Một Huyền Thoại Thi Ca
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.01.2023 17:15:13 bởi Nhân văn >
2/ Lại xin nói đôi điều về Huy Cận -
Cũng như thế thi nhân Huy Cận được xác định thuộc vào loại nhà thơ lớn, chủ yếu cũng chính là nhờ vào tập thơ " lửa thiêng " mà ông đã viết vào trước cách mạng, với bài thơ Tràng Giang, một bài thơ hay khá nổi tiếng của ông... ( bài thơ Ngậm Ngùi chỉ hay về chất lục bát mà thôi ). Mặc dù sau cách mạng Huy Cận cũng đã viết hàng trăm bài thơ khác. Một bài thơ cũng đã gây ít nhiều tiếng vang ( thơ sau cách mạng) là bài " các vị La Hán chùa Tây Phương ".... Nhưng bài thơ cũng không có khả năng đứng vững được với đời... ( như nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã từng nhận định ) rằng: " Đây là một bài thơ khá dài ( 15 đoạn 60 câu ). Nó nói về nỗi đau khổ hạnh thời xưa cũ, thông qua gương mặt các vị La Hán ấy. Bài thơ khá hay bởi lẽ các hình tượng khá sinh sắc, nhiều thi vị và cũng tương đối khúc triết. Giọng thơ cũng nhuần nhuỵ dễ nghe.Nhưng chủ yếu bởi ý tưởng thơ sâu sắc, thấm tháp được nỗi đau đời chốn trần gian, cái đoạn kiếp cõi luân hồi... Song vì: tuy ý tưởng thơ nói về nỗi đau bể hạnh nơi trần thế, nhưng đến cuối bài... tác giả có phần nắn bóp theo khuynh hướng chính trị của một thời. Nó thành ra sự áp đặt phần nào mang tính khẩu hiệu: Cái mới tất cả là hảo hảo, tốt tốt hết nhiều quá !... thành thử bài thơ chỉ còn có giá trị ý nghĩa của thời đó. Không còn phải là một tình thơ của vĩnh cửu muôn đời nữa. Cho nên tính chất đời ,độ sâu sắc cùng những cái hay trầm luân dâu bể bên trên cũng không còn sức thuyết phục nữa. Chủ nghĩa nhân đạo của tình thơ cũng vì thế mà giảm đi phần nào... và bởi vậy sự bất hủ của bài thơ cũng không còn thật sự được sung mãn ". Và theo anh ( nhà thơ PNT ): Giá nhà thơ Huy Cận bỏ đi hai đoạn kết , thì bài thơ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương của thi nhân sẽ có giá trị hơn nhiều !...Hai đoạn cuối của bài thơ đó là:
Các vị La Hán chùa Tây Phương!
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn , tản khói sương.
Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi lại dặm đường xuân.
Nghĩa là dù có mất thơ viết sau cách mạng, chỉ còn " lửa thiêng" (thơ viết trước cách mạng ) thôi, chúng ta vẫn có một Huy cận.
Cho nên thơ viết trước cách mạng của Huy Cận thuộc loại thơ tồn tại...còn thơ viết sau cách mạng thì không ! và nó sẽ không thể còn được với tháng năm.
*******************************************************************************
DƯỚI ĐÂY LÀ HAI "ĐƠN PHẢN BÁC" CỦA PNT
LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN
Nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI
Lên án những gian tà
Sau khi tôi cho xuất bản tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM & biếu tặng – Tôi hỏi về sự nhận xét tác phẩm?
- Trong một sáng mùa xuân, dưới mái hiên của HNV ( tại 9 Nguyễn Đình Chiểu HN), chính ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch HNVVN đã phát biểu:
- Anh vĩ đại rồi!
Nhà văn Cao Tiến Lê khen hết lời.
Còn nhà thơ Lê Đình Cánh thì đánh giá: Phạm Ngọc Thái đã đi trước các nhà thơ đương đại của HNVVN 4-50 năm!
Người bạn thơ Nguyễn Quang Thiều của tôi cũng ca ngợi: Tập thơ rất tuyệt!
Nhà thơ đồng thời là nhà bình luận "Chân dung & đối thoại" Trần Đăng Khoa từng phát biểu:
"Phạm Ngọc Thái - Một thiên tài cô độc!".
Vào một buổi cùng ngồi uống bia, nhà thơ Bằng Việt (Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thủ đô) đã nói với tôi: "Đúng là anh có cả một thế giới thơ riêng! Nhưng... số anh không may!".
Không may có nghĩa là sao? Là sẽ có nhiều kẻ ghen ghét,đố kỵ... tìm cách dìm lấp chăng? - Thế thì phải mượn cụ Nguyễn Du một câu thơ mà chiêm nghiệm rằng:
Chữ tài đi với chữ tai một vần
Hay là, phải ngửa mặt lên trời mà than như Tố Như:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân…”có khóc ta”?...
Nhưng anh Bằng Việt là ai nhỉ? Cũng một tầm bậc có tên tuổi đương thời. Trong lĩnh vực báo chí, văn chương... quyền hạn có kém gì Hữu Thỉnh? Thế đấy!...
Chẳng thế mà nhà thơ Chử Văn Long - Khi tôi chuẩn bị cho xuất bản tập thơ “Rung động trái tim” ấy, anh nói: “Ông cẩn thận, kẻo chúng hơi hóng biết được... chúng sẽ đâm chọc với NXB, sẽ phá - Ông khó mà xuất bản”!
Tôi đã phải lẳng lặng mà làm... cho đến khi tập thơ xuất bản trót lọt xong rồi! Cầm tập thơ rất đẹp trên tay tôi biếu, anh phải thốt lên : Đúng là... thượng đế đã không cắt hết đường ai!
Tôi bảo: Đúng thế - Trời hại thì mới sợ, chứ... người hại thì không sợ!
Để rồi xem mây mù có thể che lấp được bầu trời mãi hay không?
Sau đây là nguyên văn hai bản thông cáo - Có tính chất phê phán đối với những người thừa hành nhiệm vụ:
___________________________________________________________________________________________
Gửi ông: Hữu Thỉnh
Chủ tịch HNVVN
Cùng Ban chấp hành HNVVN Hữu Thỉnh -
Chủ tịch HNVVN ĐƠN PHẢN BÁC LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN (II) Sau đơn phản bác (ĐPB) đầu tiên tôi đã gửi tới các ông, các Viện và trong Hội Văn học từ ngày 15/1/2010 – Trong ĐPB.II này, tôi không nói lại cái việc mà các ông cùng ban bệ đã có dã tâm, cố tình dìm lấp tôi!...mà chỉ muốn nhắc với các ông một số điểm như sau:
1/- Nếu các ông gạt bỏ được sự vị kỷ, nhỏ mọn của con người: Có tổ chức đánh giá tập thơ Rung động trái tim (RĐTT), tôi đã cho xuất bản tại NXB Thanh niên 2009 vừa qua - Tôi tin: sự vô giá của tập thơ sẽ không còn chỉ của riêng tôi, mà nó sẽ là tài sản của cả nền văn học quốc gia.
Tôi xin khẳng định lại: Tập thơ RĐTT không chỉ là một tập thơ sâu sắc và tầm vóc nhất so với hàng nghìn các tập thơ đã xuất bản từ 1975 đến nay, mà nó còn là một tập thơ hay, độc đáo của cả nghìn năm văn hiến Thăng Long.
Thì trong Lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long, đó chẳng phải là thành quả quí báu của nền thi ca đối với nước non hay sao? Trong đó các ông là những người lãnh đạo, cầm cân nẩy mực… vừa tỏ ra cao thượng và có trách nhiệm, chí ít cũng của một giai đoạn thơ ca trong đương đại nước nhà. Đằng này các ông chỉ giỏi kiếm bổng lộc quốc gia - Chỉ sợ PNT này vượt lên trên mặt, tức là vượt lên trên chân dung các ông! 2/- Các ông định cứ lơ đi ư? Các ông định tâm “để lâu cứt trâu sẽ hoá bùn” ư? Nếu các ông tìm mọi cách để phủ nhận, bới móc hay thoá mạ lên các tình thơ trong tập RĐTT – Thì đồng thời cũng chính là dịp cho mọi người sẽ xô vào để đọc, nghiền ngẫm và thưởng thức… lập tức thế giới bên trong các tình thơ của tôi sẽ trở nên bất hủ, kỳ diệu ngay!.... Đó là nguyên lý của loại thơ tồn tại, thơ hay và sâu sắc điển hình của tập thơ RĐTT. Trong Tuyển thơ đại bàng (TTĐB) của tôi có đến cả trăm bài tôi đã đạt được sự viên mãn như thế!
Như tôi đã nói trong ĐPB.I ( xin xem lại - có lưu kèm theo với văn bản này), rằng: Tập thơ RĐTT dám nói là có thể đem so sánh với tầm vóc thơ bà Hồ Xuân Hương, một trong ba thi hào dân tộc của nước nhà. Đấy, tập thơ tôi đang cho công bố: ai cũng có thể đọc và phán xét nó, ai cũng có thể cào xé hoặc bôi xấu nó - xem có thể dập vùi nổi nó không?
Tập thơ “Rung động trái tim” chính gốc đẹp và dầy 200 trang đã được xuất bản ấy (chứ không phải là tập thơ mỏng nhỏ tôi trích ra, photo ít bài quảng bá) - Riêng các nhà lý luận phê bình hay các nhà thơ sáng tác và nghiên cứu văn học thì PNT xin biếu tặng.
Với quảng đại văn nghệ sỹ và công chúng… tác giả có thể bán rộng rãi cho mọi người để còn có khả năng mà tái bản tiếp – Ai muốn mua liên hệ với nhà thơ qua ĐT 01683024194, Email phamngocthai48@yahoo.com.vn, gửi thư hoặc đáo qua thăm nhà. 3/- Vào mùa thu năm Giáp Thân (2004) tôi đã gửi tới ông Hữu Thỉnh cùng ba Viện một bức thông điệp dưới dạng viết ngỏ - Hồi đó còn gọi ông là Tổng thư ký Ban chấp hành HNVVN. Trong bức thông điệp đó có đoạn tôi đã viết:
“ … Nhìn chung TTĐB của tôi là loại thơ muôn tuổi, thứ thơ thuộc ngôn ngữ thi ca triết học. Rất nhiều các bài thơ hay hoặc khá hay vào hàng đẳng cấp, thơ của mọi thời đại. Từ thơ tình tới thơ đời tuy chắt ra từ trong đời riêng tác giả, nhưng đều mang nỗi nhân quần thế thái, tính xã hội sâu xa…”.
Và tôi còn nhấn mạnh:
“ Tôi xin sẵn sàng diễn trình: đọc thơ, bình luận và phân tích - về TTĐB nói chung (cụ thể là với tập thơ RĐTT này mà tôi tin là đã đạt đến đỉnh thi sơn), trên cơ sở những bài thơ hay và kiệt tác - Trước tất cả các nhà văn, nhà thơ, các nhà lý luận phê bình, các tiến sỹ, giáo sư, thạc sỹ hay các viện sỹ văn học trong toàn quốc, trên đại sảnh của HNVVN… bằng phong cách tuỳ hứng của một thi nhân!”.
Hôm nay tôi vẫn xin nhắc lại với các ông điều đó. 4/- Cũng trong bức Thông điệp năm Giáp thân ấy có đoạn tôi đã viết: “ Khi xưa Hàn Mặc Tử vì lâm bệnh hiểm nghèo đã mất sớm ở Gành Ráng, lúc đó thi nhân cũng chỉ mới xuất bản được một tập Gái quê – Ông Trần Thanh Mại là một nhà nghiên cứu lý luận văn học ở Huế, đã lên tận nơi mà thi nhân tạ thế, thu lượm từng trang bản thảo viết tay, lúc sống thi nhân đã sáng tác bị vương vãi trong dân. Để sau này (vào năm 1988) – Nhà thơ Chế Lan Viên (CLV) đã biên tập trọn vẹn “Tuyển thơ Hàn Mặc Tử” và xuất bản cho Người, cũng lưu giữ lại cho nền văn học của nước non.
Trong lời đề tựa cho tuyển thơ, chính CLV đã từng đánh giá: Hàn Mặc Tử (HMT), anh là ai? – Ông đã khẳng định: Mai sau, những cái tầm thường mực thước biến tan đi không còn nữa, và còn lại của cái thời kỳ này, một chút gì đáng kể đó là HMT!... Và lời tiên tri của ông đã đúng, HMT chính là một thi nhân lớn nhất thời tiền chiến”!
Còn các ông diễn văn và miệng nói thì có vẻ nhân văn đấy, mặc dù làm việc quốc gia… nhưng tấm lòng và trái tim nhân đạo thì chưa bằng một nhà văn như Trần Thanh Mại của thời kỳ thực dân, phong kiến cũ. 5/- Tôi đã định tìm cách gửi tập thơ Rung động trái tim đi thế giới để tham dự giải Nobel ! Nhưng khó khăn lớn nhất chính là công việc dịch thuật ra tiếng nước ngoài. Hơn nữa, vấn đề dịch thơ nó đòi hỏi không chỉ ngoại ngữ giỏi mà trình độ chuyên nghiệp dịch tác phẩm văn học phải cao nữa.
Nếu được HNV với tư cách quốc gia đứng ra đảm nhận việc đó, thì chắc không phải là việc quá khó. Nhất là vừa qua (vào ngày 5/1/2010) ông Hữu Thỉnh có tham gia một Hội nghị mang tính Quốc tế để mở rộng việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài - gồm các nhà văn, nhà thơ và các dịch giả từ 32 nước trên thế giới đến nước ta – Tôi thiết nghĩ: Một tập thơ với giá trị như tập RĐTT, có lẽ cũng xứng đáng để được HNV quan tâm làm điều đó.
