Một Huyền Thoại Thi Ca
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 20 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 293 bài trong đề mục
Nhân văn 07.01.2008 10:39:12 (permalink)
 



3/    Thơ tình nhưng ôm bọc nỗi đời.

   
Vào những năm cuối thập kỉ 80 sang đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước, PNT đã có giai đoạn công tác và sinh sống tại nước ngoài, mà chủ yếu là ở Đức. Sau thời gian đó khi về nước, anh cho xuất bản một tập thơ viết trong những ngày tháng ở xa tổ quốc có tên là " có một khoảng trời " tại nhà XB Hà Nội - Trong phần này tôi sẽ giới thiệu hai bài thơ của anh đều rút ra từ tập thơ ấy !
Bài thứ nhất -
" em, cát và dòng sông "
( bài thơ số 69 trang 5 internet ):
         Buồn chi em mà hát
                Bên dòng sông Lô,
                Vui chi em mà khóc
                Ướt bờ vai anh.

      Người con gái ấy có quê bên dòng sông Lô. Những năm tháng đó tràn theo dòng người xuất khẩu lao động sang châu Âu, cô cũng ra đi theo dòng gió cuốn. Nhà thơ tâm tình với em như những lời thủ thỉ bên con sông Lô quê hương. Nàng buồn vì cuộc đời nên nàng hát, nàng vui vì hạnh phúc với anh nên đã khóc, nước mắt nàng chảy ướt đẫm cả bờ vai anh. Bài thơ nói về thân phận và cuộc đời, cũng như mối tình vừa nồng nàn thiết tha, nhưng duyên phận lại hẩm hiu , bọt bèo bởi cái kiếp số của con thuyền gái lênh đênh trong cuộc bể dâu. Đó là mối tình họ đã dan díu với nhau vì cô lẻ trong những năm xa nước:
            Ta cánh chim lìa đàn
                 Gặp nhau cùng cô lẻ
                 Hai tâm hồn đáng thương
                 Vá lành chăng? Không thể !

      Nhưng tại sao hai cánh chim lạc đàn cùng cảnh lẻ loi kia , hoà quyện , cảm thương da diết với nhau như thế... lại không thể vá lành cuộc đời và trái tim nhau? Nhà thơ cũng đã có giải thích về những mâu thuẫn của cuộc tình duyên trớ trêu này:
             Em cần cả cuộc đời...
                  Anh chia đôi , xẻ nửa:
                  Chốn quê hương xa vời
                  Còn một người vợ trẻ !

      Và đấy chính là cái nguyên cớ để tạo thành bài thơ " em, cát và dòng sông " - Dòng sông cuộc đời hay dòng sông quê hương... Chỉ biết là cái dòng sông ấy cứ ngày đêm phăm phăm chảy xiết:
            Cuốn cả em và cát
                  Trôi tận về xa xăm.

      " cát " là một hình tượng về cát bụi cuộc đời mây trôi bèo dạt của người con gái. Một bài thơ tình tha thiết yêu thương mà lại thấm đầy nước mắt. Dầu anh có yêu em bao nhiêu... nhưng còn một người vợ trẻ đang chờ đợi, mong mỏi anh ở quê nhà ! Đấy là lí do vì sao : Anh chia đôi, xẻ nửa /- Nói là chia đôi xẻ nửa, nhưng thực ra suy cho cùng lý thì mối tình giữa anh và cô cũng chỉ là một mối tình tạm bợ, vắt vai trong những năm tháng xa quê ! Cho nên nàng đã thốt lên, mà không phải là nàng -  Chính nhà thơ đã thốt lên... cảm thương cho nỗi đau đớn của lòng nàng:
            Em đi đâu? Về đâu?
                 Con thuyền đời trôi dạt...
                 Lòng anh dẫu bao dung
                 Nhưng mặn mòi đắng chát.

      Rõ ràng trong thơ ta đọc lên như có lệ rơi ra ! Họ vẫn yêu nhau trong cái mặn mòi, đắng chát ấy. Mặc dù người con gái trên con sông tháng năm chảy xiết kia, nhìn trong hạnh phúc tương lai chỉ thấy:
             Giữa mênh mông toàn cát.
      Vậy thì bài thơ đó để nó phản ảnh cái gì? Đây là tiếng hát của nhà thơ, tiếng lòng của nhà thơ... về một mối tình đã ngang qua trong đời anh. Một mối tình không có kết hậu nhưng lại bao dung. Một mối tình tạm thời... nhưng chân thật. Nàng muốn cả đời, nhưng anh thì không thể ! Như nhà thơ đã từng lý giải, anh cảm thông với người con gái và để giãi bầy phân bua chính lòng mình:
            Có gì vui cho em?
                 Thương cũng thành tạm bợ...
                 Nhìn nhau cười rỏ lệ
                 Hạnh phúc sao phũ phàng.

      Nàng có vui không? Không vui, thì sao nàng lại có thể đến? Nghĩa là nàng đã chấp nhận thực tế đó. Mà họ vẫn hạnh phúc vì yêu nhau đấy chứ ! " nhìn nhau cười rỏ lệ " - Cái tiếng cười mà đẫm lệ... Hạnh phúc mới trớ trêu, phũ phàng làm sao? Khi anh và nàng không thể cùng nhau sống đến đầu bạc, răng long.
Có thể nói: Em Cát Và Dòng Sông là một bài thơ tình ôm bọc bởi những nỗi đời ngang trái, nhưng tâm đức trong thơ lại vô cùng nhân hậu. Tình thơ xa xót, mà vẫn nồng nàn đằm thắm, thiết tha. Tình tạm bợ nhưng vẫn từ những tình cảm chân thành của trái tim đôi trai gái. Cuối cùng tình thơ lại quay trở về với hình ảnh Tiếng cười và nước mắt của người con gái lúc ban đầu:

            Em hát và em khóc
                 Nước chẩy xanh lòng sông,
                 Xuôi tới mãi vô cùng
                 Giữa mênh mông toàn cát.

      Cô gái ấy đã khóc và đã hát, nước mắt nàng chẩy xuống con sông lòng xanh thẳm, cứ xuôi mãi đổ ra một biển cả mênh mang đầy sóng vỗ, vô cùng vô tận của một tình yêu bất tận không bờ bến trong cuộc sống con người. Có phải tình thơ kêu gọi con người ta cứ sống, cứ sống hết mình trong tình yêu... dù nó có là bất hạnh chăng nữa? Để cuối cùng nhà thơ kết lại rằng :
            Có phải những vụn vàng ai đó đãi chiều nay
                  Đã thấm bờ nước mắt em tôi?

       Đãi cát lấy vàng, như cuộc sống !... Nước mắt của người con gái đã chẩy tràn trên con sông đường đời ấy, có cả hạnh phúc và những chát chua... trong bờ bãi nhân tình này đang tồn tại cùng với những tháng năm . Thật là một bài thơ tình đẫm lệ mà chứa chất tình người !

 
 
 
                         EM , CÁT
                        VÀ
                 DÒNG SÔNG
        

                            - Tặng người con gái quê bên dòng sông Lô 
                                       
(  trong những năm xa xứ )

                                    
*

Buồn chi em mà hát
Bên dòng sông Lô. (1)
Vui chi em mà khóc
Ướt bờ vai anh...

Ôi, con nước tháng năm
Cứ phăm phăm chảy xiết
Cuốn cả em và cát
Trôi tận về xa xăm.

Em rời bỏ dòng sông
Tha phương tìm hạnh phúc... (2)
Đường bơ vơ thân chiếc
Chút tình riêng em mong?

Ta - Cánh chim lìa đàn
Gặp nhau cùng cô lẻ
Hai tâm hồn đáng thương
Vá lành chăng? Không thể!

Em cần cả cuộc đời...
Anh chia đôi xẻ nửa:
Chốn quê hương xa vời
Còn một người vợ trẻ!

Có gì vui cho em
Thương cũng thành tạm bợ
Nhìn nhau cười...rỏ lệ!
Hạnh phúc sao phũ phàng (?)

Em đi đâu? Về đâu?
Con thuyền đời trôi dạt
Lòng anh dẫu bao dung
Nhưng mặn mòi đắng chát.

Em khóc và em hát
Nước chảy xanh lòng sông
Xuôi tới mãi vô cùng
Giữa mênh mông toàn cát...

Có phải những vụn vàng

                     ai đó đãi chiều nay,
Đã thấm bờ nước mắt em tôi?

 
 
(1)  Sông Lô: là quê hương của cô gái
(2)  Người con gái đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. 

             
 
                                     

 
                               
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 11:31:56 bởi Nhân văn >
#16
    Nhân văn 09.01.2008 11:20:12 (permalink)
     


                   Bài thứ hai - Cỏ Hoang ( bài thơ số 75 trang 6 internet ).
     
          Bài thơ nói về tình yêu và cuộc sống của một cô gái trong những năm tháng phiêu bạt ở nước ngoài :
                   Cô gái bay đi ngỡ làn mây dại
                          Trôi lang thang đầu bãi, cuối giời...
                          Em tự do như thể là cát bụi,
                          Có đôi lần giời cũng khóc, mưa rơi !

        Cái sự bay đi giống như một làn mây dại ấy, để nói lên sự hoang dã của người con gái tha phương. " em tự do " , nhưng lại: tự do như... cát bụi - Thực ra đây cũng chỉ là những kiếp đời cát bụi, cho nên bài thơ mới có tên đề " cỏ hoang " ! Nhưng Cỏ Hoang không phải chỉ phản ảnh thân phận của một người con gái, mà nó còn nói về cảnh bèo dạt mây trôi, trầm luân cỏ dại của một lớp chúng sinh. Họ phải rời bỏ quê hương đi tha phương kiếm sống ở nước ngoài. Những người con gái kia chẳng khác chi những đám bèo , như bốn câu làm tựa đề của bài thơ mà tác giả đã viết :
                   Thưở ấy quê người, đất khách,
                          Trong buổi tha phương mưu tính cuộc đời 
                          Tôi đã gặp những người con gái
                          Dẫu yêu kiều ! Nhưng cũng bèo thôi...

        Những người con gái ( hay là hình ảnh cô gái mà tác giả viết chính ở trong thơ ), đã nghĩ về " độ xuân xanh " của họ thế nào :
                   Loài lạc thú phồn vinh hơn gió
                          Cơn Hồng Hoang thả cỏ xuân xanh...
                          Em phá bỏ những đức qui kiềm chế
                          Yêu phanh phui... yêu đến tan tành !

        Cảnh sống không khác nào ở vào cái thời kỳ nguyên thuỷ của " buổi hồng hoang " xưa. Trai gái chung đụng lộn phèo... hoang dã. Mọi qui chế đạo lý bị phá bỏ. Các thiếu nữ thì : Yêu phanh phui... yêu đến tan tành !/ - Thả sức để hưởng tình khoái lạc. Nghĩa là nếu có nói quá lên một chút : các thiếu nữ tha hồ thả phanh,chẳng cần gìn giữ , e dè về người con gái nữa. Đấy chính là ý của câu thơ " Cơn Hồng Hoang thả cỏ xuân xanh " - Cái thời kỳ mà ở trong nước nền kinh tế rơi vào cảnh đói kém, sa sút nghiêm trọng. Lớp dân lao động nghèo khổ đổ xô ra nước ngoài mưu kế sinh nhai. Trong cái hiện thực về cuộc sống hỗn loạn nói chung, ở đây tác giả muốn phục lại một cảnh tượng trai gái tình ái tạp-pí-lù như thời nguyên thuỷ, của buổi hồng hoang... nhưng lại xẩy ra ở trong thời hiện đại này. Qua đó để nói lên sự sa sút về nhiều phương diện khác nữa , nền đạo đức xã hội bị thoái hoá rơi xuống hàng cấp thấp. Nhưng tác giả không phải nhằm vào để lên án các cô gái ấy, họ cũng chỉ là những nạn nhân của xã hội mà thôi... như những câu thơ mà anh đã lý giải về vấn đề này :
                   Huống hồ buổi thường bán buôn đạo lý...
                          Có dễ gì thân gái - Trách chi em !

