Một Huyền Thoại Thi Ca
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 10 của 20 trang, bài viết từ 136 đến 150 trên tổng số 293 bài trong đề mục
Ghosttt_01 15.02.2010 11:25:03 (permalink)
.  

           CUỘC GẶP ĐẦU NĂM

         Giữa Ghosttt_01  cùng anh Nhân Văn và Nhà thơ  

Ghosttt_01:  Nhà thơ có thể cho biết nguyên nhân sâu sắc nhất để ông quyết định viết LÁ ĐƠN PHẢN BÁC này không ạ?

Nhà thơ: Như anh Nhân Văn cũng đã nói đôi điều khi đăng lá đơn của tôi rồi đấy: Đó là quá trình hành tiến chân dung thi nhân của tôi với đương đại này. Song, như những từ tôi đã dùng: "Đơn phản bác..." (ĐPB)- Tôi muốn bác rất nhiều điều, có thể những điều tôi muốn bác lại cả Ban chấp hành và các vị đó lại không nằm trong nội dung lá đơn mà tôi viết.

Ghosttt_01:  Ông có thể nói rõ hơn được không ạ? Gọi là ĐPB, thế mà những điều ông muốn phản bác lại không nằm trong nội dung lá đơn? Cũng hơi lạ thật đấy, thưa ông!.............

Nhà thơ:     Thì trong đơn có chỗ tôi đã chẳng nói là gì: "... Có thể tồi tệ hơn thế tôi cũng chỉ chép miệng bỏ qua - Nhưng...." - Mới lại phản bác cái nỗi gì, nếu bọn chúng là những kẻ đạo mạo thực như thế thì.... Giống lươn lẹo cả ấy mà... Cái bọn nhà thơ nhưng một khi đã chủ tâm tiến thân cầu lợi, cầu vinh  bằng con đường chính trị thì chúng không còn tâm hồn trong sáng, nhân cách sạch sẽ thực sự của một văn nghệ sĩ nữa đâu! Vào càng sâu lại càng thấy vị kỷ , có thể đến mức đê tiện nữa.

Ghosttt_01: Thực tình tôi vẫn chưa hiểu? Bởi vì: những ngày trước tôi cứ tưởng nhà thơ thân thiết, nếu chưa phải là tri kỷ thì cũng ăn cánh với các ông ấy lắm cơ mà? Bởi vì nhà thơ đã từng bình cho  Hữu Thỉnh cả bài thơ "Nghe tiếng cuốc kêu" dài đăng cả một trang báo lớn "Người Hà Nội" cơ mà? sao lại....

Nhà thơ:  Cũng định thế, nhưng chúng quá đểu và giả tạo quá! Khi nhận được lá đơn đó Trần Đăng Khoa nói (vì tôi gửi cho tất cả ban chấp hành HNV mà) : "Bác viết càng ngày càng hay..." - Tôi bảo : Đấy là tôi còn quí Hữu Thỉnh đấy, nếu để ĐƠN PHẢN BÁC II hay III... thì sẽ không đơn giản như thế nữa đâu!

Ghosttt_01:  Thế mới biết còn đường hành tiến chân dung thi nhân của nhà thơ thật là phức tạp...

Nhân Văn:  Mình đỡ lời một tí! Trong cái đương đại văn học hiện nay, không có các tầm bậc thi ca đáng mặt như trước kia nữa đâu. Khi các chân dung thơ đều sàn sàn thấp thấp như nhau, kẻ nào vận hên hơn, kẻ nào nhiều mánh hơn, thậm chí kẻ nào nhiều gian sảo hơn ngoi được lên chút thang danh vọng... vậy thì làm gì còn những bậc nghĩa khí thực sự cơ chứ?
Chúng chẳng những không ủng hộ ông, thực ra ngoài mặt thì chúng hồ hởi, thân thiện đó thôi... Bên trong chúng chẳng đứa nào muốn ông vượt lên trên chúng.

                          ( cuộc chuyện trò còn tiếp )
    
Nhân văn 04.03.2010 10:47:07 (permalink)
.


Vừa qua, nhà thơ PNT lại mới tung lên Ban chấp hành HNVVN một ĐƠN PHẢN BÁC tiếp theo...
Nhất là ngày rằm tháng giêng (ngày tết nguyên tiêu - cũng là ngày Hội thơ trong toàn quốc), tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Anh đã truyền bá văn bản đó đến các thi hữu trong Hội văn chương, ở đây trước tiên tôi xin trích toàn vẹn bản luận bàn ấy, rồi sẽ xin có lời bình luận sau:


__________________________________________________________________________________________



DƯỚI ĐÂY LÀ HAI "ĐƠN PHẢN BÁC" CỦA PNT
             LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN



                                                 
                                                        

                                           Nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI                                                  
                                              Lên án những gian tà




  Sau khi tôi cho xuất bản tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM & biếu tặng –  Tôi  hỏi về sự nhận xét tác phẩm?
  - Trong  một sáng mùa xuân, dưới mái hiên của HNV ( tại 9 Nguyễn Đình Chiểu HN), chính ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch HNVVN đã phát biểu:
      -    Anh vĩ đại rồi! 
 
       Nhà văn Cao Tiến Lê khen hết lời.   
      Còn nhà thơ Lê Đình Cánh thì đánh giá: Phạm Ngọc Thái đã đi trước các nhà thơ đương đại của HNVVN 4-50 năm!

 
      Người bạn thơ Nguyễn Quang Thiều của tôi cũng ca ngợi: Tập thơ rất tuyệt!
      Nhà thơ đồng thời là nhà bình luận "Chân dung & đối thoại" Trần Đăng Khoa từng phát biểu:

          "Phạm Ngọc Thái - Một thiên tài cô độc!".

     Vào một buổi cùng ngồi uống bia, nhà thơ Bằng Việt (Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thủ đô) đã nói với tôi: "Đúng là anh có cả một thế giới thơ riêng! Nhưng... số anh không may!". 

       Không may có nghĩa là sao? Là sẽ có nhiều kẻ ghen ghét,đố kỵ... tìm cách dìm lấp chăng? - Thế thì phải mượn cụ Nguyễn Du một câu thơ mà chiêm nghiệm rằng:
                     Chữ tài đi với chữ tai một vần
 
      Hay là, phải ngửa mặt lên trời mà than như Tố Như:
 
                     Bất tri tam bách dư niên hậu
                     Thiên hạ hà nhân…”có khóc ta”?...
      Nhưng anh Bằng Việt là ai nhỉ? Cũng một tầm bậc có tên tuổi đương thời. Trong lĩnh vực báo chí, văn chương... quyền hạn có kém gì Hữu Thỉnh? Thế đấy!...
 
      Chẳng thế mà nhà thơ Chử Văn Long - Khi tôi chuẩn bị cho xuất bản tập thơ “Rung động trái tim” ấy, anh nói: “Ông cẩn thận, kẻo chúng hơi hóng biết được... chúng sẽ đâm chọc với NXB, sẽ phá - Ông khó mà xuất bản”!
     Tôi đã phải lẳng lặng mà làm... cho đến khi tập thơ xuất bản trót lọt xong rồi! Cầm tập thơ rất đẹp trên tay tôi biếu, anh phải thốt lên : Đúng là... thượng đế đã không cắt hết đường ai!
 
     Tôi bảo: Đúng thế - Trời hại thì mới sợ, chứ... người hại thì không sợ!
      Để rồi xem mây mù có thể che lấp được bầu trời mãi hay không?
                    

      Sau đây là nguyên văn hai bản thông cáo - Có tính chất phê phán đối với những người thừa hành nhiệm vụ:


___________________________________________________________________________________________



                                                                                                                                                                                   
 
                                         Gửi ông:         Hữu Thỉnh
                                                             Chủ tịch  HNVVN
                                       
 Cùng Ban chấp hành HNVVN

 


      
                                                                                 
                                      Hữu Thỉnh - Chủ tịch HNVVN     
 


      ĐƠN PHẢN BÁC LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN  (II)



 
       Sau đơn phản bác (ĐPB) đầu tiên tôi đã gửi tới các ông, các Viện và trong Hội Văn học  từ ngày 15/1/2010 – Trong ĐPB.II này, tôi không nói lại cái việc mà các ông cùng ban bệ đã có dã tâm, cố tình dìm lấp tôi!...mà chỉ muốn nhắc với các ông một số điểm như sau:
 

1/-    Nếu các ông gạt bỏ được sự vị kỷ, nhỏ mọn của con người:

  Có tổ chức đánh giá tập thơ Rung động trái tim (RĐTT),  tôi đã cho xuất bản tại NXB Thanh niên 2009 vừa qua -  Tôi tin:  sự vô giá của tập thơ sẽ không còn chỉ của riêng tôi, mà nó sẽ là tài sản của cả nền văn học quốc gia.

   Tôi xin khẳng định lại: Tập thơ RĐTT không chỉ là một tập thơ sâu sắc và tầm vóc nhất so với hàng nghìn các tập thơ đã xuất bản từ 1975 đến nay, mà nó còn là một tập thơ hay, độc đáo của cả nghìn năm văn hiến Thăng Long.

Thì trong Lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long, đó chẳng phải là thành quả quí báu của nền thi ca đối với nước non hay sao? Trong đó các ông là những người lãnh đạo, cầm cân nẩy mực… vừa tỏ ra cao thượng và có trách nhiệm, chí ít cũng của một giai đoạn thơ ca trong đương đại nước nhà. Đằng này các ông chỉ giỏi kiếm bổng lộc quốc gia - Chỉ sợ PNT này vượt lên trên mặt, tức là vượt lên trên chân dung các ông!

 
2/-     Các ông định cứ lơ đi ư? Các ông định tâm “để lâu cứt trâu sẽ hoá bùn” ư?
 
  Nếu các ông tìm mọi cách để phủ nhận, bới móc hay thoá mạ lên các tình thơ trong tập RĐTT – Thì đồng thời cũng chính là dịp cho mọi người sẽ xô vào để  đọc, nghiền ngẫm và thưởng thức… lập tức thế giới bên trong các tình thơ của tôi sẽ trở nên bất hủ, kỳ diệu ngay!.... Đó là nguyên lý của loại thơ tồn tại, thơ hay và sâu sắc điển hình của tập thơ RĐTT. Trong Tuyển thơ đại bàng (TTĐB) của tôi có đến cả trăm bài tôi đã đạt được sự viên mãn như thế!

    Như tôi đã nói trong ĐPB.I ( xin xem lại - có lưu kèm theo với văn bản này), rằng: Tập thơ RĐTT dám nói là có thể đem so sánh với tầm vóc thơ bà Hồ Xuân Hương, một trong ba thi hào dân tộc của nước nhà.  Đấy, tập thơ tôi đang cho công bố: ai cũng có thể đọc và phán xét nó, ai cũng có thể cào xé hoặc bôi xấu nó - xem có thể dập vùi nổi nó không?  
 
      Tập thơ “Rung động trái tim” chính gốc đẹp và dầy 200 trang đã được xuất bản ấy (chứ không phải là tập thơ mỏng nhỏ tôi trích ra, photo ít bài quảng bá) - Riêng các nhà lý luận phê bình hay các nhà thơ sáng tác và nghiên cứu văn học  thì PNT xin biếu tặng.

Với quảng đại văn nghệ sỹ và công chúng… tác giả có thể bán rộng rãi cho mọi người để còn có khả năng mà tái bản tiếp – Ai muốn mua liên hệ với nhà thơ qua ĐT  01683024194,  Email phamngocthai48@yahoo.com.vn, gửi thư  hoặc đáo qua thăm nhà.

 
3/-     Vào mùa thu năm Giáp Thân (2004) tôi đã gửi tới ông Hữu Thỉnh cùng ba Viện một bức thông điệp dưới dạng viết ngỏ -  

    Hồi đó còn gọi ông là Tổng thư ký Ban chấp hành HNVVN.  Trong bức thông điệp đó có đoạn tôi đã viết:
      “  … Nhìn chung TTĐB của tôi là loại thơ muôn tuổi, thứ thơ thuộc ngôn ngữ thi ca triết học. Rất nhiều các bài thơ hay hoặc khá hay vào hàng đẳng cấp, thơ của mọi thời đại. Từ thơ tình tới thơ đời tuy chắt ra từ trong đời riêng tác giả, nhưng đều mang nỗi nhân quần thế thái, tính xã hội sâu xa…”.

    Và tôi còn nhấn mạnh:

   “ Tôi xin sẵn sàng diễn trình: đọc thơ, bình luận và phân tích - về TTĐB nói chung (cụ thể là với tập thơ RĐTT này mà tôi tin là  đã đạt đến đỉnh thi sơn), trên cơ sở những bài thơ hay và kiệt tác - Trước tất cả các nhà văn, nhà thơ, các nhà lý luận phê bình, các tiến sỹ, giáo sư, thạc sỹ hay các viện sỹ văn học trong toàn quốc, trên đại sảnh của HNVVN… bằng phong cách tuỳ hứng của một thi nhân!”.

    Hôm nay tôi vẫn xin nhắc lại với các ông điều đó.

 
4/-     Cũng trong bức Thông điệp năm Giáp thân ấy có đoạn tôi đã viết:  

“ Khi xưa Hàn Mặc Tử vì lâm bệnh hiểm nghèo đã mất sớm ở Gành Ráng, lúc đó thi nhân cũng chỉ mới xuất bản được một tập Gái quê – Ông Trần Thanh Mại là một nhà nghiên cứu lý luận văn học ở Huế, đã lên tận nơi mà thi nhân tạ thế, thu lượm từng trang bản thảo viết tay, lúc sống thi nhân đã sáng tác bị vương vãi trong dân. Để sau này (vào năm 1988) – Nhà thơ Chế Lan Viên (CLV) đã biên tập trọn vẹn “Tuyển thơ Hàn Mặc Tử” và xuất bản cho Người, cũng lưu giữ lại cho nền văn học của nước non.

    Trong lời đề tựa cho tuyển thơ, chính CLV đã từng đánh giá: Hàn Mặc Tử (HMT), anh là ai? – Ông đã khẳng định: Mai sau, những cái tầm thường mực thước biến tan đi không còn nữa, và còn lại của cái thời kỳ này, một chút gì đáng kể đó là HMT!... Và lời tiên tri của ông đã đúng, HMT chính là một thi nhân lớn nhất thời tiền chiến”!

    Còn các ông diễn văn và miệng nói thì có vẻ nhân văn đấy, mặc dù làm việc quốc gia… nhưng tấm lòng và trái tim nhân đạo thì chưa bằng một nhà văn như Trần Thanh Mại của thời kỳ thực dân, phong kiến cũ.

 
5/-  Tôi đã định tìm cách gửi tập thơ Rung động trái tim đi thế giới để tham dự giải Nobel !

    Nhưng khó khăn lớn nhất chính là công việc dịch thuật ra tiếng nước ngoài. Hơn nữa, vấn đề dịch thơ nó đòi hỏi không chỉ ngoại ngữ giỏi mà trình độ chuyên nghiệp dịch tác phẩm văn học phải cao nữa.
 
      Nếu được HNV với tư cách quốc gia đứng ra đảm nhận việc đó, thì chắc không phải là việc quá khó. Nhất là vừa qua (vào ngày 5/1/2010) ông Hữu Thỉnh có tham gia một Hội nghị mang tính Quốc tế để mở rộng việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài - gồm các nhà văn, nhà thơ và các dịch giả từ 32 nước trên thế giới đến nước ta – Tôi thiết nghĩ: Một tập thơ với giá trị như tập RĐTT, có lẽ cũng xứng đáng để được HNV quan tâm làm điều đó.

    Ở Ấn Độ - Đại thi hào Tagore,  chẳng phải Người đã được giải Nobel cũng chỉ bằng tập thơ Lời dâng đó thôi!

 
6/-     Tôi viết tiếp ĐPB (II) này còn mang theo mục đích:

Mai sau khi lịch sử nghiên cứu về tôi sẽ hiểu sâu sắc hơn – Nhà thơ đã phải sống trong một đương đại mà những chân dung thi ca của ta hạn chế thế nào? Nhất là thực chất khuôn mặt thật của những người cầm cân nẩy mực trong HNV đối với  nền thi ca đó như các ông… thì lòng dạ, tâm địa đã cư xử với Người ra sao?

    Nói đi rồi nói lại: Đại thi hào Uýt-Man nước Mỹ trong buổi đương thời, Người chẳng cũng đã từng phải chịu cảnh dập vùi, thoá mạ của bao phường văn sỹ nhỏ nhen đó hay sao?... Những tầm bậc siêu nhân thường phải gánh chịu “nợ đời”, chẳng phải chỉ riêng tôi!

   Hoài Thanh đã từng viết trong Thi nhân Việt Nam, khi Người bình bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên rằng: Một thiên kiệt tác, một bài thơ hay cũng đủ để lưu danh!... Huống chi cả tập thơ RĐTT dám nói là trang trọng và bất hủ, có cả chục bài thơ hay và kiệt tác – Tôi tin rằng: Rồi đây, cùng với bao nhiêu thiên tuyệt tác nữa trong Tuyển thơ đại bàng của tôi lần lượt được xuất bản, nó có khả năng để tạo nên cả một “vạn lý trường thành” của thi ca mà sừng sững đến muôn năm.

 
 
                                                         Viết tại đất Thăng Long
                                                                      Mùa xuân năm Canh Dần
                                                                         NGƯỜI PHẢN BÁC
                                                                                (Đã ký)

 
 
 
 
                                                                 Phạm Ngọc Thái

 


*     Sao gửi đến ba Viện và lưu vào lịch sử

  
 
 
__________________________________________________________________




                                    Gửi:   Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn
                                             Cùng Ban chấp hành HNVVN

                       Đồng gửi:    Vũ Quần Phương
                                          Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (K.VII)



                                          
                                                  
                                      Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (K.VII)   
                                                   Vũ Quần Phương



      ĐƠN PHẢN BÁC LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN  (I)


 
                                                       

           Tôi - Nhà thơ Phạm Ngọc Thái, hiện trú ngụ tại ngõ 194 (số 34), phố Quán Thánh, Hà Nội.

A- PHẢN BÁC I
/.  

Việc làm thiếu trong sáng, thuộc vào nhân cách, đạo đức (của ban bệ nào, hay do các ông chỉ đạo thì tôi không biết?) - Theo như cách xử sự mà tôi nhìn nhận trong những năm tháng qua, tôi cho rằng rất thiếu trách nhiệm và cả nhân tâm đối với một nhà thơ như tôi. Như đã cố tình dìm lấp trong đợt xét duyệt vừa qua, nhằm gạt bỏ người xin vào Hội.

Tôi chỉ biết rằng trong hàng trăm nhà thơ xin vào HNVVN năm 2009 này đều có danh sách (xem công bố của HNV trên mạng internet), riêng tôi bị ỉm đi. Cá nhân tôi nhận định: Đó là một sự hèn kém, thậm chí là thiếu liêm sỉ của những người có cương vị  trong công tác văn học (riêng về thơ ca). Sự chưa được nhân đức đó không thể chấp nhận được.


B-  PHẢN BÁC II/. 
 

Thực tình, do tâm dạ luôn muốn hướng tới lòng nhân hòa của con người, dẫu có tồi tệ hơn thế  tôi cũng sẽ chỉ chép miệng bỏ qua - Nhưng với tôi, các ông tư cách là những người có trách nhiệm quốc gia,  tâm linh, tình cảm cùng khát vọng là nhà thơ với nhau. Tất nhiên là số vận của các ông thì đã được hưởng bổng lộc quá nhiều, chứ không "chó ăn đá , gà ăn sỏi" như tôi - làm như thế... thì có lẽ là nhỏ mọn.

Để tự cứu mình tôi buộc lòng phải lên án! Như nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có lần nói với tôi: "Phải tự cứu mình thôi, Thái ạ!".

  Đi vào ngay việc cụ thể, tôi xin nói về chân dung thơ tôi! Như trong lá đơn gửi Hội nhà văn (do nhà thơ Bằng việt và anh Phạm Đức giới thiệu), tôi đã viết - Đến nay tôi đã cho xuất bản 3 tập thơ:

-   Có một khoảng trời, NXB Hà Nội 1990.
-   Người đàn bà trắng, NXB Thanh niên 1994.
Rung động trái tim, NXB Thanh niên 2009.

Tôi xin tập trung nói về "Rung động trái tim", là tập thơ tôi mới cho xuất bản trong năm 2009 vừa rồi. Vì trên giấy tờ, tôi nói thẳng ngay vào những ý chủ chốt - Còn tất cả những gì cần hỏi... khi các ông hay là Ban chấp hành HNV tổ chức: cần gì tôi sẽ giải thích, thích gì tôi sẽ chiều.