Ở Ấn Độ - Đại thi hào Tagore, chẳng phải Người đã được giải Nobel cũng chỉ bằng tập thơ Lời dâng đó thôi! 6/- Tôi viết tiếp ĐPB (II) này còn mang theo mục đích: Mai sau khi lịch sử nghiên cứu về tôi sẽ hiểu sâu sắc hơn – Nhà thơ đã phải sống trong một đương đại mà những chân dung thi ca của ta hạn chế thế nào? Nhất là thực chất khuôn mặt thật của những người cầm cân nẩy mực trong HNV đối với nền thi ca đó như các ông… thì lòng dạ, tâm địa đã cư xử với Người ra sao?
Nói đi rồi nói lại: Đại thi hào Uýt-Man nước Mỹ trong buổi đương thời, Người chẳng cũng đã từng phải chịu cảnh dập vùi, thoá mạ của bao phường văn sỹ nhỏ nhen đó hay sao?... Những tầm bậc siêu nhân thường phải gánh chịu “nợ đời”, chẳng phải chỉ riêng tôi!
Hoài Thanh đã từng viết trong Thi nhân Việt Nam, khi Người bình bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên rằng: Một thiên kiệt tác, một bài thơ hay cũng đủ để lưu danh!... Huống chi cả tập thơ RĐTT dám nói là trang trọng và bất hủ, có cả chục bài thơ hay và kiệt tác – Tôi tin rằng: Rồi đây, cùng với bao nhiêu thiên tuyệt tác nữa trong Tuyển thơ đại bàng của tôi lần lượt được xuất bản, nó có khả năng để tạo nên cả một “vạn lý trường thành” của thi ca mà sừng sững đến muôn năm. Viết tại đất Thăng Long
Mùa xuân năm Canh Dần
NGƯỜI PHẢN BÁC
(Đã ký)
Phạm Ngọc Thái
* Sao gửi đến ba Viện và lưu vào lịch sử __________________________________________________________________
Gửi: Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn
Cùng Ban chấp hành HNVVN
Đồng gửi: Vũ Quần Phương
Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (K.VII)
Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (K.VII) Vũ Quần Phương ĐƠN PHẢN BÁC LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN (I) Tôi - Nhà thơ Phạm Ngọc Thái, hiện trú ngụ tại ngõ 194 (số 34), phố Quán Thánh, Hà Nội.
A- PHẢN BÁC I/. Việc làm thiếu trong sáng, thuộc vào nhân cách, đạo đức (của ban bệ nào, hay do các ông chỉ đạo thì tôi không biết?) - Theo như cách xử sự mà tôi nhìn nhận trong những năm tháng qua, tôi cho rằng rất thiếu trách nhiệm và cả nhân tâm đối với một nhà thơ như tôi. Như đã cố tình dìm lấp trong đợt xét duyệt vừa qua, nhằm gạt bỏ người xin vào Hội.
Tôi chỉ biết rằng trong hàng trăm nhà thơ xin vào HNVVN năm 2009 này đều có danh sách (xem công bố của HNV trên mạng internet), riêng tôi bị ỉm đi. Cá nhân tôi nhận định: Đó là một sự hèn kém, thậm chí là thiếu liêm sỉ của những người có cương vị trong công tác văn học (riêng về thơ ca). Sự chưa được nhân đức đó không thể chấp nhận được.
B- PHẢN BÁC II/. Thực tình, do tâm dạ luôn muốn hướng tới lòng nhân hòa của con người, dẫu có tồi tệ hơn thế tôi cũng sẽ chỉ chép miệng bỏ qua - Nhưng với tôi, các ông tư cách là những người có trách nhiệm quốc gia, tâm linh, tình cảm cùng khát vọng là nhà thơ với nhau. Tất nhiên là số vận của các ông thì đã được hưởng bổng lộc quá nhiều, chứ không "chó ăn đá , gà ăn sỏi" như tôi - làm như thế... thì có lẽ là nhỏ mọn.
Để tự cứu mình tôi buộc lòng phải lên án! Như nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có lần nói với tôi: "Phải tự cứu mình thôi, Thái ạ!".
Đi vào ngay việc cụ thể, tôi xin nói về chân dung thơ tôi! Như trong lá đơn gửi Hội nhà văn (do nhà thơ Bằng việt và anh Phạm Đức giới thiệu), tôi đã viết - Đến nay tôi đã cho xuất bản 3 tập thơ:
- Có một khoảng trời, NXB Hà Nội 1990.
- Người đàn bà trắng, NXB Thanh niên 1994.
- Rung động trái tim, NXB Thanh niên 2009.
Tôi xin tập trung nói về "Rung động trái tim", là tập thơ tôi mới cho xuất bản trong năm 2009 vừa rồi. Vì trên giấy tờ, tôi nói thẳng ngay vào những ý chủ chốt - Còn tất cả những gì cần hỏi... khi các ông hay là Ban chấp hành HNV tổ chức: cần gì tôi sẽ giải thích, thích gì tôi sẽ chiều. 1/- "Rung động trái tim" (RĐTT) là một tập thơ hay hiếm có:
Độc đáo và thi phẩm có giá trị tầm vóc cao đối với thi ca hiện đại nói riêng, cũng như của nền thi ca trong nghìn năm văn hiến Thăng Long nói chung.
- Về độ dày của tập thơ là 200 trang, số lượng bài thơ thì ngót 50 bài. Nghĩa là, số lượng bài thơ đã xuất bản trong tập ấy cũng tương đương với số bài thơ (cũng gần 50 bài) của bà Hồ Xuân Hương (HXH) để lại cho đời.
Sở dĩ tôi dẫn chứng cụ thể với HXH là để nói rằng: Về độ hay và tầm vóc trong chân dung tập thơ RĐTT của Phạm Ngọc Thái (PNT) - chưa dám nói là vượt lên trên chân dung thơ HXH, nhưng HXH cũng chưa dễ gì đã vượt qua nổi chân dung tập thơ của tôi! Mà HXH là ai, thì các ông đã biết: Bà là một trong ba thi hào dân tộc! ( xem trong tuyển văn luận "Ba thi hào dân tộc" của Xuân Diệu - NXB Văn học) - Tại sao tôi dám nói như thế? a/- Tập thơ RĐTT của tôi cơ bản là thuộc loại thơ trường cửu: Thơ tồn tại qua mọi thời đại. Số bài thơ đạt khá hay trở lên cũng nhiều.
Nhưng thế nào mới được gọi là thơ hay? Tôi đưa ra đây vài ví dụ cụ thể:
Trước hết đó phải là loại thơ của mọi thời đại như: Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Điếu thu của Nguyễn Khuyến, Hai sắc hoa ti-gôn của TTKH , Mùa xuân chín - Đây thôn Vĩ Dạ - Bẽn lẽ của Hàn Mặc Tử v.v... và như thế mới được gọi là thơ hay!
Những từ "thơ hay" tôi dùng trong văn bản này đều phải có ý nghĩa và tầm vóc tương đương nhất định với những bài thơ danh giá, trường cửu đó. Theo con mắt thơ của tôi: trong những nhà thơ lớn thời tiền chiến, Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn nhất - Ông có 3 bài thực sự được gọi là thơ hay như tôi đã điểm trên. Huy Cận được một bài Tràng Giang (chưa thật hay bằng 3 bài thơ của HMT), mới vào loại khá hay và cũng chỉ một bài đó mà thôi...
Thế mà chỉ riêng trong tập thơ RĐTT : Số lượng bài thơ hay đã khoảng chục bài, nếu kể từ khá hay trở lên thì phải trên đôi chục bài - Nghĩa là, chỉ tính riêng những bài thơ hay trong tập tôi đã vượt gấp 3 lần thơ hay của thi nhân HMT, là nhà thơ lớn nhất thời tiền chiến. Trong đó ít bài còn có giá trị của những kiệt tác, tôi đã đạt đỉnh thi sơn cao hơn ông!
Tập thơ RĐTT tôi đã cho xuất bản rồi, còn đó ! Những bài thơ đó sẽ còn tồn tại mãi với đời. Không thể phủ lấp, dập vùi được! Cứ càng đọc, càng đào xới lên... càng sâu sắc, càng hay. Cho nên có thể nói rằng: Tập thơ RĐTT là một thi phẩm có chân dung loại cao, chí ít cũng sánh với tầm vóc của chân dung thơ HXH. b/ Tôi xin đặt giải và thách đố: Nếu có ai đưa ra được một dẫn chứng cụ thể trong hàng nghìn, hàng vạn các tập thơ của các nhà thơ đương đại đã được xuất bản từ năm 1975 đến nay, kể cả các tập thơ đã từng được giải nhất của HNV, hoặc do có điều kiện tốt đẹp nào đó mà đã được nhận giải quốc tế (nhưng không được lấy đó làm căn cứ xác định)
- Nếu có một tập thơ nào đạt giá trị hay và tầm vóc cao hơn tập thơ RĐTT của tôi - Thì PNT xin biếu người đó 5 triệu! Tuy nhiên người ấy phải có bình luận, phân tích trên báo chí rằng: Tập thơ đó cụ thể bao nhiêu bài thơ hay - là những bài nào? Về độ viên mãn và hoàn bích cụ thể của từng bài thơ như thế nào? Đó có phải là những bài thơ có khả năng đạt giá trị bất hủ, thơ của mọi thời đại không?
Dám nói là sẽ không thể có một tập thơ nào XB từ năm 1975 đến nay tầm vóc cao được như thế đâu! Bởi lẽ, nếu có một nhà thơ nào đó sáng tác được một tập thơ hay và cao hơn tập RĐTT, tôi cam đoan chắc chắn người đó sẽ trở thành đại thi hào!... Và dám nói, kể cả kẻ có con mắt nhìn ra giá trị của tập thơ đó phải là một thiên tài... có khả năng thẩm định thi ca ít nhất cũng cỡ Hoài Thanh - Người đã từng làm nên một Tuyển "Thi nhân Việt Nam" bất hủ, truyền đời. 2/- Tại sao lại nói: Phạm Ngọc Thái sẽ là nhà thơ vĩ đại nhất VN !? Nói "sẽ là" có nghĩa: rồi trước sau thời đại, cũng như lịch sử sẽ xác nhận như thế!
Với Tuyển Thơ Đại Bàng 500 bài mà tôi đã cho công bố toàn bộ (kể cả lời bình) trên mạng internet, qua Web. của Việt Nam Thư quán (vnthuquan.net - Trang Diễn đàn - Danh mục Tác giả người Việt).
Tôi cũng đã rút ra một số lớn gần 400 bài, đóng tuyển cẩn thận, gọi là: Quyển I - Tuyển thơ đại bàng! Để gửi biếu một số nhà thơ như: Ông Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa... GS. Mã Giáng Lân, đồng thời gửi biếu lưu ở Viện Văn học VN, Hội nhà văn VN, Khoa văn trường Đại học Nhân văn Quốc gia v.v...
Tôi từng nói với Trần Đăng Khoa rằng, tôi thường lấy Nguyễn Du để so sánh với chân dung thơ của mình - Thực ra tôi tin, là tôi đã vượt qua Nguyễn Du rồi!...
Nguyễn Du vĩ đại thật, Người là thánh thơ thật ( với Kiều, thể thơ lục bát... còn tôi cũng như Chế Lan Viên, thuộc loại thơ tự do hiện đại) - Nhưng lịch sử thi ca không phải cứ đến Nguyễn Du là dừng lại?
Nếu cứ cho rằng: Tôi đã vượt qua Nguyễn Du đi, thì "Hậu sinh khả úy"... điều đó cũng có gì là trái với tự nhiên đâu! Sở dĩ tôi dám nhận định như vậy,,, cứ biết thế đã, để rồi lịch sử sẽ phán xét. Nhưng có thể đưa ra vài nhận định được tóm tắt cơ bản như sau: a/. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở Kiều của Nguyễn Du
chính nằm trong nỗi kiếp đoạn trường, theo thuyết bản mệnh của Kinh Phật - Đời sống, Thế giới có thiên mệnh! Con người có bản mệnh!
Song, Vũ trụ và Cuộc sống có cả duy tâm lẫn duy vật. Nghĩa là, tuy duy vật chưa thắng và cũng không thắng được duy tâm!... Nhưng vẫn có "nhân thắng thiên", như thế giới có cả vô thần cùng hữu thần. Tình yêu và cuộc sống, xã hội... luôn chứa chất tính triết học đa dạng và rất sinh động!
Chính trong Tuyển thơ của tôi, nhất là trong các bài thơ hay đã chứa bọc được cả thế giới trong nó mà tạo thành vũ trụ thơ ca - Chứ nó không hạn hẹp ở một chủ thuyết cố định. Nghĩa là thi phẩm phản ảnh tất cả những gì của thế giới đã có với tình yêu và cuộc sống con người! b/. Trong Tuyển thơ Đại Bàng 500 bài đó, số lượng các bài thơ hay và kiệt tác hàng chục, nhất là nếu tính từ các bài thơ sâu sắc, khá hay trở lên - Tôi đã đạt được đến mức độ khổng lồ hàng trăm. Cũng như tôi đã nói: Nó đã tạo nên tầm vóc của một vũ trụ thi ca!
Lịch sử của nghìn năm văn hiến Thăng Long, chưa từng có một thi nhân nào đạt được nhiều thơ hay và kiệt tác như thế! Còn nghìn năm sau có hay không, thì tôi không biết?
