150 Nhà thơ Nga

Thay đổi trang: << < 4 | Trang 4 của 4 trang, bài viết từ 91 đến 109 trên tổng số 109 bài trong đề mục
Tác giả Bài
cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 14.05.2010 15:21:11


Vasily Dmitryevich Fedorov (tiếng Nga: Василий Дмитриевич Фёдоров, 23 tháng 2 năm 1918 – 19 tháng 4 năm 1984) – nhà văn, nhà thơ Nga Xô Viết.

Tiểu sử:

Vasily Fedorov sinh ở Kemerovo, là con thứ 9 trong một gia đình công nhân đông con. Tuổi thơ và tuổi trẻ sống ở làng quê. Làm việc ở nông trường rồi vào học trường trung cấp hàng không ở Novosibirsk. Năm 1938 tốt nghiệp trường trung cấp hàng không được phân công đến làm việc ở nhà máy chế tạo máy bay Yarkutsk. Từ năm 1938 đến năm 1947 liên tục làm việc ở các nhà máy vùng Siberia. Năm 1939 in một số bài thơ ở báo Sự thật thanh niên của tỉnh. Sau đó tiếp tục in thơ ở các tạp chí vùng Siberia.

Năm 1944 vào học hệ tại chức trường viết văn M. Gorky. Sự làm quen với Aleksandr Tvardovsky và sự đánh giá cao của dư luận về trường ca mới nhất lúc đó Марьевская летопись đã giúp cho Vasily Fedorov được chuyển sang hệ chính qui. Năm 1947 in cuốn sách đầu tiên: Лирическая трилогия. Năm 1950 ông tốt nghiệp trường viết văn M. Gorky. Năm 1955 in quyển sách thứ 2: Лесные родники. Hai tác phẩm: Третьи петухиСедьмое небо được tặng Giải thưởng mang tên M. Gorky của Liên bang Nga năm 1968.

Thơ trữ tình của Vasily Fedorov không chỉ nổi tiếng ở Nga mà cả ở nhiều nước khác. Ông được tặng 2 huân chương Cờ đỏ và 1 huân chương Cách mạng Tháng Mười. Năm 1979 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Vasily Fedorov mất ngày 19 tháng 4 năm 1984.

Tỉnh Kemerovo đã thành lập giải thưởng Vasily Fedorov để trao cho các nhà thơ trẻ tài năng của vùng Siberia. Ở làng quê của ông người ta đã lập bảo tàng về ông.

Tác phẩm:
*Лирическая трилогия, 1947
*Лесные родники, 1955
*Марьевские звезды, 1955
*Зрелость, 1953
*Добровольцы, 1955
*Ленинский подарок, 1954
*Дикий мед, 1958
*Белая роща, 1958
*Третьи петухи, 1966 год
*Седьмое небо, 1967
*Проданная Венера»(1958),
*Женитьба Дон-Жуана, 1977



Một số bài thơ:

PHỤ NỮ VÀ CÁI CHẾT

Nghe đã quen
Như trong cổ tích
Những người phụ nữ bỏ ta đi mất.
Họ ra đi
Và mang theo mình
Vẻ lạnh lùng
Của biết bao đôi mắt.

Một thuở dịu dàng
Say đắm, yêu thương
Đã từng lâu lắm
Ta say đắm, ngất ngư.
Thế mà chẳng lẽ
Trong con người kia
Không còn một giọt nhỏ
Một giọt rượu của ta?

Yêu làm gì?
Đau khổ để làm gì?
Đôi mắt người khác
Nhìn vào để làm chi?
Than ôi! Trí tuệ không hiểu ra
Hai điều bí mật:
Phụ nữ và cái chết!





SAY TÌNH

Cơn say tình
Với tôi dễ thương và thân thiết
Nhưng thật buồn cười
Cho một người
Chàng đào hoa này đã lập
Một danh sách dài
Những chiến tích
Những “tình yêu”.

Marina
Nina
Sasha
Masha.
Tuy thế
Những khi gặp gỡ
Giống như gặp gỡ của chim
Với người này tất cả
Vẫn là một người như thế
Được nhân lên thành
Một trăm phụ nữ.

Tôi mừng vui khôn xiết
Vì tôi có một niềm vui khác
Số phận của tôi
Không giống với người:
Thay đổi
Nhưng không đổi thay
Cả một trăm người phụ nữ
Tôi thấy trong một người.


GIÁ NHƯ…

Giá như
Ta là Thượng Đế
Thì ta sẽ
Biết được điều là
Ta tạo ra phụ nữ.

Giá như
Ta là nhà điêu khắc
Thì ta sẽ gọt
Từ đá trắng tạo ra
Một người phụ nữ!

Giá như
Phẩm màu được người cho
Thì ta đã vẽ
Bằng bút lông của ta
Một người phụ nữ!

Nhưng
Không phải cái người phụ nữ xưa đã từng
Cũng không phải người phụ nữ đã trở thành
Người vợ!


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 28.05.2010 13:08:49


Vasily Ivanovich Lebedev-Kumach (tiếng Nga: Васи́лий Ива́нович Ле́бедев-Кума́ч) (5 tháng 8 năm 1898 – 20 tháng 2 năm 1949) – nhà thơ Nga Xô Viết, tác giả lời của nhiều bài hát nổi tiếng thời Liên Xô như: Đất quê ta mênh mông (Широка страна моя родная), Cuộc chiến tranh thần thánh (Священная война), Cơn gió hát (Веселый ветер).

Tiểu sử:
Vasily Lebedev-Kumach sinh ở Moskva trong gia đình một thợ đóng giày. Làm thơ từ năm 13 tuổi, bắt đầu in thơ từ năm 1916. Những năm 1919 – 1922 vừa học tại khoa Lịch sử - ngôn ngữ Đại học Quốc gia Moskva và làm ở phòng tuyên huấn của quân đội, cộng tác viên của các tờ báo Беднота, Гудок, Рабочая газета, Крестьянская газета, Красноармеец và tạp chí Крокодил.

Từ năm 1929 Lebedev-Kumach tham gia viết phê bình sân khấu và lập một số nhóm văn nghệ nghiệp dư của công nhân. Năm 1934 cùng với nhạc sĩ Isaak Dunaevsky viết bài hát Марш веселых ребят cho bộ phim Веселые ребята và trở thành nhà thơ nổi tiếng viết lời bái hát. Thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc ông làm cán bộ chính trị trong quân chủng hải quân, cộng tác với báo Красный флот. Thời kỳ này ông viết nhiều bài thơ được phổ nhạc thành những bài hát động viên toàn dân đánh giặc và ca ngợi lòng dũng cảm của các chiến sĩ ngoài mặt trận như В бой за Родину!, Будем драться до победы, Вперед к победе!, Комсомольцы-моряки. Đặc biệt bài thơ – bài hát Cuộc chiến tranh thần thánh (Священная война) trở thành một kiểu «Bài ca chính thức” về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Bài thơ này được Lebedev-Kumach viết hai ngày sau khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, ngay lập tức được nhạc sĩ Alexander Vasilyevich Alexandrov phổ nhạc và được các nhạc công, ca sĩ biếu diễn 5 lần ngay trong ngày hôm đó. Thập niên 1990 Lebedev-Kumach bị kiện về chuyện đạo văn liên quan đến phần lời của bài hát này nhưng cuối cùng tòa xử cho ông thắng kiện trong vụ án này.

Lebedev-Kumach được tặng Giải thưởng Stalin (Giải thưởng Nhà nước Liên Xô) và nhiều huân, huy chương của nhà nước Liên Xô. Ông mất ở Moskva.

Tác phẩm:
*Развод, 1925 г.
*Чаинки в блюдце, 1925 г.
*Со всех волостей, 1926 г.
*Печальные улыбки, 1927 г.
*Людишки и делишки, 1927 г.
*Книга песен, 1938
*Моим избирателям, 1938
*Газетные стихи 1938 г. (1939),
*Песни, 1939; 1947
*Колючие стихи, 1945
*Стихи для эстрады, 1948
*Петина лавка, 1927
*Про умных зверюшек, 1939
*Под красной звездой, 1941


Thư mục:
*Лебедев-Кумач В. Лирика. Сатира. Фельетон. М. — Л., 1939
*Лебедев-Кумач В. Песни на стихи Василия Ивановича Лебедева-Кумача. М., 1980
*Данилин Ю. Воспоминания о Лебедеве-Кумаче. — Москва, 1982, № 9
*Лебедев-Кумач В. Избранное: Стихотворения. Песни. М., 1984
*Минералов Ю.И. Так говорила держава: XX век и русская песня. М., 1995

Một số bài thơ:

CUỘC CHIẾN TRANH THẦN THÁNH

Hãy đứng lên, đất nước rộng mênh mông
Hãy đứng lên, vào trận đòn quyết tử
Với phát xít, với sức mạnh tối đen
Với bè lũ đến muôn đời nguyền rủa.

Hãy để cho cơn cuồng nộ thiêng liêng
Sục sôi lên như là ngọn sóng
Đang diễn ra cuộc chiến tranh nhân dân
Cuộc chiến tranh thần thánh!

Giống như hai thái cực – âm và dương
Trong tất cả mọi thứ đều thù nghịch
Ta đấu tranh – vì ánh sáng, hòa bình
Vì vương quốc bóng tối – quân phát xít.

Ta giáng trả những kẻ hòng bóp nghẹt
Ý tưởng tự do như lửa cháy bừng
Ta giáng trả bọn áp bức, lũ cướp
Giáng đòn đau lên những kẻ bạo hành.

Những đôi cánh màu đen không thể dám
Bay trên bầu trời Tổ quốc yêu thương
Và những cánh đồng quê ta rộng lớn
Không cho quân thù giày xéo, giẫm lên.

Với lũ phát xít quỉ ma, thối nát
Đạn ta xuyên vào giữa trán quân thù
Cho lũ cặn bã, cho loài ruỗng mục
Của loài người – dành sẵn những mồ ma.

Hãy đứng lên, đất nước rộng mênh mông
Hãy đứng lên, vào trận đòn quyết tử
Với phát xít, với sức mạnh tối đen
Với bè lũ đến muôn đời nguyền rủa.

Hãy để cho cơn cuồng nộ thiêng liêng
Sục sôi lên như là ngọn sóng
Đang diễn ra cuộc chiến tranh nhân dân
Cuộc chiến tranh thần thánh!




NHỮNG LỜI GIẢN DỊ

Tình yêu và sự dịu dàng
Như đàn chim bay về vui sướng
Hãy nhớ, khi người ta hỏi: “Anh của em?”
Và nói rằng: “Em của anh!” với bạn.

Những lời giản dị
Những lời buồn cười
Ở khắp nơi và muôn đời vẫn thế
Nhưng khi tình lên ngôi
Thì tất cả rồi đều lại sẽ
Như lá mùa xuân, thật thắm tươi!

Thật dễ chịu buông bàn tay yêu mến
Anh cất bước đi làm
Khi ở nhà vẫn còn người bạn
Và sẽ thì thầm cùng anh.

Những lời giản dị
Những lời buồn cười
Ở khắp nơi và muôn đời vẫn thế
Nhưng khi tình lên ngôi
Thì tất cả rồi đều lại sẽ
Như lá mùa xuân, thật thắm tươi!

Dù lúc này đang đau khổ
Dù vẫn có những giận hờn
Nhưng giờ khắc khó chịu đi nhanh
Và những bờ môi yêu thương sẽ có.

Những lời giản dị
Những lời buồn cười
Ở khắp nơi và muôn đời vẫn thế
Nhưng khi tình lên ngôi
Thì tất cả rồi đều lại sẽ
Như lá mùa xuân, thật thắm tươi!

Một khi hãy còn mùa xuân
Và con tim hãy chưa ngừng đạp
Một khi còn mặt trời, mặt trăng
Thì chúng sẽ vang lên như tiếng nhạc.

Những lời giản dị
Những lời buồn cười
Ở khắp nơi và muôn đời vẫn thế
Nhưng khi tình lên ngôi
Thì tất cả rồi đều lại sẽ
Như lá mùa xuân, thật thắm tươi!


HÃY GÌN GIỮ TÌNH YÊU

Nếu nụ cười âu yếm đã không còn
Và bờ mi mảnh mai chau lại
Và nếu như người bạn đã quay lưng
Thì nghĩa là đã đến thời gian
Và tình sẽ ra đi mãi mãi.

Hãy đuổi theo tình
Hãy níu lấy tình
Hãy giữ gìn, bênh vực
Không thì hạnh phúc sẽ quay lưng
Và sẽ nói với bạn rằng: “Vĩnh biệt!”

Nếu cái miệng xinh không nở nụ cười
Và đôi má đã không còn đỏ lại
Nếu con tim yêu thương không sục sôi
Thì nghĩa là niềm vui sẽ chia tay
Và tình sẽ ra đi mãi mãi.

Hãy đuổi theo tình
Hãy níu lấy tình
Hãy giữ gìn, bênh vực
Không thì hạnh phúc sẽ quay lưng
Và sẽ nói với bạn rằng: “Vĩnh biệt!”


BẠN THÂN YÊU

Bạn thân yêu, xin bạn đừng hốt hoảng
Bởi hôm nay bạn nhìn thấy tôi buồn
Vì mặt trời không muôn đời tỏa sáng
Vì lúc này đang có bóng mây đen.

Nếu trong cơn nóng không có mưa dông
Và cỏ hoa không nở trên đồng cỏ
Vẫn biết nước mắt làm nhẹ nỗi buồn
Nhưng tuôn nước mắt thì tôi không thể.

Tôi không thể, không phải loài như vậy
Chỉ một lần tôi để nước mắt tuôn
Đấy là một lần, khi trong trận chiến
Khi những bạn bè đồng đội tôi chôn.

Còn bây giờ đừng sợ, người anh em
Nỗi buồn tôi sẽ qua như sương sớm
Lên vai tôi, hãy đấm như mọi lần
Và tôi lại sẽ mỉm cười với bạn.

Bạn đừng nhát gan, bạn đừng lùi bước
Nơi đâu cần sẽ có những anh hùng
Còn bây giờ… bạn cùng tôi hãy hát
Vì điều này, bài hát được trời sinh.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:47:10 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 28.05.2010 13:11:20


Victor Fedorovich Bokov (tiếng Nga: Ви́ктор Фёдорович Бо́ков, 6 tháng 9 năm 1914 – 15 tháng 10 năm 2009) – nhà thơ, nhà văn Nga và Xô Viết.

Tiểu sử:
Victor Bokov sinh ở làng Yazvitsy, tỉnh Vladimir (nay thuộc tỉnh Moskva) trong một gia đình nông dân. Học trung cấp sư phạm, từng làm thợ tiện, kỹ sư chăn nuôi và phục vụ trong quân đội. Năm 1938 tốt nghiệp trường viết văn M. Gorky. Năm 1942 nhập ngũ nhưng chỉ được mấy tháng thì bị bắt giam vì tội “tuyên truyền” và bị cho đi cải tạo ở Siberi đến năm 1947.

Victor Bokov in những bài thơ đầu tiên từ năm 1930 ở báo Вперед. Năm 1935 in thơ ở các tạp chí Колхозные ребята, Дружные ребята. Thơ ông tiếp tục truyền thống thơ của Koltsov, Nekrasov, Yesenin, Klyuev, Tvardovssky, Isakovsky – nhưng trước hết là mang đậm phong cách của thơ ca dân gian Nga.

Bokov là Hội viên Hội Nhà văn Liên Xô từ năm 1941. Từ năm 1985 ông là thành viên của Ban thư ký Hội Nhà văn, thành viên Hội đồng kiểm duyệt (1986 – 1991), thành viên Ban biên tập báo Nước Nga văn học (Литературная Россия). Từ năm 1994 ông là thành viên của Hội đồng sáng tác Hội Nhà văn Nga. Ông được tặng thưởng nhiều huân, huy chương của Nhà nước Liên bang Nga.

Victor Bokov mất ở Moskva năm 2009, hưởng thọ 95 tuổi.

Tác phẩm:
*Яр-Хмель: стихи.- М.: Молодая гвардия, 1958. — 208 с.: ил.
*За́струги: стихи.- М.: Сов. писатель, 1958. — 287 с.: ил.
*Над рекой Истермой:: Записки поэта: Книга прозаических миниатюр.- М.: Сов. писатель, 1960. — 208 с.: ил. — То же. — М.: Сов. писатель, 1963. — 207 с.: ил., портр.
*Весна Викторовна: книга стихов.- М.: Молодая гвардия, 1961. — 303 с.
*Ветер в ладонях: новая книга стихов.- М.: Сов. писатель, 1962. — 288 с.: портр. на суперобл.
*Лирика.- М.: Худож. лит., 1964. — 287 с.
*Лирика. — М.: Правда, 1964. — 32 с.
*На Дону: стихи. — Ростов н/Д: Кн. изд-во, 1965. — 20 с.
*У поля, у моря, у рек: стихи. — М.: Сов. писатель, 1965. — 155 с.: ил.
*Избранная лирика. — М.: Молодая гвардия, 1966. — 32 с.
*Лето-мята: стихи. — М.: Сов. Россия, 1966. — 214 с.: ил.
*Алевтина: новая книга стихов.- М.: Сов. писатель, 1968. — 159 с.
*Свирь: поэма и стихи.- М.: Моск. рабочий, 1968. — 96 с.: портр.
*Избранное.- М.: Худож. лит., 1970. — 479 с.: ил., портр.
*Когда светало: новая книга стихов.- М.: Современник, 1972. — 127 с.: ил., портр.
*Стихотворения и песни.- М.: Худож. лит., 1973. — 222 с.: портр.
*Избранные произведения: в 2-х т. — М.: Худож. лит., 1975. Т. 1. Стихотворения. — 270 с.: портр. Т. 2. Стихотворения. Песни. Над рекой Истермой: записки поэта. — 334 с.
*Три травы: новая книга стихов.- М.: Сов. писатель, 1975. — 302 с.: ил.
*В трех шагах от соловья: новая книга стихов.- М.: Молодая гвардия, 1977. — 32 с.: ил., портр.
*Лирика.- М.: Правда, 1977. — 160 с.
*Луговая рань: избранные стихи.- Грозный: Чеч.-Инг. кн. изд-во, 1978. — 256 с.: ил.
*Ельничек-березничек: стихи.- М.: Современник, 1981. — 319 с.: 11 л. ил.
*Стихотворения.- М.: Сов. Россия, 1982. — 208 с.
*Собрание сочинений: в 3 т.- М.: Худож. лит., 1983—1984. Т. 1. Стихотворения. — 607 с.: ил. Т. 2. Стихотворения. — 655 с. Т. 3. Песни. Поэмы. Над рекой Истермой: записки поэта. — 462 с.
*Стежки-дорожки: новая книга стихов.- М.: Сов. писатель, 1985. — 191 с.: ил.
*Про тех, кто летает: стихи.- М.: Дет. лит., 1986. — 24 с.
*Весенние звоны: новая книга стихов.- М.: Моск. рабочий, 1989. — 237 с.
*День за днем: стихотворения.- М.: Молодая гвардия, 1991. — 158 с.
*Стою на своем!: стихи.- М.: Сов. писатель, 1992. — 272 с.: фото.
*Около дома: стихотворения.- М.: РБП, 1993. — 7 с.
*Любовь моя Россия!.- М.: Эллис Лак, 1994. — 208 с.
*В гостях у жаворонка: новая книга стихов.- Грозный: Чеч. госиздат, 1994. — 150 с.
*Боковская осень: стихи.- М.: Совр. писатель, 1996. — 320 с.: фото.
*Россия в сердце не случайна: литературное приложение.- Ставрополь: изд-во СКИПКРО, 1997. — 190 с.
*Травушка-муравушка: новая книга стихов.- Оренбург: ДИМУР, 1997. — 260 с.: ил.
*Жизнь — радость моя: избранное.- М.: Эллис Лак, 1998. — 672 с.: фото.
*Стихи из Переделкино. — М.: Сов. писатель, 1999. — 240 с.
*Чистый четверг: стихи, песни.- М.: ЭКСМО-Пресс, 2001. — 384 с.: ил.
*Амплитуда: книга стихов.- М.: Раритет, 2002. — 349 с.
*Повечерье: новая книга лирики.- М.: Эллис Лак, 2002. — 479 с.: ил.
*Лик Любви: избранное.- М.: НП «Закон и Порядок», 2004. — 415 с..

Một số bài thơ:


YÊU NHỮNG ĐỘNG TỪ CỦA EM

Anh rất yêu những động từ của em
“Anh đừng đợi”, “đừng khóc”, “em không đến”.
Anh thấy yêu những bàn tay của em
Những bàn tay bắt bóng.

Anh thấy yêu mỗi khi em cười
Môi mở to – tuyết trong cửa miệng
Khi bỗng nhiên em bước vào trò chơi
Môn bóng chuyền hoặc là môn bóng ném.

Anh thấy yêu vẻ lấp lánh gót chân
Yêu dáng vẻ của bé con tinh nghịch
Yêu ngọn gió thổi làm bay mớ tóc
Buông lòa xòa trên vầng trán của em.

Anh sẽ không làm chủ với em đâu
Không mùa hè, chẳng mùa đông băng giá
Chỉ giá mà có em khắp mọi ngả
Chỉ giá được em hát ở mạn tàu.

Chỉ giá có em vui vẻ đùa chơi
Để mái tóc trên mạn tàu buông thõng
Để giống như mặt trời con chiếu sáng
Cho anh, cho tất cả, và chẳng cho ai!




TƯỞNG NHỚ ESENIN

Trên nghĩa địa Vagankovsky mùa thu và đất vàng
Bầu trời chia hai – màu xanh và xám
Tiếng xẻng cuốc nhưng đất không thành hoang
Mẹ hiền có nghe tiếng nhạc đời sống động.

Những người đang sống ra mộ nhà thơ
Với nỗi buồn và với niềm khoái chá
Anh là Hy vọng, Sự thăng hoa của nước Nga
Bởi anh đủ sức làm điều bất tử.

Anh là ai?
Thần thánh hay kẻ vô thần?
Thiên thần hay thổ phỉ?
Sao anh vẫn làm rung động con tim
Mọi con người trong thời nguyên tử?
Tất cả bậc thang của sự vinh quang
Cấp bậc và bảng hàm
Trước một danh hiệu giản đơn:
Anh – linh hồn của người trần thế!

Trong anh đã từng có tất cả
Sự ngang tàng, vẻ tĩnh lặng, nhún nhường
Chỉ sông Volga đánh giá sự ngang tàng như thế
Có phải vậy chăng mà mỗi bài thơ
Như sự thừa nhận của chú bê
- Ta yêu loài hoa cỏ!

Ánh hoàng hôn và cánh đồng tuyết trắng
-Hãy thay lời! – chúng lặng lẽ cầu xin
Có phải thế mà anh giữ vẻ hờn ghen
Mỗi lời Nga bằng bình minh chiếu sáng.

Giờ vinh quang đã điểm cho thiên tài
Anh xứng với điều này, con họa mi đồng ruộng.
Ngôi mộ này, con đường dài vô tận
Tôi quì lên để những giọt lệ rơi!


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 28.05.2010 13:15:31


Ilya Lvovich Selvinsky (tiếng Nga: Илья́ Льво́вич Сельви́нский) (12 tháng 10 năm 1899 – 2 tháng 3 năm 1968) – nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Nga Xô Viết, một đại diện tiêu biểu của nhóm văn học Constructivist (tạo dựng), chủ trương đưa ra một cách tiếp cận khoa học vào lĩnh vực thơ ca.

Tiểu sử:
Ilya Selvinsky sinh ở thành phố Simferopol, vùng Krym. Bố là người tham gia cuộc chiến tranh Nga – Thổ năm 1877. Sau chiến tranh bố trở thành người buôn da thú và theo tiểu sử tự thuật của Selvinsky thì “lúc đầu là thương gia, sau khi phá sản, là thợ thuộc da”. Nhà thơ tương lai học trường gymnazy ở Evpatoria. Từ năm 1915 bắt đầu in tác phẩm ở các tờ báo địa phương.

Những năm Nội chiến Selvinsky tham gia Hồng quân. Thời kỳ Cách mạng tháng Mười bị Bạch vệ bắt ở Krym nhưng sau đó được trả tự do nhờ sự can thiệp của một số người bạn. Sau khi chính quyền cách mạng được thiết lập ở Krym, Selvinsky tham gia công tác xã hội đồng thời học ở khoa luật Đại học Tavrisky. Năm 1920 chuyển lên học ở Đại học Quốc gia Moskva và tốt nghiệp năm 1923. Năm 1926 xuất bản tập thơ đầu tiên Рекорды. Selvinsky trở thành chủ soái của nhóm Constructivist, gồm các nhà thơ, nhà văn như Eduard Bagritsky, Vera Inber, Vladimir Lugovskoy…

Những năm 1927 – 1930 tham gia cuộc bút chiến với Vladimir Mayakovsky. Sau khi nhóm Constructivist giải thể, ông đi làm thợ hàn ở nhà máy điện. Năm 1933 làm phóng viên báo Sự Thật (Правда), đi nhiều nước Tây Âu và viết nhiều về những chuyến đi này. Thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc ông làm phóng viên chiến trường. Sau chiến tranh ông tiếp tục sáng tác ở nhiều thể loại, hướng dẫn hội thảo ở trường viết văn, có những bài thơ ông viết chỉ 2 ngày trước khi từ giã cõi đời. Ilya Selvinsky mất ngày 2 tháng 3 năm 1968 ở Moskva.

Tác phẩm:

Thơ:
*Гимназическая муза». Цикл стихов
*1926 — «Рекорды». Поэтический сборник
*1930 — «Декларация прав поэта»
*1931 — «Электрозаводская газета» (стихи)
*Тихоокеанские стихи»
*Зарубежное»
*Военные стихи (в том числе «Родина», «Кто мы?», «Я это видел!», «О ленинизме», «Аджи-Мушкай»; «Фашизм» (1941))
*1947 — «Крым, Кавказ, Кубань». Сборник.
Trường ca:
*1920 — «Юность». Корона сонетов (поэма).
*1923—1924, опубликована 1927 — Улялаевщина. Поэма
*1927 — «Записки поэта». Поэма (стихотворная повесть, включает сборник стихов «Шелковая луна»)
*1927—1928, опубликован 1929 — «Пушторг». Роман в стихах
*1937—1938 — «Челюскиниана» поэма
*1956 — вторая редакция «Улялаевщины»
*1960 — «Арктика» роман
*Три богатыря» (свод русских былин).
Kịch:
*1928 — «Командарм 2». Трагедия (в стихах)
*1932 — «Пао-Пао». Драма
*1933 — «Умка — Белый Медведь». Пьеса
*1937 — «Рыцарь Иоанн». Трагедия (в стихах).
*1941 — «Бабек» (Орла на плече носящий). Трагедия (в стихах).
*Россия». Драматическая трилогия.
*1941—1944 — 1. «Ливонская война» (в стихах).
*1949 — 2. «От Полтавы до Гангута».
*1957 — 3. «Большой Кирилл».
*1943 — «Генерал Брусилов»,
*1947 — «Читая Фауста». Трагедия
*1962 — «Человек выше своей судьбы». Пьеса
*Царевна-Лебедь». Лирическая трагедия
*Тушинский лагерь»
Văn xuôi:
*1928 — «Кодекс конструктивиста»
*1959 — «Черты моей жизни» Автобиографическая рукопись
*1962 — «Студия стиха». Книга опубликовано в 1966 — «О, юность моя!» Роман (автобиографический).

Một số bài thơ:

VỀ TÌNH YÊU

Nếu anh chết, nếu như anh biến mất
Em đừng khóc. Em không thể nào đâu.
Anh trong cuộc đời em, xin nói thật
Anh không hề chiếm góc lớn nào đâu.

Trong tim em có con chim gõ kiến
Đục khoét tình đâu phải để cho anh.
Anh là ai, về bản chất? – Người bạn
Nhưng mà anh có đòi hỏi của mình.

Có tình yêu vô hạn hơn đường vòng
Tình yêu kia điên rồ và cuồng loạn
Lại có – bồ câu bạn gái trở thành
Chỉ cần bồ câu vuốt ve âu yếm.

Chỉ quyến rũ bằng bờ môi dịu êm
Bằng hơi thở ngọt ngào vây lấy nó
Nhìn vào tim – thẳng thắn và thô lỗ
Nghe vang lên trống ngực đập thình thình.

Nhưng có tình bạn ở trên mặt đất
Tình cảm này vẫn có ở trần gian
Khi tiếng thỏ thẻ là không cần thiết
Như cái bắt tay trong mỗi gia đình.

Khi không cần gặp gỡ hay thư từ
Nhưng mắt em mãi mãi nhìn ánh mắt
Có vẻ như là trong cơ thể kia
Một dây thần kinh mới vừa có mặt.

Dù điều gì có xảy ra với em
Và dù lời em có từng nguyền rủa
Em cùng với số phận mình tàn phế
Vẫn gặp nguyên ấm áp ánh mắt nhìn.

Gặp nhau không như những kẻ hân hoan
Nhưng thẳm sâu và trinh nguyên quá đỗi
Đấy không phải là vì em tuyệt đối
Mà chỉ giản đơn, em – chính là em.



SONNET

Bất tử không có. Vinh quang là sương khói
Nhả khói dù cho đến cả ngàn năm
Nhưng sẽ có người thay bạn nơi nào đấy
Thiên tài ơi, bạn sẽ biến mất tăm.

Vì lịch sử đã từng cần đến bạn
Có thể chỉ là mấy phút giây thôi
Nhưng thiên tài tội nghiệp đừng tuyệt vọng
Hỡi người cô đơn buồn bã trên đời.

Như ngày trước, bạn khao khát vĩnh hằng!
Hãy để ý tưởng không xa rời bạn
Rằng tiếng vọng từ tương lai xa xăm
Bạn cần hơn huân chương và danh tiếng.

Bất tử không có. Nhưng cuộc sống vẫn đầy tràn
Khi cái chết được cuộc đời ban tặng.

HẠNH PHÚC

Thật hay khi hạnh phúc có nguyên nhân
Trúng xổ số hay là thăng cấp bậc
Sự phục thù giữ trong điều bí mật
Gặp gỡ hay những vần thơ tài tình
Phận số ở trong chiến công của mình
Quả ô liu lớn lên trong bão táp
Nhưng
không có
thứ gì hạnh phúc hơn
Niềm hạnh phúc mà không có nguyên nhân.





Varlam Tikhonovich Shalamov (tiếng Nga: Варла́м Ти́хонович Шала́мов) (18 tháng 6 năm 1907 – 17 tháng 1 năm 1982) – nhà thơ, nhà báo, nhà văn Nga, người có những tác phẩm viết về những trại cải tạo thời Xô Viết.

