Một Huyền Thoại Thi Ca
.
Tôi sẽ nói về bài " Trước Núi Mỹ Nhân (2) " sau - Còn bây giờ xin tiếp tục bình " Trước Núi Mỹ Nhân (1) " : Hình ảnh những câu thơ ở đoạn thứ 6 ấy, đối ngược giữa đời thường và tượng thần nàng Mỹ Nhân vĩnh cửu vô biên !... Ý nghĩa đoạn thơ chẳng những để tôn cao tình yêu thuỷ chung, son sắt của nàng, mà chính nó đã thổi vào trong hồn thơ một chất sống... những nỗi niềm, tâm tư của nhà thơ đang tồn tại trong chốn nhân gian. Đoạn thơ làm cho câu chuyện về nàng Mỹ Nhân trở nên đời và bất hủ hơn. Đến lúc này có lẽ cuộc đời tác giả cũng đã mệt mỏi, anh hướng tới về phía tượng thần kia !... Đó là một biểu tượng cao đẹp và vĩnh hằng. Nói như thế không phải là anh hoàn toàn phủ nhận những phẩm giá của người đàn bà trong cuộc sống !? Không, vì tác giả vẫn coi họ là tiên cơ mà. Như anh đã viết : Hồ yêu tinh - Và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi !...
Họ vừa là "tiên" nhưng cũng vừa là... "quỉ" nữa ! Thì đúng quá: Đàn bà đang sống chung với ta, chả vừa là tiên vừa là " Bà La Sát " là gì? Khi tôi trao đổi với nhà thơ về đoạn thơ này, thì anh nói: Thời gian đầu anh sáng tác bài thơ, và đã được xuất bản trong tập thơ " Người đàn bà trắng " ( NXB Thanh niên 1994 ) - Thì chưa có đoạn thơ thứ 6 này và cả đoạn thơ 5 cũng chưa. Về sau anh cảm thấy tình thơ vẫn còn thiếu một đôi đoạn nào đó mới thật sự được viên mãn... Nhưng nghĩ mãi mà chưa tìm ra đó là đoạn thơ nào và cả ý nghĩa của nó?... Chỉ biết là thơ vẫn còn thiếu, nên chưa hay thôi ! Sau rồi anh cũng bổ xung được đoạn thơ thứ 5 như ở trong bài thơ hiện nay: Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi...
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại,
Cây Thánh Giá Cuộc Đời,
anh đặt dưới chân em !
Nhưng bài thơ anh thấy vẫn chưa thật sự được thoả mãn. Phải một thời gian lâu lắm... Bỗng một hôm: Anh và người vợ có một cuộc " xô bát xô đũa... " trong gia đình, giữa cuộc cãi cọ của hai vợ chồng... thì tự nhiên những câu thơ ập đến trong đầu anh, anh vụt biết " chính nó đây rồi! "... Anh vội vàng bỏ mặc vợ vẫn cứ đang lải nhải nói chồng, để đi lấy giấy bút ra chép vội lại những câu thơ đó, kẻo nó bay đi đi mất !... Chẳng như nữ thi sỹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng viết: Những câu thơ run rẩy
Những câu thơ chốn chạy...
Và, Những câu thơ cháy rồi !...
Những câu thơ đã cháy lên trong bài thơ "Trước Núi Mỹ Nhân (1) " mà chúng ta đọc hôm nay chính là đoạn thơ thứ 6 ấy: Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú,
Hồ yêu tinh - Và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ , nàng ơi !
Thế là, nhờ có cuộc cãi nhau với vợ mà anh nẩy ra được những câu thơ suốt mấy năm trời anh không tìm ra ! Những câu thơ ấy thật đời... tràn đầy sự sống, nó đã đẩy bài thơ lên cao, hay lên vào hàng kiệt tác !... Dĩ nhiên lúc đó vợ anh không hề biết " ông chồng" đang viết về mình!? Cứ tưởng rằng chồng tức mình nên bỏ đi viết sách. Thì sống với nhà văn, nhà thơ... người vợ cũng quá quen với chuyện đó rồi. Còn anh , anh chả cần biết người vợ đang nói mình những gì nữa? Trong đầu anh chỉ thấy sướng rên lên... vì mình vừa nghĩ ra được những câu thơ tuyệt hay !... Đấy, chuyện sáng tác của nhà thơ là thế đấy ! Anh còn kể: Có một hôm, con trai anh nó xem thơ của bố - Đến đoạn thơ này, nó mới đem đọc lại cho mẹ nó nghe ! Nghe xong mẹ nó bảo: " Bố mày lại nói về tao chứ gì?... Bố mày bảo tao là con Hồ yêu tinh chứ gì? " - Thế là cả nhà cùng cười... Vì chuyện cãi nhau xưa đã qua lâu rồi mà. Giờ tôi xin bắt đầu bình vào từ đầu bài thơ: Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ,
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.08.2008 11:21:19 bởi Nhân văn >
.
Hòn Chồng là một hòn đảo nhỏ nằm ngay sát bờ biển. Nhà thơ đứng dưới những bóng dừa quê hương ngay bên bờ ấy, nhìn ra xa biển sóng. Cái "quán gió" chênh vênh ngày đêm gió thổi hút qua... cảnh vừa thơ mộng vừa hoang dã, và tượng thần của Núi Mỹ Nhân thì nằm giữa trùng khơi, quanh năm sóng phủ. Anh lặng ngắm mà lòng trào lên bao cảm súc: Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay... Tiếng lòng của anh vang lên: Anh gọi nàng !... Em nằm đây, em hỡi ! Em nằm đây, Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời. Nghĩa là tình yêu son sắt của Nàng... cứ lặng lẽ đợi chờ, mặc cho sóng bão tháng năm phủ lên quanh mình. Về tình cảm của câu thơ: Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời/ - Tôi nghĩ rằng, nếu bài thơ được viết ngay khi mà tác giả đến đó, thì chắc là chưa thể có câu thơ này? Bởi vì, như lời tác giả tâm sự: Anh tới Nha Trang lần ấy là vào thời gian ngay sau khi cuộc chiến tranh kết thúc. Nghĩa là, lúc đó nhà thơ vẫn còn là một sỹ quan của quân giải phóng, vừa trải qua một cuộc chiến tranh. Anh còn trẻ, chưa có gia đình riêng, và cũng chưa hề có những va đập cuộc sống chốn đời thường... Mà tình cảm của một người chiến sỹ sau chiến tranh, thì chắc là chưa thể có những trăn trở với những va vấp " bụi bặm cõi trần đời " được ! Dù có phải kinh qua bao nhiêu gian khổ và những khốc liệt, máu đổ xương tan đi chăng nữa !? Chỉ trong cuộc sống đầy bươn trải, nếm đủ những đắng cay mệt mỏi bởi cuộc đời sau này... mới làm cho nhà thơ thổn thức mà viết ra những câu thơ đó. Câu thơ rất đời bên cạnh tượng thần nàng Mỹ Nhân trong sáng, thanh tao ấy buột ra trong cảm súc của anh. Nàng cứ ở đấy, giữa biển khơi xanh đầy sóng bão chờ chồng, lòng " không vấn vương bụi bặm cõi trần đời ". Chất đời ấy đã đẩy hình tượng tình thơ thêm thanh mát lên cao ! Anh tha thiết ru nàng, như chính trong tình yêu tha thiết của trái tim anh : Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời, Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ... Đây là hình ảnh của hai câu thơ hay, đầy chất sống động của tình yêu và cuộc đời. Nó ôm bọc và chứa chất cả những ham muốn của tình yêu, trong thời gian và không gian sự sống. Dẫu chỉ là hôn lên " đôi vú đá " của Nàng thôi !... mà ta cảm thấy như đôi vú nàng vẫn còn nóng hổi, đôi vú của một người thiếu phụ, một người đàn bà - Dù đôi vú nàng giờ đây đã hoá thành nham đá ! Nàng cứ để trần ra như thế năm tháng, dầm dãi nắng mưa mà tình vẫn không hề thay đổi. Anh muốn ru nàng trong giấc ngủ cả ngàn thu, và anh sẽ cùng ngủ ở bên nàng. Ta thấy hình ảnh thơ chứa nỗi tình tha thiết bao nhiêu. Sâu thẳm trong ý thơ, chắc nó còn chứa ẩn cả hạnh phúc cùng bao nỗi đau trong tình yêu của cuộc đời tác giả? Mà anh đã bị va vấp và bao lần tan vỡ !... Cho nên ta mới thấy, sau này nhà thơ còn viết bài " Trước Núi Mỹ Nhân (2) " - Mà ca ngợi tình yêu trong sáng của Nàng bên cạnh tình yêu thời hiện đại đầy thực dụng bây giờ: Bóng em nằm vời vợi cao siêu Chối bỏ hư danh và không tính toán ! Thiên thai ấy - Cuộc sống xô bồ này, Đâu là lẽ sống? Máu trong người... với đá, thứ nào hơn? Hay là: Tình yêu văn minh: Gia tốc hợp, gia tốc tan... Đỉnh Núi Mỹ Nhân ơi , ta quấn lên đầu Nàng thêm một vành khăn trắng ! Nghĩa là: Với cuộc đời thực bây giờ, thì tượng thần Mỹ Nhân kia... đành phải quấn khăn tang !? Tình yêu thuỷ chung, son sắt như Nàng chỉ còn là trong hoài vọng. Quay trở lại với bài " Trước Núi Mỹ Nhân (1) " - Ta còn thấy tác giả buông xuống hai câu thơ như lời tự thán: Xin lỗi những mảng đời ta đang có Đôi lúc thèm được bám rêu xanh...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2008 12:08:04 bởi Nhân văn >
.