"Kiều" của Nguyễn Du bất hủ thật, hay thật, vĩ đại lắm!...nhưng tác phẩm của Người chưa mang tính của một vũ trụ thi ca.
c/. Về nghệ thuật :
Kiều của Nguyễn Du viết theo thể lục bát - Thơ Đường, dĩ nhiên đạt độ mẫu mực, hay tuyệt vời! Ông là một Đại thi hào.
Còn thơ tôi, thuộc loại thơ tự do hiện đại: Một số lượng thơ không nhỏ, tôi đã hòa quyện giữa sự sâu sắc của dòng thơ cổ phương Đông - Với các trường phái thơ lãng mạn, tượng trưng và cả siêu thực... của thơ hiện đại thế giới - Làm nên rất nhiều các bài thơ hay và kiệt tác!
Hiện nay tập thơ Rung động trái tim do NXB Thanh niên 2009 ấn hành, tôi vẫn dành một số tập. Các nhà thơ sáng tác và nghiên cứu văn học, các nhà lý luận, phê bình, cũng như các Hội văn học tỉnh, thành trong nước - Nếu muốn tham khảo có thể liên hệ, gặp gỡ - tác giả xin biếu tặng. Viết tại đất Thăng Long
Ngày 15/1/2010
NGƯỜI PHẢN BÁC (đã ký) Phạm Ngọc Thái * Sao gửi đến ba Viện: Viện Văn học VN, Viện Ngôn ngữ học
Quốc gia, và Viện Văn hóa dân gian- để biết.
* Văn bản này sẽ được công bố rộng rãi trong Hội văn học
và lưu lại cho lịch sử mai sau xem xét. _____________________________________________________
Hai bản tuyên cáo trên đã được gửi tới Ban chấp hành HNVVN cùng nhiều nhà văn, nhà thơ... có tên tuổi trong đương đại, đồng thời cũng đã được gửi đến các ông viện trưởng, viện phó & các phòng ban của Viện Văn học Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học Quốc gia - và rộng rãi trong Hội Văn chương, báo chí. Ai muốn đọc tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM
rất hay của PNT
Nhấp chuột vào Link dưới đây:
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=625782
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2013 11:05:30 bởi Nhân văn >
3/ Ta có nhìn rộng ra: Thơ Nguyễn Bính hay là Chế Lan Viên thì cũng thế !...
- Thơ Tố Hữu có thể sẽ không còn được với thời gian !?... nhưng " cuồng điên và mật đắng " của Hàn Mặc Tử thì lại ngàn đời bất tử !
Tôi xin trích nguyên ý trong câu viết của Chế Lan Viên đã nói về Hàn Mặc Tử, khi ông làm biên soạn để xuất bản cả tuyển thơ cho Người (1988), sau ngót nửa thế kỉ thơ Người bị thời thế dìm vào trong quên lãng. Ông đã khẳng định:
- Mai sau những thứ luân lý thường tình mực thước sẽ mất đi không còn nữa... chỉ còn lại của cái thời kỳ này một chút gì đó đáng kể - Đó là Hàn Mặc Tử !
Lời tiên tri của Chế Lan Viên đã và đang ngày càng được xác đáng: Hàn Mặc Tử chính là một thi nhân lớn nhất thời tiền chiến !
... " Như bây giờ mộ HMT vẫn đang nằm trên một điểm cao Gành Ráng đối diện với biển Đông. Biển giông bão tựa đời thi nhân và cũng chói loà như thơ ông :
Với sao sương anh nằm chết như trăng ".
Hàn Mặc Tử và thơ ông không bao giờ chết - Đấy chính là thơ tồn tại !
Tôi xin sang thêm một quan niệm khác, vậy:
THẾ NÀO THÌ MỚI THỰC SỰ ĐƯỢC GỌI LÀ THƠ HAY?
Thơ hay thực sự của thi đàn trước hết phải là những bài thơ thuộc vào loại thơ tồn tại ! Không những chỉ có khả năng tồn tại được trong nền văn học, mà còn có khả năng lưu truyền trong cõi dân gian. Gây cảm xúc sâu xa cho người đọc, càng đọc càng hay, càng đọc càng muốn ngẫm nghĩ... Chứ không phải là những thứ thơ chỉ mang tính phong trào văn nghệ, hay phục vụ cho chính trị nhất thời !Cứ ca um lên, tuyên dương vung lên... như rất nhiều các giải thưởng của Hội nhà văn đương thời . Cho giải xong rồi trên báo chí tranh cãi nhau ỏm tỏi, có lúc chẳng khác gì " chửi nhau ". Nhưng xong rồi, thế là lại hoà cả làng... Dù cho bao giải thưởng chăng nữa, nhưng rồi thơ vẫn tắt ngấm. Không những không có khả năng lưu lại được cho nền văn hiến , mà cũng chẳng để lại cái gì hay đáng nói cho lòng người đọc...( Tôi xin kết hợp dẫn chứng sau... nhiều lắm, nhưng để cho bạn đọc đỡ phải đọc dài dòng. Thí dụ như về xuất bản " 100 bài thơ hay thế kỉ " chẳng hạn. Hầu hết ban giám khảo , trong đó có cả Hữu Thỉnh là chủ tịch Ban chấp hành HNV Việt Nam hiện nay... rất nhiều là những thứ thơ tạp-pí-lù , trừ một số thơ hay hoặc có hương sắc thực nhưng đa phần cũng là của các cố nhân. Ban giám khảo thì ông nào cũng có phần!... Chẳng thế mà khi sách đã được xuất bản rồi, Trần Mạnh Hảo phải kêu lên rằng : 30 bài thơ hay, còn 70 bài dở nhất thế kỉ... v.v... ).
Xin tiếp tục trở lại với những bài thơ hay thực sự của thi đàn, có thể kể một số bài thơ đã có tiếng xưa và nay làm dẫn chứng: Như Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ; Điếu Thu - Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến ; Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư ; Cảnh Thu - Làm Lẽ của Hồ Xuân Hương ; Say Đi Em của thi nhân Vũ Hoàng Chương :
Say cho lơi lả ánh đèn,
... Đất trời nghiêng ngửa,
Thành sầu không sụp đổ , em ơi !
( mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh đã phải khen: tuyệt hay !)
Rồi Tràng Giang của Huy Cận ; Mùa Xuân Chín - Bẽn lẽn - Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử ; hay một mảng thơ khá hay của Nguyễn Bính như : Chân Quê - Cô Hái Mơ - Tương Tư - Mưa Xuân - Lỡ Bước Sang Ngang... mặc dù thi nhân chưa hẳn đã có được những bài thơ hay vào hàng kiệt tác hoặc đẳng cấp cao như thơ Hàn Mặc Tử, nhưng ông là một thi sĩ của dân gian và hoa thơ của ông có một hương sắc độc đáo đối với nền văn học Việt Nam:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
... Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
... Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi.
... Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn.
v.v.......
Nếu nói một chút về các nhà thơ trong đương đại bây giờ: tôi nghĩ là , chưa ai vượt qua nổi chân dung của Xuân quỳnh ! Tuy nữ sĩ XQ chưa được là một nhà thơ lớn, nhưng theo như sự đánh giá : bà đã là một nhà thơ sáng giá của thời hậu chiến ! Bài thơ Thuyền Và Biển của XQ là một bài thơ hay:
... Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió.
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.
Tự Hát cũng là một bài thơ đặc sắc của bà.
Còn lại nhìn chung về các nhà thơ thời hậu chiến, nghĩa là thuộc vào lớp các nhà thơ trong đương đại bây giờ ( sau thời tiền chiến ) - Tôi không còn nhớ đã đọc trong một bài báo nào, có một nhà bình luận đã nhận xét rằng: Các nhà thơ trong đương đại chúng ta ngày nay, hầu hết chỉ thuộc hàng đẳng cấp , tầm chân dung... loại bình dân học vụ ! Thơ hay thì hiếm lắm... và hình như trình độ kể cả các nhà thơ có tên tuổi bây giờ... tầm vóc cũng rất kém, không viết được thơ tồn tại ! Nghĩa là một đương đại các nhà thơ chúng ta trong cả một giai đoạn nửa thế kỉ... đã không có hoặc là chưa có nhà thơ lớn, chỉ toàn loại viết thơ để văn nghệ, hoặc là làm công tác văn hoá chính trị.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 12:23:59 bởi Nhân văn >
II- KHÁM PHÁ THẾ GIỚI THƠ PHẠM NGỌC THÁI (1)
Như cách nói của chế lan viên khi viết về Hàn Mặc Tử rằng:
Hàn Mặc Tử anh là ai?
Vậy: Phạm Ngọc Thái là ai, hoặc là... sẽ là ai?
Thơ PNT giàu tính hàm xúc khái quát, nó đã tạo thành một nền tảng bao trùm thơ anh. Kể cả những bài thơ viết dưới dạng triết lý ngắn gọn, đến những bài thơ trải dài chảy theo dòng cảm xúc tự nhiên. Từ những nhận thức về đời sống xã hội, cuộc sống xung quanh mình... được trải nghiệm qua chặng đời tác giả, để rồi nó thấm tháp, thấm tháp chảy thành thơ. Cho nên thơ có sức rung động và chinh phục rất cao với trái tim người. Nhiều bài thơ còn có khả năng trở thành di sản văn học, không phải chỉ vì cái hay, sự hoàn bích của nó... mà còn vì những ý nghĩa sâu sắc cả về giá trị hiện thực xã hội cùng tính thời đại của thế giới cộng đồng. Thơ anh hay lên còn vì "cái tôi" chảy trong máu, trong tim tác giả hoà vào trong cái hiện thực của cộng đồng ấy. Đặc điểm cơ bản trong tính triết lý thơ của tác giả là vận từ đời sống dân gian, nỗi kiếp của con người mà vào thơ... ( khi bình cụ thể vào một số bài tôi sẽ phân tích sâu về điểm này ). Nó là những cái chắt từ óc, từ máu thịt bắn ra nên đọc không thấy bị gò ép. Có lẽ đây cũng là một trong những yếu tố không kém quan trọng tạo nên bản sắc thơ anh. Thí dụ như ở trong bài "người đàn bà trắng" :
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo con-đường-lông-ngỗng-trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau.
Hoặc là ở bài "viết sau đám xe tang" :
Cuộc cờ ấy theo thời như hội
vàng đỏ trắng đen... thay sắc luân hồi
Từ anh nhà thơ tới đứa ăn mày
Mấy ai tránh nổi trò sấp ngửa.
Nếu lưu ý một chút ta sẽ thấy nổi lên một đặc điểm rất rõ: rất nhiều các bài thơ của PNT đã được viết ở trong các quán xá, bên hồ, ngang đường hay ở trong trăng... và hầu như các bài thơ đó thiên nhiên đều ập vào thơ anh. Thiên nhiên không chỉ là chỗ dựa cho những tình cảm vui, buồn đối với cuộc đời tác giả, mà nó còn là một yếu tố rất quan trọng để nuôi sống thơ anh. Nhờ vào cảnh thiên nhiên, một sự việc bỗng nhiên nào đó xẩy ra, hay một tâm trạng của tình cảm nhớ thương, một kỉ niệm thoắt đến... tạo thành cảm xúc làm thơ. Rõ ràng nó đã tạo thành ý thức trong sáng tác thơ của anh. Bởi thế trong một bài thơ tác giả đã thổ lộ:
Mai ta chết... các bạn bè thân hữu
Bọc thiên nhiên mà đọc điếu văn
Đại bàng vỗ... cánh rợp trời mưa gió...
Trong không gian vào mãi xứ vô biên
(viết dưới chân đài hoàn vũ)
Thơ PNT đều bắt nguồn từ đời thường. Cái đời thường ấy được khái quát sâu sắc: giữa con người và xã hội, cá nhân và thế giới. Nó chẳng những chỉ mang tính triết học, mà còn ôm bọc cả khái niệm vũ trụ: về sự tồn tại và cát bụi !...Đời vừa thực lại vừa hư !...Tuỳ theo tình cảnh tác động khác nhau tạo thành vóc thơ anh. Bởi thế nó ẩn chứa một thế giới bên trong, càng đọc sâu càng thấy hay và thấm thía.
ĐÔI NÉT VỀ ĐỜI TƯ TÁC GIẢ : Từ thưở còn trẻ PNT đã rời bỏ cuộc đời anh sinh viên đại học, từ giã Hà Nội vào quân ngũ, tiếp nhận cuộc sống anh chiến sĩ ngoài chiến trường... cho tới ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, phần vì tâm lý cũng đã mệt mỏi đường binh nghiệp, anh xin rời khỏi quân ngũ để trở về thành phố quê hương. Tiếp tục theo học đại học kinh tế ngoại thương và trở thành cán bộ ngành ngoại thương quốc tế.
Tâm lý diễn biến của cuộc đời tác giả trong những năm hoà bình trở lại sau này cũng khá phức tạp. Qua năm tháng thăng trầm, tâm trạng của anh dường như rơi vào sự chán chường thời thế, chẳng khác nào một người đi vào ở ẩn...sớm hôm phiêu lãng với bạn bè, lẩn khuất trong gia đình mà vui thú chuyện thơ văn. Tâm lý ấy của tác giả đã được bộc lộ ở nhiều bài:
Ta đã sống phần đời sau chót
Trong ngôi nhà ẩn khuất bóng dân gian
Một cuộc sống bình thường bầu bạn
Nửa trăng hồ nửa gã hiền nhân.