Tiểu sử:
Varlam Shalamov sinh ở Vologda. Bố là linh mục, mẹ là người nội trợ. Năm 1914 vào học trường gymnazy và học xong trung học sau khi cách mạng đã thành công. Năm 1923 lên Moskva làm thơ ở nhà máy. Từ năm 1926 đến 1929 học khoa luật Đại học Quốc gia Moskva (MGU). Thời kỳ này bắt đầu làm thơ và tham dự các nhóm văn học, dự các buổi hội thảo về văn học và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có liên hệ với các nhóm Trotsky của MGU, tham gia vào cuộc tuần hành kỷ niêm 10 năm Cách mạng tháng Mười với khẩu hiệu “Đả đảo Joseph Stalin!” và phổ biến những câu thêm vào “Di chúc của Lenin”. Ngày 19 tháng 12 năm 1929 Varlam Shalamov bị bắt, bị kết án 3 năm tù ở trại cải tạo Vishesky vùng Uran. Năm 1931 được ra tù và dược phục hồi danh dự. Năm 1932 trở về Moskva làm việc ở một số cơ quan báo chí.

Tháng 2 năm 1937 Shalamov lại bị bắt vì “hoạt động phản cách mạng” và bị kết án 5 năm cải tạo ở Kolyma. Ngày 22 tháng 6 năm 1943 ông lại bị kết án thêm 10 năm nữa vì tội “tuyên truyền chống chính quyền Xô Viết” và tội gọi Ivan Bunin là nhà văn cổ điển Nga (… я был осуждён в войну за заявление, что Бунин — русский классик). Năm 1951 ông được ra trại nhưng vì bệnh tật nên không thể về Moskva ngay mà mãi đến năm 1956. Năm 1957 ông làm phóng viên ngoài biên chế của tạp chí Moskva, khi đó đã in thơ của ông. Năm 1961 xuất bản tập thơ Огниво. Năm 1979 ông bị mù và điếc, đi lại rất khó khăn.

Tác phẩm của Shalamov được xuất bản ở London năm 1978 (bằng tiếng Nga), năm 1980 và 1982 ở Paris (bằng tiếng Pháp), năm 1981- 1982 ở New York (bằng tiếng Anh). Shalamov trở nên nổi tiếng khắp thế giới sau khi tác phẩm của ông được xuất bản ở nước ngoài.

Varlam Shalamov mất ngày 17 tháng 1 năm 1982 ở Moskva.

Thư mục:
*Тимофеев Л. Поэтика лагерной прозы. — Октябрь, 1991, № 3
*Шкловский Евг. Шаламов. М., 1991
*Шаламов В. Колымские рассказы, тт. 1-2. М., 1992
*Шаламов В. Колымские тетради. М., 1994
*Шаламов В. Несколько моих жизней. Проза. Поэзия. Эссе. М., 1996

Một số bài thơ:

NGƯỜI TA BẮN VÀO TÔI

Người ta bắn vào tôi trên đường biên
Đường biên giới của lương tâm mình
Máu của tôi tuôn chảy trên trang giấy
Và đã làm cho bè bạn ưu phiền.

Một khi để lạc mất con đường
Ở giữa những ngọn đồi tua tủa
Thì bạn bè bỏ qua rất nhiều thứ
Họ đưa ra bản án rất nhẹ nhàng.

Nhưng mà vẫn còn đây những tháp canh
Chúng phụng sự cho mơ ước của mình
Chúng dõi nhìn xuyên qua hàng thế kỷ
Những đớn đau, mất mát, những hoài công.

Khi ở trong rối loạn, mất tinh thần
Hướng cái vùng kinh hoàng, tôi bước đến
Chúng bám theo một cách rất ngoan ngoãn
Một khi tôi còn ở giữa tầm nhìn.

Khi tôi bước vào vùng như thế kia
Không còn phía ta - mà là phía khác
Thì người ta hành động theo luật pháp
Hành động động theo luật pháp phía bên ta.

Và để cho đau khổ ngắn ngủi hơn
Không nghi ngờ gì nữa là để chết
Tôi trao cho những bàn tay của mình
Như vào tay xạ thủ cừ khôi nhất.





EM ĐỪNG VỘI

Em đừng vội cài khuy
Đừng vội đi ra phố
Đôi con mắt rộng mở
Nhíu lại bớt chút đi.

Hoa cỏ buổi bình minh
Ngời giọt sương – dòng lệ
Chẳng lẽ em có thể
Bước chân đất trên sương.

Giẫm chân lên dòng lệ
Và em cười ầm vang
Khi chưa đổ khỏi giường
Cơn cảm hàn nghiệt ngã.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 28.05.2010 13:23:37


Aleksandr Petrovich Sumarokov (tiếng Nga: Алекса́ндр Петро́вич Сумаро́ков, 25 tháng 11 năm 1717 – 12 tháng 10 năm 1777) – nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Nga.

Tiểu sử:
Aleksandr Sumarokov sinh ra trong một gia đình quí tộc lâu đời ở Saint Petersburg. Từ bé đến năm 15 tuổi chỉ học ở nhà. Từ năm 1732 đến 1740 học ở trường bộ binh và đã làm thơ từ đây. Tốt nghiệp trường này năm 1740, Sumarokov phục vụ trong quân đội Nga hoàng. Aleksandr Sumarokov bắt đầu nổi tiếng kể từ khi in vở kịch thơ Хорев năm 1747. Năm 1756 được cử làm giám đốc nhà hát và thường xuyên viết các vở kịch cho nhà hát. Những năm 1755 – 1758 ông là cộng tác viên tích cực của tạp chí Ежемесячные сочинения. Năm 1759 thành lập tạp chí Трудолюбивая пчела, là tờ tạp chí tư nhân đầu tiên ở Nga. Từ 1762 đến 1769 ông in nhiều tập truyện ngụ ngôn, từ 1769 đến 1774 – in nhiều tập thơ.

Sáng tạo của Sumarokov đạt đến đỉnh cao trong thời cầm quyền của Nữ hoàng Ekaterina II của Nga. Mặc dù được các nhà quí tộc ủng hộ và tài trợ, được độc giả khen ngợi nhưng Sumarokov cho rằng công lao của ông chưa được đánh giá đúng mức. Ông thường than phiền về kiểm duyệt và trình độ thưởng thức của công chúng. Năm 1761 ông mất quyền lãnh đạo nhà hát. Năm 1769 ông chuyển về sống ở Moskva, không còn có sự tài trợ như trước. Ông tỏ ra thất vọng và sa vào nghiện ngập. Ông mất ngày 12 tháng 10 ở Moskva.

Tác phẩm:
Thơ, văn:
*Соч.: Полн. собр. всех соч. в стихах и прозе, 2 изд., ч. 1—10, М., 1787;
*Стихотворения. [Вступ. ст. П. Н. Беркова], Л., 1953;
*Избр. произв. [Вступ. ст. П. Н. Беркова], Л., 1957.
Kịch:
* Хорев, 1747
* Гамлет, 1748
* Лжедмитрий, 1771
* Мстислав, 1774
*Прессотинус, 1750
* Чудовища, 1750
* Опекун, 1765
* Вздорщицы, 1772
*Роговец по воображении, 1772

Thư mục:
*Гуковский Г. А., О сумароковской трагедии, в кн.: Поэтика. Сб. ст., в. 1, Л., 1926;
*Берков П. Н., Сумароков. 1717-1777, Л.— М., 1949;
*Серман И. 3., Русский классицизм, Л., 1973;
*История русской литературы XVIII в. Библиографический указатель, Л., 1968.

Một số bài thơ:

SONNET

Đừng lãng phí thời gian, ơi người đẹp
Thiếu tình yêu tất cả chỉ phù vân
Hãy thương tiếc, đừng để mất vẻ đẹp
Sau khỏi sầu vì đã mất thời gian.

Em hãy yêu, khi tim còn say đắm
Tuổi trẻ qua, em sẽ chẳng là em.
Dạo vườn xuân và trời thu u ám
Hãy kết hoa thành vương miện cho mình.

Em hãy để ý bông hoa màu hồng
Khi cánh hoa đã phai tàn, héo úa
Sắc đẹp cũng như hoa vậy thôi em.

Đừng phí thời gian một khi còn trẻ
Hãy nhớ rằng đến lúc chẳng ai nhìn
Như hoa hồng kia, khi đà quá lứa.
_____
*Đây là đề tài quen thuộc từng được các nhà thơ Pierre de Ronsard (Gửi Helène), Paul Fleming (Ode), Jean-Baptiste Rousseau (Bài học tình yêu)… thể hiện rất thành công trước đó.


HƠI THỞ CỦA TA

Hơi thở của ta hãy bay đến người yêu
Hãy tả nỗi buồn đau, nói rằng ta chịu đựng
Hãy ở trơng tim nàng, làm dịu ánh mắt kiêu hãnh
Và sau đó rồi hãy quay trở về đây
Nhưng hãy mang về cho ta một tin vui
Hãy nói rằng cho ta vẫn còn hy vọng
Ta có thể chịu đựng lâu, không ai oán
Người đẹp có nhiều nhưng người khác tìm đâu.


BÀI CA

Em làm khổ con tim
Hy vọng em trao anh
Nhưng rồi em thay đổi
Niềm hy vọng tan tành.

Niềm vui đã không còn
Vì em ta khốn khổ
Lẽ nào đem xử tử
Vì ta vẫn yêu em?

Ta khát khao, mệt mỏi
Hãy nhìn nỗi buồn thương
Người yêu ơi hãy nhìn
Nước mắt ta tuôn chảy.

Ta căm thù ngày sáng
Đi ngủ với nỗi buồn
Thấy em trong giấc mộng
Ta tỉnh dậy, kêu lên.

Chịu đựng những cơn đau
Tình yêu ta gìn giữ
Những giây phút ngọt ngào
Giờ đây không còn nữa.

Ta sẽ không tính sổ
Những niềm vui cho mình
Dù rằng ta muôn thuở
Sẽ vẫn nhớ về em.





Vladimir Alekseyevich Soloukhin (tiếng Nga: Влади́мир Алексе́евич Солоу́хин) (14 tháng 6 năm 1924 – 4 tháng 4 năm 1997) – nhà thơ, nhà văn Nga Xô Viết.

Tiểu sử:
Vladimir Soloukhin sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Alepino, tỉnh Vladimir. Mẹ là một người yêu thơ ca, thuộc lòng nhiều trường ca của Nicolay Nekrasov, Aleksey Tolstoy nên có ảnh hưởng đối với cậu con trai đã thích đọc thơ từ năm lên 4 tuổi. Học xong trường phổ thông, Soloukhin vào học trường trung cấp cơ khí trong các năm 1938 – 1942. In những bài thơ đầu tiên ở báo Призыв của tỉnh Vladimir năm 1939. Tốt nghiệp trường trung cấp, Soloukhin làm việc ở đơn vị bảo vệ pháo đài Kremli. Năm 1951 tốt nghiệp trường viết văn làm biên tập của báo Молодая Гвардия (1958 – 1981), đồng thời là biên tập của tạp chí Наш современник.

Đề tài chính trong tác phẩm của Sloukhin là làng quê Nga. Ông là một đại diện tiêu biểu của “các nhà văn nông thôn”. Đầu tiên thơ của Soloukhin theo thể thơ truyền thống càng về cuối thơ của ông càng phá cách và gần gũi với thơ văn xuôi. Đề tài tôn giáo cũng chiếm một mảng lớn trong sáng tác của ông. Soloukhin phê phán thế giới quan cộng sản, quốc tế và vô thần mặc dù ông cũng từng là người đã đứng trên nhân sinh quan cộng sản để phê phán tác phẩm Bác sĩ Zhivago của Boris Pasternak.

Vladimir Soloukhin đi nhiều nơi trên thế giới, tác phẩm của ông cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Ông được tặng nhiều huân, huy chương và nhiều giải thưởng của Nhà nước Liên Xô và Liên bang Nga.

Vladimir Soloukhin mất ở Moskva ngày 4 tháng 4 năm 1997, an táng ở làng quê Alepino.

Tác phẩm:
Thơ:
*Дождь в степи (1953)
*Разрыв-трава (1956)
*Журавлиха (1959)
*Колодец (1959)
*Как выпить солнце (1961)
*Имеющий в руках цветы (1962)
*Жить на земле (1965)
*С лирических позиций (1965)
*Не прячьтесь от дождя (1967)
*Аргумент (1972)
*Разрыв-трава (1972)
*Славянская тетрадь (1972)
*Седина (1977)
Văn xuôi:
*Рождение Зернограда (1955)
*Золотое дно (1956)
*Владимирские просёлки (1957)
*Терновник (1959)
*Капля росы (1960)
*Григоровы острова: Заметки о зимнем ужении рыбы (1963)
*Мать-мачеха (1964)
*Письма из Русского музея (1966)
*Третья охота (1967)
*Чёрные доски: Записки начинающего коллекционера (1969)
*Трава (1972)
*Прекрасная Адыгене (1973)
*Олепинские пруды (1973)
*Посещение 3ванки(1975)
*Приговор (1975)
*Последняя ступень: Исповедь вашего современника (1976, издана в 1995)
*Слово живое и мёртвое (1976)
*Камешки на ладони (1977)
*Время собирать камни (1980)
*Продолжение времени (1982)
*Смех за левым плечом (1989)
*Древо (1991)
*При свете дня (1992)
*Солёное озеро (1994)
*Чаша (1998, опубликованы посмертно)

Một số bài thơ:

HÌNH NHƯ MƯA

Hình như mưa đã làm em không đến
Mà anh thì vẫn đứng ở vườn hoa
Anh đợi em tới mười hai giờ khuya
Và đợi đến một giờ khuya, chịu đựng.

Anh đi tìm sự thanh minh cho em:
“Giá như mà cơn mưa kia không đến!”
Và nếu như đã có một nỗi buồn
Một nỗi buồn về bầu trời trong sáng.

Ngày hôm nay đâu có ai ngăn cản
Mà anh thì vẫn đứng ở vườn hoa
Lại đợi chờ đến mười hai giờ khuya
Sang một giờ bỗng hiểu ra cay đắng:

Lời thanh minh giờ biết tìm đâu ra
Những ngôi sao và bầu trời trong sáng
Nếu như nỗi buồn về em chắc chắn
Thì nỗi buồn càng điên loạn – về mưa!




EM ĐỪNG TRÁCH ANH

Em đừng trách anh những khi u ám
Đừng trách rằng anh có những khi buồn
Đấy chỉ là những ngày mưa ảm đạm
Khi trên đầu có những đám mây đen.

Mà bởi vì em vẫn cứ tin anh
Anh sẽ vượt qua phút giây u ám
Ở đâu đó, trong vùng rất sâu thẳm
Có bầu trời xanh trong suốt vĩnh hằng.


NGÀY XỬA NGÀY XƯA

Từ xa xưa đã rõ một điều rằng
Khi hai con người sống trong ly biệt
Thì mạnh mẽ hơn người nào yêu ít
Ai yêu nhiều hơn – kẻ đó yếu hơn.

Nhưng tôi có thể nói ra điều khác
Đi xuyên qua khiếp đảm của tháng năm:
Ai yêu nhiều hơn, người đó giàu hơn
Và nghèo hơn – những kẻ nào yêu ít.

Giữa cái đêm oi bức, giữa đêm dài
Bỗng xuất hiện một tiếng kêu trong máu:
Xin trời tha cho người tôi yêu dấu
Một chút tình xin gửi đến em tôi.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 28.05.2010 13:31:55


Konstantin Konstantinovich Sluchevsky (26 tháng 7 năm 1837 – 25 tháng 9 năm 1904) – nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, dịch giả Nga.

Tiểu sử:
Konstantin Sluchevsky sinh ở Saint Petersburg, trong một gia đình quí tộc. Năm 1855 tốt nghiệp trường lục quân Cadet và phục vụ trong Đội vệ binh Hoàng gia. Năm 1859 vào học tại Học viện Sĩ quan Tham mưu (Academy of the General Staff) nhưng đến năm 1861 ông từ bỏ binh nghiệp để đi ra sống ở nước ngoài. Trong nhiều năm ông học ở Paris, Berlin và Heidelberg, kết quả là năm 1865 được nhận bằng Tiến sĩ Triết học (Doctor of Philosophy). Trở về Nga, ông làm việc tại Bộ Ngoại giao và tài sản Quốc gia. Từ năm 1891 đến năm 1901 làm Tổng biên tập của tờ Thông tin Chính phủ (Правительственный Вестник). Những năm cuối đời ông vẫn tham gia công việc của Bộ Nội vụ, Ủy ban báo chí và xuất bản.

Những bài thơ đầu tiên ký bút danh K.C là những bản dịch thơ Victor Hugo, Lord Byron đăng ở tạp chí Общезанимательный вестник năm 1857. Năm 1860 bắt đầu in các bài viết ở các tạp chí Современнике, Отечественных записках và đã tạo được sự chú ý của giới phê bình. Các nhà thơ, nhà văn như Apollon Aleksandrovich Grigoryev, Ivan Sergeyevich Turgenev đánh giá cao thơ văn của Sluchevsky. Ngoài thơ văn, ông còn sáng tác nhiều vở kịch.

Konstantin Sluchevsky mất ở Saint Petersburg ngày 25 tháng 9 năm 1904.

Tác phẩm:
*От поцелуя к поцелую, 1872
*Виртуозы, 1882
*Застрельщики, 1883,
*Тридцать три рассказа, 1887
*Исторические картинки, 1894
*Профессор бессмертия,1892
*В снегах, 1878
*По северу России, тт. 1-3, 1886-1888, и По северо-западу России, 1897
*Город упраздняется, 1899
*Поверженный Пушкин, 1899
*Книжки моих старших детей, 1892
*Государственное значение св. Сергия и Троицко-Сергиевской лавры, 1889
*Сочинений К.К.Случевского в шести томах, 1898


Thư mục:
*Коринфский Ап. Поэзия К.К.Случевского. СПб, 1900
*Случевский К. Стихотворения и поэмы. М. — Л., 1962
*Смиренский В. К истории "пятниц" К.К.Случевского. — Русская литература, 1965, № 3
*Случевский К. Стихотворения. М., 1984

Một số bài thơ:

NGƯỜI TA TẶNG EM CHO TÔI TRONG MỘNG

Người ta tặng em cho tôi trong mộng
Tôi tỉnh giấc thì đã chẳng còn em!
Nghe thấy tiếng đồng hồ chạy trên tường
Tôi đứng dậy vì mọi người đã đứng.

Suốt cả ngày như kẻ gàn thơ thẩn
Nhìn nơi nao cũng thấy mọi người cười
Tôi cứ ngỡ rằng thiên hạ cười tôi
Bởi vì lẽ ra tôi đừng thức tỉnh.


CÒN QUÁ SỚM

Còn quá sớm! Hãy ngủ tiếp đi em
Hãy quay lại giấc mơ còn dang dở
Đêm như kẻ khổng lồ trên trần thế
Bóng tối như bưng trên ruộng, trên rừng.

Nhưng khi – đợi không lâu – đến bình minh
Thì đồng ruộng, núi đồi đều hiện rõ
Rừng sáng lên – kẻ khổng lồ gục ngã
Thì anh sẽ thức, anh sẽ thức em…


TÔI TỪNG MƠ

Tôi từng mơ thấy những giấc mơ vàng
Khi tỉnh giấc tôi nhìn vào cuộc sống
Tôi cứ ngỡ thế giới này u ám
Có vẻ như đang nhuốm một màu tang.

Tôi từng thấy một giấc mơ tồi tàn
Khi tỉnh giấc – tôi nhìn vào thế giới
Tôi trầm ngâm, một màu tang vây lấy
Thế giới này, so với trước, đen hơn.

Và tôi suy nghĩ: giá như được là
Lý trí trong ta, trong con người mạnh mẽ
Để đừng nhìn giấc mơ như thực tế
Và đừng nhìn đời như ở trong mơ!





NGƯỜI ĐẸP CỦA NÚI RỪNG

Em là người đẹp của núi rừng
Cây linh lan diệu huyền, vẻ ngoài tái nhợt
Tôi lặng lẽ thò bàn tay, tôi bứt
Trong ánh trăng, trong khoảnh khắc diệu huyền.

Biết làm sao? Tôi đâu có quyền hành!
Tôi biết rằng – rồi đây em sẽ chết
Cái chết – là vì em tỏa mùi hương
Cái chết này – là nhân danh cái đẹp!


TÔI CHẲNG TIẾC

Tôi chẳng tiếc – cứ lấy đi tất cả
Nhưng chỉ một điều không trả cho ai
Đấy là tôi từng hạnh phúc với người
Khi bắt đầu yêu, bắt đầu đau khổ!

Và những trang tình ái đẹp tuyệt vời
Lần thứ hai trong đời không gặp nữa
Giống như bầy chim giang hồ tứ xứ
Bờ biển kia không ghé lại lần hai.

Những con sóng khác rồi sẽ phôi thai
Chúng mang theo thủy triều bao bóng khác
Và mặt trời mọc lên, khi xuống thấp
Sẽ già cũ hơn cả một năm dài.

Mà loài chim chỉ bay có hạn thôi
Rồi đến lúc phải đành mang tổn thất
Theo thời gian sẽ giảm dần lữ khách
Và sẽ để mất họ dọc đường dài…




Nicolai Makarovich Oleynikov (tiếng Nga: Никола́й Мака́рович Оле́йников, 5 tháng 8 năm 1898 – 24 tháng 11 năm 1937) – nhà thơ, nhà văn Nga Xô Viết.

Tiểu sử:
Nicolai Oleynikov sinh ra trong một gia đình Cô-dắc giàu có vùng sông Đông (nay là tỉnh Rostov). Học trường trung cấp Donetsk. Tháng 3 năm 1918 tình nguyện tham gia Hồng quân và chiến đấu với Bạch vệ. Vào đảng Bôn-sê-vích năm 1920. Làm biên tập báo Красный казак và sau đó là báo Всероссийская кочегарка. Năm 1925 được Trung ương Đảng phân công về làm việc tại báo Sự thật Leningrad (Ленинградская правда) và cộng tác với tạp chí Новый Робинзон. Năm 1928 tổ chức xuất bản tạp chí Ёж (Ежемесячный Журнал) dành cho thiếu nhi. Năm 1930, theo sáng kiến của Oleynikov, tạp chí dành cho thiếu nhi Чиж — (Чрезвычайно Интересный Журнал) ra đời.

Sinh thời Oleynikov chỉ mới in có 3 bài thơ: Служение науке, МухаХвала изобретателям. Năm 1934 ông in những bài thơ này ở tạp chí 30 дней của thủ đô nhưng bị một bài trên Báo Văn học (Литературная газета) phê phán và từ đó không được in thêm những bài khác. Ngày 3 tháng 7 năm 1937 ông bị bắt vì tội “hoạt động phản cách mạng và phá hoại trong văn học thiếu nhi”. Tòa soạn các tạp chí dành cho thiếu nhi bị đóng cửa. Nicolai Oleynikov bị xử bắn như là “kẻ thù của nhân dân” ngày 24 tháng 11 năm 1937 ở Leningrad sau nhiều tháng bị tra tấn cực hình. Năm 1957 được phục hồi danh dự và người ta bắt đầu in tác phẩm của ông từ năm 1964.

Thư mục:
*Флейшман Л. Маргиналии к истории русского авангарда. — В кн.: Олейников Н.М. Стихотворения. Bremen, 1975
*Лосев Л. Ухмылка Олейникова. — В кн.: Николай Олейников. Иронические стихи. Нью-Йорк, 1982
*Олейников Н. Пучина страстей. Л., 1991

Một số bài thơ:

TÌNH YÊU

Đi-văng uể oải
Hai người ở đây.
Một tao ân ái
Là em hết đời.

Thì em đã sợ
Đã sợ anh yêu
Và em chống đỡ
Suốt cả buổi chiều.

Anh hôn âu yếm
Lên đôi môi em
Và bàn tay anh
Áo quần tính đếm.

Hóa ra chỉ một
Mỗi một chiếc quần.
Thế là mở màn
Phong ba bão táp!

Nhưng bỗng chán chường
Một giờ sau đấy
Cánh tay của anh
Người em ôm lấy.

Anh cảm thấy chán
Ôm choàng lấy em
Và anh can đảm
Dịch chuyển sang bên.

Em quay lưng lại
Còn anh lặng im
Em bỗng giật mình
Còn anh thiu ngủ.

Sau trong buổi sớm
Anh nhìn sang em
Phấn son không còn
Con mắt đã nhắm.

Thở dài thèm khát
Anh ôm lấy em
Và lại kinh hoàng
Đi-văng cót két.

Nhưng lần sau đó
Đã không phải tình
Trong người anh chỉ
Máu nóng sôi lên.

Bước đi vội vã
Trong ánh sáng bừng
Ánh mắt thùy mị
Em nhìn sang anh.

Hôm qua thắm thiết
Anh đã yêu em
Dây xích bỗng đứt
Anh vội quên em.

Tình yêu như thế
Không dành cho anh
Tình là thiêng liêng
Vâng! Tình phải thế.





GỬI NATASHA

Nếu không Natasha
Thì anh đã về nhà
Nếu không Natasha
Đã suốt ngày rượu chè.

Một ngày không có em
Là một ngày tiêu tan
Để làm gì cơ chứ
Linh lan với hoa hồng!

Nhưng mà khi có em
Trong vòng vây của em
Anh yêu mã tiền thảo
Và yêu cả ngưu bàng.



cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 28.05.2010 13:39:11


Lev Adolfovich Ozerov (tiếng Nga: Лев Адо́льфович О́зеров, họ thật là Goldberg – Гольдберг) (10 tháng 8 năm 1914 – 18 tháng 3 năm 1996) – nhà thơ, dịch giả Nga.

Tiểu sử:
Lev Ozerov sinh ở Kiev, trong một gia đình công chức. Tốt nghiệp Đại học Văn – Sử - Triết học Moskva năm 1939 và năm 1942 bảo vệ phó tiến sĩ. Những năm học ở đây, ông là một trong số những học sinh xuất sắc như Aleksandr Tvardovssky, Yuri Levitansky, David Saymonlov, Konstantin Simonov… Từng viết nhiều luận văn xuất sắc về Aleksandr Puskin, Feodor Tyutchev, Afanasy Fet, Boris Pasternak.

Bút danh Lev Ozerov lần đầu tiên xuất hiện trên các tạp chí Новый мирОктябрь năm 1935, gắn liền với việc học tập ở trường Đại học Văn – Sử - Triết học, nghiên cứu về các “nhà thơ vùng hồ Anh - Lake Poets” (Ozero tiếng Nga nghĩa là hồ). Cuốn sách đầu tiên Приднепровье in năm 1940 và tiếp theo là các cuốn Ливень (1947), Признание в любви (1957), Светотень (1961).

Những năm Chiến tranh Vệ quốc, Ozerov làm phóng viên chiến trường của báo Победа за нами. Từ năm 1943 cho đến cuối đời ông dạy học ở trường Đại học Quốc gia Moskva và Trường viết văn M. Gorky. Ông là Giáo sư từ năm 1979 và Tiến sĩ khoa học. Ngoài sáng tác thơ ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu có giá trị về các nền thơ ca Ukraina, Litva cũng như về các nhà thơ lớn của Nga. Ông cũng là một dịch giả nổi tiếng với các bản dịch thơ của các nước cộng hòa (Liên Xô cũ), đặc biệt là các nhà thơ của Ukraina và Litva. Bài viết Thơ Anna Akhmatova (Стихотворения Анны Ахматовой) của ông đăng trên Báo Văn học ngày 23 tháng 6 năm 1959 được coi là sự lên tiếng đầu tiên về thơ ca của Anna Akhmatova sau nhiều năm im lặng. Ông cũng là người có công lớn trong việc tập hợp và in tác phẩm của các nhà thơ cùng thế hệ nhưng đã hy sinh ngoài chiến trường, bị chết trong cuộc Đại thanh trừng hoặc những người chết sớm vì những lý do khác nhau.

Lev Ozerov được tặng danh hiệu Nhà hoạt động văn hóa công huân của Litva năm 1980 và giải thưởng của tạp chí Orion năm 1994. Ông mất năm 1996 ở Moskva. Thơ của ông đã được dịch ra 29 thứ tiếng của thế giới, trong đó có tiếng Việt.

Tác phẩm:
Sách thơ:
*Приднепровье. — Киев, 1940.
*Ливень. — Москва, 1947.
*Признание в любви. — Москва, 1957.
*Светотень. — Москва, 1961.
*Дороги новый поворот. — Москва-Ленинград, 1965.
*Лирика. 1931—1965. — Москва, 1966.
*Неземное тяготение. — Москва, 1969.
*Осетинская тетрадь. — Орджоникидзе, 1972.
*Вечерняя почта. — Москва, 1974.
*Избранные стихотворения. — Москва, 1974.
*Далекая слышимость. — Москва, 1975.
*За кадром. — Москва, 1978.
*Думаю о тебе. — Москва, 1981.
*Золотая свирель. — Орджоникидзе, 1985.
*Земная ось. — Москва, 1986.
*Аварийный запас. — Москва, 1990.
*Бездна жизни. — Москва, 1996.
*Портреты без рам. — Москва, 1999.
*Dar ne vakaras. Lyrika. Versta iš rusų kalbos. Vilnius: Vaga, 1975.

Sách viết về thơ:
*Павло Тычина. — Киев, 1943.
*Работа поэта. — Москва, 1963.
*Труд, страсть, вдохновение. — Москва, 1966.
*В мастерской стиха. — Москва, 1968.
*А. А. Фет. — Москва, 1970.
*Мастерство и волшебство. — Москва, 1972 (2-е изд. 1976).
*Поэзия Тютчева. — Москва, 1975.
*Стих и стихи. — Москва, 1975.
*Биография стихотворения. — Москва, 1981.
*Необходимость прекрасного. — Москва, 1983.
*Двойной портрет (О советской школе поэтического перевода). — Москва, 1986.
*Начала и концы. — Москва, 1989.
*О Борисе Пастернаке. — Москва, 1990.
*Дверь в мастерскую. Борис Пастернак. Анна Ахматова. Николай Заболоцкий. — Париж — Москва — Нью-Йорк, 1996.
*Страна русской поэзии. Статьи разных лет. — Москва, 1996.

Một số bài thơ:

ANH NGHĨ VỀ EM

Khi anh muốn nghĩ về em. Anh nghĩ về em.
Khi không muốn nghĩ về em. Anh nghĩ về em.
Khi muốn nghĩ về người khác. Anh nghĩ về em
Khi không muốn nghĩ về một ai. Anh nghĩ về em.


CẢ CUỘC ĐỜI TÔI

Cả cuộc đời tôi tập trung để sống.
Cả cuộc đời trôi qua trong sự đợi chờ
Và chỉ những gặp gỡ rất chi là ngắn
Khi mà không thể nào quyết định
Rằng thế nào là nên hoặc không nên
Giữa khoảnh khắc nhận thức kiêu căng
Và khoảnh khắc biệt ly cay đắng
Tôi sống mà không sẵn sàng để sống.


THÀ LÀM NGƯỜI YÊU DẤU

Thà làm người yêu dấu của nhà thơ
Còn hơn làm vợ của nhà ngoại giao già
Nhưng sẽ là rất tuyệt
Làm người yêu dấu của nhà ngoại giao già
Nếu nhà ngoại giao này là nhà thơ Fedor Tyutchev.


