Các nhà thơ đoạt giải Nobel

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 34 bài trong đề mục
Tác giả Bài
cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 09:49:32

 
 
Pablo Neruda (1904-1973) là bút danh của Neftali Ricardo Reyes y Basoalto – nhà thơ Chilê đoạt giải Nobel Văn học 1971. Sinh ngày 12-7-1904 tại thị trấn Parral, miền nam Chilê. Ông học tiếng Pháp và Giáo dục học, rồi dạy tiếng Pháp, làm nhà ngoại giao, đi rất nhiều nơi trên thế giới; là một trong những nhân vật quan trọng trong chính quyền Chile. Năm 1927 ông làm lãnh sự Chilê ở Burma (nay là Myanmar), năm 1932 ở Argentina, năm 1934 ở Tây Ban Nha. Năm 1945 được bầu vào Thượng nghị viện, nhưng mấy năm sau bị buộc tội phản quốc và phải trốn sang Mexico vì đã công khai phê phán chính phủ đương nhiệm. Năm 1970 ông về nước ra tranh cử Tổng thống, là bạn và người ủng hộ nhiệt thành của tổng thống S. Agende.

Pablo Neruda bắt đầu sự nghiệp văn chương từ rất sớm; hai mươi tuổi ông xuất bản tập thơ Hai mươi bài thơ tình và một bài thơ tuyệt vọng, là tập thơ bán chạy nhất ở Chile, làm cho ông trở thành một trong những nhà thơ trẻ nổi danh nhất ở Mỹ Latinh. Tập thơ Bài ca chung gồm 340 bài thơ được coi là kiệt tác đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông. P. Neruda đã đi từ trường phái biểu tượng sang siêu thực và cuối cùng trở thành hiện thực, là nhà thơ nhập cuộc, nhà thơ chiến đấu, ảnh hưởng của thơ ông đối với các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha là rất lớn. Năm 1971 ông được trao giải Nobel vì những lời thơ phản kháng vang khắp thế giới, có một trí tưởng tượng mãnh liệt và chất trữ tình tế nhị. P. Neruda là nhà nghệ sĩ cách mạng đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Mỹ Latinh và hòa bình thế giới, là tác giả của những kiệt tác thơ tình cuồng nhiệt, những áng thơ triết lý sâu sắc và của cả những bản tụng ca những điều giản dị, đời thường. Ông được coi là một trong những nhà thơ hàng đầu của thế kỉ XX. Thơ ông được dịch nhiều và được yêu thích ở Việt Nam. P. Neruda mất ngày 23-9-1973 tại thủ đô Santiago.

Tác phẩm:
*Bài ca ngày hội (La cancion de la fiesta, 1921), thơ
*Hoàng hôn (Crepusculario, 1923), thơ
*Hai mươi bài thơ tình và một bài thơ tuyệt vọng (Viente poemas de amor y una canciún desesperada, 1924), thơ
*Sự mạo hiểm của con người bất tử (Tentativa del hombre in finito, 1926), thơ.
*Trú ngụ trên trái đất (Residencia en la tierra, tập 1, 1933, tập 2, 1935), thơ
*Tây Ban Nha trong tim (Espana en el corazon, 1937), thơ.
*Bài ca Stalingrad (Canto Stalingrado, 1942), thơ.
*Bài ca chung của Chile (Canto general de Chile, 1939), chùm thơ sử thi.
*Bài ca chung (Canto general, 1950), thơ.
*Chùm nho và những ngọn gió (La uvas y el viento, 1954), thơ.
*Bài ca khởi thủy (Odas elementales, 1954_1959), thơ, 3 tập
*Bài ca chiến công (Canción de gesta, 1960), thơ.
*Đi biển và trở về (Na vegacionesy regresos, 1959), thơ.
*Một trăm bài sonnnê tình yêu (Cien sonetos de amur, 1960), thơ.
*Những viên ngọc Chile (Les piedras de Chile, 1960), thơ.
*Những bài ca nghi lễ (Cantos ceremoniales, 1961), thơ.
*Đài kỉ niệm của Isla Negra (Memorial de Isla Negra, 1964), thơ
*Biển cả và tiếng chuông (El mar y las campanas, 1973), thơ.
*Trái tim vàng (El corazon amarillo, 1974), thơ.



 
 
Ở VIỆT NAM

Ai đã gây nên chiến tranh?
Từ ngày hôm kia tôi đã nghe thấy nó.

Và tôi sợ.

Chiến tranh vang rền
tựa như đá ném vào tường
như tiếng sấm cùng với máu
như đang chết dần cả núi non.

Thế giới này
tạo ra không phải tôi.
Và không phải bạn.
Thế giới có từ xưa rồi.
Ai đe dọa cuộc đời móng nhọn?
Ai kề dao bên cổ cuộc đời?
Thế giới này chỉ sinh ra, có phải?
Còn ai đi chém giết vì điều này?
người đi xe đạp vô cùng sợ hãi
và vị kiến trúc sư.

Người mẹ nuôi đứa con thơ
trong đất bùn ẩn giấu
người mẹ ngủ trong hang
còn chiến tranh lan tràn
bằng lửa cháy
và những người chết ở đấy
là người mẹ cùng với đứa con.

Họ đã chết trong bùn.




 
Ôi đau thương!
và kế từ dạo ấy
đến bây giờ họ vẫn sống trong bùn.
Họ bắn súng và hát lên. Lạy Chúa tôi
giá mà nói cho bạn biết điều này
trước khi sáng tạo ra thế giới
giá mà, dù chỉ là lời nói nhỏ bên tai
rằng những người thân yêu nhất của bạn trên đời
cần phải chết khổ đau như vậy
không bao giờ biết được tại vì đâu?!
Chính những kẻ giết người này
sẽ đến giết tôi và bạn
chính những kẻ giết người này
sẽ đến đây đốt bạn và tôi
những kẻ phiêu lưu mạo hiểm hay cười
những kẻ huyênh hoang, rối rắm
sẽ bay đến đây
hủy diệt thế giới này.


 
Chúng đã bỏ lại trên đồng
máu của mẹ, cha, của những đứa con
bạn hãy đi tìm trong đó
xương và máu của mình
lẫn trong bùn đất của Việt Nam.
Bạn hãy tìm giữa đống xương người lạ
bị thiêu cháy, bây giờ chẳng của riêng ai
của tất cả mọi người
của chúng ta – của tôi và bạn
bạn hãy đi tìm
trong cái chết này cái chết của mình
bởi những kẻ giết người rồi sẽ săn lùng bạn
mang đến cho bạn cái chết trong bùn.



FAREWELL

1

Từ trong sâu thẳm nhìn vào mắt em
Những ước mơ chưa trở thành hiện thực

Vì cuộc đời này ta đem hoà nhập
Cuộc đời của anh và của em.

Vì những bàn tay này, những bàn tay của ta
Ta hãy học cách xây và phá bỏ

Vì những đôi mắt này em hãy chùi giọt lệ
Dù lệ không còn, sẽ đau đớn gấp ba.

2

Những điều này không cần nữa đâu em
Mặc cho hai ta không còn giữ gìn
Cái sức mạnh từng bắt hai chúng mình làm một.

Không phải lời mà em thoáng nghĩ ra
Không phải điều mà bằng lời không tả được

Không phải cơn bão lòng, thuở trước
Không phải bờ mi em run rẩy phút chia xa.

3

Anh thích tình yêu của những người đi biển
Gặp gỡ rồi chia xa

Họ hứa hẹn sẽ quay về
Nhưng họ không về, em có thấy

Và bến tàu – như cô gái
Vẫn mong rằng họ sẽ về mau

Nhưng ngoài biển khơi, nơi con sóng bạc đầu
Họ lấy cho mình cái chết.

4

Anh thích tình yêu, nơi hai người sẻ chia
Bánh mì và nơi ngủ trọ.

Tình yêu cho một thời gian
Hay tình yêu muôn thuở.

Tình yêu là sự nổi loạn ở trong tim
Chứ không phải là con tim tê liệt.

Tình yêu, có tình yêu bắt kịp
Và có tình yêu không bắt kịp bao giờ.

5

Mắt anh không còn uống đã ánh mắt em
Nỗi đau ngày nào trong tim không thành sẹo
Nhưng dù ở đâu, anh vẫn thấy mắt em nhìn
Và nỗi đau anh vẫn theo em khắp mọi nẻo.

Em đã từng của anh. Anh đã từng của em
Nghĩa là ta đã từng sống trong tình.

Anh đã từng của em. Em đã từng của anh
Khi em yêu người khác. Kẻ đó là người tình.

Anh từ giã buồn đau. Nhưng muôn đời đau khổ
Từ nơi gặp gỡ của chúng mình anh chẳng biết sẽ về đâu?

Vĩnh biệt! Một giọng nói thủ thỉ trong tim
Và anh cũng nhủ lòng: vĩnh biệt!






NỮ HOÀNG

Anh gọi em là nữ hoàng
Thực ra là cao hơn em, cao hơn
Thực ra là thanh sạch hơn, sạch hơn
Thực ra là đẹp hơn em, đẹp hơn.

Nhưng nữ hoàng là em.

Khi em đi trên đường phố
Ai cũng ngước mắt nhìn
Không thấy vương miện pha lê trong
Và thảm bằng vàng tấm
Nhưng nơi em đặt bàn chân đến
Thảm ấy không cần.

Em cứ ngỡ rằng
Trong người anh
Mọi con sông trên đời đang hát
Và ở trên trời
Tiếng chuông gióng lên
Một bài ca bay trên mặt đất.

Nhưng chỉ em và anh
Chỉ anh và em, hai đứa
Có thể nghe ra bài hát này.



 
BÀI THƠ SUÔNG MỪNG ĐÁM CƯỚI

Đôi mắt của em buồn vô hạn
tựa như hai thân thể rã rời.
Thế còn bao nỗi đau xót chưa nguôi
giấu trong bàn tay em đờ đẫn!

Ta gặp nhau. Anh cảm thấy nhiều hơn
trong cuộc đời của anh hơi ấm
từ đó mà em tin chắc chắn
rằng anh cũng buồn vô hạn, giống như em…


TÌNH TUYỆT VỜI
(100 sonnê tình yêu)

Tình tuyệt vời, trong đêm anh cảm thấy gần em
đêm vô cùng, không thấy gì trong giấc mộng
anh cố gắng chỉ hoài công, anh lẫn lộn
với những suy tư và lo lắng của mình.

Sóng mang đi ra biển trái tim của em
nhưng thân thể trên bờ, anh dễ dàng nhận thấy
đừng tìm anh, trong giấc mộng của anh đầy rẫy
bởi được nhân đôi như hoa cỏ trong đêm.

Sáng mai thức dậy đời sẽ khác mà em
nhưng từ cái giới hạn không rõ ràng đã mất
giới hạn giữa cuộc đời và cái chết, nơi hai đứa chúng mình.

Vẫn có điều gì còn lại trong ánh bình minh
tựa hồ như dấu vết của cái đêm rực lửa
sáng tạo của đêm đem đến thật vô tình.


NẾU ANH CHẾT
(100 sonnê tình yêu)

Nếu anh chết, thì em nhé, hãy lo
cho anh bằng một nỗi lo cuồng loạn
ánh mắt nhìn về phương Nam hãy ném
miệng hướng mặt trời vang như tiếng ghi ta.

Anh không muốn em cười ít đâu mà.
Em hãy vui – gia tài cho anh đó.
Đừng gọi anh, bởi anh không còn nữa.
Trong thiếu vắng anh như sống ở trong nhà.

Sự vắng mặt của anh – ngôi nhà rất to
xuyên qua tường, em vào nhà có thể
những bức tranh hãy treo như không khí.

Sự vắng mặt của anh – trong suốt ngôi nhà
anh thấy rõ ràng em sống ra sao trong đó
và anh sẽ chết lại nếu như em đau khổ.






TRĂNG

Khi tôi sinh ra mẹ tôi đã qua đời
Nỗi đau thiêng liêng đợi chờ điều tai họa.
Trong cơ thể mẹ một ngôi sao lấp lóa
Tôi sinh ra bằng cái chết của mẹ tôi.
Vây quanh tôi
một dòng sông vô hình
nụ cười của tôi muôn đời che khuất bởi
một nỗi buồn như giọng hát lên.
Mẹ trùm lên bình minh của tôi, mệt mỏi
bằng mùa lá rụng của cuộc đời mình.
Màu vàng của bàn tay mẹ khi hấp hối
giữa hồn tôi thành màu của ánh trăng.
Bởi thế mà cánh đồng buồn bã
tôi nhìn qua khung cửa sổ nhà mình
Mẹ ươm tôi thành bông lúa
còn màu vàng, màu của ánh trăng thanh…


BÓNG

Tôi hãy còn chưa quay về
hãy còn chưa quay trở lại
tôi vẫn hãy còn đang ra đi
trên thế giới này lửa cháy
bên trong tĩnh mạch này
máu của tôi đang chảy
tôi không thể nào quay lại
trở về với bản thân mình
tôi nhìn thấy con người, cây cối
kí ức của lá, của cành
thấy lời chào trong đôi mắt mùa xuân
và cái đuôi của chó.

Thấy yên lặng của ngôi nhà đang mở
cho giọng nói của tôi, không làm đổ bức tường
bằng tiếng súng hay tiếng đá kêu vang
bước chân tôi lang thang trên mặt đất
tôi sờ vào dây trường xuân quấn chặt
cổng vòm bằng đá hoa cương
tôi ở trong đồ vật, giữa khoảng không
bởi vì bóng của tôi nơi này không thơ thẩn
mà thực ra – tôi là bóng của người du lãng.


CHÀO!

Mỗi buổi sáng ta nói lời : Chào!
với mỗi người ta gặp
đấy là tấm danh thiếp
dù giả dối hay chân thật của ta
là tiếng chuông để tất cả nghe ra
ta ở đây – Chào! – nghĩa là ta có mặt
ta chào người này, kẻ khác
người có dao
kẻ cầm thuốc độc
Chào! - đấy là ta
ta như nhau nhưng không chịu đựng
ta yêu nhau, nhưng không giống
mỗi người có đam mê, công việc của mình
ta vui mừng được trở thành (hoặc không?)
cần biết bao nhiêu bàn tay xếp đặt
biết bao nhiêu bờ môi sắp xếp –
Chào!
thời gian còn quá ít
Chào!
có điều gì nhận biết –
Chào!
ta mải mê theo công việc
nếu có chút gì còn lại
chút gì còn lại sau ta
Chào!


CHỜ ĐỢI

Có những ngày hãy còn ở trên đường
những ngày này hãy còn chưa chuẩn bị
như bánh mì, thực phẩm, như chiếc ghế
từ trong xưởng thợ làm ra
có những nhà máy của những ngày xa
nơi những người thợ cân đong, đo đếm
theo từng ý thích mà xây dựng
trong ngày nắng cũng như ngày mưa
và có một lần đến gõ cửa nhà ta
để tặng ta quả cam chín mọng
hoặc từ sau ngưỡng cửa bắn vào ta.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 09:59:21

 
Eugenio Montale (1896-1981) – nhà thơ, nhà phê bình văn học Italia đoạt giải Nobel Văn học 1975. Sinh ngày 12-10-1896 ở Gienova, Italia. Từ nhỏ bị ốm nặng không đến trường được nên đọc rất nhiều sách văn học, triết học, thu lượm nhiều kiến thức về văn hóa, âm nhạc, hội họa, tư tưởng nghệ thuật của những triết gia hàng đầu Châu Âu. Trong thế chiến I ông là sĩ quan bộ binh, chiến đấu ở mặt trận nước Áo 2 năm. Làm giám đốc thư viện Gabinetto Vieusseux trong 10 năm.

Năm 1925 ông xuất bản tập thơ đầu tiên Những chiếc mai cá mực được dư luận chú ý bởi giọng thơ cách tân khác biệt với những nhà thơ đương thời. Phong cách thơ của E. Montale gần gũi với T. S. Eliot, không ngẫu nhiên mà ông dịch Đất hoang của Eliot ra tiếng Italia. Năm 1948 ông bắt đầu viết phê bình văn học và âm nhạc cho tờ Corriere della Sera, một nhật báo uy tín ở Milan. Năm 1956 E. Montale cho ra đời tập thơ được đánh giá là tiêu biểu nhất của ông Giông tố và những bài thơ khác. Các tác phẩm của ông mang đậm vẻ đẹp của nền văn hóa Italia và nêu cao tinh thần chống chủ nghĩa phát xít. Ngôn ngữ thơ ông gần với tiếng Italia bình dân. Năm 1967, ông được bổ nhiệm là thượng nghị sĩ trọn đời của Quốc hội Italia. Năm 1975 E. Montale nhận giải Nobel vì các tác phẩm thơ ca đặc sắc thể hiện quan điểm và cảm xúc lớn lao về một cuộc sống bị tước bỏ ảo ảnh. Sự tìm tòi một ngôn ngữ thơ nguyên thủy khiến E. Montale trở thành một trong những nhà thơ lớn nhất của Italia trong thế kỷ XX. Thơ của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Eugenio Montale mất ngày 12-9-1981 tại Milan.

Tác phẩm:
*Những chiếc mai cá mực (Ossi di seppia, 1925), thơ
*Ngôi nhà hải quan và các bài thơ khác (Lacasa dei doganieri edaltri versi, 1932), thơ.
*Cơ hội (Le Occasioni, 1939), thơ
*Cuối đất (Finisterre, 1943), thơ
*Giông tố và những bài thơ khác (La bufera e altro, 1956), thơ
*Xenia, (1966), thơ.
*Satura (1971), thơ.
*Nhật kí năm 71 và 72 (Diario del 71 del 72), thơ.
*Thơ mới (New poem, 1976), thơ.
*Sổ ghi chép trong bốn năm (Quaderno di quattro anni, 1977), thơ.






XENIA (1964-1966)*

1

Côn trùng dễ thương ơi, anh không biết
tại vì sao em lại gọi là ruồi
ngày hôm nay trời hầu như tối mịt
còn anh đọc quyển Deuteroisaia(1) phần hai
khi em lại hiện lên trước mặt anh đây
chỉ một điều em không đeo kính
nên em không thể nào nhìn ngắm
còn anh không thể thiếu kính này
để nhận ra em trong làn khói.

2

Không có râu ria, không có kính
không cánh bay, tội nghiệp quá em ơi
em chỉ bay trong giấc mộng mà thôi
bài hát cổ xưa trong Kinh Thánh
có quá ít điều thú vị và đêm đen
sấm chớp và sau đó mưa dông
không phải mưa dông, chẳng lẽ là em có thể
vội vàng ra đi
không nói năng một điều gì
dù anh vẫn nghĩ rằng đôi môi ngày ấy.

3

Khách sạn Saint James ở Pari anh cần thuê
phòng một người (họ không vui
khi khách đi lẻ), và thế rồi
ở khách sạn Bisanzio cũng thế
sau đó, khi đi tìm
cái phòng của những cô nhân viên điện thoại
là những người quen biết của em
thì đã không còn dây máy
khao khát có em
dù chỉ một cử chỉ, dù chỉ một thói quen.

4

Ta học theo cách, để sau khi chết hai ta
theo dấu này tìm ra nhau nhanh chóng.
Anh thử huýt gió lên với niềm hy vọng
rằng sự đã rồi, không biết rằng ta đã cõi hư vô.

5

Anh vẫn không hiểu rằng, có phải anh đã từng
là con chó trung thành của em đau ốm
và có phải em cũng vậy của anh.
Còn với những người khác em chỉ là côn trùng
bị đánh mất trong tiếng kêu rỉ rả
cao hơn thế gian. Trong sự giản dị
của những kẻ láu lỉnh, tinh ranh
rằng chúng chỉ là trò chơi trong tay em
trong bóng tối thấy rõ ràng không cần thêu dệt
với linh cảm của em chính xác
bằng sự định vị của chuột bay.

6

Em không nghĩ rằng sẽ để lại sau mình dấu vết
trong thơ văn mà em say đắm đã từng
chính vì thế mà sau này anh cảm thấy buồn nôn
chính vì thế mà anh sợ rằng em, sau đấy
quẳng anh vào nhóm các nhà thơ mới(2)
như cái đầm.

7

Lòng thương mình, đau đớn tận cùng và buồn chán
của người yêu đất đai và hy vọng
(ai dám nói rằng “thế giới khác”?
………………………………
“Lòng thương lạ lùng, kì quặc”(3) (Azucena, màn thứ hai).

8

Lời của em lảng bảng và khó khăn
những gì còn, cám ơn ngành bưu điện.
Nhưng bây giờ lời của em khó nhận
anh học cách phân biệt giọng nói của em
khi để ý lắng nghe tiếng tíc tắc của máy đánh tin
trong vòng khói bập bềnh của thuốc lá
từ Brissago(4).

9

Em có thể nhìn thấy bằng thính giác
tiền điện thoại sẽ giảm được rất nhiều.

10

“Cô ấy cầu nguyện không?” – “Vâng cô ấy cầu Thánh Antonio(5)
để tìm thấy chiếc ô mất và tìm thấy đồ
từ trong tủ của Thánh Ermete”
“chỉ thế thôi à?” – “Và cầu cho người đã chết
và cầu cho tôi”.
“Thế đủ rồi” – vị mục sư bảo thế.

11

Kí ức về tiếng khóc của em (gấp hai lần – của anh)
không che khuất tiếng cười xưa vui vẻ
có vẻ như báo trước ngày Tận thế
của riêng em, nhưng thật không may mắn, đã không thành.

12

Giống như con chuột chũi, rảo bước mùa xuân
anh đã không còn nghe em nói về chất độc
của thuốc kháng sinh, về nỗi đau thường xuyên trên cơ bắp
về sự may mắn, mà em yêu
không sưởi ấm được bao nhiêu.

Mùa xuân đến gần với những lớp sương mù
ngày dài hơn, và giờ không thể chịu
anh đã không còn nghe em đấu tranh với tiếng kêu ầm réo
của thời gian, của dấu hiệu không giải quyết được vấn đề
của mùa hè kia.

13

Bầy côn trùng từ trong đêm Strasburg
với dao chạm đi vào khe hở nhà thờ
Maison Rouge và chàng hầu bàn của em có tên là
Ruggero, hơi thọt chân và nhẹ nhàng, vui vẻ
còn Striggio, không rõ người ở đâu rất hay mổ
hắn bị người yêu phụ bạc – cô gái Thổ Nhĩ Kì
(mũi hắn đỏ lên vì xấu hổ
và nếu ai nhắc đến sự xấu hổ thì mặt hắn xéo đi vì
addition,(6) nhiều hơn trì hoãn không chịu nổi)
khi đó hiện ra trước mặt em những gì?
có thể chỉ vẩn vơ. Nhưng mà em chỉ nói
“Hãy uống thuốc ngủ vào” – là lời cuối
lời cuối cùng của em nói về anh.

14

Anh trai của em chết sớm, khi đó em
là cô gái tóc xù, rằng em đứng lặng
nhìn sang anh từ bức ảnh hình ôvan.
Anh ấy viết nhạc mà không ai nghe tiếng đàn
những bản nhạc này chưa in, giờ nằm trong tủ
hay thành giấy loại. Có thể là ai đó
viết lại những bản nhạc này mà không rõ
chúng đã từng được viết ra.
Dù chưa từng quen nhưng anh yêu anh ta
giờ về anh ấy, ngoài em, không ai còn nhớ
anh không đi tìm: bây giờ chuyện này vô bổ
sau em, anh là kẻ cuối cùng
nhớ về anh ấy. Nhưng anh ấy biết rằng
có thể yêu bóng hình, bởi ta cũng là chiếc bóng.

15

Người ta vẫn nói rằng thơ anh
không của ai, không thuộc về ai cả
nhưng đã từng của em, thì nghĩa là tất cả
là của em, bởi em không còn là bản chất, mà chỉ bóng hình.
Người ta nói rằng thơ ca trong mức độ của mình
vượt trội hơn tất cả
không thừa nhận rằng tia chớp lửa
có thể chậm hơn những chú rùa.
Chỉ em biết rằng sự chuyển động
không khác gì sự đứng yên
rằng trống rỗng là đầy, rằng tĩnh lặng
bầu trời trong – vẻ phổ biến của mây.
còn anh hiểu hơn về con đường dài
qua ngục tù thạch cao và vải gạc
nhưng không mang đến cho anh vẻ lặng yên, tĩnh mịch
rằng anh hoà nhập với em, dù một hoặc hai người.
__________

*Tập thơ “Xenia” là những kỉ niệm của Eugenio Montale về người vợ đã mất. “Xenia” – tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là “khách sạn”, là “món quà”.
(1) Sách tiên tri Ê-sai trong Kinh Cựu Ước.
(2) Các nhà thơ mới “neoteroi” – nhóm các nhà thơ La Mã thế kỉ I tr. CN, người nổi tiếng nhất là Gaius Valerius Catullus (87-54 tr. CN).
(3) “Lòng thương lạ lùng kì quặc”- lời cô gái Digan Azuccena, màn thứ hai trong một vở Opera của Giuseppe Verdi (1813-1901).
(4) Tên một loại thuốc lá và là địa danh ở Thuỵ Sĩ.
(5) Theo truyền thuyết Thánh Antonio giúp tìm ra đồ bị thất lạc.
(6) Ađition – sự thêm vào (tiếng Anh). Trong thơ của mình, đặc biệt là ở giai đoạn sau Eugenio Montale rất hay sử dụng tiếng Anh trong những bài thơ viết bằng tiếng Italia.






CÂY SẬY

Cây sậy
với chiếc quạt lông màu hồng
chia tay với mùa xuân
con đường ở dưới đáy mương
một bầy chuồn chuồn bay trên dòng nước đục
những con chó vô cùng gan góc
trèo lên những bụi cây gai

ngày hôm nay không có gì giống ở nơi này
nơi nọ, nơi cháy bừng lên ánh mặt trời
và đám mây ở dưới vẫn còn tiếp diễn
ánh mắt của em – hai tia nắng
giao nhau ở chốn xa xăm.

Và thời gian không đứng yên một chỗ.


NHƯ DẤU HIỆU TỐT LÀNH

Như dấu hiệu tốt lành
như cái tin về ngày mới
đường răng viền quanh lá cọ
qua ánh sáng chiếu lên tường.

Những ngôi nhà kính
đang thiu thiu ngủ mơ màng
bước chân rất nhẹ nhàng
tựa hồ như trên tuyết trắng…
Đấy là em – sự nhắc lại em ở trong anh.



 
 
TRONG KHÓI

Đã bao lần anh đợi em ở nhà ga
trong giá buốt, đấy là chưa nói gì sương khói!
đi tới đi lui, nhìn qua ngó lại
rồi hút thuốc, mua những tờ báo rẻ tiền
quả là anh thật ngớ ngẩn, phải không em?

Chuyến tàu đã bị hoãn hay đã đi nhầm đường
anh nhìn theo những chiếc xe chở đầy hành lý
xem thử có không hành lý của em
còn em luôn xuất hiện sau cùng
bước thản nhiên theo chiếc xe sau chót.
Cảnh tượng này luôn hiện ra trong giấc ngủ của anh.


CÁI ÁC VÀ CÁI THIỆN

Cái ác giữ vẻ bất di, bất dịch của mình
Khi như sông, khi như người chết đuối
Khi như lá vàng, khi như cá nổi
Khi lại như con ngựa bị cùng đường.

Còn cái Thiện tôi chưa biết một lần
Nếu có chăng, chỉ vô tình, ngẫu hứng
Khi trong mơ, khi trong mây xa thẳm
Khi như chim bay về chốn xa xăm.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 11:00:52

 
Vicente Aleixandre (1898-1984) - nhà thơ Tây Ban Nha, đại diện của “thế hệ 27 tuổi”, một hiện tượng của thơ ca Tây Ban Nha thế kỷ XX, giải Nobel Văn học 1977.

Là con cả trong một gia đình kỹ sư xây dựng đường sắt; từ những năm còn nhỏ Aleixandre đã say mê đọc truyện cổ của Andersen, Grim, Iliat của Homer, tác phẩm của Arthur Conan Doyle, Dostoevsky, Schiller... Học luật và kinh tế tại Đại học Tổng hợp Madrid; ông làm phụ giảng tại trường thương mại rồi chuyển sang Cục quản lí đường sắt. Năm 1925 Aleixandre bị ốm rất nặng, không còn khả năng tham gia vào các công việc khác mà dồn toàn bộ sức lực cho văn chương. Tuyển tập thơ đầu tiên của ông Ranh giới xuất hiện năm 1928. Năm 1933, ông nhận giải thưởng văn chương quốc gia cho tác phẩm Hủy diệt hay yêu thương rồi năm 1944 xuất bản cuốn Bóng Thiên đường, một bài ca viễn tưởng về hạnh phúc và cái đẹp của một con người trước ngưỡng cửa cái chết. Năm 1950, ông trở thành thành viên Viện Hàn lâm Tây Ban Nha.

Năm 1977 ông được trao giải Nobel “vì những tác phẩm thơ xuất sắc thể hiện vị trí của con người trong vũ trụ và trong xã hội hiện đại, đồng thời là chứng cứ thuyết phục về sự phục hồi của các truyền thống thơ ca Tây Ban Nha vào thời kì giữa hai cuộc chiến tranh”. Thơ của Aleixandr quyến rũ và mong manh, nhưng không sầu não. Đó là nguồn sống tinh thần không cạn kiệt của đất nước Tây Ban Nha. Aleixandre sống độc thân cho đến cuối đời, ông mất ngày 14-12-1984 ở thủ đô Madrid.

Tác phẩm:
*Môi trường quanh ta (Ambito, 1928), thơ
*Lưỡi gươm như làn môi (Espadas como labios, 1932), thơ
*Hủy diệt hay yêu thương (La destruccion o el amor, 1933), thơ
*Niềm đam mê của đất (Pasion de la tierra, 1928-1929, in1935), thơ
*Bóng thiên đường (Sombra del parasio,1944), thơ
*Thế giới thống nhất (Mundo a solas, 1936, in 1950)
*Truyện trái tim (Historia del corazon, 1954), thơ
*Gặp gỡ (Los encuentros, 1958), hồi kí.
*Thơ tình (Poemas amorosos, 1960), thơ.
* Trong quyền lực của sự phù du (En un vasto dominio, 1962), thơ.
*Thơ tiêu thụ (Poemas de la consumacion, 1968), thơ.
*Đối thoại về sự nhận thức (Dialogos del conocimiento, 1974), thơ.
*Âm thanh cuộc chiến (Sonido de la guerra, 1978), thơ
*Thư từ (Epistolario, 1986), thơ




SỰ THỐNG NHẤT TRONG EM

Hạnh phúc tuôn chảy xuống tay anh
trong gương mặt của em cuộc đời đầy ắp
nơi bay liệng những con chim không thể nào bắt được
bay về nơi không một thứ gì quên.

Thân thể của người yêu, hồng ngọc, kim cương
tia nắng mặt trời trong vòng tay ôm ấp
bay vào trong những lời làm phép thuật
những lời bùa phép của răng.

Bởi vì anh muốn chết nên anh lao vào em
bởi vì anh muốn được hồi sinh trong lửa
vì không khí anh không cần, anh không biết thở
chỉ đám cháy lửa bừng
trong vực đốt môi anh.

Em đừng lấy tay che mặt
đừng đốt đam mê của cuộc đời mình
hãy cho anh nhìn vào nơi dịu dàng, sâu thẳm nhất
nơi đó, khi chết rồi anh muôn thuở hồi sinh.

Tình yêu hay là chết, nhưng khi yêu anh muốn
anh muốn chết, muốn trở thành máu thịt của em
thành tầng lò thu hẹp trong thân thể ấm nồng
cuồn cuộn dưới da, ở bên rìa cuộc sống.

Nụ hôn trên bờ môi em như kéo dài, đau đớn
như gương nước biển sôi lên
như đôi cánh vẫy vùng
những ngón tay trên làn da ve vuốt
và ánh sáng trên mái tóc dương dương tự đắc
ánh sáng hay là con dao trên cổ của anh
con dao đã không thể nào chia cắt
sự thống nhất của thế giới chúng mình.
1934.



GIẤC MƠ

Có những giây phút cô đơn
Khi con tim lặng im, bỗng nhiên hiểu rằng không yêu nữa.
Lấy sức đứng dậy: nhìn buổi sáng tối tăm.
Còn trên giường em, có ai đấy đang say sưa ngủ.
Có thể là em… nhưng mà không: em thơ thẩn trong phòng
Buồn bã, lặng im. Mưa rơi ngoài cửa sổ.
Bình minh sương mờ. Đến đó đã cô đơn!
Em ngó nhìn. Quần áo treo trong phòng
Bầu trời nặng nề, nước rơi, và căn phòng nhỏ
Giữa bình minh xám ngắt ngoài cửa sổ.

Em ngồi im, cúi đầu xuống bàn tay
Tay chống lên bàn. Ghế không kêu cót két.
Chỉ nghe ra đều đều hơi thở của ai
Của ai đó rất dịu dàng, xinh đẹp
Quên trên giường giấc mộng về em, tình yêu đã chết
Còn em – chỉ là giấc mộng của người.
1954.




NGÀY NỬA ĐÊM

Tuổi trẻ của ta, ngươi từng là nữ hoàng
Quả thật, không lâu. Từng yêu phương Bắc
Hoa hồng từ trường. Hoa của gió. Bước ngoặt
Ô, giữa ngày yêu thương.

Yêu vực thẳm. Ngọn gió diều hâu. Lông hồng
Yêu nửa đêm. Những ngôi sao trong vực.

Ngọn lửa sâu của tinh cầu xanh biếc
Ngôi sao giữa đại dương. Con cá nói trên trời
Ngươi giẫm lên những chòm sao, yêu bầu trời
Khi ngủ trong mây, khi ngủ say trong vực
Đổ xuống như thác, với bọt nước mỉm cười.

Yêu sự hài hòa trong sự hỗn mang
Khi bay lên trời, khi lao xuống vực
Ô, sự vẹn toàn không chia cách
Ngày, cứ ngỡ là đêm!
1968.




NHÀ THƠ HỒI TƯỞNG CUỘC ĐỜI MÌNH

Chết, ngủ. Ngủ, có thể chỉ là mơ?
Hamlet.


Cả đời anh thấy những giấc mơ
Còn ngủ – là không sống. Cuộc đời cho thiên hạ
Sống – là không thở bằng những lời buồn bã
Những lời vẫn sống quanh ta.
Sống trong lời? Nhưng lời không muôn thuở
Tiếng động ngọt ngào nhưng sẽ mất đi
Như đêm trăng này. Như bình minh xa
Như ngày gom những tia nắng cuối
Đập vào mắt ta.
Hãy cứ để ngày hôn em khi khép bờ mi lại
Em hãy ngủ.
Đêm rất dài, nhưng đêm đã đi qua.
1972.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 11:09:28

 
 
Czeslaw Milosz (1911-2004) – nhà văn, nhà thơ Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học 1980. Sinh ngày 30-6-1911 ở Seteksniai, khi đó còn thuộc Đế chế Nga, sau đó là Ba Lan, sau nữa là Liên Xô và cuối cùng là Cộng hòa Lithuania độc lập. Kí ức về tuổi thơ của nhà văn in đậm trong tiểu thuyết Thung lũng Issy. Học Đại học King Stefan Batory ở Wilno, Ba Lan (nay là Vilnius, thủ đô Lithuania), đăng những bài thơ đầu tiên trên tạp chí của trường. Năm 1933, ông xuất bản tập thơ Bài ca về thời gian bị đóng băng ( giải thưởng Hội Nhà văn Ba Lan 1943). Từ 1935, ông làm việc cho đài phát thanh Ba Lan, in tập thơ Ba mùa đông. Trong thế chiến I, ông viết thơ chống phát xít, xuất bản trường ca Thế giới: bản trường ca ngây thơ đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác.

Sau chiến tranh C. Milosz hoạt động ngoại giao, làm việc ở New York, Washington. Năm 1951, vì bất đồng chính trị, ông xin tị nạn tại Pháp. Tiểu luận Trí tuệ bị cầm tù là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của ông được Phương Tây biết đến. Năm 1952, tiểu thuyết Giành chính quyền đoạt giải thưởng Văn chương Châu Âu. Năm 1960, C. Milosz sang Mỹ, trở thành giáo sư Đại học California, năm 1970 nhập quốc tịch Mỹ. Ngoài sáng tác C. Milosz còn dịch Kinh Thánh từ tiếng Do Thái cổ sang tiếng Ba Lan và thơ của nhiều nhà thơ Châu Mỹ . Năm 1980, ông nhận giải thưởng Nobel vì “các sáng tác thể hiện nỗi đau khổ của con người không được bảo vệ trong một thế giới mà họ đã phải đến sống sau khi bị đuổi khỏi thiên đường”. Trong hơn 20 năm sau giải thưởng Nobel, C. Milosz vẫn tiếp tục sáng tác, viết thơ, tiểu luận, dịch... Ông nhận được rất nhiều giải thưởng của Ba Lan, Mỹ, là tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học (California, Viện Đại học Cơ Đốc Lublin, New York,...). C. Milosz được coi là một trong những nhà thơ Ba Lan vĩ đại nhất, sánh ngang với Adam Mickiewicz. Ông mất ngày 14-8-2004 tại Krakow. Sáng tác của Milosz gồm cả tiếng Ba Lan và tiếng Anh.

Tác phẩm:
*Bài ca về thời gian bị đóng băng (Poemat o czasie zastyglym, 1933), thơ
*Ba mùa đông (Trzy zimy, 1936), thơ.
* Thế giới: Bản trường ca ngây thơ (The world: a naive poem, 1943), trường ca
*Bài ca bất khuất (Invincible song, 1943), thơ
*Giải cứu (Rescue, 1944), thơ
*Giành chính quyền (Zdobycie wladzy, 1952), tiểu thuyết
*Trí tuệ bị cầm tù (Zniwolony umysl, 1953), tiểu luận
*Thung lũng Issy (Dolina Issy, 1955), tiểu thuyết
*Châu Âu ruột thịt (Rodzinna Europa, 1958), tự truyện
*Thành phố không tên (Miasto bez imenia, 1969), thơ
*Những điều nhìn thấy ở bờ vịnh San Francisco (Widzenia nad zatoka San Francisco, 1969), tập truyện kí.
*Lịch sử văn học Ba Lan (The history of Polish literature, 1969), sách giáo khoa.
*Mảnh đất Ulro (The land of Ulro, 1977), tiểu luận.
*Hoàng đế trên Trái Đất: quan điểm lập dị (Emperor of Earth: modes of eccentric vision), tiểu luận.
*Tiếng chuông trong mùa đông (Bells in winter, 1978), thơ.
*Sách của Job (Ksiega Hioba, 1980), bản dịch Kinh Thánh.
*Bài ca ngọc trai (Hymn of the pearl, 1982), thơ.
*Nhân chứng thơ ca (Swiadectwo poezji, 1983), thơ
*Trái Đất ngoài tầm với (Nieobjeta Ziemia, 1986), thơ
*Sử biên niên (Kroniki, 1987), thơ.
*Những tỉnh thành (Provinces, 1991), thơ.
*Bắt đầu từ phố của tôi (Zaczynajac od moich ulic, 1992), tập truyện ký
*Đối mặt trước dòng sông: Thơ Mới (Facing the river: New Poems, 1995), thơ




HAI BÀI THƠ

Hai bài thơ dưới đây mâu thuẫn với nhau. Một, phủ nhận việc đi sâu vào vấn đề mà hàng thế kỉ nay các nhà thần học, các nhà triết học quan tâm, khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thế giới trên một hòn đảo ở vùng Caribê. Bài thứ hai, ngược lại, than phiền rằng con người tự đánh mất kí ức của mình và sống có vẻ như không có gì xảy ra, có vẻ như nỗi kinh hoàng không ẩn giấu dưới bề mặt của thiết chế xã hội.
Chỉ có tôi biết rằng sự hoà hợp với thế giới ở bài thứ nhất che giấu trong mình không ít đắng cay, còn hơn cả sự mỉa mai như ta tưởng. Còn sự xung đột với thế giới ở bài thứ hai xuất phát từ một điều rằng sự giận dữ là một nhân tố kích thích mạnh mẽ hơn những cuộc tranh luận triết học. Cứ cho là như vậy. Cả hai bài thơ đồng thời thể hiện những mâu thuẫn của tôi, bởi vì chính kiến trong những
bài thơ này, ở một mức độ ngang nhau, đều thuộc về bản thân tôi.
Czeslaw Milosz.


TRÒ CHUYỆN CÙNG JEANNE

Ta triết lý với nhau, có để làm gì đâu hở Jeanne(1)
Tốn bao nhiêu lời, tốn bao nhiêu giấy mực
Anh nói thật cùng em về sự xa cách của mình
Rằng anh không đến nỗi đắng cay vì cuộc đời này khó nhọc
Với đau đớn đời thường không tốt hơn mà cũng chẳng xấu hơn.

Cuộc tranh luận của ta kéo dài không dưới ba mươi năm
Còn bây giờ, trên đảo này, dưới bầu trời nhiệt đới
Ta chạy trốn cơn giông, phút giây dưới mặt trời sáng chói
Còn lại đây ngọc bích của màu xanh.

Ta đắm chìm vào bọt biển, bơi về chốn xa xăm
Nơi mặt trời móc vào những tàu lá chuối
Với những lá cọ trên cối xay gió vẫn còn vẫy vẫy
Và người ta đã buộc tội anh
Vì không đạt đến đỉnh cao trong nghề nghiệp của mình
Rằng không đòi hỏi cho mình như Jaspers(2) đã chỉ
Rằng đã coi thường những yêu cầu thế kỉ.

Đung đưa trên ngọn sóng, anh ngắm nhìn những đám mây.

Jeanne ạ, quả thế, anh không biết quan tâm đến sự cứu rỗi của linh hồn
Một người này có năng khiếu thì người kia cũng làm được những gì có thể
Anh xứng đáng với những gì đã xảy ra và anh đồng ý.
Anh không chơi cái trò biết điều theo lối cổ xưa
Là đặc tính của cuộc đời này, sự tồn tại của ta:
Trên bãi tắm phụ nữ cởi trần với sắc đồng trên ngực
Hoa hồng vàng, hoa huệ đỏ, hoa phong lan… và xực
Bằng đôi mắt, bờ môi, lưỡi và nước ép prune de Cynthere
Rượu rum và nước đá, nước quả ép và nước xi-rô
Những hàng cây gốc khẳng khiu trong rừng ẩm ướt
Và em vẫn nói rằng ta đã gần cái chết
Rằng ta khổ vì hạnh phúc quá ít chốn trần gian.

Những luống đất của vườn rau có màu tím đen
Em có còn ở lại đây nhìn đất, hay là chẳng
Biển sẽ vẫn như hôm nay, thở từ trong sâu thẳm
Biển co vào, mất hút trong bao la mà vẫn tự do hơn.

Guadeloupe
_________________

(1)Jeanne Hersch – một người bạn lâu năm của Czeslaw Milosz – giáo sư triết học Đại học Geneva (Thụy Sĩ), học trò của Karl Jaspers.
(2) Karl Jaspers (1883-1969) – nhà triết học Đức, một đại diện của chủ nghĩa hiện sinh.





BÀI THƠ CUỐI THẾ KỈ

Một khi đều tốt đẹp
Thì biến mất khái niệm lỗi lầm
Và mặt đất đã sẵn sàng
Tiêu dùng và vui vẻ
Khắp mọi nơi, mọi chỗ
Không mơ tưởng, chẳng lòng tin.

Tôi, không hiểu tại vì sao
Đi lục tìm trong sách
Của những tiên tri, những nhà thần học
Những thi sĩ, những triết gia
Đi kiếm câu trả lời
Nhăn mặt, chau mày, thức trong đêm vắng
Rồi kêu lên mỗi buổi sáng.

Những gì hành hạ tôi
Thật vô cùng xấu hổ
Thiếu sáng suốt và tế nhị
Là thuộc tính của chuyện này
Chút nữa thì tôi xâm hại
Đến sức khoẻ của loài người.

Chỉ tiếc rằng, kí ức của tôi
Không để cho tôi yên lặng
Và trong đó có những điều sống động
Với nỗi đau của mình
Với cái chết của mình
Và với sự ngạc nhiên tư hữu.

Lấy đâu ra sự trinh trắng, hồn nhiên
ở chốn thiên đàng trên mặt đất
Để trao cho bầu trời trong sạch
Bằng sự rửa tội của nhà thờ?
Có phải chính vì thế mà
Điều này tồn tại đã từ lâu lắm?

Nói cho bậc hiền tri ngoan đạo
Câu ngụ ngôn Arập thế này
Thượng Đế từng nói trong cơn giận:
“Giá mà con người khi hối hận
Nói rằng con là kẻ lỗi lầm
Thì ta đã chẳng hề khen.

Còn ta khi mở cửa cho con
Cho kẻ nhân từ xứng đáng
- Ngài trả lời cao thượng -
Thì ta đã coi thường”.

Tôi biết hỏi ai
Về những việc làm đen tối
Những nỗi đau cùng lầm lỗi
Trong kiến trúc cuộc đời này
Nếu như không ở dưới đây
Không ở trên cao đó
Không một sức mạnh nào có thể
Mở ra nguyên nhân và hậu quả cho tôi?

Không suy nghĩ, không nhớ về
Cái chết trên cây thập ác
Dù hàng ngày đang chết
Một người duy nhất đáng yêu
Người mà lúc nào
Cũng đồng ý và cho phép
Rằng sự tồn tại trên mặt đất
Luôn cùng với đau đớn, cực hình.

Quả là enigmatical
Những điều không hiểu nổi.
Tốt nhất là lời khép lại.
Ngôn ngữ này không phải cho người
Ta chỉ có một niềm vui
Là mùa thu hoạch nho và lúa
Dù không phải cho tất cả
Sự yên lòng được trời trao.

Berkeley.



KHÔNG GIAN THỨ HAI

Chốn thiên đàng tĩnh lặng biết bao
ta cần lên chốn đó
theo những bậc thang không khí.
Trên những đám mây cao
không có gì cản trở.

Hồn lìa khỏi xác
và hồn rảo bước chân
hồn ra đi, hãy nhớ rằng
có trên trời và dưới đất.

Chẳng lẽ lại là sự thật
rằng ta không tin vào không gian thứ hai?
Và đã biến mất đâu rồi
cả thiên đàng, địa ngục?

Thiếu những đồng cỏ êm đềm chốn ấy
thì sự giải thoát ta biết tìm đâu?
Và sẽ nương náu chốn nào
những tâm hồn lầm lỗi?

Ta khóc về sự mất mát
ta rắc tro lên mặt
những mái tóc ta xoã rối bời.
Ta nài nỉ, ta thì thào khoan nhặt
xin trả về ta không gian thứ hai.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 11:15:28

 
Jaroslav Seifert sinh ở ngoại ô Praha (thời đó là đế chế Áo - Hung). Bố là công nhân và chủ một cửa hiệu tạp hóa nhỏ. Từ bé J. Seifert đã phải giúp bố bán hàng rong khắp thành phố. Vì vậy, dù chưa học hết sơ học, ông vẫn rất am hiểu lịch sử và văn hóa quê hương, nơi vẫn được coi là một trong những trung tâm kiến trúc, văn hóa và âm nhạc của Châu Âu. Thuở nhỏ, J. Seifert học không giỏi, thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông, nhưng ông say mê nghiên cứu văn học, âm nhạc, ngoại ngữ và làm thơ rất hay. J. Seifert nổi tiếng ngay từ tập thơ đầu tiên, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật cách mạng Xô Viết, Thành phố trong nước mắt (1921). Năm 20 tuổi, J. Seifert đã trở thành biên tập viên của một số tạp chí, dịch văn học Pháp, Nga và làm việc tại nhà xuất bản của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Tuy nhiên, sau đó, ông bị chủ nghĩa hiện đại Pháp thu hút trong chuyến thăm Châu Âu đầu những năm 1920. Khi về nước, ông quy tụ các văn nghệ sĩ tiên phong ở Praha và cho ra đời nhiều tập thơ như Tự chính tình yêu (1923), Tuần trăng mật (1925), Họa mi hót không hay (1926).

Tuy nhiên, sau các tập thơ này, tư tưởng sáng tác của J. Seifert bộc lộ những bất đồng với định hướng và chế độ kiểm duyệt của Đảng Cộng sản. Năm 1929, ông ra khỏi Đảng Cộng sản và gia nhập Đảng Dân chủ Xã hội, tiếp tục hoạt động báo chí. Năm 1930, ông trở thành tổng biên tập nguyệt san Sân khấu mới (Nova Scena). Thời kì này J. Seifert chủ yếu viết những đề tài về giá trị nói chung của con người, đề cao vẻ đẹp phụ nữ và đắm chìm trong thế giới hoài niệm. Các tập thơ Trong bộ áo choàng màu sáng (1940), Cầu đá (1944), Chiếc mũ đất sét (1945).., của J. Seifert là tiếng nói phản kháng chiến tranh, chủ nghĩa quốc xã và chính sách kiểm duyệt tư tưởng, văn chương ở Tiệp Khắc sau thời kì dân chủ những năm 1930, thời kì Tiệp Khắc thiết lập chế độ thân phát xít.

Thế chiến II kết thúc, thơ của J. Seifert lại trở về với những đề tài phi chính trị. Ông viết về tuổi thơ hạnh phúc, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, tình yêu với cái đẹp và tìm kiếm những giá trị vĩnh cửu. Trong tập thơ Bài ca về Viktorca (1950), một tuyệt tác trữ tình, J. Seifert đã thử tạo nên một biểu tượng của vẻ đẹp Czech - có sự kết hợp hài hòa giữa cội rễ quý tộc và bình dân - để sinh ra một huyền thoại mới có khả năng tập hợp sức mạnh dân tộc.

Năm 1969, J. Seifert được bầu làm Chủ tịch Hội nhà văn Tiệp Khắc. Song chỉ một năm sau ông đã phải từ chức vì phản đối chế độ kiểm duyệt. Năm 1977, thơ của J. Seifert lần đầu được dịch ra tiếng Anh. Năm 1983, ba tập thơ Đúc chuông, Tượng đài cho bệnh dịch, Chiếc ô Piccadilly của ông được xuất bản bằng tiếng Anh. Năm 1984, J. Seifert được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel, nhưng do sức khỏe kém, ông đã không thể tới nhận giải (con gái đi thay). Jaroslav Seifert được trao giải cho các sáng tác thơ nổi bật vì sự tươi mới, nhạy cảm, giàu tưởng tượng, là bằng chứng về tinh thần độc lập và sự đa dạng của con người. Thơ J. Seifert sáng rõ, thậm chí có thể nói là trong suốt, nhưng thực ra lại phức tạp, đa nghĩa. Ông đã sử dụng ngôn ngữ thơ như vũ khí hữu hiệu trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc mình.
Năm 1986, J. Seifert mất vì một cơn đau tim trong ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Praha, nơi ông và vợ đã sống gần như trọn đời.
Nhiều tác phẩm của ông với nội dung trong sáng, kĩ thuật thơ cao siêu tiếp tục được coi là hiện thân của ý thức văn hóa dân tộc, đỉnh cao của thơ ca Cộng hòa Czech, được tìm đọc và nghiên cứu nhiều ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

*Tác phẩm:
- Thành phố trong nước mắt (Mesto v slzách, 1920), thơ
- Tự chính tình yêu (Sama laska, 1920), thơ.
- Họa mi hót không hay (Slavik zpiva spatne), 1923), thơ.
- Tuần trăng mật (Svatebni cesta, 1925), thơ.
- Trên những làn sóng T.S.F (Na vlnách T.S.F, 1925), thơ
- Bồ câu đưa thư (Postovní, 1929), thơ.
- Quả táo rơi từ vạt áo (Jablko s klína, 1933), thơ
- Bàn tay thần Vệ nữ (Ruce Venusiny, 1936), thơ
- Giã biệt mùa xuân (Jarosbohem, 1937), thơ
- Tám ngày (Osm dní, 1937), thơ
- Tắt đèn (Zhasnete svetla, 1938), thơ
- Trong bộ áo choàng màu sáng (Svetlem odéna, 1940), thơ
- Những người ái mộ Bozeny Nemcové (Vejír Bozeny Nemcové, 1940), thơ
- Cầu đá (Kamenny most, 1944), thơ
- Chiếc mũ đất sét (Prilba hlíny, 1945), thơ
- Người họa sĩ nghèo hướng ra thế giới (Sel malír chude do sveta, 1949), thơ
- Bài ca về Viktorca (Písen o Viktorce, 1950), thơ
- Mozart ở Praha (Mozart v Prage, 1951), thơ
- Mẹ (Maminka, 1954), thơ.
- Cậu bé và những ngôi sao (Chlapec a hvezdy, 1956), thơ
- Praha (1958), thơ.
- Mọi vẻ đẹp trên thế giới (Vsecky krásy sveta, 1963), hồi kí
- Buổi hòa nhạc trên đảo (Koncert na ostrove, 1965), thơ
- Sao chổi Halley (Halleyova kometa, 1967), thơ
- Đúc chuông (ódlesvaní zvona, 1967), thơ [The casting of bells].
- Tượng đài cho bệnh dịch (Morovy sloup, 1967), thơ
- Chiếc ô Piccadilly (Destník z Piccadily, 1979), thơ


 
 
THƯỜNG TRONG PHÚT GIÂY LY BIỆT

Thường trong phút giây ly biệt
Ta cầm khăn màu trắng vẫy trên tay
Có điều gì kết thúc với ngày hôm nay
Và có điều gì bắt đầu trong ngày mai tốt đẹp.

Chim bồ câu mang thư ai bay xa
Giang đôi cánh giữa bầu trời xanh thắm
Dù mới mẻ hay không, niềm hy vọng
Dù ở đâu ta vẫn bước về nhà.

Em đưa tay chùi nước mắt
Nở nụ cười trong mắt lệ đầy vơi
Có điều gì kết thúc với ngày hôm nay
Và có điều gì bắt đầu trong ngày mai tốt đẹp.


CẬU BÉ VỚI TẤM BẢN ĐỒ

Cậu bé với tấm bản đồ
Cả ngày trong phòng tìm kiếm
Cậu chúi đầu vào mạng nhện
Những kinh, vĩ tuyến bao la.

Cậu bé cúi xuống sàn nhà
Nghe ra rì rào tiếng sóng
Và cậu nhìn thấy biển trong mơ:

Bé bằng hạt đậu – nước Tiệp
Praha – bé bằng hạt kê thôi
Cứ ngỡ như là khủng khiếp
Cậu bé ngước nhìn bầu trời.

Đám mây bay trong giấc mộng
Như thuyền trôi giữa đại dương
Qua ánh sáng của cầu vồng
Cậu nhìn ra tổ quốc yêu mến.

Đám mây vẫn bay với Chúa Trời
Cánh buồm giữa bầu trời vẫn lướt
Cành táo nở hoa trắng toát
Đưa ta về tổ quốc mà thôi.

Ở nơi đó đan kết những cuộc đời
Những con sóng rì rào trong xa thẳm…
Nhưng nếu như đã không mơ về biển
Thì mỗi chúng ta đã từng là ai?


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 11:19:19
[image]http://www.dradio.de/images/26319/portrait/">
 
Joseph Brodsky (1940-1996) - nhà thơ Mỹ gốc Nga, giải Nobel Văn học năm 1987, sinh ngày 24-5-1940 tại Leningrad (Liên bang Nga). Cuộc đời của nhà thơ này từ nhỏ đã có những chi tiết thú vị. Thời thơ ấu Brodsky sống trong một căn hộ nhỏ của ngôi nhà mà trước cách mạng tháng Mười đã từng sống hai nhà thơ Nga sau đó cũng ra sống ở nước ngoài: Merezhkovsky và Zinaida Gippius. Học ở trường phổ thông mà ngày trước Afred Nobel đã từng học và năm 1987 được trao giải Nobel Văn học…

Thuở nhỏ Brodsky mơ ước trở thành bác sĩ nhưng 15 tuổi đã phải nghỉ học vì mưu sinh. Sau đó, tự học tiếng Anh, tiếng Ba Lan, nghiên cứu truyền thuyết, tôn giáo và triết học; 16 tuổi bắt đầu làm thơ; 17 tuổi hoàn thành tập thơ nổi tiếng Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... và được công nhận là một nhà thơ, một dịch giả tài năng . Năm 1963 J. Brodsky bị kết tội "ăn bám xã hội" và gửi đi cải tạo 5 năm ở miền bắc Nga. Nhờ sự phản đối của các nhà văn trong và ngoài nước hai năm sau ông được trở về Leningrad. Năm 1972, ông lại bị trục xuất, phải sang Vienna, London và cuối cùng là Hoa Kỳ. Từ đây, Brodsky sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh. Năm 1977, ông nhập quốc tịch Mỹ và làm giáo sư văn học cho trường Cao đẳng Five College ở Mount Holyoke, bang Massachusetts. Năm 1978, Đại học Yale trao cho J. Brodsky bằng tiến sĩ văn học danh dự. Năm 1979, ông trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật - Văn chương Mỹ. Năm 1981, ông được Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm thiên tài. Năm 1986, cuốn tiểu luận về nghệ thuật và chính trị Ít hơn một của ông được giải thưởng của Nhóm các nhà phê bình sách Quốc gia (Mỹ). Năm 1987, ông nhận giải Nobel của Viện Hàn lâm Thụy Điển và năm 1991 nhận được giải thưởng của Thư viện Quốc hội Mỹ.

Brodsky sáng tạo nên một thế giới thơ ca độc đáo được thể hiện bằng những quan niệm của nghệ thuật hậu hiện đại. Các nhà phê bình coi ông “là người tổng kết thơ ca thế kỷ XX”. Joseph Brodsky mất ở Mỹ ngày 28-01-1996.

Tác phẩm:
- Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... (Прощай, позабудь и не обессудь, 1957), thơ.
- Khúc bi ca lớn gửi Donne John (Большая элегия Джону Донну, 1963).
- Thơ và trường ca (Стихотворения и поэмы, 1965), thơ.
- Trạm dừng trong sa mạc (Остановка в пустыне, 1970), thơ.
- Kết thúc thời tốt đẹp. Thơ những năm 1964-71 (Конец прекрасной эпохи. Стихотворения 1964-71, 1977), thơ.
- Một phần của lời nói. Thơ những năm 1972-76 (Часть речи. Стихотворения 1972-76, 1980), thơ và bài viết.
- Những khúc bi ca La Mã (Римские элегии, 1982), thơ.
- Những bài tứ tuyệt mới gửi Augusta (Новые стансы к Августе, 1983), thơ.
- Сẩm thạch (Мрамор, 1984), kịch.
- Ít hơn một (Меньше одиницы, 1986), tiểu luận.
- Lịch sử thế kỉ hai mươi (History of the twentieth century, 1986), thơ.
- Urania (Урания, 1988), thơ.
- Bút kí dương xỉ (Заметки папоротника, 1990).
- Trên các nẻo Atlantida (На околицах Атлантиды, 1992).
- Bờ sông của những kẻ vô phương cứu chữa (Набережная неисцелимых, 1992), thơ.
- Hoa văn mờ trên giấy (Watermark, 1992), tiểu luận.
- Nỗi đau và lí trí (Скорбь и разум, 1995), tiểu luận.

 
BROSKY TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA BÁO MOSKOVSKIE NOVOSTI (TIN TỨC MOSKVA 7-1995)

Phóng viên thường trú của báo “Tin tức Moskva” tại New York, Dmitry Radyshevsky trò chuyện với nhà thơ đoạt giải Nobel, Joseph Brodsky.

Tôi buộc phải gọi điện cho Brodsky và đề nghị cuộc phỏng vấn. Ám ảnh vì một điều rằng những lời đề nghị như thế có hàng trăm; nói một cách thô kệch, đây là thể loại không phù hợp với công việc của nhà thơ; và vì đã quá biết rõ thái độ của anh ấy đối với việc phỏng vấn. “Tôi không nghĩ là điều này sẽ cần thiết cho ai đấy. Những ai thích trò chuyện với tôi, họ có thể đọc thơ tôi”.
Đã biết rằng Brodsky chuyển từ vùng Greenwich Village ồn ào của New York về vùng Brooklyn Heights yên tĩnh, theo cách nói của anh ấy là “nâng cầu”; hiện sống cuộc sống gia đình với vợ và con gái, người phỏng vấn hiểu rằng hành động của anh ta, gọi là sự can thiệp.
Tuy nhiên…

_________

MN (Moskovskie Novosti): Anh rất hay nói, viết và dạy học bằng tiếng Anh, điều này có ảnh hưởng đến việc phát âm và nói chung là việc làm thơ bằng tiếng Nga?

– Đó là một câu hỏi tất yếu và có lẽ câu trả lời chính xác, tự nhiên hơn sẽ là “có”, ngoại trừ một điều, tôi không thể giải thích được cho chính mình là nó ảnh hưởng bằng cách nào. Giả sử, khi anh viết tiếng Nga còn xung quanh anh là những người nói tiếng Anh, thì lời nói của mình, anh sẽ để ý hơn. Sự thể hiện này có ý nghĩa hoặc đơn giản là vang lên nghe hay? Cái này không phải là quá trình hát, khi anh mở miệng mà không suy nghĩ về những gì anh phát âm ra, ở đó diễn ra một quá trình phân tích cái bắt đầu từ một tiếng hát tự nhiên. Nhưng sau đó anh viết ra giấy, bắt đầu sửa, hiệu đính, thay từ này bằng từ khác. Và điều này thì đã là một quá trình phân tích.

MN: Thơ ca Mỹ không tiếp nhận sự ảnh hưởng từ bên ngoài. Anh có cho rằng đó là một sự thiệt thòi.

– Không, có lẽ tôi không nói như vậy. Thơ ca Mỹ chịu thiệt thòi vì nhiều thứ bệnh khác. Nói chung trong thế kỷ XX – kể cả các nhà thơ – anh phải trở nên hết sức rõ ràng. Vì lúc nào anh cũng phải tự kiểm tra lại bản thân mình. Một phần là vì có một sự nghi ngờ thường xuyên, rằng ở đâu đó, có ai đó rất hay nhạo báng, chế giễu, thậm chí có một nhịp điệu nhạo báng, nó châm chọc những điều hứng khởi của anh. Bởi thế anh phải tinh ranh hơn cái nhịp điệu nhạo báng này. Để đạt được điều này có hai - ba cách. Một – đánh vào nó trước, khi đó anh sẽ giật được tấm thảm dưới chân kẻ nhạo báng. Tất cả đều sử dụng cách này. Frost từng nói rằng sự mỉa mai là phép ẩn dụ đi xuống. Khi anh làm thơ về cô người yêu, tất nhiên, anh có thể nói rằng đôi mắt nàng giống như những ngôi sao, và người ta sẽ coi là tầm thường, không có gì đặc sắc, mặc dù có thể nàng sẽ rất thích. Nhưng anh có thể nói rằng đôi mắt nàng toả sáng như ngọn đèn pha trên chiếc xe “Chevrolet” cũ của anh. Anh lại gây cười và câu này sẽ bay đi khắp thành phố. Có trời mới biết là cái gì nhưng ít ra đó là một cách tự vệ. Nhưng lần sau thì tâm hồn anh buộc phải leo lên trong thơ từ chính cái chỗ mà trước đó anh đã hạ xuống. Bắt đầu từ “Chevrolet” thì phải leo tiếp. Còn bắt đầu từ những ngôi sao thì không thể đi tiếp lên đâu nữa. Nói chung là trong công việc này có một phép kinh tế quỉ quái nào đấy. Và trở lại với vấn đề thơ Mỹ hôm nay, thơ ca Mỹ đang bị căn bệnh đó. Tiện thể, đây cũng là vấn đề của người Pháp. Sau Cobiere tất cả các nhà thơ Pháp đều cố gắng trở nên hóm hỉnh và sắc sảo. Nói chung, tôi không biết trong thơ ca điều gì là quan trọng nhất. Có lẽ là sự nghiêm túc của điều được thông báo. Sự tất yếu của nó. Nếu muốn – đó là bề sâu. Và tôi không nghĩ là điều này có thể học được hay đạt được nhờ vào kỹ thuật. Anh sống đến đó hay không nhờ vào may mắn.

MN: Thế nếu hỏi một câu vật chất thô kệch: thơ ca mang lại điều gì?

– Thơ ca không phải là sự giải trí và thậm chí cũng không phải là một hình thái nghệ thuật nhưng có lẽ nó là một loại mục đích. Nếu điều phân biệt ta với thế giới động vật là ngôn ngữ thì thơ ca là hình thức cao nhất của ngôn ngữ, đấy là sự khác biệt di truyền giữa người và thú. Chối bỏ thơ ca, ta hạ mình xuống những hình thức giao tiếp hạ cấp, dù đó là chính trị, thương mại vv. Nói chung, đấy là cách bảo hiểm duy nhất trước sự dung tục của người khác, nếu không là của mình. Hơn nữa, thơ ca là cái máy gia tốc của sự nhận thức, đối với người làm thơ cũng như người đọc thơ. Anh nhận ra mối liên hệ hay sự phụ thuộc mà anh sẽ không nghi ngờ về sự tồn tại của chúng: những thông tin trong lời nói, ngôn ngữ. Đó là một công cụ toàn năng của nhận thức.

MN: Hầu như không ai chối cãi được rằng thơ ca hay nhất của thế kỷ XX là thơ viết bằng tiếng Nga. Điều này có phải nói rằng thơ ca nở rộ ở những xã hội mà tự do tinh thần con người bị chèn ép?

– Đấy là sự nhầm lẫn tai hại theo nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, thơ ca thế kỷ XX chỉ riêng bằng tiếng Anh cũng đã có Frost, Yeats, Auden, Eliot – các nhà thơ Anglo-saxon có thể đối chọi với các nhà thơ lớn của Nga mà không đánh mất gương mặt của mình. Thứ hai, vấn đề không phải ở tác động tốt đẹp của sự độc tài đối với chất lượng thơ ca mà là ở chỗ sự độc tài biến toàn dân thành những người đọc thơ. Toàn dân chỉ đọc một loại báo ấy, nghe một loại đài ấy, nghĩa là khắp cả nước hình thành một lời nói như nhau. Trong điều kiện như vậy thì ai mạo hiểm đi chệch khuôn mẫu, xê dịch ra khỏi giới hạn sẽ trở thành thần tượng. Thứ ba, độc tài đặt nhà thơ vào vị trí người rao công việc chung, bởi vì trong chế độ độc tài, bất kỳ cái gì cũng là chung cả, không chỉ lời nói chung mà còn kinh nghiệm chung, đạo đức chung. Thường thường nhà thơ vô tình trở thành nhà phê bình của xã hội hay thể chế. Điều này buộc anh ta trở nên khiêu khích, nghĩa là nói bằng ngôn ngữ của bộ tộc mình – những người anh em bị áp bức. Và điều này hấp dẫn nhà thơ. Nhưng đó là sự hấp dẫn rẻ tiền. Sẽ là vẻ vang hơn và phức tạp hơn khi anh cuốn hút được sự chú ý của thơ ca dân tộc, nếu như tự thân thể chế không giúp được cho anh bằng hình ảnh ngớ ngẩn của mình.

MN: Anh có sửa soạn quay về nước Nga?

– Tôi không nghĩ rằng có thể. Đất nước, nơi tôi sinh ra đã không còn tồn tại. Không ai tắm được hai lần trên một dòng sông. Cũng vậy, đã không còn có con đường để quay về với người vợ cũ. Tôi cũng đã từng muốn trở về nơi đó, thăm lại một vài chỗ và phần mộ của mẹ cha nhưng có điều gì đó cản trở. Điều gì cụ thể tôi không biết được. Một mặt, tôi không muốn trở thành đối tượng của sự náo động; những cảm xúc tán thành đã có phần mệt mỏi. Mặt khác, tôi không thể làm một người du lịch ở nơi mà những người đồng hương của mình trong cảnh nghèo túng. Người phương Tây thì có thể đi du lịch ở đó. Còn tôi thì tốt hơn hết là đi du lịch ở châu Á hay Mỹ – Latinh. Tất nhiên, tôi muốn có mặt ở thành phố quê hương hơn là trò chuyện qua điện thoại. Cô điện thoại viên ở Nga gọi tôi và nói: “Anh chuẩn bị nói chuyện với Saint Petersburg”. Lần đầu tiên quả là một cú sốc. Một cú sốc tuyệt vời.

MN: Đa số các nhà thơ ở Nga đều tích cực tham gia vào những sự kiện của đất nước mình. Còn anh có cố gắng làm điều này không?

– Thứ nhất, tôi không nghĩ rằng đây là việc làm đúng của các nhà thơ – tích cực tham gia. Bởi vì nếu anh bảo vệ, như người ta thường nói, sự nghiệp chính nghĩa thì anh tự động cho mình là người tốt. Điều này thường vẫn không đúng thực chất, mặc dù sự tin tưởng mù quáng vẫn còn. Và bây giờ ở nước Nga các nhà thơ cũng đã không thể tích cực tham gia. Chẳng lẽ tham gia với tư cách là các nạn nhân. Thứ hai, nhà thơ thì có thể tham gia được gì – đó là sự thông báo cho mọi người một sơ đồ khác của sự cảm nhận thế giới mà họ không quen. Bởi thế, nói về mình, tôi nghĩ rằng những nỗ lực của tôi đã dẫn đến những thay đổi hiện đang xảy ra ở nước Nga. Thậm chí không phải là nỗ lực mà có thể nói điều này trở thành một thứ gia vị của món xúp mới.

MN: Thôi ta quay lại nước Mỹ. Điều gì anh thích và điều gì anh không thích ở đất nước này?

– Điều mà tôi thích là ở đây người ta để mặc tôi một mình với những gì mà tôi có thể làm. Tôi luôn bị quyến rũ bởi cái tinh thần của trách nhiệm cá nhân và nguyên tắc sáng kiến cá nhân. Ở đây lúc nào anh cũng nghe: tôi thử làm, tôi xem có làm được gì không. Nói chung, để sống ở một đất nước xa lạ cần phải rất yêu một thứ gì đó ở đất nước này: tinh thần luật pháp hay là những khả năng làm việc, hay là văn học, hay là lịch sử. Tôi đặc biết thích hai thứ: thơ ca Mỹ và cái hồn của luật thơ. Thế hệ chúng tôi, một nhóm người, khi tôi hai mươi tuổi, những người tôi gần gũi đều là những người rất cá tính. Không nhất thiết là những người ích kỷ, nhưng cá nhân. Lý tưởng của chúng tôi, theo nghĩa này là nước Mỹ: chính vì cái tinh thần của chủ nghĩa cá nhân. Bởi thế, khi một số người đến đây chúng tôi có cảm giác như được trở về nhà: hoá ra là chúng tôi người Mỹ hơn cả dân sở tại. Và bây giờ nói về những thứ không thích. Nước Mỹ ngày nay đang có khuynh hướng từ chủ nghĩa cá nhân chuyển sang chủ nghĩa tập thể, nói một cách chính xác hơn là chuyển sang đoàn nhóm: hội những người da đen, hội những người da trắng, nhiều đảng, nhiều hội đoàn – vì đây là sự tìm kiếm mẫu số chung. Hiện tượng đại chúng này được áp dụng vào văn hoá.

MN: Bằng cách nào?

– Phần lớn thời gian của tôi ở các trường Đại học, ở đó bây giờ có nhiều loại phong trào, hội nhóm – mà đặc biệt là trong tầng lớp giảng viên, những người mà Thượng Đế chỉ định phải đứng bên ngoài những thứ này. Các anh không cần nói những thứ cụ thể mà cần để ý sao cho không mất lòng một nhóm nào. Và một buổi sáng thức dậy anh hiểu ra rằng, nói chung là anh sợ nói. Tôi không nói rằng tôi khổ vì điều này – người ta coi tôi như người gàn dở, bởi thế mỗi khi tôi phát biểu họ tỏ ra bao dung. Một hiện tượng khác mà tôi rất lo lắng – đó là sự thay đổi các chương trình Đại học ở Mỹ. Những người cải cách cho rằng các chương trình quá thiên về châu Âu, không tỉ lệ về mặt chủng tộc và địa lý vv. Nguyên tắc công bằng dân chủ, tất nhiên là nguyên tắc quan trọng và hấp dẫn nhất của nhân loại. Nhưng trong một số lĩnh vực nguyên tắc này không phù hợp. Một trong số đó là lĩnh vực nghệ thuật. áp dụng nguyên tắc dân chủ trong nghệ thuật có nghĩa là cào bằng kiệt tác với những cái giả mạo. Điều này cũng không thể áp dụng trong khoa học, nói chung là trong lĩnh vực tri thức và ngay cả trong lĩnh vực giải trí : theo nguyên tắc này anh sẽ không bán được vé vào sân vận động. Nhưng những người chủ trương bình đẳng trong những lĩnh vực này ngày nay, rất tiếc, rất cao giọng, không thể nói át được họ. Tiện đây, tôi ủng hộ lý thuyết cho rằng trên thang bậc tiến hoá của nhân loại cũng không hề có sự công bằng. Điều này hiện ra trong đầu khi tôi nghe lời phát biểu của ông Brezhnev. Ông nói rằng không phải tất cả mọi người đều là người. Bởi vì nếu ông ấy là người thì tôi không phải người. Ta đang ở trong những thang bậc khác nhau của sự tiến hoá. Nói một cách thô kệch, ta là những loại người khác nhau. Người ta thường nói rằng sự tiến hoá đã kết thúc và tất cả đều đứng lặng. Nhưng một loại người này cố tình hủy diệt những loại khác. Bởi thế mà sinh ra luật pháp để điều chỉnh cuộc sống không phải theo nguyên tắc của kẻ mạnh mà theo nguyên tắc cùng tồn tại của những loại người khác nhau. Để cho không còn sự cần thiết một người này nhường chỗ cho người khác. Ý tưởng nhân văn này hoàn toàn trái ngược với ý tưởng của sự tiến hóa.

MN: Một ngày của anh trôi qua như thế nào?

– Tôi thức dậy, uống cà-phê và nhìn xem có gì đang nằm trên bàn. Thường thường là trên bàn có những thứ không mong muốn. Hoặc là một bức thư phải trả lời, hoặc là một quyển sách phải hiệu đính, hoặc là một bài phát biểu cần phải đọc. Tôi chỉ muốn được ngồi làm thơ nhưng khi anh càng có tuổi thì cuộc sống của anh càng phức tạp.

MN: Thế cuộc sống thượng lưu của anh thì sao?

– Nếu người ta mời đi ăn trưa thì thường là tôi từ chối. Rất ít khi đến rạp chiếu bóng, chỉ thỉnh thoảng đi nghe nhạc Jazz. Trong cuộc sống của tôi những năm gần đây có nhiều thứ thâm nhập mà tôi hầu như không còn thời gian để làm những gì mình muốn. Tôi buộc phải cắt xén bớt thời gian ở nơi nào có thể. Thường thường điều này có vẻ bổ ích hơn là đi ra giới thượng lưu. Ngồi nhà và đọc. Không phải vì tôi là con mọt sách mà chỉ đơn giản là nó thường thú vị hơn những gì bề ngoài.

MN: Thế nếu như có tâm trạng để làm thơ thì anh có để tất cả những bức thư sang một bên?

– Không thể nữa rồi. Đầu những năm 80 tôi viết 50-60 bài thơ trong một năm. Bây giờ chỉ viết 10-15 bài. Đôi khi hơn nhưng không hơn nhiều và là những bài thơ ngắn. Tôi bị vây quanh như mạng nhện bởi thời hạn trả bài hiệu đính, bài viết vv… Mà tôi cũng chỉ làm được 1/20 của những thứ người ta yêu cầu. Nhưng tôi không thể từ chối toàn bộ, vì đằng sau những bức thư là những con người: họ là những nhân cách mà việc anh từ chối sẽ mang lại sự khó chịu của sự quan trọng ở những mức độ khác nhau.

MN: Lần phát biểu ở New York tháng 5–1995 anh nói rằng “cảm thấy một sự cách biệt giữa mình và lứa tuổi 20 ngày hôm nay”. Theo nghĩa nào, “sự cách biệt” về tuổi tác? Nhưng điều này là tất yếu. Hay anh nghi ngờ rằng họ không hiểu thơ anh? Tôi sợ nhận cho mình, nhưng hình như thời chúng tôi 20 tuổi vẫn hiểu thơ của anh.

– Đấy là sự cách biệt về tâm lý. Nhưng với những người 20 tuổi có lẽ còn ít hơn so với những người 30 hay 40 tuổi. Tôi không hiểu được tâm hồn họ. Có vẻ như là khoảng trống. Và sẽ rất hay, nếu như đó là cái tốt ăn cắp được. Nhưng mà tôi không hiểu điều này. Vì trong một xã hội bất kỳ nào - đặc biệt là xã hội ta – một khi anh ăn cắp thì ăn cắp của mình cái tương tự.

MN: Nói về tuổi trẻ: có những đề tài nào còn lại cho họ? Một nhà văn táo bạo 20 tuổi, có lẽ không thể không bao trùm vẻ thờ thẫn và sự bất lực trong cái thư viện Quốc hội Mỹ kia. Viết về cái gì, nếu như sự thể hiện cầu kỳ không chỉ lấy tất cả những sự kết hợp có thể nhưng đã cũ, ngay cả sự mô phỏng hay pha tạp?

– Người làm thơ không viết “về”, không “cái gì”, và thậm chí không “vì cái gì”. Nhà thơ viết theo nhu cầu bên trong, vì sự rung động bên trong, cái đó đồng thời là tâm lý, là triết học, là đạo đức, là tự phủ nhận. Và cứ thế, nhà thơ có vẻ như giải mã sự rung động này. Ngay cả khi chỉ đơn giản là một tiếng líu lo, nhà thơ thực ra không cần bạn đọc. Khác với nhà văn, do bạn đọc xác định. Bởi thế nên nhà thơ thường hỏi: về cái gì? như thế nào? Tôi rất may mắn là không phải người viết văn xuôi.

MN: Các nhà phê bình thường viết rằng Brodsky tổng kết thơ ca không chỉ thế kỷ XX mà tất cả thơ ca nói chung – từ cổ điển đến hiện đại. Còn lại gì cho những ai đến sau khi đã tổng kết? “Tautologia, aria của con vẹt”(1)?

– Cần đối xử thận trọng với những lời của các nhà phê bình, ngay cả phê bình có thiện chí. Nói chung, trở thành đối tượng của những tình cảm mãnh liệt – yêu hay ghét – đều không tiện. Và các nhà phê bình đáng lẽ phải hiểu điều này. Còn đối tượng của những tình cảm đó đáp lại ra sao? Tôi không hề tổng kết gì cả: lịch sử văn học không phải là một dãy những con số và một nhà thơ trẻ với tiếng ngân vang bên tai luôn nhận ra mình phải làm gì.

MN: Anh có theo đạo nào không? Và anh sẽ mô tả nó ra sao?

– Không biết được. Tôi nghĩ rằng, bây giờ có lẽ tôi gọi mình là tín đồ của đạo Calvin. Theo nghĩa rằng, tự anh là người xét xử mình và xét xử nghiêm khắc hơn cả Đấng Tối Cao. Anh không được phép ban cho mình ân huệ và sự tha thứ. Anh tự mình là kẻ cuối cùng, một phần của ngày phán xét.

MN: Nhưng khi suy nghĩ về Thượng Đế, anh thường cầu xin điều gì cho mình?

– Tôi không cầu xin. Tôi chỉ hy vọng là tôi đang làm những việc mà Ngài đồng ý.
________________

(1)Đây là một câu trong bài “Thơ về chiến dịch mùa đông năm 1980” của Brodsky. Tautologia: là sự lặp lại từ cùng hoặc gần nghĩa (idem per idem), kiểu như: xa xa, xanh xanh, chiều chiều lại nhớ chiều chiều vv… aria: là một trích đoạn hoàn chỉnh trong nghệ thuật hát opera hay nghệ thuật hùng biện. Người phỏng vấn dùng câu này hỏi Brodsky với nghĩa là sau đấy có thể chỉ còn là sự lặp lại chăng?


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 11:28:55

 
Một số bài thơ:

VĨNH BIỆT, HÃY QUÊN

Vĩnh biệt
Hãy quên
Đừng trách cứ gì nhau.
Còn những bức thư
Em hãy đốt
Như cầu.
Con đường của em
Sẽ trở thành can đảm
Con đường thẳng
Và sẽ giản đơn.
Rồi đây trong màn sương
Sẽ cháy lên cho em
Một vì sao ngời sáng
Và một niềm hy vọng
Của bàn tay sưởi ấm
Bên bếp lửa nhà em.
Rồi sẽ có bão tuyết, mưa giông
Và tiếng gào điên cuồng của lửa
Sẽ có những thành công rực rỡ
Phía trước đợi chờ em
Sẽ tuyệt vời và mạnh mẽ vô cùng
Một trận đánh
Sẽ vang lên trong lồng ngực của em.

Anh hạnh phúc và xin chúc mừng
Cho người, mà có thể
Sẽ đi cùng em
Trên một con đường.


KHÚC BI CA LỚN GỬI JOHN DONNE(1)

John Donne ngủ say, xung quanh đều ngủ cả.
Giường chiếu, sàn nhà, tường, những bức tranh
ngủ say móc treo, then cửa, thảm, bàn
tủ quần áo, nhà ăn, ngọn nến, rèm cửa sổ.
Tất cả ngủ say. Cốc chén và chai lọ
dao thái bánh mì, bát đĩa sứ, pha lê
cả ngọn đèn đêm, tủ, kính, đồng hồ
cả những bậc cầu thang và cánh cửa.
Đêm ở khắp nơi: trong mắt, trong góc phòng, trong tủ
giữa giấy trắng, trên bàn và cả trong lời
trong củi, trong kìm, trong góc đã tắt rồi
cái bếp lò, và trong từng đồ vật.
Trong áo kamzon(2), trong giày, trong tất
sau lưng ghế, trên giường và cả trong gương
trên thập ác, trong chậu, trên vải trải giường
trong chổi quét sân. Tất cả đều ngủ hết.
Tất cả ngủ say. Cửa sổ rơi đầy tuyết
Mái nhà hàng xóm trắng như vải trải bàn.
Cả khu phố trong giấc ngủ mơ màng
Khung cửa sổ bị cắt ra như chết.
Những vòm cửa, bức tường đều ngủ hết
Đá rải đường, song chắn, những khóm hoa
ánh sáng không bừng lên, không kẽo kẹt bánh xe…
những chiếc bàn con, rào giậu và dây xích.
Ngủ say cửa, tay cầm, từng chiếc móc
những ổ khóa ngủ say cả khóa lẫn chìa.
Không còn vang lên tiếng gõ, tiếng thầm thì
Tất cả ngủ say, chỉ tuyết kêu ken két.
Ngủ say những chiếc cân, ngủ say nhà ngục
ngủ say sưa cả những chiếc ghế dài.
Cả dây xích chó, cả mái hiên ngoài.
Mèo ngủ say, những đôi tai dựng ngược.
Luân Đôn ngủ say, cả người lẫn chuột.
Nước và tuyết, ngủ say những cánh buồm
sau những thùng xe tất cả ngủ mơ màng
cả chốn xa xăm với bầu trời ngái ngủ.
John Donne ngủ say. Và biển cùng anh ngủ.
Cát trắng trên bờ cũng ngủ say sưa.
Cả hòn đảo chìm đắm trong giấc mơ.
Mỗi khu vườn khóa bằng ba ổ khóa.
Những con cua, cây tùng, cây phong – ngủ cả.
Những ngọn đồi, những dòng suối, những lối mòn.
Cáo, chó sói. Cả gấu cũng lên giường.
Tuyết rơi đầy trước cửa hang trắng xóa.
Chim cũng ngủ. Tiếng hót không còn nữa.
Qụa không kêu, họa mi lặng trong đêm
không tiếng cười. Đồng nước Anh im lìm.
Chuột nhận lỗi lầm. Một ngôi sao lấp lóa.
Tất cả ngủ say. Tất cả nằm trong mộ
những kẻ chết rồi lặng lẽ ngủ yên
kẻ đang sống ngủ say sưa trên giường.
Ai cô đơn, ai trong tình ấp ủ.
Cả núi rừng, những dòng sông đều ngủ.
Ngủ say sưa cả thú dữ và chim.
Chỉ tuyết trắng bay liệng từ trời đêm.
Nhưng rồi lên những mái đầu sẽ ngủ.
Cả những thiên thần cũng say sưa ngủ
cuộc đời quên trong giấc mộng thánh thần
Ngủ say sưa cả Địa ngục, Thiên đàng.
Không một ai giờ này ra đi cả.
Thượng Đế ngủ. Mặt đất giờ xa lạ.
Mắt không nhìn và tai chẳng nghe ra.
Quỉ sứ ngủ cùng với lòng hận thù
trên những cánh đồng nước Anh trắng xóa.
Thiên thần ngủ với kèn. Những người cưỡi ngựa.
Cùng ngựa ngủ say trong giấc ngủ tròng trành.
Tất cả thiên thần xếp thành một đám đông.
Ôm lấy nhau dưới vòm trời của Chúa.
John Donne ngủ say. Thơ ca đều ngủ cả.
Mạnh yếu chẳng tìm ra, tất cả những vần
những hình ảnh, những buồn chán, lỗi lầm
cũng như thơ, nằm yên trong từ ngữ.
Mỗi câu thơ như người anh em gần gũi
dù thủ thỉ bên tai, chỉ một chút nhường.
Nhưng ai ai cũng rất xa thiên đàng
nên nghèo khổ, nỗi buồn đoàn kết lại.
Thơ iambơ cũng ngủ say như vậy.
Thơ cô-rê giống như kẻ canh chừng.
Bên phải, bên trái, ngủ say cả cách nhìn.
Và sự vinh quang cũng ngủ say sau đấy.
Những tai họa ngủ say. Ngủ say đau đớn.
Lầm lỗi ngủ say. Thiện và ác ôm nhau.
Lầm lỗi ngủ say. Tuyết rơi trắng một màu
trong không gian vặt vãnh tìm vết bẩn.
Tất cả ngủ say. Sách ngủ say thành đống.
Dòng sông lời thành băng giá lãng quên.
Những dòng sông với sự thật của mình.
Xiềng xích ngủ. Chỉ khua lên rất khẽ.
Tất cả ngủ. Thượng Đế, thiên thần, quỉ sứ.
Cả bạn bè, đầy tớ, những đứa con.
Chỉ tuyết vang lên trong bóng tối con đường.
Tiếng vọng trên thế gian không còn nữa.
Nhưng. Anh có nghe trong bóng đêm băng giá
có ai đó khóc, ai đó thì thầm.
Có ai đó phó thác cho mùa đông.
Và khóc lên. Trong bóng đêm ai đó.
Giọng rất thanh. Mảnh mai như kim nhỏ.
Nhưng chỉ không còn… Người ấy cô đơn
bơi trong tuyết. Khắp nơi lạnh và sương…
Khâu đêm với bình minh… Trên cao đó.
“Thiên thần chăng? Có ai đang nức nở
mong trở về đợi tuyết như mùa hè
của tình yêu? Trong bóng đêm về nhà.
Anh kêu trong bóng đêm? Câu trả lời chẳng có.
“Dàn đồng ca buồn. Có phải thiên thần nơi đó
nhắc cho ta những giọt lệ ngân vang.
Có phải các ngươi từ giã giáo đường
đang mê ngủ. Có phải các ngươi?” – Lặng lẽ.
“Có phải ngươi, Paven? Giọng của ngươi, đúng thế
đã chai sần bởi giọng nói khô khan.
Có phải ngươi, mái đầu bạc trong đêm
khóc ở đó?” Nhưng âm thầm gặp gỡ.
“Có phải bàn tay che mắt nhìn ngó
đôi bàn tay khắp nơi thấy lờ mờ?
Thượng Đế chăng? Dù ý nghĩ vẩn vơ
Nhưng tiếng khóc nghe chừng rất cao cả”.
“Có phải thiên thần Gabriel thổi gió
trong chiếc kèn, ai đó sủa rất to
chỉ một mình tôi đôi mắt mở ra.
Đang thắng yên cương những người kị sĩ.
Tất cả ngủ say. Trong bóng đêm ấp ủ.
Từ trời xanh chó chạy cả một đàn.
Có phải thần Gabriel giữa mùa đông
với chiếc kèn một mình đang nức nở?”

“Không phải - tôi, John Donne, tôi là hồn anh đó.
Tôi một mình buồn thấu tận trời xanh
rằng hồn anh bằng lao động của mình
tạo nên những tình cảm nặng nề và ý nghĩ.
Với những thứ này anh bay lên có thể
giữa những đam mê, giữa những lỗi lầm.
Anh từng là chim thấy nhân dân mình
khi bay trên những mái nhà, mọi ngả.
Anh nhìn thấy cả bao la biển cả.
Địa ngục kia anh nhìn thấy rõ ràng
và sau đó anh nhìn thấy Thiên đàng
trong khổ đau vì đam mê chối bỏ.
Anh nhìn thấy cuộc đời như đảo nhỏ.
Và anh từng gặp gỡ với Đại dương
khắp bốn phía chỉ tiếng rú, bóng đêm.
Anh giật-lùi rồi bay quanh Thượng Đế.
Nhưng hành trang vào trời xanh không thả
để thấy cuộc đời – trăm cái tháp mà thôi
và dải băng sông nhìn thấy từ trời
ngày phán xử không có gì đáng sợ.
Và khí hậu chỉ đứng yên một chỗ.
Tất cả như một giấc mộng rã rời.
Thượng Đế là ánh sáng trong cửa sổ mà thôi
màn sương đêm trong ngôi nhà xa lạ.
Những cánh đồng không có ai cày cả.
Không cày tháng năm. Thế kỉ cũng không.
Chỉ rừng vây quanh bốn phía như tường.
Chỉ mưa rơi tí tách trên hoa cỏ.
Người tiều phu đầu tiên với con ngựa nhỏ
chạy tới nơi rồi lạc lối trong rừng
vì sợ hãi đã trèo lên cây thông
trong thung lũng cháy bừng như ngọn lửa.
Tất cả xa xôi. Ở đây nhìn không tỏ.
ánh mắt lặng nhìn những mái nhà xa.
ở đây sáng không nghe tiếng chó nhà
và tiếng chuông hoàn toàn không nghe rõ.
Người tiều phu hiểu rằng xa tất cả
nên đã quay ngựa lại, phóng về rừng.
Ngay lúc này cả người, ngựa, bóng đêm
đã trở thành giấc mơ Kinh Thánh đó.

Không có đường. Tôi khóc lên nức nở.
Đành quay về với sỏi đá mà thôi.
Khi còn sống không thể đến nơi này.
Chỉ sau khi chết tôi về nơi đó.
ánh sáng của tôi ơi, tôi quên anh nhé
trong đất đai quên lãng đến muôn đời
về khổ đau của mong ước tôi bơi
để thân xác, chia ly đem khâu vá.
Tôi ngạc nhiên tiếng khóc nơi ngủ trọ
đang bay vào bóng tối rồi tan ra
tuyết khâu lại ly biệt của hai ta
giật tới-giật lùi, đang bay kim nhỏ.
Không phải tôi thổn thức, – mà anh khóc đó.
Một mình anh nằm trong tủ đựng đồ
một khi tuyết còn bay vào ngôi nhà ngủ mê
một khi tuyết còn bay vào bóng đêm từ đó”.

Giống như chim, anh ngủ yên trong tổ
khao khát cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn
đến muôn thuở vào ngôi sao anh tin
ngôi sao này tia sáng không còn nữa.
Giống như chim, tâm hồn anh sạch sẽ
con đường vui, đáng lẽ, phải lỗi lầm
cái tổ quạ, đáng lẽ, tự nhiên hơn
trên bầy xám những tổ chim làm giả.
Giống như chim, ban ngày anh tỉnh ngủ.
Còn bây giờ nằm dưới tuyết trắng tinh
bằng giấc mộng, bằng tuyết trắng khâu lên
khoảng không gian giữa hồn và xác ngủ.
Tất cả ngủ yên. Nhưng còn chờ đợi nữa
hai-ba dòng thơ và những miệng nhe răng
nghĩa vụ nhà thơ - tình yêu của người trần
còn tình yêu tâm hồn dành cho cha xứ.
Nước không rơi lên bánh xe ai đó
là bánh mì nơi trần thế đang vơi.
Bởi có thể với ai chia sẻ cuộc đời
thì cái chết ai cùng ta chia sẻ?
Lỗ trên vải. Ai muốn thì cứ xé.
Khắp mọi nơi. Đi. Rồi lại quay về
Giật mạnh nữa! Và chỉ vòm trời kia
trong bóng đêm lấy chiếc kim người thợ.
Ngủ yên. John Donne. Ngủ yên, đừng đau khổ.
áo thủng caftan(3) buồn bã treo cao
Từ mây đen nhìn xuống một ngôi sao
đã bao năm thơ của anh gìn giữ.
1963.
__________

(1)John Donne (Giôn Đôn)(1572-1631) – nhà thơ Anh theo trường phái siêu hình. John Donne hơn 200 năm bị người đời lãng quên. Chỉ đến đầu thế kỷ 20 nhà thơ W. B. Yeats mới tìm thấy bậc tiền bối của mình. J. Brodsky, như ta biết qua bài thơ này, cũng đã đánh giá rất cao John Donne. Thế kỉ XX John Donne, có lẽ, là nhà thơ cổ điển thời thượng nhất ở nước Anh. Ngoài thơ ông còn để lại một quyển sách 3 tập, nổi tiếng như một người thuyết giáo. “Con người không phải là một hòn đảo, không chỉ là tự mình; mỗi người là một phần của lục địa, một phẩn của tổng thể; nếu biển cuốn đi dù chỉ một hòn đất thì châu Âu sẽ trở nên ít hơn, cũng như nếu biển cuốn đi cả vùng đất mũi hay ngôi nhà của bạn anh, hay ngôi nhà của riêng anh. Cái chết của mỗi con người làm cho tôi trở thành ít lại vì tôi là một phần của nhân loại, và bởi thế anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai: chuông nguyện hồn anh đấy”. Những lời này của John Donne được nhà văn E. Hemingway dùng làm đề từ và tên của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Chuông nguyện hồn ai”.
(2)Kamzon - áo cổ, thường là ngắn tay của đàn ông Nga.
(3)Caftan - áo dài cổ của đàn ông Nga.




 
 
HAI NĂM SAU

Vâng, ta chẳng già hơn, chẳng điếc hơn.
Ta vẫn nói những lời như ngày trước.
Như tất cả, áo màu đen vẫn khoác
Những phụ nữ kia vẫn ít cảm tình.

Ta bây giờ vào vai không thường xuyên
Trong những bậc dốc nhà hát cô đơn
Những ngọn đèn trên đầu ta vẫn thắp
Như tiếng hò reo, hoan hỉ của đêm.

Ta sống bằng quá khứ, như bây giờ
Với tương lai, thời của ta chẳng giống
Ta không ngủ, người ngủ ta quên lãng
Và ta vẫn làm những việc như xưa.

Hãy giữ gìn vẻ vui nhộn ngây thơ
Trong tuần hoàn bóng đêm và ánh sáng
Những người vĩ đại cho vinh quang, cay đắng
Những kẻ nhân từ cho thế kỷ hư vô.


NGỌN NẾN CỦA TÔI

Ngọn nến của tôi ánh sáng rất mờ đục
chiếu vào thế giới của em – không có con đường.
Còn bóng của tôi che lên dấu vết
Vương quốc Chúa Trời – chốn ấy ở sau lưng.
Con đường em dù ở đâu: trong mây, trong rừng
khắp mọi nơi ngọn lửa kia gọi lớn.
Khi em càng đi xa, thì ánh sáng
ánh sáng này và bóng sẽ vang lên!
Dù xa xôi, dù không rõ mắt nhìn
dù đổi thay, dù cười thơ, nhạo báng
nhưng cho em sẽ luôn luôn chiếu sáng
dù đục mờ nhưng là ánh sáng riêng.
Dù tắt lửa! Dù giấc mộng tử thương
dù ngọn lửa vẫn ưa miền hoang vắng.
Nhưng thế giới mới của em lay động
bóng sáng ngời và gương mặt trong đêm.


NHỮNG GIỌT NƯỚC MƯA

Những giọt nước mưa rơi trên kính
như trên mặt người. Em hãy nhìn xem
trước và sau, từ bức tường lên bàn
còn anh ở bên trong thơ thẩn.

Bấc đèn rung. Và sáp kia chảy xuống.
Và ánh hồi quang yếu ớt dần vơi.
Cũng giống thế - đầu óc anh rung động
một khi mưa còn ầm ĩ khôn nguôi.

GỬI MỘT TRĂM NĂM ANNA AKHMATOVA

Trang sách và lửa, lúa và cối xay
mũi giáo nhọn và mái tóc cắt ngắn
Chúa giữ gìn tất cả - đặc biệt là lời
của tha thứ, tình yêu – như là giữ giọng.

Tiếng xương kêu, mạch đập trong những lời
tiếng xẻng rung lên đều đều, âm ỉ
đời chỉ một – chúng từ những bờ môi
vang lên rõ hơn ở nơi trần thế.

Tâm hồn vĩ đại, tôi cúi chào từ bên kia đại dương
tìm ra những gì cho mình, cho những gì tàn úa
chị ngủ trong lòng đất mẹ, cuộc đời mang ơn
tài thơ chị trong lặng câm Hoàn vũ.


CÁI CHẾT NHỎ NHEN

“… với cái chết nhỏ nhen gặp gỡ”
Garcia Lorca.

Cái chết nhỏ nhen của chó
Cái chết nhỏ nhen của chim.

Còn cái chết có kích thước bình thường
Là cái chết của người trần mắt thịt.


KHÔNG CÓ ĐÈN

Đêm, khi em nhìn từ khung cửa sổ
em có biết rằng còn xa lắm mùa xuân
bằng hình dạng quen mắt nhìn của đá
không gần hơn sự có mặt của thông.

Với nụ cười vô hình, không chân thật
xuyên qua răng em cắn chỉ xâu kim
để những ngón tay (hay cơ trên mặt)
trong tồn tại của mình thuyết phục cho tin.

Và con tim bỗng thắt trong lồng ngực
sợ lặng yên tĩnh mịch đến kinh hoàng
của không gian đang tối dần trước mặt
không ít hơn bóng tối ở sau lưng.


BUỔI CHIỀU

Tuyết rơi trên đống cỏ
Qua khe hở mái trần
Ta bới trong đống cỏ
Thấy một chú bướm con.
Con bướm nhỏ, ơi con bướm nhỏ
Cuộc sống của mi ta giữ gìn
Mi hãy bay vào trong đống cỏ
Để ngủ cho qua mùa đông.

Bướm bay đi và ngó nhìn
Như “con dơi” khói tỏa
Chiếu sáng rất rõ ràng
Bức tường nhà bằng gỗ.
Ta đưa bướm trước mặt mình
Nhìn thấy chùm phấn bụi
Rõ ràng hơn lửa cháy
Rõ hơn bàn tay mình.

Giữa buổi chiều mờ sương
Bướm cùng ta ở đấy
Bàn tay ta ấm nồng
Như những ngày tháng bảy.


SONNÊ

Hãy sống qua tất cả
Hãy sống qua lần nữa
Chúng như tuyết mà thôi
Tuyết mùa đông nhảy múa.

Hãy sống qua nhiều góc
Hãy chịu đựng góc phòng.
Hãy buộc vào, tập trung
Cái thiện và cái ác.

Nhưng sống qua khoảnh khắc.
Và thế kỉ của mình.
Chịu đựng tiếng kêu rên.
Và những gì lố bịch.

Hãy chịu đựng thơ ca.
Hãy sống qua tất cả.


NGHĨA ĐỊA DO THÁI

Nghĩa địa Do Thái ở gần Leningrad.
Bờ rào xiêu vẹo làm từ ván mục.
Phía sau bờ rào họ yên nghỉ bên nhau
những nhà buôn, nhà cách mạng,
những nhạc công, những nhà luật học.

Họ đã từng ca hát.
Từng dành dụm cho mình.
Rồi đã chết vì người khác.
Nhưng đầu tiên thuế họ đã nộp
và họ tôn trọng chính quyền
trong thế giới này vật chất
họ bàn luận kinh Talmud
và coi mình là những kẻ duy tâm.

Có thể, họ đã nhìn thấy nhiều hơn.
Mà, có thể, họ đã tin mù quáng.
Nhưng họ đã dạy cho trẻ con chịu đựng
và biết kiên tâm.
Lúa mì họ không gieo trồng.
Chưa bao giờ họ gieo lúa cả.
Chỉ đơn giản họ tự nằm xuống đó
như hạt giống trong đất lạnh, giá băng
ngủ say trong giấc ngủ vĩnh hằng.
Còn sau đó
người ta đến thắp nến trên mặt đất
trong ngày lễ Ba ngôi
những người già đói khát, bằng lời
kêu về sự bình yên, ngạt thở vì cơn đói.
Và sự bình yên những người này tìm thấy
trong thể vật chất phân hủy rã rời.

Không có gì để quên.
Không còn gì nhớ hết.
Sau bờ rào xiêu vẹo từ ván mục
bốn cây số cách bến tàu điện cuối cùng.



 
 
BÀI THƠ VIẾNG ROBERT FROST

Nghĩa là, anh đã ngủ yên.
Nghĩa là, phải bay về suối
ngọn gió ở đây đã thổi
làm tắt ngọn nến của anh.
Biết rằng dòng nước đã im
gió lượn vòng quanh trên đấy
rồi ngọn gió lại vội vàng
đến nơi linh hồn đuổi khói.

Xin anh hãy cho phép tôi
giữa những bậc thềm yên ngủ
với ngôi sao trong cửa sổ
cho tôi được nói đôi lời
để sao vẫn sáng xung quanh
đi xa những đường phố vắng
biến mất khỏi nơi im lặng
và sẽ trở thành sáng hơn
trong bụi, nơi có người tóc vàng
sẽ bắt gặp cái nhìn anh đấy
dẫn anh đến với những người vĩ đại
một khi anh còn thơ thẩn một mình.


BỨC THƯ GỬI A. AKHMATOVA TỪ THÀNH PHỐ SESTRORETSK(1)

Trong những bụi cây Phần Lan bất tử
nơi những cây thông gian khổ trị vì
trong lòng tôi mừng vui khôn xiết kể
khi vịnh Phần Lan và xóm Komarovo(2)
được chiếu sáng bằng hoàng hôn tuyệt mĩ
chiếc lá vàng vô tư lự mùa thu
cứ mỗi giờ – bằng tình yêu của Chị
và lòng nhân từ của Chị – thiên thu.
_____________
(1)Sestroresk – thành phố ở phía bắc tỉnh Leningrad.
(2)Komarovo – khu làng nghỉ mát bên bờ vịnh Phần Lan, nơi đây có trại sáng tác của các nhà văn và mộ Anna Akhmatova.


 
HAI NỬA CHIA ĐÔI

Chẳng lặng yên, không buồn bã, u hoài
không lo lắng, chẳng đau trong lồng ngực
có vẻ như cả cuộc đời trên vai
và tất cả chỉ nửa giờ phía trước.

Hãy ngoái lại, và em nhìn thấy rõ
trên phố tắc-xi nổ máy ầm ầm
sau bờ giậu nhà thờ từng chiếc lá
xào xạc trên đầu đứa bé ốm nhom.

Không biết được xa xôi từ đâu đó
người gác đồn cất tiếng huýt vang lên
và tiếng dương cầm vang lên vô nghĩa
có vẻ như bơi trên mái đầu em.

Em không hiểu nhưng mà em cảm nhận
giá được trao cho năm mảnh vòm trời
thì tốt đẹp, dù bây giờ trống rỗng
trăng trối đời mình hai nửa chia đôi.


TẦNG GẦN CUỐI

Tầng gần cuối
Cảm nhận sớm hơn bóng tối
Là phong cảnh xung quanh.
Anh ôm em vào lòng
Lấy áo che cho em khi đó
Bởi vì bên ngoài cửa sổ
Cơn mưa như tiếng khóc vô hình
Khóc về em và về anh.

Đã đến lúc ta đi xa
Mặt kính kia đem cắt
Cả sợi chỉ kia ánh bạc
Và thời gian của hai ta
Đến muôn đời đã mất.
Ta sẽ đổi thay chế độ
Và sẽ sống tiếp cuộc đời
Đã định sẵn ở xứ người.


ĐẦU TIÊN GHẾ NGỒI RƠI XUỐNG

Đầu tiên ghế ngồi rơi xuống
Sau đó đến giường rơi
Sau đó – cái bàn của tôi
Tự mình tôi đẩy xuống
Chẳng giấu diếm gì ai.
Sau đó nữa – sách giáo khoa “Lời mẹ”
Rồi ảnh của cả gia đình tôi.
Bếp và bốn bức tường sau đó.
Chỉ còn áo khoác và tôi.
Vĩnh biệt em yêu. Hãy tháo nhẫn ra
Viết những dòng về mốt
Và có thể, đi nhổ vào gương mặt
Kẻ nào đang chiếm chỗ của tôi.


SÁU NĂM SAU

Ta chung sống đã từ lâu, bây giờ lại
Mồng 2 tháng giêng nhằm đúng thứ ba
Thật diệu kỳ khi đôi mắt mở ra
Như thấy từ kính ôtô - cái cần gạt.
Từ gương mặt đọng lại một nỗi buồn
Rất rõ ràng bỏ lại chốn xa xăm.

Ta chung sống đã từ lâu, rằng tuyết trắng
Nếu đã rơi thì hãy đến muôn đời
Rằng đôi mắt chẳng lim dim, cũng thế thôi
Ta che chúng bằng bàn tay và năm tháng.
Không tin rằng thử chúng bằng cách rơi xuống
Rồi giãy giụa trong lòng bàn tay như bướm.

Ta đã từng lạ lùng với những gì mới mẻ
Rằng ôm ấp chỉ trong mộng mà thôi
Đã từng hổ thẹn khi phân tích tâm lý
Rằng đôi môi từng ghé xuống bờ vai.
Với môi anh cùng thổi cho nến tắt
Không thấy việc người ta, đi hoà nhập.

Ta chung sống đã từ lâu, rằng dòng họ
Của hoa hồng hai đứa đã gầy hơn
Đem thay bằng khu rừng nhỏ bạch dương
Và tiền bạc đã nhiều cho hai đứa.
Ba mươi ngày trên biển nói say mê
Bằng đám cháy hoàng hôn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ta chung sống đã từ lâu không có sách
Không đồ lề vụn vặt trên đi văng
Rằng một điều gì xuất hiện – trước tiên
Cần đường thẳng được xếp hình tam giác.
Đường quen thuộc thẳng đứng được phục hồi
Rồi gặp nhau trên hai điểm mà thôi.

Ta chung sống đã từ lâu, cùng em đó
Ta được làm ra từ chiếc bóng của mình
Cánh cửa vào chính mình – dù làm việc, ngủ yên
Nhưng hai cánh không mở ra riêng lẻ.
Và ta đi xuyên qua chúng, hai người
Bằng cổng sau, cùng bước tới tương lai.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 11:43:45

 
Octavio Paz (1914-1998) - nhà thơ, nhà văn Mexico, giải Nobel Văn học 1990. Sinh ngày 31-3-1914 tại Mexico City. Là con một nhà báo nổi tiếng, từ nhỏ đã đọc các tác phẩm của văn học thế giới, mười tuổi đã in thơ, 19 tuổi xuất bản tập thơ Trăng hoang khi đang học luật tại Đại học Quốc gia Mexico. Năm 22 tuổi, ông sang Tây Ban Nha hoạt động xã hội, viết bài chống phát xít; năm 1939 trở về Mexico viết báo và đấu tranh cho quyền lợi người lao động. Năm 1943, ông sang nghiên cứu văn hóa Mỹ với tư cách nghiên cứu sinh được học bổng của tổ chức Guggenheim. Thời kỳ này, O. Paz cho ra đời những tập thơ trữ tình đầy chất trí tuệ, hình tượng ẩn dụ như Cội rễ con người, Giữa đá và hoa, Tự do dưới lời thề... Năm 1945, ông bắt đầu hoạt động ngoại giao ở Liên Hiệp quốc, làm đại sứ tại Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ ... Năm 1968, ông từ chức để phản đối chính quyền Mexico đàn áp sinh viên, trở về nước tiếp tục viết văn. Năm 1972, O. Paz trở thành thành viên Viện Hàn lâm Mexico; năm 1981 được trao giải Miguel de Cervantes... Năm 1984 nhà nước Mexico tổ chức mừng thọ O. Paz kéo dài 5 ngày liên tục.
O. Paz là nhà văn viết nhiều về những vấn đề của văn hóa, văn học, những suy ngẫm của ông được viết bằng một ngôn ngữ phóng khoáng, mang đậm chất thơ ca, hướng về quá khứ lịch sử và cuộc sống của ngày hôm nay. Ông được đánh giá là một trong những nhà thơ uy tín nhất viết bằng tiếng Tây Ban Nha.
Năm 1990, ông được trao giải Nobel với toàn thể 15 phiếu đồng tình, một điều chưa từng thấy trong lịch sử giải. O. Paz mất ngày 20-4-1998 tại Mexico City.

Tác phẩm:
*Vầng trăng màu ánh bạc (Luna silvestre, 1933), thơ.
*Cội rễ con người (Raiz del hombre, 1937), thơ.
*Giữa đá và hoa (Entre la piedra y flor, 1941), thơ.
*Nơi tận cùng thế giới (A la orilla del mundo, 1942),
*Tự do dưới lời thề (Libretad bajo palabra, 1948), thơ.
*Mê cung của nỗi cô đơn (El laberinto de la soledad, 1950), biên khảo
*Chim đại bàng hay mặt trời (Aguila o sol, 1951), thơ.
*Cây cung và đàn Lyre (El arco y la lira, 1956), biên khảo về thơ
*Bóng mát cây du (Las peras del olmo, 1957), phê bình văn học.
*Đá mặt trời (Piedra del sol, 1957), trường ca.
*Salamandra (1962), thơ.
*Dòng điện xoay chiều (Corriente alterna, 1967), tiểu luận.
*Blanco (1967), thơ.
*Miền dốc phía Đông (East slope, 1968), thơ.
*Lâu đài thanh khiết (El castillo de la pureza, 1968), tiểu luận.
*Bờ phía Đông (Ladera Este, 1969), thơ.
*Lúa mạch (La centena, 1969), thơ.
*Những dòng tái bút (Posdata, 1970), khảo cứu.
*Các hình thể (Topoemas, 1971), thơ
*Những đứa trẻ bùn lầy (Los hijos del limo, 1974), tiểu luận
*Nhà ngữ pháp khỉ (El mono gramatico, 1974), thơ


 
MAITHUNA(1)

Đôi mắt anh
mở ra đôi cánh
của vẻ đẹp phơi trần.
Em
ở trong vòng tù hãm
bão táp, mưa giông
của mắt nhìn âu yếm.

Luồng âm thanh
mở ra trong buổi sớm
tuyết mộng của bình minh
trắng hơn đùi em trắng.
Tiếng cười của em
là tiếng lá xạc xào, luống cuống
ánh trăng thanh
là chiếc áo của em
trong đêm trải rộng.
Nổ tung vào ánh trăng
nhổm phắt dậy khỏi giường
chiếc lò xo hay hát
rồi bay lên
cắt vào màu đêm trắng toát
của mặt nước hồ.
*
Và đã vỡ tung ra
tia sáng của anh
trên mặt hồ
bóng tối của em.
Và tiếng thét
vang lên
mở ra chiếc bóng
nhưng –
bao nhiêu thể xác
tất cả đều
hòa nhập vào
làm một…


*
Và đây
đường thẳng đứng
khao khát đường ngang
viền khung gương rung lên
hồi tưởng
và bỗng nhiên rơi xuống
hai bàn tay anh giữa những dòng sông.
*
Em đang bơi vào trong
khói sương mờ mịt
và nhanh như tia chớp
bóng sáng của em
trong vòng tay âu yếm của anh.
Nhưng – tối sầm thân thể của em
nhảy lên bờ cát
những con cá dolphin
hỏi: “khi nào?”
“tại vì sao?”, “không lẽ thế?”
từ nụ cười của em
sáng trên người em chiếc áo trăng
và đôi mắt anh ẩm ướt
và cơ thể em quấn chặt
bằng ngọn lửa bừng lên chiếc bóng của em
những cây đu rung rinh
như trẻ con sợ hãi
và ngó nhìn
từ vẻ trần truồng sâu thẳm
đôi mắt em nhìn vào ánh sáng
của tình yêu:
bay trên nỗi niềm đắng cay khổ tận
những chiếc lá, những cánh hoa hồng
và thân thể em càng sáng hơn
thì càng tối hơn chiếc bóng
em cười nhạo màu vàng
tro bụi của em…
*
Mặt trời Bourgogne(2)
rượu vang và tội lỗi
lưỡi từ lửa hồng
máu của đảo hay là đống củi?
Mái tóc em phủ xuống người anh
và trên ngực của em:
nét chữ này không dễ biết
nơi tấm vải trải giường – thêu dệt
bởi một trăm chiếc kim khâu
nét chữ của tình yêu – nhìn vào
áo quần em trút hết…
trò chơi với anh
suốt đời yêu chỉ một
và giọng nói của em
vang trong chiếc bình
đựng đầy thuốc sắc
là dấu hiệu của qui luật muôn đời
vẻ oi bức và nóng
của con rắn mệt đến rã rời
đến tận cùng chóp ngọn
nơi tuyết trắng tinh – nhưng quầng tán
của cơn mưa
dưới cơn mưa đã chín những chùm nho
khi sờ lên mỗi ngón tay run rẩy
cơn mưa rào sôi nổi
như tia sáng cầu may
cho sự báo ân, báo oán sau này
và xác thịt, và khung cửi
nơi trong đêm này căng ra tấm vải
những chiếc lá tả tơi
bởi sức ép thẳng của ai
nơi mờ ảo giữa mặt trời
và đêm vắng
nơi hàng cây đứng lặng
còn cái chết –
như tiếng xào xạc khôn nguôi…



 
*
Ngày hôm qua
trên giường của em
có ba người
là anh và em, và - trăng sáng.
*
Đột ngột xông vào
bờ môi đêm của em:
một miền của nước
và tiếng kêu ì oạp
của ngọn sóng triều dâng
nước xao xuyến, lâng lâng…
*
Ngủ quên trong em chăng
mà tốt hơn – thức giấc
mở mắt vào phần giữa của em
đen trắng, trắng đen
rõ là quỉ tha ma bắt –
mặt trời không ngủ
và trí nhớ đung đưa như ngọn lửa
ngọn lửa của anh
trong trí nhớ của em.

*
Và mây đen
như xe chở nước
và tin tức –
trên bề mặt con dao
trên ngọn dao
nhỏ giọt
và tuyết
và bếp lò
của cuộc truy hoan
và ngọn lửa
đốt lên lần gặp gỡ
của ngôn ngữ đa thần
với bông hồng rung rinh
và lời bập bẹ
thì thầm
của những cánh hoa…
__________

(1)Cặp uyên ương trong văn hoá thờ cúng của người theo ấn độ giáo. Theo họ - đây là một trong những con đường để đạt đến Thượng Đế; sự hòa nhập thể xác dẫn con người về Nguồn Sáng…
(2)Một tỉnh của nước Pháp nằm ở lưu vực sông Seine, nơi sản xuất những loại rượu vang hảo hạng nổi tiếng thế giới.



THÂN THỂ PHÔ BÀY

Và bóng tối mở ra, một thân thể phô bày
Suối tóc của em
Rừng rậm mùa thu với dòng nước mặt trời lấp lóa
Miệng em, và hàm răng trắng xóa
Bị giam cầm trong lửa thú nhe răng
Làn da em có màu của một cục đường nung
Những nơi chốn thời gian không biết đến
Môi anh chỉ quen với miền thung lũng
Hẻm đầy trăng giữa hai bầu vú nhô lên
Bụng của em là một vùng cao nguyên
Gáy là thác nước đã hóa thành thác đá
Một bãi biển bao la trải xuống bên sườn.

Đôi mắt của em như mắt hổ gườm gườm
Sau phút chốc – lại là mắt ướt buồn của chó.

Lưng em dưới mắt anh nhìn trải đều lặng lẽ
Tựa như lưng sông trong lửa cháy bập bùng.

Cả ngày đêm dòng nước ngủ mơ màng
Vỗ vào eo lưng có màu đất sét
Còn trên bãi biển của em dài không hết
Như cát ở dưới ánh trăng
Gió thổi vào miệng anh và lời gió thở than
Choàng đôi cánh của mình màu xám
Lên những thân thể trong đêm vắng
Như chiếc bóng của đại bàng
Cô đơn trên những cánh đồng hoang.

Móng chân của em như ánh thuỷ tinh mùa hạ.

Giữa hai chân em một giếng nước ngủ im lìm
Đó là vịnh, nơi biển đêm lặng ngừng
Là con ngựa đen sùi bọt mép
Là hang động dưới chân núi giấu đầy báu vật
Là miệng bếp lò nướng bánh tế thần tiên
Là đôi môi mỉm cười ác độc của em
Là sự lên ngôi của ánh sáng và bóng tối
Của cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy
(ở đó da thịt hồi sinh và cuộc sống kéo dài).

Xứ sở của máu, miền đất có một không hai
Từng biết đến anh và anh đã từng biết đến
Là xứ sở duy nhất mà anh tin tưởng
Là lối vào duy nhất dẫn tới vô cùng.



HÃY NGHE ANH NHƯ LÀ NGHE MƯA

Hãy nghe anh như là nghe mưa
và hãy nghe anh – một chút hững hờ –
nước, như không khí, rơi tí tách, xào xạc
và như không khí, thời gian
ngày không tàn
đêm không đến
cái mặt nạ hoàng hôn
treo sau cổng
cái mặt nạ thời gian
trong nếp gấp của dòng thơ kìm hãm
hãy nghe anh như là nghe mưa
em hãy lắng nghe mà chẳng nghe ra
vào chính bản thân mình, em hãy ngắm
rồi thiếp ngủ khi canh chừng tình cảm
tí tách mỗi giọt lời
lời nhẹ tênh, còn nước đang sôi:
ta là những người đã từng, là những người đang sống
giây phút này và năm tháng
thời gian nhẹ hơn, nỗi buồn không biết lấy gì đo
hãy nghe anh như là nghe mưa
tất cả ánh lên như nhựa đường ẩm ướt
bốc lên, rồi bơi trong hơi nước
màn đêm buông xuống bằng hình dáng của em
bằng đôi mắt của em nhìn vào anh
còn đêm giống như khuôn mặt
của tia chớp, bập bềnh trên mái tóc
chạy qua đường, em đến với anh
từng giọt nước rơi từ thế kỷ của mình…
hãy nghe anh như là nghe mưa
em đi qua đường phố sương mờ
đó là màn sương bơi trên đường phố
đó là đêm trên chiếc giường em đó
là con sóng vỗ bờ trong hơi thở của em
những ngón tay em ép vào mắt, vào vầng trán của anh
những ngón tay em mí mắt của thời gian đang mở
những ngày cuối tuần, những lần gặp gỡ
hãy nghe anh như là nghe mưa
năm tháng đi qua rồi lại về trong từng khoảnh khắc thôi mà
em có nghe ra tiếng bước chân của mình đâu đó?
ta nghe tiếng bước chân cả nơi này, nơi nọ
cả bây giờ, cả trong ngày tháng xa xăm
em hãy nghe bước chân của thời gian
trên những con đường không còn dấu vết
em hãy nghe trên thềm mưa rơi tí tách
đêm đang chuyển màu hồng
tia sáng bện vào chiếc lá như tổ ong
khu vườn rùng mình thức dậy
- Em hãy bước vào, bóng của em nằm trên trang giấy(1).
________________

(1) Octavio Paz quả là khó cảm nhận. Có thể, chìa khóa để hiểu thơ ông là chính những lời ông: “Hiểu thơ - trước hết là phải nghe thơ. Đọc thơ - nghĩa là nghe bằng mắt; nghe thơ - nghĩa là đọc bằng tai. Thơ phải khiêu khích người đọc, buộc người đọc phải lắng nghe – và nghe ra”.


HAI THÂN THỂ

Hai thân thể kề bên
Tựa hồ như hai ngọn sóng
Giữa biển, trời đêm.

Hai thân thể kề bên
Như hai gốc rễ
Mọc giữa trời đêm.

Nhưng mà hai thân thể kề bên
Là hai hòn đá lạnh
Và hoang vắng – suốt đêm.

Nhưng lúc này hai thân thể kề bên
Là hai con dao sắc lạnh
Và phản chiếu – suốt đêm.

Và lúc này hai thân thể kề bên
Là hai ngôi sao rụng xuống
Giữa hoang vắng – trời đêm.



BÊN BIỂN

Hình thù của sóng ra sao?
Sóng nhào nặn mình, lấp lóa
Sóng rì rào, mệt lử
Lên con sóng khác xô vào
Sự chuyển động – là hình thù của sóng.

Biển không thể nào khao khát
Biển trăn trở đến bình minh
Trên chiếc giường bằng đá của mình
Khát khao gió, rồi biển chết.


ĐÔI BÀN TAY ANH

Đôi bàn tay anh
Vén tung bức màn trên cơ thể của em
Mặc vào cho em một vẻ trần trụi mới
Mở ra những thân thể trong thân thể của em.

Đôi bàn tay anh
Bày đặt cho em một thân thể mới.



cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 11:49:13

 
Derek Walcott (sinh năm 1930) - nhà thơ, nhà soạn kịch Saint-Lucia đoạt giải Nobel Văn học 1992 Được thừa hưởng sự kết hợp nền văn hóa Caribe cùng với di sản thuộc địa Anh, Derek Walcott trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của thi ca đương đại.

Derek Walcott sinh ngày 23-01-1930 ở Castries, đảo Saint Lucia. Học trường cao đẳng St. Mary's College ở quê hương Saint Lucia. Tốt nghiệp Đại học West Indies ở Jamaica năm 1953, D. Walcott làm giáo viên trường phổ thông rồi phóng viên của các tờ báo “Public Opinion” và “Trinidad Guardian”. Năm 18 tuổi in 25 bài thơ bán trên đường phố Castries nhưng thực sự nổi tiếng với tập thơ Đêm xanh (1962). Với tập thơ này D. Walcott được đánh giá là nhà thơ của xứ thuộc địa đã sáng tạo ra tác phẩm ngang hàng với các nhà thơ nổi tiếng nhất ở chính quốc. Thơ của D. Walcott chủ yếu được viết bằng tiếng Anh, đôi khi mang sắc thái ngôn ngữ địa phương. Ngoài những tác phẩm thơ, ông còn nổi tiếng trong lĩnh vực sáng tác kịch, trong đó phải kể đến vở Lễ tưởng niệm và vở kịch câm (1980). Một số vở kịch của ông được viết bằng thơ. Năm 1959 ông thành lập nhà hát Trinidad và viết nhiều vở kịch cho nhà hát này.

D. Walcott đi du lịch rất nhiều nước nhưng các tác phẩm của ông mang nặng các yếu tố của xã hội Jamaica với sự du nhập văn hóa từ Châu Phi, Châu Á, Châu Âu. Trong nhiều năm ông sống ở Trinidad, dạy văn học và cách viết văn sáng tạo ở đại học Boston. D. Walcott từ chối danh hiệu công dân Anh quốc và nhập quốc tịch Saint - Lucia - một quốc đảo có đường kính 25 dặm với gần 25.000 người dân. Cho đến nay ông đã xuất bản hơn 40 tập thơ và kịch. Kinh nghiệm sống tại một đất nước thuộc địa của Anh đã có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời và sáng tác của ông. Nhà thơ Mỹ gốc Nga Brodsky (giải Nobel 1987) là người bạn gần gũi thân thiết của D. Walcott đã viết về quê hương xứ sở của ông như sau: "Colombo đã tìm ra nó, người Anh đã chiếm nó làm thuộc địa và Derek Walcott làm cho nó trở thành bất tử."

Năm 1981, D. Walcott được nhận giải "Giành cho các thiên tài" 250.000 USD của quỹ John và Katrin Makartuz. Năm 1992 ông nhận giải Nobel vì đã sáng tạo nên những mẫu mực thơ ca tuyệt vời của xứ Caribe.

Tác phẩm:
- 25 bài thơ (25 poems, 1948), thơ.
- Văn mộ chí cho chàng trai trẻ (Epitaph for the young, 1949), thơ.
- Đêm xanh. Thơ 1948-1960 (In a green night. Poems 1948- 1960), thơ.
- Người đắm tàu và những bài thơ khác (The castaway and other poems, 1965) thơ.
- Vịnh và những bài thơ khác (Gulf and other poems, 1969), thơ.
- Cuộc đời khác (Another life, 1973), thơ.
- Nho biển (Sea grapes, 1978), thơ.
- Vương quốc Star-Apple (The Star-Apple kingdom, 1979), thơ.
- Lễ tưởng niệm và kịch câm (Remember and pantomime, 1980), kịch.
- Người lữ hành may mắn (The fortunate traveller, 1981), thơ.
- Giữa mùa hè (Midsummer, 1984), thơ.
- Giấc mơ trên đồi khỉ và những vở kịch khác (Dream on monkey mountain and other plays, 1970), kịch.
- Thịt bò, không thịt gà (Beef, no chicken, 1985), kịch.
- Chúc thư Arkansas (The Arkansas testament, 1987), thơ.
- Omeros (Omeros, 1990), thơ.
- Odyssey (The Odyssey, 1993), kịch.
- Đứa con phóng đãng (The prodigal, 2004), thơ.


 
JOSEPH BRODSKY NÓI VỀ DEREK WALCOTT

Năm 1992, khi Derek Walcott đoạt giải Nobel Văn học, báo chí phương Tây hầu như đều trích dẫn lời của Brodsky: “Đó là nhà thơ hay nhất viết bằng tiếng Anh hiện tại”. Đây không chỉ là chuyện một nhà thơ Nobel khen một nhà thơ Nobel khác, không chỉ vì họ là những người bạn thân của nhau… mà những lời này mang tính dự báo và trở thành hiện thực. Joseph Brodsky viết những lời này trước đó 10 năm, sau đó in trong cuốn “Ít hơn một”(Less than one, 1986).

Derek Walcott sinh ở Saint Lucia (thuộc địa Anh), một hòn đảo nhỏ trong quần đảo Antilles ở vùng biển Caribê. Năm 1979, khi Saint Lucia tuyên bố độc lập Walcott đổi từ quốc tịch Anh - đất nước mặt trời không bao giờ lặn - thành công dân Saint Lucia. Quốc đảo bé nhỏ này, xét về mặt giải thưởng Nobel là nhất thế giới, dù tính theo đầu người hay diện tích cũng vậy. Derek Walcott là người thứ hai. Arthur Lewis (1915-1991) người đầu tiên của Saint Lucia đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1979.

Một hòn đảo có diện tích 616 km2 với hơn 150 ngàn dân (năm 2000), thu nhập quốc dân chủ yếu dựa vào nguồn xuất khẩu chuối mà có một người đoạt giải Nobel Kinh tế, mới nghe qua, ta thấy không thuyết phục. (Tất nhiên là mới nghe qua vì nếu xét về những đóng góp hay xem qua một số tác phẩm của ông như: Những nguyên tắc của kinh tế kế hoạch – Principles of economic planning, 1949; Lý thuyết tăng trưởng kinh tế – Theory of economic growth, 1955; Quy hoạch sự phát triển – Development planning, 1966; Phương thức phát triển – The Development process, 1970; Những nhân tố động lực của tăng trưởng kinh tế – Dynamic factors in economic growth, 1974 vv… thì sẽ thấy rằng Viện Hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển có lý).

Dù giải Nobel Kinh tế có thuyết phục hay không nhưng thơ ca của giải Nobel Văn học thì không một ai nghi ngờ. Đọc những lời trò chuyện của Brodsky ta sẽ càng hiểu thêm về điều này.


- Anh có một thói quen thật là hay - lẽ ra đi kết bạn với những "người đoạt giải Nobel" thì anh kết bạn với những kẻ mà sau đó trở thành "người đoạt giải Nobel".

- Quả là tôi vui khủng khiếp. Vui vì đó chính là Derek.

- Các anh làm quen với nhau ra sao?

- Năm 76 hay 77 gì đấy. Có nhà thơ Mỹ - Robert Lowell là chỗ thân quen với tôi. Một ngày đẹp trời, hai chúng tôi ngồi tranh luận về chuyện - ai đáng gì trong thơ ca viết bằng tiếng Anh. Robert Lowell đưa cho tôi xem tập thơ của Derek Walcott, đó là bài thơ dài "Star - Apple Kingdom", nghe như là "Vương quốc Quả Táo – Ngôi Sao", một cách dịch ngớ ngẩn. Tôi có ấn tượng mạnh với tác phẩm này. Mặt khác thì tôi vẫn nghĩ: bài thơ hay thật đấy nhưng ai mà chả có thơ hay.
Sau đó một thời gian R. Lowell chết, trong đám tang anh ấy tôi gặp D. Walcott lần đầu. Và, hoá ra là chúng tôi cùng chung một nhà xuất bản - Farrar, Straus & Giroux. Nếu bây giờ thêm D. Walcott nữa thì nhà xuất bản này in sách của 20 nhà văn đoạt giải Nobel. Thế rồi tôi lấy được tác phẩm của Walcott ở nhà xuất bản và hiểu ra rằng bài thơ dài nọ, như người ta vẫn hay nói, không phải là một thành công riêng biệt, không phải là ngoại lệ. Tôi đặc biệt thích tác phẩm "Another Life", (Cuộc đời khác).
Anh biết không, một nền văn học nào cũng vậy, đặc biệt là trong một giai đoạn nhất định, có những tác phẩm nền. Ở ta (Nga- ND) đó là "Trừng phạt" của Blok, sau đó là "Trung uý Smith" của Pasternak, hoặc còn những tác phẩm khác. Đó là tác phẩm tạo nên cho thơ ca một thời tiết mới. Cũng vậy "Cuộc đời khác" - một địa phận mới như vậy. Không hẳn về địa phận được mô tả trong tác phẩm mà cái khác - là tâm lý, là địa lý. Và phương pháp mô tả cũng rất đặc thù. Sau đó, năm 78 hay 79 gì đó cả Walcott và tôi đều là thành viên ban giám khảo của tạp chí "Văn học thế giới hôm nay", một tạp chí xuất bản ở Oklahoma (Mỹ – ND) và cứ hai năm một lần tổ chức trao giải thưởng, Eugnio Montale, Elizabeth Bishop và một số người khác được giải thưởng này. Ban giám khảo gồm 13 người và mỗi người đưa ra ứng cử viên của mình. Tôi đề cử Milosz còn Walcott đề cử Naipaul, gần như là đồng hương. Tiện thể, nghe nói ở Stockholm họ cũng sát điểm nhau. Walcott tranh thủ được thêm và họ cũng là những người bạn lớn.

- Giờ thì vùng Caribe còn lâu mới được giải Nobel, Naipaul dù còn trẻ hơn Walcott hai tuổi nhưng cũng đã tròn sáu chục.

- Nhưng đấy là trong ngoặc. Còn ở Oklahoma về đích - ở đó theo nguyên tắc Olympic - là Milosz và Naipaul, cuối cùng Milosz được. Tôi hiểu là Walcott nhường ứng cử viên của mình cho ứng cử viên của tôi và hỏi anh ta tại vì sao? Walcott trả lời rằng "tôi nhường không theo nguyên nhân có thể hình dung. Vấn đề không ở chỗ là Đông Âu, là chủ nghĩa Quốc xã, là tai họa vv... Những gì hiện tại đang xảy ra ở quần đảo chúng tôi không kém gì tai họa của người Ba Lan hay người Do Thái, đặc biệt là về phương diện đạo đức. Mà những tiêu chuẩn hoàn toàn khác: tôi thích rằng sau khi đọc - dù là thơ hay văn xuôi - tôi nghe thấy một sự ngân vang. Ngân vang của hình cầu, nếu tiện. Thế mà ở Naipaul tôi không cảm thấy điều này, còn ở Milosz thì có". Từ đó, từ cái dạo Oklahoma ấy hai chúng tôi trở nên những người bạn vô cùng thân thiết.

- Anh có dùng chính cái từ này? "Druk", dù sao cũng thân thiết hơn "Friend" chứ. (Druk: bạn - tiếng Nga; Friend: bạn - tiếng Anh. ND)

- Anh biết không, đó là một con người rất nồng nhiệt. Nghĩa là từ anh ấy có một luồng xạ khí. Hoàn toàn không phải như chuyện trong nhà thờ ở Kiev mà thực tế là có một con sóng ấm áp, vâng. Khi gần anh ấy tôi luôn cảm thấy điều này. Anh ta như người vừa sưởi ngoài nắng - ta nên nhớ là anh ấy người ở đâu.

- Tôi cũng có một lần cùng hội với Walcott và tôi nhớ rất rõ một điều xung quanh anh ấy luôn có tiếng cười.

- Quả là như vậy. Anh ấy có đầu óc hài hước rất kỳ lạ. Mà sống động khủng khiếp, lúc nào cũng có một cái gì đó mới trong đầu. Nói chung là chuyện anh ấy nằm, ốm, buồn chán, uể oải thì tôi không hề nhớ. Hai mươi năm nay đó là người bạn thân nhất của tôi trong số các nhà văn tiếng Anh. Chúng tôi cùng có mặt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, cùng ở trong nửa bán cầu này.

- Trong tất cả những bài viết về việc trao giải Nobel đều trích những lời của anh: " nhà thơ hay nhất viết bằng tiếng Anh"...

- Quả là tôi đã nói như vậy. Mà người ta buộc phải trích dẫn tôi là vì tôi viết về anh ấy rất nhiều. Chẳng phải vì điều này mà tôi tự hào... Mặc dù không, tôi tự hào mình là ai? Tôi tự hào, mà thậm chí, có thể khoe khoang điều này.

- Trong quyển "Ít hơn một" có bài về Walcott "The Sound of the Tide" (Tiếng sóng vỗ bờ), anh viết rằng Walcott - ngoài mọi trường phái. Đâu là ý nghĩa "nền" như anh thể hiện? Anh nói về những "địa phận mới" nào vậy?

- Trong bài này tôi nói phỏng theo Mandelshtam: "Đã một phần tư thế kỷ, kể từ ngày <... > tôi bơi vào thơ Nga". Walcott cũng bơi vào thơ Anh và bây giờ đã bơi đến. Anh ấy hay ở chỗ nào? Đó là phong cách cổ điển, không trái ngược với chủ nghĩa hiện đại mà hoà nhập với nó. Walcott làm thơ có vần điệu rất phong phú. Tôi nghĩ rằng, không ai gieo vần thơ bằng tiếng Anh hay hơn Walcott. Tiếp tục: thơ rất màu sắc, bởi vì màu sắc, thực tế là thông tin tâm hồn. Nếu nói về động vật thì đó là mimicry (bắt chước, mô phỏng) - điều này còn hơn là sự thích ứng, vâng? Sau tất cả những điều này là cả một câu chuyện dài - là một sự tiến hoá - còn nhiều hơn là lịch sử. Derek là nhà thơ thời Adam, có nghĩa là anh ấy đến từ thế giới nọ, nơi tất cả chưa được nghĩ ra, nơi tất cả chưa được đặt tên. Thế giới này có người ở chưa lâu lắm. Người phương Tây da trắng chưa khai hoá hết. Nơi này đa số dùng những khái niệm hãy còn chưa được nhận biết đầy đủ bằng kinh nghiệm và nhận thức.

- Có điều gì đó tương tự ta nhận ra trong hiện tượng tiểu thuyết Mỹ Latinh, nơi gần gũi với huyền thoại hơn là châu Âu hay bắc Mỹ đã được tinh luyện.

- Derek xét về chủng tộc là người da đen. Quả thực là trong máu anh ấy có trộn lẫn nhiều. Nhưng khi anh sinh ra là công dân của Liên hiệp Anh và là người da màu thì sẽ rơi vào tình trạng rất lạ lùng. Nếu môi trường hoạt động của anh là văn hoá thì sự lựa chọn sẽ rất hạn chế. Hoặc là đắm chìm trong hoài niệm về nguồn gốc không còn tồn tại vì chẳng còn chút truyền thống gì ngoài những lời truyền miệng. Hoặc là đi tìm nơi trú ẩn trong văn hoá của những người chủ. Trường hợp thứ nhất - dễ hơn, vì rằng ở đó chẳng có gì ngoài tình cảm.

- Và sau đó thì trở thành người số một. Tôi hồi trẻ đã tiếc rằng sao mình không là người của một dân tộc thiểu số phương bắc nào đấy: mới 30 tuổi đã có một tuyển tập tác phẩm.

- Trong mọi trường hợp, sự ủng hộ anh sẽ tìm ra cho mình và không cần suy nghĩ nhiều mà quan trọng là cần cảm nhận.

- Trong trường hợp thứ hai mà anh nói trên sự cạnh tranh, tất nhiên, hoàn toàn khác.

- Không đơn giản như vậy. Anh đang đi vào lịch sử văn hoá mà cần phải nắm vững và phải đấu tranh với nó. Thế giới này rộng lớn, có nhiều thứ đã được hình thành. Điều này có thể sẽ giẫm đạp lên. Đấy là chưa nói chuyện những đồng bào của anh vẫn thường xuyên trách móc rằng anh đã bán mình cho những người Bôn-sê-vích.

- Trong trường hợp này – cho những người Da trắng.

- Vâng, cho những người Da trắng. Cho nền văn hoá lớn. Nhưng tài năng mạnh mẽ như Walcott, cũng như Naipaul, họ không đến từ đâu cả và họ nắm vững không chỉ văn hóa Anh. Họ mong muốn tìm ra cho mình một chỗ đứng và một trật tự thế giới thay vì có được một chốn nương náu ở văn hóa Anh, xuyên qua nó và đi ra từ phía khác, trở thành những người xa lạ hơn trước khi vào.

- Họ không đo cao trình trong truyền thống mạnh mẽ mà chỉ tôi luyện và tăng cường sự đặc trưng của mình. Nghĩa là, trước đó sự đặc trưng này là thiên bẩm từ nguồn gốc xuất thân – sự ảnh hưởng của vùng Caribê, châu Phi, Ấn Độ – còn sau đó thì trở thành nhân cách thực sự. Nhưng nếu như Walcott và Naipaul viết bằng tiếng Anh thì trước hết có lợi cho người Da trắng chứ.

- Những người này đã khác. Và thế giới này đã khác. Nhờ có những người như Walcott, như Naipaul. Mà Derek nhận được nền giáo dục cổ điển Anh. Nền giáo dục cổ điển thuộc địa Anh.

- Tiện thể, cái đảo Saint Lucia này là một nơi rất kỳ lạ. Thu nhập tính theo đầu người chỉ bằng 1/10 của dân Mỹ mà người biết chữ là 90%, đấy là một tỉ lệ cao của thế giới.

- Derek học ở Đại học Đông Ấn, sau đó học tiếp ở Anh, nhiều con đường khác nhau. Nhưng lĩnh vực của anh ấy là thơ ca.

- Một công việc rất riêng tư. Nhưng mà Walcott còn là một nhà soạn kịch.

- Anh ấy viết kịch thơ bởi vì: a) say mê sân khấu và b) là để tạo việc làm cho nhiều người đồng hương tài năng của mình. Trong kịch anh ấy nhiều âm nhạc, rất sôi nổi còn say mê thì như kịch của Shakespeare.

- Tôi cứ ngỡ rằng Derek Walcott là người đại diện toàn quyền của nhóm Thất tinh thời nay. Trước hết là người phù hợp nhất với những dòng của anh viết: “Nếu phải sinh ra trong đế chế thì tốt nhất là được sống ở bên bờ biển nơi tỉnh lẻ xa xôi”. Này là Walcott, Naipaul – từ những hòn đảo ở vùng biển Caribê. Một năm trước đó giải Nobel Văn học được trao cho Nadine Gordimer từ Nam Phi. Cũng ở Nam Phi có Coetzee, người mà anh nhiều lần gọi là một trong những nhà văn viết bằng tiếng Anh hay nhất. Có Salman Rushdie. Còn ở Stockholm nghe nói đang xét trao giải cho Seamus Heaney. Tất cả đều là văn xuôi và thơ ca bằng tiếng Anh và tất cả đều không phải người Anh, không phải người Mỹ, tất cả đều người ngoài. Điều gì xảy ra vậy?

- Xảy ra cái điều mà Yeats đã từng nói: “Trung tâm đã không còn giữ nổi”. Và quả là trung tâm đã không còn giữ nổi.

- Đế chế tốt đẹp lên bởi những đống hoang tàn?

- Không chỉ những đống hoang tàn mà còn là những vùng biên cương xa xăm. Mà vùng biên cương xa xăm hay một điều, có thể, là nơi kết thúc Đế chế, nhưng là nơi bắt đầu của thế giới còn lại. Và ở nơi biên cương xa xăm của Đế chế, trên một hòn đảo nhỏ trong biển Caribê có một người bắt đầu đọc Shakespeare và những người còn lại. Người ấy không nhìn thấy những người lính lê dương nhưng nhìn thấy sóng biển và những cây cọ, những cây dừa bên bờ biển như những cái mũ sắt của những người lính đổ bộ đã chết năm nào.

- Walcott viết rằng: “Biển là lịch sử của chúng tôi”. Và ở một chỗ khác: “Dân tộc tôi sinh ra trên biển, không tên gọi, chẳng có những chân trời". Còn anh, ở vùng tây-bắc của một Đế chế khác cũng có biển, cũng có ý nghĩa đầu tiên, nếu xét theo những câu thơ này:
Tôi sinh ra và lớn lên trong những đầm lầy Baltic
bên những con sóng bạc đầu ùa lên bờ cát từng đôi
giọng nói héo hon và tất cả những vần điệu từ đây
cuộn vào nhau, tựa như mái tóc xoăn đẫm ướt…
Nếu vùng biên cương xa xăm của Đế chế mà trung tâm “đã không còn giữ nổi”, Đế chế đang tan rã như Đế của ta, hay đã tan rã như Đế chế Anh, nếu tất cả đều tốt đẹp đến vậy thì liệu có nên chờ đợi điều bất ngờ từ những vùng biên cương xa xăm của nước Nga?

- Nên hy vọng một điều gì tương tự sẽ đến. Mặc dù những vùng biên cương xa xăm của ta không tách biệt với nhau về địa lý, mà là một lục địa toàn vẹn. Bởi thế không có cảm giác tách biệt hẳn với trung tâm. Mà theo tôi, cảm giác này này rất quan trọng. Những người nói tiếng Anh cám ơn địa lý vì có những hòn đảo này. Tuy nhiên, trường hợp với nước Nga để có những điều tương tự không ngoại trừ điều này.

- Tôi nghĩ rằng sự trẻ trung của nền văn hóa mà con người ở vùng biên cương của Đế chế mang trong mình cùng với truyền thống gắn liền với sự can đảm, nếu không nói là táo bạo. Ví dụ như Walcott cả gan viết cả thiên sử thi: 325 trang “Omeros” – cải biên “Iliat” và “Odyssey” theo kiểu Caribê. Sử thi trong thời đại của ta không còn phù hợp chăng?

- Không biết được. Đối với nhà văn – không hợp. Đối với bạn đọc – cũng không hợp.

- Tại sao sử thi hiện đại không tồn tại, hoặc hầu như không có?

- Là bởi vì ruột của ai cũng nhỏ cả. Là bởi vì ta vẫn thích những hình thức ngắn gọn hơn: tất cả đều tự nhiên thôi. Thời gian có ít, cả nhà văn lẫn bạn đọc. Và tất nhiên trong sử thi có chỗ lếu láo. Nhưng mà “Omeros” là tác phẩm thơ hay, đôi chỗ rất lạ kỳ. Nhưng “Cuộc đời khác” mới đúng là sử thi của Walcott.

- Và một câu hỏi truyền thống: Walcott có biết nhiều về văn học Nga không?

- Anh ấy biết nhiều qua những bản dịch sang tiếng Anh tác phẩm của Pasternak và Mandelstam và chịu sự ảnh hưởng của họ. Theo tôi biết được thì Walcott ở giữa hai nhà thơ kia. Walcott là nhà thơ dùng thủ pháp, chi tiết và điều này gần với Pasternak. Còn ở mặt khác – giọng teno tuyệt vọng của Mandelstam… Tôi nhớ lần ở Oklahoma, hai chúng tôi ngồi trò chuyện. Mỗi thành viên ban giám khảo mỗi ngày được phát một chai Whisky “Ballantyne” mà Derek khi đó đã bỏ rượu nên anh ấy trao cho tôi, còn tôi làm vui anh ấy bằng cách dịch theo trí nhớ thơ của Mandelstam. Tôi nhớ câu thơ: “Và trên sông Nê-va màu vàng chanh, sau tiếng xạc xào của tờ một trăm đồng rúp/ Cô gái Digan trước mặt tôi đã không còn nhảy múa nữa bao giờ” đã gây cho Derek một ấn tượng rất mạnh. Anh ấy đánh mất mình vì khoái chí. Sau đó làm thơ về sự ân huệ của tôi sử dụng xảo thuật gây ấn tượng của những dòng thơ này. Anh ấy còn giúp tôi dịch thơ của mình.

- Tôi nghĩ rằng Walcott trong thơ của Mandelstam và trong thơ anh mang một nét cổ điển. Không ngẫu nhiên mà anh ấy thích so sánh quần đảo của mình với quần đảo của người Hy Lạp.

- Quả là đúng như vậy, khuynh hướng này ở anh ấy rất mạnh mẽ, suy nghĩ về quần đảo của mình ở Đông Ấn như về Hy Lạp. Derek lật từng trang sách như ngọn sóng - giật lùi.
<1992>



 
 
TÌNH YÊU SAU MỘT TÌNH YÊU

Rồi sẽ đến một ngày
Khi nhìn vào gương
Với chính mình, em cười mỉm.
Rồi sẽ đến một ngày
Con tim em hồi hộp
Khi nghe tiếng bàn chân em bước
Bên ngưỡng cửa nhà em.

Thì em hãy mời vào nhà chính bản thân mình
Thết rượu vang, bánh mì và trả lại con tim
Và hãy nhận về cho mình – một người quen xa lạ
Người ấy với em chung thủy
Yêu em suốt cả cuộc đời
Người ấy vì em mà mệt mỏi rã rời.

Em hãy cất khỏi chiếc bàn chân dung của những kẻ xa vời
Những bức thư tình, những bài thơ tuyệt vọng…
Rồi ngồi xuống bên bàn. Mở tiệc mừng long trọng
Mừng cho bản thân mình. Mừng cho cuộc đời em.


KHÔNG CẦN GÌ NGOÀI LÒNG CHÂN THẬT

Tôi sống gần bên bờ biển
Một mình. Không vợ, không con
Và bằng rất nhiều con đường
Để đi và đến.
Ngôi nhà thấp bên biển
Cửa sổ bao giờ cũng mở toang
Về phía biển thân quen.
Không ai có thể chọn cho mình công việc
Ta chỉ là thành qủa của những việc ta làm.
Năm tháng đi qua, ta quên điều lo sợ
Nhưng còn lại khát khao được vượt qua
Tình yêu – như tảng đá
Rơi vào đáy biển bao la
Bây giờ tôi không còn đòi hỏi gì ở thơ ca
Ngoài lòng chân thật
Không sự vinh quang, không thương xót
Nếu vợ lặng im thì có thể cùng ngồi bên bờ biển với nhau
Vách đá vẫn còn giữa những con sóng bạc đầu
Sóng sẽ mang lên bờ rác rưởi của những gì hèn kém
Và tôi phải quên đi thói quen cảm nhận
Quên đi tài năng của mình
Nhưng điều này còn khó khăn hơn
Là nhận về cho mình cuộc sống.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 11:58:16

 
Seamus Justin Heaney (1939-) - nhà thơ Ireland đoạt giải Nobel Văn học 1995. Sinh ngày 13-4-1939 tại một làng quê Bắc Ireland, mười hai tuổi nhận được học bổng và đến học tại trường cao đẳng St. Columb, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hoàng gia Belfast năm 1961. Từ năm 1975 – 1980 ông dạy học tại Carysfort College (Dublin). Năm 1982 dạy Đại học Harvard, năm 1984 được phong hàm giáo sư và từ 1989-1994 dạy ở Đại học Oxford. Những vần thơ đầu tiên ông viết khi còn là giáo viên ở Belfast, tập thơ đầu tay Cái chết của nhà tự nhiên học ra đời năm 1966. Các tập thơ Cánh cửa mở vào bóng đêm (1969), Hết mùa đông (1972) tiếp tục những mô-típ quen thuộc: cái chết và đất đai. Đất đai là biểu tượng của số phận, là nguồn gốc của tất cả, là sự kết hợp giữa tàn phá và dựng xây, của sự yên nghỉ muôn đời và sự hồi sinh lại. Các tiểu luận của ông Quyền lực của ngôn từ và Thơ ca đứng lên bày tỏ những suy nghĩ về trách nhiệm công dân đối với số phận của đất nước bị chia cắt và tàn phá. Bản dịch thiên sử thi thời trung cổ Boewulf của ông ra tiếng Anh hiện đại được xếp là cuốn sách best-seller năm 2000 ở Anh và Mỹ.
Seamus Heaney là thành viên của Viện Hàn lâm Văn học và Nghệ thuật Ireland; thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn học và Nghệ thuật Mỹ, được nhận nhiều bằng danh dự của các trường đại học. Năm 1996, Seamus Heaney là người thứ tư của đảo quốc nhỏ bé Ireland được trao giải Nobel Văn học, vì ông đã sáng tạo ra 9 tập thơ mang vẻ đẹp trữ tình và chiều sâu thẩm mỹ, tôn vinh những phép lạ của đời thường và của quá khứ sống động. Đối với Seamus Heaney, nhiệm vụ của nhà thơ là bảo vệ cái đẹp đặc biệt là khi các chế độ độc tài tiêu diệt nó.Ngoài ra, ông còn nhận được giải thưởng nghệ thuật và văn chương do Bộ Văn hóa Pháp trao tặng. S. Heaney được coi là nhà thơ số một trên đảo quốc Ireland nhiều tài năng văn học.

Tác phẩm:
*Cái chết của nhà tự nhiên học (Death of a naturalist, 1966), thơ
*Cánh cửa mở vào bóng đêm (Door into the dark, 1969), thơ
*Hết đông (Wintering out, 1972), thơ
*Miền Bắc (North, 1975), thơ
*Công việc đồng áng (Field work, 1979), thơ
*Những mối bận tâm (Preoccupations, 1980), tập tiểu luận của thời kì 1968-1978.
*Lạc đường (Sweeney astray, 1984), thơ
*Đồn đảo (Station Island, 1984), thơ
*Ngọn đèn sơn tra (The haw lantern, 1987), thơ
*Quyền lực của ngôn từ (The government of the tongue, 1988), tiểu luận
*Thấy sự vật (Seeing things, 1991), thơ
*Việc chữa bệnh ở Troy (The cure at Troy, 1991), kịch
*Tiểu luận về thơ ca đương đại Bắc Ireland (Essays on the contemporary poetry of Northern Ireland, 1992), nghiên cứu phê bình.
*Tập tiểu luận phê bình (A collection of critical essays, 1993), tiểu luận
*Điều chỉnh lại thơ ca (The redress of poetry, 1995), tiểu luận
*Cấp độ của tâm hồn (The spirit level, 1996), thơ
*Ánh điện (Electric light, 2001), thơ


 
ANTAEUS(1)

Tôi thức dậy buổi bình minh
Như bông hoa hồng – tươi và sáng
Thì mối đe doạ của ngoại bang
Trong cuộc chiến này tôi sẽ thắng.

Những sức mạnh của đất đai
Những dòng nước ngầm sôi nổi
Tôi sẽ mang theo trong người
Khi tôi lăn vào trong đất bụi.

Nơi phát sinh của tôi – là bóng tối
Là đá ngầm, là gốc rễ của cây
Là cơn lốc ngầm và sự vần xoay
Là hang động, đất đai và nước nổi.

Cứ xuất hiện thêm một anh hùng mới
Hecrales trên đường đến khu vườn.
Nhưng để giết được tôi trong cuộc chiến tranh
Thì đánh nhau là điều không tránh khỏi.

Và giờ đây tôi nằm trong đất bụi
Nhưng sức mạnh mới tràn đầy
Dù nó biết rằng cần xua tôi đi khỏi
Mặt đất quê hương rất mạnh mẽ này.
____________

(1)Antaeus (Antaios) – theo thần thoại Hy Lạp là một trong số thần khổng lồ, là con trai của Poseidon và nữ thần Gaea Libia. Là thần không thể đánh bại một khi còn chạm vào mẹ mình là thần đất Gaea thì luôn lấy lại được sức mạnh. Hecrales trên đường đến khu vườn để lấy cắp quả táo của các nàng Hesperides đã giết được Antaeus bằng cách nhấc bổng thần lên cao rồi bóp chết (kì công thứ 11).

THEN CỬA BUÔNG

Then cửa buông – một tia nắng mỏng
Cắt vào sân chẳng nhìn ra.
Hành lang màu vàng chúng đi qua
Rồi lặng lẽ mất hút vào đêm vắng.

Ngày e ấp chiếu sáng lên
Khung cửa, bậc thềm và đá
Khi quay trở về, đêm lặng lẽ
Chùi lên sân đã thấy rõ rành.



GIÃ BIỆT

Cô em mặc váy kẻ ô
Và chiếc áo choàng đơn giản
Từ ngày cô bỏ nhà đi
Ngôi nhà tiêu điều, hoang vắng.

Khi em có mặt
Thời gian thả neo
Trên nụ cười, nhưng em đi mất
Nhổ neo, choáng váng tình yêu.

Tháng ngày vội vàng, gấp rút
Đi qua hết gần cuốn lịch
Dồn vào lặng lẽ âm thanh
Của giọng nói em dịu dàng.

Thiếu em, tan tác bến bờ anh
Em đi rồi, anh một mình trên biển
Đến một ngày em chưa bỏ lệnh
Thì anh vẫn còn nổi loạn, cuồng điên.


YÊU DẤU ARAN(1)

những con sóng muôn đời, sạch sẽ, trắng trong, kính vỡ
đi vào vách đá, làm cho mắt lóa, sững sờ
những con sóng đến từ hai châu Mỹ.

chinh phục Aran. Hay là Aran vội vã
giang rộng vòng tay của đá bên con nước thủy triều
có phải chết con nước ròng và nhẹ nhàng tan vỡ?

biển vạch ranh giới với đất liền, hay đất với biển?
biển xâm phạm đất liền để hòa quyện vào nhau
theo cách của mình, ý nghĩa từng con sóng.
__________

(1)Aran – một hòn đảo ở bờ tây của Ai-len


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 12:04:11

 
Wislawa Szymborska (1923-) - nữ nhà thơ Ba Lan đoạt gải Nobel Văn học năm 1996. Sinh ngày 2-7-1923 tại Bnin (nay là Kurnik, gần Poznan). Năm 1929 gia đình chuyển đến Krakow. Học xong bậc tiểu học năm 1935 và học xong trung học ở trường bí mật năm 1941, khi Ba Lan còn bị Đức chiếm đóng. Một thời gian ngắn W. Szymborska làm công nhân đường sắt. Từ năm 1945-1947 học văn học Ba Lan và xã hội học tại Đại học Jagiellonian; năm 1945 khởi đầu sự nghiệp sáng tác vào với bài thơ đăng báo Tôi tìm lời, năm 1952 in tập thơ đầu tiên Vì lẽ này chúng ta đang sống và được kết nạp vào Hội Nhà văn Ba Lan. Phong cách thơ W. Szymborska thời kì này mang tính hiện thực truyền thống, viết về chiến tranh, quân đội, Tổ quốc. Trong những năm 1953-1981, bà là biên tập viên thơ và là người viết xã luận trên tuần báo Đời sống văn học, các tiểu luận của bà về sau được tập hợp xuất bản dưới dạng sách tái bản nhiều lần. Từ 1952-1996, bà đã xuất bản 16 tập thơ. Ngoài ra, bà còn dịch thơ Pháp, Nga ra tiếng Ba Lan.W. Szymborska đã được nhiều giải thưởng văn học cao quý. Năm 1954 bà được tặng giải thưởng của thành phố Krakow; năm 1963 đoạt giải Văn học của Bộ trưởng Văn hóa Nghệ thuật Ba Lan; giải thưởng Goethe của Đức (1991) và giải thưởng Herder của áo (1995). Bà được trao bằng Tiến sĩ Văn chương Đại học Poznan (1995) và giải thưởng Hội Văn bút Ba Lan (1996). Năm 1996 W. Szymborska được trao giải Nobel cho “những tác phẩm thơ tái hiện chân thực một thế giới trong đó cái thiện và cái ác đan xen, giành giật nhau chỗ đứng cả lẫn trong tư duy và hành động của con người, thể hiện tấm lòng một công dân, một nghệ sĩ có nhân cách lớn và đầy trách nhiệm trước những thực trạng các giá trị tinh thần bị đảo lộn, trước nguy cơ suy đồi đạo đức trong cuộc sống hiện đại”. Thơ của Wislawa Szymborska được dịch ra gần 40 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.

Tác phẩm:
* Vĩ lẽ này chúng ta đang sống (Dlatego zyjemy, 1952), thơ
*Những câu hỏi cho mình (Pytania zadawane sobie, 1954), thơ
*Lời kêu gọi đối với người tuyết (Wolanie do yeti, 1957), thơ
* Muối (Sols, 1962), thơ
*Sili (1965), thơ
*Tuyển thơ (Poezje wybrane, 1967), thơ
*Một trăm trò hề (Sto pociech, 1967), thơ
* Thơ (Poezje, 1970), thơ
*Trường hợp bất kì (Wszelki wypadek, 1972), thơ
* Tarsius và những bài thơ khác (Tarsjusz i inne wiersze, 1976), thơ
*Số lớn (Wielka liczba, 1976), thơ
*Những người trên cầu (Ludzie na moscie, 1985), thơ
*Buổi chiều của tác giả (Wieczúr autorski, 1992), thơ
*Kết thúc và mở đầu (Koniec i poczatek, 1993), thơ


 
NHÀ GA

Sự không có mặt của em đến thành phố N
Đã theo đúng thời gian biểu.

Em đã báo trước với anh
Bằng bức điện mà rồi em không gửi.

Và anh đã không kịp tới
Theo thời gian hẹn hò.

Con tàu đi vào đường thứ ba
Có rất nhiều người ra đón.

Trong đám đông, em hướng về phía cổng
Không có người đưa đón của mình.

Một vài người phụ nữ vội vàng
Nhìn theo em
Bước đi vội vã.

Có ai đấy chạy đến bên một người phụ nữ
Người này em không quen
Nhưng người phụ nữ nhận ra người đàn ông
Chỉ trong khoảnh khắc.

Họ hôn nhau thắm thiết
Không bằng nụ hôn của chúng mình
Và chiếc va li bị lấy cắp
Không phải là chiếc va li của em.

Nhà ga thành phố N
Đã trả thi rất giỏi
Về sự tồn tại khách quan.

Cái chung vẫn còn nguyên vẹn
Cái riêng đã hoàn thành
Theo như số trời định sẵn.

Và ngay cả lần hò hẹn
Cũng đã định trước rồi.

Nhưng, than ôi
Sau khi chúng mình có mặt.

Và thiên đường đã mất
Giống như chân lý cuộc đời.

ở đâu, chứ không phải ở đây
ở đâu, chứ không phải ở đây
Vang lên những lời thánh thót.


TRƯỜNG HỢP BẤT KỲ

Đã xảy ra điều có thể
Đã xảy ra điều phải xảy ra.
Sớm hơn. Muộn màng hơn thế.
Gần hơn. Xa hơn.
Đã xảy ra – nhưng không phải với anh.

Còn nguyên vẹn, bởi anh người đầu tiên.
Còn nguyên vẹn, bởi anh người sau cuối.
Bởi do mọi người. Bởi anh tự mình
Bởi vì bên phải. Bởi vì bên trái
Bởi vì bóng rơi. Bởi vì mưa xối
Và bởi vì nắng đẹp, trời xanh.

Thật may mắn, ở đó là rừng
Thật may mắn, không một thân cây gỗ
Thật may mắn, khe núi, đường ray, sự cách trở
Milimét, phút giây và chỗ quay vòng
Thật may mắn, cọng rơm bơi trên nước.

Nhưng kết cục, thật khó mà nói được
Tuy thế, dù sao, giá mà tay, chân
Kẽ tóc chân tơ, theo mỗi bước chân
Tránh khỏi trùng phùng cơ hội.

Bởi thế, anh tồn tại?
Mang ơn mỗi phút giây
Lưới có một mắt. Còn anh ở trong mắt ấy
Em không lặng im và chẳng ngạc nhiên lắm vậy
Xin anh hãy nghe em
Để vì em
Con tim anh rộn ràng hãy đập.



 
BỐN GIỜ SÁNG

Thời khắc từ đêm sang ngày
Thời khắc trở mình trằn trọc
Thời khắc của tuổi ba mươi.

Thời khắc, khi đất đai chối bỏ con người
Thời khắc bật lên trong giờ gà gáy
Thời khắc, khi ngôi sao tắt ngấm giữa trời
Thời khắc, thế sau ta có những gì còn lại?

Thời khắc lặng im
Thời khắc trống vắng
Tận cùng đáy của ngày đêm.

Lúc bốn giờ sáng chẳng có ai bình yên
Nếu bầy kiến lúc bốn giờ thanh thản
Ta mừng cho kiến. Và năm giờ sẽ đến
Nếu như ta sống tiếp cuộc đời mình.



 
TÌNH YÊU TỪ CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN

Cả hai người vẫn tin rằng
tình cảm của họ bất ngờ, đột ngột
lòng tin này rất đẹp
nhưng sự hoài nghi còn tuyệt vời hơn.

Họ cho rằng, nếu trước đó chưa từng quen
thì đã không có gì xảy ra với họ.
Thế sẽ nói gì những bậc thang, những hành lang, đường phố
những nơi mà họ gặp nhau không chỉ một lần?

Tôi muốn hỏi họ xem
liệu họ còn có nhớ
có thể, trong những vòng xoay cánh cửa
họ từng đối mặt ra sao?
Những lời “xin lỗi” khi va vào người nhau
giọng “anh nhầm rồi” trong ống nghe điện thoại
nhưng tôi biết câu trả lời như vậy.
Không, họ chẳng nhớ gì.

Mà họ sẽ ngạc nhiên nhiều hơn kia
khi biết rằng đã từ lâu lắm
với họ đang đùa giỡn
một trường hợp ngẫu nhiên.

Trường hợp này còn chưa sẵn sàng
trở thành số phận
xích họ lại gần, làm cho xa vắng
chạy qua đường, né sang bên
và tiếng cười khúc khích kìm nén.

Đã từng có những dấu hiệu
không quan trọng là đã chẳng hiểu ra
có thể từ ba năm trước kia
hay là, thứ ba tuần trước
khi từ vai này sang vai khác
một chiếc lá vương?
Một thứ gì người này làm rơi người khác nhặt lên
ai biết được, có thể là trái bóng
trong bụi cây từ thuở thiếu niên.

Đã có những chiếc chuông con và những tay cầm
mà ở đó rất lâu trước lần gặp gỡ
những dấu tay đã từng chồng lên.
Hai chiếc va li trong kho để kề bên.
Có thể, trong đêm có một giấc mơ giống hệt
khi thức giấc thì đã vội vàng quên.

Bởi vì mỗi sự mở đầu
chỉ là một hồi kế tiếp
và cuốn sách
của cuộc đời luôn mở giữa chừng trang.


AI ĐÓ YÊU THƠ

Ai đó
có nghĩa: không mỗi người.
Không phải nhiều, mà là thiểu số.
Ngoại trừ những em trò nhỏ
và các nhà thi sĩ
trong nghìn người, may ra chỉ có hai.

Yêu
như người đời yêu khoai tây với nấm
những lời khen, những sắc thái của hoàng hôn
với chiếc khăn nhỏ của mình
đứng trên chỗ của mình
trước khi đi ngủ dẫn ra đường con chó lớn.

Thơ
thơ ca là gì thế?
Bao nhiêu câu trả lời
tôi từng nghe được về điều này.
Cũng may: chúng đều lời nhẹ
bởi nếu không, sao tôi viết những dòng này.


BA LỜI KỲ LẠ

Tôi nhắc lại rằng thời gian không ở
Thì lời đầu tiên đã kịp đi qua.

Tôi thì thầm trời yên, lặng gió
Thì trở nên không lặng yên cho.

Tôi cẩn thận nói lời không cái gì
Thì có một cái gì bao la hiện rõ…



cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 12:12:30

 
Nelly Sachs (1891-1970) - nữ nhà thơ Đức đoạt giải Nobel Văn học 1966, sinh ngày 10-12-1891 trong một gia đình Do Thái giàu có ở Berlin. Từ nhỏ đã yêu thích âm nhạc, văn chương, làm thơ đăng trên một số báo và in một cuốn sách bao gồm những giai thoại và truyền thuyết. Năm lên 15 tuổi Nelly Sachs đọc tiểu thuyết Gostar Berlings Saga của nữ nhà văn Thụy Điển Selma Lagerlof (1858 - 1940), cuốn sách đã để lại trong lòng Nelly Sachs một ấn tượng vô cùng sâu sắc và cô đã viết thư cho Selma Lagerlof. Kể từ đó hai người tiếp tục thư từ cho đến khi Selma Lagerlof mất.

Năm lên 18 tuổi Nelly Sachs bắt đầu làm thơ về thiên nhiên và dựa trên những câu chuyện cổ tích, một số bài thơ được đăng trên các báo. Sau khi bố mất và Hitler lên nắm quyền ở Đức, Nelly Sachs cùng mẹ sống một cuộc sống thu mình, không tiếp xúc với xã hội bên ngoài.

Năm 1940, nước Đức đánh chiếm Châu Âu và khủng bố người Do Thái, Nelly Sachs trốn sang Thụy Điển và ở đây tiếp tục sáng tác và dịch thuật. Tập thơ đầu tiên sau chiến tranh của bà Trong ngôi nhà của tử thần xuất bản tại Đông Đức năm 1947. Thơ Nelly Sachs mang tư tưởng nhân đạo, thường nói về nỗi thống khổ và niềm hi vọng của dân tộc Do Thái, chịu ảnh hưởng bởi thơ ca truyền thống Do Thái và chủ nghĩa thần bí cổ đại Đức. Từ sau chiến tranh bà còn viết một số vở kịch, nhưng tác phẩm khiến bà nổi tiếng nhất là Trốn chạy và biến đổi (1959). Sau tập thơ này bà được trao giải thưởng Anetta von Droste Hulsoff và chính quyền Dortmund đã lập ra một giải thưởng văn học hàng năm mang tên Nelly Sachs và cấp cho bà một chế độ trợ cấp trọn đời.

Nelly Sachs được tặng nhiều giải thưởng, trong đó giải Nobel Văn học bà nhận cùng với nhà văn Do Thái khác là Shmuel Agnon. Nelly Sachs mất tại Stockholm ngày 12-05-1970.

Tác phẩm:
- Trong ngôi nhà của tử thần (In den Wohnungen des Todes, 1946), thơ.
- Che mờ các ngôi sao (Stern ver dunkelung, 1949), thơ.
- Không ai biết được sẽ ra sao (Und niemand weiss weiter, 1957), thơ.
- Trốn chạy và biến đổi (Fluch und Verwandlung, 1959), thơ.
- Bí kịch về những đau khổ của Israel (Ein Mysterienspiel vom Leiden Israels, 1951), kịch.
- Những dấu hiệu trên cát (Zeichen im Sand, 1962), tập kịch.


 
CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỜI

Các dân tộc trên đời
hãy bằng sức mạnh những vì sao xa xôi
quấn vào như búp sợi
hãy đan, rồi tháo, rồi đan lại
cho trộn lẫn những lời
như cái tổ ong
châm chích cho thoả lòng
và để cho ong cắn lại.

Các dân tộc trên đời
chớ hủy hoại những lời hoàn vũ
chớ chia cắt bằng dao lòng thù hận khắp nơi
tiếng động sinh ra cùng hơi thở!

Các dân tộc trên đời
có ai không hiểu ngầm cái chết
khi nói “cuộc đời”
có ai không hiểu rằng máu thịt
khi nói “vành nôi”!

Các dân tộc trên đời
những lời nói nơi ngọn nguồn bỏ lại
bởi chúng sẽ quay về với
những chân trời
bằng mặt trái của mình
sự sơ suất che đêm lại
để những vì sao sẽ hồi sinh.


NHỮNG NGƯỜI GIÀ

Ở đây
Trong kho chứa của những ngôi sao này
Trời đêm che lên từng mảng
Họ đứng và đợi Chúa Trời.
Những móc sắt han gỉ cùm miệng họ
Lưỡi lặng câm. Chỉ những đôi mắt nói lời
Trong những đôi mắt – là những cái giếng xác chết chất đầy
Ô, những người già mang những đứa trẻ bị thiêu trong mắt
Như tài sản duy nhất của họ trên đời…

Những người già đứng đấy
Đêm cắt vào giấc ngủ
Vào bầu trời đêm họ dõi mắt nhìn
Họ đợi Chúa Trời với vì sao cháy lên.

Những bàn tay giơ vào trời xanh
Những đôi môi cháy sém
Những đôi môi câm nín
Trong tiếng kêu lạc lối những hành tinh.

Chỉ những đôi mắt không ngủ bao giờ
Bầy quạ đen trên đám mồi bay liệng
Chìm trong nước mắt và luôn tái hiện
Quạ canh chừng những đứa trẻ cháy thành tro.

Ô, những người già mang những nấm mồ:
Kí ức đắng cay của những ngày khiếp đảm!
Họ vẫn đợi, kiên gan, dù Chúa Trời im lặng
Không vội vàng từ xứ sở những vì sao…




 
*Năm 1966 Nell Sach được trao giải Nobel Văn học cùng với Agnon. Trong lời đáp ở buổi tiệc chiêu đãi Nelly Sachs nói rằng: “Agnon đại diện cho nhà nước Israel, còn tôi đại diện cho thảm kịch của dân tộc Do Thái”.

Ngày 10-5-1933 ở Berlin, Đức quốc xã đem đốt hàng loạt sách “độc hại” do những tác giả người Do Thái viết ra. Trong số này có sách của H. Heine, S. Freud. S. Zweig, A. Einstein… Nhưng từ giữa thế kỉ 19, nhà thơ vĩ đại Heinrich Heine đã viết những lời tiên tri: “Nơi mà người ta đem đốt sách, rồi họ sẽ đốt người!”

Trong suốt những năm chiến tranh thế giới thứ hai Đức quốc xã thi hành chính sách giết hết người Do Thái. Bất kể đàn ông, phụ nữ, người già, trẻ con… Sáu triệu người Do Thái bị giết ở Đức và các nước châu Âu bị Đức chiếm đóng. Đây là trang bi thảm nhất trong toàn bộ lịch sử dân tộc Do Thái.

Trong những năm kinh hoàng này Nelly Sachs cùng với mẹ đã kịp rời nước Đức trên chuyến tàu cuối cùng sang Thụy Điển. Đến Thụy Điển những năm đầu bà làm đầu bếp, sau đó là dịch thuật và tiếp tục sáng tác. Bà viết trong hồi kí của mình: “Tôi viết để mà tồn tại. Tôi cháy lên trong lửa với những ai ở đấy… Nhưng tôi phải sống để cho những người khác biết về tất cả…” Khi nghe tin về cái chết của người yêu, những người bà con, bạn bè thì phong cách thơ của bà thay đổi hẳn. Những lò thiêu, nhà hỏa táng và những nỗi cực hình luôn có mặt trong thơ bà…

Thơ của Nelly Sachs độc đáo ở hình thức lạ. Dường như toàn bộ thơ bà tạo thành một khúc tưởng niệm. Dưới những vẻ khác nhau chúng hợp thành một bài thơ lớn. “Những khúc Khải huyền tôn giáo này – nhà thơ, nhà phê bình Anh, Stephen Spender (1909-1995) viết – là sự thể hiện tính cách Do Thái, vô cùng mạnh mẽ, cuộc đời sánh ngang với cái chết và ngược lại…” Thơ của Nelly Sachs, có lẽ, là câu trả lời cho câu nói nổi tiếng của nhà triết học, nhà phê bình Đức, Theodor Adorno (1903-1969): “Sau Oswiecim(1) không nên làm thơ nữa”. Nghĩa là thơ ca, bằng cách nào đấy, phải viết khác đi… Quả vậy, thơ của Nelly Sachs không dễ đọc (dịch sang tiếng Việt lại càng khó khăn hơn). Đấy là sự khó nhọc của tâm hồn nhưng nếu xuyên qua được bức tường thì sẽ hiểu hơn về con người nói chung, hiểu về bản thân mình nhiều hơn, hiểu hơn về sự tồn tại cao cấp và đầy bi kịch của con người.

“Những người già” là một bài thơ không có vần bắt đầu bằng tiếng kêu “ở đây”. Những người già đứng ở đây. Họ không làm gì cả, họ chỉ đứng và đợi Chúa Trời. Chúa Trời ở đây không giống với Chúa Trời trong Kinh Thánh – là vị cứu tinh đối với con người trong những tình huống tuyệt vọng, còn ở đây, những người ở “trong kho chứa của vì sao” thì Ngài không thể cứu được họ. Những người già cũng không giống với Job đã gọi Chúa Trời, kêu với Ngài về những đau khổ của mình. Những người già chỉ biết đứng chờ trong tuyệt vọng. Họ đã mất không chỉ hy vọng mà cả lời nói “những cùm sắt han gỉ cùm miệng họ”. Những cùm sắt này hiểu theo truyền thống tôn giáo cho ta liên tưởng với cái mũ gai người ta đã đội lên đầu Chúa Jêsus trước khi đem Chúa đi đóng đinh (Tân Ước_Ma-thi-ơ 27:28). “Lưỡi lặng câm. Chỉ những đôi mắt nói lời…” Chỉ đôi mắt – cửa sổ tâm hồn – có thể biểu hiện được nỗi đau, nỗi tuyệt vọng tràn ngập trong lòng họ. Nelly Sachs mô tả: “những đôi mắt – là những cái giếng xác chết chất đầy”. Giếng là nơi con người lấy nước, giếng cần cho sự sống của con người. Nhưng giếng xác chết chất đầy thì không thể còn sử dụng được nữa. Giếng cũng bị tước mất chức năng của mình là cung cấp nước cho người…

Những người già được nói đến trong bài thơ này không hẳn là những người già cả mà chỉ đơn giản họ là những người sống sót qua những năm tháng khủng khiếp kia và bây giờ họ trở thành những người già. Họ bị mất tất cả: tài sản, gia đình, cả tiếng nói và cả niềm hy vọng. Họ đã chịu đựng quá nhiều đau khổ nên đã không còn cảm nhận được nỗi đau, nước mắt đã không còn trong những đôi mắt của họ. Chỉ còn lại một thứ duy nhất trong đó – “những đứa trẻ bị đốt thành tro”. ở đây qui luật tự nhiên bị phá vỡ – những đứa trẻ đáng lẽ phải sống tiếp sau bố mẹ mình nhưng vì chúng bị thiêu trong lò gas nên chỉ còn lại những người già… Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh Đức Chúa Trời, mặc dù Chúa đã không can thiệp, không giúp được gì cho họ nhưng họ vẫn đợi, vẫn kiên gan và vẫn tin rằng Ngài đang ở đâu đó. Hình tượng Chúa ở đây nói lên nhiều điều. Một mặt, cho thấy tình trạng tuyệt vọng đến tận cùng. Người ta đợi mà không còn mong một điều gì - đây là tình trạng mong manh giữa sự sống và cái chết. Mặt khác, sự tuyệt vọng được gắn liền với hình tượng Chúa – là Đấng Tối Cao mà con người vẫn đặt vào tất cả hy vọng (không quan trọng là sự tồn tại hay sự có mặt của Ngài). Và trái ngược với những điều được nói đến trong bài thơ, thức dậy ở người đọc một tình cảm, một ý nghĩ rằng, dù sao vẫn tồn tại Đức Chúa Trời, chỉ đơn giản là lúc đó Ngài không có mặt. Tồn tại – bởi vì người ta vẫn gọi tên Ngài, còn không có mặt – là bởi vì người ta vẫn đợi.
_____________
(1)Oswiecim (tiếng Ba Lan); Auschwitz (tiếng Đức) – thành phố ở miền nam Ba Lan. Trong những năm 1940-1945 là trại giam của phát xít Đức. Hơn 4 triệu người bị giết chết trong trại giam này.

 
 

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 12:20:14

 
Giorgos Seferis (1900-1971) tên thật là Giorgos Stilianu Seferiadis - nhà thơ, nhà ngoại giao Hy Lạp, giải Nobel Văn học năm 1963. Sinh ngày 19-2-1900 tại Smyrna (nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Lên 14 tuổi theo gia đình chuyển về Athen, năm 1918 theo bố sang Paris. Năm 1922 quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Smyrna, người Hy Lạp từ giã vùng đất họ đã sống 2000 năm. Seferis học luật và say mê văn chương, làm việc tại Bộ ngoại giao Hoàng gia Hy Lạp. Trong thế chiến II Hy Lạp bị Đức chiếm đóng, Giorgos Seferis cùng chính phủ Hy Lạp sống lưu vong ở nước ngoài.

Sau chiến tranh, G. Seferis tiếp tục làm việc ở Bộ Ngoại giao Hy Lạp, giữ các trọng trách ở Ankara (1948 - 1950), London (1951 - 1953), Lebanon, Syria, Jordan và Iraq (1953 - 1956) và là Đại sứ Hoàng gia Hy Lạp ở Anh từ năm 1957 tới 1961. Ông nhận được rất nhiều bằng danh dự và giải thưởng, trong đó có bằng Tiến sĩ danh dự của các trường đại học Cambridge (1960), Oxford (1964), Salonika (1964) và Princeton (1965).

Tập thơ đầu tiên Điểm ngoặt (Strofi, 1931) chỉ in 150 bản, tên sách trong nguyên tác vừa có nghĩa "Khổ thơ", vừa có nghĩa "Điểm ngoặt", tượng trưng cho một bước chuyển mới trong thơ Hy Lạp. Tiếp đó là tập thơ trữ tình theo chủ nghĩa tượng trưng Cái bể nước (1932) đề cập đến những ước mơ trong sâu thẳm tâm hồn con người, những ước mơ bị quên lãng trong cuộc sống ngày thường. Trong những tác phẩm sau này, G. Seferis nói nhiều đến sự hiện hữu của quá khứ trong hiện tại, bắt đầu bằng Thần thoại (1935). Ngoài các tác phẩm thơ, năm 1962 ông xuất bản tập Tiểu luận, và năm 1965 là tuyển tập dịch thơ của các nhà thơ Anh, Pháp, Mỹ mang tên Bản sao. Sáng tác thơ của G.Seferis giai đoạn 1924 - 1955 được in cả ở Hy Lạp và Mỹ.
Thơ của Seferis về những đề tài như: cái chết, sự mất mát và hỗn mang. Nhân vật trong thơ ông thường là những người lãng du muôn thuở buồn nhớ về thiên đường đã mất. Năm 1963 ông được trao giải Nobel Văn học “vì những tác phẩm thơ trữ tình xuất sắc”. Giorgos Seferis mất tại Athen ngày 20-9-1971.

Tác phẩm:
- Điểm ngoặt (Strofi, 1931), thơ
- Cái bể nước (Sterna, 1932), thơ
- Thần thoại (Mythistorema, 1935), thơ
- Cuốn sách bài tập (Tetradio gymnasmaton, 1940), thơ
- Nhật kí hải trình I (Imerologio Katastromatos I, 1940), thơ
- Nhật kí hải trình II (Imerologio Katastromatos II, 1944), thơ
- Xô đẩy (Kichli, 1947), thơ
- Vua Assine và những bài thơ khác (The king of Assine and other poems, 1948)
- Nhật kí hải trình III (Imerologio Katastromatos III, 1955), thơ [Logbook III].
- Ba bài thơ bí mật (Tria Kryfa Poiimata, 1966), thơ
- Tiểu luận (Dokimes, 1962), tiểu luận
- Bản sao (Antigrafes, 1965), thơ dịch



HÃY HÁT LÊN ĐÀN UKULELE(1)

“Say it with a Ukulele…”

“Hãy hát lên đàn Ukulele…”
Từ máy hát vang lên lời hát cũ
Em yêu ơi, anh biết hát bài gì
Để cho em hiểu rằng anh buồn bã.

Kẻ hành khất chơi cây đàn phong cầm
Tay chạm lên phím đàn rất cẩn trọng –
Hãy đi xuống đây những thiên thần
Nhưng thiên thần ngồi khóc trong lo lắng.

Thiên thần đã sẵn sàng đi
Nhưng mặt đất mây che kín
Ta nghèo khó đến ngày cuối tận
Bởi thiên thần quên đến với ta.

Cuộc đời ta lạnh lùng như biển
Sống ra sao ư? Như ở trong sương
Chìm đắm những linh hồn
Như đá chìm trong biển.

Cây run rẩy tựa san hô
Màu xanh trở thành màu xám
Đang ngủ yên những chiếc xe thồ
Từ lâu trên mặt đất quên lãng.

“Hãy hát lên đàn Ukulele…”
Lời ca không còn sức mạnh nữa
Tình yêu ơi, đâu ngôi đền của em muôn thuở?
Sao nơi này ta lạnh lẽo nhường kia!

Giá mà cuộc đời đi theo đường thẳng
Anh và em không biết đến ưu phiền
Nhưng trò chơi số phận
Bước ngoặt trong đời thay đổi triền miên.

Đợi đến khi nào? Không ai biết
Lửa cháy lên trong sương khói hoàng hôn
Trong màn sương ta đánh mất con đường
Giữa hai ngọn lửa tâm hồn đau thắt.

Số kiếp ta. Đâu hạnh phúc chúng mình
Ngày chết dần trong vương quốc đêm tối
Xung quanh bóng đêm. Em hãy đi tìm
Hãy đi tìm cho con đường ngắn lại!

“Hãy hát lên đàn Ukulele…”
Những móng tay em ánh lên màu đỏ
Dưới ánh sáng sao trời anh bỗng nhớ
Vật trang sức bằng đá muộn màng kia.

London, Giáng sinh 1924.
__________________

(1)SAY IT WITH A UKULELE
Word & Music: Art Conrad
Artist: Irving Politzer
Shapiro, Bernstein & Co., New York.
(tên đĩa hát hiện vẫn có bán trên mạng Internet)

* Ukulele: Đàn ghi ta Hawaii.




NỖI BẤT HẠNH DỊU DÀNG

Nỗi bất hạnh dịu dàng
Như cát trên bờ, màu trắng
Cơn khát làm môi khô khan
Nhưng mà nước mặn.

Cái tên em màu trắng
Anh viết khi ở trên bờ
Những ngọn gió mang chữ đi xa
Và thầm thĩ bên tai rằng: “quên lãng”.

Nghe những lời trách cứ xì xào
Từ mọi con đường: ta bước vào cuộc sống
Con đường ta - đầy ắp những khát khao
Nhưng ta sẽ làm đổi thay cuộc sống.


TẮT GIỌNG NÓI CỦA EM

Tắt giọng nói của em - ánh nắng chiều
Hoàng hôn đã tắt
Số phận của anh, ôi em yêu
Đêm đến là em biến mất.

Chỉ một lần, trong giờ khắc
Thế giới hoang vu. Anh còn lại một mình
Tình đã chết, còn lại chiếc bình
Trong bình không giọt sương hay nước.

Đêm đến, và đã không còn
Cái miền quê em đã tắm
Đâu rồi miền quê, đâu rồi bờ biển
Vĩnh biệt em! Niềm hạnh phúc của anh.



 
DƯỚI TIẾNG SÓNG BIỂN RÌ RÀO

Dưới tiếng sóng biển rì rào
Tình yêu và nỗi khát khao vẫn sống
Con tim anh rung động –
Như cái vỏ ngao
Trên lòng bàn tay sưởi ấm.

Dưới tiếng sóng biển rì rào
Vào đôi mắt của em anh ngắm
Nhưng mà ta không nhận ra nhau.


TRANG GIẤY TRẮNG

Trang giấy trắng này như là một tấm gương
phản chiếu hình anh như đã sống.

Trang giấy trắng tinh chứa đựng
giọng nói của anh
chứ không phải cái người mà anh yêu mến.
Nhạc của anh - đó là cuộc sống
mà anh đã xài hoang.
Nếu anh muốn trả nó lại cho mình
thì phải xếp đặt với điều lãnh đạm
cứ mỗi ngày không ngừng
kéo anh về xuất phát điểm.

Anh đã từng đi nhiều phương
từng nhìn thấy nhiều mặt trời, nhiều trăng lạ
động đến cả những gì sống động, cả những gì băng giá
anh nhận thức ra nỗi đau khổ của đàn ông
tiếng nức nở của phụ nữ, của những cô gái chưa chồng
và nhận thức ra nỗi giận hờn con trẻ –
nhưng tất cả đó – chỉ là một đống vô sinh
nếu anh không tin vào điều trống rỗng.
Có thể, anh sẽ tìm ra trong đó những mất mát của mình:
màu sắc trẻ trung và chiều sâu tuổi già theo năm tháng.

Tất cả những gì anh đã cho – là cuộc đời anh
Tất cả những gì anh đã cho – là trống rỗng
là trang giấy trắng tinh.




KHI NHỮNG GIẤC MƠ

Khi những giấc mơ trở thành hiện thực
Trong ánh sáng ngọt ngào của buổi bình minh
Những bờ môi hiện ra, tôi thấy được
Những cánh hoa tiếp những cánh hoa xinh.

Lưỡi liềm mỏng treo lơ lửng trên trời
Tôi sợ lưỡi liềm cắt hết chúng mất thôi.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 12:24:05

 
Salvatore Quasimodo sinh ngày 20-8-1901 tại Sicily, học ở các trường kỹ thuật theo ý muốn của cha mẹ nhưng từ năm 1938 dạy văn học ở Nhạc viện Milan. Năm 1916, S. Quasimodo vào học trường kĩ thuật ở Palermo và sau đó theo học trường Bách khoa ở Roma với mong muốn trở thành một kĩ sư. Ngoài ra, ông còn học tiếng Latinh và tiếng Hi Lạp tại đó. Tuy nhiên, vì lý do kinh tế, ông không thể hoàn thành việc học tập. Từ khi là học sinh ông đã say mê và đọc nhiều sách văn học, bắt đầu đăng báo những bài thơ đầu tiên, nhưng thời gian đầu do không tự tin lắm với khả năng văn học của mình nên ông đã vào làm việc ở Bộ Xây dựng. Năm 1930 S. Quasimodo xuất bản tập thơ đầu tiên Nước và Đất.

Trong giai đoạn từ 1930 tới 1938, ông làm quen với rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức nổi tiếng Italia, xuất bản hàng loạt tập thơ được chú ý. Năm 1938, ông xin thôi việc ở Bộ Xây dựng và làm biên tập viên cho tạp chí Tempo, 3 năm sau trở thành giáo sư văn học Italia ở Nhạc viện Milan.

Trong sáng tác thơ của ông cũng có nhiều sự thay đổi: đầu tiên theo chủ nghĩa hiện thực, những năm 30 theo trường phái Hermetic, khi chiến tranh thế giới II nổ ra lại hướng về những đề tài xã hội. Năm 1946 Salvatore Quasimodo gia nhập Đảng cộng sản nhưng sau đó đã ra khỏi đảng vì không muốn làm thơ về chính trị. Đối với S. Quasimodo, vai trò của nhà thơ phải mang tính tích cực: nhà thơ dùng tài năng của mình để tham gia vào cuộc đấu tranh trong xã hội hiện đại. Các tác phẩm về sau của S. Quasimodo càng thể hiện sự thay đổi, đi từ phản ánh nội tâm cá nhân sang tính xã hội, và hơn nữa còn khẳng định đặc điểm tích cực của cuộc sống thậm chí trong một thế giới mà cái chết là nỗi ám ảnh thường trực. Trong tập thơ Đất vô song (1958) ông đã phát triển một ngôn ngữ mới thể hiện hoạt động mới của con người và các khám phá mới.

Năm 1953 ông được trao giải thưởng Thơ quốc tế Etna Taormina, bằng danh dự Đại học Oxford và nhiều giải văn chương khác. Năm 1959, S. Quasimodo được trao giải Nobel vì “những tác phẩm thơ trữ tình xuất sắc phản ánh kinh nghiệm bi thảm của thời đại bằng một nghệ thuật trác tuyệt".
Ngoài sáng tác, Quasimodo còn là một dịch giả thơ nổi tiếng. Ông dịch thơ trữ tình Hy Lạp (I lirici greci), Shakespeare và nhiều nhà thơ đương đại của Thế giới. Salvatore Quasimodo mất ngày 14-7-1968 tại Naples (Napoli).

Tác phẩm:
- Nước và đất (Acque e terre, 1930), thơ.
- Kèn ô boa (Oboe sommerso, 1932), thơ.
- Hương khuynh diệp và các bài thơ khác (Odore di eucalyptus e altri versi, 1933), tập thơ.
- Thơ trữ tình Hy Lạp (I lirici greci, 1940), thơ dịch.
- Các bài thơ mới (Nuove poesie, 1942), thơ.
- Bàn chân kẻ xa lạ đặt trên trái tim tôi (Con il piede straniero sopra il coure, 1945), tập thơ.
- Ngày lại ngày (Giorno dopo giorno, 1946), thơ.
- Cuộc đời không phải là giấc mộng (La vita non è sogno, 1949), thơ.
- Màu xanh giả và màu xanh thật (Il fallo e vero verde, 1956), tập thơ.
- Bàn về thơ (Discorso sulla poesia, 1956), tiểu luận.
- Đất vô song (La terra impareggiabile, 1958), thơ .
- Nhà thơ, nhà chính trị và các tiểu luận khác (Il poeta, e il politico e altrri saggi, 1960), tiểu luận.
- Cho và có (Dare e avere, 1966), tập thơ.



MÀU MƯA VÀ RỈ SẮT

Ngươi nói rằng: sự im lặng, cái chết, sự cô đơn
cũng như người ta nói tình yêu và cuộc sống
đó là những lời trung chuyển.
Và ngọn gió mỗi buổi sáng rung lên
và màu mưa, rỉ sắt của thời gian
mang về trên đá
trên những lời nguyền rủa
đến sự thật hãy còn quá xa xôi.
Thì hãy nói cho ta nghe, con người
con người bị đóng đinh trên thập ác
và ngươi - đôi bàn tay máu còn dính chặt
ta biết trả lời làm sao những câu hỏi này?
và giờ đây
trước khi sự im lặng ùa vào đôi mắt
trước khi ngọn gió mới lại rung lên, và rỉ sắt
lại dâng đầy.


 
TUYẾT

Ngọn gió cúi xuống, chia tay với các ngươi
những bóng hình yêu quí của đất đai – cây cối
con người, súc vật
trùm lên những chiếc áo khoác
những bà mẹ không biết làm sao khóc lên
và như trăng, tuyết chiếu sáng cho ta từ những cánh đồng.
Ôi những linh hồn chết trong con tim gõ nhịp.
Dù cho ai đấy phá vỡ sự lặng im bằng tiếng khóc nức nở của mình,
như áo quan, màu tuyết trắng khắp nơi như màu chết.



TRÊN NHỮNG RẶNG LIỄU

Chẳng lẽ ta có thể hát lên dưới gót dày
của ngoại bang, khi mà trên những quảng
trường mùa đông chất đầy xác chết
đã nhiều ngày, và con tim tan nát
vì không im tiếng khóc, tiếng nức nở của
những mẹ già có những đứa con trai bị treo
trên dây thép? Lúc này ta phải hát làm sao?
Trên những rặng liễu, giữa đồng hoang và
những cây đàn của ta nhẹ tênh, đung đưa
trong ngọn gió giá băng vô cùng buồn bã.


HÒN ĐẢO ODYSSEY

Giọng nói cổ xưa quyết đoán
Và anh nghe theo tiếng vọng phù du
Cùng sự lãng quên đêm vắng
Giữa vực thẳm sao trời.

Từ ngọn lửa trời xanh
Hòn đảo Odyssey xuất hiện
Cây cối, bầu trời bơi trong đêm yên tĩnh
ở giữa bờ sông trăng.

Em yêu ơi, những con ong mang đến cho ta vàng
Thời gian âm thầm biến đổi.



cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 12:37:11

 
Nhà thơ, nhà văn Nga Boris Leonidovich Pasternak sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ tài năng gốc Do Thái, theo học hội họa, âm nhạc triết học và lịch sử rồi quyết định theo đuổi sự nghiệp văn chương. Năm 1914 in tập thơ đầu tiên Người anh em sinh đôi trong mây đen. Năm 1922, ông cho ra đời tác phẩm văn xuôi đầu tiên Thời thơ ấu của Lyuvers. Năm sau, B. Pasternak kết hôn với nữ họa sĩ Evghenia Muratova và in tập thơ Những chủ đề và biến tấu được đánh giá là một trong những đỉnh cao của thơ ông. Năm 1931, tự truyện Chứng chỉ hộ thân ra đời, bộc lộ rõ quan điểm của B. Pasternak với nghệ thuật, thiên nhiên và cuộc sống. Là người biết nhiều ngoại ngữ, những năm không có việc làm ông đã làm nghề dịch để kiếm sống - ông đã dịch thơ cổ điển Anh, Pháp, Đức, Gruzia, đặc biệt các bản dịch bi kịch Shakespeare được coi là hay nhất trong tiếng Nga. Từ năm 1945 đến 1955, B. Pasternak sáng tác cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của ông, Bác sĩ Zhivago, nhưng không được in ở Liên Xô, đến năm 1957 tác phẩm này được xuất bản ở Italia. Cuối năm sau, cuốn sách được dịch ra 18 thứ tiếng. Cũng trong năm này, B. Pasternak là người Nga thứ hai được trao giải Nobel Văn học vì những thành tựu lớn lao ông đã đạt được trong nền thơ trữ tình hiện đại, cũng như vì công lao tiếp nối các truyền thống của nền tiểu thuyết sử thi Nga vĩ đại, mà nổi bật nhất là Bác sĩ Zhivago - một trong những cuốn tiểu thuyết Nga hiện đại được đọc nhiều nhất ở nước ngoài. Do những áp lực chính trị, B. Pasternak buộc phải từ chối nhận giải (30 năm sau con trai ông mới nhận thay ông tấm bằng cao quý đó).

* Tác phẩm:
- Những bài thơ đầu tay, in trong quyển Thơ trữ tình (Лирика, 1913).
- Người anh em sinh đôi trong mây đen (Близнец в тучах, 1914), thơ.
- Phía trên rào cản (Поверх барьеров, 1917), thơ.
- Cuộc sống là chị tôi (Сестра моя жизнь, 1922), thơ.
- Thời thơ ấu của Lyuvers Детство Люверс (, 1922), truyện.
- Những chủ đề và biến tấu (Темы и вариации, 1923), thơ.
- Bệnh cao sang (Высокая болезнь, 1924), trường ca.
- Trung úy Smidt (Лейтенант Шмидт, 1926), trường ca.
- Đường trên không (Воздушные пути, 1924), truyện.
- Chứng chỉ hộ thân (Охранная грамота, 1931), tự truyện.
- Năm chín trăm lẻ năm (Девятьсот пятый год, 1927), trường ca.
- Truyện vừa (Повесть, 1929), truyện.
- Tái sinh (Второе рождение, 1932), tập thơ.
- Trên những chuyến tàu sớm (На ранних поездках, 1943), thơ.
- Khoảng bao la trái đất (Земной простор, 1945), thơ.
- Bác sĩ Zhivago (Доктор Живаго, 1957), tiểu thuyết.
- Con người và cảnh ngộ (Люди и положения, 1957), tự truyện.
- Bút kí tiểu sử (Биографический очерк, 1959).



 
NGÀY HÔM NAY TẤT CẢ MẶC BÀNH TÔ

Ngày hôm nay tất cả mặc bành tô
Những mầm cây khoác trên mình giọt nước
Nhưng tất cả không một ai nhận ra
Rằng anh uống say tiết trời vẩn đục.

ánh bạc ngời những chiếc lá mâm xôi
Mặt sau lá hướng lên trời, ngửa mặt
Ngày hôm nay em buồn như mặt trời
Còn mặt trời như em – người phương bắc.

Ngày hôm nay tất cả mặc bành tô
Nhưng với ta không có gì bất lợi
Không có gì thay nổi cho hai ta
Thứ nước uống có màu hơi sẫm tối.
1913.



 
ĐỪNG HỒI HỘP

Đừng hồi hộp, đừng làm, đừng khóc nữa
Sức hết rồi, chớ làm khổ con tim
Anh giữ em trong lồng ngực của mình
Như một dịp, như bạn thân, trụ đỡ.

Lòng tin vào tương lai anh không sợ
Em ngỡ anh như một kẻ hay lời
Ta chẳng liên minh, không phải cuộc đời
Điều gian dối hai người đem chặt bỏ.

Từ nỗi buồn của những người do dự
Anh mang ra giữa thoáng đãng trời xanh
Như bàn tay, người anh em của anh
Như bức thư gửi dành riêng em đó.

Em xé toang vào giữa, như bức thư
Với nhận biết ở trong từng dòng chữ
Hãy bỏ qua những tháng ngày mệt lử
Và chuyện trò theo kiểu núi An-pơ.

Rất rõ ràng trên mặt nước của hồ
Với óc núi chính xác vào xương tuỷ
Hãy tin rằng anh không người chơi chữ
Đem đặt vào đúng chỗ những dòng thơ.

Hãy lên đường. Mối ràng buộc hai ta
Và danh dự không còn dưới mái nhà
Như mầm cây đang hướng về ánh sáng
Em bây giờ nhìn tất cả khác xưa.
1931.


YÊU NGƯỜI KHÁC

Yêu người khác – cây thập ác nặng nề
Em tuyệt vời, không quanh co, khúc khuỷu
Và điều bí ẩn của vẻ đẹp kia
Lời giải đáp tìm ra anh xin chịu.

Giữa mùa xuân anh nghe tiếng thì thầm
Tiếng xạc xào của những điều chân lý
Em sinh ra từ dòng dõi trâm anh
ý nghĩ em vô tư như không khí.

Rất dễ thức giấc và rất dễ nhìn
Những lời bẩn từ trong tim rũ sạch
Sống mà không xả rác theo thời gian
Tất cả đấy chỉ là điều khôn vặt.
1931.



ĐÊM ĐÔNG

Khắp mặt đất màu trắng
Trắng xóa đến tận cùng.
Một ngọn nến cháy trên bàn
Cháy trên bàn ngọn nến.

Như trong mùa hè, một đàn ruồi nhỏ
Vào ngọn lửa đang bay
Những bông tuyết từ sân rơi vào đây
Bám vào khung cửa sổ.

Bão tuyết vẽ lên trên kính
Những vòng tròn và những mũi tên.
Một ngọn nến cháy trên bàn
Cháy trên bàn ngọn nến.

Trên trần nhà chiếu sáng
Những chiếc bóng nằm lên
Đan chéo những bàn tay, bàn chân
Đan chéo nhau số phận.

Và rơi xuống hai chiếc guốc
Với tiếng cộc cộc trên sàn
Và sáp từ cây đèn chong đêm
Như nước mắt vào áo quần nhỏ giọt.

Thổi vào ngọn nến từ trong góc
Cơn nóng quyến rũ đến lạ lùng
Giương đôi cánh giống như thiên thần
Đôi cánh có hình cây thập ác.

Cả tháng hai một màu tuyết trắng
Kể ra, chỉ là chuyện đương nhiên
Một ngọn nến cháy trên bàn
Cháy trên bàn ngọn nến.
1946.




MÙA THU

Anh đã chia tay với những người nhà
Tất cả người thân từ lâu không hợp
Với một nỗi cô đơn như mọi khi
Trong thiên nhiên và trong lòng dâng ngập.

Giờ ngồi đây cùng em trong lều gác
Giữa hoang vu, trong rừng vắng không người.
Những lối mòn, như lời trong bài hát
Cây cỏ chỉ còn một nửa mà thôi.

Và giờ đây với một vẻ u sầu
Nhìn vào hai ta những bức tường gỗ.
Anh và em chẳng có gì cách trở
Hai đứa chân thành sẽ chết cùng nhau.

Ta ngồi canh một, đứng dậy canh ba
Em với bức thêu còn anh với sách
Đến gần sáng sẽ không hề nhận ra
Ta thôi hôn nhau lúc nào không biết.

Hãy ngang tàng và lộng lẫy xa hoa
Rắc đầy lên hỡi lá rừng xào xạc
Chén khổ tận cay đắng ngày hôm qua
Nỗi buồn hôm nay tràn trề hãy rót.

Nỗi lưu luyến, niềm say mê, vẻ đẹp!
Tan biến vào trong ầm ĩ mùa thu!
Em hãy vùi trong mùa thu xào xạc!
Và sẽ ngất ngây hay sẽ điên rồ!

Và em hãy vứt quần áo mình ra
Như rừng nhỏ trong mùa thu trút lá
Khi vào vòng tay của anh em ngã
Trong áo choàng với nét vẽ nhung tơ.

Em là hạnh phúc của bước thương đau
Khi cuộc sống chán chường hơn bệnh tật
Còn can đảm là ngọn nguồn cái đẹp
Chính điều này xích ta lại gần nhau.



GIÓ

Anh đã chết rồi, em vẫn sống
Còn gió than phiền, khóc nỉ non
Gió lay biệt thự, lay rừng rậm.
Không gì riêng lẻ mỗi cây thông
Mà gió lung lay cả cánh rừng
Với tất cả tận cùng xa thẳm
Như lay những chiếc thuyền buồm
Trong vũng tàu nước lặng.
Đấy không phải là tại vì ngạo mạn
Hay tại vì giận dữ cuồng điên
Mà để, trong nỗi buồn vô hạn
Tìm những lời gió hát ru em.
1953.


TA MUỐN ĐẾN TẬN CÙNG

Trong tất cả ta muốn đến tận cùng
Đến tận cùng của bản chất sự vật
Trong tìm kiếm con đường, trong công việc
Và trong cơn náo loạn chân thành.

Ngày đã qua muốn hiểu tận căn nguyên
Đến tận cùng nguyên nhân của chúng
Đến nguồn gốc, căn cơ tường tận
Đến cốt lõi, đến trọng tâm.

Tất cả thời gian bằng sợi chỉ của mình
Bao trùm lên sự biến thiên, số phận
Ta sống, yêu và nghĩ suy, cảm nhận
Và ta tạo ra những phát minh.

Ôi, giá mà ta có thể theo ý muốn
Dù là chỉ được một phần
Thì ta sẽ viết ra tám dòng
Về tính chất của đam mê, say đắm.

Về những giấc mơ, những điều vi phạm
Những cuộc trốn chạy, truy lùng
Về sự hấp tấp không chủ tâm
Về những cùi tay, những bàn tay lành lặn.

Ta sẽ chỉ ra qui luật riêng của nó
Chỉ ra sự bắt đầu
Và nhắc lại tên sau
Bằng những chữ đầu tiên của họ.

Ta chia câu thơ như chia khu vườn
Bằng run rẩy mọi đường gân thớ thịt
Những cây gia sẽ mọc lên tươi tốt
Và nối đuôi nhau theo một lối mòn.

Ta mang vào thơ hơi thở của hoa hồng
Hơi thở bị làm cho nhàu nát
Bởi mùa cắt cỏ trên đồng những cây cỏ lác
Và tiếng rì rầm của những cơn giông.

Từng có một thời ông nhạc sĩ Sô-panh
Đã viết ra những giai điệu diệu kì như thế
Là của những nấm mồ, công viên, những khu
rừng nhỏ
Ông đem chúng vào trong những tác phẩm của mình.

Để đạt đến sự vinh quang
Thì trò chơi và sự đau đớn –
Như mũi tên bắn thẳng
Chỉ từ cung nỏ rất căng.
1956.



LÀM NGƯỜI NỔI TIẾNG LÀ KHÔNG ĐẸP

Làm người nổi tiếng là không đẹp
Đâu phải vì nổi tiếng mới lên cao
Những giấy tờ, lưu trữ đừng tích cóp
Trước những trang bản thảo chớ nôn nao.

Mục đích của sáng tạo là dâng hiến
Đâu phải vì thành tích, tiếng ồn ào
Đem biến mình thành những lời truyền miệng
Cho người đời, thật xấu hổ làm sao.

Ta cần sống khiêm nhường, không tự bạch
Phải sống sao, bởi suy xét cho cùng
Để tiếng gọi tương lai nghe thấy hết
Nhận về tình luyến ái của không trung.

Cần phải biết để chừa ra khoảng trống
Trong số phận mình, không phải trong thơ
Trong cuộc đời có những chương, những đoạn
Cần tô đậm lên cho khỏi lu mờ.

Và phải biết đắm chìm vào quên lãng
Trong vô danh giấu những bước chân ta
Như làng mạc ẩn mình trong sương sớm
Sương khói mịt mù không thể nhìn ra.

Những kẻ khác theo bước chân sống động
Bám gót ta đi qua chặng đường mình
Nhưng đành ngậm ngùi nhìn lên chiến thắng
Mặc người đời, ta không phải bận tâm.

Và phải biết không một tấc ngắn ngủi
Đừng để đánh mất gương mặt con người
Cần phải sống làm một người sôi nổi
Và vui tươi cho đến cuối cuộc đời.
1956.


TUYẾT RƠI

Tuyết rơi, tuyết rơi
Trong bão tuyết hướng về ngôi sao nhỏ
Hoa trúc quì hướng lên trời
Ngoài khung cửa sổ.

Tuyết rơi, tất cả đều luống cuống
Tất cả lên đường
Những bậc cầu thang đen thẫm
Rẽ ngoặt ngã tư đường.

Tuyết rơi, tuyết rơi
Có vẻ như từng bông không rơi xuống
Còn trong chiếc áo bành tô rộng
Rơi xuống đất – bầu trời.

Có vẻ như gương mặt kẻ dở hơi
Từ trên gác thượng
Chơi trò ú tim vụng trộm
Và rơi xuống – bầu trời.

Bởi vì cuộc đời không chờ đợi
Em đừng nhìn - đã lễ Giáng sinh(1)
Chỉ khoảng cách ngắn ngủi
Và năm mới – hãy nhìn.

Tuyết rơi dày đặc
Thành đống dưới chân ta
Với nhịp điệu hững hờ
Hay là nhanh chóng mặt
Như thời gian trôi qua?

Năm tháng, có thể là
Như tuyết rơi, nối tiếp
Hay như lời trong thơ?

Tuyết rơi, tuyết rơi
Tuyết rơi, tất cả đều luống cuống
Người bộ hành tuyết trắng
Hoa cỏ ngạc nhiên
Rẽ ngoặt ngã tư đường.
1957.
___________
(1)Lễ Giáng sinh ở Nga (Chính thống giáo) vào ngày 7 tháng 1.






GIẢI THƯỞNG NOBEL

Tôi mất hút, sa vào như con thú
Đâu đó tự do, ánh sáng, con người
Tiếng thét gào, xua đuổi sau lưng tôi
Nhưng lối thoát bên ngoài không hiện rõ.

Khu rừng tối và bên hồ nước
Gỗ thông già chất đống khắp nơi
Cả bốn phía chặn bước con đường tôi
Tôi chịu đựng, dù thế nào cũng được.

Có phải tôi làm điều chi thô bỉ
Tôi là tên ác độc, kẻ giết người?
Tôi chỉ làm cho lệ thế gian rơi
Trước vẻ tuyệt vời của đất đai quê mẹ.

Cái chết đã cận kề, nhưng dù thế
Tôi vẫn tin rồi sẽ đến một thời
Khi tinh thần thánh thiện sẽ lên ngôi
Sẽ chiến thắng thói đê hèn, phẫn nộ.
1959


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 12:44:19

 
Juan Ramon Jimenez (1881–1958) - nhà thơ Tây Ban Nha đoạt giải Nobel Văn học năm 1956.
Sinh ngày 24-12—1881 ở Moguer, tỉnh Huelva, học xong cao đẳng Jimenez vào Đại học Sevelle nhưng bỏ dở chừng để đi làm báo. Năm 1900, xuất bản tập thơ đầu tiên Hồn hoa tím và tiếp theo đó gần như mỗi năm một tập thơ ra đời. Sáng tác thời kỳ đầu của ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn Đức và chủ nghĩa tượng trưng Pháp, giàu cảm xúc trữ tình với những hình tượng thiên nhiên đầy màu sắc. Năm 1916, J. Jiménez sang New York cưới một cô gái Mỹ (mà ông làm quen trước đó 4 năm và đã cùng nhau dịch tác phẩm của R. Tagore sang tiếng Tây Ban Nha). Chuyến đi vượt đại dương này đã đánh dấu một cột mốc trong sáng tác của ông bằng tập thơ tự do Nhật ký nhà thơ mới cưới vợ ra đời năm 1917. Từ những năm 1920, J. Jimenez được tôn vinh như một bậc thầy của thế hệ các nhà thơ mới; trong sáng tác, ông từ bỏ cách viết cũ, hướng thơ ca đến sự cởi mở, trong sáng mang tính nghệ thuật thuần túy.
Thời kỳ nội chiến Tây Ban Nha, ông được cử làm Tùy viên văn hóa danh dự ở Mỹ, nhiều lần đến đọc bài giảng ở các trường đại học Mỹ, Puerto Rico và Cuba. Năm 1939 Franko lên nắm quyền ở Tây Ban Nha, ông và vợ quyết định không quay trở về tổ quốc. Năm 1956 ông được trao giải Nobel "vì những tác phẩm thơ trữ tình, mẫu mực của tinh thần cao cả và sự tinh khiết nghệ thuật trong thơ Tây Ban Nha". Juan Jimenez là một tấm gương suốt đời tận tụy, trung thành với nghệ thuật thơ ca. Đối với ông, nghệ thuật là tôn giáo, trong đó thơ là nghi lễ duy nhất, sáng tạo là hình thức tín ngưỡng độc tôn. Thơ của Jimenez được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt. Juan Ramon Jimenez mất tại Puerto Rico năm 1958 hưởng thọ 76 tuổi.

Tác phẩm:
- Hồn hoa tím (Almas de violeta, 1900), thơ
- Những bông huệ nước (Ninfeas, 1900), thơ.
- Vần điệu (Rimas, 1902), thơ.
- Những khúc ca buồn (Arias tristes, 1903), thơ.
- Những khu vườn xa (Jardines lejianos, 1904), thơ.
- Những bài thơ đồng quê (Pastorales, 1905), thơ.
- Những khúc bi ca (Elejias puras, 1908), thơ
- Những khúc ca xuân (Baladas de primavera, 1910), thơ
- Sự cô đơn âm vang (La soledad sonora, 1911), thơ
- Những bài thơ huyền ảo đau buồn (Poemas májicos y dolietes, 1911), thơ
- Mê cung (Laberinto, 1913), thơ.
- Mùa hè (Estio, 1915), thơ
- Những bài sonet trí tuệ (Sonetos espirituales, 1917), thơ.
- Nhật kí nhà thơ mới cưới vợ (Diario de un poeta recién casado, 1917), thơ
- Vĩnh cửu (Eternidades, 1918), tập thơ
- Đá và bầu trời (Piedra y cielo, 1919), thơ
- Thơ ca (Piedra, 1923), thơ
- Vẻ đẹp (Belleza, 1923), thơ
- Con thú từ độ sâu tâm hồn (Animal de fondo, 1949), thơ.


TUỔI TRẺ

Chỉ còn lại ngươi và ta
Ta và ngươi trên ban công yên lặng
Ta gọi ngươi là vợ của ta
Trong buổi sáng này ít nắng.

…Cả thiên nhiên trong lười nhác ngọt ngào
Màu sắc mờ, bóng cây tái nhợt
Còn bầu trời xám xịt
ánh sáng mùa thu mờ đục biết bao.

Ta ép sát môi vào
Và đôi mắt không mở
Còn ngươi kề đôi má
Như ngọc, như châu.

…Lá vàng chất thành đống
Trên những lối đi
Nhưng mùi hương còn thoảng
Mùi hoa hướng nhật quì.

Ta gọi ngươi là vợ của ta
Còn ngươi cúi đầu im lặng
Nhưng từ đôi mắt nóng bỏng
Hai giọt nước mắt tuôn ra.


TÔI TỪNG NÓI VỚI EM

Tôi từng nói với em, có một lần
Và em chăm chú nghe tôi, im lặng
Rằng tôi rất thích vào mùa xuân
Tình yêu mặc áo quần màu trắng.

Đôi mắt xanh thắm ngước lên
Ngắm nhìn tôi với niềm hi vọng
Chỉ bờ môi còn bé bỏng
ánh lên một nỗi buồn.

Từ dạo ấy, khi đi qua quãng trường
Tôi đi trong hoàng hôn tháng Năm yên lặng
Còn em, đứng bên cửa ngoái nhìn
Rất nghiêm túc, trong áo quần màu trắng.


KHI NGƯỜI PHỤ NỮ Ở CÙNG ANH

Khi người phụ nữ ở cùng anh…
Thì âm nhạc, lửa, hoa lá cành
Tất cả trong dịu êm, tĩnh lặng.
Còn nếu người phụ nữ không cùng anh
Thì tất cả sẽ trở nên điên cuồng
Cả âm nhạc, lửa và ánh sáng.



CÂY CẦU TÌNH YÊU XƯA

Ta lại đứng bên cây cầu tình yêu xưa
Cây cầu nối hai bờ vách đá
Con tim hãy quên bóng cành bóng lá
Và hãy quên những cuộc hẹn hò.

Giờ với ta dòng nước là bạn gái
Dòng nước đi nhưng chẳng đổi thay
Dòng nước chảy như thời gian trôi vậy
Dẫu ra đi, không từ giã người này.


TÌNH YÊU

Con tim tôi
Tựa như đám mây trĩu nặng
Cháy lên bằng lửa hoàng hôn muộn
Co thắt vào bởi nỗi đau
Xuyên qua lửa, vàng, ánh sáng.


HÃY TRAO ANH BÀN TAY

Hãy trao anh bàn tay, niềm hy vọng
Hãy theo về sau bờ giậu cùng anh
Ta đến nơi những vì sao toả sáng
Giữa tâm hồn, như ở giữa trời xanh.

Khép giùm anh – bằng bàn tay khác hẳn –
Đôi mắt anh, và sau phía lối mòn
Dẫn đường cho anh như người mù quáng
Bằng bàn tay như tuyết lạnh của em.

Nhưng mà qua miền xa thẳm mênh mông
Ta sẽ nhìn qua sắc màu buồn bã
Dưới ánh trăng đầy đặn của trái tim
Một màu xanh của tình yêu chan chứa.

Hãy chôn vùi anh, ở trong lòng anh
Khỏi cái nóng của cuộc đời hoang vắng
Để con đường trải rộng đến mênh mông
Nơi đất sâu, như bầu trời, xanh thắm.


GIẤC MỘNG CỦA EM

Giấc mộng của em – như cây cầu trong đêm vắng
Em lang thang trong tĩnh lặng trên cầu
Còn phía dưới – tiếng rì rào như trong mộng
Nhưng có phải tâm hồn và dòng nước thực đâu.



HOA HỒNG

Em đã chết
Nhưng tại sao vẫn sống nỗi buồn
Từ đôi mắt nhìn màu đen như trước?

Chẳng lẽ niềm vui khi chết không thoát được?
Và một điều còn mãi – nỗi đau khổ của ta?


ĐẠI TÂY DƯƠNG KHÔNG BỜ BẾN

Một vực thẳm của sự cô đơn
Một người đến với đại dương từ xa lắm
Một mình, cô đơn như con sóng
Con sóng một mình trên biển cô đơn.


MỘT Ý NGHĨ MÀU ĐEN

Hiện lên một ý nghĩ màu đen
Như con chim bay từ trong đêm vắng
Giữa ban ngày, bên cửa sổ ngồi lên.

Tôi không biết làm sao xua đuổi được chim!

Chim ngồi đấy, lặng im, bất động
Xa lạ với hoa và suối và sông.


TÔI KHÔNG PHẢI LÀ TÔI

Tôi không phải là tôi
Mà là ai đấy khác
Tôi đi với ai, tôi nhìn thấy ai người
Hầu như không thể nào phân biệt được
Khi tôi huyên thiên, ai im lặng
Ai tha thứ, khi tôi căm thù
Ai đến, khi tôi bỏ đi
Và ai đứng vững khi tôi ngã xuống.




TÔI MUỐN TRỞ THÀNH NGƯỜI MUÔN THUỞ

Đã đến đây, như cuộc đời, ngắn quá
Rồi chia tay, lặng lẽ một buổi chiều.
Vĩnh biệt tất cả những gì đáng yêu…
Nhưng tôi muốn trở thành người muôn thuở!

Những chiếc lá trong vườn vàng úa
Còn tôi đang huỷ hoại tâm hồn
Cháy lên sắc đồng của buổi hoàng hôn
Nhưng tôi muốn trở thành người muôn thuở!

Chao ôi, cuộc đời này đẹp quá!
Xin đừng tắt những ngọn nến ai ơi…
Hãy để cho buổi chiều đến muôn đời
Và tôi sẽ là người muôn thuở!


GỬI NHÀ THƠ

Ta hãy tạo nên những cái tên

Trời cho ta một cuộc đời ngắn quá
Và cuộc sống các loài – thì cũng thế.
Còn đến muôn đời chỉ những cái tên
Không phải tình yêu – mà bài hát về tình
Không phải cỏ hoa – mà tên gọi loài hoa cỏ.

Cả tình yêu và cả loài hoa lá
Có cuộc đời bất tử khi ai gọi tên mình

Ta hãy tạo nên những cái tên.


NGỌN GIÓ TRONG BUỔI CHIỀU

Ngọn gió trong buổi chiều thu nhè nhẹ
Cuốn đi những chiếc lá vàng.
Những hàng cây buồn bã đứng trong đêm
Chao ôi, đêm sao mà dài thế!

ánh trăng vàng lờ đờ, không sức sống
Bơi lững lờ trên những cành đen
Không tiếng khóc, chẳng nụ hôn
Trong ánh sáng của trăng đều chết lặng.

Tôi dịu dàng cùng hàng cây thỏ thẻ:
Đừng khóc thương chi những chiếc lá vàng
Sẽ nẩy lộc đâm chồi khi đến mùa xuân
Trên những cành cây mùa thu này trụi lá.

Nhưng hàng cây đứng lặng im buồn bã
Và tiếc thương cho mất mát của mình…
Xin đừng khóc cho những chiếc lá vàng
Và cả lá xanh đang dần dần úa.


KHÔNG CÓ GÌ

Như một cái tháp cao – những ý nghĩ của anh
Trong sâu thẳm của em xếp lên chóp ngọn
Và con tim từ trên cao chiếu vào trên biển
Bọt màu hồng của sóng biển trào dâng.

Còn anh cháy lên như màu vàng của lửa
Trong bóng tối của mình anh đốt bình minh
Trụ đỡ duy nhất ngự trị ở trong mình
Thế giới này… có là vô tích sự?

Không có gì!… và con tim chối bỏ
Chìm vào sâu, và trong đáy bầu trời
Lạnh lẽo vô cùng, đờ đẫn lẻ loi…

Em - đấy là em, mùa xuân! tâm hồn hớn hở
Là lửa, nước, là không khí, đất đai
…còn anh chỉ là ý nghĩ và không có gì ngoài…



EM ĐỪNG VỘI

Em đừng vội, bởi vì rằng tất cả
mọi con đường dẫn em đến với mình.

Em đừng vội, nếu không sẽ muộn màng
nếu không, cái “tôi” của riêng em đó –
đứa bé con, không phút chốc – sinh ra
và em muôn thuở
không đuổi kịp bao giờ!



TRĂNG CÔ ĐƠN

Màu tím vang lên, và ánh trăng buồn bã
Trải từ phương đông bằng sương đến bình minh
Tiếng chó sủa chốn ngoại ô lặng ngừng
Thời gian biến mất, rồi chìm trong hoang dã.

ánh trăng rót lên hàng dương nghĩa địa
Trong nhà thờ xưa, rêu sáng dưới trăng
Nước mắt ánh lên trong mạch nước vội vàng
Mặt đất hoang vu. Và chỉ còn biển cả…


BAY ĐI NHỮNG MŨI TÊN VÀNG

Bay đi những mũi tên vàng
Từ mùa thu ngoài mặt trận.
Một nỗi đau ngự trị giữa không gian
như thuốc độc trong vết thương đau đớn.

Còn ánh sáng, và hoa, và đôi cánh
như những người chạy nạn đứng trên bờ.
Và con tim đang bơi ra ngoài biển
để trên bờ bao nhiêu nỗi buồn lo.

Tất cả than phiền, tất cả gọi
ai ai cũng ngóng đợi trả lời
câu hỏi: ngươi ở đâu?.. ngươi đi đâu đấy?..
nhưng câu trả lời không rõ một ai…


NỖI BUỒN TỘI NGHIỆP CỦA TÔI

Màn sương trải rộng
chứ không phải dòng sông.
Và làm tan sương – là sóng
như một nỗi buồn.

Làn khói vẫy vùng
chứ không phải là đôi cánh.
Rồi khói tản ra – trở thành
ánh sáng.

Không phải tâm hồn hành hạ
mà chỉ giấc mơ.
Và tan ra tất cả
như một giấc mơ.

CÓ PHẢI LỜI EM

Có phải lời em là tiếng vang của suối
đã mất rồi trong phản chiếu ánh hoàng hôn
hay ánh phản chiếu của hoàng hôn sau cuối
trên mặt nước trôi đi, và đã không còn?


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 12:49:11

 
Par Lagerkvist (1891-1974) – nhà văn, nhà thơ Thụy Điển đoạt giải Nobel Văn học năm 1951.
Sinh ngày 23-5-1891, từ nhỏ đó yêu thích văn chương và có ý định trở thành nhà văn. Tốt nghiệp Đại học năm 1912, ông bắt đầu in thơ và truyện. Thời kỳ Thế chiến I ông đi sang Đan Mạch, Pháp, Italia và sống ở đó nhiều năm. Sáng tác của ông đề cập đến những vấn đề muôn thuở: cái Thiện và cái Ác trong con người. Năm 1925, ông cho ra đời cuốn tự truyện Người khách của thực tế mang quan điểm nhân đạo, được viết bằng ngôn ngữ giản dị nhưng mang tính nghệ thuật cao. Năm 1940, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Thụy Điển. Tiểu thuyết Barabbas (1950) là đỉnh cao sáng tác của P. Lagerkvist, kể lại cốt truyện của Kinh Phúc Âm một cách chân thực và đầy sức thuyết phục, ngay lập tức được dịch sang 9 thứ tiếng, được dựng thành phim. Năm sau, nhà văn nhận giải Nobel vì những tác phẩm mang sức mạnh nghệ thuật và những tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi muôn đời vẫn đứng trước loài người. Tiểu thuyết Barabbas về nỗ lực của con người tìm kiếm đức tin, đề cập đến những vấn đề cấp thiết nhất của tồn tại con người một cách hết sức xác thực và dũng cảm. Ngoài văn xuôi, thơ và kịch của ông cũng rất nổi tiếng ở Thụy Điển. Par Lagerkvist mất ngày 11-7-1974 ở Stockholm.

Tác phẩm:
-Những con người (Manniskor, 1912), truyện dài
- Sắt và người (Jam och manniskor, 1915), tập truyện
- Nỗi buồn (Angest, 1916), thơ
- Thời khắc khú khăn I,II,III (Den svara stunden, 1918), kịch
- Bớ mật thiên đường (Himlens hemlighet, 1919), kịch
- Nụ cười vĩnh cửu (Det eviga bendet, 1920), truyện dài
- Con đường của người hạnh phúc (Den lyckliges vag, 1921), thơ
- Người vô hình (Den osynlige, 1923), kịch
- Những truyền thuyết anh hùng đáng sợ (Onda sagor, 1924), tập truyện ngắn
- Vị khách của thực tại (Gaest hos verkligheten, 1925), tự truyện
- Bài ca trái tim (Hjartats sanger, 1926), thơ
- Cuộc sống bị chinh phục (Det besegrade livet, 1927), tự truyện
- Người đó sống hết cuộc đời (Han som fick leva om sitt liv, 1928), kịch
- Bên đống lửa (Vid legeraldem, 1932), tập thơ
- Người không có tâm hồn (Mannen utan sjal, 1936), kịch
- Thơ và cuộc chiến (Song och strid, 1940), tập thơ
- Thằng lùn (Dvọrgen, 1944), tiểu thuyết
- Hãy để cho mọi người được sống (Lat manniskam leva, 1949), kịch
- Barabbas (Barabbas, 1950), tiểu thuyết
- Đất hoàng hôn (Aftonland, 1953), tập thơ.
- Sibyllan (1956), tiểu thuyết
- Cái chết của Ahasverus (Ahasverus dod, 1960), tiểu thuyết
- Người hành hương trên biển (Pilgrim pa havet, 1962), tiểu thuyết

EM MỈM CƯỜI

Em mỉm cười – mọi tinh cầu vụt tắt
Em là ước mơ, là hy vọng của anh
Dành cho em những gì có trên mặt đất
Đời không em như sa mạc hoang tàn.

Em lấy đi – nghĩa là em ban tặng
Tiếng xạc xào, điều bí ẩn cho anh
Em mỉm cười – mọi tinh cầu tắt ngấm
Em mỉm cười – chết lặng cả xung quanh.



KHÔNG HOÀNG HÔN, NĂM THÁNG

Không hoàng hôn, năm tháng bắt được ta
Giữa bầu trời – màu xanh và tĩnh lặng
Ta có nhau trong đời, có nghĩa là
Cả vũ trụ dịu êm và đằm thắm.

Em xinh đẹp, tắm mình trong sương sớm
ánh sáng mặt đất trong sáng, rõ ràng
Em thánh thiện, tuyệt vời trong kí ức của anh
Anh chia sẻ cùng em phút giây âu yếm.


CHÀNG KỊ SĨ PHÓNG NGỰA MỘT MÌNH

Chàng kị sĩ phóng ngựa một mình
Trong đêm dài sau tiếng guốc
Còn những bônh hoa rạo rực
Như lửa cháy lên.

Tâm hồn chàng trai như lửa
Và mặt đất mang thai
Và những bông hoa đã nở
Nở ra trong buổi sáng này
Hoa hãy còn rất xa và rất lạ
Để thành kỉ niệm về chàng trai
Đã từ lâu lắm và rất xa xôi
Ở ngoài chiến địa.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 17:51:48

 
Nhà thơ, nhà viết kịch, nhà lý luận, phê bình văn học Thomas Stearns Eliot sinh ra trong một gia đình tư bản Anh di cư sang Mỹ từ thế kỷ 17. Bố – Henry Ware Eliot là một doanh nhân thành đạt, mẹ – Charlotte Champe Stearns là người viết văn và làm thơ sùng đạo. Ông học triết học và ngôn ngữ ở đại học Harvard, sau đó học tiếp văn học và ngôn ngữ ở Đại học Sorbonne (Paris, Pháp), Đại học Marburg (Đức), Đại học Oxford (Anh). Từ năm 1914 thường xuyên sống ở Anh. Năm 1917, T. S. Eliot làm trợ lý giám đốc một tạp chí thuộc “phái hình tượng” - tờ Người vị kỷ (The Egoist). Tập thơ đầu tiên của ông là Prufrock và những bài thơ khác (1917) chịu ảnh hưởng rõ rệt của chủ nghĩa tượng trưng. T. S. Eliot viết phê bình văn học từ quan điểm thuần mỹ học, gạt bỏ xuống hàng thứ yếu những khía cạnh thuộc về tiểu sử của tác giả.

T. S. Eliot trở nên nổi tiếng như một nhà thơ ngay sau khi trường ca Đất hoang (1922) ra đời với sự giúp đỡ to lớn của E. Pound, trong đó ông đưa ra chuẩn đoán trạng thái tinh thần của Châu Âu sau Thế chiến I, cho thấy sự trống rỗng tâm hồn của cả một thế hệ. Hình thức ngắt đoạn của trường ca này, lần đầu xuất hiện trên tạp chí The Criterion do T. S. Eliot sáng lập, càng làm tăng thêm ấn tượng về sự mất định hướng của con người.
Tại Anh, ông làm việc cho nhà băng Lloyd, rồi làm giám đốc Nhà xuất bản Faber & Gweger (sau đổi thành Faber & Faber). Năm 1927, T. S. Eliot nhập quốc tịch Anh và cải sang Anh giáo. Năm sau ông viết tiểu luận Lanczenot Endrus đánh dấu bước ngoặt mang tính tôn giáo. Cùng với tập thơ xuất bản năm 1930 là Ngày thứ Tư tro bụi (Ash Wednesday), tư tưởng tôn giáo bắt đầu hiện diện thường xuyên trong tất cả các tác phẩm của ông.
Vở kịch Vụ giết người trong nhà thờ (1935) đánh dấu bước khởi đầu công việc thực sự của ông trong lĩnh vực sân khấu. Những năm 1949-1959 ông cho ra đời một loạt các vở kịch.

Eliot là người cả đời luôn làm lại mình, bắt đầu lại, sáng tạo lại: từ người Mỹ làm thành người Anh, từ công dân nước cộng hòa thành công dân nước theo chế độ quân chủ lập hiến, từ người theo đạo Tin lành thành tín đồ Anh giáo, từ người theo đuổi cách sống tự do, phóng túng thành người theo đuổi chủ nghĩa khổ hạnh. Và ông không thả mình theo cảm hứng của thơ ca mà bắt thơ ca đi theo tư tưởng của mình. Đã từng có một thời vì Eliot mà thế giới thơ ca Anh-Mỹ có sự phân rẽ sâu sắc: 3/4 các nhà thơ chịu sự ảnh hưởng thơ hoặc lý thuyết thơ của Eliot, 1/4 còn lại nhất quyết phản đối thi pháp mà Eliot đưa ra. Tuy vậy, một cuộc cách mạng thi ca mới đã không xảy ra. Không xảy ra vì trong thơ ca Anh-Mỹ vai trò chủ đạo thuộc về thơ ca bác học, mà thơ ca bác học ủng hộ Eliot. Ông là nhà cách tân thi ca, mặc dù vẫn tự nhận là học trò của Ezra Pound (1885-1972) – người phát hiện và cổ vũ, khuyến khích nhiều nhà thơ, nhà văn, trong số họ có nhiều người rất nổi tiếng như James Joyce (1882-1941), Robert Frost (1874-1963), Ernet Hemingway (1899-1961). Vinh quang đến với Eliot kể từ sau chiến tranh thế giới I trong khuôn khổ của dòng văn học “thế hệ mất mát” (lost generation). Eliot viết về sự mất mát của văn minh phương Tây, của cả nhân loại nhưng ngay từ đầu vẫn quan niệm đấy là bi kịch của thế hệ mất mát…
Sáng tác của Eliot T. S. có thể chia làm ba giai đoạn: từ 1909-1920, viết những tác phẩm có khuynh hướng bài tư bản và tôn giáo. Đây là thời kì tìm kiếm hình thức thể hiện và chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng. Năm 1917 ông làm biên tập tạp chí Egoist. Những năm 20 là một giai đoạn mới trong sáng tác của ông với những tác phẩm tiêu biểu như Đất hoang (1922); Những kẻ rỗng tuyếch (1925). Tính qui mô, triết lý sâu sắc và cách thể hiện hình tượng thơ ca độc đáo đã cho phép Eliot trở thành một nhà cách tân có ảnh hưởng lớn nhất đối với văn học Anh-Mỹ những năm 20-30. Năm 1922 Eliot sáng lập tạp chí Criterion (xuất bản đến năm 1939). Tạp chí này chủ yếu đang tải những tác phẩm của Eliot và những tác giả khác gần gũi về quan điểm với ông. Cuối những năm 20, đầu những năm 30 thế giới quan của Eliot có những thay đổi cơ bản. Cảm hứng phủ nhận và lo lắng được thay bằng cảm hứng tìm kiếm những giá trị đích thực. Tiêu biểu của thời kỳ này là những tác phẩm: Thứ Tư tro bụi (1930), Bốn khúc tứ tấu (1943). Trong các tác phẩm này Eliot sử dụng những phạm trù triết học (thời gian, nơi chốn, sự vô tận vv…) cùng với học thuyết của Anh giáo. Và cũng như hai giai đoạn trên, sáng tác thơ ca của ông gắn liền với hoạt động của một nhà lí luận, phê bình văn học, nhà triết học. Những năm 30 Eliot cố gắng thử nghiệm trong hoàn cảnh lịch sử mới một thể loại quen thuộc của thời đại Elizabeth là kịch thơ: Vụ giết người trong nhà thờ (1935), Bữa tiệc Cocktail (1950), tuy vậy, sự thành công không mấy đáng kể… Năm 1948 ông được trao tặng giải Nobel văn học với tư cách là một nhà thơ.

Tác phẩm:
- Bản tình ca của J. Alfed Prufrock (The love song of J. Alfed Prufrock, 1911), thơ.
- Prufrock và những quan sát khác (Prufrock and other observation, 1917), thơ.
- Suy ngẫm về thơ tự do (Reflexions on vers libre, 1917), tiểu luận.
- Rừng thiêng (The sacred wood, 1920), phê bình.
- Đất hoang (The waste land, 1922), trường ca.
- Những kẻ rỗng tuếch (The hollow men, 1925), trường ca.
- Lanczenot Endrus (1928), tiểu luận.
- Ngày thứ tư tro bụi (Ash wednesday, 1930), thơ.
- Chức năng của thơ ca và chức năng của phê bình (The use of poetry and the use of criticism, 1933), tiểu luận.
- Đá tảng (The rock, 1934), thơ.
- Vụ giết người trong nhà thờ (Murder in the cathedral, 1935), kịch.
- Những tiểu luận cũ và mới (Essays ancient and modern, 1936), tiểu luận.
- Những chú mèo (Old possum's book of practical cats, 1939), thơ.
- Đoàn tụ gia đình (The family reunion, 1939), thơ.
- Bốn khúc tứ tấu (Four quartets, 1943), trường ca.
- Bữa tiệc cocktail (The cocktail party, 1949-1950), kịch.
- Ghi chép hướng tới việc định nghĩa về văn hóa (Notestowards the denfinition of the culture, 1950), tiểu luận.
- Thơ và kịch (Poems and plays, 1951), tiểu luận.
- Thư kí riêng (The confidence clerk, 1954), kịch.
- Về thơ và các nhà thơ (On poetry and poets, 1957), tiểu luận.
- Chính nhân khả kính (The elder statesman, 1959), kịch.





BẢN TÌNH CA CỦA J. ALFRED PRUFROCK(1)

S’io credesse che mia risposta fosse
A persona che mai tornasse al mondo,
Questa fiamma staria senza piu scosse.

Ma perciocche giammai di questo fondo
Non torno vivo alcun, s’i’odo il vero,
Senza tema d’infamia ti rispondo.

Nào, ta hãy lên đường, anh và em
Trong buổi chiều lặng lẽ, dịu êm
Như người bệnh đang nằm trên bàn mổ
Ta hãy đi theo từng con phố nhỏ
Nơi vỏ sò chất đống ngổn ngang
ở nơi đó những quán rượu rẻ tiền
Những phòng trọ cho những đêm không ngủ
Đường phố dẫn vào cuộc tranh chấp, cãi cọ
Dẫn ta đến tận nơi
Và cho em, một câu hỏi chết người
Em đừng hỏi rằng “điều gì thế”
Nào, ta hãy đi về nơi đó.

Trong phòng khách những người phụ nữ chuyện trò
Họ nói chuyện về Michelangelo(2).

Sương màu vàng kì cọ trên mặt kính
Khói màu vàng chạm vào trên mặt kính
Liếm vào mọi góc của buổi hoàng hôn
Bám vào những rãnh mương
Trải lên ống khói
Trên bậc thềm bay nhảy
Nhìn thấy buổi chiều tháng Mười dịu êm
Và ngôi nhà đang ngủ im lìm.

Rồi đây, sẽ đến một thời gian
Trên đường phố làn khói màu vàng
Sẽ chùi lên mặt kính
Rồi sẽ đến một thời gian
Đối mặt phải sẵn sàng
Thời giết chóc và tạo dựng
Thời cho lao động
Câu hỏi này bày trên đĩa của em
Thời cho em và cho anh
Thời của một trăm điều do dự
Một trăm cái nhìn ra và sửa chữa
Khi cầm lấy cốc trà.

Trong phòng khách những người phụ nữ chuyện trò
Họ nói chuyện về Michelangelo.

Quả là sẽ đến một thời gian
Khi ngạc nhiên rằng “Không lẽ ta đã dám?”
Còn thời gian bước xuống bậc thang
Thời gian rảo bước trên mái tóc anh
(Thiên hạ sẽ nói rằng: “Đầu hắn ta đã bạc!”)
Chiếc áo khoác của anh cổ cồn cứng nhắc
Chiếc ca-ra-vát của anh có hình dáng giản đơn
(Thiên hạ sẽ nói rằng: “Hắn đã yếu tay chân!”)
Chẳng lẽ anh đã dám
Làm cho vũ trụ này lo lắng?
Mỗi phút – là thời gian
Để quyết định, nghi ngờ hay lật ngược hoàn toàn.

Điều này anh đã biết từ xưa
Những buổi chiều, những buổi sớm, buổi trưa
Cuộc đời mình anh dùng thìa cà phê đo đếm
Anh nghe những giọng hát từ đâu xa lắm
Nơi mà người ta theo nhạc hát lên
Là bởi vì anh đã dám?

Những điều này từ lâu anh đã biết
Những đôi mắt gắn anh vào công thức
Dán nhãn gim trên tường
Anh nằm trong đó thở than
Và anh bắt đầu
Khạc nhổ từ đầu ghép hai mảnh ván
Chẳng lẽ là anh lại dám?

Và những bàn tay này anh đã biết từ xưa
Những bàn tay đeo vòng, trắng và trọc lóc
Dưới ánh sáng ngọn đèn, có màu nâu mái tóc
Mà cũng có thể là
Mùi nước hoa từ quần áo tỏa ra?
Những bàn tay khăn quàng đem quấn
Chẳng lẽ là anh lại dám?
Và làm sao anh có thể bắt đầu?
………………………………….

Buổi hoàng hôn anh thơ thẩn trên những đường phố nhỏ
Và nhìn khói toả ra từ những ngôi nhà
Của những người cô đơn cúi mình bên cửa sổ?..

Ôi giá mà anh là hai càng cua bờm xờm
Chạy trốn vào trong đáy biển lặng im!
…………………………………….

Và buổi chiều đi vào đêm rồi êm đềm ngủ
Những bàn tay ấp ủ
Mệt mỏi… ngủ say… hay chỉ giả vờ
Ngủ say sưa ở dưới chân ta.
Có thể, sau khi uống trà và ăn bánh ngọt
Không cần đi vào những miền không thể biết?
Nhưng anh đã khóc, ăn chay, đã khóc và nguyện cầu
Và anh nhìn thấy trên mặt đĩa phẳng mái đầu.
Anh không phải nhà tiên tri – và đây không phải là điều gì vĩ đại
Anh nhìn thấy một lần và trước mặt anh lửa cháy
Một Người hầu(3) mặc áo khoác của anh và khúc khích cười
Nói tóm lại là anh đã thôi.

Và liệu có cần gì cho anh, sau tất cả
Sau bánh ngọt, cốc trà, trong lặng lẽ
Nói một điều gì đó về em và anh
Liệu có cần thiết chăng?
Với nụ cười rũ bỏ điều cấm đoán
Ôm cả hoàn cầu trong lòng im lặng
Và xoay quả đất với câu hỏi chết người
Rằng: “Ta là Lazarus từ cõi chết trở về đây
Ta quay trở về để nói ra tất cả” –
Nếu ai đó cái gối trên đầu đã sửa
Và nói rằng: “Không phải thế đâu
Tất cả đều không phải thế”.

Thì anh có cần gì sau đó
Thì anh còn cần thêm gì nữa
Sau những buổi hoàng hôn, sân trước và những đường phố mưa giăng
Sau ấm chén, sách vở, váy áo rải trên sàn
Và điều này, và hơn thế nữa?
Anh cứ ngỡ rằng lời chẳng có
Nhưng giống như khuôn mẫu trên màn hình
Thì liệu có còn cần thiết cho anh
Nếu như ai đó sửa lại khăn và gối
Và quay nhìn vào cửa sổ rồi nói:
“Tất cả không phải thế đâu
Tất cả đều không phải thế”.
……………………………..

Không! Anh không phải là Hamlet và không thể trở thành
Anh chỉ là người hầu, những kẻ ở xung quanh
Là kẻ bị người ta đẩy ra sân khấu
Rồi khuyên bảo phải thế này thế nọ
Người được tôn kính và rất sẵn lòng
Người cẩn trọng và khôn ngoan
Người cao sang nhưng hơi đần một chút
Theo thời gian có lẽ thành lố bịch
Theo thời gian thành kẻ pha trò.

Anh ngày một già thêm
Có lẽ anh phải xắn quần lên.

Liệu anh còn được ăn quả đào? Còn chải tóc trên trán?
Còn đi ra biển mặc quần màu trắng.
Và anh nghe những nàng tiên cá hát vang lên.

Nhưng bài hát này không phải để cho anh.

Anh thấy những nàng tiên cá bơi trên sóng biển
Những con sóng vuốt ve làn tóc trắng
Khi ngọn gió rì rào trên mặt nước trắng và đen.

Ta lang thang trong xứ sở của tiên
Nghe giọng nói của người trần và ta nức nở
Giọng nói gọi ta trở về trần thế, và ta chìm.
_____________

(1)Eliot viết bài thơ này năm 1910, khi đang còn là sinh viên Đại học Harvard, viết xong năm 1911. Bốn năm sau đăng ở tạp chí Poetry (June 1915). Sau đó in trong tập thơ đầu tiên Prufrock and Other Observations (1917). Đề từ của bài thơ này trích từ Thần khúc của Dante:

Giá tôi biết rằng câu chuyện của mình
Nghe thấy được người còn quay trở lại
Thì ngọn lửa của tôi đã không run.

Nhưng bởi vì không còn đường trở lại
Tôi chưa từng nghe chuyện ấy bao giờ
Nên tôi trả lời, xấu hổ chi mà ngại.
(Thần khúc_Địa ngục, khúc ca XXVII, dòng 61-66)

Ý nghĩa của những dòng thơ này như sau: giá như nhân vật tin chắc rằng câu chuyện của anh ta có ai đó nghe được và sau này quay trở lại trần gian kể cho mọi người những điều đã nghe thì anh ta đã chẳng nói ra. Điều đó có nghĩa là Bản tình ca… của Eliot không ca lên cho tất cả cùng nghe. Đọc bài thơ đến hết ta sẽ hiểu ra rằng Prufrock không hề yêu ai cả - ít ra là trong trường hợp Bản tình ca… này, không yêu một người phụ nữ nào trong những lời độc thoại của mình. “Em và anh” ở đây là Prufrock tự nói với chính mình đấy thôi, còn những người phụ nữ thì chỉ chuyện trò về Michelangelo. Đây là bài ca tình yêu thời hiện đại của chàng sinh viên Đại học Harvard, nếu có thể gọi đấy là tình yêu.
Prufrock, một mặt nào đó cũng giống như Hamlet với “to be, or not to be”(nên hay không nên), rất thận trọng và lưỡng lự, chàng cứ sợ rằng sau lời tỏ tình của mình thì cả thế giới này sẽ sụp đổ. Mặt khác, không biết liệu có nên làm cho thế gian phiền muộn hay không, nếu như đằng nào thì người đời cũng không nghe, không hiểu mình? Và, ngay cả nếu được như Lazarus (La-xa-rơ: Tân Ước_Giăng11: 43,44) từ cõi chết trở về muốn kể lại những điều về cuộc sống, cái chết thì cũng chẳng ai thèm nghe: những người phụ nữ trong phòng khách kia chỉ quan tâm những điều mà họ muốn nói. Thì khi ấy mong ước được trở thành “hai càng cua bờm xờm/ chạy trốn vào trong đáy biển lặng im…” Chủ đề của Bản tình ca… là không yêu được. Từ không yêu được đến không sống được cũng chẳng xa xôi gì, bởi thế ở đoạn cuối ta thấy xuất hiện các nàng tiên cá (các nàng tiên cá tượng trưng cho vẻ đẹp chết người, vẻ quyến rũ của phụ nữ) và bài thơ kết thúc bằng lời “ta chìm” (we drown).
(2)Michelangelo Buonarroti (1475-1564) – nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư, nhà thơ Italia thời Phục hưng.
(3)Người hầu (the eternal Footman) – ở đây có nghĩa là cái chết, luôn luôn chuẩn bị bộ quần áo cuối cùng cho con người - áo quan.






ĐẤT HOANG

"Nam Sibyllam quidem Cumis ego ipse
oculis meis vidi in ampulla pendere, et cum
illi pueri dicerent: Σίβυλλα τί θέλεις;
respondebat ilia: άποθανείν θελω".
(Tôi từng nhìn thấy Xibila ở Cumai ngồi trong chai.
Khi bọn trẻ hỏi: “Bà muốn gì, Xibila?”
Xibila trả lời: “Muốn chết” (tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cổ).

Tặng Ezra Pound
il miglior fabbro.
(bậc thầy cao hơn tôi (tiếng Italia)(1).

I. Lễ mai táng người chết

Tháng tư là tháng khắc nghiệt, gây ra
Màu tím tử đinh hương của đất, rồi hòa
Ký ức với ước mong, và gây xúc động
Nguồn cội mơ màng bằng mưa xuân trút xuống.
Mùa đông sưởi ấm lòng ta
Chở che mặt đất bằng tuyết dày quên lãng
Nuôi cuộc đời bằng những cọng cây khô.
Mùa hè đến bất chợt trên hồ Starnbergersee(2)
Với những cơn mưa, chúng em dừng chân bên dãy cột to
Sau đó đi về Hofgarten trong ánh nắng
Chúng em uống cà phê và suốt cả giờ trò chuyện.
Bin gar keine Russin, stamm’ aus Litauen, echt deutsch.
(Em không phải người Nga, sinh ở Lít-va, là người Đức chính cống)
Ngày còn bé chúng em thường đến chơi với người anh
Hoàng tử Áo – anh ấy rủ em đi xe trượt tuyết
Thấy em sợ hãi thì anh ấy động viên:
Marie, em giữ cho chắc vào. Ta bắt đầu đầu trượt.
Giữa núi đồi sẽ thanh thoát nhẹ nhàng.
Em đọc sách ban đêm và đi về phương Nam mùa đông.

Rễ nào bám vào, cành nào mọc lên
Từ đá vỡ này? Con người trần(3)
Không thể nói ra, ước chừng, vì chỉ biết
Một đống hình vỡ, nơi ánh mặt trời đập
Cây chết không cho bóng, cào cào chẳng làm khuây(4)
Đá khô không có nước, mà chỉ có ở đây
Chiếc bóng của loài đá đỏ(5)
(Hãy đứng dưới bóng của loài đá đó)
Và em sẽ chỉ cho anh một cái gì đó
Không như cái bóng người buổi sáng ở sau lưng
Hay cái bóng buổi chiều ở trước mặt anh
Em sẽ chỉ ra trong một nắm tro tàn sợ hãi.
Frisch weht der Wind(6)
Der Heimat zu.
Mein Irsch Kind
Wo weilest du?
(Mát lành cơn gió thổi
Gió thổi về quê hương.
Em nơi mô chờ đợi
Hở cô bé Ai-len?)
“Năm ngoái người trao em hyacinths(7) lần đầu tiên
Người ta gọi em là lan dạ hương thiếu nữ”.
– Nhưng khi ta trở về từ vườn Hyacinth đó
Tay em đầy hoa và mái tóc đầy sương
Anh không nói nên lời, đôi mắt anh mơ màng
Dở sống, dở chết, anh không biết gì hết cả
Anh nhìn vào con tim ánh sáng – và lặng lẽ
Od’ und leer das Meer(8).
(Biển hoang vu, vời vợi, triền miên).

Bà Sosostris(9) nhìn thấu được cả những cái vô hình
Dù bà có bị cảm lạnh nhưng mà vẫn
Nổi tiếng khắp châu Âu là người đoán đúng
Với một cỗ bài. Bà nói: con bài của anh kia
Người thủy thủ bị chìm của xứ Phê-ni-xi(10).
(Hãy xem kìa: đôi mắt như ngọc châu lấp lóa)
Còn đây là Belladonna(11), bà chúa tể của bao vách đá
Bà chủ của những tình thế nọ kia.
Người đàn ông với ba cây gậy, và đây bánh xe
Còn đây là nhà thương gia một mắt
Quân này trống, có vật gì trên lưng được đặt
Thì ta chẳng nhìn ra. Không nhận ra
Người treo cổ. Hãy coi chừng chết đuối.
Ta thấy một đoàn người đi quanh vòng ấy.
Cám ơn. Nếu anh nhìn thấy ngài Equitone(12)
Thì nói rằng lá số ta mang đến cho ông
Thời buổi này hãy nhớ dè chừng, cẩn thận.

Thành phố có vẻ như trong tưởng tượng
Dưới làn sương mù của buổi sáng mùa đông
Người ta chen chúc nhau trên cầu Luân Đôn
Tôi đã không nghĩ rằng thần chết bắt nhiều người ghê gớm(13).
Những tiếng thở dài trong không trung hiếm hoi và ngắn(14)
Và mỗi người đều đưa mắt nhìn xuống bàn chân.
Đi lên đồi và đi xuống phố King William(15)
Nơi đồng hồ chuông Saint Mary Woolnoth buông xuống
Âm thanh chết của giờ thứ chín.
Tôi nhìn thấy một người quen và tôi gọi: “Stetson!
Có phải ta đã cùng chiến đấu trên tàu ở Mylae(16) không?
Cái xác mà anh chôn ở trong vườn năm ngoái
Có xanh tốt? Có nở hoa, kết trái?
Có sống qua được băng giá của đời?
Hãy tránh xa chó, chó không hẳn là bạn của người
Kẻo nó dùng móng chân của mình đào bới lại!(17)
Anh! Hypocrite lecteur! – mon semblable, – mon frere!”(18)
(Anh! Bạn đọc đạo đức giả! – người giống tôi, – người anh em của tôi!)
___________

Trường ca “Đất hoang” in lần đầu ở tạp chí Criterion (London) tháng 10 – 1922. “Đất hoang” là biểu tượng của châu Âu sau chiến tranh thế giới I, khủng hoảng tinh thần, thiếu lòng tin… Tuy vậy ẩn ý của trường ca là những cuộc truy tìm chiếc Chén Thần (Holy Grail), chiếc chén mà Chúa Giê-su đã uống trong bữa ăn cuối cùng. Eliot lên hệ với truyền thuyết trong tác phẩm “Cành vàng” của J. Fraser. Vua Cá (Fisher King – biểu tượng của cuộc sống) bị làm bùa phép và bị giết, mặt đất trở thành đất hoang. Chàng hoàng tử Perceval (Percyvelle) giải thoát được cho nhà vua bằng cách vượt qua nhiều thử thách tìm đến Nhà Nguyện để nhận biết những nghi lễ của Chén Thần… Eliot thường xuyên so sánh, đối chiếu hiện tại với quá khứ.
Trường ca có 5 phần. Chúng tôi trích dịch phần I – là phần nổi tiếng nhất, thường được đưa vào các tuyển tập. Trong các tác phẩm của mình, Eliot dùng tiếng Anh xen lẫn với tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Italia, tiếng Hy Lạp cổ… Trung thành với nguyên tác chúng tôi dịch phần tiếng Anh còn các ngôn ngữ khác để nguyên như trong nguyên tác và thêm phần tiếng Việt trong dấu mở, đóng ngoặc.
(1)Đề từ của trường ca lấy từ tác phẩm Satyricon (chương 48) của nhà văn La Mã Arbite (Gaius) Petronius (? – 66). Xibila ở Cumai (the Cumaean sibyl) xin thần Apollo cho một cuộc sống vĩnh cửu nhưng quên xin một tuổi trẻ vĩnh cửu. Cơ thể của Xibila nhăn nheo, teo tóp bỏ được vào trong chai. Trong “Đất hoang” Xibila trở thành bà Sosostris, là người giống như nhà tiên tri mù Tiresias trong thần thoại Hy Lạp. Theo thần thoại Hy Lạp, Tiresias biến thành phụ nữ trong bảy năm rồi lại trở về làm đàn ông, sau đó trở thành người trọng tài trong cuộc tranh luận giữa các vị thần (Zeus và Hera): Ai là người nhận được nhiều hơn khoái cảm của tình yêu – đàn ông hay phụ nữ? Khoái cảm của phụ nữ mạnh hơn khoái cảm của đàn ông gấp chín lần – kết luận của Tiresias. Vì điều kết luận này mà nữ thần Hera tức giận, đã làm cho Tiresias trở thành mù nhưng được thần Zeus ban cho một cuộc sống trường thọ.
Bậc thầy cao hơn tôi (il migllior fabbro) – đây là câu trả lời của Guido Guinizelli nói về A. Daniel trong những lời trò chuyện với Dante. (Dante. Tĩnh ngục, XXVI, 112-118).
(2)Starnbergersee – hồ nước ở gần Munchen (Munich). Hofgarten là tên một công viên.
(3)Xem: Cựu ước_Ê-xê-chi-ên 2:1 (chú thích của Eliot): Hỡi con người, chân ngươi hãy đứng, ta sẽ phán cùng ngươi. ở chương 37:3 Chúa hỏi Ê-xê-chi-ên: Hỡi con người, những hài cốt này có thể sống chăng? Và Ê-xê-chi-ên trả lời: Lạy Chúa Giê-hô-va, chính Chúa biết điều đó!
(4)Xem: Cựu ước_Truyền đạo 12:5 (chú thích của Eliot), nơi người truyền đạo nói về những ngày gian nan, khó nhọc:
Lúc ấy người ta sợ hãi lên cao
Đi trên đường sẽ vô cùng khiếp sợ
Và sẽ trổ bông những khóm hạnh đào
Cào cào nặng, ước ao không còn nữa.
(5)Xem: Cựu ước_Ê-sai 32:2: Sẽ có một người như nơi núp gió và chỗ che bão táp, như suối nước trong nơi đất khô, như bóng vầng đá lớn trong xứ mòn mỏi.
(6)Mát lành cơn gió thổi... lời thơ trích từ vở nhạc kịch câu chuyện tình “Tristan und Isolt” (Trixtăng và Iđơn, tiếng Đức) của Richard Wagne (1813-1883).
(7)Hyacinth – theo thần thoại Hy Lạp là một chàng trai trẻ đẹp. Sau khi Hyacinth chết thần Apollo lấy xác của hyacinth gieo thành loài hoa lan dạ hương.
(8)Biển hoang vu… tiếng kêu của người đầy tớ mà vua Mác sai đi nhìn ra biển xem có thấy con tàu chở Iđơn.
(9)Thầy bói có tên một Pharaon Ai Cập, Eliot lấy từ một bi kịch của A. Huxley.
(10)Xứ Phê-ni-xi (Phoenicia) – quốc gia cổ đại ở vùng biển Địa Trung Hải.
(11) Belladonna – tên Italia của một quân bài.
(12) Equitone – cũng là tên một trong các quân bài.
(13)Xem: Dante. Địa ngục, III, 55-57 (chú thích của Eliot):
Cuốn theo sau một đoàn người dằng dặc
Đông đến mức tôi không thể nào tin được
Rằng thần chết đã nhanh tay như thế!
(Nguyễn Văn Hoàn dịch, nxb KHXH. H., 2005).
(14)Xem: Dante. Địa ngục, IV, 25-27 (chú thích của Eliot):
Ở đó những gì mà tôi nghe được
Không phải tiếng kêu van mà là tiếng thở dài
Làm xáo động cả bầu không khí.
(Nguyễn Văn Hoàn dịch, nxb KHXH. H., 2005).
(15)Đồng hồ chuông của nhà thờ Saint Mary Woolnoth trên phố King William là nơi Eliot thường qua lại khi sống ở Luân Đôn. Để đi đến khu trung tâm tài chính của Luân Đôn (City) cần đi qua cầu Luân Đôn sang bờ bên kia của sông Thames.
(16)Trận đánh Mylae (Battle of Mylae) trong chiến tranh Punic giữa người Roma và người Carthaganian năm 260 – 146 tr. CN.
(17)Eliot dẫn John Webster (1580-1625), tác giả của bi kịch “Con quỉ trắng” (The White Devil, 1612) “Hãy đuổi chó sói/ Kẻ thù của con người/ Để nó không dùng móng chân đào xác chết”. Đây là tiếng khóc của một phụ nữ có đứa con trai đã giết người anh em của mình rồi đào mồ chôn người anh em bị giết.
(18)Đây là một câu trong “Những bông hoa ác” (Les fleurs du mal) của Charles Baudelaire (1821- 1867).


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 17:56:06

 
NHỮNG KẺ RỖNG TUYẾCH

Mistah Kurtz – he dead
Ngài Kurtz đã chết

A Penny for the Old Guy
Xin một hào cho Guy già


I

Ta là những người trống rỗng
Ta là những hình nộm
Ta cúi xuống cùng nhau
Rơm xào xạc trên đầu
Giọng ta khô, nức nở
Khi cùng nhau to nhỏ
Lặng lẽ và hững hờ
Như gió trong cỏ khô
Như chuột trên kính vỡ
Trong hầm rượu cạn khô.

Hình thiếu nét, bóng thiếu màu
Sức lực đờ ra, cử chỉ không cử động

Những đôi mắt của ai nhìn thẳng
Từ Vương quốc cái chết khác đang nhìn
Nhắc ta, không như những kẻ vô hồn
Những tâm hồn sôi động, nhưng
Chỉ như những người trống rỗng
Như những hình nộm bằng rơm.

II

Những đôi mắt tôi sợ gặp trong mơ
Nhưng trong vương quốc mơ màng cái chết
Những đôi mắt không có bao giờ
Những đôi mắt này
Trên cột gãy là ánh mặt trời
Là cành cây nhún nhảy
Và giọng nói
Trong ngọn gió hát lên
Xa cách và trang nghiêm
Hơn những ngôi sao dần tắt.

Hãy cho tôi đến gần
Vương quốc mơ màng cái chết
Hãy cho tôi được mặc
Quần áo cải trang
áo khoác của chuột, lông của quạ khoang
Đứng trên đồi như ngọn gió
Gió đi đâu, tôi đi đó
Nhưng đừng để đến gần –

Lần cuối cùng gặp gỡ
Trong vương quốc của hoàng hôn.

III

Đấy là quê hương cái chết
Đấy là xứ sở của xương rồng
Nơi này những pho tượng đá
Và những cánh tay vật vã
Của những người chết van xin
Trong ánh sáng của ngôi sao tắt dần.

Có phải vậy chăng
Trong vương quốc cái chết khác
Khi thức dậy một mình
Và trong giờ khắc
Ta run lên với sự dịu dàng
Những bờ môi chờ hôn môi khác
Và nguyện cầu cho đá vỡ tan.

IV

Những đôi mắt không ở đây
Những đôi mắt không có ở nơi này
Trong thung lũng những ngôi sao đã chết
Trong thung lũng này rỗng tuyếch
Đã gãy quai hàm những vương quốc đã mất của ta

ở nơi của lần gặp gỡ cuối cùng
Ta cùng nhau mò mẫm
Và nói năng cùng nhau ta tránh
Trên bờ sông có dòng nước sưng lên

Không nhìn ra cho đến một khi mà
Những đôi mắt chưa hiện
Như ngôi sao muôn đời tỏa sáng
Như muôn ngàn cánh hoa hồng
Của vương quốc cái chết hoàng hôn
Và chỉ đấy là niềm hy vọng
Dành cho những người trống rỗng.

V

Ta đi vòng quanh những bụi cây gai
Những bụi cây gai những bụi cây gai
Ta đi vòng quanh những bụi cây gai
Vào lúc năm giờ sáng.

Giữa ý tưởng
Và hiện thực cuộc đời
Giữa ý muốn
Và hành động con người
Chiếc bóng kia đổ xuống
Bởi Vương quốc là Ngài

Giữa quan niệm
Và sự dựng xây
Giữa mối xúc động
Và câu trả lời
Chiếc bóng kia đổ xuống
Cuộc đời ta rất dài

Giữa niềm ước mong
Và sự rung cảm
Giữa khả năng
Và sự sống
Giữa hiện tượng
Và bản chất của đời
Chiếc bóng kia đổ xuống
Bởi Vương quốc là Ngài

Bởi Vương quốc là Ngài
Là Cuộc sống
Bởi Vương quốc là Ngài và

Và như thế kết thúc cuộc đời
Và như thế kết thúc cuộc đời
Và như thế kết thúc cuộc đời
Bằng tiếng nấc chứ không bằng đập mạnh.
____________

(1)Trường ca Những kẻ rỗng tuyếch in đầy đủ lần đầu vào năm 1925 nhưng trước đó, 4 trong số 5 phần đã in riêng lẻ từng phần trong tạp chí Criterion. Bởi thế khi đi giải thích trường ca này có những khó khăn vì một điều rằng: Eliot đem tập hợp thành một trường ca từ những bài thơ lẻ trước đó được tư duy một cách độc lập.
“Những kẻ rỗng tuyếch” là cách Eliot gọi những trí thức châu Âu thời đó. Vì đánh mất lòng tin nên trong tâm hồn họ có một khoảng trống được lấp bằng những chính kiến rất ngẫu nhiên. Bởi thế, những người này vừa rỗng tuyếch (hollow), vừa là hình nộm (stuffed) được kết bằng rơm rác…
Đề từ thứ nhất của trường ca là câu trích từ tiểu thuyết Con tim bóng tối (The Heart of Darkness, 1902) của Joseph Conrad (1857-1924) nói về sự đánh mất lòng tin. “Mistah Kurtz – he dead” là lời cô người hầu da đen nói tiếng Anh còn chưa sõi, thông báo về cái chết của ngài Kurtz da trắng, người mà một bộ tộc da đen ở Công-gô coi như một vị thánh. Nhưng nếu như ngài đã chết thì có nghĩa là ngài không phải thánh thần.
Đề từ thứ hai xuất phát từ một tục lệ truyền thống – hàng năm cứ vào mồng 5 tháng 11 người ta đốt hình nộm Guy Fox, kẻ cầm đầu vụ mưu dùng thuốc nổ phá toà nhà Quốc hội Anh năm 1605. Tối mồng 4 sang ngày mồng 5 trẻ con mang hình nộm Guy Fox đến từng nhà “xin một hào cho Guy già”, sau đó đem đốt hình nộm và tổ chức đốt pháo hoa.
Điểm khó hiểu thứ nhất của trường ca này là khái niệm “vương quốc cái chết” (death’s kingdom). Khái niệm này Eliot sử dụng trong trường ca theo 5 dạng. Vì rằng sự đánh mất lòng tin nghĩa là không còn tin vào sự bất tử nên “những kẻ rỗng tuyếch” đang sống trong “vương quốc cái chết”. Nhưng trong vương quốc cái chết này người ta vẫn mơ ước, vẫn thấy những giấc mơ nên mới có “vương quốc mơ màng cái chết” (death’s dream kingdom). Những kẻ rỗng tuyếch này, đa số là sống trong vương quốc ảo nhưng trong số họ vẫn có những người sẵn sàng từ bỏ nó để đi về vương quốc khác (giống như tĩnh ngục) để tẩy rửa và chuộc lỗi lầm. Những người này đang ở trong “vương quốc cái chết hoàng hôn” (death’s twilight kingdom). Như vậy, đã có 3 dạng của vương quốc cái chết. Ngoài vương quốc cái chết ở trần gian còn có một vương quốc cái chết ở bên kia thế giới nữa, nên có thêm một khái niệm: “vương quốc cái chết khác” (death’s other kingdom). Và cuối cùng, để phân biệt “vương quốc cái chết khác” này với một vương quốc cũng ở bên kia thế giới dành cho những kẻ ngoan đạo (giống như thiên đường), Eliot viết hoa chữ “Kingdom” – “death’s other Kingdom”. Đấy là 5 cách gọi một khái niệm “vương quốc cái chết” của Eliot.
Điểm khó hiểu thứ hai trong trường ca này là hình ảnh những đôi mắt. Những đôi mắt xuất hiện từ phần II của trường ca, và nhân vật vừa muốn được nhìn thấy những đôi mắt lại vừa sợ nhìn thấy chúng. Nhân vật muốn mặc quần áo cải trang để cho những đôi mắt kia không nhận ra. Hình tượng này Eliot mượn của Dante (Thần khúc_Tĩnh ngục, khúc ca XXXI). Không nhìn thấy đôi mắt của Beatrice thì không thể từ giã Tĩnh ngục để bước lên Thiên đường (Đôi mắt Beatrice tượng trưng cho Trí tuệ của Chúa).
Điểm khó hiểu thứ ba là hình tượng chiếc bóng đổ xuống “giữa ý tưởng/ và hiện thực cuộc đời/ giữa ý muốn/ và hành động con người…” Chiếc bóng là biểu tượng của tính nhu nhược, thiếu quyết đoán của “những kẻ rỗng tuyếch”.
- Câu: “Bởi Vương quốc là Ngài” (For Thine is the Kingdom) trích từ lời cầu nguyện “Cha của chúng con” (lời Đức Chúa Giê-su trong bài giảng trên núi): “Bởi Ngài là Vương quốc, là quyền lực, là vinh quang muôn thuở. Amen!”(Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. Amen! – lời dịch của Hội Thánh Kinh tại Việt Nam. Tân Ước_Ma-thi-ơ 6:13). Chỉ có đôi mắt của tình yêu, đôi mắt của Beatrice có thể trả về nhãn quan cho “những kẻ rỗng tuyếch”. Những đôi mắt này là ngôi sao dẫn đường, là hoa hồng thần bí “là ngôi sao muôn đời tỏa sáng/ là muôn ngàn cánh hoa hồng/ của vương quốc cái chết hoàng hôn…” (muôn ngàn cánh hoa hồng là những thánh thần, những người ngoan đạo mà Dante nhìn thấy ở Thiên đường (Thần khúc_Thiên đường, khúc ca XXX, XXXIII).
- Câu: “Cuộc đời ta rất dài” (Life is very long) trích từ tiểu thuyết Kẻ lưu đày của những hòn đảo (An Outcast of the Islands) của J. Conrad.
- Câu: “Ta đi vòng quanh những bụi cây gai”(Here we go round the prickly pear) – nhại theo bài hát thiếu nhi “Here we go round the mulberry bush on a cold frosty morning”. Cây xương rồng tượng trưng cho vùng đất khô cằn.
- Điệp khúc: “Và như thế kết thúc cuộc đời” (This is a way the world ends) – nhại theo bài hát thiếu nhi “This is the Way we Clap our Hands”.






CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA CÁC ĐẠO SĨ(1)

“Ta đi trong băng giá
Mùa xấu nhất trong năm
Đằng đẵng cuộc hành trình
Con đường dài và gió
Buốt giá của mùa đông”(2).

Và những con lạc đà trầy da chân
Lì lợm nằm trên tuyết.
Còn ta, đôi khi cảm thấy buồn
Nhớ những cung điện mùa hè, sân gác
Những cô gái mượt mà mang ra đồ ngọt
Những kẻ cai lạc đà lời tục tĩu tuôn ra
Họ chạy đi đòi rượu và đàn bà
Và tắt lửa nhưng lều riêng không đủ
Và thù địch ở những thành phố to, không cảm tình ở những thành phố nhỏ
Những ngôi làng bẩn thỉu và giá cả rất cao
Trong thời buổi khó khăn như vậy ta đi vào.
Cuối cùng ta đã đi thâu đêm suốt sáng
Ngủ ngáy chỉ đôi khi, thỉnh thoảng
Và ta nghe những giọng hát bên tai
Tất cả chỉ là điên rồ, cuồng loạn.

Rồi buổi bình minh ta đến miền thung lũng
Nơi dưới tuyết mùi hoa cỏ bốc lên
Dòng suối rì rào, cối xay nước gõ nhịp vào bóng đêm
Và dưới bầu trời thấp có ba cây gỗ(3)
Và con ngựa bạch phóng nhanh trên đồng cỏ(4).
Ta đến bên quán rượu có treo những cành nho
Sáu cánh tay mở cửa ném những miếng bạc ra
Bàn chân giẫm lên túi da đựng rượu nhưng đã hết
Nhưng không ai biết gì và ta đi tiếp
Rồi ta đến nơi vào buổi chiều, không một chút sớm hơn
Rất tốt đẹp, như dự định mà ta cần.

Đã từ rất lâu, bây giờ tôi nhớ lại
Nhưng có một điều, giá mà tôi được hỏi
Giả sử là
Một điều này: những con đường của ta
Vì Sinh hay Tử? Đã từng là Sinh, hẳn thế
Ta đã biết điều này. Tôi đã từng thấy cả Sinh và Tử
Nhưng mà chúng khác nhau, đó chính là Sinh
Thật đắng cay, ta sống như là chết với cái chết của mình
Và ta đành quay trở về Vương quốc
Nhưng chẳng tìm ra cho mình sự bình yên
Con người vẫn bám chặt vào thần thánh của mình.
Bởi thế, tôi vui mừng đón chào cái chết khác.
_________________

(1)Bài thơ này in lần đầu trên thiệp Giáng sinh của nhà xuất bản “Faber and Faber” năm 1927. Cũng trong năm này T. S. Eliot nhập quốc tịch Anh và cải đạo sang Anh giáo. Bài thơ này dựa theo câu chuyện kể về sự Giáng sinh của Chúa Giê-su (Tân Ước_Ma-thi-ơ 2:1-12). Tuy vậy, ngay từ dòng đầu Eliot đã viết theo cách của mình. Bài thơ không nhắc đến ngôi sao dẫn đường, không nói gì về lễ vật là vàng và nhũ hương hay sự vui mừng của các đạo sĩ. Eliot chỉ nói về sự khó nhọc của con đường đi đến lòng tin mới (việc cải đạo của mình). Nhân vật chính của bài thơ là một đạo sĩ hồi tưởng lại cuộc hành trình sau nhiều năm đã trôi qua. Và, hóa ra là con đường có rất nhiều ngờ vực, có thể, “tất cả chỉ là điên rồ, cuồng loạn”. Nhưng sau khi đã trở về Vương quốc (Anh) cuộc sống cũng chẳng yên bình hơn. Sự hồi sinh này đòi hỏi cái chết, và chỉ sau cái chết này, có thể, sẽ sinh lại lần hai.
Cả bài thơ dựa trên hai phạm trù triết học: Sinh và Tử. Người kể chuyện chưa tiếp nhận hết lòng tin mới, mà muốn chết để giải thoát mối nghi ngờ của những người sống quanh mình, những người vẫn tôn thờ những đạo sĩ cổ xưa. Bài thơ cho thấy việc cải đạo sang Anh giáo của T. S. Eliot không một chút dễ dàng.
(2)Khổ thơ đầu trong ngoặc là những lời thuyết giáo đêm Giáng sinh của giáo chủ người Anh, Lancelot Andrews (1555-1626).
(3)Đây là ba cây gỗ treo ba cây thập ác để đóng đinh Chúa Giê-su cùng với hai tên trộm-cướp ở hai bên (Tân Ước_Luca 23: 32,33).
(4)Con ngựa bạch trong Khải huyền: “Bấy giờ tôi thấy trời mở ra, có một con ngựa bạch hiện ra; Đấng cưỡi trên ngựa ấy gọi là Đấng Trung tín và Chân thật; Ngài lấy lẽ công bằng mà xét đoán và chiến đấu…” (Tân Ước_Khải huyền 19:11).



NGÀY THỨ TƯ TRO BỤI(1)
(Trích)

Bởi tôi không còn hi vọng quay về
Bởi không còn hi vọng
Bởi tôi không còn hi vọng quay về
Quà tặng và đam mê của người ta không sưởi ấm
Tôi giờ không còn ao ước bay xa
(Chẳng lẽ chim ưng già còn giang đôi cánh?)
Chẳng lẽ lại đi khóc than
Khi hiểu ra là đã không còn sức mạnh?

Bởi tôi không hi vọng còn nhìn thấy mặt
Niềm vinh quang mong manh chỉ trong phút chốc
Bởi vì tôi không suy nghĩ, đợi chờ
Bởi tôi biết rằng tôi không biết được bao giờ
Quyền lực đi qua đâu là đích thực
Bởi không còn dòng nước
Với cỏ và hoa đã không tìm lại bao giờ.

Bởi tôi biết rằng thời gian mãi mãi là thời gian
Và nơi chốn mãi mãi là nơi chốn
Và những gì hiện hữu chỉ thuộc về một thời gian
Và chỉ thuộc về một chốn
Những gì tôi có được tôi cảm thấy bằng lòng
Tôi không cần vẻ mặt hân hoan, sôi nổi
Và không cần giọng nói
Bởi tôi không còn hi vọng quay về
Nên tôi vui rằng tôi phải tạo ra
Một điều gì đem lại niềm vui vẻ.

Và tôi lạy Chúa lòng lành
Và cầu xin để cho tôi được quên
Tất cả những gì tôi từng tranh cãi
Để cho tôi nhận thấy
Bởi tôi không còn hi vọng quay về
Tôi nói những lời này là để cho
Cái đã kết thúc không bắt đầu trở lại
Để người phán xét sẽ tỏ lòng thương.

Bởi những đôi cánh kia đã chẳng bay lên
Vào bầu trời như những cánh chim
Vào bầu trời bây giờ khô khan bé bỏng
Bé bỏng và khô khan hơn nỗi ước mong
Dạy cho chúng ta sự hờ hững và quan tâm
Dạy cho chúng ta biết ngồi trong tĩnh lặng.

Xin cầu nguyện cho những lỗi lầm trong giờ chết
Lời cầu nguyện bây giờ và trong giờ chết của ta.
________________

(1) Trường ca Ngày thứ tư tro bụi đánh dấu một bước ngoặt trong sáng tạo của Eliot: chuyển từ sự thất vọng, hoài nghi – là đặc trưng của dòng văn học “thế hệ mất mát”(lost generation) những năm 20 đến sự tìm tòi những giá trị bền vững, chắc chắn hơn. Eliot tìm thấy những giá trị này ở Anh giáo, tuy vậy quan niệm triết học-đạo đức của ông có nhiều chỗ không trùng hợp với giáo luật chính thống. Nhà thơ hiểu những khái niệm như: con người, cuộc sống, văn hóa, đạo lý… một cách rộng hơn, phong phú hơn, mà đặc biệt là mang tính nhân văn nhiều hơn. Trong trường ca này bắt đầu hình thành một quan niệm triết học mới xuyên suốt những sáng tác của ông trong ba thập kỷ tiếp theo mà Bốn khúc tứ tấu là một tác phẩm tiêu biểu. Phần trích trên đây là phần đầu của trường ca.
“Ngày thứ tư tro bụi”(Ash Wednesday) – một khái niệm đặc thù của Thiên chúa giáo. Đây là tên gọi của ngày đầu Tuần lễ chay, bắt đầu bằng sự nhớ về bốn mươi ngày, khi Đức Thánh Linh đưa Đức Chúa Giê-su đến nơi đồng vắng (TânƯớc_Ma-thi-ơ 4:1-11). Hình dung từ “tro bụi” gắn liền với lễ xưng tội của ngày này: kẻ xưng tội lấy tro vẽ hình thập ác lên trán và nhắc lại lời chép trong Kinh Thánh: “Ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (Tân Ước_Sáng thế ký 3:19).



BỐN KHÚC TỨ TẤU(1)
(Trích)

Burnt norton

τού λόγου δ'εόντος ξυνού ζώουσιν οί
πολλοί ώς Ιδίαν έξουτες φρόνησιν
I. p. 77. Fr. 2. {1}

όδός άνω κάτω μέα καί ώυτή
I. p. 89. Fr. 60. {2}

Diels: Die Fragmente der Vorsokratiker Herakleitos.

(1)Từ ngữ với mọi người có nghĩa như nhau, nhưng đa số có vẻ như hiểu theo cách của riêng mình. Herakleitos I, 77, 2.
(2)Con đường đi và con đường đến – chỉ là một con đường. Herakleitos I, tr. 89, dòng 60.


I

Cả hiện tại và quá khứ
Có lẽ đều có mặt ở tương lai
Và tương lai có mặt trong quá khứ.
Nếu thời gian còn mãi bây giờ
Thời gian không thể nào chuộc lại
Cái chưa đến là trìu tượng
Và chỉ mãi mãi giữ nguyên
ở trong vùng suy luận.
Cái chưa đến và đã đến
Luôn luôn ở trong một điểm – bây giờ.
Những bước chân vang vọng trong trí nhớ
Đến miền ta chửa từng qua
Về cánh cửa không bao giờ mở
Vào vườn hồng. Những lời của ta
Vang vọng ở trong em.
Nhưng có cần thiết chăng
Tro bụi trên bình hoa lo lắng
Ta không biết rằng
Tiếng vang khác hẳn
Ngự trị khu vườn. Có nên bước vào không?
Tiếng chim hót: nhanh lên, hãy tìm thấy chúng
Quanh góc phòng. Qua cánh cổng đầu tiên
Bước vào thế giới đầu tiên, hãy tin
Tiếng chim hót? Bước vào cuộc đời thứ nhất
Chúng ở đó trang nghiêm, không nhìn thấy được
Lơ lửng trên những chiếc lá lìa cành
Trong mùa thu ấm áp, qua không khí ngân vang
Và lời chim nhắc lại
Tiếng nhạc không nghe ra, giấu mình trong bụi
Và giao nhau những ánh mắt vô hình
Bởi hoa hồng thấy những ánh mắt nhìn
ở đó họ là khách của ta, là khách mà chủ
Theo luật lệ ta bước đi theo họ
Đường phố hoang vu, nhìn hồ nước đã khô
Và những bụi gai mọc ở quanh hồ.
Hồ nước khô, bê tông khô và màu hung bên mép
Ngày xưa trong hồ này nước mặt trời đầy ắp
Và lặng lẽ, dịu dàng có một bông sen
Nước lấp lánh và ánh sáng trong tim
Và họ từng ở sau ta, phản chiếu trên hồ nước
Nhưng đám mây bay qua và hồ khô kiệt.
Chim hót: hãy đi đi, có những đứa trẻ con
Giấu mình trong bụi và chúng đang cười ầm.
Hãy đi đi, đi đi – và tiếng chim lại hót:
Con người vẫn nhọc nhằn khi cuộc đời hiện thực.
Cả quá khứ và cả tương lai
Cái chưa đến và đã đến
Luôn luôn ở trong một điểm – bây giờ.
_______________

(1)Bốn khúc tứ tấu được viết trong khoảng thời gian từ 1934-1942, lần đầu tiên in thành sách năm 1943. Đây là tác phẩm thể hiện quan niệm thơ ca và triết học của Eliot được hình thành trong những năm 20, 30, tiêu biểu là tác phẩm Ngày thứ tư tro bụi. Eliot kết hợp ở đây khái niệm về linh hồn bất tử của Cơ đốc giáo với cách giải thích khoa học những phạm trù như thời gian, nơi chốn, sự vô tận, sự chuyển hoá liên tục thành những hình thái khác nhau của đời sống… Giải quyết những vấn đề này, Eliot chủ yếu dựa vào triết học trực cảm của Henri Bergson (1859-1941). Năm 1911 Eliot thường xuyên dự những giờ giảng triết học của Henri Bergson, cũng là người đoạt giải Nobel Văn học năm 1927. Ngoài ra, chính Eliot nhiều lần tuyên bố rằng ông theo đuổi chủ nghĩa lý tưởng tuyệt đối trong triết học của Francis Bradley (1846-1924), đặc biệt là tác phẩm Thể diện và thực chất (Apperance and Reality, 1893).
Bốn khúc tứ tấu là: 1) Burnt Norton; 2) East Coker; 3) The Dry Salvager; 4) Little Gidding. Đoạn trích trên đây là phần I (mỗi khúc tứ tấu có 5 phần) của khúc đầu tiên. Burnt Norton là một điền trang ở Gloucestershire, gần nơi ở của Eliot.
- Năm dòng đầu: “Cả hiện tại… không thể nào chuộc lại” (Time present… unredeemable) là cách hiểu các hình thái thời gian của Henri Bergson dẫn lời Kinh Thánh: “whatsoever God doeth it shall be for ever… That which hath been is now; and that which is to be hath already been…” (Ta biết rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm nên còn có đời đời… Điều gì hiện có, đã có từ xưa… Cựu Ước_Truyền đạo 3: 14,15).
- Vườn hồng (rose-garden) – hình tượng luôn xuất hiện trong Bốn khúc tứ tấu, có nghĩa là vườn địa đàng được Eliot dùng như là biểu tượng của tình yêu với tâm hồn thức tỉnh.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 18:05:23


Gabriela Mistral (1889-1957) tên thật là Lucila Godoy de Alcayaga - nữ nhà thơ Chilê, giải Nobel Văn học năm 1945. Sinh ngày 7-4-1889, làm giáo viên trường làng từ năm 16 tuổi và sau đó trở thành hiệu trưởng của nhiều trường trung học. Khi còn là một cô giáo phụ giảng ở trường làng, cô gái Lucia Godoy de Alcayaga yêu chàng công nhân đường sắt có tên là Romelio Ureta. Sau một thời gian hai người đính hôn nhưng chưa làm lễ cưới vì họ rất hay cãi nhau. Trong một lần xích mích, không hiểu gay gắt đến mức nào mà cuối cùng chàng trai đã chọn cho mình cái chết bằng cách treo cổ tự tử. Cô gái vô cùng đau đớn vì cái chết này và chính trong những ngày đau đớn tột cùng đã viết ra những bài thơ đầu tiên: Những bài sonnê cái chết (Sonnetos de la muerte). Ba bài sonnê mang một cái tên chung này được tặng giải nhất trong cuộc thi thơ ở thủ đô Santiago có tên gọi “Festival hoa”. Vì ngại rằng những bài thơ tình kia có thể ảnh hưởng không tốt đến nghề giáo nên cô đã lấy bút danh là Gabriela Mistral. Đây là tên của nhà văn Italia, Gabriele D’Annunzio (1863-1938) và họ của nhà thơ Provence, Frederich Mistral (giải Nobel Văn chương năm 1904) – những người mà cô giáo Lucia Godoy yêu mến nhất.

Năm 1922 in tập thơ Tuyệt vọng (Desolasion) gây chấn động trên văn đàn Mỹ-Latinh. Cũng trong năm này bộ trưởng giáo dục Mexico mời bà làm cố vấn cho cải cách giáo dục ở Mexico. Sau đó bà là thành viên của Ủy ban Văn hóa Liên minh các quốc gia, là lãnh sự của Chilê ở nhiều nước và giảng viên của nhiều trường Đại học. Bà có ảnh hưởng rất quan trọng đối với hệ thống giáo dục của Chile và Mexico. Từ năm 1924, bà được giao trọng trách điều hành tòa lãnh sự Chile lần lượt tại các nước Nepal, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brazil và Mỹ. Bà cũng là thành viên của ủy ban Văn hóa Liên minh các quốc gia. Bà đã được nhận bằng danh dự của các trường đại học Frolence, Guatemala và là giảng viên của trường cao đẳng Middlebury, đại học Columbia, Warsaw và Puerto Rico. Tuy nhiên, điều làm bà nổi tiếng không phải là sự nghiệp giáo dục, chính trị, mà là thơ văn.

Thơ của Gabriela Mistral có một khát vọng và nỗi đam mê hiếm thấy, mà đặc biệt, là những suy ngẫm về cái chết – điều chưa từng có trước đó trong thơ ca bằng tiếng Tây Ban Nha. Thơ của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt. Nhiều nhà thơ lớn Mỹ-Latinh chịu sự ảnh hưởng của phong cách thơ G. Mistral. Năm 1945 bà được trao giải Nobel Văn chương, trở thành người Mỹ Latinh đầu tiên đoạt giải thưởng này. Gabriela Mistral mất ngày 10-1-1957 tại New York.

Tác phẩm:
- Những bài Sonnet cái chết (Sonnetos de la muerte, 1914), thơ.
- Nỗi tuyệt vọng (Desolación, 1922), thơ.
- Dịu dàng (Ternura, 1924), thơ.
- Hủy diệt (Tala, 1938), thơ.
- Lời nguyền xa (La palabra maldita, 1950), tiểu luận.
- Máy ép (Lagar, 1954), thơ.
- Máy ép II (Lagar II, 1991), thơ.

NHỮNG BÀI SONNÊ CÁI CHẾT

I

Trong bốn bức tường bê tông lạnh giá
Không phải cho anh, em sửa lại điều này:
Anh sẽ chờ gặp gỡ với em đây
Giữa ánh sáng, tiếng xạc xào hoa lá.

Em sẽ đặt anh vào chăn chiếu lạ
Anh của em, trong buốt giá đêm đen
Thành cát bụi, êm hơn cả nôi êm
Trong đất mẹ ngọt ngào anh hãy ngủ.

Em sẽ trộn vào đất phấn hoa hồng
Cho đến khi trăng trên trời còn thở
Anh sẽ không cần nỗi sợ, hờn ghen.

Em hạnh phúc, vô tội về với anh
Bởi từ nay địch tình không còn nữa
Chỉ còn đây cát bụi của riêng em!

II

Nhưng đến ngày với nỗi đau thân thể
Linh hồn anh thỏ thẻ bên tai em:
Đã chán chê những lối nhỏ màu hồng
Không còn đi theo những người vui vẻ.

Và ngục tối sẽ rung lên thật mạnh
Xẻng đào lên, đát sét vỡ tung ra
Hai chúng mình sẽ trò chuyện thoả thuê
Nói chán chê thâu đêm và suốt sáng.

Em sẽ cùng anh ngồi trong hoang vắng
Hiểu vì sao không đi hết đường mình
Anh đi vào cõi chết giữa ngày xanh

Và trở nên rõ ràng điều bí ẩn:
Rằng trời sinh em là để cho anh
Sao anh ra đi, chọn cái chết cho mình?

III

Giờ phút đau thương những bàn tay ác độc bắt anh
Để những vì sao trên trời cũng buồn đau đứng lặng
Anh ra đi, từ giã muôn đời bông huệ kia màu trắng
Tại vì sao cho bàn tay kia anh trao trái tim mình?

“Người yêu của con – em lạy Chúa lòng lành –
Chết trên con đường lỗi lầm. Người tiễn đưa
không biết
Xin giành lấy cho con từ bàn tay oan nghiệt
Hoặc cho ngủ thật say rồi tính sổ với trần gian.

Không đáp lại một lời, con không giữ được anh
Ngọn gió đen đã mang con thuyền đi ra biển
Không trả thuyền về – giữ thuyền trong nước cóng”.

Bất lực chạy ra xa, chìm xuống con thuyền hồng
Chẳng lẽ thuyền không yêu, lòng thương thuyền nén nhịn
Ngày phán xét cuối cùng xin Ngài tha tội cho con!


EM QUÊN MỘT ĐIỀU

Em quên một điều, đã không còn nữa
Những bàn chân rất mau lẹ của anh
Và em bước ra như những ngày xanh
Trên con đường để cùng anh gặp gỡ.

Với bài hát em đi qua thung lũng
Nhưng tội nghiệp thay giọng hát của em
Còn buổi chiều đem chiếc cốc của mình
Lật úp ngược, còn anh thì không đến.

Và những tia mặt trời rắc lên
Rồi cháy đỏ bừng lên trong nắng
Trên cánh đồng sương còn dăng đường viền
Còn em đây chỉ một mình… đứng lặng.

Những cành cây gầy guộc héo hon
Vẫn rung động, bồn chồn trong ngọn gió
Khi đó em kêu lên trong nỗi sợ:
“Anh ở đâu, hãy đến với em!

Em yêu anh với một nỗi kinh hoàng
Anh ở đâu, với em hãy đến!”
Nhưng màn đêm chìm trong im lặng
Cơn mê sảng của em không thể ngăn kìm.

Em quên rằng anh đã chẳng còn nghe
Những lời em điên cuồng gào gọi
Em đã quên cái vẻ lặng câm kia
Và màu trắng nặng chìm như chì thỏi.

Đôi mắt em mở to lặng nhìn
Chỉ đôi mắt mà chẳng còn lời nói
Đôi bàn tay bất động của anh
Đến tay em không thể nào với nổi.

Đêm rót ra dải nhựa đen của mình
Như nước vũng. Trên đồng đang vỗ cánh
Và với giọng rì rào nghe khiếp đảm
Vang lên lời dự đoán của cú đêm.

Em từ nay sẽ chẳng còn gọi anh
Những năm tháng của mình, anh đã sống
Chỉ mình em vẫn dạo bước chân trần
Hãy yên nghỉ, quên những điều lo lắng.

Và sau này, trên con đường hoang vắng
Em lại vội vàng chạy đến gặp anh
Nhưng ảo ảnh xương thịt không trở thành
Trong vòng tay của em giang rộng.





GẶP LẠI ANH

Không còn nữa bao giờ – không đêm vắng
Sao chập chờn, không giữa buổi bình minh
Không buổi chiều trong mệt mỏi cháy lên.

Không trên lối mòn, trên đồng, trong rừng nhỏ
Chẳng bên sông dòng nước lặng thì thầm
Và như mắt, ngời sáng giữa ánh trăng.

Không còn dưới mái tóc rừng buông xõa
Nơi em gọi anh, nơi em đợi, em chờ
Không ở trong hang, nơi tiếng vọng em nghe.

Không, dù không ở đâu nhưng còn gặp lại
Giữa sao trời, trong bão tố cuồng điên
Trong nước mắt đầy vơi, dưới mảnh trăng nguyền!

Và sẽ cùng nhau bốn mùa xuân hạ thu đông
Để những bàn tay sẽ dịu mềm hơn không khí
Quanh vòng cổ tím bầm đầy vết máu của anh!


KHÔNG NGỦ

Em bắt gặp cái vòng hoa ngày ấy
Và run lên với nỗi sợ của mình
Em cứ ngỡ như khắp nơi giăng bẫy:
Anh chưa đi? Anh vẫn ở gần em?

Giá được vui, gặp lại niềm hạnh phúc
Và trả lời bằng ánh mắt vô tình
Nhưng trong mơ, em đã quen mất mát
Nhắc lại: anh chưa đi? anh vẫn ở gần em?



YÊU TÌNH(1)

Tỏa sáng như mặt trời, làm bạn với rừng xanh
Giẫm trên đất và vẫy vùng trong gió
Em đừng xua tình đi như ý nghĩ
Em hãy lắng nghe tình!

Tiếng nói của đồng và tiếng nói của chim
Lời thủ thỉ – nhưng là lời của biển
Em đừng giơ tay dọa, em đừng giận
Em không đuổi được tình!

Tình đến như ông chủ, không cần phải thanh minh
Khi đập vỡ bình hoa, làm tan nước đá
Em đừng buồn, không dễ dàng chối bỏ
Hãy mở cửa cho tình!

Tình bước vào nhà, thỏ thẻ bên tai em
Những lời khôn ngoan, những lời nhỏ nhẹ
Chúa không cứu được em, không ai có thể
Em hãy tin!

Như sợi dây lanh, tình buộc vào tay em
Nhưng mà em không thể nào thoát được
Và em đi theo tình, dù em vẫn biết
Em đi vào cõi tiên!(2)
___________

(1)Amo Amor.
(2)”Cõi tiên” ở đây là cõi chết.



SỰ DỊU DÀNG

Em đang hát cho anh
Bài ca không ác độc
Như nụ cười, dịu dàng
Vách đá và gai góc.

Em đang hát cho anh
Xua đi điều giận dữ
Như hơi thở, dịu dàng
Rắn độc và sư tử.


XƯA CÓ BÔNG HOA HỒNG

Xưa có bông hoa hồng
Ướt đầm sương buổi sớm
Đứa con ở trong tim
Mãi cùng ta năm tháng.

Bông hoa hồng co vào
Để giọt sương giấu mặt
Tránh ngọn gió bay cao
Để giọt sương không mất.

Giọt sương đi đến đây
Từ bao la vũ trụ
Và tình yêu trong đời
Cho giọt sương hơi thở.

Vì hạnh phúc, hoa hồng
Im lặng hơn hết thảy
Giữa tất cả hoa hồng
Không ai vui nhường ấy.

Xưa có bông hoa hồng
Ướt đầm sương buổi sớm
Đứa con ở trong tim
Mãi cùng ta năm tháng.



TÌNH CÂM NÍN

Giá mà em căm thù được anh như con thú
Để căm thù trên gương mặt khi đến gặp anh
Nhưng em yêu và tình yêu em thổ lộ
Bằng lời của con người tăm tối, bấp bênh.

Anh muốn lời tỏ tình trở thành thổn thức
Muốn tiếng thì thầm của lửa, của vực sâu
Nhưng với dòng chảy của mình bí mật
Lời đốt lên – không phải của tim đâu.

Em – sự im lặng của cửa sông nước mặn
Và ngỡ như tia nước lặng của đài phun
Sự im lặng của em đáng rủa nguyền, khiếp đảm
Nhưng câm nín sẽ càng nhiều và mũi hếch lên!


CHÚA TRỜI MUỐN THẾ

I

Mặt đất sẽ trở thành mẹ ghẻ, nếu như
Nỗi lòng em bị lòng anh phản bội
Vì đau khổ sẽ giật mình run rẩy
Cả đất trời, cả biển, cả không gian.
Còn khi mà anh âu yếm cùng em
Cả vũ trụ sẽ vô cùng quyến rũ
Ta sánh đôi bên bụi kim anh tử
Chỉ nhìn nhau, không nói một câu gì
Và tình yêu như bụi kim anh kia
Tỏa mùi hương ngạt ngào cho hai đứa.

Nhưng mặt đất sẽ bao trùm đểu giả
Nếu như tình anh phụ bạc tình em
Bài hát ru cho trẻ chẳng hát lên
Sự im lặng em vẫn còn gìn giữ
Trong tim em sẽ tắt hình bóng Chúa
Cánh cửa, nơi em đang sống bây giờ
Sẽ bẻ bàn tay của kẻ nghèo kia
Và sẽ đuổi người mù ra khỏi cửa.

II

Khi anh hôn cô gái khác
Thì em đây biết được, em nghe
Từ trong hang sâu thẳm vọng về
Những lời của anh vẫn nhắc.

Dù trong rừng hay trên đường mờ mịt
Em vẫn đi tìm những vết chân anh
Em đi tìm anh, anh ở trong rừng
Tìm gương mặt của người anh yêu nhất
Trong những đám mây hiện trước mặt em.
Anh như kẻ trộm hãy chui xuống đất
Hãy đi tìm yên lặng với người tình
Nhưng anh hãy giơ cao gương mặt
Còn em trong nước mắt đứng trước anh.

III

Chúa sẽ không dành cho anh mặt đất
Nếu như anh không đi dạo cùng em
Chúa không muốn để cho anh uống nước
Nếu như em trên nước chẳng đứng lên
Và Chúa sẽ không cho anh ngủ yên
Nếu mỗi ngày anh cùng cô gái khác.

IV

Anh ra đi – trên con đường của mình
Ngay cả rêu vẫn làm em đau nhói
Nhưng đói khát vẫn ở bên triền sông
Và trong rừng, sẽ còn theo anh mãi.
Nỗi đau của em ngự trên đầu anh
Ở khắp nơi như hoàng hôn đỏ chói.

Tên của em thoát ra từ giọng lưỡi
Dù tên người ta anh vẫn gọi lên
Em như muối mặn bám vào cổ anh
Anh không biết làm sao quên người ấy
Em buồn bã, căm thù, em ca ngợi
Chỉ mong anh gọi em đến một mình.

V

Nếu anh chết một mình nơi xứ lạ
Thì anh hãy giang rộng cánh tay mình
Gom về chốn ấy nước mắt của em
Và mười năm hãy nằm trong đất nhé
Rồi thân thể của anh sẽ rung lên
Trong nỗi buồn như lúa rung trong gió
Đến một ngày tro bụi của xương em
Vào gương mặt anh người đời chưa bỏ.


BÀI HÁT RU

Biển ru bằng nghìn con sóng
Những lời êm ái, thần tiên
Lắng nghe lời yêu của biển
Tôi ru cho đứa con mình.

Lang thang trên đồng ngọn gió
Vỗ về lúa mạch từng đêm
Lắng nghe lời yêu của gió
Tôi ru cho đứa con mình.

Đức Chúa trên nôi cúi mình
Đôi mắt Ngài đang nhìn ngó
Cảm nhận bàn tay của Chúa
Tôi ru cho đứa con mình.



NHỮNG KHÚC HÁT SOLVEIG(1)

I

Trong vòng tay ôm của những con đường
Đất ngọt ngào như môi người trần thế
Đất vẫn ngọt như ngày anh còn ở
Tình yêu ơi, em chờ gặp cùng anh.

Em ngó nhìn vào dòng sông thời gian
Nhìn số kiếp ba đào trong lo lắng
Em đợi anh trở về từ xa thẳm
Bao bọc trên mặt đất những con đường.

Sống bằng anh, như rượu, tâm hồn em
Đau đớn vì anh nhưng chưa chết hẳn
Em nín thở, mắt nhìn vào xa vắng
Ôm ấp lên mặt đất những con đường.

Chúa Trời thấy em trong vòng tay anh
Khi em chết, em trả lời với Chúa
Nếu Ngài hỏi, anh ở đâu lần lữa
Và sao quên đường quay trở về em?

Trong thung lũng tiếng cuốc xẻng vang lên
Và em đang đi về gần ngôi mộ
Em vẫn đợi chờ anh, anh yêu ạ
Con đường ôm mặt đất chẳng vô tình!

II

Sườn dốc núi, trên con đường của mình
Những cây thông phủ bóng màu xanh thắm
Trên lồng ngực của ai còn âu yếm
Anh ngả lên, có phải thế không anh?

Trên dòng suối tiếng nước chảy rì rầm
Hướng dòng nước một đàn cừu tấp nập
Ai người lên bờ môi ai ép chặt
Có phải người một thuở đã từng hôn?

Đang cười vui với gió những cây phong
Cành run rẩy, cúi mình vào mặt đất
Nhưng nghe như tiếng trẻ con đang khóc
Rồi ngả vào trong lồng ngực của em.

Em chờ anh đằng đẵng ba mươi năm
Em ngồi đây, đợi chờ bên cánh cửa
Tuyết vẫn rơi mà anh không về nữa
Tuyết nằm lên tất cả mọi con đường.

III

Mây đen đầy trời, thông khóc nỉ non
Giống như người, gió gào trong lo lắng
Mây bao trùm mặt đất như tuyết trắng
Như Peer Gynt về đây tìm thấy con đường!

Đêm dè dặt và dày đặc màn sương
Xin một chút thương cho người phiêu lãng
Đôi mắt em khổ vì đêm mù quáng
Như Peer Gynt về đây tìm thấy con đường!

Tuyết rơi to và ngày một dày hơn
Kẻ lạc lối có ai người giúp đỡ
Tuyết dập của người mục phu đống lửa
Như Peer Gynt về đây tìm thấy con đường!
_____________
(1)Canciones de Solveig [Solveig Songs]. Solveig là tên một nhân vật nữ trong vở kịch thơ Peer Gynt, 1867 nổi tiếng thế giới của nhà soạn kịch Na Uy, Henrik Isben (1828-1906). Khúc hát Solveig nổi tiếng thế giới qua hai tổ khúc của nhạc sĩ Edward Grieg (1843-1907) viết cho vở kịch nói trên. Peer Gynt là một chàng trai nông dân thể hiện sự yếu đuối của tâm hồn con người. Vở kịch nổi tiếng này là biểu tượng cho sự phân định giới hạn của Isben với chủ nghĩa lãng mạn và việc lý tưởng hoá tính cách của chủ nghĩa lãng mạn.


TRÍCH TỪ “TRƯỜNG CA NGƯỜI MẸ”

Người đời nói rằng có vẻ như cuộc sống chập chờn trong cơ thể ta khó nhọc, và máu chảy trong tĩnh mạch, như chùm nho trong máy ép, nhưng ta chỉ cảm thấy sự nhẹ nhàng trong lồng ngực, như sau một hơi thở thật dài.
Ta là ai? – ta tự nói với mình - để giữ đứa con trên đầu gối.
Và với mình, ta nói:
- Là người phụ nữ đã từng yêu, và tình yêu sau nụ hôn đầu, đòi hỏi sự dài lâu.
Mặt đất nhìn ta và đứa con trai mà ta bế trên tay, cám ơn ta vì từ nay ta hữu sinh và thánh thiện, như những luống đất cày và những cây cau.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.11.2007 18:07:40 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 18:16:02

 
Ivan Bunin (1870-1953) - nhà văn, nhà thơ Nga, giải Nobel Văn học năm 1953.
Sinh ngày 22-10-1870 ở vùng trung Nga, tuổi thơ sống ở miền quê tĩnh lặng của tỉnh Orlov. Thời trẻ làm thợ sửa bản in, viết báo. Năm 1891 in tập thơ đầu tay Dưới bầu trời rộng mở, năm 1897 xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác, được giới phê bình đánh giá cao. Năm 1889 I. Bunin rời quê, làm nhiều nghề kiếm sống như thợ sửa bản in thử, thủ thư, làm báo... Niềm đam mê hội họa và âm nhạc đã ảnh hưởng tới sáng tác văn học sau này của ông. I. Bunin làm thơ, viết văn khá sớm, sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu nổi tiếng về văn xuôi với các truyện ngắn và truyện vừa.
Tác phẩm đầu tiên của ông là bài thơ Bên mộ Nadson - tên một nhà thơ Nga - (1863-1887). Năm 1891 ông xuất bản tập thơ trữ tình đầu tiên Những bài thơ (1891) ở Orlov. Thơ đã mở đầu văn nghiệp và còn đeo đẳng mãi ngòi bút của ông đến tận cuối đời. Năm 1894 ông in truyện ngắn đầu tay Tanka. Năm 1897, xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác, viết về sự suy tàn của tầng lớp quý tộc và cảnh sống cơ cực của người nông dân Nga, được giới phê bình khen ngợi.
Tác phẩm của ông không đề cập đến các vấn đề chính trị. Ông không theo một trường phái nào như Suy đồi, Tượng trưng, Lãng mạn hay Tự nhiên chủ nghĩa. Ông sống chủ yếu ở nông thôn, đi du lịch nhiều nơi ở Nga và các nước trên thế giới như Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hi Lạp, Palestin, Tunisia, Ai Cập và các vùng nhiệt đới... Ông quan tâm nhiều đến các vấn đề về tâm lý, tôn giáo, đạo đức và lịch sử.
Năm 1909 I. Bunin được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Năm 1910 ông xuất bản thiên truyện Làng, một bức tranh chân thực về cuộc sống nông thôn nước Nga; tác phẩm trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của giới trí thức Nga về thực chất xã hội Nga và chỉ trong một thời gian rất ngắn đã khiến I. Bunin nổi tiếng; thành công này được tiếp tục phát huy ở các tác phẩm tiếp theo.
Bunin đi du lịch nhiều nơi, làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Năm 1909 được bầu làm Viện sĩ danh dự của Viện hàn lâm Khoa học Nga. Sau cách mạng tháng Mười ông di cư sang Pháp và tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Tập truyện Những con đường rợp bóng được tặng giải Nobel được viết trong thời kỳ này. Ngoài văn, thơ Bunin còn nổi tiếng là một dịch giả thơ bậc thầy. Bản dịch Bài ca về Hiawatha (The Song of Hiawatha) của Henry Wadsworth Longfellow được tặng Giải thưởng Puskin. Những năm cuối đời, I. Bunin viết một số truyện ký độc đáo và sâu sắc về các danh nhân Nga như L. Tolstoi, A. Sekhov... Năm 1951 ông được bầu là Hội viên danh dự số một của Hội Văn bút quốc tế.
Ivan Bunin là nhà văn Nga đầu tiên được nhận giải Nobel Văn học. Ông mất ngày 8-11-1953 ở Pháp.
* Tác phẩm:
- Dưới bầu trời rộng mở (Под открытым небом, 1891), tập thơ.
- Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác (На край света и другие рассказы, 1897), tập truyện.
- Những quả táo Antonov (Антоновские яблоки, 1900), truyện ngắn.
- Lá rụng (Листопад, 1901), tập thơ.
- Làng (Деревня, 1910), truyện vừa.
- Sukhodol (Суходол, 1911), truyện vừa.
- Quý ông từ San Francisco (Господин из Сан-Франциско, 1915), truyện vừa.
- Hơi thở nhẹ (Легкое дыхание, 1916), truyện ngắn.
- Hoa hồng Jericho (Роза Иерихона, 1924), tập truyện.
- Tình yêu của Mitia (Митина любовь, 1926), truyện vừa.
- Những ngày đáng nguyền rủa (Окаянные дни, 1926), nhật kí.
- Cuộc đời Arseniev (Жизнь Арсеньева, 1930), tiểu thuyết.
- Giải phóng Tolstoi (Освобождение Толстого, 1937), tiểu luận.
- Những con đường rợp bóng (Темные аллеи, 1943), tập truyện.
- Hồi tưởng (Воспоминания, 1950), tập kí.



HOA HỒNG JERICHO

Để thể hiện lòng tin vào cuộc sống bất tử, sự hồi sinh từ cõi chết, ở phương Đông từ xa xưa người ta đặt hoa hồng Jericho vào quan tài, vào mộ.
Thật lạ lùng rằng người ta gọi là hoa hồng, lại còn hoa hồng Jericho – một bó cọng gai giống như cỏ lông chông ở ta đây. Loài cây sa mạc này chỉ mọc trên cát sỏi ở vùng biển Chết, ở miền đồi núi Sinai không có người ở. Nhưng có huyền thoại rằng chính Ngài Savva khả kính đã chọn cho dân mình thung lũng Lửa, một thung lũng chết trơ trụi trong sa mạc Do Thái. Biểu tượng của sự hồi sinh đối với Ngài là hình một chó sói dữ, nó tô điểm cho Ngài hơn tất cả mọi thứ trên đời này.
Bởi vì con chó sói này quả là kì diệu. Bỏ xứ sở của mình chạy đi xa hàng nghìn dặm, rồi trong nhiều năm nó có thể nằm chết, có màu xám và khô. Nhưng khi đặt nó vào nước thì ngay lập tức nở ra, có nhiều lá nhỏ, có màu hồng. Và con tim người trần tội nghiệp sẽ hân hoan và được an ủi: trên đời này không có cái chết, không chết những gì một thời đã có! Không có sự chia lìa và mất mát cho đến một khi hãy còn sống tâm hồn ta, Tình yêu và Ký ức của ta!
Ta tự an ủi mình như vậy, sống lại trong ta những miền đất cổ xưa, nơi một thuở đã từng in dấu chân ta, ta sống lại những ngày hạnh phúc, nơi buổi trưa có mặt trời của cuộc đời ta đứng bóng. Khi hãy còn tràn đầy hy vọng và sức lực tràn đầy, khi tay trong tay với người con gái mà Chúa Trời sai làm người bạn đời của ta cho đến ngày xuống mộ. Lần đầu tiên ta đi về nơi xa lạ, cuộc du lãm của hôn nhân và chuyến hành hương về miền đất Thánh của Chúa Giê-su. Trong vẻ im lặng vô bờ của sự lãng quên và lặng yên muôn thuở, trước mặt ta là xứ sở Palestin – thung lũng Galilaia, những ngọn đồi Do Thái, là muối và vạc dầu của Pentapolis*. Nhưng khi đó mùa xuân, và trên tất cả mọi con đường của ta âm thầm nở hoa những bụi cây anh túc, những bông hoa đã từng nở thuở Rachel**, từng khoe vẻ đẹp những cánh đồng và những con chim nơi thiên đàng từng hót, một niềm vô tư khoái lạc qua câu ngụ ngôn trong Kinh Thánh đã dạy ta…

Hoa hồng Jericho. Vào trong nước sống của con tim, vào trong hơi mát thanh sạch của tình, ta đắm chìm trong ngọn nguồn của sự dịu dàng và buồn đau xưa cũ – và lại một lần nữa, lại một lần nữa ngọn lúa của ta kỳ lạ sống vất vưởng qua ngày. Hãy đi khỏi nơi đây, cái giờ khắc sẽ đến, khi nước sẽ khô khan, con tim sẽ héo hon – thì tro tàn của sự lãng quên sẽ bao trùm lêm hoa hồng Jericho của ta muôn thuở.
________________

*Jericho – thành phố ở thung lũng Gioóc-đa-ni, phía bắc biển Chết.
*Pentapolis – vùng đất của năm thành phố: Sodom, Gomorrah, Admah, Zeboiim, Zoar.
**Rachel: vợ của Jacob.



KHI ĐÔI MẮT MÀU XANH

Anh hạnh phúc khi đôi mắt màu xanh
Mắt màu xanh em ngước nhìn anh đó
Niềm hy vọng trong mắt em rạng rỡ
Bầu trời trong veo của một ngày xanh.

Và đắng cay khi đôi mắt màu xanh
Rủ hàng mi đen và em im bặt
Yêu anh không, tự mình, em chẳng biết
Còn tình yêu e ấp, cố giấu mình.

Nhưng ở khắp nơi và chung thuỷ, thường xuyên
Khi gần em tâm hồn anh toả sáng…
Người yêu ơi hãy mãi là cao thượng
Sắc đẹp tuyệt vời và tuổi trẻ của em!
1896.


CẦM TAY EM

Cầm tay em, rất lâu anh ngắm nhìn
Còn em thẫn thờ, đôi mắt em hờ khép
Trong bàn tay này – sự tồn tại của em
Anh cảm nhận ra – cả hồn lẫn xác.

Cần gì thêm? Có thể hạnh phúc thêm?
Nhưng thiên thần nổi loạn bằng bão lửa
Bay trên cuộc đời, bằng đam mê giết bỏ
Đang vút bay nhanh trước mặt chúng mình.
1898.


GIẤC MƠ NGỌT NGÀO, QUYẾN RŨ

Lại một giấc mơ ngọt ngào, quyến rũ
Tôi mơ về, mê đắm với niềm vui
ánh mắt yêu thương thầm kín gọi mời
Và một nụ cười dịu hiền vẫy gọi.

Vẫn biết rằng lại là dối gian thôi
Giấc mơ này trong bình minh tỏa sáng
Nhưng bây giờ ngày buồn chưa kịp đến
Thì hãy mỉm cười, hãy dối lừa tôi.
1898.


CHÉN RƯỢU TRAO CHO TÔI

Chén rượu trao cho tôi nữ thần đau khổ
Tôi uống rượu vang, thấy mệt mỏi, rã rời.
Với nụ cười lạnh nhạt nữ thần nói với tôi:
Chất độc này là rượu của tình yêu trong mộ.
1902.



 
NGƯỜI XA LẠ

Em là người xa lạ
Nhưng yêu chỉ mình anh
Và em sẽ không quên
Cho đến ngày cuối tận.

Thế rồi em ngoan ngoãn
Lặng lẽ theo người ta
Nhưng mặt em cúi xuống
Người ấy chẳng nhận ra.

Em trở thành phụ nữ
Nhưng thiếu nữ với anh
Trong bước đi của mình
Sắc đẹp đầy quyến rũ!

Sẽ có điều phụ bạc…
Nhưng chỉ có một lần
Khi e ấp cháy lên
Ngọn lửa tình trong mắt.

Em không biết giấu đi
Rằng với người – xa lạ
Và sẽ không bao giờ
Bao giờ quên anh cả!
1908.


VỀ HẠNH PHÚC

Về hạnh phúc ta nhớ đến thường xuyên
Hạnh phúc khắp nơi, có thể là chính nó
Khu vườn mùa thu sau căn nhà nhỏ
Rót vào đây luồng không khí dịu êm.

Dải mây trắng nhẹ nhàng bay trên trời
Toả hào quang, những đám mây thức dậy
Tôi nhìn theo… nhận ra ta ít thấy
Hạnh phúc chỉ dành cho người biết mà thôi.

Cửa sổ mở. Con chim bay đến ngồi
Lên bục cửa và tôi buông quyển sách
ánh mắt nhìn mỏi mệt trong phút chốc.

Ngày dần tối. Hoang vắng giữa bầu trời
Tiếng máy đập lúa nghe ra văng vẳng
Tôi nghe, nhìn. Hạnh phúc ở trong tôi.
1909.


TA ĐI BÊN NHAU

Ta đi bên nhau, hai đứa gần kề
Nhưng nhất định nhìn anh, em đã chẳng
Lời của chúng mình bâng quơ, trống rỗng
Mất hút vào trong ngọn gió tháng ba.

Đám mây trắng lạnh lùng bay xuyên qua
Khu vườn nhỏ, giọt nước rơi tí tách
Gò má em tái nhợt trong giá buốt
Và đôi mắt xanh thắm, tựa như hoa.

Còn bờ môi khao khát chỉ khép hờ
Anh đã tránh chạm lên bằng ánh mắt
Vẻ trống trải tưởng chừng bao hạnh phúc
Cõi diệu huyền, nơi hai đứa từng qua.
1917.




BÊN BỜ BIỂN

Bên bờ biển
Trên phiến đá xanh
Trên phiến đá xanh người đẹp khỏa thân
Chân trắng muốt thả đùa trên sóng
Vẫy gọi những chàng thủy thủ đại dương
“Các anh thủy thủ ơi
Các anh đi cùng đất cuối trời
Các anh thật là vô ích
Đi kiếm tìm châu ngọc?
Châu ngọc chốn biển khơi
Là sắc đẹp của em đây
Là bờ môi cháy bỏng
Là ngực lạnh
Là những bàn chân nhẹ nhàng
Là bắp vế nặng.
Một thú vui không bao giờ cạn
Là ngủ yên trên cánh tay em
Và nghe những khúc hát u buồn!”
Những chàng thủy thủ bơi đến, không nghe
Mà trong con tim buồn nản
Và trên mắt những giọt nước mắt nóng bỏng
Không thể nào xua được nỗi buồn kia
Không trên đường đi, không nơi bến bờ
Nhưng đến muôn đời nghĩ lại.


NÀNG DÂU

Em ngồi bên cửa sổ
Buộc lại mái tóc xanh
Những vì sao toả sáng trong đêm
Và biển rì rào uể oải
Còn thảo nguyên mơ màng tê tái
Với tiếng reo bí ẩn của mình…

Ai người đã từng đến trước anh?
Ai người đến trước khi làm lễ cưới
Ai làm hồn em rã rời đến vậy
Bằng vẻ dịu dàng, đau khổ, tình yêu?
Ai người em trao thân với nỗi u sầu
Trước lần chia ly cuối.


NGÔI SAO NHỎ

Ngôi sao nhỏ từng bơi trên dòng nước
Dưới rặng cây cong ở giữa vườn hoang
Và ánh lửa từng lấp lánh trên đầm
Tôi bây giờ không thể nào tìm được.

Ngôi làng nhỏ, nơi tháng năm tuổi trẻ
Và ngôi nhà, nơi tôi đã làm thơ
Nơi hạnh phúc, thời trai trẻ đợi chờ
Tôi đã không bao giờ quay về nữa.


RỒI SẼ ĐẾN MỘT NGÀY

Rồi sẽ đến một ngày – tôi biến mất
Còn căn phòng này sẽ rộng thênh thang
Nhưng sẽ vẫn còn những chiếc ghế, chiếc bàn
Và hình bóng giản đơn, cổ như trái đất.

Và cũng sẽ vẫn còn bay cao lắm
Con bướm màu vẫn mềm mại nhung tơ
Khẽ rung rinh hay sột soạt, lượn lờ
Chao đôi cánh giữa bầu trời xanh thắm.

Và đáy bầu trời cũng vẫn còn như vậy
Vẫn ngắm nhìn vào khung cửa mở toang
Và biển màu xanh vẫn đều đặn thẳng hàng
Vào khoảng không của mình luôn vẫy gọi.
1916.


MẢNH TRĂNG MUỘN TRONG ĐÊM

Mảnh trăng muộn trong đêm vắng ngắt
Vì những cây gia, cây đoạn màu đen
Từ ban công anh nghe tiếng cửa kêu cót két
Tiếng cửa kêu cót két thật nhẹ nhàng.

Ta không ngủ vì cãi nhau dại dột
Và để cho ta hai đứa, dành riêng
Hoa thở than trên đường vắng ngắt
Trong cái giờ phút ấy thật dịu êm.

Ngày đó em bước sang mười sáu tuổi
Còn anh vừa tròn mười bảy xuân xanh
Nhưng em còn nhớ không khi khép lại
Cánh cửa mở vào có ánh trăng thanh?

Em đưa chiếc khăn lên môi ép chặt
Chiếc khăn ướt đầm nước mắt xót xa
Em run rẩy, trong lòng em thổn thức
Để trên đầu cái bím tóc rơi ra.

Còn anh tưởng chừng vỡ tung lồng ngực
Vì nỗi đau rất đằm thắm, dịu êm…
Người yêu ơi, giá mà ta làm được
Ta sẽ cùng quay về lại với cái đêm!..


CÒN ANH LẠI SẼ MỘT MÌNH

Thật lộng lẫy và sáng tỏ mùa xuân!
Em hãy nhìn mắt anh như ngày trước
Và hãy nói: tại vì sao em buồn
Tại vì sao em trở nên e ấp?

Còn em cứ như bông hoa, lặng im
Thì cứ lặng im! Anh không cần biết
Anh hiểu ra vẻ e ấp vĩnh biệt
Còn anh, lại sẽ một mình!
1899.


GIÁ MÀ ANH CÓ THỂ

Giá mà anh có thể
Yêu chỉ một mình em
Giá quên được quá khứ
Những gì em đã quên.

Không sợ, không ngạc nhiên
Bóng tối đêm muôn thuở
Mệt mỏi những mắt nhìn
Anh sẽ chôn trong mộ.



cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 18:29:54

 
William Butler Yeats (1865-1939) - nhà thơ, nhà soạn kịch Ai-len, giải Nobel Văn học năm 1923. Sinh ra giữa thời đại mà quê hương Ai-len của ông bắt đầu thức dậy một phong trào yêu nước, đỉnh cao là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc 1919-1923. Thời đại này đã mang lại một xung lực cho sáng tác của ông.

Sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ. Bố là họa sĩ chân dung nổi tiếng, em trai cũng trở thành một họa sĩ lớn của Ai-len. Bản thân Yeats cũng từng học trường nghệ thuật và có ý định sẽ sống bằng nghề hội họa nhưng thơ ca đã xâm chiếm tâm hồn ông ngay từ những thành công đầu tiên. Năm 1868 cả gia đình chuyển đến London, năm 1880 trở về Dublin và năm 1887 quay lại London. Tại đây ông bắt đầu in những bài thơ và kịch đầu tiên trên các báo và tạp chí. Năm 1889 xuất bản cuốn sách đầu tiên Những cuộc viễn du của Oisin và các bài thơ khác, trường ca Những cuộc viễn du của Oisin – tác phẩm chính của tập sách này dựa theo những mô-típ dân gian của Ai-len. Cũng trong thời gian này Yeats gặp gỡ và làm quen với nữ nghệ sĩ Maud Gone – một trong những thủ lĩnh của phong trào giải phóng dân tộc Ai-len, tham gia tích cực vào phong trào “Phục hưng Ai-len”. Mục đích của phong trào này là phục hồi tiếng Gaelic, tìm hiểu văn hoá và lịch sử Ai-len, sáng tác những tác phẩm dựa trên những huyền thoại, truyền thuyết của Ai-len, thành lập nhà hát dân tộc. Năm 1904 Yeats cùng với một số bạn bè thành lập “Nhà hát Abbas” và làm giám đốc nhà hát này đến năm 1938.

Sau năm 1910, các vở kịch nghệ thuật của W. Yeats chuyển hướng đột ngột sang viết bằng thơ, phong cách bí ẩn, có nhiều khoảng trống. Những vở kịch sau đó (ông viết cho số ít khán giả chọn lọc) là những thử nghiệm với vũ điệu, âm nhạc và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những vở kịch Noh của Nhật Bản. Từ năm 1922 đến năm 1928 W. Yeats là thượng nghị sĩ của Nhà nước Ireland tự do, tham gia nhiều hoạt động chính trị ở Ireland, sáng tác của ông thời kỳ này mất dần tính lãng mạn và trở nên thâm trầm sâu sắc. Hai tác phẩm đáng chú ý cuối cùng của ông là Rằm tháng Ba (1935) và Những bài thơ và những vở kịch cuối cùng (1940).

Thơ ca của Yaets mang đậm hơi thở, phong cách dân tộc Ai-len. Nhiều đề tài, hình tượng trong thơ ông được lấy từ kho tàng thơ ca dân gian kết hợp với khuynh hướng biểu tượng và lãng mạn trữ tình. Tác phẩm của ông giàu hình tượng với những quan sát tinh tế, kết hợp vẻ đẹp bên ngoài với chiều sâu trí tuệ bên trong. Năm 1923 ông được trao giải Nobel Văn học vì sự nghiệp sáng tác phản ánh cao độ tinh thần dân tộc trong những tác phẩm điêu luyện. W. B. Yeats có ảnh hưởng rất lớn đến thơ ca Anh trong thế kỉ XX. Tên tuổi của ông đặt ngang hàng với những nhà thơ lớn nhất của thế kỉ XX. Ông mất ngày 28-1-1939 tại miền nam nước Pháp.

Tác phẩm:
*Những cuộc viễn du của Oisin và các bài thơ khác (The wandering of Oisin and other poems, 1889), thơ.
*John Sherman (1891), tiểu thuyết.
*Nữ bá tước Cathleen (The countess Cathleen, 1892),kịch thơ.
*Tặng bông hồng trên con đường thời gian (To the rose upon the road of time, 1893), thơ.
*Xứ sở ham muốn của con tim (The land of heart’s desire, 1894), kịch thơ.
*Những ngã tư đường (Crossways, 1889), tập thơ.
*Hoa hồng (The rose, 1893), tập thơ.
*Gió trong bãi sậy (The wind among the reeds, 1899), thơ.
*Catheleen con gái Houlihan (Catheleen ni Houlihan, 1902), thơ.
*Đồng hồ cát (The hour glass, 1903), kịch.
*Trong bảy cánh rừng (In the seven woods, 1903), thơ.
*Trước cửa Vua (The King’s thereshold, 1904), kịch thơ.
*Nồi nước sốt (The pot of broth, 1904), hài kịch.
*Bóng nước (The shadowy waters, 1906), kịch thơ.
*Chiếc mũ màu xanh (The green helmet, 1910), thơ.
*Trách nhiệm (Responsabilities, 1914), thơ.
*Lễ Phục Sinh (Easter, 1916), thơ.
*Bên giếng diều hâu (At the Hawk's well, 1916), kịch.
*Những giấc mơ của xương (The dreaming of the bones, 1919), kịch.
*Thiên nga ở Coole (The wild’s swans at Coole, 1919), thơ.
*Bốn vở kịch cho vũ nữ (Four plays for the dancers, 1921), thơ.
*Michael Robartes và vũ nữ (Michael Robartes and dancer, 1921), thơ.
*Hoàng hậu - diễn viên (The player queen, 1922), kịch.
*Bóng hình (A vision, 1925; tái bản 1937), tiểu luận.
*Con mèo và mặt trăng (The cat and the moon, 1926), kịch.
*Bảy bài thơ và một đoạn (Seven poems and one fragment, 1927), thơ.
*Đám tang Parnell (Parnell's funeral, 1932, in 1935), thơ.
*Cầu thang xoáy ốc và những bài thơ khác (The winding stair and other poems, 1933), thơ.
*Vua những đồng hồ tháp lớn (The king of the great clock tower, 1935), kịch.
*Rằm tháng Ba (A full moon in March, 1935), thơ.
*Lời nguyền Cromwell (The curse of Cromwell, 1937), thơ.
*Cái chết của Cuchulain (The death of Cuchulain, 1939), kịch.





KHI EM ĐÃ GIÀ(1)

Khi em đã già, mái tóc điểm bạc
Một mình em bên bếp lửa, cúi đầu
Em mở cuốn sách này, hãy đọc thật lâu
Có bóng xưa toả ra từ ánh mắt.

Biết bao kẻ yêu vẻ vui tươi phút chốc
Yêu vẻ đẹp của em, giả dối hoặc chân thành
Nhưng chỉ một người yêu tâm hồn hành hương của em
Và yêu nét buồn đổi thay trên gương mặt.

Em cúi xuống, giọng thì thào, khoan nhặt
Đượm vẻ buồn sao tình vội qua mau
Tình vút bay lên tận đỉnh núi cao
Giữa đám đông các vì sao giấu mặt.
_________
(1)Bài thơ này viết về người yêu, ngưòi đẹp, nữ nghệ sĩ Maud Gonne – một trong những thủ lĩnh của phong trào giải phóng dân tộc Ailen. Nhờ sự ảnh hưởng của Maud Gonne mà Yeats đã xác định cho mình vị trí trong cuộc đấu tranh vì độc lập của Ailen…
Bài thơ này mang sự ảnh hưởng rất chi tiết một bài sonnê nổi tiếng của Pierrè Ronsard (1524-1585) “Quand vous serez bien vieille, au soir à la chandelle…”



NỖI BUỒN CỦA TÌNH YÊU

Dưới mái hiên chim sẻ kêu ríu rít
ánh trăng thanh và cả dải ngân hà
Và tiếng lá đang hoà âm xào xạc
át tiếng khóc than nhân thế mờ xa.

Nàng thiếu nữ bờ môi hồng ảm đạm
Tựa hồ như đau đớn cả trần gian
Nàng giống như Odyssey bi thảm
Như vua Priam trước cái chết hiên ngang.

Và trỗi dậy, tiếng chim kêu ríu rít
Và giữa bầu trời buồn bã ánh trăng
Và tất cả tiếng lá cây xào xạc
Hòa nhập vào tiếng khóc của trần gian.


ĐI VÀO BUỔI HOÀNG HÔN

Nào, con tim, hãy quên hết xiềng gông
Hãy xua đi ý nghĩ về phải, trái
Hãy cười lên trong hoàng hôn tê tái
Hít thở vào giọt sương buổi bình minh.

Mẹ của em Eire mãi mãi trẻ trung
Sương vẫn trong và hoàng hôn tê tái
Dù hy vọng đổ vào trong lửa cháy
Của tình yêu bị vu khống chết dần.

Nào con tim, hãy đến ngọn đồi con
Nơi bí ẩn muôn đời tình huynh đệ
Nơi mặt trời, mặt trăng và cây dẻ
Ta nhận về ý chí của dòng sông.

Và Chúa Trời sẽ đứng đấy một mình
Và cuộc đời, thời gian còn bay mãi
Và tình yêu không dịu êm bằng hoàng hôn tê tái
Và hy vọng không quí bằng sương buổi bình minh.



 
NGƯỜI YÊU KỂ VỀ BÔNG HỒNG NỞ TRONG TIM

Tất cả những gì buồn bã trên đời: nghèo nàn, già cũ
Tiếng kẽo kẹt bánh xe, tiếng trẻ khóc bên đường
Vẻ mệt mỏi của thợ cày, tia nước lạnh mùa đông
Làm sai hình ảnh của em, bông hồng trong tim anh đang nở.

Thật đã lắm nỗi buồn, anh muốn xây lại nó
Trên ngọn đồi cô đơn sẽ trải một màu xanh
Để Đất và Trời sẽ biến thành một cái tráp vàng
Đựng giấc mơ về em, bông hồng trong tim anh đang nở.


TÂM TRẠNG

Thời gian đang phân hủy
Như ngọn nến lụi tàn
Núi rừng và cây cối
Vẫn sống ngày của mình
Có điều chi nguồn cội
Trong tâm trạng lửa sinh
Hay là đang tàn lụi?


GIỮA RỪNG CÂY DƯƠNG LIỄU

Tôi và em gặp nhau giữa rừng cây dương liễu
Bàn chân của em nhẹ nhàng rảo bước giữa rừng dương
Hãy yêu em - nàng bảo tôi - như những chiếc lá trên cành
Nhưng tôi dại dột, trẻ con, với nàng tôi không chịu.

Trên bãi đất nhỏ bờ sông - nàng đứng bên tôi
Bàn tay nàng nhẹ nhàng đặt trên vai tôi như là chiếc lá
Hãy yêu em - nàng bảo tôi - như đập nước yêu cây cỏ
Nhưng tôi trẻ con, dại dột... để bây giờ nước mắt đầy vơi.


ANH MUỐN TẤM VẢI BẦU TRỜI

Giá mà anh có tấm vải bầu trời
Và trong đó ánh sáng vàng hay bạc
Vải màu tối, màu xanh hay màu khác
ánh sáng lung linh đêm cũng như ngày.

Thì anh sẽ căng vải dưới chân em
Nhưng khổ thân anh, chỉ là mơ ước
Anh trải ước mơ dưới bàn chân em
Em nhẹ nhàng lên giấc mơ hãy bước.


RỪNG CÂY XÀO XẠC

Em hãy về miền nước hồ lấp lánh
Cùng chú hươu với tiếng thổn thức tình
Và khi đó hãy ngắm nhìn hình ảnh
Chẳng có ai yêu như em và anh!

Em sẽ thấy nữ hoàng rất kiêu hãnh
Với đôi hài trượt xuống tự trời xanh
Khi mặt trời trong ánh vàng lấp lánh
Chẳng có ai yêu như em và anh!

Em hãy về miền rừng cây xào xạc
Anh muốn kêu lên với những người tình:
Ôi cuộc đời, ôi màu vàng mái tóc
Chẳng có ai yêu như em và anh!


NÀNG TIÊN CÁ

Có một chàng trai bơi trong nước
Chìm theo vẻ đẹp của nàng tiên
Nàng tiên cá ép chàng vào thân mình
Nàng mỉm cười kéo chàng xuống vực
Mà quên rằng ngay cả trong hạnh phúc
Thường vẫn hay chìm đắm những người tình.


MẤT MÁT GÌ

Tôi hát về mất mát, tôi sợ thành công
Và lại như xưa tôi bước vào trận đánh
Với mất mát của mình, dù vua hay người lính
Bàn chân đứng hay đi, tôi xếp đặt cho mình
Trên đá nhỏ bước chân đều vẫn giậm.



 
THƯƠNG TÌNH

Lòng thương hại đến vô cùng
Trong trái tim yêu trú ẩn
Những đám mây trên cuộc hành trình
Của những người mua và bán
Và một cơn gió lạnh
Bóng cây phi tử chơi vơi
Còn nước bây giờ màu xám
Hãy coi chừng tình yêu của tôi.


VĂN MỘ CHÍ SWIFT

Swift ngàn thu yên giấc
Tức giận một thuở đã từng
Không còn xé tan lồng ngực.
Cho người đời sẽ noi gương
Anh từng là người lữ khách
Vì tự do của quê hương.


CHÉN NƯỚC CẠN KHÔ

Chàng điên tìm ra chén nước
Khi mà chết khát nhân dân
Không dám làm cho môi ướt
Sợ ánh trăng sẽ rủa nguyền.
Chỉ vừa mới nhấp một hớp
Thì con tim đã vỡ tung.
Tôi cũng tìm ra chén nước
Nhưng mà chén nước cạn khô
Vì thế tôi cũng hoá rồ
Và suốt đêm không ngủ được.


SAU ĐÓ LÀ GÌ

Bạn bè xưa trong lớp học cho rằng
Nó sẽ trở thành người nổi tiếng
Nó vẫn suy nghĩ và sống như thường
Còn tất cả bạn bè lao động
“Sau đó là gì?” lời nhà triết học còn vang.

Mọi người đọc những gì nó viết
Thế rồi theo tháng năm
Nó làm ra nhiều tiền bạc
Bè bạn, bạn bè quả thực
“Sau đó là gì?” lời nhà triết học còn vang.

Những thứ nó ước mơ trở thành hiện thực
Có vợ, có nhà, có con gái, con trai
Có vườn nho, có vườn rau cải bắp
Trong số các nhà thơ nó là người thành đạt
“Sau đó là gì?” còn vang vọng những lời.

“Công việc đã xong – nó thầm nghĩ bụng –
Ta muốn một điều như thuở bé con
Chuyển về số không, cứ cho là ngớ ngẩn
Bởi ta mang lại một điều lý tưởng”
Nhưng “sau đó là gì?” lời chiếc bóng còn vang.



BÀI CA PHỤ NỮ II

Người đàn ông nào đến
Nằm ở dưới chân ta
Thì phận ta đàn bà
Ta làm cho thỏa mãn.
Những bông hoa ngát hương
Ta rắc đầy trên giường
Xin Chúa Trời độ lượng.

Tình yêu người khao khát
Làm mê hoặc tâm hồn
Tình chỉ yêu thể xác
Chứ tình không yêu hồn.
Tình trong tình hai mặt
Nhưng bản chất một phương
Xin Chúa Trời độ lượng.

Tâm hồn cần phải học
Tình yêu ngự trong lòng
Tình yêu theo thói thường
Cao thượng và thú vật
Nhìn ngắm hay ve vuốt
Đâu hạnh phúc nhiều hơn?
Xin Chúa Trời độ lượng.



 
 
BÀI CA PHỤ NỮ III

Khi em với người gặp gỡ chân tình
Khi chàng hân hoan dưới bàn chân em
Với hồn mình em nhớ đừng phụ bạc
Đừng nghĩ rằng chàng chỉ cần thể xác
Người phụ nữ khi yêu sẽ biết rằng
Thân xác so cùng cái ác tồi hơn
Tình phân chia đều đặn trong danh dự
Không kém, không hơn cùng chung phận số
Để cho nụ hôn êm ái của tình
Không phải như lời con rắn nỉ non
Hãy đưa bàn tay sờ lên thể xác
Và thiên thần chốn thiên đàng thổn thức.


CON TIM PHỤ NỮ

Căn phòng nhỏ có để làm gì đâu
Và nguyện cầu, nghỉ ngơi trong tĩnh lặng
Chàng dẫn tôi đi về miền u ám
Chúng tôi nằm ngực sát ngực bên nhau.

Tôi đâu có cần gì mẹ lo âu
Ngôi nhà đây, nơi này tôi sưởi ấm
Bóng đen của mái tóc tôi dày rậm
Giấu hai người khỏi những nỗi buồn đau.

Giấu trong mái tóc và đôi mắt khát khao
Tôi chẳng cần cuộc đời hay cái chết
Con tim chàng và tim tôi hoà nhập
Chúng tôi hít vào hơi thở của nhau.


MÔ PHỎNG THƠ HAIKU CỦA NHẬT

Một điều làm tôi kinh ngạc nhất
Là tôi đã sống bảy mươi năm.

(Hoan hô hoa của mùa xuân
Vì mùa xuân nơi này lại đến).

Bảy mươi năm tôi đã sống
Không phải là người nghèo khổ, ăn xin
Bảy mươi năm tôi đã sống
Bảy mươi năm, cậu bé rồi đàn ông
Chưa bao giờ tôi nhảy vì sung sướng.



 
ẤN ĐỘ DÀNH CHO TÌNH YÊU

Một hòn đảo mơ màng dưới bình minh
Những cành cây êm đềm trong tĩnh lặng
Chim công múa trên bãi cỏ mịn màng
Chú vẹt đung đưa nhảy nhót trên cành
Ngó chằm chặp bóng mình trong nước biển.

ở nơi này con tàu ta cập bến
Và ta lang thang tay nắm trong tay
Môi kề môi trong êm ái thì thào
Trên cỏ hoa và trên bờ cát trắng
Rằng cõi muộn phiền ở chốn xa xôi.

Ta bên nhau, xa cách với cuộc đời
Ta giấu mình trong cỏ hoa êm ả
Tình cháy lên bằng ngôi sao ấn Độ
Ngôi sao băng như lửa của con tim
Như sóng vỗ bờ, như cánh của chim.

Bồ câu trắng vờn bay trong rừng rậm
Một trăm ngày thở than và ai oán:
Khi ta chết đi bóng ta vẫn nơi này
Khi những con đường của chim đứt quãng
Bóng vẫn mơ màng trên sóng nước, trên mây.


CHỌN LỰA

Trí tuệ con người dùng cho chọn lựa
Để hoàn hảo hơn trong công việc, trong đời
Nếu cho cái đầu tiên, cần chối bỏ
Những nghĩ suy về cung điện trên trời.

Có tin tức gì, khi kết thúc câu chuyện
May mắn hay không ở điểm cuối cùng
Bối rối nhìn vào hầu bao trống rỗng
Phù phiếm của ngày, hối hận của đêm.


CÁI CHẾT

Không hy vọng, chẳng kinh hoàng
Loài động vật trong ngày chết
Còn con người đợi ngày kết thúc
Với hy vọng và nỗi kinh hoàng.
Con người chết không chỉ một lần
Không chỉ một lần ngã xuống
Rồi lại đứng lên kiêu hãnh
Vững vàng trong cuộc đấu tranh
Khó khăn, gian khổ coi thường
Hơi thở căng đầy trong ngực
Với cái chết đã từng quen
Con người tạo nên cái chết.


BÀI HÁT RU

Thiên thần đang bay xuống
Trên chiếc giường của con
Thiên thần giờ đã chán
Lời người chết thở than.

Chúa nhìn con hạnh phúc
Mỉm cười từ trên trời
Bảy người bơi trong nước
Đang cầu nguyện cho Ngài.

Mẹ âu ếm hôn con
Thở dài trong lặng lẽ
Mai này mẹ sẽ buồn
Khi mà con khôn lớn.


KHÔN LÊN THEO THỜI GIAN

Dù lá có nhiều nhưng cây chỉ một
Ngày tháng dù nhiều – tuổi trẻ của tôi
Như lá, như hoa ở dưới mặt trời
Chỉ bây giờ mới hiểu ra sự thật.


Wystan Hugh Auden viết về Yeats:



Tưởng nhớ W. B. Yeats
(Mất tháng giêng năm 1939)

Anh ra đi giữa băng giá mùa đông
Sông đóng băng, những phi trường hoang vắng
Tuyết trắng rơi, phủ đầy lên bức tượng
Rót xuống miệng của ngày một giọt thủy ngân
Dường như mọi thiết bị đo đếm cũng đồng tình
Ngày anh ra đi tối tăm và giá lạnh.

Cách xa những ngày đau ốm của anh
Chó sói hãy còn chạy giữa rừng xanh.
Dòng sông quê không còn mê bờ đẹp
Và ngôn ngữ của đám tang
Ngăn cách thơ anh và cái chết.

Nhưng với anh, ngày cuối, như chính anh
Ngày của tin đồn và những cô y tá
Đặt lên thi thể vẻ không yên
Và hoang vu cả quãng trường lý trí.
Vùng ngoại ô bao trùm lên lặng lẽ
Những cảm giác dường như lặng ngừng
Anh trở thành người cho đời ngưỡng mộ.

Và bây giờ lan tỏa trong hàng trăm thành phố
Anh mang cho những cảm giác không quen
Để hạnh phúc trong cõi khác
Và xử phạt theo bộ luật của lương tâm
Lời của người đã chết
Cùng với người đang sống ở trần gian.

Nhưng sự quan trọng của ngày mai trong tiếng ồn
Nơi những người môi giới om sòm trên sàn chứng khoán
Nơi những kẻ nghèo khổ sở vì nghèo túng
Và mỗi người đều có tự do của mình
Nhưng cái ngày này không một ai hờ hững
Như ý nghĩ về một ngày không bình thường
Dường như mọi thiết bị đo đếm cũng đồng tình
Ngày anh ra đi tối tăm và giá lạnh.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 18:38:30

 
Rabindranath Tagore là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ và họa sĩ Ấn Độ. Là con thứ mười bốn của một điền chủ - nhà cải cách tôn giáo giàu có. Ông đi học ở trường một thời gian ngắn; về sau học ở nhà với cha. 8 tuổi, R. Tagore nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bengal; 13 tuổi có thể sáng tác nhạc, họa, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn và dịch kịch Shakespeare; 17 tuổi sang Anh du học; năm 1880, trở về Ấn Độ, viết vở nhạc kịch đầu tiên. Từ giữa những năm 1880, R. Tagore sáng tác nhiều tập thơ, truyện ngắn, kịch; về sau, khi trở thành chủ bút các tờ báo khác nhau ông đã tự in tác phẩm của mình. Hầu hết sáng tác viết bằng tiếng Bengal, trong đó có một phần được R. Tagore dịch sang tiếng Anh.

Là người yêu nước nhiệt thành, nhưng R. Tagore không thể hiện mối quan tâm lớn đến chính trị, và việc từ chối ủng hộ M. Gandhi của ông đã làm thất vọng nhiều người hâm mộ ông ở Ấn Độ. R. Tagore coi điều quan trọng hơn cả không phải là thay đổi chính thể, mà là phục hưng dân tộc, cho rằng có thể tổng hợp những tinh hoa từ các nền văn hóa Đông và Tây. Vì mục đích đó, năm 1901 ông thành lập trường tư thục Santiniketan dành cho học sinh nam tại thái ấp cùng tên của gia đình ở ngoại ô Calcutta; năm 1921 nơi đây trở thành trường Đại học Tổng hợp Quốc tế Visvabkharati dành cho các nhà khoa học có nguyện vọng tìm hiểu các nền văn minh Phương Đông. R. Tagore dành phần lớn thời gian trong những năm cuối đời của ông cho việc phát triển trường đại học này và cho nhiệm vụ đoàn kết thế giới trong nền văn hóa quốc tế. 50 năm sau Visvabkharati trở thành một trường Đại học Tổng hợp danh tiếng thế giới.

Năm 1910 ra đời tiểu thuyết sáng giá nhất của R. Tagore - Gora - ủng hộ tính nhẫn nại tôn giáo và chính trị. Năm 49 tuổi R. Tagore xuất bản bằng tiếng Anh tập thơ Gitanjali ( tiếng Bengal có nghĩa là Lời dâng). Thi phẩm này là lý do cho việc đề cử trao giải Nobel Văn học năm 1913, được cả thế giới công nhận là kỳ công thứ hai của văn học Ấn Độ (sau Sakuntala của Kalidasa, nhà thơ lớn Ấn Độ thế kỷ thứ V). Đang ở Mỹ, R. Tagore không đến Thụy Điển nhận giải, chỉ gửi một bức điện cảm ơn ngắn. Nhà thơ hiến số tiền nhận từ giải thưởng cho ngôi trường của mình để miễn học phí cho học sinh. Thời kỳ sau Lời dâng R. Tagore bắt đầu được tôn vinh ở Tổ quốc của mình như một vị thánh.

Từ năm 45 đến 59 tuổi, R. Tagore lần lượt đi thăm các nước Nhật, Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Liên Xô; năm 1929 ông đã đến thăm Sài Gòn 3 ngày. Năm 1915, ông được vua Anh phong tước hiệu quý tộc, nhưng sau vụ thảm sát ở Amritsar năm 1919, ông đã từ chối danh hiệu đó. R. Tagore được trao học vị danh dự của bốn trường đại học tổng hợp Ấn Độ và trường Đại học Tổng hợp Oxford.

Năm 68 tuổi R. Tagore bắt đầu vẽ tranh và triển lãm ở Munich, New York, Paris, Moskva và nhiều nơi khác. 80 tuổi R. Tagore qua đời tại quê hương Calcutta sau 2 năm bị mù, để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, thư tín cùng hàng ngàn ca khúc và tranh vẽ vô giá.

* Tác phẩm:
- Câu chuyện nhà thơ (Kabikahine, 1878), trường ca.
- Tiếng hát buổi chiều (Sandhya sangeet, 1882), thơ.
- Tiếng hát buổi sáng (Prabhat sangeet, 1883), thơ.
- Lễ hiến sinh (Visarjan, 1890), kịch.
- Một lí tưởng (Manasi, 1890), thơ.
- Con thuyền vàng (Sonar tari, 1894), thơ
- Khoảnh khắc (Khanika, 1900), thơ.
- Tặng vật (Naivedya, 1901), thơ.
- Kí ức (Sharan, 1902), thơ.
- Hạt cát nhỏ (Cokher bọli, 1903), tiểu thuyết.
- Đắm thuyền (Naukọdubi, 1906), tiểu thuyết.
- Trẻ thơ (Sisu, 1909; năm 1915 đổi tên thành Trăng non), thơ.
- Gora (1910), tiểu thuyết.
- Vượt biển (Kheya, 1906), thơ.
- Hi sinh (Naibedya, 1910), thơ.
- Lời dâng (Gitanjali, 1910), thơ
- Thân chủ của gia đình (Raja, 1910), kịch
- Vô cảm (Achalayatan, 1912), kịch
- Sở bưu điện (Dakghar, 1912), kịch.
- Hồi ức (Jibansmriti, 1912), thơ.
- Đá khát và những câu chuyện khác (Hungry stones and other stories, 1913), tập truyện.
- Bài hát tưởng niệm (Gitimalya, 1914), thơ
- Người làm vườn (The gardener, 1914), thơ.
- Vòng hoa thơ (Gitali, 1914), thơ.
- Ngôi nhà và thế giới (Ghare - baire, 1916), tiểu thuyết
- Thầy tu khổ hạnh (Xaniaxi, 1916), kịch.
- Mùa xuân trở lại (Phalguni, 1916), kịch.
- Đường bay của chiếc cần cẩu (Balaka, 1916), thơ
- Mùa hái quả (Fruit - gathering, 1916), thơ.
- Tặng vật (Lover's gift, 1918), thơ.
- Kẻ lánh nạn (The fugitive, 1921), thơ.
- Thác nước (Muktadhara, 1922), kịch
- Cây trúc đào đỏ (Rakta - karabi, 1926), kịch
- Dòng chảy (Yogayog, 1929), tiểu thuyết
- Cuộc khủng hoảng của nền văn minh (Sabhyatar sankat, 1941), tiểu luận.




TA HẠNH PHÚC

Ta hạnh phúc sinh ra ở đất nước này!
Mẹ hiền ơi, ta yêu người tha thiết!
Mẹ giàu có chăng, nữ hoàng chăng – ta không biết.
Trong hơi mát của người ta sung sướng lắm thay!

ở đâu đẹp hơn rừng hoa, đồng cỏ mùa xuân?
Và ở đâu vui hơn dưới trăng cười lấp lánh?
Dễ thương hơn cuộc đời, ta nhìn trên quê hương ánh sáng
Sẽ chiếu rọi cho ta trong giấc mộng cuối cùng.


KHI CHIM HÓT TRONG YÊN LẶNG

Khi chim hót trong yên lặng
Không biết rằng hồn của chim
Đem dâng mặt trời buổi sớm.
Khi lớn lên một thân cây
Sự nở hoa là lời cầu nguyện
Nhưng mà cây không biết điều này.


KHI TA KHÔNG LÀM VIỆC

Khi ta không làm việc, mà nghỉ ngơi
Không có sự thảnh thơi, chỉ là trống rỗng
Và chỉ có công việc làm xứng đáng
Mang lại cho ta khái niệm thảnh thơi.


CẦU VỒNG DÙ ĐẸP LẮM

Cầu vồng dù đẹp lắm
Vẽ lên chốn xa xôi
Tôi yêu đôi cánh bướm
Nơi mặt đất tôi ngồi.


ANH ĐANG NÓI GÌ

Anh đang nói gì, anh hãy nói thêm và nhắc lại
Anh đang yêu, cứ nhắc hoài đến tận buổi bình minh
Nhắc lại lời anh không chỉ một, hai, ba lần
Anh đang yêu, lời “anh yêu em” hãy luôn nhắc lại.



 
 
KHI KHÔNG NHÌN THẤY EM

Khi không nhìn thấy em trong giấc mộng của anh
Thì anh cứ ngỡ rằng vang lên lời cầu khẩn
Để cho mặt đất sẽ biến mất dưới chân
Và để bám vào bầu trời đêm hoang vắng
Anh giơ hai bàn tay lên trong nỗi kinh hoàng.
Anh sợ hãi thức giấc và nhận thấy rằng
Em đang ngồi đan len, mái đầu em cúi xuống
Em ngồi gần bên anh bất động
Cả thân hình như bức tượng lặng im.


NHỮNG ĐÁM MÂY BAY GẦN

Những đám mây bay gần che khuất những vì sao
và lời trên môi anh cũng đã tắt, như sao.
Có thể anh thốt ra điều gì nhưng ngọn gió rì rào đã che tai em lại
và tiếng thì thầm dưới mưa tan chảy…
Em bước đi, không ngoái lại, em xa rồi
và giấu đi nỗi đau của anh dòng nước mưa rơi.
Có thể một khi nào đó em còn quay trở lại?...
nhưng ngọn gió lúc này – than ôi - đã biến mất mãi mãi.


CHỈ MÌNH ANH VÀ EM

Ngày hôm nay chỉ mình anh và em
ngày hôm nay mưa rào như trút nước
ngày hôm nay màn sương như bức tường.
Dưới tiếng sấm, tiếng mưa anh liều chết
nói những lời chỉ hiểu mỗi mình em.

Tất cả hoang vu, chết lặng xung quanh
chỉ còn lại tiếng mưa rơi và sấm.
Hai tâm hồn cô đơn trong rì rầm yên lặng
chốn không người, trong đau đớn cơn giông
hai chúng mình sẽ hiểu nhau hơn.

Xung quanh ta tất cả đều bóng tối
và cuộc đời, có thể, chỉ là gian dối.
Nhưng bốn mắt nhìn nhau không giấu điều gì
cơn run rẩy bí huyền không dối trái tim kia.
Mất hút trong mưa tất cả những gì còn lại.

Sẽ không có một chút gì không phải
rằng trong ngôi nhà hoang vu nương náu hai người
trong ngôi nhà này không phiền muộn gì ai
khi trong tháng Srabon(1) cơn mưa run rẩy
mang đến niềm vui cho cả hai người.

Ngọn gió hôm nay gào thét khôn nguôi
và xuyên qua màn sương tia chớp.
Và lời của anh – không làm sao hiểu được –
thật dễ dàng đến với trái tim em
ngày hôm nay mưa rào như trút nước.
_______________
(1)Srabon - một tháng trong mùa mưa.






 
NẾU GIÓ NỔI TRONG TIM

Nếu gió nổi trong tim, hãy nhổ neo – hãy căng buồn lên.
Bơi trong đại dương tình yêu không nhìn ngó – hãy giang rộng cánh buồm.
Gió đập vào mắt, lệ tuôn trào - đó là trong tim giông tố.
Người thủy thủ trong bóng đêm! Hãy quên ngọn hải đăng – hãy giang rộng cánh buồm.


EM CÙNG VỚI BẦU TRỜI CHÁY LÊN

Em cùng với bầu trời cháy lên từ hoàng hôn đến tận bình minh
cùng với bầu trời bằng bài ca từ hoàng hôn đến tận bình minh.
Như trong rừng mưa ngọn gió khóc than cùng chiếc lá
em hãy khóc bằng tất cả trái tim mình và nỗi buồn hãy dâng tặng cho anh.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 18:42:38

 
Mooris Maeterlinck (1862-1949) - nhà viết kịch, nhà thơ, nhà triết học người Bỉ viết bằng tiếng Pháp (tên đầy đủ là Count Maurice (Mooris) Polidore Marie Bernhard Maeterlinck).

Sinh ngày 29-8-1962 tại Ghent trong một gia đình khá giả, bố làm công chứng, mẹ là con gái một luật sư giàu có. Sau khi tốt nghiệp trung học và Đại học Luật Mooris Maeterlinck lên tu nghiệp về luật tại Paris. Năm 1886, ông gia nhập Đoàn Luật sư Ghent, viết thơ, kí, phê bình cho các báo và tạp chí như Nước Bỉ trẻ (La Jeune Belgique), La Wallonie. Năm 1886 ông in truyện ngắn đầu tiên Cuộc tàn sát những kẻ vô tội; năm 1889 xuất bản tập thơ đầu tiên và vở kịch đầu tiên, được một nhà phê bình Pháp rất có thế lực là O. Mirbau hết lời khen ngợi. Từ đó ông bỏ nghề luật sư. Trong những năm tiếp theo, ông viết hàng loạt vở kịch cổ tích, tượng trưng, kịch rối... Năm 1895 M. Maeterlinck cưới vợ là Leblan - diễn viên tham gia đóng các vở kịch của ông và năm 1896 sang Paris sinh sống. M. Maeterlinck ủng hộ nghệ thuật thuần túy, là một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái tượng trưng cả trong thơ ca lẫn sân khấu, trong các tác phẩm của mình mở ra một thế giới đầy màu sắc, mộng ảo chống lại số phận khắc nghiệt. Năm 1909 ông viết xong vở kịch Con chim xanh là một kiệt tác sân khấu của kể về những cuộc phiêu lưu kiếm tìm hạnh phúc qua hình tượng con chim xanh, trở thành một điển cố văn học biểu tượng cho hạnh phúc tình yêu.

Mooris Maeterlinck được trao giải Nobel Văn học nhờ những tác phẩm kịch mang nội dung phong phú, giàu tưởng tượng đầy thi vị. Ông thường sử dụng thể loại cổ tích bởi vì cổ tích là biểu hiện sâu nhất và giản dị nhất của nhận thức tập thể, khơi dậy những cảm xúc con người. Kịch của ông thể hiện những hệ thống triết lý hình thành một cách trực giác. Mô típ cái chết thường xuyên hiện diện trong tác phẩm của ông ở giai đoạn cuối mang thêm màu sắc của chủ nghĩa thần bí. M. Maeterlinck được coi là một trong những người khởi đầu của sân khấu kịch phi lí; các vở kịch của ông đến ngày nay vẫn được dàn dựng ở nhiều nước trên thế giới.

Trong Thế chiến I, ông xin vào dân quân nhưng không được chấp nhận vì quá tuổi và nhà văn đã thể hiện lòng yêu nước bằng hàng loạt cuộc nói chuyện tuyên truyền ở Châu Âu và Mỹ. Năm 1939 Đức quốc xã đe dọa chiếm cả châu Âu Mooris Maeterlinck chạy sang Bồ Đào Nha, khi cảm thấy rằng Bồ Đào Nha cũng sẽ bị Đức chiếm, ông cùng với vợ sang Mỹ. Năm 1947 ông trở về Nice, Pháp.

Ngoài giải Nobel Mooris Maeterlinck được tặng huân chương Đại thập tự của vua Leopold (1920), huân chương Thanh kiếm của Bồ Đào Nha (1939) và được vua Bỉ phong tước hiệu Bá tước (1932). Ông mất ngày 6-5-1949 tại Nice, Pháp.

Tác phẩm:
*Cuộc tàn sát những kẻ vô tội (Le massacre des innocénts, 1886), truyện.
* Vườn kính (Serres chaudes, 1889), tập thơ.
*Công chúa Maleine (La princesse Maleine, 1889), kịch.
*Người đàn bà đột nhập (L'intruse, 1890), kịch
*Những người mù (Les aveugles, 1890), kịch
*Bảy nàng công chúa (Les sept princesses, 1891), kịch
*Pelleas và Mélisande (Pelléas et Mélisande, 1892), kịch
*Alladine và Palomides (Alladine et Palomides, 1894), kịch
*Cái chết của Tintagiles (La mort de Tintagiles, 1894), kịch
*Kho báu của những kẻ nhẫn nhục (Le trésor des humbles, 1896), luận văn mĩ học.
*Mười hai bài hát (Douze chansons, 1896), thơ
*Aglavaine và Selysette (Aglavaine et Selysette, 1896), kịch cổ tích
*Khôn ngoan và định mệnh (Le sagesse et la destinée, 1898), khảo luận triết học
*Đời sống loài ong (La vie des abeilles, 1900), khảo luận.
*Ariane và gã Râu Xanh (Ariane et Barbe-Bleue, 1901), kịch
*Monna Vanna (1902), kịch
*Ngôi đền vùi lấp (Le temple enseveli, 1902)
*Joyselle (1903), kịch
*Điều kì diệu của thánh Antoine (Le miracle de Saint-Antoine, 1903), kịch
*Trí tuệ của hoa (L'intelligence des fleurs, 1907)
*Con chim xanh (L'oiseau bleu, 1909), kịch
*Thị trưởng Stilemonde (Bourgmestre de Stilemonde, 1919)
*Miền tiên cảnh lớn (La grande féerie, 1924), tiểu luận
*Tai họa đã qua (Le malheur passe, 1925), kịch
*Đời sống của mối (La vie des termites, 1926), tiểu luận
­*Đời sống không gian vũ trụ (La vie de l'espase, 1928), tiểu luận
*Đời sống loài kiến (La vie des fourmis, 1930), tiểu luận
*Quy luật vĩ đại (La grande loi, 1933), tiểu luận
*Trước mặt Chúa (Devant Dieu, 1937), tiểu luận
*Thế giới khác, hay khớp vũ trụ (L'autre monde ou le cardan stellaire, 1942), tiểu luận.





NẾU MỘT NGÀY

Nếu một ngày người ấy quay trở lại
Thì em biết nói gì với người ta?
- Hãy nói rằng chị đã chờ mòn mỏi
Đến một hôm, đã kiệt sức trông chờ…

Thế nếu như người ấy không nhận ra
Nếu như em bị người ta gặng hỏi?
- Em cứ lựa lời nói với người ta
Có thể người ta cũng đau buồn đấy…

Nếu người hỏi biết tìm chị nơi đâu
Thì biết nói sao cho người yên dạ?
- Chiếc nhẫn vàng của chị em hãy trao
Cho người ta, đừng nói thêm gì cả…

Nhưng nếu như người ấy hỏi em rằng
Sao không có lửa, sao nhà vắng vậy?
- Em hãy chỉ vào cánh cửa mở toang
Và ngọn đèn đã tắt cho người ấy…

Thế nếu như người ấy hỏi em rằng
Chị có buồn, chị có từng than thở
- Em hãy nói rằng chị đã cười lên
Để người ta vì chị mà đau khổ…


CHÀNG TRAI ĐÃ RA ĐI

Chàng trai đã ra đi
(Cửa rung lên – tôi biết)
Chàng trai đã ra đi
Nàng mỉm cười vĩnh biệt…

Chàng trai quay trở lại
(Đèn nói – tôi biết mà)
Chàng trai quay trở lại
Nhưng nàng đã đi xa…

Tôi nhìn ra cái chết
(Tôi biết tâm hồn chàng)
Tôi nhìn ra cái chết
Tôi đã lấy hồn anh…


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 18:46:57

 
Giosue Carducci (1835-1907) – nhà thơ, nhà văn Italia đoạt giải Nobel Văn học năm 1906. Giosue Carducci sinh ngày 27-7-1835 ở vùng tây - bắc tỉnh Toscana, Italia. Là con trai một bác sĩ, thành viên của một tổ chức bí mật đấu tranh thành lập chính thể lập hiến nên gia đình thường xuyên phải chuyển nơi ở. Từ năm 1848, gia đình chuyển đến Firenze, Carducci mới được đến trường. Cậu bé say mê văn học cổ điển, đọc nhiều, bắt đầu viết về đề tài lịch sử, làm thơ trào phúng, dịch khúc thứ 9 trong trường ca Iliad của Homer. Năm 1853 G. Carducci được học bổng vào trường Đại học Pisa, học triết và văn học, kết bạn với những người đồng chí hướng thuộc nhóm Văn Đàn.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Pisa, ông làm giảng viên tại trường trung học thành phố Man-Miniato-al-Tedesco. Năm 1857 ông in tập thơ đầu tiên Thi vận, gồm những bài sonneto và ballata mang một tình cảm ái quốc sâu nặng, thiếu vắng hẳn những tình cảm ủy mị của chủ nghĩa lãng mạn. G. Carducci là một trong những người đứng đầu đã tập hợp quanh mình nhóm tác giả của tạp chí Phụ bản do Pietro Tuar ấn hành, coi nhiệm vụ của mình là bảo vệ nền thơ ca Italia thoát khỏi cái mà họ gọi là "ảnh hưởng nguy hại của chủ nghĩa lãng mạn". Những năm 1857-1858 G. Carducci gặp nhiều khó khăn: tài chính eo hẹp, anh trai tự tử, cha mất sau đó một năm. Sang năm 1859, ông lấy vợ, năm sau nhận được chức giảng viên khoa tiếng Hi Lạp tại trường Đại học Pistoja. Còn sau vài tháng, ông trở thành giáo sư Văn học Italia tại Đại học Bologna, giữ chức trưởng khoa đến khi về hưu vào năm 1904.

Di sản thơ của G. Carducci không nhiều, trong bộ tuyển 30 tập chỉ có 4 tập thơ, phần còn lại là khảo luận, chuyên luận khoa học và các bài tranh luận. Các tác phẩm thơ tiêu biểu của ông là Nhẹ nhàng và nghiêm trọng (1861-1868), Thơ mới (1861-1887), Những đoản thi man dại (ba tập, 1878-1889)... Những năm cuối đời G. Carducci, vốn nổi tiếng là một nhà hùng biện, được coi là nhà thơ dân tộc Italia, trở thành thượng nghị sĩ, ủng hộ chính sách bành trướng của Italia ở châu Phi.

Ngoài sáng tác thơ, G. Carducci còn nổi tiếng là một nhà phê bình và nhà ngôn ngữ học. Ông là tác giả của nhiều bài viết quan trọng và Dante, Petrarca, Boccaccio… Năm 1906 ông được trao giải Nobel Văn học vì “phong cách mới mẻ và sức mạnh trữ tình trong thơ”. Ông mất ngày 16-2-1907 tại Bologna, một năm sau khi nhận giải Nobel Văn học.

Tác phẩm:
*Thi vận (Rime, 1857), thơ
*Nhẹ nhàng và nghiêm trọng (Levia gravia, 1861-1868), thơ
*Thánh ca cho quỉ Satan (Inno a Satana, 1865), thơ
*Thơ Iambơ và epodes (Giambi ed epodi, 1882), thơ
*Thơ mới (Rime nuove, 1861-1887), thơ
*Những đoản thi man dại (Delle di barbare, 1878-1882, 1889), thơ
*Nghiên cứu về những thế kỉ đầu tiên của quá trình phát triển văn học Italia (Studii su la letteratura italianna dei primi secoli), khảo luận
*Về sự phát triển nền văn học dân tộc (Dello svolgimento della letteratura nazionale, 1868-1871), phê bình
*Nghiên cứu văn học (Studi letterati, 1874), khảo luận
*Phác thảo phê bình và tranh luận văn học (Bozetti critici e discorsi letterari, 1876), phê bình
*Thi vận và tiết điệu (Rime e ritmi, 1901), thơ





Ở VÙNG TERME DI CARACALLA

Những đám mây đen bay qua Aventino, Celio
ngọn gió buồn từ đồng bằng mang hơi ẩm
đằng xa – những ngọn đồi Anbani
đứng trong tuyết trắng.

Dưới màu tro của tấm khăn voan
dâng lên màu xanh, cô gái người Anh tìm trong sách
những cuộc tranh luận của thời xa lắc
và bầu trời với những viên đá thành Rôm.

Bầy quạ đen không ngừng tiếng kêu vang
quạ bay giữa trời như có vẻ
tiếng gọi của ai nghe rất dữ
và to lớn vô cùng.

Người khổng lồ cổ đại mơ tưởng, than phiền
bầy yêu tinh – với trời xanh tranh luận
từ Laterano nghiêm trang đổ xuống
một hồi chuông.

Kẻ lười biếng quấn vào chiếc áo choàng
miệng huýt gió, không nhìn ai hết
bây giờ ta gọi ngươi, bệnh sốt rét
ở đây, ngươi là thiên thần.

Nếu động đến ngươi giọt nước mắt tuyệt trần
và lời van xin của nhiều bà mẹ
chùi nước mắt cho bầy con trẻ
cúi mình xuống nhọc nhằn.

Động chạm đến Palazio vinh quang
cái bàn thờ xưa (ngọn đồi evandrio
Tebro trong buổi chiều vật vờ
khắp Campidoglio

hoặc Aventino, rồi trở về
ngắm mưa đá đang đổ xuống
và hát trong im lặng
bài ca Saturino).

Bệnh sốt rét, ngươi hãy xua đi
những kẻ xa lạ với điều bận rộn
điều khủng khiếp này, xin hãy kính trọng
thiên thần của thành Rôm

ở Palatino – kiêu hãnh ngẩng đầu lên
ở Aventino, Celio buông tay xuống
từ Capena đến Appia con đường lớn
giũ sạch bờ vai.


TIẾNG KHÓC

Cây lựu lại cúi mình
Trong im lặng của khu vườn hoang vắng
Và những chiếc lá lại vui mừng
Đón ánh nắng của mùa hè nóng bỏng.
Như bàn tay con trẻ, thường xuyên
Tiếng khóc đã từng giăng ra một thuở
Lên màu của những chiếc lá xanh
Và lên màu lá đỏ bừng như lửa.

Màu của cô đơn, màu cuối cùng
Màu của lá cành không đến nỗi
Màu của cuộc đời tôi không cần
Với ngươi, ta không còn gặp lại.
Ngươi ở trong đất đen lạnh lẽo
Mặt trời tháng sáu như ánh mắt nhìn
Niềm vui cho ngươi – không mang tới
Tình yêu cho ngươi – chẳng thức lên.

 
 


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 18:51:27

Fredéric Mistral (1830-1914) – nhà thơ Provence (Pháp) đoạt giải Nobel Văn học năm 1904. F. Mistral sinh ngày 8 tháng 9 năm 1830 tại làng Maillane, Pháp, giữa Avignon và Arles của thung lũng sông Rhône. Ông lớn lên giữa khung cảnh thiên nhiên kỳ diệu của quê hương, giữa những người dân quê và ông sớm quen với công việc của họ. Bố ông là một trại chủ giàu có, người toàn tâm toàn ý với những phong tục của đức tin và tổ tiên. Mẹ ông nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của ông qua những bài hát và truyền thống quê hương. Trong suốt thời gian theo học ở Avignon, cậu bé đã đọc những tác phẩm của Homer và Virgil, những tác phẩm đã tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn ông. Một trong các giáo sư, nhà thơ Joseph Roumanille, đã thổi vào ông tình yêu tha thiết đối với tiếng mẹ đẻ, tiếng Provence. Năm 1851 ông tốt nghiệp Đại học rồi dành toàn bộ thời gian của mình cho sự nghiệp văn học. Năm 1854 ông cùng với sáu nhà thơ khác đã sáng lập Félibrige - Hiệp hội Hỗ trợ Phát triển Ngôn ngữ và Văn học Provence, xuất bản tạp chí Almanach Provence cùng Joseph Roumanille. Suốt đời F. Mistral hoạt động không mệt mỏi cho Félibrige và mơ ước phục hồi nền văn học và ngôn ngữ Provence.
Năm 1859 ông xuất bản thiên trường ca Miréio, viết về một cô gái thôn quê ngoan ngoãn và xinh đẹp không thể lấy được người mình yêu vì bố cô không đồng ý. Tuyệt vọng, cô trốn nhà đến nương nhờ tại một nhà thờ nơi hành hương của những người theo đạo Three Saint Marys trên đảo Camargue, vùng châu thổ sông Rhône. Tác giả đã kể lại một cách quyến rũ tình yêu trẻ trung của cô gái và mô tả bằng nghệ thuật bậc thầy cuộc chạy trốn của cô qua cao nguyên Crau lởm chởm đá. Kiệt sức vì cái nắng như thiêu như đốt của vùng Camargue, cô gái trẻ bất hạnh cuối cùng cũng đến được nhà thờ để chết. Nơi đó, trong ảo ảnh, ba vị thánh Mary đã hiện lên trước mắt cô đúng lúc cô trút hơi thở cuối cùng. Bi kịch tình yêu này được nhiều nhà thơ lớn của nước Pháp đánh giá cao. A. Lamartine vốn là một người luôn cẩn trọng vẫn bị quyến rũ bởi những tác phẩm hay, đã viết: “Một nhà thơ vĩ đại đã ra đời". Ông so sánh thơ của F. Mistral với một hòn đảo trong quần đảo, một Delos trôi nổi đã phải tự tách mình ra khỏi quần thể để âm thầm đến với Provence ngát hương. Năm 1875 F. Mistral xuất bản tập thơ Những hòn đảo vàng, gồm những bài thơ trữ tình bất hủ. Cuốn từ điển Provence - Pháp Kho báu Félibrige là tác phẩm độc đáo của ông, mang tính bách khoa thư, chứa đựng những kiến thức phong phú về phương ngữ, văn học dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng của một nền văn hóa. Năm 1890 ông hoàn thành vở kịch duy nhất của mình là Nữ hoàng Jano.

Năm 1904, năm thứ 50 của phong trào Félibrige, F. Mistral nhận giải Nobel (cùng với nhà viết kịch Tây Ban Nha J. Echegaray) vì lí tưởng cao cả và những cống hiến lớn lao cho sự phục hồi tinh thần dân tộc. Ông đã dùng tiền của giải thưởng Nobel lập Bảo tàng Văn hóa Dân gian Provence.
F. Mistral mất ngày 25-3-1914 do bị cảm lạnh khi đang nghiên cứu văn khắc trên quả chuông nhà thờ Mainllane, để lại những câu thơ khiến người ta nghĩ rằng: các nền văn minh có thể chết nhưng không bao giờ biến mất. Thơ của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.

Tác phẩm:
*Miréio (1859), trường ca
*Calendau (1867), trường ca
*Những hòn đảo vàng (Lis isclo d'or, 1876), tập thơ
*Nerto(1884), thơ.
*Kho báu Felibrige (Lou tresor dóu Félibrige, 1878-1886), từ điển
*Nữ hoàng Jano (La Rèino Jano, 1890), kịch
*Trường ca sông Rhone (Lou Pouèmo dóu Rhone, 1897), trường ca
*Hồi kí Mistral (Moun espelido: memori è raconte, 1906), hồi kí
*Mùa thu hoạch oliu (Les oulivado,1912), tập thơ





MAGALI

- Ôi Magali, ôi thiên thần của anh
Hãy thức dậy và nhìn ra cửa sổ
Tiếng lục lạc của anh đang kêu đó
Cùng với tiếng vĩ cầm.
Trời đầy sao và đợi ánh bình minh
Nhưng mà em hãy hiện
Những vì sao sẽ trở thành màu xám
Khi đứng trước em.

“Hãy để tôi yên cùng với cây đàn
Tôi không yêu những lời dại dột
Còn nếu không, tôi như con cá chạch
Sẽ lặn vào giữa sâu thẳm màu xanh”.
- Ôi Magali, Magali của anh
Nếu mà em trở thành con cá chạch
Thì anh sẽ làm người đi câu bắt
Và em sẽ là của anh.

“Nhưng một khi vằng lưới anh chưa buông
Thì tôi đã thành con chim bay vào bụi
Và sẽ mỉm cười anh đau khổ với
Đống vằng lưới của anh”.
- Ôi Magali, nếu như em trở thành
Con chim bay vào bụi
Thì anh làm người săn chim cùng với lưới
Và em sẽ là của anh.

“Thì khi đó tôi cất cánh bay cao
Và sẽ hoá thành đám mây, xa thẳm
Tôi sẽ bay về nơi cuối tận
Theo gió, đuổi những con tàu”.
- Ôi Magali, nếu em theo ngọn gió
Bay về chốn xa xăm
Thì anh sẽ hoá thành bão tố
Và em sẽ là của anh.

“Trước bão tố tôi sẽ không đầu hàng
Đã có mặt trời che chở
Nơi đó tôi cháy như ngọn lửa
Và toả ánh hào quang!”
- Nếu em thành ánh sáng, Magali của anh
Thì anh sẽ hoá thành con rắn biển
Dưới ánh mặt trời anh sưởi ấm
Và em sẽ là của anh.

“Không ánh sáng, chẳng lửa hồng
Sẽ không trao cho con rắn
Tôi sẽ hoá thành trăng lạnh
Sẽ bơi trên mặt đất ngủ mơ màng…”
- Ôi Magali, nếu em hoá thành trăng
ánh trăng trong đêm vắng
Thì anh sẽ hoá thành làn sương mỏng
Và em sẽ là của anh.

“Lời gian dối không thể chiếm được tôi
Tôi sẽ tìm ra lối thoát
Sẽ hoá thành một rừng cây
Và sẽ đeo vỏ cây bì lên mặt…”
- Ôi Magali, Magali, em cứ việc
Cứ là một rừng xanh
Còn anh sẽ là dây trường xuân quấn chặt
Và em sẽ là của anh.

“Tôi sẽ vào tu viện, theo con đường
Thoát cõi đời lăng xăng, bận rộn
Để sống trong nghiêm khắc, lặng yên, màu trắng
Giữa lời nguyện cầu và sự trắng trong…”
- Ôi Magali, nơi đó em trở thành
Một Nàng dâu của Chúa
Còn anh sẽ thành cái bàn hầu hạ
Và em sẽ là của anh.

“Không! Nếu bằng sức mạnh hoặc láu lỉnh, tinh ranh
Mà người ta cho anh vào tu viện
Thì sẽ thấy một nấm mồ khói hương bay quyện
Và cây thập ác, mô đất mới đắp lên!”
- Ôi Magali, nếu em cứ giấu mình
Trong ngôi mồ bí ẩn
Thì anh đây sẽ đi về đất lạnh
Để em sẽ là của anh.

“Khoan, đừng vội đi đâu… em sẽ ra ngoài hiên
Để cho, không một ai nghe thấy
Chiếc nhẫn pha lê này, anh cầm lấy
Và hãy đừng quên, đừng phụ tình em…”
- Ôi Magali của anh!...
Bây giờ em hãy nhìn
Con tim này này mở rộng
Những vì sao sẽ trở thành màu xám
Khi đứng trước em!
________
Magali: cách phiên âm tên Miréio ra một số ngôn ngữ.


GỬI LOUIS

Tình đốt lên ngọn lửa
Ngọn lửa cháy bừng lên
ánh hào quang rạng rỡ
Trong ánh mắt người tình.

Giờ nỗi buồn vây quanh
Như bóng đêm dày đặc
Nhưng sẽ đến hào quang
Khoảnh khắc cần nắm bắt.

Hỡi chàng trai si tình
Tình yêu như đồng cỏ
Giao cho người cắt cỏ.

Bông hoa đỏ cháy lên
Xin nói cùng người bạn
Hãy trao cho dao chạm.




 
GẶP GỠ

Tôi đi qua bãi tắm
Trên bãi cát vàng
Vẻ dịu dàng của cô gái da ngăm
Bừng lên như ảo ảnh
Và khung cửa mở toang
Bờ môi của em
Uống ngọn gió mặt trời
Cửa đóng.

Nàng tựa hồ như giấc mộng
“Anh hãy là của em” –
Tôi cầu nguyện. Nỗi đam mê dâng lên
Lòng tôi trĩu nặng. Nàng giơ cánh tay tuyệt trần
Và kêu lên:
“Hãy để cho đôi cánh
Của tình yêu đưa ta đến hào quang”.

Thung lũng tình yêu
Trong bóng rừng sồi. Con đường dẫn ta về đập nước
Của những điều khao khát
Ta đến gần hơn chốn xa xôi
Ta ở đây chỉ có hai người
Cuộc đời hãy chết
Nhưng hãy gìn giữ thơ tôi.

Hãy gìn giữ tiếng thì thầm dịu ngọt
Những giấc mơ giữa ban ngày
Những nụ hôn khao khát
Những tình cảm mê say
Hãy gìn giữ những giọt lệ, tiếng cười
Và bầu nhiệt huyết
Của tình yêu sơ suất
Và hãy giữ gìn khoảng rộng bao la.

Cây cỏ mọc trên núi An-pơ
Hút vào những tuyết
Rồi hương thơm lại rót
Trên cỏ và hoa
Mùa xuân đến tự bao giờ
Trên bờ môi người yêu dấu nhất
Và nụ cười trên môi
Hương thơm ngào ngạt.

Khi mũi tên vô hình
Vào tôi đâm thủng
Tiếng gọi của người tình
Trong cỏ hoa vang vọng
Không còn nghe tiếng sấm vang lên
Và nước trên đồi đổ xuống
Dòng thác lăn nhanh
Như tên bắn.

Trong thung lũng đam mê
Và trong tổ lá
Khi hạnh phúc ta nhớ về
Rơi xuống một ngôi sao lạ
Vội vàng ngạt thở
Rơi xuống thật xa
Than ôi, lối quay trở về
Dành cho ta đã không còn nữa.

Em mỉm cười rồi nói cho tôi biết
Trong ngày lễ ở Aliskampe
Ngọn gió biển mang em về
Ở đó em nhìn tận mắt
Lễ mi-xa của Chúa Giê-su.
 

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 19:04:16

 





Joseph Rudyard Kipling sinh ngày 30 tháng 12 năm 1865 tại Bombay (Ấn Độ); bố ông là giáo sư hiệu trưởng trường Nghệ thuật Bombay, một chuyên gia lớn về lịch sử nghệ thuật Ấn Độ; mẹ xuất thân từ gia đình danh giá nổi tiếng ở London, 6 tuổi được gửi sang Anh sống với một gia đình theo đạo Tin Lành. Trong thời gian ở Anh, R. Kipling đã học tại các trường United Service College, Westward Ho, Bideford. Năm 1882 ông trở về Ấn Độ, viết một số truyện ngắn và làm trợ lý Tổng biên tập cho tờ báo Dân thường và lính (Civil and Military Gazette) ở Lahor. Chàng thanh niên đã khiến xã hội sở tại kinh ngạc bởi những ý kiến sắc sảo trước các vấn đề xã hội và kiến thức về đất nước Ấn Độ. Những chuyến đi hàng năm tới thành phố Shimla trong vùng Hymalaya là nguồn gốc dẫn đến sự ra đời nhiều tác phẩm của nhà văn. Năm 1886 R. Kipling in tập thơ đầu tiên Những bài ca ở bộ với số lượng hạn chế, nhưng sách bán hết ngay nên phải in lại. Năm 1887 ông chuyển sang làm việc cho báo Người tiên phong (Pioneer) ở Allahabad. Truyện ngắn của ông in ở Ấn Độ được tập hợp thành 6 tập sách trong Tủ sách Đường sắt Ấn Độ khá nổi tiếng.

Năm 1889 ông du lịch khắp thế giới, viết du ký cho báo. Tháng 10 năm này ông đến London và gần như lập tức trở nên nổi tiếng. Ông bắt đầu chuyển sang phong cách thơ mới của Anh. Năm 1892 ông sang Mỹ và kết hôn với em gái chủ xuất bản người Mỹ U. Balestier, người viết chung cùng R. Kipling cuốn tiểu thuyết Naulahka (1892) nhưng không thành công lắm. Trong 4 năm sống ở Mỹ, R. Kipling đã viết những tác phẩm hay nhất của mình, như Sách rừng (1894) và Sách rừng thứ hai (1895). Năm 1896 họ trở về Anh. Theo lời khuyên của bác sĩ, mùa đông nhà văn sang Nam Phi. Trong chiến tranh Anh - Nam Phi (thường gọi là Chiến tranh Boer, 1899-1902) ông làm phóng viên mặt trận.

Trên đỉnh cao vinh quang và tiền bạc, R. Kipling tránh công chúng, bỏ qua những phê bình thù nghịch, từ chối nhiều danh hiệu. Năm 1901 ông xuất bản tiểu thuyết Kim - như một lời chào giã từ gửi đến đất nước Ấn Độ. Năm 1902 ông lui về sống tại một làng quê hẻo lánh ở tỉnh Sussex (Anh) cho đến cuối đời.

Năm 1907 R. Kipling được trao giải Nobel khi đã có trong tay 20 tập sách (trong đó có 4 tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ, nhiều tập kí, bài báo...). Ông đến Stockholm nhưng không đọc diễn văn nhận giải. R. Kipling còn được nhận bằng danh dự và phần thưởng của nhiều trường đại học danh tiếng như Oxford, Cambridge, Edinburg, Paris, Athens, Toronto... Đến nửa đời, phong cách của nhà văn có sự thay đổi. Ông bắt đầu viết từ tốn, chín chắn và cẩn thận kiểm tra lại những gì đã viết. Trong Thế chiến I, con trai ông hy sinh, ông cùng vợ làm việc ở tổ chức Hồng Thập tự. Sau chiến tranh ông đi du lịch nhiều, làm quen và kết bạn với nhà vua Anh George V.

Năm 1926, R. Kipling nhận Huy chương Vàng Văn học Hoàng gia Anh quốc. Cho đến cuối đời R. Kipling vẫn tiếp tục sáng tác thơ và truyện ngắn, tuy cường độ sáng tác đã giảm sút. R. Kipling mất vì chảy máu đại tràng vào ngày 18 tháng 1 năm 1936 tại London. Hai ngày sau, bạn của ông - vua George V - cũng băng hà. Tác phẩm tự truyện Vài điều về bản thân được xuất bản sau khi ông qua đời.



 
BỤI
(Những cuộc hành quân bộ)

Một - hai - một - hai – ta đi khắp châu Phi
Ngày - đêm - ngày - đêm – khắp châu Phi đường dài
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Chiến trường không miễn thứ cho ai!(1)

Bảy - sáu - năm - mười một – hai chín dặm hôm nay
Bốn - mười một - mười bảy – ba hai dặm ngày mai
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Chiến trường không miễn thứ cho ai!

Không- không- không- không – phía trước nhìn thấy ai
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Người - người - người - người – vì bụi điên, mất trí
Chiến trường không miễn thứ cho ai!

Xem- xem- xem- xem – nghĩ điều khác cho rồi
Ô - lạy - Chúa - tôi – như cuồng điên mất trí
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Chiến trường không miễn thứ cho ai!

Đếm - đếm - đếm - đếm – đếm đạn trong dây cài
Nếu - mắt - buồn - ngủ – người trong hàng thức nhé
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Chiến trường không miễn thứ cho ai!

Ta - không - sợ - gì -- đói, khát, đường dài
Nhưng - không - không - không – chỉ một điều tồi tệ
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Và chiến trường không miễn thứ cho ai!

Không - đến - nỗi - nào – với đồng đội ban ngày
Nhưng - khổ - nỗi - đêm – trên bước đường thiên lý
Bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Chiến trường không miễn thứ cho ai!

Tôi - đi - qua - địa ngục – sáu tuần và xin thề
ở - đó - không - có – lò thiêu, bóng đêm và quỉ
Nhưng bụi - bụi - bụi - bụi – từ bước chân chiến sĩ
Và chiến trường không miễn thứ cho ai!
___________________

(1) Chiến trường không miễn thứ cho ai! (There’s no discharge in the war!) – Câu kết ở mỗi khổ thơ trích từ quyển Ecclesiastes (Truyền đạo) của Kinh Cựu ước: “There is no man that hath power over the spirit to retain the spirit; neither hath he power in the day of death; and there is no discharge in the war…” (Chẳng có ai cai trị được sinh khí để cầm sinh khí lại; lại chẳng có ai có quyền về ngày chết; trong khi tranh chiến chẳng có sự miễn thứ… Ecclesiastes 8:8). Câu này trong Kinh Thánh đã đi vào những khúc quân hành và Kipling nhắc lại theo nghĩa đen trần trụi: “Chiến trường không miễn thứ cho ai”.



 
 
BÀI THƠ ĐÔNG – TÂY

Ô, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ
Cho đến một khi Đất và Trời chưa về ngày phán xử
Nhưng sẽ chẳng có Đông và Tây, không quê hương, bộ tộc, giống nòi
Khi hai người đàn ông lực lưỡng trên đường biên mặt đối mặt không thôi.



Kamal cùng với hai mươi người chạy ra vùng đường biên nổi loạn
Trộm con ngựa cái của ngài đại tá - con ngựa của ngài là niềm kiêu hãnh.
Kamal bắt con ngựa từ trong chuồng giữa buổi hoàng hôn
Quay những móng sắt dưới chân, nhảy lên ngựa phóng ra đường.
Khi đó con trai ngài đại tá kêu lên – chàng là đội trưởng(1):
“Chẳng lẽ mọi người không có ai biết ở đâu tên kẻ trộm?”
Thì Mohammed Khan, con trai của Ressaldar(2) nói rằng:
“Nếu có ai biết con đường trong sương thì biết nơi hắn dừng chân.
Hắn phóng về Abazai(3) buổi hoàng hôn rồi về Bonair đó
Phải đi qua Fort Bukloh, đường khác không hề có.
Và nếu ông đi qua Fort Bukloh thì ngựa phóng còn nhanh hơn cả chim bay
Chúa phù hộ cho ông thì đuổi kịp nó ở khe núi Jagai.
Nhưng nếu như nó đã đi qua khe núi Jagai thì hãy quay về ngay lập tức
Ở đó nguy hiểm vô cùng, người của Kamal đông nghịt.
Bên phải là vách đá, bên trái cũng là vách đá và những bụi gai
Nghe sột soạt tiếng vũ khí nhưng chẳng nhìn thấy người”.
Thế là vội vàng lấy con ngựa ô của mình – con trai ngài đại tá
Như cái miệng của chuông, địa ngục trong tim và cái đầu như giá treo cổ.
Con trai ngài đại tá phóng về Fort và người ta gọi chàng dừng chân
Nhưng ai đuổi theo kẻ trộm, người ấy nghỉ không cần.
Chàng phóng về Fort Bukloh, như chim bay, ngựa lướt
Một khi chưa thấy con ngựa của cha ở hẻm núi Jagai lòng chưa yên được
Một khi chưa thấy con ngựa của cha và Kamal cưỡi trên lưng
Và khi nhìn thấy tròng mắt của nó chàng rút súng, bật khoá nòng
Chàng bắn một phát, bắn hai phát, và đạn réo lên trong bụi
“Bắn như lính xem nào, ta xem mày đi ra sao” – Kamal nói.
Từ hẻm núi Jagai một bầy quỉ bụi bay ra
Con ngựa ô bay như hươu nhưng ngựa cái như con sa-moa
Con ngựa ô cắn vào cái hàm thiếc và ngựa ô thở dốc
Nhưng ngựa cái lướt nhẹ nhàng như cô gái khoe đôi tất
Bên phải là vách đá, bên trái cũng lại là vách đá và những bụi gai
Ba lần rút súng lên khoá nòng nhưng chẳng nhìn thấy ai người
Mảnh trăng non bị xua khỏi bầu trời và bình minh đánh vào móng guốc
Ngựa ô như con bò bị thương, còn ngựa cái như con đama nhẹ nhàng bay lướt
Ngựa ô vấp vào đống đá bên đường và rơi tõm xuống sông
Kamal dừng ngựa của mình, quay lại kéo người cưỡi ngựa lên
Và lấy khẩu súng từ tay chàng trai - đây không phải là lúc tranh đấu
“Tao quá tốt với mày – Kamal kêu lên – mày đuổi theo tao chậm quá.
Ở đây hai mươi dặm không tìm ra vách đá và chẳng có bụi cây nào
Nhưng nếu quì gối đầu hàng thì người của ta chẳng giết mày đâu.
Nếu tay ta nâng dây cương lên rồi đột nhiên ta hạ
Thì bầy chó rừng sẽ tiệc tùng đêm nay rất vui vẻ
Và nếu ta cúi đầu trên ngực rồi ta lại ngẩng cao đầu
Thì bầy diều hâu sẽ ăn no, không nhấc nổi cánh bay đi đâu”
Con trai ngài đại tá trả lời nhẹ nhàng: “Sẽ làm mồi cho chim và thú
Nhưng ngươi hãy tính xem, cái giá cho bữa tiệc kia ngươi phải trả
Nếu cả một nghìn tay kiếm sẽ đến đây để lấy xương ta về
Thì không chừng kẻ ăn trộm ngựa sẽ phải trả nhiều hơn kia.
Ngựa của họ sẽ giẫm nát mùa màng, họ sẽ thu hết thóc
Họ đốt hết những mái nhà tranh, sẽ giết cho không còn gia súc
Hãy nghĩ xem, với ngươi chẳng đáng gì, nhưng anh em sẽ không còn lại gì đâu
Chó và chim cũng một loài – cứ gọi chó với diều hâu
Nhưng nếu cái giá quá cao, anh em, mùa màng, gia súc
Thì trả lại con ngựa cái cho ta, đường quay lại ta tìm được”.
Kamal nắm bàn tay chàng trai và bốn mắt nhìn vào
“Đừng nói gì về chó, khi chó sói và chó sói gặp nhau
Dù đồ ăn thú vật cho ta, nếu ta làm cho mày điều ác
Ta không ngăn, nếu mày thích đùa cợt cùng cái chết”.
Con trai ngài đại tá trả lời: “Ta giữ danh dự của ta
Tặng con ngựa cái cho mày để đi cùng với ngựa ô”.
Con ngựa cái chạy đến bên người chủ, chúi mũi vào trong ngực
“Ta là hai thằng đàn ông lực lưỡng- Kamal nói – mà nó yêu người trẻ nhất
Thì cứ để nó mang đi món quà tên trộm – dây cương có ngọc lam
Đôi bàn xỏ chân bằng bạc và cả chắn ngựa, yên cương”.
Con trai ngài đại tá rút súng và trao cho Kamal khẩu súng:
“Ông lấy một của kẻ thù – còn cái này là trao cho ông người bạn”.
Kamal nói chân thành: “Máu trả bằng máu, quà sẽ trả bằng quà
Bố anh phái con trai đuổi theo ta, bây giờ ta gửi con trai của mình về với ông ta”.
Nói rồi Kamal huýt gió gọi con trai của mình từ vách núi đá
Và cậu con trai chạy như con nai rừng, có mặt ngay tại chỗ
“Bây giờ, đây là người chủ của con – anh ta là lính Hoàng gia
Con sẽ là tấm lá chắn chở che, là cánh tay trái của anh ta
Cho đến một ngày cha còn hoặc là cái chết kia chưa đến
Thì cuộc đời của con hãy gắn bó với người đội trưởng
Và con sẽ ăn cơm của Nữ Hoàng,(4) kẻ thù của Người là kẻ thù của con.
Và sẽ dẹp ổ loạn của cha để giữ gìn yên ổn đường biên
Và con sẽ là người lính trung thành, vinh quang con có được
Có thể người ta thăng chức tước cho con, còn cho cha roi vọt”.
Họ cùng nhìn vào mắt nhau và cảm thấy run run
Rồi họ mang muối với bánh mì để cùng hẹn ước, thề nguyền
Họ thề với nhau kết nghĩa anh em rồi cùng khắc lên trên vạt đất
Họ khắc trên cán gươm tên Chúa Trời của những điều kì diệu nhất.
Rồi con trai ngài đại tá cưỡi ngựa cái, con trai Kamal cưỡi ngựa ô
Cùng phóng về nơi trước đây đến chỉ một người – Fort Bukloh.
Và khi đến gần trại lính thì họ gặp một rừng lửa gươm sáng chói
Ai cũng muốn con dao của mình nhuốm đầy máu người dân miền núi.
“Dừng lại – con trai ngài đại tá kêu lên – dừng lại, bỏ vũ khí xuống ngay!
Đêm qua ta đuổi theo thằng kẻ trộm đường biên và ta dẫn về một chiến hữu đêm này!”

Ô, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ
Cho đến một khi Đất và Trời chưa về ngày phán xử
Nhưng sẽ chẳng có Đông và Tây, không quê hương, bộ tộc, giống nòi
Khi hai người đàn ông lực lưỡng trên đường biên mặt đối mặt không thôi.

__________________
(1) Đây là bài thơ rất nổi tiếng của Kipling. In lần đầu ở tạp chí MacMillan’s Magazine, tháng 12-1889, sau đó in trong tập thơ Barrack – Room Ballads, 1892. Câu chuyện trong bài thơ dựa trên thực tế ở vùng biên giới tây-bắc Ấn Độ thuộc Anh (khi đó còn bao gồm cả Pakistan và Băng-la-đét). Ấn Độ là một trong những nền văn văn minh đầu tiên của loài người. Ở đây có một sự va chạm và tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Đông – Tây. Đây cũng là một vấn đề lớn của thế giới hiện đại. Cho đến bây giờ chưa có ai có thể nói chính xác rằng Đông – Tây đã hội nhập đến mức nào, đã gặp gỡ đến đâu nhưng hễ có vấn đề gì là người ta lại thích trích dẫn Kipling: “Ô, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ…” Cũng cần nói một điều rằng Kipling chưa bao giờ có ý hạ thấp hay phủ nhận những giá trị của văn hóa phương Đông. Ông cố gắng tìm hiểu những qui luật bên trong của văn hóa phương Đông và tìm cách giải mã nó. Tiểu thuyết hay nhất của Kipling: Kim, 1901 là một tác phẩm về điều này. Nhân vật chính do dự giữa những giá trị văn hóa Đông – Tây và cuối cùng đã chọn phương Tây nhưng vẫn canh cánh bên lòng một nỗi buồn nhớ phương Đông. Bài thơ Đông – Tây cũng là một minh chứng cho điều đó.
(2)Guides: đội kị binh tuần tiễu của người Anh ở biên giới Ấn Độ - Afghanistan xưa (ngày nay là Pakistan và Afghanistan).
(3)Ressaldar: sĩ quan chỉ huy trong những đơn vị tuần tiễu là người bản xứ.
(4)The Abazai… Bonair… Fort Bukloh… Tongue of Jagai – những địa danh ở vùng biên giới Ấn Độ – Afghanistan.
(5)White Queen: Nữ hoàng Anh Victoria.


NẾU(1)

Nếu con có thể bình tâm khi mà tất cả
Hết thảy kinh hoàng và đổ lỗi cho con
Nếu con vẫn vững tin khi mọi người nghi kỵ
Mặc ai đó không tin nhưng con vẫn vững lòng
Nếu con biết đợi chờ và kiên nhẫn chờ trông
Không lấy điều dối gian đáp lại điều gian dối
Hoặc bị căm ghét mà không căm ghét lại
Không nói những lời khôn, không ra vẻ thánh thần.

Nếu con mơ ước mà không để ước mơ làm chủ đời con
Nếu con có thể suy tư mà không lấy nó làm mục đích
Nếu cả Thành công, Thất bại trên đường đời con gặp
Mà vẫn như nhau - đối xử một tấm lòng
Nếu con biết nghe sự thật những lời của con
Bị kẻ bất lương làm bẫy lừa kẻ dại
Hoặc nhìn đời con đổ vỡ, đành làm lại
Và con cúi xuống dựng nên với công cụ đã mòn.

Nếu con dám đem những đồng vốn của mình
Đổ hết vào một trận ăn thua úp ngửa
Đành làm lại từ đầu vì đã mất tất cả
Mất mát của mình không một chút thở than
Nếu con ép được con tim, thớ thịt đường gân
Phục vụ cho mình để giành mục đích
Và cố níu giữ, dù chẳng còn sức lực
Nhưng ý chí vẫn đòi: “Hãy giữ vững lòng tin!”.

Nếu con giữ tư cách khi nói chuyện với mọi người
Hay khi ngồi với Vua – thường dân không gián đoạn
Nếu không để thiệt cho mình – dù với thù hay bạn
Không còn để ai nợ nần hay còn nợ gì ai
Nếu mỗi phút giây con có được trong đời
Không để phí hoài mà luôn luôn đặt trên đường chạy
Thì thế giới này sẽ là của con, cùng tất cả những gì trong đấy
Và – quan trọng hơn – con trai, con là một Con Người!
____________
(1)Bài thơ này in lần đầu ở tạp chí The American Magazine, tháng 10- 1910, sau đó in trong truyện ngắn Brother Square – Toes của tập truyện Rewards and Fairies, 1910.
Cuối thế kỷ XX, nghĩa là chỉ mới đây, Đài BBC đã đề nghị thính giả chọn những bài thơ hay nhất của các nhà thơ Anh. Có hàng nghìn người tham gia và kết quả là bài thơ này được chọn nhiều nhất, mở đầu cho tập Những bài thơ hay nhất của nước Anh. Nội dung và ý nghĩa của bài thơ có vẻ đã rõ ràng, tưởng không có gì phải giải thích thêm nhưng sự đời cái gì đã hay, đã nổi tiếng thì người ta càng hay trích dẫn, mô phỏng mà trích dẫn cũng theo nhiều vẻ khác nhau. Nhà văn Anh, Richard Aldington (1892-1962) trong tiểu thuyết nổi tiếng Cái chết của một anh hùng (Death of a Hero, 1929) viết về “thế hệ mất mát” trong chiến tranh Thế giới I đã trích dẫn Kipling để ca ngợi tính cứng rắn của người lính ngoài mặt trận, ca ngợi những ai biết chém giết mà không hề run sợ, và chỉ khi đó “… con trai, con là một Con Người!” Nhà đạo diễn người Anh Lindsay Anderson (1932-1994) cũng đã dùng tên bài thơ để đặt tên cho một bộ phim nổi tiếng Nếu (If, 1968), giải thưởng Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes, chứng minh rằng sự giáo dục theo những chuẩn mực của Kipling đôi khi cho kết quả ngược lại… Đấy chỉ là hai ví dụ tiêu biểu nhất trong văn chương và điện ảnh thế giới cho thấy bài thơ mới đọc qua có vẻ tất cả đều rõ ràng, thực ra vẫn ẩn giấu bên trong những ý nghĩa sâu xa mà một vài bản dịch chưa thể nào lột tả hết được…
Dù sao, dù người đời có trích dẫn theo nhiều vẻ khác nhau càng cho thấy một điều là bài thơ này có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội phương Tây và đã trở thành bất tử. Cuối cùng xin dành một đôi dòng về đối tượng của bài thơ này – con trai của Kipling chết năm 1915 ở mặt trận nước Pháp. Cú sốc này Kipling đã không thể hồi phục cho đến hết đời.



MẸ CỦA CON

Nếu con bị chết treo trên vách núi
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
Con biết rằng tình ai theo con mãi
Mẹ của con, ôi mẹ của con!

Nếu con bị đắm chìm trong biển cả
Mẹ của con, ôi mẹ của con!
Con biết rằng ai sẽ tuôn dòng lệ
Mẹ của con, ôi mẹ của con!

Nếu con bị đày đọa cả thể xác, tâm hồn
Con biết ai cầu cho con bình an vô sự
Mẹ của con, ôi mẹ của con!



 
 
BÀI CA GỬI NGÀI MITHRAS(1)
(Quân đoàn 30, năm 350)


Mithras, thần buổi sớm và chúng tôi thổi kèn
Rôma cao hơn mọi quốc gia còn Ngài trên tất cả!
Chúng tôi lại lên đường khi đã điểm danh xong
Mithras cũng là lính, hãy cho chúng tôi sức khỏe!

Mithras, thần buổi trưa, cây cỏ bơi trong cái nóng
Mũ sắt đội trên đầu, xăng-đan rát bàn chân
Trong giờ giải lao – những đôi mắt mơ màng
Mithras cũng là lính, hãy giữ chúng tôi theo lời thề nguyện!

Mithras – vị thần của buổi chiều tà xế bóng
Ngài bất tử đi xuống từ trời rồi lại đi lên
Giờ phiên gác đã xong, bên chén rượu u buồn
Mithras cũng là lính, hãy giữ chúng tôi trong lành đến sáng!

Mithras, thần nửa đêm, ở đây con bò đã chết
Những đứa con của ngài trong bóng đêm. Những vật hy sinh
Ngài tạo ra nhiều con đường. Tất cả dẫn về ánh sáng quang vinh
Mithras cũng là lính, hãy dạy cho chúng tôi biết chết!
______________

(1)Mithras (Mithra) – thần mặt trời, thần của sự hoà thuận trong kinh Avesta. Mithra bảo vệ những quốc gia trung thành với hiệp ước và trừng phạt những ai vi phạm. Sự sùng bái Mithra rất phổ biến ở Đế chế La Mã những thế kỷ đầu sau CN, đặc biệt là trong quân đội.


BẢN TÌNH CA CỦA NÀNG HAR DYAL

Một mình em trên mái nhà nhìn về phương bắc
Trông những vì sao lấp lánh giữa trời xanh
Trời phương bắc phản chiếu bước chân anh
Người yêu hãy quay về hoặc là em sẽ chết.

Khu chợ nhỏ dưới chân em tĩnh mịch
Đang ngủ say sưa những chú lạc đà
Những chú lạc đà, những kẻ bị bắt tù
Người yêu hãy quay về hoặc là em sẽ chết.

Vợ của cha càng ngày càng cay nghiệt
Em còng lưng làm việc suốt ngày đêm
Nước mắt trào ra, em đau khổ, em buồn
Người yêu hãy quay về hoặc là em sẽ chết.


LỜI THỈNH CẦU

Nếu như bạn yêu mến
Những câu chuyện của tôi
Cho tôi yên đêm này
Nơi sau này bạn đến.

Ý nghĩ về người chết
Chỉ trong phút giây thôi
Bạn hãy tìm trong sách
Tôi gửi lại cho đời.







cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 19:09:59

 
Saint-John Perse tên thật là Marie René Alexis Saint-Leger, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1887 tại Saint-Léger-les-Feuilles, Guadeloupe (một hòn đảo nhỏ gần Guadelupa thuộc Pháp ở biển Caribe, Đông Ấn. Năm 1899, cả gia đình ông chuyển về Pháp. Ông học luật ở Bordeaux và tự học môn kinh tế chính trị. Ra trường (1914), ông phục vụ trong ngành ngoại giao, có một sự nghiệp đầy hứa hẹn: làm đại sứ Pháp ở Bắc Kinh và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ ngoại giao Pháp.

Năm 1940, do phê phán chính sách thân Hitler của giới cầm quyền Pháp, ông bị cách chức. Ngay trước khi nước Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng, ông đã kịp thời chạy trốn sang Mỹ; ông bị chính quyền Vichy tước quyền công dân, chức tước, phần thưởng và tịch thu tài sản. Từ năm 1941 tới 1945, Saint - John Perse là cố vấn văn học cho Thư viện Quốc hội Mỹ. Sau Thế chiến II, ông được phục hồi tư cách công dân và chức tước nhưng không quay trở lại nghề ngoại giao. Năm 1950, ông chính thức về hưu với danh hiệu Đại sứ của nước Pháp, sinh sống thường xuyên ở Mỹ.

Các tác phẩm văn học của ông, trong đó có tập thơ đầu tiên Tụng ca (một thể loại thơ điền viên, viết năm 1910) được xuất bản một phần dưới tên thật của ông nhưng chủ yếu dưới tên Saint-John Perse. Sau nhiều bài thơ phản ánh ấn tượng về thời niên thiếu, ông viết trường ca Anabase (tiếng Hi Lạp có nghĩa là Đi vào nội tâm) vào năm 1924 khi ông ở Trung Quốc. Đó là một tác phẩm gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phê bình và đã có người cho rằng người Châu Á hiểu tập thơ này hơn người Phương Tây; tập trường ca đã được T.S. Eliot chuyển ngữ sang tiếng Anh năm 1930. Nhiều tác phẩm của Saint-John Perse được viết sau khi ông định cư ở Mỹ như Lưu đày (1942), Bài thơ tặng người phụ nữ nước ngoài (1943), Mưa (1943)... Các tác phẩm Saint-John Perse viết trong thời kỳ làm công việc ngoại giao phần lớn chưa được in, nên toàn bộ sự nghiệp văn học của ông chỉ thu lại trong bảy tập sách.

Năm 1957, Saint-John Perse quay về Pháp; mặc dù chủ yếu vẫn ở Mỹ như trước, nay ông dành một phần thời gian cùng với người vợ Mỹ cưới năm 1958 về sống tại quê nhà. Năm 1960, ông được tặng giải thưởng Nobel. Trong bài Diễn từ, ông nói về chức năng của thơ ca: "Thơ không chỉ là nhận thức, mà còn là chính cuộc sống trong sự đủ đầy trọn vẹn của nó. Nhà thơ đã sống trong lòng người ăn lông ở lỗ và sẽ sống trong lòng người thời đại nguyên tử, bởi vì thơ ca là một đặc tính không thể tách rời của nhân loại".
Saint-John Perse mất năm 1975 tại Presquile-de-Giens (Pháp).

* * *

Sait-John Perse là bút danh của nhà ngoại giao Alexis Saint Leger. Phần đầu của bút danh này: Sait-John - là cách viết bằng tiếng Anh của Thánh Giăng (Thánh tông đồ) – người được coi là tác giả của Kinh Phúc âm IV, sách Khải Huyền và ba lá thư trong Tân Ước. Phần sau: “Perse” - đấy là họ của nhà thơ trào phúng La Mã Aulus Persius Flaccus (34-62), người cùng thời với Hoàng đế Neron. Cách chọn bút danh này cho thấy thái độ của nhà thơ đối với văn minh đương thời đi cùng với di sản văn hoá của qúa khứ trong mục đích và sáng tạo của mình.

Phần thơ Sait-John Perse in trong tập này trích dịch từ 3 trường ca “Anabase”, “Mưa rào” và “Những mốc ngoài khơi” – phản ánh những giai đoạn khác nhau trong sáng tác của Sait-John Perse, đồng thời cho thấy sự thống nhất trong nguyên tắc nghệ thuật của ông.

“Anabase”(1924) trích đoạn đầu, chương 7 và đoạn kết. “Anabase” là tên một tác phẩm của nhà văn, nhà sử học Hy Lạp cổ đại Xenophon (434-359 tr. CN) về cuộc hành trình của người Hy Lạp đi vào tổ quốc mình (Upcountry March)… “Anabase” của Sait-John Perse là hành trình đi sâu vào tâm hồn – một cuộc hành trình khó nhọc của nhận thức chân lý, con đường dài của sự tìm tòi từ những giá trị của văn minh phương Tây (theo cách hiểu của Sait-John Perse là giả dối và trống rỗng) đến những đỉnh cao của ý nghĩ và tâm hồn mà những nền văn minh trong quá khứ – trước hết là những nền văn minh phương Đông, để lại cho nhân loại.

Tiếp đến là một số trích đoạn của “Mưa rào”. Trường ca này Sait-John Perse cho vào tập “Lưu đày”, bao gồm các trường ca: “Lưu đày” (1941); “Mưa rào” (1944); “Tuyết” (1944); “Trường ca cho người đàn bà ngoại quốc” (1943) (trật tự sắp xếp này là của Sait-John Perse). Tất cả các trường ca trong tập này được viết trong thời kì chiến tranh thế giới thứ II, thời nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Nhà ngoại giao Alexis Saint Léger nổi tiếng với những quan điểm chống phát xít bị chính phủ Pétain cách chức và tước quốc tịch Pháp. Bắt đầu một thời kì lưu đày của ông. Trường ca “Mưa rào” là nỗi niềm cay đắng về sự thất sủng, tuy vậy cốt lõi của nó là sự miệt thị đối với thói đểu giả, sự phản bội, là lòng tin vào thắng lợi của chính nghĩa. “Mưa rào” là bài ca về một hiện tượng tự nhiên với lời kêu gọi hãy rửa sạch mối đe dọa, rửa sạch gương mặt hành tinh và những tâm hồn người u ám.

Cuối cùng là trích “Những mốc trên biển” (1957) gồm 5 chương của phần đầu. “Những mốc trên biển” mở ra trước mắt người đọc một thế giới bao la của biển, ca ngợi sự hòa nhập của thiên nhiên, con người và sáng tạo. Sait-John Perse sinh ra ở Guadeloupe – một hòn đảo thuộc Pháp ở vùng biển Caribê, bốn bề mênh mông sóng nước, ông lớn lên giữa những vẻ đẹp tuyệt vời của miền nhiệt đới. Sau đó lại băng qua đại dương về Pháp học tập và làm việc. Nghề ngoại giao cho phép ông đi đến nhiều nơi, nhiều xứ lạ. Ông từng đi qua cao nguyên Gôbi của Mông Cổ và bơi suốt Ấn Độ dương…

Tác phẩm của Sait-John Perse mở ra trước mắt ta một thế giới kỳ lạ - thế giới của đại dương bao la, thế giới của những nền văn minh cổ đại, thế giới của những người du mục, những người đi chinh phục, những nhà thơ, những nhà tiên tri… với những lời kêu gọi hướng tới những hành động cao cả của con người. Những lời kêu gọi này luôn cao thượng và mang đầy chất nhân văn nhưng cũng rất bí ẩn.

Trong thơ của Sait-John Perse có một điều gì đó rất đặc biệt, có một sự bí ẩn huyền diệu nào đấy mà hình như chỉ ánh lên ở chốn xa xôi, đồng thời lại luôn gần gũi. Không chỉ đặc biệt ở vẻ mới lạ của hình tượng, lối ẩn dụ, không chỉ ở ý nghĩa triết học sâu xa mà còn ở cấu trúc thơ, nhạc trong thơ và nhịp điệu của nó… Tuy nhiên, qua bản dịch để hiểu hết những điều này thật khó.
Trong khi chưa có điều kiện dịch đầy đủ hơn hay nghiên cứu sâu hơn về Sait-John Perse chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của nhà văn, nhà triết học Pháp Roger Garaudy (1913-?) – người trong một thời gian dài từng là cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản Pháp. Bài này để sau phần tác phẩm của Sait-John Perse. Đây là một chương trong quyển “Về chủ nghĩa hiện thực vô bờ bến” (D’un Realisme sans Rivages. P., Plon, 1963), viết về Picasso, Sait-John Perse và Kafka. Thiết nghĩ, dù phần dịch tiếng Việt tác phẩm của Sait-John Perse còn khiêm tốn nhưng đã có thể cho phép bạn đọc thưởng thức bài viết của Roger Garaudy với kiến thức uyên bác và những nhận xét sắc sảo của ông.




 
ANABASE
(Trích)

Bài ca

Dưới chiếc lá sắc đồng sinh ra một chú ngựa non. Con người đặt vào bàn tay cho ta trái khổ. Người xa lạ. Người đi qua. Ta cứ ngỡ rằng đang nghe ra những lời về xứ khác… “Chào con gái của ta, dưới những hàng cây lớn nhất”.

Bởi Mặt Trời đi vào chòm sao Sư Tử và Người Xa Lạ đặt ngón tay vào miệng kẻ đã chết rồi. Người cười. Người nói chuyện cùng ta về hoa cỏ. Ái chà! Cho những xứ sở này biết bao nhiêu là hơi thở! Thật dễ dàng những con đường của ta! Thật sung sướng biết bao trong những chiếc tù và, còn trong bộ lông có biết bao điều khôn ngoan vì nhục nhã ê chề cho đôi cánh!... “Tâm hồn ta, cô gái trưởng thành, ngươi có tính tình xa lạ với phong cách sống của ta”.

Dưới chiếc lá sắc đồng sinh ra một chú ngựa non. Con người đặt vào bàn tay cho ta trái khổ. Người xa lạ. Người đi qua. Và đây là tiếng động vang xa trong sắc đồng cây gỗ. Hoa hồng và nhựa, quà tặng của bài ca! Và tiếng sấm, và tiếng sáo trong nhà! Ái chà. Thật dễ dàng những con đường của ta, trong một năm có biết bao nhiêu là mạo hiểm, và Người xa lạ không giống với một ai, trên những con đường của khắp trái đất này. “Chào con gái của ta, với bộ áo quần đẹp nhất”.

VII

Trên mặt đất màu vàng này ta sống chẳng dài lâu…

Mùa hè rộng hơn một vương quốc đang móc vào không gian có nhiều tầng khí quyển. Mặt đất rộng lớn đang trôi bồng bềnh, và những góc nhỏ của mình đang lụi tàn trong tro bụi. Màu của diêm sinh, màu của đồng, màu của những gì tàn lụi, cả mặt đất ngập tràn trong cỏ và hoa đang cháy lên bằng cọng rơm của mùa đông đã qua, từ bọt biển màu xanh cây bầu trời đang lựa màu tím hoa cà từ những dòng nước ép.
Và những mỏ mi ca có biết! Chẳng có một loại ngũ cốc sạch nào trong những chòm râu của gió. Còn ánh sáng như dầu, như mỡ. Xuyên qua khe hở của trăm năm gắn chặt ta vào những chiếc răng của tận cùng, và ta vẫn biết rằng đá làm vấy bẩn lên mang, im lặng cả một đoàn ngập chìm trong ánh sáng, và con tim của ta bắt đầu quan tâm lo lắng về việc ăn châu chấu và mật ong rừng(1).

Những con lạc đà cái lặng lẽ khi cắt lông, bao trùm lên những đường chỉ khâu màu tím, những ngọn đồi di chuyển trong im lặng trên đồng bằng bị đốt thành màu trắng toát như bông, hãy để cho chúng cúi mình, chúng cúi mình trong khói, nơi mà trong đất bụi đang chết những người dân.
Những đường tuyến to lớn lặng lẽ đi vào màu xanh của những cánh đồng nho rộng lớn. Trên những cánh đồng đang chín dần màu tím của tai ương, những đám mây cát đang bay mơ màng trên những dòng sông chết của những thế kỉ mờ xa…


Dịu êm hơn giọng nói trên xác tử thi, dịu êm hơn giọng nói của ngày. Có bao nhiêu dịu dàng trong trái tim người có lẽ nào ta đo được?… “Ta gọi hồn ta! – hồn ta tối tăm vì mùi của ngựa”. Một vài con chim trên mặt đất bay về phía tây đang học theo cách bay của những con chim biển…
Phương đông bầu trời màu xám, như miền đất thánh, như màu trắng của người mù, ở đó có những đám mây nhởn nhơ, ở đó có những con bọ cạp đang vần xoay móng guốc. Hơi thở vì khói mà tranh luận với ta, còn trên mặt đất tất cả đang đợi chờ, đợi chờ mặt đất sinh ra những điều kì lạ!…

Vào buổi giữa trưa, khi cây mã đề mở ra hòn đá trên ngôi mộ, một người mắt không mở đang làm tươi mát đôi vai của mình trong giấc ngủ nghìn năm. Những người kỵ sĩ của giấc mộng vĩnh hằng thay cho những hòn đá chết, bằng hơi thở của những con đường vô ích đang cất giọng hướng về ta! Biết tìm ở đâu ra, biết tìm ở đâu ra những người tài xế, những người sẽ ra tay bảo vệ những dòng sông, những dòng sông trong ngày cưới của mình?
Dòng nước vĩ đại sôi lên chuyển động trên mặt đất, và tất cả muối của đất đều run lên trong giấc mộng. Và bỗng nhiên, bỗng nhiên những giọng nói này của ta họ muốn. Các dân tộc hãy nêu gương trên những dòng sông chết, hãy cứ để cho họ gửi lời kêu gọi về những thế kỷ đang phía trước! Hãy giơ đá lên vì danh dự của ta, hãy giơ đá lên trong im lặng đợi chờ và trong sự canh chừng nơi chốn, trên những con đường rộng lớn có một đội kỵ mã bằng đồng!…

(Bóng của một con chim lớn bay vút qua trước mặt ta).

Bài ca

Dừng con ngựa của mình dưới gốc cây, một màu xanh dâng đầy, ta huýt lên một tiếng sáo vô cùng trong sạch, rằng sẽ không có bờ bến hứa hẹn nào ngăn cách, bờ bến nào có thể giữ được sông. (Những chiếc lá buổi sáng màu xanh, những chiếc lá sống theo hình bóng của vinh quang)…

Và không phải để cho một người không buồn bã, nhưng mà khi thức dậy trước bình minh, đứng dưới gốc cây già người ấy dè chừng, khi tựa cằm vào ngôi sao sau chót, người ấy nhìn thấy trong sâu thẳm của bầu trời đói khát những thứ sạch sẽ và to lớn vô cùng, những thứ mà sẽ biến thành vui sướng hân hoan…

Dừng con ngựa của mình dưới gốc cây thì thầm, ta huýt lên một tiếng sáo còn trong sạch hơn thế nữa… Và thế gian sẽ không nhìn thấy ngày này, nếu như họ không còn nữa. Nhưng về người anh em, nhà thi sĩ, sẽ nhận được tin. Người đó lại đã viết ra một thứ thứ thật dịu dàng. Và có một số người đã đọc.

___________________

(1)Nói về sự chịu ăn uống cực khổ đói khát theo truyền thuyết, khi Giăng tới đồng vắng vừa làm vừa giảng phép báp-têm cho dân chúng (Tân Ước_Mác1: 4-6). Giăng ở đây là Jean Baptiste (thế kỉ I) – nhà tiên tri Do Thái. Sống khổ hạnh trong sa mạc, tập hợp môn đệ và giảng đạo về sự hoán cải nội tâm. Ông rửa tội bằng cách đắm mình xuống sông Giô-đanh (Gioóc-đa-ni). Chúa Giê-su được ông làm lễ rửa tội ở đây (Tân Ước_Mác1: 9).


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 19:16:43

 
MƯA RÀO
(Trích)


I

Mưa rừng ngập mặn trải vòm lá của rễ cây trên Thành phố
San hô sữa nhân lên trong sương nòi giống của mình
Một ý nghĩ trần truồng, giống như đấu sĩ của thành Rôm(1), dưới nước mưa tuôn, mái tóc đuôi sam dập dờn, dương dương tự đắc.

Trường ca hãy hát lên dưới tiếng kêu quang quác và tiếng thanh la não bạt của đề tài
Trường ca hãy hát lên sau tiếng bước chân rầm rập, dưới dây cương co giật của đề tài
Quyền của ngươi – là quyền đêm tân hôn của những Người phụ nữ Tiên tri trinh bạch.

Kén vàng vỡ ra và chìm vào tổng trấn đen mờ mịt, trong màu xanh của vũng nước đêm
Còn trên chiếc gối êm, trong khoảnh khắc của mắt nhìn, trên ấm áp của bìa rừng, đôi mắt ai mơ màng, thiu thiu ngủ
Đã tung ra bốn phía, đã vần xoay quay trở, đã lột truồng không hề xấu hổ hoa hồng của trường ca.

Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, mặt đất bốc khói trên ổ gian phi của gió, tựa hồ như thịt mỡ của heo rừng
Còn đất sét cô đơn dưới ve vuốt dịu dàng của những cơn mưa vô tội, và đồng nội dưới những đôi chân trần không ngủ suốt đêm
Bọt của sương, nước ngầm như rượu vang, những linh hồn đất cát và rượu thuốc trường sinh của sự lãng quên.

Thần thánh thiêng liêng, Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, và đây là đất đai để cày cấy gieo trồng
Và ở đây tiếng vọng cả một đoàn đi vào buổi xấu trời trong năm, đi khỏi cơn giận của biển cả, đại dương
Ở đây bầy chết của đất đai trong đổ nát hoang tàn, giờ mới sinh nằm trong tã lót và trong con tim của niêm luật thơ ca mà chưa ai biết được.

II

Giống nòi Tabor(2) không tổ quốc! Cha ông du mục! Những mẹ Digan! Những cơn Mưa Rào Sibyl!
Ôi, những cơn Mưa Rào nghe theo đẳng cấp của con người, bây giờ ta còn biết chia sẻ cùng ai danh dự của những đêm thức trắng?
Trên gối giường của ta ai sẽ đốt lửa lên và ai sẽ làm cho ấm buổi chiều sau tiếng rì rào của nến?

Dãy Andes(3) đang im lặng trên mái nhà ta, cây chuông nhỏ vui mừng trong máu của ta, cây chuông đang gióng lên để ngợi ca vinh quang của Mưa Rào vĩ đại!
Ta cùng với Mưa Rào, hãy đứng lại: những mỏ kim cương của ta trên mũi giáo phiên bản của mưa!
Bọt nước sôi âm ỉ trên những bờ môi của trường ca, giống như dòng sữa của san hô!

Trong phần mở đầu đang nhảy múa những câu thơ, tựa hồ như một lời van xin con rắn
Một ý nghĩ trần truồng, giống như con dao đang rì rào nổi loạn
Và nhịp điệu xưa cũ, mô-típ cổ xưa đang làm lành với cô nàng thích cô độc – trường ca.

Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, xin hãy giữ gìn ta khỏi sự ngợi ca, khỏi những bản tụng ca, và những tấm lòng đại lượng.
Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, ôi có biết bao nhiêu hờn giận trên môi của Mưa Rào!
Và những khói sương nào, những cồn cát lưỡi liềm của dối gian thay đổi cho nhau, những vũng nước dối gian nào đang bơi dưới mưa sau tiếng kêu đàn sếu!

Trong đêm sáng của giờ chính ngọ ta lặng im, giữ lại một nửa lời chưa nói
Và ta đi tìm từng hạt nhỏ của sự nghĩ suy về tồn tại… Làn khói trên những viên đá của bếp lò giờ lại bay lên
Và Mưa Rào trên mái nhà thổn thức mơ màng, hầm đôi chân của mình trong những bàn tay ta bé bỏng.

III

Những chị Assur(4) dẫn những đứa em phóng đãng, những đội quân của Mưa Rào đổ bộ xuống đất đai
Những áo giáp pha lê, vàng và sắt tây, những cành cọ của những ông hoàng trên những vành mũ giáp
Giống như bà hoàng Dido(5), mà dấu vết còn tươi như ngọc trên những bức tường của Vương quốc Carthage.

Tựa như phu nhân của ngài Cortez(6) đang nhìn vào bức chân dung, khói sương như mơ màng trong những bài Kinh bị lãng quên trong bóng đêm rừng rậm…
Màu thanh thiên Amazon của kiếm đánh dấu cho ta bằng ánh trăng thanh, bằng màu của kim cương và màu của ngọc
Màu xanh của Tháng Tư đang gieo hạt và tụ tập vào gương của hợp kim sắt thép với thủy ngân!

Rầm rập tiếng bước chân của đội ngũ kiêu hùng sau cửa sổ khuê phòng, tiếng giậm chân của những dòng nước trong sương nhà tắm
Màu thanh thiên Amazon, ôi những dòng nước lao như tên bắn, những bộ dây thắng của sao, và tia sáng từ những chiếc cung bay vào trong gió!
Màu thanh thiên của người vũ nữ, ôi những dòng nước đang nhảy múa, dàn đồng ca của nước đổ xuống trần gian!

Ôi hằng hà vô số của màu xanh, mưa lấm tấm, mưa phùn, những nàng Vestal(7) với những bánh xe của đại bàng đang trải đều khắp mọi phía
Những ngọn giáo bao bọc quanh thành phố, những lưỡi dao sắt của những cọng cây khô, những gươm giáo của dương liễu, của nho – mưa làm cho xổ tung ra bím tóc
Ôi cả một luồng Toledo(8) của thép! Ôi trường kiếm của thân cây, ngũ cốc tuôn đầy eo biển của mùa cắt cỏ!

… Và thành phố pha lê đang nhân đôi trong cây hương đàn ấp ủ, những chuỗi hạt cườm bằng kính của đường phố thênh thang, sự khôn ngoan của những đài phun có những cửa miệng bằng đồng
Người ngoại quốc đang đọc, ngọn gió đang lật những tờ áp phích của ta
Ngọn gió đang bay lượn trên những mái nhà, người đàn bà Indian cho kẻ đi thuê nhà cùng ngủ lại.

V

Ta nhận thức ra sự vĩ đại của Mưa Rào trong cuộc sống ồn ào nơi đô hội, trong những lo toan vặt vãnh của đời thường.
Nhưng bỗng nghe thấy mùi của ozôn, mùi nhựa của cây xanh trong tiếng rì rào của gió.
Mưa trả về cho ta hình người, Mưa nhào nặn ta lần nữa, và đằng sau cái mặt nạ nghe ra mùi tươi mát của đất đai.

Nhưng trên tầm cao của đại bàng chẳng lẽ ký ức không còn trang điểm cho ai? Hay là ta hát lên bài Thánh ca đã từ lâu quên lãng, trên những con đường rợp bóng của khu vườn khi giẫm lên những chiếc lá vàng trong Kinh của mùa lá rụng?
Những lối mòn trên những cánh đồng hoa tuy líp trong giấc mộng, đang dần cạn nước hồ, xương của đá trong giếng chẳng lẽ không xứng với những vần thơ, những vần thơ được viết bằng ngòi bút của nhà thi sĩ?
Những bông hoa hồng xưa cũ trong bàn tay của kẻ tật nguyền, những đứa bé con trong bộng cây ô-liu trăm tuổi, trên chùm nho những con ong buồn rượi, những con ong trên cành thuỷ dương mai và chiếc cầu thang hẹp trong phòng kín của người goá phụ chẳng lẽ lại không xứng với một lời?

Vẻ dịu dàng của thủy dương mai, của cây lô hội, đam mê của mộc lan, sự vô sinh của những kẻ lỗi lầm, mặt đất làm khô vẻ oi nồng của điều nhận thức.
Những cơn giông có màu xanh mái tóc bện vào mái tóc của ngọc và ngó nhìn vào gương của những ông chủ nhà băng. Gương mặt của nữ thần chìm xuống rong rêu và chìm sâu vào bùn đất.
Những ý nghĩ trẻ trung xếp thành rường cột và ngồi xuống quanh bàn chính khách. Bầy im lặng đứng trên những cánh đồng màu trắng của trường ca.

Trên những vách đá Mưa Rào hãy rót ra, hãy rót ra trên những cây Thánh giá và hãy rót lên bia mộ của dòng họ Habsburger(9), lên những chiếc linh xa của biết bao nguyên soái, lên những lăng mộ như dầu ô-liu trong ngày rửa tội.
Mưa Rào hãy dỡ ra từ vách núi tro tàn của những cuộc chiến chưa xa, hãy dỡ ra trên biển tro tàn màu trắng của những ai từng bơi đến trên những chiếc thuyền Caravella(10).
Và hãy cứ để cho muôn thuở người ta ngồi trên ngai sắt, như trên kiềng ba chân vững chắc, trên vách đá trần truồng, trên bốn ngọn gió dưới bầu trời hồng với những cơn mê sảng của mình, những cơn mê sảng chất đầy phẫn nộ của nhân dân.

Và trên biển muôn đời còn bay lượn khói sương của Cái Thiện và Cái Ác, còn bay lượn tro tàn của những câu cổ tích, những truyền thuyết – những câu chuyện muôn đời còn âm ỉ, không phai…
“Ta mong muốn đoàn tụ, chung sống với con người nhưng mặt đất với tâm hồn lạ lẫm xa xôi lại khát khao ly biệt…”

VI

…………………………………………† ?…………………………..

Hãy để cho lời đi trước! Ta viết lên những bài ca thời đại cho những kẻ du hành và những khúc hát lên đường dành cho những kẻ lưu đày không ngủ.

VII

Hãy mang con số, cho những con đường của ta và chúng ta là những kẻ không nhà. Hơi nước thánh thần của những người đã chết ta áp vào bằng những đôi môi khô rát. Còn ngươi vây quanh xác chết trong dòng nước bình minh – mặt đất lúc này ở trong xiềng xích của chiến tranh – hãy rửa lên gương mặt của người đang sống, hãy rửa sạch, Mưa Rào! Hãy rửa lên những gương mặt giận dữ thương đau, hãy rửa lên những gương mặt dịu dàng đằm thắm… bởi vì con đường của họ chật hẹp và bé bỏng, và họ là những kẻ không nhà, không nơi trú ẩn.

Hãy rửa lên ngai vàng cho những kẻ đầy sức mạnh. Trong hào quang của sức mạnh họ ngồi vào bàn ăn uống, tất cả những ai không say bởi rượu của con người, những ai thích tận hưởng, thích uống say những giọt nước mắt rơi, con tim của ai không bao giờ xúc phạm, tên của ai không còn vang vọng trong những giọng oang oang(11)…

Hãy rửa lên sự chậm chạp và sự rình rang, những phép tắc của con đường nhận thức. Hãy rửa sạch, Mưa Rào! Hãy rửa như gai nước mắt lên những kẻ thanh cao, lên những người may mắn, hãy rửa lên mắt những kẻ khôn ngoan chín chắn, những kẻ trung quân, những người cao thượng, những tài năng, hãy rửa lên phông màn và lên đôi mắt của nhà thi sĩ, hãy rửa lên mắt những ông bầu, ông chủ, những người mộ đạo, những kẻ quyền hành… lên đôi mắt của những kẻ rình rang theo phép tắc của thánh thần giữ đúng.

Hãy rửa sạch, Mưa Rào, hãy tránh xa việc thiện, những ân nhân, những người hành động và rác rưởi của những nhà hùng biện với bờ môi đại chúng chớ động vào. Hãy rửa sạch, Mưa Rào, hãy rửa bàn tay những quan toà, những người đi xét xử, bàn tay những bà đỡ, bàn tay những kẻ may áo liệm cho người đã yên giấc nghìn thu, hãy rửa bàn tay cho kẻ sáng mắt như mù, hãy rửa bàn tay cho những người tàn phế mà vạm vỡ, những bàn tay bẩn xin hãy rửa, những bàn tay trên vầng trán của nhân loại đang cày, mà xưa nay chỉ dùng roi vọt, mặc cho việc làm tốt đẹp của những người hành động thanh cao.

Hãy rửa sạch, Mưa Rào, hãy rửa lịch sử của giống nòi, bộ tộc, những ký ức thành văn, những bộ sử nghìn năm, những truyền thuyết, những phát minh… Hãy rửa sạch những bản hiến chương, những sắc lệnh của vua chúa, giáo hoàng, những hiệp ước liên minh, những bài tranh luận.

Hãy rửa sạch, Mưa Rào! Những lời vĩ đại trong trái tim người, hãy rửa sạch những lời nói muôn đời, những lời tiên tri, những lời cầu nguyện, hãy rửa sạch trong tim những lời vui sướng, những điệu ngân nga, những khúc bi ca, những rông-đô, những nghịch lý, những lời trái ngược, hãy rửa sạch những đêm dài mơ ước, những đêm không ngủ vì nhận thức, hãy rửa sạch ngày khánh tiết của trí khôn, hãy rửa sạch những tài năng, những tâm hồn chứa đầy khát vọng… và những sự nghiệp lớn lao trong trái tim người.

VIII

Mưa rừng ngập mặn mang vòm lá của rễ cây từ Thành phố, ngọn gió trời mang ý nghĩ của người phiêu lãng đến cùng ta
Và ý nghĩ này sẽ không giã từ ta! Nhưng sẽ không chối từ sự thật đắng cay như một nắm tro tàn cát bụi
Và trên mái nhà của ta sẽ còn lại mãi, những ai biết nghe theo sự xuất hiện của Mưa, hành cước của đất đai trong những cây gia to nhỏ thầm thì, là biểu tượng và là dấu hiệu của sự diễu hành sột soạt.

Những hứa hẹn suông! Mùa gieo hạt đổ dồn ra uổng phí! Làn khói đang trải lên con đường của người trần thế!
Tia chớp bên ngưỡng cửa! Còn ta đứng ở ngoại ô thành phố với đôi mắt buồn bã nhìn về
Vĩ đại những cơn mưa – dưới cái roi quất của tháng Tư, những bộ lưng lấm đầy đất bụi – những cơn Mưa Rào vĩ đại, giống như những kẻ cuồng tín Flagellants(12), roi da vút lên, dằng dặc cả một đoàn trong cơn mê sảng.

Còn ta chỉ một mình trần truồng với đất đai trần như nhộng, với cơn u mê đã chín, với mùn đất đang thức dậy trong hơi nước bốc hơi
Những ốc đảo của đất đai xếp thành những cặp song đôi trong những mầm cây dương xỉ, trong mảnh vỡ của đá hoa cẩm thạch, trong hài cốt của ma-môn(13)
Và thân xác của hoa hồng bị cơn gió làm mòn, mùi đất đai bốc lên, giống như người phụ nữ đã trở thành phụ nữ.

Và thành phố như lóa mắt vì ánh chớp của một trăm nghìn lưỡi dao mờ tỏ, chuyến bay của đại bàng sáng lên trên biển Labrador(14), còn bầu trời trong chiếc chén của những đài phun có hình thù đập vỡ
Con heo vàng trong cây cột của mặt trời đang tan rã trên quãng trường ngái ngủ, chất khoáng hồng đơn đang hoan hỉ trên cửa chính môn, và trong bờ giậu của khu vườn một chiếc bóng màu đen đã đứng dậy trong những bàn chân màu bạc
Những góa phụ trẻ trung đang ấp ủ một niềm khao khát, trong băng tang màu đen, như trong mộ phần, những bình đựng di hài có màu tái nhợt.

Và ngọn gió đang lượn trên chiếc lược của ngôn từ, trên những bờ môi của trường ca bọt mép đang sôi lên âm ỉ
Đang lấp lóe những ý nghĩ vô cùng mới mẻ và lùi lại trước nhịp bước của nghĩ suy:
“Ôi bài hát diệu kỳ, ôi bài hát diệu kỳ, ôi diệu kỳ biết bao bài hát của những cơn Mưa Rào đã chết”, nhưng, Mưa Rào! Còn câm nín biết bao bản trường ca của ta hãy còn chưa viết hết!

IX

Đêm đã đến đây, và những cánh cổng bây giờ đóng chặt, ôi thật nặng nề biết bao những giọt nước trời trên những vòng nguyệt quế ẩm ướt của Latinh!
Trên mũi giáo phiên bản của ý nghĩ các người có chất khoáng kim cương! Hãy đập vỡ những gông xiềng, hãy đánh gục những linh hồn của những con rồng có cả trăm con mắt kinh hãi
Ôi Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười của chúa tể, xin hãy phá cho tan tành những náo loạn hôm nay ở chốn trần gian.

*

Và nhất định sẽ có niềm vui sướng hân hoan, ôi Chúa Trời vĩ đại, trên ngưỡng cửa hao gầy của cuốn sách mòn mỏi, nơi tiếng cười của ta sẽ làm cho kinh hãi những con công màu xanh của sự vinh quang.
1943
___________________
(1)
Đấu sĩ của thành Rôm (Gladiatores) – những người đấu kiếm với nhau hoặc với thú dữ trên khán đài. Thời Đế chế La Mã, những kẻ trước khi bước vào cuộc đấu hô to: “Ave Caesar, moritori te salutant” (Hoàng đế tối cao, những kẻ đi vào cái chết xin kính chào). Trò đấu này xuất hiện từ thế kỉ 3 tr. CN và đến đầu thế kỉ 5 thì bị cấm.
(2)Tabor – tên gọi một nhóm người Digan du mục. Sibyl (Sibylla) – xem chú thích ở bài Những mốc trên biển.
(3)Andes – dãy núi ở Nam Mỹ.
(4)Assur (Ashur) – người sáng lập ra vương quốc Assyria và Nineveh cổ đại. Đây cũng là một tích trong Kinh Thánh (Cựu Ước_E-xê-chi-ên, chương 23).
(5)Dido – theo thần thoại Hy Lạp, là con gái vua Tyre, nữ hoàng của vương quốc Carthage cổ đại.
(6)Cortez (Cortes), Hernando (1485 – 1547) – nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, người chinh phục vương quốc Aztec ở Mêhicô.
(7)Vestal (Vestale) – xem chú thích ở bài Những mốc trên biển.
(8)Toledo – thành phố ở Tây Ban Nha, nổi tiếng với nghề luyện kim và đúc gươm giáo.
(9) Habsburger – dòng họ cai trị ở nước Áo từ năm 1282 – 1918; ở Tiệp và Hungari từ năm 1526 – 1918; ở Tây Ban Nha từ năm 1516 – 1700; ở Hà Lan từ năm 1477 – 1794.
(10)Caravella (tiếng Italia) – thuyền buồm đi biển có mạn tàu cao, phổ biến ở các nước vùng Địa trung hải từ thế kỉ 13 – 17. Colombo (1451-1506) vượt Đại Tây Dương bằng thuyền này và Vasco da Gama (1469-1524) - người đầu tiên đi từ Lisbon đến Ấn Độ cũng bằng thuyền này.
(11)Theo Kinh Thánh, những giọng oang oang của lính Israel đã làm cho đổ những bức tường kiên cố của thành phố Jericho.
(12)Flagellants – những người theo một giáo phái cuồng tín thời Trung cổ ở châu Âu, hành đạo bằng cách dùng roi da đánh vào mình để chuộc lỗi lầm.
(13)Ma-môn – theo Kinh Thánh là thần giàu có (Tân Ước_Ma-thi-ơ 6:24; Luca 16:13).
(14)Labrador – tên một bán đảo, tên một biển ở Canada.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ đoạt giải Nobel - 30.11.2007 19:19:12

 
NHỮNG MỐC TRÊN BIỂN
(Trích)

Tiếng hoan ca

1

Ôi Biển, Biển xướng lên những giấc mơ đồ sộ, chẳng lẽ có một lần trong một buổi hoàng hôn nào đó ngươi bỏ lại ta nơi thành phố, trên tảng đá, quanh bờ dương liễu có hình hoạ tiết sắc đồng?
Rộng hơn đám đông, cái vòng này quyến rũ ta trên bờ dốc của thế kỉ hoàng hôn không tắt - ôi Biển lớn, Biển màu xanh, tựa như bình minh ở Phương Đông của người trần.
Biển khoan khoái, tưng bừng, Biển trong thang bậc của mình, cao hơn bài tụng ca khắc trên đá, Biển trong ngày lễ và ngày lễ này trong buổi giao thời, ngày lễ và tiếng rì rào với con người như nhau – Biển không hề ngủ mà như kẻ canh giấc ngủ cho người…

Hoa hồng trên mộ đã không còn toả mùi hương và linh hồn lạ lùng của mình giờ sống động đã không còn mở ra giữa những cành lá cọ… Và có phải ta đã từng đắng cay một lúc nào đó, hở những con người, những con người đang sống, trên môi?
Ta nhìn thấy trong vũng tàu như ngọn lửa xa xôi một hình thù đồ sộ đang mỉm cười, đang nghỉ – Biển giờ đang hoan hỉ tựa như ngày Thánh lễ, trong hoa cỏ màu xanh, tựa như ngày lễ mà ta kỉ niệm cho mình.
Biển khắp mọi nơi đang vui mừng dưới đôi cánh chim ưng của những đám mây màu bạc – như vị thái ấp quí tộc, thuế má không phải nộp hay như vị chúa đất với những cánh đồng rộng lớn mênh mông…

Ngày ta sinh ra ngọn gió hãy mang hơi nước! Sự hào phóng của ta chinh phục cả khán đài nhà hát!.. Những ngọn giáo phương Nam run rẩy, háo hức trước miền khoái lạc. Tiếng trống của cõi hư vô nhường chỗ cho tiếng sáo trần gian. Và từ bốn phía Đại dương đã tàn héo những bông hồng.
Trên gác sân màu trắng đặt hình nghiêng của Ngài Tetrarch!(1)

2

“Ta bắt các người phải khóc – vì chúng ta tỏ lòng biết ơn.

Khóc vì biết ơn, không phải vì đau khổ.
Vì sự bối rối trong tim, ngọn nguồn ta không rõ
Như phút giây trên Biển trước khi ngọn gió ra đời..”

Người của Biển đã thay mặt Biển nói những lời
Ca ngợi Biển, ca ngợi tình yêu và khát khao có Biển
Từ bốn phía chân trời ngọn nguồn khoái lạc về Biển kia hướng đến…

“Ta kể cho các người nghe câu chuyện cổ, các người hãy nghe ta
Bằng từ ngữ giản đơn như câu chuyện cổ ngày xưa
Những lời nghiêm khắc nhưng trang nhã, giản đơn, câu chuyện của ta sẽ làm cho các người mừng vui khôn xiết.

Dù câu chuyện này con người muốn được nghe mà không biết gì về cái chết
Câu chuyện với vẻ tươi mát của mình sẽ đi đến với những con tim
Dù câu chuyện là lòng thương, là ngọn gió dịu dàng từ Biển thổi lên bờ trong buổi chiều lấp loá.

Và trong số các người có kẻ ngồi trên cây lắng nghe câu chuyện của ta buồn bã
Liệu còn có ai mà không đứng dậy và không bước theo ta với một nụ cười
Rồi đi vào tổ rồng của tuổi ấu thơ và đi vào tiếng bánh xe đưa đám vang lên ở chốn xa xôi”.

3

Thơ ca, là để hòa theo tiếng thét gào của Biển.
Thơ ca, là để phụ họa cho bài hát diễu hành xung quanh Biển.
Như sự chuyển động của bàn thờ, như sức hút của dàn đồng ca, đổ xuống những dòng thơ.

Đó là bài ca vĩ đại mà trước đây chưa từng hát bao giờ, và Biển ở trong ta, Biển sẽ hát bài ca
Ta mang Biển trong mình, Biển sẽ hát lên cho đến chừng nào ta còn thở
Biển ở trong ta, Biển sẽ hát ca, mang vẻ tươi mát của mình và tiếng động dịu êm truyền đi khắp vũ trụ.

Thơ ca là để kìm nén cơn xúc động của đêm trên Biển. Thơ ca, là để ta tận hưởng cuộc đời ta với Biển.
Và đó là giấc mộng từ Biển sinh ra mà trước đây chưa mơ thấy bao giờ, và Biển sống trong ta, Biển sẽ bơi trong giấc mộng.
Biển giăng lưới trong ta, Biển sẽ bơi đến tận cùng vực thẳm, Biển giăng thời gian và những con đường vĩ đại của bóng đêm.

Biển liều lĩnh, vô tâm, Biển hân hoan chào đón, Biển rì rào hối hận, ôi Biển trong con nước triều dâng.
Biển réo ầm ầm trong màu nước thanh thiên, trong trí tuệ bẩm sinh, trong tiếng kêu thần thánh của mình - ôi những nàng trinh nữ!
Như thầy bói Sibylla(2) trong vòng hoa ngồi trên chiếc ghế sắt của mình, Biển sôi ầm ầm trắng xoá…

4

Ô Biển, ta ca tụng Biển, Biển còn đến muôn năm, Biển không biết giận hờn và luôn luôn xứng với lời ca tụng.
Ta mời Biển đến, Biển là khách quí của ta, còn nói về công lao thì ta im lặng
Và không nói một lời về Biển mà ta chỉ nói về sự trị vì của Biển ở trong tim
Như khi ta dâng cống vật bằng xương voi, bằng đá hoa cương
Và lời ca tụng của mình lên chúa đất Suzerain.

Ta chào Biển, trước Biển ta phủ phục, cúi mình mà không thấy thấp hèn
Ta trao cho Biển ân huệ của mình và trước Biển thân thể rung lên
Và khói của sự hài lòng bao phủ lên trí thông minh của người hâm mộ
Và niềm vui từ đó, rằng đã có những lời để với một nụ cười ta nói lời cảm tạ

Và ta kính cẩn trước Người, ôi Biển, ta chào đón Biển quang vinh, rằng sẽ còn lâu trong kí ức của Biển giữ gìn, tựa hồ như ngày lễ của con tim…

5

Mà bởi vì đã từ lâu ta mong ước kín thầm về một trường ca như thế, ta thêm vào những lời thường nhật của mình bức tranh có màu sặc sỡ, vẻ huy hoàng của bao la biển cả – nơi mép rừng giữa màu đen của lá hiện ra mạch máu của thanh thiên và trong những mắt lưới sống động rung rinh có chiếc vảy của con cá vô cùng to lớn!

Và liệu ai có thể chộp được ta bất thình lình cùng với những lời nói kín thầm đằng sau sự bảo vệ đáng tin của nụ cười nhã nhặn? Nhưng giữa những người thân và bè bạn từ lưỡi của ta bỗng tuôn ra những thứ quí hiếm kia – có thể là ở trong góc Vườn thành phố, hay ở trong những hàng rào chạm trổ của Cơ quan Hành chính Quốc gia, hoặc có thể là, có ai đó nhìn ra, giữa những câu nói hững hờ ta đột ngột quay lưng và nhìn về trên ngôi nhà Cơ quan quản lý tàu bè có một con chim đang nhẹ nhàng bay lướt.

Bởi vì trường ca này đã từ lâu ta mơ ước và ta mỉm cười hạnh phúc, bởi vì ta giữ gìn sự chung thủy với trường ca – ta nắm bắt, ta sửng sốt, ta say sưa giống hệt như chú san hô và lắng nghe theo nhịp của thủy triều lên xuống – giống như giờ nửa đêm lang thang trong giấc mộng, giống như sự dâng lên chầm chậm của dòng nước chiêm bao, khi từ chốn xa xôi dòng nước thủy triều vuốt ve lên những dây thừng rất cẩn trọng.

Và từ đâu mà trường ca như thế hiện ra trong đầu – thì đấy là điều đáng để cho ta suy ngẫm. Nhưng mà những trường ca mang lại cho ta niềm vui sướng hân hoan, chẳng lẽ điều này lại còn ít ỏi chăng? Nhưng mà thôi, lạy Chúa! Có lẽ ta phải giữ mình, phòng bị một khi cuộc chuyện trò chưa rẽ quá xa xôi… Hãy nhìn kìa các người, hãy nhìn ra đường phố, hãy nhìn vào chỗ rẽ, những cô con gái đẹp tuyệt vời của Sao chổi Halley, những vị khách của bầu trời trong trang phục của những nàng Vestale(3) bị bầu trời đêm quyến rũ, trong khoảnh khắc họ biết giữ mình giữa bàn tay, trên vòng xoay của hình elíp ấy.

Phu nhân của cuộc hôn nhân không hề môn đăng hộ đối vẫn giấu mình trước người đời ở một nơi xa xôi nào đấy. Ô Biển, bài hát đăng quang cho Biển sẽ là như vậy: “Bài hát cuối cùng của ta! Bài hát cuối cùng của ta!… và người của Biển bài ca này sẽ hát…” Và ta đề nghị những ai không phải bài ca thì sẽ là người chứng kiến cho sự tốt lành của Biển – Biển không có những bức tường, Biển không có hành lang, không khúc hát Aliscans(4), không cổng chính trang nghiêm, Biển không có những đại thần trên những sân gác hình tròn và không có trên những con đường những con thú dữ dằn có cánh.

Ta nhận về những trường ca và nhận về cho mình trách nhiệm. Giống như người hiểu ra sự bắt đầu của sự nghiệp lớn lao theo lời hứa hẹn đã viết ra và giải thích những lời, và điều này Hội những người trao tặng sẽ thỉnh cầu thôi, vì rằng công việc này chính là sứ mệnh. Và sẽ không một ai biết khi nào và ở đâu người này đã viết; thiên hạ sẽ nói với các người rằng đấy là ở khu phố có những kẻ nhẫn tâm và khắc nghiệt, mà có thể là ở khu phố của những người đúc thép – trong giờ nổi dậy của nhân dân – giữa những hồi chuông gọi người ta dập lửa, và tiếng trống báo thức giờ sớm sủa của đồn binh…

Và sáng ra Biển Mới trên vách đá cười lên. Và trên trang sách của người này, giống như một chiếc gương, đang ngắm nhìn một Người Đàn Bà Xa Lạ… Bởi vì đã từ lâu người này mơ ước kín thầm một trường ca như thế, người ấy nhìn ra sứ mệnh của mình trong bản trường ca… Thế rồi trong một buổi chiều vẻ dịu dàng không thể chịu nổi kia làm cho người này chìm nghỉm, thế là người này dám cả gan thú nhận và cảm thấy sốt ruột vô cùng. Người ấy bỗng cười lên và đưa ra lời đề nghị… “Bài hát cuối cùng của ta! Bài hát cuối cùng của ta!… và người của Biển bài ca này sẽ hát!…”
____________
(1)
Lãnh chúa Hi Lạp cổ.
(2)Sibylla (Sibyllae) – những người phụ nữ có tài tiên tri. Nổi tiếng nhất là Sibylla ở Cumai (Cumis), người đã xem bói cho Aineas.
(3)Vestale (Vestal Virgins) – theo truyền thuyết La Mã, là những nàng tư tế của nữ thần Vesta, những người giữ gìn ngọn lửa thánh. Những trinh nữ xinh đẹp được chọn từ những gia đình quí tộc Roma và họ phải phụng sự cho nữ thần 30 năm, ai vi phạm lời nguyền sẽ bị chôn sống.
(4)Khúc hát Aliscans – bản anh hùng ca của Pháp do tác giả vô danh sáng tác vào khoảng năm 1165.


Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 34 bài trong đề mục