TRÀO PHÚNG...ĂN THEO - Tú Lòng...thòng
Lòng mèo nấu cháo – ruột mão chưng tương
còn khúc dồi trường đem hấp sả
Tây_Cuồng
Mời đối
Xin đối: Thủ lợn linh măng - đầu heo sắm lễ
cái mặt đoản lão Trư làm món trộn Xin lĩnh ý chủ xướng
Chào huynh Trương Soi, huynh đã dùng được 3 chữ là: đầu, thủ và cái mặt là kể như đúng, lợn và heo cũng đúng, nhưng về âm thì chưa liên tục. Chữ "cháo - mão" trùng âm, chữ "tương - trường" trùng âm, hơn nữa huynh dùng bị dư chữ "trư" vì trong vế thách chỉ có mèo và mão. Đệ xin mạo muội mượn ý huynh sửa lại một chút ha.
Thủ lợn ninh keo - đầu heo lúc lắc
để riêng cái mặt lại xào hành
như vậy chữ "keo" và "heo", "lắc" và "mặt" sẽ trùng âm, hành đối với sả cũng ổn. Chúc huynh cảm thấy vui và có nhiều câu hay cho mọi người thưởng thức. Không biết lão Tú đi đâu chưa xuất hiện
Lòng mèo nấu cháo – ruột mão chưng tương
còn khúc dồi trường đem hấp sả
Tây_Cuồng
Mời đối
Xin đối: Thủ lợn linh măng - đầu heo sắm lễ
cái mặt đoản lão Trư làm món trộn Trương Soi
Thủ lợn ninh keo - đầu heo lúc lắc
để riêng cái mặt lại xào hành
Tây_Cuồng
hi, chào mọi người, sáng giờ ngồi làm việc mà đầu óc cứ lẩn quẩn với mấy con chữ, lên đây thì huynh Trương Soi đã dành mất cái đầu, thôi thì dùng cái khác vậy. Hi hì, toàn giọng điệu của dân ăn nhậu
Miệng chó xào cay - mồm cầy luộc nóng
để phần cuống họng lấy kho tiêu
Tú Lòng...Thòng
TÌM
Tìm nhà bác Tú hỏi: nơi mô?
Bảo: tít thâm sơn cạnh cái hồ
Vườn chẳng dựng rào bầy thú ló
Nhà không xây nóc ánh trăng nhô
Ngoài hiên nghi nghút bình trà nhạt
Trong bếp lèo tèo bịch đuối khô
Sống kiểu bác đây mà thú nhỉ
Cần chi chen lấn với xô bồ
Tây_Cuồng Xin họa bài này để tỏ lòng cảm ơn đối với hiền huynh.
Ở ẨN Mai danh ẩn tích có chi mô Giăng lưới tìm vui với cái hồ Ngó xuống trần ai mưa tí tách Nhìn ra nhân thế sóng lô nhô Trăng thanh gió mát say rồi tỉnh Rượu ngát trà thơm rót đã khô Lần lữa đếm ngày rồi đếm tháng Cùng thơ một túi, lúa đôi bồ Tú Lòng…Thòng
Lòng mèo nấu cháo – ruột mão chưng tương
còn khúc dồi trường đem hấp sả
Tây_Cuồng
Mời đối
Xin đối: Thủ lợn linh măng - đầu heo sắm lễ
cái mặt đoản lão Trư làm món trộn Trương Soi
Thủ lợn ninh keo - đầu heo lúc lắc
để riêng cái mặt lại xào hành
Tây_Cuồng
hi, chào mọi người, sáng giờ ngồi làm việc mà đầu óc cứ lẩn quẩn với mấy con chữ, lên đây thì huynh Trương Soi đã dành mất cái đầu, thôi thì dùng cái khác vậy. Hi hì, toàn giọng điệu của dân ăn nhậu
Miệng chó xào cay - mồm cầy luộc nóng
để phần cuống họng lấy kho tiêu
Tú Lòng...Thòng BV liều mạng thử đối,có sai sót xin cô bác sửa giùm.