CON NGƯỜI KHÔNG CHẾT

Khi làm việc tôi khó tin vào cái chết
Đơn giản là tôi không tin.
Công việc làm cho tôi trở thành người không chết
Hòa vào với hoàn vũ vĩnh hằng.
Công việc làm cho tôi trở thành một hành tinh
Hoặc con đường, hay thác nước.
Người ta vẫn nói rằng ta sẽ chết
Nhưng con người không chết.





GIÓ KHÔNG CÓ MÀU

Gió không có màu? Gió mong chứng tỏ
Thế giới bên ngoài lẫn ở bên trong
Gió màu xanh, nếu như gió trên cành
Và màu đỏ rực, nếu như trong lửa.


HAI ĐỨA NGỒI ĐỐI DIỆN

Hai đứa ngồi đối diện —
Về hai phía của chiếc bàn
Nỗi đau của anh như chiếc bóng
Nằm trên trán của em.

Dù có ẩn giấu vẫn cứ tiềm tàng —
Luôn luôn hai đứa
Và trên bờ vai của anh vẫn có
Nỗi bất hạnh của em.





Pavel Davydovich Kogan (tiếng Nga: Па́вел Давы́дович Ко́ган, 4 tháng 7 năm 1918 – 23 tháng 9 năm 1942) – nhà thơ Xô Viết theo trường phái lãng mạn.

Tiểu sử:
Pavel Kogan sinh ở Kiev (nay là thủ đô Ukraina), tuổi thơ sống ở Moskva. Năm 1936 vào học trường Đại học Văn, Sử, Triết học Moskva, năm 1939 học ở trường viết văn Maxim Gorky. Tham gia nhóm các nhà thơ trẻ cùng với Aleksandr Yashin, Ilya Selvinsky và một số nhà thơ khác. Những bài thơ viết ở thời kỳ này thể hiện quan điểm địa chính trị của nhà thơ. Theo Pavel Kogan, lãnh thổ Liên Xô sẽ mở rộng từ Nhật Bản đến Anh và từ Bắc cực đến sông Hằng.

Năm 1941, khi Chiến tranh Vệ quốc nổ ra, Pavel Kogan tình nguyện gia nhập Hồng quân. Ngày 23 tháng 9 năm 1942 bị giết chết trong một trận đánh ở ngoại ô Novorossiysk. Thơ của ông chỉ được in ra trong nửa cuối thập niên 1950. Sau đó được tập hợp thành tập Гроза (1960). Trong hợp tuyển gồm nhiều tác giả: Сквозь время (1964) có truyện thơ Первая треть đang viết dở của Pavel Kogan.

Một số bài thơ:


NGƯỜI TA KHÔNG ĐỂ Ý

Người ta không để ý khi tuổi thơ kết thúc
Họ chỉ buồn khi tuổi trẻ không còn
Họ rầu rĩ khi tuổi già đến gần
Và khiếp sợ khi đợi chờ cái chết.

Khi tuổi thơ không còn, tôi hoảng hốt
Và tôi u sầu khi tuổi trẻ không còn
Thì chẳng lẽ tôi đón tuổi già bằng một nỗi buồn
Và chẳng lẽ tôi sẽ không nhận ra cái chết?




GIỐNG NHƯ PARIS

Giống như Paris từ thời thượng cổ
Tôi đi theo nàng Helen của mình…
Mùa thu rảo bước trên những vườn hoa thành phố
trên những hy vọng của tôi
trên cát…
Vũ trụ bao la
bốn biên độ
bốn khoảng bao la
Cách tôi bốn bước
Một nỗi buồn đang theo sát.
Tôi đứng
giữa vũ đài rộng lớn
bồi hồi vò, như chiếc khăn tay
một nỗi kinh hoàng đã đến…
Buổi chiều.
Lạnh.
Tôi đi theo nàng Helen của mình.
Như Paris từ thời thượng cổ
tôi đi theo nỗi bất hạnh của mình.


EM THẤY ĐẤY

Có thể, anh đã thô bạo với em
Có thể, đấy là lòng nhiệt tình con trẻ
Anh đã hiểu rằng – sẽ không được quên
Thế mà rồi lại quên, em thấy đấy.
Nhưng một chút lời coi khinh còn lại
Nhưng vẻ độc ác của cái cắn môi
Anh nhắc đi nhắc lại – “quên ngay!”
Thế mà không thể quên. Em thấy đấy.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 28.05.2010 13:43:24


Maxim Gorky (tiếng Nga: Макси́м Го́рький, tên khai sinh: Aleksei Maksimovich Peshkov - Алексей Максимович Пешков) (28 tháng 3 năm 1868 – 18 tháng 6 năm 1936) – nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch Nga, người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực trong văn chương, một trong những nhà văn lớn của thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Maxim Gorky từng được coi là “con chim báo bão của cách mạng”, là “nhà văn vô sản vĩ đại”, là “người sáng lập chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”.

Tiểu sử:
Maxim Gorky sinh ở Nizhny Novgorod, mồ côi khi lên chín tuổi nên người có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân cách của ông là người bà. Sau khi bà mất, cuộc sống của Gorky rất khó khăn, đã thế, tình yêu không được đáp lại cùng với việc thi không đậu vào Đại học Kazan đã khiến Gorky nảy ra ý định tự tử ngày 25 tháng 12 năm 1887, tuy vậy, vụ tự tử đã không thành công. Sau đó, suốt 5 năm trời ông đi bộ khắp nước Nga, tích lũy kiến thức và những ấn tượng để thể hiện trong các tác phẩm của mình.

Sáng tạo của Maxim Gorky có thể chia làm 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên (1892 – 1902), thời kỳ này Gorky mô tả những sự hỗn loạn của xã hội, xây dựng những hình tượng của các nhân vật chống đối. Nhân vật thường là những kẻ lang thang, những kẻ trộm và gái điếm… Những truyện: Челкаш, Однажды осенью, На плотах, Супруги Орловы и Двадцать шесть и одна; các tiểu thuyết: Фома ГордеевТрое; các vở kịch: МещанеНа дне là những tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này.

Thời kỳ thứ hai (1902 – 1913) đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức của cách mạng. Tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này là tiểu thuyết Người Mẹ (Мать, 1907). Năm 1905 Gorky sang Mỹ. Một thời gian dài (từ 1906 đến 1913) ông sống ở đảo Capri.

Thời kỳ thứ ba (từ 1913 đến cuối đời), Gorky in một loạt tự truyện, những tác phẩm tiểu biểu nhất trong số đó là: Детство (1913–1914), В людях (1916), Мои университеты (1923) và Заметки из дневника. Воспоминания (1924). Tiểu thuyết sử thi Жизнь Клима Самгина đang viết dở.

Tác phẩm thơ ca của Maxim Gorky không nhiều, không đồ sộ như văn xuôi, tuy nhiên một số tác phẩm kịch thơ của ông như Песня о Буревестнике Песня о Соколе xứng đáng được coi là “những bài ca về Cách mạng Nga”.

Bậc thầy ngôn ngữ, người theo chủ nghĩa hiện thực, người trung gian của hai thế giới, Maxim Gorky được coi là mắt xích kết nối giữa nước Nga cũ và mới. Ông mất ngày 18 tháng 6 năm 1936 ở Moskva.

Tác phẩm:
Tiểu thuyết:
*1899 — «Фома Гордеев»
*1900—1901 — «Трое»
*1906 — «Мать» (вторая редакция — 1907)
*1925 — «Дело Артамоновых»
*1925—1936— «Жизнь Клима Самгина»
Truyện:
*1908 — «Жизнь ненужного человека».
*1908 — «Исповедь»
*1909 — «Городок Окуров», «Жизнь Матвея Кожемякина».
*1913—1914— «Детство»
*1915—1916— «В людях»
*1923 — «Мои университеты»
Ký:
*1892 — «Макар Чудра»
*1895 — «Челкаш», «Старуха Изергиль».
*1897 — «Бывшие люди», «Супруги Орловы», «Мальва», «Коновалов».
*1898 — «Очерки и рассказы» (сборник)
*1899 — «Песня о Соколе» (поэма в прозе), «Двадцать шесть и одна»
*1901 — «Песня о буревестнике» (поэма в прозе)
*1903 — «Человек» (поэма в прозе)
*1913 — «Сказки об Италии».
*1912—1917— «По Руси» (цикл рассказов)
*1924 — «Рассказы 1922—1924 годов»
*1924 — «Заметки из дневника» (цикл рассказов)
Kịch:
*1901 — «Мещане»
*1902 — «На дне»
*1904 — «Дачники»
*1905 — «Дети солнца», «Варвары»
*1906 — «Враги»
*1910 — «Васса Железнова» (переработана в декабре 1935-го)
*1930—1931 — «Сомов и другие»
*1932 — «Егор Булычов и другие»
*1933 — «Достигаев и другие»
Các bài viết:
*1906 — «Мои интервью», «В Америке» (памфлеты)
*1917—1918 — цикл статей «Несвоевременные мысли» в газете «Новая жизнь» (в 1918 вышел отдельным изданием)
*1922 — «О русском крестьянстве»

Một số bài thơ:

BẠN ĐỪNG TRÁCH

Bạn đừng trách chi Nàng thơ của tôi
Tôi chưa từng, chưa biết nàng thơ khác
Và bài ca ngày qua tôi không viết
Mà tôi ca bài hát của tương lai.

Trong cái bài ca rất giản dị này
Tôi hát về sự khát khao ánh sáng
Hãy đối xử với Nàng như người bạn
Và như nhà thơ tự học – với tôi.

Hãy cứ để cho bài ca ngân vang
Bằng một nỗi buồn dịu êm, sâu lắng
Tiếng thổn thức của cõi lòng cô đơn
Có thể phần nào làm vơi lòng bạn.

Và bạn đừng đón Nàng thơ của tôi
Với vẻ bàng quan, thờ ơ, lãnh đạm
Trong cuộc đời này đớn đau, bất hạnh
Tôi ca vang bài hát của tương lai.

AI ĐANG ĐI

Ai đang đi trên đầm lầy, trên rừng
Thành một đám đông?
Những người Bê-la-rút.
Họ mang gì trên những đôi vai gầy
Họ nâng gì trên những đôi tay gầy?
Điều lầm lẫn.
Thế họ mang điều lầm lẫn đi đâu
Thế họ mang điều lầm lẫn cho ai?
Đến ánh sáng Chúa Trời.
Thế ai dạy cho họ mang điều lầm lẫn
Hàng triệu người – ai đã thức giấc mộng?
Nỗi khổ, bần cùng.
Thế điều gì họ mong muốn giờ đây
Những người điếc và câm, bị áp bức hàng thế kỷ?
Được gọi là những con người.




VĨNH BIỆT

Vĩnh biệt! Lòng tràn ngập nỗi buồn
Ta bây giờ lại cô đơn như trước
Và cuộc đời ta giờ lại tối tăm
Ngọn lửa sáng của ta ơi, vĩnh biệt!..
Vĩnh biệt!

Xin vĩnh biệt! Giờ ta đã căng buồm
Ta đang đứng bên vô-lăng buồn chán
Những tiếng kêu của hải âu bay nhanh
Và những dải nước biển ngời bọt trắng –
Đấy là những gì mặt đất đang dùng
Để từ biệt cùng ta.. Xin vĩnh biệt!

Biển khơi xa hứa hẹn điều bất hạnh
Một nỗi buồn đang gặm nhấm lòng ta
Và dữ dằn gào thét con sóng trắng
Nhưng – dù tất cả nước trên biển lớn
Không thể xua em khỏi trái tim ta!..
Xin vĩnh biệt!

HUYỀN THOẠI VỀ MARKO

Rừng bên sông, xưa có một nàng tiên
Nàng tiên thường hay xuống dòng sông tắm
Có một lần vì tiên không cẩn thận
Bị mắc vào lưới cá của người ta.

Những người đánh cá vô cùng khiếp đảm
Nhưng có chàng trai tên gọi Marko
Chộp lấy nàng từ lưới của người ta
Và chàng trai hôn nàng tiên cháy bỏng.

Còn nàng tiên như cành cây mềm mỏng
Trong đôi bàn tay vạm vỡ uốn mình
Vào đôi mắt chàng trai trẻ ngắm nhìn
Có điều chi khiến tiên cười lẳng lặng.

Suốt cả ngày tiên âu yếm Marko
Chỉ có điều khi màn đêm buông xuống
Thì nàng tiên vui tươi kia chợt biến…
Mặc chàng trai với một nỗi buồn lo…

Còn Marko đêm cũng như ngày
Đi vào rừng trên bờ sông Đa-nuýp
“Em ở đâu?” chàng tìm, chàng thổn thức
“Không biết đâu!” Những ngọn sóng cười to
Chàng kêu lên: “Các người dối lừa ta!
Chính các người âu yếm nàng dưới nước!”
Rồi chàng trai dại dột đã băng mình
Vào dòng sông Đa-nuýp để tìm tiên…
Tiên vẫn tắm trên dòng sông Đa-nuýp
Như ngày xưa, thuở chưa có Marko
Còn Marko không còn nữa bây giờ…
Nhưng dù sao
Marko để lại cho đời bài hát
Còn các người đang sống trên mặt đất
Như loài giun lầm lũi, mịt mù
Câu chuyện về các người không được kể ra
Và bài hát về các người không ai hát.




Sergei Antonovich Klychkov (tiếng Nga: Серге́й Анто́нович Клычко́в, họ thật là Leshenkov) (1 tháng 7 năm 1889 – 8 tháng 10 năm 1937) – nhà thơ, nhà văn, dịch giả Nga.

Tiểu sử:
Sergei Klychkov sinh ở làng Dubrovka, tỉnh Tver, là con trai của một người thợ đóng giày. Học phổ thông ở Taldoma và sau đó, Moskva. Năm 1905 tham gia Khởi nghĩa Tháng Chạp ở Moskva. Năm 1906 viết nhiều bài thơ về đề tài cách mạng. Năm 1908 được Tchaikovssky giúp đỡ về tài chính, đã đi sang Ý. Ở đây Klychkov đã gặp Maxim Gorky. Tháng 9 năm 1908 vào học ở khoa Sử và Ngôn ngữ, Đại học Quốc gia Moskva nhưng không tốt nghiệp. Những năm 1919 – 1921 sống ở vùng Krym, năm 1921 về Moskva và cộng tác với tờ tạp chí Красная новь.

Klychkov tự nhận mình là nhà thơ nông dân, gần gũi với Sergei Yesenin, Nicolai Klyuev. Những tập thơ đầu: Песни: Печаль-радость. Лада. Бова (1911) và Потаенный сад (1913) mang phong cách riêng của trường phái này. Cùng với sáng tác thơ, Klychkov còn viết tiểu thuyêt, truyện, phê bình và dịch thơ của các nhà thơ cổ điển Gruzia.

Sergei Klychkov bị bắt theo lời tố giác sai là đã tham gia vào tổ chức chống chính quyền Xô Viết ngày 8 tháng 10 năm 1937 và bị xử bắn ngay trong ngày hôm đó. Năm 1956 được phục hồi danh dự.

Tác phẩm:
*Песни, 1911
*Потаенный сад. Стихи, 1913, 2-е изд. — 1918
*Дубрава. Стихи, 1918
*Гость чудесный. Стихи, 1923
*Домашние пес¬ни. Стихи, 1923
*Сахарный немец, 1925
*Чертухинский балакирь, 1926
*Последний Лель, 1927
*Та¬лисман. Стихи, 1927
*Князь мира, 1928
*В гостях у журавлей. Сти¬хи, 1930
*Сараспан. Обработки фольклора и переводы, 1936


Thư mục:
*Воронский А. Лунные туманы. — В кн.: Воронский А. Избранные статьи о литературе. М., 1982
*Клычков С. Стихотворения. М., 1985
*Клычков С. Автобиография. Сахарный немец. Чертухинский балакирь. Князь мира. М., 1988
*Клычков С. Переписка. — Новый мир, 1989, № 9
*Михайлов А.И. Пути развития новокрестьянской поэзии. Л., 1990
*Клычков С. Стихотворения. М., 1991
*Клычков С. Стихотворения. Ставрополь, 1992
*Солнцева Н. Последний Лель: О жизни и творчестве Сергея Клычкова. М., 1993

Một số bài thơ:

TÌNH YÊU

Tình yêu – là một đứa trẻ rất gàn –
Tình rất cần sự quan tâm chăm sóc
Từ lọt lòng cho đến lên tám năm
Không được bỏ rơi mà cần vồ vập.

Và để tránh hiềm khích hay chửi mắng
Cần khôn ngoan, thong thả chọn vú nuôi
Và để người Digan không ăn trộm
Bỏ tình lên xe nhỏ kéo theo người!

Nuôi bằng sữa mẹ từ buổi lọt lòng
Còn khi ngủ đặt tình ngay giữa ngực
Không đặt lên bàn mà thiếu đề phòng
Những thứ cay: như ớt hay mù tạc!

Còn nếu không, có thể sẽ như vầy
Để vấy bẩn lên tay và trang phục
Rồi mùi mù tạc bốc suốt cuộc đời
Mà cay đắng sau vòng tay ôm ấp!

Còn khi có sự chăm sóc thật tốt
Thì con trai, con gái sẽ ra đời
Và đôi bờ mi dựng đứng buông lơi
Còn đôi má hồng tươi và phục phịch.

Nhưng mà ta cần biết một điều rằng
Hạnh phúc sẽ không kéo dài mãi mãi
Có thể sẽ theo chồng – cô con gái
Và cậu con trai có thể ra riêng!

Đứa bé con yếu đuối và gầy còm
Qua tất cả cùng em bằng phận số
Sống cùng em cho đến ngày xuống mộ
Và sẽ nằm vào trong mộ cùng em!

Cùng với tình, chỉ không cần tã lót
Cho người ta không thấy sự hân hoan
Tình yêu – là một đứa trẻ rất gàn
Nó cần được trông nom và chăm sóc!




TÌNH RA ĐI

Tình ra đi với gương mặt dễ thương
Với nụ cười nhìn xuống từ đôi mắt
Em đã sống hết và anh sống hết
Trăng sáng kia không phải để chúng mình.

Trăng đẹp xinh như vương miện trong sương
Trăng soi sáng, trăng nằm trên mây gió
Nhưng với em trăng không còn quyến rũ
Và trăng không còn bùa phép với anh.

Những bài hát vui ngày hội không còn
Những bó lúa giờ chất đầy trước cổng
Và những bông tuyết im lìm rơi xuống
Trên thái dương em, trên trán của anh.

Giờ băng giá đang ngày một mạnh lên
Anh rất cần, và cả em cũng thế
Ta cần vội vàng xua đi dòng lệ
Dòng lệ nằm trên những bó lúa vàng.

Và ta không hiểu những tin màu đen
Chảy thành luồng vào buổi chiều chồng chất
Khi cây chổi chôn vào trong ngũ cốc
Một bông hoa có những cánh vô hồn.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 28.05.2010 13:47:51


Georgy Vladimirovich Ivanov (tiếng Nga: Гео́ргий Влади́мирович Ива́нов, 29 tháng 10 năm 1894 – 26 tháng 8 năm 1958) – nhà thơ, nhà văn Nga, một trong những nhà thơ hải ngoại lớn nhất của Nga.

Tiểu sử:
Georgy Ivanov sinh ở Kovno (Kaunas, Litva), là con trai của một sĩ quan. Học trường sĩ quan lục quân ở Saint Petersburg. In thơ từ năm 1910, năm 1911 in tập thơ đầu tiên: Отплытие на остров Цитеру, tiếp đó là các tập Горница (1914) и Вереск (1916). Thơ Ivanov chịu sự ảnh hưởng của Igor Severyanin , Nikolai Stepanovich Gumilyov, Mikhail Alekseevich Kuzmin. Là thành viên của Xưởng thơ (Цех поэтов) từ năm 1917 và là cộng tác viên thường xuyên của tạp chí Apollo.

Tháng 9 năm 1922 Ivanov đi sang Đức. Từ tháng 10 năm 1922 đến tháng 8 năm 1923 ông sống ở Berlin. Tháng 10 năm 1923 ông gặp vợ - nữ nhà thơ Irina Vladimirovna Odoyetseva cũng đã ra nước ngoài từ tháng 8 năm 1922. Sau khi chuyển sang Pháp, Ivanov trở thành một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất trong cộng đồng Nga lưu vong ở Pháp. Thập niên 1930 ông cùng với Georgi Victorovich Adamovich thành lập tạp chí Числа. Thời kỳ Thế chiến II gia đình ông sống trong vùng bị phát xít Đức chiếm đóng. Từ năm 1955 cho đến cuối đời ông sống ở Hyeres, miền nam nước Pháp.

Tác phẩm:
Thơ:
*Отплытье на о. Цитеру. Поэзы. (1911, по названию картины Ватто Embarquement pour l'ile de Cythere)
*Горница (1914)
*"Памятник славы", Изд. Лукоморье, обложка Е. Нарбута, Петроград (1915)
*Вереск (1916, 2-е изд. в другом составе текстов 1923)
*"Сады", третья книга стихов, Изд. Петрополис, Петербург (1921)
*"Лампада" книга первая, Изд. Мысль, Петроград (1922)
*Розы (1931)
*Отплытие на остров Цитеру. Избранные стихи (1937)
*Портрет без сходства (1951)
*1943-1958. Стихи (1958)
*Несобранное, Orange/CT. 1987
Văn xuôi:
*Петербургские зимы (1928) В воспоминаниях Иванова дана художественная, написанная без соблюдения хронологии, картина литературной жизни и портреты близких ему писателей. При этом реальные события и факты Иванов вольно совмещал с легендами, слухами и собственными фантазиями, что вызвало резко негативные отклики некоторых современников, в частности М.Цветаевой и А.Ахматовой.
*Третий Рим. Роман, ч. 1 // «Современные записки», №39-40, 1929; фрагменты из ч. 2 // «Числа», №2-3, 1930
*Распад атома (1938)
*Книга о последнем царствовании. Исторические эссе, Сост. В. Крейд, Orange/CT., 1990
Các tuyển tập:
*Иванов Георгий. Стихотворения. Третий Рим (роман). Петербургские зимы. Китайские тени. Литературные портреты. Сер: Из литературного наследия. М. "Книга" 1989
*Иванов Г. Собрание сочинений, тт. 1-3. М., 1994
*Иванов Г. Закат над Петербургом. М., 2002 («ОЛМА-ПРЕСС»)
*Иванов Г. Стихотворения. СПб., 2004 («Новая библиотека поэта»)
*Иванов Г.В. Название: "Стихи. Проза". Город: Екатеринбург. Из-во: "У-Фактория". Серия: "Российская поэзия". Год: 2007.

Một số bài thơ:

TIẾNG CHIM HỌA MI

Tiếng chim họa mi trên rặng trúc đào
Cửa bờ giậu đóng vào nghe buồn bã
Trăng ghé vào sau đám mây. Còn ta
Đang kết thúc con đường trần đau khổ.

Đường đau khổ ta từng thấy trong mơ
Với lưu đày, tình yêu và lầm lỡ.
Nhưng không quên điều với ta đã hứa
Hồi sinh bằng thơ về lại nước Nga.



NHỮNG CƠN LẠNH ĐANG ĐẾN

Những cơn lạnh đang đến
Những chiếc lá lìa cành
Nước sẽ thành băng cứng
Còn em, tình của anh?

Và tuyết trắng, tuyết trắng
Sẽ bao phủ mặt sông
Đời không còn sung sướng...
Còn em, tình của anh?

Nhưng với xuân yêu thương
Tuyết sẽ tan trở lại
Ánh sáng quay trở lại
Còn em, tình của anh?

MÙA XUÂN

Mùa xuân không thể nói gì cùng ta
Có thể là, mùa xuân không tìm được.
Chỉ quãng đường u ám giữa nhà ga
Những ngọn đèn sáng lên trong phút chốc.

Chỉ ai đó cúi đầu trên sân ga
Chào ai đó giữa trời đêm xanh biếc
Chỉ vương miện sáng lên rất yếu ớt
Phía trên mái đầu bất hạnh của ta.

ANH KHÔNG XIN TÌNH

Anh không xin tình, chẳng hát về mùa xuân
Nhưng em hãy nghe anh hát chỉ một mình.

Chẳng lẽ anh đã có thể làm gì, em tự xét
Không điên cuồng khi đưa mắt nhìn tuyết.

Khu vườn giản đơn, một ngày bình thường
Nhưng vì sao khắp nơi tiếng chuông ngân.

Họa mi hót vang và hoa trên tuyết
Em hãy nói vì sao, hay em chẳng biết?

Chẳng lẽ anh đã có thể làm gì, em hãy xem
Không điên cuồng khi nhìn vào mắt em?

Anh không nói “hãy tin” và “hãy nghe” gì hết
Nhưng biết rằng em cũng đang nhìn tuyết.

Tình yêu của anh nhìn qua bờ vai em
Vào thiên đường tuyết, nơi có hai chúng mình.





Sergey Mitrofanovich Gorodetsky (tiếng Nga: Серге́й Митрофа́нович Городе́цкий, 5 tháng 1 năm 1884 – 7 tháng 6 năm 1967) – nhà thơ, nhà văn Nga.

Tiểu sử:
Sergei Gorodetsky sinh ở Saint Petersburg trong một gia đình gia giáo, bố là nhà chính trị vừa là nhà văn. Học trường gymnazy và năm 1902 vào học Đại học Saint Petersburg nhưng không tốt nghiệp. Thời kỳ học Đại học, Sergei Gorodetsky làm quen với Aleksandr Blok và cảm thấy yêu thích thơ ca từ đây. Các năm 1906 – 1907 in các tập thơ Ярь, Перун, Дикая воля – là những tác phẩm thơ mang âm hưởng dân gian.

Năm 1911 Gorodetsky trở thành một trong những người thành lập ra Xưởng thơ (Цех поэтов). Trong một cuộc họp của Xưởng thơ, Gorodetsky được bầu là người cầm đầu cùng với Nicolay Gumilyov. Từ đây bắt đầu một thời kỳ mới trong sáng tác của ông. Năm 1916 Gorodetsky đến Petrograd làm phóng viên cho báo Русское слово. Sau Cách mạng Tháng Mười ông đi về vùng Kapkage. Năm 1921 quay về Moskva làm ở Nhà hát Cách mạng (Театр Революции) đến năm 1924 và làm báo Sự Thật (Известия) đến năm 1932.

Thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc ông đi về các nước cộng hòa vùng Trung Á như Uzbekistan, Tajikistan dịch các nhà thơ vùng Trung Á ra tiếng Nga. Năm 1958 in cuốn truyện tự thuật Con đường của tôi (Мой путь), thập niên 1960 ông làm thơ về các nhà du hành vũ trụ. Những năm cuối đời ông dạy học ở trường viết văn Maxim Gorky, chủ yếu dạy những người học ngoại khóa. Sergei Gorodetsky mất ở thành phố khoa học Obninsk, tỉnh Kaluga ngày 7 tháng 6 năm 1967.

Tác phẩm:
*Ярь. 1907
*Перун, 1907
*Ия. Стихи для детей. 1908
*Кладбище страстей. Рассказы, т. 1, 1909
*Цветущий посох, 1914
*Ангел Армении. 1918
*Стихотворения, 1956
*Стихотворения и поэмы, 1974


Một số bài thơ:

NỖI ÂU LO

Em đi tìm tĩnh lặng chỉ hoài công
Không lặng yên trong thiên nhiên sống động.
Cây nở hoa, cái chết của anh hùng
Sảng khoái của cơn dông, mặt trăng tru rống.

Những luồng tích điện ở đám mây đen
Từ bầy ong mùa xuân bay thành đám
Tiếng núi lửa, tiếng vỗ bờ của sóng
Trong người em rất bí ẩn ngang bằng.

Khắp nơi đau khổ. Chẳng có Niết bàn!
Giờ vẫn đang gào lên bên ngưỡng cửa
Con nước triều đêm của sự hỗn mang.

Em đừng sợ nơi Chúa bị đóng đinh
Cả thế giới sống bằng cơn bão táp
Như những dòng thơ Sonnet của em.


THƯ TỪ MẶT TRẬN
------[Gửi A. A. Gorodetskaya

Hãy tha thứ, một khi anh lầm lỗi
Khi mà anh phạm tội đối với em
Hãy an ủi khi anh cần an ủi
Nụ cười trẻ trung hãy sưởi ấm anh.

Em hãy hát về một niềm hạnh phúc
Khi anh phụng thờ vẻ đẹp thần tiên
Hãy hân hoan với anh ở thiên đường
Và túng thiếu với nhau khi cùng cực.

Chia sẽ cùng anh khổ đau, mơ ước
Sẻ chia lao động, máu lửa cùng anh
Ta bị gông cùm bởi một mối tình
Và bước đi vác chung cây thập ác.

Một ngôi sao trên đầu ta sáng tỏ
Những con đường ta đan kết, giao nhau.
Chỉ một mình em trên thế gian này
Anh có thể thốt lên: “Hãy tha thứ!”




Sergei Sergeyevich Orlov (tiếng Nga: Сергей Сергеевич Орлов, 22 tháng 8 năm 1921 – 7 tháng 10 năm 1977) – nhà thơ Nga Xô Viết.

Tiểu sử:
Sergei Orlov sinh ở Vologda. Cả bố và mẹ đều là những giáo viên trường làng. Bài thơ thiếu nhi Тыква được giải thơ học sinh toàn Liên bang Xô Viết năm 1938. Những bài thơ đầu tiên in các tờ báo địa phương. Năm 1940 vào học tại khoa sử Đại học Petrozavod. Sau khi Chiến tranh Vệ quốc bùng nổ, Orlov chiến đấu trong trung đoàn sinh viên tình nguyện ra mặt trận. Năm 1944 suýt chết cháy trong chiếc xe tăng bị cháy. Kết quả là sau này ông để râu rất dài để che các vết sẹo. Năm 1946 in quyển thơ đầu tiên Третья скорость.

Năm 1954 tốt nghiệp trường viết văn Maxim Gorky. Từ năm 1958 tham gia ban lãnh đạo Hội Nhà văn Liên bang Nga, phụ trách mảng thơ ca của tạp chí Нева và tham gia Hội đồng biên tập của tạp chí Аврора. Tập thơ Верность của ông được tặng Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga mang tên Maxim Gorky năm 1974. Sau đó ông trở thành thành viên Ban giám khảo Hội động xét Giải thưởng Lenin và Giải thưởng Nhà nước.

Sergei Orlov mất ngày 7 tháng 10 năm 1977 ở Moskva. Tên của ông được đặt cho một đường phố ở trung tâm Vologda.