        Cái thời buổi mà đến đạo lý cũng đem ra bán buôn ở chợ giời, như một nhà thơ nào đó đã viết :
               Còn chút vàng mười ( tức là vàng của lương tâm ) đem ra bán nốt. 
        Thì những cô gái sống thả nổi, lênh đênh nơi đất khách quê người kia sao giữ trọn được mình? Có một đoạn thơ tác giả  nói về cái thế giới mà chúng ta đang sống, tức là cái " cõi trần gian " của thế giới loài người này là gì?

                   Hỡi thiên đường - địa phủ : Trần gian !
                          Loài người mãi sao tràn lan tội ác?
                          Ta từng ngợi ca :
                                     chủ nghĩa nhân văn chân thiện nhất !
                          Em gái bay đi vẫn thích cởi truồng.

        Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay vừa là " thiên đường " vừa là " địa ngục " : Sở dĩ nhà thơ có những suy ngẫm như thế, bởi vì ngay câu thơ sau đó anh đã nói : Đó là một câu hỏi được đặt ra nhưng lại vừa mang sự chất vấn rằng : Loài người mãi sao tràn lan tội ác?/ - Nghĩa là thế giới của con người ngày ngày vẫn còn quá nhiều những dã tâm, cường bạo... Có biết bao sinh linh vẫn bị giết hại. Cái ác vẫn phát triển nhiều lên trong thế giới con người. Cho nên tầng lớp dân sinh ở mọi nơi, mọi lục địa và quốc gia cũng vẫn còn phải sống trong bao nhiêu những thảm cảnh khốn cùng. Bao kiếp sống vạ vật... Và thế giới ( tức là cõi trần gian này ) trở thành một địa ngục sống vì thế ! Nhưng ngầm trong mạch thơ là một chủ nghĩa nhân văn, ý nghĩa nhân đạo mang tính thế giới quan của nhà thơ. Đặt ra một câu hỏi có ý nghĩa đối với thời đại. Đoạn thơ vừa có ý khái quát về thế giới, vừa nói lên cái kiếp luân hồi của lớp chúng sinh. Nó nằm trong bối cảnh của bài thơ, nhưng đồng thời lại có sự tồn tại độc lập !... Làm cho tình thơ mở rộng ra và sâu xa hơn, tứ thơ chứa chất giàu ý nghĩa hơn. Nhưng ở câu kết đoạn, tác giả lại buông một câu thơ nói về người con gái ấy :
                   Em gái bay đi vẫn thích cởi truồng.
           Ta cần phải hiểu về câu thơ này như thế nào?

        
                                      
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 11:37:45 bởi Nhân văn >
    #17
      Nhân văn 10.01.2008 11:11:43 (permalink)
       


            Thực ra đây là một câu thơ siêu thực. Tôi cũng đã có hỏi tác giả về câu thơ này ! Theo tôi, anh có thể sửa câu thơ nhẹ đi, đỡ buông truồng hơn một chút. Thí dụ như:
                     Em gái bay đi vẫn thích cởi trần.
          Câu thơ sẽ bớt thô đi chăng? Thì anh nói: sửa như thế so với câu " em gái bay đi vẫn thích cởi truồng " - Ý của thơ không có gì khác nhau ! Vì " cởi truồng " với " cởi trần " cũng chỉ là một, nhưng thơ sẽ kém sướng đi !... Còn việc dùng chữ : em gái cởi truồng... mà thơ bị thô ư? Làm gì có, anh bảo vậy. Và anh bảo tôi hãy đọc lại đi, vì anh không thấy thơ bị thô đi tí nào cả, mà còn hay lên thì có. Rồi anh minh chứng bằng thơ của bà Hồ Xuân Hương đã từng tả về quả mít:
                     Quân tử có thương thì đóng cọc
                     Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

          Anh biện luận rằng: Nói là quả mít nhưng rõ ràng là bà ấy tả về người đấy chứ !
      Ai mà chả biết vậy, còn tục hơn của tôi nhiều. Nhưng nếu cũng sửa cho  "nhẹ" đi một chút như thế...( nghĩa là theo ý như của tôi ), thì không khéo thơ của Hồ Xuân Hương đã vứt đi, làm gì có một Hồ Xuân Hương bất tử ! Chẳng qua người ta thành danh rồi thì ca, các vị nhà mình bình thơ được cái bộ là hay sính nói leo... chứ tục là tục , sao lại nói tục mà thanh? Nhưng thôi, ý của tác giả đã vậy xin cứ bình đúng như câu thơ của anh đã viết : Em gái bay đi vẫn thích cởi truồng / - ( tôi xin nhấn mạnh về mấy từ: vẫn thích cởi truồng )! Vẫn thích... tức là ý muốn của cô gái như thế, chứ không phải do thời thế áp chế lên em gái phải... cởi truồng. Vẫn xin nhắc lại như ý trên đã nói rằng: đây là một câu thơ siêu thực. Câu thơ vừa nằm trong cái bối cảnh của buổi hồng hoang đó, nhưng đồng thời ý thơ còn muốn nói đến cả cái bản chất muông dã của giống nòi. Bởi vì nếu phân tích ở đoạn thơ cuối cùng của bài , ta sẽ thấy có câu:
                     Và bản chất muôn đời còn muông thú.
           Nhất là của những người con gái... dù ở thời nguyên thuỷ ăn lông ở lỗ, hay đến thời hiện đại thì xu hướng để nuy ngày càng phát triển thật ào ạt, buông tuồng khoe hở cả thân thể ra đó sao? Quả thật câu thơ cũng làm cho bài thơ sống động hơn. Nhưng nếu cái bản chất hoang dã của người con gái ở trong một điều kiện xã hội văn minh tiên tiến, họ thích " cởi truồng " ấy... thì vẫn có cái cao giá ! Nó còn chứa đựng nhiều tính chất mĩ học. Đằng này thời buổi tạp-pí-lù trong một lớp người tha phương cầu thực kia, thì sự " cởi truồng " của em lại trở nên tạp dịch và đầy những hỗn mang. Nó cũng chẳng ra trác táng, mà chỉ là một sự bừa bãi, lộn ẩu của việc trai gái phè phỡn với nhau. Toàn bộ cái gọi là đạo lý , không còn sự điều tiết của một trật tự xã hội cần thiết nữa.
           Cho nên đi sâu vào để tìm hiểu và phân tích về ý nghĩa " cỏ hoang " , ta cần hiểu từng đoạn thơ, hoặc cả những câu thơ sống biệt lập của nó, tổng hợp tác động với nhau mà làm nên ý nghĩa của toàn bài.

       
                                  
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 11:40:00 bởi Nhân văn >
      #18
        Nhân văn 11.01.2008 11:34:06 (permalink)
         


              Ta hãy xem đoạn thơ cuối tác giả đã kết bài:
                      Ôi, cuộc bèo hoang trời đất trầm luân
                      Và bản chất muôn đời còn muông thú,
                      Nhà chính trị cùng đứa du côn
                                                tranh thủ chơi Thánh Nữ
                      Em vũ ba lê... trong thế giới hỗn mang
                                                 gieo hoa cấy linh hồn !

             Cái cuộc bèo hoang này trời đất cũng phải trầm luân... và con người đã bộc lộ cái bản chất muông thú nhất. Bản chất muông thú ấy không chỉ tình ái, mà trong cả tệ nạn cùng ý thức xã hội nữa. Tác giả tỏ rõ sự phản ứng mãnh liệt của mình , chính nằm ở trong câu sát với câu thơ kết: Nhà chính trị cùng đứa du côn... tranh thủ chơi Thánh Nữ / - Trong cái cuộc ấy, trong sự đổ đốn của cả một cộng đồng xã hội kia... Sự tạp dịch từ trên xuống dưới chứ đâu phải chỉ một lớp chúng sinh hạ tầng? Biết bao nhà chính trị - Bọn họ luôn mồm nói luân thường đạo lý đấy, cũng chỉ là giả tạo. Đó chính là cái thời buổi từ kẻ mũ cao áo dài đến đứa du côn... tạp dịch như nhau cả thôi ! Chúng đều... " tranh thủ chơi Thánh Nữ ". Nghĩa là nhân thời thế xô bồ , hỗn loạn chúng đều tìm cách tranh thủ gỡ gạc chơi gái. Và người con gái lúc này tác giả gọi là những " Thánh Nữ " đã trở thành những miếng mồi béo bở, một thứ đồ chơi cho bọn người kia ! Câu thơ vừa mang tính đả kích những kẻ làm chính trị quen thói đạo đức giả, vừa phục lại một hiện thực xã hội của cuộc hồng hoang. Nhưng hay và sâu sắc nhất bài chính là câu thơ kết:
                      Em vũ ba lê... trong thế giới hỗn mang
                                                   gieo hoa cấy linh hồn !

             Câu thơ kết lại để nói về chân giá trị của người con gái trong cuộc sống xã hội, trong thế giới và vũ trụ này. Hình ảnh " em vũ ba lê " vừa mang dáng dấp sự hiện thân uyển chuyển huyền diệu của em, nó khác với hình ảnh bay đi cát bụi như làn mây dại ở trên. Những người con gái vừa mang cho đời sống sự hào phóng đam mê về tình ái, làm cho những khát vọng cuộc đời được thăng hoa. Họ là tinh hoa của cả trái đất và đối với mọi sinh linh. Đồng thời trong ý nghĩa hiện đại, hình ảnh " em vũ ba lê ": những người con gái bay trong thế giới chúng ta để... " gieo hoa cấy linh hồn " ! " hoa " là biểu tượng của sự tươi tốt, là hương thơm của đất trời, đó chính là niềm hạnh phúc của cuộc sống con người. Có em  - Thế giới này, cuộc sống mới có linh hồn !... Nếu không thì tất cả chúng ta, cả loài người chỉ như những cái xác chết trôi, giống như bóng ma ám ảnh trong những đêm tối cuộc đời. Không có sự tiến bộ văn minh, cả lịch sử chính trị và khoa học nữa sẽ trở thành tàn phế - Chính " nàng " là sự duy trì sự sống lớn lao nhất, sự sống vĩnh hằng của thế giới này. Nàng trở thành thiên đường của vũ trụ mênh mông.
            Vậy mà, ta hãy quay trở lại với hình ảnh của người con gái bay đi như một làn mây dại kia, đến nỗi :
                      Có đôi lần giời cũng khóc, mưa rơi !...
                                  ( câu thơ thứ tư của đoạn thơ đầu )
             Trong cái buổi hồng hoang em bay như cát bụi nơi đầu bãi cuối giời ấy, trước sự " thả cỏ xuân xanh " ấy... và trước cả ham muốn:
                      Yêu phanh phui, yêu đến tan tành !
             Của em - Thì... giời cũng phải khóc than cho cái tấm thân vạ vật, mà từ bọn làm chính trị đến đứa du côn đều tranh thủ để... chơi em !
                      Em vũ ba lê... trong thế giới hỗn mang
                                                   gieo hoa cấy linh hồn !

