Một Huyền Thoại Thi Ca
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 20 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 293 bài trong đề mục
Nhân văn 06.02.2008 11:52:31 (permalink)
 


        Như lời bình luận của nhà bình thơ Vũ Quần Phương: Bài thơ chỉ ngắn có 13 câu, nó nói lên tâm trạng của kẻ từ biệt cõi Thiên Thai về lại chốn trần gian... với lòng buồn ngơ ngẩn, người khách tục mỗi lúc nhìn lại thấy cõi tiên xa dần. Những kỉ niệm tiên cảnh rồi sẽ qua, người cũng phải vào lúc " tống biệt ":
                     Nửa năm tiên cảnh
                     Một bước trần ai

     Và trên đường về suối tiễn, oanh đưa thật là thi vị:
             Lá đào rơi rắc lối thiên thai
             Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi

     Về tới nơi phàm trần rồi, trong lòng buồn hiu hắt... ngẩng mặt mà nhìn lên chốn tiên sa:
             Cái hạc bay lên vút tận trời !
             Trời đất từ đây xa cách mãi

     Cõi tiên không còn, thời gian xa lắc - Bài thơ như một khúc nhạc du dương, tiết tấu khúc triết ngắt ra mà chấm phá. Đến cuối cùng khách thơ trong lòng đầy nuối tiếc, chỉ còn biết:
             Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi...
     Đó chính là hình bóng của thi nhân. Cũng theo nhà bình luận: Ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu đều thoát tục... và đây là một bài thơ hay, hàm xúc vào bậc nhất của thi sĩ Tản Đà ! Lời thơ tựa như những giọt sương trong suốt, huyền ảo đưa ta vào một chốn bồng lai đầy thi cảnh ở tận mãi xa xanh.
   Tôi nghĩ: nói thế cũng đã tạm đủ về cái hay của những tình thơ lạ xưa nay. Giờ xin quay trở lại để bình luận một bài thơ tình hay và lạ trong Tuyển Thơ Đại Bàng của PNT, đó là:
*   Hàng Cây Lá Đổ -
( bài thơ số 44 trang 3 của tuyển thơ trên internet ):
                       
Thế là hết ! Em đi,
                                         chôn chiều vào gió
                        Ta lang thang qua lá đổ hàng cây...

     Một buổi chiều chỉ còn nghe thấy có tiếng gió trống vắng, heo hút... tựa như  nấm mồ toàn gió - Đó chính là một nấm mồ tình. Câu thơ khắc hoạ lên cả khoảng không gian đến gai lạnh. Thời gian tuy chỉ ra trong chiều, nhưng đó chỉ là thời gian mang theo ý nghĩa trìu tượng. Nó vô tận... bởi cái chiều ở đây là chiều của sự cô đơn trong cuộc đời. Dưới hàng cây lá cứ đổ xuống đêm ngày và anh lang thang trong cõi vắng. Thế là hết ! Em đi... / - Phải, em đi rồi, xa rồi... mãi mãi. Bài thơ đã mở đầu như thế ! Cả cái sự " đi " kia, cũng chỉ là một thứ động từ mang theo ý ẩn dụ mà thôi. Sự thực đây là cảnh chia ly , tan vỡ của một mối tình mà trong những giây phút chạnh lòng nhà thơ đã nuối cảm. Như ở trong hai câu thứ 7-8 đã nói rõ hơn:
             Giờ ta sống trong hoang tàn sụp lở
             Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga.

     " bóng những con thiên nga " ở đây là hình ảnh để nói về biểu tượng của tình yêu ! Bởi những năm tháng mà anh đã êm ái và hạnh phúc bên nàng. Ngay trong khổ thơ đầu ( câu 3-4 ), nhà thơ cũng đã mô tả về hình bóng của những con thiên nga đó:
             Bản tình xưa em hát ở đây
             Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết.
   " những con thiên nga đã chết "
:
nghĩa là tình yêu của nàng đối với anh đã chết chăng? Cũng không phải vậy. Vì dù nàng đã bỏ anh đi... nhưng hình bóng nàng, tình yêu trong trái tim anh vẫn còn nguyên vẹn. Nàng đã để lại trong anh cả một thế giới hoang tàn và sụp đổ. Chính là dưới hàng cây lá đổ đó, nơi những bản tình say đắm, yêu thương nàng đã từng hát cho anh. Một lần nữa ta lại thấy nhà thơ đã nhấn mạnh về những kỉ niệm rào rạt, vô bờ với người con gái xưa mà anh không thể nào quên:
             Ôi, hàng cây... cùng ta đã bao đêm tha thiết
             Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em.

                                                      ( câu 5-6 )
   Tấm thân trinh trắng của nàng đây ! Nụ hôn nồng nàn, tha thiết của anh với nàng đây ! Cũng ở dưới hàng cây lá đổ ấy - Hai câu thơ này tác giả đã khơi dậy những ham muốn nóng bỏng và đam mê của tình yêu trai gái... bên những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trìu tượng của những câu thơ mà tôi đã nói trên - Để kéo tình thơ trở về với đời sống thường tình. Nhờ thế bài thơ  Hàng Cây Lá Đổ có những khoảnh khắc ra khỏi biên giới của những ảnh ảo, mặc dù đó vẫn chỉ là những cảm xúc trong mộng mà thôi. Bởi vì dù sao thì nó vẫn chỉ còn là những kỉ niệm trong kí ức của anh mà tuôn chảy ra. Dừng lại ở đấy, đột ngột nhà thơ kết:
             Thời gian phôi pha - Tóc ta hoá đá
             Gió cũng làm lau ngàn năm ru rất khẽ !...
             Xin rụng một bông buồn
                                                lắt lay.

     Thời gian cứ trôi, mọi kỉ niệm kí ức rồi sẽ phai nhoà - Nhưng mái tóc của nhà thơ lại... " hoá đá " ! Hình ảnh mái tóc hoá đá để nói về sự phai bạc già đi của nhà thơ chăng? Có lẽ ý của nhà thơ muốn nói rằng : Rồi đây cũng như mọi sự sinh tồn trên cõi đời này , ai cũng phải hoá thành người thiên cổ... nhưng tình yêu thì cứ trường tồn bất diệt trong trái tim người !  Cuộc sống rồi chỉ còn lại một khoảng gió mênh mang tựa rừng lau vi vút thổi, thổi mãi ngàn năm... trong không gian vô tận. Cái tiếng lau ấy ru rất khẽ ! Rất khẽ, nhưng cứ vẳng bên tai ta không bao giờ dứt heo hút đưa tất cả  vào trong cõi vô vi...Cùng với  bông hoa thơ rơi buồn , lắt lay cùng năm tháng của trái tim anh !...

 
 
                        HÀNG CÂY
                      LÁ ĐỔ 

              
  Thế là hết! Em đi,
                                   chôn chiều vào gió, 
            Ta lang thang qua lá đổ hàng cây...
            Bản tình xưa em hát ở đây,
            Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết.

            Ôi, hàng cây...

                         cùng ta đã bao đêm tha thiết,
            Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em !
            Giờ ta sống trong hoang tàn sụp lở
            Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga.

            Thời gian phôi pha - Tóc ta hoá đá
            Gió cũng làm lau ngàn năm ru rất khẽ!...
            Xin rụng một bông buồn 
                                               lắt lay. 




 
2/-   Thơ tình viết về thời áo trắng
 
                                   


                 
                 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 01:00:40 bởi Nhân văn >
#31
    Ghosttt_01 13.02.2008 11:26:09 (permalink)
     
     
     
            Em đoán chắc là anh Nhân Văn định viết về bài Thời Áo Trắng? Bài ấy hay !... mà em còn được đọc khi nhà thơ cho đăng ở trên báo nữa. Lục tìm  trong tuyển thơ ở trên mạng này, bài ấy ở ngay trên trang internet đầu tiên mà. Em đọc lại nghe :
     
    Trả lại cho anh một thời áo trắng
    Em đi rồi !
     Mai thành phố cô đơn!...
    Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
    Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn.

    Ôi! Yêu dấu cái thời còn cắp sách
    Mắt em cười mùa thu xanh lên!
    Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
    Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!!!

    Trả lại cho anh một thời áo trắng
    Đã đi qua và...đã đi qua...
    Với cả dòng sông trôi mơ mộng
    Lá lá rụng vàng tóc tóc hóa sương pha.

    Nghe gió thổi hàng cây vi vút
    Em biển xanh xa mãi vô cùng...
    Anh đứng lặng một mình bên bờ biếc
    Những âm thanh kêu bổi hổi trong lòng.

    TRẢ LẠI CHO ANH MỘT THỜI ÁO TRẮNG
    EM ĐI RỒI !
                   MAI THÀNH PHỐ CÔ ĐƠN !... 

     
             
              Thích nhât là hai câu thơ :
                    Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
                    Tà áo trắng động vào... khe khẽ nát tim anh !
         nghe cái từ " khe khẽ nát tim anh ! " , thật là thích. Một cái gì đó xiết xa cứ gợi ra của tình yêu với người con gái đó - Em nói thế có đúng không?
         Hai câu thơ đầu tiên cũng thật hay:
                    Trả lại cho anh một thời áo trắng
                    Em đi rồi !
                                Mai thành phố cô đơn !...
          Em nghe nói bài thơ này đã được một nhạc sĩ ở Thủ đô phổ thành bài hát ! Bài thơ cũng dễ hiểu. Loại bài thơ tình như thế này chắc là lớp sinh viên sẽ rất thích nữa đấy !


                  
    #32
      Nhân văn 14.02.2008 11:59:44 (permalink)
       


      2/-   Thơ tình viết về thời áo trắng.
       

            Phần lớn thơ tình của PNT viết rất nhiều về " thời áo trắng "! Nghĩa là xuất phát trong cảm xúc của nhà thơ về một mối tình nào đó đối với thời của nữ sinh, hoặc là các mối tình của anh với những người thiếu nữ. Ở đây tôi chỉ giới thiệu đôi, ba bài mà ngay tên đề của nó đã nói rõ về cái thời áo trắng đó mà thôi. Trong cái bể cả mênh mang thơ tình của nhà thơ, tới mỗi một phần nào đó... tôi lại tìm đặt cho nó một cái tên - nhằm để người đọc dễ nhận biết khi suy xét giữa bài này, bài khác và cũng để cho bản thân người viết dễ bề giới thiệu. Dần dà... hy vọng sẽ khái quát được một phần căn bản thơ tình ( hoặc thơ đời ) trong thế giới của thơ anh ! Xin bắt đầu vào bài thứ nhất của phần này cũng có cái tên đề là:
      *    Thời Áo Trắng  ( Bài thơ số 4 trang đầu internet ):
                      Trả lại cho anh một thời áo trắng
                      Em đi rồi - Mai thành phố cô đơn !...
                      Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
                      Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn.

           Vào đầu bài thơ ta đã thấy tiếng gọi của nhà thơ như muốn níu kéo về một thời của tình yêu ! Cái thời ấy trong trắng như ban mai, trinh khiết và hương thơm mát. Đó là cái " thời áo trắng " - Cái thời đối với các nàng thiếu nữ đầy quyến luyến, say đắm của những mối tình đầu. Tiếng gọi của nhà thơ trong sự nuối tiếc: Trả lại cho anh.../-  Cái thời yêu ấy đã qua, đã quá xa với anh rồi ! Khi em đã ra đi - Nhưng ta cảm thấy như nhà thơ vừa mới bị mất thôi. Đến cả đất trời cùng luyến tiếc: hoa mùa xuân thì thôi không nở, anh chỉ còn biết lang thang trong những ánh đèn đêm thành phố mà thương nhớ, mà hoài vọng về em. Tình yêu để lại trong anh bao nhiêu những kỉ niệm ngọt ngào. Nó trong như những giọt sương mai... nếu động mạnh vào là có thể vỡ tan. Nhưng dẫu thế nó vẫn lắng đọng rất sâu vào tâm hồn ta, qua đi không bao giờ có thể còn quay trở lại được nữa. Trong đời ngươì ai cũng cất dấu một khoảng trời xa xăm ấy ở trái tim mình. Dẫu trong cát bụi cuộc đời thì những kỉ niệm đó càng êm đềm , xoa mát  làm dịu đi những vết đau, rạn vỡ của cuộc đời ta. Như đoạn thơ sau đó nhà thơ đã thốt lên:
                      Ôi ! Yêu dấu cái thời còn cắp sách
                      Mắt em cười, mùa thu xanh lên !...
            Đôi mắt của người thiếu nữ như cả một mùa thu trong ngắt, thăm thẳm và mộng mơ. Khi bóng dáng em đi rồi... thành phố cũng ngẩn ngơ mà cô đơn. Đó là cái thành phố của tuổi trẻ, tình yêu. Giờ đây chỉ còn lại nhà thơ trong cái thành phố trống vắng ấy... nghe lá cây cứ đổ xuống đêm ngày. Những bông hoa  không muốn nở, bóng điện đêm càng trở nên hiu hắt. Cả thiên nhiên, đất trời cũng nuối buồn cùng anh. Rồi những kỉ niệm dồn về:
                      Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
                      Tà áo trắng động vào...
                                                    khe khẽ nát tim anh !

            Tác giả sử dụng hình ảnh khi tà áo trắng động vào, thì... khe khẽ nát tim anh ! - Cái tiếng " nát " mới gợi cảm làm sao? Khi ấy trái tim trai trẻ của nhà thơ bắt đầu yêu ! Anh rạo rực bên người con gái... Câu thơ gọi ta về kỉ niệm của một thời yêu dấu. Ở dưới ánh trăng kia đôi nam nữ đang học bên nhau, và trái tim tình yêu của họ cũng khe khẽ toả hương. Cái ngỡ ngàng, rụt rè của buổi ban đầu ấy !... nhưng vẫn đầy ham muốn, trong sự chớm nở tình cảm của mối tình đầu. Trái tim anh xao xuyến, bồi hồi. " khe khẽ nát " - Là một hình tượng của tình yêu, tưởng chừng như trong câu thơ có cả máu tim và tâm hồn đang xao động của nhà thơ. Và cái ánh trăng kia... cái ánh trăng một thưở nào cùng anh mơn man bên người con gái ấy. Đó chính là cái thời mà anh cùng với em ngồi dưới mái trường đại học. Trong những buổi học bên em êm đềm biết bao. Tà áo trắng của nàng khẽ động vào anh...một tình cảm khác thường cao hơn tình bạn dậy lên trong trái tim anh. Cả đôi mắt ấy giờ cũng khác? Mắt em nhìn anh đã như chứa cả một bầu trời của mùa thu xanh...
            Có thể nói: bài thơ Thời Áo Trắng là bài thơ gối đầu của những lớp sinh viên, đặc biệt là các nữ sinh. Họ tìm thấy trong tình thơ cái hơi thở , những tình cảm chứa chan dạt dào và trong lành của tình yêu tuổi trẻ. Nó khắc hoạ được những hình ảnh tả rất đẹp về người thiếu nữ. Những cảm xúc trong tình yêu ban đầu rụt rè, ý nhị nhưng vẫn gợi cảm và cũng thật chứa chất  nồng nàn. Là một bài thơ rất đẹp! Nhưng không chỉ thế, ngay cả những bậc hoa niên cũng tìm thấy trong kí ức về một thời tuổi trẻ của mình. Dù nó đã đi qua, nhưng ai mà chẳng nuối về cái thời trong trắng đã từng có bao kỉ niệm với người con gái?... Cho nên nhiều đối tượng đều yêu tình thơ ấy! 

       
                                         
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:26:33 bởi Nhân văn >
      #33
        Nhân văn 16.02.2008 12:09:08 (permalink)
         


               Bài thơ diễn tả theo từng lớp thời gian trong cuộc đời con người, cuộc đời của nhà thơ. Sau cái đoạn thơ mở đầu, đến giữa nhà thơ khắc hoạ thời gian của dĩ vãng:
                        Trả lại cho anh một thời áo trắng
                        Đã đi qua, và... đã đi qua...
                        Với cả dòng sông trôi mơ mộng
                        Lá lá rụng vàng tóc tóc hoá sương pha.

             Bài thơ tình tiết không nhiều, nhưng cũng đủ để khắc hoạ lên cái đẹp, cái bóng dáng và cái hay trong tình yêu một thời. Thời ấy như cả dòng sông xanh thẳm của cuộc đời. Dòng sông chứa đầy sự mộng mơ khát vọng ấy đã chảy qua đời anh trôi đi. Khi lá cứ rơi rụng xuống, mái tóc nhà thơ cũng bạc dần với màu sương pha của tháng năm. Bóng dáng em càng ngày càng xa xôi, anh bồi hồi nuối lại một thưở xưa " đã đi qua, và... đã đi qua..." - Điệp khúc " trả lại cho anh một thời áo trắng " đã được đay đi đay lại đến ba lần: nó chính là tình cảm, là ý tưởng bao trùm trong suốt  tình thơ. Cái từ " em " ở đây hình như cũng không phải để nói về một người con gái cụ thể. Nó chỉ là hình ảnh tình yêu bên người trinh nữ... giờ đây theo cảm xúc  chảy tràn ra trong dòng sông mộng người thi sĩ ! Thành thử bài thơ trở thành một hình tượng tình yêu đối với bất cứ một thiếu nữ nào cũng thấy mình trong đó, chứ không còn riêng chỉ là " em " của nhà thơ nữa.
              Bắt đầu vào thơ là tác giả thổn thức gọi và ta nghe thấy sự thao thiết trong tiếng gọi ấy!... Những âm thanh lắng đọng từ trong lòng anh bay vào cả vũ trụ bao la mênh mang. Những âm thanh đó vọng lên từ một bờ biển. Nhà thơ chỉ còn biết đứng lặng đi nhìn người thiếu nữ bên bờ biển xanh kia ngày càng hút xa... xa mãi vào vô tận:
                        Nghe gió thổi hàng cây vi vút
                        Em biển xanh xa mãi vô cùng
                        Anh đứng lặng một mình bên bờ biếc
                        Những âm thanh kêu bổi hổi trong lòng.

              Đoạn thơ xuất hiện khắc hoạ cả một khoảng không gian trống vắng, chỉ còn nghe thấy tiếng gió thổi mà gọi vọng về em!... Chỉ còn có tiếng của trái tim anh với tình yêu chan chứa trong lòng đang đập bên bờ biển ấy.
              Như thế là hết rồi! Hết mãi mãi không bao giờ trở lại. Chỉ có tiếng thơ anh bay mãi vào vô định để gọi cùng năm tháng, khoá lại bài thơ Thời Áo Trắng này ở đấy:
                        Trả lại cho anh một thời áo trắng
                        Em đi rồi - Mai thành phố cô đơn!...
              Khi tác giả cho truyền bá, nó đã trở thành một trong số những bài thơ có tiếng vang rộng rãi của thơ anh. Chắc rằng rồi đây Thời Áo Trắng  sẽ là một tình thơ không kém phần đặc sắc được truyền tụng trong dân gian, nhất là giới trẻ và của cả nền văn học mai sau. 



         
                            THỜI ÁO TRẮNG

        Trả lại cho anh một thời áo trắng
        Em đi rồi - Mai thành phố cô đơn!...
        Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
        Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn.

        Ôi! Yêu dấu cái thời còn cắp sách
        Mắt em cười mùa thu xanh lên!
        Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
        Tà áo trắng động vào...

                                  khe khẽ nát tim anh!

        Trả lại cho anh một thời áo trắng
        Đã đi qua và...đã đi qua...
        Với cả dòng sông trôi mơ mộng
        Lá lá rụng vàng

                          tóc tóc hóa sương pha.

        Nghe gió thổi hàng cây vi vút
        Em biển xanh xa mãi vô cùng...
        Anh đứng lặng một mình bên bờ biếc
        Những âm thanh kêu bổi hổi trong lòng.

        Trả lại cho anh một thời áo trắng
        Em đi rồi, mai thành phố cô đơn !...


                                  
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:28:14 bởi Nhân văn >
        #34
          Nhân văn 20.02.2008 12:07:54 (permalink)
           


          *   Phố thu và áo trắng  ( bài thơ số 8 trang đầu tiên internet ).
                Nếu như bài thơ Thời Áo Trắng là sự hồi tưởng, hoài cảm về kỉ niệm của một thời, nhưng nó chỉ dừng lại ở sự nuối tiếc có phần xa xót... vì tuổi trẻ đã qua đi - Thì Phố Thu Và Áo Trắng ( PTVAT ) cái phần nuối tiếc, xa xót ấy lại bồng sôi lên như xé ruột gan, cào cấu trong tim tác giả.
                Có một buổi nhà thơ đang đi trên phố thì bỗng nhiên anh bắt gặp những tà áo trắng của các nàng thiếu nữ phấp phới bay đi và lướt qua anh. Thế là trái tim nhà thơ xôn xao, mà không phải chỉ xôn xao, tưởng chừng trái tim ấy muốn vỡ tan:
                          Tà áo trắng em đi qua phố
                          Mùa thu rơi phủ mắt anh,
                          Tà áo trắng của người sinh nữ
                          Anh nhìn xác phượng khóc rưng rưng.
                Căn cứ vào thời điểm mà tác giả làm bài thơ này, có lẽ đó là những chiếc áo dài trắng của các nữ sinh mặc trong buổi khai trường, đã cuối hè sang đầu của mùa thu. Nhà thơ nhìn hoa phượng đang rơi, đã rơi, nhớ lại những ngày được cùng em đến trường mà khóc: khóc rưng rưng! /-  Ôi mùa thu, cái mùa thu sâu lắng lẫn cả trong màu áo trắng em mà rơi phủ lên trái tim anh, lòng anh thổn thức bồi hồi. Vậy là, tà áo trắng này là tà áo trắng thực và phố này cũng là phố thực - ( Nó khác với thành phố và tà áo trắng ở bài thơ Thời Áo Trắng đã có mang màu sắc của sự tượng trưng ). Sau đó nghe như máu tim của nhà thơ rỏ xuống:
                          Chỉ còn lại con tim rớm đỏ
                          Áo quệt vào... máu rỏ hai tay...
                Chàng bật kêu lên, mà không... chàng nấc lên:
                          Ôi mùa thu, mùa thu êm ả
                          Sao lòng anh tơi tả thế này?
                Nếu như trong Thời Áo Trắng - khi:
                          Tà áo trắng động vào... khe khẽ nát tim anh!
                Thì ở bài thơ này mức độ xao xiết lên trái tim người thi sĩ sự xa xót đã cao hơn. Anh bàng hoàng nhớ về một thưở cũng đã từng có những ngày tháng yêu thương ngọt ngào bên người trinh nữ... giờ như con dao cứa vào cào nát trái tim anh. Mặc dù vẫn đang trong cái mùa thu êm ả, trong xanh kia! Nhưng khi tà áo trắng quệt vào máu tim anh đã chảy tràn ngập cả mùa thu đó. Thế là tất cả đất trời cùng nuối đau, mùa thu cũng đâu còn được yên lành nữa:
                          Áo trắng in ngang trời - sét đánh!
                          Lưỡi dao nào cào nát tim thu?
               Đến đây thì hình tượng thơ lại trở thành thơ tượng trưng: tà áo trắng ấy hiện lên mà tưởng như thành sét đánh xuống cuộc đời. Hình ảnh lưỡi dao cào nát cả trái tim mùa thu là một hình ảnh đã được thăng hoa, nó đẩy nỗi thơ lên cao! Cái lưỡi dao của sự mất mát bởi năm tháng cứ tàn úa đi trong cuộc đời, anh không thể trở lại với tình yêu nồng nàn, say đắm một thưở ấy cùng em được nữa. Hình ảnh thơ mang đầy tính thi ca nhưng mà mới dữ dội làm sao? Có một đoạn thơ quyện giữa mùa thu và tà áo trắng như một bức hoạ in trên nền trời, làm cho tình thơ bay lên:
                          Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc
                          Lang thang vài cánh bướm bơ vơ...
                Cái hình ảnh tà áo trắng trôi với vài con bướm vàng bay bơ vơ... chính là hồn của nhà thơ cũng đang bơ vơ trong những con bướm ấy! Các thiếu nữ đi qua, những tà áo trắng vô tư nhưng lạnh lùng đi qua không thèm đoái hoài đến sự có mặt của nhà thơ... Thế là trời đất nổi thành sấm sét cùng những lưỡi dao tạo hoá kia, đánh vào cào nát và xé tan trái tim anh! Cái mùa thu êm ả đó đâu còn? Cái tâm trạng đang thanh bình, yên tĩnh của nhà thơ bị đảo lộn, cả đất trời cũng quay cuồng bởi tà áo trắng mềm mại, duyên dáng kia cấu xé làm cho nó nát bươm. Hình ảnh thơ ấy để diễn tả sự xa xót, sự nuối tiếc và cũng chính nó để bộc lộ khát vọng tình yêu vô biên của con người khi bước vào tuổi hoa niên - Tuổi trẻ qua đi, nhưng tâm hồn và trái tim ta thì cứ trẻ mãi, cứ khát vọng mãi trong tình yêu trai gái ấy. Dường như nó còn mãnh liệt hơn! Ôi, lòng ham muốn của con người mới không cùng...
                Trong trái tim anh giây phút bồi hồi tưởng lại những năm tháng đã từng được ân ái bên em, bên các nàng thiếu nữ của thời áo trắng:
                          Anh cũng có một thời bên áo trắng
                          Cũng bế bồng... và cũng đã ru em...
                          Cái thời ấy chìm vào xa vắng,
                          Phút gặp lòng đâu hết ngổn ngang.
                Sự ngổn ngang trong lòng nhà thơ đây là sự tiếc nuối: thưở mà anh cũng bồng, cũng bế, cũng ôm ấp những người con gái trong lòng mình. Tình yêu cuồng nhiệt và nóng bỏng - Giờ đã thành những năm tháng lạnh tanh, nhạt nhoà của đời chàng rồi. Cứ nghĩ đến cái thời tấm thân người con gái mềm mại, ấm áp trong vòng tay của chàng... Em chiều theo ý của chàng! Ôi, những khoảnh khắc ấy của đời người bỗng trở thành như kỉ vật thiêng liêng, để theo thời gian mà trôi vào tàn úa, qua đi không còn có thể lấy lại. Đoạn thơ mà tác giả hồi tưởng ấy chính là sự trăn trở - Nó lý giải cảnh ngộ ở trên: vì sao khi gặp những tà áo trắng đi qua lòng anh lại rạo rực, cảm xúc mãnh liệt đến thế!...

           
                                        
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:30:47 bởi Nhân văn >
          #35
            Nhân văn 24.02.2008 11:50:52 (permalink)
             


                  Phố Thu Và Áo Trắng là một bài thơ do cảm xúc bất chợt xao xiết lên trái tim nhà thơ mà bật ra: " Áo quệt vào máu rỏ hai tay "/- Nó bật ra trong cái hình ảnh tượng trưng ấy nhưng rất tự nhiên mà thành, cho nên ý thơ chứa đầy hồn và tâm khảm của thi sĩ để đẩy tình thơ đi đến tột cùng. Tâm trạng thảng thốt, những giây phút muốn níu kéo - Tức là nó muốn phản ánh sự ham muốn. Mặc dù tuổi tác đã qua đi, nhưng khát vọng của tình ái gái trai không muốn dừng lại, không muốn chấp nhận. Có lẽ, xúc động bởi tác động của những thiếu nữ áo trắng kia chỉ là duyên cớ để khát vọng ham muốn tình yêu giới tính... trong nhà thơ có dịp bùng nổ mà thôi. Tôi vẫn muốn nói đến hai câu thơ:
                            Ôi mùa thu, mùa thu êm ả
                            Sao lòng anh tơi tả thế này?
                 Tác giả kêu lên khi lòng mình tan vỡ, trái tim tan nát... nghĩa là con người vẫn muốn yêu! Vậy thì liệu có đúng là cái mùa thu kia êm ả thật không? Thật ra mùa thu đã không còn êm ả nữa. Nhà thơ phác hoạ lên sự đối nghịch của lòng mình với cảnh thiên nhiên đang thanh bình quanh anh. Như Nguyễn Du đã nói:
                           Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
                 Ngay đoạn thơ sau đó ( đoạn thơ thứ ba ) ở trong câu 12, tác giả đã đi vào dùng hình ảnh để triết lý về mùa thu này:
                            Lưỡi dao nào cào nát tim thu?
                 Ta thấy hình tượng thơ thật khốc liệt. Nó đau đến mức độ như cả một lưỡi dao cào nát trái tim mùa thu? Trong tao đàn cũng hiếm có câu thơ nào dùng hình ảnh hay đến vậy. Tôi xin đọc lại cả đoạn thơ thứ ba ấy:
                            Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc
                            Lang thang vài cánh bướm bơ vơ...
                            Áo trắng in ngang trời - sét đánh!
                            Lưỡi dao nào cào nát tim thu?

                 Hình ảnh của mùa thu miêu tả không nhiều, nó chỉ được gợi ra và máu tim nhà thơ rỏ xuống cùng với những tà áo trắng của các nàng thiếu nữ quyện bay trong phố thu - Nhưng mỗi khi xuất hiện, các đoạn thơ đều liên kết với nhau, tôn vinh để đẩy tình thơ đi. Sau đoạn thơ mà tác giả viết về hồi ức, anh cũng đã từng có một thời say đắm cùng yêu với các nàng thiếu nữ... và trong thời ấy:
                             Đã bế bồng... và cũng đã ru em...
                 Rồi anh than:
                             Cái thời ấy chìm vào xa vắng 
             
            Phút gặp lại nên lòng càng trăm mối ngổn ngang, để anh kết lại đoạn thơ cuối cùng:
                            Thêm một mùa thu, một mùa thu vỡ
                            Câu thơ nấy những bông hoa buồn.
                            Thôi, đừng hát để ướt lòng trinh nữ,
                            Em đi rồi !...

                                              Anh chết cả mùa đông.
                  Mỗi một mùa thu đến, dù trời đất vẫn trong xanh, mùa thu có êm ả bao nhiêu - Thì lại thêm một lần nữa trái tim anh tan nát, bởi áo trắng kia lại càng rời xa anh hơn. Thì tình gái trai có một thưở ấy càng trở thành những hồi ức xót xa cào nát trái tim anh! Nên cái sự đổ vỡ này không phải là của mùa thu đâu, mà là sự đổ vỡ của lòng anh đấy. Vần thơ nẩy trong cảm xúc  lòng nhà thơ trào ra, cũng giống như những bông hoa buồn trong cuộc sống giữa đất trời này mà thôi. Câu thơ kết hạ xuống:
                            Em đi rồi !...
                                               Anh chết cả mùa đông.
                 Ý muốn nói: Em đi rồi!... Thì cả thời gian sau đó để lại trong anh sự  tiếc nuối và tan vỡ vô bờ bến. Anh đi trong mùa đông cô đơn sẽ hiu hắt vì buồn. Đó là sự thất vọng hoàn toàn trong cuộc đời và trái tim anh - Nhưng ý tưởng tình thơ để nó nói về nỗi khát vọng tình yêu của cuộc sống con người.
                 " Thôi đừng hát để ướt lòng trinh nữ " - Nhà thơ chỉ than như thế thôi, bởi anh có hát thế, chứ hát nữa cũng vô vọng mà. Đó là qui luật của sự tàn úa bởi thời gian trong cuộc đời không ai cưỡng nổi. Trong chân trời của thi ca - Nó chứa đựng nỗi niềm cụ thể của nhà thơ. Nhưng dù ở một phương diện nào: hoặc để phản ảnh nỗi sung sướng, những hạnh phúc chan chứa... Hay nói lên sự đau đớn, xa xót bởi tan vỡ - Thì đi đến cực điểm nó đều tạo thành cái hay của tình thơ ấy! Nói là " thôi đừng hát... ", thực ra là nhà thơ muốn hát mãi về em. Câu thơ chỉ mang một ý ẩn dụ gì đó, một cách bộc lộ tình cảm mạnh mẽ của tác giả xúc động hoặc nuối cảm... trong khát vọng của tình yêu trai gái.
                 Phố Thu Và Áo Trắng là tiếng lòng thốt ra của nhà thơ giữa một mùa thu êm lành, trong xanh - dậy nên một cảm xúc, mà tần số cảm xúc thơ khá mạnh đủ để làm cho trái tim người rỉ máu!...

             
             
                                      PHỐ THU
                                    VÀ ÁO TRẮNG

            Tà áo trắng em đi qua phố
            Mùa thu rơi phủ mắt anh
            Tà áo trắng của người sinh nữ
            Anh nhìn xác phượng khóc rưng rưng.

            Chỉ còn lại con tim rớm đỏ
            Áo quệt vào máu rỏ hai tay
            Ôi! Mùa thu mùa thu êm ả
            Sao lòng anh tơi tả thế này?

            Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc
            Lang thang vài cánh bướm bơ vơ
            Áo trắng in ngang trời - sét đánh!
            Lưỡi dao nào cào nát tim thu?

            Anh cũng có một thời bên áo trắng
            Cũng bế bồng và cũng đã ru em!...
            Cái thời ấy chìm vào xa vắng
            Phút gặp lòng đâu hết ngổn ngang.

            Thêm một mùa thu một mùa thu vỡ
            Câu thơ nẩy những bông hoa buồn
            THÔI ĐỪNG HÁT ĐỂ ƯỚT LÒNG TRINH NỮ
            EM ĐI RỒI !... 

                                     ANH CHẾT CẢ MÙA ĐÔNG. 


             
                                                
              
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:35:11 bởi Nhân văn >
            #36
              Nhân văn 27.02.2008 11:44:36 (permalink)
               


                  Trong mảng thơ tình Huy Cận, ông cũng có viết một bài thơ về thời áo trắng - Để có thêm cơ sở nhìn nhận độ hay cũng như cái giỏi trong thơ ca của PNT mà tôi đang bàn đến trong bài viết này, xin chép cả bài thơ " áo trắng " của thi nhân Huy Cận ra đây để người viết tiện việc phân tích:
                              Áo trắng đơn sơ , mộng trắng trong.
                              Hôm xưa em đến, mắt như lòng.
                              Nở bừng ánh sáng. Em đi đến.
                              Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.
               
                              Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;
                              Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
                              Em lùa gió biếc vào trong tóc
                              Thổi lại phòng anh cả núi non.
               
                              Em nói anh nghe tiếng lẫn lời
                              Hồn em anh thở ở trong hơi
                              Nắng thơ dệt sáng trên tà áo
                              Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.
               
                              Đôi lứa thần tiên suốt một ngày
                              Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.
                              Dịu dàng áo trắng trong như suối
                              Toả phất đôi hồn cánh mộng bay./.
                   Cứ xem bài thơ thì cũng đoán biết Huy Cận làm bài thơ này, sau khi đã gặp gỡ và hạnh phúc với một người thiếu nữ nào đó:
                              Đôi lứa thần tiên suốt một ngày
                              Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.
                   Bài thơ nằm trong tập " lửa thiêng " - Nghĩa là tập thơ đã làm nên gương mặt của thi nhân Huy Cận. Bài thơ này cũng được Hoài Thanh trích in trong cùng số ít bài chọn lựa, để đưa vào tập " Thi nhân Việt Nam 1932-1941 " của ông. Đã sang thế kỉ thứ 21 ngót chục năm rồi, suy cho cùng đó vẫn là tuyển thi nhân Việt Nam đắc địa nhất và cũng là giai đoạn thơ hay nhất tới giờ.
                   Bài thơ Áo Trắng ấy được Huy Cận viết vào giai đoạn còn trẻ, nhưng thơ đã vào độ chín và là thời kì sung mãn nhất của cuộc đời thi nhân. Trong mảng thơ tình Huy Cận thì " áo trắng " cũng thuộc trong ít những bài thơ khá nhất - Tôi xin nhấn mạnh lại là: tôi chỉ nói riêng về thơ tình, vì nếu nói cả về thơ ca Huy Cận thì Tràng Giang và ít bài khác nữa còn hay hơn!... Hoài Thanh viết về Huy Cận nhiều, có đoạn ông đã khắc hoạ  thi nhân như sau:
                   " Người ta cần phải nương tựa về một cái gì đó cho đỡ lẻ loi: một lòng tin hay, ít nữa, một tình yêu, theo nghĩa thông thường và chân chính của chữ yêu. Huy Cận có lẽ đã thiếu tình yêu mà Thượng đế của người lại chỉ là một cái bóng để gửi ít câu thơ thì được, an ủi thì không - Ta thấy một người hiền lành lắm và non dại lắm, vui hấp tấp, vui cuống quýt, vì trong lúc vui người cũng biết buồn đương chờ mình đâu đó ". Hay là: " Huy Cận đi lượm lặt chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thi nhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc " v.v...
                                           ( trích Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh )
                   Chỉ cần nghe cách đánh giá của Hoài Thanh như vậy cũng đủ thấy Huy Cận đã là một thi nhân có tài. Xin lại quay trở về với bài thơ " áo trắng " của ông - Toàn bộ bài thơ viết theo kiểu cách viết thơ tả: hình ảnh thơ dùng đã giỏi và khá sinh động nhiều màu sắc, rồi nhà thơ liên kết các hình ảnh đó lại dựa trên cảm xúc của mình để hoàn tứ bài thơ. Bài thơ chứng tỏ của một người làm thơ đã có nghề. Tôi xin nói thí dụ về một khổ thơ để thấy cho rõ hơn:
                              Em đẹp bàn tay ngón ngón thon
                              Em duyên đôi má nắng hoe tròn
                              Em lùa gió biếc vào trong tóc
                              Thổi lại phòng anh cả núi non.
                   Đầu tiên là tác giả tả bàn tay của ái nữ là một bàn tay đẹp và thon. Sau đó tả đến đôi má có duyên như vệt nắng hồng hoe tròn trên má... rồi đến gió lùa vào trong tóc và kết đoạn - Tất cả của nàng " như cả núi non " ( nghĩa là hình tượng về sự kì vĩ của người đẹp tựa như núi ), thổi đến căn phòng của thi nhân

               
                                             
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:36:04 bởi Nhân văn >
              #37
                Nhân văn 29.02.2008 11:24:24 (permalink)
                 


                     Đối với một tầm bậc cố nhân thì chủ yếu ta ca ngợi hoặc là khen những cái hay ( tôi nghĩ thế ), người đời cũng dễ nghe mà mình không mắc vào điều thiếu tín nghĩa. Nhưng đã muốn bàn luận văn chương nhất là khi muốn đưa ra  sự nhận định về một độ hay nào đó giữa bài thơ của người này với  bài thơ của người khác, bản thân anh lại không nêu ra được sự đánh giá tương đối xác đáng ( ít nhất là theo nhận thức của riêng anh ), thì ai người ta cần anh đi luận bàn văn chương để làm gì? và bài viết cũng thật là vô nghĩa. Bài thơ Áo Trắng của Huy Cận có bốn đoạn, từng đoạn đều lần lượt tìm ý tả như đoạn thơ đã trích dẫn trên: thứ nhất những hình ảnh mà thi nhân miêu tả gần như quá nắn nót rồi liên kết lại, cảm xúc chảy ra chưa phải là tuôn trào của dòng mạch... bởi thế bài thơ thiếu đi những câu thơ thần xuất và có vẻ chưa được thật sự có cái " nhiên nhi nhiên " đối với một bài thơ hay cần thiết của thi ca. Ý tứ  toàn bài toát ra cũng chưa lột nổi tâm trạng cũng như tình cảm say đắm đang dồn ứ  trong thi nhân - Nghĩa là bài thơ chưa có được sự viên mãn. Sự sắp đặt ý tứ, hình ảnh bài thơ của thi nhân cũng tỏ ra quá tỉnh táo... vẫn là một bài thơ của tri thức làm ra chứ cảm xúc chưa hẳn bắn ra do thần xuất  từ hồn. Thi nhân cố công tìm nhiều hình ảnh đẹp để miêu tả, có vẻ hơi nhiều lời mà chưa được sung mãn lắm !... Thí dụ như ở đoạn thơ tôi đã trích dẫn trên: Dùng hình ảnh " núi non... " ở đây để nói về cả cái đẹp, sự kì vĩ của nàng tựa như núi... thổi đến căn phòng của thi nhân, thì sự gợi mở về thẩm mĩ cho cái đẹp ấy - Hình ảnh thơ chưa " đắt ", chỉ là sự ghép vần và ý cho hợp. Nhà thơ cố tạo dựng một hình ảnh nào đó để ta hiểu. Tuy ta vẫn có thể hiểu nhưng thơ còn gượng gạo, chưa thực sự làm cho ta thú, sướng được trong thơ. Áo trắng của ông chưa phải là một bài thơ hay và sự truyền cảm của nó với các thế hệ sau này, kể cả đối với lớp trẻ sinh viên cũng còn hạn chế.
                     Tôi quay trở lại để bình luận tiếp về hai bài thơ áo trằng của PNT như đã phân tích trên - Thơ PNT bay toả, cũng lan rộng ra nhiều khía cạnh theo cảm xúc nhưng vẫn không tản mạn. Nhiều hình tượng sử dụng trong thi ca thần xuất tự nhiên chứ không rơi vào cảnh nắn nót. Thí dụ như ở trong bài Thời Áo Trắng:
                                Trả lại cho anh một thời áo trắng
                                Em đi rồi - Mai thành phố cô đơn!
                     Hay là:
                                Mắt em cười mùa thu xanh lên.
                                Tà áo trắng động vào... khe khẽ nát tim anh!...
                     Nghĩa là hình tượng thơ nó có khả năng tiêm trích vào trái tim người nghe, bao bọc trong đó một cảm xúc rất thi vị mà cồn cào máu thịt. Hay ở bài Phố Thu Và Áo Trắng:
                                Áo trắng in ngang trời - sét đánh!
                                Lưỡi dao nào cào nát tim thu?
                     Rồi:
                                Anh cũng có một thời bên áo trắng
                                Cũng bế bồng... và cũng đã ru em...
                     Ta thấy áo trắng như ngã và cảm xúc trong lòng nhà thơ vậy. Thơ tràn ra như thế nhưng vẫn cô lại xúc tích, thơ không thừa và cũng không rơi vào tả vụn vặt dài dòng. Khi kết thơ thì tác giả đi hết gam để đẩy thơ đến tận cùng, biểu cảm thơ một cách cũng rất hồn nhiên. Như là:
                                Thêm một mùa thu, một mùa thu vỡ
                                Câu thơ nẩy những bông hoa buồn
                                Thôi đừng hát để ướt lòng trinh nữ
                                Em đi rồi - Anh chết cả mùa đông...

                     Nếu nói về tay nghề thì tay nghề làm thơ của PNT cũng rất cao. Nhà thơ như bóc cả trái tim mình ra, trong tâm hồn thì xao động với tần số mãnh liệt. Nói một cách cho hoa mĩ, thơ của anh tràn ra như suối ào và máu chảy mà vẫn không thiếu phần khúc triết... để bật lên toàn bộ tình cảm trái tim thơ. Công bằng mà so sánh thì bài thơ Áo Trắng của Huy Cận đều chưa hay bằng và cũng không thần thơ bằng hai bài Thơ Áo Trắng của PNT - Tôi nghĩ: Điều đó có lẽ nó cũng thể hiện cả tầm vóc và khả năng cao thấp của mỗi nhà thơ đến đâu?

                 
                 
                                   
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:37:26 bởi Nhân văn >
                #38
                  Nhân văn 03.03.2008 12:14:58 (permalink)
                   


                     *   Mái tóc con gái ( bài thơ số 11 trang đầu tiên internet ). 
                        Về  phần thơ áo trắng tôi xin bình thêm một bài này nữa, bài thơ cũng rất thú. Không biết vì một lý do nào đó, người yêu của nhà thơ đã bỏ anh để đi lấy chồng? Nhưng cứ xem bài thơ thì thấy rằng: lòng anh tiếc nuối, giọng thơ vẫn ân ái và thân thiết lắm! Đây là một thiếu nữ phố, mái tóc của nàng xoã ra như mây bay:
                                  Mái tóc phố màu mây
                                  Xoã ngang đời con gái,
                                  Em đi lấy chồng rồi! 
                                  Lòng anh buồn biết mấy.
                        Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh mái tóc ấy để mở đầu cho tình thơ. Nếu như hình ảnh những người con gái đặc trưng trong thơ tình Nguyễn Bính - Là những cô gái làng, gái quê của một thưở xưa:
                                  Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
                                  Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi.
                        Thì hầu như thơ tình của PNT đều nói về các cô gái phố, các thiếu nữ của đô thị ngày nay. Ngay như trong bài thơ ( vào những năm sau này ) khi anh viết về người người vợ trẻ của mình cũng thế:
                                  Trong một phố nghèo có người vợ trẻ
                                  Vẫn đón con đi, về... như thường lệ,
                                  Vóc em thanh cũng thể mùa xuân
                                  Đôi mắt em: đôi mắt ấy màu đen.
                                                     ( Tiếng hát đời thường )
                        Trở lại với bài thơ Mái Tóc Con Gái (MTCG) - Cái hình tượng mái tóc phố màu mây gợi cho ta hình dung về một mái tóc xoã ngang vai ở các thiếu nữ. Nhưng đây tác giả viết " xoã ngang đời con gái ", hình tượng thơ lại mang ý nghĩa bao trùm. Nó nói về cả một thời, câu thơ nghe giản dị và gần gũi. Thế là em đi lấy chồng rồi!... lòng anh buồn biết bao. Chỉ có việc người yêu đi lấy chồng mà nhà thơ lại hỏi cả hàng phố:
                                  Hàng phố người có thấy
                                  Những vòm cây đứng thầm
                                  Chiều hoàng hôn cũng vậy
                                  Gió như là để tang.
                        Hàng cây đứng thầm là bởi do tâm trạng nhà thơ cảm thấy như thế đấy chứ? Nhà thơ cho rằng những vòm cây lặng lẽ kia ( có thể vì không có gió ), nhưng anh lại nghĩ: Nó thầm lặng vì nó nhớ người yêu của anh! Còn cái chiều hoàng hôn... dù là hoàng hôn đỏ hay hoàng hôn tím, là trời đất vần vũ tạo ra, nhưng anh vẫn cho bóng hoàng hôn đó đang nhớ ngưởì yêu của anh nên " gió như là để tang "! Cơn gió này chắc không mạnh và cũng không hẳn đã yếu, rũ như lá cờ tang vậy... Ôi!  Ông nhà thơ này tiễn người yêu đi lấy chồng thật là sầu hết chỗ nói, gió cũng như lá cờ rũ xuống để tiễn một vong linh nào đó? Dĩ nhiên vong linh đây chính là vong linh của nhà thơ, vì người yêu đi lấy chồng thì nàng bước vào một cuộc sống mới sung sướng và hạnh phúc mà - Tôi nghĩ vậy bởi thơ đâu có nói nàng đã gặp phải cảnh oan trái và sẽ khổ? Lời thơ tuy có phần uỷ mị, nhưng hình ảnh lại tạo nên một sự chí lí, sâu sắc nhất định để lưu lại trong lòng người đọc. Thông qua cảnh ấy để ta thấy tâm trạng nhà thơ đã tưởng nhớ về người yêu đến mức nào! Không phải chỉ mình nhà thơ buồn đâu, mà cả thiên nhiên đất trời cũng buồn khi người yêu của chàng bước sang ngang...  Cảm xúc thơ trào ra, giọng thơ cũng thủ thỉ ngọt ngào dễ đọc nên có sức truyền cảm. Rồi sau đó vẫn là những tâm tình anh giãi bày:
                                  Đây - Bông hoa yêu thương!
                                  Ta ủ vào nỗi nhớ...
                                  Em đã không còn nữa
                                  Chỉ có sao trên trời.  
                        Người yêu không còn ở lại, chỉ có những ánh sao đêm khuya khoắt là cùng thao thức với nỗi lòng cô đơn, trống vắng của anh thôi. Tấm hình em như một bông hoa thơm để tháng năm anh ủ vào trong nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi. Bông hoa ấy anh ép vào tận trái tim anh. Bóng nhà thơ lẻ loi dưới một bầu trời sao mênh mông, cô quạnh. Mà cũng chỉ có những ngôi sao thăm thẳm kia là chia xẻ và thấu hiểu lòng anh. " Em đã không còn nữa " - Thực ra em của chàng vẫn sống, thậm chí là đang hạnh phúc bên người tình mới... Ý  không còn ở đây tức là, em không còn cho chàng nữa mà em đã trao cho người khác rồi. Đêm đêm nhà thơ chỉ biết than thở với những ngôi sao trên trời xa. Câu thơ " chỉ có sao trên trời " là như vậy. Để đến đoạn thơ sau anh lại nói về trăng, với trăng:
                                  Vầng trăng khuyết, em ơi!
                                  Giống đời anh cô độc,
                                  Sáng ngày treo tưởng chết
                                  Hắt hiu và nhỏ nhoi.
                        Ta thường thấy cái bóng trăng cuối tháng khi vẫn còn mọc ở trên trời vào lúc mờ sáng: nhưng ánh sáng ấy thật nhợt nhạt như một kẻ chết trôi. Nó hắt hiu, trắng dại và nhỏ nhoi của một mảnh trăng khuyết như không còn sức sống nữa. Nhà thơ lấy hình tượng đó để ví với mình khi em đã đi lấy chồng! Một sự cô độc làm ta gai lạnh cả sống lưng mà chán ngán vô phương. Thơ mang tính cách điệu, hình tượng thơ đã được đẩy cao lên để đưa nỗi thơ đi xa. Đây là một đoạn thơ lấy cảnh vật thiên nhiên mà nhân cách hoá khá chí lý, thơ càng sâu mà lại giàu chất liệu hình ảnh thi ca. Hình tượng thơ mang tính điển hình - Nên nhiều người cũng nói: Thơ PNT có nhiều bài còn mang theo cả tính kịch!... mặc dù nó cứ tuồn tuột theo cảm xúc của anh mà trào ra như vậy.
                   

                                                       

                    
                               
                             
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:40:10 bởi Nhân văn >
                  #39
                    Nhân văn 07.03.2008 11:37:05 (permalink)
                     


                          Vậy là: để nói về cái việc mình thương nhớ và tiếc nuối khi người yêu đi lấy chồng - Bắt đầu nhà thơ bằng sự tả mái tóc phố màu mây của người con gái ấy, rồi dẫn thơ đi mọi ngả, mọi góc cạnh. Với cách cảm xúc và dùng giọng thơ như thế tác giả đã biến thành một bài thơ con gái, thật ý nhị mà chan chứa lòng yêu. Đọc cả bài thơ người ta sẽ bảo rằng: cái ông nhà thơ này nói gì mà quá vậy! Nhưng rồi họ vẫn nhớ và vẫn thích. Nó cũng xa xót nhưng lại mang cách giãi bầy hồn nhiên của một mối tình trong trắng, ban mai khi đã qua mất rồi. Dễ trở thành bài thơ gối đầu tay của các nàng thiếu nữ lắm! Chủ yếu ở trong bài này ta thấy nhà thơ dùng hình tượng thiên nhiên bàu trời, gió, trăng, sao... để thông qua đó gửi gắm tình cảm trái tim, tâm hồn mình. Tình thơ vừa thấm tháp yêu thương, vừa cô đơn làm thành nhân bản của bài thơ. Ta bàn về đoạn thơ kết:
                                    Em đi lấy chồng rồi!
                                    Màu hoa xưa trinh trắng
                                    Tháng năm cùng mưa nắng
                                    Tóc hoá thành mây bay...

                          Ta thấy hình tượng về mái tóc mà tác giả sử dụng ban đầu: Mái tóc phố màu mây.../ -  Lúc này được trở lại để kết thơ:
                                    Tóc hoá thành mây bay...
                          Cái hình ảnh mái tóc giống như một làn mây bay đi đã khép tình thơ, nhưng lại chỉ ra một sự mênh mang của đất trời... và từ đây chỉ còn mình anh với một tâm hồn cô độc, thao thức ngày đêm. Ôi! Mối tình ấy mãi mãi càng xa, nhưng lòng anh thì lúc nào cũng đầy vơi thương nhớ. Đoạn thơ vừa khắc hoạ lại hình ảnh người yêu trong kí ức mà nhà thơ đã ví em như là  "  màu hoa xưa trinh trắng " , vừa nói về thời gian sẽ qua, tất cả sẽ tàn phai theo những " tháng năm cùng mưa nắng ". Nỗi thơ tri kỷ chảy ra từ trong cõi lòng nên cảnh vật kia, trời đất trăng sao kia đều có hồn. Đây là một bài thơ năm chữ, có năm đoạn dài hai mươi câu. Tuy thơ chảy tuồn tuột ra song ta thấy chẳng câu nào đến nỗi phải thừa, các hình ảnh đến cấu tứ bài thơ cũng hợp lý... và đọc xong thấy tình thơ viên mãn. Bài thơ có vẻ mang tính uỷ mị, thậm chí là yếu đuối của một người con trai... nhưng có lẽ đây cũng là chủ tâm của tác giả - Bởi vì anh quan niệm: thà thơ còn cho người ta nhớ, còn lại được với đời mới là sự vô giá, chứ một bài thơ làm ra mai sau đời không thèm đếm xỉa đến dù ý tưởng có cao xa mấy? Mới thật là chát chua cho thân phận một người thi sĩ. Huống chi anh lại  muốn : tình thơ này còn để cho các nữ sinh chép vào trong trang sổ tay của tình yêu! Còn các bậc hoa niên: Âu, ai chẳng có những mất mát về tình cảm, tình yêu thời trai trẻ, nhất là của những mối tình đầu! Đọc tình thơ như cũng thay lòng họ giãi bầy tâm tư , tri kỷ với một người con gái nào đó xa xưa đã qua đi, đã lẫn vào trong cát bụi cuộc đời. Đấy, mạch thơ cứ tuần tự như thế mà thấm tháp làm xao động trái tim ta.
                          Mái Tóc Con Gái là một bài thơ tình rất đáng yêu!...

                     
                     
                     
                                         MÁI TÓC
                                    CON GÁI


                    Mái tóc phố màu mây
                    Xõa ngang đời con gái
                    Em đi lấy chồng rồi
                    Lòng anh buồn biết mấy.

                    Hàng phố người có thấy
                    Những vòm cây đứng thầm
                    Chiều hoàng hôn cũng vậy
                    Gió như là để tang.

                    Đây bông hoa yêu thương
                    Ta ủ vào nỗi nhớ
                    Em đã không còn nữa
                    Chỉ có sao trên trời.

                    Vầng trăng khuyết, em ơi!
                    Giống đời anh cô độc
                    Sáng ngày treo tưởng chết
                    Hắt hiu và nhỏ nhoi.

                    Em đi lấy chồng rồi!
                    Màu hoa xưa trinh trắng
                    Tháng năm cùng mưa nắng
                     TÓC HÓA THÀNH MÂY BAY... 

                               

                                    

                     
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:41:37 bởi Nhân văn >
                    #40
                      Nhân văn 13.03.2008 11:50:40 (permalink)
                       


                      3/-   Những bài thơ tình hay vào hàng kiệt tác
                       
                         a-  Nhìn nhận đôi nét cách đánh giá thơ hay
                           trong" Thi nhân Việt Nam " của Hoài Thanh: 
                         
                      Trước khi đưa ra bình luận về một số bài thơ tình hay thuộc " hàng đỉnh "
                      được rút ra từ trong Tuyển Thơ Đại Bàng của PNT - Tôi xin nêu lên vài dẫn chứng của Hoài Thanh có tính khái quát cơ bản: Cách xác định thơ hay vào hàng kiệt tác như thế nào?
                            Khi xác định tầm vóc của một số tình thơ có chân giá trị là những bài thơ hay thực sự của thi đàn, hoặc là kiệt tác được tuyển chọn vào trong " Thi nhân Việt Nam "... ta thấy Hoài Thanh đã sử dụng từ một cách rất chọn lọc. Tôi xin nêu ra vài thí dụ - Về thơ say của Vũ Hoàng Chương ông viết rằng:
                           " Vũ Hoàng Chương có cái dụng ý muốn say để làm thơ. Cái dụng ý ấy không khỏi có hại. Nhưng một lần kia, bước chân vào tiệm nhảy, người bỏ quên dụng ý làm thơ ngoài cửa, và lần ấy người đã làm một bài thơ tuyệt hay ".
                            Tình thơ tuyệt hay đó chính là bài " say đi em "!... Rồi ông viết: " Tôi yêu những vần thơ chếnh choáng, lảo đảo mà nhịp nhàng theo điệu kèn khiêu vũ:
                                      Âm ba gờn gợn nhỏ,
                                      Ánh sáng phai phai dần...
                                Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân.
                                      Lui đôi vai, tiến đôi chân.
                                      Riết đôi tay, ngả đôi thân.
                                Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió...
                               .....................
                                                                      Quả là những vần thơ say ".
                            Đã đành. Nhưng cái tuyệt hay mà Hoài Thanh xác định ở đây không chỉ ở trong giọng thơ, trong cung bậc thần tứ của nhịp thơ... mà nó còn được gắn cả trong ý tứ, nỗi tình đời của kẻ say vùi vào trong điệu nhảy, với cách tả ngả nghiêng, chếnh choáng, tài hoa tuyệt vời của thi nhân. Chỉ có thể nói: bài thơ tả về kẻ say cả hồn và thể xác. Qua đó để nói lên cái tâm trạng chán đời, muốn mượn rượu, mượn say mà quên hết:
                                      Say đi em! Say đi em!
                                      Say cho lơi lả ánh đèn
                                Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt,
                                Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!
                           Nhưng có thể nói: thi nhân chỉ mượn say để hoạ thơ, mượn say để thảo thơ. Có thể người viết trong lúc say, khi tỉnh lại thực sự người mới làm... nên lời thơ, ý thơ thì vẫn tỉnh táo lắm. Thí dụ, khi mượn say để quên đời - Đoạn trên, chưa say thì còn uống. Người viết:
                                Cổ chưa khô, đầu chưa nặng, mắt chưa hoa,
                                Tay mềm mại, bước còn chưa chếnh choáng.
                                Chưa cuối xứ mê ly, chưa cùng trời phóng đãng.
                                Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men.
                           Nhưng khi đã say rồi mà vẫn không quên được sự đời, không vơi được nỗi buồn, người viết:
                                      Say không còn biết chi đời.
                                      Nhưng em ơi,
                                      Đất trời nghiêng ngửa
                                Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ.
                                      Đất trời nghiêng ngửa,
                                Thành Sầu không sụp đổ,em ơi!
                           Rõ ràng là càng say thì người làm thơ càng tỉnh táo. Men rượu chỉ giúp cho người lấy cái thần xuất, và ngôn ngữ trong thơ được thăng hoa mà thôi. Người vẫn chỉ đạo con chữ, ý tứ thơ, giữa cảnh tả say để nói về cái hư ảnh buồn chán trong cuộc sống của người. Chính vì thế mà Hoài Thanh khen: bài thơ " tuyệt hay! ".

                       
                                                      
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:42:28 bởi Nhân văn >
                      #41
                        Nhân văn 23.03.2008 12:05:58 (permalink)
                         


                              Ở trong bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên (VĐL), cũng là một bài thơ hay - Nhưng Hoài Thanh (HT) lại đánh giá độ hay theo một cung bậc khác. Ông đã viết về VĐL rằng: " Hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ. ( tôi nhấn mạnh về hai chữ: kiệt tác ).
                              Vậy tại sao HT lại nhận định về tầm vóc bài thơ Ông Đồ là một kiệt tác? Nếu xét về cái hay trong thi ca, tuy Ông Đồ có hay... như HT cũng đã bình đôi nét: " Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy ". Giọng thơ nhẹ nhàng mà dễ cảm, tứ thơ cũng khúc triết. Diễn tả sự thăng trầm còn mất, hưng vong theo cung bậc thời gian về mỗi độ xuân sang một cách hợp lý. Giữa quá khứ và hiện tại, nghĩa xưa và tình nay... để làm bật lên được thân phận của một ông đồ theo thời thế. Nhưng sự quí giá của tình thơ để tạo thành được gọi là một kiệt tác:  Chính lại là giá trị mang tính nhân văn hiện thực xã hội, cùng ý nghĩa lịch sử của tình thơ... để nó trở thành một di sản quí giá trên thi ca, như HT đã nói: " Ông đồ chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn. Tôi tưởng như đọc lời sám hối... đối với lớp người đương đi về cõi chết... Cái cảnh thương tâm của nền học nho lúc mạt vận - Bài thơ của Người có thể xem là một việc nghĩa cử ".
                              Có thể coi những ý nghĩa đó là những giá trị hết sức sâu sắc, ghi lại dấu tích của một thời đại đã qua đi - Mà thi nhân Vũ Đình Liên đã gói lại trong hai câu thơ kết bất hủ của bài thơ Ông Đồ trác tuyệt ấy, rằng:
                                        Những người muôn năm cũ
                                        Hồn ở đâu bây giờ?
                              Như lời bình xét của HT: Những người muôn năm cũ ấy, những người thuộc lớp nhà nho còn sót lại ấy... đã thành những kẻ hủ lậu, thậm chí còn bị nhiều kẻ trong lớp thanh niên bấy giờ mạt sát mỉa mai. Họ bơ vơ và cô đơn giữa cuộc đời. Những người ấy hẳn là những người đáng thương nhất trong thiên hạ... Cho nên bài thơ đã trở thành " kiệt tác "!
                              Tôi xin nói sang một bài thơ khác mà HT cũng đánh giá trong Thi nhân Việt Nam là một kiệt tác? Đó là bài " Gửi Trương Tửu " của thi nhân Nguyễn Vỹ - HT đã viết rằng: " Gửi Trương Tửu mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ. Trong lúc say, Nguyễn Vỹ đã quên được cái tật cố hữu của người, cái tật loè đời... Người dùng một lối thơ rất bình dị, rất xưa, lối thất ngôn tràng thiên liên vận và liên châu. Lời thơ thống thiết, uất ức, đủ dãi nỗi bi phẫn cho cả một hạng người... một hạng người đã đau khổ nhiều lắm, hạng sống bằng nghề văn... Những ai cùng một cảnh huống xem thơ tưởng có thể khóc lên được. " - ( trích Thi nhân VN của Hoài Thanh ).
                              Trong bài thơ " Gửi Trương Tửu " có những câu:
                                        Thời thế bây giờ vẫn thấy khó,
                                        Nhà văn An Nam khổ như chó!
                                        Mỗi lần cầm bút nói văn chương,
                                        Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương.
                         
                                                       
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:43:02 bởi Nhân văn >
                        #42
                          Nhân văn 27.03.2008 11:48:47 (permalink)
                           


                                Nhưng cứ theo như cách nói của Hoài Thanh, thì đây mới chỉ là một kiệt tác so với những bài thơ khác của Nguyễn Vỹ mà thôi!... Tuy nhiên, nó cũng nói lên phần nào đó cái hay của một áng thi ca trong tao đàn - Song chủ yếu vẫn chỉ là ám chỉ đối với thơ của chính tác giả đã có. Còn quay trở lại với bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, thì Hoài Thanh lại khẳng định đó là một kiệt tác  của thi đàn! Rõ ràng, tuy cũng là sử dụng về hai từ "kiệt tác"  nhưng đương nhiên, ông vẫn xác định chân giá trị thi ca trong nền văn học đối với bài thơ Ông Đồ... hẳn có tầm vóc nhỉnh cao hơn.
                                Trở lại để nói tiếp về " Gửi Trương Tửu " của Nguyễn Vỹ - Sau đó HT còn dẫn giải về một giai thoại đã xẩy ra lúc đó, ông viết:
                                " Nguyễn Vỹ đã làm bài thơ này trong một lúc vô cùng buồn giận vì cái nghiệp văn chương. Những ai cùng một cảnh huống xem thơ tưởng có thể khóc lên được... và ngơ ngác thấy chúng ta xếp hàng cùng với... chó...
                                Cái lối xếp hàng kỳ quái ấy đã làm phật ý Tản Đà. Một hôm say rượu , Tản Đà trách Nguyễn Vỹ: " Sao anh lại ví nhà văn chúng mình với chó? Anh không sợ xấu hổ à? ". Nguyễn Vỹ đáp lại, cũng trong lúc say: " Tôi có ví như thế thì chó xấu hổ, chứ chúng ta xấu hổ nỗi gì? ".
                                                                       ( vẫn trích Thi nhân VN của Hoài Thanh )
                                Tôi dẫn giải như thế để thấy: khi đánh giá về chân dung, tầm vóc của một tác phẩm thi ca, HT đã sử dụng một cách nói hay một cung bực hết sức kín kẽ... trong một chừng mực nhưng cũng rất chặt chẽ, để ta có cơ sở nhìn nhận được thấu đáo về tình thơ đó. Việc định giá thi ca hay ở mức nào? hoặc là thật sự đã hay chưa? Quả thật là rất khó! Đòi hỏi phải có tầm hiểu biết về thi ca thật là siêu trác mới làm nổi điều đó.
                                Tôi lại xin dẫn chứng thêm một bài thơ nữa vẫn ở trong Thi nhân VN , cũng đã được đánh giá là một kiệt tác thi ca! Bài " Hai sắc hoa ti gôn " của T.T.KH. Hoài Thanh viết:
                                " Khi bài thơ đăng rồi , xóm nhà văn bỗng xôn xao... Và người ta đã phê bình rất náo nhiệt. Có kẻ không ngần ngại cho bài ấy là một áng thơ kiệt tác. Nói thế đã đành là quá lời, nhưng trong bài ấy cũng có những câu thơ xứng với vẻ lâm ly của câu chuyện ".
                                Ở đây ông chỉ dẫn ra lời của người trong làng văn đã nhận định : " Có kẻ... cho bài ấy là một áng thơ kiệt tác! ", chứ không phải là ông?... Nhưng đồng thời về một khía cạnh nào đó ông cũng thừa nhận là bài thơ cũng có cái hay thật - Ta thấy cách nói của HT thật tinh tế, khi trong ông chưa hoàn toàn thừa nhận cái hay đến mức độ vậy, nhưng ông cũng không vội phủ nhận?... Có lẽ ý ông cũng muốn để sau này thời gian và các thời đại thi ca sẽ đánh giá tiếp tục về nó. Bài thơ đó có những câu rất hay như:
                                          Ở lại vườn Thanh có một mình,
                                          Tôi yêu gió lạnh lúc tàn canh,
                                          Yêu trăng lạnh lẽo rơi trên áo,
                                          Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.
                                Hay là:
                                          Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
                                          Nhỏ xuống thành thơ, khóc chút duyên!
                                V.v...  Trên đây, tôi nêu lên vài dẫn chứng về việc nhận định độ thơ hay trong Thi Nhân VN của Hoài Thanh - Giờ tôi xin đưa ra vài suy xét riêng mình về những áng thơ hay tầm bậc trong Tuyển thơ Đại Bàng.

                           
                          b- Những bài thơ tình hay vào hàng kiệt tác của PNT:
                           
                                                                    
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:43:40 bởi Nhân văn >
                          #43
                            Ghosttt_01 02.04.2008 01:09:34 (permalink)
                             


                                   Không biết anh Nhân Văn sẽ bình bài thơ nào thuộc loại hay vào hàng kiệt
                            tác nữa?... Nhưng có một bài thơ mà tôi rất thích, phải nói là thích lắm! Dĩ nhiên
                            cũng phải là hay rồi... liệu có được anh Nhân Văn chọn vào trong phần này không? Bởi vì bài đó anh đã bình ở phần " tình mộng và vô vi "
                            rồi mà...
                                Tôi nhớ là : thời gian trước đây, khi nhà thơ PNT có cho truyền bá một tập bình luận với tên đề " Hành khúc chân dung thi hào " , cũng có cho in giới thiệu bài thơ này ! Và khi bài thơ ra đời rất nhiều anh em trong giới báo chí cùng 
                            làng văn chương tán thưởng - Bản thân tôi đã chép lại và thỉnh thoảng ngâm nga  vẫn thấy sướng! Dĩ nhiên là trong Tuyển thơ của tác giả có nhiều bài hay khác nhau, nhưng bài này có một hương vị tình gì đó rất quyến rũ... tôi không biết nên dùng từ gì hơn nữa. Đó là bài " Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ ". Bài thơ đáng yêu vô cùng, tôi đọc lại để mọi người cùng nghe:

                                             
                                             
                            Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
                                           Đôi mắt mùa thu ru êm ả
                                           Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
                                           Những đêm không chiếu không màn.

                                           Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
                                           Em mãi còn kỉ niệm trong anh
                                           Như hạnh phúc đời anh: Cái thực là hư cả,
                                           Cái đã hư xưa mới chính thực là mình.

                                           Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
                                           Chiếu ở rất xa,
                                                        Qua hồn ta, 
                                                                  Trong mộng ủ. 
                                           Ôi, hư vô... Sao quặn xiết lòng ta,
                                           Hỡi đêm tàn!
                                           Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa... 

                                     Cái tiếng hát của người con gái lúc yêu trong những 
                            đêm không chiếu,
                             không màn ấy... mới êm ái, dễ chịu làm sao!... 
                                 Cứ mỗi lần nhớ lại vẫn thấy lòng xao xuyến mãi. Tôi thích bài thơ nên nói
                            mấy lời như vậy, không biết có đúng ý của  anh Nhân Văn không?
                                    Có gì anh bỏ qua vậy nha...         
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2008 00:37:54 bởi Ghosttt_01 >
                            #44
                              Nhân văn 03.04.2008 13:28:27 (permalink)
                               


                                     Ghosttt_01 thân mến,
                                    Thực tình mình cũng yêu bài thơ " Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ " (AVNTEHBH) ấy! Công nhận với bạn: Đó là một tình thơ đẹp và khá hay. Mới lại, mình đã bình và cũng ca ngợi ngay ở  trang đầu tiên trong mục này rồi còn gì?... Nhưng việc xét về tầm bậc, đẳng cấp của một bài thơ trong thi đàn, nó còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố lắm! Thuộc vào khả năng cụ thể trong cảm nhận của người bình ( dĩ nhiên cũng nên chiêm nghiệm thêm sự đánh giá chung của đời ), khó có thể diễn giải ra như một công thức được. Không ai, dù là bậc siêu thiên tài chăng nữa... có thể nói mạnh rằng: Tôi có thể hiểu hết, có thể cảm nhận chuẩn xác đối với tất cả các bài thơ, nhất lại là thơ tự do, thơ hiện đại? Chỉ có thời gian và nhân gian - Đời... cuối cùng mới là người phán quyết xác đáng nhất, bạn ạ!
                                    Ta có một chút hiểu biết nhất định thì ta cứ bình cho đời thôi - Cũng không hẳn tôi nói tất cả đều đã đúng? Song trộm nghĩ: Chắc cũng có một phần nhất định nào đó có thể xác đáng được, cứ để thời gian và đời kiểm nghiệm. Với bài thơ (AVNTEHBH) ấy, theo mình: cũng đã là một bài thơ vào loại hay và đáng yêu!... Nhưng vẫn chưa thể cho vào thuộc loại những bài thơ hay vào hàng kiệt tác được? Nếu Ghosttt_01 thấy hay hơn thì bạn cứ tham gia bình luận nhé! Diễn đàn tự do mà, mình sẽ học hỏi thêm bạn và mọi người.
                                    Nhận thức về thơ hay quả thật là khó lắm? Thí dụ như cùng với hai bài thơ " Bẽn lẽn " " Đây thôn Vĩ Dạ " của Hàn Mặc Tử?... Trong làng văn chương - Người thì cho rằng: Bẽn Lẽn hay hơn Đây Thôn Vĩ Dạ, nhưng một số khác lại nói: Đây Thôn Vĩ Dạ hay hơn! Cũng thật khó so sánh, vì cả hai bài thơ đều thuộc đỉnh thơ cao nhất của Hàn Mặc Tử... Bài thơ nào cao hơn? 
                              Còn riêng mình thì mình cho rằng: Hai bài thơ đó đều là hai bài thơ tuyệt hay, nhưng mỗi bài lại nằm trên một đỉnh thi sơn khác nhau... với phong thi hoàn toàn khác hẳn nhau! Không thể đánh giá bài này hay hơn bài kia được. Bài Đây Thôn Vĩ Dạ thì rất đời nên được nhiều người bình. Còn Bẽn Lẽn: lại thuộc đỉnh thi sơn huyền diệu nhưng mộng du, trong một thế giới mang tính vũ trụ nhiều. Thần xuất đến huyền ảo... bài thơ cũng khó bình hơn Đây Thôn Vĩ Dạ! Nó hay vì còn có những câu thơ vàng, thơ ngọc... được chứa trong đó, như:
                                              Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu
                                              Đợi gió đông về để lả lơi.
                                    Hay là:
                                              Ô kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm
                                              Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.
                                    v.v... Chính nhờ những câu thơ kiệt xuất ấy, đã đưa tầm vóc, đẳng cấp  bài thơ vào hàng đỉnh cao của thi ca!...
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 16:44:17 bởi Nhân văn >
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 20 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 293 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9