Tác phẩm:
*Третья скорость (1946)
*Поход продолжается (1948)
*Радуга в степи (1952)
*Городок (1953)
*Стихотворения (1954)
*Голос первой любви (1958)
*Стихотворения. 1938—1956» (1959)
*Одна любовь (1963)
*Колесо и Созвездье (1965)
*Лирика (1966)
*Страница (1969)


Thư mục:
*Левин Л. "Гомер гвардейского полка…": О Сергее Орлове. — В кн.: День поэзии. М., 1978
*Орлов С. Стихотворения. М., 1978
*Орлов С. Собрание сочинений, т. 1-3. М., 1979-1980
*Сергей Орлов: Воспоминания современников. Неопубликованное. Л., 1980
*Дементьев В. Мой лейтенант: Книга о Сергее Орлове. М., 1981
*Михайлов Ал. Биография поколения. — В кн.: Михайлов Ал. Портреты. М., 1983
*Панкеев И. Сергей Орлов: Судьба и творчество. М., 1988
*Орлов С. Избранное. М., 1988

Một số bài thơ:

GIỌNG TÌNH ĐẦU CỦA TÔI

Giọng tình đầu của tôi – phí uổng, muộn màng
Bỗng kêu lên, bắt lặng ngừng phút chốc
Vang đến bây giờ hứa hẹ niềm hạnh phúc
Giọng tình đầu, sao ngươi vẫn còn nguyên?..

Trên đất bỏng, từ Moskva đến Berlin
Bụi trên đường, sống khó hơn là chết
Thanh lương trà rỉ máu, bạch dương băng trắng toát
Giọng tình đầu, sao ngươi vẫn còn nguyên?

Trên cổng ván có bông tuyết cây dương
Cơn lạnh đầu trên môi – vết bỏng không chùi được..
Tháng năm trôi, như quả đồi không xê dịch
Giọng tình đầu, sao ngươi vẫn còn nguyên?!

BÀI CA

Con người ta lạnh lẽo thiếu bài ca
Mặt đất mở ra cho tất cả gió
Tôi không biết: liệu trên đời còn chỗ
Nơi con người không tin những bài ca.

Bài ca không viết ra ở trần gian
Chỉ đơn giản đội quân qua thành phố
Những cô gái ước ao và buồn bã
Và giản đơn ai đấy dạo phong cầm.

Cây bạch dương màu trắng rũ sạch tươm
Và đứng dậy trong làng, bên cửa sổ
Con tim đáp lời con tim đâu đó
Và bài ca trên mặt đất vang lên.

Như rừng ầm ĩ, con người sinh ra
Như mưa khóc, như hoàng hôn rực lửa
Bài ca trên đời ngàn năm vẫn thế
Và bài ca không cần phải viết ra.






cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 02.08.2010 14:25:35
 


Vasily Stepanovich Kurochkin ([tiếng Nga]: Васи́лий Степа́нович Ку́рочкин, 28 tháng 7 năm 1831 – 15 tháng 8 năm 1875) – nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội, người dịch Pierre-Jean de Béranger nổi tiếng của Nga.

Tiểu sử:
Vasily Kurochkin sinh ở Saint Petersburg. Làm thơ từ những ngày còn học ở trường sĩ quan nên gây được sự chú ý của thầy giáo I Vvedensky. Từ năm 1849 đến năm 1852 phục vụ trong quân đội Nga hoàng. In thơ từ năm 1848. Năm 1856 ra quân và chỉ hoạt động văn học. Năm 1858 in cuốn thơ dịch của Pierre-Jean de Béranger và trở thành nổi tiếng từ đó. Năm 1859 tham gia thành lập tạp chí Искра và bị Bộ trưởng Bộ nội vụ cách chức biên tập tạp chí này năm 1864. Vasily Kurochkin là người ủng hộ nhà cách mạng dân chủ Nikolay Gavrilovich Chernyshevsky và tích cực tham gia vào cách hoạt động bí mật, kết quả là năm 1866 phải ngồi tù 4 tháng ở pháo đài Petropavlovsky.

Vasily Kurochkin là nhà thơ nhạy cảm với những thay đổi trong xã hội và tích cực đấu tranh cho những thay đổi này. Cùng với Nicolay Nekrasov, Dmitry Minaev và nhiều nhà thơ khác, ông đã có đóng góp lớn trong việc phá bỏ những luật lệ của thơ ca quí tộc. Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết những bài phê bình sắc bén và đặc biệt, rất thành công với những bản dịch thơ Pierre-Jean de Béranger, Victor Hugo, Henri-Auguste Barbier. Bản dịch của Pierre-Jean de Béranger đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Vasily Kurochkin mất ở Saint Petersburg.

Thư mục:
* Добролюбов Н. А., Песни Беранже. Переводы В. Курочкина, Собр. соч., т. 3, М. — Л., 1962
* Михайловский Н. К., Литература и жизнь, Полн. собр. соч., т. 7, П., 1909
* Ямпольский И. Г., В. Курочкин, в кн.: История русской литературы, т. 8, ч. 2, М. — Л., 1956;
* История русской литературы XIX в. Библиографический указатель, М. — Л., 1962.


MỐI ÂU LO SAY ĐẮM

Mối âu lo say đắm
Mang anh đến với tình
Anh muốn nói cùng em
Nhiều, thật nhiều, nhiều lắm.

Nhưng con tim hà tiện
Lời với người yêu thương
Con cừu non đang nhìn
Dại, dại khờ, dại lắm.

Trong lòng cơn giá buốt
Trên đôi má – hoa hồng
Còn trong mắt để phòng
Nước, nước mắt, nước mắt.


XA CÁCH

Ta chia tay: không nói lời, không rơi lệ
Em không lộ ra dù chỉ một chút buồn
Ta xa nhau muôn đời… nhưng giá mà với anh
Em gặp lại còn có thể!

Trước số phận cúi mình, không than phiền, không rơi lệ
Không biết được rằng: làm nhiều cái ác cho em
Anh có yêu em… nhưng giá mà với anh
Em gặp lại còn có thể!


TIỀN

Tôi sẽ dựng lâu đài trên sóng bạc
Sẽ đếm bao nhiêu cát ở thảo nguyên
Sẽ dùng trăng để kéo cả vầng trăng
Nếu trên đời tôi gặp dù chỉ một
Một người phụ nữ mà không hám tiền!
Những nhà thơ, nhà văn hay thư ký
Có thể ghét tiền bằng cả tấm lòng
Nhưng phụ nữ thì không, không hề có!
Phụ nữ - đối với những người đàn ông –
Là quả chuông, chỉ vang lên một thứ.
Ở khắp nơi ta đều nghe tiếng ngân:
“Tiền! tiền! tiền!” – chỉ tiềng vang như thế.
 
   


Yuri Davydovich Levitansky (tiếng Nga: Ю́рий Дави́дович Левита́нский, 22 tháng 1 năm 1922 – 25 tháng 1 năm 1996) – nhà thơ, dịch giả Nga.

Tiểu sử:
Yuri Levitansky sinh ở thị trấn Kozelets, tỉnh Chernigov, Ukraina. Sau một thời gian gia đình chuyển lên Kiev rồi Donetsk. Học xong phổ thông ở Donetsk, Levitan lên Moskva học trường Đại học Văn, Sử, Triết học (IFLI). Thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc, Levitansky ra trận, lúc đầu làm lính, sau làm phóng viên mặt trận và bắt đầu in ở các tờ báo mặt trận từ năm 1943. Sau khi Đức Quốc xã đầu hàng, Levitansky chuyển sang mặt trận phía đông, tham gia trận Mãn Châu với Nhật. Ông được tặng thưởng rất nhiều huân huy chương cho cả hai mặt trận. Năm 1947 ông ra quân, bắt đầu in các tập thơ: Встреча с Москвой, 1949, Самое дорогое, 1951, Секретная фамилия, 1954…

Các năm 1955 – 1957 Levitansky học cao học ở trường Viết văn Maxim Gorky. Vào Hội Nhà văn năm 1957. Năm 1963 in tập thơ Trời của Đất (Земное небо) và trở thành nhà thơ nổi tiếng từ đó. Ngoài sáng tác, ông còn dịch thơ và làm thơ mô phỏng thơ của các nhà thơ nổi tiếng như L. Martynov, A. Voznesensky, B. Akhmadulina.... Nhiều bài thơ của Levitansky được phổ nhạc trở thành những bài hát nổi tiếng hoặc hát trong những bộ phim nổi tiếng. Bộ phim Moskva không tin vào nước mắt là một ví dụ.

Yuri Levitansky mất ngày 25 tháng 1 năm 1996 ở Moskva.

Tác phẩm:
*Солдатская дорога: Стихи. — Иркутск, 1948;
*Встреча с Москвой: Стихи. — Иркутск, 1949;
*Самое дорогое: Стихи в защиту детей. — Иркутск, 1951;
*Наши дни: Книга стихов. — Москва, 1952;
*Утро нового года: Стихи. — Новосибирск, 1952;
*Листья летят: Стихи. — Иркутск, 1956;
*Секретная фамилия. — Иркутск, 1957;
*Стороны света: Стихи. — Москва, 1959;
*Земное небо. — Москва, 1963;
*Теченье лет: Стихи. — Иркутск, 1969;
*Кинематограф: Книга стихов. — Москва, 1970;
*Воспоминанье о красном снеге: Стихи. — Москва, 1975;
*День такой-то: Книга стихов. — Москва, 1976;
*Сюжет с вариантами: Книга пародий. — Москва, 1978;
*Два времени: Стихи. — Москва, 1980;
*Письма Катерине, или Прогулка с Фаустом. — Москва, 1981;
*Избранное. — Москва, 1982;
*Годы: Стихи. — Москва, 1987;
*Белые стихи. — Москва, 1991;
*Меж двух небес: Стихи. — Москва, 1996;
*Когда-нибудь после меня. — Москва, 1998;
*Зелёные звуки дождя. — Москва, 2000;
*Сон об уходящем поезде. — Москва, 2000;
*Чёрно-белое кино. — Москва: Время, 2005.

Một số bài thơ:


MỖI CON NGƯỜI TỰ CHỌN LẤY CHO MÌNH

Mỗi con người tự chọn lấy cho mình
Một tôn giáo, con đường, người phụ nữ
Sẽ phụng sự tiên tri hay quỉ sứ
Mỗi con người tự chọn lấy cho mình.

Mỗi con người lựa chọn theo sức mình
Lời để cho tình, lời cho cầu nguyện
Gươm để đánh nhau, kiếm cho đấu kiếm
Mỗi con người lựa chọn theo sức mình.

Mỗi con người lựa chọn theo sức mình
Những mảnh vá, trượng, khiên, áo giáp
Và mức thanh toán, trả thù dứt khoát
Mỗi con người lựa chọn theo sức mình

Mỗi con người tự chọn lấy cho mình.
Tôi cũng chọn – theo cách mà tôi biết.
Tôi không đòi hỏi điều gì ai hết.
Mỗi con người tự chọn lấy cho mình.


CHỐC LÁT VÀ MÃI MÃI

Rụng xuống những chiếc lá trong vườn thu
Hạt của chúng nằm lên trên mặt đất
Điều gì còn mãi, điều gì chốc lát
Không một ai có thể hiểu ra.

Nét vẽ trắng trên bức vẽ vô danh
Một dòng của nét hoa văn cổ đại.
Điều gì chốc lát, điều gì còn mãi
Đấy là điều bí ẩn lớn vô cùng.

Ngọn lửa tắt và dòng suối khô lòng
Và cây cối trên mặt đất đổ xuống…
Điều bí mật này khôn ngoan và đơn giản
Và sống động đến ngàn năm…

Thế thì tại sao lại hò rea chiến thắng
Ở đâu đấy trên mặt tuyết tan –
Tất cả vẫn còn! Tất cả vẫn còn! –
Một giọng trẻ trung cất tiếng?

Và tại vì sao ngân vang và dễ vậy
Trong những cành lá bện giữa rừng dày –
Tất cả còn đây! Tất cả còn đây!
Tiếng chim họa mi nhắc đi nhắc lại?


ĐIỀU GÌ TIẾP THEO

Thế tiếp theo là gì? Điều gì tiếp theo
Sau đường nét kia, sau lời dẫn nhập?
Thì tiếp theo sẽ là tình tiết khác
Và bằng lời kết thúc khác khép vào.

Không xa lánh tình tiết ngày hôm qua
Khi tình tiết khác lại bắt đầu xảy
Khoảnh khắc này là không còn lặp lại
Trong vẻ ngoài mới mẻ chẳng diễn ra.

Và có một điều trở nên rõ ràng
Trong khi khai phá một con đường mới
Đã có mầm mống ở trong phần cuối
Mầm đã phôi thai ở đoạn mở màn.

Và trong vườn lại cơn mưa đổ xuống
Vườn trở nên cần và sáng chói lòa.
Điều này ở hay không ở cùng ta
Về bản chất, không phải là quan trọng.

Ai đó kêu lên: - Không, đừng đi đâu!
Tôi mất hút, đi lần theo dấu vết!...
Điều này ở cùng ta hay kẻ khác
Suy cho cùng, cốt lõi chẳng ở đây.

Ai đấy ngạt thở vì sự giận hờn
Ai đó lặng người đi vì hoan hỉ…
Điều này ở cùng ta hay ai đó –
Cũng chẳng hề ý nghĩa – suy cho cùng. 

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 02.08.2010 14:30:45
 


Mikhail Aleksandrovich Zenkevich (tiếng Nga: Михаи́л Алекса́ндрович Зенке́вич, 9 tháng 5 năm 1886 – 14 tháng 9 năm 1973) – nhà thơ, dịch giả Nga.

Tiểu sử:
Mikhail Zenkevich sinh ở thị trấn Nikolaiev, tỉnh Saratov. Bố và mẹ làm nghề dạy học ở trường Cao đẳng và trường gymnazy. Sau Cách mạng Tháng Mười, vì mong muốn cho ít tuổi hơn, Zenkevich đã khai năm sinh là 1898, 1899 và sau đó là 1891. Sau khi tốt nghiệp trường gymnazy Saratov, Zenkevich sang Đức học triết học hai năm ở các trường Friedrich-Schiller-Universität Jena và Đại học Berlin. Từ năm 1907 Zenkevich sống ở Saint Petersburg. Năm 1914 tốt nghiệp Khoa Luật, Đại học Saint Petersburg.

Bài thơ đầu tiên của Zenkevich in ở tạp chí Жизнь и школа của các nhà cách mạng vùng Saratov. Từ năm 1908 bắt đầu in thơ ở các tạp chí của thủ đô như: Весна, Образование, Современный мир… Năm 1909 làm quen với nhà thơ Nicolay Gumilyov và sau đó đã trở thành một trong những người sáng lập Xưởng thơ (Цеха поэтов). Tháng 3 năm 1912 Zenkevich in tập thơ đầu tay Дикая порфира được nhiều nhà thơ nổi tiếng đương thời viết bài phê bình cho tập thơ này. Cuối năm 1917 Zenkevich trở về sống ở quê hương Saratov và in tập thơ thứ hai: Четырнадцать стихотворений.

Thời kỳ Cách mạng Tháng Mười, Zenkevich gia nhập Hồng quân, chiến đấu ở mặt trận Kapkage. Từ năm 1923 ông chuyển về sống ở Moskva, làm việc ở nhiều tạp chí và nhà xuất bản khác nhau. Trước Thế chiến II ông đã in các tập thơ: Под пароходным носом, 1926, Поздний пролет, 1928, Избранные стихи, 1932, Набор высоты, 1937. Thời kỳ chiến tranh ông sơ tán về Chistopol ở tỉnh Kazan, sau đó trở về Moskva.

Sau Thế chiến II ông chủ yếu thơ nước ngoài, mà đặc biệt là thơ ca Mỹ. Các tập thơ dịch của ông gồm có: Из американских поэтов, 1946, Поэты ХХ века: Стихи зарубежных поэтов в переводах Мих. Зенкевича, 1965, Американские поэты в переводах М. Зенкевича, 1969.

Mikhail Zenkevich mất ở Moskva.

Tác phẩm:
*Дикая порфира, 1912
*Четырнадцать стихотворений, 1918
*Пашня танков, 1921
*Под пароходным носом, 1926
*Набор высоты, 1937
*Сквозь грозы лет, 1962

Một số bài thơ:


ĐỊNH LÝ

Tôi ngỡ cuộc đời là cô giáo dạy
Gọi học trò lên đứng trước bảng đen
Cô cầm viên phấn bên bàn tay phải
Còn trong tay kia tấm giẻ cô cầm.

Trong sự tận tụy bối rối, vụng về
Cô đang cố chứng minh điều gì đấy
Cô viết ra bằng viên phấn trắng kia
Rồi đem chùi bằng giẻ, và viết lại.

Viết chùi, sửa… và tất cả chúng ta
Như những ký hiệu viết bằng phấn trắng
Ta đứng lên ở trong từng phép tính
Trên mặt bằng của tấm bảng đen to.

Biết bao nhiêu nhạo báng và kịch liệt
Vô ích cho ai đấy, để làm gì
Cần gì bao chứng cứ hiển nhiên kia
Được lấy từ định đề đơn giản nhất?

Vì sau bao nhiêu phép tính hạ hành
Luôn còn lại một điều trong kết quả:
Là không bao giờ đổi thay số tử
Mà luôn ngang bằng cùng với số sinh.


TẠI VÌ SAO

Tại vì sao anh lại đem rượu cũ
Rót vào bình da mới hở nhà thơ?
Từ xa xưa đã nói về tất cả
Vần điệu không hề đổi mới cho thơ.

Rất cổ xưa những thổ lộ của anh
Đạo văn không mang lại điều gì hết:
Quyển “Nhã Ca” đã nói hết về tình
Quyển “Truyền Đạo” đã nói về cái chết.





CẢ QUÁ KHỨ TA NGỠ LÀ GIẤC MỘNG

Cả quá khứ ta ngỡ là giấc mộng
Cả tương lai – chỉ là ước mơ xa
Chỉ trong hiện tại là ta đang sống
Hiện thực, đủ đầy, đời chóng trôi qua.

Những khoảnh khắc tia chớp dài liền mạch
Thể hiện trong thực tế của lúc này
Như những mắt xích vô cùng khăng khít
Mộng về quá khứ, mơ về tương lai.


NHÀ THƠ TỘI NGHIỆP

Nhà thơ tội nghiệp đang gắng sức
Nhưng chẳng hề viết được gì.
Cứ để cho nhà thơ gắng sức
Biết đâu, sẽ viết được cái gì!
 
  





Dmitry Dmitryevich Minaev (tiếng Nga: Дми́трий Дми́триевич Мина́ев, 21 tháng 10 năm 1835 – 10 tháng 7 năm 1889) – nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình, dịch giả Nga.

Tiểu sử:
Dmitry Minaev sinh ở Simbirsk. Bố là một nhà thơ và là người chuyển ngữ Cuộc hành binh của Binh đoàn Igor ra tiếng Nga hiện đại, mẹ là một phụ nữ quí tộc học cao và biết nhiều ngoại ngữ. Năm 1847 gia đình chuyển lên Saint Petersburg. Minaev vào học ở trường sĩ quan, làm quen với nhà thơ, dịch giả I. Vvedensky và nhà thơ tương lai Vasily Kurochkin, là người cùng học ở trường này.

Năm 1852 tốt nghiệp trường sĩ quan, Minaev trở về Simbirsk làm việc ở cơ quan địa phương của Bộ Nội vụ. Năm 1857 nghỉ việc và chỉ tập trung cho hoạt động văn học. Vasily Kurochkin mời Minaev cộng tác với tạp chí Искра và trở thành một nhà thơ trào phúng có tên tuổi. Năm 1859 in tập thơ Перепевы. Thập niên 1860 ông cộng tác với các tờ tạp chí Современнике, Русском слове, in nhiều bản dịch thơ Anh, Pháp và biên tập tờ Гудка. Minaev gần gũi với trường phái thơ Nekrasov, thể hiện tình cảm của mình đối với làng quê nghèo khổ, phê phán những quan điểm bảo thủ và kiểm duyệt. Sau vụ xử bắn Karakozov (người âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr II) tháng 4 năm 1866, Minaev bị bắt vì đã cộng tác với các tạp chí Современнике, Русском слове và bị giam ở pháo đài Petropavlov gần 4 tháng.

Các thập niên 1860 và 1870 là thời kỳ sáng tạo sung mãn nhất của Minaev. Ông thường xuyên thay đổi các bút danh khác nhau (tất cả có 29 bút danh), nhiều bút danh rất nổi tiếng trong một thời gian dài. Ngoài sáng tác ông còn dịch nhiều tác giả lớn, trong số này có Lord Byron, Percy Bysshe Shelley, Moliere, Victor Hugo, Heinrich Heine, Dante Alighieri, tuy nhiên các bản dịch của Minaev thường được đánh giá là không sát với nguyên bản.
Cuối năm 1887 Minaev trở về Simbirsk sống cho đến ngày cuối đời. Ông mất ở đây ngày 10 tháng 7 năm 1889.

Tác phẩm:
*Перепевы (Санкт-Петербург, 1859)
*Думы и песни, 2 части (Санкт-Петербург, 1863 - 1864)
*Здравия желаю (Санкт-Петербург, 1867)
*В сумерках (Санкт-Петербург, 1868)
*Песни и поэмы (Санкт-Петербург, 1870)
*Чем хата богата (Санкт-Петербург, 1880)
*Всем сестрам по серьгам (Санкт-Петербург, 1881)
*Не в бровь, а в глаз (Санкт-Петербург, 1882; 2-е изд., 1898)

Một số bài thơ:


TÔI KHÓC CHỈ MỘT MÌNH

Tôi biết em từ ngày em còn nhỏ
Có một lần, khi đó em lên mười
Chỉ vô tình búp bê em làm vỡ
Mà suốt đêm em khóc mãi không thôi.

Rồi tuổi thơ trôi vèo như mây trắng
Em của tôi thay đổi với ngày xanh!
Em làm vỡ tim tôi ra từng mảng
Nhưng giờ đây tôi khóc chỉ một mình!


EM ĐANG NGỒI ĐỐI DIỆN

Em đang ngồi đối diện
Anh cháy lên vì tình
Anh mất trí thường xuyên
Nếu em ngồi đối diện.

Em cứ ngồi đối diện
Hoặc gọi lại về mình
Ta sẽ ngồi lặng im
Suốt đêm ngồi đối diện.


BẦU TRỜI SAO DỊU ÊM

Bầu trời sao dịu êm
Muốn gì, em có biết?
Sữa chua và nấm ngọt
Trong đêm sao dịu êm.

Em ạ, anh yêu em
Biết lấy gì giúp đỡ?
Ta cùng chơi bài nhé
Trong đêm sao dịu êm.

Em ạ, anh thông minh
Ban ngày – anh suy nghĩ
Có một điều nhảm nhí
Trong đêm sao dịu êm.


CUỘC ĐỜI TA

Cuộc đời ta giống như một thao trường
Nắng hay mưa đều phơi ra ngoài gió
Trên thao trường tập luyện đều bước chân
Giống như khi người thanh tra đến ngó.

Như tân binh, học cam chịu, an lòng
Nhưng đã chạy đừng lăng xăng bận rộn
Nếu được khen, thì: “sẽ có gắng thêm!”
Không được khen – thì giữ bề im lặng.

Khi người ta ra lệnh – hãy gắng làm
Biết chịu đựng – là phương sách tối thượng
Trong thời gian còn lại nên can đảm
Biết cách kiễng chân và cách nhón chân!...    


Cherubina de Gabriak (tiếng Nga: Черубина де Габриак – là bút danh của Elisaveta Ivanovna Dmitrieva - Елизавета Ивановна Дмитриева) (31 tháng 3 năm 1887 – 5 tháng 12 năm 1928) – nữ nhà thơ Nga thế kỷ bạc. Nhà văn Aleksei Tolstoy gọi Cherubina de Gabriak “là một trong những gương mặt kỳ diệu và đau buồn nhất của văn học Nga”.

Tiểu sử:
Cherubina de Gabriak sinh ở Saint Petersburg, trong một gia đình quí tộc. Bố chết sớm vì bệnh lao phổi, Cherubina de Gabriak lên 7 tuổi cũng mắc bệnh này và hậu quả là bị bệnh đi cà nhắc suốt đời. Năm 1904 tốt nghiệp trường gymnazy, năm 1908 tốt nghiệp Đại học sư phạm, chuyên ngành lịch sử trung đại và văn học trung cổ Pháp. Sau đấy bà tiếp tục theo học về văn học Tây Ban Nha và tiếng Pháp cổ ở Đại học Saint Petersburg và Đại học Sorbonne, làm quen với Nicolai Gumilyov ở Pháp.

Sau khi trở về Saint Petersburg bà dạy ngôn ngữ ở trường gymnazy chỉ dành cho phái nữ, in thơ dịch từ tiếng Tây Ban Nha ở các tạp chí và trở thành bạn thân của nhà thơ Maximilia Aleksandrovich Voloshin. Mùa hè năm 1909 Cherubina de Gabriak đến trại sáng tác dành cho văn nghệ sĩ của Maximilia Voloshin ở Koktebel (vùng Krym). Chính nơi đây đã sinh ra ý tưởng dùng bút danh Cherubina de Gabriak và ý tưởng văn học mê hoặc của một nữ sĩ, người đẹp Công giáo bí ẩn. Từ năm 1909 thơ của bà thường xuyên được in ở tạp chí Apollo và có được sự thành công vang dội trên văn đàn, được các nhà thơ nổi tiếng đương thời như Innokentiy Fyodorovich Annensky và Vyacheslav Ivanovich Ivanov đánh giá cao.

Cuối năm 1909 nhà thơ Mikhail Alekseevich Kuzmin tìm hiểu sự thật của hiện tượng Cherubina de Gabriak và sự việc trở thành một xì-căng-đan. Năm 1911 Cherubina de Gabriak đi lấy chồng và thường xuyên đi du lịch ở Đức, Thụy Sĩ, Phần Lan, Gruzia. Năm 1921 bà cùng với chồng phải rời Petrograd về Ekaterinoda. Ở đây bà làm quen với Samuil Marshak và cùng sáng tác kịch cho thiếu nhi.

Năm 1926 bà bị đày về Taskent. Thời gian này bà vẫn tiếp tục sáng tác và dịch thuật. Cherubina de Gabriak mất ngày 5 tháng 12 năm 1928 ở Taskent vì bệnh ung thư phổi.

Thư mục:
*Калло Е. Четыре имени в русской поэзии. В кн.: «Sub rosa»: Аделаида Герцык, София Парнок, Поликсена Соловьёва, Черубина де Габриак / Сост., коммент. Т. Н. Жуковской, Е. А. Калло. — М., Эллис Лак, 1999. — 768 с. — ISBN 5-88889-038-3
*Агеева, Л. И. Неразгаданная Черубина: Документальное повествование. М.: Дом-музей Марины Цветаевой, 2006. — 404 с.
*Черубина де Габриак. Исповедь / Сост. Купченко В. П., Ланда М. С., Репина И. А. — М.: Аграф, 1999. — 384 с. (Символы времени).
*Из мира уйти неразгаданной: Жизнеописание; Письма 1908-1928 годов; Письма Б.А.Лемана к М.А.Волошину/ Сост., подг. текстов, примеч. Владимира Купченко и Розы Хрулевой. Феодосия; М.: Изд. дом "Коктебель", 2009
*Маршак С. Я., Е. И. Васильева. Театр для детей. Краснодар, 1922.

Một số bài thơ:


ANH CÒN NHỚ VƯỜN XƯA

Anh còn nhớ vườn xưa, nơi lần đầu tiên
Anh thổ lộ với em trong một ngày đầy nắng
Những cây thông non, những cây đoạn dịu dàng
Trải lên cát chiếc bóng dài đứt quãng.

Đấy chỉ một khoảnh khắc và rồi vụt biến
Anh cầm tay em – em rảo bước cùng anh
Ngày tháng bảy với ta mỉm cười âu yếm
Hai đứa mình – anh ở trong trái tim em.

Anh còn nhớ vườn xưa, bây giờ hoa lại nở
Như ngày ấy trong mơ cho hai đứa chúng mình
Nhưng lời đã quên, lời hạnh phúc ngày cũ
Thì anh đã đã không còn nhắc lại cùng em.


GỬI MAKOVSKY

Những bông hoa của anh… những bông hoa từ người bạn
Những bông hoa Tây Ban Nha yêu dấu của em.
Em khoanh chúng bằng đường giới hạn tròn
Một giấc mơ của mình rất sầu thảm.

Em làm say mê bằng ánh mắt đau buồn
Mười hai bông hoa cẩm chướng đang rực lửa
Để trước mắt em, bên những bông hoa đó
Từ bóng tối hiện về hình bóng của anh.

Và em sẽ nói… ồ không, không cần
Vì em không biết đến những lời lặng lẽ.
Và trong giây phút này em rất vui vẻ
Trước vẻ lặng im của hoa cẩm chướng dịu dàng.


NHỮNG BÔNG HOA MÀU TÍM

Những bông hoa gia sấy khô màu tím
Mà mỗi ngày anh mang đến tặng em
Ôi những bông hoa ngây thơ sầu thảm
Những bông hoa của mối tình anh!

Đầu óc mê muội của anh không hiểu
Khoa học thanh tao, tinh tế của tình
Cái miệng nhỏ của em làm cho méo
Cả nụ cười chán ngắt của em.

Anh đã từng say mê dịu ngọt
Thuốc độc xưa của những hồn em
Nhưng em bằng ánh mắt mỏi mệt
Làm tàn phai những bông hoa không cần. 

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 02.08.2010 14:34:49
 


Ivan Sergeyevich Turgenev (tiếng Nga: Ива́н Серге́евич Турге́нев) (9 tháng 11 năm 1818 - 3 tháng 9 năm 1883) – nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng của Nga thế kỉ 19. Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Saint Petersburg.

Tiểu sử:
Ivan Turgenev sinh ra trong một gia đình quí tộc ở Oryon. Bố là sĩ quan, mẹ là một phụ nữ quí tộc có học, thông minh, chăm lo con cái nhưng đối xử tàn nhẫn với nông nô. Ivan Turgenev được những gia sư người Pháp và người Đức dạy dỗ vì mẹ là người ghét tất cả những thứ của Nga. Năm 1827 gia đình chuyển lên Moskva. Ivan học ở trường Pansion. Năm 1833, mới 15 tuổi, Ivan vào học khoa ngôn ngữ tại Đại học Moskva. Năm sau gia đình chuyển về Saint Petersburg nên Ivan cũng chuyển về học tại Đại học Saint Petersburg, thời gian này Ivan bắt đầu làm thơ.

Năm 1838 Ivan Turgenev sang Đức để học lịch sử văn học Hy Lạp và La Mã ở Đại học Berlin, thời gian học ở nhà Ivan học thêm môn ngữ pháp các ngôn ngữ Hy Lạp cổ và Latinh. Năm 1841 Ivan trở về Nga. Năm 1842 bảo vệ luận án tiến sĩ triết học và từ đây bắt đầu hoạt động văn học. Năm 1846 ông bắt đầu in các truyện БретерТри портрета. Năm 1847 Ivan Turgenev sang sống ở Đức và Pháp. Năm 1850 ông về Nga chịu tang mẹ và được thừa hưởng một gia tài lớn, cho phép ông có điều kiện đi du lịch nhiều nơi và sáng tác nhiều hơn. Năm 1852 ông in tập truyện lấy tên chung là Записки охотника. Tiếp đó, ông viết những tác phẩm lớn như: Рудин (1856), Дворянское гнездо (1859), Накануне (1860), Отцы и Дети (1862)…

Từ đầu thập niên 1860 Ivan Turgenev sống thường xuyên ở Baden-Baden (Đức) và Paris (Pháp). Ông mất tại Bougival, gần Paris. Theo ý nguyện của ông khi còn sống, thi hài của ông được đưa về mai táng tại nghĩa trang Voncovo ở Saint Petersburg.

Tác phẩm:

Tiểu thuyết:
• 1855 — Рудин
• 1859 — Дворянское гнездо
• 1860 — Накануне
• 1862 — Отцы и дети
• 1867 — Дым
• 1877 — Новь

Truyện:
• 1844 — Андрей Колосов
• 1845 — Три портрета
• 1846 — Жид
• 1847 — Бретёр
• 1848 — Петушков
• 1849 — Дневник лишнего человека
• 1852 — Муму
• 1852 — Постоялый двор
• 1852 — Записки охотника
• 1855 — Яков Пасынков
• 1855 — Фауст
• 1856 — Затишье
• 1857 — Поездка в Полесье
• 1858 — Ася
• 1860 — Первая любовь
• 1864 — Призраки
• 1866 — Бригадир
• 1868 — Несчастная
• 1870 — Странная история
• 1870 — Степной король Лир
• 1870 — Собака
• 1871 — Стук… стук… стук!..
• 1872 — Вешние воды
• 1874 — Пунин и Бабурин
• 1876 — Часы
• 1877 — Сон
• 1877 — Рассказ отца Алексея
• 1881 — Песнь торжествующей любви
• 1881 — Собственная господская контора
• 1883 — После смерти (Клара Милич)
• Памяти Ю. Вревской
• Как хороши, как свежи были розы…
Kịch:
• 1848 — Где тонко, там и рвётся[1]
• 1848 — Нахлебник
• 1849 — Завтрак у предводителя
• 1849 — Холостяк
• 1850 — Месяц в деревне
• 1851 — Провинциалка

Tác phẩm chuyển thành phim:
• 1915 — После смерти (по мотивам рассказа Тургенева «Клара Милич. После смерти»)
• 1943 — Тайны
• 1953 — Завтрак у предводителя
• 1959 — Отцы и дети
• 1959 — Му-му
• 1959 — Накануне (фильм)
• 1969 — Первая любовь
• 1969 — Дворянское гнездо
• 1971 — Жизнь и смерть дворянина Чертопханова (по мотивам рассказов Тургенева «Чертопханов и Недопюскин» и «Конец Чертопханова»)
• 1975 — Гамлет Щигровского уезда
• 1976 — Степной король Лир
• 1977 — Рудин
• 1977 — Бирюк
• 1978 — Ася
• 1981 — Затишье
• 1983 — Отцы и дети
• 1985 — Накануне
• 1989 — Вешние воды
• 1989 — Поездка в Висбаден
• 1992 — Дым
• 1995 — Первая любовь
• 1998 — Му-му
• 2008 — Отцы и дети

Các bài viết:
• Несколько слов о стихотворениях Ф. И. Тютчева (1854).
• Гамлет и Дон-Кихот (1860).
• Речь о Шекспире (1864).


Một số bài thơ:


KHI XƯA

Khi xưa em nhìn vào đôi mắt anh
Vẻ hân hoan, dịu dàng đằm thắm vậy
Và anh bình thản yên lòng nhường ấy
Hôn bờ mi dài tuyệt đẹp của em.

Có những khi em rụt rè bẽn lẽn
Em chập chờn ép vào giữa ngực anh
Sắc đẹp trầm ngâm tư lự của em
Trong nhút nhát rụt rè anh nhìn ngắm.

Và khi ánh trăng chiếu sáng trong vườn
Anh và em ngồi im bên cửa sổ
Ta bên nhau nhởn nhơ, vô tư lự
Hai đứa mình cùng thở một hơi chung.

Còn trong phút giây ly biệt u buồn
Anh ngẹn ngào với nỗi lòng tê tái
Anh lặng lẽ đưa bàn tay run rẩy
Ép lên bờ môi, vào giữa ngực mình.

Em hãy nói: liệu anh đây có biết
Cái điều gì trời đã định cho ta
Sẽ chia tay nhau và sẽ căm thù
Cái tình yêu mà từ lâu đã chết?


KHI ANH CHIA TAY VỚI EM

Khi anh chia tay với em
Anh không hề muốn giấu
Rằng ngày đó đã yêu em
Như những gì anh có thể.

Nhưng anh không mong gặp gỡ
Mà anh kiên nhẫn lặng im
Và anh cũng không muốn hiểu
Ánh mắt buồn, sâu thẳm của em.

Còn em đang giải thích cho anh
Về cái miền thương nhớ đó.
Nhưng giờ xa lạ đối với anh
Niềm hạnh phúc ngày nào, trời ạ!

Em hãy tin: anh đã sống vô vàn
Từ dạo đó anh đã nhiều chịu đựng
Biết bao nhiêu niềm vui anh đã quên
Và biết bao dòng nước mắt ngu xuẩn.





TÔI THƯƠNG

Tôi thương mình, thương những người khác, thương tất cả con người, thương thú, thương chim.

Tôi thương con trẻ và người già, thương những người hạnh phúc và người bất hạnh… thương người hạnh phúc nhiều hơn người bất hạnh.

Tôi thương những ông vua trăm trận trăm thắng, những nghệ sĩ thiên tài, những nhà thơ, những nhà tư tưởng.

Tôi thương kẻ sát nhân và nạn nhân của nó, thương quái gỡ và sắc đẹp, thương kẻ áp bức và người bị áp bức.

Biết làm sao để tôi thoát được lòng thương hại này? Lòng thương hại không cho tôi yên sống… Lòng thương hại còn là sự buồn chán.

Ô, sự buồn chán, tất cả hòa tan bởi lòng thương! Con người không được phép xuống thấp hơn.

Quả thật, giá mà tôi được ghen thì sẽ tốt hơn!

Vâng, tôi ghen với đá.


KHI MÀ MÀ ANH SẼ KHÔNG CÒN

Khi mà anh sẽ không còn, khi mà tất cả những gì thuộc về anh sẽ tan thành tro bụi, - thì em, người bạn duy nhất của anh, người mà anh đã từng yêu sâu sắc và dịu dàng say đắm thế, người mà đang lo lắng cho anh có lẽ - em đừng đi ra ngôi mộ của anh.. Em sẽ chẳng biết làm gì ở đó.

Em dừng quên anh nhé… nhưng cũng đừng nhớ về anh giữa những lo toan vặt vãnh của đời thường, giữa sung sướng và cơ hàn… Anh không muốn làm phiền đến cuộc sống của em, không muốn cản trở dòng đời trôi tĩnh lặng của em. Nhưng trong giờ phút cô đơn, khi mà em có một nỗi buồn nhút nhát và không có nguyên nhân, rất quen thuộc với những con tim, thì em hãy lấy một trong những cuốn sách thân quen và em sẽ tìm ra những trang, những dòng, những lời, mà có thể là em còn nhớ? – cả anh và em cùng lúc đã từng có những giọt nước mắt ngọt ngào và lặng lẽ.

Em hãy đọc, hãy nhắm mắt và hãy chìa bàn tay cho anh… chìa bàn tay của em cho người bạn đã lìa trần.

Và anh sẽ không còn có thể nắm chặt tay em: mà bàn tay sẽ nằm bất động trên mặt đất… nhưng anh bây giờ sung sướng nghĩ rằng, có thể, em sẽ cảm thấy sự lướt nhẹ trong tay mình.

Và hình bóng của anh sẽ hiện ra trước mắt em, và từ dưới bờ mi khép lại của đôi mắt em sẽ tuôn ra dòng nước mắt, giống như dòng nước mắt mà khi ta xúc động trước Cái đẹp đã tuôn ra trong những ngày nào, ôi em thân yêu, người bạn duy nhất của anh, ôi em thân yêu, người mà anh đã từng yêu sâu sắc và dịu dàng say đắm thế!


ĐƯỜNG ĐẾN TÌNH YÊU

Tất cả mọi tình cảm đều có thể dẫn đến tình yêu, đến sự đam mê, tất cả: sự căm thù, luyến tiếc, sự hờ hững, sự tôn sùng, tình bạn, sự sợ hãi, - và ngay cả sự khinh bỉ. Vâng, tất cả mọi tình cảm… ngoại trừ một thứ: sự mang ơn.

Sự mang ơn là món nợ; người tử tế sẽ trả những món nợ của mình… nhưng tình – không phải là tiền bạc.
 

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 02.08.2010 14:41:19
 


Konstantin (Krill) Mikhailovich Simonov (tiếng Nga: Константи́н (Кири́лл) Миха́йлович Си́монов, 28 tháng 11 năm 1915 – 28 tháng 8 năm 1979) – nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động xã hội, người được tặng Giải thưởng Lenin và 6 lần được tặng Giải thưởng Stalin, đại biểu Xô Viết Tối cao Liên Xô, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Liên Xô.

Tiểu sử:
Konstantin Simonov sinh ở Petrograd (nay là Saint Petersburg). Khi khai sinh bố đặt tên là Kirill nhưng sau ông thấy khó đọc rõ ba chữ cái cuối cùng r i l nên đã đổi thành Konstantin. Konstantin không biết mặt bố vì ông bị mất tích ở mặt trận Thế chiến I khi Konstantin còn bé. Sau này Konstantin được bố dượng dạy dỗ, ông là người dạy môn chiến thuật ở các trường sĩ quan. Tuổi thơ của Konstantin là cuộc sống ở các khu gia binh ở Ryazan và Saratov. Kinh tế gia đình chật vật nên học xong lớp 7, Konstantin vào học trường trung cấp ở một nhà máy rồi làm thợ tiện kim loại ở Saratov và sau đó là Moskva. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ. Năm 1936 các tạp chí Молодая гвардияОктябрь in những bài thơ đầu tiên của Konstantin Simonov.

Năm 1938 ông tốt nghiệp Trường viết văn Maxim Gorky, được kết nạp vào Hội Nhà văn và làm nghiên cứu sinh ở trường Đại học Văn – Sử - Triết. Năm 1939 được cử đi làm phóng viên mặt trận ở Mông Cổ và sau đó đã không còn quay lại để tiếp tục làm nghiên cứu sinh. Năm 1940 ông viết vở kịch Lịch sử một cuộc tình (История одной любви) được nhà hát Đoàn Côm-sô-môn dàn dựng.

Thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc ông làm phóng viên chiến trường của báo Боевое знамя, năm 1943 được phong trung tá và sau chiến tranh – đại tá. Nhiều tác phẩm của ông viết thời kỳ chiến tranh trở thành những tác phẩm nổi tiếng, đặc biệt, bài thơ Đợi anh về đã rất nổi tiếng ở Việt Nam qua bản dịch của nhà thơ Tố Hữu. 25 năm sau ngày viết bài thơ này Konstantin Simonov đã viết bài thơ Gửi đồng chí Tố Hữu, người dịch “Đợi anh về.

Thời kỳ sau chiến tranh ông đi công tác ở nước ngoài rất nhiều lần trong suốt 3 năm liên tục. Từ 1958 đến 1960 ông làm phóng viên thường trú của báo Sự Thật (Правды) ở Taskent, phụ trách các nước cộng hòa vùng Trung Á. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Sinmonov: Đồng đội (Товарищи по оружию) được xuất bản năm 1952, cuốn Người sống và người chết (Живые и мертвые) in năm 1959.

Ngoài thơ, văn, kịch, ông còn là tác giả của nhiều kịch bản phim như: Парень из нашего города (1942), Жди меня (1943), Дни и ночи (1943 - 44), Бессмертный гарнизон (1956), Нормандия-Неман (1960, cùng với Ш.Спаакоми, Э.Триоле), Живые и мертвые (1964)… Ông được tặng thưởng nhiều Giải thưởng cao quí và nhiều huân huy chương của nhà nước Liên Xô.

Konstantin Simonov mất ở Moskva, theo di chúc của ông, tro hỏa táng được đem rắc trên một cánh đồng ở ngoại ô thành phố Mogilov.

Tác phẩm:

Thơ và trường ca:
• «Победитель» (1937, поэма о Николае Островском),
• «Павел Черный» (1938, поэма, прославлявшая строителей Беломорско-Балтийского канала),
• «Ледовое побоище» (1938, поэма),
• поэма «Суворов», 1939
• Если дорог тебе твой дом…
• Жди меня (текст)
• Песня военных корреспондентов
• Сын артиллериста
• «С тобой и без тебя» (сборник стихов)
• Я знаю, ты бежал в бою…
• «Ты помнишь, Алеша, дороги Смоленщины..»
• «Майор привез мальчишку на лафете..»
• Хозяйка дома
• Горят города по пути этих полчищ...

Văn xuôi:
• «Товарищи по оружию» (роман, 1952; новая редакция — 1971),
• «Живые и мертвые» (роман, 1959),
• «Солдатами не рождаются» (1963—1964, роман; 2 часть трилогии «Живые и мертвые»; в 1969 — кинофильм «Возмездие» режиссёр Александр Столпер),
• «Последнее лето» (роман, 1971).
• «Дым отечества» (1947, повесть)
• «Южные повести» (1956—1961)
• «Из записок Лопатина» (1965, цикл повестей; 1975 — одноимённый спектакль, премьера — Театр «Современник»)

Ký, tự truyện:
• Симонов К. М. Разные дни войны. Дневник писателя. — М.: Художественная литература, 1982. — Т. 1. — 479 с. — 300 000 экз.
• Симонов К. М. Разные дни войны. Дневник писателя. — М.: Художественная литература, 1982. — Т. 2. — 688 с. — 300 000 экз.
• «Глазами человека моего поколения. Размышления о И. В. Сталине» (1979, опубликовано в 1988)
• «Письма из Чехословакии» (сборник очерков),
• «Славянская дружба» (сборник очерков),
• «Югославская тетрадь» (сборник очерков),
• «От Черного до Баренцева моря. Записки военного корреспондента» (сборник очерков).

Kịch:
• «История одной любви» (1940, премьера — Театр имени Ленинского комсомола, 1940)
• «Парень из нашего города» (1941, пьеса; премьера — Театр имени Ленинского комсомола, 1941; в 1942 — одноимённый кинофильм)
• «Под каштанами Праги» (1945. Премьера — Театр имени Ленинского комсомола. Была популярна, с 1946 шла по всей стране. В 1965 — одноимённый телеспектакль, режиссёры Борис Ниренбург, Надежда Марусалова (Иваненкова)
• «Русские люди» (1942, опубликована в газете «Правда»; в конце 1942 премьера пьесы с успехом прошла в Нью-Йорке; в 1943 — кинофильм «Во имя Родины», режиссёры — Всеволод Пудовкин, Дмитрий Васильев; в 1979 — одноимённый телеспектакль, режиссёры — Майя Маркова, Борис Равенских)
• «Так и будет» (1944, премьера — Театр имени Ленинского комсомола)
• «Русский вопрос» (1944, премьера — Театр имени Ленинского комсомола; в 1947 — одноимённый кинофильм, автор сценария и режиссёр Михаил Ромм)
• «Чужая тень» (1949)
• «Четвёртый»(1961, премьера — Театр «Современник»)
• «Левашов» (1963, телеспектакль, режиссёр — Леонид Пчёлкин)
• «Мы не увидимся с тобой» (1981, телеспектакль, режиссёры — Майя Маркова, Валерий Фокин)

Kịch bản phim:
• «Жди меня» (совместно с Александром Столпером, 1943, режиссёр — Александр Столпер)
• «Дни и ночи» (1944, режиссёр — Александр Столпер)
• «Второй караван» (1950, совместно с Захаром Аграненко, режиссёры-постановщики — Амо Бек-Назаров и Рубен Симонов)
• «Жизнь Андрея Швецова» (1952, совместно с Захаром Аграненко)
• «Бессмертный гарнизон» (1956, режиссёр — Эдуард Тиссэ),
• «Нормандия — Неман» (соавторы — Шарль Спаак, Эльза Триоле, 1960, режиссёры Жан Древиль, Дамир Вятич-Бережных)
• «Живые и мёртвые» (совместно с Александром Столпером, режиссёр — Александр Столпер, 1964)
• «Если дорог тебе твой дом» (1967, сценарий и текст документального фильма, режиссёр Василий Ордынский),
• «Гренада, Гренада, Гренада моя» (1968, документальный фильм, режиссёр — Роман Кармен, кинопоэма; премия Всесоюзного кинофестиваля)
• «Случай с Полыниным» (совместно с Алексеем Сахаровым, 1971, режиссёр — Алексей Сахаров)
• «Чужого горя не бывает» (1973, документальный фильм о вьетнамской войне),
• «Шел солдат» (1975, документальный фильм)
• «Солдатские мемуары» (1976, телефильм)
• «Обыкновенная Арктика» (1976, Ленфильм, режиссёр — Алексей Симонов, вступительное слово от автора киносценария и эпизодическая роль)
• «Константин Симонов: остаюсь военным писателем» ( 1975, документальный фильм)
• «Двадцать дней без войны» (по повести (1972), режиссёр — Алексей Герман, 1976), текст от автора

Thơ dịch:
• Редьярд Киплинг в переводах Симонова
• Насими, Лирика. Перевод Наума Гребнева и Константина Симонова с азербайджанского и фарси. Художественная литература, Москва, 1973.
• и другие переводы


Một số bài thơ:




GỬI ĐỒNG CHÍ TỐ HỮU, NGƯỜI DỊCH “ĐỢI ANH VỀ

Tôi biết rằng thơ của tôi đang sống
Ở đây trong bản dịch đẹp của Anh.
Và sẽ sống đến ngày người vợ vẫn
Ngóng trông chồng về từ cuộc chiến tranh.

Một phần tư thế kỷ súng không ngừng!
Những người vợ góa vẫn đi ra mộ
Vẫn chờ đợi, thì thơ tôi còn đó
Còn sống trong bản dịch đẹp của Anh.

Tôi cầu mong ngày ấy đến cho nhanh
Trên con đường đến tự do dằng dặc
Ngày mà thơ, cũng như người, kết thúc
Cuộc hành quân trong bản dịch của Anh.

Hãy để ngày, khi không còn trông ngóng
Người trở về - yên lặng giữa thiên nhiên
Thì thơ tôi sẽ thở phào nhẹ nhõm
Rồi chết trong bản dịch đẹp của Anh.


ĐÊM ẤY ANH BỎ CHẠY

Đêm ấy anh bỏ chạy, ta biết rằng
Anh đã phản bội đồng đội của mình.

Với anh, ta không có gì để gọi
Kẻ hèn nhát – chỉ một lời ngắn ngủi.

Anh cứ việc không biết đến điều này
Nhưng ngày ấy anh thành kẻ giết người.

Cái hào chiến đấu mà anh bỏ lại
Tên lính Đức đã ngồi vào đêm ấy.

Vì cái chiến hào bỏ lại của anh
Mà người lính khác đã phải hy sinh.

Để lấy lại chiến hào cho trận đánh
Đồng đội đã phơi đầu mình trước đạn.

Đừng đi hát về người đã hy sinh
Đừng tiếc thương người phụ nữ góa chồng.





NẾU BẠN YÊU QUÍ NGÔI NHÀ

Nếu bạn yêu quí ngôi nhà của bạn
Nơi bạn lớn lên thành một người Nga
Nơi ở dưới trần nhà kêu loảng xoảng
Khi bạn nằm trên nôi nhỏ đung đưa.
Nếu bạn quí những gì trong nhà đó
Những góc phòng, lò sưởi, những bức tường
Nơi mà cụ cố, cụ ông và bố
Đã từng bước đi những bước đầu tiên.

Nếu bạn thương khu vườn nghèo xơ xác
Có hoa xuân và tiếng những con ong
Dưới cây gia từ 100 năm trước
Cụ ông xưa đã dựng một chiếc bàn.
Nếu bạn không muốn để cho trên sàn
Nhà của bạn bước chân thù giẫm đạp
Rồi ngồi bên chiếc bàn của cụ ông
Và cây cối trong vườn đem phá nát…

Nếu bạn yêu quí người mẹ của mình
Từng nuôi bạn lớn lên bằng dòng sữa
Đã từ lâu dòng sữa không còn nữa
Chỉ còn bằng đôi má bạn áp lên.
Nếu như khi không còn sức chịu nữa
Tên phát xít đến ngôi nhà của mẹ
Nó tát vào đôi má mẹ đã nhăn
Và quấn tóc mẹ vào bàn tay mình
Để chính những bàn tay kia của mẹ
Những bàn tay một thuở đưa nôi êm
Sẽ giặt quần lót cho tên súc sinh
Và bàn tay ấy trải giường cho nó…

Nếu người bố mình bạn vẫn chưa quên
Người từng bế tung bạn trên tay mình
Và đã từng là một người lính tốt
Người đã mất ở vùng Karpat
Đã hy sinh vì Volga, sông Đông
Vì số phận của chính Tổ quốc mình
Nếu như bạn không muốn cho phát xít
Lật bới tung mọi thứ trong mộ phần
Chân dung lính trên những cây thánh giá
Tên phát xít đem xé vụn giữa sàn
Và trước ánh mắt người mẹ đang nhìn
Tên phát xít giẫm chân lên mặt bố…

Nếu như bạn không hề muốn đem dâng
Người mà bạn đã từng cùng sánh bước
Và là người mà bạn đã từng hôn
Bạn đã không dám – vì bạn yêu nàng –
Mà những tên phát xít bằng bạo lực
Bắt ép nàng, kẹp chặt vào trong góc
Rồi cả ba thằng cùng cưỡng hiếp nàng
Bắt cởi truồng như nhộng nằm trên sàn
Mà ba tên chó đẻ thừa hưởng được
Nàng trong máu me, khóc than, phẫn uất
Bạn giữ gìn những gì là thiêng liêng
Bằng sức mạnh tình yêu của đàn ông…

Nếu như bạn không hề muốn đem dâng
Cho kẻ thù đến muôn đời muôn thuở
Ngôi nhà bạn, người mẹ hiền, người vợ
Những gì mà ta vẫn gọi quê hương
Hãy nhớ rằng: không ai cứu quê hương
Nếu như bạn không ra tay cứu vớt
Nếu như bạn không giết lũ bạo hành
Một khi bạn chưa giết được một thằng
Thì về tình yêu bạn nên im lặng.
Miền đất bạn lớn lên, ngôi nhà xưa bạn sống
Bạn hãy đừng gọi nơi đó quê hương.
Thà phát xít bị giết bởi người anh
Thà phát xít giết bởi người hàng xóm
Đấy là họ đang trả thù báo oán
Bạn không hề có được sự thanh minh.
Họ không ngồi phía sau lưng người khác
Họ không báo thù bằng cây súng khác.
Nếu phát xít bị giết bởi người anh
Thì bạn không phải lính – mà anh mình.

Bạn hãy giết tên phát xít, để không
Không phải bạn, mà nó nằm trên đất
Để trong nhà bạn không còn tiếng khóc
Mà ở trong nhà nó tiếng khóc than
Nó muốn như thế - tự nó lỗi lầm –
Để không nhà bạn mà nhà nó cháy
Hãy để cho không phải người vợ hiền
Mà vợ nó sẽ trở thành góa phụ
Để mẹ của bạn không phải khóc than
Mà là người mẹ đã sinh ra nó
Không gia đình bạn, mà gia đình nó
Sẽ đợi chờ trong phí uổng, hoài công.
Bạn hãy giết ngay dù chỉ một thằng!
Bạn hãy giết tên phát xít nhanh lên!
Bao nhiêu lần bạn phải nhìn thấy nó
Bạn hãy đem giết nó bấy nhiêu lần!


EM TỪNG NÓI VỚI ANH

Em từng nói với anh rằng “yêu anh”
Nhưng đấy là trong đêm, qua hàm răng
Còn sáng ra, lời đắng cay “chịu đựng”
Đôi bờ môi mím lại đến nhọc nhằn.

Anh đã tin đôi bờ môi trong đêm
Tin đôi bàn tay nóng bừng, láu lỉnh
Nhưng anh không tin lời trong đêm vắng
Những lời trong đêm thầm kín, vô hình.

Anh hiểu rằng em muốn được yêu anh
Anh biết em đã không hề nói dối
Chỉ về đêm em thường gian dối vậy
Khi xác thân cai trị lấy linh hồn.

Nhưng trong giờ tỉnh táo buổi bình minh
Khi tâm hồn lại như xưa – mạnh mẽ
Thì giá một lần mà em nói “có”
Với anh trong niềm hy vọng, chờ mong.

Và bỗng chiến tranh, sân ga, ly biệt
Nơi không còn một chỗ để ôm em
Với toa tàu ở nhà ga ngoại thành
Trong toa này anh đi về Brest.

Bỗng nhiên cơn gió về đêm vô vọng
Về hạnh phúc, về gối ấm chăn êm
Không có gì giúp được! – như tiếng vang
Là vị của nụ hôn trên áo lính.

Để lời trong cơn say, trong đêm vắng
Anh không nhầm lẫn với những lời xưa
Em bỗng nói với anh rằng “em yêu”
Bằng đôi bờ môi hầu như tĩnh lặng.

Xưa anh chưa từng thấy em như thế
Trước những lời cay đắng buổi chia ly:
Em yêu anh… và sân ga đêm khuya
Đôi bàn tay lạnh giá vì đau khổ.





ANH KHÔNG THỂ LÀM THƠ VỀ EM NỮA

Anh không thể làm thơ về em nữa
Không em ngày xưa, chẳng của bây giờ.
Đã rõ ràng, những lời cay đắng thế
Từ lâu rồi không còn đủ cho ta.

Điều tốt đẹp – cám ơn! Anh không tính
Chuyện nhỏ nhen, bởi một thuở sống cùng
Anh chưa đem cho và chưa từng nhận
Dù chắc gì anh còn nợ tiếng thơm.

Điều ác dữ tựa hồ như gánh nặng
Mà bàn tay em đặt xuống vai anh
Là của anh! Anh tự mình xác định
Đời với anh nghiệt ngã chẳng vô tình.

Lời quở trách muộn màng buông ra gió
Đừng sợ gì trò chuyện đến bình minh.
Chỉ đơn giản không còn yêu em nữa
Nên anh không làm thơ nữa về em.


LINH CẢM TÌNH YÊU

Linh cảm của tình yêu còn kinh hoàng
Hơn cả tình. Tình yêu là trận đánh
Mắt nhìn mắt, bạn gặp gỡ với tình
Không đợi gì, tình yêu cùng với bạn.

Linh cảm của tình yêu – như biển động
Đã hơi hơi đôi bàn tay ướt dầm
Nhưng vẫn hãy còn lặng im, và tiếng
Đàn dương cầm nghe rõ sau bức mành.

Còn trên áp kế hướng về ma quỉ
Tất cả đang rơi, áp lực rơi nhanh
Trong nỗi sợ hãi trước ngày tận thế
Áp vào bến bờ khi đã muộn màng.

Không, tệ hơn. Điều này như chiến hào
Nơi bạn ngồi chờ để xông vào trận
Còn đằng kia, cách nửa dặm vexta
Người cũng chờ để đạn xuyên vào trán…


ANH MUỐN ĐƯỢC GỌI EM LÀ NGƯỜI VỢ

Anh muốn được gọi em là người vợ
Vì người ta không gọi thế bao giờ
Vì ngôi nhà anh chiến tranh tàn phá
Em đến làm khách lần nữa, chắc gì.

Vì anh từng mong cho em điều ác
Vì hiếm khi em thấy xót thương anh
Vì em đến không cần chi mời mọc
Khi tự mình đêm ấy đến với anh.

Anh muốn được gọi em là người vợ
Không phải để rồi đem nói cùng ai
Cũng chẳng phải vì từ lâu em đã
Cùng anh trong thêu dệt của người đời.

Anh chẳng phải hám danh vì danh tiếng
Hoặc hư vinh nhờ sắc đẹp của em
Anh chỉ cần vẻ dịu dàng bí ẩn
Của tiếng bước chân em đến nhẹ nhàng.

Cái chết làm ngang hàng bao tên tuổi
Như ga tàu, sắc đẹp sẽ qua nhanh
Và người chủ trong những ngày tháng cuối
Sẽ ghen tuông với ảnh của chính mình.

Anh muốn được gọi em là người vợ
Vì những ngày ly biệt có vô vàn
Vì sau này những bàn tay xa lạ
Vuốt mắt cho nhiều người sống cùng anh.

Vì một điều em đã từng chân thật
Không hứa với anh quan trọng một điều
Buổi chia tay của lính trong giờ chót
Em mới lần đầu nói dối – rằng yêu.

Em từng là ai? Của anh hay xa lạ?
Vì thế mà con tim hãy còn xa…
Hãy tha thứ, anh gọi em là vợ
Theo quyền những ai có thể không về.


HẠNH PHÚC

Ngày còn bé. Người ta từng hỏi anh:
“Cháu muốn gì để thành người hạnh phúc?”
-“Cháu muốn được cưỡi ngựa phóng lên đường
Và cháu muốn được thổi kèn tập hợp”.

Thành chàng trai. Người ta đã hỏi chàng:
“Chàng muốn gì để thành người hạnh phúc?”
-“Cháu muốn mình được sống đến trăm năm
Và muốn được đi cùng trời cuối đất”.

Thành người lính. Và người ta hỏi anh:
“Cậu muốn gì để thành người hạnh phúc?”
-“Tôi biết rằng nếu lựa chọn là cần
Thì tôi chọn hy sinh vì Tổ quốc”.

Anh đã chết. Người ta hỏi vợ anh:
“Chị muốn gì để mình không bất hạnh?”
-“Tôi muốn, nếu cha chẳng thể hồi sinh
Thì con trai muốn điều như cha muốn”.


NẾU CHÚA TRỜI

Nếu Chúa Trời bằng quyền lực của mình
Cho ta đến thiên đường sau khi chết
Tôi biết làm gì với tài sản trần gian
Nếu như Ngài nói rằng: cần chọn lọc?

Tôi không cần nơi thiên đường buồn bã
Một người luôn ngoan ngoãn bước theo mình
Có lẽ tôi mang theo người như thế
Người đã từng sống ở cõi trần gian.

Người nông nổi, dữ dằn, hay châm chọc
Dù chẳng dài lâu, nhưng vẫn của mình!
Người đã từng hành hạ trên mặt đất
Sẽ không cho buồn chán ở thiên đường.

Những người bất trị, hư thân như thế
Chẳng mấy ai mang theo đến thiên đường
Vì những người ngoan đạo nơi đó sẽ
Để mắt nhìn, và để ý coi trông.

Tôi có lẽ mang theo mình khoảng cách
Để giày vò mình trước cảnh chia lìa
Để nhớ về trong phút giây ly biệt
Nỗi đau treo trên cổ của bàn tay.

Tôi có lẽ mang mọi điều nguy hiểm
Để cho người chờ đợi thủy chung hơn
Để đôi mắt em rõ ràng xanh thắm
Đang ở nhà không cho kẻ nhát gan.

Tôi có lẽ mang theo mình người bạn
Để có người cụng chén khi tiệc tùng
Và kẻ thù để phút giây ghê tởm
Sẽ thù hằn theo kiểu của trần gian.

Chẳng tình yêu, buồn chán, chẳng xót thương
Ngay cả họa mi Cuốc-xcơ nổi tiếng
Cả những gì nhỏ mọn nhất cũng không
Không bỏ lại nơi trần gian đã sống.

Cả cái chết, nếu điều này có thể
Tôi cũng không bỏ lại ở trần gian
Tất cả những gì có nơi trần thế
Tôi sẽ mang theo hết đến thiên đường.

Vì thói tư lợi của người trần thế
Chúa sẽ ngạc nhiên mà chửi mắng tôi
Tôi tin chắc rằng rồi đây Ngài sẽ
Lần nữa đuổi tôi về lại cõi đời.
 

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 30.09.2011 12:20:42


Iosif Pavlovich Utkin (tiếng Nga: Ио́сиф Па́влович У́ткин, 14 tháng 5 năm 1903 – 13 tháng 11 năm 1944) – nhà báo, nhà thơ Nga gốc Do Thái.

Tiểu sử:
Iosif Utkin sinh ở ga Khingan, tỉnh Khabarovsk. Sau khi sinh được một thời gian, gia đình chuyển về quê ở Irkutsk. Từ nhỏ đã phải vừa học vừa đi làm để nuôi gia đình vì bố bỏ đi, kết quả là bị đuổi học khi chưa học xong trung học. Sau cách mạng Tháng Mười, Iosif tích cực tham gia công việc xã hội. Đầu năm 1920 vào đoàn Côm-xô-môn và tham gia nhóm thanh niên tình nguyện. Năm 1922 trở thành phóng viên của báo Власть труда và bắt đầu in những bài thơ đầu tiên ở đây. Sau đó là thời gian làm việc ở báo Комсомолия, tham gia tích cực vào các hoạt động của hội văn nghệ địa phương.

Năm 1924 được cử đi học trường báo chí ở Moskva. Từ đây bắt đầu một thời kỳ hoạt động văn học sôi nổi của Utkin. Thơ của ông in thường xuyên trên các tạp chí thủ đô như Огонёк, Прожектор, Смена… Năm 1925 xuất bản cuốn sách đầu tiên Повесть о рыжем Мотэле được đánh giá là thành công của một nhà thơ trẻ. Từ năm này Utkin bắt đầu làm ở báo Sự thật Thanh niên. Năm 1927 in Первая книга стихов và cũng trong năm này tốt nghiệp trường báo chí, sống ở ngôi nhà “Hợp tác xã Văn” nổi tiếng ở Moskva.

Thời kỳ chiến tranh Vệ quốc, Utkin ra trận, chiến đấu ở Bryansk. Tháng 9 năm 1941 ông bị thương ở Elnya, tỉnh Smolensk bị mất bốn ngón tay ở bàn tay phải. Sau đó ông được chuyển về điều trị ở Taskent. Năm 1942 trở lại chiến trường Bryansk làm phóng viên đặc biệt của các báo: Sự Thật (Правда) và Tin Tức (Известия). Iosif Utkin mất ngày 13 tháng 11 năm 1944 trong một vụ tai nạn máy bay ở ngoại ô Moskva. Ông chết trong tư thế tay đang cầm quyển thơ của Lermontov.

Tác phẩm:
*Повесть о рыжем Мотэле (1925)
*Первая книга стихов (1927)
*Милое детство (1933)
* Публицистическая лирика (1931)
*Стихи (1935)
*Лирика (1939)
*Фронтовые стихи (1942)
*О родине. О дружбе. О любви (1944)

Thư mục:
*Луначарский А. В., Собр. соч., т. 2, М., 1964, с. 317–19, 327–29, 348–53;
*Саакянц А., Иосиф Уткин. Очерк жизни и творчества, М., 1969;
*В ногу с тревожным веком. Воспоминания об Иосифе Уткине, М., 1971.


Một số bài thơ:


NẾU TÔI KHÔNG TRỞ VỀ

Em thân yêu, nếu tôi không trở về
Những lá thư của em không còn đọc
Thì em đừng nghĩ là do ai khác
Mà nghĩa là… đất ướt đó em ơi.

Có nghĩa là những cây sồi lẻ loi
Cúi xuống buồn về tôi trong lặng lẽ
Mà chia tay với người yêu như thế
Em và quê hương tha thứ cho tôi.

Tôi chỉ yêu em và đất nước thôi –
Những gì mà tôi đã từng hạnh phúc
Chỉ em và quê hương – em có biết
Đã từng yêu bằng cả trái tim tôi.

Còn một khi lẻ loi những cây sồi
Trên mồ tôi chưa mơ màng cúi xuống
Thì chỉ em sẽ là người yêu mến
Và chỉ người, đất nước dấu yêu ơi.


LY BIỆT

Ly biệt cuốn tình đi…
Kukolnik

Gió. Những chiếc lá lượn lờ
Và đã hai tuần có lẽ
Cơn bão tuyết hình cầu bàng bạc thế
Đang om sòm, đùa khắp Moskva.

Nhưng thà gió thổi dồn những ngôi nhà
Gió và tuyết… Em đừng buồn thế.
Vì dù sao, những con đường gặp gỡ
Chẳng ai mang nó đi.

Và em đã từng ly biệt với anh
Vì những đợt tuyết rơi ngắn ngủi
Cuộc đời với hai ta đứng giữa
Như Vạn lý Trường thành.

Nhưng trong bụi bặm con đường thảo nguyên
Trong bụi bặm của miệng người đồn thổi
Ản anh và em vẫn chưa quên nổi
Khí trời của Moskva yêu thương.

Thì em hãy đưa bàn tay cho anh!..
Và hãy nhìn: cuộc đời đang phá bỏ
Đang cuốn đi bức tường cách trở
Như Vạn lý Trường thành.


TÌNH YÊU GIAO NHIỆM VỤ

Tình yêu giao cho ta nhiệm vụ
Rằng hai đứa mãi sống cùng
Nhưng mà ta đã không thành công
Giải bài toán khó.

Anh hay em đã từng nhầm lẫn
Thái dương của ai trắng hơn –
Anh không biết. Nhưng ta đã từng
Đứng tám năm trước bảng.

Ta chia tay… cổ họng đầy nước mắt
Không nước mắt mà máu đó em ơi!
Ta như trẻ con đơn giản đem chùi
Tình yêu không thể nào giải được…





Naum Moiseyevich Korzhavin (tiếng Nga: Нау́м Моисе́евич Коржа́вин tên thật là Emmanuil Mandel – Эммануил Мандель, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1925) – nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, dịch giả Nga gốc Do Thái, từ năm 1974 sống ở Boston, Mỹ.

Tiểu sử:
Naum Korzhavin sinh ở Kiev (nay là thủ đô Ukraine). Học phổ thông ở Kiev, theo lời của chính Naum Korzhavin thì trước khi Thế chiến II nổ ra ông bị đuổi học vì cãi nhau với hiệu trưởng. Naum Korzhavin làm thơ từ rất sớm, sau đó được nhà thơ Nikolay Nikolaevich Aseyev để ý và đem kể với các nhà văn, nhà thơ ở Moskva. Thời chiến tranh Naum Korzhavin không phải ra trận vì lý do tay ngắn.

Năm 1944 ông đến Moskva thi vào trường viết văn Maxim Gorky nhưng không thành công, sau đó thi lần 2 vào năm 1945 mới đậu. Ông ở cùng phòng với nhà thơ Rasul Gamzatov và nhà văn Vladimir Tendryakov. Tuy nhiên Naum Korzhavin học chưa lâu thì nổ ra chiến dịch “đấu tranh với những phần tử cực đoan” (tiếng Nga: Борьба с космополитизмом, tiếng Anh: Rootless cosmopolitan), ông bị bắt giam 8 tháng ở trại tạm giam của Bộ An ninh, sau đó bị xử như một “phần tử xã hội nguy hiểm” và bị cho đi cải tạo ở Siberia 3 năm.

Năm 1954 ông được trở lại Moskva, sống bằng nghề dịch thuật, tiếp tục học trường viết văn và tốt nghiệp năm 1959. Thỉnh thoảng thơ của ông mới được đăng ở các tạp chí. Năm 1961 in tập thơ Годы bao gồm những bài thơ sáng tác trong giai đoạn 1941 – 1961. Năm 1967 nhà hát Stanislav dựng vở kịch Однажды в двадцатом của ông.

Năm 1973 Naum Korzhavin viết đơn xin xuất cảnh với lý do “không đủ không khí để sống”. Ông được xuất cảnh sang Boston, Mỹ, làm cho tạp chí Continental và thường xuyên phát biểu trước sinh viên các trường đại học, in các tập thơ Времена (1976) và Сплетения (1981) ở Frankfurt am Main, Đức. Thời kỳ cải tổ ông trở lại Liên Xô và Nga nhiều lần theo lời mời của các văn nghệ sĩ nổi tiếng. Hiện ông sống và làm việc ở Boston, Mỹ.

Tác phẩm:

Thơ:
*16 стихотворений // «Тарусские стра¬ницы», 1961
*Рож¬дение века. Поэма // «Молодая гвардия», 1962, № 8
*Годы, 1963
*Поэма греха // «Новый журнал», № 116, 1974
*Времена, Frankfurt/M., 1976
*Сплетения, Frankfurt/M., 1981
*Письмо в Москву (стихи и поэмы, 1991)
*Время дано (стихи и поэмы, 1992)
*На скосе века (Время, 2008)

Văn:
*В защиту банальных истин // «Новый мир», 1961, № 3
*Лирика Маршака. Статья // «Новый мир», 1963, № 3
*Поэзия А. К. Толстого // «Вопросы литературы», 1967, № 4
*Судьба Ярослава Смелякова. Статья // «Грани», № 91, 1974
*Опыт поэтической биографии. Статья // «Континент», № 2, 1975
*Игра с дьяволом. Статья // «Грани», № 95, 1975
*Психоло¬гия современного энтузиазма. Статья // «Конти¬нент», № 8, 1976 и № 9, 1976
*В соблазнах кровавой эпохи (2005) — воспоминания


Một số bài thơ:


BÀI CA NGHÌN NĂM TUỔI

Bài ca cổ xưa này
Đến muôn đời vẫn mới.

H. Heine

Một bài ca xưa cũ
Tuổi đã có nghìn năm:
Chuyện chàng yêu một nàng
Nhưng nàng thì không không thế.

Đổi thay bao thế kỷ
Bão tuyết vẫn thét gào
Còn con người vẫn nghĩ
Những ý nghĩ khác nhau.

Nhưng vì sao lại thế
Muôn thuở, như kiếp nào
Không hiểu tại vì sao
Nàng không yêu người đó.

Để cho chàng đau khổ
Vì chàng rất yêu nàng
Nhưng có một điều rằng
Chàng là ai cơ chứ?

Có thể là hảo hán
Mà, có thể, nhà thơ
Nhưng nàng là ánh sáng
Hạnh phúc của người kia.

Chàng tìm chi ở đó
Linh cảm của mình chăng
Chàng vô cùng hoảng sợ
Sống mà chẳng có nàng.

Nhưng chàng không thể làm
Ở đây điều gì cả…
Thì nàng là ai thế
Vì sao chẳng yêu yêu chàng?

Nàng? Là sự hoàn mỹ
Với lại, có điều rằng
Chốn trần gian này chỉ
Có nàng hiểu được chàng.

Nàng luôn thông minh hơn
Dịu dàng hơn tất cả
Chàng cũng hơn tất cả
Cảm nhận được ở nàng…

Nhưng dù sao, ngàn năm
Đã ngàn năm có lẻ
Chàng vẫn luôn yêu nàng
Mà nàng thì không thế.

Bởi vì con tim nàng
Đã phải lòng người khác –
Không ám ảnh, điên cuồng
Nhưng dù sao, người tốt.

Dù người này có phần
Buồn chán hơn người nọ
(Vì bài ca xưa cũ
Không nói dối về chàng).

Nhưng bài ca này vẫn
Cứ vang lên bây giờ.
Còn tôi theo bài ca
Đang làm người dẫn chuyện.

Quả là không hiểu được
Xin thú nhận điều này:
Nàng phải lòng người khác…
Là tại vì sao đây?

Thật dại dột, thơ ngây
Vì sao nàng lại chọn?
Đâu phải vì buồn chán
Nàng đâu sợ điều này?

Mà chỉ như người ta
Nàng vô cùng muốn sống
Và nàng cảm thấy lạnh
Với linh cảm phụng thờ.

Có thể, không hiểu ra
Tôi không là thần thánh.
Nhưng chuyện trong bài ca
Không một lời. Im lặng.

Mà có thể hảo hán
Mệt mỏi vì tiếc thương
Rồi cuối cùng tự mình
Với nàng đâm chán nản.

Và rồi cũng trở thành
Trở thành con người khác –
Không ám ảnh, điên cuồng
Nhưng dù sao, người tốt.

Và rồi cũng nghe được
Lời ngoan ngoãn rằng: “vâng”…
Không biết được. Chuyện trên
Không bao giờ thấy hát.

Bài ca – không biết được
Nhưng mà ở trên đời
Cả chuyện này chuyện khác
Đã từng xảy cùng tôi.

Thì sao tôi giận chứ
Rằng đã một nghìn năm
Có chàng yêu một nàng
Còn nàng thì không thế?
1958





ANH BÂY GIỜ

Anh bây giờ vẫn hãy còn chưa hiểu
Hai đứa mình có những thứ gì chung.
Nhưng mà anh vẫn thường xuyên nhớ lại
Ánh sáng từ đôi mắt sáng của em.

Ánh sáng này màu xanh và đắc thắng
Tựa hồ như ánh lửa chốn thâm sâu.
Quả như người Skiff từng đã chẳng
Đi qua không để lại dấu vết nào.


KHÔNG CẦN ĐÂU ANH Ạ

Không cần đâu, anh ạ, chớ kêu ca
Vì điều rằng em ra đi nhanh thế
Người phụ nữ mà anh đã không ngờ
Đã trao anh những gì người có thể.

Anh buồn bã nơi trần thế rất lâu
Vậy mà anh không thể nào hiểu được
Rằng tia chớp thì lóe sáng không lâu
Mà chỉ sáng rực lên trong phút chốc.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 30.09.2011 12:22:37


Aleksandr Sergeevich Kochetkov (tiếng Nga: Алекса́ндр Серге́евич Кочетко́в, 12 tháng 5 năm 1900 – 1 tháng năm 1953) – nhà thơ, dịch giả Nga.

Tiểu sử:
Aleksandr Kochetkov sinh ở Moskva. Năm 1917 học xong trường gymnazy, sau đó vào học khoa ngôn ngữ Đại học Quốc gia Moskva (MGU). Biết làm thơ từ nhỏ. Thơ của ông không thật nổi tiếng nhưng “Bài thơ về toa tàu mịt mù khói thuốc” của ông với dòng thơ “đừng chia tay với người mình yêu” được phổ nhạc và trở thành bài hát nổi tiếng suốt nửa cuối thế kỷ XX. Bài hát này trong bộ phim Ирония судьбы, или С лёгким паром! – là một trong những bộ phim hay nhất của điện ảnh Xô Viết, có 7 triệu khán giả và đoạt giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1977.

Ngoài làm thơ Aleksandr Kochetkov còn dịch thơ, văn của các tác giả Phương Tây và các nước công hòa thuộc Liên Xô cũ.

Thư mục:
*Впервые «Баллада о прокуренном вагоне» была опубликована Львом Озеровым (со вступительной заметкой о Кочеткове) в сборнике «День поэзии» (1966).
*Позже «Баллада» вошла в антологию «Песнь любви» (1967).
*Напечатана в «Московском комсомольце» и в различных сборниках и антологиях.
*В 1974 году в издательстве «Советский писатель» вышла драма в стихах «Николай Коперник».
*Опубликованы одноактные стихотворные пьесы: «Голова Гомера» (о Рембрандте, в журнале «Смена») и «Аделаида Граббе» (о Бетховене, в журнале «Памир»).
*Циклы лирических стихотворений в «Дне поэзии», «Памире», «Литературной Грузии».

Một vài bài thơ:

TUỔI TRẺ ĐI QUA

Tuổi trẻ đi qua, chỉ còn trong hoài niệm
Say đắm của con tim như bài hát xa xăm
Đời khô khan như bụi cây ngải đắng
Như bụi cây ngải cứu đắng vô cùng.

Nhưng vì sao khi bàn tay đờ đẫn
Khẽ chạm lên bàn tay của người tình
Thì trong ngực một nỗi buồn trĩu nặng
Một nỗi buồn không kìm được ánh lên?

Tại sao khi giữa đám đông thơ thẩn
Với vẻ thản nhiên tôi bỗng vội vàng
Cõi lòng tôi khổ đau và lãnh đạm
Bỗng ngời lên niềm hạnh phúc lâng lâng?

Ánh mắt này đã mỏi mệt, hoa lên
Đang nhìn xuyên qua màn sương thành phố
Sao lại nhìn lên hoàng hôn ráng đỏ
Như nhìn vào gương mặt đẹp tuyệt trần?


TẤT CẢ LẶNG IM

Tất cả lặng im: đam mê, nỗi buồn, mất mát
Về những ngày mỏi mệt chớ tiếc thương!
Chim họa mi sẽ ngừng tiếng sau cùng
Bài ca buổi hoàng hôn là bài ca hay nhất.


KHÚC LÃNG MẠN

Không phải máu, lòng thương hay khao khát
Nửa nỗi buồn lười nhác chỉ còn mong:
Quyến rũ em và im lặng cuối cùng
Giấc mơ cuối của lòng – rồi giết chết.

Còn em khao khát hướng về phía trước
Theo đam mê, gọi em là của anh
Anh buồn về em như đáy đại dương
Buồn về cánh buồm phía trên đang lướt.


TÌNH YÊU CUỐI

Em lại uống say rượu của họa mi
Nuôi chúng tôi bằng bánh mì quên lãng
Em đã là mùa xuân cuối cùng chưa?
Hỡi mùa xuân tuôn trào như thác trắng.

Và trong mối âu lo này không dứt
Vẫn còn đây vẻ âu yếm dịu dàng –
Như tất cả bài ca chưa hát hết
Chưa tận cùng mê sảng những nụ hôn.

Khát khao – như đôi môi ép chặt
Ngân vang – như nước rót vào bình
Nặng nề - như xẻng đào xuống đất
Ngọt ngào – như chim hót trong rừng.

Chúng tôi hướng về bầu trời tối tăm
Về tiếng gọi không thể nào cưỡng lại
Tình yêu này là tình yêu cuối chăng?
Hở tình yêu vì bài ca mệt mỏi!




Yevgeny Yurevich Lebeded

NGƯỜI YÊU TA

Những người yêu ta – với người ta hờ hững
Họ tốt bụng, họ nhút nhát, ngoan hiền
Họ luôn luôn sẵn sàng nhiều thứ lắm
Thế mà lời ta cũng cứ tiếc thương.

Người yêu ta là người ta không cần
Theo người khác, ta uống chất độc lạ…
Để rồi đớn đau, tự mình hành hạ
Nhưng người yêu ta không nói gì hơn.

Người yêu ta, với người ta có thể tốt hơn
Nhưng ta hững hờ với “phút giây hạnh phúc”
Tình yêu, than ôi, ngang bướng và cay nghiệt
Người yêu ta, ta đào hố để chôn.

Người yêu ta bởi để ghét người cần!
Ta thấy thương, nhưng giận hờn có thể
Người yêu ta không vì điều trái lẽ
Nhưng cuốn ta là dòng chảy của sông.
22.09.08

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 30.09.2011 12:24:11


CÂU CHUYỆN VỀ CUỘC HÀNH BINH IGOR

Câu chuyện về cuộc hành binh Igor (tiếng Nga: Сло́во о полку́ И́гореве; tiếng Nga đầy đủ: Слово о походе Игоревом, Игоря, сына Святославова, внука Ольгова; tiếng Nga cổ: Слово о плъку Игоревѣ, Игоря сына Святъславля, внука Ольгова; tiếng Anh: The Tale of Igor's Campaign) – là một sử thi khuyết danh viết bằng ngôn ngữ Nga cổ, một tượng đài văn học nổi tiếng nhất của văn học Nga thời đại trung cổ. Tiếng Việt đôi khi còn được dịch thành: Bài ca về binh đoàn Igor hoặc Bài ca về đạo quân Igor.

Nội dung chính của tác phẩm nói về cuộc hành binh thất bại năm 1185 của công tước Novgorod - Seversky Igor chống lại người Cuman (Polovts). Đại đa số các nhà nghiên cứu cho rằng "Câu chuyện" ra đời vào cuối thế kỷ XII, không lâu sau khi sự kiện trên kết thúc. Tính xác thực của “Câu chuyện” lúc đầu có nhiều tranh cãi nhưng hiện nay được giới khoa học công nhận là xác thực.

“Câu chuyện” được A.I.Musin-Pushkin tìm thấy trong thành phần tập tài liệu viết tay tại tu viện Spassky ở Yaroslav năm 1795. Trong quá trình chuẩn bị in bản thảo, người ta đã làm một bảng tổng kết và sao lại dành cho nữ hoàng Ekaterina II. "Câu chuyện" lần đầu tiên được Nikolai Mikhailovich Karamzin in ở tạp chí "Spectateur du Nord" của Đức năm 1798. Còn ở Nga lần đầu được in vào năm 1800. Người ta cũng đã thực hiện các bản dịch sang tiếng Nga hiện đại. Tuy nhiên trong bản sao dành cho Ekaterina II và trong ấn phẩm đầu tiên, được thực hiện với sự tham gia của A. F. Malinovsky và N .N. Bantysh-Kamensky đã có một số sai sót. Bản thảo duy nhất thì bị cháy trong đám cháy tại Moskva năm 1812; nhưng đó cũng không phải bản gốc mà là bản chép lại của thế kỷ XVI, vốn đã có những sai lệch đáng kể. Chính vì vậy mà trong "Câu chuyện" có nhiều chỗ đến giờ vẫn chưa giải thích được, còn những nghi ngờ đối với một số chi tiết mà các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm câu trả lời.

Bản dịch "Câu chuyện..."
Hiện tại có hàng trăm bản dịch “Câu chuyện về cuộc hành binh Igor” ra tiếng Nga hiện đại và các ngôn ngữ trên thế giới. Trong số rất nhiều những người dịch “Câu chuyện..” ra tiếng Nga hiện đại có sự tham gia của các nhà thơ lớn như: Vasily Zhukovsky, Apollon Maykov, Konstantin Balmont, Nikolay Zabolotsky, Yevgeny Yevtushenko. Bản dịch tiếng Anh của Vladimir Nabokov, bản tiếng Pháp của Philippe Soupault, bản tiếng Đức của Rainer Maria Rilke, bản tiếng Ukraina của Ivan Franko, bản tiếng Ba Lan của Julian Tuwim...vv.

Các ngôn ngữ châu Á, ngoài ngôn ngữ của các nước cộng hòa Liên Xô cũ thì hầu như mới chỉ có bản tiếng Ả Rập, tiếng Mông Cổ và tiếng Trung Quốc. Tiếng Việt có bản dịch của Thúy Toàn, bản văn xuôi của Nguyễn Viết Thắng và bản dịch thơ của Hồ Thượng Tuy.


NỘI DUNG CÂU CHUYỆN


Phần mở đầu
Hỡi anh em, nên chăng chúng ta bằng ngôn pháp cổ để bắt đầu câu chuyện đau buồn về cuộc hành binh Igor, Igor con trai của Svyatoslavich? Hoặc sẽ bắt đầu khúc hát phù hợp với sự kiện đương đại chứ không phải như cách thêu dệt của Boyan. Bởi vì Boyan tiên tri khi muốn ca ngợi ai thì ý nghĩ của ông như sóc chạy trên cây, sói xám chạy trên đất, là đại bàng bay dưới những đám mây. Nhớ lại những trận đánh của một thời, ông đã thả mưới con chim ưng vào bầy thiên nga, chim ưng đuổi kịp thiên nga và con thiên nga đầu tiên cất lên tiếng hát ngợi ca trưởng lão Yaroslav và Mitislav dũng cảm, người đã chiến thắng Rededya trước đội quân Kasog và ca ngợi Roman Svyatoslavich tuyệt đẹp. Nhưng mà Boyan, hỡi những người anh em, đã không thả vào bầy thiên nga một chục chim ưng mà ông đặt những ngón tay tiên tri của mình lên những dây sống động để chúng đem những công tước vinh danh.

Xin được bắt đầu, hỡi những người anh em, câu chuyện này từ Vladimir cổ xưa đến Igor hiện tại, người đã mài sắc trí tuệ của mình, đã hun đúc lòng dũng cảm trong tim cùng tinh thần thượng võ để đem đội quân dũng cảm của mình đến miền đất Cuman vì đất Nga rộng mở.


Binh đoàn Igor

Khi đó Igor nhìn mặt trời sáng tỏ và thấy bóng tối đang bao trùm lên cả đội quân. Và Igor nói với những người lính của mình: “Hỡi những người anh em và những đội binh! Chúng ta thà chết chứ không chịu đầu hàng. Nào, chúng ta hãy ngồi lên những con ngựa dũng mãnh của mình để nhìn về sông Đông xanh thắm!” Điềm báo từ trời xanh dường như xâm chiếm lấy ý nghĩ và lòng khát khao chinh phục miền sông Đông rộng lớn. “Ta muốn – ông nói – bẻ hết giáo trên thảo nguyên của người Cuman, cùng với anh em, hỡi những người Nga thân thiết! Ta sẽ bỏ xác hoặc là dùng mũ giáp uống cạn nước sông Đông”.

Hỡi nhà thơ Boyan, con chim sơn ca của thời xưa cũ! Giá như ông ngợi ca những cuộc hành binh này bằng ý nghĩ chạy trên cây, đầu óc mơ màng trên mây, bện vinh quang của thời cổ thời nay và lướt nhanh trên lối mòn Troyan qua những cánh đồng ra đồi núi! Thì ông hãy hát lên ca ngợi Igor, cháu của Oleg như vầy: “Không phải bão tố mang chim ưng qua những cánh đồng mênh mông, mà quạ bay thành đàn về miền sông Đông rộng lớn”. Hoặc là ông sẽ ngợi ca, hỡi Boyan tiên tri, cháu của Veles: “Những con ngựa đang hý vang ngoài sông Sula, vinh quang ngân lên tại Kiev, kèn đồng âm vang ở Novgorod, quân kỳ ở Putivl đang phấp phới tung bay”.


Phần I
Igor đang chờ người em trai Vsevolod. Và Vsevolod nói với ông: “Một người anh của tôi, một ánh sáng của tôi, Igor! Chúng ta đều là con của Svyatoslavich. Anh hãy thắng yên cương những con ngựa dũng mãnh của mình, còn những con ngựa của tôi ở Kursk thì đã sẵn sàng từ lâu lắm. Dân Kursk của tôi là những đội binh giàu kinh nghiệm. Họ sinh ra dưới tiếng kèn đồng, lớn lên trong mũ giáp, mọi con đường đều quen thuộc, mọi khe suối đều biết hết, gươm kiếm đã sẵn sàng, cung nỏ đã căng, bao tên đã mở toang và họ phi ngựa như sói xám trên đồng, họ đi tìm danh dự cho mình và vinh quang cho công tước”.

Sau đó Igor xỏ chân vào bàn đạp vàng và phóng trên đồng rộng. Mặt trời trùm bóng tối lên con đường của ông và đêm nức nở bằng cơn giông, đánh thức những con chim, có tiếng rú, tiếng gầm của biết bao con thú, từ trên ngọn cây có tiếng kêu của linh hồn dữ - như ra lệnh hãy lắng nghe những miền đất xa lạ: Volga, Sula, Sudak, Korsun và ngươi, thần tượng của Tmutarokán! Người Cuman vội vã chạy về hướng sông Đông rộng lớn, tiếng xe ngựa kẽo kẹt trong đêm tựa hồ như những con thiên nga hoảng sợ kêu lên.

Igor dẫn đoàn quân về hướng sông Đông! Những con chim trên những cây sồi như báo trước điều tai họa, những con sói bên khe xói đang rít lên đe dọa, còn đại bàng đang gọi nhau rỉa xương của thú và bên những tấm lá chắn màu máu đỏ những con cáo đang nức nở khôn nguôi. Ôi, miền đất Nga đã khuất phía sau đồi!

Đêm rất dài. Nhưng bình minh đã ló, màn sương bao phủ trên cánh đồng, tiếng họa mi đã im, tiếng quạ khoang thức dậy. Những người Nga rào chắn cánh đồng rộng lớn bằng những tấm khiên màu đỏ, họ đi tìm danh dự cho mình và vinh quang cho công tước.

Vào sáng thứ sáu họ tấn công người Cuman, mũi tên bay rào rạt trên đồng, họ bắt các cô gái xinh đẹp người Cuman cũng với trang sức bạc vàng, thổ cẩm và nhung gấm, họ đem gom chúng làm lối đi trên đầm phá, sình lầy. Tuy nhiên, những cờ hiệu màu đỏ, những ngọn giáo dát bạc, những biểu ngữ màu trắng được người con dũng cảm của Svyatoslavich để lại cho mình.

Họ nghỉ đêm trên đồng. Tổ ấm của Oleg về nơi xa xôi mơ màng. Không sợ gì chim ưng hay loài chim tham lam, hay loài quạ khoang – người Cuman. Gzak già nua chạy như sói xám trên đồng và Konchak cùng chạy theo về hướng sông Đông rộng lớn.

Ngày hôm sau từ rất sớm, ánh bình minh nhuốm máu từ ánh sáng. Những đám mây đen dâng lên từ biển che lấy mặt trời từ bốn hướng, còn trong những đám mây đen là những tia chớp màu xanh. Sẽ có sấm lớn! Sẽ có trận mưa tên từ sông Đông rộng lớn. Và ở đây sẽ xảy ra đấu kiếm, ở đây, bên sông Kayala miền sông Đông rộng lớn, những ngọn giáo sẽ đâm vào áo giáp giặc không thôi. Ôi, miền đất Nga đã khuất phía sau đồi!

Và những ngọn gió thổi những mũi tên của con cháu Stribog bắn lên từ biển vào những đội binh dũng mãnh của Igor. Mặt đất rung lên, những dòng sông cũng đục ngầu lên, bụi trên thảo nguyên mờ mịt, tiếng ngựa xe kẽo kẹt – người Cuman từ sông Đông và từ phía biển vây lấy người Nga từ bốn hướng. Những đứa con của quỉ quây lại bằng gươm còn những người Nga dũng cảm ngăn chặn bằng những tấm khiên màu đỏ thẫm.

Ôi, Vsevolod – con bò mộng! Ông đứng ở phía trước bắn những mũi tên vào quân giặc và dùng giáo đâm vào mũ giáp giặc. Áo giáp của ông ánh lên màu vàng, và khi con bò giận dữ chạy về đâu thì ở đó có những cái đầu của quân thù rụng xuống. Kiếm của ông chặt đầu thù trong trận đánh, ôi Vsevolod – con bò mộng, ông coi thường những vết thương và cuộc sống của mình, ông quên ngai vàng ở thành phố Chernigov quê hương và tình yêu của người vợ hiền Glebovna xinh đẹp!

Đã từng có một thời Troyan, đã qua những tháng năm của Yaroslav, đã từng có những cuộc hành binh Oleg, Oleg Svyatoslavich. Oleg rèn gươm nổi loạn và gieo những mũi tên trên đất Nga, bước vào bàn đạp vàng ở thành phố Tmutarokán. Đại công tước Yaroslav xưa nghe được tin này, còn con trai của Vsevolod là Vladimir mỗi buổi sáng đóng cổng và bịt tai ở Chernigov. Còn Boris, con trai của Vyacheslav bị kết án ở bờ sông Kanina vì xúc phạm Oleg dũng cảm và trẻ tuổi. Cũng như từ bờ sông Kayala đau buồn ấy, Svyatopolk đã sai chở cha mình trên những con ngựa để đến đền Thánh Sophia ở Kiev. Dưới thời Oleg Gorislavich đã từng có bao cuộc chiến huynh đệ tương tàn, không còn đời sống của cháu Dajbog thánh thần và cuộc đời người chỉ còn rất ngắn. Thời ấy trên đất Nga dân cày ít khi cày ruộng mà trận mạc liên miên, xác chết chất đầy đồng, những bầy quạ thường xuyên no bụng. Đã từng có biết bao cuộc hành binh và biết bao trận đánh nhưng trận đánh như trận này thì chưa một ai biết đến!

Từ sáng tới chiều, từ đêm đến sáng những mũi tên nườm nượp bay ra, tiếng gươm chặt vào mũ giáp, tiếng giáo mác kêu răng rắc trên thảo nguyên chưa quen biết, miền đất của người Cuman. Đất đen ở dưới chân ngựa vãi đầy xương, máu xối rào rạt xuống bùn, nỗi đau thương tìm đất Nga bay đến. Điều gì ầm ĩ, điều gì vang lên trước buổi bình minh? Igor bắt đầu lui quân vì tiếc thương cho người em Vsevoslav. Họ đã chiến đấu một ngày. Họ đã chiến đấu hai ngày và đến giữa trưa ngày thứ ba thì những lá cờ của đội quân Igor đổ xuống. Những người anh em bị bắt làm tù binh theo nhiều hướng trên bờ sông Kayala chảy xiết, rượu máu ở đây đã hết, những người Nga dũng cảm đã kết thúc bữa tiệc, những người mai mối đã say sưa, họ nằm xuống vì đất Nga. Hoa cỏ ủ rũ vì xót thương, cây cối cúi mình trên mặt đất đau buồn.


Sau trận đánh

Hỡi những người anh em, thế là đến một thời gian buồn, khi mà thảo nguyên chiến thắng. Nữ thần Hờn giận đứng lên trong đội quân của cháu Dajbog thánh thần và bước vào đất Troyan, vẫy đôi cánh của thiên nga bay trên biển xanh ở miền sông Đông và xua đi những ngày hạnh phúc. Cuộc chiến đấu của các công tước với kẻ thù đến hồi kết thúc, bởi vì những người anh em đã nói với nhau: “Đây là của tôi và đấy cũng của tôi”. Và họ bắt đầu coi cái nhỏ nhoi là “cái này rất lớn”, rồi họ rèn gươm đúc kiếm để thanh toán lẫn nhau, để kẻ thù từ mọi quốc gia khác nhau đến chiếm đất Nga và chiến thắng.

Ôi thôi thôi! Con chim ưng đã bay xa, chim bay về phía biển! Mà đội quân của Igor không còn có thể hồi sinh! Nữ thần Karna thét lên đau buồn và nữ thần Jelya bay trên đất Nga ném lửa cho người từ đôi sừng lửa. Những người vợ góa khóc than và nức nở: “Từ nay không còn được nhìn thấy người thương, ai đã đưa người ra chốn sa trường, từ nay không còn được nghĩ đến người bằng ý nghĩ, cuộc đời từ nay không giàu có, tiếng vàng tiếng bạc chẳng còn vang!”

Và Kiev nức nở vì xót thương còn Chernigov khóc cho điều bất hạnh. Buồn đau bao trùm mặt đất, đau khổ kết thành dòng sông chảy trên đất Nga. Thế mà các công tước vẫn kích động bạo loạn chống lại nhau, để những kẻ ngoại đạo kéo đến giành chiến thắng trên đất Nga, bắt mỗi nhà cống nạp một bộ da con sóc.

Bởi vì hai người con dũng cảm của Svyatoslavich, Igor và Vsevolod đã khơi ra cái ác mà cha của họ trước đó đã từng đè bẹp: Đại công tước Kiev hùng mạnh Svyatoslav từng mang quân sang đất Cuman giày xéo những khe mương, khấy đục những con sông, bắc cầu lát ván trên những hồ đầm. Còn thủ lĩnh Kobyak từ vùng Lucomorie kéo đến đã bị đánh cho tan tành ở Kiev, trong nhà khách của Svyatoslav. Người Đức, người Venice, người Moravia, người Hy Lạp ca ngợi Svyatoslav nhưng họ buộc tội Igor công tước rằng đã đem vàng đem bạc đổ xuống sông Kayala của người Cuman. Rằng ở đấy Igor chuyển từ yên ngựa bằng vàng sang yên ngựa của một tù nhân. Sự chán nản bao trùm khắp thành phố.


Phần II
Svyatoslav mơ thấy một giấc mộng bất an. “Trên đồi ở Kiev tối qua – ông nói với các quan – người ta quấn ta lại bằng khăn đen trên giường rồi rót rượu màu xanh trộn lẫn với đau buồn rồi rải những viên ngọc trai rất lớn lên ngực ta và xót thương. Không còn những rầm xà trên mái ngôi nhà có tháp dát vàng. Và suốt đêm những con quạ kêu quang quác ở Plesenska rồi bay về phía biển xanh”. Và các quan Boyar đã nói với ông rằng: “Thưa ông, nỗi buồn đang vây lấy ý nghĩ của ông, hai con chim ưng đã bay từ ngai vàng để tìm kiếm Tmutorakán hoặc dùng mũ giáp để uống cạn nước sông Đông. Nhưng gươm giáo của những kẻ ngoại đạo đã làm cho gãy cánh chim ưng và họ lâm vào cảnh gông xiềng. Ngày thứ ba hôm đó đã rất tối tăm: hai vầng dương đã tắt, hai cột sáng màu hồng mờ mịt, cùng với họ là hai vầng trăng non: Oleg và Svyatoslav đều bị bắt – màn sương trùm lên, họ bị nhấn chìm xuống biển và họ đã khơi dậy lòng dũng cảm của người Hinov. Bóng tối bao trùm lên dòng sông Kayala. Những đội quân của người Cuman tiến vào đất Nga. Thay cho lời khen là những lời mạt sát và bạo lực, những linh hồn ác lơ lửng trên mặt đất. Những cô gái người Goth hát bên biển xanh, vàng của người Nga rung rinh, họ hát về thời Bus, họ nuôi hy vọng trả thù cho vua Sharukán của mình. Còn chúng ta, hỡi những đội binh, chỉ còn lại nỗi buồn”.

Thì khi đó Svyatoslav nói những lời vàng, với nước mắt chứa chan mà rằng: “Hỡi những đứa cháu của ta, Igor và Vsevolod! Các con đã vội vàng bắt đầu cuộc hành binh vào đất Cuman để tìm kiếm vinh quang cho mình nhưng đã không thắng được, giết những kẻ ngoại đạo một cách vô ích. Hai con tim dũng mãnh rèn trong sắt thép và lòng can đảm trong cơn phẫn nộ. Các con đã làm gì với mái đầu bạc của ta? Bởi vì ta không thấy ở đây quyền lực của người anh trai của ta là Yaroslav hùng mạnh và giàu có, và ông có những đội quân đông đảo từ vùng Chernigov: đó là Mogut, Tatran, Sheblir, Topchak, Revug, Olber. Những đội quân này không cần khiên mộc, chỉ với dao mà chiến thắng, họ được cổ vũ bằng vinh quang của cha ông. Nhưng các con đã nói rằng: “Chúng con sẽ tự mình chứng tỏ lòng gan dạ, vinh quang xưa chúng con gìn giữ và vinh quang sau này tự chia sẻ cho nhau!” Mặc dù chim đã già thì có trẻ lại đâu nhưng ngay cả chim ưng rụng lông vẫn săn chim ở trên cao – không để cho tổ của mình phật ý. Chỉ một điều tai họa: không còn ai muốn giúp cho ta cả - quả là một thời gian khó. Vì thế mà đội quân Rimov đang gào dưới gươm giáo của người Cuman, còn Vladimir – bị thương. Thật bất hạnh và buồn thương cho con trai Gleb”.

Hỡi đại công tước Vsevolod! Chẳng lẽ ông không có ý nghĩ rằng sẽ bay đến từ xa để bảo vệ ngai vàng của cha? Vì rằng ông có thể té nước sông Volga bằng mái giầm và dùng mũ giáp múc cạn nước sông Đông. Giá mà ông ở đây thì đã chinh phục được nữ tù nhân bằng một đồng xu, còn nô lệ với giá còn rẻ hơn thế nữa. Vì rằng ông có thể phóng những ngọn giáo sống – những người con trai dũng mãnh của Gleb.

Hỡi Rurik dũng mãnh và David! Chẳng phải những đội binh của các ông đội mũ giáp vàng đã bơi trong máu? Chẳng phải những đội binh của các ông bị thương đang rống lên như những con bò trên cánh đồng xứ lạ? Xin quí ông hãy thắng yên cương vàng để rửa vết nhục của thời đại chúng ta, vì đất Nga, vì những vết thương của Igor – người con dũng cảm của Svyatoslavich!

Hỡi Osmomysl Yaroslav, công tước của Galicia! Ông ngồi trên ngai vàng trên cao chống đỡ các ngọn núi Hungari bằng những đạo quân thép của mình, cản đường nhà vua, đóng cửa vào sông Đa-nuýp, nhiều miền đất sợ quyền lực của ông và ông mở cửa toang cho Kiev, ông bắn vào người Salatyn từ ngai vàng của tổ tiên. Vậy thì xin ông hãy bắn vào Konchak, nô lệ ngoại đạo, vì đất Nga, vì những vết thương của Igor – người con dũng cảm của Svyatoslavich!

Còn ông, Roman dũng mãnh, và ông, Mstislav! Ý nghĩ dũng cảm gọi các ông đến chiến công. Roman bay cao đến chiến công như chim ưng bay trong gió, gan dạ vượt qua những đàn chim. Vì rằng ông có những áo giáp sắt dưới những mũ giáp Latin, nhờ những thứ này mà mặt đất rung lên, và nhiều xứ - Hinov, Litva, Yatvyagi, Dremela và Cuman bỏ giáo đầu hàng và cúi đầu trước những thanh kiếm thép. Nhưng vinh quang xưa đã hết, mặt trời không còn chiếu sáng cho Igor, những chiếc lá đã lìa xa – những thành phố vùng Rosi, Sula đã bị phân chia. Đạo quân dũng cảm của Igor không còn hồi sinh lại! Sông Đông gọi công tước kêu những công tước của mình đến giành thắng lợi. Những công tước dũng cảm Olegovichi đã kịp tới chiến trường.

Hỡi Ingvar và Vsevolod và ba người con của Mstislavich – những con chim sáu cánh từ một tổ cao sang! Chẳng lẽ các ông không giành lấy lãnh địa cho mình. Đâu rồi những mũ giáp vàng, khiên mộc và giáo mác Ba Lan? Hãy vây lấy những cánh cổng trên thảo nguyên bằng những mũi tên sắc nhọn của mình vì đất Nga, vì những vết thương của Igor – người con dũng cảm của Svyatoslavich!

Sông Sula đã không còn chảy thành dòng bạc qua thành phố Pereyaslavl và sông Dvina của người Cuman dữ dằn đã thành đầm mờ đục dưới kiếm gươm của người ngoại đạo. Một mình Izyaslav, con trai của Vasilkov giao chiến với người Litva, làm ô nhục thanh danh của người ông mình là Vseslav, còn tự thân nằm dưới tấm khiên màu đỏ thẫm, trên cỏ đầy máu vì kiếm của người Litva và nói: “Chim trùm cánh trên người đội binh và thú dữ liếm máu”. Không có một ai đến cầu cứu, chẳng người anh Bryachislav, chẳng Vsevolod. Một mình để linh hồn châu ngọc lìa xác thân dũng cảm xuyên qua chuỗi hạt vàng. Những giọng sầu thương, niềm vui không còn, tiếng tù và rộn rã vang lên.

Hỡi Yaroslav và tất cả các cháu của Vseslav! Hãy hạ lá cờ xuống từ trên cao và hãy bỏ những thanh kiếm đã mòn vào bao. Các ông đã không còn đi theo niềm vinh quang tiên tổ. Các ông vì thanh toán lẫn nhau đã mở đường cho giặc vào đất Nga, vào miền đất sở hữu của Vseslav. Vì huynh đệ tương tàn mà bạo lực đến từ đất Cuman.

Trong thế kỷ thứ bảy Troyan, Vseslav đã rút thăm về người phụ nữ yêu thương của ông. Ông phóng ngựa về Kiev chĩa mũi giáo vào ngai vàng. Rồi nửa đêm từ Belgorod ông phóng ngựa như con thú trong màn sương xanh, và buổi sáng mở cổng thành Novgorod, làm tổn hại thanh danh của Yaroslav, rồi phi nước đại như một con sói từ tu viện Duduka đến sông Nemiga. Trên sông Nemiga đánh vào những mái đầu bằng xích xiềng như người đập lúa, đặt những cuộc đời vào dòng nước và sàng lọc những linh hồn từ thể xác. Trên bờ sông Nemiga nhuộm máu tai họa đã được gieo – gieo bằng xương của những đứa con trai Nga. Công tước Vseslav là thẩm phán đối với mọi người và chia các thành phố cho các công tước, còn ông phóng ngựa như sói xám trong đêm từ Kiev, vượt qua thần mặt trời Khors, trước khi gà gáy đã đến Tmutarokán. Từ đêm ở đền Thánh Sophia ở Polotsk tiếng chuông đã gọi ông và ông đã nghe được tiếng chuông này tại Kiev. Mặc dù linh hồn tiên tri nằm trong xác thân dũng cảm nhưng ông thường xuyên gặp nạn. Nhà thơ tiên tri Boyan đã từng khôn ngoan nói về ông như vậy: “Chẳng xảo quyệt, khôn ngoan hay dũng cảm, không con chim nào thoát khỏi bản án của Chúa Trời”.

Ôi đất Nga đang nức nở khôn nguôi, nhớ về thời gian qua và những công tước thời xưa cũ! Vladimir già giờ đã không còn nữa, chưa ai từng giữ được bước chân ông đến đồi cao Kiev. Còn giờ đây những lá cờ của Ruirk và David đang bay trong lẻ loi riêng biệt và giáo gươm đang khua theo những giọng khác nhau.


Phần III
Trên sông Đa-nuýp giọng của Yaroslavna nghe như giọng hải âu, nức nở trong buổi sớm: “Ta sẽ bay như chim hải âu theo sông Đa-nuýp, sẽ rửa ống tay áo màu trắng trên sông Kayala, lau vết thương đầy máu trên cơ thể cường tráng cho công tước”.



Từ sáng sớm, Yaroslavna kêu la ai oán trên thành ở Putivl: “Ôi gió, gió! Tại vì sao gió thổi trái chiều? Tại vì sao gió mang trên đôi cánh của mình những mũi tên quân giặc hướng về đội quân yêu dấu của ta? Hay là ngươi còn chưa đủ khi bay lượn trên mây, còn chưa đủ khi ngươi mơn trớn vuốt ve những con tàu ở ngoài biển cả! Tại vì sao ngươi mang niềm vui của ta rải lên cây vũ mâu hở gió?”

Yaroslavna kêu la ai oán trên thành ở Putivl từ sáng sớm: “Ôi Dnepr Slovutich! Ngươi xuyên qua những ngọn núi đá qua đất Cuman. Ngươi vỗ về những con thuyền Svyatoslav đến đội quân của Kobyak. Hãy an ủi công tước giùm ta để người sớm quay về và để ta không còn tuôn nước mắt vào biển xanh kia”.

Yaroslavna kêu la ai oán trên thành ở Putivl từ sáng sớm: “Hỡi mặt trời, mặt trời ba lần sáng! Ngươi dành cho tất cả mọi người tuyệt vời và nồng ấm, thì tại sao ngươi lại thiêu đốt những đội binh dũng cảm, ngươi hành hạ họ trong cơn khát và khép lại những bao tên?”

Biển cả rì rào vào lúc nửa đêm, giữa bầu trời có những đám mây đen. Đức Chúa Trời chỉ cho Igor con đường từ đất Cuman về đất Nga, về ngai vàng của cha. Những ngôi sao giữa bầu trời đã tắt. Igor ngủ, Igor thức, Igor trằn trọc suy nghĩ đo con đường trên thảo nguyên từ sông Đông rộng lớn về sông Đô-nhét nhỏ hơn. Nửa đêm Ovlur và ngựa đã đợi ở bên sông, Ovlur huýt gió lên để cho Igor nhận biết. Mặt đất rung lên, cỏ cây thức dậy, giáo mác của người Cuman dường như động đậy. Còn công tước Igor như con chồn trắng chạy vào trong đám sậy và như con le le bay trên mặt nước. Igor nhảy lên ngựa và phóng như sói xám chạy trên đồng về hướng thảo nguyên của sông Đô-nhét và như chim ưng bay dưới những đám sương mù, giết những con ngỗng và thiên nga để cho các bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối. Khi Igor bay như chim ưng thì Ovlur cũng chạy nhanh như chó sói, giũ những giọt sương lạnh làm cho những con ngựa thêm phần mệt mỏi.

Sông Đô-nhét nói với Igor như vậy: “Niềm vinh quang vĩ đại cho công tước Igor, cho Konchak lòng căm thù, còn cho đất Nga vui vẻ!” Và Igor trả lời sông như thế: “Vĩ đại thay dòng sông Đô-nhét vinh quang, vì rằng ngươi mang công tước trên ngọn sóng của mình, trải thảm cỏ xanh trên đôi bờ ánh bạc, mặc cho công tước màn sương ấm áp dưới bóng những cây xanh, canh giữ người bằng con chồn trắng trên dòng nước, chim hải âu trong gió và chim le trên dòng nước bạc”. Không như sông Stugna – là dòng sông ác, đã ôm lấy những dòng sông nhỏ khác rồi dìm xuống vực bên bờ đen công tước trẻ trung Rotislav. Trên bờ sông đen Dnepr mẹ Rotislav khóc than về công tước Rotislav trẻ trung. Khi đó hoa cỏ cũng đau buồn và cây cối cũng tang thương cúi mình trên mặt đất.

Không phải là tiếng kêu của những con chim ác – mà Gzak và Konchak đang đuổi theo dấu vết của Igor. Khi đó quạ và ác là đều im re, chỉ có tiếng của những con rắn đang bò. Chim gõ kiến chỉ đường ra sông, chim họa mi vui hót báo buổi bình minh. Gzak thốt lên với Konchak rằng: “Nếu như chim ưng bay về tổ thì chúng ta sẽ bắn chim con bằng những mũi tên vàng”. Và Konchak nói cùng Gzak: “Nếu chim ưng bay về tổ thì ta sẽ cưới vợ cho chim con”. Thì Gzak lại nói rằng: “Nếu ta cưới vợ cho chim con thì ta sẽ mất cả chim con, cả người đẹp thảo nguyên và những con chim sẽ đánh chúng ta trên thảo nguyên của người Cuman”.

Và Boyan, nhà thơ của thời xưa cũ, của Yaroslav và Oleg, nói rằng: “Thật nguy nan cho đầu mà thiếu bờ vai và cũng nguy thay cho xác thân khi đầu chẳng có”. Thì đất Nga mà thiếu Igor cũng thế. Mặt trời chiếu sáng giữa trời xanh – còn công tước Igor trên đất Nga của mình. Các thiếu nữ đang hát lên trên bờ sông Đa-nuýp, lời của họ bay qua biển hướng về Kiev. Igor cưỡi ngựa hướng về đền Thánh Mẹ trên đồi Borichev. Bao xứ sở hân hoan, bao thành phố vui mừng.



Ngợi ca niềm vinh quang của những công tước ngày xưa và sẽ tôn vinh những công tước trẻ. Vinh quang Igor Svyatoslavich, con bò mộng Vsevolod, Vladimir Igorevich! Vinh quang những công tước và những đội binh – những người đã dũng cảm đấu tranh cho Thiên Chúa giáo chống lại những đội quân ngoại đạo. Vinh quang những công tước và những đội binh! Amen.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 30.09.2011 12:30:58


Alexandr Sergeevich Pushkin (tiếng Nga:Александр Сергеевич Пушкин, 6/6/1799 – 10/2/1837) - nhà thơ Nga, người đặt nền móng cho nền văn học Nga mới, người sáng tạo ra ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

Tiểu sử:
Pushkin sinh ở Moskva trong một gia đình có nguồn gốc quí tộc. Bố là Sergei Lvovich Pushkin là một người yêu thích văn học cổ điển Pháp và cũng làm thơ nhưng chỉ những người quen, bạn bè biết. Mẹ là Nadezhda Osipovna có dòng dõi từ một nô lệ da đen của Pyotr Đại đế. Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Pushkin thường sống với bà ngoại ở làng Zakharov, ngoại ô Moskva. Ký ức tuổi thơ được thể hiện trong nhiều tác phẩm sau này của ông. Lên 6 tuổi, Pushkin được vào học ở trường Lyceum Hoàng gia ở Tsarskoe Selo. Thời gian học ở đây, Pushkin đã được chứng kiến cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 của nước Nga chống lại quân Pháp của Napoleon. Năm 1815 Pushkin viết bài thơ Воспоминание о Царском Селе (Hồi ức về Hoàng thôn) được Gavrila Derzhavin coi là một tác phẩm kiệt xuất và tôn vinh Pushkin, khi đó mới 16 tuổi, như một nhà thơ lớn của nước Nga.

Học xong Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như К Чаадаеву (Gửi Chaadaev 1818); Н. Я. Плюсковой (Gửi N. Ya. Plyuskova, 1818); Деревня (Làng quê, 1819)... Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - Руслан и Людмила (Ruslan và Lyudmila), ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền. Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Siberi. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (những nhà văn, nhà thơ lớn của nước Nga, cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn bị trục xuất khỏi Sankt-Peterburg vô thời hạn.

Sau khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz và Crimea, Moldavia, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như Кавказский пленник (Người tù Kavkaz, 1822); Гавриилиада (Gavriiliada 1821); Братья разбойники (Anh em lũ cướp, 1822); Бахчисарайский фонтан (Đài phun nước Bakhchisarayskiy, 1824). Năm 1823, ở Kishinov, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác Евгений Онегин (Evgeny Onegin). Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Năm 1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác bài thơ nổi tiếng Gửi K. Năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova.

Chính người đẹp Natalia Goncharova là nguồn cảm hứng cho sáng tạo của Pushkin nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông. Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – 10 tháng 2 năm 1837 (ngày 29 tháng 1, theo lịch cũ).

Tác phẩm:
Trường ca:
*Руслан и Людмила (1817-1820)
*Кавказский пленник (1820-1821)
*Гавриилиада (1821)
*Вадим (1821-1822)
*Братья разбойники (1821-1822)
*Бахчисарайский фонтан (1821-1823)
*Цыганы (1824)
*Граф Нулин (1825)
*Полтава (1828-1829)
*Тазит (1829-1830)
*Домик в Коломне (1830)
*Езерский (1832)
*Анджело (1833)
*Медный всадник (1833)

Tiểu thuyết thơ:
*Евгений Онегин (1823-1832)

Kịch:
*Борис Годунов (1825)
*Скупой рыцарь (1830)
*Моцарт и Сальери (1830)
*Каменный гость (1830) [1]
*Пир во время чумы (1830)
*Русалка (1829-1832)

Thơ:
*1809-1825
*1826-1836
*Стихотворения Пушкина по алфавиту

Văn xuôi:
*Арап Петра Великого (1827)
*Роман в письмах (1829)
*Повести покойного Ивана Петровича Белкина (1830)
*Выстрел
*Метель
*Гробовщик
*Станционный смотритель
*Барышня-крестьянка
*История села Горюхина (1830)
*Рославлев (1831)
*Дубровский (1833)
*Пиковая дама (1834)
*Египетские ночи (1835)
*Путешествие в Арзрум во время похода 1829 года (1835)
*Капитанская дочка (1836)

Truyện cổ tích:
*Жених (1825)
*Сказка о попе и о работнике его Балде (1830)
*Сказка о медведихе (1830?)
*Сказка о царе Салтане, о сыне его славном и могучем богатыре князе Гвидоне *Салтановиче и о прекрасной царевне лебеди (1831)
*Сказка о рыбаке и рыбке (1833)
*Сказка о мёртвой царевне и семи богатырях(1833)
*Сказка о золотом петушке (1834)

Thơ Pushkin:

TÔI ĐÃ YÊU EM

Tôi đã yêu em… và có lẽ tình
Trong lòng tôi vẫn còn chưa tắt hẳn
Nhưng hãy để tình yên, tôi không muốn
Một điều gì gợi lại nỗi đau em.

Tôi đã yêu em vô vọng, âm thầm
Khi rụt rè, khi lòng ghen hậm hực
Tôi đã yêu em chân thành, tha thiết
Lấy đâu người như thế nữa yêu em.






NGƯỜI CA SĨ

Em có nghe trong rừng đêm thanh vắng
Ca nỗi buồn người ca sĩ tình yêu?
Trên cánh đồng buổi sớm mai yên lặng
Tiếng sáo diều dung dị hát cô liêu
Em có nghe thấy chăng?

Em có gặp trong rừng hoang đêm ấy
Ca nỗi buồn người ca sĩ tình yêu?
Giọt lệ nhòa, nụ cười em có thấy
Ánh mắt nhìn buồn bã biết bao nhiêu
Em có gặp gỡ chăng?

Em có thổn thức nghe lời lặng lẽ
Ca nỗi buồn người ca sĩ tình yêu
Khi trong rừng chàng trai em để ý
Gặp ánh nhìn trong mắt đã nhòa theo
Em có thổn thức chăng?
1816.



NGƯỜI ĐẸP ƠI ĐỪNG HÁT NỮA

Người đẹp ơi em đừng hát nữa
Bài hát buồn của xứ Gruzia
Nghe em hát lòng tôi lại nhớ
Cuộc đời xưa và bến bờ xa.

Những câu hát của em dữ dội
Gợi lòng tôi lại nhớ, thương ôi!
Đêm thảo nguyên, ánh trăng đồng nội
Người em xưa, hình bóng xa vời...

Cái hình bóng thân thương, khổ ải
Nhìn thấy em tôi ngỡ quên đi
Nhưng em hát - lại hình dung thấy
Trước mắt tôi hình ấy hiện về(1).

Người đẹp ơi em đừng hát nữa
Bài hát buồn của xứ Gruzia
Nghe em hát lòng tôi lại nhớ
Cuộc đời xưa và bến bờ xa.
1828.
_____________________
(1)Puskin nhớ về Maria Raevskaya khi nghe người đẹp Anna Olenina hát bài dân ca Gruzia .



CON TIM NÀY KHÔNG THỂ(1)

Trên đồi cao còn đọng ánh sương đêm
Trước mặt anh sông Aragva ầm ĩ
Nghe lâng lâng nỗi buồn nhớ dịu êm
Hình bóng em ngập tràn trong nỗi nhớ.

Một mình em, chỉ riêng một mình em
Chẳng có gì gợi lòng anh buồn thế
Ngọn lửa tình lại rạo rực cháy lên
Bởi không yêu con tim này không thể.
1829.
_______________________
(1)Bài thơ này ở lần hiệu đính thứ hai Puskin đề tên Natalia Goncharova (vợ nhà thơ) nhưng ở lần thứ nhất đã đề tên Maria Raevskaya. Bài thơ này được viết trong chuyến đi về vùng Kapkage. Puskin đã nhớ lại chuyến đi trước vào năm 1820 cùng với gia đình vị tướng Raevsky. Nhà Raevsky có ba cô con gái xinh đẹp: Êkaterina 22 tuổi, Êlêna 16 tuổi và Maria 14 tuổi. Theo như những gì còn được ghi lại thì Puskin đã yêu ngay cả ba cô cùng một lúc nhưng với Maria có phần nặng tình hơn. Sau này Maria đã hồi tưởng lại: “Là thi sĩ, anh ấy cho mình có nghĩa vụ phải yêu hết tất cả các cô gái trẻ và những phụ nữ xinh đẹp mà mình đã gặp”.



CÒN LẠI GÌ CHO EM

Còn lại gì cho em trong tên gọi
Sẽ chết đi như tiếng dội buồn thương
Của ngọn sóng vỗ bờ xa mòn mỏi
Như rừng sâu tiếng vọng giữa đêm trường.

Cái tên gọi trong những dòng lưu bút
Để lại cho em dấu chết, tựa như
Lời ai điếu giữa những viền hoạ tiết
Mà lời văn nghe u ẩn, mịt mù.

Cái tên gọi đã từ lâu quên lãng
Trong những cơn xúc động mới cuồng điên
Chẳng hề gợi trong hồn em một thoáng
Hoài niệm xưa bao tha thiết êm đềm.

Nhưng nếu gặp ngày âm thầm đau đớn
Phút u buồn xin em hãy gọi tên
Và hãy nói: vẫn còn đây kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim(1).
1830.
___________
(1)Người vẫn còn sống trong trái tim thi sĩ này là Carolina Sobanskaya. Thời hai người yêu nhau ở thành phố biển Odessa Puskin đã ghi những dòng kỷ niệm và ký tên mình trong cuốn sổ lưu niệm theo yêu cầu của nàng.






NỤ HÔN NGÀY GẶP LẠI(1)

Về lại quê hương bờ xa vẫy gọi
Em giã từ miền đất lạ xa xôi
Trong giờ phút buồn đau nhớ mãi
Trước mặt em anh đã khóc ngậm ngùi.

Đôi bàn tay anh trong cơn giá rét
Cố giữ lấy em, anh sợ qúa chừng
Nghe rời rã vì chia ly khủng khiếp
Anh đã van xin nức nở không ngừng.

Nhưng đôi môi em quay đi chẳng nhận
Phút chia ly trên bến nụ hôn buồn
Từ xứ sở của ngày xa u ám
Em trở về vùng đất mới gọi anh.

Em đã nói: “Rồi trong ngày gặp lại
Dưới bầu trời muôn thưở màu xanh
Dưới bóng ô-liu nụ hôn ân ái
Mình lại bên nhau như cội liền cành”.

Nhưng than ôi, nơi bầu trời hẹn ước
Đã ánh lên vầng sáng giữa không trung
Nơi bóng ô-liu nằm trên đáy nước
Em ngủ say trong giấc mộng cuối cùng.

Cả sắc đẹp và nỗi đau tê tái
Đều thành tro trong bình đựng thi hài
Cùng biến luôn nụ hôn ngày gặp lại
Nhưng nơi này anh vẫn đợi chờ ai...
1830.
_______________
(1)Puskin đau đớn nhớ lại ngày chia tay với người tình Amalia Riznich trên thành phố cảng Odessa. Amalia Riznich là một thiếu phụ xinh đẹp và quyến rũ mang trong mình hai dòng máu Đức và Y. Mặc dù có chồng là một thương gia giàu có nhưng vây quanh nàng có nhiều bậc hiền nhân, quân tử trong đó có Puskin. Cuối cùng, trái tim người đẹp đã dành cho thi sĩ nhưng ngày vui của họ chẳng được lâu.
Ngày gặp gỡ hạnh phúc chẳng kéo dài
Bởi hạnh phúc lâu ngày không chịu ở
Nhưng chia ly để hy vọng ngày mai
Ta lại vui niềm vui ngày gặp gỡ.

(Thomas Moore).
Khi chồng của Amalia biết chuyện đã cho nàng trở về ý. Phút chia tay hai người cùng hẹn ngày gặp lại trên đất ý nhưng khi về ý Amalia đã chết vì bệnh lao phổi.




VỀ LẠI THÁNG NGÀY XANH

Tôi chẳng tiếc những mùa xuân tuổi trẻ
Trôi đi trong những giấc mộng tình buồn
Tôi chẳng tiếc về những đêm huyền bí
Trong hoan ca những khoái lạc như tuôn.

Tôi chẳng tiếc những bạn bè nông nổi
Những cuộc vui suốt sáng, những trận cười
Tôi chẳng tiếc những người ưa thay đổi
Giờ trầm tư xa lánh những trò vui.

Nhưng đâu rồi những phút giây âu yếm
Những hy vọng trẻ trung, những yên lặng chân thành?
Đâu lòng nhiệt tình đâu nguồn xúc cảm?..
Hãy cho tôi về lại tháng ngày xanh!
1820



ĐIỀU MONG ƯỚC

Tôi khóc đây, nước mắt – nguồn an ủi
Nhưng chẳng nghe tiếng nức nở của tôi
Tâm hồn tôi đang ngập tràn buồn tủi
Trong nỗi buồn tôi tìm thấy niềm vui.

Giấc mơ đời! Bay đi, tôi chẳng tiếc
Hãy biến vào trong hoang vắng, cô liêu
Chỉ đau khổ tình yêu tôi thân thiết
Tôi chết đây nhưng chết bởi vì yêu!
1816







BỨC THƯ CHÁY

Vĩnh biệt bức thư tình!
Vĩnh biệt: tình ra lệnh.

Đã bao phen lần lữa
Đôi tay cũng không đành
Đem bức thư vào lửa
Đốt kỷ niệm ngày xanh.

Nhưng giờ đã đến lúc
Cháy lên bức thư tình
Hồn chẳng còn ấm ức
Giờ tôi đã sẵn sàng
Nhìn ngọn lửa háo hức
Ngốn từng trang, từng trang...

Phút chốc đã bùng lên
Làn khói như lưu luyến
Bay lượn lờ uốn quanh
Mang theo lời cầu nguyện.
Và ngón tay trung thành
Đã chẳng còn ấn tượng
Chút xi gắn vòng quanh
Tan rồi, ôi thiên mệnh!

Từng tờ đen cuộn lại
Rồi trở nên trắng dần
Lòng tôi đau thắt lại
Ôi tro tàn mến thương.
Niềm hân hoan khổ sở
Của số phận buồn đau
Sẽ mãi còn sống ở
Trong lồng ngực u sầu.
1825



NẾU ĐỜI GIAN DỐI

Cuộc đời nếu có dối gian
Thì đừng giận dỗi, khóc than làm gì
Trong ngày tử biệt sinh ly
Ngày vui rồi sẽ lại về, hãy tin!
Ngày mai sống giữa con tim
Dẫu ngày đang sống âm thầm xót xa
Đắng cay rồi sẽ đi qua
Những ngày đã sống vẫn là đáng yêu.
1825.



NHỮNG CÀNH HOA MUỘN

Những cành hoa muộn thương hơn
Xinh tươi lộng lẫy những bông đầu mùa
Buồn đau những giấc mơ xưa
Êm đềm gợi chút thẫn thờ trong ta
Đôi khi giờ phút chia xa
Ngọt ngào êm ái hơn là đoàn viên.
1825



TÀI NĂNG UỔNG PHÍ

Tài năng ngẫu nhiên, tài năng uổng phí
Cuộc đời ơi cho tôi để làm gì?
Hay tại bởi số mệnh này huyền bí
Sao cuộc đời đem kết tội làm chi?

Có ai đấy bằng quyền uy thù nghịch
Đã gọi tôi từ trong cõi hư vô
Trong hồn tôi dù say mê mãnh liệt
Nhưng đầu tôi hồi hộp mối nghi ngờ.

Trước mắt tôi giờ chẳng còn mục đích
Con tim hoang vu, trí tuệ biếng lười
Nỗi buồn chán đang làm tôi mỏi mệt
Chỉ còn cô đơn tiếng vọng cuộc đời.
1828



VẪN CÒN RUN SỢ

Tôi vẫn nghĩ con tim giờ quên hết
Chẳng dễ dàng chịu đau khổ như xưa
Tôi vẫn nói: những ngày xưa thân thiết
Đã lùi xa không trở lại bao giờ!

Đã qua rồi những buồn vui, sướng khổ
Những giấc mơ khờ dại, cả tin...
Thế mà giờ lại vẫn còn run sợ
Lại nôn nao trước sắc đẹp uy quyền.
1835.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 30.09.2011 12:32:31
Aleksandr Pushkin (phần tiếp theo)


TÌNH YÊU LÀ THỨ BỆNH NAN Y

Chàng sinh viên ốm đang nằm kia
Số phận của chàng thật khắt khe.
Thuốc men xin hãy mang đi khỏi
Tình yêu là thứ bệnh nan y!





BÔNG HOA NHỎ

Bông hoa nhỏ chẳng mùi hương, héo úa
Bị bỏ quên trong sách, tôi đang nhìn
Và thế rồi giữa lòng tôi ngập tràn
Một ước mơ xem chừng rất kỳ lạ.

Vào mùa xuân nào? ở đâu hoa nở?
Nở có lâu không? Ai đã bẻ hoa
Rồi đặt vào đây để mà làm gì?
Bàn tay quen hay bàn tay xa lạ?

Để kỷ niệm cho cái lần gặp gỡ
Hay buổi chia ly bất hạnh gì chăng
Hay kỷ niệm lần đi dạo cô đơn
Dưới bòng rừng, trên cánh đồng lặng lẽ?

Giờ còn sống chăng những con người đó?
Thì lúc này họ đang ở nơi nao?
Hay họ cũng đã héo úa phai màu
Như bông hoa không hề quen biết nọ?


CÂY ANCHAR

Giữa sa mạc khô cằn và vàng úa
Trên mặt đất bị đốt cháy, oi nồng
Anchar như người lính gác dữ dằn
Đứng đó – một mình ở trong hoàn vũ.

Thiên nhiên của đồng hoang khô khát đã
Sinh ra cây trong một bữa tam bành
Nhuốm màu xanh chết cho những lá cành
Và truyền thuốc độc cho từng bộ rễ.

Nhựa độc của cây thấm xuyên qua vỏ
Rồi vì nóng tan chảy vào giữa trưa
Sau đó ngưng kết vào buổi xế chiều
Đặc quánh và trong veo từng lớp nhựa.

Trên cây này chim chóc không bay tới
Hổ cũng chờn – chỉ gió xoáy màu đen
Đôi khi ghé đến cây chết vội vàng
Rồi bay xa, thì đã thành tàn lụi.

Và nếu như đám mây đen bay đến
Rảy nước mưa lên những chiếc lá dày
Sau đó thuốc độc từ những cành cây
Theo nước mưa chảy vào trong cát nóng.

Nhưng một người bằng ánh mắt quyền lực
Đã phái đến cây thuốc độc một người:
Và kẻ ra đi ngoan ngoãn vâng lời
Để sáng ra trở về cùng thuốc độc.

Người này mang về nhựa cây cái chết
Và một cành những chiếc lá héo hon
Và mồ hôi trên vầng trán đáng thương
Đã tuôn chảy thành những dòng lạnh ngắt.

Người mang về – kiệt sức và nằm xuống
Dưới cửa vòm lều nhỏ chốn cung đình
Kẻ nô lệ tội nghiệp chết dưới chân
Vị chúa tể bách chiến là bách thắng.

Rồi công tước dùng thuốc này để tẩm
Lên những mũi tên ngoan ngoãn vâng lời
Cùng với chúng, đem cái chết khắp nơi
Đến láng giềng, tới những miền xa thẳm.



GỬI NỮ CÔNG TƯỚC S. A. URUSOVA

Anh chưa tin bức tranh ba nữ thánh
Ngỡ Chúa ba ngôi tất cả anh minh
Nhưng nhìn thấy em là anh tin tưởng
Cầu ba phẩm chất trong một nữ thần.
___________
*Bức tranh ba nữ thánh (Holy Trinity Icon) – là một tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Andrei Rublev (thế kỷ XV). Ba phẩm chất: xinh đẹp, duyên dáng, yêu kiều.






NGƯỜI ĐẸP TRƯỚC GƯƠNG

Hãy nhìn người đẹp khi nàng đứng trước gương
Kết những bông hoa lên vầng trán của mình
Vê mớ tóc xoăn – gương chân thành thể hiện
Ánh mắt, nụ cười, niềm kiêu hãnh trong gương.



CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG

Mảnh trăng nhỏ chiếu xuyên
Những màn sương gợn sóng
Ánh trăng buồn lai láng
Rót trên những cánh đồng.

Trên con đường mùa đông
Xe tam mã lao nhanh
Cây chuông nhỏ đơn giọng
Và buồn tẻ gióng lên.

Có gì nghe thân quen
Người xà ích hát lên
Vừa ngang tàng, ngáo ngổ
Vừa buồn nhớ chân tình…

Không nhà, chẳng ánh đèn
Chỉ tuyết trắng và rừng
Chỉ cột dài cây số
Đón ta ở bên đường.

Buồn… Ngày mai, Nhina
Ngày mai anh quay về
Quây quần bên bếp lửa
Sẽ ngồi ngắm em nghe.

Tích tắc kim đồng hồ
Vẫn quay vòng đều nhịp
Xua lũ người tẻ nhạt
Để đêm chỉ còn ta.

Buồn bã quá, Nhina
Người xà ích đã lặng
Còn tiếng chuông đơn giọng
Trăng khuất sau sương mờ.


BUỔI SÁNG MÙA ĐÔNG

Băng giá dưới mặt trời
Sao còn ngủ em ơi
Thức dậy đi người đẹp
Em mở mắt tuyệt vời
Thành ngôi sao phương Bắc
Chào bình minh phương Bắc.

Mới chiều qua bão giông
Trời mờ đục sương giăng
Mặt trăng như vết ố
Chiếu xuyên qua mây vàng
Và em ngồi u buồn
Giờ… hãy nhìn ra cửa:

Dưới bầu trời xanh thắm
Tuyệt vời như trải thảm
Tuyết mênh mông trên đồng
Rừng quang dần đen thẫm
Thông xanh qua lớp sương
Sông dưới băng lấp lánh.

Đầy phòng màu hổ phách
Tiếng củi nổ đì đùng
Bếp lò kêu răng rắc.
Nằm suy nghĩ trong chăn.
Nhưng không biết có nên
Dóng ngựa vào xe trượt.

Lướt trên tuyết tinh sương
Thả hồn theo vó ngựa
Những bước chân vội vã
Để thăm cánh đồng hoang
Thăm lại những cánh rừng
Và bến bờ thân quí.



BUỔI CHIỀU MÙA ĐÔNG

Trời đang nổi bão giông
Xoáy vòng cơn lốc tuyết
Khi gào như thú ác
Khi khóc như trẻ con
Khi trên mái cũ mòn
Tiếng xạc xào ống rạ
Khi gõ vào cửa sổ
Như khách muộn trong đêm.

Túp lều tranh tồi tàn
U buồn và tăm tối
U già ơi, sao vây
Bên cửa sổ lặng im?
Hay tiếng gào bão giông
Làm cho u mỏi mệt
Hay u đang thiêm thiếp
Bên guồng sợi của mình?

Uống cạn tuổi thanh xuân
Mời u cùng nâng chén
Ta uống niềm khổ tận
Cho vui vẻ con tim.
Hãy hát lên như chim
Sống yên ngoài biển cả
Hãy hát như thiếu nữ
Gánh nước buổi bình minh.

Trời đang nổi bão giông
Xoáy vòng cơn lốc tuyết
Khi gào như thú ác
Khi khóc như trẻ con
Uống cạn tuổi thanh xuân
Mời u cùng nâng chén
Ta uống niềm khổ tận
Cho vui vẻ con tim.


ĐÃ ĐẾN LÚC EM ƠI

Đã đến lúc, em ơi, đến lúc rồi
Hai con tim giờ đây cần tĩnh lặng
Nối đuôi nhau ngày tháng
Mỗi giờ đi mang theo một chút đời
Anh và em hai đứa, hai con người
Cứ cho là ta đang sống
Nghĩa là ta đang dần chết em ơi
Niềm hạnh phúc không hề có trên đời
Chỉ có tự do và tĩnh lặng
Anh từ lâu mơ số phận tuyệt vời
Kẻ nô lệ này từ lâu mong chạy trốn
Về nơi yên bình và lao động ở xa xôi.





PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU

Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu ấy
Khi hình em vụt hiện trước mắt anh
Như ảo ảnh trong thoáng chốc qua nhanh
Như tiên thần đẹp trắng trong nhường ấy.

Trong vô vọng một nỗi sầu tê tái
Giữa âu lo của đời sống ồn ào
Vẳng bên tai anh giọng nói ngọt ngào
Những dáng nét dịu hiền anh mơ thấy.

Tháng ngày trôi. Ồn ào cơn gió nổi
Đã xua đi những mơ ước ngày nào
Và anh đã quên giọng nói ngọt ngào
Những dáng nét dịu hiền trời ban ấy.

Trong bóng tối chốn lưu đày khổ ải
Dòng thời gian chầm chậm nặng nề trôi
Cả tình yêu, cả nước mắt, cả đời
Cả thánh thần, cảm xúc không có nổi.

Giữa hồn anh bỗng nhiên bừng tỉnh dậy
Và hình em lại hiện trước mắt anh
Như ảo ảnh trong thoáng chốc qua nhanh
Như tiên thần đẹp trắng trong nhường ấy.

Và con tim lại rộn ràng sôi nổi
Vì cho con tim tất cả hồi sinh
Cả cuộc đời, cả nước mắt, thánh thần
Và tình yêu, cảm xúc hồi sinh lại.



NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 1827

Đức Chúa Trời phù hộ cho các bạn
Trong những âu lo phục vụ Nga hoàng
Trong những bí ẩn ngào ngọt của tình
Và trong tiệc tùng say sưa tình bạn!

Đức Chúa Trời phù hộ cho các bạn
Trong bão giông, trong đau khổ đời thường
Trong vực thẳm tăm tối ở trần gian
Và nơi xứ lạ, và trên biển vắng.



THƠ SONNET

Scorn not the sonnet, critic.
Wordsworth*


Dante nghiêm khắc không khinh thơ sonnet
Petrarca từng đốt ngọn lửa tình
Yêu thơ này – tác giả của Macbeth**
Và Camões*** thể hiện nỗi niềm thương.

Sonnet thời nay vẫn mê hoặc nhà thơ
Wordsworth đã chọn làm vũ khí
Khi ánh sáng đời thường ở cách xa
Ông đem lý tưởng thiên nhiên ra vẽ.

Dưới bóng núi Taurida xa xăm
Nhà thơ Litva**** bằng thể thơ gò bó
Phút chốc viết ra mơ ước của mình.

Những thiếu nữ ở ta chưa biết rằng
Delvid vì thơ này mà không nhớ
Giai điệu thiêng của thơ hexametron.
________________
*Nhà phê bình chớ coi thường thơ sonnet. Wordsworth.
**Wiliam Shakespeare, ***Luís de Camões, ****Adam Mickiewicz.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 30.09.2011 12:34:29

Aleksandr Pushkin (tiếp theo)


THƠ LUÂN LÝ BỐN CÂU

1
SỰ CÂN BẰNG

Người nhà quê! Trong nhà người chẳng có
Bạc hay vàng, nhưng người hạnh phúc thay:
Sống với tình yêu tình bạn tháng ngày
Không bụi bặm, ồn ào như thành phố!

2
LỜI TIÊN ĐOÁN ĐÚNG

Sư tử hỏi lừa: “Liệu ta có khỏi bệnh?”
Lừa trả lời sư tử: “Chúa sơn lâm!
Ngươi không chết, thì sống như đã từng”, -
Hai lần hai là bốn.

3
SỰ CHÍNH XÁC CỦA TỤC NGỮ

Một ngọn nến sáng trong nhà yêu ớt
Thêm ngọn thứ hai – nhà gỗ sáng bừng.
Lời của người xưa là luôn chính xác:
Ba người dại hợp lại thành người khôn.

4
SỰ TRẢ THÙ

Một con ong đốt vào trán con gấu
Vì muốn trả thù cho những tổ ong
Nhưng ong chết vì nọc ong không còn
Số phận kẻ ưa trả thù – linh cữu.

5
SỰ KIÊN ĐỊNH

“Sư tử hãy xem cái vẻ kinh hoàng –
Voi kêu lên: - Thiên hạ đang nổi loạn!”
“Ta rung bờm, tất cả đều ngoan ngoãn!”
Trước hiểm nguy chúa tể chẳng hề run.

6
MẠNH VÀ YẾU

Chim ưng đánh ngỗng, đại bàng đánh chim ưng
Cá sấu luôn làm cá măng phát khiếp
Sói chết vì hổ còn mèo ăn chuột.
Đời thường xuyên có sức mạnh cao hơn.

7
THIÊN NGA VÀ NGỖNG

Một hôm ngỗng muốn nhạo báng thiên nga
Đã lấy rong sình lầy đem bôi bẩn
Nhưng sau khi rửa thiên nga lại trắng.
Phải làm gì nếu bị bẩn?... Rửa đi.

8
KHỈ ĐUÔI DÀI

Khỉ đuôi dài thời trẻ rất thích nhảy
Khi đã già còn nhảy vách đá cao
Điều gì xảy ra? Đôi chân bị gãy.
Hãy coi chững tuổi già đó, nhà thơ!

9
SỐ PHẬN CHUNG

Cây thỉ xa đẹp giữa đồng lúa mạch
Tươi tốt mùa xuân, nở hoa mùa hè
Rồi mùa thu sang cuộc đời chấm hết.
Đấy chính là số phận kiếp phù du!

10
SỰ BẤT HÒA VÔ HẠI

Những con chó cãi nhau vì cục xương
Nhưng khi quay lại đều yên lặng cả
Ai nấy lặng lẽ đi về nhà mình.
Có những bất hòa mà không ẩu đả.

11
QUI LUẬT CỦA THIÊN NHIÊN

Trong không khí hoa tím tỏa mùi hương
Còn chó sói ăn thịt loài gặm cỏ
Chó sói khát máu, hoa tím – dịu hiền
Mọi thứ theo bản năng thiên nhiên cả.






NGƯỜI TÙ

Ta ngồi sau song sắt của nhà tù.
Con đại bàng non sống trong tù hãm
Người bạn buồn bã của ta vẫy cánh
Mổ miếng mồi máu đỏ dưới cửa kia.

Chim mổ, vứt, chim nhìn vào ô cửa
Như cùng ta dự tính một điều gì
Chim gọi ta bằng miệng kêu mắt ngó
Như muốn nói rằng: “Nào, hãy bay xa!

Chúng ta là những con chi tự do
Bay về sau mây đen là đồi trắng
Bay về những miền đại dương xanh thắm
Bay về nơi chỉ có gió… và ta!...”



GỬI

Xin đừng hỏi sao tôi thường u ám
Với ý nghĩ buồn giữa những trò vui
Sao đưa ánh mắt cau có nhìn đời
Sao giấc mộng ngọt ngào không thương mến!

Xin đừng hỏi sao tình yêu vui vậy
Tôi chia tay bằng tê tái cõi lòng
Không một ai tôi còn gọi người thương –
Ai yêu một lần, không còn yêu lại

Ai biết hạnh phúc, không còn biết lại
Hạnh phúc trong giây phút được trời ban:
Từ thời tuổi trẻ say mê ngập tràn
Chỉ một nỗi buồn tái tê còn lại…



GỬI

Hạnh phúc cho ai bên người tình hân hoan
Không chút rụt rè, ánh mắt sáng dõi nhìn
Những cử động thân thương, chuyện trò lơi lả
Và dấu vết của nụ cười không thể nào quên.






TRƯỚC CÔ GÁI TÂY BAN NHA

Hai tráng sĩ đứng trước
Cô gái Tây Ban Nha
Họ can đảm, tự do
Họ nhìn vào đôi mắt.

Cả hai ngời vẻ đẹp
Hai con tim cháy bừng
Tay họ đặt lên gươm –
Những bàn tay chắc nịch.

Quí nàng hơn cuộc sống
Yêu nàng như vinh quang
Nhưng nàng yêu một chàng
Ai là người được chọn?

“Em yêu ai, hãy chọn?”
Cả hai đều nói lời
Họ nhìn cô không thôi
Với một niềm hy vọng.



TÔI QUEN TRẬN MẠC

Tôi quen trận mạc – yêu tiếng khua gươm kiếm
Tự ngày thơ ngưỡng mộ sự vinh quang
Yêu những trò máu lửa của chiến tranh
Ý nghĩ chết chóc – lòng tôi yêu mến.

Tuổi thanh xuân làm người lính trung thành
Của tự do, anh chưa hay cái chết
Thì anh chưa hưởng niềm vui tột bậc
Chưa xứng nụ hôn của vợ đâu anh.



GIÔNG TỐ

Bạn từng thấy cô gái trên đá tảng
Mặc xiêm áo trắng trên sóng biển gào
Khi sóng trong màn sương gió thét gào
Và biển với những bờ xa đùa giỡn
Khi tia chớp lóe sáng bừng lên
Chớp trùm lên ánh hào quang đỏ thắm
Và ngọn gió đập rung, bay lượn
Cùng chiếc khăn nàng phần phật bay lên?
Biển tuyệt đẹp trong màn sương bão giông
Bầu trời lộng lẫy khi thiếu màu xanh
Nhưng hãy tin: cô nàng trên đá tảng
Còn tuyệt vời hơn bão tố, sóng, trời xanh.



HỌA MI VÀ HOA HỒNG

Trong im lặng của vườn xuân, sương đêm
Họa mi phương Đông hót trên cành hồng.
Nhưng hoa hồng không nghe, không cảm nhận
Ngủ chập chờn trước khúc hát yêu thương.

Ngươi hát về vẻ đẹp lạnh lùng chăng?
Khát khao gì? Hãy hồi tâm, thi sĩ
Nó không nghe, không cảm nhận, hãy xem
Nó nở hoa, gọi lên – câu trả lời chẳng có.



GỬI EK. H. USHAKOVA

Trong xa cách với em
Nhưng anh vẫn thấy gần
Anh khổ vì ký ức
Môi và ánh mắt nhìn
Thổn thức trong lặng yên
Anh không muốn yên lòng
Nếu anh treo cổ chết
Em có thở dài chăng?



ÔNG GIÀ

Đã không còn say đắm một người tình
Một thuở làm cho thiên hạ đảo điên
Cả mùa xuân lẫn mùa hè cháy đỏ
Mãi mãi đi qua, dấu vết không còn.

Hỡi thần tình yêu của tuổi thanh xuân!
Ta xưa là kẻ phụng sự trung thành
Ôi, giá mà được sinh ra lần nữa
Chắc gì lại đi phụng sự cho thần!



SỰ HỒI SINH

Họa sĩ – man rợ bằng nét bút lạc loài
Đem bức tranh của thiên tài bôi bẩn
Và bức tranh bất hợp pháp của người
Trùm bức tranh kia một cách ngu xuẩn.

Nhưng màu sắc lạc loài theo ngày tháng
Thành từng lớp vảy tơi tả rơi ra
Sáng tạo của thiên tài trước mắt ta
Cùng vẻ đẹp ngày xưa dần tái hiện.

Cũng như vậy, dần mất bao nhầm lẫn
Từ tâm hồn mệt rời rã của tôi
Đang hiện ra trong đó những hình hài
Của buổi ban đầu biết bao trinh trắng.



THÔI HẾT RỒI

Thôi hết rồi: không còn dan díu nữa
Lần cuối cùng anh ôm lấy chân em
Và những lời cay đắng đã thốt lên
Thôi hết rồi – lời em anh nghe rõ.

Anh sẽ không lần nữa tự dối mình
Không ám ảnh nỗi buồn về em nữa
Có thể rồi đây sẽ quên quá khứ
Tình yêu này không phải để cho anh.

Em trẻ trung: cao đẹp tâm hồn em
Rồi yêu em hãy còn vô khối kẻ.



TUYẾT BẠC TRẮNG TRÊN ĐỒNG

Tuyết bạc trắng trên đồng
Xốp tơi và gợn sóng
Xe tam mã phóng nhanh
Trên đường trăng ngời sáng.

Hát lên, bác xà ích
Xua nỗi buồn trong đêm
Ôi lòng ta thân thiết
Những khúc hát ngang tàng.

Hát lên! Ta lặng im
Khát khao nghe giọng hát.
Mảnh trăng chiếu lạnh lùng
Tiếng gió buồn xa lắc.

Hãy hát: “Trăng, trăng ơi
Sao trăng mờ nhạt thế?”



MÙA XUÂN LÀ LÚC CỦA TÌNH YÊU

Mùa xuân là lúc của tình yêu
Mà sao tôi khổ với xuân về
Nỗi niềm xao xuyến bao thờ thẫn
Dâng đầy trong máu, ngập hồn tôi…

Hạnh phúc xa lạ với lòng này
Những gì lấp lánh và vui sướng
Mang về buồn chán, khổ đau thôi.

Cho tôi bão tuyết và gió cuốn
Màn đêm tăm tối của đông dài.



GỬI CÁC BẠN

Trời còn cho các anh
Bao ngày ngọc đêm vàng
Ánh mắt bao cô gái
Còn chăm chú nhìn sang.

Cứ vui đùa, hát lên
Với ngày tháng trôi nhanh
Tôi cười qua nước mắt
Niềm vui của các anh.



SẦU CA

Niềm vui đã tắt của tháng ngày điên
Tôi khó chịu như cào ruột cào gan
Những đau khổ của ngày qua như rượu
Càng để lâu càng mạnh mẽ trong hồn
Đường tôi u ám. Và còn đau khổ
Và biển còn nổi sóng trong ngày mai.

Nhưng mà tôi chưa muốn chết bạn ơi
Tôi muốn sống để khổ đau suy nghĩ
Và tôi biết sẽ còn bao lạc thú
Giữa những khổ đau, xao xuyến, âu lo
Giờ tôi lại đang có sự hài hòa
Lên những điều tưởng tượng tuôn dòng lệ
Và có thể - buổi hoàng hôn buồn bã
Tình nở nụ cười vĩnh biệt cùng tôi.







THIÊN THẦN

Một thiên thần đứng trước cửa thiên đàng
Tỏa sáng bằng mái đầu hơi cúi xuống
Còn quỉ sứ tăm tối và hung hăng
Đang bay lượn ở trên bờ vực thẳm.

Linh hồn nghi ngờ, linh hồn phủ nhận
Nhìn sang linh hồn rất mực trắng trong
Cơn nóng vô tình của niềm xúc động
Quỉ mơ hồ cảm thấy lần đầu tiên.

“Ta thấy ngươi – quỉ nói – ta xin lỗi
Ngươi cho ta tỏa sáng chẳng vô tình:
Ta đâu khinh tất cả trong thế giới
Đâu căm thù mọi thứ ở trời xanh”.



ĐIỀU ƯỚC MUỐN

Ngày tháng của tôi cứ trôi chầm chậm
Trong tim buồn mỗi khoảnh khắc nhân lên
Mọi khổ đau của tình yêu bất hạnh
Làm âu lo những mơ ước điên cuồng.

Tôi đang khóc, nước mắt – nguồn an ủi
Chẳng ai nghe lời ta thán của tôi
Tâm hồn tôi một nỗi buồn vây lấy
Hạnh phúc đắng cay trong nước mắt này.

Giờ của đời! Bay đi ta chẳng tiếc
Cái bóng ma trống rỗng biến vào đêm
Ta sẽ chết, nhưng vì yêu mà chết
Ta quí nhất nỗi đau khổ của tình!



CHIM HỌA MI

Họa mi của ta ơi
Con chim rừng bé nhỏ!
Chim nhỏ mà chim có
Ba bài ca muôn đời
Còn ta thời trẻ trai
Có ba điều lo lớn!
Điều đầu tiên đó là:
Bị bắt lấy vợ sớm
Còn điều lo thứ hai –
Quạ làm cho ngựa khốn
Điều thứ ba thế này:
Bị bọn người ba trợn
Chia lìa với người yêu
Thà đào huyệt chôn ta
Giữa cánh đồng rộng lớn
Phía trước mộ trồng hoa
Những bông hoa đỏ thắm
Còn phía chân tạo dựng
Ngưồn nước mạch tinh khôi
Để thiếu nữ qua đây
Kết vòng hoa đỏ thắm
Người già qua nơi này
Múc nước lên mà uống.



SÔNG ĐÔNG

Lấp lánh giữa những cánh đồng rộng lớn
Kìa dòng chảy… Ta xin chào sông Đông!
Từ những đứa con của Người xa thẳm
Ta mang về lời cảm tạ với sông.

Như người anh nổi tiếng – mọi dòng sông
Thảy đều biết đến sông Đông êm đềm
Từ sông Aras, sông Euphrates
Ta mang về lời cảm tạ với sông.

Khi về nghỉ ngơi sau cuộc đua tranh
Cảm nhận ra hơi mát của quê mình
Những chú ngựa miền sống Đông uống nước
Chảy về từ sông Akhurian*

Sông Đông mến thương xin hãy sẵn sàng
Để dành cho những kỵ sĩ hiên ngang
Thứ nước ép sủi tăm và sóng sánh
Được cất từ những vườn nho bên sông.
____________
*Akhurian (tên gọi sông Арпачай bằng các ngôn ngữ Latin) – là một nhánh đổ vào sông Aras, trong thế kỷ 19 là đường biên giới giữa Đế chế Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.



CYCLOP

Trí tuệ và lời mất cùng một lúc
Anh nhìn em bằng con mắt duy nhất:
Con mắt duy nhất mọc trên đầu anh.

Giá mà hai số phận đều khao khát
Giá mà anh có một trăm con mắt
Thì cả trăm con mắt đều nhìn em.
___________
*Cyclop – người khổng lồ một mắt trong thần thoại Hy Lạp.

Thay đổi trang: << < 4 | Trang 4 của 4 trang, bài viết từ 91 đến 109 trên tổng số 109 bài trong đề mục