             Là một câu thơ trìu tượng: nhưng hình tượng lại rất sắc nét, chứa nhiều ý nghĩa sinh động của xã hội và thế giới con người. Bản thân câu thơ ấy nếu đứng độc lập , nó cũng đã có ý nghĩa như cả một bài thơ sâu sắc.
            Ý nghĩa nhân văn của bài thơ - nó đã đặt ra một câu hỏi rằng: Xã hội là gì? Sự tiến bộ ở đâu? Để đẩy cả một lớp dân dã hạ tầng... quay trở lại " buổi hồng hoang " tha hoá ấy? Chỉ từ hình ảnh mô phỏng về người con gái mà bài thơ trải ra trước mắt chúng ta cả một hiện thực đầy sâu sắc. Cũng là một nhận định trong nhân sinh quan của nhà thơ về bản chất của thế giới và xã hội con người.

         
          
                         CỎ HOANG

                        
             Thuở ấy quê người đất khách
                             Trong buổi tha phương mưu tính cuộc đời
                             Tôi đã gặp những người con gái
                             Dẫu yêu kiều! Nhưng cũng bèo thôi...
                    

                                    (viết trong đám người xk lao động 
                                         ở châu Âu - cuối thế kỉ xx )

                                 *

        Cô gái bay đi ngỡ làn mây dại
        Trôi lang thang đầu bãi cuối giời
        Em tự do như thể là cát bụi
        Có đôi lần giời cũng khóc,

                                         mưa rơi !... 

        Loài Lạc Thú phồn vinh hơn gió
        Cơn Hồng Hoang thả cỏ xuân xanh
        Em phá bỏ những đức qui kiềm chế
        Yêu phanh phui! Yêu đến tan tành...

        Tôi nghĩ: Thôi thế đã thoả lòng ham hố
        Khoả thân mây đùa rỡn cả linh thiêng
        Huống hồ buổi thường bán buôn đạo lý
        Có dễ gì thân gái - Trách chi em !

        Hỡi Thiên Đường - Địa Phủ: Trần gian!
        Loài người mãi sao tràn lan tội ác (?)
        Ta từng ngợi ca chủ nghĩa nhân văn
                                   chân thiện nhất!
        Em gái bay đi vẫn thích cởi truồng...

        Ôi! Cuộc bèo hoang trời đất trầm luân
        Và bản chất muôn đời còn muông thú
        Nhà chính trị cùng đứa du côn 
                             tranh thủ chơi Thánh Nữ
        Em vũ ba lê... trong thế giới hỗn mang
                              gieo hoa cấy linh hồn!... 


               
         

         
         
                                                 
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 11:43:55 bởi Nhân văn >
        #19
          Nhân văn 13.01.2008 12:05:39 (permalink)
           


          4/    Thơ tình nhưng chan chứa tình yêu quê hương.
           
                Trong những năm tháng xa nước, PNT đã viết nhiều thơ về quê hương. Tiếng hát từ trong tâm khảm, trái tim của nhà thơ bay lên chan chứa những kỉ niệm yêu thương. Nó mang hơi thở nơi dân dã, những tình cảm đầm ấm chốn đời thường. Những kỉ niệm ấy như máu thịt ta thường gặp trong những mái nhà nơi phố nghèo, trên một bến ga thân quen, hay bên một bờ hồ trăng thanh có gió mùa thu thổi. Đôi khi tiếng hát ấy vẳng lên cô quạnh lẻ loi, lầm lụi trong cát bụi, có khi lại như tiếng hót của một con chim nhỏ cô đơn... nhưng tha thiết lạ lùng. Tôi xin giới thiệu ở đây, bài thơ tình mà anh đã viết về người vợ trẻ với đứa con thơ đang mong mỏi chờ anh nơi quê nhà.
           
          *     Tiếng Hát Đời Thường ( bài thơ số 25 trang 2 internet ):
                                  Trong một phố nghèo
                                                           có người vợ trẻ
                                 Vẫn đón con đi,về... như thường lệ,
                                 Vóc em thanh cũng thể mùa xuân
                                 Đôi mắt em: đôi mắt ấy màu đen.

                Đôi mắt màu đen là đôi mắt người phụ nữ Á Đông, mà ta thường gọi là đôi mắt hạt nhãn hay mắt đen huyền. Nhưng ở đây: đôi mắt đen mà tác giả gợi lại của người vợ trẻ, nó trở nên yêu dấu và thân thiết biết bao: " Đôi mắt em: đôi mắt ấy màu đen " - Đó là đôi mắt của quê hương vẫn thăm thẳm nhìn anh. Đôi mắt ngày đêm vẫn ngước nhìn lên bầu trời trong xanh để nói với người chồng đi xa... những lời tha thiết mà không bút nào tả hết. Nếu như Xuân Diệu đã viết:
                       Mắt em thăm thẳm như màu gió
                       Thơ cũng vàng trong như nắng hanh.

               Đó là đôi mắt hẹn hò của tình yêu trai gái. Còn ở trong bài thơ này, đôi mắt lại chứa đựng  nỗi niềm sâu xa của một người vợ gần gũi bên chồng... cả ngọt ngào và đắng cay, đã cùng anh trải qua trong những năm tháng cát bụi, lầm lụi trong cuộc đời. Anh đã thốt lên, tiếng thốt ấy sao mà xa xót nhớ thương? Lời thơ thật chứa đựng song bình dị vô cùng. Ngày ngày nàng vẫn đón con đi, về... sớm hôm nơi quê nhà để mong anh trở về. Đọc thơ ta thấy người vợ trẻ ấy còn rất đẹp nữa, nàng đẹp như mùa xuân tươi mát đầy những hoa thơm : Vóc em thanh cũng thể mùa xuân / - Đó chính là cái phố nghèo mà nhà thơ đã để lại, ra đi nơi đất khách, quê người. Còn có nơi nào thân thiết hơn thế nữa. Nàng là linh hồn cuộc sống, là tình yêu của trái tim và cuộc đời anh. Sau đó là những hình ảnh về thành phố quê hương, được anh miêu tả cũng rất thân thuộc trong đời sống hàng ngày:
                       Ôi, quê hương !
                       Cái phố nhỏ cứ mưa là lầy lội
                       Cháu gái nhà bên tuổi không đoán nổi
                       Chưa tối đã khêu đèn bê mẹt thuốc rao đêm...

               Đứa cháu gái còn bé bỏng ấy, nhưng cứ tối tối đã phải bê mẹt thuốc bán rao kiếm sống, đến nỗi không còn đoán ra được cả tuổi đời của nó nữa? Còn cái phố  cứ mỗi cơn mưa xuống lại ngập lầy lội vì vũng nước... Rõ ràng những hình ảnh cảnh sống dân dã đã đọng lại, hằn in trong kỉ niệm của anh để khi xa quê còn nhớ mãi. Ở đó cả cuộc sống của anh với gia đình ngày ngày :
                       Ngày hai bữa: bữa nào cũng vội.
              Tất cả cứ thế, cứ thế chảy trào ra trong cảm xúc của tác giả xuống trang thơ. Lời thơ không cầu kỳ mà vẫn tạo dựng nên một tình thơ quê hương không hề vụn vặt. Đúng như cái tên đề của bài thơ : Tiếng Hát Đời Thường ! Ngay ngôi nhà mà vợ con anh đang sống , cũng được anh miêu tả khá kĩ lưỡng từ những hình ảnh thân quen , mà vẫn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và xúc động:
                       Ngôi nhà nhỏ bên đền
                       Gốc đa, quán báo...
                       Nơi ngày xưa ai bán chiếu gon,
                       Đêm hồ nước trăng soi
                       Chiều lá me , lá sấu
                       Cung thành xưa dấu đại bác còn.

              Ngôi nhà nhỏ ấy soi mình bên bóng nước Hồ Tây với câu chuyện của bà Thị Lộ xa xưa từng đi bán chiếu gon gặp ông Nguyễn Trãi: Đã trở thành truyền thuyết lưu tụng lại trong dân gian. Khi ấy bà Thị Lộ còn là một cô thiếu nữ mười sáu tuổi... Ông Nguyễn Trãi đã ướm hỏi rằng:
                       Ai ở Tây Hồ bán chiếu gon
                       Chẳng hay chiếu hết hay còn...
                       Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi
                       Đã có chồng chưa được mấy con?

             Còn bà Thị Lộ kiến thức cũng rất tinh tế , lời đáp trả của bà thật không kém sự tài hoa, phong nhã. Bà đã đối lại:
                       Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
                       Hỏi chi chiếu hết hay còn?
                       Xuân xanh chừng độ trăng tròn lẻ
                       Chồng còn chưa có hỏi chi con !


            
                                
           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 11:47:41 bởi Nhân văn >
          #20
            Nhân văn 14.01.2008 11:41:06 (permalink)
             


                 Rồi hình ảnh của Thăng Long xưa còn in hằn dấu đại bác ở cổng thành phía Bắc... khi quân Pháp đổ bộ vào đánh chiếm cố đô. Thành Thăng Long thất thủ, quan Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết thắt cổ tự tử. Những dấu tích lịch sử ấy cũng đã được tác giả khắc hoạ lại trong thơ: Cung thành xưa dấu đại bác còn / - Để kể về thành phố quê mình. Những câu thơ ngắn gọn mà xúc tích, giàu hình ảnh sinh động... nâng tầm vóc bài thơ sâu sắc  và chan chứa vô cùng:
                          Đêm hồ nước trăng soi
                                Chiều lá me, lá sấu

                 Đó là nơi ngôi nhà nhỏ đầm ấm của nhà thơ cùng với vợ con ở bên bờ hồ ấy. Thật mĩ miều mà thơ mộng thanh tao, trong cuộc sống tuy còn lầm lụi sớm chiều. Chính cái thành phố quê hương ấy cùng những người thân yêu thương kia... từng một thời dẫu xa xưa đã theo anh vào chiến trường đánh giặc:
                          Miền đã theo tôi vào suốt Trường Sơn
                          Hành quân rừng già, võng treo sườn gió...

                 Giờ đây vẫn lại theo anh trong cuộc sống tha phương nơi đất khách, quê người:
                          Ai biết chiều nay người vợ trẻ
                          Đứng mong chồng bên đứa con thơ...
                          Giọt lệ cháy xót lòng

                                              mang sắc xanh thu !?
                Hình ảnh thơ lại trở về tập trung vào người vợ với đứa con thơ. Hình như ta thấy nhà thơ đã khóc, nước mắt của anh chảy tràn trong bể tình nhân thái này. Giọt lệ ấy đẫm tình người mà trong xanh như sắc mùa thu ở quê nhà !... Bài thơ Tiếng Hát Đời Thường như những lời tự nhủ, mà cũng như nói với tất cả những ai khi đã rời xa tổ quốc hãy luôn hướng về miền quê yêu thương của mình:
                          Tuyết bạc quê người... xứ sở mưa cau...
                          Đi đâu, đến đâu:

                                                nhớ về phố ấy !
                 Ý tứ thơ thật viên mãn, chảy trào ra từ trong hồn, trong cảm xúc máu thịt của nhà thơ làm rung động trái tim người. Có khả năng trở thành một bài thơ quê hương sâu sắc, để lưu truyền lại cho đời như một truyền thuyết của dân gian.
                Và rồi nhà thơ đã kết lại rằng:
                          Đôi mắt em buồn cho bài hát anh ca.
                          Con sẻ hót mênh mông đồng nước
                          Người hát rong hát vui sân ga,
                          Tiếng Hát Đời Thường
                                           thường lẫn vào bụi cát...
                          Anh hát cho đời !
                          Anh hát em nghe !