Rõ ràng, khi sáng tác bài thơ là lúc tác giả đã có tuổi. Qua những năm tháng vật vã trên đường đời, nhà thơ thấm mệt mỏi rồi... Anh muốn có những giây phút lòng mình thanh thản, hoặc lắng chìm trong cõi vô vi. Anh muốn được sống bên nàng Mỹ Nhân với tình yêu trong sáng, không chút " vương bụi bặm của đường đời " - Cho nên nhà thơ mới " xin lỗi cái mảng đời mà anh đang sống " ấy, để bám vào bờ "rêu xanh" của núi tượng thần kia: Đôi lúc thèm được bám rêu xanh... Nghĩa " rêu xanh " ở đây cũng chỉ là hình tượng, nó nói về cõi thiên nhiên, trời đất hoang xơ. Anh bám vào những cái vô thức , nhưng tình thì thanh khiết trong trẻo ấy... Vừa để xoa dịu những vết đau trong lòng, hưởng những phút yêu thương êm ái của tâm hồn và trái tim thơ ! Gió hút Hòn Chồng bể sóng mênh mông... Ta ! Con chim đã trúng bao vết đạn,
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân !?
Như con chim đã từng bị thương và trúng đạn trên đường đời: Có thể là trong cuộc sống hay bởi những đổ vỡ của tình yêu, làm cho trái tim anh đau xót - Giờ đây dù chỉ là những giây phút " dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn " thôi, anh vẫn muốn được giãi bầy, thủ thỉ tâm tình với Nàng ! Trong cái bể sóng bão bùng và mênh mang hun hút gió. Anh muốn hỏi Nàng Mỹ Nhân về " cái chốn vô cùng " kia ư? Thực ra đó là toàn bộ tâm tình mà anh đã giãi bầy trong cả bài thơ rồi. Bốn câu thơ cuối cùng chỉ là cảnh kết của câu chuyện về nàng Mỹ Nhân đó: Cô gái bán hàng trong quán gió chơi vơi Cứ nhìn khách đôi mắt tròn đen láy,
Đã kể tôi nghe:
Chuyện về nàng Mỹ Nhân thưở ấy !
Nghe trong chiều gió cuốn , bụi đường bay...
Phải ! Ngoài kia là cuộc sống đời thường vẫn đang tiếp tục, bộn bề... như câu thơ cuối cùng: Nghe trong chiều gió cuốn bụi đường bay... Bên hình bóng Mỹ Nhân - Hình ảnh thơ lại trở về với thực tiễn sự sống và cuộc đời , Mà kết lại tình thơ của mối tình như truyền thuyết về Nàng. " Trước núi Mỹ Nhân (1) " là một bài thơ tình , nhưng thấm tháp cả nỗi lòng trong nhân tình thế sự !!!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2008 13:48:58 bởi Nhân văn >
.
BÀN LUẬN VỀ HAI BÀI: " TRƯỚC NÚI MỸ NHÂN " (TNMN ) Tôi còn nhớ vào năm 2006, Khi báo Người HàNội ở Thủ đô có mở một cuộc thi thơ - Nhà thơ PNT đã cho đăng dự thi bài " Trước Núi Mỹ Nhân (2) "!... Bài thơ đã được nhiều anh em trong giới báo chí và thơ phú bàn luận. Bản thân tôi đến nay cũng chưa rõ: trong hai bài TNMN đó thì, bài nào là hay hơn? Tôi xin post lại cả hai bài ở đây, để ta có thể xem xét và dễ so sánh, thấy được cái hay và cái thú riêng biệt của từng bài. Hoặc là, nếu bài nào hay hơn... thì hay hơn như thế nào? vì sao?... Nguyên bản hai bài thơ TNMN của tác giả như sau: TRƯỚC NÚI MỸ NHÂN (1)
(Núi Mỹ Nhân nằm giữa biển Nha Trang gần Hòn Chồng. Truyền kể: Nàng Mỹ Nhân
nằm ở đó nhiều năm tháng chung thuỷ chờ chồng, đi đã không về...)
*
Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở,
Nghe cả biển , tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.
Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây,
Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời.
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ!
(xin lỗi những mảng đời ta đang có
Đôi lúc thèm được bám rêu xanh).
Gió hút Hòn Chồng bể sóng mênh mông
Ta! Con chim đã trúng bao vết đạn,
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân ???
Bóng nàng nằm trơ mãi Cái Nước Non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại...
Cây Thánh Giá Cuộc Đời anh đặt dưới chân em!
Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú,
Hồ yêu tinh - và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ: Nàng ơi!
Cô gái bán hàng trong quán gió chơi vơi
Cứ nhìn khách đôi mắt tròn đen láy
Đã kể tôi nghe chuyện về nàng Mỹ Nhân thuở ấy!
Nghe trong chiều: gió cuốn, bụi đường bay...
TRƯỚC NÚI MỸ NHÂN (2)
Em nằm trong tiếng sóng vỗ bao la
Làm núi đợi ! Lặng im cùng năm tháng...
Tình yêu ấy hoá tượng thần trong trắng
Khi thế giới ta thay đổi đủ sắc màu.
Bóng em nằm vời vợi cao siêu
Chối bỏ hư danh và không tính toán!
Thiên thai ấy - Cuộc sống xô bồ này,
Đâu là lẽ sống?
Máu trong người với đá, thứ nào hơn?
Em là cái đích cuối cùng ta hướng đến triệu năm
Triệu năm nữa chắc chỉ là ảo ảnh?
Tình yêu văn minh: gia tốc hợp, gia tốc tan...
Đỉnh núi Mỹ Nhân ơi,
Ta quấn lên đầu nàng thêm một vành khăn trắng !!!
Ta từng yêu em ta cả tâm hồn bão loạn
Để cuối cùng thân số vẫn cô đơn!
Ta từng say bằng thứ rượu whisky choáng váng
Tỉnh lại rồi xin quì gối trước sơ nguyên.
Ta đã yêu em cả trong phản bội
Với tình yêu không thể gì đánh đổi.
Vì trần đời là thế, nàng ơi!
Chỉ có mỗi trái tim:
Vừa hoá đá cho thơ,
ta vừa phải làm Người !...
TNMN(1) Thì anh Nhân Văn đã bình nhiều và hay rồi!... Nhưng nói về cả hai bài thơ theo suy nghĩ của tôi thế này: TNMN(1) là bài thơ mà tác giả kể chuyện, khi ông đến bên bờ Hòn Chồng của biển Nha Trang. Ông đã gặp núi Tượng thần về Nàng Mỹ Nhân! Qua câu chuyện để Ông nói lên cảm súc của Ông đối với Nàng. Ngay mở đầu vào là ta thấy: Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ... Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay. Rồi cái tâm trạng của Ông trên đường đời: Ta! Con chim đã trúng bao vết đạn, Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn... Hay là: Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ. Hình ảnh thơ rất đẹp, sinh động, lắng đọng và đầy sự sống. Để sau đó Ông quay sang triết lý: Triết lý về sự đời, về tình yêu... như trong hai khổ thơ 5 và 6 mà anh Nhân Văn đã phân tích thật sâu sắc, tuyệt hay - Quả thật trên thi ca Ông là một thiên tài!... Tôi rất thích cái hình ảnh mà Ông đã viết rất đời rằng: Hồ yêu tinh - Và đàn bà nơi trần thế, Vừa là tiên vừa là quỷ, nàng ơi!... Hoặc là khi Ông hạ câu: " Cây thánh giá cuộc đời " anh đặt dưới chân em! Ghê !... Qua đó để nó biểu hiện cả nhân sinh quan và thế giới quan của Ông. Như giới văn sỹ trong làng văn chương đã nói: Thơ Ông là cả một thế giới! Và Ông có một thế giới thơ riêng của mình - Từ xưa đến nay chả hoàn toàn giống ai?... Khi thì đâu đó có phảng phất Hàn Mặc Tử, lúc lại giọng thơ tình rất Pushkin, hay cái triết lý Chế Lan Viên... mà cũng không phải Chế Lan Viên, và tất cả trộn hoà tuỳ theo cảm súc của bài thơ, hoặc hoàn cảnh sáng tác, để lúc này lúc khác trào ra trong hồn thơ Ông, với phong cách thơ hoàn toàn của riêng Ông. Ở đây, tôi xin bàn đôi chút về bài TNMN(2) -
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.09.2008 12:13:14 bởi Ghosttt_01 >
.
