Nhân văn
-
Số bài
:
996
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.12.2007
|
RE: Một Huyền Thoại Thi Ca
-
24.05.2008 13:04:51
*/. Tình thơ thứ 2 " Người Đàn Bà Trắng " ( bài số 38 trang 3 mạng internet, trong Tuyển thơ Đại Bàng của PNT ) - Nói về tình yêu của nhà thơ với một người đàn bà trẻ. Theo như sự giải thích của tác giả thì: Khi anh viết bài thơ này về Nàng, cho Nàng - Nàng vẫn chỉ là một thiếu nữ! Nàng rất đẹp và tình yêu của nàng cũng thật là... kiều mỹ, dù đó là một mối tình lỡ dở. Phải chăng cũng giống như Xuân Diệu đã viết: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở... Từ ánh mắt mơ mộng: Đôi mắt em đong những áng mây Đến đôi mềm thơm quyến rũ, làn da và thân thể nõn nà nhuốm mầu hoang dại của người đàn bà - Như có ngọn lửa rừng rực, rào rạt lên trong lòng nhà thơ tạo thành cảm súc, thần xuất mà bắn ra những ngôn từ, những hình ảnh... khi diễn tả tình yêu của anh đối với nàng. Đây là một bài thơ tình thuộc hàng đỉnh cao trong Tuyển thơ Đại Bàng của anh. Xin chép lại cả bài thơ để ta tiện bề soi xét. Bài thơ được bắt đầu với đôi câu làm tựa đề, giới thiệu về người đàn bà trẻ ấy: NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG Người đàn bà đi trong mưa rơi Chứa một trời thầm như hoa vậy... * Chiếc mũ trắng mềm em đội bàu trời Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc Đôi mắt em đong những áng mây Người Đàn Bà Trắng!... Em đi - về... chao những hàng cây Hồ gió thổi lệch vành mũ đội Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội Xoã ngang vai mái hất tơi bời. Nỗi niềm thao thức Những đêm trăng nước... Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai! Người đàn bà ai mà định nghĩa (?) Đường xưa đó về đây em ơi! Những con đường đã đầy xác lá rơi Xác ve xác gió và xác của mưa. Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu Anh cũng không làm chàng Trương Chi suốt đời chèo sông vắng Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau (!) Vết thương lòng không dễ đã lành đâu Những đêm sao buồn, những đêm gió khát , Khúc thơ tình anh lại viết về em! Người đàn bà... ngậm cả vầng trăng... Ngay hai câu thơ làm tựa đề ta cũng đã thấy: người đàn bà đang đi trong cơn mưa của cuộc đời!... Người đàn bà đi trong mưa rơi Chứa một trời thầm như hoa vậy Ý thơ muốn nói về sự chìm nổi hoặc là sự dạt trôi trong cuộc sống của nàng ? Thì người đàn bà trẻ ấy vẫn như hoa hương thơm ngát!... Nàng là cả một trời hoa. Nó toát lên tấm vóc và chân dung người đàn bà: Chẳng những nàng đẹp, một cái đẹp thật toàn bích... thể xác lẫn tâm hồn, cũng là ý nghĩa về sự tồn tại của nàng trong cuộc sống. Người đàn bà đi trong cơn mưa cuộc đời... có sướng, khổ, buồn vui. Cuộc đời nàng không phải chỉ ở trong căn phòng hạnh phúc, ấm êm, mà còn mưa giông, bão tố dập vùi - Nhưng nàng vẫn hiện thân như sự tươi đẹp của đất trời. Nàng chính là linh hồn của sự sống... nở hoa, kết trái ngay trên bờ bãi, trôi dạt giữa đời thường. Nàng tạo thành sự vĩnh hằng của thế giới cùng sự sinh tồn trong vũ trụ. Nếu có nàng, dù đó là nơi bèo bọt, chốn đầm hồ hay rừng hoang... thì nơi đó cũng tràn trề những niềm đam mê, say đắm và khát vọng cuộc đời. Chính ở đó nàng là khởi nguồn của mọi giá trị cũng như ý nghĩa về sự tồn tại vậy ! Người Đàn Bà Trắng (NĐBT) là một bản tình ca mà chất nữ tính được đẩy lên đến tột cùng! Mối tình ấy vẻ hoang dã mà vô biên...vụt cháy lên như một ngọn lửa đam mê, một sự tạo lập về sự sinh tồn của tạo hoá trong cuộc sống và thế giới con người. Bản tình ca ấy hát về một mối tình đắm đuối giữa nhà thơ với người đàn bà trong chốn dân gian: Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu Anh cũng không làm chàng Trương Chi suốt đời chèo sông vắng Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng... Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau! Bốn câu thơ quay ngược lại hoàn toàn những câu chuyện tình thống thiết, lâm ly của lịch sử cũng như trong truyền thuyết : Chuyện về nàng Mỵ Châu đã rắc lông ngỗng trắng trên đường... để cho Trọng Thuỷ lần theo mà tìm nàng, còn khi không lấy được nhau họ đều chết để tỏ lòng son sắt - Nhưng kết cục tình ấy bi thương quá ! Đời nay, chỉ những kể quẫn trí hoặc điên rồ mới chết vì tình như thế. Rồi truyền thuyết về nàng Vọng Phu đã hoá đá để chờ chồng... Hay chuyện chàng Trương Chi cứ đêm đêm cô đơn chèo thuyền trên con sông vắng, sau vì thương nhớ, tương tư nàng Mỵ Nương rồi cũng chết !... Những hình ảnh ấy được tác giả đưa vào thơ để làm những biểu tượng tượng trưng, nói về mối tình của mình với " người đàn bà trắng " ấy, nhưng đều đảo ngược lại: Em không biến thành đá... Anh cũng không làm chàng Trương Chi... Rồi: Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng... Đoạn thơ đã lập thành tứ liên kết với nhau mang tính chất triết học và có ý nghĩa nhân sinh. Nó rất đời, như đời !... Họ không lấy được nhau: nhưng không vì thế mà phải chết, dù suốt đời vẫn nhớ thương nhau. Có thể là trái tim họ vẫn không ngừng rỉ máu, nhưng không kết thúc cuộc đời mình bằng cách tìm đến sự tự sát? Trong thơ ta thấy tình yêu vẫn đẹp, chẳng những nó có sức thuyết phục, mà mối tình ấy còn đầy tính mộng mơ và không bao giờ mờ phai. Ý nghĩa của đoạn thơ còn bao quát cả tính xã hội học, làm cho bài thơ càng thêm sống động. Đoạn thơ đã mang dung lượng của cả một cuộc đời tình và sâu sắc. NĐBT như một bức tượng đài về đàn bà! Ta hãy nghe tác giả tả về chân dung của người đàn bà trẻ ấy: Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc Đôi mắt em đong những áng mây... Cả bầu trời bao quanh và tụ vào trong nàng, như thể một bức hoạ đầy tính mỹ học. Nàng đội một chiếc mũ vải trắng mềm như một đám mây trắng đang vờn trôi trên mái tóc xoã của nàng - Ta có thể tưởng tượng trên đầu nàng là cả một vòm trời mênh mông. Còn đôi mắt như tác giả tả thì lại đong cả sắc tố của những áng mây đang lung linh trong đó! Hình ảnh thơ mang đầy ý nghĩa tượng trưng, nhưng ta thấy hiện lên chân dung của một người đàn bà thật đẹp và thanh khiết. Đến khổ thơ dưới đó là sự hiện diện của nàng trong cuộc sống, cũng như trong trời đất này: Em đi - về... chao những hàng cây Hồ gió thổi lệch vành mũ đội, Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội, Nhưng đến câu thơ cuối của khổ thơ: Xoã ngang vai mái hất tơi bời... Ta mới thấy toát lên: Đây đúng là dáng vẻ của một thiếu nữ !... Với mái tóc xoã ngang vai và những lúc nàng ngang qua bờ hồ gió thổi ấy, gió đã hất tung mái tóc của nàng lên. Hình ảnh người thiếu nữ ấy đã in rất đậm trong anh: không chỉ thân thể , đôi mắt , mái tóc, làn da, mà cả đến dáng đi rồi thềm nắng gội trên mình em, hay chiếc mũ em đội lệch trên đầu nghiêng trong chiều gió... Những câu thơ khắc hoạ về chân dung người đàn bà trẻ ấy trong cuộc sống, như những nét trạm rất tinh tế mà phong cách lại hào hoa. Ta thấy nàng có dáng vẻ vừa quí phái, nhưng lại phóng khoáng không tỏ ra kiểu cách, nó tôn tạo sự xinh đẹp và mỹ lệ của nàng. Hình ảnh người đàn bà mịn màng, ngôn ngữ thì bay... hay tuy có vẻ ảo mà vẫn thực. Hầu hết tác giả đều dùng cảnh sắc thiên nhiên: mây, nước, nắng, gió... để làm hình ảnh tượng trưng mà miêu tả. Qua đó không chỉ toát lên vẻ đẹp bên ngoài, còn ẩn chứa cả tâm hồn và những tính chất đẹp chan chứa trong nàng. Thơ viết công phu mà vẫn nhẹ nhàng, tự nhiên không gò ép. Để tả về sự kiều diễm của một người đàn bà, ta có thể liên hệ với một bài thơ hay từ thời tiền chiến - Đó là bài " Tranh loã thể " của thi nhân Bích Khê. Ông đã mô tả về tấm thân của người đàn bà: Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm? Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 00:54:38 bởi Nhân văn >
|