Văn Hoá NHật Bản
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
triều giang 03.12.2007 07:50:53 (permalink)
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì người Nhật Bản cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Trung Hoa rồi về sau còn có một số dân lao động gồm người Phi Luật Tânngười Thái.
Theo Bộ Nội Vụ của Nhật Bản, dân số Nhật Bản vào cuối năm 2000 là 126.434.470 người, đứng hàng thứ bảy sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Indonesia, BrasilNga. Mức gia tăng dân số lên tối đa vào năm 1974 với tỉ lệ sinh 1,27%, đã giảm xuống còn 0,35% vào năm 1992. Tuy thế, Nhật Bản vẫn có thể có dân số lên tới 129,5 triệu người vào năm 2010 rồi sau đó mới giảm bớt.
Do dân số đông, mật độ dân số của Nhật Bản lên tới 327 người/km², ngang hàng với các nước có mật độ cao như Bỉ, Hà LanTriều Tiên. Khoảng 49% dân Nhật tập trung quanh ba đô thị lớn là Tokyo, OsakaNagoya cùng với các thành phố phụ cận. Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất, với khoảng 1/3 tổng dân số. Lý do của sự tập trung này là vì Tokyo là trung tâm của khu vực dịch vụ. Vào năm 1991, Nhật Bản có 13% dân số trên 65 tuổi, con số này thấp hơn so với của Thụy Điển là 18% và Anh là 15%. Tuổi thọ trung bình tại Nhật Bản là 81 đối với phụ nữ và 75 với nam giới.



Bữa ăn sáng truyền thống của người Nhật
Người Nhật Bản có nguồn gốc Mông Cổ, giống như người Triều Tiên và Trung Hoa. Có lẽ vào khoảng 10.000 năm về trước, sắc tộc gốc Mông Cổ này đã di cư tới Nhật Bản là nơi có sẵn tộc người Ainu, một loại thổ dân gốc Caucase. Ngày nay thổ dân Ainu chỉ còn vào khoảng 14,000 người, sinh sống trong các khu vực riêng biệt thuộc Hokkaido. Người Ainu đang chịu các số phận thiệt thòi giống như thổ dân da đỏ tại Bắc Mỹ.
Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ cho tới thời kỳ mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tếvăn hóa... trong đó gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu. Trước Thế Chiến thứ Hai, phần lớn người Nhật sống trong loại gia đình gồm ba thế hệ. Sự liên lạc gia đình đã theo một hệ thống đẳng cấp khắt khe theo đó người cha được kính trọng và có uy quyền. Người phụ nữ khi về nhà chồng phải tuân phục chồng và cha mẹ chồng nhưng sau khi Luật Dân Sự năm 1947 được ban hành, người phụ nữ đã có nhiều quyền hạn ngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống và đặc tính phụ quyền của gia đình đã bị bãi bỏ. Phụ nữ Nhật đã tham gia vào xã hội và chiếm 40,6% tổng số lực lượng lao động của năm 1990.
Các phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và đô thị cũng làm gia tăng loại gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con, khiến cho loại đại gia đình giảm từ 44% vào năm 1955 xuống còn 13,7% vào năm 1991. Số người con trong gia đình cũng giảm từ 4,7 vào năm 1947 xuống còn 1,5 vào năm 1991 vì việc làm nơi thành phố và do cuộc sống trong các căn nhà chung cư chỉ thích hợp với loại gia đình trung bình là 2,9 người.
Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liềnđông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi tính kỳ thị về giai cấp, về quá trình gia đình, và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai cấp trung lưu, căn cứ vào lợi tức của họ.
Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội Nhật, vai trò và các liên hệ nam nữ đã được ấn định rõ ràng.Thời xưa, Nhật Bản theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ khi thời kỳ samurai phát triển, người đàn ông lại chiếm vai trò độc tôn. Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ đã được du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay trong đời sống công cộng, người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp hơn nam giới và bên ngoài xã hội, người nam vẫn giữ vai trò lớn hơn một chút. Theo căn bản, người nữ vẫn là người của "bên trong" (uchi no) và người nam vẫn là người của "bên ngoài" (soto no). Phạm vi của người phụ nữ là gia đình và các công việc liên hệ, trong khi người chồng là người đi kiếm sống và đưa hết tiền lương về cho người vợ. Thời xưa, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như "có khuyết điểm nào đó". Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân mà không có chồng (Nhật Bản hiện nay là nước có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất Châu Á. Tại các công ty, nhà máy, cửa hàng... người phụ nữ thường được thuê mướn để chào đón các khách mới đến. Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội, nhất là tư duy của lớp thanh niên trẻ - những người thường không có quan niêm phân biệt và suy nghĩ bảo thủ, cổ hủ.
Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó. Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn. Cũng như đối với nhiều người châu Á khác, người ngoại quốc tới Nhật Bản cần phải bình tĩnh trước mọi điều không vừa ý, không nên nổi giận và luôn luôn nên nở nụ cười

#1
    triều giang 03.12.2007 07:53:16 (permalink)
    Trung bình 1 người Nhật gửi bao nhiêu thiếp chúc mừng năm mới?
    Nếu lấy tổng số bưu thiếp chúc mừng năm mới mà bộ bưu chính Nhật phát hành năm 1995 chia cho dân số Nhật thì con số đó là từ 35 đến 38 tấm một người. Nhiều người nước ngoài thường ngạc nhiên tự hỏi tại sao người Nhật lại gửi nhiều bưu thiếp chúc mừng năm mới đến thế? Tuy nhiên nếu coi đó vừa là thiếp chúc mừng Giáng sinh thì đó cũng là điều dễ hiểu. Đối với người Nhật thì ngày đầu năm mới là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển tiếp từ năm cũ sang năm mới. Người Nhật nhân dịp này để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có ơn đối với họ và để hỏi thăm mà lâu ngày họ không có dịp gặp gỡ thăm hỏi. Vì vậy việc này đã trở thành 1 tập quán quan trọng của người Nhật trong việc giữ gìn mối quan hệ giao lưu với nhau. Nếu như thiếp chúc mừng năm mới được gửi trước ngày 24 tháng 12 thì dù cho người nhận ở đâu trong nước Nhật đi nữa thì họ cũng sẽ nhận được thiếp vào đúng ngày mồng 1 tháng 1.

    Q: Hatsumode có lợi ích gì?
    Hatsumode (đi lễ đầu năm) là việc đi thăm các ngôi đền đầu năm, giống như tập tục hái lộc hay đi chùa vào dịp năm mới ở nước ta. Nói một cách chung nhất thì người Nhật đi đến thăm các ngôi đền để cầu mong cho sự bình yên và mạnh khỏe trong năm. Đặc biệt là trong khoảng thời gian 7 ngày đầu năm mới, người Nhật gọi là Matsunouchi, thì họ tin rằng nếu như đi thăm đủ cả 7 ngôi đền lớn thờ 7 vị thần may mắn là Ebisu, Daikouten, Bishamonten, Benzaiten, Hotei, Fukurokuju, Jurojin thì họ sẽ có đủ 7 vận may đó là làm ăn thịnh vượng, tài vận phát đạt, vận may, trí tuệ thông thái, đức hạnh, trường thọ, và sự may mắn Ngoài ra thì một số người còn đi đến các ngôi đền để cầu nguyện cho những mục đích trực tiếp và thiết thực khác như là các thí sinh và gia đình họ cầu mong sao cho thí sinh đó sẽ thi đỗ, hay là những người độc thân thì cầu mong tìm được người bạn đời mong muốn.

    Q: Những món quà Trung nguyên, quà Tuế mộ được gửi cho ai, để làm gì?
    Trong cả 2 dịp trên thì người Nhật đều gửi quà để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có ơn chăm lo cho mình, ví dụ như là thầy cô giáo cũ, các ông bà mối, thủ trưởng cơ quan, những mối làm ăn buôn bán, các thầy cô giáo đang dạy họ, họ hàng thân thuộc hay cha mẹ đang sống ở xa.
    Chugen (Trung nguyên), quà tặng mùa hạ, có nghĩa là ngày 15 tháng 7. Vì vậy người Nhật thường gửi quà vào đầu hoặc giữa tháng 7. Seibo (Tuế mô), quà tặng mùa đông, nên được gửi vào khoảng đầu tháng 12 cho đến 20 tháng 12. Để bày tỏ lòng biết ơn đối với ai đó thì thường mỗi năm chỉ cần gửi Seibo là đủ.

    Q: Thế nào là cách cúi đầu chào đúng quy cách?
    Cách chào cơ bản nhất là 2 người đứng cách nhau một khoảng cách nhất định, cúi thấp đầu xuống bằng cách uốn gập phần trên của cơ thể. Góc độ cúi thấp đầu phụ thuộc vào hoàn cảnh và mối quan hệ trên dưới với người đối diện. Đối với phụ nữ thì nếu tay không cầm gì thì 2 tay chụm vào nhau ở vị trí phía trước cơ thể và cúi đầu chào. Nếu đang ngồi trên ghế thì thường người Nhật đứng dậy và cúi người chào, nếu như nền nhà có trải nệm ngồi thì họ quỳ xuống, 2 bàn tay chạm nhẹ xuống đất và cúi gập người để chào hỏi. Cũng giống như người phương Tây khi bắt tay, người Nhật vừa cúi đầu chào nhau vừa trao đổi những câu chào hỏi xã giao.

    Q: Có đúng là người Nhật không thích bắt tay không?
    Tập tục bắt tay được truyền đến Nhật từ phương Tây. Vào thời điểm đó thì việc bắt tay với người nước ngoài là không hề đơn giản chút nào bởi vì họ quen với phong cách trào hỏi có tôn ti trật tự trên dưới tùy vào từng tầng lớp trong xã hội. Thêm vào đó, trong xã hội phong kiến Nhật Bản thì người ta cấm nam nữ ngồi chung bàn hay trao đổi những câu nói thân mật xuồng xã, vì vậy việc bắt tay là khó có thể chấp nhận được. Chính vì vậy mà đương nhiên trong thời kỳ đó việc bắt tay với phụ nữ như là một cách chào hỏi không được chấp nhận. Hiện nay thì những thương nhân Nhật Bản có dịp gặp gỡ thường xuyên với người phương Tây và họ bắt tay chào hỏi một cách rất thân mật. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày thì người Nhật không hay bắt tay mấy.

    Q: Người Nhật có hôn nhau như là một cách chào hỏi không?
    Như ta thường thấy trong các bức tranh khiêu dâm, tiếng Nhật gọi là Shun-ga (Xuân hoạ), thì từ trước tới nay người Nhật coi nụ hôn là sự biểu hiện của ái tình, mà người Nhật gọi là kuchisui, tức là mút môi. Có thể nói nụ hôn, không phân biệt dân tộc, là một cách biểu hiện rất tự nhiên về ái tình của con người. Tuy nhiên, người Nhật thường phản kháng với việc chào hỏi bằng cách hôn lên môi hay má, họ thích cách bắt tay hơn. Lấy ví dụ người Nhật thường ngạc nhiên khi thấy hai người đàn ông Nga chào hỏi nhau bằng cách hôn lên môi. Ngày nay thì thông qua phim ảnh người Nhật cũng đã quen dần với các kiểu hôn khác nhau và họ cũng không phản kháng khi hôn nhẹ lên má như là một kiểu chào hỏi tuy nhiên bạn nên nghĩ rằng không có người Nhật nào chủ động chìa má cho bạn hôn như là một kiểu chào hỏi cả.

    Q: Người Nhật chơi oản tù tì (Janken) như thế nào?
    Người Nhật oản tù tì để quyết định thắng thua. Cũng giống như oản tù tì của người Việt Nam ta, người Nhật dùng một tay để chơi oản tù tì. Khi oản tù tì thì họ nói "Jan-ken-pon". Trong oản tù tì của người Nhật thì "Gu" có nghĩa là hòn đá, "Pa" có nghĩa là tờ giấy, "Choki" có nghĩa là cái kéo. Nếu như hòa thì người Nhật sẽ nói "Aiko-de-sho" và tiếp tục oản.

    Q: Tên của người Nhật có mang ý nghĩa gì không?
    Cho tới tận thời kỳ Edo (Giang tô: 1600-1868) thì việc mang họ là đặc quyền của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản. Tức là những người dân thường chỉ có tên, ví dụ như là Yakichi hay là Ume mà thôi.
    Tuy nhiên, vào năm 1875 thì chính quyền Minh Trị ban hành một đạo luật yêu cầu tất cả mọi người đều phải có họ và tên. Một số mượn họ của những chiến binh hay những quý tộc nổi tiếng, một số khác thì dùng tên của các loài cá bởi vì họ là dân chài. Phần lớn họ của người Nhật có gốc gác từ địa danh nơi họ ở. Cũng có một số họ là tên nghề nghiệp. Ví dụ Suzuki và Ono là họ thường gặp của những người có tổ tiên làm những công việc có liên quan đến đền chùa miếu mạo. Hata và Sou là họ của những người đến từ đại lục châu Á và trở thành người Nhật. 10 họ đông nhất ở Nhật xếp theo thứ tự giảm dần là: Sato, Suzuki, Takahashi, Ito, Watanabe, Saito, Tanaka, Kobayashi, Sasaki, và Yamamoto. Có khoảng 2 triệu người Nhật có họ là Sato và 2 triệu người có họ là Suzuki.

    Q: Người Nhật thích những loại hoa nào?
    Nếu tính sơ sơ về tổng số hoa bán sỉ vào năm 1993 thì ta có bảng số liệu như sau: đứng đầu là hoa cúc với số lượng bán ra là khoảng 2 tỉ bông, đứng thứ 2 là hoa cẩm chướng với 590 triệu bông, hoa hồng đứng thứ 3 với tổng số 430 triệu bông, và hoa loa kèn đứng thứ tư với tổng số 200 triệu bông. Một trong những lý do mà số lượng hoa cúc được tiêu thụ nhiều như vậy là do trong các nghi lễ đạo Phật thì người Nhật thường dùng hoa cúc là chính. Còn hoa cẩm chướng được dùng nhiều là bởi vì trong ngày lễ của các bà mẹ (Mother's Day) thì người Nhật thường tặng hoa cẩm chướng. Nhiều người nói rằng hoa hồng và hoa loa kèn được yêu thích bởi hầu hết mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội. Khi nói đến loại hoa mà người Nhật thích ngắm thì ta không thể không nhắc tới hoa Anh đào. Vào mùa xuân, người Nhật thường leo núi hoặc đi đến các công viên để ngắm hoa anh đào nở và làm các bữa tiệc nhẹ dưới gốc hoa anh đào. Khi người Nhật nói là đi ngắm hoa (Hanami) thì dù cho có không đề cập đến loại hoa nòa thì người ta cũng đều ngầm hiểu là đi ngắm hoa anh đào.

    Q: Những vật nuôi nào được người Nhật yêu thích?
    Nếu nói đến vật nuôi trong nhà thì chắc chắn chó và mèo được nuôi ở Nhật nhiều nhất. Theo như số liệu thống kê thì ở Nhật số lượng chó và mèo được nuôi mỗi loại lên đến khoảng 4 triệu con.
    Đối với người Nhật thì cáo và gấu trúc cũng là những động vật thân thuộc. Có rất nhiều truyền thuyết từ xa xưa kể về chuyện chúng hóa thân và lừa con người.

    Q: Tại sao người Nhật tin rắng Tùng, Trúc, Cúc, Mai, Hạc, Quy là những biểu tượng cho hạnh phúc và may mắn?
    Tư tưởng cho rằng Tùng, Trúc, Mai mang đến may mắn và hạnh phúc được bắt nguồn từ Trung Quốc. Bởi vì lá cây tùng, cây trúc không hề thay đổi màu xanh trước cái rét khắc nghiệt của mùa đông, khi mùa xuân đến thì cây mận (mai) luôn ra hoa trước các loài cây khác cho nên người Trung Quốc cho rằng chúng là biểu tượng của sự thanh khiết, liêm chính. Người Nhật tiếp thu tư tưởng này của người Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 8, vào thời Nara. Bởi vì Hạc có dáng vẻ thanh nhã và Quy (rùa) có tuổi thọ lâu cho nên người Nhật dùng chúng là vật để chúc mừng cho hạnh phúc và may mắn. Người Nhật có câu: "Hạc sống nghìn năm, rùa sống vạn năm".

    Q: Người Nhật thích xem bói theo kiểu nào?
    Bói truyền thống của Nhật có hai cách chính là xem bói dựa vào lịch và xem bói bằng thẻ bài. Bói bằng lịch là cách bói cát hung trong ngày bằng lịch, bói thẻ là cách bói dựa vào các lời sấm viết trên các thẻ bài để đoán cát hung và tìm hiểu thiên ý, thiên mệnh. Thêm vào đó thì hiện nay người Nhật thích xem bói dựa vào các vì tinh tú và xem bói theo nhóm máu. Đặc biệt là xem bói dựa vào các vì tinh tú rất thịnh hành trong giới phụ nữ Nhật Bản. Gần đây thì kiểu bói dùng Phong Thủy cũng trở nên khá phổ biến. Bói theo nhóm máu là kiểu bói dựa vào giả thiết mỗi người có những đặc điểm tính cách riêng tùy thuộc vào nhóm máu. Loại bói này dựa vào nhóm máu để đoán vận hạn và xem người này có hợp với người kia hay không? Kiểu bói này hình như chỉ phổ biến ở Nhật mà thôi. Thực tế thì nhóm máu được di truyền và về mặt y học thì chưa có bằng chứng nào chỉ ra nhóm máu có ảnh hưởng tới tính cách con người.

    Q: 12 con giáp ở Nhật là gì?
    Đó là cách chia thời gian và phương hướng thành 12 phần (12 cung hoàng đạo), hướng khác nhau bằng cách đặt tên theo tên các loài vật. Người Nhật đón nhận tư tưởng này từ tư tưởng xa xưa của người Trung Quốc. Cũng giống như Việt Nam, 12 con giáp ở Nhật là: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tị (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Lợn rừng). Người Nhật cũng tin rằng tuổi có ảnh hưởng nhất định tới tính cách và vận hạn của mỗi người. Có một điều hơi khác với nước ta là con Mão của Nhật là con thỏ trong khi con Mão của ta lại là con mèo.

    Q: Butsumetsu (Phật diệt), Tomobiki (Hữu dẫn) là những ngày gì?
    Đây là một loại bói ngày từ xa xưa của người Trung Quốc và nó được truyền tới Nhật vào thời kỳ Edo (Giang tô: 1600-1868). Theo tư tưởng này thì người ta chia ngày tháng theo chu kỳ 6 ngày là: Sensho (Tiên thắng), Tomobiki (Hữu dẫn), Senbu (Tiên bại), Butsumetsu (Phật diệt), Daian (Đại an), và Sakku (Xích khẩu). Ở Việt Nam có kiểu bói tương tự như thế này, một ngày (12 tiếng) được chia làm 6, có tên gọi lần lượt là: Không vong, Đại an, Liên miên, Tốc hỷ, Xích khẩu, và Tiểu cát. Tùy từng ngày mà người Nhật cho đó là may mắn hay không may mắn, ví dụ như ngày Butsumetsu là ngày xấu nhất, vì vậy mà người Nhật thường tránh không cử hành hôn lễ vào ngày này. So với ngày Đại an, là ngày được coi là tốt, thì số lượng các cuộc kết hôn trong ngày này chỉ bằng khoảng một phần ba. Ngày Tomobiki là ngày không xấu cũng không tốt, theo đúng nghĩa của từ này thì nó có nghĩa là "Kéo theo cả bạn bè người thân theo" (Tomo la` chữ “hữu” trong “bằng hữu”, hiki là chữ “dẫn” nghĩa là lôi, kéo) cho nên vào ngày này người Nhật kiêng không tổ chức tang lễ. Tất nhiên là không hề có chứng cớ khoa học nào chứng minh cho việc này nhưng nó đã ăn sâu vào tư tưởng của người Nhật.

    Q: Người Nhật tin vào những loại ma quỷ nào?
    Có rất nhiều loại ma quỷ trong các câu truyện thần thoại huyền bí của Nhật, ở đây chỉ xin nêu ra một vài loại ma quỷ phổ biến: Đầu tiên phải kể đến Kappa, tức là con rái cá, nó cao bằng khoảng một đứa trẻ 4 tuổi, có mai như mai rùa ở lưng, đầu có gắn một cái đĩa có đựng nước bên trong, nó có màng ở tay và chân. Kappa sống sống ở cả trên bờ lẫn dưới nước. Oni, là một loại quỷ, cao khoảng 2.5 mét, cơ thể có màu đỏ, xanh hoặc đen. Nó có 2 sừng mọc ở trên đầu và rất thích ăn thịt người. Tengu là một loại quỷ có cái mũi rất dài và mặt đỏ. Nó thường mặc một bộ quần áo của yamabushi (thầy tu sống ở trên núi) và đi một đôi guốc gỗ rất cao. Tengu thường bắt cóc trẻ em.
    Hitotsume-kozo là quỷ một mắt, nó có một con mắt rất to ở giữa mặt, tuy nhiên nó không trêu trọc hay làm hại người. Umebozu là một loại quỷ biển, nó có cái đầu to tròn và nhớt, nó thường nhô lên từ mặt biển. Các thủy thủ nếu có trông thấy nó thì cũng phải ngoảnh mặt làm ngơ giả vờ không nhìn thấy nó nếu không thì nó sẽ đánh đắm thuyền. Yukionna, cô gái tuyết, là linh hồn người con gái mặc áo Kimono trắng hiện ra trong đêm mưa tuyết.
    #2
      triều giang 03.12.2007 07:55:23 (permalink)



      Phong tục tập quán ngày Tết Nhật Bản  18-11-2006




      Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật là khi chào đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà. Những phong tục tập quán đón Tết của Nhật Bản cũng ít nhiều có những điểm tương đồng với các nước châu Á khác và cũng có những nét đặc sắc riêng của mình.



      Trước khi Tết đến, mọi nhà đều trang trí cây Tùng (“門松”- kadomatsu) trước cửa. Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây Tùng này. Ngày xưa người ta thường dựng cây Tùng vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28 nhưng người ta tránh không dựng cây Tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Ngày 29 có số 9 trong tiếng Nhật cùng âm đọc với chữ “khổ”, còn trang trí cây vào đêm giao thừa được gọi là “一夜飾” (Hitoyokazari) được hiểu là chỉ nghênh đón thần trong một đêm nên bị cho là thất lễ.

      Ngoài ra trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng… Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam, có âm đọc giống như "đời đời" trong tiếng Nhật, tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma. Ngoài ra, người Nhật thường lấy tôm hùm làm đồ trang sức vì nó có hình dạng giống như cụ già khom lưng, ví với cảnh giàu sang phú quý, cả nhà trường thọ
       
      Để đón Tết người Nhật cũng làm vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ vào những ngày cuối năm, tiếng Nhật gọi là “Osouji”. Lần vệ sinh này sẽ làm sạch tất cả mọi ngóc ngách nhỏ nhất trong nhà mà quanh năm không có thời gian để dọn dẹp. Trong khi đó, các bà mẹ cũng chuẩn bị những món ăn ngày Tết như làm bánh Tết và nấu món ăn tổng hợp.
       
      Bánh Tết tượng trưng cho sự may mắn, được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Làm bánh trong ngày 29 bị cho rằng ắt phải ăn bánh khổ, nghĩa là quanh năm phải nếm trải khổ đau. Món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết” và “đồ nấu tổng hợp”. Món Tết thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn tết là xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành
       
      Bánh tết thập cẩm và món ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh nấu lẫn trong một nồi càng giàu ý nghĩa tượng trưng hơn. Đây là những đồ cúng, đồng thời cũng là món ăn dành cho nhiều người, để nhiều người được hưởng lộc thần linh và niềm sung sướng. Những lát cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa thuận của mọi thành viên trong gia đình. Còn những của khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh tẩy trừ tà khí.


      Đêm 30 Tết, cả nhà quây quần ăn bữa tất niên, rồi cùng ngồi đón giao thừa. Đúng 12 giờ đêm, tiếng chuông nhà chùa thông qua kênh truyền hình truyền đi khắp cả nước. Người Nhật tin rằng 108 tiếng chuông chùa sẽ xua đuổi 108 con quỷ sứ. Trong tiếng chuông ngân nga, mọi người chúc tụng nhau và cùng ngồi vào chỗ của mình. Chủ nhà ngồi trên cùng, rút quạt ra tuyên đọc lời chúc mừng năm mới, cả nhà đồng thanh chúc tụng, sau đó cùng ăn bánh tết, uống rượu thần. 

      Người ta tin rằng vị thần Toshigamisama sẽ truyền cho gia chủ một nguồn sinh lực mới vào những chiếc bánh Tết nên sau khi cúng thần, những chiếc bánh này sẽ được chia ra cho mọi người cùng thưởng thức để tiếp nhận nguồn sinh l ực. Nguồn sinh lực này được gọi là “歳魂” (toshidama) có nghĩa là sức mạnh của thần Toshigamisama. Đây cũng chính là nguồn gốc của “年玉” (toshidama) có nghĩa là lì xì. Người ta thường cho quà, bánh hoặc tiền cho trẻ con khi chúng đến thăm và chúc Tết để cầu mong cho chúng được khỏe mạnh, gia tộc được an khang thịnh vượng. 


      Xuất hành đầu năm, đi lễ chùa, cầu may cho cả năm cũng là một công việc trọng đại của người Nhật Bản. Tiếng Nhật gọi là “初詣” (Hatsumoude). Mỗi năm sẽ có một hướng tốt khác nhau gọi là 恵方(ehou) nên mỗi năm người ta chỉ đi đền chùa ở hướng tốt của năm đó thôi. Khi viếng chùa, việc đầu tiên là rửa tay và súc miệng. Sau đó người đi lễ sẽ tiến đến tung vào hòm công đức trước điện thờ mấy đồng tiền, gọi là tiền hương hoa dâng lên thần phật, chắp tay lạy 2 lễ, vỗ tay 2 phát, chắp tay lại cầu nguyện và cuối cùng lạy 1 lễ. Hành lễ xong, mọi người nộp tiền rút thẻ hoặc mua một mũi tên thần, cầu mong thần linh che chở cho mình được sống một năm yên ổn.



      Kể từ mồng 1 trở đi, cấp dưới đi chúc Tết cấp trên, bạn bè thân thích và bà con phường xóm cùng chúc tết lẫn nhau, người đi kẻ lại vô cùng tấp nập. Người Nhật coi đây là cuộc thăm viếng đầu Xuân, và gọi 3 ngày đầu tháng giêng là “ba ngày chúc tụng”. Tháng giêng trở thành tháng hòa thuận. Nhà nhà đều để sổ ký tên và bút chì trước cổng, khách đi chúc Tết sẽ để lại địa chỉ hoặc gài danh thiếp vào trong cuốn sổ, ý nói đã đến nhà. Cũng có người khi đi chúc Tết mang theo nhiều chiếc khăn tay nhỏ có đề tên mình, tặng cho mỗi nhà một chiếc. 

      Tặng nhau thiếp mừng năm mới cũng là nét đặc sắc trong phong tục đón mừng năm mới của người Nhật. Nhật Bản là nước phát hành thiếp chúc mừng năm mới nhiều nhất trên thế giới. Phương pháp đưa thiếp mừng của bưu điện Nhật rất đặc biệt. Trước hết tập trung toàn bộ các thiếp chúc mừng năm mới rồi đem gửi đến nhà người nhận vào đúng ngày mồng 1 Tết. Ngày này, mọi người ngồi ngắm những tấm thiếp chúc tết muôn hình muôn vẻ từ mọi nơi gửi đến, ôn lại quá khứ, chờ đón tương lai. Đây quả thực là sự hưởng thụ đặc biệt.
       
      Thiếp chúc mừng năm mới khởi nguồn từ Trung Quốc, nhưng người Nhật Bản đã sáng tạo thêm tục lệ mà Trung Quốc không có, đó là nếu năm ấy trong nhà có người qua đời, họ sẽ không được nhận hay gửi thiệp năm mới cho bất kỳ ai. Tập tục này ra đời từ Phật giáo. Phật giáo chủ trương, trong thời kỳ để tang không đến những nơi vui chơi giải trí, không ồn ào ầm ĩ hoặc chè chén linh đình, mà cầu nguyện cho người chết vào chốn vĩnh hằng bằng sự tĩnh tâm và việc làm thầm lặng của mình. 

      Đến ngày mồng 4 tháng giêng, các cơ quan, xí nghiệp bắt đầu làm việc. Ngày này, các công sở, công ty đều chuẩn bị bữa tiệc đơn giản để các đồng sự nâng cốc chúc nhau. Sau đó, mọi người lại trở về với những công việc thường ngày.

      #3
        triều giang 03.12.2007 07:58:25 (permalink)
        Đám cưới Nhật Bản ngày nay

        Thế giới biết đến Nhật Bản, một cường quốc của khoa học kỹ thuật, một xứ sở của tuyết và hoa anh đào. Và thế giới cũng biết đến Nhật Bản về cách bảo tồn và phát huy tinh hoa dân tộc. Con Người Nhật Bản rất yêu quý và giữ gìn bản sắc dân tộc của mình. Một trong những yếu tố ấy là phong tục cưới.
        Thanh niên của Nhật Bản dù có tân tiến, hiện đại đến mấy vẫn luôn tổ chức lễ cưới theo truyền thống dân tộc.
        Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền.
        Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.
        Lễ yuino (lễ hỏi) giúp chính thức hóa quan hệ của hai họ. Cả hai gia đình gặp nhau tại bàn tiệc, trao đổi quà tặng và ăn mừng chuẩn bị cho lễ cưới sắp tới. Thông thường nhà trai sẽ nộp tiền và lễ vật tượng trưng cho sự may mắn như kombu (rong biển - tượng trưng cho sự phát đạt của con cháu về sau) Nhà gái sẽ tặng lại một món quà tương đương phân nửa giá trị lễ vật mà họ nhận. Ngày nay, lễ này càng bị lược bỏ, thay vào đó chàng trai tặng cô gái chiếc nhẫn đính hôn và cô gái tặng lại một món quà.
        Ngày cưới, người ta thường làm lễ cưới tại một đền Thần đạo để báo cáo cuộc hôn nhân với thần thánh (nghi thức Kitô giáo). Không phải hầu hết họ theo Đạo Kitô mà là xu hướng thời thượng của giới trẻ Nhật ngày nay. Cô dâu và chú rể thề khấn thuỷ chung không phải trước Chúa mà trước cha mẹ hai bên và quan khách tham dự. Sau lễ cưới là một bữa tiệc thịnh soạn tại một khách sạn hay nhà hàng sang trọng.
        Cô dâu mặc bộ kimono trắng sang trọng hay một bộ áo cưới kiểu Tây. Suốt tiệc cưới, cô dâu sẽ thay một vài trang phục màu sắc khác. Tục này bắt đầu từ thời Muromachi (thế kỷ 14) ý muốn nói nghi lễ đã xong, cô dâu trở về với cuộc sống ngày thường. Nghi thức cắt bánh cũng rất quan trọng, cô dâu và chú rể cầm chung một con dao, ý nói đây là sự hợp tác đầu tiên trong đời của họ... Khi chúc mừng, quan khách tránh dùng các từ như "cắt, chia, trả lại" (ám chỉ không tốt cho tơ duyên)
        Sau tiệc cưới, cô dâu và chú rể dâng hoa đôi bên cha mẹ tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành đã cho họ một nửa của đời mình.
        Mặc dù theo thời gian, tập tục đã có nhiều thay đổi nhưng những nghi thức trên không thể thiếu trong các đám cưới tại Nhật.
        Theo ThanhNienOnline
        #4
          triều giang 04.12.2007 20:02:55 (permalink)









          "Trà đạo sẽ đem lại cho người thưởng thức một ấn tượng độc đáo không thể trộn lẫn”
           
          Khoảng 300 sinh viên của trường Đại học quốc tế RMIT và một số trường đại học khác torng thành phố đã thạm dự: “Ngày hội văn hóa Nhật Bản” được tổ chức vào sáng 19.08.2005 tại trường Đại học RMIT
          Đây là ngày hội do Tổng Lãnh Sự Nhật Bản, Trung Tâm Hợp Tác Nguồn Nhân Lực Việt - Nhật, Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản, Hiệp Hội Nhật Bản, Trường Nhật Ngữ Sakura, Trường Trung Học Nhật Bản, Hiệp Hội Kiếm đạo & Võ sĩ đạo Shindokan, Nhà hàng Kitahama, Lotus House, và các công ty Nhật Bản kết hợp cùng trường Đại học RMIT phối hợp tổ chức.






          Kiếm đạo của Nhật Bản được sinh viên quan tâm bởi tính cách con người được hình thành qua phương pháp luyện tập
          Tại phòng hướng dẫn trà đạo, hàng chục sinh viên vây quanh hai cô gái trong trang phục Kimono để xem và học cách pha trà. Cô hướng dẫn viên cho biết: “Trên đất nước Nhật Bản, trà đạo trở thành nghệ thuật văn hóa tiêu biểu cho tinh thần dân tộc. Để giữ gìn nét truyền thống này, Nhật Bản đã mở nhiều lớp dạy về trà đạo cho học sinh, sinh viên để dạy cho họ cách pha trà, thưởng thức trà như thế nào cho tâm hồn được thư thái, để chén trà là cầu nối tình cảm giữa con người với con người.
          Ý nghĩa cao hơn là qua trà đạo, con người thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, ý muốn xây đắp hòa bình, hữu nghị là chữ đạo trong chén trà mộc mạc. Căn phòng pha trà được bài trí khá đơn giản, trong phòng có một hốc tường gọi là Tokonoma. Trên tường được treo một bức tranh cuốn đơn giản nhưng được lựa chọn kỹ càng thể hiện hình ảnh của thiên nhiên tươi đẹp, có hộp đựng trầm để tạo không khí thư thái cho khách. Trà đạo được xem là  một nghệ thuật, một thú vui tao nhã của người Nhật nên việc chuẩn bị cho tiệc trà không những đòi hỏi thời gian mà còn cả sự chuẩn bị công phu, chu đáo. Khách thưởng thức trà đạo không chỉ có được những khoảnh khắc ấn tượng mà mỗi tiệc trà sẽ đem lại cho người thưởng thức một ấn tượng độc đáo không thể trộn lẫn”.






          Hướng dẫn mặc trang phục Kimono
          Các phòng tổ chức xếp giấy Nhật bản, biểu diễn kiếm đạo và đặc biệt là nơi hướng dẫn mặc trang phục Kimono Nguyễn Minh Long và Lê Minh Thủy vừa mặc xong trang phục Kimono của Nhật tỏ ra rất thích thú nói với tôi: “Lâu nay thường nghe nói về trà đạo, về kiếm đạo, về văn hóa Nhật bản rất thú vị nhưng hôm nay trong vai trò tình nguyện viên hướng dẫn cho các bạn sinh viên đến với ngày hội văn hóa Nhật Bản, tụi em thấy vui và hãnh diện lắm. Hiểu biết thêm một nền văn hóa lâu đời như Nhật Bản là điều thật thú vị”.
          Bạn Bùi Thị Bình Minh, sinh viên học kỳ V khoa thương mại trường đại học RMIT cho biết: “Trong xu thế hội nhập, tìm hiểu thêm một nền văn hóa để có cơ hội sau này khi ra trường có chút vốn liếng làm hành trang là điều bổ ích. Trong ngày hội văn hóa Nhật Bản, tôi thích nhất là tìm hiểu về trang phục Kimono, khám phá chiếc áo Kimono mới thấy sự kỳ bí và cầu kỳ nhưng tôi vẫn thích mặc áo dài của Việt Nam hơn”.






          Các sinh viên VN với trang phục Kimono
          Tại phòng hướng dẫn làm món ăn Sushi, món ăn đặc trưng của người Nhật, bạn Hoàng Thị Thu Hương nói với tôi: “Tôi rất thích tìm hiểu nền văn hóa của các nước nhưng không có điều kiện, những ngày hội văn hóa như thế này rất bổ ích cho sinh viên chúng tôi để mở rộng giao lưu, hiểu biết của mình”.
          Cô Phạm Hạnh Liên, phụ trách hoạt động sinh viên của trường đại học RMIT cho biết: “Nhu cầu giao lưu học hỏi để tìm hiểu nền văn hóa của các nước trong sinh viên là rất lớn nên những ngày hội như thế này rất được các bạn sinh viên quan tâm. Sắp tới, chúng tôi sẽ kết hợp với Tổng Lãnh sự Hàn Quốc để tổ chức ngày hội văn hóa Hàn Quốc.
          Ông Michael Mann, Tổng giám đốc Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam cho biết: “Hiện nay, Nhật Bản hiện đang có hướng phát triển và đầu tư rất mạnh trong khu vực. Chúng tôi có những sinh viên đã tốt nghiệp hiện đang làm việc cho công ty Nhật Bản và chúng tôi tin rằng các công ty Nhật Bản tại Việt Nam sẽ tuyển dụng thêm nhiều sinh viên Việt Nam trong tương lai”.
          Ngày hội văn hóa còn có phần giao lưu giữa sinh viên và nhiều công ty Nhật Bản nhằm giúp các bạn làm quen với doanh nghiệp Nhật Bản và tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai.
          #5
            triều giang 04.12.2007 20:06:57 (permalink)
            1. Nguồn gốc dân tộc.

            Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Ký (Kojiki) viết vào đầu thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có hình thù. Có tới tám trăm vạn thần linh, sống ở trên Cánh Ðồng Trời, từ đó nhìn xuống chỉ thấy bóng tối, sương mù và nước. Hai vị thần trong tuổi thanh xuân là chàng Izanagi và nàng Izanami nhận nhiệm vụ làm cho mặt đất đi theo đời sống mà sinh sôi nẩy nở. Họ bước qua Thiên Phù Kiều là chiếc cầu nối trời và đất, quậy sóng cho kết đọng lại mà thành đảo Onogoro và xuống đó, đây là sáng tạo đầu tiên của họ. Họ bắt tay dựng trụ trời và xây nhà trên quê hương mới.

            Rồi hai vị thần trẻ quên mình là thần linh, sống như con người, kết hôn với nhau sinh "con" đầy đàn là những đảo khác tạo thành quần đảo Nhật Bản ngày nay. Rồi Izanagi sinh ra thần Mặt Trời (Amaterasu) là nữ thần nhan sắc và ánh sáng (tượng trưng cho phụ nữ Nhật) từ mắt trái, thần Mặt Trăng (Tsukiyomi) từ mắt phải và thần Bão (Susanoo) từ mũi của mình.

            Sau đó, nữ thần Mặt Trời phái cháu trai của mình là Ninigi giáng thế, chinh phục vùng Izumo. Ninigi gặp và lấy con gái xinh đẹp của thần Oyamatsumi sinh ra hai con trai là Hoderi và Hoori. Hoori sau lấy công chúa Thủy Cung Toyotama sinh được một con trai. Người con trai này lấy em gái của Toyotama sinh ra bốn hoàng tử, họ chinh phục xứ Yamato. Sau khi các anh chết, hoàng tử út lên ngôi xưng là Thiên Hoàng Jinmu, đó là vị vua đầu tiên trong 125 đời vua của dòng họ Nhật Hoàng trị vì cho tới ngày nay.

            Hiện vẫn chưa có cơ sở khoa học chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng họ đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương... đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau “thổ dân” Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.

            Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hoá của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ thống ngôn ngữ Antai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hoá trồng lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.

            Những năm gần đây, các cuộc khai quật di tích khảo cổ ở nhiều khu vực khác nhau trên khắp đất nước cho thấy khả năng tồn tại của một nền văn hoá tiền đồ đất nung ở Nhật Bản trước văn hoá Jomon, có thể là thời đại đồ đá cũ.

            Khảo sát các di chỉ thời kì đồ đá mới cho thấy văn hoá Jomon tồn tại từ khoảng năm 5000 TCN đến năm 200 TCN vốn là thời kì du mục săn bắt và hái lượm, sau đó là văn hoá Yayoi tồn tại từ khoảng năm 200 TCN đến năm 200, có thể đã được khởi đầu bằng một đợt di cư của cư dân từ lục địa đến và họ mang theo nền văn hoá định cư và trồng trọt. Vào khoảng cuối thế kỷ III đến cuối thế kỷ VI, nổi lên nền văn hoá được gọi là văn hoá Kofun (mộ cổ) do có đặc tính xây lăng bằng đất đồ sộ cho những người có vai vế trong các bộ lạc.

            Từ cuối thời văn hoá Yayoi đến thời văn hoá Kofun là thời kì thực sự hình thành đất nước Nhật Bản. Văn bản ghi chép của Trung Quốc thời đó giúp ta có thêm thông tin về thời kì này, chẳng hạn, phần nói về nhà nước Yamatai và nữ hoàng Himiko có trong tư liệu "Về dân tộc Hoà" trong "Lịch sử thời nhà Vệ" của Trung Quốc.


            2. Hoàng Tộc

            Dòng dõi hoàng tộc của Nhật Bản, khởi nguồn từ huyền thoại một vị thần được coi là ông tổ của hoàng tộc từ thiên đường xuống hạ giới, đã có sự nối dõi liên tục chưa hề đứt quãng trong lịch sử kể từ đời các hoàng đế xa xưa.

            Qua một quá trình dài, đã xảy ra những tranh chấp trong gia đình hoàng tộc về quyền nối ngôi dẫn đến ám sát, lưu đày, giam cầm hoặc thậm chí Nhật hoàng phải tự sát song ngai vàng vẫn luôn nằm trong tay một thành viên của hoàng tộc. Ngoài ra, trải qua những thăng trầm của các hoàng đế và các triều đại, hoàng tộc vẫn được người dân ủng hộ do sự tôn kính và tin tưởng đối với vua. Điều đó vẫn tồn tại cả khi “chính quyền Mạc Phủ” ra đời. Cha truyền con nối làm cho quyền lực của Nhật hoàng chỉ là danh nghĩa, và thậm chí ngay cả khi các Nhật hoàng phạm sai lầm về chính trị nhưng vẫn nắm giữ ngai vàng. Những cuộc lật đổ hoặc âm mưu phá vỡ hệ thống ngôi vua đều bị kết thúc thất bại.

            Các học giả Nhật Bản cho rằng điều cha truyền con nối của dòng dõi hoàng tộc ở Nhật Bản dài lâu hơn bất cứ nước nào trên thế giới là do các Nhật hoàng đều anh minh, cai trị dân một cách hiền hoà, không dùng bạo lực, điều mà ta ít thấy ở những hoàng đế của một số nước khác. Tuy nhiên, có một nhân tố khác là, trong khoảng 1500 năm kể từ khi lập nên hệ thống truyền nối ngôi vua, chỉ có một thời gian ngắn Nhật hoàng trực tiếp điều khiển chính sự. Họ thực hiện quyền lực lớn nhất trong khoảng 2 thế kỷ thuộc thời Asuka (593-708) - thời kì Cải cách Taika và sự ra đời bộ luật Ritsuryo, kéo dài từ thời Nhật hoàng Temmu và hoàng hậu Joto, qua thời Nara cho đến đầu thời Heian vào đầu thế kỷ IX.

            Trong khoảng hơn 1000 năm sau đó, chính quyền nằm trong tay các nhiếp chính hoặc về sau, thời shogun (tướng quân), thuộc “chính quyền Mạc Phủ” mà Minamoto-no-Yoritomo là người thiết lập nên. Trong suốt thời gian đó, hoạt động của các Nhật hoàng và triều đình tại Kyoto đều giới hạn ở những vấn đề có tính chất văn hoá hơn là chính trị. Ngoài ra, triều đình cũng buộc phải thoả hiệp trước yêu cầu của các dòng họ có thế lực và chế độ shogun. Mặc dù một vài Nhật hoàng trong thời kì đó cố khôi phục quyền lực chính trị, nhưng họ hoàn toàn thất bại hoặc chỉ thành công ngắn ngủi. Phải tới thời Minh Trị, mô hình Nhật hoàng trực tiếp điều hành mới thay thế cho chế độ phong kiến của “chính quyền Mạc Phủ” đã kéo dài quá lâu. Nhật hoàng Minh Trị cai trị từ 1868 đến 1912 thực tế đã tham gia tích cực vào việc thảo luận chính sách với những người lãnh đạo nhà nước vỗn là những người đã đem lại cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân. Tuy nhiên, những người kế vị ông đã kém tích cực hơn. Với việc gia tăng sức mạnh chính trị của lực lượng lãnh đạo nhà nước nhưng vẫn tư tưởng cũ, và sau đó, trong những năm 1920 và 1930, quyền lực rơi vào tay phái quân sự, không những Nhật hoàng mà cả các đảng phái chính trị mới thành lập và nghị viện một lần nữa lại ngày càng bị yếu thế. Hầu hết người dân Nhật Bản cho đến thời điểm đó vẫn trung thành và tôn kính Nhật hoàng. Thậm chí sau chiến tranh, Nhật hoàng vẫn giữ ngôi vua như là một biểu tượng quốc gia, trên thực tế, là một vị trí tương tự như vị trí của các Nhật hoàng nối ngôi từ thế kỷ X về sau.

            Một yếu tố khác giúp cho việc giữ gìn dòng dõi hoàng tộc là vị trí và đặc điểm của lãnh thổ Nhật Bản. Là một đảo quốc rất ít tiếp xúc và tranh chấp với các dân tộc khác, Nhật Bản không chịu áp lực nào từ bên ngoài đe doạ hệ thống cai trị. Nhật hoàng cũng không cần giữ vai trò chỉ huy quân đội để tượng trưng cho sự thống nhất dân tộc trước các dân tộc khác. Vì nhiều lí do, dòng dõi hoàng tộc đã tồn tại trong suốt nhiều thời kì.


            #6
              triều giang 15.12.2007 15:10:36 (permalink)
              : Tại sao người Nhật thích thơ (Tanka)?
              Tanka (đoản ca) là thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản, đã được hoàn thiện vần luật từ đầu thế kỉ VII. Vần luật ban đầu của tanka có thể được xem trong Manyoshu (Vạn diệp tập), một tuyển tập thơ được biên soạn vào thế kỉ VIII.
              Những từ dùng để miêu tả tâm trạng nhà thơ hoặc tả cảnh thì được sắp xếp theo luật 5-7-5-7-7 (kí tự Nhật). Khi mà không có từ miêu tả cảnh như nói trong haiku, tanka cho phép reo vần tự do tuỳ theo tâm trạng của nhà thơ.

              Q: Haiku được sáng tác như thế nào?
              Haiku (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới. Người ta cho rằng thể thơ Haiku đã được tạo ra vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời kì Edo, và những nhà thơ nổi tiếng như Basho và Buson cũng đã nổi tiếng do loại thơ này. Thơ Haiku được xắp xếp thành ba hàng 5-7-5 (kí tự Nhật). Có những luật cơ bản như: Trong thơ Haiku bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa.

              Q: Kabuki (Ca vũ kỹ) được hình thành khi nào?
              Có lẽ Kabuki được hình thành vào khoảng năm 1603, khi có một phụ nữ tên là Okuni ở đền thờ đạo Izumo trình diễn một điệu nhảy gọi là Nenbutsu odori (điệu múa niệm Phật) Tuy nhiên, vào năm 1629, phụ nữ bị cấm lên sàn diễn, và chỉ đàn ông mới được phép nhảy; điệu nhảy Kabuki đã được hoàn thiện vào thời kì Genroku (Nguyên Lộc 1688-1704). Vào thời kì Minh Trị, bất chợt có cuộc xâm nhập của văn hoá phương Tây, và Kabuki đã thậm chí dự định hợp tác với những ảnh hưởng mới này. Tuy nhiên đến thế kỉ XX, người ta đã quay chiều hướng của Kabuki vào loại nhảy dân tộc, và xu hướng đó tiếp tục cho đến bây giờ. Mọi người vẫn luôn bảo tồn cái truyền thống bảo thủ, như việc truyền tên của sàn diễn lại đời sau những cái tên của các nghệ sĩ Kabuki nổi tiếng dựa theo phả hệ của dòng họ. Ở Tokyo, một rạp hát biểu diễn Kabuki vĩnh viễn được gọi là sân khấu Kabuki-za và biểu diễn quanh năm.

              Q: Kịch No được hình thành khi nào?
              Rạp hát No dùng để nhảy và biểu diễn ca nhạc được gọi là Utai. No được dựa trên một bài hát và điệu nhảy lấy từ sangaku (một hình thức giải trí được giới thiệu khắp châu lục trong thời kì Nara bao gồm xiếc, ảo thuật, nhảy-và-hát. Bài hát và điệu nhảy này được phát triển theo cách độc đáo của Nhật Bản, và đến nửa cuối của thời kì Kamakura (1192-1333), phong cách No đã được hoàn thiện. Năm 1374, dưới triều đại Mạc phủ, tướng quân Ashikaga Yoshimitsu, đã có ấn tượng rất sâu sắc với buổi trình diễn No, và sau đó No đã được phát triển dưới sự cai quản của ông. Kan’ami và con trai của ông – Zeami – phát triển nghệ thuật của loại hình nghệ thuật No, và thành lập cơ sở lí thuyết vững chắc của nó. Ngày nay, có 3 trường phái của rạp hát No: Kanze, Hosho, Komparu, Kongo và Kita.

              Q: Mối quan hệ của No và Kyogen là gì?
              Chúng giống như anh em sinh đôi. Một hình thức truyện tranh mô phỏng dựa trên Sangaku, và cũng là gốc của No, qua nhiều năm phát triển, đã trở thành một loại kịch hài hước dựa trên những mẩu hội thoại trong truyện tranh, và sau cùng trở thành Kyogen (Cuồng ngôn). Mặt khác, có một loại kịch hát-và-nhảy khác được gọi là utai và mai, mà sau trở thành kịch No. Ngày nay, các buổi kịch No thường được trình diễn theo trình tự No – Kyogen – No.

               
              Q: Bunraku được hình thành khi nào?
              Bunraku (Văn lạc) là một loại múa rối của riêng Nhật Bản, đây là loại nghệ thuật có người điều khiển con rối từ đằng sau. Những con rối được điều khiển phù hợp với nhạc và hát và được gọi là joruri. Một con rối cần sự điều khiển của 3 người. Hình thức văn hoá này được hình thành vào đầu thời Bunroku - Keicho (1592-1614) và đến thời Edo thì phổ biến rộng rãi trên toàn quốc. Vào cuối thế kỷ 17, nhờ sự thao tác các con rối một cách tài tình của Takemono Gidayu, nhiều câu truyện được viết cho Banraku và nó trở thành một nghệ thuật hoàn chỉnh. Bunraku được biểu diễn định kì tại Nhà hát quốc gia Tokyo và Nhà hát Bunram quốc gia ở Osaka.

              Q: Có phải tất cả phụ nữ Nhật Bản đều biết nghệ thuật cắm hoa và trà đạo không?
              Câu trả lời là không. Cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc thì Sadou và Ikebana là điều cần biết tối thiểu đối với những phụ nữ độc thân nếu như người đó muốn lập gia đình. Sau chiến tranh, cùng với sự gia tăng của tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội thì số người biết 2 nghệ thuật này giảm dần. Ngày nay chỉ những ai có hứng thú mới giành thời gian để học 2 nghệ thuật này. Hai nghệ thuật này vốn là của con trai. Do cắm hoa cũng là một cách để trang trí trong nhà nên từ thời Edo nhiều người con gái nhà quyền quí cũng học nghệ thuật này. Nghệ thuật pha trà được coi là một phương pháp để tịnh dưỡng tinh thần. Từ thời Minh Trị thì nó trở nên phổ biến đối với những cô dâu sắp lên xe hoa.

              Q: Uống trà theo trà đạo khác với uống trà bình thường như thế nào?
              Trà đạo được hình thành bởi một nhà sư tên là Murata Zyukou (1422-1502). Nghệ thuật trà đạo được hoàn thiện bởi Sennorkyu (1522-1591) và nó được duy trì cho đến ngày nay. Trà được dùng trong trà đạo là Matcha (Mạt trà), lá trà được nghiền thành bột. Từ khi bắt đầu đun nước cho đến khi cho trà vào quấy thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Làm những động tác này một cách đẹp mắt là điều mấu chốt đầu tiên. Điểm mấu chốt thứ 2: Trà đạo là 1 hình thức giao lưu giữa chủ và khách. Chủ nhà thể hiện sự tôn trọng khách bằng sự thận trọng trong cách bố trí các dụng cụ và trong các động tác của quá trình pha trà cũng như trong cách bố trí hoa trang trí phòng. Ngược lại khách thể hiện sự tôn trọng chủ nhà bằng cách lí giải được tấm lòng của chủ nhân và thể hiện mình là một con người có giáo dục.

              Q: Nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) là gì?
              Nghệ thuật cắm hoa bắt đầu từ thời Muromachi (1333-1568). Nghệ thuật này bắt nguồn từ việc trang trí hoa trước bàn thờ Phật. Do đó Ikebana được coi như biểu hiện một cái gì đó thiêng liêng hoặc biểu hiện sự hài hoà của vũ trụ. Nguyên tắc cơ bản của Ikebana là phía trên là trời, phía dưới là đất, ở giữa là con người và Ikebana phải thể hiện được sự hài hoà của 3 yếu tố đó. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, trào lưu Sougetsu dùng một số nguyên liệu không phải là hoa và dẫn đến sự hình thành một trường phái Ikebana thiên về nghệ thuật tạo hình. Hiện tại có khoảng 2000 trường phái về Ikebana. Có thể kể tên một số trường phái lớn như Ikenohou, Ohara, Sougetsu.

              Q: Chế độ Iemoto là gì?
              Đối với các nghệ thuật truyền thống như nghệ thuật pha trà, cắm hoa, làm hương, nhạc cụ... thì người đứng đầu một trường phái được gọi là Iemoto. Iemoto được truyền từ đời này qua đời khác. Iemoto có quyền lực rất lớn, có thể coi đây giống như quyền tác giả. Một người muốn mở lớp dạy học về môn này đều phải xin phép Iemoto. Tuỳ theo các loại giấy phép mà tiền nộp khác nhau và người xin phép chỉ được phép làm những việc trong giấy phép quy định. Có những loại giấy phép giá vài triệu yên.

              Q: Khi nào thì người Nhật viết bằng bút lông?
              Trong giờ học chính khoá ở trường thì tập viết bằng bút lông là một môn học bắt buộc nhưng trên thực tế thì người Nhật hầu như không còn dùng bút lông nữa. Những tờ giấy có ghi chữ bằng bút lông chỉ được dùng khi chúc mừng sinh con, chúc mừng đám cưới hay chia buồn khi dự đám tang. Tuy nhiên ngay cả trong những trường hợp này cũng không bắt buộc phải dùng bút lông, số người dùng bút dạ để viết tăng nhiều trong thời gian gần đây.

              Q: Bonsai được làm như thế nào?
              Bonsai là một nghệ thuật uốn các cây được trồng trong chậu theo các hình thù mong muốn, đây là một hình thức nghệ thuật bắt nguồn từ Nhật Bản. Chúng ta có thể dịch ra tiếng Việt là “Nghệ thuật uốn cây cảnh” nhưng từ Bonsai cũng được dùng ở nhiều nơi ở Việt Nam cũng như trên thế giới như một từ mượn. Trong Bonsai người ta dùng rất nhiều loại cây nhưng chủ yếu là 4 loại cây: Matsu (Tùng), kaede, Ume (Mai), satsuki. Tuỳ theo từng loại cây mà người ta dùng các loại đất và chất dinh dưỡng khác nhau. đôi khi phải nhổ cây lên trồng lại. Trong quá trình cây lớn người ta uốn thân và cành theo những dây thép có hình dáng nhất định. Muốn có được một chậu cây cảnh như vậy thì thời gian trồng không chỉ là 1, 2 năm mà đôi khi phải tốn vài chục năm.
              Q: Đồ gốm của Nhật có nổi tiếng hay không?
              Thời Nara (710-794) nghệ thuật làm gốm của Trung Quốc được lan truyền sang Nhật. Tuy nhiên thời này những đồ vật bằng sứ chỉ là những dụng cụ sinh hoạt. Thời Heian (794-1185) thì có 2 loại lò nung, một loại lò cho những dụng cụ sinh hoạt và một loại cho những dụng cụ cao cấp. Thời Muromachi (1333-1568) sự phát triển của trà đạo đã giúp cho nghệ thuật làm gốm được phát triển cả về kỹ thuật và đa dạng hoá với nhiều phong cách của các địa phương. Vào thời Edo (1600-1868) người ta biết cách vẽ hình lên các đồ gốm nên đồ gốm trở nên phổ biến. Có hai loại tiêu chuẩn làm gốm là tiêu chuẩn Arita và Kutani. Đặc biệt tiêu chuẩn Arita thừa hưởng nhiều nét từ một công ty của Hà Lan ở Ấn Độ. Đồ gốm của Nhật bắt đầu mang ảnh hưởng của các nước khác.

              Q: Sơn mài của Nhật (Sikki) có những ưu điểm gì?
              Đồ sứ được thế giới biết đến với tên “china” còn sơn mài của Nhật được biết đến với cái tên “japan”. Nhiều đồ sơn mài thời Jomon như lược và khay đã được khai quật. Theo quyển “Nhật Bản thư kỷ” thì đồ sơn mài được làm ở Nhật từ thế kỷ 6. Trên thế giới sơn mài được làm từ nhựa cây nhưng sơn mài ở Nhật được nói là tốt nhất trên thế giới.

              Q: Kiếm Nhật khác kiếm nước ngoài ở chỗ nào?
              So với cây kiếm của châu Âu thì kiếm Nhật có cán dài và chỉ có một bên lưỡi. Trong nhiều bộ phim ta thấy người ta cầm kiếm bằng 1 tay nhưng trên thực tế thì cây kiếm này rất nặng và binh lính khi ra trận thì phải cầm kiếm bằng 2 tay. Về cấu tạo thì phía trong cây kiếm làm từ sắt mềm và phía ngoài cây kiếm làm bằng thép cứng. Do chỉ có phần lưỡi kiếm được tôi luyện nên phần lưỡi có những hoa văn đặc trưng.

              Q: Báu vật sống của quốc gia ở Nhật được định nghĩa như thế nào?
              Trong các nghệ thuật truyền thống, các kỹ xảo được cá nhân hay một tập thể truyền từ đời này qua đời khác được coi là “tài sản văn hoá vô hình”. Đối với một số nghệ thuật quan trọng thì được gọi là “tài sản văn hoá vô hình quan trọng”, người nắm giữ các kỹ thuật này được coi là báu vật sống của quốc gia. Báu vật quốc gia sống do Bộ trưởng Bộ văn hoá và Giáo dục (Monbukagakusho) quy định. Năm 1994 có 40 người được coi là báu vật sống của quốc gia, những người này mỗi năm được nhận một khoản tiền là 2,5 triệu yên.
              #7
                triều giang 15.12.2007 15:13:00 (permalink)

                Vẻ đẹp Thiền trong vườn cảnh Nhật BảnSeptember 19, 2007
                Nhật Bản có rất nhiều vườn cảnh nổi tiếng nhưng tất cả đều được xây dựng trong sân của các Thiền viện, trà thất và nhà ở. Đó là những nét khác lạ của vườn Nhật so với các vườn kiểu khác trên thế giới. Nhưng giá trị quan trọng nhất của vườn cảnh Nhật không phải là vị trí mà là thẩm mỹ Thiền nằm sâu trong nó
                Đọc tiếp »

                Người gửi: JOVP
                Nhận xét (0)

                Một số đặc trưng của tiếng NhậtSeptember 19, 2007
                Truyền thuyết về sự du nhập chữ Hán vào Nhật Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều Tiên vào khoảng đầu thế kỷ III. Theo truyền thuyết, về sau có một người tên là Ngạc 鱷 (Wani) từ một nước cổ Kudara (giữa biển Nhật Bản, gần phía Đông của Triều Tiên) đến Nhật, mang theo Luận Ngữ 論語 (Rongo) và Thiên Tự Văn 千字文 (Senjimon). Đó là lần đầu tiên Hán tự truyền vào Nhật (gọi là Kanji). Nhưng mãi đến thế kỷ IV và V thì Hán tự mới thực sự du nhập vào Nhật nhờ sự buôn bán theo đường biển giữa Nhật và Triều Tiên.
                Đọc tiếp »

                Người gửi: JOVPNhận xét (0)
                Cách mặc KimonoSeptember 19, 2007

                Hướng dẫn mặc áo Kimono - một loại y phục truyền thống của Nhật Bản, có hình minh họa…
                #8
                  triều giang 15.12.2007 15:17:23 (permalink)




                  “Hello Kitty”, biểu tượng của nền văn hóa Nhật Bản vừa tròn 30 tuổi



                  Cập nhật 3-11-2004 00:00



                  Nổi tiếng tương đương chú chuột Mickey hay chú chó Snoopy, cô mèo Hello Kitty, biểu tượng vui của Nhật Bản vừa tròn 30 tuổi vào ngày 1/11 mà không hề có một nếp nhăn do tuổi tác và tiếp tục mang lại nhiều thành công trên khắp hành tinh cho nền văn hóa dân tộc Nhật Bản.


                  Là một cô mèo nhỏ màu trắng có gương mặt tròn trịa, với nét thơ ngây và không có mõm, Hello Kitty đã trở thành biểu tượng của văn hóa “kawai” (tiếng Nhật có nghĩa là “dễ thương”) rất được ưa chuộng ở Nhật Bản cũng như ở châu Á.
                  Được sáng tạo từ năm 1974 bởi Ikuko Shimizu cho công ty Sanrio, Hello Kitty đã xuất hiện lần đầu tiên như một chi tiết trang trí cho ví đựng tiền của các cô gái trẻ.
                  Cô mèo nhỏ trở nên nổi tiếng thật sự trên thị trường vào đầu những năm 1980 nhờ nét vẽ của người sáng tạo thứ ba là bà Yuko Yamaguchi. Với việc nghiên cứu thị trường chuyên sâu, bà Yamaguchi quyết định đặt tên cho cô mèo, cho cô mặc trang phục của cầu thủ bóng chày, với quần áo kiểu Trung Quốc hay áo cô dâu và tạo cho cô một người bạn trai là Daniel.








                  Từ những chiếc điện thoại di động đến các phụ tùng xe hơi, qua các kiểu quần áo, máy tính xách tay hoặc sổ tiết kiệm, hình ảnh cô mèo đã hiện diện tại khoảng 60 nước.
                  Năm ngoái, có hơn 50.000 sản phẩm khác nhau mang tên “Hello Kitty” đã được bán trên thị trường, chiếm khoảng phân nửa số doanh thu của công ty Sanrio được đánh giá là 100 tỉ yên (740 triệu euro).
                  Từ ngày 1/11, cô mèo nhỏ nổi tiếng này đã có bản sao robot mang tên “Hello Kitty Robo” được tung ra thị trường vào đúng ngày sinh của cô sau 30 năm
                  #9
                    triều giang 15.12.2007 15:19:37 (permalink)
                    Văn hóa Nhật Bản.
                    Học tiếng Nhật thì cũng nên tìm hiểu 1 chút về Văn Hóa Nhật Bản chứ, đúng không nào? Nhật Bản là quốc gia có nền văn hóa đáng nể trên thế giới, có nhiều điều mà đến nay, giá trị của nó vẫn còn được lưu giữ, được tôn vinh. Ví như nghệ thuật trà đạo chẳng hạn. Tuy rằng sự thưởng trà bắt nguồn từ Anh, morning tea, nhưng nó phát triển nhất có thể nói là ở Nhật Bản, Trà Trung Quốc thì lại khác. Do đó, tìm hiểu một chút về văn hóa Nhật Bản sẽ làm ta biết nhiều hơn về cuộc sống quanh mình.

                    Những bài viết dưới đây, có thể do SB tự viết, có thể lấy nguồn từ 1 số báo, lấy nguồn ở đâu sẽ có đề nguồn ở đó, vì thế, nếu như ai muốn đem những điều này đi đâu đó, nhớ, đề ra nguồn.

                    Hi vọng rằng, qua những gì SB tìm hiểu được về đất nước Nhật Bản, mọi người sẽ yêu quý đất nước này hơn, không phải chỉ biết đến nó như là một đất nước của manga, anime...


                    1. Nguồn gốc dân tộc.

                    Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Ký (Kojiki) viết vào đầu thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có hình thù. Có tới tám trăm vạn thần linh, sống ở trên Cánh Ðồng Trời, từ đó nhìn xuống chỉ thấy bóng tối, sương mù và nước. Hai vị thần trong tuổi thanh xuân là chàng Izanagi và nàng Izanami nhận nhiệm vụ làm cho mặt đất đi theo đời sống mà sinh sôi nẩy nở. Họ bước qua Thiên Phù Kiều là chiếc cầu nối trời và đất, quậy sóng cho kết đọng lại mà thành đảo Onogoro và xuống đó, đây là sáng tạo đầu tiên của họ. Họ bắt tay dựng trụ trời và xây nhà trên quê hương mới.

                    Rồi hai vị thần trẻ quên mình là thần linh, sống như con người, kết hôn với nhau sinh "con" đầy đàn là những đảo khác tạo thành quần đảo Nhật Bản ngày nay. Rồi Izanagi sinh ra thần Mặt Trời (Amaterasu) là nữ thần nhan sắc và ánh sáng (tượng trưng cho phụ nữ Nhật) từ mắt trái, thần Mặt Trăng (Tsukiyomi) từ mắt phải và thần Bão (Susanoo) từ mũi của mình.

                    Sau đó, nữ thần Mặt Trời phái cháu trai của mình là Ninigi giáng thế, chinh phục vùng Izumo. Ninigi gặp và lấy con gái xinh đẹp của thần Oyamatsumi sinh ra hai con trai là Hoderi và Hoori. Hoori sau lấy công chúa Thủy Cung Toyotama sinh được một con trai. Người con trai này lấy em gái của Toyotama sinh ra bốn hoàng tử, họ chinh phục xứ Yamato. Sau khi các anh chết, hoàng tử út lên ngôi xưng là Thiên Hoàng Jinmu, đó là vị vua đầu tiên trong 125 đời vua của dòng họ Nhật Hoàng trị vì cho tới ngày nay.

                    Hiện vẫn chưa có cơ sở khoa học chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng họ đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương... đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau “thổ dân” Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.

                    Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hoá của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ thống ngôn ngữ Antai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hoá trồng lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.

                    Những năm gần đây, các cuộc khai quật di tích khảo cổ ở nhiều khu vực khác nhau trên khắp đất nước cho thấy khả năng tồn tại của một nền văn hoá tiền đồ đất nung ở Nhật Bản trước văn hoá Jomon, có thể là thời đại đồ đá cũ.

                    Khảo sát các di chỉ thời kì đồ đá mới cho thấy văn hoá Jomon tồn tại từ khoảng năm 5000 TCN đến năm 200 TCN vốn là thời kì du mục săn bắt và hái lượm, sau đó là văn hoá Yayoi tồn tại từ khoảng năm 200 TCN đến năm 200, có thể đã được khởi đầu bằng một đợt di cư của cư dân từ lục địa đến và họ mang theo nền văn hoá định cư và trồng trọt. Vào khoảng cuối thế kỷ III đến cuối thế kỷ VI, nổi lên nền văn hoá được gọi là văn hoá Kofun (mộ cổ) do có đặc tính xây lăng bằng đất đồ sộ cho những người có vai vế trong các bộ lạc.

                    Từ cuối thời văn hoá Yayoi đến thời văn hoá Kofun là thời kì thực sự hình thành đất nước Nhật Bản. Văn bản ghi chép của Trung Quốc thời đó giúp ta có thêm thông tin về thời kì này, chẳng hạn, phần nói về nhà nước Yamatai và nữ hoàng Himiko có trong tư liệu "Về dân tộc Hoà" trong "Lịch sử thời nhà Vệ" của Trung Quốc.


                    2. Hoàng Tộc

                    Dòng dõi hoàng tộc của Nhật Bản, khởi nguồn từ huyền thoại một vị thần được coi là ông tổ của hoàng tộc từ thiên đường xuống hạ giới, đã có sự nối dõi liên tục chưa hề đứt quãng trong lịch sử kể từ đời các hoàng đế xa xưa.

                    Qua một quá trình dài, đã xảy ra những tranh chấp trong gia đình hoàng tộc về quyền nối ngôi dẫn đến ám sát, lưu đày, giam cầm hoặc thậm chí Nhật hoàng phải tự sát song ngai vàng vẫn luôn nằm trong tay một thành viên của hoàng tộc. Ngoài ra, trải qua những thăng trầm của các hoàng đế và các triều đại, hoàng tộc vẫn được người dân ủng hộ do sự tôn kính và tin tưởng đối với vua. Điều đó vẫn tồn tại cả khi “chính quyền Mạc Phủ” ra đời. Cha truyền con nối làm cho quyền lực của Nhật hoàng chỉ là danh nghĩa, và thậm chí ngay cả khi các Nhật hoàng phạm sai lầm về chính trị nhưng vẫn nắm giữ ngai vàng. Những cuộc lật đổ hoặc âm mưu phá vỡ hệ thống ngôi vua đều bị kết thúc thất bại.

                    Các học giả Nhật Bản cho rằng điều cha truyền con nối của dòng dõi hoàng tộc ở Nhật Bản dài lâu hơn bất cứ nước nào trên thế giới là do các Nhật hoàng đều anh minh, cai trị dân một cách hiền hoà, không dùng bạo lực, điều mà ta ít thấy ở những hoàng đế của một số nước khác. Tuy nhiên, có một nhân tố khác là, trong khoảng 1500 năm kể từ khi lập nên hệ thống truyền nối ngôi vua, chỉ có một thời gian ngắn Nhật hoàng trực tiếp điều khiển chính sự. Họ thực hiện quyền lực lớn nhất trong khoảng 2 thế kỷ thuộc thời Asuka (593-708) - thời kì Cải cách Taika và sự ra đời bộ luật Ritsuryo, kéo dài từ thời Nhật hoàng Temmu và hoàng hậu Joto, qua thời Nara cho đến đầu thời Heian vào đầu thế kỷ IX.

                    Trong khoảng hơn 1000 năm sau đó, chính quyền nằm trong tay các nhiếp chính hoặc về sau, thời shogun (tướng quân), thuộc “chính quyền Mạc Phủ” mà Minamoto-no-Yoritomo là người thiết lập nên. Trong suốt thời gian đó, hoạt động của các Nhật hoàng và triều đình tại Kyoto đều giới hạn ở những vấn đề có tính chất văn hoá hơn là chính trị. Ngoài ra, triều đình cũng buộc phải thoả hiệp trước yêu cầu của các dòng họ có thế lực và chế độ shogun. Mặc dù một vài Nhật hoàng trong thời kì đó cố khôi phục quyền lực chính trị, nhưng họ hoàn toàn thất bại hoặc chỉ thành công ngắn ngủi. Phải tới thời Minh Trị, mô hình Nhật hoàng trực tiếp điều hành mới thay thế cho chế độ phong kiến của “chính quyền Mạc Phủ” đã kéo dài quá lâu. Nhật hoàng Minh Trị cai trị từ 1868 đến 1912 thực tế đã tham gia tích cực vào việc thảo luận chính sách với những người lãnh đạo nhà nước vỗn là những người đã đem lại cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân. Tuy nhiên, những người kế vị ông đã kém tích cực hơn. Với việc gia tăng sức mạnh chính trị của lực lượng lãnh đạo nhà nước nhưng vẫn tư tưởng cũ, và sau đó, trong những năm 1920 và 1930, quyền lực rơi vào tay phái quân sự, không những Nhật hoàng mà cả các đảng phái chính trị mới thành lập và nghị viện một lần nữa lại ngày càng bị yếu thế. Hầu hết người dân Nhật Bản cho đến thời điểm đó vẫn trung thành và tôn kính Nhật hoàng. Thậm chí sau chiến tranh, Nhật hoàng vẫn giữ ngôi vua như là một biểu tượng quốc gia, trên thực tế, là một vị trí tương tự như vị trí của các Nhật hoàng nối ngôi từ thế kỷ X về sau.

                    Một yếu tố khác giúp cho việc giữ gìn dòng dõi hoàng tộc là vị trí và đặc điểm của lãnh thổ Nhật Bản. Là một đảo quốc rất ít tiếp xúc và tranh chấp với các dân tộc khác, Nhật Bản không chịu áp lực nào từ bên ngoài đe doạ hệ thống cai trị. Nhật hoàng cũng không cần giữ vai trò chỉ huy quân đội để tượng trưng cho sự thống nhất dân tộc trước các dân tộc khác. Vì nhiều lí do, dòng dõi hoàng tộc đã tồn tại trong suốt nhiều thời kì
                    #10
                      triều giang 15.12.2007 15:22:58 (permalink)
                      Hiểu được một nền văn hoá của dân tộc khác có điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu, lịch sử, phong tục tập quán khác so với dân tộc mình là một điều không hề đơn giản. Thông qua môn võ đạo Aikido của Nhật Bản, bạn sẽ có cơ hội để biết thêm được về lịch sử của Nhật, hiểu được suy nghĩ, tư duy của người Nhật qua cách thể hiện trong việc hành lễ; qua võ phục Hakama và cách gấp của nó; qua cách sử dụng võ thuật trong đó có kiếm gỗ.

                      Nói cách khác, nó có thể trở thành phương tiện để tiếp xúc, tìm hiểu một nền văn hoá khác - đó là nền văn hoá Nhật Bản. Từ đó chắc chắn các bạn sẽ tìm thấy những điểm tương đồng cũng như những điểm khác biệt so với nền văn hoá của mình.

                      Aikido là môn võ hiện đại được sáng lập bởi tổ sư Ueshiba Morihei (1883 - 1969) trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc võ thuật truyền thống Nhật Bản, kết hợp với việc tu dưỡng tinh thần một cách nghiêm ngặt. Aikido không dùng để đánh nhau, hay để trấn áp đối thủ bằng sức mạnh. Nó là môn võ dùng để chế ngự bạo lực của đối thủ với kỹ thuật được sinh ra từ thân pháp của nhập thân và xoay chuyển, nên nó không gây sát thương đến sinh mệnh của đối thủ. Vì thế, có thể nói nó là môn võ xứng đáng với thời đại ngày nay, thời đại kêu gọi sự tôn trọng sinh mạng con người. Đó cùng là nguyên nhân mà Aikido được gọi là môn võ “hoà”.

                      Aikido không phải là môn võ cạnh tranh, nó không cần sự đua tranh thắng hay thua, mạnh hay yếu với kẻ khác. Điều cốt yếu nhất của Aikido là tinh thần mong mỏi hoàn thiện mình và sự miệt mài tập luyện cùng nhau trau dồi các kỹ năng.

                      Aikido không chỉ đơn thuần là các kỹ thuật đấu võ. Mà nó chú trọng vào việc “tiếp nhận qui tắc và sự vận động của tự nhiên vào tinh thần, cơ thể mình, thể hiện cảm giác hợp nhất giữa con người với vũ trụ ngay trên cơ thể mình.” Mặt khác, Aikido cũng rất coi trọng chữ “ái”, tức là lòng yêu thương của con người đối với vạn vật trong vũ trụ. Quá trình luyện tập lấy việc theo dõi sự luyện thành của tâm, thân, trên cơ sở trau dồi tập luyện cùng bạn đồng môn làm mục đích, vì vậy bất cứ ai cũng có thể tập luyện được. Tập luyện lâu dài không chỉ tốt cho sức khoẻ mà ngay trong sinh hoạt thường ngày, dù làm bất cứ công việc gì, sự tự tin, nỗ lực một cách tích cực sẽ dần dần được bồi đắp trong bạn một cách tự nhiên. Hơn nữa, tại võ đường, tất cả mọi người đều không có sự phân biệt quốc tịch, chức vụ, tuổi tác, và giới tính, nên đây cũng là nơi tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Quá trình luyện tập Aikido sẽ không bao giờ kết thúc Việc duy trì liên tục nguồn sinh lực là cần thiết và nó sẽ trở thành tài sản quý báu cho chính bản thân ta.

                      Sự truyền bá Aikido ở nước ngoài được bắt đầu từ những năm 1950, và cho đến nay nó đã có mặt trên 70 quốc gia. Vậy là phương pháp rèn luyện tâm, thân, vượt qua mọi biên giới, chủng tộc đã được công nhận trên thế giới với 1.500.000 người đang tham gia tập luyện.

                      Để lấy tư liệu viết bài này, chúng tôi đã gặp gỡ, trò chuyện cùng ông Horizoe Katsumi là võ sư 7 đẳng huyền đai của Bộ Tư pháp Nhật Bản. Ông may mắn được thọ giáo môn võ Aikido từ chính tổ sư UESHIBA Morihel - người sáng lập ra môn võ này. Horizoe Katsumi cũng chính là Giám đốc đầu tiên của Trung tâm Hợp tác Nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản. Do những thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và giao lưu văn hoá tại Việt Nam nên năm 2000, ông đã được Chính phủ Nhật Bản giao cho trọng trách này. Với tư cách là một hoạt động giao lưu văn hoá của Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản, Horizoe Katsumi cho rằng, các học sinh Việt Nam tiến bộ rất nhanh. Sự trẻ trung, khoẻ khoắn của các bạn thanh niên Việt Nam chính là niềm vui, niềm hạnh phúc và là động lực để ông tiếp tục làm việc, cống hiến cho sự đào tạo nhân tài của Việt Nam.

                      Horizoe Katsumi bắt đầu luyện tập kiếm đạo - môn võ truyền thống của Nhật Bản từ khi còn rất nhỏ. Mới 5 tuổi cha ông đã tử trận ở cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, không cam chịu hoàn cảnh không được nhận sự dạy dỗ từ cha, Horizoe Katsumi đã quyết tâm tu rèn bản thân. Horizoe Katsumi nhớ lại: “Năm 20 tuổi, tôi được xem động tác kiếm của Aikido khi gặp gỡ sư phụ UESHIBA Morihei. Chính điều đó đã làm tôi cảm kích trước các động tác kiếm đạo của Aikido. Cho đến nay, tôi đã từng thắng nhiều lần ở các cuộc thi kiếm đạo. Ngay trong CLB kiếm đạo ở trường đại học, tôi cũng luôn đứng vào hàng ngũ thủ lĩnh, nhưng tôi đã cảm thấy thể thao kiếm đạo, dần dần tách rời với bản chất của võ đạo vì nó quá câu nệ vào sự thắng thua. Những năm đầu thập niên 80, tôi đã từng được chứng kiến sư phụ UESHIBA Morihei với vóc dáng nhỏ bé, chiều cao chưa đến 1m50 mà lại có thể ném bay sang phải hay sang trái những người đàn ông có chiều cao cỡ 1m80 như ném một đứa trẻ con. Tôi nhận thấy trên gương mặt ông là một nụ cười nhu hoà, ánh mắt ông ánh lên sự tinh anh, và tôi cũng cảm nhận được sự tôn nghiêm và thông thái toả ra từ con người ông. Tôi đã đi vòng quanh thế giới và giúp bè bạn năm châu hiểu thêm về văn hoá Nhật Bản qua Aikido.”

                      Phóng viên đã được võ sư Horizoe Katsumi hướng dẫn một vài động tác của Hiệp khí đạo Aikido và khi chạm vào cơ thể Horizoe Katsumi, anh đã thốt lên như chạm phải... đá. Ở tuổi 63, Horizoe Katsumi có thể lực và sự trẻ trung của một người trên 40 tuổi.

                      Aikido mang lại lợi ích gì khi bạn luyện tập?

                      Aikido coi việc luyện tập không phải là phương tiện để chiến đấu với kẻ khác, mà là quá trình tự rèn luyện thể lực và tinh thần. Người tập luyện tập cho mình ý chí tự chiến thắng bản thân “Chiến thắng thật sự là chiến thắng chính mình”. Quả đúng như vậy. Cuộc sống luôn vận động và đặt ra trước mắt ta biết bao thử thách. Những thử thách đó luôn đeo đẳng ta từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi. Đó có thể là những khó khăn trong cuộc sống thường nhật hay có thể là những căn bệnh hiểm nghèo dai dẳng. Tất cả những điều đó có thể khiến cho bạn buồn bã, khó xử hay dẫn bạn đến nỗi tuyệt vọng. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ tự tin để vượt qua chính mình thì bạn có thể chiến thắng tất cả.

                      Aikido rất coi trọng khí chất và tinh thần, luôn đặt chữ ái lên hàng đầu, không rèn luyện dựa vào sức mạnh của cơ bắp mà đề cao sự dẻo dai, tính kiên trì, nhẫn nại và ý chí tự luyện ở mỗi võ sinh. Vì vậy, tập luyện Aikido luôn gắn liền với tinh thần “Chính thắng ngã thắng”.

                      Chiến thắng bản thân là chiến thắng lớn nhất và khó nhất. Có những việc nghĩ thật đơn giản, nhưng chúng ta vẫn chưa làm được. Chỉ những việc tưởng như đơn giản đáy thôi cũng cho thấy chúng ta phải cố gắng thật nhiều. Và hãy nhớ rằng điều quan trọng là phải vượt qua chính bản thân mình, tự rèn luyện để đẩy lùi những khuyết điểm, hạn chế và phát huy những ưu điểm của bản thân.

                      Aikido là môn võ không có điểm kết thúc vì khi luyện tập càng nhiều thì cảm giác tập trung về suy nghĩ và chuyển động trong các kỹ thuật sẽ trở nên nhuần nhuyễn hơn và chính trong quá trình đó ta lại nhận thức được những kỹ thuật tiếp theo khác. Tính kiên trì và bền bỉ sẽ được hình thành trong mỗi người.

                      Aikido không tạo ra tính đối kháng trong các kỹ thuật. Quan điểm của Aikido coi đối thủ là bạn được thể hiện ở nguyên lý chuyển động và kỹ thuật hoá giải các đòn tấn công theo đường tròn có tâm là trọng tâm của cơ thể để tạo sức mạnh cho các đòn đánh và từ đó triệt tiêu tính đối kháng. Khi sự đối kháng được hoà giải thì không còn xung đột, giúp cho con người sống trong hoà bình và hoà hợp với môi trường xung quanh.

                      Tập luyện Aikido giúp tăng cường thể lực cũng như phát triển trí tuệ và tinh thần. Aikido mang lại sức khoẻ tốt và rèn luyện tư duy suy nghĩ , qua đó giúp các hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Aikido dựa trên những nguyên tắc không tấn công, không đối kháng và không ganh đua. Người luyện tập Aikido không những có thể tự bảo vệ mình trước đối thủ to lớn và mạnh mẽ hơn, mà còn được rèn luyện phẩm tính thông hiểu và tôn trọng người bạn tập.

                      Aikido lấy tình thương làm nguồn cội

                      Aikido là một môn võ tự vệ, không có nội dung đối kháng, không có trong chương trình thi đấu của SEA Games, Olympic... Aikido lấy tình thương làm nguồn cội. Trong kỹ thuật Aikido, tình thương đã ảnh hưởng tới lối kết thúc đòn thế, loại bỏ mọi độc chiêu, sát thủ, phản ánh lên gương mặt an nhiên tự tại và tạo ra một phong thái đặc thù. Nhờ có tình thương mới có hy sinh, mới biết nhẫn nhịn, kiên trì, tiến tới sự thông cảm và tha thứ để xoá bỏ hận thù ganh ghét. Trong đời sống nhờ biết ổn định được nội tại, quân bình trong tương quan xã hội, giúp con người đạt được khả năng tự thích ứng với nhiều thay đổi, biến chuyển của thiên nhiên để sống khoẻ, lâu và có ích cho xã hội. Chính vì ý nghĩa này, mà hiện nay ở Nhật Bản, môn võ Aikido đã thu hút rất đông người đến võ đường để tập luyện. Môn võ này cũng đã lan rộng tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

                      Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rõ môn võ này có ảnh hưởng như thế nào, và nó mang lại lợi ích gì đối với cuộc sống của chúng ta?

                      Được mệnh danh là môn võ thanh cao và khôn ngoan nhất. Aikido được biết đây là một phương pháp hữu hiệu để phát triển, toàn thiện, cùng sử dụng hết các khả năng của con người, cả về thể chất lẫn tinh thần. Thoạt mới nhìn, Aikido có thể được coi như là một phương pháp dùng để tự vệ một cách hữu hiệu chống lại bất cứ một hình thức tấn công nào. Hơn thế nữa, Aikido còn được coi như là một “Dung Pháp”, một con đường kiện toàn trí óc và thân thể, điều hoà các năng lực thể xác và tinh thần của một cá nhân trở thành một con người hoàn thiện hơn.

                      Aikido khác các môn võ thuật khác như thế nào?

                      Nếu nói hai môn võ Taekwondo và Karatedo là hai môn võ lấy tấn công, lấy cương làm gốc thì Aikido là môn võ thiên về nhu. Aikido là một môn võ nghệ thuật lấy nhu thắng cương, dùng chính sức mạnh của đối thủ để chiến thắng họ. Hầu hết, các môn võ thuật đều cho rằng mình là một môn võ có những phương cách tự vệ hữu hiệu và an toàn cho mọi người.

                      Aikido chỉ thuần tuý tự vệ, bất đắc dĩ, bảo vệ mình khi bị tấn công chứ không bao giờ tự gây hấn trước. Aikido hoàn toàn không có những thế, những kỹ thuật tấn công. Khi phát triển đến một trình độ cao, kỹ thuật tự vệ luôn luôn được nhắc nhở và nhấn mạnh là không được huỷ hoại hoặc gây tổn thương nặng cho đối thủ.
                      Aikido luôn chú ý đến trọng tâm là điểm tập trung năng lực của con người, đó là Khí, là Nội lực và hơn nữa có thể khoáng trương, phát triển ý niệm đó trên các phương diện khác nữa, chứ không chỉ ở trong phạm vi chật hẹp của võ thuật mà thôi.

                      Ngoài ra, Aikido còn có những phương cách riêng, một chiến lược đặc biệt bao gồm các động tác, các cách thế di chuyển và các kỹ thuật căn bản áp dụng trên đường tròn hay vòng cầu một cách linh động và uyển chuyển. Aikido bảo chúng ta nên và phải tự vệ lấy chính mình. Aikido còn nhắc nhở chúng ta phải tự chịu trách nhiệm về những phản ứng tự vệ, mặc dù là chính đáng nhưng hãy “làm sao đừng gây những tổn hại đáng tiếc cho đối phương”. Aikido là môn nhu đạo, không đòi hỏi nhiều sức khoẻ của người tập. Aikido sử dụng lực của đối phương để đánh lại chính đối phương nên ai cũng có thể tập Aikido dù thể lực yếu hay khoẻ.
                      #11
                        triều giang 31.12.2007 17:32:07 (permalink)
                        Văn hoá Nhật Bản trong Manga

                        Không phải tất cả Manga đều có mục đích giải trí đơn thuần mà bên cạnh đó Manga cũng chứa đựng những yếu tố về văn hoá khá đa dạng của đất nước mặt trời mọc này.Dù vô tình hay cố ý, những yếu tố văn hoá Nhật đã thấm đẫm trong các truyện tranh Nhật Bản. Theo Eri Ezawa : “Manga là một trong những sản phẩm thể hiện được cái tâm của văn hoá Nhật”_ một nền văn hoá mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều từ phương Tây nhưng vẫn lưu giữ hầu hết những đặc điểm mang tính truyền thống của mình. Nét văn hoá dễ thấy nhất trong các bộ truyện tranh như “Doraemon” “Nhóc Maruko”v.v. đó chính là kiến trúc nhà cửa của Nhật. Ngôi nhà truyền thống của Nhật thường chỉ có một đến hai tầng và không thể thiếu vườn cây bao quanh. Phòng khách được trang trí nhẹ nhàng, đơn giản với một chiếc bàn thấp nhỏ kê giữa nhà và người ta thường ngồi lên các tấm đệm nhỏ.
                        Thứ hai là về các phong tục, lễ hội. Có thể nói Manga là mảnh đất màu mỡ cho việc thể hiện kho tàng lễ hội dân gian phong phú và đặc sắc của Nhật Bản.Qua câu chuyện thật hồn nhiên kể về tuổi thơ của cô bé Maruko ta thấy hiện lên nào là lễ hội các bé gái vào ngày 3/3, lễ hội các bé gái vào ngày 5/5 và kể cả các lễ hội có nguồn gốc từ Trung Hoa như lễ Thất tịch 7/7, tết Nguyên Tiêu v.v. Có phải chính qua những bộ truyệnvề chủ đề văn hoá như thế này mà những người yêu văn hoá Nhật có thể tìm được tiếng nói đồng cảm và cùng nhau giữ gìn được những bản sắc văn hoá đó qua bao nhiêu thế kỷ rồi chăng?
                        Một điều nữa không thể không nhắc đến đó chính là cách chào hỏi đậm chất lễ nghi truyền thống của người Nhật được thể hiện hầu như trong mọi bộ truyện tranh Manga. Khi chào nhau, người Nhật thường cúi đầu nghiêng người một góc 30 độ với bạn bè hay người có quan hệ ngang hàng còn với người có địa vị cao hơn thì góc cúi có thể lên đến 45 độ hoặc hơn nữa. Hoặc có thể thấy đựoc những nét văn hoá khác của Nhật như cách che miệng kín đáo của phụ nữ khi cười.
                        #12
                          triều giang 02.01.2008 09:14:30 (permalink)
                          Văn hóa Nhật Bản thật là đa dạng và phong phú viết mỏi tay lun mà cũng không hết!@@##$$%%^^&&((()))
                          #13
                            triều giang 02.01.2008 16:32:19 (permalink)
                            cảm ơn các bạn đã ủng hộ cho bài viết này của mình
                            CẢM ƠN NHÌU...NHÌU
                            #14
                              triều giang 03.01.2008 16:58:21 (permalink)
                              Ngoài nét văn hoá nhật bản ra còn rất nhiều nét văn hoá khác nữa. Nếu muốn biết thì các bạn cứ nói nha
                               
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9