Bài thơ không đi sâu vào sự tả nữa, mà bắt đầu vào thơ đã thấy ngay hình ảnh tương phản, để tác giả giới thiệu và so sánh về tượng đài Nàng Mỹ Nhân với bối cảnh thời đại: Em nằm trong tiếng sóng vỗ bao la Làm núi đợi! Lặng im cùng năm tháng, Tình yêu ấy hoá tượng thần trong trắng Khi thế giới ta thay đổi đủ sắc mầu?... Biển thì mênh mông dào dạt bao la, còn hình ảnh tình yêu của Nàng Mỹ Nhân thì cao vời vợi: Bóng em nằm vời vợi cao siêu Chối bỏ hư danh và không tính toán! Rồi qua sự so sánh ấy, nhà thơ đưa ra triết lý để hỏi: Vậy ở trong cuộc đời - giữa cả xã hội cũng như thế giới này, thì đâu là lẽ sống thực ??? Thiên thai ấy - Cuộc sống xô bồ này, Đâu là lẽ sống? Máu trong người... với đá, thứ nào hơn? Đúng là cái thế giới đang vận động của chúng ta: cả sự tiến triển văn minh cùng với bao sự rối rắm và bạo loạn - Thì "thiên thai" kia chỉ là đỉnh của nghìn năm mà ngưỡng vọng thôi!... Hai chữ "lẽ sống" mà nhà thơ đặt ra ở đây, tôi nghĩ ta không nên lý tưởng hoá theo nghĩa thuần tuý của từ ngữ !? Mà nó nghiêng về nghĩa "hiện thực" nhiều hơn ! Nhưng ở trong câu thơ sau đó, khi tác giả đưa ra hai biểu tượng để so sánh: Máu trong người... với đá, thứ nào hơn? Hiểu về câu thơ này như thế nào?... Tôi bỗng nhớ tới câu chuyện ở trong cuốn tiểu thuyết Ai- Van- Hô: Trong đó có câu chuyện tình của một hiệp sỹ thánh chiến thuộc dòng nhà thờ với một thiếu nữ người do thái - Vị thánh chiến kia thì mê say người thiếu nữ do thái ấy, nhưng lại bị cô ta khước từ quyết liệt!... Rồi cô gái lại bị nhà thờ buộc vào tội mê hoặc người của giáo đường... và phải đưa lên dàn hoả thiêu. Trong ngày hoả thiêu, theo luật của dòng đạo... là từ lúc mặt trời mọc cho tới lúc mặt trời lặn, nếu có một người nào đó nguyện xả thân đến để cứu cô gái, thì phải đấu gươm với vị thánh chiến. Nếu người đó thắng, giết được hiệp sỹ thánh chiến của nhà thờ thì cô gái sẽ được giả thoát, người đó có quyền mang cô gái đi. Còn ngược lại thua, thì chẳng những bị hiệp sỹ thánh chiến giết chết, mà cô gái lập tức sẽ bị hoả thiêu sau đó. Người thiếu nữ do thái chờ đợi và mong mỏi Hiệp sỹ Ai Van Hô sẽ đến cứu mình! Bởi: Chỉ có giỏi như Ai Van Hô thì mới mong có khả năng thắng được vị hiệp sỹ thánh chiến với đường gươm thiện nghệ tuyệt vời kia !... Tuy nhiên hiệp sỹ Ai Van Hô vừa mới bị thương trên sa trường, lúc này vết thương chưa được lành hẳn lại. Lại nói về vị hiệp sỹ thánh chiến: Tình yêu của Ông với người con gái do thái thì tha thiết đến tột cùng, , Ông sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng nếu người con gái chấp nhận theo Ông? Thì Ông sẽ đấu lại với cả nhà thờ để cướp cô gái mang đi. Trong ngày hôm đó, trong lòng vị hiệp sỹ thánh chiến luôn luôn nổ ra những sự giằng xé? Cưỡi trên mình con ngựa chiến sẵn sàng chờ Ai Van Hô đến cứu cô gái, Ông đã nhiều lần thuyết phục cô theo Ông... thì Ông sẽ phá cả dàn hoả thiêu cướp cô mang đi đến một nơi xa và chung sống với cô !... Nhưng ngườì con gái do thái ấy dù có thể bị chết ( nếu như Ai Van Hô không kịp đến cứu cô ), cô vẫn cương quyết cự tuyệt lời thỉnh cầu của vị hiệp sỹ thánh chiến này? Cô đã trả lời Ông ta một câu bất hủ rằng: " Nếu Ông đem đôi găng tay bằng tơ của tôi ( găng tay giành cho những thiếu nữ ), với đôi bao tay bằng sắt của Ông ( tức là đôi bao tay chiến trận của các hiệp sỹ thời đó )... đặt lên chiếc bàn giá của tình yêu và lương tri ! Thì Ông sẽ thấy: Đôi găng tay bằng tơ còn nặng hơn đôi bao tay bằng sắt !". Tôi trở lại để liên hệ về ý nghĩa câu nói của người thiếu nữ do thái kia trong tình yêu với hình ảnh của câu thơ: Máu trong người... với đá, thứ nào hơn?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.09.2008 12:31:09 bởi Ghosttt_01 >
.
Hai hình tượng "đá" và "máu người" - "đá" là hình ảnh thần tượng, còn "máu người" lại nói về sự sống! Chà, thật ảo mà suy lý sâu xa. Tất nhiên tôi hiểu đặt ra câu hỏi so sánh ấy, chỉ cốt để tôn cao cái đẹp thánh thiện của tình yêu son sắt, nhưng qua đó nó còn phản chiếu lại mặt trái về tính thực dụng của con người thời đại hôm nay !? Mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tiễn thật xa vời! Vì sau đó tác giả còn đưa ra một kết luận trong thế giới quan của nhà thơ rằng: Em là cái đích cuối cùng ta hướng đến triệu năm Triệu năm nữa chắc chỉ là ảo ảnh? Tình yêu của thời đại thật đáng buồn?... Song thời đại nó cứ cuốn theo chiều gió như vậy, phải không anh Nhân Văn? Tình yêu văn minh: gia tốc hợp, gia tốc tan... Đỉnh núi Mỹ Nhân ơi,ta quấn lên đầu nàng thêm một vành khăn trắng !!! Thế giới và xã hội ta đang sống hôm nay là thế đấy? "Yêu" cũng bốc lửa chớp nhoáng, "tan vỡ" cũng nhanh như một gia tốc vậy. Thì đành phải "để tang" đối với hình ảnh lý tưởng hoá của nàng Mỹ Nhân thôi! Ý thơ chua chát và sâu sắc, mà hình ảnh thi ca thì lại độc đáo và hay quá. Nhưng còn ở hai đoạn thơ kết, thì quả thật là tôi chưa hiểu lắm? Như ở đoạn thơ thứ tư: Ta từng yêu em ta cả tâm hồn bão loạn Để cuối cùng thân số vẫn cô đơn! Ta từng say bằng thứ rượu whisky choáng váng Tỉnh lại rồi xin quì gối trước sơ nguyên. Yêu "bão loạn" là yêu hết mình, mãnh liệt say mê... Nhưng cuối cùng tình yêu ấy vẫn bị cơn lốc của cái thế giới văn minh nhưng đầy tính hàng hoá trong cả trái tim và tinh thần này báng bổ... Nhà thơ chỉ còn biết ngửa mặt, quì gối mà ngưỡng vọng trước thiên thai kia ! Và 4 câu thơ sau đó: Ta đã yêu em cả trong phản bội... Với tình yêu không thể gì đánh đổi, Vì trần đời là thế, nàng ơi! Tại sao lại "yêu em cả trong phản bội"?... Tôi nghĩ đã phản bội thì bỏ quách đi cho rồi, tội gì mà đắm đuối yêu? Lại còn vẫn yêu "với tình yêu không thể gì đánh đổi" nữa chứ? Để rồi nhà thơ kết: Chỉ có mỗi trái tim: Vừa hoá đá cho thơ, ta vừa phải làm người !... Cần phải hiểu về những câu thơ cuối cùng này như thế nào cho đúng, anh Nhân Văn nhỉ? Mặc dù tôi rất thích và rất sướng khi đọc thơ... nhưng vẫn muốn hiểu rõ tường tận về ý của những câu thơ đó! Ừ thì "hoá đá" cho thơ, nhưng còn vẫn phải sống "làm người" để rồi đi chấp nhận những thứ tình yêu hay phản bội đó ư? Anh Nhân Văn bình luận thêm , để thấy hết được ý tình cũng như sự sâu sắc của những câu thơ có thể gọi là rất đắc địa đó , anh Nhân Văn nhé !?.../
.