                 Từ đôi mắt buồn của người vợ trẻ ở quê mong mỏi chờ chồng, để nhà thơ cất lên bài ca quê hương ! Tiếng hát ấy vẫn bay giữa đời và vọng về cho người vợ thương yêu. Tiếng hát gần gũi với ta như người hát rong thường hát dạo trên mỗi bến ga, nó lẫn trong cát bụi cuộc đời... rỏ xuống như máu tim, như dòng lệ. Tiếng hát của nhà thơ thật cô đơn như con sẻ hiu hắt trên đồng nước mênh mang... nhỏ nhoi mà làm cho trái tim ta tan vỡ ! Chân tình tha thiết biết bao. Để dù đi đâu, đến đâu , ta cũng không bao giờ quên được những tình cảm nồng nàn, thân thiết ở quê nhà.
                Tôi tin Tiếng Hát Đời Thường của PNT sẽ còn sống mãi với tháng năm, nó sẽ trở thành một bài thơ tình quê hương đặc sắc của nền văn học nước nhà...để lưu truyền cho hậu thế mai sau : về một thời, về một chặng đời của thi nhân đã ngang qua và đã sống những năm tháng đầy yêu thương, cùng không ít xót xa của chốn đời thường. Một bài thơ tình quê hương viết ra từ trong lệ mà chan chứa tình đời.

             
             
                             TIẾNG HÁT
                           ĐỜI THƯỜNG


            Trong một phố nghèo có người vợ trẻ
            Vẫn đón con: đi - về...

                                        như thường lệ,
            Vóc em thanh cũng thể mùa xuân
            Đôi mắt em : đôi mắt ấy màu đen.

            Ngôi nhà nhỏ bên đền
            Gốc đa, quán báo
            Nơi ngày xưa ai bán chiếu gon
            Đêm hồ nước trăng soi
            Chiều lá me lá sấu
            Cung thành xưa dấu đại bác còn. (*)

            Ôi quê hương!
            Cái phố nhỏ cứ mưa là lầy lội
            Cháu gái nhà bên tuổi không đoán nổi
            Chưa tối đã khêu đèn bê mẹt thuốc rao đêm
            Ngày hai bữa, bữa nào cũng vội.

            Miền đã theo tôi vào suốt Trường Sơn
            Hành quân rừng già võng treo sườn gió...
            Ai biết chiều nay người vợ trẻ
            Đứng mong chồng bên đứa con thơ
            Giọt lệ cháy xót lòng mang sắc xanh thu!

            Tuyết bạc quê người... xứ sở mưa cau...
            Đi đâu, đến đâu: Nhớ về phố ấy!

            Đôi mắt em buồn cho bài hát anh ca
            Con sẻ hót mênh mông đồng nước
            Người hát rong hát vui sân ga
            Tiếng Hát Đời Thường thường lẫn vào bụi cát
            Anh hát cho đời !

            Anh hát em nghe!... 

                             
             
            (*) Dấu đại bác tại cổng thành Thăng Long phía Bắc -

                            Khi quân Pháp đổ bộ vào đánh chiếm Thủ Đô.




                               

             

             
                                                                        
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 11:57:44 bởi Nhân văn >
            #21
              Nhân văn 17.01.2008 12:28:53 (permalink)
               


              *     Tình thơ " người con gái sông xưa " ( bài số 4 trang đầu tiên internet ).

                     Những năm tháng khi tổ quốc vẫn còn trong cuộc chiến tranh đánh Mỹ cứu nước. Có một chiều trên đường ra mặt trận, nhà thơ đã cùng đơn vị dừng đóng quân ở lại một thôn xóm nhỏ. Khi ấy những làng quê Việt Nam tràn ngập tình yêu thương với những người chiến sĩ ra đi... vào nơi chiến trường giết giặc. Lúc đó anh vẫn chỉ là một người lính trẻ, một chàng trai tuổi mười chín đôi mươi đầy khát vọng, ước mơ và một trái tim đang cháy bỏng tình yêu ! Cũng chính trong tối đó anh đã gặp một thiếu nữ làng. Làng em ở bên ven bờ sông Hồng cuồn cuộn phù sa, dòng nước một màu sắt son thuỷ chung :
                            Sông Hồng chảy muôn năm vẫn đỏ
                            Bãi ngô non xanh gió chân mây
                            Người con gái anh gặp thời chiến sĩ
                            Cái buổi qua làng lâu bấy đến nay.

                   Tuổi trẻ mộng mơ, hồn xuân đang phơi phới. Cô thiếu nữ làng lại hiền dịu, xinh xắn dễ thương. Thế là chỉ giây lát của tình quân dân thắm thiết, anh và nàng đã dan díu với nhau. Người con gái ấy chắc phải để lại cho anh nhiều cảm mến lắm? Bởi vậy, đến mấy mươi năm sau... khi mái tóc trên đầu đã lấm chấm hoa sương với cuộc đời biết bao khổ đau, mất mát - Để rồi vào một buổi, lòng anh lại bồi hồi nhớ đến kỉ niệm xưa. Lại nghĩ về người thiếu nữ, nhà thơ đã cầm bút viết nên bài thơ Người Con Gái Sông Xưa (NCGSX ) này :
                            Lá tre rụng bao mùa trôi dĩ vãng
                            Và quê em đời sống có nâng cao?
                            Người năm ấy, em ơi !

                                                         Giờ tóc trắng...
                            Đang bồi hồi thao thiết giữa trăng sao.

                   Bao năm tháng qua, hết lớp lá tre này lại đến lớp khác rơi phủ xuống... mà không biết người con gái anh gặp tối hành quân ấy giờ cuộc sống ra sao? Dĩ vãng và dĩ vãng, lòng nhà thơ bồi hồi giữa màn trời sao mênh mông nhớ về em. Người con gái ngồi bên anh quanh bếp lửa hồng ( nhà thơ đã kể lại với tôi ), em vẫn còn in bóng soi mãi xuống cuộc đời. Thấm đẫm cả tình quê hương bất tử để in dấu vào trong thơ anh :
                            Làng em luỹ tre xanh bất tử !
                            Mới gặp một đêm mà...

                                                đã thấy thương thương...
                            Bóng nhìn anh mắt theo giờ còn biếc
                            Như phù sa cứ bồi mãi không cùng.

                   PNT là một con người như thế ! Con người của quê hương bình dị : như chiếc cầu ao, bến nước, bãi sông...Thứ tình cảm trai gái trong sáng hiền hoà ở vào cái thời có chiến tranh, cả nước cùng một lòng ra chiến trường giết giặc. Nó quyến luyến, dịu dàng mà đầm ấm biết bao: Làng em luỹ tre xanh bất tử ! / Mới gặp một đêm mà... đã thấy thương thương.../ - Năm tháng sau này nhà thơ phải bươn bả trong cuộc đời... Những đắng đót, xa xót cùng mất mát. Thì những kỉ niệm ấm áp, êm ái bên em , dù chỉ một đêm xưa cũng ngày càng da diết máu tim anh. Lời thơ viết về hồi ức mà bao rung cảm tựa như có cả lệ chảy ở bên trong :
                            Bóng nhìn anh mắt theo giờ còn biếc
                            Như phù sa cứ bồi mãi không cùng.

                   Đọc NCGSX ta cảm thấy tình thơ ấy cứ mơn man xung quanh trái tim ta. Rỏ những tình cảm ấm áp vào lòng ta. Ta muốn sống vào trong nó, quay trở về để gặp lại người con gái thưở nào, em hiền dịu và đẹp đẽ. Tình thơ ấy quyện giữa tình quê hương tha thiết và tình trai gái đôn hậu, mộng mơ. Hai thứ tình hoà lẫn trong nhau mà tạo thành cảm xúc son sắt của nhà thơ chảy tràn lên thi ca :
                            Lá tre rụng bao mùa trôi dĩ vãng
                            Và quê em đời sống có nâng cao?

                   Là một bài thơ tình đẹp. Lời thơ tuy bình dị nhưng có chỗ hình ảnh rất thăng hoa, để đẩy tình thơ đầy ắp hồn ấy bay lên:
                            Người năm ấy, em ơi !
                                                            Giờ tóc trắng...
                            Đang bồi hồi thao thiết giữa trăng sao.

                   Nói " tóc trắng " mà tình thơ không già, nó chỉ để tôn tạo về năm tháng của đời người. " giờ tóc trắng " là hình ảnh thăng hoa của thơ ca, chứ thực ra tóc nhà thơ chưa bạc đến thế ! Người thơ thật là không có tuổi và tình yêu cũng vô biên. Quả thật, trong cuộc sống đầy bể khổ, trầm luân chốn dân gian: những tình cảm của làng xóm xưa, hình ảnh của người thiếu nữ yêu thương xưa mà anh mới chỉ gặp trong đêm trên đường đi giết giặc... như lớp phù sa cứ bồi mãi, bồi mãi trong trái tim tha thiết của anh:
                            Người con gái sông xưa ơi có biết
                            Một thời trai bão táp cuộc hành quân !...

                   Cái thời trai ấy của anh đã qua rồi ! Và mối tình với người con gái thơ mộng, đẹp đẽ xưa cũng qua rồi !... Những năm tháng hào hùng của quê hương cùng với tuổi trẻ oanh liệt của đời anh, cũng đã lùi sâu vào trong dĩ vãng. Ôi ! Kỉ niệm như những bóng câu bay qua, trôi qua để không bao giờ còn quay lại nữa. Rồi tất cả sẽ theo anh xuống mồ. Chỉ còn lại vần thơ. Chỉ còn lại hình ảnh và tình yêu đơn sơ mà thuỷ chung in dấu trên trang thơ anh viết để lại cho đời:
                            Đêm thành phố nhớ em buồn da diết
                            Em bây giờ...

                                            có hạnh phúc không em?
                   Nhưng người con gái sông xưa ơi, liệu ở phương trời nào em có biết: Người chiến sĩ đã thề thốt với em năm ấy, nay vẫn còn thao thiết và nhớ đến bóng hình em ! Ngồi giữa đêm thành phố, chính là cái đêm của những năm tháng đầy cát bụi này, trong " những năm tóc trắng " của cuộc đời, tiếng của lòng anh đã thốt lên ! Anh chỉ còn biết thầm mong, cầu mong cho cuộc sống và hạnh phúc của đời em !... 
                            Em bây giờ...
                                             có hạnh phúc không em?
                   Một câu hỏi buông ra như không có sự trả lời? Bởi nhà thơ cũng không thể trả lời: Liệu người con gái anh đã gặp , cuộc đời cô sẽ ra sao? Có êm đềm hạnh phúc như lòng anh mong muốn cho em không? Tất cả chìm ngập trong  mù mịt của đất trời... Đó còn là số phận ! Câu thơ đầy ắp tính nhân văn.  Và tình thơ đã khép lại ở đó, để câu hỏi ngàn năm sau vẫn cứ phải lửng lơ buông ở giữa dòng?...

               
               
               
                                  NGƯỜI CON GÁI
                                  SÔNG XƯA 
                                                   - kỉ niệm thời chiến sĩ qua làng. 

                                              
                                      *


              Sông Hồng chảy muôn năm vẫn đỏ
              Bãi ngô non xanh gió chân mây
              Người con gái anh gặp thời chiến sĩ
              Cái buổi qua làng lâu bấy đến nay.

              Một làng bé quanh con nước lớn
              Với quê hương thầm dịu thuở chiến tranh
              Lòng thôn nữ như vầng trăng tỏa sáng
              Lại trở về man mác trái tim anh.

              Làng em lũy tre xanh bất tử
              Mới gặp một đêm mà...

                                  đã thấy thương thương...
              Bóng nhìn anh mắt theo giờ còn biếc
              Như phù sa cứ bồi mãi không cùng.

              Lá tre rụng bao mùa trôi dĩ vãng
              Và quê em...đời sống có nâng cao?
              Người năm ấy, em ơi! Giờ tóc trắng
              Đang bồi hồi thao thiết...

                                             giữa trăng sao...

              Người Con Gái Sông Xưa - ơi có biết!
              Một thời trai bão táp cuộc hành quân...
              Đêm thành phố nhớ em buồn da diết
              Em bây giờ...
                                      có hạnh phúc không em ? 


                         


               
                        
               
                                                              
                    
                     
               
                            
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 12:03:44 bởi Nhân văn >
              #22
                Nhân văn 21.01.2008 11:25:18 (permalink)
                 


                      V-   NHỮNG GIAI THOẠI XUNG QUANH
                                    CUỘC ĐỜI THI CA PNT.
                 
                      Chúng ta sẽ còn tiếp tục khám phá cả một biển cả thơ tình cũng như thơ đời mênh mông của anh. Như trong bài thơ " lời của đại bàng " ( bài thơ số 223 trang 15 internet ), anh đã viết:
                                Ta đi tìm ta vua xứ vĩnh hằng
                             Nơi không vua quan không ngai vàng châu báu
                             Nhưng có đất trời và người nương náu
                             Quanh quất quỉ thần cùng vạn tuế - tung hô !

                             Ta ngủ hay ta mơ... thiên thu ơi,
                                                             ta đứng đỉnh non đầu,
                             Chiếm một giang sơn qua ngân hà bốn bể.
                            ... giang sải cánh bay vượt qua bao Quách Thành tên tuổi
                             Bản tình ca đời còn chất ngất muôn sau !...

                      Mà có thể nói là PNT đã xây nên cả một " vạn lý trường thành " , rất... rất nhiều thơ hay để lại cho đời. Căn cứ vào những nét đặc trưng trong tính thơ ca  đã viết, ta có thể gọi anh là một nhà thơ của dân gian ! Đến đây tôi chỉ xin xen kẽ kể chuyện về cuộc sống, chuyện về làng văn, làng thơ xung quanh cuộc đời tác giả... để ta hiểu về nhà thơ cũng như tập sách bình luận mà tôi muốn viết này cho thêm phần khúc triết và sinh động.


                1/-  Quá trình truyền bá thi ca của tác giả.
                     
                Vào năm 1995, sau khi xuất bản tập thơ Người Đàn Bà Trắng ( NXB Thanh niên, thu đông 1994 ) - Đây là tập thơ thứ hai nhà thơ bắt đầu tung ra đời. Anh kể lại rằng: một hôm gặp nhà thơ Phạm Tiến Duật (PTD) tại toà soạn Tuần báo Văn nghệ, anh hỏi:
                -   Anh Duật thấy tập thơ của tôi thế nào?
                  Nhà thơ PTD im lặng một lát, sau đó nói vài ba câu bâng quơ... rồi bảo:
                -   Tao vừa mới lĩnh 500.000 tiền nhuận bút. Giờ ra quán, hôm nay tao đãi.
                  Ngồi nhậu với nhau trong một cái quán thịt cầy trên phố, tác giả đọc lại cho anh Duật nghe vài bài rút ra ở trong tập... trong đó có bài Chiều Hoàng Hôn và Cô Quét Lá Đêm Hồ:
                             Một đêm hồ nước đầy sương gió
                             Người đi không rõ mặt người
                             Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
                             Em thầm thì quét lá... bên tôi !

                             Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
                             Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim !
                             Em hoá thành thơ rơi lặng lẽ
                             Trong cõi lòng tôi buồn triền miên.

                             Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
                             Con nai vàng chết bóng thu xưa (...)
                             Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng:
                             Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya.

                     PTD khen bài nào cũng hay và tán thưởng mãi mấy câu thơ: Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng / Con nai vàng chết bóng thu xưa /- Ông ta ( tức là nhà thơ PTD) nói: Hình ảnh bóng trăng thật sống động, rất con người. Nhất là dùng hình tượng " con nai vàng chết... " thật tài ! Một bài thơ đẹp, giàu cảm xúc và giá trị nhân văn.
                _   Thế liên hệ những tập thơ đã xuất bản được giải thưởng trong mấy năm qua , thí dụ như: Sự Mất Ngủ Của Lửa của Nguyễn Quang Thiều và Viên Xúc Xắc Mùa Thu của Hoàng Nhuận Cầm chẳng hạn ! Mà Hội nhà văn đã trao giải nhất, so với tập thơ của tôi thế nào? PNT khẽ cười và hỏi lại PTD như vậy.
                   Nhưng ông ta lại nói lảng sang chuyện khác:
                -   Ờ, ờ... thôi, bỏ qua chuyện đó đi. Tao chán bàn về chuyện văn chương lắm rồi ! Chán nhỉ, mày lại không biết uống rượu. Tao mua rượu thuốc quí, bổ lắm đấy ! Uống với tao vài ngụm... Nói làm gì, chuyện thơ phú thời nay mà?
                - Nhưng ông còn ở trong Ban chấp hành của Hội đồng thơ HNVVN cơ mà? PNT cự lại.
                _   Nhưng Hội đồng thơ không phải chỉ mình tao. Thôi, uống đi mày !
                   Thế rồi câu chuyện đối thoại giữa hai nhà thơ họ Phạm ấy đã chìm vào trong sự yên lặng. Chắc là mỗi người sẽ theo đuổi một ý nghĩ riêng của mình? Chỉ biết là sau đó giữa hai người có những bất đồng về quan điểm trong văn chương nói chung, nhất là về thi ca ! PTD là một nhà thơ của Trường Sơn đánh Mĩ, mà ngay trong thưở còn chiến tranh - PNT ( vốn cũng là một chiến sĩ giải phóng ngoài chiến trường, một chiến sĩ của Trường Sơn ), anh đã rất yêu quí ông và còn thuộc nhiều thơ của ông. Nhưng nay thời thế đã đổi khác. Cứ cái giọng thơ ấy, kiểu thơ ấy... người ta không còn muốn đọc nữa. Có một lần PTD bảo với PNT rằng:
                -   Mày phải nghe các lớp đàn anh, thơ của mày nhiều " em " quá !...
                -   Tôi nghe các ông để tôi dẫm xuống bùn à?
                   PNT đã quặc lại nhà thơ lớp đàn anh của mình như vậy. Và PNT đã đúng ! Anh liên tục sáng tác, tạo dựng cho mình cả một thế giới thơ bất hủ , còn có khả năng để lưu truyền mãi trong dân gian. Có lẽ cho đến khi xuống suối vàng ông vẫn không thể ngờ rằng : " Cái tay nhà thơ lớp đàn em vừa rất thân thiện nhưng cũng hay bốp chát với ông ấy, đã đi xa hơn ông nghĩ rất nhiều ! ".
                   Dần dần anh mới nhận ra sự sâu mọt, thối ruỗng của bao kẻ gọi là cầm cân nẩy mực trong  Hội hoặc  Làng văn chương. Một lớp nhà thơ thời hậu chiến đã cùn rỉ, lỗi thời... trên báo chí, trong những giải văn học chỉ tung hô, chia chác  ba lăng nhăng, bát nháo. Bầu trời thơ hỗn tạp không còn phân biệt đâu là thơ hay thực, giả nữa. Giống như một lớp chão chuộc phồng mang, bành má kêu to, như trong bài thơ Người Chơi Mưa anh đã viết:
                             Hữu ý, vô tình: ai biết ai nhân bản?
                             Họ lên diễn đàn - Còn tôi đứng chơi mưa,
                             Cứ đái vào mưa như một trò đùa
                             Oàm oạp quanh hồ... tai nghe toàn chão chuộc !...

                   Anh ngừng xuất bản và bắt đầu cho in những tập thơ lẻ và bình tự do tung khắp chốn kinh thành. Vào làng văn , làng thơ, trong giới báo chí và tràn rất nhiều thơ tình vào giới sinh viên ở các trường đại học để truyền bá thơ ca ! Anh bất cần quan tâm đến các giải văn học kể cả của Hội nhà văn hoặc trên báo chí... Anh viết thơ cho thích , cho hay và tung phủ trên đầu của làng thơ đương đại. Thời kỳ này xuất hiện một tập bình của Phạm Văn Chúc - Một người bạn cùng chiến đấu với anh năm xưa, đã dầy công viết cả một tập bình mấy chục trang để bình tập thơ Người Đàn Bà Trắng. Tập bình đã gây tiếng vang không nhỏ trong giới văn thơ cũng như báo chí thủ đô hồi đó. Có một lần nhà văn Băng Sơn ( ông đã qua tuổi thất thập ), bảo anh :
                -   Nó bình thế chẳng hoá ra mày vĩ đại à?
                - Thế ông thấy người ta bình sai chỗ nào?
                   Nhà văn Băng Sơn im lặng.
                - Tại sao tôi không thể vĩ đại, nếu như người ta không bình sai?
                    Anh phản bác lại. Còn nhà văn và cũng là nhà thơ Ngô Văn Phú thì bảo:
                -   Đúng là ông không coi ai ra gì?
                   PNT phớt hết và anh thản nhiên để tiếp tục cái việc truyền bá thơ ca ấy ! Phải nói thời kỳ này anh nhận được rất nhiều sự cảm đồng ngưỡng mộ đương thời , rất nhiều thư của sinh viên từ các tỉnh xa gửi về  cho anh. Nhiều nữ sinh còn học thuộc và chép vào sổ tay tình yêu những bài thơ của anh , như:  Thời áo trắng , Khóc bên hồ núi cốc, Em về biển, Một góc Hồ Tây, Người đàn bà trắng, v.v... Tên tuổi và thơ anh bắt đầu nổi lên, nhất là ở thủ đô. Dù sao thì anh cũng đã xé toạc được lớp mây mù phủ kín chân dung mình, những tệ nạn của thời thế không thể dìm anh xuống bùn đen được nữa. Anh đã tự dựng tượng đài cho mình ! Nhưng cuộc đời không phải cứ thế mà đi thuận buồm xuôi gió. Bao nhiêu nghịch cảnh vẫn xẩy ra. Một số ông nhà thơ cũng gọi là có mác, có tem... nhưng tính khí thường hay ghen ăn tức ở, nói với nhau:
                -   Hắn ( ý nói nhà thơ PNT ) là một thi nhân lớn thật, nhưng phải chờ cho chúng tao chết đã !
                   PNT đúng là một cựu chiến binh, đã từng trải qua cả một cuộc chiến tranh bất khả chiến bại của dân tộc : Anh quyết định tuyên chiến với một lớp các nhà thơ đương thời. Một cuộc chiến mới lại bắt đầu.


                 
                                                      
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 12:08:53 bởi Nhân văn >
                #23
                  Nhân văn 23.01.2008 11:18:17 (permalink)
                   


                  2/-   Phạm Ngọc Thái tuyên ngôn.
                   

                        Như nhà thơ Trần Đăng Khoa, người viết " chân dung và đối thoại " từng nổi tiếng ấy ! Đã có lần nói:
                  - Phạm ngọc Thái: một thiên tài cô độc !
                    Và anh hứa với tác giả: " Thế nào tôi cũng sẽ viết cho bác một bài bình ra tấm, ra món... ". Mặc dù lời hứa của anh chưa thực hiện được, nhưng dù sao thì ( theo như nhà thơ nói ): trong những nhà văn, nhà thơ làm công việc bình luận văn học của Hội nhà văn, Trần Đăng Khoa vẫn vào dạng chính trực, tử tế hơn nhiều kẻ. Không nhỏ hẹp như một số nhà thơ có tên tuổi khác !... Hoặc như nhà thơ và phê bình thi ca lớp trẻ ( sau thời hậu chiến ) Phạm Khải cũng nói về anh rằng:
                  -   Người ta ( ý chỉ về đương thời ) không phong thi hào khi nhà thơ còn sống !
                    Nghĩa là PNT phải chết rồi, thì đương đại văn chương này mới truy tặng danh hiệu thi hào cho anh chăng? Nhưng thôi, ta hãy tạm gác chuyện đó lại, để tiếp tục bàn về sự truyền bá thơ ca với những lời tuyên ngôn của anh.
                    Vào mùa thu năm Giáp Thân (2004), tác giả tung ra một tập bình thơ... và sau đó là một bản tuyên cáo khá dài ( hàng chục trang ), với cái nhan đề dưới dạng  "  thư viết ngỏ " - Bản tuyên cáo này nhà thơ nói rõ là gửi cho ông Hữu Thỉnh ( khi đó là Tổng thư kí của HNV ), cùng với Ban chấp hành HNVVN. Đồng thời anh cũng gửi tới các viện như: viện văn học VN, Viện ngôn ngữ học quốc gia và viện văn hoá dân gian - Tôi xin lược trích và diễn giải một số đoạn của bản tuyên cáo. Trong bản tuyên cáo đó nhà thơ đã viết rằng:
                  -   Trong những ngày tháng truyền bá thơ ca ở thi đàn, một số bạn thơ có hỏi tôi ( tức là chính tác giả ): Nhà thơ từng tuyên bố nhiều lần về Tuyển Thơ Đại Bàng bất hủ ! Chúng tôi nóng lòng chờ đợi để được đọc, mà vẫn chưa thấy nhà thơ cho xuất bản? Hoặc khi tác giả biếu tặng thơ cho các giảng viên, giáo sư ở các trường đại học Nhân văn Quốc gia, đại học sư phạm... cùng những tiến sĩ, giáo sư ở các viện ( như đã nói trên ) - Có những tiến sĩ, giáo sư đã gặp tác giả và nói: nhận được tập thơ " các đài thơ bất tử " với các tập bình thơ của anh, chúng tôi đã đọc một mạch từ đầu đến cuối, rất hay và lôi cuốn. Chúng tôi chờ đợi để được đọc cả Tuyển thơ có bình khi đã được xuất bản chính thức của tác giả ! Cùng một số nhà văn, nhà thơ khác cũng chia sẻ niềm vui và sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với anh.
                     Tác giả đã bầy tỏ lòng cảm kích và trân trọng cám ơn tới tất cả sự nhiệt thành của các bạn đọc thơ cũng như các tầm bậc văn chương và anh đã có những lời giải trình về sự chậm trễ trong việc xuất bản đó. Anh nói: Thực ra Tuyển Thơ Đại Bàng tác giả đã biên tập xong từ lâu. Bản thân nhà thơ cũng nóng lòng muốn xuất bản ngay để việc truyền bá thơ ca trong cả nước cũng như sự tiến hành dịch thuật ra các thứ tiếng nước ngoài được thuận lợi và tốt đẹp. Song le tuyển thơ quá dày, bản thân tác giả chưa đủ kinh phí để làm được điều đó. Ở bản tuyên cáo nhà thơ cũng có phân tích khái quát một số nét về sự biến động ở trong tuyển thơ của chính mình, rằng:
                     Do những biến cố, thăng trầm của lịch sử thế giới cũng như của xã hội nước nhà, đã xẩy ra qua cuộc đời nhà thơ - Mà thế giới quan cùng với những nhận thức nhất định trong nhân sinh quan của anh cũng đã thay đổi.. Chính điều đó đã tạo thành những dòng chảy biến động trong thi ca qua các giai đoạn cũng rất khác nhau. Nhất là dòng thơ đã viết ở những năm về sau ( khi nhà thơ đã hoàn thành nghĩa vụ trong cuộc chiến tranh cứu nước của dân tộc trở về )... Do được tiếp xúc sâu sắc với nhiều trường phái thơ ca thế giới, nhất là các trường phái thơ ca hiện đại ở châu Âu từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX : từ thơ hiện thực đến thơ lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, cả thơ triết học và ấn tượng... Nên các thi phẩm của anh về sau càng nhiều bài thơ hay, đạt tới sự hoàn bích sâu sắc. Nhìn chung Tuyển Thơ Đại Bàng là loại thơ muôn tuổi. Ngôn ngữ thi ca giàu hình ảnh và giàu tính triết học, thuộc vào hàng thơ có đẳng cấp cao. Thơ của vĩnh cửu và của mọi thời đại.
                     Từ thơ tình tới thơ đời tuy chắt ra từ trong đời riêng tác giả, nhưng đều mang nỗi của nhân quần thế thái, tính nhân văn xã hội sâu xa. Thế giới trong thơ hàm xúc, tàng ẩn nhiều trầm tích. Đã tạo nên cả một tầm vóc thi ca lớn và mang được  giá trị khá đồ sộ trong kho tàng thi ca của nền văn học nước nhà. Tuyển thơ ấy sẽ có ý nghĩa lớn đối với cả ngàn năm văn hiến Thăng Long. Và anh đã kêu gọi Hội nhà văn Việt Nam hãy đầu tư kinh phí để xuất bản Tuyển Thơ Đại Bàng ấy ! Tôi xin trích nguyên văn một đoạn trong bản tuyên cáo đó, như sau:
                    
                  " Tôi ( tức là tác giả ) xin kêu gọi nhà thơ Hữu Thỉnh - Đồng thời là Tổng thư kí HNV ( nay là Chủ tịch HNV ), xin kêu gọi Ban chấp hành HNVVN: hãy có thái độ tích cực hơn, khi nghĩ đến cả nền văn hiến thi ca của nước nhà. Tôi cũng kêu gọi sự thiện chí của các bậc tiến sĩ, giáo sư các Viện có liên quan tới thi ca, nhất là viện Văn học Việt Nam... Nhà thơ xin sẵn sàng diễn trình   ( đọc thơ , bình luận và phân tích ), về Tuyển Thơ Đại Bàng bất hủ đó... trên cơ sở những thi phẩm cụ thể của những bài thơ hay và kiệt tác - Trước tất cả các tiến sĩ, giáo sư , thạc sĩ hay các viện sĩ văn học trong toàn quốc, cũng như các nhà văn, nhà thơ... trên đại sảnh của HNVVN, bằng phong cách tuỳ hứng của một thi nhân !".
                        Đến đây tôi xin tạm dừng lại để phản ánh và phân tích tình hình , bối cảnh đương đại quanh nhà thơ ở thủ đô xẩy ra lúc đó.

                    
                                                       
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 12:10:37 bởi Nhân văn >
                  #24
                    Nhân văn 24.01.2008 13:42:46 (permalink)
                     


                          Trong ít lần gặp gỡ và trao đổi với ông Hữu Thỉnh, nhà thơ PNT cũng đã đưa ra những nhận định của mình về tình hình thi ca đất nước ở đương thời. Như trong bản thư viết ngỏ gửi cho ông, anh cũng đã nói: Đã mấy chục năm trôi qua, hầu như các nhà thơ đương đại Việt Nam chỉ có khả năng và trình độ viết được các loại thơ có tính chất văn nghệ phong trào. Các thứ thơ không có khả năng tồn tại. Đó là các loại thơ chỉ có thể khuấy động cho rôm rả nhất thời, chứ ít giá trị đối với nền văn hiến của đất nước. Như Gớt nói: Đó là những thứ thơ tầng tầng bụi phủ !...Còn nếu xét về tầm vóc chân dung các nhà thơ đương thời qua một giai đoạn ( sau thời tiền chiến ), thì có lẽ cũng rất thấp kém trong lịch sử thi ca của nước nhà ! Đương đại của một đất nước cả một thời kì ngót nửa thế kỉ chưa có nổi một thi nhân lớn đã đành,  mà cũng chưa có nhà thơ nào đáng mặt chân dung của một thi nhân thật sự. Vài nhà thơ có vẻ có tên tuổi đấy... nhưng tầm vóc thơ cũng nhàng nhàng , chỉ là hư danh. Nếu Hội nhà văn cứ nặng về diễn văn, tô son trát phấn: nào là đổi mới, nào là tiến triển... song trong thực tế các nhà thơ  toàn viết các thứ thơ ăn gỏi ấy, nghệ thuật tầm thước thi ca vẫn còn quá sơ đẳng và nông nổi... thì giá trị , ý nghĩa đối với nền văn hiến sẽ thế nào?
                         Vì cả một đương đại chân dung các nhà thơ thấp như thế... mới sinh ra nhỏ mọn, kèn cựa , tìm cách dìm dập án ngữ nhân tài ! Trong các cuộc hội hè, rồi các cây bút bình luận của Hội nhà văn còn quá nhiều là phán tạp-pí-lù, tâng bốc những tác phẩm không có giá trị văn học thực sự, hoặc là áp đặt thi ca theo kiểu chủ trương chính trị v.v... Phải chăng những người cầm cân nẩy mực trong công tác làm văn chương, nhất là đối với thi ca  của chúng ta thời nay, như một thời mà Tú Xương đã viết:
                                   Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
                                   Đứa thời mua tước đứa mua quan
                                   Phen này ông quyết đi buôn lọng
                                   Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng.

                         Thật là: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi ! Nhiều người làm công tác văn học có chức trách thời nay còn không có đủ phẩm cách và trách nhiệm với văn chương đất nước như thời trước, ngay so cả với hồi còn thực dân, phong kiến. Ngay trong lá thư viết ngỏ ấy để vạch ra cho ông Hữu Thỉnh cùng Ban chấp hành HNV tự nhận thấy, nhà thơ PNT cũng đã phân tích: Khi xưa Hàn Mặc Tử vì lâm bệnh hiểm nghèo mất sớm ở Gành Ráng ( lúc đó thi nhân cũng mới chỉ xuất bản được một tập : Gái Quê ! ). Ông Trần Thanh Mại là một nhà phê bình lý luận văn học ở Huế, đã lên tận nơi mà thi nhân tạ thế... để thu lượm từng trang bản thảo viết tay, lúc sống thi nhân đã sáng tác bị vương vãi trong dân. Để rồi sau này ( vào năm 1988 ), nhà thơ Chế Lan Viên đã biên tập trọn vẹn " Tuyển thơ Hàn Mặc Tử " và xuất bản cho Người. Cũng là để lưu giữ lại cho nền văn học nước nhà. Nếu cứ đem những người như thế... dù ở trong chế độ cũ mà so, với các vị có chức trách làm công tác văn học  của Hội nhà ta thời nay thì... ý thức còn kém quá ! Ông Hữu Thỉnh ( chủ tịch Ban chấp hành HNVVN ) và ông Vũ Quần Phương ( chủ tịch Hội đồng thơ ) nghĩ thế nào... khi đối diện với một PNT đây? Và trong lá thư viết ngỏ gửi tới các ông anh cũng đã nói rõ: Hôm rằm tháng giêng năm 2004 , ngày Hội thơ lần thứ hai tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám - Nhà thơ đã gặp ông Hữu Thỉnh ( cũng như những lần trao đổi sau này ), anh đã khẳng định với ông rằng: Tuyển Thơ đại Bàng của anh nếu được truyền bá và đánh giá sâu sắc... nó sẽ là một tuyển thơ có khả năng ôm trùm của một vũ trụ thi ca và mang chân dung của một thi hào dân tộc !
                         Đến đây ta hãy dừng lại để nói: Cái việc PNT dám tuyên bố anh là một thi hào dân tộc? Tất nhiên nó cũng có ngữ cảnh để tác giả bật ra sự tuyên bố ấy. Nhưng  vấn đề ở đây tôi muốn đề cập, liệu chân dung thi nhân của anh có đúng như thế không? Các ông có dám đối diện với Phạm Ngọc Thái trước lịch sử văn học và trước  sự phán quyết của cả nền thi ca đương đại này không? Tôi tin là các ông không dám ! Bởi vì cả một tuyển thơ của PNT bất hủ như thế , các ông cùng Hội nhà văn xô vào nhất định anh ấy sẽ trở thành một thi nhân vĩ đại ngay ! Mà các ông lại chỉ muốn... tảng lờ? Như có một lần chính ông Vũ Quần Phương Đã bảo PNT rằng:
                    -   Chân dung ông cao thì có cao thật... nhưng phải tự vận động thôi !
                      Ông Phương nói hay thật đấy?  Ông chỉ là một anh vô danh tiểu tốt hay là ai vậy?...  Hay lại cũng giống như lời của số nhà thơ khác mà tôi dẫn giải ở trên đã nói:
                    _ Hắn ( tức là nhà thơ PNT ) đúng là một nhà thơ lớn, nhưng phải chờ chúng tao chết đã !
                         Như có lần nhà thơ Chử Văn Long ( ông cũng đã gần tuổi thất thập ), người chơi rất thân với PNT, đã từng nói với anh : " Dù ông có cho xuất bản. Thơ ông có hay bất hủ thật!... Nhưng nếu bọn chúng ( ý chỉ những vị có chức trách và những người làm công tác văn học ) cứ bơ lắc đi, cứ im lặng...mặc xác ông,  thì ông làm gì được chúng? Nếu ông không cẩn thận, chúng còn làm trắc trở cho cả việc xuất bản của ông nữa ".
                         Phải chăng lại cũng giống như câu chuyện về Đại thi hào Uýt-Man nước Mĩ? Kể rằng : 

                     
                                                    
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 12:12:03 bởi Nhân văn >
                    #25
                      Nhân văn 26.01.2008 11:00:52 (permalink)
                       


                            Khi Uýt Man sáng tác, cho phát hành tập thơ Lá Cỏ: Ông đã bị không ít dư luận trong làng thơ phú hoặc báo chí nước Mĩ chỉ trích. Thậm chí một số nhà thơ cả những kẻ tầm thường lẫn những người từng có mác danh khi đó, hùa nhau vào để công kích hòng dìm lấp thơ ông. Nghe nói, ông đã phải sang tận nước Anh để biên tập khi cho xuất bản cả Tuyển thơ Lá Cỏ ấy ! Nhưng rồi chính Uýt Man sau đó đã trở thành Đại thi hào và được trao giải thưởng Nobel - Người đã làm vẻ vang toả sáng cho cả bàu trời thơ ca Mĩ ! Chẳng phải Người đã góp phần mang tầm vóc thơ ca Mĩ nâng cao lên trong tầm thơ nhân loại đó sao? Còn bao nhà thơ kia dù đã chê bai báng bổ ông , dù đó là những nhà thơ từng có tên tuổi chăng nữa... nhưng thơ của họ rồi đã bị thời gian xoá bỏ, cũng chẳng khác nào những tên vô danh tiểu tốt. Còn một thiên tài Uýt Man thì mãi mãi vẫn là một thi nhân vĩ đại và bất tử !
                           Ta hãy đặt câu hỏi: Liệu rồi PNT sẽ là ai của Việt Nam đây? Phải chăng số phận của những thiên tài cũng thường hay gặp phải sự đố kỵ, sự ganh tức... và cả sự lầm tưởng thường tình hạn hẹp của đương thời?... Mọi sự chưa ai có thể biết hết trước được, ta hãy cứ tạm treo câu hỏi này ở đấy? Tôi cũng xin kêu gọi ông Hữu Thỉnh ( chủ tịch Ban chấp hành HNVVN), ông Vũ Quần Phương ( chủ tịch Hội đồng thơ HNV ), rồi Ban chấp hành HNV và cả Viện văn học VN... nơi PNT vẫn có sự giao lưu trao đổi và biếu tặng rất nhiều thơ cũng như bình trong thời gian qua _ Hãy đối diện với PNT và chân dung thơ ca của anh trước đương đại này: trên báo chí hoặc cả trên nghị trường... đó cũng là vì nền văn hiến nghìn năm Thăng Long của nước nhà?
                           Ta sẽ còn quay lại để bàn nhiều giai thoại khác nữa xung quanh chân dung thi ca PNT !... Nhưng giờ tôi xin trở về để tiếp tục bình luận và khám phá thế giới của thơ anh.


                                      VI-  KHÁM PHÁ THẾ GIỚI THƠ PNT (3)
                       
                                                               
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 12:13:12 bởi Nhân văn >
                      #26
                        Nhatho_PhamNgocThai 28.01.2008 11:15:16 (permalink)
                         


                              Rất cám ơn Nhân Văn đã cất công bình cả tuyển thơ của PNT. Mình chỉ xin được cắt ngang một chút để đàm đạo thêm đôi điều cho thông tỏ: Cái việc mà tôi tuyên bố với ông Hữu Thỉnh cùng rộng rãi trong làng văn chương về chân dung thi nhân của mình, là qua cả quá trình truyền bá hàng trăm bài bài thơ hay và sâu sắc đã được rút ra từ trong Tuyển Thơ Đại Bàng ấy ! Mà dư luận không thể phủ nhận được. Đó là qui luật của thơ tồn tại và thơ hay thực sự của thi đàn. Nghĩa là khi anh cố tình muốn phủ nhận, thì nhiều người muốn tìm đọc... càng đọc càng thấm lại càng hay. Nó không giống như nhiều bài thơ hoặc nhiều tập thơ mà các giải thưởng văn học vẫn cho trong những năm qua. Như cách nói : các giải thưởng chưa tàn thì thơ đã bị dìm lấp vào... bùn cát rồi !
                              Tôi cũng thường xuyên nói chuyện với ông Vũ Quần Phương về tầm vóc và giá trị của tuyển thơ tôi , không chỉ trên thi đàn mà cả trong nền văn học quốc gia. Tôi cũng đặt vấn đề trong bối cảnh thi ca đương đại hỗn tạp và nông nổi như ngày nay, tuyển thơ tôi nhất định sẽ góp phần xứng đáng để nâng cao tầm vóc của gương mặt thơ ca hiện đại Việt Nam, không chỉ trong nước mà trên cả trường quốc tế ! Hội nhà văn nên có trách nhiệm và cần ủng hộ vì như thế nó không chỉ còn là thơ của riêng cá nhân tôi nữa. Lần thì ông Phương bảo:
                        -   Để xem ý kiến của anh Hữu Thỉnh thế nào?
                              Lần thì lại nói:
                        -   Phải tự vận động thôi !
                              Ô hay, trong suốt những năm qua tôi vẫn tự vận động đấy chứ ? Hay cứ phải ngửa mặt lên trời mà than như cụ Nguyễn Du rằng:
                                        Bất tri tam bách dư niên hậu
                                        Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
                             Xin nói, tôi cũng đã từng trao đổi với ông Hữu Thỉnh - Thì ông Hữu Thỉnh lại nói:
                        -   Để tôi trao đổi với anh Vũ Quần Phương !
                              Nói cho qua chuyện vậy thôi, các thầy toàn đánh bùn sang ao rồi tìm cách... lờ !... Mặc dù có lần tôi đã bảo thẳng với ông Hữu Thỉnh rằng:
                        -   Thế ông Chủ tịch Ban chấp hành HNV định bỏ qua PNT à?
                              Ông Hữu Thỉnh vội nói:
                        -   Không, không bỏ qua !
                              Thế đấy, các vị là thế đấy ! Đúng như lời bác nhạc sĩ Phạm Tuyên ( Người - mà tôi cũng đã biếu tặng nhạc sĩ rất nhiều thơ ), từng nói với tôi:
                        -   Phải tự cứu mình thôi, Thái ạ !
                              Anh Hữu Thỉnh, anh Vũ Quần Phương hay những nhà bình luận chuyên nghiệp có tên tuổi tầm vóc hẳn hoi cứ thử nhận định trên thi đàn, báo chí về thơ của tôi xem nào? Nếu các anh phủ nhận được thì các anh cứ thẳng tay phủ nhận xem? Dĩ nhiên là tôi biết:
                        _   Thiên tài đến như Pushkin thì cũng có " sạn ", nhưng sạn thì vẫn cứ là thiên tài !
                              Hiện nay cả Tuyển thơ đã đăng trên mạng internet của Việt Nam Thư Quán - Vì chưa có điều kiện xuất bản chính thức, nhưng tôi đã cho đóng thành sách,với tên đề: Tuyển Thơ Đại Bàng ( gồm mấy trăm bài thơ, có cả lời bình ), quyển dầy trông cũng đẹp và lịch sự. Bìa đóng bằng giấy bóng kính cứng đàng hoàng... để  biếu tặng những nơi cần thiết cùng một số bạn thơ . Vừa là để tiếp tục giao lưu vừa có ý muốn gửi lại nền văn học Việt Nam, phòng khi chẳng may tôi bất trắc... thì thơ ca của đời tôi đến với hậu thế mai sau không bị tam sao thất bản. Như sách đã được gửi đến Viện văn học Việt Nam 2 quyển ( một quyển biếu Ban Văn học hiện đại, một quyển để ở phòng lưu giữ tác phẩm biếu chung cả viện), ghi rõ ràng: " Kính biếu Viện Văn học để nghiên cứu và... gửi lại nền văn học VN ".  Giáo sư Mã Giáng Lân ( hiện nay ông đang giảng dậy tại trường Đại học Tổng hợp Nhân văn Quốc gia ) tôi cũng có biếu riêng một quyển, một quyển biếu chung cho các giảng viên cùng giáo sư đang giảng dậy ở khoa văn học của trường. Cùng một số nhà văn nhà thơ khác như: Nhà bình luận văn học Nguyễn Hoàng Sơn, nhà thơ đồng thời là tác giả " chân dung và đối thoại" Trần Đăng Khoa, nhà thơ và bình ( đồng chủ tịch Hội đồng thơ HNV ) Vũ Quần Phương, nhà thơ Bằng Việt ( đồng Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thủ đô ) với một số nhà thơ thân thiết với tôi, đều đã được tặng sách rồi.
                              Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh ( đồng Chủ tịch HNVVN ) ít lâu nay chưa có điều kiện gặp gỡ, hẹn ông vào một buổi tới hoặc đến ngày rằm tháng giêng năm Mậu tý (2008) - Là ngày Hội thơ toàn quốc, tôi vẫn giành sách để biếu ông. Còn đối với nhà thơ và bình luận văn chương Trần Mạnh Hảo - Tác giả của cuốn " thơ và phản thơ ", ( hiện nay đang sống trong TP. Hồ Chí Minh ), Vẫn được mệnh danh là " con dao băm " đối với các nhà thơ ! Nếu có nhã ý... xin thông báo , PNT sẽ gửi sách biếu !
                              Vài lời như vậy, giờ xin nhường lại cho bình luận của Nhân Văn.
                             
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.06.2008 01:39:55 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                        #27
                          Ghosttt_01 31.01.2008 11:25:05 (permalink)
                           


                                       Chào anh Nhân Văn ! Chào nhà thơ PNT !
                                 Anh Nhân Văn thì em chẳng biết là ai? Già hay trẻ? Nhưng nhà thơ PNT thì em biết. Em làm trong một toà báo ở Thủ đô, cũng chỉ là một phóng viên nhèng nhèng thôi. Nơi nhà thơ thỉnh thoảng vẫn tạt qua, tặng cho bọn toà soạn chúng em... thơ, rồi đi. Thơ của bác hay lắm... ( em gọi theo cách gọi trong văn chương đó. Thì anh Trần Đăng Khoa vẫn chả thường hay gọi bác như thế là gì? ). Mà em vẫn còn giữ của bác vài tập thơ mỏng đấy ! Người ta bảo: ông ấy là một người cuồng tín với thi ca. Thời buổi này chả có ai lại say thơ như thế? Nhà thơ nổi tiếng lắm rồi ! Em rất thích thơ, nhưng không biết làm thơ và cũng không có khả năng bình luận đâu. Đọc thơ của nhà thơ tuy cũng có nhiều chỗ còn khó hiểu, nhưng vẫn thấy hay. Đặc biệt là sinh viên thì em biết rất hâm mộ thơ tình của bác. Nhất là khi được đọc thơ  bác đăng trên mạng của VNTQ này, thì lại càng được biết nhiều... cả những bài bình, đọc mới hiểu ra nhiều càng thấy thơ hay hơn. Mà em vẫn đi quảng cáo tuyên truyền cho nhiều người biết để đọc thơ của bác đấy ! Làm việc ở làng báo chí nên em cũng biết: quan hệ trong giới văn chương ngày nay còn lắm chuyện lắm ! Nhưng em xin tiết lộ cho bác một chuyện: Em biết có người vẫn thường đi thu lượm tất cả những tư liệu nói về bác đấy ! Người ta bảo : Ông ấy rồi thế nào cũng sẽ trở thành một nhà thơ vĩ đại! Khi ấy anh ta sẽ viết sách về bác, thành truyện hẳn hoi. Tựa như nhà văn Tô Hoài viết tác phẩm " bụi cát chân ai " ! Mà với chân dung bác , cuốn sách có khi còn mang cả tính sử thi nữa. Bác thật là một con người hạnh phúc ! Khi đó bác nhớ : em là một đọc giả hâm mộ bác đấy nha...
                                Khi nào bác xuất bản thơ, chắc chắn là em sẽ tìm mua thơ của bác. Thôi , em xin chúc cho cả anh Nhân Văn cùng nhà thơ trong cuộc sống mọi sự đều như ý muốn. Nhà thơ càng sáng tác được nhiều thơ hay để lại cho đời.
                                     
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.01.2008 11:26:20 bởi Ghosttt_01 >
                          #28
                            Nhatho_PhamNgocThai 01.02.2008 12:35:33 (permalink)
                             


                                              Chào bạn Ghosttt_01 !
                                     Cám ơn bạn đã giành những tình cảm thân ái, chân tình.
                                     Nếu đọc giả nào cũng yêu thích và quan tâm tới thi ca như bạn
                                thì các nhà thơ thật là hạnh phúc !... Nhân đây mình lại đọc cho
                                Ghosttt_01 nghe một bài thơ vui, cũng được rút ra ở trong Tuyển Thơ
                                Đại Bàng ấy ! Bài thơ có tên đề là :
                             

                             
                                              VỀ NƠI CU CUỘI

                            Về nơi cu cuội vẫn ngồi
                            Để xem Hằng ở trên trời... hở mông
                            Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân
                            Nam mô di Phật !

                                                     Nửa trần nửa tiên...

                            Trần vì tớ cũng thịt xương
                            Vẫn còn ham hố tí ti tiền vẫn ham
                            Tiên vì coi chuyện cõi trần
                            Nửa tuồng cổ, nửa tuồng tân, nửa chèo.
                            Lo xong cơm áo đều đều
                            Lại về dưới bóng xanh rêu tớ ngồi,
                            Nửa mắt tớ để nhìn đời
                            Nửa tai tớ để nghe lời... sáo ru
                            Chẳng kinh kệ cũng thân tu
                            Nửa hồn lãng tử lu bù làm thơ
                            Nửa trái tim kính gốc đa
                            Còn nửa ngã bẩy ngã ba giống loài.

                            Thương người nửa khóc nửa cười
                            Không yêu: Phải tội, 
                                                  yêu rồi... hoá điên !
                             

                                    Bạn nghe xem, có giống Tú Xương không?
                                 Thôi nhé, đón một năm mới : chúc bạn cùng toàn gia
                              an khang thịnh vượng ! 

                               

                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.06.2008 01:43:29 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                            #29
                              Nhân văn 04.02.2008 12:50:06 (permalink)
                               


                                           VI-  KHÁM PHÁ THẾ GIỚI THƠ PNT (3)

                              1/-   Nghĩ về một bài thơ tình hay và lạ.
                                     Trong thi ca có những tình thơ rất lạ, nó không nằm trong đời sống thường tình - nghĩa là, bản thân nó không giống như những tình thơ khác: cảm xúc từ một kỉ niệm, một sự việc, một quan hệ tình cảm hay từ trong đời sống thường nhật mà thành !... Lại nẩy sinh bất ngờ ở một miền hư ảo mông lung nào đó, rồi cảm xúc dẫn dắt tình thơ đi để tạo thành thơ hay. Người ta gọi đó là những tình thơ xuất thần và thường là rất lạ ! Nhưng viết được những tình thơ này cho hay không dễ, rất dễ bị hỏng thơ. Nó đòi hỏi những nhà thơ đã phải có bản sắc vững vàng mới làm nổi những bài thơ đó. Dĩ nhiên lúc đó trong tâm hồn nhà thơ cảm xúc cũng phải ứ trào lên rào rạt và ham muốn được thai nghén, để kết cấu mới thành.  Trước khi nói về loại bài thơ hay ở dạng đó của PNT, tôi xin lấy vài áng thi ca như thế của thi đàn xưa nay để minh chứng.
                                 Bài thơ " tiếng thu " của Lưu Trọng Lư :
                                           Con nai vàng ngơ ngác
                                           Đạp trên lá vàng khô.

                                 Là một bài thơ hay vào hàng tuyệt tác nhưng đã quá quen thuộc rồi , có lẽ tôi không cần phải phân tích thêm. Xin lấy một bài thơ khác nữa cũng ở trong dạng này của thi nhân Hàn Mặc Tử, đó là bài " bẽn lẽn " - Một bài thơ tình trong tập Cuồng Điên Và Mật Đắng của ông:
                                           Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
                                           Đợi gió đông về để lả lơi

                                Trong một đêm trăng cảnh tình hư ảo, lòng buồn cô đơn. Cái ánh trăng rớt xuống trên cành liễu đang đung đưa, cứ mơn man xung quanh nỗi lòng hiu hắt của thi nhân. Cảm xúc ở trong ông bật ra. Thật xuất thần mà câu thơ tuyệt hay, tình động !... Bóng trăng cứ như người con gái đang nằm sóng soãi trên cành liễu non tơ, gợi ta về một cảm giác tình ái đắm đuối mê man. Thế rồi trái tim thi nhân rạo rực, bồn chồn... ông nghĩ về một thiếu nữ nào đó !... và tâm hồn ông hoan lạc với nàng. Tất cả cảnh trí xung quanh đều rạo rực, thổn thức cùng ông. Ông lắng trong tất cả những âm hưởng ấy, vui sướng  và dồn nén vào thơ:
                                           Trong khóm vi lau rào rạt mãi
                                           Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?
                                           Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
                                           Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.

                                 Những hình ảnh thơ thật lắng đọng, sâu đến tận cùng. Trong cái tiếng rào rạt của khóm vi lau kia, ta nghe thấy như cả hơi thở hồi hộp của nhà thơ... một thứ tiếng của tình cảm gái trai đang khuấy lên trong lòng ông. Nó rất khẽ ! Nhà thơ như nín thở không muốn phá tan đi những âm hưởng đang vui sướng. Và trong cõi bí mật chỉ riêng mình ông biết ấy, ông đã nghĩ tới cái kín đáo nhất của người trinh nữ !... Và nhìn ánh trăng soi xuống dưới lòng khe nước, ông mượn nó để tả về nàng. Một sự ham muốn khuấy dậy trong ông, nhà thơ đã thốt lên:
                                           Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
                                           Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.

                                 Cùng với hình ảnh của hai câu thơ mở đầu:
                                           Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
                                           Đợi gió đông về để lả lơi

                                 Để tạo thành những câu thơ hay bất hủ xếp vào hàng tuyệt thế của thi ca. Bài  " bẽn lẽn " cùng với " đây thôn Vĩ Dạ ", là hai tình thơ hay đứng đỉnh đầu trong thơ ca của Hàn Mặc Tử , cùng với chùm thơ hay ( kể cả bài : Mùa Xuân Chín ) - Đã đưa chân dung thơ ca ông lên tầm chân dung thi nhân lớn nhất của thời tiền chiến !
                                 Ta có thể kể thêm một tình thơ lạ, hay và độc đáo nữa của thi đàn - Đó là bài " tống biệt " của Tản Đà :
                                           Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
                                           Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
                                                   Nửa năm tiên cảnh
                                                   Một bước trần ai
                                           Ước cũ duyên thừa có thế thôi
                                                   Đá mòn rêu nhạt
                                                   Nước chảy huê trôi
                                           Cái hạc bay lên vút tận trời !
                                           Trời đất từ đây xa cách mãi
                                                   Cửa động
                                                   Đầu non
                                                   Đường lối cũ
                                           Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi...

                               
                                                             
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 12:15:37 bởi Nhân văn >
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 20 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 293 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9