 
            1/- "Rung động trái tim" (RĐTT) là một tập thơ hay hiếm có:

Độc đáo và thi phẩm có giá trị tầm vóc cao đối với thi ca hiện đại nói riêng, cũng như của nền thi ca trong nghìn năm văn hiến Thăng Long nói chung.

-  Về độ dày của tập thơ là 200 trang, số lượng bài thơ thì ngót 50 bài. Nghĩa là,  số lượng bài thơ đã xuất bản trong tập ấy cũng tương đương với số bài thơ (cũng gần 50 bài) của bà Hồ Xuân Hương (HXH) để lại cho đời.

   Sở dĩ tôi dẫn chứng cụ thể với HXH là để nói rằng: Về độ hay và tầm vóc trong chân dung tập thơ RĐTT của Phạm Ngọc Thái (PNT) - chưa dám nói là vượt lên trên chân dung thơ HXH, nhưng HXH cũng chưa dễ gì đã vượt qua nổi chân dung tập thơ của tôi! Mà HXH là ai,  thì các ông đã biết: Bà là một trong ba thi hào dân tộc! ( xem trong tuyển văn luận "Ba thi hào dân tộc" của Xuân Diệu - NXB Văn học) - Tại sao tôi dám nói như thế?


     a/-   Tập thơ RĐTT của tôi cơ bản là thuộc loại thơ trường cửu:

Thơ tồn tại qua mọi thời đại. Số bài thơ đạt khá hay trở lên cũng nhiều.

    Nhưng thế nào mới được gọi là thơ hay? Tôi đưa ra đây vài ví dụ cụ thể: 

Trước hết đó phải là loại thơ của mọi thời đại như:  Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Điếu thu của Nguyễn Khuyến, Hai sắc hoa ti-gôn của TTKH , Mùa xuân chín - Đây thôn Vĩ Dạ - Bẽn lẽ của Hàn Mặc Tử v.v... và như thế mới được gọi là thơ hay!

Những từ "thơ hay" tôi dùng trong văn bản này đều phải có ý nghĩa và tầm vóc tương đương nhất định với những bài thơ danh giá, trường cửu đó. Theo con mắt thơ của tôi: trong những nhà thơ lớn thời tiền chiến, Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn nhất - Ông có 3 bài thực sự được gọi là thơ hay như tôi đã điểm trên. Huy Cận được một bài Tràng Giang (chưa thật hay bằng 3 bài thơ của HMT), mới vào loại khá hay và cũng chỉ một bài đó mà thôi...

   Thế mà chỉ riêng trong tập thơ RĐTT : Số lượng bài thơ hay đã khoảng chục bài, nếu kể từ khá hay trở lên thì phải trên đôi chục bài - Nghĩa là, chỉ tính riêng những bài thơ hay trong tập  tôi đã vượt gấp 3 lần thơ hay của thi nhân HMT, là nhà thơ lớn nhất thời tiền chiến. Trong đó ít bài còn có giá trị của những kiệt tác, tôi đã đạt đỉnh thi sơn cao hơn ông!

Tập thơ RĐTT tôi đã cho xuất bản rồi, còn đó ! Những bài thơ đó sẽ còn tồn tại mãi với đời. Không thể phủ lấp, dập vùi được! Cứ càng đọc, càng đào xới lên... càng sâu sắc, càng hay. Cho nên có thể nói rằng: Tập thơ RĐTT là một thi phẩm có chân dung loại cao, chí ít cũng sánh với tầm vóc của chân dung thơ HXH.


     b/ Tôi xin đặt giải và thách đố:

Nếu có ai đưa ra được một dẫn chứng cụ thể trong hàng nghìn, hàng vạn các tập thơ của các nhà thơ đương đại đã được xuất bản từ năm 1975 đến nay, kể cả các tập thơ đã từng được giải nhất của HNV, hoặc do có điều kiện tốt đẹp nào đó mà đã được nhận giải quốc tế (nhưng không được lấy đó làm căn cứ xác định)

   - Nếu có một tập thơ nào đạt giá trị hay và tầm vóc cao hơn tập thơ RĐTT  của tôi - Thì PNT xin biếu người đó 5 triệu! Tuy nhiên người ấy  phải có bình luận, phân tích trên báo chí rằng: Tập thơ đó cụ thể bao nhiêu bài thơ hay - là những bài nào? Về độ viên mãn và hoàn bích cụ thể của từng bài thơ như thế nào? Đó có phải là những bài thơ có khả năng đạt giá trị bất hủ, thơ của mọi thời đại không?
 
     Dám nói là sẽ không thể có một tập thơ nào XB từ năm 1975 đến nay tầm vóc cao được như thế đâu! Bởi lẽ, nếu có một nhà thơ nào đó sáng tác được một tập thơ hay và cao hơn tập RĐTT, tôi cam đoan chắc chắn người đó sẽ trở thành đại thi hào!... Và dám nói, kể cả kẻ có con mắt nhìn ra giá trị của tập thơ đó  phải là một thiên tài... có khả năng thẩm định thi ca ít nhất cũng cỡ Hoài Thanh - Người đã từng làm nên một Tuyển "Thi nhân Việt Nam" bất hủ, truyền đời.

   
  2/-   Tại sao lại nói: Phạm Ngọc Thái sẽ là nhà thơ vĩ đại nhất VN !?
 
Nói "sẽ là" có nghĩa: rồi trước sau thời đại, cũng như lịch sử sẽ xác nhận như thế!

  Với Tuyển Thơ Đại Bàng 500 bài mà tôi đã cho công bố toàn bộ (kể cả lời bình) trên mạng internet, qua Web. của Việt Nam Thư quán (vnthuquan.net - Trang Diễn đàn - Danh mục Tác giả người Việt).

Tôi cũng đã rút ra một số lớn gần 400 bài, đóng tuyển cẩn thận, gọi là: Quyển I - Tuyển thơ đại bàng! Để gửi biếu một số nhà thơ như: Ông Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa... GS. Mã Giáng Lân, đồng thời gửi biếu lưu ở Viện Văn học VN, Hội nhà văn VN, Khoa văn trường Đại học Nhân văn Quốc gia v.v... 

Tôi từng nói với Trần Đăng Khoa rằng, tôi thường lấy Nguyễn Du để so sánh với chân dung thơ của mình - Thực ra tôi tin, là tôi đã vượt qua Nguyễn Du rồi!...

   Nguyễn Du vĩ đại thật, Người là thánh thơ thật ( với Kiều, thể thơ lục bát... còn tôi cũng như Chế Lan Viên, thuộc loại thơ tự do hiện đại) - Nhưng lịch sử thi ca không phải cứ đến Nguyễn Du là dừng lại?

Nếu cứ cho rằng: Tôi đã vượt qua Nguyễn Du đi, thì "Hậu sinh khả úy"... điều đó cũng có gì là trái với tự nhiên đâu! Sở dĩ tôi dám nhận định như vậy,,, cứ biết thế đã, để rồi lịch sử sẽ phán xét. Nhưng có thể đưa ra vài nhận định được tóm tắt cơ bản như sau:


  a/.  Ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở Kiều của Nguyễn Du

      chính nằm trong nỗi kiếp đoạn trường, theo thuyết bản mệnh của Kinh Phật - Đời sống, Thế giới có thiên mệnh! Con người có bản mệnh!

  Song, Vũ trụ và Cuộc sống có cả duy tâm lẫn duy vật. Nghĩa là, tuy duy vật chưa thắng và cũng không thắng được duy tâm!... Nhưng vẫn có  "nhân thắng thiên", như thế giới có cả vô thần cùng hữu thần. Tình yêu và cuộc sống, xã hội... luôn chứa chất tính triết học đa dạng và rất sinh động!

Chính trong Tuyển thơ của tôi, nhất là trong các bài thơ hay đã chứa bọc được cả thế giới trong nó mà tạo thành vũ trụ thơ ca - Chứ nó không hạn hẹp ở một chủ thuyết cố định. Nghĩa là thi phẩm phản ảnh tất cả những gì của thế giới đã có với tình yêu và cuộc sống con người!


   b/.   Trong Tuyển thơ Đại Bàng 500 bài đó,

số lượng các bài thơ hay và kiệt tác hàng chục, nhất là nếu tính từ các bài thơ sâu sắc, khá hay trở lên - Tôi đã đạt được đến mức độ khổng lồ hàng trăm. Cũng như tôi đã nói: Nó đã tạo nên tầm vóc của một vũ trụ thi ca!

Lịch sử của nghìn năm văn hiến Thăng Long, chưa từng có một thi nhân nào đạt được nhiều thơ hay và kiệt tác như thế! Còn nghìn năm sau có hay không, thì tôi không biết?

  "Kiều" của Nguyễn Du bất hủ thật, hay thật, vĩ đại lắm!...nhưng tác phẩm của Người chưa mang tính của một vũ trụ thi ca.


c/.   Về nghệ thuật :

   
Kiều của Nguyễn Du viết theo thể lục bát - Thơ Đường, dĩ nhiên đạt độ mẫu mực, hay tuyệt vời! Ông là một Đại thi hào.

   Còn thơ tôi, thuộc loại thơ tự do hiện đại:  Một số lượng thơ không nhỏ, tôi đã  hòa quyện giữa sự  sâu sắc của dòng thơ cổ phương Đông - Với các trường phái thơ lãng mạn, tượng trưng và cả siêu thực... của thơ hiện đại thế giới - Làm nên rất nhiều các bài thơ hay và kiệt tác!

  Hiện nay tập thơ Rung động trái tim do NXB Thanh niên 2009 ấn hành, tôi vẫn dành một số tập. Các nhà thơ sáng tác và nghiên cứu văn học, các nhà lý luận, phê bình, cũng như các Hội văn học tỉnh, thành trong nước - Nếu muốn tham khảo có thể liên hệ, gặp gỡ -  tác giả xin biếu tặng.


                                                          Viết tại đất Thăng Long
                                                                              Ngày 15/1/2010
                                                                               NGƯỜI PHẢN BÁC

                                                                       (đã ký)





                                                                 Phạm Ngọc Thái



*   Sao gửi đến ba Viện: Viện Văn học VN, Viện Ngôn ngữ học
     Quốc gia, và Viện Văn hóa dân gian- để biết.

*  Văn bản này sẽ được công bố rộng rãi trong Hội văn học
    và lưu lại cho lịch sử mai sau xem xét.

 
_____________________________________________________
 
 
      Hai bản tuyên cáo trên đã được gửi tới Ban chấp hành HNVVN cùng nhiều nhà văn, nhà thơ... có tên tuổi trong đương đại, đồng thời cũng đã được gửi đến các ông viện trưởng, viện phó & các phòng ban của Viện Văn học Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học Quốc gia - và rộng rãi trong Hội Văn chương, báo chí.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2011 12:41:20 bởi Nhân văn >
Ghosttt_01 03.04.2010 13:14:34 (permalink)
.


     Như thế là liền trong 2 tháng đầu năm dương lịch của năm Canh Dần này - Nhà thơ đã tung lên Ban chấp hành HNVVN hai lá đơn phản bác. Lời lẽ trong hai lá đơn đó cũng thật là quyết liệt, tỏ rõ thái độ không khoan nhượng, mà trước hết là với hai nhân vật đầu chòm của HNV: Một là ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Ban chấp hành... sau đó đến Vũ Quần Phương, chủ tịch Hội đồng thơ. Có lần tôi chứng kiến thấy nhà thơ đã từng nói trước một số đông anh em trong giới báo chí rằng: Bọn họ (ông muốn nói về hai nhân vật kia), giả tạo và đầy vị kỷ, nếu mình cả nể mãi thì đường nghiệp chướng sẽ càng khốn khổ - Phải lên án thôi! Mà bọn người đó cũng chả tử tế gì với ta đâu mà phải phân vân?

     Đọc hai lá đơn của ông thì quả thật cũng hơi...ghê! Ta cứ chờ thời gian... thời thế sẽ phán quyết về những điều mà ông đã khẳng định trong hai lá đơn đó thế nào?
 
     Tôi nghĩ: Mọi phán quyết vội vàng về ông ngay bây giờ là còn vội và chưa thể đúng được. Khi ông phủ lên mặt cả những nhân vật có quyền thế mà thực tế họ cũng co vòi, lặng lẽ im hơi. Biết là ông đúng hay ông sai?

     Đời là thế và cũng phải cần có những người như thế. Khi người ta dám nói đến thế mà không sợ những kẻ có đầy đủ vị thế ở đời quật lại - Tức là người ta phải biết cái tài của mình đến đâu? Chơi với những kẻ "mũ cao áo dài" thời thế này cũng đầy "bọ cạp" mà.

     Có một buổi: Tôi cùng vài anh em nữa trong báo chí có ngồi uống bia cùng ông và nhà thơ Bằng Việt (Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật thủ đô), tôi nghe nhà thơ Bằng Việt có nói với ông rằng:

     " Mình không bênh gì Hữu Thỉnh đâu, nhưng PNT cũng đuiừng cực đoan quá!" Và nhà thơ trả lời:


-   Tôi (tức là ông) đã từng nói với Vũ Quần Phương rằng" "Tôi chơi với các ông", nhưng Chính Vũ Quần Phương và Hữu Thỉnh cư sử như thế là đểu với tôi, nhỏ mọn. Tôi cũng có cái giá cuộc đời của tôi chứ!

     Thôi thì ta cứ chờ xem: Cuộc đời của một "quái nhân" như nhà thơ PNT rồi sẽ đi đến đâu? Cũng chả lên mang cái tâm lý suy diễn đời thường mà phán quyết về người. Chỉ biết là: Những tay nhà thơ có tên tuổi trong đương đại này chẳng ai dám giơ tay bút mà chạm vào PNT - Như ông đã từng tuyên bố: Trong giới thơ ca của HNV đương đại này ông không có đối thủ. Những ngưòi danh "be bé" như chúng ta có lẽ nên lẳng lặng mà xem cuộc trò đời!? chắc sẽ còn tiếp tục diễn ở nay mai!...
Nhân văn 01.05.2010 12:30:05 (permalink)
.


      Tôi dành khoảng thời gian này để đưa ra một số nhận định
luận bàn về hai lá ĐƠN PHẢN BÁC của tác giả lên Ban chấp hành HNVVN - Có thể nói: hai lá đơn kết hợp với nhau giống như một bài thơ được hoàn tứ vậy. Anh làm hai lá đơn này, thực ra cũng chẳng phải vì cay cú hay tức giận gì đâu? Chắc thế, mà có lẽ chủ yếu là để làm chân dung thơ của anh đó thôi!

    Tôi xin diễn giải một số vấn đề từ lá đơn phản bác đầu tiên (tức là lá đơn thứ nhất) trước:

    Về lý do phản bác của tác giả - Do một sự mờ ám nào đó mà danh sách anh xin vào Hội bị dìm lấp đi. Trong đơn phản bác ngay những dòng đầu tiên đã nói rõ rồi, tôi không nhắc lại nữa. Ở đây, tôi chỉ xin phân tích mấy điểm mà tác giả nêu ra trong văn bản đó.

A/-   KHI TÁC GIẢ NHẬN ĐỊNH VỀ TẬP THƠ "RUNG ĐỘNG TRÁI TIM" CỦA MÌNH.
    Ta cứ mổ xẻ thẳng thừng xem nhé! Muốn xem là mặt trái hay phải, có nhiều việc thường không theo những suy nghĩ, hay chất vấn thông thường. Nếu ta nói ở đây là: Tác giả tự phán rồi lại tự khen mình, mà qua đó để dè bỉu nhà thơ... thì e ý nghĩ ấy có phần nông cạn quá? hoặc hiểu biết về cuộc sống còn ngây thơ trong trẻo quá?... Thì cũng được thôi, tác giả đã tuyên bố là ai dù khích bác hay chê bai... thì cũng kệ, thậm chí là lẳng lặng mà cười...đời mà. Thì chúng ta có quyền móc máy của chúng ta, còn người ta làm thế là có quyền, thậm chí là có cái lý của người ta chứ! Dễ gì ai đã chê được ai đây?

    Có một điều xin thưa rằng: Tác giả nói đây là nói có địa chỉ! Tức là nói với Ban chấp hành HNVVN, nói với ông Chủ tịch của HNV, với ông Chủ tịch Hội đồng thơ!...Nói trắng ra là tác giả đang tuyên bố khi đứng trước nền văn học đương đại.

   Bởi vì lá đơn phản bác ấy: Tôi biết tác giả không chỉ gửi cho các vị nhà thơ trong BCH HNVVN, mà còn sao gửi cho cả Viện Văn học VN, Viện ngôn ngữ học quốc gia... cùng hàng trăm các tiến sĩ, giáo sư , các nhà thơ , nhà văn khác...như cuối lá đơn đã viết:
"Văn bản này sẽ được sao gửi đến 3 viện và công bố rộng rãi trong Hội văn học và... lưu lại cho lịch sử mai sau xem xét".... Tôi cho rằng: không vào bậc siêu  không dám ăn gan hùm như thế đâu!

   Bất cứ ai, bất cứ một nhà thơ nào, hay bất cứ một nhà phê bình văn học nào... thấy rằng tác giả "khoa trương" chẳng hạn, đều có thể viết báo "mắng mỏ"lại - Thí dụ: Thơ ông (tức là tác giả của tập thơ  Rung động trái tim ấy) kém lắm! dở lắm!... thế này này, thế kia này, v.v... Cũng nên biết răng: Dưới tay của Hữu Thỉnh cũng như Vũ Quần Phương có tất cả các báo chí văn học, vô tuyến truyền hình - Chứ còn một PNT là đơn thương độc mã. Tức là tác giả đang thân cô, thế cô... mà tuyên chiến với cả ban bệ quyền hành của HNV. Nhưng biết rồi ai sẽ mạnh hơn ai đây?

    Sự hộ tống cho PNT không ai hết , không gì hơn hết chính là... "thơ"! Cả tập thơ Rung động trái tim  bất hủ và cả Tuyển thơ đại bàng đồ sộ. Tôi cam đoan rằng: Đó chính là chân lý của sự tồn tại, nó tạo nên sức mạnh muôn đời không thể dập vùi được. Bởi thế Người đã thắng tất cả sự hư danh, phù phiếm, những kèn trống mõ inh ỏi của đương đại kia.

    Tôi cũng biết, không ít anh em trong giới báo chí, văn chương thơ phú khi gặp tác giả rất thiện cảm và họ đã nói với nhà thơ rằng: Cần phải có những người như thế! Nói vạch hẳn ra cho bọn họ biết!... Tất nhiên là cũng có những người không ủng hộ đâu, nhưng cũng chỉ im lặng mà thôi. Bởi vì: nói gì? Thơ người ta hay là hay rồi, càng xoi vào thì lại càng hay lên.

    Thật tình, đến bây giờ tôi biết: ít ra là trong giới văn chương ở trên đất Hà Nội này - Kể từ khi tập thơ ra đời - Những ai đã đọc thơ chả ai dám chê... thí dụ như: tập thơ của ông là kém? là thường? v.v...Mà chỉ có thể nói: tập thơ hay hiếm có, thế thôi!

   Thì tập thơ vẫn còn sờ sờ ra đấy, để làm minh chứng. Vậy thì cần phải hiểu: tại sao thơ PNT lại được như vậy? Tôi chỉ xin gói gọn một câu thôi: Đó là bản chất, là qui luật của loại thơ sâu sắc, thơ chí lý, loại thơ tồn tại, tồn tại và tồn tại của thế gian này! Thôi thì, ta không nói tới từ thơ hay nữa... cho khỏi mếch lòng kẻ đời, dù đó là sự thật.

B/-   TÔI XIN NÓI VÀO VẤN ĐỀ THƯ HAI:
    Trong đơn phản bác đầu tiên ấy có đoạn anh đã viết:
" Về độ hay và tầm vóc của tập thơ RĐTT - chưa dám nói là vươt lên chân dung thơ của bà Hồ Xuân Hương, nhưng thơ của bà HXH cũng chưa dễ gì đã vượt qua nổi chân dung tập thơ của tôi...(tức là tác giả)!" - Vậy thì, tôi cũng xin phân tích vấn đề này: mà tác giả lại dám nói như vậy?

                        

<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2011 12:42:38 bởi Nhân văn >
Nhân văn 28.05.2010 13:13:55 (permalink)
.


  B-   XIN TRỞ LẠI VỚI VẤN ĐỀ THỨ HAI -

   Trong lá ĐƠN PHẢN BÁC (ĐPB) ấy, tác giả có so sánh chân dung
tập thơ của anh với tầm vóc thơ Hồ Xuân Hương - Trước khi phân tích về sự lý giải trong bức thông điệp mà tác giả đã tuyên bố thẳng với Ban chấp hành HNVVN như thế! Tôi nghĩ để cho thoải mái, cần phải có thái độ thẳng thắn nhìn nhận sự việc... trên cơ sở "thơ  & thơ", dù đó là một cây đa, cây đề của cố nhân với một nhà thơ đương đại. còn ai có đủ lý phân tích và đánh giá, thì cứ việc lên tiếng phản biện? Nhưng phải có trình độ hẳn hoi. Bởi vì chính tác giả đã tuyên bố: :

    "Tập thơ  Rung động trái tim (RĐTT) dám nói là có thể đem so sánh với tầm vóc thơ bà Hồ Xuân Hương, một trong ba thi hào dân tộc của nước nhà.  Đấy, tập thơ đã cho công bố: ai cũng có thể đọc và phán xét nó, ai cũng có thể cào xé hoặc bôi xấu nó - xem có thể dập vùi nổi nó không? "

    Và nếu khi mọi người đổ xô vào cào xé, phân tích và bình luận nó mà những tình thơ lại cứ hay lên! Thì muốn hay không muốn, kẻ nào không chịu cũng không được. Vâng, đấy cũng chính là lý do: vì sao cả Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương cùng BCH HNVVN, với không ít các nhà thơ, các nhà phê bình lý luận thơ, cũng không ít các nhà thơ có muốn báng bổ tác giả - mà đành phải im miệng hến cả! Bởi vì cũng chính như tác giả đã khẳng định trong ĐPB rằng:
   
       
" Nếu các ông tìm mọi cách để phủ nhận, bới móc hay thoá mạ lên các tình thơ trong tập RĐTT, cũng chính là dịp cho mọi người sẽ xô vào nghiền ngẫm và thưởng thức… lập tức thế giới bên trong các tình thơ của tôi sẽ trở nên bất hủ, kỳ diệu ngay!.... Đó là nguyên lý của loại thơ tồn tại, thơ hay và sâu sắc điển hình của tập thơ RĐTT. Trong Tuyển thơ đại bàng (TTĐB) của tôi có đến cả trăm bài tôi đã đạt được sự viên mãn như thế!"


   Tác giả có đưa ra những chân dung thi nhân lớn thời tiền chiến để làm căn cứ xác định, trong đó tác giả khẳng định Hàn Mặc Tử là thi nhân lớn nhất thời tiền chiến. Trong tuyển thơ của ông nổi lên cao nhất với 3 bài thơ bất hủ, đó là: Đây thôn vỹ dạ, Mùa xuân chínBẽn lẽn -  Và tác giả tuyên bố, trong tập thơ RĐTT của anh, số lượng bài thơ đạt hay cỡ đó gấp 3 lần thi nhân HMT!? Tuyên bố như thế mà lại trước cả BCH HNVVN, tức là trước tất cả các nhà thơ đương đại... kể cũng ghê ghê...


    Nhưng trước hết đã nói rất rõ : Thế nào mới được gọi là thơ hay? Tôi xin ghi lại nguyên văn câu nói của nhà thơ trong lá ĐPB ấy về thơ hay như sau:


     
  "Nhưng thế nào mới được gọi là thơ hay? Tôi (tức là tác giả) đưa ra đây vài ví dụ cụ thể:  Trước hết đó phải là loại thơ của mọi thời đại như:  Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Điếu thu của Nguyễn Khuyến, Hai sắc hoa ti-gôn của TTKH , Mùa xuân chín - Đây thôn Vĩ Dạ - Bẽn lẽ của Hàn Mặc Tử v.v... và như thế mới được gọi là thơ hay! Những từ "thơ hay" tôi dùng trong văn bản này đều phải có ý nghĩa và tầm vóc tương đương nhất định với những bài thơ danh giá, trường cửu đó."

   Như vậy nếu theo như tác giả: số bài thơ hay của thi nhân HMT là 3, mà HMT là thi nhân có số lượng bài thơ hay nhiều nhất so với các thi nhân thời tiền chiến! Nếu của anh gấp 3 lần... tức là 3X3=9: Vậy thì, tập thơ RĐTT phải có từ 8 đến 10 bài thơ được gọi là hay như thế? Hơn nữa tác giả còn khẳng định đỉnh thi sơn của anh cao hơn thi nhân HMT!?

   Đừng có nghĩ là anh cứ nói lên cho sướng miệng mà được đâu?... Các nhà thơ, các nhà bình luận thi ca đương đại họ không bác bỏ, vặn cho gẫy cổ ấy chứ!

   Tôi nhớ có một lần: nhà thơ Chử Văn Long để cho một anh giáo làng ca ngợi mình là thuộc trong 5 nhà thơ lớn thế kỷ: như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử và... Chử Văn Long... thì sau đó xuất hiện đến 20 bài báo mắng mỏ Chử Văn Long không tiếc lời - Trong số đó có một bài viết trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội... nói về việc đem Chử Văn Long mà dám so với Hàn Mặc Tử - Tức là gà vịt mà dám so với đại bàng!  Đến mức nhà thơ Chử Văn Long sượng quá, gặp ông Nguyễn Trí Huân (làm Tổng biên tập báo Văn nghệ quân đội khi đó), cự rằng: Anh em họ viết chứ có phải tôi đâu, mà anh để cho đăng cả bài chửi tôi như vậy? Nguyễn Trí Huân vờ tảng lờ rằng... tôi đi vắng, anh em ở nhà họ cho đăng báo!

   Nói thế để thấy rằng, không đủ tầm thì bố bảo cũng không dám chơi như thế đâu! Rồi tôi sẽ đi vào phân tích, vậy tập thơ RĐTT cụ thể hay và khá hay là những bài nào? Ở đây ta còn thấy khi nói đến Huy Cận, cũng là một thi nhân lớn thời tiền chiến, tác giả viết:

  
"Huy Cận được một bài Tràng Giang (chưa thật hay bằng 3 bài thơ của HMT), mới vào loại khá hay và cũng chỉ một bài đó mà thôi..."

  
Có nghĩa là: Bài thơ Tràng Giang là đỉnh thơ cao nhất của Huy Cận, nhưng chưa bằng 3 bài thơ vào loại hay của HMT, vậy Tràng Giang mới chỉ đật loại thơ khá hay! Tác giả chỉ nói đến thế mà không nói tiếp nữa, anh quay sang chỉ so sánh cụ thể với HMT.

    Thế chả lẽ: so với Huy Cận chỉ có một bài thơ vào loại khá hay... mà anh thì khoảng 10 bài thơ hay - So thế thì ai người ta nghe được? Ai mà chịu được? So sánh trong trường hợp này dù tác giả tập thơ RĐTT có mười mươi cao hơn Huy Cận chăng nữa, thì cũng  phải sử dụng một cách khác... nhưng mà thôi, tội gì anh bới vào cho sinh mâu thuẫn? nhưng trong thầm ý là tác giả muốn nói với mọi người rằng: Này, cỡ đến Huy Cận... không tơ mơ với ta được đâu? Mà anh nói: Đấy, thơ vẫn đấy, phỉ báng nó thử xem nào? Ai đủ tài thì cứ việc?... Dĩ nhiên tôi biết, anh chỉ tranh cãi với các cỡ có tiếng  như: Vũ Quần Phương, Trần Mạnh Hảo, Trần Đăng Khoa, Hữu Thỉnh, Bằng Việt... Chứ còn ngay với các nhà thơ tên tuổi nhoàng nhoàng, hay một số bạn viết chúng ta...tạm gọi là trình độ thơ câu lạc bộ, hay vô danh vô thưởng vô phạt - Anh không tranh cãi đâu!

   Đến đây tôi xin bắt đầu phân tích ít nét cơ bản... về các bài thơ hay mà anh so với thi nhân Hàn Mặc Tử! Nhưng trước hết tôi xin in ra đây cả ba bài thơ hay của HMT để ta dễ thẩm thấu hơn! Vì thơ PNT có nhiều bài mang phong cách, có âm hưởng của thơ HMT - Mà có lẽ là anh đã ảnh hưởng về thơ của HMT nhiều nhất.

     
  3 Bài của thi nhân HMT trích trong tập "cuồng điên và mật đắng" như sau:


  MÙA XUÂN CHÍN

Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.
 
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
 
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây...
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
 
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
 
                           
 
   ĐÂY THÔN VỸ DẠ

Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?


                        
 
             BẼN LẼN
 
 Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi!

Trong khóm vi lau rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.

Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em.
 
     Còn thơ hay của PNT chủ yếu là thơ tình, nhưng giờ tôi lần lượt nói về 3 bài thơ đời của anh trong tập RĐTT được gọi là hay - Đó là bài: Em bán xoài, Cô quét lá đêm hồ Làm ma em vợ!

   
Trước hết nói về bài "Em bán xoài":

                       

- Anh trai mua xoài cho em đi?
Nha Trang! Ta nhớ Nha Trang!...

Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm
Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh.

Xoài em chín! Đêm tàn canh em đón khách…
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
Em bán xoài thơm! Em bán xoài thơm!
Biển to lớn - Bóng em nhỏ thẫm
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?

Thế giới em đi “ Vòng thiên la địa võng “
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
Xoài em thơm! Hương toả mát thân người...
Ai mua xoài?

                        Còn ai có mua em?

Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.


   Bài thơ này  trên cũng đã bình, ở đây tôi chỉ xin nhấn mạnh để làm bật lên được cơ sở mà tạo thành bài thơ hay mà thôi!


                   

 


  
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2011 12:44:12 bởi Nhân văn >
Nhân văn 24.06.2010 12:36:08 (permalink)
.


         
Xin nói tiếp về bài "Em bán xoài"

     Về ý tưởng, vấn đề mà bài thơ đã đặt ra - Nó nói đến nỗi trong dân dã, thuộc tầng lớp thấp hèn nhất của cõi dân gian, cái chốn bể dâu của kiếp người:

Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang


  Bài thơ mang những hình ảnh tượng trưng rất rõ. Thí dụ:

Biển to lớn - Bóng em nhỏ thẫm
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi...


  Ta có cảm giác: Cuộc sống, thế giới, xã hội này nó như một con bạch tuộc nhiều vòi. Nhưng ở đây nó được ví như một biển lớn mênh mang đầy giông bão, còn con người - là những cô gái... như những kiếp sống phù du nhỏ bé, như những hạt bụi sẵn sàng bị nuốt chửng trong biển cả ấy!

    Tức là tác giả sử dụng tả hình ảnh thật... của biển cả trong đêm tối và những kiếp người nhỏ nhoi quanh nó. Nhưng chúng ta chú ý câu sau đó
: Linh hồn treo ngoài thế giới em đi / - Thì rõ ràng cái thế giới ấy, đâu phải để giành cho các em gái bán xoài? Chúng sống ở đó, nhưng linh hồn của chúng lại vất vưởng treo: Trên những cành dừa hay trong đám mây qua.../ - Vậy thì, thiên nhiên cùng cả quê hương nữa... có xa xót không? Đến đây, ta lại thấy tác giả phát triển,  đẩy nỗi thơ đi đến sự khốc liệt hơn:

Thế giới em đi “ Vòng thiên la địa võng “
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
Xoài em thơm! Hương toả mát thân người...
Ai mua xoài?

                        Còn ai có mua em?


  Tôi thiết tưởng: "làm lẽ" của bà Hồ Xuân Hương, chắc thân phận cũng không phải là chua chát hơn? Hay là "Người ngựa, ngựa người"... Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chẳng hạn - Cảnh đời cũng chỉ bi đát đến thế mà thôi! Tuy nhiên, ta thấy chua chát thế mà giọng thơ thì lại rất thân thương, để xoáy vào những nỗi kiếp sống vất vưởng, bơ vơ:
Ai mua xoài? Còn ai có mua em? /- Hay là tác giả nói về sự quí giá của những kiếp sống ấy, tựa như những bông hoa thơm ngát: Xoài em thơm! Hương toả mát thân người.../ - Để qua đó, nó càng phản chiếu sự xa xót, sự đầy đoạ, vô tâm của nỗi trần ai? Nó càng tố cáo sự nhẫn tâm của cường quyền, bạo lực. Xã hội đó đâu phải của những con người lao khổ?

  Ở đây tác giả tả về quê hương cũng bằng những tình cảm rất thân thương, tha thiết, trìu mến... như những hàng dừa thì
"...se sẽ gió ru êm", còn các em bán xoài thì lang thang "trên cát trắng", hay là dãy cột đèn thì đứng "trong đêm côi lạnh"... Nó vừa như thể minh chứng cho những thân phận lạc loài đó, và chính nó vô hình chung: cả những hàng dừa quê hương kia, xứ sở kia... lại cũng nhẫn tâm trước kiếp sống của những người nghèo khổ thế sao? Nó cứ reo, cứ ru... mặc những kiếp đời trôi nổi, bọt bèo ở trong nó!

  Ta thấy trong 2 câu cuối mà tác giả kết:

Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.


   
Rõ ràng, ta thấy ở đây lòng tác giả quặn đau. Anh cảm đồng thương yêu các cô gái bán xoài bao nhiêu?   Anh chỉ biết cùng với biển xanh và những bóng dừa quê hương kia... để ru em! Thế mà, con gió ngàn năm vẫn vô tình, vô định trôi đi... nhấn chìm những kiếp đời cát bụi ấy ở trong nó! Ta thấy thật xót xa...

Những hình ảnh thơ xoắn xít, liên kết nhau, thơ truyền cảm sâu xa.  Có thể trở thành một bài thơ đầy hình tượng điển hình, một tuyệt tác thi ca về nỗi kiếp dân gian. Nó cứ vừa như một bài thơ tình, lại vừa là thơ đời, cũng lại là một bài thơ về quê hương!

  Những hình ảnh tác giả sử dụng làm hình tượng trong thơ rất đạt, rất hay. Thí dụ như ở đoạn giữa tác giả viết:

Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...


  Thì những thân phận ấy nó giống như những cột đèn lặng lẽ bên đường, để cứ mất dần vào cát bụi... Hay khi tác giả tâm sự:

Xoài em chín! Đêm tàn canh em đón khách…
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi...

 
Những giọt thơ như ngọc tự nó rơi ra từ trong trái tim của nhà thơ, như sự mách bảo của thần linh ở một cõi xa xôi nào đó, mà câu thơ đầy ý nghĩa. Kết cấu tứ thì chặt chẽ, thơ liên tục đẩy nhau... đi đến viên mãn, sâu sắc vô cùng - Tôi cho rằng: Viết về nỗi kiếp dân gian, kể từ thời tiền chiến đến nay, ngay cả chân dung các nhà thơ lớn như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Chế Lan Viên hay Hàn Mặc Tử... Ngay cả các bậc trước nữa như Nguyễn Khuyến, Tản Đà... cũng chưa dễ gì vượt qua?Thơ cực sâu, viết nhiên nhi nhiên tuồn tuột mà ra thế thôi, mà cấu tứ, ý nghĩa vẫn phăm phắp, đầy truyền cảm... để tạo thành một bài thơ hoàn bích, chắc chắn là nó có đủ khả năng để sống mãi với thời gian!

                    
Tới tôi sẽ đi sâu vào bài thơ hay khác:



            CÔ QUÉT LÁ ĐÊM HỒ
 

 
 
Một đêm hồ nước đầy sương gió
Người đi không rõ mặt người
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá, bên tôi!

 
Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!
Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ
Trong cõi lòng tôi buồn triền miên.

 
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa…
Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya.




<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2011 12:44:56 bởi Nhân văn >
Nhân văn 22.07.2010 12:12:29 (permalink)
.


     Bài thơ Cô Quét Lá Đêm Hồ (CQLĐH) này theo con mắt thơ của tôi, về độ hay thì chưa bằng bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử & cũng chưa ảo bằng. Nhưng tứ thơ cũng hao hao như thế: Cả bài dài 12 câu, 3 khổ, mỗi khổ 4 câu. Ta có thể liên hệ đôi chút với bài Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan - Trong bài thơ Đèo Ngang viết theo thể thất ngôn bát cú, hai câu xương cốt hay nhất bài chính là 2 câu 5&6:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia...


     Còn ở trong bài CQLĐH 2 câu xương cốt ấy, mang đầy hình ảnh tượng trưng, sống động là 2 câu 9&10:

 
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa…

 
  Đây cũng là 2 câu thơ hay, hình tượng chứa đầy ý ở bên trong, rất trừu tượng, rất ảo... nhưng lại mang tính nhân sinh xã hội, khó mà lý giải theo một cách hiểu nào nhất định - Cái bóng trăng lạc lõng trôi trên trời, nó vừa nói về sự cô lẻ, bơ vơ của anh thi sỹ giữa cảnh đời, nó vừa gợi lên cảnh tình hiu hắt. Còn hình ảnh tượng trưng về con nai vàng bị chết giữa một rừng thu, nó đã báo cho một cái gì đó xẩy ra rất xót xa, ai oán... và hình tượng đó lại gắn liền với thân phận của cô quét lá, đang quét lê cái chổi mòn vẹt trên đường - Vậy rõ ràng là để hoạ cho nỗi kiếp của những người quét rác, tức là lớp dân dã trong cõi dân gian.

    Câu thơ dưới, tuy tác giả tả hình ảnh cô quét lá cứ xa dần, xa dần... nhân ảnh mịt mờ trong đêm - Nhưng sự mịt mờ này lại để nói về ý nghĩa nhân sinh trong phạm trù xã hội, sự mịt mờ của những kiếp người lao động, thấp hèn:

Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng

    Nghĩa là: cái nhân ảnh của cõi dân gian ấy vọng đến anh không thấy bóng của tương lai, muôn kiếp những con người lao khổ, thấp hèn vẫn đầy rẫy sự bất công... và cứ thế cô quét lá đi xa mãi:

Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya...

     Những hình ảnh ấy vừa trìu mến, thân thương theo những giọt thơ rơi vào đáy lòng ta, thấm tháp và gắn bó. Ta yêu thương những con người lao khổ ấy, cảm đồng với thân phận lớp người hạ tầng trong cõi dân gian. Ý nghĩa nhân văn của bài thơ khá cao.

    Nhưng đối chiếu với bài Em Bán Xoài thì tôi nghĩ, bài thơ CQLĐH tuy mang tính khái quát hơn, nhưng bài thơ Em Bán Xoài lại rất sinh động, độ sâu sắc có thể nhiều hơn. Thí dụ như ở bài EBX tác giả miêu tả:

Biển to lớn - Bóng em nhỏ thẫm
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi...


    Tuy tác giả tả về cảnh biển: Biển cả thì mênh mang, nhưng đầy sóng bão, còn các cô gái thì chỉ như những chấm cát bụi nhỏ đen thẫm trong sự mịt mùng đó - Qua đó chính là để nói về sự nhỏ nhoi, yếu ớt của những kẻ đang vất vưởng trước một cuộc sống đầy điên đảo, dữ dằn... đến mức những linh hồn của chúng cũng không còn nơi bám víu... trong cái thế giới của nó đã và đang sống. Có lẽ làm ta phải nhớ về những âm hồn ở cõi âm ty trong Thần Khúc của Đan Tê. Đó là những kiếp sống mà xã hội kia đâu phải là để giành cho chúng. Thơ đẩy tới tột cùng!

    Chẳng hạn, tác giả tả về cái thế giới trong EBX:

Thế giới em đi "Vòng thiên la địa võng"
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi...


    Vậy rõ ràng: Nếu kể về những thi phẩm viết về những thân phận như những cô giá ở Em Bán Xoài, thì xưa nay chưa dễ có bài thơ nào đã đạt được độ cao như thế!! Chẳng hạn, như bài thơ "Trên dòng Hương Giang" của Tố Hữu - Thì ta thấy bài thơ ấy của Tố Hữu kém cả về độ sâu sắc trong ý nghĩa tượng trưng trong nỗi kiếp... Chưa nói rằng: Thơ Tố Hữu chỉ là khẩu hiệu mang tính cổ động, mà ngay cả sự xúc tích của ngôn ngữ cũng rất thường. Thí dụ như trong Hương Giang, Tố Hữu hô hào:

Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như hương nhuỵ hoa nhài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân...


  Đây là loại thơ để hát! Nhiều lời mà ít ý. Cổ nhân đã nói: Thơ - Ý & nghĩa phải ở trong từng chữ. Đấy là tôi chưa nói, ý nghĩa nhân sinh trong thơ Tố Hữu thực ra là sáo rỗng...Đứng về đẳng cấp thi ca, ta có thể nhất trí như sự phân chia của Trần Đăng Khoa đã phân loại: Thơ nói dài dòng như Tố Hữu chỉ thuộc loại thơ "thứ phẩm" mà thôi! Thơ hay và cao phải là thơ xúc tích, nhiều ý ít lời.

    Tôi nói thí dụ như ở trong bài Em Bán Xoài ngay khi nói về cái tình quê hương cũng rất thiết tha đầm đìa:

Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm...

Hay là ở CQLĐH:

Một đêm hồ nước đầy sương gió
Người đi không rõ mặt người
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá, bên tôi!


     Nó thấm thía như máu của trái tim mà hoà quyện với thân phận con người ở trong đó để nhỏ ra.
Những loại thơ như những bài này của anh đạt hàng đẳng cấp bậc cao.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2011 12:45:38 bởi Nhân văn >
Nhân văn 21.08.2010 13:37:24 (permalink)
.


        Nói về một bài thơ đời khá đặc biệt trong tập thơ "Rung động trái tim" của anh - Đó là bài

                         LÀM MA EM VỢ


                       - Kính viếng hương hồn cụ Nguyễn Du.

Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi " kiếp"
Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: Nam-mô-di-Phật!

Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này
Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.

Em ơi : chữ Kiếp trước chữ Người!
Sống cần cố gắng - Chết rồi thôi,
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ... (*)
Anh ở vì chưng trả nợ đời.


                                     

(*) Nàng Kiều trẫm mình trên sông Tiền Đường nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Theo thuyết bản mệnh của Phật giáo ở cụ Nguyễn Du: Nàng chưa thể chết... vì chưa trả hết nợ đời!


     Một nỗi ai oán chốn dân gian. Lòng tin vào tính chất tốt đẹp của xã hội đã bị đổ vỡ hoàn toàn trong lòng tác giả! Bài LMEV bật ra từ trong nỗi đau đời. Nó sẽ được coi như một bản cáo trạng lên án thưqcj trạng của thể chế. Bài thơ rỉ máu:

Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi " kiếp"

Nghĩa là nạn nhân của xã hội đó đã đi đến bước đường cùng, một sự bế tắc trong cuộc sống... phải tự kết liễu mình đi, cho thoát khỏi "kiếp sống con người"!...

   Tôi định phân tích tiếp về bài thơ này - Nhưng thôi, bài LMEV này... tôi cũng đã phân tích nhiều ở các phần trên rồi, ai thích thú thì xem lại. Tôi chỉ nói thêm đôi dòng về sự độc đáo của bài thơ: Bài thơ cực kỳ xúc tích & giàu lòng trắc ẩn. Nó ảnh hưởng sâu sắc thuyết bản mệnh trong kinh Phật qua tác phẩm Kiều của cụ Nguyễn Du.

   Nhưng bài thơ lại có tứ gần với thơ của bà Hồ Xuân Hương - Tuy chỉ 12 câu nhưng đó là cả một thế giới tâm linh, một cõi đời dân giã. Nó mở ra hẳn một phạm trù, triết lý theo một quan niệm nhân sinh học. Mà ở đó nó đã lên án một thực trạng xã hội còn đầy u tối.

   Trong một buổi gặp nhà thơ Phạm Đức - Anh Phạm Đức có đem cho tôi mấy quyển "Tạp chí thơ" của HNVVN. Phạm Đức cũng là anh em đồng nghiệp khá thân thiết với nhà thơ PNT - Ấy, tuy thế nhưng họ vẫn nhiều bất đồng về quan điểm trong việc nhìn nhận giá trị, tầm vóc thơ ca. Nhất là về thơ PNT - Phạm Đức nói rằng:

    " Ông ấy - tức là nhà thơ PNT - chẳng coi các nhà thơ đương đại của HNVVN ra gì! Ông ấy nói Ông ấy vượt qua cả Nguyễn Du... thì Hữu Thỉnh ông ấy coi là cái quái gì? Tôi...(Phạm Đức nói về mình) cũng là cái quái gì?...


   Tôi dẫn ra như thế là để nói rằng: Đây cũng là vấn đề cần bàn khi nhìn nhận về thơ & cả con người thơ PNT!?

  Tôi đã nói với Phạm Đức thế này: Nếu các anh cứ quẩn quanh ngồi làm cái tạp chí của HNVVN kiểu như hiện nay - Thì thơ các anh làm chỉ có vứt đi! Các aanh vẫn đánh giá nhìn nhận giá trị của thơ ca theo kiểu cổ động phong trào của giai đoạn đánh ngopại xâm giữ nước. Thơ ấy đến lúc phải để cho nó được nằm mồ yên, mả đẹp... thì các anh cứ bới mãi nó lên!

 
Ừ, bới lên cũng được, nhắc lại cũng được - Nhưng chỉ ít tình thơ có giá trị đặc biệt thôi, chứ đằng này... Cái HNVVN thực chất chỉ là nô dịch cho chính trị, kể cả Hữu thỉnh và đa số ùa theo... Các nhà thơ thời hậu chiến chẳng khác nào giống tầm gửi bám tường chùa để cầu lợi, cầu vinh.

   Tất nhiên Phạm Đức phản đối lại nhận định ấy của tôi!... Thôi, ta bàn tiếp về thơ của PNT:

  Tôi vẫn nói trước hết để nhìn nhận về tầm vóc một chân dung thơ ca - Trong con mắt thơ phải xem loại thơ đó có tồn tại hay không? Tức là phải là loại thơ trường cửu mới đáng bàn về chân dung thi nhân! Và nó hay đến đâu... nhưng cái hay đó cũng phải đánh giá theo kiểu nào? Chứ theo kiểu người tốt như HNVVN, hay số đông các nhà thơ , cả bình luận thơ hiện nay vẫn làm... ấu trĩ quá!

   Nếu không được như các nhà thơ lớn, như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính thời tiền chiến... hay Tản Đà thời trước đó chẳng hạn... thì cũng phải có mảng để lại cho đời như: "Rau tần" của Huyền Trân, "Tinh huyết" của Bích Khê...

   Bây giờ các nhà thơ thời hậu chiến - Tỉ dụ như Hữu Thỉnh... một tí gì đó như "chuyện tình viết ở biển", chứ "5 anh em trên một chiếc xe tăng" vãn chỉ là bài thơ trong dòng thơ cổ động thời chống mỹ... làm gì có mảng thơ để lại cho đời. Hay là Vũ Quần Phương...quanh đi quẩn lại vẫn chỉ mang tí "Đợi"... cũng được đôi câu thôi, còn hầu hết thơ chết đi thì đem theo xuống mồ. Đấy là tôi chưa nói, người hiện đại họ không thích đọc thơ lắm đâu, anh không thể ép ai được? Nên thơ phải tồn tại... mới có lý để nhà thơ sống với nghiệp thơ, đời thơ!

   Chính Bằng Việt trong lời tự giới thiệu của Tuyển thơ của mình vừa qua cũng công nhận: Ông chỉ là nhà thơ của một thời!

   Vậy, không có một mảng thơ nào đủ tầm vóc truyền bá lại cho đời, thì làm sao đánh giá được chân dung thi nhân của ngàn năm văn hiến Thăng Long?...

   Nếu nhìn nhận theo kiểu các "ông kễnh" của HNVVN hiện nay thì sao "thơ điên" của Hàn Mặc Tử có thể trở thành thi nhân lớn? Hay thơ tình sướt mướt... của Xuân Diệu, thơ thảm khốc "Diêu tàn" của Chế Lan Viên, v.v... Phải nói rằng: nhìn nhận chung nhưng cơ bản hầu hết các nhà thơ thời hậu chiến là tầm vóc thấp! Như nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã có lần nói với Trần Đăng Khoa - Một thế hệ, một thời đại các nhà thơ của HNVVN thất bại thảm hại!
 
    Ngay cả Nguyễn Trọng Tạo - Khua chiêng, gõ mõ thì giỏi đó thôi, chứ thơ thì cũng sổ toẹt - Có chăng vẫn chỉ là bài hát quan họ... còn để lại được cho đời. Thế cũng đã là may, là phúc tổ 70 đời rồi!

   Tôi cũng đã kể lại chuyện của nhà thơ Chử Văn Long cho Phạm Đức nghe: Khi Chử Văn Long để cho tay giáo viên làng Trần Xuân Lý ca ngợi mình.. rồi tìm cách xuất bản sách: Y đã ví Chử Văn Long là nhà thơ lớn thứ 5... cùng với Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận - Thì lập tức khoảng 20 báo đua nhau vào "đánh" Chử Văn Long... chứ nó nói làm gì cái thằng cha Xuân Lý, giáo viên làng vô danh tiểu tốt kia? Đặc biệt là trên báo Văn nghệ quân đội mắng Chử Văn Long khi dám so với Hàn Mặc Tử rằng; "Gà qué mà dám ví với đại bàng?...

    Đến nỗi Chử Văn Long sượng mặt quá, trách Nguyễn Trí Huân khi đó làm Tổng biên tập báo VNQĐ: Sao lại để cho họ đăng bài lăng mạ mình như thế? Nguyễn Trí Huân xuê xoa qua quít: Tại mình đi vắng, anh em ở nhà nó cho đăng! Thực ra là Nguyễn Trí Huân cho đăng chứ còn ai.


  Tôi bảo với Phạm Đức: Vậy mà bây giờ Phạm Ngọc Thái mắng cả Hữu Thỉnh cùng Vũ Quần Phương... rồi tuyên bố trước Ban chấp Hành HNVVN, trước cả Viên Văn Học Quốc gia... gửo đi cả nước, khắp cả cộng đồng người Việt trên thế giới - Có dám một tay nhà thơ có tên tuổi nào ho he dám công nhiên phản lại đâu? Phạm Ngọc Thái đã xuất bản và dám nói: Động vào anh ta là anh ta vĩ đại ngay!

   Hữu Thỉnh thì rụt đầu lại như rùa, đâu có dám chạm vào PNT, Vũ Quần Phương sợ xanh mắt mèo - Vậy thơ và chân dung Phạm Ngọc Thái là gì chứ? Tôi nói với Phạm Đức: Ngay bản thân anh tuy chơi thân với  PNT đấy, nhưng đâu có vượt qua sự nhỏ mọn, hẹp hòi của anh kẻ sĩ đâu?

    Thơ PNT là loại thơ hay trường cửu tồn tại muôn đời, không dẫm đạp được ông ấy đâu! Phạm Ngọc Thái mới là chân dung một thi nhân lớn có tầm vóc, mà hầu hết các nhà thời hậu chiến không thể đem mà so được. Ừ thôi, chuyện anh ấy so với Nguyễn Du cứ để cho lịch sử dài lâu phán xét... Nhưng dám so thế mà các anh.. từ giáo sư văn học, các nhà bình thơ, các nhà thơ không dám đăng báo "đánh lại" - Nghĩa là các anh không thể có đủ tầm vóc đấu lại PNT - Bởi vì ông ấy quá siêu phàm chứ sao?

   Đấy - Một ban bệ, một tổ chức văn học nào, hoặc cá nhân tầm bậc văn chương nào thấy mình đủ tầm vóc đè bẹp được cả thơ ca lẫn sự tuyên bố của Phạm Ngọc Thái... thì cứ thử ra tay "bóp" xem có nổi không?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2011 12:47:25 bởi Nhân văn >
Nhân văn 20.09.2010 03:19:12 (permalink)
.


    Trong bài này tôi  sẽ nói về những câu thơ hay, những đoạn thơ đặc sắc của anh.

      Nói đến PNT là phải nói đến "Người đàn bà trắng" hay "Khóc bên Hồ Núi Cốc"... Nhà thơ có yêu một người đàn bà. Đọc thơ thì ta thấy đó là một người đàn bà trẻ, đẹp. Ở đây vì tập trung chủ yếu nói về những câu thơ hay, những đoạn thơ hay - Nên tôi không muốn dẫn dắt tràn lan, hoặc minh hoạ quá nhiều về người đàn bà ấy! Dù đó là những câu thơ đẹp, chẳng hạn:

Em đi - về chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Xoã ngang vai mái hất tơi bời.

     Hoặc khi tả về dung nhan em:

Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời
Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người Đàn Bà Trắng!

   Toàn lấy thiên nhiên, mây, nước... để vận vào nàng. Bởi một lý do nào đó mối tình đó không thành - Như Xuân Diệu nói:

Tình chỉ đẹp khi còn dang dở...

     Nên năm tháng nhà thơ càng yêu da diết, nàng trở thành thần tượng của thơ ca anh! Nhưng ta gặp trong bài này một đoạn anh nói về cái vật phẩm mà tạo hoá ban cho người đàn bà... đối với cả vũ trụ, thế giới, cũng như cuộc sống con người. Cái gọi là đàn bà ấy, anh tả rằng:

Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?

    Ở hai câu thơ tả về đàn bà này ta thấy nó mở ra một thế giới trong người đàn bà - Cái chùm trinh ấy cất tiếng hát đã tạo thành vũ trụ. Mà vũ trụ ấy lúc nào cũng mênh mông, cũng hoang sơ thanh khiết... nói đúng ra là rất tình dục, nhưng mà lại đi vào như lên cõi thiên thai!

     Nhưng còn câu thơ "Người đàn bà ai mà định nghĩa" - Thì nó lại chứa đựng cả một đời sống. Từ cuộc sống tinh thần, vật chất, thể xác cũng như tinh thần... Sự tồn tại của thế giới mà tạo ra trong sự dị phàm từ người đàn bà ấy - Đây chính là sự độc đáo, siêu nhiên tạo ra trong thế giới thi ca của anh.

     Ta xét tiếp về một đoạn thơ khác rất sâu sắc trong bài NĐBT này:

Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo con-đường-lông-ngỗng-trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau.

    Trong tình yêu & cuộc sống đời thường đầy mâu thuẫn, nghịch lý. Tác giả vừa lấy cái thực của cuộc đời mình, gắn với các thần tượng tình yêu trong lịch sử như: Chuyện Mỵ Châu- Trọng Thuỷ?

     Nàng rắc lông ngỗng cho chồng tìm mình... nhưng lại chính là mở lối cho giặc đuổi theo cha. Nhưng câu chuyện tình yêu son sắt ấy lại kết thúc một cách bi thảm, dù rằng trái tim đôi lứa thì sáng trong như ngọc.

     Lại kể chuyện của chàng Trương Chi lái đò trên sông vắng, vì tương tư nàng Mỵ Nương mà chết.

    Hai câu chuyện ấy được nhà thơ gắn lại - Cũng không phải là phản biện, nhưng cuộc đời của nhà thơ và em nói riêng... cũng như nhiều mối tình trai gái khác -  không đi theo hướng bi thương đó. Dù tình yêu tan vỡ thì cuộc sống họ vẫn phải vượt qua mà tồn tại, thế là:

Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu

    Và: Anh cũng không làm chàng Trương Chi... năm tháng héo mòn trên con sông vắng - Như thế có nghĩa là họ không đi theo con-đườnglông-ngỗng-trắng... Vậy thì trong thi ca bài thơ NĐBT đạo lý về tình yêu ở chỗ nào?

    Nếu không bài thơ sẽ gẫy, hình tượng thơ sẽ không đứng được dù cuộc sống đời thường như thế. Thi ca nó có luận lý của thi ca, nó không thể tuần tự bê tất cất nguyên si như đời thường vào! Không cẩn thận là hỏng thơ? Ta hãy nghe nhà thơ chốt câu thứ tư, câu thơ kết lại của đoạn:

Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau

    Nghĩa là dù tình tan vỡ nhưng hình ảnh em mãi mãi ở trong anh, ngược lại... em cũng mãi mãi yêu anh. Sự thuyết phục của thơ chính là câu thơ kết đó. Để sang đoạn thơ sau, tác giả đã đi sâu hơn để khắc hoạ tình chung thuỷ lứa đôi, vẫn thật thắm thiết & bền đẹp:

Vết thương lòng không dễ đã lành đâu

    Đúng như vậy: Dù tình tan vỡ, dù không đến được với nhau, dù em vẫn phải lấy chồng, anh lấy vợ... nhưng trái tim ấy vẫn có thể tháng năm còn chảy máu!? Lòng anh vẫn xót xa, em vẫn bồi hồi , xao động mỗi khi nhớ lại.

    Nói như thế, ta không thể lấy cái luân lý ở cuộc sống để phê phán về đạo đức. Cho rằng như vậy tức là cô không chung thuỷ với chồng, còn anh dầu có vợ vẫn còn mơ màng về gái? Xin thưa, thơ ca là thơ ca... không thể lấy cái sự đời như thế mà phê phán đạo đức của nhà thơ được.

    Huống chi đời sống thực cũng thế, hầu như có mấy ai (dẫu đã có vợ chồng) mà đã quên được mối tình xưa sâu sắc. Đêm nằm bên vợ mà vẫn nhớ, tơ tưởng đến em là chuyện thường tình:

Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, khững đêm gió khát
Khúc thơ tình anh lại viết về em
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...

    Ngoài những đoạn thơ như thực, mà mang tính triết lý sâu sắc để tạo thành những câu thơ hay, tôi nói về câu thơ câu thơ kết tuyệt tác cuối cùng này:

Người đàn bà ngậm cả vầng trăng

    Chữ "ngậm" vầng trăng ở đây rất đắt. Hình tượng như thiên thai, trời đất... ví về người đàn bà. Vầng trăng thường mang hình tượng của người đàn bà. Nhưng vầng trăng ở đây có khi còn là cái đó của người đàn bà... mà nàng mang nó ở trong mình.

    Chữ ngợm vừa gợi cảm vừa mỹ học. "Người đàn bà trắng" thuộc trong ít bài thơ  đứng vào hàng tuyệt đỉnh của PNT. Lần sau tôi sẽ phân tích những câu thơ hay trong bài thơ tình "Em Về Biển" của anh.
Nhân văn 19.10.2010 02:11:39 (permalink)
.


    
Nếu ở trong bài "Một góc Hồ Tây"có 2 câu thơ rất hay:

Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
Lá vàng rơi... thay vào chỗ em ngồi

     Chỉ là một sự cô đơn của nhà thơ ở trong buổi hoa niên - Nhưng cái hình ảnh chiếc lá vàng rơi... lại thay thế vào chỗ ngồi của người yêu xưa nó hiu quạnh, cô lẻ, chơi vơi... một cách xa xót. Tuy nghe hình ảnh có vẻ trữ tình đó, nhưng thật là sự chua chát của đời người.

      Hình ảnh câu thơ đẹp như thiên nhiên nhưng đã thấm vào lòng người thật thân thiết. Có thể nói : nó thuộc vào trong những câu thơ hay một cách kinh điển. Câu thơ thần xuất mà có thể nghiêng ngửa một góc trời.

      Trong bài thơ "Em về biển" cũng có những câu thơ, đúng ra là cả một khổ thơ 4 câu - Độ hay cả về sự triết lý, tính tư tưởng trong thi ca, đã đạt đến tầm vóc mà hình tượng thơ trở thành miếu mạo:

Bờ bãi đời người - Cuộc sống tình yêu
Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân Phật Tổ!
Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả
Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu.

      Trong khổ thơ - Hai câu thơ sau chỉ là cái nền để đỡ cho thần tượng của hai câu thơ trước, mà ý nghĩa về sự thánh thiện của tình yêu đã được đẩy lên chót đỉnh.

     Như  Puskin đã nói: Chỉ có tình yêu mới giết được thù oán! Hay như nhà thơ Nga Lec-môn-Tốp đã ví thần tượng về tình yêu với người đàn bà:

Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ.

      Ở đây trái tim yêu đương của người con gái là cả toà sen nơi Phật Tổ... trong tình cảm, tâm hồn, trí não của cuộc đời anh. Thì cũng như dân gian thường ví, tình yêu của người đàn bà có thể cải biến một tên bạo chúa trở thành người lương thiện.

      Mà tình yêu ấy toả sáng ở đâu? - Ở trong Bờ-bãi-đời-người... Sự triết lý ấy mang theo tính tư tưởng của cuộc sống, bình dị mà vô biên.

    Tôi cho rằng: những câu thơ như thế này đã đạt đến điểm đỉnh của thi ca! Thuộc trong hàng những câu thơ trí tuệ, tầm vóc có hạng của thi đàn xưa nay. Những câu thơ đạt tầm cao như thế... là vô giá, đã góp phần đưa tên tuổi của thi nhân sống mãi với thời gian.

     Trong bài thơ "Thời áo trắng" cũng có những câu thơ gợi cảm về tình yêu thuở còn trong trắng, ý nhị, mà chứa chất đầy tính mỹ học như:

Ôi! Yêu dấu cái thời còn cắp sách
Mắt em cười mùa thu xanh lên
Những buổi chúng mình tìm anh trăng để học
Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!

     Hình ảnh của một thuở: khi mà tà áo trắng của người bạn gái động vào... làm mê man, bồi hồi, thậm chí làm run rẩy trái tim anh - Ở đây tác giả dùng hình ảnh: "...khe khẽ nát tim anh!" - Tà áo trắng động vào đến mức độ làm... tan nát cả trái tim anh! Cái tuổi còn mộng mơ, trong trẻo vô vàn, như thể hương hoa vậy. Đến mức độ tan nát... nhưng tác giả tả chỉ là... khe khẽ nát - Cái từ "khe khẽ" nó thầm lặng, nhưng sự thầm lặng này lại đang cào cấu trong trái tim của người con trai, trong một đêm học bài bên người bạn gái.

     Về cách sử dụng hình ảnh, ngôn từ hay, tinh tuý... ta có thể liên tưởng một chút trong Kiều của cụ Nguyễn Du: Ở cái buổi thanh minh mà chị em Thuý Kiều, Thuý Vân gặp chàng Kim Trọng - Khi chàng Kim Trọng đi rồi, lòng Thuý Kiều không khỏi bâng khuâng, quyến luyến bồi hồi... bị cuốn hút theo hình bóng của chàng.

       Nhưng Kiều muốn trông theo chàng mà không dám nhìn thẳng - Thời ấy con gái có lễ tiết là phải giữ gìn, e lệ... chứ không đâm bổ như con gái thời hiện đại bây giờ - Thích thì có thể nhảy sex ngay! Nguyễn Du tả hình ảnh KIều len lén nhìn theo bóng chàng Kim thế này:

Bóng hồng đã khuất người còn nghé theo

     Nàng chỉ dám "nghé" theo chàng, tức là nhìn lén theo chàng... chứ không dám nhìn thẳng theo người dần dần đi khuất - Ngôn ngữ hình tượng siêu đẳng trong thi ca là vậy.

      Quay trở lại với bài thơ "Thời áo trắng" của PNT, ta thấy nhà thơ miêu tả:

Tà áo trắng động vào... khe khẽ nát tim anh!

     Cái từ "khe khẽ" như chỉ mới gợi đến một chút cảm xúc tình dục, luyến ái... nhưng cũng đầy gợi cảm, đó là hình ảnh tả về những cảm giác yêu đương thuở mà người con gái đang ở cái tuổi như hoa thơm, nhuỵ ngọt... trong sáng một cách hữu tình. Ngay cả những hình ảnh tả về em ở những câu thơ trên:

Mắt em cười... mùa thu xanh lên!

     Đôi mắt cười làm cho mùa thu xanh thêm ... thì sử dụng hình ảnh câu thơ rất thành công. Tất cả những cảm xúc có được của những buổi mà đôi trẻ ấy đã:

Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
Tà áo trắng động vào... khe khẽ nát tim anh!

     Có phải thế nên chúng mới tìm ánh trăng để học với nhau chăng? Kỷ niệm về tình cảm với người bạn gái thời áo trắng của nhà thơ cũng là một bài thơ rất điển hình và hay!

    

 

 

 

    


Nhân văn 16.11.2010 12:26:06 (permalink)
.


               Có khá nhiều các website – blog & cả báo ở Hải ngoại đã đăng hai bản tuyên cáo của nhà thơ “Phản bác” lên HNVVN: Tôi có thể điểm vài tờ như  Hải Vân News   * TUỔI TRẺ VIỆT HẢI NGOẠI ở Hoa Kỳ, Tuần báo  NAM ÚC  hoặc web cá nhân của HOÀNG GIA ANH cũng ở Mỹ.
     Một số web – blog nữa  trong nước còn đăng cả bài: PHẠM NGỌC THÁI – NGƯỜI HAI LẦN THI SĨ của NS Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội viết về anh – Như vanthoviet.com ở Bình Định, binhchonthohay.com ở Gò Vấp, trannhuong.com ở Hà Nội v.v…
      Nhân Văn xin trích đăng lại ra đây một blog khác đã đăng tải chân dung thơ PNT với cái biệt hiệu “Một quái nhân” & những cảm nhận tốt đẹp về nhà thơ. Đó là Blog  GIÓ ĐỒNG QUÊ của Thi hữu Dương Phượng Toại ở HVHNT Quảng Ninh – Như sau:





 

Nhà thơ Phạm Ngọc Thái.

Quê quán Hà Nội.
Điện thoại: 0168 302 4194

   ĐÃ XUẤT BẢN:
- Có một khoảng trời ( 1990)
- Người đàn bà trắng ( 1994)
- Rung động trái tim (2009)
& có nhiều thơ, lý luận văn học in trên các báo Trung ương, địa phương...


                          

                      PHẠM NGỌC THÁI
                     NGƯỜI HAI LẦN THI SĨ

                                                              Trần Việt Thịnh 
                                                       NS Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội



          Có một triết gia từng nói: "Hạnh phúc của đời người là được sống và làm những gì mình yêu thích!" - Phạm Ngọc Thái là một trong những người như thế! Anh yêu thơ, say thơ và làm thơ khá nhiều
Tôi biết đến thơ anh từ những năm 70 của thế kỉ trước, và cảm thấy anh thực sự hạnh phúc với công việc mình làm.                                                                                                                                                             
      
Nếu thơ ca là ngôi đền kì vĩ và cao sang, thì có thể coi anh là một tín đồ của không nhiều tín đồ trong ngôi đền đó.
        
Thơ anh gồ ghề, hầu hết là thơ tự do, ít tuân theo niêm luật, song nó chứa đựng nhiều mặt của cuộc sống. Anh mượn thơ như một công cụ để lý giải sự đời:
Đời bình dị - Mái tường sạt đổ
Lẽ sống giản đơn... mâu thuẫn chất chồng...  
                       (Tập thơ CÓ MỘT KHOẢNG TRỜI)
Hay là:
Đời chỉ thế có gì quan trọng
Đừng cao siêu, cũng đừng quá coi xoàng!
                      (Tập thơ NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG)
 
      Anh viết nhiều, sắc mầu đủ cả - Ngay từ thưở còn chiến tranh, anh cũng có những bài thơ tình giàu hình ảnh chứa chan:
Sao em không tắm nắng trên đồi
Không gội đầu dưới suối
Quấn làm duyên quanh cành cụt chơ vơ...
Ta gọi tên em: Hoa phong lan,
                                              em ơi - có nghe!
                                     (Bên nhành hoa phong lan)
        Về nỗi nhọc nhằn của những người con xa xứ, anh viết:
Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo đi
... Hạt muối xót tháng năm và lòng ai đắng
Tôi nhận chìm tôi vào những lãng quên! 
                           (Nỗi trăn trở người đi tìm vàng)
     Anh đã đau nỗi đau của sự đời lắm éo le mà có thật. Những ngày tha hương, ở xa quê anh viết nhiều thơ về vợ con, tôi thích cái tứ:
Có một khoảng trời để thương để nhớ
Là khoảng trời ở đó có em!
Những bóng cây trên đường phố thân quen
Đêm đêm chiếc lá nhớ lại bay về, xào xạc... 
                            (Có một khoảng trời)
      Anh xin làm một chiếc lá, mà đây là lá nhớ, lá mong... của một thân cây trên con phố quen thuộc ở quê mình.
       Nhất là tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM (XNB Thanh niên 2009)-  Thi phẩm rất đặc biệt của anh. Viết về thiên nhiên hình tượng đẹp lại giàu chất đời sống phong phú, còn về tình yêu đôi lứa thì với cách nhìn mang màu sắc triết lý nhân sinh:
Bờ Bãi Đời Người - Cuộc Sống Tình Yêu
Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân Phật Tổ! 
                                   (Em Về Biển)
Anh thương một đứa trẻ ăn mày:
Trước đứa ăn mày tất cả chúng ta Hoá Thánh!
Nó đói lòng cúi lậy rất từ bi.... 
                           (Đêm trung thu và đứa ăn mày)
Rồi anh xót xa cho người em vợ vừa lìa bỏ cõi trần:
Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này?
Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay 
                                (Làm ma em vợ)
Để nói về nỗi tình trước cảnh người quét rác đêm, anh viết:
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa
... Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya... 
                                               (Cô quét lá đêm hồ)
     Thơ anh bao trùm nhiều đề tài, thể loại, mà loại nào cũng đậm đà sâu sắc đến lạ kỳ. Mảng thơ tình anh viết khá hay và rất trội:
Em đến để làm sông làm sóng
Để cuộc đời đang vắng bỗng phi lao... 
                                           (Tiếng ếch)
     Anh cũng thường sử dụng những hình ảnh rất đời thường để nói về nỗi quạnh vắng của tình yêu, câu thơ vẫn không kém phần dung dị và hay:
Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi...
(Một góc hồ Tây)
     Ngay trong bài NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG khá nổi tiếng, có những câu thơ mà hình tượng đạt đến sự hoàn bích:
Người đàn bà đi trong mưa rơi
Chứa một trời thầm như hoa vậy... 
    Hay là:
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau!
Để rồi trào theo dòng cảm súc tác giả kết thúc bài thơ:
Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Khúc thơ tình anh lại viết về em
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...               
    Nó không giống Xuân Diệu hay Thế Lữ, có chăng phảng phất đâu đó của thơ Hàn Mặc Tử. Có chút cay chua của Hồ Xuân Hương, hoặc âm hưởng của Uýt-Man (nhà thơ Mĩ).
    Có những bài anh lại viết theo phong cách rất Tú Mỡ trong cách nhìn về hiện tại: 
               Bà chủ quán bước ra ngoài đón khách 
               Bóng nàng đi dẫm bẹp cả hoàng hôn...
                                                      (Bà Chủ Quán)

      Lâu lắm rồi, thi đàn của ta vẫn còn hiếm lắm những bài thơ hay để ca lên được, thăng hoa lên được thi vị tính chất của cuộc đời... qua sự chắt lọc của người nghệ sĩ - mà Phạm Ngọc Thái là một nghệ sĩ giầu chất men say.    
     Thơ anh không dễ đọc và cũng không dễ hiểu. Song, đọc đi đọc lại ta mới thấm cái sâu xa lí lẽ con người trong cuộc tồn sinh. Anh muốn đi đến tận cùng của sự việc - Mà thơ ca đạt đến độ này thực khó!...
      Miệt mài như con ong, anh chắt chiu cho từng trang viết. Có lúc tưởng chừng sự thái quá làm anh nhập thiền vào cõi thi ca! Thơ anh nay đã có nhiều tiếng vang & được nhiều người biết đến, cũng mong rằng trong thời gian tới tầm vóc chân dung anh sẽ được đánh giá đầy đủ hơn.
     Đã vào cái tuổi hoa niên có lẻ cùng với Tuyển thơ anh để lại cho đời cũng sung mãn rồi, nhưng thấy anh vẫn còn say sưa lắm - Tôi tin, thơ và cả những bài bình thơ của anh sẽ giúp cho bạn đọc cảm nhận đầy đủ hơn về lẽ Chân Thiện Mĩ ở đời!
     Nữ thi sĩ Nga On Ga Béc Gôn có viết:
" Trong số nghề nghiệp và nghệ thuật tác động vào tâm hồn con người, không có sức mạnh nào vừa khoan dung vừa tàn nhẫn hơn thơ. Không có công việc nào tự nguyện và đầy đủ hơn công việc phục vụ thơ. Không có tình yêu nào được đền đáp hơn tình yêu thơ - Và bởi vậy người nào yêu thơ là hai lần thi sĩ !"...
Phạm Ngọc Thái là một người như thế ! 
                                                                               TVT.
 

   
             Ai muốn đọc TUYỂN THƠ ĐẠI BÀNG của quái nhân này thì nháy
                                       vào link sau đây:

                         http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=185724    
 
 
                        TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU    
 


       
KHÓC BÊN HỒ NÚI CỐC

Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
Gió gào thét trong lặng chìm tim óc
Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay.

Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...(*)
Nhưng để làm gì khi tình vô vọng ?
Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con.

Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu !
Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.

Anh đến bên Hồ Núi Cốc giữa chiều
Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén
Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
Mai chết rồi làm nước tắm cho em...

                                
                                               Đêm 9/7/1997 
 
(*)  Huyền thoại kể: Nàng Công ( con gái quan lang dân tộc ) thương nhớ chàng Cốc khóc mà chết! Nước mắt nàng chảy thành suối nay biến ra hồ. Chàng Cốc (chỉ là một tiều phu đốn củi) thương nàng Công cũng chết dưới gốc cây sồi, hoá thành non bao bọc lấy hồ… nên mới có tên gọi: Hồ Núi Cốc! 
 


            EM BÁN XOÀI




- Anh trai mua xoài cho em đi?

Nha Trang! Ta nhớ Nha Trang!...

Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm
Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh.

Xoài em chín! Đêm tàn canh em đón khách…
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
Em bán xoài thơm! Em bán xoài thơm!
Biển to lớn - Bóng em nhỏ thẫm
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?

Thế giới em đi “ Vòng thiên la địa võng “
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
Xoài em thơm! Hương toả mát thân người...
Ai mua xoài?
                        Còn ai có mua em?

Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.

                                          
                                                        1992
 



      
LÀM MA EM VỢ                               
                           Kính viếng hương hồn cụ Nguyễn Du. 
                                    


Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi " kiếp"

Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: Nam-mô-di-Phật!

Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này
Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.

Em ơi : chữ Kiếp trước chữ Người!
Sống cần cố gắng - Chết rồi thôi,
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ... (*)
Anh ở vì chưng trả nợ đời.

                                
                                         5/7/1998

  (*) Nàng Kiều trẫm mình trên sông Tiền Đường nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Theo thuyết bản mệnh của Phật giáo ở cụ Nguyễn Du: Nàng chưa thể chết... vì chưa trả hết nợ đời!



                 
EM VỀ BIỂN

                         Bờ Bãi Đời Người - Cuộc Sống Tình Yêu
                         Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân Phật Tổ!
                         Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả
                         Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu.

              
                                    kỉ niệm K.A - Người nữ sinh trường SPNN năm xưa. 
                                            Quê hương thành phố biển                                      



Em về biển để vùi vào trong cát

Nỗi buồn nước mắt
Những nát tan vòm ngực đã thương đau.

Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả
Xô mãi bờ với lá thông reo,
Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng
Mang nỗi niềm không biết đã đi đâu ?

Tháng năm trôi…tình cũ cháy như khêu
Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải
Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
Đã thổi thành bão tố ở trong anh.

Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
Anh còn đây - Em hỡi! Anh còn đây,
Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...

Tóc nửa bạc rồi… Tình vẫn đó , em ơi! 
         
                                        
                                                        2/12/1993 

 


         TIẾNG RÚC CHIM ĐÊM 

                               Những tối trăng ngời...dưới ánh sao khuya...
                               Anh vẫn đắm mình về phương ấy
                               Những câu thơ như ngôi sao bùng cháy
                               Và cuộc chia ly đã hoá cánh buồm...
 


Con chim đêm rúc mãi ngoài cây

Nó nói gì không biết ?
Chắc con mái ham nơi vui thú khác
Đã không về !...con trống gọi suốt đêm.

Chim gọi đàn - Anh gọi tên em
Năm tháng, nắng mưa, non ngàn, bão tố
Có lẽ nào em không về nữa
Để hồn anh hoang mạc, bơ vơ.

Đã xa rồi! Mùa dĩ vãng trăng mơ…
Đời vui vẻ cuốn theo dòng gió bụi
Bao ý nghĩa trong cuộc đời tồn tại
Thành quách loài người em thiêu trụi thành tro!

Ngàn năm xưa cho tới bây giờ
Ta muốn hỏi đến muôn đời sau nữa:
Mọi giá trị vĩnh hằng , nếu có
Sẽ là gì? Khi thiếu vắng em ta!...

Con chim đêm run rẩy bóng xanh già
Anh bổi hổi một thời qua vọng lại...
Và tất cả đã trở thành trống trải
Sao em lại phụ bạc tình,
                           con mái thương yêu?
                                           
                                     
                                                           11/11/1993
 
           THỜI ÁO TRẮNG 
 


Trả lại cho anh một thời áo trắng

Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!...
Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn.
 
Ôi, yêu dấu cái thời còn cắp sách
Mắt em cười mùa thu xanh lên!
Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!
 
Trả lại cho anh một thời áo trắng
Đã đi qua và...đã đi qua...
Với cả dòng sông trôi mơ mộng
Lá lá rụng vàng, tóc tóc hóa sương pha.
 
Nghe gió thổi hàng cây vi vút
Em biển xanh xa mãi vô cùng…
Anh đứng lặng một mình bên bờ biếc
Những âm thanh kêu bổi hổi trong lòng.
 
Trả lại cho anh một thời áo trắng
Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!...
                                                                        
                                                      31/7/1996 



 



           
NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG 

                                     Người đàn bà đi trong mưa rơi
                                     Chứa một trời thầm như hoa vậy...




Chiếc mũ trắng mềm em đội bàu trời

Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng!...

Em đi - về... chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Xoã ngang vai mái hất tơi bời.

Nỗi niềm thao thức
Những đêm trăng nước...
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?

Đường xưa đó về đây em ơi!
Những con đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác gió và xác của mưa.

Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
                                       suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau!

Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát,
Khúc thơ tình anh lại viết về em!
Người đàn bà... ngậm cả vầng trăng...
                  
                                           ( những năm 90) 
 



        
  Tôi gọi em bằng cái tên Người Đàn Bà Trắng (NĐBT), thực ra khi ấy em vẫn còn là một thiếu nữ: 
                   Chiếc mũ trắng mềm em đội bàu trời 
                   Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc 
     Từ chiếc mũ vải trắng mềm em thường đội trên đầu lẫn vào trong khóm mây, và khóm mây kia nghiêng trôi trên mái tóc em. Nghĩa là: bóng em đi hiển hiện dưới một bàu trời cao vời vợi. Ấn tượng nhà thơ về em cứ vờn bay cùng trời mây, gió cuốn. Đến đôi mắt của người yêu: 
                   Đôi mắt em đong những áng mây 
                   Người đàn bà trắng!... 
      Đó là đôi mắt của mùa thu êm ái, ngọt ngào, trong xanh và xa thẳm. Bích Khê trong bài thơ Tranh Loã Thể cũng đã tả về đôi mắt người mỹ nữ: 
                   Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường 
     "châu" ở đây là châu ngọc - Đôi mắt đẹp của người đàn bà được thi nhân mô tả ấy mang tính mỹ học (châu ngọc, nghê thường). Thân thể nàng cũng trinh trắng bay ra như hương, như tuyết. Khoé mắt nàng lung linh ánh sáng kỳ ảo, dị thường. Còn NĐBT - đôi mắt em lại đẹp một cách hiền dịu , mộng mơ. Nhà thơ đã lấy những hình ảnh từ trong vũ trụ, trời đất qua cảm xúc mà tả về em. 
      "...đong những áng mây" : Đôi mắt người yêu vừa huy hoàng lại vừa nhân ái, anh đã phiêu du trong đôi mắt ấy. Nó chìm ngập một thế giới...chiếu rọi vào những ngõ ngách làm cho cuộc đời anh sáng bừng lên, nhưng nó cũng từng làm tan nát trái tim anh! Đôi mắt người yêu mang đầy sự huyền ảo như Xuân Diệu đã viết: 
                   Đến tan cả đất trời 
                   Anh mới thôi dào dạt 
     Em thật hiền! Ta đã yêu em từ đôi mắt ngời lên như một trời châu báu, là cánh cửa tâm hồn của người đàn bà, mà thăm thẳm bao la cả bể ái tình. Sang đoạn thơ hai hình ảnh người thiếu nữ hiện lên đi giữa cuộc đời, qua một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ: 
                   Em đi - về... chao những hàng cây 
                   Hồ gió thổi lệch vành mũ đội 
                   Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội...        
     Cả thềm nắng hắt lên mình em như tơ lụa của đất trời có gió thổi, cây đưa...Vẫn chiếc mũ vải trắng mềm xưa mà em thường đội lệch, che lên khuôn mặt đẹp như một vầng trăng mọc. Cái bờ hồ gió thổi ấy chứng kiến bao nhiêu kỷ niệm của nhà thơ đã có. Những tháng năm anh đã sống trong êm đềm và hạnh phúc của tình yêu. Giờ đi lại những con đường đã qua, anh như nghe thấy cả một khúc tình ca đang sống lại. Ở đó, mái tóc người con gái xưa vẫn xoã tung bay trên đôi vai trần trắng của nàng : 
      Xoã ngang vai mái hất tơi bời 
     "tơi bời" ở đây có ý nghĩa của sự chói loà, chói ngợp...bởi sự chinh phục thời con gái.  Là tình yêu tơi bời, mãnh liệt và sấm sét của nàng. Tơi bời là tơi bời xuống sự sống, là bão tố phong ba, là sức mạnh phóng túng của con người Nàng có thể làm say đắm , ngả nghiêng cả tâm hồn, trí não và trái tim ta! 
     "Xoã ngang vai mái hất tơi bời" -  Nó tôn vinh thêm sự rực rỡ bởi quyền năng thời con gái của em. Em đi…vẫn bàu trời trong xanh, mĩ miều, mềm mại với chiếc mũ vải mềm xưa và khóm mây trắng nghiêng trôi trên mái tóc. Nhịp thơ trải dài ra như những làn mây, lớp lớp trên những dòng thơ. Bồi hồi trong kí ức xưa, hồn nhà thơ như con đò mộng lạc vào nơi bến vắng, cô đơn! Chỉ còn nghe thấy tiếng gió táp mưa sa, cùng những lá vàng tháng năm rơi phủ xuống trời đất. Trong cảm xúc, tiếng lòng nhà thơ đã cất lên gọi vọng tình em: 
                  Đường xưa đó về đây em ơi! 
                  Những con đường đã đầy xác lá rơi 
                  Xác ve, xác gió và xác của mưa 
   Những con đường ấy giờ đây thật là hoang dã trong qui luật bụi cát của thời gian. Con đường mà người con gái đã đi qua cuộc đời nhà thơ ấy, dù cuộc sống có bao nhiêu trăn trở, năm tháng cứ trôi đi nhưng.hình bóng em không phai nhoà. Thân thể của người yêu như một vườn đầy tiếng chim và hoa thơm.  Tình yêu em  đang làm xa xót trái tim anh!...Người con gái năm xưa  cũng đang phiêu dạt nơi nào trong gió mưa phủ táp cuộc đời? Dông bão sẽ dội xuống mà em như một đoá hoa thơm rực rỡ đang bị nhấn chìm , vò xé ở trong đó! Hình ảnh đoạn thơ nghe như trong giấc mộng : xác gió, xác mưa, đã đầy xác lá, xác ve...trôi . Nghĩa là: lớp lớp năm tháng chồng lên nhau phủ xuống nấm mồ tình! Những kỉ niệm êm đềm và những tối yêu em đã rất xa...nhưng vẫn lẩn khuất trong tâm tư của lòng chàng. Khi những ánh điện đêm thành phố, bàu trời sao giăng chiếu qua khoảng trống của những tán lá cây soi lên mình em...khuôn mặt em tha thiết biết bao. Đôi má em  mịn mà như một miếng trăng thơm, anh chỉ muốn cắn hôn lên đó. 
       Mắt em nhìn thân thương, trìu mến. Anh khẽ kéo em vào hôn đắm đuối trên đôi môi nàng ngọt ngào như thể trái cây. Bóng cây mờ tỏ che khuất đi những cử chỉ thèm muốn của nỗi đam mê (?) Anh lần qua làn áo mỏng xoa trên thân thể nồng cháy, đặt lên bộ ngực êm mát của nàng - Hai bàu trái cũng nóng hổi xúng xính trong tay anh. Mắt em nghiền nhắm lại đưa hồn vào cõi ru mê!...Ôi, cái của người thiếu nữ mãi mãi là báu vật mà nàng mang tặng nó cho ta! Bàn tay anh chỉ muốn đi tìm vào cõi thiên thai. Bà Hồ Xuân Hương đã tả về cái đó của em thế nào: 
                   Cỏ gà lún phún leo quanh mép 
                   Cá diếc le te lách giữa dòng... 
   Anh khẽ vén búi cỏ gà để vuốt ve thiên tạo. Đôi chân trần trắng như ngà em giương cao như đôi cánh hạc, để lộ ra cả một vòm điện ngọc : Đó là cổng trời!...Ở nơi ấy vào cung nguyệt, một động ngọc ngà tuyệt đẹp! Khe vào cổng sâu thẳm để đón tình yêu của anh vào với em. Nơi giáp gianh giữa trời đất, âm dương tận cùng gặp nhau. Như trong bài thơ NĐBT đã viết: 
                   Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai! 
                   Người đàn bà ai mà định nghĩa? 
        Cụ Nguyễn Du cũng đã tả về cái của nàng Kiều: 
                  Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên 
     Nhưng đây là cả một động thiên thai tạo hoá đã dầy công để tạo ra, gắn lên tấm thân người đàn bà thần tiên và tuyệt mĩ biết bao! Vũ trụ ấy của em đã sinh ra tất cả các kiệt tác của nhân loại này, cao vời vợi và bất tử! 
     Giờ đây nhà thơ chỉ còn nghe thấy tiếng gió mưa phủ lên những con đường ấy, đã đầy xác lá, xác ve...trôi. Cái bờ hồ gió thổi  ngàn năm sau vẫn còn quyến luyến bóng hình em ở đó. Mãi mãi ở trong anh... 
    Tôi xin trở lại phân tích sâu thêm về đoạn thơ ba: 
                    Nỗi niềm thao thức 
                    Những đêm trăng nước... 
                    Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai ! 
                    Người đàn bà ai mà định nghĩa ? 
   "Chùm trinh em hát..." : Hình ảnh thơ đã được cách điệu hoá. Trong bài thơ Bẽn Lẽn của Hàn Mặc Tử : Vào một đêm trăng sao lòng những cô đơn - Thi nhân đã mơ đến những giây phút được vui vầy với người trinh nữ . Ông mường tượng ra cả cái của nàng cũng giống như vành nguyệt đang in soi trong khe nước. Lòng thi nhân bồi hồi thảng thốt kêu lên: 
                   Ô kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm 
                   Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe... 
     Đó là một áng thi tuyệt tác, có thể coi đó là những câu thơ vàng. Ông run rẩy mê man đắm nhìn cái vầng trăng của người trinh nữ ấy: 
                   Tiếng lòng ai nói? Sao im đi? 
     Chính bởi thế Bẽn Lẽn đã trở thành một trong số bài thơ hay nhất của ông. Còn cái ấy của NĐBT thì sao? 
                   Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai! 
     Hình ảnh thơ mô tả lại mang màu sắc trừu tượng và gợi cảm. 
    " Chùm trinh em hát...": Nó đã mang cái của nàng bay lên! Suy cho cùng vũ trụ và thế giới đều tồn tại và sinh ra ở đó! Nó vừa vĩ đại vừa man dại. Nếu không có cái chỗ thiên thai ấy của người đàn bà thì không có thế giới, không có cả linh hồn lẫn sự sống và cũng không có ý nghĩa gì về lịch sử của thế gian này. Với câu thơ: 
                   Người đàn bà ai mà định nghĩa ? 
     Tôi nhớ đã được đọc những trang sách viết về thân thế và sự nghiệp của Đại văn hào Nga vĩ đại Lép Tônxtôi - Ông là một thiên tài xây dựng hàng trăm tính cách về đàn bà có những mẫu mực khác nhau. Người từng nói những câu đại ý rằng: Không thể đưa ra những luân lý có tính khuôn mẫu nhất định đối với người đàn bà, mà chỉ có những sự tìm tòi, tìm tòi và tìm tòi mãi... 
     Nàng không thể nào định nghĩa được trong sự tồn tại của đời ta? Câu thơ treo trên đầu ta như một câu hỏi vĩnh cửu, lại như thể một định mệnh! 
   "Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!" - Đoạn thơ tả khúc triết này đã đưa thi phẩm NĐBT bay vào cõi huyền bí khi viết về đàn bà. Thật đúng là: Người đàn bà ai mà định nghĩa ? 
     Tôi xin bình sang đoạn thơ 5 - Đây lại là một mảng thơ đời. Nó đã triết lý về tình yêu và cuộc sống giữa nhà thơ với nàng: 
             Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu 
             Anh cũng không làm chàng Trương Chi 
                               suốt đời chèo sông vắng 
             Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng 
             Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau (!) 
     Mâu thuẫn giữa cuộc sống và tình yêu là vậy - Đó cũng là hai mặt nghịch lý của cuộc đời: 
             Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu 
     Còn anh cũng không đầy mình để cứ làm mãi cái anh chàng Trương Chi suốt đời chèo thuyền trên con sông quạnh vắng cô đơn, rồi tương tư nàng Mỵ Nương mà chết! Thực ra… chảy trong tình thơ thì anh cũng đã thầm tương tư em suốt đời rồi. 
      Mối tình  của nhà thơ với NĐBT cũng chỉ là một bi kịch tình. Vết thương trái tim đôi trai gái ấy tháng năm vẫn không hàn gắn lại được, như câu thơ đã viết: 
     Vết thương lòng không dễ đã lành đâu   
     Nhưng cái Con Đường Lông Ngỗng Trắng mà nàng Mỵ Châu đã rắc cho chàng Trọng Thuỷ theo, thần tượng thì rất đẹp… nhưng để cuối cùng chàng cũng nhảy xuống biển mà chết, hoá thành ngọc trai giữ tình son sắt với nàng. Nó bi ai quá! Cái hay của khúc triết lý  trong bài thơ NĐBT là nó đã được viết như đời. Trong tấn bi kịch tình yêu ấy: dẫu mối tình bị tan vỡ phải chia lìa năm tháng, nhưng tình thơ đã không kết thúc bằng sự bi thảm như một định mệnh - Đôi trai gái vẫn phải sống và tồn tai! Dù là theo chiều gió cuốn của cuộc đời...Phải chăng đó cũng là một cuốn tiểu thuyết "cuốn theo chiều gió" như bao bi kịch Tình - Đời trên bờ bến nhân gian? Cả đoạn thơ thấm đẫm giọt lệ, nó như những tiếng than bật ra trong đời sống đầy mất mát và đau đớn của tình yêu! 
     Đây là một trong hai mảng thơ xương cốt lõi nhất - Mảng thứ nhất như trên đã nói, chính là đoạn thơ ba: "Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!"... Làm thành nền tảng , như tim óc, như tuỷ sống, như cái cây đã được kết thành trái chín cho cả tình thơ NĐBT này. 
     Trên con đường vô định... nhà thơ vẫn thiết tha, khao khát gặp lại người thiếu nữ. Trong những đêm hoang vắng và sâu thẳm của không gian mênh mông, lòng anh lại âm thầm khắc khoải: 
                   Những đêm sao buồn, những đêm gió khát, 
                   Khúc thơ tình anh lại viết về em! 
     Những ngôi sao trên vòm trời xa xôi kia, nó cũng hiu hắt như nỗi vắng vẻ, trống lạnh của nhà thơ. Những ngọn gió đêm vô tình bay qua, như thể vẫn còn cất giữ ngọn lửa tình mà người thiếu nữ xưa từng sưởi ấm trái tim anh! Để rồi bài thơ đã được kết thúc bằng một câu thơ tuyệt bút đẹp nhất về nàng: 
               Người đàn bà... ngậm cả vầng trăng... 
      Cái vầng trăng ấy của nàng quen quen mà vẫn lạ! Nó cứ nguyên thuỷ như hang động thời tiền sử, lại huyền bí như thánh linh... Đây là một câu thơ siêu thực chứa đầy trầm tích đã được thăng hoa. Một thiên tạo vĩ đại đang nép trong tấm thân người đàn bà hay chính nàng là một vầng trăng? Nhưng chao ôi, dù gì thì nàng cũng đã "ngậm" cả cái vầng trăng của nàng để rời bỏ nhà thơ để đi rồi! Những tháng năm buồn nhớ về em: Anh đã viết thiên tình ca NĐBT bất diệt này để lại cho thế gian. 
     Cuối cùng xin mượn cụ Nguyễn Du đôi câu thơ mà Người đã kết trong Kiều để khép lại bài viết bình về thi phẩm NĐBT ở đây. Nhưng nếu chẳng may có ai đó không ưa cách bình tán thơ như tác giả ở trên, xin cũng được miễn thứ! Đó chẳng qua cũng chỉ là những tiếng nói tri âm thôi mà... Thiết nghĩ: trong cái bể khổ trầm luân này, nếu có thể mang lại được cho nhau những phút giây cảm khoái - Thì âu đó cũng là một điều có nghĩa: 
                    Lời quê chắp nhặt dông dài
                    Mua vui cũng được một vài trống canh./.

 
 
 
           DƯỚI ĐÂY LÀ NHỮNG DIỄN RA TRONG DIỄN ĐÀN
 


Cảm nhận từ: buithibinh  

   Lại biết thêm chân dung của một nhà thơ gạo cội ...
Bài viết của Anh đã nêu rất cụ thể tuy nhiên em vẫn muốn vào "TUYỂN THƠ ĐẠI BÀNG để xem kỹ hơn những tác phẩm của "quái nhân" đáng trân trọng này .

Em sẽ noi gương Anh để giới thiệu một số tập thơ của Bè bạn .

Anh sang nhà Em thưởng thức " Khúc ru đồng chiêm " của Anh Đinh Ngọc Lâm nhé.

Em Bình

 
Cảm nhận từ: camphuong  

   Cảm ơn Bình! Anh sẽ sang đọc bên em. Nối vòng tay giới thiệu bạn bè văn chương là tấm lòng chân thành của anh ngay từ khi blog GIÓ ĐỒNG QUÊ khai mạng anh đã đề cao tinh thần này. Qua đây vừa rộng đường dư luận bạn văn chương vừa học hỏi bạn bè nhiều điều hay lẽ phải và quan niệm sáng tác! Xin gửi chữ Tâm vào thiên hạ. Điều đó nên làm em ạ!
 
Cảm nhận từ: buihaidang    

      CHÀO DUONG PHUONG TOAI!
Trang thơ bè bạn của CP hay và sang trọng quá!
Bài" Người nhà quê",nghe rất xúc động,dán ra đọc đựoc bằng mắt cảm nhận được dễ hơn.
Chúc CP tâm hồn thăng hoa ,bút lực dồi dào...

---------------

Cảm ơn bác Bùi Hải Đăng. Trang nhà em cũng rất có duyên với các bạn văn chương họ Bùi đấy nhé! Sẽ có dịp gần đây tôi giới thiệu bác trên mạng của tôi.
 
Cảm nhận từ: phaodaico –  

     Cách đây 5 năm tôi đã được đọc PNT qua giới thiệu của nt Nguễn duy Nhiệm, mãi nay vào mạng tình cờ gặp lai .Chưa thể nói được gì vì đã đoc kỹ đâu ?
Nhưng làn này đọc lai hình như thơ ông êm nhẹ mà sâu lắng hơn xưa...
-------------
Cảm ơn Phaodaico! Tác phẩm thơ của Phạm ngọc thái hiện nay đang thu hút nhiều dư luận bạn văn chương đánh giá, cảm nhận nhiều chiều. Thơ anh khá độc đáo! Và cũng không giống ai. Đấy là những thành công của anh! Và cũng không tránh khỏi những thăng trầm. Và như thế mới là văn chương phải không anh?
 
Cảm nhận từ: Nguyễn Minh Tuấn:  
       cam on Anh da gioi thieu nhung bai tho hay de cho ban be co dc nhung duy nghi tran day yeu thuong
 
5-1. Phản hồi từ: GIÓ ĐỒNG QUÊ [Khách] · http://camphuong.vnwblogs.com

      Cảm ơn Nguyễn Minh Tuấn sang thăm và chia sẻ tác phẩm của nhà thơ họ Phạm!
 
6. Cảm nhận từ: tungquan

 
                "Bóng nàng đi dẫm bẹp cả hoàng hôn".
HAY QUÁ GIÓ ĐỒNG QUÊ ƠI ! MỘT CÂU THƠ ĐẶC TẢ ĐƯỢC CẢ DÁNG HÌNH TÍNH CÁCH, BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI...HAY!
Chắc tác giả và nhà thơ PNT phải thân thiết nhau lắm nhỉ mới có trang viết đầy ấn tượng này.
 
8. Cảm nhận từ: GIÓ ĐỒNG QUÊ         http://camphuong.vnwblogs.com

   
       Ôi! Cảm ơn Tungquan! Không hẳn đã là thân nhau giữa mình với thi sĩ Phạm tộc của Thăng Long Hà Nội. Trước hết đó là lòng quý trọng văn chương, quý trọng bạn thơ, phục tài thơ, vì một nền thơ hướng về sáng tạo... mà ta dành cho nhau những khoảng không gian đẹp trên Sông Thơ. Vì rộng đường bạn bè nữa đấy. Khi lập blog GIÓ ĐỒNG QUÊ, mình đã mang cái Tâm như vậy. Mong sẽ có dịp giới thiệu bạn!
 
9. Cảm nhận từ:

   Tôi là Lê Tín! Vì không có mạng riêng nên tôi phải nhờ qua mạng của anh Dương Phượng Toại để gửi cảm nhận về thơ anh. Chào nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Khi đọc xong thơ anh tôi rất phục tài thơ anh. Tôi thấy quả thật đây là một giọng thơ hay, nhiều đổi mới, sáng tạo, cái sáng tạo trên nền thơ truyền thống đã cho anh một hiệu quả lớn là thơ không giống ai, đọc lên cứ mang cảm giác rần rật trong tâm khảm ấy. Từng câu chữ toát lên khát vọng cháy lòng đế tận cùng của nhà thơ đối với cuộc sống, đối với vẻ đẹp thiếu nữ, vẻ đẹp nhân thiện của Con Người. có những câu thơ kinh hoàng:

Thành quách loài người em thiêu trụi thành tro!


Ngàn năm xưa cho tới bây giờ

Ta muốn hỏi đến muôn đời sau nữa:
Mọi giá trị vĩnh hằng , nếu có
Sẽ là gì? Khi thiếu vắng em ta!...
...
Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu !
...
Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
Mai chết rồi làm nước tắm cho em...
...
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau (!)

Chúc nhà thơ vui khỏe của sáng tạo!

Qua đây xin một lần nữa cảm ơn nhà thơ Dương Phượng Toại luôn ưu ái vì bạn bè văn chương khắp cõi!
 
9-1. Phản hồi từ: GIÓ ĐỒNG QUÊ        http://camphuong.vnwblogs.com

   
       Vâng! xin cảm ơn nhà thơ Lê Tín! tin rằng nhà thơ Phạm Ngọc thái khi nhận được tình cảm của anh, của bạn bè sẽ rất vui và tiếp tục cho ra lò nhiêyuj thi phẩm mới Rung động Trái tim như tập thơ anh đã mang tên!
 
10. Cảm nhận từ: Đào Phan Toàn

 
      Em rất vui khi gặp lại anh...Những trang viết của anh đã để lại trong em những cảm xúc khó quên và cả những lời thơ được đọc trên nền nữa.
Chân thành biết ơn anh! Kính chúc anh luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc! Kính!
 
10-1. Phản hồi từ: GIÓ ĐỒNG QUÊ      http://camphuong.BLOGTIENGVIET.NET

 
     RẤT CẢM ƠN ĐÀO PHAN TOÀN. THƠ MÃI LÀ CẦU NỐI VÀ LỐI NGÕI SANG NHÀ NHAU UỐNG TRÀ, CƯỜI LỚN TRÔNG TRĂNG.!
 
11. Cảm nhận từ: Phạm Ngọc Thái [Khách]
 
     . Trước hết Phạm Ngọc Thái phải rất cám ơn sự yêu quí của thi hữu Dương Phượng Toại - Đã giành cho PNT trang giới thiệu đẹp đẽ này! Sau đó vô cùng cám ơn các bạn đọc gần xa dã giành chút thời gian bận bịu để đọc thơ của Thái & lại còn cho những lời tri âm để cái tuổi hoa niên có lẻ của tôi thêm phần yêu đời & nhờ thế cũng yêu thi ca hơn - Vì nhiều lúc từng nghĩ tới thân phận của kẻ làm thơ mà không khỏi ngán ngẩm cảnh bọt bèo! Những dòng viết của người bạn thơ Lê Tín làm PNT xúc động quá - Bạn còn thích cái câu thơ: Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu! - Nghĩa là bạn không bao giờ già... Thái tâm sự một chút về chữ "cắn" nhé! Thái tìm mãi đấy - Dù đời thực thế! Bởi vì : Nếu viết "mà tay còn muốn xoa vú người yêu"- Thì lại thô, không được!... "Bóp vú" thì lại càng không ổn - "ngậm vú người yêu" cũng thô... vậy là dùng hẳn "cắn vú người yêu"... thì lại thành công bạn ạ!... Còn câu thơ cuối của bài "Khóc bên Hồ Núi Cốc" này:Mai chết rồi làm nước tắm cho em... Là tuyên ngôn của Phạm Ngọc Thái có tính chất thế sự đấy! PNT không có khát vọng dù cả đến kiếp sau làm Thủ tướng gì hết... mà chỉ muốn làm một con suối nhỏ, hoặc dù chỉ là một bồn nước trong gì đấy... kỳ cọ. tắm rửa cho thân thể của người yêu thôi!!! Bên trong tình thơ là ý tưởng nhân tình thế thái của nhà thơ đấy bạn ạ - Mà dễ gì ai đã cao giá hơn ai??? phải không các bạn. Thái tin: mai sau đời còn đàm luận về câu thơ này của Thái!!! Thái vui nên nói lai rai ít lời... một lần nữa cám ơn anh Toại và các anh chị em cùng vui vầy thơ ca với Thái nghe! Thân ái- chúc cả nhà hạnh phúc, an khang.
 
 
     Bạn đọc nào muốn xem trực tiếp thì hãy nhay vào link sau:
 
http://camphuong.blogtiengviet.net/2010/11/08/p5019727#more5019727
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2010 00:29:20 bởi Nhân văn >
Nhân văn 15.12.2010 00:10:29 (permalink)
.

      Trong tháng qua, nhà thơ đã ra hàng loạt các bài thơ mới... mà xem ra phong cách thơ có vẻ hơi khác trước.  Anh định thể nghiệm một mảng thi ca khác trước chăng?... mà phải nói ít bài còn đạt đến độ thơ gọi là hay được. Nhất là có bài thơ tình tác giả viết trẻ hoá như thể đang còn độ xuân xanh, tuổi độ đôi , ba mươi vậy! Nói chung thơ anh vẫn là hết sức khúc triết, bao hàm nhiều ý bên trong tình thơ.

     Tôi xin trích ra đây số bài & tới sẽ bình một số nét chủ yếu về ý nghĩa & cả độ sâu sắc trong những tình thơ đó. Các bài thơ đó như sau:



                    ĐÊM NAY
        TRỜI LẠI KHÔNG MƯA

 
 
Trời không mưa áo em đâu có ướt

Chỉ ướt lòng em: Cô gái nhỏ của anh!

Em ngả vào anh mà hình như có khóc…

Tiếng con tim thật rõ bên mình.

 
Mùa thu đã qua ta nghe lá rụng

Buổi cuối cùng em đến để chia tay

Ngày mai em lấy chồng phải xa vĩnh viễn

Chẳng sao mà,  trời có mưa đâu, em ơi?

 
Kìa không mưa mà áo anh lại ướt,

Mùa thu đi… sao nắm mãi bàn tay?

Ai nói tình gió mây sẽ quên trong chốc lát

Bao năm trời hồn anh vẫn mưa bay…

 
Tại đêm đó không mưa hay bởi vì anh nhớ

Phố vắng em buốt giá cả canh dài

Em dại lắm lấy chồng làm chi vội

Đưa em sang sông rồi lòng mới biết đã yêu ai!

 
Ta lại bước lang thang trên phố ấy

Đến mỗi gốc cây có vệt cũ em ngồi

Tiếng hát xưa đưa bờ hồ gió thổi

Bóng với mình đi mãi tới ban mai…

 
Cứ tưởng buổi cuối cùng em đến… đã chia tay?

 
                             PHẠM NGỌC THÁI             
                              Hà Nội - Đêm 19/11/2010
 
 
         


 
             MÙA THU EM ĐI
 
 
Em đi để mùa thu ở lại

Trời mênh mông xao xác lá vàng rơi

Với khóe mắt thăm thẳm màu thiếu nữ

Tuổi hai mươi dừng lại ở trong đời.

 
Ôi mùa thu xanh thắm bỗng tơi bời

Khi lạnh lẽo khi cồn cào gió xé,

Bao kỷ niệm trở thành thân thương quá!

Có phút nào em nhớ thế, không em?

 
Biền biệt xa năm tháng mỏi mòn tim

Anh cùng những vì sao khuya thao thức

Như càng trôi thì thu càng xa lắc

Cả tiếng chim kêu cũng hóa nên buồn.

 
Em đi để thu lại một mình

Hoa trước cửa không còn nở nữa

Đêm đêm gió lạnh về hiu hắt phố

Anh giở từng trang nhật ký cũ ra xem.

 
Thu đến, thu đi… lòng nhớ nhung thêm

Như Bằng Việt ném câu thơ vào gió thổi (*)

Em bỏ đi cả một trời vời vợi

Tình là gì mà sao lắm cô đơn!?...

 
                               PHẠM NGỌC THÁI                         
                                     Hà Nội – 21/11/2010
 
(*)   Ta lại ném câu thơ vào gió thổi /– Thơ Bằng Việt
 
 
 
          PHỐ TRONG ĐÊM
 
 
Đã trôi vào dĩ vãng rồi em

Còn đâu những tối yêu hẹn hò tình tứ

Những đêm không chiếu, không màn thời thiếu nữ

Phố vẫn đây mà anh mất em.

 
Sống giữa phố phường cứ ngỡ hư không

Đêm trăng trống trênh, ngày cây xao xác

Trái tim anh vết thương đời tan tác

Tháng năm trôi… cuộc sống hoang tàn.

 
Người đàn bà cho vũ trụ sinh tồn

Ta tìm thấy ở em thế giới này hoàn mỹ,

Thế thái đổi thay tuyên ngôn & chủ nghĩa

Em là bản tuyên ngôn cao nhất của nhân sinh!

 
Phố anh đi lấp lóa ánh đèn

Nhìn thế sự cả chính tà đang diễn…

Tình yêu em: Điểm tựa để linh hồn anh vịn!

Không em rồi – Anh biết níu đâu đây?

 
Marx hoang tưởng ư? Xô-viết Nga sụp lâu rồi!

Em có thấy Việt Nam ta đang điểm giờ phút cuối?

Chuông điện Kremlin nay nghe như mõ ấy

Tình bơ vơ nên anh cũng bơ vơ.

 
Hà Nội trong anh không một chút phai mờ

Em đừng hỏi thơ anh sao buồn thế,

Chả lẽ ta viết thơ phải giả dối như làm chính trị?

Đọc thơ buồn…để cho đời vui đó, em yêu!

 
Anh đi trong phố đêm mà suy nghĩ bao điều…

 

                            PHẠM NGỌC THÁI
                            Đêm 30/11/2010


 
 


 
               NGỬA MẶT
          NGẮM MÂY TRÔI
 
 
Ngửa mặt ngắm những vì sao xa lắc

Trời mênh mang, ta gọi: Thế gian ơi!

Mây trôi, mây trôi, mây trôi, mây trôi…

Xin mời cụ Tản Đà chén rượu – Uống cho vui.

 
Này cụ ạ: Kiếp sau đừng làm thi sĩ nữa!

Tôi sẽ ra bờ sông kiếm chiếc cần câu cá,

Hay cái vó bè, thả lưới dưới trăng sao…

Ừ nhỉ, nhưng không thơ hồn biết trú vào đâu?

 
Ngày xưa cụ nửa đời những muốn quên trần thế (1)

Nửa đời còn lên núi định tu tiên…

Chẳng thoát được đâu cụ ơi?

Cõi hồng trần để đày đọa kiếp sinh

Thân thi sĩ mảng bèo trôi dâu bể.

 
Tôi thay bác Huyền Trân mời cụ thêm ly nữa! (2)

Ừ thôi theo, làm thi sĩ cũng chẳng sao?

Hôm nay đời ca ngợi cụ bao nhiêu

Khi xưa sống thì lận đà, lận đận.

 
Tôi cũng thế -

Giờ sống đây bập bềnh như bọt biển

Mai người có ca, cũng đã chết còn đâu?

Ta uống đi, mời cụ! Hãy cạn cả ly sầu.

 
Cho quên hết chuyện nhân tình thế thái

Dẫu say rồi vẫn xin cụ uống thêm,

Uống chẳng vì ta cũng chẳng phải vì chung

Có lẽ vì cái chi chi của…kiếp!

Nào, uống đi cụ!

Bởi càng tỉnh thì càng đau, càng xót…

Sống trên đời muôn năm chẳng ai thoát được, cụ ơi!

 
                                    PHẠM NGỌC THÁI
                                    Đêm 6/12/2010
 
 
       (1)  “Trần thế em nay chán nửa rồi!” – Câu thơ của Tản Đà
-   Thi sĩ Tản Đà có thời chán đời đã bỏ lên núi định tu tiên… nhưng rồi
    ông vẫn  phải quay về cuộc sống ở cõi hồng trần để tiếp tục chịu cảnh đọa đầy.
(2)    Nhà thơ Trần Huyền Trân đã viết bài thơ nổi tiếng
                    “Mộng uống rượu với Tản Đà”:
               Cụ hâm rượu nữa đi thôi
               Be này đã cạn hết rồi còn đâu!
               Rồi lên ta uống với nhau
               Rót đau lòng ấy vào đau lòng này.
 
           


 
 
 
        NHỮNG CÂU THƠ
              VƯƠNG RƠI
 
 
Ta giết thời gian bằng thơ

Hồn bay vào mây gió

Tháng năm trôi nối tiếp tháng năm trôi…

 
Ừ cứ viết!

Ta nhặt ngọc ra từ trong đổ nát

Trải tình lên trang giấy trắng cuộc đời

Yêu rất nhiều mà kiếp sống vẫn đơn côi!

 
Ta gieo em khắp trời, khắp đất

Với trái tim người thi sĩ lang thang,

Rồi một ngày thân đã vùi xuống đất

Những tình thơ ta viết sẽ ca vang.

 
Bác xích lô trên đường phố kia ơi!

Và cô bán hoa tươi đang mời trong chợ…

Cánh cửa tâm hồn tôi hoang gió

Người sống ở hôm nay, tôi sống cõi hư vô.

 
Ta hạnh phúc hay là người hạnh phúc?

Chủ nghĩa kia cũng chỉ một bàn cờ…

Dẫu thơ ta gieo không đổi thành cơm áo

Nhưng linh hồn còn có chỗ để mà mơ.

 
Ta nhìn lá cây bay, giữa trời cao nghe gió

Ngắm cát bụi trôi trong cuộc sống xô bồ,

Trái tim lại lang thang như một người hành khất

Nhặt mấy câu vương rơi… thấm máu của hồn thơ.

 

                                   PHẠM NGỌC THÁI
                                            Đêm 8/12/2010
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.01.2011 19:14:33 bởi Nhân văn >
Nhân văn 11.01.2011 19:06:52 (permalink)
.

     Nhà thơ có gửi tặng tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM cho một người bạn đồng nghiệp ở Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh, trong một lá thư gửi tới cho nhà thơ sau đó - Cũng có thể coi như là một bài bình luận tác phẩm thi ca. Tuy nhiên đây chỉ là sự suy cảm tức thì có nhiều chỗ chưa hẳn đã chính xác như thể một bài báo, song đó cũng là tấm lòng của một độc giả. Tôi xin ghi lại toàn bộ lời nhận định của anh như một sự lưu giữ & cũng để mọi người tham khảo. Bài viết trên thư đó anh đã lấy một cái tiêu đề:

                    LANG THANG VÀO "RUNG ĐỘNG TRÁI TIM"

                                      (Đọc thơ Phạm Ngọc Thái)

                                                       LÊ DUY THÁI

         Qua bạn Dương Phượng Toại, tôi được bạn Phạm Ngọc Thái gửi tặng tập thơ "Rung động trái tim". Cầm tập thơ tôi rất cảm động, liền đọc một mạch. Tôi đọc hào hứng, say sưa và kiên nhẫn. Lang thang hết công viên thơ, tôi dừng lại tĩnh tâm xem còn nhớ những gì?
    Ngày nay, thơ tràn mặt báo, đầy các mạng, dầy cộp trong các tuyển tập nhưng, tìm một câu thơ lạ, đẹp & hay không dễ. "Rung động trái tim" của Phạm Ngọc Thái có khác. Nhiều câu thơ găm lại trong lòng người yêu thơ. Kiểm lại, ít nhất có hơn hai mươi câu thơ thuộc loại tứ lạ, lời đẹp. Tôi xin trích dẫn mấy câu:
                   Tà áo trắng của người sinh nữ
                    Anh nhìn xác phượng khóc rưng rưng
                                        (Phố thu và tà áo trắng)
   Câu thơ nhớ và đau thấm tràn trong cảnh vật. "...nhìn xác phượng khóc rưng rưng" thật lạ và độc đáo.
                  Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
                   Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi
                                        (Một góc Hồ Tây)
    Nhớ nhung trống vắng đến khôn cùng! "Chiếc lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi" không thay được, không lấp được mà càng khơi rộng bể sầu và nỗi nhớ.
                   Đêm giao thừa người chúc nhau nhiều may mắn
                   Dưới bóng cây già... một bóng nhỏ nhuộm màu đen
                                          (Em bé cầu bơ)
     Giả dối, đối nghịch, đau thương đến kinh người.
                   Mắt em cười mùa thu xanh lên
                                          (Thời áo trắng)
    Vừa lộng lẫy vừa thăm thẳm. Mắt em cười làm cho thiên nhiên, cuộc sống đẹp lên và mở ra vô tận. Lịch sử thơ ca trân trọng những câu thơ như thế!
                   Em tự do như thể là cát bụi
                   Có đôi lần trời cũng khóc, mưa rơi!
                                           (Cỏ hoang)
    Đau đớn đến nghịch lý, mỉa mai làm sao thân phận con người? Không phải chỉ có đôi lần, mà phải là: muôn lần, trời cũng khóc, mưa rơi!
                 Dẫu chỉ thấy còn bong bóng vỡ đầy môi
                                            (Trong mưa)
    Ảo vọng, tan vỡ của tình yêu, chưa có mấy ai viết được những câu thơ như thế. V.v...và v.v...
    Câu thơ hay ở trong bài thơ hay, tách riêng ra nó vẫn hay. Thế giới thơ của Phạm Ngọc Thái là thế giới của một tâm hồn từng trải, một kho ký ức phong phú và bay bổng, một sự mẫn cảm thực tại và một năng lực ngôn ngữ giàu có, duy cảm, duy mĩ.

                                                          *
                                                       *     *

   Tác giả tự bình thơ mình một cách say mê, kỹ lưỡng; tự tin, tự đánh giá cao thơ mình, đây là hiện tượng có lẽ xưa nay hiếm... Lời bình có khi sâu sắc hay hơn cả thơ. Ngày nay "văn hoá quảng cáo" tràn ngập mọi chỗ, mọi nơi, mọi lĩnh vực; "Hữu xạ tự nhiên hương" có còn nguyên giá trị? Có thể sự công tâm quý trọng, nâng niu cái hay cái đẹp ở đời cũng hiếm quá rồi. Quyền lực và quảng cáo áp đảo, cho nên "giữa bày sói phải tru lên như sói"?
   Hàn Mặc Tử:
                  Ô kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm
                  Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe
                                           (Bẽn lẽn)
      Câu thơ lạ, đẹp và rất gợi. Phạm Ngọc Thái:
                  Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
                                      (Người đàn bà trắng)
    Câu thơ lạ, gợi tò mò nhưng chưa đẹp.
                   Như hạnh phúc đời anh:cái thực là hư cả
                  Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
                                    (Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ)
   Câu thơ triết lý hay. Hai từ "đã" và "xưa" có lẽ nên chỉ để một.
                    Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
                                    (Khóc bên Hồ Núi Cốc)
    Câu thơ táo bạo, nhưng thô. Đời thực bây giờ có thể vậy, thơ không thể thế. Xuân Diệu bạo mà vẫn thanh:
                    Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
      Trong bài "Đêm tóc đá" của Phạm Ngọc Thái:
                     Ngai vàng còn dưới cái em ta
     chát chúa một cách lộ liễu. "Cái quạt" của Hồ Xuân Hương tế nhị hơn:
                    Mát mặt anh hùng khi tắt gió
                    Che đầu quân tử lúc sa mưa.
     Tôi đồng cảm với ý kiến của Phạm Ngọc Thái: "Thơ là vậy, nhiều người thường có những cảm nhận và lý giải riêng". (trang 85)
    RUNG ĐỘNG TRÁI TIM có những tứ mới, tình sâu, hình ảnh lời thơ đẹp. Thơ đem lại cho người yêu thơ khoái cảm thẩm mĩ. Thật thoải mái sau khi lang thang qua công viên thơ bạn.

                                                               Ngày 15/9/2010
                                                                     Lê Duy Thái


    
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.01.2011 19:12:44 bởi Nhân văn >
Nhân văn 10.02.2011 12:02:53 (permalink)
.


         Trong chùm thơ mà tác giả mới viết, tôi xin tập trung phân tích về 2 bài thơ hay khá đặc biệt của anh - Một bài thơ đời "Những câu thơ vương rơi" & một bài thơ tình, đó là :"Đêm nay trời lại không mưa"!
    Cũng trong chùm thơ mưa 7 bài hiện nay đang được truyền bá khá nổi tiếng của anh - Gọi là thơ mưa nhưng bài thơ này nhà thơ lại viết vào một đêm... không mưa! Đêm đó lòng tác giả cồn cào muốn viết thơ mưa - Theo anh nói: Anh cũng đã viết khá nhiều thơ về mưa rồi, nhưng chưa có một tình thơ mưa nào mà anh thấy thật sướng, thật chí lý. Nghĩa là lòng nhà thơ không thỏa. Trong lúc cảm xúc đang bồng lên như thế... mà trời lại không mưa??? Thế thì ta viết bài thơ về trời không mưa vậy, viết bài thơ về trời không mưa cũng cứ là thơ mưa mà...và, bài thơ "Đêm nay trời lại không mưa" đã ra đời như thế!
    Rồi điều thú vị đã đến - Không ngờ rằng: Đã ngoài cái tuổi lục tuần rồi nhà thơ PNT vẫn còn viết được một bài thơ tình có dính dáng đến mưa... mà lại trẻ trung như thế? Đọc thơ cứ ngỡ của một thi sĩ chỉ chừng tuổi đôi ba mươi. Bài thơ như sau:


             
ĐÊM NAY
        TRỜI LẠI KHÔNG MƯA

 
 
Trời không mưa áo em đâu có ướt
Chỉ ướt lòng em: Cô gái nhỏ của anh!
Em ngả vào anh mà hình như có khóc…
Tiếng con tim thật rõ bên mình.
 
Mùa thu đã qua ta nghe lá rụng
Buổi cuối cùng em đến để chia tay
Ngày mai em lấy chồng phải xa vĩnh viễn
Chẳng sao mà,  trời có mưa đâu, em ơi?
 
Kìa không mưa mà áo anh lại ướt,
Mùa thu đi… sao nắm mãi bàn tay?
Ai nói tình gió mây sẽ quên trong chốc lát
Bao năm trời hồn anh vẫn mưa bay…
 
Tại đêm đó không mưa hay bởi vì anh nhớ
Phố vắng em buốt giá cả canh dài
Em dại lắm lấy chồng làm chi vội
Đưa em sang sông rồi lòng mới biết đã yêu ai!
 
Ta lại bước lang thang trên phố ấy
Đến mỗi gốc cây có vệt cũ em ngồi
Tiếng hát xưa đưa bờ hồ gió thổi
Bóng với mình đi mãi tới ban mai…
 
Cứ tưởng buổi cuối cùng em đến… đã chia tay?
 

                             PHẠM NGỌC THÁI             
                           Hà Nội - Đêm 19/11/2010

       Tôi xin phân tích một số hình ảnh của bài thơ trên. Câu chuyện dẫn dắt là: Tác giả nhớ về cái đêm, đêm cuối cùng khi người yêu xưa của nhà thơ đã đến để chia tay anh... đi lấy chồng:
Mùa thu đã qua ta nghe lá rụng
Buổi cuối cùng em đến để chia tay
Ngày mai em lấy chồng phải xa vĩnh viễn
Chẳng sao mà,  trời có mưa đâu, em ơi?

    
Ta thấy ngay ở đây điều đáng bàn trong câu cuối cùng của khúc thơ này:
               
Chẳng sao mà, trời có mưa đâu, em ơi!
   Đây là một cách nói, ta chỉ có thể nói rằng: Một cách nói của thi ca! Nói "Chẳng sao mà" - Tức là đã có vấn đề rồi đấy?Nhưng cái kiểu nhà thơ lại biện hộ cho cái lý do "chẳng sao ấy...", bởi vì "trời có mưa đâu, em ơi!" Đây là một lối nói hàm chứa ý ẩn... nghĩa là lòng của chàng đã choáng váng rồi đấy! Bên cạnh đó ta còn liên tưởng với chủ đề bài thơ "Đêm nay trời lại không mưa" - thì sử dụng hình ảnh trời không mưa đem ngụy biện cho sự việc... dấu sự tan nát của lòng mình, trở thành một cách nói hay, người ta vẫn hiểu mà lại còn mang đến một sự ý nhị của tình thơ. Anh gượng cười đưa tiễn người yêu khi mà mọi sự đã rồi không thể quay trở lại được nữa.
     Nhưng tại sao cuộc tình duyên kia lại có thể xẩy ra sự nuối tiếc ấy? Ta thấy nhà thơ rất khéo là ở câu thơ thứ 16 anh đã giải thích:
               
Đưa em sang sông rồi lòng mới biết đã yêu ai!
   Chính hình ảnh người con gái kia đã lắng đọng trong anh đến thế, nên những câu thơ trên anh đã viết:
                  
Ai nói tình gió mây sẽ quên trong chốc lát
                Bao năm trời hồn anh vẫn mưa bay… 

     Vậy đây đâu phải chỉ là một cuộc tình trăng hoa? Tác giả sử dụng hình ảnh "tình gió mây" - Hình ảnh này nó không làm xấu đi mối quan hệ luyến ái của nhà thơ và em: Nó không phải chỉ là cuộc tình trăng hoa xong rồi mỗi người một ngả... Ta thấy từng nấc một, từng câu, từng đoạn một nhà thơ đã giải trình theo một sự tiến triển lôgich: Lý do cho sự chia tay này cũng là lẽ tự nhiên, bởi vì: chỉ khi người yêu đi lấy chồng rồi anh mới biết rằng "Chính lòng mình đã rất yêu em!". Cho nên tất yếu thôi như khi tác giả nói:
                 
   Bao năm trời hồn anh vẫn mưa bay...
    Trong cách lý giải của nhà thơ một cách ý nhị mà ta thấy cảm mến mà luyến tiếc thay cho tình yêu bị đưt gánh giữa đường kia - Anh viết:
                
   Em dại lắm lấy chồng làm chi vội...
    Nghĩa là, nếu em đừng vội lấy chồng... thì anh và em sẽ nên vợ nên chồng! Cho nên tình thơ âm thầm mang một nỗi đau và thương tiếc vô vàn.Ta đến với đoạn thơ cuối cùng:
Ta lại bước lang thang trên phố ấy
Đến mỗi gốc cây có vệt cũ em ngồi
Tiếng hát xưa đưa bờ hồ gió thổi
Bóng với mình đi mãi tới ban mai…

      Tất cả những kỷ niệm đêm xưa với em: Từ mỗi gốc cây mà những đêm tình tự anh & em ở đó, rồi những tối bên hồ gió thổi... và tiếng hát êm nhẹ của người yêu từng hát để anh nghe - Những kỷ niệm ấy giờ đây xa em rồi càng thân thiết với anh bao nhiêu. Đêm ngày trái tim anh vẫn thương nhớ về em.
         Còn câu thơ hạ cuối cùng:
                 
Cứ tưởng buổi cuối cùng em đến… đã chia tay?
       Nghĩa là dù đã chia tay nhưng không lúc nào lòng anh không thương nhớ? Mặc dù đó chỉ là một cuộc tình gió mây thôi!... Và cũng có ai ngờ lòng anh lại yêu em đến thế!...Nhà thơ đã thành công, rất thành công khi xây dựng một tình thơ thật là trẻ trung của tuổi đôi mươi này, một tình thơ mà khi anh đã bước qua cả buổi hoa niên - Đúng là "Nhà thơ không có tuổi"!...
          Tới - tôi sẽ xin bàn tiếp về bài thơ đời "Những câu thơ vương rơi" khá đặc biệt như đã nói ở trên - Còn giờ xin post ra đây cả chùm thơ mưa hay & không kém phần độc đáo của nhà thơ để bạn tiện theo dõi, dù hiện nay chùm thơ mưa ấy đã đăng lan tràn trên khắp cả thế giới này!!!



Chùm thơ mưa của Phạm Ngọc Thái







THÀNH PHỐ MƯA RƠI


Em hãy gảy bản tình lên chút nữa
Và có nghe trong thành phố mưa rơi?
Hãy đắm làn hoa thơm trinh nữ
Dòng suối tinh mai khoả tắm chân trời.

Gió ru khẽ mơn man cây trước cửa
Chúng dập dìu tựa thể đang yêu!
Trong tình ấy… gió cây đều ướt cả
Đầm đìa muông dại biết bao nhiêu.

Em hãy thả mảnh hồn con bướm trắng
Mà phiêu diêu quên thực tại nhọc nhằn,
Ở giữa lưng trời, tận miền xa vắng
Lòng nhớ nhung em anh cũng thương thầm.

Gió nhè nhẹ! Em ơi, mưa nhè nhẹ!
Chỉ riêng lòng anh bão không thôi,
Cứ để hồn anh trong nước lạnh
Với màu mây hoang trôi đến xa vời...


PHẠM NGỌC THÁI
10/1996



CÂY HOA BẰNG LĂNG
TRONG MƯA



Cứ cô đơn tắm sũng dưới mưa trời
Bằng lăng đứng một đời tím tái,
Em hay là anh đấy:
Mà con tim rơi giữa mưa bay…



PHẠM NGỌC THÁI
18/5/1994



         ĐÊM NAY
TRỜI LẠI KHÔNG MƯA



Trời không mưa áo em đâu có ướt
Chỉ ướt lòng em: Cô gái nhỏ của anh!
Em ngả vào anh mà hình như có khóc…
Tiếng con tim thật rõ bên mình.

Mùa thu đã qua ta nghe lá rụng
Buổi cuối cùng em đến để chia tay
Ngày mai em lấy chồng phải xa vĩnh viễn
Chẳng sao mà, trời có mưa đâu, em ơi?

Kìa không mưa mà áo anh lại ướt,
Mùa thu đi… sao nắm mãi bàn tay?
Ai nói tình gió mây sẽ quên trong chốc lát
Bao năm trời hồn anh vẫn mưa bay…

Tại đêm đó không mưa hay bởi vì anh nhớ
Phố vắng em buốt giá cả canh dài
Em dại lắm lấy chồng làm chi vội
Đưa em sang sông rồi lòng mới biết đã yêu ai!

Ta lại bước lang thang trên phố ấy
Đến mỗi gốc cây có vệt cũ em ngồi
Tiếng hát xưa đưa bờ hồ gió thổi
Bóng với mình đi mãi tới ban mai…

Cứ tưởng buổi cuối cùng em đến… đã chia tay?

PHẠM NGỌC THÁI
Hà Nội - Đêm 19/11/2010


TRONG MƯA



Mưa rơi nhẹ như là tóc ấy
Giống dải lụa mềm quấn nỗi buồn bay
Mưa rơi khẽ như hoa vậy
Vỗ vào đêm hoá các nốt đàn gày!

Em có thầm nghe mưa bay ngoài đó…
Em có buồn khi gió thổi đêm đêm…
Đứng trong mưa hồn anh tràn bão tố
Mưa rơi vào anh...tan ra nơi em xa không?

Em bước nhẹ!...những tháng năm hoang dại
Về bên anh mái tóc rối tơi bời,
Anh hôn mãi những giọt mưa em thuở ấy
Dẫu chỉ thấy còn bong bóng vỡ đầy môi...


PHẠM NGỌC THÁI
1992







EM ƠI! THÀNH PHỐ LẠI MƯA


Nghe không em lại mưa lên phố!
Bao năm rồi chiều ấy cũng mưa rơi...
Gió se sắt đưa anh vào nỗi nhớ
Mối tình thời trinh nữ xa xôi.

Thưở xưa ấy , em ơi! Như hoa nở
Say như mơ và mộng như thơ,
Anh đã gặp em những tháng năm cát bụi…
Khi trái tim yêu trong cõi vắng vật vờ.

Thành phố lại mưa…
Có nghe không em? Con chim trời, cá nước
Khúc nhạc chiều dìu dặt bay qua.
Tình êm dịu bên em mơ màng quá
Thôi hết rồi! Tan vỡ bến bờ xa.

Tiếng mưa rơi não nề thao thức
Bóng hoàng hôn đỏ cũng xua tan
Bèo dạt sông trôi buồm anh không bến đỗ
Chân trời vương vấn dải mây lan.

Ôi, cuộc sống! Tình chỉ như màn kịch,
Nào phải lỗi do anh? Đâu phải lỗi do em?
Anh đứng giữa trời mưa làm những vần thơ xao xác
Người con gái năm nào về như một bóng chim hoang...


PHẠM NGỌC THÁI
31/7/2005



ĐÊM MƯA LÂM THÂM



Cái bóng nữ sinh dịu hiền yêu dấu
Đôi mắt em nhìn thu khoảng trời xanh
Như dòng suối, bông hoa, nhành liễu
Trên bờ bãi con người…lay động trái tim anh!

Hỡi hàng cây, có hơi thở em
Những vì sao đêm rào rạt gió,
Giây phút bên em bao lời thương nhớ
Cả khoảnh khắc lặng im chứa chất tình đời.

Nhưng em ơi, niềm vui nay tan biến,
Anh ngồi giữa trời lâm thâm mưa bụi bay
Nhìn hàng cây thay mùa lá đổ
Tình thì bèo dạt mây trôi...

Ôi! Cuộc sống đã bao ý nghĩa
Tháng năm em tạc tượng trong anh
Khi anh ôm thiếu nữ vào lòng
Tưởng như cả đất trời tụ vào bất tử!

Mưa lâm thâm, mưa lâm thâm...
Anh ngồi viết những vần thơ thổn thức
Tóc trên đầu cũng bạc hoa râm
Mối tình xưa hoá đá giữa trời non.

Giờ em ở nơi nao, em yêu nhớ?
Chút yếu lòng da diết bóng em mơ
Tiếng con cuốc đêm mưa khản cổ
Kỷ niệm qua âm vang khắp bến bờ...

PHẠM NGỌC THÁI
27/12/2008








ÐÊM MƯA TẦM TÃ



Trời giông tố, đời cô đơn bên bóng
Trôi dần dần những tháng năm buồn tênh
Em thế nào rồi: buồn hay vui sướng?
Có nghe giữa làn mưa mông mênh...

Anh nhớ đêm mưa xưa tầm tã
Ở bên hồ hai đứa ôm nhau,
Dù bão giông trái tim sợ gì đâu?
Em vẫn trong mơ mặc mưa rơi xuống đầu.

Áo em ướt, quần em cũng ướt
Máu chảy mạnh trong người rạo rực, xôn xao
Anh ủ cho em trên chiếc ghế đá bên cầu
Giây phút ấy: Trời dẫu sập ta cũng không cần biết tới !

Anh luồn xuống dưới em vén những sợi lông tơ đương rối
Em dang rộng đôi chân ra đón đợi...
Phút giây thiêng sung sướng nhất trên đời
Kỉ niệm này ta nhớ mãi khôn nguôi.

PHẠM NGỌC THÁI
2008
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2011 12:04:19 bởi Nhân văn >
Nhân văn 10.03.2011 01:28:05 (permalink)
.

  Tôi xin phân tích bài "Những câu thơ vương rơi" - Là một bài thơ mà lúc đầu tác giả viết ra không hề có ý tưởng về chủ đề trước ở trong đầu. Có lẽ cả cái tên của bài thơ sau này khi tác giả viết xong rồi mới đặt. Ta hãy nghe mấy câu thơ mở đầu:

Ta giết thời gian bằng thơ

Hồn bay vào mây gió
Tháng năm trôi nối tiếp tháng năm trôi…

Trong đoạn thơ này thì ta thấy lòng tác giả có vẻ như đang trong trạng thái u hoài gì đó, như đang cố kìm nén một điều gì, thơ chỉ là một liều thuốc an thần đối với anh mà thôi:

Tháng năm trôi nối tiếp tháng năm trôi...


Bởi vì như câu đầu anh nói: Viết thơ chỉ là để giết thời gian mà?... Để rồi sau đó vào đoạn thơ 2 anh tự nhủ mình:

Ừ cứ viết!
Ta nhặt ngọc ra từ trong đổ nát
Trải tình lên trang giấy trắng cuộc đời
Yêu rất nhiều mà kiếp sống vẫn đơn côi!

Đến đây ta thấy khả năng lão luyện trong hành pháp thơ ca của nhà thơ này: Từng câu thơ mang màu sắc triết lý, nhưng gắn vào cảm xúc của cuộc sống và nội tâm tác giả, kết hợp nhuần nhuyễn về phương diện nghệ thuật.

Ngay từ câu: "
Ta nhặt ngọc ra từ trong đổ nát" - Nghĩa là trong đống đổ vỡ cuộc đời, sự mất mát hay đớn đau của tình yêu... đã cho ra đời những viên ngọc của thi ca! Phải chăng đó cũng chính là qui luật của sinh tồn? Câu thơ như được kết tinh mà thấm thía bao nhiêu.

Rồi đến:
"Trải tình lên trang giấy trắng cuộc đời" - Có thể hiểu đây chính là cuộc sống & tình yêu bằng cả trái tim anh, đều chắt lọc, đều nhả ngọc lên đó. Nhưng đến câu:

Yêu rất nhiều mà kiếp sống vẫn đơn côi

Ta không nên hiểu chữ "yêu" ở đây bó hẹp trong tình yêu trai gái. Nghĩa chữ yêu ở đây nó rộng hơn, rằng: Đó là tình yêu của anh với cuộc sống & con người! Tình yêu của anh đã trải dài năm tháng, trải rộng... mà sao tâm hồn anh vẫn thấy cô đơn? Sự cô đơn ở đây cũng nên hiểu theo nghĩa thời đại, chứ không nên chỉ nghĩ về phương diện anh với gia đình... hoặc quan hệ bó hẹp với mấy người thân.

Phải chăng: Suốt một đời, một nghiệp thơ văn... tác giả đã một mình một ngựa trên con đường độc hành? Nhà thơ rong ruổi lẻ loi một mình trên con đường đó...

Đến đoạn thơ sau đó thì tác giả đi sâu hơn & cụ thể nói về thế giới thơ tình của mình:

Ta gieo em khắp trời, khắp đất
Với trái tim người thi sĩ lang thang

Nhưng những hình tượng đó cũng chỉ để anh khắc hoạ vào cái nghịch lý của cuộc sống, cái bi kịch cuộc đời một nhà thơ như anh. Cho nên anh viết:

Rồi một ngày thân đã vùi xuống đất
Những tình thơ ta viết sẽ ca vang

Sự thật đấy ư? Tác giả dự báo về số phận nhà thơ của anh chăng? Tức là khi anh đã nằm xuống... nghĩa là đi vào cõi vô biên rồi, những tình thơ anh viết hôm nay mới được đời ca ngợi? Ôi, niềm vui tồn tại của một nhà thơ lại cũng chính là sự bi ai của kiếp đời thi sĩ!

Hầu như là những đoạn thơ sau đó nhà thơ đi vào cõi nhân tình thế thái hoà trong nỗi niềm riêng tư của một nhà thơ, anh hỏi:

Bác xích lô trên đường phố kia ơi!
Và cô bán hoa tươi đang mời trong chợ…

Nhưng anh hỏi để làm gì? Thực ra họ chỉ là đại diện cho đời... để anh bày tỏ nỗi niềm sâu xa của mình:

Cánh cửa tâm hồn tôi hoang gió
Người sống ở hôm nay, tôi sống cõi hư vô

Ý trong hình ảnh thơ nó chứa cái nghiệt ngã của anh thi sĩ trên đường đời - Tất cả đang sống ở hôm nay, và dĩ nhiên anh thi sĩ cũng không vượt ra ngoài cái quĩ đạo ấy được? Bởi anh ta cũng phải tồn tại, cũng phải cơm áo gạo tiền như mọi người. Cũng có gia đình và những người thân, mà gắn với cuộc sống như Xuân Diệu từng nói:

Cơm áo không đùa với khách thơ

Thậm chí kể cả mặt tinh thần anh vẫn phải đối đầu với thực tại, sống với thời đại mình đang sống - Thế mà anh lại nói: Khi bác xích lô và cô bán hoa trong chợ kia... Họ đang sống cuộc đời thường hôm nay, thì một nhà thơ như anh lại sống trong một niềm tin vào một cõi hư vô, huyền thẳm xa xăm...cái cõi đó mà một ngày nào đó thân xác của anh không còn nữa ở trên đời. Đấy, anh tồn tại hôm nay lại bằng niềm sống ấy?  Và chính niềm tin ấy giúp cho anh sức sống trong cuộc sống thực tại này! Thật là một nghịch lý, một chua chát, xót xa với người thi sĩ.

Nhưng anh lại đặt câu hỏi:
Ta hạnh phúc hay là người hạnh phúc???

Liệu phải chăng như lời giải thích của anh về những câu sau đó:

Chủ nghĩa kia cũng chỉ một bàn cờ…
Dẫu thơ ta gieo không đổi thành cơm áo
Nhưng linh hồn còn có chỗ để mà mơ

Vậy là đến đây ta lại thấy trong bài thơ còn nhuốm màu thế sự?... một trong những nguyên nhân cũng rất cốt lõi sinh ra những mâu thuẫn trong lòng anh - dẫu chỉ là một câu thơ lửng lơ:

Chủ nghĩa kia cũng chỉ một bàn cờ...

Thế cũng đủ nguyên cớ khi ta phân tích tâm trạng có phần chán chường của tác giả. Đó có phải cũng chính là lý do mà nhà thơ đã chôn mình trong thi ca? Hay như câu thơ đầu tiên anh đã viết:

Ta giết thời gian bằng thơ
Hồn bay vào mây gió

Bài thơ ôm trùm trong nó một nhân sinh quan, thế giới quan của nhà thơ, dẫu là nỗi riêng tư song cũng đậm sắc nhân tình thế thái.

Đến đoạn thơ kết tác giả lại quay về với sự lạnh nhạt khi nhìn thời thế của mình:

Ta nhìn lá cây bay, giữa trời cao nghe gió
Ngắm cát bụi trôi trong cuộc sống xô bồ

"Ngắm cát bụi trôi trong cuộc sống xô bồ"
- Có lẽ là một câu thơ thuộc trong những câu thơ hay nhất của bài? Hình tượng thơ ca thật độc đáo, chỉ có PNT mới có! Tác giả ngắm cát bụi đường đời, hay là tác giả muốn nói: Tất cả cuộc sống xô bồ kia chỉ là cát bụi cả thôi, người ơi!... và tác giả thản nhiên nhìn thời thế ngắm nó trôi qua...Như kinh thánh đã nói: Ta sinh ra trong cát bụi lại trở về cát bụi...và anh kết bằng hai câu thơ rất hay, hình tượng thơ ca mà sức sống vô cùng:

Trái tim lại lang thang như một người hành khất
Nhặt mấy câu vương rơi… thấm máu của hồn thơ

Như tác giả đã đặt tên cho bài thơ "Những câu thơ vương rơi" - Nhưng cái bài thơ mà trái tim nhà thơ như một anh hành khất nhặt những câu thơ vương rơi ấy?... lại là: "thấm máu của hồn thơ"!

Vậy thì cái vương vãi trên đường đời tưởng như nhà thơ lạnh lùng kia, tưởng như vô vi kia... đều thấm máu tâm hồn & vẫn cứ trào ra từ trái tim anh!

"Những câu thơ vương rơi" lại trở thành một bài thơ thật là sâu sắc! Tác gải thích bài thơ này lắm!  Tôi nghe nhà thơ nói lại rằng: khi anh gửi bài thơ cho Trần Đăng Khoa, Trần đăng Khoa cũng rất ca ngợi bài thơ này... anh còn post cả mail mà TĐK gửi tới anh cho tôi - Trong mail, nhà phê bình "chân dung & đối thoại" nói:

Bài thơ khá đấy. Chỉ có mấy chỗ bác nên cân nhắc, là cô gái bán hoa,
bác viết không sai gì, nhưng bây giờ, nói gái bán hoa, người ta dễ
nghĩ đến gái điếm, khổ cho cô ấy. Cũng như Xuân Diệu viết : "Đem chim
bướm thả trong vườn tình ái". Câu thơ ấy, ở thời Xuân Diệu viết là rất
đẹp, nhưng cuộc sống xô bồ, nhếch nhác của chúng ta làm hỏng nó đi, và
đọc câu thơ rất tinh khiết của Xuân Diệu, người ta sẽ nghĩ đến những
điệu rất dung tục. Bác nghĩ xem nhé. Chúc bác càng viết càng hay

Trần Đăng Khoa
Kênh Truyền hình VOV - 58 Quán Sứ - Hà Nội
        
   Anh đã sửa câu thơ đó (thành chữ hoa tươi) :
"Và cô bán hoa tươi đang mời trong chợ…" - Sau đây tôi xin đăng lại cả bài thơ để bà con cùng thưởng thức lại:



        NHỮNG CÂU THƠ
              VƯƠNG RƠI
 
 
Ta giết thời gian bằng thơ
Hồn bay vào mây gió
Tháng năm trôi nối tiếp tháng năm trôi…
 
Ừ cứ viết!
Ta nhặt ngọc ra từ trong đổ nát
Trải tình lên trang giấy trắng cuộc đời
Yêu rất nhiều mà kiếp sống vẫn đơn côi!
 
Ta gieo em khắp trời, khắp đất
Với trái tim người thi sĩ lang thang,
Rồi một ngày thân đã vùi xuống đất
Những tình thơ ta viết sẽ ca vang.
 
Bác xích lô trên đường phố kia ơi!
Và cô bán hoa tươi đang mời trong chợ…
Cánh cửa tâm hồn tôi hoang gió
Người sống ở hôm nay, tôi sống cõi hư vô.
 
Ta hạnh phúc hay là người hạnh phúc?
Chủ nghĩa kia cũng chỉ một bàn cờ…
Dẫu thơ ta gieo không đổi thành cơm áo
Nhưng linh hồn còn có chỗ để mà mơ.
 
Ta nhìn lá cây bay, giữa trời cao nghe gió
Ngắm cát bụi trôi trong cuộc sống xô bồ,
Trái tim lại lang thang như một người hành khất
Nhặt mấy câu vương rơi… thấm máu của hồn thơ

Một bài thơ thấm thía & có thể nói cũng hay vô cùng!...
 
                               
M






 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.03.2011 12:14:16 bởi Nhân văn >
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 10 của 20 trang, bài viết từ 136 đến 150 trên tổng số 293 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 9 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9