TRƯỚC NÚI MỸ NHÂN (2) Hay đến đâu? Trước hết tôi xin bình luận về đoạn thơ cuối cùng mà bạn ghosttt_01 còn phân vân chưa hiểu rõ: Ta đã yêu em cả trong phản bội Với tình yêu không thể gì đánh đổi, Vì trần đời là thế, nàng ơi! Chỉ có mỗi trái tim: Vừa hoá đá cho thơ, ta vừa phải làm người!... Tôi nghĩ: Đoạn thơ đã nói về mối quan hệ giữa tình yêu và cuộc sống, theo một triết lý rất đời! Như tác giả đã viết: Vì trần đời là thế, nàng ơi!/ - Nhưng cái hay, cái sâu sắc của ý thơ: Ta đã yêu em cả trong phản bội Với tình yêu không thể gì đánh đổi... Nó muốn nói lên cái mặt trung thực và khát vọng của tình yêu. Ta đã yêu em như thế đấy, không có gì có thể lay chuyển được tình yêu của ta... và ta sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời cho tình yêu đó! Nhưng về phương diện thứ hai: Nó còn nói lên cả sự si mê của trái tim... khi yêu nữa !? Thì từ cổ nhân đã thế rồi, nên mới có chuyện chàng Trương Chi yêu thầm, nhớ bóng nàng Mỵ Nương - Rồi tương tư mà chết, để hoá thành cây bạch đàn đó sao?... Hay như nhà thơ Nguyễn Bính đã từng viết: Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng! Rồi lại cả mối tình đơn phương của thi nhân Hàn Mặc Tử với nàng Hoàng Cúc nữa - Để Ông viết nên một thiên tuyệt tác thi ca " Đây thôn Vỹ Dạ " bất hủ đó thôi: Mơ khách đường xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? Trần đời - Bạn ghosttt_01 ạ!... Không phải cứ bị người yêu phản bội ( hoặc không muốn yêu mình nữa ), là ta có thể bỏ quách đi cho rồi, như bạn nói đâu? Nói thế để thấy rằng: Trước Núi Mỹ Nhân (2) - Tuy nhà thơ viết về một truyền thuyết, mà vẫn gắn bó với cuộc sống và tính đời... trong tác phẩm thi ca của mình. Nó hay, thơ sinh động mà sâu sắc còn vì ở lẽ đó! Nhà thơ muốn nói rằng: Ta vẫn phải sống cuộc sống trong đời thường, dù cuộc sống ấy đầy tính hiện sinh. Cho nên - Người mới kết luận rằng: Chỉ có mỗi trái tim: Vừa hoá đá cho thơ, ta vừa phải làm người !... Một mối liên kết rất chặt chẽ trong triết lý giữa lý tưởng khát vọng về tình yêu... và sự sống của xã hội cùng thế giới, mà chúng ta tiếp tục còn phải sống mai sau... " Hoá đá " cho thơ - Nghĩa là lý tưởng hoá trong thơ! Còn nhà thơ, đó là một con người với trái tim và tâm hồn của sự sống thực trong cõi trần gian này mà. Bạn thấy đó, chỉ một đoạn với mấy câu thơ thôi - Mà thơ chí lý, sâu sắc, hình tượng thật sống đến mức phi phàm... trong từng câu chữ. Nhà thơ Đại Bàng này, như bạn cũng đã nói: Ông là một nhà thơ đã vào cỡ thiên tài của thi ca! Lại nói về hai chữ "hoá đá" này, tôi xin dẫn giải một bài thơ khác cũng của Ông với cái tên đề là " Đá vọng tình em " - ( Bài này ở trong Tuyển Thơ Đại Bàng , là bài số 166 trên trang 11 internet ). Toàn văn bài thơ đó như sau: ĐÁ VỌNG TÌNH EM
Anh hoá thành đá vọng tình em
Mắt đá sững sờ tim đá đã dại câm
Hồn anh hoá non xanh sóng biếc
Rồi một mình làm bi kịch chính đời anh !
Em nhè nhẹ ru êm thân liễu rủ
Hát bài ca sâu thẳm mênh mông
Đá và liễu hai mặt đời khát vọng
Khoảng giữa đôi ta là bờ bãi vô cùng...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.09.2008 12:45:47 bởi Nhân văn >
.
Nếu ta tìm hiểu về bài " Đá vọng tình em " này - Thì lại thấy, bài thơ tràn ngập của màu sắc thơ tượng trưng. Bài thơ chỉ gồm hai đoạn, tám câu. Đoạn một: là sự "hoá đá" của người con trai ( tức là bản thân nhà thơ ). Cũng giống như hình ảnh về tượng thần nàng Mỹ Nhân kia, năm tháng đã hoá thành đá vọng để chờ chồng!... Còn ở bài này nhà thơ đã hoá thành " đá vọng tình em " - Tác giả khắc hoạ hình ảnh của hòn đá vọng ấy mang cả thần sắc của người sống thực:
Mắt đá sững sờ tim đá đã dại câm
Nghĩa là người con trai thương nhớ người yêu mà đôi mắt trở nên sững sờ, thảng thốt... và "trái tim đá" thì hoá dại, hoá câm!... Đó là sự thương nhớ đến da diết, thương nhớ cháy lòng, đêm quên ngủ, ngày quên ăn... rồi. Thế còn hồn chàng thì sao?
Hồn anh hoá non xanh, sóng biếc...
Tâm hồn ấy cứ mênh mang như núi xanh, rừng thẳm, trập trùng như sóng biển khơi. Hình ảnh bài thơ đã được tạc thành tượng: Tượng sống! Mà chất đời vẫn đầm đìa trong tình, ý thi ca... của thế giới bên trong mà dựng thành đài. Nhưng đến câu thứ tư nỗi thơ được đẩy cao lên khoá lại đoạn thơ đầu... Nó ôm chứa, bao quát cả cuộc đời của "tượng đá" ấy:
Rồi một mình làm bi kịch chính đời anh!
Thơ triết lý về tình yêu và cuộc sống, mà vẫn chứa đầy hồn, đằm cảm súc ở trong nỗi đau rất máu thịt của trái tim! Tình yêu: nó đem đến cho ta niềm đam mê, hạnh phúc tột cùng và cả bất hạnh - Nghĩa là cuộc đời chàng trở thành bi kịch bởi chính tình yêu của chàng!...
Ta quay trở lại liên hệ một chút với bài " Trước núi Mỹ Nhân (2) " - Khi Ông viết:
Ta đã yêu em cả trong phản bội
Với tình yêu không thể gì đánh đổi,
Vì trần đời là thế, Nàng ơi!
Chỉ có mỗi trái tim:
Vừa hoá đá cho thơ,
ta vừa phải làm người !?
Trần đời là thế mà!... Thơ Ông thường sâu sắc và được chắt lọc ra từ trong nhiều chiều của cuộc sống như vậy. Càng đọc sâu, càng thấm thơ thấy càng hay. Sự chí lý sâu sa này chính là gốc gác của chất thơ phương Đông - Cho nên có thể nói trào lưu thơ thế giới ngày nay, các thi nhân phương Tây... cũng có xu hướng kết hợp nhiều với thơ phương Đông lắng đọng, cô đúc và sâu sắc hơn.
Tôi nói tới đoạn hai của bài, tác giả chuyển sang để nói về "em"!... Tôi nhớ trong một bài thơ tình của Puskin, nhà thơ Nga vĩ đại - Có nhan đề "Gửi", khi thi nhân tưởng lại bóng hình của người yêu xưa, Người đã viết:
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:
Trước mắt anh em bỗng hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Giữa day dứt sầu đau tuyệt vọng,
Giữa ồn ào xáo động buồn lo
Tiếng nói em bên tai anh văng vẳng,
Bóng dáng em anh gặp lại trong mơ.
............
Cả hồn anh bỗng bừng tỉnh giấc:
Trước mắt anh em lại hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Còn trong bài " Đá vọng tình em " tác giả chỉ gợi lại bằng hai câu:
Em nhè nhẹ ru êm thân liễu rủ,
Hát bài ca sâu thẳm mênh mông...
Đó là một bức hoạ - Nếu ở đoạn thơ (1) hình ảnh người con trai đã hoá thành "đá", thì ở đây người con gái lại được tạc thành "bóng liễu": Em nhè nhẹ ru êm thân liễu rủ/ - Người thiếu nữ tơ mảnh , mềm mại như dáng liễu. Mặc dù đó là hình ảnh tượng trưng, song đọc thơ ta có thể mường tượng ra cả tấm vóc và tính cách em. Còn tình yêu của em đối với anh thì lại được nhà thơ minh hoạ trong hình tượng:
Hát bài ca sâu thẳm mênh mông...
Đó là bài hát của trái tim! Một bài ca tình yêu mà nàng đã để lại cho cả cuộc đời chàng, sâu thẳm và mênh mông như biển trời.
Vậy là bằng hai vế: Đoạn (1) và hai câu đầu ở đoạn thơ (2) - Nhà thơ đã khắc hoạ cả bản tình ca đôi lứa, để xuống hai câu cuối cùng Ông đã kết lại... bằng một triết lý về tình yêu và cuộc sống trong cõi bờ nhân gian, cùng với khoảng không gian, thời gian vô tận... rằng:
Đá và liễu: Hai mặt đời khát vọng!