Xin đối:
Cẳng vịt nướng than,chân ngan dầm mắm
còn bộ đồ lòng xào xả ớt
Trích đoạn: bachvan
Lòng mèo nấu cháo – ruột mão chưng tương
còn khúc dồi trường đem hấp sả
Tây_Cuồng
Mời đối
Xin đối: Thủ lợn linh măng - đầu heo sắm lễ
cái mặt đoản lão Trư làm món trộn Trương Soi
Thủ lợn ninh keo - đầu heo lúc lắc
để riêng cái mặt lại xào hành
Tây_Cuồng
hi, chào mọi người, sáng giờ ngồi làm việc mà đầu óc cứ lẩn quẩn với mấy con chữ, lên đây thì huynh Trương Soi đã dành mất cái đầu, thôi thì dùng cái khác vậy. Hi hì, toàn giọng điệu của dân ăn nhậu
Miệng chó xào cay - mồm cầy luộc nóng
để phần cuống họng lấy kho tiêu
Tú Lòng...Thòng
BV liều mạng thử đối,có sai sót xin cô bác sửa giùm.
Xin đối:
Cẳng vịt nướng than,chân ngan dầm mắm
còn bộ đồ lòng xào xả ớt
Mời vào hội đối Các thầy thi đối thật là hay Làm rộn rã vui cả quán này Thầy Tú có hồ làm xâu cá Sẵn rượu mời bữa tất cả say Ước gì có thêm Cuội phu nhân Hiệp sỹ hào hoa cũng góp phần Chỉ có mấy thầy nghe...thiêu thiếu Tay ngọc bút tiên đối mừng xuân Mời các thầy thay đổi đề tài đối:
Sáng bảo yêu chưa chiều chưa dám chắc./.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.01.2008 18:24:52 bởi Truongsoi >
Mời đối
Lòng mèo nấu cháo – ruột mão chưng tương
còn khúc dồi trường đem hấp sả
Tây_Cuồng
Xin đối:
Thủ lợn linh măng - đầu heo sắm lễ
cái mặt đoản lão Trư làm món trộn
Trương Soi
Thủ lợn ninh keo - đầu heo lúc lắc
để riêng cái mặt lại xào hành
Tây_Cuồng
Miệng chó xào cay - mồm cầy luộc nóng
để phần cuống họng lấy kho tiêu
Tú Lòng...Thòng
Cẳng vịt nướng than,chân ngan dầm mắm
còn bộ đồ lòng xào xả ớt
Trương Soi
Xin lỗi vì tới muộn, nhưng thiếu món này thì nhậu sao được hở mấy thầy
Rượu ngon thi hữu - Mỹ tửu tham quan Còn xị đế nhạt đãi mấy thầy Nguyên Cương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.01.2008 18:23:24 bởi Nguyên Cương >
Thách:
Sáng bảo yêu chưa chiều chưa dám chắc./.
Trương Soi
hì, bác này có nhiều câu đôi ác thật
xin đối:
Ngày trăm mối lại tối lại nằm không.
Tú Lòng...Thòng
Thấy mọi người đối hay vậy Tú xin mời thêm một vế nữa, xin mời ai có câu đối hay cứ xướng lên để mọi người cùng đối
Thách:
Mục hai con mắt - đi tìm con mắt mục
Tú Lòng...Thòng
(mục vừa là mắt vừa là mục nát)
Gửi các thầy ra câu đối Xin hãy từ từ giữ sức trai Để cho mấy bạn rượt theo hoài Miếng trước dập dờn chưa kịp ngấm Đã vội tung đòn miếng thứ hai "Vế thách đưa ra thì rất dễ Vế đối vẹn toàn có mấy ai" * Thôi đã chót chơi dành chơi cố Sớm đối - Trưa chưa kịp trả bài ** Nguyên Cương * "Ra đối thì dễ, đối lại thì khó", đây là NC chỉ nhớ ý thôi, còn câu gốc bằng chữ Nôm hay Hán gì đó thì nhờ các thầy nhắc lại giùm ** Câu này nhại lại vế đối của Trương Soi: "Sáng bảo yêu chưa chiều chưa dám chắc" Nhưng Nguyên Cương nghĩ giá thay chữ "chiều" bằng chữ "trưa" thì vế đối hay hơn nhiều Ví dụ: Đói còn chưa lo - No lo chi vội? Trời có vui chăng - Trăng chăng mây buồn v.v...
Thấy mọi người đối hay vậy Tú xin mời thêm một vế nữa, xin mời ai có câu đối hay cứ xướng lên để mọi người cùng đối
Thách:
Mục hai con mắt - đi tìm con mắt mục
Tú Lòng...Thòng
(mục vừa là mắt vừa là mục nát)
đối thử câu này. Cảm ơn huynh NC về những lời chỉ giáo, tham gia chơi để học hỏi nhau quả là không phí công sức chút nào.
Chi một cái chân - thử hỏi ấy chân chi ?
Tây_Cuồng
Trích đoạn: Nguyên Cương
Gửi các thầy ra câu đối
Xin hãy từ từ giữ sức trai
Để cho mấy bạn rượt theo hoài
Miếng trước dập dờn chưa kịp ngấm
Đã vội tung đòn miếng thứ hai
"Vế thách đưa ra thì rất dễ
Vế đối vẹn toàn có mấy ai" *
Thôi đã chót chơi dành chơi cố
Sớm đối - Trưa chưa kịp trả bài **
Nguyên Cương
* "Ra đối thì dễ, đối lại thì khó", đây là NC chỉ nhớ ý thôi, còn câu gốc bằng chữ Nôm hay Hán gì đó thì nhờ các thầy nhắc lại giùm
** Câu này nhại lại vế đối của Trương Soi:
"Sáng bảo yêu chưa chiều chưa dám chắc"
Nhưng Nguyên Cương nghĩ giá thay chữ "chiều" bằng chữ "trưa" thì vế đối hay hơn nhiều
Ví dụ: Đói còn chưa lo - No lo chi vội?
Trời có vui chăng - Trăng chăng mây buồn
v.v...
Thưa thầy hình như là các Cụ nói:
"Xuất đối dị - ứng đối nan" Xin được nhắc lại cuộc đối của các vị tiền bối: Ai công hầu ai khanh tướng nợ trần ai ai chắc hơn ai (Đặng Trần Thường) Thế chiến quốc thế xuân thu thời thế thế thế thời phải thế ( Ngô Thì Nhậm) Trương mỗ kém khoản chữ nghĩa nên mạo muội góp vui thôi được các thầy chỉ giáo lấy làm hân hạnh lắm.Xin được đa tạ các thầy. Về ý của thầy muốn đổi chưa chiều thành trưa chiều tức là đã chiều lúc ban trưa rồi thì sao còn nói được chưa dám chắc nữa.Vậy xin thầy chỉ giáo thêm.
Truongsoi
"Sáng bảo yêu chưa chiều chưa dám chắc" Ví dụ: Đói còn chưa lo - No lo chi vội? Trời có vui chăng - Trăng chăng mây buồn v.v... Thưa thầy hình như là các Cụ nói:
"Xuất đối dị - ứng đối nan" Xin được nhắc lại cuộc đối của các vị tiền bối: Ai công hầu ai khanh tướng nợ trần ai ai chắc hơn ai (Đặng Trần Thường) Thế chiến quốc thế xuân thu thời thế thế thế thời phải thế ( Ngô Thì Nhậm) Trương mỗ kém khoản chữ nghĩa nên mạo muội góp vui thôi được các thầy chỉ giáo lấy làm hân hạnh lắm.Xin được đa tạ các thầy. Về ý của thầy muốn đổi chưa chiều thành trưa chiều tức là đã chiều lúc ban trưa rồi thì sao còn nói được chưa dám chắc nữa.Vậy xin thầy chỉ giáo thêm. .....
Chào huynh Trương Soi, ở đây huynh hiểu nhầm ý Của huynh NC rồi, ý huynh NC là đổi chữ chiều thành trưa, như vậy câu này sẽ đọc là:
"Sáng bảo yêu chưa trưa chưa dám chắc"
như vậy thì ý câu sẽ không thay đôi nhưng khi đọc sẽ thông hơn, chữ trưa đi liền với chữ chưa nghe liên tục hơn, giống như câu:
"Đói còn chưa lo - No lo chi vội?"
Chỉ là thiển ý của Tú.
Trích đoạn: HÀN PHONG
Truongsoi
"Sáng bảo yêu chưa chiều chưa dám chắc"
Ví dụ: Đói còn chưa lo - No lo chi vội?
Trời có vui chăng - Trăng chăng mây buồn
v.v...
Thưa thầy hình như là các Cụ nói:
"Xuất đối dị - ứng đối nan"
Xin được nhắc lại cuộc đối của các vị tiền bối trong lịch sử để tỏ lòng tạ ơn các thầy và cùng thưởng thức:
Ai công hầu ai khanh tướng nợ trần ai ai chắc hơn ai (Đặng Trần Thường)
Thế chiến quốc thế xuân thu thời thế thế thế thời phải thế ( Ngô Thì Nhậm)
Trương mỗ kém khoản chữ nghĩa nên mạo muội góp vui thôi được các thầy chỉ giáo lấy làm hân hạnh lắm.Xin được đa tạ các thầy.
Về ý của thầy muốn đổi chưa chiều thành trưa chiều tức là đã chiều lúc ban trưa rồi thì sao còn nói được chưa dám chắc nữa.Vậy xin thầy chỉ giáo thêm.
.....
Chào huynh Trương Soi, ở đây huynh hiểu nhầm ý Của huynh NC rồi, ý huynh NC là đổi chữ chiều thành trưa, như vậy câu này sẽ đọc là:
"Sáng bảo yêu chưa trưa chưa dám chắc"
như vậy thì ý câu sẽ không thay đôi nhưng khi đọc sẽ thông hơn, chữ trưa đi liền với chữ chưa nghe liên tục hơn, giống như câu:
"Đói còn chưa lo - No lo chi vội?"
Chỉ là thiển ý của Tú.
Thưa thầy Tú quan trọng nhất là ở chữ
CHIỀU không phải chỉ riêng thời gian. Về chữ thì Trương Mỗ còn phải học hỏi và trân trọng ý của các thầy nhưng ở đây xin các thầy "tủm tỉm" chút cho vui. Xin được chỉ giáo thêm. Xin cảm ơn các thầy./.
Chữ nghĩa văn chương có nghĩa gì? Chỉ mong vui có bạn tương tri Mỗi thầy một vẻ - hay một ý Họp quán đông vui được mấy khi?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.01.2008 11:52:33 bởi Truongsoi >
HAY... Ồ, văn chương chữ nghĩa quả khó lường Sàng khôn học được mỗi dặm trường Mấy ai nghĩ được "Chiều" như thế "Chiều" thế cho nên sướng rất xương ... Cám ơn các thầy vẽ chỉ đường Bõ công lên Net gặp văn chương Ngỡ mình trúng chưởng mà khỏe lại Xin tạ một câu đối ...thường thường ... Vế thách: Mục hai con mắt, đi tìm con mắt mục Tú ..lòng thòng Vế đối: Thơ thiếu hội thi, về mở hội thi thơ Nguyên Cương
Trích đoạn: TÂY_CUỒNG
Thấy mọi người đối hay vậy Tú xin mời thêm một vế nữa, xin mời ai có câu đối hay cứ xướng lên để mọi người cùng đối
Thách:
Mục hai con mắt - đi tìm con mắt mục
Tú Lòng...Thòng
(mục vừa là mắt vừa là mục nát)
đối thử câu này. Cảm ơn huynh NC về những lời chỉ giáo, tham gia chơi để học hỏi nhau quả là không phí công sức chút nào.
Chi một cái chân - thử hỏi ấy chân chi ?
Tây_Cuồng
Trương mỗ mạn phép múa rìu qua mắt thợ :
Cước mất đôi giò - cứ xót cái giò cước. (Cước ở đây là bệnh cước khô nẻ về mùa đông và mượn nghĩa đòn cước trong võ thuật để chỉ cái chân)
Xin thỉnh giáo.
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu: