Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo

Tác giả Bài
cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:17:11
 


Nezami (hoặc Nizami) (tiếng Ba Tư: نظامی گنجوی; tiếng Azerbaijan: Nizami Gəncəvi, tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Nizām ad-Dīn Abū Muhammad Ilyās ibn-Yusūf ibn-Zakī ibn-Mu'ayyid, 1141 – 1209) – là nhà thơ cổ điển Ba Tư, một trong những nhà thơ lón nhất của Ba Tư trung cổ. Các quốc gia: Azerbaijan, Iran, Afghanistan và Tajikistan đều coi Nezami là nhà thơ dân tộc của mình.

Tiểu sử:
Nezami sinh ở Ganja (nay là Azerbaijan). Bố mất sớm, Nezami được mẹ và cậu có tên là Khwaja Umar nuôi dạy. Ngoài văn học Ba Tư, văn học Ả Rập, Nezami còn thông thạo toán học, thiên văn học, triết học, thần học và chiêm tinh học. Nezami lấy vợ ba lần. Người vợ đầu có tên là Afaq do quan Fakhr al-Din Bahramshah tặng cho ông. Họ có một con trai tên là Mohammad. Afaq mất lúc ông vừa viết xong tác phẩm “Khosrow và Shirin", sau đó ông có hai đời vợ nữa nhưng họ cũng đều mất sớm.

Tác phẩm:
Thời Nezami sống, miền tây - bắc Iran (Azerbaijan và cả vùng Kapkage ngày nay) là trung tâm mới của văn học Ba Tư, thơ ca vùng tây - bắc có những nét khác biệt so với vùng đông - bắc (Khorasan). Nezami là đại diện tiêu biểu nhất của trường phái tây – bắc này. Tác phẩm của Nezami còn lại cuốn “Divan” bao gồm khoảng hơn 100 bài thơ các thể loại còn đến ngày nay. Theo các chuyên gia trung cổ, đây chỉ là một phần thơ trữ tình của ông. Nhưng tác phẩm “Khamse” gồm 5 trường ca, còn giữ lại được đầy đủ đến ngày nay. Khamse là một tác phẩm đồ sộ gồm các phần:
*Makhzan al-Asrar (Kho báu những điều bí mật, 1163-1176)
*Khusraw o Shirin (Khosrow và Shirin, 1177-1180)
*Layli o Majnun (Chuyện tình Layla và Majun, 1192)
*Haft Peykar (Bảy người đẹp, 1196)
*Iskander Name (Sách về Alexander Đại đế, khoảng 1203)

Dưới đây chỉ tóm tắt nội dung “Chuyện tình Layla và Majun”, là truyền thuyết tình yêu nổi tiếng thế giới, cũng giống như “Romeo và Juliet”. Trường ca Layli o Majnun của Nezami khai thác truyền thuyết này. Đấy là mối tình bất hạnh của chàng trai Qays yêu cô gái Layla, bị bố mẹ gả cho người khác. Qays bị mắc bệnh tâm thần (tiếng Ả Rập: Majnun – nghĩa là kẻ điên vì tình), bỏ đi về sa mạc làm thơ về người yêu. Layla đau khổ vì không lấy được Qays nên đã chết, sau đó Qays tìm đến mộ Layla và chết ở đó.
Họ ngủ say bên nhau đến muôn đời
Họ ngủ say bên nhau đến ngày Phán xét…

Tác giả tự đặt cho mình câu hỏi: những kẻ yêu nhau nhận được gì vì những nỗi đau khổ nơi trần thế? Và trong một giấc mơ tác giả nhìn thấy ở thiên đường có hai linh hồn quấn quít bên nhau… Ý nghĩa của trường ca này là tình yêu chỉ có thể tìm thấy lối thoát ở thơ ca, để thơ ca dẫn những kẻ yêu nhau đến sự hòa nhập tâm hồn.



Một số bài thơ:

***
Biết làm gì? Biết tìm em ở đâu?
Biết kể cho ai về nỗi khổ đau?
Kể từ nay không thấy người yêu dấu
Chỉ biết khóc. Anh còn biết làm sao?

***

Không có người cảm thông, thì tại sao nức nở?
Chỉ còn sống ít ngày, đợi chờ cho uổng phí
Từng hơi thở của mình tôi hướng về em
Và không mong cho ai khổ đau như thế.

***

“Sẽ đến với em, lời của anh cầu nguyện
Anh đang yêu, trời cho anh chịu đựng!”
Em hỏi rằng: “ Anh cầu nguyện điều chi?”
“Được gặp em” – “Tình yêu trời ban tặng”.

***

Em khóc ở đâu, mình chia tay không đúng lúc
Nhưng nơi này hình bóng em anh nhớ được
Anh vẽ gương mặt em trên mặt đất này
Rồi quì xuống anh tuôn dòng nước mắt.

***

Con xin trời thức người yêu con dậy
Cạn chén khổ, người yêu con say đấy.
Rồi tỉnh ra, hoặc là cho con say
Nói với người rằng con khổ vì người ấy.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:19:54
 


Saadi (Sa‘di)(tiếng Ba Tư: سعدی, tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Muslih-ud-Din Mushrif-ibn-Abdullah, khoảng 1203 – 1291?) – nhà thơ, nhà tư tưởng Ba Tư trung cổ, tác giả của những bài thơ – danh ngôn trở thành một khuynh hướng phổ biến trong văn học cổ Ba Tư.

Tiểu sử:
Saadi sinh ở Shiraz, học ở Baghdad. Trong suốt 30 năm (1226 – 1255) ông đi phiêu du khắp các nước Hồi giáo, từ Ấn Độ đến Marocco. Một thời gian ông bị bắt giam ở Tripoli. Trở về Shiraz năm 1256, ông sống thu mình, chỉ tập trung sáng tác. Trong hai năm 1257 và 1258, ông viết được 2 tác phẩm lưu danh tên tuổi của ông muôn thuở: Bostan, 1257 và Gulistan, 1258.
Bostan (Vườn quả) – là một trường ca 9 chương, gồm chuyện kể, ngụ ngôn và những suy ngẫm triết lý. Saadi khuyên người quân tử cần nhân đạo và tận tụy với những kẻ dưới mình, bởi nếu không như thế thì mọi cố gắng chỉ mang lại sự phiền toái. Những suy ngẫm này đi cùng với những ví dụ bằng chuyện kể hoặc ngụ ngôn.
Gulistan (Vườn hồng) – gồm 8 chương về mọi mặt của cuộc sống. Những suy ngẫm về cuộc sống của các bậc Đế vương, về đức tính của người quân tử, về việc tự hài lòng với cái mình có, về cái lợi của sự im lặng, về cách thức giao tiếp xã hội, về giáo dục, về tuổi trẻ, tình yêu… Đấy là những câu chuyện nhẹ nhàng nhưng sắc sảo và hóm hỉnh, những câu ngụ ngôn, những lời khuyên bảo khôn ngoan. Một vài ví dụ: “Chớ thổ lộ hết những bí mật của mình cho bạn, vì rằng, bạn theo thời gian có thể trở thành thù, Cũng đừng làm mọi điều ác cho kẻ thù bởi biết đâu, sẽ có một ngày kẻ thù thành bạn…”. “Hãy biết kiệm lời ngay với cả bạn bè, ngay cả khi nói với bức tường im lặng, vì rằng đằng sau bức tường im lặng, có thể có ai đấy lắng nghe…”, “Đừng làm chó sói nhưng cũng chớ làm cừu non…”
Ngoài hai tác phẩm kể trên, Saadi còn là tác giả của nhiều thơ trữ tình viết bằng tiếng Ba Tư, tiếng Ả rập rất nổi tiếng và một vài tiểu luận triết học. Saadi mất ở Shiraz.



Một số bài thơ:

***
Sau khi chết nếu được lên thiên đàng nhưng chẳng có em
Thì anh sẽ nhắm mắt vào cho khỏi thấy thiên đàng hạnh phúc.
Bởi không có em, với anh, thiên đàng có khác gì địa ngục
Không, con đâu có tội gì mà Người trừng phạt, Thánh Ala?

***

Tôi hỏi em: "Anh có tội gì đâu mà em nhìn đi nơi khác
Tình đắm say của những ngày xưa và âu yếm ở đâu rồi?"
Em trả lời: "Hãy nhìn vào gương mà xem mái đầu anh đã bạc
Chẳng phải là màu áo cưới tân hôn mà là màu chết đấy thôi".

***

Hỡi ngọn gió sớm khi bay về Shiraz
Thì mang đến cho em thổn thức những dòng này
Ghé vào tai rằng ta cô đơn, sẽ chết bởi đoạ đầy
Như con cá bị ngọn sóng cuồng vứt lên bãi cát.

***

Ê, kẻ ba hoa bẻm mép kia, ngươi hát về tình yêu gì vậy?
Bởi ngươi cả đời một câu thơ cho ra hồn không viết nổi!
Hãy nhìn xem Sadi này theo ý của trời xanh
Không tâng bốc những kẻ chúa đất mà chỉ hát về tình.

***

Thiên hạ trách tôi: “Trước người yêu tự hạ mình không xứng đáng
Hay ngươi muốn huỷ diệt mình như một kẻ cuồng điên?”
Tôi trả lời: “Hỏi cô ấy mà xem, tôi như kẻ tù binh
Đừng hỏi tôi mà uổng công khi trên cổ tôi – dây thòng lọng”.

***

Anh muốn được ngồi cùng với em đến sáng
Trong bí ẩn, cách xa cả thù và bạn…
Phạt kẻ có tội! Nhưng sao lại tình yêu
Vây quanh ta sự truy lùng và tức giận?

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:22:04
 


Amīr Khusrow Dehlawī (tên thật là Ab'ul Hasan Yamīn al-Dīn Khusrow (tiếng Ba Tư: ابوالحسن یمینالدین خسرو, tiếng Hindi: अबुल हसन यमीनुददीन ख़ुसरो; 1253 - 1325) là nhà bác học, nhà thơ Ấn Độ và Ba Tư trung cổ sáng tác bằng tiếng Hindi, tiếng Ba Tư và tiếng Uốc-đu. Thơ ca của Amīr Khusrow Dehlawī có sự ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử của văn học Ấn Độ, Ba Tư, Tajikistan.

Tiểu sử:
Amīr Khusrow sinh ở Patiali, gần Etah, bắc Ấn Độ. Bố là Amīr Sayf ud-Dīn Mahmūd, một viên quan người Tuyếc, mẹ là người Ấn. Bình sinh, Amīr Khusrow là nhà thơ của triều đình. Ông là tác giả của 5 tập thơ trữ tình (Divan), sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1272 đến năm 1325 và 10 trường ca Khamse viết về cuộc sống cung đình, sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1298 đến năm 1301. Ngoài ra, còn một số tập danh ngôn, câu đố, từ điển những từ cùng nghĩa của tiếng Arập, tiếng Hindi, tiếng Ba Tư và nhiều khúc lãng mạn viết bằng tiếng Uốc-đu mà đến tận ngày nay các nghệ sĩ dân gian vẫn thường xuyên biểu diễn cũng đều được coi là của Amīr Khusrow.

Thư mục:
*Storey C. A., Persian literature. A bio-bibliographical survey. Section 2, fasc. 3, L., 1939.
*Mohammad Wahid Mirza. The life and works of Amir Khusrau, Calcutta, 1935.
*Arberry A. J., Classical Persian literature, L., 1958.
*Бертельс Е. Э., Роман об Александре и его главные версии на Востоке, М.-Л., 1948.
 Một số bài thơ:

1

Đi kể về nỗi buồn của mình, anh không đủ sức
Yêu em, hát và nức nở như hoạ mi, không đủ sức.

Nhìn vào mặt anh, em sẽ hiểu điều này
Nhưng hiểu nỗi buồn của anh, em không đủ sức.

Hãy nhìn vào ngực anh, có một vết thương
Nhưng chịu đựng nhiều hơn, anh không đủ sức.

Dù sao thì anh vui, vì em thấu tận hồn anh
Nhưng tìm chìa khoá mở trái tim em, anh không đủ sức.

Có thể, trả cho anh con tim bị em lấy mất rồi
Nhưng em van nài: “Hãy thương em!!” – không đủ sức.

Con tim anh đành bỏ lại đến muôn đời
Chứ lấy về cho mình, anh không đủ sức.

2

Anh: “Hãy đi vào trái tim anh, sẽ rất vui!”
Em: “Vào nơi hoang tàn đổ nát chẳng cần rồi”.

Anh: “Gương mặt em đốt hồn anh như ngọn lửa”
Em: “Con tim không thích gặp những con bướm nhỏ”.

Anh: “Thế anh có còn hy vọng gặp em không?”
Em: “Không, kẻ lãng du, những lời anh điên cuồng”.

Anh: “Thế thì tại sao em làm anh đau khổ?”
Em: “Thì con mắt đừng nhìn con mồi cám dỗ”.

Anh: “Thế tình yêu? Làm sao thoát khỏi gông xiềng?”
Em: “Nhìn thấy em là xiềng xích anh lại khoác lên”.

Anh: “Nếu em quên anh, anh làm sao sống nổi?”
Em: “Anh hết cô đơn nếu về em anh nhớ tới”.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:24:50
 


Hafez (còn gọi là Hafiz, tên đầy đủ: Khwajeh Shams od-Din Muhammad Hafez-e Shirazi)(tiếng Ba Tư: خواجه شمسالدین محمد حافظ شیرازی, khoảng 1321 – 1390) – là một nhà thơ lớn của Ba Tư trung cổ.

Tiểu sử:
Hafez sinh ở Shiraz, miền nam Ba Tư. Bố là một người chuyên mua bán than và chết khi Hafez còn nhỏ. Tuy vậy Hafez là người rất thuộc Kinh Koran, tương truyền từ nhỏ Hafez đã thuộc lòng Koran nên mới được gọi là Hafez. Ngoài ra, từ nhỏ Hafez đã thuộc nhiều tác phẩm của Rumi, Saadi, Attar, Nezami, được học hành đến nơi đến chốn ở trường dòng (madrassah).
Năm 21 tuổi Hafez trở thành học trò của Attar ở Shiraz. Sau đó trở thành nhà thơ và người đọc Koran trong triều vua Abu Ishak ở thủ đô Esfahan. Năm 1333 Mubariz Muzaffar chiếm Shiraz thì Hafez làm thơ chống đối thay vì thơ lãng mạn. Sau đó Mabariz Muzaffar bị con trai là Shah Shuja giành ngôi và cho vào tù, Hafez lại trở thành nhà thơ của triều đình nhưng sau đấy ông từ chối vì cảm thấy nguy hiểm. Năm 52 tuổi, ông trở lại Shiraz. Tương truyền năm ông tròn 60 tuổi, ông cùng với bạn bè tổ chức lễ cầu siêu trong 40 ngày và ông được gặp lại linh hồn của Attar như 40 năm trước đó.
Hafez là tác giả của hàng trăm bài ghazal nổi tiếng thế giới. Thơ của ông về tình yêu, về rượu, về vẻ đẹp của thiên nhiên, về hoa hồng và chim họa mi. Ông mất năm 69 tuổi ở Shiraz. Người đời sau tập hợp thơ của ông thành tập “Divan” nổi tiếng.



Một số bài thơ:

1

Thiếu tình yêu, anh không cần mùa xuân
Không có rượu thì chén anh chẳng cần.

Thiếu người yêu thì vườn hoa, đồng cỏ
Hương mùa xuân để làm gì cơ chứ?

Thiếu hoạ mi thì tất cả hoa hồng
Sẽ tả tơi, sẽ gục xuống, héo tàn.

Đêm, bầu trời và những vì tinh tú
Không có em, tất cả đều vô nghĩa.

Và nếu thiếu tình thì biết lấy đâu
Người tình duy nhất xứng với tình yêu?

Thiếu tình yêu, Hafiz, đời tẻ nhạt
Hồn hoang vu, buồn và chán ngắt.

2

Em đã quên hết mọi điều hứa hẹn
Còn lại gì đâu? Nỗi đau và hờn giận.

Con tim đau – con bồ câu bị thương
Đôi cánh gãy và đôi mắt vô hồn.

Còn lại gì? Sống mà không mong đợi
Sự cảm thông hay là niềm cứu rỗi.

Hãy lặng im. Vu khống chớ sợ gì
Dưới trời này sự thật chớ tìm chi.

Còn lại gì? Chỉ còn bình và chén
Mọi chân lý mở cho người phóng đãng.

Những kẻ ăn chơi, ta hãy quên ngay
Điều dối gian ta tận cổ đã đầy.

Chỉ tình yêu với tôi là sự thật
Đừng xin thêm Thượng Đế điều gì hết.

Và tự do, Hafiz, chớ đi tìm
Tiếng sáo miệng ở những kẻ nghèo hèn.

3

Anh mơ thấy mặt trăng hiện ra
Còn xung quanh – tất cả đều đen thẫm.

Giấc mơ này báo trước một điều là
Sắp tới đây em về như ngày sáng.

Anh uống mừng gặp mặt. Rượu hãy mang ra
Ở đâu rồi chén rượu từng bị cấm.

Ở đâu nguồn nước sống, để cho
Tâm hồn này vơi đi buồn nản?

Thiếu tình yêu mặt đất là bãi hoang
Còn con tim nhuốm màu tro xám.

Đợi một người duy nhất, anh buồn
Không cần lửa, anh như người cháy sém.

Hãy về đây! ẹm đừng có dữ dằn
Hãy mở tấm lòng bao dung, độ lượng!

Em tốt lắm, em trở lại với anh
Lòng hảo tâm này anh xin ca tụng!

Ai không yêu – hạnh phúc chẳng ở cùng
Ai tắt rồi, chớ đi tìm hơi ấm.

Ai cứu Hafiz thoát khỏi nỗi buồn
Chỉ có em – người dễ thương, tốt bụng.

4

Lòng tôi đau – thầy thuốc không chữa được
Tôi và em đã từ lâu xa cách.

Người yêu đến thì tôi sẽ chữa lành
Trước mặt tôi em khó nhọc hiện lên.

Người yêu đến – ban cho niềm hy vọng
Ở Shiraz sắc đẹp em nổi tiếng.

Người yêu đến – người xua đi nỗi buồn
Dây hạnh phúc lên tiếng ở trong hồn.

Người yêu đến – người làm tôi say đắm
Trong lòng tôi trào lên từng đợt sóng.

Người yêu đến cho lòng tôi mê say
Cơn khát xua đi – hạnh phúc đã đầy!

Đừng buồn nhé, Hafiz, đừng than vãn!
Người yêu đến – người dịu dàng, đằm thắm!

5

Người đưa thư mang bức thư em đến
Nỗi buồn tiêu tan, mặt trời tỏa sáng.

Như ngày nào, em vui vẻ, đẹp xinh
Hạnh phúc bây giờ đã đến với anh.

Vì thư của em lòng mình anh trải
Em đừng trách sao cho em ít vậy.

Qủa thực là anh đã thuộc về em
Không xẻ chia, mãi mãi, từ buổi đầu tiên.

Ước mong của em là lòng Thượng Đế
Anh cảm tạ những lời trong thư nhé.

Không gì chuyển lay lòng chung thuỷ của anh
Không bị cách xa cả không gian, thời gian.

Bụi trên đường theo bước chân em bước
Là thiêng liêng, với anh, là liều thuốc.

Anh sẽ đợi chờ người yêu dấu của mình
Và lòng em anh mã mãi sẽ tin.

Hãy chịu đựng, Hafiz, và hy vọng
Rõ một điều số phận đà định sẵn.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:27:03
 


Baba Taher còn gọi là Baba Tahir (tiếng Ba Tư: بابا طاهر - ) (sống vào khoảng 1000 – 1055) là nhà thơ của giáo phái thần bí Ba Tư.

Tên hiệu của Baba Taher là Oryan. Ông là nhà thơ rất nổi tiếng trong thế giới Arập với thể thơ rubáiáyt. Cùng với Omar Khayyam, là hai nhà thơ chỉ sáng tác theo thể thơ này. Thơ của Baba Taher thể hiện lòng khát khao đạt đến Thượng Đế và chân lý cuối cùng, phê phán sự bất công ở đời. Ngôn ngữ của thơ ông gần gũi với những bài hát dân gian nên theo thời gian có nhiều bài thơ của các tác giả dân gian đều được coi là của Baba Taher. Gần đây người ta đã xây dựng lăng mộ của ông tại Hamadan.



Thơ Rubaiyat

Đôi mắt em xưa huyền bí, diệu kỳ
Còn bây giờ trông ngái ngủ, lừ đừ
Người nói rằng em sống trong giấc mộng
Giấc mộng nào, hay giấc mộng nghìn thu?

***

Uất kim cương đẹp một tuần – không hơn
Hương mùa xuân say một tuần – không hơn
Tình – gian dối! Hãy quí ngày gặp gỡ
Gian dối chỉ ở một tuần – không hơn.

***

Ngày yêu em, anh – người học trò tuyệt vời
Còn giờ đây anh phiêu bạt trên đời
Giá một lần anh được tình hậu đãi
Thì suốt đời xin chỉ học trò thôi.

***

Em trong tim anh, người khác không cần
Đêm đêm lại về toả sáng như trăng
Em là Thượng Đế, đền Kaaba thần thánh
Dù nhìn đâu, em vẫn trước mắt anh.

***

Em hãy đến trong đời chứ đừng trong chiêm bao
Dù chỉ phút giây, xem anh sống thế nào.
Những bông hoa rừng vào tóc em hãy bện
Còn anh sẽ nhổ đi những sợi bạc trên đầu.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:30:24
 


Nur ad-Din Abd ar-Rahman Jami (tiếng Ba Tư: نورالدین عبدالرحمن جامی) (18 tháng 8 năm 1414 – 19 tháng 11 năm 1492) là một nhà thơ lớn của Ba Tư thế kỷ XV. Jami được coi là người khép lại thời kỳ thơ cổ điển viết bằng tiếng Ba Tư.

Tiểu sử:
Jami sinh ở Jam, Khorasan (nay là tỉnh Ghor của Afghanisstan) trong một gia đình giáo chủ có thế lực. Học trường dòng ở Heart và Samarqand nhưng sau từ bỏ con đường danh lợi để theo giáo phái thần bí Sufism, dành trọn cuộc đời cho khoa học và thơ ca. Năm 1456 trở thành giáo chủ của vùng Herat. Từ năm 1447 là giai đoạn ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị nhất.
Jami là người làm thơ nhiều thể loại như: qasida, ghazal, rubáiyát... Bình sinh đã được thừa nhận là một nhà thơ lớn của thế giới Hồi giáo. Di sản mà ông để lại rất đồ sộ, bao gồm khoảng 70 tác phẩm thơ và văn xuôi về Tôn giáo, triết học, âm nhạc, ngữ pháp và lịch sử. Ông là người có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ của thế giới Hồi giáo nhiều thế kỷ sau đó.
 
Thơ:

***
Nhắm mắt lại – em hiện trước mắt anh
Mở mắt ra – lại vẫn thấy bóng hình
Nhìn thấy em cả trong đời, trong mộng
Bằng sắc đẹp của mình em bỏ bùa anh.

***

Tai hoạ cho ai con tim không còn đập
Ai đã thôi yêu, hoa hồng ai đã gục.
Em nói: “Đi đi!” Sao thế hở ông trời
Ai cho phép hồn giã từ với xác?

***

Em xuống vườn cho hoa hồng thêm đẹp
Nhìn thấy em chim hoạ mi vui hót
Em nhẫn tâm để anh phải đau buồn
Tỏ lòng thương ngay cả hòn đá chết.

***

Không có em anh đưa chén lên môi
Nhưng uống rượu với nỗi buồn chia đôi
Đôi mắt đen làm ngày anh xao xuyến
Chỉ những ngày đen khi em đã xa rồi.

***

Nói với tim: “Cho tôi được nghỉ ngơi
Tôi mệt mỏi, con đường quá xa xôi.
Hãy nghiêm khắc với con người phụ bạc
Với con người đã từng dối lừa tôi”.

***

Em xa anh, để anh khổ với tình
Một nỗi đau ngự trị giữa lòng anh.
Anh khó sống… Rồi khi em đến muộn
Để thở dài trên ngôi mộ của anh.

***

Khi xuân về, anh cảm tạ trời xanh
Hoa nở khắp nơi, trong rừng, ngoài đồng
Anh ra nghĩa địa với niềm hy vọng
Thấy hình em trong hoa huệ hồi sinh.

***

Hình dáng em nếu một lần ai thấy được
Thì không thể nào trong lòng không thổn thức
Xa em đã lâu, anh vẫn sống và kinh ngạc một điều:
Anh không chết mà còn thở và suy nghĩ được.

***

Đừng kết bạn với người dại hơn mình
Hãy luôn luôn tìm những người xứng đáng.
Nhưng cũng đừng quấy rầy người cao thượng
Bởi người ta cũng muốn kẻ hơn mình.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:32:47
 


Mawlānā Jalāl-ad-Dīn Muhammad Rūmī (tiếng Ba Tư: مولانا جلال الدین محمد رومی; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Mevlânâ Celâleddin Mehmed Rumi; tiếng Ả Rập: جلال الدين الرومي; còn gọi là Mawlānā Jalāl-ad-Dīn Muhammad Balkhī, gọi theo tên thành phố Balkh, quê hương của nhà thơ. Tuy vậy cách gọi ngắn gọn và phổ biến nhất bằng tiếng Anh là: Rumi, 30 tháng 9 năm 1207 – 17 tháng 12 năm 1273) – nhà thần học, nhà thơ viết bằng tiếng Ba Tư của Hồi giáo mật tông, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Tiểu sử:
Rumi sinh ở Balkh (nay là Afghanistan) trong gia đình một nhà thần học theo giáo phái Sufism (tạm dịch: Hồi giáo mật tông). Từ nhỏ được học hành đến nơi đến chốn không chỉ thần học mà nhiều ngành khoa học khác. Năm 1220 gia đình chuyển về Konya (nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Năm 1231 bố mất, Rumi thay vị trí của bố, thành lập nhóm Mevlevi đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của phương Đông Hồi giáo đương thời và có ảnh hưởng đến nhiều thế kỷ sau đấy. Thời kỳ này Rumi viết tập thơ: Divan và nhiều tác phẩm triết học. Là học trò của Shams-e Tabrizi, nhiều bài thơ của mình, Rumi ký tên Shams-e Tabrizi. Tác phẩm quan trọng nhất: Masnavi-ye Manavi, trình bày những nội dung cơ bản của Hồi giáo mật tông, được Rumi thể hiện xen lẫn với những ngụ ngôn dân gian, lối viết dễ hiểu và ngôn ngữ đại chúng. Tác phẩm này có sự ảnh hưởng rất lớn đến văn học phương Đông Hồi giáo.
Cuộc đời và sáng tạo của Rumi được nhà văn Orhan Pamuk, giải Nobel Văn học 2006, thể hiện trong tác phẩm “Quyển sách đen, 1990” của mình.



ANH VÀ EM

Giây phút hạnh phúc ta bên nhau, hai đứa – anh và em
Hai thể xác, một tâm hồn hoà hợp – anh và em
Bóng tối mờ, tiếng chim hót cho ta niềm bất tử
Ta đi xuống vườn trong lặng lẽ – anh và em.
Những ngôi sao trên trời chiếu sáng cho ta xuất hiện
Ta hoá thành mặt trăng tròn vành vạnh – anh và em.
Không còn hai người, ta sung sướng hoá thân làm một
Tránh xa những điều tiếng thị phi ác độc – anh và em
Và những con chim trên trời yêu nhau chảy máu
Nơi ta trong đêm hai đứa cùng vui vẻ – anh và em
Nhưng thật diệu kỳ: trong khoảnh khắc cùng nhau hai đứa
Thì một người ở Irắc, một ở Khorasan – anh và em.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:36:12
 


Rudaki (860-941)

1

Đền Kaaba của anh em biến thành nhà thờ Thiên Chúa giáo
Em tước hết bạn bè của anh làm gì, anh không hiểu
Còn sau một nghìn lần cúi xuống bên thần tượng của mình
Tình yêu biến anh trở thành người không ngoan đạo*.
______________
*Bài thơ này viết về người yêu của nhà thơ là người con gái theo đạo Thiên Chúa.

2

Em bên anh nhưng anh sợ rằng: em đi làm anh khổ
Ngày anh tính từng giờ, đêm anh tính từng ngôi sao nhỏ.

***

Em không yêu nhưng mong đợi tình anh
Em tìm sự thật nhưng gian dối – tự mình.

***

Chỉ người say tình yêu biết được thế nào là men rượu
Nhưng sao em làm anh khổ thế này, anh không thể hiểu.

***

Hạnh phúc thay cả người nhận, kẻ cho
Bất hạnh thay cho những kẻ hững hờ.

***

Nụ hôn của tình yêu tựa hồ như nước biển
Càng uống vào càng khát thêm, càng muốn uống.

***

Ngày mùa xuân ngát hương và màu xanh
Nhưng đêm đẹp hơn khi có em bên anh.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:38:39
 


Afzaladdin Khakani (1120-1199)

***

Tình đến đây, tình làm nên số phận
Anh gặp em là cuộc đời vô tận.

***

Em là nỗi đau, em là thuốc chữa lành
Em là niềm hy vọng, nỗi sợ hãi của anh.

***

Tình là hoa, khi tình ở xa, tôi cứ ngỡ
Tình đến gần, tôi thấy trong tay tình ngọn lửa.

***

Đôi mắt tội nghiệp của anh một lần thấy em
Một khoảnh khắc thần tiên mang đến tai hoạ hàng nghìn.

***

Cả đời đi tìm em với con tim đã vỡ
Nhưng chẳng thấy gì, dù chỉ lời nguyền rủa.

***

Nhưng anh hạnh phúc nhìn thấy em từ xa
Duyên kiếp anh là vậy, làm sao được bây giờ?

***

Nhưng con tim không cho anh rời khỏi cửa
Mà bắt anh thốt lên lời từ lâu ấp ủ.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:41:55
 

Javad Nurbakhsh (1926-)


QUI LUẬT TÌNH YÊU

Qui luật tình yêu giản đơn và ngắn gọn
Bởi tình là một tam đoạn thức đa âm.
Phán xét của lý trí – hời hợt và nông cạn
Không đủ sức tìm ra bí ẩn của tình.

Tình gắn liền với tồn tại và ý thức
Biến cái dở dang thành cái tuyệt vời
Và nếu ngươi ước mong tìm hạnh phúc
Có khả năng tìm mới xứng với tình thôi.

Đi vào tình yêu như vào đại dương không đáy
Từ giã bờ, đốt cháy những cây cầu.
Nhưng bỗng nhiên ngươi muốn quay trở lại
Đừng dối mình – ngươi chưa phải người yêu.

Hãy quên mình, trao thân cho dục vọng
Hãy để cho khoái cảm dẫn lên đường.
Tìm người yêu dấu nếu như ngươi muốn
Thì sẽ tìm ra, sẽ được yêu thương.

Ánh sáng hoà nhập làm cho mù quáng
Không phân biệt ra hình dáng, vẻ ngoài
Nhưng với người đang yêu thì tiêu chuẩn
Sống với người tình là hạnh phúc thôi.

Rượu tình yêu làm say và đốt cháy
Với người tình rượu là sự lãng quên
Đời thiếu rượu là đời vô nghĩa vậy
Uống rượu vào cho tình được cháy lên.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:45:35
RUBAIYAT DÂN GIAN

1.
Anh đến đây khi nhìn thấy trăng lên
Bên bờ rào em đợi một mình em
Bát nước đầy em trao anh hãy uống
Hết nước rồi anh hãy uống môi em.

2.
Trên thảo nguyên nghe tiếng sấm ầm ì
Trong vườn không còn tiếng hát hoạ mi.
Tình bắt đầu thật muôn hình muôn vẻ
Nhưng kết thúc thì chỉ có chia ly.

3.
Cô gái ngồi khóc trong một buổi chiều
Trong tim cô vừa sợ lại vừa yêu.
Chiều hôm đó tôi sang nhà an ủi:
Trời xui mình thân thiết, hãy nghe theo!

4.
Vườn hồng vẫn khoe sắc đẹp của mình
Còn em nhìn ra xa, không nhìn anh.
Anh chúc cho em với tình yêu mới
Với người tình và em hãy chúc anh!

5.
Giá mà quay lại thời gian hai mươi năm về trước
Về lại cái thời khi cuộc đời đang khó nhọc.
Chứ bây giờ bố em giàu có còn anh vẫn đang nghèo
Dù anh có hỏi bao nhiêu bố vẫn trả lời : “Không được!”

6.
Em có thể phụ tình, còn anh không thể.
Em có thể lại yêu, còn anh không thể.
Em có thể quên hết thảy mọi điều
Quên mãi mãi, muôn đời, còn anh không thể.

7.
Giá mà ta đã không sống gần nhau
Thì chắc gì ta đã nhận ra nhau.
Thì giờ đây ta đã không đau khổ
Thì giờ đây ta đã chẳng u sầu.

8.
Cuộc đời tôi bất hạnh, tôi biết làm sao?
Tôi một mình, em đâu đấy, tôi biết làm sao?
Tôi không cầu trời để được sống lâu trăm tuổi
Nhưng với cuộc đời ngắn ngủi, tôi biết làm sao?

9.
Anh đã mê dáng người em thanh thanh
Anh đã cuồng điên bởi ánh mắt nhìn.
Em đã bắn mũi tên vào trong ngực
Mũi tên này là số phận của anh.



10.
Mùa xuân đến rồi. Bao giờ em đến?
Thiếu em anh buồn. Bao giờ em đến?
Em hứa rằng khi tuyết bắt đầu rơi
Tuyết tan hết rồi. Bao giờ em đến?

11.
Giấc mơ ngọt ngào trong đêm đến rồi đi
Người đẹp dịu dàng trong mơ đến rồi đi
Và sáng ra người đẹp dịu dàng đến thật
Như trăng giữa trời người đẹp đến rồi đi.

12.
Đi cãi nhau với núi để làm gì?
Đi yêu người giàu có để làm chi?
Tôi đẫ yêu, điều gì tôi nhận được?
Sống làm chi, đau khổ để làm gì?

13.
Đêm dù đen nhưng mắt em đen hơn
Trăng dù sáng nhưng mặt em sáng hơn.
So hết thảy muôn loài trong vũ trụ
Chẳng có gì bằng sắc đẹp người thương.

14.
Chiếc khăn trên đầu em là quà tặng của tôi
Nhưng em chẳng yêu tôi, em yêu người khác rồi.
Thôi em ạ, hai ta đều không có lỗi
Tôi khổ đã đành, em cũng khổ như tôi.

15.
- Anh muốn hôn và muốn cắn đau em
Để về anh em không thể nào quên.
- Đừng lên má, kẻo mẹ em nhìn thấy
Tay em đây, áo che ánh mắt nhìn.

16.
Trăng lên cao, trăng sáng giữa trời xanh
Em ra khỏi nhà nhưng em chẳng đến anh
Em đi đâu, tìm ai? Anh chẳng biết
Nhưng bóng hình em vẫn ngự trị tim anh.

17.
Tình của em như sa mạc mênh mông
Anh lạc ở trong không tìm thấy đường
Tim đã trao nhưng nhận về không thể
Đổi cho anh trái tim của người thương.

18.
Chẳng có sông nào mà không có nước
Tình không đau chẳng thể nào có được.
Đau khổ muôn đời là bạn của tình yêu
Chỉ ai không yêu là người không nước mắt.

19.
Khi hình em xuất hiện trước mắt anh
“Nhắm mắt đi!” Anh tự nói với mình
Mắt đã nhắm nhưng mà không che nổi
Hình bóng em vẫn hiện trước mắt anh.



20.
Bím tóc em với anh là gông cùm
Hãy tháo giùm anh bằng những nụ hôn.
Chỉ vì em con tim anh gìn giữ
Thế cho người em có giữ tim không?

21.
Ánh mắt nhìn chẳng giấu nổi anh đâu
Rằng em yêu người khác đã từ lâu.
Em đã thề thủy chung rồi phụ bạc
Câu thề nguyền sao nỡ vội quên mau!

22.
Chàng trai ơi đừng đứng trước nhà em
Biết làm sao để con mắt không nhìn
Rồi bố biết, bố giấu em, bố cấm
Mẹ đánh em, bà nội cũng mắng em.

23.
Đến với anh, em sẽ là người tình
Anh là người mua sắc đẹp của em
Nhưng anh đang nghèo, hãy cho nợ nhé
Anh sẽ không quên lòng tốt của em.

24.
Tạm biệt em, tôi cất bước đường xa
Liệu hai ta còn gặp nữa bao giờ?
Nếu tôi không ra gì, xin lỗi nhé
Còn nếu là người tốt, nhớ tôi nghe!

25.
Liệu có thể chăng ta được trở thành:
Anh – nô lệ của em, em – của anh?
Em cứ nói rằng: “Vâng!”, anh sẽ đợi
Hạn bất kỳ, dù đợi đến trăm năm.

26.
Trong giấc mơ em thấy người yêu em
Khi tỉnh giấc thấy đau nhói trong tim.
Trong giấc mơ em với người hạnh phúc
Tỉnh giấc mơ em chỉ có một mình.

27.
Lòng em đau, nước mắt đã nhạt nhoà
Chẳng yêu ai, sắc đẹp cũng phôi pha.
Chỉ tại anh. Hãy nói vì sao vậy?
Sao thấy em nhưng anh chỉ đi qua?

28.
Em không ngủ, em không biết làm sao!
Con đường dài, em không biết làm sao!
Nhìn con đường, anh còn quay trở lại?
Thiếu anh rồi, em còn biết làm sao!

29.
Biết làm sao, tôi đau đớn vô cùng
Hai người con gái như hai ngọn trúc xinh.
Một người xa, còn một người gần lắm
Cả xa, gần lòng tôi vẫn đều mong.



30.
- Em yêu ơi sao trách cứ gì nhau
Thề có trời anh có trộm gì đâu.
- Anh yêu ạ, anh còn hơn kẻ trộm
Lấy tim em, anh có trả lại đâu.

31.
Anh chẳng cần gì, chỉ cần em
Chẳng có gì vui, nếu thiếu em
Anh chẳng cần dù đường hay mật
Mật đắng hơn thuốc, nếu thiếu em.

32.
Tình yêu ơi, nói cho tôi lần cuối
Tôi và em – ai là người có lỗi?
Tôi cứ buồn, cứ trông đợi về em
Xin hãy nói: em buồn về ai vậy?

33.
Đã từ lâu anh lạc giữa bờ mi
Của đôi mắt em quên hẳn lối về…
Tại đôi mắt, con tim không có lỗi
Sao ông trời bắt tội để làm chi?

34.
Ta cùng nhau đi nhớ lại những đêm
Những khi trăng thanh gió mát êm đềm…
Em còn trẻ những đêm trăng còn nữa
Chỉ anh già, anh sẽ chẳng còn em!

35.
Anh đi tìm em nhưng chẳng biết tìm đâu
Có lẽ em như nước, hay giống ngôi sao?
Nếu ngôi sao thì mây nào giấu được
Nếu như nước thì nước chảy về đâu?

36.
Tôi muốn nhắc đi, nhắc lại một điều:
Chẳng có ai yêu mà lại không đau
Tình yêu không khác gì manh áo hẹp
Khó cởi ra nhưng rất dễ mặc vào.

37.
Hoa thủy tiên: “Sắc đẹp ta người nhắc đến đã nhiều!”
Hoa tuy-líp: “Ta duyên dáng, yêu kiều bên suối reo!”
Hoa hồng đỏ: “Các người đều vớ vẩn
Ta là hoa biểu tượng của tình yêu!”

38.
Cỏ ba lá: “Ta cháy trên cỏ xanh!”
Tuy-líp: “Còn ta bên suối, bên ghềnh!”
Hoa hồng đỏ: “Các người đều vớ vẩn
Ta trên tóc, trên ngực của người tình!”

39.
Cô gái ơi, anh chết mê chết mệt
Ánh mắt em như mùa đông, ngực em như tuyết
Đôi môi anh nóng bừng, anh làm tuyết em tan
Mà tuyết tan thì mùa đông cũng hết.

40.
Cành lá xoè, tỏa rộng giữa vườn xanh
Chim hoạ mi say sưa hót về tình
Rồi lặng im, chim bay về sau núi
Chỉ còn nỗi đau ngự giữa lòng anh.

41.
Quê tôi người ta bán lựu, bán cam
Người ta đem tình yêu bán lấy vàng.
Anh và em dù yêu nhau tha thiết
Mẹ cha em bán cho kẻ giàu sang.

42.
Em xinh hơn trúc, em của anh!
Em đẹp hơn hoa, em của anh!
Em chợt hiện rồi biến mất ngay đấy
Chỉ nỗi buồn còn lại, em của anh!


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:48:13
 


Abū-Nuwās (tiếng Ả Rập: أبو نواس‎‎, , tên đầy đủ: Abu-Nuwas al-Hasan ben Hani al-Hakami, 750 – 810) – là một trong những nhà thơ Ả Rập xuất sắc thời trung cổ. Ba trăm năm trước Omar Khayyam, Abu Nuwas nói về cuộc đời người ngắn ngủi, khuyên người đời hãy biết quí trọng mỗi phút giây của cuộc đời mình và hãy biết vui với tình, như là thứ an ủi duy nhất để quên đi những sóng gió ba đào của số kiếp

Tiểu sử:
Abū-Nuwās sinh ở Ahvaz, Ba Tư, xuất thân từ gia đình nghèo. Abū-Nuwās là nhà thơ tiêu biểu của “phong cách mới”, thời đại nhà nước Ả Rập trở thành Khalifat. Thơ của Abu Nuwas nổi tiếng thế giới lần đầu tiên in bằng tiếng Đức năm 1855 do các nhà khoa học Ả Rập sưu tập thành tuyển tập có tên gọi “Divan”. Các nhà nghiên cứu châu Âu gọi Abu Nuwas là “Anacreon của Ả Rập” hay “Heine của Ả Rập”. Những đề tài chính của thơ Abu Nuwas là về rượu (khamriyyat), và tình yêu với người cùng giới (mudhakkarat).

Là người theo chủ nghĩa khoái lạc, Abu Nuwas đề cao cuộc sống tự do, đề cao rượu và tình ái, trở thành một nhân vật huyền thoại của “Nghìn lẻ một đêm” và nhiều giai thoại cũng như truyện tiếu lâm Ả Rập. Abu Nuwas là nhà thơ có sự ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ lớn của Ả Rập và Ba Tư sau đó như Omar Khayyam, Hafez…

Thư mục:
*O Tribe That Loves Boys. Hakim Bey (Entimos Press / Abu Nuwas Society, 1993). With a scholarly biographical essay on Abu Nuwas, largely taken from Ewald Wagner's biographical entry in The Encyclopedia of Islam.
*Carousing With Gazelles. Subtitle: Homoerotic Songs of Old Baghdad. Translated by Jaafar Abu Tarab. New York, 2005.
*Jim Colville. Poems of Wine and Revelry: The Khamriyyat of Abu Nuwas. (Kegan Paul, 2005).
*Philip F. Kennedy. The Wine Song in Classical Arabic Poetry: Abu Nuwas and the Literary Tradition.. (Open University Press, 1997).
*Philip Kennedy: Abu Nuwas: A Genius of Poetry, OneWorld Press, 2005.
*The care and feeding of gazelles - Medieval Arabic and Hebrew love poetry. IN: Lazar, M. and Lacy, N. Poetics of Love in the Middle Ages. (George Mason University Press, 1989).
*Boy-love in Medieval Arabic Verse. Paidika, Vol 3, No.3, Winter 1994.
*Richard Nelson Frye. The Golden Age of Persia, p123, ISBN 0-06-492288-X)
*Schild, Maarten. Abu Nuwas: Encyclopedia of Homosexuality. Dynes, Wayne R. (ed.) New York and London, Garland Publishing, 1990. p. 7
*Fawn of My Delights - boy-love in Hebrew & Arabic Verse. IN: Sex in the Middle Ages. (Garland, 1991).
*Encyclopædia Britannica entry for Abu Nuwas



Một số bài thơ:

1

Hãy nhẫn nhục, đằm thắm với người tình
Đường tình yêu là con đường dịu êm.
Chớ giận người khi người ta đột ngột
Giận dỗi, lạnh lùng và thích cô độc.
Đừng lặng im, cau có, cằn nhằn
Vũ khí của anh – những lời dịu êm.
Trong đêm vắng lời nhắc đi nhắc lại
Và người sẽ là của anh mãi mãi.

2

Tôi đau đớn, tôi gọi ông thầy thuốc
Nhưng ông thầy bệnh tôi không chữa được.
“Không phải tôi chữa được bệnh của anh
Mà cái người anh thường nói: “Yêu em”.

Không thầy thuốc mà gọi người yêu anh
Bệnh của anh, bệnh tai ác – bệnh tình”.

3

Hoa hồng đang mỉm cười
Con suối kêu róc rách.
Hoạ mi cao giọng hát
Giữa xanh thắm bầu trời.

Bạn bè tôi uống rượu
Cùng với tôi ngoài trời.
Không có gì trên đời
Quí hơn tình bạn hữu.

Dưới chén tròn vành vạnh
Trong say đắm mùa xuân
Uống rượu cùng bè bạn
Và vui vẻ, hân hoan.

Họ không tìm giàu có
Và không kiếm vinh quang
Mà uống say rồi nằm
Lăn ra trên thảm cỏ.



4

Hôn anh nào, anh xin
Và em không từ chối
Em hạnh phúc, còn anh
Ngỡ rằng quá ít ỏi.

Hôn anh thêm lần nữa
Thật hào phóng, đừng nhìn.
Chẳng lẽ nào em nỡ
Keo kiệt thế với anh?

Cười với tôi người yêu
Rồi hôn tôi lần nữa:
“Nếu mà em cứ chiều
Anh sẽ còn đòi nữa.

Như trẻ con, chẳng khác
Khi được tặng đồ chơi
Chưa kịp chơi thoả thích
Đã đòi cái khác rồi”.



5

Cho em vui – anh chết vì đau khổ
Im lặng muôn đời… Điều này không lâu nữa.

Con tim em sẽ dễ dàng quên anh
Còn anh chết – giữ lời hứa trung thành.

Dưới trăng này tất cả đều thay đổi
Em phụ tình anh, em lạnh lùng đến vậy.

Nhưng nếu trong mắt em anh chẳng ra gì
Thì sự thật muôn đời em chẳng nhìn ra.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:53:16
 


Majnun Layla (Qays Ibn al-Mulawwah-Thế kỉ 7)(Ả Rập)


1


Trong ngực tôi con tim ai đang gióng
Tôi gọi em nhưng mà em im lặng.

Con tim tôi khổ vì mối âu lo
Tai hoạ này chẳng biết ở đâu ra?

Từ ngày gặp Layla tôi lâm vào tai hoạ
Con tim tôi đau mọi thời gian, mọi ngả!

Có phải mọi người tim đều thế này chăng?
Xin Thượng Đế cho cuộc đời chẳng còn tim!


2

Tôi đau vì tình
một nỗi buồn không thể tả.
Tai hoạ ở rất gần
còn em thì đâu đó.

Tôi đang đánh mất niềm hy vọng
đã quen với chia ly.
Người yêu tôi im lặng
coi tôi chẳng ra gì.

Tôi như con chim non
sa vào lưới tình tuyệt vọng
Có một bàn tay vô hình
giữ tôi trong tù hãm.

Giống như con trẻ chơi đùa
nhưng với con chim bị bắt
Trò chơi này có lẽ là
sẽ trở thành cái chết.

Giá mà tôi được thoát ra!
nhưng chẳng biết là có đáng.
Vì con tim cứ hướng tới người ta
mà dây xích thì rất ngắn.




3

Anh làm gì ư, một gã cuồng
trong buổi chiều xanh thẫm
Anh vẽ hình em trên cát trắng
và anh nói chuyện với đồng hoang.
Anh nghe tiếng kêu của quạ khoang
rơi xuống đất trong đau đớn
Và ngọn gió buồn đang quét đi
bức vẽ của anh trên cát trắng.


4

Tôi đang yêu – cơn khát trên sa mạc
không khát bằng cơn khát tình tôi.
Tôi đang yêu - đã cạn khô nước mắt
vì những đêm không ngủ của tôi.
Tôi đang yêu – tôi đã quên cầu nguyện
tôi như một kẻ cuồng điên
Tôi đang yêu – không còn tơ tưởng đến
đền Kaaba và Kinh Koran.




 5

Con xin Thượng Đế một điều mong
ngoài ra – không còn gì khác:
Hãy cứu người yêu con khỏi đau buồn
cứu người con yêu khỏi điều ác.

Con chẳng cần gì nhiều hơn
Ngài đã rất hào phóng
Tặng cho con tình yêu là sung sướng
là nguồn sáng, là cứu rỗi của con.

Một ngày còn sống – còn yêu và tin
còn hy vọng và chịu đựng
Chỉ tôn thờ một thần tượng
và báu vật gắng giữ gìn.


6

Chỉ có kẻ đang yêu
có quyền được gọi là người.
Ai sống mà không yêu
là mắc tội phạm thánh đấy thôi.

Người tôi yêu bảo tôi như vậy:
“Em chẳng có gì tiếc thương
Chỉ cần được nhìn thấy anh
chỉ cần được chờ anh, mong đợi”.

Chỉ ghen tỵ với kẻ đang yêu
với hạnh phúc nhường ấy
Là niềm khoái lạc ngọt ngào
là gia tài không thể đổi.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:56:35
 



Omar Ibn Abu Rabia (644-712)

1

Chỉ một mình em anh nhớ về
anh không ngủ trong đêm vắng.
Còn khi gần sáng anh ngủ mê
thì em lại đến trong giấc mộng.

Một phút ngỡ là muôn năm
khi em nơi xa vắng.
Còn khi bên em thì dù cả vĩnh hằng
rất nhanh và rất ngắn.

2

Em đến trong đêm này
dịu dàng và đằm thắm
Và những giờ không ngủ vụt bay
trong đêm này rất sáng.

Bình minh đến chẳng hề mong
nhưng người yêu chưa cất bước.
“Em không giã từ anh, ồ không
em thốt lên trong nước mắt.

3

Em đã bỏ bùa tôi
giống như người làm phép thuật
Như đội quân bao vây
một vương quốc và chiếm được.

Tôi mang ơn số kiếp
ca tụng phép yêu tinh
Ngợi ca phép lạ của nụ hôn
và ấn tượng mê hồn trong ánh mắt.

Em nói với tôi rằng: “Hẹn gặp!”
Nhưng chẳng biết đến bao giờ?
Em cười bảo: “Đến ngày kia!”
như mọi khi, em luôn tinh nghịch.

4

Anh yêu người con gái đẹp xinh
anh hạnh phúc, sung sướng.
Đừng biến người ta thành thần tượng
thành thần thánh, thiêng liêng.

Đi đến gặp gỡ với người
thì tình yêu trao hết.
Nhưng chỉ ít khi đến thôi
kẻo lại rồi chán ngắt.

Đừng nhắc hoài: “Yêu em, yêu em!”
niềm hân hoan giảm bớt.
Gặp gỡ người chớ cầu xin
đừng van nài, đừng khóc.

Đuổi theo tình – tình bỏ
tai hoạ khôn lường:
Người ta sẽ trả lời: “không”
thay vì trước đây nói “có”.
 


5

Con tim anh đau đớn
vì ánh mắt của em!
Bước đi trong gió của em
như dương liễu đung đưa từ sáng sớm!

Rất khoan thai, uyển chuyển
hình dáng của em!
Em cười – anh như được hồi sinh
em quay đi – anh trở thành chết điếng.

Không ai biết được ta yêu nhau
ta gặp nhau không hề biết trước.
Tình yêu – gặp gỡ rồi ly biệt
tất cả số kiếp định rồi.

6

Suốt cả đêm không ngủ
ta chỉ có một mình.
Chớ tranh luận với người yêu đẹp xinh
người tự đặt mình vào chỗ.
Người trở về thì ta vui vẻ
người ra đi tai hoạ khôn lường
Chia tay nhau – ta mất tất cả
nhìn thấy người – hồn lại hân hoan!

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 11:58:59
 


Abu al Atahiyah (748-825)(Ả Rập)

1

Hỏi tôi Thánh Ala
với nỗi buồn và đau điếng:
“Có phải con yêu Utba
bằng tình yêu chân chính?”
Và tôi trả lời
bằng giọng chân thành:
“Tình của con như máu
chảy về tim.
Còn con tim của con –
Ngài xem! - đau lắm
Có vô số những vết thương
như dao chém.
Con đã hoài công
gọi về ông thầy thuốc
Nhưng bệnh của con
chỉ ngôi mồ chữa được.
Chỉ có áo quan
một màu trắng toát.
Chữa được tình yêu
không thể nào chia cắt.
Người mà con yêu
làm say mê người khác…
Con hiểu một khi yêu
thì khổ đau không thoát.



2

Tuổi trẻ của ta hãy quay về
Ta gọi ngươi, ta khóc, ta đau khổ
Những sợi tóc của ta trắng xoá
Ta sẽ đem nhuộm đen đi
Ta bây giờ như cây cối mùa thu
Ta đứng một mình trong gió
Ta khóc về quá khứ
Những tháng năm hoài phí, lỡ làng trôi
Hãy quay về tuổi trẻ của ta ơi
Người sẽ không còn nhận biết
Kẻ tóc bạc này đã đánh mất
Điều may mắn cuối cùng.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 12:01:42




Ibn Zaidun (1003-1071)(Ả Rập)

1

Anh sẽ không quên lời hứa của mình
Anh đặt vào đấy cả tâm hồn, trái tim!

Không bao giờ, ngày hay đêm cũng vậy
Lời hứa của mình anh sẽ không thay đổi.

Rằng chỉ mình em, chỉ một mình em
Là hiện thân điều mơ ước của anh!

Tình của em dù đam mê mãnh liệt
Chỉ cho anh một phần thôi cũng được.

Trong cách xa dù chỉ còn đêm
Anh xin em hãy nhớ về anh.

Và nếu cuộc đời anh, em cần đến
Anh sẽ nói: “Này đây, em hãy nhận!

Số phận anh là nô lệ của em
Số phận anh nằm trong tay em”.

2

Anh yêu kẻ thù, bởi em cũng không là bạn
Vì nếu khác, thì tại sao làm anh đau đớn?

Có phải em giận anh? Em hãy trả lời
Dù em không công bằng – anh chỉ trách mình thôi.

Em như mặt trời, nhưng dưới mặt trời có bóng
Em chiếu sáng đêm… và làm ngày tối sẫm.

Anh biết rằng lời than phiền sẽ tan tác như mây
Chỉ cần em thương cho kẻ bất hạnh này!

3

Tình em là kho báu… Nhưng anh biết đâu tìm
Mặc cho vận may sẽ chỉ lối cho anh…

Trong đôi mắt anh giờ chia ly đã đến
Mắt khóc em và giã từ trong im lặng.

Số phận đang mỉm cười với anh lúc này
Nhưng hình bóng tuyệt vời của em không giấu được đám mây.

Em là cuộc đời anh, anh làm sao xa được
Nếu phải xa thì thà cho anh cái chết.

Than ôi, con mắt không sao giấu nổi tình anh
Gương mặt làm sao giấu được nỗi lòng.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 12:04:05
 

Ibn Hamdis (1055-1132)(Ả Rập)

1

Em ơi hãy ở lại cùng anh, hãy đợi
Đừng cười anh và em đừng đi vội!

Tất cả lại trở về và sẽ cháy lên
Ngọn lửa ngày nào vẫn ở trong tim!

Những đêm cô đơn, những ngày buồn bã
Cho anh khỏi u sầu – em đến nhé!

Anh trao em con tim và tấm lòng thành
Nhưng chẳng thấy gì, dù hy vọng mong manh!

Có phải em thích trò chơi như vậy?
Anh sẽ chịu đựng nhưng xin em ở lại!


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 12:07:51
 


Pir Sultan Abdal (Haydar) (Thế kỉ 16)(Thổ Nhĩ Kỳ)

1

Không cần hoạ mi hót trong vườn anh
Không có em trong nỗi buồn đang cháy.
Anh kiếm dầu cho ngọn đèn của mình
Không có em trong nỗi buồn đang cháy.

Anh trở thành bông hoa hồng héo khô
Thành bọt nước mà dòng đang quánh lại
Trở thành tro, anh nằm trong bếp lò
Không có em trong nỗi buồn đang cháy.

Những bóng đen chỉ đường cho ta mau
Những vết bỏng xin các người băng lại
Nói với em ở trên ngọn lửa nào
Không có em trong nỗi buồn đang cháy.

Anh đang sống trong ngôi nhà của mình
Không ăn uống, anh khát khao lắm vậy.
Anh sống đây chịu đựng nỗi cực hình
Không có em trong nỗi buồn đang cháy.



2

Kẻ cô đơn tội nghiệp đi tìm em –
Kho châu báu và anh tìm ra được
Người đẹp ơi, biết không, anh đi tìm
Và thấy em như người anh mơ ước.

Con chim non, em từ đâu đến vậy?
Bờ mi em như một mảnh trăng thề…
Em khóc lên tựa hồ như mãi mãi
Người yêu của mình đã bỏ ra đi?

Xin em chớ buồn, em không đơn lẻ
Gương mặt như trăng, mái tóc đen huyền
Dù chưa phải người yêu nhưng anh sẽ
Đến muôn đời anh sẽ ở bên em.

Anh khát khao bằng tất cả trái tim
Mong cho em không bao giờ cô độc
Mong cho em không nếm mùi xa cách
Và anh mong hạnh phúc cho mình.



3

Kể từ khi sống cuộc đời ô nhục
Hồn không yên. Anh chẳng biết làm sao?
Kể từ ngày với người yêu xa cách
Đời chán chường. Anh chẳng biết làm sao?

Biết làm sao? Ngọn đèn vui lấp lánh
Có giúp được gì cho kẻ đang yêu
Chứ bây giờ tai hoạ đầy mọi chốn
Sức không còn. Anh chẳng biết làm sao?

Anh bảo: đến với anh – và em đi đến đấy
Anh bảo: vào đây – và em đã ghé vào.
Anh mất rồi, hãy tìm – và em tìm thấy
Nhưng hồn bỗng lạ lùng – anh biết làm sao?

Anh tin chắc: đã đến lúc lên đường
Theo ý trời anh phải đi vội vã
Quên phiền muộn, đi tìm gặp người thương
Còn nếu không? Chẳng biết làm sao cả?

4

Tâm hồn anh đau lắm
Anh mong được chữa lành
Anh thở bằng hy vọng
Rằng sẽ được gặp em.

Hoạ mi đừng dữ dội
Hoa hồng hãy dịu êm
Hoa hãy thương ta với
Đừng tỏ vẻ ngạc nhiên.

Em đốt anh cháy lên
Em – ngôi đền anh dựng
Khi cầu nguyện anh nhìn
Vào em như ân sủng.

Đôi mắt em sáng tỏ
Và cháy bỏng bờ môi…
Ai tình yêu lìa bỏ
Chỉ có đáng thương thôi.

Em đã biết anh rồi
Sao gặp anh em tránh
Em quay đi im lặng
Để nước mắt đầy vơi…

5

Người con gái mắt đen, tim anh đang vỡ
Để lấy ra mũi tên, em hãy đến đây.
Em đến để chữa lành cho anh nỗi khổ
Anh đang yêu, đang chết dần, em hãy đến đây.

Anh là thành phố bị kẻ thù bao vây
Là tù binh sắp bị đem xử bắn
Là người tù bơ phờ, tay chân bủn rủn
Hãy cứu anh thoát cảnh này, em hãy đến đây.

Mọi thứ trên đời này đều dễ dàng mua được
Nhưng hạnh phúc thì thật khó lắm thay
Layla của Madzhnun cũng đã từng mơ ước
Anh tha thiết gọi tình, em hãy đến đây.

Thân xác đau, con tim dần nguội lạnh
Mơ ước của anh, tất cả phí hoài
Bầu trời đen. Cuộc đời đã cháy sém
Để nhìn thấy tro tàn, em hãy đến đây.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 12:09:54
 


Karadzhaoglan (1606-1679)(Thổ Nhĩ Kỳ)

1

Hãy giữ anh bằng tình yêu của em
Đừng để xa rời quê hương yêu mến
Hãy đưa anh vào dáng em hãy bện
Để muôn đời anh được ở bên em.

Em hãy cản trở con đường của anh
Đừng cho nó dẫn anh về cái chết
Đưa anh vào mái tóc em, hãy buộc
Để anh trở thành một sợi chỉ vàng.

Bện vào tóc, anh sẽ rất vui mừng
Hương thơm ngát sẽ làm anh choáng váng
Và anh sẽ quay trở lại con đường
Trước mặt anh có em làm vật cản.

Dù em không yêu, anh vẫn vui thay
Anh vẫn của em đến ngày tận số
Chỉ im lặng nghe lời tên nô lệ
Cho dù anh không xứng với điều này.

2

Giá mà anh trở thành làn khói xanh
Thành bông hoa cho em thò tay bẻ
Giá mà anh trở thành chiếc khăn lanh
Để cho em đem quấn vòng quanh cổ.

Để bên em suốt ngày anh được ở
Anh sẽ trở thành chiếc vòng đeo tay
Thành giọt thuốc nằm trong bình nhỏ
Để cho em đi kiếm suốt ngày.

Anh đang sống bằng ước mơ dịu êm
Sẽ được trở thành một tên nô lệ
Hay trở thành đồ trang phục của em
Hay trở thành cái chăn trên giường ngủ.

3

Tại vì sao em không đến với anh
Hãy đến đây cho anh làm nô lệ.
Trên mặt anh giọt nước mắt long lanh
Em hãy đến lấy khăn chùi giọt lệ.

Nhưng em không muốn nghe lời của anh
Áo quần em, lụa và nhung em mặc
Tình của anh vật cản không qua được
Trời không xe duyên hai đứa chúng mình.

Con đường anh chạy từ trên đồi cao
Dốc dựng đứng, còn bây giờ thoai thoải
Em nói với anh những lời cay đắng vậy
Và những lời em đâu phải tình yêu.

Anh không biết làm sao anh thắng nổi
Những đam mê và dục vọng của mình.
Thành người khổ hạnh mặc áo quần rách rưới
Anh sẽ vui lòng từ giã với em.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 08.12.2007 12:12:24
 


Yusuf Nabi (1642-1712)

1

Anh hiểu ra dối gian – người anh lên cơn sốt
Hai má nóng bừng, anh ngã gục trong đêm này.

Bầu trời trở thành đen khi nghe những lời đau khổ
Con mặt trăng đang cười ai vậy trong đêm này?

Em hãy nói, có phải là anh không xứng đáng
Em làm điều tốt, còn anh lầm lỗi trong đêm này?

Hay là em không ưa bạn bè và anh uống rượu
Hay ai đã làm em xao xuyến trong đêm này?

Chỉ có hình bóng xa xôi của em cùng anh nói chuyện
Hãy nói cho ta sự thật, trong đêm này em đã mến ai?

Anh đau khổ đắm chìm trong nước mắt
Ngày tận thế của anh đã đến trong đêm này.

2

Dòng sông đang gọi ai, vang lên - điều này em có lỗi.
Chim hoạ mi đang líu ríu trên cành - điều này em có lỗi.

Ô, người đẹp hãy cho anh xin một nụ hôn!
Từng hơi thở đầy lửa tìmh - điều này em có lỗi.

Em hãy đến đây, hờ hững ghé mắt nhìn
Có tiếng kêu của kẻ say giữa ban ngày - điều này em có lỗi.

Anh đeo lá bùa lấy từ bàn tay đẹp của em
Những lời vu khống vây lấy anh - điều này em có lỗi.

Vẻ quyến rũ đã không còn trong những câu thơ
Không buộc tội ai, thi sĩ lặng im - điều này em có lỗi.



3

Chén rượu uống vòng quanh từng vòng - đến rồi đi
Biển đổ dồn sóng về phương Nam - đến rồi đi.

Người đưa tin mang hoa hồng cho người khách
Ngọn gió trên đồng tươi mát - đến rồi đi.

Đau khổ vì tình yêu không thuốc nào chữa được
Chúa Giê-su* cũng chịu lắc đầu - đến rồi đi.

Trong tim tôi có một nỗi đau còn ở mãi
Còn tình yêu – kẻ nô bộc một ngày, đến rồi đi.

Thần tình yêu tinh nghịch về tình yêu không nói trước
Ô, ta đã điên rồ qua đó - đến rồi đi.
_________
*Chúa Giê-su (Isa) – người Hồi giáo coi Jêsus Christ là một trong những nhà tiên tri đi trước Mahômét.

4

Có nên thực hiện lời hứa của mình – không biết được
Trong giờ tình yêu không có gì ngoài ba hoa – không biết được.

Đừng hỏi rằng có thể không uống rượu nữa chăng –
Nơi hỏi vậy, hoài nghi, không ai biết được.

Trong cái giờ phút mà người đẹp là của anh
Con tim bằng đá người tình không biết được.

Con gà trống khôn ngoan hơn những kẻ đang yêu
Lúc nào gáy, lúc nào im, điều này gà biết được.

Ô, Nabi, đau khổ vì tình không có ai
Ngoài cái người đã tặng khổ đau, không biết được.



5

Người đẹp có hình dáng buồn, nỗi buồn không mang đến
Người đẹp mang đến giận hờn, người khác không mang đến.

Tôi ghen tỵ với những người chồng khôn ngoan:
Say ngã trong quán rượu nhưng chửi rủa về nhà không mang đến.

Âu yếm trong phút chốc mang lại cả nghìn vết thương
Con tim hững hờ tình yêu không mang đến.

Đôi tai tôi như cánh cửa nơi cổng trời
Những bài hát dưới trần niềm vui không mang đến.

Hồn say sưa với hoa hồng, càn rỡ với hoạ mi
Ô, Nabi, những bài hát của ngươi thuốc chữa lành không mang đến.


Bản dịch "Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo" của Nguyễn Viết Thắng.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 31.03.2008 09:37:38

Omar Khayyám

Trong các nhà thơ cổ phương Đông nổi tiếng thế giới Omar Khayyám chiếm vị trí số 1. Hàng triệu quyển thơ ông được in ra đều đặn từ hơn 100 năm nay cho đến bây giờ vẫn thế.
Thơ Rubaiyat của Omar Khayyam được dịch ra tất cả các ngôn ngữ châu Âu. Còn châu Á, theo tư liệu chưa đầy đủ, ngoài các ngôn ngữ trong thế giới Hồi giáo, đã có bản tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Hoa, tiếng Việt, tiếng Hindi, tiếng Uốc-đu…
Thơ Khayyam về ý nghĩa cuộc đời người, về sự bất lực của con người trước số phận và thời gian, về những sung sướng và đau khổ của kiếp người, về tuổi trẻ và tình yêu, tuổi già và cái chết, về những lời khuyên răn mà trong đó mỗi người có thể tìm thấy cho mình một điều gì thầm kín chưa từng được nói ra – tất cả đã trở thành tài sản tinh thần của toàn nhân loại.

* * *

Omar Khayyam sinh năm 1048 tại thành phố Nisapur, tỉnh Khorasan, miền đông bắc Iran. Nisapur, theo lời của các nhà sử học, là thành phố lớn, trung tâm văn hoá, thương mại của Ba Tư thế kỷ thứ 11. Khayyam bắt đầu đi học ở trường dòng Nisapur, sau đó tiếp tục tại Balkh và Samarkand, trở thành nhà bác học nổi tiếng thời đó. Khayyam được người đời gọi là nhà bác học, người chứng minh chân lý, ông hoàng triết học Đông-Tây…
Sự nghiệp khoa học của Khayyam có một thời kỳ gần 20 năm phát triển rực rỡ. Đó là kể từ năm 1074 Khayyam được vua Malik-Shah mời về triều đình theo lời đề nghị của quan đại thần Nizam al Mulk. Khayyam được giao lãnh đạo đài thiên văn mới xây dựng hiện đại, nơi mà theo lời các nhà sử học “tập trung những nhà thiên văn giỏi nhất thế kỷ” và được giao nhiệm vụ lập ra lịch mới.

Ở Iran và Trung Á trong thế kỷ 11 tồn tại đồng thời hai hệ thống lịch: dương lịch từ thời Bái hỏa giáo và âm lịch được người Arập phổ biến cùng với Islam. Cả hai lịch trên đều có những nhược điểm. Dương lịch Bái hỏa giáo một năm có 365 ngày, việc điều chỉnh chỉ được thực hiện một lần trong vòng 120 năm khi mà sai số đã lên đến một tháng. Âm lịch Hồi giáo có 358 ngày không thuận tiện cho việc nông nghiệp.
Trong vòng 5 năm tiến hành nghiên cứu ở đài thiên văn cùng với một nhóm các nhà thiên văn học Khayyam đã lập ra lịch mới mang tên “Niên đại Malik-Shah”. Lịch do Omar Khayyam lập ra có độ chính xác cao hơn lịch Gregorian, nơi mà sai số trong một năm là 26 giây. Theo tính toán của các nhà khoa học thế kỷ 20 lịch của Khayyam chính xác hơn lịch Gregorian 7 giây. Chỉ tiếc rằng “Niên đại Malik-Shah” đã không bao giờ được áp dụng vào thực tế.
Cũng trong thời kỳ này Khayyam viết nhiều công trình toán học. Các tác phẩm về toán học của ông bị thất lạc nhiều và chỉ đến thế kỷ 19 mới được các nhà khoa học châu Âu phát hiện và đánh giá. Chính Omar Khayyam là người đầu tiên nêu lên mối liên hệ giữa đại số và hình học. Trong một công trình toán học của ông các nhà khoa học tìm thấy cốt lõi của Nhị thức Newton.
Ngoài toán học, thiên văn học trong thời kỳ ở thủ đô Esfahan Khayyam còn nghiên cứu các vấn đề triết học. Ông dịch triết học của Avicenna (Ibn-Sina) từ tiếng Arập sang tiếng Ba Tư và viết 5 tác phẩm triết học còn được lưu giữ đến ngày nay. Sau khi vua Malik-Shak bị đầu độc và Nizam al Mulk bị giết hại trong triều đình bắt đầu một thời kỳ hỗn độn. Cuộc đời của Omar Khayyam bắt đầu một thời kỳ phiêu bạt. Gần cuối đời ông trở về quê hương Nisapur sống bằng nghề dạy học. Năm mất của Khayyam được xác định là 1123. Theo một giả thuyết khác là năm 1131.

Omar Khayyam nổi tiếng khắp thế giới là một nhà thơ thế nhưng trên quê hương của mình ông chỉ được biết đến là nhà triết học, nhà toán học, thiên văn học. Khayyam trở thành nhà thơ nổi tiếng thế giới là do công của Edward Fitzgerald khi ông in bản dịch “Thơ Rubaiyat của Omar Khayyam” vào năm 1859. Fitzgerald là người mở đầu trong việc phát hiện Omar Khayyam và sau đấy các nhà khoa học khắp thế giới bắt tay vào việc nghiên cứu Omar Khayyam, mở ra một môn khoa học nghiên cứu gọi là Khayyam học. Trong số những nhà nghiên cứu đi đầu và có những công trình đáng kể nhất về Omar Khayyam có thể kể đến: Nicolas của Pháp, Arberry của Anh, Zhukovsky của Nga, Christensen của Đan mạch, Govinda Tirtha của Ân Độ…
Omar Khayyam chỉ làm thơ theo thể rubai (trong văn học Ba Tư thế kỉ 11 còn có Baba Taher cũng là người chỉ làm thơ rubai, tuy vậy, rubai của Baba Taher khác với rubai của Khayyam về hình thức cũng như về phong cách). Thơ rubai được gieo vần theo sơ đồ aaba (một ít bài aaaa) là thể thơ có nguồn gốc dân gian Ba Tư.



* * *

Tư tưởng chủ đạo trong thơ của Omar Khayyam là đề cao nhân phẩm con người, khẳng định rằng mỗi con người sống trên đời có quyền được hưởng những lạc thú của đời sống ở chốn trần gian. Chỉ với điều này cho phép chúng ta gọi ông là một nhà nhân văn vĩ đại của quá khứ.
Omar Khayyam cho rằng cuộc đời người là vốn quí, mỗi người cần được nhận về phần hạnh phúc của mình. Hạnh phúc không phải ở chốn thiên đàng hay nơi cực lạc sau khi chết như tôn giáo vẫn khẳng định mà hạnh phúc trên cõi đời này và trong ngày hôm nay.
Mỗi sáng dậy ta lại bắt tay nhau
Trong phút giây ta quên mọi khổ đau
Ta khoan khoái thở khí trời buổi sáng
Ngực đầy căng ta sung sướng thở phào.
***
Tôi chẳng mong sung sướng ở “sau này”
Tôi chỉ cần có rượu uống “hôm nay”
Tôi chẳng tin vào chuyện đời vay trả
Có khác gì tiếng trống gõ vào tai.

Cuộc đời người ngắn ngủi. Cái chết không ai tránh khỏi. Đôi khi Khayyam cảm thấy sự vô nghĩa của cuộc đời này. Nhưng Khayyam không tin vào cuộc đời ở thế giới bên kia mà chỉ mong nhận hết những gì có thể ở cuộc đời này.
Tôi hỏi già về thế giới bên kia
Trong góc nhà đang uống rượu say sưa.
“Cứ uống đi! Tới đó còn xa lắm
Những kẻ ra đi chưa thấy ai về”.
***
Gương mặt dịu dàng và hoa cỏ xanh tươi
Tôi vẫn ham mê một khi còn sống trên đời.
Tôi đã, đang và có lẽ vẫn còn uống rượu
Uống đến giây phút cuối cùng của cuộc đời tôi.

Không tin vào thiên đàng ở trên trời Khayyam vẽ ra thiên đàng dưới mặt đất. Đó là bãi cỏ xanh bên bờ suối, là buổi chiều tà, là gương mặt dịu dàng của người tình cùng chén rượu, là khi mà không còn phân biệt được được màu môi của người tình hay hay màu của rượu hồng hơn, say người tình hay rượu say hơn.
Suối róc rách và hoa cỏ ngát hương
Có khác chi phong cảnh chốn thiên đường
Muốn bao nhiêu hãy nằm lăn trên cỏ
Uống rượu nồng, âu yếm với người thương.
***
Rượu, người đẹp, ngồi trong vườn hoa tươi
Thiên đàng đâu cũng chẳng cần nữa rồi.
Không ai thấy thiên đàng trên trời cả
Đành tạm bằng lòng dưới mặt đất thôi.

Hoặc cảnh sum vầy quanh bạn bè, bên chén rượu, đêm trăng
Bên nhau vui vẻ dưới trăng này
Rượu nồng xin hãy uống cho say
Mai mốt ta về thân cát bụi
Trăng vàng muôn thuở vẫn còn đây
***
Em yêu ơi ai biết được ngày mai
Ta hãy quên phiền muộn dưới trăng này
Uống đi em kẻo một ngày nào đó
Trăng lại về còn ta đã xa bay.

Nhưng rồi cũng có lúc ta thấy chỉ còn lại một mình Khayyam và rượu – người bạn hiền duy nhất không bao giờ từ giã Khayyam.
Hãy cho tôi một bình rượu thật đầy
Cô bán hàng cứ rót, chớ dừng tay.
Giờ chỉ rượu người bạn hiền duy nhất
Cả bạn và tình đều đã đổi thay.
***
Chẳng còn người ta có thể giãi bày
Chỉ còn rượu cho ta những cơn say
Đừng rời tay khỏi chiếc quai bình rượu
Nếu tuổi già không còn ai để bắt tay.

Trong thơ Khayyam ta bắt gặp thật nhiều bài ca ngợi rượu. Hình tượng rượu trong thơ ông có rất nhiều nghĩa, nhiều cách giải thích. Những bài sau đây có nghĩa thông thường.
Kẻ hành khất uống rượu ngỡ ông hoàng
Cáo uống rượu thành sư tử hiên ngang
Già uống vào thành trẻ vô tư lự
Trẻ uống vào thành chín chắn, khôn ngoan.
***
Cuộc đời ta đầy thất vọng, chán chường
Chỉ còn rượu ta quí trọng, yêu thương
Rượu – máu của đời, đời là bể khổ
Nên ta ngồi uống nước mắt quê hương.

Rượu trong thơ Khayyam là hình tượng thi ca dùng để thể hiện, khẳng định mình. Rượu là tượng trưng cho hạnh phúc của con người, là sự phản kháng đối với những cấm đoán khắt khe của tôn giáo, ca ngợi tự do của con người. Khayyam không đồng tình với học thuyết Hồi giáo về thiên đàng: nếu ngoan đạo là phải từ chối những lạc thú ở đời này để sau khi chết sẽ được lên thiên đàng có tiên, có rượu, có suối mát, có mật ngọt chảy thành sông và một cuộc sống hạnh phúc đời đời. Còn logíc của Khayyam là tại sao trên đời này cũng có người đẹp, có rượu, có thơ, có nhạc, có buổi chiều tà, có suối róc rách và chim hót trên cành thì không hưởng đi mà phải đợi đến sau khi chết.
Nghe nói rằng sẽ có rượu và tiên
Và bao nhiêu sung sướng ở thiên đường
Nhưng đời này ngươi không tình, không rượu
Chỉ đợi chờ chẳng lẽ thế là khôn?
***
“Lên thiên đàng sẽ được uống rượu nồng
Có tiên hầu, được sung sướng, thong dong…”
Nhưng dưới này tôi vẫn em, vẫn rượu
Suy cho cùng là những thứ đời mong.

Khayyam không hoàn toàn phủ nhận sự hiện diện của thiên đàng mà thường nói “chắc gì” nhưng theo Khayyam con người phải là sự kết hợp của hồn và xác. Nếu có thiên đàng thì chỉ cho “hồn” còn “xác” vĩnh viễn nằm lại trên mặt đất, trở thành đất cát cho người đời sau đem đóng gạch xây nhà hoặc cho thợ gốm đem nặn thành bình, thành chén.
Ý tưởng về sự vĩnh cửu của vật chất (theo quan niệm thời đó) trong thơ Khayyam được thể hiện qua đề tài thợ gốm và nghề làm gốm. Con người từ cát bụi mà ra sau khi chết lại trở về cát bụi. Từ cát bụi (đất cát) có thể được làm thành gạch hoặc thành bình đựng rượu hoặc cũng có thể từ cát bụi mọc lên cây cỏ, hoa lá…
Có một lần tôi mua chiếc bình nói được
“Xưa ta là ông hoàng – bình nức nở khóc –
Trở thành đất người thợ gốm nặn ta
Thành thứ đồ mua vui cho kẻ khác.
***
Ngươi biết không từng chiếc lá, bông hoa
Từng một thời là tóc của người xưa
Ai qua đường hãy thương từng chiếc lá
Bởi hoa lá từ người đẹp sinh ra.

Đọc thơ Khayyam ta cảm nhận được cái băn khoăn của một con người trí tuệ trước những câu hỏi muôn thuở. Những bài thơ này có lẽ được viết ra trong những năm cuối của cuộc đời ông. Khayyam nêu ra những câu hỏi với loài người: Ta là ai? Ta từ đâu đến? Ta đi về đâu? Trong cuộc đời ngắn ngủi đâu là ý nghĩa của đời ta? Và ông đi đến những kết luận thật bi quan.
Ta từ đâu đến? Ta đi về đâu?
Ý nghĩa cuộc đời đành chịu vò đầu
Bao nhiêu hồn dưới vòng xoay con tạo
Cháy thành tro, thành bụi, khói ở đâu?
***
Tôi đến đây đời giàu lên có phải?
Tôi ra đi đời có gì thiệt hại?
Có ai người giải thích vì sao tôi
Từ cát bụi lại trở về cát bụi?

Một khía cạnh khác là triết lý về sự hoài nghi của Omar Khayyam. Nhà toán học, nhà triết học có những ý tưởng vượt xa thời đại của mình. Nhà bác học từng phát minh ra cốt lõi của nhị thức Newton, nhà thiên văn lập ra lịch có độ chính xác cao hơn lịch của người thế kỷ 21 đang sử dụng đã tỏ ra là kẻ hoài nghi về khả năng nhận thức những qui luật của tồn tại.
Khi còn nhỏ đến thầy tìm chân lý
Rồi lớn lên về gõ đầu con trẻ.
Chân lý ở đâu? Ta từ nước mà ra
Rồi thành gió. Đấy, chuyện đời là thế.
***
Sau cánh cửa kia còn giấu điều gì
Ta đoán mò, ta lạc giữa u mê
Chỉ sau khi cánh cửa đời đã khép
Mới biết rằng ta đã lộn đường đi.




Thế giới quan của Omar Khayyam rất phức tạp và huyền bí mà phạm vi bài viết này không thể đề cập hết. Chúng tôi xin trích một đoạn hội thoại giữa Khayyam với cô người tình trong một cuốn truyện về ông mà theo chúng tôi đã thể hiện đầy đủ về cái nhìn của ông đối với cuộc đời.
“- Thưa ông, trà đã chuẩn bị xong và món ăn mà ông thích: bánh và mật.
- Thế con có nhớ không, có lần ta đã bảo con rồi, tốt
hơn trà là rượu…
- Vâng, và tốt hơn rượu là phụ nữ, còn tốt hơn phụ nữ là chân lý.
- Ừ, ta đã từng nói vậy. Nhưng hôm nay ta đi dạo trong vườn chợt hiểu ra rằng: tất cả đều nhảm nhí, vớ vẩn hết. Tất cả mọi thứ trên đời đều có khối lượng, trọng lượng, thể tích và thời gian tồn tại nhưng không có thước đo của một thứ – chân lý. Điều mà hôm qua tưởng đã đúng rành rành thì hôm nay lại hoá thành sai. Điều mà hôm nay người ta cho rằng giả dối thì ngày mai em trai con sẽ học trong nhà trường. Không phải lúc nào thời gian cũng là thước đo mọi khái niệm. Ta đã từng nghe bao nhiêu lời đồn đại của người đời về ta. Khayyam – người chứng minh chân lý, Khayyam – người keo kiệt, Khayyam – nghiện rượu, Khayyam – mê gái, Khayyam – vô thần, Khayyam – thần thánh… Thế mà ta chỉ là ta.
- Thế còn con thì sao, thưa ông?
- Con tốt hơn rượu và quan trọng hơn chân lý. Từ lâu ta
đã muốn cho con tiền để mua cái dây chuyền vàng có đeo một cái chuông nhỏ để khi con đang đi từ xa ta đã biết rằng con đang đi đến”.



* * *

Trong thơ Khayyam người đẹp, rượu, hoa cỏ, thiên nhiên dưới mặt đất đối trọng với tiên nữ, rượu, vườn hoa, suối mật trên thiên đàng, kẻ hoài nghi với người tin vào giáo điều mù quáng, lòng chân thành với sự giả dối, cuộc sống với cái chết, thực tại với hư vô.
Như đã nói ở phần đầu Omar Khayyam có một vị trí đặc biệt trong các nhà thơ cổ phương Đông. Có thể ông không phải là nhà thơ lớn nhất (mà người viết cũng không hề có ý định xếp hạng) nhưng có thể nói rằng Khayyam là nhà thơ độc đáo nhất, không giống một nhà thơ nào khác trong khi ông lại mang những nét chung nhất của mọi con người.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.07.2008 08:52:37 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 18.07.2008 08:54:45





RUBÁIYÁT
OF
OMAR KHAYYÁM

(Bản Tiếng Anh của Edward Fitzgerald in lần thứ nhất năm 1859)

I.
Awake! for Morning in the Bowl of Night
Has flung the Stone that puts the Stars to Flight:
And Lo! the Hunter of the East has caught
The Sultán’s Turret in a Noose of Light.
*
Dậy! Buổi sáng ném Đá vào Chén của Đêm
Đá đuổi Sao Di chuyển. Và hãy nhìn!
Người đi săn của Phương Đông cài bẫy
Tháp của Vua trong Thòng lọng Bình minh.


II.
Dreaming when Dawn’s Left Hand was in the Sky,
I heard a Voice within the Tavern cry,
“Awake, my Little ones, and fill the Cup
Before Life’s Liquor in its Cup be dry.”
*
Khi Tay Trái Bình minh giữa Trời xanh
Ta mơ màng nghe từ Quán rượu kêu lên:
“Dậy, các Con, dậy rót cho đầy Chén
Trước khi Rượu Đời khô trong Chén của mình”.


III.
And, as the Cock crew, those who stood before
The Tavern shouted—“Open then the Door!
You know how little while we have to stay,
And, once departed, may return no more.”
*
Gà gáy sáng, người ta kêu trước cửa
Của Quán rượu rằng: “Hãy mau mở Cửa!
Ngươi có biết, đời ngắn ngủi lắm thay
Một lần đi, không còn quay về nữa”.


IV.
Now the New Year reviving old Desires,
The thoughtful Soul to Solitude retires,
Where the White Hand of Moses on the Bough
Puts out, and Jesus from the Ground suspires.
*
Năm Mới hồi sinh Lòng khát khao xưa cũ
Hồn đầy ý nghĩ đi về nơi Vắng vẻ
Nơi giơ ra Bàn tay Trắng của Mose
Nghe từ dưới Đất tiếng thở dài của Chúa.


V.
Irám indeed is gone with all its Rose,
And Jamshýd’s Sev’n-ring’d Cup where no one knows:
But still the Vine her ancient Ruby yields,
And still a Garden by the Water blows.
*
Irám quả là biến mất với Hoa hồng
Chén Jamshýd ở đâu, có ai biết chăng
Nhưng Nho còn cho màu Hồng xưa cũ
Và bên Sông vẫn tươi tốt khu Vườn.


VI.
And David’s Lips are lockt; but in divine
High-piping Péhlevi, with “Wine! Wine! Wine!
Red Wine!”—the Nightingale cries to the Rose
That yellow Cheek of hers to incarnadine.
*
Trên môi David còn dấu, nhưng giọng thánh thần
Của Péhlevi – Họa mi gọi Hoa hồng:
“Rượu! Rượu! Rượu vang đỏ!” để gợi
Màu hồng tươi trên đôi Má màu vàng.


VII.
Come, fill the Cup, and in the Fire of Spring
The Winter Garment of Repentance fling:
The Bird of Time has but a little way
To fly—and Lo! the Bird is on the Wing.
*
Ngươi hãy đến và rót cho đầy Chén
Và hãy ném vào ngọn Lửa của mùa Xuân
Áo quần mùa Đông của sự ăn năn
Con chim Thời gian đã vẫy vùng đôi Cánh.


VIII.
And look—a thousand blossoms with the Day
Woke—and a thousand scatter’d into Clay:
And this first Summer Month that brings the Rose
Shall take Jamshýd and Kaikobád away.
*
Ngày đến với cả ngàn hoa – hãy xem
Cả một nghìn đã tan vào Đất sét
Tháng đầu Hè mang đến những bông Hồng
Nở hoa xa Jamshýd và Kaikobád.


IX.
But come with old Khayyám and leave the Lot
Of Kaikobád and Kaikhosrú forgot:
Let Rustum lay about him as he will,
Or Hátim Tai cry Supper—heed them not.
*
Với Khayyam già, quên đi Số kiếp
Của Kaikhosrú và Kaikobád
Và Rustum cứ để cho mặc lòng
Hay Hátim Tai gọi ăn trưa – cứ mặc.


X.
With me along some Strip of Herbage strown
That just divides the desert from the sown,
Where name of Slave and Sultán scarce is known,
And pity Sultán Máhmúd on his Throne.
*
Đi cùng ta, theo lối Cỏ Hoa xanh
Để cách ngăn sa mạc với đồng bằng
Nơi không cần Đế vương hay Nô lệ
Thương Vua Máhmúd ngự trên Ngai vàng.


XI.
Here with a Loaf of Bread beneath the Bough,
A Flask of Wine, a Book of Verse—and Thou
Beside me singing in the Wilderness—
And Wilderness is Paradise enow.
*
Ở nơi đây dưới bóng lá bóng Cành
Với Bánh, Rượu, Quyển sách Thơ – và Em
Hát bên anh, thì dù cho Sa mạc
Đối với anh cũng vẫn cứ Thiên đàng.


XII.
“How sweet is mortal Sovranty”—think some:
Others—“How blest the Paradise to come!”
Ah, take the Cash in hand and waive the Rest;
Oh, the brave Music of a distant Drum!
*
Ai đấy nghĩ: “Thật sung sướng cõi trần!”
Còn ai: “Hạnh phúc được đến Thiên đàng!”
Ta cứ giữ Hầu bao và quên hết
Có khác gì tiếng Trống cõi xa xăm!


XIII.
Look to the Rose that blows about us—“Lo,
Laughing,” she says, “into the World I blow:
At once the silken Tassel of my Purse
Tear, and its Treasure on the Garden throw.”
*
Hãy nhìn xem, hoa Hồng nở xung quanh
Hoa cười, nói: Ta đến cõi Trần gian
Rồi phút giây Kho báu từ tơ lụa
Bỗng tan ra rải rác khắp cả Vườn”.


XIV.
The Worldly Hope men set their Hearts upon
Turns Ashes—or it prospers; and anon,
Like Snow upon the Desert’s dusty Face
Lighting a little Hour or two—is gone.
*
Hy vọng Trần gian trong trái Tim người
Thành Tro bụi, hoặc tan biến ngay thôi
Như Tuyết trên gương Mặt hồng Sa mạc
Một hai Giờ, rồi sẽ biến mất ngay.


XV.
And those who husbanded the Golden Grain,
And those who flung it to the Winds like Rain,
Alike to no such aureate Earth are turn’d
As, buried once, Men want dug up again.
*
Và ai người gìn giữ Bông lúa Vàng
Ai người ném ra Gió, như Mưa giông
Về với Đất, không còn như vàng bạc
Đã chôn rồi, Thiên hạ chẳng đào lên.


XVI.
Think, in this batter’d Caravanserai
Whose Doorways are alternate Night and Day,
How Sultán after Sultán with his Pomp
Abode his Hour or two and went his way.
*
Hãy nghĩ xem, trong cái Lễ hội này
Liên tục đổi thay, hết Đêm đến Ngày
Vua tiếp Vua, trong cái vòng xoay ấy
Một hai Giờ rồi lại biến mất ngay.


XVII.
They say the Lion and the Lizard keep
The Courts where Jamshýd gloried and drank deep:
And Bahrám, that great Hunter—the Wild Ass
Stamps o’er his Head, and he lies fast asleep.
*
Nghe nói Thằn lằn với Sư tử đâu
Giữ Cung điện, nơi Jamshýd uống rượu lâu
Và Bahrám, Người đi săn vĩ đại
Ngủ say, trong khi Lừa Hoang đạp trên Đầu.


XVIII.
I sometimes think that never blows so red
The Rose as where some buried Cæsar bled;
That every Hyacinth the Garden wears
Dropt in its Lap from some once lovely Head.
*
Đôi khi ta nghĩ rằng không có hoa đỏ hơn
Hoa Hồng ở nơi chôn ông Vua vĩ đại
Và mỗi bông Lan dạ hương trong vườn
Mọc ra từ Đầu người yêu nào đấy.


XIX.
And this delightful Herb whose tender Green
Fledges the River’s Lip on which we lean—
Ah, lean upon it lightly! for who knows
From what once lovely Lip it springs unseen!
*
Hoa cỏ tuyệt đẹp, Màu xanh dịu dàng
Trải khắp Bờ Sông, nơi ta nằm lên
Hãy nhẹ nhàng, vì rằng ai biết được
Từ bờ Môi yêu dấu, cỏ hồi sinh.


XX.
Ah, my Belovéd, fill the cup that clears
To-day of past Regrets and future Fears—
To-morrow?—Why, To-morrow I may be
Myself with Yesterday’s Sev’n Thousand Years.
*
Em cứ rót rượu cho đầy, để rửa
Nỗi sợ tương lai, Tiếc thương quá khứ
Còn Ngày mai? Tại sao, trong Ngày mai
Anh đã cùng Bảy Nghìn năm Hôm qua đó.


XXI.
Lo! some we loved, the loveliest and the best
That Time and Fate of all their Vintage prest,
Have drunk their Cup a Round or two before,
And one by one crept silently to Rest.
*
Hãy xem! Người ta yêu, những gì tốt nhất
Mà Số phận và Thời gian từ Nho đã ép
Họ uống Chén mình một hai lượt trước đây
Rồi theo nhau về Ngủ yên dưới đất.


XXII.
And we, that now make merry in the Room
They left, and Summer dresses in new Bloom,
Ourselves must we beneath the Couch of Earth
Descend, ourselves to make a Couch—for whom?
*
Giờ ta đang vui vẻ trong phòng này
Họ bỏ lại, Hè trải ra Hoa mới
Ta rồi phải xuống dưới Giường Đất ấy
Và sẽ thành Giường – là để cho ai?


XXIII.
Ah, make the most of what we yet may spend,
Before we too into the Dust descend;
Dust into Dust, and under Dust, to lie,
Sans Wine, sans Song, sans Singer, and—sans End!
*
Tìm lấy điều gì đấy tốt cho ta
Bởi rồi đây Cát bụi cả thôi mà
Thành Cát bụi ta nằm trong Cát bụi
Chẳng Cuối cùng, chẳng Rượu, chẳng Bài ca.


XXIV.
Alike for those who for To-day prepare,
And those that after a To-morrow stare,
A Muezzín from the Tower of Darkness cries,
“Fools! your Reward is neither Here nor There!”
*
Với những người chỉ sống ngày Hôm nay
Và những người chỉ sống với Ngày mai
Ông Muezzín kêu lên từ Tháp Tối:
“Đừng ngóng trông chi nơi Nọ, nơi Này!”


XXV.
Why, all the Saints and Sages who discuss’d
Of the Two Worlds so learnedly, are thrust
Like foolish Prophets forth; their Words to Scorn
Are scatter’d, and their Mouths are stopt with Dust.
*
Những Thánh thần và những nhà Thông thái
Từng tranh luận về chuyện Hai Thế giới
Những lời Tiên tri dại dột bị khinh thường
Miệng họ đã im, tất cả về Cát bụi.




còn tiếp...

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: Các nhà thơ Phương Đông Hồi giáo - 11.11.2008 09:21:27
XXVI.
Oh, come with old Khayyám, and leave the Wise
To talk; one thing is certain, that Life flies;
One thing is certain, and the Rest is Lies;
The Flower that once has blown for ever dies.
*
Theo Khayyam già, Khôn ngoan bỏ lại
Chỉ có một điều: Cuộc đời đi mãi
Chỉ có một điều: Hoa nở một lần
Rồi tàn lụi, còn lại đều Gian dối.


XXVII.
Myself when young did eagerly frequent
Doctor and Saint, and heard great Argument
About it and about: but evermore
Came out by the same Door as in I went.
*
Thời tuổi trẻ, ta sung sướng biết bao
Nghe theo Thầy, theo Thánh được rất lâu
Họ tranh luận về chuyện này chuyện khác
Nhưng luôn ra theo cánh Cửa khi vào.


XXVIII.
With them the Seed of Wisdom did I sow,
And with my own hand labour’d it to grow:
And this was all the Harvest that I reap’d—
“I came like Water, and like Wind I go.”
*
Cùng với họ, ta gieo hạt Giống Khôn
Lao động làm cho hạt giống lớn lên
Và đây là Kết quả khi thu hoạch:
“Đến như Nước, rồi đi như Gió rừng”.


XXIX.
Into this Universe, and why not knowing,
Nor whence, like Water willy-nilly flowing:
And out of it, as Wind along the Waste,
I know not whither, willy-nilly blowing.
*
Vào Vũ trụ, không biết được tại sao
Và như Nước, không biết được từ đâu
Rồi như Gió lướt bay trên Sa mạc
Dù muốn dù không, chẳng biết về đâu.




XXX.
What, without asking, hither hurried whence?
And, without asking, whither hurried hence!
Another and another Cup to drown
The Memory of this Impertinence!
*
Xin đừng hỏi ta rằng: đến từ đâu?
Và xin đừng hỏi gì chuyện: về sau?
Chén rót đầy, rồi rót cho đầy nữa
Để ta quên điều Sỉ nhục trong đầu.


XXXI.
Up from Earth’s Centre through the Seventh Gate
I rose, and on the Throne of Saturn sate,
And many Knots unravel’d by the Road;
But not the Knot of Human Death and Fate.
*
Từ lòng Đất ta xuyên qua Bảy Cổng
Rồi ta ngồi lên Ngai vàng Số phận
Và ta lẫn lộn Đầu mối trên Đường
Nơi đan kết Cái chết và Số phận.


XXXII.
There was a Door to which I found no Key:
There was a Veil past which I could not see:
Some little talk awhile of Me and Thee
There seemed—and then no more of Thee and Me.
*
Trước mặt ta cánh Cửa khoá im lìm
Và tấm Lưới, ta không thể nhìn xuyên
Về Em, về Anh, có lời to nhỏ
Nhưng sau chẳng còn Em cũng như Anh.


XXXIII.
Then to the rolling Heav’n itself I cried,
Asking, “What Lamp had Destiny to guide
Her little Children stumbling in the Dark?”
And—“A blind Understanding!” Heav’n replied.
*
Ta hướng về bầu Trời xanh, kêu lên
Hỏi: “Ngọn đèn nào của Số phận dẫn đường
Cho bầy Trẻ vấp váp trong Bóng tối?”
Câu trả lời: “Mù quáng!” tự Trời xanh.


XXXIV.
Then to the earthen Bowl did I adjourn
My Lip the secret Well of Life to learn:
And Lip to Lip it murmur’d—“While you live
Drink!—for once dead you never shall return.”
*
Khi đó ta ép Môi vào Chén đất
Để mong hiểu ra Ngọn Đời bí mật
Môi kề Môi, chén bảo: “Cứ uống đi
Kẻo không quay về sau khi đã chết”.


XXXV.
I think the Vessel, that with fugitive
Articulation answer’d, once did live,
And merry-make; and the cold Lip I kiss’d
How many kisses might it take—and give!
*
Ta nghĩ rằng Bình chứa nguồn rượu sống
Trả lời ta, từng một thời đã sống
Từng vui tươi, còn Môi lạnh ta hôn
Biết bao nụ hôn đã tan – và tặng.


.......