Khoảng giữa đôi ta là bờ bãi vô cùng...
Tôi xin nhấn mạnh về câu thơ thứ tám, câu thơ kết bài : Khoảng giữa đôi ta là bờ bãi vô cùng/- Nghĩa là giờ đây anh và em, tình yêu của hai người cách nhau một bến bờ xa thăm thẳm trong cõi trần ai này. Đó là cõi bể dâu, trôi dạt của đời người. Hai chữ: "bờ bãi" - Để nó chỉ về sự bươn bả, chìm nổi chốn nhân gian. Tình yêu chỉ còn là trong hoài vọng, nuối cảm mà thôi!
Ta trở lại với câu thơ thứ bảy:
Đá và liễu: Hai mặt đời khát vọng !
Mối tình ấy tuy đã tan vỡ và xa cách... Nhưng lòng họ vẫn nhớ thương và tha thiết yêu nhau. Cả hai vẫn mang trong lòng khát vọng của tình yêu!... Nhưng cuộc đời - Đó là bi kịch, mặc dù cái bi kịch ấy vĩnh cửu vô biên. Đấy, thơ của Ông như thế... cô đọng nhưng vẫn chan chứa tình đời.
Tôi lại xin trở về để bình luận tiếp bài " Trước Núi Mỹ Nhân (2) " -
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.09.2008 11:30:27 bởi Nhân văn >
.
Nếu " Trước Núi Mỹ Nhân 1 " - (TNMN1) - Cảm súc nhà thơ trào ra khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp thánh thiện và rực rỡ của Nàng Mỹ Nhân, không những chỉ để Ông ca ngợi tình yêu chung thuỷ, sắt son của nàng như đã phân tích:
Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây,
Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời.
Mà qua đó Ông còn muốn thổ lộ cả tình cảm, nỗi lòng mệt mỏi của mình trong cuộc sống. Thí dụ như:
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ!...
Cả cuộc đời đầy mất mát, thương tích của mình:
Gió hút Hòn Chồng bể sóng mênh mông,
Ta! Con chim đã trúng bao vết đạn...
Rồi rút ra những triết lý về tình yêu và cuộc sống, xã hội và con người, v.v...
Còn ở TNMN(2) - Có thể nói: Thơ được bắt đầu bằng sự so sánh, để nói lên thứ tình yêu thực dụng ngày nay, mang tính phản ứng thời đại ngay:
Em nằm trong tiếng sóng vỗ bao la
Làm núi đợi! Lặng im cùng năm tháng...
Tình yêu ấy hoá tượng thần trong trắng,
Khi thế giới ta thay đổi đủ sắc mầu.
Rồi nhà thơ cũng rút ra những triết lý, nhưng sự triết lý ở TNMN(2) này: lại mang ý nghĩa khái quát, đúc kết về mặt lý luận học - Nó đặt ra câu hỏi: Vậy cuộc sống thực tiễn là lẽ sống, hay thiên thai kia là lẽ sống?... Thí dụ:
Thiên thai ấy - Cuộc sống xô bồ này,
Đâu là lẽ sống?
Máu trong người với đá, thứ nào hơn?
Bởi vì: Ở TNMN(1) cũng với câu hỏi giữa thiên thai và cuộc sống , nhưng nó lại được phản ảnh qua cảm quan của nhà thơ bằng hình ảnh của sự sống:
Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú,
Hồ yêu tinh - và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ: Nàng ơi!
Quay trở lại với TNMN(2) - Thì lại hỏi:
Máu trong người với đá, thứ nào hơn?
Hoặc là hỏi thẳng bằng ý nghĩa có tính chất lập luận:
Thiên thai ấy - Cuộc sống xô bồ này,
Đâu là lẽ sống?
Nghĩa là, sự giằng giật trong lòng tác giả trước cái hiện sinh xô đẩy của thế giới hiện đại kia với thần tượng vĩnh hằng... sau đó nhà thơ lại tự trả lời:
Tình yêu văn minh: Gia tốc hợp, gia tốc tan...
Đỉnh núi Mỹ Nhân ơi,
Ta quấn lên đầu Nàng thêm một vành khăn trắng !!!
Xu thế của thời đại như vậy... và con người đã cuốn vào nó như theo chiều gió cuốn. Như thế, nàng Mỹ Nhân để tang cho chồng một lần vẫn chưa đủ, nay nàng còn phải quấn lên đầu thêm một vành khăn trắng nữa, để tang cho cả thế giới, cả thời đại này!... Mà thực ra đâu có phải là nhà thơ quấn thêm khăn tang lên đầu nàng, mà chính xã hội và con người thời đại đã cuốn băng tang lên đầu cho nàng đấy chứ !?
Ở đây tôi còn muốn nói: Những hình ảnh triết lý trong tính thi ca của thơ Ông rất sâu sắc và hay! Nó sinh động chứa chất ý tứ, mà ta vẫn thấy nó rất "đời"... Thành ra thơ rất sống , cảm hoá được cả tâm hồn và trái tim người đọc. Buộc người ta đọc rồi - những người có tâm huyết với thi ca phải ngẫm nghĩ sâu vào nó, để tìm tòi những ý nghĩa chứa đựng trong hình ảnh ấy. Và đấy, chính đã tạo thành một thế giới riêng của thơ Ông!...
Hai đoạn cuối cùng tuyệt hay thì tôi đã phân tích ở phần trên rồi. Khi tôi cứ đọc hình tượng của câu thơ triết lý:
Máu trong người - Với đá, thứ nào hơn?
Ý thơ cô đọng và đầy ẩn tích. Chỉ một đôi chữ mà chứa ở trong nó cả một thế giới ý nghĩa về sự sống. Ta có thể phân tích theo nhiều kiểu, nhiều cách... Nó mênh mang mà sâu lắng vô cùng. Đúng là, không có thứ ngôn ngữ nào có thể dung nạp nhiều hơn trữ lượng ý nghĩa như ngôn ngữ của thi ca. Mà có lẽ Ông đã đi đến tột đỉnh của việc sử dụng những hình ảnh ngôn ngữ nghệ thuật ấy rồi!
" Máu trong người " để nói về sự sống đang tồn tại của xã hội cũng như thời đại - Nhưng còn "đá"?... Đá vẫn có máu đâý chứ! Vì đá là lý tưởng, là hình ảnh thánh thiện của nàng Mỹ Nhân tuyệt vời như thế cơ mà. Nghĩa là: máu của thời đại, của thế giới chúng ta và máu trong nàng Mỹ Nhân kia - Thì máu nào tinh chất hơn đây? Ta có thể trả lời, nhưng có lẽ sẽ chẳng bao giờ trả lời nổi câu hỏi này !
Nàng đẹp thế: Cả chân dung lẫn trái tim tình yêu của nàng... mà ta vẫn đành phải quấn thêm một vành khăn tang trắng lên đầu nàng mà thôi!...
Tới đây tôi xin đi đến một vấn đề mà bạn Ghosttt_01 đã đặt ra: Vậy TNMN(1) và TNMN(2) - Bài thơ nào hay hơn (???)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.09.2008 11:36:04 bởi Nhân văn >
.
Theo sự nhìn nhận của tôi: Hai bài TNMN này cũng khó có thể đặt ra sự so sánh như vậy?... về cả phương diện nghệ thuật cũng như về nội dung tư tưởng và tính nhân văn. Mỗi bài đều đạt đến sự hay riêng! Tôi đã nghe một số dư luận trong giới văn chương cùng làng báo chí: Người thì bảo TNMN(1) có hay hơn - Vì nó giầu cảm súc, hình ảnh thơ cũng độc đáo và sướng hơn !? Nhưng kẻ lại nói: TNMN (2) nó mang tính thời đại cao và triết lý rất sâu sắc !?
Nếu ta phân tích về phương diện sử dụng hình thức nghệ thuật thi ca, thì có thể nói:
- TNMN(1) đã kết hợp nhiều giữa cảm súc với thơ tượng trưng theo khuynh hướng tượng trưng
" tương ứng cảm quan " mà người chủ xướng là nhà thơ Pháp Baudelaire ở vào giữa thế kỷ XIX. Nghĩa là, hình ảnh tượng trưng được phát ra từ trong hồn, trong cảm thụ bởi tâm linh từ đời sống thực của nhà thơ. Thí dụ như:
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời.
..........
Hồ yêu tinh - Và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ: Nàng ơi!
Hay là:
Ta! Con chim đã trúng bao vết đạn,
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Hoặc:
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay...
Nhưng TNMN(2) lại nghiêng về khuynh hướng thơ " tượng trưng bằng trí năng" cũng ở trong thời đó, mà người tiêu biểu là một nhà thơ Pháp Mallarmé - Nghĩa là hình ảnh tượng trưng thơ được xuất phát từ lý trí của nhà thơ, trong nhận thức về thời đại và xã hội con người, như:
Tình yêu văn minh: gia tốc hợp, gia tốc tan...
