.
Trước khi nói về cảm nghĩ của tôi với bài " Khóc bên Hồ Núi Cốc" này - Nhân việc nhà thơ có
nhắc đến bài " Cô gái đi bên hồ ", tôi còn nhớ: Trong lần xuất bản tập thơ " Người đàn bà trắng " ( NXB Thanh niên 1994 ) ông đã cho in bài thơ này - Nay so với bài đã đăng trong Tuyển Thơ Đại Bàng thì có một số câu thơ đã sửa khác đi, chủ yếu là đôi câu thơ kết. Trước đây nhà thơ đã viết là:
Cánh buồm đỏ anh đưa em vào xa vắng
Gió má đời anh... tóc trắng đời anh...
Rồi một ngày mai em cũng thành dĩ vãng:
Khi đó sẽ buồn hay vui em? Sau đó một thời gian tôi lại được xem bài thơ đã đăng trên trang thơ của báo " Nhân dân cuối tuần" , thì hai câu thơ cuối cùng của bài thơ ( có thể tôi nhớ chưa thật chính xác từng chữ ) đã sửa thành:
Rồi một ngày mai em cũng thành dĩ vãng,
Cô gái đi bên hồ:
Em là cả mùa xuân. Rồi cách đây ít năm - Khi nhà thơ cho phát hành một số bài thơ quảng bá rộng rãi trong giới văn chương, báo chí... thì lại thấy bài thơ một lần nữa cũng đã khác và hai câu thơ kết ấy được sửa đổi là:
Nhưng rồi ngày mai em cũng già và úa?
Cô gái đi bên hồ:
Ta sẽ hoá ra chim... Và rồi lần này nhà thơ tuyên bố là những bài thơ đã đăng trong Tuyển Thơ Đại Bàng là những thi phẩm chính thức mà nhà thơ để lại cho đời... thì những câu thơ kết ấy như ta đã thấy ở trên lại là:
Nhưng rồi ngày mai em cũng thành dĩ vãng
Cô gái đi bên hồ:
Đàn bà chẳng bao giờ chán đâu em !... Nhà thơ có thể cho biết những ý tưởng khi mà ông đã có nhiều sự thay đổi khác nhau qua những lần như thế?... và theo Ông mỗi câu kết khác nhau như vậy ý nghĩa của nó thế nào?
Tôi lại nghĩ tới một bài thơ khác nữa - Bài thơ này tôi cũng thích mà đã được nhà thơ sửa đổi nhiều lần như thế,
đó là bài " Những con đường "..( in bên tuyển thơ đại bàng nó là bài số 46 trang 3 internet ). Toàn bộ bài thơ đó như sau:
Chỉ còn lại những con đường tháng năm trôi
Tiếng lá đổ chín vàng trong hồ nước
Anh ngả bên làn nước
Bóng vịt giời rối rít vỗ xung quanh...
Ôi! Giấc ngủ thần tiên mộng mị tháng năm
Giọng nói em chùm hoa hồng thắm
Mái tóc em hương trôi đằm thắm...
Vướng cành thời gian gỡ mãi không ra.
Mắt em thầm cất rượu say sưa
Anh sung sướng khi lòng càng tan nát!
Một chút son bôi đôi môi còn vương vất
Thành cơn đau hoá dại cả chiều tà.
Những con đường mây trắng đã ngang qua
Đàn chim thơ xưa thường về làm tổ
Giờ ta sống cùng bầy lá đổ
để nghe tiếng bay rơi mãi ngàn xa
Những con đường em để bướm em ra...
Bài thơ này in ở trong tập thơ Người Đàn Bà Trắng thì tên đề là " Những con đường lá đổ " - Nay trong Tuyển Thơ Đại Bàng nhà thơ bỏ đi hai chữ " lá đổ " mà chỉ lấy tên " Những con đường ", tôi nghĩ: Tên đề bài thơ " Những con đường lá đổ " hay chứ, sao ông lại cắt bỏ đi thế... chẳng phải phí lắm sao? Nhưng thôi, đấy là quyền của tác giả. Giờ tôi chỉ nói về nội dung thay đổi bên trong của bài thơ - Khi đăng trong tập thơ NĐBT đoạn cuối của bài thơ có những ba câu thơ kia đó là:
Những con đường mây trắng vẫn bôn ba
Với tiếng lá rào rào và mưa gió...
Với tiếng lá rào rào và mưa gió... Còn bây giờ thì Ông chỉ để đúng có một câu:
Những con đường em để bướm em ra... Dù sao thì tôi cũng thừa nhận bài thơ được sửa lại như hiện nay hay hơn, sướng hơn!... Nhưng vẫn mong nhà thơ nói rõ những suy xét thế nào để nhà thơ sửa đổi thơ như vậy? Khi đọc đến câu thơ kết:
Những con đường em để bướm em ra... Thì quả thật tôi thấy thú quá! Phải bắt chước các bậc sỹ nhân xưa vỗ đùi đánh " đét" mà thốt ra: Hay!...Và rồi cứ phải đọc đi đọc lại bài thơ mấy lần, cố tìm hiểu ý tứ của cả bài? Bài thơ quả thật cũng không dễ hiểu, tuy hình ảnh thơ hay và thích. Nhưng tôi muốn hỏi: " Khi kết thơ như thế, Ông có sợ bài thơ bị thô đi mà ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cả bài thơ không? Mong Ông giải thích tường tận hơn cho bạn đọc hiểu ý tưởng của Ông trong việc sáng tác và sửa đổi thơ như vậy, hoặc nó sẽ sâu sắc và hay hơn theo Ông như thế nào?
Giờ tôi xin quay lại để nói về những cảm nhận của tôi
với bài " Khóc Bên Hồ Núi Cốc " - (vẫn còn)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.12.2008 12:01:11 bởi Ghosttt_01 >