QUẢNG NGÃI
HongYen 28.10.2007 00:13:53 (permalink)
QUẢNG NGÃI

Đang muốn tự xưng mình là cô thôn nữ xứ Quảng, nhưng khổ nổi không biết làm kẹo gương.

Kẹo Gương

Kẹo Gương là một đặc sản của Quảng Ngãi.  Đường quến lại  như tấm gương trong suốt kết đính những hột đậu phộng vàng óng ánh thật đẹp.


Xin mời Quý Bạn tham quan xứ Quảng.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

23 Tháng 10 2007 - Cập nhật 08h16 GMT

Nhịp sống trên đảo Lý Sơn


Nguyễn Trung

Đảo Lý Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Mất gần một tiếng đồng hồ ra đảo bằng tàu cao tốc.


Khoảng 20 nghìn người dân sinh sống trên đảo chủ yếu sống bằng hai nghề chính: đánh bắt cá và trồng hành, tỏi.



Tỏi là một trong hai mặt hàng nông sản chủ yếu ở Lý Sơn nên hòn đảo được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”.

 


Khi hết mùa tỏi, người dân địa phương thâm canh cây hành tía với vị cay nồng.



Bà Míu đang chặt ngọn hành để ủ phân, chuẩn bị cho mùa trồng tỏi mới, bắt đầu vào giữa tháng 10.



Những cô gái này đang bận rộn thu hoạch hành. Các cô cười nói rôm rả trong lúc làm việc, và trêu đùa khi thấy người lạ.



Dân đảo rất hồn hậu và thân thiện. Chú bé này rất tò mò theo dõi khi thấy một người lạ mặt đứng chụp ảnh.



Là dân miền biển nên trẻ con trên đảo biết bơi lội từ khi còn rất bé.



Cung Phinh ngày nào cũng phải chạy bốn cây số xe máy để tới giếng cổ lấy nước ngọt vì nhiều giếng nước trên đảo không dùng để nấu được.



Khi mặt trời lặn cũng là lúc các tàu đánh cá gần bờ cập bến. Hải sản được chuyển cho những người mua sỉ.


Một góc đảo Lý Sơn lúc hoàng hôn. Từ sáu giờ tối đến 23 giờ là khoảng thời gian có điện. Sau 11 giờ đêm, điện cắt cho tới sáng và cả ngày hôm sau.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.10.2007 00:38:11 bởi HongYen >
#1
    HongYen 28.10.2007 00:23:51 (permalink)
    BẢN ĐỒ TỈNH QUẢNG NGÃI
    ---------
          VÙNG NAM TRUNG BỘ

     
            
     
    http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/MAP/7141/
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.10.2007 00:27:04 bởi HongYen >
    #2
      HongYen 28.10.2007 00:57:29 (permalink)
      Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Được biết đến với tên gọi 'xứ mía đường".
       





      Mục lục


      //

      Vị trí địa lý
      Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía bắc.

       Hành chính
      Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 13 huyện trong đó có 1 huyện đảo, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi:


       Địa lý
      Quảng Ngãi nằm ở miền Nam Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng và biển cả chia làm các miền riêng biệt.
      Miền núi chiếm gần bằng 2/3 diện tích. Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa nhiều cát, đất xấu.
      • Tổng diện tích: 513.520 ha
      • Đất ở: 6594 ha
      • Đất nông nghiệp: 99.055 ha
      • Đất lâm nghiệp: 144.164 ha
      • Đất chuyên dùng: 20.797 ha
      • Đất chưa sử dụng: 37.061 ha


       Khí hậu
      Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25-26,9°C. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng.
      Khí hậu có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế phía nam, và do thế núi địa phương tạo ra.
      Mưa 2.198 mm/năm nhưng chỉ tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12, còn các tháng khác thì khô hạn.

       Dân số
      • Dân số: 1.271.370 người (2004). Trong đó vùng đồng bằng là 1.064.879; vùng núi là 186.689 người và vùng hải đảo 19.802 người.
      • Dân tộc trong tỉnh gồm: Việt (Kinh), Hrê, Co, Xơ Đăng...


       Kinh tế
      Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
      Cơ cấu kinh tế:
      • Nông lâm ngư nghiệp: 34,8%
      • Công nghiệp - xây dựng: 30%
      • Dịch vụ: 35,2%

      Tăng trưởng kinh tế:
      • GDP: 11,7%
      • Nông lâm ngư nghiệp: 7,7%
      • Công nghiệp - xây dựng: 20,4%
      • Dịch vụ: 9,4%
      • GDP bình quân đầu người: 325USD

      (số liệu năm 2005)
      Khu công nghiệp:(Tổng quan)


       Văn hóa
      Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa HuỳnhVăn hóa Chăm Pa. Nói đến Quảng Ngãi người ta thường nghĩ ngay đến "núi Ấn sông Trà", khu kinh tế số 1 Việt Nam Dung Quất với thành phố Vạn Tường tương lai. Ba Tơ, Trà Bồng, Ba Gia, Vạn Tường... đã trở thành những dấu son trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Quảng Ngãi là quê hương của các anh hùng dân tộc như: Trương Định, Lê Trung Đình; nơi chôn nhau cắt rốn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, của nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương, cố Trưởng ban kiểm tra Trung ương Đảng Trần Kiên, Quyền Trưởng ban Kinh tế Trung ương Võ Đức Huy...; quê hương của những tướng Nguyễn Chánh, Phạm Kiệt, Trần Nam Trung, Trần Văn Trà, Nguyễn Đôn,...; nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, nghệ sỹ tên tuổi: Bích Khê, Tế Hanh, NSND Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh...; quê hương của người phát minh ra máy ATM Đỗ Đức Cường. Những cái tên như Sơn Mỹ, Ba Làng An, Bình Hoà, Khánh Giang Trường Lệ là những địa chỉ không thể quên và thời gian không thể xóa nhòa nỗi đau.

      Lễ hội
      • Lễ hội nghinh cá Ông
      • Lễ hội đâm trâu
      • Lễ hội cầu ngư
      • Lễ hội đua thuyền truyền thống


       Du lịch

      Xem Du lịch Quảng Ngãi

       Thể thao
      • Quảng Ngãi có nhà thi đấu Diên Hồng.
      • Bóng đá: Câu lạc bộ bóng đá Thành Nghĩa Quảng Ngãi đứng vị trí thứ 5 (40 điểm) ở giải hạng Nhất năm 2007.


       Liên kết ngoài

      http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ng%C3%A3i
      #3
        HongYen 28.10.2007 01:02:22 (permalink)
        Lý Sơn
         
        Huyện Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1993 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó.
         






        Mục lục
         Địa lý
        Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến con số 19.695 người. Gồm 2 đảo: đảo Lớn và đảo Bé. Huyện được chia làm 3 : An Vĩnh, An Hải và An Bình (đảo Bé). Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa đã tắt từ thời tiền sử.

        Kinh tế
        Người dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng tỏi. Tuy nhiên, việc khai thác cát ven bờ biển để trồng tỏi và hành đã gây ra những thiệt hại không nhỏ do hiện tượng xâm thực.

         Câu chuyện
        Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức "đội Hoàng Sa" lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp.

         Du lịch
        Tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch "biển đảo Lý Sơn" vào ngày 28 tháng 4 năm 2007. Du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe máy để đến các di tích trên đảo.
        Trên đảo có hai di tích quốc gia: đình làng Lý Hải (di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa bên trên) và Chùa Hang. Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa. Và 24 chùa, am.
        Huyện đảo được mệnh danh là "Vương quốc tỏi" vì đặc sản gỏi tỏi.

        Liên kết ngoài

        Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_S%C6%A1n
        #4
          HongYen 28.10.2007 01:05:43 (permalink)

          Ra đảo Lý Sơn bằng tàu cao tốc

           





          Thứ Ba, 10/01/2006, 03:29 (GMT+7)

          Quảng Ngãi: ra vào đảo Lý Sơn bằng tàu khách cao tốc
           
          TT - Sáng 9-1-2006, huyện đảo Lý Sơn đã chính thức đưa tàu khách cao tốc Lý Sơn vào hoạt động. Tàu có tổng vốn đầu tư gần 20 tỉ đồng, có hai phòng với 150 ghế ngồi, được trang bị máy điều hòa.
          Đây là chiếc tàu khách cao tốc đầu tiên và hiện đại nhất ở Quảng Ngãi. Việc đưa tàu khách cao tốc Lý Sơn vào hoạt động đã rút ngắn được thời gian đi từ đất liền ra đảo Lý Sơn và ngược lại (từ 120 phút xuống 45 phút). Đồng thời với công suất 2.200 CV, tàu sẽ chạy được ở biển động cấp 5, cấp 6 và có thể là tàu cứu hộ hữu hiệu trên vùng biển.
           
          TRÀ MINH
           
          http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=117769&ChannelID=3
           







          #5
            HongYen 28.10.2007 01:15:55 (permalink)
            THEO DÒNG LỊCH SỬ
            http://members.tripod.com/uyen_vn/_borders/banner_qngai_11x1.gif
             
            Theo Đại Việt sử ký toàn thư (1479) của Ngô Sĩ Liên, Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (khởi thảo 1809. viết xong 1819, mục Dư Địa Chí), Đại Nam Thống Nhất Chí, quyển 6 (1909) của Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán thì Quảng Ngãi từ thời cổ (trước công nguyên) thuộc đất Việt Thường là vùng đất cực Nam của nước Văn Lang.
            Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, năm 201-111 (thế kỷ thứ II II, trước Công nguyên) Quảng Ngãi là phần đất Tượng Lâm, một trong năm huyện của quận Nhật Nam.
             
            Cuối thế kỷ II sau Công nguyên, năm 192, chủng tộc Kalinga lập vương quốc Lâm ấp, đất Quảng Ngãi không còn thuộc nhà Hán mà thuộc về Chămpa .
            Lãnh tụ Kalinga tự xưng Cam (Chăm) hoặc Chiêm bà (Chămpa) chọn đất Quảng Nam làm điểm trung tâm, đóng đô ở Trà Kiệu
             
            Đất Nam Ngãi vốn là là một trong bốn khu vực lớn ở phía Bắc của Chiêm Thành: Khu vực Amarâvâti (Quảng Nam ngày nay) – ở đây có Indrapura (Đồng Dương) trên sông Thu Bồn, kinh đô của một triều vua mới lúc đó ở phía bắc.
             
            Dưới triều nhà Hồ (1400-1407), tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1402) Hồ Hán Thương đã chuẩn bị Nam tiến, tháng 7 đem đại quân đánh Chiêm Thành.
             
            Vua Chiêm Jaya Simhavarman V (Ba-đích-lại) sai tướng Chế Sất Nân (Trà Nân) đem quân chống cự nhưng thất bại, tướng này bị giết. Sau đó, vua Chiêm lại sai cậu là Bố Điền dâng 1 voi trắng, 1 voi đen, nhiều sản vật quý ở địa phương, xin nộp đất Chiêm Động (Thăng Bình, Tam Ky,ø Quảng Nam ngày nay) để yêu cầu rút quân.
             
            http://members.tripod.com/uyen_vn/ban_do_dan_trong_1_small.gif
             
            Vị trí Phủ Quảng Nghĩa trên Bản đồ Đàng Trong năm 1690 về nhà kho, nhà giam, cơ quan hành chánh, đồn phòng thủ. (Theo "Xứ Đàng Trong", Luận án tiến sĩ của Li Tana tại Đại học Australia, 1998)
             
            Khi Bố Điền đến thương lượng, Hồ Quý ly ép đổi tờ biểu buộc phải nộp cả động Cổ Lũy (phía bắc Quảng Ngãi ngày nay).
             
            Sau khi thuộc về nhà Hồ, Cổ Lũy Động được chia thành 2 châu: Châu Tư và Châu Nghĩa.
            Năm 1407, nhân cơ hội Hồ Hán Thương bị quân Minh đánh bại, Chiêm Thành đem quân chiếm lại Cổ Lũy Động,
            Tháng 11 năm Hồng Đức đầu tiên, (Canh Dần, 1470) vua Lê Thánh Tông đem 26 vạn quân đánh Chiêm Thành. Ngày 29.2 và 1.3 Tân Mão (1471) quân nhà Lê vây Chiêm đô phía cửa đông, chiếm Trà Bàn, chém hơn 4 vạn quân, bắt sống vua Chiêm Trà Toàn và hơn 3 vạn quân. Ngày 2.3 năm Tân Mão (1701) vua Lê mang quân thắng trận trở về kinh.
             
            Chiếm Trà Bàn xong, vua Lê Thánh Tông tổ chức lại việc cai trị Châu Tư và Châu Nghĩa.
             
            Vua cho người Chiêm đầu hàng là Ba Thái làm Đồng Tri phủ Đại Chiêm. bổ ông Lê ỷ Đà làm Tri châu Cổ Lũy coi việc quân dân, cho phép "tiền trãm hậu tấu" (giết trước và tâu sau).
            Năm Hồng Đức thứ 2 (1471) hai châ u Tư và Châu Ngnĩa được đổi tên thành phủ Tư Nghĩa.
             
            Bờ xe nước (hình tư liệu, 1940)
            http://members.tripod.com/uyen_vn/images/Bo_xe_nuoc_2.jpg
             
            Năm Hồng Định thứ 5 (1604) Đoan Quận công (Nguyễn Hoàng con Nguyễn Kim, trấn thủ Quảng Nam), đặt và đổi tên các khu vực hành chánh thành hai xứ Thuận - Quảng.
            Phủ Tư Nghĩa được đổi thành Quảng Nghĩa phủ, đặt chức vụ Tuần Phủ, Khám lý thuộc Quảng Nam dinh.
            Đời nhà Nguyễn Tây Sơn (1788 - 1802) Phủ Quảng Nghĩa được đổi thành Hòa Nghĩa phủ.
             
            Năm 1805, Gia Long đổi phủ Hòa Nghĩa thành phủ Tư Nghĩa, đồng thời đặt ra dinh Quảng Nghĩa, đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục. Năm 1808, Gia Long lại đổi dinh Quảng Nghĩa thành trấn Quảng Nghĩa và đến năm 1810 đổi chức lưu thủ thành trấn thủ .
             
            Năm 1832, Minh Mạng bãi bỏ các trấn, dinh, chia  nước thành 31 tỉnh.Trấn Quảng Nghĩa đổi thành tỉnh Quảng Nghĩa và đặt hai ty Bố chánh và án sát trực thuộc Tuần phủ Nam - Nghĩa để cai trị. Quảng Nghĩa trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ đó. Nhưng đến năm 1834, Minh Mạng lại ci tên tỉnh Quảng Nghĩa thành tỉnh Nam Trực. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), Thiệu Trị đặt chức tuần phủ Quảng Nghĩa và đổi đặt Tổng đốc Nam-Nghĩa. Tỉnh Quảng Nghĩa dưới thời nhà Nguyễn gồm một phủ Tư Nghĩa với 3 huyện là Bình Sơn, Chương Nghĩa và Mộ Đức; và 4 nguồn.
             
            Huyện Bình Sơn có 6 tổng với 159 xã, thôn, ấp, phường, vạn, trại.
            Huyện Chương Nghĩa gồm 6 tổng với 112 thôn, ấp, phường
             
            http://members.tripod.com/uyen_vn/ban_do_Viet_nam_1653_small.gif
             
            Trích bản đồ Việt Nam với địa phận tỉnh Quảng Ngãi năm 1653 của Giáo sĩ Alexandre De Rhodes

            .....
             
            http://members.tripod.com/uyen_vn/lichsu.htm
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9