Đỉnh núi Mỹ Nhân ơi,
Ta quấn lên đầu nàng thêm một vành khăn trắng !!!
Hay:
Ta từng say bằng thứ rượu whisky choáng váng
Tỉnh lại rồi xin quì gối trước sơ nguyên.
Hoặc là:
Vừa hoá đá cho thơ,
ta vừa phải làm người !...
Nhưng vì sao trong hai bài thơ này, tôi lại chọn TNMN(1) để bình là bài thơ hay vào hàng kiệt tác??? chứ không chọn TNMN(2) - Bởi vì:
Một là/- So với TNMN(2) thì TNMN(1) giầu cảm súc, đầm đìa hồn thơ hơn! Hình ảnh thơ nó cứ bay ra từ trong lòng, trong trái tim đẫm cả máu, cả lệ... của nhà thơ! Ta cứ đọc thử đoạn nào cũng thế:
Bờ Hòn Chồng , quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở,
Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.
Hay:
Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây,
Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể...
Cho tới tận những đoạn thơ kết cũng vậy:
Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú,
Hồ yêu tinh - Và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ: Nàng ơi!
Hai là/- Về tầm vóc của thơ ca: theo tôi, TNMN(1) tính tư tưởng nhân văn của nó đã đạt lên đến tột đỉnh - Chính là ở đoạn thơ thứ 5:
Bóng nàng nằm trơ mãi Cái Nước Non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi,
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại...
Cây Thánh Giá Cuộc Đời
anh đặt dưới chân em !
Câu thơ: Cây Thánh Giá Cuộc Đời anh đặt dưới chân em!/- Nó vừa mang tính "thế giới quan" quyết liệt của nhà thơ, như tôi đã bình luận trên!... Trong sự tồn tại của đất trời vũ trụ cùng thế giới này, nhà thơ đã đưa" tình yêu" lên tột đỉnh nhân sinh... trên tất cả: Chính trị, thế sự , kể cả triết học và những vận động xã hội khác. Nó khẳng định: Tình yêu, tình yêu và tình yêu... là lẽ sống, phẩm giá , lương tri cao cả của cuộc sống con người. Ngoài ra, ngầm bên trong câu thơ còn phủ định cả những hệ ý thức tàn ác không ngừng diễn ra trên thế giới này. Cho nên nhà thơ mới nói:
Cây Thánh Giá Cuộc Đời
anh đặt dưới chân em !
" Cây thánh giá cuộc đời..." ở đây là một biểu tượng về cuộc sống và sự tồn tại của con người cũng như vũ trụ! Nghĩa là, nhà thơ phủ định về phương diện phi nghĩa của thời đại hiện sinh này. Cho nên tôi cho rằng: TNMN(1) đạt tầm thơ cao hơn!... Tuy nhiên, trong hai bài thơ TNMN mà chọn ra một bài đánh giá là hay hơn thì cũng chỉ là tương đối mà thôi?... Chứ cả hai bài đều xứng đáng là những bài thơ hay, thậm chí là tuyệt hay! Xin cứ để cho thời gian cùng thời đại cân nhắc mà tiếp tục bình xét thơ ông !...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.09.2008 13:34:41 bởi Nhân văn >
.
LẠI NGHĨ VỀ BÀI " TRƯỚC NÚI MỸ NHÂN (1) " Anh Nhân Văn ạ! Nói về bài TNMN(1) thì tôi thích một số câu thơ, trước hết là những câu:
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ!...
Nhà thơ chỉ ôm hôn lên "đôi vú đá" của nàng Mỹ Nhân, mà nghe cứ như là đôi vú bằng da thịt thật của người con gái? Tình cảm thật tha thiết và lãng mạn quá... Hình ảnh thơ rất sống. Đôi vú đá - ấy... lại "tơi bời" rồi. Nhưng đây không phải là sự tơi bời do va chạm trong cuộc sống hay là sự giao thoa của tình ái - mà bởi mưa gió, bão tố xô dập lên người nàng. Câu thơ thật đáng yêu sao !? Rồi lại:
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ !...
Không phải chỉ là thơ tả... mà là tình yêu rất trái tim của nhà thơ với nàng. Ông đã đến bên nàng và ru nàng trong giấc ngủ ngàn thu, cùng nàng dầm dãi nắng mưa giữa đất trời. Tình thơ rất da diết mặn nồng, có thể làm rung động trái tim người. Nghĩa là sự hoá thân của cả nhà thơ và nàng Mỹ Nhân như thể một đôi trai gái say đắm yêu nhau. Còn hình ảnh của những câu thơ:
Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi...
Khi đọc tới hình tượng nhà thơ đã dùng:...trơ mãi cái nước non/ - Lại gợi tôi nhớ tới hình như trong thơ của bà Hồ Xuân Hương ( tôi không nhớ là bài nào ), cũng có sự ví von tương tự như thế này: "trơ mãi cái hồng nhan" - Cái tiếng "trơ" đã thành một ý niệm đẹp đẽ trong thi ca rồi! Còn đây là "trơ mãi cái nước non", đó chỉ là sự dầm dãi giữa chốn đời, không phai mòn năm tháng... Câu thơ dùng khá kỳ dị mà vẫn rất dân gian, thật gần gũi với ca dao. Nó đã được nhập vào trong hồn thơ ông mà bay ra rất tự nhiên, giầu ý tưởng hay.
Với cái nghĩa của câu thơ: Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi.../ - Gợi tôi nhớ tới cái bóng nguyệt ở Chinh phụ ngâm:
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây...
Nàng Chinh Phụ cứ đêm đêm trông bóng nguyệt trên Trường Thành, lòng mong ngóng chồng...Người Chinh Phu xa xôi, nhìn khói mây mờ mịt chốn Cam Tuyền - mà chồng nàng thì vẫn bặt vô âm tín. Còn đây ví : Tình thuỷ chung của nàng Mỹ Nhân như bóng nguyệt vằng vặc tỏ tháng năm, dù cho mưa gió mòn đá sỏi, nàng vẫn không phai lòng. Hình ảnh và ý thơ thật liên kết sâu xa và hàm chứa cuộc đời.
Đúng như anh Nhân Văn đã nói: Bài thơ TNMN(1) giầu tình, giầu hình ảnh đời , cảm súc chứa chan và xúc tích vô cùng. Càng ngẫm vào sâu thơ càng hay. Nên tôi nghĩ , anh Nhân Văn có chọn bài TNMN(1) này để bình là bài thơ hay vào hàng kiệt tác cũng hợp lý thôi!... Trong làng thơ hiện nay còn gọi Ông là "một quái thơ" nữa đấy, hay như cách nói của một số người rằng : Ông là một quái nhân!...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2008 12:47:40 bởi Ghosttt_01 >
.
" Trước Núi Mỹ Nhân " ( đặc biệt là TNMN1. ) - Là bài thơ mà mình cũng rất tâm đắc. Chính câu chuyện kể như truyền thuyết của cô gái bán hàng trong cái "quán gió" chênh vênh bên bờ biển ấy, đã để lại trong lòng mình một ấn tượng đẹp về hình ảnh của nàng Mỹ Nhân chung thuỷ chờ chồng... để mấy mươi năm sau, khi nhớ lại vẫn làm cho lòng mình xao xuyến viết thành bài thơ này. Như đoạn kết bài thơ đã viết:
Cô gái bán hàng trong quán gió chơi vơi
Cứ nhìn khách đôi mắt tròn đen láy,
Đã kể tôi nghe:
chuyện về nàng Mỹ Nhân thuở ấy!
Nghe trong chiều gió cuốn bụi đường bay...
Câu thơ cuối cùng kết lại bài thơ mà Nhân Văn cũng có nói tới: Nghe trong chiều gió cuốn bụi đường bay.../- Là để nói về cuộc sống trong đời cát bụi mà ta đang tồn tại: mưa gió vẫn cuốn đi những bụi cát đường đời mà... Nghĩa là, cả sự vô vi của thần tượng Mỹ Nhân kia cùng cuộc đời trôi dạt bể dâu của nhà thơ cũng đều nằm trong đó. Mình chỉ nói thêm một chút về đoạn thơ:
Gió hút Hòn Chồng bể sóng mênh mông,
Ta! Con chim đã trúng bao vết đạn
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn...
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân???
Đến bây giờ thì lòng mình đã yên tĩnh lại, dù ở ngoài đời kia có bão giông chớp giật - Nhưng khi viết bài thơ này thì cuộc sống, cả tâm hồn và trái tim mình vẫn còn bao trôi nổi trong bể nhân tình thế sự đầy giằng xé - Chính là ý nghĩa trong câu thơ: Gió hút Hòn Chồng bể sóng mênh mông.../- Nó đã ra đời trong tâm trạng đó! Ta than cho nàng Mỹ Nhân vẫn ngày đêm nằm trong sóng bão của biển khơi dữ dằn, nhưng chính là ta than cho ta. Vì thế sau đó mới có câu:
Ta! Con chim đã trúng bao vết đạn
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn...
Lúc này đời mình đã thấm mệt mỏi rồi, trái tim cũng đầy thương tích kể cả trong tình yêu và cuộc sống - Nó khao khát được những giây phút sống êm đềm bên ái nữ Mỹ Nhân huyền thoại đó, và tận hưởng khoái lạc của tình yêu. Cái khát vọng ấy còn có trong một số hình ảnh khác của bài thơ, như:
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ...
Được một người vợ, một người tình như nàng Mỹ Nhân... để hôn lên đôi vú nàng, trọn hưởng hạnh phúc cùng nàng - Thì cuộc đời mãn nguyện lắm rồi, có phải thế không Nhân Văn và bạn Ghosttt?... Cũng không ngờ cái giây phút mình chỉ đi qua thăm biển Nha Trang sau cuộc chiến tranh, khi đó mình vẫn mặc bộ đồ quân phục của anh sĩ quan quân giải phóng - Lại đã cho mình một thiên tình ca " Trước Núi Mỹ Nhân " thấm thía và trác tuyệt này!
Mình cũng công nhận với Nhân Văn rằng: TNMN(1) hay hơn TNMN(2) - Tuy nhiên bài thơ TNMN(2) là một bài thơ có mầu sắc triết lý nghị luận, dù sự nghị luận ấy đã được dùng bằng những hình ảnh thi ca khá sinh động và cũng rất đời. Như một mâm cỗ có nhiều món ngon khác nhau, hãy để dời thưởng thức mỗi cái ngon riêng của từng món đó... Có phải vậy không bạn Nhân Văn và Ghosttt? Thế mới là thế giới: Cả thế giới ta đang sống và thế giới của thi ca , đều muôn hình muôn vẻ vậy thôi !...Mình cũng hy vọng và tin rằng: Trước Núi Mỹ Nhân sẽ là một bài thơ hay bất hủ trong đời thi ca PNT để lại cho đời !?...
.
*/- Bài thơ tình hay thứ tư: " Tiếng rúc chim đêm " ( Trong Tuyển thơ Đại bàng của PNT là bài số 16, trang 1 internet ) -
Cái tiếng rúc của một con chim kêu lên trong đêm khuya chắc nó phải não nề xao xiết lắm, mới lay động vào tận tâm khảm của nhà thơ đến thế!... Hay chính bởi nỗi lòng nhà thơ đang cô đơn vì nhớ tới người yêu nên nghe tiếng con chim kia, cảm súc trái tim thơ của anh trào lên mà tạo thành bản tình ca tuyệt diệu này? Toàn bộ bài thơ đó như sau:
TIẾNG RÚC CHIM ĐÊM
Những tối trăng ngời...dưới ánh sao khuya...
Anh vẫn đắm mình về phương ấy,
Những câu thơ như ngôi sao bùng cháy
Và cuộc chia ly đã hoá cánh buồm.
*** Con chim đêm rúc mãi ngoài cây
Nó nói gì không biết (?)
Chắc con mái ham nơi vui thú khác
Đã không về !...con trống gọi suốt đêm...
Chim gọi đàn - Anh gọi tên em
Năm tháng nắng mưa non ngàn bão tố,
Có lẽ nào em không về nữa!
Để hồn anh hoang mạc, bơ vơ.
Đã xa rồi! Mùa dĩ vãng trăng mơ...
Đời vui vẻ cuốn theo dòng gió bụi
Bao ý nghĩa trong cuộc đời tồn tại
Thành quách loài người
em thiêu trụi thành tro !
Ngàn năm xưa cho tới bây giờ
Ta muốn hỏi đến muôn đời sau nữa:
Mọi giá trị vĩnh hằng , nếu có
Sẽ là gì, khi thiếu vắng em ta !?
Con chim đêm run rẩy bóng xanh già
Anh bổi hổi một thời qua vọng lại...
Và tất cả đã trở thành trống trải,
Sao em lại phụ bạc tình:
Con mái thương yêu ?
Trước hết ta hãy nói về đoạn thơ mà tác giả lấy làm đề tựa cho bài:
Những tối trăng ngời... dưới ánh sao khuya...
Anh vẫn đắm mình về phương ấy,
Những câu thơ như ngôi sao bùng cháy
Và cuộc chia ly đã hoá cánh buồm.
Nghĩa là mối tình chia ly với người thiếu nữ nào đó, đã để lại trong trái tim nhà thơ một niềm tiếc thương vô bờ bến. Đêm đêm anh vẫn ngóng lên bầu trời đầy sao giăng kia, hoặc dưới ánh trăng thổn thức về những kỷ niệm êm đềm. Tình yêu ấy hoá thành cánh buồm trong tâm hồn thơ bay bổng, lai láng của thi nhân. Ta cũng dễ hiểu, vì sao khi nghe tiếng con chim cô đơn đã làm xáo động cả trái tim anh... tha thiết nhớ đến nàng:
Con chim đêm rúc mãi ngoài cây
Nó nói gì không biết (?)
Chắc con mái ham nơi vui thú khác
Đã không về!... Con trống gọi suốt đêm...
Trong thơ thì đó là tiếng của con chim trống đang gọi con mái, nhưng đây đâu còn phải là tiếng của con chim nữa, tiếng lòng của nhà thơ đấy chứ !? Ngay khi vào thơ ta đã thấy : hồn thơ được gieo trong một cảm súc dào dạt, thiết tha. Đó là tiếng gọi em của nhà thơ ở một phương trời xa nào đó, như con chim trống đang gọi con chim mái kia. Nỗi lòng có vẻ hơi oán trách:
Chắc con mái ham nơi vui thú khác
Đã không về!... con trống gọi suốt đêm...
Gọi người yêu là "con chim mái", nhưng sao ba cái tiếng Con Chim Mái nghe lại trìu mến và thân thương đến thế? Hình ảnh thơ đã không còn khoảng cách giữa chim và người. Ở câu trên thì bảo: Con chim nó nói gì không biết (?) Song câu dưới lại cho rằng: Chắc con mái ham vui thú ở một nơi nào qua đêm... để con chim trống cứ gọi mãi!... gọi mãi suốt canh khuya... Đấy chính là lòng hoài vọng, nhớ nhung với hình bóng người yêu của nhà thơ. Anh vẫn gọi em, gọi em mãi tháng năm và những đêm trường. Em có nghe thấy không? Như đoạn thơ tiếp sau anh đã viết:
Chim gọi đàn - Anh gọi tên em
Năm tháng nắng mưa non ngàn bão tố,
Có lẽ nào em không về nữa?
Để hồn anh hoang mạc, bơ vơ.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.10.2008 11:14:55 bởi Nhân văn >
.
Sự liên tưởng của nhà thơ giữa con chim trống kia với mình: Chim gọi đàn - Anh gọi tên em/- Hồn thơ đưa ta vào một khoảng không cô quạnh, như con chim ấy - Anh gọi em! Tiếng gọi vượt qua bao núi cao rừng thẳm, nắng gió cùng bão tố... Con chim trống tha thiết vậy, mà sao con chim mái lại nỡ bỏ đi không về? Lòng nhà thơ như một bãi sa mạc cô đơn, anh bơ vơ giữa cuộc đời. Thế giới với anh bỗng trở thành trống rỗng, hư vô. Đọc đoạn thơ ta có thể thấy, hồn thơ đằm trong cảm súc của một trái tim đang chảy máu. Nhà thơ than:
Có lẽ nào em không về nữa?
Một sự thất vọng mênh mang, vô tận. Lời thơ quặn lên đau nhưng cũng không hẳn là lời oán trách, mà đó chỉ là nỗi lòng của một trái tim yêu mà thôi! Để sang đoạn sau tác giả gợi về những kỷ niệm êm đềm dĩ vãng:
Đã xa rồi! Mùa dĩ vãng trăng mơ
Đời vui vẻ cuốn theo dòng gió bụi,
Bao ý nghĩa trong cuộc đời tồn tại...
Đúng như vậy ! Tình yêu ấy là ý nghĩa tồn tại của cuộc đời anh. Những năm tháng sống bên người yêu, đó là "mùa dĩ vãng trăng mơ..." - Có em là cả một mùa trăng, mà lại là " mùa trăng mơ"... Đây là hình ảnh thơ tượng trưng cảm quan, tức là từ sự cảm súc mơ hồ về cái đẹp trong trí não và tâm hồn của nhà thơ mà bắn ra! Ý thơ gợi lên một cảm giác êm ái, dịu ngọt, trong sáng của cuộc sống. Nhưng khi bắt đầu vào câu thơ thì nhà thơ đã than lên: Đã xa rồi!... Ta càng thấy nỗi đau trong lòng anh, của trái tim anh. Đó chỉ còn là dĩ vãng, tất cả đã cuốn trôi vào trong cát bụi. Đến đây thì tình thơ đã nhập hoàn toàn vào trong tâm trạng và đời người, không còn phải là của chim nữa. Tới câu thơ cuối của khổ thơ ấy tác giả bỗng đưa tình thơ vọt lên, nó mang ý nghĩa bao quát cả vũ trụ cũng như cuộc sống:
Thành quách loài người
em thiêu trụi thành tro!
Cảm súc thơ ra vẫn rất tự nhiên, dù đã mang tính triết lý của trí tuệ. Cái lạ, cái kỳ và cả tầm vóc thuộc đẳng cấp của bài thơ lại chính được tụ điểm trong câu thơ! Ý của nó là: Người đàn bà có thể thiêu trụi cả thế giới này !? Hay nói một cách khác: Người đàn bà chính là cả linh hồn của thế giới và vũ trụ. Tất nhiên ta có thể đặt câu hỏi: Không có đàn ông mà chỉ có đàn bà thôi thì cũng vô nghĩa!... Nghĩa là phải có nếp, có tẻ - Có âm và dương hoà hợp thì mới có sự tồn tại của sự sống. Đành rằng là thế, nhưng đây ta nên hiểu theo ý nghĩa triết luận của phạm trù về giá trị tình yêu và đàn bà !... đối với cả cuộc đời ta và xã hội. Khổ thơ sau đó tác giả còn đi sâu để khẳng định nó về cả phương diện lịch sử nữa:
Ngàn năm xưa cho tới bây giờ
Ta muốn hỏi đến muôn đời sau nữa:
Mọi giá trị vĩnh hằng, nếu có
Sẽ là gì, khi thiếu vắng em ta !?
Đúng như vậy: Thế giới sẽ nhảm nhí nếu không có tình yêu! Và cuộc đời ta không có em cũng là hư vô!... Trước đây đã thế, bây giờ và mãi mãi muôn đời sau cũng thế. Vậy là, tình thơ bắt đầu chỉ từ cảm súc cô đơn khi nghe tiếng rúc của một con chim đêm, tình thơ đã nhảy lên mang tính khái quát về ý nghĩa vũ trụ... trở thành chủ đề tư tưởng, giá trị nhân văn của cả bài thơ. Nó không còn bó hẹp trong tình yêu trai gái thường tình nữa. Tôi xin đọc lại để ta thấy mối liên kết giữa cảm súc của thi nhân đến ý nghĩa tư tưởng trí tuệ trong đoạn thơ này:
Đã xa rồi! Mùa dĩ vãng trăng mơ...
Đời vui vẻ cuốn theo dòng gió bụi
Bao ý nghĩa trong cuộc đời tồn tại
Thành quách loài người
em thiêu trụi thành tro !
Ngàn năm xưa cho tới bây giờ
Ta muốn hỏi đến muôn đời sau nữa:
Mọi giá trị vĩnh hằng , nếu có
Sẽ là gì, khi thiếu vắng em ta !?
Nói một cách giàn đơn - Không có em thì cuộc sống chả có giá trị gì, hoặc ít nhất tư tưởng của nhà thơ muốn khẳng định: Về giá trị của tình yêu và đàn bà! Ngầm trong mạch thơ nó mang những ý tứ rộng và sâu hơn: Kể cả chính trị cùng các lĩnh vực khác trong xã hội - Đều phải đặt sau ý nghĩa của " tình yêu và đàn bà ". Đây chính là ý nghĩa phủ định về cái ác luôn luôn tồn tại và tràn lan trong thế giới con người. Nhà thơ muốn phủ định những cường quyền và bạo lực - Vũ đài chính trị nào... thì cũng cứ phải xếp hàng sau giá trị của đàn bà!... Cái thăng hoa và cả tính nhân văn trong thơ tình PNT là thế,không chỉ ở bài này, mà trong rất nhiều các bài thơ khác. Mỗi bài tuy có một cách nói khác nhau, nhưng nó đều được chi phối theo tình cảm và trong nhân sinh quan cùng thế giới quan nhà thơ như vậy. Tôi cũng đã tản mạn phân tích ở một số bài khi đã bình qua... và nó còn chìm ngập trong cả một thế giới của thơ anh!
Giờ tôi xin nói về 4 câu thơ kết bài:
Con chim đêm run rẩy bóng xanh già
Anh bổi hổi một thời qua vọng lại...
Và tất cả đã trở thành trống trải,
Sao em lại phụ bạc tình:
Con mái thương yêu?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.10.2008 15:48:09 bởi Nhân văn >
.
Cuối bài thơ tác giả lại trở về với hình ảnh con chim trống cô đơn, thổn thức:
Con chim đêm run rẩy bóng xanh già...
Cái hình ảnh "run rẩy" của chim - Đó là sự khổ não của con chim trống, nó cho rằng con chim mái đã phụ tình. Và sự thất vọng đau đớn ấy đã được tác giả đẩy lên đến tột cùng!... Còn "bóng xanh già" của cây ở đây, cũng là cái bóng xanh mênh mang, vô tận của cả không gian lẫn thời gian. Bởi vì ngay sau câu thơ ấy, nhà thơ đã vận vào sự thổn thức trong cõi lòng mình:
Anh bổi hổi một thời qua vọng lại,
Và tất cả đã trở thành trống trải...
Cũng vẫn là sự đan kết tình yêu cùng sự sống giữa chim và người - Nghĩa là, nỗi chim chính là nỗi người bị tan vỡ tình yêu !? Ta thấy cảm súc thơ có cả máu và lệ rỏ từ trái tim đau. Hồn thơ sống và chan chứa bao tình.
Hình ảnh con chim trống có thể cũng gợi lên một chút về sự oán trách con chim mái, nhưng nó không hề tỏ ra giận dữ hoặc phỉ báng người bạn tình, dù đã phụ bạc nó! Cũng như nhà thơ - Anh không những không oán giận, lăng mạ người con gái đã bỏ anh, mà trái lại tình anh vẫn tràn đầy tha thiết, yêu thương. Tình yêu ấy được tác giả dồn vào trong câu thơ kết của cả bài:
Sao em lại phụ bạc tình:
con mái thương yêu???
Thái độ của nhà thơ vẫn tỏ ra bao dung và nhân ái với người yêu! Ta lại nhớ đến câu thơ kết trong một bài thơ tình nổi tiếng của Puskin:
Cầu cho em được người tình
như tôi đã yêu em!
Tình yêu trái tim là vậy: bị phản bội mà vẫn tha thiết yêu thương!
Nhưng trong bài thơ này tôi xin phân tích về cách gọi: Nếu khi là con chim trống nó lại vẫn gọi con chim mái là em: " Sao em lại phụ bạc tình..." - Còn nhà thơ thì lại gọi người yêu là Con Chim Mái: " con mái yêu thương? " - Mặc dù nhà thơ gọi người yêu của mình là chim... như vậy, mà ta vẫn thấy toát lên một tình cảm rất trìu mến, thậm chí là thắm thiết đáng yêu!... Giả dụ cái cô thiếu nữ nào đó đã được anh gọi là: Con chim mái của anh ơi!... Chắc là sẽ không nổi giận lên đâu !? Có khi nàng sẽ còn sướng nữa là khác. Mà có thể vì thế sau đó nàng sẽ trở lại với anh cũng nên? Biết đâu đấy, điều này thì tôi không rõ. Tất nhiên cũng chỉ là sự trở lại để yêu thôi, chứ xem cụ thể về đường gia thất của nhà thơ... thì duyên phận đã hai người hai ngả rồi! - Bởi, phu nhân hiện nay của anh chắc không phải là nàng.
Lại một ý nữa - Khi nhà thơ bảo với người yêu: Anh đã yêu em đến thế, sao em lại nỡ phụ bạc tình anh? Nếu cho đây là lời trách, thì lời trách ấy mới đáng yêu làm sao. Chính câu kết như vậy đã mang đến cho thiên tình ca bị tan vỡ này, trở thành một bài thơ tình diễm lệ! Dù trong lòng của nỗi thơ vẫn bật ra từ một trái tim đau. Tôi cũng chẳng hiểu khi anh viết bài thơ này, là anh đã nghĩ về một người con gái nào? Lòng anh có đau đớn thật không?... Nhưng chắc rằng đêm đó, khi nghe tiếng con chim rúc lên trong canh khuya, nhà thơ đã phải ở trong một tâm trạng rất cô đơn... với trái tim đang tràn đầy khát vọng của tình yêu! Bởi không trong tâm trạng ấy, thì tình thơ không thể nhuốm đầy máu, lệ... như trong bài " Tiếng rúc chim đêm " này được.
Tiếng Rúc Chim Đêm là một bài thơ tình khá điển hình trong đời thơ của anh. Có thể nói: Bao trùm trong đời thơ tình PNT, là thuộc loại thơ tình tan vỡ ! Những tình thơ ấy đã được khai thác đến triệt để ở mọi góc cạnh, tạo thành cả một thế giới thơ tình mênh mông như vũ trụ, phong phú và rối rắm như cuộc sống... Ở trong bể tình nhân ái của thế giới con người - Và ở góc cạnh nào thơ anh cũng đi đến tận cùng, sâu sắc vô vàn !!!
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu: