CÓ THỂ LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG thái san
ttv2007 15.11.2007 19:27:39 (permalink)
CÓ THỂ LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
 thái san
 
 
Vào những ngày sau cơn bệnh.
Cái tính nóng vẫn không thay đổi mà có phần tăng.
Kể từ ngày thoát khỏi thần chết qua cơn bạo bệnh (tai biến mạch máo mão). Có người còn gọi:
-Con chết thay cho bố. Làm ngày đêm nằm suy tư một mình, nỗi buồn bủa vây tứ phía, lòng chẳng mấy thanh thản.
Thành thử trong những ngày rầy thường không mấy vui và sức khỏe cũng giảm dần cho đến kiệt quệ chẳng làm được bất kỳ.
Từ đó chính ngay những đứa con muốn chúng thường gọi là ông mát, dù thời gian trước chúng cũng đã gọi, nhưng sau tính càng nóng hơn hay mắng chửi con như, nhất vào những ngày tháng đã qua tập luyện nhiều hơn sau khi trên bệnh viện về, và còn trong những ngày sau này nữa. Tôi tự nghĩ chẳng chúng đứa nào như tôi được. Vì sự sinh tồn.
Vì là chủ lại là thầy dậy dỗ và hướng dẫn một đám học trò đang thực hành một cửa hàng sửa chữa vô tuyến điện như sửa chữa đài điện (tivi, radio), nếu không muốn nói to là Kỹ sư Tuấn.
Mở cửa tiệm mà không làm gì nổi, sửa chữa chẳng được, kêu học trò đến để thực tập nhưng cũng chẳng được bao ngày thì đóng cửa, vì có bất chợt một hôm đang làm bị co giật gục trên vỉ máy đang sửa, nên gia đình bắt buộc phải nghỉ, đóng cửa vĩnh viễn luôn. Từ đó tính nết ngày càng nóng nảy vì làm chẳng ra đồng cắc nào. Lại chưa biết cách nào chết cho yên thân.
Tất nhiên luôn tự tạo trách nhiệm để sống.
 
Suy cho cùng tức là về vườn ăn bám, thế thôi.
Nghỉ.
 
Thời gian này toan tính tự tử mấy lần nhưng chưa thỏa ý. Suốt ngày hai vợ chồng sống bằng thuốc cho đến cố gắng con gái đầu bước lên xe hoa, lòng vẫn mang nỗi buồn rười rượi, thì thử hỏi không cáu gắt sao được.
Các con chúng không ý thức nổi phải nuôi người bệnh ra sao.
Cũng chỉ một lần do chú em thương mến đã bán cho chiếc xe không đáng giá là bao nhiêu những như lừa lọc được ông anh ruột thì thích, sướng khôn tả. Từ đó trở đi mấy đứa con khống chế dần. Nhưng chúng chưa hiểu trong tâm là khi chưa làm lễ cưới con gái đã hỏi mẹ khi còn đang ngồi cạnh:
-Thế mẹ cho con cái gì?
Khi lên trên chỗ xin quà tặng tôi mới nói:
-Khi mới quen tôi thấy cháu Xuân chưa mua nổi chiếc xe để đi, thì nay nhân dịp, chú em vì thương anh đã bán rẻ cái xe cho tôi cũng cho cháu lấy cái để đi lại. Em lừa anh cho chán đến lượt con gái.
Có người ngứa miệng nói:
-Thế sao bác không để đi vì cái xe quý hóa đã do chú em mến thương đã dành ưu ái.
-Tôi cũng định vậy nhưng thấy cháu rể đi làm vất vả, tới lui nên cho cháu.
Buồn.
 
Cuối cùng vay khắc trả. Tự mình chúng sẽ đối diện với lưới thưa của ông trời, tuy thưa mà không lọt.
Tôi thường trêu bà:
-Ngồi buồn kể chuyện con ruồi,
 Đứa nào đánh trống ăn….cho tao.
Cười thì cười đó nhưng não nề tâm sự.  Cho đến một ngày có người hỏi thuê mặt bằng.
Lúc này tâm sự vơi bớt, tuy nhiên cảm thấy chúng muốn quản lý cả mình.
Giận, hờn, buông xuôi, chẳng muốn làm gì cả chúng gần như muốn bất lịch sự với cả hai.
Xuống ông thầy châm cứu chữa bệnh của chữ thập đỏ xã ba và lúc này đã làm tư nhân hẳn rồi dù đang chờ bước vào WTO thường khuyên nhủ tôi rằng:
-Bệnh của ông là tâm bệnh nếu không bỏ hết mọi sự ra ngoài thì chẳng thể bớt hay khỏi bệnh được đâu. Nói cả với bà nhà:
-Em ơi bây giờ sức khỏe là vàng.
Suy cho cùng chúng tôi phải nghe theo kẻo nó dày vò tâm hồn thường làm mình buồn cu ky chỉ một mình thôi.
Nhưng mà cũng phải vì suy nghĩ cho mấy mà không sức lực, tài vật thì bèn bỏ dở.
Tuy nhiên chúng chưa biết chữ (mặc áo sao qua khỏi đầu).
Tôi lúc này cũng thây mặc chúng dù nhà tôi còn lo lắng hơn tôi nhiều, dựa vào nói của ông thầy chữa bệnh thường khuyên lơn, hóa giải dùm những câu chuyện chẳng đâu vào đâu như vô lễ, ăn bám, khuậy phá của con cái do chính mình tạo lên.
Dần dà, bà cũng biết thương cảm tôi hơn, tuy rằng chẳng thể quên được cách ăn nói hỗn xấc theo kiểu hiện đại. Lại nữa tính tình chúng cũng tuôn theo phong trào đời mới. Thấy quá dởm. Chẳng hạn như con cưới vợ phải đi mới bố mẹ lại để chính con gái bàn chuyện. Chúng nói:
-Cha đưa, mẹ đón. Thực tế tôi cũng chẳng hiểu được chỉ manh nha như lúc đưa quan tài thì con trai đầu đi trước đi lùi còn mẹ thì đi theo sau và nghĩ đó là cha đưa mẹ đón.
Đời vi tính.
Đi đâu cũng điện thoại di động, tí xíu cũng điện thoại di động. Có đứa tính nết nó quá kỹ lưỡng chỉ dùng một số điện thoại mà thôi cũng có đứa phải xài đến bốn năm số, và kèm sau đó còn đòi tiền thiếu khi nó bán chạy chiếc xe để lấy xe khác mới, đẹp hơn, tùy theo tính nết hay thay đổi, ăn nói bừa, quen biết bạn bè không chọn, chỉ thích những đứa coi như đã quy phục dưới trướng mình mới thỏa mãn tính không khôn ngoan tức kênh kiệu, lúc nào ta cũng hơn người chúng chẳng hề biết đó là cái sai của mình. Nếu người hơn mình thì phải học, còn kém mình cũng tự nhiên chẳng cần vì nếu coi mình tức mang mình so sánh với chúng thì mình cũng bằng hoặc có khi lại kém chúng. Lại sai thuật dụng người, thế thành công được hay sao, thà chịu ơn còn hơn ra ơn, theo thuật thành công trong đời.
Nếu mình nói chúng vay trả thì quá nhãn tiền lại nữa, không đúng vai trò của bố mẹ, vì thường thấy gì có thể con trẻ sẽ vướng vào thì khuyên lơn, có khi phải dùng biện pháp.
Nhưng đàng này đừng có mơ, chúng coi thường cơ chế.
Chẳng hạn như cha mẹ còn phải ngồi cho chúng bàn tán chuyện hôn nhân của chúng chẳng hạn.
Xét cho cùng như vậy cũng đúng.
Theo thói tục của phương tây hẳn mất dù mới du nhập thị trường chung thế giới, viết tắt là WTO mới toe mà chúng đã nhập nhiễm từ lâu cái thói như chính mình cũng là món hàng cần phải trưng bày mới có thể đến tay người tiêu dùng.
Ngoài trời những hột mưa xuân nhỏ xuống làm trở ngại mất một hôm đi thể dục bằng cách đánh cầu lông. Trên con đường đỏ dẫn tôi vào nhà ông bạn làm nhớ lại những ngày xưa
Chẳng chấp. Thế nhưng chúng lải nhải như khôn hơn người lớn quá đi chớ.
Người mẹ diễn tả lại. Bà nói to:
-Nó chưa gì đã hỏi tôi:
-Thế má cho con cái gì. Ông thấy không cho cả đời người còn muốn chi nữa nhỉ. Tôi nhìn thẳng vào mắt người mẹ, đã bao năm tần tảo cho con cho đến khi ra trường duy chỉ bán mấy tờ báo nói:
-Má chỉ nuôi chúng mày ăn học cho đến khi ra trường là tạm hết nhiệm vụ, và đừng đòi gì thêm đâu nữa chẳng còn gì chỉ có xác.
-Thì đúng rồi, đây là chưa kể mai ngày còn về khuậy khi đã thành gia thất chứ chẳng chơi.
-Nhưng bà là mẹ cơ mà, nước mắt chảy xuôi chứ có bao giờ chảy ngược đâu.
Sớm vừa đi bộ để thể dục về mở gói mì chay mà phát ngán. Nhìn đống chén bát chẳng đứa nào chịu rửa. Tôi còn cố lấy cái bát inox lấy nửa gói mì chay thêm ít bột nêm cho dễ nuốt chờ vài phút sau khi uống xong những viên thuốc gần như cố định cuối cùng. Định sau khi uống xong thì ăn hết chỗ nửa gói mỳ thì đi gõ vài chữ chờ sáng thể dục thêm. Mở cửa dắt nhẹ cái xe vòng bảy trăm và guồng cố cho đến nơi sân mà khi xưa cách đây bảy năm chính tôi chở hăm tám bao si măng để xây dựng nay cũng đã xuống cấp nơi gặp gỡ những tài tử giai nhân đánh cầu lông cho thể lực khỏe, nói chung riêng tôi chỉ giữ cho cơ thể được bình thường đôi chút.
Thực tế chính nhà tôi cũng chẳng khỏe vì đang bệnh nặng lại lo lắng nhiều hơn về con không như bố, mà tính chất của người mẹ thường tuyệt vời hơn bố nên thường đưa mình vào tâm sự. Khổ nỗi chính cái không nói ra đó làm cho căn bệnh càng tăng thêm. Và chính tôi là kẻ phải đối đầu với những việc lặt vặt trong mà bệnh càng tăng.
Cho đến ngày con gái đi lấy chồng, chính mẹ muốn đi đến đám của con trên Sài gòn nhưng không được đi làm lòng người mẹ thất vọng não nề, khi về kể lại nghe càng giận con hơn rằng chúng bây nói đi nói lại làm tao chán nản thành phải chấp nhận mà thôi. Những đứa con thấy vậy ân hận:
-Vâng lần sau thì mẹ đi con chẳng cản.
Người mẹ thì bao giờ cũng lo lắng nếu không chính mình nhìn rõ mọi sự việc đã làm thì trong lòng lo âu, bồn chồn, dù rằng chẳng hơn được thế, nhất là cho chính đứa con gái mình, nên thường chúng chẳng hiểu nổi câu chuyện về tâm sự người mẹ.
Trời vào những ngày tháng này nóng nực trung tâm dự báo thời tiết làm việc hầu như hết ga, có lẽ thời tiết này đều do con người làm ra, nên có báo tia cực tím cho đến ngày hôm nay chiếu thẳng xuống trái đất. Nóng nực cho bao con người chịu đựng. Trong lòng tôi chỉ mơ ước sao sớm về để tắm một cái cho xả nực trong thân thể, thực ra trong nơi khách sạn có đủ nhưng vì thói quen nên không muốn đó thôi.
Có lẽ tôi nhắc lại câu chuyện xưa kia:
-Nếu tôi ra đi xin các bạn hãy trả lời với người đó rằng, không như ngày xưa tôi trả mình vào trong sương gió, mà tôi đã đi về cõi miên viễn bất diệt một cách nhẹ nhàng êm đềm, và cũng đừng nhắn trả họ rằng tôi đã xa họ, mà chỉ nói tôi sẽ đón chờ họ, vì cuộc đời ai cũng kết thúc như thế thôi. Và chính tôi sẽ mở rộng đón chờ cả những người yêu mến, và những kẻ chống đối tôi, nhưng xin rằng đừng bao giờ thương hại. Cái đáng nhất là hãy thương hại chính bản thân, vì đừng để cái tôi quá lớn.
Hãy mở rộng cửa sổ tâm hồn vì chính bạn đang đi hành đạo theo hướng đó nên bạn hãy cố gắng làm tròn trách nhiệm một ông trùm, và cho thật hay noi gương cho chính bản thân trong gia đình. Cái kho là thu phục nhân tâm chính bản thân con cái mình.
Hãy cho chúng và chẳng bao giờ nhận lại.
Đến nay nhà của chúng đã hoàn thành, chính bản thân bố đến thăm cũng chẳng có lấy một cái ghế để ngồi. Còn nữa là mấy cái chìa khóa để bừa bãi khắp nơi, ý nói là chẳng tập trung vào chỗ nào.
Thật là đáng buồn, làm ăn bất cứ việc gì cũng bừa bãi không theo một chuẩn mức nào.
 
 
thái san
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2007 19:30:24 bởi ttv2007 >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9