(trên nấm mồ truyền thuyết)
Có lúc tác giả rơi vào trạng thái cô đơn đến gai người:
Hãy vứt ta lên chiếc giường phủ những đệm, chăn, màn...
làm bằng những tế bào đói khát:
Ta không đói khát tình em
Mà đói khát bầu trời !
(cô đơn)
Hay là:
Một thứ ma người quen hút khí đêm thay cho sữa mẹ
Chơi với hoa, với cá, với chim.
Nhiều khi chỉ bầu bạn với trăng sao:
Ta ! Anh thi sĩ của nhân gian
Tạc thù với cả khối sao trăng
Hồn hoa nâng cốc xin dốc cạn
Dẫu chỉ mình thôi vẫn mê man.
(tối quán)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 12:28:02 bởi Nhân văn >
" Cõi thiền " là một trong những phẩm chất nhân văn sâu sắc trong Tuyển Thơ Đại Bàng của PNT:
Tiếng chuông chùa bốn phía âm vang
Mình lễ cả ba thiên toà Phật
Người có vận! Thôi đừng oán trách,
Chuyện thơ văn vừa thực, vừa chơi...
( khoảng buồn vô lý )
Nó rải rác trong tuyển và lặn sâu vào những tình thơ cũng nhiều như : Thu tĩnh, Chiều hoàng hôn, Khoảng buồn vô lý, Một chiều cuộc đời, Tối quán... Mỗi bài lại có một hương vị, sắc thái riêng.Nổi lên một tâm trạng u hoài, phảng phất cô đơn, cảnh thiên nhiên cũng thường đầm đìa quyện trong tình tác giả. Ta có thể phân tích bài " một góc Hồ Tây " , một bài thơ cũng khá đặc biệt thì sẽ thấy rõ:
Anh đến mình anh trong chiều muộn
Nhặt thơ tình ở một góc Hồ Tây
Ngắm mặt gương hồ vào chập tối
Mặt trời lại ngỡ bóng trăng soi.
Vào một buổi chiều bỗng nhiên tác giả bắt gặp bóng mặt trời khuất muộn, lúc đó nó giống như một bóng trăng sáng trắng. Người và cảnh... xôn xao bên trăng
nước. Cảnh người thì hơi buồn buồn cô lẻ, nhưng niềm khát vọng lại dấy lên trong một nỗi lòng hiu hắt của con người đang bước vào tuổi hoa niên. Cho nên cái buổi chiều ở đây chính là một buổi chiều hoàng chơi vơi da diết của cuộc đời tác giả. Và trong cái chiều ấy:
Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi...
Cái chiếc lá vàng rơi kia lại thay vào chỗ ngồi của bóng người yêu xưa... Đây là những câu thơ hay, tình thơ thật đằm thắm mà xa xót. Nhưng buồn hơn nữa là khi lòng tác giả lại nhập hoà vào trong tiếng của mõ chùa:
Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu !
Rồi tác giả lại ví mình cũng giống như cái bóng của một nhà sư già đang quét lá trong sân chùa:
Chiều lễnh loãng bóng đa gù bên phố
Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu !
Trong sân gạch sư già quét lá
Bước người đi thầm lặng cõi hư hao.
Tôi có hỏi tác giả về những câu thơ này thì tác giả nói rằng: Thực ra đó là một cây đa to và già trước cửa chùa, tán nó xum xuê rễ chằng chịt xoắn lấy thân cây ngả xoà xuống bên đường chứ nó không gù... chỉ vì lúc đó anh lại nhìn thấy nó gù, bởi thế nó thành gù !?... Cái bóng cây đa gù ở trong một chiều lại " lễnh loãng " , ôi ! Cảnh chiều lễnh loãng này sao nó giống cái nỗi đời u hoài của lòng tác giả đến thế ! Để đến cuối bài cùng với cảnh tình ấy, tâm hồn tác giả lại bảng lảng chơi vơi trôi đi như những chiếc lá đang bay kia:
Trong tiếng lá bay... chầm chậm bóng ta theo...
Bài thơ xuất xứ từ cõi thiền mà vẫn thao thiết của một trái tim tình. Đến với Phật nhưng lòng lại cô lẻ vì tình trai gái, vừa trần thế lại hư hao, thực mà không... tất cả đều quyện vào trong cảnh sắc thiên nhiên và đời sống của một buổi chiều. Một Góc Hồ Tây là một bài thơ khá hay, giàu cảm xúc, hình ảnh đẹp và xúc tích: Độ hay và tầm vóc bài thơ có thể so ngang ngửa được với Tràng Giang, là bài thơ hay nhất của thi nhân Huy cận ! Tuy hai bài thơ ở trong hai hoàn cảnh và ý tứ có khác nhau, nhưng nỗi tình đều chơi vơi nửa vời... cùng trong một tâm trạng u hoài. Nhưng xin nhớ : Nếu kể về thơ hay của PNT từ cỡ Một Góc Hồ Tây trở lên thì còn nhiều lắm... tới dăm ba chục bài, nhiều bài còn hay hơn thế ! Nếu mạnh dạn thì có thể nói rằng có tới ngót cả trăm tình thơ đạt vào loại từ khá hay đến hay, trong đó có một ít thơ tình đã đạt vào độ hay kiệt tác... Thế mới gọi là " một huyền thoại..." - Rồi tôi sẽ dần dần bình rộng ra để bạn đọc nhìn thấy rất rõ điều đó. Còn nếu với một nhà bình luận thơ ca chuyên nghiệp (như Vũ Quần Phương, Trần Mạnh Hảo, Trần Đăng Khoa, v.v... ) có trình độ sâu sắc cộng với tính khách quan, khi nghiên cứu về Tuyển Thơ Đại Bàng sẽ thấy ngay không có khó khăn gì... , bởi vì anh quá nhiều thơ hay và thuộc hàng siêu đẳng. Tuyển thơ PNT đã bày ra cả rồi đấy, các Quí vị cứ vô tư đọc và bình luận ?...
Vốn là một cán bộ ngoại thương có điều kiện giao du quan hệ quốc tế, lại có thêm một số năm hải ngoại... nên tầm hiểu biết về thế giới, về thời cuộc của anh cũng phong phú và thực tiễn. Cuộc đời tác giả trải qua cũng không ít phong ba bão táp, phải chấp nhận bao nhiêu những mất mát trong khát vọng và tình yêu !... Tất cả những sâu sắc ấy đều được dội vào trong thơ, vào những tình thơ. Nên thơ tuy đời thường vẫn chứa đầy tính hiện thực được cô đúc, trong nhân sinh quan xã hội , cùng cách nhìn nhận về thế giới và thời đại của tác giả. Đây đó còn bao chứa cả những quan niệm vũ trụ đầy bí ẩn. MỘT GÓC HỒ TÂY
Anh đến mình anh trong chiều muộn
Nhặt thơ tình ở một góc Hồ Tây
Ngắm mặt gương hồ vào chập tối
Mặt trời lại ngỡ bóng trăng soi.
Lơ đễnh đọt mây qua phớt trắng
Vừa đơn côi mà không đơn côi!
Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi.
Chiều lễnh loãng bóng đa gù bên phố
Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêu!!!
Trong sân gạch sư già quét lá
Bước người đi thầm lặng cõi hư hao.
Chiều Hồ Tây-Chiều Tây Hồ lộng gió
Ta và người: Cõi mộng khác chi nhau?
Người quên hết! Còn ta yêu tất cả
Trong tiếng lá bay...
Chầm chậm bóng ta theo...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 11:47:22 bởi Nhân văn >
TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG NỒNG NÀN THA THIẾT - Rất... rất nhiều các bài thơ của anh được bộc lộ tình cảm máu thịt này về thành phố quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, như : Tiếng hát đời thường, Mẹ quê hương, Có một khoảng trời, Bài ca xứ sở, v.v... Xin phân tích đôi nét trong bài thơ Trở Về của tác giả để thấy rõ điều đó:
"Trở Về" là một bài thơ được anh viết ở nước ngoài vào năm 1990 - Khi Đông Đức mất vào tay Tây Đức kéo theo những thành trì XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ. Lúc này tác giả đang chuẩn bị rời khỏi nước Đức để trở lại quê nhà:
Đôi cánh chim trời quạt gió mây
Ta về non nước nước non đây
Và ta hãy nghe cái cảnh thiên nhiên mà khi có tin trở về đất nước, lòng tác giả đã xốn xang đến thế nào:
Nghe thu xào xạc rung mùa lá
Đông cũng hương đông lạ chưa này.
Lá mùa thu thì vui mà rung xào xạc, đến cả mùa đông cũng tựa như hoa trái nở toả hương thơm... tác giả ngỡ mình như đôi cánh chim trời sẽ lại tung bay nơi non nước quê nhà. Thời kì đó có bao nhiêu người tìm cách ở lại hoặc chạy sang Tây Đức mưu cầu cuộc sống... nhưng anh thì không ! Mặc dù anh biết nơi quê hương vẫn còn đầy rẫy những cảnh nghèo túng khó khăn, như đôi câu thơ anh đã mô tả lúc ra đi:
Ở chốn quê nhà bụi cát bay
Hoà bình mà tan mộng trăng say...
Hai câu thơ này nó nói lên sự tan vỡ của lòng tác giả... sau cuộc chiến tranh với bao nhiêu niềm mơ ước khi trở về quê hương - Niềm tin đã trở thành mây khói, " mộng trăng say " cũng không còn. Nhưng thái độ của anh vẫn rất dứt khoát:
Ta về bàu bạn cùng mưa gió
Lưu lạc người ơi: "kiếp tớ" thôi !
Có của cải, giàu có chăng nữa thì sang làm thuê ở đất người, cũng chỉ là "kiếp tớ" mà thôi ! Hay là:
Ta về trọn cuộc đất cố hương
Với mộng ngàn thu gửi dân gian...
Và quả thật tác giả của bài thơ Trở Về này, đã mang hết cả tâm huyết, tình cảm... mộng và hồn của mình dồn nén trong thi ca, để sống mãi ngàn thu cùng với dân gian, nơi quê hương xứ sở của mình. Như tác giả từng nói: Có chết cũng chết dưới gốc cây sấu già của thành phố quê hương.
Nhưng điều đáng nói hơn nữa ở trong bài thơ "Trở Về", lại còn là ở hai câu thơ kết - Để tác giả vẽ lên một bức tranh tổng hợp: giữa thế giới với tổ quốc và con người, nó được ghi nhận trong một giai đoạn rất đặc biệt của thời đại:
Đông Âu gió giật xiêu thành Mác
Bốn bể chân trời lạc khói sương...
Nghĩa là hướng đi của thế giới lúc này chìm vào trong sương khói... Chủ nghĩa Mác trở nên huyễn tưởng, trong một thực tiễn đầy thủ cựu rồi dẫn đến đổ vỡ... Nhưng chủ nghĩa tư bản thì cũng đầy tóc tang và bạo lực. Tương lai nhân loại không biết sẽ ra sao và mịt mờ ? Đó là ý của câu thơ " bốn bể chân trời lạc khói sương"... Chỉ từ một bài thơ có tính bộc bạch nỗi niềm tâm sự bản thân, nó lại mang cả một dấu ấn lớn có ý nghĩa trong một phạm trù trọng đại của lịch sử nhân loại. Chỉ có 12 câu thơ ngắn thôi... tình thơ thì chứa chan, lời thơ vẫn bay mà tứ thơ lại khái quát - Tầm vóc bài thơ sâu sắc, hay lên và cao lên vì thế !...
Trên đây tôi chỉ đưa ra một số nét có tính chất để dẫn dắt câu chuyện cũng như cuộc bình luận ! Thơ tình và cả thơ đời của PNT cực kỳ rung động phong phú... thế giới trong thơ anh bạt ngàn những vấn đề cần nói, mỗi bài một khác nhau, một cái hay riêng - Giờ tôi xin chọn ra những bài thơ hay tiêu biểu , dần dà qua các bài đó mà phân tích, luận bàn... để ta dễ nhìn nhận ra cái tầm vóc lớn lao của Tuyển Thơ Đại Bàng ... Trong lịch sử thi ca chưa từng có một thi nhân nào lại có thể có được nhiều thơ hay đến thế ! Vài trăm năm có lẻ đã qua hình như là... chưa có, còn trăm năm tới không biết có có không? TRỞ VỀ
(ngẫu hứng)
*
Đôi cánh chim trời quạt gió mây
Ta về non nước nước non đây!
Nghe thu xào xạc rung mùa lá
Đông cũng hương đông lạ chưa này...
Ở chốn quê nhà bụi cát bay
Hoà bình mà tan mộng trăng say.
Ta về bầu bạn cùng mưa gió
Lưu lạc - Người ơi:
kiếp tớ thôi!
Ta về trọn cuộc đất cố hương
Với mộng ngàn thu gửi nhân gian.
Đông Âu gió giật xiêu Thành Mác
Bốn bể chân trời
lạc khói sương...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 11:52:07 bởi Nhân văn >
III- KHÁM PHÁ THẾ GIỚI THƠ PNT (2)
PNT là một thi sĩ vừa mộng, vừa đời. Có một đêm đi trên đường phố, cảnh khuya hiu hắt, phải nói là rất thơ, rất mơ... Đến bên một bờ hồ anh bắt gặp những người đang quét lá, đó là hình bóng của những người quét rác phố trong đêm. Thế là những cảm xúc trong tâm hồn người thi sĩ dâng lên ! Tôi xin bình về một bài thơ đời của anh đã được viết ra trong hoàn cảnh đó.
1. Cô Quét Lá Đêm Hồ (CQLĐH) -
(xem trong tuyển thơ cũng in trên web. của VNTQ này: Bài thơ
số 9, ngay trong trang internet đầu tiên).
Bài thơ nói về cái nỗi kiếp người ở chốn dân gian. Ở đây nó không chỉ để phản ảnh về sự lam lũ, vất vả... kiếm miếng cơm manh áo, mà nó còn nói về cả tính nhân quần nữa. Nghĩa là , cái quyền sống của những con người nghèo khổ, thấp hèn trong xã hội bị coi rẻ. Họ luôn là tầng lớp bị những quyền lực chà xéo và bị bất công nhất xã hội.
(xin xem trong tuyển thơ PNT: vì tác giả bình cũng đã chi tiết và khá sâu sắc. Tôi chỉ nhấn mạnh một số nét cơ bản có tính khái quát, rồi đưa ra những nhận xét hoặc đánh giá... và có thể so sánh với những bài thơ hay tương đồng đã có trên thi đàn xưa nay, để chúng ta dễ nhìn nhận hơn).
Ta hãy nghe tác giả tả ngay trong hai câu đầu của bài thơ:
Một đêm hồ nước đầy sương gió
Người đi không rõ mặt người
Cái bóng người " không nhìn rõ mặt " này - tác giả chỉ cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng : gương mặt họ bị nhoà nhạt trong trời sương gió... nhưng đồng thời họ cũng là những kiếp đời không có cả " nhân ảnh " trong cuộc sống. Con người lao động vừa lầm lụi gió sương, vừa là bèo bọt trong xã hội. Tác giả tả tiếp:
Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim !
Con người, kiếp sống của họ cũng chỉ giống như những chiếc chổi tre kia, kéo mòn vẹt đi trên đường đời. Tiếng chổi mòn ấy đã trích vào trái tim nhà thơ bật máu. đấy chính là tính nhân văn của bài thơ này. Nhưng những nỗi người, cảnh đời đó lại chìm sâu vào trong mộng của người thi sĩ. Anh cảm thông, anh xa xót, chia xẻ nỗi đau và cùng với thiên nhiên âu yếm ru em quét lá... tức là cô quét lá đêm hồ:
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá... bên tôi !
Hay là:
Em hoá thành thơ rơi lặng lẽ
Trong cõi lòng tôi buồn triền miên.
Nhà thơ buồn về nỗi đau trước một sự đời, nhưng cũng là nỗi đau về xã hội con người. Khoảng không gian bao trùm lên cảnh phố khuya vừa thực lại vừa trong ảo. Cảnh thực là cảnh trời đất gió sương, xào xạc lá cây với hàng dương liễu hiu hắt bên hồ... Có cả mảnh trăng cô đơn trên nền trời:
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa (...)
Cái bóng trăng nó cũng bơ vơ, cô độc như người thi sĩ. Rõ ràng nỗi lòng nhà thơ đã có một mối cảm đồng sâu sắc với người lao động. Vậy là câu thơ dù chỉ tả về cảnh, nhưng cảnh đó đã chứa cả linh hồn và trái tim con người. Dùng cảnh để diễn tả sâu hơn, xúc tích hơn, sinh động và hay hơn. Đứng trước hình bóng cô quét lá đêm hồ kia, không phải là bóng trăng nó lạc lõng , cô đơn đâu? mà chính là nhà thơ đấy ! Anh thương cô... anh xót xa cho cái kiếp của cô đang quét lá trên đường.
Nhưng còn câu thơ sau : Tại sao bóng của rừng thu tự nhiên lại vào đây? Chính là cõi mộng của nhà thơ. Như trên đã nói: anh rất yêu đất nước và con người, thiên nhiên cùng cây cỏ. Cảnh tình trong phố khuya tuy hiu hắt nhưng lại mộng. Vốn là một thi sĩ đa tình... Anh liên tưởng ngỡ như mình đang đứng trong cảnh rừng thu xưa của cố thi nhân Lưu Trọng Lư, với bóng con nai vàng trong đó !Nhưng nếu con nai vàng nó vẫn sống... thì câu thơ chẳng những chỉ nghịch cảnh với bóng trăng đang lạc lõng thất thểu cô đơn ở trên, mà còn nghịch lý cả về ý tứ bài thơ đang nói về thân phận , những nỗi đời lầm lụi trong chốn dân gian qua hình ảnh của cô quét lá đêm hồ !... Hơn nữa về hình tượng thi ca : nếu con nai vàng sống , nó đang nhởn nhơ hoặc tung tăng nhảy trong bóng của rừng thu đẹp như trong tranh vẽ - thì đó lại là thơ của Lưu Trọng Lư ! Còn anh chỉ là người sao chép lại... ý nghĩa câu thơ sẽ không còn hay, độ sâu sắc cũng sẽ kém đi rất nhiều - Bởi thế : con nai vàng phải chết ! Và chính con nai vàng đã bị chết ấy... mới là thơ của PNT ! Cái giỏi của anh chàng nhà thơ PNT này chính là ở chỗ đó :
Con nai vàng chết bóng thu xưa (...)
Đây là câu thơ mang đầy ý tượng trưng - có thể là: cảm hoài với những thân phận đời bọt bèo dâu bể ấy mà đến con nai vàng cũng phải lăn ra chết? (đấy là tôi nghĩ vậy). Hoặc là, hình ảnh con nai vàng với bóng của rừng thu đẹp như trang cổ tích kia... thì chỉ ở trong trí tưởng tượng của cố thi nhân " mộng và sầu " Lưu Trọng Lư mới có. Còn những con người lao động nghèo khổ đầu tắt mặt tối kiếm lấy miếng cơm ăn còn đủ sự đoạ đầy, thì đầu óc nào mà mơ, mà thưởng thức đến câu thơ đẹp hay như thế nữa? Vậy là : thông qua câu thơ để nó phản ánh lên cái mất mát cả về giá trị thẩm mĩ, lẫn tinh thần quyền sống thanh tao của những người lao động, họ không được hưởng !...Đó là hai câu thơ hay và sâu sắc.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 11:56:12 bởi Nhân văn >
Trong sách Thi Nhân Việt Nam: khi nói về thi sĩ Bích Khê với hai câu thơ hay của ông:
Ô ! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi ! Vàng rơi ! Thu mênh mông.
Hoài Thanh đã hết lời khen rằng: " Tôi đã gặp trong Tinh Huyết ( tập thơ của Bích Khê ) những câu thơ hay vào hàng bực nhất trong thơ Việt Nam "...
( trích Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh )
Tôi nghĩ rằng: ta không đưa ra so sánh ( cũng khó ) , xem những câu thơ của PNT hay hơn... hay là của thi nhân Bích Khê hay hơn? Nhưng chắc rằng, hai câu thơ của bài CQLĐH này:
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa (...)
Cả về sự xúc tích, sâu sắc cũng như hình tượng thi ca - hay cũng không thể kém thi nhân Bích Khê được ! Vậy nói theo cách nói của cụ Hoài Thanh, nghĩa là: hai câu thơ ấy nó cũng thuộc vào hàng thơ hay nhất nhì... của thi đàn xưa và cả hôm nay.
Thế rồi cả hồn vía nhà thơ đã nhập vào cô quét lá, anh cứ nhìn theo mãi cái bóng trong đêm hồ ở phố khuya kia:
Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya...
Thơ rất giàu tính nhạc và thấm đẫm tình người.
Nói về độ hay và tầm vóc của bài CQLĐH có thể đem so sánh với một bài thơ hay đã từng nổi tiếng trong thi đàn - Đó là bài Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Về dung lượng và gam thơ có thể nói hai bài cũng tương đối hoà đồng tương xứng với nhau, mặc dù mỗi bài một cảnh, một tình và nỗi phận khác nhau.
Nhưng còn về phương pháp tư duy thơ thì lại phải đem đối chiếu với bài Đây Thôn Vĩ Dạ (ĐTVD) của Hàn Mặc Tử (HMT) - Như số người bình luận hoặc đã đọc nhiều thơ anh thường nói: âm hưởng trong thơ PNT có ảnh hưởng khá sâu sắc của thơ HMT. Đó là lối thơ theo trường phái thơ tượng trưng ở châu Âu. Ta hãy phân tích một chút về bài Đây Thôn Vĩ Dạ của HMT thì sẽ thấy , khi ông miêu tả:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Đó là khi HMT nói về cái duyên phận hẩm hiu cách trở, ly biệt giữa thi nhân và người thiếu nữ trong thơ ông: nghĩa là anh theo đường anh, em đường em... cái tâm trạng buồn nản u hoài của ông cũng giống như " dòng nước buồn thiu " và những bông " hoa bắp lay " phật phờ ở bên sông. Thì trong bài CQLĐH nhà thơ PNT miêu tả:
Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim !
( như tôi đã phân tích trên: cũng về thân phận xa xót và cảm hoài như thế !).
Hoặc như ở bài Đây Thôn Vĩ Dạ :
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.
Thì trong bài CQLĐH, nhà thơ cũng chìm đắm dõi theo cái bóng của cô quét lá:
Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya...
V.v... Cô Quét Lá Đêm Hồ là một bài thơ đời hay, rất hay của anh. CÔ QUÉT LÁ ĐÊM HỒ
Một đêm hồ nước đầy sương gió
Người đi không rõ mặt người
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá, bên tôi !
Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!
Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ
Trong cõi lòng tôi buồn triền miên.
TRĂNG NHƯ ĐỨA KHÔNG NHÀ TRÔI LẠC LÕNG
CON NAI VÀNG CHẾT BÓNG THU XƯA (...)
Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng:
Cô Quét Lá Đêm Hồ
khe khẽ vào khuya...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 12:01:01 bởi Nhân văn >
2. Em Bán Xoài:
( xem trong bài thơ số 18 ở trang thứ 2 trong tuyển thơ PNT trên mạng internet này )
Lại nói về những kiếp đời vất vưởng lang thang trong chốn nhân quần. Bài thơ vẽ lên một khung cảnh bên bờ biển thành phố Nha Trang, dưới bóng những cây dừa xứ sở. Đó là những cô gái sống vạ vật nổi trôi. Chủ nghĩa nhân đạo của bài thơ chính là lòng thương người... và nỗi đau nơi nhân tình thế thái:
Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời
các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm
Dẫy cột đèn đứng đêm côi lạnh.
Cả đến những chiếc cột đèn nó cũng hoá thân, như có linh hồn sống, hiu hắt trong đêm giá lạnh xót thương cho những thân phận bẽ bàng. Còn bóng dừa thì vẫn êm ả ru các cô... những lời ru ngọt ngào như lòng mẹ quê hương. Sau cuộc chiến tranh nhà thơ trở về, anh đã gặp những cô gái bị xô đẩy ra bên lề cuộc sống:
Xoài em chín !...
Đêm tàn canh em đón khách
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi.
Những giọt sương thơ vốn trong như ngọc của nhà thơ PNT này, giờ đây nó trở nên buồn buồn quanh những kiếp mà lã chã rơi xuống cuộc đời những em bán xoài. Giọng thơ êm êm, một chút tủi hờn và tha thiết lạ lùng. Nhưng nhà thơ lại vẽ ra cả một thế giới: mà những cô gái ấy, những thân phận đang trôi dạt ấy đang sống - Thế giới ấy ở đây được hình tượng bằng hình ảnh của một biển cả mịt mù sóng bão. Nó giống như miệng của một con thuồng luồng khổng lồ đen ngòm, chỉ muốn nuốt chửng những người con gái nhỏ nhoi yếu đuối kia:
Biển to lớn bóng em nhỏ thẫm
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa...
hay trong đám mây qua?
Những thân phận đang bươn bả trong cuộc sống của cộng đồng này, đang sống trong cái thế giới mà chúng ta đang sống đây... nhưng linh hồn thì không có nơi bám víu vào đâu? Nó vất vưởng trên những cành dừa, hay trong những đám mây vô phương hoang tưởng. Nó ở ngoài thế giới sống của họ. Tưởng như trong cõi đời này, trong xã hội này, trong khối của bể tình nhân thái này không có chỗ để cho họ dung thân - Những kiếp đời khốn khổ, bạc bẽo của nàng Kiều trong Nguyễn Du... đang sống lại ở cái xã hội, ở cái thế giới cộng đồng của chúng ta hôm nay chăng? Bài thơ có sức phản kháng mãnh liệt, tuy không mang màu sắc chính trị... nhưng muôn đời muôn kiếp những lớp dân đen, thấp cổ bé họng thời thế nào mà chẳng thế? Phải chịu đựng bao sự dầy xéo bất công :
Thế giới em đi vòng thiên la địa võng
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi...
Nếu ở trong bài Cô Quét Lá Đêm Hồ, nhà thơ trong một tâm trạng vô vọng đứng nhìn theo những nỗi đời nghèo khổ mịt mờ :
Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng...
Thì trong bài Em Bán Xoài này anh nhận ra: những chúng sinh ấy chẳng qua đời cũng chỉ như những thứ cát bụi , chúng là nạn nhân bị đẩy xô bên lề cuộc sống. Hình ảnh những chiếc cột đèn, ánh đèn như những linh hồn sống côi lạnh kia , bỗng lại trở về nhập vào trong anh ! Sao nó bạc bẽo, cô quắt giống hình ảnh những người con gái ấy đến thế:
Những cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Ta lại nhớ đến lời trong kinh thánh: con người sinh ra từ trong cát bụi lại trở về cát bụi !... Nhưng đây ý tưởng nhân văn của bài thơ là để nói về cái thiện ác... trong xã hội, nó nói về cái khốn nạn nơi cuộc sống của những lớp chúng sinh. Đến cuối bài thơ nhà thơ như muốn ôm lấy những người con gái, ôm lấy những số kiếp bọt bèo ấy !... Anh chỉ còn biết cùng với quê hương để ru em, lời ru của anh thật ấm áp tình người, ấm áp tình đời:
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.
Em Bán Xoài là một bài thơ đời sâu sắc, có sức sống với tháng năm... nó cảm hoá và rung động trái tim.
EM BÁN XOÀI
( kỉ niệm nhớ đêm đến Nha Trang
những ngày sau chiến tranh )
*
- Anh trai mua xoài cho em đi?
Nha Trang! Ta nhớ Nha Trang!...
Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời
các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm
Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh.
Xoài em chín!
Đêm tàn canh em đón khách
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
Em bán xoài thơm! Em bán xoài thơm!
Biển to lớn - Bóng em nhỏ thẫm
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa
hay trong đám mây qua?
Thế giới em đi Vòng Thiên La địa Võng
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi...
Xoài em thơm! Hương toả mát thân người...
Ai mua xoài?
Còn ai có mua em?
Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy.
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa, xứ sở gió ngàn năm ...
Để thay đổi món ăn, thay đổi khẩu vị - Tôi xin chuyển sang một vấn đề khác chút xíu, rồi chúng ta sẽ quay trở lại để bình sau.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 12:06:00 bởi Nhân văn >
IV- MẤY CẢM NGHĨ VỀ VŨ TRỤ THƠ TÌNH CỦA PNT
1/ Lấy tình yêu xây dựng thành hình tượng thi ca:
Thơ tình của PNT hầu hết đều thuộc vào loại tình tan vỡ, khi thì anh nuối cảm về một mối tình xưa, khi lòng lại vẩn vơ nghĩ đến một cô em nào đó... thế là thành thơ. Nhưng thơ anh không đi vào lý giải của sự việc tan vỡ ấy ( thảng hoặc rất ít ), mà thường là mượn câu chuyện tình để anh làm thơ và xây dựng hình tượng thi ca.
Thí dụ như bài " lời hót con chim khách" (LHCCK) chẳng hạn ( bài thơ số 13 trang đầu tiên internet ) : Có một buổi anh gặp một người thiếu nữ nọ... nói dăm ba câu chuyện tình ý gái trai, thế rồi nàng bỏ đi. Chỉ còn mình nhà thơ ở lại thẫn thờ, bâng khuâng. Chết nỗi là trái tim anh đã bị nàng làm xao động, để rồi nhà thơ phải đi tìm vào một cái quán nhỏ trên phố mà viết thơ về nàng :
Em một mình mang ốc-đảo bỏ đi
Anh trở lại phố thành nghe gió hú
nghe cả lá và hồn đời khẽ vỗ
con tim buồn hoá trăm mảnh vỡ tan.
Cái nàng thiếu nữ này lại cũng có tí chút ham mê thơ phú. Hoặc là có viết thơ đăng báo, hoặc như một số nữ sinh viên: nàng làm thơ tình rồi chép vào sổ tay. Chỉ biết rằng cô gái ấy đã có một câu thơ viết như thế này:
Em trở về với ốc-đảo xanh trinh bạch.
Nhà thơ đã lấy câu thơ này làm tựa đề cho bài thơ của anh. Nàng đã ví " cái của nàng " là một ..... " ốc-đảo " ! Và cái ốc-đảo ấy vẫn còn trinh bạch thơm mát nguyên. Ta lại nhớ đến đôi câu thơ của bà Hồ Xuân Hương trong bài Thiếu Nữ Ngủ Ngày, khi bả tả về người trinh nữ:
Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.
" đôi gò Bồng Đảo " ở đây tức là bầu ngực của người thiếu nữ, vẫn còn ngậm sương... tức là còn non tơ, hương phấn, chưa bị tạp hoá vì vần vò nhiều. Còn cái " lạch Đào Nguyên " kia, chính là cái của quí ấy của nàng...chưa bị phá trinh và tinh khiết như hoa thơm còn trong nụ.
Trở lại với bài LHCCK - Nhà thơ đã sử dụng ngay hình ảnh ốc-đảo này của người thiếu nữ để mở đầu bài thơ: em đã mang cái ốc-đảo ấy của em đi rồi ! Mất nàng anh tưởng như cả phố thành chìm trong tiếng réo của gió... bão táp nổi lên : " anh trở lại phố thành nghe gió hú ", là vậy. Nhưng vấn đề mà tôi muốn đề cập trong bài thơ này là cái gì ?
Đó chính là cái hình tượng " lời hót con chim khách " ấy !
Con tim buồn hoá trăm mảnh vỡ tan.
Con tim buồn không còn thuộc về anh
Những mảnh vụn lẫn vào trong gió bụi
Có một mảnh đã thành " con chim khách "
Bay đi tìm bóng lạc giữa bơ vơ...
Khi người thiếu nữ mang cái ốc-đảo ấy của nàng bỏ đi rồi ! Thế là, trái tim nhà thơ cũng vỡ... lẫn vào trong cát bụi cuộc đời cùng gió táp mưa sa. Nhưng trong đó có một mảnh nó chứa đẫm linh hồn và khát vọng của nhà thơ... biến thành " con chim khách " để bay đi tìm lại người yêu? Nghĩa là tâm hồn và trái tim nhà thơ vẫn theo em, như sau đó anh đã viết:
Anh thả xuống ốc-đảo xanh em
một mối tình nguyên thuỷ.
Mối tình của anh đến với nàng cũng trong mát như buổi ban mai và thơm ngát như hoa thiên thai của đất trời. Con Chim Khách ấy tháng năm vẫn hót vì thương nhớ và lưu luyến nàng:
Mốt mai (em) lỡ đau nỗi khổ đau của loài tim vỡ !
Ý nhà thơ muốn nói rằng: Nếu mai đây cuộc đời em lỡ gặp phải sự bất hạnh, tình yêu chẳng may bị đổ vỡ làm trái tim tan nát...thì:
Con chim khách vẫn về để hót ru em...
Cách kết thúc thơ giàu lòng nhân ái với người bạn tình đến vậy ! ( như ở lời bình trong Tuyển Thơ Đại Bàng của chính tác giả cũng đã nói ) : làm ta liên tưởng tới một bài thơ của thi hào Nga vĩ đại Pushkin " một chút tên tôi đối với nàng ", ông đã viết:
... Nhưng nếu gặp ngày buồn đau đớn
Em thầm thì hãy gọi tên lên !
Và hãy tin còn đây một kỉ niệm
Em vẫn còn trong một trái tim !
Nghĩa là vẫn mong người con gái gặp được người bạn tình cũng yêu tha thiết với nàng như mình đã yêu... và mong cuộc đời nàng tràn đầy hạnh phúc.
Đấy, bài thơ LHCCK đã được ra đời và kết thúc như thế !
LỜI HÓT
CON CHIM KHÁCH
Em trở về với ốc đảo xanh trinh bạch
.Thơ Đinh Thị Hồng Minh
***
Em một mình mang Ốc Đảo bỏ đi
Anh trở lại phố thành nghe gió hú
Nghe cả lá và hồn đời khẽ vỗ
Con Tim Buồn hoá trăm mảnh vỡ tan.
Con Tim Buồn... không còn thuộc về anh
Những mảnh vụn lẫn vào trong cát bụi
Có một mảnh hoá thành Con Chim Khách
Bay đi tìm bóng lạc giữa vu vơ.
Chầm chậm đừng đi
người con gái của ban sơ
Anh thả xuống Ốc Đảo xanh em
một mối tình nguyên thuỷ
Mốt mai lỡ đau nỗi khổ đau của loài tim vỡ
Con Chim Khách vẫn về để hót ru em !...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 12:12:03 bởi Nhân văn >
Tôi ví dụ thêm ở một bài thơ khác - Có khi cũng chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ, lưu luyến với một người con gái... rồi anh xây dựng thành hình tượng thơ ca: Đó là bài Đêm Thu Sương ! ( bài thơ số 31 trang 2 internet ).
Nhưng cảnh không gian để gợi lên trong bài thơ này lại vào một đêm thanh vắng. Bỗng có tiếng của con chim lạc đàn bay ngang kêu " cắt " lên như xé ruột. Cảnh tình hiu hắt ấy, tiếng con chim côi cút kia thì da diết... nhà thơ lại bồi hồi nhớ đến hình bóng người con gái tận bên bờ sông vắng :
Trăng đi chếch về phía dòng sông vắng
Tiếng con chim bay ngang
cắn vào khoảng xanh trong.
Ta nhớ đến bài Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến : cũng trong một đêm thu, với tâm trạng u hoài buồn bã... thì nghe tiếng của một con ngỗng bay qua ngang trời, ông đã thốt lên :
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Thi nhân bâng khuâng thì hỏi vậy chứ nào có quan tâm, dù trong tận cõi lòng ông thì da diết ngổn ngang.Trở lại với bài Đêm Thu Sương (ĐTS): đó là cái đêm trăng sáng bàng bạc - Tôi nói là " trăng sáng trắng " chứ không phải trăng vàng !... như nhà thơ đã miêu tả :
Đêm thu sương... trăng không vàng mà bạc
Rồi cảnh phố đêm được anh gợi ra làm thành nền, thành cảnh sống của bài thu sương này :
Gió khuya khoắt men hàng phố thức
Với mấy người quét rác quét trong đêm
Những ngôi nhà chẳng biết có bình yên?
Chả hiểu phố xá có thức hay không, hay chỉ là một mình nhà thơ thức để nhớ người con gái kia? cùng với con gió khuya lạnh lẽo thổi men theo hàng phố bên những bóng người quét rác đang quét xào xạc trong đêm.
Nói về cảnh trong thơ mùa thu... ta cũng nhớ đến bài thơ Điếu Thu của Nguyễn Khuyến. Đó là một đêm thu một mình một bóng mà ông ngồi trên chiếc thuyền câu để câu cá trên ao :
Đêm thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo...
Rồi thì :
Mỏi gối buông cần câu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Vậy là từ vịnh cái cảnh tình ngồi câu cá đêm thu ấy đã tạo thành bài thơ mùa thu nổi tiếng trong thi đàn của ông. Còn cảnh trong ĐTS là cảnh phố xá vào khuya... Nhưng Điếu Thu của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc dạng thơ phú vịnh cổ điển phương Đông, Còn ĐTS của PNT lại là một bài thơ mang phong cách thời hiện đại. Ta hãy nghe tác giả kết bài :
Đêm thì hoang. Sông cách sông.
Lá liễu em đong khắp thân em
Mắt em như liễu ngang cành liễu
Máu chẩy đầy trăng,
em biết không?...
Nhà thơ đã miêu tả, đã khắc hoạ chân dung người con gái của anh ở bên bờ dòng sông vắng bằng hàng loạt những hình ảnh về liễu: nào là lá liễu thì đong khắp thân nàng, mắt nàng cũng như lá liễu vắt ngang cành liễu - Nói đến liễu ta lại nhớ đến câu thơ của cụ Nguyễn Du đã mô tả về nàng Kiều :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Vóc dáng của nàng Kiều chắc hẳn phải là một thiếu nữ mảnh mai thon thả nhành liễu trúc tơ... cái đẹp trong quan niệm thời xưa , chứ không thể là một cô gái bụ bẫm béo tốt gợi cảm thời nay được ? Nhưng hình tượng về liễu để ví với người con gái trong bài ĐTS này thì mang đầy màu sắc của thơ tượng trưng. Ta có thể tưởng tượng được ngay : người con gái ấy chắc hẳn nàng cũng là một thiếu nữ thon thả, nhẹ nhàng dễ thương... Dùng những hình ảnh về liễu quấn quít lại như thế để tạo nên chân dung của người con gái, nó trìu tượng nhưng hình thái thơ sắc nét , một sự ảo nhưng cái ảo này vẫn rất sống động như một bức tranh thiếu nữ chìm sâu vào trong bóng dáng của những cành dương liễu. Để rồi tác giả buông một câu kết đầy siêu thực :
Máu chẩy đầy trăng, em biết không?
Nhà thơ khắc khoải nhớ đến người con gái tới mức máu tim anh đổ tràn cả lên trăng !... Nghĩa là từ một bài thơ tình nhưng tác giả đã xây dựng thành một bài thơ mùa thu độc đáo, phong cách hiện đại mà tình vẫn tha thiết thanh tao. ĐÊM THU SƯƠNG
Trăng đi chếch về phía dòng sông vắng
Tiếng con chim bay ngang
cắn vào khoảng xanh trong...
Đêm thu sương...trăng không vàng mà bạc
Gió khuya khoắt men hàng phố thức
Với mấy người quét rác quét trong đêm
Những ngôi nhà chẳng biết có bình yên?
Đêm thì hoang - Sông cách sông
Lá liễu em đong khắp thân em
Mắt em như liễu ngang cành liễu
Máu chảy đầy trăng...
em biết không (?)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 12:16:08 bởi Nhân văn >
2/ Tình mộng và vô vi : Tình yêu đã hoá thành biển cả. Tình tan vỡ nhưng biển thì còn vỗ mãi... và con sóng của trái tim nhà thơ : năm tháng hay gió mưa, bão tố vẫn mênh mông trên biển cả ấy. Nhưng tình yêu ấy cũng vô vi, nó vuốt ve trái tim đau của nhà thơ, như những cánh bướm bay về mang đến cho cuộc đời cả sinh sôi cùng tàn rữa. Đa phần trong thơ tình của PNT đều nằm trong chủ đề này. Nó ngợi ca tình yêu gái trai, nhưng khắc khoải và da diết. Không ít tình thơ anh đã đạt đến sự hoàn bích, cả kiệt tác. Rồi tôi sẽ đi vào bình về những bài thơ hay đó ! Giờ chỉ xin điểm qua làm minh chứng bằng một đôi bài thơ ngắn, nhưng cũng rất thích của anh. Đó là bài : Anh Vọng Nghe Tiếng Em Hát Bên Hồ.
( bài thơ số 86 trang 6 internet )
Nghe nói: xưa anh có yêu một người con gái. Những buổi đi chơi , cứ tối tối, đêm đêm... ở bên hồ nàng lại hát cho anh nghe ! Tiếng hát của nàng nhẹ như hơi gió, chỉ đủ cho một mình anh nghe nhưng thoảng bay ra xa, rất xa. Như Xuân Diệu từng nói:
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Mối tình của anh và người con gái ấy kéo dài được bao lâu không biết? Nhưng nghe bài thơ thì thấy rằng, tiếng hát ấy còn vọng mãi cùng tháng năm và đã thấm đẫm trong hồn anh:
Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi hồ xưa... những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu không màn.
Hay nhất của bốn câu thơ này là hình ảnh về " những đêm không chiếu không màn ", mới đẹp làm sao? Mới hạnh phúc và thần diệu làm sao? Đó là những đêm của tình yêu đam mê, của những đêm trăng hồ lộng gió... Đôi mắt của người yêu được anh miêu tả như cả một mùa thu vẫn về ru anh. Hình ảnh rất đời thường mà đẹp và gợi cảm. Lời thơ du dương tưởng như đang đưa ta vào một khoảng không gian êm đềm và bất tận. Viết đến đây tôi chợt nhớ tới " hồi xưa " đã được đọc mấy câu thơ của nữ thi sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ, chị viết rằng:
Những câu thơ run rẩy
Những câu thơ trốn chạy...
Những câu thơ... cháy rồi !
Đúng như thế: những câu thơ của PNT... cháy rồi ! Hình ảnh " những đêm không chiếu không màn " ấy đủ nói với chúng ta tất cả : tình yêu gái trai là êm ái, sung sướng và thật tràn trề. Hình ảnh tuy đơn thuần bình dị nhưng liệu có thể liệt nó vào hàng thuộc trong những câu thơ hay của thế gian chăng? Ta hãy nghe xem tác giả viết tiếp thế nào:
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh !
Như hạnh phúc đời anh:
cái thực là hư cả.
Nghĩa là, tiếng hát ấy một kỉ niệm da diết với nàng vẫn còn in mãi, vang mãi trong tâm hồn anh... dù mối tình xưa thì đã vào bụi cát. Nhưng điều ta đáng bàn trong đoạn thơ này về phương diện ngôn ngữ học, đời sống học là tính triết lý trong thơ ca: Cái thực tiễn đời thường mà anh đang sống bây giờ,hôm nay đây - đều lại là " hư " cả ! Anh đang sống nhưng lại không phải là anh sống: chỉ có thể xác anh tồn tại ở đấy. Còn những tình cảm vui, buồn, hạnh phúc hàng ngày, hàng giờ... anh lại cảm nhận về nó từ trong mãi cõi hư vô. Quá khứ của tình yêu xa xưa ấy vẫn trở về để nuôi sống linh hồn anh, trái tim anh. Có thể là đớn đau nhưng đấy chính là niềm vui sướng và ý nghĩa cuộc đời. Những năm tháng ấy anh mới thấy thực sự là mình được sống vì tha thiết yêu em ! Và bởi vậy:
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình !
Sự khúc triết để lý giải về sức mạnh của tình yêu với cuộc sống trong đoạn thơ này đã đạt đến điểm đỉnh. Hình tượng thơ bọc chứa được cả một thế giới của tình yêu ! Bắt ta phải suy nghĩ, lặn sâu vào câu chữ, ngôn ngữ... mà tìm hiểu về ý nghĩa của nó. Thơ không rơi vào sự chải chuốt nhung lụa mượt mà, triết lý mà thơ vẫn không khô cứng, nhiên nhi nhiên và đầm cảm xúc thấm vào trái tim, tình cảm của người nghe... là cái được, cái hay của đoạn thơ này. Tôi xin bình tiếp đoạn cuối cùng:
Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa...
Qua hồn ta,
Trong mộng ủ.
Ôi, hư vô sao quặn xiết lòng ta?
Hỡi đêm tàn !
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
Cuộc đời với một trái tim đau có thể là rất dài dặc - Nhưng sao đây lại như là một bóng mây qua vũ trụ? Nghĩa là đời người cũng chỉ một thoáng chốc qua đi như mây gió ! Đấy là cái cảm nghĩ khi nói về tình yêu - Như Lamartin nhà thơ tình lãng mạn người Pháp đầu thế kỉ XIX, khi nói về mối tình của ông với một người đàn bà đã viết:
Hãy yêu nhau, hãy yêu !
Khắc giờ đang vụt biến
Vội vàng lên cho hưởng trọn giờ vui
Thời gian không có bờ, con người không có bến
Thời gian trôi đi, đời người mau qua thôi !
Hay là :
Ôi thời gian, hãy ngừng bay
Và những giờ tươi đẹp
Vội vàng chi, thôi cuồn cuộn đi nào
Cho ta kịp hưởng trọn niềm diễm tuyệt
Của những ngày ta kì diệu ngọt ngào.
Nhưng ở trong bài Anh Vọng Nghe Tiếng Em Hát Bên Hồ thì cái đám mây thoáng qua của cuộc đời ấy, vẫn:
Chiếu ở rất xa...
Qua hồn ta,
Trong mộng ủ.
Nghĩa là đám mây của tình yêu, từ hư vô... mà lại vẫn tồn tại trong hồn anh, trong trái tim anh. Như câu thơ trên đã viết " Em mãi còn kỉ niệm trong anh ! ". Nó vẫn về thao thiết và cào xé trái tim anh. Trong lòng những câu thơ như có máu trào. Nhịp thơ đi thành những cung bậc:
Cuộc đời / như bóng mây / qua vũ trụ /
Chiếu ở rất xa /
Qua hồn ta /
Trong mộng ủ /
Rồi sau đó câu thơ được buông trải dài xuống tha thiết:
Ôi, hư vô sao quặn xiết lòng ta?
Tưởng như tình yêu xưa đang trở về từ một cõi xa xăm làm trái tim anh chẩy máu và anh đã gọi nàng trong những đêm tàn :
Hỡi đêm tàn !
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
Đó là một bài thơ tình có sức làm xao xuyến, rung động trái tim - Tình mộng và vô vi, nhưng thơ lại rất đời. Nó có khả năng bay xa để mang tình yêu cuộc sống đi vào cõi vĩnh hằng.
Triết lý về vũ trụ, triết lý về đời sống - Bài thơ như bay trong không gian vì được sử dụng những hình ảnh từ thiên nhiên: như bóng mây, đôi mắt mùa thu, những đêm trăng lộng gió... Còn những hình ảnh về đời sống thì lại rất gần gũi, mà vẫn tạo nên sự gợi cảm và dung dị như: những đêm không chiếu không màn... cho ta sống lại một kỉ niệm ngọt ngào của tình yêu ! Khi bài thơ được phổ cập rộng rãi , tôi đã được nghe trong giới sinh viên nói rằng: rất nhiều những nữ sinh đã chép thơ anh, cùng với một số bài thơ khác nữa của anh mà họ rất thích như: Thời Áo trắng, Đêm Thiếu Nữ, Người Đàn Bà Trắng, Em Về Biển, Trước Núi Mĩ Nhân... vào trong sổ tay tình yêu của họ ! Quả thật, thơ tình của PNT được giới sinh viên nhất là sinh viên Hà Nội biết và hâm mộ rất nhiều. ANH VỌNG NGHE
TIẾNG EM HÁT BÊN HỒ
Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa!
Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu không màn.
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Như hạnh phúc đời anh:
Cái thực là hư cả,
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình.
Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa.
Qua hồn ta.
Trong mộng ủ.
Ôi, hư vô sao quặn xiết lòng ta ?
Hỡi đêm tàn !
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 12:22:21 bởi Nhân văn >
Trong chủ đề " tình mộng và vô vi " này tôi xin bình tiếp một bài thơ nữa: Trăng Dạt Trong Mây - ( bài thơ số 15 trang đầu tiên internet ).
Bài thơ tràn ngập niềm cảm xúc nhưng chỉ như một lời tâm tình nhỏ nhẹ mà da diết khi anh nghĩ về việc người yêu đi lấy chồng:
Trăng dạt trong mây, em trôi vào cuộc sống...
Bỏ lại những bến bờ khát vọng lùi xa
Và những đêm thiếu nữ bên hồ.
Nàng đi lấy chồng nghĩa là từ biệt đời thiếu nữ, nhưng sao lại: Bỏ cả những bến bờ khát vọng lùi xa /?... Ta hãy để ý ngay câu thơ đầu tác giả đã dùng những hình tượng so sánh: một bên là " trăng dạt trong mây " - còn bên kia " em trôi vào cuộc sống " ! Trăng dạt trong mây... bị mây bao phủ thì sẽ mờ tối đi, thì cũng giống như người thiếu nữ đi lấy chồng. Chẳng lẽ việc lấy chồng làm cho cuộc đời nàng sẽ chán buồn như thế ư? Thực ra ý của câu thơ cũng không đến nỗi nặng nề đến thế ! Nó chỉ muốn phản ánh: cô thiếu nữ của anh là một người nhiều mộng mơ và khát vọng trong đời con gái ! Chắc rằng nàng cũng đã từng thổ lộ nhiều nỗi tâm tình sâu kín của lòng nàng với anh. Nhưng rồi thì nàng cũng phải từ biệt tất cả những giấc mơ cùng khát vọng đó để bước vào cái vòng quay của cuộc sống định mệnh trên bến bờ nhân gian là... đi lấy chồng ! Thành thử, việc nàng đi lấy chồng chẳng những chỉ để lại tình cảm nồng nàn bị hụt hẫng trong lòng anh, sự dầy vò của trái tim anh - Mà ngay đối với nàng lại cũng là một sự nuối tiếc bao kỉ niệm đẹp đẽ, mơ màng cùng hoài bão của đời con gái ! Đó cũng là một sự mất mát không kém phần chua xót của nàng.
Bỏ lại những đêm thiếu nữ bên hồ.
Hình ảnh câu thơ gợi lên bao kí ức đẹp đẽ, trắng trong... trong những năm tháng nàng đã yêu anh. Những đêm hồ ngọt ngào và hạnh phúc biết bao? Đời thiếu nữ của nàng với anh thế là không còn nữa. Một sự đổ vỡ nuối nả mãi mãi lùi vào trong quá khứ của cuộc đời. Mặc dù nhà thơ có nói rằng: Anh không hỏi lá có buồn? Gió có buồn? Một chiều nào đó có hư không?... Không hỏi: có nghĩa đó là sự tất yếu rồi, cần gì phải hỏi. Bởi vì sau đó tất cả sự mất mát kia đều được tác giả bộc lộ với một tình yêu tha thiết vô vàn:
Em bỏ lại trong lòng anh khoảng trống
Như thi ca !... Tan vỡ mặt trời !...
Và rồi nhà thơ chỉ còn biết :
Anh trông theo em " bờ bãi con người "
Ai sẽ nhặt lá rơi như những chiều thu ấy?
Đến đây ta lại càng thấy mối tình của nhà thơ với người con gái ấy thật là mơ mộng ! Nàng đi lấy chồng rồi thì : Ai sẽ nhặt lá rơi như những chiều thu ấy? Chà, tình yêu mới mây gió và phiêu diêu lãng mạn làm sao?
Trăng Dạt Trong Mây : là bài thơ để đưa chân người thiếu nữ sang ngang. Tựa như đứng bên một bờ biển sóng, một bờ hồ hay một khoảng không gian kỉ niệm nào đó, nhìn trời đất gió mưa... nhà thơ thủ thỉ tâm tình với em lần cuối. Người con gái ấy ra đi để lại trong lòng nhà thơ một khoảng trống vắng vô tận. Tình mộng và vô vi !... Nhưng hình như : Đây chỉ là một mối tình họ đến với nhau , yêu nhau... chứ không phải là để lấy nhau? Bởi xem trong ý thơ, lời thơ - Dầu cảm xúc về sự mất mát xa xót, nhưng không có ý nói về sự tan vỡ vì duyên phận bẽ bàng và bị chia đôi? Trong cuộc sống cũng thường hay có những chuyện tình yêu như thế ! Rất yêu nhau ! Có thể là yêu mãi mãi... nhưng lại không thể lấy nhau ! Đúng là " tình " tuy rất cuộc đời, nhưng cũng chỉ là : tình của thi ca ! Bài thơ reo ra từ một cõi lòng man mác , có buồn, nhưng không phải là sầu lụy. Đó chỉ như một sự hoài vọng của tình yêu ! Nàng vẫn bay trong hồn anh, trong trái tim anh như những cánh bướm của những ngày mơ mộng , thiết tha. Một thứ tình yêu êm ái máu tim : đẹp như là thi ca !... Và rực rỡ như ánh sáng mặt trời !... đối với cuộc sống con người. Có thể nói, bài thơ " trăng dạt trong mây " là bản tình ca hát về sự từ giã một thời của người con gái.
Rồi trong cái đêm nhớ bóng người yêu xưa ấy, anh thi sĩ đứng nhìn lên bầu trời thành phố mà gảy cây đàn thơ bài hát về em:
Trăng đêm nay lung lay trên thành phố
Có một người đã nhớ người xưa
Có một chàng thi sĩ ngắm bơ vơ...
Chuyện lạ cõi đời:
xưa nay...đàn bà là bất tử !
Đến đây anh đã gieo một câu cuối để kết bài thơ, cũng thật là đắc địa. Tôi xin nhấn mạnh và bình luận về câu thơ kết này -
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 12:26:02 bởi Nhân văn >
Khi nghe đến câu thơ kết bài thơ như đứng sững lại. Anh muốn triết lý về ý nghĩa của người đàn bà đối với cuộc sống chăng? Nhưng nếu liên tưởng trong rất nhiều các bài thơ khác của anh, thì ta thấy ý tưởng của cách kết thúc một bài thơ như thế này... nó còn chứa một hàm ý bởi một quan niệm mang tính thế giới quan hoặc mặt trái xã hội đã tác động sâu sắc lên nhân sinh quan của nhà thơ: Thế giới ấy còn đầy hỗn mang tội ác và xã hội cũng chứa chất bao nhiêu sự giả tạo bất công. Như ở bài Thiếu Nữ Và Cành Hoa - Khi đang tả cái đẹp và hương thơm ngát của bông hoa cũng như người thiếu nữ đối với thiên nhiên và đời sống con người, bỗng nhiên giữa chừng nhà thơ buông ra đôi câu thơ đầy phẫn kích về tính nhân tình thế sự:
Tôi từng đi qua bao vùng chủ nghĩa...
Phút cuối cùng tĩnh lặng " khóc hoàng thiên " !
" khóc hoàng thiên " nghĩa là khóc " trời " ! Sống giữa cái bể cả nhân tình mà thế sự vẫn còn đầy những hiểm ác, đầy sảo trá này... các chủ nghĩa cứ tranh giành quyền lực , đánh giết nhau. Chủ nghĩa nào cũng thế, kiếp dân gian vẫn là lớp chúng sinh bị mọi cường quyền đè nén , phải chịu đựng những bất công? Muôn đời vẫn thế... dân lao khổ vẫn cứ là dân lao khổ ! Thế giới này chẳng còn biết đi về đâu, hướng về đâu? Như trong bài thơ Trở Về mà ta đã phân tích trên:
Bốn bể chân trời lạc khói sương.
Thế giới chìm vào trong mịt mù sương khói... hoặc như trong một bài thơ đã viết của anh, với cái tên đề mà anh đã lấy dựa theo tên một bức tranh của danh hoạ Gô Ganh - Người Pháp :" Ta là ai? Ta đang ở đâu? Và ta sẽ đi đến đâu đây?"...
Niềm tin của nhà thơ bị phá vỡ trước các chế độ , các thứ chủ nghĩa trong xã hội cũng như của thế giới loài người ! Nghĩa là tư tưởng và tình cảm của nhà thơ về mọi xã hội... đã hoàn toàn bế tắc - Anh chỉ còn biết ngửa lên trời mà " khóc hoàng thiên " ! Anh ca ngợi tình yêu và đàn bà...
Đời hư, thực... nhập nhoè lẫn lộn
Đêm ái tình ta nương ngủ trái tim hoang.
Anh đã ngủ trong bể ái tình... và anh tồn tại nốt kiếp người trong bể ái tình ấy, bằng một trái tim hoang. Về phương diện thi ca: tình yêu và đàn bà trở thành tôn giáo của thơ anh ! Thí dụ như trong bài Đi Dưới Những Hàng Đêm, nhà thơ cũng triết lý trong hai câu cuối cùng:
Người đi tìm tình yêu trong châu báu
Ta tìm trời trên đôi bầu vú trắng của người yêu !...
Cái " bầu trời " trên đôi vú trắng của người đàn bà về nghĩa đen vốn dĩ nó cũng đã mênh mông... câu thơ cũng đã hay, sướng lên và gợi cảm. Nhưng trong nghĩa bóng còn để nhà thơ phát ra như một lời tuyên ngôn : mang tính nhân sinh quan và thế giới quan xã hội của nhà thơ. Mặc dù thơ anh không đi vào thơ làm chính trị, nhưng rõ ràng ý thơ nó lại là sự phản ứng mãnh liệt về thời cuộc và đã chứa màu sắc chính trị... Có phải vì thế mà thơ anh càng thêm sâu sắc và tầm vóc cao lớn lên không? Nó muốn nói rằng: Tất cả, các chủ nghĩa cùng những thứ chính trị kia chỉ là những giá trị vần vũ của thời cuộc đảo điên trong bể sống con người !... Chỉ có tình yêu, chỉ có người đàn bà, chỉ có bầu trời trên đôi vú trắng của nàng mới là một thế giới đầy ánh sáng... và ta an bài trong thế giới ấy của nàng. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu thơ kết trong bài Trăng Dạt Trong Mây mà tôi đã phân tích trên:
Chuyện lạ cõi đời:
xưa nay... đàn bà là bất tử !
Nói là chuyện lạ, nghĩa là nó không có gì lạ hết... cả xưa và nay vẫn thế ! Nhân đây tôi lại muốn liên tưởng tới một bài thơ khác nữa của anh , đó là bài : Triết Lý Nhân Sinh Học ! Thái độ của nhà thơ ngay đối với thứ ông Tổng thống cũng chỉ là một thứ... " trò người " - Tôi nói điều này không phải là tán quá đâu. Ta cứ đọc vào bài thì sẽ thấy :
Ta đi bên cỏ , bên bèo...
Nghĩ đến vài ngài tổng thống,
Nhảm. Cũng trò thôi !
Bởi vì anh quan niệm mọi thứ chủ nghĩa, ngay cả những tuyên ngôn của các ngài tổng thống nữa, cũng chỉ là các thứ..." trò người " ! Rồi bao thứ xẩy ra trong cái thế giới đầy những đảo điên mà chúng ta đang sống đây, để cuối cùng anh kết luận ( cũng ở trong bài Triết Lý Nhân Sinh Học ) rằng:
Có bà phu nhân ở trong toà năm góc
Đêm đêm ngủ với vầng trăng cởi truồng...
Triết lý nhân sinh học !
Nghĩa là : chỉ có cái của đàn bà, cái " vầng trăng cởi truồng " của bà phu nhân ( tức là vợ ông tổng thống ) ở trong toà năm góc ấy, mới thực sự là... nhân sinh học ! Còn chả có cái gì là nhân sinh học hết. Ngay cả ông tổng thống cùng những bản luận cương hay các thứ tuyên ngôn kia cũng chỉ là thứ... trò người ! Ông này thay ông khác, hay chủ nghĩa này thay chủ nghĩa nọ thì cũng chỉ là thay trò diễn khác mà thôi ! Do thời thế đập vào anh và anh phản ứng lại nó. Sự phản ứng mang tính nhân tình thế sự là cái mạch ngầm , tạo thành cả một dòng sông hoặc tan ra trong bể cả của cuộc sống và thơ ca PNT là thế ! Hãy cứ để cho hậu thế mai sau còn tiếp tục phán định về thế giới của thơ anh. TRĂNG DẠT TRONG MÂY
Trăng dạt trong mây
Em trôi vào cuộc sống
Bỏ lại những bến bờ khát vọng lùi xa
Và những đêm thiếu nữ bên hồ.
Anh không hỏi gió có buồn
Lá có buồn
Một chiều nào đó có hư không
Nỗi buồn sâu xa cuộc sống...
Em bỏ lại trong lòng anh khoảng trống
Như thi ca!...Tan vỡ mặt trời!...
Trông theo em Bờ Bãi Con Người
Ai sẽ nhặt lá rơi
như những chiều thu ấy?
Biển vẫn nuối ngàn năm quanh Trống Mái
Sắc ti-gôn ai từng hát thay ta
Em đi - Biết bao giờ trở lại
Gió hồn anh thổi mãi tháng ngày qua...
Trăng đêm nay lung lay trên thành phố
Có một người đã nhớ người xưa
Có một chàng thi sĩ ngắm bơ vơ
Chuyện lạ cõi đời:
Xưa nay, đàn bà là bất tử !...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 12:29:55 bởi Nhân văn >
PNT sống rất nhiều trong trăng và cũng viết nhiều thơ " trăng "... để gửi gấm tình yêu của mình, dù chỉ là trong cõi mộng vô vi. Nhưng có một bài thơ trăng của anh lại được viết vào một đêm... không có trăng ! Nên mới có tên đề là :
" Trăng lặn " - ( bài thơ số 20 trang 2 internet ). Trăng đã chán trời nên đi mất
Cứ hững hờ, tiêng tiếc, phân vân...
Em có chán anh giống vầng trăng không biết?
Mất trăng rồi còn lại trời đêm.
Nói là vì trăng đã chán trời nên bỏ đi, rồi đặt ra câu hỏi: Không biết em có chán anh không? Thật ra thì, sự day dứt trong tâm tư của nhà thơ không phải là vấn đề: nàng có chán chàng hay không ! Dùng một sự liên tưởng giữa bóng trăng và tình yêu, để tạo ra trong thơ một sự hoài cảm, nhớ thương. Mất trăng thì bầu trời sẽ chìm vào đêm tối, như đời anh không có em cuộc sống sẽ âm u, tẻ buồn. Như thế là sự chặt chẽ, thi vị về hình ảnh những câu thơ này tạo thành cái hay, người đọc cũng dễ cảm xúc mà ý tưởng thơ không rơi vào sự thái quá.
Sang đến đoạn thơ hai tác giả chuyển sang hình tượng về biển:
Biển vỗ vào anh, biển vỗ vào em
Em hoá đá... để sóng ghềnh ôm mãi
Hai cái hình ảnh đá và sóng... để nói về tình yêu muôn đời của đôi trai gái. Đá là một biểu tượng thuỷ chung như Hòn Vọng Phu, còn sóng là tình chàng như con sóng biển ngày đêm dào dạt vỗ quanh nàng. Trong hình ảnh bao trùm của biển cả lúc này để nói về vũ trụ, và cuộc sống của không gian cùng thời gian vĩnh cửu. Dù năm tháng , nắng mưa hay bão táp... thì mối tình ấy vẫn son sắt không bao giờ phai:
Năm tháng, nắng mưa đá vẫn còn nguyên đấy !
Anh phong ba, anh nhẫn nại suốt đời.
Như vậy: Từ một hình ảnh " trăng lặn " dưới ngòi bút thơ của PNT - Hoài vọng về một mối tình xưa, hoặc khi đó tác giả đang nhớ đến một người con gái nào đó? Tất nhiên lúc này lòng nhà thơ phải rất da diết và cô đơn ! Để anh đã viết nên một trang thơ tình. Xây dựng nên một biểu tượng vĩnh hằng của tình yêu ... mà tạc vào đất trời. Hay tựa như một câu chuyện cổ " trầu cau và đá " vẫn truyền tụng trong dân gian. Đá và sóng cứ xoắn xít, sóng vẫn ngày đêm ôm lấy đá, phong ba bão tố quanh mình đá... Chính là để trả lời cho câu hỏi: như khi trăng chán trời nên bỏ đi, em có chán anh như thế hay không? mà tháng năm không thấy quay về v.v... Sang đoạn thơ tiếp theo :
Bài thơ tình còn viết em ơi !
Đá vẫn đá, người vẫn người : không thể khác !
Nhưng hoài vọng mấy thì hoài vọng, cuộc sống vẫn cứ phải tồn tại như hiện thân vần vũ của nó - Nhà thơ đã quay trở về với hiện thực của cuộc đời: Đá vẫn đá, người vẫn người: không thể khác ! / - Nghĩa là, dù có nhớ thương em bao nhiêu, anh cũng chỉ có thể:
Xé rách lòng cho cánh thơ bay...
Lòng thi sĩ chỉ còn biết về với tình yêu bằng những áng thơ của trái tim để gửi lại cho đời mà thôi. Đấy là tứ, là tình cảm máu thịt và cũng là linh hồn của bài thơ Trăng Lặn này. Cuối cùng bài thơ lại trở về với hình ảnh trăng lặn ban đầu:
Mất một vầng trăng... lại mọc một vầng trăng
Sóng khốn khổ hôn mãi hòn đá trắng.
" vầng trăng mọc " ở đây chính là vầng trăng em ! Cứ sáng mãi trong tâm khảm cô tịch của thi nhân trong cái đêm không trăng kia. Đất trời thì mù mịt, nhưng con sóng vẫn cứ khốn khổ hôn mãi cái hòn đá trắng của tình yêu giữa trùng trùng biển khơi xanh đầy bão gió ấy... và bài thơ đã được kết lại ở đó ! TRĂNG LẶN
Trăng đã chán trời nên đi mất
Cứ hững hờ tiêng tiếc phân vân...
Em có chán anh
giống vầng trăng không biết (?)
Mất trăng rồi còn lại trời đêm.
Biển vỗ vào anh - Biển vỗ vào em
Em hoá đá! Để sóng ghềnh ôm mãi
Năm tháng nắng mưa:
đá vẫn còn nguyên đấy!
Anh phong ba. Anh nhẫn nại suốt đời.
Bài thơ tình còn viết em ơi!
Đá vẫn đá - Người vẫn người :
không thể khác (!)
Biển hư vô cả những khi cầm bút
Xé rách lòng cho cánh thơ bay.
Mất một vầng trăng lại mọc một vầng trăng
Sóng khốn khổ hôn mãi hòn đá trắng!...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 12:34:20 bởi Nhân văn >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu: