150 Nhà thơ Nga

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 109 bài trong đề mục
Tác giả Bài
cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:47:28


Vladimir Vladimirovich Nabokov (tiếng Nga: Влади́мир Влади́мирович Набо́ков, 22 tháng 4 năm 1899 – 2 tháng 7 năm 1977) – nhà văn nhà thơ Nga, sáng tác bằng tiếng Nga và tiếng Anh. Nabokov là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng thế giới, trong đó, tiểu thuyết “Lolita” được quay thành nhiều bộ phim nổi tiếng. Ngoài văn xuôi và thơ, ông còn là dịch giả, dịch những tác phẩm kinh điển từ tiếng Nga sang tiếng Anh và ngược lại.

Tiểu sử:
Vladimir Nabokov sinh ở Saint Peterburg trong một gia đình quí tộc giàu có và lâu đời. Ông nội từng là Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nga hoàng Aleksandr II và Aleksandr III. Bố là một nhà chính trị nổi tiếng, sau cách mạng Tháng Hai làm bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ lâm thời Nga. Mẹ cũng là con gái của một nhà có dòng dõi quí tộc. Mặc dù vậy, Vladimir Nabokov là người hờ hững với chính trị. Tuổi nhỏ Nabokov thích sưu tập tem và nghiên cứu cuộc sống các loài bướm. Từ năm 1911 – 1916 học ở trường trung học Tenishevsky, nơi trước đấy Osif Mandelstam từng học. Năm 1916 in tập thơ đầu tiên Стихи (Thơ). Sau Cách mạng tháng Mười, Nabokov chuyển xuống vùng Crimea, nơi bố làm Bộ trưởng tư pháp của cộng hoà Crimea. Sau khi Hồng quân chiếm Crimea, cả gia đình đi ra nước ngoài (tháng 4 năm 1919). Những năm 1919 – 1922 Nabokov học văn học Nga và văn học Pháp ở Đại học Cambridge, Anh. Sau khi tốt nghiệp trở về Berlin, Đức cùng với gia đình. Năm 1927 cưới vợ và viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên: Машенька. Thời gian từ năm 1927 đến năm 1937 ông viết 8 tiểu thuyết bằng tiếng Nga. Cuối những năm 30 Đức quốc xã nắm chính quyền ở Đức, gia đình Nabokov chuyển sang Paris, còn khi Thế chiến II xảy ra, cả gia đình sang Mỹ. Vì không còn cộng đồng người Nga ở châu Âu nên không còn bạn đọc bằng tiếng Nga, kể từ đây Nabokov chuyển sang sáng tác bằng tiếng Anh. Cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh đầu tiên The Real Life of Sebastian Knight (Cuộc đời thực của Sebastian Knight, 1941), tiếp đến là nhiếu tiểu thuyết bằng tiếng Anh mà nổi tiếng nhất là Lolita, in ở Pháp năm 1955, ở Mỹ năm 1958, ở Anh năm 1959. Năm 1960 Nabokov trở về sống ở Montreux, Thuỵ Sĩ và tiếp tục viết một số tiểu thuyết, đáng kể nhất có Pаle Fire (Lửa nhạt, 1962), Ada, or Ardor (Ada hay Ardor, 1969). Ngoài sáng tác, Nabokov còn là một dịch giả thiên tài, ông là tác giả của các bản dịch "Слово о полку Игореве"(Bài ca về binh đoàn Igor), "Евгений Онегин" (Evgeny Onegin), thơ trữ tình của Pushkin, Lermontov, Tyutchev sang tiếng Anh, Alice's Adventures in Wonderland từ tiếng Anh sang tiếng Nga cũng như nhiều tiểu thuyết của mình sang hai chiều ngược lại.
 
Vladimir Nabokov nói về mình: “Tôi là nhà văn Mỹ, sinh ở nước Nga, học văn học Pháp ở Anh trước khi chuyển về Đức ở 15 năm… Đầu tôi nói chuyện bằng tiếng Anh, tim tôi – bằng tiếng Nga, tai tôi – bằng tiếng Pháp”.
Vladimir Nabokov mất tại Montreux, Thuỵ Sĩ để lại cuốn tiểu thuyết The Original of Laura (Laura thực) đang viết dở.

Tác phẩm:
Văn xuôi viết bằnng tiếng Nga:
*Машенька (Mashen'ka, 1926)
*Король, дама, валет (Vua, hậu và con nhép, 1928)
*Защита Лужина (Bảo vệ Luzhina, 1930)
*Соглядатай (Sogliadatai, 1930)
*Подвиг (Chiến công, 1932)
*Камера Обскура (Buồng Obscura, 1932)
*Отчаяние (Tuyệt vọng, 1936)
*Дар (Quà tặng, 1938)

Văn xuôi viết bằng tiếng Anh:
*The Real Life of Sebastian Knight (Cuộc đời thực của Sebastian Knight, 1941)
*Bend Sinister, 1947
*Lolita, 1955 (tác giả tự dịch sang Nga, 1965)
*Pnin, 1957
*Pale Fire (Lửa nhạt, 1962)
*Ada, or Ardor (Ada hay Ardor, 1969)
*Transparent Things (Những vật trong suốt, 1972)
*Look at the Harlequins! (Hãy nhìn Harlequins!, 1974)

Thơ:
*Стихи (Thơ, 1916)
*Альманах: Два пути (Hai con đường, 1918)
*Горний путь». Берлин: Грани, 1923.
*Возвращение Чорба: Рассказы и стихи (Chorba trở về: truyện và thơ, 1930)
*Стихотворения 1929—1951(Thơ 1929-1951), 1952
*Poems. Garden City, 1959.
*Poems and Problems, 1971.
*Стихи. 1979

Dịch thuật:
Từ Anh sang Nga:
*Alice's Adventures in Wonderland (Alice ở xứ sở Thần kỳ, 1923)
Từ Nga sang Anh:
*Three Russian Poets: Selections from Pushkin, Lermontov, and Tyutchev(Ba nhà thơ Nga: Pushkin, Lermontov, Tyutchev, 1947)
*A Hero of Our Time, by Mikhail Lermontov (Anh hùng của thời đại chúng ta, truyện của M. Lermontov, 1958)
*The Song of Igor's Campaign (Bài ca về binh đoàn Igor, 1960)
*Eugene Onegin, by Aleksandr Pushkin (Evgeny Onegin của Pushkin, 1964)




EM HÃY GIẢN ĐƠN

Em hãy giản đơn, hãy trong suốt hơn
Anh bây giờ chỉ mình em còn lại
Rừng đã trụi và ngôi nhà đã cháy
Còn mùa xuân đã mờ mịt màn sương.

Nơi ấy mơ màng những cây bạch dương
Chim gõ kiến gõ đều trên chóp ngọn
Anh để mất bạn bè trong trận đánh
Và sau này đã mất cả quê hương.

Trong giấc mơ, với ảo ảnh mơ màng
Ngoài đời thực, anh lầm đường lạc lối
Điều tưởng tượng để mất trong rừng núi
Những bài ca đánh mất giữa đại dương.

Và bây giờ về quá khứ đau buồn
Bên bếp lửa tình em, anh sưởi ấm
Em hãy chân thành, dịu dàng, đằm thắm
Và hãy nhớ rằng chỉ còn lại mình em.
11-1919.


HẠNH PHÚC

Anh biết rằng: đã qua con đường tối tăm, xa cách
Những bầu trời chìm trong xanh thẳm màu xanh
Ngày chìm trong ánh sáng, trong hạnh phúc – con tim
Anh biết rằng anh yêu và sung sướng cùng em dạo bước.

Vâng, anh trao hết mình cho tình em quyền lực
Quyền lực màu xanh bao phủ lấy người anh…
Nhắm mắt vào, nhìn vào đôi mắt đắm đuối của em
Rồi hai đứa cùng ngồi trên cỏ hoa dày đặc.

Hãy ôm anh bằng cánh tay kì diệu của em
Vây quanh em cả bốn phía đều là hoa cỏ
Đang ánh lên một màu sáng thiên thanh.

Hoa cỏ rắc lên màu sáng kim cương
Rắc lên mặt anh những cánh hoa ẩm ướt…
Nụ hôn dài… Em là hạnh phúc… Em của anh…




MẶC TẤT CẢ LẶNG IM VÀ CAY ĐẮNG

Mặc tất cả lặng im và cay đắng
Đời đi vào những giấc mộng thép gang…
ở nơi này chỉ còn anh và em
Tâm hồn ta giữa mùa xuân màu trắng.

Và ta sẽ cùng nhau muôn thuở
Xây cuộc đời – không nhìn thấy nghe em
Anh sẽ tạo nên rừng núi và sông
Còn em sẽ tạo hoa và sao nhé.

Thế kỉ này này cuồng điên và khói lửa
Ta sẽ sống trong thế kỉ khác nghe em –
Trong tươi mát những bài ca của anh
Trong thung lũng của em hoa đua nở.

Chỉ con cháu của ta, theo năm tháng
Yêu thơ mùa xuân mát mẻ của anh
Qua ánh sáng, bóng tối của âm thanh
Và chúng sẽ nhìn thấy em – màu trắng…


CON TIM CỦA TÔI

Con tim của tôi cần những gì đây
Để hạnh phúc? Chỉ cần rất ít ỏi…
Yêu Thượng Đế, yêu muông thú, yêu cây
Và ánh sáng ngày, và đêm đen tối.

Và nơi mép rìa của cõi hư vô
Tôi tự hỏi: ở đâu rồi đau khổ?
Tôi từng hát và cả từng khóc nữa
Thì chỉ nước mắt thán phục thôi mà.
3-1919.


TRONG GIẤC MỘNG GIẢN ĐƠN

Anh rất mừng, trong giấc mộng giản đơn:
Em một mình đứng trên thềm tam cấp
Bằng bàn tay, bình minh em che khuất
Còn bình minh trên gương mặt của em.

Rơi xuống nhẹ nhàng và phủ đầy sương
Tia nắng lên áo quần và bóng lên bục cửa
Còn trong vườn sáng lên từng chiếc lá
Lá mỉm cười như một Thượng Đế con.

Em ngoái nhìn – người trong mộng của anh
Vào sâu thẳm của màu xanh đường phố
Và sự hồi quang xuyên qua của lá
Rung động chập chờn trên cổ áo em.

Tại vì sao, không biết được em ơi
Tại vì sao thức dậy trong nước mắt…
Có ai đó trong tim cười và khóc
Và em trong khung cửa, giữa mặt trời.
8-1919
 
************





Semen Yakovlevich Nadson (tiếng Nga: Семён Яковлевич Надсон, 14 tháng 12 năm 1862 – 19 tháng 1 năm 1887) là nhà thơ Nga.

Tiểu sử:

Semen Nadson sinh Sankt-Peterburg trong gia đình một công chức gốc Do Thái. Mồ côi bố mẹ sớm, Semen Nadson được chú nuôi dạy. Năm 1882 học xong trường quân sự, ông phục vụ trong quân đội. Semen Nadson biết làm thơ từ nhỏ, thời gian phục vụ trong quân đội ông tham gia nhóm thơ Pushkin, làm quen với nhiều nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ. Năm 1885 cùng với vợ đi ra nước ngoài chữa bệnh, năm 1886 sống ở ngoại ô Kiev. Năm 1886, theo lời khuyên của bác sĩ, ông chuyển về sống ở Yalta, Crimea.

Tập thơ đầu tiên Стихотворения (1885) của ông gây được tiếng vang mạnh mẽ, năm sau, 1886 được tặng Giải thưởng Pushkin. Sau đó ông viết nhiều trường ca có giá trị và một số tác phẩm văn xuôi. Thơ của Nadson rất nổi tiếng trong giới bạn đọc trẻ tuổi những năm 1880 – 1890. Ông mất ở Yalta năm 25 tuổi, mai táng ở Sankt-Peterburg.

Tác phẩm:
Thơ:
*Стихотворения (1885)
*Томас Мюнцер (1879)
*Заря лениво догорает (1879)
*Осень... (1881–1882)
*В глуши (1884)
*Снова лучнная ночь (1885)
*Весенняя сказка (1882)
Văn xuôi:
*Литературные очерки. 1882–1886 (1887)
*К тихой пристани (in năm 1912)
*Юность Сергея Полянского (in năm 1912)
*Царевна Софья (1880)


Tại vì sao?

Anh có từng yêu như tôi? Bằng những đêm không ngủ
Có từng đau khổ vì nàng bằng một nỗi buồn thương?
Có cầu nguyện cho nàng bằng nước mắt điên cuồng
Bằng sức mạnh của tình yêu thánh thiện và cao cả?

Kể từ cái ngày nàng về ngủ yên trong đất mẹ
Khi anh nhìn thấy nàng trong lần cuối cùng
Kể từ ngày ấy, có tan nát cuộc đời anh
Và ánh sáng cuối cùng, với anh, đã không còn nữa?

Không!.. anh vẫn như mọi khi, vẫn ước mong, vẫn sống
Kiêu hãnh đi về phía trước, quên hết chuyện ngày qua
Và sau đó, có thể, anh ra vẻ cười chê
Đau khổ và buồn thương, cơn đau đã lặng.

Anh là đứa trẻ của tình, của niềm hạnh phúc
Anh không thể hiểu tâm hồn thánh thiện của nàng
Anh không thể hiểu số kiếp và vẻ dịu dàng
Như tôi hiểu ra, tôi đau đớn và mỏi mệt!

Tại vì sao trong giờ phút chia ly, vĩnh biệt
Anh có thể một mình trong nỗi buồn câm
Đốt lên ngọn lửa của nụ hôn cuối cùng
Hôn bàn tay bất động của nàng như cẩm thạch?

Tại vì sao khi người ta hạ nàng xuống huyệt
Dàn đồng ca hát về niềm hạnh phúc sau này
Thì anh lại kết hoa cho nàng lên quan tài
Còn tôi, như người lạ, chỉ nhìn trong khoảng cách?

Nối lo lắng điên cuồng, giá mà anh biết được
Và nỗi đau của lòng tôi đang nổi bão giông
Thì anh đã tránh ra nhường cho tôi con đường
Để tôi đến thật gần mộ người yêu dấu nhất!
1897




Tôi muốn chết trên đôi cánh mê say

Tôi muốn chết trên đôi cánh mê say
Trong giấc ngủ lười, gợi điều mơ ước
Không hối hận, không nghĩ suy khó nhọc
Không lệ nhoà vĩnh biệt với đất đai.

Tôi muốn chết giữa mùa xuân ngát hương
Giữa vườn hoang, trong một ngày tươi mát
Để những cây gia màu đen mơ màng
Và tử đinh hương nở hoa xào xạc.

Để gần bên tiếng xao động bí huyền
Của dòng suối, vẻ lặng yên thức giấc
Trời xanh bằng vẻ im lặng trang nghiêm
Về cõi vĩnh hằng nói cho tôi biết.

Để tôi chết, không nguyện cầu, không khóc
Mà ngủ mê, và để tôi mơ màng…
Rằng tôi đang bơi … rằng con sóng lặng câm
Lặng lẽ chuyển tôi vào con sóng khác…
1880


Tôi mơ thấy cái chết trước mặt tôi

Tôi mơ thấy cái chết trước mặt tôi
Trong khói trầm, khoác áo bào tế lễ
Trong hào quang, với nụ cười rất trẻ
Và với lời chào đầy những buồn đau.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:50:43


Nikolay Alexeyevich Nekrasov (tiếng Nga: Никола́й Алексе́евич Некра́сов, 10 /12 /1821 – 8 /1 /1878) – nhà thơ Nga, một trong những nhà thơ lớn nhất của thơ ca Nga thế kỉ XIX.

Tiểu sử:
Nikolay Alexeyevich Nekrasov sinh ở tỉnh Yaroslavl trong một gia đình có 13 đứa con. Thời nhỏ thường sống ở trang trại bên bờ sông Volga, gần gũi với cuộc sống của nông dân. Từ năm 1832 – 1837 học ở trường Gymnazy Yaroslavl. Năm 1838 Nekrasov đến Peterburg và được nhận làm sinh viên dự thính của khoa triết, Đại học Saint Peterburg. Bắt đầu đăng thơ trên bào từ năm 1838. Năm 1840 in tập thơ đầu tiên Мечты и звуки (Những ước mơ và tiếng vang) không thành công. Nhà phê bình Belinsky khuyên Nekrasov viết về những dề tài xã hội. Những năm 1845 – 1846 gặt hái những thành công đầu tiên với những bài thơ nổi tiếng như В дороге (Trên đường), Тройка (Troyka), Родина (Tổ quốc) – nhà thơ đứng về phía nông dân, tố cáo địa chủ cường hào. Năm 1846 Nekrasov trở thành biên tập của tạp chí Sovremennik (Người đương thời) cho đến khi tạp chí bị đóng cửa vào năm 1866.
Những năm 50-60 (thế kỉ XIX), Nekrasov nổi tiếng là một nhà thơ của nhân dân, nhạy cảm với nỗi đau của con người và sự bất công trong xã hội. Những trường ca: Мороз, Красный нос (Giá băng, mũi đỏ, 1863), Кому на Руси жить хорошо (Ai sống sung sướng ở nước Nga, 1863-1877) đã vẽ lên bức tranh nhiều mặt của đời sống Nga mà trước hết là những người nông dân. Nhà thơ mơ ước về cuộc sống hạnh phúc cho họ. Các nhà phê bình gọi thơ và trường ca của Nekrasov là bộ bách khoa toàn thư về đời sống Nga những năm 50-70 của thế kỷ 19. Nikolay Nekrasov được coi là người kế tục truyền thống thơ ca của Pushkin, Lermontov và là người chuẩn bị sự phát triển tiếp theo của thơ ca Nga. Ông mất ở Peterburg.

Tác phẩm:
*Стихотворения (Thơ, 1856)
*Крестьянские дети (Những đứa con nông dân, 1861), trường ca
*Mороз, Красный нос (Giá băng, mũi đỏ, 1863), trường ca
*Кому на Руси жить хорошо (Ai sống sung sướng ở nước Nga, 1863-1877), trường ca
*Дедушка (Cô gái, 1870), trường ca
*Русские женщины (Những người phụ nữ Nga, 1872-73), trường ca
*Современники" (1875-1876), thơ châm biếm
*Колыбельная песня (Bài hát ru, 1871), thơ châm biếm
*Современная ода (Bài oda thời hiện đại, 1873), thơ châm biếm
*Недавнее время (Thời gian gần đây, 1871), thơ châm biếm


 
THÔNG LỆ TÌNH YÊU

Tôi và em là những người tính nóng
Rằng phút giây là có thể bùng lên
Ta muốn làm vơi đi niềm xúc động
Bằng những lời gay gắt, thiếu khôn ngoan

Thì cứ nói, khi mà em giận dữ
Những gì em đau đớn, bồi hồi
Em cứ giận, chẳng cần chi phải giữ
Thấy nhẹ lòng nhưng là chán đấy thôi.

Nếu thông lệ tình yêu không tránh khỏi
Thì hạnh phúc ta nhận lấy ít nhiều
Sau cãi vã là lặng yên, êm ái
Là sự trở về của số mệnh, tình yêu...
1851.




NÀNG THƠ ĐAU KHỔ

Thôi im đi, Nàng Thơ đau khổ
Chẳng muốn làm phiền nữa giấc mơ xinh
Tôi và em đã từng nguyền rủa
Giờ lặng im để tôi chết một mình

.Khóc làm chi những buồn đau mất mát?
Dẫu biết rằng khóc cho nhẹ lòng thêm
Tôi như cánh cửa tù rên cót két
Đã chán rồi tiếng nức nở con tim.

Thế là hết! Giờ gió mưa u ám
Đường tôi đi ảm đạm chẳng vô tình
Trên đầu tôi giờ chẳng còn hửng sáng
Tia nắng hồng ấm áp giữa tâm linh.

Tia nắng thần tiên của tình yêu hi vọng
Tôi vẫn gọi trong mơ và cả trong đời
Trong lao động, đấu tranh, khi bên bờ vực thẳm
Vẫn gọi tên nhưng nay đã thôi rồi!

Cái vực thẳm mà tôi không muốn biết
Nơi mà em muốn thắp sáng đôi điều
Con tim khi đã không còn thấy ghét
Có nghĩa là cũng đã chẳng còn yêu.
1855.


XIN LỖi

Xin lỗi nhé! Quên đi ngày sụp đổ
Quên hết buồn đau, thất vọng, ưu phiền
Quên đi nước mắt, quên ngày bão tố
Quên oán thù và giận dỗi, hờn ghen.

Nhưng trong ngày, khi tình yêu rực rỡ
Ôm vào lòng tình ve vuốt mơn man
Ta sảng khoái biết bao và hãy nhớ
Với cuộc đời đừng quên nói: cám ơn!
1856.


THỜI GIAN TRÔI

Thời gian trôi - sức lực giờ đã kiệt
Máu lạnh tanh và trí tuệ bỗng lười
Tổ quốc ơi! Tôi đi tìm cái chết
Chẳng kịp đợi tự do về với dân Người!

Nhưng dù chết, tôi vẫn mong được biết
Rằng Người đang đi đúng một con đường
Người nông dân khi gieo mùa sẽ biết
Rằng ngày mai được nhìn thấy mùa màng.

Để ngọn gió của đồng quê yêu dấu
Mang đến mọi nhà những tiếng reo vui
Trong lời gió chẳng còn nghe nung nấu
Những giọt nước mắt và máu con người.
1861.


TÌNH MẸ

Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa
Dù đi xa hay ở rất gần
Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ
Mẹ dù xa nhưng ngóng về con.

Vĩ đại thay! Muôn đời tình Mẹ
Trong tim ta trân trọng giữ gìn
Ta yêu chị, yêu cha, yêu vợ
Nhưng khổ đau ta nhớ Mẹ hiền!
1877.



EM BAO GIỜ CŨNG XINH ĐẸP TUYỆT TRẦN

Em bao giờ cũng xinh đẹp tuyệt trần
Nhưng khi anh buồn rầu và cau có
Thì em hào hứng, thì em rộn rã
Em vui tươi và em nhạo cười anh.

Em cười vang mà nghe thật dễ thương
Như kẻ thù của anh em nhạo báng
Đầu gục xuống trông vô cùng sầu thảm
Em nhạo cười anh láu lỉnh, thật buồn.

Em ngoan hiền, ít âu yếm với anh
Nhưng nụ hôn của em luôn cháy bỏng
Đôi mắt của em dịu dàng, đằm thắm
Đang vuốt ve và mơn trớn nhìn anh.

Rằng khổ đau trong hiện tại vì em
Anh dẽ dàng và khôn ngoan gắng đợi
Và phía trước – dù chỉ là biển tối
Bằng đôi mắt không sợ hãi anh nhìn…
1847.


ANH KHÔNG YÊU ĐIỀU MAI MỈA CỦA EM

Anh không yêu điều mai mỉa của em
Hãy cứ để nó chết vì đã sống
Hai chúng mình từng yêu nhau cháy bỏng
Chút tình yêu còn lại hãy giữ gìn
Ta sớm đắm chìm trong đó mà em!

Đến bây giờ vẫn đằm thắm, ngại ngùng
Buổi hẹn hò em vẫn còn tha thiết
Đến bây giờ trong anh còn mãnh liệt
Những ước mơ và lo lắng, giận hờn
Thì chớ vội vàng kết thúc nghe em!

Nhưng dù sao đoạn kết cũng đã gần
Niềm khát khao cuối cùng còn cháy bỏng
Nhưng trong tim nỗi buồn và lạnh cóng…
Như mùa thu sông nổi sóng ầm ầm
Nhưng con sóng này càng lạnh lẽo hơn…
1850.




EM ĐỪNG NÓI

Em đừng nói rằng đã giết tuổi thanh xuân
Lòng ghen tỵ của anh em làm khổ
Em đừng nói!.. anh đã gần bên mộ
Còn em tươi hơn hoa giữa mùa xuân!

Nhớ lại ngày, khi em đã yêu anh
Em đã nghe lời rằng: yêu em đó
Đừng nguyền rủa! anh đã gần bên mộ
Cái chết anh mua, anh sẽ cố hết mình!

Em đừng nói rằng ngày tháng cô liêu
Người cai ngục đau buồn em đừng gọi:
Trước mặt anh – ngôi mộ đầy bóng tối
Còn trước mặt em – tràn ngập tình yêu!

Anh biết rằng giờ đã chẳng yêu nhau
Đợi và thương chỉ làm em chán ngấy…
Ngôi mộ đã gần, anh xin em đợi đấy
Cho số phận anh kết thúc cái mở đầu!
1855.




Aleksandr Ivanovich Odoyevsky (tiếng Nga: Александр Иванович Одоевский, 26 tháng 11 năm 1802 – 15 tháng 8 năm 1839) là nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Aleksandr Odoyevsky sinh ra trong một gia đình quí tộc ở Sankt-Peterburg. Từ nhỏ đã có được sự giáo dục tốt của gia đình, lớn lên phục vụ trong đội kỵ binh của Sa hoàng. Vì tham gia vào sự kiện ngày 14 tháng 12 năm 1825 của những người khởi nghĩa tháng Chạp bị đày đi vùng Siberia. Năm 1837 chuyển về vùng Kapkage, gặp các nhà thơ Lermontov và Ogarev.

Những bài thơ của ông viết trước năm 1825 đều bị thất lạc. Từ sau năm 1825 ông viết được nhiều bài thơ trữ tình nổi tiếng. Thơ của ông mang một vẻ hoài cảm với những tình cảm chân thành và những suy ngẫm triết lý, được nhà thơ Lermontov phát triển sau đó. Sinh thời ông chỉ in được một vở kịch ở tạp chí Современник (Người đương thời) và một tập thơ, chỉ đến năm 1883 tuyển tập tác phẩm cùng với tiểu sử của ông mới được xuất bản.

Tác phẩm:
*Полн. собр. стихотворений, СПБ, 1883
*Полн. собр. стихотворений и писем, М. - Л., 1934
*Полн. собр. стихотворений, Л., 1958


Giấc ngủ không tỉnh giấc

Còn trước mặt tôi hình bóng của em
Với vẻ dịu dàng và đôi mắt sáng
Hình bóng rơi vào tâm hồn sâu thẳm
Hình bóng làm cho phiền muộn cõi lòng.

Tôi nhớ về một cuộc chia ly buồn
Em với tôi, như với người bạn cũ
Em nói với tôi: “Đừng quên anh nhé!”
Và bắt tay tôi trước lúc lên đường.

Còn tôi chỉ gặp em trong phút chốc
Rồi chia tay em mãi đến muôn đời!
Cuộc đời như giấc ngủ - không lẽ được
Gặp em là mơ ước của lòng tôi?

Nhưng nếu như chỉ còn là giấc mộng
Đùa với tâm hồn tội nghiệp của tôi
Ai cho tôi giấc ngủ mà không tỉnh
Cái chết và hình bóng của em tôi!


Lời chúc rượu

Cả cuộc đời như tiếng cười giòn tan
Tình cảm ấm nồng, tâm hồn không sa đoạ
Tôi yêu tất cả, tôi uống chúc tất cả!
Nói có trời, luôn thiểu rượu vang!

Tôi uống ít hơn, nhưng mà tôi
Chẳng bao giờ trộn rượu vang với nước…
Tôi yêu một và uống chúc chỉ một
Tôi uống cho cạn chén của cuộc đời!


Chim họa mi và hoa hồng

- Tại vì sao hoa cúi xuống thật buồn
Tại vì sao hoa không nhìn ta vậy?
Ta từ lâu vẫn hót ca ngợi em
Còn em có nghe lời ta không đấy?

- Nghe để làm gì? Những lời to tát
Người đi hót về tình yêu của mình
Còn em buồn: người đâu có yêu em
Và người chẳng hót cho em chỉ một.

- Nhưng mà hoa như cô gái châu Âu
Tâm hồn của mình em đừng vung phí:
Cho ta chỉ một, tâm hồn hãy trao
Thì khi đó ta hót trong lặng lẽ!

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:55:49


Bulat Shalvovich Okudzhava (tiếng Nga: Булат Шалвович Окуджава, 9 tháng 5 năm 1924 – 12 tháng 5 năm 1997) là nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ Nga – Xô Viết.

Tiểu sử:
Bulat Okudzhava sinh ở Moskva . Bố là Shalva Stepanovich Okudzhava, người Gruzia, mẹ là Nalbandyan Stepanovna Ashkhen, người Armenia. Gia đình sống ở phố Arbat, một đường phố cổ nổi tiếng ở Moskva. Sau khi sinh Bulat bố chuyển công tác xuống vùng Kapkage, mẹ vẫn ở Moskva, làm việc trong cơ quan đảng. Bố được đề bạt chức Bí thư thành ủy Tbilisi nhưng do xích mích với một cán bộ cao cấp nên xin chuyển công tác về vùng Ural làm cán bộ đảng ở một nhà máy chế tạo động cơ. Thời kỳ này cả gia đình chuyển về vùng Ural. Năm 1937 bố mẹ của Bulat Shalvovich Okudzhava bị bắt, bố bị xử bắn, mẹ bị giam trong trại cải tạo. Năm 1940 Bulat Shalvovich Okudzhava đi về Tbilisi ở với người bà con. Tại đây, Bulat học xong phổ thông vào làm thợ tiện ở nhà máy. Năm 1942 tình nguyện nhập ngũ, trở thành lính của một đơn vị rada. Bulat Shalvovich Okudzhava không trực tiếp chiến đấu nhưng một lần bị thương ở Mozdok. Thời kỳ này ông bắt đầu sáng tác một số bài hát.

Sau chiến tranh Bulat Shalvovich Okudzhava vào học Đại học Tbilisi. Năm 1950 tốt nghiệp, đi dạy học – đầu tiên dạy ở trường làng, sau lên thành phố Kaluga. Năm 1955 mẹ được trả tự do, Bulat Okudzhava vào Đảng cộng sản. Từ năm 1961 ông thôi nghề dạy học và chỉ tập trung vào sáng tác. Năm 1962 gia nhập Hội Nhà văn Liên Xô. Năm 1970 ông viết nhạc và bài hát cho bộ phim “Ga Belarussky”, trở thành một nhạc sĩ, nhà thơ nổi tiếng ở Liên Xô. Nhạc của Bulat Okudzhava được phổ biến bằng đĩa và băng, rất nổi tiếng trong cộng đồng Nga trong nước cũng như ở các nước trên thế giới. Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết truyện và làm thơ. Năm 1989 được bầu làm thành viên Hội Văn bút Nga. Từ năm 1992 là thành viên của ủy ban ân xá thuộc Tổng thống Nga. Từ năm 1994 là thành viên Ủy ban Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga. Ngoài ra, ông còn là thành viên hội đồng của nhiều tờ báo ở Moskva. Những năm 1990 ông thường xuyên sống ở Đức. Năm 1995 ông tổ chức buổi biểu diễn ở UNESCO, Paris. Ông mất ngày 12 tháng7 năm 1997 ở Paris.

Bulat Shalvovich Okudzhava được tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1991. Năm 1994 ông được trao giải Booker cho tiểu thuyết Nhà hát phế bỏ. Tượng của ông được dựng ở ngôi nhà số 43, phố Arbat, nơi ông sống khi còn nhỏ.

Tác phẩm:
Thơ và văn xuôi:
*Лирика (Калуга, 1956),
*Март великодушный (1967),
*Арбат, мой Арбат (1976),
*Стихотворения (1984), «Избранное» (1989),
*Посвящается вам (1988),
*Милости судьбы (1993),
*Зал ожидания (Нижний Новгород, 1996), «Чаепитие на Арбате» (1996),
*Булат Окуджава. 20 песенок для голоса и гитары.- Краков: Польское муз. изд-во, 1970.- 64 с.
*Булат Окуджава. 65 песен (Музыкальная запись, редакция, составление В.Фрумкин). Ann Arbor, Michigan: Ardis, т.1 1980, т.2 1986.
*Песни Булата Окуджавы. Мелодии и тексты. Составитель и автор вступительной статьи Л. Шилов, музыкальный материал записан А.Колмановским с участием автора).- М.: Музыка, 1989.- 224 с.
*Бедный Авросимов» (1969, в последующих изданиях — «Глоток свободы»),
*Похождения Шипова, или Старинный водевиль»,
*Путешествие дилетантов» (1976—78),
*Свидание с Бонапартом» (1983),
*Упразднённый театр» (1992).
Kịch bản phim:
*Застава Ильича («Мне двадцать лет»), Киностудия им. М.Горького, 1963
*Ключ без права передачи, Ленфильм, 1977
*Законный брак, Мосфильм, 1985
*Храни меня, мой талисман, Киностудия им. А. П. Довженко, 1986
*Я помню чудное мгновенье (Ленфильм);
*Мои современники, Ленфильм, 1984;
*Два часа с бардами («Барды»), Мосфильм, 1988;
*И не забудь про меня, Российское телевидение, 1992.


Đừng lang thang, đừng quá chén

Đừng lang thang, đừng quá chén
Bên bàn của bảy biển
Mà hãy hát lên, hát lên
Khen người phụ nữ của mình!

Hãy nhìn vào mắt nàng
Như vào sự cứu rỗi của mình
Và hãy so sánh, hãy so sánh
Với bờ bến thật gần.

Ta trần tục hơn cả người trần
Quỉ tha ma bắt
Những chuyện về thánh thần!
Chỉ đơn giản
Ta mang trên đôi cánh
Những gì người ta mang trên tay mình.
Chỉ đơn giản
Cần thật tin
Những ngọn đèn biển màu xanh
Và khi đó một bến bờ không đợi
Từ trong sương mù sẽ đến với anh.


Bóng tối ở đây đang trùm xuống

Bóng tối ở đây đang trùm xuống
Và tĩnh lặng đến tận cùng…
Thưa quí bà cao thượng
Chẳng lẽ là – em đến với anh?

Điện ở đây mù mờ
Nước từ trần nhà rỏ xuống
Thưa quí bà cao thượng
Em nghĩ sao mà lại đến đây?

Như đám cháy – em đi đến đây
Khói mịt mù và khó thở
Mời em hãy bước vào đây
Sao lại đứng ngoài bục cửa?

Em từ đâu? Em là ai thế?
Tôi buồn cười lắm phải không…
Chỉ đơn giản là em nhầm cánh cửa
Với đường, thành phố, và một trăm năm.


Theo sông nào con tàu ngươi bơi đi

Theo sông nào con tàu ngươi bơi đi
Đến ngày cuối cùng, từ sức cuối tận?
Trong ngày cuối mà ta sống đến
Người ta hỏi rằng: sống để làm chi?

Còn ta sẽ đứng trước con tàu ấy
Đầu trong lửa và linh hồn trong khói
Tổ quốc ta – ngôi nhà cuối của ta
Lầm lỗi của người – ta xin nhận lấy.

Giữa rạ và hoa, chiến tranh và lệ
Ta mang theo mình lầm lỗi của ngươi
Có thể đời ta đã rất buồn cười
Nhưng cuộc đời ta cần cho ai đó.
 
 





Sophia Yakovlevna Parnok (tiếng Nga: София Яковлевна Парно́к, 12 tháng 8 năm 1885 – 26 tháng 8 năm 1933) là nữ nhà thơ, dịch giả Nga.

Tiểu sử:
Sophia Parnok sinh ở Taganrog trong một gia đình Do Thái giàu có, cả em trai và em gái đều là những nhà thơ, dịch giả nổi tiếng. Bố là chủ nhà thuốc, mẹ là bác sĩ nhưng mất sau khi sinh em trai và em gái (sinh đôi). Sau khi học xong trường Empress Maria Taganrog Girls Gymnasium, Sophia Parnok sang Thuỵ Sĩ, học ở Nhạc viện Geneva. Năm 1904 trở về Nga và bắt đầu in thơ từ năm 1906. Từ năm 1913 cộng tác với tạp chí Северные записки, in những bài phê bình và thơ, văn xuôi dịch từ tiếng Pháp của Charles Baudelaire, Romain Rolland, Marcel Proust, Henri Barbusse và một số nhà thơ khác Năm 1914 kết bạn với nữ thi sĩ Marina Tsvetaeva, tập thơ Подруга của Tsvetaeva là tập thơ viết tặng Sophia Parnok. Năm 1916 in tập thơ đầu tiên Стихотворения. Năm 1917 Sophia Parnok chuyển về sống ở vùng Crimea. Đầu những năm 1920 quay về Moskva tiếp tục làm thơ và dịch thuật.

Sophia Parnok không tham gia một trường phái thơ nào, không ủng hộ sự đổi mới hay cách tân trong văn chương mà chỉ trung thành với trường phái cổ điển. Bà mất ở ngoại ô Moskva năm 1933.

Tác phẩm:
*"Стихотворения" (1916)
*"Розы Пиерии" (1922)
*"Лоза" (1923)
*"Музыка" (1926)
*"Вполголоса" (1928)

*Бургин Д.Л. София Парнок. Жизнь и творчество русской Сафо. — СПб.: «ИНАПРЕСС», 1999. — 512 с.
*София Парнок. Собрание стихотворений // Полякова С. В. [Вступительная статья к сборнику]. — СПб.: «ИНАПРЕСС», 1998. — Сс. 440—466.
*Строфы века. Антология русской поэзии / Сост. Е. Евтушенко. — Минск; М.: «Полифакт», 1995.
*Burgin D.L. Sophia Parnok. The Life and Work of Russia’s Sappho. — New York: NY University Press, 1994.


Trong giờ giã biệt

Vâng, em một mình. Trong giờ giã biệt
Anh trong lòng báo trước vẻ mồ côi.
Như ngày đầu tiên sinh, chỉ một
Giữa cõi trần gian, chỉ một con người.

Nhưng điều gì trong cơn giận của anh
Thì không phải với mình em, chỉ một
Có phải đã kể cho hai chúng mình
Sự thừa nhận của người lòng tinh khiết.

Không còn gì tốt đẹp, cao hơn hết
Ai một lần đau, dù chỉ một lần
Sẽ không run, đọc câu thơ Tyutchev:
“Người khác làm sao mà hiểu được anh?”



Tôi buồn như con thú

Tôi buồn như con thú
Buồn bã từng hồi chuông
Tim như chuông gọi cửa
Ai bạo dạn nhấn chuông.

Chuông trống trải hãy rung
Gọi nỗi buồn loảng xoảng…
Vào hố rác, không thương
Vứt đời, khi còn sống.

Vĩnh biệt, Nàng thơ Bạc
Ngọn lửa của ngày tàn
Mi đã từng là nhạc
Cho cõi lòng đau thương!

Không cúi xuống đầu giường
Thổn thức không nắm bắt
Và cầu khẩn: không tình
Không yêu, mà chẳng ghét.


Có nên nói với anh

Có nên nói với anh rằng: em yêu anh?
Không, con tim anh vô cùng tỉnh táo
Chẳng lẽ làm cho thỏa mãn con tim
Bằng câu nói của tình rất liến láu?

Không phải lời nói – mà điều trước đó
Là sự im lặng trong từng phút giây
Anh hãy đày đọa cho mệt hai người
Và bằng cơn khát hãy làm cho khổ.

Than ôi, như mọi lời “vâng ạ”
Mọi lời “em yêu anh” đều ẻo lả
Bạn tuyệt vời của em ơi, khi nào
Em nói ra, cái điều em có thể.




Nhà thơ, nhà văn Nga Boris Leonidovich Pasternak sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ tài năng gốc Do Thái, theo học hội họa, âm nhạc triết học và lịch sử rồi quyết định theo đuổi sự nghiệp văn chương, năm 1914 in tập thơ đầu tiên Người anh em sinh đôi trong mây đen. Những sáng tác của nhà thơ ngày càng được công chúng đánh giá cao, đến những năm 1930 ông được coi như một nhà thơ Xô Viết hàng đầu. Năm 1922, ông cho ra đời tác phẩm văn xuôi đầu tiên Thời thơ ấu của Lyuvers. Năm sau, B. Pasternak kết hôn với nữ họa sĩ Evghenia Muratova và in tập thơ Những chủ đề và biến tấu được đánh giá là một trong những đỉnh cao của thơ ông. Năm 1931, tự truyện Chứng chỉ hộ thân ra đời, bộc lộ rõ quan điểm của B. Pasternak với nghệ thuật, thiên nhiên và cuộc sống. Là người biết nhiều ngoại ngữ, những năm không có việc làm ông đã làm nghề dịch để kiếm sống - ông đã dịch thơ cổ điển Anh, Pháp, Đức, Gruzia, đặc biệt các bản dịch bi kịch Shakespeare được coi là hay nhất trong tiếng Nga. Từ năm 1945 đến 1955, B. Pasternak sáng tác cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của ông, Bác sĩ Zhivago, nhưng không được in ở Liên Xô, đến năm 1957 tác phẩm này được xuất bản ở Italia. Cuối năm sau, cuốn sách được dịch ra 18 thứ tiếng. Cũng trong năm này, B. Pasternak là người Nga thứ hai được trao giải Nobel Văn học vì những thành tựu lớn lao ông đã đạt được trong nền thơ trữ tình hiện đại, cũng như vì công lao tiếp nối các truyền thống của nền tiểu thuyết sử thi Nga vĩ đại, mà nổi bật nhất là Bác sĩ Zhivago - một trong những cuốn tiểu thuyết Nga hiện đại được đọc nhiều nhất ở nước ngoài.Nhưng do những áp lực chính trị, B. Pasternak buộc phải từ chối nhận giải (30 năm sau con trai ông mới nhận thay ông tấm bằng cao quý đó).

* Tác phẩm:
- Những bài thơ đầu tay, in trong quyển Thơ trữ tình (Лирика, 1913).
- Người anh em sinh đôi trong mây đen (Близнец в тучах, 1914), thơ.
- Phía trên rào cản (Поверх барьеров, 1917), thơ.
- Cuộc sống là chị tôi (Сестра моя жизнь, 1922), thơ.
- Thời thơ ấu của Lyuvers Детство Люверс (, 1922), truyện.
- Những chủ đề và biến tấu (Темы и вариации, 1923), thơ.
- Bệnh cao sang (Высокая болезнь, 1924), trường ca.
- Trung úy Smidt (Лейтенант Шмидт, 1926), trường ca.
- Đường trên không (Воздушные пути, 1924), truyện.
- Chứng chỉ hộ thân (Охранная грамота, 1931), tự truyện.
- Năm chín trăm lẻ năm (Девятьсот пятый год, 1927), trường ca.
- Truyện vừa (Повесть, 1929), truyện.
- Tái sinh (Второе рождение, 1932), tập thơ.
- Trên những chuyến tàu sớm (На ранних поездках, 1943), thơ.
- Khoảng bao la trái đất (Земной простор, 1945), thơ.
- Bác sĩ Zhivago (Доктор Живаго, 1957), tiểu thuyết.
- Con người và cảnh ngộ (Люди и положения, 1957), tự truyện.
- Bút kí tiểu sử (Биографический очерк, 1959).




MÙA THU

Anh đã chia tay với những người nhà
Tất cả người thân từ lâu không hợp
Với một nỗi cô đơn như mọi khi
Trong thiên nhiên và trong lòng dâng ngập.

Giờ ngồi đây cùng em trong lều gác
Giữa hoang vu, trong rừng vắng không người.
Những lối mòn, như lời trong bài hát
Cây cỏ chỉ còn một nửa mà thôi.

Và giờ đây với một vẻ u sầu
Nhìn vào hai ta những bức tường gỗ.
Anh và em chẳng có gì cách trở
Hai đứa chân thành sẽ chết cùng nhau.

Ta ngồi canh một, đứng dậy canh ba
Em với bức thêu còn anh với sách
Đến gần sáng sẽ không hề nhận ra
Ta thôi hôn nhau lúc nào không biết.

Hãy ngang tàng và lộng lẫy xa hoa
Rắc đầy lên hỡi lá rừng xào xạc
Chén khổ tận cay đắng ngày hôm qua
Nỗi buồn hôm nay tràn trề hãy rót.

Nỗi lưu luyến, niềm say mê, vẻ đẹp!
Tan biến vào trong ầm ĩ mùa thu!
Em hãy vùi trong mùa thu xào xạc!
Và sẽ ngất ngây hay sẽ điên rồ!

Và em hãy vứt quần áo mình ra
Như rừng nhỏ trong mùa thu trút lá
Khi vào vòng tay của anh em ngã
Trong áo choàng với nét vẽ nhung tơ.

Em là hạnh phúc của bước thương đau
Khi cuộc sống chán chường hơn bệnh tật
Còn can đảm là ngọn nguồn cái đẹp
Chính điều này xích ta lại gần nhau.
(Xem thêm: Các nhà thơ đoạt giải Nobel)

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:58:46


Aleksei Nicolayevich Plescheev (tiếng Nga: Алексе́й Никола́евич Плеще́ев, 22 tháng 11 năm 1825 – 26 tháng 9 năm 1893) là nhà văn, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Aleksei Plescheev sinh ở Kostroma trong một gia đình quí tộc đã sa sút, dòng họ có nhiều nhà văn. Plescheev học ở trường quân đội nhưng do sức khoẻ yếu phải nghỉ, sau đó vào học khoa lịch sử và ngôn ngữ Đại học Sankt-Peterburg. Thời kỳ này ông làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở thủ đô như Dostoevsky, Maykov, Grygorovich, Goncharov… Từ năm 1844 bắt đầu in thơ trên các tạp chí Современник, Отечественные записки. Năm 1849 ông bị đày về miền Ural 8 năm vì tội chống đối Nga hoàng Nikolai I. Những năm tù đày ông làm quen với Taras Shevchenko và nhiều người khởi nghĩa của Ba Lan. Năm 1857 ông được trả tự do, trở về Sankt-Peterburg làm quen với Nekrsov, Chernyshevsky, Dobrolyubov, là những người đánh giá cao tài thơ của ông. Năm 1860 ông tham gia tạp chí Московский вестник. Những năm 1870 – 1880 ông dịch nhiều thơ từ tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh ra tiếng Nga. Năm 1872 ông làm trưởng ban thơ của tạp chí Отечественные записки. Năm 1884, tạp chí này bị đóng cửa, ông chuyển sang tạp chí Северный вестник và làm biên tập ở đây đến năm 1890.

Những năm cuối đời ông được thừa hưởng một tài sản lớn từ một người bà con, cho phép ông có điều kiện đi ra nước ngoài chữa bệnh. Ông mất ở Paris năm 1893, mai táng ở Moskva. Tuyển tập thơ của ông in năm 1887, tái bản lần thứ hai có bổ sung vào năm 1894 (một năm sau khi mất).




Desdemona*
(Tặng Viardot-Garcia)**

1

Khi anh lắng nghe giọng của em
Desdemona, giọng em ngời ánh bạc
Thì một vẻ hân hoan tinh khiết
Cháy lên, tràn ngập cõi lòng anh.

Và anh nói rằng: những âm thanh
Từ bầu trời xanh kia rót xuống
Cuộc đời này đắng cay, khổ tận
Phần thưởng cho người thịt mắt trần.

Rồi anh trong phút giây diệu huyền
Quên con người, quên cõi trần gian
Chỉ biết lắng nghe và thán phục
Khát khao uống từng âm thanh!

Dù em nức nở hay nguyện cầu
Hay hát lên bài hát tình yêu
Thì con tim của anh chết lịm
Trong ngực này để lắng nghe theo.

Em từng hiểu vô cùng sâu sắc
Sáng tạo của William Shakespeare
Và những đau khổ của Desdemona
Em thể hiện vô cùng chân thật.

2

Giữa những tiếng vỗ tay náo loạn
Và giáo mác khua rộn cả khán phòng
Chỉ anh ngồi một mình trong im lặng
Không hề lộ vẻ hân hoan.

Anh không vứt hoa lên cho em
Không tặng em một vòng hoa lộng lẫy
Nhưng một bài thơ từ tấm lòng mình
Là vòng hoa cho em, em nhận lấy!

Hãy nhận lấy… dù không sáng bừng
Lên vẻ đẹp của búp hoa non
Nhưng mặt trời vẫn làm cho hồi tỉnh
Cả thỉ xa và những cánh hoa hồng!
________
*Desdemona: vợ của Othello trong một bi kịch nổi tiếng của William Shakespeare.
**Viardot-Garcia (1821-1910): nữ ca sĩ, nhạc sĩ người Pháp.




Notturno

Nghe âm thanh quen thuộc
Vang trong đêm dịu êm
Những khổ đau ngày trước
Lại thức dậy trong hồn.

Nghe âm thanh ngày trước
Như ngày xưa, ngóng trông
Khát khao nhìn ánh mắt
Và đôi tay dạo đàn.

Nghe âm thanh ngày trước
Con tim thắt trong ngực
Nhớ lại phút chia ly
Tôi nghe và thổn thức.

Nghe âm thanh ngày trước
Tôi thấy trước mắt mình
Đôi tay lướt trên đàn
Như trăng ngời ánh bạc.
 
 





Yakov Petrovich Polonsky (tiếng Nga: Яков Петрович Полонский, 18 tháng 12 năm 1819 – 30 tháng 10 năm 1898) là nhà văn, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Yakov Polonsky sinh ở Ryazan trong một gia đình có gốc gác quí tộc đã sa sút. Năm 1838 học xong trường gymnazy, ông vào học khoa luật Đại học Moskva. Thời kỳ sinh viên làm quen với các nhà thơ A. Grigoryev. A. Fet, là những người đánh giá cao tài thơ của Polonsky. Năm 1840 in những bài thơ đầu tiên trên tạp chí sinh viên Подземные ключи, tạp chí Отечественные записки và tạp chí Москвитянин danh tiếng thời đó. Năm 1844 in tập thơ đầu tiên Гаммы chịu ảnh hưởng thơ của Mikhail Lermontov.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Yakov Polonsky đi về thành phố Odessa, in tập thơ Стихотворения 1845 год, trở thành một nhân vật nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ của thành phố, mặc dù tập thơ này không được các nhà phê bình đánh giá cao. Cũng trong thời gian này ông bắt đầu có ý định viết tiểu thuyết Дешевый город (1879). Năm 1846 ông chuyển về thành phố Tiflis, làm biên tập của báo Закавказский вестник, năm 1849 in tập thơ Сазандар. Năm 1851 ông trở về Sankt-Peterburg tiếp tục hoạt động văn học. Năm 1857 ông sang Ý học hội họa, trở về Sankt-Peterburg làm biên tập của tạp chí Русское слово. Thời gian này ông cùng A. Fet, A. Maykov thành lập nhóm thơ поэтический триумвират, giành được sự mến mộ của bạn đọc, Polonsky trở thành một nhà thơ rất được yêu thích. Năm 1890 ông viết cho nhà thơ A. Fet: “qua thơ tôi sẽ biết được tiểu sử của tôi”. Theo nguyên tắc này, ông tập hợp một tuyển tập tác phẩm của mình gồm 5 tập, xuất bản năm 1896. Yakov Polonsky mất ở Sankt-Peterburg năm 1896.

Tác phẩm:
*Стихотворения 1845 год(1845)
*Сазандар (1849)
*Дешевый город (1879
*Рассказы (1859),
*Вечерний звон (1890)
*Чайка (1860)
*Безумие горя (1860)
*Признания Сергея Чалыгина (1867)
*Женитьба Атуева (1869)
*Полное собрание сочинений (1896)
*Полонский Я. Стихотворения. Вступит. статья, подготовка текста и примеч. Б.Эйхенбаума. Л., 1954;
*Орлов П.А. Я.П.Полонский. Рязань, 1961;
*Лагунов А.И. Лирика Я.Полонского. Ставрополь, 1974;
*Полонский Я. Лирика. Проза. М., 1984;



ĐÊM

Tại vì đâu ta yêu mi, đêm sáng
Ta yêu mi, đau khổ ngắm mi thôi
Tại vì đâu ta yêu mi, đêm lặng
Mi không gửi yên lặng cho ta mà gửi cho người!

Ta có bầu trời-sao-trăng với mây xa
ánh sáng này thoáng vút qua trên đá
Sẽ biến thành giọt sương ở cành hoa
Như con đường vàng chạy trên biển cả.

Tại vì đâu ta yêu đêm bàng bạc
Có xua đi những nước mắt đắng cay
Trả cho tim câu trả lời khao khát
Giải cho ra câu hỏi khó khăn này!

Ta có đêm trên đồi – tiếng cây lá ngủ
Biển tối rì rào tiếng sóng muôn đời
Trong vườn đêm, tiếng côn trùng, sâu bọ
Hay đồng thanh rào rạt mạch nước trôi.

Tại vì đâu ta yêu tiếng đêm huyền bí
Liệu có làm mát lên oi ả trong hồn
Có dịu bớt trong cuồng điên ý nghĩ
Tất cả những gì trong yên lặng rõ ràng hơn!

Ta chẳng biết vì sao ta yêu mi, đêm tối
Ta yêu mi, đau khổ ngắm mi thôi!
Ta chẳng biết vì sao ta yêu mi, đêm tối
Có lẽ tại vì yên lặng quá xa xôi!
1850.


Đêm cuối

Chim họa mi đang hót trong vườn êm
Những ánh lửa bên kia đầm đã lụi
Đêm tĩnh lặng. Có phải em đang buồn
Rằng hai chúng mình vẫn còn ở lại?

Anh không muốn cùng với em chia tay
Anh không muốn từ giã chiếc ghế này
Nơi em nghe họa mi trong đêm hót
Và thả hồn theo những giấc mơ say.

Đừng bối rối! Không phải về chuyện cũ
Không phải anh đã có thể yêu em
Không phải vì sao con tim nức nở
Anh không nói về chuyện đó với em.

Lời của anh hồi hộp và lo lắng…
Tốt hơn là nghe tiếng hót họa mi
Vì một lẽ, chim họa mi thì chẳng
Yêu và nhầm, rồi đau đớn nhường kia.

Nhưng họa mi đã yên trong đêm vắng
Chim hạnh phúc bay về với lặng yên…
Em hãy chúc cho anh đêm tĩnh lặng
Hẹn một ngày sẽ gặp lại cùng em!

Hãy chúc anh một đêm không để ý
Và những người khác tỉnh giấc trên trời
Nơi anh có thể cùng em gặp gỡ
Với bài ca họa mi ở trên môi!


Tình yêu lạnh lẽo

Cuộc sống có nhiều chuyện làm anh suy nghĩ
Và khi em âu yếm hôn anh
Mà anh không đáp bằng nụ hôn như thế
Thì em đừng buồn, đừng trách cứ gì anh!

Tình anh từ lâu không vui vẻ mơ màng
Nhưng mà hãy vẫn còn chưa yên ngủ
Và trở thành tấm khiên che chở
Cho em khỏi những đau buồn.

Tình yêu anh không hề phụ tình em
Như áo giáp trên ngực người tráng sĩ
Trong trận đánh, áo giáp này chung thủy
Nhưng làm gì có nồng ấm đâu em!

Không phụ em, nhưng nếu em phụ anh
Và sinh lời đàm tiếu
Thì khi em hiểu ra cuộc đời khó khăn
Em sẽ nhớ về tình yêu lạnh lẽo.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:01:41


Alexandr Sergeevich Pushkin (6/6/1799 – 10/2/1837) - nhà thơ Nga, người đặt nền móng cho nền văn học Nga mới, người sáng tạo ra ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

Tiểu sử:
Pushkin sinh ở Moskva trong một gia đình có nguồn gốc quí tộc. Bố là Sergei Lvovich Pushkin là một người yêu thích văn học cổ điển Pháp và cũng làm thơ nhưng chỉ những người quen, bạn bè biết. Mẹ là Nadezhda Osipovna có dòng dõi từ một nô lệ da đen của Pyotr Đại đế. Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Pushkin thường sống với bà ngoại ở làng Zakharov, ngoại ô Moskva. Ký ức tuổi thơ được thể hiện trong nhiều tác phẩm sau này của ông. Lên 6 tuổi, Pushkin được vào học ở trường Lyceum Hoàng gia ở Tsarskoe Selo. Thời gian học ở đây, Pushkin đã được chứng kiến cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 của nước Nga chống lại quân Pháp của Napoleon. Năm 1815 Pushkin viết bài thơ Воспоминание о Царском Селе (Hồi ức về Hoàng thôn) được Gavrila Derzhavin coi là một tác phẩm kiệt xuất và tôn vinh Pushkin, khi đó mới 16 tuổi, như một nhà thơ lớn của nước Nga. Học xong Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như К Чаадаеву (Gửi Chaadaev 1818); Н. Я. Плюсковой (Gửi N. Ya. Plyuskova, 1818); Деревня (Làng quê, 1819)... Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - Руслан и Людмила (Ruslan và Lyudmila), ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền. Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Siberi. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (những nhà văn, nhà thơ lớn của nước Nga, cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn bị trục xuất khỏi Sankt-Peterburg vô thời hạn. Sau khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz và Crimea, Moldavia, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như Кавказский пленник (Người tù Kavkaz, 1822); Гавриилиада (Gavriiliada 1821); Братья разбойники (Anh em lũ cướp, 1822); Бахчисарайский фонтан (Đài phun nước Bakhchisarayskiy, 1824). Năm 1823, ở Kishinov, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác Евгений Онегин (Evgeny Onegin). Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Năm 1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác bài thơ nổi tiếng Gửi K. Năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova. Chính người đẹp Natalia Goncharova là nguồn cảm hứng cho sáng tạo của Pushkin nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông. Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – 10 tháng 2 năm 1837 (ngày 29 tháng 1, theo lịch cũ).

Tác phẩm:
Trường ca:
*Руслан и Людмила (1817-1820)
*Кавказский пленник (1820-1821)
*Гавриилиада (1821)
*Вадим (1821-1822)
*Братья разбойники (1821-1822)
*Бахчисарайский фонтан (1821-1823)
*Цыганы (1824)
*Граф Нулин (1825)
*Полтава (1828-1829)
*Тазит (1829-1830)
*Домик в Коломне (1830)
*Езерский (1832)
*Анджело (1833)
*Медный всадник (1833)

Tiểu thuyết thơ:
*Евгений Онегин (1823-1832)

Kịch:
*Борис Годунов (1825)
*Скупой рыцарь (1830)
*Моцарт и Сальери (1830)
*Каменный гость (1830) [1]
*Пир во время чумы (1830)
*Русалка (1829-1832)

Thơ:
*1809-1825
*1826-1836
*Стихотворения Пушкина по алфавиту

Văn xuôi:
*Арап Петра Великого (1827)
*Роман в письмах (1829)
*Повести покойного Ивана Петровича Белкина (1830)
*Выстрел
*Метель
*Гробовщик
*Станционный смотритель
*Барышня-крестьянка
*История села Горюхина (1830)
*Рославлев (1831)
*Дубровский (1833)
*Пиковая дама (1834)
*Египетские ночи (1835)
*Путешествие в Арзрум во время похода 1829 года (1835)
*Капитанская дочка (1836)

Tuyện cổ tích:
*Жених (1825)
*Сказка о попе и о работнике его Балде (1830)
*Сказка о медведихе (1830?)
*Сказка о царе Салтане, о сыне его славном и могучем богатыре князе Гвидоне *Салтановиче и о прекрасной царевне лебеди (1831)
*Сказка о рыбаке и рыбке (1833)
*Сказка о мёртвой царевне и семи богатырях(1833)
*Сказка о золотом петушке (1834)




TÔI ĐÃ YÊU EM

Tôi đã yêu em… và có lẽ tình
Trong lòng tôi vẫn còn chưa tắt hẳn
Nhưng hãy để tình yên, tôi không muốn
Một điều gì gợi lại nỗi đau em.

Tôi đã yêu em vô vọng, âm thầm
Khi rụt rè, khi lòng ghen hậm hực
Tôi đã yêu em chân thành, tha thiết
Lấy đâu người như thế nữa yêu em.


NGƯỜI CA SĨ

Em có nghe trong rừng đêm thanh vắng
Ca nỗi buồn người ca sĩ tình yêu?
Trên cánh đồng buổi sớm mai yên lặng
Tiếng sáo diều dung dị hát cô liêu
Em có nghe thấy chăng?

Em có gặp trong rừng hoang đêm ấy
Ca nỗi buồn người ca sĩ tình yêu?
Giọt lệ nhòa, nụ cười em có thấy
Ánh mắt nhìn buồn bã biết bao nhiêu
Em có gặp gỡ chăng?

Em có thổn thức nghe lời lặng lẽ
Ca nỗi buồn người ca sĩ tình yêu
Khi trong rừng chàng trai em để ý
Gặp ánh nhìn trong mắt đã nhòa theo
Em có thổn thức chăng?
1816.




NGƯỜI ĐẸP ƠI ĐỪNG HÁT NỮA

Người đẹp ơi em đừng hát nữa
Bài hát buồn của xứ Gruzia
Nghe em hát lòng tôi lại nhớ
Cuộc đời xưa và bến bờ xa.

Những câu hát của em dữ dội
Gợi lòng tôi lại nhớ, thương ôi!
Đêm thảo nguyên, ánh trăng đồng nội
Người em xưa, hình bóng xa vời...

Cái hình bóng thân thương, khổ ải
Nhìn thấy em tôi ngỡ quên đi
Nhưng em hát - lại hình dung thấy
Trước mắt tôi hình ấy hiện về(1).

Người đẹp ơi em đừng hát nữa
Bài hát buồn của xứ Gruzia
Nghe em hát lòng tôi lại nhớ
Cuộc đời xưa và bến bờ xa.
1828.
_____________________
(1)Puskin nhớ về Maria Raevskaya khi nghe người đẹp Anna Olenina hát bài dân ca Gruzia .


CON TIM NÀY KHÔNG THỂ(1)

Trên đồi cao còn đọng ánh sương đêm
Trước mặt anh sông Aragva ầm ĩ
Nghe lâng lâng nỗi buồn nhớ dịu êm
Hình bóng em ngập tràn trong nỗi nhớ.

Một mình em, chỉ riêng một mình em
Chẳng có gì gợi lòng anh buồn thế
Ngọn lửa tình lại rạo rực cháy lên
Bởi không yêu con tim này không thể.
1829.
_______________________
(1)Bài thơ này ở lần hiệu đính thứ hai Puskin đề tên Natalia Goncharova (vợ nhà thơ) nhưng ở lần thứ nhất đã đề tên Maria Raevskaya. Bài thơ này được viết trong chuyến đi về vùng Kapkage. Puskin đã nhớ lại chuyến đi trước vào năm 1820 cùng với gia đình vị tướng Raevsky. Nhà Raevsky có ba cô con gái xinh đẹp: Êkaterina 22 tuổi, Êlêna 16 tuổi và Maria 14 tuổi. Theo như những gì còn được ghi lại thì Puskin đã yêu ngay cả ba cô cùng một lúc nhưng với Maria có phần nặng tình hơn. Sau này Maria đã hồi tưởng lại: “Là thi sĩ, anh ấy cho mình có nghĩa vụ phải yêu hết tất cả các cô gái trẻ và những phụ nữ xinh đẹp mà mình đã gặp”.




CÒN LẠI GÌ CHO EM

Còn lại gì cho em trong tên gọi
Sẽ chết đi như tiếng dội buồn thương
Của ngọn sóng vỗ bờ xa mòn mỏi
Như rừng sâu tiếng vọng giữa đêm trường.

Cái tên gọi trong những dòng lưu bút
Để lại cho em dấu chết, tựa như
Lời ai điếu giữa những viền hoạ tiết
Mà lời văn nghe u ẩn, mịt mù.

Cái tên gọi đã từ lâu quên lãng
Trong những cơn xúc động mới cuồng điên
Chẳng hề gợi trong hồn em một thoáng
Hoài niệm xưa bao tha thiết êm đềm.

Nhưng nếu gặp ngày âm thầm đau đớn
Phút u buồn xin em hãy gọi tên
Và hãy nói: vẫn còn đây kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim(1).
1830.
___________
(1)Người vẫn còn sống trong trái tim thi sĩ này là Carolina Sobanskaya. Thời hai người yêu nhau ở thành phố biển Odessa Puskin đã ghi những dòng kỷ niệm và ký tên mình trong cuốn sổ lưu niệm theo yêu cầu của nàng.




NỤ HÔN NGÀY GẶP LẠI(1)

Về lại quê hương bờ xa vẫy gọi
Em giã từ miền đất lạ xa xôi
Trong giờ phút buồn đau nhớ mãi
Trước mặt em anh đã khóc ngậm ngùi.

Đôi bàn tay anh trong cơn giá rét
Cố giữ lấy em, anh sợ qúa chừng
Nghe rời rã vì chia ly khủng khiếp
Anh đã van xin nức nở không ngừng.

Nhưng đôi môi em quay đi chẳng nhận
Phút chia ly trên bến nụ hôn buồn
Từ xứ sở của ngày xa u ám
Em trở về vùng đất mới gọi anh.

Em đã nói: “Rồi trong ngày gặp lại
Dưới bầu trời muôn thưở màu xanh
Dưới bóng ô-liu nụ hôn ân ái
Mình lại bên nhau như cội liền cành”.

Nhưng than ôi, nơi bầu trời hẹn ước
Đã ánh lên vầng sáng giữa không trung
Nơi bóng ô-liu nằm trên đáy nước
Em ngủ say trong giấc mộng cuối cùng.

Cả sắc đẹp và nỗi đau tê tái
Đều thành tro trong bình đựng thi hài
Cùng biến luôn nụ hôn ngày gặp lại
Nhưng nơi này anh vẫn đợi chờ ai...
1830.
_______________
(1)Puskin đau đớn nhớ lại ngày chia tay với người tình Amalia Riznich trên thành phố cảng Odessa. Amalia Riznich là một thiếu phụ xinh đẹp và quyến rũ mang trong mình hai dòng máu Đức và Y. Mặc dù có chồng là một thương gia giàu có nhưng vây quanh nàng có nhiều bậc hiền nhân, quân tử trong đó có Puskin. Cuối cùng, trái tim người đẹp đã dành cho thi sĩ nhưng ngày vui của họ chẳng được lâu.
Ngày gặp gỡ hạnh phúc chẳng kéo dài
Bởi hạnh phúc lâu ngày không chịu ở
Nhưng chia ly để hy vọng ngày mai
Ta lại vui niềm vui ngày gặp gỡ.

(Thomas Moore).
Khi chồng của Amalia biết chuyện đã cho nàng trở về ý. Phút chia tay hai người cùng hẹn ngày gặp lại trên đất ý nhưng khi về ý Amalia đã chết vì bệnh lao phổi.



VỀ LẠI THÁNG NGÀY XANH

Tôi chẳng tiếc những mùa xuân tuổi trẻ
Trôi đi trong những giấc mộng tình buồn
Tôi chẳng tiếc về những đêm huyền bí
Trong hoan ca những khoái lạc như tuôn.

Tôi chẳng tiếc những bạn bè nông nổi
Những cuộc vui suốt sáng, những trận cười
Tôi chẳng tiếc những người ưa thay đổi
Giờ trầm tư xa lánh những trò vui.

Nhưng đâu rồi những phút giây âu yếm
Những hy vọng trẻ trung, những yên lặng chân thành?
Đâu lòng nhiệt tình đâu nguồn xúc cảm?..
Hãy cho tôi về lại tháng ngày xanh!
1820.


ĐIỀU MONG ƯỚC

Tôi khóc đây, nước mắt – nguồn an ủi
Nhưng chẳng nghe tiếng nức nở của tôi
Tâm hồn tôi đang ngập tràn buồn tủi
Trong nỗi buồn tôi tìm thấy niềm vui.

Giấc mơ đời! Bay đi, tôi chẳng tiếc
Hãy biến vào trong hoang vắng, cô liêu
Chỉ đau khổ tình yêu tôi thân thiết
Tôi chết đây nhưng chết bởi vì yêu!
1816.


BỨC THƯ CHÁY

Vĩnh biệt bức thư tình!
Vĩnh biệt: tình ra lệnh.

Đã bao phen lần lữa
Đôi tay cũng không đành
Đem bức thư vào lửa
Đốt kỷ niệm ngày xanh.

Nhưng giờ đã đến lúc
Cháy lên bức thư tình
Hồn chẳng còn ấm ức
Giờ tôi đã sẵn sàng
Nhìn ngọn lửa háo hức
Ngốn từng trang, từng trang...

Phút chốc đã bùng lên
Làn khói như lưu luyến
Bay lượn lờ uốn quanh
Mang theo lời cầu nguyện.
Và ngón tay trung thành
Đã chẳng còn ấn tượng
Chút xi gắn vòng quanh
Tan rồi, ôi thiên mệnh!

Từng tờ đen cuộn lại
Rồi trở nên trắng dần
Lòng tôi đau thắt lại
Ôi tro tàn mến thương.
Niềm hân hoan khổ sở
Của số phận buồn đau
Sẽ mãi còn sống ở
Trong lồng ngực u sầu.
1825.


NẾU ĐỜI GIAN DỐI

Cuộc đời nếu có dối gian
Thì đừng giận dỗi, khóc than làm gì
Trong ngày tử biệt sinh ly
Ngày vui rồi sẽ lại về, hãy tin!
Ngày mai sống giữa con tim
Dẫu ngày đang sống âm thầm xót xa
Đắng cay rồi sẽ đi qua
Những ngày đã sống vẫn là đáng yêu.
1825.



NHỮNG CÀNH HOA MUỘN

Những cành hoa muộn thương hơn
Xinh tươi lộng lẫy những bông đầu mùa
Buồn đau những giấc mơ xưa
Êm đềm gợi chút thẫn thờ trong ta
Đôi khi giờ phút chia xa
Ngọt ngào êm ái hơn là đoàn viên.
1825.


TÀI NĂNG UỔNG PHÍ

Tài năng ngẫu nhiên, tài năng uổng phí
Cuộc đời ơi cho tôi để làm gì?
Hay tại bởi số mệnh này huyền bí
Sao cuộc đời đem kết tội làm chi?

Có ai đấy bằng quyền uy thù nghịch
Đã gọi tôi từ trong cõi hư vô
Trong hồn tôi dù say mê mãnh liệt
Nhưng đầu tôi hồi hộp mối nghi ngờ.

Trước mắt tôi giờ chẳng còn mục đích
Con tim hoang vu, trí tuệ biếng lười
Nỗi buồn chán đang làm tôi mỏi mệt
Chỉ còn cô đơn tiếng vọng cuộc đời.
1828.


VẪN CÒN RUN SỢ

Tôi vẫn nghĩ con tim giờ quên hết
Chẳng dễ dàng chịu đau khổ như xưa
Tôi vẫn nói: những ngày xưa thân thiết
Đã lùi xa không trở lại bao giờ!

Đã qua rồi những buồn vui, sướng khổ
Những giấc mơ khờ dại, cả tin...
Thế mà giờ lại vẫn còn run sợ
Lại nôn nao trước sắc đẹp uy quyền.
1835.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:05:27


Yevdokia Petrovna Rostopchina (tiếng Nga: Евдокия Петровна Ростопчина, 23 tháng 12 năm 1811 – 3 tháng 12 năm 1858) – nữ nhà thơ Nga, là một trong những nhà thơ nữ đầu tiên của Nga.

Tiểu sử:
Mồ côi mẹ năm lên 6 tuổi, Yevdokia Sushkova (Ростопчина là họ sau khi lấy chồng) cùng với hai em trai sống với ông ngoại. Cô bé Yevdokia ham mê đọc sách và học tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Anh.
Năm 1831 Pyotr Vyazemsky, một người bạn của Yevdokia Sushkova, đem bài thơ “Talisman” của cô in ở cuốn lịch thư “Severnye Tsvety” (Những bông hoa phương Bắc). Năm 1833 Yevdokia Sushkova lấy chồng, Bá tước Andrey Rostopchina, con trai của một vị tướng giàu có. Năm 1836 gia đình chuyển về Sank-Peterburg, Yevdokia Rostopchina tham gia xã hội quí tộc ở thủ đô, bắt đầu in thơ và được các nhà thơ nổi tiếng như Pushkin, Lermontov, Zhukovsky khen ngợi. Năm 1845, trong chuyến đi ra nước ngoài Yevdokia Rostopchina viết bài thơ “Насильный брак”(Cuộc hôn nhân cưỡng ép) phê phán thái độ của Nga đối với Ba Lan. Sa hoàng Nicolai I cấm Yevdokia Rostopchina trở về Peterburg nên thời gian đến trước khi Sa hoàng Nicolai I chết, Yevdokia Rostopchina chỉ sống ở Moskva.

Ngoài sáng tác thơ, Yevdokia Rostopchina còn viết tiểu thuyết tự truyện và dịch thơ nước ngoài ra tiếng Nga. Bà mất năm 1858 ở Moskva.




ANH SẼ NHỚ VỀ EM

Et sur vous si grondait l'orage,
Rappelez-moi, je reviendries!..
Simple histoire*


Anh sẽ nhớ về em một khi nào… nhưng đã muộn!
Khi trên thảo nguyên của mình em đã rất xa xăm
Khi mà ta đến muôn đời, mãi mãi đi riêng
Thì khi đó anh sẽ hiểu ra và nhớ đến!
Thỉnh thoảng khi anh đi qua trước ngôi nhà hoang vắng
Nơi ngày xưa em vẫn thường vui vẻ đón chào anh
Anh sẽ buồn rầu hỏi: “Giờ nàng đã không còn?” –
Rồi vội vã đi qua, tay vẫy chùm lông mũ trắng
Anh sẽ nhớ về em!…

Anh sẽ nhớ về em không chỉ một lần, khi người khác
Bằng vẻ đỏng đảnh của mình cuốn hút, bỏ bùa anh
Và trong tình yêu người ta chỉ gian dối với tình
Cho thói hư vinh của mình đem anh làm lễ vật!
Khi bờ môi của người ta vội vàng thề thốt
Những lời hứa dối gian, người chẳng tiếc với anh
Để vứt bỏ anh và ngạo mạn cười gằn…
Với người ta ánh sáng đầu tiên của con tim đã mất
Anh sẽ nhớ về em!…

Khi mà, lạy trời đừng! Anh gặp cùng người khác
Kẻ nô lệ nhiệt tâm giữa vặt vãnh đời thường
Với một nửa trái tim, với một nửa tâm hồn
Chỉ tạo ra cho mình sự xun xoe và nịnh hót
Và người như thế sẽ yêu anh tai ác
Với vòng khuyên châu ngọc hay với nhẫn như nhau
Và người ta một mình cho anh biết khổ đau
Người ta thản nhiên hành hạ anh và giết chết
Anh sẽ nhớ về em!…

Anh sẽ nhớ về em khi cô đơn mơ ước
Trong buổi chiều, hoàng hôn, trong bí ẩn lặng yên
Và con tim thầm thĩ: “Tiếc người đã xa xăm
Không còn ai để ý nghĩ, tấm lòng chia sẻ được!…”
Khi phòng khách của anh trở nên hoang vu và chật
Khi đã chán bông đùa giữa những sư tử thời trang
Và anh sẽ khát khao những lời nói tự nhiên
Những tình cảm chân thành, những bài ca mỏi mệt
Anh sẽ nhớ về em!…
4 – 1838
__________
*Và nếu như với anh giông bão đến
Thì hãy gọi em, em sẽ quay về!…
Câu chuyện giản đơn (tiếng Pháp).






TẶNG RIÊNG ANH

Không, không phải em hạnh phúc khi mà
Áo quần lộng lẫy, tóc đầy hoa
Tỏa sáng trên người em vẻ đẹp
Rạo rực trong anh những ước mơ.

Cũng không phải khi bàn tay anh
Trẻ trung và phóng đãng, ngang tàng
Em áp vào người anh mái tóc
Lướt qua điệu nhảy thật vội vàng.

Cũng không phải khi thật vô tâm
Hay khi cười, trò chuyện không ngừng
Những câu chuyện chân tình, sôi nổi
Ánh mắt ngời lên vẻ hân hoan.

Em hạnh phúc khi bàn tay dịu dàng
Đem vấn vòng quanh mái tóc anh
Anh tựa vào người em lơi lả
Ánh mắt không rời, ta lặng im.

Em hạnh phúc khi ngọn lửa tình
Khi vị đắng cùng cảm nhận chúng mình
Ta nghĩ về xa xôi muôn thuở
Ta đợi chờ thay đổi bóng đêm.

Em hạnh phúc khi hai chúng mình
Khi ta quên hết cõi trần gian
Ta giữ gìn tự do im lặng
Anh chỉ về em, em về anh.

Em hạnh phúc khi được tôn sùng
Khi ngập tràn hạnh phúc của em
Em cầu trời cho anh may mắn
Và em thầm cảm tạ trời xanh!



NHỮNG NGÔI SAO ĐÊM

Ye stars, the poetry of Heaven!..
“Childe - Harold”*


Lấp lánh cho ai, hở những ngôi sao đêm
Ánh mắt ai nhìn với niềm ao ước
Ai khâm phục?… Ai ngước nhìn đôi mắt
Mà đất đai không làm bẩn ánh nhìn!

Không phải nhà thiên văn lạnh lùng vì khoa học
Cũng không phải nhà chiêm tinh có thể hiểu ra!
Không!… Trước vẻ đẹp yêu kiều họ đều mù lòa
Người muốn đoán ra, người ưa thử thách.

Chỉ nhà thơ với tấm lòng nhiệt huyết
Với sự hình dung sống động, đam mê
Có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp bất tử kia
Và quí trọng những gì gây phấn khích!

Vâng, phụ nữ còn là sinh vật nhiệt thành
Sinh ra để ước mơ, để yêu và cảm nhận
Nhìn lên trời để cho ánh sáng và niềm hy vọng
Sẽ khơi lên vẻ run rẩy trong tim.
1840
_________
*Hỡi những ngôi sao, thi phẩm của bầu trời!.. Byron, Childe Harold's Pilgrimage.


 
Nguyễn Viết Thắng giới thiệu, dịch, chú giải:
“108 Nhà thơ Nga”
với sự cộng tác của Ivan Ivanovich Ivanov

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:09:11

 
Robert Ivanovich Rozhdestvensky (tiếng Nga: Ро́берт Ива́нович Рожде́ственский, 20 tháng 6 năm 1932 – 20 tháng 8 năm 1994) – nhà thơ, nhà văn Nga – Xô Viết.

Tiểu sử:
Robert Rozhdestvensky sinh ở làng Kosikha, Altai Krai. Bố là Stanislav Nikodimovich Petkevich, mất năm 1941 trong thế chiến II. Sau chiến tranh mẹ lấy chồng lần thứ hai, họ và têm lót là của bố dượng. Học xong bậc trung học phổ thông, Robert Rozhdestvensky vào học Đại học Petrozavodsk. Bắt đầu in thơ trên tạp chí của trường. Năm 1956 tốt nghiệp trường viết văn Maxim Gorky. Cùng với Voznesensky, Yevtushenko, Akhmadulina… ông là một đại diện tiêu biểu của trường phái “Thơ trẻ” (молодая поэзия) những năm 1950 – 1960. Đặc điểm nổi bật của dòng thơ này là sự chân thành và ngôn ngữ thơ mới mẻ, thể hiện trách nhiệm công dân trong những đề tài nóng hổi của thời đại (đòi hòa bình cho nhân loại và sự công bằng xã hội, tình hữu nghị giữa các dân tộc, những bài học của thế chiến II). Ngoài thơ, Robert Rozhdestvensky còn là tác giả phần lời của nhiều bài hát nổi tiếng và dịch nhiều thơ nước ngoài ra tiếng Nga. Năm 1979 ông được tặng giải thưởng Nhà nước Liên Xô.

Tác phẩm:
*Флаги весны, 1955
*Испытание, 1956
*Дрейфующий проспект, 1959
*Ровеснику, 1962
*Необитаемые острова, 1962
*Радиус действия, 1965
*Сын Веры, 1966
*Всерьез, 1970
*Радар сердца, 1971
*Голос города, 1977
*Все начинается с любви, 1977
*Это время, 1983
*Моя любовь, 1955
*Письмо в тридцатый век, 1963
*Поэма о разных точках зрения, 1967
*До твоего прихода, Поэма о любви, 1968
*Посвящение, 1969
*210 шагов, 1978
*Ожидание, 1982



KHÔNG YÊU NGƯỜI NÔ LỆ

-Trao cho em tình yêu?
-Trao đây!
-Tình yêu bụi phủ đầy...
-Cứ trao cả bụi đầy!
-Nhưng anh muốn xem bói...
-Bói đi.
-Và muốn ra câu hỏi...
-Hỏi đi!..
-Giả sử, anh gõ cửa...
-Em mở!
-Giả sử, nếu anh rủ...
-Em đi!
-Thế nếu như tai hoạ?
-Sợ gì!
-Thế nếu anh nói dối?
-Tha tội!
-Giờ ra lệnh: “Hãy hát!”
-Hát đây!
-Hãy đóng ngay cửa lại...
-Đóng ngay!
-Nói với em: hãy giết!..
-Giết liền!
-Nói với em: hãy chết!..
-Quyên sinh!
-Nếu như anh bị đắm?
-Em cứu!
-Thế nếu làm em đau?
-Em chịu!
-Nếu bỗng nhiên – bức tường?
-Phá luôn!
-Thế nếu như - rắc rối?
-Em gỡ!
-Nếu cả trăm rắc rối?
-Không sợ!..
-Giờ trao em tình yêu?
-Tình yêu!..
-Không bao giờ anh trao!
-Tại vì sao?!
-Tại vì không yêu
những người nô lệ.
(1969)




TÌNH MÙA ĐÔNG

Ngoài sân thật lạnh lùng.
Thật uổng phí tháng mười hai tình đến.
Tình mùa đông
Có cuộc đời thật ngắn.
Tuyết rơi lẳng lặng
Trên đất lạnh lùng.

Tuyết trên đường phố
Tuyết trong rừng
Tuyết trong những lời em
Và trong mắt em đó.

Tình mùa đông
Có cuộc đời thật ngắn.
Tuyết rơi lẳng lặng
Trên đất lạnh lùng.

Và khi em chia tay với anh
Anh nghe ra giọng của em rất lạnh.
Tình mùa đông có cuộc đời thật ngắn.
Tuyết rơi lẳng lặng
Trên đất lạnh lùng.

Lời thề nguyền mùa đông thật lạnh.
Rất lâu anh sẽ đợi mùa xuân.
Tình mùa đông
Có cuộc đời thật ngắn
Tuyết rơi lẳng lặng
Trên đất lạnh lùng.


TÌNH MÙA ĐÔNG
Gửi Alena

Em biết không,
anh muốn cho mỗi lời của
bài thơ buổi sáng này, bỗng nhiên
kéo đến tận bàn tay của em
tựa hồ
như cành tử đinh hương buồn bã.
Em biết không,
anh muốn cho mỗi dòng, bất thình lình
thoát khỏi tứ thơ và kích cỡ
tan ra từng mảnh nhỏ, đáp lời trong tim
em đó. Em biết không,
anh muốn cho mỗi dòng nhìn vào em
thật âu yếm yêu thương. Và giá
mà chất đầy ánh nắng
tựa hồ như những giọt sương
trên bàn tay của cây phong. Em biết không
anh muốn cho cơn bão tuyết tháng mười hai ngoan ngoãn
nằm dưới bàn chân em.
Và anh muốn
cho chúng mình được yêu nhau
bấy nhiêu
bấy nhiêu ngày ta được sống.




NHỮNG LỜI XƯA CŨ

Ba lời, tựa hồ như ba ngọn lửa
Bay đến với em giữa ban ngày.
Và trong đêm bay đến với em đây
To lớn, như trái đất này xưa cũ.
Đối với con thuyền – là cánh buồm
Ba lời: “Anh yêu em”.
Chao ôi, những lời xưa cũ
Thế mà đầu óc quay cuồng
Thế mà đầu óc quay cuồng…

Ba lời, muôn thuở, như mùa xuân
Trời cho ba lời này sức mạnh.
Ba lời, và một số phận
Một mơ ước, một lối mòn…
Và không nén nhịn được, có một lần
Em nói rằng: “Em yêu anh”.
Chao ôi, những lời xưa cũ
Thế mà đầu óc quay cuồng
Thế mà đầu óc quay cuồng…

Ba lời, có vẻ như ba hoàng hôn
Em hãy một chút to hơn nhắc lại
Vì bây giờ với em hoàng hôn không phải
Ba lời hiểu ra từ buổi đầu tiên.
Chúng bay đến từ chốn xa xăm
Xuyên vào trái tim muôn thuở.
Chao ôi, những lời xưa cũ
Thế mà đầu óc quay cuồng
Thế mà đầu óc quay cuồng…
1972


ĐI ĐẾN NHÀ EM

Đi đến nhà em
để lại
được nghe giọng nói
và ngồi trên ghế, cúi mình
mà không nói không rằng.
Đi đến,
gõ cửa
lịm người, đợi câu trả lời…
Nếu như em biết được điều này
thì, có lẽ, em không tin nổi
thì, có lẽ, em phá lên cười
và nói:
“Thật là dại khờ quá đỗi…”
Em nói rằng:
“Anh cũng –
yêu em!” –
và em nhìn rất ngạc nhiên
và em không đứng yên một chỗ.
Tiếng cười vang lên như một dòng sông…
Thôi đành thế.
Thì em cứ việc cười lên
Anh yêu em
như thế.


CÓ NHỮNG LỜI THẬT BUỒN

Có những lời thật buồn
có những lời cay đắng.
Những lời theo đường dây điện
dưới thung lũng
trên rừng.
Trong những phong bì dán kín như bưng
chúng gõ trên những thanh tà vẹt
trên những thanh tà vẹt
trên những mô đất:
“Vĩnh biệt.
Vĩnh
biệt…”





HÃY NÓI MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ VỚI EM

Giống như thời thơ ấu, đêm trần truồng
Mặt đất trở nên rộng lớn hơn…
Bên má tôi tha thiết
Những lời buốt thấu xương:
Hãy nói với em điều gì đi anh!”…

“Hãy nói với em điều gì đi anh!
Anh hãy nói!
Nhanh lên!
Mặc những vì sao giữa trời xanh
Mọc.
Rồi biến mất.
Dù sao thì anh
Hãy nói một điều gì đó với em!…
Anh phải trả nợ cho nụ hôn
Bằng những lời muôn thuở, như ngày cũ…
Anh học văn
Để làm gì cơ chứ?
Anh hãy nói với em
Một điều gì tốt đẹp…
Vì anh đã không phản bác
Lòng can đảm của em
Rằng em cố ý, chủ tâm
Vì đời con gái
Vô cùng ngắn ngủi
Hãy nói một điều gì tốt đẹp đi anh…”

Em thánh thần
Và em sơ suất
Sao em hỏi gì anh?
Điều sự thật?
Điều dối gian?
Nhưng em thì thào khoan nhặt:
“Hãy nói với em
Anh hãy nói với em
Một điều gì tốt đẹp…”



cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:12:16


Nicolai Mikhailovich Rubtsov (tiếng Nga: Николай Михайлович Рубцов, 3 tháng 1 năm 1936 - 19 tháng 1 năm 1971) - nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Nicolai Rubtsov sinh ở Emetsk, tỉnh Arkhangelsk. Năm 1940 cả gia đình chuyển về Vologda. Cậu bé Nicolai Rubtsov sớm mồ côi bố, Mikhail Rubtsov (1900 - 1962), theo như cách nghĩ của các con thì bố chết ở chiến trường năm 1941 (trên thực tế ông vẫn sống sau chiến tranh nhưng không liên hệ gì với các con mà sống riêng). Năm 1942 mẹ mất, cả Nicolai Rubtsov và em trai được gửi vào trại tế bần và được học hết lớp 7. Từ năm 1950 - 1952 nhà thơ tương lai học ở trường trung học lâm nghiệp. Hai năm sau đó làm thợ đốt lò trên tàu đánh cá ở Arkhangelsk và hai năm làm công nhân ở nhà máy quốc phòng Kirov, Leningrad. Các năm 1955 - 1959 phục vụ quân đội ở Hạm đội Biển bắc. Sau khi giải ngũ tiếp tục vào làm công nhân ở nhà máy Kirov.
Năm 1962 vào học trường viết văn Maxim Gorky, làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng và in những tập thơ đầu tiên. Tốt nghiệp trường viết văn năm 1969 và được nhận căn hộ riêng. Rubtsov mất tại nhà riêng trong một lần say rượu, cãi nhau và gây lộn với vợ. Người này sau đó bị vào tù, sau khi ra tù đi đọc thơ của chồng và giải thích với công chúng về số phận run rủi đã đẩy đến cái chết của Nicolai Rubtsov.
Thơ trữ tình của Nicolai Rubtsov giản dị, mang hương đồng gió nội của những vùng quê Vologda. Trong thơ ông có một nỗi buồn vĩnh cửu về số phận của cuộc đời mình cũng như số phận của đất nước. Nicolai Rubtsov là một trong những nhà thơ trữ tình được yêu thích nhất ở Nga. Tượng đài của ông được đặt ở nhiều thành phố của Nga.

Tác phẩm:
*Лирика (Thơ trữ tình, 1965),
*Звезда полей (Ngôi sao đồng nội, 1967),
*Душа хранит (Tân hồn gìn giữ, 1969)
*Сосен шум (Tiếng động hàng thông, 1970),
*Стихотворения. 1953-1971(Thơ 1953 -1971, in năm 1977).
*Зелёные цветы (Những bông hoa màu xanh, 1971)
*Последний пароход (Con tàu cuối, 1973)
*Избранная лирика (Thơ trữ tình chọn lọc, 1974)
*Подорожники (Những bụi mã đề, 1975)




ANH ĐÃ QUÊN MẤT RẰNG YÊU LÀ GÌ

Anh đã quên mất rằng yêu là gì
Khi bước đi dưới trăng trên đường phố
Đã thốt ra biết bao lời nguyền rủa
Giờ nhớ về bỗng thấy tối tăm ghê.

Có một lần anh áp mặt vào tường
Theo dấu vết một hình thù quái gở
Rồi một mình kêu lên trong giấc ngủ
Khi thức giấc, anh cất bước lên đường.

Cánh cửa mở ra trong đêm muộn màng
Em không vui, gương mặt còn ngái ngủ
Anh đứng bên bục cửa như con thú
Khao khát vô cùng ấm áp tình thương.

Anh đi đi! Em tái nhợt kêu lên
Tình cảm chúng mình chỉ là quá khứ
Giờ với anh, em không còn gì nữa
Anh đi đi! Em khóc, chớ đứng nhìn…

Và anh quay lại theo con đường rừng
Trên con đường đã đi nhiều đám cưới
Không tự chủ được mình, rất tăm tối
Anh lo âu đi trong bão tuyết đêm…
1970


NHỮNG CHIẾC LÁ BAY ĐI

Từ hàng dương bay đi từng chiếc lá
Điều hiển nhiên vẫn lặp lại trong đời
Đừng thương tiếc lá làm chi, em ạ
Mà hãy thương hiền dịu mối tình tôi!

Em cứ để mặc hàng cây trần trụi
Bão tuyết gào, em trách bão mà chi!
Bởi ở đây không ai người có lỗi
Khi lìa cành những chiếc lá bay đi.




BAY ĐẾN NƠI NÀO

Hai chúng mình sẽ tự do như chim
Em thì thầm. Và ngó nhìn buồn bã.
Như bầy chim giăng thành hàng dài nhỏ
Bay trên biển trời bão tố không yên.
Và anh thấy thương, thấy tiếc một điều gì
Rằng anh yêu và được người yêu trả…
Em như chim của bầu trời xứ lạ
Đến nơi nào hai đứa sẽ bay đi?


ANH HÔN EM QUA DÒNG NƯỚC MẮT

Anh hôn em qua dòng nước mắt
Nhưng dòng nước mắt em chẳng nhìn ra
Bởi vì trời tối và ẩm ướt
Bởi vì lần ấy - đêm thu.

Trên mặt đất vút bay từng chiếc lá
Còn trên biển - bão tố rì rầm.
Những chiếc lá giờ ở lại với em
Và ở lại đây cùng anh - bão tố.

Những con sóng to lớn và dữ dằn
Sóng hờ hững đập vào từ bốn phía
Nhưng bây giờ lặng yên trên biển cả
Và hoàng hôn vẫn cháy đỏ trong sương.

Anh nghĩ rằng em ra biển thường xuyên
Em bước ra đợi chờ anh ở đó
Anh với ý nghĩ hạnh phúc như thế
Có vẻ như bình minh cháy trong lòng!

Hãy để cho bão tố đến với em
Mang nỗi buồn của anh đem bày tỏ
Còn niềm hy vọng và lòng chung thủy
Cho hoàng hôn sẽ biểu lộ trong sương…





TẠI SAO?

Em hãy là con trẻ
Giọng thanh nhẹ, mắt nai
Em hãy là con trẻ
Em chỉ biết đùa chơi.

- Nào, ta vào rừng nhé!
- Nào, đánh thức họa mi!
Ở đó, dưới mái che
Chiếc ghế dài yêu quý.

- Nào, cùng chạy ra đồng!
- Nào, cùng ngắm hoàng hôn!
Tôi nghe theo miễn cưỡng
Nói lời gì mông lung.

Nhưng tình cảm ngại ngùng
Tôi biết nhiều thứ quá
Thường với em gặp gỡ
Cô đơn, không nhẹ nhàng.

Nhưng mà em buồn rầu
Gặp nhau nghiêm túc hẳn
Em hoàn toàn nhầm lẫn
Những mâu thuẫn của tôi!

Tại sao vào rừng thế?
Sao đánh thức họa mi?
Sao đứng dưới mái che
Chiếc ghế dài đơn lẻ?


KHÚC HÁT ĐÊM ĐÔNG

Trong ngôi làng này lửa chưa tắt hẳn.
Em nỗi buồn không báo trước cho anh!
Đêm mùa đông đốt lên thật dịu dàng
Những vì sao ngời sáng.

Những vì sao diệu kỳ, sáng ngời, yên lặng
Nghe tiếng rì rào của lỗ nước trên băng…
Con đường anh đã từng lắm nhọc nhằn
Các ngươi ở đâu, những nỗi buồn đau đớn?

Cô gái khiêm nhường với tôi cười mỉm
Tôi cũng cười và cảm thấy vui vui
Những nhọc nhằn đều quên hết cả rồi
Chỉ còn đây - những vì sao ngời sáng!

Ai nói với tôi rằng trong sương tuyết
Đồng cỏ giã từ giờ đã tàn phai?
Niềm hy vọng, ai nói rằng, đã mất?
Thì ai người nghĩ ra nó em ơi?

Trong ngôi làng này lửa chưa tắt hẳn.
Em nỗi buồn không báo trước cho anh!
Đêm mùa đông đốt lên thật dịu dàng
Những vì sao ngời sáng…





SẦU CA

Bỏ lại đồ ăn nghèo nàn, thiếu thốn
Tôi đi về cõi yên lặng muôn đời.
Cho người ta sẽ yêu và đi kiếm
Trên dòng sông đơn độc của tôi.

Hãy cứ để cho những gì phúc lợi
Sẽ hứa hẹn cho tôi ở trên đời.
Không mua nhà cho tôi sau khe xói
Và hoa sẽ không nở cho tôi…


TẤT CẢ SẼ LÀ GIAN DỐI!

Viết về cái gì?
Điều này không theo ý được!
Chỉ có mình anh, thì
Cả cuộc đời không hát!
Anh chọn đề tài biển
Và đề tài đồng ruộng
Thế đề tài núi rừng?
Nhà thơ chọn khác!
Nhưng
Nếu thiếu mừng vui, khó nhọc
Thì đừng tưởng rằng
Sẽ hát được ngân vang.
Đề tài nào cũng vậy -
Biển hay ruộng đồng
Và đề tài núi rừng
Tất cả sẽ là gian dối!






David Samoylov (tiếng Nga: Давид Самойлов) là bút danh của David Samuilovich Kaufman (tiếng Nga: Давид Самуилович Кауфман, 1 tháng 6 năm 1920 - 23 tháng 2 năm 1990) là nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
David Samoylov sinh ở Moskva. Bố là bác sĩ, tham gia Thế chiến I, Nội chiến và Thế chiến II. Những năm 1938 - 1941, David Samoylov học ở Đại học văn học, lịch sử và triết học Moskva (ИФЛИ). Năm 1941 tình nguyện ra mặt trận nhưng bị giữ lại ở hậu phương do tình trạng sức khoẻ không được tốt. Một thời gian học hàm thụ ở Đại học sư phạm Ashkhabad. Sau chiến tranh ông dịch thơ từ các thứ tiếng Litva, Ba Lan, Séc, Hungari ra tiếng Nga. Năm 1958 in tập thơ đầu tiên Ближние страны (Những đất nước gần) viết về những người chiến đấu ngoаi mặt trận. Sau đấy lа cбc tập thơ trữ tмnh triết học như Второй перевал (Ngọn đèo thứ hai, 1974). Волна и камень ( Đá và sóng, 1974); Голоса за холмами (Những giọng sau đồi, 1985)…

David Samoylov còn là tác giả của tập truyện hài rất nổi tiếng và nhiều bài viết về luật thơ. Ông được tặng thưởng nhiều huân chương của nhà nước Liên Xô. Năm 1988 được tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Những năm tháng cuối đời ông sống ở Estonia và chỉ dịch văn học các nước. Ông mất năm 1990 ở Tallin, Estonia.

Tác phẩm:
*Ближние страны (Những đất nước gần), thơ
*Второй перевал (Ngọn đèo thứ hai, 1974), thơ
*Волна и камень ( Đá và sóng, 1974), thơ
*Голоса за холмами (Những giọng sau đồi, 1985), thơ
*Весть (Tin tức, 1978), thơ
*Залив (Vịnh, 1981), thơ
*Памятные записки (Những ghi chйp kỷ niệm, 1995), ghi chйp
*В кругу себя (частично опубл. в 1993).
*Равноденствие (Tiết thu phвn, 1972), thơ
*Последние каникулы (Những kỳ nghỉ cuối cщng, 1972), thơ


SỐ PHẬN MÌNH

Số phận mình, anh trao em muôn thuở
Và dù cho số phận có đau buồn
Điều vu khống ở cùng anh, em ạ
Tự buổi ban đầu và rất ngẫu nhiên.

Mục đích của anh vô cùng đơn giản
Và điều này chẳng có chút gì thêm:
Vì cái ác anh không hề mở miệng
Chỉ mình em anh ca tụng, tạ ơn.


HỐI HẬN ĐIỀU ĐÃ LÀM THẬT KHÓ

Tất cả những gì mà tôi đem cho
Thì bây giờ vẫn còn đây đầy đủ.
Nhưng những gì mà tôi được nhận về
Thì bây giờ đang ra đi hết cả…
Phạm lỗi lầm, quả thật, chẳng khó gì
Nhưng hối hận điều đã làm thật khó.



KHÔNG QUAN TRỌNG

“Đừng ăn cắp”* - hãy tự nói với mình
Và hãy tránh thật xa sự cám dỗ.

Hãy tự nói với mình: “Chớ giận hờn”
Và bạn sẽ không giận hờn, có thể.

“Chớ giết người” - hãy tự nói với mình
Và con dao hãy để sang một bên.

Còn câu “Hãy yêu người” - hãy hát
Nhưng bạn không yêu, thôi thì cứ mặc.

Nếu bạn không ăn cắp, không giết người
Thì không quan trọng: bạn chẳng yêu ai.
___________
*Những lời răn trong Kinh Thánh.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:16:46


Stepan Petrovich Schipachev (tiếng Nga: Степан Петрович Щипачёв, 26 tháng 12 năm 1898 - 31 tháng 12 năm 1979) là nhà thơ Nga Xô Viết.

Tiểu sử:
Stepan Schipachev sinh ở làng Schipachi, tỉnh Sverdlovsk vùng Ural trong một gia đình nông dân, sớm mồ côi bố mẹ cậu bé phải bán hàng và làm công nhân từ nhỏ. Những năm 1919 - 1931 phục vụ trong quân đội. Năm 1923 in tập thơ đầu tiên ở Simferopol, vùng Crimea. Năm 1934 ông tốt nghiệp khoa văn trường Đại học giáo sư đỏ (Институт Красной профессуры). Những năm 1930 là thời kỳ ông viết được nhiều bài thơ hay nhất. Ngoài thơ, ông còn viết truyện nhưng thể loại thành công nhất là thơ trữ tình. Năm 1939 ông tham gia giải phóng miền tây Ukraina. Những năm thế chiến II ông làm việc ở ngành xuất bản quân đội.

Stepan Schipachev được tặng nhiều huân, huy chương của nhà nước Liên Xô. Năm 1973 tuyển tập tác phẩm của ông gồm 3 tập được xuất bản. Thơ của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.

Tác phẩm:
*"По курганам веков" (1923)
*"Одна шестая" (1931)
*"Наперекор границам" (1932)
*"Под небом Родины моей" (1937)
*"Лирика" (1939)
*«Фронтовые стихи» (1942)
*«Строки любви» (1945)
*«Славен труд» (1947)
*«Стихотворения» (1948)
*«Товарищам по жизни» (1972)
*«Домик в Шушенском» (1944)
*«Павлик Морозов» (1950)
*"Наследник" (1965)
*"Песнь о Москве" (1968)
*«12 месяцев вокруг Солнца» (1969)
*«Березовый сок» (1956)

[IMG][/IMG]


HÃY GÌN GIỮ TÌNH YÊU

Hãy gìn giữ tình yêu và hãy nhớ rằng
Qua tháng năm càng quí tình hơn cả.
Tình - đâu chỉ là đi dạo dưới trăng
Đâu chỉ tiếng thở dài trên ghế đá.

Có tất cả: cả tuyết bột, bùn lầy
Bởi cùng nhau sống đến ngày đầu bạc.
Tình yêu giống như một bài hát hay
Mà bài hát đâu dễ dàng sáng tác.


EM HÃY TIN RẰNG

Em hãy tin rằng: em trong cuộc đời anh
Là tất cả: hạnh phúc và tai họa
Trong cuộc đời anh có thể dối em
Nhưng trong thơ thì anh không thể.
Ôi, giá như vào khung cửa sổ
Em nhìn vào số phận của anh
Cả hai ta đều không biết được rằng
Ai ở gần hơn cái chết.
Chỉ một điều anh tha thiết
Cứ mỗi ngày sẽ mạnh hơn
Anh mong cho tình anh
Sẽ cứu anh thoát chết.


ÁNH SÁNG CỦA NGÔI SAO

ánh sáng của ngôi sao ban chiều
Giữa trời cao lấp lánh
Khu vườn trầm tư mặc tưởng
Và anh bỗng thấy cô liêu.

ánh sáng ở đây, bên anh
ánh sáng của ngôi sao xa thẳm
Đi qua hàng nghìn năm ánh sáng
ánh sáng của sao chạy đến bên anh.

Còn em cách xa có một dặm đường
Liệu có còn lâu sửa soạn
Và để cho anh không phải đoán
Em hãy đến bây giờ với người thương.





KHI EM BÊN ANH

Khi em bên anh - anh quí từng khoảnh khắc
Có thể là phía trước, những tháng năm
Ta sẽ xa nhau mà không biết được rằng
Không bao giờ hai đứa còn gặp mặt.

Chỉ những ngôi sao trong giờ gặp gỡ
Vẫn cứ toả ra ánh sáng của mình
ở đâu trong đời giá băng, khi đó
Anh còn tìm ra dấu vết của em.
1944


EM CỨ GỌI ĐIỀU NÀY

Em cứ gọi điều này như ý muốn.
Hai chúng mình bỗng thấy quí nhau hơn
Quan tâm đến nhau hơn và dịu dàng
Nhưng có điều gì làm em lo lắng?

Anh lại cũng hay tin vào giấc mộng
Và lại cũng hay suy nghĩ, thẫn thờ
Tình càng mạnh, càng rõ một điều là
Vì tình yêu mà chúng mình lo lắng.
1944


CÓ PHẢI ĐÃ QUÊN

Có phải đã quên ánh mắt của em
Và nụ hôn nồng cháy
Nếu như không chỉ một lần
Qua nước mắt gương mặt em anh thấy.
Nhưng để cho phía trước không còn lại
Thì tai họa xin cứ đến lúc này
Em là nỗi đau trong lồng ngực anh đây
Và sẽ còn mãi mãi.
1949





Igor Severyanin (tiếng Nga: Игорь Северянин, là bút danh của Igor Vasilyevich Lotaryov, 16 tháng 5 năm 1887 - 20 tháng 12 năm 1941) - nhà thơ Nga thế kỷ bạc.

Tiểu sử:
Igor Severyanin sinh ở Sank-Peterburg trong gia đình một kỹ sư quân đội. Năm 1904, học xong lớp 4, đi về vùng Viễn đông cùng với bố, sau đó bố mất, trở lại Sank-Peterburg với mẹ. Năm 1904 bỏ tiền ra in tập thơ đầu tiên. Severyanin bắt đầu nổi tiếng từ năm 1911, sau khi được nhiều nhà thơ nổi tiếng để ý và khen ngợi. Năm 1913 in tập Громокипящий кубок (Chiếc cốc sôi to), nhà thơ Fyodor Sologub viết lời giới thiệu, đã thành công vang dội. Severyanin được mời đọc thơ ở Bảo tàng Bách khoa Moskva và được tôn vinh là “Ông hoàng của các nhà thơ”. Sau đó nhà thơ Fyodor Sologub mời Severyanin tham gia chuyến công du khắp đất nước, đi đọc thơ từ Minsk đến Kutaisy.
Thời gian sau đấy, Severyanin thành lập nhóm thơ Ego-Futurists. Năm 1914 kết hợp cùng với nhóm Kubo-Futurists của Burlyuk và Mayakovsky tổ chức chuyến đi về nhiều thành phố đọc thơ.
Năm 1918 đi nghỉ ở Estonia. Năm 1920 Estonia tách khỏi nước Nga Sa hoàng, Severyanin muốn quay trở về Nga nhưng không thể, trở thành người sống lưu vong. Ông lấy vợ người Estonia, sống một cuộc sống đạm bạc, bằng lòng với cuộc sống xứ người nhưng luôn nhớ về nước Nga trong những sáng tác của mình. Thơ của Severyanin mang màu sắc chủ nghĩa lãng mạn cá nhân và mối hoài cảm về cố quốc. Ngoài sáng tác thơ ông còn dịch nhiều nhà thơ các nước ra tiếng Nga. Ông mất năm 1941 vì bệnh nhồi máu cơ tim ở Tallinn, khi đó bị Đức chiếm đóng.

Tác phẩm:
*Зарницы мысли (1908)
*Качалка грёзэрки (1912)
*Громокипящий кубок (1913)
*Златолира (1914)
*Ананасы в шампанском (1915)
*Wictoria regia (1915)
*Поэзоантракт» (1915)
*Собрание поэз (1916)
*За струнной изгородью лиры (1918)
*Поэзо-концерт (1918)
*Собрание поэз (1918)
*Creme de Violettes (1919)
*Puhajogi (1919)
*Вервэна (1920)
*Менестрель (1921)
*Миррэлия (1922)
*Роман в стихах «Падучая стремнина» (1922)
*Комедия «Плимутрок» (1922)
*Фея Eiole (1922)
*Соловей (1923)
*Трагедия титана (1923)
*Автобиографический роман в стихах «Колокола собора чувств» (1925)
*Роса оранжевого часа (1925)
*Адриатика (1932)
*Медальоны (1934)


CÓ THỂ EM YÊU NHƯNG MÀ EM KHÔNG NÓI

Có thể em yêu nhưng mà em không nói
Không nói ra, tình cảm chẳng cho xem
Mà không được xem thì làm sao biết nổi
Biết thế nào, nếu em cứ lặng im.
Em lo âu, em tự hành hạ mình
Mà có thể không yêu anh, có thể vậy!
1916


TÌNH KHÔNG TRỞ LẠI

Tình không trở lại, anh thấy tiếc vô cùng
Những ngày vui của tình yêu thuở ấy
Giờ không còn ánh mắt em mệt mỏi
Trong ánh mắt ngời miền bí ẩn xa xăm.

Tình không trở lại, trong lòng anh nỗi buồn
Như trên tuyết dần tan khắp mọi ngả
Không trả lại em phút giây tình thắm đỏ
Tình không còn - tháng Hai cũng bâng khuâng.

Sao vô vàn giữa khô cạn đại dương
Chiếu lạnh lẽo giữa hằng hà vô số
ánh sáng lạnh lùng, ánh sáng đau thương

Không số phận, không âu yếm đã từng
Anh hiểu rằng hạnh phúc không còn nữa
Tình không trở lại, tình đã không còn!..
1908


 
PUSKIN

Anh, đó chính là - Phút giây huyền diệu
Đã ghi sâu tâm khảm đến muôn đời
Anh là hiện thân của nguồn Xúc cảm ấy
Trước nguồn Cảm hứng này Cát bụi cũng xin lui.

Chỉ mình anh trong lòng người đang sống
Không thành tử thi dù đã lâm chung
Anh muôn thuở trong lòng người, vẫn sống
Cái chết ở đây không nói “cuối cùng”.

Bởi trong thơ anh trị vì Cái đẹp
Cái đẹp chỉ ra vẻ mặt muôn đời
Ta chẳng hình dung là anh đã chết
Và điều này - anh vĩ đại quá thôi!

Dù anh đã già đối với người đời
Nhưng với anh, những con người hiện tại
Rất nhỏ bé: bởi Phút giây huyền diệu ấy
Còn tuyệt vời hơn cả thế kỷ của tôi!


GẶP GỠ ĐỂ RỒI CHIA XA

Gặp gỡ để rồi chia xa
Yêu để mà không yêu nữa.
Ta muốn cười lên hề hề
Ta muốn khóc lên nức nở!
Thề thốt để nuốt lời thề
Ước mơ để rồi nguyền rủa…
Thật khổ cho người hiểu ra
Tất cả những trò vô bổ.
Ở quê muốn lên thành phố
Ở phố muốn về quê chơi
Đâu đâu cũng gương mặt người
Mà sao lòng lang dạ thú…
Sắc đẹp thường hay quái gở
Quái hình có vẻ đẹp xinh
Thường có cao thượng đê hèn
Vô tội cả điều ác dữ.
Làm sao không khóc nức nở
Làm sao không cười hề hề
Khi nào có thể chia xa
Khi nào thì không yêu nữa?




KINH NGHIỆM ĐAU BUỒN

Tôi rút ra một kinh nghiệm đau buồn
Cái gì xa lạ vẫn là xa lạ.
Đi về nhà mặt nước vịnh như gương
Giờ mùa xuân đang về bên cánh cửa.

Còn một mùa xuân nữa. Có thể là
Xuân cuối cùng. Nhưng mà không sao cả
Mùa xuân giúp cho tâm hồn hiểu ra
Điều tốt đẹp của ngôi nhà từ bỏ.

Có của mình, đừng xây thêm cái nữa
Chỉ bằng lòng với một thứ mà thôi
Thật dột làm chủ cái của người:
Cái gì xa lạ vẫn là xa lạ.
1936


TÔI CHƯA BAO GIỜ LỪA DỐI GÌ AI

Tôi chưa bao giờ lừa dối gì ai
Chính vì thế mà đời tôi đau khổ
Chính vì thế mà người ta phỉ nhổ
Chẳng ai cần tôi cũng bởi điều này.

Chưa bao giờ tôi lừa dối gì ai.
Chính vì thế cuộc đời trôi buồn bã.
Danh vọng, tình yêu tôi đều xa lạ
Vốn là bản chất gian dối của đời.

Tôi không biết con đường đi về nơi
Có tiếng cười bán mua và khen ngợi
Nhưng lòng tôi có một điều an ủi:
Tôi chưa bao giờ lừa dối gì ai.
1909

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:37:05


Boris Abramovich Slutsky (tiếng Nga: Борис Абрамович Слуцкий, 7 tháng 5 năm 1919 - 22 tháng 2 năm 1986) là nhà thơ Nga Xô Viết.

Tiểu sử:
Boris Slutsky sinh ở Slovyansk, Donbass (nay là Ukraina) trong một gia đình công nhân. Từ năm 1937 đến 1941 học Đại học luật, đồng thời học trường viết văn Maxim Gorky. Thế chiến II xảy ra, ông ra trận, sau khi bị thương chuyển về làm việc ở tòa án binh. Ông sống ở Moskva, thuê nhà ở nhiều nơi, theo lời ông, thay đổi đến 22 địa chỉ. Đến đầu năm 1960 ông mới được cấp một phòng ở khu tập thể nằm trên Đại lộ Lomonosov.

Năm 1957 in tập thơ đầu tiên. Ngoài sáng tác thơ ông còn đóng vai trong một số bộ phim và viết phê bình đăng trên các báo, tạp chí. Thơ của Slutsky chủ yếu viết về chiến tranh, là những suy ngẫm về số phận những con người cùng thế hệ, thơ ông gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Một phần đáng kể thơ, văn của ông chỉ được in sau năm 1987.

Tác phẩm:
*«Память» (1957).
*"Время" (1959),
*"Сегодня и вчера" (1961),
*"Работа" (1964),
*"Современные истории" (1969),
*"Годовая стрелка" (1971),
*"Доброта дня" (1973).


Hạnh phúc và bất hạnh

Hạnh phúc là vòng tròn. Và người ta
Chầm chậm, như chiếc kim đồng hồ
Đi về điểm cuối, nghĩ là về xuất phát
Đi theo vòng tròn, nghĩa là về tuổi thơ
Về thuở đầu trọc lóc
Về thuở hoạt bát, ngày còn chưa đi học
Về vẻ vui tươi, lòng tốt, thậm chí dại khờ.

Còn bất hạnh - đấy là góc nhọn
Chiếc kim đồng hồ đứng yên!
Và kim phút - vội vàng khép kín
Dồn con người ta vào tường.

Thay vì bất hạnh hói đầu muộn màng
Con người chọn cho mình tóc bạc sớm
Và lặng lẽ, hý hoáy từng lỗ thủng
Một lỗ, hai lỗ giữa thắt lưng
Lỗ thứ ba thì hơi bất thình lình
Biết hết.
Bất hạnh - đó là tri thức.





Hóa ra là chiến tranh…

Hóa ra là chiến tranh
Không phải kết thúc bằng thắng lợi.
Và trong những đêm của người goá phụ
Hết đêm lại đến đêm.

Chỉ người chiến thắng từng chiến thắng
Còn người góa phụ vẫn cô đơn
Và đêm đêm từ trong hàng nghìn
Một nầm mồ thổi cho nàng hơi lạnh.

Còn kẻ thua, xưa từng thua trận
Nhưng đã hết đau khổ vì thua
Đã vực dậy từ đống đổ nát xưa
Và đứng lên, trở thành người chiến thắng.

Bây giờ không còn ọp ẹp, bấp bênh
Mà công việc cứ tiến hành suôn sẻ
Chỉ có những người góa phụ
Chồng thứ hai không tìm thấy cho mình.





Fyodor Sologub (tiếng Nga: Фёдор Сологуб, tên khai sinh Fyodor Kuzmich Teternikov, 1 tháng 3 năm 1863 - 5 tháng 12 năm 1927) - nhà thơ, nhà văn Nga, một đại diện tiêu biểu của trường phái thơ ấn tượng.

Tiểu sử:
Fyodor Sologub sinh ở Sankt-Petetrburg trong một gia đình nghèo. Từ nhỏ đã ham mê đọc sách và yêu thích âm nhạc. Biết làm thơ năm lên 12 tuổi. Năm 1878 vào học trường sư phạm Sankt-Petetrburg. Bốn năm sau tốt nghiệp đi dạy học ở các tỉnh phía bắc gần 10 năm. Từ năm 1892 chuyển về sống ở Sankt-Petetrburg, làm quen với nhiều nhà thơ nổi tiếng và bắt đầu in nhiều thơ ở các báo và tạp chí. Theo đề nghị của một số người ở tạp chí “Северный вестник”(Người đưa tin phương Bắc) thì họ Teternikov nghe có vẻ không thơ ca chút nào nên đề nghị đổi thành Sologub. Năm 1896 in 1 cuốn thơ và 2 tiểu thuyết về đời sống ở phương Bắc. Năm 1902 in tiểu thuyết Мелкий бес (Con quỉ nhỏ) trở thành một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất ở Nga thời bấy giờ. Thời kỳ Thế chiến I và Cách mạng tháng Mười, Sologub ít viết tiểu thuyết mà chủ yếu làm thơ và viết kịch. Ngoài thơ, văn và soạn kịch, Sologub còn dịch nhiều tác giả của Pháp, Đức ra tiếng Nga. Sologub mất ở Leningrad năm 1927.
Di sản thơ văn của Sologub để lại rất đồ sộ, một phần thơ của ông chỉ mới được in hết trong thời gian gần đây.

Tác phẩm:
Tiểu thuyết:
*Тяжёлые сны (Những giấc mộng nặng nề, 1895)
*Мелкий бес (Con quỉ nhỏ, 1905)
*Слаще яда (Ngọt hơn nọc độc, 1912)
*Заклинательница змей (Phù thủy rắn, 1921)
Các tập truyện:
*Тени (Bóng, 1896)
*Жало Смерти (Nọc của Thần chết, 1904)
*Книга сказок (Sách cổ tích, 1905)
*Политические сказочки (Chuyện cổ tích chính trị, 1906)
*Книга разлук (Sách ly biệt, 1908)
*Книга очарований (Sách tuyệt vọng, 1909)
*Слепая бабочка (Con bướm mù, 1918)
Các tập thơ:
*Стихи. Книга первая (Thơ. Quyển 1, 1896)
*Стихи. Книга вторая (Thơ. Quyển 2, 1896)
*Пламенный круг (Vòng lửa, 1908)
*Очарования земли (Vẻ quyến rũ của đất đai)
*Война (Chiến tranh, 1915)
*Небо голубое (Trời xanh, 1921)
*Одна любовь (Một tình yêu, 1921)
*Костёр дорожный (Lửa trại bên đường, 1922)
Kịch:
*Литургия Мне (Thánh lễ cho tôi, 1906)
*Дар мудрых пчёл (Quà tặng của những con ong khôn, 1906)
*Победа Смерти (Chiến thắng của Cái chết, 1907)
*Ночные пляски (Xe trượt tuyết đêm, 1908)
*Мелкий бес (Con quỉ nhỏ, 1909)
*Заложники жизни (Những con tin của cuộc sống, 1910)
*Война и мир (Chiến tranh và hòa bình, 1912)
*Любовь над безднами (Tình yêu trên bờ vực thẳm, 1914)
*Проводы (Dây dẫn, 1914)
*Любовь и верность (Tình yêu và lòng chung thủy, 1917)
Các tuyển tập:
*1909-1911 Собрание сочинений в 12 томах
*1913-1914 Собрание сочинений в 20 томах
*2000-2003 Собрание сочинений в 6 томах
*2001-2003 Собрание стихотворений в 8 томах


YÊU EM NHƯ ÁNH BÌNH MINH

Hãy yêu em rõ ràng như ánh bình minh
Tuôn châu ngọc và tiếng cười đau khổ
Cùng hy vọng và ước mơ dịu nhẹ
Rồi nhẹ nhàng tắt ngấm ở trong sương.

Hãy yêu em êm đềm như ánh trăng thanh
Toả sáng say mê, rõ ràng, lạnh lẽo.
Chiếu lên đời em bí ẩn và huyền diệu
Rồi cùng anh chầm chậm bước trên đường.

Hãy yêu em giản đơn như suối như sông
Khi anh là của em, khi ai đấy
Nhận và trao, và một ngày trốn chạy
Thôi yêu và quên, anh chớ bận lòng.
1904




Trong em anh yêu ánh hào quang

Trong em anh yêu ánh hào quang
Ánh hào quang của những điều trái ngược:
Vẻ quyến rũ của ánh mắt chân thật
Và nụ cười ánh lên vẻ dối gian.

Vẻ thùy mị của thiếu nữ trẻ trung
Những ước mơ trinh nguyên và tinh khiết -
Và yêu vẻ phơi bày rất khắc nghiệt
Của sự gièm pha, tố cáo, bóc trần.

Anh yêu trong em lòng thương dịu dàng
Với nô tỳ bị người ta lăng nhục
Và yêu cả vẻ nhiệt thành đột ngột
Trước miền đất được thừa nhận linh thiêng.


Tôi - Thượng Đế của thế giới bí huyền

Tôi - Thượng Đế của thế giới bí huyền
Cả thế gian trong những điều mơ mộng
Tôi không tạo ra cho mình thần tượng
Không trên mặt đất, không giữa trời xanh.

Và bản chất thần thánh ấy của mình
Tôi không hề hé mở cho ai hết.
Vì tự do cho mình, tôi gắng sức
Và tôi gọi về tĩnh lặng, bóng đêm.


Chỉ con trẻ sống thôi

Chỉ con trẻ sống thôi
Ta từ lâu đã chết.
Cái chết đi trên đời
Vẫy cánh như giơ roi
Tấm lưới dày đan kết
Xung quanh cái đầu người.

Dù cái chết gia hạn
Một năm, tuần, hay đêm
Nhưng đặt vào điểm chấm
Và kéo chiếc xe đen
Chiếc xe này chuyển động
Đi khỏi chốn trần gian.

Hãy cố thở mạnh hơn
Chờ đợi đến lượt mình.
Sững sờ, thở hổn hển
Trước cái chết tê cứng.
Hạn hết - đặt cho mình -
Một năm, tuần, hay đêm.


Anh đã phụ bạc tình em

Anh đã phụ bạc tình em, thần thánh
Để đi yêu kẻ người thịt mắt trần.
Em yêu ạ, ánh hoàng hôn đỏ thẫm
Và mùi hương dịu nhẹ của tháng năm
Buổi chiều ngọt ngào đã bỏ bùa anh.

Dưới màu tím tử đinh hương tai ác
Và nụ cười, và ánh mắt xiêu lòng
Cái người trần mắt thịt bỏ bùa anh
Bằng câu chào khôn ngoan và trinh bạch.

Anh đã phụ tình em, nàng dâu ạ
Thiếu nữ bằng xương thịt bỏ bùa anh
Anh đã quên vẻ lạnh lẽo của em.
Áo lễ trời, hãy khép giùm anh nhé
Để ngăn anh khỏi sức lực trần gian.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:39:06


Vladimir Sergeyevich Solovyov (tiếng Nga: Владимир Сергеевич Соловьёв, 16 /1 /1853 - 31 /7 năm 1900) - nhà triết học, nhà văn, nhà thơ Nga. Solovyov là người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của triết học Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nửa đầu thế kỉ XX, có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà triết học, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Vladimir Solovyov sinh ở Moskva. Bố là nhà sử học nổi tiếng, giáo sư Đại học Moskva, mẹ là người gốc Ukraine. Học khoa toán-lý, sau đó học khoa sử-ngôn ngữ ở Đại học Moskva. Năm 1874 nhận bằng thạc sĩ, năm 1880 - bằng tiến sĩ. Từ năm 1875 đến 1881 dạy triết học ở Saint Peterburg và Moskva. Vladimir Solovyov đi nước ngoài nhiều lần, ông từng sống ở London, Paris, Nice, Ai-cập. Trở về Nga, ông sống ở hai thành phố: Moskva và Sait Peterburg. Ngoài những tác phẩm triết học có giá trị ông còn để lại cho đời một số tập thơ. Ông mất ở trang trại Uzkoye, ngoại ô Moskva năm 47 tuổi.

Tác phẩm:
*Духовные основы жизни (Cơ sở tâm kinh của cuộc sống, 1882-1884)
*Россия и вселенская церковь (La Russie et l’Eglise Universelle. Paris, 1889).
*Национальный вопрос в России (Vấn đề dân tộc ở Nga, 1891), nghiên cứu
*Китай и Европа (Trung hoa và châu Âu, 1890), nghiên cứu
*Из философии истории (Lịch sử triết học, 1891)
*Смысл любви (Ý nghĩa tình yêu, 1892-1894), triết học
*Белая лилия (Hoa huệ trắng, 1893), thơ
*Три разговора (Ba câu chuyện, 1899-1900), đối thoại triết học
*Стихотворения (Thơ, 1891-1900 xuất bản 3 lần)


ANH CHẲNG TIN CHÚT NÀO

Anh chẳng tin chút nào, em yêu ạ
Chẳng ánh mắt, tình cảm, chẳng lời em
Và anh cũng không tin mình, mà chỉ
Tin những ngôi sao sáng giữa trời đêm.

Những ngôi sao, dải Ngân hà trải rộng
Gửi cho anh những giấc mộng chân thành
Ươm cho anh trên đồng hoang vô tận
Những bông hoa không có ở miền anh.

Giữa hoa này, trong mùa hè muôn thuở
Được tưới đầy màu ánh bạc thanh thiên
Và trong ánh sao trời em tuyệt quá
Như tình tự do, thanh sạch, trinh nguyên!




TÔI NÓI RÕ CHO ANH

Tôi nói rõ cho anh, người bạn đáng yêu
Rằng bây giờ đã trăm năm có lẻ
Như những người có học, biết một điều
Thời gian với không gian không hề có.

Rằng đấy chỉ là ảo ảnh chủ quan
Hoặc, đơn giản là dối gian, mộng mị
Điều không biết là hiện thực hồn nhiên
Vẻ đàng hoàng nay chỉ dành cho khỉ.

Và nếu vậy, nghĩa là sự phân kỳ
Như thời gian và không gian ảo ảnh
Bằng số không, buồn chán với chia ly
Và tất cả như trên kia nhận định…

Nói theo sự thật: từ thời thượng cổ
Giữa đám đông vô nghĩa của cuộc đời
Gọi là thông minh chỉ có hai người
Nhà triết học Kant và ông Nô-ê bành tổ.

Một người chứng minh bằng cách suy diễn
Rằng thật lòng, ta tất cả không cần
Còn người kia, tất nhiên, bằng kinh nghiệm
Uống rượu say rồi buồn ngủ nằm lăn.
1890.


EM ĐÁNG THƯƠNG

Em đáng thương, đường dài làm em mệt mỏi
Vòng hoa tả tơi, u tối ánh mắt buồn
Em hãy vào đây với anh nghỉ lại
Em yêu ơi đã mờ mịt hoàng hôn.

Em đã ở đâu, em đi từ đâu tới
Em đáng thương, anh không hỏi, chỉ yêu em
Chỉ cái tên của anh em hãy gọi
Anh ôm ghì em vào giữa ngực, lặng im.

Cái chết và thời gian trị vì trên mặt đất
Em đừng gọi chúng là chúa tể em ơi
Tất cả quay cuồng rồi trong sương biến mất
Chỉ mặt trời tình yêu là bất động mà thôi.
18-9-1887.



CHÚA ĐÃ VẠCH RA

Dù bằng những dây xích muôn đời không thấy
Buộc ta vào những bờ bến mờ xa
Nhưng trong xiềng gông này tự ta làm lấy
Cái vòng tròn mà Chúa đã vạch ra.

Tất cả những gì theo ý Chúa
Sáng tạo ra cái xa lạ với ý mình
Và dưới những gì đam mê riêng lẻ
Khắp nơi đều có lửa Chúa cháy lên.
28-10-1875.


EM YÊU

Em yêu, hay là em không nhìn thấy
Tất cả những gì mắt nhìn thấy hai ta
Chỉ là ánh hồi quang, chỉ là bóng vậy
Của những gì mà mắt chẳng nhìn ra?

Em yêu, hay là em không nghe thấy
Rằng tiếng động cuộc đời có vẻ giòn tan
Chỉ là tiếng vọng bị làm sai lệch đấy
Của những lời được trang trọng hoà âm?

Em yêu, hay là em không cảm thấy
Rằng chỉ một điều trên cõi trần gian
Chỉ một điều làm hai con tim gần lại
Đang nói ra trong lời chào hỏi lặng câm?
1892.


TÔI GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN TỰ DO

Tôi giành được quyền tự do mong mỏi
Như kho vàng vẫy gọi chốn xa xôi
Nhưng tại sao với nỗi buồn không đợi
Sao tự do rồi tôi vẫn chẳng hề vui?

Tim nức nở và đôi tay buông thõng
Tất cả xung quanh đều vẩn đục xa xôi
Từ cái giờ phút chia ly bất hạnh
Với người bạn ngọt ngào và dữ dội của tôi.
3-12-1892.


CÓ ĐIỀU GÌ Ở ĐÂY RẤT CÔ ĐƠN

Có điều gì ở đây rất cô đơn
Cây đèn nhỏ của ai giờ đã tắt
Niềm vui của ai đã bay đi mất
Ai đã từng ca và đã lặng im.
14-4-1898.


CHỈ QUÊN NGÀY

Chỉ quên ngày và thức dậy nửa đêm
Có ai ở đây… còn ta hai đứa
Nhìn thẳng vào hồn những con mắt rực lửa
Cả ban ngày và cả ban đêm.

Băng tan chảy thấm những đám mây đen
Những cành hoa đang đua nhau mọc
Trong tiếng ngân vang bất động vẻ lặng yên trong suốt
Phản chiếu lên hình ảnh của em.

Biến mất trong hồn lầm lỗi đầu tiên:
Xuyên qua mặt nước hồ như gương phẳng
Em hãy xem, không hoa cỏ và không nhìn thấy rắn
Cả vách đá dưới kia cũng chẳng thể nhìn.

Chỉ ánh sáng và nước. Và trong màn sương
Những đôi mắt lấp lánh
Và hoà nhập từ lâu, như nước trong đại dương
Tất cả ngày và tháng.
21-11-1898.




TỪ CHỐI VIỆC UỐNG RƯỢU VANG

Từ chối việc uống rượu vang
Điều lầm lỗi thật vô cùng đáng sợ
Hãy dũng cảm uống rượu, hỡi con chiên
Chớ tin vào con khỉ kia già cũ.
1898.


CHỈ NĂM TRƯỚC

Chỉ năm trước - với một nỗi buồn đau
Với nỗi buồn anh chia tay em đó
Anh mơ thấy em và anh muôn thuở
Hạnh phúc, cuộc đời, ánh sáng - đã mất nhau.

Chỉ một năm trôi - trong quên lãng rất mau
Em biến mất như giấc mơ ngày cũ
Chỉ bây giờ, phút chốc, anh lại nhớ
Những ngày xưa cùng với giấc mơ đầu.
23-12-1874.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:41:41


HỒ SAIMAA MÙA ĐÔNG*

Em quấn mình vào trong áo choàng lông
Em nằm yên trong giấc mơ im lặng
Không cái chết mà bầu không khí đầy ánh sáng
Vẻ lặng im này có màu trắng và trong.

Trong vẻ lặng yên điềm đạm, sâu vô cùng
Không, anh đi tìm em không hề uổng phí
Vẫn bóng hình em trước đôi mắt mộng mị
Nàng tiên - chúa tể của vách đá, rừng thông!

Em trắng trong, như tuyết ở sau rừng
Như đêm đông, em có nhiều suy tưởng
Như lửa bắc cực, em ngập tràn ánh sáng
Người con gái sáng ngời của hỗn loạn màu đen!
12-1894.
__________
*Saimaa - hệ thống hồ có diện tích 4400 km2, sâu nhất là 82m - nằm ở phía đông-nam Phần Lan


CẦN GÌ LỜI

Cần gì lời? Giữa màu xanh vô tận
Chảy thành luồng những con sóng âm thanh
Mang đến cho em cháy bỏng ngọn lửa tình
Và tiếng thở dài của tình yêu câm nín.

Và rung động bên ngưỡng cửa dịu êm
Những giấc mơ quên, hướng về em khao khát
Con đường không khí chẳng hề xa cách
Chỉ khoảnh khắc - và anh trước mặt em.

Trong khoảnh khắc này gặp gỡ không thể nhìn
Ánh sáng xa xôi trên người em toả sáng
Giấc mơ nặng nề của nhận thức cuộc sống
Em rũ sạch làu, em buồn bã, đáng yêu hơn.
9-1892.





Ở NHÀ

Những đêm trắng đã từng đợi chờ tôi
Trên bao la của những hòn đảo chật
Lại ngắm nhìn những đôi mắt quen thuộc
Và quá khứ thoáng qua, lấp loé, không lời.

Vào vương quốc thời gian tôi không tin
Sức lực của tim tôi hãy còn gìn giữ
Không dấu giếm, tôi đánh mất phận mình
Nhưng nói rằng “muôn đời” - tôi không thể.

Trong ánh lập loè của buổi hoàng hôn
Trước cơn mê của ngày, trong giây phút
ánh sáng của nó đã chết, không còn
Nhưng vào đêm, tôi làm sao tin được.
7-1899.


BỞI VÌ THẾ CHĂNG

Bởi vì thế chăng, rằng con tim cần
Sống một mình và yêu chỉ một
Bởi vì thế chăng, niềm vui không còn
Một khi anh đời mình chưa trao hết.

Chính vì thế chăng, bằng số phận mình
Con đường hai ta trở nên thân thuộc
Và với em, chỉ với em mà anh
Có thể tìm cho mình niềm hạnh phúc.

Chính vì thế chăng, bởi vì thế chăng
Nhưng trong em, chỉ trong em duy nhất
Không còn quay trở về, anh đã mất
Trí tuệ, con tim và cuộc đời anh.
15-7-1892.




CƠN GIÓ THỔI TỪ PHÍA TÂY

Cơn gió thổi từ phía tây
Khơi ra dòng nước mắt
Rừng nức nở và bầu trời khóc
Còn những cây thông lung lay.

Có phải gió từ cõi chết
Mang tiếng khóc trở về đây
Con tim nghe và sợ sệt
Để dòng nước mắt vơi đầy.

Cơn gió đã lặng từ phía tây
Bầu trời mỉm cười hạnh phúc
Nhưng từ cái miền chết chóc
Con tim không quay trở về đây.
6-1892.


KHÔNG CÂU HỎI TỪ LÂU

Không câu hỏi từ lâu và lời đã không cần
Anh hướng về em như sông tìm ra biển
Không nghi ngờ, anh bắt được bóng hình yêu mến
Và chỉ biết rằng - anh yêu đến cuồng điên.

Trong ánh bình minh hồng, anh nhận ra em
Nhìn thấy nụ cười em trong ánh sáng
Còn khi không có em bên mình, anh chết lặng
Sẽ hoá thành ngôi sao chói sáng, cháy trên em.
7-1892.





CON TIM EM CHẬT CHỘI

Anh thấy con tim em rất chật chội với anh
Nhưng đập vỡ nó thì anh vô cùng tiếc.
Giá mà được, dù chỉ một tia lửa cháy lên
Em lạnh lẽo, nàng tiên cá thật là ác nghiệt!

Còn chia tay em và quên thì anh không đủ sức:
Cả thế giới lúc này đánh mất vẻ thần tiên
Sẽ im lặng muôn đời trong cái đêm này đen đặc
Tất cả chuyện cổ tích và những bài hát cuồng điên.
7-1892.


VĂN MỘ CHÍ

Vladimir Soloviev
Nằm ở chốn này
Xưa là nhà triết học
Còn nắm xương, giờ đây.
Người yêu ông có nhiều
Kẻ ghét ông cũng lắm
Nhưng mà ông chỉ yêu
Vùi vào khe suối cạn.
Ông để mất linh hồn
Không nói gì đến xác
Quỉ lấy mất hồn ông
Và xác, chó xơi mất.

Người qua đường!
Từ gương ông này
Hãy rút ra bài học
Tình yêu thật là tai ác
Còn lòng tin có ích lắm thay.
15-6-1892.


TÌNH CHO EM

Tình cho em, âu yếm để mà chi
Khi ngọn lửa vẫn cháy trong lồng ngực
Cả thế giới thần tiên trong cổ tích
Với hồn em rất mạch lạc tuôn ra.
Khi em ở trong màn sương xanh thắm
Con đường đời trải rộng trước mặt em
Còn mục đích đã từ lâu đạt đến
Trận đánh nào cũng hứa hẹn chiến công.
Khi những sợi chỉ có màu bạc kia
Từ trái tim đi vào trong cõi mộng
Những thiên thần muôn thuở, hãy nhận về
Những kinh nghiệm của tôi rất cay đắng
Và trả về tôi sức mạnh của bão giông.
1878.


ĐAU KHỔ VÌ TÌNH

Đau khổ vì tình của những tháng ngày qua
Đã làm cho hai ta gắn kết
Nhưng ngọn lửa đam mê không theo ý của ta
Và ngọn lửa trong lòng anh đã tắt.

Cứ để cho trong hoang vắng cõi trần
Hai ta còn gặp lại
Và những đau khổ vì tình
Ta sẽ không còn mang tới.

Mùa xuân đã qua và ta còn lại
Kỉ niệm về mùa xuân qua
Giữa cuộc đời như giấc mơ ngắn ngủi
Như hạnh phúc chỉ còn ở trong mơ.
1878.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:45:18


Nadezhda Teffi (tiếng Nga: Надежда Тэффи) là bút danh của Nadezhda Aleksandrovna Lokhvitskaya (tiếng Nga: Надежда Александровна Лохвицкая, 9 tháng 5 năm 1872 - 6 tháng 10 năm 1952) là nữ nhà văn, nhà thơ Nga sau cách mạng sống lưu vong ở nước ngoài. Teffi là em gái của nữ nhà thơ Mirra Lokhvitskaya.

Tiểu sử:
Teffi sinh ở Sankt-Peterburg, là con gái của một giáo sư luật và chủ tạp chí Судебный вестник (Người đưa tin tư pháp). Bắt đầu in thơ từ năm 1901 theo tên thật, bút danh Teffi xuất hiện từ năm 1907, khi in một số truyện và vở kịch Женский вопрос (Vấn đề phụ nữ). Teffi là tác giả thường xuyên của tạp chí Satyrikon từ năm 1908, đến năm 1918 tạp chí này bị đình chỉ.

Năm 1918 Teffi cùng nhà văn Averchenko đi Kiev, sau đó đi về miền nam nước Nga: Odessa, Novorossisk…, sau đó lên tàu biển đi qua Konstantinopol đến Paris năm 1920. Ở Pháp, bà tiếp tục viết văn, làm thơ phục vụ cộng đồng người Nga ở Pháp. Thế chiến II nổ ra, bà tiếp tục ở Paris. Những năm sau chiến tranh bà tập trung viết hồi ký về các nhà văn, nhà thơ đương thời - từ Kuprin, Banmolt đến Rasputin. Teffi mất ở Paris năm 1952.

Tác phẩm:
*Семь огней, изд. "Шиповник", СПБ, 1910
*Юмористические рассказы, кн. 1, изд.
*"Шиповник", СПБ, 1910; кн. 2. Человекообразные, СПБ, 1911
*И стало так, СПБ, 1912
*Карусель, СПБ, 1913
*Миниатюры и монологи, т. I, изд. М. Г. Корнфельда, СПБ, 1913
*Дым без огня, СПБ, 1914; Ничего подобного, П., 1915
*Неживой зверь, П., 1916
*Вчера, Петроград, 1918 (все в изд. "Новый сатирикон")
*Тихая заводь, Париж, 1921
*Рысь, Париж, 1923
*Взамен политики. Рассказы, "ЗиФ", Москва - Ленинград, 1926
*Вчера. Юмористич. рассказы, изд. "Космос", Киев, 1927
*Танго смерти, изд. ЗиФ, М., 1927
*Книга Июнь, Париж, 1931
*О нежности, Париж, 1938


Đã tắt ngọn đèn em

Đã tắt ngọn đèn em…
Đêm nhìn vào cửa sổ…
Em không cần ai cả
Em đã chết từ lâu!

Em chết trong mùa xuân
Trong giờ chiều tĩnh lặng…
Đừng nói gì với em
Đôi mắt em vẫn nhắm.

Lần nữa chẳng hồi sinh
Ý nghĩ về hạnh phúc
Lời ác độc màu đen
Trong tim này thổn thức…

Đã tắt ngọn đèn em…
Giờ bóng đêm vây chặt
Em không cần nước mắt.
Hãy cầu nguyện cho em!




Bài ca về tử đinh hương màu trắng

Cho em lời thăm hỏi để lòng vui
Khoác cho em vòng hoa lên mái tóc!
Trong ngày vui một mùa hè hạnh phúc
Tử đinh hương màu trắng nở hoa rồi.

Em chỉ muốn tình anh không trở lại!
Trong một ngày thật oi ả, thật nồng!..
Mùi hương thuốc độc trong giờ hoàng hôn
Tử đinh hương màu trắng say chới với.

Ngày đã tắt, và em lại lên đường
Trong bóng đêm, vào bóng đêm trong suốt
Trong giấc mộng của bầu trời ngày trước
Tử đinh hương màu trắng đã không còn.


Tình yêu tôi, người ta đã đem chôn

Tình yêu tôi, người ta đã đem chôn…
Một nỗi buồn như áo quan màu trắng
Trùm lên xung quanh tình yêu và cuộn
Nước mắt bằng những sợi chỉ kim cương.

Và sau đó rất lâu về tình
Lý trí khổ đau đã đọc
Và linh hồn khóc lóc
Cầu xin tĩnh lặng cho tình.
Muôn thuở tình yêu!
Trong tim này - muôn thuở!

Những ý nghĩ màu đen theo tình
Những ý nghĩ màu đen theo đưa đám
Con tim của tôi điên cuồng, nổi loạn
Thổn thức, nức nở về tình…

Tình yêu tôi, người ta đã đem chôn
Sự lãng quên giống như tấm đá
Nặng nề nằm trên mộ chí…
Hãy lặng im… và xin hãy quên tình!
Muôn thuở tình yêu!
Trong tim này - muôn thuở!





Em tóc vàng


“Ta lịm người vì đau khổ ngọt ngào
Khổ đau này họa mi không biết đến”.
Fyodor Sologub.


Em tóc vàng và đôi mắt màu xanh
Anh không phải dành cho em - em biết
Em đi ngang qua nhún nhường, qui phục
Và sự lặng im kiêu hãnh giữ gìn.

Và em biết - có một đời sống khác
Nơi mà em rất thanh mảnh, nhẹ nhàng
Nơi em kiệt sức, mệt lử vì tình
Em tự mình dưới chân anh phủ phục…

Và lịm người vì đau khổ ngọt ngào
Khổ đau này họa mi không biết đến
Anh ve vuốt bàn tay em thanh mảnh
Và mái tóc đen nhánh ở trên đầu.

Còn ở đây không theo lời nguyện ước
Ngoan như một tên nô lệ, người mà anh
Chiều theo ý muốn không hiểu của em
Và những lời của em không tả được.

Em ở cuộc sống này, mà không biết
Đâu là sự thật, đâu ước mơ em
Cuộc đời nào của em là yêu thương
Cuộc đời này, hay đời kia - không biết.


Đêm yêu em, và trên bàn tay này

Đêm yêu em, và trên bàn tay này
Bàn tay màu đen, đêm đem siết chặt
Nhưng ngày đến - với đêm, em phụ bạc
Em hát về hạnh phúc, về mặt trời.

Con đường của ngày rộng và pha tạp
Nhưng không giật của em cánh tay đen!
Nỗi buồn ngôi sao khóc và ngân vang
Trong những lời về mặt trời, hạnh phúc.





Fyodor Ivanovich Tyutchev (tiếng Nga: Фёдор Иванович Тютчев, 5 /12 /1803 - 27 /7 /1873) - nhà thơ Nga, Viện sĩ thông tấn viện hàn lâm khoa học Peterburg (1857), là một trong ba nhà thơ trữ tình lớn nhất của Nga, cùng với Aleksandr Pushkin và Mikhail Lermontov.

Tiểu sử:
Tyutchev sinh ở trang trại Ovstug, tỉnh Orlov (nay là Bryansk), trong một gia đình quý tộc đã sa sút. Tuổi thơ ở Ovstug, tuổi trẻ ở Moskva. Từ bé đã được học với nhà thơ - dịch giả Semyon Raich, được làm quen với những tác phẩm cổ điển của văn học Nga và thế giới. Năm 12 tuổi Tyutchev đã dịch được thơ của Horace một cách thông thạo. Năm 1819 vào học Đại học Moskva đến năm 1821 đã nhận bằng tiến sĩ ngôn ngữ. Từ năm 1822 làm việc ở Bộ Ngoại giao Nga, liên tục trong 22 năm sống ở Đức và Ý. Ông cưới vợ người Đức, kết bạn với Schelling và Heine, trở thành nhà thơ Nga đầu tiên dịch thơ Heine ra tiếng Nga. Năm 1830 in một số bài thơ trên tạp chí Galateya nhưng thực sự nổi tiếng năm 1836, khi Pushkin in 16 bài thơ của ông trên tạp chí Sovremennik (Người đương thời). Năm 1837 vợ ông mất, năm 1839 ông cưới vợ lần thứ hai, cả hai đều là người Đức.

Năm 1854 ông in tập thơ đầu tiên, cũng trong năm này ông in những bài thơ về người tình Elena Denisyeva - là một cô gái Nga dòng dõi quí tộc, trẻ hơn Fyodor Tyutchev 23 tuổi, là “tình cuối” của nhà thơ. Mối tình của họ trở thành vụ tai tiếng trong giới thượng lưu Saint Peterburg bởi Fyodor Tyutchev đã có gia đình. Trong khi đó mọi lời buộc tội của người đời hầu như lại dồn hết cho một mình Elena gánh chịu. Bất chấp sự ruồng bỏ của gia đình, sự gièm pha của xã hội Elena đã yêu nhà thơ vô tư và quên mình, say đắm và cuồng nhiệt. Cuộc tình “bất hợp pháp” của họ kéo dài 14 năm với ba đứa con. Elena chết vì bệnh lao phổi khi nàng mới 38 tuổi.

Tyutchev là nhà thơ trữ tình giàu chất triết lý nhất của Nga thế kỷ 19. Thơ ông nói nhiều đến cái vô biên, ngợi ca thiên nhiên và cảm nhận tâm linh của vũ trụ. Trong thơ Tyutchev con người và thiên nhiên hoà quyện. Thế giới trong mắt nhà thơ đầy vẻ huyền bí. Ẩn sau ban ngày là bóng đêm, đi theo cuộc sống là cái chết, đồng hành với tình yêu là sự huỷ diệt… Đỉnh cao thơ trữ tình của ông là tập thơ về người tình Elena Denisieva, người đã yêu ông đến quên mình, đã mang đến cho cuộc đời ông nhiều phút giây hạnh phúc và cũng không ít đau khổ. Chính sự đau khổ và hối hận, những tiếc nuối muộn màng, cảm giác bất lực cũng như sự hy vọng ở cuộc đời - tất cả đã hoà quyện lại tạo nên “tập thơ Denisieva”, nỏi tiếng của ông. Fyodor Tyutchev mất tại Tsaskoye Selo, S. Peterburg.

Thư mục:
*Стихотворения, СПБ, 1854 [в журн. "Современник", СПБ, 1854, т. XLIV, кн. 3, и т. XLV, кн. 5 и отдельно; первое прижизненное собр. стихов поэта; ред. издания был И. С. Тургенев]
*Стихотворения, М., 1868 [; ред. И. С. Аксакова при участии П. И. Бартенева]
*Стихотворения. Новое издание... [Изд. "Русск. архива"], М., 1883; то же, М., 1886 *Стихотворения. Изд. "Русск. архива", М., 1899; Сочинения.
*Стихотворения и политические статьи, СПБ, 1886; то же, 2 изд., испр. и доп., СПБ, 1900; Полное собрание сочинений. Под ред. П. В. Быкова, изд. А. Ф. Маркс, кн. 1-3, СПБ, 1913 [прилож. к журн. "Нива"; с критико-биографическим


HÌNH BÓNG EM

Vẫn mỏi mệt một nỗi buồn khao khát
Vẫn còn mong về em cả tấm lòng
Buổi hoàng hôn kỷ niệm về dâng ngập
Anh lại nhận ra bóng dáng của em.

Hình bóng em dịu dàng, không quên nổi
Trước mắt anh mãi mãi, ở khắp nơi
Hình bóng em xa vời, không thay đổi
Như trong đêm sao sáng ở trên trời.
1848




TÌNH CUỐI

Kỳ lạ thay, khi cuộc đời sắp kết
Vẫn dại khờ say đắm một tình yêu
Hãy bừng lên ánh sáng ngày tiễn biệt
Của tình sau như tia nắng ban chiều

Nửa bầu trời bao phủ màu u ám
Chỉ chút đằng tây ngời ánh hào quang
Hãy chậm lại phút giây chiều muộn
Hãy kéo dài thêm chút mến thương.

Trong huyết quản sinh lực dù yếu đuối
Nhưng trong tim say đắm chẳng hề vơi
Ôi tình yêu, tình muộn màng, tình cuối!
Tình ngọt ngào nhưng vô vọng tình ơi.
1854.


XIN GIỮ CHO YÊN

Đây tất cả những gì tôi có được
Là tình yêu, hy vọng với lòng tin
Giờ dồn lại trong một lời nguyện ước:
Giữ cho yên, xin hãy giữ cho yên!
1856.




HOÀI NIỆM(1)

Anh lang thang dọc con đường ngày trước
Trong ánh chiều lặng lẽ buổi hoàng hôn
Đau đớn quá, đôi chân không muốn bước...
Em thân yêu, em nhìn thấy anh không?

Bóng đêm đen đang trùm lên ánh sáng
Đã bay đi luôn tia nắng cuối cùng
Đâu rồi cõi xưa cùng em chung sống
Thiên thần ơi, em nhìn thấy anh không?

Ngày mai đây rồi nguyện cầu đau đớn
Ngày mai này kỷ niệm của buồn thương
Thiên thần ơi, ở đâu hồn trú ẩn
Thiên thần ơi, em nhìn thấy anh không?
3-8-1865.

___________________
(1)Đây là bài thơ Fyodor Tyutchev khóc người tình Êlêna Denisieva nhân ngày gĩô đầu. Êlêna Denisieva là cô gái dòng dõi quí tộc, trẻ hơn Fyodor Tyutchev 23 tuổi, là “tình cuối” của nhà thơ. Mối tình của họ trở thành vụ tai tiếng trong giới thượng lưu Xanh-Pêtécbua bởi Fyodor Tyutchev đã có gia đình. Trong khi đó mọi lời buộc tội của người đời hầu như lại dồn hết cho một mình Êlêna gánh chịu. Bất chấp sự ruồng bỏ của gia đình, sự gièm pha của xã hội Êlêna đã yêu nhà thơ vô tư và quên mình, say đắm và cuồng nhiệt. Cuộc tình “bất hợp pháp” của họ kéo dài 14 năm với ba đứa con. Êlêna chết vì bệnh lao phổi khi nàng mới 38 tuổi.


CÒN ĐÓ MỘT TÌNH YÊU(1)

Gặp lại em - tất cả vẫn như xưa
Con tim anh rung lại nhịp ngày thơ
Anh nhớ lại một thời xưa vàng ngọc
Để con tim nghe rạo rực vô bờ.

Cũng có khi giữa mùa thu đã muộn
Vẫn có những ngày, có những phút giây
Khi gặp lại làn gió xuân thoang thoảng
Ta thấy lòng mình hồi hộp, ngất ngây.

Cũng bởi vì xuân đem làn gió thoảng
Của một thời từng tràn ngập lòng anh.
Cùng say đắm đã từ lâu quên lãng
Anh ngắm nhìn lại những nét đan thanh.

Như sau cuộc chia ly từ vạn kỷ
Anh nhìn em như trong một giấc mơ
Và bỗng nghe tiếng lòng rung nhè nhẹ
Như không ngừng lắng xuống giữa hồn thơ...

Đây, tất cả vẫn còn trong kỷ niệm
Vẫn trong em nét duyên dáng, yêu kiều
Anh lại nghe cuộc đời đang lên tiếng
Và trong lòng còn đó một tình yêu!
27-7-1870.

______________
(1)Tên của bài thơ này trong nguyên bản là K.B. Đây là chữ viết tắt và sắp xếp ngược của hai từ: Baroness Krudener (nam tước phu nhân Krudener). Trước khi lấy chồng nam tước phu nhân có tên là Amalia Lerhenfeld. Fyodor gặp Amalia lần đầu tiên vào năm 1822 tại Munich, khi đó Amalia 14 tuổi, Fyodor 19 tuổi. Fyodor đã yêu Amalia say đắm và cũng được Amalia yêu lại như vậy. Fyodor tặng cho Amalia một dây đồng hồ bằng vàng thật và được nàng tặng lại một dây bằng vải lụa. Đến năm 1825 do sự ép buộc của cha mẹ Amalia phải đi lấy ngài nam tước Krudener. Fyodor vẫn giữ trong lòng mối tình đàu này và đến năm 1870 hai người gặp lại nhau. Khi đó Amalia đã trở thành goá phụ. Câu “anh nhớ lại một thời xưa vàng ngọc” ở đây có thể hiểu theo nghĩa bóng là thời tuổi trẻ vàng son, cũng có thể hiểu theo nghĩa đen là thời hai người đã trao đổi quà tặng cho nhau.


CHỈ ĐỂ LẠI MÌNH EM

Ông trời đày anh đã lấy về hết thảy
Sức khỏe, khí trời, nghị lực, ước mơ
Chỉ mình em là ông còn để lại
Cho anh có thể còn cầu nguyện ông ta.
1873.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:50:42


Aleksey Konstantinovich Tolstoy (tiếng Nga: Алексей Константинович Толстой, 5 tháng 9 năm 1817 - 10 tháng 10 năm 1875) là bá tước, nhà văn, nhà thơ Nga, viện sĩ thông tấn viện hàn lâm khoa học Sankt-Peterburg (1873).

Tiểu sử:
Aleksey Konstantinovich Tolstoy sinh ở Sankt-Peterburg. Bố là bá tước Konstantin Petrovich Tolstoy, mẹ là Anna Alekseyevna Petrovskaya - người Ukraina. Sau khi sinh
con, bố mẹ ly dị, Aleksey Tolstoy được mẹ đem về Ukraina sống với dượng Antoniy Pogorensky - là một nhà văn. Năm 1826 mẹ và dượng đưa Aleksey Tolstoy lên thủ đô Sankt-Peterburg tham gia hội những người bạn ủng hộ Aleksandr II lên ngôi Nga hoàng. Từ năm 1826 theo dượng Antoniy Pogorensky đi du lịch nhiều nơi ở châu Âu, một lần được dượng giới thiệu với Johann Wolfgang von Goethe. Năm 1834 A. Tolstoy là sinh viên của Cục lưu trữ, Bộ ngoại giao. Năm 1835 A. Tolstoy thi vào Đại học Moskva. Những năm 1837-1840 là nhân viên Bộ ngoại giao ở Đức. Sau đó trở về Nga tiếp tục giữ nhiều chức vụ khác nhau trong Bộ ngoại giao. Những năm chiến tranh Crimea, A. Tolstoy tình nguyện gia nhập quân đội nhưng bị bệnh thương hàn nên không trực tiếp tham gia chiến đấu. Năm 1856 được Nga hoàng Aleksandr II giao một chức vụ cao trong quân đội nhưng A. Tolstoy mấy mặn mà với công việc nhà binh nên đến năm 1861 đã xin từ chức. Sau khi từ chức, ông chỉ tập trung cho công việc sáng tác.

Tolstoy là tác giả của nhiều thể loại: tiểu thuyết, kịch, ballade, thơ châm biếm, thơ trữ tình. Cùng với anh em nhà Zhemchujnikov tạo nên hình tượng Kozma Prutkov - bút danh tập thể của một nhóm nhà thơ trào phúng đăng trên tạp chí Người đương thời (những năm 1850-1860). Các tác phẩm chính: Công tử bạc (Князь Серебряный, 1863), tiểu thuyết lịch sử; Cái chết của Yoanna Grozny (Смерть Иоанна Грозного, 1866), bi kịch , Sa hoàng Fyodor Yoannovich (Царь Федор Иоаннович, 1868), bi kịch, Sa hoàng Boris (Царь Борис, 1870), bi kịch; thơ trữ tình, thơ châm biếm…





ĐIỀU CHƯA TỪNG BIẾT

Trong đêm hội tình cờ, vui nhộn
Giữa những lo toan vặt vãnh đời thường
Anh nhìn thấy em nhưng điều bí ẩn
Đã che mờ những đường nét thân thương.

Chỉ đôi mắt nhìn xa buồn vời vợi
Và bên tai anh giọng nói thiết tha
Như tiếng sáo diều từ xa vọng lại
Như rì rào tiếng sóng vỗ bờ xa.

Anh đã mê dáng người em thanh mảnh
Vẻ dịu dàng và cả nét trầm tư
Tiếng cười của em buồn, xa văng vẳng
Trong tim anh còn vọng đến bây giờ.

Rồi những lúc một mình trong đêm tối
Anh chỉ thích khi nằm xuống mệt nhoài
Anh lại thấy đôi mắt buồn vời vợi
Và lời vui cứ văng vẳng bên tai.

Anh buồn bã rồi dường như thiêm thiếp
Vào giấc mơ chưa từng biết ngủ quên
Yêu rồi chăng - bây giờ anh chẳng biết
Nhưng cứ ngỡ rằng anh đã yêu em!
1851.


HÌNH BÓNG EM YÊU

Đêm dần buông ngỡ chừng không thấy được
Trên mặt hồ làn khói nhẹ vòng quanh
Hình bóng em yêu dịu dàng, thân thuộc
Trong ánh chiều vụt hiện trước mắt anh.

Vẫn nụ cười mà anh yêu biết mấy
Vẫn bồng bềnh buông xõa mái tóc em
Và đôi mắt vẫn buồn như buổi ấy
Lặng nhìn anh trong một buổi chiều êm.
1856


ĐỪNG TIN ANH

Đừng tin anh trong ngày đau đớn
Anh nói rằng đã chẳng còn yêu
Biển đổi thay giờ con nước cạn
Lại quay về ngập bến bờ yêu.

Anh khát khao niềm đam mê cũ
Tự do này lại trả về em
Đã dội lại từng con sóng vỗ
Từ xa ngoài về lại bờ quen!
1856.




GIÁ MÀ

Giá mà em dù chỉ trong nháy mắt
Quên được nỗi buồn, quên được khổ đau!
Giá mà chỉ một lần anh tìm ra nét mặt
Nét mặt của những ngày hạnh phúc bên nhau!

Khi trong mắt em rưng rưng giọt lệ
Giá mà nỗi buồn có thể qua xong
Như cơn giông giữa mùa xuân vội vã
Như bóng mây chạy lướt ở trên đồng!
1859.
 
 





Marina Ivanovna Tsvetaeva (tiếng Nga: Мари́на Ива́новна Цвета́ева)(26/9/1892-31/8/1941) - nữ nhà thơ , nhà văn Nga, một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của Nga thế kỉ XX.

Tiểu sử:
Marina Tsvetaeva sinh ở Moskva. Lên 6 tuổi đã biết làm thơ bằng tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Đức. Học phổ thông ở Moskva, Thụy sĩ và Đức. Năm 1910 in tập thơ đầu tiên “Album chiều”( Вечерний альбом) gây được sự chú ý của các nhà thơ nổi tiếng thời đó như Bryusov, Voloshin, Gumiliev. Năm 1912 lấy chồng là Sergei Ephon - là người thời kỳ nội chiến tham gia bạch vệ nên sau cách mạng tháng Mười phải ra sống ở nước ngoài. Năm 1922 M. Tsvetaeva ra nước ngoài theo chồng. Đầu tiên sống ở Berlin rồi Prague, Paris. Năm 1939 cùng chồng và con gái quay trở lại Liên Xô nhưng sau đó chồng bà bị xử bắn và con gái bị bắt vào trại giam. Thời kỳ chiến tranh thế giới II, M. Tsvetaeva cùng con trai sơ tán về thành phố Elabug. Đau buồn cho số phận của những người thân và cảnh chiến tranh của đất nước, ngày 31-8-1941 bà đã treo cổ tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh và đứa con trai nhưng đứa con 3 năm sau cũng chết vì đạn của chiến tranh.

Thơ của Marina Tsvetaeva một thời gian dài bị cấm ở Liên Xô, còn hiện tại M. Tsvetaeva là một trong những tác giả được yêu thích nhất. Thơ của bà được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và được dịch nhiều sang tiếng Việt.

Tác phẩm:
*Вечерний альбом (Album chiều, 1910), thơ
*Вёрсты (Versty, 1921), thơ
*Лебединый стан (Hình dáng thiên nga), thơ
*Ремесло (Nghề thủ công, 1923), thơ
*Психея (Psykheya,1923), thơ
*Молодец (Tay cừ khôi, 1924), thơ
*После России (Sau nước Nga, 1928), thơ
*Крысолов (Krysolov, 1925), trường ca
*Поэма Конца (Trường ca kết thúc, 1926), thơ
*Мой Пушкин (Pushkin của tôi, 1937), văn xuôi
*Искусство при свете совести (Nghệ thuật dưới ánh sáng của lương tâm), Văn xuôi
*Поэт и время (Nhà thơ và thời gian), văn xuôi
*Hồi ký về các nhà thơ: Valery Bryusov, Maximilian Voloshin, Osip Mandelstam, Boris Pasternak, Rainer Maria Rilke.


MỚI HÔM QUA...

Mới hôm qua anh còn nhìn mắt em
Thế mà nay liếc nhìn đi đâu đó!
Mới hôm qua ngơ ngác như chim non
Còn hôm nay sơn ca đều thành quạ!

Anh thông minh, linh hoạt, hiểu biết nhiều
Còn em chậm chạp, dại khờ, ngớ ngẩn.
Muôn đời nay phụ nữ vẫn thường kêu:
“Anh yêu ơi, em đã làm anh giận?!”

Với phụ nữ nước mắt như nước sông
Máu - nước lã, tắm mình trong trong nước mắt!
Còn tình yêu như gì ghẻ, con chồng
Anh đừng đợi lòng thương hay luật pháp.

Những con tàu mang đi những người thương
Mang họ đi cả một con đường trắng…
Khắp mọi nơi tiếng rên rỉ bên đường:
“Anh yêu ơi, em đã làm anh giận?”

Mới hôm qua còn nằm lên đầu gối!
So sánh mình với hoàng đế Trung Hoa!
Thế mà giờ hai bàn tay buông nới
Đời rơi như đồng xu gỉ vứt ra.

Kẻ giết người đem xử theo pháp luật
Không dễ thương, mạnh dạn - đứng một mình
Em sẽ nói với anh vào địa ngục:
“Anh yêu ơi, em đã làm gì anh?”

Em hỏi ghế rồi em đi hỏi giường:
“Vì điều chi mà bắt tôi chịu đựng?”
“Vì với cô người ta không còn thương
Thương người khác” - ghế và giường lên tiếng.

Sống phải bùng như ngọn lửa trong đêm
Anh bỏ em - về thảo nguyên giá lạnh!
Anh dạy em rồi làm thế với em
Hỏi tại sao em đã làm anh giận?

Em hiểu ra, anh không phải nói nhiều!
Đã không còn tình nhân - mắt lại sáng
Ở nơi mà đã từ bỏ Tình yêu
Thì Cái chết - người coi vườn tiếp quản.

Chẳng cần rung cây táo ở trong vườn!
Đến thời hạn qủa chín cây rụng xuống…
Tha thứ cho em tất cả nhé người thương
Vì những gì em đã làm anh giận!
14-7-1920.

(Xem thêm: 100 bài thơ Marina Tsvetaeva)

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 19:59:30

 
Veronica Mikhailovna Tushova (tiếng Nga: Верони́ка Миха́йловна Тушно́ва, 14 tháng 3 năm 1915 - 7 tháng 7 năm 1965) là nữ nhà thơ Nga

Tiểu sử:
Veronica Mikhailovna Tushova sinh ở Kazan, trong gia đình một giáo sư. Học phổ thông ở Kazan, biết làm thơ từ nhỏ. Từ năm 1931 vào học Đại học Y Leningrad, tốt nghiệp năm 1935. Năm 1941 vào học trường viết văn Maxim Gorky nhưng Thế chiến II xảy ra nên đi làm cứu thương ở các bệnh viện và tiếp tục làm thơ. Năm 1945 nhà xuất bản Молодая гвардия (Đội cận vệ trẻ) xuất bản tập thơ đầu tiên của bà Первая книга (Cuốn sách đầu tiên). Những năm 1950 in các trường ca Дорога на Клухор (Con đường đến Klukhor); Пути-дороги (Những con đường, 1954).

Tài năng của Tushnova được thể hiện đầy đủ nhất ở những năm cuối. Đề tài chính trong thơ bà là tình yêu, cùng với tình yêu là nỗi khổ và niềm vui, là mất mát và hy vọng, là hiện tại và tương lai. Thơ của bà rất được yêu thích ở Liên Xô trước đây cũng như ở Nga hiện tại. Bà mất ở Moskva vào tuổi 50.

Các tập thơ chính:
*Первая книга (Cuốn sách đầu tiên, 1945)
*Пути-дороги (Những con đường, 1954)
*Дорога на Клухор (Con đường đến Klukhor, 1955)
*Память сердца (Ký ức của trái tim, 1958)
*Второе дыхание (Hơi thở thứ hai, 1961)
*Сто часов счастья (Một trăm giờ hạnh phúc, 1965)




EM MONG CHO ANH ĐIỀU TỐT

Em cười, còn tim em khóc
Trong buổi chiều cô đơn.
Em yêu anh
Thì có nghĩa là
Em mong cho anh điều tốt
Thì nghĩa là em vui mừng
Không cần lời và không cần gặp
Và không cần nỗi buồn lo lắng
Và cũng không cần trên con đường lớn
Cùng anh chào đón buổi bình minh.
Tuổi già đang hiện lên chốn xa xăm
Và đến lúc ta cần quên lãng…
Em yêu anh
Thì có nghĩa là
Em mong cho anh điều tốt.
Nghĩa là em không biết làm sao quên anh được
Và kí ức làm sao xoá khỏi con tim
Làm sao em sưởi ấm bàn tay lạnh lẽo của anh
Điều này với em là quá sức.
Niềm vui của em, còn ai nói cho em biết
Điều gì là cần thiết
Và điều gì không cần
Em biết tìm đâu những lời khuyên?
Những chuyện này không ai nói cho ta biết cả
Và không ai có thể chỉ đường
Mối ràng buộc không ai mở
Ai nói rằng yêu là dễ dàng?


MỘT TRĂM GIỜ HẠNH PHÚC

Một trăm giờ hạnh phúc…
Chẳng lẽ còn ít chăng?
Tôi đã từng chắt lọc
Như đãi cát tìm vàng.

Tôi góp nhặt, không hề mệt mỏi
Thành từng giọt, từng bông
Thành từng tia, từng luồng
Tôi tạo nên hạnh phúc từ sương khói.

Tôi nhận về như món quà tôi được
Từ những ngôi sao nhỏ, từ bạch dương…
Biết bao ngày tôi đã từng
Đuổi theo hạnh phúc.

Trên sân ga giá buốt
Trông toa tàu ầm vang
Và cả trước lúc lên đường
Tôi ra sân bay tìm được.

Tôi đã từng ôm ấp
Sưởi ấm trong căn nhà lạnh lẽo giá băng
Và tôi đã từng
Làm bùa phép…
Đã từng khổ đau quá mức
Tôi tìm ra hạnh phúc cho mình.
Thật oan uổng nếu nói rằng
Hạnh phúc là do số phận
Ta cần để cho con tim
Không xấu hổ và quan tâm lo lắng
Cần để cho trong tim không còn
Thói biếng lười hay kiêu hãnh.
Để cho, dù chỉ một việc làm bé bỏng
Con tim nói lời “cám ơn”.

Một trăm giờ hạnh phúc
Trọn vẹn, chẳng dối gian…
Một trăm giờ hạnh phúc
Chẳng lẽ còn ít chăng?





EM KHÔNG SỢ RẰNG ANH BỎ EM

Em không sợ rằng anh bỏ em
Đi theo người khác
Mà em sợ rằng
Một lúc nào đó, anh trở thành
Như bao người khác.
Và em hiểu rằng một mình em trên sa mạc
Còn trong thành phố khói lửa dâng đầy
Em hiểu rằng anh không còn nữa từ nay
Không trên cõi đời này
Không cõi khác.


EM CÓ GÌ TỪ CHỐI ANH

Em có gì từ chối anh
Xin anh hãy nói
Anh bảo hôn anh
Thì em hôn anh đấy
Anh bảo em nói dối
Và em đã dối gian
Chưa một lần em từ chối với anh
Bao giờ em cũng làm như anh muốn:
Anh muốn - em cười
Anh muốn - em im lặng…
Nhưng sự nhún nhường có giới hạn
Và có điểm cuối cùng
Trong mỗi xuất phát đầu tiên.
Anh đổ tội mọi chuyện vì em
Và xét đoán
Rồi tất cả anh cân nhắc tính toán
Anh mong rằng để cho chẳng còn em…
Xin anh chớ muộn phiền
Em giờ đã đi mất hẳn.




EM CHIA TAY VỚI ANH

Em chia tay với anh
bên đường ranh giới cuối.
Có thể, anh sẽ còn gặp lại
với tình yêu thương.
Thì hãy để cho người mới
với anh sẽ là thiên đường
dù sao em vẫn cầu xin:
Em cầu xin anh nhớ lại!
Anh hãy nhớ về em, nếu
giá băng buổi sớm kêu lên lạo xạo
nếu như giữa trời xanh
tiếng máy bay kêu rì rầm
nếu quay cuồng bão tuyết
nếu màn sương mờ mịt
nếu con chó nhớ nhung
kêu ăng ẳng dưới trăng
nếu lá vàng từng đám
xoay vòng mùa lá rụng
nếu như cửa bịt nửa đêm
có tiếng gõ không bình thường
và nếu như buổi sáng
những con gà trống gáy lên
thì anh hãy nhớ về
nước mắt, bờ môi, những dòng thơ…
Và hãy gắng đừng quên
khỏi con tim đừng xua hẳn
đừng cố gắng
chớ đau buồn -
rằng quá nhiều thứ của em!


THÔI ĐÀNH THẾ

Thôi đành thế, bây giờ anh phụ bạc
với em, anh sẽ chia tay
thì tài sản này
anh sẽ không trao được gì cho người khác.
Không nằm trong quyền lực của anh
chưa từng có, và tất cả không còn.
Từ sự bất hạnh của em
hạnh phúc không đến cùng người khác
không tình yêu cho nàng
không sự dịu dàng
sẽ không thêm, dù một chút!
Và anh sẽ không đạt được
không đạt được bao giờ
tấm lòng của em đem mua chuộc.
Anh sẽ cố gắng, chỉ hoài công:
không có tình yêu - thì sẽ không còn
có tình yêu - anh sẽ không quên
chỉ niềm hạnh phúc anh đem giết.
Đất đỏ bazan anh đem rắc
và uống cho sự yên ổn linh hồn…
Trở về nhà - trống vắng
đi khỏi nhà - trống rỗng
trong con tim - hoang vu
đến muôn thuở - mịt mù!


HAI ĐỨA MÌNH PHẢI CHUNG THỦY VỚI NHAU

Hai đứa mình phải chung thủy với nhau
Mang theo tình yêu đến ngày xuống mộ
Và ta cần biết đúng lúc từ giã
Nếu không thể nào chung thủy với nhau.

Dù muôn thuở sự đời không như thế
Nhưng liệu có ai biết được ý trời?
Không như thế, nhưng ta là con người…
Nên dù sao, một điều - anh hãy nhớ:

Em đây sẽ không bị anh ruồng bỏ
Không dối lừa em như với kẻ thù
Nếu không còn yêu, mình sẽ giã từ
Và em tự mình ra tay giúp đỡ.




ANH HÃY CHO EM HẠNH PHÚC MỘT LẦN

Anh hãy cho em hạnh phúc một lần
hãy gọi em theo anh về cực lạc
anh hãy dìm ở trong em cơn khát
cho em thở phào một chút nhiều hơn!
Vì cực lạc không ở chốn xa xăm
cũng không phải ở miền xa vời vợi
những bông tuyết treo thành chùm ở đấy
bão tuyết tháng tư ở đấy ngủ yên.
Cành vân sam ở đấy có màu xanh
trên những cành vân sam này rêu phủ
và đang chuyền cành những con sóc nhỏ
có vẻ như một làn khói màu hồng
rót ra màu lấp lánh của thủy ngân
và dòng nước tuyết tan giờ lặng lẽ…
Một lần anh nhé
trong buổi sớm mờ sương
hãy gọi em đi về nơi đó!
Em chẳng làm phiền
em đi qua như chiếc bóng của anh…
Cuộc đời đâu dài lắm
còn mùa xuân - trong năm chỉ một lần.
Ở đó vui hót những con chim rừng
ở đó tâm hồn hát trong lồng ngực…
Một trăm lỗi lầm cho anh tha hết
nếu như anh nói rằng:
- Em hãy đến với anh!


TẤT CẢ HÃY VẪN CÒN

Anh biết không, tất cả hãy vẫn còn!
Ngọn gió phương nam còn thổi
để làm phù phép với mùa xuân
và kỷ niệm hãy còn tươi rói
kỷ niệm bắt hai người gặp lại
và em trong buổi bình minh
những bờ môi của anh vẫn thức em.
Anh hiểu không, tất cả hãy vẫn còn
những con tàu hỏa vẫn đi về bốn phương
những chiếc tàu bay vẫn hàng ngày cất cánh
những con tàu thủy vẫn bơi trên biển lớn…
Giá như người ta vẫn hiểu được rằng
thường xuyên nghĩ về những điều kỳ diệu
thì người ta đã khóc ít khi hơn.
Hạnh phúc là gì? Đó là một con chim
đã thả ra - không còn bay trở lại.
Vì trong lồng con chim này mệt mỏi
bởi thế, chim chẳng vừa lòng
thật nhọc nhằn, anh có hiểu không?
Em chẳng nhốt chim không hề thương xót
đôi cánh chim, em không đem cắt cụt.
Liệu chim có bay đi không?
Hãy bay đi chim nhé…
Còn ta làm sao để ăn mừng
Ngày gặp gỡ!





Aleksandr Trifonovich Tvardovsky (tiếng Nga: Александр Трифонович Твардовский, 21 tháng 7 năm 1910 - 18 tháng 12 năm 1971) là nhà thơ Nga Xô viết ba lần được tặng giải thưởng Stalin (1941, 1946, 1947), giải thưởng Lenin (1961), giải thưởng Nhà nước (1971), là tổng biên tập tạp chí Thế giới mới (1950-1954, 1958-1970).

Tiểu sử:
Aleksandr Tvardovsky sinh ở làng Zagorye, tỉnh Smolensk trong gia đình một thợ rèn. Biết làm thơ từ nhỏ, từng học ở Đại học sư phạm Smolensk và tốt nghiệp Đại học văn, sử, triết học Moskva năm 1939. Năm 1931 in tập thơ Путь к социализму (Đường lкn chủ nghĩa xг hội) vа bắt đầu trở thаnh nhа thơ nổi tiếng sau khi in tập Страны Муравии (Xứ sở của kiến) vẽ ra một viễn cảnh về lаng mới vа ca ngợi chủ nghĩa tập thể. Năm 1941 in trường ca Василий Тёркин (Vasili Tyorkin) mà ngay cả những người không hề có cảm tình với văn học Xô Viết như nhà văn Ivan Bunin (giải Nobel Văn học năm 1933) cũng đánh giá cao tác phẩm này. Vasili Tyorkin trở thành một nhân vật dân gian và năm 1946 được tặng giải thưởng Stalin (sau này đổi thành giải thưởng Nhà nước). Chuyện kể rằng trong một lần thi học kỳ ở Đại học văn, sử, triết học Moskva, Tvardovsky bắt được câu hỏi về trường ca Страны Муравии của Tvardovsky, khi đу đг lа một tбc phẩm nổi tiếng được đưa vаo giảng dạy ở nhа trường.

Năm 1950 Aleksandr Tvardovsky được bổ nhiệm làm tổng biên tập tạp chí Thế giới mới và trong một thời gian dài là tổng biên tập của tờ tạp chí quan trọng bậc nhất này. Năm 1962 Aleksandr Tvardovsky xin phép ban phụ trách văn học Đảng cộng sản Liên Xô in Một ngày của Ivan Denisovich (Один день Ивана Денисовича) của nhà văn Aleksandr Solzhenisyn (giải Nobel Văn học năm 1970), khi đang bị coi là nhà văn có vấn đề, càng làm cho tờ tạp tạp chí này nổi tiếng hơn. Năm 1970 ông bị bãi miễn chức tổng biên tập Thế giới mới vì tình trạng hai mặt của một cá nhân vừa là một cán bộ tư tưởng cao cấp của đảng, vừa là một người ngầm phản đối quan điểm chính thống. Aleksandr Tvardovsky là nhà thơ có sự ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng sau này bằng tác phẩm cũng như việc phát hiện và đăng tác phẩm của họ trên tạp chí Thế giới mới mà ông là tổng biên tập. Aleksandr Tvardovsky mất ở ngoại ô Moskva năm 1971.

Tác phẩm:
*Путь к социализму (1931)
*Страна Муравия (1936
*Стихи (1937)
*Дорога (1938)
*Сельская хроника (1939)
*Загорье (1941)
*Василий Теркин (1941)
*Дом у дороги (1946)
*За далью даль (1950-1960)
*По праву памяти (1953 - 1963)
*Теркин на том свете (1954 - 1963)





Tôi bước đi vui vẻ. Thấy nhẹ nhàng

Tôi bước đi vui vẻ. Thấy nhẹ nhàng
Mưa đã qua. Đồng cỏ xanh ngời sáng
Tôi không biết anh, tôi không nhớ anh
Hỡi người bạn của tôi vô danh tiếng.

Anh mất trong trận nào, tôi không biết
Nhưng anh chết vì sự nghiệp vinh quang
Để cho quê hương và cho tổ quốc
Sẽ đẹp hơn và sẽ hạnh phúc hơn.

Trên cánh đồng làn khói xuân lan tỏa
Tôi bước đi trong sức lực tràn trề
Tôi đã giữ, rồi đánh rơi đâu đó
Cành tử đinh hương có nhánh đôi.

Người đồng chí của tôi, đừng oán trách
Rằng nằm đây, mà đáng lẽ sống vui
Chẳng lẽ tôi, được hưởng cuộc đời này
Mà lại muốn được chết bằng cách khác!…




Tôi biết rằng tôi không hề có lỗi

Tôi biết rằng tôi không hề có lỗi
Vì từ chiến tranh những người khác không về
Rằng họ là những người già hơn tôi, hay trẻ -
Đã bỏ mình, nhưng đâu phải chuyện kia
Rằng tôi có thể nhưng không biết cách gìn giữ
Không về chuyện này, nhưng vẫn cảm thấy điều chi…


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 20:03:35


Maximilian Alexandrovich Kirienko-Voloshin (tiếng Nga: Максимилиа́н Алекса́ндрович Кирие́нко-Воло́шин, 16 tháng 5 năm 1877 - 11 tháng 8 năm 1932) - nhà thơ, nhà văn, dịch giả, hoạ sĩ, nhà hoạt động xã hội Nga.

Tiểu sử:
Maximilian Kirienko-Voloshin sinh ở Kiev. Bố là một luật sư, mất năm 1881. Năm 1893 mẹ của Voloshin mua đất rồi về sống ở Koktebel (vùng Cremia). Từ năm 1897 đến 1899 học ở khoa luật, Đại học Moskva nhưng chủ yếu là tự học ở nhà. Năm 1900, một thời gian làm công nhân đường sắt, sau đó đi du lịch ở Hy Lạp, Ý, Đức, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ kỳ, Ai Cập. Trở về Pháp, Voloshin nhiều lần nghe giảng ở Đại học Sorbonne và học vẽ ở Paris. Từ năm 1903 viết bài cho các báo và tạp chí của Nga. Năm 1907 trở về sống và sáng tác ở Koktebel. Năm 1914 Voloshin viết thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng từ chối tham gia quân đội. Thời kỳ Nội chiến không tham gia về phía nào. Năm 1924 Voloshin dùng nhà riêng của mình ở Koktebel là trại sáng tác cho các văn nghệ sĩ.
Maximilian Kirienko-Voloshin mất ở Koktebel năm 1932.

Tác phẩm:
*Стихотворения. 1900-1910 (1910), thơ
*Портреты современных поэтов (1923), phê bình
*Иверни (1916) thơ
*Верхарн. Судьба. Творчество. Переводы (1919), phê bình
*Anno mundi ardentis 1915 (1916), thơ
*Демоны глухонемые (1919), thơ
*Лики творчества (1914), tiểu luận





YÊU - THÌ ĐỪNG RƠI LỆ

Yêu - thì đừng rơi lệ, chẳng tiếc thương
Yêu - thì đừng tin ngày trở lại…
Để sao cho mỗi giây phút ấy
Trong đời ta là giây phút cuối cùng.
Để không còn kéo ta quay trở lại
Để cuộc đời lướt qua trong khói
Đi qua, tản ra… và để sao
Nỗi buồn vui sướng trong chiều
Bằng bàn tay của mình ôm ta chặt
Để tan chảy ra không còn dấu vết
Những giấc mơ, và để không khi nào
Ta giã từ với hạnh phúc buồn đau
Và để cho trong ngày cuối
Ta thở phào, rồi mừng vui đi khỏi.


NẾU CON TIM CHÁY LÊN

Nếu con tim cháy lên và run rẩy
Nếu chén xưa rượu đã rót tràn đầy…
Thật bất hạnh cho người đem hắt rảy
Chén rượu này, mà chẳng uống cho say.

Đêm mùa xuân trong ta từng rung động
Ánh trăng bí huyền lấp láy, long lanh…
Em chẳng từng ôm anh trong giấc mộng
Còn anh trong đêm đã chẳng hôn em.

Nỗi khát khao từng thiêu đốt hai ta
Một tình cảm dị thường từng hòa nhập:
Em đã từng yêu một ai đó khác
Còn trái tim anh - người khác hướng về.

Hai chúng mình đã từng ngẩng đầu lên
Từng say sưa bằng giấc mơ của lửa
Chén cổ xưa đã từng đem hắt té
Chiếc chén rót đầy thứ rượu thiêng liêng.





TÌNH CỦA EM

Tình của em khao khát thật vô vàn
Tình nức nở, cầu xin, tình quở trách…
Em hãy yêu lặng im và nghiêm khắc
Em hãy yêu, để tan chảy dần dần.

Hãy chiếu sáng cho người ngọn lửa sáng
Không quyết tâm, không khói cũng không buồn
Hãy yêu người bằng xác thân sung sướng
Nhưng con tim, yêu với nỗi đau thương.

Mặc ảo ảnh mà tình yêu tạo nên
Để hình khác không che lấp gương mặt
Em hãy yêu người ta bằng máu thịt
Rất đơn sơ, sống động của người trần…

Hãy giữ gìn điều mê tín dị đoan
Đừng sợ kẻ thù của lòng tin khác
Em hãy yêu người thủy chung, hết mực
Hãy yêu người tận sâu thẳm con tim.


ĐÊM NAY ANH LÀM NGỌN ĐÈN

Đêm nay anh làm ngọn đèn
Trong bàn tay âu yếm của em…
Em đừng thở, đừng nghiêng, đừng đập vỡ
Trên những bậc đá thềm.

Hãy mang anh với vẻ cẩn trọng hơn
Xuyên qua bóng đêm cung điện của em
Và hãy để cho muộn phiền, lo lắng
Hai con tim - nhịp đập sẽ sâu hơn…

Để trong khe hở của bàn tay em
Một ngọn lửa bé bỏng vô cùng
Anh sẽ cháy lên như tượng Thánh…
Chẳng phải là em đã đốt anh lên?


VẪN CỨ LÀ QUÁ SỚM

Tôi đợi chờ đau khổ bấy lâu nay
Với vẻ đủ đầy của hạnh phúc vô ý
Nỗi đau đến như ánh sáng màu xanh lặng lẽ
Quấn vào tim, giống như một bàn tay.

Tia sáng ước mong đã mang đến theo mình
Những âu yếm khổ đau, dằn vặt thế
Xuyên qua ẩm ướt của bao dòng lệ
Những sắc màu rót xuống cả trần gian.

Và con tim cứng đờ như tấm kính
Trong tim này vẫn hát một nỗi đau:
“Ôi, đau thương, dù mi đến khi nào
Thì mãi mãi vẫn cứ là quá sớm!”

*****************

 
 




Andrey Andreyevich Voznesensky (tiếng Nga: Андре́й Андре́евич Вознесе́нский, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1933) là nhà văn, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Andrey Voznesensky sinh ở Moskva trong gia đình một kĩ sư thủy điện. Năm lên 14 tuổi viết những bài thơ gửi nhà thơ Boris Pasternak (giải Nobel Văn học năm 1958), và nhận được bức thư trả lời: “Sự tham gia của bạn vào văn học rất mạnh mẽ và hào hứng, tôi rất vui mừng được sống đến ngày này”. Chính Boris Pasternak đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp văn học của Andrey Voznesensky. Năm 1957 ông tốt nghiệp Đại học kiến trúc Moskva, nhận bằng tốt nghiệp là kiến trúc sư nhưng sự nghiệp chính của ông là văn học. Từ năm 1958 thơ ông liên tục xuất hiện trên các báo và tạp chí được hàng triệu độc giả yêu mến. Cũng chính thời gian này Andrey Voznesensky, cùng với Yevgeny Yevtushenko, Bella Akhmadulina bị coi là những nhà thơ có vấn đề. Tổng thống Mỹ John Kennedy đã trực tiếp gọi điện cho Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đề nghị cho phép Andrey Voznesensky được sang Mỹ đọc thơ. Năm 1961, ông sang Mỹ trở thành nhà thơ Nga nổi tiếng nhất ở Mỹ, kết bạn với nhà thơ Mỹ Allen Ginsberg, nhà viết kịch Athur Miller và nữ diễn viên điện ảnh huyền thoại Marilyn Monroe.

Trường ca Antimiry của ông trở thành một vở kịch nổi tiếng thế giới của nhà hát Taganka năm 1965. Rất nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và trở thành những bài hát nổi tiếng. Riêng đối với bạn đọc Việt Nam, có lẽ ai cũng biết bài hát Triệu bông hồng (Миллион алых роз - Million of Scarlet Roses ) phổ thơ của Andrey Voznesensky, đã được dịch sang tiếng Việt từ lâu và trở thành bài hát được nhiều người yêu thích. Andrey Voznesensky là bạn của Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre… Năm 1978 ông được tặng giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Ông là thành viên danh dự của hàng chục Viện Hàn lâm trên thế giới, trong số đó có Viện Hàn lâm giáo dục Nga, Viện Hàn lâm Văn học Nghệ thuật Mỹ, Viện Hàn lâm Nghệ thuật Bavaria, Viện hàn lâm Goncourt và nhiều Viện Hàn lâm khác. Ông được tặng nhiều giải thưởng của Liên Xô, Nga và các nước. Andrey Voznesensky hiện sống và làm việc ở Moskva.

Tác phẩm:
Các tuyển tập:
*«Мозаика» (1960)
*«Парабола» (1960)
*«Треугольная груша» (1962)
*«Антимиры» (1964)
*«Ахиллесово сердце» (1966)
*«Тень звука» (1970)
*«Ров. Стихи и проза» (1987)
*«Взгляд» (1972)
*«Дубовый лист виолончельный» (1975)
*«Витражных дел мастер»(1976; Giải thưởng Nhà nước Liên Xô, 1978)
*«Соблазн» (1978)
*«Избранная лирика» (1979)
*«Безотчётное» (1981)
*«Прорабы духа» (1984)
*«Ров» (1986)
*«Аксиома самоиска» (1990)
*«Видеомы» (1992)
*«Casino „Россия“» (1997)
*«На виртуальном ветру» (1998)
*«Страдивари сострадания» (1999)
*«Девочка с персингом»
*«Жуткий кризис „Суперстар“»
*«Гадание по книге»

Trường ca:
*«Мастера» (1959)
*«Лонжюмо» (1963)
*«Оза» (1964)
*«Авось» (1972)
*«Ров» (1986)

Văn xuôi:
*Мемуарная проза, публицистика
*книга «Прорабы духа» (1984)

 
 




Triệu bông hồng

Ngày xưa có một chàng họa sĩ
Có rất nhiều tranh và có ngôi nhà
Nhưng chàng đã đem lòng yêu quí
Một nàng nghệ sĩ rất yêu hoa.

Thế rồi một hôm chàng đem bán
Những bức tranh và bán ngôi nhà
Có bao nhiêu tiền chàng dành dụm
Rồi đem mua cả một biển hoa.

Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em.


Và bên cửa sổ lúc sáng sớm
Liệu em có sung sướng phát cuồng?
Tựa hồ như mình trong giấc mộng
Nhìn thấy hoa tràn ngập quảng trường.

Một chút lạnh trong lòng, em chợt nghĩ
Đại gia nào sao hoang phí thế này?
Thì dưới khung cửa sổ, như nghẹt thở
Tội nghiệp cho chàng họa sĩ đứng đây.

Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em.


Họ gặp nhau chỉ phút chốc vậy đó
Rồi nàng theo tàu về chốn xa xăm
Nhưng dù sao, trong đời nàng đã có
Khúc hát tình si của những bông hồng.

Còn chàng vẫn sống cuộc đời gian khó
Nhà không còn và chàng vẫn cô đơn
Nhưng dù sao, trong đời chàng đã có
Những bông hoa đầy cả quảng trường!

Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em.

 
 



 
Anh trở về khi em đi ra phố
 
Anh trở về khi em đi ra phố
Khẽ chạm vào chiếc áo khoác của em
Anh hiểu rằng từ chiều qua mưa nhỏ
Từ chiều qua em chưa bước ra đường.
 
Em chạy ra từ bậc thềm đến cổng
Rồi u sầu quay trở lại mái hiên…
Thật tuyệt vời khi yêu và trông ngóng
Nhưng tình yêu không một chút nhẹ nhàng.





Đừng trở lại với người yêu ngày cũ

Đừng trở lại với người yêu ngày cũ
Người yêu xưa không hề có trên đời.
Chỉ bản sao - như ngôi nhà mất rồi
Nơi hai người sống mấy năm ở đó.

Con chó trắng đón bạn bằng tiếng sủa
Nằm trên đồi là hai cánh rừng con
Bên phải, bên trái - hai khu rừng nhỏ
Lặp lại trong sương tiếng sủa của mình.

Hai tiếng vọng riêng lẻ ở trong rừng
Dường như trong hai loa âm thanh nổi
Những gì hai người đã làm ngày ấy
Chúng mang âm thanh đi khắp thế gian.

Tiếng vọng trong nhà làm rơi cốc chén
Tiếng vọng dối gian mời uống nước trà
Tiếng vọng dối gian bỏ lại đêm qua
Khi mà đêm, đáng lẽ, cần lên tiếng:

“Đừng quay trở lại hỡi người yêu mến
Người yêu xưa không hề có trên đời
Hai nét duyên thầm kỳ diệu, tuyệt vời
Dù uốn thẳng câu trả lời cho bạn…”

Và chiều mai, khi bạn bước ra tàu
Những chìa khóa bạn đem vứt xuống suối
Cả rừng bên phải, cả rừng bên trái
Bằng giọng của mình cho bạn sẽ kêu:

“Đừng từ giã những người yêu của mình
Người yêu xưa trên đời không hề có…”

Nhưng mà bạn đâu có nghe lời khuyên.


Tại vì sao

Tại vì sao có hai nhà thơ lớn
Những người cố xúy tình yêu muôn đời
Lại không lấp loé như hai khẩu súng?
Thơ kết bạn, thế mà người - than ôi!

Tại vì sao có hai dân tộc lớn
Lạnh lẽo trên bờ vực của chiến tranh
Dưới dưỡng khí mái lều không bền vững?
Người kết bạn, còn đất nước thì không…

Hai đất nước như hai bàn tay nặng
Hai bàn tay sinh ra để cho tình
Lại đi ôm lấy đầu trong khiếp đảm
Quỉ sứ làm gì ở chốn trần gian!





Saga

Em thức anh dậy buổi bình minh
Rồi tiễn anh, em đi chân đất.
Em sẽ không bao giờ quên được anh
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.

Anh muốn che giùm em cơn gió độc
Và anh nghĩ rằng: “Lạy Chúa lòng lành!
Anh sẽ không bao giờ quên được em.
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.

Dòng nước sủi bọt ngầu trong bể nước
Và Admiranteistvo và Birzha
Anh đã không quên được chúng bao giờ
Và anh đã không bao giờ còn gặp.

Không chớp mắt, những cây anh đào khóc
Những cây anh đào vô vọng, sẫm màu.
Quay trở lại - có tốt đẹp gì đâu.
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.

Và ngay cả khi ta quay về đất
Theo như Hafiz, thì trong lần này
Anh và em, tất nhiên, sẽ nhũn người
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.

Nên thành ra, sẽ là điều nhỏ nhất
Sự không hiểu nhau của cả hai người
Trước sự không hiểu còn ở sau này
Của người sống và khoảng không đã chết.

Hai câu nói giữa trời xanh tròng trành
Bay từ đây vào trời xanh mất hút:
“Anh sẽ không bao giờ quên được em
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt”.


Xảy ra như vậy

Thơ không phải viết - mà xảy ra như vậy
Giống như tình cảm hay buổi hoàng hôn.
Còn người cùng tham gia - là tâm hồn.
Không phải viết - mà xảy ra như vậy.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2009 14:46:35 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 20:09:05


Pyotr Andreyevich Vyazemsky (tiếng Nga: Пëтр Андреевич Вяземский, 12 tháng 7 năm 1792 - 10 tháng 11 năm 1878) là nhà thơ, nhà phê bình Nga.

Tiểu sử:
Pyotr Vyazemsky sinh ở Moskva trong mọt gia đình quí tộc lâu đời. Bố là một người học rộng, trong thư viện gia đình có 5000 đầu sách. Năm 1805 - 1806 học trường pansion ở Sankt-Peterburg. Năm 1807 trở về Moskva học với một giáo sư Đại học Moskva. Bố mất, để lại cho Pyotr Vyazemsky một gia tài đồ sộ. Năm 1808 bắt đầu in thơ và viết một số bài phê bình. Trong cuộc chiến với Napoleon năm 1812, ông tham gia trận đánh Borodino. Thời gian này bắt đầu kết bạn với Zhukovsky, Pushkin, Davydov. Những năm 1817 - 1821 ông làm việc ở Warsaw trong một cơ quan ngoại giao. Đến cuối đời ông đạt đến những chức vụ cao trong thời Nga hoàng Aleksandr II.

Pyotr Vyazemsky bắt đầu hoạt động văn học như một người ngoại đạo nhưng thơ ca của ông đạt đến đỉnh cao, được coi là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Nga thế kỷ vàng. Thơ của ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển Pháp, ông cố gắng đổi mới ngôn ngữ văn học Nga và cũng đạt được một số thành công. Ngoài sáng tác thơ ông còn là nhà phê bình nổi tiếng. Bắt đầu từ tạp chí Московского телеграфа của nhà văn Polevoi, sau đó là tạp báo Литературную газету của nhà thơ Denvig, và cuối cùng là tạp chí Современник của Pushkin. Sau cái chết của Pushkin, ông ngừng cộng tác với tạp chí Современник và thôi viết phê bình. Đến cuối đời ông quay lại viết một số hồi ký về những người nổi tiếng cùng thời. Pyotr Vyazemsky mất ở Baden-Baden (Đức) năm 1878, mai táng ở Sankt-Peterburg.

Thư mục:
*Собрание сочинений Вяземского в 12 тт. СПб. 1878-1886, его переписка, «Остафьевский архив», т. I-V.
*Грот Я., Сухомлинов М., Пономарёв С., в Сборнике 2 отделения Академии наук, т. XX, 1880.
*Трубачев С. С. Вяземский как писатель 20-х гг., «Исторический вестник», Ї 8, 1892.
*Спасович В. Вяземский и его польские отношения и знакомства. Сочинения Спасовича, т. VIII, 1896.
*Языков Д. П. Вяземский. - М. 1904.
*Кульман H. Вяземский как критик. Известия Академии наук. книга 1. 1904.
*Гинзбург Л. Я. Вяземский литератор, Сборник «Русская проза», под ред. Б. Эйхенбаума и Ю. Тынянова, Л., 1926.
*Венгеров С. А. Источники словаря русских писателей, т. I, СПб. 1900.
*Перельмутер, Вадим «Звезда разрозненной плеяды!…» М. Кн. сад. 1993.






TRONG THUNG LŨNG NÀO

Trong thung lũng nào, hay cánh rừng
Trong giờ nào của buổi chiều tĩnh lặng
Để em bây giờ trầm ngâm thơ thẩn
Dưới ánh trăng tối và sáng nhá nhem?

Ai mang cho tim ý nghĩ kín thầm
Ai mang cho giấc mơ em vẻ đẹp?
Em gọi ai về nhập bầy cô độc
Khi gọi người cùng với ánh hoàng hôn?

Giọng của ai nghe trong tiếng thì thầm
Của dòng suối từ trên đồi rót xuống
Trong im lặng của rừng rất bí ẩn
Và trong lời của gió nhẹ lâng lâng?

Ai người thức lên tình cảm đầu tiên
Và trước giấc ngủ bí huyền sau cuối?
Tên ai gợi vẻ ngượng ngùng bối rối
Đang hiện ra trên gương mặt của em?

Ai người giờ đang ở chốn xa xăm
Nhưng đang có mặt trong trái tim em
Ai trong cuộc đấu tranh cùng số phận
Em gọi là niềm cứu rỗi cho mình?

Hình bóng ai trong hồn đã lạnh tanh
Đang tắt cùng ngọn lửa trong máu nóng
Với sức mạnh của một ngày cuối tận
Và sự nâng niu sau cuối của tình?





CHÚC BẠN BÈ

Ta uống chúc sức khoẻ một số người
Một số người, nhưng những người chung thủy
Những bạn bè chẳng bao giờ đổi thay
Mặc cho ngày tháng đổi thay quyến rũ.

Ta uống chúc sức khoẻ những người xa
Những người xa, nhưng những người yêu quí
Những bạn bè cũng cô đơn như ta
Giữa những người mà con tim xa lạ.

Chén của ta rót rượu cùng nước mắt
Nhưng ngọt ngào và tinh khiết vô cùng
Thì hoa hồng đỏ cùng hoa hồng đen
Vào vòng hoa này của ta hãy kết.

Chén ta chúc sức khoẻ một số người
Một số người, nhưng những người chung thủy
Những bạn bè chẳng bao giờ đổi thay
Mặc cho ngày tháng đổi thay quyến rũ.

Chúc sức khỏe những người thân xa xăm
Dù xa xăm nhưng con tim yêu quí.
Để tưởng nhớ những bạn bè cô đơn
Trong những nấm mồ lặng câm yên nghỉ.





Yulia Valerianovna Zhadovskaya (tiếng Nga: Жадовская, Юлия Валериановна, 29 tháng 6 năm 1824 - 28 tháng 7 năm 1883) là nữ nhà thơ, nhà văn Nga.

Tiểu sử:
Yulia Zhadovskaya sinh làng Subbotino, tỉnh Yaroslav trong một gia đình nguốn gốc quí tộc. Mẹ mất sớm, được gửi cho dì nuôi. Học ở trường Pansion, tỉnh Kostroma, biết làm thơ từ rất sớm. Thời gian học ở Pansion, Yulia Zhadovskaya yêu thầy giáo của mình nhưng không được sự ủng hộ của bố. Hai người phải chia tay nhau những hình ảnh người yêu đầu luôn xuất hiện trong thơ bà. Sau đó được bố đưa Yulia Zhadovskaya về Moskva và Sankt-Peterburg học tiếp. Yulia Zhadovskaya được làm quen với nhiều nhà thơ nổi tiếng và bắt đầu in thơ từ năm 1846.

Thơ của Yulia Zhadovskaya chịu sự ảnh hưởng của Nikolay Nekrasov, gần gũi với những bài hát dân gian. Nhiều bài thơ của bà được phổ nhạc, trở thành những bài hát nổi tiếng đến tận ngày nay. Những mô-típ chính trong thơ bà là khóc cho tình yêu đã mất, hoài niệm về người tình cũ, sự khuất phục trước số phận, hy vọng về hạnh phúc và sự nhận thức cay đắng của kiếp phù du. Ngoài thơ, Yulia Zhadovskaya còn viết nhiều tiểu thuyết, truyện về đề tài tình yêu, hôn nhân và phụ nữ. Tuyển tập tác phẩm đầu tiên của bà được xuất bản năm 1885.

Thư mục:
*Полн. Собр. соч., т. 1-4; СПБ, 1885;
*Полн. Собр. соч., 2 изд., т. 1-4; СПБ, 1894;
*Избр. стихотворения, предисл. П. Лосева, Ярославль, 1958.



ANH SẼ QUÊN EM

Anh sẽ quên em như một giấc mơ
Nhưng còn em không bao giờ quên cả
Trong cuộc đời anh yêu người rồi bỏ
Nhưng mà em không như thế bao giờ!

Rồi những gương mặt mới sẽ tìm ra
Anh sẽ chọn cho mình bao bạn mới
Tình cảm mới lại sôi lên dữ dội
Và biết đâu, hạnh phúc sẽ tìm ra.

Còn em buồn rầu từ giã cõi đời
Cuộc đời em niềm vui không hề có
Em đang yêu và giờ đang đau khổ
Chỉ một mình ngôi mộ biết mà thôi.
1844.





TÔI ĐIÊN RỒ VẪN CỨ YÊU NGƯỜI TA

Tôi điên rồ vẫn cứ yêu người ta
Gọi tên người cõi lòng tôi giá buốt
Một nỗi buồn thắt lại trong lồng ngực
Giọt nước mắt cháy bỏng cứ trào ra.

Tôi điên rồ vẫn cứ yêu người ta
Tràn ngập lòng tôi một niềm vui lặng lẽ
Trong con tim có điều gì hoan hỉ
Tôi cầu trời ban phước cho người ta.
1846.





HAI CHÚNG MÌNH KHÔNG THỂ YÊU NHAU

Hai chúng mình không thể yêu nhau
Cả hai xa lạ với tình quá đỗi
Tại sao anh - bằng ánh mắt, lời nói
Lại đem rót buồn vào trái tim em?
Tại vì sao lại lo lắng, quan tâm
Sao nỗi nhớ anh trong lòng dâng ngập?
Vâng, có một điều gì rất khác
Một điều mà em không đủ sức quên.

Rằng trong ngày buồn, trong ngày ly biệt
Giữa hồn em, không chỉ một lần
Những nỗi khổ đau xưa tỉnh giấc
Và trong mắt dòng lệ bỗng trào lên.





Vasily Andreyevich Zhukovsky (tiếng Nga: Васи́лий Андре́евич Жуко́вский, 29 tháng 1 năm 1783 - tháng 4 năm 1852) là nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả người Nga, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Sankt-Petrburg.

Tiểu sử:
Vasily Zhukovsky sinh ở làng Mishinsky, tỉnh Tula, là con ngoài giá thú của địa chủ Anafasy Ivanovich Bunin và một người hầu gốc Thổ. Đứa bé lấy họ của Andrey Ivanovich Zhukovsky, người mà theo yêu cầu của Anafsy Bunin đã làm bố đỡ đầu. Vasily Zhukovsky được học ở trường pansion của Đại học Moskva, say mê hội họa, ngoại ngữ và trở thành một học trò xuất sắc nhất của trường. Trong thời gian này Vasily Zhukovsky đã viết văn, làm thơ và chịu sự ảnh hưởng của nhà thơ Nicolay Karamzin. Năm 1802 ông in bản dịch Bài thơ nghĩa địa (Elegy Written in a Country Church Yard) của nhà thơ Anh Thomas Gray gây được sự chú ý của dư luận. Năm 1804 ông in bản dịch từ tiếng Pháp cuốn Don Kihote của Đại văn hào Cesvantes cũng được chào đón nồng nhiệt. Riêng bản dịch Bài thơ nghĩa địa, sau hơn 200 vẫn chưa ai có thể dịch hay bằng Vasily Zhukovsky.

Năm 1808 ông được cử làm tổng biên tập của tờ tạp chí danh tiếng Вестник Европы, nơi trước đấy ông từng in Bài thơ nghĩa địa. Thời kỳ này ông viết nhiều, ngoài thơ, truyện, ông còn viết phê bình và giới thiệu cho nhiều cuốn sách. Những năm 1820 - 1830 ông dịch Schiller, Goethe, Scott, Byron và cả tác phẩm Слово о Полку Игореве (Bài ca về cuộc hành binh Igor) ra tiếng Nga hiện đại. Năm 1842 ông bắt đầu dịch Odyssey của Homer (in năm 1848 và 1849). Nhà phê bình Belinsky gọi Zhukovsky là “Colombo văn học của Nga”. Aleksandr Pushkin gọi Zhukovsky là “người vú nuôi” của các nhà thơ. Sau khi Pushkin viết xong trường ca Руслан и Людмила, Zhukovsky tặng ông bức chân dung của mình có đề dòng chữ “Người thầy chiến bại tặng người học trò chiến thắng” (Победителю ученику от побежденного учителя).

Năm 1841, ở tuổi 58 Zhukovsky mới cưới vợ, là con gái của một người bạn, trẻ hơn ông 40 tuổi. Những năm cuối đời ông và gia đình sống ở Đức. Ông mất ở Baden-Baden, Đức năm 1852.

Tác phẩm:
*«Сельское кладбище» (1802, вольный пер. из Т. Грея)
*«Славянка» (1816)
*«Вечер» (1806)
*«Море» (1822)
*«Кольцо души-девицы…» (1816)
*Послания («Тургеневу, в ответ на его письмо», 1813), оды, идиллии
*«Людмила» (1808) (вольные переложения баллады Г. А. Бюргера «Ленора»)
*«Светлана» (1808-12) (вольные переложения баллады Г. А. Бюргера «Ленора»)
*«Двенадцать спящих дев» (ч. 1 - «Громобой», 1810; ч. 2 - "Вадима, 1814-17),
*«Лесной царь» (1818)
*«Рыбак» (1818)
*«Рыцарь Тогенбург» (1818)
*«Замок Смальгольм, или Иванов вечер» (1822)
*«Кубок» (1825-31)
*«Суд Божий над епископом» (1831)
*«Ленора» (1831).
*«К ней» (1811, опубл. 1827)
*«Певец во стане русских воинов» (1812)
*«К месяцу» (1817)
*«Ночной смотр» (1836)
*«А. С. Пушкин» (1837)
*«Шильонский узник» (1822) (Перевод Дж. Байрона)
*«Ундина» (1837) (Перевод Ф. де Ламотт Фуке)
*«Наль и Дамаянти» (1844) (часть индийской поэмы «Махабхарата»)
*«Рустем и Зораб» (1849) (часть поэмы Фирдоуси «Шахнаме»)
*«Одиссея (Гомер)» (1849; нов. изд. - 1982) (Перевод Гомера)
*Повесть «Марьина роща» (1809)
*«Писатель в обществе» (1808)
*«О басне и баснях Крылова» (1809)
*«О сатире и сатирах Кантемира» (1810)



BÀI CA

Khi anh yêu, anh sung sướng hân hoan
Cuộc đời anh như giấc mơ tuyệt đẹp.
Nhưng em quên anh - đâu niềm hạnh phúc?
Tình yêu em là hạnh phúc của anh!

Khi anh yêu, anh cảm xúc bằng em
Anh hát lên, hồn sống bằng ca ngợi.
Nhưng em quên anh, tài năng chết yểu
Tình yêu em là thiên tài của anh!

Khi anh yêu, những ân huệ của mình
Bàn tay anh mang về nơi nghèo khó.
Nhưng em quên anh, không còn đau khổ!
Tình yêu em là ân huệ của anh!


GỬI NÀNG

Tên nơi nào cho em?
Không là nghệ thuật của người trần mắt thịt
Thể hiện vẻ đẹp của em!

Thiên cầm không có cho em!
Còn bài hát? Là lời không chung thủy
Của tin đồn rất muộn về em!

Và giá như có thể con tim
Nghe ra lời, thì tình cảm
Đã là bài hát cho em!

Vẻ đẹp của cuộc đời em
Là hình bóng trắng trong và thánh thiện
Anh mang như điều bí mật trong tim.

Anh chỉ biết yêu người
Còn em yêu thế nào, em hãy nói
Có thể vĩnh hằng chỉ một mà thôi!


NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 1823

Trước mặt anh
Em đứng trong lặng lẽ.
Ánh mắt em nhìn buồn bã
Và tình cảm ngập tràn.
Anh nhớ ánh mắt nhìn
Nhớ về quá khứ thân thương..
Ánh mắt nhìn sau cuối
Trong ánh sáng trần gian.

Em đi về chốn xa xăm
Như thiên thần lặng lẽ
Và mộ chí của em
Như thiên thần lặng lẽ!
Tất cả bây giờ ở đó
Những hồi tưởng trần gian
Tất cả bây giờ ở đó
Những suy nghĩ thánh thần.

Những ngôi sao của trời xanh
Và đêm lặng lẽ!…

<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2010 13:38:51 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 15.12.2007 11:51:52

(Hình minh họa)

Aizenshtadt, Veniamin (1921 – 1991)

KHI TÔI NÓI “TSVETAEVA”

Khi tôi nói “Tsvetaeva”, là tôi khóc
Giống như chết sau ba ngày tôi lại được hồi sinh
Báo tin về cái điều không may đầy khoái lạc
Về vị trí đầu tiên và tai họa của nàng.

Tôi muốn báo tin về sự bần cùng rất đặc biệt
Không mấy ai nghèo ở trong chốn thâm sơn
Bước qua ngưỡng cửa quan tài không sơn phết
Rồi sau đó trải ra kho báu của tâm hồn.

Không hiểu tại sao nhưng tôi mơ thấy Marina
Khi như kẻ đi lang thang trong bình minh buổi sớm
Khi như người bạn đồng hành của Chúa Giê-su
Khi lại như con chó cà nhắc trong sân rộng.

Khi tôi nói “Tsvetaeva”, là tôi đau đớn
Có vẻ như tôi đã lấy đi cắc bạc cuối cùng
Của cái người đã trao mình rất tự nguyện
Trao hết mình từ con tim đến bàn chân.

Khi tôi nói “Tsvetaeva”, là một nửa thế gian
Theo sau tôi bầy chó và những người hành khất
Marina ơi, tôi cay đắng thở bằng tấm lòng
Có vẻ như người mẹ và quan tài trên bờ môi đang khóc.



Arkhangelsky, Aleksandr (1889 – 1938)

QUÊN SAO ĐƯỢC
(Nhại thơ Anna Akhmatova)

Quên sao được! Giữa cái rét ghê người
Em bước ra khỏi rừng trong băng giá
Một chiếc xe chở củi từ trên đồi
Đi chầm chậm vẻ chừng rất thích thú.

Đàn chim bay có vẻ nhẹ nhàng hơn
Một người đàn ông ngồi trên lưng ngựa
Đôi găng tay còn dài hơn cùi chỏ
Và chiếc áo lông đến tận bàn chân.

Thở hổn hển, em kêu lên: – cứ đùa!
Anh từ đâu? Trả lời! Em run thế
Một cậu bé trả lời em lặng lẽ:
– Bố chặt cây, còn tôi chở củi về.



Batorin, Paven (?)

BÊN BẾP LỬA

Em ngồi cô đơn với một nỗi buồn
Nhìn ngọn lửa đau thương buồn bã cháy
Ngọn lửa khi thì vụt cháy bừng lên
Khi bất lực lại tắt chìm xuống mãi.

Em buồn về điều gì? Về những ngày đã trải
Những tình yêu, hạnh phúc, những lời chào?
Thì tại sao lại tìm trong than cháy
Em chẳng tìm ra câu trả lời đâu...

Hãy đợi đến khi không còn lửa cháy
Ngọn lửa từng sưởi ấm, vuốt ve em
Khi còn lại một đống than đen nháy
Mà bây giờ chưa kịp cháy hết trơn.

Em hãy tin – tình yêu như bếp lửa
Nơi cháy lên tất cả những ước mơ
Tình vụt tắt – trong con tim lạnh giá
Phía trước khổ đau, nước mắt đang chờ.
1901.


EM HÃY QUÊN BẾP LỬA

Em hãy quên bếp lửa xưa đã tắt
Giờ đã thay bằng tia nắng bình minh.
Và con tim của em từng tan nát
Sẽ lại vui để âu yếm với tình.

Bài hát này thức dậy trong lồng ngực
Những ước mơ tàn lụi sẽ nảy mầm
Em hãy quên bếp lửa xưa đã tắt
Sẽ đến một ngày rạng rỡ mùa xuân.

Em hãy quên bếp lửa xưa đã tắt
Quên buồn đau, nỗi bất hạnh của mình
Em hãy để cho vang lên bài hát
Bài hát về hạnh phúc, ước mơ xinh.
1914.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:38:11 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 15.12.2007 11:54:15


Danilieva, Galina (?)

THƠ VỀ MARINA TSVETAEVA

Vẫn lang thang một tiếng vọng không yên
Không giữa núi đồi hay trong rừng thẳm
Trên ngực chị tiếng gõ vào tuyệt vọng
Và chiếc kim trên cân đã bị quên.

Vẫn lang thang tiếng vọng… chị có nghe
Đừng lẫn lộn – một tiếng kêu tha thiết!
Vào cuốn vở, có thể, là hãy viết
Một lời khổ đau hành hạ: “A-a-a!”

Tiếng vọng lang thang – lời đã nói ra
Một lời nào – những say mê tiệc lễ
Yêu chị sau một trăm năm trôi qua
Và tiếp theo – sẽ muôn đời, là thế.

Vẫn lang thang một tiếng vọng không nhà
Và khát khao hòa một khúc ca mới…
Viết hiệu lệnh bằng một ngôi sao sa
Đường của thi nhân – đường ngôi sao chổi.
1994



Diterikhs, E. (?)

NHỮNG NGÔI SAO TRÊN TRỜI

Em nằm mơ thấy một khu vườn êm
Trong vườn này anh và em hai đứa.
Những ngôi sao trên trời, những ngôi sao trên bể
Những ngôi sao ở trong trái tim em.

Ngọn gió thổi những chiếc lá thì thầm
Hồn nhạy cảm em khát khao nắm bắt
Môi lặng im để dành cho ánh mắt
Nói lên rằng em chỉ muốn yêu anh.

Trên cánh đồng bay lơ lửng bóng đêm
Niềm hạnh phúc, niềm vui khắp mọi phía
Những ngôi sao trên trời, những ngôi sao trên bể
Những ngôi sao ở trong trái tim em.





Finkel, Aleksandr (?)

ANNA AKHMATOVA

Tất cả vẫn như xưa: vẫn trời xanh
Hoa cỏ ấy vẫn mọc trên đất ấy
Em vẫn thế, không có gì đổi mới
Nhưng mà anh thì đã xa em.

Em hỏi rằng: anh muốn điều gì vậy?
Anh trả lời: nhảy xuống tắm dưới đầm
Em cười: ấy chết, em cảm thấy
Cả hai người thì tai họa đó anh.

Quên sao được? Anh bước ra háo hức
Với những hình bong bong nước trên tay
Và những bắp thịt cuồn cuộn trên đùi
Đi trên cát vàng tiếng kêu răng rắc.

Có phải là để cho những tháng năm
Trong tình yêu cô đơn qua được
Để anh trao cho làn nước đục
Vẻ cổ xưa và bí ẩn của mình?!

Con tim của em đang lặng lẽ tắt dần
Giữa hồn em bỗng trở nên tăm tối
Em không biết – anh cho em xin lỗi –
Rằng thường xuyên đầu óc nặng hơn chân.

Ô, con tim em sao mà tăm tối lạ
Có lẽ là em đợi phút lâm chung?
Và một mình em hóa thành tượng đá
Trong vẻ tối tăm lạnh lẽo trên đầm.
1914.


MARINA TSVETAEVA

Ngày hôm qua chỉ âu yếm dịu dàng
Ánh hào quang của màu đen và trắng
Thế mà hôm nay ghét không thể tưởng
“Anh yêu ơi, em đã làm gì anh?”

Ngày hôm qua hãy còn nằm dưới chân
Em đáp lại, ngắm nhìn anh mê mải
Thế mà hôm nay bỏ chạy vào rừng
“Anh yêu ơi, em đã làm gì thế?”

Và chó sói xám trong rừng thông dữ
Bị người ta bắt cóc được mang về
Anh của em cứ giậm chân tại chỗ
Anh của em – đừng ăn thịt em nghe.

Chỉ những bàn chân và một chiếc sừng
Chỉ bàn chân và sừng em còn kịp
Sừng và chân của kẻ thù thu xếp
“Anh yêu ơi, em đã làm gì anh?”

Biết sống làm sao bây giờ – trong lửa?
Băng giá làm sao đi đến thảo nguyên?
Đấy là điều anh đã làm cho em!
“Anh yêu ơi, em đã làm gì thế?”
1924




Fyodoseev, Igor (1932 - )

ĐỪNG VỘI BỎ ĐI ANH

Đừng vội vã bỏ đi anh, đừng vội!
Hãy đứng lại đây, bên cánh cửa này!
Chẳng lẽ anh dễ dàng quên đến vậy
Người vẫn tin, yêu anh đến mê say.

Anh chớ vội vàng chối từ tất cả
Khi với anh người rộng mở tâm hồn
Anh hãy biết đi tìm trong lí trí
Và biết rằng chỉ đơn giản lặng im
Em vẫn biết điều này anh có thể.

Và chia tay, anh nhé, chớ vội vàng
Chớ vội vàng tình cảm đem chối bỏ
Tình ấm áp có thể còn chưa đủ
Để làm tan ghẻ lạnh giá băng.

Cả thành tích anh cũng chớ vội vàng
Hãy dừng lại, hãy tìm ra khoảnh khắc
Rồi bỗng nhiên anh sẽ hiểu ra rằng
Nơi anh cần là nơi đang có mặt.

Đừng vội vàng quên hết anh, đừng vội
Anh hãy xua những ý nghĩ mông lung
Bởi vì anh hãy nhớ một điều rằng
Đã ra đi không dễ dàng quay lại.




German, P. (?)

CHỈ MỘT LẦN

Ngày và đêm con tim này trìu mến
Đầu óc này choáng váng cả ngày đêm
Ngày và đêm như cổ tích xao xuyến
Bên tai này văng vẳng những lời em.

Chỉ một lần trong đời ta gặp gỡ
Chỉ một lần thôi số phận nuông chiều
Chỉ một lần trong lạnh lùng cơn gió
Ta bồi hồi, ta khao khát tình yêu.

ánh hoàng hôn đã chìm vào quên lãng
Một màu xanh bao phủ những bông hoa.
Người giờ đâu, từng một thời mong muốn
Ở đâu người từng gợi những ước mơ.

Chỉ một lần trong đời ta gặp gỡ
Chỉ một lần thôi số phận nuông chiều
Chỉ một lần trong lạnh lùng cơn gió
Ta bồi hồi, ta khao khát tình yêu.


ĐỪNG GẶP NỮA

Giờ dĩ vãng hiện về trong trí nhớ
Gương mặt em anh lại thấy rất gần
Lại thoáng về hơi thở trong quá khứ
Cuốn sổ ghi dòng lưu bút ngày xanh.

Đừng gặp nữa… thôi ta đừng gặp nữa…
Đừng nói lời, không cần nữa đâu em!
Và nếu như con tim đau nức nở
Em hãy bắt nó im lặng và quên!

Bởi anh từng biết rằng đau đớn lắm
Trong mỗi lời, từng cử chỉ của em
Em trong trạng thái tâm hồn thác loạn
Bờ môi run, cay xé ánh mắt nhìn…

Đừng gặp nữa…

Anh chẳng muốn bôi đen lên quá khứ
Bằng trò chơi trở lại chút rồi qua.
Đã một lần – không còn quay lại nữa
Bàn tay em hãy xé nát, giày vò…

Đừng gặp nữa…


TẤT CẢ RỒI SẼ QUÊN

Dù có đi đâu, không thể nào yên ổn
Anh cảm thấy mình kì cục, lạ lùng ghê
Dường như xuyên qua màn sương buổi sớm
Trước mắt anh kỷ niệm lại hiện về.

Anh hình dung ra giọng của em
Và con tim khát khao nghe cho rõ…
Hãy quay về! Tất cả rồi sẽ quên
Ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ.

Anh nhớ khu vườn… bên kia sông vắng
Một màu xanh và lảng bảng khói sương
Từ xa xa một vật gì thấp thoáng
Như tiếng ngân vang ngày trước của cây đàn.

Anh hình dung ra giọng của em…

Dù chỉ là giấc mơ… là tiếng vọng
Tiếng vọng vô hình của quá khứ dịu êm
Nhưng cứ trong từng khoảnh khắc lại gióng
Gợi một bóng hình không thể nào quên.

Anh hình dung ra giọng của em…

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 15.12.2007 11:58:18
Hovansky, G. A (?)

CÁNH HOA LƯU LY

Em dạo trên đồng cỏ
Muốn xua đi nỗi buồn
Muốn tìm bông hoa nhỏ
Đem gửi tặng người thương.

Em tìm cho đến khi
ánh mặt trời gần tắt
Tất cả đều tìm ra
Chỉ bông hoa duy nhất.

Một bông hoa duy nhất
Em không thể tìm ra
Không có bông hoa đẹp
Em đành trở về nhà.

Lòng trĩu nặng nỗi buồn
Bông nhiên em nhìn thấy
Một bông hoa dễ thương
Mọc gần bên bờ suối.

Em bẻ cánh lưu ly
Mà mắt rưng giọt lệ
Và miệng bỗng thầm thì:
“Anh đừng quên em nhé!

Đừng tặng em vàng bạc
Mà hãy tặng tình anh!
Em chẳng cần gì khác
Ngoài lời: Anh yêu em!”
1796.




Kasatkin, S.

ANH SẼ KHÔNG VỀ

Anh sẽ không về, trong lòng anh đau đớn
Em hãy tin, anh chẳng giấu say mê
Anh đủ sức làm một người tự trọng
Em hãy tin, anh sẽ không về.

Về miền xa cho đam mê nguội lạnh
Cho qua mau những ngày tháng ê chề
Vì tự do buộc ràng anh lẫn tránh
Đừng gọi anh, anh sẽ không về.

Đừng gửi anh những thư tình rạo rực
Anh sợ những dòng háo hức, si mê
Em đừng hứa những gì không làm được
Không, em ơi, anh sẽ không về.

Đối với em anh đâu hề trách mắng
Hay làm điều độc ác lúc ra đi.
Tâm hồn đau giờ mong chờ yên lặng
Thương cho anh... Anh sẽ không về.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:40:00 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 15.12.2007 12:04:05


Kozlov, Pavel (1841-1891)

NGƯỜI ĐÃ SỐNG BẰNG EM

Buổi ấy dưới hoàng hôn màu huyết dụ
Trên bờ sông Nhê-va ta đứng lặng nhìn
Em bắt tay chào rồi không quay về nữa
Giây phút ngọt ngào, sao em nỡ đành quên...

Em đã thề suốt đời yêu thi sĩ
Sợ người đời, sợ đồn đại huyên thuyên
Em thề ước rồi không làm như thế
Tình yêu mình – sao em nỡ đành quên...

Nhưng cái chết đã gần bên ngôi mộ
Anh chết lặng yên như cây cỏ trong đời
Giọng nói của anh về bên em than thở:
Người đã sống bằng em...sao em nỡ quên người!..
1888.





Kuchai, Lev (1985 - )(3 bài)

NGOÀI NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ

Dù tôi không ngồi trên yên ngựa
Dù tôi không thể tự hào vì chức vụ
Nhưng tôi không hề quì gối, cúi rạp người
Trước bất kỳ một ai
Ngoài những người phụ nữ.

Chức vụ của tôi rất nhỏ
Chức nhỏ hơn, có lẽ không hề có?
Thế nhưng những bàn chân
Không của một ai tôi hôn
Ngoài những người phụ nữ.

ANH VÀ EM

Rằng em là ánh sáng –
Không một chút hoài nghi.
Mà nếu như nghi ngờ
Thì anh luôn im lặng.

Rằng em là ánh sáng –
Không một chút hoài nghi
Thế nhưng anh là gì?
Nếu không là con bướm.

KHÔNG BAO GIỜ EM SẼ LÀ CỦA ANH

Không bao giờ em sẽ là của anh
Những dấu vết tháng năm đều riêng lẻ.
Anh càng cầu nguyện cho em
Càng thấy rằng không bao giờ như thế
Không bao giờ em sẽ là của anh.

Trán anh tỳ lên kính
Anh giống như kẻ chết rồi
Trong làn khói tím đang bay
Anh nhìn và anh cầu nguyện
Trán anh tỳ lên kính.

Ngọn gió giờ không còn hát cho ai
Anh nghe ra trong lời khóc của gió
Khóc về chiếc áo bành tô có cổ
Khóc về những chiếc áo bỏ rơi.
Ngọn gió giờ không còn hát cho ai.






Labutin, Sergei Aleksandrovich (1951 - )

CẦU CHÚA BAN EM NGƯỜI YÊU KHÁC

Dù em chia tay tôi thật là đáng trách
Tôi xin nói một lời rằng tôi đã yêu em
Phút vĩnh biệt tôi chúc thật dịu dàng
Để cầu Chúa ban em người yêu khác.

Tôi xin lỗi, nếu bỗng nhiên lại gặp
Giữa đám đông, trên ôtô buýt vô tình!
Xin Chúa giữ gìn em! Tôi chẳng dám phiền
Đến em nữa, dù chỉ là ánh mắt!




Lensky, N (?)

NHƯNG DÙ SAO TÔI VẪN YÊU EM

Em chỉ đùa tôi, tôi vẫn biết
Tình yêu tôi ngờ ngệch, dại khờ
Em của tôi sao mà đáng ghét
Tôi yêu em mê mệt, ngẩn ngơ...
Tôi chẳng biết làm sao quên đặng
Con tim tôi đau xót chân thành
Em như kẻ chiều mưa sớm nắng
Nhưng dù sao tôi vẫn yêu em.

Bao cõi lòng em làm đau khổ
Nhưng điều này em chẳng bận tâm?
Chẳng bao giờ em yêu ai cả
Bởi tình yêu trời chẳng cho em.
Chỉ an ủi một niềm hy vọng
Vâng, giờ tôi chịu đựng, tôi mong
Em tàn nhẫn – ừ thì đã hẳn
Nhưng dù sao tôi vẫn yêu em.

Đến một ngày, ai mà biết trước
Tình yêu này vào được tim em
Khi đó em sẽ thôi cười cợt
Và say mê trỗi dậy trong hồn.
Khi đó em hiểu rằng đau khổ
Nỗi đau tôi chuộc lại cho mình
Tôi ao ước cho em khổ sở
Nhưng dù sao tôi vẫn yêu em.
1891





Malakhov, Sergei (1902 – 1973)

NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA MÌNH ANH ĐỪNG LẪN
(Nhại thơ Anna Akhmatova)

Người phụ nữ của mình anh đừng lẫn
Với một người nào: em quấn khăn lông
Còn anh muốn lẫn lộn chỉ hoài công
Và anh ra vẻ thở dài, than vắn.

Em giật mình kêu: này anh, này anh!
Ô, lạy Chúa, anh giúp cho em mấy
Em nhầm lẫn xỏ chiếc giày bên trái
Sang bàn chân bên phải của mình(1).

Anh thở dài, kêu lên: An-nhiu-ta!(2)
Còn em ngồi lên bậc thềm: – gì thế?
Anh mỉm cười rất ghê và lặng lẽ
Rồi nói rằng: – đừng cọ xát bành tô!
______________
(1)Chi tiết “tay phải xỏ nhầm găng tay trái” của Akhmatova rất đặc trưng cho vẻ bối rối của người phụ nữ khi yêu, chi tiết này rất nổi tiếng và, như ta thấy, có rất nhiều người nhại theo chi tiết này.
(2)Cách gọi âu yếm tên Anna.






Miller, Fyodor (1818-1881)

EM CHẲNG BẬN LÒNG ĐÂU

Em chẳng bận lòng đâu, khổ đau hay khoái lạc
Với khổ đau em quen đã từ lâu
Sẵn sàng khóc và sẵn sàng cười cợt
Em chẳng bận lòng đâu!

Em chẳng bận lòng đâu, dù ai thù ai hận
Em quen những lời vu khống từ lâu
Mặc ai chê bai, dù ai nhạo báng
Em chẳng bận lòng đâu!

Em chẳng bận lòng đâu, chân tình làm chi nữa
Tình trong em quên lãng đã từ lâu
Chẳng ai yêu, chẳng cần ai yêu nữa!
Em chẳng bận lòng đâu!
1859.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:41:36 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 15.12.2007 12:15:37
Mochulsky, Konstantin (1892 – 1948)

SÁNG HÔM THỨ TƯ ANH ĐẾN THĂM EM

Sáng hôm thứ tư anh đến thăm em
Hai đứa mình mãi mãi là thù nghịch.
Câu chuyện này không bao giờ em quên
Không quên theo mỗi bàn chân anh bước.

Em hỏi anh: “Có muốn uống trà không?”
Anh im lặng, rồi trả lời rằng: “Có”.
Tại vì sao em không biết được rằng
Cứ hằng đêm em gọi tên anh đó.

Khi ra về anh thì thầm: “Tạm biệt”
Còn em trở nên sáng sủa vô cùng
Trên khu vườn có tiếng kêu thảm thiết
Của bầy chim bay lượn giữa không trung.


Ortsevy, M. (?)

TẤM ẢNH

Tấm hình em ánh trăng rơi lên đấy
Người em yêu, em của những ngày xưa
Qua làn khói dường như người sống lại
Trong phút giây hòa lẫn thực và mơ.

Tôi ngắm nghía, mắt không rời tấm ảnh
Tôi ước mơ, tôi hồi tưởng về em
Tôi gọi em nhưng bốn bề im ắng
Chỉ ánh trăng thanh ve vuốt tấm hình.


Parmenov, Kyrill (1987 - )

CÒN LẠI ĐÂY TỪ NHỮNG NGÀY XA LẮC

Còn lại đây từ những ngày xa lắc
Những bài thơ của một nhà thơ câm
Như những đứa con của mùa hè phương Bắc
Chúng nhẹ nhàng, nhuốm một vẻ buồn thương.

Từ trong sâu thẳm tâm hồn
Nghe theo tình, những bài thơ ông viết
Ông không hiểu, dù ông từng hạnh phúc
Từng một mình trong im lặng cô đơn.

Còn lại đây từ những ngày xa lắc
Những bài thơ của một nhà thơ điên
Tôi ngồi đọc những bài thơ dịu êm
Như những đứa con của mùa hè phương Bắc.
1999.

CÁI HANG ĐỘNG BÍ HUYỀN

Có một lần chú bé đi du lịch
Xa về bên kia biển để đi tìm
Một cái hang tuyệt đẹp, bí huyền
Cái hang này chú đã từng vẽ được.

Từ những câu chuyện cổ chú nghe rằng
Cứ buổi sáng lại đi về chốn đó
Như một quả cầu màu nâu buồn bã
Từ trên trời ghé xuống mặt trăng.

Và lập tức ngay trong giờ phút đó
Hang biến thành một cung điện nguy nga
Trong cung điện này nhảy múa hát ca
Mười hai nàng tiên nữ.

Những con thú trong vườn vui chạy nhảy
Chim hoạ mi âu yếm hót vang
Và muôn năm vẻ ấm cúng thanh bình
Vương quốc này con người không biết tới.
…………….

Tôi ngày xưa – chú bé con như thế
Tôi mơ về một xứ sở xa xăm
Và thường xuyên những khi còn một mình
Cái hang động bí huyền tôi lại vẽ.
2000.

TƯỢNG THẦN VỆ NỮ

Ta muốn áp má lên đùi
Bộ ngực trần của Nữ Thần ve vuốt…
Liệu có nên cấm con người
Mơ ước về thân hình bằng cẩm thạch?
1999.





Penkovsky, Lev (?)

TA CHỈ QUEN

Rất lặng lẽ, bình thường ta gặp gỡ
Đã lên da vết thương của ngày nào
Nhưng vết rạn lại nằm ngăn cách giữa:
Ta chỉ quen. Nghe mới lạ lùng sao...

Lạ lùng chưa: đã có gì lâu lắm
Ta bên nhau đã áp ngực, tựa đầu
Thế mà giờ tựa hồ như xa vắng:
Ta chỉ quen. Nghe mới lạ lùng sao...

Dây vào nhau – ngọt ngào. Gỡ nhau ra – đau đớn
Nhưng lúc nào cũng nghĩ đến nỗi đau
Để làm gì? Có lẽ đành quên lãng
Ta chỉ quen. Nghe mới lạ lùng sao...


Razorenov, Aleksei (1819-1891)

MẸ ƠI ĐỪNG MẮNG CON

Mẹ ơi đừng mắng con
Rằng con yêu người ấy
Mẹ ơi buồn rất buồn
Sống một mình như vậy.

Vì đâu con chẳng biết
Bỗng nhiên lại thế này
Con tim đập mãnh liệt
Và buồn khổ đọa đày.

Tất cả đều chán chường
Người con như lửa cháy
Chẳng có gì đễ thương
Con khổ vì người ấy.

Con chẳng cần trang phục
Hay báu vật trên đời
Chỉ ánh nhìn, mái tóc
Để sưởi ấm lòng thôi...

Mẹ ơi hãy yên lòng
Đừng mắng con như vậy.
Mẹ biết không đời con
Cần phải yêu người ấy.
1840-1850.


Rumer, Yuri (1901 – 1985)

AKHMATOVA

Ngày hôm nay em vô cùng mỏi mệt
Trong người em ngự trị một nỗi buồn
Còn phó mát tươi thì lại vô cùng ít
Phó mát tươi – em nhìn thấy mà thương.

Anh bước vào như con ốc im lặng
Sau tiếng hò reo ngày lễ phục sinh
Em thấy yêu vô cùng sợi chỉ trắng
Không hiểu vì sao tuột khỏi vai anh.

Anh yêu ơi đừng gọi là phản bội
Thiếu phó mát tươi em buồn bã, héo hon
Còn bàn tay em thì lại xỏ nhầm
Găng tay phải vào bàn tay bên trái.


Sharganova, Elêna (1985 - )

EM YÊU RỒI CHĂNG

Em yêu rồi chăng?
Thật là kỳ quặc…
Mà biết đâu là sự thật?
Ô không, không có chuyện đó rồi.
Tình yêu – cổ xưa như trái đất
Và em nhớ đến cơn khát.
Có thể chỉ là quyến luyến vậy thôi.

***
Em nhìn vào bầu trời đêm
Em đếm những ngôi sao nhỏ
Giữa bầu trời đêm, ngọn gió
Trả lời những câu hỏi của em.

Em muốn biết về anh
Nhưng gió không nói cho em sự thật
Gió chỉ lặng lẽ rung cành
Và thì thầm: “Đợi ngày mai sẽ biết”.

Em ngồi đợi chờ anh
Đắng cay rơi giọt lệ
Và giữa bầu trời đêm, ngọn gió
Trả lời những câu hỏi của em.




Skotnevsky, Boris (1952-)

CĂM THÙ VÀ YÊU

Căm thù và yêu
Anh ngây thơ như cậu bé
Đôi khi thấy thương mình thật nhiều
Nhưng thương em còn nhiều hơn thế.

Mạo hiểm thì đành mạo hiểm
Có phải áo đâu, chỉ bộ lông
Nhưng không thể nào chịu đựng
Đành để mất tâm hồn.

Tất cả ta đều tha thứ cả thôi
Tất cả hiểu ra như là bài học
Thật đắng cay làm ra vẻ buồn cười
Nhưng khủng khiếp hơn làm người ác độc.

Hãy bạo dạn ngước mắt nhìn em nhé
Cuộc đời, ai đem đo đếm, so bì
Thật dại khờ tin vào điều diệu kì
Nhưng không tin còn dại khờ hơn thế!

THÔI ĐÀNH THẾ

Thôi đành thế!
Chỉ còn lại không nhiều, mà chẳng ít
Học cho ngón tay vào miệng huýt lên
Học tiếc thương cho người mẹ của mình
Học với bản thân mình không thương tiếc.

Nghe tiếng động là tôi đi tìm cách
Đoán ra những gì ngự trị trong hồn
Không cách này thì cách khác vẫn còn
Chỉ thời gian thì đã còn rất ít.

Nhưng dù sao, tôi vẫn đi tìm cách
Khi tôi lang thang trên những lối mòn
Làm người tốt, hạnh phúc, thật dễ dàng
Thật dễ làm người vô phúc và ác.

Và bây giờ ngoài cửa nghe tiếng gõ
Em hãy vào, hãy cởi áo bành tô
Ngày hôm nay anh hạnh phúc bất ngờ
Và bởi thế anh tốt như tất cả.


Surin, A. (?)

NHƯNG DÙ SAO TÔI VẪN YÊU ANH

Anh chỉ chơi, đùa tôi vậy thôi mà
Anh không có tim hoặc là tim băng giá.
Nhưng điểm cuối cùng thì tôi đã nhìn ra
Tôi van anh, xin chớ đùa với lửa!..

Tôi đau khổ đâu phải vì số phận
Tôi đợi chờ gặp gỡ chỉ hoài công
Vẫn biết rằng đó là điều bất hạnh
Nhưng dù sao tôi vẫn yêu anh!

Khi gặp anh tôi chỉ vô tình thôi
Tôi bối rối ngượng ngùng rồi im lặng
Giá mà anh biết rằng tôi đau đớn
Đành lặng im khi muốn nói lên lời.

Rằng yêu anh, về anh tôi mơ ước
Để yêu anh tôi chỉ biết quên mình
Tôi thú nhận điều này bao khó nhọc
Nhưng dù sao tôi vẫn yêu anh!

Chẳng biết anh bùa mê nào có được
Mà không thể nào tôi thoát khỏi anh?
Anh đến với tôi như quỉ sứ, yêu tinh
Làm náo động trong lòng bao mơ ước.

Tôi đáng lẽ phải căm thù anh lắm
Vì khổ đau tôi chịu đựng một mình
Giá mà giết chết anh tôi mừng lắm
Nhưng dù sao tôi vẫn yêu anh!
1899.




Terenchieva, Anna (1945 -)

CHIA TAY NHẸ NHÀNG

Chia tay nhẹ nhàng, chia tay không thương tiếc
Nếu tình nhân trở nên chán mớ đời
Nếu tình nhân – kẻ mê gái không thôi…

… Chiếc khăn Akhmatova lên cổ mình, tôi quấn…
Và với những bài thơ như điều giáo huấn…


Vanin, Dmitry (1979-)

EM LÀ CUỘC ĐỜI ANH

Em là cuộc đời anh
Em là dòng máu nóng
Dòng máu trong huyết quản.
Em chạy trốn, anh tìm
Em như buổi bình minh
Em như tia lửa sáng.

Em là giấc mơ, kỷ niệm
Em là dòng sữa tươi
Mới vắt trong buổi sáng
Em tựa hồ như ánh sáng
Trên cửa sổ mọi nhà…
Nhưng em thật là xa.




Vengerskaya, N.

LỜI YÊU

Hít vào mùi hương của hoa hồng
Tôi nhớ vườn cây rợp bóng râm
Và lời “yêu em” bao trìu mến
Ngày đó mà anh đã nói cùng.

Giờ trong tôi tình yêu lại cháy
Dù người đi và chẳng quay về
Nhưng lời yêu ngọt ngào buổi ấy
Tôi sẽ không quên được bao giờ.

Tình yêu tôi đâu như ngọn khói
Để bỗng nhiên tan biến giữa trời
Nhưng vì anh đi ngang qua đấy
Với nụ cười không để ý thôi.

Trả lại anh tấm hình ngày trước
Tình yêu anh tôi chẳng cầu xin
Trong thư tôi không có lời qưở trách
Bởi bây giờ tôi vẫn yêu anh.



Tác giả
KHUYẾT DANH

NGỌN LỬA TÌNH YÊU

Đừng gợi lên hoài niệm
Của những tháng ngày qua
Những ước mong thầm kín
Đừng trả lại hồn ta.

Ánh mắt đầy nguy hiểm
Đừng dồn hết vào đây
Giấc mơ tình âu yếm
Đừng lôi cuốn như vầy.

Có một lần trong đời
Hạnh phúc ta nếm trải
Ngọn lửa thần tình yêu
Hãy bùng lên, hãy cháy.

Nhưng ai ngọn lửa thiêng
Có thể đem dập tắt
Kẻ ấy đời không quên
Chẳng còn nhìn thấy mặt.
1877





HÃY CHO EM ĐI CÙNG

Hỡi người em yêu thương
Hãy cho em đi cùng!
Về quê, nơi xa ấy
Em là vợ của anh.

Người yêu của anh ơi
Anh rất sẵn lòng thôi
Nhưng ở nơi xa ấy
Anh đã có vợ rồi.

Hỡi người em yêu thương
Hãy cho em đi cùng!
Về quê anh em sẽ
Làm em gái của anh.

Người yêu của anh ơi
Anh rất sẵn lòng thôi
Nhưng ở nơi xa ấy
Đã có em gái rồi.

Hỡi người em yêu thương
Hãy cho em đi cùng!
Về quê anh em chỉ
Kẻ lạ mặt, người dưng.

Người yêu của anh ơi
Anh rất sẵn lòng thôi
Nhưng ở nơi xa ấy
Người lạ chẳng cần rồi.

©NGUYỄN Viết Thắng giới thiệu, dịch, chú giải:
"150 Nhà thơ Nga"
với sự cộng tác của IVANOV, Ivan Ivanovich


<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.06.2010 13:10:24 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 23.12.2007 12:54:47
 


Taras Hryhorovych Shevchenko (9/3/1814—10/3/1851) – nhà thơ, họa sĩ, chiến sĩ đấu tranh vì dân tộc, người khởi xướng nền văn học mới và ngôn ngữ mới của Ucraina.

Tiểu sử và tác phẩm:
Taras Shevchenko sinh ngày mùng 9 tháng ba năm 1814 tại làng Moryntsi, châu Kiev, Đế chế Nga (nay là tỉnh Cherkasy, Ucraina). Là con một gia đình nông nô, cũng như cả gia đình mình, Taras là sở hữu của địa chủ Pavel Engelhardt. Chín tuổi mồ côi mẹ, ba năm sau mồ côi cha, vì thế từ nhỏ Taras đã phải lao động vất vả chăn dắt gia súc ngoài đồng cỏ. Mười lăm tuổi Taras được xung vào đám "tiểu đồng" cần vụ của chủ, chẳng bao lâu được theo chủ đến thủ đô Peterburg. ở đây Taras được theo học vẽ bốn năm. Năm 1838, chàng trai Taras được một số văn nghệ sĩ Nga bỏ tiền ra trả cho địa chủ Engelhardt chuộc ra để thành người tự do. Taras Shevchenko trở thành sinh viên Học viện Mỹ thuật, trực tiếp theo học danh họa Briullov.
Chăm chỉ học tập rèn luyện ở Học viện Mỹ thuật, Shevchenko còn say mê sáng tác thơ ca hơn. Tập thơ đầu tay nhỏ bé của Shevchenko có tên là Kobzar (Người hát rong) xuất bản năm 1840 nhờ tiền của một người bạn Ucraina của mình. Tập thơ đã gây một ấn tượng mạnh mẽ cho bạn đọc Ucraina cũng như bạn đọc Nga.
Năm 1841, Shevchenko sáng tác bản trường ca lớn Haidamaki miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân 1768. Cũng như tập thơ đầu tay Kobzar, bản trường ca Haidamaki đã thành công lớn. Tiếp theo xuất hiện những tác phẩm thơ ca khác đều có giá trị: Maria, Katerina v.v...

Năm 1845, Shevchenko tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật, và trở về Ucraina bắt đầu làm việc tại ủy ban khảo cổ học. Vì giao du với các thành viên trí thức tiến bộ và tham dự hội họp bí mật nên năm 1847, Shevchenko đã bị bắt cùng với những người khác trong tổ chức. Shevchenko bị đầy đi làm lính trơn ở tiểu đoàn tiền phương Orenburg, và đã phải sống ở nơi lưu đày xa xôi hẻo lánh suốt mười năm ròng.
Sau khi Sa hoàng Aleksandr II lên ngôi, năm 1857, Shevchenko mới được trả tự do. Ông được trở về Nizhnyi Novgorod, sau đó về Peterburg. Năm 1860, tại Peterburg, Shevchenko cho xuất bản lại bản mới của tập thơ Kobzar.
Sau những năm tháng cơ cực tù đầy, Shevchenko có dự định trở về Ucraina sinh sống nhưng ông đã lâm bệnh hiểm nghèo. Buổi sáng ngày 10 tháng 3 năm 1861, thi hào Taras Shevchenko qua đời. Ông được chôn cất tại Peterburg, sau đó mới được phép cải táng đưa hài cốt về an táng tại quê hương Ucraina.
Taras Shevchenko trở thành biểu tượng của dân tộc Ucraina. Trong lịch sử văn học thế giới, tên tuổi của Taras Shevchenko đứng ngang hàng với những thiên tài về ngôn ngữ như Pushin, Goethe, Maeterlinck… Thơ của ông được dịch ra hơn hai trăm thứ tiếng và được dịch nhiều ra tiếng Việt. Năm 2004 Hội đồng dịch, Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản tập Thơ Taras Shevchenko với bài giới thiệu của ngài Đại sứ Ukraina tại Việt Nam.





KHÓC CHO NHỮNG NGÀY XƯA

Giá mà ta sẽ còn gặp lại nhau
Thì em sẽ thế nào, em có sợ?
Có bằng những lời êm ái, ngọt ngào
Em thốt lên bên tai tôi khi đó?

Không. Em sẽ chẳng nhận ra
Mà, có thể, nhớ ra và nói:
Tất cả chỉ là trong một giấc mơ!
Còn tôi sẽ mừng vui trở lại.

Người con gái có đôi mắt đen!
Khi tôi hồi tưởng lại
Về những ngày xưa thân ái
Vui vẻ và cay đắng, xót xa
Thì tôi sẽ khóc oà.

Xin cám ơn điều này không sự thật
Mà chỉ là giấc mơ
Xin rót đầy nước mắt
Khóc cho những ngày xưa!
1848





CATHERINA

Cô gái tên Catherina
Có ngôi nhà sàn gỗ
Một lần, có ba người khách ghé
Họ đến từ thành phố Zaparoze.

Một người có tên: Semen Bosy
Người kia tên: Ivan Goly
Người thứ ba - Ivan Yaroshenko.
“Chúng tôi đi vòng quanh Ba Lan đấy
Và chúng tôi đi khắp Ucraina
Nhưng không đâu nhìn thấy
Cô gái nào đẹp hơn Catherina!”

Một người thốt lên rằng
“Giá mà tôi giàu có
Thì tôi đem hết bạc vàng
Tặng cho Catherina đó
Chỉ mong sao có nàng”.
Người thứ hai thì thầm:
“Ơi những người anh em
Giá mà tôi khỏe như lực sĩ
Thì tôi trao hết cho nàng
Chỉ mong được có em”.
Còn người thứ ba thì nói:
Vì Catherina
Tôi sẽ làm tất cả
Không có việc gì khó
Với tôi trên đời này”.

Catherina suy nghĩ một hồi
Rồi trả lời ba người khách:
“Em có người anh trai
Đang chịu cảnh tù đày
Ơ Crưm, hay đâu đấy
Ai cứu được anh ấy
Thì em đây sẽ của người!”

Thế là ba chàng trai
Cùng nhau thắng yên ngựa
Rồi họ lên đường
Để đưa về kẻ tha hương -
Người anh trai của Catherina yêu mến.

Thế rồi một người chết đuối
Ơ vùng cửa sông
Người thứ hai chết vì đâm vào cọc
Ơ vùng Ca-dơ-lốp
Chỉ còn người thứ ba
Ivan Yaroshenko
Đã từ nhà tù
Ơ vùng Ba-tri-sa-rai
Cứu được người anh trai
Của Catherina yêu dấu!

Một buổi sáng cánh cửa kêu cót két
Có ai đấy bước vào nhà:
“Hãy dậy mau Catherina
Để gặp người anh trai yêu quí!”
Catherina như người trong mộng mị
Và cô kêu lên:
“Em đã nói không thật một điều
Đây không phải anh trai, mà người yêu!”
“Em đã lừa dối các anh...”
Rồi cô ngã lăn đùng xuống đất.
“Nào người anh em ta đi khỏi nơi này
Đi khỏi ngôi nhà nguyền rủa!”
Rồi họ đuổi theo ngọn gió
Như cánh chim bay.

Catherina tươi trẻ
Người ta đã chôn cô trên đồng
Còn những người Zaparoze trên thảo nguyên
Đã trở thành anh em kết nghĩa.
1848





KHI XƯA

Khi xưa bé ta cùng chơi với nhau
Ta yêu nhau khi ta còn thơ bé
Mẹ của ta cứ nhất định một điều
Khi ngắm nhìn hai đứa trẻ:
“Ta sẽ cho chúng lấy nhau”.
Rồi thời gian trôi như nước chảy qua cầu
Ta chia tay như ngày còn thơ bé
Từ đó đến giờ chẳng gặp lại nhau.

Tôi bước ra cuộc đời sóng gió ba đào
Phiêu bạt khắp mọi nẻo
Trở về nhà khi tóc đã trắng phau.
Làng tôi ngày xưa màu sáng
Thế mà giờ tôi ngỡ rằng
Làng của tôi màu tối, lặng câm
Như tôi đây, tự mình, màu xám.
Tôi cứ ngỡ rằng
Trong làng không có gì thay đổi
Sau bao nhiêu tháng năm
Tất cả vẫn như ngày ấy
Vẫn cánh đồng, vẫn rặng cây dương
Trước mặt tôi con suối và cây liễu

Cúi mình trên mặt nước
Như người mang gánh nặng, nhọc nhằn thay
Đây cái hồ, đập nước, chiếc cối xay
Sau cánh rừng cánh quạt đang lúc lắc
Cây sồi xanh giống như người Cô-dắc
Từ trong rừng đang bước dạo chơi
Và những chiếc lá màu đen của sồi
Rắc đầy lên ngôi vườn rộng
Nơi mà ông bà tổ tiên trong im lặng
Nằm ngủ yên trong bóng, tựa thiên đàng
Những cây thập ác cúi mình, đã bị bỏ quên
Những lời trên đó bị nước mưa rửa sạch
Mà chẳng cần mưa, chẳng cần lời trên thập ác
Sao Thổ Tinh cũng sẽ xoá sạch trơn...
Thôi thì để cho mẹ cha yên nghỉ với Thánh thần!
“Thế còn Oksana?” - hướng về người anh tôi hỏi
“Oksana nào? - có phải cô bé con chơi với chú ngày nào
Cô bé tóc xoăn mà chú đã quên lâu
Mà tại sao, chú buồn điều gì vậy?”
“Không, em không buồn về chuyện ấy

Mà chuyện là Oksana cũng đi về chốn xa xôi
Với những người lính rồi biến mất tăm hơi
Nàng trở về nhà một năm sau đó
Nhưng không một mình mà trên tay đứa bé
Nàng trở về trong đêm tối không trăng sao
Nàng ngồi xuống bên bờ rào
Rồi kêu như chim tu hú
Tiếng đáp lại cũng nghe rất rõ
Nàng tháo bím tóc ra.
Sau đó rồi nàng lại đi xa
Nàng đi về đâu không ai biết được
Nàng hoá điên rồi lang thang, phiêu bạt…
Thế mà cô gái ngày xưa
Đẹp như hoa! Nhưng hạnh phúc trời không cho...”
Mà có thể, trời cho nhưng ai đấy
Đã lấy cắp mất của nàng đi vậy
Và người ta đã lừa dối cả ông trời.
1849





TA HÁT VỚI NHAU

Ta hát với nhau rồi sau đấy giã từ
Không nước mắt, không nói lời giã biệt
Liệu ta còn gặp lại nhau không biết
Để cùng nhau ta lại hát như xưa.

Có thể gặp lại nhau, nhưng đến bao giờ
Và ở đâu? Bài hát gì sẽ hát
Không ở đây, và tất nhiên, bài hát khác
Chẳng phải bài đã từng hát ngày xưa.

Cuộc sống ở đây đầy nỗi âu lo
Nên ở đây những bài vui không hát
Nhưng dù sao những ngày ta có được
ở chốn này đã buồn nhớ cùng nhau.

Ta nhớ về vùng đất chẳng u sầu
Sông Đnhép oai hùng, những ngọn đồi vạm vỡ
Và cả những khổ đau thời tuổi trẻ
Và thiên đường tội lỗi tháng ngày xanh!
1850





MẸ ƠI

Ôi mẹ ơi, con khổ quá chừng!
Đôi mắt sáng nhưng mẹ biết không
Chẳng có người để mà trao ánh mắt.

Ôi mẹ ơi, mẹ ơi, con khổ lắm!
Đôi tay trắng mà tay không âu yếm
Không có ai mà ve vuốt mẹ ơi.

Ôi mẹ ơi, mẹ biết không, mẹ ơi
Đôi chân nhẹ nhàng nhưng chẳng có ai
Con biết nhảy cùng với ai hả mẹ?
10-6-1859


NHƯ CHƯA TỪNG GẶP GỠ

Ta gặp gỡ rồi kết tóc xe duyên
Rồi sinh sôi, nảy nở
Như hoa ở trong vườn
Rồi làm nhà. Chẳng biết đến đau buồn
Bầy trẻ nhỏ vui đùa giỡn
Rồi chúng lớn lên
Những đứa trai đi vào lính
Những đứa gái cũng bị lính mang đi
Còn chúng mình như có vẻ đã chia ly
Có vẻ như ta chưa từng gặp gỡ.
5-12-1860

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 26.12.2007 11:51:29
 


150 Nhà Thơ Nga
................



 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2010 13:16:41 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 29.02.2008 13:12:10

 
Taras Grigorjevich Shevchenko (tiếp theo)
 
 
LỜI DI CHÚC
 
Khi tôi chết xin hãy chôn
Trên đất Ucraina yêu thương.
Xin hãy đào mộ
Giữa thảo nguyên rộng mênh mông
Để tôi được nằm giữa đồi mộ cổ
Bên trên con sông
Để được nghe tiếng gầm réo
Của sông Đnhép chuyển dòng.
Và khi từ những cánh đồng
Máu của quân thù đáng ghét
Bị cuốn phăng
Thì khi đó
Tôi bước ra từ ngôi mộ
Tôi bước lên đạt đến ngưỡng thánh thần.
Và tôi sẽ nguyện cầu
Chứ bây giờ tôi chẳng biết có Chúa trời đâu.
Xin hãy giấu đi rồi đứng dậy
Gông cùm xin bẻ gãy
Và máu quân thù
Hãy tưới bằng khí phách hiên ngang
Còn về tôi trong Đại gia đình
Đại gia đình tự do và mới.
Xin hãy đừng quên nhắc tới
Một lời tốt đẹp thì thầm.

 
 

(Một con tàu mang tên Taras Shevchenko)
 
Заповіт
 
Як умру, то поховайте
Мене на могилі,
Серед степу широкого,
На Вкраїні милій,
Щоб лани широкополі,
І Дніпро, і кручі
Було видно, було чути,
Як реве ревучий.
Як понесе з України
У синєє море
Кров ворожу... отойді я
І лани, і гори —
Все покину і полину
До самого бога
Молитися... а до того
Я не знаю бога.
Поховайте та вставайте,
Кайдани порвіте
І вражою злою кров'ю
Волю окропіте.
І мене в сем'ї великій,
В сем'ї вольній, новій,
Не забудьте пом'янути
Незлим тихим словом.

 

 

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 28.04.2008 10:29:33

 
Silva (Sirvard) Barunakovna Kaputikyan (1919 – 2006) – nữ nhà thơ, nhà văn Armenia, thành viên của Hội Văn bút Quốc tế, là nhà thơ nữ lớn nhất của Armenia thế kỷ XX.

Tiểu sử:
Sirvard Kaputikyan sinh ngày 5/1/1919 ở Erevan. Bố là người tỵ nạn từ thành phố Van (Thổ Nhĩ Kỳ), trước làm biên tập viên của một tờ báo, sau dạy học. Sirvard Kaputikyan tốt nghiệp khoa ngôn ngữ Đại học Erevan và trường viết văn. Bắt đầu in thơ từ năm 1933. Hội viên Hội nhà văn Armenia từ năm 1941. Năm 1952 được tặng Giải thưởng nhà nước Liên Xô.
Những đề tài chính trong thơ Sirvard Kaputikyan là tình yêu, lòng yêu nước và sự cô đơn của người phụ nữ. Bà đặc biệt nổi tiếng với nhiều bài thơ về tình yêu, tình mẹ và nhiều bài viết về số phận của cộng đồng người Armenia ở nước ngoài. Ngoài hoạt động văn học bà còn là Đại biểu Xô viết Tối cao Liên Xô và Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga. Bà được tặng nhiều giải thưởng cao quí của nhà nước Armenia, Liên Xô và nhiều giải thưởng của các nước: Ý, Ukraina, Mỹ, Grruzia, Anh.
Sirvard Kaputikyan là tác giả của gần 60 cuốn sách viết bằng tiếng Armenia và tiếng Nga.

Tác phẩm:

Một số tập thơ bằng tiếng Nga:

*В эти дни (Trong những ngày này, 1945)
*Стихи (Thơ, 1947)
*На берегу Занги (Bên bờ sông Zangy, 1947)
*Мои родные (Những người ruột thịt của tôi, 1951)
*В добрый путь (Lên đường may mắn, 1954)
*Откровенная беседа (Cuộc trò chuyện cởi mở, 1955)
*Раздумья на полпути (Suy ngẫm trên đường, 1960)
*Часы ожидания (Những giờ đợi chờ, 1983)
*Тревожный день (Ngày lo âu, 1985)



Một số bài thơ:

Em bảo anh: "Đi đi!”

Em bảo anh: "Đi đi!”
Sao anh không ở lại?
Em bảo anh: "Đừng đợi!”
Sao anh lại ra đi?

Những lời em trái ngược
Mắt em lệ đầy vơi
Tại sao anh tin lời?
Sao không nhìn đôi mắt?


Tôi và anh mang một tình yêu lớn

Tôi và anh mang một tình yêu lớn
Nhưng tôi yêu anh, anh lại yêu người
Cả hai ta cháy lên bằng lửa bỏng
Nhưng tôi – bằng lửa của anh, còn anh – chẳng của tôi.

Anh đợi chờ lời, tôi đợi chờ lời
Tôi đợi từ anh, còn anh – từ người khác
Tôi thấy anh trong cơn mê của tôi
Còn anh mê sảng thấy hình bóng khác.

Thì đành vậy thôi, biết làm sao được
Một khi mà số phận chẳng thương ta
Ta vẫn sống và yêu, mặc dù là
Tôi yêu anh, còn anh yêu người khác.



Những giờ chờ đợi

Anh không đến… Đêm đen trong nỗi buồn
Con tim em giống như đường phố vắng.
Chỉ bước chân ai gõ vào yên lặng
Bước chân muộn màng, buồn bã, âm vang.

Em hy vọng. Em nhìn vào bóng đêm
Xem những bước chân trên đường đo đếm.
Mỗi lúc một to, gần đến bậc thềm
Sắp đến nơi, và bỗng nhiên im hẳn…

Nhưng những bước chân mỗi lúc càng xa
Rơi vào lặng im và nghiêm khắc hẳn…
Trong con tim em nỗi đau càng nặng
Có vẻ như giẫm lên từng kẻ đi qua.


Anh trong tim

Anh trong tim, trong hơi thở của em
Trong nỗi buồn, trong mừng vui, hoan hỉ
Cháy lên trong thơ em như ngọn lửa
Em nhìn người ta – trước mặt chỉ thấy anh.
Em đến nhà ai thì anh cũng theo cùng
Anh là không khí, là ánh sáng, là dịu êm, là gió
Thế mà sao anh chạy trốn khỏi em!…




Khi anh tiễn em về nhà

Khi anh tiễn em về nhà
Con đường của ta đầy bụi
Em cứ ngỡ như tấm vải hoa
Đẹp hơn mùa xuân đồng nội.

Khoảng cách đọ dài của những con đường
Trên mặt đất này có nhiều vô kể…
Nhưng tại vì sao nhà em thật gần
Và tại vì sao con đường ngắn thế!…


Bí ẩn của tình yêu

Bí ẩn của tình yêu – sâu thẳm, cổ xưa – em không hiểu
Tâm hồn đang yêu – giàu hơn, nghèo hơn – em không hiểu
Yêu anh nhưng u ám, lang thang, con tim dè dặt là anh.
Em là người thắng hay là người thua – em không hiểu.


Em chẳng muốn nhìn thấy anh

Không! Em chẳng muốn nhìn thấy anh!
Nếu như đôi mắt đi tìm
Thì em nhắm mắt.

Nếu lưỡi em gọi tên anh
Thì em mím chặt hàm răng:
"Đồ dở hơi, im lặng!”

Nhưng nếu tiếng kêu từ trái tim?
Nếu trái tim sẽ gọi tên anh
Thì biết làm sao ngăn được lưỡi
Lưỡi làm sao bắt im được con tim?



Em nhún bờ vai kiêu hãnh

Em nhún bờ vai kiêu hãnh
Em chịu đựng
Sẽ không gọi tên anh.
Ôi, giá mà người ta biết rằng em cay đắng!
Nhưng điều này không nên biết một ai!
Đâu phải vì bối rối cúi hàng mi
Em vẫn đi giữa những người quen xa lạ…
Dù trong ngực tất cả đều phun khói và bốc lửa
Những giá mà khói đừng phun từ dưới những hàng mi!

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 29.08.2008 15:39:41

Robert Rozhdestvensky (tiếp)


CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ

Có thành phố êm ả như giấc mơ.
Nơi đó trên ngực có đầy bụi bám.
Nước trên sông như mặt kính, lững lờ
Có thành phố, nơi mà trong ấm nóng
Trôi đi tuổi thơ xa vắng của ta...

Trong đêm khuya tôi vội ra khỏi nhà
Đến nhà ga, ghé vào phòng bán vé:
“Có thể, lần đầu trong nghìn năm qua
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ!...”
Cô bán vé trả lời: “Không có vé...”

Biết làm sao cãi lại được cô ta?
Đường về tuổi thơ còn tìm đâu vậy?
Mà có thể, chỉ đơn giản, đôi khi
Trong kí ức ta đi về chốn ấy?...

Thành phố này có những câu chuyện cổ
Những ngọn gió gọi tất cả lên đường.
Ở nơi đó ta mê như điếu đổ
Nhà đến mặt trời, thông đến trời xanh.
Mùa đông đi trên tuyết dày lặng lẽ...

Bài hát xa xôi trong số phận mình
Thành phố dịu dàng, cám ơn ngươi nhé!
Ngươi đừng đợi, ta chẳng quay về nữa.
Trên hành tinh còn có những con đường.
Ta đã lớn. Hãy tin. Và tha thứ.





NGÀY SINH CỦA PHỤ NỮ

“Cô ấy bao nhiêu tuổi?...” “Tuổi thực – bao nhiêu?...”
Người phụ nữ phẩy tay rồi thốt lên
Giọng kéo dài – vui và cay đắng:
- Tính đếm làm gì cho uổng? Tất cả - của mình
Sau đấy nâng cốc uống chúc bè bạn.
Và ánh sáng bừng lên...

Phụ nữ chỉ có những ngày sinh.
Còn những năm sinh phụ nữ không hề có!

1973-1977


THÁNG NĂM LÀ TÀI SẢN

Dù đầu tôi bạc trắng –
Tôi chẳng sợ mùa đông.
Không gánh nặng – tháng năm.
Tháng năm là tài sản.

Tôi thường giục thời gian
Quen làm tất mọi chuyện.
Dù tiền bạc không gom.
Tháng năm là tài sản.

Tôi cám ơn tháng năm
Và uống vào thuốc đắng.
Không cho ai tháng năm!
Tháng năm là tài sản.

Nếu thế kỉ nói rằng
“Ngôi sao giờ tắt hẳn”
Bàn tay trẻ giơ lên
Tháng năm là tài sản.


EM HÃY YÊU

Em hãy yêu, hãy yêu.
Hãy rót ra như chiều.
Bổ tim làm hai nửa...
Người không nói: “uổng!” đâu...

Em hãy tin, hãy tin.
Em bắt đầu van xin.
Không bao giờ góa bụa...
Mà cũng như góa chồng.

Rồi em sẽ hết nhìn
Vào dày đặc bóng đêm.
Đồ trong nhà kê lại...
Người không hỏi: sao em?...

Rồi em sẽ quen mà
Rồi đêm sẽ sáng ra
Em một mình cất bước...
Người không hỏi: đâu về?...

Rồi em sẽ dối gian
Trên ngón tay ánh lên.
Đôi mắt đầy gian dối...
Nhưng người sẽ không nhìn.

Rồi em sẽ khóc lên.
Đờ bên cửa, như băng.
Tai họa em đem giấu.
Của người. Và của em.




QUẢ NGỌT

Quả ngọt làm vui mắt
Quả ngọt làm kinh ngạc.
Quả ngọt làm say sưa
Quả đắng làm sáng mắt.

Ôi, số kiếp phong ba
Cay đắng đến giày vò.
Quả ngọt cho một nắm
Quả đắng đầy hai xô.

Em không biết điều gì
Nó cứ lớn nhường kia
Mùa xuân cho quả ngọt
Quả đắng - cả bốn mùa.

Anh đừng cười gì em
Qua ô cửa hãy nhìn
Hai người ngắt quả ngọt.
Quả đắng chỉ mình em.


EM CHỚ CÓ BUỒN

Bọt nước mưa đặc quánh lại lắc lư
Những giọt mưa gõ đều trên cửa sổ.
Ngày hôm nay tình yêu vừa ngang qua
Còn ngày mai, ngày mai em gặp nó!

Em chớ có buồn
Cả cuộc đời phía trước
Cả cuộc đời phía trước
Hãy chờ đợi, hãy tin!

Hương xuân quyện lối mòn giữa rừng thưa
Đất héo hon vì những ngày nắng lửa.
Ngày hôm nay mơ ước vừa ngang qua
Còn ngày mai, ngày mai em gặp nó.

Như sương trên đồng, như sao trên trời
Như con sóng vui dập dờn trên biển
Hãy cứ để bên em đến muôn đời
Giấc mơ xa và một tình yêu lớn!

Em chớ có buồn
Cả cuộc đời phía trước
Cả cuộc đời phía trước
Hãy chờ đợi, hãy tin!


NHỮNG KHOẢNH KHẮC

Đừng nghĩ về từng giây rồi lên mặt.
Sẽ đến thời gian và bạn hiểu rằng
Chúng rít lên như đạn xuyên thái dương
Những khoảnh khắc, khoảnh khắc, và khoảnh khắc.

Mỗi khoảnh khắc có lí lẽ của mình
Có cây chuông của mình và dấu vết.
Khoảnh khắc phân chia – cho ai nỗi nhục
Bất tử cho ai – ai đấy vinh quang.

Những khoảnh khắc ép vào trong từng năm
Những khoảnh khắc nén vào từng thế kỉ
Và tôi đôi khi không hiểu được rằng
Đâu khoảnh khắc đầu, còn đâu cuối nhỉ.

Mưa giăng từ những khoảnh khắc bé bỏng
Dòng nước giản đơn rót xuống từ trời.
Còn bạn chờ đợi hết nửa cuộc đời
Xem khi nào khoảnh khắc kia sẽ đến.

Khoảnh khắc sẽ đến giống như hớp nước
Hớp nước mưa giữa oi bức mùa hè.
Ta cần nhớ về nghĩa vụ của ta
Từ khoảnh khắc đầu tiên cho đến chót.

Đừng nghĩ về từng giây rồi lên mặt.
Sẽ đến thời gian và bạn hiểu rằng
Chúng rít lên như đạn xuyên thái dương
Những khoảnh khắc, khoảnh khắc, và khoảnh khắc.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2008 15:55:49 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 11.11.2008 09:16:16


<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:58:29 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 05.03.2009 11:03:44



Nikolay Stepanovich Gumilyov (tiếng Nga: Николай Степанович Гумилёв) (15/4/1886 – 8/1921) là nhà thơ Nga thế kỉ bạc, người sáng lập trường phái văn học Đỉnh cao.

Tiểu sử:
Nicolai Gumilyov sinh ở Kronstadt, là con trai của bác sĩ Stepan Yakovlevich Gumilev và Anna Ivanovna L'vova. Thuở nhỏ sống ở Hoàng thôn, học ở trường gymnazy do nhà thơ nổi tiếng I. Annensky làm hiệu trưởng. Học xong trường gymnazy, Nicolai Gumilyov học Đại học Saint Petersburg và Đại học Sorbonn. Năm 1902 in bài thơ đầu tiên ở một tờ báo. Năm 1905 tập thơ đầu tiên Con đường của những nhà chinh phục (Путь конквистадоров). Từ năm 1907 đi du lịch sang các nước châu Âu nhiều lần. Năm 1908 in tập thơ Những bông hoa lãng mạn (Романтические цветы).

Năm 1910 Nicolai Gumilyov và Anna Akhmatova làm đám cưới, hai năm sau sinh con trai Lev Gumilyov – sau này là một nhà khoa học nổi tiếng của Nga. Năm 1911 thành lập phái Đỉnh cao (акмеизм) cùng với Anna Akhmatova và Osip Mandelstam. Năm 1912 in tập thơ Bầu trời xứ lạ (Чужое небо). Từ năm 1914 đến 1918 tham gia quân đội. Năm 1918 chia tay với Anna Akhmatova, năm 1919 cưới Anna Engelgardt.

Năm 1921 Nicolai Gumilyov in hai tập thơ lấy cảm hứng từ những chuyến đi châu Phi, cũng trong năm này ông bị bắt do nghi ngờ tham gia vào tổ chức vũ trang Tagantsev và bị xử bắn, nơi xử bắn và phần mộ không rõ.

Nicolai Gumilyov không chỉ là nhà thơ mà ông còn là một nhà thám hiểm châu Phi có tiếng. Ông tham gia các đoàn thám hiểm đông và bắc Phi, mang về cho bảo tàng dân tộc học ở Saint Petersburg nhiều bộ sưu tập có giá trị. Ngoài sáng tác thơ ông còn là một nhà văn với nhiều truyện hay và là một dịch giả xuất sắc.

Ảnh hưởng văn học của Gumilyov:
Nicolai Gumilyov kiên trì tổ chức nhiều nhóm văn học, không được người đương thời đánh giá cao, nhưng đã để lại nhiều kết quả tốt đẹp. Những học trò của ông như Georgy Abramovich, Georgy Ivanov, Vsevolod Rozhdestvensky, Irina Odoevtseva, Nicolai Tikhonov… và nhiều người khác sau này đã trở thành những nhà thơ nổi tiếng. Phái văn học Đỉnh cao đã thu hút những tài năng thi ca xuất sắc đương thời như Anna Akhmatova và Osip Mandelstam. Nicolai Gumilyov có sự ảnh hưởng sâu sắc đến thơ ca hải ngoại của Nga cũng như thơ ca Xô Viết.

Tác phẩm:
*Путь конквистадоров (1905)
* Романтические цветы (1908)
*Жемчуга (1910)
*Чужое небо (1912)
*Колчан (1916)
*К Синей звезде (1917)
*Колчан, Четвертая книга стихов, Книгоиздательствово «Петрополис», Берлин (1923).
*Тень пальмы (1922) – tập truyện
*Эмали и камеи (1914) – dịch Théophile Gautier.


Thư mục:
1. Павловский А.И. Николай Гумилев. — В кн.: Гумилев Н. Стихотворения и поэмы. Л., 1988
2. Николай Гумилев в воспоминаниях современников. М., 1989
3. Гумилев Н.С. Проза. М., 1990
4. Гумилев Н.С. Драматические произведения. Переводы. Статьи. Л., 1990
5. Гумилев Н.С. Собрание сочинений, тт. 1-3. М., 1991
6. Н.С.Гумилев pro et contra: личность и творчество Н.Гумилева в оценке русских мыслителей и исследователей. СПб, 1995



Gumilev với vợ và con trai


CÓ NHIỀU NGƯỜI YÊU NHIỀU VẺ KHÁC NHAU

Có nhiều người yêu nhiều vẻ khác nhau
Người khôn ngoan đi xây nhà xây cửa
Quanh những cánh đồng tốt tươi màu mỡ
Lũ trẻ con đùa nghịch chạy theo nhau.

Có những người yêu nhau rất nghiệt ngã
Chỉ những câu hỏi và câu trả lời
Máu sôi lên, trút giận lên đầu ai
Nghe như tiếng của bầy ong vò vẽ.

Lại có những kẻ yêu như là hát
Họ vui mừng và vui vẻ hát lên
Họ giấu mình chốn nương náu thần tiên
Có những kẻ lại yêu như nhảy nhót.

Còn em khi yêu thế nào, cô gái
Vì điều chi em mệt mỏi em buồn?
Có lẽ nào em lại chẳng cháy lên
Bằng ngọn lửa bí huyền em quen ấy?

Nếu em có thể hiện trước mắt anh
Bằng tia chớp loé sáng ngời của Chúa
Thì anh từ nay cháy lên trong lửa
Ngọn lửa từ địa ngục đến trời xanh!


NÀNG

Tôi biết người phụ nữ luôn im lặng
Mệt mỏi đắng cay vì lời nói, vì từ
Nàng sống trong vẻ chập chờn bí ẩn
Của những con ngươi luôn mở rất to.

Tâm hồn nàng khao khát được mở ra
Và chỉ dành cho âm nhạc của thơ
Trước cuộc đời dung tục và hoan hỉ
Tâm hồn kia ngạo mạn và tránh xa.

Tiếng bước chân rất nhẹ và thong dong
Tiếng bước chân êm ả đến lạ lùng
Dù tôi không thể gọi nàng là đẹp
Nhưng hạnh phúc tôi tất cả trong nàng.

Những khi tôi khao khát sự bất thường
Tôi ngạo mạn, can đảm đến với nàng
Để học nỗi đau khôn ngoan dịu ngọt
Trong vẻ rã rời mê sảng của em.

Trong giờ mỏi mệt giữ vẻ sáng trong
Giữ trong tay mình biết bao sấm sét
Những giấc mơ của nàng là chuỗi hạt
Như bóng trong cát lửa chốn thiên đàng.





TÔI VÀ EM

Tôi và em không xứng đôi vừa lứa
Bởi tôi từ xứ sở khác đến đây
Và tôi thích không phải ghi-ta kia
Mà giai điệu đàn zu-na hoang dã.

Và không phải những xa-lông bóng lộn
Những gian phòng, những áo váy màu đen
Mà tôi đọc thơ cho những con rồng
Những thác nước và những làn mây trắng.

Thích như người Ả Rập trong vắng vẻ
Áp sát mình vào nước uống nước trong
Chứ không như hoàng tử ở trong tranh
Nhìn sao trời và đợi điều gì đó.

Và chết không trong gối ấm chăn êm
Có thầy thuốc cùng với viên chưởng khế
Mà trong một khe mương nào hoang dã
Chìm đắm trong dày đặc của trường xuân.

Để rồi không đi vào chốn thiên đàng
Của đạo Tin lành đã từng chọn lựa
Mà nơi có kẻ cướp, người thu thuế
Và gái làng chơi gào thét: dậy đi anh!

<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:55:40 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 21.04.2009 17:10:36
Nicolay Gumilyov (tiếp)




GIỮA LÒNG TÔI NHỮNG BÔNG HOA KHÔNG NỞ

Giữa lòng tôi những bông hoa không nở
Tôi bị lừa bởi vẻ đẹp qua mau
Ngày một ngày hai rồi bỗng nát nhàu
Giữa lòng tôi những bông hoa không nở.

Và giữa lòng tôi chim chóc không ở
Chỉ xù lông rồi trầm giọng u buồn
Và sáng ra – một nắm nhỏ bằng lông...
Ngay cả chim, giữa lòng tôi không ở.

Chỉ có sách được xếp thành tám dãy
Những tập sách dày buồn bã lặng im
Chúng canh chừng vẻ mỏi mệt ngàn năm
Như những chiếc răng xếp thành tám dãy.

Người buôn sách cũ bán chúng cho tôi
Người này xưa lưng gù và nghèo khó…
Ông buôn bán vì nghĩa trang nguyền rủa
Người buôn sách cũ bán chúng cho tôi.


GIẤC MƠ

Anh nức nở trong giấc mơ khủng khiếp
Và thức giấc với một nỗi buồn thương:
Anh mơ thấy em đã yêu người khác
Và người này đã xúc phạm đến em.

Anh vùng dậy khỏi giường mình và chạy
Như kẻ sát nhân khỏi đọan đầu đài
Qua ánh sáng đục mờ anh nhìn thấy
Những ngọn đèn như mắt thú đâu đây.

Và có lẽ không còn ai như vậy
Anh lang thang giống như kẻ không nhà
Trong đêm ấy trên những đường phố tối
Như theo dòng những dòng suối cạn khô.

Và bây giờ đứng trước cửa nhà em
Bởi vì anh không còn cách nào khác
Mặc dù biết rằng anh không dám bước
Không bao giờ anh dám bước vào trong.

Người xúc phạm em, anh vẫn biết rằng
Đấy chỉ là một giấc mơ khủng khiếp
Nhưng dù sao thì anh giờ đang chết
Trước cửa sổ nhà kín mít như bưng.


SAU BAO NĂM THÁNG DÀI

Sau bao năm tháng dài
Anh lại quay về đây
Nhưng anh bị đày ải
Người dõi theo anh đây.

- Em đã chờ đợi anh
Suốt bao nhiêu tháng năm
Với tình em – khoảng cách
Không hề có trong tình.

- Anh bôn ba xứ người
Sống gần hết cuộc đời
Cuộc đời trôi nhanh quá
Không để ý em ơi.

- Cuộc đời em đã từng
Bao âu yếm, dịu dàng
Em đã từng chờ đợi
Trong mơ em thấy anh.

Cái chết trong nhà em
Cái chết trong nhà anh –
Chẳng đáng gì cái chết
Nếu giờ ta có mình.





GIÁC QUAN THỨ SÁU

Rượu tình yêu trong ta thật tuyệt vời
Bánh mì cho ta tự vào lò nướng
Và người phụ nữ mà trời ban tặng
Lúc trước khổ đau, giờ đến ngọt bùi.

Biết làm chi với hoàng hôn tím đỏ
Trên bầu trời đang từng phút lạnh dần
Đấy là nơi có tĩnh lặng thần tiên
Biết làm chi với dòng thơ bất tử?

Không hôn ai và không uống, không ăn
Khoảnh khắc trôi, không thể nào giữ lại
Ta vật vã khóc than, nhưng cứ phải
Tất cả đi qua, tất cả đi ngang.

Như đứa bé quên trò chơi của mình
Để ghé mắt ngó nhìn con gái tắm
Chẳng biết gì tình yêu, dù một bận
Vẫn bâng khuâng một mong ước kín thầm.

Như thuở nào trong khu rừng nguyên sinh
Vật bò sát rống lên vì bất lực
Khi cảm thấy vẫn hãy còn chưa mọc
Trên vai mình đôi cánh của loài chim.

Thế kỉ theo nhau, Trời hỡi, đến bao giờ?
Dưới dao mổ thiên nhiên và nghệ thuật
Linh hồn gào lên, xác thân suy kiệt
Và giác quan thứ sáu được sinh ra.


THƠ VỀ EM

Thơ về em, về em, chỉ về em
Không một chút gì về anh hết cả!
Trong số phận con người tăm tối quá
Em là lời kêu gọi tới trời xanh.

Con tim yêu thương cao thượng của em
Như biểu tượng thời gian trong quá khứ
Sự tồn tại mọi giống nòi, tất cả
Làm phép thiêng, thần thánh hóa thời gian.

Nếu những vì sao sáng và kiêu hãnh
Mà quay lưng lại với trái đất này
Thì trái đất có hai vì sao sáng
Là đôi mắt can đảm của em đây.

Và đến một khi thiên thần màu vàng
Thổi kèn lên rằng thời gian đã cạn
Thì chúng tôi giơ khăn em màu trắng
Trước thiên thần để che chở cho em.

Tiếng động lặng ngừng trong ống kèn rung
Thiên thần đổ xuống từ trên cao đó…
Thơ về em, về em, chỉ về em
Không một chút gì về anh hết cả!




ANH MƠ THẤY HAI CHÚNG MÌNH ĐÃ CHẾT

Anh mơ thấy hai chúng mình đã chết
Ta nằm đây với ánh mắt yên lòng
Cả hai chiếc quan tài đều trắng toát
Người ta đặt kề bên.

Khi nào ta từng nói rằng: “Quá đủ”?
Đã lâu chưa và có y nghĩa gì?
Nhưng thật lạ lùng tim không đau khổ
Và con tim không khóc, thấy lạ ghê.

Và tình cảm bất lực đến lạ lùng
Những y nghĩ giá băng trong sáng quá
Bờ môi không còn khao khát ước mong
Dù bờ môi vẫn tuyệt vời muôn thuở.

Thế là hết: hai chúng mình đã chết
Ta nằm đây với ánh mắt yên lòng
Cả hai chiếc quan tài đều trắng toát
Người ta đặt kề bên.


MỘT NIỀM VUI CHƯA TỪNG CÓ

Một niềm vui chưa từng có – dịu dàng
Ghé xuống bờ vai của anh chạm khẽ
Và bây giờ anh không cần gì nữa
Không hạnh phúc, và không muốn cả em.

Chỉ một điều, giá được nhận – tất nhiên
Vẻ dịu êm màu vàng và tĩnh lặng
Cả mười hai nghìn foot đo mặt biển
Trên mái đầu bị xuyên thủng của anh.

Nghĩ suy chi, giá được âu yếm lòng
Từng hành hạ tiếng ồn và tĩnh lặng
Chỉ giá mà chưa bao giờ đã sống
Chưa bao giờ đã hát, đã yêu em.





KHÔNG CÓ GÌ THAY ĐỔI

Không, tất cả không có gì thay đổi
Trong thiên nhiên này tội nghiệp, giản đơn
Tất cả bừng lên một vẻ lạ thường
Của sắc đẹp không thể nào tả nổi

Vẻ như thế sẽ hiện ra, có lẽ
Thân xác con người đau ốm, gầy còm
Khi Thượng Đế từ bóng đêm tận cùng
Gọi thân xác bước lên giờ phán xử.

Em của tôi dịu dàng, kiêu hãnh thế
Hãy nhớ rằng chỉ với một mình em
Trắng như tuyết và mái tóc màu hung
Tôi tìm được chính mình trong giây lát.

Và em mỉm cười – người yêu dấu nhất
Nhưng mà em không hiểu một điều rằng
Tự thân em đang tỏa ánh hào quang
Và bóng đêm nào quanh em dày đặc.

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 109 bài trong đề mục