mà trước đây chúng đã nối kết ông với Phan Chu Trinh, Cường Để và Phan Bội Châu tại Trung Quốc, và có lẻ tới cả thân phụ ông, người mà giờ đây đã trở nên lập dị, lang thang từ ngôi chùa này đến ngôi chùa khác ở xứ Nam Kỳ.[126] Khi rời khỏi Paris, mối quan hệ của ông với những người cánh tả như Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền đã trở nên chặt chẽ hơn bao giờ, và ông đã dựa trên những quan hệ đó khi trở thành phái viên của Quốc Tế Cộng Sản III tại Quảng Đông sau này.

Có phải Hồ Chí Minh vào năm 1923 là một nhân vật đã có quan điểm chính trị rõ ràng hay không? Tôi muốn đưa ra lập luận rằng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy rằng quan điểm của ông về thế giới đã hình thành từ những gì ông đã trãi qua với người Pháp từ thuở thiếu thời, từ thất bại của ông tại Hội Nghị Hoà Bình Paris, và từ những hiểu biết trước đó của ông về những quan điểm của Lenin về chủ nghĩa đế quốc. Và ông cũng đã bắt đầu bày tỏ sự uyển chuyển trong đường lối của một nhà chính trị thực dụng. Mặc dù ông đã gia nhập hội Freemason với mục đích nới rộng giao tiếp với những tầng lớp thế lực trong xã hội Pháp, sau này ông đã chấp hành nghị quyết từ Đại Hội lần 4 của Quốc Tế Cộng Sản III là các đảng viên phải cắt đứt liên hệ với hội Freemason cũng như Liên Đoàn Nhân Quyền Pháp.[127] Việc thiếu tính kiên định về lý tưởng mà một số người có thể cho là xảo quyệt là một đặc điểm đã giúp Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh sống sót trong những năm tháng ở Quốc Tế Cộng Sản.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2007 09:39:58 bởi lyenson >

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 19.12.2007 17:05:39
CHƯƠNG 2: THÀNH VIÊN CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN (1923-4)

Những tiếp xúc đầu tiên tại Moscow

Hồ Chí Minh đến Petrograd (giờ lại là St. Petersburg) bằng đường thuỷ vào ngày 30 tháng 6 năm 1923 từ Cảng North Sea của Hamburg. Mạng lưới Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) tại Berlin cung cấp cho ông giấy thông hành Nga với cái tên là Chen Vang.[1] Ông đến Nga vào đúng thời điểm mà những ảo tưởng cách mạng của những người lãnh đạo Bolshevik đã chấm dứt. Nền kinh tế bị kềm toả bởi đấu tranh cộng sản đã đã dẫn đến việc chống đối của nông dân ở khắp nơi trong năm 1921; mọi nỗ lực nhằm kích động một cuộc cách mạng tại những quốc gia phát triển tại châu Âu đều bị thất bại. Khi một cố gắng để tiến hành cuộc cách mạng lần thứ hai tại Đức xảy ra vào tháng 10 năm 1923, chỉ vài tháng sau khi Hồ đến Moscow, nó đã được tầng lớp lao động Đức hưởng ứng một cách lạnh nhạt. Lời hứa hẹn sôi nổi của Trotsky năm 1919, rằng "Thời điểm của nền chuyên chế vô sản tại châu Âu" sẽ là thời điểm giành tự do cho "những nô lệ thuộc địa tại châu Phi và châu Á",[2] nghe có vẻ trống rỗng đối những nhà hoạt động thuộc địa đã hết kiên nhẫn vào cuối năm 1923. Ngoài ra, Lenin, nhà lãnh đạo tối cao của cuộc Cách Mạng Tháng Mười, đang nằm liệt giường vì một cơn đau tim vào tháng 12 1922. Vào thời điểm Hồ đặt chân đến thủ đô cộng sản này, những lý thuyết căn bản về thế giới đại đồng đang bị xét lại và một cuộc khủng hoảng trong hàng ngũ lãnh đạo vừa mới bắt đầu. Thời gian từ cuối cuộc Nội Chiến năm 1921 cho đến khi Stalin củng cố quyền lực năm 1929 đã trở thành khoảng thời gian mà Stephen Cohen (nhà Nga học người Mỹ - ND) gọi là "thời điểm gây tranh luận nhiều nhất trong lịch sử đảng".[3]

Nguyên nhân chính thức mà Hồ được mời đến Nga là Hội Nghị Nông Dân Quốc Tế lần thứ nhất, được khai mạc tại cung Andreyev trong điện Kremlin ngày 10 tháng 10, 1923. Hội nghị đánh dấu sự ra đời của "Nông Dân Quốc Tế " hay còn gọi là Krestintern, một tổ chức nhằm tập trung những người lãnh đạo của các nông hội thiên tả từ châu Âu, châu Á và Mỹ. Nó được thiết lập như một tổ chức hợp pháp bao gồm những thành phần không cộng sản, nhưng sự liên hệ giữa nó và Moscow chẳng bao giờ được che đậy. Trong danh sách của những diễn giả đến tỏ lời chào mừng và đoàn kết trong ngày thứ hai của đại hội có một người tên là "Miguel-al-Kvak" đến từ Đông Dương[4] (tên Việt khi chuyển sang tiếng Nga thường nghe không chính xác lắm, nhưng trong trường hợp này thì lại hay). Hồ không muốn phí thời gian với những lời chúc tụng xã giao: ông đi thẳng vào vấn đề với một giới thiệu ngắn về tình trạng của nông dân ở những thuộc địa Pháp. "Các bạn là những nông dân từ châu Âu và châu Mỹ. Các bạn bị bóc lột như những nông dân," ông nói với các đại biểu, "Nhưng những người như chúng tôi ở những thuộc địa Pháp bị bóc lột gấp đôi, như những nông dân và như những dân tộc bị chinh phục," ông nói. "Một người chủ da trắng có thể đến yêu cầu chính phủ, và những làng mạc liền bị sung công, làng mạc mà cha ông chúng tôi và cả chúng tôi đang sinh sống và trồng trọt."[5] Ông muốn bảo đảm rằng nghị quyết chống chiến tranh được thông qua bởi Đại Hội phải đề cập đến vấn đề áp bức thuộc địa, bằng cách đưa ra một điều khoản bổ xung trong đó nói lên "tầng lớp nông dân của các thuộc địa là thành phần rất quan trọng trong những vấn đề về chiến tranh và hoà bình."[6] Tại cuộc họp tiền hội nghị, Hồ được bầu vào Đoàn Chủ Tịch của Nông Dân Quốc Tế gồm mười một thành viên, cùng với một người Nhật tên Ken Hayasho.[7]

Việc thành lập Nông Dân Quốc Tế phản ánh sự chuyển hướng thoả hiệp với giai cấp nông dân Nga, cũng là vấn đề then chốt trong Chính Sách Kinh Tế Mới của Lenin. Được viết vào tháng 3, 1923, Chính Sách Kinh Tế Mới thay thế việc trưng thu lúa gạo bằng chính sách thuế nhẹ và cuối cùng sẽ hoàn chỉnh việc quay lại thể chế tư bản thị trường cho những ngành nông nghiệp, thương nghiệp và tiểu công nghiệp. Đến tháng 8 năm 1923 chính sách đã thành công đến nỗi Moscow đã tổ chức một cuộc triển lãm nông nghiệp rầm rộ nhằm chứng tỏ nền kinh tế nước nhà đã được tái ổn định. Những lãnh đạo thiên tả nước ngoài đến xem triển lãm được mời ở lại để dự hội nghị nông dân.

Sự ra đời của Nông Dân Quốc Tế còn là kết quả trực tiếp của quá trình chuyển hoá của chính sách mặt trận thống nhất của QTCS. Việc tái xác nhận liên hiệp công-nông tại Nga mà Chính Sách Kinh Tế Mới đã đưa ra tín hiệu được kèm theo bởi những thay đổi dần trong thái độ của những người Bolshevik đối với những đồng minh quốc tế. Không có hi vọng gì từ giai cấp công nhân ở châu Âu. Người Nga đang thúc dục QTCS thừa nhận "giai cấp nông dân thế giới" như là những đồng chí trong hành trình tiến đến chủ nghĩa xã hội. Tại đại hội Đảng Bolshevik lần thứ 12 vào tháng 4 năm 1923, Bukharin đưa ra quan điểm rằng nông dân tại các nước thuộc địa là "kho dự trữ khổng lồ cho lực lượng cách mạng." [8] QTCS đã thành lập Uỷ Ban Nông Nghiệp vào năm 1923, sau đại hội lần 4 vào cuối năm 1922. Nhiệm vụ của Uỷ ban là "theo dõi và củng cố châm ngôn của chính thể công nông trong trong các đảng phái".[9] Châm ngôn này biểu hiện việc những người Bolshevik đã chấp nhận thực tế: trong một thế giới đầy thù địch, nước Nga Xã Hội Chủ Nghĩa cần nhiều đồng minh hơn là chỉ một giai cấp vô sản của tư bản phương Tây. Mặc dù công nhân vẫn được hiểu theo định nghĩa kinh điển của Marx là lực lượng tiên phong của cách mạng, nhưng cũng có thể sửa đổi huấn điều của Marx để kêu gọi "Nông dân và công nhân toàn thế giới" đoàn kết lại.[10] Ủy Ban Nông Nghiệp của QTCS tổ chức Hội Nghị Nông Dân Quốc Tế vào tháng 10 dẫn đến việc Hồ Chí Minh đến Moscow.

Hồ Chí Minh dự tính ở Nga trong ba tháng. "Vì lý do này hay lý do khác, ngày trở về của tôi cứ bị dời từ tuần này đến tuần khác, tháng này đến tháng khác," Ông viết trong một lá thư gửi cho một người đồng chí.[11] Mục đích chính của ông khi đến Moscow dường như là để kêu gọi mọi người quan tâm đến khiếm khuyết của Hội Đồng Nghiên Cứu Thuộc Địa của ĐCS Pháp mà sau này trở thành Ủy Ban Thuộc Địa của đảng. Trên thực tế vào tháng 7 năm 1923 ông đã đưa ra một báo cáo chi tiết về những nhược điểm này đến Ủy Ban Đông Dương của Cục Đông Phương thuộc QTCS, điều này tôi sẽ bàn thêm ở dưới.[12] Bao gồm Grigory Voitinsky, Voja Vujovic và Boris Souvarine, Ủy Ban Đông Dương có vẻ như là cơ quan hợp lý nhất để giải quyết những vấn đề của mảnh đất thuộc địa láng giềng với Java.[13] Voitinsky đã giúp thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1920[14] và trở thành đại diện của QTCS tại Thượng Hải vào tháng 4 1924.[15] Cũng như Mikhail Borodin, ông đã sống lưu vong mấy năm ở Mỹ. Hồ giữ mối liên hệ khắn khít với Voitinsky ít nhất là đến năm 1927, khi cả hai phải rời Trung Quốc.

Từ những liên lạc với QTCS ở Moscow, rõ ràng là khi vừa đặt chân đến thủ đô nước Nga ông đã yêu cầu được giúp đỡ để quay về lại Đông Dương qua ngõ Trung Quốc. Trong một lá thư đầy bực dọc gửi cho một "camarades" (đồng chí - ND) vô danh vào tháng 3 năm 1924 (ngày tháng đề trong thư không rõ, nhưng hàm ý của ông về chín tháng tại Nga cho thấy nó được viết vào khoảng tháng 3), ông viết:"Khi đến Moscow, họ đã đồng ý là sau khi ở đây ba tháng, tôi sẽ đi Trung Quốc để bắt liên lạc với những người trong nước mình. Giờ tôi ở đây đã qua chín tháng và đã chờ đợi suốt sáu tháng mà quyết định về chuyến đi của tôi vẫn chưa có. Tôi cảm thấy thật vô ích khi thảo luận ở đây về những phong trào cách mạng quốc gia mới hay cũ, về sự tồn tại hay không của những đảng công nhân, hay về những tổ chức hoạt động bí mật khác, bởi vì tôi không có ý định trình bày một luận án gì cho đồng chí cả; tôi chỉ muốn đồng chí cảm thấy việc cần thiết phải nghiên cứu MỌI THỨ một cách chính đáng, và nếu KHÔNG CÓ GÌ, thì hãy tạo ra MỘT CÁI GÌ [chữ in lớn trong bản gốc]." Cùng với bốn mục tiêu của chuyến đi ông còn liệt kê "để thiết lập liên hệ giữa Đông Dương và Quốc Tế", và "để tổ chức cơ sơ thu thập thông tin và tuyên truyền". Ông yêu cầu một ngân sách khoảng 100 Đô-la Mỹ mỗi tháng cho phí tổn đi lại, liên lạc, mua sách báo, ăn ở; ngoài ra ông còn yêu cầu chi phí cho chuyến đi từ Nga về Trung Quốc.[16] Phải đến Đại Hội QTCS lần thứ 5 vào tháng 5 năm 1924 mới có quyết định chắc chắn để gửi Hồ đi Quảng Châu.[17] Có vài lý do vì sao QTCS và Cục Đông Phương lại chậm trễ trong việc giao phó một công việc cụ thể cho Hồ. Trước tiên, kế hoạch giúp đỡ của Nga cho Tôn Dật Tiên chỉ mới vừa hình thành sau khi Mikhail Borodin đến Quảng Châu vào mùa thu năm 1923. Những sĩ quan giảng dạy cho quân đội Quốc Dân Đảng đã chưa đến Quảng Châu cho tới tháng 6, 7 và tháng 10 năm 1924.[18] Hơn nữa, khi việc chuẩn bị cho Đại Hội lần 5 bắt đầu, những người lãnh đạo QTCS rõ ràng là đang bận rộn với hậu quả của cuộc nổi dậy không thành tại Đức, và lẽ đương nhiên, việc này cấp bách hơn nhiều so với vấn đề Đông Dương. Cũng có thể là những quan chức trong QTCS muốn giữ Hồ lại Moscow để đánh giá Hồ và để điều tra những quan hệ chính trị của ông.

Việc triển khai chính sách đối với những nước thuộc địa của Quốc Tế Cộng Sản

Đến khi Hồ đặt chân đến Nga, Quốc Tế Cộng Sản đã phát triển từ một liên hiệp lỏng lẽo của những đại diện của các đảng cộng sản và đảng cánh tả thành một bộ máy quyền lực bền vững tại Moscow, ngày càng ảnh hưởng bởi những thay đổi chính trị trong nội bộ nước Nga. Bắt đầu từ Đại Hội 4 (5 tháng 11 đến 5 tháng 12, 1922) Ủy Ban Trung Ương QTCS được bầu chọn bởi những đại biểu thay vì những đảng thành viên. Mục đích là để biến QTCS trở thành một "đảng thực sự tập trung, đoàn kết".[19] Khi mới thành lập vào năm 1919, những thành viên người Nga đã không lũng đoạn mấy trong những quyết định của đảng, mặc dù trong số 52 đại biểu có mặt trong đại hội, chỉ có bảy người là ngoài nước Nga. Ba thành viên xã hội người châu Á sống tại Nga tham gia Đại Hội 1 là: Liu Shaozhou và Zhang Yongkui thuộc Liên Hiệp Công Nhân Trung Quốc, và một người Triều Tiên được biết như Đồng chí Kain đại diện cho Liên Đoàn Công Nhân Triều Tiên.[20] Cũng có một nhóm đại diện cho những khu vực Trung Á thuộc đế chế Nga Hoàng trước đây. Bukharin chỉ ra trong một bài viết trên báo Sự Thật (Prava - ND) rằng ủng hộ những thuộc địa bị áp bức trong cuộc đấu tranh giải phóng của họ là một trong những điều nổi bật của chủ nghĩa cộng sản mới hay Quốc Tế III so với chủ nghĩa dân chủ xã hội hay Quốc Tế II. "Không phải tình cờ mà trong kì đại hội đầu tiên của QTCS chúng ta được nghe phát biểu bằng tiếng Hoa," ông viết.[21] Nhưng rồi ba đại biểu đông Á, đều sống tại Nga, chỉ được quyền bầu dưới dạng tham vấn, trong khi cả nhóm"Liên Hiệp Các Dân Tộc Phương Đông tại Nga" chỉ được bầu chung một phiếu.[22] Vị thế thấp bé của những người châu Á tại đại hội 1919 phản ánh quan điểm rằng cuộc cách mạng tại châu Âu là không thể tránh khỏi và vì thế nó quan trọng hơn cuộc đấu tranh giải phóng của các thuộc địa. Như Trosky đã nói trong bản Tuyên Ngôn QTCS, đề cập đến "giai cấp vô sản trên toàn thế giới", "việc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể xảy ra cùng lúc với việc giải phóng giai cấp công nhân bên trong các nước đế quốc. Tầng lớp công nhân và nông dân, không những tại Annam, Algeria và Bengal, mà còn tại Persia và Armenia, sẽ có được cơ hội giành độc lập chỉ khi nào giai cấp công nhân tại Anh và Pháp hạ bệ Lloyd George và Clemenceau (Thủ tướng Anh và Pháp - ND) và giành chính quyền về tay của họ."[23]

Cương lĩnh đầu tiên cho cái mà QTCS gọi là "những nước thuộc địa và bán thuộc địa" đã được vạch ra vào Đại Hội 2 năm 1920. Cương lĩnh này do Lenin soạn thảo, đã trở thành Luận Cương về Những Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Địa (Hồ đã đọc bản thảo đầu trên tờ Nhân Đạo vào tháng 7 năm 1920). Nó được tranh cãi sôi nổi tại uỷ ban thuộc địa tại Đại Hội và cuối cùng đã được thông qua, với rất nhiều chỉnh đổi, như là cương lĩnh chính thức của QTCS. Vì cương lĩnh này bao gồm những vấn đề chính trị trọng yếu của sự nghiệp cộng sản của Hồ Chí Minh, nên việc phân tích tranh luận nảy sinh trong QTCS là rất cần thiết. Sự tranh chấp này đã lặp lại trong nhiều giai đoạn dưới những hình thức khác nhau trong những đảng cộng sản châu Á ít nhất là đến thập niên 70.

Con người Lenin khi thảo Luận Cương đã cẩn tắc hơn Lenin vào năm 1917. Mặc dù cương lĩnh của ông không phải là những hướng dẫn chính xác nhất nhưng nó vẫn là nguồn gốc của lý thuyết về mặt trận thống nhất đã được thực hành một cách thành công bởi những người cộng sản Trung Quốc và Việt Nam vào thời điểm Chiến Tranh Thế Giới thứ II bắt đầu. Chính vì sau khi đọc Luận Cương vào mùa hè 1920 trên tờ Nhân Đạo, Hồ Chí Minh cho rằng mình đã trở thành một người Leninist chính thống.[24] Khi nó được công bố với những sửa đổi sau cuộc tranh luận tại Ủy Ban Thuộc Địa của Đại Hội, kèm theo những điều khoản hơi mâu thuẫn của Mahendra Nath Roy thuộc đảng cộng sản Ấn Độ, nó đã để nhiều chỗ trống để có thể hiểu theo những cách khác nhau. Nhưng nó vẫn được xem là một yếu tố quan trọng của lý luận Marxist-Leninist trong suốt nhiều năm. Mặc dù một cương lĩnh mới, cấp tiến hơn về những nước thuộc địa được Otto Kuusinen đưa ra tại Đại Hội 6 QTCS vào năm 1928, ông vẫn muốn cho rằng cương lĩnh của mình là sản phẩm của Luận Cương Lenin 1920 mà ông cho là vẫn có đầy đủ giá trị của "những đường lối của các đảng cộng sản".[25]

Luận cương của Lenin đưa ra tầm quan trọng của các nước thuộc địa trong bối cảnh của cách mạng toàn cầu. Chúng là khai triển hợp lý của ông về những phân tích về chủ nghĩa tư bản trên thế giới trong cuốn Về Chủ Nghĩa Tư Bản, xuất bản năm 1917. Lenin lý luận rằng, là nguồn tài nguyên của nguyên liệu thô và sức lao động rẻ tiền, những nước thuộc địa rất quan trọng đối với quyền lực của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Nếu giai cấp công nhân phương Tây liên minh với những dân tộc bị áp bức tại các thuộc địa để giúp họ giành độc lập, Lenin lập luận, họ sẽ đánh một đòn chí mạng vào kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản.

Khía cạnh quan trọng thứ hai của Luận Cương là trong giai đoạn đầu, giai đoạn tư sản dân tộc của cuộc cách mạng thuộc địa, những người cộng sản phải bắt tay với những đảng phái quốc gia, vì giai cấp vô sản thuộc địa không đủ lớn mạnh để đơn phương tiến hành cách mạng. Chỉ sau khi cách mạng tư sản đã đạt được mục đích của nó - giành độc lập quốc gia và chấm dứt chế độ phong kiến ở nông thôn - thì cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo mới có thể bắt đầu. Lenin cho rằng nếu giai cấp công nhân tại những thuộc địa vừa được giải phóng được các quốc gia cộng sản phát triển giúp đỡ, họ có thể bỏ qua thời kỳ chủ nghĩa tư bản và tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Điều này có vẻ như một lập lại của lý thuyết "con đường riêng" của những người theo phái Dân Tuý tại Nga.

Những đại biểu châu Á lẫn châu Âu có vẻ không quán triệt lắm với quan điểm rằng cộng sản cần liên minh với tư sản dân tộc trong các phong trào giành độc lập. Những người dân chủ xã hội thuộc Quốc Tế II được cho là những nhà cải cách không đáng tin cậy, luôn sẵn sàng thoả hiệp với giai cấp tư bản cầm quyền. Việc họ ủng hộ các chính sách chủ chiến của các chính phủ trong trong Chiến Tranh Thế Giới thứ Nhất bị những người xã hội cấp tiến thành lập Quốc Tế III cho là đã phản bội tinh thần quốc tế. Cuối cùng các đại biểu đã thuyết phục Lenin sửa đổi cụm từ "những phong trào tư sản dân tộc" thành "những phong trào cách mạng".[26] Có những đoạn văn được chêm vào phiên bản hoàn tất của Luận Cương để giảm nhẹ chiến lược mặt trận thống nhất để vừa lòng các đại biểu. Ví dụ như trong điều khoản 11a kêu gọi các đảng cộng sản "ủng hộ bằng hành động" phong trào cách mạng giải phóng trong "những đất nước có những đặc tính lạc hậu, phong kiến, địa chủ hoặc địa chủ-nông dân", một điều kiện đã được thêm vào: "Hình thức ủng hộ phải được thảo luận trước với Đảng Cộng Sản của đất nước ấy, nếu đảng ấy hiện hữu."[27] Nhưng nó vẫn không che đậy được thực tế là Lenin chấp nhận việc các đảng viên cộng sản có thể phân tán tạm thời trong cuộc đấu tranh giai cấp theo học thuyết Marxist tại những đất nước "lạc hậu" này. Thành viên cộng sản người Hà Lan "Maring" (Henk Sneevliet) trở thành công cụ để thuyết phục các đại biểu. Kinh nghiệm tổ chức của ông tại Java trong thời kỳ Chiến Tranh Thế Giới thứ Nhất, khi những người xã hội cấp tiến hợp tác với đảng quốc gia Sarekat Islam để chống lại Hà Lan, đã trở thành kiểu mẫu cho chiến lược của QTCS tại Trung Quốc. Phương pháp của ông vô cùng thực dụng: Các lực lượng tư sản và cộng sản phải hợp tác với nhau trong các nước thuộc địa, vì những người cộng sản không đáng kể mấy nếu đứng một mình.[28]

Bản Bổ Sung cho Luận Cương về Các Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Địa do M.N. Roy (thuộc Ấn Độ - ND) soạn cũng được thông qua bởi Ủy Ban Thuộc Địa tại Đại Hội 2 dưới dạng bổ túc. Việc nhấn mạnh sự khác biệt giữa giai cấp tư sản thuộc địa và công nhân trong Luận Cương của Roy rõ ràng là đã mâu thuẫn với lý luận của Lenin. Lenin bỏ lửng ý tưởng của mình trong một phạm vi nhất định để mọi người có thể hiểu theo cách riêng vì không muốn phật lòng một đồng minh quí báu từ mảnh đất thuộc địa lớn nhất của Anh Quốc. Sự khác biệt của Roy so với đường lối của Lenin được thể hiện rõ trong điều khoản 7: "Trong các quốc gia độc lập hiện hữu hai phong trào dị biệt ngày càng cách xa nhau. Một bên là phong trào tư sản-dân chủ quốc gia, với phương trình chính trị độc lập dưới sự lãnh đạo của giai cấp tiểu tư sản, và bên kia là khối hành động của tầng lớp nông dân và công nhân nghèo khổ bị bỏ rơi nhằm giải phóng họ khỏi mọi áp bức. Tầng lớp thứ nhất luôn cố gắng kiềm chế tầng lớp sau và thường thành công trong một mức độ nào đó. Nhưng Quốc Tế Cộng Sản và các đảng phái liên minh phải đấu tranh chống lại việc này và giúp nâng cao ý thức giai cấp cho khối quần chúng của giai cấp công nhân thuộc địa." Trong những phiên bản khác của bài viết có một đoạn được thêm vào như là một thoả hiệp: "Trong bước tiến đầu tiên của cuộc cách mạng thuộc địa - lật đổ chế độ tư bản ngoại quốc - việc hợp tác với những phần tử cách mạng tư sản dân tộc là hữu ích."[29]

Maring, chủ tịch Ủy Ban Thuộc Địa tại Đại Hội, đã tìm cách xoa dịu được mối mâu thuẫn có thể thấy là rất hiển nhiên này. Ông lập luận rằng cả hai Luận Cương của Lenin và Roy đều "mang cùng một ý nghĩa":"Vấn đề là việc tìm ra phương cách đúng đắn trong mối quan hệ giữa hai phong trào cách mạng quốc gia và xã hội trong những nước lạc hậu và thuộc địa. Trên thực tế vấn đề này không hề tồn tại. Việc quan trọng là ta phải hợp tác với những lực lượng cách mạng quốc gia, và chúng ta chỉ làm phân nửa công việc nếu chúng ta phản đối phong trào này và tỏ ra là những nhà Marxist giáo điều."[30] Con người thực dụng Maring đã bỏ qua những trở ngại hiển nhiên trong giải pháp của mình. Allen Whiting (Giáo Sư Chính Trị Học người Mỹ - ND) chỉ ra rằng sự thoả hiệp này chỉ là một giải pháp mong manh mà sau này đã phá huỷ mặt trận thống nhất tại Trung Quốc: "Những từ chương phức tạp của những giải pháp đa dạng đã phục vụ như một thứ bình phong tạm bợ, che đậy mối mâu thuẫn giữa những chiến lược cách mạng của Lenin và mối thù của những người châu Á đối với những kẻ bóc lột họ. Nếu mâu thuẫn này không được giải quyết, chiến lược "mặt trận thống nhất" ở Trung Quốc không những chỉ đối diện với sự nghi ngờ từ cánh Hữu mà còn cả thái độ mơ hồ của cánh Tả". [31] Điều không tránh khỏi là những mặt trận thống nhất dựa trên Luận Cương của Lenin chỉ là một hiện tượng nhất thời. Chúng không xoá bỏ được những dị biệt về tư tưởng giữa những người cho rằng sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản là một quá trình hữu cơ cần có đủ thời gian để hoàn tất và những người như Lenin vào năm 1917, muốn đẩy nhanh việc thay đổi bằng bạo lực.
 
Vị trí của Hồ Chí Minh tại Quốc Tế Cộng Sản

Mặc dù Quốc Tế Cộng Sản đã tăng cường mối quan tâm đến giai cấp nông dân, khi Hồ Chí Minh đến Moscow tháng 7 năm 1923, báo cáo của ông về các hoạt động phản đế tại Pháp đã phê phán nặng nề cơ quan này.Trong khi những người Cộng Hoà Trung Quốc đang được các nhà ngoại giao và đặc sứ của Nga ve vãn, mảnh đất thuộc địa Pháp xa xôi rõ ràng là không thu hút được mối quan tâm của Nga. Cuối cùng chuyến đi của Hồ trở về châu Á do QTCS bảo trợ trở thành hiện thực có thể là vì nó nằm trong chương trình hổ trợ của Nga dành cho Cộng Hoà Trung Hoa. Về mọi phương diện, khi đến Moscow Hồ vẫn hành xử như một đại diện của Công Đoàn Thuộc Địa ở Paris, và có thể đã soạn bản báo cáo chung với những đồng nghiệp trong Công Đoàn. Ông than phiền rằng Luận Cương về Các Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Địa đã dấy lên mối trông chờ trong các thuộc địa rằng QTCS sẽ giúp giải phóng họ. Nhưng cho đến nay những Luận Cương này chỉ là "vật trang hoàng trên giấy", ông viết. Mặt khác Luận Cương cũng đã làm cho những nhà nước thống trị tăng cường nỗ lực trong chính sách tuyên truyền ngu dân và đàn áp trong khi đó lại không có được bất cứ hành động nào từ các ĐCS Pháp và Anh [32], ông cho biết.Những cơ hội để giúp đỡ các phong trào thuộc địa như vụ đình công tại Martinique và cuộc khởi nghĩa ở Dahomey đã bị bỏ lỡ, ông nói. "Thật là mỉa mai và buồn thay cho những người anh em bất hạnh Dahomey của tôi, trong bóng tối của những nhà tù văn minh, khi phải đọc mục thứ 8 của bản 21 Điều Kiện [để tham gia QTCS], trong đó nói rằng 'mỗi đảng bộ có nhiệm vụ thi hành hệ thống tuyên truyền cho lực lượng trong nước mình chống lại sự đàn áp dân chúng thuộc địa; và phải ủng hộ phong trào giải phóng trong các thuộc địa bằng lời nói và việc làm.'"

Cái chết của Lenin trong tháng Giêng lạnh giá năm 1924 đã mở ra một thời kỳ mới của việc đấu tranh bè phái trong nội bộ QTCS. Hoà chung dòng người đứng đợi hàng giờ dưới trời đông để viếng nhà lãnh đạo tối cao vừa qua đời, mũi và các ngón tay của Hồ bị lở loét vì cóng.[33] Việc bày tỏ lòng thành này đã giúp cho tương lai chính trị của Hồ. Trong những tháng năm kế ông đã tìm cách để tránh bị nhận diện là thuộc hạ của Leon Trotsky lúc ảnh hưởng của ông này tại Kremlin đã bắt đầu đi xuống và Lenin rút khỏi hoạt động chính trường. Có rất nhiều người đỡ đầu và đồng chí của Hồ trong ĐCS Pháp đã bị truất phế, trong đó có Boris Sourarine thuộc Ủy Ban Thuộc Địa của QTCS và Jacques Doriot, sau này trở thành người bảo trợ cho Hồ khi Hồ vận hành Ủy Ban Thuộc Địa của ĐCS Pháp. Hồ đã có được bài học đáng giá về cách sống còn trong chính trường vào mùa thu đầu tiên ở Moscow, khi ông chứng kiến chiến dịch chính trị thành công cuối cùng của Trosky - cuộc vận động cho phong trào Dân Chủ Công Nhân.

Trotsky bắt đầu khởi xướng vấn đề dân chủ trong đảng khi quyền lực tối cao của ông đã yếu đi. Trong lá thư gửi cho Ủy Ban Trung Ương ngày 8 tháng 10, 1923 ông lên án việc bổ nhiệm những chức bí thư từ phía trên. Ý kiến của ông được sự tán đồng của bốn mươi sáu đảng viên tên tuổi, họ đã cùng viết thư cho Ủy Ban Trung Ương ủng hộ đề xướng của ông. Đối diện với sự ủng hộ rộng khắp cho quan điểm này, bộ tam tối cao gồm Grigory Zinoviev, Leve Kamenev và Josef Stalin cho phép việc thành lập một uỷ ban về vấn đề dân chủ công nhân. Trotsky là một trong những tác giả soạn thảo nghị quyết chính thức, được đăng trên báo Sự Thật ngày 7 tháng 12, 1923. Nghị quyết kêu gọi chấm dứt việc "quan liêu hoá" nội bộ đảng, cho phép tự do thảo luận và bầu cử các chức vụ lãnh đạo một cách công khai.[34]

Trong khi đó Trotsky lại bị cô lập trong Bộ Chính Trị. Phong trào "Dân Chủ Công Nhân" đã không đạt được điều gì ngoài bản nghị quyết (cho đến khi Stalin cảm thấy đúng lúc để xử dụng cho việc bầu cử các chức bí thư); đến khi Đại Hội Lần 5 QTCS được tổ chức vào tháng 6 1924, Trotsky đã trở thành một kẻ vô danh. Mặc dù ông vẫn được bầu vào Chủ Tịch Đoàn (nhưng chỉ là một ứng cử viên bình thường) và đã đưa ra bản tuyên ngôn hùng hồn trong bài "Kỷ Niệm Mười Năm Chiến Tranh Thế Giới Bùng Nổ,"[35] con người có công thành lập QTCS này hầu như không xuất hiện trong suốt kỳ Đại Hội. Boris Sourvarine, người đóng vai trò trọng yếu trong việc xuất bản tờ Con Đường Mới (The New Course-ND) cho phong trào dân chủ công nhân bằng tiếng Pháp, đã bị đẩy ra khỏi ĐCS Pháp khi Đại Hội bế mạc. Hình như vào thời điểm này Hồ đã học được tài tránh né những cuộc tranh luận mang tính học thuyết, Ruth Fischer, một đảng viên cộng sản người Đức nhớ lại khoảng thời gian làm việc tại QTCS. Bà kể với Jean Lacouture (nhà sử học người Pháp - ND) rằng Hồ "hướng nhiều về hành động hơn là bàn thảo lý luận. Ông luôn là người thiên về kinh nghiệm."[36] Dù vậy những hồi ức của Fisher cũng như của các cựu thành viên QTCS đã khác viết về Hồ sau khi ông đã nắm quyền lực cần nên nghiên cứu một cách cẩn trọng. Trong cuốn Từ Lenin đến Mao (Von Lenin Zu Mao-ND), Fisher viết rằng Hồ đến Moscow vào năm 1922 để tham dự Đại Hội 4 QTCS. Vì không có bất cứ tài liệu hoặc bằng chứng củng cố cho việc này, chúng ta có thể cho rằng Fisher đã dùng dữ liệu không chính xác.[37] Dù trong bất cứ trường hợp nào, ta vẫn biết rằng ngay từ năm 1924 Hồ đã biết được rằng nếu đứng không đúng chỗ trong trận chiến tư tưởng có nghĩa là không những sự nghiệp cộng sản của ông sẽ bị chấm dứt mà hy vọng giành được sự ủng hộ cho nền độc lập của Việt Nam cũng tiêu tan. Tính kín đáo có sẵn của ông có lẽ đã giúp ông che đậy những suy nghĩ thật của mình về những vấn đề không liên quan trực tiếp đến Việt Nam.

Phản ứng của Hồ đối với những cạm bẫy chính trị trong nội bộ QTCS là giữ mình kín đáo và tiếp tục hướng tới mục tiêu đã được hoạch định cẩn thận của mình. Ông tập trung nỗ lực của mình để thúc dục QTCS có hành động mạnh mẽ hơn đối với những vấn đề thuộc địa. Vào tháng 2 và lần nữa vào tháng 3 năm 1924 ông viết thư yêu cầu được gặp Zinoviev. Vào năm 1920 Zinoviev đã trở thành chủ tịch "Tiểu Vụ" của Ban Chấp Hành QTCS (Hồ đã ngưng làm việc tại các cơ quan của QTCS vì mũi và những ngón tay bị loét cóng).[38] Zinoviev đã chuyển những yêu cầu của Hồ đến lãnh đạo mới của Cục Đông Phương, Fyodor Petrov (F.F. Raskolnikov) thay thế Karl Rakek vào ngày 8 tháng 3, 1924.[39] (Radek bị đem làm vật tế thần cho sự thất bại của cuộc cách mạng tại Đức, nhưng trở lại để đứng đầu Học Viện Tôn Dật Tiên cho đến năm 1927). Vào ngày 20 tháng 5, 1924 Hồ gửi một bản đề nghị dài ba trang đánh máy cho Petrov. Bản đề nghị vạch nền tảng cho một Liên Minh Cộng Sản Á Châu. Sự yếu kém của nhân dân phương đông, ông viết, là do họ bị cô lập với nhau.

"Thật có ích khi những người An Nam học hỏi phương pháp tổ chức của những người anh em Ấn chống lại đế quốc Anh," ông viết một cách hào hứng, "hoặc cách thức của giai cấp công nhân Nhật đoàn kết chống chủ nghĩa tư bản, hoặc sự hi sinh cao cả của nhân dân Ai Cập nhằm đòi hỏi tự do. Người dân phương đông nhìn chung rất tình cảm; đối với họ, một ví dụ điển hình có giá trị hơn cả trăm bài diễn thuyết." Hồ đề nghị trường Đại Học Lao Động Cộng Sản Phương Đông, nơi học sinh của 62 dân tộc châu Á đang nghiên cứu, nên trở thành cơ sở để tạo dựng Liên Minh. Ông nôn nóng muốn tổ chức một uỷ ban dự bị trước khi Đại Hội QTCS sắp xảy ra vào tháng 6.[40]

Sáng kiến của Hồ dường như không được ai thực hiện, cho đến khi chính ông giúp thành lập Liên Hiệp các Dân Tộc bị Áp Bức vào năm 1925 lúc ông đến Quảng Châu.[41] QTCS nghĩ rằng cơ cấu của họ tại Moscow đã đủ để giúp các nước châu Á liên lạc với nhau. Vì thế những người cộng sản Việt Nam lại không có một đảng Cộng Sản cho riêng mình. Điều này đặt họ vào vị thế lúng túng, phải đi tìm sự giúp đỡ từ nhiều hướng. Những người Việt tại Pháp thì tham gia ĐCS Pháp; trong khi đó cộng sản Pháp lại cho rằng những người cộng sản Việt Nam đang tìm hướng đi đến Ủy Ban Thuộc Địa của ĐCS Pháp mặc dù uỷ ban này chỉ làm việc lấy lệ. Trong cơ cấu hành chính quan liêu của QTCS, từ 1923 đến 1926 Đông Dương trực thuộc trong bộ phận rất mơ hồ là "Phân Bộ Trung Đông" thuộc Cục Đông Phương trong đó bao gồm cả Ấn Độ và Nam Dương. Khi phong trào cộng sản Việt Nam đã phát triển, sự lẫn lộn vẫn còn tiếp diễn trong việc ai là người chịu trách nhiệm hướng dẫn phong trào. Trên thực tế, sự lớn mạnh của cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn 1923-1927 có lẽ là nguồn động viên lớn nhất cho phong trào cộng sản phôi thai tại Việt Nam cũng như những phong trào cộng sản khác trên khắp vùng đông nam châu Á. Một số người Việt lưu vong tại Trung Quốc đã trở thành đảng viên ĐCS Trung Quốc trước khi ĐCS Việt Nam được thành lập.

Ta có thể đoán rằng những cuộc tiếp xúc không chính thức giữa các nhân viên QTCS và sinh viên của Đại Học Lao Động Cộng Sản Phương Đông (còn có tên là ĐH Stalin) ở Moscow đã trở thành một diễn đàn trao đổi tư tưởng và tin tức. Nhưng ngoại trừ Hồ ra, không có người Việt Nam nào có cơ hội theo học tại đây trước năm 1925 hoặc 1926, khi những sinh viên Đông Dương đầu tiên được gửi qua từ Paris chính thức theo học.[42] Thành lập vào năm 1921 với mục đích đào tạo những thành viên cộng sản cốt cán, cho đến năm 1924 trường này giảng dạy những người Á châu nằm trong lãnh thổ của liên bang Sô Viết và con số học sinh nước ngoài theo học ngày càng đông. Danh sách của sinh viên đến từ miền đông và nam Á năm ấy có 56 sinh viên Triều Tiên, 109 sinh viên Trung Quốc, 6 sinh viên Mã Lai hoặc Nam Dương và 16 sinh viên Mông Cổ.[43] Không có tài liệu chính thức về việc Hồ Chí Minh nghiên cứu tại đây trước năm 1936, mặc dù tác giả người Nga tên Yevgeny Kobelev trích dẫn từ một bài phỏng vấn Hồ ngày 15 tháng 3 năm 1924 trong tờ báo cộng sản Ý L'Unità, trong đó Hồ đề cập đến việc nghiên cứu của mình tại trường này.[44] M.N.Roy cũng xác nhận rằng Hồ đã theo học tại trường.[45] Vì Hồ đến Moscow với tư cách chính thức qua Nông Dân Quốc Tế, rất có thể ông đã học những lớp về vận động nông dân khi mới đến đây.

Hồ Chí Minh được phép làm việc như một "nhân viên không biên chế" cho các cơ quan QTCS vào tháng 4 năm 1924.[46] Một trong những nhiệm vụ chính của ông tại Moscow là soạn thảo báo cáo về Việt Nam và viết bài cho báo chí cộng sản. Có thể là ông đã sửa lại những bản thảo đã viết khi còn ở Pháp, đã được xuất bản dưới cái tên Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp bởi Nghiệp Đoàn Lao Động tại Paris năm 1925. Bản thảo đánh máy bằng tiếng Pháp từ bản tài liệu của Hồ về vấn đề Đông Dương nằm trong văn khố của QTCS, nhưng không có bằng chứng là nó đã được xuất bản. Bản tài liệu bao gồm một giới thiệu ngắn về lich sử và địa lý Việt Nam và những phần nói về việc trưng thu đất đai của người Việt một cách vô nhân đạo của nhà cầm quyền Pháp.[47] Một thành quả báo chí của Hồ tại Moscow là bài báo "Lenin và Nhân Dân Phương Đông" viết năm 1924. Ông đã viết một bài dài 8 trang phân tích quan điểm của Lenin về chủ nghĩa đế quốc và phong trào giải phóng thuộc địa. Bài viết này có giá trị hơn là bài viết tương tự nhưng đầy cảm xúc ca tụng được in với cùng đầu đề trên tờ Sự Thật số 27 tháng 1, 1924 sau khi Lenin qua đời. Bài viết sau đã phản ánh trung thực nỗi ray rứt của Hồ trong giai đoạn này của đời mình "Quá quen với việc bị đối xử như những người lạc hậu và thấp hèn", ông viết, "họ [người dân Á châu] đã thấy Lenin như hiện thân của tình huynh đệ quốc tế.[...] họ sùng kính ông với với lòng thành của con cái đối với cha mẹ."[48] Luận Cương của Lenin và những hứa hẹn của QTCS với dân tộc thuộc địa có lẽ là những dấu hiệu đầu tiên mà Hồ tìm được về việc phương Tây thật sự quan tâm đến vấn đề áp bức của người Pháp.

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 20.12.2007 21:02:26
Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần 5

Khi Đại Hội 5 Quốc Tế Cộng Sản khai mạc tại Moscow vào tháng 6 1924, Hồ cảm thấy cần giữ nguyên áp lực với những người cộng sản tây Âu để họ quan tâm nhiều hơn nữa đến các thuộc địa của mình. Cả ba lần phát biểu của Hồ tại Đại Hội chủ yếu tập trung vào việc yêu cầu có nhiều hành động hơn đối với những vấn đề thuộc địa. Rõ ràng là Hồ vẫn còn nguyên tình yêu nước và tinh thần kiên quyết của những tháng ngày ở Paris. Nhưng ông vẫn chỉ là một đại biểu với lá phiếu tham vấn.[49] Chỉ vừa tròn 30 tuổi, ông đã không ngần ngại lên lớp giới lãnh đạo của cộng sản thế giới về những thiếu sót của họ - ông luôn xen vào những cuộc tranh luận kéo dài về những vấn đề dân tộc và thuộc địa. Ông đã rất gay gắt với các đảng cộng sản Pháp và Anh: "Tất cả những gì mà đảng chúng ta đã làm trong lĩnh vực này là con số không. Tại xứ Tây Phi thuộc Pháp chính sách quân dịch được thực hiện bởi những biện pháp cưỡng chế không thể tưởng tượng, mà báo chí chúng ta chẳng đả động gì đến. Chính quyền thuộc địa tại Đông Dương đã trở thành những kẻ buôn nô lệ, chuyên bán dân bản xứ Bắc Kỳ cho những chủ đồn điền ở quần đảo Thái Bình Dương; họ đã tăng hạn quân dịch của dân bản xứ từ hai năm lên bốn năm; họ đã trao phần lớn thuộc địa cho tập đoàn cá mập... và báo chí chúng ta vẫn một mực lặng im."[50] Ông đề nghị một số biện pháp có thể áp dụng lập tức như: một diễn đàn về thuộc địa trên báo Nhân Đạo, tăng cường việc tuyên truyền và kết nạp thành viên thuộc địa, bảo trợ các sinh viên thuộc địa tại Đại Học Lao Động Cộng Sản Phương Đông ở Moscow, tổ chức thành phần công nhân thuộc địa tại Pháp, và bắt buộc các đảng viên quan tâm đến những vấn đề thuộc địa.[51]

Việc tham gia lần cuối cùng của Hồ vào cuộc tranh luận về vấn đề nông dân rõ ràng là đã được ông tính toán kỹ lưỡng. Ông phát biểu với tư cách là một chuyên viên về nông dân thuộc địa Pháp chứ không chỉ riêng về Đông Dương. Những nghiên cứu và bài vở của ông và đồng nghiệp từ tờ báo Người Cùng Khổ có thể là cơ sở cho bài phát biểu. Ông đã không bỏ phí thời gian với những lời chính trị sáo rỗng như tỉ lệ phần trăm của bần nông, trung nông, phú nông và địa chủ. Theo ông 95% dân số thuộc địa Pháp đang bị "bóc lột hoàn toàn".[52] Việc trưng thu đất đai của tư bản Pháp là nguồn gốc của sự bóc lột ấy. Ông nói tại Việt Nam "Khi người Pháp đánh chiếm vùng đất này, chiến tranh đã đẩy nông dân ra khỏi làng quê của mình. Kết quả là khi họ quay về quê quán, đất đai của họ đã bị chiếm dụng bởi các chủ đồn điền theo gót đội quân chiến thắng. Chúng đã chuyển nhượng đất đai mà dân bản xứ đã sinh sống và lao động suốt mấy thế kỷ qua."[53] Ông đã vẽ lên một bức tranh đen tối của việc hành hạ, mà tồi tệ nhất là những nông dân vùng châu Phi xích đạo, nơi mà "người già, phụ nữ và trẻ em bị giam giữ, hành hạ, tra tấn, bỏ đói, đoạ đày và đôi khi giết chết."[54] Hồ so sánh việc giải phóng người dân khỏi ách thuộc địa cũng giống như cách mạng vô sản: "Nhiệm vụ của Quốc Tế Cộng Sản là giúp đỡ tổ chức thành phần nông dân đáng thương này. Nhiệm vụ của họ là vạch ra con đường đến cách mạng vô sản và giải phóng."[55] Ta tự hỏi rằng những kỷ niệm của ông ở Trung phần Việt Nam năm 1908 đã ảnh hưởng nhiều như thế nào đến cái nhìn của ông về sự áp bức của người Pháp - những bất công mà ông đã chứng kiến khi còn là một thiếu niên chắc chắn đã thúc đẩy ông như thời ông còn ở Paris. Trên thực tế, trong báo cáo cho Quốc Tế Nông Dân vào tháng 7 năm 1924 về giới vô sản Việt Nam, ông đã đề cập đến "sự áp bức dã man và đẫm máu" của người Pháp năm 1908.[56] Thời điểm cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản hay mối quan hệ công nông đối với ông không quá quan trọng vào năm 1924.

Mặc dù Đại Hội 5 đã đánh dấu sự xuất hiện chính thức của Hồ trong chính trường QTCS, bản thân nó không phải là một diễn đàn quan trọng để thảo luận về các vấn đề thuộc địa. Sự cách biệt ngày càng lớn giữa Trotsky và bộ ba lãnh đạo tại Nga, cùng với thời kỳ hậu tử của cuộc cách mạng Đức bị thất bại năm 1923, đã che phủ mọi chủ đề khác. Với mối nguy hiểm ngày càng lớn của việc chia rẽ trong nội bộ CSQT, mọi quan tâm đều chú trọng vào vấn đề "kỷ luật Bolshevik". Câu khẩu hiệu "Bolshevik hoá" xuất hiện lần đầu tiên tại đại hội này - những đảng thành viên của QTCS bắt buộc phải trở thành những đảng có kỷ luật, "không cho phép chia rẽ, nhiều khuynh hướng hay bè phái".[57] Chúng phải được tái cơ cấu theo mô hình của đảng Bolshevik Nga. Những thành phần chủ chốt của các đảng thành viên trong QTCS không những phải báo cáo với lãnh đạo của đảng mình mà còn cả với Ban Chấp Hành QTCS. Ban Chấp Hành sẽ có trách nhiệm hiệu đính cương lĩnh của các đảng cũng như tất cả các tài liệu hoạt động khác.

Những dấu hiệu chia rẽ trong nội bộ đảng cộng sản Nga đã xuất hiện trong cuộc thảo luận về sách lược của mặt trận thống nhất, một thảo luận mà Zinoviev gọi là "vấn đề gây tranh cãi nhất trong hàng ngũ chúng ta".[59] Chính Zinoviev đã đánh giá rất thấp sách lược và nguồn gốc của nó, nhưng ông vẫn chắc chắn rằng nó sẽ tồn tại trong đường lối của QTCS cũng như của đảng CS Nga. "Sách lược của Mặt Trận Thống Nhất vẫn đúng đắn," ông nói thẳng thừng. Nhưng ông lại bổ sung một điều khoản về "vấn đề phải đặt ra một cách vững chắc, cá biệt cho mỗi quốc gia, phù hợp với những điều kiện thuận lợi." Ông nhấn mạnh rằng sách lược đang đưa nước Nga trở lại tình trạng kinh tế tương đối ổn định là một sự lùi bước:

Nhìn lại quãng đường đã qua, chúng ta có thể thấy rằng với tổng thể Quốc Tế Cộng Sản trong giai đoạn 1921-1922, những sách lược về mặt trận thống nhất có nghĩa là việc nhận thức rằng chúng ta vẫn chưa chiếm được đa số tầng lớp lao động; thứ hai, phong trào dân chủ xã hội vẫn còn rất mạnh; thứ ba, chúng ta vẫn còn trong vị thế phòng thủ và kẻ thù vẫn đang tấn công... thứ tư, cuộc đấu tranh quyết định vẫn chưa là ưu tiên hàng đầu. Vì thế chúng ta phải thúc đẩy khẩu hiệu: "Hướng tới quần chúng!" và kế đến là những sách lược của mặt trận thống nhất...

Đối với những đảng CS châu Âu, Đại Hội 5 đã thiết lập một hướng đi về phía tả. Karl Radek, người cố vấn của đảng CS Đức đã bị đổ lỗi cho sự thất bại của cuộc khởi nghĩa năm 1923. Cả ông ta và một cách gián tiếp, Trotsky bị phê bình là đã hiểu lầm sách lược của mặt trận thống nhất như là "một liên hiệp hữu cơ với phong trào dân chủ xã hội".[60] Nhưng cũng nên lưu ý rằng, theo Radek và lãnh đạo ĐCS Đức Brandler, liên hiệp này đã được phê chuẩn bởi QTCS vào năm 1923.[61] Việc QTCS và giới lãnh đạo Nga một mực đổ lỗi cho những người thực hiện chính sách tại địa phương đã là điềm báo trước cho những gì sẽ xảy ra sau đổ vỡ của mặt trận thống nhất tại Trung Quốc. Điều nên lưu ý nữa là Trotsky không bao giờ là người ủng hộ cho việc hợp tác với tầng lớp dân chủ xã hội. Trong bản "Tuyên Ngôn của Đại Hội Năm QTCS Kỷ Niệm Mười Năm Chiến Tranh Thế Giới Bùng Nổ," ông lên án những thành viên dân chủ xã hội Đức vì vai trò của họ trong sự thất bại của cuộc khởi nghĩa 1923: "Rõ ràng là trong những thời khắc quan trọng, thời khắc giữa sự sống và cái chết của giai cấp tư sản, khi tương lai của giai cấp lao động đang bị đe doạ, những kẻ dân chủ xã hội đã hiểm ác phá hoại mặt trận thống nhất của giai cấp công nhân, dẫn đến sự lưỡng lự trong hàng ngũ công nhân, làm ngã lòng và cô lập đảng cộng sản, và trở thành kẻ cầm trịch cho bọn tư bản phản động."[62] Trong vài năm sau quan điểm này đã được củng cố vững chắc trong tư tưởng của QTCS và được Stalin truyền bá rộng rãi trong những năm 1928-1929.

Nhận định của đại biểu người Pháp Albert Treint về mặt trận thống nhất đã tóm tắt quan điểm đang thịnh hành trong đại hội: "Mặt trận thống nhất là một sách lược nhằm huy động quần chúng cách mạng và không phải là một tổ chức liên minh với những người cầm đầu dân chủ xã hội .[...] Những chính quyền Lao Động và Cánh Tả tạo ra bởi nền dân chủ tư sản tìm được sự hưởng ứng từ bên trong những đảng phái của chúng ta... đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư sản hơn bao giờ hết là đồng nghĩa với đấu tranh chống lại dân chủ xã hội bên ngoài, cũng như đấu tranh chống lại thành phần hữu khuynh bên trong QTCS." Trong bài diễn văn bế mạc đại hội, ông nói:"Đồng thời chúng ta cũng: Chống lại sự xóa bỏ việc Bolshevik hoá ĐCS Nga; Ủng hộ việc Bolshevik hoá các đảng anh em, ủng hộ việc nhận thức rằng Quốc Tế Cộng Sản, trong tinh thần Lenin, phải trở thành một đảng Bolshevik quốc tế."[63]

Dmitry Manuisky, một thành viên nói tiếng Pháp của QTCS từ Ukraine, người được cho là xướng ngôn viên cho quan điểm của Stalin, đã giới thiệu trước Đại Hội sách lược mặt trận thống nhất cho các thuộc địa. Ông nêu lên việc ĐCS Trung Quốc đã phê phán các thành viên đảng này tham gia vào Quốc Dân Đảng là "phản bội giai cấp". Ông thừa nhận rằng những người cộng sản phải khéo léo giữa việc lợi dụng những sách lược của mặt trận thống nhất đang "cách mạng hoá các nước phương Đông," và việc mất đi đặc điểm riêng biệt của giai cấp họ. Ông công khai tự hỏi rằng những người cộng sản châu Á có nên "không những hợp tác với các đảng tiểu tư sản mà còn đi đầu trong việc tập hợp họ lại trong những quốc gia lạc hậu."[64] (Căn cứ vào một bức thư ông viết vào năm 1925 từ Quảng Đông, Hồ Chí Minh không hề băn khoăn về sách lược hợp tác và trà trộn này. Ở phần tái bút của bức thư, viết cho các đại diện Pháp tại QTCS, ông yêu cầu họ liên lạc với Ủy Ban Nghiên Cứu Thuộc Địa của ĐCS Pháp tại Paris để tìm hiểu xem Nguyễn Thế Truyền có gia nhập ĐCS hay không. Nếu có, Hồ yêu cầu họ ra lệnh cho Truyền "gia nhập Nhóm Lập Hiến vừa thành lập tại Paris để lũng đoạn nhóm này [pour la noyauter]".)[65]

Dù sao trên tổng thể Manuilsky đã cẩn thận không đi quá xa khi xác nhận sách lược của mặt trận thống nhất. Phần lớn những phát biểu của ông nhắm vào những vấn đề tự quyết của các quốc gia vùng Balkan và trung Âu. Tính hiệu quả của ông chắc chắn đã giảm thiểu vì việc M.N.Roy bị truất phế. Từ năm 1920 Roy đã công khai bất đồng với đánh giá của những đảng viên Sô Viết về phong trào dân tộc tại các nước thuộc địa. Roy cho rằng QTCS nên quan tâm hơn nữa đến tầng lớp công nhân cách mạng và đặc biệt là giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.[66] Khi ông trở thành thành viên với lá phiếu chính thức của Ban Chấp Hành QTCS, ý kiến của ông đã có nhiều trọng lượng hơn. Phát biểu của Hồ trong cuộc tranh luận mà tôi đã trích dẫn ở trên, nằm trong phiên họp thứ 22, sau phát biểu của Roy và Katayama. Rõ ràng là Hồ ủng hộ chủ trương về thuộc địa của QTCS, nhưng lại không trực tiếp đối phó với vấn đề đầy tranh cãi của mặt trận thống nhất. Ông chia xẻ với Roy niềm tin rằng cách mạng châu Âu phải dựa trên sự tiến bộ của phong trào giải phóng tại các nước thuộc địa, và có vẻ sẵn sàng đưa ra một thảo luận về phương cách quảng bá quan điểm này. Mục tiêu của ông là sự trì trệ của ĐCS Pháp. Ông còn đi xa hơn trong việc cảnh báo rằng dân chúng thuộc địa đang "hướng về những tổ chức dân chủ cấp tiến như Liên Đoàn Nhân Quyền... vì những thành phần này đã cố gắng đại diện hoặc ít ra là đã cho thấy họ đã làm một cái gì đấy cho người dân."[67]

Sau Đại Hội 5 QTCS, Hồ Chí Minh còn tham gia vào Đại Hội 3 Công Đoàn Quốc Tế Đỏ (Red International of Trade Unions, còn gọi là Profintern, thành lập năm 1921). Một lần nữa, tư tưởng chủ đạo của ông vẫn là tình cảnh khốn cùng của đất nước mình và sự mong mỏi những đồng chí người Pháp ủng hộ những người anh em lầm than tại các vùng thuộc địa. Trong bản báo cáo dài năm trang của ông trước Đại Hội, ông đưa ra tình hình lực lượng công nhân trưởng thành tại Việt Nam đang chờ đợi để được tổ chức. "Có những công ty với con số thợ thuyền rất cao," ông nói: 3.000 người tại một nhà máy sợi ở Bắc Kỳ, 4.000 người tại các mỏ than ở Vịnh Hạ Long; 8.000 công nhân hoả xa và 30.000 công nhân tại nhà máy Xi Măng Portland. Những công nhân này làm việc trong tình trạng vô cùng khốn khó, theo lời Hồ, từ 12 đến 14 tiếng một ngày, và còn hơn thế nữa tại các đồn điền. Không có vấn đề về hưu trí hoặc bảo hiểm tai nạn lao động; công nhân không được phép đình công.[68] Tồi tệ hơn nữa là tại Việt Nam đang tồn tại ba loại hình lao động mà Hồ gọi là "ba loại hình nô lệ".[69] Đầu tiên là những tù khổ sai được các nhà máy hoặc đồn điền vay mượn - họ làm việc trong khi trên người phải đeo gông xiềng. Kế đến là những người đủ tuổi để làm phu tạp dịch "cỏ vê" (corvée - lao động công ích - ND) - từ 18 đến 60 tuổi. Con số nhất định cho những ngày lao động công ích thực sự chỉ nằm trên lý thuyết, Hồ nói; "Trên thực tế nó là vô thời hạn. Khi một con kênh cần đào hoặc một đoạn đường cần đắp hoặc sửa," ông giải thích, "thì lại có một cuộc tổng huy động kéo dài đến vài tháng". Loại hình thứ ba là những người phu được chiêu mộ để đưa sang làm việc tại những thuộc địa của Pháp ở vùng đảo Thái Bình Dương, nơi mà theo lời Hồ, họ bị bán cho các chủ đồn điền và xí nghiệp người Âu.

Tình trạng của công nhân vô cùng tồi tệ, nhưng không hẳn là vô vọng, Hồ phát biểu trước Đại Hội: "Với sự trợ giúp của các tổ chức cách mạng mà chủ yếu là Công Đoàn Quốc Tế, chúng ta có thể phá tan gông xiềng áp bức của chủ nghĩa tư bản." Nhưng những người đồng chí Pháp phải có "nhiệm vụ thiết thực để giúp đỡ một cách hiệu quả và thực tế chứ không chỉ bằng lời nói mà thôi". Hồ thảo ra một văn bản chính thức, kêu gọi các công đoàn Pháp ủng hộ quyền được thành lập hội đoàn của dân bản xứ và đề nghị phân công ít nhất là hai cán bộ tổ chức đến Đông Dương.[70] Reynauld, đại biểu Pháp tỏ vẻ tán thành những đề nghị trên nhưng không đưa ra một hậu thuẫn chính thức đối với kiến nghị của Hồ vì công đoàn của ông không đủ tài chánh để đưa cán bộ tổ chức sang Việt Nam.[71]

(còn tiếp)
[url] http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=8991&page=2

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 26.12.2007 09:45:48
Quốc Tế Cộng Sản và Mặt Trận Thống Nhất ở Trung Quốc

Sự do dự của Quốc Tế Cộng Sản đang tách xa ra khỏi cái gọi là "mặt trận thống nhất thượng tầng" được cấu thành bởi những thương lượng giữa tầng lớp lãnh đạo đảng, và nghiêng về "mặt trận thống nhất hạ tầng", tạo ra bởi việc kêu gọi sự ủng hộ những cương lĩnh và hành động của ĐCS từ các thành phần công nhân không cộng sản và nông dân. Thật mỉa mai là đúng vào thời điểm này, ĐCS và nhà nước Nga đang thực hiện Luận Cương về Những Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Địa của Lenin bằng cách giúp tổ chức một mặt trận thống nhất hoàn toàn thượng tầng giữa những người quốc gia Trung Quốc trong Quốc Dân Đảng và ĐCS Trung Quốc. Chính sách này có lẽ đã không được đệ trình để thảo luận tại QTCS; Charles McLane (Giáo sư sử người Mỹ - ND) chỉ ra rằng đây là một "chính sách đa tầng" bao gồm ĐCS và các cơ quan chính phủ Nga.[72] Dù những thảo luận trong QTCS ít nhiều cũng được in ra toàn bộ, nhưng chắc hẳn là vì lý do chính trị nên những chính sách về Trung Quốc đã không được thảo luận công khai. Bộ Ngoại Giao Nga không muốn công khai hoá vai trò cố vấn của Borodin cho Tôn Dật Tiên, vì ngại rằng nó sẽ làm lệch hướng quá trình bình thường hoá quan hệ với các nền dân chủ phương Tây. (Những tài liệu của Nga vừa được bạch hoá gần đây cho thấy Borodin là viên chức chính thức trong phái bộ của Bộ Ngoại Giao Nga tại Bắc Kinh. Leo Karakhan đã cân nhắc việc rút Borodin vào cuối năm 1923 vì sợ rằng sự công khai của Tôn Dật Tiên về vai trò cố vấn của Borodin sẽ mang tai tiếng cho Bộ Ngoại Giao.[73])

Cơ cấu tổ chức của QTCS về nhiệm vụ hành động ở phương Đông đã liên tục thay đổi từ năm 1919 trở đi. Để tránh nhầm lẫn về khu vực và nhiệm vụ của những văn phòng và ban bí thư của các cục Đông Phương và Viễn Đông, tôi sẽ giải thích vắn tắt về những thay đổi này cho đến thời điểm 1924. Một Phân Cục Đông Phương của QTCS được thành lập vào tháng 12, 1919 theo quyết định của Ban Chấp Hành, nhưng nó đã gặt hái được những gì thì không rõ.[74] Vào tháng 7 năm 1920 một phân cục Nhân Dân Phương Đông được thành lập, trực thuộc Phân Bộ Siberian của ĐCS Nga ở Irkutsk, trong khi đó một Phân Bộ Đông Phương của của Ban Chấp Hành QTCS ra đời vào tháng 5 năm 1920 tại Vladivostok.[75] Rồi vào tháng Giêng năm 1921 một bước mới được thực hiện để liên kết các cơ quan có trách nhiệm về vùng Viễn Đông thuộc ĐCS Nga và QTCS. Phân cục Nhân Dân Phương Đông tại Irkutsk được đổi thành "Đại diện của QTCS tại Viễn Đông dưới hình thức Ban Bí Thư". Đến tháng 3 năm 1921 có sáu mươi tám nhân viên tại ban này, trong đó có nhà lãnh đạo tương lai của Mông Cổ là Choibalsan.[76] Cho đến cuối năm 1921 ban bí thư có bốn bộ phận: Mông Cổ - Tây Tạng, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật.[77]

Nhưng tại Đại Hội 4 vào tháng 12 1922 một bản báo cáo cho thấy rằng bộ phận phía Đông làm việc không theo một chương trình cụ thể nào và "hoàn toàn vô tổ chức".[78] Vì thế mà một chỉ thị tái tổ chức lại được ban hành. Một cơ cấu hợp nhất được thành lập và cũng lại mang tên Cục Đông Phương và Karl Radek được bổ nhiệm là người đứng đầu vào tháng 5 1923. Phụ tá của ông là Grigory Voitinsky. Ba phân bộ được thành lập trực thuộc Cục Đông Phương là: Phân Bộ Cận Đông, gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Syria, Palestine, Morocco, Tunisia, Algeria và Persia; Phân Bộ Trung Đông gồm Ấn Độ thuộc Anh, Đông Dương và Nam Dương; và Phân Bộ Viễn Đông gồm Nhật, Triều Tiên, Trung Quốc và Mông Cổ.[79] Sự lưỡng lự và cũng có lẽ là tranh chấp quyền lực làm thay đổi nhanh chóng việc quản lý các hoạt động của Phân Bộ Viễn Đông. Ngay sau Đại Hội 4, vào tháng 12 năm 1922, Ủy Ban Vladivostok của Cục Đông Phương QTCS được thành lập, bao gồm Voitinsky, Sen Katayama và Maring. Nhưng đến tháng Giêng năm tới, Phòng Tổ Chức của Ban Chấp Hành QTCS đề xuất việc thiết lập một Ban Bí Thư Viễn Đông để báo cáo trực tiếp với Ban Chấp Hành QTCS mà không lệ thuộc vào Cục Đông Phương. Văn phòng Ban Bí Thư Viễn Đông có quyền lực rộng hơn Ủy Ban Vladivostok, bị chính thức đào thải và tháng 6 1923. Ban Bí Thư mới cũng nắm quyền quản lý nhân viên Ủy Ban này:Voitinsky, Katayama và Maring. Mặc dù ban bí thư này rõ ràng là trực thuộc Moscow, Voitinsky và Maring giành phần lớn thời gian làm việc tại Trung Quốc.[80] Có thể hiểu rằng sự thay đổi hệ thống điều hành đuợc Bộ Chính Trị ĐCS Nga cho là cần thiết vì đến năm 1923 họ đã quyết định quan tâm cặn kẽ hơn về việc Nga và QTCS hỗ trợ Trung Quốc. Điển hình như vào năm 1923 Bộ Chính Trị và có lẽ là chính Stalin đã chọn Mikhail Borodin nắm việc giúp đỡ Tôn Dật Tiên.[81] Ngay cả vào thời của Lenin, Ban Chấp Hành QTCS đã bị những thành viên thuộc ĐCS Nga lũng đoạn.[82]

QTCS bắt đầu tham gia vào việc cố vấn cho phong trào cộng sản Trung Quốc vào mùa xuân năm 1920, khi Voitinsky lần đầu tiên đến Thượng Hải để giúp Trần Độc Tú (Chen Duxiu - ND) soạn thảo Cương Lĩnh Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng 10 năm ấy.[83] Maring và một phái viên khác của QTCS là Nikolsky có mặt tại Đại Hội thứ nhất ĐCS Trung Quốc vào tháng 7 1921 - báo cáo của Maring cho thấy rằng ông đã đưa ra vấn đề liên minh giữa cộng sản và Quốc Dân Đảng trong chuyến đi đầu tiên của mình, nhưng đã bị đại hội bác bỏ.[83] Vì thế mà những chủ trương ủng hộ việc liên minh với các phong trào dân tộc tại các quốc gia tiền tư bản vẫn chỉ là một tuyên ngôn mà không có một kết quả thực tiễn nào. Vào tháng 8 1922, Maring đã thuyết phục được 5 lãnh đạo tối cao của ĐCS TQ chấp thuận một chính sách gọi là "Khối chính trị bên trong".[85] chính sách này kêu gọi tất cả các đảng viên ĐCS TQ tham gia vào Quốc Dân Đảng trong khi vẫn giữ nguyên cơ cấu và mục tiêu của ĐCS.

Vào năm 1923, nước Nga Sô Viết non trẻ đã bắt đầu vạch ra một cương lĩnh hành động để hỗ trợ chính quyền cộng hoà của Tôn Dật Tiên ở miền nam Trung Quốc. Chủ trương này được phát triển từ những mục tiêu đối ngoại của Nga - tìm kiếm đồng minh và an vị bờ cõi - chúng được theo đuổi với một tốc độ nhanh hơn là những thành viên QTCS muốn. Charles McLane (Giáo sư sử người Mỹ - ND) chỉ ra rằng QTCS không trực tiếp liên quan đến những thương lượng ngoại giao dẫn đến sự thoả thuận giữa Adolf Joffe và Tôn Dật Tiên vào tháng Giêng 1923.[86] Thoả Thuận Joffe-Tôn đã chứng nhận sự trợ giúp của Moscow cũng như sự chấp nhận có điều kiện của Tôn. Sau đó thì không những chỉ có QTCS cung cấp cố vấn cho Trung Quốc, mà còn có cả cố vấn từ Ủy Ban Trung Ương Đảng Bolshevik Nga, Học Viện Hồng Quân, Công Đoàn Quốc Tế và Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Quốc Tế. Sau khi Hồ chí Minh đến Quảng Châu thì Nông Dân Quốc Tế cũng có đại diện tại đây.

Nhiệm vụ của QTCS ở Trung Quốc giống như là một chi nhánh của lãnh sự Nga mà trong đó những quyết định cuối cùng đều trực thuộc sự độc quyền của Stalin và Ủy Ban Trung Ương ĐCS Nga. Những chỉ thị của QTCS với ĐCS Trung Quốc cho đến giữa năm 1923 cho thấy một biện pháp cẩn trọng đối với những chủ đích của Tôn. Ví dụ như chỉ thị tháng 5 1923 của Ban Chấp Hành QTCS gửi đến Đại Hội 3 ĐCS Trung Quốc yêu cầu rằng đảng này "phải cố gắng thiết lập một liên minh công nông"; nhưng chỉ thị này lại tiếp tục, "không cần phải nói ra rằng quyền lãnh đạo phải thuộc về đảng của giai cấp công nhân... Để củng cố ĐCS, biến nó thành đảng của đại đa số giai cấp vô sản, tạo ra những lực lượng của giai cấp công nhân trong các liên minh - đây là nhiệm vụ hàng đầu của các đảng viên cộng sản..."[87] Nhưng việc tái tổ chức của các cơ quan đặc trách vùng Viễn Đông của QTCS có thể xem là bằng chứng là những cố vấn của QTCS sẽ làm việc sát cánh với Ủy Ban Trung Ương ĐCS Nga để thành lập mặt trận thống nhất giữa ĐCS Trung Quốc và Quốc Dân Đảng. Như đã nói ở trên, vào tháng Giêng năm 1923, cùng thời gian bản Thoả Thuận Joffe-Tôn được ký, thì Ban Bí Thư vùng Viễn Đông trực thuộc Ban Chấp Hành QTCS cũng được thành lập. Khi Đại Hội 3 ĐCS Trung Quốc chính thức thông qua chính sách Khối Chính Trị bên trong vào tháng 5 1923, hậu trường đã được sắp xếp cho để Mikhail Borodin bắt đầu nhiệm vụ của mình tại Quảng Châu. Borodin (Mikhail Grusenberg),một một phái viên dày dạn của QTCS, ông đã ở Mỹ 11 năm để dạy tiếng Anh cho dân nhập cư cũng như tổ chức những người xã hội gốc Nga. Borodin rời Bắc Kinh đến Quảng Châu vào tháng 9 1923.

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 28.12.2007 14:14:23
Nhiệm vụ của Hồ tại Quảng Châu

Sau Đại Hội 5 QTCS, Hồ Chí Minh cuối cùng đã thuyết phục được Cục Đông Phương thực hiện kế hoạch đi Trung Quốc của ông. Nhiệm vụ của ông hình như không được định nghĩa một cách rõ ràng. Dù vậy, khó mà tin được rằng những người lãnh đạo QTCS đã không quan tâm đến yêu cầu của ông. Những tóm lược về các sự kiện trong lá thư viết ngày 9 tháng 9 năm 1924 cho thấy rõ là ông rời khỏi Moscow với rất ít hậu thuẫn:

Sau Đại Hội 5, Cục Đông Phương thông báo cho tôi rằng: 1) họ sẽ giới thiệu tôi với Quốc Dân Đảng và tôi sẽ phải làm việc cho họ vì ngoài chi phí cho chuyến đi, Cục đã không có một trợ giúp tài chính nào khác; 2) tôi đến đấy với tư cách cá nhân chứ không phải làm một phái viên của QTCS; 3) tôi không có bất cứ liên hệ gì với đảng chúng ta [có lẽ ông ám chỉ ĐCS Pháp vì ông vẫn là một đảng viên của nó] khi đến Trung Quốc.

Mặc dù những điều kiện trên có vẻ khó khăn nhưng tôi vẫn chấp nhận chúng để được đi khỏi nơi đây. Để bù đắp cho điều kiện 2 và 3, tôi đã yêu cầu đảng mình gửi cho tôi một ủy nhiệm thư đến ĐCS Trung Quốc, yêu cầu họ giúp tôi làm việc. Vì thế khó khăn trên đã được giải quyết.
[88]

Dù vậy chuyến đi của ông vẫn bị dời lại, lần này là do cuộc nội chiến vừa nổ ra tại Trung Quốc. "Quốc Dân Đảng vẫn chưa trả lời bức thư của Cục Đông Phương. Và ngày khởi hành của tôi lại bị dời lại vô hạn định'"[89], ông viết. Những khó khăn này đã không xảy ra, ông tiếp tục, nếu không vì trở ngại tài chính. Ông đề nghị QTCS nên đơn giản là chu cấp tiền để ông sống ở Trung Quốc vì ông vẫn đang được họ chu cấp tiền chỉ để "ngồi chơi không ở Moscow".

Vào ngày 19 tháng 9 Hồ viết thư cho Albert Treint, một đảng viên của ĐCS Pháp đã trở thành viên tối cao của QTCS từ Đại Hội 5. Ông là thành viên chính thức của Ban Chấp Hành QTCS cũng như Ban Bí Thư. Trong bức thư Hồ nói rõ khó khăn của mình trong vấn đề mưu sinh tại Quảng Châu. "Việc kiếm sống không là một khó khăn với tôi, ngay cả ở một nước mà tôi chỉ biết ngôn ngữ viết chứ không biết ngôn ngữ nói," ông giải thích. "Nhưng trong trường hợp của tôi thì có vài trở ngại," ông bổ sung. Trước hết, ông than phiền rằng ông phải sống bất hợp pháp trong một thành phố "đầy rẫy mật vụ Pháp". Thứ hai, ông "phải được hoàn toàn tự do để làm những gì mình muốn như nghiên cứu tình hình, gặp gỡ mọi người và tổ chức một cái gì đó". Ông thỉnh cầu Treint lần cuối cùng là nên trình bày trường hợp của ông cho Ban Chấp Hành QTCS.[90] Treint đã trình bày với Ban Bí Thư QTCS, cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định nhanh chóng, ông kêu gọi Ban Bí Thư yêu cầu Cục Đông Phương xét lại đề nghị trợ giúp tài chánh cho Hồ: "Trong khi thực dân Pháp đang dùng Đông Dương làm bàn đạp để bắt đầu can thiệp vào Trung Quốc thì đây không phải là lúc để Cục Đông Phương cắt giảm nỗ lực tại Đông Dương nếu họ có một chút ý thức chính trị."[91]

Rõ ràng là lời kêu gọi của Treint đã thành công, vì cuối cùng Hồ Chí Minh đã đến được Quảng Châu khoảng ngày 11 tháng 11 1924. Khi ông báo cho một người bạn tại QTCS về chuyến đi của mình, ông nói là ông đang trọ tại nhà Đồng chí Borodin với hai hoặc ba đồng chí người Trung Quốc khác. Ông cho biết địa chỉ của mình là Lou, thuộc Văn Phòng ROSTA, Quảng Châu, Trung Quốc.[92] Trong khoảng thời gian giữa 22 tháng 9 đến khi Hồ đến Quảng Châu, ai đó đã sắp xếp cho ông làm công việc thông dịch cho ROSTA, Cơ Quan Điện Báo Nga, tiền thân của thông tấn xã Tass. Vì Borodin đã đi Trung Quốc vào mùa thu 1924, việc này không thể là do ông sắp đặt. Rất có khả năng là do công can thiệp của Voitinsky mà Hồ tìm được nơi ở lý tưởng này tại Quảng Châu. Voitinsky lúc ấy đã quay lại Moscow và quay lại Trung Quốc vào tháng 11 1924.[93] Thư từ trong văn khố QTCS cho thấy ông có một đặc vụ hoặc chỉ điểm tại Bắc Kinh tên là Sam Slepak, người này làm việc tại ROSTA trong năm 1923. Vì Slepark là Phó Cục Đông Phương vào năm 1922, ta có thể cho rằng một nhân viên thường trực của QTCS và ROSTA đã được dùng như là vỏ bọc cho hoạt động của QTCS.[94] Việc Hồ có báo cáo trực tiếp với Voitinsky khi ông hoạt động tại Trung Quốc hay không thì không rõ, nhưng Voitinsky rất có thể là người thu nhận những báo cáo viết bằng tiếng Anh của Hồ từ Quảng Châu (Cả hai Voitinsky và Slepak, cũng như Borodin, đều thông thạo tiếng Anh, một lợi thế quan trọng để hoạt động tại Trung Quốc). Trong khi công việc thông dịch và thông tín viên của Hồ đủ để ông chi tiêu hàng ngày nhưng nó không tạo dựng cho ông được một vỏ bọc như là một phóng viên thực thụ. Trong lá thư đầu tiên gửi cho Nông Dân Quốc Tế, ông yêu cầu họ tiếp tục giữ tên ông trong danh sách Chủ tịch đoàn hoặc nếu họ quyết định rút tên ông ra thì nên đưa ra lý do rằng ông bị bệnh - ông không muốn mọi người biết việc ông đã đến Quảng Châu vì ông đang sống bất hợp pháp tại đây.[95]

Tóm lại, ta có thể khẳng định một cách chắc chắn là Hồ Chí Minh không được gửi đến Quảng Châu như một phụ tá trực tiếp hoặc thư ký cho Borodin như trong những giả thiết trước đây.[96] Dù vậy, vị thế và quan hệ của ông trong QTCS giai đoạn 1923-4 vẫn là một bí ẩn. Có rất ít cơ sở trong văn khố của QTCS về việc Hồ là một thành viên tên tuổi trong giai tầng lãnh đạo ngang hàng với Manuilsky, hoặc được ai đó đỡ đầu.[97] M.N.Roy, một nhân vật đầy ấn tượng nói được nhiều thứ tiếng người gốc Brahman Bengal đã nổi lên trong chính trường của QTCS giai đoạn từ năm 1920, chính là đại biểu kỳ cựu cho các vấn đề thuộc địa tại Đại Hội 5 QTCS. Điều rõ rệt là Hồ thích hợp với chủ trương mặt trận thống nhất cho các thuộc địa hơn là Roy, và vì thế đã được Manuilsky khuyến khích ông lên tiếng tại Đại Hội. Nhưng không như Roy và những người gốc Á khác hoạt động trong QTCS trong năm 1924, Hồ không hề đại diện cho một đảng cộng sản châu Á nào cả. Cả hai Semaun của Nam Dương và Sen Katayama của Nhật được đề cử vào Ban Chấp Hành QTCS năm 1924 có thể là vì họ đại diện cho những phong trào cộng sản tương đối lớn mạnh.

Hơn nữa, sự đồng cảm Hồ đối với quan điểm của Manuilsky không đồng nghĩa với những đặc ân. Trong một lá thư gửi Petrov, lãnh đạo Cục Đông Phương, Hồ than phiền về giá tiền thuê nhà mà ông phải trả cho những tiện nghi tồi tệ tại Khách sạn Lux chật chội. "Trong những tháng Chạp, tháng Giêng và tháng Hai," ông viết, "Tôi ở phòng 176, luôn có 4 hay 5 người ở chung. Ban ngày thì không ngớt ồn ào làm cản trở công việc của tôi. Ban đêm tôi lại bị rận cắn không thể nghỉ ngơi được." Từ tháng 3, ông được chuyển sang một căn phòng đơn, ông nói. "Với diện tích chật chội và đồ đạc giản đơn trong phòng tôi so với những phòng lớn hơn, thoải mái hơn, nhiều đèn, điện thoại, phòng tắm, tủ quần áo, sofa, vân vân... với giá phải chăng thì số tiền họ bắt tôi phải trả thì thật kinh khủng."[98] Với giọng điệu của kẻ bị sỉ nhục - Hình như ông cảm thấy rằng mình bị đối xử tệ hơn những người châu Âu hoặc có tầm cở như Roy.

Ấn tượng trong những thư từ liên lạc của Hồ Chí Minh trong suốt 14 tháng sống tại Nga là nỗi bực tức về sự bất động của QTCS. Điều này có thể phản ánh thực tế của QTCS là chính nó cũng không có được một đường lối chắc chắn hoặc vì việc đấu tranh bè phái giữa Trotsky và Zinoview đã thu hút mọi quan tâm của giới lãnh đạo. Vị thế đảng viên của Hồ trong ĐCS Pháp có thể đã làm cho tình huống của ông thêm phức tạp - Ảnh hưởng của Trotsky đối với ĐCS Pháp cũng đáng kể và đến tháng Giêng năm 1923 ông vẫn còn giao chức cố vấn của QTCS cho ĐCS Pháp, với Jaques Doriot là người phụ tá.[99] Trong bãi mìn chính trị này, Hồ Chí Minh có vẻ như đã học được cách ứng xử với những cấp quyền thế để theo đuổi những mục đích của mình. Phong cách của ông khác biệt hẳn với Roy - Sở trường của Roy là tranh luận lý thuyết, và đến năm 1929 ông đã bị đẩy ra khỏi QTCS. Hồ thấy có thể quảng bá kế hoạch của mình với Albert Treint, một người cánh tả theo phe Zinoviev, mặc dù Hồ không hoàn toàn đồng ý với với mọi quan điểm của Treint. Khi đến Quảng Châu, Hồ đã viết thư cho một đồng nghiệp tại Moscow rằng Treint đã "đấu tranh hết mình" để ông đến được Trung Quốc.[100] Dấu hiệu đầu tiên về vị thế chính trị không hoàn toàn vững chắc của Hồ trong QTCS chỉ xuất hiện vào khoảng cuối năm 1927 và 1928, khi ông bắt đầu chuẩn bị quay lại châu Á. Đến cuối năm 1927 Albert Treint bị trục xuất khỏi ĐCS Pháp và những ai tỏ rõ ngọn nguồn về sự thất bại của chính sách của Stalin về mặt trận thống nhất tại Trung Quốc đều bị đặt dưới tầm nghi vấn.

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 28.12.2007 14:16:59
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN TẠI QUẢNG CHÂU VÀ NHỮNG HỆ QUẢ (1924-8)

Mặc dù Hồ Chí Minh không nói được tiếng Quảng Châu nhưng khi đặt chân đến bến cảng nhiệt đới này ông vẫn có cảm giác của một chuyến hồi hương sau bao cách trở. Quảng Châu là một tiền đồn cho những chiến sĩ Việt Nam tự do từ khi triều đại Mãn Châu sụp đổ vào năm 1911. Nhưng những hy vọng ban đầu của người Việt về hậu thuẫn của cộng hoà Trung Hoa trong việc giúp đỡ tiền bạc và vũ khí cho cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã nhanh chóng tiêu tan. Việc tăng cường đàn áp của Pháp tại Việt Nam trong giai đoạn Chiến Tranh Thế Giới thứ I cộng với ảnh hưởng mờ nhạt của Tôn Dật Tiên tại Trung Quốc dẫn đến những thất vọng đắng cay của người cầm đầu phong trào chống Pháp Phan Bội Châu. Những hoạt động phá hoại với mục đích kêu gọi sự quan tâm của chính phủ Tôn Dật Tiên cũng như chính phủ Đức trong thời kỳ chiến tranh đã làm mất đi một số thành viên trung thành của Quang Phục Hội.[1] Sau vụ đặt bom giết hai đại tá Pháp tại một khách sạn Hà Nội tháng 4 năm 1913, bảy người đã bị xử tử hình và 57 người khác bị cầm tù, trong đó có hai người em của Phan Văn Trường.[2] Bản thân Phan Bội Châu cũng bị giam tại một nhà tù Trung Quốc trong những năm 1914-17, sau đó ông ẩn dật tại Hàng Châu và kiếm sống bằng cách viết bài cho tờ báo Quân Sự.[3]

Hồ Chí Minh xuất hiện trong bối cảnh ấy vào tháng 11 1924, vào lúc sự hỗ trợ quân sự của Nga tại Quảng Châu đang đến mức tối đa với khoảng 50 giảng viên.[4] Chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên từ cảng Vladivostok đến Quảng Châu vào ngày 8 tháng 10.[5] Mặt trận thống nhất giữa ĐCS Trung Quốc và Quốc Dân Đảng đã được chính thức hoá trong Đại Hội Quốc Dân Đảng lần 1 vào tháng Giêng 1924, khi việc thành lập trường quân sự Hoàng Phố trên sông Châu Giang được phê chuẩn. Cũng thời gian đó ba đảng viên cộng sản cũng được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương Quốc Dân Đảng, trong khi đó 6 đảng viên cộng sản khác, trong đó có Mao Trạch Đông cũng là những thành viên ứng cử.[6] Thời gian Hồ sống tại Trung Quốc cho đến tháng 5 1927, trùng hợp với thời điểm thành công chính trị của chính phủ tại Quảng Châu. Ông đã tận dụng được khoảng thời gian đầy lợi thế của mặt trận thống nhất, thời gian mà những người lưu vong Việt Nam tại Trung Quốc có thể tự do hấp thụ những bài học và ý tưởng mới từ những cố vấn người Nga, từ những vấn đề quân sự đến lý luận chính trị và phương pháp tổ chức. Khí thế sôi sục tại Trung Quốc đã giúp dấy lên một làn sóng hoạt động chính trị mới tại Việt Nam, nơi cũng đã cung cấp những thành viên mới cho lực lượng nổi dậy trong tương lai ở miền nam Trung Quốc. Điểm chính của chương này sẽ là việc Hồ đã lợi dụng những bối cảnh trên như thế nào để tạo dựng mầm mống cho đảng cộng sản Việt Nam.

Dù thế, thật quá đơn giản nếu cho rằng những năm tháng của Hồ tại Quảng Châu chỉ là một kẻ truyền giáo từ Moscow đến để cải đạo mọi người qua chủ nghĩa cộng sản. Mặt trận thống nhất cũng là một kinh nghiệm đáng học cho ông cũng như những người Việt Nam khác đã sống qua giai đoạn này. Hồ đến vào thời điểm cao trào của khởi nghĩa nông dân tại tỉnh Quảng Châu mà ông có nhiệm vụ phân tích và cổ vũ dưới danh nghĩa của Nông Dân Quốc Tế. Đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc với giai cấp nông dân châu Á kể từ thuở thiếu thời tại Trung phần Việt Nam, và chắc chắc là nó đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển biến của ông từ một tuyên truyền viên để trở thành một nhà tổ chức cách mạng thực thụ. Mặt trận thống nhất giữa ĐCS Trung Quốc và Quốc Dân Đảng lại là một hiện tượng chính trị phức tạp hiếm thấy mà một thời gian sau nó vẫn bị đem ra tái thẩm định và phê phán. Cuối cùng khi mặt trận này tan vỡ vào năm 1927, đấu đá nội bộ trở thành một phần trong cuộc đấu tranh gay gắt cho linh hồn của phong trào cộng sản thế giới. Sự tan rã của mặt trận thống nhất trở thành khuôn mẫu cho những người cộng sản với những mục đích khác nhau - cả hai trào lưu Stalinist và Trotskyist đều dùng nó để chứng minh rằng không bao giờ tin vào những đồng minh tư sản. Hồ Chí Minh và những đồng hương trải qua thời kỳ hỗn loạn này đã không hoàn toàn rút ra bài học giống nhau. Cụ thể là những học viên Việt Nam sống tại Trung Quốc trong giai đoạn tan rã của mặt trận thống nhất đã trở thành những người cực đoan nhất trong giai tầng chính trị Việt Nam. Phần cuối của chương này sẽ phân tích những hệ quả này và vị trí của phong trào cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1928.

Có ba nguồn tài liệu chính về giai đoạn này trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh, mỗi tài liệu phản ảnh một quan điểm khác nhau về những hoạt động của ông. Trước hết là những báo cáo và thư từ của ông gửi đến các cơ quan của QTCS có trách nhiệm giám sát những hoạt động của ông về việc kết nạp những cán bộ khung cho mạng lưới cộng sản Việt Nam. Kế đến là những thư từ của ông gửi cho Nông Dân Quốc Tế, trong đó cho thấy ông đã tích cực tham gia vào phong trào nông dân tại Quảng Đông, đặc biệt là trong năm 1925. Nguồn tài liệu thứ ba là tàng thư Pháp, cụ thể là những báo cáo của điệp viên Sở Liêm Phóng có tên là Lâm Đức Thụ (còn có tên là Nguyễn Công Viễn, Nguyễn Chí Viễn hoặc Hoàng Chấn Đông).

Là một trong những phụ tá chủ lực của Phan Bội Châu, từng tốt nghiệp Học Viện Quân Sự Bắc Kinh, Lâm Đức Thụ (còn gọi là điệp viên Pinot) đã sớm trở thành một thành viên trong nhóm bí mật của Hồ. Là con trai của Nguyễn Hữu Đàn, một một đồng học với cha của Hồ tại Trường Quốc Tử Giám ở Huế.[7] Những báo cáo của Thụ gửi cho Sở Liêm Phóng đôi khi bao gồm những nhận định sâu sắc về phương pháp hoạt động của Hồ, nhưng phần đông thường là những tường thuật từ những tin đồn gián tiếp, giống như những mật vụ khác của Sở Liêm Phóng đã từng làm. Việc này chỉ có thể giải thích là do Thụ không lọt sâu vào được hàng ngũ tin cẩn của Hồ - nhưng cũng có thể là do Thụ đã không báo cáo tất cả với Sở Liêm Phóng. Những cộng tác viên của Thụ, trong đó có cả hai đồng minh gần gũi nhất với Hồ là Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu, đều tin rằng Lâm Đức Thụ chỉ truyền đạt những thông tin vô bổ cho người Pháp để nhận tiền thưởng đem giúp cho tổ chức.[8]

Công bằng mà nói, rõ ràng là Sở Liêm Phóng cũng đã gặt hái được nhiều thành quả từ sự hợp tác của Lâm Đức Thụ. Rõ ràng là ông là một điệp viên vô cùng quí giá ít nhất là cho đến năm 1929. Ông rất tự tin về giá trị của mình nên đã liên tục yêu cầu tăng tiền thưởng. Ví dụ như vào tháng Chạp năm 1926, ông than phiền rằng tiền lương của mình bị chậm trễ "và hơn thế nữa", ông viết, "tôi chẳng nhận được toàn bộ số tiền còn thiếu và những chi phí liên lạc đang làm tôi phá sản."[9] Là một thợ chụp ảnh tại Quảng Châu, ông đã chụp hình rất nhiều thành viên vừa tham gia vào nhóm hoạt động của Hồ Chí Minh.[10] Những bức ảnh này đã được người Pháp sử dụng trong giai đoạn 1930-1 để nhận diện những nghi can cộng sản. Dù vậy, đến tận cuối năm 1929 những người cộng sản miền nam Trung Quốc mới vỡ lẽ rằng lòng trung thành của Thụ chỉ dành cho người Pháp.[11] Vào đầu năm 1925, Thụ đã tìm cách đánh động người Pháp rằng Hồ Chí Minh đã đến Trung Quốc dưới bí danh Lý Thụy.[12] Mọi cố gắng của Hồ nhằm giữ bí mật về sự hiện hữu của ông đối với người Pháp đã trở nên vô ích.

(Bắt đầu từ chương này, tác giả có đưa ra những tên người Việt (đương nhiên là không bỏ dấu). Tui đã bỏ nhiều thời gian để tìm tòi những tên tuổi này nhưng có một số tên không thể xác nhận được. Để tránh hồ đồ trong việc bỏ dấu theo cảm tính, tui sẽ giữ nguyên cách viết không dấu của những tên mà tui không tìm được và bôi đậm nó để các bác lưu ý. Bác nào biết được tên chính xác của những nhân vật này, xin báo cho biết để bổ sung cho sự hoàn hảo của bản dịch – Ghi thêm riêng của người dịch)
Hiệu đính theo tài liệu bác Ho Guom, thành viên x-cafevn.org cung cấp.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 13:24:39 bởi lyenson >

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 01.01.2008 16:02:29
Bước đầu tổ chức

Hồ thông báo việc ông đến Quảng Châu cho những đồng sự cộng sản trong một số thư từ đề ngày 12 tháng 11 1924. Ông bảo rằng ông đã đến nơi một ngày trước đó,[13] mặc dù trong thư ông lại viết như ông đã chứng kiến rất nhiều sự kiện xảy ra tại Trung Quốc lúc bấy giờ. Một trong những lá thư có nội dung tường thuật trực tiếp việc bà Fanya Borodin, vợ của Mikhail Brorodin, đã tổ chức phong trào phụ nữ Trung Quốc ra sao.[14] Có thể ông đã đi xa lên đến Thượng Hải với Voitinsky, người đã từ Moscow quay lại Trung Quốc vào tháng 11. Dù gì đi nữa, ông đã mau chóng tiếp cận và tổ chức liên lạc với Cơ quan ROSTA, nơi chu cấp nguồn thu nhập của ông trong thời gian sống tại Quảng Châu. Vấn đề quan tâm cấp bách nhất trong thủ đô nước cộng hoà Trung Hoa lúc ấy là chuyến đi của Tôn Dật Tiên đến Bắc Kinh, vị tổng thống Quốc Dân Đảng hy vọng có thể thương lượng về một hoà hoãn chính trị với các lãnh chúa phía bắc.[15] Hồ viết bằng tiếng Anh với lối hành văn súc tích thường lệ cho một người bạn vô danh ở QTCS: "Tôi vẫn chưa gặp gỡ ai cả. Mọi người ở đây đều bận rộn về chuyến du hành lên phương Bắc của Bác sĩ Tôn."[16] Trong bức thư gửi cho Tomas Dombal, tổng bí thư Nông Dân Quốc Tế người Ba Lan, ông xin lỗi vì đã không thông báo cho những uỷ viên ban chấp hành về chuyến đi Trung Quốc của ông. "Quyết định cho chuyến đi từ Moscow của tôi đã được đưa ra rất đột ngột và tôi đã không có thời gian báo cho ông biết," ông viết bằng tiếng Pháp. Sau đó ông tường thuật việc những nông dân cùng khổ được tổ chức ra sao dưới "sự bảo hộ của Quốc Dân Đảng, nhưng lại ở dưới sự chỉ đạo của những người cộng sản. Đây là cơ hội tuyệt vời cho việc tuyên truyền của chúng ta."[17]

Hồ đã giả danh một nữ đảng viên Quốc Dân Đảng có tên là Loo Shing Yan để viết bài tường thuật về phong trào phụ nữ. Ông gửi kèm với một lá thư giới thiệu cho một tờ báo-thư phụ nữ.[18] "Khi tôi còn làm việc tại QTCS", ông viết, "Tôi rất hân hạnh được hợp tác với quí báo. Hiện nay tôi mong muốn được tiếp tục hợp tác. Nhưng vì tôi đang hoạt động bất hợp pháp tại đây nên tôi sẽ gửi những bài báo dưới dạng "những lá thư từ Trung Quốc", và sẽ ký tên của một phụ nữ. Tôi cho rằng việc này sẽ giúp chúng giữ được tính nguyên thuỷ và đa dạng, và đồng thời cũng để bảo đảm bí mật cho tôi." Ngay khi Hồ nhận nhiệm vụ là một thông dịch viên và tuyên truyền viên cho ROSTA chắn hẳn là ông đã tìm cách liên lạc với những người Việt lưu vong sống rải rác ở miền nam Trung Quốc. Vào cuối năm 1924 những người này dường như không có một tổ chức chặt chẽ nào. Họ đã được thu nhập vào những học viện hoặc quân đội địa phương, cụ thể là quân đội Vân Nam của tướng Yang Ximin, đang chia sẻ quyền lực tại tỉnh Quảng Đông cho đến giữa năm 1925. Một số khác như thủ lĩnh phiến quân người Việt gốc Hoa là Tam Kam Say, một thổ phỉ, kết giao với bọn buôn thuốc phiện và trộm trâu ở vùng biên giới. Ngay cả trước khi Hồ đến Trung Quốc, vị thế của Phan Bội Châu trong thành phần lưu vong người Việt cũng đã trở nên mờ nhạt hơn thời kỳ trước chiến tranh. Trong khoảng thời gian 1923, một số trong họ bắt đầu gây dựng một tổ chức mới lấy tên là Tâm Tâm Xã và không mời Phan Bội Châu tham gia. Thanh danh của ông đã bị hoen ố bởi luận thuyết về sự hợp tác Pháp-Việt mà ông đã viết theo chỉ thị của Phan Bá Ngọc, một người lưu vong và bị tình nghi là chỉ điểm cho Pháp. Phan Bá Ngọc là con trai của thủ lĩnh dân tộc Phan Đình Phùng người Nghệ Tĩnh, Ngọc bị thuyết phục bởi những hứa hẹn cải cách của Toàn Quyền Sarraut.[19] Ông đã bị ám sát với tội danh phản bội bởi Lê Hồng Sơn vào năm 1922 theo lệnh của Cường Để.[20]

Tâm Tâm Xã bắt đầu khôi phục lại một số mạng lưới quyên góp trong nước của Phan Bội Châu, và vào tháng 6 1924 họ đã thực hiện một vụ đánh bom nhằm vào Toàn Quyền Pháp Merlin đang đi qua Quảng Châu.[21] Trong khi tài liệu của Hà Nội và hồi ký của Phan Bội Châu đều không nhấn mạnh việc này, Lê Hồng Sơn sau này đã khai nhận với Sở Liêm Phóng Pháp về vai trò lãnh đạo của Nguyễn Hải Thần trong vụ mưu sát. Nguyễn Hải Thần là một người quốc gia gốc miền bắc đã tham gia phong trào Phan Bội Châu năm 1905 và là một du sinh tại Nhật. Chuyện kể rằng ông đã tìm gặp một kẻ phản loạn người Hoa là sĩ quan trong quân đội Vân Nam đang đồn trú tại Quảng Châu, người này đã giúp ông chế tạo hai chiếc cặp đựng bom. Một chiếc được đặt tại khu tô giới Pháp là Sa Diện bởi một người lưu vong tên là Phạm Hồng Thái giả dạng một nhiếp ảnh viên. Quả bom nổ giết chết ba khách người Pháp nhưng không trúng Merlin.[22] Phạm Hồng Thái chạy trốn và bị chết đuối trên sông Châu Giang và trở thành một anh hùng dân tộc. Điều cay đắng là vào thời điểm vinh quang này của những người Việt quốc gia, được xem như là màn khởi đầu cho trận chiến mới chống lại người Pháp, cũng là thời điểm mà Lâm Đức Thụ vừa chiếm được lòng tin của Liêm Phóng Pháp. Những đồng chí của ông cho rằng chính ông đã báo trước với người Pháp về vụ đánh bom và cũng đã giao nộp chiếp cặp đựng bom thứ hai cho họ để lấy thưởng.[23]

Việc ám sát Merlin dường như đã giúp Phan Bội Châu gia tăng sinh lực. Ông đến Quảng Châu vào cuối mùa hè, vài tháng trước khi Hồ đến, để hội ý với những người lưu vong Việt Nam và để tiếp xúc những cố vấn Nga vừa được cài đặt tại Học Viện Quân Sự Hoàng Phố.[24] Vào thời điểm ấy có lẽ ông đã giúp một số môn đệ trẻ của mình được thu nhận vào trường này nhờ sự tận tâm từ văn phòng của một lãnh đạo Quốc Dân Đảng là Liêu Trọng Khải (Liao Zhongkai - ND).[25] Ông cũng bàn thảo với các đồng hương lưu vong về việc đổi Quang Phục Hội trở thành Việt Nam Quốc Dân Đảng. Họ đã thành lập một số uỷ ban, dựa trên cơ cấu tổ chức của Quốc Dân Đảng Trung Quốc, theo trong hồi ký của ông.[26] Nhưng đến tháng 11 1924 Phan lại quay về Hàng Châu và ở lại đấy cho đến tháng 6 năm sau.

Trong số những học viên người Việt theo học tại Học Viện Hoàng Phố vào mùa thu 1924 có Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong và Lê Quang Đạt, đều là người Nghệ An.[27] Nhưng một số học viên theo học tại Hoàng Phố khoảng giữa năm 1925 là những học viên thuộc quân đội Vân Nam trong năm 1924, có lẽ dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Hải Thần. Những người này gồm có: Hoàng Lương, Lưu Bích, Ngô Chính Cốc, và Liêu Khắc Thanh, theo báo cáo của Lâm Đức Thụ. Cùng với Nguyễn Hải Thần, những người lưu vong lớn tuổi khác như Đinh Tế Dân và Đặng Sư Mặc đã làm đến chức sĩ quan quân đội Vân Nam. Cũng nên nhớ rằng cho đến mùa thu 1924, Hoàng Phố chỉ vừa mở cửa được vài tháng và vẫn còn trong giai đoạn tổ chức. Vào tháng 10 1924, Ủy Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc nói rõ rằng họ đã không vừa lòng mấy với cung cách làm việc của học viện. Họ báo cáo với Borodin rằng những kẻ phiến loạn đang cầm đầu học viện và một số trung đoàn kiểu mẫu vừa thành lập đã "nằm trong tay những người này". "Họ đang sử dụng tiền bạc của ông để làm những việc quái quỉ gì không ai biết," họ viết trong thư.[29] Vì thế rất khó mà biết được chất lượng về quân sự và chính trị mà những học viên người Việt thuộc những khoá đầu tiên đã học được.

Hồ Chí Minh đến Quảng Châu vào một thời điểm thuận lợi, khi người Việt vừa nhận ra được tiềm năng của phái đoàn cố vấn Nga nhưng lại chưa quyết định được sẽ phải làm gì sau vụ đánh bom ám sát Toàn Quyền Merlin. Phan Bội Châu đang ở Hàng Châu, quá xa để đóng vai trò quyết định về những công tác hàng ngày ngay cả nếu những người lưu vong trẻ sẵn lòng để ông tham gia vào những thảo luận của họ. Là một thành viên trong phái đoàn cố vấn Nga và là người từng sống tại nhà của Borodin, Hồ có được lợi thế trong việc tìm kiếm hậu thuẫn cho tổ chức của những người quốc gia mà sau này đã tiếp thu những đường lối tổ chức chính trị Leninist của ông. Nhưng tìm được hỗ trợ tài chính từ phái đoàn Nga thì không dễ dàng như người ta nghĩ. Hơn nữa, tình hình nội bộ của những người Việt lưu vong cũng lỏng lẽo hơn là mọi người vẫn nghĩ. Trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 9 1925 Hồ đã triệu tập được một số thanh niên cốt cán cho tổ chức cộng sản nguyên thuỷ, đa số trong họ vẫn giữ lòng trung thành cho đến khi ông rời khỏi Quảng Châu vào năm 1927. Nhưng quá trình này, được nhìn theo một góc độ khác như là một thắng lợi của học thuyết Marxist-Leninist và phương pháp tổ chức cũng như tài vận động của Hồ cùng với giả thiết về sự phản bội của Phan Bội Châu, vẫn cần nên nghiên cứu kỹ hơn là những tài liệu mà sử sách cộng sản Việt Nam muốn chúng ta tin vào.

Trên lý luận của những người chống cộng về việc Hồ Chí Minh nắm quyền lãnh đạo tại Quảng Châu, thì ông đã chỉ điểm cho người Pháp bắt Phan Bội Châu nhằm mục đích thanh toán đối thủ thật sự của mình. Chuyện kể rằng Hồ đã mật báo cho cảnh sát Pháp về những hoạt động của Phan và đã lừa ông đến một địa chỉ thuộc tô giới quốc tế tại Thượng Hải, và vị chí sĩ yêu nước này đã bị bắt tại đây.[30] Ngoài lý do trừ khử đối thủ, một nguyên nhân khác giải thích cho hành động của Hồ là ông muốn lĩnh số tiền thưởng mà người Pháp đã treo giải cho cái đầu của Phan Bội Châu. Người ta cũng cho rằng Hồ đã tính toán rằng việc bắt giữ Phan sẽ gây nên những phản đối tại Việt Nam và do đó sẽ thúc đẩy phong trào kháng Pháp.[31]

Nhưng căn cứ theo báo cáo của Lâm Đức Thụ thì dường như Hồ không dính líu đến việc chỉ điểm Phan cho Sở Liêm Phóng. Những báo cáo này nêu rõ rằng Thụ đã thông báo với người Pháp từ lâu về những hoạt động của Phan, ít nhất là từ năm 1924.[32] Vì thế khi người Pháp quyết định đã đến lúc bắt Phan, họ không gặp mấy khó khăn trong việc tìm kiếm dấu vết của ông. Ông đã bị bắt vào tháng 7 1925 (có thể là không phải vào tháng 6 như đa số giả thiết dựa trên những hồi ức của Phan) và bị gửi trả về Hà Nội. (Lâm Đức Thụ báo cáo rằng Phan dự định đến Quảng Châu vào cuối tháng 7 1925; lúc ấy ông vẫn chưa bị bắt, căn cứ theo báo cáo này vào cuối tháng 6, 1925.[33]). Vào tháng 11 1925, ông bị tuyên án khổ sai chung thân. Chiến dịch phản đối bản án của ông đã biến thành hàng loạt những cuộc bãi khoá và biểu tình trên toàn quốc mà kết quả là đã thúc đẩy nhiều sinh viên dấn thân vào con đường hoạt động bí mật. Trên thực tế, phiên toà xử Phan Bội Châu đã giúp quảng bá phong trào kháng chiến tại Trung Quốc, căn cứ theo lời khai của một nhà hoạt động bị bắt năm 1931.

Người thanh niên 20 tuổi Trần Văn Thanh khai rằng, "vụ án Phan Bội Châu đã mở ra cho mọi người thấy sự hiện hữu của những nhà cách mạng Việt Nam tại Trung Quốc, đặc biệt là tại Quảng Châu. Học sinh chúng tôi không bàn gì ngoài chuyện 5 nghìn binh lính của quân đội Hoàng Phố."[34] Đến tháng Chạp 1925 viên Toàn Quyền mới là Alexander Varenne đã phải nhượng bộ giảm bản án của Phan xuống thành quản thúc tại gia chung thân. Nhưng thật khó mà tin rằng Hồ đã có thể tiên liệu trước hệ quả của việc Phan bị bắt để lợi dụng nó một cách tài tình như người ta đã cáo buộc ông.[35]

Hơn nữa, thật khó để nhìn ra vì sao Hồ lại muốn trừ khử Phan, vì trong những bức thư của mình ông cho rằng mình đã có nhiều thành công trong việc thuyết phục những "phần tử ưu tú nhất" trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng nghe theo quan điểm của mình. Văn khố Pháp có lưu giữ một lá thư của Phan Bội Châu gửi cho Hồ vào đầu năm 1925, cho thấy vị sĩ phu già không nghĩ rằng ông và Hồ là đối thủ của nhau, ông còn cho là Hồ sẽ bảo đảm cho công cuộc đấu tranh chống Pháp được liên tục đến thế hệ sau. "Ngoài cháu, còn ai có thể tin được để gánh vác trọng trách thay thế ta?" Ông hỏi. "Ta rời tổ quốc khi đã gần tứ tuần," Phan viết, "và ta không thể giũ bỏ được những gì ta đã học - vì thế mà ý tưởng hiện tại của ta cũng không khác gì ngày xưa. Cháu đã học xa hiểu rộng và đã đi qua nhiều nơi hơn Bác - mười lần, trăm lần hơn. Tư tưởng và kế hoạch của cháu đều hơn hẳn của ta - cháu có thể chia xẻ một vài công tác với ta được không?" ông hỏi, dường như với một chút mỉa mai. Phan Bội Châu cũng là bạn cùng huyện của thân phụ của Hồ ở Nghệ An, con rể của Phan là Vương Thục Oánh cũng là người cùng làng với thân phụ của Hồ. Cả hai anh chị của Hồ đều chịu án khổ sai vì đã ủng hộ những đồng chí của Phan. Hồ Chí Minh chắc hẳn dùng Phan Bội Châu như một bù nhìn cho phong trào của mình miễn là Phan không có hành động ngăn cản kế hoạch của ông.

Không phải là không có vấn đề cạnh tranh trong nội bộ người Việt ở miền nam Trung Quốc.Nguyễn Hải Thần (còn có tên là Vũ Hải Thụ, Nguyễn Cẩm Giang), chẳng bao lâu đã không có cảm tình với Lý Thụy, và đến đầu năm 1927 đã tổ chức một nhóm kháng Pháp riêng. Ông và Hồ đã trở thành đối thủ cho đến năm 1946. Nhưng trong những tháng đầu sôi nổi của thể chế cộng hoà tại Quảng Châu, khi mặt trận thống nhất được xem là giải pháp cho cả hai phe quốc gia và cộng sản, sự khác biệt trong xu hướng chính trị của họ chưa là trở ngại cho sự hợp tác của hai bên. Hồ Chí Minh biết cách vận dụng thế lực chính trị đồng thời nhượng bộ cho những người lưu vong khác nắm giữ những chức vụ quan trọng trong các tổ chức mà ông thành lập. Việc quân đội Vân Nam bị đánh bại vào giữa năm 1925 cũng góp phần tích cực cho ông, như ta thấy, bằng cách sử dụng trường Hoàng Phố như là nguồn tiếp liệu chính trong việc đào tạo và cung cấp việc làm cho những người Việt lưu vong. Nhìn chung, những bằng chứng do báo cáo của Lâm Đức Thụ cung cấp cũng như những báo cáo của Hồ đến QTCS đã giúp rút ra kết luận rằng những người quốc gia Việt Nam và những người cộng sản nguyên thuỷ đã chưa thiết lập được những tổ chức với đường lối rõ rệt trong lần đầu Hồ đến Trung Quốc. Những người lưu vong như Lê Hồng Sơn và Trương Văn Lềnh, hai phụ tá tin cẩn nhất của Hồ, đã giữ quan hệ chặt chẽ với cả hai phía ít nhất là cho đến năm 1928. Thật sai lầm nếu cho rằng những người lưu vong Việt Nam đã có một quan điểm rõ ràng về sự trợ giúp của cộng sản đối với phong trào độc lập của họ trong những năm 1924 và 1925. Một khi Hồ vẫn còn những đóng góp tích cực cho những phương cách tổ chức và tiềm năng hậu thuẫn về tài chính thì ông vẫn có lợi thế hơn những thủ lĩnh lớn tuổi đã bị bỏ rơi bởi người Nhật. Nhưng khi QTCS trở nên chậm chạp trong việc đáp ứng những yêu cầu trợ giúp của ông, Hồ lo lắng rằng mình sẽ mất đi ảnh hưởng đối với những người quốc gia. Tôi sẽ phân tích những bằng chứng liên quan đến vấn đề này ở dưới.

Hiệu đính theo tài liệu bác Ho Guom, thành viên x-cafevn.org cung cấp.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 13:31:39 bởi lyenson >

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 03.01.2008 15:40:06
Vào ngày 18 tháng Chạp 1924, Hồ viết thư cho Chủ Tịch Đoàn QTCS báo rằng ông đã đến Quảng Châu vào giữa tháng ấy. (Không thể giải thích được sự khác biệt về ngày đến của ông trong thư và việc trước đây ông nói là đã đến vào ngày 11 tháng 11. Có lẽ là ông chỉ đơn giản làm theo thói quen nhỏ giọt sự thật với những đối tượng khác nhau.) Trong phần tái bút của lá thư ông báo cho QTCS biết rằng ông đã lấy tên Trung Quốc là "Lý Thụy". Về phần mình, Hồ Chí Minh đã đánh bóng sự khôn khéo của ông trong việc nối kết với các phần tử Việt Nam lưu vong. "Tôi đã gặp một số nhà cách mạng quốc gia người Việt", ông viết, "trong số họ có một người đà rời Việt Nam ba mươi năm nay và trong thời gian ấy đã tổ chức được một số cuộc nổi dậy chống Pháp... Mục đích duy nhất của người này là trả thù cho tổ quốc và gia đình đã bị sát hại bởi người Pháp. Ông ta không biết gì về chính trị và càng không biết tí gì về công tác tổ chức quần chúng. Trong những cuộc mạn đàm, tôi đã nêu lên việc cần thiết của việc tổ chức cũng như sự vô ích của những cuộc khởi nghĩa thiếu tổ chức. Và ông ta đã nghe theo."[37] Nếu ta cho đoạn văn trên phóng đại khoảng 10 năm về chuyện nhân vật này rời khỏi Việt Nam thì đúng là Hồ đang nói về Phan Bội Châu. Nhưng căn cứ theo những thư từ của Phan từ đầu năm 1925, thì dường như hai người chưa gặp nhau.[38] Một khả năng khác về danh tánh của nhân vật lưu vong trên là Nguyễn Hải Thần hoặc Hồ Học Lãm, cũng là người đồng hương Nghệ An như Phan Bội Châu, cha và anh của ông đều bị Pháp giết hại. Nhưng Lãm, bác của Hồ Tùng Mậu, vẫn đang ở Hàng Châu trong thời kỳ mặt trận thống nhất. Báo cáo của Pháp về tiểu sử chính trị của Hồ Chí Minh vào năm 1933 cho thấy Nguyễn Hải Thần là người phù hợp nhất với miêu tả ở trên. Báo cáo này có nói rằng khi Hồ đến Quảng Châu, ông đã "khéo léo tham khảo Nguyễn Cẩm Giang, lúc đấy đang là người nắm quyền lãnh đạo các đồng hương của mình."[39] Bản báo cáo nói rằng với sự trợ giúp của Nguyễn Cẩm Giang, Hồ đã gây dựng nên một tổ chức mới, nhưng sau đó bất đồng ngày càng lớn giữa hai người và Giang đã thành lập một tổ chức riêng với không quá 30 thành viên. Sự chia rẽ này trùng hợp với tường thuật trong báo cáo của Lâm Đức Thụ về mối quan hệ giữa Hồ và Nguyễn Hải Thần. Nguyễn Hải Thần, còn có tên là Nguyễn Cẩm Giang, có vẻ là người kế nghiệp cho Phan Bội Châu cho đến khi Hồ Chí Minh xuất hiện trong chính trường.[40]

Trong lá thư viết ngày 18 tháng Chạp Hồ liệt kê những công tác mà ông và người đồng hương trên đã cùng nhau thực hiện. Họ đã vạch ra một biểu đồ tổ chức. Người đồng hương lập ra một danh sách của mười người Việt Nam đã cộng tác với ông trong quá khứ; và Hồ đã chọn ra năm người từ năm tỉnh khác nhau để đem đến Quảng Châu. Ông dự định hướng dẫn họ rồi gửi họ về lại Đông Dương sau ba tháng đào tạo, sau đó một nhóm khác sẽ thay thế. Đây cũng là sơ đồ hoạt động của tổ chức tương lai mang tên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, thường gọi tắt là Thanh Niên Hội. Nhưng Hồ chưa nói gì về cái tên này cả, và trong hai lá thư vào tháng Giêng và tháng 2 1925 ông gọi tổ chức của mình là Việt Nam Quốc Dân Đảng (xin xem phía dưới). Để đưa được nhóm người đầu tiên đến Quảng Châu, ông cần khoảng 150 đồng [chắc hẳn là đô-la Mỹ] còn lại từ chi phí di chuyển từ Moscow. "Nhưng sau đó thì sao?" ông hỏi thẳng thừng. "Tôi chỉ làm việc vài giờ một ngày tại ROSTA, nhưng lương của tôi không đủ để tôi trang trải cho các "học trò", và sau khi họ đến Quảng Châu, có khả năng là tôi sẽ dành hết hoặc phần lớn thời gian cho việc đào tạo; tình trạng tài chính của tôi sẽ trở nên vô vọng. Vì thế tôi yêu cầu các đồng chí làm ơn ra lệnh cho các đại diện tại Quảng Châu cũng nên giúp đỡ những người Đông Dương."[41]

Đến ngày 5 tháng Giêng 1925 Hồ đã có thể báo cáo: "Đông Dương Quốc Dân Đảng đã được thành lập vào ngày 3 tháng này, khởi đầu với 3 đảng viên." Ông viết bằng tiếng Anh, vì thế rất có thể là ông viết cho Voitinsky vốn thông thạo Anh ngữ. "Một đảng viên sẽ được điều về Annam (Trung Kỳ - ND) và Lào. Một người khác (chưa là đảng viên) sẽ được gửi đến Tonkin (Bắc Kỳ - ND) để đưa năm người khác qua Quảng Châu học công tác tổ chức... Trong lúc ấy, tôi cầu xin đồng chí hãy ra lệnh cho các đồng chí Nga ở đây cũng nên có trách nhiệm với những vấn đề Đông Dương bởi vì một mình tôi sẽ chẳng làm được gì nhiều."[42] Khi ông viết thư cho Chủ Tịch Đoàn QTCS vào ngày 10 tháng Giêng, lần này bằng tiếng Pháp, ông đã có thể thông báo rằng Quốc Dân Đảng vừa kết nạp thêm thành viên thứ tư. Nhưng ông than phiền rằng ông đã phải vay tiền từ ROSTA để trang trải cho chi phí đi lại của các phái viên.[43]

Vào ngày 19 tháng 2 1925 Hồ lại viết cho Chủ Tịch Đoàn QTCS cho biết về những tiến triển vừa đạt được. Lần này ông báo cáo rằng tổ chức bí mật của ông hiện có chín thành viên, hai người trong số đó đã được gửi về Việt Nam; ba người khác đang chiến đấu trong quân đội Tôn Dật Tiên, ông nói, và một người nữa đang thực hiện "nhiệm vụ quân sự cho Quốc Dân Đảng". Trong chín thành viên này, năm người cũng là đối tượng đảng của Đảng Cộng Sản (Trung Quốc).[43] Hồ cố gắng hạn chế đề cập đến tên tuổi của những người này trong thư từ của ông, nhưng chúng ta cũng biết từ tài liệu của Việt Nam năm người ấy chính là Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn và Lâm Đức Thụ; Lê Quang Đạt, một trong những học viên đầu tiên tại Hoàng Phố, có lẽ là người thứ năm.[45] Tất cả đều xuất xứ từ Nghệ An ngoại trừ Lâm Đức Thụ người gốc Thái Bình. Nguyễn Hải Thần dường như đã đứng bên ngoài nhóm cốt cán của Thanh Niên Hội, có lẽ vì tư cách sĩ quan của ông trong quân đội Vân Nam. Đến tháng 2 Hồ có vẻ đã thành công trong việc kết nối cơ cấu hiện tại của Tâm Tâm Xã và từ đó sử dụng mạng lưới cũ của Phan Bội Châu: ông báo cáo rằng tổ chức của mình đã có một cơ sở vững chắc tại Xiêm để đưa đón người trong và ngoài nước. "Có năm mươi nông dân rất đoàn kết và từ lâu nay họ đã phụ giúp những công tác này," ông viết.

Khi Hồ chiếm được lòng tin của những đồng hương, những hoạch định của ông càng mang nhiều tham vọng. Trong lá thư đề ngày 19 tháng 2 ông ước lượng những công việc cần hoàn tất trong 1925 sẽ tốn khoảng 5.000 đô-la. Ông cần tiền để thiết lập cơ sở tại Quảng Châu cũng như những cơ sở thông tin tại Quảng Tây; tại vùng cực nam của Quảng Đông; tại Bangkok; tại đoạn cuối của tuyến đường hoả xa Bangkok - Tich-kho (Udon Thani?), nơi mà theo lời ông chỉ cần hai mươi ngày đi bộ từ Lacfach; và cuối cùng là tại Lachfach (Thakhek?), phía tả ngạn sông Mekong (trên đất Lào), cách Trung Kỳ khoảng mười lăm ngày đi bộ. Ông cũng dự định gửi người về Việt Nam để thâu thập và truyền bá tin tức và cho một số khác làm việc trên những tàu thuyền giữa Trung Quốc và Đông Dương. Cuối thư ông đã đính kèm một bản đồ Đông Dương vẽ rất rõ ràng với những cơ sở trên được đánh dấu.

Nhưng trong một bản ghi nhớ không đề ngày với đầu đề "Vấn Đề Đông Dương", hình như đã được viết trong những tháng cuối năm 1925, ông vẫn không chắc chắn lắm về viễn cảnh của tổ chức. Vì nó được viết bằng tiếng Anh, có thể là lại để gửi cho Voitinsky. Trong điểm thứ 4 của bản ghi nhớ, cũng nhằm mục đích xin thêm tiền, ông giải thích: "Nếu không có sự giúp đỡ và cố vấn của các đồng chí Nga, tôi sẽ gặp khó khăn để tránh mắc phải sai lầm. Nhưng tôi sẽ chẳng được gì cả nếu không có lệnh của đồng chí. Và họ cũng chẳng làm được gì cho tôi với hai bàn tay trắng."[46] Điểm chính của lời yêu cầu là Hồ cần một điều gì để cho các đồng hương của mình thấy được bằng chứng chắc chắn về sự trợ giúp của người Nga, từ đó ông có thể giữ được uy tín của mình. Trong điểm 1 ông viết:"Nếu đồng chí đồng ý tôi sẽ gửi ngay lập tức một hoặc hai học viên, điều này sẽ cho phép tôi thực hiện tốt công tác tuyên truyền, để có thể chứng minh được những gì Cách Mạng Nga có thể đem lại cho nhân dân thuộc địa. Điều này cũng cho phép tôi - từ giờ đến tháng 8 - chiếm được lòng tin của những phần tử tốt trong Đông Dương Quốc Dân Đảng."

Báo cáo của Sở Liêm Phóng đã giúp hoàn chỉnh một số chi tiết không rõ ràng về hoạt động của Lý Thụy trong những tháng đầu năm 1925. Vào ngày 4 tháng 3 Lâm Đức Thụ báo với đại diện người Pháp: "Lý Thụy và Nguyễn Hải Thần đang ráo riết làm việc để thành lập một tổ chức mà tôi đã đề cập trong phần phụ chú của báo cáo số 121. Phan Bội Châu không biết gì về những hoạt động này của họ."[47] Tên của tổ chức này không được nói đến trong báo cáo hoặc trong bản tóm tắt của Pháp về những hoạt động của Lý Thụy trong việc kết nạp thành viên từ trong nước. Đây dường như là nỗ lực đầu tiên để phát triển một tổ chức được biết đến như Thanh Niên Hội. Bản báo cáo tháng 3 về những hoạt động của Lý Thụy, rõ ràng là đã căn cứ vào nguồn tin của Lâm Đức Thụ, đã do đích thân Toàn Quyền Merlin ký. Ông ghi chú rằng phương pháp chiêu mộ thành viên đã đánh vào tâm lý của người Việt bằng cách yêu cầu thành viên mới phải tuyên thệ trung thành với "đảng" mới, nhưng nó cũng tránh xa những "mỹ từ sáo rỗng" của những nhà cách mạng Việt Nam cũ. "Không hề thấy nhắc đến những phương pháp cực đoan," Merlin viết. "Ta có thể thấy rằng Lý Thụy xem đó là bước quan trọng đầu tiên để đưa những thành viên vào những tổ chức có kỷ luật, từ đó sẽ tuân theo mệnh lệnh một cách mù quáng."[48] Merlin vô cùng ấn tượng bởi tầm ảnh hưởng của những người "Bolshevik" và phương pháp của họ. Phân tích của ông về đường lối tổ chức cũng hệt như chính Hồ viết: "Những người quốc gia đã tạo ra vài cuộc tấn công: họ luôn thiếu đoàn kết và vẫn chưa thể chiếm được cảm tình của đại đa số quần chúng." Ông thấy rằng đường lối chống Pháp kiểu mới có thể làm tổn thương đến việc gây ảnh hưởng đến người Pháp "nếu để nó phát triển một cách tự do". Nhưng ông đã đề ra một số biện pháp ngăn chận, ông trấn an người lãnh đạo của mình ở Paris.

Đến đầu tháng 3 Lý Thụy đã thuyết phục được những người lưu vong đóng góp nguyệt liễm cho quỹ tuyên truyền. Lý Thụy đóng mỗi tháng 200 đô-la, Nguyễn Hải Thần 300, Đinh Tế Dân 100 và Lâm Đức Thụ 50 đô-la (có thể Thụ đã báo cáo phần đóng góp của mình ít đi). Theo lời Thụ thì Hồ mỗi tháng lĩnh được khoảng 300 đến 400 đô-la tiền lương từ công việc dịch thuật của mình.[49] Thụ báo cáo vào tháng 3 rằng Nguyễn Hải Thần và Lý Thụy đã thoả thuận thiếp lập một mối quan hệ làm việc chung. Ông giải thích:"Mỗi người vẫn giữ quyền tự do hoạt động. Nguyễn Hải Thần tiếp tục cổ xuý cho phương pháp khủng bố và Lý Thụy thì thực hiện công tác tuyên truyền cộng sản. Vì cả hai đều theo đuổi một mục đích, họ giúp đỡ lẫn nhau khi có dịp."[50]

Dù vậy, công tác tuyển người từ trong nước có vẻ bị chậm trễ trong khi chính quyền cộng hoà Trung Hoa đang củng cố quyền lực trong nửa năm đầu của 1925. Những thành viên Việt Nam duy nhất được kết nạp từ trong nước chỉ là năm hoặc sáu người đến để tham gia các khoá học tại Học Viện Đào Tạo Phong Trào Nông Dân, và con rể của Phan Bội Châu là Vương Thục Oánh cũng nằm trong số đó. Để hiểu được quá trình phát triển của những tổ chức cách mạng Việt Nam, ta nên lưu ý đến những sự kiện nổi bật của quá trình củng cố quyền lực này. Số phận của những người Việt Nam lưu vong phụ thuộc vào cơ cấu quyền lực địa phương tại Quảng Châu và cả tình trạng của liên minh Quốc Dân Đảng - ĐCS Trung Quốc nói chung. Như ta đã thấy, rất nhiều người trong số họ đang phục vụ trong hàng ngũ quân đội Trung Quốc. Hồ Chí Minh, cũng như một số người Việt khác, chỉ có thể dành một phần thời gian của mình cho những vấn đề Việt Nam. Theo báo cáo của Lâm Đức Thụ vào cuối năm 1925, Hồ làm việc mười sáu giờ mỗi ngày, dịch bài cho ROSTA, báo cáo về phong trào nông dân cho Nông Dân Quốc Tế, và tổ chức các cơ sở mà sau này trở thành hạt nhân của đảng cộng sản Việt Nam.[51]

Từ tháng 2 đến tháng 5 1925 những học viên Hoàng Phố và quân đội Quảng Châu tham gia chiến dịch tấn công lãnh chúa Trần Quýnh Minh (Chen Jiongmin - ND) tại khu vực sông Đông Giang, Quảng Đông. Là một môi giới quyền lực địa phương tại Quảng Đông, Tướng Trần đang đe doạ tái chiếm Quảng Châu trong khi Tôn Dật Tiên vẫn ở Bắc Kinh với sức khoẻ đang suy sụp. Khi Tôn qua đời vào tháng 3, việc tranh giành để kế nghiệp ông vẫn tiếp tục. Quân đội Hoàng Phố bao vây Trần nhờ sự ủng hộ của những dân quân nông dân, những người này thực hiện công tác phá hoại cũng như cung cấp tin tức và tuyên truyền.[52] Ba người trong số chín thành viên thuộc tổ chức bí mật của Hồ cũng tham gia chiến đấu như Hồ đã báo cáo trong lá thư ngày 19 tháng 2. Lê Hồng Sơn phục vụ dưới quyền chỉ huy của Chu Ân Lai (Zhou Enlai - ND), chính uỷ Tập Đoàn Quân số 1.[53] Rồi vào tháng 5 những tướng lĩnh của quân đội Vân Nam và Quảng Tây trước đây đã tham gia Quốc Dân Đảng là Yang Ximin và Lau Tchauwan [Liu Chenhuan] nổi loạn chống lại lãnh đạo nền cộng hoà. Những người lính Hoàng Phố vừa qua thử thách lại một lần nữa ra quân và đánh bại lực lượng nổi loạn. Sự kiện này đã dọn đường cho việc thành lập một chính phủ Quốc Dân Đảng độc lập tại Quảng Châu do Hồ Hán Dân (Hu Hanmin - ND) đứng đầu vào cuối tháng 6 1925. Thành công chính trị của mặt trận thống nhất giữa Quốc Dân Đảng và ĐCS Trung Quốc giờ đã lên đến đỉnh điểm. Sự chuyển giao quyền lực chính trị tại địa phương đã đánh dấu một thời kỳ mới trong tổ chức của người Việt. Trước hết sự thất trận của quân đội Vân Nam làm cho Nguyễn Hải Thần mất đi chỗ dựa quyền lực. Lâm Đức Thụ đã báo cáo ngày 15 tháng 6 rằng: "Hải Thần đã bị đánh bại. Ông ta không còn một người lính nào cả. Ông ta quay lại Quảng Châu nhưng vẫn chưa dám xuất hiện... ông ta đã cạn kiệt nguồn lực và có vẻ rất buồn." Những học viên trong đoàn quân của ông đang đợi để "sát nhập vào đội quân Quảng Châu theo đề nghị của Lý Thụy."[54] Như đã nói ở trên, một số họ đã theo học tại trường Hoàng Phố. Tham gia đội ngũ học viên mới có hai người từ Nghệ An, cựu học sinh từ trường võ bị sĩ quan của Tập Đoàn Quân Quảng Tây: Trương Văn Lềnh và Lê Như Vọng (Lê Thiết Hùng).[55]

Với quyền lực đã được củng cố tại Quảng Đông, mặt trận thống nhất tăng cường quan tâm đến phong trào nông dân và việc tổ chức công nhân. Phong trào đình công ngày 30 tháng 5 tại Thượng Hải (Shanghai - ND) được nhanh chóng hưởng ứng bởi cuộc đình công tại Hương Cảng (Hongkong - ND) và phong trào tẩy chay hàng hoá Anh tại Quảng Đông. Phong trào ở Hưong Cảng được bắt đầu bằng một cuộc tổng đình công chống lại các công ty ngoại quốc vào ngày 21 tháng 5 - cùng ngày đó Hồ Chí Minh đã cho ra số đầu tiên của Thanh Niên, tuần báo này đã tiếp tục xuất hiện cho đến tháng 5 1930. (Số đầu tiên có 60 ấn bản chỉ có hai bài báo; đến tháng 10, 80 ấn bản được phân phối ở Xiêm, Quảng Tây, Vân Nam, Hàng Châu và Quảng Đông.)[56] Vào ngày 30 tháng 5 Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Bị Áp Bức ra đời: nó là một tổ chức của những người hoạt động chống thuộc địa gồm Việt Nam, Triều Tiên và Ấn Độ cùng với những người bảo trợ Trung Quốc. Liêu Trọng Khải (Liao Zhongkai - ND), tân thống đốc Quảng Châu và người đứng đầu phái tả trong Quốc Dân Đảng làm chủ tịch hội, một người Triều Tiên và Lâm Đức Thụ làm phó chủ tịch. Lý Thụy quản lý ban bí thư và tài chính của phân bộ Việt Nam. Hội này là một cơ cấu mới mà trong đó Hồ Chí Minh sẽ tạo ra một tổ chức cách mạng mở rộng cho người Việt tại Quảng Châu.

Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Bị Áp Bức (LHCDTBAB) thực hiện hai mục tiêu của Hồ. Mục đích chính của nó là chứng tỏ sự hậu thuẫn của nhân dân châu Á đối với cuộc cách mạng Trung Quốc, bắt đầu là việc tẩy chay mậu dịch với người Anh tại Hương Cảng. Những truyền đơn thành lập Hội do Hồ viết bằng tiếng Hoa đã phản ánh rất rõ.[57] Ngoài ra phân bộ Việt Nam trong Hội cũng hoạt động như một tổ chức cơ bản để kết nạp và đào tạo những người Việt chống Pháp trong giai đoạn 1925. Thành viên của Hội, trong đó có Nguyễn Hải Thần, là những người đã phát hành tờ báo Thanh Niên. Mặc dù tháng 5 1925 thường được xem là ngày thành lập Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, nhưng theo những bằng chứng có được, hội này đã không chính thức xuất hiện như một đảng chính trị thật sự cho đến khoảng năm 1926. Nó vẫn chưa có một cương lĩnh chính trị và điều lệ chính thức cho đến đầu năm 1927. Có thể Thanh Niên Hội được thành lập trước như một tổ chức cho lớp trẻ trong Hội LHCDTBAB và đảm đương vai trò tuyên truyền của Hội, theo Lâm Đức Thụ.[58] Một tài liệu lịch sử gần đây của Hà Nội về những năm tháng của Hồ tại Quảng Châu vẫn cho rằng tên chính thức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội được đưa ra vào cuối năm 1925. Tài liệu trích dẫn những hồi ký của Vương Thục Oánh trong đó ông cho rằng một tổ chức có tên là Thanh Niên Cộng Sản Đoàn được thành lập tại Quảng Châu, nhưng cái tên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Hội là do chính ông và Lê Duy Điếm nghĩ ra khi Điếm quay về từ Quảng Châu vào cuối năm 1925.[59]

Một bản tóm tắt của người Pháp về những báo cáo của Lâm Đức Thụ vào ngày 22 tháng 7 1925 nêu rõ thế lực mới của Hồ từ giữa 1925: "Nguyễn Ái Quốc đã quyết định nắm quyền lãnh đạo của nhóm cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu. Trong khi vẫn làm nhiệm vụ dịch thuật cho bộ phận thông tin của lãnh sự quán Sô Viết, ông ta đã làm việc không mệt mỏi để sửa soạn cho cuộc cách mạng tại Đông Dương. Là thủ quỹ của tổ chức cách mạng Việt Nam, người sáng lập, chủ bút kiêm in ấn của tờ Thanh Niên, người tổ chức của Hội LHCDTBAB tại Quảng Châu, hội viên của tất cả các nghiệp đoàn lao động và tổ chức cách mạng ở Quảng Châu, ông ta tham dự hầu hết các buổi họp tại Vườn Hoa Công Cộng và Đại Học Quảng Châu; ông gặp gỡ những vị chủ nhà danh tiếng tại nhà máy Xi Măng Quảng Châu như Liêu Trọng Khải, Sie Yng Pak và Hồ Hán Dân. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy một môi trường hoàn toàn thích hợp cho mình tại Quảng Châu."[60]

Vào cuối tháng 9 Lâm Đức Thụ mật báo với Sở Liêm Phóng rằng Hồ, Nguyễn Hải Thần, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn và ông tại một cuộc họp của phân bộ Việt Nam đã quyết định tái tổ chức những người cách mạng Việt Nam ở Quảng Tây và nối lại liên lạc với những người kháng chiến ở Bắc Kỳ (Tonkin - ND). Hồ Tùng Mậu lĩnh nhiệm vụ trên tại Quảng Tây trong khi Nguyễn Hải Thần sẽ đi Bắc Kỳ. Thụ viết: "Nguyễn Ái Quốc tin rằng chúng tôi cần phải tái tổ chức những nhóm cách mạng trong nước dựa theo những cơ sở tại Quảng Châu... những phần tử đáng nghi sẽ bị thẳng tay trục xuất như đã làm tại Quảng Châu."[61]

Lê Hồng Sơn kể lại trong lời khai với Sở Liêm Phóng năm 1933 rằng trong khoảng mùa hè 1925, một nhóm 15 người Việt Nam đã được Hồ Tùng Mậu đưa đến Quảng Châu. Một số trong họ có lẽ đã được Nguyễn Hải Thần và Lâm Đức Thụ chiêu mộ. Vào mùa thu, Lê Hồng Phong, hiện là một sĩ quan trong quân đội Quảng Châu, lấy ngày phép để đưa 7 người trong nhóm quay lại biên giới Việt Nam qua hướng Nam Ninh và Long Châu. Tại biên giới ông giao nhiệm vụ lại cho một người buôn lậu Trung Quốc, người này dẫn họ về đến Bắc Kỳ. Trong số 7 người này có Xuân (Nguyễn Công Thu, em trai Lâm Đức Thụ, sau này trở thành tuyên truyền viên cho Thanh Niên Hội tại Quảng Châu), Hoàng Lun (Lê Hữu Lập) từ Thanh Hoá, Lê Duy Dung từ Nghệ An, và Nhân (Nguyễn Ngọc Ba) cũng từ Nghệ An.[62] Vương Thục Oánh, con rể của Phan Bội Châu, người đã tạo dựng được một mạng lưới đưa người Việt sang Trung Quốc, đã được kết nạp vào trong nhóm nòng cốt của Thanh Niên Hội vào đầu năm.[63] Những học viên này đã tạo thành một phần của khoá huấn luyện chính thức đầu tiên của Thanh Niên Hội mà Hồ đã nhắc đến trong thư gửi cho QTCS vào tháng 6 1926 bao gồm 10 người.[64]

Nhưng khủng hoảng chính trị đã làm gián đoạn những kế hoạch đưa các nhóm học viên sang Quảng Châu. Bản chất hiếu chiến ngày càng tăng của Quốc Dân Đảng ở Quảng Đông, cùng với việc tẩy chay mậu dịch với Anh đã thúc đẩy việc thành lập một liên minh quyền lực mới tại miền nam Trung Quốc giữa những phần tử cánh hữu trong Quốc Dân Đảng và những thế lực đế quốc. Một trong những dấu hiệu về sự tan rã của khối đoàn kết quốc gia là vụ Liêu Trọng Khải bị ám sát vào tháng 8. Những học viên quân sự Hoàng Phố một lần nữa lại gồng mình chờ chiến cuộc mới sắp nổ ra, theo lời Lê Hồng Phong từ học viện Hoàng Phố viết cho những đồng hương trong thành phố.[65] Dù vậy, một thoả hiệp chính trị cũng đã được đưa ra trong đó bắt buộc Hồ Hán Dân, bị tình nghi là chủ mưu trong vụ ám sát, phải lưu vong sang châu Âu. Nhân vật cánh tả Uông Tinh Vệ (Wang Jingwei - ND) sẽ nắm quyền lãnh đạo chính phủ, trong khi đó Tưởng Giới Thạch (Chiang Kaishek - ND) trở thành Tổng Tư Lệnh của Tập Đoàn Quân thứ 1 Quốc Dân Đảng đồng thời kiêm chức giám đốc Học Viện Hoàng Phố.[66] Việc đưa Uông Tinh Vệ làm người kế nhiệm Tôn Dật Tiên đã được hoàn toàn nhất trí tại Đại Hội Quốc Dân Đảng Toàn Quốc lần 2 vào tháng Giêng 1926. Đại Hội xác nhận sức mạnh của mặt trận thống nhất cũng như sự liên minh của nó với nước Nga Sô Viết.[67] Nhưng cái chết của Liêu Trọng Khải đã làm mất đi sự ủng hộ của Quốc Dân Đảng đối với phong trào nông dân tại Quảng Đông và có lẽ cũng là một thất bại tạm thời cho những kế hoạch của Hồ Chí Minh. Đến giữa năm 1925, ông đã tham gia rất nhiều việc của Nông Dân Quốc Tế, nhưng đến mùa xuân năm sau mối quan tâm của QTCS lại chuyển sang những hướng khác. Khoá đào tạo thứ hai của Thanh Niên Hội cuối cùng cũng đã khai mạc vào mùa thu 1926, trong khi mặt trận thống nhất chuyển hướng chú ý đến chiến dịch Bắc Phạt (Northern Expedition - ND). Trước khi phân tích những hậu quả gián tiếp đến Thanh Niên Hội lúc ấy, ta cần nên nhìn lại phong trào nông dân và những lực lượng chính trị phía sau đã ảnh hưởng đến nó như thế nào.
 
Hiệu đính theo tài liệu bác Ho Guom, thành viên x-cafevn.org cung cấp.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 13:37:02 bởi lyenson >

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 07.01.2008 08:37:42
Phong trào nông dân Quảng Đông

Vào giữa tháng 2 1925 và tháng 3 1926, vì nhiệm vụ của mình trong Nông Dân Quốc Tế, Hồ bị cuốn vào một trong những phong trào ồn ào nhất của mặt trận thống nhất: phong trào nông dân Quảng Đông. Công tác tổ chức nông dân tại tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu ngay sau khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc thành lập, chủ yếu là do sự phát động của Bành Bái (Peng Pai - ND), con của một địa chủ giàu có từng du học ở Nhật. Ông đã thành lập các trường học và tổ chức nông dân trong những năm 1922 và 1923 nhưng bị thất bại trong việc bảo vệ chúng khỏi tầng lớp địa chủ giàu có.[68] Nhưng vào mùa xuân 1925, cán cân quyền lực đã xoay chiều trong những vùng nông thôn ở miền đông Quảng Châu khi binh sĩ Quốc Dân Đảng, vừa được huấn luyện và trang bị, đã đánh tan lực lượng của lãnh chúa Trần Quýnh Minh. Những nông hội do Bành Bái thành lập đã trở thành những tổ chức được chính phủ công nhận và được bảo đảm quyền lợi cũng như vị trí trong phong trào mặt trận thống nhất. Họ cũng nắm được quyền tổ chức quân đội riêng để tự vệ chống lại llực lượng Dân Quân (mintuan - ND) của những lãnh chúa mà trên thực tế là những đội quân của tầng lớp thống trị.

Những lực lượng quân sự nông dân tại hai huyện Hải Phong (Haifeng - ND) và Lục Phong (Lufeng - ND) trong khu vực sông Đông Giang được thành lập từ những lớp đào tạo của Học Viện Đào Tạo Phong Trào Nông Dân ở Quảng Châu. Học viện được Bành Bái thành lập vào tháng 8 1924. Ông đích thân giảng dạy hầu hết những khoá đầu tiên và kiến thiết một chương trình có thực hành mỗi tuần tại các làng xã. Fernando Galbiati (nhà sử học - ND) viết rằng trong khoá đào tạo thứ 2, 3, và 4 tại Học viện, "yếu tố quân sự" không ngừng được tăng cường. Khoá đào tạo thứ 3, hình như bao gồm vài người Việt, kéo dài từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày 3 tháng 4 1925. Lấy theo khuôn mẫu tổ chức của một đại đội quân sự và được huấn luyện về thăm dò và tuyên truyền.[69] Lớp đào tạo thứ 4 bắt đầu ngày 30 tháng 4 nhưng bị gián đoạn vì vụ nổi loạn tại Quảng Châu của những tướng lĩnh trong quân đội Vân Nam và Quảng Tây. Theo Galbiati, những học viên đã phân tán về vùng quê đến khi Học viện mở cửa lại vào tháng 7. Năm thanh niên Việt Nam đang theo học khoá này được cho là đã chuyển sang Đại Học Quảng Châu vào cùng tháng đó.[70] Khi chỉ có 50 học viên quay lại sau khi khoá học bị gián đoạn, Galbiati tin rằng những học viên mới người Việt đã được thế vào.[71] Nhóm này tốt nghiệp vào tháng 9 1925. Việc đào tạo của Học viện có thể là nguồn gốc của những đội vũ trang tuyên truyền do Việt Minh thành lập vào năm 1945. Những chủ đề trong khóa học rất thực tế - chúng bao gồm việc viết bài tuyên truyền và tổ chức Nông Hội cũng như cách chiếm cảm tình của nông dân bằng cách sử dụng ngôn ngữ địa phương đồng thời ăn mặc và sinh hoạt như những nông dân.[72] Khoá đào tạo thứ 5 tại Học viện do Mao Trạch Đông (Mao Zedong - ND) giảng dạy có 43 học viên từ Hồ Nam.[73] (Mặc dù Mao được cho là đã có công sáng lập Học viện, ông chỉ trở thành hiệu trưởng vào mùa xuân 1926.)

Vai trò của Nông Dân Quốc Tế trong việc chỉ đạo phong trào nông dân thì không rõ ràng lắm. Những cố vấn người Nga giảng dạy tại Học viện về kỹ thuật do thám và làm việc dưới quyền của Borodin như là những cố vấn đặc biệt trong Bộ Nông Dân của Quốc Dân Đảng có thể không có quan hệ với Nông Dân Quốc Tế.[74] Một trong những người này là S.N. Belenky, được biết trong QTCS là "Volin", cũng là một phóng viên của ROSTA, có lẽ ông là người điều hành trực tiếp của Hồ Chí Minh.[75] Trong giai đoạn đầu tổ chức, bản thân Borodin dường như đã nhúng tay rất sâu trong việc cố vấn về vấn đề giảm thiểu ruộng tá điền và vấn đề phân phối đất.[76] Vì thế Hồ Chí Minh, người đại diện Á châu duy nhất trong Nông Dân Quốc Tế (và thông dịch viên tiếng Pháp và tiếng Anh), đã có thể theo dõi và tham gia phong trào nông dân Quảng Đông một cách sát sao. Ông gửi cho Nông Dân Quốc Tế tại Pháp một báo cáo về những trở ngại chính trong giai cấp nông dân Trung Quốc. Họ nhận được báo cáo này vào ngày 2 tháng 3 1925. Bên cạnh mật độ dân số quá cao, nông cụ thô sơ và thiên tai tàn phá, ông còn đưa ra những khó khăn chủ yếu khác như sự tham tàn của giai cấp địa chủ và nạn xâm lăng của tư bản ngoại quốc. Không rõ là Hồ chỉ đơn giản là phiên dịch bản báo cáo này từ người khác hay đã tự tay soạn thảo nó. Ông chỉ đề cập một cách vắn tắt ở phần cuối của báo cáo rằng tầng lớp nông dân đang thành lập các nông hội dưới sự ủng hộ của giai cấp công nhân và chính phủ miền nam Trung Quốc. Những tổ chức sau đây sẽ bị trục xuất ra khỏi các nông hội, ông viết: địa chủ với hơn 100 mẫu đất[77]; những kẻ cho vay nặng lãi; những chức sắc của các tôn giáo; những ai có quan hệ với đế quốc; dân cờ bạc và dân hút thuốc phiện.[78]

Vào tháng 8 1925 Nông Dân Quốc Tế gửi Hồ năm nghìn rúp (rubles - khoảng 2.500 Đô-la lúc ấy) qua tài khoản của Borodin tại Ngân Hàng Viễn Đông. Họ chỉ thị Hồ dùng số tiền này để (1) in bích chương cách mạng và tài liệu về những vấn đề nông dân; (2) gửi đại diện đến các tỉnh khác để thành lập các hội liên hiệp nông dân; (3) gửi một đồng chí đáng tin cậy người Trung Quốc đến Moscow để làm việc trong Nông Dân Quốc Tế; và (4) cung cấp đều đặn tin tức và tài liệu về phong trào nông dân Trung Quốc đến Moscow. Cuối cùng là những bản báo cáo lưỡng nguyệt.[79] Hồ hồi âm bằng tiếng Anh vào ngày 17 tháng 10 rằng ông đã nhận được tất cả thư từ của Nông Dân Quốc Tế từ tháng 8 đến tháng 9 (gồm 11 lá thư tất cả, đa số chúng không nằm trong hồ sơ của Nông Dân Quốc Tế với những trả lời của Hồ) vào cùng ngày 14 tháng 10 1925. Ông hứa sẽ thực hiện hầu hết các chỉ thị của họ. Nhưng ông từ chối gửi một đồng chí đến Moscow, "vì tất cả các đồng chí hiện giờ đều đang cần ở đây, và không ai trong số họ biết ngoại ngữ." Ông cũng yêu cầu họ chấm dứt gửi tài liệu bằng tiếng Đức, vì không có ai để dịch chúng.[80]

Ngày 5 tháng 11 1925 Hồ gửi cho Nông Dân Quốc Tế kết quả thăm dò trong các liên hiệp nông dân trong 7 huyện của tỉnh Quảng Đông.[81] Trong bản tóm tắt kết quả, ông viết rằng nông dân "đồng tình với cương lĩnh của Đảng Cộng Sản khi họ không còn lo sợ về vấn đề "xã hội hoá phụ nữ" và họ sẵn sàng hi sinh để bảo vệ giai cấp của mình hoặc ủng hộ chính quyền cách mạng."[82] Có lẽ tiếng Quảng Đông của ông lúc ấy không lưu loát để có thể tham gia trực tiếp vào công việc thống kê; ông đã gửi các báo cáo đến Nông Dân Quốc Tế bằng tiếng Anh. Một lá thư khác viết vào ngày 3 tháng Chạp cho thấy rằng Hồ chủ yếu chỉ chuyển thông tin từ những người tổ chức chứ không tự tay thu thập chúng. Hồ giảI thích rằng những đồng chí Trung Quốc đã khuyên ông không nên có quan hệ chính thức với Ban Chấp Hành Quốc Dân Đảng trong tư cách đại diện của Nông Dân Quốc Tế, điều mà trước đây Nông Dân Quốc Tế đã khuyến khích. Ông viết: "những đồng chí của chúng tôi cho rằng việc ấy không cần thiết, vì tôi có thể thu thập mọi thông tin liên quan đến vấn đề nông dân qua các đồng chí trong Đảng Cộng Sản. (Mặc dù vị chủ tịch Hội Đồng Nông Dân Sự Vụ là một người Quốc Dân Đảng, mọi công tác - tổ chức cũng như tuyên truyền - đều được thực hiện bởi các đồng chí của ta.)[83]

Sáng sớm ngày 20 tháng 3 1926 Tưởng Giới Thạch đưa quân đánh úp các chính uỷ cộng sản tại Hoàng Phố, bắt giữ khoảng 50 người.[84] Các cố vấn Nga tại Quảng Châu đều bị quản thúc tại gia. Để đối phó với cuộc đảo chánh, Borodin đã ngầm thoả hiệp với những đòi hỏi của Ban Chấp Hành Quốc Dân Đảng, trong cuộc họp vào tháng 5 đã đưa ra những yêu sách nhằm giới hạn vai trò của cộng sản trong cơ chế Quốc Dân Đảng. Kể từ đấy, những đảng viên cộng sản chỉ được phép chiếm một phần ba tổng số thành viên của đảng uỷ Quốc Dân Đảng, đồng thời đảng viên cộng sản không được đứng đầu các bộ trong chính phủ.[85] Mặc dù mặt trận thống nhất vẫn tiếp tục với hậu thuẫn của người Nga cho đến mùa hè 1927, sự kiện ngày 20 tháng 3 đã đánh dấu buổi đầu thoái trào của phong trào nông dân tại Quảng Đông, cho đến khi Sô Viết Hải-Lục Phong được thành lập vào cuối năm 1927. Theo báo cáo của Hồ Chí Minh với Nông Dân Quốc Tế vào tháng 6 1927 thì Quốc Dân Đảng đã ngưng giúp đỡ các nông hội khi họ đã thu thập được Quảng Đông dưới trướng của mình.[86] Các lực lượng quân sự của nông dân không đủ mạnh để chống lại lực lượng dân quân địa chủ nếu không có sự giúp đỡ của quân đội Quốc Dân Đảng.[87] Sau này Hồ Chí Minh cho rằng
người Anh và người Pháp đã giúp trang bị cho những lực lượng dân quân địa chủ này.[88] Vào mùa xuân 1926, khi kế hoạch Bắc Phạt đang được soạn thảo, Mao Trạch Đông nắm quyền lãnh đạo Học Viện Đào Tạo Phong Trào Nông Dân và mặt trận thống nhất bắt đầu lưu tâm đến tầng lớp nông dân tại Hồ Nam và Hồ Bắc.

Đến tháng 3 1926 Nông Dân Quốc Tế thình lình ngừng quan tâm đến những công việc của Hồ Chí Minh. Ông viết cho họ một thư ngắn bằng tiếng Pháp vào ngày 8 tháng 3 1926 hỏi họ vì sao những lá thư ông gửi cho họ đều không được trả lời, và vì sao họ không gửi tiếp những tài liệu tuyên truyền.[89] Ông cũng đã chuyển thư từ của họ đến Java, Manila, Ấn Độ và những nơi khác. Một phần nguyên do nằm trong thư trả lời không đề ngày của họ, họ trả lời rằng đã nhận được thư của ông. Nhưng vì họ bắt đầu trả lời với một thành viên mới trong Ban Bí Thư, đồng chí Hồ Hán Dân, về tình hình nông dân tại các tỉnh Sơn Đông và Vân Nam.[90] Thì ra là Hồ Hán Dân đã đến Moscow sau khi bị trục xuất khỏi Quảng Châu và đã được bầu vào hàng ngũ lãnh đạo của Nông Dân Quốc Tế. Tại Đại Hội 6 của Ban Chấp Hành QTCS vào tháng 3 1926 ông được mời làm thành viên danh dự.[91] Liên minh Stalin-Bukharin tại Moscow đoan chắc rằng Quốc Dân Đảng, lực lượng cách mạng nòng cốt tại châu Á, đã là nguyên nhân của nhiều sự kiện khó lường.[92] (Bukharin đã cách chức lãnh đạo QTCS của nhân vật cánh tả Zinoviev vào tháng 10 1926). Người bị cho là có trách nhiệm trong cái chết Liêu Trọng Khải, người bảo vệ phong trào nông dân Quảng Đông, bổng chốc trở thành đại diện chính của Nông Dân Quốc Tế ở Trung Quốc. Hồ Chí Minh lúc này bị cho là quá gần gũi với những người cộng sản hoặc đơn giản là không còn quan trọng để làm việc nữa. Sau tháng 3 1926, không có tài liệu về việc liên lạc giữa Hồ và Nông Dân Quốc Tế cho đế khi ông quay lại Moscow vào tháng 6 1927.

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 11.01.2008 09:26:35
Sự phát triển của Thanh Niên

Trông chờ khởi nghĩa. Tình hình tiến triển trong việc kết nối với quốc nội của Hồ Chí Minh chắc hẳn đã bị chậm lại vì căng thẳng chính trị bên trong chính quyền Quảng Châu cũng như những khó khăn tài chính của ông. Đến tháng 4 1926, mặc dù Lâm Đức Thụ báo cáo rằng đã có 30 thanh niên Việt Nam đang nghiên cứu chính trị và khoa học quân sự tại Đại Học Quảng Châu và Học Viện Quân Sự Hoàng Phố, đã không có một dấu hiệu của nhóm học viên thứ hai của Thanh Niên Hội. [93] Đội ngũ cốt cán của Thanh Niên tạm thời giải tán: Lê Hồng Sơn trở thành phái viên chính trị cho Tướng Trương Phát Khuê (Zhang Fakui - ND) tại đảo Hải Nam. Vào tháng 6 Hồ Tùng Mậu đi với một đồng chí mang tên "ông Sáu" (Lưu Hồng Khải hoặc Võ Tùng) đến Xiêm với hi vọng tổ chức một hội tương tế.[94] Lê Hồng Phong, Tu Rue và Đặng Tu My không bao lâu đã đi Moscow để học thêm về quân sư[95] Trong lúc đó, mối giao hảo giữa Hồ và Nguyễn Hải Thần đang bị đổ vỡ. Vào tháng 4 1926 Thần bị Lâm Đức Thụ cáo buộc là đã lạm dụng ngân quỹ của phân bộ Việt Nam trong Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Bị Áp Bức.[96] Hội LHCDTBAB vừa tái tổ chức trong tháng 3, có lẽ vì cái chết của Liêu Trọng Khải và hành động của Tưởng Giới Thạch nhằm giới hạn quyền lực của những người cộng sản. Một bài viết trong báo chí Trung Quốc về việc tái tổ chức có đề cập đến việc hội này đang bắt đầu một đợt kết nạp thành viên mới.[97] Sở Liêm Phóng chuyển tin tức này cùng với một phụ chú đến cho Văn Phòng Quản Lý Địa Phương, văn phòng này cho rằng việc những người Đông Dương đến Quảng Châu "có thể không liên quan" đến việc tái tổ chức của Hội LHCDTBAB. Những người lưu vong mới này có thể nằm trong số 30 người Việt đang theo học tại Hoàng Phố.

Lâm Đức Thụ báo với Sở Liêm Phóng rằng Nguyễn Hải Thần đang hiềm tị về ảnh hưởng của Hồ Chí Minh trong tổ chức những người cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu. "Nguyễn Ái Quốc đang chuẩn bị cho cuộc cách mạng một cách có phương pháp. Ông ta chỉ ra tay khi thời điểm chín muồi. Nguyễn Hải Thần lại theo đuổi phương pháp bạo động. Ông ta muốn thực hiện nó ngay lập tức," người chỉ điểm này nói.[98] Trong một buổi báo cáo khác, Lâm Đức Thụ phân tích rõ hơn về con người Hồ Chí Minh: "Nguyễn Ái Quốc vẫn còn dính líu đến Cơ Quan Thông Tin của USSR. Ông ta không tiết lộ là mình làm gì ở đó... ông ta vô cùng đa nghi và chỉ hé lộ với bạn bè những gì cần thiết nhất...Hầu hết những gì ông làm đều theo tư tưởng của ông. Những người như Hồng Sơn đề nghị ông ta mua một mảnh đất ở Hải Nam để mở trường, nhưng ông ta bảo rằng ông sẽ chẳng bao giờ bỏ tiền ra mua đất và vì nguyên thuỷ đất đai là của mọi người nên nó nên để cho mọi người sử dụng một cách tự do."[99]

Cả nhóm Việt kiều tại Quảng Châu và những người ái quốc trong nước đều có một trông đợi là "Lý Thụy" sẽ sớm phát động một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Đến cuối tháng 3 1926 phản kháng chính trị tại Việt Nam đã đạt lên mức cao nhất kể từ phong trào chống thuế năm 1908. Cái chết của nhà cải cách Phan Chu Trinh, người đã từng dìu dắt Hồ Chí Minh, vào ngày 23 tháng 3 đã dẫn đến một đám tang khổng lồ trên toàn cõi Việt Nam. Những lãnh đạo sinh viên giúp tổ chức những cuộc tuần hành cho đám tang và lễ tưởng niệm đã bị đuổi học trên khắp đất nước - đối với mọi người đây là cơ hội mà chính quyền thuộc địa Pháp đã vô tình đẩy họ vào con đường hoạt động bất hợp pháp. Nhà báo cách tân và chống Pháp Nguyễn An Ninh bị bắt ngày 24 tháng 3. Nối tiếp cuộc biểu tình của quần chúng chống lại bản án của Phan Bội Châu vào cuối năm 1925, đám tang Phan Chu Trinh và việc Nguyễn An Ninh bị bắt giữ đã tạo thành một bầu không khí sôi sục.

Trong lúc đó tại Quảng Châu người Nga và Tưởng Giới Thạch đã quyết định dẹp qua mọi khác biệt để cùng nhau tiến hành chiến dịch "Bắc Phạt" nhằm nới rộng biên giới của chính phủ quốc dân đến phía bắc của sông Dương Tử (Yangtze - ND). Một số những người kháng chiến người Việt tin tưởng rằng đây là thời điểm để họ tấn công vào vùng biên giới Đông Dương. Người Pháp bắt đầu nhận tin tức mật báo về những kế hoạch hành động quân sự tại vùng biên giới Hoa-Việt trong tháng 7 1926, vào lúc chiến dịch Bắc Phạt của Tưởng Giới Thạch vừa mới bắt đầu. Ngày 13 tháng 7 một bác sĩ và cũng là lãnh sự của Pháp tại Bắc Hải (Pakhoi - ND) đã gửi cho Toàn Quyền tại Hà Nội một bức điện với nội dung như sau:

Một nhà cách mạng Việt Nam có tên là L.Soui - Lý Thụy, bí danh Nguyễn Ái Quốc, hiện là tuỳ viên quân sự của chính phủ Quảng Châu, người này đã tốt nghiệp học viện quân sự ở Moscow, nghe nói đã được chính quyền Quảng Châu bí mật hứa hẹn là sẽ trang bị 1.000 súng trường Nga để thực hiện một tấn công bất ngờ ở biên giới Bắc Kỳ, trong vùng Móng Cái. Người Việt Nam này được cho là đã gửi mật phái viên đến vùng Vạn Sơn (khu vực Nà Lương), nơi đó họ sẽ cung cấp súng cho bọn thổ phỉ.[100]

Một mật thám khác với bí danh "Konstantin", đã báo cáo về Tam Kam Say, người đã cầm đầu một cuộc khởi nghĩa vũ trang năm 1918, cũng sẵn sàng tấn công Hòn Gai, một thị trấn phía bắc Việt Nam. Cùng lúc ấy Konstantin đã báo tin rằng Paul Monin, một luật sư Pháp hoạt động chống chính sách thuộc địa ở Sài Gòn, đã đến Quảng Châu để đề nghị người Nga hổ trợ một cuộc nổi dậy (những tài liệu khác của Pháp cho rằng cuộc gặp gỡ này vào khoảng cuối tháng 2 đến 30 tháng 5 1926[101]). Kế hoạch tấn công như sau: ba nghìn lính Trung Quốc do 100 người An Nam dẫn đường sẽ đi thuyền từ Bắc Hải và đổ bộ lên một cảng thuộc Trung Quốc trên bờ biển Nam An Nam. Konstantin, hình như không đột nhập vào được hàng ngũ thân cận của Hồ, cho rằng kế hoạch tấn công đã được Hồ đồng ý.[102] Nhưng trong một báo cáo khác, chắc chắn là của Lâm Đức Thụ, cho thấy rằng Hồ không tin tưởng vào sự đánh giá của Monin và đã từ chối ủng hộ kế hoạch của ông ta.[103] Việc Monin làm việc với đồng nghiệp của Hồ tại Paris là Phan Văn Trường và rất được tầng lớp chống đối tại Sài Gòn nể trọng vẫn không đủ để thuyết phục Hồ đi theo hướng của ông.

Theo mọi nguyên tắc cũ của tầng lớp phản đế người Việt thì đây là thời điểm chín muồi cho hành động quân sự. Những truyền thống nổi dậy này dường như đã cổ vũ cho việc tạo dựng một huyền thoại về Lý Thụy như là một vị tổng tư lệnh. Nhưng những gì Hồ đang thực sự xây dựng thì không có gì ngoại trừ những hạt nhân còn rất nhỏ bé của đảng cộng sản Việt Nam tương lai. Sở Liêm Phóng tin rằng vào năm 1926 ông đã từ chối một đề nghị giúp đỡ rất lớn của những người Sô Viết để phát động một cuộc tấn công vũ trang, vì ông xét thấy những người khởi nghĩa Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng.[104] Trên thực tế, kế hoạch xây dựng một phong trào độc lập do cộng sản lãnh đạo của ông chỉ mới vừa khởi sự.

Chi bộ Nam Kỳ-Cambốtcủa Uỷ Ban Nam Dương. Rất có thể là một số tổ chức tại Việt Nam đang chuẩn bị những cuộc khởi nghĩa bạo lực chống lại quyền lực của người Pháp trong năm 1926. (Quan niệm về cuộc khởi nghĩa không tránh khỏi cũng xuất hiện trong những nhóm cánh tả ở Indonesia trong mùa hè năm đó - nhưng cuộc nổi dậy ở đó chỉ chính thức bắt đầu vào tháng 11.)[105] Việc thiết lập một chi bộ của ĐCS Trung Quốc bắt đầu vào năm 1926 có thể là một nguyên nhân dẫn đến bức tranh khó hiểu này. Vào tháng 2 1927 tình báo Pháp nhận được báo cáo từ một nguồn tin được cho là "digne de foi" (đáng tin cậy - ND) trong đó nói rằng chi bộ "Nam Kỳ - Cam Bốt" của Uỷ Ban Lâm Thời Nam Dương thuộc ĐCS Trung Quốc có căn cứ tại Nam Dương (Nanyang - ND), Singapore - đã bước vào hoạt động và đang bắt đầu tổ chức tại Bắc Kỳ. Chi Uỷ Nam Dương hay là Uỷ Ban Lâm Thời đã được những Hoa kiều thành lập vào năm 1926 như là một bộ phận của ĐCS Trung Quốc; nó được tin rằng đã có thành viên tại những thuộc địa của Anh, Hoà Lan, Pháp cũng như ở Siêm và Miến Điện.[106] Nguồn tin của người Pháp đã căn cứ trên một báo cáo của "Samoyan" (có lẽ là Semaun) định trình bày tại Đại Hội Mở Rộng của Ban Chấp Hành QTCS. Semaun được nhận diện là phái viên cho Đông Dương, Nam Dương và Quần đảo Mã Lai.[107] Tôi đã không tìm được bằng chứng vững chắc về mẫu tin này trong hồ sơ của Ban Bí Thư Cục Đông Phương hoặc của Đại Hội Mở Rộng lần 7 Ban Chấp Hành QTCS được tổ chức vào tháng 11 1926, thời gian thích hợp nhất của bản báo cáo này. (Trong giai đoạn 1930-1 có vài tài liệu về tổ chức "Nam Kỳ - Cam Bốt" trong văn khố QTCS.) Dù thế, một báo cáo tóm tắt của Sở Liêm Phóng về những diễn biến chính trị ở Đông Dương trong năm 1926 và đầu năm 1927 cho thấy đã có rất nhiều công đoàn công nhân gốc Hoa hoạt động tại miền nam Việt Nam và đã có quan hệ với Quảng Châu.[108] Cũng trong thời gian ấy, những tổ chức bạo lực bí mật đang được sự ủng hộ của Quốc Dân Đảng ở Sài Gòn.[109] Là thành phần của mặt trận thống nhất, những công đoàn và tổ chức này có thể đã bao gồm những người cộng sản nòng cốt. Đến giữa năm 1927 những người gốc Hoa tại Nam Việt Nam đã giúp đưa những thành viên mới người Việt tham gia các lớp đào tạo ở Quảng Châu dưới vỏ bọc Quốc Dân Đảng.[110]

Semaun nói rằng ĐCS Trung Quốc đang hoạt động trong năm huyện của Đông Dương thuộc Pháp (có lẽ là năm khu vực trong Liên Hiệp Đông Dương) và đảng cộng sản Nam Kỳ "là một tổ chức năng hoạt nhất đang dẫn đầu một phong trào mạnh mẽ trong quần chúng bản xứ." Một sơ đồ đính kèm trong bản báo cáo cho thấy những có những chi bộ Nam Kỳ tại Sài Gòn, Chợ Lớn, Trà Vinh, Sa Đéc, Cà Mau và Thủ Dầu Một. Những chi bộ tại Cambodia đặt tại Kompong Cham, Cratie và Kampot với một chi uỷ gồm 50 thành viên tại Phnom Penh. Một hội nghị bao gồm đại biểu từ Hải Phòng, Hà Nội và Lao Cai dự định tổ chức vào tháng 2 1927 tại Hải Phòng. Những đại biểu này hình như là người gốc Hoa, ví dụ như một người tên "Mông Vĩnh Hội", được xem là một nhà cách mạng nổi bật nhất ở miền Bắc [Việt Nam]. Semaun cũng đề cập đến một tổ chức cách mạng địa phương do người bản xứ thành lập tại Vinh-na Tinh (sic) vào tháng 5 1926, nhưng vẫn chưa thực sự thành hình. Có lẽ ông đang muốn nói về những nổ lực kết nạp thành viên ban đầu của Thanh Niên Hội hoặc của Cách Mạng Đảng sẽ đề cập ở dưới. Có thể hiểu rằng những người quốc gia Việt Nam có liên hệ với tổ chức Nam Kỳ - Cambodia là những người hoạt động mạnh mẽ nhất để khởi xướng khởi nghĩa vũ trang trong thời gian 1926. Kế hoạch của Monin có thể là một phối hợp với những phần tử trong nhóm này - Những người Hoa tại Trà Vinh có tiếng là đã đóng góp rất nhiều trong công việc báo chí của ông.[111] Ngoài ra còn có một tổ chức tại Bắc Ninh do Trần Huy Liệu của Việt Nam Dân Quốc, đảng này đang dự định khởi nghĩa vào cuối năm 1926 (kế hoạch của họ bị lộ vì bom tự chế của họ đã nổ sớm[112]). Đến cuối năm 1927 họ đã trở thành một trong những thành viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng.[113]

Khoá đào tạo thứ hai và thứ ba của Thanh Niên. Không thể xác định sự liên hệ, nếu có, của Hồ Chí Minh và Thanh Niên Hội với ĐCS/Quốc Dân Đảng Trung Quốc bên trong Việt Nam. Dù thế, hồ sơ lưu trữ của QTCS và tài liệu của Pháp cho thấy Hồ đã cố gắng tránh xa những cuộc mạo hiểm vũ trang. Sau khoảng một năm dài không liên lạc với Cục Đông Phương , vào ngày 3 tháng 6 1926 Hồ đã viết thư cho QTCS báo rằng công việc của ông tiến triển rất chậm vì thiếu tài chính.[114] Ông đã phải xoay trở bằng tiền lương của mình và một số đồng chí khác cùng với một số trợ cấp từ người Nga. Một nguồn tài chính khác của Thanh Niên có thể là từ Nông Dân Quốc Tế cung cấp qua Borodin cho những công tác của Hồ trong phong trào nông dân. Số tiền này ít nhất đã trợ giúp cho các học viên đang theo học tại Học Viện Đào Tạo Phong Trào Nông Dân.[115] Vào thời điểm này có thể Hồ cũng đã nhận được quyên góp từ những người yêu nước giàu có ở miền nam Việt Nam. Một ghi chú của Sở Liêm Phóng ngày 12 tháng 8 1927 viết rằng Diệp Văn Kỳ, một chủ báo tại Sài Gòn và cũng là học trò của thân phụ Hồ Chí Minh, đã thường xuyên gửi tiền đến một trung gian tại Quảng Châu mỗi khi Hồ Chí Minh yêu cầu ông đóng góp.[116] Sớm hơn nữa là trong năm 1925 Lâm Đức Thụ báo cáo rằng Hồ đã nghĩ đến việc tìm đến người bạn cũ ở Paris là Khánh Ký (Nguyễn Đình Khánh - ND), giờ là một nhà nhiếp ảnh tại Sài Gòn để xin tiền. Hồ cũng đề cập đến Bùi Quang Chiêu, nhà lãnh đạo giàu có của Đảng Lập Hiến, như là một người bảo trợ đầy tiềm năng.[117] Nếu nguồn tài chính từ miền nam đã thực sự lưu chuyển vào năm 1926, rõ ràng là Hồ nghĩ rằng không dại gì tiết lộ điều ấy cho người Nga biết.

Hồ tường thuật trong báo cáo tháng 6 1926 rằng kể từ khi đặt chân đến Quảng Châu, ông đã thực hiện được những việc sau cho phong trào cách mạng Đông Dương: (1) thành lập một hội bí mật; (2) thành lập một tổ chức nông hội của những người Việt sống tại Xiêm; (3) lựa chọn một nhóm "tiên phong" từ con em của nông dân và công nhân (một số trong họ đến từ Xiêm) để đào tạo tại Quảng Châu; (4) tổ chức một nhóm phụ nữ cách mạng gồm 12 người; và (5) thành lập một lớp tuyên truyền ở Quảng Châu cho những học viên được bí mật đưa sang từ Việt Nam và Xiêm. Đến lúc này, lịch sử của Thanh Niên Hội mà ta đã biết được từ những hồi ký của các nhân vật người Việt khác nhau đã trùng với những gì chúng ta rút ra từ báo cáo của Hồ.[118] Hồ gửi báo cáo này khi ông chuẩn bị cho nhóm học viên thứ hai đến Quảng Châu cho khoá đào tạo bắt đầu vào tháng 9 1926. Khoá thứ nhất, Hồ báo cáo, có 10 học viên và ông hy vọng sẽ có khoảng 30 người đến học khoá thứ hai.

Những người tham dự khoá học thứ hai của Thanh Niên Hội rời Việt Nam để đi Quảng Châu trong tháng 7 và 8 1926. Có ít nhất 3 người trong số họ xuất thân từ một tổ chức chính trị thành lập tại Vinh do những cựu binh của thời kỳ 1907-8 từng bị giam cầm tại Côn Đảo (Poulo Condor - ND). Khi vừa thành lập vào năm 1925, nhóm này lấy tên là Phục Quốc, dựa trên tổ chức của Phan Bội Châu. Được đổi thành Việt Nam Cách Mạng Đảng vào năm 1926, rồi thành Tân Việt vào năm 1928. Tổ chức này, bắt nguồn từ vùng quê của Hồ, bao gồm đa phần là những trí thức Nho học và giáo viên trẻ, đã cung cấp những nhân vật lãnh đạo quan trọng nhất cho đảng cộng sản trong những ngày đầu thành lập. Lãnh tụ chính thức đầu tiên khi đảng cộng sản thành lập vào năm 1930 là Trần Phú, một giáo viên và là một trong những thành viên sớm nhất của Phục Quốc. Một thành viên kỳ cựu khác là Hà Huy Tập, một giáo viên từ Hà Tĩnh, đã trở thành người đứng đầu không chính thức của đảng trong thời gian 1935 đến tháng 3 1938. Tại sao các thành viên Phục Quốc được chọn lựa vào đội ngũ thân tín nhất của Thanh Niên là một câu hỏi lý thú. Đó là sự tổng hợp của quan hệ gia đình thân cận, với cả hai nền học vấn Nho và Pháp, cùng với tâm lý bất mãn đối với chế độ thuộc địa làm họ trở thành những thành viên giá trị của Hồ. Ví dụ như Trần Phú, xuất thân từ một gia đình đã chịu nhiều đau khổ dưới sự cai trị của Pháp. Ông là con của một vị quan mà khi đang tại chức tại Quảng Ngãi vào năm 1908 đã tự sát thay vì bắt buộc nông dân địa phương hợp tác với lính Pháp ruồng bố những người chống thuế.[119] Những thành viên trẻ hơn của Phục Quốc là những thanh niên bất mãn từ những vùng quê nghèo khổ, đã sẵn sàng đón nhận những tư tưởng cách mạng mà Hồ mang đến. Không còn nghi ngờ gì về ưu thế của những thành viên Thanh Niên kỳ cựu xuất thân từ phía bắc của miền trung Việt Nam, kể cả uỷ ban trung ương từ Quảng Châu, đã tạo thành một tổ chức giống như là một hội đồng hương.

Những thành viên mới được Lê Duy Diễm đưa đến Quảng Châu. Lê Duy Diễm là bạn học cũ của Trần Phú, xuất thân từ Hà Tĩnh. Vào nửa cuối năm 1925, ông được Đảng Phục Quốc giao cho nhiệm vụ liên lạc với những người Việt tại Quảng Châu để bàn về phối hợp hành động. Trước khi quay lại Vinh ông đã gia nhập Thanh Niên Hội.[120] Việc này cũng xảy ra với hầu hết các thành viên của Phục Quốc/Cách Mạng Đảng sau khi qua Quảng Châu: Trần Phú và học trò của mình là Nguyễn Ngọc Ba quay về sau ba tháng học tập và đã trở thành thành viên của Thanh Niên. (Như ta đã thấy ở trên, Lê Hồng Sơn đã đưa Nguyễn Ngọc Ba sang học khoá thứ nhất; có lẽ ông đã tham dự cả hai khoá học.) Trong chuyện do Phan Trọng Quảng kể về chuyến đi, có những người khác từ miền trung Việt Nam bao gồm Nguyễn Văn Lợi, Lê Mạnh Trinh, Trần Văn Đắc, Nguyễn Văn Khang Quảng. Hai thành viên của Phục Quốc là Tôn Quang Phiệt và Hoàng Văn Tùng đã không đến được Quảng Châu vì họ đã bị bắt khi bị tuột lại phía sau tại biên giới. Mãi cho đến tháng 9, sau khi đã di chuyển bằng đường thuỷ, xe lửa và đi bộ với nhiều tuần lễ chờ đợi ở mỗi trạm, cả nhóm đã đến được trụ sở của Thanh Niên tại Quảng Châu. Ở đó họ đã gặp những học viên đến từ Bắc Kỳ và Xiêm. Tất cả có khoảng 20 học viên đã đến Quảng Châu, trong đó có cả vị thủ tướng tương lai là Phạm Văn Đồng, ông bị bệnh và phải tham gia khoá học sau.[121]

Những bài giảng căn bản với những chủ đề bao gồm từ sự tiến hoá của loài người, địa lý thế giới và lịch sử Việt Nam đến lý luận Marxist-Leninist, Thuyết Tam Dân của Tôn Dật Tiên và thuyết đấu tranh bất bạo động của Gandhi do Hồ Chí Minh đứng lớp. Những giảng viên bên ngoài đôi khi cũng được thỉnh giảng. Phan Trọng Quang nhớ có cả Chu Ân Lai, Bành Bái và Hà Hương Ngưng (He Xiangning - ND), vợ goá của Liêu Trọng Khải. Borodin và một phụ nữ Nga cũng đến thuyết giảng. Vào lúc bế mạc của khoá giảng vào tháng 11, Phan Trọng Quang kể rằng có năm học viên được bí mật chọn để kết nạp vào Việt Nam Thanh Niên Cộng Sản Đoàn. Năm người này là Trần Phú, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Ngọc Ba, Phan Trọng Bình và bản thân Phan Trọng Quang, tất cả họ đều là người Trung Kỳ.

Khoá đào tạo thứ 3 bắt đầu vào cuối năm 1926 và chấm dứt sau Tết Nguyên Đán 1927. Hoàng Văn Hoan, một thành viên khác từ Nghệ An sau này đã trở thành nhân vật quan trọng trong đảng cộng sản, đã viết trong hồi ký của mình rằng đã có thêm 20 học viên mới, một số trong họ vừa tham gia vụ bãi khoá tại Nam Định.[122] Trong nhóm miền bắc này có Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính, và Nguyễn Đức Cảnh sau này đã trở thành những người đứng đầu của Thanh Niên Hội tại Bắc Kỳ.[123] (Hoan không nhắc đến số học sinh từ trường Bảo Hộ Lycée, còn có tên là Trường Bưởi ở Hà Nội. Đỗ Ngọc Du và một số sau này là học viên của Thanh Niên đã bị đuổi khỏi trường này vào năm 1926[124]). Trong những giảng viên Hoan có kể đến Bành Bái và Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi - ND), chuyên giảng về phong trào công nhân. Thường thì Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn hoặc Lâm Đức Thụ thông dịch cho những giảng viên Trung Quốc, nhưng Hồ Chí Minh có thể thay thế hẳn nếu họ vắng mặt, Hoan kể.[125] Ông cũng nhớ lại những vai diễn trong các vở kịch. Hồ, được những học viên biết đến với cái tên là Vương, thường đóng vai công nhân hoặc nông dân.[126] Hoan không đề cập đến bao nhiêu học viên đã được kết nạp vào đội ngũ cốt cán của tổ chức cộng sản, nhưng nếu con số này cũng ít như ở khoá học trước thì số thành viên cộng sản trong Thanh Niên Hội vẫn còn rất nhỏ. Huỳnh Kim Khánh (nhà sử học - ND) cho biết con số vào khoảng 24 thành viên của Thanh Niên Cộng Sản tính đến tháng 5 1929, nhưng con số này rõ ràng là chỉ đề cập đến số thành viên đang sống tại Trung Quốc lúc ấy.[127]

Tổng số bao nhiêu người Việt đã kinh qua trường đào tạo của Thanh Niên thì khó mà xác định được. Tôi chỉ đã tìm thấy bằng chứng chắc chắn của 3 đợt học viên chính thức; một nhóm thứ 4 đang sắp xếp tại Quảng Châu vào tháng 3 1927 nhưng bị gián đoạn vì cuộc đảo chính tháng 4.[128] Hồ báo cáo với QTCS khi ông quay lại Moscow vào tháng 6 1927 rằng 75 thanh niên Việt Nam đã được đào tạo tại "trường tuyên truyền" của ông ở Quảng Châu.[129] Hồi ký của một người Việt viết năm 1992 lại cho rằng có đến 10 khoá học với tổng cộng khoảng 250 - 300 học viên.[130] Một bài viết của cùng tác giả trên vào năm 1990, đã trích dẫn một tài liệu từ Viện Lịch Sử Quảng Đông rằng có tổng cộng trên 300 người Việt đã tham gia vào những hoạt động cách mạng khác nhau tại Quảng Đông từ 1924 đến 1927.[131] Con số này bao gồm cả những người không gia nhập đảng cộng sản. Con số này cũng có thể bao gồm những học sinh theo học các khoá học chính thức vào cuối năm 1927 đến 1928, sau khi Hồ đã rời khỏi Trung Quốc. Hơn nữa, có thể nó phản ánh thực tế là những lớp đào tạo trên có nhiều cấp bậc và độ dài khác nhau. Ví dụ như chúng ta không biết được đã có những lớp dành riêng cho phụ nữ hoặc những người "tiên phong" mà Hồ đã kết nạp hay không, hoặc là cho những công nhân có học vấn thấp như Nguyễn Lương Bằng. Những nhà sử học Hà Nội dạo gần đây đã cẩn trọng hơn trong việc nâng cao tổng số học viên của Thanh Niên. Họ không thể xác nhận được con số 75 người mà Hồ Chí Minh đưa ra trong tháng 4 1927, ngay cả nếu tính luôn những học viên được biết là đã theo học các lớp sau 1927.[132]

Rõ ràng là nhóm Việt kiều đông nhất đã theo học tại Học Viện Hoàng Phố, đến đầu năm 1927 đã có 53 học viên người Việt.[133] (Vào thời điểm này, một bộ phận dạy tiếng Việt đã được thành lập tại Hoàng Phố - trước 1927, những người Việt theo học như người Trung Quốc.[134]) Nhưng chúng ta không biết bao nhiêu trong bọn họ đã học được đầy đủ các lớp của Thanh Niên. Như Lâm Đức Thụ đã chỉ ra, "Nguyễn Ái Quốc chỉ thâu nhận những học viên thận trọng nhất và chỉ giảng dạy đầy đủ cho những ai dám hy sinh cho lý tưởng cách mạng."[135] Dường như những học viên miền Bắc theo học những lớp đào tạo của ông đã không trở thành đảng viên cộng sản nhiều như những người Trung Kỳ, có thể vì họ được thâu nhận bởi Nguyễn Hải Thần hoặc Lâm Đức Thụ.
 
Hiệu đính theo tài liệu bác Ho Guom, thành viên x-cafevn.org cung cấp.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 13:43:01 bởi lyenson >

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 17.01.2008 08:22:08
Một số giáo án của Thanh Niên được in trong tập Đường Kách Mệnh năm 1927, có thể là do Hồ thu thập trong thời gian ở Nga, và có nội dung tương tự như những bài giảng chính trị của các chính uỷ cộng sản tại Học Viện Hoàng Phố trước khi họ bị loại khỏi trường vào tháng 3 1926. Tập tài liệu này trở thành thánh kinh của những thành viên cộng sản trẻ trong giai đoạn 1926 và 1927, Hà Huy Tập đã viết vào năm 1932. "Hầu như chúng tôi đã học thuộc lòng," ông kể.[136] Nó bao gồm những định nghĩa về các hình thức cách mạng, những phong trào quốc tế, công đoàn, nông hội và hợp tác xã. Nó thấm nhuần khái niệm về hai giai đoạn cách mạng như đã vạch ra trong Luận Cương về Những Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Địa của Lenin. Tập tài liệu đã định nghĩa hai giai đoạn cách mạng này là cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới. Trong khi cách mạng dân tộc không đề cập đến vấn đề phân biệt giai cấp, cách mạng thế giới sẽ do giai cấp nông dân và công nhân lãnh đạo và sẽ dẹp bỏ chủ nghĩa tư bản trên thế giới.[137] Đến năm 1932 thì khái niệm hai giai đoạn cách mạng đã bị Quốc Tế Cộng Sản loại bỏ và Hà Huy Tập cũng đã viết bài lên án tính ngây thơ và khó hiểu của cương lĩnh Thanh Niên. Cụ thể là ông đã phê phán lý luận cho rằng: "trong giai đoạn đấu tranh phản đế, ta phải liên kết với mọi tầng lớp". "Lý luận kiểu này chẳng có gì quan trọng hơn là sự thoả hiệp giai cấp... " Ông nói.[138]

Đến tháng 2 1927 công việc tuyển người và đào tạo của Hồ cuối cùng đã có tiến bộ. Thành công của Hồ trong việc chuyển hoá những đảng viên Tâm Tâm Xã đã được dùng làm kiểu mẫu trong quan hệ của ông với Phục Quốc/Cách Mạng Đảng. Bước kế đến là tạo cho Thanh Niên một chỗ dựa chính thức, đó là đạt được sự công nhận từ QTCS, soạn thảo cương lĩnh và tìm kiếm nguồn tài trợ vững vàng. Việc đoàn đại biểu của QTCS đến Quảng Châu vào tháng 2 1927 đã tạo cho Hồ những cơ hội mà ông đang tìm kiếm. Jacques Doriot, một nhà hoạt động về phong trào thanh niên cộng sản mà Hồ đã gặp tại Đại Hội 6 ở Moscow, có mặt trong đoàn cùng với Tom Mann từ Anh Quốc và Earl Browder người Mỹ. Doriot cũng đã trở thành chủ tịch Phân Bộ Thuộc Địa của ĐCS Pháp và cũng là nghị viên Quốc Hội Pháp. Với vai trò là tuyên truyền viên và thông dịch viên, Hồ đã theo phái đoàn thăm viếng Quảng Châu và chiếm được sự ủng hộ của Doriot về những công tác của ông về Việt Nam.[139] Vai trò của Doriot rõ ràng là đã có liên quan đến việc QTCS quyết định thành lập một ban bí thư mới cho Pháp, các thuộc địa của Pháp, Bỉ, Ý và Thụy Sĩ vào tháng 3 1926. Vào thời điểm ấy, nhiệm vụ chủ yếu của việc xây dựng phong trào cộng sản tại Đông Dương đã được chính thức giao cho ĐCS Pháp.[140] Vào ngày 3 tháng 3 1927 Doriot, Hồ (ký tên là Lee) và Volin đại diện cho nhóm cố vấn Nga, đã thảo ra một bản ghi nhớ trong đó đồng ý cho "Lee" đệ trình một yêu cầu ngân sách cho QTCS, trong khi đó Doriot sẽ thảo Luận Cương cho Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đảng cùng với nghị quyết hoạch định những công việc tương lai của tổ chức này.[141]

Doriot đã báo cáo trong một bức thư giải thích cho Cục Đông Phương rằng Thanh Niên Hội đã tạo dựng được những chi bộ trên khắp Việt Nam: một tổ tại nam Kỳ, hai tại Trung Kỳ, sáu tại Bắc Kỳ và bốn tại Xiêm. "Chắc chắn là họ vẫn còn nhiều yếu kém," ông viết: "trước hết là họ không có một cương lĩnh chính thức, thứ hai là khuynh hướng nổi bật của âm mưu bè phái. Hoạt động của họ giống như là một hội kín hơn là một tổ chức quần chúng cách mạng. Ví dụ như hầu hết những thành viên của họ đều nằm tại Quảng Châu. Điều này cho thấy mối liên hệ giữa họ với nhân dân vẫn còn yếu. Dù vậy", ông tiếp tục, "một số đầu mối đã được thiết lập và đã có những cố gắng trong việc xây dựng một tổ chức rộng lớn hơn nhằm vào học sinh, thương nhân và nông dân."[142] Doriot giải thích rằng nghị quyết của ông về hoạt động đảng đã đưa ra những điểm sau: (1) sự cần thiết phải chuyển hoá hội kín thành tổ chức rộng rãi; (2) mở rộng tổ chức đến số đông quần chúng trong nước; (3) tham gia nhiều hơn nữa với tình hình chính trị Việt Nam; và (4) thành lập các công đoàn công nhân, nông hội, hội sinh viên cũng như các hiệp hội cho các thành phần dân chúng khác.[143]

Luận cương của Doriot - dưới dạng một lá thư gửi cho "Thanh Niên Cách Mạng Đông Dương" - cho thấy rõ là ông nhìn Thanh Niên Hội như là một đảng quốc gia với những mục đích tương tự như của Trung Quốc Quốc Dân Đảng: "Nhân dân Đông Dương - như tổ chức các bạn đã tuyên bố - chỉ có thể đi theo con đường duy nhất nếu họ muốn thay đổi tình hình: đó là con đường đấu tranh giành độc lập."[144] Ông nhấn mạnh rằng giai cấp nông dân và công nhân là những lực lượng tiên yếu trong cuộc đấu tranh này. Nhưng ông cũng đã ủng hộ mạnh mẽ cho việc thành lập một mặt trận thống nhất: "Đừng quên rằng dưới sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc, tất cả mọi người (công nhân, nông dân, tiểu thương và trí thức), ngoại từ một số rất nhỏ của thành phần đầu cơ trục lợi, đều có quyền lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân. Đừng nên bỏ qua một nỗ lực nào để kêu gọi và tổ chức họ từng ngày trong cuộc tranh đấu này. Đừng nên từ chối bất cứ sự hợp tác nào của họ."[145] Trong suốt bài viết, ông không hề nhắc đến chủ thuyết cộng sản mặc dù đã dẫn ra ví dụ về cuộc cách mạng Nga như là một kiểu mẫu của phong trào phản đế vì nó đã giải phóng nhân dân bị áp bức ra khỏi sự thống trị của Sa Hoàng.[146] Việc QTCS mong muốn uốn nắn Thanh Niên Hội thành một đảng quốc gia cũng đã được nhấn mạnh bằng báo cáo ngày 17 tháng 3 1927 của Lâm Đức Thụ: "Gần đây những người cách mạng Pháp và Trung Quốc đã bắt đầu khuyến khích "les amis" (những người bạn - ND) thành lập một đảng tương tự như đảng quốc gia Trung Quốc, với cương lĩnh, chính sách với những bộ phận tuyên truyền và thông tin rộng khắp. Những quy chế của đảng sẽ được soạn thảo sớm."[147]

Hồ đệ trình ngân sách của năm cho QTCS với tổng số là 40.000 đồng tiền Trung Quốc. Một nửa số tiền này sẽ dùng để trang trải chi phí đi lại và đào tạo tại Quảng Châu cho 100 học viên tương lai. Ngoài ra ông còn yêu cầu 1.500 đồng cho 10 tuyên truyền viên làm việc toàn thời gian trong một năm. Chi phí xuất bản, thông tin, thành lập một cửa tiệm nhỏ để làm vỏ bọc cho việc liên lạc chiếm hết 8.500 đồng. Chi phí vận chuyển 100 học viên khác đến học tại Hoàng Phố tốn khoảng 5.000 đồng nữa. Theo giải thích của Hồ trong ghi chú đính kèm thì Hoàng Phố đã hứa đào tạo 100 người này nếu chi phí đi lại của họ được lo liệu.[148] 5.000 đồng còn lại được dự trữ cho những trường hợp bệnh tật hoặc cấp bách.

Đến tháng 3 1927, với sự hỗ trợ của Doriot và hai nhóm học viên mới đã được đưa về Việt Nam, tổ chức của Hồ Chí Minh xem ra đã có thể tự phát triển. Đã có những thương lượng để chính thức liên kết với đảng Phục Quốc tại trung phần Việt Nam, đảng này từ giữa năm 1926 đã đổi tên thành Cách Mạng Đảng. Hai nguồn tài liệu về việc thương lượng đã mâu thuẫn với nhau về việc này có được theo đuổi thật lòng hay không. Hà Huy Tập đã viết vào năm 1932 ở Moscow rằng Lê Duy Điếm quay về Việt Nam vào tháng 3 1927 với chỉ thị từ Quảng Châu để chuẩn bị cho việc hợp nhất. Điếm tham dự các cuộc họp địa phương của hai đảng tại miền bắc và trung Việt Nam và sau đó là một hội nghị hợp nhất toàn quốc tại Huế vào tháng 7. Tập viết rằng lần đầu tiên cả hai đảng đã nhận được cương lĩnh và quy chế trên giấy tờ, trong đó bao gồm những qui chế cho các công đoàn, nông hội, hội sinh viên và những hiệp hội khác.[149] Tiến triển của những sự kiện có thể là hệ quả hợp lý của việc Doriot đến thăm Quảng Châu. Nhưng mọi việc không trôi chảy như Hồ hy vọng. Theo Hà Huy Tập, hai đảng đã quyết định chấp nhận danh xưng của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, vẫn được biết đến như Thanh Niên hoặc VNTNCMĐCH. Hai tổ chức sẽ thực hiện việc thống nhất từ trên xuống, hợp nhất tất cả những tổ đảng dưới một uỷ ban trung ương lâm thời. Các chi uỷ lâm thời cũng đã được thành lập tại miền bắc và miền trung, việc còn lại là thành lập một chi uỷ lâm thời Nam Kỳ. Nhưng những thành viên của Thanh Niên từ miền Nam, vì không tham dự được hội nghị toàn quốc ở Huế, đã không chịu thừa nhận quyết định của hội nghị tháng 7. Đến thời điểm sau tháng 7 1927, Hà Huy Tập viết rằng miền nam đã có số thành viên Thanh Niên đông nhất trong cả nước. Đây là một thay đổi lớn so với tình trạng đầu năm 1927, khi Doriot báo cáo là chỉ có một chi bộ Thanh Niên thành lập tại Nam Kỳ, và đã cho thấy nỗ lực xây dựng tổ chức này thành một đảng quần chúng. Tập tự nhận rằng sau khi bị đuổi việc dạy học ở Vinh, ông đã vào Sài Gòn vào tháng 3 1927 để khởi sự những công tác chính trị như tổ chức các lớp học buổi tối cho công nhân.[150] Một nhóm khoảng 10 người lưu vong từ Nam Kỳ hoặc Trung Kỳ, chủ yếu là dân lao động, đã đến Quảng Châu vào tháng 5 hoặc đầu tháng 6 1927, theo lời của Lâm Đức Thụ[151] Nhóm này có lẽ bao gồm Tôn Đức Thắng, một nhà tổ chức công đoàn và chủ tịch tương lai của Bắc Việt Nam. Ông đã từ Quảng Châu về Nam Kỳ vào khoảng nửa sau năm ấy.[152] Như ta đã thấy, cũng có một nhóm 9 người miền nam được sự bảo trợ của Quốc Dân Đảng đã đến Quảng Châu vào tháng 7. Sự phát triển của Thanh Niên tại miền nam có lẽ là do phối hợp của tổ chức Nam Kỳ - Cam Bốt trực thuộc ĐCS Trung Quốc. Tài liệu của Việt Nam cho rằng Tôn Đức Thắng đã làm công tác tổ chức công nhân Sài Gòn từ 1925, vì thế rất có thể là ông đã làm việc với uỷ ban nội thành của Trung Quốc nàỵ[153]

Một bằng chứng khác cho thấy Thanh Niên đã có nỗ lực trong việc cắm rễ vào miền nam Việt Nam vào năm 1927. Hà Huy Giáp, em của Hà Huy Tập, nhớ lại trong hồi ký của mình rằng ông đã dời vào Sài Gòn vào năm 1926 để tìm đường đi Pháp. Nhưng vào đầu năm 1927, Nguyễn Văn Lợi và Phan Trọng Bình, hai thành viên của Thanh Niên Cộng Sản từ khoá đào tạo thứ hai về đến Sài Gòn và đã thuyết phục ông ở lại làm việc cho Thanh Niên. Hai học viên từ Quảng Châu này lưu lại miền nam và làm nghề giáo.[154] Giáp cũng cho thấy mối quan hệ rất quan trọng giữa những nhà hoạt động miền nam và miền trung:ông cho rằng Nguyễn An Ninh bị giam tại Sài Gòn vào năm 1926 cùng với Tú Kiên, một trong những tù nhân Côn Đảo đã tham gia vào âm mưu thành lập đảng Phục Quốc năm 1818. Giáp kể rằng cả hai người đều theo đuổi những tư tưởng của Hồ Chí Minh. Theo lời Giáp thì Nguyễn An Ninh đã bàn giao "nhiệm vụ" lại cho Tú KiênTú Kiên ra tù trước. Tú Kiên ra lại Vinh và được Lê Huân, một bạn tù Côn Đảo ngày xưa, chính thức kết nạp vào Cách Mạng Đảng. Sau đó ông quay lại miền nam, với bề ngoài là tìm kiếm thêm thành viên cho Cách Mạng Đảng, nhưng có thể đã bí mật làm việc cho Thanh Niên.[155] Một ghi chú của Sở Liêm Phóng vào tháng 5 1928 đã nói về Tú Kiên (Nguyễn Đình Kiên) như là một liên lạc viên cho người Việt tại Quảng Châu và Sài Gòn.[156] Khi ông bị bắt lại vào năm 1929, người Pháp đã tìm thấy hình của Marx và Lenin trong nhà ông.

Những cuộc hợp nhất đảng phái khác có thể đã được khởi sự từ tháng 3 theo đề nghị của Doriot nhằm tăng số lượng thành viên của Thanh Niên - Ví dụ như một số thành viên của "Đảng Thanh Niên" (còn có tên là Jeune Annam (Thanh Niên An Nam - ND)) thành lập vào tháng 3 1926, đã trở thành chi nhánh của Thanh Niên. (Hai tên đảng giống nhau chỉ là do tình cờ.) Vào giữa năm 1926 Hồ Chí Minh đã gửi một báo cáo đầy lạc quan đến QTCS về nhóm Jeune Annam này vì nó đã rất thân cận với Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh, và cả hai người đều đã từng làm việc tại Paris trong Công Đoàn Thuộc Địa Quốc Tế.[157] Sự liên hệ của họ với Thanh Niên, có lẽ là qua ĐCS Pháp thì cần phải tìm hiểu thêm. Nhìn chung, chúng ta không biết được nhiều về sự thật của những tiếp xúc giữa Quảng Châu và những nhà cách mạng miền nam trong giai đoạn này. Nhưng điều chắc chắn là đến giữa năm 1927 những nhà hoạt động từ Trung phần Việt Nam đã bắt đầu xây dựng những tổ chức có liên hệ chính thức với những nhân tố đã có sẵn trong mạng lưới quen biết cá nhân.

Kế hoạch hợp nhất với Thanh Niên vào tháng 7 1927 đã gây nên những xáo trộn trong Cách Mạng Đảng: theo Hà Huy Tập thì mãi đến tháng 7 1928 nó vẫn duy trì cái tên Thanh Niên cùng với những quy chế và phương pháp tổ chức.[158] Theo quan điểm của ông thì hai đảng này không mâu thuẫn về nguyên tắc, nhưng bị trì trệ vì những dị biệt cá nhân khi đề cập đến những vấn đề tổ chức.

Một cái nhìn phức tạp hơn về mối quan hệ giữa hai đảng đã được đề cập đến trong hồi ký của Hoàng Đức Thi, một thành viên Cách Mạng Đảng, do Sở Liêm Phóng phát hành vào năm 1933. Ông thừa nhận rằng trong năm 1927, đảng ông đã tiếp thu phương pháp tổ chức kiểu chi bộ theo kiểu mẫu của Thanh Niên, và họ giả vờ như hai đảng đã hoà nhập dưới sự lãnh đạo của uỷ ban trung ương Thanh Niên tại Quảng Châu.[159] Ông giải thích hành vi lập lờ này là nhằm lôi kéo lại những thành viên đã sang học ở Trung Quốc. Nhưng ta có thể ngầm hiểu ông không muốn nói thật về giai đoạn đầy hiểm nguy này trong quá khứ chính trị của mình. Năm 1933 người bạn cũ của ông là Trần Phú đã trong tù tại Sài Gòn, và bản thân Hà Huy Tập một thành viên quan trọng của Cách Mạng Đảng từ năm 1927, đang trên đường trở về từ Moscow và trở thành một thế lực mạnh mẽ trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Trong khi Hoàng Đức Thi không hoàn toàn chấp nhận việc kết hợp hai đảng nhưng sự tồn tại của nó là có thật. Theo Thi thì sự đổ vỡ của những thảo luận cho việc hợp nhất là do lỗi của các thành viên Thanh Niên vì họ đã phản đối việc hợp nhất những chi bộ địa phương với miền trung và miền bắc.[160] Cả ông và Hà Huy Tập đều đồng ý rằng Vương Thúc Oánh đã đóng vai trò chính trong sự đổ vỡ này.

Tình trạng phức tạp này cũng có thể là do Hồ Chí Minh ưa chuộng chiến lược nắm giữ phong trào từ bên trong. Hà Huy Tập đã kể lại cái mà ông gọi là "những ví dụ điển hình" của việc hợp tác giữa hai đảng: "Đồng chí H. của Thanh Niên cũng là phó bí thư của uỷ ban trung ương Cách Mạng Đảng; đồng chí Nguyễn Sĩ Sách, một đại diện trung gian của uỷ ban trung ương Cách Mạng Đảng, cũng là thành viên của chi bộ Thanh Niên tại Trung Kỳ."[161] Tập không cho biết là bản thân ông có là thành viên lưỡng đảng hay không, mặc dù ông đã nói rõ rằng ông là một người cộng sản (ông cũng ở chung nhà với "một vài thành viên của Chi Uỷ Nam Kỳ của Thanh Niên"). Hồi ký của Hoàng Đức Thi xác nhận là tuy rằng những học viên Thanh Niên không có liên hệ trước đây với Cách Mạng Đảng nhưng họ đã "xin được phục vụ" cho đảng này sau khi từ Quảng Châu trở về.[162] Ta có thể hiểu rằng họ đã làm theo chỉ thị của giới lãnh đạo Thanh Niên ở Trung Quốc.
 
Hiệu đính theo tài liệu bác Ho Guom, thành viên x-cafevn.org cung cấp.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 13:47:30 bởi lyenson >

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 20.01.2008 08:11:51
Sự tan rã của Mặt Trận Thống Nhất

Tiến trình của công tác tổ chức mà Doriot khi sang thăm đã trình bày cho Thanh Niên đã bị giảm thiểu vào thời gian thương lượng hợp nhất với Cách Mạng Đảng bị thất bại. Vừa lúc công cuộc xây dựng đảng và vận động hậu thuẫn từ CSQT của Hồ Chí Minh đang bắt đầu cho kết quả thì mặt trận thống nhất tại Quảng Châu thình lình tan rã. Cuộc đảo chính của Tưởng Giới Thạch ngày 12 tháng 4 1927 đã phá vỡ phong trào công nhân cánh tả tại đây và đẩy ĐCS Trung Quốc vào hoạt động bí mật. Những diễn biến tương tự cũng đã xảy ra tại các thành phố của Trung Hoa Dân Quốc - việc bắt bớ hàng loạt và hành hình những nhà hoạt động công đoàn đã bắt đầu khoảng ngày 14 tháng 4 tại Quảng Châu. Lúc ấy Hồ Chí Minh hoặc đã chạy lên miền bắc hoặc đang trú ẩn tại lãnh sự quán Nga. Ông giải thích với QTCS sau khi quay lại Moscow rằng người Nga duy nhất còn lại Quảng Châu "đã không giúp đỡ hoặc cố vấn được gì cho chúng tôi, hay ít ra là tiếp tục trả lương thông dịch cho tôi vì tôi hoàn toàn không thể tìm được việc làm... Tôi không còn cách nào khác là để mình bị bắt hoặc tiếp tục công tác tại Xiêm sau khi quay lại Moscow."[163] Mật thám Constantin báo cáo rằng Hồ và những người cộng sản Việt Nam khác đã bị các thành viên của nhóm yêu nước đối lập tại Quảng Châu tố giác. Nhóm này do Tam Kam Say (Dam Giam Tay)[164] đứng đầu, có sự tham gia của Nguyễn Hải Thần, là một tổ chức có tư tưởng cách mạng dân tộc thuần tuý tại Quảng Châu. Hai đồng chí của Lý Thụy đã bị bắt giữ, cùng với bốn hoặc năm người Việt khác vừa từ Bắc Kỳ đến, theo báo cáo của Konstantin. Lâm Đức Thụ đã phải liều thân đứng ra để bị bắt chung với Hồ Tùng Mậu nhằm che dấu vỏ bọc mật thám của mình. Ông viết cho liên lạc viên Sở Liêm Phóng vào ngày 13 tháng 5 1927 rằng ông đã bị giam từ ngày 15 tháng 4. "Sự hiện diện của Hồ Tùng Mậu là một cản trở trong việc viết và chuyển thư từ của tôi," ông giải thích. "Ngài có hiểu được lòng tôi không, thưa Ngài? Vào lúc này tôi vẫn chưa manh động vì tôi luôn đặt lòng tin vững chắc của mình vào Ngài." Đến giữa tháng 6 họ đã được trả tự do, và Lâm Đức Thụ lại tiếp tục công việc mật báo về những nhà cách mạng.[165]

Mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần trở nên xấu hẳn khi căng thẳng trong mặt trận thống nhất ngày càng tăng. Nguyễn Hải Thần trở nên gần gũi hơn với nhóm kháng chiến đối lập, những người này chú trọng hơn về hành động quân sự hơn là Hồ. Như Lâm Đức Thụ đã tường thuật Tam Kam Say và Phạm Nam Sơn "rất chuyên nghiệp trong việc tiêu thụ tiền giả và buôn lậu thuốc phiện và đã lợi dụng Nguyễn Hải Thần để thành lập đảng này."[166] Lâm Đức Thụ báo cáo vào cuối tháng Giêng rằng Nguyễn Hải Thần đang thảo luận với Tam Kam Say và những thành phần khác để thành lập một đảng mới.[167] Đến tháng 3 Thụ báo cáo rằng Lý Thụy đã chấm dứt việc tham khảo ý kiến với Hải Thần.[168] Lâm Đức Thụ cũng nói rằng việc điều hành những vấn đề liên quan đế tài chính một cách quá bí mật của Hồ đã đánh mất lòng tính nhiệm của những đồng chí khác: "Hầu như mọi chi phí của tập thể đều do Lý Thụy thanh toán theo một phương pháp rất tài tình: ông đưa tiền cho Hồng Sơn hoặc Tùng Mậu để họ chi trả bằng ngân khoản của mình... Cách này làm cho những người Trung Kỳ tin cậy lẫn nhau và không tin tưởng vào những đồng hương đến từ những vùng khác trong khối Liên Hiệp Đông Dương, và việc không tin tưởng nhau này đã đẩy Hải Thần và Phạm Nam Sơn thành lập tổ chức riêng của họ." (tiền này là từ chính phủ Quảng Châu chi trả, Thụ viết, dưới sự yêu cầu một tuỳ viên Nga.)[169]

Dù thế hai nhóm này vẫn tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ của Học Viện Hoàng Phố. Đến tháng 2 1927 Thụ cho rằng đã có 53 người Việt theo học tại Hoàng Phố kể từ tháng 12 năm trước. Những học viên tốt nghiệp trong đó có Lê Hồng Sơn và Lê Như Vọng (Lê Thiết Hùng) được chọn để hướng dẫn các học viên người Việt mới, và một bộ phận đặc biệt dạy tiếng Việt đã được lập riêng cho họ.[170] Sự thật là Thanh Niên vẫn còn bám lại tại Quảng Châu sau cuộc đảo chính tháng 4 bằng cách giữ gìn quan hệ với phong trào giải phóng dân tộc không cộng sản bao gồm những người cánh tả trong Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Trường hợp những thành viên như Trương Văn Lềnh, ông trà trộn hoàn toàn vào tổ chức đối lập, theo mật báo của Lâm Đức Thụ cho Sở Liêm Phóng vào ngày 8 tháng 4.[171] Trương Văn Lềnh đã tìm cách giữ được việc làm trong chính quyền Quảng Châu, đầu tiên là một cai đội và sau đó là đại đội trưởng cảnh sát đến cuối tháng 10 1927. Sau đó ông phục vụ trong quân đội của tướng Quốc Dân Đảng Tương Phát Khuệ[172] Sự nghiệp chính trị của Lê Hồng Sơn thì cũng dính dáng một phần đến Trương Phát Khuê - ông làm việc dưới quyền của Trương từ 1926 khi đóng quân tại đảo Hải Nam.

Tung tích của Hồ Chí Minh vào giai đoạn ấy là nguồn gốc của những đồn đãi ít nhất là cho đến tháng 12 1927. Có thể ông đã chỉ thị cho Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu để họ đưa ra những tin tức sai lạc trong cộng đồng Việt kiều. Ví dụ như Konstantin đã báo cáo vào ngày 1 tháng 5 rằng Lý Thụy đã bị bắt cùng với những thành viên khác của Thanh Niên. Sau đó Lâm Đức thụ lại báo rằng ông đã trốn đi Hán Khẩu (Hankou - ND)[173] và cuối năm đó gia nhập quân đội của Diệp Đĩnh (Ye Ting - ND) tại Sán Đầu (Swatow hay Shantou - ND).[174] Một thiếu nữ người Quảng Châu mà Hồ đã "cưới" vào tháng 10 1926 tên là Tuyết Minh, đã không được cho biết ông đã đi đâu.[175] Theo báo cáo của chính Hồ với QTCS về hành tung của mình thì chúng ta biết được ông đã rời Quảng Châu và trực chỉ đến Thượng Hải. Có lẽ ông đã đi qua ngõ Hán Khẩu, nơi có cuộc họp của Nghiệp Đoàn Thái Bình Dương vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Nhưng ông không hề đề cập đến việc này. Ông đã đi đường biển từ Thượng Hải đến Vladivostok cùng với Jacques Doriot và đến Moscow vào khoảng tháng 6.[176] Tại Vladivostok ông gặp Voitinsky, ông này đã tìm cách thuyết phục Hồ quay lại Thượng Hải để hoạt động cùng những người Pháp và người Việt tại đó. Nhưng Hồ dường như đã quyết định yêu cầu thêm ngân sách để tiếp tục mở các lớp đào tạo chính trị tại Xiêm. Tại Moscow ông chỉ có một tiếp xúc ngắn ngủi với những người Việt tại Đại Học Lao Động Phương Đông, những người này đã thành lập một chi bộ cộng sản với 5 thành viên. Họ là "Fon-Shon" (Nguyễn Thế Rục, một người miền bắc họ hàng với Nguyễn Thế Truyền); "Le-man" (Ngô Đức Trì, con của học giả và cựu tù nhân chính trị Ngô Đức Kế người Hà Tĩnh); "Jia-o" (Bùi Công Trung, một ký giả và nhà hoạt động trẻ từ miền trung Việt Nam, trước đây tham gia hội Jeune Annam tại Sài Gòn); "Min-Khan" (Bùi Lâm, một thuỷ thủ và thợ in từ Hải Phòng, thành viên ĐCS Pháp tại Paris); và "Lequy" (Trần Phú), người được bầu làm bí thư chi bộ.[177] Trong một mẫu thư ngắn Hồ chỉ thị cho chi bộ cộng sản này phải học tập chính trị tốt. Vào ngày 25 tháng 6 ông cũng đã gửi báo cáo cho Nông Dân Quốc Tế về phong trào nông dân tại Quảng Đông.[178] Sau một thời gian nằm viện để điều trị bệnh lao, vào tháng 11 ông được gửi về Paris với những chỉ thị mới của QTCS.[179]

Những thành viên còn lại của phái bộ Borodin rời khỏi nơi trú nạn ở Trung Quốc vào tháng 7 1927 sau khi cố gắng tập hợp một mặt trận thống nhất với những người cánh tả trong Quốc Dân Đảng bị thất bại. Một lần nửa ảo tưởng thoả hiệp với lãnh đạo Quốc Dân Đảng là Uông Tinh Vệ đã tan biến, và ĐCS Trung Quốc phải tự tìm ra sách lược mới để bảo toàn những thành quả có được từ những năm tháng trong mặt trận thống nhất. Sau 3 năm phục vụ trong hàng ngũ quân đội do Quốc Dân Đảng chỉ huy, những người cộng sản Trung Quốc giờ đây phải tự huy động lực lượng chiến đấu riêng trong vòng chỉ vài tháng. Stalin và QTCS thình lình thay đổi chính sách vào tháng 7, sau khi những người đầu tiên trốn thoát cuộc đảo chính tháng 4 về đến Moscow báo cáo (trong số đó có một nhân vật tên "Freyer" đã đệ trình một báo cáo dài cho Nông Dân Quốc Tế về Phong Trào Nông Dân cũng như về Hồ Chí Minh).[180] Trong một nghị quyết ra ngày 14 tháng 7, Ban Chấp Hành QTCS tuyên bố, "Vai trò cách mạng của chính quyền Vũ Hán (Wuhan - ND) đã chấm dứt; nó đang trở thành một lực lượng phản cách mạng. Đây là một đặc điểm mới mà tầng lớp lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc cần nên quan tâm rõ ràng và đầy đủ." Dù thế những đảng viên cộng sản vẫn được khuyên là nên lưu lại trong hàng ngũ Quốc Dân Đảng để thiết lập chiến lược của một mặt trận thống nhất từ "dưới lên": để "tăng cường hoạt động trong khối quần chúng vô sản... xây dựng các tổ chức công nhân... củng cố công đoàn... giúp quần chúng lao động sẵn sàng có hành động quyết định... phát triển cách mạng ruộng đất... vũ trang cho giai cấp công nhân và nông dân... tổ chức một cuộc đấu tranh cân sức với những thành phần phá hoại đảng."[181]

Kể từ sau vụ tàn sát chống cộng do Quốc Dân Đảng phát động vào tháng 4, lãnh đạo ĐCS Trung Quốc cuối cùng đã phản công. Cố gắng đầu tiên của họ nhằm giành lại quyền lực từ phe Quốc Dân Đảng "phản động" xảy ra vào ngày 1 tháng 8, khi hai tướng Diệp Tĩnh (Ye Ting - ND) và Hạ Long (He Long - ND) khởi quân tại Nam Xương (Nan Chang - ND), thủ phủ của Giang Tây (Jiang Xi - ND). Chu Ân Lai chính là nhân vật chủ chốt trong cuộc khởi nghĩa Nam Xương. Sự kiện này đã tạo dựng nền móng cho Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, theo các nhà sử học của ĐCS Trung Quốc, bắt đầu thời kỳ lãnh đạo quân đội độc lập của những người cộng sản. Cuộc nổi dậy bị dập tắt trong vòng 3 ngày, khi tướng Trương Phát Khuê mà những người cộng sản nghĩ là đồng minh của họ, đã tấn công quân nổi loạn bằng lực lượng của mình. Quần chúng nông dân đã không đến tiếp ứng cho những người cộng sản đang bị bao vây và họ bắt buộc phải rút về phía nam thành phố Sán Đầu, phía đông bắc tỉnh Quảng Đông. Nơi đó họ đã tìm cách dựng lên một thủ đô mới để rồi bị đánh bại vào đầu tháng 10. Trong lúc đó Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc họp vào ngày 7 tháng 8 tại Hán Khẩu, trong dịp ấy lãnh đạo đảng Trần Độc Tú đã bị lên án là kẻ "thoả hiệp cánh hữu", ông đã trở thành vật tế thần cho sự thất bại của mặt trận thống nhất. Hội nghị tuyên bố chính sách mới về cách mạng ruộng đất và vũ trang chống lại Quốc Dân Đảng. Giới lãnh đạo lâm thời "quyết định biến công tác huy động nông dân cho cuộc khởi nghĩa Trung Thu là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng".[182] Besso Lomidadze, đại diện mới của QTCS, đã đóng vai trò chủ động trong việc hình thành quyết định trên. Dù thế, mãi cho đến ngày 19 tháng 9 Bộ Chính Trị Uỷ Ban Trung Ương mới quyết định sẽ không còn làm ra vẻ chiến đấu dưới ngọn cờ của Quốc Dân Đảng Cánh Tả. Từ đó về sau ĐCS Trung Quốc đã chiến đấu cho quyền lực sô viết dưới ngọn hồng kỳ của họ.[183] Trong một cuộc họp vào tháng 11 1927 của Bộ Chính Trị Lâm Thời ĐCS Trung Quốc, những người cộng sản đã xác nhận con đường tả khuynh của mình, lần nữa dưới ảnh hưởng của Lominadze. Mặc dù số lượng thành viên của họ đã giảm thiểu một cách đáng kể từ tháng 4, họ vẫn quyết định rằng "tình hình cách mạng" vẫn đang ở điểm cao và chiến lược kháng chiến vũ trang vẫn nên tiếp tục.[184]

Những người cộng sản Việt Nam tham gia lực lượng Quốc Dân Đảng chắc hẳn đã lâm vào tình huống khó xử - có thể là vào năm 1927 họ đã không có đủ thời gian để tìm được một lựa chọn rõ rệt là nên chiến đấu dưới ngọn cờ cộng sản hay dưới quyền chỉ huy của nhân vật khó hiểu Trương Phát Khuê. Dù sao chúng ta đã biết được từ những báo cáo của Lâm Đức Thụ rằng một trong những người hùng của nhóm Việt Nam là Lê Hồng Sơn cùng một số thành viên Thanh Niên khác vẫn còn liên hệ với Trương Phát Khuê mãi cho đến tháng 11 1927. Lâm Đức Thụ báo cho Sở Liêm Phóng ngày 13 tháng 11 rằng vẫn còn "một số đông đảng viên cộng sản" nằm trong quân đội của Trương Phát Khuê, trong đó có cả Lê Quang Đạt và Trương Văn Lềnh. Đạt lãnh lương 200 đồng Đông Dương (Piastre - ND) và Lềnh 150 đồng mỗi tháng.[185] Tại Quảng Châu, việc thanh trừng cộng sản đang được tiến hành bởi Tướng Lý Tế Thâm (Li Ji Shen - ND), người mà theo báo cáo của Hồ Chí Minh gửi cho Nông Dân Quốc Tế, đã chống phá dữ dội các tổ chức nông dân địa phương.[186] Vì thế khi quân đội Trương Phát Khuê tổ chức đảo chính tướng Lý vào ngày 17 tháng 11, thành phần lãnh đạo Thanh Niên đã cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm. "...những thành viên trong nhóm Tùng Mậu rất vui mừng vì việc những đồng chí của họ trở lại sẽ giúp họ tìm được việc làm và hậu thuẫn dễ dàng hơn...," Lâm Đức Thụ phán đoán về vụ đảo chính.[187]

Trong giai đoạn thay đổi chính trị này, những người Việt vẫn tiếp tục đến học tập tại Quảng Châu. Họ bao gồm một số người từ Bắc Kỳ sau này trở thành lãnh đạo của một nhóm cấp tiến ly khai khỏi tổ chức Thanh Niên vào năm 1929: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Hội.[188] Thật vô cùng khó khăn để ta biết sự thật ngoại trừ phán đoán về việc họ đã chịu ảnh hưởng chính trị từ đâu sau tháng 4 1927 vì tình hình chính trị trong Thanh Niên cũng như tại Quảng Đông trở nên rất phức tạp. Có những sự việc dường như mâu thuẫn nhau. Trong nội bộ Thanh Niên đã có những nỗ lực hoà giải với những tổ chức quốc gia đối lập, trong khi đó trong ĐCS Trung Quốc lại có khuynh hướng khởi nghĩa. Trong khi đó, những thành viên còn lại của Thanh Niên tại Quảng Châu đã bắt đầu tìm cách phối hợp việc kết nối lại với Nguyễn Hải Thần đang bị bỏ rơi trong mùa thu năm 1927. Lâm Đức Thụ đã báo cáo hai cuộc họp ngày 18 và 24 tháng 10 nhằm thống nhất hai đảng. "Ngày Chủ nhật hôm qua," ông viết "Ngô Thanh và Đinh Tế Dân đã gặp Tùng Mậu, Văn Lềnh và Quang Đạt tại công viên. Họ đã thảo luận sự cần thiết phải chấm dứt những xung đột giữa hai bên." Tùng Mậu cho rằng họ đã giải quyết được những bất đồng.[189] Tiểu sử của Nguyễn Đức Cảnh nói rằng trong tháng 9 1927 ông đã đến Quảng Châu để gặp Uỷ Ban Trung Ương của Thanh Niên Hội để phối hợp hoạt động giữa hai phong trào. Là người quê Thái Bình, sinh năm 1908, Cảnh bị đuổi học tại Nam Định vào năm 1926 vì đã tổ chức bãi khoá. Ông là thành viên của Nam Đồng Thư Xã, hội này vào tháng 12 1927 đã chuyển thành Việt Nam Quốc Dân Đảng.[190] Cũng như những học viên trước đó, ông đã đầu quân vào Thanh Niên sau khi tham gia các khoá học dựa trên cương lĩnh của Hồ Chí Minh. Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Hội cũng có thể đang ở Quảng Châu cùng lúc với Nguyễn Đức Cảnh. Tiểu sử chính thức của Ngô Gia Tự viết rằng ông cũng ở Quảng Châu giữa năm 1927. Ta không biết được là ông có theo dõi cuộc đảo chính tháng 4 hay không.

Những học viên người Việt cũng đã biết được những sự kiện xảy ra tại hai huyện Hải Phong và Lục Phong phía đông Quảng Châu. Một số quân lính rút lui từ Nam Xương về Sán Đầu đã tái hợp tại các huyện này, nơi xảy ra những thắng lợi đầu tiên của phong trào nông dân Quảng Đông. Những người lính này bắt đầu nổi dậy vào ngày 25 tháng 10 để thành lập sô viết. Sau cuộc tấn công tàn bạo của quân đội Lý Tế Thâm, những người nông dân và lãnh đạo cộng sản của tỉnh này hình như đang muốn trả thù. Chính quyền cách mạng lâm thời được thiết lập tại Hải Phong và Lục Phong "hoàn toàn thuộc cộng sản và vũ trang đầy đủ", Fernando Galbiati viết.[191] Ông đã trích dẫn một lá thư của Tỉnh Uỷ Quảng Đông trong đó viết rằng "việc tiêu diệt bọn địa chủ phải được tiếp tục cho đến khi không còn tên nào.[...] Để chứng tỏ vấn đề đánh chiếm Hải-Lục-Phong không phải là mong manh như ngôi nhà trên cát."[192] Như Galbiati chỉ ra, phong trào Sô Viết Hải-Lục-Phong đã được quản chế chắc chắn, được điều khiển bởi "một tiểu tổ trung ương, mệnh lệnh của nó được thực hiện bởi những thành viên của Nông Hội". Những người trong ĐCS Trung Quốc vẫn giữ bí mật tối trọng và chỉ được biết đến trong Sô Viết như là những "zuzhi" (cơ cấu - ND).[193]

Sự ra đời của sô viết nông dân Hải-Lục-Phong đã khích lệ hàng ngũ lãnh đạo ĐCS Trung Quốc tổ chức một cuộc nổi dậy tại Quảng Châu. Nguyên nhân tiên khởi chính là sự cạnh tranh giữa Trương Phát Khuê và Lý Tế Thâm, vì thế vào ngày 26 tháng 11 những người cộng sản Quảng Châu đã nhận định rằng sự tranh chấp giữa các tướng quân phiệt đã tạo ra một cơ hội thuận lợi để tổ chức khởi nghĩa. Ngày hành động được quyết định là 13 tháng 12. Nhân vật cộng sản người Đức là Heinz Neumann, người chuyển giao các chỉ thị của Stalin tại Quảng Châu, đã ra quyết định cuối cùng cho việc khởi nghĩa, có lẽ là vì áp lực của Stalin đã muốn có một thắng lợi ở Trung Quốc nhân dịp Đại Hội thứ 15 của Đảng Cộng Sản Sô Viết. Cuộc khởi nghĩa ba ngày đã bị đè bẹp bởi những lãnh binh Quốc Dân Đảng vừa lên kết lại với nhau, một lần nữa đã gây ra hậu quả là sự trả thù dã man đối với những người cộng sản và dân lao động đã tham gia khởi nghĩa. Nó đã trở thành một huyền thoại động viên cho ĐCS Trung Quốc, cho dù nó không được chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như đã thiếu sự hỗ trợ của tầng lớp lao động. Nhưng nó đã ảnh hưởng như thế nào đến những người cộng sản Việt Nam đang ở tại Quảng Châu hoặc đang theo học tại Học Viện Hoàng Phố?

Theo tài liệu sử chính thức của ĐCS Việt Nam thì những thành viên của Thanh Niên Hội đã tham gia vào cuộc nổi dậy và có 24 người bị bắt.[194] Những người trong hàng ngũ học viên sĩ quan tại Hoàng Phố rất có thể đã tham gia, vì đây là lực lượng quân sự duy nhất lúc ấy có thể bảo vệ các công xã. Một người Việt là Phùng Chí Kiên được kể là đã rút về Sô viết Hải-Lục-Phong sau khi cuộc nổi dậy bất thành, và trở thành chỉ huy một đơn vị vũ trang cộng sản.[195] Nhưng theo lời khai của một người cộng sản miền nam quen biết Phùng Chí Kiên ở Trung Quốc thì sau khi tham gia khởi nghĩa Quảng Châu, ông đã trở về lại Hoàng Phố đến khi bị bắt đi tù vào đầu năm 1929. Chỉ sau khi ra tù vào mùa thu 1929 Kiên mới tham gia ĐCS Trung Quốc và gia nhập Hồng Quân tại Đông Khu (Dong Kiang - ND), Quảng Đông với chức đại đội trưởng.[196] Một học viên sĩ quan Hoàng Phố khác bị bắt sau khởi nghĩa là Trần Văn Cung (Quốc Anh), người này vào năm 1929 đã cầm đầu một tổ chức ly khai khỏi Thanh Niên.[197] Một nguồn tin tại Hà Nội cho biết rằng Trương Văn Lềnh là một trong trong những lãnh đạo công xã, sau đó đã thay đổi tên họ và quân phục để trà trộn vào quân đội quốc dân.[198] Cũng rất có thể là ông đã tham gia quân đội Trương Phát Khuê ở ngoại ô Quảng Châu. Không may là báo cáo của Lâm Đức Thụ đã không đề cập đến những gì đã xảy ra. Nhưng vào tháng 5 1928 ông đã báo rằng 24 người Việt Nam vẫn đang học tập hoặc giảng dạy tại Hoàng Phố. Trong số đó có Lê Duy Nghĩa (Lê Duy Điếm) và Mạnh Văn Liễu (một bí danh khác của Phùng Chí Kiên). Những thành viên Thanh Niên bị bắt trong thời gian khởi nghĩa đã được thả vào ngày 13 tháng 5, đa số đều trong tình trạng sức khoẻ kém.[199] Tài liệu lịch sử công xã cho biết rằng một học viên sĩ quan người Việt tên Đỗ Huy Liêm đã chết trong cuộc nổi dậy;[200] nhưng thực ra ông đã lưu lại Hoàng Phố cho đến cuối năm 1928 và quay lại làm việc tại Thanh Niên rồi cho Đông Dương Cộng Sản Đảng tại Bắc Kỳ cho đến khi ông bị bắt vào năm 1930.[201] Dù thế, đối với những thành viên và học viên mới, công xã và phong trào Sô viết Hải-Lục-Phong là một kinh nghiệm mới mẻ cho họ. Vào lúc này, ĐCS Trung Quốc đang trên con đường khởi nghĩa: việc thành lập các sô viết tại thành phố và nông thôn là nhiệm vụ ưu tiên hành đầu. Nhưng ngược lại với tiêu chuẩn của Hà Nội về hình ảnh của năm 1928, Thanh Niên đã tìm cách tiếp tục hoạt động và đào tạo quân sự cho đến cuối năm, khi làn sóng đàn áp phong trào cộng sản lần thứ hai bắt đầu.

Đến cuối năm 1927, cộng sản Việt Nam đã chia làm hai luồng tư tưởng trong nhóm Việt kiều tại Trung Quốc. Một nhánh tiếp thu chủ thuyết mặt trận thống nhất của những năm trước, trong khi nhánh kia lĩnh hội chiến lược vũ trang mới của ĐCS Trung Quốc. Vì đã không còn cơ cấu của QTCS tại Quảng Châu vào cuối năm 1927 nên những người Việt đã không còn nguồn chỉ thị hoặc tư tưởng chủ đạo nào khác ngoài ĐCS Trung Quốc. Vì Hồ Chí Minh đã rời khỏi Trung Quốc nên ông không bắt buộc phải theo bên nào. Sau chuyến trở về Moscow ông rút vào hoạt động bí mật và có vẻ đã đứng ngoài những tranh chấp đã chia rẽ phong trào cộng sản Việt Nam vào năm 1929. Mặc dù người Pháp tiếp tục nhận được tin tức về những kế hoạch nổi dậy trong suốt năm 1927 nhưng dường như Hồ đã không dính dáng gì đến những kế hoạch này. Ông vẫn giữ nguyên là một nhà tổ chức thận trọng và kiên nhẫn bất chấp kết quả đầy bạo lực của cuộc thử nghiệm về phong trào thống nhất. Khi Grigory Voitinsky đề nghị tại Vladivostok rằng ông nên quay về Thượng Hải để làm việc với những toán quân Việt Nam thì ông đã từ chối. "Chúng tôi có nên tập hợp vài người lính Việt Nam ở Thượng Hải (những người này đã nói với tôi rằng họ đang tính quay về tổ quốc), và huỷ bỏ những công việc vừa được bắt đầu tại Đông Dương?" ông đã hỏi trong một báo cáo gửi cho Moscow. Ông đề nghị được chuyển công tác đến Xiêm để: "làm việc hay đúng hơn là tiếp tục công việc về Đông Dương - cho dù kết quả sẽ xa vời và ít hiển thị hơn - thì vẫn quan trọng hơn bởi vì những đồng chí khác có thể thay thế tôi ở Thượng Hải, nhưng ở Xiêm thì không thể. Và vì tin tức từ những phản ứng của người Trung Quốc đang được thực dân Pháp loan truyền rộng rãi, đã gieo thêm những bi quan cho người Việt, và nếu chúng ta ngưng hoạt động bây giờ thì những gì chúng ta đã làm được trong ba năm qua sẽ mất cả, và sẽ rất khó khăn để làm lại từ đầu, trên tinh thần của những người Việt thì họ đã bị thất vọng vài lần rồi."[202]
 
Hiệu đính theo tài liệu bác Ho Guom, thành viên x-cafevn.org cung cấp.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 13:53:10 bởi lyenson >

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 24.01.2008 21:35:29
CHƯƠNG 4: TỪ CON ĐƯỜNG CŨ ĐẾN HÀNH TRÌNH MỚI (1927-9)

Những di chuyển của Hồ Chí Minh


Khi Hồ Chí Minh trốn khỏi Quảng Châu vào tháng 4 1927, ông qua Thượng Hải và Vladivostok để đến Moscow. Tại Moscow, như ta đã thấy, ông đã tìm kiếm hậu thuẫn để đến cơ sở mới tại Xiêm nhằm tiếp tục công việc mà ông đã bắt đầu tại Quảng Châu. Một phần của mùa hè năm ấy ông phải nằm viện ở Crimean để điều trị bệnh lao. Tháng 9 1927 QTCS soạn thảo chỉ thị cho những công tác tương lai của ông và gửi ông đi Paris vào tháng 11 để phối hợp chương trình của ông với Uỷ Ban Thuộc Địa thuộc ĐCS Pháp.[1] Mặc dù giờ đây ĐCS Pháp có trách nhiệm nuôi dưỡng phong trào cộng sản tại Đông Dương nhưng trên thực tế thì các đảng viên ĐCS Pháp hoạt động dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Moscow.

Mặc dù QTCS đã không còn ảo tưởng về Quốc Dân Đảng, những chỉ thị để Hồ đem đến Paris vẫn phản ánh chiến lược mặt trận thống nhất với các lực lượng quốc gia. Bản chỉ thị dài hai trang (đề ngày 12 tháng 9 1927) chỉ định "AK" (Ai Kvak, theo cách phát âm của Nga) phải giúp kích hoạt "những nhà cách mạng dân tộc trong số những người Đông Dương lưu vong (trước tiên tại Paris rồi toàn nước Pháp) bằng cách thiết lập một đội ngũ cộng sản cốt cán trong những phần tử này... " Rồi ông phải thành lập những liên hệ với Đông Dương với mục đích chuyển giao những hoạt động cách mạng vào quốc nội. Trong lúc ấy, nhằm hợp tác với ĐCS Pháp, ông được chỉ thị soạn thảo một cương lĩnh hành động cho phong trào cách mạng dân tộc tại Đông Dương. Sau tài liệu này được thông qua bởi Ban Chấp Hành QTCS, ông sẽ phát hành nó ở Đông Dương và "nghiên cứu khả năng để tăng cường những hoạt động cách mạng tại quốc gia lân cận như Xiêm."[2] Đông Dương Cộng Sản Đảng "cần bắt đầu vận hành trong một tương lai gần" và sẽ dựa vào "những tổ chức cách mạng dân tộc cành nhiều càng tốt với điều kiện những người thiên tả trong các tổ chức này giữ được quyền tự do phê phán tuyệt đối." Khẩu hiệu chính trị cơ bản của phong trào cách mạng được định nghĩa như sau: (1) độc lập; (2) đánh đuổi các lực lượng chiếm đóng; và (3) triệu tập Uỷ Ban Lập Pháp và tạo ra chính quyền cách mạng dân chủ, bảo đảm việc phân phát toàn bộ đất đai cho nông dân, dùng chính sách thống nhất các giai cấp để ủng hộ quyền lợi của người lao động, cương quyết bảo vệ nền độc lập của nước nhà chống lại mọi tấn công của đế quốc tham tàn." Điểm cuối cùng của chỉ thị ra ngày 12 tháng 9 lưu ý rằng QTCS sẽ theo đuổi nỗ lực tạo dựng những liên lạc với Đông Dương qua ngõ Trung Quốc.[3]

Vì một số lý do Hồ đã không thực hiện hết những chỉ thị của QTCS tại Pháp, ông báo cáo lại với Moscow. Chiến dịch ruồng bố những hoạt động cộng sản tại Paris đã xảy ra cùng lúc với khủng hoảng chính trị trong nội bộ ĐCS Pháp, có lẽ việc này có liên quan đến phong trào thanh trừng các phần tử Trotskyist đang xảy ra tại Liên Bang Xô Viết để hướng tới Đại Hội Đảng 15 vào tháng 12. Cùng thời gian ấy Jacques Doriot, người bảo trợ của Hồ tại Uỷ Ban Thuộc Địa của ĐCS Pháp, đã bị bắt giam tại Pháp. Hồ viết rằng những thành viên còn lại của Uỷ Ban đã tránh những tiếp xúc riêng với ông. Ý ông muốn nói đến trong báo cáo là việc "thiếu linh động" trong hoạt động của Uỷ Ban có thể đã làm nó tê liệt về mặt chính trị. "Trong suốt một tháng rưỡi có mặt tại Paris," ông giải thích, "trong khi Đồng Chí Doriot đang ở tù, tôi đã không có được bất kỳ một cơ hội nào để thảo luận một cách nghiêm túc với các đồng chí khác. Đã vài lần tôi đã đề nghị những địa chỉ chính xác để có thể liên lạc với họ khi tôi quay lại phương Đông, nhưng đồng chí có trách nhiệm đã không cho tôi biết."[4]

Hồ đã không đề cập đến những liên lạc giữa ông và những người Việt khác tại Paris, nhưng chúng ta tự hỏi là không biết ông có tìm cách gặp lại Nguyễn Thế Truyền không. Ít nhất là cho đến năm 1926, Truyền vẫn là đầu mối tiếp xúc chính giữa những người Việt cánh tả tại Paris và Uỷ Ban Thuộc Địa của ĐCS Pháp. Chính ông là người đã sắp xếp để gửi những người Việt Nam, trong đó có một số họ hàng của mình, đi Moscow học tập.[5] Vào đầu năm 1927, sau sự sụp đổ của Công Đoàn Thuộc Địa vào năm 1926, Truyền đã thành lập một tổ chức mới mang tên An Nam Độc Lập Đảng.[6] Việc ra đời của đảng dân tộc vào năm 1927 thì thường được xem như là bước khởi đầu cho việc phân chia giữa những người Việt quốc gia và thân cộng sản. Nhưng hiện tại đã có những bằng chứng rằng Truyền đã đi theo một chính sách dành cho các nước thuộc địa được QTCS chấp nhận, có thể nó được thực sự củng cố trong thời gian Bukharin còn nắm quyền trong Ban Chấp Hành QTCS. Chỉ thị của Jaques Doriot nhằm biến Thanh Niên trở thành một đảng quốc gia đại chúng là một ví dụ cho chính sách này; Chỉ thị tháng 9 của Hồ Chí Minh cũng là một dấu hiệu của việc các nhóm cộng sản thuộc địa được phép tồn tại bên trong những đảng cách mạng quốc gia. Ngay cả đến mùa đông năm 1929, những thành viên của Uỷ Ban Thuộc Địa thuộc ĐCS Pháp vẫn còn tiếp tục thi hành chính sách này tại Algeria bằng cách tạo dựng một đảng dân tộc Algeria tên Ngôi Sao Bắc Phi (L'Étoile Nord-africanine - ND).[7]

An Nam Độc Lập Đảng có liên hệ mật thiết với chi nhánh ở Pháp do QTCS lãnh đạo mang tên Liên Đoàn Phản Đế. Nhóm này đã tổ chức đại hội đầu tiên vào tháng 2 1927. Trong một bản báo cáo của Uỷ Ban Thuộc Địa thuộc ĐCS Pháp gửi cho QTCS vào tháng 3 1927, tác giả báo cáo có nhắc đến việc An Nam Độc Lập Đảng đang tạo dựng các chi bộ tại miền nam nước Pháp và dự định tổ chức đại hội vào mùa hè. "Chúng tôi sẽ tham gia vào các cuộc họp của nhóm này tại Paris nhằm giúp đỡ những hoạt động của họ một cách thực tế hơn," bản báo cáo viết.[8] Truyền, cùng với hai nhà hoạt động khác từ Việt Nam là nhà báo Trịnh Hưng Ngẫu thuộc đảng Jeune Annam và Dương Văn Giáo thuộc đảng Lập Hiến - đã tiến hành một cuộc hành trình diễn thuyết bằng tiếng Pháp vào tháng 10, trong đó họ kịch liệt lên án chính sách và thể chế của Pháp. Sở Liêm Phóng cho rằng những cuộc hội họp trên được tổ chức với sự đồng loã của ĐCS Pháp.[9] Nhưng cũng như Hồ, có lẽ Truyền cũng thấy được rằng làm việc với ĐCS Pháp trở nên khó khăn hơn nhiều sau khi Doriot bị bắt. Truyền trở về Việt Nam vào tháng 12. Đến mùa hè 1928 chính sách của QTCS về hoạt động của các nước thuộc địa càng trở nên phức tạp, nhưng mãi cho đến giữa năm 1929 QTCS mới dứt khoát thay đổi quan điểm của mình trong việc hợp tác với những người quốc gia phi cộng sản tại các nước thuộc địa.

Vào tháng 12 1927 Hồ chuyển từ Paris đến Brussels để tham dự một hội nghị, ông cho biết. Nhưng đó không phải, khác với mọi người thường viết, là Đại Hội lần 1 của Liên Đoàn Phản Đế vì nó đã xảy ra vào tháng 2 trước.[10] Có thể là ông đã tham dự một cuộc họp nội bộ của Ban Chấp Hành Liên Đoàn được tổ chức vào ngày 9 tháng 12 ở Brussels.[11] Từ trung tuần tháng 12 đến tháng 5 1928 ông ở tại Berlin để chờ đợi tiền và chỉ thị từ QTCS cho chuyến trở về châu Á của mình. Ông nhận 18 đồng Mark (mệnh giá tiền Đức - ND) mỗi tuần từ tổ chức Trợ Giúp Đỏ (Red Aid, tổ chức cứu trợ của QTCS - tương tự như Hội Chữ Thập Đỏ - ND) để trang trải chi phí thường nhật nhưng không đủ để sống qua ngày, ông nói.[12] Trong thời gian bị bắt buộc ở đây, ông đã viết hồi ký về phong trào nông dân Quảng Châu, trong đó miêu tả Bành Bái như một vị anh hùng. Bài viết dài 120 trang, không mang tính chính trị và thống kê, chỉ quan tâm đến cuộc sống nông dân, ông giải thích. Nông Dân Quốc Tế đã từ chối nhận trách nhiệm hiệu đính cần thiết để xuất bản, nhưng một số tài liệu của Hồ đã lọt ra và được xuất bản.[13] Việc ông đã có những tiếp xúc nào với cộng đồng người Hoa tại Berlin thì không được rõ. Nhưng không có gì ngạc nhiên nếu ông đã trao đổi quan điểm với những người có liên hệ với Liên Đoàn Phản Đế vốn đã có cơ sở tại Berlin. Vợ của Tôn Dật Tiên là Tống Khánh Linh (Song Qing Ling - ND) đã đến Berlin vào cuối năm 1927 và dường như đã ở đấy cho đến cuối năm 1928 để thành lập một "Đệ Tam Đảng" cho Trung Quốc.[14] Trong lá thư đề ngày 21 tháng 5 gửi cho Moscow, Hồ thông báo cho các đầu mối rằng ông sẽ liên lạc với họ qua Comade Chutto, một người Ấn làm việc trong Liên Đoàn Phản Đế.[15] Vì thế có vẻ Liên Đoàn đã là một đầu mối tiếp xúc quan trọng của ông tại Berlin.

Trong mùa đông ấy, QTCS đang bận tâm với những vấn đề quan trọng bội phần hơn là về Hồ Chí Minh và chương trình di chuyển của ông. Leon Trotsky và 148 thành viên của nhón Đối Lập của ông đã bị trục xuất ra khỏi Moscow vào cuối tháng Giêng, sau Đại Hội thứ 15 của ĐCS Liên Xô. Trong trọn tháng 2 QTCS đang bận rộn với Hội Nghị Toàn Thể lần 9 của Ban Chấp Hành. Sau khi ra tù, trên đường tham dự Hội Nghị Toàn Thể Ban Chấp Hành QTCS, Jaques Doriot ghé qua Berlin và đã hứa sẽ giải quyết "trở ngại" của Hồ. Nhưng mãi cho đến trung tuần tháng 4 Hồ vẫn không nhận được tin tức gì từ Moscow lẫn Doriot.[16] Nông Dân Quốc Tế cũng chẳng giúp được gì. Hồ đã yêu cầu họ giúp cho 500 Đô-la và một "kế hoạch tổ chức thiết thực để tôi có thể hoạt động một cách hữu ích."[17] Dombal không những từ chối cung cấp ngân quĩ mà còn nói rằng ông biết quá ít về tình hình nông dân ở Đông Dương để đưa ra một kế hoạch tổ chức chắn chắn. Ông khuyên Hồ nên dùng kinh nhiệm của mình về phong trào nông dân Trung Quốc để bắt đầu những bước căn bản để xây dựng những liên hiệp nông dân.[18] Vào ngày 12 tháng 4 Hồ viết thư cho Jules Humbert-Droz, một người cộng sản gốc Thụy Sĩ trong Ban Bí Thư QTCS, ban này chịu trách nhiệm về những vấn đề của những thuộc địa Pháp. Thư nói "đồng chí có thể mường tượng được tình trạng thể xác cũng như tinh thần của tôi lúc này: biết được còn rất nhiều việc phải làm nhưng lại không làm được gì cả, lo nghĩ, thiếu tiền, sống ngày qua ngày trong tình trạng bị ép buộc phải bất động, vân vân."[19] Cuối cùng Humbert-Droz đã bảo Hồ (bằng 2 mẫu ghi chú ngắn đề ngày 28 tháng 4) rằng quyết định về việc chi trả cho chuyến đi và ba tháng đầu làm việc đã được chấp nhận: "Số tiền chúng tôi gửi trong tương lai sẽ tuỳ thuộc vào tin tức từ đồng chí. Tôi nghĩ tốt hơn là đồng chí nên tìm cách tự lực cánh sinh hơn là chờ đợi giúp đỡ."[20]

Trong sự tiễn đưa thờ ơ ấy, Hồ Chí Minh đã quay lại châu Á vào cuối tháng 5, từ Thụy Sĩ sang Ý, và từ đó đi đường thuỷ đến Băng Cốc. Lúc ấy chắc hẳn ông đã biết được việc đàn áp phái Đối Lập Trotsky to Stalin khởi xướng bên trong ĐCS Liên Xô cũng như những khuynh hướng khác chống lại chính sách của Stalin bên trong QTCS. Ta có thể giả định rằng ông cũng đã được đọc những tài liệu của Đại Hội Toàn Thể thứ 9 Ban Chấp Hành QTCS được tổ chức vào tháng 2 1928, trong đó có một số nghị quyết về Trung Quốc. Những nghị quyết này đã nói rõ người Nga nghĩ rằng đã đến lúc các đồng chí Trung Quốc nên cẩn trọng hơn, nên dừng lại sau cố gắng khởi nghĩa đầy liều lĩnh vào cuối năm 1927 (dĩ nhiên là nó đã tiến hành dưới sự chỉ đạo của đại diện của QTCS là Lominadze và Neuman.) Hiện trạng của cách mạng Trung Quốc được cho là không mang đặc tính xã hội hoặc "cố định" như Lominadze đã nhận định một cách sai lầm, mà vẫn đang nằm trong giai đoạn "dân chủ tư sản". Đường hướng chiến lược cơ bản của ĐCS Trung Quốc là "sẵn sàng dùng bạo lực để dấy lên những làn sóng cách mạng mới". Nhưng nhiệm vụ hiện tại vẫn là "nắm được quần chúng công nhân và nông dân, giáo dục chính trị cho họ, tập hợp họ đi theo đảng và tuyên ngôn của đảng." Mặc dù một "nhiệm vụ chiến lược cấp bách" đã được giải thích như "tổ chức và hành động qua khởi nghĩa quần chúng vũ trang," lực lượng tiên phong của giai cấp công nông vẫn không được tách rời khỏi quần chúng và "coi nhẹ những cuộc nổi dậy".[21] Vì phong trào cách mạng Việt Nam chưa được phát triển như của Trung Quốc, có thể Hồ Chí Minh đã hiểu những nghị quyết hơi mâu thuẫn này như là như một xác nhận cho những chính sách riêng của mình: đào tạo và tổ chức chính trị một cách thận trọng.

Điều quan trọng mà ta nên lưu ý rằng Đại Hội 6 QTCS bắt đầu trong tháng 7 1928, lúc Hồ vẫn còn lênh đênh trên biển. Có thể ông đã không biết đến những tin tức chi tiết về kết quả của đại hội cho đến nhiều tháng sau. Theo tất cả những bằng chứng có được, dường như ông đã đi châu Á với hành trang không có gì ngoài những chỉ thị trong tháng 9 1927 để thực hiện công tác của mình.
 
Hiệu đính theo tài liệu bác Ho Guom, thành viên x-cafevn.org cung cấp.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2008 13:55:33 bởi lyenson >

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 28.01.2008 17:47:17
Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần 6

Đến mùa hè 1928 việc đấu tố chống lại phái Trotskist đã làm xáo trộn QTCS và ĐCS Pháp. Nhưng một cuộc thanh trừng đẫm máu khác lại vừa bắt đầu. Trên thực tế, đến khi Đại Hội 15 ĐCS Liên Xô diễn ra vào cuối năm 1927, những người theo Stalin đã bắt đầu chỉ trích Bukharin là đã không quan tâm đến "những đe doạ của cánh hữu" trong QTCS.[22] Nhưng Stalin vẫn chưa sẵn sàng thanh toán những đồng minh cánh hữu của mình. Hai hệ thống điều hành chính sách đang hình thành tại Nga với Stalin đang tăng cường hoạt động thông qua những thành viên do ông chỉ định và những tổ chức như đoàn Komsomol để thi hành việc thu thập ngũ cốc cũng như những chính sách khác.[23] Đại Hội 6 QTCS, một hội nghị kéo dài từ ngày 12 tháng 7 mãi đến 1 tháng 9, đã phản ánh tình trạng hai hệ thống này. Đây là lúc bắt đầu cho sự chuyển đổi phương hướng của QTCS, một quá trình kéo dài trọn một năm cho đến Đại Hội Toàn Thể Ban Chấp Hành QTCS lần thứ 10 vào tháng 7 1929. Người ta thường cho rằng Cương Lĩnh và Luận Cương của Đại Hội 6 QTCS đã đánh dấu một thời kỳ mới cho phong trào cộng sản Việt Nam. Nhưng thật khó để thiết lập một mối liên hệ trực tiếp về nguyên nhân và hệ quả giữa Moscow và những sự kiện tại Việt Nam cho đến mùa thu năm 1929, hoặc ngay cả những chính sách cho những quốc gia thuộc địa thực sự là gì.

Vào mùa hè 1928 những người lãnh đạo ĐCS Trung Quốc đã tập trung tại Moscow, nơi Đại Hội 6 ĐCS Trung Quốc đang nhóm họp từ ngày 18 tháng 6 đến 11 tháng 7, trước thềm Đại Hội QTCS. Đại hội này được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bukharin và đã thông qua những chính sách ôn hoà hơn để Trung Quốc trình bày trước Đại Hội Toàn Thể Ban Chấp Hành QTCS lần 9. Nhưng tính chất lưỡng hệ trong các chính sách của QTCS vào thời điểm này đã được phản ánh trong nghị quyết Đại Hội, đa số đều mang tính mập mờ và đôi khi mâu thuẫn. Bukharin cổ xuý cho một liên minh phản đế nhưng xem nhẹ thành phần tiểu tư sản. Khẩu hiệu: "chiến thắng mở màn tại một hay nhiều tỉnh" đã trở thành cái mà Trương Quốc Đào (Zhang Guo Tao - ND) gọi là "thần dược" (panacea - ND), một cách biện hộ cho chủ nghĩa manh động vào cuối năm 1927 mà không phải nói rằng cuộc cách mạng Trung Quốc đang ở lúc "cao trào".[24] Đại Hội đã bầu chọn một Bộ Chính Trị mới, dẫn đầu bởi Hướng Trung Phát (Xiang Zhong Fa - ND). Những thành viên khác là Hạ Tế An (Qu Qiu Bai - ND), Chu Ân Lai, Trương Quốc Đào, Thái Hoà Sâm (Cai Hesen - ND), Lý Lập Tam (Li Li San - ND), Hạng Anh (Xiang Ying - ND). Ba thành viên của bộ chính trị mới đã quay về lại Trung Quốc trước Đại Hội QTCS là Hướng Trung Phát, Thái Hoà Sâm và Lý Lập Tam, những người này theo lời Trương Quốc Đào là có nhiệm vụ tổ chức đảng.[25] Những ảnh hưởng cá nhân của những nhà lãnh đạo ĐCS Trung Quốc vừa quay về lại Thượng Hải vào tháng 7 hoặc tháng 8 1928, sau khi đại hội đảng của họ kết thúc và trước khi đại hội QTCS bắt đầu, có thể lúc đầu đã có nhiều tác động đến những người cộng sản Việt Nam hơn là bản thân Đại Hội 6 QTCS.

Mặc dù Đại Hội 6 QTCS thường được xem là một sự kiện quyết định mà từ đó đã cho ra những từ ngữ như "hành trình mới" và "vô sản hoá", thực ra nó chỉ là bước đầu của việc chuyển hướng tổ chức. Bukharin, vẫn là Tổng Bí Thư của QTCS, đã chiếm độc quyền trong việc soạn thảo và thông qua bản "Cương Lĩnh Chung của Đệ Tam Quốc Tế". Nhưng vị thế của ông đã bị yếu đi vì sự lũng đoạn của Stalin trong ĐCS Liên Xô - đến tháng 12 1928 ông đã từ chức trong QTCS mặc dù chưa chính thức bị cách quyền cho đến tháng 6 1929. Với vị thế của Bukharin trong QTCS, những đồng minh "cánh hữu" của ông trong các đảng châu Âu như Jules Humbert-Droz vẫn giữ được ảnh hưởng cho đến mùa đông.[26] Vì thế đến mùa hè 1928, QTCS vẫn phần nào hậu thuẫn cho chính sách hợp tác với tầng lớp dân chủ xã hội cánh tả và thiếu nhất trí trong việc phân tích một cách đúng đắn hiện trạng của chủ nghĩa tư bản thế giới. Đoàn đại biểu Liên Xô mà chủ yếu là những người theo Stalin, đã không hài lòng với "Đề Cương"của Bukharin, và "đã hiệu chỉnh nó nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng quốc tế của những kế hoạch kinh tế Xô Viết và những mâu thuẫn của sự ổn định tư bản cũng như tăng cường việc tấn công vào những người dân chủ xã hội cánh tả."[27] Dù vậy giọng điệu tận thế miêu tả "Giai Đoạn Thứ Ba" về diễn biến của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh cũng không được mạnh mẽ mấy khi nó được đưa ra trong Đại Hội Toàn Thể Ban Chấp Hành QTCS lần thứ 10 vào năm 1929. Tại Đại Hội 6, Bukharin đã miêu tả Giai Đoạn Thứ Ba như một "ổn định của chủ nghĩa tư bản" mà cuối cùng sẽ trở thành một khủng hoảng mới của chủ nghĩa này.[28] Đến mùa hè 1929, Otto Kuusinen đã báo cáo lên Đại Hội Toàn Thể Ban Chấp Hành QTCS lần thứ 10 rằng "hiện đã hoàn toàn thống nhất trong việc nhận định về Giai Đoạn Thứ Ba như là một thời kỳ tan rã của sự ổn định của chủ nghĩa tư bản và hơn nữa - cũng là giai đoạn chín muồi của một cao trào cách mạng mới."[29]

Kuusinen, một nhà cộng sản lão thành người Phần Lan, là người đứng đầu Uỷ Ban Thuộc Địa tại Đại Hội và được giao trách nhiệm lãnh đạo Ban Bí Thư Cục Đông Phương khi Đại Hội bế mạc. Ông đã trở thành một trong những người điều hành của QTCS ở phương Đông. Nhưng chính Cương Lĩnh Chung của Bukharin là văn bản súc tích nhất về chính sách của Đệ Tam Quốc Tế đối với các nước thuộc địa. Cương lĩnh đã liệt kê tám nhiệm vụ chính:

(1) Lật đổ chủ nghĩa tư bản ngoại bang, chế độ phong kiến và tầng lớp địa chủ;
(2) Thành lập nền chuyên chính dân chủ của giai cấp công nông trên nền tảng của chính quyền xô viết;
(3) Tiến tới độc lập nước nhà và thống nhất chính trị;
(4) Huỷ bỏ nợ quốc gia;
(5) Quốc hữu hoá những cơ sở kinh doanh lớn của giai cấp tư bản (trong những ngành công nghiệp, giao thông, ngân hàng, vân vân);
(6) Sung công tài sản của những đại địa chủ, nhà thờ và tu viện, quốc hữu hoá toàn thể đất đai;
(7) Thực hiện chính sách ngày làm tám tiếng; và
(8) Thành lập quân đội cách mạng công nông.[30]

Trong nội bộ Uỷ Ban Thuộc Địa, cố gắng của Kuusinen nhằm thiết lập một chính sách chi tiết hơn cho "những nước thuộc địa và bán thuộc địa" đã gặp phải một chống đối khá mạnh. Các đại biểu không hiểu được cách thức phân chia các nước thuộc địa ra 4 thành phần khác nhau của ông cũng như sự thiếu rõ ràng về chiến lược đối với những nước lạc hậu hơn.[31] (Việc phân loại này đã bị huỷ bỏ trong văn bản chính thức của luận cương.) Trong bài phát biểu bế mạc của mình vào ngày 21 tháng 8, Kuusinen đã thú nhận rằng trong Luận Cương của mình, đoạn nói về "những tiến triển phi tư bản cho những nước thuộc địa lạc hậu" đã thiếu những luận chứng cần thiết. (ông cũng nhắc là Luận Cương 1920 của Lenin cũng thiếu luận chứng về phần này.) Ông đề nghị vào thời điểm này, thời điểm của "hướng đi riêng" đến chủ nghĩa cộng sản, nên được sự quan tâm đặc biệt từ uỷ ban soạn thảo, uỷ ban này vẫn chưa bắt đầu làm việc.[32] Trong những nhận xét về hoạt động của uỷ ban soạn thảo, ông có nhắc đến bản Luận Cương trong phần đề cập đến những vấn đề chiến lược hiện nay chỉ được áp dụng cho một nhóm các nước thuộc địa sau: Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập và Nam Dương - "chắc chắn là những quốc gia thuộc địa quan trọng nhất", theo như ông nói.[33]

Luận Cương cho các Quốc Gia Thuộc Địa và Bán Thuộc Địa đã không được xuất bản trên tờ Inprecor (viết tắt của International Press Correspondence, một tạp chí cộng sản đa ngôn ngữ của QTCS - ND) vào cuối năm 1928, không như những nghị quyết và luận cương khác của Đại Hội; cuối cùng nó được in thành tập sách mỏng với 96 trang bằng tiếng Nga đề năm 1928 nhưng không rõ chính xác là khi nào.[34] Trong văn bản chính thức, luận cương giữ nguyên quan điểm rằng chủ nghĩa tư bản là một lực lượng rệu rã, không có một vai trò tiến bộ trong tương lai, ngay cả trong những nước thuộc địa. Một bài viết ngắn với quan điểm đối lập của đoàn đại biểu Anh gửi đến Uỷ Ban Thuộc Địa đã được xuất bản vào ngày 27 tháng 12 1928.[35] Thành viên người Ý Angelo Tasca (Serra), người đứng đầu Ban Bí Thư khu vực nói tiếng Roman trong một thời gian ngắn tại Đại Hội 6 cũng không mấy hài lòng. Ông đã viết cho Kuusinen vào tháng Giêng 1929 than phiền về Luận Cương. "Chúng không hoàn toàn là một luận cương chính trị hay là một cương lĩnh hành động, trong cả hai trường hợp chúng đều không đầy đủ. Tôi không biết là ĐCS Pháp đã can dự nhiều vào việc soạn thảo hay không..."[36] Đến tháng 7 Tasca liền bị đưa ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo của QTCS. Jacques Doriot, người khởi xướng mặt trận thống nhất tại Việt Nam, để giữ được chức vụ của mình trong ĐCS Pháp, đã phải công khai từ bỏ quan điểm của mình về việc hợp tác với phái dân chủ xã hội.[37] Khó khăn trong việc tìm ra ý kiến thống nhất về đường hướng đúng đắn cho các quốc gia thuộc địa là dấu hiệu cho tình trạng tồi tệ chung của guồng máy QTCS trong giai đoạn cuối năm 1928. Vào tháng 11 Andres Nin, một đảng viên cộng sản Tây Ban Nha, đã bộc lộ trong một mẫu thư gửi cho Trotsky: "Tình trạng QTCS đang vô cùng lộn xộn. Chẳng có việc gì hoàn tất. Mọi người đều ngóng chờ kết quả của trận đấu đá giữa Stalin và cánh hữu. Một sự băng hoại hoàn toàn," ông than phiền.[38]

Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Đại Hội 6 gồm ba người do ĐCS Pháp lựa chọn từ những nhà hoạt động ở Paris. Một trong ba người ấy là Nguyễn Thế Vinh, họ hàng với Nguyễn Thế Truyền. Ông đã theo học tại Moscow từ tháng 9 1926 đến tháng 11 1927 nhưng đã rời khỏi đây vì lí do sức khoẻ.[39] Người thứ hai là một một thuỷ thủ Bắc Kỳ có gọi là "Ban", người này không lâu sau Đại Hội đã rời bỏ đảng.[40] Người thứ ba là Nguyễn Văn Tạo, một người miền Nam và là thành viên của ĐCS Pháp, ông đã thành lập một tổ chức cộng sản người Việt tại Paris vào tháng 4 1928.[41] Ông đã đọc một bài diễn văn gửi đến Uỷ Ban Thuộc Địa vào ngày 17 tháng 8 với bí danh là "An".[42] Phân tích của ông về chủ nghĩa thực dân Pháp cũng gần giống với quan điểm của Kuusinen về sự phát triển của hệ thống thuộc địa tại Ấn Độ: ngành tiểu công nghiệp của Việt Nam đã bị phá huỷ bởi sự cạnh tranh giữa các công ty nằm trong tay của tư sản bản xứ và đế quốc; những người thợ thủ công đang gia nhập giai cấp vô sản trên đà lớn mạnh; sản lượng nông nghiệp bị đình trệ. Báo cáo của ông không hề nhắc đến việc đào tạo những nhà hoạt động người Việt tại Quảng Châu hoặc việc thành lập Thanh Niên Hội. Vì lý do này nên rất có thể Hồ Chí Minh đã không phải là người soạn thảo bài phát biểu của Tạo, theo phỏng đoán của Sở Liêm Phóng sau này. Một nhóm khác bao gồm những người Việt tương đối kinh nghiệm tại Nga trong thời gian giữa năm 1928 trong đó có Trần Phú, Ngô Đức Trì và Lê Hồng Phong. Hình như họ chỉ tham gia Đại Hội với tư cách quan sát viên. Ta không rõ lý do tại sao họ không được là thành viên của đoàn đại biểu chính thức. Hai trong số ba đại biểu từ Paris hình như đã trở thành những người "không được chào đón" (nguyên văn Latin: Peronae Non Gratae - ND). Sau đó vào năm 1930, một lá thư đầy bất bình của một nhà hoạt động người Việt có trụ sở tại Paris được gửi đến Ban Bí Thư Đông Phương có nhắc đến việc một đại biểu của đoàn Việt Nam tại đại hội đã phê phán hoạt động của Uỷ Ban Thuộc Địa trong ĐCS Pháp, hai đại biểu (có lẻ là Nguyễn Thế Vinh và Ban) đã được đưa vé tàu quay về Pháp ngay ngày hôm sau.[44] Vào tháng 9 1928 một quá trình tái tổ chức trong QTCS lại một lần nữa chuyển giao phần trách nhiệm Đông Dương lại cho Phân Bộ Trung Đông, một chi nhánh của Đông Phương Cục bao gồm cả Ấn Độ và Nam Dương.[45] Vì thế, dù ĐCS Pháp và Uỷ Ban Thuộc Địa của đảng này vẫn tiếp tục được cho là có trách nhiệm trong phong trào Việt Nam, trên lý thuyết thì nguồn hướng dẫn tư tưởng chính thống giờ đây đã thuộc về Ban Bí Thư Cục Đông Phương do Kuusinen đứng đầu.

Tại Đại Hội Toàn Thể Ban Chấp Hành QTCS lần thứ 10 Kuusinen đã có dịp công bố một cách có hệ thống hơn về những chiến lược trong buổi khai mạc đại hội vào ngày 3 tháng 7 1929. Stalin, người chiến thắng tuyệt đối trong cuộc đấu đá nội bộ của ĐCS Liên Xô, đang dùng QTCS để biểu lộ phong cách lãnh đạo mới của mình. Trong báo cáo này mà sau đó đã được in với đầu đề Tình Hình Quốc Tế và Những Nhiệm Vụ của Quốc Tế Cộng Sản, Kuusinen kêu gọi các đảng cộng sản nên trở thành "hoá chất tinh khiết", để sẵn sàng cho "trận chiến quyết định quyền lực".[46] "Nếu không gột rửa mình khỏi những phần tử cơ hội cũng như vượt qua được mong muốn hàn gắn quan hệ với chúng, các đảng cộng sản sẽ không thể đạt được thành công để tiến đến giải quyết những khó khăn mới, lớn dậy từ sự tôi luyện của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời đại mới của phong trào công nhân," ông tuyên bố.[47] Thành viên của bất cứ đảng cộng sản nào không chấp nhận quyết định của QTCS sẽ bị khai trừ.[48] Giờ thì không còn những lập lờ về chiến lược của mặt trận thống nhất - M.N. Roy, thành viên cộng sản người Ấn, người tin tưởng vào một mặt trận thống nhất với những người Ấn Độ quốc gia, đã bị lên án.[49] Trong phần kết luận đầy phấn khích, Kuusinen tuyên bố rằng "Con đường hiện tại của Quốc Tế Cộng Sản là một con đường mới, nhưng nó cũng là con đường cũ. Ba phần tư thế kỷ trước, Marx đã tuyên khởi khẩu hiệu hiện thời của chúng ta "Giai cấp chống lại giai cấp" trong lời hiệu triệu cho cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp của ông. Đây là hướng đi mới của chúng ta."[50]

Đại Hội Mở Rộng lần thứ 10 đã không chú ý nhiều đến việc điều chỉnh chi tiết hơn về những hướng dẫn cho các quốc gia thuộc địa đang trong những hoàn cảnh phát triển khác nhau. Cách mạng thế giới, một cuộc cách mạng thuần tuý cộng sản, đã được xem như như là một lực lượng khổng lồ đang chiến đấu cho giai cấp vô sản trên toàn địa cầu. Kuusinen đã hưng phấn tột bật trong khả năng hùng biện của mình:"Nhìn lại những cuộc đấu tranh toàn cục đã xảy ra trong một thời gian ngắn kể từ Hội Nghị Thế Giới lần 6, ta có thể nói rằng: đội quân thế giới của những chiến sĩ giai cấp tích cực đang phát triển nhanh chóng. Những người thợ mỏ ở vùng Ruhr (một khu vực ở Đức - ND) và Scotland, những người thợ dệt ở Balan và Pháp, những chiến sĩ tại phòng tuyến Berlin, những người biểu tình và đình công ở Bombay, những phu đồn điền ở Columbia, những người khởi nghĩa da đen ở Congo, những nông dân đang đình công tại Czechoslovakia và Balan, những công nhân cách mạng và du kích bần nông tại Trung Quốc, những nhà tranh đấu người Ma Rốc và hàng trăm nghìn người khác - đây là một đạo quân tích cực khổng lồ."[51] Thảo luận của Kuusinen về đấu tranh quần chúng là dấu hiệu của những gì sẽ xảy ra tại Việt Nam trong vài năm tới. "Trong giai đoạn hiện tại, điểm xuất phát của đấu tranh quần chúng là những quyền lợi tiên khởi và thường nhật của nhân dân", ông nói. "Chúng ta phải lưu ý điều này trong những chiến lược của mình. Nhưng cuộc đấu tranh hiện nay không chỉ giới hạn trong những đòi hỏi cấp bách và cục bộ này - nó có chiều hướng mạnh mẽ và rõ ràng để đi xa hơn nữa.[52]

(còn tiếp)

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 06.02.2008 22:09:13
Tại Xiêm

Hồ Chí Minh đặt chân đến Xiêm vào lúc QTCS đang bắt đầu chuyển sang các chính sách có tính chất giai cấp mạnh mẽ hơn vào mùa hè 1928. Vì ông không có bất cứ báo cáo nào gửi cho QTCS trong khoảng 16 tháng ở Xiêm, từ tháng 7 1928 đến tháng 11 1929, chúng ta nắm được thông tin trong giai đoạn này nhờ vào một số hồi ký của những đảng viên cộng sản kì cựu và trong cuốn sách của Trần Dân Tiên, được cho là tự truyện của Hồ. Hình ảnh của một nhà chính trị lưu vong bị quên lãng rút ra từ những lá thư của ông đã biến thành một nhà hiền triết khổ hạnh bí mật, băng rừng đến từng bản làng. Mặc dù lúc ấy ông độ khoảng 35 - 36 tuổi nhưng trong sách Trần Dân Tiên ông được gọi là "ông già Chín" và luôn đi trước cảnh sát một bước. Tiên đã viết rằng có lúc Hồ phải gia nhập một tu viện Phật Giáo để tránh sự truy lùng của mật thám Pháp.[53] Việc này hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng nó đã không được nói đến trong bất cứ hồi ký của người Việt nào đề cập về thời gian Hồ ở Xiêm.

Việc thiếu tài liệu thông tin trong thời gian này thật vô cùng thất vọng, vì người ta cho rằng Hồ Chí Minh đã hoạt động nhiều hơn là chỉ thành lập các hội tương tế, đóng vai già làng hoặc dựng trường học. Âm vọng về những thay đổi trong đường lối của QTCS đã lan đến Trung Quốc, Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á vào mùa thu 1928, nhưng chúng ta không biết gì nhiều từ những hồi ký có được rằng nó đã có ảnh hưởng ra sao đến miền Bắc Thái Lan. Những người biết được danh tính thật của ông thì chỉ có vài học viên Thanh Niên mà ông đào tạo tại Quảng Châu và Cao Hoài Nghĩa, một cựu thuỷ thủ và cũng có lẽ là một thành viên trong nhóm của Hồ tại Quảng Châu.[54] Đến năm 1929 tin đồn lan đến châu Âu rằng ông đã bị bắt.[55] Thành phần lãnh đạo của Thanh Niên tại Quảng Châu cho là ông vẫn còn ở Moscow.[56] Không rõ việc này đơn giản chỉ là thói quen giữ bí mật tài tình của ông hay vì một lý do đặc biệt nào đó mà ông phải nằm im chờ đợi. Ta có thể đoán rằng ông đang đợi chờ cho những đợt cuồng phong chống những người Trotskyist lắng xuống. (Mặc dù khó có thể cho ông là một phần tử Trotskyist, nhưng trong nội bộ ĐCS Pháp, ông đã từng tiếp xúc với Doriot, người được cho là thân Trotskyist.) Cũng có thể ông sợ bị tố giác bởi những người Việt không theo cộng sản mà ông đã có liên hệ khi còn ở miền nam Trung Quốc; hoặc có thể ông đang nghi ngờ Lâm Đức Thụ là một chỉ điểm của Pháp.

Đi bộ từ thị trấn trung tâm Phichit, Hồ đến Udon, một trong những tâm điểm của cộng đồng người Việt hải ngoại, vào tháng 8 1928, theo hồi ký của Hoàng Văn Hoan.[57] Căn cứ vào những gì rút ra được từ hồi Ký của Hoan và những người khác trong thời điểm này, Hồ Chí Minh đã hoạt động rất cẩn trọng, thu thập tin tức về tình hình địa phương, giúp tổ chức và xây dựng trường lớp đào tạo thanh niên Việt Nam tại một ngôi làng ngoại ô Udon.[58] Hoan viết rằng sau khi ở lại Udon, Hồ chuyển đến Nakhon Phanom bên dòng Mekong.[59] Võ Mai, một thành viên của Thanh Niên vùng Nghệ An, trong năm 1931 đã khai với người thẩm cung mình rằng ông đã đưa tám học viên từ Vinh đến Lakhon (tên cũ của vùng Nakhon Phanom) vào tháng 10 1928. Ông ở lại với họ trong khoá học dài 3 tháng rồi dẫn họ về lại Vinh vào thánh 12. Lời khai của Võ Mai không nhắc đến sự hiện diện của Hồ Chí Minh tại Xiêm, nhưng thời điểm của nó cho thấy chuyến đi có thể có liên hệ với việc Hồ có mặt tại đây. Võ Mai, một liên lạc viên đã làm việc chung với Thanh Niên Kỳ Bộ tại Trung Phần Việt Nam, có thể đã đem sang nhiều tin tức quan trọng về tình hình trong nước.[60]

Phương cách tổ chức phong trào tại nông thôn của Hồ làm ta liên tưởng đến phương pháp của Bành Bái tại Quảng Đông trong thời kỳ mặt trận thống nhất với Quốc Dân Đảng. Đến khi Hồ đặt chân đến Xiêm, những phương pháp này đã được đưa vào thực hành bởi những thành viên Thanh Niên như Hoàng Văn Hoan, người đã đến miền bắc Xiêm vào tháng 6 1928. Trọng tâm của phong trào là những trường "cấp tiến" mà các nhà hoạt động đã thành lập tại các vùng nông thôn. Trong những trường này các học viên trẻ được tiếp cận với những ý tưởng chính trị hiện đại và rèn luyện thân thể, ngoài ra họ còn tự sản xuất lương thực và nếu dư thừa thì dùng để trả lương cho giáo viên. Vào tháng 2 1930, khi Hồ báo cáo những hoạt động của mình cho QTCS, ông cho biết Thanh Niên đã thành lập được 3 trường đào tạo và đang xây dựng ngôi trường thứ tư.[61] Trong cùng bản báo cáo, ông đã giải thích rằng những người Việt cư ngụ tại Xiêm là những "nông dân tự do, thợ thủ công, tiểu thương, họ có thể được đưa vào những hội "ái hữu" với những tư tưởng yêu nước và phản đế."[62] Ông đề nghị những nhà hoạt động Việt Nam nên đổi tên tờ báo địa phương của họ từ "Đồng Thanh" sang "Thân Ái", với hàm ý hướng về một hình thức tổ chức rộng mở hơn.[63] Dường như không có giai cấp bần cố nông trong thành phần người Việt tại Xiêm để ông quan tâm. Vào cuối năm 1929, việc nhấn mạnh "tư tưởng yêu nước" bị cho là thành phần cách tân nguy hiểm. Nhưng có lẻ Hồ đã không được thông báo về việc thay đổi xu hướng trong phong trào cộng sản thế giới cho đến mùa hè 1929, khi hai đại biểu người Việt ở Xiêm trở về từ Hội Nghị Thanh Niên lần thứ nhất được tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 5.

Những hồi ký có được thì thiếu những chi tiết về hoạt động của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1928 đến tháng 11 1929, khi ông rời Xiêm đi Hồng Kông. Võ Mai đã không báo cáo thêm những chuyến đi vượt Lào qua Xiêm sau tháng 12 1928. Hoàng Văn Hoan cho chúng ta biết rằng Hồ đang bận rộn với việc chuyển ngữ những luận thuyết cộng sản từ tiếng Hoa sang tiếng Việt dễ hiểu và họ thường làm việc chung trong công tác dịch thuật này. Nhưng ông viết những việc này đã xảy ra vào cuối của năm 1928. Tại Sakho, Hồ được cho là đã soạn thảo một bản trường ca về Trần Hưng Đạo, một anh hùng dân tộc của thế kỷ 13 mà người Việt địa phương tôn thờ như thần thánh. Hồi ký của Đặng Văn Cáp cho biết rằng Hồ lúc đó đã học được nghề thuốc Đông y để giúp chữa bệnh cho dân địa phương.[64] (Có lẽ ông đã tìm cách chữa chạy chứng lao phổi của mình, vì sau này ông có kể với một đồng nghiệp người Việt tại Hồng Kông là ông đã bị bệnh hơn một năm ở Thái Lan, và đã "không thể làm được bất cứ việc gì".)[65] Hồ đã báo cáo với QTCS là ông đã qua Lào một thời gian ngắn để gặp gỡ những Việt kiều nhưng đã hai lần từ bỏ việc vượt biên sang Việt Nam vì mật độ cảnh sát quá nhiều tại biên giới.[66] Theo Lê Mạnh Trinh, vào khoảng tháng 6 1929 ông đã sang Bangkok để thăm hỏi một số nhà "cựu cách mạng".[67]

Một số sử gia người Việt tin rằng Hồ đã nối lại liên lạc với thân phụ của ông trong những năm 1928 và 1929 qua sự môi giới của người vợ goá của Lương Ngọc Can, người này có nhà ở Phnom Penh và làm công tác liên lạc giữa cộng sản và những người Việt quốc gia.[68] Từ mùa xuân 1928 cho đến khi ông qua đời vào tháng 11 1929, Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc) sống tại làng Hoà An gần Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc. Người Pháp tin rằng Huy đi lại như một thầy thuốc Đông y lưu động để giữ liên lạc với những cơ sở hoạt động ở miền Nam. Tuy nhiên đã không có bằng chứng về những tiếp xúc trực tiếp giữa hai cha con, mặc dù Huy thường xuyên viết thư cho vợ goá của Can vào mùa xuân 1928 với hy vọng là bà có tin tức gì đặc biệt cho ông.[69] Khi ông còn làm việc tại Xiêm, Hồ được cho rằng đã gửi hai người gốc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang sống tại Xiêm sang công tác ở Cambodia.[70] Rất có thể là Hồ không những đã liên lạc với thân phụ mình qua ngõ Phnom Penh mà còn với những thành viên Thanh Niên đang thành lập một ngôi trường cấp tiến tại thị trấn Sa Đéc. Những người này bao gồm Châu Văn Liêm, Hà Huy Giáp và Phạm Văn Đồng, theo lời Trần Văn Diep, một học viên Quảng Châu người gốc Cần Thơ đang giảng dạy tại đó.[71] Đa số những người nhóm này trở thành thành viên của thành phần cộng sản trung thành với nhóm lãnh đạo Quảng Châu và Hồ Chí Minh, đó là An Nam Cộng Sản Đảng, vào mùa thu năm 1929.

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 10.02.2008 12:09:11
Sự phát triển của Thanh Niên

Trong khi Hồ Chí Minh đang âm thầm hoạt động tại Xiêm và trong khi QTCS đang chỉnh đốn hướng đi tại Moscow, phong trào cách mạng ở miền Nam Trung Quốc và Việt Nam đang tự mình tiến triển. Trong khoảng cuối năm 1928 một nhóm khoảng 24 người Việt Nam đang giảng dạy và học tập tại Hoàng Phố - những người đã từng bị bắt giữ vào tháng 12 1927 và đã được thả tự do.[72] Cho đến giữa năm 1928 những Kỳ Bộ của Thanh Niên đã được thiết lập trên cả ba miền Việt Nam.[73] Vào tháng 2, Tổng Bộ Quảng Châu đề cử các thành viên sau cho Kỳ Bộ Trung Kỳ: Vương Thúc Oánh, Nguyễn Thiệu và Nguyễn Sĩ Sách. Vào tháng 6, lãnh đạo Quảng Châu bổ nhiệm Lê Văn Phát đứng đầu Kỳ Bộ Nam Kỳ, lúc này gồm có Nguyễn Kim Cương, Châu Văn Liêm và có thể cả Ngô Thiêm.[74] Phát là một thầy thuốc nam gốc Bến Tre vừa về từ Quảng Châu, nơi ông đã bị giam giữ sau khởi nghĩa tháng Chạp. Kỳ Bộ Bắc Kỳ được thành lập vào tháng 7 1928, bao gồm Dương Hạc Đính, Trịnh Đình Cửu và có thể cả Nguyễn Danh Đới,[75] dưới quyền lãnh đạo của Trần Văn Cung, khi ông này quay về từ Quảng Châu vào đầu năm 1929. Thông tin tìm thấy trong văn khố Pháp về những hoạt động của giới lãnh đạo Thanh Niên tại Quảng Châu trong thời kỳ này thì tương đối ít nên không thể biết chắc được ai là người đóng vai trò chủ đạo trong việc phân nhiệm các thành viên về các Kỳ Bộ tại Việt Nam.

Vào tháng 6 1928, nỗ lực cuối cùng nhằm thống nhất Cách Mạng Đảng với Thanh Niên bị thất bại. Sau đó Cách Mạng Đảng đã tổ chức đại hội ở Huế, tại đây đảng này đã đổi tên thành Tân Việt. Những lãnh đạo được bầu ra tại Đại Hội là Phan Đăng Lưu, Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) và Nguyễn Chí Diểu mà sau này đã trở thành những lãnh đạo của đảng cộng sản tại Trung Kỳ trong thời kỳ Mặt Trận Dân Chủ vào cuối thập niên 30.[76] Võ Nguyên Giáp, một học sinh trường Quốc Học Huế, cũng có thể đã tham gia trong Đại Hội. Đảng Tân Việt, cũng như Thanh Niên và Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã bắt đầu tổ chức vận động phụ nữ trong thời gian này. Nguyễn Thị Minh Khai, một học sinh từ Vinh, đã được bầu làm lãnh đạo của phân hội phụ nữ. Sau này bà cho biết vào năm 1928, phân hội của bà có 50 thành viên trong đó có một tiểu tổ 20 người tại nhà máy diêm ở Vinh và một tiểu tổ khác với 15 người tại một xưởng gỗ.[77] Việc tổ chức công đoàn cũng được phát triển mạnh tại Đông Dương vào năm 1928.[78] Hà Huy Tập đã viết rằng một cuộc bãi công đã tổ chức thành công tại đồn điền mía Phú Mỹ ở Bà Rịa vào tháng 6 và tháng 7. Chính bản thân ông đã đi làm phu đồn điền vào tháng 9 1928. Ông nhớ lại cuộc đình công vào tháng 8 của công nhân hoả xa Biên Hoà và đình công khác tại nhà máy dầu Nhà Bè. Ông cho rằng những hoạt động này là do những người cộng sản (ông không nêu tên) tổ chức.[79]

Vào ngày 28 và 29 tháng 9 1928 Kỳ Bộ Bắc Kỳ của Thanh Niên được cho là đã họp mặt gần Hà Nội để thảo luận phương hướng nhằm "vô sản hoá" đảng. Theo một nguồn tài liệu của Việt Nam, cuộc họp này, đôi khi được cho là một đại hội, đã được tổ chức tại nhà riêng của Ngô Gia Tự tại làng Liên Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.[80] Nó được biết như là "Hội Nghị Tái Tổ Chức", tài liệu cho biết. Kỳ Bộ đã nhận thấy thành viên của họ đa số là học sinh và giáo viên và thống nhất rằng trong tương lai nền tảng của phong trào sẽ phải là giai cấp lao động. Họ quyết định tăng cường công tác tuyên truyền trong hàng ngũ công nhân mỏ và các xí nghiệp; gửi thành viên đến làm việc trong các khu mỏ, nhà máy và đồn điền, và dùng "mọi phương tiện hợp pháp để tổ chức quần chúng một cách rộng rãi."[81] Hai thành viên của Thanh Niên là Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh được phân công tổ chức tuyên truyền trong hàng ngũ công nhân. Họ cũng có nhiệm vụ trông coi việc chuyển hoá thành phần học sinh tiểu tư sản và con em của giới trí thức đang chiếm đại đa số trong Thanh Niên sang thành phần vô sản. Những thành viên Thanh Niên nào không thay đổi theo đòi hỏi mới sẽ bị đào thải khỏi tổ chức. Thành phần này bao gồm những thành viên tư sản được "nuông chiều", những người không có phong thái cách mạng, không chịu được gian khổ và thiếu đạo đức. Vào tháng 3 1929 Kỳ Bộ Bắc Kỳ theo đuổi con đường tả khuynh bằng cách thành lập một cuộc họp mà họ gọi là tổ chức cộng sản đầu tiên tại Việt Nam. Những người tham dự cuộc họp tại số 5-D đường Hàm Long, Hà Nội gồm có Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh và Trần Văn Cung (Quốc Anh) từ Nghệ An, người này như ta đã biết, vào đầu năm 1929 đã từ Quảng Châu về lại Bắc Kỳ để nắm Kỳ Bộ.[82] Đây chính là nhóm người ở lại Quảng Châu sau khi Hồ Chí Minh đã đi khỏi nơi này trong thời kỳ khởi nghĩa 1927. Trần Văn Cung được cho là đã tham gia trong cuộc Khởi Nghĩa Quảng Châu.[83] Những hoạt động của họ từ tháng 9 năm 1928 đến cuối năm 1929 cho thấy họ đã mất tin tưởng vào giới lãnh đạo của Thanh Niên ở Quảng Châu. Câu hỏi đặt ra là họ đang theo đuổi tư tưởng nào trong giai đoạn này. Mặc dù cuộc họp vào tháng 9 1928 có thể là một phản ứng đối với Đại Hội 6 QTCS, nhưng có lẻ quá sớm để họ nhận thức thấu đáo cương lĩnh của Đại Hội, nhất là vẫn không có một sự nhất trí về việc áp dụng cương lĩnh như thế nào trong những nước thuộc địa.

Tin tức về những sự kiện trong năm 1928 ở Moscow - Đại Hội Toàn Thể Ban Chấp Hành QTCS lần 9 và Đại Hội 6 của ĐCS Trung Quốc và QTCS trong mùa hè - có thể đã lọt về đến châu Á vào mùa thu năm đó. Những báo cáo không chính thức của những người Việt tại Moscow và của Nguyễn Văn Tạo tại Paris có thể đã đánh động Thanh Niên rằng sẽ có những thay đổi sắp đến. Nhưng chắc hẳn những chỉ thị cụ thể cho Đông Dương của QTCS đã không đến được các nhà cách mạng Việt Nam trước mùa xuân mà vào mùa thu năm 1929. Lúc đó thì Luận Cương về Các Quốc Gia Thuộc Địa và Bán Thuộc Địa của Kuusinen chắc hẳn đã được in ra bằng tiếng Nga, và "Cương Lĩnh Chung" của Bukharin có thể đã được biết đến qua tờ Inprecor và những tờ báo cộng sản khác. Nhưng ta cần nên nhớ rằng, dù vậy bản thảo Luận Cương của Kuusinen mãi đến ngày 4 tháng 10 1928 mới được in trên Inprecor; bài phát biểu của "An" về Việt Nam đến 25 tháng 10 mới xuất hiện trên báo này. ĐCS Pháp đã không bắt đầu thực thi chính sách "Con Đường Mới" cho đến sau Đại Hội 6 của đảng này, được tổ chức vào tháng 4 1929. Trong một bài báo ngày 21 tháng 4 1929 trên tờ Nhân Đạo, Maurice Thorez đã viết rằng đảng này đang bước vào "một giai đoạn chấn chỉnh mang tính quyết định" và một cuộc đấu tranh quan trọng chống lại "chủ nghĩa cơ hội".


lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 16.02.2008 15:29:02
Sự phát trin ca lc lượng cánh t Trung Quc

Từ những hồ sơ lưu trữ của QTCS về Trung Quốc ta có thể thấy trong suốt năm 1928 Bộ Chính Trị ĐCS Trung Quốc muốn theo đuổi một chính sách vũ trang mạnh mẽ hơn của QTCS trong hiện tình cách mạng Trung Quốc. Ví dụ như một tuyên bố vào tháng 5 1928 của Bộ Chính Trị ĐCS Trung Quốc đã phê phán Hội Nghị Toàn Thể Ban Chấp Hành QTCS lần 9 vào tháng 2 năm ấy. Tuyên bố nhấn mạnh rằng "cao trào cách mạng" vẫn đang tiếp diễn và nghị quyết của QTCS đã "đề cập quá ít về sự thiếu sót của viễn cảnh cho sự ổn định kinh tế và chính trị của giai cấp thống trị" ở Trung Quốc.[84] Cục Viễn Đông thuộc Ban Chấp Hành QTCS, được thành lập ở Thượng Hải vào năm 1926 để hướng dẫn những đảng cộng sản châu Á, đã thuyên giảm xuống còn một nhóm cốt cán ít ỏi trong thời kỳ này và đã không nắm lại vai trò chỉ đạo hoàn toàn cho đến mùa xuân 1929.[85] Đại diện của Cục Thông Tin Quốc Tế (Otdel Mezhdunarodnoi Svyazy hay OMS) thuộc QTCS là A.E. Albrecht (Abramovich), lãnh hai trách nhiệm: phân bổ ngân sách và đại diện chính trị trong thời kỳ gián đoạn này. Vào thượng tuần tháng 6 1928, từ Thượng Hải Albrecht đã viết thư cho Moscow than phiền về "tính manh động" trong ĐCS Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển đến các vùng nông thôn. Ở miền nam các tỉnh Hồ Nam, Sơn Tây và phía bắc Quảng Đông, quân đội vẫn tiếp tục giao tranh. Nhưng nó đã xa rời quần chúng và hành xử như "một nhóm thổ phỉ". Albrecht quy trách nhiệm cho đồng nghiệp của mình, một đại diện QTCS tên Mitkevich (còn có tên là Olga), là đã gieo rắc tinh thần manh động trong ĐCS Trung Quốc.[86] Nhưng bản thân Mitkevich cũng đã phê phán những hành động thái quá của Xô Viết Hải-Lục-Phong: ví dụ như mệnh lệnh bắt tất cả nhà cửa phải được sơn đỏ, và "chủ trương tàn phá các huyện lỵ (là trung tâm quyền lực của giới địa chủ và quý tộc)".[87]

Mặc dù Albrecht báo cáo việc người Nhật can thiệp vào Tế Nam (Jinan - ND) đã dẫn đến việc "đẩy mạnh phong trào quần chúng tại thành thị", nhưng trọng tâm của ĐCS Trung Quốc đã hướng về vùng nông thôn. Các toán quân cộng sản do Chu Đức (Zhang De - ND) và Trần Nghị (Chen Yi - ND) chỉ huy đã kết hợp với lực lượng của Mao Trạch Đông tại vùng biên giới Hồ Nam - Giang Tây vào tháng 4 1928 để tạo thành một vùng cơ sở nông thôn. Sau thất bại của Xô Viết Hải-Lục-Phong vào tháng 3, một số người tham gia đã rút vào vùng núi non phía đông Quảng Đông, trong khi một số khác có thể đã quay về Quảng Châu và hoà nhập với quân đội Quốc Dân Đảng. Những người còn lại hoà chung với làn sóng tị nạn đang dồn lên trong năm 1927 hướng về những cộng đồng người Hoa ở Nam Dương.[88] Làn sóng của tầng lớp lao động Trung Quốc đổ về khu vực Đông Nam Á rõ ràng là đã thúc đẩy việc thành lập Uỷ Ban Lâm Thời Nam Dương và từ đấy đã củng cố ảnh hưởng của uỷ ban này đối với phong trào cộng sản Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Pháp đã báo cáo rằng cho đến năm 1927 tại Sài Gòn, Chợ Lớn và Phnom Penh đã có một "con số đáng kể của người Hoa" trong thành phần cu-li và phu bến tàu. Tại Bắc Kỳ người Hoa có mặt rất đông ở "một số các vựa mỏ".[89]

Những người tị nạn trong đó bao gồm cả những người cộng sản lẩn trốn, đã được lôi cuốn vào cộng đồng lưu vong được tổ chức chặt chẽ ở nơi mà Quốc Dân Đảng đã có cơ sở vững vàng. Báo cáo của Pháp về vấn đề người nhập cì cho biết rằng "những người Trung Quốc tại Đông Dương đều nhận là có liên hệ với tổ chức dân tộc Quốc Dân Đảng... Họ đã bị bắt buộc tham gia, và họ không dám cưỡng lại quyền lực của các "Hội Đồng" vì chúng đều trực thuộc dưới quyền của một Tổng Đoàn thuộc Quốc Dân Đảng."[90] Ta không rõ những cơ cấu cộng sản vào năm 1928 đã ẩn mình ra sao trong lòng tổ chức Quốc Dân Đảng. Tại Quảng Châu, như ta đã thấy, một số thành viên cộng sản người Việt vẫn nằm trong cơ cấu của Quốc Dân Đảng cho đến cuối năm ấy để tiếp tục những lớp tập huấn bí mật của mình cũng như để mưu sinh. Tại những nước thuộc địa Đông Nam Á, họ cũng phải làm như thế đơn giản là để sống còn. Ví dụ như tại Singapore, thành phần cánh tả chịu ảnh hưởng của cộng sản (được biết đến như là phong trào Main School) đã kiểm soát 21 trong số 29 chi bộ Quốc Dân Đảng vào tháng 4 1928.[91] Nhưng Uỷ Ban Nam Dương có lẽ đã thiết lập một cơ chế mặt trận mới trong năm ấy nhằm giữ nguyên tổ chức, như tôi sẽ phân tích thêm ở dưới.

Trong khoảng giữa năm 1928 và 1929 không khí trí thức cánh tả tại Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng từ nỗ lực chấn hưng khối Quốc Dân Đảng tả khuynh, không phụ thuộc vào QTCS. Vào tháng 5 1929 Hội Đồng Chí Tái Tổ Chức được thành lập. Cụm từ "tái tổ chức" hàm ý về tinh thần của phong trào tái tổ chức Quốc Dân Đảng trong năm 1924, được thực hiện dưới ảnh hưởng của Borodin. Nguyên nhân tiên khởi kích động việc thành lập tổ chức này chính là việc Nhật chiếm đóng Tế Nam trong tỉnh Sơn Đông trong cùng tháng ấy.[92] Nhưng theo quan điểm của So Waichor, thành phần Quốc Dân Đảng cánh tả không bằng lòng về việc Tưởng Giới Thạch đã lơ là những nguyên tắc cơ bản của họ: phản đế và cải cách điền địa .[93] Cái lý tưởng mà Hội Đồng Chí đại diện từ 1928 đến khi nó sụp đổ vào năm 1931 là để "nhắm vào sự đồng tình của "giai cấp bị bóc lột" ở Trung Quốc, bao gồm nhiều thành phần xã hội như giới trung thương và tiểu thương, giới nông dân - từ tiểu địa chủ đến lao công nông trại, giai cấp lao động, giai cấp tiểu tư sản, trí thức và thanh niên."[94]

Ảnh hưởng trí thức của nhà lãnh đạo Hội Đồng Chí là Trần Công Bác (Chen Kungpo - ND) đã vượt ra ngoài phạm vi Quốc Dân Đảng. Ông là một học giả được đào tạo tại Mỹ và một cựu đảng viên ĐCS Trung Quốc từng giữ nhiều chứ vụ quan trọng trong thời kỳ mặt trận thống nhất.[95] Tạp chí Cách Mạng Bình Luận (Ko Ming P'ing Lun - ND) do ông xuất bản từ đầu năm 1928 đến khi bị Tưởng Giới Thạch đóng cửa vào tháng 9 là một tờ báo có chiều hướng Marxist. Những người viết bài cho tạp chí đại diện cho phái cực tả của Quốc Dân Đảng và có cả những người "bạn đồng hành" cộng sản.[96] Một trong những tư tưởng do Trần Công Bác cổ xuý trong tạp chí và những bài viết khác là "Cuộc Cách Mạng Dân Tộc Trung Quốc có liên hệ chặt chẻ với cuộc cách mạng phản đế toàn cầu". Ông tin rằng Quốc Dân Đảng nên nhận lấy nhiệm vụ lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc của nhân dân thuộc địa Đông phương, từ đó thúc đẩy cách mạng thế giới.[97] Về vấn đề này ông khuyến khích việc thành lập một tổ chức "Quốc Tế Phương Đông" hoặc một "Tam Dân Quốc Tế" nhằm cân bằng thế lực với cả Hội Liên Hiệp Quốc Gia và Đệ Tam Quốc Tế ở Moscow. So Waichor đoan chắc rằng chủ thuyết phản đế của Trần Công Bác "đã gieo mầm tư tưởng về vấn đề này trong những người cánh Tả."

Việc thành lập một hội phản đế mới tại Thượng Hải vào tháng 7 hoặc tháng 8 "Liên Hiệp các Dân Tộc Phương Đông bị Áp Bức" có thể là kết quả hoạt động của Hội Đồng Chí (còn được gọi là "Tái Tổ Chức") trong Quốc Dân Đảng.[99] Liên Minh này sẽ đóng vai trò chủ chốt trong trong phong trào cánh tả ở Nam Dương trong giai đoạn từ 1929 đến đầu 1930. Sự ra đời của nó có thể đã tạo điều kiện cho nỗ lực của Hội Đồng Chí trong việc thành lập các chi nhánh hải ngoại tại Hồng Kông, Nhật, Việt Nam và Singapore.[100] Nhưng Liên Hiệp này dường như chỉ để dùng làm một vỏ ngoài hợp pháp cho những hoạt động cộng sản. Việc này có vẻ như đã lỗi thời - giống như một sự tiếp tục của mặt trận thống nhất giữa Quốc Dân Đảng - ĐCS Trung Quốc - có lẽ đã liên hệ đến chủ trương của Willy Munzenberg trong Liên Hiệp Phản Đế ở Berlin. Tại Đại Hội 6 QTCS ông đã lên tiếng về sự cần thiết của việc giữ vững ảnh hưởng cộng sản trong hàng loạt những tổ chức phi cộng sản khác.[101] Cho đến tháng 4 1929 Phu nhân Tôn Dật Tiên, nằm trong phong trào "Đệ Tam Đảng", vẫn được mang chức vụ Chủ Tịch Danh Dự trong tờ báo của Hội Liên Hiệp.[102] Trong một lá thư viết vào tháng 3 1930, Cục Viễn Đông đã khen ngợi ĐCS Trung Quốc về sự "thành thạo trong việc sử dụng những khả năng hợp pháp và bán hợp pháp", trong đó bao gồm Liên Hiệp Phản Đế và "Liên Hiệp Tự Do".[103]

Một báo cáo của Uỷ Ban Lâm Thời Nam Dương (cho Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc) viết vào ngày 19 tháng 7 1928 đã phản ánh tầm quan trọng của phong trào phản đế trong giai đoạn này. Nó cũng đề cập đến việc đòi hỏi phải có một cuộc "đấu tranh không khoan nhượng" trong các tổ chức hàng đầu của Uỷ Ban.[104] Bản báo cáo cũng tường thuật một hội nghị toàn thể mở rộng bắt đầu vào ngày 2 tháng 7 1928. Hội nghị này bao gồm những đại biểu từ Bonero, "Tiểu Tổ Thuỷ Thủ Đặc Biệt", những tổ công nhân cao su, Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản và Liên Đoàn Phản Đế.[105] Uỷ Ban Quảng Đông đã không gửi đại biểu tham dự; và cũng không thấy nhắc đến những đại biểu của chi bộ Nam Kỳ - Cam Bốt. Đại Hội Toàn Thể tuyên bố rằng tổ chức đảng của vùng Quần Đảo Mã Lai (một cách gọi khác của người Nga cho vùng Nam Dương) phải được tái tổ chức; mọi thành phần "phá hoại, thoái hoá và do dự" sẽ bị đào thải. Chỉ có "những đồng chí cương quyết, trung thực và quên mình" sẽ được đề bạt; những người xuất thân thành phần công nông được đưa thẳng lên hàng ngũ lãnh đạo. Hội Nghị đã dành ngày 3 tháng 8 cho những khoá giảng về phản đế, và nó đã được nhấn mạnh một cách đặc biệt trong chương trình đại hội. Các học viên được chỉ thị "đến với nông dân" và tổ chức "một đội ngũ quần chúng rộng rãi" để "tự nổi dậy" tham gia phong trào chống Nhật. Nhưng những hoạt động trên không được nhân danh Uỷ Ban Nam Dương. Báo cáo nói rằng "hiện tại chúng tôi không có khả năng lãnh đạo phong trào quần chúng một cách công khai dưới danh nghĩa đảng cộng sản". Vì thế phong trào ngày 3 tháng 8 đã được lãnh đạo một cách bí mật, nhân danh những tổ chức quần chúng như Hiệp Hội Kháng Nhật, Hiệp Hội Hoa Kiều Cứu Quốc, Hiệp Hội Tẩy Chay Hàng Hoá Nhật, vân vân.[107]

Điều lý thú là thời điểm của Hội Nghị toàn thể mà trong đó sắc lệnh tái tổ chức Uỷ Ban Nam Dương được ban hành lại rất gần với thời điểm của "Hội Nghị Tái Tổ Chức" của Kỳ Uỷ Bắc Kỳ của Thanh Niên vào tháng 9. Liệu chi bộ Nam Kỳ-Cam Bốt của Uỷ Ban Nam Dương đã nhận chỉ thị về việc cần phải "tái tổ chức" sau hội nghị toàn thể tháng 7? Liệu có những liên hệ gì giữa những nhà hoạt động người Hoa tại Sài Gòn hoặc Bắc Kỳ và những thành viên người Việt trong Thanh Niên? Rất có khả năng những tổ chức cộng sản Nghiệp Đoàn Thuỷ Thủ, Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Ban Bí Thư Nghiệp Đoàn Thái Bình Dương, hoặc những phần tử cộng sản trong Liên Đoàn Phản Đế đã cung cấp cơ cấu tổ chức để liên lạc và truyền đạt những giúp đỡ về chính trị. Ta có thể đoán ít nhất là động lực thúc đẩy Thanh Niên và chú trọng việc tổ chức tầng lớp vô sản đã được chuyển tải từ ĐCS Trung Quốc, có lẽ là qua ngõ Uỷ Ban Nam Dương mà không phải trực tiếp từ Moscow hoặc từ Hồ Chí Minh đang ở Xiêm. Uỷ Ban Trung Ương của Thanh Niên tại Quảng Đông hình như không liên quan đến việc này - theo như những sự kiện trong năm 1929 cho thấy.

Khi Lý Lập Tam (Li Li San - ND) từ Moscow quay về vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu 1928, ông đã nhanh chóng khuyến khích xu hướng thiên tả bên trong ĐCS Trung Quốc với phương pháp tạm thời đưa những người cộng sản Trung Quốc vào một mặt trận thống nhất hạ tầng với những thành phần cánh tả của Quốc Dân Đảng. Đây là một khía cạnh trong chính sách của Lý Lập Tam đã không được phản ánh trong tài liệu chính thức của ĐCS Trung Quốc. Nhưng tài liệu của QTCS về ĐCS Trung Quốc đã cung cấp những bằng chứng về khía cạnh đã không được công nhận này trong phong cách lãnh đạo của Lý Lập Tam. Khía cạnh này theo tôi đã có ảnh hưởng đến hướng đi của những sự kiện tại Việt Nam trong năm 1929 và đầu năm 1930. Khi Lý quay về lại Thượng Hải, ông chỉ là một thành viên dự khuyết của Bộ Chính Trị và Uỷ Ban Thường Trực.[108] Nhưng với tư cách là người đứng đầu Phòng Tổ Chức, ông đã sớm trở thành người lãnh đạo tối cao trong những khu vực thành thị. Rất có thể là Lý Lập Tam đã đưa ảnh hưởng của mình vào trong Uỷ Ban Lâm Thời Nam Dương. Là lãnh đạo của Tổng Liên Đoàn Lao Động tại Thượng Hải trong thời kỳ hoàng kim của nó vào năm 1925, và cũng là thành viên trong Ban Bí Thư Thường Trực của Nghiệp Đoàn Thái Bình Dương, có thể ông đã là một nhân vật quen thuộc đối với những người hoạt động công đoàn đã nhập cư đến những bến cảng ở Đông Nam Á từ năm 1926 đến 1928.[109] Ông mang những quan điểm thiên tả của Uỷ Ban Chấp Hành của Phân Bộ Quảng Đông mà ông đã là thành viên sau khi trốn khỏi Thượng Hải vào cuối năm 1925.[110] Sau thất bại của Công Xã Quảng Châu ông được đề cử để đứng đầu Tỉnh Uỷ Quảng Đông; không rõ là ông đã giữ chức vụ này bao lâu.[111] Cảnh sát Singapore sau này đã lưu ý rằng đã có một "sự tăng cường mạnh mẽ trong việc tuyên truyền" từ Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc đến Mã Lai trong năm 1928 và 1929. Họ cho là việc phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Mã Lai là do phong trào tuyên truyền này.[112] Việc Lý Lập Tam quay về Thượng Hải vào nửa cuối năm 1928 cho thấy đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng cường tuyên truyền trên.

Một trong những hành động đầu tiên của Lý Lập Tam khi quay về Thượng Hải là trục xuất Thái Hoà Sâm (Cai Hesen - ND) ra khỏi thành phần lãnh đạo, một hành động mà QTCS cho là để bác bỏ những kết quả của Đại Hội 6 ĐCS Trung Quốc. QTCS đã hy vọng việc bảo đảm được sự đoàn kết trong thành phần lãnh đạo ĐCS Trung Quốc bằng cách đưa những đại biểu từ nhiều tầng lớp khác nhau vào Bộ Chính Trị, một lá thư của Vladimir Kuchumov thuộc Cục Viễn Đông gửi vào tháng 12 1928 cho Stalin, Molotov, Bukharin và Pyatnitsky đã giải thích như thế. Nhưng việc Thái bị trục xuất được xem là một bước lùi lại thời kỳ cực tả trước Đại Hội 6. Lá thư của Kuchumov đã đề cập đến thông tư (không có số) của Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc bàn về những vấn đề tổ chức trong đó đã lên án đường hướng ôn hoà của Chi Uỷ Thượng Hải, khác hẳn với đường hướng cực đoan của Tỉnh Uỷ Quảng Đông. Lá thư của Kuchumov do đó đã phê phán Hướng Trung Phát (Xiang Zhong Fa - ND) và Lý Lập Tam đã không tổ chức được quần chúng và không phát huy khẩu hiệu "Đoàn kết với giai cấp Tiểu Tư Sản". Phương cách khắc phục những sai lầm chính trị này là gửi đến một nhóm đại diện cho Ban Chấp Hành QTCS để làm việc với Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc. Điểm cuối cùng trong lá thư của Kuchumov là đề xuất việc tái thiết lập Phân Bộ Viễn Đông để lãnh đạo các tổ chức tại Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên, Philippines và Đông Dương.[113]

Phân Bộ Viễn Đông mới đã bắt đầu hoạt động tại Thượng Hải vào hạ tuần tháng 3 1929.[114] Nó bao gồm một người Ba Lan tên là Ignaty Lyubinetski-Kylski, còn có tên là "Osten", và một người Đức thuộc cả hai cánh tả và hữu của ĐCS Đức trong những năm 20. Người này tên là Gerhard Eisler, anh của Ruth Fischer, được biết đến với tên "Roberts". Những người khác đóng cơ sở tại Thượng Hải là đại diện của Công Đoàn Quốc Tế Đỏ (Profintern - ND) là George Hardy và một người khác tên là G.M. Bespalov, phái viên của Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản là Willy hoặc "Young". Jakov Rudnik, người đứng đầu những hoạt động của Cục Thông Tin Quốc Tế đã quay lại Thượng Hải vào mùa xuân 1930 với bí danh Milaire Noulens cùng với một số người khác.[115] Osten/Rylski và Robers/Eisler là những báo cáo viên chính trị chủ chốt cho đến khi Pavel Mif xuất hiện vào tháng 9 1930, trong khi đó những thành viên khác trong Phân Bộ Viễn Đông có ít trách nhiệm hơn, ví dụ như là những công tác về công đoàn, hoặc trong trường hợp của Rudnik là lo về tài chánh và hậu cần cho Phân Bộ. Những người cộng sản biết được, theo lời Trương Quốc Đào (Zhang Guo Tao - ND), rằng Kylski và Eisler đã có "nhưng sai lầm hữu khuynh" trong quá khứ. (Trương đã nhầm lẫn tên của họ là Thalheimer và Brandler.) Vì lý do này, ông cho rằng, họ không được xem như những những người uỷ quyền đáng tin cậy dưới quan điểm của một QTCS đã được Stalin hoá.[116]

Mùa hè 1929 đã đem đến những tiến triển mới hứa hẹn một "cao trào cách mạng" xa vời mà những người Trung Quốc hằng trông đợi mà giờ đây sắp sửa xảy ra. Như ta đã thấy, Đại Hội Toàn Thể QTCS lần thứ 10 vào tháng 7 đã quyết định "Phương Hướng Mới" và việc đấu tranh giai cấp là những chính sách chủ đạo trong phong trào cộng sản quốc tế. (Một lá thư của QTCS gửi cho ĐCS Trung Quốc vào mùa hè năm ấy thông báo cho ĐCS Trung Quốc biết rằng những người trung nông không còn được xem như là đồng minh trong cuộc đấu tranh chống giai cấp địa chủ.[117]) Cùng lúc ấy, phong trào chống đối vũ trang của một liên minh lỏng lẻo gồm những địa chủ và sứ quân chống lại Quốc Dân Đảng đang dâng cao ở Nam Kinh. Kuusinen đã phê bình ĐCS Trung Quốc trong một hội nghị của Ban Bí Thư Chính Trị thuộc Ban Chấp Hành QTCS vào tháng hai rằng "Rất nhiều đồng chí Trung Quốc chỉ chú trọng vào mục tiêu trước mắt,, làm như họ đang ngồi bên cửa sổ chờ đợi một phép màu cách mạng thình lình xuất hiện. Phép màu này phải xuất hiện ra sao thì không rõ ràng mấy.... Họ bàn về cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và tổ chức Quảng Tây và bảo rằng nhờ nó mà cao trào cách mạng đang đến gần."[118] Dù vậy, vì QTCS không ngừng nhấn mạnh sự cần thiết cảnh giác chống lại "chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh" và "chủ nghĩa thoả hiệp", ĐCS Trung Quốc dường như đã quyết định rằng việc nhen nhóm lại "chiến tranh quân phiệt" đã mở ra cho họ cơ hội để đẩy mạnh những cuộc khởi nghĩa vũ trang. Stalin cũng đã đẩy mạnh mối căng thẳng trong nội bộ QTCS bằng cách liên tục đưa ra những cảnh báo về một cuộc chiến tranh của đế quốc chống lại nước Nga Xô Viết, có lẽ để kêu ủng hộ cho những chính sách kinh tế táo bạo của mình. Ông đã sử dụng mối mâu thuẩn đang căng thẳng tại tuyến đường sắt Trung Quốc Đông Phương (đoạn nối dài của tuyến đường sắt nổi tiếng Trans-Siberian, là nguyên nhân của chiến tranh Nga-Nhật và Trung-Nhật - ND) để đưa ra quan điểm rằng một trong những nhiệm vụ của cộng sản thế giới là bảo vệ Liên Bang Xô Viết.

Khi những người trong Hội Tái Tổ Chức tham gia vào việc điều phối cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính quyền Nam Kinh vào giữa năm 1929, ĐCS Trung Quốc đã chủ tâm ủng hộ họ. Trong số những người quân phiệt đã thách thức giới lãnh đạo Quốc Dân Đảng gồm có Trương Phát Khuê (Zhang Fakui - ND) ở Hồ Bái, Lý Tôn Nhân (Li Zong Ren - ND) và Du Bình Bá (Yu Zuobo - ND) ở Quảng Tây.[119] Trần Công Bác chuyển đến Hồng Kông vào tháng 6 1929 để chỉ huy chiến dịch vũ trang, được gọi là "Phong Trào Vệ Đảng Cứu Quốc".[120] Có lúc dường như nó đã có cơ hội chấm dứt quyền lực của Tưởng Giới Thạch. Hai thành viên cộng sản, Đặng Tiểu Bình (Deng Xiao Ping - ND) và Trương Vân Dật (Zhang Yun Yi - ND) người gốc Hải Nam đã được điều từ Thượng Hải đến Quảng Tây để trà trộn vào "Phong Trào Cứu Quốc", Đặng đến vào khoảng giữa năm 1929 và Trương vào khoảng đầu năm 1928. Đặng kể lại với Edgar Snow (nhà báo Mỹ - ND) vào năm 1936 rằng ông đã đến Quảng Tây qua ngã Hải Phòng, Việt Nam vì ngã Quảng Châu quá mạo hiểm. Ông kể rằng đã liên lạc với những phiến quân người Việt, những người đã phát động cuộc "khởi nghĩa Công-Nông vào năm 1930".[121] Không chắc hẳn như lời của Uli Franz (nhà sử học Đức - ND) rằng Đặng đã tham khảo với Hồ Chí Minh tại Thượng Hải về con đường nào tốt nhất để đi Quảng Tây. Nhưng rõ ràng là Đặng đã dùng những cơ sở người Việt để giúp ông di chuyển từ Hải Phòng bằng tàu hoả để đến biên giới Quảng Tây, từ đó ông đi theo con đường của những thành viên Thanh Niên đến Long Châu rồi từ đó đi Nam Kinh.[122]

Sau Đại Hội Toàn Thể Ban Chấp Hành QTCS lần thứ 10, Phân Bộ Viễn Đông tại Thượng Hải - bao gồm những nhân viên "hữu khuynh" cũ - đã đưa ra quan điểm bằng cách thông qua một nghị quyết biểu lộ sự ủng hộ tuyệt đối của họ đối với chính sách "Phương Hướng Mới". Tài liệu này được viết vào tháng 10 1929, trong đó tuyên bố rằng Phân Bộ Viễn Đông sẵn sàng chiến đấu chống lại "những đe doạ mang tính cơ hội và dao động trong ĐCS Trung Quốc". Bản nghị quyết cũng đã phê phán ĐCS Trung Quốc chỉ có "một lớp mỏng của thành phần công nhân và tiếp xúc với một số tổ chức quốc gia cách tân". Tỉnh Uỷ Quảng Tây đã thương lượng với Tướng Du Bình Bá về hoạt động trong đội quân của ông ta, và gửi điện đến những tổ chức địa phương kêu gọi một chiến dịch rộng lớn ủng hộ khối Trương Phát Khuê - Du Bình Bá, bản nghị quyết cho biết. Một số đảng viên đã từ chối thành lập những công đoàn đỏ trong những hãng xưởng đã có những công đoàn vàng hoặc trực thuộc chính phủ tồn tại.[123]

Nghị quyết này của Phân Bộ Viễn Đông đã tạo ra phản ứng đầy giận dữ từ Bộ Chính Trị Trung Quốc. Trong những cuộc họp với Phân Bộ Viễn Đông vào tháng 12 1929, những người Trung Quốc, do Chu Ân Lai, Lý Lập Tam và Hướng Trung Phát đại diện, đã không thừa nhận việc bị cáo buộc là có những "sai lầm hữu khuynh". Tại cuộc họp ngày 10 tháng 12 Rylski đã phê bình ĐCS Trung Quốc về việc đã hợp tác với thành phần trung nông và những người "quốc gia cách tân" tại Quảng Tây.[124] Ông thừa nhận là khi những mâu thuẫn xảy ra tại tuyến đường sắt Đông Phương, "chúng tôi đã thảo luận về chiến tranh du kích với các đồng chí và đã đưa ra những đề xuất rất vững chắc mà các đồng chí cũng đã chấp nhận. Chúng tôi đã đề nghị các đồng chí nên tổ chức, mở rộng và kích hoạt những cuộc chiến tranh du kích..."[125] Nhưng với nỗ lực nhằm tránh liên hệ trách nhiệm vì những sai lầm của ĐCS Trung Quốc, ông đã bổ xung rằng đề nghị này đã đi kèm với những chỉ thị giáo dục quần chúng mà ĐCS Trung Quốc đã không chịu áp dụng.[126] Lý Lập Tam phản biện lại lời chỉ trích này tại cuộc họp thứ hai (13 tháng 12), ông nói rằng Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc luôn đấu tranh chống lại mối đe doạ hữu khuynh, rằng họ đã chiến đấu những khuynh hướng thiên hữu bằng những phương pháp như hợp pháp hoá phong trào, phát triển hoà bình và đánh giá nghiêm khắc tầng lớp tư sản. Ông cũng chỉ ra rằng Uỷ Ban Trung Ương cũng đã phê phán những người "Tái Tổ Chức" tại Quảng Tây: "Có thể có những đồng chí hoạt động trong quân đội đã không hiểu rõ tình hình tại Quảng Tây. Nhưng không nên liên hệ những sai lầm của họ với Uỷ Ban Trung Ương và Đặc Uỷ Quảng Tây."[127]

Cuối cùng sau một thuyết trình dài của Eisler vào ngày 17 tháng 12, cả hai phía đã đồng ý đệ trình những bất đồng của họ lên Moscow để thỉnh cầu quyết định tối hậu về chính sách. "Khi chưa có được nghị quyết về vấn đề này, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục những hoạt động thường nhật như trước đây", Hướng Trung Phát kết luận. "Nếu ĐCS Trung Quốc phạm sai lầm, Phân Bộ Viễn Đông sẽ chấn chỉnh họ và ngược lại, nếu Phân Bộ sai phạm, chúng tôi sẽ phải đấu tranh phản đối họ. Ngoài việc gửi điện, chúng tôi đề nghị gửi một đồng chí Trung Quốc đến Moscow."[128] Kết cục này đã làm cho Phân Bộ Viễn Đông không có một quyền lực thật sự nào trong mắt của ĐCS Trung Quốc cho đến khi Moscow đưa ra quyết định cuối cùng. Dường như từ cuối tháng 12 1929, Lý Lập Tam và người của ông đã cho thấy họ càng trở nên độc lập trong việc giải thích những chính sách của QTCS. Dù thế, họ lại không muốn mất đi số tiền viện trợ từ QTCS mà trong năm 1929 đã lên đến hơn 200 nghìn đô-la cũng như số tiền 16.408 đô-la dành cho Đoàn Thanh Niên Cộng Sản.[129] Vào tháng 2 1930 Chu Ân Lai bắt đầu đi Moscow để hội ý. Ông đến Moscow vào tháng 4 sau khi đi qua Berlin.[130] Rylski cũng quay lại Moscow trong khoảng thời gian ấy.

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 25.02.2008 18:24:05
Sự rạn nứt của Thanh Niên

Giai đoạn của việc Lý Lập Tam tìm cách nắm giữ quyền lực trong cơ cấu của ĐCS Trung Quốc xảy ra cùng lúc với sự rạn nứt đang lớn dần trong Thanh Niên Hội. Như đã nhắc đến ở trên, bắt đầu từ tháng 9 1928, chi bộ phía bắc của Thanh Niên đã bắt đầu một chiến dịch "vô sản hoá" chính mình. Vào tháng 3 1929 họ đã thành lập một nhóm cộng sản ở Hà Nội. Khi Phân Bộ Viễn Đông đang tự thiết lập ở Thượng Hải, tầng lớp lãnh đạo của Thanh Niên đã triệu tập một hội nghị toàn quốc ở Hồng Kông (họ đã phải rời Quảng Châu vào đầu năm 1929, khi Hồ Tùng Mậu và một nhóm học viên người Việt ở Hoàng Phố bị bắt). Khi đại hội khai mạc vào tháng 5, chiều hướng thiên tả đã được khẳng định rõ ràng. Đã không có những bất đồng lớn giữa các đại biểu về sự cần thiết để thành lập một đảng cộng sản theo khuôn khổ Bolshevik, dựa trên tinh thần của Đại Hội QTCS lần 6. Nhưng trong những cuộc họp tiền đại hội, đoàn đại biểu từ phía bắc đã tạo ra mối chia rẽ khi họ đòi hỏi phải thành lập đảng cộng sản ngay lập tức. Ba nhân vật bất đồng này là Trần Văn Cung, Nguyễn Tuấn và Ngô Gia Tự đã sớm rút khỏi đại hội trong khi những người lãnh đạo từ Trung Quốc là Lâm Đức Thụ và Lê Hồng Sơn đã không chịu thay đổi quan điểm của họ rằng Việt Nam chưa sẵn sàng bước khỏi giai đoạn chuẩn bị cho việc thành lập đảng.[131] Nhưng theo tài liệu của Sở Liêm Phóng thì Lê Hồng Sơn đã tham khảo ý kiến về cương lĩnh mới với ĐCS Trung Quốc tại Hồng Kông và vì thế ông có cơ sở để cho rằng mình đã đi đúng hướng.[132] Những đại biểu từ các phân bộ miền trung, miền nam và Xiêm của Thanh Niên lưu lại Hồng Kông cho đến cuối tháng 5 để hoàn thành bộ "tiểu cương lĩnh" khổng lồ bao gồm những hình thức kỷ luật trong đó có năm vi phạm dẫn đến án tử hình. Cương lĩnh đặc biệt thừa nhận những văn bản của Đại Hội QTCS lần 6 và tuyên bố chấm dứt mọi liên hệ với Quốc Dân Đảng Trung Quốc, giờ đã bị họ cho là đảng của "phong kiến, địa chủ và đế quốc".[133] Một Uỷ Ban Trù Bị được thành lập để bắt đầu việc thiết lập đảng cộng sản. Hồ Chí Minh bị đánh rơi khỏi hàng ngũ lãnh đạo vì ông đang ở quá xa; theo lời Lâm Đức Thụ thì đã có những tin đồn rằng ông đang bị ốm nặng tại Đức.[134]

Câu hỏi tại sao những người lãnh đạo Thanh Niên ở phía bắc lại có thái độ chống đối với Uỷ Ban Trung Ương của Thanh Niên tại Trung Quốc có lẽ không có câu trả lời đơn giản. Tuổi trẻ cao ngạo có lẽ là một phần nguyên nhân, cộng với ước mong hợp lý là đem giới lãnh đạo cộng sản đến gần với những thành viên trong nước. Đến khi Đại Hội tiến hành ra vào tháng 5, nhóm phía bắc có thể đã có một vài phản đối chắc chắn đối với giới lãnh đạo tại Quảng Châu/Hồng Kông. Ví dụ rõ ràng nhất là sự hiện diện của Lâm Đức Thụ, ngay cả vào năm 1929, Thụ đã bị những nhà cách mạng, đặc biệt là Nguyễn Hải Thần nghi ngờ là mật thám của Pháp.[135] Thụ còn biết đến như là một người có lối sống suy đồi và chính ông đã báo cáo với Sở Liêm Phóng rằng mình đã "bị những đồng chí phê phán mạnh bạo trong suốt cả năm." Vì thế ông đã yêu cầu không nhận lãnh một chức vụ lãnh đạo nào, và đã trấn an Sở Liêm Phóng rằng việc này sẽ "làm cho công tác của tôi dễ dàng hơn."[136] (công tác của ông có lẽ liên quan đến việc tạo ra sự hiểu lầm giữa những nhóm cách mạng). Một nguyên nhân khác của sự xích mích trên là ưu thế của những người có gốc gác từ những tỉnh miền trung như Nghệ An và Hà Tĩnh trong hàng ngũ lãnh đạo tại Hồng Kông. Liên quan đến mối căng thẳng vùng miền này có thể là sự khác nhau của hai nhóm trong phương pháp đào tạo và tổ chức. Nhóm Trung Quốc bao gồm các thành viên đã qua huấn luyện quân sự, một số trong họ đã từng là giảng viên tại Hoàng Phố. Những người này gồm có Trương Văn Lềnh, Lê Quang Đạt, Lê Duy Điếm và Lê Hồng Sơn. Họ cũng có nguồn gốc từ nông thôn. Lê Hồng Sơn từng là tuyên truyền viên cho Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Quốc Tế trong tầng lớp nông dân tại Đảo Hải Nam; Hồ Tùng Mậu đã giúp tổ chức những hiệp hội tương ái tại những vùng thôn quê ở Xiêm. Trong khi đó, những thành viên Bắc Kỳ của Thanh Niên ngày càng tập trung vào việc tổ chức tại những khu vực thành thị. Hoạt động của họ tại bến cảng Hải Phòng và những khu mỏ Cẩm Phả, Uông Bí và Mạo Khê, nơi có mật độ người lao động gốc Hoa cao, có lẽ đã giúp họ liên lạc với những người tổ chức công đoàn thuộc Liên Đoàn Lao Động Nam Dương và Tỉnh Uỷ Quảng Đông của ĐCS Trung Quốc. Những căng thẳng này cũng có thể đã xuất hiện tại Nam Kỳ. Sự tranh đua giữa Tôn Đức Thắng, một lãnh tụ công nhân tại Sài Gòn, và Lê Văn Phát đã dẫn đến việc Phát bị Thanh Niên ám sát vào tháng 12 1928, có thể được bắt nguồn từ những xung đột thành thị và nông thôn. Chúng ta có thể thấy được những khác biệt này đã tạo thành mảnh đất màu mỡ để cho Sở Liêm Phóng gieo rắc những hạt giống kích động tranh chấp.

Thời điểm từ tháng 6 1929 đến tháng 2 1930 là thời điểm nguy kịch của những người cộng sản Việt Nam. Thành phần ly khai tại Bắc Kỳ đã thành lập một đảng cộng sản riêng vào tháng 6 gọi là Đông Dương Cộng Sản Đảng và đã nhanh chóng điều động phái viên đến những vùng khác trong nước. Vì họ nắm quyền tại chi bộ phía bắc của Thanh Niên nên những thành viên miền bắc dù muốn hay không cũng đã tự động gia nhập đảng mới. Họ cũng đã xâm nhập vào miền trung và miền nam. Trong cả hai vùng này hàng ngũ lãnh đạo của Thanh Niên đã bị một làn sóng bắt bớ tấn công vào cuối năm 1929. Vào tháng 7 toàn bộ chi uỷ của miền trung đã bị bắt, trong đó có Nguyễn Sĩ Sách vừa mới trở về từ hội nghị của Thanh Niên và Vương Thúc Oánh, Trần Văn Cung cũng bị bắt. Võ Mai trốn lên vùng thượng du Nghệ Tĩnh.[137] (Hồ Chí Minh và Trần Phú đều bị xử tử vắng mặt tại một phiên toà ở Vinh vào tháng 10 1929.) Cũng vào tháng 7 người Pháp bắt đầu bắt giữ những nhà hoạt động mà tên tuổi được tìm ra từ cuộc điều tra về cái chết của Lê Văn Phát, còn gọi là vụ án đường Barbier. Những người này gồm có Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng và Nguyễn Kim Cương.[138] Những nhà tổ chức khác bị buộc phải rút về vùng nông thôn như Đồng Tháp.[139] Cùng lúc đó, đảng Tân Việt (Cách Mạng Đảng cũ) đã bị tê liệt vì những người lãnh đạo tại miền trung và Sài Gòn đã bị bắt giữ. Việc họ cư ngụ chung với những lãnh đạo Thanh Niên đã dẫn đến việc khám phá ra những tài liệu của Đảng do Hà Huy Tập soạn thảo khi vụ án mạng đường Barbier được phanh phui (Hà Huy Tập và hai thành viên Tân Việt khác là Trần Ngọc Danh và Trần Phạm Ho đã trốn đi Thượng Hải sau khi cơ quan trung ương của Việt Tân bị khám phá vào tháng 12 1928[140]). Tại Vinh, Nguyễn Thị Minh Khai báo cáo rằng chỉ còn những nhóm công nhân và phụ nữ vẫn còn đứng vững.[141] Những vụ bắt bớ này chắc chắn đã tạo ra lợi thế cho Đông Dương Cộng Sản Đảng (ĐDCSĐ) vì họ mặc nhiên đã trở thành một tổ chức với những người đứng đầu có kinh nghiệm nhất tại Việt Nam. Không bao lâu sau khi ĐDCSĐ hình thành, Ngô Gia Tự được phái đi Sài Gòn để thành lập cơ sở trong tầng lớp cu-li tại Chợ Lớn và bắt đầu tạo ra một Tổng Liên Đoàn Lao Động. Những người tổ chức công đoàn của Thanh Niên không gia nhập ĐDCSĐ không bao lâu sau cũng đã thành lập một Tổng Liên Đoàn Lao Động riêng cho mình.[142]

Trước mối đe doạ bị mất tất cả các thành viên, Uỷ Ban Trung Ương Thanh Niên tại Hồng Kông bắt buộc phải từ bỏ quan điểm của mình về việc thành lập đảng cộng sản. Đến cuối tháng 8 1929, ngay sau khi Hồ Tùng Mậu và khoảng 20 cựu học viên Hoàng Phố vừa được phóng thích, họ đã quyết định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng. Họ đã viết trong một văn thư dài đầy tính tự vệ cho các thành viên (có thể được viết vào trung tuần tháng 10, vì văn thư có đề cập đến một lá thư gửi cho ĐDCSĐ vào ngày 4 tháng 10): "Uỷ Ban Trù Bị đã phù hợp với tình hình trước đây, nhưng giờ đây Uỷ Ban này đã không còn đáp ứng được những đòi hỏi hiện tại."[143] Một phần của trở ngại này là đã có nhiều thành viên trong Uỷ Ban bị bắt giữ trên đường quay về Việt Nam sau kỳ Đại Hội vào tháng 5, bản văn thư giải thích. Thanh Niên Hội đã bị giải tán và giờ đây chỉ có vài nhóm còn lại tại Xiêm và Nam Kỳ. Một tiểu tổ của An Nam Cộng Sản Đảng (ANCSĐ) đã được thành lập tại Hồng Kông với nhiệm vụ thành lập một đảng thực thụ, "như chúng tôi đã lưu ý, ĐDCSĐ không phải là một đảng thực sự", bức thư nói. Đảng mới do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Quang Đạt và Lê Duy Điếm lãnh đạo, tuyên bố rằng ANCSĐ hoàn toàn chấp thuận cương lĩnh của đảng đối phương. Họ than phiền rằng ĐDCSĐ đã bắt đầu tổ chức từ trên xuống trước khi thành lập các chi bộ tại các khu lao động hoặc trong lòng quần chúng. Một phê phán khác là ĐDCSĐ đang thành lập các nhóm của những người "Đỏ", những người này được kêu gọi hoạt động với quần chúng và đóng Đảng phí hàng tháng mà không thực sự phải trở thành đảng viên. Do đó, những người "Đỏ" bị bắt buộc phải hoàn toàn chấp hành mệnh lệnh và quyết định của đảng - điều này đi ngược lại với nguyên tắc dân chủ tập trung, lá thư nói. (Những người đứng đầu ANCSĐ căn cứ vào những hiểu biết của họ về phương pháp hoạt động của ĐDCSĐ dựa theo một bức thư đề ngày 4 tháng 10 1929 của ĐDCSĐ gửi cho ĐCS Trung Quốc, cũng như trên tờ báo Cờ Đỏ của ĐDCSĐ số ra ngày 26 tháng 9.)[145] Ngoài ra còn có một than phiền khác nữa là, căn cứ theo một thành viên ẩn danh của ĐDCSĐ, đảng này "đã dẫn dắt quần chúng phá hoại các đền chùa".[146]

Có lẽ sai lầm tệ hại nhất của ĐDCSĐ là việc đảng này đã hoạt động để "nhằm lật đổ Thanh Niên và Tân Việt, trong khi đó lại đề xướng việc hợp tác với Việt Nam Quốc Dân Đảng hòng thúc đẩy việc phát triển của đảng". Bản văn thư cho rằng, thực chất ĐDCSĐ đã giúp đỡ Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) bằng cách thay đổi cương lĩnh của mình và giới thiệu những người cộng sản vào VNQDĐ.[147] Việc đưa những người cộng sản vào VNQDĐ đã gợi lại sách lược của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1926-7 đối với Cách Mạng Đảng/Tân Việt. Có thể đây là một sự lập lại của liên minh hiển nhiên đã tồn tại trong giai đoạn 1928-9 giữa ĐCS Trung Quốc và Quốc Dân Đảng cánh Tả. Quan hệ thân thiện giữa ĐDCSĐ và VNQDĐ cũng là dấu hiệu cho thấy hiện tượng tị hiềm vùng miền giữa khu vực miền trung và miền bắc. Trong khi giới lãnh đạo của Thanh Niên đã khéo léo trà trộn và hợp nhất với Đảng Tân Việt là một tổ chức có gốc gác từ miền trung Việt Nam thì ĐDCSĐ lại muốn thành lập một mặt trận chung với một đảng phi cộng sản có nguồn gốc từ phía bắc. Lãnh đạo của ĐDCSĐ vào ngày 4 tháng 10 đã viết thư cho ANCSĐ rằng đảng của họ tin rằng "họ có thể hợp tác với VNQDĐ trong hoàn cảnh hiện tại... Nhưng sự hợp tác này chỉ xảy ra nếu Quốc Dân Đảng không phản đối những hoạt động tuyên truyền và tổ chức của ĐDCSĐ ngay bên trong đảng của họ (có nghĩa là ĐDCSĐ sẽ bí mật điều khiển nó).[148] Và rồi trong một lá thư của Uỷ Ban Trung Ương ĐDCSĐ gửi cho Ngô Gia Tự đề ngày 7 tháng 1 1930, tác giả bức thư lưu ý rằng để đối diện với VNQDĐ, ĐDCSĐ sẽ tiếp tục tìm các phương hướng trà trộn nhằm thành lập một Xô Viết, từ đó sẽ "kết hợp với quần chúng của ta để tạo ra một Xô Viết thực thụ."[149]

Con số thành viên của hai nhóm cộng sản đang tranh đua thì khác nhau, nhưng ĐDCSĐ tự nhận rằng đến 5 tháng 12 1929 họ đã kết nạp được 60 thành viên ở Nam Kỳ, và khoảng 40 hoặc 20 ở Trung Kỳ (báo cáo viên không nhớ được chính xác).[150] Hà Huy Giáp đã viết trong hồi ký của mình rằng có 800 thành viên Thanh Niên ở miền nam vào mùa thu 1929.[151] Nhưng ANCSĐ chỉ thu nhận khoảng 50 người từ nhóm này trong giữa mùa thu, theo lời của Dương Hạc Đính, một chỉ điểm của Sở Liêm Phóng. Ông là một học viên trước đây của Thanh Niên và cho đến tháng 5 1929 là thành viên của thành phần ly khai Bắc Kỳ. Nhưng ông lại đầu quân cho nhóm lãnh đạo Thanh Niên ở Trung Quốc sau đại hội và vào tháng 9 đã được gửi đi Sài Gòn để thành lập một uỷ ban lâm thời cho ANCSĐ. (Việc này xảy ra sau việc bắt giữ hầu hết các thành viên của uỷ ban trù bị vào tháng 7.) Cùng với Hoàng Tuyên (Trần Văn Minh), một cựu học viên Hoàng Phố từ Nam Kỳ, Nguyễn Ngọc Ba, Đỗ Lương và Nguyễn Văn Ngọc, ông đã thành lập một danh sách các thành viên Thanh Niên trong vùng Sài Gòn - Gia Định và một danh sách khác cho vùng Mỹ Tho và Cần Thơ để kết nạp họ vào đảng mới. Hai bản danh sách này tổng cộng được khoảng 50 người, Đính cho biết.[152]

Yếu tố đầu tiên từ bên ngoài thúc đẩy việc hợp nhất của hai đảng cộng sản đã đến từ một kiểm soát viên người Trung Quốc thuộc Phân Bộ Viễn Đông ở Thượng Hải. Ông đến Hồng Kông vào tháng 11 và đang trên đường đến Singapore. Như Hồ Tùng Mậu đã viết cho ĐDCSĐ vào ngày 14 tháng 11, một quyết định đã được đưa ra ở Thượng Hải để thành lập một ban bí thư cho Liên Hiệp Cộng Sản các Dân Tộc Phương Đông bị Áp Bức. Nhiệm vụ của Liên Hiệp này là "để trực tiếp chỉ đạo tổ chức các nước Mã Lai Á, Java, Burma, Xiêm và An Nam nhằm thành lập các đảng cộng sản càng nhanh càng tốt." Phiên họp khai mạc của tổ chức này sẽ được bắt đầu trong vòng hai tháng, với sự tham dự của các đại biểu từ các nước. "Nhưng tốt hơn là chúng ta nên hoàn tất việc thống nhất trước khi gửi đại biểu đến," Hồ Tùng Mậu viết.[153] Ban bí thư của Liên Hiệp sẽ đặt tại Singapore và dường như là một hiện thân của Uỷ Ban Lâm Thời Nam Dương. Dấu hiệu về tầm quan trọng của vai trò ĐCS Trung Quốc đối với phong trào cộng sản Việt Nam vào cuối năm 1929 có thể tìm được trong nhận định của Sở Liêm Phóng về một trong những thư từ trao đổi giữa hai thành phần trong tháng 11. Sở Liêm Phóng nhận định rằng ĐDCSĐ tại Sài Gòn đang gửi tài liệu tuyên truyền bằng tiếng Hoa cho thành viên của họ tại Bắc Kỳ, một dấu hiệu cho thấy phía Nam vẫn là trung tâm hoạt động của Uỷ Ban Nam Dương tại Việt Nam.[154] Những người Việt tại Hồng Kông đã đặt vấn đề về việc phải hoạt động trong quyền hạn của Singapore, theo lời kể của Dương Hạc Đính. Đại diện của Trung Quốc khuyên họ nên cho Phân Bộ Viễn Đông biết suy nghĩ của mình và đồng thời khuyến khích họ nên gửi đại biểu từ mỗi đảng đến Singapore sau này. Do đó Lê Quang Đạt đã được phái đến Thượng HảI để nói chuyện với "một số thành viên Trung Quốc tại Phân Bộ Viễn Đông".[155]

Điều quan trọng là vào thời điểm này những thành viên châu Âu của Phân Bộ Viễn Đông dường như đang cổ động cho vai trò của cộng sản Trung Quốc tại Đông Nam Á. Nhiệm vụ của kiểm soát viên người Trung Quốc đề cập ở trên có thể là kết quả từ yêu cầu của Liên Đoàn Phản Đế ở Berlin rằng Phân Bộ Viễn Đông nên tập hợp một đoàn đại biểu để đến Hội Nghị Thanh Niên Phản Đế đang dự định tổ chức tại Frankfurt trước khi Đại Hội Thế Giới lần 2 của Hội Liên Hiệp Phản Đế, dự định tổ chức vào tháng 7 1929. Phân Bộ Viễn Đông gửi thư cho Berlin vào tháng 5 1929 bảo rằng họ không có địa chỉ của những tổ chức thanh niên ở Triều Tiên, Nam Dương, Đông Dương hoặc Mã Lai Á. "Khả năng còn lại là làm việc thông qua các tổ chức của Trung Quốc ở các nước ấy," lá thư nói. Họ quyết định rằng "phải gửi một đồng chí đến những địa điểm trên để truyền đạt chỉ thị và đề xuất nhằm xây dựng một tổ chức phản đế trẻ bao gồm những thanh niên bản xứ và Trung Quốc." Nỗ lực của Phân Bộ Viễn Đông rõ ràng là đã quá trễ để gửi các đại biểu đến Berlin, nhưng theo lời giải thích của họ, phái viên của họ sẽ giúp họ "có khả năng tìm hiểu trực tiếp những điều kiện tại những nơi này và để bắt đầu các bước thành lập những tổ chức dân tộc".[156]

Vào tháng 1 1930 Rylski báo cáo rằng Phân Bộ Viễn Đông đang thiếu hụt thành viên để thực hiện những chuyến công tác theo yêu cầu trong khu vực. Sự tiện lợi của những người Trung Quốc bị giới hạn vì họ thường bị từ chối nhập cảnh vào các nước Đông Nam Á hoặc bị bắt giữ khi vừa đến đích.[157] Dù vậy dường như đã không còn khả năng nào khác ngoại trừ việc trông đợi vào những thành viên Trung Quốc này. Tại Moscow, QTCS cũng đã đi đến kết luận như trên. Phân Bộ Trung Á vừa được tái lập, có trách nhiệm tại Burma, Ấn Độ, Nam Dương và Đông Dương, đã tổ chức một cuộc họp vào ngày 12 tháng 11 để thảo luận về việc tái thiết Đảng Cộng Sản Đông Dương. Vì những thành viên Nam Dương đã bị phân tán bởi nhà cầm quyền Hà Lan sau cuộc khởi nghĩa 1926, một đề nghị được đưa ra là tận dụng "tổ chức cộng sản người Hoa đang tồn tại ở Singapore, các tiểu bang Mã Lai và Nam Dương có quan hệ với Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc bất chấp sự yếu kém về số lượng và tư tưởng", bản nghị định viết, "tổ chức này có liên hệ với những công nhân người Hoa và địa phương và đang lãnh đạo một số nghiệp đoàn trực thuộc Hội Đồng Nghiệp Đoàn của Quần Đảo Mã Lai... Tạm thời tổ chức này có thể được dùng làm cơ sở để phát triển hoạt động tại Nam Dương."[158] QTCS dường như đã không hiểu rõ truyền thống của người Trung Quốc về khái niệm "Nam Hải", một khu vực đang chịu ảnh hưởng thống trị của Trung Quốc. Những thành viên châu Âu tại Phân Bộ Viễn Đông cho rằng Singapore là trung điểm liên lạc giữa các khu vực đang chịu sự điều phối của Phân Bộ Trung Á thuộc QTCS bao gồm từ Ấn Độ đến Nam Dương, và nếu cần thiết, cả Đông Dương nữa. Kuusinen xem Ấn Độ và Nam Dương là những mục tiêu chính cho hoạt động của QTCS trong khu vực, như ta đã thấy; hai thuộc địa này sẽ là điểm đến chính thức của hai kiểm soát viên người Pháp của QTCS, được gửi đến Đông Nam Á trong năm 1930 và 1931.

Người đầu tiên là một đại diện có tên là "Thibault", vào tháng 8 1929 ông đang ở Bỉ để làm giấy tờ giả. Trong khi đang đợi tin tức và tiền từ Moscow, ông đã báo cáo rằng ông đang thu thập tài liệu về Nam Dương, khu vực Ấn thuộc Hà Lan và quần đảo Philippines. Ông yêu cầu gửi gấp những quyết định mới nhất về công tác của ông, kể cả tài liệu từ Liên Đoàn Phản Đế.[159] Tập hợp các nguồn dữ liệu lại với nhau, ta có thể đoán được rằng nhân vật này là Jean Crémet, một thành viên cộng sản người Pháp mà từ lâu nay bị cho là đã mất tích tại Trung Quốc vào đầu năm 1930 (Vào những năm 1960, ông tái xuất hiện ở Bỉ).[160] Joseph Ducroux, được Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Quốc Tế phái đến châu Á vào năm 1931 có nhắc đến trong hồi ký của mình rằng Cục Thông Tin Quốc Tế đã yêu cầu ông tìm Crémet ở Thượng Hải và Hồng Kông vì QTCS đã không nhận được tin của ông đã hơn một năm.[161] Ducroux nhớ lại là Crémet đã di chuyển bằng một hộ chiếu Bỉ dưới tên là Walloon. Ducroux từng làm việc cho Liên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Quốc Tế tại Moscow từ 1928 đến 1930 như là một chuyên gia về Ấn Độ và trong mùa đông 1929-30 được phân công chuyển những "trợ giúp về chính trị, vật chất và tinh thần" đến cho ĐCS Ấn. Cả hai đại diện người Pháp này đều thất bại trong nhiệm vụ của họ:Thibault đã không qua khỏi Bắc Kỳ trước khi biến mất vào tháng 2 1930, và Ducroux, sau khi đi qua Việt Nam, đã bị bắt tại Singapore vào năm 1930 trước khi đến được Ấn Độ. Việc Thibault/Crémet mất tích dường như đã tạo ra những bối rối trong quá trình thống nhất của hai tổ chức cộng sản Việt Nam, như sẽ được phân tích ở chương kế tiếp.

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 25.02.2008 18:27:11
CHƯƠNG 5: CAO TRÀO CÁCH MẠNG (1930-1)


Việc quay lại của những học viên Quốc Tế Cộng Sản


Vào cuối năm 1929 phong trào cộng sản Việt Nam bao gồm hai đảng đối lập đang tranh giành thành viên. Đông Dương Cộng Sản Đảng (ĐDCSĐ) đã tiến xa hơn khi thông báo rằng nếu Hồ Chí Minh quay lại, ông chỉ được đối xử như một đảng viên bình thường.[1] Những cựu lãnh đạo của Thanh Niên tại Hồng Kông đang đấu tranh để thống nhất hai nhóm cộng sản với điều kiện việc này không có nghĩa là một thất bại hoàn toàn đối với An Nam Cộng Sản Đảng (ANCSĐ). Họ đã sắp sửa gửi Lê Duy Điếm đi Moscow để tìm Hồ Chí Minh khi người đại diện môi giới là Cao Hoài Nghĩa thố lộ rằng ông đã gặp Hồ tại Xiêm. Ông chỉ bị thuyết phục tiết lộ nơi ẩn náu của Hồ khi nhận ra rằng sự chia rẽ trong hàng ngũ Thanh Niên đã trở nên quá trầm trọng.[2] Cuối cùng thì Trương Văn Lềnh, một trong những thành viên kiên trung còn lại của Thanh Niên, đã đi tìm Hồ vào tháng 10 để thuyết phục ông quay lại miền nam Trung Quốc.[3]

Cùng lúc đó tại Moscow QTCS đang bắt đầu ra quyết định đã quá chậm trễ về phong trào cộng sản taị Ấn Độ, Nam Dương và Đông Dương. Trần Phú và Ngô Đức Trì vừa hoàn tất chương trình học tập tại Đại Học Stalin (Đại Học Lao Động Cộng Sản Phương Đông - ND), đang chuẩn bị qua Pháp để về Việt Nam. Một chương trình ngắn gọn về "Chỉ thị về những hoạt động tại Đông Dương" được soạn thảo tại Moscow vào ngày 27 tháng 10 1929,[4] đây là nghị quyết về việc thành lập một Đảng Cộng Sản Đông Dương.[5] Hôm sau Trần Phú tham gia một ngày thảo luận do Kuusinen chỉ đạo về cương lĩnh tương lai của ĐCS Ấn.[6] Đây chắc chắn là cách để giúp ông chuẩn bị đối phó với những lý thuyết và thực hành đầy gai góc mà ông sẽ phải gặp tại Việt Nam. Cẩn trọng là tinh thần chủ đạo trong các chỉ thị về Đông Dương. "Phương hướng chung" là thành lập những tổ chức cộng sản rồi tiến tới hợp nhất chúng lại thành một đảng. Hai người Việt Nam vừa rời Đại Học Stalin sẽ thu thập tin tức về phong trào nông dân và những cuộc bãi công xảy ra trong năm trước; họ sẽ thiết lập các mối liên lạc với những phần tử vô sản và bần nông trong những đảng phái quốc gia và "kích động sự khác biệt" trong lòng các đảng phái này nhằm lôi kéo các thành viên vô sản tham gia các nhóm cộng sản. Nhiệm vụ khác nữa là thành lập các nghiệp đoàn lao động mới hoặc cũ, các hội tương tế (họ được khuyến khích tận dụng truyền thống này của người Việt và người Hoa để xây dựng các tổ chức trên). Điểm 15 của bản chỉ thị là lời cảnh báo chống lại sự nhầm lẫn giữa "những phần tử của chúng ta và Đảng Độc Lập của cựu thành viên cộng sản Nguyễn Thế Truyền". Mặt khác, hai học viên từ Moscow này sẽ phải phát triển quan hệ với những tổ chức cộng sản Trung Quốc đang có mặt tại Đông Dương và tận dụng những kinh nghiệm của họ. Điểm 17 yêu cầu thu tập dữ liệu về chính trị và kinh tế để chuẩn bị cho bộ "Luận Cương" về Đông Dương.

Trần Phú và Ngô Đức Trì trên giả thiết là sẽ quay về Việt Nam với vai trò như nhau. Một bổ xung trong những chỉ thị cho họ về "Những vấn đề kỹ thuật" xác định rằng "hai đồng chí Việt Nam rời khỏi Đại Học phải được xem như là những phần tử tiên phong cho hoạt động của chúng ta tại Đông Dương"[7] Nhưng Trần Phú, một người đã từng là lãnh tụ của nhóm người Việt tại Đại Học Stalin, thì được xem là người nổi bật hơn, có lẽ vì ông không có tì vết gì vì đã không dính líu đến Nguyễn Thế Truyền (không như Ngô Đức Trì, đã biết Nguyễn Thế Truyền trong thời gian ở Paris). Trong khi cả hai đang chuẩn bị cho cuộc hành trình, họ được giới thiệu đến nhân vật có bí danh "Thibault", đại diện của QTCS đang sắp đi châu Á qua ngỏ Siberia. Thibault/Crémet đã sắp xếp một cuộc gặp riêng với Trần Phú tại Hồng Kông trong khoảng giữa ngày 1 và 15 tháng 1 1930, hoặc nếu như cuộc gặp này không thành, họ sẽ gặp nhau tại Hải Phòng trong hai tuần lễ đầu của tháng 2.[8]

Ngoài những nghị quyết và chỉ thị mà Thibault có nhiệm vụ cung cấp cho họ, QTCS còn trang bị cho hai người một bộ hướng dẫn chi tiết hơn. Nó bao gồm một tập tài liệu dài 48 trang có tựa đề Những Nhiệm Vụ Cấp Bách của Cộng Sản Đông Dương, được soạn thảo vào tháng 10 và 11. Trên thực tế đây là một văn bản phê bình những nghị quyết của Đại Hội Tháng 5 1929 của Thanh Niên. Khi Trần Phú và Ngô Đức Trì đến Leningrad vào ngày 11 tháng 11 1929, họ được báo rằng họ sẽ nhận tiền ở Berlin và Paris; nghị quyết và thư hướng dẫn thành lập đảng cộng sản cũng sẽ được gửi cho họ từ châu Âu. Sau khi đi bằng đường thuỷ đến Hamburg, họ đến Berlin theo đường tàu hoả, ở đó họ đã nhận được một "cuốn tiểu thuyết đóng bìa đẹp đẽ". Họ được lệnh không được bóc trang bìa ra trước khi đến Sài Gòn, ở đó họ sẽ tách những trang tài liệu do QTCS giấu kín bên trong.[9]

Chỉ thị Những Nhiệm Vụ Cấp Bách của Cộng Sản Đông Dương, một tài liệu đặc trưng của QTCS lúc ấy, trong đó đã cố gắng phối hợp những yếu tố trong bản Luận Cương về Những Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Địa của Lenin với những nghị quyết cấp tiến hơn từ Đại Hội 6 QTCS và Đại Hội Toàn Thể 10 của Ban Chấp Hành QTCS.[10] Phong trào cách mạng Đông Dương vẫn là "một cuộc đấu tranh với những tàn dư của phong kiến và cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp vì nền độc lập dân tộc."[11] Nhưng giờ đây đảng cộng sản phải là "một thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp" chứ không phải là một kết quả từ những nhóm đào tạo chính trị.[12] Cương lĩnh của Thanh Niên bị phê phán vì đã vạch ra tiến trình của từng chặng đường cách mạng để dẫn đến đấu tranh vũ trang. Bản chỉ thị nói rằng "không thể nào xây dựng trình tự hoặc thời gian cho những giai đoạn phát triển cách mạng". Phải dùng sự "Phân tích vững chắc cho phong trào trong mỗi giai đoạn" để hướng dẫn hành động. Đánh giá quá cao tình hình có thể dẫn đến "chủ nghĩa mạo hiểm và chủ nghĩa manh động".[13] Sự thăng hoa của phong trào Đông Dương đã xảy ra trong thời gian khi sự đột phá của phong trào cách mạng thế giới đang bắt đầu - việc này bắt buộc những người cộng sản Đông Dương không những phải tự hướng mình đến sự phát triển từng bước của phong trào mà còn "hướng đến khả năng và sự chắc chắn của những cuộc đấu tranh trong phạm vi rộng và những sự kiện đang diễn biến nhanh."[14]

"Sai lầm chủ yếu của những quyết định của Thanh Niên là chúng đã không chứa đựng tính chính xác cần thiết về tầm quan trọng của các giai cấp và vai trò của chúng."[15] QTCS nhận định. Giai cấp tiểu tư sản không còn được xem là thành phần của "lực lượng tiên tiến" của cuộc cách mạng như cương lĩnh của Thanh Niên đã khẳng định. Họ có thể được sử dụng trong quá trình đấu tranh phản đế và cách mạng ruộng đất, nhưng chỉ dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Lực lượng thực sự thúc đẩy cho quá trình cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân; thành phần cách mạng chủ yếu của nông dân là tầng lớp bần nông - những nông dân không có đất sở hữu một ít ruộng đất.[16] Những gian hệ với những tổ chức hợp pháp và đảng phái khác giờ đây được định nghĩa là chỉ mang tính lợi dụng. Đảng phải "nới rộng, sử dụng và dẫn dắt cuộc đấu tranh phản đế của giai tầng tiểu tư sản, kể cả sinh viên.[17] Văn bản cũng khẳng định "Việc thành lập những tổ chức cộng sản bất hợp pháp nhưng vững mạnh, những tổ chức đã nhuần nhuyễn trong việc sử dụng những vũ khí đấu tranh đa dạng để đưa ra những ảnh hưởng hợp pháp hoặc bán hợp pháp - việc này phải là cơ sở của hoạt động đảng trong hoàn cảnh hiện thời của Đông Dương."[18] Hoạt động trong những vùng nông thôn cũng không được lơ là. Một trong những nhiệm vụ trọng yếu của đảng là phát triển phong trào nông dân chống lại địa chủ: "đảng cộng sản phải phát động, chuẩn bị và lãnh đạo cuộc đấu tranh của nông dân chống lại chế độ tá điền, chống lại việc bóc lột ruộng đất, thuế má, lĩnh canh, vân vân. Chúng ta phải nhắm vào việc phát triển từ những cá nhân bộc phát thành một phong trào nông dân rộng khắp chống lại địa chủ và đế quốc."[19] Nhưng "trọng tâm của đảng và hoạt động quần chúng vẫn phải nhắm vào các xí nghiệp, mỏ than, hoả xa, đồn điền, vân vân."[20] Những chỉ thị trên đã gây áp lực rất lớn đến những nhà hoạt động Việt Nam để khởi động một cuộc đấu tranh bạo lực nhưng lại khẳng định rõ ràng rằng những sai lầm về việc phân tích hiện tình cách mạng tại địa phương sẽ là lỗi của họ.

Mãi cho đến ngày 8 tháng 2 1930 Trần Phú và Ngô Đức Trì mới đến được Sài Gòn với những chỉ thị của họ. Họ bị cầm chân tại Paris vì những khó khăn trong việc thu thập hộ chiếu giả. Mặc dù QTCS thường được cho là có một cơ sở làm hộ chiếu giả tại Berlin, nhưng hình như nó vẫn chưa bước vào hoạt động trong năm 1929 hoặc 1930. Đối với hai người Việt Nam hồi hương và hai người Pháp được QTCS gửi đến Đông Nam Á trong thời gian 1929-31, việc tìm được những giấy căn cước giả là một trở ngại tương đối lớn. Trần Phú và Ngô Đức Trì đã nghe theo lời khuyên của người bạn học cũ tại Moscow là Bùi Lam và đã di chuyển một cách bí mật. Mỗi người đã trả 1.500 franc cho một thuỷ thủ Trung Quốc để trốn lên chiếc tàu Porthos cho cuộc hành trình đến Sài Gòn. Việc khởi hành chậm trễ của họ có nghĩa là Trần Phú đã không đến được Hồng Kông vào khoảng giữa tháng 2. Vì thế ông đã bị trễ cả hai cuộc hẹn với Thibault, chưa kể cả việc tham dự hội nghị thống nhất hai đảng.[21]

Thông tin về phương pháp và thời gian của việc chuyển giao những chỉ thị của QTCS đến Việt Nam và Hồng Kông vẫn còn là vấn đề nhạy cảm đối với những người cộng sản Việt Nam hiện nay vì họ vẫn khẳng định rằng Hồ Chí Minh chính là người đã thống nhất đảng. Ngày tháng đề trong phiên bản tiếng Nga của tài liệu dài 48 trang này đề ngày 23 tháng 11 1929 (việc Trần Phú và Ngô Đức Trì có nhận được phiên bản hoàn tất của những chỉ thị này hay không thì không rõ). Tài liệu này hình như đã được biết đến như là "những chỉ thị tháng Chạp" về việc thống nhất đảng.[22] Những giải thích hiện tại cho rằng đây chính là nguồn tài liệu của lãnh đạo QTCS về vấn đề thống nhất đảng.[23] Nhưng từ năm 1970 phiên bản tiếng Việt của tài liệu đã được trích dẫn để làm cơ sở cho giả thiết rằng Hồ chính là người thống nhất đảng lại đề ngày 27 tháng 10 1929. (Phiên bản này của tài liệu không thể tìm được trong văn khố của QTCS.) Với đầu đề "Về Vấn Đề Lập Đảng Cộng Sản Đông Dương", tài liệu này nhấn mạnh vai trò của "đại diện QTCS" trong việc thành lập một đảng cộng sản.[24] Dù vậy, dựa trên cơ sở của những phê bình trong giai đoạn 1930-31 về vai trò của ông trong việc hợp nhất đảng, cũng như dựa trên những khai báo của Ngô Đức Trì sau này, dường như Hồ đã không hề được đọc những "chỉ thị tháng Chạp" hoặc những tài liệu được in trong Văn Kiện Đảng khi ông hợp nhất hai đảng cộng sản vào đầu năm 1930.


lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 29.02.2008 15:56:37
Quá trình hợp nhất

Hồ Chí Minh đã đến Hồng Kông trước Trần Phú gần hai tháng.[25] Mặc dù ông đã báo cáo với QTCS rằng ông đến Trung Quốc vào ngày 23 tháng 12,[26] một chỉ điểm của Sở Liêm Phóng cho rằng đã phát hiện "Lý Thụy" trên chuyến tàu hoả đi Cửu Long (Kowloon - ND) trước ngày 15 tháng 12.[27] Tại Hồng Kông Hồ nhận ra rằng phong trào cộng sản Việt Nam đang nhận chỉ thị từ một đại diện Trung Quốc của Phân Bộ Viễn Đông. Ngoài ra, Thibault, được giao nhiệm vụ hướng dẫn phong trào cộng sản Việt Nam, đã đến Hồng Kông sau Hồ không bao lâu. Dường như ông chính là vị đại diện vô danh của QTCS "có nhiệm vụ kiểm tra tất cả các tổ chức cộng sản trong vùng Viễn Đông", người được cho là đã xuất hiện tại Hồng Kông vào hạ tuần tháng 12 1929. Căn cứ theo báo cáo của Sở Liêm Phóng, kiểm soát viên này đã lập lại những thông tin từ người đồng nghiệp Trung Quốc, rằng hướng hoạt động của những người cộng sản Việt Nam tạm thời đang nằm trong tay của ĐCS Trung Quốc.[28] Phân Bộ Viễn Đông đã báo cáo vào ngày 3 tháng 3 1930 rằng "Jaques", "nhân vật người Pháp" đã đi Hồng Kông vào cuối tháng 12; sau khi liên lạc được ở đó và có lẽ đã đi lại một vài nơi, ông sẽ phải quay lại Thượng Hải vào cuối tháng 2. "Nhưng vì báo cáo từ Hồng Kông chỉ đã nhận được vào cuối tháng 1, trong đó ông viết rằng ông dự định đi Đông Dương, chúng tôi đã không nhận được thêm tin tức gì từ ông ta," họ đã báo cáo.[29] Trong những thư từ trước đó, Phân Bộ Viễn Đông đã ám chỉ ông là "đồng chí phụ trách Nam Dương".[30] Điều kỳ lạ là đại diện người Pháp này dường như đã không hề gặp Hồ tại Hồng Kông.

Tại Hồng Kông Hồ nhanh chóng chấm dứt tình trạng mà ông cho là "trò tranh chấp trẻ con", mặc dù giờ đây ông cũng đã trở thành một phát ngôn viên cho QTCS trong số những người tự cho là có quyền điều khiển phong trào cách mạng Việt Nam. Báo cáo của Dương Hạc Đính với Sở Liêm Phóng vào năm 1930 cho thấy rằng Hồ đã không chấp nhận việc giải tán Thanh Niên.[31] Hội này vẫn nên được giữ lại sau khi đảng cộng sản được thành lập, "ít nhất là trong thời gian đầu". Sự phản đối này nhấn mạnh quan điểm của Hồ về Thanh Niên như là một mặt trận chính trị hữu ích và có thể là nguyên nhân vì sao các thành viên Thanh Niên vẫn tiếp tục phát hành tờ báo Thanh Niên của mình cho đến tháng 5 1930.[32], bên cạnh tờ báo mang tên "Đỏ"của An Nam Cộng Sản Đảng (ANCSĐ) ra đời vào ngày 1 tháng 9 1929.[33] Báo cáo của Đính đã củng cố giả thiết rằng Hồ đã quá lạc hậu đối với tình hình chính trị đang phát tiển nhanh chóng. "Chúng tôi đã báo cáo với Hồ mọi chuyện đã xảy ra trong và ngoài nước", ông cho biết. Hai ngày sau khi đến nơi, Hồ đã viết thư cho lãnh đạo của Đông Dương Cộng Sản Đảng (ĐDCSĐ) để giải thích nhiệm vụ của ông từ QTCS là nhằm thành lập một đảng cộng sản cho Việt Nam. Từ cơ sở này, Hồ đã đưa ra quyền hạn của mình từ chỉ thị mà ông có được trước khi đi Xiêm. Dường như ông đã linh tính rằng ông phải hành động gấp mà không phải chờ đợi cập nhật từ những chỉ thị mới. Ông yêu cầu Đông Dương Cộng Sản Đảng phải gửi hai đại biểu đến gặp ông tại Hồng Kông. (Đến cuối tháng 12 đã có hai đại diện của ANCSĐ có mặt tại Hồng Kông, đó là Nguyễn Thiệu, bí danh là Nghĩa đang lẫn trốn cảnh sát Pháp, và Châu Văn Liêm, người được chi bộ Sài Gòn gửi đến để tham dự hội nghị sắp tới ở Singapore.[34]) Hồ cũng đã viết thư cho Phân Bộ Viễn Đông để thông báo sự có mặt của ông tại Hồng Kông và đệ trình cho họ những đề xuất của mình. Theo lời Dương Hạc Đính, Hồ đã yêu cầu cung cấp lương tháng cho ông khoảng 240 - 300 đồng Trung Quốc, được trả qua tài khoản của Tỉnh Uỷ Quảng Đông của ĐCS Trung Quốc.[35] Hình như ông đã ra vẻ biểu dương quyền lực trước những đồng chí của mình. Vì cuối tháng 2 1930 ông đã viết thư cho đại diện QTCS để tìm hiểu rõ ràng hơn nhiệm vụ của mình: "Hiện nay tôi không biết được chính xác vị thế của mình là gì... tôi là đảng viên của ĐCS Pháp hay ĐCS Việt Nam?" Ông còn hỏi: "Nhiệm vụ mà QTCS đã giao cho tôi đã bị huỷ bỏ rồi chăng? Nếu không thì tôi có phải là nhân viên của Phân Bộ Viễn Đông hay không?" Ông yêu cầu Ban Chấp Hành QTCS đưa ra quyết định về việc này.[36]

Quá trình được biết như là "Hội Nghị Hợp Nhất" đã tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 1930. Trong bản báo cáo cho QTCS (bằng tiếng Anh) đề ngày 18 tháng 2 1930, Hồ đã tường thuật hoạt động của mình với giọng văn súc tích quen thuộc: "Tôi đã kêu gọi đại diện của hai thành phần (Dongzuong(sic) và Annam). Chúng tôi đã gặp vào ngày 6 tháng 1. Là đại diện của QTCS với đầy đủ quyền hạn để quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào Cách Mạng tại Đông Dương, tôi đã chỉ ra việc họ đã phạm sai lầm ở đâu và họ cần phải làm gì. Họ đã đồng ý thống nhất thành một đảng. Chúng tôi đã cùng nhau chỉnh sửa cương lĩnh và chiến lược theo đúng hướng của QTCS."[37] Ông lưu ý rằng sẽ thành lập một Uỷ Ban Lâm Thời Trung Ương bao gồm 7 uỷ viên chính thức và 7 uỷ viên dự bị. Những đại biểu đã về lại Việt Nam vào ngày 8 tháng 2, ông cho biết.[38] Hồ cũng gửi cho Phân Bộ Viễn Đông bản dịch tiếng Anh của "Lời kêu gọi công, nông, binh, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức và các Đồng chí", tuyên bố việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bản kêu gọi dự định sẽ được phân phát vào khoảng ngày 20 tháng 3, vào lúc Uỷ Ban Trung Ương sẽ được thành lập.[39]

Trong vấn đề vị thế của Việt Nam trong hệ thống giai tầng cộng sản, dường như Hồ đã có một thoả hiệp ngoại giao. Ông giải thích rằng: "Bộ phận Singapore đã viết thư cho chúng tôi rằng ANCSĐ sẽ nằm dưới sự chỉ đạo của Singapore. Nhưng căn cứ theo hiện trạng địa lý (Nga - Trung Quốc - An Nam) cũng như hiện trạng chính trị (Đảng vững mạnh hơn, công nghiệp tiến triển tại Bắc Kỳ hơn là ở Nam Kỳ) - Tôi đề nghị rằng ANCSĐ nên được chỉ đạo từ Thượng Hải qua ngỏ Hồng Kông. Dù thế, ANCSĐ vẫn nên giữ liên lạc chặt chẻ với Singapore. Vì lý do trên, tôi yêu cầu ĐCS Trung Quốc gửi một lá thư giới thiệu để chúng tôi có thể điều một đồng chí An Nam đến làm việc với Singapore."[40] Hồ vì thế đã gửi tín hiệu rằng ông sẵn sàng hợp tác với liên hiệp mới đang được thành lập tại Singapore, nhưng đảng cộng sản Việt Nam sẽ liên hệ trực tiếp với QTCS thông qua Phân Bộ Viễn Đông. Việc ông muốn hoạt động qua ngỏ Thượng Hải không nên hiểu là thân Trung Quốc mà chính là một phản ứng không chịu thần phục ĐCS Trung Quốc. Đảng mới được đặt tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong khi đó Hồ thường gọi nó là Đảng Cộng Sản An Nam (Annam Communist Party - ND) khi ông viết bằng tiếng Anh.

Tài liệu chính thức của Hà Nội về hội nghị này được lấy ra từ tường thuật của Nguyễn Thiệu, một đại biểu của ANCSĐ.[41] Hai đại biểu của thành phần ĐDCSĐ là Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu, cả hai đều xuất thân từ tổ chức ĐDCSĐ nguyên thuỷ. Một lá thư của ĐDCSĐ gửi cho các thành viên ngày 7 tháng 1 cho thấy rằng hai đại biểu được QTCS triệu tập sẽ đi Hồng Kông trong khoảng 17 hoặc 18 tháng 1.[42] Do đó có thể Hồ Chí Minh đã dùng ngày tháng âm lịch khi viết báo cáo cho QTCS rằng hội nghị được bắt đầu vào ngày 6 tháng 1 - tức là ngày 4 tháng 2 dương lịch.[43] Một khả năng nữa là hội nghị đã diễn ra trong hai hoặc ba giai đoạn với phiên họp tiền hội nghị được tổ chức vào ngày 6 tháng 1, theo sau là cuộc hội ý giữa Phân Bộ Viễn Đông và các thành viên của ĐDCSĐ từ Bắc Kỳ, và một phiên họp cuối cùng từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2. Để làm cho bức tranh vốn đã khó hiểu càng thêm phức tạp, theo tài liệu của Trung Quốc về Hội Nghị Hợp Nhất thì Hồ Chí Minh đã không có mặt khi hội nghị khai mạc vì nó quá "rộng lớn" [hàm ý là quá công khai], nhưng nó đã được diễn ra dưới sự "chỉ đạo trực tiếp" của Hồ.[44] Thật khó mà biết được lời tường thuật này đang nói về cuộc họp nào. Dù sao, những tài liệu khác về hội nghị đều cho thấy đây là một cuộc họp đầy thân mật.

Ngày tháng chính xác của Hội Nghị Hợp Nhất đã không quá là quan trọng nếu như nó không là dấu hiệu của những tranh chấp vẫn đang tiếp diễn trong hàng ngũ lãnh đạo đảng. Điều này được tìm thấy trong văn khố của Pháp và thậm chí trong bài viết thứ hai của Nguyễn Thiệu về sự kiện thành lập đảng.[45] Và vì thế việc lẫn lộn ngày tháng đã củng cố cho ấn tượng rằng vẫn còn những xung đột trong giới lãnh đạo của ĐCS Việt Nam sau ngày 8 tháng 2 1930. Cuối cùng Hội Nghị cũng đã tạo ra được khuôn khổ để thống nhất các thành phần Việt Nam đang đối chọi nhau, nhưng không thực sự có nghĩa là nó đã hoàn thành quá trình này. Cương lĩnh vắn tắt do Hồ Chí Minh soạn thảo cho đảng mới cũng không khác biệt với cương lĩnh 8 điều về các nước thuộc địa mà Bukharin đã đưa ra tại Đại Hội 6 QTCS. Rõ ràng là Hồ vẫn chưa từ bỏ chiến lược mặt trận thống nhất vì ông đã không lên án toàn bộ giai cấp tư sản. Cương lĩnh của ông kêu gọi "lật đổ thực dân Pháp, chế độ phong kiến và những thành phần tư sản phản cách mạng"; một nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam; một chính quyền công-nông-binh; tịch thu toàn bộ ngân hàng và những phương tiện sản xuất khỏi bàn tay của bọn đế quốc; quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và ruộng đất tư hữu của đế quốc và tư sản phản cách mạng để chia cho nông dân nghèo; một chế độ làm việc ngày tám tiếng; huỷ bỏ nợ quốc gia, sưu thuế cá nhân và miễn thuế cho dân nghèo; tôn trọng quyền tự do dân sự; mở mang giáo dục xã hội; thực hiện nam nữ bình đẳng.[46] Chính sách trưng thu ruộng đất có vẻ đã giống hệt chính sách do Uỷ Ban Điền Địa Trung Ương của Quốc Dân Đảng Trung Quốc đưa ra tại những cuộc họp ngày 19 tháng 4 và 6 tháng 5 1927.[47] Vì thế bản cương lĩnh nói chung đã không thể được chấp nhận đối với QTCS thời kỳ sau Hội Nghị Toàn Thể lần thứ 10 và đã có rất ít điểm tương đồng so với chỉ thị do Moscow soạn thảo vào mùa thu trước. Nó sẽ được thay thế bởi một chính cương mới và một bộ luận cương dài tại đại hội toàn thể lần thứ nhất của đảng vào tháng 10 1930. Sự kiện này đáng dấu một giai đoạn thực sự trung thành của đảng đối với đường lối hiện tại của QTCS được thay đổi từ giữa mùa hè 1928 đến giữa năm 1929.

Bất chấp quyền lực rõ ràng của Hồ, thành phần ĐDCSĐ dường như đã đóng vai trò chủ đạo trong ĐCS Việt Nam trong những tháng đầu sau khi hợp nhất.[48] Ngô gia Tự vẫn giữ vai trò then chốt trong cơ cấu của Đảng tại Sài Gòn. Ông giữ chức vụ đứng đầu Chấp Uỷ của Uỷ Ban Lâm Thời ở phía nam cho đến khi ông bị bắt vào cuối tháng 5 1930. Hai thành viên ĐDCSĐ tại hội nghị hợp nhất được giao nhiệm vụ hoạt động tại miền Bắc và Trung Việt Nam.[49] Một xu hướng liên hiệp dường như đã tồn tại trong tổ chức đảng trong nửa đầu năm 1930: Nguyễn Văn Lợi, người được các thành viên còn lại của đảng Tân Việt bầu vào Chấp Uỷ Uỷ Ban Lâm Thời phía nam, sau này đã khai với Sở Liêm Phóng rằng "Trung Ương Thường Vụ", họp mặt thường xuyên tại miền nam và miền trung, đã được trao quyền để thực hiện những quyết định tại Nam Kỳ.[50] Uỷ Ban Lâm Thời Trung Ương thành lập vào đầu tháng 3 bao gồm năm thành viên của ĐDCSĐ, trong khi đó chỉ có một thành viên của ANCSĐ và một từ đảng Tân Việt cũ. Nhưng những uỷ viên chính thức của Uỷ Ban Trung Ương đã không thể gặp nhau. Những thành viên của Trung Ương Thường Vụ đóng tại phía bắc gồm toàn những đảng viên của ĐDCSĐ: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Hới, Trần Vân Lan.[51] Một số đảng viên của đảng mới có thể đã nghi ngờ việc cần thiết phải hợp nhất. Ví dụ như Nguyễn Đức Cảnh, được cho là đã từ chối chức vụ trong Uỷ Ban Lâm Thời Trung Ương vì ông muốn tiếp tục hoạt động trong Ban Chấp Hành của Tổng Liên Đoàn Lao Động Bắc Kỳ, cơ quan này có thể là một chi nhánh của Liên Hiệp các Công Đoàn Lao Động Nam Dương.[52] Nhìn chung, ta có ấn tượng rằng những cơ cấu uỷ ban khác nhau đã được dùng trong quá trình tranh giành quyền lực.

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 03.03.2008 15:35:21
Cuộc khởi nghĩa đầu năm

Những biến động đầu tiên của cuộc khởi nghĩa vào năm 1930 đã ở trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng vào thời gian ĐCS Việt Nam thành lập. Không có dấu hiệu là QTCS đã biết trước những biến động này, nhưng ĐCS Trung Quốc và những người Việt dường như đang hoạt động với một lịch trình chung. Cuộc bãi công tại đồn điền cao su Phú Riềng phía tây Nam Kỳ từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 trên thực tế có thể đã là một phần của cuộc "Tổng tấn công Tết" 1930. Một trong những người tổ chức là Trần Tử Bình, thành viên của ĐDCSĐ đã nói đến trong cuốn hồi ký "Đất Đỏ" của mình rằng cuộc đình công thực ra đã xảy ra vào ngày 30 tháng 1 tức là mồng một tết Nguyên Đán, khi 5.000 công nhân tập trung tại dinh thự của viên quản lý đồn điền để xem múa lân và đưa ra yêu sách đòi hỏi điều kiện làm việc tốt hơn.[53] Dường như cuộc đình công này hoàn toàn do ĐDCSĐ phát động với sự chỉ đạo của Ngô Gia Tự từ Sài Gòn và những nhà hoạt động khác từ Bắc Kỳ, nơi lực lượng lao động đã được tổ chửc.

Vào ngày 2 tháng 2 Xô Viết Long Châu (Loung Zhou - ND) và Quân Đội Hồng Quân số 8 của Trung Quốc đã được thành lập tại tỉnh Quảng Tây, phía bắc biên giới Việt Nam. Căn cứ theo tài liệu chính thức của ĐCS Trung Quốc, phong trào Xô Viết bao trùm tám quận chung quanh Bình Hương (Ping Xiang - ND) và Long Châu và đã đứng vững trong khoảng sáu tháng. Nó được cho là đã xuất phát từ cuộc nổi dậy của binh lính Quốc Dân Đảng tại Nam Ninh (Nan Ning - ND) và đã đi theo tổ chức của Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping - ND) đang có cơ sở cách mạng tại Bách Sắc (Bose hoặc Pai-se - ND) vào tháng 12. Cuộc khởi nghĩa Long Châu do một người cộng sản là Yu Zouyu, là sĩ quan trong lực lượng của sứ quân Lý Minh Thụy (Li Mingrui - ND) đóng tại Nam Ninh.

Không có bằng chứng trực tiếp về vai trò của Việt Nam trong việc thành lập Xô Viết, nhưng sẽ không có gì ngạc nhiên nếu những người cộng sản Việt Nam đang định cư tại Quảng Tây tham gia phong trào. Đây là một khu vực mà người Pháp cho là nằm trong vùng ảnh hưởng của họ, và trên thực tế việc đem máy bay thả bom đã giúp nhanh chóng phá huỷ phong trào xô viết này. Có một số thành viên cộng sản người Việt sống tại Long Châu, trong đó có hai nhân viên lái xe của vị tỉnh trưởng, Lê Quang Đạt đã khai với người Pháp sau này.[55] Lê Hồng Sơn được cho là đã nhận được sự ủng hộ của vị tỉnh trưởng này là Yu Zuobo, anh em họ hàng với Yu Zouyu và là một trong những sứ quân mà ĐCS Trung Quốc đang hợp tác vào năm 1929.[56] Hồ Chí Minh đã viết trong báo cáo ngày 18 tháng 2 1930 rằng năm "đồng chí" người Việt đang hoạt động tại Quảng Tây vừa mới bị bắt.[57] Trong cùng bản báo cáo ông nói rằng "phân bộ phản đế" của đảng cộng sản vừa thành lập phải "làm việc hết mình để mở rộng ảnh hưởng của Xô Viết Quảng Tây".[58] Ấn bản cuối cùng của tờ Thanh Niên vào tháng 5 đã nhận định rằng "chúng ta phải phản đối việc đế quốc Pháp đưa quân đến biên giới Việt-Trung nhằm lật đổ chính quyền Xô Viết Long Châu".[59] Bất chấp những dị biệt về nhận thức chính trị và thành phần người Việt tham gia thành lập xô viết, ĐCS Việt Nam đã hậu thuẫn phong trào này.

Cuộc khởi nghĩa bất thành tại Yên Bái được chuẩn bị từ tháng 9 1929 đến tháng 1 1930, mặc dù là do Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức, nhưng có thể đã có liên hệ với những nổi dậy trong dịp đầu năm. Được dự định là một cuộc "tổng tấn công" đánh chiếm các thị trấn lớn và các cơ sở quân sự của Pháp,[60] cuộc khởi nghĩa đã có thể là một cách đánh lạc hướng quân Pháp từ Long Châu. Như ta đã thấy, thành phần ĐDCSĐ đã tuyên bố chủ tâm hợp tác với VNQDĐ từ ngày 7 tháng 1 1930. Trong lá thư ngày 18 tháng 2 Hồ Chí Minh cũng đã báo với Phân Bộ Viễn Đông rằng "cánh tả" của VNQDĐ "đang có quan hệ mật thiết với chúng tôi;" cũng cùng lúc đó ông lưu ý rằng thành phần thiên hữu của đảng này đang mang khuynh hướng manh động.[61] Một yếu tố chủ chốt trong cuộc nổi dậy đã không được đưa ra kịp thời đó là việc tổ chức một cuộc tấn công từ Vân Nam xuống vùng thung lũng sông Hồng. (Vào năm 1930 lãnh sự quán Pháp tại Vân Nam đã báo với người Anh rằng trong số những thành viên của VNQDĐ trong tỉnh đã có "một số lớn thành phần cộng sản mà giờ đây đang ở tại học viện quân sự Trung Quốc"[62]) Một tổ chức tại Ma Cao có tên là "Hội Đồng Chấp Hành của Hiệp Hội Binh Lính và Thuỷ Thủ Cách Mạng" đã nhanh chóng xuất bản một tập tài liệu ủng hộ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Tại Hồng Kông người Pháp đã tịch thu những truyền đơn (đề ngày 17 tháng 2 1930) kêu gọi thuỷ thủ của chiến hạm Waldeck Rousseau ủng hộ "cuộc khởi nghĩa cách mạng của người Việt Nam". Người Việt đã "anh dũng đứng lên tại Hà Nội, Yên Bái và Hồng Hoa[sic], vân vân..., khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam cần được giới lao động Pháp hậu thuẫn và giúp đỡ".[63] Người Pháp cho rằng tài liệu này có liên quan đến tổ chức Thanh Niên, nhưng cũng có thể là do thành phần ĐDCSĐ hoặc VNQDĐ viết ra. Khởi nghĩa Yên Bái sau này đã bị những người cộng sản Việt Nam phê phán, nhưng nó vẫn được xem như là một cuộc đứng lên đầy anh dũng và đã châm ngòi cách mạng trong năm 1930. Người Pháp đáp trả lại cuộc khởi nghĩa của VNQDĐ này bằng cách phá huỷ toàn bộ những ngôi làng đã ủng hộ những quân nổi dậy. Việc đàn áp này có thể đã làm suy yếu việc phát triển hoạt động của cộng sản trong vùng nông thôn Bắc Kỳ vào cuối năm 1930.

Những nhiệm vụ mới

Ngày 13 tháng 2 Hồ Chí Minh rời Hồng Kông đi Thượng Hải, ở đây ông đã viết một báo cáo tiếng Anh bằng tay về những gì ông đã làm từ khi đến Xiêm năm 1928. Bản báo cáo cho thấy ông đang bận tâm về những quan hệ với ĐCS Trung Quốc. Ông không những nói về quan hệ với bộ phận Singapore mà còn đề cập đến việc ông yêu cầu ĐCS Trung Quốc một bức thư gửi cho "một số đồng chí lãnh đạo (Trung Quốc) ở Xiêm để những thành viên An Nam tại nước này có thể làm việc với các thành viên của Ch.[sic]" Ông còn nói rằng ông đã yêu cầu ĐCS Trung Quốc "gửi vài đồng chí chỉ huy" đến Sài Gòn, nơi mà ông bảo rằng đã có khoảng 200 thành viên Trung Quốc nhưng họ lại thiếu một người có khả năng lãnh đạo. Ông đề nghị rằng nên thành lập một hội đồng bao gồm một hay vài đại diện của mỗi bên để điều phối hoạt động liên quan đến những quyền lợi của quần chúng Trung Quốc và An Nam.[64] Vào lúc đó, ông đang dự định đi Vladivostok để gặp người liên lạc không rõ danh tính. Báo cáo của ông (đề ngày 18 tháng 1) cho thấy rằng ông đã chưa gặp Trần Phú. Ông viết rằng ông đã không nhận được tin tức từ người Pháp và "hai đồng chí An Nam" vào thời điểm trên. Tôi đã không tìm ra được bằng chứng rằng ông đã thực sự đi Vladivostok sau khi viết bản báo cáo này.

Vladivostok đã trở thành địa điểm cho trường đào tạo ngắn ngày được thành lập cho những đảng viên ĐCS Trung Quốc cập nhật kiến thức và phương pháp hoạt động cộng sản. Vào tháng 5 1929 Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc đã đề nghị thành lập những cơ sở đào tạo này vì họ không có đủ thành viên hoặc công nhân để đào tạo tại Moscow như QTCS mong muốn. Trung Quốc xem đây là nơi để phát triển những "thành phần trí thức và nông dân đã có kinh nghiệm quân sự trong những lực lượng hồng quân đã tan rã sau thất bại của xô viết Hải-Lục-Phong.[65] Một vài người Việt biết nói tiếng Hoa như Lê Quang Đạt, Hồ Tùng Mậu và vợ của ông là Lý Phương Thuận được cho là đã đến đây năm 1930 để tham dự một khoá đào tạo tuyên truyền dài ba tháng.[66] Năm 1930 Nghiệp Đoàn Thái Bình Dương cũng có một văn phòng bí thư thường trực tại đây.[67] Nhưng Hồ Chí Minh chắc hẳn đã được miễn tham dự khoá đào tạo và đã bị ngăn cản không cho đi Vladivostok vì Phân Bộ Viễn Đông đang cần ông làm việc tại Thượng Hải. Họ báo cáo vào ngày 3 tháng 3 rằng Hồ đã xuất hiện "trong vài ngày trước đây". Họ giải thích "Chúng tôi gửi kèm theo bản báo cáo của ông ấy trong đó đề cập mọi việc mà ông ấy đã báo cáo bằng miệng với chúng tôi. Chúng tôi quyết định sử dụng ông ấy trong vài nhiệm vụ liên quan đến công tác tổ chức và tiếp tục hoạt động trong nước." Lý do mà ông được giao phó nhiệm vụ đặc biệt này có thể là vì việc mất tích của Thibault. Hơn nữa, cả Kylski, người đã khởi hành đi Moscow, và Eisler đều không nói được tiếng Trung Quốc. Do đó Hồ có thể làm công việc của một người thông dịch trung gian đang rất cần và cũng là nguồn thông tin về chính trị của Trung Quốc. Phân Bộ Viễn Đông đã không nhắc đến trong bức thư rằng Hồ đã được đề bạt vào chức vụ đứng đầu Phân Bộ Miền Nam (không biết chắc rằng ông đã thực sự mang chức vụ này hay không), hoặc ông đã được phái sang tham dự hội nghị ĐCS Mã Lai được tổ chức vào trung tuần tháng 4 tại Singapore. Họ ghi chú rằng một thành viên người Trung Quốc sẽ tham dự hội nghị này với "những chỉ thị từ chúng tôi".[68] Chỉ cho đến tháng 5 họ mới tiết lộ rằng họ đã gửi Hồ đi Singapore để tham dự hội nghị ĐCS Mã Lai.

Hồ quay lại Hồng Kông vào giữa tháng 3, rốt cuộc ông đã tiếp xúc với trước tiên là Trần Phú rồi Ngô Đức Trì. Sau một thời gian ngắn đặt chân đến Sài Gòn, Trần Phú đã đi trước đến Hồng Kông để gặp Thibault. Trì đợi ở Sài Gòn trong ba tuần lễ mà vẫn không thấy tin tức nên đã quyết định đáp tàu đi Hồng Kông để tìm Trần Phú. Nhưng trước khi khởi hành ông đã gặp Bùi Lâm, một bạn học tại Moscow vừa về từ Paris vào ngày 9 tháng 3. Bùi Lâm mang theo một tập hướng dẫn có tên Những Nhiệm Vụ Cấp Bách của Cộng Sản Đông Dương đã được dịch sang tiếng Pháp tại Paris (Trì không giải thích rằng đây có phải là phiên bản của lá thư mà ông mang từ Berlin hay không, hoặc là bản bổ xung hay là một bộ hướng dẫn hoàn tất hơn). Vào đầu tháng 3 Trì đáp tàu thuỷ đi Hồng Kông và cuối cùng đã tìm ra Trần Phú tại hội YMCA (Young Men's Christian Association, một hội từ thiện Thiên Chúa Giáo thành lập năm 1844 tại Anh - ND). Trần Phú đã trễ cuộc hẹn với Thibault và đã không thể đi Hải Phòng vì người Pháp đang tăng cường bố ráp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Ông vẫn chưa gặp Hồ Chí Minh cho đến khi Hồ quay lại Thượng Hải vào tháng 3. Ông kể với Trì về cuộc gặp gỡ giữa ông với Hồ và những tin tức về việc thống nhất đảng cộng sản vào tháng 1. "Chúng tôi chẳng có gì để làm ngoại trừ phải quay về và bắt đầu hoạt động vì Hồ đã nắm trách nhiệm liên lạc với QTCS," Trì đã khai với người Pháp.[69]

Sau này Hồ đã gặp Trì và giải thích: "Vào cuối năm 1927 tôi đã nhận được lệnh từ QTCS để tuyên truyền về việc thành lập một đảng cộng sản tại Đông Dương. Tôi đã bị bệnh ở Xiêm hơn một năm và đã không thực hiện được điều gì." Rồi Hồ đã tường thuật việc hợp nhất đảng và nói rằng Phân Bộ Viễn Đông đã phê chuẩn. "Sau khi hợp nhất", ông kết luận, "toàn bộ những đảng viên cộng sản Trung Quốc sẽ tham gia ĐCS Đông Dương."[70] Vào thời điểm này, Hồ đã có đủ quyền hành để ra lệnh cho Ngô Đức Trì quay lại Sài Gòn và Trần Phú được điều đi Hà Nội. Lời khai báo của Trì đã không cho thấy được điều gì hơn về những chỉ thị hoặc kế hoạch của Hồ.

Về lại đến Sài Gòn vào đầu tháng 4 1930,[71] Ngô Đức Trì được đưa đi gặp Ngô Gia Tự. Tự phân công ông vào công tác tuyên truyền nhưng đã không giao cho ông một công việc cụ thể nào. Tự cho biết rằng hiện giờ "chúng tôi vẫn còn quá bận rộn với một số công việc chưa hoàn tất". Sau đó Trì được đưa đến Chợ Lớn và ở trong một ngôi nhà được dùng làm văn phòng của chi bộ cộng sản nhà máy điện Chợ Lớn. Ông đã không được mời tham gia các cuộc họp chi bộ, và cũng chẳng được giao cho nhiệm vụ gì ngoài việc chuyển ngữ bản "Nghị Quyết" mà ông mang theo từ Berlin và lá thư do Bùi Lâm mang về. Cho đến cuối tháng 4, Trì được bảo rằng ông sẽ phải soạn thảo tài liệu tuyên truyền cho một cuộc đình công ở các thị trấn và thôn quê. Nhưng chỉ sau cuộc đình công 1 tháng 5 (May Day, ngày Quốc Tế Lao Động - ND) tại nhà máy điện và một lần di chuyển cơ sở, ông mới được giao phụ trách tờ báo Cờ Đỏ. Chỉ sau khi Ngô Gia Tự bị bắt vào cuối tháng 5 Ngô Đức Trì mới được mời tham gia vào Xứ Uỷ Nam Kỳ và sau đó là Uỷ Ban Trung Ương.

Vai trò quan trọng mà Ngô Gia Tự được giao phó đã được nhấn mạnh trong lời tường thuật của Nguyễn Nghĩa (Nguyễn Thiệu) từ phần hai của hồi ký của ông về quá trình hợp nhất. Hồi ký của Nghĩa giải thích rằng hai tổ chức cộng sản ở phía nam đã chọn ra hai công nhân để làm việc trong Uỷ Ban Lâm Thời Trung Ương là Sáu (Hoàng Quốc Việt) và Lộ (Phạm Hữu Lầu).[72] Nhưng ông lại kể rằng Ngô Gia Tự, người được chọn đứng đầu Xứ Uỷ Nam Kỳ là người nắm quyền quyết định mọi việc. Chính Ngô Gia Tự là người đã giao nhiệm vụ hoạt động tại cách tỉnh cho Nghĩa và Châu Văn Liêm, hai đại diện từ Hội Nghị Hợp Nhất do Hồ Chí Minh gửi đến để đảm trách việc thành lập đảng tại miền nam, dưới danh nghĩa của QTCS.[73] Vì thế, cũng như tại Trung Quốc, trên thực tế quyền hạn của QTCS dường như đã yếu hơn so với giả thuyết của những quan chức QTCS tại Moscow.

Hồi ký của Nguyễn Nghĩa cũng chỉ ra những khó khăn trong việc hoà nhập những đảng viên Trung Quốc vào đảng cộng sản Việt Nam. Nghĩa chỉ ra rằng tổ chức người Hoa tại Nam Kỳ lớn hơn cả những thành phần cộng sản người Việt ở đây, bao gồm nhiều nhà hoạt động đầy kinh nghiệm đã trốn khỏi Quảng Đông sau Công Xã Quảng Châu. Họ không phấn khởi mấy về việc chỉ định thành viên tham gia vào Uỷ Ban Trung Ương của ĐCS Việt Nam vì một số lý do:họ cho rằng những người Trung Quốc không có giấy tờ hợp pháp, không quen thuộc với hiện tình chính trị, hoặc không biết nói tiếng Việt. Họ chỉ muốn đưa người vào Xứ Uỷ Nam Kỳ.[74] Cuối cùng, theo một tài liệu của Hà Nội thì đã có hai thành viên Trung Quốc được lựa chọn để đưa vào Uỷ Ban Trung Ương: Lưu Lập Dao (A Lầu) và A Duyên (Duy).[75]

Không có gì ngạc nhiên khi người Trung Quốc đã chần chừ trong việc tham gia vào đảng mới vì đảng này không phải là chi nhánh của Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc. Theo báo cáo của Ngô Đức Trì với người Pháp thì căng thẳng về hướng phụ thuộc của đảng mới vẫn tiếp tục cho đến mùa xuân. Ông biết được từ Ngô Gia Tự rằng một đại diện Trung Quốc từ Phân Bộ Viễn Đông đã quá cảnh Sài Gòn trên đường từ Thượng Hải đi Singapore. Đại diện này đã cho thấy ông không hài lòng về liên hệ trực tiếp của ĐCS Việt Nam với Phân Bộ Viễn Đông, và đã nhận định rằng những người cộng sản Đông Dương phải trực thuộc "Ban Bí Thư của Liên Đoàn Cộng Sản Nam Dương" (hàm ý là Liên Đoàn tại Singapore). Sở Liêm Phóng cho rằng vào tháng 4 đã có một cuộc họp tại Sài Gòn với "một kiểm soát viên Trung Quốc từ Phân Bộ Viễn Đông" đến từ Xiêm và đã không biết được rằng "Phân Bộ Viễn Đông đã thông qua tư cách độc lập của ĐCS Việt Nam". Ông đã triệu tập một cuộc họp vào ngày 19 tháng 4 nhằm liên kết những người cộng sản Trung Quốc và Việt Nam .[76] ĐCS Trung Quốc vì vậy đã không hài lòng về việc mất đi quyền lực đối với một đảng cộng sản tại vùng Đông Nam châu Á.

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 07.03.2008 16:20:13
Cao trào cách mạng tại Trung Quốc và Nam Dương

Trong khi những người cộng sản Việt Nam đang thành lập cơ chế mới, Lý Lập Tam cũng đang thúc đẩy ĐCS Trung Quốc tiến đến đỉnh điểm của một làn sóng cách mạng mới. Ngày 26 thán 2 1930 ông đưa ra Thông Tư số 70, được cho là "phương thức đầu tiên và rõ ràng, minh bạch nhất của "Đường Lối Lý Lập Tam" trong tương lai"[77] Thông tư này cho rằng trong khi "làn sóng cách mạng mới đang tiến triển" và khi "cuộc chiến tranh sứ quân" đang tiếp tục lan rộng, mục tiêu cơ bản của việc phát triển một "cao trào cách mạng" đang được hình thành. Lý cho rằng "cuộc đấu tranh quần chúng trên toàn quốc" đang phát triển đều khắp và công tác tổ chức đảng tại thành thị đang hồi phục sau giai đoạn thoái trào 1927. Chiến lược của ông là "tập trung và tấn công" để giành chiến thắng ban đầu tại một hay nhiều tỉnh. Việc này có thể đạt được bằng cách tổ chức "một cuộc tổng đình công trong toàn nghành nghề", hậu thuẫn và thâm nhập cuộc đấu tranh ruộng đất của nông dân, và phát động binh biến trong hàng ngũ quân đội của các lãnh chúa. Lý cũng đã kèm theo một cảnh báo chống lại những kẻ "cánh hữu và xét lại", những người này, ông cảnh cáo, sẽ phê phán "chủ trương của đảng là manh động".[78]

Đầu tháng 3 Tỉnh Uỷ Quảng Đông của ĐCS Trung Quốc tổ chức hội nghị tại Thượng Hải để tránh những mật thám Nam Kinh và những người "Tái Tổ Chức" ở Hồng Kông.[79] Trong khoảng thời gian ấy, một "uỷ ban hành động" tại Thượng Hải do phụ tá của Lý Lập Tam là Lý Duy Hán (Li Wei Han - ND) thành lập để tìm cách vô hiệu hoá sự ngoan cố của bộ phận Giang Tô (Jiang Su - ND).[80] Vào ngày 15 tháng 3 Uỷ Ban Lâm Thời Nam Dương cũng đã tổ chức cuộc họp, chắc hẳn là ở Thượng Hải, cũng như cuộc họp của Liên Hiệp các Dân Tộc Phương Đông bị Áp Bức cũng xảy ra tại Thượng Hải vào cùng thời gian và rất nhiều những đại biểu đã tham dự cả hai cuộc họp. Tại hội nghị này một nghị quyết ủng hộ Đại Hội Toàn Thể Ban Chấp Hành Trung Ương QTCS lần thứ 10 được thông qua. Nghị quyết này nhấn mạnh lòng trung thành của ĐCS Trung Quốc đối với đường lối của QTCS và cũng phần nào là một phản hồi những phê bình từ Phân Bộ Viễn Đông vào tháng 10 1929. Nghị quyết viết: "Uỷ Ban Trung Ương nhận định rằng đường lối và nghị quyết của Hội Nghị Toàn Thể [QTCS lần thứ 10] đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của cấp lãnh đạo Cách Mạng tại Trung Quốc và Nam Dương, và đặc biệt là hiện tình của cuộc đấu tranh với chủ trương khuynh tả, xét lại, thoả hiệp và cơ hội... "[81] Nghị quyết của chi bộ Nam Dương đã phản đối phê bình của Trần Độc Tú và những người "cho rằng cuộc đấu tranh hiện tại của quần chúng Trung Quốc là "đối lập với cao trào cách mạng"".[82] Tài liệu khẳng định: "Việc chuyển hoá từ một cuộc tổng bãi công của công nhân tại Nam Dương sang thành một cuộc tấn công chính trị là một vấn đề cấp bách cho phong trào công nhân hiện nay".[83] Cuộc họp này có thể là cơ hội để những người ủng hộ Lý Lập Tam truyền bá chính sách mới của ông.

Một báo cáo của Sở Liêm Phóng cho thấy rằng một ngày sau khi nghị quyết trên được thông qua, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản đã tổ chức một cuộc họp tại Thượng Hải.[84] Báo cáo này cho thấy sự can thiệp ngày càng nhiều của ĐCS Trung Quốc vào công việc của những đảng châu Á khác. Tại cuộc họp này thành viên người Đài Loan là Lee Nan Mow thông báo rằng: theo chỉ thị từ Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc, Đoàn Thanh Niên đã được giao nhiệm vụ hỗ trợ phong trào cách mạng tại vùng đảo Đông Ấn, Đông Dương và Triều Tiên "bằng mọi phương tiện có thể". Những thành viên người Ấn và Triều Tiên cho biết rằng mặc dù phong trào cách mạng của họ đang tiến triển gần đây, nhưng sẽ vô cùng khó khăn để tiếp tục nếu không có sự hỗ trợ của "đảng anh em Trung Quốc vĩ đại". Cuộc họp đồng ý gửi yêu cầu lên Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc đề nghị gửi những tuyên truyền viên Trung Quốc trẻ tuổi và những đảng viên cách mạng đến các nước đang gặp khó khăn, những người này sẽ được chu cấp vũ khí, tài chính và tài liệu tuyên truyền. Điểm hẹn của những người Đông Dương sẽ là Quảng Châu. Vào lúc bế mạc, vị chủ tịch thông báo rằng "văn phòng địa phương của Quốc Dân Đảng đã hứa giúp đỡ phong trào cách mạng tại vùng đảo Đông Ấn, Đông Dương và Triều Tiên và không phụ thuộc vào chính sách của Chính Phủ Trung Ương." Đây có lẽ là dấu hiệu về việc thành phần cánh tả của Quốc Dân Đảng vẫn ít nhiều hợp tác với ĐCS Trung Quốc trong giai đoạn mùa xuân năm 1930.

Mặc dù những thảo luận từ tài liệu của Sở Liêm Phóng đã không liên hệ trực tiếp đến Ban Bí Thư của Liên Đoàn Cộng Sản của Các Dân Tộc bị Áp Bức Đông Nam Á nhưng báo cáo của họ đã đưa ra những trích dẫn rằng cuộc họp của Đoàn Thanh Niên Cộng sản đã xác nhận sự hiện hữu của ban bí thư trên. Hội nghị này cũng có thể là một cuộc họp của Liên Đoàn Phản Đế thuộc Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, được thành lập như là vỏ bọc cho những hoạt động "hợp pháp và bán hợp pháp" của họ. Phân Bộ Viễn Đông đã chú thích trong bức thư vào tháng 5 1930 rằng bắt đầu từ năm 1930 đã có đến ba Liên Đoàn Phản Đế khác nhau tại Trung Quốc - "Liên Đoàn mạnh nhất và phổ biến nhất" là của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, bức thư nhận định. (Họ nhận xét rằng một trong ba tổ chức này, Liên Đoàn "Viễn Đông" - do ĐCS Trung Quốc thành lập - đã được thu nhỏ vì nó chẳng qua chỉ là "một dụng cụ".) Phân Bộ Viễn Đông muốn khuyến khích ĐCS Trung Quốc làm việc với tổ chức mà họ gọi là "Liên Đoàn Phản Đế Trung Quốc" đóng tại Thiên Tân (Tian Jin - ND).[85] Phía sau sự nhận định ôn hoà dường như ẩn giấu một diễn biến đầy kịch tính, nhưng qua những tài liệu của người Pháp ta có thể tìm được vài dấu vết của những gì đã xảy ra.

Ấn bản cuối cùng của tờ báo Thanh Niên phát hành tháng 5 1930 tường thuật rằng đã có một Liên Đoàn Phản Đế mới của phương Đông đang bắt đầu "lên án những dối trá và thủ đoạn của Quốc Dân Đảng Trung Quốc". Hội nghị đầu tiên của Liên Đoàn vào tháng 4 1930 có những đại diện từ Ấn Độ, Triều Tiên, Java, Đài Loan, Đông Dương, Trung Quốc và những quốc gia phương đông khác tham dự. Bản tường thuật đề cập đến việc ra đời vào năm 1928 của Liên Hiệp các Dân Tộc Phương Đông bị Áp Bức như là "một sự ngụy biện nhằm tách rời các phong trào cách mạng châu Á khỏi QTCS".[86] Có thể là Hồ Chí Minh đã tham dự hội nghị tháng 4 này. Trong giai đoạn này, những học giả Nga tin rằng Phân Bộ Viễn Đông đang gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin về những gì đang xảy ra trong nội bộ của ĐCS Trung Quốc; cũng cùng lúc ấy, họ cho rằng sự e ngại bị qui chụp cho những sai lầm thiên hữu đã làm cho cách nhân viên của Phân Bộ Viễn Đông "cực kỳ cẩn trọng" trong việc báo cáo hoặc phê bình những biểu hiện mà họ cho là thiên tả trong chính sách của ĐCS Trung Quốc.[87] Đây có thể là nguyên nhân vì sao các nhân viên của Phân Bộ Viễn Đông đã không nỗ lực mấy trong việc kêu gọi ĐCS Trung Quốc chấm dứt hoặc cắt đứt liên hệ của mình khỏi một trong những Liên Đoàn Phản Đế trên, tức là Liên Đoàn được thành lập vào khoảng tháng 7 - 8 1928. Như chúng ta đã thấy, nguồn gốc của tổ chức này dường như là một hình thức hợp tác giữa phong trào Quốc Dân Đảng cánh Tả và ĐCS Trung Quốc.

Những báo cáo của Sở Liêm Phóng từ mùa xuân 1930 thì bị lẫn lộn và đôi khi mâu thuẫn nhau. Một mặt, vào tháng 3 một mật thám của họ tại Hồng Kông là Neron đã báo cáo rằng Nguyễn Ái Quốc đã mất khá nhiều ảnh hưởng đối với QTCS sau khi Stalin củng cố quyền lực.[88] Nhưng vào tháng 9 1930 Sở Liêm Phóng lại đưa ra một nhận định mới. Đến lúc đó họ đã đi đến kết luận Hồ/Quốc chính là người đại diện của QTCS đã xuất hiện vào tháng 12 1929 với đủ quyền hành để "kiểm tra... những tổ chức cộng sản tại khu vực Viễn Đông".[89] Sự thay đổi quan điểm về vai trò của Hồ có thể đã phản ánh từ quyết định của Phân Bộ Viễn Đông nhằm tham gia tích cực hơn trong việc đối chọi lại ảnh hưởng của Lý Lập Tam. Trên thực tế, dường như Hồ Chí Minh đã đảm trách thêm những nhiệm vụ mà lúc đầu được giao cho Thibault, kiểm soát viên của QTCS (người đã được đề cập ở trên và được Phân Bộ Viễn Đông gọi là "người đồng chí đến hỗ trợ Nam Dương"), khi người này đã không quay về lại Thượng Hải từ chuyến đi đến Đông Dương. Theo tài liệu của Nga, quyền lực của Hồ dường như đã bị Phân Bộ Viễn Đông ở Thượng Hải phân tán trong khoảng tháng 3 và 4 1930 và có lẽ đã không được nhiều như quyền hạn mà Thibault được giao phó.

Đến tháng 4 1930 quan hệ giữa Phân Bộ Viễn Đông và Lý Lập Tam đã đến hồi căng thẳng nhất. Ngày 17 tháng 4 Lý viết thư cho Chu Ân Lai và Cù Thu Bạch (Qu Qiubai - ND) (đang ở Moscow) đề nghị QTCS tái tổ chức Phân Bộ Viễn Đông. Ông cho rằng những sai lầm của Phân Bộ Viễn Đông là "nguy hiểm, mang đặc điểm hữu khuynh" và họ đang trong tình trạng "không có tư cách lãnh đạo chính trị".[90] Rõ ràng là Lý đã tin rằng ông sẽ được hậu thuẫn từ Stalin hoặc Mif trong mối bất hoà này. Trong khi Moscow chần chừ không đưa ra dấu hiệu rõ ràng về thái độ của mình đối với Phân Bộ Viễn Đông, Lý đã tiến hành những kế hoạch cho cuộc tổng khởi nghĩa. Chính trong hoàn cảnh này Phân Bộ Viễn Đông đã quyết định sử dụng Hồ Chí Minh như là một phái viên bí mật tại Xiêm và Mã Lai để giúp đỡ những người cộng sản địa phương thành lập những đảng mới. Sự vội vã thành lập những tổ chức để thay thế những chi nhánh trực thuộc Uỷ Ban Lâm Thời Nam Dương có thể phần nào là do mong muốn của Phân Bộ Viễn Đông nhằm giới hạn ảnh hưởng của Lý Lập Tam và Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc.[91] Chỉ sau khi mọi việc đã xong thì Eisler và Bespalov mới thông báo cho Ban Bí Thư Cục Đông Phương trong một lá thư đề ngày 18 tháng 5 1930 rằng họ đã gửi Hồ đi Singapore để tham dự Đại Hội ĐCS Mã Lai, và cũng giao cho ông nhiệm vụ tuyển chọn đại diện Mã Lai gửi đi tham dự Đại Hội Công Đoàn Quốc Tế Đỏ lần thứ 5 sắp đến tại Moscow. Họ cũng báo cáo trong cùng bức thư rằng họ vẫn chưa tìm ra phái viên người Pháp vừa đi Đông Dương, mặc dù họ những người cộng sản Việt Nam đang đi tìm dấu tích của ông.[92] Bức thư không hề đề cập đến vai trò của Hồ tại Xiêm.

Khó mà xác định được chính xác ngày tháng đi lại của Hồ. Cho đến nay Hoàng Văn Hoan vẫn là nguồn tài liệu chủ yếu về giai đoạn này trong sự nghiệp của Hồ, Hoan cho rằng Hồ đến Bangkok vào khoảng cuối tháng 2 1930. Theo lời Hoan thì sau khi thảo luận với những đồng chí Trung Quốc tại Bangkok, ông đến Udon để giải thích về chính sách của QTCS cho những Việt kiều tại đây. Với sự ra đời của ĐCS Xiêm, những người cộng sản Việt Nam được cho là sẽ gia nhập đảng này thay vì tham gia vào ĐCS Việt Nam. Nguyên tắc này cũng được áp dụng với những Hoa kiều tại Xiêm. Hoan nói rằng sau cuộc họp tại Udon, Hồ quay về lại Bangkok để giám sát việc thành lập ĐCS Xiêm vào ngày 20 tháng 4.[93]

Nhưng một báo cáo của ĐCS Xiêm gửi đến Moscow vào năm 1935 lại đưa ra một trình tự khác hẳn.[94] Tài liệu này nói rằng vào tháng 6 1930 Ban Bí Thư Cục Đông Phương đã gửi một đại diện đến Xiêm để thuyết phục Đảng Uỷ Xiêm (bao gồm toàn thành viên người Trung Quốc) cùng với những người Việt tại vùng đông bắc nước này thành lập một ĐCS. Nhà cầm quyền Anh đã giữ được một giấy thông hành có hình của Hồ, mang tên Sung Man Sho khi họ bắt giữ ông vào tháng 5 1931. Thông hành này có giá trị 6 tháng, do Tổng Lãnh Sự Trung Hoa Dân Quốc tại Eo Biển Malacca cấp ngày 28 tháng 4 1930. Thông hành viết rằng ông là công dân của Trung Hoa Dân Quốc đi làm việc tại Xiêm.[95] Điều này cho thấy Hồ đã đi Bangkok vào cuối tháng 5, sau khi tham dự Đại Hội Đại Biểu lần 3 của Uỷ Ban Lâm Thời Mã Lai tại Singapore. Nhưng mãi cho đến tháng 9 1930, khi Hồ quay lại Hồng Kông thì quá trình hợp nhất của ĐCS Xiêm mới hoàn thành với hai đảng viên người Việt nằm trong Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Xiêm. Vì thế Hồ Chí Minh có thể đã đến Xiêm vào tháng 4 1930, như Hoàng Văn Hoan đã nói, nhưng nếu như thế thì chuyến đi của ông đã không trùng hợp với thời điểm hợp nhất của ĐCS Xiêm.

Đại Hội Đại Biểu lần 3 của Uỷ Ban Lâm Thời Nam Dương được tổ chức cùng dịp kỷ niệm ngày 1 tháng 5 ở Singapore. Nhưng theo một bức thư gửi cho "English Komparty" tại London lại viết rằng tại buổi họp ngày 29 tháng 4 nhằm chuẩn bị cho ngày Lao Động Quốc Tế, cả 11 đại biểu tham dự đều bị bắt, trong đó có cả bí thư đảng, bí thư Liên Đoàn Lao Động và một thành viên của Uỷ Ban Trung Ương. Bức thư này nói rằng vào ngày 21 tháng 5 "Hội Nghị được triệu tập", và ĐCS Mã Lai được thành lập vào ngày 24 tháng 5.[96] Cuộc họp có 11 đại biểu tham dự không kể những thành viên của Uỷ Ban Trung Ương và đại diện của Phân Bộ Viễn Đông. Bản tường trình hội nghị mà có lẽ là do Hồ Chí Minh soạn thảo]97] cho thấy rằng Phân Bộ Viễn Đông hiện đang kiềm chế ảnh hưởng của Lý Lập Tam và Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc tại Nam Dương. Bản báo cáo này lên án Uỷ Ban Nam Dương về sai lầm manh động và thái độ vô trách nhiệm đối với những kế hoạch nổi dậy.

Sau khi liệt kê "Mười Yêu Cầu Lớn cho Cách Mạng Mã Lai", bản báo cáo đưa ra một danh sách dài về "Những Sai Lầm và Bài Học về những Công Tác đã qua". Sai lầm trước tiên là "thực hiện một cuộc cách mạng Trung Quốc tại Mã Lai": "Công tác đã được thực hiện theo cùng đường lối của ĐCS Trung Quốc, xa rời cuộc sống thực tế tại Mã Lai, và đã bỏ qua những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Mã Lai". Đảng cũng đã lơ là trong công tác đối với nông dân và binh lính. Báo cáo tiếp tục: "Việc phát triển tổ chức đã không những hướng về nhân dân Trung Quốc mà còn hướng về chỉ một thành phần của nhân dân Trung Quốc (những người gốc Quảng Châu, Quảng Đông)..." Dưới tiêu đề "Sai lầm manh động", bản báo cáo đã dẫn ra một loạt sai lầm trong đó có "ra lệnh và ép buộc đình công"; "bất chấp cuộc nổi dậy và khủng bố cá nhân (ĐCS Mã Lai đã tham dự vào việc cưỡng ép những công nhân đình công xem việc nổi dậy là một trò đùa - một lỗi lầm không thể bỏ qua)"; "Đào thải các xí nghiệp và tịch thâu tài sản của các chủ xí nghiệp"; và "đưa ra khẩu hiệu "nắm lấy quyền lực và thành lập công xã"". Tác giả đã mở rộng điểm cuối cùng: "Trong khi ĐCS Mã Lai vẫn đang trong thời kỳ đầu thành lập, thiếu quần chúng chung quanh đảng, nếu chúng ta đưa ra khẩu hiệu: chiếm lấy quyền lực và thành lập Xô Viết thì việc này sẽ làm ta lơ là thực lực của địch, đánh giá quá cao thực lực của mình và bỏ rơi công tác chung của Đảng là chiếm lấy quần chúng, tổ chức quần chúng và cuối cùng là chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang."[98] Điểm cuối cùng đã chỉ ra "mối liên hệ giữa ĐCS Mã Lai và các đảng anh em". Điều này chỉ ra thực tế là ĐCS Trung Quốc không có độc quyền chỉ dẫn ĐCS Mã Lai: "ĐCS Mã Lai, bên cạnh việc chịu sự điều phối của QTCS, hy vọng rằng các ĐCS Trung Quốc, Anh, Hà Lan và Pháp thường xuyên giúp đỡ và hướng dẫn kinh nghiệm."[99] Tờ báo Police Journal (Tạp Chí Cảnh Sát - ND) của Eo Biển Malacca sau này đã viết rằng tài liệu tuyên truyền và hướng dẫn từ "Trung Ương" tại Thượng Hải đã giảm thiểu vào giữa năm 1930, sau Đại Hội Đại Biểu lần 3.[100]


lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 11.03.2008 22:21:08
Làn sóng cách mạng tại Việt Nam

Báo cáo của Phân Bộ Viễn Đông ngày 25 tháng 6 cho biết họ vừa được tin Hồ Chí Minh sẽ đến Thượng Hải vào những ngày tới (họ nhẹ lòng vì ông đã không bị bắt tại cuộc ruồng bố tại Singapore vào cuối tháng 4 khi họ nghe tin này qua báo chí Singapore).[101] Chắc hẳn ông đã quay lại Hồng Kông vào trung tuần tháng 6. Và ông cũng đã mất đi cơ hội chứng kiến làn sóng đấu tranh đầu tiên của ĐCS Việt Nam trong năm 1930: hàng loạt những cuộc đình công và biểu tình trong cả ba miền Việt Nam bắt đầu từ tháng 4 và đã dẫn đến hậu quả là rất nhiều người bị bắt giữ vào đầu tháng 5. Như chúng ta cũng đã thấy tại Nam Kỳ, những hành động này, ít nhất là tại các khu thành thị, đa phần được tổ chức bởi thành phần ĐDCSĐ còn lại trước Đại Hội Hợp Nhất. Cả Ngô Gia Tự và Dương Hạc Đính đều bị bắt tại Sài Gòn vào cuối tháng 5. Trước ngày Quốc Tế Lao Động 1 tháng 5 Hoàng Quốc Việt đã bị bắt tại Hải Phòng khi ông đến đây để hội ý với Trần Phú. Nhiều nòng cốt của phong trào lao động phía bắc cũng đã vào tù cùng ông sau ngày 1 tháng 5.[102]

Tổn thất của phong trào tại thành thị đã làm cho những người cộng sản Việt Nam tái chú tâm vào phong trào tại vùng nông thôn. Điều mỉa mai là ngay sau khi Hồ đưa ra hành loạt chỉ trích đối với ĐCS Mã Lai, một nhóm người trong Uỷ Ban Chấp Hành Lâm Thời Trung Ương tại Hà Nội đã quyết định tiến hành nổi dậy tại Nghệ An và Hà Tĩnh, hai tỉnh thường được gọi chung là "Nghệ Tĩnh". Tại một cuộc họp tại Hài Nội (theo tài liệu là vào tháng 6), Trần Phú, Nguyễn Thế Rục, Trần Văn Lân, Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Phong Sắc (ba người cuối cùng từ thành phần ĐDCSĐ nguyên thuỷ) đã đi đến quyết định trên.[103] Nguyễn Phong Sắc, một cựu giáo viên của trường Thanh Long ở Hà Nội là một thành viên cốt cán được giao nhiệm vụ lãnh đạo Xứ Uỷ Trung Kỳ. (Đồng đội của ông từ đảng Tân Việt cũ là Lê Mão đã ở lại Nghệ An khi cuộc họp xảy ra.) Những người tham dự đã cử Nguyễn Đức Cảnh ở Hải Phòng làm việc với Nguyễn Phong Sắc để phát động phong trào Nghệ Tĩnh. Vì thế những thành viên chủ chốt hướng dẫn phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là những người miền bắc tương đối có học thức từng ở trong tầng phần lãnh đạo của ĐDCSĐ. Trong những nằm 1950 và 1960, chính quyền Việt Nam đã ca ngợi vai trò của Lê Viết Thuật, một công nhân người Bến Thuỷ đã trở thành người đứng đầu của Xứ Uỷ Trung Kỳ vào tháng 4 1931.[104] Nhưng đến năm 1957 nhà sử học của Hà Nội là Trần Huy Liệu đã cho rằng Nguyễn Đức Cảnh chính là người trực tiếp lãnh đạo Xô Viết Nghệ Tĩnh.[105] Trần Phú, một người thấm nhuần quan điểm cấp tiến của QTCS về "Giai Đoạn Thứ 3", có thể đã được những đồng chí của mình vốn có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong nước thuyết phục rằng thời điểm hành động đã chín muồi. Nhưng cũng phải công nhận rằng chúng ta hiểu biết rất ít về quyền hạn cũng như vị trí thực sự của ông trong đảng vào giai đoạn này. Cuộc họp đã đưa ra lời kêu gọi các tầng lớp công nông binh ở Nghệ An tiếp tục cuộc kháng chiến và chuẩn bị đối phó với sự đàn áp của đế quốc - một do dự nhỏ nhất cũng tương đương với việc tiếp tay cho đế quốc tiêu diệt mình, lời hiệu triệu viết.[106]

Hồ Chí Minh dường như lúc này đã đạt được quyền hạn cao nhất của mình trong QTCS, ông đã quay về lại Hồng Kông để đối phó với tình hình hiện đã vượt khỏi tầm ảnh hưởng của mình. Mặc dù Huỳnh Kim Khánh (nhà sử học - ND) đoán rằng Hồ có thể đã "đóng vai trò quan yếu trong việc khởi xướng và chỉ đạo phong trào công xã này", cơ sở cho quan điểm này là việc quy nhận đầy nghi ngờ trong việc Hồ là tác giả của tài liệu về kháng chiến nông dân đã được thảo luận trong phần Giới Thiệu của cuốn sách này.[107] Những thư từ và báo cáo của Hồ trong thời kỳ 1930-1 có chứa một chỉ thị về công tác hoạt động quân sự. Nhưng nội dung và văn phong của tài liệu viết năm 1928 về hoạt động vũ trang trong tầng lớp nông dân thì rất khác biệt so với tài liệu của Hồ viết năm 1930. Tài liệu 1930 là một bài viết tay dài 6 trang dường như đã lùi thời điểm Hồ quay lại Hồng Kông và Thượng Hải vào tháng 6 vì nó đã đề cập đến một cuộc biểu tình tại Chợ Lớn, sự kiện này có thể đã xảy ra trong hoặc sau mùa xuân 1930.[108] Với tựa đề đơn giản là "Quân Sự", tài liệu này (phiên bản tiếng Anh) là một cố gắng để quân bình hiện tượng quá trú trọng đến những vấn đề quân sự và việc lơ là chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang sắp đến.[109] Ông khẳng định rõ rằng: "Công tác quân sự của đảng bao gồm: huấn luyện quân sự cho đảng viên; phát động tuyên truyền trong hàng ngũ quân đội; thành lập lực lượng công nông tự vệ." Ông lưu tâm phần lớn vào công tác "phát động tuyên truyền trong quân đội". Những người lính bản xứ là những người bị bắt lính từ làng quê và không nên xem họ là "lũ chó săn" của đế quốc, ông nói. Tại một cuộc biểu tình tại Chợ Lớn, ông đã chỉ ra rằng những người nông dân mắc phải sai lầm là đã lăng mạ binh lính thay vì nên " tuyên truyền cho họ". Trong công tác phát động tuyên truyền, ông nói "đảng phải nên tuyên truyền cương lĩnh "Cách mạng tư sản dân tộc" với những binh lính, và tận dụng lòng yêu nước để hướng họ đi theo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân cũng như nhìn nhận vai trò lãnh đạo của đảng."

Đến tháng 6, Eisler đang bị cô lập tại Thượng Hải đã thất bại trong việc dung hoà những chính sách của Lý Lập Tam mặc dù trên thực tế những cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 đã dẫn đến một số lớn đảng viên bị bắt.[110] Hồ Chí Minh có thể đã lâm vào hoàn cảnh tương tự đối với đảng của mình vì ông không quyền biểu quyết trong Uỷ Ban Lâm Thời Trung Ương. Dù thế, là một người Bolshevik chân chính, ông đã phải chấp hành quyết định của đảng là phát triển phong trào công nông Nghệ An. Một bức thư đề ngày 9 tháng 6 gửi đến những người Việt đang chiến đấu trong lực lượng Hồng Quân Trung Quốc, yêu cầu họ quay về "Mặt trận An Nam", có thể là đã do ông viết. "Công việc của cách mạng Việt Nam giờ đây là công việc của chúng ta", lá thư viết, "công việc tại Trung Quốc không phải là nhiệm vụ của chúng tạ"[111] Nhưng trong cùng lúc ấy Lý Lập Tam đang hối thúc QTCS gửi những thành viên ngoại quốc từ "Anh, Pháp, Nhật, Ấn và Đông Dương" đến để thực hiện công tác tuyên truyền tại Trung Quốc cùng với những thuỷ thủ ngoại quốc đang đóng tại đây. Ông nhấn mạnh rằng họ phải làm việc dưới sự chỉ đạo của ĐCS Trung Quốc.[112] Vì thế đến tháng 6 một số đảng viên người Việt đã được bổ sung vào công việc tuyên truyền quân sự tại Thượng Hải. Người tổ chức của ĐDCSĐ từ Bắc Kỳ là Đỗ Ngọc Du, bí danh Phiếm Chu, nói rằng Hồ đã ra lệnh cho ông đến làm việc tại Thượng Hải vào cuối tháng 3, sau khi ông trốn khỏi Hà Nội. Sau này ông đã khai với Sở Liêm Phóng rằng ông bắt đầu biên tập các bài viết nhắm vào quân đội Pháp sau ngày 14 tháng 6 1930. Một người Việt khác là Lưu Quốc Long có nhiệm vụ in ấn và phát hành những bản tin và bài viết. Tờ báo tiếng Pháp mang tên Quân Đội (L'Armée - ND) bắt đầu xuất bản một tháng hai kỳ.[113] Một tờ báo tiếng Việt tên Giác Ngộ do Lê Quảng Đạt (còn có tên Hoàng Cao), vợ của ông là Lý Phương Đức và Nguyễn Lương Bằng đảm trách. Lê Quảng Đạt có nhiệm vụ liên lạc giữa Phân Bộ Viễn Đông và Hồng Kông cũng như thu xếp đi lại cho những người Việt Nam đến Moscow và trở về.[114]

Báo cáo của người Pháp cho biết thời gian từ ngày 1 tháng 5 đến 30 tháng 8 1930 là giai đoạn biểu tình bất bạo động tại Việt Nam.[115] Trên thực tế đã có hai quá trình đang tiến hành vào tháng 6 1930: một là việc thành lập cơ chế đảng dẫn đến việc lựa chọn đại biểu tham dự đại hội toàn thể sắp tổ chức vào mùa thu; thứ hai, như đã nói ở trên, là việc chuẩn bị cho làn sóng hành động trực tiếp lần hai tập trung vào phía bắc Trung Kỳ. Thật khó mà biết được hai quá trình này được điều phối chặt chẽ như thế nào. Về công tác tổ chức đảng, lời khai của Ngô Đức Trì đã dựng lên một bức tranh (thiếu hai miền còn lại của Việt Nam) về quá trình tái tổ chức đang diễn ra tại miền nam sau khi Ngô Gia Tự bị bắt. Căn cứ trên lời khai của Trì, vai trò lãnh đạo của Ngô Gia Tự đã không làm vừa lòng những đảng viên địa phương. "Kể từ khi ĐDCSĐ và Ban Chấp Hành Lâm Thời thành lập mọi công tác đều do các thành viên của uỷ ban này quyết định mà không thông qua các thành viên của các chi bộ," ông giải thích. Ông bổ sung rằng: "Không hề có báo cáo về công việc của các chi bộ và điều này đã gây ra vài bất mãn." Những cuộc biểu tình vào tháng 5 và đầu tháng 6 tại Sa Đéc, Vĩnh Long, Đức Hoà và Chợ Lớn thuộc Gia Định đã dẫn đến nhiều thành viên bị bắt giữ và cái chết của Châu Văn Liêm - sự kiện này cũng có thể đã làm cho đảng bộ phía nam tái thẩm định chiến lược của mình.[116] Vào khoảng ngày 18 tháng 6 1930 một cuộc họp của Ban Chấp Hành Lâm Thời Nam Kỳ được tiến hành với đại biểu từ các địa phương được mời đến để cho biết ý kiến. Ngô Đức Trì đã cùng Ung Văn Khiêm (Huân) và Nguyễn Văn Sơn (Dũng) gia nhập Uỷ Ban trước khi hội nghị khai mạc[117] Sau đó ông cũng tham gia vào Uỷ Ban Lâm Thời Trung Ương. Trì khai trong suốt mùa hè "một số đồng chí đã muốn phát động các cuộc nổi dậy và thực hiện hoạt động khủng bố." Ban Chấp Hành Lâm Thời đã phải triệu tập các chi uỷ lâm thời để yêu cầu họ huỷ bỏ những kế hoạc trên. Ban Chấp Hành đã chỉ thị các tỉnh uỷ phải giải thích cho quần chúng biết rằng chủ trương ám sát mâu thuẫn với nguyên tắc chủ đạo của chủ nghĩa cộng sản.[118] Có lẽ trong thú nhận này, Ngô Đức Trì đã tìm cách nhận lấy trách nhiệm về mình cho những bạo lực trong những năm 1930-1, nhưng một báo cáo năm 1931 mà ông gửi đến Moscow cho thấy rằng ông đã đánh giá thấp những kết quả hoạt động của đảng (xem chú thích 149).

Tại miền Bắc và Trung Việt Nam, dường như đảng đã có một phương hướng khác. Trên nguyên tắc Trần Phú đã nắm giữ nhiều quyền hạn trong cơ cấu đảng khi ông tham gia Uỷ Ban Lâm Thời Trung Ương vào mùa hè, sau khi Nguyễn Hội bị bắt. Khi Trịnh Đình Cửu rời bỏ chức vụ trong Uỷ Ban Thường Vụ để gia nhập Xứ Uỷ Bắc Kỳ, Trần Phú cũng đã đảm đương chức vụ cũ của Cửu.[119] Nhưng trên thực tế, đảng uỷ phía bắc đã hoạt động tương đối độc lập, theo những báo cáo sau này của QTCS. Ví dụ như trong một lá thư không đề ngày được viết sau ngày 4 tháng 4 1931, Phân Bộ Viễn Đông đã chỉ thị rằng "vấn đề chủ trương phân lập cần phải được xoá sạch."[120] (Những chủ trương này dường như đã xuất hiện vào mùa thu trước, như sẽ thảo luận dưới đây.) Sau khi Uỷ Ban Lâm Thời Nam Dương được đổi thành một tổ chức của các đảng cộng sản của các nước, Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Trung Quốc đã không giữ vai trò trực tiếp chính thức tại Đông Nam Á. Cho đến nay ta hoàn toàn không thể biết được chương trình hành động của Lý Lập Tam về "cao trào cách mạng" cho Trung Quốc đã có ảnh hưởng như thế nào đế những sự kiện xảy ra tại Việt Nam. Nhưng có dấu hiệu cho thấy rằng đã có sự tương quan nào đấy giữa những thời điểm chuẩn bị và hành động trên cả hai quốc gia.

Tại Trung Quốc việc chuẩn bị của Lý cho những khởi nghĩa vũ trang trong tháng 8 và 9 1930 đã được tiến hành từ hàng loạt các hội nghị được tổ chức từ đầu tháng 6 đến ngày 6 tháng 8. Vào ngày 11 tháng 6 Bộ Chính Trị ĐCS Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Liên Bang Xô Viết và "quần chúng lao động thế giới" ủng hộ cuộc cách mạng Trung Quốc. Họ tuyên bố rất rõ rằng cách mạng Trung Quốc đã trở thành trọng tâm của cách mạng thế giới.[121] Đạo Quân số 3 của ĐCS đã thực hiện thành công một cuộc tấn công chớp nhoáng tại Trường Sa (Chang Sha - ND) vào ngày 28 tháng 7. Vào ngày 6 tháng 8 "Uỷ Ban Hành Động Trung Ương" của Lý Lập Tam kêu gọi tổ chức cách mạng và nổi dậy ngay lập tức tại Vũ Hán (Wu Han - ND), Bắc Kinh, Thiên Tân (Tian Jin - ND), Cáp Nhĩ Tân (Harbin - ND) và các thành phố khác (Phân Bộ Viễn Đông đã trả lời bằng một bức điện tín yêu cầu "triệu tập ngay lập tức" Lý Lập Tam về Moscow).[122] Một cuộc tấn công thứ hai vào Trường Sa được tiến hành giữa ngày 24 tháng 8 và 12 tháng 9. Trong thời gian này Moscow đã giữ một thái độ không dứt khoát đối với những hành động của Lý, để mặc Phân Bộ Viễn Đông tiếp tục những nỗ lực của mình nhằm kiềm chế đường hướng phiêu lưu của Lý. Một trong những đại diện mới của Phân Bộ Viễn Đông là vị đại biểu của Công Đoàn Quốc Tế Đỏ S.Stoyar, còn biết đến dưới những bí danh "Jack" hoặ "Leon", đã viết cho lãnh đạo Công Đoàn là Lozovsky vào ngày 5 tháng 8 yêu cầu hậu thuẫn Eisler. Ông than phiền rằng Lý Lập Tam đang huy động tất cả các thành viên nòng cốt chống lại QTCS.[123] Điều lý thú là cao trào cách mạng mà Lý đang phát động đã xảy ra cùng lúc với cuộc nội chiến toàn cục bên trong Quốc Dân Đảng Trung Quốc diễn ra từ ngày 5 tháng 4 đến đầu tháng 11.[124] Trần Công Bác và những người "Tái Tổ Chức" với căn cứ mới tại Bắc Kinh đã đóng vai trò chính yếu trong cuộc xung đột này. Rấ có thể là Lý Lập Tam đang trông chờ vào chiến thắng tất yếu của họ.

Tại Việt Nam, theo sau cuộc họp tháng 6 của Ban Chấp Hành Lâm Thời tại Hà Nội, các tỉnh uỷ Nghệ An và Hà Tĩnh đã được thành lập vào tháng 7. Tại Nghệ An chi bộ đảng được thành lập đến cấp xã.[125] Làn sóng hoạt động thứ hai tại Nghệ Tĩnh đã dẫn đến sự tan rã của chính quyền địa phương và dựng nên Xô Viết đã bắt đầu vào ngày 29 tháng 8 và đạt đến đỉnh cao vào ngày 11 - 12 tháng 9 (vào ngày 12 tháng 9 nông dân các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn và Tân An cũng đã biểu thình.[126]) Ở một số nơi, huyện đường bị đốt trụi và quan nha đã giao nộp ấn triện cho dân làng; những hương chức xã hoặc là theo quân khởi nghĩa hoặc bị giết.[127] Quân Pháp đã ném bom vào đoàn biểu tình đang đổ về Vinh vào ngày 12 tháng 9 làm chết trên 120 người. Trần Huy Liệu giải thích rằng ngày hôm ấy đã có phối hợp các cuộc biểu tình trên khắp vài huyện. Những sự kiện này được nhắc đến tuần tự trong các báo cáo của Pháp cũng như của Trần Huy Liệu.[128] Điều đáng lưu ý là ngày 12 tháng 9 sau này đã được kỷ niệm như là ngày thành lập phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và cũng được ĐCS Trung Quốc tưởng nhớ như là ngày kỷ niệm của cuộc Khởi Nghĩa Trung Thu 1927.[129]

Không còn nghi ngờ gì về việc những nông dân địa phương, bị đè nặng bởi quá nhiều loại sưu thuế, đã rất hăng hái đấu tranh chống lại người Pháp và quan lại địa phương. Nhưng luận điểm cho rằng hành động của họ đã phát sinh hoặc bị lôi kéo bởi một số kẻ kích động thì khó mà chấp nhận được, căn cứ theo quan điểm kế hoạch do ĐCS Việt Nam thực hiện cũng như hướng dẫn kích động mà những người cộng sản đã nhận được từ Moscow. James Scott (giáo sư khoa học chính trị Yale - ND) cho rằng "trong khi đảng có thể đã giúp kết nối những cuộc biểu tình ban đầu, nhưng họ đã không cần phải chỉ ra những đối tượng làm nông dân căm phẫn."[130] Nhưng chính những chiến lược mà ông đề cập đến đã dấy lên từ "những đau khổ tột cùng của những nông dân miền quê" - những đòi hỏi chấm dứt sưu thuế (hoặc hoãn trả thuế) và "chính sách thâu tô của những địa chủ các vựa lúa" - là những điều mà những nhà tổ chức phong trào nông dân đã thụ huấn từ Học Viện Nông Dân Bành Bái từ những năm 1920. Những hoạt động tháng 9 tại Nghệ Tĩnh, thường là đốt huyện đường và tiêu huỷ sổ sách về điền địa và sưu thuế, đã được tiếp thu từ những phương pháp được sử dụng trong phong trào xô viết Hải-Lục-Phong.[131] Ta có thể kết luận rằng thay vì đi theo phong trào nông dân, những người cộng sản đã tạo ra những phương pháp tổ chức phù hợp với tình hình địa phương, ít nhất là trong một thời gian ngắn.[132] Ta cũng có thể kết luận rằng những hành động của Lý Lập Tam ở Trung Quốc đã phần nào tác động đến các sự kiện tại Nghệ Tĩnh. Khởi nghĩa Nghệ Tĩnh cũng có thể đã xảy ra dưới một tình trạng không có sự liên quan của QTCS hoặc đã đi ngoài mong muốn của ĐCS Trung Quốc nhằm thúc đẩy bước tiến của cách mạng Trung Quốc và thế giới. Dù thế, nó đã không thể xảy tra với tình trạng như thế nếu không có sự lãnh đạo của những người cộng sản. Nó đã không thể xảy ra vào thời điểm ấy nếu không có một chương trình hành động nào đấy.


lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 18.03.2008 16:10:49
Hội Nghị Trung Ương tháng 10 và việc Trần Phú củng cố quyền lực

Đảng Cộng Sản vừa thành lập của Việt Nam đã không thể hợp nhất hàng ngũ lãnh đạo trên toàn quốc mãi cho đến hội nghị Uỷ Ban Trung Ương lần thứ nhất tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 10 1930. Trong thời gian giữa chuyến đi Thượng Hải vào tháng 6 đến hội nghị tháng 10, Hồ Chí Minh dường như đã định vị công việc của mình như là một trung gian giữa các đảng Mã Lai, Xiêm và Việt Nam. Trong giai đoạn từ 23 tháng 7 đến 2 tháng 9, ông nói rằng đã gửi cho Phân Bộ Viễn Đông sáu bức thư. Trong số này, chỉ có bức thư ngày 2 tháng 9 là nằm trong văn khố của QTCS. Trong thư ông đã giải thích rằng vào ngày 13 tháng 8 ông đã bị một cơn lao phổi, một thứ bệnh mà ông tường thuật là "đau phổi và nôn ra máu, vô cùng yếu đuối và mệt mỏi".[133] Ông cũng liệt kê những chi tiết hoạch định sẽ được đưa ra trong cuộc họp của Uỷ Ban Trung Ương sắp đến: "(a) Tự phê bình những việc đã qua; (b) dự định tiếp tục hoạt động cho đến khi hội nghị; (c) chuẩn bị cho hội nghị; và (d) chuẩn bị gửi học viên." Rõ ràng là ông đã không nhận thấy trước rằng hội nghị tháng 10 sẽ liên quan đến sự chuyển hướng quan trọng của đảng. Trong cùng bức thư ông có nhắc đến việc mình vừa hoàn thành công việc "bình dân hoá" một cuốn sách mang tên Nhật Ký Chìm Tàu. Ông nói mình phải bỏ ra 8 ngày để viết và gần một tháng để in được 20 ấn bản.[134] Đây là một chuyện ngụ ngôn về ba thuỷ thủ, một người Pháp, một người Phi và một người Việt bị đắm thuyền và được một chiếc tàu Xô Viết cứu sống. Họ được đưa đến Moscow và được chăm lo sức khoẻ, được đào tạo tại một học viện cộng sản và đối xử đàng hoàng, không như trước đây khi họ còn là lao công của Pháp. Người thuỷ thủ Việt Nam ấn tượng với "sức hút mạnh mẽ kỳ lạ" của học thuyết về chủ nghĩa thực dân của Lenin "về những người đã bị tước đoạt tổ quốc".[135] Việc Hồ bỏ cả tháng để soạn thảo cuốn sách này có lẽ ngoài lòng tự hào của một nhà văn, ông đang muốn bày tỏ lòng trung thành của mình đối với Moscow vào thời điểm mà ĐCS Trung Quốc đang đi theo con đường mà người Nga cho là chống đối lại QTCS.

Dù sao Hồ vẫn giữ được mối quan hệ có lẽ là tốt đẹp với ĐCS Trung Quốc. Ông đã báo cáo với Phân Bộ Viễn Đông vào ngày 22 tháng 9 rằng ông đã thỉnh ý kiến của Phân Bộ Miền Nam Trung Quốc về việc ĐCS Việt Nam nên lựa chọn chiến lược nào để đối phó với "cuộc khủng bố Trắng", một biện pháp đàn áp mà người Pháp đang sử dụng chống lại nông dân Nghệ An. Ông đã báo cáo rằng vào ngày 19 tháng 9, ba thành viên của Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Việt Nam đã đến Hồng Kông tham dự hội nghị Uỷ Ban Trung Ương và đã trình một báo cáo về những sự kiện tại Việt Nam. Vì thời gian để hội ý với Phân Bộ Viễn Đông kéo dài quá lâu (một bức thư "nhanh" từ Thượng Hải đến Hồng Kông lúc ấy phải mất 15 ngày mới đến)[136], các thành viên Uỷ Ban Trung Ương và Hồ đã thảo luận với những người Trung Quốc để quyết định những bước tới của ĐCS Việt Nam. Bản tường thuật mang tính ngoại giao của Hồ về cuộc thảo luận này nói rằng Trung Quốc đồng ý với quyết định của ĐCS Việt Nam về việc quyên góp tiền bạc cho các nạn nhân và tổ chức một phong trào phản đối trên toàn quốc. Cả nhóm cũng đã quyết định bắt đầu thổ chức lực lượng "nông dân tự vệ", củng cố hoạt động của đảng trong hàng ngũ công nhân và tuyên truyền đối với binh lính.[137]

Ngô Đức Trì đã đưa ra nhiều chi tiết hơn về việc gặp gỡ hai thành viên Trung Quốc từ Phân Bộ Miền Nam mà ông nói là bao gồm Hồ, Hồ Tùng Mậu, Trương Văn Lềnh, người bạn trong Uỷ Ban Trung Ương của ông là "Sáu" (Nguyễn Trọng Nhã, còn có tên là Nguyễn Trọng Nhât, một cựu sinh viên từ Hà Tĩnh[138]) và ông. (Những thành viên khác của Uỷ Ban Trung Ương đã chưa đến hội nghị.) Những người Trung Quốc cho rằng những cuộc biểu tình đánh dấu bước khởi đầu của "phong trào nổi dậy" là một điều tốt. Nhưng Hồ Tùng Mậu đã trả lời rằng việc nổi dậy đang đem đến "nhiều thất bại hơn thành công", mặc dù không có tổn thất gì khi tiếp tục những cuộc biểu tình. Hồ tin rằng không thể nào tổ chức được một cuộc tổng khởi nghĩa, nhưng ở các làng xã nông dân có thể dựng lên công xã và thực hiện chính sách phân chia ruộng đất. Ngô Đức Trì cho rằng ông là người phản đối quyết liệt nhất chủ trương nổi dậy tại Nghệ Tĩnh. "Phong trào cách mạng chỉ vừa mới thành hình... chủ trương nổi dậy là sai lầm; nó sẽ không mang lại giá trị gì cho phong trào cách mạng ngoại trừ bom đạn và thất bại. ĐCS Trung Quốc kêu gọi khởi nghĩa, nhưng... những gì có thể ở Trung Quốc không hẳn luôn có thể tại Đông Dương. Việc thành lập xô viết và phân chia ruộng đất mà không có hậu thuẫn của một cuộc nổi dậy thì không thể nào thực hiện được," Trì khai là đã phát biểu như thế. Trong số những người Việt, chỉ có "Sáu" là hoàn toàn đồng ý với những người Trung Quốc.[139]

Đại biểu người Hoa của Uỷ Ban Trung Ương từ Sài Gòn là A Lầu đã không tham gia vào cuộc thảo luận. Nhưng có thể ông đã đóng góp trong phần báo cáo của đảng về Nam Kỳ - Cam Bốt mà Hồ đã gửi cho Phân Bộ Viễn Đông vào ngày 22 tháng 9. Vào thời điểm này ĐCS Trung Quốc ở miền nam có vẽ đã chính thức hợp nhất với người Việt. (Nhưng trong năm 1931 một báo cáo từ Sài Gòn lại một lần nữa đề cập rằng chi bộ Nam Kỳ - Cam Bốt là một thành phần hoàn toàn riêng biệt với ĐDCSĐ.)[140] Tại Campuchia, đảng đã có 120 thành viên người Trung Quốc và 4 người Việt, với 300 thành viên Trung Quốc trong các nghiệp đoàn lao động. Tại Nam Kỳ đảng cho thấy sự lớn mạnh với 70 thành viên Trung Quốc và 400 người Việt, tăng 350 người Việt kể từ tháng 2 1930. Có 500 thành viên trong các nghiệp đoàn lao động (tính chung mọi chủng tộc) và 13.500 thành viên trong các nông hội.[141]

Hai thành viên còn lại của Uỷ Ban Trung Ương là Trần Phú và Lê Mão đã đến Hồng Kông vào ngày 2 tháng 10, trước khi những thành viên miền nam không thể chờ đợi được nữa và định quay trở về. (Một thành viên thứ ba là cựu đảng viên cuả ĐDCSĐ là Trần Văn Lan bị trễ hẹn và đã phải đợi tại một khách sạn trong suốt cả tháng 10. Không biết là có phải ông đã nhận được địa chỉ không chính xác hay không.) Nguyễn Phong Sắc, một thành viên vắng mặt khác thì đang quá bận bịu với phong trào Nghệ Tĩnh đã không tham dự. Ngô Đức Trì bị đau ruột thừa ngay trước ngày hội nghị và do đó phải nằm tại bệnh viện trong suốt hai tuần. Mặc dù ít nhất một học giả Việt Nam đã cố gắng chứng minh rằng Hồ cũng đã vắng mặt trong hội nghị tháng 10 nhưng tài liệu của QTCS đã cho thấy không phải vậy.[142] Vào ngày 28 tháng 10 Hồ đã viết một trong những báo cáo ít tin tức nhất về quá trình này. Bên cạnh việc thống kê những số lượng đảng viên trong những tổ chức khác nhau (giờ đã lên đến 1.740 đảng viên, trong đó có 190 người Trung Quốc), ông đã liệt kê những hạng mục và nghị quyết đã được thảo luận, chú thích rằng những tài liệu này chưa được chuyển ngữ. Báo cáo về chi tiêu của ông cho thấy tổng số chi phí cho việc đi lại, ăn ở trong thời gian hội nghị chiếm hết 440 đô-la Hồng Kông. Cuối cùng ông hỏi: "Xin hãy gọi điện cho chúng tôi ngay bởi vì chúng tôi phải quay về lập tức sau khi gặp ông."[143] Điều này cho thấy ông thực sự đã đi cùng Trần Phú đến Thượng Hải để báo cáo với Phân Bộ Viễn Đông sau đại hội.

Đối với những ai tìm cách chứng minh Hồ Chí Minh luôn là ngọn đèn dẫn đường của ĐCS Việt Nam thì việc ông vắng mặt tại Hồng Kông trong lúc ấy khá là tiện lợi. Bởi vì tại hội nghị tháng 10 này ông đã bị mất quyền hành của một người chuyển giao chính sách của QTCS đến Việt Nam. Chính cương cho ĐCS Việt Nam vào tháng 2 1930 do ông soạn thảo đã bị thay thế bằng một Luận Cương Chính Trị mới và các nghị quyết hợp với đường hướng hiện tại của QTCS. Như ta đã thấy, việc này đòi hỏi đảng phải phát triển thành một tổ chức giai cấp. Hai nhiệm vụ của đảng là cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến giờ đây đã trở thành việc giải phóng giai cấp công nhân tại thành thị lẫn nông thôn. Cho đến năm 1931 tư tưởng này đã gây nên việc thanh trừng nhiều người trung lưu yêu nước trong đảng, tách rời họ ra khỏi phong trào cách mạng. Trong cùng lúc ấy, hội nghị đã phê bình cuộc khởi nghĩa tháng 9 tại Nghệ An. Một thông tư được gọi là Văn Kiện Đảng viết vào tháng 10 đã phê phán "Xứ Uỷ Trung Kỳ". Thông tư nói rằng: "Vào thời điểm hiện tại với hiện tình đất nước, mức độ chuẩn bị của tầng lớp vô sản và quần chúng bị bóc lột tại thành thị và nông thôn, mức độ chuẩn bị của đảng và sức mạnh của địch, những cuộc khởi nghĩa riêng rẽ tại một vài nơi là manh động và sai lầm."[144] Vào cuối hội nghị, những đại biểu đã quyết định thành lập Uỷ Ban Trung Ương tại Sài Gòn. Trần Phú được bầu làm bí thư Uỷ Ban Trung Ương, với Ngô Đức Trì và Nguyễn Trọng Nhã là uỷ viên trong Uỷ Ban Thường Vụ. Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Lan vẫn giữ chức uỷ viên Uỷ Ban Trung Ương. Thành viên người Trung Quốc là A Lầu đã quyết định ở lại Hồng Kông để làm việc với ĐCS Trung Quốc vì ông từng là học viên của Hoàng Phố.[145]

Theo lời của Ngô Đức Trì thì sau hội nghị, Hồ và Trần Phú cùng đi Thượng Hải để báo cáo với Phân Bộ Viễn Đông. Khi Trần Phú quay lại Hồng Kông vào ngày 20 tháng 11, ông đã đem theo một bức thư ngắn của Hồ, Ngô Đức Trì nói. Bức thư nhìn nhận rằng quá trình hợp nhất đảng đã được thực hiện vội vàng và đã có những thiếu sót về phương hướng vì đã thiếu thông tin từ trong nước. Hồ cũng đã đồng ý việc đổi tên đảng thành Đảng Cộng Sản Đông Dương.[146] Một thông tư đề ngày 9 tháng 12 cho các đảng uỷ công bố việc Hồ nhìn nhận những sai lầm của mình. Thông tư đã lưu ý rằng đã không có một xứ uỷ nào thực hiện chỉ thị của QTCS được gửi cho họ vào tháng 2 và tháng 3 193; trên thực tế, những chỉ thị này đã được "tiếp thu một cách lạnh nhạt". Các đảng viên đã không biết được rằng "người đồng chí kêu gọi Hội Nghị Hợp Nhất đã được QTCS gửi về nước hoạt động mà không có một hướng dẫn cụ thể nào... ông đã tự mình khởi xướng và đã mắc phải hàng loạt sai lầm... Đồng chí này đã nhìn nhận sai lầm của mình và đã đồng ý sửa chữa."[147] Thông tư này cũng đã chỉ ra việc cần phải xem tất cả địa chủ là một "giai cấp". Đối nghịch lại với chính cương tháng 2 của Hội Nghị Hợp Nhất, bản thông tư khẳng định rằng tất cả các địa chủ là kẻ thù của nông dân và quyền lợi của họ "liên quan mật thiết với quyền lợi của đế quốc".[148]

Đến cuối tháng 1 1931, mặc dù những làn sóng biểu tình mới đang xảy ra tại Hà Tĩnh và Quảng Ngãi, Ngô Đức Trì đã viết cho Moscow rằng "cuộc khủng bố đẫm máu đang ảnh hưởng đến tinh thần quần chúng và làm cho hoạt động của chúng tôi thêm khó khăn". Đến tháng 10 1930, ông ghi chú, trong số 90 đảng viên tại Hải Phòng đã có 17 người bị bắt, 10 người khác đã bỏ trốn, và 45 người đã bỏ đảng vì sợ bị đàn áp. Đến tháng 12 1930, số lượng đảng viên đã tăng lên 93 đảng viên nhờ những thành viên mới được kết nạp, nhưng số lượng thành viên công đoàn đã giảm từ 99 vào tháng 10 xuống còn 67 vào trong tháng 12.[149] Trong khu vực mỏ than Hồng Gai, Cẩm Phả và Hà Tu, nơi có hàng nghìn công nhân mỏ, ông viết: "Chúng tôi chỉ có 29 đồng chí".[150] Đảng đã không thể thâm nhập vào các đồn điền kể từ sau cuộc nổi dậy ở Phú Riềng, và tại khu vực nông thôn, nơi việc đàn áp đặc biệt dữ dội, các nông hội "đã bị phá huỷ".[151] Trong phần tái bút ông nói thêm rằng Uỷ Ban Trung Ương đã bắt đầu thiết lập liên lạc với Thượng Hải nhưng hiện tại hệ thống này làm việc rất tồi tệ. (Có thể là việc Phân Bộ Miền Nam của ĐCS Trung Quốc bị cảnh sát Anh tại Hồng Kông khám phá vào tháng 12 1930 đã làm gián đoạn hệ thống liên lạc vốn đã chậm giữa Hồng Kông và Thượng Hải. Theo báo cáo của người Anh vào năm 1932, phân bộ "đang sống trong tình trạng hấp hối, như một cơ quan chuyển giao và thông dịch tin tức của Phân Bộ Viễn Đông, với một nhân viên là Nguen[sic] Ai Quac, một người Cộng Sản An Nam."[152]

Tình trạng thảm hại này dường như đã ảnh hưởng đến quan hệ giữa Uỷ Ban Trung Ương và Hồ. Vào ngày 12 tháng 2 ông đã chuyển một bức thư (mà ông đã dịch sang tiếng Anh) của Uỷ Ban Trung Ương Việt Nam đến Phân Bộ Viễn Đông. Lá thư mở đầu: "Quan điểm của QTCS về bản thảo nghị quyết của chúng tôi là gì? Có thư từ gì cho chúng tôi không? Nếu không thì đặt văn phòng tại Hồng Kông để làm gì. Ít nhất QTCS cũng nên gửi thư cho chúng tôi.[...] Nếu các đồng chí không thể giúp chúng tôi liên lạc với QTCS và Cục Đông Phương thì các đồng chí làm gì ở đây?"[153] Những chỉ thị và hậu thuẫn mà Đảng Cộng Sản Đông Dương mới đang mong muốn đã mất quá nhiều thời gian để đến Việt Nam. Không hẳn là lỗi của Hồ khi Phân Bộ Viễn Đông chậm trả lời những yêu sách của họ. Trong một bức thư gửi cho Phân Bộ Viễn Đông vào tháng 2, Hồ đã nhấn mạnh vai trò tế nhị của tầng lớp lãnh đạo trong Uỷ Ban Trung Ương và tầm quan trọng của việc củng cố quyền lực của họ. Lý do mà "những giám đốc mới trong công ty Đông Dương" đang vô cùng nôn nóng trông chờ những bức thư mà các ông đã hứa, ông nói, là vì "họ vừa đặt chân đến trong nước và họ vẫn chưa có được những ảnh hưởng cần thiết đối với những người dưới quyền đã ở trong công ty lâu hơn."[154] Nhưng Phân Bộ Viễn Đông chỉ giỏi trong việc đưa ra những chỉ thị chung và phê bình những báo cáo nhận được hơn là giải quyết những khó khăn (trong mùa đông năm 1931 họ cũng đã hoàn toàn bận rộn trong việc khống chế ảnh hưởng của Lý Lập Tam). Họ đã viết cho Hồ vào ngày 12 tháng 1 hứa hẹn là sẽ sớm có "một tài liệu đầy đủ và chi tiết hơn" kèm theo các chỉ thị, nhưng nó đã không thành hình mãi cho đến cuối tháng 3.[155] Bức thư ngày 12 tháng 1 của Phân Bộ Viễn Đông cũng đã phê bình công việc báo cáo của Hồ và bỏ qua thực tế là có thể ông đã phải thay đổi địa chỉ và hình thức thông tin sau khi Phân Bộ Miền Nam của ĐCS Trung Quốc bị khám phá. "Chúng tôi thấy liên lạc của đồng chí với những nơi khác dường như không đầy đủ và không chấp nhận được. ... Hơn nữa thông tin về cuộc Khủng Bố Trắng thì quá "khô khan" (chỉ đề cập là bao nhiêu người bị bắt); điều quan trọng là cần phải biết họ bị bắt khi đang làm gì, vì sao họ bị bắt, vân vân."[156] Cũng trong cùng bức thư này, Phân Bộ Viễn Đông đòi hỏi cần có thêm những cuộc biểu tình: ngày 25 tháng 2 là "Ngày Thất Nghiệp", được đánh dấu bởi "sự vận động quần chúng rộng rãi nhất có thể được trong các công xưởng và nhà máy".

Dường như Hồ đã báo với Phân Bộ Viễn Đông về dự định cưới vợ của mình trong khoảng mùa đông. Phân Bộ Viễn Đông nhắc nhở ông trong bức thư ngày 12 tháng 1 rằng ông phải báo cho họ biết trước hai tháng ngày cưới của ông. Vì bức thư này đã không dùng mật mã dưới dạng công ty thương mãi, ta có thể cho rằng họ thực sự đang nói về việc Hồ lấy vợ. Trong tháng 2 ông có đề cập đến việc vợ mình đang bận rộn chuẩn bị Tết và dự định mở tiệc đón khách từ Sài Gòn và Bắc Kỳ, do đó có thể là ông đã tảng lờ yêu cầu của Phân Bộ Viễn Đông hoặc là thư của họ đến quá trễ.[157] Từ tài liệu QTCS khác trong giai đoạn 1934 và 1935, chúng ta biết được rằng vợ của ông rõ ràng là Nguyễn Thị Minh Khai, cựu thành viên đảng Tân Việt ở Vinh được giao nhiệm vụ làm việc tại Hồng Kông sau khi đảng hợp nhất.[158] Sau này bà được giao nhiệm vụ làm việc với ĐCS Trung Quốc. Việc Hồ và bà có còn giữ quan hệ vợ chồng sau khi hai người bị bắt vào tháng 4 và tháng 6 1931 thì không rõ. (Nguồn hồ sơ của người Pháp về Nguyễn Thị Minh Khai làm ta tin rằng bà đã có nhiều quan hệ với những đồng chí nam giới trong khoảng 1930 đến 1940. Ví dụ như vào năm 1932, Sở Liêm Phóng tin rằng bà là tình nhân của Trần Ngọc Danh, em trai Trần Phú. Vào năm 1933 họ đã giữ được một bức thư của bà viết từ Hồng Kông, dường như để từ chối việc cầu hôn của một người nào đó, trong đó bà tuyên bố "Tôi không còn ám ảnh chuyện hôn nhân hoặc làm mẹ... Người chồng duy nhất của tôi là cuộc Cách Mạng Cộng Sản."[159] Nhưng cho đến cuối năm 1934, khi bà đến Moscow, bà lại viết rằng bà đã có chồng là "Lin", bí danh của Hồ lúc ấy.[160] Ở Việt Nam, tiểu sử về bà viết rằng bà đã lấy Lê Hồng Phong tại Moscow vào năm 1935, nhưng hiện tại không có một bằng chứng gì về cuộc hôn nhân này.[161])

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 18.03.2008 16:15:40
Hội nghị tháng 3 và sự chấm dứt của "cao trào cách mạng"

Đến ngày 12 tháng 3 1931, khi Hội Nghị Toàn Thể lần 2 bắt đầu tại Sài Gòn, quan hệ giữa Uỷ Ban Trung Ương và Hồ Chí Minh đã suy giảm đến mức ông đã phải nhanh chóng yêu cầu được từ bỏ nhiệm vụ của mình tại Hồng Kông. Một trong những đề mục trong chương trình nghị sự của Hội Nghị tháng 3 là "vấn đề Hồ Chí Minh". Theo Ngô Đức Trì thì những người cầm đầu tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ đã than phiền rằng Hồ liên tục yêu cầu họ phải tường trình cho Phân Bộ Viễn Đông tại Thượng Hải những báo cáo mà Thường Vụ Uỷ Ban Trung Ương có trách nhiệm soạn thảo. Hội nghị đã quyết định viết thư yêu cầu Hồ nên chấm dứt việc đòi hỏi những báo cáo này; khi cần thiết, Uỷ Ban Trung Ương sẽ gửi báo cáo cho Phân Bộ Viễn Đông qua ngõ Hồng Kông, và sẽ yêu cầu Hồ chỉ đơn giản là chuyển giúp cho họ. [162] Vào tháng 4, Trần Phú đã viết thư thông báo cho Phân Bộ Viễn Đông rằng họ không nên tiếp tục dùng Hồ làm người trung gian vì "ông ta quá vắn tắt và đôi khi chỉ thị cho chúng tôi những ý kiến cá nhân của mình mà không thông qua các đồng chí."[163]

Hồ phản hồi những phê bình trên trong một bức thư gửi cho Uỷ Ban Trung Ương ngày 23 tháng 4 nói rằng ông thấy vô ích khi chỉ đóng vai trò của một trạm đưa thư đơn thuần. Ông giải thích: "Tôi biết hoàn cảnh khó khăn và Uỷ Ban Trung Ương có rất nhiều việc phải làm. Nhưng "họ" cần phải hiểu rõ tình thế của chúng ta, và đó là lý do tại sao chúng tôi đã yêu cầu các văn bản báo cáo từ các đảng uỷ địa phương."[164] Vào cuối tháng 3 Phân Bộ Viễn Đông tìm cách thuyết phục ông ở lại Hồng Kông với lý do là việc giữ liên lạc với Thượng Hải sẽ không dễ dàng hơn cho ông. Họ đã trấn an ông rằng, "Bản thân đồng chí vô cùng quí giá và trên hết là sự cần thiết mà chúng ta đã thảo luận vào tháng 11 trước. Chúng tôi đã xác định nhiệm vụ của đồng chí như sau: (1) giữ vững các liên lạc mật thiết nhất có thể được với những đảng uỷ trong nước; (2) báo cáo với chúng tôi mọi việc tại nơi sinh hoạt của đồng chí; (3) chuẩn bị và giáo dục đảng trong những cuộc đấu tranh tương lai"[165]

Kiểm soát viên QTCS là Joseph Ducroux đã gặp Hồ vào tháng 3 và tháng 4 khi trên các chuyến đi và rời khỏi Việt Nam, nơi ông đã tổ chức một số cuộc họp với Trần Phú và Ngô Đức Trì. Ông đã không hé lộ nhiều về mối căng thẳng giữa Hồ và Uỷ Ban Trung Ương trong một bức thư viết sau khi gặp Hồ vào tháng 4. Nhưng ông đã lưu ý rằng Hồ cảm thấy bị cô lập và đề nghị Phân Bộ Viễn Đông nên củng cố sự chỉ đạo của mình và "sự hậu thuẫn vững chắc" mà họ đã dành cho Hồ và "những người bạn trong nước" của ông.[166] Ducroux cũng đã báo cáo rằng giới lãnh đạo trung ương của Đảng Cộng Sản Đông Dương "cuối cùng đã được mọi người công nhận và có thực quyền, mặc dù có một vài chủ trương liên bang nhỏ". Dù thế những chủ trương này lại rất mạnh ở miền bắc đến độ tại hội nghị, Uỷ Ban Trung Ương đã quyết định thay thế bộ phần lãnh đạo ở đấy. Cả lời khai của Ngô Đức Trì lẫn thư từ liên lạc giữa Ducroux và Trần Phú đã cho thấy một thành viên của Xứ Uỷ Bắc Kỳ trong khi được giao nhiệm vụ chuyển ngữ bức thư của QTCS "Những Nhiệm Vụ Cấp Bách của Cộng Sản Đông Dương" đã thêm vào một lời mở đầu rằng Đệ Tam Quốc Tế đã không hiểu được tình hình tại Đông Dương. Nhân vật phản kháng này, được nhận diện là "Ky", đã giữ được ảnh hưởng của mình trong hàng ngũ lãnh đạo phía bắc, ngay cả khi đã bị đưa ra khỏi chức vụ của mình và đã tìm cách thành lập một thành phần đối lập.[167] Một bức thư của Phân Bộ Viễn Đông được viết sau hội nghị tháng 3 đã lặp lại rằng ĐCS Đông Dương phải chống lại những "phần tử tại các tỉnh phía bắc" đã cho rằng QTCS không thấu hiểu được hiện tình của Đông Dương. "Những lập luận này đã được dùng trước đây bởi Lý Lập Tam, người đã không thực hiện những chỉ thị của QTCS và đã dẫn đến những thiệt hại to lớn của tổ chức tại đây."[168]

Hồ Chí Minh đã đứng ở vị trí nào trong mối mâu thuẫn về đường lối của QTCS là một vấn đề phức tạp. Chúng ta có thể giả định từ mối quan hệ tốt đẹp của ông với Phân Bộ Viễn Đông, báo cáo của ông từ Mã Lai vào năm 1930 cũng như từ bức thư của ông trong tháng 4 1931 rằng ông đã không mong muốn dính líu đến việc phản đối lại Moscow. Nhưng vị thế của ông đã có thể bị suy yếu từ việc Mif đang cố gắng nắm lấy Phân Bộ Viễn Đông vào mùa thu 1930. Theo quan điểm của Trần Phú, việc Hồ thất bại trong việc đưa ra một chính sách giai cấp rõ rệt trong nội bộ đảng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự mất đoàn kết trong đảng. Trong bức thư ngày 17 tháng 4 1931 ông đã buộc Hồ chịu trách nhiệm về những tàn dư của "những tổ chức cách mạng cũ" bên trong đảng Việt Nam. Ông cho rằng "những tháng qua cho thấy rằng tất cả những thành phần tư tưởng thuộc những nhóm cách mạng cũ đã kết hợp thành một thành phần chống lại phương hướng mới về chính sách thống nhất tư tưởng và hành động của đảng." Hội nghị hợp nhất vào tháng 2 1930 đã bị thấm nhuần tư tưởng của những tổ chức cách mạng cũ, ông nói. Tư tưởng này bao gồm việc thừa nhận những địa chủ bậc tiểu và trung cũng như thành phần tư sản quốc gia là một bộ phận của cách mạng. Ông giải thích: "Kết quả của "hội nghị hợp nhất" này đã chứa đựng rất rõ dấu vết của giai đoạn hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và ĐCS Trung Quốc, đặc biệt là chính sách hữu khuynh của ĐCS Trung Quốc từ 1925 đến 1927".[169]

Việc thúc đẩy chủ trương giai cấp của Trần Phú với uy thế của Stalin có thể đã mang lại một hậu quả ngoài ý muốn. Nỗ lực áp đặt một "đường hướng giai cấp" của ông tại Hội Nghị tháng 3 1931 có thể đã dẫn đến một giai đoạn mới của chủ nghĩa cực đoan tại Trung Kỳ vào mùa xuân 1931. Những quyết định được đưa ra trong phiên hội nghị tháng 3 kéo dài 2 tuần thường được cho là đã phê bình nghiêm khắc những "khuynh hướng thiên tả" trong nội bộ đảng của những người như Ngô Vĩnh Long.[170] Có lẽ chính xác hơn thì đây là sự thay thế một chủ trương cực đoan bằng một chủ trương cực đoan khác. Trong khi hội nghị đã không lên án khủng bố cá nhân và cách sử dụng bạo lực đầy hấp tấp, nó đã kêu gọi củng cố tính chất giai cấp của ĐCS Đông Dương. Bản nghị quyết viết: "Một trong những nguy hiểm lớn nhất là việc các đảng viên vẫn chưa hiểu rõ về vị trí của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng và những nhiệm vụ của đảng."[171] Những nhiệm vụ tổ chức đầu tiên phải được thực hiện là: giải pháp cho cuộc khủng hoảng trong hàng ngũ lãnh đạo tại Bắc Kỳ và đẩy mạnh vị thế của Uỷ Ban Trung Ương tại miền trung và miền nam. Cần thiết phải từng bước một thay thế các đại diện của thành phần trí thức và bảo thủ trong những bộ phận lãnh đạo bằng tầng lớp công nhân hoặc bần nông.[172] Đảng được giao nhiệm vụ điều tra những hội nông dân và loại bỏ những thành phần không dính líu đến giai cấp nông dân; đưa những đại biểu bần nông và người lao động thành thị nghèo khó nhất vào hàng ngũ lãnh đạo. Cuộc đấu tranh giai cấp tại nông thôn cần được mở rộng và ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc gia cần được loại bỏ.[173] Tổ chức phụ nữ không còn chỉ chú trọng vào "phụ nữ nói chung" mà cần được thực hiện chỉ trong tầng lớp phụ nữ lao động. Hội Phụ Nữ Giải Phóng phải bị giải tán tức thì.[174]

Một hệ quả của nghị quyết về giai cấp dường như là sự thanh trừng của Đảng Uỷ Trung Kỳ vào tháng 4. Một lần nữa, đã có một sự nhầm lẫn về nguyên do của việc thanh trừng này. Nguyễn Duy Trinh đã miêu tả nó như là việc loại bỏ những thành viên "đã mắc những sai lầm thiên tả nghiêm trọng".[175] Nhưng Trần Huy Liệu lại nhắc đến một thông tư đề ngày 29 tháng 4 1931 từ Xứ Uỷ Trung Kỳ trong đó kêu gọi bài xích những thành phần trí thức, phú nông, địa chủ và thân hào.[176] Thuật ngữ này nhắc lại khẩu hiệu nổi tiếng trong thời điểm mạnh mẽ nhất của phong trào Nghệ Tĩnh: "Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Trần Huy Liệu viết rằng khẩu hiệu mang tính chia rẽ như thế đã giúp cho người Pháp lôi kéo được một phần khá lớn trong dân chúng vào thời điểm mà sự đàn áp của Pháp đang lên cao. Khi Thông Tư ngày 29 tháng 4 được ban hành, Lê Viết Thuật đã được tín nhiệm để nắm quyền lãnh đạo Xứ Uỷ Trung Kỳ, theo lời Nguyễn Duy Trinh. Cả Nguyễn Đức Cảnh và Lê Mão đều bị bắt giữ vào ngày 9 tháng 4; Lê Viết Thuật có lẽ cũng nằm chung số phận vào ngày 1 tháng 5, trong khi Nguyễn Phong Sắc bị người Pháp bắt vào ngày 3 tháng 5 1931.[177]

Việc loại bỏ giai cấp tư sản có lẽ đã được toan tính như là một cuộc thanh trừng bất bạo động. Nhưng nó đã chuyển thành một quá trình tìm vật tế thần khi người Pháp đưa thêm quân vào Vinh và nạn đói lan rộng. Tài liệu của toà án Pháp cho thấy tại Hà Tĩnh, bắt đầu từ tháng 11 1930 và trong suốt nửa đầu 1931, những người bị tình nghi là gián điệp và dân làng bị tố cáo ngăn cản phong trào xô viết đã bị ám sát bằng nhiều biện pháp.[178] Một người phản đối đảng đã bị trói và thả trôi sông cùng với vợ và con; một kẻ trộm lúa và khoai đã bị chôn sống; một người bị tình nghi là chỉ điểm đã bị đánh chết. Ta không biết rõ rằng những việc này có nằm trong chủ trương thanh trừng mà Trần Huy Liệu nhắc đến hay không. Trong hoàn cảnh nguy hiểm ngày càng tăng đối với những đảng viên, một "kẻ thù giai cấp" bị loại bỏ khỏi chức vụ lãnh đạo trong đảng sẽ tự động biến thành kẻ bị tình nghi phản bội.

Theo tài liệu trong Văn Kiện Đảng, một chỉ thị do Uỷ Ban Trung Ương ban hành vào ngày 20 tháng 5 1931 đến Xứ Uỷ Trung Kỳ kêu gọi chấm dứt việc thanh trừng. Tài liệu này nói rằng "Xứ Uỷ Trung Kỳ, cụ thể là bí thư xứ uỷ, đã đưa ra một chỉ thị loại bỏ khỏi đảng những trí thức, phú nông, địa chủ và thân hào; chỉ thị này không có cơ sở, thiếu giải thích cặn kẻ, độc đoán và cẩu thả."[179] Xứ Uỷ Trung Kỳ được chỉ đạo phải tự kiểm điểm với thái độ nghiêm khắc nhất và sửa chữa những sai lầm của mình. Điều kỳ lạ là trong bài viết của Trần Huy Liệu năm 1957 đã không thấy nhắc đến chỉ thị này. Như ta đã thấy, Nguyễn Duy Trinh, tự nhận rằng đã trực tiếp chứng kiến những sự kiện này và đã tham dự cuộc họp của Xứ Uỷ Trung Kỳ vào tháng 4 đã đặt thời điểm sửa chữa những sai lầm tả khuynh vào khoảng tháng 4, khi trong thực tế thời kỳ bạo lực hơn nữa của phong trào xô viết chỉ mới bắt đầu. Dường như đã có một khả năng khác là những hành động mà trong thời gian 1935-6 được cho là "sai lầm thiên tả" trên thực tế đã không được sửa đổi trong năm 1931. Giai đoạn cực đoan này có thể chỉ đơn giản đã lắng dần khi cơ cấu đảng bị phân tán.

Như ta đã biết được từ những bức thư cuối cùng của Trần Phú và Hồ Chí Minh gửi đến Phân Bộ Viễn Đông (trước khi họ bị bắt), vào tháng 4 1931 và đầu tháng 5 1931 toàn bộ cơ cấu bên trên cấp tỉnh của ĐCS Đông Dương đã bị phá huỷ vì những bắt bớ của Pháp. Ngô Đức Trì bị bắt vào ngày 1 tháng 4, cùng với toàn bộ Xứ Uỷ Nam Kỳ. Vào ngày 15 tháng 4 cơ quan của Uỷ Ban Trung Ương tại Sài Gòn bị khám phá, dẫn đến việc mất mát tất cả thư từ và 1.500 đô-la do Ducroux đưa sang để trang trải chi phí trong 3 tháng. Trần Phú thoát được nhờ đang đi vệ sinh khi cuộc ruồng bố xảy ra.[180] Ông đã viết vào ngày 28 tháng 4: "Mỗi ngày đều có bắt bớ." Các tỉnh Thái Bình và Nam Định bị tấn công dữ dội làm liên lạc viên của họ bị bắt giữ và đã khai báo. Cơ sở in ấn mới của Uỷ Ban Trung Ương bị khám phá và thêm vài đảng viên bị bắt.[181] Hồ đã báo cáo việc Trần Phú bị bắt vào ngày 19 hoặc 20 tháng 4. Sau đó Hồ viết rằng chỉ còn sót lại một công nhân trẻ trong ban bí thư. Tại Hồng Kông một trong những "đồng chí có nhiệm vụ thông tin" là Nguyễn Thị Minh Khai đã bị bắt vào ngày 29 tháng 4.

Vì những bắt bớ rộng rãi ở trên, việc soạn thảo của chỉ thị ngày 20 tháng 5 1931 cho Xứ Uỷ Trung Kỳ đã gặp khó khăn. Có phải Uỷ Ban Trung Ương đã ban hành một tài liệu như thế vào lúc ấy? Có phải chính Hồ Chí Minh đã soạn thảo và gửi đến miền trung Việt Nam dưới danh nghĩa của một Uỷ Ban Trung Ương đã không còn tồn tại? Có phải Hồ Chí Minh vẫn sẵn sàng khởi xướng việc này trong khi QTCS đã hoàn toàn ủng hộ những chính sách do Trần Phú đưa ra? Nó có được thực sự chấp nhận và thi hành tại Trung Kỳ? Bằng chứng duy nhất từ văn khố của Pháp về vấn đề này là một thông tư dang dở do cảnh sát Hồng Kông tịch thu được từ máy đánh chữ của Hồ Chí Minh khi ông bị bắt vào ngày 6 tháng 6. Chủ đề của tài liệu này là đường lối đúng đắng để chống lại cuộc khủng bố của Pháp. Người Pháp cho tài liệu này là "không đáng quan tâm" nhưng tin rằng nó cho thấy quyền lực của Hồ trong đảng.[182]

Theo bức thư từ Đức mà Phân Bộ Viễn Đông đã gửi đến Moscow vào ngày 10 tháng 6, dường như họ đã quyết định đưa ra lời kêu gọi "đến toàn thể các thành viên trong đảng" trên danh nghĩa của Uỷ Ban Trung Ương ĐCS Đông Dương. Lời kêu gọi này có mục đích "khẳng định rằng đảng đang lập lại trật tự và bắt tay vào việc".[183] Người viết, có thể là Rylski, đã không đưa ra những chi tiết liên quan đến tài liệu này. Nhưng trong bức thư ngày 12 tháng 5 rõ ràng là gửi cho Hồ, viết bằng tiếng Anh không nguyên thuỷ, người viết đã giao cho ông nhiệm vụ viết lời kêu gọi đến đảng: "Chúng tôi cho rằng cần có một bức thư do đồng chí viết, một bức thư ngỏ cho tất cả các thành viên. Trong thư đồng chí nên nói về những nhiệm vụ của đảng đối với hoạt động quần chúng, việc tổ chức những cuộc đấu tranh kinh tế của công nhân tại các đồn điền, nhà máy, những công nhân nông nghiệp, việc tổ chức các nghiệp đoàn lao động, Liên Đoàn Phản Đế, Uỷ Ban Nông Dân, Uỷ Ban Binh Lính, vân vân. Đồng chí nên nói về sự cần thiết phải lãnh đạo và tổ chức những hoạt động tự phát của nông dân của các thành viên, vân vân. Đồng chí nên cảnh báo đảng về hiểm hoạ của xu hướng manh động và nhất là cho thấy khả năng của hiểm hoạ hữu khuynh đang dâng cao là một phản ứng đối với cuộc khủng bố trắng."[184] Căn cứ trên ngày tháng của hướng dẫn này, có khả năng là Hồ đã viết thư dưới danh nghĩa của Uỷ Ban Trung Ương vào ngày 20 tháng 5. Cũng có thể là ông đã nhận ra rằng thông điệp mà Phân Bộ Viễn Đông yêu cầu ông chuyển giao đã không còn hợp với thực tại. Có thể ông đã tự tay giải quyết công việc và đã soạn thảo bản chỉ thị đã được tìm thấy trong Văn Kiện Đảng.

Chúng ta biết được suy nghĩ của Hồ trong tháng 4 từ những bức thư của ông. Vào ngày 28 tháng 4 ông than phiền với Phân Bộ Viễn Đông về trình độ học vấn của những đảng viên mới. Những học viên được lựa chọn để đào tạo tại Moscow lẫn những đảng viên công nhân và nông dân đều thất học, ông viết. "Điều này có nghĩa là mặc dù họ dũng cảm và hi sinh, họ vẫn làm việc rất tồi, tư tưởng và trình độ chính trị của họ rất thấp." Ông bổ xung: "Hệ quả của việc thiếu trình độ hoàn toàn này là công việc của các đồng chí gốc công nhân và nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào những thành viên trí thức." Trong cùng lúc ấy ông lưu ý rằng phần đông những trí thức Việt Nam được gửi đi Moscow từ Pháp thì "không dùng được". Họ bao gồm những con em được nuông chiều của thành phần tư sản, ông than phiền.[185] Ông cũng lo lắng về chiến lược đang được sử dụng để chống lại sự đàn áp của người Pháp. Trong khoảng ngày 12 đến 20 tháng 4 ông ghi chú rằng đã có 65 nông dân đã bị giết trong những cuộc biểu tình. Quân đế quốc đã quyết định ngăn chận phong trào bằng "thảm sát", ông nói. "Chúng ta nên đưa ra chương trình đấu tranh cụ thể gì cho các đồng chí của mình? Nếu chúng ta để họ tiếp tục con đường này thì sẽ dẫn đến hiểm hoạ manh động."[186] Điều mỉa mai là trong cùng bức thư ấy, ông đã đề cập đến việc hãng tin Reuters vào ngày 25 tháng 4 đã đưa ra bản tin về việc ĐCS Đông Dương đã được QTCS thừa nhận như là một "bộ phận độc lập". Nếu bản tin này là đúng, ông viết, "thì đây sẽ là một khích lệ tinh thần rất lớn cho đảng và quần chúng."[187]

Uy tín của Hồ tại Việt Nam có thể vẫn còn tương đối lớn để ảnh hưởng đến hướng đi của ĐCS Đông Dương trong giai đoạn này nếu ông đã không bị bắt vào đầu tháng 6. Nhưng tài liệu của Trần Huy Liệu viết vào năm 1960 về giai đoạn mùa xuân 1931 đã không đưa ra ấn tượng rằng Hồ thật sự có ảnh hưởng đến những tiến trình của các sự kiện: "Phong trào Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh, không những đã không lụi tắt mà còn tăng thêm cường độ và bạo lực trong những tháng cuối. Máu đổ ngày càng nhiều. Khi chuyển đổi từ giai đoạn yêu sách kinh tế và chính trị đến đấu tranh chống lại khủng bố trắng, những cuộc biểu tình ngày càng trở thành đấu tranh vũ trang."[188] Ta nghi ngờ rằng xét đoán của Liệu trong nhiều năm sau về những sự kiện trên là không thể có được trong thời kỳ 1931. "Cương lĩnh hành động năm 1930 đã phạm sai lầm về việc kêu gọi lật đổ tầng lớp tư sản dân tộc cùng với chính quyền thực dân Pháp và giai cấp phong kiến...Lẽ ra họ nên được lôi kéo vào hàng ngũ cách mạng dân chủ tư sản và không nên bị tách rời một cách có hệ thống," ông viết. "Tại nông thôn, những cuộc đấu tranh chống lại thành phần phú nông, trung nông và hương lý và thân hào là những sai lầm nghiêm trọng đã làm mất đi uy tín của cả phong trào và tạo điều kiện cho địch tuyên truyền."[189]

Một báo cáo viên vô danh tại Sài Gòn trong năm 1931 khi viết về tình hình của Đông Dương đã không đưa ra một dấu hiệu nào về việc ĐCS Đông Dương đang chỉnh sửa đường lối. (Người viết nhân danh là một thành viên trong tổ đảng 4 người ở một kho hàng có đến 200 công nhân. Bản báo cáo được QTCS đóng dấu ngày nhận vào tháng 6 1931.) Vào lúc bản báo cáo được viết trong nước đã có 2.400 đảng viên, trong đó có 600 người tại Nam Kỳ (không kể 200 thành viên người Hoa của nhóm Nam Kỳ - Cam Bốt). Khi nhận định về "khuynh hướng cơ hội", ông viết rằng những thành phần cách mạng dân tộc đã gia nhập đảng sau hội nghị hợp nhất và những người bị loại bỏ trong cuộc đấu tranh giai cấp đang "tìm cách tổ chức một cơ sở của Đảng Độc Lập tại Nam Kỳ", (tức là đảng của Nguyễn Thế Truyền). Còn có một tổ chức vô chính phủ vừa được thành lập cũng như một nhóm Trotskyist đang hoạt động trong thành phần trí thức, và một "Liên Đoàn Cộng Sản" mới được thành lập của những đảng viên đã bị khai trừ. ĐCS Đông Dương đang đấu tranh chống lại tất cả những xu hướng này ngoại từ nhóm chủ trương vô chính phủ vì họ đã không còn hoạt động. Ông viết rằng 30 thành viên còn lại của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở phía nam đang sẵn sàng gia nhập ĐCS Đông Dương. Nhưng họ đã quyết định tổ chức một "đêm hành động lớn" làm rung chuyển chính quyền đế quốc trước khi gia nhập đảng. Những người cầm đầu đã bị bắt trước khi những kế hoạch được thực hiện, ông nói.{190] Như ta thấy được trong bản báo cáo này, sự tan rã của phong trào cách mạng đang ở phía trước. Việc Hồ Chí Minh trở lại vai trò lãnh đạo vẫn còn cần nhiều năm nữa trong tương lai.


lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến - 20.03.2008 12:55:12
CHƯƠNG 6
CHẾT Ở HỒNG KÔNG, CHÔN TẠI MOSCOW? (1931-8)

Tù nhân


Vào ngày 8 tháng 6 1931, Toàn Quyền René Robin tại Hà Nội đã đánh điện cho Bộ Trưởng Thuộc Địa để thông báo về việc bắt giữ Hồ Chí Minh hai ngày trước đó.[1] Việc tìm được Hồ là nhờ đã khám phá được cuốn sổ địa chỉ của Joseph Ducroux tại Singapore khi đại diện người Pháp này bị bắt trong lúc đang trao đổi tài liệu với những người cộng sản địa phương. Bức điện của Robin thông báo rằng việc bắt được Hồ là nhờ "sự phối hợp giữa Sở Liêm Phóng với cảnh sát Anh tại Hồng Kông và Singapore cũng như cảnh sát tô giới Pháp tại Thượng Hải." Những kết hợp này đã giúp Pháp bắt Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Huy Bon, người trở về từ Moscow, công nhân Phan Đức Mau, từng tham gia Đại Hội Công Đoàn Quốc Tế Đỏ lần thứ 5 tại Moscow, và hầu hết những thành viên cộng sản người Việt đang hoạt động tại Thượng Hải. (Nguyễn Thị Minh Khai, bị bắt tại Hồng Kông vào ngày 29 tháng 4, đã bị dẫn độ về một nhà tù tại Quảng Châu vì họ ngỡ rằng bà là người Trung Quốc. Ở đấy bà gặp Trương Văn Lềnh và ba người Việt Nam khác đã bị bắt từ đầu năm 1931.) Vợ của Hồ Tùng Mậu là Lý Ung Thuân cũng bị bắt chung với Hồ. Tổn thất nặng nề nhất đối với những hoạt động của QTCS xảy ra vào ngày 10 tháng 6, khi đại diện của Cục Thông Tin Quốc Tế (Otdel Mezhdunarodnoi Svyazy hay OMS - ND) là Hilaire Noulens và vợ của ông bị theo dõi qua một địa chỉ tìm được từ cuốn sổ của Ducroux. Mặc dù trong nhiều năm trước người ta nghĩ họ là hai công dân Thụy Sĩ tên Paul và Gertrude Ruegg, nhưng giờ họ được nhận diện là hai vợ chồng người Nga tên Jakov Rudnik và Tatiana Moiseenko-Velikhaya.[2]

Bức điện của Robin chứa đầy nội dung tự ca ngợi. Việc bắt giữ "toàn bộ giới lãnh đạo cộng sản tại Việt Nam", trong đó có 9 người về từ Moscow và đa số những nhà hoạt động người Việt tại Trung Quốc, là "thành quả của sự điều tra khéo léo do những ban ngành đầy khả năng thực hiện", ông viết; "làm cho chúng ta chiếm ưu thế hoàn toàn đối với tình hình chính trị." Nhưng ông cũng không mong đợi việc dẫn độ Hồ Chí Minh về Đông Dương. Lãnh sự Pháp tại Hồng Kông đã cảnh báo với ông rằng những người Việt bị bắt giữ tại Hồng Kông rất có thể sẽ được trả tự do. Robin đề nghị giải pháp tốt nhất có thể là thuyết phục người Anh giam giữ Hồ tại những vùng "thuộc địa xa xôi" như là một hành động trao đổi đối với những người cộng sản người Ấn hoặc Miến Điện đã bị bắt trong khu vực của Pháp.[3] Đến cuối tháng 6 viên thám tử của Sở Liêm Phóng là Neron đang tìm cách chuyển giao số tiền thưởng cho những vụ bắt giữ trên (15 nghìn đô-la cho Hồ và 10 nghìn đô-la cho Hồ Tùng Mậu và mỗi nhà cách mạng bị bắt tại Thượng Hải)[4]. Nhưng phương pháp xét xử của Anh đã đi ngược lại với ý muốn của người Pháp.

Số phận của Hồ Chí Minh nằm trên hoàn cảnh của trát lệnh trục xuất được đưa ra tại Hồng Kông. Neron tin rằng những tài liệu tìm được tại địa chỉ của Hồ được xem như bằng chứng để trục xuất ông về Thượng Hải với tội danh tuyên truyền cộng sản. Không những người Anh đã tìm được bức thông tư dang dở lên án đế quốc Pháp trên máy đánh chữ của Hồ, họ còn tìm được những bức thư cho thấy rằng ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kích động phong trào cộng sản tại Mã Lai Á. Nhưng một số cố vấn pháp luật của Anh nhận định về vụ án này trong hồ sơ của Văn Phòng Thuộc Địa đã biện hộ rất mạnh mẽ cho quyền công dân của bị cáo. Ông đã không hề vi phạm pháp luật tại Hồng Kông, và vì thế lý do duy nhất để trục xuất ông là việc ông là một người cộng sản. Một luật sư là Walter Ellis đã viết rằng: "Tôi thấy rằng chúng ta không thể bắt buộc ông ấy phải bị trục xuất về Đông Dương nhiều hơn là nếu chúng ta có cơ hội bắt buộc một cựu quan chức trong chính phủ Sa Hoàng phải bị trục xuất về một nước cộng hoà Xô Viết." Ellis giải thích rằng nếu người Pháp có bằng chứng rằng Hồ đã vi phạm "một tội có thể dẫn độ được" thì họ nên đưa ra một kháng án chính thức để dẫn độ ông.[5]

Hồ đã không khai nhận bất cứ tên tuổi nào ngoài Sung Man Cho, tên này được ghi trong hộ chiếu Trung Quốc mà ông nhận được từ Singapore. Nhưng mâu thuẫn với việc ông tự nhận mình là người Trung Quốc, ông đã sắm vai là một người quốc gia chiến đấu cho nhà vua và đất nước với bản án tử hình đang chờ đợi ông tại Việt Nam.[6] Như Dennis Duncanson (học giả người Anh - ND) đã chỉ ra, lời khai báo mâu thuẫn này có thể là một chiến thuật bào chữa do QTCS đề xướng.[7] Đến tháng 7 1931 ông đã có được cố vấn luật pháp rất tài giỏi từ một nhóm luật sư do Frank Loseby dẫn đầu, rõ ràng đây là sự sắp đặt của tổ chức Trợ Giúp Đỏ (International Red Aid, tổ chức cứu trợ của QTCS - ND). Những luật sư của ông lập luận rằng việc trục xuất ông về Thượng Hải cũng chẳng khác gì một cuộc dẫn độ trá hình về Đông Dương.[8] (Trên thực tế Hồ Tùng Mậu và các đồng chí của mình đã bị trục xuất về Thượng Hải vào cuối tháng 6 mà không có một sự nhận diện chính thức. Họ bị bắt lại tại tô giới Pháp và bị đưa về Việt Nam.[9])

Chiến lược của bên bào chữa là đòi hỏi cho Hồ quyền lợi của một tù chính trị chiếu theo Sắc Lệnh Trục Xuất trong đó cho phép ông được quyền chọn lựa điểm đi và điểm đến một cách bí mật. Nếu quyền lợi này không được bảo đảm, bị cáo sẽ "phản kháng quá trình xét xử bằng mọi hình thức và tiến trình có được", luật sư Jenkin tuyên bố trước toà.

Nhờ đã vận dụng chiến lược này mà vụ án của Hồ đã kéo dài mãi cho đến tháng 1 1933. Việc huy động toàn lực lượng cánh tả trên toàn thế giới để hậu thuẫn cho đôi vợ chồng bí ẩn Noulens có lẽ đã làm mọi người quan tâm đến hoàn cảnh của Hồ nhiều hơn là nếu ông bị bắt một mình. Tin tức báo chí cũng cho thấy ông cũng đã gây ấn tượng tốt tại toà bằng việc phát biểu bằng tiếng Anh mà không cần phiên dịch và biểu lộ sự thành khẩn trong việc chứng minh rằng ông mang tư tưởng quốc gia. Văn Phòng Thuộc Địa rõ ràng là cũng muốn giao ông cho người Pháp; một quan chức gọi ông là "một trong những kẻ kích động tồi tệ nhất đã bị bắt vào rọ trong cuộc ruồng bố sau khi bắt được tên người Pháp [Ducroux]".[11] Sau khi toà án Anh bác bỏ yêu cầu bị cáo có được quyền Habeas Corpus [Quyền của bị cáo yêu cầu nhà chức trách đối chất với bị cáo trước toà về việc bị bắt giữ có hợp pháp hay không - ND], người Pháp càng tin tưởng rằng cuối cùng họ sẽ có được người họ muốn. Ngày 24 tháng 8 1931 Sở Liêm Phóng tại Hà Nội đã đánh điện vào Sài Gòn để thông báo rằng Hồ Chí Minh sẽ rời Hồng Kông vào ngày 1 tháng 9 trên chiếc tàu General Metzinger đi Sài Gòn. Hai cảnh sát người Pháp được giao nhiệm vụ áp giải Hồ về Việt Nam.[12] Nhưng chỉ vài ngày trước khi trục xuất, những luật sư của Hồ đã kháng án đến Uỷ Ban Xét Xử thuộc Hội Đồng Cơ Mật tại London. Họ cho rằng lệnh trục xuất Hồ thì không có giá trị dưới luật pháp Hồng Kông. Vì thế vào ngày 23 tháng 10 1931, Thư Ký Chính Phủ đã thông báo rằng sẽ không có lệnh trục xuất cho đến khi họ biết được kết quả kháng án từ Hội Đồng Cơ Mật.[13] Vì thời gian cần thiết để chuẩn bị cho những hồ sơ pháp lý, phiên toà phúc thẩm đã không bắt đầu cho đến tháng 11 1932.

Trong lúc ấy Sở Liêm Phóng đã bắt đầu thúc giục Lâm Đức Thụ thu thập thông tin của những người Việt bị bắt tại Quảng Châu, và có lẽ để liên lạc với Hồ. Sau khi Lý Ung Thuân được phóng thích vào cuối tháng 8 1931 vì lý do bà là người Trung Quốc, bà đến ở tạm với Thụ. Vào tháng 11 "điệp viên Pinot" (tức Lâm Đức Thụ - ND) báo rằng đã nhận được tin tức từ Hồ yêu cầu trợ giúp trong việc trả tự do cho những người Việt bị bắt tại Hồng Kông cũng như giúp đỡ thực hiện những công việc của đảng cho đến khi những nhà hoạt động mới từ Moscow đến. Hồ đặc biệt mong mỏi Trương Văn Lềnh được phóng thích để nắm lấy việc vận hành đảng tại Trung Quốc, theo lời Lâm Đức Thụ; có lẽ Hồ cũng đã lo lắng đến tình trạng của Nguyễn Thị Minh Khai.[14] Thật là lạ lùng khi ông đã liên lạc với một người chỉ điểm lộ diện lúc này - có lẽ ông đã tin rằng Thụ không thể làm tổn hại gì hơn nữa với tình hình hoạt động của đảng đã bị phá vỡ thảm hại. Những sự liên lạc này có lẽ đã dẫn đến việc Hồ bị phê bình về cách hành xử của mình sau khi được thả ra. Nhưng những tiếp xúc này dường như không kéo dài được lâu. Từ một báo cáo Thụ gửi vào ngày 16 tháng 5 1932 ta biết được rằng Thụ đã thu thập tin tức của Hồ một cách gián tiếp qua văn phòng của Loseby.

Đến cuối năm 1931 Hồ Chí Minh được chuyển vào bệnh viện có canh gác. Vào tháng 12 Hoàng Thân Cường Để gửi thư cho ông khi nghe tin ông đang bị bệnh nặng. Hoàng Thân đã gửi 300 Yên để trả viện phí cho ông và khuyên ông nên giữ gìn sức khoẻ "vì lợi ích của nước nhà".[15] (Vào thời điểm này những người cộng sản Việt Nam như Lê Hồng Sơn vẫn giữ quan hệ với Cường Để, có lẽ chỉ hoàn toàn vì lý do thực dụng và tài chính.[16]) Việc Dennis Duncanson khẳng định rằng Hồ không bị bệnh trong thời gian bị giam cầm rõ ràng là không chính xác.[17] Như chúng ta đã thấy, Hồ đã từng nói rằng ông bị bệnh lao phổi rất nặng vào tháng 9 1930; viên lãnh sự Pháp tại Hồng Kông là Soulange Teissier vào năm 1932 đã xác nhận trong một bức thư gửi cho bộ trưởng bộ ngoại giao rằng ông đã bị mắc chứng lao phổi trong tình trạng chậm phát triển và có thể chữa được. Vào mùa hè 1932 tin tức báo chí về "một người Việt Nam nhỏ bé, có thân thể bị suy nhược vì lao lực và tinh thần của một lãnh tụ" bắt đầu xuất hiện.[18] Sau này truyền thông cộng sản đã loan báo rằng Hồ đã chết vì lao phổi vào tháng 8 1932.[19] Nhưng người Pháp đã không tin vào những báo cáo này. Lãnh sự quán của họ tại Hồng Kông đã cập nhật cho nhà cầm quyền tại Hà Nội những bước đi của Hồ trong nỗ lực rời khỏi mảnh đất thuộc địa của Anh.[20]

Việc ra đi của ông cuối cùng đã xảy ra vào cuối tháng 1 1933, sau một lần bị đình chỉ. Ngày 27 tháng 6 1932 kháng cáo đến Hội Đồng Cơ Mật đã được rút lại khi luật sư của Hồ đồng ý với luật sư của chính quyền Hồng Kông về những điều khoản mới trong việc trục xuất ông. Cuối cùng Hồ được đưa lên một chiếc tàu đi Singapore và đã đến đây vào ngày 6 tháng 1 1933. Nhưng nhà chức trách vùng eo biển Malacca đã không cho ông ở lại đây, vì thế ông đã bị gửi về lại Hồng Kông và đã bị bắt lại khi vừa lên bờ vào ngày 19 tháng 1. Toàn quyền Hồng Kông là William Peel quyết định không áp dụng án tù 1 năm dành cho những di dân bất hợp pháp; ông cũng không chịu thông báo cho Teissier về chi tiết của chuyến khởi hành thứ hai của Hồ.[21] Lần này Loseby đã thuyết phục chính quyền nên đóng vai trò tích cực hơn trong quá trình giúp đỡ Hồ đi đến nơi mà ông tự quyền lựa chọn. Chính Peel đã giải thích trong thông điệp của mình rằng ông đã thu xếp để Hồ đáp một "chiếc thuyền dân sự" để lên chiếc tàu An Huy đang bỏ neo ngoài cảng Hồng Kông vào ngày 22 tháng 1.[22]



Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 44 bài trong đề mục